Đồng Hành Việt - Đặt Trọn Niềm Tin!

Dịch trang

Team Building - Gala Dinner Euro Window 2019

Thông Tin Du Lịch Phổ biến

Tài Liệu Thuyết Minh Đà Lạt Năm 2020 Phần 4



Riêng năm 2015 xảy ra đến 4 vụ tự tử, 3 người chết. Hy hữu mới có nạn nhân may mắn được cứu sống kịp thời, còn hầu hết khi nạn nhân được phát hiện và tìm thấy thì đều không qua khỏi.
Người thân của họ ở lại rất đau buồn và đều không hiểu lý do tại sao thân nhân họ lại chọn cái chết thảm thương như vậy. Đến nay, chưa có vụ tự tử nào ở hồ Xuân Hương nạn nhân để lại thư tuyệt mệnh.
Chưa có một vụ tự tử nào ở hồ Xuân Hương nạn nhân để lại thư tuyệt mệnh
Bạn đọc thử gõ vào trang tìm kiếm thông tin những vụ tử tử ở hồ Xuân Hương, lập tức sẽ có hàng chục kết quả. Người viết bài này cùng các đồng nghiệp của mình đã từng chứng kiến nhiều cuộc tìm kiếm, vớt xác trên hồ Xuân Hương, phải bất đắc dĩ viết những dòng tin đăng báo: “Nam sinh gieo mình xuống hồ Xuân Hương tự tử”, “Một người đàn ông bình thản trầm mình xuống hồ Xuân Hương”. “Người đàn ông ăn sáng xong xuống hồ Xuân Hương tự tử”, “Kỳ lạ người đàn ông cụt tay chết lúc hồ Xuân Hương cạn”, “Tắm đêm ở hồ Xuân Hương, du khách tử vong”,…
Từ những vụ tự tử này, nhiều người biết nước ở hồ Xuân Hương rất lạnh và bẩn, vậy nhưng xem ra nhiều người khi chán sống hoặc vì lý do nào đó vẫn tìm đến đây trầm mình kết liễu cuộc đời. Họ quyết định chọn nơi đây hay vì một lý do nào khó lý giải?
Với người Đà Lạt, những vụ tự tử ở hồ Xuân Hương xảy ra khá nhiều, nhưng lần nào cũng vậy, hễ có thông tin, hàng trăm người dân hiếu kỳ lại kéo đến theo dõi các cơ quan chức năng tổ chức cứu người hoặc trục vớt thi thể nạn nhân, nhiều lời bàn tán xôn xao, không ngớt.
Có vụ, nạn nhân may mắn được cứu sống, như vụ bà N.T.P (49 tuổi, trú đường Hoàng Văn Thụ, TP.Đà Lạt), do buồn chuyện gia đình, trưa ngày 21-8-2015 đã gieo mình xuống hồ Xuân Hương tự tử.
May mắn được người dân phát hiện tri hô. Vừa lúc, hai thanh niên là anh Nguyễn Bách Hoài Vũ (20 tuổi) chiến sỹ nghĩa vụ thuộc Sở cảnh sát PCCC tỉnh Lâm Đồng và anh Nguyễn Văn Khanh (31 tuổi), hành nghề bán vé số kiêm chạy xe ôm trên đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, TP. Đà Lạt cùng nhảy xuống, kịp thời đưa được nạn nhân vào bờ.
Đúng lúc đó, bác sĩ Nguyễn Xuân Tạo – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, chống độc Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng đi ngang đã dừng xe dùng phương pháp ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo, giúp tim người phụ nữ đập trở lại và dần hồi tỉnh.
Sau đó, người phụ nữ được xe cấp cứu chở đến bệnh viện tiếp tục hồi phục sức khỏe. Cả 3 “người hùng” sau đó đã được lãnh đạo Sở cảnh sát PCCC, Sở Y tế và Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng kịp thời biểu dương khen thưởng.
Không may mắn như vậy, hàng loạt vụ khác, các nạn nhân nhảy xuống hồ tự tử, khi có người xuống cứu thì đều chậm trễ bởi nạn nhân đã chìm sâu, ngạt nước chết. Hầu hết là… nam giới, sinh viên; tự tử vì buồn chuyện gia đình, thất tình hoặc trầm cảm.
Trong năm 2015 còn xảy ra 3 vụ tự tử khác, rơi vào các tháng 5,8,12. Nạn nhân là 2 nam sinh viên (học đại học Đà Lạt và TP.HCM) và 1 phụ nữ 36 tuổi. Vào hai thời điểm khác nhau, không liên quan đến nhau, nhưng cả hai thanh niên đều có hành động bỏ ba lô chứa tài sản, dụng cụ học tập là laptop, sách vở rồi gieo mình xuống hồ tự tử vào khoảng 8-9 giờ sáng.
Người phụ nữ tên Nguyễn Thị G. (36 tuổi) hành nghề buôn bán tự do. “Khi vớt lên, tay chân người phụ nữ vẫn mềm mại, son vẫn đỏ tươi trên môi” – một người tài xế taxi chứng kiến lực lượng chức năng vớt được xác người phụ nữ kể lại.
Có vụ một du khách nam (35 tuổi, ở Quảng Ngãi) cùng bạn bè đến Đà Lạt du lịch. Sau buổi tối nhậu ở gần chợ Đà Lạt, bạn bè ra về, riêng anh Ch. không về mà đi dạo quanh hồ.
Anh này sau đó nói bâng quơ với mấy người đi đường rằng “nóng quá”, rồi bất ngờ nhảy xuống hồ tắm. Nhưng do nước sâu, anh chìm nghỉm ngay, phải 3 ngày sau mới tìm thấy xác, cách vị trí anh nhảy xuống chừng 300m.
CSGT Công an Lâm Đồng kiểm tra an toàn trên bến du thuyền bên hồ Xuân Hương
Một cái chết khó hiểu khác của một thanh niên mà cha mẹ của anh đều là cán bộ công chức ở Đà Lạt đến nay vẫn không ngớt buồn đau và cảm thấy khó hiểu. Chị tâm sự với chúng tôi: nhà có 2 con trai, vợ chồng chị đều yêu quý cả hai rất mực, chuyện lớn bé gì cha mẹ – con cái cũng có thể tâm sự.
Một ngày tháng 8-2005, cậu con trai nhỏ đi học về chào mẹ, xong vào phòng riêng của mình. Chờ mãi không thấy con ra, chị vào phòng tìm không thấy. Lo lắng cả ngày, chị nhận tin báo con chị đang đi thơ thẩn ở hồ Tuyền Lâm (cách TP.Đà Lạt hơn 10km), gọi điện cho con không được, chồng và con trai lớn đang ở xa, chị hớt hải chạy đến tìm, nhưng không thấy con đâu. Gần trưa hôm sau, chị nghe tin con trai chết ở gần cầu Ông Đạo – bên hồ Xuân Hương, chẳng để lại lời trăn trối gì!
Nhiều vụ tự tử ở hồ Xuân Hương không xác định được lai lịch người xấu số, chính quyền địa phương phải giúp lo hậu sự. Nhiều người lập đàn gọi hồn cho thân nhân bên hồ Xuân Hương, họ khẳng định, người thân của họ không có biểu hiện gì buồn chán trước khi muốn chết.
Vậy mà chẳng hiểu sao, có ngày họ phải đón nhận tin dữ khi người thân tự trầm mình dưới hồ. Một số người được cứu sống khi nhảy hồ cũng trả lời chúng tôi rằng, trước đó họ không có ý định tự tử, nhưng rồi chẳng hiều sao lại cứ đi ra hồ.
Có nhiều lời đồn đại về những cái chết xảy ra ở hồ Xuân Hương như ở dưới hồ có “thủy thần”, năm nào cũng lôi kéo người trầm mình; dưới hồ Xuân Hương nước lạnh như đá, rơi xuống, không chết mới lạ!
Từ khoảng những năm 90 trở về trước, những vụ tự tử ở hồ Xuân Hương thường là xảy ra với các cô gái, những nữ sinh trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt.
Nguyên nhân thường do buồn chán, thất tình. Sau này, thấy toàn là thanh niên con trai, đàn ông trung tuổi. Do không ai để lại thư tuyệt mệnh nên chẳng rõ nguyên nhân do đâu. Bạn bè, người thân của họ cũng chỉ lờ mờ đoán rằng có người do thất tình, buồn chán, áp lực học hành, tiền bạc,…

Hồ Xuân Hương có bán kính chiều dài khoảng 5,5km; rộng 50-70m, mực nước chỗ sâu nhất khoảng 6m, có 2 tầng nước ấm và nước lạnh. Tầng nước ấm ở trên là nguồn nước từ 3 hồ lắng (nguồn nước thải sinh hoạt của toàn thành phố) chảy vào.
Tầng nước lạnh là mạch nước dưới đáy hồ Xuân Hương. Khi nước trong lòng hồ đầy sẽ chảy qua đập tràn ở cầu Ông Đạo, qua suối Phan Đình Phùng, hòa vào dòng suối Cam Ly và suối Tà Nung.
Do không có sự đối lưu nên tầng nước lạnh luôn bất động. Với khí hậu đặc trưng Đà Lạt, dòng nước phía dưới đáy hồ trở nên lạnh buốt. Nhiều thợ lặn giỏi khi tham gia các vụ cứu hộ, cứu nạn chia sẻ rằng, khi chạm xuống đáy hồ, vì nhiệt độ ấm, lạnh đột ngột rất dễ bị vọp bẻ (chuột rút) dẫn đến bị đuối nước. Vì thế, những người không biết bơi, không nên vì bất cứ lý do gì nhảy xuống hồ Xuân Hương.

Đà Lạt những điều chưa biết
Tứ Linh Đà Lạt
Kiến trúc Phật giáo với màu sắc phương Đông, theo chân di dân người Việt đã sớm có mặt ở Đà Lạt, góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp phong phú của thành phố cao nguyên này. Nét độc đáo riêng của các ngôi chùa ở Đà Lạt là khung cảnh thiên nhiên có được nhờ vào sự bố trí, sắp xếp công trình theo quan niệm truyền thống Đông phương. Vị trí xây dựng chùa luôn ở nơi cao ráo, yên tĩnh, nhiều cây xanh.Theo quan niệm của khoa phong thủy, ngôi chùa được bố trí phải phù hợp với các yếu tố thuận lợi của thế đất khu vực, hỗ trợ cho công trình kiến trúc (vượng địa):
- Tiền án có một đỉnh núi hay gò đồi, xa xa  ở phía trước mặt;
- Hậu chẩm có một dãy núi hay đồi ở phía sau;
- Minh đường tụ thủy: một hồ nước, một dòng suối hay một thung lũng trước mặt;
- Tả thanh long, hữu bạch hổ: hai quả đồi hướng chầu vào công trình.
Những yếu tố này đã thực sự tạo nên tính huyền ảo cho tổng thể bố cục kiến trúc các ngôi chùa ở vùng này. Kiến trúc ngôi chùa luôn có mái cong mềm mại  hài hoà với khung cảnh sơn thuỷ hữu tình của tự nhiên. 

Chùa Linh Quang
Chùa Linh Quang tọa lạc tại số 133 đường Hai Bà Trưng Đà Lạt, được Hòa thượng Thích Nhân Thứ  tạo lập từ năm 1931, là ngôi chùa đầu tiên ở Đà Lạt, còn có tên gọi là Linh Quang tổ đình. Năm Bảo Đại thứ 13 (1938), chùa  được phong sắc tứ. Chùa đã qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1958, 1972, 2000.
Tòa chính điện gồm ba nhà được bố trí theo hình chữ công. Tiền đình có ba gian hai chái, mái chồng diềm. Nội điện có tượng Phật Thích Ca tọa trên đài sen, vòng hào quang tỏa sáng. Phía sau chính điện là hậu tổ đường, hai bên là nơi thờ linh. Bên trái tòa chính điện là khu vườn tháp với hai bảo tháp 5 tầng. Trong chùa có quả chuông U minh nặng 135kg.

Chùa Linh Sơn
Chùa Linh Sơn toạ lạc tại số 120 đường Nguyễn Văn Trỗi, được xây dựng năm 1938 theo đề nghị của bà Từ Cung (thân mẫu vua Bảo Đại) với Giáo hội Tăng già Trung Phần từ năm 1936, sau lần bà từ Đà Lạt trở về Huế, và hoàn thành năm 1940 (Hòa thượng Thích Trí Thủ trụ trì). Chùa mang tên một ngọn núi ở Ấn Độ. Từ đó đến nay chùa đã nhiều lần trùng tu tôn tạo. Nằm trên một ngọn đồi gần khu trung tâm thương mại, có qui mô gần 4ha, chùa Linh Sơn là một quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc có qui mô lớn nhỏ khác nhau. Cửa tam quan hướng Tây Nam có bậc cấp dẫn lên sân tiền đường.
Tòa chính điện bố trí theo hình chữ đinh. Bậc cấp dẫn vào chánh điện có hai con rồng chầu ở hai bên. Giữa điện thờ có tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao 1,7m, nặng 1.250kg, đúc năm 1952. Bên phải nội điện có đại hồng chung nặng 450kg treo trên giá làm bằng gỗ quý. Bên trái là giá trống, đường kính 0,75m. Cách không xa chính điện về phía bên phải là bảo tháp bát giác 3 tầng, vươn cao lên. Kiến trúc chùa mang màu sắc Đông phương. Cảnh chùa càng trang nghiêm cổ kính thêm khi xung quanh chính điện là vườn cây cao, những ngọn giả sơn, vườn hoa được chăm sóc cẩn thận.  

Chùa Linh Phong
Chùa Linh Phong (72C Hoàng HoaThám) toạ lạc trên một khu vực tương đối vắng vẻ gồm nhiều đồi cao. Ban đầu chùa chỉ là một niệm Phật đường do Hoà thượng Thích Bích Nguyên xây dựng từ năm 1944, về sau truyền lại cho sư bà Thích Nữ Từ Hương ở chùa Diệu Ấn (Đà Nẵng) vào trụ trì. Từ năm 1948 đến năm 1962, sư bà đã cho xây dựng lại thành ngôi chùa như hiện nay.
Chùa được bố trí theo hình chữ đinh. Mái ngói chồng diềm, trên đường nóc có trang trí đắp nổi hình tượng lưỡng long chầu nguyệt ; ở các đầu đao là các cặp long, ly, quy, phụng.
Chính điện là nơi đặt pho tượng A Di Đà cao 1,8m sơn son thếp vàng, được tạc vào năm 1949. Hai bên là tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí bằng đồng. Phía sau là nơi thờ Đạt Ma sư tổ. Bên ngoài là hai dãy nhà phụ thuộc dùng làm nơi tiếp khách, sinh hoạt và giảng đường.

Chùa Linh Phước
Chùa Linh Phước toạ lạc tại khóm Tự Phước, phường 11, được xây dựng từ năm 1949, trùng tu với quy mô lớn vào những năm gần đây (1990-1998).
Đặc điểm nổi bật của chùa là phương cách cẩn khắc trang trí tượng rồng bằng các mảnh gốm, sứ, thuỷ tinh theo kiểu cẩn khắc của người xưa tại lăng Khải Định ở Huế. Trong chính điện có tượng Phật Thích Ca cao 4,9m toạ thiền dưới gốc bồ đề. Ngay cạnh chùa là Long Hoa Viên độc đáo với cổng tam quan hình rồng uốn khúc, dẫn vào trong là một con rồng lớn dài 49m bay lượn.

Tứ quái Đà Lạt
Đặng Việt Nga:
Kiến trúc sư Đặng Việt Nga tốt nghiệp ĐH Kiến trúc Matxcơva (1959-1965), từ 1969 đến 1972 tiếp tục học và lấy bằng tiến sĩ tại Nga. Bà sống và làm việc tại Đà Lạt từ năm 1983 đến nay. Bà cho biết rất yêu Đà Lạt. Chính phong cảnh đẹp, không khí trong lành, con người hiền hòa và sự yên tĩnh nơi đây đã ảnh hướng lớn đến quyết định thực hiện ngôi nhà. Bà muốn ở lại đây đến cuối đời và thực hiện ước mơ của mình bằng sự đam mê trong sáng tạo nghệ thuật kiến trúc.

Lữ Trúc Phương:
Họ tên Lữ Trúc Phương
Năm sinh1941 Năm tốt nghiệp1964 Trường ĐH- Năm vào hội1985
Cơ quanHội KTS Lâm Đồng Chi hộiLâm Đồng
ĐT063.821379/0908323841

MPKHọ tên: Nguyễn Văn Phước.
Nơi sinh   : Đà Lạt
Biệt danh : MPK
Địa chỉ     : 4A Thủ Khoa Huân - Tp.Đà Lạt - Lâm Đồng - Việt Nam
Điện thoại: 0918 602 799
Mrs Giang: Chủ quán càfe Cung Tơ Chiều ở gần Dinh 3 Bảo Đại, Chị hát nhạc xưa (Trịnh, Phạm Duy, Ngô Thuỵ Miên..) hát ‘mộc’ không micrô, chỉ có cây đàn guita, giọng hát khàn như khoẻ, dù chị đã ngoài 50 tuổi nhưng vẫn còn trẻ lắm. Bước vào trong quan, ta tấy ở trung tâm quán có một chị phụ nữ vừa hút thuốc, uống rượu vừa ôm đàn guita, mái tóc bồng bềnh, hẳn đó là Ms Giang

Dalat, những cái không!
Đà Lạt không có máy lạnh mà có máy nóng (một dạng quạt tỏa nhiệt)
Đà Lạt không có đèn xanh đèn đỏ
Đà Lạt không có xích lô
Đà Lạt không có xe ôm mà gọi là xe thồ
Đà Lạt không coi là bị "hâm" khi giữa trưa mặt áo ấm ra đường
Đà Lạt không có luật cho người đi bộ (dân sv tại ngã năm ĐH và nữ sinh thêu XQ chuyên gia đi dưới lòng đường có nhiều vụ tai nạn cười ra nước mắt)
Đà Lạt không có tiệm sửa xe máy sau 18 giờ
Đà Lạt không mở cửa tiệm trước 7 giờ (trừ tiệm ăn)
Đà Lạt không nơi nào giữ xe lấy tiền trừ chợ và trường học
Đà Lạt không bao giờ thấy tờ báo Lâm Đồng ngoài sạp báo
Đà Lạt không có tiệm hớt tóc máy lạnh, cà phê máy lạnh
Đà Lạt không có ranh giới công an giao thông và công an phường
Đà Lạt không có khái niệm phạt tại chỗ, 50 ngàn cũng lên kho bạc

CÁC CHUYÊN ĐỀ KHÁC

Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 1)
Lời toà soạn: Cuốn sách Trần Lệ Xuân – Thăng trầm quyền – tình của Lý Nhân (Phan Thứ Lang) là nhà báo lão thành, một cây bút kỳ cựu tác giả các cuốn sách viết về những nhân vật lịch sử như Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ… được bạn đọc quan tâm. Trần Lệ Xuân – vợ Ngô Đình Nhu, em trai – cố vấn của Ngô Đình Diệm là một người đàn bà nhiều tham vọng với ảo mộng chính trường, khuynh đảo triều đình nhà Ngô gần 10 năm trời. Sau khi Trần Lệ Xuân mất vào năm 2011 đã có nhiều bài báo, cuốn sách viết về nhân vật này. Tuy nhiên, Trần Lệ Xuân – Thăng trầm quyền – tình của Lý Nhân được ghi nhận là tác phẩm khá đầy đủ, chân thực, hấp dẫn được bạn đọc tán thưởng.  Được phép của đồng nghiệp Lý Nhân, PetroTimes xin giới thiệu với bạn đọc cuốn sách thú vị này.

