Đồng Hành Việt - Đặt Trọn Niềm Tin!

Dịch trang

Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng

Thông Tin Du Lịch Phổ biến

Lễ hội Óc om bóc tại Sóc Trăng năm 2010 như thế nào?

Theo phong tục cổ truyền, cứ vào ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm, đồng bào Khmer Nam Bộ lại tổ chức lễ cúng Rằm, mà trong dân gian thường gọi là lễ Óc Om Bóc để tưởng nhớ đến công ơn của mặt Trăng - Vị thần điều tiết mùa màng.
Bên cạnh việc lấy lúa nếp mới thu hoạch giã thành cốm dẹp để làm lễ vật chính cúng trăng, trong Lễ hội Óc Om Bóc, đồng bào Khmer Nam Bộ còn tổ chức các trò chơi văn hóa, văn nghệ dân gian như: múa Lâm Thol, Rô băm, hát Dù kê, thi đấu cờ ốc, thả đèn nước, đèn gió, đặc biệt là đua ghe Ngo- một hoạt động văn hóa rất đặc sắc của riêng đồng bào Khmer Nam Bộ.
Năm nay, khi bà con thu hoạch gần xong vụ mùa thì nước lũ mới về. Nhờ vậy cây, trái đỡ thất thoát hư hao, lại ít tốn kém trong khâu thu hoạch, vận chuyển, bảo quản. Bên cạnh đó, từ hạt lúa, củ khoai cho đến cây mía đều được mùa, được giá. Chính vì vậy mà không khí đón Lễ hội Óc Om Bóc tại các phum, sóc, các chùa Khmer ở các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL càng rộn ràng.
Sóc Trăng là tỉnh diễn ra nhiều hoạt động nhất nhân lễ Ooc Om Bok. Cách nay hơn 1 tuần,
Bên cạnh đó tỉnh còn tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng lần thứ 5 năm với sự tham gia của hơn 300 diễn viên nghiệp dư đến từ 11 đơn vị trong tỉnh.
Ngoài ra tỉnh Sóc Trăng còn tổ chức hội thao dân tộc, khai trương nhà trưng bày văn hóa 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer.
Mùa lễ Óc Om Bóc năm nào cũng vậy, hoạt động thu hút đông đảo bà con trong, ngoài tỉnh đến Sóc Trăng tham gia vui chơi, cổ vũ đó là hội thi đua ghe Ngo truyền thống.
Tại các tỉnh, thành khác trong khu vực- những nơi năm nay không tổ chức các hoạt động văn hóa – thể thao lớn nhân dịp Óc Om Bóc, thì bà con vui đón lễ tại phum sóc, tại chùa.
Từ mấy hôm trước, nhiều nhà chọn nếp tốt, ngon giã thành cốm dẹp, để đến đêm rằm mang cốm dẹp, hoa quả đến chùa, vừa cúng Phật, vừa chung vui thắt chặt tình làng nghĩa xóm.
ĐBSCL hiện có hơn 1,3 triệu đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm 8% dân số trong vùng. Niềm vui của bà con trong Lễ hội Óc Om Bóc năm nay là đời sống vật chất, tinh thần ngày càng phát triển nhờ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc. Hiện đồng bào Khmer không còn hộ đói. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 40% từ năm 2006 xuống còn hơn 28%. Hơn 80% hộ có phương tiện nghe, nhìn và phần lớn có xe máy. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú phủ kín ở các địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, hàng năm thu hút hơn 6.400 học sinh Khmer theo học.
Điều ghi nhận tại các lễ hội của bà con Khmer ĐBSCL thời gian gần đây là không còn tổ chức với nghi thức, rườm rà, tốn kém như xưa mà đa phần các lễ hội diễn ra vui tươi, lành mạnh, đoàn kết và tiết kiệm./.

