CHUYÊN ĐỀ VỀ NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN
1/Tiểu Sử
Ông
sinh tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao-hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê
Thuột), tỉnh Đắk Lắk nhưng lúc nhỏ sống ở làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế . Ông lớn lên tại Huế. Lúc nhỏ ông học theo học
các trường Lyceè Francais và Provindence ở Huế, sau vào Sài Gòn theo học triết
học trường Tây Lyceé J.J Rousseau Sài Gòn và tốt nghiệp tú tài tại đây.
Ông
sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi.. Nhưng tác phẩm đầu tiên của
ông là Ướt mi, được xuất bản An Phú in năm 1959. Từ đó tên tuổi của ông được
nhiều người biết đến. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được
nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của
ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền miền Nam đã cấm lưu hành vài tác phẩm
của ông. Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối lập,
cũng không tán thành việc ông gọi Chiến tranh Việt Nam là "nội chiến"
trong bài Gia tài của mẹ, vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiến
tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại
rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay.
Năm 1961 vì bắt buộc phải trốn lính nên ông thi và theo học ngành Tâm lý
giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại 1
trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng
Một số
bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm
Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), Ca dao
Mẹ, Ngủ đi con.
Trước
ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối
vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết
từ năm 1968.
Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và
ông đã phải sống 4 năm trong trại cải tạo. Nhưng cũng có những nguồn tin theo
tác giả Bùi Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ không hề
có cải tạo hay ông đi học tập 2 năm ở Cồn Tiên. . Một thời gian dài sau 1975,
nhạc của ông bị cấm đoán ở tại Việt Nam hay bị một ít người ngấm ngầm tẩy chay ở
hải ngoại.
Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội
Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh
Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ
mới như Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền
thoại Mẹ... Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp
tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.
Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính
trong phim Đất khổ . Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho
công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý
do “có tính phản chiến” . Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt
Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn
là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.
Ông bị
bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường
lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ). Từ đó hàng
năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm
Suốt đời, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với
ai, và cũng chưa chính thức công nhận con.
Sự nghiệp sáng tác
Bài chi tiết: Nhạc Trịnh và Danh sách tác phẩm Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc, những tác phẩm
không những mang đậm một phong cách riêng mà còn gửi gắm một triết lý. Ông từng
lý giải cho cái sự sáng tác của mình: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền
đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."
Nhạc tình
Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những
bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của họ
Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt
mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm
thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người...
Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn
chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt
như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa,
Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ... Ngoài ra còn
những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng
trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng...
Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với
tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh
giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc,
đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực.
Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh
Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là "người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ".
Nhạc phản chiến
Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một loại nhạc mang tính chất
chống lại chiến tranh, ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản
chiến, sau này tài tử hơn và để tránh nhầm lẫn với những ca khúc phản chiến của
tác giả khác, người ta gọi là Ca khúc da vàng.
Theo Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng
năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong
đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến
đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra
tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập
nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng
Nhạc phản chiến của họ Trịnh phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời
ca chân tình thống thiết, trở nên những bài hát rất cảm động nhưng không hề yếu
đuối, bỉ mị. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại
miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng
là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản
chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự
điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp
Nhạc
phản chiến Trịnh Công Sơn được cho là có vai trò không nhỏ trong giai đoạn cuối
của chiến tranh Việt Nam. Cũng vì loại nhạc này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần
từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng
ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này.
Cho đến
nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát của ông vẫn còn bị cấm trình diễn
tại Việt Nam, dù rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền
Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài Chính chúng ta phải nói hòa
bình, Hát trên những xác người, Ta đi dựng cờ, Ta quyết phải sống)
Nhạc khác
Ngoài
các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm
viết về quê hương: Chiều trên quê hương tôi, viết cho trẻ em: Em là
hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, và cả những bài nhạc đỏ: Huyền thoại mẹ, Em ở
nông trường - em ra biên giới, Nối vòng tay lớn, Ánh sáng Mạc Tư
Khoa, Chưa mất niềm tin, Huế - Sài Gòn - Hà Nội... Trong đó nổi tiếng
hơn cả là các bài "Em là hoa hồng nhỏ" và "Nối vòng tay lớn"
- có thể nói rằng không một thanh thiếu niên Việt Nam nào lại không biết đến
hai bài hát này.
Thơ
Có
khá nhiều bài thơ (văn vần không được phổ nhạc) của ông hoặc được cho là của
ông hiện đang được truyền tụng trên các diễn đàn.
Hội họa
Cũng
giống như đàn anh Văn Cao, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa,
bút tích.
Một số trong đó hiện còn được lưu giữ và trưng bày tại Hội Ngộ Quán.
Vinh dự
Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài "Ngủ đi
con" (trong Ca khúc da vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979,
hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì các nhạc phẩm của
ông, cũng vào năm này ca khúc "Ngủ đi con" trở thành 1 hit ở Nhật Bản.
Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim "Tội lỗi cuối
cùng"
Giải Nhất của cuộc thi "Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến
tranh" với bài "Em ở nông trường, em ra biên giới"
Giải Nhất cuộc thi "Hai mươi năm sau" với bài "Hai mươi
mùa nắng lạ"
Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát:
"Xin trả nợ người", "Sóng về đâu", "Em đi bỏ lại con
đường", "Ta đã thấy gì hôm nay"
Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp
Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions)
Đóng góp cho điện ảnh
* Diễn viên: phim "Đất khổ"
* Viết nhạc và bài hát cho phim: 1. Cánh đồng
hoang[37] * Nhạc và bài hát được sử dụng trong phim
1. Mùa hè chiều thẳng đứng 2. Công chúa teen và ngũ hổ tướng (bài
"Để gió cuốn đi") * Phim về Trịnh: Trịnh Công Sơn -
sống và yêu của đạo diễn Lê Dân (Lê Hữu Phước)
Tham khảo thêm
TÁC PHẨM ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI
CÙNG CỦA NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN
Các ca khúc Sương đêm-Sao Chiều ,chơi vơi được TCS sáng tác khi ông 17 tuổi (ông sinh năm 1939 )nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên là ca khúc "ƯỚT MI " viết vào năm 1958 và mãi sau ông mới nhờ Ca sĩ THanh Thúy (sinh 1943 ) hát công chúng yêu nhạc mới biết....... ,chúng ta nghe trích đăng từ TCS
Trong tác phẩm Về một quãng đời Trịnh Công Sơn (của Nguyễn Thanh Ty), nhạc sĩ
tâm sự: “Năm đó tôi 17 tuổi, trọ học ở Sài Gòn, đêm nào tôi cũng lò dò đến vũ
trường nghe Thanh Thúy hát. Dần dần hình bóng Thanh Thúy đã ăn sâu vào trong
tôi lúc nào không biết. Nói yêu Thanh Thúy thì cũng chưa hẳn bởi tôi mặc cảm
nghèo và vô danh, trong khi Thanh Thúy là một ca sĩ đang lên, kẻ đón người đưa
tấp nập. Biết vậy, nhưng tôi không thể không đêm nào thiếu hình ảnh và tiếng
hát của nàng. Có đêm tôi chỉ đủ tiền để mua một ly nước chanh. Đêm đêm tôi thao
thức với những khát khao, mơ ước phải làm một cái gì đó để tỏ cho Thanh Thúy biết
là tôi đang rất ngưỡng mộ nàng. Cái khát vọng đó đã giúp tôi viết nên bản nhạc
Ướt mi đầu tiên trong đời...”.
Đó là lần ngồi ở nhà hàng Mỹ Cảnh, chàng trai trẻ Trịnh Công Sơn đã viết vào một
mảnh giấy nhỏ, đề nghị ca sĩ Thanh Thúy hát bài Giọt mưa thu của Đặng Thế
Phong. Điều chàng bất ngờ là Thanh Thúy đã hát bài này với một cảm xúc thật
mãnh liệt, nhớ đến người mẹ bị lao phổi nặng, đang mỏi mòn chờ con trong căn
nhà nhỏ ở con hẻm sâu - nàng đã bật khóc. Những giọt nước mắt đọng trên vành mi
của người ca sĩ tuổi mới tròn trăng đã gieo vào lòng Trịnh Công Sơn nỗi xúc cảm
tràn ngập để chàng viết thành ca khúc Ướt mi.
