Đồng Hành Việt - Đặt Trọn Niềm Tin!

Dịch trang

Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng

Thông Tin Du Lịch Phổ biến

Tài Liệu Thuyết Minh Đà Lạt Năm 2020 Phần 1


Lời Nói Đầu

Tài liệu tuyến điểm Đà Lạt được hoàn thành vào ngày 01/08/2011 chỉ là tài liệu sử dụng để tham khảo, vẫn còn nhiều sai sót. Tài liệu có công sức đóng góp củac ACE Hướng Dẫn Viên trong CLB Đồng Hành Việt, các thành viên trong Câu Lạc Bộ và tổng hợp tư liệu từ nhiều tác giả khác nhau.
Đà Lạt là một tuyến điểm khá qua trọng là thành phố du lịch nghỉ dưỡng mà du khách chọn nhiều nhất, là HDV Du Lịch cần phải hiểu rõ về Đà Lạt để trở thành một người HDV tuyệt với nhất trong mắt du khách

Đây là tài liệu sử dụng trong nội bộ của Câu Lạc Bộ Đào Tạo – Cung Cấp Hướng Dẫn Đồng Hành Việt và là một cẫm nang dành cho các bạn sinh viên du lịch.
Thay mặt Ban Chủ Nhiệm CLB, Đạt xin cám ơn công sức đóng góp của các ACE Hướng Dẫn Viên và các thành viên trong CLB đã giúp đỡ để Đạt hoàn thành tài liệu quý giá này.

                                                            TP.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2011
                                                                                Chủ Nhiệm CLB
                                                                                 Dzoãn Tiến Đạt


Lưu ý:

Tài liệu này đã được chỉnh sửa lại vào ngày 29/12/2018, bổ sung các điểm tham quan mới và các chuyên đề.

TÀI LIỆU THUYẾT MINH ĐÀ LẠT – LÂM ĐỒNG

I.KHOẢNG  CÁCH – CUNG ĐƯỜNG
   ● SƠ ĐỒ CUNG DƯỜNG TP.HCM – ĐÀ LẠT
Từ TP. HCM đến Đà Lạt khoảng 320 km
Từ TP. HCM đến TP hoa Đà Lạt đi qua cung đường: bao gồm các tỉnh và các huyện, quốc lộ, các đèo sau
 Tỉnh Đồng Nai;
Thành Phố Biên Hoà  (xa lộ Hà Nội)
Huyện Thống Nhất ( Quốc Lộ 1A )
Ngã 3 Dầu Giây ( Quốc Lộ 20)
Huyện Định Quán
Huyện Tân Phú
 Tỉnh Lâm Đồng:
Huyện Đức Trọng
Huyện Di Linh
Thị Xã Bảo Lộc
Huyện Đạ Hoai
Qua 04 đèo : Đèo Phú Hiệp, Đèo Bảo Lộc, Đèo Chuối, Đèo Prenn
 Thuyết Minh Trên Tuyến
Nội Dung:
Về cung đường, về khoảng cách những địa phương đi qua trên lộ trình
Những đặc điểm nổi bật hai bên đường .
Những chủ đề thuyết minh liên quan đến địa phương đó, vùng đó .
Thuyết minh về tôn giáo tín ngưỡng dân tộc liên quan đến tuyến đường mà ta đi qua.
Chuẩn bị tốt các nội dung phải theo một trình tự logic, văn bản .
Phương Pháp:
Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động du lịch .
Dùng bịên pháp tu từ.
Nên cho khách giải lao giải trí , vui chơi băng các trò chơi hoạt náo trên xe.
 Thuyết Minh Tại Điểm :
Thuyết minh tại điểm thì hướng dẫn viên phải xác định được điểm tham quan đó thuộc loại hình nào.
Cần giới thiệu cho khách biết các nét chính liên quan đến điểm tham quan đó .
Xác định điểm tam quan đó ở đâu.
Những quy định khi khách đến tham quan .
Quy trình: Giới thiệu về điểm tham quan từ lịch sử, tổng quát đặc điểm chính , tuỳ theo từng đối tượng khách tham quan mà chúng ta sẽ có cách thuyết minh cụ thể .
Dùng một số biện pháp để thuyết minh như so sánh , phân tích, và gợi mở những khả năng tò mò của du khách.
Tại điểm tham quan có hướng dẫn địa phương vì vậy hướng dẫn viên suốt tuyến nên nhường quyền lại cho hướng dẫn viên địa phương. Tuy nhiên phải trao đổi thông tin với hướng dẫn địa phương trước khi giới thiệu cho khách, tránh trường hợp cập nhật thông tin sai giữa hướng dẫn viên địa phương và hướng dẫn viên suốt tuyến .


Thuyết Minh Trên Đường

Đường Cao Tốc Long Thành – Dầu Giây:

Ngày 8/2/2015, tuyến đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã chính thức thông xe toàn tuyến với 55 km đường chạy với tốc độ tối đa 120 km/h. Tuyến đường này giúp việc chạy xe TPHCM - Dầu Giây rút ngắn từ 3 tiếng xuống còn 1 tiếng, tiết kiệm được 20km, hoặc có thể đi từ TPHCM đến Vũng Tàu chỉ còn 1 tiếng 30 phút, thay vì mất gần 3 tiếng như trước kia.

Các hướng đi dẫn vào đường cao tốc

Đi từ Tp. Hồ Chí Minh

- Bắt đầu đường cao tốc là ngã ba đường Mai Chí Thọ. Nếu bạn đi từ hầm Thủ Thiêm đến thì đi thẳng, vượt qua ngã tư Đồng Văn Cống (hướng rẽ phải đi phà Cát Lái) khoảng 1 km là đến ngã ba rẽ phải vào đường cao tốc.

- Nếu bạn đi từ hướng cầu Sài Gòn, có hai đường để rẽ bao gồm rẽ phải ngay khi xuống cầu sẽ gặp đường Trần Não, đi một đoạn đến ngã tư rẽ trái ra Lương Định Của rồi đó thẳng một đường đến Dầu Giây. Hoặc bạn có thể đi đến TT-TM Parkson Cantavil (khu vực An Phú) rồi rẽ phải để vào Mai Chí Thọ, sau đó đến ngã tư rẽ trái để vào đường cao tốc.

- Nếu đi từ hướng Nguyễn Văn Linh, bạn chạy xe đến cầu Phú Mỹ và đi thẳng hướng về khu vực Vành Đai 2. Tại đây gặp nút giao nối vào đường cao tốc rồi rẽ phải. Tuy nhiên đoạn này đường khá xấu và các xe chỉ di chuyển khoảng 40 km/h.

- Nếu đi từ phía Bình Dương (QL 13), bạn có thể đến ngã tư Bình Phước rồi rẽ trái đi đến ngã tư Thủ Đức rồi rẽ phải, sau đó đến ngã ba khúc An Phú để rẽ trái vào đường Mai Chí Thọ. Đoạn này có cầu vượt trên cao chạy quay nên rất tiện, xe máy thì phải đi vòng.


Kết quả hình ảnh cho Anh em lưu ý là lối thoát Cao tốc Long Thành - Dầu Giây nằm sau Ngã 3 Dầu Giây tính theo hướng Sài Gòn - Phan Thiết​Anh em lưu ý là lối thoát Cao tốc Long Thành - Dầu Giây nằm sau Ngã 3 Dầu Giây tính theo hướng Sài Gòn - Phan Thiết


Đi từ Dầu Giây

- Nếu đi từ Đà Lạt hướng từ QL 20, khi đến ngã ba Dầu Giây (giờ đã thành ngã tư) thì bạn rẽ trái theo hướng đi về phía Long Khánh - Bình Thuận, đi một đoạn khoảng 2 km thì rẽ phải để rẽ vào đường cao tốc.

- Nếu đi từ hướng Bình Thuận về TPHCM, khi gần đến ngã ba Dầu Giây, bạn sẽ được chỉ dẫn vào đường cao tốc. Hãy chú ý đi về phía bên phải sẽ có đường dẫn lên để đi về phía bên trái dẫn vào đường cao tốc.

Tốc độ khi lưu thông trên đường cao tốc

          Đa phần các xe khi đã vào được cao tốc có thể lưu thông tối đa là 120 km/h và tối thiểu phải đạt 60 km/h, nếu cao hơn mức tối đa hoặc thấp hơn mức tối thiểu có thể bị phạt.


Từ đường Mai Chí Thọ đến nút giao Vành Đai 2 chỉ được đi tối đa 80 km/h, tiếp đến là khu vực cầu Long Thành có tốc độ tối đa là 100 km/h. Nút giao cắt với Quốc Lộ 51 cần giảm tốc độ ở mức dưới 80 km/h do khu vực này sẽ có những xe từ Quốc Lộ 51 đi vào đường dẫn cao tốc.


Khi bắt đầu cũng như kết thúc khu vực đường cao tốc, bạn chỉ được chạy khoảng 60 km/h, hãy lưu ý giảm tốc độ khi thấy biển chỉ dẫn từ khoảng 2km đến 1km đến 500 mét để điều khiển xe chạy chậm lại. Những đoạn chạy tốc độ tối đa là 60 km/h thường xuyên có CSGT kiểm tra tốc độ, đặc biệt là khúc đi từ ngã tư Cát Lái hướng Vành Đai 2 rẽ phải lên cao tốc về Dầu Giây.

 

Kết quả hình ảnh cho Hai biển báo hạn chế tốc độ tối đa 80 km/h và 60 km/h đặt rất gần nhau ở lối thoát cao tốc. Bạn nên chủ động giảm tốc độ từ trước đó.
Hai biển báo hạn chế tốc độ tối đa 80 km/h và 60 km/h đặt rất gần nhau ở lối thoát cao tốc. Bạn nên chủ động giảm tốc độ từ trước đó.


Trạm thu phí và số tiền phải trả

Toàn bộ đoạn đường cao tốc có hai trạm thu phí, bao gồm 1 trạm ở dưới chân cầu Long Thành (gần cầu Long Thành và cách đường Mai Chí Thọ khoảng 11 km) và 1 trạm ở Dầu Giây (đoạn cuối đường ở Đồng Nai, cách lối ra Quốc Lộ 1 ở Dầu Giây khoảng 1 km).


Đối với xe 4-8 chỗ, trạm thu phí Long Phước (gần cầu Long Thành) có giá là 40,000 đồng. Trạm thu phí thứ hai ở Dầu Giây có giá là 60,000 đồng.


Lưu ý khi lưu thông ở nút giao Quốc Lộ 51

Mình đã gặp một trường hợp của một bạn đi từ Vũng Tàu để về TPHCM nhưng không rành đường và đã báo hại bạn ấy đi thêm 25 km từ Long Thành đến Dầu Giây để quay đầu xe và đi thêm 25 km nữa (tổng cộng là mất 50 km và tốn phí 120,000 đồng) để trở về TPHCM. Do bạn lái xe đã rẽ phải và đi phần đường cũ để quay đầu hồi đoạn cao tốc từ Long Thành đến Dầu Giây chưa làm xong. Có điều là rẽ phải rồi mới biết không có chỗ quay đầu. Dưới đây là hướng dẫn đi đường ở nút giao Quốc Lộ 51 để đến TPHCM.

 

Kết quả hình ảnh cho Hãy đi theo đường màu xanh lá cây để đến TPHCM, đi đường màu đỏ không quay đầu xe theo hướng mũi tên được nữa.​
Hãy đi theo đường màu xanh lá cây để đến TPHCM, đi đường màu đỏ không quay đầu xe theo hướng mũi tên được nữa.

 

Kết quả hình ảnh cho Các hướng đi tại nút giao thông ở Long Thành - Quốc Lộ 51 (AH17)​
Các hướng đi tại nút giao thông ở Long Thành - Quốc Lộ 51 (AH17)

Những xe nào được phép và không được phép lưu thông

Tất cả các xe ô tô có đủ điều kiện kỹ thuật để chạy, bao gồm cả xe container kéo rơ-móoc, xe buýt 50 chỗ đều có thể đi được đường cao tốc. Các xe không được phép lưu thông bao gồm xe thô sơ, xe gắn máy (bao gồm xe điện), xe mô-tô hai bánh, xe máy kéo, máy cày, xe lam 3 bánh hoặc 4 bánh (loại xe tải nhẹ 4 bánh thay thế xe ba gác có biển TD).

 

ĐỒNG NAI: có nhiều cách giải thích về địa danh này

1/ Cánh đồng có nhiều nai (giả thuyết này có trước)

2/ Nông Nại Đại Phố (giả thuyết này có sau)

 

NGÃ 3 VŨNG TÀU nay là NGÃ 4 VŨNG TÀU

-        Tổng Kho Long Bình (từ siêu thị Cô ra ---à Khu Công Nghiệp Amata

-        Trận đánh Tổng Kho Long Bình trước năm 1975

Tổng kho Long Bình được chính quyền Mỹ - Diệm xây dựng từ giữa năm 1965 với mục đích phục vụ cho cuộc chiến ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung khi cần thiết. Tổng kho Long Bình có diện tích khoảng 24 km2 , nằm cách Sài Gòn về phía đông 20 km, thành phố Biên Hoà 7 km.

          Đây là một Trong Tổng kho Long Bình có Bộ Tư lệnh Dã chiến II Mỹ, Bộ Tư lệnh Hậu cần của Mỹ; đồng thời là nơi chưa những kho bom, đạn lơn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Trong phạm vi của Tổng kho Long Bình, lực lượng lính Mỹ -nguỵ có mặt thường xuyên khoảng 2.000 tên.

          Tổng kho Long Bình được địch tổ chức phòng thủ chặt chẽ, bao bọc xung quanh có từ 7 đến 12 lớp hàng rào kết hợp với việc gài mìn trái. Có nhiều lô cốt tiền duyên cách nhau 30 – 40 mét nằm cách lớp rào cuối cùng từ 40 đến 50 mét. Bên trong có nhiều tuyến hào nối liền các lô cốt, đường đi, lối ngang dọc, hai bên đường đều rải hàng rào kẽm gai.

Hai khu quan trọng trong Tổng kho là kho đồi 50 và 53 có 18 dãy nhà kho với khoảng 200 gian chia làm 3 khu. Trong đó mỗi khu có 6 dãy. Mỗi dãy cách nhau 60 mét. Nhà kho được thiết kế, xây dựng theo hình khối chữ nhật (30m x 25m x 5,5m), có cửa bằng thép, khoá sắt; xung quanh có những ụ đất dày 4 đến 5 mét. Đây là hai kho chứa vũ khí chủ yếu là bom và đạn pháo và nhiên liệu.

          Tổng kho Long Bình bị quân giải phóng tấn công nhiều lần, gây cho địch nhiều tổn thất lớn. Tiêu biểu các trận đánh sau:

          Ngày 23 tháng 6 năm 1966, bộ đội đặc công đánh vào Tổng kho gây thiệt hại nặng cho địch, hủy diệt 40.000 quả đạn pháo các loại. Đây là trận đánh đặc công đầu tiên của đặc công Biên Hòa, mở đầu cho hàng loạt trận đánh sau này. Cuối năm 1966 vào các tháng 10, 11, 12 bộ đội đặc công U1 đã 3 lần tấn công Tổng kho Long Bình, phá hủy 353.000 đạn pháo và các loại bom.

          Đêm 3/2/1967 bộ đội đặc công U1 đột nhập Tổng kho đặt mìn hẹn giờ, làm nổ tung 40 dãy kho, phá hủy 800.000 quả đạn pháo.

          Ngày 13/8/1972, đoàn đặc công 113 đánh khu kho 53 Long Bình. Tham gia trận đánh có 57 chiến sĩ chia làm ba mũi đột nhập đặt 108 khối thuốc nổ hẹn giờ. Vào lúc 04 giờ sáng ngày 14/8/1972, các khối thuốc nổ đồng loạt nổ tung, phá huỷ 200 kho, 17 dãy nhà, thiêu huỷ 15.000 tấn bom đạn, xăng dầu và làm chết hơn 300 tên địch.

Ngày 14/12/1972,  chiến sĩ đặc công 113 đột nhập vào bãi để xe ở cao điểm 50 của Tổng kho Long Bình, già 61 quả mìn tiêu huỷ gần 200 xe quân sự của địch.

Đặc công đánh tổng kho Long Bình – sân bay Biên Hòa:

          Tổng kho Long Bình diện tích khoảng 24 km2, nằm cách Sài Gòn về phía đông 20 km, thành phố Biên Hòa 7 km. Trong tổng kho Long Bình có Bộ tư kệnh dã chiến II Mỹ, Bộ tư lệnh hậu cần số 1 của Mỹ, đồng thời là kho bom, đạn lớn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được xây dựng từ giữa năm 1965. Lực lượng Mỹ - Ngụy thường xuyên có 2.000 tên.

          Tổng kho địch tổ chức phòng thủ chặt chẽ, bao bọc xung quanh từ 7 đến 12 lớp rào kết hợp gài mìn trái. Các lô cốt tiền duyên cách nhau 30 – 40 mét nằm cách lớp rào cuối cùng từ 40 – 50 mét. Bên trong có nhiều tuyến hào nối các lô cốt, đường đi, lối lại ngang dọc, hai bên đường đều rải hàng rào kẽm gai.

          Hai khu kho quan trọng trong tổng kho là khu kho đồi 50 và đồi 53, có 18 dãy nhà kho với khoảng 200 gian chia làm 3 khu (mỗi khu 6 dãy), mỗi dãy cách nhau 100 mét, các nhà cách nhau 60 mét. Nhà kho xây hình khối chữ nhật ( 30m x 25m x 5,5m), cửa thép có khóa sắt, xung quanh có ụ đất dày 4 – 5 mét.

          Ngày 22 – 6 – 1966, 6 chiến sĩ đặc công chia làm 3 tổ: Tổ 1 do Nguyễn Tấn Vàng tổ trưởng, tổ 2 do Nguyễn Văn Thái tổ trưởng, tổ 3 do Bùi Văn Hòa tổ trưởng, vượt rào và chướng ngại vật tiếp cận khu kho đồi 53 đặt mìn có gắn kíp nổ hẹn giờ bằng đồng hồ.

          Sáng 23 – 6, khu kho đồi 53 bắt đầu nổ, toàn bộ khu kho trùm trong khói lửa. Các phương tiện cứu hỏa của địch đều bất lực. Trận đánh gây thiệt hại nặng cho địch, hủy diệt 40.000 quả đạn pháo các loại của Mỹ.

          Đây là trận tiến công đầu tiên của đặc công Biên Hòa vào tổng kho Long Bình, mở đầu cho hàng loạt trận đánh sau này. Trận đánh giành thắng lợi lớn và được Bộ chỉ huy Miền tặng thưởng Huân chương quân công giải phóng hạng III và 4 huân chương chiến công giải phóng.

          Để phối hợp với chiến trường chung, đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô của đế quốc Mỹ (1965 – 1966; 1967 - 1968), Tỉnh đội Biên Hòa U1 chỉ đạo đặc công tỉnh liên tục tiến công vào kho Long Bình. Phương châm đánh là táo bạo, chắc, đánh bồi, phá hủy bom đạn, phương tiện chiến tranh của địch. Cuối năm 1966, đặc công U1 đã bí mật tiến công 3 lần (các tháng 10, 11, 12) vào tổng kho Long Bình, hủy diệt 353.000 đạn pháo và các loại bom của địch. Loạt trận đánh này thể hiện sự dũng cảm, mưu trí, sáng tạo và quyết tâm cao của đặc công U1, được Bộ chỉ huy Miền tặng thưởng Huân chương quân công hạng II.

          Đêm 3 – 2 – 1967, đặc công U1 lại đột nhập khu kho đồi 53 đặt mìn hẹn giờ. Bốn mươi dãy kho bị nổ tung với 800.000 quả đạn pháo các loại. Một tổ đặc công U1 từ chốt Bình Trị, Hóa An đột nhập vào sân bay quân sự Biên Hòa đặt mìn làm nổ tung kho chứa nhiên liệu, đốt cháy 10 triệu lít xăng dầu.


NGÃ 3 DẦU GIÂY:
Kính thưa Quý Khách! Ngã Ba Dầu Giây cách TP.Hồ Chí Minh khoảng 70km, nếu rẽ trái chúng ta sẽ theo Quốc Lộ 20 đến TP. Đà Lạt cách 234km. Nếu đi thẳng theo QL1A sẽ ra các tỉnh Miền Trung và Miền Bắc, thành phố Phan Thiết cách NBDG 128km, sở dĩ nơi đây có tên gọi Dầu Giây vì xưa kia tại khu vực này có nhiều cây dầu và dây leo chằng chịt cũng nó người nói rằng do những người từ Miền Bắc vào đây định cư họ cho trồng rất nhiều cây Trầu (1 dạng cây leo ăn chung với vôi) vì thế mới có tên gọi là Trầu Giây, đọc trại là Dầu Giây. Cũng có người nói vui NBDG là nơi mà Mẹ Au Cơ  chia tay với Cha là Lạc Long Quân, mỗi người dẫn theo 50 con lên rừng và 50 con xuống biển (theo truyền thuyết “con rồng cháu tiên”).
-        Những cách giải thích khác về địa danh Dầu Giây :
GT1 : Đầu dây mối nhợ
GT2 : Ông Girei
Từ NBDG đi dọc theo QL1A chúng ta sẽ thấy những cánh rừng cao su bạt ngàn, Đồng Nai là 1 trong những tỉnh có diện tích trồng cao su lớn nhất cả nước. Cuối TK IXX  đầu TK XX bác sĩ Alexangder Yersin  nang giống cao su sang VN cho trồng thí nghiệm tại Suối Dầu – Nha Trang và nhận thấy giống cây này thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu VN.
Vào TK XVIII tại Bazil lưu vực sông Amazôn người ta đã tìm thấy cây cao su, lâu lắm rồi bộ tôc Mai – Nác đã biết dùng mủ cây cao su để chống ẩm, làm bóng để chơi vào các mùa hè nên họ đặt tên cho cây này là Caoochoc có nghĩa là “Nước Mắt của cây”. Đến TK XIX  khắp thế giới đã trồng cây cao su nhưng tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới của xứ châu Phi , Châu Mỹ và vài nước Câhu Á. Khi mang giống cây này sang Việt Nam, người Pháp đã phiên âm chữ Caaochoc và gọi là cây cao su, họ đã cho trồng thử nghiệm ở 1 số nơi nhưng không thành công.
Đến năm 1863 người Pháp đưa hạt giống từ Java,Malaysia để gieo trồng tại vườn Ong Thêm – Thủ  Dầu Một, ngoài ra còn trồng thí điềm tại Phú Nhuận với diện tích 45 ha, cùng thời điềm mà BS Yersin cho trồng thử nghiệm tại Suối Dầu – Nha Trang. Sau đó họ nhập giống từ Colombia & Bazil, đế năm 1904 thành lập đồn điền cao su Suzana (tên của vợ toàn quyền Đông Dương) với diện tích 3.400 ha đầu tiên ở ngã 3 Dầu Giây. Ngày nay hầu hết các nông trường cao su do Nhà Nước quản lý, tuy nhiên cũng có 1 số người dân trồng và phát triển ngành cao su.
Cây cao su được trồng bằng cách ươm cây giống trong vườn ươm, khi cây cao khoảng 0,8m – 10m người ta mang cây cao su con ra trồng tại vườn theo từng hàng thẳng, mỗi cây cách nhau 4 – 5m  thuận tiện cho việc chăm sóc và lấy mủ cao su và để cho ánh nắng chiếu vào cây. Khoảng 7 năm sau khi trồng cao su bắt đầu cho mủ, đường kính của cây lúc dó phải đạt khoảng 20cm.
Người thợ cao su phải lấy mủ vào lúc sáng sớm vi khi ấy quá trình quang hợp chưa xảy ra mạnh nên mủ cao su có chất lượng hơn. Ban đầu người thợ dùng 1 con dao có móc cong cạo lớp vỏ lụa bên ngoài cây cao su tránh cạo sâu vào bên trong vì như vậy cây cao su sẽ bị tổn thương và làm ảnh hưởng đến năng suất của cây. Trung bình 1 cây cao su cạo được khoảng 60l mủ = 20kg. Mủ tươi sau khi sấy khô sẽ còn 1/3 trọng lượng, giá trung bình 1 tấn mủ cao su là 1.600USD. Hiện nay diện tích trồng cây cao su trên cả nước VN gần 700.000 ha.
Ban đêm cây cao su thải ra khí độc (cacbonic) rất có hại cho sức khỏe của người thợ nếu họ ở trong nông trường. Vào thời Pháp thuộc, những người phu làm đồn điền cao su cho Pháp bị bóc lột rất tàn nhẫn và bị đàn áp rất dã man. Chính vì vậy mà người ta đã truyền khảu một số câu ca dao như sau:
“ Cha trốn ra Hòn Gay cuốc mỏ
Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu
Bán thân đổi lấy đồng xu
thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng! ” hay
“Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo”

CON ĐƯỜNG THIÊN LÝ BẮC NAM
          Kính thưa quý du khách! Con đường QL1A là con đường giao thông chính của nước ta xuyên suốt từ Bắc đến Nam, điểm khởi đầu là Đồng Văn – Lạng Sơn và kết thúc tại Năm Căn – Mũi Cà Mau.

ĐƯỜNG THIÊN LÝ DƯỚI THỜI NGUYỄN
1. Lịch sử hình thành
Dưới thời Lý Thái Tông (1028 – 1054), đường quan lộ đã được chia ra từng  cung, đặt nhà trạm để chạy giấy tờ công văn. Mỗi cung thuộc quyền cai trị hành chính  của một giới chức do triều đình bổ nhiệm, nắm quyền cai trị hành chính, có trách nhiệm tu bổ hệ thống quan lộ nằm trong cung của mình. Dọc theo đường quan lộ từ cung này đến cung khác, các nhà trạm được thiết lập để làm nơi vận chuyển văn thư, công hoá  của triều đình đến các địa phương trong cả nước. Đây còn là nơi nghỉ chân của các quan  lại triều đình trên đường công cán. Các trạm đặt cách nhau khoảng 15 – 20 km, đứng  đầu mỗi trạm là một trạm trưởng chỉ huy một số phu trạm chạy công văn, giấy tờ. Công  văn được đựng trong ống tre, được chuyển đi bằng chạy bộ, ngựa, thuyền. Trên các  đường giao thông chính đều có các nhà trạm và các ụ đất cắm biển gỗ để chỉ phương  hướng.
Đến đời Hồ Quý Ly (1400 – 1407) với những cải cách trong công tác quản lý đất  nước, trong đó chú ý mở rộng đường cái quan (quan lộ, đường thiên lý), để tiện việc  giao thông và liên lạc. Năm 1402, thiên lý cù nối tiếp từ Hoan Châu đến Hoá Châu  (Huế).
Sau chiến thắng Trà Bàn của vua Lê Thánh Tông vào năm 1471, đạo thừa tuyên  thứ 13 của quốc gia Đại Việt được thành lập – đạo thừa tuyên Quảng Nam. Nhà vua đã  cho tổ chức lại hệ thống giao thông liên lạc thông suốt từ Thăng Long cho đến phủ Hoài  Nhơn (Bình Định) bằng đường bộ.
2. Thời chúa Nguyễn  Năm 1600, khi Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm đất Thuận  Quảng, chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, để phục  vụ cho chiến tranh, đường sá hai miền được sửa sang, mở rộng.  Trước năm 1653, người Chăm đã tổ chức được hệ thống đường mòn cho voi đi  suốt cả vùng duyên hải miền Trung. Ngoài ra, hệ thống đường ngang cũng được phát  triển để khai thác tài nguyên rừng và biển. Các chúa Nguyễn khi làm chủ được vùng  này đã kế thừa mạng đường sẵn có để tạo nên đường thiên lý và phát triển hệ thống  đường ngang dài hơn, dày hơn.
Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh cho đắp đường thiên lý, đường đủ rộng để voi, ngựa  đi được từ Thăng Long qua Thanh Hoá vào đến đồn Hà Trung, huyện Kỳ Hoa (Kỳ Anh,  Hà Tĩnh) vượt đèo Ngang vào sông Gianh. Năm 1788, Nguyễn Huệ đã đưa quân từ Phú  Xuân (Huế) ra đến Ninh Bình. Đoạn đường từ Nghệ An đến Tam Điệp dài 800 km, với  8 vạn quân, 200 voi chiến, nhiều ngựa mà chỉ đi trong 7 ngày, chứng tỏ ngoài tài hành  quân thần tốc của Quang Trung, một yếu tố đã góp phần làm nên chiến thắng của quân  Tây Sơn là hệ thống đường bộ lúc bấy giờ đã phát triển.
2. Thời vua Nguyễn
Tháng 7 năm Tân Dậu (1801), đoạn đường Phú Xuân (Huế) – Đồng Hới (Quảng  Bình) được đắp lại. Năm 1809, đắp đường quan ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi,  Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận.
Nhưng con đường thiên lý – huyết mạch kinh tế và hệ thần kinh quản trị quốc gia  – chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ nhất là dưới triều Nguyễn. Trên con đường này, cứ  cách khoảng 25 – 30 dặm (15 – 20 km) đặt một nhà trạm để canh phòng và vận chuyển  văn thư, tài vật từ kinh đô đi khắp nơi và ngược lại. Đầu thế kỷ 19, từ Hà Tiên đến Hà  Nội có 97 trạm, năm 1831 đặt thêm 27 trạm, năm sau mở thêm 9 trạm. Tổng cộng 133  trạm vào giữa thế kỷ 19. Từ Huế đến Hà Tiên dài 1.832 km. Từ Huế đến ải Nam Quan  (Lạng Sơn) đường dài 848 km. Từ Huế ra Hà Nội khoảng 672 km .
Mỗi trạm có biên chế khoảng 50 người, tổng số phu trạm trong cả nước gồm  6.000 người. Mỗi nhà trạm đều được xây bằng gạch hay bằng tre, nứa, lá, ba gian hai  chái theo cùng một kiểu do Bộ Công quy định. Trên cửa ra vào có treo biển sơn son  thiếp vàng dài ba thước hai tấc, rộng một thước năm tấc, biển khắc ba chữ tên trạm. Ở  sân trạm trồng cột treo cờ vải vàng, hình cuông, dài rộng đều ba thước, tên trạm được  viết bằng chữ to. Thời gian quy định cho chạy trạm cho quãng đường Phú Xuân – Hà  Nội là 4 – 5 ngày. Nếu rút ngắn thời gian hơn thì được thưởng 5 quan tiền trở lên. Còn  nếu chậm phải chịu hình phạt từ 10 roi đến xử tử. Triều đình tạo điều kiện cho phu trạm  hoàn thành nhiệm vụ như ưu tiên sang đò, ngựa dẫm phải người khi chạy hoả tốc không  phải lỗi… Đến ngày lễ, ngày sinh các hoàng tử, công chúa… các phu trạm đều được ban  thưởng.
Đến năm 1810 thì: “Đặt thêm lính trạm từ Quảng Bình đến Bình Thuận, mỗi  trạm trên 100 tên, tha khỏi đi lính giản, khỏi làm việc quan và tha thuế thân cũng như  quan hạng”.
Quản lý và điều hành sự vụ các dịch trạm trên đường thiên lý là chức năng của ty  Bưu chính, còn đưa lệnh của triều đình và thu nhận báo cáo của địa phương là nhiệm vụ  của ty Thông chính sứ. Hai cơ quan này phải túc trực hoạt động ngày đêm trên hệ thống  đường thiên lý để việc quản trị xứ sở về các mặt quốc phòng, hành chính, xã hội, kinh  tế, văn hóa luôn được thông suốt và nhịp nhàng.
Năm 1812, De la Bissachere trong “Etat actuel du Tonkin de la Cochinchine et les  royaumes de Cambodge, Laos et Lac Tho” xuất bản ở Paris (Hiện trạng Bắc Kỳ, Nam  Kỳ, các vương quốc Lào, Campuchia và Lạc Thổ) đã mô tả về con đường này như sau:  “… có một con đường lớn nối Phú Xuân và Đông Kinh (Hà Nội). Con đường này đẹp  như đường châu Âu… đường tuy không lát gạch đá, nhưng chỗ nào không vững chắc thì  người ta đổ gạch, đá vụn và đóng cọc để củng cố; đường làm hơi vồng lên ở giữa để  thoát nước ra hai vệ đường. Hai bên đường có rãnh thoát nước và trồng cây…” .
Trên con đường thiên lý có những cây cầu bền chắc mà tên gọi còn tồn tại đến  ngày nay như cầu Lim (Ninh Bình). Năm 1826, một số cầu gỗ được chạm trổ, trang trí,  lợp ngói, có hàng quán nhỏ bán bên hành lang cầu như ở Sơn Tây, Hà Bắc, Ninh Bình.  Đặc sắc là các cầu có mái: cầu Tây Đằng (Quảng Oai, Hà Nội), Gia Hòa (Thạch Thất,  Hà Tây), Yên Lợi (Vĩnh Phú)… Đại Nam nhất  thống chí có ghi chép về số lượng các  cầu gạch đá ở một số tỉnh: Quảng Ngãi 59 cầu (trong đó có 3 cầu gồm 2 nhịp, 56 cầu 1  nhịp), Phú Yên 29 cầu, Bình Định 20 cầu…
Trước năm 1831, ở 11 trấn thuộc Bắc thành chỉ có một đường cái quan từ kinh  đô ra đến ải Nam Quan. Triều đình Huế đã cho đắp thêm nhiều đường to: “Đường lấy  mặt đất làm mực. Mặt rộng một trượng, thân rộng 5 trượng 5 thước, giữa cao 2 trượng,  hai bên đường đều cao 1 thước”, do đó các trấn có thể nối liền nhau và từ các trấn có  thể chạy ngựa trạm đến thẳng kinh đô. Năm 1811, triều đình cấp cho trạm ở kinh và 6  trạm ở Quảng Đức, mỗi trạm 2 ngựa công. Năm 1825 trở đi, các trạm Quảng Bình,  Quảng Trị, Quảng Nam… đều được cấp ngựa. Năm 1828, triều đình cấp đồng loạt cho  các trạm từ Bắc vào Nam, mỗi trạm thêm 1 ngựa nữa.
Các vua triều Nguyễn rất quan tâm đến việc tu bổ con đường huyết mạch của  quốc gia này. Năm 1832, vua Minh Mạng dụ cho Bộ Công:  “…đường cái quan có  nhiều chỗ núi cao, lính trạm leo trèo, nhân dân đi lại, có nhiều khó khăn trở ngại. Vậy  truyền lệnh cho các quan địa phương xem xét địa phận hạt mình, chỗ nào có đá lớn  ngăn trở, thì đốt cho nát phá bỏ đi, cốt rộng từ 4 – 5 thước trở lên, đủ đi lại được; chỗ  nào vì nước mưa lụt chảy xói, lâu ngày thành trũng sâu, thì đá lấp đầy, hoặc xây thành bậc, cho được bằng phẳng, rồi ủy cho phủ huyện thuê dân làm, trả công ưu hậu bằng  tiền và gạo, rộng cho thời hạn, cốt được thành công để lợi ích lâu dài”.
Từ 4/9 đến 3/10/1804, đường thiên lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên, triều Nguyễn  cho đặt 6 trạm, nhà trạm lợp ngói, xung quanh xây tường bằng đá. Mỗi trạm đặt 1 cai  đội, 1 phó đội. Phu trạm từ Thừa Thiên đến Quảng Bình mỗi trạm 80 người, từ Quảng  Nam đến Gia Định mỗi trạm 50 người, từ Nghệ An đến Bắc thành đều 100 người; miễn  cho thuế thân và tạp dịch. Thời Minh Mạng đổi đặt chức dịch thừa và dịch mục. Mỗi  trạm được cấp 3 ngựa trạm.
Việc di chuyển bằng đi bộ trên đường thiên lý ngày xưa hết vất vả, hành trình đi  từ Huế vào đến Phú Yên đã mất đến hơn 14 ngày đường: “Đường sá từ trấn Thuận Hóa  vào đến Quảng Nam, nhật trình đi bộ từ quán Lồn Voi đến quán Trà nửa ngày. Quán  Trà đi tối đến quán Tuần ải. Tuần ải đi đến quán Sảng nửa ngày; quán Sảng đi tối đến  quán Thanh Khê. Quán Thanh Khê đi đến quán Cẩm Sa nửa ngày; quán Cẩm Sa đi tối  đến dinh Quảng Nam. Dinh Quảng Nam đi đến Hà Lam nửa ngày, lại đi tối đến quán  Bà Dầu. Quán Bà Dầu đến quán Thọ Khang nửa ngày, lại đi tối đến quán Ông Bộ,  quán Ông Bộ đến quán Bến Ván nửa ngày, lại đi tối đến Trì Bình… Lại đi đến quá chân  đèo truông Ninh giáp địa giới phủ Phú Yên, cộng 14 ngày rưỡi”.
Từ kinh đô Huế, đi về phía Nam, con đường thiên lý đi qua các trạm Thừa Nông,  Thừa Hoá, Thừa Lưu, Thừa Hải thuộc địa phận kinh sư, đến đèo Hải Vân, ranh giới giữa  kinh đô Huế và tỉnh Quảng Nam. Bắt đầu từ Hải Vân quan, uốn cong hình cánh cung về  hướng tây nam đến trạm Nam Chính – quán trạm cực bắc của tỉnh. Vượt sông Cu Đê,  con đường lại tiếp tục đi qua trạm Nam ổ để đến lỵ sở huyện Hoà Vang nằm sát thành  Điện Hải, án ngữ tấn Đà Nẵng. Sau khi men theo chân núi Cẩm Lệ, vượt sông Cẩm Lệ,  con đường đi đến trạm Nam Giảng. Đường thiên lý chạy ngang mặt tây của tỉnh thành  Quảng Nam, qua lỵ sở huyện Duy Xuyên, đến trạm Nam Phúc, sang huyện Lễ Dương.  Tiếp tục hành trình về phía Nam, con đường thiên lý đi qua trạm Nam Ngọc, đến huyện  lỵ Hà Đông, gần sát trạm Nam Kỳ. Từ đây, vượt nhánh sông Kế Xuyên đến trạm Nam  Vân, rồi trạm Ngãi Bình – quán trạm cực bắc của tỉnh Quảng Ngãi. Đường thiên lý đi  qua Quảng Nam dài khoảng 170 dặm, 7 trạm, vượt gần 22 sông và nhánh sông. Về đại  thể nó được thiết lập trên vùng đồng bằng, ở những nơi địa hình thuận lợi và gần bờ  biển
          Vào thời nhà Nguyễn con đường thiên Lý chỉ rộng khoảng 1,3m và được chia là nhiều trạm (là nơi để tập hợp quân lính phu trạm & ngựa để vận chuyển công văn, hoàng hoá cống phẩm của triều đình). Mỗi trạm có nhiều nhà trạm, có phu trạm lo việc  chuyển công văn, khiên cán kệ, đồn đạc của các quan. Thời Gia Long mỗi trạm đặt 1 cai đội và phó cai đội. Từ Quảng Nam đến thành Gia Định mỗi trạm có 50 phu trạm, từ Huế đến Quảng Bình mỗi trạm có 80 phu trạm và từ Quảng Bình – Hà Nội mỗi trạm có 100 phu trạm để phục vụ cho việc chuyển công văn, tin tức một cách nhanh chóng, việc này đã được sắp xếp 1 cách hợp lý như sau. Tùy theo mức độ khẩn của công văn vận chuyển đi mà người ta chia ra làm các cấp độ, vào thời đó các cấp độ được phân loại như sau:
1.     Phi đệ: cao nhất
2.     Tối khẩn: quan trọng
3.     Thứ khẩn: trên mức trung bình
4.     Trường Thành: bình thường
          Để chuyển công văn từ thành GĐ đến kinh đô Huế mất 13 ngày, Từ Miền Bắc vào Kinh mất 5 ngày. Nếu công văn đc chuyển đến đúng hạn các phu đội sẽ đc thưởng từ 3 – 5 quan tiền, còn chậm 1 ngày thì không đc thưởng. Nếu trể từ 3 – 4 ngày sẽ bị phạt đánh đòn từ 30 – 50 roi, vua Tự Đức quy định dùng ống tre khô, chắc. Một cái lớn và 1 cái nhỏ, công văn đc cuốn lại bỏ vào ống tre nhỏ dán miệng ống lại rồi cắt giấy (có đóng mộc của quan Phủ) để làm tem niêm phong ống từ 2 đến 3 lần, có dấu đóng vảo chỗ miệng ống giáp nhau sau đó buộc dây dán lại và đóng dâu thêm 1 lần nữa trước khi buộc chặt để chuyển đi không bị hư hỏng hay rớt mất.
          Những chiếu chỉ và sắc dụ của Vua đc đưa đến trạm nào thì trạm đó phải đưa đi ngay bất kể ngày đêm, mưa nắng. Những công văn ghi chữ “Phi Đệ” các  trạm phải dùng ngựa chuyển đi, nhờ thế mà công văn Phi đệ. Có thể từ Huế chuyển vào Gia Định. 06 ngày  hay từ Huế chuyển ra Hà Nội  03 ngày. Nhờ đường giao thông thông suốt , tổ chức trạm chặt chẻ sự lãnh đạo của Triều Đình Nhà Nguyễn đến mọi miền đất nước đc kịp thời, đó là 1 yếu tố quan trọng giúp cho nhà Nguyễn tồn tại gần 1 thế kỷ rưỡi.
-        Ngã 3 Tân Phong: Từ ngã 3 Tân Phong đi thêm khoảng 10km chúng ta sẽ thấy núi Chứa Chan bên trái.

TỔNG QUAN ĐỒNG NAI:
TỈNH ĐỒNG NAI
®Lịch sử Đồng Nai
Cuối thế kỷ XVI, vùng đất Đồng Nai vẫn còn hoang dã, chưa được khai phá, người dân bản địa gồm các dân tộc Stiêng, Mạ, Kơ ho, M'nông, Chơ ro và một vài sóc người Khơ me sinh sống. Dân ít, sống thưa thớt, kỹ thuật sản xuất thô sơ, trình độ xã hội còn thấp.
Cuộc chiến tranh của họ Trịnh  và họ Nguyễn ở miền Trung và Bắc Việt Nam làm cho dân chúng khổ sở, điêu đứng và tạo ra một làn sóng di cư của người dân miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sống.
Bản tính cần cù, chịu khó, lưu dân người Việt đã cùng với người bản địa chung sức khai phá đất đai để sản xuất nông nghiệp. Dần dà, rừng rậm hoang vu đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu tươi tốt.
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay).
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (là cả Nam Bộ bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.
Người Hoa theo Trần Thượng Xuyên đầu tiên định cư ở Bến Gỗ, nhưng thấy Cù lao Phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, họ đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống. Từ đây, Cù lao Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay).
®Diện tích: 5.903,9km²
®Dân số:2.214,8 nghìn người (năm 2006)
®Tỉnh lỵ:Thành phố Biên Hòa

Các huyện, thị:
- Thị xã: Long Khánh.
- Huyện: Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Trảng Bom.
®Dân tộc:Việt (Kinh), Hoa, Xtiêng, Chơ Ro, Chăm.
®Điều kiện tự nhiên


Đồng Nai là tỉnh miền Đông Nam Bộ, cửa ngõ phía đông của Tp. Hồ Chí Minh, phía bắc giáp Lâm Đồng, phía đông giáp Bình Thuận, phía tây giáp Bình Dương, Bình Phước và Tp. Hồ Chí Minh, phía nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tỉnh Đồng Nai nằm trên lưu vực sông Đồng Nai và một nhánh của nó là sông La Ngà, có sông Lá Buông chảy qua, có nhà máy thủy điện Trị An... Địa hình Đồng Nai gồm một số thung lũng, đồng bằng, gò, đồi thấp, tuy nhiên phần đất tiếp giáp với cao nguyên Lâm Viên và Di Linh thì tương đối cao. Phần lớn đất ở Đồng Nai là đất bazan, đất xám và đất phù sa cũ rất tốt cho việc trồng trọt. Bởi vậy Đồng Nai trồng nhiều cây công nghiệp (cây cao su, cà phê...), cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày.
Khí hậu:có 2 mùa - mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 25,4ºC - 27,2ºC.
®Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch

Đồng Nai là tỉnh có công nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai của khu vực miền Nam, chỉ sau Tp. Hồ Chí Minh. Xung quanh thành phố Biên Hoà có khu công nghiệp rộng lớn, nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty. Đồng Nai có nhiều nghề thủ công. Đồ gốm sứ Đồng Nai đẹp có tiếng trong nước. Đồng Nai có những rừng cao su, cà phê bạt ngàn, có rừng cấm Cát Tiên, một khu rừng nguyên sinh rộng lớn.
Đến Đồng Nai du khách có thể tham gia những chuyến du lịch sinh thái trong các khu rừng hoặc vườn cây ăn quả, cũng như săn bắn, câu cá, du thuyền trên sông Đồng Nai, dã ngoại tại các thắng cảnh: hồ Long Ẩn, khu văn hoá Suối Tre, thác Trị An, rừng Mã Đà,... hay tham quan các di tích chiến tranh, nghiên cứu các di chỉ khảo cổ: mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa... Đồng Nai còn nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống như làng gốm Tân Vạn, ven sông Đồng Nai của người Việt, nghề đục đá truyền thống tinh xảo của người Hoa sống gần hồ Long Ẩn.