I. Thân thế Trần Lệ Xuân
Một gia đình “danh gia vọng tộc”
Ông nội của Trần Lệ Xuân là cụ Trần Văn Thông, cựu Tổng đốc tỉnh Nam Định. Nhưng Trần Văn Thông lại là người nguyên quán tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai hiện nay).
Cụ Trần Văn Thông được sinh ra trong gia đình họ Trần đất Nam Kỳ giàu có và có quốc tịch Tây nên ngay từ thuở nhỏ, Trần Văn Thông đã được nhập học trường Chasseloup Laubat, một trường trung học dạy theo chương trình mẫu quốc Pháp mà chính quyền thực dân thành lập đầu tiên tại Sài Gòn, xứ thuộc địa của Pháp. Cựu hoàng Sihanouk thuở nhỏ cũng theo học trường này.
Trần Văn Thông sinh năm 1875. Năm 1894 đậu tú tài Tây (Bacchelier de l enseignement moderne) ban Văn chương - khoa học, chuyên về ngôn ngữ cổ điển Việt Nam. Đến năm 1907 - 1911 trở thành một công chức của chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương, và được đổi ra Hà Nội làm Giám đốc trường Quan lại tập sự tại Hà Nội. Ít lâu sau, Trần Văn Thông được giữ chức Tổng đốc tỉnh Nam Định (gồm ba tỉnh Nam Định - Hà Nam và Ninh Bình) tới năm 1945 vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến chấm dứt. Như vậy, Trần Văn Thông là vị Tổng đốc cuối cùng của triều Nguyễn. Ngoài ra, Trần Văn Thông còn là Hội viên Hội đồng Tư vấn Đông Dương, Hội đồng Bảo hộ Bắc Kỳ, và được thăng Đông các Đại học sĩ Nam triều.
Vợ chồng Trần Văn Thông sinh Trần Văn Chương tại Nam Định năm 1898 (Mậu Tuất). Trần Văn Chương học hết bậc tiểu học ở Hà Nội rồi được gia đình cho đi du học hơn 10 năm tại xứ Algerie, một thuộc địa của Pháp bên Bắc Phi. Vì thân phụ là Tổng đốc, nên Trần Văn Chương đã được chính quyền Pháp cấp học bổng để đi du học với mục đích khi trở về sẽ làm việc cho người Pháp. Trần Văn Chương học Đại học Luật khoa tại Paris (Pháp) và đậu Tiến sĩ Luật năm 1922, đến năm 1925 trở về Việt Nam và làm việc tại Tòa thượng thẩm Sài Gòn đến năm 1935.
Năm 1938, luật sư Trần Văn Chương tham gia Hội đồng Lý tài Đông Dương và là thành viên soạn thảo các luật dân sự Trung kỳ, và giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Lý tài thuộc địa của xứ Đông Dương (Gồm ba nước Việt - Miên - Lào).
Trong thời gian làm việc ở Huế, luật sư Trần Văn Chương kết hôn với Thân Thị Nam Trân là con gái của Đông các Đại học sĩ Thân Trọng Huề. Là quan triều Khải Định nên người vợ kế của Thân Trọng Huề là một công chúa, con của Kiến Thái vương. Như vậy, mẹ của Thân Thị Nam Trân là em gái của các vua Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh. Như thế Thân Thị Nam Trân gọi vua Hàm Nghi là cậu ruột, còn Trần Văn Chương là cháu rể. Cả hai họ sui gia đều có tước danh Đông các Đại học sĩ, cùng làm quan triều Nguyễn. Đúng là một gia đình “danh gia vọng tộc” thời chế độ phong kiến, khi mà thực dân Pháp còn đang ngự trị tại xứ Đông Dương.
Năm 1940, luật sư Trần Văn Chương mở văn phòng luật sư tại Hà Nội ở số nhà 71 đại lộ Gambetta (đường Trần Hưng Đạo hiện nay). Sự thực trước đó, khi mới về nước, trạng sư (thời đó người Việt Nam đều gọi những luật sư là trạng sư, trong Nam bộ gọi là thầy cãi) Trần Văn Chương mở văn phòng ở Bạc Liêu, một tỉnh trù phú của đất Nam Bộ. Sau đó ông trạng Trần Văn Chương lên Sài Gòn mở văn phòng rồi mới ra Hà Nội mở văn phòng, vì lúc này tên tuổi “Thầy cãi” đã nổi danh ở xứ Đông Dương, nhất là luật sư Chương cãi cho vụ án cô Cúc hạ sát Huyện Trương vì bội tình. Luật sư Trần Văn Chương đã cứu cô Cúc khỏi bị tù chung thân, chỉ bị án có 3 năm rồi được trả tự do.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương 9.3.1945, Trần Trọng Kim được đưa ra làm Thủ tướng của chính quyền Bảo Đại, và luật sư Trần Văn Chương được mời giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm Phó Tổng trưởng Nội các, một chức vụ tương đương Phó Thủ tướng khi Thủ tướng vắng mặt. Cách mạng tháng Tám nổ ra, chính phủ Trần Trọng Kim bị giải tán, ông Trần Văn Chương lui về sống ẩn dật tại Hà Nội rồi đưa gia đình vào Sài Gòn sinh sống.
Đến năm 1954, Pháp thua trận Điện Biên Phủ và phải rút toàn bộ quân sự và dân sự về mẫu quốc, đất nước Việt Nam tạm bị chia hai miền Nam - Bắc. Từ vĩ tuyến 17 thuộc tỉnh Quảng Trị, lấy con sông Bến Hải làm ranh giới, miền Bắc thuộc chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Cụ Hồ lãnh đạo; còn miền Nam do chính phủ Bảo Đại cầm quyền và Ngô Đình Diệm được làm Thủ tướng. Ngô Đình Diệm đã mời luật sư Trần Văn Chương giữ chức Quốc vụ khanh Phủ Thủ tướng.
Đến năm 1956, Ngô Đình Diệm lật đổ chức Quốc trưởng của Bảo Đại và lên thay Bảo Đại làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, thì luật sư Trần Văn Chương được cử làm Đại sứ của chính quyền miền Nam tại Hoa Kỳ cho tới ngày chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ năm 1963. Trong khi chồng là Trần Văn Chương giữ chức vụ Đại sứ tại Washington (Hoa Kỳ), thì vợ, bà Thân Thị Nam Trân được cử làm Quan sát viên Việt Nam Cộng hòa tại Liên Hợp Quốc.
Vợ chồng luật sư Trần Văn Chương sinh được ba người con đều tại Hà Nội. Người con đầu là Trần Thị Lệ Chi, người con thứ nhì là Trần Lệ Xuân và người con thứ ba là Trần Văn Khiêm. Trần Thị Lệ Chi được gả cho luật sư Nguyễn Hữu Châu, một nhà trí thức có bằng Tiến sĩ Luật tốt nghiệp ở Pháp, gốc người Gò Công, có họ hàng xa gần với nhà tỷ phú Nguyễn Hữu Hào, là bố vợ của Bảo Đại (vợ Bảo Đại là bà Nguyễn Hữu Thị Lan tức là Nam Phương hoàng hậu).
Đến khi Ngô Đình Diệm làm Tổng thống thì luật sư Nguyễn Hữu Châu được mời giữ chức Bộ trưởng Phủ Tổng thống năm 1956, chỉ được mấy tháng thì luật sư  Nguyễn Hữu Châu xin từ nhiệm, lấy lý do không hợp với nhiệm vụ được giao phó.

Lấy chồng là bạn của bố
Cái việc có những gia đình, con gái, con trai lấy vợ, lấy chồng là bạn của bố mẹ từ xưa đến nay là thường tình và sự thực cũng chẳng có gì là trái với đạo đức cả. Trường hợp cô Trần Lệ Xuân, con gái của luật sư Trần Văn Chương yêu chú Ngô Đình Nhu là bạn của bố, rồi từ bạn trở thành con rể cũng là thường tình.
Những năm 1935 - 1938, Trần Văn Chương, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Phạm Duy Khiêm... đang theo học các trường Luật và Văn khoa tại Balê (Paris) (những khoa Luật và Văn chương đều nằm trong khu Đại học Sorbonne, một trường Đại học danh tiếng nhất nước Pháp) thì Ngô Đình Nhu cũng đang theo học trường Chartes, một trường chuyên dạy về Cổ điển học Balê, vì trường này tuyển sinh viên rất khắt khe.
Sinh viên muốn gia nhập trường này ít nhất phải có bằng Tú tài Pháp toàn phần, mỗi khóa chỉ tuyển có 20 sinh viên để theo học trong thời gian 4 năm. Sau Ngô Đình Nhu có ông Nguyễn Thiện Lâu phải từ giã nhà trường vì tinh thần ông Lâu không chịu đựng được việc học quá nặng. Sau khi về nước, tinh thần ông Lâu không bình thường.
Năm 1939, Ngô Đình Nhu tốt nghiệp khoa Cổ điển học với văn bằng ngang Cử nhân Văn chương. Sau Ngô Đình Nhu, mãi tới năm 1966 mới có một người Việt Nam thứ hai theo học trường Chartes và đã tốt nghiệp khoa Cổ điển học là cô Đặng Phương Nghi.
Về nước, cô Nghi làm Giám đốc Thư viện Trung ương tại Sài Gòn, cũng như Ngô Đình Nhu khi về nước làm Giám đốc (lúc đó gọi là Quản thủ - vì Pháp không cho người Việt mang chức Giám đốc) Thư viện Trung ương tại Hà Nội. Trần Văn Chương và Ngô Đình Nhu quen biết nhau trong thời gian học ở Pháp.
Năm 1943, Trần Lệ Xuân (sinh 24.8.1924) 19 tuổi, mới đậu xong bằng Tú tài I của Pháp, định thi xong Tú tài II thì xin vào học ngành Luật để nối nghiệp cha. Nhưng mộng của Lệ Xuân không thành vì gia đình đã nhận gả cho Ngô Đình Nhu, mặc dù Nhu hơn Lệ Xuân đến 15 tuổi. Thực ra hai gia đình Trần - Ngô đã có mối quan hệ từ lâu.
Gia đình họ Ngô xưa kia ở đất Quảng Bình, ông cố là dân bần hàn sống bằng nghề chài lưới. Khi các cố đạo đến giảng đạo tại đây mới nhận Ngô Đình Khả nhập đạo Thiên Chúa, cho đi học chữ Hán và chữ Pháp, rồi được cấp học bổng sang Pénang (Mã Lai) học cùng với Nguyễn Hữu Bài. Sau này hai người là thông gia với nhau.
Khi về nước, Ngô Đình Khả và Nguyễn Hữu Bài được làm việc tại Tòa Khâm Huế với vai trò thông dịch viên vì thời đó rất hiếm người biết tiếng Pháp. Cũng vì vậy Khả được trọng dụng và lên chức rất nhanh. Đến khi vua Thành Thái bị phế thì Khả cũng bị mất chức Phụ đạo. Ngày ngày quẫn trí, Khả đi chân đất, quần ống thấp ống cao, ngực đeo bài ngà, đi bộ từ nhà ở Phú Cam ra trước cửa nhà thờ Phú Cam chửi đổng những kẻ phế vua Thành Thái.
Con trai trưởng của Ngô Đình Khả là Ngô Đình Khôi làm Tổng đốc Quảng Nam, vợ là con gái Nguyễn Hữu Bài. Người thứ hai là Ngô Đình Thục làm Giám mục giáo phận Công giáo Vĩnh Long. Người thứ ba là Ngô Đình Diệm là Tuần vũ Bình Thuận rồi lên chức Thượng thư Bộ Lại (năm 1932) triều Bảo Đại. Sau Ngô Đình Nhu là Ngô Đình Luyện tốt nghiệp kỹ sư Công chánh ở Pháp và Anh.
Chỉ có người con trai út, Ngô Đình Cẩn, là học hành dang dở, mới hết bậc tiểu học đã phải ở nhà hầu mẹ.Ngoài ra, họ Ngô có ba người con gái là Ngô Thị Giáo (chết năm 1944), Ngô Thị Hoàng (tức bà cả Lễ, vì lấy Nguyễn Văn Lễ) và Ngô Thị Hiệp có chồng là Nguyễn Văn Ấm. Hai bà này cũng học hành dở dang. Nhưng bà Hiệp có người con đi tu làm linh mục là Nguyễn Văn Thuận. Sau này lên tới chức Hồng y và giữ chức Bộ trưởng Bộ Công lý và Hòa bình của Vatican (La Mã), tạ thế 74 tuổi tại Roma ngày 16.9.2002.
Việc Trần Văn Chương gả Lệ Xuân cho Ngô Đình Nhu cũng là “môn đăng hộ đối” theo quan điểm phong kiến trước kia. Nhưng, nếu Trần Văn Chương kính trọng Ngô Đình Nhu và gia đình họ Ngô như thế nào, thì Lệ Xuân lại không được gia đình chồng, vốn phong kiến, nhìn bằng con mắt thân thiện như thế ấy.
Ngay cả sau này khi Diệm về nước, Lệ Xuân chuẩn bị bước ra sân khấu chính trị , bà ta vẫn hãy còn chưa thích nghi được với cuộc sống của xã hội Việt Nam. Nhà báo Hoàng Việt, người mà Lệ Xuân đã nhờ dạy thêm tiếng Việt và cách thức xã giao với quần chúng, đã cho biết một chi tiết như sau, qua lời Lệ Xuân “than” với ông: “Tôi mới đậu tú tài I xong, mới 17 tuổi đầu chưa biết ất giáp gì, tiếng Việt nói chưa thông vì quen nói tiếng Pháp từ khi nhỏ học ở trường đầm, rồi bố mẹ bắt lấy chồng, mà ông chồng thì lớn tuổi, cả ngày chỉ mê sách vở và nghiên cứu. Tôi không được tiếp xúc nhiều ngoài xã hội cho nên không biết cách nói tiếng Việt sao cho đúng, nhiều khi tôi nói theo lối Tây Phương nên nhiều câu vô lễ với người Việt”....

Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền – tình (Kỳ 2)
 (Văn hóa) - Việc Ngô Đình Nhu mê Lệ Xuân là chuyện bình thường giữa một người lớn tuổi lúc nào cũng ru rú bên sách vở, ít giao tiếp và một cô gái xuân thì phơi phới, được hấp thụ lối sống Tây.
Tuy nhiên, những người trong gia đình Nhu lại không hài lòng lắm về cô dâu tương lai của họ. Chúng ta hãy đọc lại một đoạn hồi ký của ông Trần Văn Lý, một người thân trong gia đình Lệ Xuân:
“Năm 1943, ông Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Thục đi Hà Nội cưới cô Trần Lệ Xuân cho ông Nhu. Đoạn đường Huế – Hà Nội quá xa nên họ phải dừng xe và nghỉ lại đêm tại Hà Tĩnh trong dinh tuần vũ của tôi. Trong dịp này, sợ tôi chê cười nên hai ông Khôi và Thục phải tâm sự phân trần với tôi như sau: Gia đình chúng tôi nào có muốn rước “ngữ ấy” về nhà để phá hoại gia phong, huống chi cụ tôi ngày xưa với các ông Trần Văn Thông, Thân Trọng Huề vốn chống đối nhau thì làm sao có thể kết làm thông gia được. Nhưng vì chú Nhu quá mê con gái ông Trần Văn Chương, nên chúng tôi đành phải khổ tâm mà chiều lòng chú ấy”.
Dù Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Thục, hai ông anh lớn trong gia đình, có than vãn thế nào thì lễ cưới cũng phải tiến hành như đã định. Trước khi làm lễ dạm hỏi, hai gia đình đã thống nhất là vợ phải theo đạo nhà chồng, vì vậy Lệ Xuân đã đồng ý theo đạo Công giáo, mặc dù gia đình Lệ Xuân theo đạo Phật. Việc nhập đạo Thiên Chúa đối với Lệ Xuân chẳng khó khăn gì vì từ nhỏ Lệ Xuân đã học ở trường dòng Couvent des Oiseaux, được các nữ tu dạy kinh và phép đạo, giáo lý, tích thánh trong đạo… Lễ nhập đạo của Lệ Xuân được tổ chức tại Nhà thờ Lớn (chánh tòa) Hà Nội, do Ngô Đình Thục làm chủ lễ, rất long trọng, có nhiều nhân vật quan trọng người Việt lẫn Pháp dự.
Sau lễ rửa tội là lễ dạm hỏi và gần nửa tháng sau là lễ cưới của Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Nhu. Lễ cưới được tổ chức tại Nhà Thờ Lớn (Hà Nội) cũng do Ngô Đình Thục chủ lễ với sự hiện diện của Đức cha Chaize cùng mấy chục linh mục Tây, ta và các nữ tu… các dòng tu tới dự. Còn về phía nhà gái thì có Tây, đầm, Nhật kiều, Hoa kiều, các quan tuần, tổng đốc… có quan hệ với luật sư Trần Văn Chương. Mặc dù thời đó có chiến tranh giữa phe Đồng Minh với Nhật, nhưng lễ cưới vẫn được tổ chức như thường. Đó là một lễ cưới có thể nói là rình rang nhất thời bấy giờ. Mấy chục chiếc xe hơi đậu chật hai bên đường Gambetta gần nhà ga hàng Hàng Cỏ phô trương sự sang giàu, thế lực của hai họ Trần – Ngô.

Khi đến nhà thờ làm lễ, Trần Lệ Xuân mặc đồ cưới màu trắng dát kim tuyến, đi sau nâng đuôi áo có hai em bé cầm cành thiên tuế đi hai bên. Làm lễ nhà thờ xong, về nhà, cô dâu Trần Lệ Xuân thay vào bộ quốc phục quần trắng, áo dài gấm đỏ thêu vàng, đầu đội khăn màu thiên thanh quấn nhiều vành gần giống như lễ phục của Nam Phương Hoàng hậu trong ngày cưới với Bảo Đại.
Tiếng pháo nổ liên tục ở ngôi biệt thự của luật sư Trần Văn Chương. Xác pháo đỏ cả mặt phố, ngập tới gót chân. Đoàn đón dâu của nhà trai theo đúng lễ nghi cổ truyền đất Thần Kinh, có hai đứa trẻ cầm hai lồng đèn đi trước, hai trẻ em cầm hai nhành thiên tuế, hai trẻ ôm hai con ngỗng trắng, châu án có bốn lọng đỏ, cau lồng, rượu ché, rồi heo đóng củi, bò đeo bông… Cô dâu Trần Lệ Xuân được họ nhà Ngô đón về Phú Cam (Huế) trong một lễ rước dâu có thể nói là long trọng và đúng với các lễ nghi phong kiến.
Vợ chồng Ngô Đình Nhu lấy nhau được mấy năm thì nổ ra cuộc Cách mạng tháng Tám, Nhu lúc ấy đang làm tại Thư viện Đông Dương (ở Hà Nội), bỏ chạy về Thanh Hóa, còn Lệ Xuân thì được đưa về trú tạm với mẹ chồng và em chồng ở Phú Cam (Huế).
Bấy giờ Nhu được tin anh cả là Ngô Đình Khôi cùng con là Ngô Đình Huân bị quân dân tỉnh Quảng Nam bắt xử tử cùng với Phạm Quỳnh (Thượng thư Bộ Lại của Bảo Đại). Khôi bị ghép tội khi làm Tổng đốc Quảng Nam đã đàn áp những chiến sĩ Cách mạng, lại tham ô, tàn bạo, còn Ngô Đình Huân thì làm thanh tra lao động cho Pháp rồi sau làm hiến binh cho Nhật (trong thời kì Nhật chiếm đóng Việt Nam). Cả hai bị xử tử trong cùng một đêm tại Hát Phú cách Huế 20 cây số (sau này đến ngày 28 Tết năm 1958, gia đình họ Ngô mới tìm thấy hài cốt hai bố con Khôi – Huân chôn cùng một huyệt với Phạm Quỳnh, đem về cải táng tại nghĩa địa riêng của gia đình họ Ngô tại Phú Cam).
Trước khi về Thanh Hóa, Ngô Đình Nhu cùng với Hoàng Bá Vinh là thân hữu trong nhóm Công giáo mà Nhu đang tập hợp, chạy về Phát Diệm, khu an toàn của Công giáo vào thời đó. Nhu và Vinh ở nhờ trong khu Nhà Chung, sau đó ít ngày được đưa về Thanh Hóa. Lúc bấy giờ, vùng Phát Diệm – Thanh Hóa đang phát động phong trào chống Việt Minh. Nhu đã cùng với một số tu sĩ ở Phát Diệm, Thanh Hóa và Hà Nội tập hợp lại hoạt động trong một nhóm mang tên “Liên Đoàn Kháng Chiến Cần Lao Việt Nam” do Nhu lãnh đạo.
Khi Hà Nội bị quân Pháp đánh chiếm, Việt Minh phải tạm rút lui ra khỏi thành phố để lập khu kháng chiến ở ngoại thành, nhóm Nhu bàn nhau tìm cách trở về vùng tề (vào thành). Từ Thanh Hóa, Nhu được linh mục Trọng ở Điển Hộ tận tình giúp đỡ vì lúc này Nhu đã mất liên lạc với Lệ Xuân và gia đình. Linh mục Trọng giới thiệu với Nhu một người gốc ở Điển Hộ, mới từ Hà Trung ra, vốn là chủng sinh ở tiểu chủng viện Thanh Hóa, tính cẩn thận và cũng có đầu óc chính trị muốn gia nhập nhóm xã hội của Nhu. Người này dáng dấp nhỏ bé, nhưng tỏ ra thông minh và điềm đạm. Người này chính là Trần Kim Tuyến – nhân vật khét tiếng sau này, trùm mật vụ của chế độ Diệm. Cuộc gặp gỡ khiến cho Nhu và Tuyến rất tương đắc…
Được sự giúp đỡ và giới thiệu của linh mục Trọng, Nhu và Tuyến tìm đường dinh tê. Lương Khải Minh đã mô tả cuộc dinh tê này như sau:
“Dạo đấy ông Tuyến vừa đậu tú tài II, ba lô trên vai với chiếc xe đạp “cuộc”, ông Tuyến là hướng dẫn viên. Ông Nhu thì ngồi trên chiếc xe kéo bánh gỗ che kín. Ở lại Nhà Chung (Thanh Hóa) trong 3 tuần lễ, ông Nhu lên thẳng Bái Thượng, ông Tuyến từ giã ông Nhu, rồi được linh mục Trọng hướng dẫn lên châu Thường Xuân (Hòa Bình).