Có thể nói Óc om bóc là lễ lớn của người Khơ me, vào ngày đó người dân Khơ me khắp nơi đổ về sóc trăng để tham dự lễ hội, cũng có một số ngưởi từ nơi khách đến, đường đi từ Cần Thơ đến Sóc Trăng khá tốt, chỉ có một vài đoạn đang sửa chưa xong chỉ có 60km, hôm qua, ngày 15 âm lịch tôi khởi hành từ Cần Thơ khoảng 12h30,trời mưa lớn, đến Sóc Trăng thì những cơn mưa càng lúc càng nặng hạt, cả nhóm đều ướt từ đầu đến chân, không thể đi tiếp đc, vừa mệt, vừa đói, vừa lạnh, chúng tôi đành phải vào nhà trọ nghỉ đỡ, chờ mãi mà mưa vấn như trút nước. Đến 19h chúng tôi quyết định đi vào TP Sóc Trăng mặc cho trời mưa, đi vào khu vực trung tâm đường Hùng Vương thì thấy đông ngẹt, người khơ me, người Hoa từ khắp nơi đổ về, trên con đường này, Hội chợ Triển lãm - Lễ hội Óc Om Bóc Sóc Trăng năm 2010 đã chính thức khai mạc thu hút 172 đơn vị đăng ký tham gia với 426 gian hàng trưng bày nhiều mặt hàng khá phong phú như: Máy móc thiết bị công nghiệp, điện tử sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm vụ ngành xây dựng… nhưng muốn vào thì phải mua vé với giá 10.000VNĐ/người lớn và 5.000/trẻ em. Sau khi mua vé, chúng tôi bước vào hội chợ, hơi thất vọng vì trong đây chỉ toàn các gian hàng bán sản phẩm ăn uống, rác được xả vô tư khắp lối đi, Đa số là các gian hàng của Mobiphone, Vinaphone, ầm thực địa phương… nói chung là bán đủ thứ. Cũng có vài gian hàng của các huyện như: Kế Sách, Cù Lao Dung… nhưng rất khó tìm thấy.Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã khai trương chợ đêm tại đường Nguyễn Văn Linh thuộc phường 2, thành phố Sóc Trăng. Chợ đêm có 140 gian hàng, trong đó hơn 100 gian hàng bán các sản phẩm gia dụng nhằm tạo điều kiện cho bà con Khmer tham quan và mua sắm trong mùa lễ hội.
Sau khi đi một vòng chúng tôi về lại nhà trọ, sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm để đi xem đua ghe ngo, qua khỏi Cầu Quay đi dọc theo bờ sông khoảng 500m đến khu vực đua ghe, đường thì hơi khó đi, đang xây dựng ngổn ngang, người dân từ khắp nơi đổ về, người khơ me, người Hoa và người kinh đứng đầy ở 2 bên bờ sông.
Khoảng 8h các đội ghe tập dợt trước, những chiếc ghe ngo thật ấn tượng với màu sắc rực rỡ, nhìn từ xa thì thấy bề ngang nhỏ nhưng bề dài của chiếc ghe thì khó mà đoán chính xác, mỗi ghe có 54 người ngồi chèo, 1 người cầm còi đứng và chỉ huy đội ghe. Mỗi đội mặc một màu áo khác nhau, toàn màu vàng hoặc màu xanh là cây, có đội mặc toàn màu đỏ, màu vàng… Năm nay có gần 40 chiếc ghe ngo ở các chùa trong khu vực tụ hội về tham gia. (chúng tôi thấy ghe dán số 20).
Thật tình mà nói chúng tôi khá thất vọng cứ nghỉ lễ Óc om bóc ở Sóc Trăng lớn lắm và tổ chức rất tốt, không ngờ chỉ là một lễ hội mà người ta tổ chức để kiếm tiền, phần vì trời mưa nên chỉ có phần Hội, không có phần Lễ. Lễ Hội là của người Khơ me nhưng đa số lại là do người Việt tổ chức. Nếu cứ tình trạng tổ chức lộn xộn như vậy chắc chắn sẽ gây sự phản cám với khách du lịch và bà con khơ me.