®Dân tộc- tôn giáo
Đồng Nai có nhiều dân tộc sinh sống, phần lớn là người Việt. Ngoài ra có người Hoa, Xtiêng, Chơ Ro, Chăm, Mạ... Đồng Nai có một truyền thống dân gian khá phong phú, đặc biệt là văn hóa của đồng bào dân tộc ít người. Tôn giáo chủ yếu ở Đồng Nai là Phật giáo và Công giáo. Ngoài ra, một số ít người theo đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Cao Đài, Hòa Hảo.
 Đồng Nai còn là quê hương của một số loại nhạc cụ dân gian độc đáo: đàn đá Bình Đa, sáo trúc, chiêng đồng, thanh la, khèn bầu, khèn môi. Lối hát Tam Pót của dân tộc Mạ, một loại hình hát kể có vần điệu được lưu truyền trong cộng đồng người Mạ ở huyện Định Quán hiện đang được khôi phục lại.
® Giao thông
Thành phố Biên Hòa cách Tp. Hồ Chí Minh 30km, cách Hà Nội 1.684km theo đường quốc lộ 1A, cách Đà Lạt (Lâm Đồng) 278km theo quốc lộ 20, cách Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) 95km theo quốc lộ 51, cách Cần Thơ 198km. Đường sắt tuyến Bắc - Nam đi từ Hà Nội qua thành phố Biên Hòa đến Tp. Hồ Chí Minh.
®Sông Đồng Nai-Cầu Đồng Nai
Sông Đồng Nai là tên con sông lớn thứ nhì đất Nam Bộ, chỉ thua sông Cửu Long. Sông chảy qua các tỉnh Lâm ĐồngĐăk NôngBình PhướcĐồng NaiBình DươngThành phố Hồ Chí MinhLong An, và Tiền Giang với chiều dài trên 500 km.Theo sách cổ Gia-định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì sông còn có tên là "sông Phước Long" vì gọi tên theo phủ Phước Long. Nguồn sông xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng. Đoạn trên sông mang tên sông Đắc Dung. Sông Đa Nhim, một phụ lưu của nó, góp nước vào sông Đắc Dung ở Đại Ninh. Sông uốn khúc chảy theo hướng đông bắc-tây nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai. Ở khoảng hợp lưu với sông Bé thì có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức Hồ Trị An. Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên Di Linh dồn nước về. Đến thị trấn Uyên Hưng thì sông Đồng Nai chảy theo hướng bắc-nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Sông chảy qua thị xã Biên Hòa và Nhà Bè thì phân nước ra mấy nhánh như sông Lòng Tàu và sông Đồng Tranh. Vì vậy ca dao có câu:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...
Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng sông lên Biên Hòa. Nhánh chính sông Đồng Nai ở khúc hạ lưu thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình". Sông Đồng Nai hoà với nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi tuôn ra Biển Đông tại cửa Soài Rạp.Phụ lưu chính của sông Đồng Nai gồm sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.Sông Đồng Nai có một số cảng lớn như cảng Cát Lái, cảng Bình Dương. Đường sắt và Quốc lộ 1 A vượt sông này qua Cầu Đồng Nai ở Biên Hòa.Đồng Nai nguyên tên phiên âm tiếng Miên là "Nông-Nại". Đây là vùng đất Chân Lạp người Việt vào khai phá trước tiên.
Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người Minh Hương trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.
Cầu Đồng Nai : dài 453,9m- ngang 16m,là một cầu đường bộ quan trọng trên Quốc lộ 1A, bắc qua sông Đồng Nai ở giữa địa phận thành phố Biên Hòa và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Được xây dựng từ thời Pháp thuộc khoảng năm 1959-1961, tu bổ hòan toàn bởi công ty xây dựng Mỹ, cây cầu hiện nay đã có dấu hiệu xuống cấp mặc dù là tuyến giao thông huyết mạch với trọng tải 25 tấn có hơn 44,000 lượt xe mỗi ngày. Có cảnh báo cầu có thể bị sập bất cứ lúc nào. Hiện có dự án cầu Đồng Nai 2 đã được xây dựng.
®Thành phố Biên Hoà
Lịch sử
Nhóm người Hoa đầu tiên đến Cù Lao Phố là : Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình đã lập cảng Nông Nại Đại Phố
Văn hoá
Nơi đây là điểm hội tụ giao thoa của nhiều nền văn hoá cổ Óc Eo Hoa Chăm Việt và nhiều bộ tộc thiểu số , nhiều di chỉ phát hiện ở cù lao Rùa, đàn đá ở Bình Đa, mộ cổ Hàng Gòn ở Trảng Bom.
Địa lý
Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, nam giáp huyện Long Thành, đông giáp huyện Trảng Bom, tây giáp huyện Dĩ AnTân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh.Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51).Tổng diện tích tự nhiên là 154,73 km2, chiếm 2,64% diện tích tỉnh.
Dân cư
Dân số năm 2005 ước có 541.495 người, mật độ 3.500,97 người/km². Dân số năm 2007 đã lên tới 604.548 người
Kinh tế
Bên cạnh việc là tỉnh lỵ của Đồng Nai, Biên Hòa còn là trung tâm kinh tế và xã hội của tỉnh.Thành phố đô thị loại II này cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Biên Hòa có 4 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp Amata và Khu công nghiệp Loteco đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ.Chính phủ cũng đã phê duyệt Khu công nghiệp Hố Nai và Khu công nghiệp Sông Mây. Tỉnh đã quy hoạch Khu công nghiệp Bàu Xéo. Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia, có đường sắt Thống Nhất chạy qua cùng Quốc lộ 1 và Quốc lộ 51.
Kết quả 9 tháng đầu năm 2005
Sản xuất công nghiệp (tính theo giá cố định) tăng 16 % so cùng kỳ năm trước; sản phẩm chủ yếu như đất, đá, bê tông, gốm xuất khẩu, mây tre xuất khẩu, chế biến gỗ.
Khu vực quốc doanh tăng 15% so cùng kỳ năm 2004.
Khu vực ngoài quốc doanh tăng 85% so cùng kỳ năm trước
Đồng Nai đạt 5 điểm nhất so với cả nước về công nghiệp
+ Địa phương có nhiều khu công nghiệp nhất
+ Có diện tích đất công nghệp lớn nhất 20.000ha
+ Nhiều dự án về công nghiệp nhất : 168 dự án
+ Vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất 17,35tr USD
+ Mức tăng trưởng giá trị sản phẩm công nghiệp cao nhất 59%

Rừng cây Giá Tỵ km 54-55.
RỪNG CÂY GIÁ TỴ- ĐÁ CHỒNG ĐỊNH QUÁN
Dọc hai bên đường chúng ta thấy trồng rất nhiều cây Giá Tỵ, thân thẳng lá rộng (40-50cm), vỏ trắng, gốc có nhiều khía cạnh, hoa có chùm màu trắng thường gặp ở Lào Miến Điện, miền Bắc Thái Lan.
Rừng cây giá tỵ được trồng năm 1958 do bà Trần Lệ xuân (vợ cố vấn Ngô Đình Nhu) Diện tích 165 ha, hiện là nơi cung cấp giống cho cả nước. Thân cây thường được dùng trong những nghành công nghiệp chính xác: báng súng, gỗ công nghiệp, trang trí ….(do tính chất gỗ nhẹ, nhiều sớ, ít bị co giãn)Lá, hạt dùng làm lá xông tắm trị bệnh ngoài da, thuốc lợi tiểu. Bông sử dụng làm thuốc hạ nhiệt.
Cây giá tỵ 80 năm mới thu hoạch. Diện tích cả nước 4.670ha.
Đá chồng Định Quán.
Nằm cách TP.HCM khoảng 110 km. Chúng ta thấy có những khối đá xếp chồng lên nhau 1 cách khéo léo, người ta gọi đó là đá ba chồng (có ba khối đá nằm chồng lên nhau gần đường đi)
Những khối đá hoa cương này trước đây nằm trong lòng đất. Sau đó do quá trình kiến tạo những mạch đá nằm bên trong bị đứt gãy. Vì vậy nước mưa có thể thấm sâu vào những khe nứt, làm tách dần chúng ra, phần lớp mặt theo thời gian bị bóc mòn dần và lộ ra những nhân đá bên trong. Để những khối đá có bề mặt tròn trịa như vậy chứng tỏ trải qua thời gian rất dài hàng triệu năm.
Km 76: Ranh giới giữa tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng.
Km 78: thị trấn Ma Dagui thuộc huyện Đạ huoai, tỉnh Lâm Đồng. Ngã ba bên trái vào Thánh Địa Cát Tiên khoảng35km
Nam Cát Tiên  Vùng Đất Kỳ Bí
Thật vậy, từ thời Pháp đến thời Mỹ và chế độ Sài Gòn đã đổ ra không biết bao công sức, tiền của ròng rã suốt mấy chục năm trời để chinh phục, kiểm soát vùng đất Cát Tiên, nhưng có lẽ do thiên nhiên tính và nhân tính nên cuối cùng đạ thất bại một cách thảm hại. ấy vậy mà vùng đất kỳ bí nằm bên bờ sông Đồng Nai này lại dang rộng vòng tay đón nhận, chở che, bảo vệ cho hàng vạn cán bộ, chiến sĩ quân Giải Phòng và Trung Ương Cục Miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt. và điều kỳ diệu hơn năm 1987, Cát Tiên  (CT) đã hóa thân thành một đơn vị hành chính của tỉnh Lâm Đồng: Huyện Cát Tiên!
Chiến tranh đã qua đi cách đây 40 năm, nhưng có lẽ trong lòng nhiều anh bộ đội Cụ Hồ năm xưa vẫn không thể nào quên: Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ gian khổ hàng trăm bà con người Mạ, người X Tiêng đã chung lưng đấu cật, chia sẻ  bao khó khăn, vui buồn với Cách Mạng. chính tại nơi này nhờ có nhân dân mà Đảng được tồn tại, còn dân dựa vào Đảng để đủ dũng khí đối mặt với quân thù. Quân Mỹ và Sài đã mở hàng trăm cuộc hành quân đánh phá ác liệt vào Cát Tiên với quyết tâm “san thành bình địa” và chiếm lấy vùng đất này. Nhưng, với tấm lòng yêu nước nồng nàn, đồng bào các dân tộc Mạ, Xtiêng đã kề vai sát cánh bên quân Giải Phóng giáng trả cho quân thù nhiều trận thất điên bát đảo, phải tháo chạy thoát thân. Chính vì vậy, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông liền một dải, Nhà nước đã quyết định phong tặng ngay danh hiệu cao quý Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang cho nhân dân xã Đồng Nai, huyện Cát Tiên.
Vườn Quốc Gia Cát Tiên (VQGCT) được thành lập  lập ngày 13 tháng 1 năm 1992, chuyển hạng từ khu rừng cấm NCT. Ngày 10/11/2001, VQGNCT đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới và là Khu Dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam.
VQGCT trải rộng quanh vĩ độ 11o bắc, với tổng diện tích 71.920 ha thuộc 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. Đây là nơi nổi bất về đa dạng sinh học, là kho dự trữ tài nguyên sinh học vô giá của nước ta, có nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và đặc hữu, là hiện trường phong phú cho các nhà khoa học nghiên cứu, cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan.
VQGCT có các kiểu địa hình đặc trưng của cuối dãy Trường Sơn và Đông Nam Bộ như các bậc thềm sông,suối, bán bình nguyên cổ, các đồi khá bằng phẳng, xen kẽ đầm hồ. độ cao so với mặt nước biển từ 130 đến 600m nơi dốc nhất là 30o.
VQGCT nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa khô, lượng mưa trung bình hằng năm là 2.185mm, nhiệt độ trung bình hằng năm là 2.185mm, nhiệt độ trung bình là 25,4o C, độ ẩm trung bình là 83,6%. Sông Đồng Nai bao bọc ba phía Bắc, Tây và Đông VQG với chiều dài khoảng gần 90km là một phần thuận lợi cho việc bảo vệ, gìn giữ hệ sinh thái động thực vật. Trong VQGCT có nhiều suối lớn nhỏ với những thác ghềnh kỳ vĩ cung cấp nước cho động thực vật và hài hòa với cỏ cây tạo nên cảnh đẹp thiên nhiên.
VQGCT hội tụ được các luồng hệ động thực vật phong phú, đa dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Với tổng diện tích 71.920ha, VQG chia làm 3 khu vực là Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Cát Lộc (Lâm Đồng) và Tây Cát Tiên (Bình Phước). vười có rừng lá rộng xanh quanh năm, rừng cây nửa rụng lá, rừng hỗn giao gỗ-tre-nứa, rừng tre nứa thuần loại và thảm thực vật đất ngập nước.
Giới thực vật chia thành các ngành, dưới ngành là lớp dưới lớp là bộ, họ rồi đến chi, loài.
VQGCT đã xác định được 1.610 loài, 724 chi, 162 họ, 75 bộ thực vật. đặc biệt, ở CT có 38 loải quý hiếm (ngồn gen quý hiếm) thuộc 13 họ như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Cẩm Lai (Dallbergia spp), Giáng hương (Pterocarpus), Gõ mật (Sindora cochinchi-nensis), Căm xe (Xylia xylocarpa), có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
VQG đang triển khai các đề tài nghiên cứu về bảo tồn gen của một số loài thực vật quý hiếm như cây Gõ đỏ , Cẩm Lai bông. Phối hợp với Viện Di truyền nông nghiệp Hà Nội, Vườn trồng 0,7 ha rừng cây Câm Lai Bông ở khu vực Đà Cộ.
Tuy nhiên, cũng như nhiều vùng khác ở khu vực Nam Bộ, hệ sinh thái CT gặp phải một trở ngại lớn, đó là cuộc xâm lược của cây Mai dương, Mai dương là một loại cây ngoại lai du nhập vào môi trường của ta. Cây này có một sức sống, sinh sản và phát triển mạnh mẽ hơn các loải cây bản địa  nên đangchèn ép, lấn lướt thảm thực vật, nhất là ven bờ nước, nơi nó lan rất nhanh nhờ các hạt trôi. Cuộc chiến chống lại cây Mai dương quả là một thách thức lớn đối với các chiến sỹ bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu về côn trùng, các cán bộ khoa học của VQGCT đã điều tra được 439 loài bướm, trong đó 30 loải mới cho Việt Nam, 2 loài phụ mới cho khoa học. các nhóm côn trùng khác nhau như bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh vảy (Lepidoptera), bộ Cánh giống (Homoptera)…cũng có nhiều ở rừng CT.
Trong các đầm, hồ, sông, suối của VQG có trên 133 loài cá, thuộc 28 họ, trong đó có 10 loài mới phát hiện đối với Việt Nam, một loài nằm trong Sách đỏ của Hiệp Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên Quốc Tế (IUCN), 8 loải của Sách đỏ Việt Nam.
Chung quanh bờ nước, rừng CT có 41 loải lưỡng cư sinh sống, thuộc 6 họ và 2 bộ. VQG có 79 loài bò sát 17 họ và phân họ, 4 bộ trong đó có 23 loải có tên trong Sách đỏ Việt Nam, như Cá sấu Xiêm (Crocodylus siamensis), Trăn gấm (Pythonreticulatus), Trăn đen (Python molurus)…
Cá sấu là những loài bò sát to lớn và hung dữ. cặp hàm lớn lởm chởm răng nhọn trong thật ấn tượng. trên thế giới có 25 loài cá sấu nhưng ở Việt Nam chỉ có hai loài là cá sấu hoa cà và Cá sấu xiêm. Cả hai loài này trước kia có rất nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng do bị săn bắn nhiều quá nên ngày nay không còn ai nhìn thấy ngoài thiên nhiên nữa. trong Sách đỏ Việt Nam hai loài này đều ghi nhận tình trạng nguy cấp.
Chương trình phục hồi Cá sấu nước ngọt ở Bàu Sấu của VQGCT là dự án đầu tiên ở Việt Nam phục hồi loài cá sấu nước ngọt trong điều kiện tự nhiên. VQG đã thả 60 con Cá Sấu vào Bầu Sấu sau khi được Trường Đại Học Queensland và Canbera (Úc) kiểm tra AND, xác định đây là loài cá sấu xiêm thuần chủng.
Cá sấu có giá trị kinh tế cao vì thịt ngon, da dùng làm giày dép, thắt lưng, túi xách, ví. ở nước ta hiện có khá nhiều cơ sở nuôi Cá sấu.
Chim có 351 loài thuộc 64 họ, 18 bộ. trong đó có 31 loài quý hiếm được phát hiện có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Các loải chim quý hiếm gồm có Hạc cổ trắng, Công, Già đãy Java, Cò quắm cánh xanh. Đuôi cụt bụng vằn. đuôi cụt bụng đỏ, Gà lôi hông tía. Đặc biệt, có loải Gà so cổ hung (Arborophila davidi) là loài đặc hữu và rất quý hiếm.
Gà so cổ hung thuộc họ Trĩ, bộ Gà, lần đầu tiên được phát hiện ở Phú Riềng tỉnh Đồng Nam. Lần thứ 2 loài này được nhìn thấy ở Nam Cát Tiên vào tháng 4 năm 1991. Đặc hữu có nghĩa là chỉ riêng khu vực này có. Nhìn chung chim màu nâu xám với những vệt đen, ngực nâu, bụng hung vàng nhạt, sườn xám có những vệt đen trắng xen kẽ, mắt nâu, mỏ đen, chân hồng. loài chim này có giá trị kinh tế lớn về khoa học và thầm mỹ. Trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới, Gà so cổ hung được xép vào tình trạng nguy cấp, cần được quan tâm, bào vệ.
Thú ở VQG có 105 loài thuộc 29 họ, 11 bộ trong đó có 25 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam, như Bò rừng (Bosjavanicus), Bò tót (Bos gaurus), Hổ (Pantheratigris), Gấu chó (Ursus maylayanus) Gấu ngựa (Ursus thibethanus), Voi Châu Á (Elephas maximus), Báo Hoa mai (Pardofelis par-dus).
Năm 1988 một sự kiện làm các nhà Khoa Học và những người yêu thiên nhiên hoang dã trên thế giới  sửng sốt: Việt Nam chính thức công bố loài tê giác Java một sừng quý hiếm còn sót lại ở Đông Nam Á có từ 8 – 10 con tại khu vực rừng CT.
Y học cổ truyền Trung Hoa cho rằng sừng Tê giác rất bổ, già chợ đen mỗi ký hiện nay tương đương nửa tỷ đồng Việt Nam. Vì thế trong vòn 100 năm lại đây, Tê Giác là loài động vật bị loài người truy sát ráo riết nhất. xưa kia ở nước ta có 2 loài Tê giác. Người bà con kia có 2 sừng, mang tên loài Tê giác Sumatra, đã hoàn toàn biết mất vào đầu thế kỷ XX. Từ giữa thế kỷ XX mọi người tin rằng ngay cả tê giác một sừng Java cũng không còn một mống nào ở Việt Nam. Bổng năm 1999, bẫy ảnh đặt trong rừng sâu VQGCT đã chụp được hình Tê giác này. Sự kiện chấn động địa cầu này đem đến niềm tin cho các nhà môi trường học thế giới là có thể bào tồn được loài động vật cực kỳ quý hiếm mà Sách đỏ thế giới đã liệt vào tình trạng cực kỳ nguy cấp (Critically Endangerd). Trước khi có phát hiện này người ta tin là toàn thế giới chỉ còn duy nhất một quần thể tê giác Java khoảng 40 con sống trong VQG trên đảo Java, Indonesia.
Bảo vệ sự sống những báu vật này của hành tinh là nhiệm vụ khó khăn và trọng đại của VQGCT.
Các nhà khoa học đã tìn ra 68 loài cây là thức ăn của Tê Giác, đã chụp được 12 kiểu ảnh tê giác bằng lỹ thuật bẫy ảnh, làm bằng chứng khoa học về sự có mặt của Tê giác tại CT.
Dự án Bảo Tồn VQG CT đã đặt quan hệ với một giáo sư trường đại học Culumbia, Ney York (Mỹ) để giúp xác định số lượng cá thể, giới tính, độ tuổi và cấu trúc chủng quần bằng việc phân tích AND từ các mâu vật của Tê giác như:sừng, da, phân mà nhân dân địa phương thu lượm được.
Tính đa dạng sinh học cao, có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm có tên trong sách đỏ, địa hình phong phú đan xen sông, suối, đầm, thác gềnh tạo nên sức thu hút mạnh đối với du khách cũng như các nhà khoa học đến them quan và nghiên cứu.
Ngay sau đó,Tổ Chức Bảo Vệ Động Vật Hoang Dã (WWF) đã cử đoàn chuyên gia về tận nơi kiểm tra và lập một dự án trị giá 5,6 triệu USD nhằm bảo vệ loài thúc trên.cũng trong thời gian này, các cơ quan chức năng Trung Ương và Ủy Ban Nhân Dân các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé (nay là Bình Phước) đã giao trách nhiệm cho chính quyền sở tại và ngành lâm nghiệp địa phương xúc tiến tiến ngay các hoạt động thiết thực nhăm bảo vệ loải tên giác Java và Rừng CT.
Tháng 4/1992, Chi Cục Kiểm Lâm Lâm Đồng đã ra quyết định số 90/QĐ-RCKL chuyển giao toàn bộ diện tích rừng Ct cho ngành dọc. một Ban Quản Lý Rừng Cấm CT đã ra đời, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành chỉ thị số 16/CT-UB tăng cường các biện pháp bảo vệ loài tê giác Java quý hiếm còng sống sót ở Rừng Cấm CT.
Hiện nay CT có diện tích rừng và đất rừng khoảng 30.000 ha, chiếp 81,3% tổng diện tích tự nhiên. Qua khảo sát thực tế các nhà khoa học cho biết: Rừng CT hiện có khoảng 500 loài động vật, trong đó có hàng chục loài thú thuộc 8 bộ lớn như: Hổ, báo, gấu, bò rừng, sơn dương…40 loài bò sát như trăn, rắn, tắc kè…Về động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài loài tê giác Java còn có hạc cổ trắng (Cinonia episopus), cò quắm (Rahamatipichgiatra). Riêng chim ở rừng CT dẫn đầu trong cả nước với 274 loài gồm: Công, gà lôi, gà tiền, yểng, vẹt, diều hâu…
Về thực vật CT cũng hết sức phong phú về số lượng và đa dạng về chủng loại. trong số 1.000 loài có hơn 600 loài thực vật bậc cao. Ngoài ra, CT con có một quần thể thực vật có độ tuổi lên đến vài ngàn năm, trong đó có các loài cây gỗ quý như: trắc, cẩm lai, chò, trầm đỏ, gõ đỏ..; 80 loài cây làm thuốc, 15 loài cây cho dầu nhựa, 31 loài cây  đặc sản như song mây, nứa, lồ ô…
VQGCT có nhiều loại hình du lịch phong phú và hấp dẫn như du lịch nghiên cứu, học tập; du lịch nghỉ dưỡng để tận hưởng không khí trong lành và sự tỉnh lặng thơ mộng của núi rừng; du lịch mạo hiểm như đi xuyên rừng, vượt qua địa hình hiểm trở để thưởng ngoạn những kỳ bí của thiên nhiên và là dịp để thử thách, rèn luyện ý chí, VQG có 12 tuyến, điểm tham quan.
Tuyến Bàu Sấu giúp ta tận mắt thưởng ngoạn những cánh rừng già, với cây Tung cổ thụ hơn 500 tuổi đường kính vài chục người ôm hay những loại dây leo có hình dáng kỳ lạ như Bàm bàm, Cẩm nhung…Dọc đường , du khách có thể thấy trăn, rắn hổ mang, rắn lục, kỳ nhông hay chim quý hiếm đuôi cụt bụng vằn, đuôi cụt cánh xanh, gà tiền mặt đỏ, gà lôi hông tía, gà so ngực gụ, hạc cổ trắng.
Du khách có thể dạo quanh hồ Bàu Sấu trên chiếc xuồng nhỏ chèo tay để tận hưởng vẻ đẹp tuyệt vời của mặt hồ tĩnh lặng, xem nhiều loải chim, nhất là các loài chim nước, ban đêm có thể thấy những đàn bò tót ăn cỏ, chiều tối có thể thấy cá sấu ngoi lên mặt hồ.
Tuyến Bàu Chim giới thiệu các kiểu rừng khác nhau, sự phân bố thảm thực vật từ thấp lên cao. Từ chòi quan sát, ta thấy rỏ toàn cảnh quanh hồ với các loài chim nước như: Bói cá, le nâu, Ó cá, cò bợ, công.
Tuyến Bằng Lăng xuyên qua cánh rừng Bằng lăng gần như thuần loại. Vào đầu mùa khô, rừng Bằng lăng sắp sửa thay lá, lá xanh chuyển sang màu đỏ tạo nên một vẻ đẹp rực rỡ. trên tuyến này ta có thể thấy được nhiều loài cây lớn quý hiếm, đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ như Cẩm lai bọng, Gõ đỏ, Gõ mật. trên đường đi chúng ta sẽ được giới thiệu về cây Thiên tuế (Cycas rumphii)rius). Trung quân là vị thuốc quý chữa bệnh đường ruột, cây này lại có đặc điểm là không cháy nên trong chiến tranh, quân dân ta dùng lá để lợp nhà…Rồi cây Tung đại thụ 400 tuổi, chu vi khoảng 20 người ôm, với bộ rể bạnh vè kỳ vĩ giúp cây chống chọi với gió lớn trong khi đất không đủ dày cho nó cắm sâu rể. Và cả cây Gõ đỏ khoảng 700 tuổi, mà năm 1988, cố thủ tường Phạm Văn Đồng đã đến thăm, dặn dò về công tác bảo vệ rừng.
Điểm du lịch cây Si đưa ta đến Cây Si khổng lồ với không biết bao nhiêu thân nối liền nhau trùm sum suê lên cả một đoạn suối nước trong veo chảy róc rách. Ta đã biết là cây si buông rể từ trên cành cao, cắm xuống đất. Rễ này lớn dần thành một cây mới, cứ thể cây mọc lan dần, có thể có hàng trăm thân nối liền nhau, khó mà nhận biết cây nào là cây đầu tiên.
Tuyến du lịch sinh thái tương đối bằng phẳng và có nhiều loại cây, phù hợp với những ai thích đi bộ xem cây, nghỉ ngơi thư giãn. Du khách sẽ đi xuyên  qua các kiểu rừng khác nhau,thỉnh thoảng gặp vài con suối nhỏ và có thể nhìn thấy heo, nai, gà rừng… Trên đường về bạn có thể đi bộ dọc theo tuyến Thác Trời, dạo chơi xem cây, chim thú, xem cây Gõ đỏ 700 tuổi.
Tuyến xem thú ban đêm sẽ đưa bạn bằng xe ô tô mui trần xuyên qua những khu rừng và những bãi cỏ tranh nối tiếp nhau trong bóng đêm tĩnh lặng. Dưới ánh sáng đèn xe ô tô và đèn pha xem thú, du khách có thể nhìn thấy những đàn Nai nhởn nhơ gặm cỏ, tố Lợn rừng sục sạo kiếm ăn, con Chồn hương thoăn thoắt trên cành cây tìm quả chín, Nhím, Trút chậm chạp bò trên mặt đường, anh Thỏ rừng chạy thục mạng trước đầu xe như muốn đua với ô tô.
Điểm Vườn Thục Vật dành cho những người quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thực vật miền Đông Nam Bộ, trên diện tích 29,6 ha có đến 322 loài, thuộc 75 họ thực vật đặc trưng.
Điểm Ghềnh Bến Cự và tuyến Thác Mỏ Vẹt đưa bạn đến những thắng cảnh sông nước mỹ lệ hài hòa với cỏ cây muông thú hoang dã.
VQGCT có 2 cộng đồng dân tộc là Mạ và Xtiêng với những nét sinh hoạt đậm tính truyền thống, văn hóa đặc trưng như lễ hội đâm trâu, những truyện cồ, thuyền thuyết, huyền thoại độc đáo, những nhạc cụ gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh như bộ cồng chiêng, trống,khèn bầu,tù và, sáo trúc ba lỗ gắn vào trái bầu khô. Người phụ nữ Mạ nổi tiếng về nghề dệ thổ cẩm với những hoa văn tinh tế hình hoa lá, chim thú và nhiều màu sắc lạ mắt. Ngày nay, hàng thổ cẩm đang dần dần chiếm được cảm tình, được nhiểu du khách quốc tế ưa chuộng.
Trên tuyến tham quan làng dân tộc Mạ và X tiêng ở Tà Lài, ta sẽ xem Nhà Văn Hóa các dân tộc, nơi lưu giữ những di vật, những nhạc cụ cổ truyền của hai dân tộc này, dự những lễ hội tạ ơn Giàng đã phù họ cho vụ mùa bội thu, người người khỏe mạnh.
Đi ca nô dọc sông Đồng Nai chúng ta sẽ nhìn thấy những cảnh đẹp hai bên sông với những sinh hoạt thường nhật của người dân sống ven bờ.
Đến với CT du khách không chỉ choáng ngợp trước những khu rừng nguyên sinh thuần khiết, nơi trú ngụ hàng trăm loài động thực vật quý hiếm, mà còn bàng hoàng trước một vùng đất mà trong lòng nó đang ẩn chứa một di sản văn hóa vô giá của nhân loại. Đó là Thánh Địa Bà La Môn của vương quốc Phù Nam.
Mấy năm qua, sau nhiều cuộc khai quật, Nhà Nước đã thu được không ít hiện vật của  có giá trị như: Ngẫu tượng Linga-Yony, tượng thần Siva, 265 miếng vàng lá trên đó có chạm khác những hình tượng có liên quan đến Bà La Môn Giáo, tượng Phúc Thần Ganêsa…
            Năm 1985, lần đầu tiên một di chỉ văn hóa Phù Nam được người Việt Nam phát hiện, đó là hai nhân viên trẻ của Bảo Tàng Lâm Đồng tên là Hồ Thị Thanh Bình và Đinh Thị Nga cùng các cán bộ trung tâm khảo cổ thuộc viện khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Theo các nhà khảo cổ học cho biết, di tích Cát Tiên là thánh địa của đạo Bà La Môn của vương quốc Phù Nam, tồn tại từ thế kỷ thứ VI đến đầu TK VII. Tuy nhiên, trải qua 20 năm với nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ học lần lượt phát lộ ra nhiều đền tháp chìm dưới lòng đất, nhưng vẫn chưa xác định được chủ nhân của thánh địa cổ xưa này.
Cuối năm 1994 và đầu năm 1995 là đợt khai quật lần thứ 2, cuối năm 1996 là đợt khai quật lần thứ ba, đoàn khai quật đã chọn di tích nằm ở vị trí đầu tiên, cao nhất và đền tháp bình dồ hình vuông 12m x 12m, có diện tích lớn gấp 2 lần bốn lần tháp đã phát hiện trước đây. Kiến trúc vòm cổng có một phần nhô ra 5m. cửa lên xuống dẫn vào cửa chính hướng về phía đông. Dưới lòng tháp có một trụ giới thông từ nền gạch xuống hơn 3m để đỡ một linga dài 2,1m nặng khoảng 4 tấn. dưới bệ trụ có 1 một hộp cát chứa toàn bộ hiện vật mang ý nghĩa tôn giáo của chủ nhân đền tháp. Rất nhiều hiện vật khác nhau được phát hiện ở bên ngoài như tượng Phúc thần Ganesa của đạo Bà La Môn, đĩa đèn, đồ đồng, đồ sắt, gốm và nhiều hiện vật khác trong lòng đất như đá thạch anh, 79 mảnh gốm, 116 mảnh vàng được chạm hình ảnh các vị thần ttrong đạo Bà La Môn bằng kỷ thuật gò nổi (trước đó có kỷ thuật khắc chìm) và những văn tự bằng chữ Phạn (Sankrit) có 47 tấm trong số đó, một bộ linga bằng vàng và một bằng đồng bịt bạc có kích thước nhỏ nhất so với những tượng linga mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở Việt Nam.
Theo đánh giá của các nhà khảo cổ, thánh địa CT cổ kính không thua kém thánh địa Mỹ Sơn. Lại nằm trên đường tỉnh lộ nối với QL 20, nên thánh địa CT sẽ là điểm tham quan du lịch và nghiên cứu thuận lợi, đầy hấp dẫn và giá trị. Hiện nay, Bộ Văn Hóa Thông Tin  đã hỗ trọ kinh phí để tỉnh Lâm Đồng tiến hành qui hoạch, trùng tu tổng thể quần thể di tích thánh địa CT trải rộng trên diện tích 15 km2.
Giáo sư Hà Văn Tấn – Viện trưởng viện Khảo Cổ Học Việt Nam nhận xét: “Trong lịch sử, Cát Tiên là đường biên giới của các miền văn hóa, một đường biên giới không biến động, với những đền tháp uy nghiêm. Nơi đây các nhà khảo cổ đã ý thức và chọn một phương pháp khai quật lưu giữ di tích rất công phu để bảo vệ các cấu trúc và bình diện của đền tháp và đền mộ. Di tích Cát Tiên là một điểm quan trọng để nghiên cứu sự hình thành quốc gia, nhà nước cổ đại Phương Nam. Với những chứng tích và di vật từ CT có thể khôi phục lại giai đoạn lịch sử không thành văn mà CT là trung tâm chính trị, tôn giáo của một quốc gia cổ đại…”

Đèo chuối (km 81-85) là đèo đầu tiên từ TP.HCM lên Đà Lạt. Đèo Chuối dài 4 km. Chạy giữa thung lũng của hai dãi núi cao. Trước đây vùng này mọc tất nhiều cây Chuối nên ngừơi ta gọi là đèo Chuối. Xe lên hết đèo Chuối tức là chúng ta ở trên độ cao 350m so với mặt nước biển.

ĐÈO CHUỐI – SUỐI TIÊN
Khu du lịch suối Tiên (km 85)
Suối Tiên bắt nguồn từ núi Sun-Say giáp tỉnh Bình Thuận, dài trên 10 km.
Liên doanh giữ Sài Gòn Tourist và huyện Đahoai khánh thành 1989.
Suối Tiên là dòng suối rộng, trong xanh, chảy xiết với nhiều khối đá nổi lên rên dòng suối. Dòng nước chảy qua vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh càng tạo phong cảnh hữu tình. Ở đây có thể tổ chức tour nghỉ ngơi giải trí, cắm trại, thăm rừng.

- Km 81: Đèo Chuối. Đây là ngọn đèo đầu tiên trên đường đi từ TP. Hồ Chí Minh lên Đà Lạt. Đèo Chuối dài 4km nằm giữa thung lũng của 2 dãy núi  cao. Nơi cao nhất của đèo Chuối là 350m so với mực nước biển. Trước đây, tại khu vực đèo này có rất nhiều chuối hoang nên người ta đặt tên là đèo Chuối.

- Km 86: Khu Du Lịch Rừng Madagui - Suối Tiên.
Khu Du Lịch Rừng Madagui
Khu Du Lịch Rừng Madagui còn được gọi là KDL Suối Tiên, là một phần của mảng rừng Bắc Cát Tiên thuộc thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Đây là khu du lịch sinh thái rất hấp dẫn bởi địa hình phong phú, thích hợp cho du khách yêu thích không khí trong lành, khám phá thiên nhiên. Ngoài cánh rừng nguyên sinh bao la với nhiều hang động, khe suối tự nhiên còn có dòng suối Tiên chảy qua, tạo cho KDL không những lãng mạn, hữu tình mà còn có đầy đủ yếu tố phong thuỷ.
Địa danh Madagui xuất phát từ ngôn ngữ của người Mạ. Ăm "Ma" có nghĩa là người dân tộc Ma; âm "Đạ" được phát âm lệch thành "Đa", có nghĩa là sông, suối, âm "Gui" có nghĩa là chỗ dừng, chỗ đứng. Như vậy "Madagui" có nghĩa chung là vùng đất có sông suối mà người Mạ dừng lại để chọn làm nơi sinh sống. Nhưng cũng có người bào âm "Gui" là tên của dòng sông hay dòng suối và giải thích rằng "Madagui" là sông Gui của người Mạ. Đây là nơi dân cư người Mạ sống lâu đời nhất tại vùng này.
Khu Du Lịch Rừng Madagui có một mảng rừng với tổng diện tích 600 hécta, đang được khai thác gần 50 hecta để xây dựng những công trình hạng mục kết hợp với thắng cảnh thiên nhiên đa dạng để phục vụ cho du khách tham quan. Chiếc cầu treo dài 120m được bắt ngang để nối 2 bờ của dòng Suối Tiên, mở lối đi cho du khách khi vào tham quan rừng nguyên sinh.
Dòng suối Tiên là một phần của sông Đạ Huoai bắt nguồi từ Bảo Lộc chảy qua rừng Madagui với chiều dài khoảng 3km. Đây là nơi sinh sống của 2 loài cá lăng và cá leo. Mùa khô, dòng nước trong xanh với mực nước dười 1m; nhưng vào mùa mưa, nước dâng cao có thể trên 10m. Dọc bờ suối là những bãi sỏi thiên nhiên là bãi tắm rất lý tưởng cho du khách.
Truyền thuyết về suối Tiên của người Mạ: "Thuở xa xưa, trong một đợt hạn thán kéo dài làm khắp  buôn làng người Mạ lo lắng vì thiếu nước. Trẻ con khóc hét suốt ngày vì khát nước. Có một người phụ nữ vừa sinh con nhưng không có sữa cho con bú, nên người chồng phải vào rừng tìm trái cây chua cho vợ con ăn. Chàng đã vượt qua ba ngọn núi và bảy cánh rừng. Một buổi sáng, khi mặt trời vừa nhô lên cao, chàng phát hiện một tổ ong liền dương cung bắn. Mũi tên vừa chạm vào tổ ong, một dòng nước  bắn thẳng vào người chàng. Chàng trai hoảng sợ bỏ chạy, tức thì dòng nước đuổi theo. Chàng chạy nhanh, dòng nước đuổi theo càng sát chân chàng. Đến khi kiệt sức, chàng gục xuống bên cánh rừng rồi thiếp đi, dòng nước cũng dừng lại và lan rộng mãi tạo thành một vũng nước sâu. Nhờ dòng nước này mà buôn làng người Mạ được cứu sống sau đợt hạn thán đó và tồn tại cho đến ngày nay"
Cách suối Tiên khoảng 2.000m là suối voi nằm sâu trong khu rừng hoang sơ, có chiều dài khoảng 1km. Bà con người dân tộc phát hiện dòng suối này là nơi đàn voi rừng thường xuyên đến uống nước và đùa giỡ với nhau, nên gọi là suối Voi. Dòng suối chảy qua nhiều ghềnh đá. Vào mùa mưa, nước chảy cuồn cuộn tạo nên dòng nước trắng xoá như mộ dải lụa trải dài giữa rừng xanh; đến mùa khô, nước chảy róc rách bên những khe đá được tạo thành bởi những tảng đá hoa cương to nằm kề sát nhau, có thể là nơi dừng chân cho khách tham quan. Nơi đây từng là bãi đào khai thác vàng của dân địa phương trước đây. Ngoài ra, trong khu rừng du lịch này còn có nhiều dòng suối ngầm chảy len lỏi trong các hang đá.

Hang động của KDL rừng Madagui gồm 2 hệ thống được tạo thành bởi những khối đá granite khổng lồ: hệ thống hang động nằm sâu dưới lòng đất, cách mặt đất từ 10 - 12m; và hệ thống hang động nằm trên cao, cách mặt đất khoảng 10m. Điểm chung đặc biệt của hang động rừng Madagui là không khí bên trong mát lạnh; vào cửa này và ra cửa khác, vi lối quay lại rất khó đi. Các hang động nơi đây đang được khai thác để giới thiệu cùng khách tham quan như: hang Tử thần, hang Thầy, hang Dơi, hang Cô, hang Thần Núi...và còn nhiều hang động khác nằm sâu trong rừng được bao phủ bởi rễ của những loài cây cổ thụ.

Hang Tử Thần là một hang đẹp tự nhiên nằm sâu trong rừng, được bao phủ bởi những rễ cây. Trong hang có những khu vực sâu thẳm tạo cho du khách cảm giác hồi hợp khi thám hiểm.
Hang Thầy được tạo thành bởi một tảng đá to, có vòm nghiêng như một mái nhà kết hợp với những phiến đá lớn, phẳng lì khác tạo nên một hang động kín đáo. Trong hang có dòng suối ngầm chảy len lỏi dưới các phiến đá. Chuyện kể rằng: "Trước đây, có một người đàn ông cao tuổi đến sống và tu tại hang động này. Không ai biếy rõ ông đến từ đâu. Lúc ông ra đi và đi về đâu cũng không người nào biết. Ông chỉ để lại dấu tích những ngày trú ngụ tại nơi đây là một chiếc bàn được ghép và kê bằng những phiến đá bằng phẳng và "bộ chuông mõ". Từ đó dân địa phương gọi nơi đây là hang Thầy.

Thạch Lâm là mộ quần thể đá giữa rừng, gồm hàng chục khối đá hoa cương khổng lồ trong một  khuôn viên rộng khoảng hai hecta. Những khối đá này xếp chồng lên nhau tạo nên những hình thù kỳ lạ, kích thích trí tưởng tượng cho du khách đến tham quan.

Động Dơi là nơi tập trung các loài dơi núi về đây trú ngụ, là hang động chính trong khu vực Thạch Lâm nằm giữa rừng bằng lăng. Hang động này có chiều dài khoảng 50m, có 3 lối đi. Lối đi trong hang khúc khuỷu, khó đi. Du khách vào hang tham quan có cảm giác như đang đi vào lòng đất, nhưng thực ra là đang đi lên đỉnh hang trên mặt đất.
Hang Cô còn có tên gọi là Hang Voi, có chiều dài khoảng 20m. Lối đi lên hang khá hẹp và vất vả vì độ dốc cao. Hang động này là nơi đàn voi rừng thường ghé vào để nghỉ ngơi trước đây. Chúng khéo léo đi vào hang qua những bậc đá có sẵn. Trong hang có nhiều tảng đá nhẵn do voi cọ lưng vào.

Hang Thần Núi là một trong những hang động hấp dẫn nhất trong hệ thống hang động của KDL rừng Madagui. Qua miệng hang trên mặt đất, du khách sẽ được đi sâu vào lòng đất để tham quan. Hang có chiểu dài khoảng 200m, sâu khoảng 5m, chiều rộng khoảng 3m. Trong hang có dòng suối ngầm đang ngày đêm tuôn chảy. Bên trong hang khá tối, địa hình lồi lõm, lối đi ngoằn ngèo như một địa đạo tự nhiên hoàn toàn bằng đá. Có những đoạn hẹp rất khó đi nên phải lách người chen qua tạo cảm giác rùng rợn. Hang thần núi có 3 tầng, mỗi tầng cách nhau khoảng 30 - 40m. Tầng thứ nhất có khoảng sân rộng chừng 100m2, làm nơi dừng chân  cho du khách tiếp tục vào khám phá tầng hai và tầng ba.

Hệ thống thực vật KDL rừng Madagui rất phong phú với hàng trăm loại cây lạ và gỗ quý như: lồ ồ, tre, mun, mekeo, cây si, tung, gõ, bằng lăng...các loại hoa kiểng quý được trồng trong KDL rừng Madagui. Những cây cổ thụ có hàng trăm tuổi, to khoảng chục người ôm với bộ rễ dài nổi cuộn trên mặt đất và một số cây mọc trên đá. Đặc biệt là loài cây kơnia đặc trưng của rừng núi Tây Nguyên, được xem là loài cây thiêng của bà con người dân tộc. Ngoài ra, khu du lịch này còn xây dựng khu rừng mưa nhiệt đới nhằm góp phần vào việc bảo tồn rừng nhiệt đới cũng như tạo môi trường tham quan, học tập, nghiên cứu thiên nhiên cho học sinh, sinh viên, đồng thời góp vai trò điều hoà khió hậu, chống xói mòn, giữ nước nuôi cây trồng tái tạo rừng.

Bên cạnh đó, KDL rừng Madagui còn có bộ sưu tập tre trong khoảng diện tích 10 hecta với hơn 40 loài tre khác nhau. Bộ sưu tập vườn cây ăn trái rộng 12 hecta với những giống cây trai phổ biến của mọi miền đất nước, cho trái quanh năm để phục vụ cho  khách du lịch như: ổi, mận, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, táo, sơri, mãng cầu, cam, bưởi, quít...
Động vật của khu rừng này cũng đa dạng như voi, cheo, nhím, heo rừng, sóc, dúi (thú gặm nhấm sống trong hang đất, tự đào củ và rễ cây để ăn) và các loài ong, bướm, côn trùng khác.

Ngoài thắng cảnh thiên nhiên, KDL sinh thái này còn có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí như: câu cá, cưỡi ngựa, khu mê cung ắc ó, khu văn nghệ cồng chiêng Tây Nguyên, nhà Tarzan, hồ bơi, tắm suối, ảo thuật, sân tennis, bắn súng hơi,các trò chơi dân gian, xiếc thú: bồ câu, khỉ, chó...và các khu dịh vụ ẩm thực, khu nhà nghỉ dành cho khách lưu trú qua đêm được xây dựng giữa cảnh quan yên tĩnh, không khí trong lành, đầy đủ tiện nghi.
Khu vực dành riêng cho du khách cắm trại có diện tích khoảng 10 hecta gồm đồi: Gió, đồi Mai Vàng, đồi Bò Cạp, đồi Bằng Lăng, đồi Anh Đào...với thảm cỏ xanh rợp bóng mát trải dọc theo bờ suối Tiên. Hệ thống lều trại hiện đại và các dịch vụ cắm trại khác...
Hiện nay, KDL rừng Madagui là điểm tham quan, nghỉ ngơi lý tưởng thu hút rất nhiều du khách  trong và ngoài nước đến vui chơi, nghỉ dưỡng. Đây cũng là điểm tham quan lý thú cho các đoàn du khách dã ngoại, picnic, cắm trại với các dịch vụ văn nghệ, sinh hoạt múa hát cùng bà con đồng bào dân tộc Tây Nguyên bên đống lửa trại và các món ăn dân dã như: bắp nướng, khoai nướng và có cả tiệc barbecue với rượu cần. Đặc biệt, đây là môi trường  giáo dục bổ ích cho các đoàn học sinh, sinh viên đến đây tham quan thực tế về môi trường sinh thái, luyện tập kỷ năng sống hoà mình với thiên nhiên để cùng nhau bảo vệ môi trường xanh của hành tinh đang ngày càng bị ô nhiễm.

Từ năm 2006 - 2010 đánh dấu sự đổi mới của Khu Du Lịch với nhiều công trình được đầu tư mới :
Nhà hàng Trà My Vàng (Camellia Flava) với thiết kế kiểu mẫu nhà rông Tây Nguyên có sức chứa 800 khách phục vụ ăn uống, phục vụ phòng họp, hội nghị.

Hệ thống Villa mang tên gọi của các loại trái cây như Banana (chuối), Papaya (đu đủ), Guava (ổi), Carambola (khế), Sapodilla (hồng xiêm), Casava (củ sắn), Cherimoya (sơ-ri), Mango (xòai), Avocado (bơ), Pomelo (bưởi), Cainito (vú sữa) đạt tiêu chuẩn 3 sao. Những dịch vụ hỗ trợ đạt tiêu chuẩn quốc tế như hồ bơi, sân tennis, billiard... mà trong đó phải kể đến công trình hồ bơi cảnh quan với thiết kế độc đáo gồm 3 tầng thác đổ giữa núi rừng thiên nhiên với diện tích mặt nước hơn 2.000m2.

Ngoài không gian của núi rừng thiên nhiên, Khu Du Lịch Rừng Madagui cũng đáp ứng nhu cầu vui chơi thư giãn với những dịch vụ như bắn súng đạn nước sơn "Paintball", chèo thuyền hơi, thuyền độc mộc, kayak, khám phá hang động, bơi lội, ca nhạc cồng chiêng, đốt lửa trại, cưỡi ngựa, câu cá, bắn súng cự ly, đạp xe vượt địa hình, hát karaoke, xông hơi, xoa bóp... Tại đây luôn có những chương trình hấp dẫn được thiết kế riêng phù hợp với từng dịp lễ, tết trong năm.

KDL rừng Madagui hân hạnh giới thiệu một chương trình mới khám phá núi rừng Madagui với tên gọi Cảm Giác Madagui. Với hành trình khám phá này, Quý Khách sẽ khám phá Công Viên Thần Núi, được ngắm Cầu Treo bắc qua dòng sông Đạ Huoai để rồi sau đó lạc lối vào Mê Cung Ắc Ó. Hành trình tìm kiếm cảm giác Madagui sẽ bắt đầu từ Thiên Phúc Sơn Động, xuyên qua Vườn Tre Sưu Tập để đến Hang Tử Thần với độ sâu hơn 15m. Bước ra khỏi hang, Quý Khách lại đi bộ xuyên qua Rừng Mưa Nhiệt Đới để từ đây lại rong ruỗi trên lưng những chú ngựa khỏe mạnh, tận hưởng những cảm giác lắc lư theo nhịp bước của những chiến mã để rồi chợt bừng tỉnh khi một cành lá rừng khẽ vuốt qua bên mình. Bước ra khỏi những tán lá cây rừng, Quý Khách như vỡ òa bởi những cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đất trời, của sông nước, của dòng suối đang lượn lờ chảy qua trước mắt mình!

Trở về từ chuyến chinh phục, Quý Khách sẽ được tận hưởng những món ăn đặc sản miền núi chỉ có ở núi rừng Madagui. 
KDL rừng Madagui hân hạnh giới thiệu chương trình ẩm thực "Tuần Lễ Các Món Ăn Đặc Sản Miền Núi" với chủ đề "Cá Suối Rau Rừng". Đặc biệt Góc Nướng Madagui mang lại cảm giác cồn cào, nôn nao từ những món ăn mà chỉ nghe thôi đã thấy hương vị của nó mang lại như: Heo Sinh Thái Nướng Than Hoa, Ếch Rừng Nướng Sả Ớt, Cá Lăng Nấu Măng Chua ... Hơn thế nữa là những món ăn chế biến từ cá suối như cá Lăng, cá Leo, cá Trèn, cá Chạch ... và từ rau rừng như rau Nhíp, đọt Đủng đỉnh, hoa Chuối Rừng, Mướp Rừng, Tàu U, Măng rừng ...