Ở đây ít ngày, ông lại được vị linh mục thuộc họ đạo Mường đưa qua Sầm Nưa theo ngả đường rừng.
Trong thời gian này, ông chịu ơn các linh mục địa phận Thanh Hóa. Về sau, ông còn nhớ mãi ơn người đó. Linh mục Trọng đã cho ông mượn tấm áo “soutane” (linh mục) để hóa trang trên bước đường trốn tránh”.
Chính tại khu an toàn Phát Diệm – Thanh Hóa, Nhu và một nhóm tu sĩ trí thức đã thành lập đảng Cần Lao để làm hậu thuẫn cho chế độ Diệm tại miền Nam từ 1954 đến 1963. Các cán bộ nòng cốt đầu tiên của đảng này là luật sư Lê Quang Luật, Hoàng Bá Vinh, Trần Kim Tuyến, Đái Đức Tuấn (Mai Nguyệt) nhưng lúc đầu nhóm này lấy tên là nhóm Xã hội Công giáo (1946 – 1954).
Đến khi Nhu về tới Hà Nội thì được tin Lệ Xuân hãy còn ở Huế với gia đình mình, chưa dám đi đâu vì sợ bị bắt. Sau đó Nhu được tin Lệ Xuân về Đà Lạt ở với gia đình người chị là Lệ Chi, vì lúc đó người Pháp đã kiểm soát thành phố này.
Nhu cũng liên lạc được với người anh là Ngô Đình Thục ở Vĩnh Long và người em ở Sài Gòn là Ngô Đình Luyện. Còn Ngô Đình Diệm thì bị chính quyền cách mạng bắt giữ ngay từ những ngày đầu khởi nghĩa thắng lợi. Đến đầu năm 1946, Diệm được Bác Hồ thả ra, Diệm đã nhanh chân chạy vào Hà Nội.
Vào Hà Nội, Diệm ẩn náu trong nhà dòng Chúa Cứu Thế ở ấp Thái Hà (tức nhà thờ Nam Đồng). Ở đây, Diệm được các linh mục giúp đỡ để liên lạc với các nơi. Chính thời kỳ này, Diệm mới quen biết linh mục Nguyễn Văn Thính.
Cũng từ nhà thờ Nam Đồng, Diệm cho mấy đệ tử là Nguyễn Văn Châu (sau này là đại tá Giám đốc Nha Chiến tranh tâm lý, Bộ Quốc phòng chế độ Diệm), Đỗ Mậu (sau là đại tá Giám đốc Nha An ninh Quân đội) đi sang khu Phúc Xá để liên lạc với linh mục Bằng, tổ chức phong trào Lao động Công giáo, sửa soạn hậu thuẫn cho Diệm tham chính sau này.
Ít lâu sau, linh mục Bằng bị cách mạng bắt và mất tích, Diệm sợ nên phải chạy vô Sài Gòn ở với người em là Ngô Đình Luyện tại nhà số 2 đường Armand Rousseau (Nguyễn Văn Tráng hiện nay)…

Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền – tình (Kỳ 3)
 (Văn hóa) - Trong khi đó, Lệ Xuân đi vận động vợ con mấy tay chính khách chờ thời và giới trí thức để những bà này lập thành lực lượng ủng hộ Diệm. Lệ Xuân cũng đi vay tiền bạc làm chi phí cho cuộc đón tiếp này được trọng thể…
Vợ chồng Nhu lén lên ở Đà Lạt
Trở lại Ngô Đình Nhu, được tin vợ ở Đà Lạt, Nhu lên đó ngay. Diệm cũng lên ở với Nhu để dò đường ra nước ngoài tìm hậu thuẫn chính trị qua người Mỹ, vì Pháp đang ủng hộ Bảo Đại.
Trong thời buổi nhiễu nhương, Nhu sống với Lệ Xuân ở Đà Lạt trong cảnh thất nghiệp, mọi chuyện do một tay Lệ Xuân quán xuyến. Vốn tiểu thư giàu có quen sống xa hoa, kẻ hầu người hạ, nay phải “nuôi” ông chồng già lừng khừng, mê sách vở, thất nghiệp, cô gái 19 – 20 tuổi Lệ Xuân thường hay cáu gắt với ông chồng học giả trùm chăn của mình. Theo một số gia nhân thân tín của gia đình Nhu kể lại, thì trong thời gian ở Đà Lạt, Lệ Xuân lo toan tất cả cho chồng, từ bao thuốc Job xanh mỗi ngày cho đến tiền chợ.
Tình trạng ông chồng già “ăn bám” cô vợ trẻ đã gây nên tình hình xào xáo, to tiếng với nhau, Lệ Xuân dọa uống thuốc ngủ. Sợ cô vợ trẻ làm liều nên nhu phải im tiếng để cho Lệ Xuân muốn nói gì thì nói. Từ đó, thừa thắng xông lên, Lệ Xuân cứ áp chế Nhu. Đến nỗi thời gian ở Đà Lạt, Nhu chỉ nằm nhà đọc sách, không ra ngoài.
Nếu sáng nào có bạn bè đến mời ra phố ăn sáng thì Nhu mới đi ra khỏi nhà. Biết Nhu không có tiền nên họ mua từng bao thuốc Bastos xanh cánh chuồn, dúi vào túi Nhu để về nhà hút dần. Cứ thế, hết người bạn này tới người bạn khác tìm cách giúp Nhu qua cảnh thất nghiệp buồn chán.
Đến năm 1952, gia đình Nhu kiệt quệ tài chính, đến nỗi hàng ngày Lệ Xuân phải đi xe đạp ra chợ mua từng bó rau, từng lạng thịt về ăn mỗi bữa. Theo lời gia nhân của Lệ Xuân kể lại, bà ta đành phải tháo chiếc vòng vàng đeo ở cổ từ ngày cưới bán lấy tiền độ nhật; Nhu thì còn độc nhất bộ quần áo sơ-mi cộc tay, và quần gabardin.
Đã gặp cảnh thất nghiệp, kiệt quệ nhưng bạn bè lại thường hay kéo đến nhà Nhu bàn chuyện “chính trị”, đưa ra lý thuyết này, chủ nghĩa kia… Nhu đã cùng bọn họ làm tờ báo lấy tên Xã Hội để tuyên truyền học thuyết Nhân Vị của mình.

Vợ chồng Ngô Đình Nhu, Trần Lệ Xuân cùng con gái
Năm 1950, ở Roma có hội nghị các giám mục trên thế giới, Ngô Đình Thục được mời đi dự. Nhân dịp này, Diệm xin đi theo. Trên đường đi, Thục và Diệm ghé lại Nhật Bản gặp một số chính khách Nhật và Việt xem họ có giúp gì được không. Sau đó, tại Roma, Diệm được Thục giới thiệu với Hồng y Giáo chủ Spellman là giáo chủ của Mỹ để xin giúp đỡ cho Diệm. Spellman đồng ý.
Năm 1951, Diệm bay sang Mỹ và được Hồng y Spellman đỡ đầu cho vào ở trong tu viện Marynoll tại Lakewool thuộc bang New Jersey. Diệm ở đây 2 năm.
Thời gian này ở Đông Dương, Pháp đang bị Việt Minh đánh tơi tả. Pháp cầu cứu Mỹ giúp khí giới, nhưng Mỹ lừng khừng vì thâm ý của Mỹ là muốn cho Pháp bại trận, để sau đó nhảy vào chia phần. Vì vậy, Mỹ đã cho Diệm sang Pháp xem tình thế ra sao.
Diệm rời Mỹ vào tháng 3.1953, ở Paris ít lâu rồi sang Bỉ trú tại tu viện Bénédictine cũng do Hồng y Giáo chủ Spellman gởi gắm. Một năm sau, Diệm lại trở về Paris để nghe ngóng tình hình Đông Dương.
Các con bài Nguyễn Văn Tâm rồi hoàng thân Bửu Lộc do Bảo Đại chỉ định làm Thủ tướng theo chỉ thị của Pháp không tạo được hiệu quả nào, trong khi đó sự thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ chỉ còn là vấn đề thời gian. Đến lúc này Mỹ thực sự nhảy vào cuộc, đề nghị Pháp không dùng lá bài Ngô Đình Diệm. Nhưng Bảo Đại không chấp thuận Diệm hay Bửu Lộc vì Bảo Đại hãy còn căm hận Diệm đã bỏ Bảo Đại để rút về vườn. Thêm một lý do nữa là vì lúc ấy Bảo Đại đang chịu sự chi phối của Bình Xuyên do Bảy Viễn cầm đầu về vấn đề tài chính.
Một mặt Mỹ ép Pháp thay đổi chính phủ tại Việt Nam bằng cách dùng con bài Ngô Đình Diệm do Mỹ đưa ra; mặt khác, Ngô Đình Thục tích cực vận động giới Công giáo La Mã, Pháp và nhất là Mỹ phải đưa Ngô Đình Diệm ra gấp thì mới hy vọng cứu Việt Nam khỏi bị Việt Minh thống trị (!). Đồng thời, Ngô Đình Luyện cũng gặp Bảo Đại để dàn xếp cho Diệm về nước lập chính phủ vì từ lâu Luyện rất thân thiết với gia đình Bảo Đại.
Còn Lệ Xuân, khi ở Đà Lạt đã nhiều lần viếng thăm riêng Nam Phương Hoàng hậu và hai vợ chồng Lệ Xuân cũng được Bảo Đại mời dự những cuộc tiếp tân có mặt các công sứ, toàn quyền Tây. Trong những dịp này, Trần Lệ Xuân dựa vào quan hệ họ hàng ve vãn hứa hẹn với bà Nam Phương và Bảo Đại là trong tương lai, khi nào Bảo Đại cần người lèo lái chính phủ quốc gia thì anh em nhà Ngô sẽ sẵn sàng đảm nhận trọng trách.
Như ta đã biết, giữa gia đình bên ngoại Lệ Xuân và Bảo Đại có họ hàng xa (Thân Trọng Huề, ông ngoại Lệ Xuân, lấy con Kiến Thái Vương), còn chị của Lệ Xuân là Lệ Chi là vợ của luật sư Nguyễn Hữu Châu quê ở Gò Công, con của nhà tỷ phú có họ hàng với Nguyễn Hữu Hào (cha của Nam Phương Hoàng hậu). Vì thế, Lệ Xuân đối với bà Nam Phương vừa có họ hàng, vừa đồng đạo (Thiên Chúa), đồng môn (trường Couvent des Oiseaux). Cho nên những gì Lệ Xuân đã đề nghị đều được bà Nam Phương chấp thuận, hứa có dịp thuận tiện sẽ thuyết phục Bảo Đại cho Diệm làm Thủ tướng.
Từ những áp lực đó, Bảo Đại đã cho Diệm về nước thành lập chính phủ thay Bửu Lộc xem tình hình có khá hơn không. Đầu tháng 6.1954, Diệm tới lâu đài Thorenc ở Cannes (Pháp) để nhận sự  ủy nhiệm của Quốc trưởng Bảo Đại trở về Việt Nam.

Diệm gặp Bảo Đại, vợ chồng Nhu thúc đẩy Diệm hạ bệ Bảo Đại
Ngày 8.5.1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công vũ bão. Trong khi đó, tại Genève đang diễn ra hội đàm về Đông Dương. Còn ở miền Nam, người ta đang xôn xao về nguồn tin Ngô Đình Diệm sắp về nước lập chính phủ thay hoàng thân Bửu Lộc.
Bấy giờ vợ chồng Ngô Đình Nhu đang ở nhà Ngô Đình Luyện trên đường Armand Rousseau (gần Ngã Sáu Sài Gòn). Hàng ngày, tại ngôi nhà nhỏ này có những khuôn mặt quen thuộc lui tới tấp nập: Hoàng Bá Vinh, Cao Xuân Cẩm, Cao Xuân Vỹ, Đỗ La Lam, Hà Đức Minh, Trần Kin Tuyến, Phạm Văn Nhu… Họ chuẩn bị kế hoạch đón tiếp Ngô Đình Diệm trở về nay mai để chấp chính.
Trong khi đó, Lệ Xuân đi vận động vợ con mấy tay chính khách chờ thời và giới trí thức để những bà này lập thành lực lượng ủng hộ Diệm. Lệ Xuân cũng đi vay tiền bạc làm chi phí cho cuộc đón tiếp này được trọng thể.
Bấy giờ, Đỗ La Lam và Trần Kim Tuyến tung ra những bài viết trên báo chí để quảng cáo tên tuổi Diệm, đồng thời tổ chức công tác an ninh để Diệm không bị các phe phái như Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo… làm hại. Công tác an ninh này do Trần Kim Tuyến đảm nhiệm, Hoàng Văn Phúc (em vợ của Tuyến) đã kể cho tôi nghe:
“Đa số những cận vệ này được tuyển từ các sĩ quan đi lính cho Pháp người Bắc gốc Phát Diệm, Thanh Hóa, Bùi Chu, Nghệ An và một số người Bắc gốc Nùng do trung tá Vòng A Sáng cung cấp”.
Hà Đức Minh móc nối với những cán bộ cựu kháng chiến nay muốn rời hàng ngũ kháng chiến để ở lại miền Nam. Số này cũng khá đông, được Hà Đức Minh đặt cho một cái tên là “Liên đoàn cựu kháng chiến”, thực ra “Liên đoàn cựu kháng chiến” là do Ngô Đình Nhu đã khai sinh từ mấy năm trước làm hậu thuẫn cho Diệm. Lúc bấy giờ, tạp chí Phổ Thông do Nguyễn Vỹ chủ trương ở Đà Lạt cũng được Hà Đức Minh móc nối, chi tiền viết bài ca tụng “vị lãnh tụ Ngô Đình Diệm anh minh” sắp về nước. Sau khi tờ Phổ Thông chết, Nguyễn Vỹ về chạy cờ cho tờ Bông Lúa. Năm đó, Nguyễn Vỹ đã cho in chân dung Ngô Đình Nhu với màu sắc thật đẹp, chiếm nguyên cả tờ bìa 1 khổ lớn với hàng chữ chú thích ở dưới là “Tổng bí thư Đảng Cần Lao Việt Nam: Ngô Đình Nhu”.
Ngày 25.6.1954, Ngô Đình Diệm về tới Sài Gòn, được một số tay chân thân cận và các cán bộ của Ngô Đình Nhu ra đón.
Trên đường về dinh Gia Long từ phi trường Tân Sơn Nhất qua đường De Gaulle (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa), Lệ Xuân đã điều động vợ con thân nhân các binh lính, sĩ quan hay viên chức trong chính phủ cộng với một số học sinh các trường sắp hàng hai bên đường hoan hô Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Về đến dinh Gia Long, Diệm được nhiều người thân cận và các đảng viên của Nhu đón tiếp, ra mắt. Tối hôm đó, tại đây có cuộc họp mặt gia đình họ Ngô: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Luyện, vợ chồng Ngô Đình Nhu. Diệm đã cảm ơn người anh cả mà Diệm coi như “quyền huynh thế phụ” đã vận động giới Công giáo ủng hộ và đón tiếp Diệm. Diệm cũng không quên cảm ơn vợ chồng Nhu đã sắp đặt chương trình ngày về của Diệm được tốt đẹp, Diệm cũng cảm ơn riêng Ngô Đình Luyện đã sang Paris vận động với Bảo Đại…

Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 4) 
|Diệm gặp Bảo Đại, vợ chồng Nhu thúc đẩy Diệm hạ bệ Bảo Đại
Ngày 8.5.1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công vũ bão. Trong khi đó, tại Genève đang diễn ra hội đàm về Đông Dương. Còn ở miền Nam, người ta đang xôn xao về nguồn tin Ngô Đình Diệm sắp về nước lập chính phủ thay hoàng thân Bửu Lộc.
Bấy giờ vợ chồng Ngô Đình Nhu đang ở nhà Ngô Đình Luyện trên đường Armand Rousseau (gần Ngã Sáu Sài Gòn). Hàng ngày, tại ngôi nhà nhỏ này có những khuôn mặt quen thuộc lui tới tấp nập: Hoàng Bá Vinh, Cao Xuân Cẩm, Cao Xuân Vỹ, Đỗ La Lam, Hà Đức Minh, Trần Kin Tuyến, Phạm Văn Nhu… Họ chuẩn bị kế hoạch đón tiếp Ngô Đình Diệm trở về nay mai để chấp chính.
Trong khi đó, Lệ Xuân đi vận động vợ con mấy tay chính khách chờ thời và giới trí thức để những bà này lập thành lực lượng ủng hộ Diệm. Lệ Xuân cũng đi vay tiền bạc làm chi phí cho cuộc đón tiếp này được trọng thể.
Bấy giờ, Đỗ La Lam và Trần Kim Tuyến tung ra những bài viết trên báo chí để quảng cáo tên tuổi Diệm, đồng thời tổ chức công tác an ninh để Diệm không bị các phe phái như Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo… làm hại. Công tác an ninh này do Trần Kim Tuyến đảm nhiệm, Hoàng Văn Phúc (em vợ của Tuyến) đã kể cho tôi nghe:
“Đa số những cận vệ này được tuyển từ các sĩ quan đi lính cho Pháp người Bắc gốc Phát Diệm, Thanh Hóa, Bùi Chu, Nghệ An và một số người Bắc gốc Nùng do trung tá Vòng A Sáng cung cấp”.

Hà Đức Minh móc nối với những cán bộ cựu kháng chiến nay muốn rời hàng ngũ kháng chiến để ở lại miền Nam. Số này cũng khá đông, được Hà Đức Minh đặt cho một cái tên là “Liên đoàn cựu kháng chiến”, thực ra “Liên đoàn cựu kháng chiến” là do Ngô Đình Nhu đã khai sinh từ mấy năm trước làm hậu thuẫn cho Diệm.
Lúc bấy giờ, tạp chí Phổ Thông do Nguyễn Vỹ chủ trương ở Đà Lạt cũng được Hà Đức Minh móc nối, chi tiền viết bài ca tụng “vị lãnh tụ Ngô Đình Diệm anh minh” sắp về nước. Sau khi tờ Phổ Thông chết, Nguyễn Vỹ về chạy cờ cho tờ Bông Lúa. Năm đó, Nguyễn Vỹ đã cho in chân dung Ngô Đình Nhu với màu sắc thật đẹp, chiếm nguyên cả tờ bìa 1 khổ lớn với hàng chữ chú thích ở dưới là “Tổng bí thư Đảng Cần Lao Việt Nam: Ngô Đình Nhu”.
Ngày 25.6.1954, Ngô Đình Diệm về tới Sài Gòn, được một số tay chân thân cận và các cán bộ của Ngô Đình Nhu ra đón.
Trên đường về dinh Gia Long từ phi trường Tân Sơn Nhất qua đường De Gaulle (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa), Lệ Xuân đã điều động vợ con thân nhân các binh lính, sĩ quan hay viên chức trong chính phủ cộng với một số học sinh các trường sắp hàng hai bên đường hoan hô Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Về đến dinh Gia Long, Diệm được nhiều người thân cận và các đảng viên của Nhu đón tiếp, ra mắt. Tối hôm đó, tại đây có cuộc họp mặt gia đình họ Ngô: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Luyện, vợ chồng Ngô Đình Nhu. Diệm đã cảm ơn người anh cả mà Diệm coi như “quyền huynh thế phụ” đã vận động giới Công giáo ủng hộ và đón tiếp Diệm. Diệm cũng không quên cảm ơn vợ chồng Nhu đã sắp đặt chương trình ngày về của Diệm được tốt đẹp, Diệm cũng cảm ơn riêng Ngô Đình Luyện đã sang Paris vận động với Bảo Đại…
II. “Đệ Nhất Phu nhân” tề gia trị quốc
Bà cố ra Huế lo Tết
Vào những năm 1959 - 1960 là khoảng thời gian thịnh trị nhất của nhà Ngô tại miền Nam. Cứ mỗi năm Tết đến là Ngô Đình Diệm và vợ chồng Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện đều ra Huế vào ngày mùng một Tết để chúc Tết thân mẫu còn đang ở Huế với người em út là Ngô Đình Cẩn. Ngày Tết cũng là ngày giỗ thân phụ của Ngô Đình Diệm.
Ngô Đình Cẩn là Cố vấn chỉ đạo miền Trung, sống trong một ngôi nhà cổ giữa khu vườn rộng có nhiều cây trái, ao cá. Mẹ của Ngô Đình Diệm cũng ở đó để Cẩn chăm sóc hàng này. Ngô Đình Diệm thường nói: “Mấy anh em tôi ai cũng bận công việc. Đức cha Thục thì ở Vĩnh Long, còn tôi và vợ chồng chú Nhu ở Sài Gòn bận lo việc chính phủ, chú Luyện ở bên Âu châu, chỉ có chú Cẩn quen lối sống gia đình nhà quê nên mới chịu khó hầu hạ bà cụ được”.
Ngô Đình Cẩn được dân đặt cho chức danh là “cậu Út trầu” vì Cẩn là con út lại nhai trầu bỏm bẻm suốt ngày, chữ nghĩa tuy học hành không đến nơi đến chốn, nhưng được cái chịu khó hầu hạ mẹ già, từ thay quần áo đến lo cơm nước cũng một tay Cẩn làm cả, khi mẹ ốm đau thì cả ngày đêm Cẩn ngồi bên mẹ săn sóc, hỏi han, an ủi. Vì vậy Ngô Đình Diệm rất nể Cẩn, và từ chỗ đó Cẩn đã lộng quyền làm mưa làm gió tại miền Trung mà không ai dám thưa trình hay khiếu nại với Ngô Đình Diệm.
Thời kỳ 1959 - 1960, Cẩn lập Đoàn công tác đặc biệt miền Trung (thực chất là cơ quan mật vụ) để đàn áp, bắt bớ các phe phái đối lập chống đối nhà Ngô, sau đó được đà, Cẩn đã cho Đoàn công tác đặc biệt miền Trung vô tận Sài Gòn sách nhiễu nhiều người. Việc này đến tai vợ chồng Nhu. Lệ Xuân nổi nóng, vì miền Nam là đất thuộc quyền cai quản của mật vụ do Nhu coi, không ai được quyền xía vô, Lệ Xuân đã có lần nói: “Chú Cẩn định thay vợ chồng mình luôn hay sao mà cho mật vụ vô tận trong Nam bắt bớ những tay chân của mình”. Vụ này đến tai Cẩn nên Cẩn tức giận và giận lẫy nói với Ngô Đình Diệm: “Các anh về Huế lo chăm sóc bà cụ đi, tôi xin nhường cho, đã khổ nhọc ngày đêm trông nom bà cụ mà trong Nam chị Nhu còn chửi bới, tôi chịu sao được”.