“Khi hoàn thành, tôi nắn nót chép lại thật kỹ càng và luôn mang theo bên mình chờ có dịp tặng nàng. Với sự nhút nhát của tuổi trẻ, tôi không dám đưa tặng ngay mà phải chờ khá lâu mới có cơ hội. Một hôm tôi đánh bạo, tìm một chỗ sát sân khấu, dự định khi nàng vừa dứt tiếng hát là tôi sẽ đứng lên đưa luôn. Đã mấy lần định làm vẫn không kịp. Nàng vừa cúi đầu chào khán giả là đã có người chực sẵn rước đi ngay. Cái đêm định mệnh mà tôi quyết tâm an bài đã thành công. Khi cầm bản nhạc trong tay, nghe mấy lời lí nhí của tôi, nàng chỉ thoáng nhìn tôi một chút rồi quay vào hậu trường. Đêm đó, tôi nôn nao không ngủ được... Mãi đến hai tuần sau, khi tôi sắp tuyệt vọng vì mỏi mòn chờ đợi thì một đêm kia, khi bước lên bục diễn, dàn nhạc dạo khúc mở đầu thì nàng ra dấu cho dàn nhạc tạm im tiếng để nàng nói vài lời: “Thưa quý vị ! Đêm nay Thúy sẽ trình bày một tác phẩm rất mới của một nhạc sĩ rất lạ tặng cho Thúy. Đó là nhạc phẩm Ướt mi của tác giả Trịnh Công Sơn. Hy vọng đêm nay sẽ có sự hiện diện của tác giả để Thúy được nói vài lời cám ơn”. Nói xong, nàng quay sang ban nhạc, đưa bản nhạc của tôi cho họ dạo nhạc bắt đầu. Nàng cất tiếng hát: “Ngoài hiên mưa rơi rơi, lòng ai như chơi vơi. Người ơi nước mắt hoen mi rồi. Đừng khóc trong đêm mưa, đừng than trong câu ca.........."Tôi run lên trong lòng vì sung sướng và xúc động…Khi dứt tiếng hát, nàng dừng lại khá lâu, có ý chờ người tặng nhạc. Tôi thu hết can đảm, bước lên và nói: “Xin cám ơn Thanh Thúy đã hát bài nhạc của tôi”. Nàng “A” lên một tiếng ra vẻ bất ngờ rồi nói tiếp: “Thúy rất cám ơn anh đã tặng cho bản nhạc. Thúy muốn nói chuyện riêng với anh được không ?”. Tôi luống cuống gật đầu…Tôi cùng nàng đón taxi về nhà nàng. Nhà nàng ở sâu trong một ngõ hẻm...
“Khi hoàn thành, tôi nắn nót chép lại thật kỹ càng và luôn mang theo bên mình chờ có dịp tặng nàng. Với sự nhút nhát của tuổi trẻ, tôi không dám đưa tặng ngay mà phải chờ khá lâu mới có cơ hội. Một hôm tôi đánh bạo, tìm một chỗ sát sân khấu, dự định khi nàng vừa dứt tiếng hát là tôi sẽ đứng lên đưa luôn. Đã mấy lần định làm vẫn không kịp. Nàng vừa cúi đầu chào khán giả là đã có người chực sẵn rước đi ngay. Cái đêm định mệnh mà tôi quyết tâm an bài đã thành công. Khi cầm bản nhạc trong tay, nghe mấy lời lí nhí của tôi, nàng chỉ thoáng nhìn tôi một chút rồi quay vào hậu trường. Đêm đó, tôi nôn nao không ngủ được... Mãi đến hai tuần sau, khi tôi sắp tuyệt vọng vì mỏi mòn chờ đợi thì một đêm kia, khi bước lên bục diễn, dàn nhạc dạo khúc mở đầu thì nàng ra dấu cho dàn nhạc tạm im tiếng để nàng nói vài lời: “Thưa quý vị ! Đêm nay Thúy sẽ trình bày một tác phẩm rất mới của một nhạc sĩ rất lạ tặng cho Thúy. Đó là nhạc phẩm Ướt mi của tác giả Trịnh Công Sơn. Hy vọng đêm nay sẽ có sự hiện diện của tác giả để Thúy được nói vài lời cám ơn”. Nói xong, nàng quay sang ban nhạc, đưa bản nhạc của tôi cho họ dạo nhạc bắt đầu. Nàng cất tiếng hát: “Ngoài hiên mưa rơi rơi, lòng ai như chơi vơi. Người ơi nước mắt hoen mi rồi. Đừng khóc trong đêm mưa, đừng than trong câu ca.........."Tôi run lên trong lòng vì sung sướng và xúc động…Khi dứt tiếng hát, nàng dừng lại khá lâu, có ý chờ người tặng nhạc. Tôi thu hết can đảm, bước lên và nói: “Xin cám ơn Thanh Thúy đã hát bài nhạc của tôi”. Nàng “A” lên một tiếng ra vẻ bất ngờ rồi nói tiếp: “Thúy rất cám ơn anh đã tặng cho bản nhạc. Thúy muốn nói chuyện riêng với anh được không ?”. Tôi luống cuống gật đầu…Tôi cùng nàng đón taxi về nhà nàng. Nhà nàng ở sâu trong một ngõ hẻm...
Cũng chính từ ngõ hẻm nhà nàng mà Trịnh Công Sơn làm tiếp bài Thương một người:
“Thương ai về ngõ tối, sương rơi ướt đôi môi... Thương nụ cười và mái tóc buông
lơi. Mùa thu úa trên môi, từng đêm qua ngõ tối, bàn chân âm thầm nói. Lặng nghe
gió đêm nay, ngại buốt quá đôi vai. Bờ vai như giấy mới, sợ nghiêng hết tình
tôi.
Đó là hai bản nhạc trong “thuở vào đời” của Trịnh Công Sơn và những kỷ niệm thật
đẹp với nữ ca sĩ Thanh Thúy.(Trích đăng )
Và còn tác phẩm cuối cùng của TCS là gì ......?đó là ca khúc "Biển nghìn
thu ở lại " chỉ có 6 dòng ,được TCS viết trên giường bệnh
Năm 2001, ca khúc Biển nghìn thu ở lại được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ký tặng cs
Quang Dũng(TCS mất năm 2001), Quang Dũng đã chọn làm ca khúc chủ đề cho album đầu
tay của mình
Trải qua bao nhiêu năm ,chúng ta nhận thấy rằng ca khúc đầu tiên là ƯỚT MI là ca sĩ Thanh Thúy hát chứ không phải ca sĩ Khánh Ly (lúc đó còn nhỏ 13,14 tuổi;sau này Khánh LY mới thu âm) và ca khúc cuối cùng là "biển nghìn thu ở lại " là Quang Dũng hát (nghe cũng khá ),cũng chưa thấy ca sĩ Khánh ly hát bài này (ai có xin bổ sung ),Ca sĩ Khánh Ly hát hầu như tòan bộ các sáng tác của TCS nhưng giữa sáng tác đầu tiên và cuối cùng thì không phải là chị hát ở những thời gian này.
Trải qua bao nhiêu năm ,chúng ta nhận thấy rằng ca khúc đầu tiên là ƯỚT MI là ca sĩ Thanh Thúy hát chứ không phải ca sĩ Khánh Ly (lúc đó còn nhỏ 13,14 tuổi;sau này Khánh LY mới thu âm) và ca khúc cuối cùng là "biển nghìn thu ở lại " là Quang Dũng hát (nghe cũng khá ),cũng chưa thấy ca sĩ Khánh ly hát bài này (ai có xin bổ sung ),Ca sĩ Khánh Ly hát hầu như tòan bộ các sáng tác của TCS nhưng giữa sáng tác đầu tiên và cuối cùng thì không phải là chị hát ở những thời gian này.
Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã gặp nhau như thế nào?
Năm 1964, tại Đà Lạt, Khánh Ly gặp một người nhạc sĩ nghèo.
Anh đến với cô bình thản như cơn mưa dầm của Đà Lạt vào đêm hôm đó. Qua vài câu
chuyện, cô và nhạc sĩ trở thành hai người bạn. Người bạn ấy không ai khác, đó
là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Rất nhiều lần Trịnh Công Sơn đề nghị Khánh Ly về Sài Gòn đi hát với ông nhưng cô đều từ chối bởi cô yêu Đà Lạt, sự yên tĩnh thanh bình của Đà Lạt đã quyến luyến bước chân cô, không như Sài Gòn vốn đông người và luôn nhộn nhịp. Nhưng nếu tin vào định mệnh thì cuộc gặp gỡ của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn tuy bình thản, giản dị là thế song đã trở thành định mệnh của cuộc đời Khánh Ly, là khoảnh khắc lịch sử không riêng của Khánh Ly mà còn của nền âm nhạc nước nhà.
Rất nhiều lần Trịnh Công Sơn đề nghị Khánh Ly về Sài Gòn đi hát với ông nhưng cô đều từ chối bởi cô yêu Đà Lạt, sự yên tĩnh thanh bình của Đà Lạt đã quyến luyến bước chân cô, không như Sài Gòn vốn đông người và luôn nhộn nhịp. Nhưng nếu tin vào định mệnh thì cuộc gặp gỡ của Khánh Ly và Trịnh Công Sơn tuy bình thản, giản dị là thế song đã trở thành định mệnh của cuộc đời Khánh Ly, là khoảnh khắc lịch sử không riêng của Khánh Ly mà còn của nền âm nhạc nước nhà.
