Đồng Hành Việt - Đặt Trọn Niềm Tin!

Dịch trang

Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng

Thông Tin Du Lịch Phổ biến

Nam Cát Tiên Vùng Đất Kỳ Bí

Km 76: Ranh giới giữa tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng.
Km 78: thị trấn Ma Dagui thuộc huyện Đạ huoai, tỉnh Lâm Đồng. Ngã ba bên trái vào Thánh Địa Cát Tiên khoảng 35km
Thật vậy, từ thời Pháp đến thời Mỹ và chế độ Sài Gòn đã đổ ra không biết bao công sức, tiền của ròng rã suốt mấy chục năm trời để chinh phục, kiểm soát vùng đất Cát Tiên, nhưng có lẽ do thiên nhiên tính và nhân tính nên cuối cùng đạ thất bại một cách thảm hại. ấy vậy mà vùng đất kỳ bí nằm bên bờ sông Đồng Nai này lại dang rộng vòng tay đón nhận, chở che, bảo vệ cho hàng vạn cán bộ, chiến sĩ quân Giải Phòng và Trung Ương Cục Miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt. và điều kỳ diệu hơn năm 1987, Cát Tiên  (CT) đã hóa thân thành một đơn vị hành chính của tỉnh Lâm Đồng: Huyện Cát Tiên!
Chiến tranh đã qua đi cách đây 40 năm, nhưng có lẽ trong lòng nhiều anh bộ đội Cụ Hồ năm xưa vẫn không thể nào quên: Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ gian khổ hàng trăm bà con người Mạ, người X Tiêng đã chung lưng đấu cật, chia sẻ  bao khó khăn, vui buồn với Cách Mạng. chính tại nơi này nhờ có nhân dân mà Đảng được tồn tại, còn dân dựa vào Đảng để đủ dũng khí đối mặt với quân thù. Quân Mỹ và Sài đã mở hàng trăm cuộc hành quân đánh phá ác liệt vào Cát Tiên với quyết tâm “san thành bình địa” và chiếm lấy vùng đất này. Nhưng, với tấm lòng yêu nước nồng nàn, đồng bào các dân tộc Mạ, Xtiêng đã kề vai sát cánh bên quân Giải Phóng giáng trả  cho quân thù nhiều trận thất điên bát đảo, phải tháo chạy thoát thân. Chính vì vậy, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông liền một dải, Nhà nước đã quyết định phong tặng ngay danh hiệu cao quý Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang cho nhân dân xã Đồng Nai, huyện Cát Tiên.
Vườn Quốc Gia Cát Tiên (VQGCT) được thành lập  lập ngày 13 tháng 1 năm 1992, chuyển hạng từ khu rừng cấm NCT. Ngày 10/11/2001, VQGNCT đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới và là Khu Dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam.
VQGCT trải rộng quanh vĩ độ 11o bắc, với tổng diện tích 71.920 ha thuo63c 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. đây là nơi nổi bất về đa dạng sinh học, là kho dự trữ tài nguyên sinh học vô giá của nước ta, có nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và đặc hữu, là hiện trường phong phú cho các nhà khoa học nghiên cứu, cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
VQGCT có các kiểu địa hình đặc trưng của cuối dãy Trường Sơn và Đông Nam Bộ như các bậc thềm sông,suối, bán bình nguyên cổ, các đồi khá bằng phẳng, xen kẽ đầm hồ. độ cao so với mặt nước biển từ 130 đến 600m nơi dốc nhất là 30o.
VQGCT nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa khô . lượng mưa trung bình hằng năm là 2.185mm, nhiệt độ trung bình hằng năm là 2.185mm, nhiệt độ trung bình là 25,4oC, độ ầm trung bình là 83,6%. Sông Đồng Nai bao bọc ba phía Bắc, Tây và Đông VQG với chiều dài khoảng gần 90km là một phần thuận lợi cho việc bảo vệ, gìn giữ hệ sinh thái động thực vật. Trong VQGCT có nhiều suối lớn nhỏ với những thác ghềnh kỳ vĩ cung cấp nước cho động thực vật và hài hòa với cỏ cây tạo nên cảnh đẹp thiên nhiên.