Sự thật Trần Lệ Xuân ghen tức với Ngô Đình Cẩn vì Cẩn đã dám xưng là cố vấn, mà lúc đó chỉ có một cố vấn là Ngô Đình Nhu mà thôi, sao lại có hai ông cố vấn được! Lệ Xuân cứ thúc Nhu phải trình với Ngô Đình Diệm giải tán cái cơ quan chỉ đạo miền Trung và cái Tổ chức mật vụ miền Trung đi, vì đã có Tòa Đại biểu Chính phủ tại đây lo phần hành chánh, an ninh và đoàn thể rồi. Mãi tới năm 1961 - 1962, Ngô Đình Diệm đành phải bãi bỏ văn phòng Cố vấn miền Trung và giải tán cả Đoàn công tác đặc biệt miền Trung.
Ngô Đình Cẩn lúc đó nghe phong thanh mất chức cố vấn nên tức giận vô cùng. Tết năm 1960, Cẩn đã đánh điện vào trước một tháng là năm nay ai làm giỗ và Tết thân mẫu thì làm, cậu Út bị đau lưng nên không kham nổi nữa. Cẩn còn đề nghị thẳng là trong nhà có chị Nhu (tức Lệ Xuân) là người đảm đam mọi việc trong nhà ngoài phố, nên để chị Nhu ra Huế lo tất cả.
Như thường lệ, cứ mỗi dịp Tết, vợ chồng Nhu ra Huế ăn Tết, cúng kỵ, mừng tuổi thân mẫu, rồi sau đó ở lại vài ngày đi thăm nơi này nơi kia. Nhưng mấy năm sau, vì có sự xích mích giữa Lệ Xuân và Cẩn nên vợ chồng Nhu chỉ ở Huế một ngày, rồi cáo từ thân mẫu trở về Sài Gòn với lý do trong Sài Gòn cần giải quyết nhiều việc quốc sự.
Trở lại vụ Tết Canh Tý (1960), vì sự sanh nạnh của Cẩn nên Lệ Xuân phải lo chuẩn bị công việc gia đình nhà chồng trong ba ngày Tết.
Trước Tết một tháng, Lệ Xuân bảo gia nhân và giám đốc nghi lễ Phủ Tổng thống lo đồ ăn, thức uống cùng bồi bếp chuẩn bị ngày 29 Tết bay ra Huế. Và, đúng như sự sắp đặt, Trần Lệ Xuân điều 3 chiếc máy bay Dakota chở đồ Tết ra Huế. Ba chiếc máy bay đáp xuống phi trường Phú Bài. Đoàn xe hơi chở phái đoàn qua cầu Lò Rèn bắc ngang con sông An Cựu là tới nhà thờ Phú Cam, nhà thân mẫu Ngô Đình Diệm tọa lạc ở con dốc bên phía trái nhà thờ.
Ngày mồng một Tết, văn phòng báo chí  Phủ Tổng thống có cho mời một số nhà báo đi tháp tùng ra Huế cùng với Tổng thống , nhân dịp này tôi cũng đại diện cho một tờ tạp chí cùng đi ra xem “bà Cố” lo Tết ra sao.
7 giờ sáng, phái đoàn chính phủ, quốc hội đã tới dinh Độc Lập để chúc Tết Ngô Đình Diệm, sau đó Ngô Đình Diệm và Nhu bay ra Huế cùng với đoàn tùy tùng. Một máy bay chuyên cơ chở Ngô Đình Diệm, Nhu, chủ tịch quốc hội, tổng bộ trưởng, còn hai máy bay nữa chở tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, giám đốc, dân biểu và phái đoàn báo chí.
Khi ra tới Huế, chúng tôi thấy đủ mặt các ông tai to mặt lớn quần áo chỉnh tề, người nào cũng mặc quốc phục (áo dài đen, quần trắng, đầu đội khăn đóng), còn các tướng lãnh thì quân phục trắng, đeo huy chương đầy ngực trông rất xôm tụ.
Bà cụ thân sinh Ngô Đình Diệm lúc đó đã 80 tuổi, được đặt ngồi trên một cái gụ có chạm rồng. Người chúc Tết bà cụ đầu tiên là Ngô Đình Thục, đứng trước mẹ chắp tay vái ba vái, rồi tới Ngô Đình Diệm, vợ chồng Nhu, Luyện, Cẩn, bà cả Lễ, bà Hiệp và con là linh mục Nguyễn Văn Thuận… người nào cũng vái ba vái, nom như cảnh tế sống bà cụ. Sau đó đến hàng cháu, chắt: nào con Nhu là Ngô Đình Lệ Thủy, Ngô Đình Trác, Ngô Đình Quỳnh, Ngô Đình Lệ Quyên cũng như con của những người khác trong họ Ngô Đình.
Sau đó tới Trương Vĩnh Lễ, chủ tịch quốc hội, rồi các tổng bộ trưởng, các tướng lãnh cao cấp như Lê Văn Tỵ, Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Tôn Thất Đính, Đỗ Mậu… Người nào cũng dùng những câu hoa mỹ nịnh hót chúc bà Từ Khang (danh xưng do đám gia nô đặt cho mẹ Diệm, bắt chước bà Từ Dũ mẹ vua Tự Đức).
Chúc thọ xong, mỗi người tìm một chỗ đứng nói chuyện với nhau. Trong ngày hôm đó, Lệ Xuân đội khăn vàng, mặc áo gấm vàng cổ xẻ ngang để hở đôi vai. Các con của Lệ Xuân tuy còn nhỏ tuổi, nhưng cũng khăn đóng áo dài như cha mẹ. Lệ Xuân vì không ưa  mấy ông tổng bộ trưởng, lại khinh mấy tay tướng lãnh xuất thân từ lính khố xanh, khổ đỏ thời thuộc Pháp nên bà ta không thèm đứng nói chuyện, mà kéo tay chồng ra một góc nói chuyện riêng. Còn Ngô Đình Cẩn thì giận bà chị dâu, sau khi chúc thọ mẹ xong, lui vào nhà ngồi trên sập gụ, nhai trầu bỏm bẻm, rung đùi nói với bọn bầy tôi: “Bữa nay có lo mới biết khổ, sướng hoài mô được”. Ai cũng biết Cẩn muốn ám chỉ Lệ Xuân.
(Còn tiếp)
Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 5)
Cái Tết năm 1960 có lẽ là cái Tết cậu Út không vất vả, không phải la hét gia nhân lo cơm nước như những năm trước vì đã có Lệ Xuân quán xuyến tất cả. Cậu Út hết ngồi trên sập gụ nhai trầu, lại ra vườn đứng trước mấy cây kiểng bắt sâu, vặt lá vàng và ngắm những chậu lan của bọn gia nô mang từ Sài Gòn ra biếu cậu. 
Nhà cậu Út hôm nay không thiếu thứ gì: bưởi Biên Hòa, cam Hồng Kông, sầu riêng Lái Thiêu, mít tố nữa, dưa hấu Đồng Tháp trái nào trái nấy to như cái lu con. Rồi câu đối, liễn chúc thọ…Diệm đi rảo, ngước mắt thấy mấy bức liễn, câu đối… xem chữ Hán nào viết sai, viết xỏ xiên không, gặp những bức viết chữ đẹp thì Ngô Đình Diệm đứng lại gật gù thưởng thức…
Đỗ Mậu tuy xuất thân là lính khố đỏ, nhưng chữ Nho cũng bập bẹ, tử vi cũng học lỏm được chút ít nên chắp tay thưa với Ngô Đình Diệm: “Dạ thưa cụ, đây là nét chức của giáo sư người Hoa là ông Đới Ngoạn Quân viết đây”. Rồi Đỗ Mậu tâng bốc, nịnh hót nói trong câu chúc của bức liễn này có dùng chữ Từ Mẫu là đúng nhất, vì chỉ có cụ thân sinh ra Tổng thống mới xứng đáng được xưng danh này. Bức liễn của tướng Tôn Thất Đính nhờ ai viết có những câu như: “Chúc Thái Từ Mẫu trường thọ, an khang”. Diệm đọc, hỏi: “Đính nó biết chữ Nho, chữ Hán gì mà dùng chữ văn hoa vậy hỉ”. Đỗ Mậu vội thưa: “Dạ, chúng con đều nhờ mấy cụ đồ Nho viết hộ cả”. Đính đang lẽo đẽo theo sau Diệm, nghe vậy mặt tái xanh và giận thầm Đỗ Mậu.

Sau khi xem qua những đồ chúc thọ thân mẫu, Diệm bảo mọi người trong gia đình họ Ngô đứng quây quần sau lưng thân mẫu để chụp bức ảnh đầu xuân năm Canh Tý. Và, không biết vô tình hay hữu ý, năm đó một tờ báo xuân ở Sài Gòn (tờ T.D) đã cho in một phụ bản bức tranh do họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ có một quả dưa có năm con chuột đang đục khoét. Khi tờ báo xuân này vừa phát hành vào ngày 20 tháng Chạp, ngày ông Táo về trời, thì bị bọn mật vụ hốt hết lên xe cây chở về Tổng nha cảnh sát. Theo chúng tôi biết, có kẻ đã xuyên tạc trình lên Lệ Xuân là bức tranh này ám chỉ năm anh em nhà Ngô đang thao túng miền Nam, con chuột đen ám chỉ Ngô Đình Thục hoặc Trần Lệ Xuân. Vì vậy, Lệ Xuân sôi gan lên, bảo Nhu đóng cửa báo T.D và nhốt chủ nhiệm, chủ bút lại không cho ăn Tết.

“Áo dài” bà Nhu
Nói về cách ăn mặc thì Trần Lệ Xuân cũng ăn mặc bình thường như những người đàn bà Việt Nam khác thôi. Nhưng sở dĩ Lệ Xuân bị người ta phê phán bởi vì Lệ Xuân là vợ Nhu, lại là em dâu của Tổng thống Diệm. Trong những năm 1960 - 1963, Lệ Xuân xuất hiện tại nhiều nơi và “bà Cố” đã nặng phần trình diễn hoặc “lăng-xê” những cái mới khác đời, trở thành trung tâm chú ý của dư luận.
Lệ Xuân vốn xuất thân từ trường Tây, hấp thụ nếp sống Tây phương, cho nên việc giao thiệp của bà ta đối với cả giới nam lẫn nữ đều bình đẳng. Về chuyện ăn mặc cũng vậy. Trong những ngày đầu, khi chế độ Diệm còn đang đối đầu với Bình Xuyên, Lệ Xuân mặc áo cánh trắng, quần đen, cầm biểu ngữ, truyền đơn đi rải khắp phố phường. Đến khi Bình Xuyên đã thanh toán xong, vợ chồng Nhu vào ở trong dinh, Lệ Xuân thay đổi.  Những lúc rảnh rỗi, Lệ Xuân rủ cậu em là Trần Văn Khiêm ra sau dinh đánh quần vợt, Lệ Xuân mặc áo thể thao, váy đầm trắng trên đầu gối, cũng áo pull cộc tay, hở cổ. Khiêm thì mặc quần soọc trắng, tay cầm vợt đi đứng nghênh ngang từ trên lầu dinh Độc Lập xuống với Lệ Xuân. Bất chợt, Diệm ở tầng trệt văn phòng đi lên gặp Khiêm đang cười nói nghênh ngang coi như không có ai. Diệm ngước nhìn lên, rồi đi thẳng lên lầu vừa lẩm bẩm nói: “Thằng cha trông dị hợm quá!”. Diệm nói một mình, chỉ có viên sĩ quan tùy viên là thiếu tá Liêm nghe được.
Ý của Diệm là thấy Khiêm chẳng có chức vụ gì ở trong dinh mà lại vào đây ăn mặc lố lăng với môi trường vốn có nhiều người quan trọng trong nước cũng như ngoài nước lui tới, như vậy sẽ làm mất thể diện cả Phủ Tổng thống. Song giận Khiêm thì ít mà giận cô em dâu thì nhiều, vì Diệm thấy Lệ Xuân ăn mặc Tây quá, váy cũn cỡn tới gần mông, hở đùi trông khó coi! Diệm cứ lẩm bẩm “Dị hợm quá!”, về tới phòng rồi mà mặt Diệm còn đỏ gay. Sau đó, Diệm nổi trận lôi đình gọi Lệ Xuân tới gặp Diệm ngay.
Đang đánh quần vợt, thấy Diệm cho người gọi, Lệ Xuân biết là có chuyện chẳng lành, nên vội bỏ dở cuộc chơi chạy về, lên phòng thay quần áo dài đàng hoàng, rồi sang gặp Diệm. Diệm nét mặt còn bực tức nói: “Cái anh chàng đi với cô chức vụ gì trong Phủ mà ăn mặc dị hợm quá! Lại nghênh ngang chỗ trang nghiêm, nếu anh ta không phải người có chức vụ gì ở đây thì mời anh ta ra ngoài cho khuất mắt, kẻo mất cả thể thống nghi lễ và làm nhiều người ta thán là anh ta hống hách này nọ”.
Lệ Xuân im lặng, rồi thưa: “Dạ, nó là em ruột tôi, vì chưa có chỗ nên tới ở tạm đây, nay mai cũng ra ngoài để làm luật sư”.
Từ bữa đó, Lệ Xuân phải cho Khiêm ở ngoài vì bà ta biết Diệm đã “giận cá chém thớt”. Còn Lệ Xuân cũng không dám mặc đồ thể thao từ phòng ngủ đi ra sân quần vợt nữa, mà phải xuống phòng thay quần áo ở ngay sân để thay đồ.  

Cũng từ chuyện quần áo, Lệ Xuân nổi tiếng nhất là khi tung ra kiểu áo dài hở cổ. Bấy giờ, Phong trào Phụ nữ Liên đới thường có những cuộc lễ lạt khánh thành bệnh viện, trụ sở, khóa huấn luyện phụ nữ bán quân sự. Trần Lệ Xuân hay đi chủ tọa. Bà ta thường mặc bộ áo dài bằng vải lụa Hà Đông hay Châu Đốc, tuy rẻ tiền nhưng là vải lụa quê hương trang nhã, và dưới bàn tay chuyên “lăng-xê” mốt của Lệ Xuân, chiếc áo dài của bà ta đã khác với chiếc áo dài trước kia bằng cách xẻ hở cổ tới vai, tay hơi ngắn, trên thân áo lại thêu cành trúc, con rồng, cành mai, con phượng… Mốt đó đã nhanh chóng được đám phụ nữ theo hầu hưởng ứng, dù tuổi đã ngũ tuần hoặc lục tuần.
Thực ra “kiểu áo bà Nhu” chẳng có gì mới lạ cả, nó chỉ là kiểu áo của người Chăm đã mặc từ xưa mà chúng ta vẫn thường thấy, nay bà ta thay đổi chút ít và hiện đại hóa: quần và áo phải cùng một loại hàng, cùng màu (phần lớn là màu thiên thanh, màu vàng), giày và ví đầm cũng cùng màu với quần áo. Có lần Lệ Xuân đã mặc màu nâu, vải xoa thôi, nhưng trông rất lạ, rồi có lúc mặc màu tím trông rất nổi, vì thế làm nhiều người chú ý vì sức hấp dẫn của bà hơn là trang phục.
Chúng tôi có dịp đi họp báo và được nghe những bà xúm xít quanh Trần Lệ Xuân, thốt lên những câu nịnh bợ hết sức trơ trẽn: nào là bà Cố vấn mặc kiểu áo đẹp nhất miền Nam, nào là bà Cố vấn là người đã “lăng-xê” mốt quần áo phụ nữ Việt Nam đầu tiên…
Có lần, Diệm đã cau mày khi thấy Lệ Xuân mặc áo dài thêu “khóm trúc”, Diệm cho là hỗn, “cành trúc” là biểu tượng tranh cử của Diệm, chỉ có Tổng thống mới được dùng mà thôi. Song Lệ Xuân lại nghĩ khác, cho vậy là đúng, là đề cao tinh thần dân tộc. Dân gian không ưa Diệm và Lệ Xuân lại luận chuyện trên theo nghĩa khác. Bởi bấy giờ Diệm cho ngân hàng đúc tiền 1 hào, 1 xu bằng kền, một mặt in hình đầu Diệm, một mặt in hình “khóm trúc”. Nhưng, không biết vô tình hay cố ý, hình in trên hai mặt đồng tiền bị đảo ngược. Nhân dân cho rằng đó là cái điềm Diệm sắp bị “lộn lèo” vì đầu cúi xuống đất, chân chổng lên trời…
Lại nói về cái áo hở cổ kiểu bà Nhu, thời đó chỉ có bà ta và mấy bà trong Phong trào Phụ nữ liên đới, hay mấy nữ dân biểu muốn lấy lòng bà Cố vấn, mấy em ca sĩ, gái nhảy… mới mặc, còn những phụ nữ trí thức, nữ sinh, sinh viên đứng đắn không ai ăn vận kiểu đó cả.
Nói về Trần Lệ Xuân thì còn nhiều chuyện rất lố bịch, một phần là do tính tự cao, tự đại, kiêu căng của bà ta, phần khác là do những kẻ theo hầu chung quanh tâng bốc, nịnh bợ khiến cho Lệ Xuân không thấy hết được mình, coi trời bằng vung. Chẳng hạn như vụ sau đây được Nguyễn Thái (cận thần triều Ngô, cựu Tổng Giám đốc Việt Tấn Xã) viết lại trong hồi ký sau khi bị thất sủng chạy qua Mỹ: Có lần khi ông ta còn tại chức, Lệ Xuân đã ra lệnh cho ông ta phải ghi lại danh xưng “Bà Ngô” trên các bản thông tin của cơ quan Việt Tấn Xã. Nhưng Thái từ chối vì như vậy sẽ gây ra sự hiểu lầm vô cùng tai hại.
Vào tháng 6.1961, khi hai vợ chồng Nhu viếng thăm Maroc, thông báo chính thức của Bộ Ngoại giao chế độ Diệm sẽ gọi Lệ Xuân là “Bà Ngô” như vậy người ta sẽ hiểu là vợ của Diệm, chứ không thể là vợ của Nhu theo đúng chữ nghĩa ngoại giao!
Nhưng, một khi đã nắm trong tay quyền cao chức trọng, Lệ Xuân nào có đếm xỉa gì, chỉ tìm cách làm sao cho mình được nổi bật lên, trở thành trung tâm chú ý của thiên hạ. Và, chung quanh bà ta thì lại không thiếu những kẻ dựa hơi “bà Cố” để lòe bịp mọi người, nào là lập công ty này, công ty nọ, thậm chí cả công ty phân bón, vệ sinh cũng được khai là của bà Nhu!
Nói như vậy có nghĩa là Lệ Xuân không có tiền của hùn hạp làm ăn với chỗ này, chỗ kia. Chỉ nội cái “quỹ đen” mà Diệm được quyền chi tiêu hàng tháng cũng đủ cho Lệ Xuân xài thả cửa. Số tiền này lên đến hàng trăm triệu mỗi tháng (vào những năm 1960, đó là một số tiền rất lớn). Nhưng Diệm là người hà tiện, keo kiệt không tiêu xài cái gì, giao “quỹ đen” cho Ngô Đình Nhu giữ để dùng vào việc an ninh, tình hay hay đoàn thể tùy ý. Nhu nghĩ xa, chẳng dại gì mà không đem số tiền dư thừa đó gởi ở ngân hàng nước ngoài với tên người khác để đề phòng bất trắc. Còn Lệ Xuân lại cũng chẳng dại gì mà không sử dụng thoải mái số tiền trên.
(Còn tiếp)

Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 6)
Phần trên, chúng ta đã nghe nói nhiều đến đám quần thần của Lệ Xuân và những “đặc điểm” của họ. Họ là những người như thế nào tưởng cũng nên biết qua. Phần lớn bọn họ là loại xuất thân vợ lính Tây, khố đỏ, khố xanh, học hành chữ nghĩa lôm côm, nhưng lại thích đua đòi, lên mặt với thiên hạ.   

