Đồng Hành Việt - Đặt Trọn Niềm Tin!

Dịch trang

Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng

Thông Tin Du Lịch Phổ biến

Tài Liệu Thuyết Minh Đà Lạt Năm 2020 Phần 3


Dâu Tây Đà Lạt
Tạp chí Các nhân tố sinh học của Hà Lan đăng kết quả nghiên cứu cho thấy quả dâu tây là một thứ quả đặc biệt có lợi cho sức khỏe con người. Loại quả này chứa nhiều chất bổ hơn cả cà chua, quả kiwi, hay hoa lơ xanh, những loại thực phẩm nổi tiếng có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa dùng. Giá trị lớn nhất của quả dâu tây là tác dụng chữa bệnh mà người ta không tìm thấy trong bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Trong quả dâu tây có chứa các chất bảo vệ, chống ôxy hóa nhiều gấp 10 lần quả cà chua.
Nhờ khí hậu ôn đới quanh năm mát mẻ, Đà Lạt thích hợp cho rất nhiều loài cây trái, nhất là những loại trái chỉ có ở xứ sở sương mù này như dâu tây. Cây dâu tây có tên khoa học là Fragaria Vesca L., kết quả của sự lai ghép giống F. chiloensis duch và F. Virginiana duch. Người Anh gọi là "strawberry", người Pháp gọi là "fraisier", khi du nhập qua Việt Nam vì có nguồn gốc từ Pháp nên được gọi là dâu tây. Khả năng cung cấp năng lượng của dâu tây không cao (100 gr dâu tây cho khoảng 34 calo) nhưng cung cấp nhiều loại sinh tố cần thiết cho cơ thể con người. Trong phần thịt của quả dâu tây có các loại sinh tố A, B1, B2 và đặc biệt là lượng sinh tố C khá cao, hơn cả cam, dưa hấu. Đây là tính ưu việt của quả dâu tây giúp tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, nhiễm độc, cảm cúm và chống stress, lão hóa (oxy hóa).
Dâu tây Đà Lạt chín nhiều vào mùa xuân, trái to bằng ngón chân cái. Dù dâu tây đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng thật tiếc là việc dùng dâu tây chưa phổ biến lắm ở Việt Nam, chỉ khi khách du lịch lên Đà Lạt mới mua vài ký làm quà tặng người thân. Hiện nay, đang là mùa thu hoạch dâu tây nên giá khá rẻ, khoảng 8.000 đồng/kg tại nhà vườn và ở chợ Đà Lạt khoảng 12.000 - 20.000 đồng/kg. Dâu tây là loại trái cây rất ngon và làm được nhiều món ăn, nước uống bổ dưỡng như: rượu dâu, mứt dâu, mật dâu, cocktail, sinh tố, confiture dâu... Nếu ăn tươi chấm muối thì mới thưởng thức được 50% hương vị, muốn ngon phải chế biến thêm được nhiều món. Sau đây là vài cách làm một món ăn từ dâu tây:
Dâu dầm xoài: dâu ngâm nước và xoài cát thái miếng để tủ lạnh hoặc cho đá vào là một món ăn rất hấp dẫn. Nếu không có xoài, một mình dâu tây vẫn là ngon tuyệt.
Dâu trộn kem: dâu bổ đôi trộn với kem tươi thành món tráng miệng hấp dẫn hoặc bất cứ khi nào tùy thích.
Sinh tố dâu: dâu tây rửa sạch bỏ vào máy xay sinh tố kèm đường, sữa.
Những món này đặc biệt giúp bạn thích thú khi sử dụng vào mùa nắng nóng này.

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt (nhà thờ Con Gà)
Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt là một trong những nhà thờ công giáo ở Việt Nam có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại.
Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú (gần khách sạn Novotel) thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm ĐồngViệt Nam.
Lịch sử
Lịch sử Nhà thờ chính tòa Đà Lạt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt.
Cùng với bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra Đà Lạt, có linh mục Robert thuộc Hội Linh mục Thừa sai Paris (MEP) vào năm 1893. Đến 1917, linh mục quản lý của MEP tại Viễn Đông là cha Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt với mục đích tìm nơi nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ, và đã cho xây dựng một dưỡng viện giáo đồ nay là một phần của nhà xứ. Vào cuối tháng 41920Giám mục Quinton (Giám quản Tổng tòa tại Sài Gòn) ban quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt.[1]
Ngày 10 tháng 51920, linh mục Frédéric Sidot là cha xứ đầu tiên của giáo sở Đà Lạt. Cha Sidot đã cho xây dựng ngôi thánh đường “HIC DOMUS EST DEI” dài 24m, rộng 7m và cao 5m. Nhà thờ này được gắn liền với cánh bên tả dưỡng viện giáo đồ mà cha Nicolas đã cho xây. Cửa chính của nó được cấu trúc theo hình vòng cung nhọn, riêng phần chạm trổ và sơn son thiếp vàng thì theo kiểu Á Đông. Trên vòng cung của cửa chính, có khắc dòng chữ tiếng la tinh “HIC DOMUS EST DEI” (đây là nhà của Thiên Chúa).
Ngày 5 tháng 71922, Giám mục Quiton ban quyết định cho phép Giáo phận Đà Lạt xây một nhà thờ mới: rộng 8m, dài 26m có một tháp chuông cao 16m. Công trình được khánh thành vào ngày 17 tháng 21923. Trên tháp có treo 4 quả chuông do hãng Pacard thuộc tỉnh Savoie (Pháp) chế tạo. Công trình này hiện nay không còn tồn tại.
Nhà thờ chính tòa Đà Lạt hiện nay được chính thức khởi công vào 9 giờ sáng chủ nhật ngày 19 tháng 71931 do giám mục Colomban Dreyer (khâm sứ Toà Thánh tại Đông Dương và Thái Lan) đặt viên đá đầu tiên. Được xây theo đồ án của linh mục Céleste Nicolas, cha sở lúc bấy giờ
Công trình được xây dựng trong suốt 11 năm. Quá trình xây dựng được chia làm 3 đợt như sau:
·   Đợt 1: Xây dựng gian cung thánh, hậu tẩm, 2 gian cánh,hoàn tất vào ngày 30 tháng 31932.
·   Đợt 2: Xây dựng 2 gian giữa và đặt chân móng cho các tháp chuông.
·   Đợt 3: Xây dựng tháp chuông chính, 2 tháp chuông phụ, cầu thang xoắn trôn ốc. Ngày 14 tháng 111934, đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông chính. Ở đỉnh tháp có gắn một con  bằng đồng dài 0,66m, cao 0,58m. Vào tháng 21942, tổ chức nghi thức làm phép và đặt 14 chặng đàng thánh giá trong gian chính của tòa nhà.
Nhà thờ khánh thành ngày 25 tháng 11942.

Kiến trúc
Nhà thờ Con gà được thiết kế theo “kiểu mẫu” của các nhà thờ Công giáo Rôma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.
Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp chuông của nhà thờ có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang.
Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.[1]
Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt chẽ.
Phần áp mái trang trí bằng 70 tấm kính màu do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo, làm cho khung cảnh thánh đường thêm phần huyền ảo.
Tường chịu lực xây dựng bằng gạch đá dày khoảng 30 - 40cm. Trên tường trong nội thất được gắn các bức phù điêu với kích thước 1m x 0,8m, làm bằng vật liệu xi măng và sắt (do nhà điêu khắc Xuân Thi thể hiện). Riêng phần tường ngoài luôn được quét sơn màu hồng, càng tôn thêm sự trang nghiêm của một công trình kiến trúc tôn giáo.
Trên thánh giá có tượng một con gà (cách mặt đất 27m) bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Con gà có thể là biểu tượng của nước Pháp (Coq gaulois: gà trống xứ Gaulle),có thể là biểu tượng của sự sám hối, theo đoạn Tân Ước kể lại việc Chúa Giê-su quở trách Phê-rô (một trong 12 tông đồ của Người): "Ðêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần...".
Cột thu lôi, đế bầu tròn đỡ con gà và chữ thập chỉ bốn hướng đông-tây-nam-bắc được sửa chữa, thay mới vài lần. Con gà xoay theo hướng gió trên một vòng bạc rất nhẹ. Người dân bản xứ kháo nhau rằng con gà là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, con gà quay chiều nào là gió mưa, là nắng tạnh. Thực ra vì con gà ở trên cao, để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió, và thế là con gà quay hướng nào, gió hướng ấy.
Vào dịp Lễ Giáng sinh hàng năm, nơi đây thu hút rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến dự lễ tham quan. Ngoài ra, ở Đà Lạt còn rất nhiều nhà thờ nhỏ hơn trong đó Domaine de Marie (Lãnh địa Đức Bà) và nhà thờ Cam Ly mang những nét đặc trưng riêng.

Ga Xe Lửa Đà Lạt và Tuyến đường sắt tháp Chàm
Nhà ga Đà Lạt xây từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, là ga cổ nhất còn lại ở VN; năm 2001 được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia. Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron  thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 france.
Ga xe lửa Đà Lạt có hình dánh như núi Lang Bian hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng.Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Bian, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.
Đây là một công trình kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, sự tuyệt mỹ của những đường nét họa tiết trang trí đã được nhà nước xếp vào hàng di sản.
Tuyến đường sắt của ga Đà Lạt dài 84km, trong đó xuyên qua 5 hầm rất dốc nên phải sử dụng hệ thống đường ray và đầu máy răng cưa dài 16km. Tuyến đường răng cưa này trở nên độc đáo nhất nước ta và của cả thế giới. Hàng ngày có 3 đội tàu: Tháp Chàm - Đà Lạt - Nha Trang; Tháp Chàm - Đà Lạt; Sài Gòn - Tháp Chàm - Đà Lạt đều đều lăn bánh. Đến năm 1972, khi chiến tranh trở nên ác liệt, tuyến đường sắt này buộc phải ngưng hoạt động.
Hiện nay, tuyến đường sắt Đà Lạt vừa khôi phục lại 7km để phục vụ khách du lịch. Du khách trong và ngoài nước đến đây tham quan rất đông, năm 1998 có 7.984 lượt khách, năm 1999 đón 8.446 du khách và năm 2002, chỉ 10 tháng nhà ga đã đón 7.375 khách, trong đó 3.060 du khách ngoại quốc. Ga Đà Lạt còn là nhà ga “cao nhất” Việt Nam, vì nó nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Hiện nay, cùng với nhà ga Hải Phòng, ga Đà Lạt là nhà ga cổ kính nhất còn lại ở Việt Nam.
Đa số người ta biết đến Đà Lạt có một nhà ga xe lửa Đà Lạt đẹp vào bậc nhất Đông Nam Á, đặc sắc với kiến trúc và xây cất theo kiểu Art-Deco, một kiểu kiến trúc được ưa chuộng và thịnh hành ở Âu Châu và cả thế giới vào đầu thế kỷ thứ 20 từ 1925 đến 1939. Nhưng không mấy ai chú ý đến một điều, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường xe lửa răng cưa (cog railroad), độc đáo và hiếm có trên thế giới. Bạn sẽ ngạc nhiên và kỳ thú khi nói đến đường xe lửa răng cưa! Đúng vậy, hệ thống đường rầy xe lửa loại này có thêm một đường rầy ở chính giữa có răng móc như lưỡi cưa, ăn khớp với bánh xe của đầu tầu kéo cũng có răng, được chế tạo đặc biệt không có ở các đầu tàu xe lửa loại thường, để kéo đoàn tàu lên dốc và để giữ cho đoàn tàu không bị tuột nhanh khi xuống dốc. Chúng ta hãy khảo sát qua để biết công trình khó khăn và làm thế nào để người Pháp đã thiết lập được hệ thống đường xe lửa lên Đà Lạt vào đầu thế kỷ thứ 20.

     Năm 1903, người Pháp bắt đầu kiến tạo đường xe lửa nối liền thành phố Đà Lạt mát mẻ trên cao nguyên và thành phố Phan Rang nóng nực nằm ven duyên hải với mục đích tạo điều kiện giao thông thuận tiện cho các kiều dân Pháp lên sinh sống, làm việc hoặc nghỉ ngơi trên thành phố Đà Lạt có khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Đoạn đường xe lửa Đà Lạt-Tháp Chàm chỉ có 84 cây số. 41 cây số từ Tháp Chàm đến Sông Pha (Krong Pha) được hoàn tất và xử dụng từ năm 1919 còn 43 cây số từ Sông Pha lên Đà Lạt phải mãi đến năm 1932, 13 năm sau mới hoàn tất và xử dụng được, 43 cây số cuối cùng này là núi đồi dốc, 3 nơi phải làm hệ thống đường rày có móc răng cưa và 5 chỗ phải làm đường hầm xuyên qua núi. Tổng cộng công trình kiến tạo là 30 năm để hoàn tất 84 cây số đường xe lửa Phan Rang-Đà Lạt.
     Tiến trình kiến tạo đường xe lửa Tháp Chàm-Đà Lạt:
Khởi đầu từ 1893 đến 1913:
- Từ Tháp Chàm (Tourcham) đến Tân Kỳ, 41 Km, hoàn tất và xử dụng năm 1913.
- 1919 hoàn tất từ Tân Mỹ đến Sông Pha (Krongpha)
- 1928 - - -   từ Sông Pha đến Eo Gió (Bellevue)
- 1929 - - -   từ Eo Gió đến Đơn Dương (Dran)
- 1930 -   từ  Đơn Dương đến Trạm Hành (Arbre Broye)
- 1933 - - - - từ Trạm Hành đến Đà Lạt
tổng cộng 84 Km từ Tháp Chàm (tourcham) đến Đà Lạt.
     Năm 1932, hai  kiến trúc sư người Pháp, ông Moncet và Reveron thiết lập đồ án nhà ga xe lửa Đà Lạt và thuê một công ty Việt Nam để xây cất cách Hồ Xuân Hương khoảng 2 Km. Nhà ga được thiết kế đặc biệt theo kiểu Tây phương cộng thêm một vài điểm đặc thù của vùng cao nguyên, phòng hành khách chính giữa mái cao và dốc. Nhà ga được chia làm ba gian nhà, mỗi gian đều rộng lớn với những cửa kính mầu và trần hình vòm cung.
     Sau khi đường Hỏa Xa Lâm Viên với đường xe lửa có răng cưa (Cog railway) hoàn tất. Công ty Hỏa Xa “Chemin De Fer” (CFI) của Pháp nhập cảng đầu máy xe lửa chạy được trên đường xe lửa răng cưa vào Việt Nam làm hai đợt.
- Đợt đầu 7 đầu máy. 5 đầu tầu kiểu HG 4/4 của công ty Thụy sĩ SLM Winterthurand (Schweizerische Lokomotiv- und Maschinenfabrik Esslingen) và 2 đầu tầu cũng kiểu  HG 4/4 do Công Ty của Đức (German MFE - Maschinenfabrik Esslingen) sản xuất.
- Đợt hai, giữa năm 1930 - 1947 công ty CFI mua được 6 đầu máy cũ (used locomotives) của công ty Swiss FO (Furka-Oberwald), 2 loại HG 4/4 (serial number CFI 40-308 và 40-309) năm 1930 và 4 kiểu HG 3/4 (serial number CFI 31-201 đến 31-204 ) năm 1947.
     Trong thời gian Nhật chiếm đóng Đông Dương, công ty CFI bị lấy mất 3 đầu tầu HG 4/4 không giấy tờ. Số đầu máy còn lại sau này khi người Pháp rút lui khỏi Việt Nam được chuyển giao cho Hỏa Xa Việt Nam. Số hiệu (serial number) của các đầu máy vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi 3 chữ đầu là VHX (hỏa xa Việt Nam) thay vì CFI (Chemin De Fer).
     Với kỹ thuật cổ xưa, đầu máy kéo chạy bằng hơi nước, nấu bằng than, có công xuất từ 600 đến 820 Mã Lực (CV - Chevaux Vapeur). Vì Việt Cộng liên tiếp phá hoại và đặt mìn nên cố gắng lắm hỏa xa Việt Nam mới duy trì được những chuyến xe lửa chạy trên tuyến đường Đà Lạt-Phan Rang cho đến năm 1968, sau đó đành phải ngưng hoạt động.
     Phải mất đến một khoảng thời gian dài 30 năm, với nỗ lực cố gắng lớn lao của người Pháp trong thời kỳ Đông Dương mới kiến tạo được một tuyến đường xe lửa có răng cưa kỳ diệu này (extraordinary cog railway). Chỉ một năm sau ngày cộng sản chiếm miền Nam, năm 1976, Cộng Sản đã tuyên truyền cong queo láo lếu về lịch sử con đường xe lửa Lâm Viên (Langbian railway) và đổ tội cho người khác đã phá hủy con đường sắt lịch sử này. Chúng ta hãy đọc những bài viết lếu láo của Việt Cộng dưới đây:
“Đà Lạt được tạo dựng năm 1907 . . . .
Nhà ga Sông Pha và cây cầu sắt đen gần đó là dấu vết, tàn tích sự hiện diện của người Pháp tại Việt Nam .
     Người Pháp dự định kiến tạo một đường hỏa xa từ Đà Lạt đến thành phố duyên hải Phan Rang. Con đường xe lửa này phải vượt qua những giải núi, những đèo đẹp nhất ở Việt Nam , Đèo Dran và Đèo Sông Pha mà người Pháp gọi là Đèo Bellevue .Đường xe lửa Sông Pha là một trong hai đường xe lửa răng cưa (Cog railway) duy nhất trên thế giới nhưng đã không được hoàn tất sau khi người Pháp rút lui (Was unfinish after the French withdrawal).
Mặc dù, vẫn còn có thể tìm thấy bên cạnh đường ..... rất nhiều dấu tích về con đường sắt ấy. 
“ ... Ngay sau khi nhà ga xe lửa Đà Lạt được xử dụng năm 1936, những chuyến xe lửa với đầu máy kéo mới toanh của Nhật chuyên chở hành khách và hàng hóa chạy trên ba tuyến đường: Tháp Chàm - Đà Lạt, Nha Trang - Tháp Chàm - Đà Lạt, và Saigon (nay là thành phố Hồ Chí Minh) - Tháp Chàm - Đà Lạt. Nhà ga Đà Lạt có ba đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước được đốt bằng củi, đun sôi 12 thước khối nước, hơi nước tạo sức kéo lên đến 700 tấn. Vì bị Mỹ ném bom, nên những chuyến xe lửa chuyên chở hành khách này chỉ kéo dài được đến năm 1972 sau đó hoàn toàn chấm dứt. Khoảng 20 năm về trước, hai trong ba đầu máy kéo loại chạy trên đường răng cưa này được bán ra ngoại quốc, người ta thấy được trưng bày tại bảo tàng viện ở Hòa Lan”.
    Trên thực tế, những đầu máy xe lửa này được sửa chữa, tân trang và mới đây đã được xử dụng, hoạt động trên dường xe lửa răng cưa Furko của Thụy Sĩ.
    Sau khi giải phóng miền Nam 30/4năm 1975, một điều đáng chú ý là, chính quyền Hà Nội khi phát triển đường xe lửa Thống Nhất Saigon-Hanoi, vì thiếu hụt đường rầy, họ đã ngu xuẩn quyết định tháo gỡ đường rầy đoạn đường Song Pha- Đà Lạt, tưởng rằng có thể giải quyết được việc thiếu hụt đường rầy để hoàn thành đường xe lửa Thống Nhất. Đây không phải chỉ là một sai lầm lớn bởi vì, đường rầy xe lửa của đoạn đường Sông Pha Đà Lạt là loại đường rầy được đặt chế tạo riêng cho đường xe lửa răng cưa với một kỹ thuật sáng chế đặc biệt dùng cho địa thế dốc, có thể chịu được lực ép, sức kéo lớn khủng khiếp khi leo dốc trong một khoảng thời gian dài và trục của đường rầy phải chế tạo toàn bằng loại thép tốt, rất cứng. Ngay cả đến những con ốc và “bu-loong” cũng đặc biệt, khác với loại đường xe lửa thường. Dĩ nhiên những đường rầy này không ăn khớp với loại đường rầy cho xe lửa chạy ở nơi bằng phẳng. Cuối cùng những đoạn đường sắt này thành sắt phế thải, cưa vụn ra bán rẻ lấy tiền. Đúng là một thảm kịch của lịch sử hỏa xa Đông Dương! Nếu đường xe lửa này không bị tháo gỡ, thì ngày nay đã có thể dễ dàng sửa chữa, tân trang để có những chuyến xe lửa du lịch thú vị từ vùng duyên hải Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né lên Đà Lạt . . . . .
     Đường Xe lửa Sông Pha – Đà Lạt cũng tạo thêm nét đẹp cho phong cảnh vùng Đông Nam Á Châu, đặc biệt với loại đầu máy xe lửa cổ điển chạy bằng hơi nước, kéo những toa tàu dài chở hành khách, ngoằn ngèo như con rắn không lồ, chạy ven theo vách núi, lượn theo những sườn núi toàn là thông mọc thẳng đứng. Khi đoàn tàu leo lên đèo Ngoạn Mục (Bellevue pass), hành khách sẽ có cảm giác kỳ diệu với cảnh trí một bên là triền núi xanh, một bên là khoảng không gian mênh mông, bất tận, trải dài đến chân trời mờ mờ phía xa là bờ biển Thái Bình Dương. Phong cảnh thay đổi ngoạn mục theo từng địa thế cho đến khi con tầu lên đến đỉnh, vùng cao nguyên Lâm Viên mù sương, mát dịu và bắt đầu thấy thoang thoảng mùi thơm của rừng thông, của nhựa thông hòa lẫn với mùi gỗ cháy mang theo từ những cột khói tầu phụt ra đen ngòm. Một cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời khó quên.

Ngôi Trường mang dấu ấn Yersin - Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là trường Grand Lycée Yersin) là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Năm 1932 trường Petit Lycée Dalat được đổi tên thành Grand Lycée de Dalat và đến năm 1935 trường có tên là Lycée Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin. Dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp. Hiện nay các tấm ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa. Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có 1 đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ, du khách chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch. Bên trên tháp chuông cũng không còn chuông, đó chỉ là biểu tượng cùa một công trình văn hoá thể hiện sự vươn lên tầm cao trí thức của nhân loại và là nét kiến trúc đặc trưng của vùng Morger quê hương của Alexander Yersin.
Nguyên vật liệu để xây dựng trường Lycée Yersin hầu hết được chuyên chở từ Pháp và các nước châu Âu sang như gạch ép để xây dựng tường và ngói ardoise màu xanh để lợp mái. Đặc biệt là dãy nhà vòng cung với chiều dài phía trước hơn 77m và phía sau gần 90m gồm ba tầng lầu có 24 phòng học.
Trước đây, trường Lycée Yersin chuyên dạy chương trình Pháp. Các quan chức cai trị ở các địa phương khác gởi con em đến ĐL theo học tại trường này. Trong đó có cả con em của những gia đình quyền quý, có địa vị xã hội ở các nước láng giềng như Lao, Cao Miên…cũng được gởi theo học tại đây.

Chùa Linh Sơn
Chùa Linh Sơn (CLS) được xem là một trong những danh lam bậc nhất của TP Hoa ĐL. Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi ở số 120 đường Nguyễn Văn Trỗi, cách trung tâm TP. ĐL gần 1.000m về phía Tây Bắc.
CLS được khởi công xây dựng từ năm 1938 và khánh thành vào năm 1940, do công sức đóng góp của hai ông Nguyễn Văn Tiến, Võ Đình Dung và của nhiều gia đình Phật tử khắp nơi. Kiến trúc của CLS mang phong cách á đông giản dị và hài hoà giữa một khuôn viên rộng lớn có nhiều cây xanh cổ thụ cao thanh thoát như thông, bạch đàn, cây sao…Trước sân chùa là Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và toà bảo tháp 3 tầng có hình bát giác ở phía trái toà ch1nh điện cảng tạo nét uy nghiêm cho khung cảnh của ngôi chùa.
Ngôi chánh điện CLS – ĐL được bài trí trang nghiêm. Đáng chú ý là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang tham thiền nhập định trên toà sen được đúc bằng đồng từ năm 1952 có trọng lượng 1.250kg.
Từ lâu nay, CLS – ĐL là một trong những điểm du lịch tâm linh của nhiều Phật tử và là điểm tham quan được nhiều du khách yêu thích đến vảng cảnh, chiêm bái.

Khu Du Lịch Đồi Mộng Mơ Dấu Ấn Mới của Du Lịch Đà Lạt:
Đà Lạt có khá nhiều địa danh thơ mộng từ lâu đã đi vào tiềm thức của du khách qua âm nhạc và thi ca như hồ Than Thở, thác Cam Ly, thung lũng Tình Yêu…và đến Đà Lạt (ĐL) trong năm 2005 du khách lại bắt gạp thêm một địa danh du lịch mới ra đời: Đồi Mộng Mơ với sức quyến rũ kỳ lạ.
Theo con đường Phù Đổng Thiên Vương trải nhựa phẳng lì rẻ phải, du khách sẽ đặt chân đến đường Mai Anh Đào. Từ xa thấp thoáng những công trình kiến trúc xinh xắn nép mình dưới những tán thông xanh biếc như thì thầm tình tự với cỏ cây. Đó chính là Khu Du Lịch Đồi Mộng Mơ.
Qua khỏi cổng chào có hình căp ngà voi cong vúc như khát vọng vươn tới hạnh phúc của con người, du khách có thể bắt gặp một khung cảnh hữu tình. Bên cạnh cái hồ có con rồng xanh phun nước mát suốt ngày đêm là những vườn thơ và tượng mang tên một thi nhân nổi tiếng: Hàn Mạc Tử. rải rác trên những gốc kiểng là những vần thơ tình “vang bóng một thời” của nhà thơ tài hoa mệnh bạc:
“khách xa gặp lúc mùa xuân chính
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”
Bên cạnh đó là ngôi nhà cổ khoảng 300 năm tuổi bằng gỗ quý vốn là nhà của viên quan thời Tây Sơn từng giúp anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ dựng nước, được đưa từ Bình Định vào và bảo quản gần như nguyên vẹn từ tủ thờ, tràng kỷ đến những cây đòn tay được chạm trổ công phu. Men theo triền đồi, du khách có thể bắt gặp hàng chục loải hoa đang khie sắc tỏa hương, hoa chen lấn nhau, lớp trên, lớp dưới và không biết cơ man nào là lá dá. Hàng ngàn tấn đá được bày viện, xếp đặt một cách hài hòa, nghệ thuật. kế đó là vườn hoa mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – người có những tình khúc vượt không gian và thời gian, lay động hảng triệu trái tim. Nơi đây giữa khung cảnh núi rừng thuần khiết, với tấm lòng yêu quý vô hạn người nhạc sĩ thiên tài, bức tượng bán thân của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được bàn tay điểu khắc gia Phạm Văn Hạng truyền thần. ngồi ở vườn hoa nghe tiếng thông reo vi vu ta có cảm giác như những khúc nhạc trữ tình, sâu lắng của Trịnh tuôn trào:”Lời nảo của cây, lời nào cỏ lạ. Một chiều ngồi say, một đời thật nhẹ. Ngày qua!”
Cách đó không xa sừng sững một trích đoạn từ “Vạn Lý Trường Thành” dài hơn 1.000m uốn khúc qua những sườn đồi thoai thoải. trên từng phiến đá còn khắc dòng chững “Bất đáo trường thành phi hảo hớn” như muốn tái hiện lại một kỳ quann của nhân loại. bên cạnh là khu biểu diễn nghệ thuật dân tộc Tây Nguyên với nhà Rông, sân khấu lộ thiên và mái che hình lưỡi rìu hoành tráng rộng 500m2  có sức chứa 600 người. ngày và đêm tại đây, một ban nhạc gồm hàng chục bạn trẻ dân tộc K’ho bản địa hào hứng biểu diễn những bài hát, những vũ điệu cồng chiêng bên đống lửa hồng và những chóe rượu cần cùng những cuộc giao lưu văn hóa với du khách làm say đắm lòng người. xa xa thấp thoáng dưới tán rừng là những căn nhà Bugalow với đầy đủ tiện nghi có thể giúp du khách nghỉ qua đêm để thưởng thức cảnh “sơn lâm u tịch”. Nếu muốn tổ chức yến tiệc du khách có thể đến với nhà hàng Hạnh Phúc nằm trên đồi với sức chứa lên tới 400 khách.
Thực ra trước đây khu vực này có tên là Khu Du Lịch Hồ Rồng nhưng chỉ có một vườn lan và một con rồng vàng buồn hiu hắt. Với tấm lòng yêu Đà Lạt từ thuở thiếu thời, nhân một chuyến tham quan, Ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch hội đồng quản trị Sacombank cảm thấy tiếc cho một thắng cảnh liền nảy sinh ý tường đầu tư xây dựng nơi đây thành Khu Du Lịch Văn Hóa với thi ca, âm nhạc, những kỳ quan của nhân loại được tái hiện và những đêm giao lưu văn hóa với các dân tộc Tây Nguyên để du khách có nơi vui chơi thưởng lãm sau những giờ ngắm cảnh. thế là ngày 5/3/2003 lễ động thổ diễn ra. Ngày 25/07/2003 Công Ty Cổ Phần Thành Ngọc ra đời theo giấy chứng nhận số 4203000018 của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Lâm Đồng. ngày 3/10/2000 Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh có văn bản số 3296/UB thỏa thuận quy hoạch Đồi Mộng Mơ và cho phép Công Ty Thành Ngọc được thực hiện dự án đầu tư trên diện tích đất là 10ha. Ngày 11/12/2003 Sở Tài Nguyên và Môi Trường ký hợp đồng cho Thành Ngọc thuê 6.367,1 m2 đất tại khu vực nói trên với thời hạn 50 năm nhằm đầu tư xây dựng khu du lịch.
Sau khi nhận được giấy phép của Sở Xây Dựng, Công Ty Thành Ngọc dã cấp tập đầu tư. Anh Trần Mến – Chủ tịch quản trị Công Ty Thành Ngọc kể:”Lúc ấy chúng tôi phải huy động đến 16 nhà thầu khác nhau tham gia, mỗi anh một hạng mục. trên công trường lúc nào cũng có gần 200 công nhân làm việc đến 7h tối. để thực hiện “Trích đoạn Vạn Lý Trường Thành” 2 kíp thợ với 30 công nhân phải làm quần quật suốt 2 tháng trời mới xong”
Ai đặt tên cho Khu Du Lịch này là “Đồi Mộng Mơ” và vì sao lấy tên ấy? người đó chính là Ông Thành, chủ tịch hội đồng quản trị Sacombank, ông Thành đã nhiều lần lên Đà Lạt, từ lâu những cái tên Hồ Than Thở, Thung Lũng Tình Yêu…đã đi vào lòng du khách và nhân dân Đà Lạt, chính vì vậy ông muốn Đà Lạt có thêm một địa danh mới hòa quyện vào cảnh sắc thiên nhiên chung quanh khu vực và thành phố nên thơ này, sau nhiều đêm suy nghĩ, ông quyết định đặt cho những quả đồi xinh đẹp mà ông sẽ đầu tư mang cái tên “Đồi Mộng Mơ”. Ban đầu hơn 300.000 lượt khách đến với Khu Du Lịch Đồi Mộng Mơ năm 2004, và Sacombank sẽ luôn tài trợ để Công Ty Thành Ngọc mỗi năm có thêm một sản phẩm mới.
Nói đến tranh thêu, những người yêu nghệ thuần hội họa không ai không biết đến XQ - làng nghề thủ công tuyền thống nổi tiếng của Thành Phố Đà Lạt với những bức tranh sinh động y như thật. Đến nay XQ đã mở rộng ra khắp cả nước và nước ngoài, vó công ty phân phối sản phầm riêng và vinh dự có tên trong sách kỷ lục Việt Nam.

XQ SỬ QUÁN - TRANH THÊU TAY XQ
I/ Sơ Nét Về Công Ty XQ:
Xuất thân từ trong gia đình gốc Huế vốn rất nổi tiếng về nghề thêu trong cung đình. Nghệ nhân Hoàng Thị Xuân đã thừa hưởng những kỷ xảo tinh tế của nghề thêu truyền thống Việt Nam. Nghề thêu càng được thăng hoa khi chị kết hợp cùng chồng là một bác sỹ có tâm hồn nghệ sỹ - anh Võ Văn Quân. Hai vợ chồng đã phối hợp với nhau để khôi phục lại nghề thêu truyền thống.
Từ năm 1990 - 1992, anh chị bắt đầu sáng tác các tác phẩm thêu với chủ đề "Về một quê hương, về một con người" rất Việt Nam. Cuối năm 1992, anh chị bắt đầu lên Đà Lạt mở lớp đào tạo nghệ nhân thêu tay. Đầu năm 1994, tổ hợp tác thêu lụa XQ đầu tiên ở Đà Lạt do anh chị  thành lập với số nghệ nhân là 20 người. Hai năm sau, công ty TNHH XQ Đà Lạt chính thức thành lập, trởi thành công ty thêu đầu tiên ở Lâm Đồng, nhanh chóng nhận được sự ngưỡng mộ của người thưởng ngoạn trong và ngoài nước.
Trải qua biết bao khó khăn vất vả trong buổi đầu tạo dựng cơ nghiệp, XQ hôm nay đã có hơn 10.000 thợ thêu, trong đó có trên 2.000 nghệ nhân, 6 công ty trực thuộc trong nước và nước ngoài. Ngoài ra Công Ty còn xây dựng được mạng lưới bán hàng trên toàn quốc. Để có được thành công như hôm nay, anh chị đã phải xây dựng từ một tổ hợp sản xuất chỉ vỏn vẹn có 20 nghệ nhân. Sự lớn mạnh của XQ càng được khẳng định khi thêu tranh là một nghề thủ công vừa mới được khôi phục, còn gặp vô vàn khó khăn về kỹ thuật, thị trường...
Vợ chồng chủ nhân của hệ thống cửa hàng tranh thêu XQ - Chị Hoàng Thị Xuân và anh Võ Văn Quân tỏ ra là nhà kinh doanh có chất nghệ sỹ khi mới về đây bỏ vốn vào đầu tư lớn  để tạo dựng một trang viên mang tên "Đà Lạt nghệ thuật" nằm gần Thung Lũng Tình Yêu. Trong khuôn viên 12.000m2 trải nghiêng trên sườn đồi giữa vùng trồng rau trù phú, một cơ ngơi khang trang được thiết kế dành cho nghề thêu tay, cho thú thưởng thức và chọn mua tác phẩm thêu tay. các dãy nhà vườn ở đây xây dựng liên hoàn theo phong cách Á đông, có tính toán đến từng chi tiết kiểu dáng dân tộc và phân chia bố cục không gian nhằm tôn vinh nghề thêu. Theo ý tưởng của họa sỹ chủ nhân Võ Văn Quân, kỹ năng thêu may bằng tay là một phần trong phầm chất của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, vì vậy hình ảnh người phụ nữ trước khung thêu phải được đặt tại vị trí đẹp nhất trong không gian trang viên. Còn nữ chủ nhân Hoàng Thị Xuân, người thừa hưởng bí quyết nghề thêu và phương pháp nhuộm chỉ thêu truyền thống mong muốn tạo dựng một cơ sở cho nghề thêu tay thăng hoa bằng những sản phẩm thêu chất lượng cao và có nội dung dân tộc đậc đáo.
Trang viên còn là nơi tham quan cho khách các tour du lịch đặt trước, là nơi gặp gỡ bè bạn, nơi thể nghiệm, trưng bày và biểu diễn nghệ thuật. Những hình thức nghệ thuật tao nhã như thư pháp, cắm hoa, bài trí sắp đặt có không gian để thể hiện. Chủ nhân còn tài trợ cho những cuộc trưng bay hoa phong lan, những buổi trình diễn thời gian thêu, đọc thơ, múa hát dân tộc, họp mặt nghệ sỹ, nghệ nhân các bộ môn nghệ thuật. Họa sỹ Quân lập ra sân chơi này nhằm đề cao nét đẹp văn hóa của người Đà Lạt, đặc biệt là phụ nữ : yêu cái đẹp, hiếu khách, dịu dàng và đặc biệt chăm chỉ...
Ở trung tâm thành phố Đà Lạt có một cửa hàng lớn giới thiệu các sản phẩm thêu thủ công mang tên hiệu: tranh thêu lụa XQ. Khách thăm được HDV tại điểm duyên dáng của cửa hàng mời xem các phòng tranh thêu trưng bày theo từng chủ đề, nghe thuyết minh về  lịch sử nghề thêu truyền thống của Việt Nam và tận mắt tán thưởng đường kim mũi chỉ tinh tế của các cô gái ngồi khoan thai cần mẫn bên khung dêt lụa. Mô hình cửa hàng còn được nhân thêm ở các thành phố: Hồ Chí Minh, Hội An, Nha Trang và Huế. những tấm tranh thêu nhiều đề tài đủ kích cở, thể loại; những món đồ thêu trang nhã, sang trọng, phong phú cùng vẻ dịu dàng nhã năn của các nhân viên sẽ làm quý du khách hài lòng khi chọn mua sản phẩm.
Trên nền nghề thêu, trang viên "Đà Lạt nghệ thuật" hay hệ thống cửa hàng tranh thêu XQ giúp du khách hiểu thêm và cảm nhận một phần văn hóa Việt, về bản sắc dân tộc riêng của Đà Lạt - thành phố du lịch nổi tiếng với các quần thể kiến trúc Pháp thế kỷ XIX nhưng mang nhiều nét đặc sắc của văn hóa các dân tộc Tây Nguyên và các miền vă hóa trẽn đất nước. Trong những cố gắng khuyếch trương du lịch và phát triển ngành nghề thủ công, không gian mà Công Ty XQ tạo dựng thật sống động, chứa đựng nhiều nét văn hóa kinh doanh rất đáng trân trọng.
Nhằm giúp du khách hiểu hơn về các tác phẩm nghệ thuật, Công Ty XQ có đội ngũ bán hàng giỏi về chuyên môn và khá am hiểu về nghệ thuật. Ngoài ra Công Ty còn có đội ngũ chăm sóc sản phẩm sau bán hàng.
Trong đời sống thị trường hiện nay, một làng nghề tranh thêu như XQ phát triển và đi lên được không phải là chuyện dễ dàng. Để làm được điều đó XQ đã  biết cách kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố truyền thống với hơi thở thời đại, làm hồi sinh một sòng tranh nổi tiếng, một làng nghề tưởng chừng chỉ còn trong những câu chuyện huyền thoại.
Bằng sự tài hoa, sáng tạo và khéo léo, những nghệ nhân XQ đã tạo nên nhiều tác phẩm tranh thêu  độc đáo, trở nên nổi tiếng trong nước, ngoài nước. Công Ty XQ đã nhận được nhiều bằng khen, huy chương vàng cho tác phẩm của mình, đồng thời được cấp lãnh đạo trung ương đánh giá cao trong việc phục hồi một ngành nghề truyền thống. Với mong muốn phổ biến và phát triễn hơn nữa tranh thêu truyền thống. Với mong muốn phổ biến và phát triển hơn nữa tranh thêu truyền thống.