VQGCT hội tụ được các luồng hệ động thực vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Với tổng diện tích 71.920ha, VQG chia làm 3 khu vực là Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Cát Lộc (Lâm Đồng) và Tây Cát Tiên (Bình Phước). vười có rừng lá rộng xanh quanh năm, rừng cây nửa rụng lá, rừng hỗn giao gỗ-tre-nứa, rừng tre nứa thuần loại và thảm thực vật đất ngập nước.
Giới thực vật chia thành các ngành, dưới ngành là lớp dưới lớp là bộ, họ rồi đến chi, loài.
VQGCT đã xác định được 1.610 loài, 724 chi, 162 họ, 75 bộ thực vật. đặc biệt, ở CT có 38 loải quý hiếm (ngồn gen quý hiếm) thuộc 13 họ như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm Lai (Dallbergia spp), Giáng hương (Pterocarpus), Gõ mật (Sindora cochinchi-nensis), Căm xe (Xylia xylocarpa), có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
VQG đang triển khai các đề tài nghiên cứu về bảo tồn gen của một số loài thực vật quý hiếm như cây Gõ đỏ , Cẩm Lai bông. Phối hợp với Viện Di truền nông nghiệp Hà Nội, Vườn trồng 0,7 ha rừng cây Câm Lai Bông ở khu vực Đà Cộ.
Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng khác ở khu vực Nam Bộ, hệ sinh thái CT gặp phải một trở ngại lớn, đó là cuộc xâm lược của cây Mai dương, Mai dương là một loại cây ngoại lai du nhập vào môi trường của ta. Cây này có một sức sống, sinh sản và phát triển mạnh mẽ hơn các loải cây bản địa  nên đangchèn ép, lấn lướt thảm thực vật, nhất là ven bờ nước, nơi nó lan rất nhanh nhờ các hạt trôi. Cuộc chiến chống lại cây Mai dương quả là một thách thức lớn đối với các chiến sỹ bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu về côn trùng, các cán bộ khoa học của VQGCT đã điều tra được 439 loài bướm, trong đó 30 loải mới cho Việt Nam, 2 loài phụ mới cho khoa học. các nhóm côn trùng khác nhau như bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh vảy (Lepidoptera), bộ Cánh giống (Homoptera)…cũng có nhiều ở rừng CT.
Trong các đầm, hồ, sông, suối của VQG có trên 133 loài cá, thuộc 28 họ, trong đó có 10 loài mới phát hiện đối với Việt Nam, một loài nằm trong Sách đỏ của Hiệp Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN), 8 loải của Sách đỏ Việt Nam.
Chung quanh bờ nước rừng CT có 41 loải lưỡng cư sinh sống, thuộc 6 họ và 2 bộ. VQG có 79 loài bò sát 17 họ và phân họ, 4 bộ trong đó có 23 loải có tên trong Sách đỏ Việt Nam, như Cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis), Trăn gấm (Pythonreticulatus), Trăn đen (Python molurus)…
Cá sấu là những loài bò sát to lớn và hung dữ. cặp hàm lớn lởm chởm răng nhọn trong thật ấn tượng. trên thế giới có 25 loài cá sấu nhưng ở Việt Nam chỉ có hai loài là cá sấu hoa cà và Cá sấu xiêm. Cả hai loài này trước kia có rất nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng do bị săn bắn nhiều quá nên ngày nay không còn ai nhìn thấy ngoài thiên nhiên nữa. trong Sách đỏ Việt Nam hai loài này đều ghi nhận tình trạng nguy cấp.
Chương trình phục hồi Cá sấu nước ngọt ở Bàu Sấu của VQGCT là dự án đầu tiên ở Việt Nam phục hồi loài cá sấu nước ngọt trong điều kiện tự nhiên. VQG đã thả 60 con Cá Sấu vào Bầu Sấu sau khi được Trường Đại Học Queensland và Canbera (Úc) kiểm tra AND, xác định đây là loài cá sấu xiêm thuần chủng.
Cá sấu có giá trị kinh tế cao vì thịt ngon, da dùng làm giày dép, thắt lưng, túi xách, ví. ở nước ta hiện có khá nhiều cơ sở nuôi Cá sấu.
Chim có 351 loài thuộc 64 họ, 18 bộ. trong đó có 31 loài quý hiếm được phát hiện có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Các loải chim quý hiếm gồm có Hạc cổ trắng, Công, Già đãy Java, Cò quắm cánh xanh. Đuôi cụt bụng vằn. đuôi cụt bụng đỏ, Gà lôi hông tía. Đặc biệt, có loải Gà so cổ hung (Arborophila davidi) là loài đặc hữu và rất quý hiếm.