Có lần chúng tôi dự một buổi lễ của Phong trào Liên đới Phụ nữ, bữa đó Lệ Xuân không dự mà ủy quyền cho người phó của mình là bà Nguyễn Thị Minh (vợ tướng Nguyễn Văn Là) chủ tọa. Bà Minh cũng diện áo dài “kiểu bà Nhu”, cầm giấy ra đọc: “Hôm nay, tôi lấy làm hân hạnh thay mặt bà Cố vấn, chủ tịch Phong trào Liên đới Phụ nữ, xin kính chào quan khách và xin bế mạc buổi lễ bắt đầu”. Nghe vậy, tất cả hội trường ngẩn ra chẳng biết ất giáp gì, nhưng nhìn lên thì thấy bà chủ tọa không hề đính chính câu nói, lại còn đọc tràng giang đại hải lời kêu gọi của “bà Cố” gởi chị em phụ nữ và đồng bào. Cũng cần nói thêm, bà Minh còn là “dân biểu” đơn vị Biên Hòa trong Quốc hội của Diệm.
Tất nhiên, bên cạnh những người như bà Minh cũng còn có những bà có học thức, học vị hẳn hoi làm việc trong văn phòng của Lệ Xuân (chẳng hạn như bà Khánh Trang). Các bà này đã soạn thảo diễn văn, văn bản, điều lệ… và nhất là nghi lễ xã giao đón tiếp các bậc phu nhân nước ngoài đến thăm viếng. Chẳng hạn như lúc phu nhân Phó Tổng thống Mỹ là Bird Johnson sang thăm Sài Gòn, bà Khánh Trang làm thông dịch viên tiếng Anh cho Lệ Xuân vì Lệ Xuân chỉ thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh biết ít sợ nói sai, thất thố.
Các bà này cũng đã giúp Lệ Xuân tránh nhiều vụ xì-căng-đan về văn tự. Có lần Lệ Xuân dự phiên họp Quốc hội khóa đầu năm 1959, bà ta đã công khai đả kích một số dân biểu ngay tại diễn đàn Quốc hội: “Ai chống đối luật gia đình chỉ là những kẻ ích kỷ, hèn nhát, muốn lấy “vợ lẽ”. Thái độ chống đối đó thật hèn”. Vì mấy câu nói trên mà mấy ông dân biểu quyết làm to chuyện và đòi Lệ Xuân phải xin lỗi về thái độ hống hách của bà ta. Cuối cùng, Lệ Xuân phải ra một thông cáo cải chính là bà ta nói các dân biểu “thất hẹn”. Dĩ nhiên, ai cũng biết rằng vụ cải chính này có “đầu óc” của những bà cố vấn của Lệ Xuân.

Nói về vụ chụp hình lõa thể các nhân vật có tên tuổi thì trên thế giới người ta đã thực hiện từ nửa thế kỷ trước rồi. Đa số những tấm hình này đều thật và do những tay gián điệp nhà nghề chụp được.
Sau cuộc đảo chính Diệm ngày 1.11.1963, một số tờ báo ở Sài Gòn đã cho in hình một phụ nữ nằm khỏa thân và chú thích là hình Trần Lệ Xuân , vợ Ngô Đình Nhu. Mục đích cốt để bán báo, đập vào thị hiếu của độc giả và bên trong còn ẩn ngầm sự trả thù với Lệ Xuân khi trước. Chúng tôi vì muốn xác minh sự thật đã đem tấm hình trên hỏi các vị có tên tuổi trong làng nhiếp ảnh như Cao Đàm, Cao Lĩnh, Mạch Đan, Lại Hữu Đức, Nguyễn Văn Mùi… thì các vị trên chỉ trả lời rất lịch sự là: Nghề làm ảnh cũng như nghề làm bạc giả thôi. Và, các vị trên còn phân tích, một phụ nữ đã có bốn mặt con, người lại thấp như Lệ Xuân mà sao hình người nằm ở đây lại có bộ ngực căng phồng, gọn gàng như cô gái 20, còn chân thì thon và dài như đầm. Còn bộ mặt, với kỹ thuật ghép hình của các tay chụp ảnh nhà nghề thì chẳng có gì là khó.
Viết đến đây, chúng tôi lại nhớ đến vụ Lon Nol bên Miên dạo xưa đã ghép hình bà Monique nằm khỏa thân vì Lon Nol có mục đích nhằm bôi họ ông hoàng Sihanouk. Song, trường hợp của Trần Lệ Xuân chúng tôi lại thấy là “chuyện có đi có lại”. Số là vào cuối tháng 10.1963, Liên hiệp quốc đã cử một phái đoàn do ông Abdui Rahman Pazhwak dẫn đầu đến Sài Gò ngày 24.10.1963, trong phái đoàn có đại biểu các nước Afghanistan, Maroc, Nepal, Tích Lan, Brazin và Costa Rica. Cố vấn Ngô Đình Nhu đã phân trần khá lâu với phái đoàn điều tra Liên hiệp quốc về vụ Phật giáo - có tin đồn nhân viên phái đoàn được chiều chuộng đặc biệt bằng mọi cách.
Sau này, ông Đỗ Mậu viết rõ trong hồi ký như sau:
“Sau nhiều phiên họp, hội viên các quốc gia trong tổ chức Liên hiệp quốc quyết định gửi một phái đoàn đến Việt Nam để điều tra. Ngày 24.9 (tháng 10 mới đúng - L.N), tuy đại sứ Bửu Hội đại diện chính phủ Ngô Đình Diệm phản đối quyết định đó, nhưng cuối cùng đành phải chấp nhận cuộc điều tra của phái đoàn Liên hiệp quốc. Chấp nhận không chỉ vì áp lực quốc tế, mà còn vì Ngô Đình Nhu đã nuôi sẵn thủ đoạn đánh lừa và mua chuộc nhân viên Liên hiệp quốc. Trong những mưu mô của Ngô Đình Nhu, thủ đoạn dơ bẩn nhất là tổ chức cho nhân viên phái đoàn chăn gối với gái điếm để rồi chụp hình làm “áp lực”. Nghĩa là nhân viên nào không chịu bênh vực lập trường nhà Ngô thì Ngô Đình Nhu sẽ đưa ra những tấm hình kia trước công luận để bôi nhọ nhân viên ấy, đồng thời làm mất uy tín quốc gia của nhân viên đó. Những tấm hình này sau đã bị Thủy quân lục chiến thu được tại phòng giấy của Ngô Đình Nhu trong dinh Gia Long ngày 2.11.1963”.
Những tấm hình trên sở dĩ không kịp trưng ra để làm “áp lực” với phái đoàn Liên hiệp quốc nói trên khi điều tra về vụ Phật giáo vì chế độ Diệm đã bị lật đổ.


Luật gia đình hay “Luật bà Nhu”?
Như chúng ta đã biết, vào năm 1959, Ngô Đình Diệm đã cho ban hành một đạo luật tại miền Nam gọi là Luật gia đình số 1/59 gồm 135 điều, cấm ly dị, cấm đa thê, truất quyền của con ngoại hôn. Đạo luật này do dân biểu Trần Lệ Xuân dự thảo và trình bày trước Quốc hội ngày 13.12.1957. Khi đem dự thảo của luật trên ra thảo luận để biểu quyết tại Quốc hội, thì có nhiều ông dân biểu chống đối, nên cuộc thảo luận trở nên rất sôi nổi. Trần Lệ Xuân tức giận vì bị các ông dân biểu phản đối nên bẽ mặt, tức giận bỏ phòng họp ra về.
Cái Luật gia đình đó thực sự do một số dân biểu như Nguyễn Phương Thiệp, Lại Tư và một số luật gia khác soạn thảo, rồi Lệ Xuân góp ý sửa đổi thêm bớt vào, sau đó đem ra Quốc hội thảo luận để biểu quyết. Vì vậy lúc đó dân chúng gọi là “Luật bà Nhu” mà ít ai gọi là “Luật gia đình”. Báo chí trong và ngoài nước thời đó cũng đả kích rất nhiều, vì họ cho là đạo luật đã đi ngược lại truyền thống sinh hoạt của gia đình Việt Nam và nhất là không phù hợp với tình hình chính trị xã hội lúc bấy giờ.
Sự thực thì cái luật gia đình của Trần Lệ Xuân được ban hành cấp tốc không hẳn tác giả nó muốn bảo vệ gia đình chung cho người phụ nữ Việt Nam mà còn có một thâm ý riêng. Thời đó, Trần Lệ Xuân có người chị ruột là Trần Lệ Chi, chồng là luật sư Nguyễn Hữu Châu đang làm Bộ trưởng Phủ Tổng thống cho Ngô Đình Diệm, nhưng vợ chồng Nguyễn Hữu Châu có sự “cơm không lành, canh không ngọt” sao đó khiến hai người phải sống ly thân, rồi ông Châu làm đơn ly dị vợ.
Trong vụ này, có nhiều lời đồn đãi là bà Lệ Chi có tư tình với nhiều người khiến ông chồng mất mặt, nên xin ly dị. Nhưng cũng có người cho là ông Châu có nhân tình nên bà vợ mới trả thù bằng cách “ông ăn chả, bà ăn nem” công khai cho biết tay. Và, theo như một cận thần của chế độ Ngô Đình Diệm là Nguyễn Thái đã tiết lộ thì: “Việc cho ban hành đạo luật của bà Nhu cho thấy chế độ Ngô Đình Diệm đang đi đến một khúc quanh làm nổi bật bà Nhu như là một trung tâm quyền lực quan trọng nhất.
Với đạo luật gia đình, lần đầu tiên bà ta đã chứng tỏ công khai bà là người thực sự nắm quyền tại miền Nam. Đạo luật được thông qua đúng lúc địa vị của ông Nguyễn Hữu Châu bị lung lay. Với tư cách Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Châu là nhân vật quan trọng thứ hai sau Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nổi tiếng là một luật sư thành công nhất Sài GÒn, lại là con cháu một đại phú gia tại Gò Công, ông Nguyễn Hữu Châu được coi là một Bộ trưởng liêm khiết và tài ba của chế độ Diệm.
“Tại Sài Gòn, từ năm 1957, những ai từng biết tình cảnh gia đình của ông Châu đều lo âu cho sự nghiệp chính trị của ông ta sẽ bị lung lay và đều nghi ngờ sự thất sủng của Tổng thống Ngô Đình Diệm đối với ông Châu có liên hệ đến đạo luật gia đình của bà Nhu. Họ bảo rằng khi nào ông Châu quyết định ký giấy ly dị vợ ông ta, một người đang sống với tình nhân tại Paris, tức là lúc ông ký bản án chôn vùi sự nghiệp chính trị của mình. Dù đúng hay không thì giới trí thức Sài Gòn đều giải thích rằng luật gia đình của bà Nhu đã ngăn cản ông Châu ly dị vợ. Những điều quan trọng trong đạo luật gia đình lại là những điểm nói về tài sản của hai vợ chồng khi xảy ra ly dị như trường hợp của ông Nguyễn Hữu Châu. Những tài sản của cặp vợ chồng ly dị vẫn là tài sản chung cho đến khi có phán quyết của tòa án, tài sản sẽ thuộc về người thắng cuộc, trong khi gia đình ông Diệm còn cầm quyền, bà Nhu vẫn còn là nữ hoàng, thì bà chị bà, là người đàn bà ngoại tình Trần Lệ Chi, chắc chắn sẽ thắng kiện và ông Châu sẽ mất hết gia tài, sự nghiệp. Vì lý do đó nên vấn đề ly dị chưa phải là vấn đề trầm trọng của xã hội Việt Nam mà bỗng nhiên đưa ra để cấm ly dị…”
Ngoài ông Nguyễn Thái đã tiết lộ những điều đó trên báo chí, ông Phan Xứng cũng là kẻ thân tình của nhà Ngô đã tiết lộ rằng: “Bà Trần Lệ chi từ lâu đã sống với một người Pháp tên Ogery vốn là chủ nhân một garage tại Đà Lạt. Dân chúng Đà Lạt đã hết lời nguyền rủa người đàn bà lăng loàn đó, thế mà bà Nhu lại lạm dụng quyền hành, bất chấp đạo lý, bất chấp dư luận quần chúng, xuống tay làm luật gia đình mong hại người anh rể, hại kẻ hiền tài”.
Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 7)
PetroTimes01/05/16 13:05 GMT+7Gốc
Nếu chúng ta vô tư quan sát rồi nhận xét thì quả là hai bức tượng đó có nhiều nét phảng phất giống hai mẹ con bà Nhu thật. Vì không lẽ Hai Bà Trưng đã biết mặc váy ngắn, đi giày bốt, tóc uốn ngắn!

Tượng Bà Trưng hay “Bà Nhu”?
Người dân Sài Gòn trước tháng 11.1963 mỗi lần có dịp đi ra bến Bạch Đằng, chỗ công trường Mê Linh, chắc đã một lần trông thấy tượng đài Hai Bà Trưng đặt trên một bệ cao tại công trường này. Và, khách ngó qua tượng đài ai cũng thầm bảo nhau tượng đài gì mà có vẻ Tây quá, trông Hai Bà như đầm, mặc váy ngắn lại đi ủng. Dân chúng đàm tiếu nói là tượng đài hai mẹ con bà Nhu (Trần Lệ Xuân và Ngô Đình Lệ Thủy). Nếu chúng ta vô tư quan sát rồi nhận xét thì quả là hai bức tượng đó có nhiều nét phảng phất giống hai mẹ con bà Nhu thật. Vì không lẽ Hai Bà Trưng đã biết mặc váy ngắn, đi giày bốt, tóc uốn ngắn!
Tượng đài trên chỉ đứng được có gần một năm thì bị nhân dân thành phố Sài Gòn tròng dây vào cổ lôi xuống, kéo cài đầu tượng lê khắp thành phố.
Vào tháng 3.1963 (tứ 6.2 âm lịch) có kỷ niệm lễ Hai Bà Trưng, Phong trào Phụ nữ Liên đới do Lệ Xuân sáng lập muốn nhân dịp này để phô trương thanh thế Phong trào Phụ nữ bán quân sự, vì thế Lệ Xuân đã chỉ thị cho Phủ Tổng thống tìm một số kiến trúc sự và nhà điêu khắc có tên tuổi để xây dựng một tượng đài tại công trường Mê Linh. Công tác thực hiện tượng đài được giao cho nhà điêu khắc Nguyễn Văn Thế lo phần tạc tượng và kiến trúc tượng đài, còn kỹ sư Trần Văn Nam lo phần xây dựng. Nhân công lấy ở Nha Công binh, tài chính do hội viên trong Phong trào Liên đới đóng góp. Khi tượng đài thực hiện xong sẽ tặng cho đô thành Sài Gòn. Đầu năm 1962, sau khi được giao công tác, điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế đã tìm đến một sinh viên trường luật Sài Gòn là cô Cao Xuân Châu Phố để làm người mẫu.
Nguyễn Văn Thế đã du học tại La Mã, Paris nhiều năm và đã đoạt được nhiều giải thưởng quốc tế về điêu khắc, trong đó có giải Á nguyên La Mã. Khi về nước, ông Thế dạy tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định và là tác giả bức tượng bán thân Ngô Đình Diệm. Chính vì sự “nổi tiếng” đó mà ông Thế đã được giao thực hiện phần điêu khắc tượng Hai Bà. Song, không biết tự trong thâm tâm của nhà điêu khắc nghĩ sao mà ông ta lại tạc tượng Hai Bà quá tân thời, quá giống hai mẹ con Lệ Xuân. Có nhiều nguồn tin cho rằng chính Lệ Xuân đã gợi ý cho Nguyễn Văn Thế phải tạc tượng Hai Bà sao cho giống người phụ nữ liên đới và bán quân sự hiện thời, có như vậy mới đẹp mắt và hiện đại.

Có lẽ ý bà Nhu muốn bảo nhà điêu khắc phải tạc tượng người sáng lập ra cái Phong trào Phụ nữ Liên đới và người nữ sinh viên thủ khoa khóa bán quân sự vừa hình thành. Vì vậy mà ông Thế hiểu ý và chiều lòng người quan trọng thứ nhì trong chế độ Ngô Đình Diệm mà tạc tượng có nét phảng phất giống hai mẹ con bà Nhu chăng? Để củng cố thêm vào giả thuyết này, một quan chức nhà Ngô còn khẳng định rằng chính bà Nhu đã chỉ thị cho Nguyễn Văn Thế phải làm tượng bà Trưng giống bà Cố vấn và con gái bà vì bà Nhu là người đàn bà dám làm những chuyện động trời hơn thế nữa!
Tượng đài được làm gấp rút ngày đêm, và đúng ngày 1.3.1963 (tức ngày 6.2 âm lịch) là ngày lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, Phong trào Liên đới Phụ nữ đã tổ chức lễ khánh thành tượng đài một cách rầm rộ. Ngày hôm đó, họ cho dựng một lễ đài thật đồ sộ ở công trường Mê Linh, cờ xí treo la liệt, tượng đài được đặt trên bệ cao có 3 chân. Tượng có hình hai người phụ nữ đứng quay lưng vào nhau. Tượng cao 5m, bệ cao 10m hình con voi có ba trụ tượng trưng, các phía đều nhìn ra chân con voi. Trên kỳ đài bày biện đủ bộ nghi lễ cổ truyền với gươm, giáo, đao, thương bằng đồng sáng bóng, cán sơn đỏ, lại thêm mấy cái tán, lọng đủ màu, một dàn chiêng trống bày bên cạnh.
Trước lễ đài là hai con voi to lớn, trên mỗi con có một nữ sinh khăn đóng, áo dài vàng như Hai Bà Trưng trong mấy vở tuồng. Con voi cũng có tán che, người quản tượng đầu đội nón chóp vàng ngồi trên đầu voi và một người đi bên dưới điều khiển. Quan khách thì đầy đủ các đại sứ, lãnh sự ngoại quốc, các tổng, bộ trưởng trong chính phủ. Trước giờ hành lễ 5 phút, đoàn xe của bà Cố vấn đến với đoàn môtô hộ tống theo đúng nghi thức.
Lệ Xuân mặc áo dài vàng hở cổ, thân áo thêu cành trúc vắt từ trên ngực xuống đầu gối, trông như bà hoàng. Sau lễ gắn huy chương cho những “chị em phụ nữ có thành tích” của Phong trào Liên đới, Lệ Xuân đọc huấn thị. Rồi đến phần chính của buổi lễ là cuộc biểu dương lực lượng phụ nữ bán quân sự với Ngô Đình Lệ Thủy dẫn đầu trong bộ âu phục hở cổ, tay mang găng trắng, vai đeo dây biểu chương, chân đi bốt trắng và bên hông kè kè khẩu colt 12.
Về bức tượng thì, khách quan mà nói, khá đẹp và hiện đại. Nhưng, trong tâm lý của quần chúng lại là “hai mẹ con Nhu” đang đứng sừng sững trên cao đè đầu cưỡi cổ người dân. Vì vậy, bức tượng trở thành đề tài đàm tiếu của người dân Sài Gòn. Cho đến ngày 2.11.1963, Diệm - Nhu chết, chế độ nhà Ngô sụp đổ, thanh niên nam nữ học sinh, sinh viên căm ghét chế độ Diệm, đã kéo đến công trường Mê Linh, thòng dây thừng giật ngã bức tượng xuống, đầu tượng bị lăn ra đường như trái banh giữa phố kèm với những tiếng hô vang: “Đả đảo Trần Lệ Xuân!”, “đả đảo chế độ Ngô Đình Diệm!”. Cũng may là Lệ Xuân lúc đó đang ở ngoại quốc để làm cái việc mà bà ta gọi là “giải độc” vụ Phật giáo (nhân dân và báo chí Sài Gòn gọi trại là “rải độc”), chứ nếu bà ta còn ở trong nước thì không biết số phận của bà ta sẽ như thế nào, không biết chừng cũng giống như Diệm và Nhu.