Bởi định mệnh nên đến năm 1967, như một sự tình cờ, Khánh Ly gặp lại nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn giữa giòng người đi lại trên đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn, vào một buổi
chiều êm ả. Từ một đêm mưa của Đà Lạt đến một buổi chiều trên đường phố Sài
Gòn, tất cả đã bắt đầu. Ngay chiều ấy, trên nền gạch đổ nát có một quán lá sơ
sài được dựng lên với cái tên là Quán Văn. Ca sĩ Khánh Ly bắt đầu hát với nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn tại đây.
Kể từ năm 1967, Khánh Ly chính thức đi hát với Trịnh Công
Sơn. Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã có những buổi trình diễn ngoài trời cho sinh
viên tại Quán Văn nằm trên bãi đất rộng sau trường đại học Văn Khoa Saigon. Qua
giọng hát khàn đục và quyến rũ của Khánh Ly với những tình khúc và ca khúc da
vàng của Trịnh Công Sơn đã làm bàng hoàng ngây ngất cả một thế hệ trẻ vào hai
năm cuối của thập niên 60 và tiếp tục như thế ở những năm đầu của thập niên 70,
đánh dấu sự thành công tuyệt đỉnh vinh quang của giòng nhạc Trịnh Công Sơn-tiếng
hát Khánh Ly.
Sau đó, họ tiếp tục trình diễn khắp nơi trên đất nước Việt Nam và nhất là trong
sân cỏ trường đại học - nơi Khánh Ly được mệnh danh là "Nữ Hoàng Chân Đất"
hay "Nữ Hoàng Sân Cỏ".
Ba lần gặp gỡ đặc biệt với Trịnh Công Sơn của Khánh Ly
Khánh Ly nói mỗi lần gặp nhạc sĩ họ Trịnh đều hạnh phúc
và nhiều tình cảm, trong đó có ba lần đáng nhớ nhất với bà.
Khánh Ly có mặt ở Hà Nội sáng 29/3 trong buổi gặp báo chí
trước show diễn Đường xa vạn dặm kỷ niệm 15 năm ngày mất
Trịnh Công Sơn. Bà chia sẻ mọi năm đến ngày giỗ nhạc sĩ, bà thường không làm gì
mà chỉ nhớ trong lòng và cùng lắm là nhắc chồng về ngày đó. Năm nay, Khánh Ly
cùng Hồng Nhung, Cẩm Vân - Khắc Triệu, Quang Dũng, ca sĩ nhí Huyền Trân sẽ đại
diện các thế hệ hát nhạc Trịnh đứng chung sân khấu tưởng nhớ cố nhạc sĩ.
Danh ca ôn lại nhiều kỷ niệm. Hỏi bà về những lần hội ngộ không thể quên trong
đời với Trịnh Công Sơn, Khánh Ly cho biết lần gặp định mệnh là hồi 1964 trên Đà
Lạt, lần thứ hai là ở Pháp năm 1988 và lần thứ ba là năm 2000 - trước khi Trịnh
Công Sơn mất. "Mỗi một buổi như vậy trong lòng tôi đều bồi hồi, nhớ mãi.
Dĩ nhiên, những buổi gặp không giống nhau nhưng đều quan trọng cả. Nó đánh dấu
mỗi một chặng đường mình đi qua, làm cho mình nhớ lại nhiều điều trong suốt thời
gian đã sống. Đối với tôi, kỷ niệm nào cũng đáng quý, cứ được gặp Trịnh Công
Sơn là vui".
Năm 1964, định mệnh đưa Khánh Ly gặp Trịnh Công Sơn để rồi nối dài mối duyên âm
nhạc đã đi vào lịch sử. Trong cuốn sách Đằng sau nụ cười, bà viết: "Cứ
tưởng đời sẽ mãi lêu bêu cho tới ngày cuối, nhưng nếu định mệnh là điều có thật
thì điều đó đã đến với tôi một đêm mưa tại Đà Lạt. Dáng người mảnh khảnh, cặp
kính trắng tròn, gọng đồi mồi, cặp mắt bồ câu, vầng trán cao, rộng, sống mũi thẳng,
nụ cười đẹp tươi với chiếc răng khểnh. Người con trai đó nói với tôi bằng giọng
Huế. Dân Đà Lạt đa số nói tiếng Huế nhưng hơi lai, nhưng Sơn là Huế 'chay'. Sơn
với hai bàn tay gầy guộc, những ngón tay dài, tài hoa, tháp cho tôi một đôi
cánh, xỏ vào chân tôi đôi hài bảy dặm. Cô bé Lọ Lem lột xác. Lột xác để từ một đoạn
trường này bước sang một đoạn trường khác".
Vài năm sau đó, Khánh Ly theo Trịnh Công Sơn lên Sài Gòn đi hát - từ đây
"nữ hoàng chân đất" cất cánh và cả hai trở thành hình bóng trong âm
nhạc. Năm 1975, Khánh Ly sang Mỹ định cư. Cuộc gặp đặc biệt thứ hai là năm 1988
tại Pháp. Đặc biệt bởi đây là lần đầu tiên họ tái ngộ kể từ khi Khánh Ly sang Mỹ,
chứ không phải lần gặp ở Canada vào năm 1997 như nhiều người hay nhắc đến.
Khánh Ly kể bà không nghĩ gặp được nhau, bà đến Paris đi
hát theo tour, Trịnh Công Sơn tình cờ cũng ở đó. Vì nhiều lý do, họ không dễ
dàng gặp mặt. Thế nhưng, qua điện thoại, Trịnh Công Sơn khóc nói với Khánh Ly:
"Anh đi nửa vòng trái đất mà chẳng lẽ anh em mình không gặp được nhau, mà
nếu bây giờ không gặp thì bao giờ mới gặp". Nghe thế, Khánh Ly "thây
kệ, mặc ai muốn nói gì thì nói" để đi gặp nhạc sĩ. Danh ca kể lúc đó có cả
nữ giáo sư người Nhật Michiko và vài người bạn của họ. "Ông uống rượu, tôi
uống nước, nói chuyện bình thường vậy thôi".
Cuộc gặp gỡ đặc biệt thứ ba là năm 2000 - lần cuối cùng Khánh Ly được gặp Trịnh
Công Sơn. Danh ca nói cô xin giữ cuộc gặp đó cho riêng mình, chưa thể kể. Ngày
1/4 một năm sau đó, Trịnh Công Sơn qua đời. Trong lần gặp gỡ cuối cùng, bà đã
tiên đoán ngày Trịnh Công Sơn đi cũng không còn bao xa. Ngày được báo tin nhạc
sĩ qua đời, nữ danh ca bị chấn động lớn nhưng bà sớm lấy lại tinh thần. Là người
Công giáo, cũng như nhà Phật, bà tin ai trong đời sống này rồi cũng phải đi,
không ai có thể sống đời được. Nếu tin vào giáo lý sẽ thấy lòng nhẹ. Khi biết mỗi
người sinh ra đều có sẵn trong số mệnh một cõi đi về thì đi hay ở đều là lẽ vô
thường của đời sống.
"Lòng mình đau thì mình biết thôi, vì từ nay mình
không còn được nắm tay, ngồi cạnh người đó. Nhưng tôi biết nhiều năm sau này,
tôi nhìn Trịnh Công Sơn vẫn trẻ như thế, như lúc ông ấy đi, mới chỉ có sáu mấy
tuổi thôi chứ không phải một ông già hom hem", bà nói.
Khánh Ly bày tỏ muốn giữ những hình ảnh đẹp nhất của người mình yêu thương khi
còn sống. Quan niệm "những gì mắt ta không nhìn thấy lòng ta không có
đau", bà cố gắng để không nhìn cảnh người thân lúc qua đời. "Tôi
không nhìn thấy ông Trịnh Công Sơn nằm trong áo quan. Tôi cũng không chịu nhìn
nhà tôi khi người ta kéo khóa túi đựng xác ông ấy". Khi chồng trút hơi thở
cuối cùng, Khánh Ly đã quay mặt đi ngay, để giữ lại hình ảnh đẹp nhất của ông
khi còn sống. Bà cũng bảo nếu thấy Trịnh Công Sơn nằm trong áo quan, hay nhìn
chồng mình bị đưa vào nhà thiêu, có lẽ bà không sống nổi.
Nữ danh ca coi trọng lúc sống hơn lúc chết. Bà tiếc khi lần
này về không được gặp nhạc sĩ Thanh Tùng. "Nhưng chảy nước mắt có giả dối
quá không, tại sao đợi người ta chết mới khóc lóc. Lúc người ta sống, cho người
ta một chút lòng. Mình làm được cái gì cho nhau thì làm đi, đừng có để cho cuộc
đời lúc nào cũng ân hận, hối tiếc, tại sao, lẽ ra, không nên".