Hãy đến khám phá và tận hưởng cảm giác "Vượt qua chính mình" tại Khu Du Lịch Rừng Madagui. Quý Khách sẽ hài lòng với những gì 
KDL rừng Madagui mang đến.

Đèo Bảo Lộc km 98-108 dài 10 km.

ĐÈO BẢO LỘC
Đây là một trong những đèo đẹp và có nhiều khúc quanh nhất trên đường đến Đà Lạt. Đèo Bảo Lộc được xây dựng từ năm 1923-1931. Do người Pháp xây dựng khoảng 70 kỹ sư cầu đường, khảo sát tính toán và 1.500 công nhân làm việc liên tục khoảng 9 năm để xây dựng đường đèo Bảo Lộc.
Khi lên đèo Bảo Lộc chúng ta có thể quan sát thực vật hai bên đường. Đây là loại rừng hỗn giao, xen lẫn giữa rừng cây nhiệt đới (lá rộng) và rừng ôn đới (lá nhỏ) chính do sự thay đổi đột ngột độ cao từ 350-800m nên khí hậu cũng thay đổi theo làm thực vật thay đổi theo.
Đèo Bảo Lộc còn là ranh giới giữa 2 huyện Bảo Lộc và Đa Hoai.
Km 102.5: tượng đài Đức Mẹ An Bình. Đây là điểm dừng chân của du khách trên tuyến đường QL20
Km 104: Miếu 3 cô (Điện Tam Cô), còn gọi là Bồng Sơn Miếu, do ông Đặng Hà thành lập để tưởng niệm ba cô gái đã tử nạn đường đèo tại đây. Đoạn tượng đức mẹ và Miếu ba Cô là 2 khúc quanh rất gắt.
Giữa km 104-105: Cầu Bảo Lộc 1
Km 105: cầu Bảo Lộc 2.
Lên hết km 108: là hết đèo Bảo Lộc, phía trước chúng ta thấy dãy núi đang được khai thác. Gọi là Núi Đá, dưới chân núi này là xí nghiệp khai thác đá.

Km 112 :bên trái nhà máy ươm tơ tự động Việt Ý(Liên doanh VN-Ý). Xây dựng 1992. Vốn của Ý. Công suất 500 tấn tơ loại A/năm.

CÔNG NGHỆ TƠ TẰM BẢO LỘC
Thị xã Bảo Lộc là một vùng nổi tiếng với những đặc sản như: Trà, Càfê, dâu tằm…..Thị xã Bảo Lộc còn là nơi đặt Tổng Công ty dâu tằm tơ Việt Nam. Xí nghiệp dâu tằm tơ nằm tại Km 208, quốc lộ 20.
Trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền thống xuất hiện ở nước ta từ rất lâu. Ví dụ Trưng Trắc và Trưng Nhị ở vùng Mê Linh người ta trồng dâu nuôi tằm. Năm 1597 Phùng Khắc Khoan đi xứ sang Trung Quốc đã học được khung dệt Trung Quốc và ông được coi là ông tổ của nghành dệt Việt Nam.

Km 117: Ngã 3 Đại Bình (bên trái)
Chùa Linh Quy Pháp Ấn trở thành viên ngọc quý của tỉnh Lâm Đồng, khi chốn tôn nghiêm này vừa yên bình thanh tịnh, vừa sở hữu không gian đẹp mê hoặc lòng người.
Đến Lâm Đồng, đừng bỏ qua chuyến du ngoạn ngắm cảnh chùa Linh Quy Pháp Ấn. Đường lên chùa hơi khó, lối đi nhỏ hẹp. Tuy nhiên khi đặt chân đến nơi, chắc chắn bạn sẽ thấy công sức của mình không hề lãng phí.
Từ thành phố Bảo Lộc, bạn đi đường Trần Phú, đến ngã 3 Đại Bình rẽ phải, gặp đường vô xã Lộc Thành (Quốc lộ 55). Đi ngang chợ Lộc Thành, qua cầu Đa Trăng, chạy thẳng một đoạn gặp ngã 3. Rẽ phải sẽ gặp chùa Niết Bàn, chạy thẳng tiếp gặp ngã tư rồi rẽ phải. Tiếp tục chạy thẳng, rồi rẽ trái theo hướng thôn văn hóa (Thôn 4, xã Lộc Thành). Qua thôn, chạy khoảng 2 km, bạn sẽ thấy một con hẻm nhỏ bên tay trái. Rẽ vào, men theo hướng lên dốc. Bạn sẽ gặp bảng hướng dẫn, rẽ trái theo hướng được chỉ (Quán Chiếu Đường), đi tiếp một lúc sẽ tới chùa Linh Quy Pháp Ấn.
Kết quả hình ảnh cho quán chiếu đường chùa linh quy pháp ấn

Đoạn đường lên chùa nên đi bằng xe số, không nên đi xe tay ga. Tuy nhiên, lý thú nhất là đi bộ, vì bạn sẽ được thỏa sức ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên hiếm thấy. Hiện đường đã được sửa lại, dễ đi hơn trước nhiều, nhưng chắc vẫn làm khó những ai ít khi vận động. Bạn sẽ bắt gặp những cụ già leo núi, hay những cô sơn nữ đeo gùi chất đầy đồ mà đôi chân vẫn thoăn thoắt trên con đường gập ghềnh.
Ẩn mình trên đồi 45, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, chùa còn được gọi bằng tên am Pháp Ấn. Nơi thanh tịnh này nằm trên ngọn đồi cao, lọt thỏm giữa những rừng cây, vườn chè. Không gian xanh mướt xung quanh càng làm cho không khí thanh thoát, nhẹ nhàng.
Kết quả hình ảnh cho Đường lên chùa linh quy pháp ấn
đường lên chùa

Chùa Linh Quy Pháp Ấn có cánh cổng Thần Đạo uy nghiêm được ví như “Cổng trời”. Cánh cổng phảng phất nét kỳ bí nổi bật giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ càng làm cảnh sắc nơi đây thêm phần lung linh. Đứng ở cổng, hãy phóng tầm mắt ra xa để thấy bốn phía đều huyền diệu, mờ ảo, đẹp như tranh vẽ.
Vừa vào sân chùa, cảm giác hệt như đang đứng giữa một vùng trời mây bao la, ai cũng thấy mình thật nhỏ bé. Khoảng sân rộng này cũng là nơi các nhà sư tập trung làm lễ vào buổi sáng sớm.

Khi vào trong viếng chùa, bạn sẽ thấy cách bố trí sắp đặt bên trong rất tinh tế. Ở đây còn có vườn sỏi được thiết kế dựa trên triết lý về sự tĩnh tại và thiền định, tượng Bồ Tát giữa hồ nước cùng nhiều khung cảnh khác. Mỗi góc có một nét đặc sắc riêng nhưng tất cả đều mang lại cho bạn sự thanh thản trong tâm hồn.

Kết quả hình ảnh cho chùa linh quy pháp ấn


           Khoảng sân rộng này là nơi các nhà sư tập trung làm lễ vào buổi sáng sớm.
Bình minh và hoàng hôn tại chùa Linh Quy Pháp Ấn là những khoảnh khắc tuyệt diệu nhất. Vào tinh mơ, từng lớp sương mù lờ lững giăng phủ khắp đồi núi trập trùng. Sương hòa quyện với mây tạo cảm giác như bạn đã lạc bước đến chốn bồng lai tiên cảnh. Và bạn không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng những vệt ráng chiều vắt ngang qua bầu trời lúc chạng vạng. Cảnh sắc yên tĩnh trầm mặc càng làm bật lên nét thanh tịnh của chùa, xua tan tất cả phiền não trong lòng mọi người.
Kết quả hình ảnh cho chùa linh quy pháp ấn
Cổng Trời chùa Linh Quy Pháp Ấn.

Chùa Linh Quy Pháp Ấn vừa có cảnh đẹp để bạn trầm trồ ghi lại những khung hình độc đáo, vừa có không khí trong lành yên bình để tâm hồn bạn tìm được khoảng bình lặng. Thế nhưng bạn nên nhớ đây vẫn là nơi tôn nghiêm, thích thú đến mấy cũng nên giữ im lặng và tuyệt đối không xả rác.
Ngôi chùa Linh Quy Pháp Ấn độc đáo và tuyệt đẹp này chắc chắn sẽ ngày càng thu hút nhiều du khách đến ngoạn cảnh. Nơi đây quả thật là tiên cảnh dưới trần gian, một địa điểm hấp dẫn của tỉnh Lâm Đồng hiện nay.

Km 118: Có nhiều cửa hiệu kinh doanh trà nổi tiếng của Bảo Lộc, đây là trung tâm trà của Miền Nam và Miền Trung. Vùng đất Bảo Lộc là nơi người Mạ đã sinh sống qua nhiều thế kỷ và họ cũng từng giao lưu mua bán với người Việt và Xiêm. Người Mạ có tục cà răng căng tai. Đồ gốm của người Việt thời Lý, Trần, Lê đã được tìm thấy ở vùng đất này.
Phía tay phải có nhà thờ Bảo Lộc, một công trình kiến trúc Công Giáo lạ và đẹp mắt được thiết kế kết hợp hình ảnh trời tròn đất vuông với nhiều đường nét cách điệu hiện đại. Ngôi thánh đường nay được xây dựng vào những năm cuối cùng của thiên niên kỷ thứ 2. Giáo xứ Bảo Lộc được thành lập năm 1936, do Linh Mục Gion Baotixita Cassigne.

Km 136: Nông trường trồng trà
TRÀ LÂM ĐỒNG
Trà có ở Việt Nam lâu đời. Được trồng thành đồn điền 1877.
Tỉnh Lâm Đồng trồng Trà từ thời Pháp thuộc, năm 1930 một rung tâm nghiên cứu nông học được thành lập ở Bảo Lộc, nghiên cứu các giống Trà phục vụ cho việc phát triển các đồn điền. Sau năm 1954 bên cạnh những đồn điền càfê rộng lớn cùa Pháp còn có các đồn điền nhỏ của người dân di cư từ Miền Bắc. Ơ Pleiku và Kom Tum các đồn điền Trà quan trọng là Catecka và Pit.
Ở Bảo Lộc, Di Linh giống Trà Shan được trồng nhiều. Đây là giống trà lá nhỏ, thường được gọi là “ Bạch mao trà”, được chế biến thành loại trà xanh mà người Việt rất yêu thích. Ngoài ra còn có Trà Assam, chế biến thành loại Trà Đen để xuất khẩu trung bình 1 ha trà thu hoạch chế biến khoảng 800 kg trà thô, trung bình 1 tháng người ta thu hoạch khoảng 2 lần và khai thác khoảng 20-25 năm phá bỏ, trồng mới. Trong cây trà người ta phân tích là có 13 chất với 120 hoạt tính khác nhau trong đó quan trọng nhất là Tanin và Cafein, hai chất này gíup người uống trà tiêu hoá dễ dàng kích thích thần kinh.
Chế biến và phân loại Trà:
Trà đọt hay trà Móc Câu, đây là búp trà sau khi sấy có dạng như móc câu. Nếu là giống trà Shan sau khi sấy xong bên ngoài đọt trà có một lớp lông trắng mờ, mà người ta gọi là trà Bạch Mao.
Trà Lá hay Trà Buồm có giá trị thấp sử dụng đại trà
Diện tích cả nước hiện nay là 160000 ha Lâm Đồng 16000ha, Bảo Lộc 10000 ha. Năng suất 18-20 tấn lá/năm/ha.
Cây trà có tên khoa học là Camelia Sinencis, thuộc họ Theacae. Ở Việt Nam, tuỳ từng địa phương gọi tên loại nông sản này là "trà" hoặc "chè". Trà có hoa trắng, lá xanh tốt quanh năm. Thân cây trà mọc hoang có chiều cao từ 5 - 10m; nhưng trong đồn điền, người ta cắt xén cho thân cây trà cao khoảng 50 - 120cm, để người nông dân dễ dàng hái lá và nụ khi thu hoạch. Người ta thường cắt ngang thân những cây già để chồi mới được phát triển; phương pháp này giúp cho cây trà đạt đến tuổi thọ 100 năm là bình thường.
Theo các tài liệu nghiên cứu cho biết, người ta đã tìm thấy dấu tích cùa lá và cây trà hoá thạc ở đất tổ Hùng vương thuộc tỉnh Phú Thọ. Người ta còn đặt vấn đề, cây trà đã có từ thời đồ đa thuộc Văn Hoá Hoà Bình. hiện nay ở vùng suối Giàng thuộc tỉnh Yên Bái, nơi có độ cao khoàng 1.000m so với mực nước biển có một rừng trà hoang với khoảng 40.000 cây trà dại, trong đó có một cây trà cổ thụ mà ba người ôm không hết. Như vậy có thể nói, Việt Nam chính là một trong những chiếc nôi cổ  nhất của cây trà trên thế giới và kết luận của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã khẳng định điều này.
Hạt trà được ươm sáu tháng có rễ chuột (rễ chính), thân dài khoảng 30cm sẽ được nhổ lên cắt lông tơ và một phần nhỏ của  của đuôi chuột. Sau đó, dùng nọc xoi vào đất và đặt cây trà vào, chèn đất thật chặt. Sau 3 năm, trà có thể được thu hoạch. Hiện nay, người ta có thể chiết cành giâm vào bầu đất, chờ đến khi phát triển thành cây thì mang đi trồng và có thể là thu hoạch sản phẩm sau 2 năm; kỹ thuật này có ưu thế là xác định được giống trà một cách rõ ràn. Thời gian khai thác cây trà dài hay ngắn tuỳ thuộc vào phương pháp chăm sóc và tưới bón của nhà nông, có thể kéo dài đến 100 năm.
Vào mùa nắng, cần phải giữ độ ẩm cho cây trà bằng cách tưới nước thường xuyên. Người ta thường dùng phương pháp tưới phun. Tuy kỹ thuật của mỗi nhà nông và vùng đất mà bón phân thích hợp cho cây trà. Thường xuyên cắt tỉa, để thân cây trà vừa tầm tay người thu hoạch. Để bào quả tốt  vườn trà, các cây trà bị sâu cần phải được nhổ bỏ ngay, vì cây trà kỵ thuốc trừ sâu rầy. Mỗi tháng, thu hoạch trà từ 3 - 4 lần. Việc hái trà cũng rất quan trọng và được quy định rõ ràng, trà xanh đc ngắt hai lá, trà Ô Long được ngắt ba lá to và búp...
Trà xanh là loại trà không ủ lên men, phân biệt với trà đen, có hương tự nhiên, không ướp hoá chất hoặc bất kỳ hương liệu nào. Trà được rang trong chảo bằng gang. Lá trà được cuộn bằng tay hoặc bằg máy rồi đem rang một lần nữa. Trà xanh được ướp hương như hoa sen, lài, cúc, sói, ngâu...được gọi là trà xanh hương lài, trà xanh hương sen...Đặc biệt trà hương sen là loại trà quý chỉ dùng để tiếp đãi khách tri ân hoặc làm quà biếu.
Trà đen là loại trà được ủ cho lên men. Chế biến trà đen phức tạp hơn trà xanh Sau khi thu hoạch từ vườn về, trà phải được xử lý ngay trong ngày, không để qua đêm bằng cách xào, luộc, hấp trong khoảng 24h. Sau đó, trà được cuộn bằng tay hoặc đưa vào máy se lại. Tiếp tục ủ men ấm trong 3 - 5h rồi đêm sấy khô. Đó là những khâu sơ chế. Sau khi tinh chế, trà được đem phân thành nhiều loại.
Có rất nhiều loại trà như trà lá, trà búp, trà xanh, trà đen, trà hạt, trà bột, trà cám, trà mộc hay trà ướp hoa...nếu không phải là người sành điệu cũng không dễ dàng phân biệt. Ngày nay, người ta thường uống trà xanh là lá trà tươi được rửa sạch rồi đem hãm trong nước sôi. Nước có màu vàng xanh, mùi thơm dịu. Loãi trà này, khi uống có kèm theo phông kẹo đậu phộng là ngon tuyệt.
Loại trà xanh được sơ chế bằng phương pháp thủ công rất được người Việt Nam ưa dùng và thường được gọi là trà móc câu. Trà móc câu là trà búp non, cánh săn và nhỏ, có dáng cong như hình chiếc móc câu. Nhưng cũng có người gọi là trà "mốc cau" với lý luận là trà tròn cánh, có mốc trắng như mốc cay cau.
Trà, dù được chế biến hay uống bằng cách nào vẫn thể hiện một thứ đạo, đó là "đạo trà" và nghệ thuật thưởng trà là một trong nghệ thuật ẩm thuỷ hàng đầu của người Đông Nam Á. tục uống trà ở Việt Nam đã có từ lâu và rất phong phú, từ cách uống cầu kỳ, cổ xưa cho đến cách uống bình dân hay hiện đại.
Một bộ đồ uống trà có bốn chén quân và một chén tống để chuyển trà. Trong đạo trà Việt Nam rất trân trọng cách dâng mời trà. Dâng trà là một cách thể hiệnvăn hoá biểu hiện sự lễ độ hay lòng mến khách. Dâng trà đúng cách là ngón tay giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ lấy miệng chén, gọi là "Tam long giá ngọc". Người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Cầm chén trà uống phải quay lòng bàn tay vào trong, đưa chén trà lên mũi để thưởng thức hương vị của trà. Người uống trà thường mím miệng nuốt nhẹ để hương trà thoát ra đường mũi và đọng nơi cổ họng và để từ từ cảm nhận hương và vị của trà.
Ngày xưa, muốn uống trà ngũ vị phải dùng chiếc khay có năm ô trũng đựng năm loại hia, úp năm chiếc cốc sạch lên năm ô trũng của khay và đặt lên bếp lửa. Một lúc sau nhấc cốc ra, cốc sẽ đượm mùi hương thơm chả mỗi loại hoa trên khay. Khi rót trà vào cốc, mỗi cốc trà sẽ có mùi hương đặc trưng của từng loài hoa. Khách tuần tự thưởng thức được cả năm loại trà với năm mùi hương hoa khác nhau.
Dù trời mưa hay nắng, lòng vui hay buồn cũng không thể từ chối một ly trà nóng khi chủ nhà trân trọng mời bằng 2 tay. Uống trà cũng là cách ứng xử của văn hoá, uống từng ngụm nhiỏ để thưởng thức hết hương vị ngọt ngào của trà và cảm nhận hơi ấm cũa chén trà, uống để đáp lại lòng mến khách, uống để mở đầu câu chuyện gia đình, chuyện xã hội, chuyện nhân tình thế thái...và uống để cảm nhận hương vị của đất trời trong chén trà. Mời trà và cùng nhau dùng trà là một biểu hiện nét thanh cao, tình tri âm tri kỷ, thể hiện lòng mong muốn hoà hợp để xoá đi những đố kỵ, hiềm khích, hận thù trong văn hoá ứng xử. Qua cách uống trà của mỗi người cũng nói lên mức độ tình cảm và trình độ học vấn của người đối thoại, đồng thời có thề xét đoán tâm lý của người đối diện lúc dùng trà.
Phương ngôn có lưu truyền những câu về việc uống trà:"Trà dư, tửu lậu", "Rượu ngâm nga, trà liền tay, "trà tam tửu tứ...Uống trà là một triết học về sự tế nhị, thanh tao, suy ngẫm, tĩnh tâm để mưu cầu điều thiện và tránh điều ác. Do đó, cần có sự tiết độ trong việc uống trà: không uống nhiều, không uống đặd và không uống liên tục suốt ngày...để thể hiện tính giao hoà vời thiên nhiên, hợp lý về thời gian, không gian, môi trường và con người. Ca dao có câu:
"Làm trai biết đánh tổ tôm
Uốg chè Liên tử, ngâm nôm Thuý Kiều"
Trà ngon cũng như bạn hiền, may mắn mới có được chứ không phải cầu là có. Thật vậy, do thời tiết, mưa nắng mạnh yếu và trình độ sản xuất, chế biến...là những yếu tố quyết định đến chất lượng trà thành phẩm. Vào mùa hè nóng bức, người nông dân đi làm đồng về có được bát trà xanh pha chút đường để uống là quý nhất. tuy nhiên, uống trà không đúng cách sẽ làm mất vị ngon của trà và ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Để bảo quản, trà phải được cất giữ nơi khô ráo và thoángmát, hạn chế tối thiểu ánh sáng để không làm suy suyễn hương vị của trà. Muốn uống được tách trà ngon cần phải đun đúng nước đúng lửa. Nước tinh khiết, không có bất kỳ mùi lạ nào, không co nhiều muối khoáng; thường người ta dùng nước mưa. Nước cần phải đun thật sôi trước khi đem pha trà và đổ bớt chút nước qua vòi ấm đun nước để tránh mùi khói vướng lại đầu vòi ấm lúc đun. Bình pha trà được tráng qua một lần bằng nước sôi. cho trà vào bình và rót nước sôi vào vừa ngập trà rồi đổ bỏ, gọi là rửa trà. Sau đó, cho nước sôi vào bình để hãm trà cho đến lúc vừa khẩu vị rồi đem mời khách.
Một chuyên gia nước ngoài có nhận xét về nền kinh tế nông nghiệp của nước ta rằng:"Ở Việt Nam, ngoài lúa gạo và cà phê, chẳng có sản phẩm nào có lợi hơn trà khô. thật vậy trà Việt Nam đã thâm nhập thị trường của khoảng hơn 45 quốc gia, đưa nước ta trở thành một trong 10 nước xuất khẩu trà hàng đầu thế giới. Diện tích trồng trà cả nước có khoảng 90 hecta, với sản lượng gần 330.000 tấn mỗi năm. Ở Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, cây trà đã được trồng từ những năm 1930 và cho đến nay có nhiều công ty chế biến trà có danh tiếng ở vùng đất này như: Tâm Châu, Trâm Anh, Bảo Duy...
Nông Nghiệp chủ yếu của Bảo Lộc là cây trà. Những người nông dân nơi đây là những người di cư từ miền Trung và miền Bắc vào những năm trước và giữa thế kỷ 20. Họ lập nên những vườn trà từ bao đời nay với những loại giống trà gốc Bắc. Ngày nay, trà Bảo Lộc rất đa dạng với nhiều loại giống mới
Hiện nay, tại trung tâm thành phố Bảo Lộc, có rất nhiều hiệu trà danh tiếng , trong đó danh trà Trâm Anh ở số 807 Trần Phú, cũng là quốc Lộ 20, thanh phố Bảo Lộc là một trong những hiệu trà nổi tiếng, có kinh nghiệm trồng và chế biến trà qua ba thế hệ. Trà Trâm Anh đã tạo được uy tín đối với du khách trong và ngoài nước. Sản phẩm trà của thương hiệu này là một trong những doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hàng đầu Bảo Lộc với nhiều hương vị trà phong phú. Đây là một điểm dừng chân lý tưởng của tuyến du lịch Đà Lạt, du khách đến đây sẽ được thưởng thức trà và cafe miễn phí, nhưng giá sản phẩm phục vụ không thay đổi.
Công Dụng của Trà:
Uống trà là thú vui tao nhã từ xưa đến nay. Trà không những là lọai nước giải khát rất tốt, mà còn có thể chữa được một số căn bệnh và là một loại mỹ phầm tự nhiên giúp bảo vệ làn da, mái tóc cho con người.
Trà đặc có tác dụng giải độc hơi than, uống nhầm kim loại, chất kiềm độc hại, thuỷ ngân, rượu...nhờ chất cacid tanic trong trà làm lắng đọng và thải trừ kim loại, làm trì hoãn sự hấp thu chất độc của cơ thể. Khi thời tiết hanh hao, da của nhiều người hay bị nứt nẻ đến rơm máu, bị sưng đau do chấn thương  bằng cách dùng búp chè tươi giã nát rồi đắp vào chỗ vết thương băng lại; vết nứt sẽ lành nhanh chóng. Trà giúp chữa các vết thương lở loét ở trẻ em và chống ngứa bằng cách lấy nước đặc còn ấm của nước trà tươi rửa vết thương.
Trà xanh được biết đến như một loại "mỹ phẩm"  tuyệt vời dùng để làm đẹp có hiệu quả và rẻ tiền như dưỡng da, làm đẹp  tóc, chống thâm quần mắt, giảm nhăn da, chống nắng, gội đầu chống bị ngứa...Trà ủ trong nước khoáng có pha chút đường, mật ong hoặc bột gạo và lòng đỏ trứng gà dùng để thoa lên mặt sẽ giúp làn da sáng mịn. Vào mùa hè, dùng nước trà thoa đều lên phần da hở trên cơ thể trước khi ra nắng để tránh da bị gây xạm do ánh nắng mặt trời. Nước trà đặc để nguội thoa vào chổ thâm quần sẽ làm dịu bớt màu thâm đen sau một đêm mất ngủ, hoặc có thể  dùng trà túi đặp trực tiếp. Nước trà pha với rượu và dầu thực vật thoa lên da đầu giúp chân tóc khoẻ, mượt tóc, sạch gầu.
Trà có tác dụng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, kích thích thần kinh được tỉnh táo, giãn nở khí quản giúp hô hấp dễ dàng, chống ung thư, viêm gan, viêm thận, hạ cholesterol trong máu, chống béo phì, chống lão hoá, cung cấp vô số vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ ...Trà không những là thứ nước giải khát khá tốt, mà còn chống được tác dụng của Strontium 90 là chất gây phòng xạ nguy hiểm nhất trong các vụ nổ bom nguyên tử có thể làm ung thư máu và các dạng ung thư khác.
Uống trà cũng cần được quan tâm đúng cách. Không nên uống trà quá nóng, vì chén trà nóng trên 65o sẽ làm tổn thương vách trong của dạ dày dẫn đến bị đau  hoặc loét. Không uống trà hoặc các loại thuốc có nhiều thành phần trà trà khi đói bụng, do chất chát trong trà đi vào tạng phế và làm lạnh tỳ dẫn đến triệu chứng cồn cào, nôn nao trong  người, chóng mặt hay hoa mắt rất khó chịu. Không uống trà trước hoặc sau khi ăn no; trà có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua này làm mất cảm giác ngon miệng, các chất có trong trà có thể tạo ra phản ứng kết tủa với sắt trong thực phẩm và lượng sắc quý giá này coi như bị mất . Không uống nước trà qua đêm, do các loài vi sinh vật hoặc nấm mốc xuất hiện khi trà để lâu.

Giới thiệu thập đại danh trà tại Việt Nam

Trà Shan Tuyết Cổ Thụ
Kết quả hình ảnh cho Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Tây Côn Lĩnh
Trà Shan Tuyết Cổ Thụ Tây Côn Lĩnh

Được dùng trong các buổi tiếp đãi các vị nguyên thủ quốc gia, shan tuyết là thượng phẩm trà quý hiếm bậc nhất. Cái tên shan tuyết ( nghĩa là “ tuyết trên núi”) bắt nguồn từ sắc trắng tinh khôi như tuyết của lớp lông mao dày trên búp non.
Nước ta chỉ mới phát hiện được một số vùng cao tại Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La… và một số nơi khác phân bố rải rác loại trà này. Đây là loại trà mọc hoang, chỉ sống trên núi cao thuộc phạm vi ảnh hưởng của các dãy Hoàng Liên Sơn hay Tây Côn Lĩnh. Cả nước hiện nay chỉ còn khoảng hơn 80 ngàn cây trà. Số lượng trà cổ thụ ngày càng ít đi do già cỗi và sự khai thác quá mức của con người.
Thưởng thức trà shan tuyết ví như ăn mía từ ngọn, qua mỗi lần nước, vị ngọt cứ đậm dần trong cổ. Sau 7 chén trà, chỉ thấy gió thổi vù vù như có cánh bay, tâm hồn lâng lâng bay bổng trên mây, miệng không ngớt ngân nga trà ca Lô Đồng mà đôi tay chừng chưa muốn buông chén, ….

Trà Xanh Tân Cương Thái Nguyên

Kết quả hình ảnh cho Trà Xanh Tân Cương Thái Nguyên

Cũng giống như những cô gái Tuyên Quang sắc nước hương trời, trà Tân Cương Thái Nguyên đã làm say mê biết bao nhiêu người mỗi lần có dịp thưởng thức nó.
“Hương thơm, sắc nước xanh màu
Nhấp môi đắng chát, ngọt sâu hậu bùi…”
Trà Thái Nguyên là thương hiệu trà phổ biến và nức tiếng là đệ nhất danh trà Việt Nam. Trà Thái mang hương vị đặc biệt, độc đáo nhất không thể lẫn và tìm thấy ở bất kỳ loại trà nào trên thế giới. Hãy một lần thưởng trà Thái và thả hồn theo mây gió lang thang để cảm nhận không gian khoáng đạt của một vùng chè xanh bát ngát, đồi núi chập chùng, líu lo chim hót, róc rách suối chảy và tiếng cá tầm nhảy nhót tung tăng xao động mặt hồ núi Cốc.


Trà Mạn Hảo

Kết quả hình ảnh cho Trà Mạn Hảo

Trà Mạn Hảo có lẽ là danh trà gây ra nhiều cuộc tranh cãi nhất vì nó được coi như “biểu tượng thất truyền”, tiêu biểu cho cả một nền văn hóa dân tộc, thậm chí liên quan tới địa lý Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu cũng như giới chơi trà vẫn tiếc nuối khi danh trà Mạn Hảo lại trở thành thương hiệu của …Trung Quốc. Nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu, danh trà này từng được coi là quốc hồn Việt Nam, biểu hiện rõ nhất qua câu ca dao:
Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà Mạn Hảo ngâm nôm Thúy Kiều.
Hiện nay, nhiều nhà máy, xí nghiệp đã đầu tư tiền của và tâm huyết nhằm khôi phục danh tiếng của trà Mạn Hảo xưa nhưng số lượng chưa nhiều và chỉ tập trung ngoài phía bắc. Trà Mạn Hảo có ngoại hình khá giống danh trà Phổ Nhĩ Vân Nam nhưng được tuyển chọn từ 1 tôm 2 lá trà shan tuyết rất chất lượng, cho hương vị của trà cổ thụ lên men, bớt chát mà ngọt thanh, rất dễ chịu.

Trà Bạng
Trà Bạng gắn liền với đồng bào người Mường, Thái và là biểu trưng cho cả xứ chè Thanh Hóa. Nơi đây từng có nhiều vùng chè cổ được ghi vào các tác phẩm dư địa chí, là đặc sản tiến vua ngày xưa. Tuy nhiên, ngày nay dấu vết không còn nhiều, phổ biến nhất là các đồi chè ở tây bắc tỉnh. Điều đặc biệt nhất của chè Bạng là cách chế biến độc đáo: nguyên liệu được chọn từ lá chè bánh tẻ, phơi khô rồi giã nát và đun lên uống.
Do chất trà đậm và giữ nguyên được hương vị của chè tươi nên uống rất dễ bị…say. Nhấm nháp trà với một chút bột chè lam (một thứ bánh đặc sản của xứ Thanh) ngọt lành đúng là “phê” không gì bằng.

Trà Đâm Xứ Nghệ
Chắc hẳn mọi người ai cũng từng nghe hình ảnh ví von “bát chè cắm tăm” để nói đến độ đậm đặc của chè. Người dân xứ Nghệ sớm sớm trước khi ra đồng làm việc uống một bài nước chè tươi, vài củ khoai lang luộc, thế là đủ năng lượng cho cả ngày làm việc.
Đó là những lúc bận rộn. Còn khi nông nhàn, có thời gian rảnh rỗi, họ không vội vã mà cầu kỳ hơn, chế biến nước chè đâm thưởng thức.
Cách làm chè đâm khá thú vị (và vì thú vị nên xin hẹn bài khác chi tiết hơn) tốn công sức nhưng thật xứng đáng để chờ đợi. Hãy tưởng tượng, giữa cái trưa hè nắng chang chang với từng cơn gió Lào thổi hơi nóng như thiêu đốt, dưới gốc cây đa to, ta cầm 1 bát nước chè đâm xanh ngắt, thơm thơm, mát mát và ngọt ngào hậu vị chỉ nhìn đã thèm, và chậm dãi thưởng thức thì thú biết chừng nào.

Trà Tước Thiệt Cam Lộ Quảng Trị
Theo sách “Văn minh Trà Việt” của nhà nghiên cứu Trịnh Quang Dũng, trà tước thiệt (lưỡi sẻ) ở khu vực châu Sa Bôi (nay là Cam Lộ-Quảng Trị) cũng theo ông, rất có thể trà tước thiệt khu vực này nổi danh ít nhất suốt thế kỷ 14 đến tận thế kỷ 17.
Thực ra “tước thiệt” là danh từ chung trong giới trà chỉ búp chè đã hé ở cấp thứ 3 như hình lưỡi chim sẻ. Khu vực Quảng Trị xưa kia vốn là vùng biên cương, nhiều thổ sản, đã từng có nhiều chè hoang hoặc được người dân trồng. Hiện nay dấu tích về các vùng chè cổ vẫn còn lưu lại khắp vùng. Rất có thể, văn hóa trà xứ Huế cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi nơi này.

Cam Khổ Ngự Trà
“Thương em vất vả với cái bánh mõ bột mì
Nhưng em đừng nghĩ anh chỉ vì này nọ kia.
Anh ''drìa'' đến huyện Hoài Ân
Kiếm trà ''Cam Khổ'' chia ngọt bùi cùng em”
(Ca dao Bình Định)

Bình Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, không chỉ là nơi sinh ra các văn nhân, võ tướng mà còn nổi tiếng với nhiều thắng cảnh. Trong tác phẩm “Non nước Bình Định”, nhà văn hóa Quách Tấn đã giới thiệu một loại trà có tên: Cam Khổ Ngự Trà.
“Cam” là ngọt, “khổ” là đắng. Vị của trà thoạt đầu đắng ngắt, sau ngọt dần. Ở Bình Định có nhiều nơi trồng chè nhưng nổi tiếng nhất là ở Hoài Nhơn. Tôi có dịp thử trà và hỏi qua cách chế biến trà cam khổ hóa ra rất đơn giản. Nhưng hương vị trà đúng là rất đặc biệt, sắc đậm hơn trà Bắc, hương thô mộc, vị đậm rồi ngọt dần. Phải chăng “cam-khổ” không chỉ là vị trà mà chính là hương vị của tình người Bình Định?

Trà Phú Hội
“Nước Mạch Bà-Trà Phú Hội” là câu thành ngữ của người dân Nhơn Trạch (Đồng Nai) chỉ hai sản vật nức danh nơi đây. So sánh thì hơi khập khiễng nhưng nghe câu ca trên, tôi lại liên tưởng tới Hàng Châu Song Tuyệt: “Suối Hổ Bào- trà Long Tỉnh”.
Dòng nước thiên nhiên Mạch Bà ngày đêm chảy không ngừng tưới tắm cho các đồn điền trà Phú Hội. Các gốc trà ở đây có lịch sử hàng trăm năm, một thời đã bị thất truyền. Phải đến thời gian gần đây, trà Phú Hội mới bắt đầu quay trở lại thị trường. Nhiều vị trà nhân say mê nghiên cứu đã thử pha trà Phú Hội với nước Mạch Bà và khen tấm tắc, nhưng riêng tôi dùng trà Phú Hội ướp hoa cũng thấy khá thú vị!

Trà Ô Long Thuần
Trà Ô long bắt nguồn từ giống trà hương Phước Kiến (Trung Quốc đại lục), phát triển ở Đài Loan và hiện nay rất phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là ở Lâm Đồng mà nổi danh nhất là Bảo Lộc và Cầu Đất với các giống trà phổ biến là Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc ( và 1 số loại nữa như Ô long Trắng, Bát Tiên… nhưng ít phổ biến.)
Khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất phù hợp cho cây trà phát triển khiến cho chính những người Đài khi thưởng thức trà Ô long Việt cũng phải say sưa ngây ngất.
Trà Ô Long Kim Tuyên, Ô Long Thuý Ngọc có sắc xanh đặc trưng, hương như hoa ngọc lan buổi sớm, vị chát nhẹ nhưng dư âm ngọt thanh như lúa trổ đòng. Nhấp một hơi thấy trong lòng nhẹ bẫng, phơi phới sắc xuân.
Ô long Tứ Quý sắc như nắng mới mùa thu, hương trà thơm như mùi mật ong rừng chàm, vị trà đậm so với các loại Ô long khác, chát nơi đầu lưỡi, hồi lâu ngọt thanh rồi đậm dần tựa đường caramen mới thắng.
3 loại trà Kim Tuyên, Thuý Ngọc, Tứ Quý mỗi thứ một vẻ đẹp khác nhau nhưng tự chung lại đều là loại trà thượng phẩm trong các loại danh trà.
Chi tiết các loại trà ô long giá bao nhiêu tại đây.

Trà Nhất Thiên 
Sài Gòn nhớ vị cá tra
Cái xe song mã, chén trà Nhất Thiên.
(Thú ăn chơi- Tản Đà thi sĩ)
Trong nền thơ văn hiện đại Việt Nam, Tản Đà (người của hai thế kỷ) và sau này là Nguyễn Tuân, có thể nói là “ngông” nhất. Nhưng cái ngông nghênh, ngạo đời của người nghệ sĩ bắt nguồn từ tài hoa nghệ thuật, tâm hồn phóng khoáng và tình yêu quê hương đất nước đến tha thiết. Bởi vậy nên khi thi sĩ Tản Đà viết về thú ăn chơi Nam Bắc có nhắc tới “chén trà Nhất Thiên”, tôi cứ băn khoăn mãi. Tìm hiểu thêm mới biết trà Nhất Thiên thực chất là trà Long Tỉnh bán tại tiệm trà Nhất Thiên của người Hoa Chợ Lớn. Long Tỉnh trà là biểu tượng đứng đầu trong thập đại danh trà Trung Quốc và theo chân Hoa kiều di cư tới nước ta. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, cộng đồng người Hoa đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách dời của dân tộc Việt Nam. Vì thế, trà Nhất Thiên Long Tỉnh cũng nên được xếp vào danh sách này.
Thông tin thêm:
Hiện nay, ở phía Bắc, bà con nông dân đã nhập giống trà Long Tỉnh về trồng và mang một cái tên mới: trà Thái Nguyên Long Vân. Trà Long Vân là sự hòa quyện của hương vị Việt-Trung, có sắc thanh, hương thơm hoa lan và ngọt bùi như hạt dẻ.

Trà Ô Long Tâm Châu
Được coi là loại trà quyền quý chỉ dành cho vua chúa thời phong kiến. Ngày nay, Trà Ô Long Tâm Châu đã trở nên thông dụng hơn và được rất nhiều người yêu thích sử dụng.
Trà Ô Long Tâm Châu xuất xứ từ Trung Quốc, là đặc sản nổi tiếng với hương vị vô cùng đặc trưng. Nhưng dần dần, nó đã được đưa về và trồng rộng rãi ở Việt Nam để tạo ra những sản phẩm Trà Ô Long Tâm Châu đậm hương, ngọt vị, phục vụ cho cả khách hàng trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài.

Đây là loại trà đặc sản xuất phát từ Trung Quốc, được du nhập và trở nên cực thịnh ở các nước Châu Á. Để có được những búp trà ngon, thì cần phải có một khí hậu thuận lợi, mát mẻ ở những vùng núi cao, lượng mưa trung bình từ 1.800 tới 2.600mm, nhiệt độ trung bình và đất phải chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, còn cần có các biện pháp cải tạo đất, che phủ giữ ẩm, bảo quản và chế biến chuyên biệt. Chính vì thế, chỉ vùng đất được thiên nhiên ưu đãi mới có thể trồng và phát triển loại cây này một cách tốt nhất!
Thoạt tiên nhìn, bạn sẽ thấy các loại Trà Ô Long Tâm Châu khô sẽ có màu xanh đen, đều hạt, đều màu, lớp vỏ ngoài bóng bẩy và có hình cầu. Nhưng khi pha trong nước nóng, sẽ cho ra những tách trà màu xanh thuần khiết, lấp lánh ánh vàng. Vị trà ban đầu có vẻ hơi chát, nhưng nhấp lâu hơn một chút bạn sẽ cảm nhận được sự thanh mát, nhẹ dịu và chút ngọt ngào. Hít một hơi trà thật sâu, nhấp một ngụm nho nhỏ trong miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị tinh tuý của đất trời, sự thanh thoát trong tâm hồn và sự minh mẫn trong đầu óc.
Màu sắc của trà là do hai yếu tố tạo nên: đầu tiên đó là các sắc tố có sẵn trong nguyên liệu, và thứ hai là các loại sắc tốt xuất hiện trong quá trình chế biến và bảo quản. Vì vậy, mà muốn Trà Ô Long Tâm Châu có màu sắc đẹp, thì ngoài nguồn trà xanh tươi non ngọt búp, còn phải có quy trình chế biến thật chuẩn.
Để có được loại Trà Ô Long Tâm Châu ngon vị, đậm hương như vậy, là biết bao công sức của những người trồng trà. Họ phải lựa giống thật tốt, đất thật giàu dưỡng chất, và biết bao công sức ngày đêm. Tới khi thu hoạch cũng phải lựa cho được những búp chè tươi non nhất, sau đó đem về phơi khô, làm héo, quay thơm, diệt men, định hình và đóng gói. Từ đó tạo nên loại Trà Tâm Châu ngon “nức tiếng” như bây giờ!
Trong cuộc sống hiện đại và ngày càng phát triển, thị trường chung càng trở nên phức tạp với sự xuất hiện của hàng loạt sản phẩm khác nhau với chất lượng đa dạng. Người tiêu dùng luôn có xu hướng hướng đến những sản phẩm an toàn, chất lượng cao để đảm bảo sức khoẻ cho người dùng. Do đó, Trà Ô Long Tâm Châu của chúng tôi được sản xuất theo quy trình công nghệ chế biến với trang thiết bị hiện đại. Cùng với đó là đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản, dày dặn kinh nghiệm, sẽ giúp tạo ra những sản phẩm trà an toàn.
Do được để lên men tự nhiên nên Trà Ô Long Tâm Châu có nguồn Polyphenol dồi dào, giúp người dùng phòng chống được các bệnh ung thư, viêm khớp, lão hoá, giúp giảm cân và mang lại làn da tươi trẻ cho chị em phụ nữ.  Không những thế, caffein trong trà còn giúp bạn luôn trong trạng thái tỉnh táo, giàu năng lượng, tâm trạng thoải mái, sảng khoái. Đối với nhiều người, đặc biệt là những người trung niên, thì “thưởng trà” còn là một trong những thú vui “khó dứt”, mang tới cho họ cảm giác thanh tịnh và yêu đời.
Theo những nghiên cứu mới nhất về Trà Ô Long Tâm Châu, thì đây là loại trà sẽ mang lại cho bạn thật nhiều sức khoẻ cho cơ thể và sự minh mẫn trong trí tuệ:
Giúp ngăn ngừa ung thư, giảm Colesterol và chống cao huyết áp
Phòng sâu răng, hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Giàu Vitamin B và C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Chống lão hoá, giúp kéo dài tuổi thanh xuân và khiến bạn luôn tươi trẻ
Nếu bạn chưa từng uống qua Trà Ô Long Tâm Châu thì thực là tiếc, bởi nó là một loại trà quý, ngon, đậm đà, và rất nên thử! Hãy đặt mua một sản phẩm trà của chúng tôi để thưởng thức qua cái sự “vui ở đời” từ loại trà cao cấp này nhé!

DƯỢC TÍNH TRÀ XANH
Trà làm tăng cơ hội sống của người bị đau tim - Trà cũng có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhồi máu cơ tim
Nghiên cứu mới cho thấy, những người hay uống trà dễ sống sót sau cơn đau tim hơn những người không nghiền nó. Uống 19 tách trà mỗi tuần giảm được 44% nguy cơ tử vong. Tác dụng này là do chất chống ôxy hóa trong trà đem lại.
Các đệ tử của trà (dù là trà đen hay trà xanh, trà nóng hay trà đá) đều ít bị chết trong vòng 3 - 4 năm sau khi bị cơn đau tim so với những người thích dùng các đồ uống khác. Kết luận này được các nhà khoa học Mỹ đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên 1.900 bệnh nhân ở độ tuổi 60 bị một cơn đau tim. Họ được theo dõi trong vòng 4 năm, bắt đầu khoảng 4 ngày sau tai biến nói trên và được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Không uống trà.
- Nhóm 2: Uống trà vừa phải (dưới 14 cốc/tuần trong vòng 1 năm trước khi bị cơn đau tim).- Nhóm 3: Uống nhiều (hơn 14 cốc/tuần).
Thống kê cho thấy, bệnh nhân thuộc nhóm 2 thường dùng 2 tách trà/tuần, còn những người thuộc nhóm 3 thường dùng 19 tách/tuần. Sau gần 4 năm, 313 người tham gia nghiên cứu đã chết (chủ yếu là vì bệnh tim mạch). Các tác giả nhận thấy, bệnh nhân càng uống nhiều trà thì nguy cơ tử vong trong 4 năm sau khi bị đau tim càng thấp: Nguy cơ tử vong giảm 28% ở nhóm uống trà vừa phải và 44% ở nhóm uống nhiều trà.
Theo các tác giả, có thể việc sử dụng nhiều flavonoid (thành phần chính của trà) đã làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành và nguy cơ tử vong ở những người bị bệnh tim mạch.
Flavonoid là chất chống ôxy hóa tự nhiên có trong các đồ ăn có nguồn gốc thực vật như táo, hành và súp lơ xanh...

Trà xanh làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng -Trà xanh rất được ưa chuộng tại châu Á
Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hằng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng so với những người không dùng đồ uống nói trên.
Kết luận này được các nhà khoa học Đại học Curtin ở Perth (Australia) và các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 900 phụ nữ.
Theo chuyên gia y tế, các loại trà khác cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh có tác dụng mạnh nhất. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ số mới nhất.

Trà có thể giúp xương thêm chắc  - Trà ô long là đồ uống được ưa chuộng tại châu Á
Nghiên cứu mới của Đài Loan cho thấy, những người uống trà lâu ngày thường có bộ xương khỏe hơn. Điều này đúng với những người uống trung bình 2 chén trà/ngày trong vòng ít nhất 6 năm, bất kể đó là trà xanh, đen hay trà ô long.
Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Cheng Kung (Đài Loan) đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 1.000 nam và nữ tuổi 30 và lớn hơn. Một nửa trong số này có thói quen uống trà thường xuyên trong vòng ít nhất 1 năm. Phần lớn đều dùng trà xanh hay trà ô long không pha thêm sữa.
Kết quả cho thấy, mật độ xương hông tăng 6,2% ở những người dùng trà đều đặn trong hơn 10 năm và tăng 2,3% ở những người dùng trà trong hơn 5 năm so với những người không dùng đồ uống này. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa những người uống trà 1-5 năm so với những người không uống trà. Theo các nhà nghiên cứu, tác dụng củng cố xương của trà có được là nhờ 2 thành phần fluor và flavonoid. Cả 3 loại trà (đen, xanh, ô long) đều được chế biến từ một loại cây, nhưng trải qua các công đoạn xử lý khác nhau.
Gãy xương do loãng xương và giảm nồng độ xương đang trở thành vấn đề toàn cầu do số lượng người già ngày càng tăng. Một số tính toán cho rằng gần 1/2 dân số Mỹ tuổi từ 50 trở lên bị chứng bệnh này.