III.Gia đình trị và các vụ đảo chính
Vụ đảo chính 11.11.1960
Có thể nói những năm từ 1954 đến 1960 là thời kỳ cực thịnh của gia đình họ Ngô tại miền Nam. Song, sự cực thịnh đó chỉ là bề ngoài của những mầm mống sụp đổ từ bên trong mà nguyên nhân một phần là do vợ chồng Nhu gây ra, nhất là do sự kiêu căng và lộng quyền của Lệ Xuân. Điều đó càng trở nên tồi tệ hơn kể từ năm 1960 cho tới ngày chế độ Diệm sụp đổ (1.11.1963) và Lệ Xuân đã trở thành cái đích để mọi người trút vào đó sự căm ghét, oán trách.
Về phía Mỹ thì đây là cơ hội để thử xem quân đội có còn trung thành với Ngô Đình Diệm nữa hay không. Mỹ đã móc nối với một nhóm chính khách, mấy viên đại tá để làm cuộc đảo chánh bắt Ngô Đình Diệm phải thay đổi nhân sự trong chính phủ và nhất là loại vợ chồng Nhu ra khỏi guồng máy cai trị. Nhóm người chống đối gồm bác sĩ Phan Quang Đán (đảng Đại Việt), luật sư Hoàng Cơ Thụy, Vũ Hồng Khanh, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (Việt Nam Quốc dân đảng), Nguyễn Thành Phương (cựu tướng Cao Đài), Bùi Lượng, Phan Bá Cầm… và trung tá Vương Văn Đông (tham mưu dù) đồng thời cũng là anh em cột chèo với Hoàng Cơ Thụy.
Còn đại tá Nguyễn Chánh Thi (tư lệnh tiểu đoàn dù) thì trước giờ đảo chính mới tham gia. Bấy giờ, khi trung tá Vương Văn Đông mới đến gặp Nguyễn Chánh Thi và bảo là dinh Độc Lập đang bị một vài đại đội dù, biệt động quân và thủy quân lục chiến bao vây làm áp lực với Tổng thống, vậy nên đến đó xem và tìm cách cựu Diệm. Nhưng khi đến vòng rào dinh Độc Lập, Đông đã nói thật với Thi, đặ Thi trước sự đã rồi:
- Bây giờ quân đội đã đứng lên với những chính khách yêu nước làm đảo chánh bắt Ngô Đình Diệm thay đổi cơ chế cai trị, và loại vợ chồng Nhu ra khỏi guồng máy. Vậy anh có đồng ý không? Lúc thành công, ta đưa điều kiện nào ra mà cụ Ngô Đình Diệm chả đồng ý?
Thi là người nông nổi, phổi bò, thích được tâng bốc nên chấp thuận đứng trong hàng ngũ quân đảo chánh. Song, vào lúc đó, trên đài phát thanh, Phan Quang Đán và Hoàng Cơ Thụy lại đọc tuyên ngôn cho rằng cuộc đảo chính này do Đán chủ mưu. Nghe vậy, Thi cay cú, chần chờ không cho quân dù tấn công vào dinh Độc Lập nữa. Rồi khi Đán tới gặp Thi, Đông ở hàng rào dinh để đòi lập danh sách chính phủ lâm thời, thì Thi sửng cồ, văng tục nói:
- Đ.M, các anh chính khách xôi thịt, không dám làm gì lúc đầu, quân không có một mống, chỉ nói thì giỏi, ba hoa lòe dân, làm tay sai cho Mỹ, giờ bọn tao làm cỗ cho bọn bây xơi à! Tao sẽ phơ hết mấy tay “chính khách sa lông”.
Phan Quang Đán nghe vậy lủi thủi lỉnh mất.
Ngay giờ phút khởi đầu đã có sự rạn nứt và chia rẽ, vì do mỗi nhóm tự bộc phát thôi, chứ thật tình không có kế hoạch liên kết nhiều nhóm với nhau để hành động. Lợi dụng sự chia rẽ này, lại không thấy có tướng nào tham gia đảo chánh nên Giám đốc mật vụ Phủ Tổng thống là bác sĩ Trần Kim Tuyến và Đổng lý Phủ Tổng thống là bác sĩ Trần Kim Tuyến và Đổng lý Phủ Tổng thống Võ Văn Hải bàn nhau là để Hải tới điều đình với nhóm Thi - Đông làm kế “hoãn binh” chờ tướng Trần Thiện Khiêm mang quân từ Mỹ Tho về cứu Ngô Đình Diệm. Trong khi Võ Văn Hải đi điều đình thì Trần Kim Tuyến tới nhà bà Phong Tân vợ của Huỳnh Thành Vị ở đường Công chánh (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) họp ban tham mưu chống đảo chánh. Tuyến viết giấy đưa bác sĩ Trần Văn Thọ đích thân mang xuống Mỹ Tho trao cho Khiêm để Khiêm mang quân về.
Trong khi đó, ở trong dinh, Ngô Đình Diệm cứ ngồi thừ ra và… cầu Chúa cứu giúp! Còn vợ chồng Nhu thì lo chống đỡ với hơn một đại đội lính phòng vệ dưới tay chờ cứu viện. Đại úy Bằng liên lạc với sư đoàn 21 bộ binh, giục mang quân về giải vây. Cho đến khi Khiêm kéo quân về thì bọn Thi - Đông - Thụy và một số sĩ quan khác biết yếu thế nên rút lui ra phi trường Tân Sơn Nhất, không quên bắt cóc tướng Thái Quang Hoàng mang lên máy bay làm con tin đề phòng bị bắn hạ.
Thiếu tá Phan Phụng Tiên là người lái chiếc máy bay DC.3 chở nhóm đảo chánh bay sang Cao Miên, khi xuống lập cập nên phải đáp bằng bụng máy bay! Tới đất Cao Miên, Đông là tay học hành có bằng cấp, nói tiếng Pháp thạo nên làm nghề dạy học tư, đồng thời vì là người của Phòng Nhì Pháp, nên được Pháp trợ cấp tiền bạc để sinh sống. Còn Thi chẳng có nghề ngỗng gì, học hành chữ nghĩa dở dang nên làm chân ở nhà bửa củi, thổi cơm cho Đông. Việc này Thi đã nói lại cho tôi nghe sau ngày chế độ Diệm sụp đổ, khi Thi trở về nước
(Còn tiếp)
Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 8)
Ngô Đình Diệm và vợ chồng Nhu được thoát chết một lần, nhưng vẫn tỏ ra kiêu căng. Lệ Xuân lớn tiếng mạt sát đám tướng, tá, tổng, bộ trưởng hèn nhát đã lánh mặt trong ngày 11.11.1960, đến khi bình yên mới thò mặt ra ca bài “trung thành” với Ngô Đình Diệm.
Dinh Độc Lập ăn bom ngày 27.2.1962
Vợ chồng Nhu còn loại một số tướng tá ra khỏi các chức vụ quan trọng vì tình nghi họ có âm mưu đảo chánh song chưa lộ mặt do Mỹ chưa bật đèn xanh. Đây chỉ là cú thăm dò xem phản ứng của các giới quân sự cũng như dân sự ra sao.
Tới ngày 27.2.1962 thì phe dân sự đảng phái đối lập với Ngô Đình Diệm đã móc nối được với hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử là con trai Nguyễn Văn Lực và chính Nguyễn Văn Lực (một đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng kỳ cựu từ Bắc di cư vào Nam) đã xếp đặt cho con móc nối với Phạm Phú Quốc, nhằm thực hiện cuộc oanh kích dinh Độc Lập, giết vợ chồng Nhu.
Kế hoạch xếp đặt xong xuôi, Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc nhân sáng ngày 27.2.1962 được lệnh lái phi cơ AD-6 đi hành quân ở Vùng 4 (miền Tây), nhưng khi vừa rời khỏi phi trường Biên Hòa, hai người đã đổi hướng, bay về Sài Gòn.
7 giờ 15 phút, vợ chồng Nhu còn đang say giấc trong phòng thì hai trái bom đã trút xuống đúng căn lầu phía trái dinh, nơi gia đình Nhu đang ở. Tiếng nổ dữ dội làm cho Lệ Xuân choàng tỉnh, mặc áo ngủ chạy vội ra hành lang. Hai chiếc AD-6 quanh lại bắn đại liên và rốc-két xuống dinh Độc Lập làm cho Lệ Xuân bị thương ở mặt, một binh sĩ cận vệ, một chị hầu phòng bị chết. Trận oanh kích làm dinh Độc Lập bị sụp hẳn căn lầu vợ chồng Nhu đang ở và làm thiệt hại văn phòng của Bộ trưởng Phủ Tổng thống lúc đó là Nguyễn Đình Thuần.
Sau 10 phút tấn công, hai chiếc AD-6 nhằm hướng Nhà Bè trực chỉ. Nhưng lúc 7 giờ 35, cao xạ phòng không của hải quân bắn lên khiến cho máy bay của Phạm Phúc Quốc bị trúng đạn, phải đáp xuống sông Nhà Bè và Quốc bị bắt. Còn Nguyễn Văn Cử bay thoát được sang Cao Miên xin tỵ nạn.
Sau vụ oanh kích này, Lệ Xuân bị thương ở mặt do một mảnh bom nhỏ ghim vào, phải sang Nhật Bản điều trị, sửa sang lại dung nhan. Có thể nói vợ chồng Nhu thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, vì nếu trái bom rơi trúng phòng Lệ Xuân, thì coi như đống gạch vụn của dinh Độc Lập sẽ vùi xác bà ta trong đó, nhưng trái bom lại rơi trúng phòng Nguyễn Đình Thuần. Nhiều người ghét Lệ Xuân rỉ tai nhau là vợ chồng bà ta bị chết đứa con gái út. Nhưng một vệ sĩ của Lệ Xuân hiện còn ở Việt Nam cho tôi biết là không có chuyện đó. Anh ta nói hôm bom nổ, cả gia đình họ Ngô có mặt đầy đủ trong dinh: Diệm, Thục, hai vợ chồng Nhu và 4 đứa con (Lệ Thủy, Đình Trác, Đình Quỳnh, Lệ Quyên). Nay Lệ Quyên sống với Trác, Quỳnh, Quyên ở ngoại quốc, còn Lệ Thủy đã chết ở Pháp.

Bị chết hụt, Nhu và Lệ Xuân căm đám chủ mưu vụ ném bom nên ra lệnh cho Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An Ninh Quân đội, phải bắn hết những ai có dinh líu với Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử. Còn bên mật vụ, Nhu ra lệnh bắt những kẻ có quan hệ đảng phái với Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Xuân Tiếu…
Theo báo cáo của An ninh Quân đội trình Nhu, thì vụ oanh kích dinh Độc Lập được diễn tiến như sau:
Trung úy phi công Nguyễn Văn Cử lái chiếc AD-6 là con của Nguyễn Văn Lực (Việt Nam Quốc dân đảng) gốc người miền Bắc, tháng 1.1962 đã bị Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn bắt, sau đó Trần Kim Tuyến can thiệt thả ra cùng với Nguyễn Xuân Tiếu (Việt Nam Quốc dân đảng), và anh ruột của Cử là trung úy Nguyễn Văn Đính, sĩ quan không quân ở Tân Sơn Nhất, phụ trách về viễn thông.
Còn trung úy phi công Phạm Phú Quốc cũng lái AD-6, cả hai đều ở trong một phi đội đóng ở Biên Hòa, nên đã móc nối với nhau và bàn định nếu bữa nào hai người cùng đi hành quân phi vụ thì sẽ thực hiện việc giết vợ chồng Nhu và sáng ngày 17.2.1962 cơ may đã đến, họ được đi hành quân sớm và đã thực hiện mưu định của mình.
Trung úy Nguyễn Văn Đính có nhiệm vụ giữ liên lạc giữa Bộ chỉ huy đảo chánh với hai phi công Cử và Quốc. Nếu nhiệm vụ hoàn tất, nghĩa là dinh Độc Lập bị san bằng, Ngô Đình Diệm - Nhu và Lệ Xuân bị chết hết thì ở ngoài, Nguyễn Xuân Tiếu (lãnh tụ Đại Việt) sẽ hô hào dân chúng biểu tình ăn mừng đảo chánh thành công. Nhưng, kế hoạch không thành, Quốc bị bắn rơi và bị bắt, Đính cũng bị bắt, cò Lực phải chạy lên Biên Hòa ẩn trong một ngôi chùa, xuống tóc giả dạng làm thầy tu.
Nhu và Lệ Xuân giận sôi lên, gọi Trần Kim Tuyến vào hỏi: Vụ này nghe như ông biết trước phải không? Tuyến nghe vậy lạnh cả người và trả lời: Tôi không hay biết gì cả, vụ này có thể là do nổi máu giang hồ đột xuất và hai phi công tự thực hiện thôi. Nhưng Nhu gằn giọng nhắc lại chuyện cũ và nói: “Trước đây mới một tháng thôi, chính bác sĩ đích thân can thiệp thả hai ông Lực và Tiếu mà”. Tuyến nhận là có can thiệp xin Tổng thống thả hai ông này, nhưng không ngờ ra tù lại thâm thù chế độ và người con đã thực hiện kế hoạch trên.
Sau vụ đó, coi như Tuyến bị thất sủng và bị canh chừng. Ngoài ra, Nhu còn cách chức đại tá Nguyễn Xuân Vinh tư lệnh không quân, dù lúc Quốc - Cử dội bom dinh Độc Lập thì Nguyễn Xuân Vinh đang công du Đài Loan. Sau đó Nguyễn Xuân Vinh đi Mỹ du học và trở thành người Việt Nam đầu tiên có chân trong NASA (cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ).

Mưu sát Diệm - Nhu - Lệ Xuân
Sau vụ đảo chánh 11.11.1960 của Thi - Đông và vụ ném bom dinh Độc Lập của Cử - Quốc bất thành, mặc dù bị đàn áp mạnh mẽ, nhưng âm mưu ám sát Nhu và Lệ Xuân vẫn không bị dập tắt. Nhiều vụ không được báo chí đưa tin nên ít ai được biết, trong đó có vụ sau đây: một sĩ quan hướng dẫn và nghi lễ trong dinh Độc Lập được Ngô Đình Diệm - Nhu tin cẩn đã ném lựu đạn với ý đồ giết chết Nhu và Lệ Xuân.
Theo lời kể của Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ thời Ngô Đình Diệm - Nhu, thì vụ ám sát đã diễn ra như sau: Vào những ngày tháng 10.1963, cao trào chống Ngô Đình Diệm - Nhu từ các phe phái dâng cao, trong đó có những âm mưu hạ sát Ngô Đình Diệm và Lệ Xuân. Các nhóm này đã móc nối được với viên chuẩn úy sĩ quan hướng dẫn và nghi lễ trong Nha Nghi lễ Phủ Tổng thống.
Viên sĩ quan này tên là Châu, đã phục vụ nhiều năm từ thời Phủ Tổng thống còn đặt ở dinh Gia Long, đồng thời biên chế trong lữ đoàn liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống. Anh ta có điều kiện gần gũi Ngô Đình Diệm, Nhu và Lệ Xuân, cũng như biết rõ giờ giấc hoạt động của bộ ba này. Song, âm mưu của anh ta bị phát giác bà bị bắt đi một cách bí mật khiến cho mọi người tưởng chừng chẳng có gì xảy ra cả.
Vụ đó liên quan đến một vụ việc khác cũng đã xảy ra cùng lúc: Bấy giờ cha của trung úy Kiệt là đại diện Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Gia Định, bị bắt giám vì chống đối trong các cuộc đấu tranh của Phật giáo. Những người chống Diệm - Nhu đã móc nối với Kiệt để hạ sát Ngô Đình Diệm, Nhu và Lệ Xuân, vì Kiệt là sĩ quan truyền tin của liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống, là một sĩ quan được đánh giá là trung thành với chế độ.
Tuy nhiên, sau đó, sự việc lại diễn tiến theo một ngả khác. Kiệt trình bày vụ cha mình bị bắt cho thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ, tham mưu trưởng của lữ đoàn liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống và Duệ đem việc này trình thẳng với trung tá Khôi, tư lệnh lữ đoàn, rằng: “Kiệt nó là một sĩ quan phục vụ đắc lực như vậy, mà bây giờ công an bắt cha của nó thì còn ra thể thống gì nữa! Xin trung tá can thiệp gấp, kẻo để lâu người ta sẽ lợi dụng việc bé xé ra to”.
Liền đó, những người chỉ huy lữ đoàn phòng vệ đã liên lạc thẳng với Ty Công an Gia Định và với đại tá Nguyễn Văn Y, Giám đốc Cảnh sát quốc gia. Thế là cha của Kiệt được trả tự do. Và, sự móc nối kia không thành. Vụ này, chỉ sau khi Diệm - Nhu chết đi, Kiệt mới nói lại cho một vài người thân cận nghe. Cũng theo lời Kiệt thì vụ viên sĩ quan hướng dẫn và lễ nghia kia có liên dính líu đến anh ta.

Sau khi nhờ Duệ và Khôi can thiệp trả tự do cho cha mình, trung úy Kiệt về nhà. Bấy giờ một viên chuẩn úy sĩ quan hướng dẫn và nghi lễ Phủ Tổng thống đã đến tìm gặp anh ta, tác động tinh thần Kiệt về vụ tranh đấu của Phật giáo. Viên sĩ quan này ngỏ lời đề nghị Kiệt tham gia vào vụ mưu sát mà ông ta đã vạch ra từ lâu, cho biết rằng đã có một lần thủ sẵn trái lựu đạn trong người để định thanh toán gia đình họ Ngô, nhưng lần đó chỉ có Ngô Đình Diệm mà không có đủ vợ chồng Nhu - Lệ Xuân vì Lệ Xuân đã tác oai tác quái gây ra không biết bao nhiêu chuyện nhiễu nhương. Ông ta quyết diệt trọn họ nhà Ngô cho dù có bị bắn hay hy sinh cũng thỏa lòng.
Song, viên chuẩn úy hướng dẫn và nghi lễ không ngờ là đã “giao trứng cho ác”, bởi Kiệt là một sĩ quan tin cẩn của lữ đoàn phòng vệ. Hắn đã đem tin này cấp báo với thiếu tá Duệ. Và, sau cuộc họp mặt với Khôi, tư lệnh lữ đoàn, Duệ đã ra lệnh bắt giam lỏng ngay viên chuẩn úy kia. Sự việc diễn ra hoàn toàn kín đáo, âm thầm. Duệ với nói Khôi: “Nếu tin này tiết lộ ra ngoài thì mất hết uy tín của lữ đoàn.
Lữ đoàn này từ lâu vẫn có tiếng là trung thành tuyệt đối với Tổng thống, nay lại có một sĩ quan ở ngay trong dinh định mưu đồ như vậy thì nguy quá! Tin này nếu tiết lộ ra ngoài thì sẽ làm hoang mang lữ đoàn”. Trung tá Khôi cũng đồng ý như vậy. Ngay buổi chiều hôm ấy, thiếu tá Duệ triệu tập một phiên họp các sĩ quan của lữ đoàn và cho biết: “Hiện nay bên lực lượng đặc biệt, đại tá Tung đang cần một sĩ quan liên lạc với lữ đoàn. Vậy anh em nào có thể tình nguyện sang bên đó làm việc?”.
Trước khi nói như vậy, thiếu tá Duệ đã dặn đại úy Ngân, sĩ quan an ninh của lữ đoàn: “Khi tôi lên tiếng hỏi anh em có ai tình nguyện qua lực lượng đặc biệt không, thì Ngân phải đứng lên ngay và đề nghị chuẩn úy Thành, tức viên sĩ quan hướng dẫn”. Vì được dặn trước, nên đại úy Ngân giơ tay trả lời ngay: “Tôi xin đề nghị chuẩn úy Thành, chuẩn úy có đủ khả năng làm sĩ quan liên lạc cạnh lực lượng đặc biệt”.
Thiếu tá Duệ chấp thuận liền: “Được lắm! Thôi để Thành sang bên đó, tôi sẽ xin một người khác làm sĩ quan hướng dẫn”. Một lát sau thiếu tá Duệ hỏi đại úy Ngân: “Bây giờ hết giờ làm việc rồi, anh đưa Thành qua ngay lực lượng đặc biệt đi, không có cứ thôi thúc mình mãi”. Câu nói này là mật lệnh bảo đại úy Ngân đưa viên sĩ quan hướng dẫn qua lực lượng đặc biệt để giam ngay. Tự tay đại úy Ngân chở chuẩn úy Thành vào Bộ tư lệnh lực lượng đặc biệt. Trước khi lên đường, Duệ đã nói với Ngân: “Tôi đã điện thoại qua bên ấy rồi”. Rồi Duệ còn dặn phải đối xử với Thành như một sĩ quan, hơn nữa Duệ dặn không được đánh đập gì hắn cả, và Ngân không quên mua một tút thuốc lá để tặng “người anh em” hút.
Nói về Ngô Đình Diệm, sau khi nghe Khôi và Duệ báo cáo vụ này thì ngồi lặng người đi. Còn Nhu thừ ra suy nghĩ. Trong khi đó, Lệ Xuân lồng lộn lên và đập bàn nói: “Đem bắn bỏ nó đi cho rồi!”. Nhưng Ngô Đình Diệm và Nhu bảo: “Để đấy xem ai xúi nó, những người ở cạnh tôi hàng ngày mà còn không hiểu tôi, huống chi người ở xa”.
Rồi Ngô Đình Diệm dặn trung tá Khôi: “Đừng làm gì nó vội, để đấy xem ai xúi nó. CIA? Phật giáo? Đảng đối lập?”. Nhu thì cho rằng: “Đối đãi với nó tử tế để nó tự khai ra đường dây móc nối, còn bịt mồm thì dễ thôi, nhưng kết quả ta chẳng biết đâu mà rờ”. Sau đó, Nhu nhắc lại vụ mấy tay chính khách đang bị giam ở Chí Hòa để chờ ngày đem ra xử (như bác sĩ Phan Quang Đán, Phan Khắc Sửu, Đinh Xuân Quảng) trong đó có Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đang tại ngoại.
(Còn tiếp)
Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 9) 
Trước cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960, Nguyễn Tường Tam chỉ còn là hư danh bởi là người đứng đầu Việt Nam Quốc dân đảng từ Bắc vào và cũng chẳng có hoạt động gì. Việt Nam Quốc dân đảng của Nhất Linh cũng chỉ còn có mấy người đếm trên đầu ngón tay như Trương Bảo Sơn, Nguyễn Thanh Vinh, Vĩnh Lợi… 
Trùm mật vụ chế độ nhà Ngô khử vợ chồng Nhu
Bấy giờ, Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ chế độ Ngô Đình Diệm đội lốt giám đốc cái gọi là Sở nghiên cứu chính trị xã hội, đã kéo được Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào làm cố vấn cho Hội Văn bút (Pen Club), còn các đồng chí của Nhất Linh như Hiếu Chân (Nguyễn Hoạt), Như Phong (Lê Văn Tiến) thì điều hành hội này. Hội Văn bút từ trụ sở đến tài chính đều do Sở Nghiên cứu chính trị xã hội đài thọ cộng với sự yểm trợ của Cơ quan Viện trợ Văn hóa Mỹ USAID.
Vì vậy, khi trong tờ truyền đơn chống chế độ Ngô Đình Diệm được tung ra trong cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960 có tên Nhất Linh thì Ngô Đình Diệm - Nhu và Lệ Xuân lấy làm ngạc nhiên. Ngô Đình Diệm đã hỏi Tuyến: “Chắc ông Tuyến biết rõ vụ đảo chánh trên vì ông nắm bọn này mà?”. Trần Kim Tuyến đành phải trả lời: “Tôi thấy từ khi cụ Nhất Linh vào Nam không có hoạt động chính trị nữa, hay có thì chỉ trên danh nghĩa đảng viên kỳ cựu của Việt Nam Quốc dân đảng thôi. Chính tờ báo Văn hóa Ngày nay khi Nhất Linh xin xuất bản tôi đã trình Tổng thống và văn phòng ông Cố vấn rồi. Tôi còn trợ cấp bông giấy cho họ in, vì vậy hàng tháng tôi hay đi ăn cơm với Nhất Linh và mấy đồng chí của Nhất Linh.
Ngay cả tờ nhật báo Tự Do cũng do Như Phong và Hiếu Chân đứng chủ biên nòng cốt, nhưng sau bị Mỹ mua chuộc nên họ lén đi với Mỹ để chống chính phủ. Vì vậy, khi đảo chánh bùng nổ, tới phút chót trên truyền đơn họ mới đề tên Nhất Linh vào cho có uy tín thôi. Bây giờ ta phải tìm cách giải quyết cho êm đẹp, khỏi bị dư luận trí thức trong và ngoài nước bàn tán”. Ngô Đình Diệm suy nghĩ và nói: “Để ông Cố vấn xem có cách nào giải quyết vụ Nhất Linh không”. Nhu nhăn trán suy nghĩ và hỏi: “Bây giờ Nhất Linh ở đâu?”.
Trần Kim Tuyến trả lời: “Ngay sau khi đảo chánh thất bại, bọn Thi - Đông đã chuồn sang Cao Miên, còn rớt lại mấy ông chính khách già đã bị công an giữ rồi, duy có cụ Nhất Linh ngày 13.11 đã chạy vào Tòa đại sứ Đài Loan xin tỵ nạn chính trị, vì ở đó có ông Viên Tử Kiện, Đại sứ Đài Loan là bạn của Nhất Linh, và Phó Tổng thống Đài Loan là Trần Thành cũng là bạn của Nhất Linh vì họ đều là Quốc dân đảng cả.

