Dinh Bảo Đại còn gọi là Dinh 3 là một điểm tham quan không thể thiếu khi du khách đến với thành phố Hoa Đà Lạt, Dinh Bảo Đại ko chỉ là một công trinh kiến trúc tiêu biểu của người Pháp tại Đà Lạt mà còn là một dấu ấn lịch sử của chế độ phong kiến tại Việt Nam, đặc biệt Dinh 3 gắn liền với tên tuổi của vua Bảo Đại, là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.
Nằm trên ngọn đồi cao, ẩn hiện giữa rừng thông xanh biếc, ngút ngàn mặc dù được xây dựng cách đây hơn nửa thế kỷ (1933 - 1938) song Biệt Điện Bào Đại (BĐBĐ) vẫn còn đó những nét độc đáo, gợi cho ta nhớ lại hình ảnh của một Vương triều nhung gấm, vàng son thuở nào.
- Kiến Trúc của Dinh: Biệt Điện (BĐ) có 2 tầng
1/Tầng trệt: Dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng Triều Cương Thổ.
- Gồm có các phòng:
+ Phòng làm việc: gồm một bàn làm việc, trên bàn có 2 chiếc điện thoại (bên phải của vua BĐ, bên trái của Nguyễn Văn Thiệu), dãy cờ tượng trưng cho mối ban giao với các nước trên thế giới, tượng vua BĐ và vua Khải Định, 4 thanh kiếm của thị vệ đại thần.
+ Phòng tiếp khách thân mật: dùng để tiếp những người thân trong hoàng tộc. Có trưng bày cặp sừng nai do BĐ săn được tại núi Lang Bian.
+ Phòng Khánh Tiết: Dùng để hội họp. Chiêu đãi yến tiệc. Trưng bày bức tranh đền Ăngcovat do hoàng thân Xi Ha Núc tặng nhân ngày sinh nhật của BĐ năm 1951, bản đồ danh lam thắng cảnh tượng trưng cho 3 miền Bắc Trung Nam...ngoài ra còn có phòng Bí Thư riêng ngay cửa ra vào, phòng vui chơi của công chúa và hoàng tử...
2/ Tầng lầu:
Gồm phòng ngủ của BĐ, hoàng hậu Nam Phương cùng thái tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng. Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng Nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ năm 1939) nên trong phòng trang hoàng toàn màu vàng.
Vua BĐ có một bà vợ chính thức là Hoàng Hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan), con nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Từ năm 1949, khi hoàng hậu Nam Phương đưa các con sang sống và học tập bên Pháp thì BĐ chung vui với 3 thứ phi là Bùi Mộng Điệp, Phi Ánh và bà Jenny Woong (người Hương Cảng). Ba thứ phi ở 3 dinh riêng tại Đà Lạt, mỗi khi cựu hoàng cần thì đưa xe đến đón dùng cơm chiều với ông rồi ở lại luôn trong Dinh. Sáng hôm sau xe đưa các bà trở về dinh của mình. theo nhiều người đã từng phục vụ BĐ kể lại thì cựu hoàng BĐ mê bà Mộng Điệp hơn do bà vừa có sắc đẹp lại trẻ trung. BĐ đã có với bà này 3 người con là hoàng nữ Phương Thảo, 2 hoàng nam Bảo Hoàng và Bảo Sơn.
Sau khi Toàn Quyền Đông Dương có nghị định thành lập tỉnh Lang Bian (06/01/1916), ngày 20/04/1916 Hội Đồng Nhiếp Chính Vua Duy Tân đã cho ban hành dụ thành lập Thị tứ Đà Lạt. năm 1917, Đoàn Đình Duyệt - Thượng thư Bộ Công của triều đình Huế đã vào Đà Lạt nghiên cứu việc vây dựng hành cung. Thế nhưng phải mất 16 năm sau, năm 1933 đến khi Bảo Đại lên ngôi và chấp nhận làm ông vua bù nhìn cho Pháp thì Biệt Điện mới chính thức được khởi công xây dựng, sau khi BĐBĐ khánh thành, Hoàng Đế Bảo Đại gần như chuyển "hộ khẩu thường trú" từ Huế vào Đà Lạt. Thỉnh thoảng, có lễ nghi trọng đại "Đức Kim Thượng" mới chịu rời BĐBĐ về kinh đô Huế cho có mặt rồi lại "bay" vào thành phố mộng mơ. Rượu ngon, gái đẹp, nhà vua hầu như quên hết chuyện "sơn hà xã tắc" và cũng chẳng thiết tha gì đến "bầu đoàn thê tử"
Mặc dù trong DBĐ có xây phòng riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu, hoàng tử Bảo Long và các công chúa : Phương Mai, Phương Dung, Phương Liên khá lộng lẫy,nhưng phải vào dịp hè, dịp tết các hoàng tử, công chúa mới được vào đây nghỉ mát độ vài tuần lễ và thăm sức khỏe của Đức Kim thượng.