 Khẳng Định Thêm Tác Dụng Chống Ung Thư của Trà Xanh
08 – 07 – 2003 - ROCHESTER (Reuters) - Trích thuật tin của BBC, thông tấn xã Reuters cho hay trong thế giới thảo mộc có tác dụng ngăn ngừa ung thư, trà xanh đặc biệt có uy tín do chứa nhiều chất chống oxy hóạ Mới đây, các nhà khoa học Anh còn khám phá thêm 2 chất khác trong loại thảo dược này có thể ức chế hoạt động của một phân tử đóng vai trò kích thích sự phát triển ung thư.
Phân tử đó được gọi là cảm thụ thể aryl hydrocarbon (AH) đóng vai trò kích hoạt gene. Khi bị khói thuốc lá và các chất chứa dioxin gây rối loạn chức năng, cảm thụ thể AH sẽ buộc các gene hoạt động theo hướng có hại cho con người.
Hai chất hóa học đặc biệt mới được tìm thấy trong trà xanh có khả năng vô hiệu hóa các cảm thụ thể AH khi nó bắt đầu có những biểu hiện tiêu cực, giáo sư Thomas Gasiewicz thuộc Đại học Tổng hợp Rochester nhận định. Những chất này giống như flavonoid - hợp chất ngừa ung thư có trong một số thực phẩm như súp lơ xanh, bắp cải, quả nho, rượu vang đỏ... Trong các thử nghiệm trên chuột, 2 chất này đã ức chế hiệu quả các cảm thụ thể AH của tế bào ung thư.
Giáo sư Gasiewicz nhận định: "Tế bào người cũng có thể nhận được tác dụng tương tự", song cần tiến hành nghiên cứu thêm, do đến nay y học vẫn chưa xác định được cơ chế hoạt động của phân tử trà xanh trong cơ thể ngườị Hơn nữa, có rất nhiều giống trà xanh trong thực tế và mỗi loại lại mang đặc tính riêng.

Trà xanh có thể làm giảm nguy cơ viêm khớp - Uống trà xanh hàng ngày có lợi cho sức khoẻ
Uống trà xanh thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng viêm khớp. Đó là những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học. Trà xanh vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc 5.000 năm trước và vẫn được coi là một loại đồ uống có lợi cho sức khoẻ. Chúng có thể ngăn chặn các căn bệnh về động mạch, đột quỵ và thậm chí là một số căn bệnh ung thư khác nhau.
Các nhà khoa học thuộc ĐH Sheffield đã phát hiện thêm 2 hợp chất có trong trà xanh có thể ngăn chặn căn bệnh viêm khớp xương mãn tính. Đó là EGCG (epigallocatchin gallate) và ECG (epicatechin gallate). Chúng giúp phong toả các enzyme phá huỷ sụn trong khớp. Tiến sỹ David Buttle, thuộc ĐH Sheffield, nói rằng các thử nghiệm ban đầu đã cho thấy những lợi ích rõ ràng của trà xanh.
Trà xanh có thể được dùng như những phương pháp phòng ngừa bệnh tật. Tiến sỹ Buttle nói: ''Nếu bạn đã bị mắc chứng viêm khớp, thì trà xanh cũng chẳng giải quyêt được vấn đề gì ngay lúc đó. Tuy nhiên, nếu như bạn đã uống trà xanh trong khoảng thời gian hàng chục năm, thì cuối cùng bạn mới thấy hết được giá trị của nó''.
Thành phần EGCG cho thấy rõ ràng hơn những tác dụng chống lại căn bệnh viêm khớp. Tiến sĩ Buttle khẳng định: ''Chúng tôi đã thấy được tác dụng bảo vệ sụn của EGCG. Bên cạnh đó, EGCG cũng có thể làm giảm sự sưng tấy và đau đớn của vùng khớp bị viêm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cần thêm những nghiên cứu sâu hơn và có thêm các thử nghiệm trên con người''.

Trà xanh có thể ngăn chặn ung thư - Uống trà có lợi cho sức khoẻ
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hoá, có thể có tác dụng bảo vệ người uống chống lại ung thư. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu do các chuyên gia thuộc ĐH Rochester, Anh, tiến hành, khả năng chống ung thư của trà xanh thậm chí còn mạnh và đa dạng hơn so với người ta vẫn nghĩ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện 2 hoá chất trong trà xanh phong toả hoạt động của một phân tử then chốt mang tên thụ thể aryl hydrocarbon (AH). Thụ thể này có vai trò quan trong trong tiến trình phát triển của ung thư.
Hai hoá chất trên giống hợp chất flavonoid, tồn tại trong súp lơ xanh, cải bắp, nho, vang đỏ. Tất cả các loại rau củ này đều có tác dụng chống ung thư. Trong phòng thí nghiệm, chúng phong toả thụ thể AH ở tế bào ung thư của chuột. Thử nghiệm sơ bộ trên tế bào của người cũng cho kết quả tương tự.
Giáo sư Thomas Gasiewicz cho biết: ''Trà xanh có thể hoạt động khác hơn chúng ta vẫn nghĩ. Các hợp chất trong đó kích hoạt thông qua nhiều con đường khác nhau''. Nghiên cứu còn cho thấy trà xanh có thể giảm nguy cơ thấp khớp cũng như mức cholesterol.

Trà xanh làm giảm tác hại của thuốc lá - Trà có lợi cho xương và hệ tim mạch
Một nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, thói quen uống trà xanh thường xuyên có thể giúp giảm các nguy cơ bệnh tật mà việc hút thuốc lá mang lại.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 140 người hút thuốc lá. Những người này được chia làm 3 nhóm: uống nước, uống trà đen và uống trà xanh với liều lượng 5 ly mỗi ngày. Kết quả xét nghiệm nước tiểu sau 4 tháng cho thấy, mức 8-OHdG - một chất tàn phá tế bào, dẫn đến ung thư hoặc các bệnh hiểm nghèo khác - ở nhóm uống trà xanh thấp hơn 25% so với nhóm kia.
Một nghiên cứu của Trung tâm Beltsville (Mỹ) cũng cho thấy, việc uống trà xanh giúp giảm 10% lượng mỡ trong máu.

TRÀ NHẬT BẢN
Đã lỡ " tản mạn" chuyện trà mà lơ là " sự cố" trà đạo của xứ Phù Tang có lẽ là thiếu sót khó được chấp nhận!
Như có nhắc sơ trong mấy mục về trà đã đăng ở trang trước, trà đã theo chân một số tu sĩ Phật giáo và du nhập vào nước Nhật kể từ đầu thế kỷ thứ Tám... nhưng mãi đến khoảng đời Lý/Trần của mình (khoảng thế kỷ thứ 11-13), trà xanh mới được dùng rộng rãi hơn trong giới tu sĩ và quan quyền của xứ Phù Tang theo bài bản của kinh trà Trung Quốc.
Đạo Phật được du nhập vào xứ Phù Tang dần dà cũng thay đổi theo phái Zen, khác với đạo Phật ở Trung Hoa hay Việt Nam... và cách uống trà cũng thế! Mãi cho đến hậu bán của thế kỷ thứ 16, một tu sĩ người Nhật mang tên Murata Shoukou mới soạn cách uống trà theo thể " Zen" mà ngày nay chúng ta thường biết đến là " Trà Đạo" của người Nhật!
Trong trà còn có các nguyên tố hoạt động như  cafein (cafein là chất có trong hạt cà phê và trà...dùng làm thuốc lá), các phenol, Vitamin các loại muối khoáng, protein, aminoacid, glucid và một số chất hữu cơ khác...Tỉ lệ cafein trong trà chiếm khoảng 2% đến 4% (trong cafe có khoảng từ 5% - 10%) Daphenol là những hoá chất có chức năng như rượu có tỉ lệ khoảng 25% Vitamin C, chỉ có trong trà xanh. Các Đa phenol lại làm cho cafein trong trà ít nghuy hiểm hơn trong cafe. Tuynhiên, với tỉ lệ nhỏ cafein làm cho trà trở thành chất kích thích thần kinh có lợi cho các hoạt động cơ bắp và trí tuệ.
Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin về tác dụng phong phú của trà được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Du khách muốn áp dụng cần liên hệ, tư vấn từ các nhà chuyên môn như dược sĩ, bác sĩ hay các chuyên viên thẩm mỹ...để được hướng dẫn cách sử dụng thích hợp.

 

Trà đạo Nhật Bản – nghệ thuật thưởng thức trà độc đáo
 Xứ sở hoa anh đào nổi tiếng với nền văn hoá lâu đời, độc đáo và vô cùng tinh tế. Trà đạo Nhật Bản là một trong những nét nghệ thuật đặc sắc của người Nhật
Giai đoạn 1 (từ thế kỉ 8 đến 14)
Giai đoạn 2 (Đầu thế kỉ 16)
Giai đoạn 3 (ngày nay)
Xứ sở hoa anh đào nổi tiếng với nền văn hoá lâu đời, độc đáo và vô cùng tinh tế. Trà đạo Nhật Bản là một trong những nét nghệ thuật đặc sắc của người Nhật – nghệ thuật thưởng thức trà. Trà đạo không chỉ là cách uống trà đơn thuần mà còn là phương tiện hữu ích làm thư thái tâm hồn, nuôi dưỡng tâm tính, đạt tới đỉnh cao giác ngộ.
Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỉ 12 khi có một vi cao tăng Eisai sang Trung Quốc học đạo đã mang về một số hạt trà và trồng ở chùa. Sau đó, Eisai đã viết nên cuốn sách “Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký” ghi lại mọi việc liên quan đến uống trà.
Uống trà không chỉ có tác dụng thư giãn tinh thần mà còn mang đến hương vị vô cùng thơm ngon được người Nhật vô cùng yêu thích. Nhờ có se Eisai họ đã học cách uống trà kết hợp với tinh thần của Phật giáo, từ đó nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nó thành nghệ thuật trà đạo nổi tiếng hiện nay.

Nguyên tắc cơ bản của trà đạo
Trà đạo Nhật Bản bao gồm 4 nguyên tắc cơ bản: Hòa – Kính – Thanh – Tịch
Hòa có nghĩa là sự giao hoà, hài hoà giữa trà nhân với trà thất, giữa trà với dụng cụ pha trà.
Kính thể hiện sự kính trọng, tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người xung quanh.
Thanh có ý nghĩa thể hiện tấm lòng thanh tịnh, yên tính khi lòng tôn kính đạt được cảnh giới, không có sự phân biệt.
Tịch đơn giản là thế giới tịch lặng khi lòng người thanh thản.
Các giai đoạn phát triển của trà đạo Nhật Bản

Giai đoạn 1 (từ thế kỉ 8 đến 14)
Vào giai đoạn này, trà được sử dụng phổ biến trong các tầng lớp quý tộc. Người Nhật thường tổ chức các cuộc thi đoán tên trà. Đây là lúc văn hoá trà khá xa xỉ và hầu như tầng lớp quý tộc rất thích các dụng cụ trà của trung quốc.
Đứng giữa sự xô bồ, nhà sư Murata Juko đã tìm ra vẻ đẹp giản dị của văn hoá uống trà và phát triển bằng tinh thần của Phật giáo tạo nên văn hoá trà đạo.
Tuy nhiên, trà đạo vẫn còn chưa được nhiều người biết đến vào thời điểm này. Người kế nghiệp thay thế cho nhà sư Murata Juko, chính là Takeno Jyoo.

Giai đoạn 2 (Đầu thế kỉ 16)
Tiếp theo Jyoo, Senno Rikyu lên kế nghiệp và đã tạo ra bước ngoặt quan trọng, tạo nên một nền văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ samurai Nhật Bản.

Senno Rikyu đã dạy văn hoá trà đạo cho Oda Nobunaga – người đứng đầu giới võ sĩ samurai của thời Azuchi và tiếp tục dạy cho người kế nghiệp Oda làToyotomi Hideyoshi sau khi Oda chết.
Ngoài ra, giai đoạn này còn có rất nhiều trà nhân khác. Mỗi trà nhân đều có cách pha trà riêng của mình nhưng đạo vẫn là duy nhất. Tức là mỗi nghệ nhân trà đều có cách pha trà, động tác khác nhau còn tinh thần trong trà đạo thì vẫn chỉ có một mà thôi.
Giai đoạn 3 (ngày nay)
Đây là giai đoạn trà đạo được hội nhập với quốc tế. Từ đó, trà đạo Nhật Bản cũng dần được biến đổi như sử dụng ghế gỗ trong phòng trà thay bằng kiểu ngồi truyền thống. Đây là sự biến đổi linh hoạt giúp cho người phương Tây không quen kiểu ngồi bệt vẫn có thể tham gia trà đạo mà không làm mất đi tinh thần của văn hoá này.
Đến nay, trà đạo đã có nhiều cải tiến về nghi thức và quy định nhằm hội nhập hơn với phương Tây như không cần ngồi bệt, không mặc quần áo truyền thống,… Cái quan trọng nhất mà văn hoá trà đạo Nhật Bản vẫn luôn giữ được đến ngày nay chính là tinh thần trà đạo khiến cho con người hoà mình cùng thiên nhiên, thư giãn tinh thần và thanh tịnh trước những xô bồ của cuộc sống.

 

Thập đại danh trà' của Trung Quốc
Người Trung Quốc có câu: "Thà ba ngày thiếu muối còn hơn một ngày thiếu trà''. Dưới đây là danh sách 10 loại trà thơm ngon bậc nhất của Trung Quốc dành cho các tín đồ mê trà.
1. Trà Long Tỉnh
Trà Long Tỉnh được đặt tên theo vùng sản xuất chè nổi tiếng, đó là thôn Long Tỉnh, Trung Quốc. Trà Long Tỉnh giúp thanh lọc máu, ngăn ngừa đột quỵ và bệnh tim mạch. Vị trà xanh tươi mát, có hương thơm dịu mát dễ chịu.

Bạn đã nghe đến 'Thập đại danh trà' của Trung Quốc?

Tương truyền, thời Mãn Thanh Trà Long Tỉnh được vua Khang Hy phong là hoàng trà, một loại trà biểu trưng cho hoàng đế.

2. Trà Bích La Xuân
Khi hái trà, lá trà gặp hơi nóng cơ thể và phát ra mùi hương kỳ lạ nên được mọi người đặt cho cái tên Nhân Hương, nghĩa là mùi thơm lá trà phát ra từ cơ thể con người.

Sau này, Hoàng đế Khang Hy du ngoạn Thái Hồ, thưởng trà Nhân Hương, ngài cảm thấy cái tên này không đẹp nên đổi thành Bích La Xuân.

3. Trà Thiết Quan Âm
Trà Thiết Quan Âm có hơn 30 loại khoáng chất, thúc đẩy việc sản sinh kháng thể và miễn dịch, tăng cường khả năng ngăn ngừa bệnh của cơ thể và có tác dụng trị bệnh mạch vành.
Ngoài ra mùi thơm của trà Thiết Quan Âm rất có ích cho việc dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe, khiến tâm trạng vui tươi sảng khoái.

4. Trà Hoàng Sơn Mao Phong











































































































4. Trà Hoàng Sơn Mao Phong
Quê hương của Mao Phong là vùng Hoàng Sơn, tỉnh An Huy. Đây là danh trà nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, vì sắc, hương, vị, hình đều độc đáo.
Hoàng Sơn Mao Phong sau khi pha, nước trà trong suốt, mùi thơm ngát lâu dài, đậm đà, ngọt ngào. Trà có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch.

5. Quân Sơn Ngân Châm
Ngân Châm trà được phát hiện ở vùng Quân Sơn, tỉnh Hồ Nam. Trung Quốc thời Tây Chu, trà bắt đầu được xem như một vật phẩm tiến vua. Cuối thời Tây Hán, nó trở thành thứ hàng hóa trọng yếu. Chỉ đến thời nhà Đường, trà mới trở nên phổ biến với người dân.

6. Kỳ Môn Hồng trà
Kỳ Môn Hồng trà là loại trà đen nổi tiếng của Kỳ Môn, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1875. Trà được bình chọn là một trong Thập Đại Danh Trà nổi tiếng của Trung Quốc. Đây là một loại trà lên men, vô cùng có lợi cho những người có thể lực và tinh thần yếu, dạ dày hoạt động kém.

7. Nham trà Vũ Di Sơn
Vũ Di Sơn không chỉ nổi tiếng nhờ phong cảnh hùng vĩ mà còn vì sở hữu những loại trà quý. Đặc biệt là trà Đại Hồng Bào thượng hạng có giá lên đến 1.400 USD/gram. Pha một ấm trà Đại Hồng Bào sẽ mất hơn 10.000 USD (hơn 220 triệu đồng). Đây một trong những loại trà đắt nhất thế giới.

8. Trà Qua Phiến
Lục An Qua Phiến là loại trà xanh ở vùng Lục An, tỉnh An Huy. Là một trong Thâp Đại Danh Trà nổi tiếng của Trung Quốc.

9. Trà Mao Tiêm Đô Quân
Trà Mao Tiêm Đô Quân sản xuất ở vùng Đô Quân, Quý Châu, Trung Quốc. Trà được làm từ những búp trà xanh, chế biến bằng phương pháp thủ công do các nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm. Trà khi pha sẽ có nước màu xanh trong, lá trà xanh nở đều dậy lên hương thơm đặc trưng.

10. Tín Dương Mao Tiêm
Là sự kết hợp giữa trà xanh và hoa trà, trà Mao Tiêm được chế biến rất công phu. Trà có hương hoa nhài, màu nước xanh trong và rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bổ máu. Loại trà này không chỉ có hương thơm mạnh, lâu tan mà nó còn ít vị đắng hơn các loại trà khác.

Truyền kỳ về Trà-Trảm mã trà
Mạn đàm về trà bên chiếc bàn gỗ nguyên tấm, chiếc khay trà gỗ trong khung cảnh ánh chiều tà ở ven hồ quả thật là vô cùng thi vị. Chuyện trên trời dưới đất, chuyện thị phi trong thiên hạ, chuyện hỉ nộ ái ố đều có cả… Tiếng cười rôm rả để lòng người thoát khỏi những khúc mắc trần ai. Trà là vậy, có ai biết hết về trà không? Chuyện vui, chuyện thần tiên về trà đều có cả. Trong số đó có gia thoại truyền kỳ về trà – Trảm mã trà. Qua bài viết của atuongdep.com ghi chép lại của tác giả Vũ Thế Ngọc chia sẻ về giai thoại này tới quý vị
Bữa tiệc xuân Canh Tý
Nghe tới từ Trảm chúng ta đã liên tưởng tới cảnh máu me, ghê rợn. Quả đúng vậy, sự tích này bắt đầu từ kiểu ăn chơi của bà Từ Hy Thái Hậu. Để tiếp đãi các sứ thần của Phương Tây, bà Từ Hy Thái Hậu đã chuẩn bị một bữa yến tiệc xa hoa và khủng khiếp trong vòng bảy ngày. Để tổ chức buổi tiệc này bà đã cho mời toàn bộ đầu bếp nổi tiếng của Trung quốc và thời gian để chuẩn bị tới tận 6 tháng.
Bữa tiệc tết xuân Canh Tý (1874) bắt đầu vào lúc 12h đêm giao thừa với chi phí hết 98 triệu hoa viên, tương đương với 374 ngàn lượng vàng, số lượng người phục vụ cho bữa tiệc là 1750 người. Trong bữa đại yến đó có 7 món ăn đặc biệt có 1-0-2 là sâm thử (chuột sâm), Não Hầu (óc khỉ), Tượng Tinh (tính khí của voi), Cỏ Phương Chi, Trứng Công, và Sơn Dương Trùng.

 

Uống trà được xem như một nét văn hoá truyển thống của người Trung Quốc và là một phần không thể thiếu khi đến du lịch đất nước phương đông huyền bí này. Ở Trung Quốc, trà được tôn vinh là "quốc ẩm". Cầm, kỳ (cờ), thư (thư pháp), họa, thi, tửu (rượu), trà được văn nhân Trung Quốc coi là 7 thứ không thể thiếu được trong cuộc sống, điều này cho thấy trà đã trở thành một thứ truyền tải văn hóa-nghệ thuật truyền thống của Trung Quốc. Các triều đại Trung Quốc có rất nhiều tác phẩm thi, hội họa và âm nhạc về trà, uống trà viết thơ, hoạt động đánh giá chất lượng trà đã trở thành hoạt động giao tiếp được văn nhân yêu thích.
Trong văn hóa trà Trung Quốc, không những coi trọng việc lựa chọn kỹ càng lá chè, mà còn chú trọng hơn trình tự uống trà, tức là nghệ thuật uống trà. Nghệ thuật uống trà bắt đầu hình thành vào đời Đường Trung Quốc, thịnh hành trong hai đời Tống và Minh, đến đời Thanh dần dần sa sút, hiện nay nghệ thuật uống trà lại được người Trung Quốc kế thừa và tôn vinh.
Nghệ thuật uống trà bao gồm hai mặt: một mặt là nghi lễ gồm các khâu chuẩn bị để thưởng thức trà cũng như phương pháp thưởng thức; mặt khác là tư tưởng tu dưỡng, tức là phải thông qua uống trà tu thân, nuôi dưỡng tinh thần, nâng cao tư tưởng cá nhân lên trình độ hiểu biết triết lý.

Khi thưởng Trà cần chú trọng 5 nội dung gồm chè đạt chất lượng cao, nước pha trà đạt yêu cầu, độ nóng vừa phải, bộ đồ pha chè tốt, môi trường thưởng thức trà tốt. Ngoài phải có chè đạt chất lượng cao ra, cũng đòi hỏi bộ đồ chè phải được rửa sạch sẽ; chủ trương dùng nước sạch pha trà, nếu có điều kiện thì cần sử dụng nước suối, nước sông, thậm chí dùng nước tuyết tan trên cành cây tùng hoặc nhụy hoa mai; còn yêu cầu bộ đồ chè đạt chất lượng cao, đòi hỏi trước tiên phải dùng nước nóng tráng chén hoặc lửa nóng làm nóng chén uống trà, để hương thơm của trà tỏa ra ngào ngạt.

Trong thời cổ Trung Quốc, khi thưởng thức trà, không những yêu cầu phải có trà tươi, nước suối ngọt, bộ đồ pha chè tinh khiết, mà còn phải chọn thời tiết tốt, điều quan trọng hơn là phải có bạn trà phong lưu nho nhã, tâm đầu ý hợp cùng thưởng thức. Hiện nay người dân uống trà không còn yêu cầu cao như trước nữa, uống trà trở nên thoải mái hơn, tiếp khách bằng trà đã trở thành lễ nghi văn minh, tăng cường tình hữu nghị của nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân thế giới. 

Làng của những ngôi chùa (Làng chùa Đại Ninh)
Một ngôi làng (thôn) chỉ với 2.170 nhân khẩu nhưng có đến 53 cơ sở thờ tự gồm chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường. Tính trung bình cứ 40 người có một cơ sở thờ tự, và đây được xem là địa phương quy tụ nhiều chùa chiền nhất Việt Nam hiện nay. Nhiều người gọi đây là "xóm chùa", "làng chùa" Đại Ninh.
Thôn Phú An, xã Phú Hội (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) vốn là vùng đồi núi hoang sơ, nằm dọc hữu ngạn sông Đa Nhim, cửa ngõ vào thôn gần cầu Đại Ninh (quốc lộ 20, cách thành phố Đà Lạt khoảng 42 km). Ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Văn xã, xã Phú Hội cho hay: "Trước ngày đất nước thống nhất, vùng đất Phú An còn rất hoang sơ, dân cư thưa thớt, chỉ có vài ba ngôi chùa, thạch thất ẩn mình sau rặng rừng già, càng về sau dân tứ xứ kéo nhau về đây định cư, lập nghiệp tạo thành khu dân cư khá sầm uất với nhiều chùa chiền, tịnh thất nên Phú An được mệnh danh là vùng "đất lành", là "làng chùa". Ông Mai Hữu Hòa, Trưởng phòng tôn giáo huyện Đức Trọng cho biết thêm: trên 14 xã, thị trấn của huyện có 165 cơ sở thờ tự Phật giáo thì riêng tại xã Phú Hội có 62 cơ sở (thôn Phú An 53 cơ sở), xã Ninh Gia (tả ngạn sông Đa Nhim) có 29 cơ sở. Toàn huyện có 650 chức sắc và tăng ni, riêng thôn Phú An đã có tới 492 vị, đây là điều hiếm có.
Một ngày ở làng chùa
Một ngày cuối tháng 3, chúng tôi đến thăm "làng chùa" Đại Ninh, từ quốc lộ 20 vừa mới rẽ vào thôn Phú An đã nghe tiếng chuông chùa ngân vang, văng vẳng từ các triền đồi tiếng gõ mõ, tụng kinh khiến lòng người cảm thấy thanh thoát, an bình. Nơi đầu tiên chúng tôi tìm đến là Vĩnh Minh Tự Viện, ngôi chùa nổi tiếng nhất Phú An, tọa lạc trên ngọn đồi cao, xung quanh là không gian thoáng mát rợp bóng cây xanh rộng khoảng 10 ha. Tại đây Đại Đức Thích Nguyên Chánh đã cho chúng tôi biết quá trình hình thành "làng chùa" độc đáo này. Những năm đầu thập niên 1960, các hòa thượng Bửu Lại, Bửu Huệ và Thích Thiền Tâm đã tìm đến núi rừng hoang vu bên bờ sông Đa Nhim này khai sơn, dựng thạch thất để yên tĩnh tu hành. Sau đó, hòa thượng Thích Thiền Tâm cho xây dựng tu viện và chùa Hương Nghiêm (ngôi chùa đầu tiên ở vùng đất này, bây giờ được gọi là Tổ đình). Còn Vĩnh Minh Tự Viện được thành lập bởi hòa thượng Thích Tâm Thanh (là học trò của 3 vị hòa thượng đầu tiên đến Phú An khai sơn) từ năm 1973, trên ngọn đồi cao bên cạnh chùa Hương Nghiêm.
Ban đầu hòa thượng Tâm Thanh chỉ xây dựng tịnh thất nhỏ để về tịnh dưỡng sau những ngày đi thuyết giảng. Sau ngày đất nước thống nhất, năm 1983 nhận thấy duyên hóa độ có nhiều thuận lợi, ông xây dựng chùa Vĩnh Minh Tự Viện. Theo các phật tử, từ khi Vĩnh Minh Tự Viện hình thành, cùng với tài thuyết giảng kiệt xuất của hòa thượng Tâm Thanh (nguyên Phó ban trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp Giáo hội Phật giáo tỉnh Lâm Đồng) nơi đây đã trở thành điểm tựa tinh thần cho dân chúng khắp các làng quê quanh vùng. Tiếng lành đồn xa, không chỉ tăng ni, phật tử trong huyện Đức Trọng mà cả tăng ni, phật tử nhiều tỉnh thành khác cũng lặn lội lên núi Phú An để được nghe thuyết giảng và thọ giáo quy y. Từ đó, người tứ xứ về đây ngụ cư, lập tịnh thất, tịnh xá để tu hành.
Theo ông Mai Hữu Hòa (Trưởng phòng tôn giáo huyện), Phú An là vùng đất không có tệ nạn xã hội, an ninh trật tự luôn bảo đảm. Các tăng ni về đây lập nghiệp, tu hành đều tự lao động sản xuất, trồng cà phê, cây ăn trái để nuôi sống bản thân. Hầu hết các chùa, tịnh thất đều tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, gắn bó với chính quyền và Hội chữ thập đỏ huyện tổ chức nhiều đợt khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân quanh vùng. Điều đặc biệt nữa là các chùa ở đây luôn mở rộng vòng tay đón nhận trẻ em mồ côi, bất hạnh; các em đều được tạo điều kiện đến trường học hành, bên cạnh đó các tăng ni còn giáo dục nhân cách cho các em, giúp các em trưởng thành mọi mặt. Xin nói thêm, lúc sinh thời hòa thượng Thích Tâm Thanh đã vận động ân nhân xa gần để làm gần 4 km đường bê tông nhựa nóng chạy dọc thôn Phú An, xây dựng chiếc cầu treo dài trên 200m bắc qua sông Đa Nhim, nối liền 2 thôn Phú An và Đại Ninh giúp cư dân qua lại dễ dàng, thuận tiện, giảm bớt tai nạn giao thông vì không phải chèo thuyền qua sông.
Như đã đề cập, hiếm có nơi nào có "duyên" (chữ nhà Phật) như vùng đất Phú An, bởi vậy vào các dịp lễ tết, Vu Lan, Phật đản và rằm tháng giêng (lễ hội Pongour), rất nhiều du khách đến thăm "làng chùa" độc đáo này. Sau một ngày tham quan làng chùa Phú An, chúng tôi cảm nhận được những nét văn hóa độc đáo, phong phú. Tại chùa tổ Hương Nghiêm có tháp mộ 3 tầng khá đồ sộ của cố hòa thượng Thích Thiện Tâm. Đến với Phương Liên Tịnh Xá, ngoài ngôi chùa uy nghi, rộng lớn với kiến trúc Đông - Tây kết hợp (đang được xây dựng dở dang), còn có bảo tháp 7 tầng đồ sộ tọa lạc trên đỉnh đồi cao, nơi đây còn có tháp mộ của cố ni sư Thu Nguyệt (vị trụ trì chùa). Tại Vĩnh Minh Tự Viện có cổng tam quan xếp bằng đá, bảo tháp xá lợi Minh Tích Án khá uy nghi, cùng tượng Phật Niết bàn và nhiều tượng đài khác. Dọc theo hữu ngạn sông Đa Nhim còn có hàng chục ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường, mỗi cái mỗi vẻ kiến trúc khác nhau vừa mang nét cổ kính vừa xen lẫn tính hiện đại như tịnh xá Ngọc Thành, các chùa Hương Sen, Dược Sư, Đạo Tràng Long Châu...
Đến với làng chùa Phú An du khách còn có thể tiếp cận những bậc chân tu lão thành như sư Tràng (tịnh xá Ngọc Thành), sư bà Hải Triều Am (chùa Dược Sư), Thượng tọa Thích Tâm Mãn... Trao đổi với chúng tôi, Thượng tọa Thích Minh Chiếu (Chánh đại diện Phật giáo huyện Đức Trọng) cho biết: "Các tăng ni, phật tử trên địa bàn luôn ý thức sống tốt đạo đẹp đời, chung sức chung lòng xây dựng quê hương giàu đẹp. Mỗi tháng 2 lần các Đại đức, tăng ni có 2 buổi quy tụ về chùa Hương Nghiêm (Tăng) và Đạo Tràng Long Châu (Ni) để bố tát thuyết giới (học giới luật nhà Phật), đây cũng là dịp để các tăng ni biểu lộ tinh thần gắn kết cùng nhau xây dựng đạo, đời tốt đẹp.
Rồi đây khi đập thủy điện Đại Ninh (cách làng chùa khoảng 1 km) xây dựng xong sẽ trở thành một thắng cảnh đẹp. Nếu các công ty lữ hành biết kết hợp du lịch - hành hương thì sẽ biến vùng đất Phú An, Đại Ninh thành địa chỉ du lịch hành hương thú vị.

Thủy điện Đại Ninh
14h ngày 17/1/2008, sau hơn 4 năm xây dựng,  nhà máy thủy điện Đại Ninh đã chính thức hòa lưới điện quốc gia tổ máy thứ nhất có công suất 150MW. Dự kiến tổ máy thứ hai cùng công suất 150MW sẽ hòa lưới điện trong tháng 3/2008. Khi cả hai tổ máy vận hành sẽ cung cấp sản lượng điện hàng năm 1,2 tỷ kWh.Được biết sau thời gian hiệu chỉnh, chạy thử nghiệm (từ 28/11/2007 đến 16/1/2008) tổ máy thứ nhất đã đưa lên lưới điện quốc gia được 1,4 triệu kWh.
 Dự án Thủy điện Đại Ninh thuộc hệ thống bậc thang của sông Đồng Nai, nằm trên sông Đa Nhim cách Thành phố Hồ Chí Minh 260 km, công trình đầu mối nằm trên địa phận xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Được khởi công từ ngày 10/5/2003, thủy điện Đại Ninh là một công trình vừa cấp phát điện cho hệ thống điện phía Nam và dẫn nước từ lưu vực sông Đồng Nai về cho Bình Thuận. Nhiệm vụ của dự án là:
+ Cấp nước và phát điện với N = 300 MW

+ Cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho vùng hạ lưu. 

+ Cải thiện khí hậu trong vùng và tạo cảnh quan môi trường

+ Tạo điều kiện phát triển du lịch. 

Kết nối nguồn nước giữa sông Đa Nhim và sông Đa Queyon, hồ chứa nước thủy điện Đại Ninh rộng 2.000 ha được hình thành qua 2 đập chính cao gần 60 mét, 4 đập phụ, hai đập tràn sự cố và một kênh nối thông giữa hai hồ, dẫn nước từ sông Đồng Nai thuộc tỉnh Lâm Đồng tạo thành hồ chứa với tổng dung tích 320 triệu m3 nước, ở cao trình khỏang 640 mét, thuộc địa phận huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cách thành phố Đà Lạt khỏang 40 km. Nước từ hồ chứa Đa Nhim và Đa Queyon sẽ được dẫn về Nhà máy Thủy điện Đại Ninh qua một đường hầm áp lực dài 11,2 km xuyên trong lòng núi và đường ống thép áp lực dài 1,8 km, đường kính 3,2 mét, với lưu lượng nước thiết kế qua tất cả các tua bin là 55 m3/giây phục vụ cho hai tổ máy phát điện tổng công suất lắp đặt là 300 MW (mỗi tổ máy 150 MW), cung cấp sản lượng điện hàng năm 1,2 tỷ kWh.
Một số thông số của nhà máy:
Tuyến đầu mối: Hệ thống gồm 2 hồ liên thông với nhau, một trên nhánh sông Đa Nhim, một trên nhánh sông Đa Queyon     
* Một số thông số cơ bản của hồ chứa:

+ MNC = +860 m, Dung tích chết Vc = 68,04 triệu m                                     

+ MNDBT = + 880,0 m, Dung tích hồ ứng với MNDBT: Vk = 320 triệu m3

+  Mực nước lũ lớn nhất ở hồ Đa Nhim là +882,6 m

+  Mực nước lũ lớn nhất ở hồ Đa Queyon là +883,2 m
+ Đầu mối có các công trình: 2 đập chắn, 4 đập phụ, tràn xả lũ chính, cống xả nước sâu, tràn sự cố, kênh nối hai hồ

* Đập chính Đa Nhim: - Đập đất  đồng chất có lõi chống thấm,

- Cao trình đỉnh đập +883,7 m; rộng 8 mét

 - Chiều dài đỉnh đập L = 430m

 - Chiều cao đập lớn nhất Hmax = 56m

* Đập chính Đa Queyon: 
- Đập đất  đồng chất có lõi chống thấm,

- Cao trình đỉnh đập +884, 3 m; rộng 8 mét

- Chiều cao đập lớn nhất Hmax = 58m



* Đập phụ : có 4 đập phụ số 1, 2, 3, 4 có chiều cao lần lượt là 22m, 17m, 31m, 34m
* Kênh nối hai hồ có đáy rộng 22 m, đáy thấp hơn MNC. Kênh dài 2510 m, lưu lượng thiết kế là 3077 m3 /s
*Tràn xả lũ chính:
- Cao trình ngưỡng tràn +862,5m, thấp hơn MNDBT 17,5m

-Tràn có 3 cửa, van cung kích thước b x h = 15 x 18,75 (m)

- Ngưỡng tràn thực dụng. Cột nước tràn lớn nhất Hmax = 20,1m

- N ối tiếp sau ngưỡng tràn là dốc nước . Cuối dốc nước là tiêu mũi phun


*Tràn sự cố: đặt ở đập phụ, Tràn sự cố kiểu đập đất nước tràn qua đỉnh đập gây vỡ. Cao trình ngưỡng tràn sự cố  +869,0 m, thấp hơn MNDBT 11,0 m   

 * Cống xả sâu: Là loại cống tròn, chảy có áp. Đường kính cống 0,8m đặt ở dưới ngưỡng tràn xả lũ chính. Lưu lương qua cống từ 7 đến 20 m3 /s  nhằm duy trì dòng chảy ở hạ lưu đáp ứng các yêu cầu khác nhau
2. Tuyến năng lượng

* Cửa nhận nước : cao trình ngưỡng cửa vào +850,0m

* Đường hầm dẫn nước: Sau cửa nhân nước là đường hầm dẫn nước. Dài 11.254 mét. Đường kính trong là 4,5 m

* Tháp điều áp: cao 230 m; mặt cắt ngang dạng tròn. Gồm 3 phần: phần sâu nhất đường kính 3,5m; phần ở giữa đường kính 10m; phần trên cùng đường kính 28m

* Đường ống: Có một đường ống nối tiếp sau đường hầm dẫn nước. Đường kính ống từ 3,2m đến 3,3m. Tổng chiều dài là 1.818m.  Đến nhà máy đường ống rẽ làm 2 nhánh đi vào buồng xoắn tuốc bin. Đường kính ống nhánh là 2,25m
Tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng khỏang 440 triệu USD, trong đó vốn vay Nhật bản chiếm 85%.

Theo kế hoạch, tổ máy thứ nhất của Nhà máy Thủy điện Ðại Ninh sẽ vận hành vào cuối tháng 11 tới và tổ máy thứ hai cũng sẽ hoạt động vào cuối năm nay. Nhà máy Thủy điện Đại Ninh vận hành, ngoài việc bổ sung nguồn điện cho lưới điện quốc gia, nước xả từ thủy điện Ðại Ninh còn là nguồn năng lượng phục vụ cho thủy điện Bắc Bình với công suất khỏang 33 MW trong tương lai và cung cấp luợng nước đáng kể cứu cho hàng chục ngàn ha đất nông nghiệp có nguy cơ sa mạc hóa ở huyện Bắc Bình và Bắc thành phố Phan Thiết (Bình Thuận).

Nước sau thủy điện Ðại Ninh và thủy điện Bắc Bình đổ ra suối Mác Tin, nhập cùng dòng sông Ða Ka Chu (Ta Mai) ở thượng nguồn sông Lũy, rồi xuôi về biển. Ðể tận dụng nguồn nước này, cuối tháng 5-2006, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyết định phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tưới Phan Rí - Phan Thiết giai đoạn một. Nhiệm vụ của dự án (giai đoạn một) là cấp nước tưới cho 15.700 ha đất canh tác thuộc đồng bằng Phan Rí, cấp nước phục vụ dân sinh và cải tạo môi trường trong khu vực.

Theo đó, ở khu đầu mối, xây dựng một đập đất dài 430 m, rộng 5 m, chiều cao đập lớn nhất là 10 m cùng một đập tràn và cống lấy nước, cống xả, nhà quản lý đầu mối. Kênh chính Ðông của công trình dài gần 10 km cùng hệ thống kênh cấp I, cấp II, cấp III trở xuống và kênh tiêu có tổng chiều dài hơn 180 km. Tổng dự toán thực hiện dự án (thời điểm quý 3 năm 2005) hơn 1.100 tỷ đồng. Dự án cũng đã kết hợp đã xây dựng các khu tái định cư cho bà con hai xã Phan Lâm, Phan Sơn, huyện Bắc Bình. 

Bắc Bình là vùng khô hạn nhất tỉnh. Cuối tháng 12-2005, tỉnh Bình Thuận đã khảo sát xây dựng đập dâng nước Bắc Bình (dài 140 m, mặt đập rộng 1,5 mét) tại thôn 3, xã Phan Sơn, nhằm ngăn dòng sông Lũy, chảy qua tuyến kênh đào dài 14 km dẫn nguồn nước xả sau thủy điện Đại Ninh về hồ chứa Cà Giây. Khi tổ máy thứ nhất của thủy điện Ðại Ninh hoạt động, công trình này sẽ tiếp nguồn nước có lưu lượng nước từ 8 đến 12 m3/giây để đưa về hồ Cà Giây, nâng năng lực tưới của hồ lên khỏang 8.000 ha, gấp 2 lần năng lực thiết kế.

Cùng với tiến trình xây dựng đập đầu mối sông Lũy đưa nước về hồ Cà Giây, ngành thủy lợi tỉnh Bình Thuận cũng đã khảo sát và nâng cao đập 812 ở hạ lưu sông Lũy từ 1,4 m lên 2,4 m và mở rộng từ 1 lên 3 cửa cống tưới tải nước về cho kênh Úy Thay với lưu lượng nước qua mỗi cống 3 m3/giây. Công trình này phục vụ tưới cho hơn 850 ha, thay vì lấy  nguồn nước từ hồ Cà Giây để tưới nên đã tiết kiệm được nguồn nước khá lớn của hồ. Ðồng thời, hệ thống cống sẽ đưa nước từ đập 812 về tưới cho khoảng 2.000 ha ruộng “ăn” nước trời thuộc xã Lương Sơn, Sông Bình và bổ sung nước cho đập Ðồng Mới ở khu vực hạ lưu. Tổng vốn đầu tư cho hai công trình nói trên khoảng 30 tỷ đồng, khi Thuỷ điện Đại Ninh đi vào vận hành, thì đồng nghĩa hai công trình thủy lợi này cũng phát huy hiệu quả và mang lại tiềm năng kinh tế rất lớn cho một vùng khô hạn, hàng năm chỉ sản xuất một vụ bấp bênh, thậm chí không có nước cho gia súc uống vào mùa khô.

Theo thiết kế, hồ Cà Giây tưới được hai vụ cho khoảng 4.000 ha, năm nào mưa thuận điều tiết nước sản xuất thêm được khoảng 1.000 ha vụ đông xuân. Khi thủy điện Ðại Ninh hoạt động và hai công trình trên đưa vào sử dụng, năng lực tưới của hồ Cà Giây sẽ tăng gấp hai lần so với thiết kế và đủ nước tưới ba vụ/năm.

Thủy điện Đại Ninh không những đánh thức tiềm năng một vùng đất khô hạn, còn mở ra được hướng làm giàu từ du lịch sinh thái, đồng thời góp phần không nhỏ trong việc cải thiện đời sống cho nhân dân trong vùng./.

Ngay Bưu Điện Bảo Lộc có ngã 3 , rẽ trái vào thác Dambri

Thác DamB’ri
Vị trí: Thác Đambri nằm cách trung tâm thị xã Bảo Lộc khoảng 18km.
Đặc điểm: Đây là ngọn thác lớn ở Lâm Đồng, nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh hoang sơ và hùng vĩ.
Từ thị xã Bảo Lộc - Lâm Đồng qua những đồi chè, cà phê, cây ăn trái xanh ngát, du khách sẽ đến với khu du lịch sinh thái Đambri để được thưởng thức cảnh đẹp hùng vĩ cùng khí hậu trong mát của rừng nguyên sinh nam Tây Nguyên. Thác Đambri có độ cao khoảng 60m. Mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về ầm ầm, đi xa vài kilômét còn nghe thấy tiếng. Xung quanh thác là một khu rừng hầu như vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét đẹp hoang sơ chưa mấy người khám phá với diện tích gần 300ha cùng đủ loài chim. Nhiều cây cổ  thụ quý hiếm như sao, kền kền, dổi... gốc to tầm vài ba vòng tay người ôm cũng có mặt ở đây. Đường vào trung tâm khu du lịch có một cầu ximăng dài hơn 20m bắc ngang suối, gần đỉnh thác. Đứng trên cầu, khách du lịch có thể thưởng thức cảnh tượng hùng vĩ của dòng nước cuồn cuộn đổ từ đỉnh thác xuống. Khách muốn xuống chân thác có thể đi bằng hai đường: thang máy hoặc đường bộ. Nhưng hầu hết du khách đều chọn đường bộ men theo sườn núi, đã được bêtông hoá nên đi lại thuận tiện để được thưởng ngoạn phong cảnh.Theo lối mòn ven suối đi về phía thượng lưu, muốn sang bờ bên kia khách sẽ được một lần thử độ khéo léo và lòng dũng cảm khi chênh vênh đi trên chiếc cầu dây theo kiểu của đồng bào dân tộc ở địa phương vẫn làm. Cầu được bện từ những thứ dây leo rất sẵn ở rừng như song, mây, giang, lồ ô... Vào buôn của người dân tộc Châu Mạ - một trong những làng văn hoá dân tộc ở Tây Nguyên, khách sẽ được thưởng thức những lễ hội cồng chiêng, khám phá tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống và cũng có thể tự mang lều trại để tổ chức sinh hoạt dã ngoại. Thật rất nhiều điều thú vị.

Để những chuyến tham quan của du khách thêm sinh động, Ban Quản lý khu du lịch sinh thái Đambri còn khoanh một khu vực nuôi các loài thú. Đảo khỉ tại đây có hàng trăm con, hươu nai được nuôi thả tự do khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng và thích thú khi bắt gặp. Cũng có cả những khu nuôi gấu, ba ba, rùa. Đặc biệt, có những chú voi đã được thuần dưỡng và ngoan ngoãn tuân theo sự chỉ dẫn của quản tượng. Du khách có thể ngồi trên lưng voi để chụp ảnh lưu niệm. Đi một vòng quanh khu du lịch rộng lớn, du khách có thể nghỉ chân bên hồ nước Đambri rộng hàng nghìn mét vuông, thuê một chiếc thuyền để hưởng thú câu cá trên hồ.
Đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 11, du khách đến tham quan thác Damb’ri, đứng gần chân thác với khói nước giăng kín như đang lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Có thể đi theo những bậc tam cấp được xây dựng men theo sườn dốc hoặc đi bằng phương tiện thang máy xuống chân thác để thưởng thức những đàn cá tung tăng bơi lội trong làn nước trong xanh, hay sờ tay vào dòng nước để nghe hơi lạnh như nước đá của dòng nước miền Cao Nguyên đang tuôn đổ.

Tu Viện Bát Nhã
Tu Viện Bát Nhã toạ lạc trên một ngọn đồi cao có diện tích 18 hecta thuộc thôn 10 , xã Damb’ri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Công Trình kiến trúc tôn giáo này cách Khu Du Lịch sinh thác Damb’ri khoảng 2km, gồm 2 khu: khu Tăng được gọi là Rừng Phương Bối và Khu Ni được gọi là Bếp Lửa Hồng.
Tu viện (TV) này được khởi công xây dựng từ năm 1998, do Thương Toạ Thích Đứd Nghi khai sơn. Công trình có nét kiến trúc độc đáo mang màu sắc Á Đông với mái ngói 2 tầng cong vút cổ kính được kết hợp với không gian thiên nhiên làm cho công trình càng nổi bật giữa những rừng chè bạt ngàn, tạo nên cảnh quan đẹp, thơ mộng trong khuôn viên rộng 35 hecta. Trong khuôn viên tu viện, ngoài rừng thông là loài cây phổ biến của vùng đất Tây Nguyên, còn có các loài cây kiểng quá giá như cau, thiên tuế,tùng…
Đây là nơi dành cho các vị Tăng Ni tu tập theo môn phái Tịnh độ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Tất cả những sinh hoạt hằng ngày như đi đứng, nằm ngồi, ăn mặcv.v…đều được tập trung cao độ gọi là ‘chánh điện’. Ăn cơm trong chánh niệm: theo triết lý nhà Phật, ngoài ý nghĩa đơn giản của ăn cơm là nhai thật kỹ thức ăn nhằm giúp chuyển hoá tốt để nuôi sống cơ thể, còn hàm chứa bao điều sâu xa khác như quan niệm trong khi ăn, quán niệm về những thứ ta đang ăn là những sản  phẩm do đất trời và con người tạo tác; hiện hữu trong bát cơm thơm ngon, trắng tinh ấy có hình ảnh lam lũ, vất vả của người nông dân trên cánh đồng; hành trình của hạt gạo phải chịu ‘một nắng hai sương’ và bao công đoạn xay,giã,dần,có cơm ăn áo mặc…Quán niệm để hiểu được những điều như thế trong mỗi hành động của con người sẽ giúp ta biết sống san sẻ, yêu thương nhau, trân trọng những tạo vật của đất trời và giá trị cuộc sống của con người.
Phía bên phải chánh điện, đường dẫn lên đồi  trước rừng thông là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 350cm ngự giữa hòn giả sơn, tay cầm bình tịnh thủy nhỏ từng giọt nước trong vắt nhiệm màu cho những ai cần xoa dịu cơn bệnh và nỗi khổ đau.. Đây là một khu vườn được thiết kế, xây dừng rất đẹp, tạo cảnh quan cho ngôi tu viện càng tăng thêm nét thâm nghiêm nhưng không kém phần thơ mộng. Hòn giả sơn cao gần 10m, là nơi du khách Phật tử thường lên ngồi dưới chân Quan Thế Âm  niệm Phật hoặc chiêm ngưỡng cảnh đẹp thanh tịnh quanh đồi. Dưới chân hòn giả sơn là hồ nước rộng và những chiếc cầu được bắt quanh tạo cảnh quan và là nơi dành cho du khách nghỉ ngơi ngắm cảnh.
Đây là một điểm tham quan mới, một nét du lịch tâm linh trong những chuyến hành hương của văn hoá Việt, một điểm dừng chân lý tưởng dành cho du khách được kết hợp với điểm tham quan Thác Damb’ri tạo nên tuyến thú vị của địa danh Bảo Lộc. Khi du khách đặt chân lên miền Cao Nguyên đầy vẻ quyến rũ này, lại được nhìn ngắm ngôi tu viện từ xa sẽ khiến tâm hồn cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thoát để quên đi những gánh nặng đời thường.