II/ NGHÊ THUẬT THÊU TRANH XQ:
Tranh thêu truyền thống Việt Nam thường có  nội dung bị bó hẹp trong phạm vi các tích cổ như: ngư - tiều - canh - độc..", "tùng cúc trúc mai hay "lý ngư vọng nguyệt" mang tính tượng trưng, ước lệ. không muốn rập khuôn những gì đã có, vợ chồng họa sĩ Quân - Quân  đã tìm tòi,tạo ra các mẫu thêu mới. Nhiều mẫu thêu của của XQ đã đứng vững, được thị trường  ưa chuộng như: "Lời nói thiêng", "Khúc hát nguồn cội", "nuôi con lớn lên",...Đặc biệt, tác phẩm "khúc hát nguồn cội" co1` kích thước cao 330 280cm do 9 nghệ nhân làm việc ròng rã suốt 235 ngày đã được ghi vào kỷ lục Việt Nam là t1c phẩm tranh thêu tay lớn nhất. Một tác phẩm tranh thêu tay đẹp và có hồn không chỉ nhờ vào đường kim mũi chỉ mà còn ở sự kết hợp hài hòa giữa tâm hồn nghệ nhân và họa sỹ vẽ lên bức tranh ấy "Khúc hát nguồn cội" hoàn thành từ cảm hứng vượt thời gian trở về nguồn cội với cây cỏ nơi thiên nhiên và con người giao hòa cùng nhau. Đó cũng là âm hưởng chung của tranh thêu XQ, luôn hướng công chúng vào những đề tài quê hương, thiên nhiên, đất nước.
Cùng một mẫu thêu, mỗi nghệ nhân với cảm xúc khác nhau sẽ có nhiều cách phối màu riêng biệt. Mẫu thêu thường được lấy từ tranh, ảnh của các họa sỹ, nhiếp ảnh nổi tiếng, chụp lại trên giấy can, đồ lại bằng kim có gắn đầu chì cacbon cho thêm đậm nét sau đó chuyển tải mẫu vẽ lên vải trắng bằng cách dùng kim thêu xâm những đường nét hoa văn, rắc bột màu, dầu hoa lên mẫu. Tiếp đó, công việc đòi hỏi sự khéo léo và nhẫn nại nhất của nghệ nhân thêu mới bắt đầu. Để hoàn thành một tác phầm tranh thêu, một nhóm thợ 2 - 3 người phải làm việc miệt mài cả tháng trời. Với những bức tranh lớn, nhiều chi tiết phức tạp phải mất 5 - 6 tháng mới xong. Thêu một bức tranh chân dung là phức tạp nhất, phải nhờ vào những nghệ nhân có đôi tay vàng. Trong quá trình ấy, người thợ luôn phải tiếp xúc với không ít hóa chất, bụi màu tương đối độc hại. Một tác phẩm hoàn thành, không chỉ có thợ tay nghề giỏi, mà ở đó còn chứa cả một tâm hồn, lòng nhiệt huyết của cả tập thể.
Những bức tranh thêu của XQ thất lung linh sống động nhờ sự kết hợp màu sắc hết sức hài hòa, tạo cho bức tranh một sức sống mạnh mẽ. Vì vậy, việc chọn màu chỉ cho tranh thêu là cả một nghệ thuật, được tích lũy bằng nhiều năm kinh nghiệm. Ngoài những loại chỉ màu công nghiệp, XQ còn sử dụng nhiều loại chỉ tơ tằm có độ óng mịn tự nhiên tạo cho bức tranh phong cảnh một sự gần gũi với cuộc sống. Việc sử dụng màu chỉ trong tranh thêu còn phụ thuộc vào kích thước, chi tiết của bức tranh, có khi chỉ vài ba màu, nhưng có khi người người thợ phải phối hợp đến hàng trăm màu chỉ khác nhau. Nét sinh động và diễm lệ mà tranh thêu XQ để lại trong lòng người là sự hòa sắc tinh tế ấy. Tất cả ngôn ngữ hội họa được hòa quyện trong nghệ thuật thêu cổ truyền. Chính vì vậy, tranh thêu không đơn thuần để trang trí mà trong từng đường kim mũi chỉ, từng gam màu dường như ẩn chứa số phận của mỗi con người qua mỗi tác phẩm, làm thổn thức không ít trái tim người thưởng ngoạn.

Thung Lũng Tình Yêu
 Thung Lũng Tình Yêu (TLTY)  là một thắng cảnh nổi tiếng nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km về hướng Bắc, đã trở nên rất quen thuỗc đối với nhiều người khi nhắc đến ĐL. Thắng cảnh TLTY này được tạo thành do việc đắp đập ngăn dòng chảy của các con suối nhỏ từ những ngọn đồi xung qnanh tạo nên một hồ lớn là Đa Thiện từ năm 1972.
TLTY chìm sâu giữa những triền đồi với những rừng thông xanh biếc một màu. Đứng trên đỉnh đồi nhìn xuống, TLTY đẹp như một bức tranh tuyệt vời  tuyệt vời có nhữg hồ nước phẳng lặng uốn lượng quanh những quả đồi, những con đường quanh co hướng du khách rẽ đến nhiều nơi  để chiêm ngưỡng đầy đủ vẻ đẹp thiên nhiên của danh thắng này ở nhiều góc độ khác nhau. Xa xa là đỉnh Lang Bian thấp thoáng ẩn hiện trong làn sương giăng.
Khu người Pháp đến ĐL, họ đặt tên cho Thung Lũng là Vallée D’Amour. Dưới thời vua Bảo Đại, thắng cảnh  này được gọi là Thung Lũng Hoà Bình. Năm 1953, Chủ Tịch Hội Đồng Thị Xã Nguyễn Vỹ có chủ trương thay đổi một số tên địa danh và tên đường phố từ tiếng nước ngoài trở thành tên việt để thể hiện bản sắc văn hoá độc lập của dân tộc và tên gọi cũ của người Pháp Vallée D’Amour được dịch sang tiếng Việt là Thung Lũng Tình Yêu. Tên gọi này tồn tại cho đến nay.
Ngày ngay, TLTY đã là nơi tham quan, hẹn hò lý tưởng của du khách và những đôi lứa yêu nhau. Ngồi tựa lưng  vào gốc thông trên những quả đồi để thả hồn theo những làn mây bay mà cảm nhận sự gần gũi của đất trời bao la, hay cùng người thân yêu đắm mình vào cõi riêng giữa không gian yên ắng của mặt hồ bằng canô du ngoạn đến một thế giới riêng để thấy được cõi lòng mình với thiên nhiên. Tất cả những cảm xúc đó sẽ mang lại cho con tim du khách cảm giác xao động một lần đến Đà Lạt.

NHÀ THỜ DOMAINE DE MARIE
Nhà thờ Domaine de Marie, hay Lãnh địa Đức Bà, hay còn gọi là Nhà thờ Mai Anh (vì nằm trên ngọn đồi có nhiều hoa anh đào-đồi Mai Anh) là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn với tổng diện tích là 12ha nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về phía tây nam. do phu nhân Nee Suzanne Humbert của toàn quyền Jean Decoux đứng ra quyên góp của nhiều giáo dân từ những năm 1938 - 1943. Nhà thờ được xây dựng lại theo lối kiến trúc độc đáo hơn bất cứ nhà thờ nào khác ở Đà Lạt, nhà thờ được xây dựng bằng một chất kết dính và vôi, mật mía, và một số vật phụ gia khác.
Nhà thờ được xây dựng từ năm 1930 cho đến 1943 theo phong cách châu Âu của thế kỷ 17. Nhà thờ có sự kết hợp hài hòa giữa các kiểu kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân gian của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Bố cục kiến trúc nhà thờ này có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây. Vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn: chiều rộng 11m và chiều dài là 33 m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính.
Tiền đình được thiết kế là một hình tam giác cân, trên đỉnh nhọn của nóc mái có gắn một cây thánh giá, phía trước được tô điểm bởi các cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác. Chính giữa mặt đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng hình tròn. Chi tiết này thường xuất hiện trong các nhà thờ của Pháp cuối thế kỷ XVII.
Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Mái nhà có độ dốc khá lớn, được lợp ngói màu đỏ sản xuất ở Việt Nam. Hệ vì kèo gỗ được chế tạo tinh vi góp phần vào việc hình thành một không gian nội thất trong nhà thờ. Các cửa sổ mái nhô ra từ phần mái lớn vừa tạo những điểm nhấn duyên dáng cho một diện tích mái khá lớn, vừa là nơi gắn những tấm kính màu (xuất sứ từ Pháp) chiếu sáng cho không gian thánh đường thêm phần lung linh, huyền ảo.
Phần tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng Normandie (miền Bắc nước Pháp). Tường dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong, do đó ở mặt bên của công trình có thể nhận thấy rõ các mảng đặc – rỗng, sắc độ đậm nhạt -sáng tối, làm cho mặt bên của công trình càng thêm ấn tượng và độc đáo.
Nhà thờ không có tháp chuông như nhiều nhà thờ khác. Trong nhà thờ có tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu tạc theo hình mẫu của phụ nữ Việt Nam, do Jonchère – một kiến trúc sư người Pháp thiết kế, cao 3 m nặng 1 tấn, được làm năm 1943 và do bà phu nhân toàn quyền Đông Dương Decoux (Suzanne Humbert) dâng cúng.
Chính Đức Cha Jean Cassaiga, (người đã sáng lập ra trại phong Di Linh và qua đời tại nay) làm phép ngày 15/8/1944. Theo lịch sữ ghi lại 17h ngày 27/11/1830 tại nguyện đường của nhà Mẹ Tu Hội Nữ Tu Bác Ái đường Du Bac Paris, Đức mẹ đã hiện ra với chị tập sinh Catarina Labure trong giờ nguyện ngẫm, chị thấy Đức Mẹ đứng trên một quả địa cầu, rọi ánh sáng hào quang.
Phía sau nhà thờ là phần mộ của bà Decoux. Khi xây dựng nhà thờ, vị phu nhân toàn quyền Đông Dương có tâm nguyện là lúc mất người sẽ được chôn ở đây. Vào năm 1944 trên đường đi hoà giải mâu thuẩn giữa Bà Nam Phương Hoàng hậu và Bà Mộng Điệp. Bà đã bị giao thông trên đoạn đường Khe Sanh, bà đã được người dân nơi nay đưa vào bệnh viện Lâm Đồng, nhưng do nặng quá nên một tháng sau Bà đã chết lúc 16h ngày 16/1/1944. Thi hài Bà đã được chôn cất tại hành lang sau nhà thờ, trong khuôn viên của một vườn hoa thoáng mát và rộng lớn, như yêu cầu của Bà lúc còn sống.
Nhà thờ Domain De Marie chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường. Vì vậy, dưới ánh nắng Nhà thờ như sáng rực hẳn lên.
Vào khuôn viên nhà thờ chúng ta có thể thấy rất nhiều các loại hoa, đặc biệt là hoa Hải Tiên. Sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới với 3 dãy nhà tầng của dòng Nữ Tu Bác Ái, càng làm tăng thêm vẽ uy nghi, đồ sộ và trang nghiêm cho nhà thờ.Nhà thờ chỉ có tu nữ, họ sống và làm việc ở nay như đan áo lạnh, bán cho du khách và tham quan nơi đây.

Từ nhà thờ Doumaine, du khách có thể theo đường Ngô Quyền đi đến Phân Viện Sinh Học, núi Lang Bian, Thung Lũng Vàng, Hồ Suối Vàng, Thác Ankroet, hoặc có lối đi thẳng đến các khu du lịch Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Tình Yêu, XQ Sử Quán…

Phân Viện Sinh Học
Phân Viện Sinh Học Đà Lạt (PVSHĐL) còn được gọi là Bảo Tàng thiên nhiên Tây Nguyên trực thuôc Viện Khoa Học tự nhiên và Công Nghệ quốc gia, toạ lạc tại số 116 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P7, TP. ĐL. Bảo Tàng là một căn nhà 4 tầng, có 115 phòng, được thành lập từ năm 1985.
PVSHĐL có chín phong, được tổ chức trưng bay các hiện vật gồm động vật và thực vật của các tỉnh Tây Nguyên từ năm 1990. Các loải thực vật đang được nghiên cứu và trưng bay tại đây gồm các loại lan và cây cảnh với khoảng 400 loài. Động vật được trưng bày tại cũng rất phong phú theo từng bộ, lớp như: bộ gậm nhấm gồm nhím đuôi ngắn, dúi mốc lớn, sóc bay, sóc chân vàng, sóc nâu; bộ linh trưởng gồm culi nhỏ voọc vá chân đen, voọc bạc, khỉ cộc, vượn đen, lớp lưỡng thê bò sát như các loải rắn, tò te, thằn lằn, kỳ nhông, cá sấu, trăn, vích, đồi mồi, kỳ đà, rùa núi viền…cùng các loài thú quý hiếm tê giác, bò xám, bò tót, trâu rừng, cà toong, voi, hổ, gấu, vượn đen, nai, cheo cheo, lợn rừng, chó sói, gà gô, tê tê…và một số lớp khác như lớp chim và các loài côn trùng.
Đặc biệt, tại phòng tham quan đầu tiên còn được trưng bày 2 mô hình vũ trụ và mô hình sao kim, sao hoả. Du khách đến tham quan sẽ được giới thiệu về  sự vận hành của các hành tinh trong vũ trụ, sự hoạt động của tàu vũ trụ và vệ tinhnhân tạo.
Nơi tầng ba, tầng bốn của PVSHĐL là nơi nghiên cứu về thực vật: chiết tách các thành phần của cây thông lá đỏ để lấy chất chống ung thư; nuôi cấy các loài mô lan và hoa kiểng; nghiên cứu nuối trồng nấm để đưa ra phương pháp, kỹ thuật phổ biến phục vụ đời sống người dân như: nấm rơm, nấm mỡ…
Mục đích của PVSHĐL nhằm tuyên truyền bảo vệ môi trường sống và cấm săn bắt thú rừng, phục vụ như cầu tham quan của du khách cũng như việc nghiêm cứu học tập cho học sinh sinh viên.

Thác Cam Ly
Cam Ly là thác nước ở gần trung tâm thành phố Đà Lạt, chỉ cách khu Hòa Bình 2,3 km về phía đông - nam.
Thác không đẹp và thường ít nước vào mùa khô nhưng nhờ vị trí gần trung tâm thành phố nên du khách thường ghé thăm.
Dưới chân thác là một vườn hoa nhỏ. Phong cảnh chung quanh thác không còn hoang vu như ngày xưa. Trong khu vực tháp có lăng Nguyễn Hữu Hào với nhiều kiến trúc độc đáo.
Người Lạch gọi thác Cam Ly là Liêng Tô Sra, về sau đổi thành thác Cam Ly mang tên đoạn suối chảy từ Liêng Tô Sra đến sông Đạ Đờng.
Hiện nay, thác Cam Ly do Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt quản lý khai thác nhưng đang trong tình trạng xuống cấp do không được tu bổ, sửa chữa thường xuyên. Lăng Nguyễn Hữu Hào bị đập phá, cảnh quan đang bị phá hủy [1]. Đến đầu năm 2011, thác Cam Ly bị ô nhiễm nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối, nước cạn, là nơi chứa nước thải của thành phố Đà Lạt mà không được xử lí. Dù vậy đến nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục.

Trên đường đến Thác Cam Ly, du khách sẽ gặp ngã 3 đường Huyền Trân Công Chúa bên tay trái cách Thác Cam Ly khoảng 1km. Rẽ trái, đi theo đường Huyền Trân Công Chúa khoảng hơn 1.000m đến nhà thờ cổ Du Sinh.

Nhà Thờ Cổ Du Sinh
Nhà Thờ cổ Du Sinh (NTCDS) toạ lạc trên đồi thuộc số 12B đường Huyền Trân Công Chúa, TP.ĐL. Ngôi thánh đường cổ này được xây dựng tạm năm 1955, do Linh mục Thiên Phong Bửu Dưỡng thành lập cho bà con giáo dân di cư từ miền Bắc vào. Bảo là ‘xây tạm’, bởi vì vị linh mục này có mơ ước xây dựng một ngôi thánh đường mang nét kiến trúc Á Đông, nhưng Cha phải vâng lời thuyên chuyển công tác quá sơm nên giấc mơ không thành.
Linh mục Thiên Phong Bửu Dưỡng là con cháu của các vua triều Nguyễn. Sau một thời gian theo tu học ở các ngôi chùa Phật giáo. Cha gia nhập đạo Thiên Chúa và theo tu học ở dòng thánh Đa Minh, rồi được tấn phong chức Linh mục.
Ngôi nhà thờ tạm cổ vẫn tồn tại cho đến nay với lối kiến trúc Á Đông. Bốn trụ cột của tháp chuông và các cột chính của nhà thờ được làm bằng gỗ, được chạm khắc như hình dáng của cây tre, cây trúc, là hình ảnh thân thương của người Việt. Đường kính của mỗi ‘cột tre, cây trúc’ khổng lồ này khoảng 40cm. Trên thân mỗi cây cột đều được khắc các sòng Kinh thánh hay Thánh vịnh bằng chữ Nôm.
Hiện nay, NTCDS đã xuống cấp nhiều và đang được có kế hoạch trùng tu xây dựng lại nhưng vẫn được duy trì lối kiến trúc độc đáo nguyên thuỷ. Tuy nhiên, đây vẫn là một điểm tham quan thu hút rất nhiều du khách nước ngoài đến Đà Lạt và các du khách quan tâm đến văn hoá kiến trúc cổ.

Hồ Than Thở
Tên hồ đã có trên 200 năm qua, kể từ khi người Việt đặt chân lên miền sơn cước này. Thuở ban sơ, Hồ Than Thở (HTT) chỉ là một hồ nhỏ. Khi người Pháp đến đây phát triển thành phố ĐL, họ cho xây đập chặn nước tạo thành hồ tích nước và đặt tên là Lac des Soupirs. Sau Sắc lệnh số 143/NV ngày 22 – 10 – 1956, hồ này được trở lại tên củ là: Than Thở. Ngoài ra, hồ còn có tên gọi Sương Mai, do buổi sáng sương phủ kín mặt hồ tạo nên cảnh thơ mộng đầy huyền ảo. Nhưng người dân ĐL và du khách vẫn quen gọi là HTT gắn liền với bao truyền thuyết bi ai.
HTT nằm trên ngọn đồi cao, giữa rừng thông vát ngát cách trung tâm TP.ĐL khoảng 6km. Cảnh vật nơi đây im vắng, mặt hồ phẳng lặng, tiếng gió reo vi vu qua răng thông như nức nở khóc thương cho những cuộc tình tan vỡ, và những câu chuyện của họ đã kết thành truyền thuyết còn lưu lại cho đến ngày nay.
Có truyền thuyết kể rằng:’Bên hồ nước xanh biếc giữa núi rừng Lang Bian, chiều chiều có đôi tình yêu Hoàng Tùng và Mai Nương hẹn hò kết mộng, chờ ngày nên duyên. Họ là người Việt ở miền đồng bằng theo cha mẹ lên đây lập nghiệp và gặp nhau quyến luyến như trầu với cau giữa miền sơn quốc này.
Năm 1879, vua Quang Trung từ Huế kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh. Dịp này, nhiều nghĩa sĩ kháp nơi từ đồng bằng đến miền sơn cước, từ trấn Gia Định đến đất Thuận Hoá đều tòng quân tham gia đánh giặc, bảo vệ bờ cõi đất nước. Nơi vùng rừng núi Lang bian của sơn quốc này chàng Hoàng Tùng cũng chia tay nàng Mai Nương để đâu quân theo tiếng gọi của núi sông.
Nơi quê nhà, nàng Mai Nương ngày đêm trông ngóng bóng dáng người yêu trở về. Người không về nhưng tin buồn lại đến : Hoàng Tùng đã hy sinh nơi chiến trường. Lòng đau đớn đến tuyệt vọng, nàng đã trầm mình trong lòng nước xanh, quyết chết theo chàng để giữ vẹn tình chung. Xác nàng được chôn cất quanh hồ.
Mấy tháng sáu, Hoàng Tùng thắng trận trở về . Cảnh củ còn đây nhưng người yêu đã mất, chàng đau khổ đến tận cùng nên gieo mình xuống hồ nước chết theo nàng Mai Nương để minh chứng cho lòng chung thuỷ sắt son’
Cách HTT một con đường là đồi hồng là nơi yên nghỉ của nhiều người, cũng là nơi ghi dấu một thiên tình sử bi thương:’Tâm gốc người Vĩnh Long, là học viên của trường Võ bị Đà Lạt đem lòng yêu thương cô giáo Lê Thị Thào người Đà Lạt. Mỗi ngày từ bãi tập trở về, Tâm thường ghé vào ngôi nhà cạnh HTT và đặt một lá thư tỏ tình dưới mái tranh.
Buổi chiều đi dạy về, Thào mở thư của chàng ra xem và đặt thư hồi âm của nàng vào chỗ cũ. Nàng nhận lời chàng, hai người yêu nhau tha thiết. Bên bờ HTT, hò hẹn ngày kết duyên cau trầu.
Gia đình Tâm biết được chuyện tình con trẻ đành ngăn cấm. Tâm ra lính, nàng ở lại quê nhà chờ ngày Tâm trở về nên duyên. Vào một ngày kia, nàng nhân được tin báo chàng đã tử trận. Quá đau lòng cho duyên phận mình. Thảo ra bờ hồ nơi hai người vẫn thường hò hẹn khóc thương cho mối tình đầu đã sớm chia ly, rồi nàng gieo mình xuống hồ nước để giữ trọn tiết trinh với người mình yêu.
Cuộc đời lắm mưu toan với kịch bản do con người dàn dựng. Tâm từ chiến trường trở về đi tìm người yêu và nhận được hung tin: nàng vì mình mà chết. Không còn gì đau đớn bằng, Tâm vội trở lại đơn vị. Sau đó, chàng cũng đã hy sinh trong một trận chiến khốc liệt. Biết tâm nguyện chung thuỷ của chàng với người yêu, người ta đem xác chàng chôn cạnh mộ nàng như lời xưa hẹn ước. Ít lâu sau, gia đình Tâm cải táng mộ chàng về quê cũ, bỏ lại mộ nàng đơn côi dưới rặng thông oán thoan mỗi khi chiều về’. Hiện nay, du khách đến tham quan HTT thường tìm đến viếng mộ cô Thảo, gởi chút hương hoa cho người con gái bạc mệnh như một sự chia sẻ chân thành cho mối tình tan thương ấy.
Từ đó, mỗi buổi hoàng hôn ngàn thông reo vi vu như khúc nguyện cầu gởi người đã khuất, như lời thở than thương cho mối tình hợp tan, như lời tán dương cho những người con vì nước trọn tình.
‘Hồn thiêng em hãy đợi chờ
Mặt hồ Than Thở bây giờ là đây’
Hiện nay, cạnh phần mộ của cô giáo Lê Thị Thảo có ngôi miếu nhỏ đặt bài vị thờ và tấm bia mộ ghi ngày mất của cô Thảo: 15 – 3 – 1956. Bên trong ngôi miếu có khắc bài thơ như lời điều văn thương tiếc nàng:
‘Nước biếc non xanh dù biến đổi,
Mối tình chung thuỷ Thảo trong Tâm
Chiều chưa xuống mà nắng vàng đã vội tắt,
Đêm chưa về cỏ đã đẫm sương.
Cả núi rừng ngấn lệ tiếc thương,
Cho mối tình ngang trái của
Đôi uyên ương không thành’
Chuyện Hoa Sim Nhạc sĩ : Anh Bằng
Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím. Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim. Có người con gái xuân vời vợi. Tóc còn ngăn ngắn chưa đầy búi. Ngày xưa nàng vẫn yêu màu tím. Chiều chiều lên những đồi hoa sim. Đứng nhìn sim tím hoang biền biệt. Nhớ chồng chinh chiến miền xa xăm .
ĐK: Ôiii ... Lấy chồng chiến binh. Lấy chồng thời chiến chinh. Mấy người đi trở lại. Sợ khi mình đi mãi. Sợ khi mình không về Thì thương người vợ bé bỏng chiều quê. Nhưng không chết người trai khói lửa. Mà chết người em nhỏ hậu phương mà chết người em gái tôi thương. Đời tôi là chiến binh rừng núi. Thường ngày qua những đồi hoa sim. Thấy cành sim chín thương vô bờ. Tiếc người em gái không còn nữa. Tại sao nàng vẫn yêu màu tím? Màu buồn tan tát phải khong em ! Để chiều sim tim hoang biền biệt. Để mình tôi khóc chuyện hoa sim. Để chiều sim tìm hoang biền biệt. Để một mình tôi khóc... Chuyện hoa sim ...

1.Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt.Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím khi còn tóc búi vai! Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến Ai hẹn được ngày về rồi một chiều mây bay. Từ nơi chiến trường đông bắc đó lần ghé về thăm xóm hoàng hôn tắt sau đồi Những chiều hành quân ôi những chiều hành quân tím chiều hoang biền biệt. Một chiều rừng mưa được tin em gái mất chiếc thuyền như vỡ đôi! Phút cuối không nghe được em nói không nhìn được một lần dù một lần đơn sơ. Để không chết người trai khói lửa mà chết người em nhỏ hậu phương tuổi xuân thì

ĐK: Ôi ngày trở lại nhìn đồi sim nay vắng người em thơ ôi đồi sim tím chạy xa tít tan dần theo bóng tối. Xưa xưa nói gì bên em . . .Một người đi chưa về mà đành lỡ ước tơ duyên Nói nói gì cho mây gió. Một rừng đầy hoa sim nên để chiều đi không hết
3.Tím cả chiều hoang nay tím cả chiều hoang đến ngồi bên mộ nàn. Từ dạo hợp hôn nàng không may áo cưới thoáng buồn trên nét mi. Khói buốt bên hương tàn nghi ngút Trên mộ đầy cỏ vàng. Mà đường về thênh thang. Đồi sim vẫn còn trong lối cũ. Giờ thiếu người xưa ấy đồi hoang mới tiêu điều!

Đồi Thông Hai Mộ
Một chiều rừng gió lộng một chiều rừng Nhớ chuyện bên đồi thông.Nàng năm ấy khi tuổi vừa đôi chín.Tâm hồn đang trắng trong. Như chim non khi ăn còn chưa no. Khi co còn chưa ấm.Tuổi thơ ngây bao nhiêu chuyện mưa nắng. Nắng mưa lo một mình. Rồi nàng buồn thơ thẩn chẳng còn ngồi trang điểm qua màu phấn. Để phai úa đến tàn cả hương sắc tháng ngày luôn héo hon. Hoa không tươi khi hay nàng ít nói.Chim muông ngừng tiếng hót. Trời không thương nên đêm đổ giông tố. Cướp đi cuộc đời nàng. Sao người về đây để tìm nhưng. Thôi đã mất còn đâu. Ôi! Buồn làm sao, đồi thông xưa
Nay vắng bóng người yêu. Ôi! đời hợp tan, hợp rồi tan. Như mây kia gặp gió. Chàng tương tư bao năm về bên ấy. Vắng đi từ đấy! Rồi mộ chàng đã được ở cạnh nàng. Như lời xưa thề ước. Nằm hiu hắt đến ngàn thu an giấc dưới mộ sâu đất khô.Qua bao năm rêu xanh phủ che kín. Âm u chẳng nhang khói. Trời xuôi chi trên cây còn lá úa. Lá xanh kia rụng rồi ...

Từ bến xe Liên tỉnh đi theo đường Trần Phú sẽ gặp hai ngã ba bên trái cách nhau khoảng 500m đều mang tên đường Lê Hồng Phong. Bởi đường Lê Hồng Phong có hình bán nguyệt và hai đầu đường đều giáp với đường Trần Phú. Khi đi theo đường Lê Hồng Phong đến tham quan Dinh Bảo Đại, rẻ ngã 3 đường Huỳnh Thúc Kháng đến biệt thự Hằng Nga.

Biệt Thự Hằng Nga
Biệt Thự Hằng Nga (BTHN) còn được gọi là ‘căn nhà quái dị (Crazy House), toạ lạc tại số 3 Huỳnh Thúc Kháng, TP.ĐL. Đây là 1 kiểu biệt thự độc đáo mang hình dáng gốc cây cổ thụ và tổ kiến khổng lồ, một kiểu kiến trúc có một không hai ở Đông Nam Á do chủ nhân là kiến trúc sư Đặng Việt Nga thiết kế và xây dựng.
‘Căn nhà quái dị’ được xây dựng trong một khuôn viên hơn 1.500m2 với ba căn nhà mang hình dáng ngộ nghĩnh. Tất cả những công trình ở đây đã và đang được thực hiện xây dựng từ năm 1990 đến năm 2010, gồm các mục đích ý tưởng của kiến trúc là: trong lòng những góc cây và các phiến đá bị cưa cụt, con người vẫn có thể tạo nên những gian phòng ấm cúng và tiện nghi, thậm chí huyền bí và hấp dẫn.
Toà biệt thự có hình dáng kỳ lạ như gốc cây này được làmg bằng bê tông, có năm tầng, mỗi tầng đều có phòng ngủ thoáng mát với đầy đủ tiện nghi. Lối lên các tầng là một cầu thang uốn lượn quanh thân cây. Mỗi gian phòng trong toà biệt thự này đều được thiết kế theo một chủ đề khác nhau và được đă5t theo tên các loài động thực vật được đặt trong phòng một cách sinh động như: con kiến, con cọp, gấu, đại bàng, quả bầu…Các ô cửa cũng được đục lồi lõm một cách ngẫu hứng và được giấu khéo léo dười các ‘mắt cây’.
Đối diện với các gốc cây là khu vườn nhà tổ kiến với cảnh vật được bày biện, trang trí như một tổ kiến. Từ trần nhà đến cửa đều được thiết kế tuỳ hứng, thả sức uốn lượn không theo một quy luật kiến trúc nào. Từ trên ban công hay những ô cửa sổ, du khách đều có thể ngằm nhìn những công trình và khu vười của lâu đài với những hình dáng ngộ nghĩnh một cách thoáng đãng.
BTHN thiể hiện phong cách sống và làm việc, đồng thời là phongcách sáng tạo của một kiến trúc sư có nhiều ý tưởng la  vượt ra khỏi khuôn mẫu trong kiến trúc. Qua ngôi biệt thự này tác giả của công trình muốn phá thể bằng cách lập nên những hình khối tự do bằng những đường cong và các mặt phẳngtự do, không lệ thuộc vào những nguyên tắc kinh điển trong bố cục hình khối và các đường thẳng, các mặt phẳng vuông vức như thường lệ, sử dụng các không gian mở về bốn phía của gian phòng để tạo sự phong phú cho tầm nhìn bao quanh.
Hiện ngay, mặc dù ngôi biệt thự Hằng Nga vẫn đang tiếp tục xây dựng các công trình, hạng mục còn lại nhưng vẫn là nơi tham quan thú vị của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Các căn phòng ở ngôi biệt thự này đang được đưa vào phục vụ lưu trú cho khách du lịch.

DINH BẢO ĐẠI (Dinh 1,2,3)
Dinh 1
Theo con đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rẽ phải đi trên con dường rợp bóng thông mát rượi nay là đường Hùng Vương, du khách sẽ đặt chân đến Dinh 1. Nơi đây trước kia từng là “Tổng Hành Dinh” của Cựu Hoàng Bảo Đại. Nam 1950, sau khi ký Dụ số 06 và Sắc Lệnh 03 QT/TD thiết lập “Hoàng Triều Cương Thổ”, Bảo Đại (BĐ) quyết định bỏ ra 500.000đ tiền Đông Dương để mua lại ngôi biệt thự này của Paul Dary và cho sửa sang lại toàn bộ nhằm bố trí nơi làm việc cho các quan trong triều Nguyễn ở Đà Lạt.
Trước đó, Nhật đảo chính Pháp năm 1945, một đường hầm bí mật đã được lính Nhật đào từ phía Dinh 1 thông ra đến tận Dinh 2 (Dinh Toàn quyền) dài gần 3,4km, băng qua Sở điện, tẻ nhánh vào các biệt thự 11, 16, 18, 26…nằm trên đường Paul Doummer (nay là đường Trần Hưng Đạo)  nhằm bắt sống các quan Tây trong dinh và các villa. Không biết lính Nhật đào tự bao giờ và đưa đất đá đi đâu, nên khi biến cố “đảo chính” xảy ra thì các quan chức người Pháp ở đây đã hoàn toàn bất ngờ và phải đầu hàng vô điểu kiện!
Ông Nguyễn Đức Hòa – một hầu cận thân tín của cựu hoàng Bảo Đại và mấy đời nguyên thủ quốc gia chế độ sài gòn hiện còn sống ở Đà Lạt cho biết, khi về Dinh này, ông và mộ số phục vụ bên cạnh cựu hoàng Bảo Đại mới phát hiện ra đường hầm bí mật nói trên. Song, Bảo Đại căn dặn “Tuyệt đối không được hé răng”
Năm 1956, Ngô Đình Diệm “hất cẳng” Bảo Đại để lên làm tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa. Ngay lập tức việc tịch thu tài sản của Bảo Đại vả các Hoàng thân, quốc thích được  tiến hành khẩn trương. Đến cuối năm 1958, việc “thay ngôi đổi chủ” mới xong về cơ bản. Dinh dành riêng cho Tổng thống là Dinh 1, Dinh 2 trước đây toàn quyền Decoux dùng làm “Dinh thự mùa hè” được giao cho vợ chồng “cố vấn” Ngô Đình Nhu, còn Dinh 3 – Biệt Điện Bảo Đại thì dành cho các cơ quan khách cấp cao của Ngô Đình Diệm mỗi khi có dịp đến thăm và làm việc tại Đà Lạt.
Khi ấy ông Nguyễn Đức Hòa được Ngô Đình Diệm điểu về phục vụ tại Dinh 1 nên đã có điểu kiện biết rõ từng ngóc ngách trong đường hầm bí mật này.
Sau khi Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc Lập, Ngô Đình Diệm hoảng quá và cũng để phòng xa liền cho gọi nhà thầu Phan Xứng đến ra lệnh đổ bê tông xây dựng lại đường hầm bí mật thật kiên cố để ông có thể thoát thân khi chẳng may xảy ra bất trắc. Đường hầm bí mật được xây dựng từ tầng hai của Dinh, có tam cấp đi xuống phòng làm việc, phòng khách rồi đi ra đến tận sân sau, để đến bãi đáp trực thăng. Đường hầm nằm sâu dưới lòng đất gần 10m nên xem ra khá an toàn. Để xây dựng đường hầm này người ta đã huy động trên 20 thợ sắt, thợ hồ lành nghề đến ăn ở và làm việc tại chỗ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” và công việc kéo dài ròng rã gần 2 năm mới xong. Năm 1960, chẳng may một số nơi trong đường hẩm rạn nứt nên phải đào lên làm lại.
Nhằm đảm bảo “tuyệt mật” Ngô Đình Diệm đã cho xây cửa vào đường hầm ngay cạnh đầu giường trong phòng ngủ của ông ta. Phía trước ngụy trang bằng một giá sách, chỉ cần đây nhẹ sang một bên là có thể bước vào cửa sắt dẫn xuống đường hầm. Nếu đi từ phía toilette thì chỉ cần đây êm bức vách là có thể bước ngay vào miệng đường hầm bí mật.
Ngô Đình Diệm thường xuyên dặn dò cụ Nguyễn Đức Hòa, người biết rõ nhất rằng:”Muốn còn chỗ đội nón thì phải 3 không: không nghe, không thấy, không biết!”. Cứ mỗi lần nhận điện:”Sắp lên” thì cụ Hòa phải hì hục lau dọn đường hầm suốt mấy ngày đêm. Khi nào cũng vậy, vừa đặt chân đến Dinh thì công việc đầu tiên của NĐD là xuống kiểm tra an toàn đường hầm hầm bí mật. Phía dưới đường hầm được chia làm 2 phòng: phòng nghỉ ngơi và làm việc cho tổng thống, phòng điện đài cơ yếu và phòng bào vệ. Có máy phát điện liên tục 24/24 và toàn bộ được điều khiển tự động.
Sau khi xây dựng xong đường hầm bí mật nói trên, những người thợ lành nghề không còn thấy trở về với gia đình nữa! nhiều người cho rằng họ bị “thủ tiêu bí mật” để đảm bảo an toàn cho Tổng thống (?!)
Sau năm 1975, một số đoạn của đường hầm kéo dài từ Dinh 1 đến các biệt thự và Dinh 2 (Dinh Toàn Quyền Decoux) bị sập.
Những năm gần đây Dinh 1 được đưa vào liên doanh với nước ngoài do công ty DRI quản lý. Vừa qua đơn vị này đã cho mở cửa Dinh 1 để đón du khách trong và ngoài nước vào tham quan nhằm có thể hiểu biết thêm về quá khứ đã lùi sâu vào dĩ vãng.