Xa vợ con, Đức Kim Thượng đâm ra trữ tình và mê săn bắn. Ngày ngày Hoàng đế thức dậy vào lúc 8h sáng và đi ngủ vào lúc 9h đêm. Tất cả mọi việc triều chính hầu như đã có các quan người Pháp coi sóc, nhà vua chỉ việc ăn chơi và tiếp khách. Đức kim thượng thích mặc đồ Tây, ăn cơm Tây hơn là mặc Quốc phục ăn cơm ta. Ngài ít uống rượu nhưng hợp khẩu vị nhất vẫn là Cognac và sau đó là...giai nhân. Mỗi lần đi thưởng ngoạn chẳng may gặp người đẹp thì Hoàng đế "cầm lòng không đậu", chỉ còn cách mật lệnh cho các quan hầu cận bằng mọi giá phải "điệu" cho bằng được "người ngọc" về Dinh cho thỏa chí mây mưa. Những cuộc tình hối hả, vụng trộm của Đức Kim Thượng thì không sao kể xiết, nhưng da diết nhất vẫn là với những người tình: Mộng Điệp, Phi Ánh, Génie và trước đó là cô vũ nữ Lý Lệ Hà...Song để tránh sự nhòm ngó của quần thần và bàn dân thiên hạ cũng như đối phó với những cơn ghen của Hoàng Hậu Nam Phương, nhà vua phải mua sắm riêng cho mỗi cô tình nhân một căn nhà ở ngoại ô nhằm tiện việc vui vầy duyên cá nước.
Năm 1949, Bảo Đại (BĐ) tặng cho người đẹp Mộng Điệp một ngôi biệt thự khá sang trọng ở đường Paul Doumer (nay là khu tập thể 14 Hùng Vương), sắm cho người tình Génie một căn biệt thự khác ở số 03 Nguyễn Du, mua cho giai nhân Phi Ánh một căn nhà xinh xắn ở gần Ga Đà Lạt.
Đêm đêm khi màn sương buông trùm xuống thành phố, Đức Kim Thượng lại bí mật tìm về tổ uyên ương để đắm chìm trong "bể ái nguồn ân". Có những ngày đẹp trời, men tình dậy sóng, nhà vua còn đánh liều cho vời từng nàng vào DBĐ dùng cơm, cùng dạo vườn Thượng Uyển và ở lại chăn gối qua đêm. Nhằm bồi dưỡng cho cơ thể và tăng cường sinh lực sau mỗi đêm "chiến đấu" liên tục, ngoài những món sơn trân, hải vị nhà vua thường phải dùng đến sâm nhung, hổ cốt. Kết quả của những cuộc tình vụng trộm và bỏng cháy. Đức Kim thượng đã để lại cho mỗi người tình một...bầu tâm sự. Mộng Điệp đã có con ngoại hôn với BĐ. Hoàng Hậu Nam Phương và Bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại) biết khá rõ việc ăn chơi trác táng của nhà vua, nhưng không thể nào can ngăn được, chỉ còn biết trách móc và đau khổ.
Tháng 04/1994, con gái cùa bà Mộng Điệp là Mộng Hiền - một "giọt máu rơi" của BĐ sau bao năm bôn ba nơi đất khách quê người đã tìm về BĐBĐ ở Đà Lạt và xin nghỉ lại qua đêm trong phòng của Cựu hoàng nhằm hồi tưởng lại những giờ phút hồng hoang đầy hạnh phúc và đau đớn của mẹ mình với thiên tử ở chốn tôn nghiêm này.