Bây giờ công an đặc vụ của Dương Văn Hiếu đã bao vây Tòa đại sứ Đài Loan. Đến ngày 14.11, công an, cảnh sát dã chiến bao vây Tòa đại sứ Đài Loan được lệnh rút đi, và Nhất Linh được viên tham vụ Tòa đại sứ lái xe đưa về Tổng nha Cảnh sát để lấy lời khai rồi cho về”. Đấy là do sự can thiệt của Đại sứ Đài Loan, của Linh mục R. de Jaegher, cố vấn của Tưởng Giới Thạch, rồi lời can thiệp của Tuyến nên Nhất Linh không bị giữ lại.
Vợ chồng Nhu bàn: Thôi, để khi đem xử bọn đảo chánh ta sẽ tha cụ Nhất Linh.
Thế nhưng, sau đó Nhu và Lệ Xuân đều theo dõi Tuyến, thấy từ vụ đảo chánh ngày 11.11 đến vụ ném bom ngày 27.2 Tuyến đều giao du với 2 nhóm trên, cho nên Nhu và Lệ Xuân quyết định phải loại Tuyến ra khỏi dinh Độc Lập cho xong. Còn Ngô Đình Cẩn thì thẳng thừng trình Ngô Đình Diệm: Phải bãi chức giám đốc và giải tán cái Sở mật vụ của Tuyến thì Cẩn mới để Nhu phát triển Thanh niên Cộng hòa bà Phong trào Phụ nữ Liên đới, Phụ nữ bán quân sự của vợ chồng Nhu tại miền Trung, và ngược lại Đoàn đặc vụ miền Trung của Cẩn do Dương Văn Hiếu đảm trách sẽ lo an ninh trong miền Nam thay thế sở mật vụ của Tuyến. Nhu - Lệ Xuân thấy cũng có lý vì anh em trong nhà chả lẽ lại còn phản nhau. Điều kiện trên được chấp thuận. Tin này lọt đến tai Tuyến, vì vậy Tuyến phải ra tay trước.
Lúc đó là trước tháng 4.1963, Tuyến chưa chính thức rời khỏi chức vụ nên vần còn nắm trong tay nhiều nhân viên trung thành để Tuyến sai khiến. Tuyến nghĩ hạ sát được vợ chồng Nhu rồi, còn lại Ngô Đình Diệm trong dinh thì dễ thôi, lúc đó muốn cải tổ chính phủ cũng chẳng khó khăn mấy. Tuyến đã chỉ thị mật cho Lê Văn Thái (tức Thái trắng), trưởng phòng báo chí sở mật vụ, móc nối với một số tờ báo, để khi có biến động thì ủng hộ phe của Tuyến. Còn trưởng phòng 5 là Nguyễn Duy Bách thì lo móc nối với nhóm trí thức, đảng phái, đoàn thể. Nguyễn Duy Bách và Đặng Đức Khôi (phụ tá tổng giám đốc thông tin) là hai người được giao nhiệm vụ tổ chức hạ sát Nhu - Lệ Xuân gấp.
Đúng lúc đó, tại Thủ Đức có khóa huấn luyện cán bộ ấp chiến lược do Nhu mới cho thành lập. Ngày 9.5.1963 là ngày khai mạc khóa này, có đủ mặt các tỉnh trưởng, quận trưởng toàn miền Nam về tham dự. Nhu sẽ tới khai mạc và thuyết trình về đường lối ấp chiến lược.
Nguyễn Duy Bách, Đặng Đức Khôi đã tổ chức được một nhóm người thân tín, võ trang súng ống và ăn mặc quần áo bà ba đen, khăn rằn như du kích quân, rồi phục kích trên đường ở suối Lồ Ồ, chờ cho đoàn xe Nhu đến là giật mìn, ào ra tấn công, sau đó rút lui vào khu rừng gần đó thay quân phục lính Cộng hòa. Khi Nhu chết rồi thì có người của Tuyến đóng quanh đó ra đón đám quân phục kích, đưa vào trại lãnh thưởng. Còn ở nhà, trong dinh, Tuyến sẽ mật báo cho các đoàn thể, đảng phái đưa kiến nghị yêu cầu Ngô Đình Diệm thay đổi nhân sự toàn bộ.
Nhưng trớ trêu thay, Nhu đã thay đổi lộ trình đi đến suối Lồ Ồ và trễ cả giờ giấc, nên việc mưu sát không thành. Sau khi thất bại, Tuyến bị Nhu yêu cầu rời khỏi Sài Gòn ngay, cấp tốc sang Ai Cập làm đại sứ.
Tháng 9.1963, Tuyến lên đường cùng lúc với chuyến đi gọi là “giải độc” của Lệ Xuân trước thế giới về vụ Phật giáo. Song, khi đến Le Caire, thủ đô Ai Cập, thì chính phủ nước này không nhận vì đã công nhận đại sứ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rồi, không nhận thêm đại sứ của Ngô Đình Diệm, nếu muốn thì chỉ chấp thuận hàng lãnh sự mà thôi. Thế là Tuyến phải lộn về Hồng Kông nằm chờ, đồng thời cũng để nghe ngóng vụ đảo chánh sắp xảy ra.
Khi Tuyến rời Sài Gòn, Lệ Xuân ngầm chỉ thị cho em trai là luật sư Trần Văn Khiêm phải tìm cách cô lập vợ con Tuyến, và nếu cần thì quăng lựu đạn vào nhà rồi đổ thừa cho Việt cộng hoặc Phật giáo, còn những ai là tay chân của Tuyến đều bị bắt nhốt.
Thời gian trên, nhóm đặc vụ miền Trung của Ngô Đình Cẩn đã nắm toàn ngành mật vụ. Trung tá Phạm Thư Đường trước năm 1963 là đại úy bí thư của Cẩn, được đưa vào Sài Gòn thăng lên cấp trung tá làm chánh văn phòng cho Nhu kiêm giám đốc sở mật vụ thay Tuyến. Còn Dương Văn Hiếu, Nguyễn Tư Thái, Nguyễn Thiện Dzai… là những tên chỉ huy khát máu bắt đầu ra tay trừng trị những ai là người của Tuyến.
Trong những vụ đảo chánh hụt, vụ oanh kích dinh Độc Lập, vụ ám sát hụt vợ chồng Nhu - Lệ Xuân từ năm 1959 đến 1962 đều có bàn tay của các đảng phái đối lập thực hiện, không có sự tham dự của một nhân vật nào bên Phật giáo. Vì vậy, Ngô Đình Diệm - Nhu - Lệ Xuân tìm các thầy bên Phật giáo là “phe ta”, nhất là tại miền Trung. Nhu và Lệ Xuân thường nói với nhau: “Phật giáo miền Trung từ các thầy đến Phật tử đều do chú Cẩn nắm trọn, họ không bao giờ chống đối ta đâu”.
Tới năm 1960, nhân có Hội nghị Phật giáo Thế giới, Tổng hội Phật giáo Việt Nam Cộng hòa có cử một phái đoàn đi dự hội nghị. Và, theo như lời đề nghị của Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, thì nên chọn mấy Thượng tọa tại Sài Gòn đi dự hội nghị cho tiện, nhất là cư sĩ Mai Thọ Truyền - người đứng đầu Hội Phật giáo miền Nam - đã chọn xong một danh sách các Thượng tọa đi dự hội nghị và đã đệ trình Văn phòng Phủ Tổng thống để làm thủ tục xuất cảnh và nhận tiền trợ cấp.

Nhưng tới phút chót, Ngô Đình Cẩn cho người cầm thơ mang vào trình Nhu để xin Tổng thống dành cho mấy Thượng tọa ở Huế đi vì Huế là nơi đặt trụ sở Tổng hội Phật giáo và Hòa thượng Thích Tịnh Khiết là hội chủ đang trụ trì tại chùa Từ Đàm. Nhận thư Cẩn, Nhu khó xử vì đã lỡ giải quyết cho các Thượng tọa ở Sài Gòn rồi. Lệ Xuân bèn góp ý: “Thôi, ai cũng được! Mấy ông thầy nào đi cũng vậy. Chú Cẩn đã nắm được các thầy ngoài Huế, còn trong này Tuyến đã nắm được mấy thầy Bắc Việt di cư. Thôi, anh để ưu tiên cho chú Cẩn”. Nhu đồng ý và cho đem thư của Cẩn vào trình Diệm để Ngô Đình Diệm quyết định.
Ngô Đình Diệm thấy vậy nói: “Ai đi cũng vậy. Tôi nghe nói mấy Thượng tọa này tốt lắm. Chắc là cậu ở ngoài nớ đã biết họ rõ”. Và, theo lời kể lại của đại úy Bằng, sĩ quan hầu cận của Diệm, nói: “Không hiểu vì một lý do gì mà ông Cẩn lại quá ưu đãi và trọng vọng mấy ông Thượng tọa ở chùa Từ Đàm!”. Bằng còn cho biết thêm: “Cũng vào khoảng năm 1960, khi tháp tùng Tổng thống Ngô Đình Diệm về Phú Cam (Huế), ông Cẩn đã gọi tôi đến dặn dò rất kỹ: Mi về Sài Gòn gặp ngay anh Tuyến hỏi xem tuần trước thầy có mang thư giới thiệu của tao đến gặp anh ấy không? Mi bảo anh Tuyến lo ngay cái vụ hồ sơ xin xuất ngoại của thầy Thích Trí Quang”.
Khi về tới Sài Gòn, đại úy Bằng có trình lại vụ này cho vợ chồng Nhu thì Lệ Xuân nói: “Mấy thầy có xôi lại đòi ăn oản. Lâu lâu cũng cho mấy thầy đi xuất ngoại cho biết”. Sau đó, đại úy Bằng sang trình Tuyến để làm hồ sơ. Tuyến nói: “Hồ sơ đã làm xong và đưa sang ông Võ Văn Hải. Có coi tư của ông Cẩn, ai mà dám chậm trễ”.
Giữa Phật giáo và nhà họ Ngô cho tới lúc ấy còn có sự giao hảo và có thể nói là được ưu đãi nữa. Lễ Phật Đản được tổ chức rất lớn, năm 1961 làm tại công trường Mê Linh bến Bạch Đằng, năm 1962 tại chùa Xá Lợi, tới tháng 3.1963 khánh thành Phật Đài tại Bãi Dâu, Vùng Tàu, cờ Phật giáo treo la liệt từ ngoài đường vào chùa không ai nói gì, chính phủ còn trợ cấp thêm tài chính để tổ chức cho trọng thể. Nhưng, giữa tháng 6.1963 thì có công điện ở Phủ Tổng thống gởi ra Huế, cấm treo cờ tôn giáo ở ngoài khuôn viên chùa và nhà thờ.
Khi bức công điện trên tới Huế, Ngô Đình Cẩn lấy làm lạ và hỏi chánh văn phòng là đại úy Minh: “Sao lại có chuyện lạ như rứa?”. Cẩn sửng sốt hỏi như vậy vì ngày 8.5 là ngày lễ Phật Đản, mà nay có lệnh cấm treo cờ Phật giáo thì khó xử quá! Phật tử đang phẫn nộ vì công an, cảnh sát đi đến từng  nhà ra lệnh phải cất cờ Phật giáo đi, nếu ai không tuân lệnh họ giật cờ xuống.
Vì bị xúc phạm đến tôn giáo nên cả thành phố Huế sôi động hẳn lên. Song, tới ngày lễ Phật Đản, Phật tử vẫn cầm cờ Phật giáo đi rước và không có ai ngăn cản. Nhưng tới tối ngày 8.5, Phật tử kéo tới đài phát thanh Huế, đòi để Thượng tọa Trí Quang lên đài phát biểu về lễ Phật Đản. Vì áp lực của đồng bào nên chính quyền cũng chấp thuận. Thượng tọa Trí Quang lên tiếng phản đối chính phủ đã kỳ thị tôn giáo và đòi phải được bình đẳng tôn giáo.
(Còn tiếp...)

Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ 10)
Sự kiện thực sự bùng nổ ra vào tối ngày 8.6, khi một quả lựu đạn loại công phá bí mật ném vào đám đông Phật tử tụ tập tại đài phát thanh Huế để nghe thuyết pháp, làm chết 8 người. Lúc này, Ngô Đình Cẩn biết là Phật giáo ra mặt chống lại chế độ nhà Ngô rồi. Cẩn than: “Tại sao thầy Trí Quang lại cư xử với mình như vậy?”. Cẩn không biết được rằng CIA đã nhảy vào cuộc và châm ngòi nổ.
Cái sảy nảy cái ung, CIA ngầm ủng hộ phe đối lập
Sau vụ nổ ở Huế 2 ngày, vợ chồng Nhu lên Đà Lạt nghỉ cuối tuần. Nhưng trước khi Nhu đi, Cao Xuân Vỹ được Trần Kim Tuyến bảo phải trình Nhu vụ Huế xem Nhu có ý kiến để giải quyết cho êm. Nhu trả lời Vỹ: “Quyết định một việc vô chính trị như vậy mà không hỏi ý kiến ai” (ý nói Diệm). Sau 3 ngày ở Đà Lạt về, Nhu lại thay đổi ý kiến, có lẽ do Nhu bị Lệ Xuân tác động không được nhượng bộ Phật giáo cho nên Nhu cứng rắn hơn, nhưng vẫn chưa tỏ rõ thái độ gì. Một đàng, Phủ Tổng thống vẫn cho người ra Huế điều đình dàn xếp cho êm. Nhưng cuộc dàn xếp không đi tới đâu và có mòi còn bùng nổ lớn hơn.
Thấy bên Phật giáo làm găng và đưa ra nhiều điều kiện, Lệ Xuân vội triệu tập Ban chấp hành Phong trào Phụ nữ Liên đới, và bà ta lên tiếng là nếu Phật giáo cứ đòi điều kiện nọ, điều kiện kia thì Phong trào Phụ nữ Liên đới cũng là một hội đoàn như Phật giáo, cũng đưa ra điều kiện để bắt chính phủ phải nghe theo. Lệ Xuân còn dùng những lời lẽ thật gay gắt chỉ trích các tu sĩ Phật giáo là tham sân si, là được voi đòi tiên.
Câu nói kém lịch sự trên của Lệ Xuân như đổ dầu vào lửa, làm cho việc bé xé ra to. Vì, ngay lúc mới xảy ra vụ xô xát giữa Phật tử với cảnh sát, công an trước cửa đài phát thanh Huế, Thượng tọa Trí Quang đã nói với trung tá Trưởng, Giám đốc Nha Công an tư pháp là: “Chuyện đã xảy ra như thế này thì không biết nói sao. Tôi xin chịu hết trách nhiệm”. Câu nói này có Thượng tọa Thiện Minh đứng bên cạnh nghe được và làm chứng. Song, họ cũng biết rằng vụ này có bàn tay ngoại bang nhúng vào, thừa nước đục thả câu, để làm tràn ly nước đã đầy.
Vợ chồng Nhu - Lệ Xuân lúc đầu tưởng vụ nổ này do phía Cộng sản phá hoại, nhưng sau đó thấy các tu sĩ Phật giáo liên lạc với Mỹ thì biết là có CIA nhúng tay vào. Vì vậy, sau đó, Lệ Xuân cứ chửi xa xôi là có mấy anh ký giả Mỹ đổ thêm dầu vào lửa, có mấy tay CIA thọc gậy bánh xe.
Trong những vụ đảo chánh trước kia, thì quả thật Lệ Xuân có góp phần làm đảo ngược thế cờ từ đang bị bao vây sắp đầu hàng chuyển sang thế thắng và dẹp được đảo chánh như các vụ Bình Xuyên, vụ Thi - Đông ngày 11.11.1960, vụ Cử - Quốc ngày 27.2.1962, nhưng tới vụ Phật giáo này thì gia đình nhà Ngô không thể cưỡng lại được ý đồ “thay ngựa giữa dòng” của Mỹ, vì lá bài “chống Cộng” của Diệm - Nhu đã không đáp ứng được ý đồ của Mỹ nữa. Vụ Phật giáo nổ ra là thời cơ thuận lợi để Mỹ nương theo đó hạ Ngô Đình Diệm.
Lệ Xuân tuy cha mẹ gốc Phật giáo, nhưng lại theo chồng nhập đạo Công giáo, vì thế bà ta chẳng tin Phật cũng chẳng nể nang gì các vị tu sĩ Phật giáo. Nay thấy các Thượng tọa xuống đường biểu tình, bà ta lại càng thêm tức giận. Lệ Xuân đã họp báo ngay trong dinh Gia Long và ra một thông cáo với lời lẽ nặng nề chỉ trích Phật giáo, các Thượng tọa. Lệ Xuân đã gọi các vị tu sĩ Phật giáo là “sư hổ mang”, là “thầy chùa” và “nhóm đầu trọc”. Lời lẽ hỗn xược trên khiến cho ai cũng tức giận, kể cả những người không phải là Phật tử.