Cũng bởi thế mà lần trở về này, Khánh Ly mong muốn tìm đến
những nhạc sĩ một thời gắn bó để thăm họ trước khi quá muộn. "Mọi điều
sẽ đi qua đời sống này, nhưng những bài hát thì còn ở lại, mình phải mang ơn những
người đó. Nếu không có nhạc sĩ thì ca sĩ làm sao có bài mà hát, làm sao có nữ
hoàng, diva", danh ca khẳng định.
Khánh Ly: 'Tôi và Trịnh
Công Sơn còn hơn cả tình vợ chồng'
Danh ca chia sẻ, mối quan hệ giữa mình và cố nhạc sĩ như cha và con gái.
Trở lại Hà Nội tham gia đêm nhạc kỷ niệm 15 năm ngày
mất của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly không khỏi bồi hồi. Nữ danh ca chia sẻ rằng,
khi Trịnh Công Sơn còn sống, mỗi lần xuất hiện trên sân khấu hát nhạc của ông,
bà luôn có cảm giác, ông đang ở Sài Gòn hoặc một nơi nào đó chờ đợi mình thông
báo xem có hát tốt không, khán giả khán ứng thế nào. Bây giờ, dù ông đã đi xa
15 năm, nhưng bà vẫn có cảm giác đó và còn thấy ấm lòng hơn bởi được chia sẻ
tâm trạng với nhiều khán giả.
Trong show Đường xa vạn dặm, diễn ra vào ngày 2/4 tại
Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, Khánh Ly mừng được hội ngộ với nhiều giọng ca gắn
liền với nhạc Trịnh như Hồng Nhung, Cẩm Vân - Khắc Triệu, Ánh Tuyết, Quang
Dũng, Huyền Trân... Bà bảo, nhìn vào dàn ca sĩ góp mặt cũng đủ thấy âm nhạc của
Trịnh Công Sơn được mọi lứa tuổi, giới tính yêu mến.
Nhắc đến Hồng Nhung, 'cô Bống' từng được Trịnh Công Sơn
ưu ái vào những năm 90, Khánh Ly giải thích rằng, giữa hai người không bao giờ
có sự 'ghen tỵ' với nhau. "Chúng tôi không chia sẻ bằng lời nói, nhưng việc
đi diễn chung, hát chung, ngủ chung một phòng, ăn chung một mâm cũng đủ nói lên
tất cả sự đồng cảm của chúng tôi dành cho âm nhạc của ông Sơn. Sau tôi, ông Sơn
thường đi cùng Thanh Hải để biểu diễn vào thập niên 80. Khi Thanh Hải không hát
nữa, ông ấy tìm thấy Hồng Nhung. Tôi có nghe ông Sơn khen ngợi Hồng Nhung và
tôi rất mừng bởi Nhung đã làm được điều mà tôi không thể giúp ông ấy. Dù thời
điểm đó, tôi chưa biết Hồng Nhung thế nào, nhưng nghe nói về hình ảnh, phong
cách, tôi thấy có một phần nào của mình trong Nhung".
Nữ danh ca khiêm tốn tự nhận mình không bằng 'cô Bống' từ
ngay lúc khởi đầu nghiệp ca sĩ. Hồng Nhung được đào tạo bài bản qua trường lớp,
riêng Khánh Ly thì bắt đầu bằng sự ngẫu nhiên. Bà vẫn nhớ lần đầu tiên gặp mặt
Hồng Nhung, cả hai dường như đều thấy thân quen, chứ không hề xa cách như nhiều
người vẫn nghĩ.
Khi hỏi Khánh Ly có thấy 'tổn thương' không bởi Trịnh Công Sơn từng viết riêng
tặng Hồng Nhung một số nhạc phẩm, nữ danh ca cười. Bà nói, làm sao có thể bắt một
nhạc sĩ chỉ sáng tác riêng cho một ca sĩ được. "Giới văn sĩ, thi sĩ, nhạc
sĩ yêu nhiều người lắm, tôi cũng vậy. Người như ông Sơn có thể yêu đến cả 100
người, nhưng đó là tình yêu thiêng liêng, đẹp và không có sự trần tục. Vì yêu
như thế, ông ấy mới viết được nhạc. Ông Sơn không phải phù thủy âm nhạc như Phạm
Duy, Văn Cao hay nhiều nhạc sĩ khác. Ông Sơn cũng không phải là người quá giỏi
nhạc, nhưng ông có những cái mà người khác không có".
Vào dịp kỷ niệm ngày mất của nhạc sĩ họ Trịnh, Khánh Ly tâm sự rằng, bà không
làm gì cả, có chăng chỉ nói với mọi người xung quanh rằng 'Hôm nay ngày giỗ của
ông Trịnh Công Sơn'. "Khi nhớ về một người mà họ có vị trí quan trọng
trong đời mình thì tôi nhớ cả đời, chứ không chỉ nhớ một ngày hoặc một giây
phút nào đó. Với ông Sơn, tôi không phải đợi đến ngày 1/4 (ngày mất của Trịnh
Công Sơn - PV) mới nhớ. Nhớ họ, không nhất thiết tôi phải khóc lóc, than thở,
lăn lộn mà nhiều khi sự im lặng mới là tốt nhất. Hãy cứ nghĩ đến nhau trong im
lặng".
Được coi là người tri kỷ với Trịnh Công Sơn, Khánh Ly không thể quên khoảng thời
gian vì hoàn cảnh xô đẩy, bà dạt sang Mỹ mà chưa kịp nói lời tạm biệt ông. Bà vẫn
nhớ lần đầu tiên bà nói chuyện với Trịnh Công Sơn qua điện thoại. "Hai anh
em nói chuyện vui lắm. Tôi hỏi 'Anh khỏe không?', bên kia trả lời 'Mai khỏe
không?... vậy mà cũng kéo dài gần cả tiếng đồng hồ. Tôi chỉ nghe giọng nói thôi
chỉ để biết rằng ông Sơn vẫn khỏe, còn sức để sáng tác và gặp gỡ bạn bè. Chúng
tôi vậy thôi, đâu cần phải hỏi gì khác".
Năm 1982, sau vài năm cách biệt, Trịnh Công Sơn và Khánh
Ly tình cờ gặp nhau ở Paris. Thời điểm đó, danh ca sang biểu diễn và cố nhạc sĩ
cũng vậy. Bà kể rằng, lúc ấy, hai bên cứ nhìn nhau mà khóc. Dù muốn gặp lắm
nhưng vì nhiều lý do, cả hai đều không dám. Nhưng khi giọng Trịnh Công Sơn nói
qua điện thoại, Khánh Ly đã bất chấp để gặp mặt. "Anh ấy nói rằng: 'Anh đi
nửa vòng trái đất mà chẳng lẽ anh em mình không gặp được nhau. Nếu không gặp
bây giờ thì bao giờ mới gặp được nữa? Sau đó, tôi và ông Sơn cùng một số người
bạn, trong đó có nghệ sĩ người Nhật Michiko cùng ngồi trong quán cafe. Ông Sơn
uống rượu vang, tôi uống nước và cứ thế trò chuyện với nhau".
Năm 1997, Khánh Ly từng về nước thăm gia đình và giấu kín thông tin vì muốn
dành cho Trịnh Công Sơn một sự bất ngờ. Thế nhưng, nhạc sĩ lại biết rõ lịch
trình bà xuống sân bay giờ nào, đi cùng ai. Dịp ấy, nữ danh ca và chồng đã có
buổi gặp gỡ Trịnh Công Sơn.
Với riêng Khánh Ly, tình cảm giữa bà và Trịnh Công Sơn rất
đặc biệt. "Nó cao lắm, lớn hơn cả tình vợ chồng, chứ không phải đôi lứa
bình thường. Nếu là tình cảm giữa người đàn ông và người đàn bà thì xảy ra nhiều
chuyện lắm. Nhưng chúng tôi không có gì vì giữa hai người tồn tại tình nghĩa
như gia đình, cha con, không ai có thể lên án hoặc xuyên tạc nó được. Đó cũng
là lý do tại sao tình cảm của chúng tôi lâu dài như vậy. Nếu tình cảm vợ chồng
thì dễ vỡ đổ vì chắc gì vợ chồng ăn đời ở kiếp với nhau. Tình anh em cũng có
lúc xích mích, mẹ con cũng có lúc hiểu lầm. Nhưng giữa tôi và ông Sơn không bao
giờ có giận hờn. Những người đàn bà yêu ông Sơn nếu có ghen với tôi thì tôi
không biết, mà có lẽ họ không dám ghen vì họ biết tôi dữ lắm".