Dinh Toàn Quyền Dexoux (Dinh II)
Được xây dựng vào năm 1937 - là một trong những công trình độc đáo của kiến trúc sư người Pháp tên là He1brand. Cũng có người cho rằng đây là công trình do các kiến trúc sư A. Le1onard, P. Veyssere và A.T.Kruze thiết kế năm 1937. Tòa dinh thự đc kiến trúc theo lối cổ điển kết hợp với hiện đại, năm trên quả đồi cao 1.539m so với mặt biển, có đường hầm bí mật để các: chính khách" có thể thoát thân ra ngoài khi chẳng may xảy ra sự cố. Chính nơi đây là nơi trú ngụ  trong mỗi dịp xuân, hè và là  nơi ẩn nấp trong những giờ phát nguy nan của không chỉ 3 đời Toàn Quyền Đông Dương: Brérie, Catroux và Jean Decoux, mà còn cho cả vợ chồng "cố vấn" tổng thống Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân  và thủ tướng Nguyễn Khánh của chế độ Sài Gòn
Năm 1940, nước Pháp bị phát xít Đức tấn công, chiếm đóng và chính phủ bù nhìn Pétain  thân Đức ra đời. Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Catroux phải bỏ trốn lên Đà Lạt và nương thân tại Dinh này trong một thời gian dài trước khi lánh nạn qua Thái Lan, Miến Điện vì Catroux thuộc phe De Goulle chống Đức nên bị cách chức. Sau đó Catroux trở về Pháp để gia nhập  vào phe chống Phát xít.
Cũng vào năm ấy, J. Decoux được Pe1tain cử sang thay cho Cattroux (1940 - 1945) lai gặp lúc  Nhật đảo chính Pháp nên cũng không  thoát khỏi số phận cay đắng của một viên Toàn quyền bù nhìn. Để  lần tránh nỗi tủi hờn  trong những ngày chua xót ấy,. Decoux đã đưa vợ và 2 đứa con gái nhỏ lên Đà Lạt cư trú tại tòa lâu đài này, lấy cảnh thiên nhiên thơ mộng để làm bạn tri âm, nhưng cuối cùng rồi cũng bị bắt sau ngày Pháp bị sụp đổ. Có lẽ chính vì vậy, tòa dinh thự được gắn liền với tên tuổi của viên Toàn quyền Đông Dương cuối cùng: Dinh Toàn Quyền Decoux.
Bước vào tòa lâu đài, điều khiến mọi người chú ý đầu tiền là tấm bình phong có từ thời Tự Đức, bên trên có khắc 22 bài thờ bằng chữ Hán. Một số người am hiểu cho rằng: sau khi xây dựng xong Dinh, Bảo Đại đã cho chuyển tấm bình phong từ thành nội vào đây làm quà tặng nhằm làm đẹp lòng Toàn quyền Decoux nhân ngày khánh thành. Nhưng một số khác thì lại bảo: Trong thời gian nắm quyền và lưu trú tại đây Ngô Đình Nhu đã cho lấy tấm bình phong từ triều đình Huế  đèm vào làm vật trang trí cho ra vẻ vua chúa! Song, điều đáng quan tâm hơn vẫn là nội dung và nghệ thuật tuyệt vời của những bài thơ Đường Luật được viết  trên tấm bình phong ấy. Trong đó có 18 bài thơ của Tự Đức và 4 bài thơ của các tác giả nổi tiếng khác như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương. Bên cạnh đó là bức họa "Tráng sĩ mài gươm" gợi nhớ một sự kiện bi hùng của tráng sỹ Đặng Dung thời nhà Trần làm cho tướng giặc phải kính cẩn nghiêng mình.
Bức phù điêu "Nàng Chinh Phu" khắc họa hình ảnh người thiếu phụ, nổi bật phía trước là con chiến mã xa mờ thể hiện cái thần của nữ sĩ Hồng Hà - Đoàn Thị Điểm trong "Chinh Phụ Ngâm" - tiếng kêu ai oán của người phụ nữ , của tình yêu  đôi lứa  trong thời buổi chiến tranh, ly loạn. Tấm phù điêu cha con Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Trãi: kẻ bất khuất chịu gông cùm nhìn thẳng vào mặt kẻ thù; người ung dung ngồi viết "Bình Ngô Đại Cáo", một lòng, một dạ sắt son, xả thân cứu nước khỏi ách xâm lược.
Thế nhưng, điều nghịch lý là cũng chính tại nơi đây đã chứng kiến bao nhân vật: chính nghĩa và gian tà, anh hùng và phản tặc, quân tử và tiểu nhân phải ngồi đàm đạo quanh chiếc bàn ô cảm! Đó là sự kiện liên quan đến vận mệnh đất nước Việt Nam: Hội nghị tù bị Đà Lạt chuẩn bị cho Hội Nghị Fontainebleau (Paris) diễn ra từ ngày 19 đến ngày 20/4/1964. Lúc ấy, phái đoàn ta do Nguyễn Tường Tam dẫn đầu. Phái đoàn Pháp do Cao Ủy Đông Dương D'Argenlieu lãnh đạo. Chiều ngày 18/4/1964 hai bên đã có cuộc gặp đầu tiên tại Dinh Toàn Quyền Decoux trước khi bước sang vòng đàm phán chính thức.
Hội nghị bất thành, song cũng từ đá đã đưa dân tộc vào cuộc kháng chiến trường kỳ và chiến thắng lẫy lừng làm vang dội địa cầu: Điện Biên Phủ. Phòng làm việc của Toàn Quyền Đông Dương lần đầu tiên được mở ra sau mấy chục nam im ỉm khóa. Con dấu đồng - vật chứng gần 100 năm thống trị của chính quyền thực dân Pháp hãy còn đó, song tên tuổi của những tay sai người Pháp đã chìm sâu vào trong quá khứ.
Năm 1957, lâu đài tráng lệ này lại rơi vào tay vợ chồng cố vấn Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân. Nơi đây đã diễn ra những cuộc bày mưu định kế để thanh trừng các tướng lĩnh không 'ăn cánh' trong quân đội sài gòn, nhất là hoạch định các kế hoạch chống phá Cách Mạng và những cuộc trăng hoa đẫm máu. Nhiều người hãy còn nhớ: trước khi xảy ra biến cố đảo chính 1/11/1963 họ Ngô đã tiến hành một kế hoạch những tướng lĩnh không chịu phục tùng và phụng sự cho chính sách "Gia đình trị" của họ. Sau đó, Nguyễn Chánh Thi, Dương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng, Nguyễn Văn Lộc...bất mãn  đã kéo quân về vây hãm Dinh Độc Lập lần thứ nhất. Trong những giờ phút "ngàn cân treo sợi tóc" đó, Ngô Đình Diệm đã gọi điện hỏi ý kiến quân sư  Ngô Đình Nhu. Từ Dinh II, Nhu đã phác thảo ra một kế hoạch hoãn binh theo kiểu Hồ Tôn Hiến:"tạm thời đầu hàng" để rồi 35 tiếng đồng hồ sau trở tay "tắm máu" khiến cho 3 viên tướng và 10 viên sĩ quan của chế độ Sài Gòn kẻ thì chết đứng giữa trời trơ trơ, người thì bỏ của chạy lấy người, bay sang Campuchia tạm thời lánh nạn!
Căn phòng của phu nhân toàn quyền Đông Dương ngày xưa, sau đó trởi thành phòng riêng của Trần Lệ Xuân. Năm 1962, biết chồng phải lo tập trung đối phó với các tướng tá nhằm bảo vệ quyền bính cho dòng họ, sau khi gọi điện cho người tình là Trung tướng Trần Văn Đôn, Lệ Xuân đã bí mật bay lên Đà Lạt, tướng Đôn cấp tốc phóng xe lên theo. Những ngày ấy, một cuộc trăng hoa ngây ngất đã xảy ra chính tại nơi này. Trong lúc cả hai đang quấn chặt lấy nhau và chìm đằm trong lạc thú ái ân, thì bỗng cửa phòng bị đạp tung. Một người đàn bà đẫy đà bước vào. Tiếng súng nổ, Lệ Xuân gục xuống. Máu loang thấm đỏ cả drap giường. May mà viên đạn chi mới ghim vào bả vai trái. Tướng Đôn vội vùng dậy can ngăn, người đàn bà nọ mới chịu quay ra xe hơi cùng với một trung đội lính rằn ri chạy một mạch về Sài Gòn.
Sau vụ xì căng đan đó, để tránh lời đàm tiếu độc mồm độc miệng trong thiên hạ, Ngô Đình Nhu đã phải cắn răng thu xếp cho Lệ Xuân đáp máy bay sang Manila (Philippines) để mổ vết thương, gắp đạn ra, điều trị và coi như không có chuyện gì. Có lẽ chính vì sự vị tha ấy của Nhu và kỷ niệm của những cuộc mây mưa mặn nồng với Lệ Xuân nên khi xảy ra đảo chính thực sự vào năm 1963, mấy đứa con nhỏ của Lệ Xuân là: Ngô Đình Trác, Ngô Đình Quỳnh, Ngô Thị Lệ Quyên sau mấy ngày chạy trốn ở Đà Lạt bị bắt và áp giải về Sài Gòn, tường Đôn đã đứng ra bảo lãnh cho 3 đứa trẻ và tìm cách đưa sang La Mã cho Ngô Đình Thục. Ba ngày sau, Lệ Xuân cùng với con gái lớn Lệ Thủy bay từ Mỹ sang Ý, cả gia đình họ gặp nhau trong nước mắt nơi đất khách quê người.
Năm 1964, tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa đã độc chiếm Dinh II làm "Tổng hành dinh". Từ ngày về đây, Nguyễn Khánh đã ra sức tu bổ, cho xây thêm các đường hầm bí mật đến tận sườn đồi theo hướng Đông Nam và Tây Bắc để "dĩ đào vi thượng sách" khi chẳng may xảy ra "đảo chính".
Xuống cầu thang, qua khỏi khu nhà bếp nằm dưới lòng đất, băng qua hầm chứa rượu, du khách có thể bước chân vào miệng đường hầm bí mật rộng chừng 1,5m cao 1m, tất cả đều được xây bằng bê tông cốt thép và có nhiều ngóc ngách. Năm 1968 cũng chính tại Dinh II, đã xảy ra sự kiện quân Giải Phóng bất thần tấn công vào "Tổng hành dinh" này, đánh dập dãy nhà liên binh phòng vệ phía trước và làm chủ Dinh 2 ngày 1 đêm rồi mới rút lui. Sau năm 1975, nhiều đường hầm bí mật ở Dinh II bị sập, nhân viên ở đây phải dùng đất đá lấp lại. Ngày nay, nếu chịu khó đi dạo và quan sát triền đồi ở phía Đông Nam, Tây Bắc, du khách có thể nhìn thấy nhiều dấu vết của đường hầm bí mật.
Dinh toàn quyền quả là một công trình kiến trúc uy nghi và trang nhã, ghi dấu ấn một giai đoạn lịch sử khó quên của thành phố xinh đẹp này.

DINH 3 (DINH BẢO ĐẠI, BIỆT ĐIỆN BẢO ĐẠI)
Dinh Bảo Đại còn gọi là Dinh 3 là một điểm tham quan không thể thiếu khi du khách đến với thành phố Hoa Đà Lạt, Dinh Bảo Đại ko chỉ là một công trinh kiến trúc tiêu biểu của người Pháp tại Đà Lạt mà còn là một dấu ấn lịch sử của chế độ phong kiến tại Việt Nam, đặc biệt Dinh 3 gắn liền với tên tuổi của vua Bảo Đại, là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.
Nằm trên ngọn đồi cao, ẩn hiện giữa rừng thông xanh biếc, ngút ngàn mặc dù được xây dựng cách đây hơn nửa thế kỷ (1933 - 1938)  song Biệt Điện Bào Đại (BĐBĐ) vẫn còn đó những nét độc đáo, gợi cho ta nhớ lại hình ảnh của một Vương triều nhung gấm, vàng son thuở nào.
- Kiến Trúc của Dinh: Biệt Điện (BĐ) có 2 tầng

1/Tầng trệt: Dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng Triều Cương Thổ.
- Gồm có các phòng:
+ Phòng làm việc: gồm một bàn làm việc, trên bàn có 2 chiếc điện thoại (bên phải của vua BĐ, bên trái của Nguyễn Văn Thiệu), dãy cờ tượng trưng cho mối ban giao với các nước trên thế giới, tượng vua BĐ và vua Khải Định, 4 thanh kiếm của thị vệ đại thần.
+ Phòng tiếp khách thân mật: dùng để tiếp những người thân trong hoàng tộc. Có trưng bày cặp sừng nai do BĐ săn được tại núi Lang Bian.
+ Phòng Khánh Tiết: Dùng để hội họp. Chiêu đãi yến tiệc. Trưng bày bức tranh đền Ăngcovat do hoàng thân Xi Ha Núc tặng nhân ngày sinh nhật của BĐ  năm 1951, bản đồ danh lam thắng cảnh tượng trưng cho 3 miền Bắc Trung Nam...ngoài ra còn có phòng Bí Thư  riêng ngay cửa ra vào, phòng vui chơi của công chúa và hoàng tử...

2/ Tầng lầu:
Gồm phòng ngủ của BĐ, hoàng hậu Nam Phương cùng thái tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng. Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng Nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ năm 1939) nên trong phòng trang hoàng toàn màu vàng.
Vua BĐ có một bà vợ chính thức là Hoàng Hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan), con nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Từ năm 1949, khi hoàng hậu Nam Phương đưa các con sang sống và học tập bên Pháp thì BĐ chung vui với 3 thứ phi là Bùi Mộng Điệp, Phi Ánh và bà Jenny Woong (người Hương Cảng). Ba thứ phi ở 3 dinh riêng tại Đà Lạt, mỗi khi cựu hoàng cần thì đưa xe đến đón dùng cơm chiều với ông rồi ở lại luôn trong Dinh. Sáng hôm sau xe đưa các bà trở về dinh của mình. theo nhiều người đã từng phục vụ BĐ kể lại thì cựu hoàng BĐ mê bà Mộng Điệp hơn do bà vừa có sắc đẹp lại trẻ trung. BĐ đã có với bà này 3 người con là hoàng nữ Phương Thảo, 2 hoàng nam Bảo Hoàng và Bảo Sơn.
Sau khi Toàn Quyền Đông Dương có nghị định thành lập tỉnh Lang Bian (06/01/1916), ngày 20/04/1916 Hội Đồng Nhiếp Chính Vua Duy Tân đã cho ban hành dụ thành lập Thị tứ Đà Lạt. năm 1917, Đoàn Đình Duyệt - Thượng thư Bộ Công của triều đình Huế đã vào Đà Lạt nghiên cứu việc  vây dựng hành cung. Thế nhưng phải mất 16 năm sau, năm 1933 đến khi Bảo Đại lên ngôi và chấp nhận làm ông vua bù nhìn cho Pháp thì Biệt Điện mới chính thức được khởi công xây dựng, sau khi BĐBĐ khánh thành, Hoàng Đế Bảo Đại  gần như chuyển  "hộ khẩu thường trú" từ Huế vào Đà Lạt. Thỉnh thoảng, có lễ nghi trọng đại "Đức Kim Thượng" mới chịu rời BĐBĐ về kinh đô Huế  cho có mặt rồi lại "bay" vào thành phố mộng mơ. Rượu ngon, gái đẹp, nhà vua hầu như quên hết chuyện "sơn hà xã tắc" và cũng chẳng thiết tha gì đến "bầu đoàn thê tử"
Mặc dù trong DBĐ có xây phòng riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu, hoàng tử Bảo Long và các công chúa : Phương Mai, Phương Dung, Phương Liên khá lộng lẫy,nhưng phải vào dịp hè, dịp tết các hoàng tử, công chúa mới được vào đây nghỉ  mát độ vài tuần lễ và thăm sức khỏe của Đức Kim thượng.
Xa vợ con, Đức Kim Thượng đâm ra trữ tình và mê săn bắn. Ngày ngày Hoàng đế thức dậy vào lúc 8h sáng và đi ngủ vào lúc 9h đêm. Tất cả mọi việc triều chính hầu như đã có các quan người Pháp coi sóc, nhà vua chỉ việc ăn chơi và tiếp khách. Đức kim thượng thích mặc đồ Tây, ăn cơm Tây hơn là mặc Quốc phục ăn cơm ta. Ngài ít uống rượu nhưng hợp khẩu vị nhất vẫn là Cognac và sau đó là...giai nhân. Mỗi lần đi thưởng ngoạn chẳng may gặp người đẹp thì Hoàng đế "cầm lòng không đậu", chỉ  còn cách mật lệnh cho các quan hầu cận bằng mọi giá phải "điệu" cho bằng được "người ngọc" về Dinh cho thỏa chí mây mưa. Những cuộc tình hối hả, vụng trộm của Đức Kim Thượng thì không sao kể xiết, nhưng da diết nhất vẫn là với những người tình: Mộng Điệp, Phi Ánh, Génie và trước đó là cô vũ nữ Lý Lệ Hà...Song để tránh sự nhòm ngó của quần thần và bàn dân thiên hạ cũng như đối phó với những cơn ghen của Hoàng Hậu Nam Phương, nhà vua phải mua sắm riêng cho mỗi cô tình nhân một căn nhà ở ngoại ô nhằm tiện việc vui vầy duyên cá nước.
Năm 1949, Bảo Đại (BĐ) tặng cho người đẹp Mộng Điệp một ngôi biệt thự khá sang trọng ở đường Paul Doumer (nay là khu tập thể 14 Hùng Vương), sắm cho người tình Génie một căn biệt thự khác ở số 03 Nguyễn Du, mua cho giai nhân Phi Ánh  một căn nhà xinh xắn ở gần Ga Đà Lạt.
Đêm đêm khi màn sương buông trùm xuống thành phố, Đức Kim Thượng lại bí mật  tìm về tổ uyên ương để đắm chìm trong "bể ái nguồn ân". Có những ngày đẹp trời, men tình dậy sóng, nhà vua còn đánh liều cho vời từng nàng vào DBĐ dùng cơm, cùng dạo vườn Thượng Uyển và ở lại chăn gối qua đêm. Nhằm bồi dưỡng cho cơ thể và tăng cường sinh lực sau mỗi đêm "chiến đấu" liên tục, ngoài những món sơn trân, hải vị nhà vua thường phải dùng đến sâm nhung, hổ cốt. Kết quả của những cuộc tình vụng trộm và bỏng cháy. Đức Kim thượng đã để lại cho mỗi người tình một...bầu tâm sự. Mộng Điệp đã có con ngoại hôn với BĐ. Hoàng Hậu Nam Phương và Bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại) biết khá rõ  việc ăn chơi trác táng của nhà vua, nhưng không thể nào can ngăn được, chỉ còn biết trách móc và đau khổ.
Tháng 04/1994, con gái cùa bà Mộng Điệp là Mộng Hiền - một "giọt máu rơi" của BĐ sau bao năm bôn ba nơi đất khách quê người đã tìm về BĐBĐ ở Đà Lạt và xin nghỉ lại qua đêm trong phòng của Cựu hoàng nhằm hồi tưởng lại những giờ phút hồng hoang đầy hạnh phúc và đau đớn của mẹ mình với thiên tử ở chốn tôn nghiêm này.
Trong những ngày tha phương cầu thực  trên Thành Phố Hoa vào những năm 1950, khi  chưa trở thành bà cố vấn, Trần Lệ Xuân cũng đã từng đem nhan sắc của mình vào "yết kiến" BĐ bằng cách dạy đàn Piano nhằm kiếm chác chút đỉnh vàng bạc châu báu về nuôi chồng trong lúc khó khăn, túng thiếu. Ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên, với thân hình căng đầy nhựa sống, lẳng lơ và rạo rực của Lệ Xuân cũng đã khiến một đấng quân vương đa tình như BĐ phải ngây ngất. Còn Lệ Xuận sau những lần được BĐ trọng hành và sủng ái, nàng cũng thường xuyên lui tới để vui hưởng lạc thú ái ân, vì chồng nàng - Ngô Đình Nhu - một tay "bạch diện thư sinh" ốm o, gầy guộc, vốn nghiện thuốc Basto và ngày đêm chỉ biết xào nấu một số học thuyết phương Tây để cố sản sinh ra cái gọi là "Học huyết Cần Lao Nhân Vị" hơn là vui chuyện gối chăn. Sự việc rồi cũng đến tai Ngô Đình Nhu. Bức bối, đau đớn, nhưng Nhu không còn cách nào khác hơn là ngoảnh mặt làm ngơ để cho cô vợ trẻ mặc tình dâng hiến tấm thân vàng ngọc cho BĐ nhằm đổi lấy sự nghiệp và cuộc sống cho họ Ngô trong lúc "vận bỉ thời quan".
Những ngày sống ở BĐ Đà Lạt, ngoài cái thú rượu ngon, gái đẹp, BĐ còn có một đam mê khác nữa là những cuộc đi săn đẫm máu. Hồi ấy, tại đây  luôn có một trung đoàn Ngự Lâm và một tiểu đoàn Danh Dự thường xuyên túc trực để bảo vệ thiên tử. Ngài thường thích tổ chức những cuộc săn với quy mô  lớn và đi thật xa tận Đam Rông, Đắc Tô, Đắc Sút, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Bảo Lộc vì ở những nơi đó có nhiều thú rừng quý hiếm như Min, Hổ, Voi, Tây U (Tê Giác)...
Để chuẩn bị cho một cuộc đi săn cho nhà vua, hầu như các quần thần đều phải vã mồ hôi trán: Nào là đội kinh tượng, nào là phải lo phục dịch ăn uống, an toàn tính mạng cho Đức Kim Thượng. Mỗi lần được lệnh đi săn của Hoàng Đế là phải lo đủ 10 voi, 15 con ngựa Bách Thảo, hơn 10 tay súng thiện xạ để đi theo bảo vệ và ít nhất  cũng phải có 3 đầu bếp giỏi cùng đi để lo việc ẩm thực cho ngài. Trọng trách chỉ huy việc này được giao về cho Lãnh Binh Song và cụ Nguyển Đức Hòa. Chính cụ Hòa đã từng chứng kiến tận mắt nhiều cảnh tượng hãi hùng khi nhà vua và đoàn tùy tùng cùng săn đuổi, tàn sát những con Min (trâu rừng) vô tội một cách không thương tiếc. Cả đàn Min, con nào con ấy tròn trịa nhưng những quả sim rừng đang ung dung gặm cỏ, nghe thấy tiếng vó ngựa của đoàn thiên tử đi săn vội vàng tháo chạy, Nhưng không còn kịp nữa, những họng súng đen ngòm bủa vây từ tứ phía, thi nhau nhả đạn. Chỉ trong phút chốc, Min mẹ, Min con ngả gục, quằn quại trên vũng máu!
Để có thể săn được cọp - loài chúa sơn lâm háu ăn và liều lĩnh, BĐ đã khôn khéo học cách người Pháp đã áp dụng với ngài: lấy thịt Nai ra nhử. Những con Hổ đẹp mã lập tức vồ lấy con mồi, nào ngờ ngay sau đó đã ngã quỵ trước mũi súng của ngài và đoàn tùy tùng. Da của nó được đưa về làm thảm trong Biệt Điện và biếu tặng. Thịt được chia cho mọi người, riêng phần xương được thu vén cẩn thận để nấu cao nhằm bồi dưỡng cho Đức Kim Thượng sau những đêm ái ân mệt mỏi.
Một ngày nọ tại Băng Đung, Hoàng Đế BĐ vừa đưa ống nhòm lên đã phát hiện một đàn voi mẹ, voi con, mới xuống suối uống nước lên đứng phơi nắng, nhẩn nha trên đồng cỏ xanh. Ngay tức khắc, nhà vua ra lệnh cho đoàn tùy tùng dùng dây thòng lọng bủa vây khắp nẻo để chuẩn bị bắt voi con khi chúng tháo chạy. Sau đó, ngài quyết định chọn những con voi bố, mẹ to nhất đồng lọat nổ súng. Những tấm thân bồ tượng ngã xuống! Bầy voi ngơ ngác, hoảng loạn bỏ chạy. Thật không may cho những chú voi con xinh xắn rơi vào bẫy  thòng lọng giăng sẵn. Nhà vua chỉ cần ra lệnh cho các nài voi đưa voi lớn đã thuần dưỡng đến kẹp cổ, xiềng 2 chân trước dắt đi. Trong suốt hàng chục năm trị vì thiên hạ ở BĐĐL, theo cụ Nguyễn Đức Hòa cho biết: BĐ đã bắt sống và giết hại ít nhất 20 con voi theo kiểu như vậy.
Từ sau ngày Hoàng Hậu Nam Phương đưa con sang Pháp định cư (1950 - 1954), BĐ hầu như cấm cung tại BĐĐL để vui hưởng lạc thú. Sau đó, những căn phòng của Hoàng Hậu và các Hoàng tử, Công chúa được dùng làm nơi ngủ nhờ cho một số Hoàng Thân Quốc Thích như: Bửu Lộc, Vĩnh Cẩn và có lúc còn là nơi ngủ qua đêm của Ngô Đình Diệm. Sau năm 1963, BĐBĐ trở thành nơi nghỉ mát của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với vợ con, người tình trong mỗi dịp xuân hè.
Năm 1988, người ta đã phát hiện ra một số bảo vật gồm 122 món ngọc ngà, châu báu của triều Nguyễn do bà Từ Cung (mẹ vua BĐ) đem từ Huế vào. Theo một tài liệu đáng tin cậy thì số bảo vật này là của cải riêng của thái hậu Từ Cung và Cựu hoàng BĐ, được Chính phủ Cách Mạng lâm thời (tháng 9/1945) cho phép tự do sử dụng. Đáng chú ý có nhiều đồ dùng bằng ngọc như thau rửa mặt bằng vàng nạm 16 viên ngọc, các loại bát ngọc, dĩa ngọc, một số đồ dùng bằng vàng. Số bảo vật này đang được lưu giữ tại kho bạc tỉnh Lâm Đồng và chưa dám khui ra vì địa phương rất lo lắng đến phương án bảo vệ. Qua các tài liệu còn lưu giữ được thì có lẽ đây là bộ sưu tập về ngọc đầy đủ nhất, quý giá nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam còn lưu giữ được cho đến ngày nay.
Phía ngoài dinh (từ ngoài vào mé bên trái) vẫn còn hầm rượu của BĐ nằm chìm dưới đất, cửa vào trông ra mé đồi thông. Theo nhiều người kể lại thì ngày trước  BĐ có rất nhiều loại rượu ngoại, chủ yếu là ảnh hưởng của lối sống Pháp. Thường bữa trưa ông thích ăn cơm ta và chiều ăn cơm tây, một điều lạ là ông không thích nhậu nhẹt mà chỉ để tiếp khách. Nếu ăn cơm ta thì dọn các món lên một lần, còn cơm tây thì dọn từng món một.
Dinh BĐ là một Dinh Thự vô cùng trang nhã, nằm trong khung cảnh thơ mộng tuyệt vời có một điều gì đó khó hiểu hơn là một đời sống hưởng thụ của 1 hoàng gia có một ông vua chỉ thích nghi lễ, hình thức bề ngoài lại ham săn bắn, ăn chơi, không có tinh thần trách nhiệm đối với sứ mạng lãnh đạo của ông.

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (Vua Bảo Đại)

" 22/10/1913: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy được sinh ra tại Huế (nhằm ngày 23/9 năm Quý Sửu)
" 28/3/1922: được sách lập Đông Cung Hoàng Thái Tử
" 15/6/1922: cùng vua cha Khải Định xuất hành Tây du để thượng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille
" 6/1922: được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung Kỳ nhận làm con nuôi, cho ăn học tại Pháp
" 11/1925: từ Pháp về nước thọ tang vua cha Khải Định tạ thế ngày 25/11/1925
" 8/1/1926: được tôn lên kế vị, lấy niên hiệu là Bảo Đại, vua thứ 13 triều Nguyễn khi đúng 13 tuổi
" 3/1926: trở lại Pháp để tiếp tục học "nghề làm vua"
" 1932: hồi loan trở về nước chính thức cầm quyền chức vị vua; mở cuộc ngự du đầu tiên trong nước để đi thăm lăng tẩm và chiêm bái vong linh tiên đế nhà Nguyễn
" 12/1933: ngự du Bắc kỳ thăm dân chúng
" 20/3/1934: làm lễ cưới với Jeanne Mariette Nguyễn Hữu Thị Lan (con cái Nguyễn Hữu Hào và Lê Thị Bình - điền chủ đất Gò Công)
" 23/3/1934: sắc phong cho vợ là Nguyễn Hữu Thị Lan là Nam Phương Hoàng Hậu
" 4/1/1936: Nam Phương Hoàng hậu sinh hạ hoàng tử Bảo Long
" 9/3/1945: Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương
" 19/8/1945: Cách mạng Tháng tám thành công, toàn dân đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp và chế độ quân chủ, Bảo Đại xin thoái vị
" 30/8/1945: Bảo Đại chính thức thoái vị và trao ấn kiếm cho đại diện chính phủ lâm thời Việt Nam vừa đuợc thành lập.
" 9/1945: ra Hà Nội nhận chức Cố vấn Tối cao Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
" 6/1/1946: được bầu làm đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
" 16/3/1946: sang thăm Trung Quốc trong phái đoàn nước Việt Nam DCCH và nhân dịp này ở lại Trung Quốc
" 12/1947: sang Luân Đôn gặp một số yếu nhân Anh, Pháp để bàn về vấn đề Việt Nam
" 1/1948: đi Genève gặp một số yếu nhân Pháp để bàn tiếp về vấn đề Việt Nam
" 5/3/1948: từ Genève trở về Hồng Kông
" 24/4/1949: trở về Việt Nam
" 14/6/1949: tại Toà Đô Sảnh Sài Gòn, Cao ủy Pignon và cựu hoàng Bảo Đại trao đổi các văn kiện về Thỏa ước Elysée; Sau đó, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế, để có một địa vị quốc tế hợp pháp
" 2/7/1949: về VN chấp chính với danh nghĩa Quốc trưởng VN
" 16/6/1954: chính phủ Bửu Lộc từ chức; Quốc trưởng Bảo Đại cử Ngô Đình Diệm về nước
" 6/7/1954: Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới
" 30/4/1955: Hội đồng Nhân dân Cách mạng thành lập và tuyên bố truất phế Quốc trưởng Bảo Đại
" 4/10/1955: một Uy ban trưng cầu dân ý thành lập, đưa ý kiến đòi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại và suy tôn Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc trưởng thay thế Bảo Đại
" 15/9/1963: Hoàng hậu Nam Phương tạ thế tại Pháp
" 1982: Cựu hoàng Bảo Đại lấy vợ kế là bà Monique Baudot làm vợ chính thức, có hôn thú và gia nhập đạo Thiên Chúa
" 1/8/1997: Cựu hoàng Bảo Đại tạ thế tại Quân y viện Val de Grace (Paris), thọ 84 tuổi; thi hài được an táng tại Nghĩa trang Công giáo, số 2 Commandant Scholoesing, Quận 16, Paris, Pháp.

VƯỜN HOA MINH TÂM
Vườn hoa Minh Tâm tọa lạc tại 20A đường Khe Sanh , trong một khu vườn có diện tích khoảng 18 hecta đa số là rừng thong. Ban đầu , nơi đây là khu biệt thự của chủ nhân người Pháp tên David , được xây dựng từ năm 1938 . Sauk hi về Pháp , vị chủ nhân người Pháp đã bán lại khu biệt thự này cho ông Nghiệp Đoàn , bố của Minh Tâm .
Từ năm 1990 , khu biệt thự này được dung để khai thác du lịch . Vườn hoa Minh Tâm có nhiều loại hoa quý đẹp khoe sắc như Cẩm Tú Cầu , Cẩm Chướng , Mimosa lá bạc , hoa chống muỗi đa sắc ( pelargonium ) , Phù Dung , hoa xác pháo có màu đỏ rực , hoa hồng với nhiều màu sắc lai tạo … Đặc biệt , trong khu vực kinh doanh hoa của nhiều chủ nhân đang trưng bày nơi đây , có nhiều loài hoa quý tộc được giới thiệu để phục vụ du khách mang về trồng ở điâ phương . Giữa khu vựờnhoa là khách sạn Minh Tâm được cải tạolại từ ngôi biệt thự cũ để phục vụdu khách.
Du khách yêu thiên nhiên đến Đà Lạt thường lưu trú nơi đây để được mãn nhãn ngắm các loài hoa quý trong vườn ,vừa có thể thả hồn mình hòa với rừng thôngxanh trải dài xa tít dưới thung lũng.

CHÙA TÀU VỚI BÀN XOAY KÌ DIỆU
Chùa Thiên Vương Cổ Sát còn gọi là chùa tàu hay chùa Phật Trầm tọa lạc trên một đồi thông cuối đường Khe Sanh được gọi là Đồi Rồng, cách trung tâm Đà Lạt (ĐL) 5km về hướng Đông Bắc
Chùa được hòa thượng Thọ Dã thuộc Hội Quán Triều Châu xây dựng năm 1958 gồm 3 gian nhà bằng gỗ  lộp to6le. Năm 1989, ông Lê Văn Cảnh đã đứng ra trùng tu xây dựng lại chùa, lúc này ngôi nhà giữa đã được tháo dỡ nhằm tạo không gian thoáng cho 2 tòa nhà còn lại.
Tại Từ Tôn Bảo Điện, ngay giữa điện nhà thờ có điện phật Di Lạc, caoo chừng 2m,5m và tượng Phật Thích Ca cao 0,5m, tại 4 góc Bảo điện tượng Tứ Đại Thiên Vương cao 2,6m được đúc bằng xi măng.
Qua khỏi sân chùa là đến Minh Quang Bảo Điện, tại đây thờ Tây Phương Tam Thánh gồm các tượng: Quán Thế Âm Bồ Tát, Phật A Di Đà và Đại Thế Chí Bồ Tát. Đây là những pho tượng quý được tạc từ gỗ trầm cao 4m và năng 1,5 tấn do Hòa Thượng Thọ Dã thỉnh từ bên Hồng Kông năm 1958. Nơi đây cũng còn 2 tượng Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát ở 2 bên vách Bảo Điện.
Phía sau chùa có ngọn đồi trước đây là "cốc" của nhà sư Thọ Dã có một Thích Ca Phật Đài cao chừng 10m nỗi bật giữa đồi thông lộng gió. Hiện chùa chỉ có bà Diệu Anh phụ trách hoa, đèn và chúng tăng.
Trong chùa có một cái bàn xoay mà chúng ta hay gọi là "bàn xoay kỳ diệu" khi du khách đặt tay lên bàn xoay, muốn nó xoay bên nào thì chỉ cần nói: quay trái, quay phải, nhanh lên..." nhiều người cho rằng có linh hồn nào đó điều khiển bàn xoay này. Thật sự, bàn xoay này được làm bằng một loại gỗ (ở vùng Bình Định) có khả năng tích điện, vì vậy khi ta đặt tay lên mặt bàn, lực điện từ của bàn tay tác dụng làm cho cái bàn xoay với lại bàn được thiết kế khá đặc biệt, phần mặt bàn và chân bàn tách rời nhau, mặt bàn có thể xoay nhưng chân vẫn đứng yên (giống như một số bàn ăn kiểu mới quay được lắp đặt trong các nhà hàng sang trọng để cho khách có thể thưởng thức tất cả các món ăn).

VƯỜN HOA TRẦN LÊ GIA TRANG
Vườn hoa này nằm cuối con hẻm nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo . Với diện tích 3.100m2 , vườn hoa Trần Lê Gia Trang được so sánh như một bảo tàng hoa thu nhỏ với hơn 100 loài hoa bản địa và hoa ngoại nhập từ các nước như Pháp , Trung Quốc , Nhật Bản ,Hàn Quốc , Hà Lan…
Năm 2003 ông Trần là chủ nhân của vườn hoa Trần Lê Gia Trang xây dựng ngôi nhà vườn để làm nơi nghị dưỡng ở Đà Lạt , không ngờ nó lại trở thành một điểm du lịch được nhiều người ưa thích , thu hút rất nhiều du khách đến tham quan .
Đối với các vườn hoa tư nhân ở thành phố Đà Lạt , vườn hoa Trần Lê Gia Trang được xem là một trong những vườn hoa đẹp nhất.