Gà so cổ hung thuộc họ Trĩ, bộ Gà, lần đầu tiên được phát hiện ở Phú Riềng tỉnh Đồng Nam. Lần thứ 2 loài này được nhìn thấy ở Nam Cát Tiên vào tháng 4 năm 1991. Đặc hữu có nghĩa là chỉ riêng khu vực này có. Nhìn chung chim màu nâu xám với những vệt đen, ngực nâu, bụng hung vàng nhạt, sườn xám có những vệt đen trắng xen kẽ, mắt nâu, mỏ đen, chân hồng. loài chim này có giá trị kinh tế lớn về khoa học và thầm mỹ. Trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới, Gà so cồ hung được xép vào tình trạng nguy cấp, cần được quan tâm, bào vệ.
Thú ở VQG có 105 loài thuộc 29 họ, 11 bộ trong đó có 25 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, như Bò rừng (Bosjavanicus), Bò tót (Bos gaurus), Hổ (Pantheratigris), Gấu chó (Ursus maylayanus) Gấu ngựa (Ursus thibethanus), Voi Châu Á (Elephas maximus), Báo Hoa mai (Pardofelis par-dus).
Năm 1988 một sự kiện làm các nhà Khoa Học và những người yêu thiên nhiên hoang dã trên thế giới  sửng sốt: Việt Nam chính thức công bố loải tê giác Java một sừng quý hiếm còn sót lại ở Đông Nam Á có từ 8 – 10 con tại khu vực rừng CT.
Y học cổ truyền Trung Hoa cho rằng sừng Tê giác rất bổ, già chợ đen mỗi ký hiện nay tương đương nửa tỷ đồng Việt Nam. Vì thế trong vòn 100 năm lại đây, Tê Giác là loài động vật bị loài người truy sát ráo riết nhất. xưa kia ở nước ta có 2 loài Tê giác. Người bà con kia có 2 sừng, mang tên loài Tê giác Sumatra, đã hoàn toàn biết mất vào đầu thế kỷ XX. Từ giữa thế kỷ XX mọi người tin rằng ngay cả tê giác một sừng Java cũng không còn một mống nào ở Việt Nam. Bổng năm 1999, bẫy ảnh đặt trong rừng sâu VQGCT đã chụp được hình Tê giác này. Sự kiện chấn động địa cầu này đem đến niềm tin cho các nhà môi trường học thế giới là có thể bào tồn được loài động vật cực kỳ quý hiếm mà Sách đỏ thế giới đã liệt vào tình trạng cực kỳ nguy cấp (Critically Endangerd). Trước khi có phát hiện này người ta tin là toàn thế giới chỉ còn duy nhất một quần thể tê giác Java khoảng 40 con sống trong VQG trên đảo Java, Indonesia.
Bảo vệ sự sống những báu vật này của hành tinh là nhiệm vụ khó khăn và trọng đại của VQGCT.
Các nhà khoa học đã tìn ra 68 loài cây là thức ăn của Tê Giác, đã chụp được 12 kiểu ảnh tê giác bằng lỹ thuật bẫy ảnh, làm bằng chứng khoa học về sự có mặt của Tê giác tại CT.
Dự án Bảo Tồn VQG CT đã đặt quan hệ với một giáo sư trường đại học Culumbia, Ney York (Mỹ) để giúp xác định số lượng cá thể, giới tính, độ tuổi và cấu trúc chủng quần bằng việc phân tích AND từ các mâu vật của Tê giác như:sừng, da, phân mà nhân dân địa phương thu lượm được.
Tính đa dạng sinh học cao, có nhiều loài đặc hữu và quáy hiếm có tên trong sách đỏ, địa hình phong phú đan xen sông, suối, đầm, thác gềnh tạo nên sức thu hút mạnh đối với du kh1ch cũng như các nhà khoa học đến them quan và nghiên cứu.
Ngay sau đó,Tổ Chức Bảo Vệ Động Vật Hoang Dã (WWF) đã cử đoàn chuyên gia về tận nơi kiểm tra và lập một dự án trị giá 5,6 triệu USD nhằm bảo vệ loài thúc trên.cũng trong thời gian này, các cơ quan chức năng Trung Ương và Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé (nay là Bình Phước) đã giao trách nhiệm cho chính quyền sở tại và ngành lâm nghiệp địa phương xúc tiến tiến ngay các hoạt động thiết thực nhăm bảo vệ loải tên giác Java và Rừng CT.