Thác Bobla 
Đây là một thác nước đẹp, hùng vĩ vừa được tôn tạo thành khu du lịch sinh thái mới ở xã Liên Đầm, huyện Di Linh (Lâm Đồng). Bobla được xem như một nàng tiên tuyệt trần vừa được đánh thức bởi vì thác được phát hiện khá lâu nhưng mãi đến năm 2000 mới được giới thiệu cùng du khách và  là điểm dừng chân tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước, trên lộ trình hoặc trong những tour du lịch từ TP HCM lên Đà Lạt.

Nằm cách không xa quốc lộ 20, nên ngay từ xa đã có thể nghe tiếng thác vọng cả núi rừng. Ấn tượng đầu tiên khiến du khách phải ngỡ ngàng là dòng thác cao 50m rộng 12m, nằm giữa hai ngon đồi hình voi phục như một dải lụa trắng tinh đổ sầm sập xuống lòng hồ, tung bọt trắng xoá.
Thiên nhiên ở đây đẹp như tranh vẽ, thác nước nằm gọn trong khu rừng nguyên sinh còn lưu giữ nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi; hai bên thác là vách đá cao phủ rong rêu, rễ cây cổ thụ buông xuống; dòng suối chảy lặng lờ, len trong những tảng đá, hai bên bờ cây cỏ, hoa dại nở quanh năm chạy tít tắp về phía buôn làng, hơi sương bay khắp một vùng trời... Tất cả tạo nên vẻ đẹp vừa nguyên sơ, vừa huyền hoặc của núi rừng cao nguyên Di Linh.
Trong ngôn ngữ của người Cơ Ho, Bobla do được đọc lệch từ 2 âm ‘PốPla’, có nghĩa là ‘Đầu Ngà Voi’, ‘Pố: nghĩa là đầu và ‘Pla’ có nghĩa là ngà voi.
Đồng bào các dân tộc bản địa sinh sống trên vùng đất này đã xem thác Bobla là biểu tượng của sự bất khuất, là sức mạnh của cư dân miền sơn cước, quê hương của chàng Liang Dăm, người đã có công đánh đuổi quân Chăm từng kéo lên quấy nhiễu, giày xéo buôn làng.
Chuyện xưa kể rằng: Thuở trước, vùng đất của Thác Bobla là nơi giao tranh thường xuyên giữa quân Chăm và người Cơ Ho. Thời đó quê hương của người Cơ Ho ở Di Linh bị giặc chiếm đóng. Người Cơ Ho muốn được bình yên, phải thường xuyên cống nạp những sản vật quý giá cho giặc như: ngà voi, sừng tê giác và những loại da thú quý hiếm…
Một ngày kia , tộc trưởng của người Cơ Ho săn được một con voi có cặp ngà rất lớn và mang cặp ngà này dâng lên cho thủ lĩnh của quân giạc với lời thỉnh cầu:’Hãy để dân làng Cơ Ho được bình yên’. Họ nhận lễ vật và hứa chấp nhận lời thỉnh cầu của người Cơ Ho, rồi đặt tên cho thác nước nơi này là ‘Pố Pla’. Tuy nhiên chẳng bao lâu, họ không thực hiện lời hứa mà còn đem quân  tiến đánh người Cơ Ho. Nhưng những lần tấn công này họ phải đối đầu với sức mạnh phi thường của chàng dũng sĩ Liang Dăm.
Liang Dăm là một chàng thanh niên mồ côi đến đây làm thuê cho người Cơ Ho trong nhiều năm qua, nhưng không một ai biết được nguồn gốc quê hương của chàng. Khi đội quân hùng hậu của giặc tấn công các buôn làng, người dân Cơ Ho hoảng sợ bỏ chạy tán loạn, chỉ một mình chàng Liang Dăm bình tĩnh trụ lại buôn làng theo dõi tình hình quân giặc. Chàng tiến đến bẻ một nhánh của gốc cây trâm bên dòng thác rồi hướng về phía quân thù. Một điều lạ xảy ra, cành trâm trong tay chàng hướng đến đâu, quân giặc ở đấy bỏ chạy hoảng loạn. Nhân cơ hội này một người đàn ông Cơ Ho của Buôn làng tên Lăng Ler kêu gọi dân làng cầm gươm đến giết giặc. Giặc tan, Lăng Ler cùng dân làng đến tạ ơnchàng thanh niên mồ côi này đã giúp cho buôn làng thoát được giặc ngoại xâm. Nhưng chàng Liang Dăm đi về phía ngọn thác và tan biến vào làn khói nước từ lúc nào’  Ngọn thác ấy ngày nay chính là thác Bobla và cây trâm cổ thụ ngày xưa vẫn còn tươi tốt. Đến Bobla ngày đã được xây dựng mở rộng và khôi phục lại những khu rừng già hoang vu để đưa vào phục vụ khách du lịch, du khách có thể vượt thác, thám hiểm núi, câu cá, cắm trại..

Km 156: Thị trấn di Linh được việt hoá từ ngôn ngữ của dân tộc Cơ Ho là Djring. Tại đây có một ngã 4, quẹo phải đi Phan Thiết 97km, quẹo trái đi Đaklăk 77km.
Km 172: Đèo Phú Hiệp. Đây là ranh giới giữa hai huyện Di Linh và Đức Trong.
Km 190: Phía tay trái có đường đi vào Thán Pongour 8km. Hàng năm, nơi đây có tổ chức ‘Lễ Hội Pongour’ vào ngày 15/01 âm lịch.

LINH ẨN TỰ
Chùa Linh Ẩn (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà) cách TP.HCM khoảng 300 km, cách Buôn Ma Thuột chừng 200 km và cách Phan Thiết chưa tới 200 km.
Có hai đường đến chùa Linh Ẩn: từ TP.HCM qua QL27 đến Cửa rừng rồi đi về thị trấn Nam Ban hay từ Đà Lạt theo đường Hoàng Văn Thụ qua thác Cam Ly đi thẳng về Nam Ban.
) Đường đến Linh Ẩn tự – thiền viện Trúc Lâm thứ hai của Đà Lạt – qua nhiều con dốc quanh co với những đồi thông nhấp nhô, nhiều hình thù lạ mắt. Qua bản làng đồng bào người Nùng (xã Tà Nùng), bạn sẽ đến thị trấn Nam Ban, nơi Linh Ẩn tự tọa lạc.
Từ tỉnh lộ 725, thấp thoáng dưới rừng thông, Linh Ẩn tự hiện lên như đầu một con rồng phun nước. Nằm trên độ cao 1.080m, ở thế “tọa sơn ngọa thủy”, sau chùa có đồi thông xanh ngút ngàn, trước mặt có thác Voi ào ào tuôn chảy quanh năm nên không khí ở chùa luôn luôn mát mẻ, yên tĩnh.
Du khách đến với Linh Ẩn tự ai cũng trầm trồ khen ngợi vị sư trụ trì, thượng tạo Thích Tâm Vị – khi ngài có con mắt tinh tế khi chọn địa thế để xây dựng ngôi chùa cho bà con người Hà Nội đi xây dựng kinh tế mới ở Lâm Hà (Lâm Hà ghép từ hai địa danh Hà Nội và Lâm Đồng). Nằm ở chốn “thâm sơn cùng cốc” nhưng kiến trúc Linh Ẩn tự vẫn toát lên vẻ hiện đại và thân thiện với thiên nhiên. Toàn bộ diện tích đất hơn 4 ha của chùa được phủ xanh với những loại cây rừng như gió, sộp, si,bằng lăng…
Nơi hoành tráng nhất của chùa là Tòa chánh điện (khởi công năm 1999), rộng trên 1.400m2, lợp ngói đỏ. Phía tiền điện, hai bên bậc cấp dẫn lên chánh điện nội là hai con rồng tinh xảo đắp bằng xi măng dài 20 mét. Còn sau những nhành hoa bằng lăng tím nở trái mùa, trên nền trời trong xanh, tượng Di Lặc sừng sững hiện ra, tượng cao 12,5m, rộng 6,5m, ngang 9m (chiếm trên 630m3 không gian). Bên trái vườn dựng tượng Thích Ca thành đạo, vườn Lâm Tỳ Ni… Theo gợi ý “sao không qua đêm ở chùa để đêm nằm nghe thác đổ” của thầy tri viên Thích Hạnh Viên (thầy chăm sóc hoa cây cảnh của chùa), thử sống chốn thiền môn một đêm.
Trong khuya vắng, tiếng chuông chùa thời kinh tịnh độ thi thoảng ngân vang hòa cùng tiếng thác rì rầm đổ khiến không gian trở nên yên ả, thanh tịnh lạ thường. Một đêm, chỉ một đêm sống nơi già lam nghiêm tịnh của miền rừng núi Lang Biang mà trong lòng chúng tôi nhẹ tênh như vứt bỏ mọi phiền muộn của cuộc sống bon chen thường nhật và thức dậy miệng không khỏi mỉm cười…
Linh Ẩn tự cách thành phố du lịch Đà Lạt 30 km, từ lâu đã trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều du khách, đặc biệt là du khách Tây phương ưa mạo hiểm, thích khám phá và tận hưởng sắc màu Đông phương.

THÁC PONGOUR:
Thác Pongour thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm đông. Đây là một ngọn thác đẹp nổi tiếng, hoang dã nhất và cũng hùng vĩ nhất không chỉ đối với Miền Nam Tây Nguyên mà còn xứng đáng để so sánh với khu vực Đông Dương, được mệnh danh là ‘Đông Dương đệ nhất hùng thác’. Thác Pongour còn được gọi là ‘Thác bảy Tầng, Thiên Thai hay thác Mẹ.Tại vùng đất này có nhiều kaolin, là loại đất sét mịn có màu trắng hoặc vàng được dùng để sản xuất sản phẩm gốm sứ, gạch chịu nhiệt cao và giấy.
Dòng sông Đa Nhim uốn lượn qua bao vùng đất phía trên thượng nguồn rồi trải rộng như một bàn tay nắm lấy những tảng đá núi lô nhô nơi một vực thằm tạo nên một dòng thác nơi đây. Thác Pongour có chiều cao hơn 50m, mặt thác trải rộng hơn 100m uốn cong hình cánh cung, nước đổ ào ào xuống một hồ lớn. Vào mùa mưa, dòng thác càng trở nên dữ dội, cả đất trời của vùng thác Pongour vang vọng trong tiếng thác rền không dứt.
Dòng thác từ trên cao đổ xuống qua từng bậc thang đá trải rộng trước khi đổ xuống vực sâu, rồi uống lượn qua các khe đá hoa cương nhẵn và không lồ để chảy về phía hạ nguồn của dòng thác và băng qua dòng nước mát lạnh đang chảy xiết mà nghe lòng vừa vui sướng vừa hồi hộp. Dưới chân thác là một thung lũng rộng lớn được bao bọc bởi những vách núi cao sừng sững, có nhiều tảng đá rất lớn như những khoảng đấ trống, bằng phẳng mà thiên nhiên dành sẵn cho du khách đến tham quan thác có chỗ vui chơi và nghỉ chân.
Tên Pongour có nguồn gốc từ ngôn ngữ của người Cơ Ho là ‘pon’ và ‘gou’ mà người Pháp đã phiên âm thành ‘Pongour’. Nhưng ý nghĩa của tên thác thì có giả thuyết khác ngau:Pongou: có nghĩa là ông chủ của vùng đất sét trắng hay có nghĩa là bốn sừng tê giác với nghĩa đencủa từ vựng ‘pon’: ‘bốn’ và ‘gou’: ‘sừng’. Trong đó giả thuyết thứ 2 được tin cậy nhiều hơn vì có tài liệu cho biết, có có nguồn gốc từ truyện cổ tích của người Cơ Ho, Chăm và Churu. Người ta cho rằng, thác Pongour là dấu vết của bốn con tê giác cắm xuống núi rừng Tây Nguyên trong quá trình giúp sức cho nàng Ka Nai giữ gìn và bảo vệ quê hương trong câu truyện cổ tích này.
Truyền thuyết trong truyện cổ tích của các dân tộc bản địa và các dân tộc có liên quan trong lịch sử kể rằntg:’Ngày xưa, tại vùng đất tân Hà ngày nay có một nữ tù trưởngxinh đẹp làm thủ lĩnh tên gọi Ka Nai. Nàng có một sức mạnh phi thường, có thể chinh phục được các loải thú dữ trong rừng. Đặc biệt là loài tê giác. Do đó, trong bộ tộc của nảng có bốn con tê giác to lớn mà Kanai thường dùng để khai phá núi rừng, đồng thời bảo vệ buôn làng.
Thuở đó, người chăm vùng Panduranga của đất Ninh Thuận ngày nay thường xua quân quấy phá, đánh chiếm và bắt người dân nơi đây về vương quốc Cah9mpa để làm nô lệ hoặc phải đi lính chống lại người Kinh. Để thể hiện sức mạnh của dân tộc mình, đồng thời chống lại kiểu thống trị, hiếp tróc của người Chăm, nàng Ka Nai đã đứng lên kêu gọi các bộ tộc Tây Nguyên hợp sức chống lại người Chăm. Sau nhiều lần dẫn quân đi trả thù, Ka Nai đã chiếm được bốn thành của người Chăm vả giải cứu cho hàng trăm người Cơ Ho bị bắt trước đây. Tuy nhiên nàng Ka Nai rất đau khổ vì còn một số người Cơ Hi – Mạ chấp nhận từ bỏ gia đình và người thân để ở lại Panduranga làm nô lệ cho người Chăm, không chịu quay về quâ hương Tây Nguyên. Cuối cùng, vị nữ tù trưởng phải đành lòng quyết định trừng trị những kẻ bội nghĩa vong ân.
Quê hương không còn bóng giặc, nàng Ka Nai bắt đầu tập trung xây dựng một cuộc sống mới cho buôn làng. Một cuộc sống chỉ có những con người thủy chung, biết đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong tình yêu thương của dân tộc. Bốn con tê giác giúp sức cho nàng san ủi núi đồi , khai thác rừng hoang cho người Cơ Ho. Nàng Ka Nai đã chọn mùa trăng tròn đầu tiên của mùa nắng ấm sau khi quê hương được thanh bình để tổ chức ngày kỷ niệm cho bộ tộc của mình’
Vào ngày rắm tháng Giêng hàng năm, du khách khắp nơi trẩy hội về thác Pongour để vui chơi, tưởng nhớ về ngày kỷ niệm của người cơ Ho xưa. Đây cũng là dịp bà con các dân tộc từ miền xuôi đến mạn ngược rộn rã du xuân. Đường xuống chân thác bằng phẳng quanh một ngọn đồi, hay theo các bậc thang đá đi dưới những tán lá rừng rồi theo các con đường mòn đến gần chân thác, băng qua những đám mây nước như mưa rào để sang bên kia bờ sông…Càng đi về phía hạ nguồn du khách càng cảm nhận được vẻ hùng vĩ của dòng thác Pongour đang tuôn trào mạch nước.
Đêm đến, du khách có thể tham gia cùng các bạn dân tộc vui chơi bên ánh lửa trại trong các điệu nhảy Tây Nguyên và rất thú vị hơn nữa cho những du khách thích khám phá cảm giác lạ khi nghỉ lại bên thác rừng  Pongour trong chiếc lều dã chiến. Chính nơi đây ngày xưa, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn nước ta rất thích thú nghỉ đêm tại đây mỗi lần đến Pongour sănbắn.

Km195: Thác Gougar: Ngọn thác này nằm các QL20 khoảng 500m

Thác Gougar
Thác Gougar còn có tên gọi là Thác Ổ Gà, Gougar là tên do người dân tộc ở địa phương dặt tên cho Thác, còn Ổ Gà là tên của người Kinh đặt do khi đứng từ xa, người ta trông thấy thác Gougar được phân chia theo 2 nhánh: một bên là dòng nước màu lòng đỏ trứng gà êm đểm chảy, một bên là dòng nước chảy ầm ầm tung bọt trắng xoá bao phủ cả một vùng tựa như lòng trắng của quả trứng; nhưng cũng có giả thuyết cho rằng, tênỔ Gà là do phát âm trại từ hai âm Gougar. Theo tiếng Cơ Ho, tên Gougar cõ nghĩa là ‘bờ sông giống cái cũi lồng’.
Tuy nhiên, vào mùa mưa, lượng mưa trung bình cao nên hai dòng của thác hoà vào nhau tạo lưu lượng cao với cường độ dòng chảy lớn, thác trở nên hùng vĩ hơn. Thác cao gần 20m. Cột nước khổng lồ từ cao đổ xuống ì ầm suốt ngày đêm làm vang động cả núi rừng, tạo nên một bức tranh hoang dã đầy sống động của vùng Nam Tây Nguyên.
Đứng nơi dòng thác này, du khách có dịp đi ngược dòng lịch sử trở về bới bao huyển thoại của các dân tộc anh em từ miền xuôi lên miền ngược. Tuy rằng, bao huyền thoại ấy vẫn được xem là giả thuyết gắn liền với lịch sử thăng trầm của mỗi dân tộc. Theo các truyện cổ Nam Tây Nguyên, vùng đất từ núi Chai đến thác Gougar là lãnh thổ của người dân tộc Churu – Chăm, có thủ lĩnh là nữ tù trưởng Ma Anh. Đa số người Churu có gốc là người Chăm di cư lên miền Tây Nguyên từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ XVII.
Theo giả thuyết của người Chăm, vùng đất thác Gougar ngày xưa là một vực sâu chôn giấu kho tàng của Hoàng Hậu Nai Biút. Truyện kể rằng:’Nàng Nai Biút gốc người việt (Yuan?) kết hôn cùng vua Chăm. Nàng được nhà vua hết mực sủng ái nền thường bày kế tỏ ra yếu đuối để được vua chiều chuộng. Mỗi khi nằm, Biút dùng bánh tráng nướng đặt dưới chiếu để khi nàng xoay người đổi tư thế nằm, bánh tráng sẽ bể tạo nên âm thanhnhư bị gãy xương. Nhà vua quan tâm, nàng thưa:’Thiếp bị bệnh, nên cơ thể thường hay kêu răng rắc’. Vua Chăm lo lắng bảo quan ngự y chạy chữa cho nàng. Một đại thần trình tâu với vua rằng, nên xây cho hoảng hậu một cung điện bên ngoài vương quốc Chămpa để hoàng hậu dưỡng bệnh, hy vọng hoàng hậu sẽ được khỏi bệnh ‘xương cốt’. Vua Chăm đồng và một cung điện mới dành cho hoàng hậu được mọc lên giữa rừng vùng núi này. Khi hoàng hậu mất, vua Chăm cho chôn cất nàng tại đây, một kho tàng vàng ngọc châu báu được chôn theo mộ phần để nàng Nai Biút dùng khi về bên kia thế giới. Về sau, các dân tộc ở vùng đất này đã tôn nàng Nai Biút là hoàng hậu của họ’.
Lại có một truyện giả sử khác của người Cơ Ho liên quan đến Huyền Trân Công Chúa:’Nàng Nai Biút chính là Huyền Trân Công Chúa đã nên duyên với vua Chăm là Chế Mân. Sau khi Chế Mân mất, Huyền Trân được Trần Khắc Chân giải cứu, Huyền Trần được trở về với đất nước Đại Việt. Nhưng không bao lâu đoàn quân Chiêm Thành kéo ra Thăng Long xin rước nàng về để suy tôn lên ngôi hoàng hậu của vương quốc Chămpa. Huyền Trân không muốn quay trở lại sống trên đất nước của người Chăm, nên nàng xin được đến sống ở một vùng đất không thuộc Đại Việt và Chămpa. Và Gougar là nơi Huyền Trân công chúa chọn trong truyện giả sử này.

Km 203: Sân bay Liên Khương bên tay trái
Km 204: cầu Liên Hiệp, ngã 3 bên trái là QL 27 đường đi Đaklăk 174km. Theo ngã 3 này đi khoảng 9km gặp một ngã 3 rẽ phải đi thêm 9km gặp cầu thác Voi. Tại đây có ngã 3 quẹo trái vào khoảng 100m đến thác Voi. Đường đi từ quốc lộ vào thác Voi đã được trải nhựa rất đẹp.

Thác Voi
Thác Voi Thuộc thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng. Đây là một trong những thác nước rất đẹp nhưng còn hoang sơ, thâm u với nhiều lạoi cây rừng cổ thụ. Đường đi xuống chân thác cheo leo, hiểm trở, rất khó đi.
Nếu Thác Pongour hùng vĩ, đầy vẻ hùng vĩ, duyên dáng, quyến rũ bao nhiêu thì cành quan cùa Thác Voi lại đầy vẻ mạo hiểm bấy nhiêu. Dòng suối chảy ngang qua cầu thác Voi của thị trấn Nam Ban trông rất hiền hoà, nhưng vừa đến vực thằng cách cầu khoảng 100m lại đồ xuống trông rất hùng vĩ. Từ trên đỉnh nhìn xuống thấy chân thác là một vực sâu đầy thu hút, thôi thúc du khách trẻ yêu thích khám phá phải tìm mọi cách xuống tham quan.
Thác cao gần 100m. Bên dưới thung lũng chân thác là những tảng đá to nằm ngổn ngang với nhiều hình dáng dài, ngắn, tròn dẹt khác nhau. Chiều dài mỗi khối đá trên dưới 10m, làm nơi dừng chân cho khách xuống tham quan thác. Đặc biệt có màu đen tuyền, bề mặt nham nhở. Có khu vực, những khối đá mang hình dáng những cây cột khỗng lồ nằm xếp chồng lên nhau giốngnhư xưởng chế tác đá  xây dựng. Có lẽ đây là dấu tích xưa của núi lửa? Là sản phẩm của nham thạch chảy ra từ miệng những ngọn núi lửa hoạt động cách đây hàng triệu năm.
Hiện nay, địa hình thác Voi không thích hợp cho du khách lớn tuổi, nếu lối đi xuống thác không được cải tạo, xây dựng. Tuy nhiên đây là thắng cảnh tuyệt vời, rất hấp dẫn đối với những du khách trẻ thích khám phá. Dòng sống dưới chân thác có rất nhiều cá, là nơi người dân địa phương thường đến quăng chài, thả lưới bắt những loài cá đang sống nép mình vào những khối đá to quanh thung lũng.
Thắng cảnh thác Voi đã được Bộ Văn Hoá – Thông tin công nhận là Di tích quốc gia ngày 28 – 12 – 2001.

Km 209: ngã 3 Finôm. Quẹo trái là đường đi Phan Rang 100km
Km 218: Núi Voi

Núi Voi
Núi Voi cap 1.756m. Ngọn núi này đã được nhắc đến nhiều trong các truyện cổ và truyền thuyết của các dân tộc ở miền Nam Tây Nguyên trong việc bảo vệ quê hương chống lại quân Chăm xâm lược vào các thấ kỷ XV – XVII.
Có truyền thuyết kể rằng:’Có 2 con voi ở vùng La Ngà Thượng đi dự lễ cưới của chàng Lang và nàng Bian. Khi đi đến ngọn núi Cà Đắng thuộc vùng đèo Prenn, nghe tin đám cưới của 2 người biến thành đám tang nên 2 con voi đã quỵ ngã tại đây và đau buồn  đến chết. Xác của 2 con voi này đã hoá thành hai ngọn núi và người ta gọi là Núi Voi. Nước mắt của voi chảy hoá thành dòng thác nên người ta đặt tên thác Voi, một ngọn thác nằm gần khu vực này.
Một truyền thuyết  khác:’Tại vùng đất này có đôi tình nhân người Cơ Ho. Chàng tên Ka Yar và nàng tên Ka yung, họ yêu nhau tha thiết. Khi quân người Chăm tràn lên cao nguyên đánh chiếm đất này, chàng Ka Yar phải lên đường chinh chiến và không trở về. Nàn Ka Yung đang khổ ra suối ngồi khóc. Tiếng khác của nàng đã làm lay động núi rừng, đất đá sụp đổ và nước mắt của nàng kết thành một dòng suối đổ ầm ào, cuồn cuộn. Đó là thác Voi ngày nay.
Sau năm 1471, từ thời vua Lê Thánh Tông, quân Chiêm Thành không còn đủ sức để đánh phá Đại Việt như thời Chế Bồng Nga. Từ đó, các vua Chăm lo củng cố vùng đất Panduraga và tìm cách mở hướng đánh chiếm lên vùng Tây Nguyên với ý đồ mở rộng vương quốc. Vua Pôrêmê là vị vua nổi tiếng về quân sự đã nhiều lần đưa quan lên đánh vùng đất Đà Lạt – Lâm Đồng và bắt dân địa phương làm nô lệ.
Trong thời giao giao tranh, núi Voi là một trong hai căn cứ đóng quân kiên cố và vững chắc của người Cơ Ho. Lachr, Chink.. (một căn cứ khác là núi Lap Bê cao 1.732m nằm ở đông bắc, còn núi Voi nằm ở phía Tây Nam) có đủ khả năng chế ngự quân của đối phương lên đồi Cà Đắng. Quân chăm không tấn công lên nổi Đà Lạt  do không phá được hai căn cứ này. Các thung lũng quanh vùng là những tuyến phòng thủ, phục binh an toàn nhất của người bản địa, đã nhiểu lần đánh tan đội quân của Pôrêmê tại giới thuyến đồi Cà Đắng. Đạo quân của người Cơ ho, Chink, Lachr khi ẩn khi hiện theo những con đường mòn dọc theo con suối phủ đầy lá cây mà người Chăm không thể nào phát hiện.
Tuy không chiếm được Đà Lạt, nhưng người Chăm cũng đến được Cao nguyên này bằng một hướng khác để phá huỷ nhiều công trình của người M’nông, Chink, Lachr. Đó là vùng Đak Krông Nô thuộc tỉnh Đak lăk ngày nay.

Rừng thông Đà Lạt
Từ mọi ngả đường để đến với Đà Lạt, lữ khách đều ngỡ ngàng trước cảnh quan rừng thông thuần loại, mọc san sát cả trên những vách núi. Rừng tiếp rừng, thông hiện diện với sông hồ, ghềnh thác; thông ôm ấp dinh thự, thánh đường; thông điểm tranh đình chùa, che mát sân trường; len lỏi đến những nếp nhà dân dã.
Rừng thông xanh hơn một phần ba cao nguyên Lang Biang, trên rừng thưa, trảng cỏ, cũng có tiếng thông reo vui đùa với gió lành nắng dịu, hay kết thành quần tụ chống chọi với bão biển, mưa nguồn.
Thông che chở cho cánh đồng rau non, hoa đẹp bốn mùa, thông chắt lọc tiếng ồn, khí thải, tiết ra hương thông và ô-zôn, làm cho bầu trời trong xanh hơn nữa. Thông nuôi nấng và góp mọi phần mình cho cuộc sống người Đà Lạt.
Tận cùng về phía đông của dãy rừng mưa nhiệt đới, trên hành lang tây sang đông gặp gỡ với dòng điện thế muôn đời từ Hoa Nam xuống dãy Trường Sơn, rừng thông thuần loại trên núi cao đã không từng được gặp. Sự hiếm hoi ấy mách bảo một thế mạnh vô song, đặc thù của Đà Lạt.
Những nhà nghiên cứu khoa học trước đây đều cho rằng thông ba lá là một loài biệt sinh, không thấy dấu vết sót lại trên vùng di cư đến vùng đất thích hợp này. Do vậy, cuộc tranh luận về nguồn gốc của nó vẫn chưa ngã ngũ. Có ý kiến dựa vào nhóm thông cổ hai lá dẹt, thông năm lá và nhiều loại lá kim khác để chứng minh nguồn gốc tại chỗ. Lại có ý kiến chứng minh nguồn gốc Hy Mã Lạp Sơn, nguồn gốc Hoa Nam và ngay cả từ Địa Trung Hải. Thực tế cho thấy thông ba lá (P. Khasya) còn phân bố ở Hoàng Su Phì, Kon Tum...
Thông ba lá dễ tái sinh từ các cây mẹ gieo hạt, chính trong cuộc đua chen để thích nghi và tồn tại được giữa tự nhiên đã chọn ra những cây rừng tốt, tạo nên những dải rừng tuyệt vời.
Thông không kén đất, nhưng trên đất tơi xốp, thoát nước tốt là thích hợp nhất. Tuy vậy, trên đất cằn cỗi, ngay cả mỏ cao lanh, hầm cát thông vẫn vươn lên được. Chỉ trừ các đồi có gia súc dẫm đạp nhiều, thoát nước và thông khí kém, nấm rễ không mọc được là khó trồng thông mà thôi.
Thông ba lá cho gỗ nhẹ mềm, dễ chế tác, ít mối mọt. Trừ loại quá già hoặc mọc đơn độc thường có nhiều nhựa và mắt gỗ.
Mỗi hécta rừng thông gieo hạt tự nhiên có thể khai thác được hơn 130 mét khối gỗ và khoảng một tấn nhựa mỗi năm trong các năm sau cùng. Đối với rừng trồng tốt có thể cho năng suất gấp đôi.
So với các cây rừng khác, kinh doanh rừng thông ở Đà Lạt rất có lợi, nhờ những đặc điểm sinh trưởng nhanh dễ trồng trọt. Những năm đầu đốn tỉa được củi và gỗ nhỏ. Hơn nữa, nhiều nguồn lợi từ rừng thông đang còn bị lãng quên như nấm hoang dại là thực phẩm, nấm làm thuốc (linh chi; phục linh) đều dễ khai thác. Trong rừng thông còn có khả năng nuôi một số thú và chim.
Thông Đà Lạt không phải là một thứ cây cỏ vô hồn. Đã từ lâu thông Đà Lạt in đậm vào tâm hồn du khách như một kỷ niệm, một hình ảnh thứ hai của Đà Lạt. Có mấy ai đã một lần qua Đà Lạt mà lại có thể tách ra cho được rừng thông.
Thành phố Đà Lạt được bao quanh bằng những đồi núi phủ thông xanh bạt ngàn (42.000ha). Thông Đà Lạt hầu hết là thông ba lá (Pinus Khasya Royle) và phần lớn là do mọc tự nhiên. Cây thông ba lá của Đà Lạt xuất xứ từ đâu. Cho đến nay vẫn chưa có ai trả lời câu hỏi này - Đà Lạt là quê hương của thông. Ngoài giá trị kinh tế, thông còn làm cho Đà Lạt trở nên tươi mát, không khí thêm trong lành, quang cảnh thêm thơ mộng.
Những cây thông mà người ở các nơi khác chỉ nhìn thấy mỗi năm một lần trong những nhà hàng sang trọng vào dịp Noel, với những cành lá được kết đầy kim tuyến treo đèn nhấp nháy huyền ảo thì ở Đà Lạt có cả một rừng thông dường như vô tận.
Sáng sớm, nếu bạn không ngại trời lạnh, trèo lên đỉnh đồi, đón ánh mặt trời vừa nhô khỏi đỉnh núi. Trong sương mờ, lá thông xanh rờn được phủ những chấm sương li ti long lanh nắng sớm. Bạn sẽ không biết mình đang sống thực hay mơ. Những gì trước mắt dường như hư ảo. Tất cả đều chập chờn ẩn hiện trong lớp sương mơ hồ được chiếu sáng bằng những tia nắng vừa mong manh nhưng cũng vừa thật rực rỡ. Không gian tinh khiết và thơm lừng hương thông…
Đà lạt có bao nhiêu đồi núi, có bấy nhiêu suối. Suối chảy lững lờ rồi chất chứa thành hồ, những mặt hồ gương trong ngần thơ mộng. Suối reo vang thành thác, với những dải lụa trắng ngần ca hát mãi trong rừng vắng hoang vu…
                         
ĐÀ LẠT XƯA
Sau khi có dịp nghiên cứu người miền núi quanh Bà Rịa, vào tháng 5 và tháng 6 năm 1880, bác sĩ hải quân Paul Néis (Pôn Nê-ítx) muốn tiếp tục nghiên cứu các dân tộc sống ở phía Đông và Đông Bắc Nam Kỳ. Viên thống đốc
giao cho ông nhiệm vụ tìm hiểu thượng lưu dòng sông Đồng Nai càng xa càng tốt.
Bác sĩ Paul Néis kể lại:
“Ngày 1-11-1880, mùa khô bắt đầu, chúng tôi đến Bà Rịa và sáng ngày 5 chúng tôi lên đường về hướng Đông. Trong đoàn có 2 người lính Việt, 1 người Khơ-me làm thông dịch và 1 người Việt chuyên giao dịch mua bán với người Thượng, làm thông dịch viên và hướng dẫn trong những ngày đầu chuyến thám hiểm. Hành lý chất trong 2 chiếc xe bò gồm có 1 tá thùng nhỏ có thể khuân vác dễ dàng”.Chiều hôm sau, đoàn đến Xuyên Mộc, làng người Kinh cuối cùng. Đoàn đi ngang qua núi Chứa Chan, chân núi Mây Tào. Sau 2 ngày đi trong cánh rừng ngập nước của nhiều phụ lưu sông La Ngà (Da - Laghna), đoàn đến Võ Đắt (Vo - duoc). Ngày 29 tháng 11, đoàn đến bờ sông Đồng Nai, gần Culao - tho. Viên chánh tổng người Việt tên là Hên rất hiếu khách sai một người Thượng đến làng Kiên báo trước, nếu không dân làng sẽ bỏ chạy. Viên chánh tổng cũng giới thiệu những người khuân vác, giao cho ông lý trưởng và một viên chức làng Dong-ly tháp tùng đoàn. Ông cũng giới thiệu ông Thoi ở Biên Hòa làm thông dịch. Ông Thoi chưa bao giờ vượt sông Đồng Nai phía trên hợp lưu sông Đồng Nai và Đạ Hu-oai (Da - hué). Ông Thoi cho biết phía thượng lưu là vùng của bộ tộc La-canh-dong. Ông không thể tháp tùng đến đây, chỉ dám hứa sẽ hướng dẫn đoàn đến làng gần nhất. Đoàn đi dọc hữu ngạn sông Đồng Nai trong hai ngày qua một khu rừng đẹp, trên con đường mòn do voi và tê giác vạch ra. Người Thượng (Trao) ở làng Kiên tiếp đoàn rất tử tế. Họ làm ruộng và làm trung gian với các bộ tộc sống xa hơn.
Bác sĩ Paul Néis kể tiếp:
“Từ Culao-tho, sông Đồng Nai chảy siết, nhưng từ làng Kiên, thuyền bè lưu thông được. Dân làng cung cấp cho chúng tôi thuyền để đi ngược dòng. Họ cũng báo trước với làng lân cận - làng Tà Lài (Ta-lay). Các viên chức đón chúng tôi bằng thuyền độc mộc. Giữa hai làng, đồi núi nhấp nhô với một dãy đồi cao từ 30 đến 40m. Tà Lài không xa hợp lưu sông Đạ Hu-oai. Các viên chức cho chúng tôi biết có thể đi từ làng này đến làng khác, nhưng khuyên chúng tôi đi về hướng Đông và đừng đi theo hữu ngạn sông Đồng Nai mà họ gọi là Đạ Đờng (Da-dong) vì dân trong vùng hung dữ, họ rất sợ. Họ báo tin với làng Palate trên sông Đạ Hu-oai. Dân làng đón chúng tôi với một số thuyền độc mộc dư sức chở chúng tôi và hành lý. Làng Palate nằm trên phía hữu ngạn, người ta dựng cho chúng tôi một căn nhà khá tiện nghi bên kia sông. Tại hợp lưu với sông Đạ Hu-oai, sông Đạ Đờng chảy siết và không thể đi bằng thuyền độc mộc; ngược lại, sông Đạ Huoai chảy chậm nhưng dòng sông cũng rộng như sông Đạ Đờng. Từ Palate, chúng tôi muốn đi bằng đường bộ đến sông Đạ Đờn, nhưng ông Thoi nói dân làng từ chối dẫn chúng tôi theo hướng này, họ đề nghị chúng tôi đi ngược sông Đạ Hu-oai đến thượng nguồn; khi đến đây, chúng tôi sẽ tìm thấy một con đường dẫn đến Bình Thuận. Không có thể làm gì khác, chúng tôi chấp nhận hành trình này”.
Lúc 7 giờ tối ngày 15 tháng 12, vào giờ cơm, những người Thượng và các viên chức làng Dong-ly bỏ trốn, đoàn phải quay trở về Tà Lài. Sau đó, đoàn lại tiếp tục ngược dòng sông Đạ Hu-oai.
Sau 3 ngày, đoàn đến Baké trên sông Đạ M’Ri (Da-mré) - phụ lưu chính của sông Đạ Hu-oai. Vào lúc 11 giờ sáng hôm sau, đoàn vào 4 làng nhưng dân làng đã trốn chạy. Khi đoàn đến buôn Đạ M’Ri, dân làng đón tiếp niềm nở và ông trưởng buôn hứacung cấp người khuân vác. Đoàn cho ông Thoi và những người Thượng trở về Tà Lài.
Bác sĩ Paul Néis viết về những khó khăn và vùng thượng lưu các dòng sông Đạ Hu-oai, La Ngà, Đạ Đờng:
“Chúng tôi không có thông dịch, không ai biết tiếng Thượng và Van biết rất ít tiếng của người Mạ (Tioma). Trước ngày ông Thoi trở về Tà Lài, chúng tôi biết được các chỉ dẫn sau: sông Đạ Hu-oai bắt nguồn từ núi (gnom) Bous-toun, cách Đạ M’Ri vài cây số; suối Đạ M’Ri (phụ lưu chính) xuất phát từ núi Contran-yan- yut đi mất 8 ngày về hướng Bắc, và sông Đạ Đờn khởi nguồn từ núi Lang-bian hay Tang-rian.... Khi đi ngang qua núi Thion-lay, vì một trận mưa đá, đồng hồ không chạy được nữa, chúng tôi không xác định được phương hướng; chúng tôi và những người trong đoàn bị sốt rét và vết loét do vắt cắn. Vì thế, khi người ta chỉ cho chúng tôi núi Lang-bian về phía Đông Bắc, chúng tôi chỉ có thể nghĩ đến sự trở về càng nhanh càng tốt.
Sau một ngày đi trong vùng có nhiều đồi và hai ngày đi trong rừng núi theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, chúng tôi đến gần núi Rung (đỉnh cao nhất trong dãy núi) và từ đây, chúng tôi nhìn thấy biển Đông”.
Ngày 3 tháng 12, đoàn đến Phan Thiết. Viên công sứ tỉnh Bình Thuận nói với bác sĩ Paul Néis rằng người Việt hiểu rõ Lang Bi-an và biết đó là đầu nguồn dòng sông chảy qua Biên Hòa, nhưng ông từ chối tạo điều kiện thuận lợi nếu bác sĩ Paul Néis muốn thám hiểm.
Ngày 3-1-1881, đoàn đến Phan Rí quá giang thuyền chở nước mắm về Sài Gòn. Sau 4 ngày lênh đênh trên biển cả,chiều ngày 8 tháng 1, thuyền cặp bến Sài Gòn.
*Khi vừa trở về Sài Gòn, viên thống đốc cho biết có một người xưng là vua của Vương quốc Mạ xin giao thương và kiến nghị sẽ đến Sài Gòn. Vài hôm sau, vua Mạ đến cùng với 13 người Thượng, trong số đó bác sĩ Paul Néis đã quen với 2 người trưởng buôn. Paul Néis tìm hiểu và kết thân với họ trong ba tuần họ lưu lại Sài Gòn.
Vua Mạ khác những người đồng hành về hình dáng và đường nét, không phải thuộc dòng giống người Thượng nhưng gốc Thái Lan. Ông cho biết, khi đoàn của Paul Néis đến quê hương ông, ông lẩn tránh, ra lệnh cho trưởng buôn và dân làng Đạ M’Ri đón đoàn, cung cấp phương tiện để đi đến Bình Thuận. Ông đề nghị dẫn đường cho Paul Néis đến xứ sở ông, hứa sẽ dẫn Paul Néis đến thượng nguồn sông Đồng Nai và hai phụ lưu chính - La Ngà và Đạ Huoai - tạo điều kiện
dễ dàng cho việc nghiên cứu dân cư trong vùng. Viên thống đốc sai Albert Septans (An-be Xép-tăn) - trung uý thủy quân lục chiến,phụ trách địa chính - tháp tùng bác sĩ Paul Néis.
Bốn ngày sau, Albert Septans dùng thuyền tam bản đến Biên Hòa cùng với vua Mạ (Patao), những người Thượng đồng hành và một người Hoa quê quán đảo Hải Nam.
Người Hoa này nhận nhiệm vụ làm thông dịch và tìm hiểu tài nguyên để buôn bán với người Mạ.
Trưa ngày 11-2-1881, đoàn khởi hành. Tuy đoàn không có phong vũ biểu, chỉ có nhiệt kế, nhưng tại một số nơi, đoàn đã ghi chép được nhiều số đo về khí tượng và nhân trắc học (mesures anthropométriques) của người dân trong vùng. Hành trình của đoàn có thể ước đoán như sau :
NGẦY ĐỊA ĐIỂM ĐẾN (theo nguyên văn)
GHI CHÚ
20-2-1881 Voduoc Võ Đắt, nay thuộc tỉnh Bình Thuận
22-2-1881 Krontouc Dãy núi giữa Võ Đắt và Mê Pu
27-2-1881 Damré Đạ M'Ri, nay thuộc huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng
  3-3-1881 Conheim Công Hinh, tên cũ của Bảo Lộc ngày nay
  5-3-1881 Cayon K'Dòn, nay thuộc huyện Đức Trọng
11-3-1881 Crang Krăng, nay thuộc huyện Đơn Dương
13-3-1881 Diom Đi-ôm, nay thuộc huyện Đơn Dương
15-3-1881 Melone M'Lọn, nay là thị trấn Thạnh Mỹ,huyện Đơn Dương
16-3-1881 Late Lạch, Đà Lạt ngày nay
22-3-1881 Pateing Păng Tiêng, nay thuộc huyện Lạc Dương
  7-4-1881 Late Lạch, Đà Lạt ngày nay
Nghiên cứu về cao nguyên Lâm Viên và sông Đồng Nai, Paul Néis và Albert
Septans ghi nhận trong báo cáo ngày 1-8-1881:
“...Khi rời khỏi núi Tion-lay để đi về hướng Đông Bắc, chúng tôi đi ngang qua một dãy cao nguyên nhỏ không cao lắm, nhiều cây cối và cắt ngang qua nhiều dòng nước. Sau khoảng 11 ngày đường, chúng tôi gặp thoạt tiên một dãy núi khác đơn độc: Delmann và Miul (300m) đầy cây rừng và chạy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, tạo thành một dãy đồi mấp mô. Những ngọn đồi này tiếp giáp về hướng Đông Bắc với một cao nguyên thứ hai trống trải gồm một dãy đồi hoàn hoàn trơ trụi, cao trung bình từ 30 đến 40m. Về hướng Bắc của cao nguyên, một ngọn núi có hình dáng đặc biệt, dễ nhìn thấy từ xa, trơ trụi về phía Tây, có rừng về phía Đông. Đây là núi Lang Bi-an (Lang-bian), đầu nguồn sông Đồng Nai mãi đến bây giờ vẫn chưa được biết đến....Sông Đồng Nai (Đạ Đờng (Da-dong) theo tiếng Thượng) do hai dòng suối nhỏ tạo nên: Đạ Lú (Da-lou) và Đạ M’Ri.Suối Đạ Lú bắt nguồn từ sườn phía Bắc núi Lang-bian, suối Đạ M’Ri từ sườn phía Nam. Hai dòng suối này chảy trên vùng đất sét, lòng sông nằm giữa hai bờ dốc hơi thẳng đứng, chiều sâu thay đổi, chiều rộng không đáng kể. Ngay sau khi hai dòng nước này gặp nhau, dòng sông có chiều rộng trung bình từ 5 đến 6m, chiều sâu 70cm, đáy cát.
Sông Đồng Nai men theo những ngọn đồi nối liền Lang Bi-an với Tadoun-tadra, nghiêng theo hướng Tây Nam rồi gặp núi Bréang. Tại vùng buôn Lạch (Late), cách đầu nguồn 10km, có một thác nước cao 4-5m và nhiều thác ghềnh, chiều rộng trung bình 10m, độ sâu 1m, đáy đá. Giữa các làng Bờ Nơ (Bonor) và Ri Ông (Riom), dòng sông rộng 30-40m, đáy cát....Từ hợp lưu với sông Đạ Huoai, dòng sông vẫn chảy theo hướng Tây Nam, chiều rộng thay đổi từ 100 đến 120m; vài đảo nhỏ đầy cây cối, bờ sông cao 4-5m, đá lô nhô tại vài nơi....Từ núi Lang Bi-an đến hợp lưu, sông Đồng Nai dài khoảng 300km....Người Thượng sống trong từng làng gần như độc lập. Trong mỗi làng, cuộc sống là cuộc sống cộng đồng: họ cùng làm rẫy, chất hoa màu thu hoạch được vào trong kho và mỗi ngày lấy ra một lượng gạo cần thiết để tiêu dùng.
Có thể tập hợp các buôn lại theo bộ tộc khác nhau về ngôn ngữ, phong tục và tập quán. Bộ tộc quan trọng nhất chúng tôi gặp là bộ tộc Châu Mạ (Traos Tioma). Ngày xưa, họ sống trong một vương quốc hùng cường trải dài từ Nam Kỳ đến phía bên kia núi Lang Bi-an, và từ sông Đồng Nai đến dãy núi chạy dọc theo bờ biển miền Trung.
Patao - hậu duệ nối dõi vua Mạ - chỉ cầm quyền phía Nam xứ này; tuy nhiên, ông cũng có một số uy quyền đối với các bộ tộc người Thượng khác.
Phía Nam của vùng người Mạ là vùng người Thượng Biên Hòa ngày xưa thuộc Vương quốc Mạ, vùng thấp hơn nữa là vùng người Thượng Bà Rịa. Về hướng Đông Bắc, người ta gặp người Thượng Rắc Lay (Lays), Lạch, Ê Đê (Rdé) mà chúng tôi chưa đến được. Trở về hướng Tây, chúng tôi đi ngang qua vùng của người Chộp, lân cận với người Stiêng dường như cũng là một trong những bộ tộc quan trọng nhất.
Người trong các bộ tộc đều sử dụng một ngôn ngữ duy nhất: tiếng Mạ, nhưng chia ra vô số tiếng địa phương thường hơi khác nhau. Vốn từ không nhiều, hầu hết là đơn âm. Hình như không có chữ viết, chúng tôi không tìm thấy một vết tích nào về văn bia....Chúng tôi đã thu thập được các truyền thuyết, trường ca thường hát vào buổi tối sau khi say sưa với rượu cần (rnom):
Ngày xưa, toàn vùng đến tận núi Krontouc đều ngập nước, phần đất không bị lụt lội là vùng đầm lầy không có người ở,núi non đều hoang vắng. Một hôm, từ phương Nam, một con rùa chở một người trên lưng bơi chậm chạp đến vùng này. Không tìm thấy đất để dừng chân, rùa tiến đến núi Krontouc. Con người bước xuống và từ đó sinh ra người Thượng. Về sau, rùa biến thành đá, hiện vẫn còn, cách Krontouc về hướng Đông hai ngày đường. Người Thượng đã cất một mái nhà tranh trên hòn đá và bảo vệ chu đáo. Patao hứa dẫn chúng tôi đến nơi này nhưng chúng tôi không thể đi được....Đỉnh núi hoa cương Lú Mu gần Đạ M’Ri ngày xưa là một hòn núi rất lớn. Đỉnh núi mọc đầy chuối quả ngon. Dân cư trong vùng đến hái quả, nhưng một con quỷ khổng lồ vồ họ và ăn thịt hàng trăm người. Không biết cách nào để chống trả, người Thượng vội đi kêu cứu người Khơme.