Nữ danh ca kể, cách quan tâm giữa bà với cố nhạc sĩ cũng khác thường. Trịnh
Công Sơn chỉ lặng lặng theo dõi bà và bà cũng vậy. Nếu gặp chuyện buồn trong
tình cảm hay gia đình, bà không chia sẻ với ông. Mỗi lần hai người gặp nhau, họ
chỉ đàn hát vui vẻ. Bà quan niệm rằng, nếu hai người biết nỗi khổ của nhau thì
cũng đâu có thể giúp đỡ hoặc đưa ra quyết định gì cho cuộc đời nhau. "Ông
Sơn rất tế nhị và tôi cho đó là sự tế nhị nhất, khi không xen vào cuộc đời của
nhau", bà nói. Không ít lần, cả hai ngồi cạnh nhau cả tiếng đồng hồ nhưng
chỉ im lặng, không nói gì. Vậy mà, cả hai vẫn hiểu.
Vài năm gần đây, Khánh Ly vướng mâu thuẫn với gia đình Trịnh Công Sơn, trong
đó, em gái cố nhạc sĩ - bà Trịnh Vĩnh Trinh từng bức xúc vì nữ danh ca không trả
tiền tác quyền khi sử dụng các tác phẩm của anh trai mình. Khánh Ly bày tỏ rằng,
nếu tính ra tiền tác quyền thì với bà, bao nhiêu cũng không đủ để trả cho Trịnh
Công Sơn. "Tôi không thản nhiên đi trên hoa gấm, nhung lụa vì những điều
ông Sơn cho. Tôi vất vả lắm để giữ được nhạc của ông Sơn cho đến bây giờ. Sinh
hoạt văn nghệ ở hải ngoại khác với trong nước, nhưng tôi không kể khổ. Khi nhận
những gì ông Sơn cho, tôi có trách nhiệm phải bảo vệ nó. Cả đời này tôi mang ơn
ông Sơn và đến giờ trả chưa hết, chứ nói gì đến vấn đề tác quyền. Với ông Sơn,
chỉ cần tặng một bông hoa thôi ông cũng vui rồi. Ông Sơn không có quan tâm đến
tiền đâu".
Nữ danh ca cho biết thêm, chưa bao giờ Trịnh Vĩnh Trinh
hay bất cứ người thân nào trong gia đình Trịnh Công Sơn thắc mắc trực tiếp với
bà về chuyện trả tiền tác quyền. Bà bảo: "Họ biết những gì tôi làm. Ông
Sơn hài lòng về tôi, chấp nhận tôi cho đến cuối đời, điều đó có nghĩa, tôi chưa
làm gì sai với ông ấy".
Hôm nay, 1.4, đúng 15 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn.
Người yêu mến ông ở những bầu trời khác nhau đều nhớ ông, và chắc chắn trong số
đó có nữ ca sĩ Khánh Ly.
Lần đầu tiên tôi gặp Khánh Ly ngoài đời là ngày bà về Hà
Nội chuẩn bị cho liveshow Gọi tên bốn mùa hồi tháng 5.2015. Chúng
tôi có nói chuyện điện thoại với nhau trước liveshow một ngày, bà gọi tôi là
em, xưng cô. “Em nói to lên, cô nghe không rõ. À, cô đang rửa ít khoai lang để
luộc. Khoai lang, xôi ngô, sở trường của cô đấy”, đó là những từ đầu tiên chúng
tôi nói với nhau.
Tôi và Khánh Ly còn nhiều cái “đầu tiên” khác. Lần gặp gỡ đầu tiên, tôi gặp
Khánh Ly ở phòng chờ nhà hát, 1 giờ đồng hồ trước khi “Gọi tên bốn mùa” bắt đầu.
Bà ôm tôi, một cái ôm rất chặt, “Em, em đã ăn tối chưa?”.
Lần đầu tiên tôi đón Khánh Ly ở sân bay là ngày bà về Việt Nam, chuẩn bị cho
đêm nhạc Cúi xuống thật gần tại Đà Nẵng, thế nhưng bà đáp máy bay xuống
Hà Nội sớm hơn mấy ngày, bà muốn đến thăm con đường mới được gắn biển
tên: đường Trịnh Công Sơn.
Tôi vẫn còn nhớ, ngày hôm đó Khánh Ly mặc một bộ đồ màu
trắng, chiếc dây buộc tóc cũng màu trắng. Tôi, anh tài xế và ca sĩ Quang Thành
- người trợ lý của bà - chậm rãi bước sau, Khánh Ly đi trước, rồi đứng dựa lưng
vào một tấm biển tên đường, mắt rạng ngời nhìn về hàng cây bằng lăng đang trổ
hoa tím ngắt. “Cô mừng lắm, hạnh phúc lắm. Cô đã được đi trên đường Trịnh Công
Sơn ở Huế, ở Sài Gòn, và bây giờ là Hà Nội. Ông Sơn xứng đáng được yêu thương
nhiều như thế”.
Trịnh Công Sơn và Khánh Ly có phải người tình của
nhau không?
Nhiều người hỏi, bao nhiêu năm qua, và lần nào về nước, cũng có phóng viên hỏi
bà về tình cảm thật sự giữa bà và cố nhạc sĩ tài hoa. Nhẫn nại và nhân hậu, dịu
dàng và thân tình, bà lắc đầu: “Giữa tôi và ông Sơn không phải là tình yêu”,
“Nói Trịnh Công Sơn yêu tôi thì tội cho ông ấy quá”; “Ông Trịnh Công Sơn tôi xem
như người thầy, người anh. Cha tôi cho tôi hình hài, ông Sơn cho tôi cuộc sống
và một cái tên đối với đời”, “Tôi biết ông Sơn không yêu ai hết. Ông Sơn chỉ
yêu một người là mẹ của ông. Đó là tình yêu duy nhất”…
Tôi vẫn nhớ, tôi từng hỏi Khánh Ly, lần bà về thăm lại Đà
Lạt hồi tháng 9.2015, cảm xúc của bà như thế nào khi về lại chốn xưa, nơi bà khởi
nghiệp ca hát ở phòng trà Anh Vũ và là nơi định mệnh để lần đầu tiên bà gặp Trịnh
Công Sơn.
Khánh Ly im lặng vài giây rồi nở một nụ cười rất nhẹ: “Đi đâu tôi cũng gặp lại
những hình ảnh trong quá khứ. Phong cảnh có thể không còn như xưa, nhưng tôi vẫn
mường tượng ra góc này, tôi, ông Sơn và các bạn cùng hát say sưa, nơi kia tôi từng
nằm những gốc thông, ngửa mặt nhìn bầu trời đầy háo hức ”.
Khánh Ly sinh ra ở Hà Nội nhưng chỉ ở đó đến năm 9-10 tuổi,
ký ức về thành phố này còn mờ nhạt. Đà Lạt thì khác, là tuổi trẻ, là khát vọng,
đam mê. Bà say và yêu nhạc của Trịnh Công Sơn đến mức bỏ cả phòng trà Anh Vũ với
thu nhập ổn định để theo ông Trịnh Công Sơn về Sài Gòn, hát cho sinh viên nghe,
không một đồng thù lao, nhưng đó là những ngày rực rỡ nhất của tuổi thanh xuân.
Bố tôi bảo, Khánh Ly là người hát nhạc Trịnh Công Sơn hay nhất, riêng nhạc Trịnh,
bố tôi chỉ nghe bà hát. Tôi không phải là một người mê đắm nhạc Trịnh Công Sơn.
Tôi cũng tự nhận mình không phải là một người sành nhạc Trịnh để cảm được hết
những ẩn ý, những triết lý sâu xa trong mỗi ca khúc của ông.
Tôi chỉ nhớ, hồi năm 14 tuổi, từng bảo bố tua đi tua lại bài Người già em
bé, Huế - Sài Gòn - Hà Nội. Năm 16 tuổi, tôi cùng chúng bạn hát vu
vơ Ngẫu nhiên. Năm 20 tuổi, có khi trong cả một buổi sáng, máy nghe nhạc
chỉ phát đi phát lại Nhớ mùa thu Hà Nội và đến năm 22 tuổi, vừa
nghe Mưa hồng đã thấy nước mắt rơi trong một buổi chiều thấy mình rất
cô đơn.
Giờ này, bên Nam California, Khánh Ly đang làm gì? Tôi đoán nếu không cùng các
sơ đi thăm các em nhỏ ở trại trẻ mồ côi, thì ở nhà riêng, chắc bà đang xem cây
rau ngót có bị sâu ăn, cây khế đã trổ hoa, vại dưa cà đã lên men. Biết đâu, sớm
1.4, người phụ nữ vừa múc gầu nước từ chiếc giếng khơi trong vườn nhà để khỏa
lên đôi mắt đã rưng rưng. Đã 15 năm, ông Trịnh Công Sơn về nơi cát bụi…
Lần đầu đứng trên sân khấu
Trước ngày tôi theo mẹ di cư vào nam, thành phố Hà Nội tưng bừng với một hội chợ
lớn. Tôi không nhớ rõ là do ai tổ chức, hình như do người Pháp thì phải. Bởi
lúc đó, người Hà Nội không gọi là hội chợ mà gọi là Kermesse. Cũng như tất cả
các hội chợ ngày nay, với đủ tất cả trò chơi cho trẻ con và người lớn, tôi nhớ
một sân khấu nhỏ được dựng lên cho một cuộc thi hát, kiểu tuyển lựa ca sĩ bây
giờ.