Tháng 4/1992, Chi Cục Kiểm Lâm Lâm Đồng đã ra quyết định số 90/QĐ-RCKL chuyển giao toàn bộ diện tích rừng Ct cho ngành dọc. một Ban Quản Lý Rừng Cấm CT đã ra đời, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành chỉ thị số 16/CT-UB tăng cường các biện pháp bảo vệ loài tê giác Java quý hiếm còng sống sót ở Rừng Cấm CT.
Hiện nay CT có diện tích rừng và đất rừng khoảng 30.000 ha, chiếp 81,3% tổng diện tích tự nhiên. Qua khảo sát thực tế các nhà khoa học cho biết: Rừng CT hiện có khoảng 500 loài động vật, trong đó có hàng chục loải thú thuộc 8 bộ lớn như: Hổ, báo, gấu, bò rừng, sơn dương…40 loài bò sát như trăn, rắn, tác kè…Về động vật có nguy cơ bị tuye63t chủng ngoài loài tê giác Java còn có hạc cổ trắng (Cinonia episopus), cò quắm (Rahamatipichgiatra). Riêng chim ở rừng CT dẫn đầu trong cả nước với 274 loài gồm: Công, gà lôi, gà tiền, yểng, vẹt, diều hâu…
Về thực vật CT cũng hết sức phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại. trong số 1.000 loài có hơn 600 loải thực vật bậc cao. Ngoài ra, CT con có một quần thể thực vật có độ tuổi lên đến vài ngàn năm, trong đó có các loài cây gỗ quý như: trắc, cẩm lai, chò, trầm đỏ, gõ đỏ..; 80 loài cây làm thuốc, 15 loài cây cho dầu nhực, 31 loài cây  đặc sản như song mây, nứa, lồ ô…
VQGCT có nhiều loại hình du lịch phong phú và hấp dẫn như du lịch nghiên cứu, học tập; du lịch nghỉ dưỡng để tận hưởng không khí trong lành và sự tỉnh lặng thơ mộng của núi rừng; du lịch mạo hiểm như đi xuyên rừng, vượt qua địa hình hiểm trở để thưởng ngoạn những kỳ bí của thiên nhiên và là dịp để thử thách, rèn luyện ý chí, VQG có 12 tuyến, điểm tham quan.
Tuyến Bàu Sấu giúp ta tận mắt thưởng ngoạn những cánh rừng già, với cây Tung cổ thụ hơn 500 tuổi đường kính vài chục người ôm hay những loại dây leo có hình dáng kỳ lạ như Bàm bàm, Cẩm nhung…Dọc đường , du khách có thể thấy trăn, rắn hổ mang, rắn lục, kỳ nhông hay chim quý hiếm đuôi cụt bụng vằn, đuôi cụt cánh xanh, gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so ngực gụ, hạc cổ trắng.
Du khách có thể dạo quanh hồ Bàu Sấu trên chiếc xuồng nhỏ chèo tay để tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời của mặt hồ tĩnh lặng, xem nhiều loải chim, nhất là các loài chim nước, ban đêm có thể thấy nh74ng đàn bò tót ăn cỏ, chiều tối có thể thấy cá sấu ngoi lên mặt hồ.
Tuyến Bàu Chim giới thiệu các kiểu rừng khác nhau, sự phân bố thảm thực vật từ thấp lên cao. Từ chòi quan sát, ta thấy rỏ toàn cảnh quanh hồ với các loài chim nước như: Bói cá, le nâu, Ó cá, cò bợ, công.