Lịch sử
Cao nguyênLang Biang trước năm 1893 là địa bàn cư trú của các tộc người Thượng. Người Việt đầu tiên có ý định khám phá vùng rừng núi Nam Trung Bộ là Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lí do nên cho tới cuối đời ông vẫn không thực hiện được ý định của mình. Vào hai năm 1880 và 1881, bác sĩ hải quân Paul Néis và trung úy Albert Septans có những chuyến thám hiểm đầu tiên vào vùng người Thượng ở Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, và họ được coi là hai nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm ra cao nguyên Lang Biang. Hành trình của Paul Néis và Albert Septans mở đường cho nhiều chuyến đi khác như A. Gautier (năm 1882), L. Nouet (1882), thiếu tá Humann (1884).
Ngày 3 tháng 8 năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn, nhưng chuyến đi này bất thành. Từ 28 tháng 3 đến 9 tháng 6 năm 1892, Yersin thực hiện một cuộc thám hiểm từ Nha Trang, băng qua vùng cao nguyên Đắk Lắk để đến Stung Treng, nằm bên bờ sông Mê Công (thuộc địa phận Campuchia).
Tháng 1 1893, Yersin nhận nhiệm vụ từ toàn quyềnJean Marie Antoine de Lanessan, khảo sát một tuyến đường bộ từ Sài Gòn xuyên sâu vào vùng người Thượng và kết thúc ở một địa điểm thuận lợi trên bờ biển Trung Kỳ. Yersin còn phải tìm hiểu về tài nguyên trong vùng: lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi... Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 1893, Yersin đã thực hiện ba chuyến đi quan trọng. Và 15h30 ngày 21 tháng 6, Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang, trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt "3h30: grand plateau dénudé mamelonné" (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô).
Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây.
Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Doumer ký nghị định thành lập ở Trung Kỳ tỉnh Đồng Nai Thượng (Haut-Donnai) và hai trạm hành chính được thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể được xem là văn kiện chính thức thành lập trạm điều dưỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này.
Ngày 20 tháng 4 năm 1916, vua Duy Tân đã ra đạo dụ thành lập thị tứ, tức thị xã (centre urbain) Đà Lạt, tỉnh lị tỉnh Lâm Viên. Đạo dụ này được Khâm sứ J.E. Charles chuẩn y ngày 30 tháng 5 năm 1916.Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt ngày nay hầu như hoang vắng. Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm này mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm 1923, đồ án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân.
Ngày 31 tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y đạo dụ ngày 11 tháng 10 cùng năm của vua Khải Định về việc thành lập thành phố (commune- thành phố loại 2) Đà Lạt cùng với việc tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập. Nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dương, Nha giám đốc các sở nghỉ mát Lâm Viên và du lịch Nam Trung Kỳ được thành lập. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý, đại diện của Toàn quyền Đông Dương. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt. Năm 1936 một Hội đồng thành phố được bầu ra. Năm 1941, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Lâm Viên (Lang Bian) mới tái lập. Thị trưởng Đà Lạt kiêm chức Tỉnh trưởng tỉnh Lâm Viên.
Trong thời gian Thế chiến thứ hai, những người Pháp không thể về chính quốc nên họ tập trung lên nghỉ ở Đà Lạt. Nhiều nhu cầu rau ăn, hoa quả của người Pháp cũng được Đà Lạt cung cấp.Ngày 10 tháng 11 năm 1950, Bảo Đại ký Dụ số 4-QT/TD ấn định địa giới thị xã Đà Lạt.Theo Địa phương chí Đà Lạt (Monographie de Dalat), năm 1953, thị xã Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cương thổ, có diện tích là 67 km², dân số: 25.041 người.
Sau Hiệp định Genève năm 1954, dân số Đà Lạt tăng nhanh bởi lượng người di cư từ Bắc vào Nam. Dưới chính quyền miền Nam, Đà Lạt được phát triển như một trung tâm giáo dục và khoa học.Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức. Thị xã Đà Lạt có 10 khu phố.Nhiều trường học và trung tâm nghiên cứu được thành lập: Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thư viện Đà Lạt (1960), trường Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), trường Chỉ huy và Tham mưu (1967)... Các công trình phục vụ du lịch được tiếp tục xây dựng và sửa chữa, hàng loạt biệt thự do các quan chức Sài Gòn, nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện được xây dựng... Đà Lạt cũng là một điểm hấp dẫn với giới văn nghệ sĩ.
Sau 1975, với sự rút đi của quân đội và bộ máy chính quyền miền Nam, nhưng được bổ sung bởi lượng cán bộ và quận đội miền Bắc, dân số Đà Lạt ổn định ở con số khoảng 86 ngàn người. Du lịch Đà Lạt hầu như bị lãng quên. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng được sửa chữa, nhiều biệt thự được đưa vào phục vụ du lịch... Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam với nhiều lễ hội được tổ chức.
Cuối năm 1975 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định Đà Lạt sẽ trở thành 1 trong 4 thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng ngay sau đó đã điều chỉnh lại. Tháng 2 năm 1976 Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất tỉnh Tuyên Đức, tỉnh Lâm Đồng và thị xã Đà Lạt thành tỉnh Lâm Đồng. Thị xã Đà Lạt trở thành thành phố tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng.

Tổng Quan Đà Lạt
Vị trí
Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.
Hàng trăm năm trước đây, Đà Lạt là địa bàn cư trú của người Lạch, hay toàn bộ cao nguyên Lang Biang, diện tích hơn 400 km², bao bọc bởi các đỉnh núi cao và dãy núi liên tiếp:
Phía Bắc và Tây Bắc giới hạn bởi dãy Chorơmui, Yộ Đa Myut (1.816 m), Tây Bắc dựa vào chân dãy núi Chư Yang Kae (1.921 m), thuộc quần sơn Lang Biang mà đỉnh cao nhất là Chư Yang Sinh (1.408 m). Phía Đông là chân dãy núi Bi Doup (2.278 m) dốc xuống cao nguyên Dran. Phía Đông Nam chắn bởi dãy Cho Proline (1.629 m). Phía Nam và Tây Nam có dãy núi Voi (1.754 m) và Yàng Sơreng bao bọc.

Các đơn vị hành chính
Thành phố Đà Lạt có 12 phường (được đánh số từ 1 đến 12) và 3 xã: Tà Nung, Xuân Trường, Xuân Thọ.

Địa hình
Cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m).Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt:
Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m.
Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.165 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m). Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m.
Khí hậu
Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C.
Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá.Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%.Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn.
Dân cư
Phát triển dân số
Dân số 188.467 người (2004), mật độ 469 người/km²
Trước Thế chiến thứ hai, dân số Đà Lạt rất ít, ngoài dân cư bản địa chỉ có một số ít người châu Âu làm công tác. Số người Kinh định cư đầu tiên ở Đà Lạt là những tù nhân, thay vì phải lưu đày ở Côn Đảo thì bị đưa lên Đà Lạt để khai phá đất hoang, xây dựng nhà cửa. Trong khoảng thời gian từ năm 1933 đến 1938 nhiều công trình giao thông được hoàn thành. Bắt đầu từ thời gian này dân số Đà Lạt bắt đầu tăng nhanh từ 1.500 người (1923) lên đến 9.000 người năm 1928 rồi 11.500 người vào năm 1936. Và đến cuối năm 1942, Đà Lạt đã đạt con số hai vạn dân.
Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, các viên chức Pháp không có khả năng trở về quê hương nên đổ xô lên Đà Lạt nghỉ mát. Dân số tăng nhanh trong thời kỳ này: 13.000 người năm 1940, 20.000 người (1942) và lên đến 25.000 người năm 1944. Trong thời gian kháng chiến 9 năm (1945-1954) dân số Đà Lạt chựng lại ở vào khoảng 25.000 người. Vào cuối năm 1954 dân số tăng lên đến 52.000 người và giữa năm 1955 là 53.390 người do người dân miền Bắc di cư vào Nam. Từ đấy dân số Đà Lạt tăng 73.290 người vào năm 1965, 89.656 người (1970) và đến năm 1982 dân số Đà Lạt đã vượt qua con số 100.000 người. Năm 1999, dân số Đà Lạt là 129.400 người.

Kinh tế
Kinh tế Đà Lạt có thế mạnh về du lịch, trồng hoa và rau. Phần lớn diện tích trồng hoa chuyên nghiệp của tỉnh Lâm Đồng tập trung tại Đà Lạt. Tổng cộng diện tích canh tác nông nghiệp của Đà Lạt vào khoảng 9.978 ha. Sản lượng rau hằng năm vào khoảng 170.000 tấn, trong đó có 35.000 tấn được xuất khẩu sang các nước Đông Bắc châu Á và ASEAN. Sản lượng hoa Đà Lạt hằng năm vào khoảng 540 triệu cành, trong đó xuất khẩu vào khoảng 33,3 triệu cành hoa.

Kiến trúc
"Tòa nhà" đầu tiên ở Đà Lạt là một đồn binh lợp lá vào năm 1898, tiếp theo đó là nhà bằng gỗ lợp tôn của viên công sứ Pháp năm 1900Hotel du Lac mở cửa vào năm 1907. Năm 1916 người Pháp cho xây dựng thêm Hotel du Langbian Palace.. Đà Lạt thật sự trở thành thành phố khi người Pháp xây dựng thành phố theo đồ án thiết kế tổng thể của kiến trúc sư Ernest Hébrard. Năm 1933 kiến trúc sư Pineau trình bày một công trình nghiên cứu chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt. Đến năm 1940 kiến trúc sư Mondet thiết lập một đồ án mới, quay về với ý tưởng của Hébrard là bố trí các khu vực hành chánh và dân cư quanh hồ. Thế nhưng dự án này không được duyệt.
Đà Lạt có nhiều công trình xây dựng đặc sắc, phần nhiều mang đặc trưng của kiến trúc kiểu Pháp. Trong thời gian vừa qua toàn cảnh kiến trúc đô thị của thành phố Đà Lạt đã bị phá vỡ vì xây dựng thiếu quy hoạch đồng bộ, lấn chiếm làm nhà ở và cơi nới, xây cất vô lối ngay trong biệt thự. Nếu so với nhiều thành phố khác trong cả nước, Đà Lạt vẫn là một thành phố trẻ, nhưng đó lại là một thành phố có đồ án thiết kế theo kiểu cách phương Tây. Đà Lạt trước kia là một thành phố do người Pháp xây dựng cho người Pháp, và các đồ án thiết kế đều phải do Phủ toàn quyền quyết định, các kỹ sư, kiến trúc sư, các đoàn lên Đà Lạt nghiên cứu về việc chỉnh trang, xây dựng đều được tuyển chọn kỹ lưỡng và nhất thiết phải có trình độ chuyên môn giỏi.

Cách thiết kế một số chương trình tham quan hợp lý
Đà Lạt có 2 mùa nắng và mùa mưa. Vào mùa mưa  trời hay mưa vào buổi chiều nên đi tham quan dã ngoại thì phải sắp xếp vào buổi sáng; buổi chiều có thể thăm các dinh thự (biệt điện) hoặc các chùa chiền, nhà thờ hay có thể ngủ tại khách sạn.
Trên đường đi từ TP.Hồ Chí Minh lên có một số điểm tham quan ở gần hoặc sát quốc lộ 20, ở Bảo Lộc hoặc Đức Trọng nên cũng phải được sắp xếp, có thể ghé lúc lên hay lúc về sao cho thuận tiện. Gặp vào mùa mưa, khi đi tham quan các thác, phụ nữ không nên đi giày cao gót dễ trợt té mà nên mang giày thường.
Việc thiết kế một chương trình tham quan còn phụ thuôc vào thời gian của chương trình du lịch (số ngày lưu lại ít hay nhiều để phân bố kế hoạch hợp lý).
- Các điểm tham quan ở trên tuyến Quốc Lộ 20 gồm có: Thác Bảy Tầng, Thác Dambri (cách Bảo Lộc 18km), Thác Gogal, thác Pongour, thác Liên Khương, Thác Bopla, Làng Gà (Đức Trọng), thác Prenn, thác thác Đatanla, hồ Tuyền Lâm (có rẻ vào1,7 km). Tuyến QL27 có thác Voi  (Lâm Hà) và kết hợp thác Cổng Trời (Tà Nung - Đà lạt).
-Tại TP. Đà Lạt có các tuyến chính như sau Tuyến Frenn - Datanla - Tuyền Lâm (đường frenn vào ra thành phố và là đường từ Sài Gòn lên). Tùy theo nhu cầu, có thể ghép 2 điểm  Datanla và Tuyền Lâm  trong một buổi hoặc một ngày. Tuyền Lâm cũng có thể chiếm trọn một ngày tham quan nếu có thời gian.
Tuyến Thác Cam Ly - dinh Bảo Đại  - biệt thự Hằng Nga - nhà thờ Con Gà - Dinh 2 - Vườn Hoa Minh Tâm - chùa Tàu - Bảo Tàng Lâm Đồng - chùa Linh Phong - Dinh 1. Trong tuyến này tùy theo sở thích có thể thiết kế chương trình tham quan phù hợp sở thích nhưng tuyến này có đặc điểm là đều nằm trên một trục đường chính phía Đông - Tây của Đà Lạt gồm Hoàng Văn Thụ (quẹo lên Lê Hồng Phong) - Trần Phú - Trần Hưng Đạo - Hùng Vương.
Tuyến Thác hang Cọp - chùa Linh Phước. Theo trục đường Trần Hưng Đạo - Hùng Vương đi thẳng về Trại Mát (đường Quốc Lộ 27 cũ đi Đơn Dương - Phan Rang). Tuyến này có loại hình tham quan bằng xe lửa, nếu chỉ tham quan chùa Linh Phước thì nên đi tàu lửa cả đi và về. Nếu kết hợp tham quan Thác Hang Cọp thì phải kết hợp cả xe ô tô để đi tiếp từ Trại Mát đến thác.
Tuyến Thung Lũng Tình Yêu - Tranh Thêu tay XQ - Vườn Hoa Thành Phố - hồ Than Thở và vườn rau, vườn hoa sinh thái hoặc Phân Viện Sinh Học nhiệt đời - Thung Lũng Tình Yêu  XQ Sử Quán - Vườn Hoa Thành Phố - Hồ Than Thở. Cũng có thể tách ra cứ 2 điểm một (Phan viện Sinh Học - Thung Lũng Tình Yêu/ Vườn Hoa Thành Phố - Hồ Than Thở ) cho một buổi tham quan.
Tuyến nhà thờ Doumain - Phân Viện Sinh Học - Lang Bian. Tuyến Vườn Hoa Thanh Phố - Hồ Xuân Hương - Đồi Cù (Sân Golf) nên đi vài buổi chiều nếu trời không mưa. Có thể tham quan Vườn Hoa Thành Phố và Đồi Cù (kết hợp làm quen môn đánh Golf) trong một buổi. Vào ngày trời mưa , có thể thiết kế một chương trình tham quan như sau: Dinh 3 (Bảo Đại) - biệt thự Hằng Nga - Dinh 2 và Dinh 1 hoặc Dinh 3 - Dinh 2 - Bảo Tàng Lâm Đồng.


Trúc Lâm Viên
Trúc Lâm Viên chỉ mới nghe tên gọi đã cho ta liên tưởng đến cảnh thiền định nơi chốn sơn thuỷ hữu tình. Sau những bộn bề lo toan của cuộc sống, sự câu thúc công việc, nhịp sống hối hả thời hiện đại…con người luôn khao khát một khoảng lặng để tìm kiếm  sự an trí trong cõi lòng và có lẽ Trúc Lâm Viên là một lựa chọn.
Khu du lịch văn hoá - nghệ thuật - tâm linh Trúc Lâm Viên do Doanh nghiệp tư nhân Trần Lê Gia Trang đầu tư nằm cách thành phố Đà lạt 15 km về phía Nam được khởi công xây dựng từ năm 2006. Sau 4 năm đầu tư xây dựng với nhiều hạng mục: Đường vãn cảnh nội bộ, các công trình kiến trúc mang phong cách truyền thống Á đông, vườn hoa cây xanh… đã biến nơi đây từ một vùng đồi đá sỏi hoang vu dưới chân núi Voi thành khu sinh cảnh biệt lập với bên ngoài. Toàn bộ khu du lịch được kiến tạo trong diện tích khoảng trên 40 hécta, với nhiều hạng mục công trình mang đậm nét văn hoá truyền thống, nhiều ý tưởng độc đáo như: Suối Thanh Lương và Dân Sinh, thác Bảy Tầng, thác Tam Bảo, hồ Định An, nhà Thuỷ Tạ, Vọng Nguyệt lầu, Nghinh Phong cát, cùng nhiều tác phẩm nghệ thuật đá cảnh, bonsai và tranh thêu tạo nên một không gian nghệ thuật quyện hoà vào thiên nhiên hữu tình. Vì vậy, tách khỏi đường cao tốc Liên Khương – Đà Lạt, đi ngược về phía núi Voi khoảng 500 mét là tới Trúc Lâm Viên, du khách như trút bỏ  tiếng xe cộ ngược xuôi trên đường cao tốc để thả hồn theo các lối đi nhỏ nhắn hai bên liễu rủ, thông reo, những hàng cây mai anh đào thẳng tắp và nghe tiếng suối reo róc rách bên sười núi. 

Nằm soi bóng bên hồ Định An là thư viện trung tâm Thất Huệ Hiền mang đậm nét kiến trúc Á Đông, bên trong tôn trí tượng Phật Thích Ca, các vị tổ sư Thiền tông và Đức Thánh Trần Hưng Đạo khiến du khách như đang bước nhẹ vào cõi Thiền mênh mang, tĩnh tại. Dạo quanh hồ Định An, chỉ cần vỗ tay hàng trăm con cá cảnh đủ màu sắc chen nhau trồi lên mặt nước. Du khách cũng có thể đắm mình trước những tác phẩm tranh thêu tay nghệ thuật, đốc đáo với kỹ thuật thêu nổi bằng chỉ tơ tăm trên nền tơ lụa. Cảm nhận nét tinh tế qua từng tác phẩm tranh thêu mang đậm bản sắc văn hoá Việt qua kỹ xảo, đường thêu tài hoa của các nghệ nhân Trần Lê Gia Trang. Hay chiếm ngưỡng khu vườn sưu tập bonsai, non bộ, tiểu cảnh với nhiều chủng loại xen kẽ với những vườn hoa ôn đới như Đỗ quyên, Trà mi… Đặc biệt bộ sưu tập bonsai thông, tùng độc đáo. Thưởng thức nét văn hoá “độc nhất vô nhị” trên Cao nguyên Lâm Viên, đó là Trà đạo tại vườn đá cảnh Nhật Bản với những khối đá cảnh, những bộ bàn ghế đá được chế tác công phu nhập nguyên bộ từ đất nước Mặt trời mọc, sứ sở Hoa anh đào. Với không gian này khách có thể hoá thân vào thiếu nữ trong trang phục Kimono, võ sĩ Samurai hay thiếu nữ Ấn Độ làm duyên với cảnh sắc cỏ cây, hoa lá, kiến trúc. Nhân viên trong khu du lịch bảo rằng, với không gian kiến trúc tựa mình vào thiên nhiên, sự bài trí đá cảnh, tranh thêu và văn hoá trà đạo khách muốn thưởng thức âm nhạc cũng mang một phong cách riêng nên không có trống, đàn điện tử mà thay vào đó là nhạc cụ truyền thống: sáo, đàn bầu hay violon…

Dưới những rạng thông xanh thấp thoáng bên sườn đồi là những Bungalow tiện nghi và xinh xắn, không gian riêng tư ấm áp cho những gia đình, bè bạn tụ hội. Đan xen với những công trình xây dựng mỹ thuật có biết bao tiểu cảnh, cây kiểng, hòn non bộ, thác nước nhân tạo hay Thạch Hoa viên với những kỳ hoa dị thảo giữa sa thạch hàng ngàn năm tuổi, tất cả hoà quyện như một bức tranh thuỷ mặc sống động. Từ trên đỉnh cao đồi vọng cảnh, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cả một khu đồi bạt ngàn cây xanh hay thưởng thức các món ăn ở nhà hàng Yến Sào, nhà hàng Cơm chay tại khu du lịch cùng với các dịch vụ khép kín du khách sẽ có những giây phút thư thái, an trí trong lòng mỗi khi vãn cảnh nơi đây để hoà điệu với thiên nhiên rất Thiền Trúc Lâm Viên:

“Trên dòng nước mát thác Thanh Lương.
Vọng lại âm thanh thật diệu kỳ
Bóng bọt tung bay trên phiến đá
Nghìn năm nhạc khúc nước trôi đi”.

Km 212 + 700: Rẽ vào ngã 3 đường đất đỏ bên trái khoảng 500m; gặp nhã 3, rẽ phải vào khoảng 700m đến làng Con Gà của người Cơ Ho.
Km 222: Bắt đầu lên đèo Prenn vào thành phố Đà Lạt

 Thác Prenn
Thác Prenn là một thác nước đẹp thuộc tỉnh Lâm Đồng. Thác mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu.
Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km, nằm ven quốc lộ 20.
Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời xa xăm vào khoảng thế kỷ XV – XVII, khi vùng núi rừng nơi đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là "vùng xâm chiếm", còn các tộc dân bản địa như LatChilSré lại gọi kẻ xâm lăng là "người Prenn".
Để vào thác, du khách phải qua một chiếc cầu ngắn bắc ngang dòng suối đã được kè chắn bằng bêtông nhằm tránh bị xói lở. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý; Du khách sẽ nhìn thấy một bức màn nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa mà từ đây có nhiều lối đẹp đưa chân lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh.
Du khách có thể men theo các con đường dẫn đến vườn thú, vườn lan hay thư thả dạo gót hoa viên ngắm nhìn những bông hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ở một góc độ khác, vườn đá Thái Dương với sự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị. Đặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như đang đi vào cõi thần tiên...
Hiện nay, thác Prenn do Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt quản lý khai thác nhưng đang trong tình trạng xuống cấp do không được tu bổ, sửa chữa thường xuyên

Km227: Thác Datanla

Thác Đatanla hay Datanla
là một ngọn thác lớn nằm trong khu du lịch Đatanla – cách thác Prenn 8km và thành phố Đà Lạt 10km và là điểm tham quan, phiêu lưu mạo hiểm. Đatanla hay Đatania do các từ K'Ho ghép lại: "Đà-Tàm-N'ha" có nghĩa là "nước dưới lá"[1] - liên hệ đến cuộc chiến tranh ChămLạch - Chil thế kỷ XV - XVII.

Thác Datanla có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định. Thác Datanla không ồn ào do chảy qua nhiều thềm đá. Thác đổ từ ghềnh cao 20m, nước suối phần dưới tạo thành khu vực nước rất trong nên gọi là Suối Tiên, phần sâu hun hút phía trên có một vực sâu gọi là Vực Tử Thần. Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Nhờ có ngọn thác này nên một cánh quân đã trụ lại và bảo toàn được lực lượng.

Truyền thuyết
Truyền thuyết 1
Đatanla là nơi dũng sĩ K`Lang và nàng sơn cước Hơbiang gặp nhau. Nơi đây, chàng Lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắn hổ tinh, 7 con chó sói và 2 con cáo. Truyên kể của đồng bào dân tộc còn ghi lại rất rõ trận đánh ấy: "Cây đổ ào ào, gió cuồng lên dữ dội, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng lúc 2 con rắn lè lưỡi, Lang rút dao đi rừng chặt đứt bay 2 lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn...".[2]Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu mà một trong những hố sâu ấy là vực Tử Thần ở chân thác. Từ đó Đatanla là nơi hẹn hò của đôi tình nhân.
Truyền thuyết 2
Truyền thuyết kể rằng, Đatanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là “Đạ Tam Nnha” có nghĩa là “dưới lá có nước”. Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Đatanla
Truyền thuyết 3
Có truyền thuyết kể lại rằng, vào thời Pôrêmê, người Chăm từ Panduranga (Phan Rang) thường kéo lên tấn công người Lạt, người Chil ở cao nguyên Lang Biang để giành đất và bắt nô lệ. Trong lúc người Lạch sắp thua vì thiếu “cái nước” thì tình cờ họ phát hiện ra dòng thác này và có nước uống, nên người Lạt đã chiến thắng và bảo vệ được buôn làng. Còn người Chăm thua vì họ không biết “dưới lá có nước”. Từ đó bà con bộ tộc Lạt đặt tên là “Đạ Tam Nnha” (dưới lá có nước) để nhắn nhủ với con cháu sau này.”

Hệ thống máng trượt
Hệ thống máng trượt tại Đatanla được xem là máng trượt duy nhất của Đà Lạt. Máng có chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi, có hệ thống phanh cảm biến để hãm bớt tốc độ của những xe đi quá nhanh nhằm giữ khoảng cách an toàn giữa các xe. Trượt trên máng ống là những chiếc xe đôi dành cho 2 người, có tay phanh để điều chỉnh tốc độ theo ý muốn. Tốc độ trung bình là 10-20km, tốc độ nhanh là 40km. Trước đây muốn xuống thác Datanla phải vất vả vượt qua hàng trăm mét đường dốc thẳng đứng và chỉ có cách duy nhất là đi bộ với thời gian từ 10- 15 phút, nay có thể lên hoặc xuống thác rất nhanh từ 1,5- 2 phút.

Leo dây mạo hiểm
Leo dây mạo hiểm là môn thể thao mới khai trương tại thác nhằm khám phá và thử sức can đảm tại hang Tử Thần.

Vua Trần Nhân Tông
Vua Trần Nhân Tông là một con người có thật trong lịch sử bằng xương, bằng thịt như bao con người bình thường khác, sinh ra và lớn lên tại kinh đô Thăng Long.
Năm 1284 được tin quân giặc tập trung ở Hồ Nam tới 50 vạn tên, Vua Nhân Tông liền trao cho Trần Quốc Tuấn chức Quốc công tiết chế tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang để lo chống giặc. Ngoài ra Trần Nhân Tông còn tổ chức triệu tập các bô lão về họp ở điện Diên Hồng để hỏi ý kiếnvề đường lối giữa lúc nước sôi lửa bỏng. Hội nghị Diên Hồng là một đại hội đại biểu nhân dânthời ấy, đã bày tỏ quyết tâm sắt đá của toàn dân đánh giặc đến cùng, đem lại quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cho muôn dân Đại Việt.
Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm Nguyên Mông, Vua nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, từ bỏ ngai vàng, vào Yên Tử tu hành rồi hiển Phật… - một Hoàng Đế minh quân kỳ tài, góp phần tô thêm trang sử vàng chói lọi của dân tộc thời nhà Trần, tạo đỉnh cao nền văn minh Đại Việt.
Triều đại nhà Trần kéo dài 175 năm, từ năm 1225 đến năm 1400 và trải qua 14 đời vua. Trần Nhân Tông là đời vua thứ 3, sau ông nội là vua Trần Thái Tông và vua cha là Trần Thánh Tông.
Ngài sinh ngày 7 tháng 12 năm 1258, tức vào ngày 11 tháng 11 năm Mậu Ngọ và mất ngày 16 tháng 11 năm 1308 tức vào ngày 03 tháng 11 năm Mậu Thân.
 Thuở nhỏ, nhà vua thường theo vua cha lên chơi núi Yên Tử, sớm bộc lộ chí xuất gia tu hành.
Năm 16 tuổi, được vua cha lập làm Hoàng Thái tử, Ngài hai lần cố xin nhường ngôi lại cho em là Đức Việp, nhưng Vua Trần Thánh Tông không cho, vì thấy Ngài có khả năng gánh vác việc lớn.
Năm 21 tuổi, Ngài được vua cha truyền ngôi báu (1297) và đã làm vua suốt 14 năm. Ngài là bậc minh quân có biệt tài kinh bang tế thế, có công lớn trong việc lãnh đạo toàn dân hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi, xây dựng đất nước phồn vinh.
Tháng 7 năm 1299, Ngài cho xây dựng một am thiền trên núi Yên Tử gọi là Ngự Dược Am và theo Thánh Đăng Lục tháng 10 năm ấy Vua len núi Yên Tử xuất gia tu hành, sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Mười lăm năm ở ngôi Thái Thượng Hoàng, cũng là mười lăm năm vua Nhân Tông tu hành.
“Thế tôn bỏ ngai vàng quý báu, nửa đêm vượt thành, bỏ áo rồng cao sang, non xanh cắt tóc, mặc chim thước làm tổ trên đỉnh đầu, mặc con nhện chăng tơ trên vai cánh, tu pháp tịch diệt để tỏ đại chân như, dứt cõi trần duyên mà thành bậc chính giác. Đức tổ ta là Điều Ngự Nhân Tông Hoàng đế ra khỏi cõi trần, thoát vòng tục lụy, bỏ chốn cung vua ra giữa sơn môn…”

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM - CÁP TREO ĐÀ LẠT
Hệ thống cáp treo Đà Lạt này được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2002, khánh thành ngày 24/1/2003 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 1/2/2003.
Hệ thống này do Hãng Doppelmayr của Thụy Sĩ và Áo thiết kế, chế tạo và lắp đặt. Với 50 cabin tự động đủ màu sắc có công suất vận chuyển tối đa 900 lượt/giờ, du khách có thể thưởng ngoạn rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ, toàn cảnh thành phố ngàn hoa và bay trên những rừng thông bạt ngàn, tận hưởng cái lành lạnh của trời Đà Lạt.
Tại đồi Rôbin (rộng 15.000m2), một nhà ga 7.500m2 được trang bị hệ thống tách cáp hiện đại theo dây chuyền đường ray để cabin tự chặn lại cho khách lên xuống. Du khách còn có thể thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị Đà Lạt của nhà hàng tại ga đi. Ở ga đến, khách sẽ được tham quan khu du lịch Thiền viện Trúc Lâm - hồ Tuyền Lâm và thưởng thức cơm chay. Đặc biệt, vào ngày 6/8/2004, Khu Du lịch Cáp treo Đà Lạt đã đưa vào phục vụ du khách chương trình “Cà phê cảm giác trên cáp về đêm”.
Cáp treo Đà Lạt đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho thành phố “đường trong hoa, thấp thoáng nhà trong lá” này.

I/ VỊ TRÍ:
Đây là một trong những Thiền Viện to nhất, bề thế nhất ở Đà Lạt hiện nay. Thiền Viện Trúc Lâm (TVTL) toạ lạc trên núi Phung Hoàng. Từ Trung tâm TP. Đà Lạt đi theo đường QL 20 xuống đèp Prenn độ hơn 4km, đi vào Hồ Tuyền Lâm rẻ phải theo con đường tráng nhựa ngoằn ngèo ôm sườn núi để đến đình Phượng Hoàng, đầu đường có một tượng Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề, đó là đường đi lên Thiền Viện Trúc Lâm
Hệ thống cáp treo Đà Lạt này được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2002, khánh thành ngày 24/1/2003 và chính thức đưa vào hoạt động ngày 1/2/2003.
Hệ thống này do Hãng Doppelmayr của Thụy Sĩ và Áo thiết kế, chế tạo và lắp đặt. Với 50 cabin tự động đủ màu sắc có công suất vận chuyển tối đa 900 lượt/giờ, du khách có thể thưởng ngoạn rừng núi Tây Nguyên hùng vĩ, toàn cảnh thành phố ngàn hoa và bay trên những rừng thông bạt ngàn, tận hưởng cái lành lạnh của trời Đà Lạt.
Tại đồi Rôbin (rộng 15.000m2), một nhà ga 7.500m2 được trang bị hệ thống tách cáp hiện đại theo dây chuyền đường ray để cabin tự chặn lại cho khách lên xuống. Du khách còn có thể thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị Đà Lạt của nhà hàng tại ga đi. Ở ga đến, khách sẽ được tham quan khu du lịch Thiền viện Trúc Lâm - hồ Tuyền Lâm và thưởng thức cơm chay. Đặc biệt, vào ngày 6/8/2004, Khu Du lịch Cáp treo Đà Lạt đã đưa vào phục vụ du khách chương trình “Cà phê cảm giác trên cáp về đêm”.
Cáp treo Đà Lạt đã góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho thành phố “đường trong hoa, thấp thoáng nhà trong lá” này.

II/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
Ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt, với chủ trương khôi phục lại dòng thiền Trúc Lâm Yên tử do vua Trần Nhân Tông sáng lập, một dòng thiền đã biết dung hợp các thiền phái Thảo Đường, Ngô Vôn thông, Tỳ Ni đa Lưu Chi, Lâm Tế...để hun đúc thành Thiền Tông Việt Nam với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán của Việt Nam, Thiền Viện Trúc Lâm được xây dựng theo quyết định số 1039/QĐ-UB ngày 19/07/1993 của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Lâm Đồng, trên một khuôn viên rộng khoảng 2 ha.
TVTL đã được kiến trúc sư Ngô Viết thụ phác hoạ tổng thể, kiến trúc sư Huỳnh Ngọc Ẩn vẽ thiết kết chánh điện. Sau đó Viện Thiết Kế quy hoạch tổng hợp thành phố Đà Lạt đã vẽ lại thêm phần thiết kế khu nội viện. Trong quá trình xây dựng , Hoà Thượng Viện Trưởng có nhờ kiến trúc sư Xuân Hùng vẽ thêm phần cổng tam quan và tháp chuông, đồng thời cũng vẽ điều chỉnh lại để cho kiến trúc có đường nét thanh thoát nhẹ nhàng và đậm tính dân tộc hơn. Công trình được bắt đầu xây dựng ngày 08/04 năm Quý Dậu (1993), với sự giúp đỡ nhiệt tình của các tăng, ni, phật tử trong và ngoài nước, chỉ sau hơn 10 tháng thi công công đã tạm hoàn tất và khánh thành trọng thể ngày 08/02 năm Giáp Tuất (1994). Viện Trưởng đương nhiệm: Hoà Thượng Thích Thanh Từ..

III/ KIẾN TRÚC:
Để đến được chánh điện có thể theo 2 lối: hoặc từ bến đỗ xe theo cổng bên leo lên 61 bậc cấp hoặc từ Hồ Tuyền Lâm leo 222 bậc cấp qua 3 cổng tam quan được xây dựng theo lối kiến trúc  Đông Phương, mái lợp có khác hiệu "Trúc Lâm thiền Viện, núi Phụng Hoàng" bằng chữ Việt và chữ Hán. Dọc theo 2 cột đứng 2 bên có 2 câu liễn cũng bằng chữ Việt và Hán do Hoà Thượng Viện chủ đề.
Ở cổng tam quan thứ nhất, bắt đầu bước vào khuôn viên thiền viện, ta thấy 2 câu:
"Đức Phật là Đông cung, bỏ điện ngọc, lên Bồ đề thành chánh giác
Giáo hoàng ở ngôi báu, lìa ngai vàng, lên Yên Tử dạy chúng tăng"
Hai câu liễn đã giới thiệu khái quát lịch sử hình thành của đạo Phật và của phái Thiền tông Việt Nam, phát sinh từ đời Trần.
Ở vị trí cổng tam quan thứ 2 là hồ nước sáng loáng dưới ánh nắng vàng cao nguyên. chung quanh hồ, các cây liễu rũ rung rinh trong gió. Hồ có sức chứa khoảng 200m2 nước, nguyên là một lõm sâu trên đồi  do những người làm Hồ Tuyền Lâm lấy đất đắp đập tạo nên, từ đó Hoà thượng Thích Thanh Từ nảy sinh ý định xây một cái hồ nhân tạo để vừa làm tăng thêm vẻ đẹp cho cảnh quan vừa chứa nước vào mùa mưa. Hồ này có tên là "Hồ tĩnh tâm"
Đến bậc cấp cuối cùng là đến cổng tam quan thứ 3, ta lại gặp 2 câu liễn khác:
" Thiếu thất chín năm đợi gặp thần Quang truyền tâm ấn
Trúc Lâm mười kỷ đã đem Thập Thiện hoá nhân gian"
Qua khỏi cổng tam quan này là đến sân chùa. Thiền Viện có diện tích 24,5 ha, chia làm 3 khu vực: Khu ngoại viện, khu nội viện Tăng và khu nội viện Ni. Khu ngoại viện gồm: Chánh điện, nhà khách, tham vấn đường và lầu Chuông.
1/ Chính Điện:
Chính điện có diện tích 192m2, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng đức Phật Bổn Sư thích Ca Mâu Ni cao khoảng 2m, tay phải cầm cành sen đưa lên, đây là hình ảnh của Đức Phật trong Pháp Hội Linh Sơn, một ấn tượng về " có mà như không, không mà như có" của đạo thiền.
Thiền là pháp môn giúp chúng ta sống với sự "tĩnh thức" đưa tâm trở về trạng thái an định. Thiền Phái Trúc Lâm chú trọng vào sự tu tập nội tâm của bất cứ ai, dù là tu sĩ xuất gia hay người sống tại gia. Đường lối tu tập hướng nội dẫn đến thanh tịnh hoá bản thân, khiến lòng không còn vướng bận và tự tánh hiển lộ đây là tâm trạng thực sự an ổn trong chính mỗi người mà không phải tìm kiếm cực lạc ở tận phương trời nào xa xăm...Bên phải đức Phật là bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử, bên trái là bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc 8 tướng thị hiện của đức Phật và các bao lam, trường kỷ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu. Hành lang phía trước chánh điện là hàng cột gồm 4 cột  tròn giả gỗ. Trần được tạo bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền.
2/ Lầu Chuông
Lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Trong lầu chuông, chiếc đại hồng chung nặng 1.100kg do 2 Phật tử cúng dường và nghệ nhân Nguyễn Văn Sinh, pháp danh Tâm Tài thực hiện ở Phường Đúc - Huế. Quanh mặt chuông có khắc bài thơ của Trúc Lâm Đầu Đà, pháp danh của Vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) lúc xuất gia đầu Phật, tổ sư của phái Thiền Tông Việt Nam.
"Phải trái rụng theo hoa buổi sớm
Lợi danh tạnh với trận mưa đêm
Hoa tàn, mưa tạnh non im vắng
       Xuân cỗi còn nguyên một tiếng chim"
Đứng tựa lan can lầu chuông nhìn bốn hướng ta mới thấy được tầm nhìn cao rộng của vị hoà thượng chân tu, khi chọn đỉnh đồi cao này xây dựng chùa để khôi phục giáo phái Thiền Tông Việt Nam, một giáo phái đã từng hưng thịnh một thời trong lịch sử dân tộc nhưng đã bị mai một nhiều thế kỷ qua. Trước mắt là Hồ Tuyền Lâm trong xanh, lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời với 5 nhánh suối đổ về như 5 ngón tay trong một bàn tay; đồi thấp, núi cao, rặng thông non xanh xanh mơn mởn, cụm thông già xanh thẳm, rải rác những túp lều nhỏ của người làm vườn trên nương rẩy, ngọn núi Voi vững chãi nhô cao như chứng tích lịch sử và huyền thoại của dân tộc bản địa còn trường tồn, tất cả đều soi mình xuống mặt hồ Tuyền Lâm. Cảnh vật soi mình xuống mặt nước trong xanh như người tu hành luôn nhìn vào lòng mình, soi rọi vào điều chân, thiện để ngày càng được tin tưởng thêm.
3/ Nhà Khách
Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh ngát. Đây là nơi những phụ nữ đến xin tập tu ngắn hạn tại Thiền Viện. Phía trước nhà là rừng trúc xanh tươi. Đứng trước sân nhà có thể thấy đỉnh núi Voi phục soi bóng xuống Hồ Tuyền Lâm hùng vĩ. đặc điểm nổi bật của Thiền Viện còn là những ngôi nhà tròn đơn sơ ẩn mình trong đồi thông, tạo nên vẻ nên thơ hoang dã.
Ngoài ngôi chánh điện ở vị trí trung tâm, công trình có tham vấn đường, nhà trưng bày bên phải, gác trống, nhà khách tăng, thư viện, thiền thất viện trưởng và thiền đường bên trái.
IV/ Ý NGHĨA
Đến thăm TVTL, ta không thấy sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong kiến trúc xây dựng, mặc dù toàn bộ công trình kiến trúc đều toát lên sắc thái của nền văn hoá Việt Nam, văn hoá Đông Phương, cái đẹp, cái đặc sắc của Thiền Viện là cảnh quan thanh thoát với trời mây non nước bao la, với ngàn thông vi vu gió lộng. Ở đấy, thiền và thiên nhiên hoà nhập làm một. Chính cảnh quan này là sự độc đáo thu hút du khách. Ai đã một lần đến Trúc Lâm Thiền Viện mà không thấy tâm hồn mình lâng lâng, nhẹ nhõm, như được trong sáng hơn, thanh sạch hơn.
 Hoà Thượng Thích Thanh Từ năm nay đã ngoài 70 tuổi - Viện trưởng đầu tiên của  của Thiền Viện vốn là người "Bác cổ thông kim" đã từng đi nhiều nơi để sưu tầm tài liệu, đến từng Phật tích đọc lại văn bia, kiểm chứng và dịch giảng những pho tư liệu quý của Thiền học Phật giáo.
Hiện nay, ngoài một số Thiền Viện nhỏ như: Linh Chiếu, Thường Chiếu (ở Long Thành), Viên Chiếu, Huệ Chiếu, Chân Không (ở Vũng Tàu), tuệ quang (ở TP.HCM) thì Thiền Viện Trúc Lâm được coi là nơi tu thiền lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi mà các nhà nghiên cứu về Thiền trong và ngoài nước đã không ít lần đến để nghiên cứu, học tập.
Đến năm 2000, TVTL có 120 tăng, ni và là nơi "tập tu" của các cư sĩ Phật giáo trong cả nước. Hằng ngày, các vị tu sĩ ở đây thức dậy trước 3 giờ sáng và phải ngồi thiền 3 "thời" trong một ngày (1 thời = 2h). Sau đó, sám hối "lục căn" (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) theo "Khoá Hư Lục" do vua Trần Nhân Tông biên soạn nhằm giải thoát cho chính mình.
Quan điểm triết học của TVTL là: "Phản quang tự kỷ bổ nhân sự, bất tùng tha đắc" có nghĩa là: "Trở về soi rọi chính mình là phận sự gốc, không thể theo bên ngoài để mà được". Điều đáng lưu ý: Thiền Viện không tụng kinh bằng tiếng Phạn hay tiếng Hán như các chùa khác mà tụng kinh bằng tiếng Việt để cho mọi người cùng hiểu.
Đồng thời, TVTL không có chủ trương theo nghi lễ cúng tế linh đình hoặc đi tụng kinh đám ma, xin xăm, bói quẻ như các chùa chiền Phật giáo khác mà chỉ tập trung răn dạy tu sĩ và Phật tử phải "thiền định" để tự sửa mình, tránh đi những việc làm xấu nhằm cũng cố đạo pháp và làm sao cho "tốt đạo, đẹp đời".
Các tăng ni muốn thành tu sĩ của Thiền Viện Trúc Lâm không phải là chuyện giản đơn. Họ phải tốt nghiệp ít nhất lớp 12 và phải học qua trường Phật học căn bản, hoặc ít nhất có 3 năm "tập tu" ở các chùa và được sự tuyển chọn của Viện Trưởng. tuổi đời của họ được giới hạn từ 18t đến 55t. sau 2 năm "tập tu" tại TVTL mới được "nhập thất" toạ thiền từ 39 ngày đến 90 ngày trong một căn phòng rộng 9m2 và mới có thể trở thành một Thiền sư thật sự.
Trước vẻ đẹp thơ mộng và kỳ ảo của thắng cảnh này, năm 1998, các chuyên gia của Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Việt Nam phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương đã hình thành quy hoạch chi tiết KDL Hồ tuyền Lâm. Theo dự án tổng kinh phí đầu tư gần 100 tỷ đồng. Khu DL bao gồm: Khu đón tiếp du khách, tuyến du lịch mặt nước, tuyến du lịch bằng đường bộ, tuyến cáp treo, trung tâm dịch vụ công cộng, vườn thú tự nhiên, khu vực nhà nghỉ, khu vực câu cá, khu vực leo núii và săn bắn, khu thể thao và khu cây xanh. Quan điểm thiết kế khu DL Hồ Tuyền Lâm dựa trên quan đểm đa dạng sinh học. Vấn đề bảo tồn và tôn tạo 2 nguồn tài nguyên thiên nhiên chính ở đây là mặt nước và rừng xanh được đặc biệt coi trọng. KDL Hồ Tuyền Lâm được xác định là KDL sinh thái kết hợp với văn hoá nghỉ dưỡng gồm: Hồ, rừng, cảnh quan thiên nhiên và vãn cảnh chùa.
Khu DL Hồ Tuyền Lâm, hiện do Công Tu Du Lịch Lâm Đồng quản lý và khai thác, với tổng diện tích sử dụng là 1.408 ha. Thắng cảnh này đã được nhà nước xếp hạng năm 1988.

GIẢI MÃ Ý NGHĨA SÂU XA CỦA TƯỢNG ĐẠT MA SƯ TỔ
Theo phong thuỷ, tượng Đạt Ma sư tổ có khả năng trấn trạch vô cùng tốt. Vậy ý nghĩa sâu xa của tượng Đạt Ma sư tổ là gì? Nên đặt tượng ở vị trí nào cho đúng chuẩn phong thủy?

Sự tích tổ sư Đạt Ma
 Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma nguyên quán tại Nam Thiên Trúc - Ấn Độ. Bồ đề Đạt Ma vốn tên thật là Bồ Đề Đa La - Một vị hoàng tử của nước Nam Thiên Trúc. Truyện kể rằng, trong một lần đến nước Hương chí Bát Nhã Đa La - vị tổ thứ 27 của nhà Phật đã bàn luận cùng Bồ Đề Đa La về chữ tâm. Bát Nhã Đa La nhận thấy vị hoàng tử này ngộ tính rất cao, suy nghĩ thấu đáo nên Bát Nhã Đa La khuyên rẳng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Đạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Từ đó, danh hiệu Bồ Đề Đạt Ma ra đời.
Sau nhiều năm tu hành, cùng với ngộ tính và sự thông minh tuyệt đỉnh của mình, Bồ Đề Đạt Ma đã thấu hiếu giáo lý Phật pháp và được Bát Nhã đa la chọn làm người thừa kế của mình. Bồ Đề Đạt Ma được tôn xưng là vị phật thứ 28 của nhà Phật. Vì sao vị Phật Đạt Ma xuất thân từ Nam Thiên Trúc nhưng lại được xem là người sáng lập của Thiền phái Thiếu lâm của Trung Hoa?. Tương truyền rằng, trước khi qua đời, vị tổ thứ 27 của nhà Phật – Bát Nhã đa la đã khuyên Bồ đề Đạt Ma nên xuất dương truyền pháp cũng như tìm hiểu thế sự, giác ngộ con người. Sau khi thầy mất, Đạt Ma đã nghe lời căn dặn mà xuống thuyền ra khơi đi về phía Đông Thổ (Trung Hoa nay) để truyền bá phật pháp của mình. Tiếp đó là câu truyện về cuộc gặp gỡ giữa Đạt Ma sư tổ và vua Lương Vũ Đế.