Lúc đó tôi được 9 tuổi. Mẹ ở xa, bà nội tôi thì hoàn toàn
không biết gì về cái gọi là Kermesse bởi bà tôi vốn chân quê, không biết chữ.
Làm sao tôi lọt được vào trong, tôi đi với ai, một thằng nhỏ cùng phố tên Đồng,
và làm cách nào tôi có thể leo lên sân khấu để... hát. Hôm đó tôi hát bài Thơ
ngây. Tôi không biết tác giả là ai vì tôi học lóm từ những cửa hàng trên con phố
Hàng Bông những ngày cuối tuần trên đường từ nội trú về nhà bà nội. Tôi chẳng
được giải gì cả.
Sau đó tôi vào Sài Gòn. Một Sài Gòn thật xa lạ đầy quyến rũ với các ly đá nhân
si rô xanh, đỏ và tờ giấy một đồng xé làm hai mà vẫn xài được, mỗi nửa gọi là
năm cắc. Năm 1956, dượng tôi nhận việc tại Đà Lạt, gia đình chúng tôi ở khu Chi
Lăng, trước đó được gọi là Saint Benoit, nơi đó có những biệt thự được xây cất
giống hệt nhau. Gia đình tôi ở căn đầu tiên cạnh con đường đất nhỏ đưa đến hồ
Chi Lăng.
Lúc đó, tôi không biết đọc tiếng Việt nên không đọc báo
nhưng do đâu mà tôi biết được là ở Sài Gòn có một cuộc tuyển lựa ca sĩ nhi đồng
và ai là người ghi tên cho tôi, thú thật tôi không nhớ. Song nhiều phần là ở
bác tôi, bác Tuất, là chị ruột của mẹ tôi. Bác trai là nhạc sĩ, bác sử dụng trompet
hình như trong ban quân nhạc ở Hà Nội. Chị ruột tôi cũng hát, tên chị là Lệ Yến,
hai người chị họ con bác Tuất cũng hát...
Nghĩ lại là nhiều phần tôi đã nhờ gia đình bác Tuất ghi tên cho tôi đi dự cuộc
tuyển lựa ca sĩ nhi đồng khoảng cuối năm 1956. Làm thế nào mà một con bé mới
11, 12 tuổi dám làm quen và xin quá giang một xe chở bắp cải về Sài Gòn, tôi nằm
ngủ còng queo phía sau với những chiếc bắp cải, rồi từ bến xe tôi tới nhà bác
tôi. Ai cho tôi tiền để ăn dọc đường và về tới nhà bác Tuất, tôi không thể nhớ
nổi.
Nơi có buổi tuyển lựa hôm đó là rạp Norodom do Đài Pháp Á
tổ chức. Tôi ghi danh với tên thật là Lệ Mai. Bài hát tôi chọn là bài Từ giã
kinh thành nhưng bị bác. Lý do tôi còn nhỏ quá để hát một bài quá buồn, chỉ
dành cho người lớn... Ban giám khảo cho tôi hát bài Ngày trở về của nhạc sĩ Phạm
Duy. Tôi mặc cái quần sọc trắng, cái áo sơ mi ca rô của anh tôi, cắt tóc tém
như con trai và tôi hát. Và tôi chiếm hạng nhì sau thần đồng Quốc Thắng.
Sau buổi hát, bác Tuất gái bắt tôi phải về Đà Lạt ngay, mẹ và dượng tôi đang nổi
trận lôi đình với đứa con gái bất trị gan liền tướng quân. Tôi lại ra bến xe
rau tìm đúng ông tài xế tốt bụng, nằm co ro sau xe giữa đống hàng hóa cần chuyển
từ Sài Gòn về Đà Lạt.
Ảnh hưởng từ bố
Không cần phải kể lại, bất cứ ai trong chúng ta cũng biết cách trừng phạt con
cái ngày xưa ở Việt Nam. Tôi chui xuống rãnh nước cạnh nhà ngồi khóc. Lúc đó
tôi mới khóc, không phải vì đau mà là tủi, tôi nhớ bố tôi, ông đang ở đâu, còn
sống hay đã chết như mẹ nói. Ông rất yêu tôi, ông sẽ không bao giờ đánh tôi vì
chính ông đã từng ôm tôi và hát. Ông đánh đàn mandoline hát bài Chiều vàng của
Nguyễn Văn Khánh, Con thuyền không bến của Đặng Thế Phong. Bố tôi chưa bao giờ
đánh tôi, ông sẽ không bao giờ. Trái tim non dại của tôi không ngớt vang lên tiếng
gọi xót xa... Bố ơi... Bố ơi...
Tôi chỉ thần tượng bố tôi, thế cho nên những điệu nhạc,
những lời bài hát đã từ lúc nào xuyên vào tim tôi và ở lại đó. Tôi yêu tiếp những
gì mà bố tôi đã yêu, trên hết là nhạc, bởi qua nhạc tôi như nhìn lại khuôn mặt
của bố mình mà tôi biết rằng trên cõi thế, chẳng bao giờ tôi còn có thể gặp lại
ông nữa. Ở một nơi nào đó, chắc bố tôi cũng không nghĩ rằng những bài tình ca
ông hát trên bước đường ly loạn đã vô tình trở thành định mệnh. Một định mệnh đẹp
đẽ nhưng nghiệt ngã dành cho đứa con gái xấu xí ông yêu thương nhất.
Những tình khúc người ta gọi là Tiền chiến đã gắn liền với
tôi trong suốt năm năm trời ở Đà Lạt và sẽ mãi mãi về sau. Tôi vẫn luôn thắc mắc
tự hỏi ở thời buổi loạn lạc, nhiễu nhương, thiếu thốn đói khổ, bằng vào những
nguyên tố nào, các nhạc sĩ lại có thể gửi lại cho đời sau những tình khúc đẹp đẽ,
trong sáng, lãng mạn mà vẫn thánh thiện. Một nét đẹp không hề vương một chút đời
thường...
ĐẶC SẢN ĐÀ LẠT
1/CẨU TÍCH
Cẩu Tích (CT) là loại dương xỉ thụ mọc hoang nơi đất ấm ở
miền rừng núi, bở khe suối hay ven rừng…còn được gọi là cây kim mao, cu li hay
cây lông khì..Tên khoa học là Cibotium barometz, thuộc họ Cẩu Tích
(Dicksoniaceae). Cẩu là con chó, tích là xương sống lưng. Vì thân rễ của cây giống
lưng của con chó nênmang tên cẩu tích. Đây là một loại cây thuốc quý của Việt
Nam.
Cây CT có thân yếu, chiều cao khoảng 2 – 3m. Lá dải, có
tàn rộng, dạng lá lông chim hình trái xoan. Cuống lá dài 30 – 60cm tạo nên tàn
của lá rộng.
Vào thế kỷ XVI – XVII, ở Châu Âu, người ta cho nó là một
con vật nên đặt tên là Agnus scynthius. Họ cho rằng, loại cây động vật này sinh
ra do một hạt dính vào rễ, có máu và thị như một động vật ăn cỏ. Con vật này
không đi lại được, nên nó sẽ chết sau khi ăn hết cỏ nơi nó sinh ra.
Rễ CT được thu hái quanh năm để làm thuốc CT (Rhizoma
Cibotii), nhưng tốt nhất ên thu hoạch vào mùa Thu – Đông. Khi thu hoạch, CT được
cắt bỏ cuống lá và rễ con, cạo cấy lớp lông vàng để làm thuốc. Sau khi cạo sạch
lông, thân rễ được rửa sạch sẽ, thái phiến hoặc cắt từng đoạn dài 4 – 10cm, rồi
đem phơi sấy cho thật khô và bảo quản nơi khô ráo. Khi sử dụng thường được tẩm
rượu một đêm, sau đó đem sao vàng. Có khi người ta cũng chế CT với muối (gọi là
diêm chế) để tăng cường tác dụng bổ thận của nó. Trong CT có chứa tinh bột 30%
và aspidinol. Lông vàng của CT có chứa tannin (chất chát) và sắc tố.
CT có vị đắng ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ gan và thận,
làm mạnh gân cốt, trừ được phong thấp, tay chân tê bại , thận hư, đau lưng mỏi
gối, di tinh, bạch đới, tiểu són hoặc bí tiểu, khí huyết suy kém, các khớp đau
nhức hoặc bị bại liệt, đau thần kinh toạ…Y học hiện đại cũng ghi nhận CT có tác
dụng chống viêm, ức chế chủ yếu trong giai đoạn viêm cấp tính.