Tuyến Bằng Lăng xuyên qua cánh rừng Bằng lăng gần như thuần loại. Vào đầu mùa khô, rừng Bằng lăng sắp sửa thay lá, lá xanh chuyển sang màu đỏ tạo nên một vẻ đẹp rực rỡ. trên tuyến này ta có thể thấy được nhiều loải cây lớn quý hiếm , đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ như Cẩm lai bọng, Gõ đỏ, Gõ mật. trên đường đi chúng ta sẽ được giới thiệu về cây Thiên tuế (Cycas rumphii)rius). Trung quân là vị thuốc quý chữa bệnh đường ruột, cây này lại có đặc điểm là không cháy nên trong chiến tranh, quân dân ta dùng lá để lợp nhà…Rồi cây Tung đại thụ 400 tuổi, chu vi khoảng 20 người ôm, với bộ rể bạnh vè kỳ vĩ giúp cây chống chọi với gió lớn trong khi đất không đủ dày cho nó cắm sâu rể. Và cả cây Gõ đỏ khoảng 700 tuổi, mà năm 1988, cố thủ tường Phạm Văn Đồng đã đến thăm, dặn dò về công tác bảo vệ rừng.
Điểm du lịch cây Si đưa ta đến Cây Si khổng lồ với không biết bao nhiêu thân nối liền nhau trùm sum suê lên cả một đoạn suối nước trong veo chảy róc rách. Ta đã biết là cây si buông rể từ trên cành cao, cắm xuống đất. Rễ này lớn dần thành một cây mới, cứ thể cây mọc lan dần, có thể có hàng trăm thân nối liền nhau, khó mà nhận biết cây nào là cây đầu tiên.
Tuyến du lịch sinh thái tương đối bằng phẳng và có nhiều loại cây, phù hợp với những ai thích đi bộ xem cây, nghỉ ngơi thư giãn. Du khách sẽ đi xuye6nn  qua các kiểu rừng khác nhau,thỉnh thoảng gặp vài con suối nhỏ và có thể nhìn thấy heo, nai, gà rừng… Trên đường về bạn có thể đi bộ dọc theo tuyến Thác Trời, dạo chơi xem cây, chim thú, xem cây Gõ đỏ 700 tuổi.
Tuyến xem thú ban đêm sẽ đưa bạn bằng xe ô tô mui trần xuyên qua những khu rừng và những bãi cỏ tranh nối tiếp nhau trong bóng đêm tĩnh lặng. Dưới ánh sáng đèn xe ô tô và đèn pha xem thú, du khách có thể nhìn thấy những đàn Nai nhởn nhơ gặm cỏ, tố Lợn rừng sục sạo kiếm ăn, con Chồn hương thoăn thoắt trên cành cây tìm quả chín, Nhím, Trút chậm chạp bò trên mặt đường, anh Thò rừng chạy thục mạng trước đầu xe như muốn đua với ô tô.
Điểm Vườn Thục Vật dành cho những người quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thực vật miền Đông Nam Bộ, trên diện tích 29,6 ha có đến 322 loài, thuộc 75 họ thực vật đặc trưng.
Điểm Ghềnh Bến Cự và tuyến Thác Mỏ Vẹt đưa bạn đến những thắng cảnh sông nước mỹ lệ hài hòa với cỏ cây muông thú hoang dã.
VQGCT có 2 cộng đồng dân tộc là Mạ và Xtiêng với những nét sinh hoạt đậm tính truyền thống, văn hóa đặc trưng như lễ hội đâm trâu, những truyện cồ, thuyền thuyết, huyền thoại độc đáo, những nhạc cụ gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh như bộ cồng chiêng, trống,khèn bầu,tù và, sáo trúc ba lỗ gắn vào trái bầu khô. Người phụ nữ Mạ nổi tiếng về nghề dệ thổ cẩm với những hoa văn tinh tế hình hoa lá, chim thú và nhiều màu sắc lạ mắt. Ngày nay, hàng thổ cẩm đang dần dần chiếm được cảm tình, được nhiểu du khách quốc tế ưa chuộng.
Trên tuyến tham quan làng dân tộc Mạ và X tiêng ở Tà Lài, ta sẽ xem Nhà Văn Hóa các dân tộc, nơi lưu giữ những di vật, những nhạc cụ cổ truyền của hai dân tộc này, dự những lễ hội tạ ơn Giàng đã phù họ cho vụ mùa bội thu, người người khỏe mạnh.
Đi ca nô dọc sông Đồng Nai chúng ta sẽ nhìn thấy những cảnh đẹp hai bên sông với những sinh hoạt thường nhật của người dân sống ven bờ.

Đến với CT du khách không chỉ choáng ngợp trước những khu rừng nguyên sinh thuần khiết , nơi trú ngụ hàng trăm loài động thực vật quý hiếm, mà còn bàng hoàng trước một vùng đất mà trong lòng nó đang ẩn chứa một di sản văn hóa vô giá của nhân loại. Đó là Thánh Địa Bà La Môn của vương quốc Phù Nam.