LÀNG TRẺ EM SOS ĐÀ LẠT
Làng trẻ em SOS Đà lạt tọa lạc tại số 67-69 đường Hùng Vương , thuộc phường 9 , SOS là những chữ được viết tắt của hai từ có nguồn gốc từ tiếng La Tinh “ Societas Socialist” , có nghĩa là công tác xã hội . Đây là một tổ chức Từ Thiện xã hội phi chính phủ  phi tôn giáo, có trụ sở chính (Head Office ) được đặt tại thủ đôViên của nước Áo và văn phòng tài chính ( Financial Office ) được đặt tại Đức .
SOS hoạt động tại Đà Lạt từ năm 1989 , chuyên nuôi dạy trẻ em mồ côi theo kiểu mẫu gia đình . Nghĩa là , trong khu làng trẻ em SOS có nhiều ngôi nhà ,mỗi ngôi nhà mang một tên goi như Hướng Dương , Đỗ Quyên , Phong Lan , Pensée, Thủy Trúc , Thủy Tiên …mỗi căn nhà có một bà mẹ chăm sóc một đàn con trên dưới 10 trẻ với nhiều lứa tuổi , từ bé nhất đến lớn nhất , giống như anh chị em trong một gia đình . Khi đến tuổi trưởng thành , các trẻ sẽ được tách riêng đến ở tập trungtại một lưu xá hoặc được đưa đi học nghề chuyên môn để ra đời tự lập mưu sinh và hòa nhập vào cuộc sống của cộng đồng . Làng trẻ em SOS Đà Lạt hiện nay có 14 ngôi nhà và một lưu xá với tổng số hơn 130em đang được nuơi dạy tại đây và gần trăm em đang được đi học chuyên môn ở các nơi khác .
Điều kiện để được làm mẹ trong làng trẻ SOS cũng rất nghiêm ngặt . Trước hết , phải là một người phụ nữ hoàn toàn có cuộc sống độc thân , tiếp theo là những yêu cầu lý lịch rõ rang , đạo đức và các chuyên môn khác .
Các em mồ côi từ khắp nơi trong nước được nhận về đây thong qua chính quyền địa phương hoặc cá trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi . Các cháu được đưa về đây nuôi nấng , chăm sóc chu đáo . khi đủ tuổi , các cháu sẽ được đi học theo chương trình phổ thông tại trường Hermann Gmeiner giống như những đứa trẻ bình thường khác . Ở nơi đây , các cháu được hưởng một cuộc sống thanh bình , đầm ấm và hạnh phúc . Các em không phải làm bất cứ một công việc gì , ngoài việc học và vui chơi ,
Trường Hermann Gmeiner tọa lạc cạnh làng trẻ em SOS và trực thuộ tổ chức này . Hermann Gmeiner là một bác sĩ quân y người Áo . Sau đệ nhất thế chiến , ông nhận thấy chính trên quê hương của ông có quá nhiều trẻ em mồ côi và ông đã đứng ra vận động đê thành lập một trung tâm nuôi dạy các trẻ em này .
Sauk hi hoàn tất chương trình phổ thông, các emsẽ được học tiếp lên trung học chuyên nghiệp , hoặc đại học hay một nghành nghề tự chọn . Tổ chức SOS sẽ chăm lo cho các emđến khi các em có thể sống tự lập. Hiện nay, đã có nhiều em trưởng thành được cho đi học tại các trường đào tạo chuyên môn khắp nơi trong cả nước .
Làng trẻ em SOS Đà Lạt có một khung cảnh thơ mộng , thoáng mát với nhiều loài hoa quý được trồng để trang điểm cho vườn nhà . Du Khách có thể đến tham quan và tím hiểu về những sinh hoạt và cuộc sống của các trẻ em mồ côi nơi đây . Ngoài ra , đây cũng là một địa chỉ lý tưởng cho du khách yêu thích công việc xã hội , vừa đi tham quan du lịch lại có cơ hội hoạt động từ thiện .

CHÙA LINH PHƯỚC
Chùa Linh Phước tọa lạc ở số 120, Tự Phước, trại Mát, phường 11, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Chùa nằm phía Đông Bắc thành phố Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 8km, bên quốc lộ 20. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được xây dựng vào năm 1949, hoàn thành vào năm 1952. Chùa đã qua 4 đời trụ trì là: Hòa thượng Thích Minh Thể (1951-1954), Hòa thượng Thích An Hòa (1954-1956), Thượng tọa Thích Quảng Phát (1956-1959) và Hòa thương Thích Minh Đức (1959-1985). Thượng tọa Thích Tâm Vị trụ trì từ năm 1985 đến nay.
Năm 1990, thầy Thích Tâm Vị đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Ngôi chánh điện có chiều dài 33m, chiều rộng 22m, được xây dựng quy mô. Trong điện, bảo tượng đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni uy nghi thiền định trên tòa sen. Hai bên tượng đức Phật là hai bức phù điêu Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Bên trên hai hàng cột rồng khảm mảnh sành là 12 bức phù điêu khảm miểng chén giới thiệu sự tích đức Phật Thích Ca.
Mặt trước chánh điện là tháp Đa Bảo cao 27m. Hai bên tháp là hai lầu chuông, trống. Trong bảo tháp, có những bức phù điêu về sự hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm, những bức phù điêu chạm nổi 500 vị La hán … Ở lầu Đại Bi, có tôn trí bảo tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.
Bên phải bảo tháp là tổ đường, tăng đường và vườn hoa. Cổng Văn Thù và Long Hoa viên ở bên trái ngôi chánh điện. Ở đây có hòn giả sơn, hồ nước, vườn hoa phong lan, cây kiểng và con rồng dài 49m, rộng 1,3m. Vẩy rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia. Đầu rồng vươn cao hơn 7m che phủ tượng Bồ tát Di Lặc ở hòn giả sơn.
Đặc biệt, ở sân trước chùa có tháp chuông cao 36m, treo đại hồng chung nặng 8.500 kg, lớn nhất miền Trung và miền Nam. Đại hồng chung cao 4,38m, đương kính rộng 2,34m. Thân chuông được chạm nổi bốn chữ Linh Phước Tự Chung và nhiều tượng, chùa và hoa văn như : 16 vị Phật; 2 tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn, 2 tượng Chuẩn Đề; 33 vị Tổ Thiền tông Ấn – Hoa; 48 tay cầm bửu bối của Bồ tát Quan Thế Âm; bài thần chú Quảng Bát; bài kệ thỉnh chuông; các cảnh chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Linh Phước (Đà Lạt) và tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ); 4 mặt nguyệt : Xuân, Hạ, Thu, Đông có 8 rồng chầu … Mùa nào, nhà chùa thỉnh chuông vào mặt nguyệt đó.
Thượng tọa Thích Tâm Vị đã tổ chức trọng thể lễ rót đồng đúc đại hồng chung vào ngày 29-8-1999 (19-7 năm Kỷ Mão) và lễ hoàn thành vào ngày 22-11-1999 (15-10 năm Kỷ Mão).
Đến với Đà Lạt, thành phố ngàn hoa ở cao nguyên Lang Biang, nơi có những danh lam thắng cảnh đã là điểm tham quan, lễ bái cho hàng triệu du khách muôn phương: Chùa Linh Sơn, chùa Linh Quang, chùa Linh Phong, chùa Thiên Vương Cổ Sát, thiền viện Trúc Lâm, thiền viện Vạn Hạnh … và chùa Linh Phước.

Các Ngôi Chùa ở Lâm Ðồng
 Chùa Ðại Giác
Thôn Ðại Lào, Xã Lộc Châu
H. Bảo Lộc, T. Lâm Ðồng

Chùa Giác Nguyên
T. Ðường MớI, X. Lạc Nghiệp
H. Ðơn Dương, T. Lâm Ðồng

Chùa Khánh Hỷ
Thị Trấn Ma Ða Guôi
H. Ða Huai, T. Lâm Ðồng

Chùa Linh Phong
72 C Hoàng Hoa Thám
TP. Ðà Lạt, T. Lâm Ðồng

Chùa Linh Quang
133 Hai Bà Trưng
TP. Ðà Lạt, T. Lâm Ðồng

Chùa Linh Sơn
120 Nguyễn Văn Trỗi, P.2
TP. Ðà Lạt, T. Lâm Ðồng

Chùa Linh Thắng
89 Thống Nhất
H. Di Linh, T. Lâm Ðồng

Chùa Quán Thế Âm
15 Bà Huyện Thanh Quan, P.10
TP. Ðà Lạt, T. Lâm Ðồng

Chùa Thiên Vương Cổ Sát
385 Khe Sanh, P. 10
TP. Ðà Lạt, T. Lâm Ðồng

Thiền Viện Trúc Lâm
HT. Thích Thanh Từ
50 Hồ Tuyền Lâm, P.3
TP. Ðà Lạt, T. Lâm Ðồng
ÐT: (63) 827 565
 
Chua LINH PHUOC.
120 Hung Vuong,Phuong 11,
Thanh Pho Da lat.
Tel:(063)814020-825410
 
Chua LINH AN
119 Thi tran Nam Bang,
Huyen Lam Ha,
Tinh Lam Dong
Tel:(063)852713

THÁC HANG CỌP
Thác hang cọp là một thắng cảnh còn rất hoang sơ mới được khai thác từ năm 2000. Khu du lịch sinh thái này có diện tích khoảng 3 hecta trong một mảng rừng rỗng hecta tọa lạc tại thôn Túy Sơn, xã Xuân Thọ , thành phố Đà Lạt . Từ đầu nguồn Phụng Sơn , thác đổ ra sông La Bá và chảy về đập thủy điện Đa Nhim .
Từ quốc lộ 20 vào thác , con đường dốc quanh co dưới những tán thong . Từ xa , du khách có thể nghe tiếng thác đổbởi không gian nơi đây hoàn toàn yên ắng . Thác Hang Cọp có chiều ngang khoảng 10m , cao khoảng 30m . Dòng thác có hai tầng , tầng trên là môt thung lũng nhỏ có dòng suối nhỏ lững lờ trôi qua giữa hai gềnh đá , tấng thư hai nghiêng nghiêng dẫn nước đến đầu ngọn thác và bất ngờ đổ từ trên caoxuống thành màng nước trắng xóa xoáy thành vực sâu rồi lặng lẽ biến mất vào rừng sâu .Vào mùa khô , nước trong xanh và mát lạnh rất thích thú nếu du khách vốc vào bàn tay để rửa mặt hoặc đắm mình trong dòng thác . Xung quanh thác là một cánh rừng thôngbạt ngàn cao thẳng tắp .
Vào năm 1950 , nơi đây là khu rừng rậm có nhiều loài thú dữ và chim muông quý hiếm . Trong đó , có loài thú nổi tiếng thường được gọi là chúa tể sơn lâm hay “ Ông 30 “ đã trú ẩn trong một hang động nơi đây .Vào thời gian ấy , bàn chân của những người thợ săn cũng tìm đến vùng đất này và chúa tể sơn lâmtại đây đã bị một dũng sỹ thợ săn người Chinhk bắn trọng thương một chân . Đau đớn đến lồng lộn bởi vết thương , loài chúa tể này đã giận dữcào cấu , gầm thét lên từng hồi làm vang động cả một cánh rừng rồi uất hận rời hang đi về rừng sâu . Từ đó con người không còn phải hoang mang lo sợ bởi loài thú dữ nơi vùng đất thiêng hoang dã này.
Huyền thoại kể rằng “ Ngày xưa , ở vùng đất của thôn Tây Sơn, xã Xuân Thọ này có một trang trại rất lớn của một phú ông tên là Tư Mạnh , lão phú ông này sống rất khắc nghiệt và độc ác .
Trong đám người làm thuê cho trang trại nhà ông , có chàng Xuân Trường rất khỏe mạnh , cần cù và thông minh . Ban đêm , chàng thường dùng củi đốt để lấy ánh sáng dùi mài king sử và tập luyện võ công . Tính tình chàng hiền hậu và hòa nhã nên được mọi người quý mến . Nhất là tiểu thư Thục Hạnh , người con gái của phú ông luôn bị rung cảm trưốc nhân cách của chàng .
Thục Hạnh xinh đẹp lại nết na , thùy mị và thường hay để ý giúyp người khốn khó . Nàng luông là đối tượng của bao chàng trai giàu có quanh vùng ước ao được kết nghĩa trăm năm . Nhưng , nàng đã lén mẹ , dối cha để hẹn hò cùng chàng Xuân Trường . Biết con gái mình đã có thai với đứa làm thuê trong nhà , phú ông đã tìm cách hành hạ Xuân Trườngbằng mọi cực hình , trói chàng vào gốc cây trước sân nhà và cấm ăn uống .Sau khi được bạn bè giải cứu , chàng đã trốn vào rừng sâu .Những đắng cay bức bách dốn nén , chàng đã đập đầu vào vách tự tử , nhưng chàng không chết mà biến thành hổ .
Sau đó nàng Thục Hạnh được phú ông gả cho một tên vũ phu .Biết vợ mình có thai với người tình cũ , hắn đã đánh đập Thục hạnh dã man và ném con của nàng vào rừng đến chết mất . Sau những trận đòn roi, nàng đã bỏ trốn khỏi nhà chồng và đi lang thang vào rừng sâu tìm Xuân Trường, nhưng không may trượt chân chết dưới vực thác .
Đêm đêm , người tình hóa hổ của nàng đi kiếm ăn và phát hiệnmột xác người trôi dạt ven suối bèn nhảy xuống vớt lên . Thấy xác người còn thoi thóp , hổ đã tìm cách cứu chữa và vun lá khô ủ ấm . Xác người được cứu sống đó chính là Thục Hạnh . Chính sự hiện hữu của người xưa đã giúp đã giúp cho có một luồng điện sinh học cực mạnh có tác động mạnh để đổi lốt trở lại làm người . Hai người nhận ra nhau và kết tóc xe tơ cho đến ngày bạc đầu . “
Hiện nay , trên đầu ngọn thác vẫn còn dấu tích của một cái hang rộng gần 2m và sâu khoảng 5m . Tương truyền , đây là nơi trú ngụ của chúa sơn lâm ngày xưa , gắn liền với câu chuyện huyền thoại của nàng THục Hạnh và Xuân Trường . Cách dòng thác hơn 1.000m có khu vực cắm trại rộng 2 hecta và ngôi làng của dân tộc K’hor đang sinh sống.
Thác Hang Cọp không hung vĩ như những ngọn thác khác ở đất Lâm Đồng .Nhưng còn rất hoang sơ không kém phần lãng mạn và thơ mộng . Du khách rất thích tắm nước mát nơi dòng suối này bởi môi trường trong lành . Đây là một thắng cảnh rất phù hợp với những du khách yêu thích loại hình du lịch sinh thái , dã ngoại .

Núi Lang Biang
Nằm ở độ cao 2.169m so với mặt nước biển, Lanbiang ẩn chứa trong mình truyền thuyết về một tình yêu say đắm, vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến. Lanbiang còn được ví như "nóc nhà" của cao nguyên Lâm Viên, nóc nhà Đà Lạt, là chốn lý tưởng để du khách tận hưỡng những cảm xúc bồng bềnh, là nơi mà bao lữ khách khát khao chinh phục, khám phá những bất ngờ và thỏa chí phưu lưu, tang bồng.
Cách trung tâm Đà Lạt 12km về phía Bắc thuộc địa phận huyện Lạc Dương, hai ngọn Lanbiang sừng sững như một chứng tích thần kỳ. Núi có 2 đỉnh nên còn được gọi là núi Ông và núi Bà. Người dân nơi đây thường gọi tên núi Bà là do quan niệm về chế độ mẫu hệ. Những ngày trời nắng đẹp, từ phía Hồ Xuân Hương, du khách có thể nhìn thấy hai ngọn núi đứng cạnh nhau như để chở che cho nhau. Nhiều người còn ví dãy núi như người phụ nữ đang năm, hai ngọn núi như hai bầu ngực căng tràn sứ sống.
Dường như mỗi cảnh quan, mỗi điểm du lịch ở Đà Lạt đều gắn với một truyền thuyết, huyền thoại. Huyền thoại về núi Lanbiang từ lâu trở thành "nơi không thể không đến" của bao lũ khách khi đặt chân đến vùng đất cao nguyên này. Vẻ đẹp, sức hấp dẫn và bí ẩn của Lanbiang luôn mang đến cho du khách sự ngạc nhiên, tiếp đó là ham thích phiêu lưu, mạo hiểm "tìm đường" chinh phục. Dưới chân núi có các dân tộc thiểu số sinh sống như :Lạch, Cà Ty…sinh sống. Những du khách yêu thích văn hoá truyền thống hay các nhà nghiên cứu Đông y có thể đến đây để tìm hiểu.
Trên đường lên núi ta có thể thấy nhiều loại hoa dại ven đường đi như hoa Dâm Bụt, hoa Hồng Dại…đặc biệt là hoa Mimosa.

*Có huyền thoại  kể về Lang Biang.
Ngày xưa trời có hai người con, chị giá tên Biđúp, em trai tên là Lang Biang.Ngày ấy họ theo tục nhà trời người con gái có mọi quyền hành trong gia đình. Càng lớn Biđúp càng có nhiều quyền lực trong tay nên cô tự kiêu,độc ác và lạnh lùng. Ngược lại Lang Biang thì điềm tĩnh, có trí, anh hùng và tự lập.
Do tính khí dối lập của hai chị em đã xảy ra cuộc chiến giữa hai người, giữa cái thiện và cái ác.Với trí tài cao, dũng mãnh nên Lang Biang đã chiến thắng. Biđúp chịu thua và nhường chỗ cho Lang Biang ngọn núi cao nhất này.

*Chuyện tình Lang Biang:
Ngày xưa ở trên vùng La Thượng Ngự có 2 bộ tộc lớn là Lạt và Sre’. Hai bộ tộc này có mối thù truyền kiếp mà tưởng như không bao giờ xoá được.
Tộc Lạt có vị tù trưởng dũng mãnh, trẻ tuổi tên Lang. Tộc Sre’ có người con gái xinh đẹp tên Biang con gái của tộc trưởng Trềnh. Một hôm Biang đang mải hái hoai bắt bướm thì có một con rắn tinh lao tới tính ăn thịt cô trong lúc đó chàng Lang đi ngang đã ra tay giết tinh để cứu cô gái. Hai người đã có một mối tơ duyên với nhau, nên về nhà thương thầm nhớ trộm nhau. Hai người đem lòng yêu nhau nhưng tộc trưởng Trềnh không đồng ý vì mối hận năm xưa của hai bộ tộc. Quá đau khổ hai người đã tìm đến cái chết để chứng minh tình yêu của nhau và hứa sẽ mãi mãi ở bên nhau. Sau đó 2 linh hồn đã được hai bộ tộc đem về cõi vĩnh hằng và chôn ở núi Bang không hiểu sao thời gian trôi qua hai ngọn núi to dần lên và trở thành ngọn núi Lang Biang ngày nay. Cũng từ 2 cái chết đó mà hai bộ tộc đã xoá thù hận với nhau và sống hoà thuận cho tới bây giờ.
Cuối năm 1999 công ty du lịch Lâm Đồng đã cho xây dựng tại chân núi Lang Biang một khu du lịch có kiến trúc dân dã xinh đẹp và tiện nghi cho việc nghỉ ngơi của du khách. Ngoài ra còn có con đường nhựa để đưa du khách lên đến đỉnh và chiêm nghưỡng cảnh đẹp.
Lang Biang được xem là khu du lịch đặc thù với loại hình du lịch dã ngoại, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân nơi đây. Cả vùng đồi của Lang Biang được bao phủ bằng lớp cỏ dày, cao và xanh mướt vào mùa mưa. Thung lũng là nơi sinh sống của nhiều loại động, thực vật. Lưng chừng núi có một thung lũng khá lớn, nơi tổ chức thành công lễ hội 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Do đó, nó được gọi là Thung lũng trăm năm, được thiết kế như một khu du lịch sinh thái, giải trí. Tại đây, du khách có thể thưởng thức chương trình giao lưu, đốt lửa trại, uống rượu cần với đồng bào dân tộc, nghe họ kể những câu chuyện và văn hoá của dân tộc mình.
Lang Biang còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm với chương trình leo núi, chinh phục đỉnh cao.
Từ trên đỉnh Lang Biang, bạn có thể khám phá vùng đất dưới chân núi, tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây bằng cách men theo đường mòn đi xuống rồi vượt qua những con thác nhỏ để vào làng.
Dù rong ruổi đếm từng bước tìm đến đỉnh núi hay lên bằng xe thì cảm giác lâng lâng trong bạn sẽ còn đọng lại mãi. Trên đỉnh núi, đôi trai gái K’lang và Biang đứng bên nhau, minh chứng cho sự tồn tại vĩnh hằng của mối tình chung thuỷ, du khách đến đây đều thấy yêu hơn dãy núi huyền thoại này.

THIÊN TÌNH SỬ NÚI LANG BIANG
Lang Biang: Ngày 21-6-1893, đoàn thám hiểm người Pháp do bác sĩ Alexandre Yersin dẫn đầu đến thác Prenn sau đó đặt chân lên cao nguyên Lang Biang và đã tìm ra được "xứ hoa đào"! Nhưng truyền thuyết về ngọn núi kiêu dũng và thơ mộng này có từ rất lâu mà người dân bản địa nơi đây vẫn lưu truyền và kể lại trong mỗi mùa xuân về. Một già làng Cơ Ho ngồi bên đống lửa, vừa uống rượu cần vừa chậm rãi kể. Ngày xưa, xưa lắm, vùng La Ngư Thượng - tức Đà Lạt bây giờ đất đai màu mỡ, khí hậu quanh năm mát mẻ. Có nhiều bộ tộc sống ở nơi đây và có hai bộ tộc mạnh nhất là Lạch và Srê. Tộc Lạch có một tù trưởng đẹp trai, khỏe mạnh với một sức mạnh phi thường có thể thắng hàng nghìn thú dữ. Thiếu nữ trong làng không ai "bắt" được chàng về làm chồng vì nghĩ mình không xứng, chàng tên là Lang. Ở bộ tộc Srê có một người con gái mà nhan sắc của nàng làm núi rừng phải nghiêng ngả, thú dữ phải bỏ chạy. Vì nhan sắc tuyệt trần đó nên có hai con rắn hồ tinh ghen ghét và kiên quyết hãm hại nàng. Một hôm nàng vào rừng hái quả thì bị bọn chúng tấn công. Chàng Lang đi săn, thấy người gặp nạn đến cứu, giết chết bọn yêu quái và giải thoát cho nàng, nàng tên là Bian. Cũng từ đó chàng Lang và nàng Bian đem lòng yêu mến nhau cho dù họ khác bộ tộc và cách xa nhau mấy con suối. Họ cùng đi dạo trên những quả đồi La Ngư Thượng, say sưa ngắm trăng và chàng Lang trao cho nàng Bian chiếc vòng cầu hôn.
Tin lan truyền và đến tai Bạp (cha) của Bian, ông không chấp nhận mặc dù Bian đã nài nỉ, khóc lóc, ông kiên quyết rằng: "Trước đây người Lạch và Srê có thù oán nên con gái Srê không được bắt chồng người Lạch. Giàng (Trời) đã ghi trong luật tục Bạp không có quyền thay đổi". Bian tuyệt vọng và kiên quyết không bắt ai làm chồng nữa và thề sẽ trọn đời mang trong mình chiếc vòng cầu hôn của Lang. Ngày hôm sau, Bian vượt qua nhiều cánh rừng để báo tin cho Lang biết. Họ đau khổ khôn cùng. Bian khóc, nước mắt nàng tuôn trào hòa vào con thác khiến cho nó gầm rú ngày đêm như khóc than cho mối tình tuyệt vọng của hai người. Lang và Bian ngồi yên lặng bên nhau suốt ngày này qua ngày khác mặc cho nắng gió sương đêm. Thế rồi sau một đêm giông tố họ đã qua đời, các bộ tộc vô cùng thương xót. Trước xác hai con, hai già làng bắt tay nhau xóa mọi hận thù và tập hợp các bộ tộc khác thành dân tộc Cơ Ho. Người dân thương cảm hằng năm cứ đắp hai nấm mộ cao lên. Giàng thương xót phủ hoa lá thành một ngọn núi xinh đẹp: núi Lang Bian như một thiên tình sử của hai người mãi hiện hình trong tâm tư những người Cơ Ho.

Giao Lưu Lửa Trại Xã Lát cùng các đồng bào dân tộc
I/ Xã Lát
Thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Lâm đồng. Đó là khu vực dưới chân đỉnh Lanbiang, một trong 3 ngọn núi cao nhất của cao nguyên Lâm Viên. Đây là một trong những bản làng của đồng bào dân tộc tây Nguyên còn giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống. Đến nơi đây, du khách sẽ được thưởng thức những nét âm vang của núi rừng qua đêm lễ hội cồng chiêng, thưởng rượu cần cùng với thịt rừng nướng, xem các điệu múa cồng chiêng cùng những lời ca mang âm vang của núi rừng Tây Nguyên.
II/ Văn Hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên - Di sản phi vật thể của nhân loại
Nhạc cụ của các dân tộc tây Nguyên rất độc đáo, rất phong phú và đa dạng về nhạc cụ, về âm điệu, về chức năng. Có loại làm bằng kim loại và thời xa xưa còn có những bộ đàn đá. Có loại nhạc cụ phải gõ bằng tay hoặc dùi, có loại thổi hơi hoặc khảy bằng tay, có loại dùng 2 bàn tay vỗ vào nhau để tạo âm hưởng...
Nhiều nhạc cụ Tây Nguyên ngày nay đã được cả nước và thế giới biết đến như đàn Tơ rưng, Klông pút...trong đó có cồng chiêng. Vốn văn hoá âm nhạc Tây Nguyên ngày nay đang được khai thác góp phần làm giàu cho truyền thống văn hoá Việt Nam.
Ngày 25 - 11 - 2005, tổng giám đốc tổ chức văn hoá - khoa học và giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) Koichiro Matsuura đã trân trọng trao bằng công nhận kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu "Văn hoá cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên - Việt Nam". Từ đây, tiếng nói tinh thần của đồng bào dân tộc nơi đại ngàn đã được xác nhận và tôn vinh.
Cồng chiêng là một loại nhạc cụ được làm bằng hợp kim đồng. Thường, người thợ đúc cồng chiêng pha đồng với vàng, bạc hoặc đồng đen để chiếc cồng hoặc chiêng càng có thêm giá trị. Loại nhạc cụ này được làm với nhiều kích cỡ với đường kính từ 20 cm đến 120 cm, có núm hoặc không núm.
Cồng chiêng được dùng theo đàn với nhiều bộ. Một bộ cồng chiêng từ 20 - 20 chiếc, đảm nhận những chức năng riêng trong một bài hoà tấu. Dùng gùi để gõ vào cồng hoặc chiêng hay đấm bằng tay để tạo âm thanh  khi sử dụng. Trong một buổi biểu diễn cồng chiêng làm nhiệm vụ điểm nhịp, tạo tiết tấu giai điệu một bè hoặc  hoà tấu nhạc đa âm. âm thanh của cồng chiêng được phối hợp giữa những chiếc cồng "cha mẹ", cồng "con", cồng "cháu chắt" để làm thành thang âm điệu thức rất đặc biệt.
Về giá trị nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên có cả trên tính năng thông thường của một nhạc cụ bình thường chỉ phục vụ việc giải trí, hoặc những những loại nhạc cụ điện tử hiện đại. Âm thanh của nó truyền tải cả một nền văn hoá, lịch sử, nhận thức xã hội, là sợi dây vô hình để con người ký gởi tâm linh trước cõi người và cõi đời của các dân tộc Tây Nguyên. Âm nhạc Tây Nguyên gắn bó với đời sống của người dân Tây Nguyên từ khi sinh ra cho đến lúc từ giã cõi đời, trong các lễ hội, lễ mừng được mùa, cúng thần,đâm trâu,trong lễ cưới,lễ tang,lễ bỏ mả...không một lễ hội hay một nghi lễ đòi người nào của Tây Nguyên mà không nghe thấy thứ âm thanh mộc mạc này. Mỗi gia đình khá giả có đến vài bộ. Âm thanh của cồng chiêng là máu thịt của người Tây Nguyên, vang lên nơi nhà rông là trung tâm văn hoá của buôn làng, vang xa ngoài rẫy để tạo không khí hăng say lao động, vang trên rừng để tìm nên sức sống chinh phục đại ngàn...là chất dinh dưỡng nuôi sống tinh thần người dân Tây Nguyên và để Tây Nguyên tồn tại. Và, trong các sử thi của Tây Nguyên đều có bóng dáng của cồng chiêng.
Khi biểu diễn ở hình thức vòng tròng, các nghệ nhân, nghệ sĩ vừa đánh vừa di chuyển dàn cồng chiêng từ phải qua trái, ngược chiều kim đồng hồ là ngược chiều với thời gian, mang ý nghĩa ngược về nguồn cội. Cồng chiêng Tây Nguyên đặc biệt hay, không chỉ ở sự đa dạng độc đáo của các bè trầm bổng, mà cồng chiêng chính là cuộc sống của người Tây Nguyên. Nghe cồng chiêng sẽ thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội...
Ngày 25 - 11 - 2005 là một mốc lịch sử quan trọng và đáng tự hào cho đồng bào Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Từ đây, tiếng nói tinh thân của đồng bào dân tộc nơi đại ngàn đã được xác nhận và tôn vinh, bởi vì âm thanh cồng chiêng không còn bó hẹp nơi địa phương núi rừng Tây Nguyên hay chỉ trong địa phận quê hương Việt Nam, mà còn vang xa, lan rộng và hoà nhập vào âm thanh của nền âm nhạc Di sản của nhân loại.
III/ Dân Tộc K'ho:
1/ Dân số và địa bàn cư trú:
Đến ngày 1/10/1997 có 104.025 người. Địa bàn cư trú chủ yếu là tỉnh Lâm Đồng, bao gồm nhiều nhó, địa phương như: Cơ Ho Scre, Cơ ho chil, Cơ ho Nộp, Cơ ho Lạt,Cơ ho Chil, Cơ ho Dòn.
2/ Phân loại:
- Cơ ho Chư Srê là nhóm có dân số đông nhất, họ có mặt ở hầu hết các huyện của tỉnh Lâm Đồng, nhưng tập trung đông nhất là ở Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà và Lạc Dương.
- Nhóm Cơ ho Chil (1/04/1989) có khoảng 18.000 người. Trước đây họ cư trú rải rác trên vùng núi cao thuộc thượng lưu sông K rông Knô  (Bắc và Tây Bắc cao nguyên Lanbiang). Nhưng do sống du canh, du canh, nên từ lâu họ đã di chuyển xuống phía Nam (vùng Bắc Đông Bắc thành phố Đà Lạt) kế cận với  địa địa bàn cư trú của người Cơ Ho Lạt, Người Chu Ru và raglai. Hiện nay, họ cư trú trên đạ bàn các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương, Đơn Dương và vùng phụ cận thành phố Đà Lạt ...
- Nhóm Cơ Ho Lạt cư trú tập trung ở xã Lát và một số vùng thung lũng xung quanh thành phố Đà Lạt. Do có điều kiện tiếp xúc, giao lưu lâu dài với người Kinh, nên đời sống kinh tế nhóm này có những tiến bộ nhất định so với các nhóm Cơ Ho Dòn, Nộp, Chil...
- Nhóm Cơ Ho Nộp cư trú phía Nam Di Linh, ven đường từ Di Linh đi Phan Thiết. Do quá trình giao lưu văn hóa xã hội  lâu đời với các dân tộc anh em ở Bình Thuận, nhất là người Chăm, nên người Cờ Nộp còm lưu giữ lại một số yếu tố văn hóa của các dân tộc đó như tục ăn trầu và trồng trầu, cau xung quanh địa điểm cư trú của mình.
- Nhóm Cơ Ho Cơ Dòn cư trú ở miền núi phía Đông - Nam Di Linh, gọi là vùng Gia Bắc, kế cận với địa bàn cư trú của người Cơ Ho Nộp tập trung đông nhất tại xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh.
3/ Kinh Tế:
- Ngành kinh tế chủ đạo của người Cơ ho là trồng trọt và tùy theo đặc điểm đại lý và xã hội và xã hội của mỗi nhóm mà ngành tròng trọt ở mỗi nhóm có những nét khác nhau, Người Cơ Ho Chil, Cơ Ho Dòn , Cơ Ho Nộp cư trú ở vùng núi cao, nên phát rừng làm rẫy là canh tác chính và ngô, lúa, rẫy sắn là nguồn lương thực chủ yếu của họ. TRong khi đó phương thức chủ đạo của người Srê là trồng lúa trên ruộng nước nên cơm gạo là thức ăn chính trong vùng Srê.
Người Chil, Cờ Dôn, Nộp trước đây thường chọn những khu rừng già có nhiều cây cổ thụ trên những sườn núi cao, độ dốc lớn để phát đất làm rẫy. Người Chil thích cư trú trên những ngọn núi cao sườn hiểm trở, chứ không thích ở dưới các thung lũng lũng thấp hoặc vùng cao nguyên tương đối bằng phẳng.
Vì vậy người Chil là những thợ rừng cừ khôi với dăm bảy  cây rìu (Kơi,sùng) và dăm ba cây chà gạc (woát) là họ có thể khai quang một cách nhanh chóng cỉa một khu rừng rộng đầy những cây đại thụ. Thoạt tiên, đàn bà, trẻ em dùng chà gạc chặt những cây nhỏvà dây leo. Họ chỉ phạt dăm ba nhát mà không cần chặt đứt thân cây. Tiếp đó, đản ông dùng rìu (sùng) đốn những cây lớn dần từ dưới lên đỉnh dốc, những cây này sẽ ngã và kéo theo cây nhỏ và dây leo. Sau khi phơi nắng độ hơn một tháng, người ta châm lửa đốt rồi dọn rẫy để gieo hạt khi mùa mưa bắt đầu khoảng tháng 4.
Công cụ sản xuất cổ truyền có: rìu (sùng, chà gạc (woát), gậy chọc lỗ trỉa hạt (chrmul)
Các nhóm Cơ Ho nói trên gọi rẫy là mir. Trước đây các nhóm Chil, Nộp,Cơ Ho Dòn...quần cư ở đâu thì đốt rẫy, làm nương ở đó. Khi rẫy bạc màu thì dời đi nơi khác.
Điển hình về canh tác lúa nước là nhóm Cơ Ho Srê. Tên "Srê" trong ngôn ngữ Cờ Ho có nghĩa là "ruộng" vì nhóm này chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng nước ở thung lũng. Công cụ canh tác lúa nước của người Srê, người Lạch có cuốc, cày (ngal) có 2 trâu kéo, bừa (Sơkam) và Kơr (dùng để trang đất cho bằng) rồi gieo sạ lúa.
Ngoài trồng trọt, người cơ Ho còn làm kinh tết phụ như: săn bắt, hái lượm các loại ở rừng và đánh bắt cá dưới các sông, suối...
Trong gia đình người Cơ Ho đều có nuôi trâu,bò,heo,dê,gà,vịt...Trâu,bò được nuôi chủ yếu để dùng làm sức kéo. Các loại gia súc khác được dùng vào các dịp tế lễ hiến sinhvà vào đời sống của đồng bào.
Ở tất cả các nhóm Cơ Ho đều có nhiều nghề thủ công cung cấp những sản phầm cần thiết cho nhu cầucủa dân làng, sản phẩm dư ra được đưa trao đổi ở các chợ,thị trấn trong vùng. Phổ biến nhất là các nghề dệt vải thổ cẩm,đan lát đồ mây,tre,cói;rèn công cụ và vũ khí truyền thống. Một số nơi còn có nghề làm đồ gốm (không dùng bàn xoay), làm các đồ dùng gia đình.
4/ Tổ Chức Cộng Đồng:
Đơn vị tổ chức xã hội cao nhất mà người Cơ Ho đã đạt đến là Bon. Đó vừa là một đơn vị tổ chức xã hội, vừa là một đơn vị kinh tế tự cấp, tự túc của dân tộc Cơ Ho.
Về xã hội, bon là làng truyền thống theo kiểu một công xã nông thôn hoặc công xã láng giềng, mang đậm dấu vết của công xã thị tộc mẫu hệ. Dựa trên cơ sở lưu trú  trong những căn nhà dài, kế cận nhau theo từng nhóm dòng họ.
Đứng đầu bon là Già Làng (Kuang bon). Về quyền lợi kinh tết thì chủ làng cũng giống như mọi tranh viên khác của làng. Hằng này ông ta cũng phải lao độngcật lực để tự nuôi sống bản thân mình và gia đình. Nhưng về mặt tinh thần, ông ta lại có một uy tín tuyệt đối so vời các thành viên khác của làmg. Chủ làng là hiện thân của truyền thống và là một yếu tố tinh thần đưa đến sự thống nhất của cộng đồng làng trong xã hội cồ truyền của người Cơ Ho.
Trong xã hội truyền thống thì chủ làng cùng với chủ rừng (Tombri), thầy cúng và các gia trưởng hợp thành tầng lớp trên của người Cơ Ho. Sự khác biệt giữa các tầng lớp trong xã hội truyền thống  chủ yếu dựa vào sự khác biệt chút ít về những tư liệu sinh hoạt truyền thống như chiêng, ché cổ, nồi đồng, chứ chưa phải là các tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Chưa có sự bóc lột sức lao động của những thành viên khác trong cộng đồng làng, cộng đồng dân tộc...Nhưng trong xã hội đó, đã xuất hiện sự phân tầng xã hội: kẽ giàu, người nghèo, "con ở" hoặc "tôi tớ" trong gia đình. Đó chính là dầu hiệu của một xã hội đang trong thời kỳ quá độ từ sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp, có nhà nước...
Trong xã hội truyền thống của người Cơ Ho đã tồn tại hai hình thức tổ chức: gia đình lớn mẫu hệ và gia đình nhỏ mẫu hê.Theo xu thế phát triển quá trình giải thể các gia đình lớn chuyển dần sang gia đình nhỏ đang diễn ra mạnh mẽ dưới tác động của động lực nội và ngoại sinh. Loại hình gia đình nhò này đang ngày càng chiếm số lớn.
 Điều đáng chú ý là dù ở gia đình hay lớn gia đình đỉnh nhỏ  những dấu ấn mẫu hệ vấn được duy trì và bảo lưu. Con cái sinh ra đều theo họ mẹ, quyền thừa kế tài sản thuộc về những người con gái.
5/ Hôn Nhân:
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên vợ đã được xác lập và duy trì một cách khá chặt chẽ trong xã hội. Người phụ nữ hoàn toàn đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Sau hôn lễ, chàng rễ phải về ở bên nhà vợ.
Tập tục cổ truyển của người Cơ Ho tuyệt đối cấm việc kết hôn giữa những người có chung một dòng họ, nhất là ở cùng một địa phương. Con chú, còn bác, con dì, không được lấy nhau. Trái lại, con cô con cậu từ hai phía có thể quan hệ hôn nhân với nhau theo luật tục.. Sau khi vợ chết, người chồng có thể kết hôn với người em gái của vợ. Và ngược lại, nếu chồng chết, người vợ goá có thể kết hôn với người em trai của chồng nếu đôi bên cùng ưng thuận.
Cho đến nay, hôn nhân của người Cơ Ho vẫn dựa trên cơ sở sự ưng thuận giữa đôi bên trai gái. Cha mẹ đôi bên cũng không cưỡng bách việc kết bạn trăm năm của con cái. Sau hôn lễ, người con trai thường phải về ở nhà vợ, nhưng nếu gặp trường hợp gia đình hiếm muộn thì cô dâu vẫn có thể cư trú bên chồng. Tuy nhiên con cái vẫn theo họ mẹ và kế thừa tài sản vẫn thuộc về nữ giới.
6/ Tín Ngưỡng:
Người Cơ Ho tin rằng mọi mặt của đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định. Tín ngưỡng về siêu nhiên trong quan niệm của người Cơ Ho tập trung vào ý niệm đa thần.
Đến nay các lễ nghi phong tục cổ truyền của người Cơ Ho vẫn còn được bảo lưu. Nhưng bên cạnh đó, mấy chục năm lại đây một bộ phận khá lớn người Cờ Ho đã tìm theo những tôn giáo nhập từ bên ngoài như Thiên Chúa Giáo, nhất là tin Lành. Kinh Thánh và các tài liêu truyển giáo khác được dịch ra tiếng Cơ Ho và được các mục sư, thầy giảng đã sử dụng ngôn ngữ đó trong việc truyền giáo, giảng đạo.