Trong những ngày tha phương cầu thực trên Thành Phố Hoa vào những năm 1950, khi chưa trở thành bà cố vấn, Trần Lệ Xuân cũng đã từng đem nhan sắc của mình vào "yết kiến" BĐ bằng cách dạy đàn Piano nhằm kiếm chác chút đỉnh vàng bạc châu báu về nuôi chồng trong lúc khó khăn, túng thiếu. Ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên, với thân hình căng đầy nhựa sống, lẳng lơ và rạo rực của Lệ Xuân cũng đã khiến một đấng quân vương đa tình như BĐ phải ngây ngất. Còn Lệ Xuận sau những lần được BĐ trọng hành và sủng ái, nàng cũng thường xuyên lui tới để vui hưởng lạc thú ái ân, vì chồng nàng - Ngô Đình Nhu - một tay "bạch diện thư sinh" ốm o, gầy guộc, vốn nghiện thuốc Basto và ngày đêm chỉ biết xào nấu một số học thuyết phương Tây để cố sản sinh ra cái gọi là "Học huyết Cần Lao Nhân Vị" hơn là vui chuyện gối chăn. Sự việc rồi cũng đến tai Ngô Đình Nhu. Bức bối, đau đớn, nhưng Nhu không còn cách nào khác hơn là ngoảnh mặt làm ngơ để cho cô vợ trẻ mặc tình dâng hiến tấm thân vàng ngọc cho BĐ nhằm đổi lấy sự nghiệp và cuộc sống cho họ Ngô trong lúc "vận bỉ thời quan".
Những ngày sống ở BĐ Đà Lạt, ngoài cái thú rượu ngon, gái đẹp, BĐ còn có một đam mê khác nữa là những cuộc đi săn đẫm máu. Hồi ấy, tại đây luôn có một trung đoàn Ngự Lâm và một tiểu đoàn Danh Dự thường xuyên túc trực để bảo vệ thiên tử. Ngài thường thích tổ chức những cuộc săn với quy mô lớn và đi thật xa tận Đam Rông, Đắc Tô, Đắc Sút, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Bảo Lộc vì ở những nơi đó có nhiều thú rừng quý hiếm như Min, Hổ, Voi, Tây U (Tê Giác)...
Để chuẩn bị cho một cuộc đi săn cho nhà vua, hầu như các quần thần đều phải vã mồ hôi trán: Nào là đội kinh tượng, nào là phải lo phục dịch ăn uống, an toàn tính mạng cho Đức Kim Thượng. Mỗi lần được lệnh đi săn của Hoàng Đế là phải lo đủ 10 voi, 15 con ngựa Bách Thảo, hơn 10 tay súng thiện xạ để đi theo bảo vệ và ít nhất cũng phải có 3 đầu bếp giỏi cùng đi để lo việc ẩm thực cho ngài. Trọng trách chỉ huy việc này được giao về cho Lãnh Binh Song và cụ Nguyển Đức Hòa. Chính cụ Hòa đã từng chứng kiến tận mắt nhiều cảnh tượng hãi hùng khi nhà vua và đoàn tùy tùng cùng săn đuổi, tàn sát những con Min (trâu rừng) vô tội một cách không thương tiếc. Cả đàn Min, con nào con ấy tròn trịa nhưng những quả sim rừng đang ung dung gặm cỏ, nghe thấy tiếng vó ngựa của đoàn thiên tử đi săn vội vàng tháo chạy, Nhưng không còn kịp nữa, những họng súng đen ngòm bủa vây từ tứ phía, thi nhau nhả đạn. Chỉ trong phút chốc, Min mẹ, Min con ngả gục, quằn quại trên vũng máu!
Để có thể săn được cọp - loài chúa sơn lâm háu ăn và liều lĩnh, BĐ đã khôn khéo học cách người Pháp đã áp dụng với ngài: lấy thịt Nai ra nhử. Những con Hổ đẹp mã lập tức vồ lấy con mồi, nào ngờ ngay sau đó đã ngã quỵ trước mũi súng của ngài và đoàn tùy tùng. Da của nó được đưa về làm thảm trong Biệt Điện và biếu tặng. Thịt được chia cho mọi người, riêng phần xương được thu vén cẩn thận để nấu cao nhằm bồi dưỡng cho Đức Kim Thượng sau những đêm ái ân mệt mỏi.