Kết quả hình ảnh cho Đạt Ma sư tổ

Đạt Ma sư tổ

Cuộc gặp gỡ giữa tổ sư Đạt Ma và vua Lương Vũ Đế
Cuộc gặp gỡ này được nhiều ngữ lục ghi chép lại như sau: Vua Lương Vũ Đế là một người sùng đạo Phật, vua xây dựng rất nhiều chùa triền, đền đại và tự xem đó là tích công đức. Một hôm, nhà vua gặp được một nhà sư Ấn Độ và hỏi rằng: “Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?”. Nhà sư đáp rằng: “Không có công đức." Sau đó nhà sư đã giảng giải về việc tích công đức để đời nhưng vua Lương Vũ Đế vẫn không lĩnh ngộ được. Lương Vũ Đế sai người tiễn khách, nhà sư băng qua sông Giang Bắc, thẳng đường qua nước Ngụy, lên núi Tung Sơn. Người ta nói rằng đó là tổ sư Bồ Đề Đạt Ma. Từ đó, hình ảnh bồ đề Đạt Ma quá hải được dựng lên để gợi nhớ sự kiện này.

Ý nghĩa của tượng Đạt Ma Sư Tổ

Ý nghĩa của hình ảnh “Dữ tợn” của sư tổ Đạt Ma
Hình ảnh vị tổ sư Bồ Đề Đạt Ma thường được khắc hoạ với bộ râu dài xồm xoàng, khoác áo choàng, đi chân trần, tay cầm thiền trượng. Hình ảnh tổ sư Đạt Ma mang tướng mạo hung dữ, đôi mắt luôn trợn trắng, mày quặm lại - Người ta quan niệm, tượng gỗ Đạt Ma có thần thái càng hung dữ sẽ có hiệu quả trấn trạch càng cao. Có thể nói, khi điêu khắc một pho tượng gỗ Đạt Ma đẹp người nghệ nhân gặp khó khăn lớn nhất là điêu khắc đôi mắt ngài. Đôi mắt của sư tổ Đạt Ma thường to và sâu thẳm, thần thái như đang nhìn vào hư vô, đôi mắt trừng trừng bất động và như có mãnh lực vô hình khiến người ta phải khiếp sợ. Văn học Trung Hoa từng miêu tả đôi mắt Ngài bằng từ “Bích nhã hổ tăng”. Nhà thơ Y Sa của Trung Quốc khi đối diện với bức “Bồ Đề Đạt Ma cửu niên diện bích” đã phải cảm thán rằng:
“Mắt sâu hút bóng thiên đàng
Một khung trời nhỏ, lá vàng chợt bay
Người ngồi giữa cuộc đổi thay
Nghe sông núi cạn phút giây vô thường”
Những câu thơ trên khiến chúng ta cảm nhận được sự vắng lặng đến hoang vu của vùng núi đồi tĩnh mịch. Ở nơi đó, Sư tổ Đạt Ma vẫn ung dung và lẳng lặng nhìn dòng đời đổi thay bằng một đôi “mắt sâu hút bóng thiên đàng”. Đó là sự giác ngộ và đỉnh cao của một vị tông sư vậy.
Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh Đạt Ma sư tổ "Diện bích"
Hình ảnh Đạt Ma sư tổ "Diện bích"
Như vậy, hình ảnh Bồ Đề Đạt Ma gắn liền với thần thái dữ tợn và được các nhà phong thuỷ xếp vào hàng những pho tượng có tác dụng trấn trạc tốt nhất. Đặt tượng gỗ Đạt Ma trong nhà không chỉ ngăn chặn được năng lượng xấu ảnh hưởng đến gia chủ mà còn có thể tăng thêm sức mạnh cho gia chủ, tránh được tà ma quấy nhiễu.

 Ý nghĩa hình ảnh tượng gỗ Đạt Ma và một chiếc giày
 Một trong những mẫu tượng gỗ Đạt Ma được nhiều người biết đến đó là Đạt Ma và một chiếc giày. Tại sao không phải là một đôi giày mà lại là một chiếc giày? Truyện kể rằng, 3 tháng sau khi Ngài viên tịch, có ông Tấn Công đời nhà Đường trên đường đi sứ Tây Vực về gặp Đạt Ma trên vai quẩy một chiếc giầy. Ông Tấn Công hỏi Ngài đi đâu, Ngài nói ta đi về Tây. Sau đó, Tấn Công về tâu lại với vua, khi đào phần mộ của Đạt Ma sư tổ lên thì chỉ còn lại một chiếc giày. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ Quẩy một chiếc giày xuất hiện từ đó. Mặc dù câu chuyện còn khá nhiều bí ẩn nhưng ý nghĩa của tượng gỗ Đạt Ma quẩy một chiếc giày vẫn tồn tại và được lưu truyền rộng rãi.
Hình ảnh một chiếc giày như muốn nói lên rằng, cuộc đời thực sự cũng chỉ là một cõi đến đi mà thôi. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ cùng chiếc giày này cũng nhắc nhở con người về cuộc sống trần gian – Đời người sau khi mất đi chỉ còn lại tro tàn, hãy sống thế nào để người đời còn nhớ đến. Thiền trượng mà Ngài dùng để quẩy chiếc giày lên vai là biểu trưng của sự giác ngộ. Người ta cho rằng, Đức Đạt Ma chỉ dùng thiền trượng để quẩy một chiếc giày mang ý nghĩa: Chiếc giày để lại mộ phần là dù con người chết đi nhưng vẫn lưu dấu trên dương thế, dấu vết đó sẽ tùy duyên mà hiện hữu hay tuyệt diệt. Còn chiếc giày được ngài mang về cõi Tây thiên chính là cõi siêu thoát. Như vậy, hình ảnh sư tổ Đạt Ma quẩy chiếc giày cũng là lời nhắc nhở con người muốn giải thoát thì trước tiên cần giác ngộ, loại bỏ tham, sân, si mà sống tích cực hơn với đời.
Kết quả hình ảnh cho Đạt Ma sư tổ và một chiếc giày
Đạt Ma sư tổ và một chiếc giày

Hình ảnh Đạt Ma quá hải – Ý nghĩa cao thâm
Như phần trên đã nhắc đến, khi đi về hướng Đông Thổ truyền giáo đức Đạt Ma đã có cuộc gặp và trò chuyện cùng vua Lương Vũ Đế về vấn đề thế nào để tích công đức. Cuối cùng, vị vua này không nhận ra Đạt Ma sư tổ và cũng không giác ngộ được ý tứ của Ngài. Đạt Ma đã xem như mình và vua không có duyên nên từ giã ra đi. Truyền rằng, khi đó sông Trường Giang nước chảy cuồn cuộn, từng cơn sóng dữ như muốn nuốt chửng con người bé nhỏ giữa đại dương mênh mông. Thế nhưng Đạt Ma sư tổ chỉ ngắt một nhành cỏ, bỏ xuống dòng sông và đứng trên đó nhẹ nhàng lướt sóng rời đi như đang đi trên đất bằng.
Hình ảnh sư tổ Đạt Ma quá hải là biểu tượng của sự giác ngộ cao và ý chí kiên định vững vàng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Trong phong thủy, tượng gỗ Đạt Ma quá hải ngoài ý nghĩa trấn trạch nói chung còn là lời nhắc nhở đối với các thành viên trong gia đình về cách sống. Trong cuộc sống, chỉ cần con người có ý chí kiên định và tinh thần phấn đấu thì sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn, trắc trở để đạt được thành công như mong đợi.
Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh Đạt Ma quá hải
Hình ảnh Đạt Ma quá hải

Tượng gỗ Đạt Ma thế võ – Biểu tượng mới của Phật giáo 
Tại sao lại nói tượng Đạt Ma thế võ là biểu tượng mới trong Phật giáo? Hình ảnh các vị Phật và bồ tát nói chung trong Phật giáo hoặc mang dáng vẻ trang nghiêm cùng vẻ mặt hiền từ hoặc mang vẻ tươi cười hiền lành như Đức phật Di Lặc. Ở hình ảnh Đạt Ma thế võ – Vị tổ thứ 28 của nhà Phật này người ta lại thấy đâu đó nét đẹp oai hùng cùng tinh thần chiến đấu lẫm liệt. Tương truyền rằng, trong thời gian tu ở chùa Thiếu Lâm Tự trên núi Tung Sơn Ngài đã sáng lập ra thế võ độc đáo để bảo vệ sức khỏe cũng như chống lại sự tấn công của thú dữ trong rừng. Đạt Ma đã mô phỏng theo các động tác chiến đấu, cũng như tư thế rình mồi của các động vật xung quanh mà tạo nên trường phái võ mới. Sau này trường phái võ này rất nổi tiếng và được nhiều người theo học.
Tượng gỗ Đạt Ma hàng long hay Đạt Ma thế võ mang ý nghĩa trấn trạch rất mạnh. Hình ảnh này thể hiện sức mạnh và ý chí sẵn sàng chiến đấu bất kể tình huống nào xảy ra. Ý nghĩa sức mạnh tìm ẩn bên trong tư thế chiến đấu này chính là vũ khí sắc bén nhất đánh bại mọi kẻ thù. Trưng bày tượng gỗ Đạt Ma thế võ trong phòng khách không chỉ giúp gia chủ ngăn chặn được tà ma ngoại đạo xâm nhập, bảo vệ gia đạo bình yên mà còn thể hiện sự oai hùng và phong độ của người chủ gia đình.
Kết quả hình ảnh cho Đạt Ma hàng long
Đạt Ma hàng long

Hình ảnh Đạt Ma khất thực – Khí độ ngay thẳng làm người
Khất thực được xem như là một truyền thống của Phật giáo để giúp các vị tu hành giác ngộ chân lý và tu thành chính quả. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ khất thực là biểu trưng của sự nhẫn nại, giác ngộ và kiên định với mọi cám giỗ trong cuộc sống. Đặt tượng gỗ Đạt Ma khất thực trong nhà chính là lời nhắc nhở các thành viên trong gia đình phải sống tu tâm, dưỡng tính, không vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi giá trị của bản thân mình.

Vậy nên đặt tượng Đạt Ma sư tổ ở đâu trong nhà để mang đến giá trị phong thủy cao nhất? 
-  Trước tiên, nên đặt tượng gỗ Đạt Ma sư tổ trong phòng khách lớn, hướng ra cửa chính. Cửa chính là hướng chính diện dễ dẫn dắt tà ma ngoại đạo và năng lượng xấu vào nhà. Vì vậy, đặt tượng Đạt Ma ở phòng khách hướng ra cửa chính không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với Ngài mà còn có ý nghĩa trấn trạch cao nhất.
- Nên đặt tượng Đạt Ma sư tổ ở những nơi có năng lượng không tốt. Sức mạnh của Đạt Ma sư tổ sẽ trấn áp các nguồn năng lượng xấu này để bảo vệ cho gia đình.
- Có thể đặt tượng gỗ tổ sư Đạt Ma trong phòng làm việc nhằm bảo vệ gia chủ khỏi kẻ tiểu nhân gièm pha và nâng cao sức mạnh tinh thần của gia chủ.
- Nên đặt tượng gỗ Bồ Đề Đạt Ma trên bàn hoặc kệ gỗ, cách mặt sàn ít nhất 1m để thể hiện sự tôn kính đối với Ngài.
- Tuyệt đối không được đặt tượng Đạt Ma trong nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ; không để tượng dưới mặt sàn, mặt sân, vị trí quá thấp vì những vị trí này sẽ thể hiện sự bất kính với Ngài và mang đến tai họa cho gia đình.
Tượng gỗ Đạt Ma được xem là một trong những pho tượng có ý nghĩa trấn trạch mạnh nhất trong phong thủy. Cũng giống như những vị Phật khác, mỗi pho tượng Đạt Ma đều mang một ý nghĩa riêng. Do đó, trước khi tìm mua tượng gỗ Đạt Ma cần tìm hiểu kĩ ý nghĩa của từng pho tượng để tìm được một pho tượng phù hợp với mục đích mong muốn của gia chủ. Đồng thời, vị trí đặt tượng đúng chuẩn phong thủy cũng cần được quan tâm để đạt được hiệu quả trấn trạch cao nhất.

Đường hầm đất sét Đà Lạt và 5 bí mật thú vị không phải ai cũng biết
Đường hầm đất sét hay đường hầm điêu khắc Đà Lạt là một trong những điểm đến thú vị và hút khách thời gian gần đây. Nổi bật với những tác phẩm miêu tả thiên nhiên, đất nước, con người Đà Lạt bằng đất sét đỏ đặc trưng. Có khá nhiều đường đi đường hầm đất sét, bạn hãy lưu ý để biết đường đi nào đi tiện nhất nhé!
Kết quả hình ảnh cho Đường hầm đất sét
Đường hầm đất sét

Giới thiệu chung về đường hầm đất sét Đà Lạt
Tên khác: đường hầm điêu khắc Đà Lạt
Địa chỉ: khu du lịch Đà Lạt Star, Phường 4, Tp. Đà Lạt, Lâm Đồng.
Giờ đóng-mở cửa: 7:30 – 17:00
Email: ceo@dalatstar.com
Website: www.dalatstar.com
Giá vé: người lớn: 60.000đ/người ; trẻ em: 30.000đ/người.
Giờ mở cửa:
Từ 7h30 đến 17h00. Khu du lịch không mở cửa tham quan vào ban đêm nên bạn lưu ý thời gian tham quan phù hợp.
Thời gian đóng cửa của khu du lịch đường hầm đất sét có thể sớm khoảng 30 phút vào mùa mưa của Đà Lạt. Để chuẩn bị tốt hơn cho chuyến đi sắp tới bạn nên xem thông tin thời tiết, khí hậu Đà Lạt.
Giá vé:
Giá vé đường hầm đất sét Đà Lạt hiện tại (tháng 1/ 2018) là 60.000đ/người lớn và trẻ em là 30.000đ.
Giá vé với khách đoàn được áp dụng tùy vào hợp đồng chính thức giữa khu du lịch với công ty du lịch.
Đến với Đà Lạt, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh hồ Xuân Hương yêu kiều hay thung lũng tình yêu lãng mạn… nhưng có lẽ ít người biết đến một kỳ quan mới vô cùng độc đáo tại đây – đường hầm đất sét. Đường hầm đất sét Đà Lạt hay còn được gọi là đường hầm đất đỏ, đường hầm điêu khắc. Đây là công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ năm 2010 và nay đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng của “tiểu Paris Việt Nam”.
Kết quả hình ảnh cho Đường hầm đất sét – Clay tunnel in Da Lat
Đường hầm đất sét – Clay tunnel in Da Lat
Đường hầm đất sét nằm trong quần thể khu du lịch Tuyền Lâm, tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt. Từ trung tâm thành phố di chuyển đến đây, du khách chỉ cần chạy thẳng theo hướng Triệu Việt Vương – Thiền Viện, khi đến ngã rẽ có biển báo “Đường hầm điêu khắc” thì đi theo khoảng 9km nữa là đến.
Kết quả hình ảnh cho Quang cảnh một góc đường hầm đất sét
Quang cảnh một góc đường hầm

Khu du lịch mở cửa phục vụ từ 7h30 đến 17h và thời gian đóng cửa có thể sớm hơn, tùy thuộc vào yếu tố thời tiết. Giá vé vào cửa là 40.000đ/ người lớn và 20.000đ/ trẻ em.
Đường hầm đất sét – Kỳ quan mới của Đà Lạt
Du lịch ở Đà Lạt ngày càng phát triển nên nhiều khu vui chơi mới mọc lên rất nhiều, nhưng đường hầm đất sét lại mang đến một nét độc đáo riêng thu hút nhiều khách du lịch đến thăm. Toàn bộ khu du lịch được xây dựng tỉ mẩn chăm chút đến từng góc nhỏ, mỗi góc hiện lên đều mang theo những tài hoa và tâm huyết của người sáng tạo. Theo như ông Trịnh Bá Dũng – người khởi xướng xây dựng khu du lịch này cho biết “Toàn bộ công trình được xây dựng theo hai chủ đề chính là tái tạo lịch sử thành phố Đà Lạt và xây dựng những câu chuyện nhân văn có tính giáo dục”.
Đối với chủ đề tái tạo lịch sử, khu du lịch được bố trí thiết kế theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu bắt nguồn từ thời xa xưa với những truyền thuyết thần bí kéo dài cho đến hết năm 1893 khi Alexandre Yersin phát hiện ra cao nguyên Langbiang.
Kết quả hình ảnh cho Cao nguyên Langbiang được tái hiện lại qua mô hình nhà đất sét
Cao nguyên Langbiang được tái hiện lại qua mô hình nhà đất sét

Giai đoạn sau là những khám phá và kiến tạo Đà Lạt của ông, hàng loạt những công trình đất sét mô phỏng lại những địa điểm du lịch nổi tiếng đều được tái hiện lại ở đây: nhà thờ con gà, ga Đà Lạt, giáo hoàng học viện…


Kết quả hình ảnh cho Những công trình đất đỏ tinh xảo ở đường hầm Đà Lạt
Những công trình đất đỏ tinh xảo ở đường hầm Đà Lạt

Bên cạnh mô hình những công trình nổi tiếng, người sáng tạo còn khéo léo gửi gắm những câu chuyện dân gian đầy tính nhân văn thông qua những tác phẩm độc nhất vô nhị. Điển hình là bộ khỉ tam không gây ấn tượng sâu sắc đối với khách tham quan ngay từ đường nét chạm khắc cho đến ý nghĩa bên trong: mắt không thấy, tai không nghe, miệng không nói những điều xấu là phương châm sống thanh thản và tốt đẹp.
Kết quả hình ảnh cho Bộ khỉ tam không tại đường hầm điêu khắc Đà Lạt
Bộ khỉ tam không tại đường hầm điêu khắc Đà Lạt

Đường hầm đất sét Đà Lạt và những kỷ lục
Tất cả những công trình kiến trúc nổi tiếng của Đà Lạt được tái hiện qua mô hình đất đỏ và sắp xếp nối liền nhau trong khu du lịch đường hầm đất sét. Tất cả các công trình đều được xây dựng tỉ mỉ, trau chuốt đến từng đường nét.
Kết quả hình ảnh cho Những đường nét chạm khắc tinh tế ở đường hầm đất sét
Những đường nét chạm khắc tinh tế ở đường hầm đất sét

Đặc biệt trong đó có những công trình được ghi vào sách kỷ lục Việt Nam như: ngôi nhà đất đỏ bazan không nung đầu tiên và ngôi nhà bazan đầu tiên có mái đắp nổi hình ảnh bản đồ Việt Nam.
Kết quả hình ảnh cho Những đường nét chạm khắc tinh tế ở đường hầm đất sét
Ngôi nhà đất đỏ không nung có mái đắp nổi hình ảnh dải đất Việt Nam

Kết quả hình ảnh cho Mô hình máy bay khổng lồ đang được xây dựng tại đường hầm đất sét
Mô hình máy bay khổng lồ đang được xây dựng

Kết quả hình ảnh cho Mô hình chiếc Vespa đất khổng lồ tại đường hầm đất sét

Mô hình chiếc Vespa đất khổng lồ

Km 230: Bến xe Liên Tỉnh: Bắt đầu vào trung tâm thành phố Đà Lạt.
Tất cả các điểm tham quan ở TP. Đà Lạt  nằm cách xa trung tâm  trên dưới 10km và có biển hướng dẫn cho du khách một cách rõ ràng. Ở đây chúng tôi xin chọn Hồ Xuân Hương làm trung tâm của TP.Đà Lạt để tiện giới thiệu khoảng cách đường đi đến các điểm tham quan khác trong TP và các huyện lân cận ĐL.

Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng
Vị trí: Bảo tàng nằm trên một ngọn đồi cao ở số 4 đường Hùng Vương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 3km về hướng đông bắc.
Đặc điểm: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng là nơi trưng bầy nhiều hiện vật truyền thống và lịch sử của địa phương, đặc biệt là những hiện vật thể hiện truyền thống văn hóa của vùng đất Lâm Đồng.
Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng có nhiệm vụ sưu tầm và giới thiệu các nghiên cứu, phát hiện về khảo cổ học, dân tộc học và kháng chiến qua 2 thời kỳ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay bảo tàng đang có 9 phòng trưng bày gồm các chuyên mục:
- Các thời kỳ lịch sử
Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng trước đây đặt tại dinh thị trưởng cũ, trên một đỉnh đồi cao quanh co rất thơ mộng... được mệnh danh là “con đường tình ái”. Do cơ sở này được chuyển giao cho quân đội quản lý nên bảo tàng đã tạm ngưng hoạt động từ tháng 10/1990 đến 22/12/1996 thì hoạt động trở lại phục vụ khách tham quan và du lịch tại dinh Nguyễn Hữu Hào. Nơi đây nguyên là tòa biệt thự do ông Nguyễn Hữu Hào xây tặng con gái là Nam Phương Hoàng hậu.
- Các hiện vật khảo cổ do cơ quan công an và quản lý thị trường thu giữ.
- Các hiện vật khảo cổ tại duy chỉ Đại Làng.
- Các hiện vật khảo cổ tại duy chỉ Đại Lào và Đạ Đờn
- Các hình thức cư trú, các dụng cụ săn bắt và hái lượm.
- Các nghề truyền thống.
- Các trang phục và sinh hoạt.
- Lễ hội truyền thống và đời sống văn hóa tinh thần.
- Các hiện vật về 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Không chỉ dừng lại ở một bảo tàng đơn thuần, với chủ trương đa dạng hóa các hoạt động nhằm thu hút khách tham quan và du lịch, nơi đây sẽ dần dần định hình như một trung tâm sinh hoạt văn hóa. Bốn nhà sàn đặc trưng của các dân tộc bản địa Mạ, K’Ho, Churu sẽ được sưu tầm và đây cũng là nơi tổ chức giới thiệu một số sinh hoạt truyền thống như làm gốm, đan lát, dệt thổ cẩm... hoặc tổ chức các lễ hội như đâm trâu, cồng chiêng, uống rượu cần vào những dịp đặc biệt… Ngoài ra, du khách còn được mục kích những bộ đàn đá Di Linh, B’Lao khá nổi tiếng có niên đại từ 3.500-3.000 năm, các di tích kiến trúc P’Roh (huyện Đơn Dương), Cát Tiên (huyện Cát Tiên), các di chỉ khảo cổ được khai quật từ mộ táng của các dân tộc bản địa như Đại Làng (huyện Bảo Lâm), Đại Lào (thị xã Bảo Lộc), Đạ Đờn (huyện Lâm Hà)…Đây là bộ sưu tập khá phong phú với gần 10.000 tiêu bản gốm sứ, hiện vật đồng, sắt có giá trị tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng đang có những nỗ lực nhằm tạo cho mình một sức hấp dẫn riêng biệt.

Vườn hoa thành phố Đà Lạt
Với hơn 300 loài hoa khoe sắc quanh năm, vườn hoa Đà Lạt là một trong những điểm đến thu hút rất nhiều du khách gần xa mỗi khi du lịch Đà Lạt. Bên cạnh các loại hoa xinh đẹp, công viên hoa Đà Lạt còn trưng bày các loại cây quý hiếm và xinh đẹp như Bonsai, xương rồng Châu Phi...
Công viên hoa Đà Lạt hay còn được gọi là vườn hoa Đà Lạt là một công viên hoa với hơn 300 loài hoa khác nhau được trồng để phục vụ nhu cầu tham quan của du khách. Vườn hoa Đà Lạt tọa lạc ở số 2 đường Trần Nhân Tông, thành phố Đà Lạt. Bên cạnh công viên hoa Đà Lạt là đồi cù thơ mộng cùng hồ Xuân Hương trầm tư, tĩnh lặng. Toàn bộ diện tích của vườn hoa thành phố Đà Lạtlà 7000 mét vuông và được chia thành nhiều khu vực khác nhau bao gồm khu triễn lãm các loài hoa, khu ươm trồng, khu nhà kính, khu vườn tượng, khu giải trí...
Kết quả hình ảnh cho cổng chào vườn hoa thành phố đà lạt
Cổng chào của vườn hoa Đà Lạt được xem là cổng hoa lớn nhất Việt Nam.

Hàng ngày các công nhân ở đây chăm sóc rất tỷ mỉ và liên tục cập nhật các loại hoa mới vào vườn hoa Đà Lạt để thêm phần hấp dẫn cho du khách tham quan. Mỗi năm tại vườn hoa thành phố Đà Lạt thường tổ chức các lễ hội về hoa nhằm mục đích quảng bá cho các loại hoa được trồng ở Đà Lạt đến với bạn bè trong và ngoài nước biết đến.

Vườn hoa Đà Lạt trước đây còn có tên gọi là vườn hoa Bích Câu, nhưng sau này với sự phát triển của một công viên hoa tầm cỡ thành phố, nên vườn hoa đã đổi tên chính thức thành Vườn hoa thành phố Đà Lạt.

Vườn hoa Đà Lạt độc đáo nhất là khu vực trồng hoa lan, hoa lan tại vườn hoa thành phố Đà Lạtđược trồng theo phương pháp cấy mô, rất nhiều loại Lan đẹp có thể kể tên như Lan Thủy tiên trắng, Thủy tiên vàng, Kim điệp, Giả hạc, Ý thảo, Hồ điệp, Kim hài và hàng chục loại Lan xinh đẹp khác...
Kết quả hình ảnh cho vườn hoa thành phố đà lạt
Bên trong khuôn viên của công viên hoa Đà Lạt.

Ngoài các loại hoa và Lan, vườn hoa Đà Lạt còn có những loại cây cảnh quý hiếm khác như vườn Bonsai với hàng chục cây Bonsai nhiều hình dáng độc đáo khác nhau, vườn cây Xương rồng Châu Phi, Vườn cây thảo dược...Phía bên phải của vườn hoa Đà Lạt là một khu nhà kính chuyên bán các loại giống cây cảnh, từ hoa Phượng tím đến các loại cây hoa Lavender, hoa cúc, hoa Lan...tuy nhiên du khách nên cân nhắc về thổ nhưỡng của địa phương mình trước khi quyết định mua giống hoa ở đây.

Gần ngoài cổng của vườn hoa Đà Lạt là khu vườn Tượng với rất nhiều hình tượng được điêu khắc từ Đá, khu vườn Tượng tọa lạc trên một ngọn đồi thấp phía bên phải của cổng vườn hoa, đến đây ngoài thư giản cùng những tác phẩm nghệ thuật, du khách còn được ngắm nhìn toàn cảnh hồ Xuân Hương, cà phê Bích Câu và vườn hoa thành phố Đà Lạt từ trên cao.

Giá vé tham quan vườn hoa Đà Lạt hiện nay là 30 000đ/1 người lớn và 15 000đ/1 trẻ em dưới 1m2. Du khách có thể sử dụng hệ thống xe điện để di chuyển tham quan vườn hoa thành phố Đà Lạt, hoặc có thể dạo bước trên những cung đường trải đầy hoa bên trong công viên hoa Đà Lạt.


QUẢNG TRƯỜNG LÂM VIÊN
Trong vài năm vừa qua, nhiều chuyến du lịch Đà Lạt, thường hay chọn Quảng trường Lâm Viên là một trong những điểm dừng chân sinh hoạt, vui chơi tập thể trong hành trình. Quảng trường Lâm Viên là một không gian rộng rãi, thoáng mát vẫn giữ nguyên vẻ thoáng mát dễ chịu ngay cả khi có rất đông người quy tụ.

Công trình nghệ thuật giữa trái tim thành phố
Ngay cả khi bạn không thực hiện tour theo các tour du lịch Đà Lạt mà các đơn vị lữ hành tổ chức, bạn vẫn rất dễ dàng tìm ra địa chỉ Quảng trường Lâm Viên khi đến thành phố ngàn hoa này. Quảng trường Lâm Viên nằm ở nơi được ví như như “trái tim” của thành phố. Quảng trường nằm ở vị trí hướng ra Hồ Xuân Hương với tổng diện tích lên trên 70.000 m2. Quảng trường Lâm Viên không chỉ mang đến không gian rộng lớn, thoáng mát với nhiều hoạt động giải trí, phù hợp với những giây phút vui chơi của tuổi trẻ. Điểm đặc biệt níu chân du khách khi đến Quảng trường Lâm Viên chính là ấn tượng về công trình nghệ thuật khổng lồ của khối bông hoa dã quỳ và khối nụ hoa. Công trình được thiết kế bằng kính màu lạ mắt. Đóa hoa dã quỳ khổng lồ này được xem như một biểu tượng nghệ thuật của trung tâm thành phố.
Kết quả hình ảnh cho quảng trường lâm viên đà lạt
Quảng trường Lâm Viên nhìn từ trên cao.

Đóa hoa dã quỳ cao gần 20 m, diện tích trên 1.000 m2. Bên trong được thiết kế như một công trình biểu diễn nghệ thuật với trên 1.000 chỗ ngồi rất hiện đại. Thiết kế của cánh hoa dã quỳ với cánh hoa màu vàng ôm sát theo mái cong bên trong. Bạn sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của nhụy hoa được thiết kế nghiêng, mà dù đứng ở góc độ nào thì mọi người nhìn vào cũng dễ dàng liên tưởng đến hoa dã quỳ. Bạn sẽ ngỡ ngàng hơn với thiết kế độc đáo khi trông thấy bên trong nụ hoa còn sở hữu góc quán cà phê, quán bar tuyệt đẹp phục vụ du khách khi đến Đà Lạt.

Ngoài ra, khuôn viên bên ngoài của Quảng trường Lâm Viên còn có tầm nhìn hướng ra hồ Xuân Hương. Bạn sẽ vui khi hòa mình vào không khí rôm rả của những du khách đến đây dạo mát. Bạn sẽ thấy cảnh nhộn nhịp của đông đảo du khách tham quan các khu triển lãm, các khu trung tâm thương mại, vui chơi giải trí hoặc tham gia thả diều, trượt patin, cùng bạn bè tụ họp, ăn uống khám phá đài phun nước nghệ thuật rực rỡ sắc màu…Và bạn cũng có thể hòa chung vào trong không khí rộn ràng tươi vui đó.

Kết quả hình ảnh cho quảng trường lâm viên đà lạt
Vẻ đẹp hiện đại của Quảng trường Lâm Viên

Quảng trường Lâm Viên gây ấn tượng với nhiều người bằng vẻ đẹp hiện đại, khỏe khoắn của một thành phố du lịch vốn nổi tiếng với sự lãng mạn, thơ mộng. Công trình biểu tượng hoa dã quỳ với tượng hoa và nụ hoa nằm cách nhau khoảng 80 m. Về công trình nụ hoa, công trình này cao hơn 15 m, lộng lẫy với phần mái kính màu xanh và vàng thiết kế uốn lượn theo đường xoắn sinh học, nó là mô phỏng hình dáng của những cánh hoa.
Nóc của công trình giống như đóa hoa dã quỳ.
Kiến trúc sư của công trình này là Trần Văn Dũng, ý tưởng này là nụ hoa cách điệu, khiến nhiều người chiêm ngưỡng sẽ có sự liên tưởng rất phong phú. Có người xem nó như một nụ hoa hồng hay là một bông hoa atisô – những loại nông sản đặc trưng của vùng đất Đà Lạt. Bao quanh công trình là hàng ngàn mảnh kính chịu lực, được nhập từ Đức, Hàn Quốc và Ấn Độ. Những mảnh kính màu được gắn cố định bằng keo, ốc vít trên các thanh hợp kim.
Kết quả hình ảnh cho quảng trường lâm viên đà lạt
Bên cạnh đó có thêm một công trình mô phỏng hoa a-ti-sô

Bên trong công trình nhụy hoa còn được thiết kế tòa nhà hình bán nguyệt, dùng làm cung nghệ thuật biểu diễn có sức chứa hơn 1000 người. Khán đài của quảng trường có sức chứa 30000 người làm công viên. Những đài phun nước nghệ thuật và 2 khu tầng hầm là trung tâm mua sắm thương mại phục vụ du khách.

Quảng trường Lâm Viên điểm dừng chân gây thương nhớ
Hãy thử tưởng tượng một lần ngồi ở quán cà phê hoa dã quỳ để chiêm ngưỡng Đà Lạt trẻ trung, hẳn bạn sẽ có thêm những trải nghiệm thú vị mà bạn chưa từng hình dung đến? Bạn sẽ thấy Đà Lạt không chỉ có sự thơ mộng, cũng có đó sự hào nhoáng, hoành tráng, lộng lẫy. Và những mĩ từ này xứng đáng để mô phỏng về Quảng trường Lâm Viên – một biểu tượng trẻ đầy sức sống của thành phố sương mù.

Kết quả hình ảnh cho quảng trường lâm viên đà lạt về đêm
Quảng trường Lâm Viên là một biểu tượng mới của thành phố sương mù Đà Lạt.

Hồ Xuân Hương
Hồ trùng tên với một nữ thì sĩ Việt Nam của thế kỷ XIX được mệnh danh là ‘Bà Chúa thơ nôm’ đã từng sáng tác những bài thơ có giá trị và được xem là một hiện tượng văn học Việt Nam, một nét lạ trong văn học thế giới: nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên ý nghĩa của chữ “Xuân Hương” mà người ta đặt cho Hồ là vì vào mùa xuân hoa nở mang lại mùi hương nên gọi là “Hồ Xuân Hương”. Ngày trước, HXH chỉ là một dòng suối của dân tộc cư trú như Chik, Lachr, Cơ Ho.

Hồ Xuân Hương (HXH) nằm ở vị trí trung tâm TP.ĐL, trên độ cao 1.477m so với mực nước biển. Hồ có hình dáng gần giống mảnh trăng lưỡi liềm với diện tích gần 5 hecta và đường chu vi dài khoảng 5.000m rợ bóng cây tùng, cây thông tạo thêm vẻ đẹp thothơ mộngch cảnh quan của Hồ.
Năm 1919, kỹ sư công chánh Labbé cho xây dựng đập từ Thuỷ Tạ đến quán Hướng Đạo cũ theo chương trình hồi sinh TP.ĐL của toàn quyền Paul Doumer. Năm 1923, HXH được xây thêm đập phía dưới, tạo thành 2 hồ. Vào tháng 3 – 1932, một cơn bão lớn quét qua TP.ĐL đã làm 2 đập của HXH bị vỡ. Cuối năm 1934 và đâu năm 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa xây một đập lớn  cho HXH bằng đá, đó là cầu ông Đạo ngày nay (Ông Đạo là tên của viên quản đạo Phạm Khắc Hoè. Trước năm 1945, ông làm ngự tiền văn phòng Tổng lý cho vua Bảo Đại).
Ban đầu, người Pháp gọi là Hồ Lớn (Grand Lac). Đến năm 1953, Nguyễn vỹ là Chủ tịch hội đồng thị chính ĐL lấy tên của nữ sĩ nổi tiếng của Việt Nam để đổi tên là HXH. Thắng cảnh HXH mang nét đẹp kiều diểm của Phương Tây, nét trong xanh soi bóng những rặng thông già vào những mùa nắng đẹp, hay lung linh huyển ảo vào những buổi ban mai phủ đầy sương trắng.
Tháng 10 – 1984, HXH được gia cố, sửa sang và xây thêm bờ cầu ông Đạo, đáy hồ được nạo vét sâu hơn…Lần này, người dân ĐL đã được biết thêm lịch sử của hồ qua phát hiện một số di chỉ của con người đã cư trú tại vùng đất này vào thuở xa xưa.
HXH là hình ảnh thân quen, gắn liền với đời sống của người dân Đl. Du Khách đến ĐL luôn say sưa chiêm ngưỡng cảnh hồ dọc lối đi bách bộ rợp bóng cây hay  dùng xe đạp đôi cùng bạn bè thư thả quanh bờ hồ , hoặc du thuyền dạo trên mặt hồ   bằng những chiếc thuyền mang  dáng hình con thiên nga…Bờ hồ là nơi du khách nhàn rỗi buông cần câu cá dưới góc cây tùng. Du khách sành điệu  luôn dừng chân  nơi nhà hàng Thủy Tạ, ngồi thả hồn vào cảnh đẹp thơ mộng của đà Lạt bên ly cà phêdậm đà hương vị cao nguyên.
Vì thế, từ thuở TP. ĐL được khai sinh đến nay, HXH luôn là một nơi có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách và người dân địa phương đã được Bộ Văn Hoá thông ^in công nhận là thắng cảnh quốc gia vào ngày 16 – 11 – 1988.

Chợ đêm Đà Lạt
Ban ngày, du khách đến Đà Lạt thường tranh thủ thời gian đi tham quan các thắng cảnh thiên nhiên và di tích văn hoá. Đêm đến, mọi người đều thích thú tản bộ trên những con đường bồng bềnh như dải lụa để dạo quanh mua sắm ở chợ đêm TP.ĐL. Từ 6h chiều, các mặt hàng đã được tập trung về đây phục vụ du khách, từ các mặt hàng lưu niệm đến các quầy hàng ăn uống rất phong phú.
Trong tiết trời se lạnh , du khách hăm hở đi sắm cho mình chiếc áo khoác ở các cửa hiệu ở các quầy hàng bày trước chợ, gồm các loại áo len, áo da…Các loại nước giải khát, đậu xanh nóng, đậu nành nóng được bày trên con đường, góc chợ và ngay cả xung quanh bờ HXH  tạo nên nét văn hoá đặc biệt cho thành phố sương mù. Đặc biệt là các quầy hàng lưu niệm, các loại hàng dệt thổ cẩm của bà con dân tộc thiểu số được bày bán tấp nập và rất được du khách chú ý mua sắm làm quà cho người thân sau một chuyến du lịch Đà Lạt.
Chợ ĐL nổi tiếng với nhiều loại hàng hoá nông sản như: trái cây, hoa và rau tươi rất dồi dào. Đây chính là nơi cung cấp hoa và rau tươi cho TP.HCM và các vùng lân cận. Vào buổi tối, chợ nông sản hoạt động nhộn nhiệp để phục vụ cho người dân địa phương và cả khách du lịch với rất nhiều mặt hàng phong phú đặc trưng của xứ lạnh.
Lãng mạng nhất đối với du khách trẻ vẫn là các khu vực quán cà phê. Trong cái lạnh se sắt, sương mù giăng giăng khắp cành hoa ngọn cỏ, từng giọt cà phê chầm chậm rời xuống đáy ly trong ánh đèn màu nơi phố núi càng làm cho du khách thêm quyênluyến.
Vào các ngày lễ và cuối tuần, chợ đêm ĐL chỉ dành cho khách đi bộ. Các loại xe không được lưu thông vào khu vực chợ.

Đồi Cù và Sân Golf Đà Lạt
Đồi Cù nằm thoai thoải bên bờ HXH, ngày đêm soi bóng xuống mặt hồ. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng từ xưa và đã trở nên rất thân quen, rất gắn bó với người dân ĐL và du khách. Đồi Cù và HXH nằm kề bên nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai; được kết hợp như sông với núi, như đất với trời hoà hợp từ ngàn xưa. Thiếu hai thắng cảnh này, trung tâm ĐL sẽ không còn thơ mộng,quyến rũ.
Đồi Cù là những quả đồi tròn trịa, mấp mô nối tiếp nhau như một thảo nguyên xanh ngát với diện tích khoảng 65 hecta. Đến nay, tên gọi Đồi Cù vẫn chưa được xác định có từ bao giờ và xuất xứ từ đâu. Tuy nhiên, vẫn có hai giải thuyết về tên gọi có thể thuyết phục. Giả thuyết thứ nhất, trước kia nơi đây là điểm chơi golf, một môn thể thao quý tộc mà người Việt gọi là chơi cù hoặc đánh cù, nên nhiều người đã lấy tên của môn thể thao này đặt cho ngọn đồi này; giả thuyết thứ hai xem ra chừa đủ sức thuyết phục lắm: do hình dáng của những quả đồi nằm thoai thoải tựa như lưng của những chú cù  khổng lồ, từ ‘cù’ ở đây nếu được phát âm trại ra từ âm ‘cừu’ là tên của một loại thú giống dê có lông sùng để chế biến thành len hoặc nỉ thì vẫn khó thuyết phục được những nhà nghiên cứu hơn giả thuyết thứ nhất.
Trước kia và ngay cả lúc ĐL dưới thời Toàn quyền Doumer, khi xây dựng TP.ĐL đồi Cù vẫn còn nguyên sơ, chưa có dự án phát triển xây dựng công trình nào thựx sự trên vùng đồi này. Đến năm 1942, dưới thời Toàn quyền Decoux, đồ án xây dựng thành phố đã được hoàn tất do kiến trúc sư Lagisquet thiết kế thì đồi Cù được quyết định là nơi ‘bất khả xâm phạm’với mục đích giữ cho thành phố có được cảnh quan thoáng đãng, lãng mạn. Và, nó đã trở thành trái tim của TP.ĐL cho đến ngày nay.
Sau đó, một sân golf chín lỗ đã được một kiến trúc sư người Anh thiết kế và xây dựng tại đây. Sau những năm 1975, hoạt động của môn thể thao này tại đồi Cù biến mất, nơi đây trở thành điểm vui chơi, cắm trại, picnic của người dân địa phương và du khách, cũng là nơi hò hẹn lý tưởng của những đôi tình nhân. Ngày 08 – 8 -1991, môn thể thao quý tộc này được phục hồi ở đồi Cù theo giấy phép số 222/GP, một sân golf 18 lỗ được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế và được đưa vào sử dụng từ ngày 24 – 02 – 1994.

ĐÀ LẠT, THIÊN NHIÊN VÀ HOA
HOA ĐÀ LẠT
Đà Lạt là vương quốc của hoa. Hoa nở bốn mùa, cả hàng ngàn loại. Nào ai có thể phân biệt được hoa dại với hoa khôn. Chỉ cảm thấy rằng hoa nào cũng sắc cũng tình. Hoa là ngôn ngữ của thiên nhiên, là tín hiệu của đất trời.
Hoa anh đào báo tin mùa xuân về. Hoa quỳ vàng rợp trời nói rằng mùa nắng đã đến. Hoa huệ đất màu hồng dịu ngọt, bao phủ đồi thông cho ta biết đã bắt đầu mùa mưa. Và những loại hoa khác như hoa cúc nhật, nhất chi mai, géranium… thì cho rằng Đà lạt là mùa xuân vĩnh cửu nên nở liên tục bất tận.
Đố ai biết Đà Lạt có bao nhiêu loại hoa. Nhiều quá. Nhất là vào mùa đông xuân. Chưa ai có thể sưu tập được. Chỉ riêng hoa lan đã có khoảng ngàn loại. Mỗi hoa lại có một hương sắc, một dáng vẻ khác nhau… Thật phong phú đa dạng, từ xuất xứ đến truyền thuyết. Hoa forget me not như một lời nhắn nhủ xin đừng quên nhau. Hoa pensée như những cánh bướm màu sắc được ép trong vở học trò với bao mộng tưởng. Có loài hoa mang dáng dấp của giọt nắng - hoa mimosa. Hoa tượng hình của gió - họ coquelicot. Vẻ đẹp bạc mệnh chỉ hiện diện trong một ngày - hoa phù dung; thậm chí chỉ trong vài giờ - hoa tí ngọ. Trái lại có loài hoa đang vươn mình đến sắc đẹp trường cửu - hoa lan.
Có loài hoa tượng trưng cho sự trinh trắng thơ ngây như lys, marguerite. Nhưng cũng có loài hoa là hiện thân sự bí hiểm của dã thú - hoa droseda lá có lông để bắt sâu bọ hay hoa nepenthes nở tỏa hương thơm, hấp dẫn sâu bọ đến gần rồi vồ lấy ăn thịt…
Và loài hoa biểu tượng cho tình yêu - hoa hồng, hoa Rosaceae. Hồng vàng, hồng bạch, hồng phấn, hồng BB…đó là những đóa hoa làm cho người tặng cũng như người nhận đều cảm thấy hạnh phúc.
Biết nói thế nào về hoa Đà Lạt. Một lĩnh vực vô thủy vô chung. Nếu bạn yêu hoa, xin mời đến với Đà Lạt. Với một sự nhạy cảm, bạn sẽ hạnh hưởng biết bao điều kỳ diệu.

CÔNG VIÊN HOA
Công viên hoa thành phố Đà Lạt nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi Đồi Cù, Trường đại học và Viện nghiên cứu hạt nhân. Mặt nhìn ra thượng nguồn hồ Xuân Hương. Thung lũng rộng 22 ha, công viên hoa chiếm 11 ha trồng đủ các loại hoa, trong đó  có một vườn lan dồi dào chủng loại. Phần còn lại nằm sâu vào phía trong tập trung chăm bón hoa ly xuất khẩu, đạt giá trị kinh tế rất cao.
Công viên hoa thuộc công ty công viên cây xanh thành phố. Ngoài đơn vị cây, công ty còn quản lý khoảng 3.303 ha cây xanh. Trong năm qua công ty đã trồng thêm 60 cây thông và hoa anh đào trong khắp thành phố.
Đã đến Đà Lạt du khách không quên đến thăm công viên hoa vì đây là nơi hội tụ muôn sắc hương của thành phố ngàn hoa. Hàng ngày không ngớt khách đến tham quan.
Mong rằng sắp đến công viên hoa sẽ có điều kiện quy hoạch lại để thật sự trở thành một địa điểm văn hóa nghệ thuật đáp ứng được lòng nhiệt thành của khách viễn du.