NGƯỜI CƠ HO Ở ĐÀ LẠT
Ở Đà Lạt, người Cơ Ho (còn viết Cơho, Kơho, K’Ho, Côhô,…), một trong những cư dân bản địa Lâm Đồng, có ba  nhóm tộc người: Chin, Srê  và  Lạch.
Tiếng Cơ Ho rất gần gũi với các ngôn ngữ  Mnông, Stiêng, Mạ,... thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Ba Na dòng Môn - Khmer, ngữ hệ Nam Á (austroasiatique). Tiếng Cơ Ho cũng như các ngôn ngữ cùng nhóm còn lư­u giữ những nét xư­a của một ngôn ngữ Đông Nam Á cổ. Tiếng Cơ Ho trong quá khứ là một ngôn ngữ vùng, được nhiều dân tộc khác cộng cư sử dụng, nhất là khi người Kinh lên Tây Nguyên còn ít. Người Cơ Ho Lạch do tiếp xúc với nhiều cư dân khác trong vùng nên nhiều người trước đây nói khá thành thạo các ngôn ngữ  Mnông, Chu Ru, Chăm.            
1. ĐỜI SỐNG KINH TẾ
1.1 Trồng trọt và chăn nuôi
Làm rẫy
Trong sinh hoạt kinh tế, nương rẫy chiếm vị trí chủ yếu trong đời sống người Cơ Ho Chin, còn người Cơ Ho Lạch thiên về làm ruộng và người Cơ Ho Srê thì canh tác cả hai phương thức.
Trong kinh tế rẫy của người Cơ Ho Chin là du canh du cư  hay xâm canh như người Chin Kon Klang (Chin Kon Ó) hoặc có thể là luân canh. Một đám rẫy chỉ canh tác trong một vài mùa, nếu sau đất còn màu mỡ thì làm thêm, thường vài ba năm đều tìm vùng đất mới để canh tác.
Đất đai canh tác thuộc quyền sở hữu của làng, việc bố trí thêm đất canh tác cho những hộ bị thiếu đất là thuộc quyền của làng. Chủ làng vừa là chủ đất vừa là chủ rừng.
Địa hình của nơi người Cơ Ho Srê ở Tà Nung sinh sống có dạng lòng chảo, chung quanh là núi đồi, giữa là đất bằng, ruộng, suối... Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc làm rẫy theo mô hình: định canh luân khoảnh. Kiểu canh tác này hiện nay vẫn còn tồn tại, bên người Pangtiêng chu kỳ của nó từ 10 đến 15 năm, đây là thời gian tương đối dài. Bình quân một cặp vợ chồng canh tác từ 0,5-1 ha. Năng suất thu hoạch tương đối cao. Một mẫu thu hoạch từ 800 đến 1.000 kg/ha (tương ứng gần 100 gùi).
Trong việc chọn rẫy, người Cơ Ho Srê thích đất đồi có độ dốc tương đối vì trong vùng đó, hạ cây xong là cây có thể lăn ngay xuống hố không cần phải dọn rẫy. Bên cạnh đó, lúc lúa lên, làm cỏ dễ dàng, không phải khom lưng mệt nhọc.
Rẫy được làm theo chu kỳ một năm, mỗi chu kỳ bắt đầu từ việc chọn rẫy cho đến khi thu hoạch.
Làm ruộng
Trong các loại hình kinh tế của người Cơ Ho Lạch và Cơ Ho Srê, trồng lúa nước được coi là hàng đầu. Ruộng Cơ Ho Lạch tập trung ở các thung lũng, ven suối và phụ thuộc vào thời tiết, nên chỉ canh tác một vụ trong năm. Trong quá khứ, người Cơ Ho Lạch chọn đất nơi sình lầy có sẵn nước, nhưng dần dần qua kinh nghiệm cho thấy những nơi đó năng suất thấp, và nhờ học hỏi kinh nghiệm thủy lợi của người Chu Ru, nên họ chuyển sang địa bàn cao hơn, làm ruộng bậc thang (srê are: ruộng cao). Người Cơ Ho Srê tự gọi mình là cau Kơho Srê (người Cơ Ho làm ruộng nước) và  người Cơ Ho Chin,  người  Cơ Ho Lạch còn gọi họ là cau phi dam (người vùng dưới).
Người Cơ Ho Srê có hai loại ruộng, sự phân biệt này dựa vào địa thế của ruộng đó là srê lơngơn nằm ở địa hình thấp, gần sông suối luôn luôn  có nước, srê đang nằm ở vị trí cao hơn, có nước khi nào mưa hoặc khi nào có nước lớn tháo vào.
Kỹ thuật canh tác thời xa x­ưa là canh tác thủy nậu : chọn vùng sình lầy để trồng lúa, suốt lúa bằng tay. Dần dần, các dụng cụ được cải tiến: cày gỗ, cuốc, chuyển lên cày sắt, dùng sức kéo của trâu và gặt lúa bằng liềm. Những kinh nghiệm xem thời tiết qua kỳ sinh tr­ưởng của động vật được truyền lại từ thời kỳ làm rẫy, cách xem sao, kỹ thuật làm đất (cày ải, phơi ải), làm thủy lợi t­ưới tiêu thuận tiện, ngâm giống trước khi sạ, dùng phân bón,… đã chứng tỏ sự thuần thục của họ trong việc trồng lúa nước ở một trình độ nhất định.
 Chăn nuôi
Bổ sung cho nền kinh tế trồng trọt, người Cơ Ho chăn nuôi trâu, lợn, chó, dê, gà, vịt và sau này có bò. Trâu là gia súc đầu bảng trước đây, sau này trâu không chỉ để giết thịt trong những lễ hiến sinh, mà còn là sức kéo và vật định giá trong buôn bán. Trong khi đó bò được nuôi chỉ nhằm cung cấp thịt cho những bữa ăn và tiệc tùng thường nhật. Tất cả đều được thả rong trong một thời gian dài, mãi sau này do nhu cầu bảo vệ và sử dụng phân bón, người Cơ Ho đã sớm biết xây cất chuồng trại.
Nuôi ngựa là một đặc điểm độc đáo của người Cơ Ho Lạch. Có một thời thịnh vượng của chăn nuôi ngựa, bởi chúng trở thành phương tiện đi lại, chuyên chở thích hợp ở vùng đồi núi khúc khuỷu nhấp nhô, chúng còn là hàng hóa để buôn bán với các cư dân khác, có lúc đổi được ba bốn con trâu. Thời kỳ này bình quân mỗi gia đình có từ 5-10 con. Giống ngựa Cơ Ho Lạch khoẻ ít bệnh, dễ chữa trị. Người Cơ Ho Lạch cư­ỡi ngựa rất giỏi, nhờ ngựa họ đi buôn bán được khắp nơi quanh vùng, để lại những dấu chân "tròn" trên cao nguyên Lang Biang.
1.2   Các nghề phụ khác
Nghề rèn
Truyền thuyết Cơ Ho Lạch giải thích người Cơ Ho Chin là thợ rèn giỏi, bởi vì bà Ka Tông chỉ truyền cho họ một nghề đó. Nhưng đó chỉ là sự giải thích sau này của các nghệ nhân dân gian Cơ Ho Lạch, chứ thực ra, chúng ta vẫn còn nghe được những truyền thuyết về lửa sắt được lấy ra từ Brah Ting (làng dưới đất) và nghề rèn của các nhóm cư dân Cơ Ho. Thợ rèn trong làng không mang tính chuyên nghiệp. Công việc bắt đầu vào lúc gần phát rẫy để sửa sang dụng cụ. Thợ rèn gồm có 3 người. Thợ cả đập, một thợ phụ kéo bễ và một mài công cụ. Nguyên liệu gồm có sắt. Trước kia họ thường trao đổi với người Raglai, Chu Ru để đổi lấy sắt, sau này lấy từ phế liệu cơ khí. Sản phẩm tự tạo gồm có xà gạc, dao nhỏ, rìu...
Cách thức tiến hành thủ công: nguyên liệu được đem ghè, cắt đập nhỏ, tạo dáng công cụ rồi lùi vào trong lò  than được làm đỏ bởi 2 ống do một người đứng thụt. Sản phẩm chưa hình thành được nung đỏ và đập, cắt cho đến khi hoàn thành công cụ, nhúng vào nước cho cứng lại và mài sắc. Trong nghề này họ không cho đàn bà goá, phụ nữ có thai lần đầu đi ngang qua nơi làm việc vì sợ hư hại sản phẩm giữa chừng.
Đan lát
Cùng với nghề rèn, nghề đan lát tre mây cũng được tiến hành song song do người đàn ông đảm nhận. Sản phẩm đan lát đáp ứng   nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nguyên liệu để đan gồm có tre, lò ô, mây,... Công cụ trau vót gồm có dao nhỏ, xà gạc. Sản phẩm là các vật dụng (từ vách nhà, kho  lúa, kho ngô đến các đồ  dùng, các loại bẫy chim, cá, thú). Nghề đan lát trở hành chuẩn mực đánh giá  người con trai.
Đan lát ở người Cơ Ho Lạch được phân công khá rõ ràng: đàn ông đan gùi, nong, nia, đồ đựng thóc gạo, phụ nữ đan cói. Các sản phẩm cói như chiếu(bêl), mũ (đ­uôn), túi đựng thức ăn (plơ) được trao đổi và buôn bán khắp nơi. Người phụ nữ Cơ Ho Lạch được truyền dạy nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nghề dệt vải
Nhìn chung, nghề dệt vải dừng ở mức độ không chuyên và chỉ làm trong thời gian rảnh rỗi. Đấy cũng là một nghề mang tính phân công lao động theo giới tính và là điều kiện bắt buộc khi các cô gái chuẩn bị thành lập  gia đình. Nguyên liệu là bông kéo sợi. Cây bông được trồng, thu hái và chế biến. Nơi trồng là đất vườn hay ven suối.
Chế biến: Bông thu hái đem về phơi nắng cho cánh bung ra hết. Để làm bông tơi, sạch, người ta tách hột, tiếp đến dùng đũa xe bông thành từng lọn nhỏ. Lọn bông kéo ra một đầu nối vào trục xa quay để kéo sợi (lambong). Nó giống như công cụ kéo sợi của người Việt. Kéo xong sợi, người ta đem bỏ vào ngâm trong nồi có nếp đã nấu nhừ, mục đích làm cho sợi dệt được chắc, không đứt giữa chừng. Sợi ngâm xong được lấy ra phơi khô, sau đó được quấn vào cây quay để quấn lại thành cuộn chỉ lớn.
Nhuộm sợi: Màu xanh lấy lá cây tơrung đem giã nát. Ngâm trong ché khoảng một tuần, sau đó trộn nát để thêm hai ngày rồi lấy xát nhỏ. Nước lá đông lại thành cục nhỏ, keo khô. Lúc nhuộm lấy chất keo đó bỏ vào chén, đổ nước vào phải hoà tan và ngâm sợi trong hai ngày. Màu xanh dương ngâm với lá nước chát (chàm be), màu đỏ lấy loại cỏ họ dền, phơi khô, nấu, lọc rồi nhúng sợi vào. Màu vàng lấy củ nghệ dại không giống với nghệ thường ăn, đem giã nát ngâm chung với sợi.
Kỹ thuật dệt: Cách tạo thành khung dệt của người Cơ Ho cũng giống như người Mạ: hai ngón chân cái bám vào thanh giữ đầu khung, hai chân duỗi thẳng song song cuối khung dệt cố định được là nhờ đường dây nối vòng qua lưng.  Hoa văn được dệt theo ý thích của mỗi người: có nhiều hoa văn mô tả động, thực vật hay sản phẩm sáng tạo của con người. Hoa văn chấm trắng tượng trưng hình con sâu, chấm xanh tượng trưng quả dưa hấu hay tổng hợp nhiều màu vàng, xanh, đỏ thẫm, trắng để tạo nên hoa văn tượng trưng hình con công. Hoa văn có nhiều loại như mắt chim (mat sêm), con cào cào (srah), hầm chông (srông), cán xà gạc (ngkơr wiêh), bướm (tơplơp)…
 Buôn bán
Tuy là cư dân nông nghiệp, quen tự cung tự cấp, nhưng riêng người Cơ Ho Lạch sớm chấp nhận một nghề phụ mới: buôn bán, và coi đó là một nguồn thu nhập quan trọng, bù vào khoản thiếu hụt lớn do kinh tế sản xuất và chiếm đoạt không đáp ứng được. Do có quan hệ đặc biệt với cư dân buôn bán khác như­ Chăm, Chu Ru, người Cơ Ho Lạch sớm được độc quyền "lư­u thông phân phối" ở vùng cao nguyên Lang Biang, nhất là khi vương quốc Chămpa bị tan rã. Vì nhu cầu mua muối và sắt của các dân cư trong vùng đòi hỏi cấp bách, việc buôn bán của người Cơ Ho Lạch kéo dài về phía đông từ Đơn Dư­ơng xuống Phan Rang, Nha Trang và mở rộng sang phía tây bắc, tận Campuchia. Mùa khô, khi công việc đồng áng rảnh rỗi, họ tổ chức thành từng nhóm hai ba chục người, có khi cả gia đình với chiếc gùi trên vai. Một chuyến buôn có thể kéo dài từ 15 – 20 ngày, xuống biển họ mang những sản phẩm của cao nguyên: gạc nai, ngà voi, dây mây, nghệ, hạt ngo (thông), có khi lùa thêm trâu, ngựa để chuyên chở về với muối, sắt và đồ trang sức thích mắt. Với muối, sắt, họ có thể đổi với bà con cư dân lân cận gạo, vải, dụng cụ sản xuất và đổi với người Khmer chiêng ché.
Đóng vai trò thư­ơng nhân, người Cơ Ho Lạch hiểu rằng: "làm đất phải cuốc hết ngày, đi buôn phải giao du khắp chốn" và và họ thu được những "sàng khôn" của thiên hạ trên mỗi "đỗi đàng". Chính vì vậy, người Cơ Ho Lạch đã có một thời được các cư dân láng giềng khen tặng về sự thông minh.
Cũng như các dân tộc khác sống kế cận, người Cơ Ho Chin và người Cơ Ho Srê dùng thóc lúa, sản phẩm chăn, dệt, chăn nuôi để trao đổi lấy sắt, muối, áo quần. Người Cơ Ho Chin có khi thông qua người Lạch để trao đổi, nhưng đôi khi họ cũng trao đổi bằng những chuyến buôn xa.
1.3 Kinh tế chiếm đoạt
Săn bắt  
Đi săn vào những tháng đầu mùa mưa, đây là thời gian thuận lợi nhất trong việc tìm thú rừng, bởi vì đây là thời gian đốt rẫy, thú đi ăn, đi tìm những lộc non mới nhú. Vũ khí đi săn gồm có: ná, lao phóng (hiện tại họ dùng súng, đèn pin). Người ta săn tất cả các con thú, chỉ kiêng không ăn con cù lần (đogle) và rắn hổ mang bành. Người Cơ Ho Srê dùng các loại bẫy sau:
- Bẫy hầm (tàm tơrlong) để thú lọt xuống hố.
- Bẫy gài cây lớn (kơtit), thú đi đụng vướng cây ngã đập chết thú.
- Bẫy gài kiểu thòng lọng (dă): khi  thú vướng bẫy, lập tức cần bẫy bật lên, chân thú bị thắt gút và thú bị treo lơ lửng trên không.
Hình thức săn bắt tập thể hoạt động khá nhộn nhịp và phong phú. Chỉ huy thường là những người thợ săn giỏi, chủ của bầy chó săn. Tốp đi săn chia thành hai nhóm, nhóm săn đuổi cùng bầy chó dồn con thú chạy theo những tuyến rừng dự định. Trong tay cầm những lao nhọn, họ la hét, huýt chó, tiếng chó sủa vang động cả một góc rừng. Nhóm thứ hai gồm những thợ săn dũng cảm và kinh nghiệm đón sẵn ở những nơi dự kiến thú sẽ sẽ chạy qua để tiêu diệt con thú. Cũng có thể họ dò tìm được đ­ường đi ăn của con thú, đào hầm sâu cắm chông (rộng 4 x 5m,  sâu 1,5-2m) dồn đuổi thú sập hầm để bắt. Những hình thức này dùng để săn các thú lớn như trâu rừng, gấu, hổ, nai,... Kết quả được chia công bằng cho mọi thành viên tham gia: những người có công như người chỉ huy, chủ bầy chó, người đâm thú đầu tiên bao giờ cũng được phần hơn. Riêng đầu thú dành cho người chủ chốt như­ biểu hiện kính trọng, bởi vì nó lại được dùng để chiêu đãi mọi người sau một chuyến đi săn thành công. Người  giết thú   lấy hàm dưới xâu lại thành chuỗi treo sát vách nơi cửa ra vào, khi được 100 cái hàm, người đi săn giết heo để cúng mừng (dul rơhiêng). Đây là vinh hạnh lớn nhất của người đi săn về  thành tích của họ. Sản phẩm đi săn phải cúng trước, sau đó mới chia.
Đánh bắt cá
Đánh bắt cá được tiến hành ở các dòng suối vùng đầm nước (tơnau) bằng nhiều phương tiện khác nhau: đó (pàm), gậy chọc (chi chol), rổ xúc (đêr chŏka), vó (yŭ) và sau này có thêm lư­ới. Công việc này thường xuyên hơn săn bắt thú, phụ nữ và trẻ em đều tham gia được. Ngoài phương cách trên, người ta suốt cá bằng một thứ cây độc hay phương pháp bít đầu nguồn. Câu cá thường bằng một sợi dây không có lưỡi câu, mồi thường bắt con sâu nước - một loại thức thức ăn tôm cá rất thích.
Cá bắt về có thể ăn tươi, hay nướng, xào khô, riêng cá không được nấu với nấm vì sợ sét đánh.
 Hái lượm
Công việc hái l­ượm thức ăn rừng được "chuyên môn hóa" cho phụ nữ và trẻ em. Thức ăn rừng Lang Biang rất phong phú về rau (mơ biap, nsai mpàr, mbêr, chuối rừng, đọt mây, cà đắng và nhiều loại nấm...), cộng với rau v­ườn nên bữa ăn nào của người Cơ Ho cũng có món rau làm thức ăn chính. Họ chỉ kiêng không dám hái  trái xoài rừng sợ bị sét đánh và không ăn trái krit. Các sản phẩm hái lượm được nếu ít thì nấu ăn hết, còn nhiều thì họ phơi khô để dành. 
Nghề khai thác rừng trước hết là gỗ, tre để xây dựng nhà ở, chuồng trại, đan lát và chế tác các dụng cụ gia dụng. Nhiều loại lâm sản như mây, ngo, một số cây thuốc được khai thác thành sản phẩm trao đổi buôn bán. Y học dân tộc của người Cơ Ho từ thời xa xư­a cũng khá phong phú, đang bị mai một dần.
2. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT
2.1 Nhà ở
Nhà ở của người Cơ Ho có hai dạng: nhà sàn và nhà sạp. Nhà sàn thường là của gia đình giầu có và khá giả trong buôn. Nhà lợp tranh hai mái uốn, có vách phên nghiêng ra ngoài nẹp tranh để chống cái lạnh. Trước đây các nhà sàn thường được dựng cao hơn để phòng thú dữ, phía trước cửa thường có cầu thang rộng hoặc bằng một cầu thang buộc dây hay một cây gỗ có khắc bậc. Người nghèo do ít có điều kiện chuẩn bị nên hay làm nhà sàn thấp hoặc nhà trệt có vách hoặc hai mái úp xuống đất. Nhà người Cơ Ho Chin cao khoảng 2m, mái thường sụp xuống, phía đầu hồi có dạng hình cong như mu rùa.
Hình thức nhà dài của người Cơ Ho (đại gia đình) sớm bị phá vụn, nhưng ch­ưa triệt để như­ người Ba Na. Kiểu nhà sạp, kiểu nhà một cửa ra vào, không gian trong nhà tối là một loại kiến trúc điển hình nhà ở của các cư dân Nam Tây Nguyên. Mặt bằng sinh hoạt trước đây không có vách ngăn, dù có nhiều hộ gia đình. Mỗi gia đình có thể có một bếp ăn phía sau ở vách đối diện với cửa là hàng ghè, giỏ đựng đồ đạc và bàn thờ cúng tổ tiên.
2.2 Thực phẩm
Thức ăn của người Cơ Ho thường được chuẩn bị ngày 3 bữa. Cơm, canh trước kia đều được nấu trong ống nứa và sau đó mới có nồi đất, nồi đồng và gang thay thế. Các món được chế biến khô để tiện ăn bốc. Canh là một món rau được trộn với tấm thường bỏ thêm ớt, không có gia vị nào khác. Thịt cá cũng được kho, luộc hay nấu với cây chuối non. Món ăn đặc biệt là cháo chua được để trong những chiếc bầu lâu năm, có tác dụng như nước giải khát có men.
Thức uống là nước suối được mang về và đựng trong trái bầu, trong các ghè. Rượu cần (tơrnơm) là đặc sản của các cư dân Thư­ợng nói chung, cách chế biến tương đối giống nhau: từ các nguyên liệu như­ gạo, ngô, sắn... trộn với các men. Khác nhau chỉ là các nguyên liệu men được chế biến từ các cây rừng địa phương nên h­ương vị r­ượu cần mỗi nơi một khác. Thuốc lá cũng được trồng và chế biến.
2.3 Y phục
Người Cơ Ho Lạch ngày xưa ăn mặc rất đơn giản: tất cả đều cởi trần, đàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy ngắn. Khi vải còn khó tìm, họ đã dùng vỏ cây rừng ngâm cho hết nhựa, gấp đôi lại khoét cổ và ống tay khâu lại bằng dây mây để làm áo chống rét. Do điều kiện hiếm hoi nguyên liệu bông sợi, nghề dệt của người Cơ Ho Lạch vì vậy cũng không phát triển, họ phải mua lại vải của người Cơ Ho Chin, Mnông, Chăm sau này. Người đàn ông đóng một chiếc khố dài bằng ba sải tay (mỗi sải từ 50-60cm), rộng hơn một gang, có hoa văn theo dải dọc, quấn vòng quanh bụng, luồn qua háng, để cho hai đầu khố qua phía trước và phía sau mông. Người phụ nữ mặc váy hở quấn quanh người một vòng và dắt cạp. Váy của họ thường màu đen bố cục hình dải màu trắng viền dọc tấm vải. Khi trời lạnh, Người Cơ Ho Lạch quấn thêm một chiếc chăn (ùi).Vào thời xa xưa, người Cơ Ho Chin có kiểu áo chui đầu, áo làm bằng vỏ cây khoét thủng tay, đàn bà mặc váy. Riêng chủ làng và thầy cúng đội khăn kheo. Trong các buổi lễ cúng bái, trang sức của phụ nữ Cơ Ho Chin là chuỗi cườm đeo ở cổ. Riêng thiếu nữ chưa chồng thêm vòng đồng đeo ở cổ tay cổ chân đến 25 chiếc, đến khi lấy chồng thì tháo bớt ra. Đàn ông khi đã có vợ vòng đồng thường xuyên đeo ở cổ tay. Ngoài ra, người Cơ Ho Chin còn cà răng căng tai, nhuộm răng. Tục cà răng căng tai của người Cơ Ho Lạch đã được bỏ sớm nhất. Tất cả đều búi tóc lên đỉnh đầu dùng dây thắt.
3. ĐỜI SỐNG TINH THẦN
3.1 Tổ chức xã hội
Người Cơ Ho cho rằng có ít nhất ba thế giới: của người sống, người chết và thần linh. Vũ trụ được tạo dựng từ công trình của những người khổng lồ.
Buôn làng
Làng (bòn) là đơn vị cư trú của người Cơ Ho, giống như làng của người Việt hay buôn, plei của các dân tộc khác ở Tây Nguyên. Buôn  làng Thư­ợng  là một đơn vị cổ truyền của cư dân nông nghiệp phương Đông. Bị cách bức bởi núi rừng, buôn làng người Cơ Ho vận hành độc lập với những tập tục bình đẳng, thư­ơng yêu, đùm bọc lẫn nhau, giữ lại cho họ những phẩm chất tốt đẹp. Buôn là một tổ chức xã hội hay là một thế giới trong cảm quan của họ. Đó là một vùng cư trú, vùng canh tác rẫy hoặc ruộng, một vùng tự nhiên mà họ vẫn thường khai thác và xa hơn nữa là khu rừng thiêng nơi trú ngụ của thần linh, nơi ít ai được đặt chân đến và là biên viễn xa nhất của thế giới thu nhỏ mà họ đang sống.
Mỗi buôn đều có bộ máy tự quản riêng, đứng đầu trong bộ máy đó là chủ làng (kwang bòn) là người tài ba (cau jak: một người tài giỏi), nhưng quan trọng hơn là biết ăn nói, có tài hùng biện, biết kể chuyện hay và thông thạo lịch sử, phong tục, tập quán của dân tộc. Ông vừa là người ghi chép nền văn hóa dân tộc không có văn tự đó, vừa là người điều hành dân làng thực thi và viết tiếp những trang sử mới của dân tộc mình. Nhiệm vụ của chủ buôn là quản lý và điều hành công việc chung của buôn: chọn chia đất canh tác, dời làng, hòa giải, xử kiện, ghi nhớ ranh giới của buôn để tranh biện và bảo vệ lãnh thổ khi bị xâm chiếm; khi cần đứng ra tổ chức những cuộc chiến tranh giành đất.
Người được chọn làm kwang bòn đã được làng thử thách về mọi mặt, nên ít có trường hợp bãi miễn xảy ra.
Người thay mặt và kế tục chủ làng (kơnap kơnuơr) được chủ làng cùng với dân làng chọn lên lúc chủ làng tuổi quá cao. Khi chủ làng đau ốm hay đi xa thì người kế tự sẽ điều khiển mọi việc thay cho chủ làng và thay thế khi chủ làng mất đi. 
Thầy cúng (cau gru) là người có quyền chi phối sinh hoạt tín ngưỡng. Ông ta là người trực tiếp giao tiếp với thần linh để hỏi về tính mệnh của người bệnh. Việc trở thành thầy cúng do việc cho rằng đã nhặt được viên đá thiêng (lŭ sơnàr) rồi từ đó có bùa phép hay do ốm thập tử nhất sinh sau đó tỉnh lại thành một người hoàn toàn khác, có khả năng chữa được bệnh.
Thầy phù thủy (cau gru cơnang) cũng là người biết được cặn kẽ các phong tục tập quán, các câu chuyện cổ...
Thầy phù thủy, thầy cúng trở thành một lớp người quan trọng trong xã hội Cơ Ho, họ tham gia điều hành các kỳ tế lễ trong buôn làng. Họ vừa chữa bệnh bằng thuốc và bằng pháp thuật, dùng bùa phép để giải trừ ma quỷ, có phù chú cùng những vật cúng tế để giảm bớt những cơn thịnh nộ của thần linh, có bùa ngải để trừng phạt hay giúp đỡ những người khác chinh phục lẫn nhau, có khả năng phát hiện ra ma lai và khi cần họ đứng ra chịu sự thử thách trước thần linh và buôn làng.
Dòng họ
Dòng họ mẫu hệ là tập hợp cá nhân dựa theo tổ tiên chung tính theo dòng  mẹ. Trước đây, người Cơ Ho nói chung không có tên gọi cho từng dòng họ, vì họ sống chung vơi nhau trong một làng từ đời này sang đời khác. Việc xuất hiện tên các dòng họ,  theo một vài gia phả, chúng ta có thể nhận thấy là rất gần  thời kỳ hiện đại. Chẳng hạn, ở đất Tà Nung chỉ có dòng họ Dacat, sau đó dòng họ Dagut người Lạch ở Lạc Dương xuống và dòng họ Rơông từ Naha lên. Hai dòng họ này định cư tại đây và gia nhập vào cộng đồng người Cơ Ho Srê. Trải qua nhiều thế kỷ các dòng họ này trở thành người Cơ Ho Srê. Như vậy ở người Cơ Ho Srê chỉ có ở Tà Nung ba dòng họ, còn ở các vùng khác không thấy mang họ mà chỉ có sự phân biệt về giới tính: K’ chỉ nam (K’Tam, K’ Boih)  và Ka chỉ nữ (Ka Ri, Ka Reo). Tên dòng họ hiện nay chủ yếu là ở người Cơ Ho Lạch và người Cơ Ho Chin.
Gia đình
Gia đình người Cơ Ho có hai loại: tiểu gia đình (gia đình một bếp: vợ chồng và con cái chư­a trư­ởng thành) và đại gia đình (gia đình của nhiều hộ và nhiều thế hệ). Mỗi gia đình đều có chủ nhà (bồ hiu). Các ông chủ nói trên (chủ làng, chủ họ, chủ nhà) thường thay mặt cộng đồng của mình để giải quyết các vấn đề xã hội. Trên thực chất họ chỉ là những người thừa hành một ý chí tập thể đã được bàn luận công khai và dân chủ trước mọi thành viên của cộng đồng.
4.2 Phong tục, tập quán
Tín ngưỡng
Sống trong cộng đồng và giữa thiên nhiên, con người phải tự đặt ra những cách ứng xử. Thiên nhiên đối với người Cơ Ho không phải vô tri (bởi vì đã có một thời con người cũng như­ muôn vật còn nói chuyện được với nhau như trong chuyện cổ tích vẫn kể). Bên cạnh con người vẫn còn một lực l­ượng siêu nhiên hằng tồn tại, trú ngụ trong những khu rừng hoang dại, trên những đỉnh núi cao rậm rạp và hiểm trở, trong những hang thẳm khe sâu. Đây là các Yàngvà cà (thần thánh và ma quỷ), một lực l­ượng chi phối cuộc sống thường nhật của con người. Cao nhất là thần Ndu - đấng tạo hóa của muôn loài, đến Thần Sét,  Thần Núi Lang Biang, Gần gũi hơn là  Thần Núi, Thần Nước, Thần Nhà, Thần Ghè,... Thậm chí có những dòng họ, những gia đình thờ những ông thần riêng mà theo họ đấy là những nơi thiêng liêng trong những giấc mơ họ thấy được (họ Cơ Ho Chin  ở Bơnơm Đơm Xu, Bon Yô ở thác Pàng Chạ (suối Đạ Sar), Liêng Hót ở Da Pla.
Phong tục
Các thành viên của buôn làng luôn luôn phải ý thức về trách nhiệm của mình: củng cố sự bền vững và đoàn kết của dòng họ, buôn làng; giữ gìn đất rừng, nguồn nước, những tài sản được coi là của chung, tuân thủ và thực hiện tự giác các luật tục truyền thống, trân trọng và chấp hành ý kiến của chủ họ, chủ làng. Họ có quyền bày tỏ ý kiến về công việc chung của buôn làng, tham gia lựa chọn người đứng đầu họ, làng buôn; khai thác và canh tác trên vùng đất của buôn ...
Tất cả những luật tục đó đều nhằm bảo vệ và hun đúc ý thức cộng đồng: chúng ta là con cháu của tổ tiên, chúng ta phải tôn trọng và giữ gìn di sản của họ.
Toà án phong tục được diễn ra quanh ché rư­ợu cần long trọng và trang nghiêm nhưng­ bao trùm lên trên hết thảy là một tình thư­ơng yêu đoàn kết:
"Việc tầm thường thì dùng ghè nhỏ
Việc lớn hơn dùng ghè cao hơn
Việc quan trọng thì giết heo dê
Anh em mình đứng về một phía”        
Hôn nhân
Hôn nhân ở người Cơ Ho theo chế độ mẫu hệ nên gọi là tục bắt chồng (kup bao), dù rằng để đến với hôn nhân người con trai vẫn thường chủ động làm quen với các cô gái. Có những quy định chung như­ anh em cùng dòng họ không lấy nhau (tính theo họ mẹ) và những quy định riêng như­ không lấy người dòng họ thù địch, bị nghi là ma lai. Như ở người Cơ Ho Lạch đã có một thời cấm kết hôn giữa những dòng họ nh­ư Liêng Hót với Đa Gút, Liêng Jrăng với Krajăng, Đa Gút với Pang Ting... hay ở người Cơ Ho Chin Konsor với Kơsar, Rơông với  Chin. Tốt nhất vẫn là:
"Mài rìu, mài xà gạc thì tìm đá cứng
Đặt bẫy bắt chim nên tìm lối mòn
Lấy vợ lấy chồng con cô con cậu"
 "Bỏ ruộng thì đói
Cắt váy thì nghèo
Bỏ con cô con cậu thì thành đầy tớ"
Ngoài hình thức hôn nhân con cô con cậu, người Cơ Ho Srê còn có hình thức hôn nhân anh em chồng chị em vợ và hôn nhân con chú con bác tính theo dòng họ mẹ, chỉ cấm hôn nhân  con bạn dì, cùng dòng họ, giữa anh em ruột với nhau. Hôn nhân giữa những người cùng buôn cho đến nay vẫn còn phổ biến, nhưng ở người Cơ Ho Lạch, như­ chúng ta đã biết, do nhiều nguyên nhân, việc lấy người khác buôn, khác  dân tộc, được cởi mở và không bị cấm đoán ngặt nghèo như­ xư­a. Trường hợp vợ hoặc chồng bị chết, sau một năm người sống mới có quyền lập gia đình. Tục nối dây vẫn còn. Hội đồng già làng xét xử theo luật tục.
Người gây ra thiệt hại phải bồi thường. Người phạm tội bị phạt. Nếu không thực hiện, thì mọi tai họa xảy ra đối với làng, năm đó người này phải gánh chịu.
Tục c­ưới xin của người Cơ Ho Lạch cho đến nay càng trở nên đơn giản hơn cả: họ nhà gái cùng một người có tài ăn nói làm ông mai (cau dut) đến nhà trai để dạm hỏi. Nếu bị từ chối, họ sẽ đi lại nhiều lần cho đến khi đồng ý, và sau đó tiếp tục làm lễ vấn danh với bà con họ hàng nhà trai. Trong những lần như­ vậy người con gái cùng đi với gia đình: mọi sự trao đổi giữa hai gia đình đều diễn ra công khai trư­ớc mặt cô dâu và chú rể. Cuộc liên hoan đưa chú rể đến nhà gái gọi là lễ nhấc chân (pồ jơng) cũng rất gọn nhẹ. Mọi sự trao đổi quan trọng giữa hai họ là đám c­ưới lớn (tam lir) sau hai năm chung sống với nhau, khi họ đã kịp sinh con đẻ cái. Đám cư­ới bao giờ cũng vui vẻ, cặp vợ chồng hẹn thầm với nhau gắng sống như­ lời chúc của cha mẹ trước thần linh:
"Hôm nay cho con trai con gái cùng chung sống
Như­ trâu thấy nhà để về chuồng
Hãy ăn ở đến già
Hãy làm lụng cùng nhau
Sống đến bạc đầu
Tâm tình không chán
Đừng lang thang như con b­ướm với hoa
Sống cho đến khi lư­ng còng
Đi làm biết chỗ để về
Đi rẫy biết nơi mình ở
Đi rừng vẫn nhớ nhà..."
Sinh đẻ
Lúc mang thai, người phụ nữ Cơ Ho Chin kiêng thịt các loài khỉ, vượn, không ăn các con vật có mang bị chết. Người Cơ Ho Srê rất kiêng không ăn thịt con đỏ, nhím, tê tê vì sợ sinh khó, không xách vật nặng, gùi phải mang sau lưng ngay ngắn, không đi trỉa giùm cho người khác, tóc không buộc vì sợ đẻ khó.
Lúc sinh người ta cữ 7 ngày, dấu hiệu là sợi chỉ xanh cột nơi cửa không cho khách lạ vào nhà, chỉ có anh em, bà con, họ hàng mới vào được. Trong trường hợp vô ý khách vào nhà thì chủ nhà phun nước vào người của khách. Ngày sau đó người mẹ có thể mang đứa bé đi làm.