Lông vàng quanh thân rễ của CT có tác dụng cầm máu có
tính cơ học bằng cách hút huyết thanh của máu và giúp cho máu nhanh chóng đông
lại. Đông y sử dụng lông vàng của CT để cẩm máu bằng cách lấy lông rửa với rượu
cho thật sạch, sấy khô và đắp ên vết thương đang chảy máu.
Thân rễ CT thường được để nguyên với bốn gốc cuống lá tạo
thành hình con vật có bốn chân, lông vàng. Người ta có thể phun rượu tạo ẩm để
kích thích cho lông mọc nhiều, tạo nên sản phẩm lưu niệm hoặc có mục dích sẽ
thu hoạch được nhiều lông để làm thuốc.
Du khách đến Đà Lạt thường bắt gặp một sản phẩm được bày
bán trên các quầy lưu niệm, có hình dáng giống như một chú chó hoặc chú voi bé
tí với bộ lông vàng mượt, ngộ nghĩnh. Đó là loại sản phẩm độc đáo được làm bằng
cây CT.
Phong phú mứt ở xứ hoa - Đà Lạt
Ở xứ hoa đào,
tên gọi mỹ miều cho Đà Lạt, không chỉ nổi tiếng bởi trăm sắc hương hoa, bạt
ngàn rừng thông hay sương mù lãng đãng mà còn nổi tiếng bởi các loại mứt. Đó là
“khúc biến tấu” các loại trái cây với màu sắc quyến rũ và hương vị ngất ngây...
Giữa
cái lành lạnh của Đà Lạt, mứt trái cây và trà nóng là “số dách”. Đưa tay lấy miếng
mứt, cắn một miếng. Vị ngọt cứ quẩn quanh đầu lưỡi. Hương thơm nồng xông lên
mũi. Nuốt vào, mứt đi đến đâu đều kích thích các giác quan. Một cảm giác ngọt
ngào và lạ lẫm.
Mứt Đà Lạt
khác với nhiều nơi bởi có nhiều trái cây lạ và phong phú. Khi thưởng thức, bưng
chén trà nóng hổi cho vào miệng một ngụm. Ngậm lại một chút để thưởng thức. Đã!
Chỉ một chữ thôi đủ diễn tả cho miếng mứt đi trước, ngụm trà theo sau ở xứ sở
sương mù này.
Thưởng thức mứt
phải cắn nhẹ nhàng. Miếng nhỏ cũng phải cắn ra để thưởng thức hết vị ngọt, thơm
của nó. Nhai cũng phải từ tốn. Trong một chuyến lên xứ hoa đào, một “tín đồ” mứt
Đà Lạt đã dạy chúng ta thưởng thức loại đặc sản này như thế.
Nếu nói
có mứt là đến Tết thì Đà Lạt Tết quanh năm. Lúc nào Đà Lạt cũng sẵn sàng hàng
chục tấn mứt để phục vụ du khách. Đâu đâu cũng bày bán mứt. Chỉ riêng chợ Đà Lạt,
có đến 200 gian hàng bán mứt. Đó là chưa kể hàng trăm gian hàng lớn nhỏ nằm rải
rác ở khu trung tâm thành phố, các khu du lịch và trên QL20 vào ra Đà Lạt.
Ban đầu, người
địa phương chỉ sử dụng các loại trái cây địa phương làm mật, mứt. Vào thập niên
1950-1960, nghề làm mứt bắt đầu phát triển. Trái cây nào cũng làm mứt được. Đến
nay, có ít nhất 30 loại mứt xuất hiện trên thị trường tại Đà Lạt và hệ thống
siêu thị ở các nơi khác trong cả nước. Mỗi loại trái cây “biến tấu” thành 2-4
loại mứt với đủ trạng thái giòn, dai, dẻo, chua, cay, khô...
Mứt Đà Lạt đạt
đến đỉnh điểm của nhu cầu thưởng thức -ngon và đẹp. Mỗi món có vị ngon riêng và
món nào cũng đẹp. Mứt mơ màu vàng ươm như mật. Mứt dâu đỏ tươi. Mứt thanh đào
xanh mướt. Mứt khoai lang vàng nâu mượt mà...
Sắc màu rộn rã
của món ăn đã kích thích từ con mắt đến đầu lưỡi của du khách. Nhìn là muốn thưởng
thức ngay. Khách tha hồ thử và sẽ vui lòng mở “hầu bao” để có trên tay một bọc
mứt to tướng đủ các loại mứt mang về làm quà. Mứt Đà Lạt không chỉ ngon và đẹp
mà còn có tấm lòng của người dân Đà Lạt nên món ăn thêm đậm đà, nhớ mãi...
Rượu ở Đà Lạt:
Không chỉ là một
thức uống, rượu vang và rượu cần ở Đà Lạt còn gọi là đặc sản, là cái hồn tinh
túy của xứ sở sương mù. Nổi tiếng nhất là thương hiệu vang Đà Lạt. Có mặt từ
năm 1999, vang Đà Lạt nhanh chóng trở thành thức uống và món quà được nhiều người
ưa chuộng.
Vang là sản phẩm
được lên men từ các loại trái cây đặc trưng của Đà Lạt như: dâu, nho… Qua quá
trình chế biến bằng công thức truyền thống và công nghệ hiện đại, rượu vang ra
đời với hương vị thơm ngon, đậm đà, mang tính năng bồi bổ sức khỏe, thường
xuyên xuất hiện trên các bàn tiệc, bữa ăn gia đình của nhiều người trên khắp cả
nước.
Ngoài rượu
vang, Đà Lạt còn có món đặc sản rượu cần của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Hương
rượu cần ngon không kém một loại rượu nổi tiếng nào. Bạn sẽ được thưởng thức rượu
cần với đồng bào người dân tộc trong những đêm hội cồng chiêng do nhiều công ty
du lịch lữ hành ở Đà Lạt tổ chức. Trong không khí giao lưu đầm ấm, trong tiếng
cồng chiêng rộn rã, chén rượu cần được mang ra cho mọi người cùng thưởng thức
hương vị của phố núi…
Atiso loại dược thảo bổ dưỡng
Atisô có tên khoa học là Cynara
Scolynus Lour do người Pháp đưa vào Việt Nam và được trồng nhiều nhất tại Đà Lạt,
rồi đến Sa Pa, Tam Đảo (những nơi có khí hậu ôn đới).
Hiện ở VN chỉ
duy nhất Đà Lạt phổ biến trồng loại cây này. Dù đang giữa vụ mùa, cả diện tích
(đã lên trên 45 ha, gần gấp đôi năm 2000) lẫn sản lượng đều tăng nhưng vẫn
không đủ để cung ứng cho thị trường ăn bông tươi lẫn phơi khô làm nguyên liệu
chế biến trà, cao Atisô.
Cây Atisô
Hoạt chất
chính của atisô là cynarine có vị đắng, có tác dụng nhuận gan, mật, thông tiểu
tiện, kích thích tiêu hóa... Atisô được dùng dưới các dạng: Trà atisô gồm các bộ
phận: thân, rễ, hoa, lá - là loại thuốc uống có tác dụng tốt cho gan và lợi tiểu
tiện.
Đây cũng là đặc
sản của Đà Lạt và ít có du khách nào khi đến Đà Lạt mà không mua vài gói trà
atisô về uống cũng như làm quà cho người thân. Cao atisô nấu từ lá atisô (vì
các thành phần khác nhiều nước, ít hoạt chất). Đặc điểm của cao atisô là đắng,
nhưng để lại dư vị ngòn ngọt. Mỗi ngày dùng 5-10 gr dạng cao mềm, uống lâu dài
sẽ có tác dụng tốt đối với những người bị các bệnh về gan (thiểu năng gan, xơ
gan...). Cần lưu ý là nếu cao atisô mà ngọt tức không phải cao nguyên chất, vì
vậy để tránh mua phải cao giả, kém phẩm chất, tốt nhất mua tại các cơ sở có uy
tín, có thương hiệu.
Hoa atisô là một loại rau cao cấp. Nên chọn những bông atisô mập, chưa nở
(không nhất thiết phải chọn hoa to, vì loại này đã già, ít cơm). Người ta thường
dùng atisô nấu với thịt, xương, chân giò... được coi là một món ăn bổ dưỡng,
cao cấp.
Cây ăn trái
Cây trái phân bố ở Lâm Đồng tương đối phong phú, có cả các loại cây ăn trái
từ miền Bắc đến miền Nam, một số loại trở thành đặc sản nổi tiếng. Theo thống
kê năm 2005 của Cục Thống kê Lâm Đồng, diện tích cây ăn trái của Lâm Đồng là
9.778ha, trong đó huyện Đạ Huoai có diện tích cây ăn trái lớn nhất tỉnh
(2.427ha). Trái cây đặc sản của vùng đất nam Tây Nguyên này là bơ, hồng, mận,
đào, dâu tây.