SỨ ĐIỆP CÁC LOÀI HOA
HOA HỒNG
Ngày xửa ngày xưa thật xưa lắm, có một quốc vuơng ở tận phương trời xa xôi bên một khu rừng rộng lớn và rậm rạp. Vương quốc nầy sống thật hòa bình và yên vui sau một thời gian dài triền miên người dân phải đấu tranh để dành quyền độc lập. Và vị anh hùng chỉ huy người dân của quốc gia này đã được dân chúng tôn lên làm vị vua đầu tiên.
Sau thời gian dài chinh chiến, họ chỉ lo an hưởng thái bình và sống cho những quyền lợi của cá nhân mình. Vị hoàng đế kia cũng vậy, ngất ngưỡng trên ngai vàng và hào quang của quyền vị, ông đã bỏ bê việc nước, quên cả chăm sóc cho dân và để mặc lũ bầy tôi tham danh lợi cai trị dân chúng. Vì muốn hoàng đế lảng quên với việc triều chính, bọn tham quan đã chọn một thiếu nữ đẹp tuyệt vời để vua lập làm hoàng hậu . Nhưng trái với ý muốn của bọn quan lại, hoàng hậu lúc nào cũng hết lời khuyên năn nhà vua nên lo cho dân chúng và chỉnh đốn việc triều chính. Lũ quan lại rất ghét hoàng hậu, nhưng không làm gì được vì nhà vua quá thương yêu nàng.
Cho đến ngày kia, sau một thời gian thụ thai, hoàng hậu sinh ra một đứa bé thật kháu khỉnh, dễ thương. Lạ lùng thay, thân thể của đứa bé trai đó lại trong suốt như pha lê, đến độ thấy rõ từng đường gân, mạch máu và trái tim. Thấy cơ hội đã đến, bọn tham quan bèn dèm pha với nhà vua rằng hoàng hậu là một phù thủy trá hình và tuyên truyền tin này ra ngoài cho toàn dân.
Trước áp lực của bầy tôi và sự phản đối của dân chúng, nhà vua đã truất phế hoàng hậu ra khỏi hoàng cung cùng với đứa bé lạ lùng kia. Trở thành một thường dân, hoàng hậu đem con đi khỏi hoàng cung. Đi tới nơi đâu cũng bị dân chúng chửi mắng và xua đuổi. Suốt con đường tìm nơi ẩn trú, hoàng hậu đã bị bao kẻ ném đá, dùng gậy đánh đập mà chỉ biết cắn răng dùng thân thể mình để che chở cho đứa con thơ. Với bao vết thương trên mình, hoàng hậu bồng con đến khu rừng già và ngã ra vì kiệt sức. Nhìn hài nhi mới ra đời trong lúc biết mình sắp chết, hoàng hậu không biết làm gì hơn là đưa tay vuốt ve con mình vài lần, nước mắt tuôn ra và trút hơi thở cuối cùng.
Đứa bé nằm bên mẹ không ai cho ăn nên khóc lên thảm thiết vì cơn đói. Tiếng khóc vang lên tận chín tầng trời làm Thượng Đế động lòng ngó xuống trần gian. Khi thấy hoàn cảnh thương tâm đó, Thượng Đế nổi giận vì lòng tàn ác của người dân vương quốc kia. Ngài bèn sai thiên thần mang đứa bé vô rừng chăm sóc cho nó lớn lên trong tình thương của thiên nhiên và muôn cầm. Sau đó, ngài ban một lời nguyền khiến cho toàn thân thể của từng người dân bị gai nhọn móc đầy người, để suốt đời không ai được gần gủi ai cho đến khi mọi người biết thương yêu nhau. Từ đó người dân của quốc gia nầy đều mang trên mình một lớp gai, từ vua tôi cho đến hạng bần cùng. Nhưng dù cho lớp gai trên mình ngày một dài và cứng nhọn theo lòng tham ngày càng to lớn, họ cứ sống cho cá nhân mình mặc dù phải trả giá cho lòng vị kỷ đó bằng sự cô đơn khủng khiếp dằn vật tâm linh.
Một ngày kia, nghe tin vương quốc này đang trở nên yếu thế, một quốc gia khác bèn đem quân sang xâm lấn lãnh thổ. Khi quân xâm lăng tràn qua bờ cõi, toàn dân trong nước ai cũng tự lo thân và trốn tránh nghĩa vụ. Nhà vua lúc đó đã lớn tuổi mà vẫn bị lũ bầy tôi tham sống sợ chết làm áp lực bắt đem một toán quân ra chiến đấu. Sức mình thì yếu, sức địch thì mạnh. Sự thất bại đến với nhà vua thật nhanh chóng. Dẫn tàn quân chạy về hoàng thành thì mới hay lũ tham quan đã đem dâng cho giặc tự bao giờ. Phẫn chí, nhà vua quyết liều mình đem quân cố chiếm lại thành trì nhưng cuối cùng phải ngã ngựa vì một mũi tên có tẩm thuốc độc. Nhà vua được một số quân trung thành cứu thoát và chạy trốn đến bên bìa rừng. Nhìn lại binh sĩ lớp bị thương, lớp bờ mình chung quanh, nhà vua lấy làm hối hận rằng mình đã không nghe lời hoàng hậu khuyên ngày trước. Nhớ đến hoàng hậu, nhà vua lại nhớ đến đứa con thơ vô tội của mình ngày xưa. Rồi nhà vua ngã bệnh vì vết thương hành hạ. Bên ngoài thì địch quân vây khốn, trong rừng thì binh sĩ liều mạng để tử thủ với quân thù. Nhà vua lập đồn trong rừng làm chiến khu và để tập luyện binh sĩ.
Ngày qua ngày, dưới ách đô hộ nghiệt khắc của quân xâm lăng, người dân của vương quốc đó càng nghe đồn thêm về một quốc gia trong khu rừng già huyền bí nọ. Dần dần, người dân tìm cách trốn đi và tìm vào rừng để gia nhập. Phía quân xâm lăng cũng điêu ngoa, họ cho người trà trộn vào trong rừng nhưng kế hoạch không thi hành được vì không thể nào giả mạo được lớp gai cứng mọc trên thân thể của người dân bản xứ. Người dân đã biết đoàn kết để tạo cho khuyết điểm trên thân thể mình thành ưu điểm để chống giặc ngoại xâm. Một ngày kia, với binh hùng tướng mạnh, nhà vua bắt đầu công cuộc dành lại quê hương. Lần nầy, với đoàn quân thiện chiến và với lòng tin thống nhất, nhà vua đã chiếm lại được thành trì và xua đuổi quân xâm lăng ra khỏi lãnh thổ.
Không may, trong trận chiến cuối cùng nhà vua lại bị thương. Vốn đã yếu sức vì tuổi già, lại còn lao lực trong trận chiến dài đăng đẳng, nhà vua bệnh ngày càng thêm nặng. Toàn dân trong nước chưa kịp reo mừng dành lại độc lập đã phải mang nỗi buồn cho tình trạng ngày càng nguy ngập của nhà vua. Biết mình sắp chết, nhà vua trong cơn sốt đã thốt lên rằng:
"Ta chết cũng đành lòng, nhưng trời ơi, sao ta thèm được một lần ôm đứa con mà ta chưa hề biết mặt !..."
Bỗng nhiên có tin báo từ bên ngoài thành có một người thầy thuốc nói sẽ trị hết bệnh cho nhà vua. Cửa hoàng thành rộng mở. Người thầy thuốc bước vào hoàng cung với tấm vải thô che kín thân thể mà không ai nhìn thấy mặt. Khi đến gần giường bệnh, người thầy thuốc đứng lặng yên thật lâu bên nhà vua mà không nói tiếng nào. Khi nghe nhà vua gọi con trong cơn sốt, người thầy thuốc rơi lệ. Giọt lệ nhỏ xuống trên gò má nhăn nheo của nhà vua làm nhà vua thức tỉnh và mở mắt nhìn người đang đứng bên cạnh mình. Khi nhà vua đua tay lên vói, người thầy thuốc bèn nắm chặt lấy tay nhà vua, quì xuống bên cạnh người và nói rằng:
"Thưa phụ hoàng, con đây !".
Rồi người thầy thuốc hất tấm vải thô che mình xuống đất để lộ ra một thân thể trong suốt như pha lê. Để chữa bệnh cho cha, vị hoàng tử nâng vua cha lên và ôm người thật chặt vào lòng, mặc cho những gai nhọn đâm vào người thật sâu. Và máu chàng đã chảy ra. Lạ thay, khi máu của chàng thấm lên thân thể của nhà vua thì nhà vua cũng thấy mình khỏe lại . Và kỳ diệu hơn nữa, lớp gai nhọn trên thân thể nhà vua cũng tan biến dần theo từng giọt máu của vị hoàng tử đổ xuống.
Sau đó vị hoàng tử bèn đặt nhà vua nằm lại trên giường để dưỡng bệnh. Từ từ đứng dậy và bước đến người đứng gần mình nhất, vị hoàng tử ôm lấy người đó và nói:
"Chúng ta hãy thương yêu nhau. Bất cứ hình phạt nặng nề nào của Thượng Đế cũng đều được giảm bớt nếu chúng ta biết chân thành yêu thương nhau".
Rồi cứ thế từ người này sang người khác, chàng đi khắp thành mà ôm từng người một, từ ông lão nghèo nàn đến người thương gia giàu sang, từ em bé tật nguyền đến chàng thanh niên khỏe mạnh. Và cứ thêm mỗi người được ôm thì vị hoàng tử càng yếu dần theo từng giọt máu ứa ra trên thân thể họ. Cho đến lúc kiệt sức, chàng quị xuống bên đường. Tuy vậy, chàng vẫn mở rộng vòng tay kêu gọi mọi người đến cùng chàng mà chia sự sống. Mọi người nức nở khóc trước tình thương bao la của chàng. Những người sau cùng chưa được thoát bệnh đồng quì xuống bên chàng mà nói:
"Chúng tôi xin hoàng tử đừng lao lực thêm nữa. Chúng tôi thành tâm nguyện mang lớp gai này trên mình để người còn được sống cùng chúng tôi".
Lạ thay, từ trên thinh không bỗng có tiếng nhạc thánh thót vang lên và có lời truyền của Thượng Đế phán rằng:
"Lành thay ! Các người hiểu được tình yêu thương chân thật và bỏ đi lòng tị hiểm, ích kỷ. Dám hy sinh bản thân mình cho đồng loại là định nghĩa của yêu thương vậy".
Rồi cùng với thinh âm tan dần vào không gian, các lớp gai trên thân hình của những người còn lại đều biến mất đi. Khi người ta nhìn lại thì vị hoàng tử đang khép mắt lại với lời nói thật hiền hòa thoát ra theo làn hơi thở sau cùng:
"Hạnh phúc là có nhau hôm nay để sống. Yêu thương là biết sống làm sao để ta có nhau ngày mai. Các bạn của tôi ơi, hãy nhớ rằng hạnh p húc không phải là của riêng ta để cho đi hay lấy lại. Hạnh phúc chỉ đến với ta khi ta biết yêu thương lẫn nhau và chia xẻ cho nhau tình thương đó..."
Rồi chàng lìa đời sau câu nói đó. Ngày hôm sau, dưới sự hướng dẫn của nhà vua, toàn dân trong thành đã đưa di thể của chàng xuống lòng đất muôn đời, bên cạnh khu rừng nọ. Lạ thay, khi xác của chàng vừa được chôn dưới lòng đất xong, người ta bỗng thấy có những chim muông, cầm thú kéo thành đoàn từ trong rừng ra nằm quanh ngôi mộ của chàng thật lặng yên và buồn bã. Một năm sau, người ta thấy trên ngôi mộ của chàng và chung quanh khu vực đó mọc lên những bông hoa đỏ tươi như máu với thật nhiều gai nhọn từ gốc đến ngọn. Người ta cho đó là sự kết tinh lại của tình thương của chàng hoàng tử để nhắc nhở cho người đời bài học cao cả nhất về yêu thương và hạnh phúc. Và người ta gọi loài hoa đó là hoa Hồng.
Và mãi mãi đến ngày nay, dù mang nhiều màu sắc khác nhau, loài hoa đó vẫn tượng trưng cho sự yêu thương

HOA HỒNG VÀNG
Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa , khi thần Zeus – chúa tể thần linh, trong 1 chuyến rong chơi đã phải lòng 1 thiếu nữ trần gian và hạ sinh 1 cô con gái, đặt tên là Elisa. Thần Zeus lấy làm vui mừng phán rằng :

- Bởi vì con là con của thủ lĩnh tối cao trên đỉnh Olympia, nên con sẽ được thụ hưởng tất cả tinh hoa của trời đất, không 1 kẻ phàm tục nào có thể sánh được với con…Ta ban cho con quyền lực của sắc đẹp, sự thông minh tuyệt đỉnh, hết thảy mọi người phải cúi đầu trước gót chân con.
Elisa theo năm tháng lớn lên và những lời cầu chúc của cha nàng mau chóng trở thành hiện thực. Mỗi buổi sáng, đích thân Thần Mặt Trời gom tụ những tia sáng đẹp nhất, lóng lánh nhất hun đúc thành vô số viên ngọc điểm xuyết lên xiêm y của Elisa. Buổi trưa, các nàng mây kết thành chiếc võng êm ái cho nàng ngả lưng giữa vườn mộng. Và buổi tối, Thần Đêm tự tay gom sao trên trời cho Elisa ném xuống hồ làm thú tiêu khiển….Nàng được nuông chiều rất mực bởi hết thảy đều kinh sợ quyền lực của cha nàng..
Một buổi sớm mùa xuân, thần Eros - vị thần của tình yêu – ghé thăm Elisa để tặng nàng những viên ngọc kết tinh từ tình yêu do chàng đạt được. Elisa tha thiết nài nỉ Eros dạy nàng bắn cung. Vì không thể khước từ, chàng đã cho Elisa mượn chiếc cung với những mũi tên tình ái. Elisa đã dùng chiếc cung ấy để tập bắn. Chẳng may nàng trượt tay và 1 mũi tên bay đến , cắm thẳng vào tim Eros. Trong 1 phút, Eros như bị hóa đá, chàng cảm thấy ngây ngất vì Elisa, dường như Elisa đã là 1 phần không thể thiếu trong suốt quãng đời còn lại. Và chàng biết: Mình đã phải lòng nàng mất rồi!
Kể từ hôm đó, Eros mang bệnh tương tư. Chàng chẳng còn thiết đến những yến tiệc hay dạ hội, cũng chẳng chú tâm đế nhiệm vụ được giao, suốt ngày chỉ mê mẩn vén mây ngắm nhìn Elisa cho thoả nỗi nhớ nhung. Chiếc cung bị vứt lăn lóc, những mũi tên bị rỉ sét, tình yêu không còn đến với con người…
Chuyện tới tai thần Zeus. Ngài lấy làm thương hại cho Eros và quyết định kết hợp hai người với nhau. Đám cưới đã diễn ra linh đình suốt 30 ngày đêm. Những món cao lương mỹ vị được dọn khắp nơi, những suối rượu tuôn chảy không ngừng. Người ta ca hát, người ta nhảy múa, ngưòi ta chúc mừng một đôi trai tài gái sắc..
Eros cưới được Elisa lấy làm hạnh phúc nhất trần đời. Chàng nuông chiều Elisa rất mực, nhất nhất đều tuân theo ý muốn của nàng. Eros xây nên 1 lâu đài nguy nga diễm lệ bằng thủy tinh, hồng ngọc và đá quý cho Elisa cư ngụ. Chàng dặn dò:
- Elisa xinh đẹp của ta ơi! Ta yêu nàng hơn cả bản thân mình và giá nào ta cũng không để mất nàng. Hãy ngoan ngoãn ở trong lâu đài và chớ đi xa, ta không muốn người nào khác ngoài ta được thưởng thức sắc đẹp của nàng. Tình yêu của ta dành cho nàng là duy nhất, mãnh liệt hơn thác và đậm đà hơn mật ong. Nàng chớ khiến ta buồn lòng..
Elisa vì tình yêu với Eros đã ngoan ngoãn nghe theo lời chàng dặn dò, họ đã có những ngày tháng thật hạnh phúc. Và rồi Eros lại rong ruổi ra đi với nhiệm vụ của thần tình ái. Chàng đi quanh năm suốt tháng để kết nối những tâm hồn nam nữ yêu nhau, chàng bỏ mặc Elisa ở một mình trong cung điện lạnh giá…
Tai họa bắt đầu xảy ra khi thần Ganh Ghét xuất hiện. Mụ ta vừa trở về sau khi gieo rắc sự ganh ghét ở vương quốc Hòa Bình. Được tin Eros kết hôn với Elisa, mụ ta đã lồng lộn vì ghen tức. Eros phải là của mụ chứ không phải của Elisa. Với ý nghĩ đen tối đó, mụ đã tức tốc lên đường đi tìm Eros. Chờ đến khi chàng mệt mỏi thiếp ngủ, mụ lén nhổ mũi tên ra khỏi trái tim chàng và thổi vào đó 1 hơi “quên lãng”. Eros tỉnh dậy, thoắt chốc không còn nhớ gì đến chuyện cũ. Chàng lại mải miết ra đi và không ghé về thăm người vợ trẻ nữa…
Phần Elisa chờ đợi mòn mỏi nhưng chẳng thấy chồng đâu. Mỗi ngày nàng càng thêm phiền não và lâm bệnh nặng. Không có ai ở bên cạnh nàng ngoài mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú. Elisa đã nhờ gió đem lời nhắn gửi đầy nhớ nhung đến Eros. Nhưng gió trở về và báo cho nàng 1 tin buồn rằng Eros đã không còn yêu nàng nữa. Chàng đang vui vẻ tranh tài cùng thần Ganh Ghét và chẳng còn nhớ Elisa là ai.
Điều này khiến Elisa tội nghiệp hoàn toàn gục ngã. Nàng khóc đến kiệt sức ngất đi. Khi tỉnh dậy, Elisa van xin thần Mặt Trời:
- Mặt trời! Hãy thiêu đốt ta bằng sức nóng của người, ta thà chết đi như thế còn hơn đau đớn vì sự phản bội của chồng ta. Không có chàng, ta sống trên đời này còn ý nghĩa chi???
Mặt trời không nỡ nhìn Elisa đau khổ đã kéo mây đen che mặt khiến đất trời u ám, tăm tối.
Bệnh của Elisa mỗi ngày 1 trở nên trầm trọng và rồi nàng qua đời. Giây phút ấy chim muông ngừng ca hát, hoa héo rũ và chẳng còn tỏa hương thơm. Thần Zeus đau đớn cùng cực. Người tự trách mình rằng:
- Elisa con ơi! Ta đã cầu chúc cho con sắc đẹp và sự thông minh nhưng ta lại không ban cho con sự can trường vượt qua sóng gió. Lỗi tại ta! Chính ta đã hại con rồi….
Thần Zeus vì quá yêu con nên không nỡ nhìn thân xác nàng tan biến thành tro bụi. Vì thế ngài đã phán:
- Ta sẽ cho con hóa thân thành hoa hồng vì chỉ có hoa hồng mới sánh được với sự cao quý của con và chỉ có gai của hoa hồng mới bảo vệ con khỏi những tổn thương. Màu sắc của con sẽ không phải là đỏ tươi thắm thiết, không phải hồng phấn dịu dàng mà là màu vàng mãnh liệt cháy lòng. Để cho kẻ phản bội con mỗi khi nhìn thấy hoa hồng vàng là day dứt hối hận và những chiếc gai của con sẽ khiến cho hắn phải đau đớn như con đã từng đau đớn vì hắn…..”
Và rồi, trên mặt đất đã xuất hiện 1 loại Hoa hồng Vàng màu sự phản bội.....

HOA HỒNG TRẮNG
Nước mắt cô chảy dài trên má, khẽ rơi xuống những cánh hoa. Khi mở mắt, cô ngây người đi trước vẻ đẹp lạ lùng của những bông hoa. Nước mắt cô đã làm phai đi màu đỏ, những cánh hoa bên ngoài đã mang sắc trắng, và bên trong phơn phớt màu hồng.
Câu chuyện này xảy ra vào thời mà những khu vườn còn ngập tràn cỏ dại, các loài hoa rất hiếm và chưa có hương thơm, còn hoa hồng chỉ có một màu đỏ thắm.
Ở một làng quê nọ, nơi một dòng sông nối liền với biển, có hai đứa trẻ chơi rất thân với nhau, cô bé có mái tóc dài đen mượt, còn tóc cậu bé màu vàng tơ. Buổi sáng tinh mơ, khi mặt trời còn chưa tròn, hai đứa trẻ đã cùng nhau vui đùa trong sóng biển hay mải mê tìm kiếm những viên đá màu xanh. Buổi chiều muộn, lúc mặt trăng đã hiện dần vành vàng nhạt màu, cả hai vẫn còn ở trong rừng hái cho nhau những chùm quả dại ngọt lịm. Tháng ngày như thế trôi qua, nhưng chưa bao giờ cậu bé được nghe giọng nói của cô bé, vì cô bị câm từ thủa nhỏ. Và thay vì kể chuyện cho cô, cậu hát cho cô nghe những bài ca của những người đánh cá khi cả đoàn thuyền kéo về những con cá lớn, những bài ca về câu chuyện dòng sông… Hai đứa trẻ dần lớn lên, và rồi cậu bé đi học việc theo đoàn thuyền đánh cá, còn cô bé ở nhà với bố mẹ làm vườn. Cậu vẫn thường hát cho cô nghe, nhưng những sáng tinh mơ mặt trời hay những chiều tà mặt trăng không còn nữa.
Ngày cậu bé tròn 15 tuổi, đoàn thuyền đánh cá mở hội mừng cậu gia nhập. Suốt một ngày vui chơi, và buổi tối các cô bé sẽ tặng cậu hoa để rồi sớm hôm sau, cậu sẽ theo đoàn thuyền ra khơi. Chiều hôm ấy, có cô bé láng giềng con một người đánh cá đến hỏi cô phải làm gì. Và cô rủ cô bé ấy đi tìm hoa vì cô biết những khu vườn nhiều hoa đẹp nhất.
Nhưng vào mùa hè nóng bỏng ấy, ánh nắng chói chang đã làm khô đi nhiều cây cối, suốt buổi chiều bọn trẻ đi rất xa mà chỉ tìm được vài bông hồng nhỏ. Khi mặt trời dần lặn, hai cô bé sợ lạc, và cô bé láng giềng đứng lại trên con đường nhỏ đợi những bác thợ đi qua để hỏi lối về.
Còn lại một mình, cô bé tóc đen vui chạy như một cánh chim từ vườn này sang vườn khác, cô rẽ từng khóm lá, từng rặng cây để tìm chọn. Một làn gió dịu dàng, man mát bỗng đưa bước chân cô đến một vườn hoa, nơi một khóm hồng đỏ thắm như đang chờ đợi. Ôm vào ngực những nụ hồng chúm chím, cô lặng mình hôn lên những cánh hoa. Lạ kỳ làm sao, những bông hoa bỗng tỏa hương thơm ngọt ngào, dịu nhẹ. Vui sướng, cô nhắm mắt và thầm nghĩ “cám ơn trời, trời đã ban cho bạn những bông hoa này cho tôi”, và nước mắt cô chảy dài trên má, khẽ rơi xuống những cánh hoa. Khi mở mắt, cô ngây người đi trước vẻ đẹp lạ lùng của những bông hoa. Nước mắt cô đã làm phai đi màu đỏ, những cánh hoa bên ngoài đã mang sắc trắng, và bên trong phơn phớt màu hồng.
Những nụ hoa thẹn thùng, trong trắng như e ấp, dịu dàng trên ngực cô, trong vòng tay cô.
Khi cô quay trở lại, cô bé láng giềng đã hỏi được đường về, và cả hai cùng chạy đến nhà cậu bé. Đến gần khu vườn nhà cậu, mái tóc của cô bay theo gió và vướng vào bụi gai,cô càng gỡ càng thêm rối. Đưa cho cô bé láng giềng bó hồng, cô giữ lại cho mình một nụ hoa, nụ hoa bé nhỏ nhất. Đứng sau lùm cây, cô bé như nghe thấy tiếng hát của cậu bé, và bên những cành lá rì rào trong gió, cô tưởng tượng nụ cười thân thương của cậu, nụ cười của mặt trời những sáng tinh mơ và mặt trăng những khi chiều tà.
Nụ hồng của cô bé đã nở ngày hôm sau và bên cô luôn có hương thơm thoang thoảng. Rồi một sớm tinh mơ, khi mặt trời còn chưa tròn, cô bé đem cành hồng ra vườn trồng. Sáng sáng cô tưới chút nước và chăm sóc cho cây hồng bé nhỏ của mình. Mùa hè qua đi, mùa thu rồi hết mùa đông, khi mùa xuân đến, cô bé mừng vui thấy những nụ hồng đầu tiên chúm chím hé nở. Và dù cô bé không còn hôn lên những nụ hoa, dù nước mắt cô không bao giờ còn chảy trên những cánh hoa, thì kỳ diệu thay, những bông hồng mới vẫn mang hương thơm dịu ngọt và màu trắng phớt hồng.
Từ đó loài hoa hồng trắng ra đời.

HOA HỒNG XANH
Ngày xửa ngày xưa ở vương quốc hoa hồng có một thằng ngốc tên Stupid. Thằng ngốc may mắn được nhà vua giao cho chăm sóc vườn hoa hồng. Nhà vua có một cô công chúa rất xinh tên Rose.
Công chúa rất thích hoa hồng nên yêu cầu thằng ngốc mỗi ngày hãy mang cho mình một bó hoa hồng thật đẹp. Tuy nhiên thằng ngốc không biết bó hoa thế nào cả. Nó bèn xin với công chúa:
-Xin lỗi công chúa nhưng tôi có thể mang đến mỗi ngày chỉ một bông hoa được không .
Ban đầu công chúa thấy không vui một chút nào.Tuy nhiên thằng ngốc đều cố gắng mỗi ngày mang đến cho công chúa một bông hoa đẹp nhất. Thằng ngốc chẳng biết làm việc gì khác ngoài việc chăm sóc những bông hoa.Mỗi khi có ai đó bắt nó đi làm việc gì đó là nó lại nói:
- Xin lỗi nhưng tôi hậu đậu lắm! Tôi sẽ làm hỏng hết mất…
Vậy là người ta lại chán nản bỏ đi. Cũng bởi vậy nên không ai chơi với thằng ngốc cả. Thằng ngốc hàng ngày cứ thui thủi bên những bông hoa của nó. Dường như thằng ngốc chẳng bao giờ biết buồn là gì… Những bông hoa mà thằng ngốc mang đến cho công chúa mỗi ngày đều rất đẹp. Đôi khi công chúa ngắm nhìn những bông hoa đó và tự hỏi: “Một thằng ngốc thì làm thế nào mà tạo ra những bông hoa đẹp như vậy nhỉ”.
Rồi một ngày công chúa quyết định đến thăm vườn hoa của thằng ngốc. Thằng ngốc đang lúi cúi tưới cho một khóm hoa hồng. Với công chúa thì công việc này thật lạ. Công chúa tò mò đến gần thằng ngốc và làm nó giật mình. Thằng ngốc làm rơi bình tưới hoa và làm bắn bẩn lên váy áo của công chúa:
- Xin lỗi công chúa_Thằng ngốc hốt hoảng_Tôi thật là hậu đậu.
- Không sao! Ta sẽ tha tội cho ngươi nhưng ngươi phải chỉ cho ta cách ngươi tạo ra nhũng bông hoa này.
Thằng ngốc ngạc nhiên quá “Công chúa mà quan tâm đến cách trồng hoa ư?!”
- Rất đơn giản thưa công chúa… Và thằng ngốc say sưa nói với công chúa tất cả những gì nó biết về hoa hồng,về cách trồng hoa, cách chăm sóc chúng…Thằng ngốc cảm thấy rất lạ khi công chúa tỏ ra rất thích thú với những gì nó nói. Và khi thằng ngốc bắt gặp ánh mắt công chúa đang chăm chú nhìn nó thì tự nhiên nó trở nên luống cuống. Một lần nữa nó lại đánh rơi bình tưới hoa
- Xin lỗi công chúa… tôi vụng về quá đi mất.
- Ngươi thật là ngốc! Nhưng những gì ngươi nói về hoa hồng rất hay. Ngày mai ta sẽ lại tới.
Công chúa trở lại cung điện và thằng ngốc lại say sưa tưới hoa. Tuy nhiên nó vừa tưới hoa vừa hát. Chưa ai nghe thất thằng ngốc hát bao giờ cả… Ngày hôm sau thằng ngốc dậy rất sớm. Nó quét dọn những lối đi, nhổ cỏ bên những khóm hoa. Nhưng công chúa không đến nữa. Thằng ngốc đợi mãi mà công chúa vẫn không đến. Nó đâu biết hôm đó là một ngày đặc biệt. Nhà vua tổ chức một lễ hội rất lớn trong cung đình. Có rất nhiều các vị vua, những hoàng tử của các nước láng giềng… Công chúa chẳng muốn đến lễ hội một chút nào. Nàng nhất định không chịu mặc bộ váy dạ hộ. Chỉ đến khi viên tổng quản xuất hiện và nhã nhặn:
-Xin lỗi công chúa nhưng đây là mệnh lệnh của nhà vua…
Công chúa phải có mặt trong lễ hội. Nhà vua muốn thông qua lễ hội tìm cho con gái mình một vị hoàng tủ thích hợp. Tất cả các hoàng tủ tham gia lễ hội đều được thông báo về điều đó. Ai cũng rất háo hức được gặp công chúa (vì nghe nói công chúa rất xinh ). Và mọi người không phải chờ đợi lâu. Công chúa xuất hiện trong bộ váy dạ hội mầu trắng, vương niệm của nàng được kết bằng những bông hoa hồng đỏ. Một vài hoàng tủ đánh rơi ly rượu trong tay, một số khác phải mất một lúc lâu mới biết mình đang đứng ở đâu.Ngay đến các nhạc công cũng quên mất những nốt nhạc của mình.Ai cũng muốn được cùng nhảy với công chúa một bài, công chúa đều nhiệt tình đáp lại. Tuy nhiên chẳng ai lọt vào mắt xanh của công chúa cả. Nàng công chúa xinh đẹp chẳng thể tìm được cho mình một vị hoàng tủ thích hợp. Khi mà nhà vua gần như tuyệt vọng thì điều bất ngờ đã xãy ra. Đúng vào lúc bữa tiệc sắp tàn thì một chàng hoàng tử cưỡi một con bạch mã tuyệt đẹp xuất hiện. Hoàng tử đến trước mặt công chúa và mỉm cười:
- Xin lỗi cô bé! Ta không đến quá muộn đấy chứ.
Công chúa bỗng cảm thấy tim mình đập rộn ràng. Đó là những cảm xúc kì lạ mà công chúa không thể định nghĩa nổi… Giai điệu ngọt ngào của bản Vanx như hòa nhịp cùng bước nhẩy của hai người. Hoàng tử kể cho công chúa nghe về những miền đất xa lạ mà hoàng tử đã đi qua. Những câu chuyện kéo dài như bất tận . Thời gian dường như không còn là mối quan tâm của hai người nữa…Mãi đến khi những vì sao đã sáng lấp lánh trên bầu trời, khi mà cả thằng ngốc và những bông hoa hồng đều đã ngủ say , hoàng tử mới lên ngựa từ biệt công chúa… Công chúa trở về cung điện và cho gọi thằng ngốc tới.(Tội nghiệp thằng ngốc đang ngủ say thì bị dựng dậy)
- Ngươi có biết làm thế nào để cung điện của ta thật đẹp không ! Ngày mai hoàng tử sẽ lại tới.Ta muốn dành cho chàng một sự ngạc nhiên.
-Thưa công chúa…hoàng tử.. à vâng thưa công chúa , tôi sẽ trang trí cung điện của công chúa bằng tất cả hoa hồng trong vườn. Cung điện của công chúa sẽ trở thành cung điện hoa hồng.
- Một ý tưởng tuyệt vời! Ngươi cũng không ngốc lắm đâu! Nhưng ta sợ ngươi sẽ không thể làm xong nó trong đêm nay.
- Tôi sẽ cố hết sức thưa công chúa…
Vậy là suốt cả đêm đó những bông hoa hồng còn ướt đẫm sương đêm được thằng ngốc cẩn thận hái từ vườn hoa mang vào cung điện. Khi cung điện của công chúa tràn ngập hoa hồng cũng là lúc trời vừa sáng. Khi công chúa thức dậy, nàng không thể tin vào mắt mình, trước mắt nàng là một cung điện đẹp như trong truyện cổ tích vậy. Công chúa đi dạo một vòng và thấy thằng ngốc ngủ gật bên cạnh một chiếc cột đá:
- Stupid. Dậy đi nào.Trời sáng rồi.
- Xin lỗi công chúa, tôi lại ngủ quên mất, tôi sẽ hoàn thành nốt công việc ngay thôi.
- Không cần nữa. Như vậy là được rồi. Nguơi hãy về nghỉ ngơi đi. Thằng ngốc thở phào vì công chúa đã không trách nó chưa hoàn thành công việc. Nó vui vẻ trở về với vườn hoa giờ chỉ còn trơ những gốc. Công chúa đến bên cửa sổ và nhìn về phía những ngọn núi xa, nơi mà từ đó hoàng tử sẽ lại tới. Công chúa sẽ dẫn hoàng tử đi thăm cung điện hoa hồng của mình . Hoàng tử sẽ lại kể cho công chúa nghe câu chuyện về những miền đất xa lạ….
Nhưng rồi chẳng có hoàng tử nào đến cả. Chỉ có người hầu của Hoàng tử mang theo một bức thư: -”..Cô bé của ta,Ta không thể đến với em như đã hẹn .Đất nước của ta có chiến tranh.Ta phải tham gia vào cuộc chiến. Có lẽ chúng ta sẽ phải xa nhau một thời gian dài. Ta không muốn thế một chút nào. Ta sẽ rất nhớ em. Nhưng ta tin thời gian sẽ chứng minh cho tình yêu của chúng ta. Ta sẽ sớm gặp lại em… _______Tornado_____ …….”
Công chúa buồn lắm. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi môi..”Em sẽ đợi! Nhưng nhất định chàng phải trở về đấy!…..” …Một tuần, rồi một tháng, rồi một năm…Chẳng có tin tức gì của hoàng tử . Hoàng tử như một cơn gió cứ bay mãi, bay mãi mà chẳng biết bao giở sẽ trở lại . Công chúa thường đứng một mình bên khung của sổ mỗi buổi hoàng hôn và nhìn về phía những ngọn núi xa, nơi ánh mặt trời dần tắt. Có thể một ngày nào đó…Cũng hơn một năm đó không thấy thằng ngốc mang hoa hồng cho công chúa mỗi buổi sớm nữa. Có thể là sau khi trang hoàng cho cung điện vuờn hoa của thằng ngốc đã chẳng còn một bông hoa nào cả. Công chúa hình như cũng chẳng quan tâm đến những bông hoa hồng của thằng ngốc nữa…
Rồi một buổi sáng sớm khi công chúa thức dậy, có ai đó đã đặt sẵn bên của sổ một bông hoa hồng tuyệt đẹp. Công chúa ngắm nhìn bông hoa và chợt nhớ tới thằng ngốc. “Một năm rồi Stupid không mang hoa tới..”.Công chúa trở lại vườn hoa của thằng ngốc. Trước mắt công chúa không phải là những gốc cây trơ trụi mà là muôn ngàn những bông hồng rực rỡ. Thằng ngốc vẫn lúi cúi bên những khóm hoa hồng. Thằng ngốc nhìn thấy công chúa và một lần nữa nó lại đánh rơi bình tưới hoa:
- Xin lỗi công chúa! Tôi đã cố hết sức nhưng không thể làm cho vườn hoa đẹp như xưa.
- Ồ không! Thật là kỳ diệu! Nói cho ta biết đi, ngươi đã làm thế nào vậy?!
Lần đầu tiên trong đời có người nói với nó như vậy, mà lại là một công chúa nữa chứ. Thằng ngốc vui lắm, nó cười ngây ngô và lại say sưa nói với công chúa về những bông hoa …Những ngày sau đó ngày nào công chúa cũng đến vườn hoa của thằng ngốc. Công chúa tự mình trồng những bông hoa, tự mình tưới nước cho chúng . Ban đầu thằng ngốc cảm thấy rất lạ nhưng rồi nó cũng hiểu ra rằng công chúa đang cố làm tất cả để nguôi ngoai nỗi nhớ hoàng tử. Thằng ngốc rất vui vì dù sao cũng có người cùng nó trò chuyện, có người chịu nghe nó nói cả ngày về những bông hoa hồng. Thằng ngốc cố làm cho công chúa vui những lúc công chúa ở bên nó. Có một lần thằng ngốc nói với công chúa về ý nghĩa của các loài hoa:
- Hoa hồng bạch là tình bạn chân thành, hồng nhung là tình yêu nồng thắm, hồng vàng là… – Vậy còn hồng xanh , nó tượng trưng cho điều gì – Hồng xanh là tình yêu bất diệt ! thưa công chúa,nhưng nó không có thật.
- Vậy tại sao nó lại tượng trưng cho tình yêu bất diệt?!
- Đó là một huyền thoại,thưa công chúa. Người ta nói rằng nếu ta trồng một cây hoa hồng bằng cả trái tim dành cho người mình yêu thương thì nó sẽ nở ra một bông hoa hồng xanh. Đó là bông hoa có phép mầu, nó sẽ cho một điều ước..
- Ta sẽ ước chiến tranh kết thúc và hoàng tử sẽ trở về bên ta…
- Thưa công chúa! Không có điều gì là không thể xãy ra .Tôi tin nếu công chúa thành tâm biết đâu cây hoa mà công chúa trồng sẽ nở ra một bông hoa hồng xanh.
- Ta tin ngươi…
Và từ hôm đó công chúa dành hết thời gian để chăm sóc cho cây hoa hồng của mình. Nhưng không hiểu sao cây hoa mà công chúa trồng mãi vẫn không nở một bông hoa nào cả. Có một sự thật mà có lẽ thằng ngốc không bao giờ dám nói. Đó là câu chuyện về hoa hồng xanh chỉ là một lời nói dối. Thằng ngốc không muốn thấy công chúa quá đau buồn nên nó đã nghĩ ra câu chuyện về bông hoa hồng xanh và điều ước…
Nhưng rồi thằng ngốc mới thấy đó là một sai lầm rất lớn. Nó sợ cái ngày mà cây hoa của công chúa nở ra một bông hoa bình thường. Công chúa sẽ rất buồn. Thằng ngốc không muốn làm công chúa buồn một chút nào. Nó cố tìm trong vườn hoa bao la của nó một bông hoa hồng xanh nhưng chẳng có bông hồng xanh nào cả….Rồi một đêm thằng ngốc trằn trọc mãi không ngủ được. Bỗng nhiên nó nghe thấy một giọng nói như tiếng thì thầm vậy
- Stupid! Sao ngươi buồn thế?! -Ai vậy… Ta là hoa hồng đây.
- Hoa hồng ư? Sao ngươi có thể nói được.
- Ngươi ngốc quá, ta luôn nói chuyện với ngươi mà ngươi không để ý đấy thôi, loài hoa nào cũng nói được, chỉ là có bao giờ ngươi lắng nghe không mà thôi.Có chuyện gì mà ngươi buồn vậy.?
- Ta.. Ta đã trót nói dối công chúa về hoa hồng xanh. Ta không nghĩ là công chúa lại đặt nhiều niềm tin vào hoa hồng xanh đến thế.
- Stupid. Ngươi đang nghĩ gì vậy. Ta nói cho ngươi biết điều này nhé: Huyền thoại mà ngươi đã nói với công chúa là có thật đấy.
- Sao cơ. Thế nghĩ là hoa hồng xanh là có thật. Ngươi biết làm thế nào để tạo ra hoa hồng xanh phải không.?
- Ta biết..Nhưng ta không thể nói cho ngươi được
- Tại sao chứ.? Ta xin ngươi đấy
- Stupid à.. Ngươi thật là ngốc quá, ngươi làm tất cả là vì cái gì chứ.
- Ta..Ta muốn công chúa có bông hoa hồng xanh . Ta muốn ước mơ của công chúa trở thành sự thực. Ta không muốn thấy công chúa buồn..
- Ôi Stupid. Ta không muốn nói cho ngươi một chút nào, nhưng thôi được rồi, nếu ngươi thực sự muốn có một bông hoa hồng xanh, ta sẽ chỉ cho ngươi cách …
Và hoa hồng ghé tai thằng ngốc thì thầm điều gì đó mà chỉ có thằng ngốc nghe rõ. Khuôn mặt thằng ngốc bỗng ngẩn ngơ đến khó hiểu. Rồi người ta thấy thằng ngốc ngước nhìn bầu trời đầy sao và mỉm cười…. Sáng sớm hôm sau khi công chúa vừa thức dậy thì người hầu của nàng đã chạy vào:
- Thưa công chúa, thật không thể tin được, người hãy ra mà xem, cây hoa mà công chúa trồng đã nở một bông hoa màu xanh.
Công chúa như không tin vào những gì mình nghe thấy. Nàng chạy ngay ra vườn hoa . Trước mắt nàng là một bông hoa hồng xanh tuyệt đẹp. Những cánh hoa lấp lánh những giọt sương sớm long lanh dưới ánh sáng mặt trời. Công chúa cầm bông hoa đặt lên trái tim . Nàng còn chưa kịp nói điều ước thì người hầu của nàng đã vào báo:
- Thưa công chúa.!Hoàng tử đã thắng trận trở về. Có lẽ hoa hồng xanh đã biết truớc điều ước của nàng nên không cần công chúa phải nói ra.
Công chúa băng qua quảng trường rộng mênh mông để đến bên cổng thành. Quả nhiên từ phía ngọn núi xa hoàng tử đã trở về, chiếc áo bào sạm đen vì khói bụi. Hoàng tử xuống ngựa ngay khi chàng trông thấy công chúa, quên đi cả những mệt mỏi bao tháng ngày qua, vòng tay ôm chặt công chúa như không bao giờ muốn buông ra vậy.
- Cô bé của ta! Ta nhớ nàng quá.
- Em gần như đã tuyệt vọng, chàng biết không .Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra.Chàng hãy nhìn xem, một bông hoa hồng xanh .Chính nó đã mang chàng về với em.
- Hoa hồng xanh! Ta tưởng làm gì có hoa hồng xanh trên thế gian này! – Có chứ. Đó là một huyền thoại. Em sẽ dẫn chàng đến vườn hoa. Stupid sẽ kể cho cho chàng nghe huyền thoại về hoa hồng xanh. Vậy là hoàng tử và công chúa cùng đến vườn hoa của thằng ngốc.
- Stupid! Ngươi đâu rồi. Ra đây đi nào, hoàng tử muốn nghe câu chuyện về hoa hồng xanh của ngươi…. Nhưng Stupid đã biến đi đâu mất. Công chúa gọi mãi, gọi mãi mà không thấy thằng ngốc đâu cả. Bên gốc hoa mà công chúa trồng chiếc bình tưới hoa được dựng ngay ngắn. Chẳng hiểu thằng ngốc đã biến đi đâu mất.
Chỉ còn cơn gió thổi những bông hoa hồng đung đưa như đang hát một bài hát từ rất xa xưa “Tình yêu chân thành bắt đầu từ trái tim,chỉ có máu từ con tim của một kẻ đang yêu mới tạo ra bông hồng xanh bất diệt. Và bông hồng xanh sẽ tạo nên điều kỳ diệu…”

HOA CẨM CHƯỚNG
Cẩm chướng cũng xuất phát từ một chuyện tình. Câu chuyện tình của một cô công chúa tóc dài sống lẻ loi trong cung điện trên vùng thượng nguồn. Trời cao nguyên lành lạnh đủ làm tăng màu đen óng ả của mái tóc, làm căng làn da mặt trắng hồng mịn màng như bông, làm màu đỏ của đôi môi người con gái như mọng hơn lên trong màn sương sáng, và nhất là làm đôi mắt ướt của nàng như sáng long lanh trong những giọt sương…Cẩm chướng đẹp nổi tiếng khắp nơi, nhưng đồng thời nàng bao giờ cũng mang một vẻ buồn. Sở dĩ nàng phải chịu cảnh sống lẻ loi giữa vùng hẻo lánh này chỉ vì lời tiên đoán của một lão ông với vua cha, khi nàng vừa chào đời, rằng nàng sẽ phải chịu nhiều bất hạnh. Vua cha vì sợ, và thương con, nên đành đem nàng đi cất giấu nơi đèo heo khuất gió để tránh khỏi hung tà. Thế nhưng tiếng đồn xa gần về sắc đẹp của Cẩm chướng cũng lan nhanh, nhất là những buổi chiều khi giọng hát của nàng lan rộng khắp núi đồi, hoà vào hợp âm của những chú chim non hót véo von xung quanh, và những cơn gió reo bên ngoài…Bao nhiêu người đánh tiếng hỏi vợ, nhưng vua cha một mực từ chối, thâm tâm vẫn để ý kiếm tìm một phò mã xứng danh…
Một ngày kia, Cẩm chướng lâm bạo bệnh. Thầy thuốc hết sức chữa nhưng đành cúi đầu chịu thua. Bỗng đâu vị lão phu ngày nọ đòi diện kiến nhà vua, và phán rằng bệnh của nàng chỉ có thể chữa được bằng cánh lá của một loài hoa trắng, mọc cheo leo trên đỉnh núi, giữa hai vực thẳm và một ngọn thác….Vua phải tìm cho bằng được cánh hoa đó để cứu con, nên truyền lệnh hễ ai kiếm được đóa hoa đó, sẽ lấy được nàng, và sẽ được truyền ngôi cho. Bao nhiêu chàng trai đua nhau vào rừng tìm kiếm, nhưng đều thất vọng, trong khi đó sức khoẻ của Cẩm chướng tắt dần…
Trong lúc mọi người thất vọng, một hôm, người tiều phu trẻ, dáng nghèo nàn, xuống ngựa đem dâng vua cha bông hoa màu trắng…Từng cánh hoa phục hồi sức khỏe của nàng. Đôi mắt từ từ mở ra, lần đầu tiên để người ân nhân nhìn thấy bóng hình của hai đóa hoa thấp thoáng trong ánh mắt đó…
Lễ cưới được cử hành chưa được bao lâu, thì tai biến xảy đến cho đất nưóc. Tuân lệnh vua cha, chàng phò mã trẻ cầm quân, tạm chia tay với vợ, ra xa trường dẹp giặc ngoại xâm. Họ hẹn nhau ngày đoàn tụ, và chiều chiều nhờ gió hát gửi theo hướng đến người kia, như một lời trò chuyện… Những lá thư viết trên những cánh chim làm tin, đều đặn bay đi về…
Một hôm nàng bặt tin chồng, tiếng hát của nàng dường như loãng vào khoảng không, chỉ còn tiếng vọng lại từ gió núi. Cẩm chướng chờ mãi tin chồng, nhưng những cánh chim bay đi, rồi lại trở về không…..Đoán điềm chẳng lành đã xảy ra, chiều chiều nàng ra nơi thác núi, tiếp tục chờ tin. Cho đến một buổi chiều, chim bay về đem tin chẳng lành…Bật khóc, và tuyệt vọng, Cẩm chướng tung mình theo giòng thác, mất tích giữa giòng nước ồ ạt…..
Từ chỗ chân nàng đứng, theo những giọt nước mắt rơi xuống, người ta về sau tìm thấy một loài hoa mới, với dáng dấp y hệt như đóa hoa trắng của anh tiều phu trẻ cứu người, chỉ khác màu đỏ thắm. Đóa hoa nở cạnh giòng thác, êm đềm, và dịu dàng, nhưng vẫn kiêu sa và vững vàng giữa trời gió cao nguyên và khí trời khắc nghiệt của cao nguyên.
Lạ hơn nữa, trong những ngày u uất nhất, người lữ khách vô tình soi bóng trên giòng nước, sẽ thấy bóng phản chiếu của những đóa hoa mang màu mắt long lanh, và bóng hình y hệt đôi mắt nàng công chúa. Từ đó hoa mang tên Cẩm chướng, để tưởng nhớ hoài đến nàng công chúa chung thuỷ chờ chồng…..
Chi tiết bên lề:
Cẩm chướng, đóa hoa hồng như những viên bông gòn, không hương, nhưng lại rất đẹp. Cái đẹp thầm lặng. Cẩm chướng rất quan trọng trong cuộc sống của người Hy lạp và Ý. Vào thời phồn thịnh của Ý(Romans era) cẩm chướng trở thành biểu tượng của sự hùng mạnh của dân tộc nàỵ Cẩm chướng cũng được gọi là hoa của Jove, vì Jove là một trong những thần được quý chuộng nhất.
Sự tích cẩm chướng thật khó biết, nhưng một trong những điển tích của nó xuất phát từ thánh kinh. Sách vở kê? lại trong thánh kinh, khi Đức Mẹ Đồng Trinh Mary nhìn thấy chúa Jesus bị đóng đinh, bà bật khóc. Từng giọt nước mắt của bà rơi xuống chân Chúa, thấm vào lòng đất và từ đó mọc lên những cành cẩm chướng đủ màu lộng lẫỵ…..