Ma chay
Gia đình có đám tang thường được sự giúp đỡ của cả làng, làng tổ chức đánh chiêng giúp vui và đưa người chết về nơi an nghỉ. Khi trong nhà có người chết, người nhà vào rừng hạ cây, lấy rìu khoét ruột để làm quan tài, việc chôn người chết là việc chung của dòng họ. Chủ nhà có thể nhờ bà con vào rừng chặt cây đóng quan tài và trang trí lên đó bằng hình vẽ sặc sỡ , người chết được bó vào cái chiếu có trang trí hoa văn trông rất đẹp (bêl bàng) và được đ­ưa về nghĩa địa (liêng bồc) phía tây - phía mặt trời đi nghỉ sau một chu kỳ chiếu sáng. Ngôi mộ chung của dòng họ được đặt chung với nghĩa địa của làng, người chết đầu luôn luôn quay về hướng đông, chân quay về hướng tây.
Sau khi chôn, ngày thứ ba họ đi thăm mộ và trồng các loại mía, chuối và các loại củ quanh mộ. Mộ của người chết đào vào ngày nắng thì lấy ché đựng nước tưới ướt, nắn sửa lại và sau đó đập vỡ ché. Người Cơ Ho Srê chia của cho người chết  nếu là đồ dùng thì phá hỏng, còn vật nuôi thì giết thịt để cúng cho  người chết. Vật dụng thân thiết của người chết được đem theo và bỏ trên mộ đục thủng. Người sống có vay thì trả cho người chết lúc đó. Có nơi còn tục chôn chung, người ta đưa người chết xuống hầm chung và làm mái che thành nhà mả (kùt bồc) và cái nhà nhỏ để cúng (dơrnan). Bảy ngày người ta mang các đồ vật bỏ vào ngôi nhà cúng đó.
Người Cơ Ho Srê quan niệm cái chết bất thường (chơt briêng: chết xấu) có thể là do ma lai trù yếm nên khi chôn xong họ cắm câu xung quanh mộ,  người có bùa ma lai sẽ biến thành con cóc, con ếch đến ăn phải lưỡi câu. Đến sáng người trong gia đình đến thăm mộ và họ sẽ giữ con vật đó lại, như thế sinh mạng của người làm ma lai sẽ ở trong tay họ. Đối với người chết bất đắc kỳ tử, người Cơ Ho Srê kiêng trong 8 ngày, trong 8 ngày đó họ không đi ra khỏi làng, khách không được đến khi thấy lá cắm ngoài nhà để báo hiệu là trong nhà có kiêng cữ, xác người chết bất đắc  kỳ tử chôn riêng chứ không chôn chung ở nghĩa địa. Chết xấu phải nhờ phù thuỷ đến cúng đuổi tà ma ra khỏi nhà.

SUỐI VÀNG – SUỐI BẠC
♦ HỒ SUỐI VÀNG
Suối Vàng nằm về phía bắc Đà Lạt, cách trung tâm thành phố 12km. Khu vực trầm mặc và thơ mộng này với những đồi cỏ thênh thang là nơ mà bác sĩ Yersin đã đề nghị thành lập trung tâm thành phố nghỉ mát. Nhưng sau  khi khảo sát - địa thế vùng này không mấy thuận lợi, hơn nữa ở gần chân núi, độ ẩm cao, không thoáng khí như ở Đà Lạt nên vùng này vẫn còn khá hoang sơ như ngày nay.
Tuy vậy gần đây đã có bao dự kiến xây dựng Suối Vàng thành khu du lịch thứ hai sau Đà Lạt. Vùng đất tuyệt đẹp này với những  mặt hồ lãng đãng khói sương đã thu hút không biết bao du khách. Dưới chân đồi ven hồ là một rừng thông non xanh thẫm nổi lên trên những cụm đồi tròn nhấp nhô chạy tít đến chân núi Lang bian. Đó là những sân cù lý tưởng trong tương lai.
Suối Vàng có một thác nước và hai hồ lớn. Hồ Ankroet ở dưới và hồ Dankia ở trên. Hai hồ này được tạo lập bởi hai đập nước cùng tên chắn sông Đa Dung, phát nguyên từ núi Lang bian. Sức chứa hai hồ khoảng 21 triệu khối nước, được dùng để chạy máy phát điện tại nhà máy thủy điện Ankroet. Công trình này được xây dựng hai giai đoạn 1945 và 1953 công suất thiết kế 3.100 Kw/h, nhưng do máy móc cũ, gần đây chỉ đạt 2.400 Kw/h.
Hơn nữa sau ngày Giải Phóng, Đan Mạch tiến hành thực hiện hợp đồng trước kia đã kỳ kết với chính quyền cũ giúp Đà Lạt xây dựng công trình lọc nước. Nguồn nước trong xanh của Suối Vàng được đưa về thành phố bằng một hệ thống bơm lọc theo quy trình cũ nhưng máy móc khá hiện đại. Về tiêu chuẩn vệ sinh, nguồn nước tinh lọc này được trung tâm y tế dự phòng tỉnh Lâm Đồng thường xuyên kiểm nghiệm, xác nhận rằng luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng vì hệ thống ống nước của thành phố Đà Lạt đã cũ, được thành lập từ thời Pháp thuộc nên nhiều nơi bị rò rỉ. Nước có nơi rất trong, có nơi không.
Hiện nay nhà máy nước Đà Lạt đang cải tiến hệ thống đường ống trong thành phố để đưa nước sạch đến tận người tiêu dùng. Chỉ tiếc là nước ở quá xa, địa hình cấp nước cao, nên tiêu hao điện năng nhiều gấp hai, ba lần vùng đồng bằng cho mỗi khối nước đưa về thành phố.

Khu Du Lịch Suối Vàng - Suối Bạc - Thung Lũng Vàng
Đầu xuân 2005 Khu Du Lịch Thung Lũng Vàng (KDL - TLV) của Công Ty Cấp Thoát Nước Lâm Đồng nằm cách TP. Đà Lạt khoảng 20km  về phía Bắc, ngay bên cạnh hồ ĐanKia - nơi mà cách đây  112 năm đã từng làm say đắm Bác Sĩ Yersin - người khai sinh ra TP. Đà Lạt và cũng là nơi đặt nhà máy nước Đan Kia - Suối Vàng chính thức mở cửa đón khách du lịch.
Đường vào KDL - TLV láng nhựa phẳng lì, 2 bên đường là những đồi thông xanh ngút ngàn nối tiếp nhau chạy tít tắp đến tận chân trời. Cạnh đó là những thung lũng xanh mềm, mượt mà không thể tả. Vừa bước qua khỏi cổng, du khách sẽ bắt gặp  một con thác nhân tạo nước trắng xoá chảy róc rách suốt ngày đêm. Kia là vườn hoa và bon sai với những cây đại thụ quý hiếm thuộc họ lá Kim như: Tùng, thông đỏ, thông năm lá, pơ mu...được cắt tỉa một cách công phu và mỹ thuật. Còn đá thì nhiều vô kể, được xếp đặt một cách hài hoà và đẹp mắt. Nào là hồ nước, khu vui chơi với những cái tên nghe ngồ ngộ: Khu Thái Cực, hồ Lưỡng Nghi...Những cặp uyên ương mới cưới thường thích tời đây để chụp ảnh cưới. Khó có ai nghĩ rằng ở giữa rừng thông bạt ngàn lại có Khu Du Lịch đẹp đến như vậy.
Vê tên gọi "Thung Lũng Vàng" thì kỹ sư Trần Đình Lãnh giải thích: Sở dĩ đặt tên là TLV là vì đây là những thung lũng xinh đẹp gắn liền với địa danh "Suối Vàng"  vốn nổi tiếng từ bao đời nay. Việc làm thác nước nhân tạo lả để gợi nhớ về một thời xa xưa ông bà ta đã cực khổ biết bao mới tìm được nguồn nước  mát lành để duy trì sự sống. Qua tên gọi nhằm gởi một thông điệp đến mọi người: Hãy tiết kiệm nước, vì nếu không cho đến một ngày nào đó "một phần tất yếu của cuộc sống" sẽ không còn nữa và không có nước chắc chắn cuộc sống của con người sẽ...không tồn tại. Ý tưởng của nhà thiết kế KDL - HSV là mong muốn cho mọi vật luôn hài hoà, bổ sung cho nhau để sinh tồn và phát triển theo học thuyết Phương Đông: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinhTứ Tượng giúp cho mọi vật Trường Tồn. Vì vậy mà ta thấy trong KDL - HSV có tên là Khu Thái Cực, hồ Lưỡng Nghi. Và ngay cả những viên đá lót trên lối đi cũng được xếp theo quẻ "Thiên hả đồng nhân" trong Kinh Dịch với ước muốn biến nơi đây thành chốn gặp gỡ tốt lành của bè bạn bốn phương và nguyện ước cho Đan Kia luôn là vùng đất "thiên thời, địa lợi, nhân hoà"
Ý tưởng xây dựng KDL - HSV  hình thành từ năm 1999 với ý định ban đầu xây một công viên nhằm giúp thư giãn cho anh em chông nhân nhà máy nước sau những giờ làm việc căng thẳng. Sau đó chính quyền địa phương lại giao cho nhà máy quản lý 174 hecta rừng quanh khu vực. Thế là BGĐ quyết định cho thành lập Khu DL theo quyết định số 409/TTG ngày 27/05/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của Đà Lạt - Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020, ngày 10/12/2003 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 4147/UB: Đồng ý chủ trương lập Khu Du Lịch Sinh Thái của Công Ty Cấp Nước Lâm Đồng tại tiểu khu 112 (Khu vực quanh Nhà Máy Nước Suối Vàng).
Ngày mùng một tết ất Dậu 2005 là ngày KDL - TLV chính thức khai trương đón khách theo quyết định số 287/QĐ-UB ngày 04/02/2008 của chính quyền địa phương. Người phụ trách KDL cho biết: "Kể từ khi mở cửa KDL - HSV mỗi ngày có 1.000 lượt du khách thập phương vào đây chiêm ngưỡng phong cảnh sơn thủy hữu tình. Đồ án quy hoạch cho KDL do 2 Kiến Trúc Sư  Nguyễn Hữu Thành và Lê Văn Khải của Công Ty Xây Dựng Kiến Trúc Miền Nam thiết kế.
Theo đồ án, KDL - TLV có diện tích 178,9 ha bao gồm: Khu Trung tâm chính với bãi đậu xe, nhà đón tiếp, khu bán hàng lưu niệm, khu vui chơi giải trí, thể thao, cắm trại, câu cá và các trò chơi trên nước. Bên cạnh đó là vườn hoa, hồ cảnh, thác nhân tạo, vườn tượng, vườn mai anh đào, nhà hàng. Sẽ có khu nghỉ dưỡng dành cho cá nhân và tập thể, khu canh nông với những vườn cây ăn trái đặc sản Đà Lạt. Tiếp theo là khu "Cung Tình" bao gồm khu sinh hoạt ngoài trời, nhà hoà nhạc, cafeteria...Ngoài ra còn khu rừng thông tự nhiên với những hang động mang tính điển tích như: "Lưu Nguyễn lạc thiên thai, Động Từ Thức", các bãi sinh hoạt lửa trại phục vụ du lịch...
Với những cố gắng vượt khó, sáng kiến độc đáo của những người công nhân Công Ty Cấp Nước Lâm Đồng góp phần xây dựng quê hương trong thời gian qua, Chủ Tịch Nước đã tặng thưởng Huân Chương Lao Động hạng ba. Ngoài kia nắng chiều mênh mông dát một màu vàng lấp lánh trên mặt hồ Đan Kia xanh biếc, KDL - TLV  sẽ trở thành một điểm tham quan không thể thiếu trong những chuyến đi tham quan Đà Lạt, góp phần làm cho thành phố Đà Lạt trở nên thơ mộng huyền bí hơn.

Khu Du Lịch Làng Cù Lần
1. Vị trí
Làng Cù Lần tọa lạc tại thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 20km.
2. Giá vé tham quan
Nhiều du khách phân vân không biết giá vé tham quan làng cù lần là bao nhiêu khi có ý định tham quan địa danh này. Theo Viet Fun Travel tìm hiểu thì giá vé tham quan làng cù lần là 60.000 đồng/người. Trẻ em dưới 1m2 được miễn phí vé tham quan.

3. Tên gọi làng Cù Lần
Cái tên "Cù Lần" dường như khơi gợi sự tò mò của rất nhiều du khách. Và, để du khách không phải băn khoăn thắc mắc về điều này, Viet Fun Travel đã tìm hiểu kỹ càng.
Theo những gì Viet Fun Travel biết được thì vùng đất này xưa kia là nơi sinh sống của con Cù Lần, là con thú hiền lành dễ thương được nhiều người nuôi làm thú cưng.
Ngoài ra, vùng đất này còn có rất nhiều cây Cù Lần, người dân K’ho sinh sống ở đây thường khai thác và chế tác thành con Cù Lần rồi đem bán cho du khách. Có lẽ vì vùng đất này gắn liền với con Cù Lần nên người ta đã đặt tên là làng “Cù Lần”.


Tuy nhiên, cũng có truyền thuyết kể rằng tên gọi “Cù Lần” xuất phát từ câu chuyện tình lãng mạn của chàng trai có biệt danh là “Thằng Cù Lần”, chàng trai ước mơ nhặt đá xây dựng thiên đường ở giữa rừng xanh để tặng người con gái mình yêu.
Tuy ước mơ không thành hiện thực những cả hai người đã hạnh phúc sống bên nhau và xây dựng nên ngôi làng nhỏ bên bờ suối, mang tên là làng Cù Lần.
Tên gọi về làng Cù Lần đã gợi lên sự tò mò, hiếu kỳ cho tất cả du khách đến với ngôi làng bình dị, mộc mạc, hoang sơ và đầy thơ mộng. Có dịp đến Đà Lạt, du khách nhất định phải ghé thăm làng Cù Lần.


4. Chỉ đường từ trung tâm thành phố Đà Lạt tới làng Cù Lần
Làng Cù Lần cách trung tâm Tp. Đà Lạt khoảng 20km. Hiện chưa có tuyến xe buýt nào đưa du khách tới đây. Vì thế, du khách có thể tới đây bằng xe máy hoặc ô tô tự lái. Nếu di chuyển bằng những phương tiện này, quý khách có thể tham khảo lộ trình dưới đây:
Từ chợ Đà Lạt, quý khách đi theo hướng về khu du lịch Thung lũng vàng hoặc LangBiang. Chạy tới đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thì quý khách sẽ gặp ngã 3 gần giáo xứ Tùng Lâm. Tại đây, quý khách sẽ thấy một hướng đi LangBiang, một hướng vào đường Ankroet. Quý khách rẽ trái vào đường Ankroet và đi thêm 15km nữa sẽ đến làng Cù Lần.
Muốn vào sâu trong làng Cù Lần, quý khách phải vượt qua hàng trăm bậc thang đá và hai cây cầu treo. Nếu là người ưa khám phá mạo hiểm, quý khách có thể chọn cách đi bộ, trekking 400m vượt đường suối, đường rừng.
Những người lớn tuổi, ngại đi xa, có thể chọn dịch vụ xe jeep để tham quan làng. Tùy sở thích và sức khỏe của mỗi người mà có sự lựa chọn khác nhau.


5. Những điểm tham quan hấp dẫn ở làng Cù Lần
• Dốc Trời ơi
Dốc Trời Ơi - điểm đến ấn tượng ngay từ tên gọi. Con dốc này nằm trong khu vực làng Cù Lần, một trong những địa điểm du lịch đẹp nhất ở Đà Lạt. Ngọn dốc cheo leo, hiểm trở nên bất kỳ ai khi leo tới đỉnh đều phải thốt lên "trời ơi". Có lẽ vì thế mà con dốc này có tên gọi là "Trời Ơi".
Trước khi làng cù lần ở Đà Lạt chưa được biết tới nhiều, con dốc này cũng ít được chú ý. Kể từ khi khu du lịch này nổi tiếng thì rất nhiều người biết đến nơi đây.
Đứng trên đỉnh dốc, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát mọi cảnh đẹp nơi đây. Du khách sẽ thấy cây cỏ chen ngang lẫn những hàng thông cao vút. Du khách cũng sẽ được tận hưởng một cảm giác thư giãn thoải mái vô cùng khi đứng trước những cơn gió lồng lộng.


• Làng Đuốc
Làng Đuốc nằm lọt thỏm giữa một thung lũng xanh rì, bên cạnh làng là hồ nước trong xanh, tươi mát quanh năm. Những ngôi nhà ở đây được dựng theo kiểu nhà Rông của người đồng bào dân tộc Tây Nguyên, chất liệu bằng gỗ, mộc mạc, đơn sơ.
Làng Đuốc không chỉ thu hút nhiều du khách đến tham quan mà còn là nơi tụ hội quen thuộc của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên.
Vào các kỳ nghỉ hè, các bạn trẻ thường đến đây tổ chức các hoạt động dã ngoại, cắm trại, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí giữa không gian mênh mông núi rừng.

• Chợ Chồm Hổm
Gọi là chợ nhưng thực ra chỉ là một nhà sàn bày bán các đồ lưu niệm cho du khách tham quan, mua sắm. Các mặt hàng lưu niệm ở đây rất đa dạng, có tượng nhà mồ, vỏ cây, gùi, những chiếc mặt nạ nhiều hình dạng khác nhau...
Và, không thể thiếu con vật đặc trưng và là biểu tượng của làng đó là chú Cù Lần nhồi bông. Có thể nói đây là mặt hàng bán chạy nhất ở chợ mà hầu như du khách nào tới đây cũng muốn mua 1 con về làm kỷ niệm.

6. Những trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến làng Cù Lần
Làng Cù Lần là một trong những địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng. Đến Đà Lạt mà không ghé làng Cù Lần thì quả là một thiếu sót.
Làng Cù Lần nằm trong khuôn viên rộng rãi, xanh mát với cây rừng, hồ nước, cầu treo, con suối, hoa cỏ v.v.. Đường vào làng tuy khó khăn, ngăn trở nhưng bù lại du khách được tận hưởng khí hậu trong lành và ngắm nhìn nhiều cảnh đẹp. Đến với làng Cù Lần, du khách được hòa mình với thiên nhiên hoang dã, thơ mộng.
Nếu không thích đi bộ ngắm cảnh thì quý khách có thể thuê xe jeep tham quan làng. Giá thuê xe jeep khoảng 500.000 đồng, chở tối đa 4 người. Xe jeep chạy chầm chậm đưa du khách dễ dàng băng qua nhiều con suối, vượt ghềnh thác, lên xuống những địa hình dốc đá khúc khuỷu chênh vênh.

Buổi chiều mát mẻ, du khách có thể thử cảm giác chèo thuyền ngắm cảnh trên hồ. Giá dịch vụ chèo thuyền khoảng 20.000 đồng/người. Đêm về, hoạt động đốt lửa trại trở nên sôi nổi.
Những đốm lửa bập bùng, tiếng đàn guitar bắt đầu ngân vàng ở các lều trại, tiếng trống kèn âm vang, tay trong tay nắm nhau di chuyển vòng quanh đốm lửa, khiến khung cảnh nơi đây vô cùng sống động, huyền ảo.
Ngoài những hoạt động kể trên, du khách khi đến làng Cù Lần còn có thể tham gia những hoạt động ngoài trời như leo núi, thả diều, băng rừng, bắt cá, bơi thuyền trên hồ... Viet Fun Travel tin rằng, làng Cù Lần sẽ là điểm đến cho du khách nhiều kỷ niệm khó quên.

So với giá vé tham quan những điểm du lịch khác ở Đà Lạt thì giá vé tham quan làng Cù Lần khá rẻ và phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng du khách. Nếu có dịp tham quan Đà Lạt du khách nhớ dành thời gian để ghé thăm ngôi làng xinh đẹp, mộc mạc này nhé.

ĐÈO NGOẠN MỤC
Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Krông Pha ( một địa danh của người chăm hiện vẫn còn ) người Việt đọc là Sông Pha , người Pháp gọi là Belle Vue ( Ngoạn Mục ) là một trong những đèo núi đẹp nhất Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận, men theo những sườn núi dựng nối thung lũng Ninh Sơn với cao nguyên Lang Biang.nằm ở độ cao 980m ,dài khoảng 18km . Con đường quanh co gấp khúc liên tục . Lên độ cao 400m , chúng ta có dịp nhìn lại đoạn đường chúng ta đi qua . Trên đèo Ngoạn Mục có 4 đoạn cua khuỷu tay rất gấp, con đường uốn lượn mềm mại qua những đồi núi, sườn đồi lớn nhỏ khác nhau tạo hình vòng sóng, tạo nên những tầng đường mà nếu có dịp dừng chân trên đỉnh nhìn xuống, dễ thấy vẻ quyến rũ lãng mạn lẫn hùng vĩ của nó Từ trên đèo nhìn xuống thấy bờ vực dốc đứng, sâu thẳm, lấp ló qua những rặng thông là con đường ngoằn ngoèo khúc khuỷu với những chiếc ô tô ví như món đồ chơi chậm chạp đang bò lên hay xuống. Xa hơn là đồng bằng Phan Rang với dòng sông Cái uốn lượn. Hai dải núi cao ôm bọc lấy thung lũng Phan Rang chạy ra tận biển. Những ngày đẹp trời, từ trên đèo có thể thấy đường bờ cát trắng và nhấp nhô những con sóng lăn tăn.
Bên đèo Ngoạn Mục là những suối thác cắt ngang vách núi, những dãy núi đồi với hệ thực vật khá phong phú đa dạng, đặc trưng. Hệ thực vật rừng nguyên sinh đèo Ngoạn Mục bao gồm các loài cây ôn đới như thông lá dẹt, thông lá tròn xuất hiện ngày một nhiều theo hướng dốc núi cao dần. Rừng khộp tái sinh với những ưu thế là khá nhiều cây dầu rái, dầu trà ben, tiếp đến là rừng thường với các loài cây xanh vùng nhiệt đới núi thấp. Ở phía đông có các loài dẻ, re, chạy dần sang phía tây là những đồi thông, loài thực vật đặc trưng của vùng khí hậu ôn đới. Tuy vậy, rừng ở đây đã bị tác động nặng nề do hậu quả mà các hoạt động của con người mang lại như việc đặt ống dẫn nước cho thủy điện Đa Nhim, du lịch, khai thác lâm sản, giao thông v.v. . Khi xuống đèo , cảnh thiên nhiên cũng thay đổi dần cho đến phan Rang . Đặc biệt khi thả dốc đèo Sông Pha chúng ta còn mục kích hai ống nước màu trắng từ trên đỉnh núi đưa xuống . Đường hầm dẫn nước dài 4.878m xuyên qua lòng núi ,dưới dãy đèo Ngoạn Mục là hai ống thủy áp dài 2.340m , đường áp để đưa nước từ hồ Đa Nhim về đến nhà máy thủy điện ở chân đèo Sông Pha . Người ta tính 0,5m khối nước có thể cho một kw điện . Trong khi đó nhà máy thủy điện Trị An cần 12m khối nước mới cho ra một kw điện .
Sông Đa Nhim theo tiếng dân tộc thiểu số nghĩa là nước mắt , có lượng nước dồi dào . Năm 1992 , người ta cho xây dựng nhà máy thủy điện Sông Pha có công suất nhỏ cạnh nhà máy thủy điện Đa Nhim phục vụ cho việc tiêu dùng địa phương. Nước xả của nhà máy thủy điện Đa Nhim là nguồn cung cấp nước cho Sông Pha . Hệ thống thủy điện Đa Nhim còn tạo cho Đơn Dương một hồ chứa nước tuyệt đẹp là hồ Đa Nhim cách Đà Lạt khoảng 50kmvề phía đông bắc , Hồ Đa Nhim thuộc thị trấn Đran huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng nên thường gọi là hồ Đơn Dương Diện tích mặt hồ là 9,7km2, ở độ cao khoảng 1.042m so với mực nước biển. Nước trong hồ bắt nguồn từ hai con sông Đa Nhim và sông Kronglet. Thời tiết ở đây xen lẫn giữa ôn đới và nhiệt đới, nắng mưa luân chuyển nhau. Hồ Đa Nhim là một công trình độc đáo của Đông Nam Á do người Nhật thiết kế.
Không chỉ là một thắng cảnh đẹp hồ Đa Nhim còn là nơi cung cấp thủy điện lớn cho các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Khách đến tham quan cảnh đẹp thiên nhiên hồ Đa Nhim còn có dịp tìm hiểu về công trình nhà máy thủy điện Đa Nhim được xây dựng ngay trên hồ. Đây là một công trình thủy điện lớn của Việt Nam
Toàn cảnh Hồ Đa Nhim là sự kết hợp tuyệt vời giữa non nước, trời mây tạo nên một thắng cảnh tuyệt vời cho miền đất Đà Lạt thu hút nhiều du khách đến tham quan. là một thắng cảnh thơ mộng với những đồi thong vi vu nghiêng bóng nước và là một nơi lý tưởng cho hoat động du lịch dã ngoại như săn bắn và câu cá …Ngoài ra nước thoát từ nhà máy thủy điện dung tưới tiêu cho hơn 23.800hecta ruộng lúa khô cằn của Phan Rang .
Khi chuẩn bị xuống đèo , qua thị trấn Dran của huyện Đơn Dương . Đây là thị trấn hình thành tương tự như thị trấn Sông Pha của tỉnh Ninh Thuận ,là nơi tập trung dân cư khá đông có nhiều hàng quán . Hai khu vực này tập trungđông dân cư do trước đây lên Đà Lạt phải qua đèo ngoạn Mục khó khăn, đường hẹp chỉ lên xuống một lượt và phải chờ thời gian thích hợp , nên nơi đây thường là nơi nghỉ đêm của khách đi xe đò . Thứ hai , ở đây còn có nhà máy thủy điện Đa Nhim , nên công nhân làm việc xây dựng công trình này cũng góp phần làm cho thị trấn này đông đúc hơn .


CÁC ĐIỂM THAM QUAN MỚI Ở ĐÀ LẠT

Ma rừng lữ quán Đà Lạt
Địa chỉ: thôn Đa Nghịch, Xã Lát, Huyện Lạc Dương, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng.
Số điện thoại:  Chú Liêm :0968583368 – 02633997292
Giờ đóng-mở cửa: Cả ngày
Email: Liem_trinh_dl@yahoo.com
Fanpage:  https://www.facebook.com/MaRungLuQuan/
Vị trí
–   Ma rừng lữ quán nằm trên địa bàn thôn Đa Nghịch – Xã Lát – Huyện Lạc Dương – Tp. Đà Lạt. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt 20km về hướng LangBiang.
–   Đây là một công trình do tư nhân đầu tư, chủ của Ma rừng chính là chú Liêm, chú tầm 50 tuổi. Mọi thông tin liên hệ bạn vui lòng gọi trực tiếp hoặc gửi email cho chú theo thông tin trên.
Giá vé
Nếu bạn tham quan cá nhân thông thường thì vé tại Ma rừng là 10.000đ/lượt.
Mức vé với đoàn chụp ảnh cưới là 200.000/lượt. Để sử dụng vật phụ kiện, thuyền bè bạn hãy liên hệ với chú Liêm hoặc cô chủ nhé.
Miễn phí vé với học sinh, sinh viên và người cao tuổi.
Vậy Ma rừng có gì chơi bạn biết chưa ?
Ma rừng có gì chơi ?
Ma rừng lữ quán có gì ?
Nhiều người vẫn hay đặt câu hỏi, Ma rừng lữ quán ở Đà Lạt có gì mà nhiều người phải lặn lội cực khổ vậy?
Và bạn có thắc mắc, ma rừng có gì mà hầu như ai đi rồi cũng tấm tắc khen như vậy. Hãy tiếp tục, đoạn dưới sẽ giải thích vì sao nhiều người mê nơi này đến vậy.
Ma rừng có gì hay?
Không phải tự dưng người ta gọi Ma rừng lữ quán Đà Lạt là  “công chúa ngủ quên”, “chốn bình yên giữa dòng đời hối hả”,”tiên cảnh giữa rừng sâu”…
Nếu nói đây là nơi có cảnh quan đẹp nhất Đà Lạt cũng không sai.
Chơi gì ở Ma rừng lữ quán ?
Nếu bạn đang tìm hiểu Ma rừng thì chắc bạn đã nghe qua căn nhà màu tím bên sườn đồi rồi chứ, đây chính là một điểm nhấn của Ma rừng.
Điển nhấn thứ hai chính là hồ cá ngay cổng vào, hãy thử quấy nước hồ thử, bạn sẽ bất ngờ đấy.
Thứ ba chính là căn nhà nhỏ bên hồ, một vài chú vịt đang tung tăng và một chiếc vó nhỏ ở góc phải của hồ.
Thứ tư chính là những căn nhà gổ.
Thứ năm là cảnh quan quanh hồ. Bạn hãy đi dạo quanh hồ một vòng thử xem, selfie không một điểm chết.
Và cuối cùng chính là bữa tiệc BBQ vào ban đêm.

Kinh nghiệm đi Ma rừng lữ quán.
Lựa chọn phương tiện.
Xe máy:
– Nếu có ý định đi bằng xe máy thì bạn có thể thuê tại đây, đầy đủ các dòng xe mới nhất. Bạn nên đổ tầm 40.000đ xăng để đi nguyên cung đường này, vì vào sâu trong Ma rừng sẽ không có cây xăng. Nên cẩn thận vẫn hơn, lỡ hết xăng ở đây thì hậu quả thật khôn lường.
Oto
– Thuê một chiếc oto riêng, đi nguyên cung với những điểm còn lại sẽ tiết kiệm chi phí hơn là đi taxi. Chưa kể những bác tài chuyên lái xe du lịch là những người có nhiều kinh nghiệm đi đường và kiến thức du lịch đủ để làm hướng dẫn cho bạn. Một xe 7 chỗ cho cung đường này có giá tầm 900.000/ngày đã bao gồm xăng xe, chi phí bến bãi và tài xế.
Đi theo tour:
– Nếu muốn tiết kiệm chi phí và tham quan trọn vẹn Ma rừng lữ quán cũng như những điểm khác như Làng cù lần và Đường hầm đất sét bạn có thể đặt tour Ma rừng lữ quán 1 ngày.

Kinh nghiệm đi vào Ma rừng lữ quán.
–  Không phải xe nào cũng có thể vào được Ma rừng nhé. Hãy nhớ những thông tin này, Ago đi rất nhiều lần và đã từng đưa rất nhiều đoàn bằng nhiều phương tiện khác nhau vào đây rồi nên hãy tin lời Ago nhé , thay vì tin những bạn ngồi nhà gõ bàn phím.
–  Đường một bên là vách núi đá lỡ khi nào không hay, đường toàn đá sỏi và dốc.
–  Xe 45 chỗ chắc chắn không vào được, xe 29 chỗ có thể vào được vì nhiều xe vào rồi. Nếu xe 7 chỗ trở xuống mà tay lái yếu, xe gầm thấp thì nên cân nhắc. Vì đường vào là đường đất, rất nhỏ nên hãy cẩn thận khi quyết định vào, vì lỡ đi nữa đường rồi là khó để trở đầu ra.
–  Xe tay ga đời củ, quá yếu thì nên cân nhắc, nếu tay lái yếu nữa thì nên hủy ý định đi Ma rừng nhé.
–  Để đi Ma rừng an toàn và trọn vẹn thì một chiếc xe máy mạnh mẽ, một chiếc xe oto từ 16 chỗ trở xuống và một tay lái cứng là ok.

Kinh nghiệm đi xe:
– Nếu đi xe oto thì nên đi xe có gầm cao, mạnh mẽ sẽ an toàn hơn. Xe dưới 16 chổ và 29 chỗ, 34 chỗ vào được,nhưng xe 45 chổ thì nên ở nhà nhé.
Kinh nghiệm vượt suối:
Hiện tại cây cầu mới xây vượt suối tại cửa ngõ vào Ma rừng để thay thế đập tràn cũ đã hoàn thành. Không như trước đây bạn phải vượt đập tràn giờ đây có cây cầu mới bạn có thể băng suối dễ dàng.
Thời điểm và thời gian thích hợp:
Ma rừng mở cửa đón khách tất cả các ngày trong năm, nhưng theo Ago Tourist khoảng thời gian đẹp nhất của Ma rừng là vào những tháng mùa khô và những thời điểm giao mùa hoặc những tháng cuối năm.
Lúc này nó mới toát lên một vẽ “ma mị” đậm chất Ma rừng. Và thời điểm vàng để tham quan Ma rừng chính là sáng sớm và chiều tối. Trong không gian tĩnh mịt của rừng núi, tiếng chim kêu và tiếng suối chảy hòa vào làn sương nhẹ sẽ làm tăng thêm phần huyền bí của Ma rừng lữ quán.

– Dịch vụ ăn uống không bắt buộc, nếu bạn muốn ăn hay uống gì thì đi thẳng vào gian nhà chính đối diện cổng vào và gặp cô chủ quán để gọi món nhé.
– Hương vị không phải xuất sắc nhưng nếu bạn muốn vừa thưởng thức một ly cafe vừa ngắm cảnh thì cũng nên thử.
Ăn nhẹ:
Ở Ma rừng lữ quán có phục vụ các món ăn nhẹ, nếu muốn ăn cơm hoặc các món cầu kì bạn phải đặt trước.
Ở Ma rừng có phục vụ các món ăn như: Bánh mỳ ốp la + xúc xích: 30.000đ  – Mì gói xúc xích : 30.000đ  – Cánh gà chiên : 30.000đ/cánh – Gà ta nấu cháo : 400.000đ/con.
Cafe, nước uống:
Ở Ma rừng có phục vụ các món nước như cafe sữa, đen và sữa đá, đen đá đồng giá 25.000đ. Nước dâu tằm, dâu tây, chanh dây và sữa chua đá giá 30.000đ. Nước lọc 10.000đ/chai và bia tiger, heniken giá 20.000đ/chai.
Đặt phòng lưu trú tại Ma rừng.
Nếu chưa thử đặt phòng và ở thử lại một đêm thì bạn đã bỏ qua một điều thú vị khác của Ma rừng lữ quán.
Ma rừng lữ quán ngoài điểm tham quan thì chú Liêm có thêm dịch vụ lưu trú. Tùy vào nhu cầu cụ thể mà dịch vụ lưu trú có giá cụ thể, giá phòng ở Ma rừng lữ quán cũng không quá đắt đỏ.
Những khách lưu trú ở đây được miễn phí chương trình giao lưu lửa trại buổi tối, nước uống và trái cây. Nếu muốn thưởng thức BBQ thì bạn phải đóng thêm 150.000đ/1 người. Và 1 phần ăn sáng + cafe là 50.000đ.

Book nhà biệt lập hoặc phòng riêng lẽ, phòng dorm tập thể:
Nếu bạn muốn ở trong nhà thì ở Ma rừng có hai dạng, thứ nhất là nhà biệt lập với giá 1.000.000đ/đêm cho 6 người. Với một nhà biệt lập bạn sẽ sở hữu một căn nhà bằng gỗ 2 tầng. Bên trong có phòng khách rộng rãi, nhà bếp phòng ngủ và nhà vệ sinh biệt lập. Trong nhà có đầy đủ trang thiết bị và nhà bếp có thể nấu một vài món đơn giản.
Nếu bạn muốn ở phòng tập thể thì mức phí là 100.000đ/người. Bạn sẽ có một chỗ ngủ với đầy đủ tiện nghi cơ bản như chăn, gối, đệm…
Book địa điểm cắm trại tại Ma rừng:
Nếu bạn muốn cắm trại tại Ma rừng thì hãy liên hệ trước với chú Liêm nhé. Đã nhiều đoàn cắm trại ở đây rồi nên bạn yên tâm.
Kinh nghiệm booking phòng ở Ma rừng.
Nếu đã có ý định lưu trú tại Ma rừng thì hãy liên hệ trực tiếp với chú Liêm với thông tin Ago Tourist đã ghi rõ ở trên. Vì số lượng phòng cũng như sự giới hạn cung cấp dịch vụ lưu trú của chú nên bạn phải booking càng sớm càng tốt. Nhớ booking trực tiếp chú Liên hoặc vợ của chú nhé.
Hiện tại nếu bạn tìm kiếm Ma rừng lữ quán Agoda hay các trang Booking online đều không có. Chú Liêm chỉ nhận booking phòng trực tiếp chứ không book qua kênh như Agoda hay Booking khác.
Nếu đã đi Ma rừng thì không nên bỏ qua những điểm gần đó như Làng cù lần và những món ăn mang hương rừng đặc trưng.
Tiếp tục với những hướng dẫn bên dưới.