1/ Bơ :
Trái bơ có nhiều giống nhưng chủ yếu có hai loại bơ : bơ sáp và bơ nước được
phân biệt tuỳ theo lượng nước và chất dinh dưỡng trong thịt trái bơ. Bơ sáp có
lượng nước ít hơn bơ nước và nhiều chất dinh dưỡng, béo hơn bơ nước. Thịt trái
bơ màu vàng giống như bơ chế biến từ sữa, chứa từ 3 đến 30% dầu thực vật, nhiều
vitamin B1, B2 và chất dinh dưỡng. Cây bơ được trồng nhiều ở Đức Trọng,
Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm, nhất là ở Bảo Lộc.
2/ Hồng : Trái hồng trồng tập trung nhiều ở Dran
(Đơn Dương) và Xuân Trường, Xuân Thọ (Đà Lạt). Hồng có
nhiều giống (hồng dòn, hồng ngọt, hồng chát) phân biệt qua hình dạng, màu sắc
và chất lượng của trái hồng. Mùa vụ thu hoạch hồng từ tháng 7 đến tháng 10 hằng
năm. Sản lượng toàn tỉnh mỗi năm lên đến 15 ngàn tấn. Riêng ở Đà Lạt hiện
có khoảng 900 ha hồng, trong đó 80% sản lượng hồng Đà Lạt được bán tươi và mới
chỉ có 20% được sấy khô đóng gói bán tại các quầy hàng đặc sản, ở các điểm du lịch.
Hồng còn được ngâm với vôi (hồng ngâm) và sử dụng để làm rượu hồng. Qua khảo
sát thì người tiêu dùng rất ưa chuộng hồng sấy khô của Đà Lạt., song trên thực
tế công nghệ sấy hồng khô chưa được ứng dụng nhiều. Mới đây Trung tâm khuyến
công của tỉnh và thành phố Đà Lạt mới mở được một số lớp tập huấn sấy hồng khô
cho các hộ gia đình. Do đó nghề sấy hồng khô ở Đà Lạt chủ yếu làm bằng thủ công
là chính.
3/Mận: Cây mận đầu tiên được trồng trên cao nguyên Lang Biang tại
Trạm Nông nghiệp Dankia thành lập năm 1898. Cây mận được canh tác nhiều tại
Trại Hầm (phường 10), Trạm Hành (xã Xuân Trường) và rải rác ở các nơi khác
trong thành phố Đà Lạt. Trước năm 1975, các giống mận có nguồn gốc từ
Trung Quốc (Vân Nam xanh, Vân Nam đỏ), Pháp, Áo,… Khoảng năm 1995, một số
người sản xuất tại Đà Lạt đã di thực giống mận Tam Hoa từ miền Bắc và trồng thử
nghiệm thành công tại Đà Lạt. Cây mận Tam Hoa ghép trên gốc đào cho kết quả rất
tốt.
Sản lượng mận của Đà Lạt ước tính khoảng 200 tấn/năm. Mận Đà Lạt được dùng ăn tươi, làm mứt, xí muội, làm rượu,… Mùa mận chính từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm.
4/Đào: Cùng với hồng và mận, đào đã được trồng tại Đà Lạt từ lâu, hiện nay không có vùng nào chuyên canh đào nhưng hầu hết ở các địa phương trong thành phố đều có trồng đào. Các giống đào ở Đà Lạt là đào Ai Lao (Vạn Tượng), Vân Nam, Florida. Sản lượng đào ở Đà Lạt không lớn, trái chỉ dùng để ăn tươi và một ít làm mứt. Tuy nhiên, người dân Đà Lạt có tập quán dùng cành đào để chưng trong dịp Tết Nguyên Đán hàng năm nên cây đào vẫn được chú ý trồng trọt.
Dâu: Nếu trái bơ, trái hồng chủ yếu được bán tươi, khâu chế biến còn bỏ ngỏ thì trái dâu tây, dâu tằm lại được đưa vào chế biến thành các loại mứt, kẹo và trở thành một mặt hàng đặc sản của Đà Lạt. Ngoài đóng gói bỏ mối tại các tỉnh thành trong nước, mứt, kẹo từ dâu tằm, dâu tây còn là một mặt hàng chủ lực phục vụ nhu cầu của khách du lịch đến tham quan Đà Lạt. Hầu như du khách tới Đà Lạt tham quan nghỉ dưỡng, khi ra về đều không quên mua món hàng đặc sản này cho người thân. Sản phẩm từ trái dâu tây, dâu tằm rất đa dạng, nhưng tựu trung bao gồm các mặt hàng như: mứt, nước cốt dâu tằm, dâu tây hay kẹo dâu tằm,… ngoài ra còn làm hương liệu để sản xuất các loại kem dâu, nước ngọt có hương vị trái dâu. Trái dâu tây, dâu tằm, thích hợp với khí hậu thổ nhưỡng của Đà Lạt, Đơn Dương nên được trồng tập trung ở hai địa phương này với diện tích 120 ha, trong đó Đà Lạt 100 ha, Đơn Dương 20 ha. Qua thống kê, hiện ở Đà Lạt có 30 cơ sở, hộ gia đình làm mứt, mật, nước cốt dâu và rượu dâu lên men tự nhiên. Chỉ tính riêng sản phẩm gồm mật, nước cốt dâu,… bình quân một năm đã lên đến 300 - 400 tấn, trong đó bình quân mỗi cơ sở sản xuất một năm cho ra khoảng 15 tấn sản phẩm.
Sản lượng mận của Đà Lạt ước tính khoảng 200 tấn/năm. Mận Đà Lạt được dùng ăn tươi, làm mứt, xí muội, làm rượu,… Mùa mận chính từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm.
4/Đào: Cùng với hồng và mận, đào đã được trồng tại Đà Lạt từ lâu, hiện nay không có vùng nào chuyên canh đào nhưng hầu hết ở các địa phương trong thành phố đều có trồng đào. Các giống đào ở Đà Lạt là đào Ai Lao (Vạn Tượng), Vân Nam, Florida. Sản lượng đào ở Đà Lạt không lớn, trái chỉ dùng để ăn tươi và một ít làm mứt. Tuy nhiên, người dân Đà Lạt có tập quán dùng cành đào để chưng trong dịp Tết Nguyên Đán hàng năm nên cây đào vẫn được chú ý trồng trọt.
Dâu: Nếu trái bơ, trái hồng chủ yếu được bán tươi, khâu chế biến còn bỏ ngỏ thì trái dâu tây, dâu tằm lại được đưa vào chế biến thành các loại mứt, kẹo và trở thành một mặt hàng đặc sản của Đà Lạt. Ngoài đóng gói bỏ mối tại các tỉnh thành trong nước, mứt, kẹo từ dâu tằm, dâu tây còn là một mặt hàng chủ lực phục vụ nhu cầu của khách du lịch đến tham quan Đà Lạt. Hầu như du khách tới Đà Lạt tham quan nghỉ dưỡng, khi ra về đều không quên mua món hàng đặc sản này cho người thân. Sản phẩm từ trái dâu tây, dâu tằm rất đa dạng, nhưng tựu trung bao gồm các mặt hàng như: mứt, nước cốt dâu tằm, dâu tây hay kẹo dâu tằm,… ngoài ra còn làm hương liệu để sản xuất các loại kem dâu, nước ngọt có hương vị trái dâu. Trái dâu tây, dâu tằm, thích hợp với khí hậu thổ nhưỡng của Đà Lạt, Đơn Dương nên được trồng tập trung ở hai địa phương này với diện tích 120 ha, trong đó Đà Lạt 100 ha, Đơn Dương 20 ha. Qua thống kê, hiện ở Đà Lạt có 30 cơ sở, hộ gia đình làm mứt, mật, nước cốt dâu và rượu dâu lên men tự nhiên. Chỉ tính riêng sản phẩm gồm mật, nước cốt dâu,… bình quân một năm đã lên đến 300 - 400 tấn, trong đó bình quân mỗi cơ sở sản xuất một năm cho ra khoảng 15 tấn sản phẩm.
Nhìn chung, các sản phẩm hồng sấy khô hay các loại mứt, mật dâu,… có mặt
trên thị trường rất lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa trở thành thương hiệu đối với
vùng đất giàu tiềm năng như Lâm Đồng - Đà Lạt. Các cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ,
qui mô sản xuất còn thấp, đặc biệt công nghệ sản xuất, chế biến chủ yếu làm bằng
thủ công. Vì thế đối với các mặt hàng đặc sản này chưa có một doanh nghiệp, cá
nhân nào đầu tư vào chế biến với quy mô lớn và áp dụng công nghệ hiện đại.
Trong khi đó sản phẩm từ trái hồng, trái dâu tây rất được khách du lịch ưa chuộng
bởi hầu hết các sản phẩm làm ra đều nhắm tới đối tượng tiêu dụng là khách du lịch.