Các đảng phái đối lập, các tướng tá bị nhà Ngô thất sủng cũng nhảy vào “ăn có” với hy vọng được Mỹ hậu thuẫn lật đổ Diệm -  Nhu. Trong khi đó, Diệm - Nhu lại loại Trần Kim Tuyến ra khỏi guồng máy cai trị của chế độ, nên Tuyến đã bàn mưu với đại tá T., và một số cấp tá thuộc các đảng Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt… để đảo chánh, loại trừ vợ chồng Nhu - Lệ Xuân, giữ lại Ngô Đình Diệm làm bình phong. Một nhóm tướng, tá khác thân Pháp nhưng được Mỹ móc nối xúi đảo chánh và phải giết trọn gia đình Diệm - Nhu - Lệ Xuân. Nhóm này gồm Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim (còn Tôn Thất Đính cuối cùng mới nhảy vào).
Nguồn tin sẽ có đảo chánh loan truyền âm ỉ kể từ sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở ngã tư Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng (nay là ngã tư Cách Mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu) chỗ cây xăng. Tôi là kẻ may mắn được chứng kiến chiếc xe hơi hiệu Austin màu xanh mang số TBA 599 do Trần Quang Thuận chở Hòa thượng Thích Quảng Đức đến nơi diễn ra sự việc. Trần Quang Thuận (con rể của cụ Tôn Thất Hối) lái xe từ nhà số 165 Công Lý (nhà này là cơ quan của Sở Nội dịch Phủ Tổng thống do Tôn Thất Thiết, con trai của cụ Hối, làm chánh sở), chở Hòa thượng Thích Quảng Đức đến ngã tư trên thì dừng lại, giả vờ hỏng máy xe. Lúc đó, các tăng ni, Phật tử vừa làm lễ cầu siêu ở chùa Phước Hòa cũng đã tề tựu hơn trăm người, trên tay cầm cờ Phật giáo đứng đầy ngã tư.
Từ trong xe, một vị Hòa thượng đã ngoài 73 được hai vị tăng mặc áo cà sa màu vàng, xốc nách dìu ra để vị Hòa thượng ngồi an vị ở giữa ngã tư. Rồi, thật nhanh, một vị tăng mở nắp ca-bô xe hơi, xách ra một can xăng, chạy đến bên Hòa thượng Thích Quảng Đức, tưới xăng lên người Hòa thượng. Một vị tăng khác đứng gần đó đưa hộp quẹt cho Hòa thượng Thích Quảng Đức châm lửa. Ngọn lửa và cột khói đen bốc lên cao. Các tăng, ni, Phật tử đứng xung quanh thành kính tụng kinh. Người đi đường xúm đông chứng kiến sự kiện chưa từng có, một ngọn đuốc sống cháy bừng bừng giữa tiếng la hò, đả đảo Diệm - Nhu vang trời.
Mấy phút sau, ngọn lửa tắt, Hòa thượng Thích Quảng Đức đã viên tịch. Nhanh như chớp, mấy vị tăng đứng gần đó lấy tấm vải vàng và lá cờ Phật quấn xác Hòa thượng lại, đặt lên xe hơi chạy về An Dưỡng Địa để hỏa táng. Thật kỳ diệu, trái tim của Hòa thượng vẫn còn nguyên vẹn, được đem về thờ tại chùa Xá Lợi, để cho tăng, ni, Phật tử đến chiêm bái.
Vụ tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức đã làm Ngô Đình Diệm - Nhu - Lệ Xuân bàng hoàng. Chỉ nửa tiếng đồng hồ sau cả thế giới đều biết tin ở Sài Gòn có một vị Hòa thượng Phật giáo đã tự thiêu để phản đối chính sách kỳ thị, đàn áp Phật tử. Và, ngày hôm sau, báo chí thế giới đã đăng hình ảnh và loan tin đầy đủ về cái chết của vị Hòa thượng. Các tin tức sở dĩ được công bố nhanh chóng như vậy vì Phật giáo đã báo tin trước cho các ký giả các báo và hãng thông tấn ngoại quốc thường trú tại Sài Gòn: 8 giờ ngày 11.6.1963 sẽ có một biến cố trọng đại tại ngã tư Lê Văn Duyệt - Phan Đình Phùng.
Giữa lúc tình hình đang căng thẳng, Trần Lệ Xuân tự tay viết một bản thông cáo bằng tiếng Pháp (vì Lệ Xuân rành tiếng Pháp hơn tiếng Việt) với những lời lẽ nặng nề, rồi đưa cho văn phòng dịch sang tiếng Việt. Lệ Xuân đọc lại và bảo văn phòng gởi sang Tổng nha Thông tin, lệnh cho Tổng giám đốc báo chí là Phan Văn Tạo gởi ngay cho báo chí phổ biến bản thông cáo. Tạo trình lại cho Tuyến để xin ý kiến, Tuyến đưa cho Đoàn Thêm, Đổng lý văn phòng Phủ Tổng thống xem. Ý của Tuyến là bản thông cáo lời lẽ nặng nề quá, nếu phổ biến sẽ bất lợi vì giữa lúc Ngô Đình Diệm và Phật giáo đang tiến trình hòa giải. Nhưng Lệ Xuân gọi điện thoại cho Tạo, hỏi sao lại chậm trễ như vậy. Tạo và Tuyến cố tình trì hoãn để Đoàn Thêm trình Ngô Đình Diệm. Ngô Đình Diệm cũng đồng ý không cho phổ biến.

Lệ Xuân gặp Ngô Đình Diệm và lý luận rằng: “Tôi không chống lại Phật giáo mà tôi chỉ lên tiếng chống lại những phần tử lợi dụng Phật giáo”. Ngô Đình Diệm vốn cả nể Lệ Xuân, nếu không muốn nói là “bất lực” trước cô em dâu, nên cuối cùng cũng đồng ý cho phổ biến (nhưng dặn chỉ phổ biến nội bộ). Lệ Xuân bèn gọi điện thoại cho Phan Văn Tạo hỏi sao thứ  bảy chưa thấy đăng. Tạo lấy lý do báo Việt ngữ nghỉ cuối tuần nên chỉ đăng ở bản tin của Việt Tấn Xã và đăng trên hai tờ Journal dExtrême Orient và Time of Vietnam. Đến sáng thứ hai, các báo Việt ngữ đã trích đăng lại. Khi bản thông cáo trên được tung ra, lời lẽ xúc phạm nặng nề đến Phật giáo, toàn thể tăng ni, Phật tử cũng như các giới đồng bào khác rất phẫn nộ, cùng nhau đứng dậy quyết tranh đầu đến cùng một mất một còn với gia đình họ Ngô.
Bản thông cáo của Phụ nữ Liên đới do Lệ Xuân đưa ra và đã được các báo đăng lại như đổ thêm dầu vào lửa. Lệ Xuân lúc này không còn bình tĩnh nữa, bà ta đã gọi các nhà sư là mấy ông “thầy chùa”, mấy “tên trọc đầu”. Đây không phải là lần đầu tiên Lệ Xuân tỏ thái độ bất kính đối với các nhà tu hành, mà trước đây khi linh mục Hoàng Quỳnh theo Bình Xuyên, bà ta cũng đã gọi là “đại úy Hoàng Quỳnh”, mấy ông “quạ đen” làm loạn. Cho nên, năm 1963, không chỉ có Phật giáo đứng lên chống chế độ nhà Ngô mà cả Thiên Chúa giáo (dù thiểu số), như Linh mục Thanh Lãng (Đinh Xuân Nguyên), chủ tịch Văn Bút cũng đã gởi thư ra ngoại quốc lên án chế độ Ngô Đình Diệm - Nhu - Lệ Xuân, rồi cả sinh viên, học sinh như Nguyễn Mạnh Cường, Triệu Bá Thiệp, Dương Kiền… - những học sinh năm 1955 đã vào dinh Norodom ủng hộ Ngô Đình Diệm, yêu cầu phế truất Bảo Đại; chính họ đã quay lại chống đối nhà Ngô một cách gay gắt.
Nhưng, con người ta khi quyền hành có trong tay và đang say máu thường hay mù quáng, quẫn trí, làm những việc mất lòng dân mà họ không hay. Trường hợp Nhu - Lệ Xuân cũng vậy. Một đàng Ngô Đình Diệm sợ dư luận thế giới sẽ lên án chế độ nên còn nhún nhường và nhượng bộ một vài yêu sách của Phật giáo, nhưng Lệ Xuân thì lại cương quyết một mất một còn với Phật giáo. Vì vậy, ngày 23.7.1963 Nhu gọi trung tá Trần Thanh Chiêu, Tổng giám đốc Dân vệ đoàn vào dinh gặp Nhu và Lệ Xuân để bàn cách đối phó Phật giáo.
Trung tá Chiêu vốn là một sĩ quan Công giáo cuồng tín, coi Ngô Đình Diệm - Nhu như cha đẻ. Chiêu xin tình nguyện đem mấy trăm phế binh tới chùa Xá Lợi để ăn cạ với truyền đơn tung ra đả đảo các sư sãi. Các phế binh còn định đập phá chùa. Sự thực thì chẳng có phế binh nào theo Chiêu làm cái việc bất kính đối với nhà tu, mà Chiêu chỉ lôi kéo được 100 người tật nguyền trong họ hàng nhà Chiêu. Chính em vợ Chiêu đã kể với tôi là hắn đi “ăn vạ” ở chùa Xá Lợi bữa đó, được Chiêu trả công mỗi người 5.000 đồng.
Ngô Đình Diệm nghe báo tin có phê binh kéo tới chùa Xá Lợi “ăn vạ” và định đập phá chùa, thì thấy kinh hỏi: “Đứa nào làm như rứa! Ai biểu chúng nó làm bậy hỉ?”. Lúc đó, Nguyễn Đình Thuần, Tổng trưởng Quốc phòng, đứng dậy thưa: “Làm như thế này con không biết phải trả lời ra sao với Ủy ban Liên phái”. Diệm hầm hầm nét mặt, cầm ba-ton nện xuống sàn quát: “Cách chức nó ngay. Bỏ tù nó”.
Thế là vụ này Chiêu lãnh đủ, dù Chiêu nghe lệnh miệng của Nhu và Lệ Xuân, nhưng Chiêu nào dám trình là do lệnh của “ông Cố”, “bà Cố”! Ngô Đình Diệm ra lệnh phạt Chiêu 40 ngày trọng cấm, cách chức, cho giải ngũ ngay. Sau đó, trung tá Khôi, Tư lệnh lữ đoàn phòng vệ và tướng Tôn Thất Đính có đích thân xin Ngô Đình Diệm tha cho Chiêu. Ngô Đình Diệm ậm ừ định tha, nhưng sau lại nhất quyết bỏ tù và cách chức Chiêu. Vụ này xem ra Chiêu là nạn nhân của một kẻ bầy tôi quá hăng say, trung thành với chế độ, sợ chế độ đổ thì Chiêu cũng ra rìa.
Còn Nhu - Lệ Xuân không dám bênh Chiêu ra mặt, vì lúc đó bên ngoài ai cũng bảo Ngô Đình Diệm phạt Chiêu giả vờ để lấy lòng Phật giáo thôi. Nhưng Nhu - Lệ Xuân thì biết rõ Ngô Đình Diệm giận Chiêu lắm. Nhu nói với Tuyến: “Ông cụ làm như vậy thì từ nay trở đi còn đứa nào dám hăng hái. Chiêu nó có tội gì mà phạt nó như vậy”. Và, Nhu còn bảo: “Ông cụ chỉ làm cho họ (Ủy ban Liên phái) mỗi ngày càng thêm quá khích thôi”. 
(Còn tiếp)

Trần Lệ Xuân: Thăng trầm quyền - tình (Kỳ cuối)
Sau đó, Nhu cho họp Thanh niên Cộng hòa và ra tuyên cáo ủng hộ chính phủ, trong đó Thông cáo số 2 và số 3 yêu cầu loại những phần tử quá khích và Cộng sản ra khỏi hàng ngũ Phật giáo (!). Còn Lệ Xuân thì lại ra mặt công khai thóa mạ các Thượng tọa, như dùng chữ “nướng sư” (ý Lệ Xuân dùng chữ Pháp - rôti). 
Những lời lẽ quá nặng nề này chẳng làm ai bằng lòng dù không phải là Phật tử. Và, để phản ứng lại câu nói bất nhã đối với nhà tu hành khả kính hy sinh vì đạo pháp, ngày 12.8.1963, nữ sinh Mai Tuyết An, một Phật tử của chi hội Phật tử Thị Nghè đã can đảm lấy búa chặt cánh tay trái để cúng dường Phật và kêu gọi tinh thần tranh đấu của sinh viên học sinh. Hành động của Mai Tuyết An, một nữ sinh liễu yếu đào tơ, đã làm tăng thêm không khí đấu tranh sôi sục.
Dương Văn Hiếu nghe được hai tiếng “nướng sư” của Lệ Xuân tuyên bố trước Tòa Đô chánh Sài Gòn, vội vã chạy vào dinh Độc Lập trình Ngô Đình Diệm là bà Cố ăn nói gì mà ghê quá, dùng chữ “nướng sư” thật là ác độc. Ngô Đình Diệm tái mặt, thở dài. Hiếu còn bẩm thêm: “Chúng con đang tiếp xúc bí mật với bên Phật giáo và họ đã xiêu lòng, bây giờ bà Cố lại nói như vậy làm hỏng tất cả”. Một lúc sau, Ngô Đình Diệm nhấc máy điện thoại gọi sang phòng của Lệ Xuân. Ngô Đình Diệm bảo: “Cho nói chuyện với bà Cố vấn gấp”. Dương Văn Hiếu đứng gần nghe Ngô Đình Diệm nói to: “Tui cho biểu mụ im ngay đi”. Rồi Ngô Đình Diệm còn nói vu vơ: “Nói năng gì mà lạ rứa, người ta đang hòa giải, phải thế này rồi nói với người ta thế nào”.
Lệ Xuân bị Ngô Đình Diệm la mắng đáng lẽ phải nhận lỗi và im đi, nhưng bà ta lại chạy sang mách chồng. Nhu bênh vợ và giận kẻ nào tâu với Ngô Đình Diệm, quyết phải tìm ra thủ phạm. Nhu bóp trán suy nghĩ xem sáng nay có ai vào gặp Ngô Đình Diệm không, một lúc sau thì nhớ ra hồi 10 giờ sáng có Dương Văn Hiếu vào phòng Tổng thống. Tức tốc, Nhu nhấc máy điện thoại kêu Hiếu vào trình Nhu gấp. Hiếu biết là việc chẳng lành rồi, vì vụ Lệ Xuân thôi!
Hiếu đã khôn lanh vào dinh, nhưng trình diện Ngô Đình Diệm trước để cầu cứu. Theo sĩ quan tùy viên Đỗ Thọ kể lại, thì lúc đó mặt Hiếu xanh như tàu lá chuối, cắt không ra hạt máu. Hiếu tâu với Ngô Đình Diệm: “Bẩm cụ! Ông Cố vấn cho gọi con vào… ông Cố vấn biết là con có báo cáo với cụ về lời tuyên bố của bà Cố vấn… Bẩm cụ! Con chết với ông Cố vấn”.
Ngô Đình Diệm trầm tư một lúc, rồi hỏi: “Bây giờ anh tính thế nào?” Hiếu thưa ngay: “Trình cụ, nếu ông Cố vấn có hỏi, con xin nói là cụ có nghe qua radio và cụ có hỏi con có biết gì về lời tuyên bố của bà Cố vấn không, thì con nói là có biết”. Ngô Đình Diệm bảo: “Thôi được, anh cứ lên gặp ông Cố vấn, đã có tôi”.  Hiếu lò dò lên phòng Nhu, còn Ngô Đình Diệm thì loay hoay lấy một chiếc radio để trên bàn và ra gọi già Ẩn lại hỏi. Già Ẩn đáp: “Bẩm cái này chạy pin”. Ngô Đình Diệm mỉm cười nói:  “Ờ… ờ… Tìm cho ta cục pin ngay”.

Dương Văn Hiếu vào trình diện Nhu. Với nét mặt lạnh lùng, Nhu hỏi: “Ai vào báo cáo cho ông Cụ?”. Nhu gằn giọng: “Ngoài anh ra thì không có đứa nào báo cáo với ông cụ”. Hiếu trả lời: “Thưa ông Cố vấn, sáng nay con có việc vào trình cụ, có nhẽ cụ nghe radio nên hỏi con có hay biết gì về lời tuyên bố của bà Cố vấn không, con ngay tình không biết nên trả lời cụ là có nghe qua radio”. Nhu cho là Hiếu nói dối vì Nhu biết Ngô Đình Diệm có khi nào nghe radio đâu.
Ngô Đình Diệm thấy Hiếu lâu không trở lại phòng, vội cầm chiếc radio trên tay và mở thật to để chứng tỏ Ngô Đình Diệm có nghe radio và có nghe Lệ Xuân tuyên bố gì đó. Nhu thấy Ngô Đình Diệm lững thững đi vào dáng điệu có vẻ không tự nhiên, Nhu mỉm cười, biết là ông anh đóng kịch, vì vậy sau đó Nhu cũng quên chuyện Hiếu và không phiền trách Hiếu nữa.
Phải nói rằng trong vụ Phật giáo năm 1963, Lệ Xuân là diều hâu thứ thiệt, vì bà ta không bị mặc cảm tôn giáo. Đã có lần Lệ Xuân nói: “Bộ họ mới là Phật tử hay sao? Bố mẹ tôi, cả họ ngoại nhà tôi đều theo Phật giáo. Ai đàn áp ai?”. Chính vì vậy, Nhu cũng bị Lệ Xuân biến thành diều hâu thứ hai.
Những ngày trung tuần tháng 6.1963, khi vụ Phật giáo vừa nổ ra, chưa đi đến hồi quyết liệt và lúc đó vợ chồng Nhu - Lệ Xuân cũng chưa ra mặt công khai chống Phật giáo, hai bên Ngô Đình Diệm và Phật giáo đang đi dần đến chỗ hòa giải. Ủy ban Liên phái Phật giáo và Ủy ban Liên bộ của chính phủ đã đồng ý ký một thông cáo chung để giải quyết 5 nguyện vọng của Phật giáo đưa ra. Bên phía Phật giáo có 3 Thượng tọa là Tâm Châu, Thiện Minh và Thiện Hoa, về phía chính phủ có Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Đình Thuần và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bùi Văn Lương.

Dưới bản thông cáo có Hòa thượng Thích Thanh Khiết “khán” với tư cách  Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Bản thông cáo được trình cho Ngô Đình Diệm xem để ký. Ngô Đình Diệm cầm lên đọc có vẻ thỏa mãn vì nghĩ sẽ êm đẹp. Song, không biết ký vào chỗ nào cho đúng. Việc tuy nhỏ, nhưng lại quan trọng vì “thể diện quốc gia”. Chả lẽ Tổng thống lại ký ngang với Hòa thượng Thích Thanh Khiết, vì dù sao Ngô Đình Diệm cũng đường đường là một “nguyên thủ quốc gia”, còn Hòa thượng Thích Thanh Khiết chỉ là người đứng đầu một hội đoàn trong cộng đồng quốc gia.
Ngô Đình Diệm ngần ngại cầm bút trên tay, còn Nhu suy nghĩ mãi, nhưng chưa đưa ra ý kiến gì. Chẳng ai giải quyết được cái chỗ ký cho hợp lý, để không bị “mất mặt” Tổng thống được, trong khi đứng quanh đó toàn là dân “học rộng biết nhiều”! Cuối cùng, Ngô Đình Diệm đành bảo Thuần: “Cho mời bà Nhu sang đây xem bà ấy có ý kiến nào hay không?”.
Theo như bác sĩ Tuyến cho biết thì nhiều lần Ngô Đình Diệm đã nói: “Đàn bà họ kém về lý luận nhưng trực giác của họ thì hay lắm”. Và, với Lệ Xuân thì điều này có vẻ đúng.
Khi Lệ Xuân vào phòng, Ngô Đình Diệm đưa bản thông cáo cho Lệ Xuân đọc và nói: “Giờ ta ký chỗ nào cho đúng tư cách nguyên thủ quốc gia?”. Lệ Xuân trả lời: “Ký ngang hàng với họ đâu có được. Nếu sau này Phụ nữ Liên đới có chuyện tranh giành với chính phủ đòi chính phủ phải giải quyết nguyện vọng, chính phủ cũng ra thông cáo chung, rồi Tổng thống cũng ký ngang hàng với tôi hay sao?”.
Ngô Đình Diệm suy nghĩ một lúc, hỏi: “Vậy ý kiến của bà?”. Lệ Xuân nói ngay: “Có khó gì đâu. Bây giờ hai bên ký cả rồi. Ông cụ Tịnh Khiết đã ký “khán” như thế này rồi thì Tổng thống ký ở ngoài lề như là bút phê vậy”. Ngô Đình Diệm cho là phải và đồng ý ký. Ngô Đình Diệm cầm bút phê phía ngoài lề bản thông cáo như sau: “Những điều ghi trong bản thông cáo chung đã được tôi chấp thuận trên nguyên tắc ngay từ lúc đầu”. Và, dưới hàng chữ này ký tên Ngô Đình Diệm.
Nhưng, dù bản thông cáo đã được ký, thì chiều ngày 16.6 hơn 100 tăng ni dưới sự hướng dẫn của Thượng tọa Tâm Châu kéo tới trước tư dinh Đại sứ Mỹ để cầu cứu Mỹ và các quốc gia trên thế giới, phải dùng áp lực thuyết phục chính quyền Ngô Đình Diệm thực thi đúng đắn bản thông cáo chung sắp ban hành.
(Hết)