Hoa Sơn Điền Trang
Do không nằm ở trong trung tâm nên đầu tiên bạn cần biết địa chỉ chính xác của Hoa Sơn Điền Trang Đà Lạt để tìm đến một cách nhanh nhất.
Địa chỉ.
Điểm tham quan này nằm ở tỉnh lộ 725 đèo Tà Nung thuộc tiểu khu 159, phường 5 cách trung tâm thành phố ngàn hoa mộng mơ khoảng 7km.
Số điện thoại: 0971731168
Đường đi chi tiết đến Hoa Sơn Điền Trang
Do mới được làm mới nên đường đi đến Hoa Sơn Điền Trang rất đẹp dù bạn đi xe máy, ô tô 4 tới 45 chỗ đều vào đến tận nơi khu du lịch này, không khó khăn như khi tham quan chùa Linh Quy Pháp Ấn đâu nhé.
Từ trung tâm thành phố khu Hòa Bình bạn đi theo đường 3/2 => đường Hoàng Văn Thụ => đường Cam Ly => qua làng hoa VạnThành => Tỉnh Lộ 725 hay còn gọi là đèo Tà Nung đi thêm khoảng 3km nữa là tới. Khu du lịch nằm bên tay trái của bạn nhé.

Tham quan Hoa Sơn Điền Trang Đà Lạt
Sau khi đến nơi thì những nơi nào mà bạn nên tham quan trong khu du lịch này:
Bàn tay Phật khổng lồ
Đây là điểm đầu tiên được mọi người checkin trong khu du lịch này được làm bằng những sợi dây rừng cổ thụ và nằm nhô về phía trước. Nếu ngày nhỏ có xem Tây Du Ký thì bạn sẽ biết bàn tay Phật như thế nào khi nhốt Tôn Ngộ Không xuống núi 500 năm trước.
Địa điểm này mà không làm vài tấm để khoe với bạn bè thì hơi phí đó nha.

Các điểm còn lại trong sơn trang
Hoa Anh Đào được lấy cây lớn trực tiếp từ Nhật Bản: khi nở rộ vào tháng 1 đến đến checkin bạn bè chắc chắn sẽ ngỡ rằng bạn đang vivu ở tận xứ mặt trời mọc :))

Giá vé
Sau đây là bảng giá các loại vé được sử dụng trong khu du lịch Hoa Sơn Điền Trang cho bạn tham khảo.
Vé tham quan: người lớn 30.000đ trẻ em 15.000đ trẻ em dưới 1 m được miễn vé vào cổng
Thức ăn sống mang vào phục vụ Teambulding: 30.000đ/khách
Thuê bếp nướng: 500.000đ/lần
Cho thuê không gian quay phim: Từ 5h tới 9h là 2.000.000đ từ 8h tới 17h là 2.000.000đ từ 8h tới 21h là 4.000.000đ cho đoàn tới đa 20 khách nếu quá người phải mua vé
Chụp hình cưới: đoàn tối đa 10 người chụp trong 8 tiếng là 1.000.000đ
Sân khấu cho Gala: Trọn gói 8.000.000đ thuê riêng âm thanh 3.000.000đ, ánh sáng 3.000.000đ máy, chiếu 2.000.000đ trong thời gian 4 tiếng.
Thuê điện: Dùng cho hệ thống âm thanh 4.00.000đ/ tiếng dùng trọn gói Gala 1 tiếng là 500.000đ
Thuê âm thanh lớn: gồm 2 loa lớn cố định, amly, mic trong 4 tiếng 2.500.000đ
Thuê âm thanh nhỏ: có loa thùng di chuyển được có đầu USB 1.200.000đ/ 4 Tiếng
Teambulding đà lạt: gồm vé+ lửa trại + lều 50.000đ/ người

Do nằm trong một khu vực lớn lên tới 38ha được bao phủ bởi rừng nguyên sinh nên nơi đây có rất nhiều loài chim quý ghé thăm hót vang suốt ngày.

COFFEE MÊ LINH
Bạn đã bao giờ đến một nơi ngập tràn màu xanh chưa? Có bao giờ bạn nghĩ sẽ có một nơi nào đó ở Đà Lạt như thế chưa? Bạn có muốn thoát mình ra khỏi chốn vội vã thường ngày để đi ngao du đây đó tại miền đất mới hay không? dù muốn hay không hãy đến với thung lũng ngàn hoa cùng thư thái trong một không gian vô cùng thoáng đãng xanh tươi bạt ngàn của rừng cà phê.

Mê Linh Coffee Garden Đà Lạt nằm cách xa trung tâm thành phố khoảng 25km, một đoạn đường khá dài qua con đèo Tà Nung chạy theo con đường xa khoảng 500m nữa mới đến được khu vực này. Vừa để các bạn thoát ra khỏi chốn đô thị về một miền đất nông thôn vừa để các bạn trẻ trải nghiệm cuộc sống xung quanh tràn ngập những màu sắc mới và cũng vô cùng thích thú đối với dân đi phượt.
Không phải ngẫu nhiên mà nơi đây lại mọc lên quán caffee mang đậm chất hương vị, có không gian vô cùng thoáng đãng đến thế mà cũng nhờ quang cảnh của rừng cà phê bạt ngàn thuận lợi cho việc phát triển chế biến ra những tách cà phê chồn thơm ngon đúng điệu, vì thế những bộ óc của con người đã nẩy lên ý tưởng xây dựng một góc cà phê mang tên Mê Linh Coffee Đà Lạt.
Được thiết kế theo một kiến trúc mở không cầu kì như những quán khác bao quanh khu vực là rừng cà phê xanh mướt, chắc ai đó sẽ nghĩ với khí hậu Đà Lạt như thế thì cần phải làm thật ấm cúng nhưng không nó thoát ra khỏi cái sự ấm áp kia để mang đến sự gần gũi với thiên nhiên gió lộng, tất cả mọi thứ đều thuộc về thiên nhiên không gò bó chúng ta trong một cái lồng dưới những ánh đèn rực rỡ xa hoa kia.
Từ những chiếc ghế, cái bàn ngay cả sàn nhà cũng được làm nên từ gỗ thêm vào đó là những cây cột được sơn màu xanh lá cây để khi đến đây quý khách sẽ cảm nhận được mình thật gần gũi với thiên nhiên.
Tầm nhìn 360 độ có một không hai duy nhất tại Đà Lạt đến với Mê Linh Coffee bạn không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh tuyệt trần của nứi rừng, sông nước những dãy núi chập trùng bên cạnh con sông nhỏ xa xa còn được nhìn thấy lấp ló những mái nhà, những đám mây gợn sóng được đất mẹ ban tặng cho  biết bao cảnh đẹp, chỉ vậy thôi cũng đủ làm cho lòng người say đắm yên bình biết bao. Ngồi đây phóng tầm mắt ra xa bên cạnh tách cà phê chồn thơm ngon cùng hưởng thụ cuộc sống đi nào mọi người ơi.
Một địa điểm check in vô cùng lý tưởng chào đón các bạn trẻ, cho những người yêu thiên nhiên, cho những cặp đôi cùng trải nghiệm trong không gian xanh thoáng đãng, cho những bạn đi phượt một góc nhìn mới mẻ tràn đầy thú vị.

Bạn không chỉ đến đây để thưởng thức hương vị ngọt ngào của cà phê chồn đậm chất này thôi đâu, tại đây còn có khu trưng bày quà lưu niệm các sản phẩm dệt thổ cẩm do chính tay người đồng bào làm nên.
Ngay bên cạnh sẽ là xưởng sản xuất ra cà phê chồn cùng nhìn ngắm những chú chồn đang vô tư gặm nhắm những trái cà phê chín đỏ mọng, bạn còn được học hỏi tìm hiểu những cách thức để đưa ra cà phê chồn đúng chất của nó.
À còn nữa đó chính là những hạt cà phê được rang thơm nồng mùi vị đựng trong những cái bình to đằng kia hãy mua về và tự tay chế biến cho mình một ly cà phê vào buổi sớm nha.
Đường đi cafe Mê Linh Đà Lạt
Quán cà phê Mê Linh có địa chỉ tại:  Tổ 20 thôn 4 Xã Tà Nung, thị trấn Nam Ban nếu bạn chưa biết đường thì có thể đi theo bản đồ dưới đây để đi đến đây một cách nhanh nhất và an toàn nhất. Trên đường đi bạn cũng có thể tham quan các điểm gần quán cà phê đà lạt tuyệt đẹp này.

Đồi Chè Cầu Đất
Đồi chè cầu đất một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất từ trước đến nay được hàng nghìn du khách ghé đến tham quan chụp ảnh và còn là địa điểm của những cặp đôi đến đây để chụp ảnh cưới lưu niệm. Hãy cùng Hoa Dalat Travel tìm hiểu về đồi chè này trước khi đến đây tham quan nhé khách.
Đồi chè cầu đất ở đâu?
Địa chỉ: Xuân trường. Tp Đà Lạt Lâm Đồng
Số điện thoại: 18001192
Chi tiết đường đi
Nếu bạn đi tự túc thì có thể thuê xe máy và bắt đầu hành trình như sau:
Từ chợ Đà Lạt bạn đi qua những đường sau để đi tới Đồi Trà Cầu Đất.
§  Đi qua Cầu Ông Đạo
§  Tới đường Trần Quốc Toản
§  Cua bùng binh rẽ đường Hồ Tùng Mậu
§  Tới bùng binh quẹo tay trái tới đường Trần Hưng Đạo
§  Tới đường Hùng Vương
§  Tới Trại Mát
§  Đi thẳng Quốc Lộ 20
Quá trình hình thành đồi chè cầu đất

Lịch sử ghi lại vào năm 1915 Bác sĩ Yersin đã khai hoang nên Đỉnh Hòn Bà tên gọi là cầu đất hiện nay, ông đã ươm các cây giống trị bệnh sốt rét canhkina và cây chè. Từ đó, vào năm 1927 người Pháp thấy được đất đai, khí hậu gió lộng cao trên 1650 m nơi đây thích hợp cho trồng cây chè trên đỉnh đồi này.
Đồi chè được chính thức đưa vào hoạt động, lúc bấy giờ nhà máy sản xuất ra trà đen đưa về Pháp để tiêu thụ và sản xuất ra các nước Châu Âu khác.
Năm 1960 cuộc chiến tranh ở nước ta đi đến đỉnh điểm thực dân Pháp buộc phải tạm dừng tất cả các hoạt động kinh tế ở Đà Lạt Lâm Đồng, sau đó trà cầu đất bị các thương gia người trung quốc chiếm giữ vì thế sản lượng trà ngày một đi xuống dốc.
Về sau năm 1975 khi đất nước đã thống nhất hòa bình trở lại sở trà mới chính thức thuộc về sự quản lý của tỉnh lâm đồng. Đến năm 2015 seedcom mua lại sở cầu đất và đổi tên thành cầu đất Farm bắt đầu một bước tiến mới. Dù có chuyển đổi qua bao nhiêu chủ đi chăng nữa thì đồi chè cầu đât vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử của nó không thay đổi.
Du lịch đồi chè Cầu Đất
Nằm cách trung tâm thành phố 30km về hướng tây khoảng 45 phút đi xe trên một quãng đường dài xung quanh bao vây bởi rừng thông xanh, đến nơi du khách sẽ thấy trước mắt mình hiện ra một khoảng không gian mênh mông của đồi chè xanh mướt có diện tích rộng gần 220 héc ta, nơi ấy còn có một tác phẩm đã ghi dấu ấn gần 100 năm thành lập nên nhà máy trà cầu đất, bình trà ấy cao 2,6m ngang tận 7,1m và cân nặng lên đến 3 tấn, nếu có dịp đến đây tham quan chắc chắn các bạn sẽ thích thú khi tận mắt nhìn thấy hình ảnh này.
Đồi chè không chỉ là nơi sản xuất đưa sản phẩm chè ra ngoài thị trường hằng năm có hon 1000 tấn lá tươi đưa đi tiêu thụ, tương ứng với khoảng 260 tấn lá khô đem đi chế biến mang đến một lượng sản ổn định kinh tế đời sống của người nông dân ngày càng càng cao.
Và còn là nơi tham quan du lịch tại đà lạt của nhiều du khách trong và ngoài nước ghé đến thưởng thức những tách trà thơm ngon đậm đà ngay tại xưởng. Hãy cùng tận hưởng một bầu không gian trong xanh thoáng đãng xõa đi bao nhiêu mệt nhọc trong công việc, mọi áp lực đến đây để giải tỏa bao nhiêu muộn phiền.
Chơi gì tại Đồi Chè Cầu Đất Đất
Đầu tiên là chụp hình, rất nhiều bức ảnh siêu Cool đã xuất hiện từ đây làm cư dân mạng điên đảo
Chụp hình cưới:
Nếu bạn và người ấy đang muốn ghi lại những hình ảnh đẹp nhất của đời mình thì đừng quên điểm này nhé
Ngoài ra các bạn hãy thử trải nghiệm làm người nông dân tự tay hái những lá trà, cùng đem về xưởng xao trà , vo trà…. Tự tay làm cho mình một tách trà thơm ngon để cho gia đình, bạn bè cùng thưởng thức.
Mọi người hãy yên tâm nhâm nhi những lá trà ngoài kia vì chúng luôn được chăm sóc rất kỹ lưỡng đảm bảo tiêu chuẩn 4 không đó là không dư lượng phân bón, không dư lượng thuốc trừ sâu, không phẩm màu, không chất bảo quản đảm bảo sản phẩm sạch luôn an toàn cho người tiêu dùng.
Đến rồi hãy mua cho mình một gói trà sản phẩm của đồi chè đem về biếu cho người thân mình làm quà nhé.
Cafe đồi chè Cầu Đất
Nếu đã tới đây rồi thì đừng quên ghé vào quán cà phê Container do Cầu Đất Farm xây dựng nhé. View bao đẹp giúp bạn có thêm rất nhiều khung hình đẹp để sống ảo nữa đấy.
Menu của quán cho bạn tham khảo
§  Cà phê Espresso giá 20.000đ/ly
§  Cà phê Espresso giá 30.000đ/ly
§  Bạc xỉu nóng: 30.000đ/ly
§  Americano: 20.000đ/ly
§  Cappuccino: 30.000đ/ly
§  Cà phê Caramel: 30.000đ/ly
§  Cà phê Socola: 30.000đ/ly
§  Trà sữa Cầu đất Farm: 30.000đ/ly
§  Trà Olong: 25.000đ
§  Trà cổ Cầu Đất: 25.000đ
§  Bánh mì que: 20.000đ
Phượt đồi chè cầu đất
Rất nhiều nhóm phượt từ khắp nơi trên đất nước đã đến phượt đồi chè cầu đất nổi tiếng này, nếu bạn muốn tự mình đi phượt rất đơn giản chỉ cần thuê một chiếc xe máy, cầm một tấm bản đồ tp đà lạt và bắt đầu hành trình thôi.

Khu du lịch Rừng Lá Phong Đà Lạt
Đà Lạt hằng năm luôn đón một lượng khách khổng lồ đến du lịch tham quan khám phá cảnh đẹp, phải nói rằng thung lũng ngàn hoa chưa bao giờ hết ‘hot’ về những tiên cảnh đẹp tựa thiên đường. Ai đã đến đây thì chắc chắn sẽ đến lần 2, lần 3 và N lần không đếm kể, chính vì muốn phục vụ những khách hàng công ty Hoa Dalat Travel sẽ đưa đến cho các bạn một địa điểm vô cùng tuyệt đẹp được nhiều bạn ghé tham quan đó là khu du lịch lá phong Đà Lạt.
Giới thiệu vài nét về khu du lịch lá phong Đà Lạt
Địa chỉ:  45 Đặng Thái Thân phường 3. TP Đà Lạt
Khu du lịch lá phong Đà Lạt được xây dựng dựa trên ý nghỉ muốn đổi mới một địa điểm khác lạ, dựa trên sự mong muốn của khách hàng theo suy nghỉ của quý khách hàng tạo nên một chuyến du lịch hoàn mỹ thanh thản, thoải mái nhất. Có tổng diện tích gần 5 héc ta đã chào đón du khách vào ngày 26-5-2017 đến nay đã đưa vào hoạt động được gần 5 tháng.
Nghe đến lá phong tôi nghỉ các bạn chắc chắn sẽ chợt nhớ ngay đến khu rừng lá phong nằm nghiêng mình bên dòng nước Hồ Tuyền Lâm, nhưng trên thực tế không phải vậy vì nơi đây đón chào du khách bằng những hình ảnh, những kiến trúc điêu khắc độc đáo luôn gắn liền với các câu chuyện ngày xưa văn hoá của dân tộc ngàn đời để lại, những khu rừng cây chậu cảnh được sắp xếp theo một góc nghiêng thật lạ mắt, đặc biệt không thể thiếu những khu vườn hoa trải dài theo hai bên con đường. Một nơi lưu trú tuyệt vời cho du khách muốn hoà mình với thiên nhiên trong đêm yên tĩnh. Khu du lịch còn cho phép du khách  cắm trại vui chơi giải trí các hoạt động về đêm tại đây khi có nhu cầu.
Tổng quát xung quanh là như vậy kể ra sâu hơn nữa phải nói đến khu địa đàn trong lòng đất đầu tiên được thiết kế theo phong cách đẹp – độc – lạ mắt mà từ trước đến nay chưa một nơi nào tạo nên được một thiên đường nghỉ dưỡng dưới lòng đất đến như vậy. Bên trong trước tiên bạn sẽ thấy được một quán cà phê quầy bar nhỏ, ấm cúng tiếp theo đi xuống phía bên dưới là không gian nghỉ ngơi gồm có 56 giường dorm ngang 1m2 dài 2m để phục vụ cho nhu cầu của du khách muốn nghỉ ngơi qua đêm ngay tại đây. Giá  phòng cũng rất hợp lý và ưu đãi hãy liên hệ với công ty du lịch hoa Dalat để có mức phí thấp nhất có thể nha mọi người.
Nằm đối diện với khu địa đàn là 2 bức tượng điêu khắc một nam một nữ to lớn đứng cạnh bên nhau, xung quanh là những bông hoa đỏ thắm tươi tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, một câu chuyện tình yêu nồng thắm sẽ dành riêng cho những vị khách khi đến đây cùng chúng tôi. Trên con đường được được lát đá, bê tông nhìn xa xa sẽ thấy được ngôi nhà 132 mái cái tên nghe thật dị thường và làm sao có thể làm nên 132 mái như vậy được?? tôi cũng không thể tin thế nhưng các người thợ đã tạo nên được một tuyệt tác tuyệt vời, nhìn bên ngoài thôi đã thấy mê ngay rồi trước mặt là hồ nước trong xanh bên trên là những cây tùng còn xanh mơn mởn tạo nên một bức tranh thơ mộng trữ tình không sao tả nổi. Khi vào bên trong bạn sẽ thâý thích thú hơn với hàng loạt tác phẩm mỹ nghệ cao được trưng bày. Đây cũng là nơi dừng chân nghỉ ngơi ăn uống dành cho du khách.
Đi xa hơn bên dưới là khu rừng phong có đến 2.000 cây trong đó hàng chục cây có thâm niên nhiều năm tuổi và một số loại cây khác lạ như cây xăm, bách xanh, hơn 20.000 cây tùng được trồng để nhân giống cho bonsai. Vào mùa thu khi đến đây bạn sẽ thấy rực đỏ lên một khoảng trời lá phong cùng với không khí mát lạnh không khác gì nơi châu âu xa xôi kia, cần gì mất nhiều thời gian đến đất nước bạn ghé thăm tại Pari thu nhỏ này cũng đủ để bạn cảm nhận được mùa phong rực rỡ vừa bình dị, vừa đem lại cảm giác tĩnh lặng nên thơ.
Từng góc nhìn, từng cách bố trí trưng bày khu du lịch lá phong mặc dù mới đưa vào hoạt động không bao lâu nhưng đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng những ai đã ghé đến tham quan, nghỉ dưỡng thả mình trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt diệu. Hãy cùng bạn bè gia đình ghé đến để có những phút giây thư giãn nhất thoải mái nhất nhé.


NHÀ MÁY TRÀ ATISÔ & RƯỢU VANG VĨNH TIẾN
Ngày 26/5/2018: khai trương Điểm tham quan du lịch: Nhà máy Trà Atisô & Rượu Vang Vĩnh Tiến tại Đà Lạt:
1.     Tham quan dây chuyền sản xuất Trà Atisô, Trà thảo dược, nước cốt trái cây, Rượu Vang, Đông trùng Hạ thảo.
2.     Mua sắm, đối chứng sản phẩm đặc sản Đà Lạt.
3.     Đặc biệt: Khám phá đường hầm rượu Vang đặc sắc nhất Việt Nam.
* Địa chỉ: 81D Hoàng Văn Thụ (CamLy), Phường 5, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
(ngay tại Làng hoa Vạn Thành, cách trung tâm Tp. Đà Lạt khoảng 4 km).
* Đặc biệt:
Bãi xe lớn với sức chứa hàng chục xe khách 50 chỗ.
4.     Thưởng thức các loại nước trái cây - đặc sản Đà Lạt.
3. Sức chứa cả 1.000 lượt khách/ lần.
LIÊN HỆ:
* Website: www.vinhtientea.com
* Email: vinhtien.dulich@gmail.com
* Hotline: 0941 204 222

LÀNG HOA VẠN THÀNH
Ở đâu đó trong hình chữ S này hàng năm luôn tràn ngập những loài hoa khác nhau bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đều đem lại nhiều màu hoa rực sắc đỏ,vàng, hồng, tím… cứ nhắc đến hoa thì chắc hẳn ai ai cùng đều nghĩ đến thành phố núi nằm trên ngọn đồi cao nguyên quanh năm mát mẻ được bao phủ bởi rừng thông xanh cao ngút ngàn trong đó Làng Hoa vạn Thành Đà Lạt được xem là một trong 3 làng hoa lớn nổi tiếng nhất và được đông đảo du khách gần xa ghé đến chiêm ngưỡng nhiều nhất. Cùng Hoa Dalat Travel tham quan làng hoa truyền thống này nhé.

Làng hoa vạn thành một cái tên nghe thật xa sâu thẳm bởi một từ ‘vạn’ thôi cũng đủ làm cho ta cảm giác nó bất tận vô ngàn đến nhường nào.
Làng hoa Vạn Thành ở đâu?
Trả lời làng hoa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3km về hướng Tây được người dân phía bắc di cư đến trước tiên là họ trồng rau sạch sau khi thấy được tầm quan trọng phát triển ngày một tiên tiến của thành phố nên chuyển sang trồng đủ các loại hoa vào năm 1960.
Địa chỉ Làng Hoa Vạn Thành Đà Lạt
Đ/c: Phường 5 thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng
Giá vé tham quan làng hoa vạn thành:
Miễn Phí tuy nhiên nếu đi theo các chương trình tour 1 ngày ở đà lạt bạn sẽ được vào tham quan các vườn hoa đẹp và có người dân làng hoa thuyết minh.
Để du lịch Làng Hoa Vạn Thành bạn có thể đi theo bản đồ đường vào làng hoa vạn thành đà lạt dưới đây
bản đồ đường vào Làng Hoa Vạn Thành Đà Lạt
Đường đi vào làng hoa vạn thành
Nếu đi theo bản đồ phía trên mà bạn vẫn không biết đường thì có thể đi theo bản đồ Google Map từ chợ Đà Lạt sau đây:

Làng Hoa Vạn Thành Có gì
Nhờ có khí hậu mát mẻ thuận lợi cho người dân gieo trồng đưa ra hàng loạt sản phẩm hoa quý hiếm ra thị trường. Trải qua bao nhiêu năm làng trồng hoa vạn thành nhờ một lượng kiến thức dồi dào tích cực nghiên cứa học hỏi, ứng dụng thực tế khoa học kỹ thuật tiên tiến vào để cấy ghép, lai tạo ra những giống mới màu sắc hoa đẹp hơn nhã nhặn hơn từ đậm ra nhạt, từ màu tím than ra những cánh hoa lai hai màu trắng tím.

Nhờ vậy mới có thể phát triển hơn chăm bón kỹ lưỡng để những loại hoa kia nở lâu hơn tạo ra được những vụ trái mùa và từ đó quanh năm nơi đây luôn mở cửa chào đón du khách đến tham quan hàng ngày, hàng giờ.

Tham quan làng hoa vạn thành đà lạt
Thật vậy! Cũng như các bạn đã biết Hoa chính là biểu tượng đặc trưng của Đà Lạt Lâm Đồng, đến đây dù đi bất cứ địa điểm nào thì hoa vẫn luôn luôn là đề tài chính cuốn hút những vị khách của chúng ta ghé đến tham quan ngắm nhìn những cành hoa ngập cả một góc trời của thành phố.
. Làng hoa Vạn Thành cũng vậy nơi đây cứ hàng tháng lại đưa đến cho người dân những cánh hoa xinh đẹp, không những thế còn chào đón các bạn gần xa ghé đến tham quan chụp ảnh kỷ niệm.
Có diện tích rộng lớn khoảng hơn 200 héc ta trải dài các loại hoa đầy màu sắc như hoa hồng nhung, hoa ly, hoa hồng cánh sen, hoa cúc trắng, hoa cẩm chướng, hoa đồng tiền…làng hoa hồng vạn thành được bao bọc trong nhà lồng kính để tránh được ánh nắng gây gắt, những cơn gió mạnh những khi trời đổ cơn mưa nặng hạt thì chính lồng kính, nhà lưới này sẽ bảo vệ những bông hoa xinh đẹp đã và đang sắp nở rộ kia.

Khi đến nơi đây bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành thư giãn chìm đắm trong những hương thơm dịu nhẹ tỏa ra từ các loài hoa, không những thế bạn còn được tận mắt nhìn thấy những người nông dân chăm sóc nâng niu những cành hoa từng chút một nhẹ nhàng như sợ làm hư đi cái vẻ đẹp vốn có của nó.
Mọi người còn được tận tay cầm lên những bông hoa hoặc thu gom lại cho để kịp chuyến hàng chuyển đi các nơi khác tiêu thụ, thật thú vị và vui biết bao khi được làm những điều mình yêu thích phải không nào. Bạn hãy học cách trồng hoa, chăm bón như thế nào để đem về cho mình một khu vườn hoa nhỏ xinh ngát hương nhé.
Có rất nhiều người muốn ngắm làng hoa vạn thành đà lạt về đêm tuy nhiên nếu là người đà lạt bạn sẽ biết có một địa điểm ngắm các nhà kính trồng hoa lung linh ánh đèn đó chính là đường xuống Trại Mát. À đến mùa hoa dã quỳ ở đà lạt nở rộ đừng quên ghé làng hoa này khu vực sân bay cam ly để ngắm một trong những nơi hoa nở đẹp nhất nhé.
Làng Hoa Vạn Thành – Làng tỷ phú ở Đà Lạt
Làng hoa vạn thành là nơi trực tiếp cung ứng sản phẩm ra các tỉnh, miền đất khác nhờ đó mà tên tuổi của làng hoa ngày càng được nhiều biết và ghé đến tham quan ngắm nhìn.
Vì người nông dân nơi đây luôn tự tin rằng năng lực của mình đủ để áp dụng các phương thức trồng trọt và họ luôn quan niệm bản thân mình phải yêu nghề, có tâm với nghề khi làm việc chắc chắn sẽ thành công nơi đây sẽ đổi mới nhanh chóng, cuộc sống sẽ ngày một ổn định, nâng cao lên một bước tiến mới.

Ai trong đời cũng luôn muốn bản thân có được một nghề ổn định thanh cao, nhưng như vậy cũng thật không dễ dàng gì có được như ý nghề nào cũng đều tạo ra thu nhập miễn là chúng ta không làm gì xấu trái với lương tâm đem cả tấm lòng nhiệt huyết làm hết sức mình là được, những người nông dân trồng hoa cũng vậy nếu họ không yêu thích thì làm sao có thể tạo dựng nên một làng hoa đầy đủ màu sắc tươi thắm đem lại cho phố núi rạng danh khẳng định danh hiệu về làng nghề truyền thống của thành phố Đà lạt.

Hằng năm có đến 73 triệu cành hoa được cắt cành để đưa ra thị trường tiêu thụ, trong đó hoa hồng chiếm số lượng lớn hoảng 80% được xem là loại hoa đem đến giá trị kinh tế cao nhất trong các loại hoa, đặc biệt là vào các dịp lễ tết, festival hoa một số lượng hoa lớn đều được đưa ra trưng bày.
Có thể bạn quan tâm hãy đọc thêm bài viết về làng hoa thái phiên đây cũng được coi là một trong những làng hoa truyền thống bật nhất của phố núi cung cấp sản phẩm cho các nơi tiêu thụ.


Các Chuyên Đề

CHUYỆN VỀ NHỮNG NGÔI NHÀ MA TẠI ĐÀ LẠT
Sưu tầm: nguồn Internet
Ngôi nhà ma giữa đèo Prenn
Theo những người già sống lâu năm ở Đà Lạt thì ngôi biệt thự ma nằm ở đầu dốc Prenn được xây dựng vào năm 1912. Chủ nhân của ngôi biệt thự này là của một tên quan ba Pháp. Hắn nổi tiếng là một kẻ thích ăn chơi trác táng. Một đêm nọ, hắn vời một cô kỹ nữ rất đẹp đến. Trong cơn say, hắn muốn chiếm đoạt cô gái. Khi cô gái tìm cách chạy trốn, hắn rút súng chĩa vào cô. Cô gái gieo mình xuống lầu tự tử...

Lâu dần thỉnh thoảng vào ban đêm, các tài xế chạy qua đây vẫn thường bắt gặp một cô gái mặc đồ trắng toát từ phía dưới đi lên vẫy xe xin đi nhờ lên Đà Lạt. Đã có tài xế dừng lại đón. Họ thấy rõ ràng người con gái ấy đã bước lên xe, nói cười huyên thuyên, thế nhưng, vút một cái, chỗ ghế nơi cô gái ngồi bỗng nhiên trống không.
Có người lại kể rằng mấy tay tài xế taxi khi dừng để cô gái lên xe thì bỗng nhiên tay lái chao đảo. Và sau tiếng nói cười, nữ hành khách ấy bỗng nhiên biến mất. Rồi sau đó, người ta rỉ tai nhau rằng, cô gái này ngày xưa được viên chức người Pháp mời đến nhà chơi, rồi bị hãm hiếp và bị giết chết. Xác cô gái bị ném xuống giếng nước bên trong khuôn viên khu nhà. Một thời gian sau, tên chủ nhà người Pháp này cũng bị giết chết rất dã man.
Những hiện tượng thường xảy ra với những người ở trong căn nhà này là khi đang ngủ bỗng giật mình tỉnh dậy thì thấy đang nằm lơ lửng trên không trung, hoặc đang nằm ngoài hành lang. Các bác tài trên đường lên đèo Prenn thỉnh thoảng thấy một cái bóng trắng ngồi đung đưa ngoài ban công tầng trên.
Đã có lần, một nhóm 4 thanh niên canh giữ ngôi nhà. Một đêm, khi cả 4 đang ngồi trước lò sưởi bỗng ngọn lửa bùng lên đến hơn 1m, lại có tiếng bập, bập... như súng nổ rồi tự nhiên tắt ngấm. Thế là cả 4 người xách xe máy chạy về Đà Lạt không thấy quay trở lại.
Ông Nguyễn Hồng Nhi (trú tại phường 3, Đà Lạt), người đã một thời nhận hợp đồng bảo vệ ngôi nhà ma nói trên, kể và cho biết thêm, ngôi nhà còn trở nên ly kỳ bởi 3 nấm mộ... tự dưng mà có.

Đó là mộ của người con gái hận tình, thắt cổ tự tử ngay trong ngôi nhà và của hai đứa trẻ chết một cách... bí ẩn. Người quản gia ở đây mỗi ngày đều phải thắp nhang thờ cúng thì mới không bị phá.
Có lẽ vì vậy mà ông ta chưa thấy oan hồn này nhưng con trai ông ta và những người bạn nặng vía đều đã thấy cô gái dân tộc ngày nào bây giờ đã thành một hồn ma già nua nhăn nheo, đáng sợ.
Tuy nhiên, khi gặp chính quyền nơi đây thì những lời đồn có ma trong ngôi biệt thự này là có lý do của nó. Do trong những năm chiến tranh, hoạt động của các tổ chức cách mạng ở đây rất mạnh. Để đảm bảo bí mật các cán bộ của ta đã tạo nên những lời đồn đại về ma để tránh sự chú ý của mọi người. Bên cạnh đó, qua tiếp xúc với một số người trước đây đã có thời gian sống, làm việc trong những ngôi biệt thự bị cho là có ma thì nói rằng: "Trước đây Nhà nước chưa có điều kiện phục hồi đưa vào sử dụng nên nhiều tổ chức phải thuê người giữ nhà, vì sợ người ta vào đập phá nên đã bịa ra những câu chuyện ma".
Chính bản thân họ đã ngủ trong những căn nhà này nhưng nào có thấy gì! Tiếng khóc than, tiếng ê a trong một số ngôi biệt thự thật ra là tiếng gọi bạn tình của lũ mèo hoang. Trong đêm thanh vắng, nhiều người nghe tiếng của chúng cứ tưởng là có người khóc.. Cứ thế, cùng với những câu chuyện thương tâm nhưng hết sức rùng rợn từ lời kể của mọi người, các du khách có tính hiếu kỳ đã đến và những câu chuyện nhuốm màu liêu trai ở nơi này đã lan nhanh khiến cho ngôi biệt thự vốn dĩ xinh đẹp nhưng bị bỏ hoang lâu ngày, bị xuống cấp nghiêm trọng, bị mua đi bán lại nhiều lần này được đồn thổi là "ngôi nhà có ma".
Mặc dù, những hiện tượng kỳ bí đã được giải thích nhưng ngôi biệt thự rộng lớn này hiện vẫn bỏ hoang, không ai dám ở.

Nhiều người khẳng định “có ma trong những ngôi biệt thự bỏ hoang” ở Đà Lạt! Chuyện về những ngôi nhà ma ở phố núi quả không ít và nếu ai đã một lần nghe kể dù gan đến đâu cũng phải rùng mình!

Một cán bộ công chức ở thành phố mờ sương này nói như đinh đóng cột: “Biệt thự số 4 đường Thủ Khoa Huân có ma!” Trước đây, ông cùng đồng nghiệp đã ngủ trong ngôi biệt thự này, ban ngày thì không sao nhưng hễ đêm đến là nghe tiếng các khung cửa kính rung bần bật như đang bị gió bão thổi tung mặc dù bên ngoài trời im, gió lặng. Dù đã chèn tất cả cửa lại nhưng rồi tiếng động ấy vẫn cứ lặp đi lặp lại suốt đêm.

Đây là ngôi biệt thự của một quan chức người Pháp, sau này được sử dụng làm dinh thự của tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên. Tầng hầm của ngôi biệt thự là nơi giam giữ, tra tấn các chiến sĩ cách mạng, trong đó không ít người đã chết vì đòn roi, vì bị bỏ đói… Năm 1975, trước ngày giải phóng Đà Lạt, có 2 thường dân leo lên tháp nước của ngôi biệt thự xem chiến sự thì bị địch bắn chết. Người ta cho rằng những hồn ma oan ức này đến giờ vẫn quanh quẩn bên tháp nước quậy phá. 

Cách đó mấy trăm mét, một ngôi biệt thự khác cũng “nổi tiếng” với những lời đồn thổi về ma. Đấy là ngôi nhà trước đây do người Pháp xây dựng, sau này liên quân Mỹ sử dụng làm kho quân trang, quân dụng, khi cách mạng tiếp quản, ngôi nhà được sử dụng làm trụ sở làm việc của Thành ủy Đà Lạt, nay một công ty tư nhân phá đi để chuẩn bị xây dựng một siêu thị tầm cỡ đầu tiên ở phố núi. Không chỉ ban đêm mà ngay cả giữa trưa, nhiều người ngủ trên giường cũng bị ma kéo bỏ xuống sàn nhà(!?). Người dân phố núi cho rằng đó là những oan hồn phiêu bạt về giành giường với người sống.  

Còn rất nhiều ngôi biệt thự ở phố núi được khoác trên mình những truyền thuyết về ma. Có thể kể đến ngôi biệt thự số 8 đường Quang Trung, biệt thự kiến trúc Pháp rất đẹp, một thời được sử dụng làm kho lương thực, nay là trụ sở tòa soạn báo Lâm Đồng. Có đêm, người nghe thấy tiếng dập cửa, tiếng khóc rên, tiếng trẻ con học bài ê a…

Một ngôi biệt thự khác nằm trên đường lên thác Cam Ly, nay là trụ sở của Ban quản lý dự án du lịch Đan Kia – Suối Vàng, cũng có lời đồn là có ma. Ngôi biệt thự này do người Pháp xây dựng từ những năm đầu của thập niên 1930, một thời bỏ hoang, mái ngói xiêu vẹo, cửa nẻo tan hoang. Phía trước ngôi biệt thự có cây thông cổ thụ phải đến hơn 100 tuổi, nhánh cành sum suê, xanh tốt đến lạ thường. Một người dân ở gần kể: vào những đêm rằm thường có một ma nữ mặc áo trắng toát treo mình trên cây thông chải tóc, mái tóc đen nhánh chảy dài xuống tận mặt đường... Hồn ma này liên quan đến cái chết của một cô gái trẻ người dân tộc bản địa rất xinh đẹp, bị một gã sở khanh lừa tình nên treo cổ tự vẫn và hồn ma cứ quanh quẩn bên cây thông, những đêm thanh vắng thường hiện hình để chải tóc dưới trăng và chọc ghẹo người đi dường.
Những ngôi nhà ma ở Đà Lạt
Đã có những chuyện kể về các oan hồn trong những ngôi biệt thự bỏ hoang ở Đà Lạt. Rất nhiều người quả quyết nói rằng họ đã tận mắt chứng kiến "người cõi âm" hiện về.
Những ngôi biệt thự cổ kính, lạnh lẽo, phủ đầy rêu phong giữa thành phố Đà Lạt mộng mơ khiến không ít du khách hoảng sợ khi gắn liền với những câu chuyện kỳ bí.