Một ngày nọ tại Băng Đung, Hoàng Đế BĐ vừa đưa ống nhòm lên đã phát hiện một đàn voi mẹ, voi con, mới xuống suối uống nước lên đứng phơi nắng, nhẩn nha trên đồng cỏ xanh. Ngay tức khắc, nhà vua ra lệnh cho đoàn tùy tùng dùng dây thòng lọng bủa vây khắp nẻo để chuẩn bị bắt voi con khi chúng tháo chạy. Sau đó, ngài quyết định chọn những con voi bố, mẹ to nhất đồng lọat nổ súng. Những tấm thân bồ tượng ngã xuống! Bầy voi ngơ ngác, hoảng loạn bỏ chạy. Thật không may cho những chú voi con xinh xắn rơi vào bẫy thòng lọng giăng sẵn. Nhà vua chỉ cần ra lệnh cho các nài voi đưa voi lớn đã thuần dưỡng đến kẹp cổ, xiềng 2 chân trước dắt đi. Trong suốt hàng chục năm trị vì thiên hạ ở BĐĐL, theo cụ Nguyễn Đức Hòa cho biết: BĐ đã bắt sống và giết hại ít nhất 20 con voi theo kiểu như vậy.
Từ sau ngày Hoàng Hậu Nam Phương đưa con sang Pháp định cư (1950 - 1954), BĐ hầu như cấm cung tại BĐĐL để vui hưởng lạc thú. Sau đó, những căn phòng của Hoàng Hậu và các Hoàng tử, Công chúa được dùng làm nơi ngủ nhờ cho một số Hoàng Thân Quốc Thích như: Bửu Lộc, Vĩnh Cẩn và có lúc còn là nơi ngủ qua đêm của Ngô Đình Diệm. Sau năm 1963, BĐBĐ trở thành nơi nghỉ mát của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với vợ con, người tình trong mỗi dịp xuân hè.
Năm 1988, người ta đã phát hiện ra một số bảo vật gồm 122 món ngọc ngà, châu báu của triều Nguyễn do bà Từ Cung (mẹ vua BĐ) đem từ Huế vào. Theo một tài liệu đáng tin cậy thì số bảo vật này là của cải riêng của thái hậu Từ Cung và Cựu hoàng BĐ, được Chính phủ Cách Mạng lâm thời (tháng 9/1945) cho phép tự do sử dụng. Đáng chú ý có nhiều đồ dùng bằng ngọc như thau rửa mặt bằng vàng nạm 16 viên ngọc, các loại bát ngọc, dĩa ngọc, một số đồ dùng bằng vàng. Số bảo vật này đang được lưu giữ tại kho bạc tỉnh Lâm Đồng và chưa dám khui ra vì địa phương rất lo lắng đến phương án bảo vệ. Qua các tài liệu còn lưu giữ được thì có lẽ đây là bộ sưu tập về ngọc đầy đủ nhất, quý giá nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam còn lưu giữ được cho đến ngày nay.
Phía ngoài dinh (từ ngoài vào mé bên trái) vẫn còn hầm rượu của BĐ nằm chìm dưới đất, cửa vào trông ra mé đồi thông. Theo nhiều người kể lại thì ngày trước BĐ có rất nhiều loại rượu ngoại, chủ yếu là ảnh hưởng của lối sống Pháp. Thường bữa trưa ông thích ăn cơm ta và chiều ăn cơm tây, một điều lạ là ông không thích nhậu nhẹt mà chỉ để tiếp khách. Nếu ăn cơm ta thì dọn các món lên một lần, còn cơm tây thì dọn từng món một.
Dinh BĐ là một Dinh Thự vô cùng trang nhã, nằm trong khung cảnh thơ mộng tuyệt vời có một điều gì đó khó hiểu hơn là một đời sống hưởng thụ của 1 hoàng gia có một ông vua chỉ thích nghi lễ, hình thức bề ngoài lại ham săn bắn, ăn chơi, không có tinh thần trách nhiệm đối với sứ mạng lãnh đạo của ông.