Mấy năm qua, sau nhiều cuộc khai quật, Nhà Nước đã thu được không ít hiện vật của  có giá trị như: Ngẫu tượng Linga-Yony, tượng thần Siva, 265 miếng vàng lá trên đó có chạm khác những hình tượng có liên quan đến Bà La Môn Giáo,tượng Phúc Thần Ganêsa…
            Năm 1985, lần đầu tiên một di chỉ văn hóa Phù Nam được người Việt Nam phát hiện, đó là hai nhân viên trẽ của Bảo Tàng Lâm Đồng tên là Hồ Thị Thanh Bình và Đinh Thị Nga cùng các cán bộ trung tâm khảo cổ thuộc viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Theo các nhà khảo cổ học cho biết, di tích Cát Tiên là thánh địa của đạo Bà La Môn của vương quốc Phù Nam, tồ tại từ thế kỷ thứ VI đến đầu TK VII. Tuy nhiên, trải qua 20 năm với nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ học lần lượt phát lộ ra nhiều đền tháp chìm dưới lòng đất, nhưng vẫn chưa xác định được chủ nhân của thánh địa cổ xưa này.
Cuối năm 1994 và đầu năm 1995 là đợt khai quật lần thứ 2, cuối năm 1996 là đợt khai quật lần thứ ba, đoàn khai quật đã chọn di tích nằm ở vị trí đầu tiên, cao nhất và đền tháp bình dồ hình vuông 12m x 12m, có diện tích lớn gấp 2 lần bốn lần tháp đã phát hiện trước đây. Kiến trúc vòm cổng có một phần nhô ra 5m. cửa lên xuống dẫn vào cửa chính hướng về phía đông. Dưới lòng tháp có một trụ giới thông từ nền gạch xuống hơn 3m để đỡ một linga dài 2,1m nặng khoảng 4 tấn. dưới bệ tru5co1 một hôp cát chứa toàn bộ hiện va65tmang ý nghĩa tôn giáo của chủ nhân đền tháp. Rất nhiều hiền vật khách nhau được phát hiện ở bên ngoài như tượng Phúc thần Ganesa của đạo Bà La Môn, đĩa đèn, đồ đồng, đồ sắt, gốm và nhiều hiện vật khác trong lòng đất như đá thạch anh, 79 mảnh gốm, 116 mảnh vàng được chạm hình ảnh các vị thần ttrong đạo Bà La Môn bằng kỷ thuật gò nổi (trước đó có kỷ thuật khắc chìm) và những văn tự bằng chữ Phạn (Sankrit) có 47 tấm trong số đó, một bộ linga bằng vàng và một bằng đồng bịt bạc có kích thước nhỏ nhất so với những tượng linga mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở Việt Nam.
Theo đánh giá của các nhà khảo cổ, thánh địa CT cổ kính không thua kém thánh địa Mỹ Sơn. Lại nằm trên đường tỉnh lộ nối với QL 20, nên thánh địa CT sẽ là điểm tham quan du lịch và nghiên cứu thuận lợi, đầy hấp dẫn và giá trị. Hiện nay, Bộ Văn Hóa Thông Tin  đã hỗ trọ kinh phí để tỉnh Lâm Đồng tiến hành qui hoạch, trùng tu tổng thể quần thể di tích thánh địa CT trải rộng trên diện tích 15 km2.
Giáo sư Hà Văn Tấn – Viện trưởng viện Khảo Cổ Học Việt Nam nhận xét: “Trong lịch sử, Cát Tiên là đường biên giới của các miền văn hóa, một đường biên giới không biến động, với những đền tháp uy nghiêm. Nơi đây các nhà khảo cổ đã ý thức và chọn một phương pháp khai quật lưu giữ di tích rất công phu để bảo vệ các cấu trúc và bình diện của đền tháp và đền mộ. Di tích Cát Tiên là một điểm quan trọng để nghiên cứu sự hình thành quốc gia, nhà nước cổ đại Phương Nam. Với những chứng tích và di vật từ CT có thể khôi phục lại giai đoạn lịch sử không thành văn mà CT là trung tâm chính trị, tôn giáo của một quốc gia cổ đại…”