Biệt thự ma nổi tiếng trên đèo Prenn
Theo những người già sống lâu năm ở Đà Lạt thì ngôi biệt thự ma nằm ở đầu dốc Prenn được xây dựng vào năm 1912. Chủ nhân của ngôi biệt thự này là của một tên quan ba Pháp. Hắn nổi tiếng là một kẻ thích ăn chơi trác táng. Một đêm nọ, hắn vời một cô kỹ nữ rất đẹp đến. Trong cơn say, hắn muốn chiếm đoạt cô gái. Khi cô gái tìm cách chạy trốn, hắn rút súng chĩa vào cô. Cô gái gieo mình xuống lầu tự tử…

Lâu dần thỉnh thoảng vào ban đêm, các tài xế chạy qua đây vẫn thường bắt gặp một cô gái mặc đồ trắng toát từ phía dưới đi lên vẫy xe xin đi nhờ lên Đà Lạt. Đã có tài xế dừng lại đón. Họ thấy rõ ràng người con gái ấy đã bước lên xe, nói cười huyên thuyên, thế nhưng, vút một cái, chỗ ghế nơi cô gái ngồi bỗng nhiên trống không.
Có người lại kể rằng mấy tay tài xế taxi khi dừng để cô gái lên xe thì bỗng nhiên tay lái chao đảo. Và sau tiếng nói cười, nữ hành khách ấy bỗng nhiên biến mất. Rồi sau đó, người ta rỉ tai nhau rằng, cô gái này ngày xưa được viên chức người Pháp mời đến nhà chơi, rồi bị hãm hiếp và bị giết chết. Xác cô gái bị ném xuống giếng nước bên trong khuôn viên khu nhà. Một thời gian sau, tên chủ nhà người Pháp này cũng bị giết chết rất dã man.
Những hiện tượng thường xảy ra với những người ở trong căn nhà này là khi đang ngủ bỗng giật mình tỉnh dậy thì thấy đang nằm lơ lửng trên không trung, hoặc đang nằm ngoài hành lang. Các bác tài trên đường lên đèo Prenn thỉnh thoảng thấy một cái bóng trắng ngồi đung đưa ngoài ban công tầng trên.…vì tin đồn ma ám.
Đã có lần, một nhóm 4 thanh niên canh giữ ngôi nhà. Một đêm, khi cả 4 đang ngồi trước lò sưởi bỗng ngọn lửa bùng lên đến hơn 1m, lại có tiếng bập, bập… như súng nổ rồi tự nhiên tắt ngấm. Thế là cả 4 người xách xe máy chạy về Đà Lạt không thấy quay trở lại.
Ông Nguyễn Hồng Nhi (trú tại phường 3, Đà Lạt), người đã một thời nhận hợp đồng bảo vệ ngôi nhà ma nói trên, kể và cho biết thêm, ngôi nhà còn trở nên ly kỳ bởi 3 nấm mộ… tự dưng mà có.
Đó là mộ của người con gái hận tình, thắt cổ tự tử ngay trong ngôi nhà và của hai đứa trẻ chết một cách… bí ẩn. Người quản gia ở đây mỗi ngày đều phải thắp nhang thờ cúng thì mới không bị phá.
Có lẽ vì vậy mà ông ta chưa thấy oan hồn này nhưng con trai ông ta và những người bạn nặng vía đều đã thấy cô gái dân tộc ngày nào bây giờ đã thành một hồn ma già nua nhăn nheo, đáng sợ.
Tuy nhiên, khi gặp chính quyền nơi đây thì những lời đồn có ma trong ngôi biệt thự này là có lý do của nó. Do trong những năm chiến tranh, hoạt động của các tổ chức cách mạng ở đây rất mạnh. Để đảm bảo bí mật các cán bộ của ta đã tạo nên những lời đồn đại về ma để tránh sự chú ý của mọi người. Bên cạnh đó, qua tiếp xúc với một số người trước đây đã có thời gian sống, làm việc trong những ngôi biệt thự bị cho là có ma thì nói rằng: “Trước đây Nhà nước chưa có điều kiện phục hồi đưa vào sử dụng nên nhiều tổ chức phải thuê người giữ nhà, vì sợ người ta vào đập phá nên đã bịa ra những câu chuyện ma”.
Chính bản thân họ đã ngủ trong những căn nhà này nhưng nào có thấy gì! Tiếng khóc than, tiếng ê a trong một số ngôi biệt thự thật ra là tiếng gọi bạn tình của lũ mèo hoang. Trong đêm thanh vắng, nhiều người nghe tiếng của chúng cứ tưởng là có người khóc.. Cứ thế, cùng với những câu chuyện thương tâm nhưng hết sức rùng rợn từ lời kể của mọi người, các du khách có tính hiếu kỳ đã đến và những câu chuyện nhuốm màu liêu trai ở nơi này đã lan nhanh khiến cho ngôi biệt thự vốn dĩ xinh đẹp nhưng bị bỏ hoang lâu ngày, bị xuống cấp nghiêm trọng, bị mua đi bán lại nhiều lần này được đồn thổi là “ngôi nhà có ma”.
Mặc dù, những hiện tượng kỳ bí đã được giải thích nhưng ngôi biệt thự rộng lớn này hiện vẫn bỏ hoang, không ai dám ở.

Căn biệt thự nằm trên đường Trần Hưng Đạo theo kiến trúc Pháp rất đẹp trước đây xuống cấp trầm trọng, cửa nẻo tan hoang. Người ta đồn rằng, bước vào ngôi nhà ấy, tự nhiên người có cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống.
Khu biệt thự từng bị đồn thổi có ma trên đường Trần Hưng Đạo…
Mặc dù bỏ hoang không người ở, nhưng người đi đường thỉnh thoảng nghe thấy tiếng nói, cười. Tiếng khóc phát ra i ỉ, lúc dồn dập, lúc ngắt quãng. Căn nhà không hề có điện, thế mà ban đêm, đi ngang qua đây, lại có ánh sáng điện mờ mờ phát ra. Ở một căn khác liền kề, chỉ cách chừng hơn 10 m, có người kể thấy những dải lụa trắng thỉnh thoảng bay lất phất, nhưng khi đến gần thì không nhìn thấy nữa, nhưng nếu đứng từ xa trông vào thì rõ mồn một.
…nay đã được cải tạo thành khu nghỉ dưỡng cao cấp
Qua tìm hiểu, ngôi biệt thự ấy không hề có ma, bóng trắng chính là bà lão vẫn trông coi biệt thự này. Dân Đà Lạt lâu năm khẳng định chuyện biệt thự ma ở đường Trần Hưng Đạo chỉ là đồn thổi. Du khách bạo gan đi thăm ngôi nhà ma vào ban đêm phần lớn bị ám ảnh tâm lý, chứ chưa ai “tận mục sở thị” hồn ma. Dần dà, những ngôi nhà bí ẩn mất đi sức hút khi chúng được trùng tu để phục vụ du khách.
Khu biệt thự trên đường Trần Hưng Đạo hiện nay đã được công ty cổ phần Cadasa sửa lại thành biệt thự nghỉ dưỡng hạng sang, đồng thời là không gian tổ chức nhiều hoạt động văn hóa giữa rừng thông lãng mạn của Đà Lạt.

Một “căn nhà ma” khác nằm ngay trong lòng thành phố là biệt thự số 10 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, được xây dựng từ năm 1949, là dinh thự của tướng Bình Xuyên – Bảy Viễn, nay là trụ sở của Ủy ban MTTQ VN tỉnh Lâm Đồng.
Theo bà Huệ, người từng sống ở đây và làm quản gia cho gia đình Bảy Viễn, thì ban ngày, biệt thự này yên bình, ấm cúng, không có gì, nhưng ban đêm thì dễ sợ lắm. Bà Huệ kể nhiều đêm bà nghe thấy tiếng gõ cửa rồi tiếng bước chân người đi lại, dù không hề có bóng người. Khi bà xuống lầu dưới ngủ thì trong phòng tắm ở lầu trên, mặc dù cửa khóa, chìa bà cầm trong tay nhưng vẫn nghe tiếng xối nước ào ào rõ ràng như có người đang tắm. Những âm thanh kỳ quái đó cứ diễn ra cả đêm khiến bà không tài nào chợp mắt. Bà Huệ kể đó là oan hồn của một cô gái. Cô bị giết chết khi đang tắm chờ chồng về.
Căn biệt thự này hiện là trụ sở. Ban đêm không ai dám ở lại mặc dù những lời đồn đều vô căn cứ.
Cũng theo lời đồn phía bên hông căn biệt thự có một cây thông rất to. Một đôi nam nữ trẻ bị điên thường “thay ca” nhau đến chơi với cây thông nói chuyện rì rầm với cái gốc cây không biết chán, rồi khóc, cười, nhảy nhót… Một hôm, người ta cưa cây thông đi; cậu con trai cứ ôm đầu kêu đau quằn quại và khi cây thông vừa bị cưa đứt thì cậu ta cũng tắt thở. Còn cô gái khi đến thấy cây thông bị cưa đổ, cô ta ngơ ngác cười thật to rồi bỏ đi luôn không quay lại nữa.
Tuy nhiên, nói về những căn biệt thự trên đây một cán bộ Công ty Kinh doanh Phát triển nhà Lâm Đồng khẳng định: “Chuyện ma trong những ngôi nhà ấy là do người ta thêu dệt, truyền nhau, chứ sự thực thì làm gì có. Chính tôi cũng từng ở đó nhưng chưa nhìn thấy ma bao giờ… Hiện, các căn biệt thự kể trên đang được tính toán đưa vào khai thác du lịch hoặc sử dụng làm công sở. Căn biệt thự số 10 Nam Kỳ Khởi Nghĩa thì được giao làm trụ sở ủy ban phường 1, TP Đà Lạt. Hai căn dưới đèo Prenn hiện Công ty Phát triển Đô thị Bà Rịa – Vũng Tàu trúng thầu và đang quản lý sử dụng…”.
Những căn biệt thự này có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc, lịch sử và là phần quan trọng làm nên vẻ đẹp và tính văn hóa của TP Đà Lạt. Nhưng hiện nay, còn hai ngôi biệt thự mang lời đồn ma ám vẫn chưa được trùng tu, khung cảnh hoang sơ, đổ nát khiến không ít người dân và khách du lịch hoảng sợ khi đi qua những nơi này.

Những ngôi nhà ma ở Đà Lạt từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh, tò mò với du khách. Vậy thực hư những câu chuyện rùng rợn liên quan tới nhà ma ở đây như thế nào?
Là thành phố của tình yêu và nỗi nhớ, Đà Lạt nổi tiếng với những câu chuyện mê tín dị đoan về "ngôi nhà ma" hay chiếc bàn hiểu được tiếng người. Đi sâu tìm hiểu, chúng tôi phát hiện rất nhiều điều phi thực tế do một số “cò” du lịch bịa đặt để hút khách.
Đêm ở "Ngôi nhà ma"
Phố hoa có nhiều biệt thự xây từ thời Pháp do nhiều nguyên nhân nên bỏ hoang. Lợi dụng điều này nên một số người đồn thổi là biệt thự có ma. Trên đường vào trung tâm thành phố, mọi người đều phải đi qua đèo Prenn. Một số tài xế đường dài bịa ra câu chuyện hồn ma trinh nữ chuyên xuất hiện trên đỉnh đèo. Ở đây còn có hai ngôi biệt thự được mệnh danh là “ngôi nhà ma”. Cuối năm vừa qua, một căn biệt thự đã được giải mã, làm dư luận rất đồng tình. 


Để trục lợi, ông bảo vệ của căn nhà này cho đắp hai cái mộ đất giả, hằng ngày giới thiệu với du khách, truyền bá thông tin nhảm nhí. Nhờ kiểm lâm phát hiện, chính quyền của thành phố Đà Lạt vào cuộc, khi khai quật mộ lên thì không thấy gì trong đó. Hiện nay căn nhà do một doanh nghiệp mua lại, được đóng cửa im ỉm, người phao tin đồn nhảm thì đã bị xử phạt. Thế nhưng, sau khi sự thật được phơi bày, một số tài xế taxi vẫn bịa chuyện. Đêm đến, theo lời một bác tài xế thì “muốn xem cứ bẻ khóa đi vào trong sẽ thấy ma”. Tuy nhiên, suốt nhiều đêm túc trực tại ngôi nhà này, thực chất thì không có ma quái gì, chỉ có sương mù giăng mờ và lá thông rơi xào xạc khi xuất hiện cơn gió đưa.
Rời “ngôi nhà ma” đầu tiên, chúng tôi tiếp tục tới “căn nhà ma” cuối cùng. Buổi sáng, một tài xế rỉ tai chúng tôi: “Nơi này có tới… 17 thiếu nữ tự vẫn, vào đó xem phải cẩn thận, chụp hình là bị hư máy đó. Có người bảo là đêm tối luôn có tiếng khóc la của thiếu nữ”. Không tin vào những lời đồn thổi, lúc 12h đêm, chúng tôi bước lên khoảng 15 bậc thềm thì trông thấy một biệt thự bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. Vị trí ngôi nhà rất đẹp, do nằm trên độ cao nên dễ dàng nhìn thẳng xuống đồi Prenn. Phía sau căn nhà thắp đầy nhang. Qua lớp cửa kính, chúng tôi trông thấy bên trong chia làm ba phòng, ngổn ngang đồ vứt đi. Quan sát kỹ tầng hầm, chúng tôi thấy có những lỗ thông gió. Thấy chúng tôi ngó nghiêng, một du khách từ TP HCM “dính” mê tín tuôn một tràng: “Nơi nhiều cô gái yên nghỉ thì cậu đừng “quậy” nữa, kẻo bị ma ám". 
Phía trước nhà, cạnh một gốc thông là một cái giếng bỏ hoang, được đồn thổi là có cô gái gieo mình tự vẫn. Thế nhưng, giữa đêm tối mịt mù, chúng tôi chẳng trông thấy điều gì cả. Một đôi tình nhân đang tâm sự gần đó chép miệng: “Người Đà Lạt không bao giờ thấy ma, chỉ có một số du khách do thần hồn át thần tính nên thêm thắt vào các tình tiết hoang đường mà thôi.
Một căn nhà Ma khác cũng được đồn đại là có hồn ma xuất hiện trên đèo Prenn.

Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, một cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng khẳng định: “Đà Lạt không hề có ngôi nhà ma, nếu có chỉ là chuyện bịa đặt”. Theo điều tra của chúng tôi, một số tài xế taxi hay xe ôm muốn “câu” tiền của khách phương xa, cố tình thêu dệt để chở khách đến xem và thoải mái tính tiền công.
Chiếc bàn tâm linh?
Ngoài bịa đặt về những biệt thự ma, nhiều người còn bịa chuyện phố hoa có bốn cái bàn biết nghe tiếng người: một cái ở đường Khe Sanh, một cái ở chùa Tàu và hai cái ở khu du lịch Thung lũng Tình yêu.
Tại số nhà 30A đường Khe Sanh, P.10, ông Lưu Xuân Hưởng, 64 tuổi – chủ nhân chiếc bàn xoay cho biết, quê ông ở Nam Định, nghe một người bạn nói là ở đất Võ có một chiếc bàn kỳ lạ nên ông tức tốc vào xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn (Bình Định) để mua lại. Chiếc bàn làm từ gỗ trắc có hơn 100 tuổi, được các cụ ông nói là dùng để uống trà nhưng thấy… quay. Năm 1993, ông “di lý” chiếc bàn đến Đà Lạt để làm du lịch. Gia đình ông ở đường Trần Hưng Đạo nên phải thuê một ngôi nhà ở đường Khe Sanh, gần chùa Tàu để đặt chiếc bàn phục vụ du khách mà không bán vé, hoạt động suốt ngày. Theo ông Hưởng, giáo sư Nguyễn Lân Dũng, giáo sư sử học Trần Quốc Vượng (đã mất)… từng đến đây nghiên cứu. Ông Hưởng nói rằng sẽ mở cửa phục vụ du khách đến khi nào không còn sức khỏe nữa.
Trước mắt chúng tôi, ông mang chiếc bàn ra úp xuống đất hoặc đặt trên ghế nhựa để biểu diễn rồi mời lần lượt du khách đến “điều khiển”. Khách chỉ cần đặt (hoặc ngửa) hai bàn tay xuống bàn, cúi người một xíu, chờ đến khi bàn chuyển động thì hô khẩu lệnh: “sang phải”, “trái”, “nhanh”, “dừng lại” thì chiếc bàn sẽ ngoan ngoãn làm theo. Tuy nhiên, có người lại không làm được. Cách đó không xa là chùa Tàu cũng có một chiếc bàn xoay giống như bàn của ông Hưởng. Tuy nhiên, một số du khách tới đây nhận xét là “điều khiển” bằng miệng rất khó khăn và chậm chạp. Tại Thung lũng Tình yêu cũng có một chiếc bàn tương tự.
Để tìm lời giải đáp, Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã lập một đoàn công tác để khảo sát, tìm hiểu bản chất của hiện tượng này. Theo nhận định của UIA, mâm quay được khi có lực tác động, tạo ra mô-men quay. Các nguyên nhân tạo ra mômen gồm: Tác động của từ trường, lực sinh học, lực cơ học…
Thực chất thì việc đặt chiếc mâm trên một trục để quay vốn là trò chơi dân gian xuất hiện nhiều tại các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, trên một số diễn đàn mạng, nhiều người thiếu hiểu biết đã “thêm mắm, thêm muối” thành những câu chuyện ly kỳ quanh chiếc bàn xoay.

Giải mã những ngôi nhà ma rùng rợn ở Đà Lạt
Bí mật về “ngôi nhà ma” số 300 Kim Mã (1)
Thám hiểm những ngôi nhà “ma” trên đảo Scotland
Những ngôi nhà ma ở Đà Lạt từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh, tò mò với du khách. Vậy thực hư những câu chuyện rùng rợn liên quan tới nhà ma ở đây như thế nào?
Là thành phố của tình yêu và nỗi nhớ, Đà Lạt nổi tiếng với những câu chuyện mê tín dị đoan về "ngôi nhà ma" hay chiếc bàn hiểu được tiếng người. Đi sâu tìm hiểu, chúng tôi phát hiện rất nhiều điều phi thực tế do một số “cò” du lịch bịa đặt để hút khách.
Đêm ở "Ngôi nhà ma"
Phố hoa có nhiều biệt thự xây từ thời Pháp do nhiều nguyên nhân nên bỏ hoang. Lợi dụng điều này nên một số người đồn thổi là biệt thự có ma. Trên đường vào trung tâm thành phố, mọi người đều phải đi qua đèo Prenn. Một số tài xế đường dài bịa ra câu chuyện hồn ma trinh nữ chuyên xuất hiện trên đỉnh đèo. Ở đây còn có hai ngôi biệt thự được mệnh danh là “ngôi nhà ma”. Cuối năm vừa qua, một căn biệt thự đã được giải mã, làm dư luận rất đồng tình. 

Một "căn nhà ma" khác nằm ngay trong lòng thành phố..., được xây dựng từ năm 1949, làm dinh thự của tướng Bình Xuyên - Bảy Viễn.... Theo bà Huệ, người từng sống ở đây và làm quản gia cho gia đình Bảy Viễn, thì ban ngày, biệt thự này yên bình, ấm cúng, không có gì, nhưng ban đêm thì dễ sợ lắm!
ờir    ��  phát ra i , i ... lúc dn dp, lúc ngt quãng. Căn nhà không h có đin, thế mà ban đêm, đi ngang qua đây, người ta vn nhìn thy ánh sáng đin mờ mờ phát ra trong ngôi nhà. Ở một căn khác liền kề, chỉ cách chừng hơn 10 m, có người kể thấy những dải lụa trắng thỉnh thoảng bay lất phất, nhưng khi đến gần thì không nhìn thấy nữa, nhưng nếu đứng từ xa trông vào thì rõ mồn một.

Bà Huệ kể: ngày bà ở đó, Bảy Viễn vì sống xa gia đình nên chỉ có một mình. Nhiều đêm, ông ta đi chưa về, bà nằm ngủ ở lầu trên để vừa quan sát, canh chừng nhà cửa vừa chờ ông ấy về, bà vẫn thường nghe thấy những tiếng gõ cửa “lốc cốc, lốc cốc” khô khốc vang lên. Biết không phải là cách gọi cửa của ông chủ, bởi thường thì ông ấy hoặc khách đến thì phải bấm chuông nên bà không ra mở cửa, chỉ hỏi vọng xuống: “Ai đó?”. Không có tiếng trả lời, nhưng bà nghe rõ tiếng bước chân người đi lại. Đánh liều, có lần bà mở cửa ra coi thì không thấy người, chỉ nghe tiếng gió lùa thộc vào nhà, dù nhiều khi bên ngoài trời lặng gió. Khi bà xuống lầu dưới ngủ thì trong phòng tắm ở lầu trên, mặc dù cửa khóa, chìa bà cầm trong tay nhưng vẫn nghe tiếng xối nước ào ào rõ ràng như có người đang tắm. Những âm thanh kỳ quái đó cứ diễn ra cả đêm khiến bà không tài nào chợp mắt. Bà Huệ kể đó là oan hồn của một cô gái. Cô ta bị giết chết khi đang tắm chờ chồng về. Chồng cô vốn là một quan Pháp, thất thểu trở về vào một đêm, điên cuồng rút súng bắn cô vợ yêu chết rồi tự sát.

Cũng theo lời đồn phía bên hông căn biệt thự có một cây thông rất to. Một đôi nam nữ trẻ bị điên thường “thay ca” nhau đến chơi với cây thông nói chuyện rì rầm với cái gốc cây không biết chán, rồi khóc, cười, nhảy nhót... Một hôm người ta cưa cây thông đi, cậu con trai cứ ôm đầu kêu đau quằn quại và khi cây thông vừa bị cưa đứt thì cậu ta cũng tắt thở. Còn cô gái khi đến thấy cây thông bị cưa đổ, cô ta ngơ ngác cười thật to rồi bỏ đi luôn không quay lại nữa.
  , ��  n bà m ca ra coi thì không thấy người, chỉ nghe tiếng gió lùa thộc vào nhà, dù nhiều khi bên ngoài trời lặng gió. Khi bà xuống lầu dưới ngủ thì trong phòng tắm ở lầu trên, mặc dù cửa khóa, chìa bà cầm trong tay nhưng vẫn nghe tiếng xối nước ào ào rõ ràng như có người đang tắm. Những âm thanh kỳ quái đó cứ diễn ra cả đêm khiến bà không tài nào chợp mắt. Bà Huệ kể đó là oan hồn của một cô gái. Cô ta bị giết chết khi đang tắm chờ chồng về. Chồng cô vốn là một quan Pháp, thất thểu trở về vào một đêm, điên cuồng rút súng bắn cô vợ yêu chết rồi tự sát.

Ly kỳ hơn là chuyện hai căn biệt thự trên đèo Prenn. Nằm bên phía tay phải hướng từ TPHCM lên, ngày xưa là của một tên quan ba người Pháp. Hắn nổi tiếng là một kẻ ăn chơi trác táng. Hằng đêm, hắn kéo bạn bè, gái về uống rượu, nhậu nhẹt chơi bời thâu đêm, suốt sáng. Một cô gái rất đẹp làm nghề kỹ nữ được hắn vời đến. Hắn đối xử với cô rất thô bạo. Khi cô gái tìm cách chạy trốn, hắn rút súng chĩa về hướng cô, dọa bắn. Cô gái gieo mình xuống lầu tự tử. Một cô gái khác mang thai tìm đến đây và gieo mình xuống cái giếng sâu trong khuôn viên biệt thự chết. Nghe kể, cô gái này rất thiêng, có một đoàn khách đi du lịch đã lập am thờ và cầu nguyện cho cô. Cô gái nhập vào một người trong đoàn nói rằng: tên của cô là Hằng, cô bị chết năm 19 tuổi. Lại nghe kể, thỉnh thoảng vào ban đêm, hoặc khi trời tang tảng sáng, các tài xế chạy xe tải qua đây thường bắt gặp một cô gái bận bộ đồ trắng toát từ phía dưới giếng đi lên vẫy xe xin đi nhờ. Đã có tài xế tưởng người bằng xương bằng thịt, dừng lại đón. Họ thấy rõ ràng cô ấy đã bước lên xe và còn nói cười huyên thuyên, thế nhưng, vụt một cái, chỗ ghế nơi cô ngồi bỗng nhiên trống. Người tài xế nọ phải một phen hú vía.

Đêm trong những ngôi nhà “ma”.
Căn biệt thự đầu đèo cũng được đồn đại là có ma. Không ai biết rõ có cái chết ly kỳ nào trong đó không, nhưng nghe kể ban đêm, trong căn biệt thự này có tiếng súng nổ, bóng một cô gái mặc đồ trắng đi lại, trên tay bồng một đứa trẻ con và khóc. Đã từ lâu, không ai dám bước vào những căn biệt thự này, chúng thật lạnh lẽo, âm u giữa rừng thông. Đêm trong những ngôi nhà “ma”. Trong ngôi biệt thự hoang tàn bên đường Trần Hưng Đạo vào những đêm trăng, trong những bụi cây hoặc trên những cây thông giống như một dải lụa trắng lúc ẩn lúc hiện. Sương đêm Đà Lạt phủ một lớp mờ ảo ôm lấy căn biệt thự, cùng với ánh đèn đường hắt vào, khiến chúng trở nên bí ẩn trong tiếng côn trùng rả rích. Đến gần những căn biệt thự này, cảm giác ớn lạnh khiến không khỏi rùng mình. Thỉnh thoảng tiếng gió rít ào ào từ ngàn thông vọng vào, nghe như có tiếng ai đó khóc. Trong những căn biệt thự này, trên những bức tường, có rất nhiều hình khắc, họa - hoa văn lạ mắt, thường ở nơi cửa hoặc trong phòng ngủ. Ở mỗi căn, hình thù những nét họa lại khác nhau, có hình chìm, hình nổi. Hỏi một số người cao tuổi được biết người phương Tây, cụ thể là người Pháp, cũng mê tín lắm. Đó là những dấu yểm bùa. Người bảo vệ, trông coi căn biệt thự dưới đèo, cũng khẳng định những lời đồn đại về 3 cô gái bị chết trong biệt thự này ông có nghe. Nhưng thực hư thế nào ông không biết, nhưng vì biệt thự để lâu, ít người ở lại thêm khí hậu và cảnh quan ở đây nên hoang vắng, lạnh lẽo. Trước ông từng có nhiều người làm bảo vệ trông coi căn biệt thự này nhưng đã bỏ đi không hiểu vì lý do gì. Ông cũng bán tín, bán nghi kể rằng: chính ông, một buổi trưa nọ, cũng nghe thấy giọng một cô gái thỏ thẻ bên tai: “Ông ơi, cháu đói bụng quá, ông cho cháu chút gì ăn đi”. Ông Mạnh điếng hồn, và nghĩ ngay đến cô gái chết dưới giếng, nghe đồn rất thiêng. Nhưng, sau định thần lại, ông nghĩ mấy ngày đó ông đang bị bệnh nên thường mê sảng ... . . 

Câu chuyện về những ngôi nhà ma ở Đà Lạt
Nếu một lần có dịp ghé thăm đà lạt thì chắc hẳn những ngôi nhà ma bí ẩn ở nơi đây sẽ là địa điểm du lịch không thể bỏ qua đối với những du khách ưu phưu lưu và khám phá. Đến với Đà Lạt những địa danh đặc biệt này còn mang trong mình Câu chuyện về những ngôi nhà ma ở Đà Lạt.
Đà Lạt là một địa điểm du lịch nổi tiếng là điều không có gì bàn cãi. Song, ngoài việc đến đây để xua tan các cảm giác oi bức, tận hưởng một không gian sống trong lành ra, thời gian còn lại chúng ta sẽ làm gì? Chẳng lẽ ngồi “bó gối” trong khách sạn và nếu như không muốn thế các bạn nên trải nghiệm những thứ mà tôi đã từng… nghe, đó ngôi nhà ma, đặc sản du lịch Đà Lạt.
Trước khi đặt chân đến Đà Lạt tôi được nghe nhiều đến chuyện ma và những căn nhà ma nằm ẩn mình trên những đồi thông rợp bóng. Chính vì lẽ đó mà trong chuyến đi này tôi quyết chí phải nghe cho bằng được những câu liên quan đến nhân vật “thực thực hư hư” nhưng đã ăn sâu vào tâm thức của con người từ già đến trẻ – con ma – một thứ đặc sản rất riêng của Đà Lạt!

Cơ duyên đã đưa tôi gặp một trong những người được xem là “quái” nhất nhì xứ sở sương mù – nghệ sĩ nhiếp ảnh MPK – Phước “khùng”.
Là người sinh ra, lớn lên và gắn bó gần như cả đời ở xứ sở này nên Phước “khùng” rành Đà Lạt như lòng bàn tay mình và tất nhiên trong đó có chuyện “con ma” và những ngôi nhà ma!
Sau khi đích thân chọn một không gian huyền bí và rợn người, Phước “khùng” dẫn tôi vào thế giới ma quái theo kiểu của anh. Anh bảo, lần đầu tiên anh gặp con ma Đà Lạt là khi anh 17 tuổi. Hôm ấy, anh cùng một người bạn trai của mình “đèo bồng” dẫn theo hai mỹ nữ “má đỏ hay hay” ra khu vực đồi Cừu (cạnh hồ Xuân Hương) để “tâm sự mỏng”.
Ngồi chưa ấm chỗ thì dưới hồ nước xuất hiện một bóng người màu trắng vừa lụp xụp, vừa thỏ thẻ van xin: “Cứu…với…cứu..với!”.
Để ra oai với bạn gái, Phước – “khùng” chạy ra cứu. Vừa đến nơi thì người gặp nạn…biến mất để lại một mặt hồ phẳng lì không một chút gợn sóng. Vừa ngoảnh đầu lại để hét lên tiếng “ma” báo động cho cho những người còn lại thì chiếc ghế nơi cách đó ít phút vẫn còn là nơi tình tứ của Phước “khùng” và người bạn gái chỉ còn là một khoảng không lạnh lẽo.
Vừa chạy như bay để trốn ma, Phước “khùng” vừa lẩm bẩm: “Tình yêu gì kỳ vậy trời, mới nghe ma mà đã chạy mất dép!”.
Chạy đến khu vực gần chợ Đà Lạt bây giờ, Phước “khùng” ngừng thở thì thấy mấy bóng đen vục qua. Thì ra, do quá hoảng sợ Phước “khùng” chạy qua mặt những người mà anh trách thầm!
Trở lại câu chuyện về những ngôi biệt thự ma, theo kiến trúc sư Lữ Trúc Phương, người có nhiều công trình thiết kế ở Đà Lạt thì ở cao nguyên này có nhiều căn biệt thực được đồn đại rằng có…ma. Có căn còn người ở, có căn đã bị bỏ hoang từ nhiều năm nay.
Trong số đó, nổi tiếng nhất có lẽ là hai căn nhà ở dưới chân đèo Pren, thuộc địa bàn phường 3, thành phố Đà Lạt và xung quanh hai căn nhà này có rất nhiều giai thoại.

Có một giai thoại cho rằng, vào thời Pháp thuộc, căn biệt thự này thuộc sở hữu của một viên quan thuộc địa người Pháp. Để phục vụ cho nhu cầu trong gia đình, viên quan này có thuê một phụ nữ người bản xứ làm người giúp việc. Tuy nhiên, không biết gì lý do gì mà người giúp việc kia bị viên quan giết hại và chôn xác trong ngôi nhà này. Bị chết oan ức, linh hồn người phụ nữ này không bị siêu thoát mà lẩn vẩn quanh ngôi biệt thực này. Khi gặp người “hợp vía” thì hồn ma nữ này sẽ hiện lên để…đùa giỡn.
Một giai thoại thứ hai lại cho rằng, trước kia trong căn biệt thự này là nơi trú ngụ của một đôi trai gái trẻ. Không biết gì lý do gì mà vào một ngày không ai biết, cô gái đã gieo mình xuống chiếc giếng cạnh ngôi biệt thực để quyên sinh. Và cũng như mô típ cũ, hồn cô gái không siêu thoát mà luôn hiện về phá quấy thế nên chủ nhà đã cho lấp chiếc giếng, bên trên xây một thảo am để thờ tợ hòng “yểm hồn” cô gái.
Không chỉ trong ngôi biệt thự, chuyện linh hồn ma nữ còn lan tỏa ra cung đường trên đèo Pren, đặc biệt là đoạn gần ngôi nhà ma và tất nhiên, xung quanh nó giai thoại nhiều cũng không kém.
Giai thoại đầu tiên mà tôi nghe kể rằng, cách đây ít tháng có một anh tài xế lái xe đường dài khi qua khu vực này gặp một thiếu nữ xinh đẹp đi nhờ. Mặc dù trời tối, song thấy người lỡ đường là phụ nữ tay yếu chân mềm lại..xinh đẹp nên chàng đã mở cửa…xin mời. Sau một hồi trò chuyện, nghĩ rằng cô gái đã “chịu đèn” anh tài xế đưa tay qua phải sờ…đùi! Anh gần như chết khiếp – cô gái đã biến mất!
Hay như câu chuyện về một đoàn làm phim, sau khi đóng xong một clip về ma ở nhà biệt thự, trên đường trở về thì bỗng dưng trên xe xuất hiện thêm… 1 con ma ngồi bên cạnh cô diễn viên vào vai ma khi nãy!
Đem chuyện này hỏi ông Dương Hải Long, chủ tịch UBND phường 3, thì ông cho biết tất cả những chuyện đó đều được người kể nghe lại nên cũng khó xác định tính thực hư.
Nói đoạn, ông Long kể thêm, cách đây vài năm, cạnh ngôi nhà ma bỗng nhiên xuất hiện mấy ngôi mộ. Hàng ngày, có rất nhiều người kéo về đây…xin số đề. Nhận thấy có mờ ám, cơ quan chức năng đã tiến hành khai quật và phát hiện đó chỉ là những ngôi mộ giả được người bảo vệ nhà ma dựng lên để thu tiền “con nghiện đề”. Người bảo vệ bị trục xuất, “nhà ma” hết thiêng nên cánh lô đề cũng biến mất.

Từ những thông tin trên ông Long khẳng định chuyện ma ở Đà Lạt là không có thật, đó là những câu chuyện được thêu dệt lên bời những người vui tính. Lâu dần, nó khiến không gan của những ngôi nhà ma trở nên lạnh lẽo, khiến cho những ai ghé thăm thả sức tưởng tượng và “con ma” hiện về…

Thực hư đã rõ, song chuyện ma và những ngôi nhà mà thì vẫn thế, vẫn tồn tại như là một đặc sản du lịch của xứ sương mù. Và đến Đà Lạt, cũng nên đi nghe…chuyện ma!

NHỮNG CÁI CHẾT BÍ ẨN Ở HỒ XUÂN HƯƠNG ĐÀ LẠT
Hồ Xuân Hương (Đà Lạt) được ví von như chiếc gương soi, trái tim giữa lòng thành phố. Thế nhưng hàng năm, luôn có khoảng 2-3 người đến đây để trầm mình tự vẫn..
Kỳ lạ hàng năm, luôn có khoảng 2-3 người chọn nơi đây để trầm mình tự vẫn, với những lý do khó hiểu khiến hồ Xuân Hương càng trở nên bí ẩn…
Hồ Xuân Hương thơ mộng nằm giữa trung tâm TP.Đà Lạt, được ví von như chiếc gương soi – trái tim giữa lòng thành phố; bao đời nay, luôn làm đắm say người thưởng ngoạn, đặc biệt với những ai có tâm hồn nghệ sỹ.

Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng và sự theo dõi, đưa tin của báo giới, từ hàng chục năm nay, mỗi năm, tại hồ Xuân Hương luôn xảy ra các vụ tự tử hoặc té xe, say rượu, lạc tay lái xuống hồ,… bình quân khoảng 2-3 người chết/năm.

Những cái chết bí ẩn không thư tuyệt mệnh ở hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương thơ mộng nằm giữa trung tâm TP.Đà Lạt, được ví von như chiếc gương soi – trái tim giữa lòng thành phố; bao đời nay, luôn làm đắm say người thưởng ngoạn, đặc biệt với những ai có tâm hồn nghệ sỹ.

Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng và sự theo dõi, đưa tin của báo giới, từ hàng chục năm nay, mỗi năm, tại hồ Xuân Hương luôn xảy ra các vụ tự tử hoặc té xe, say rượu, lạc tay lái xuống hồ,… bình quân khoảng 2-3 người chết/năm.