CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN ĐỒNG HÀNH VIỆT
*********************
*****************************
Tài liệu hướng dẫn
LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu này được Đạt biên
soạn để làm tư liệu thuyết minh, chỉ có tính chất tham khảo, được tổng hợp các
kiến thức lấy từ các sách về Sài Gòn, cảm nang du lịch, sổ tay hướng dẫn và một
số tác giả, còn nhiều thiếu sót nên chỉ sử dụng trong Câu lạc bộ HDV Đồng Hành
Việt
Danh mục sách tham khảo
- Gia Định Xưa
- Sài Gòn Xưa Và Nay
- Sài Gòn Tạp Pín Lù
- Sài Gòn – Gia Định
- Sài Gòn đất lành chim đậu
- Ho Chi Minh city – travel guide
- Quận 5 xin chào
- Chuyên khảo về tỉnh Gia Định
- Sài Gòn Năm Xưa
Xem qua
tài liệu các ACE và các bạn sẽ thấy có rất nhiều đề tài thuyết minh về Sài gòn,
Đạt xin mạn phép liệt kê một số chủ đề như sau:
Lịch sử hình thành Sài Gòn – Gia Định: trước
và thế kỷ XVIII, thời Pháp, trước và sau
năm 1975
Sài Gòn - những công trình
cổ nhất
Sài Gòn - kiến trúc lịch sử
văn hoá: các bảo tàng, Dinh Độc Lập, Nhà Hát Thành Phố, Bưu Điện Thành Phố
Sài Gòn – nhà thờ - chùa -
miếu
Sài Gòn - người Hoa
Sài Gòn - những con đường
Sài Gòn – phong thuỷ
Các chuyên dề về Sài Gòn
Tuỳ theo
khả năng của mỗi người và tuỳ theo đối
tượng khách các ACE và các bạn sẽ lựa
chọn cho mình một, hai, ba đề tài nói về Sài Gòn. Do Sài Gòn còn rất nhiều điều
thú vị chưa khám phá hết nên rất mong các ACE và các bạn xem, chia sẻ và bổ
sung giúp Đạt thêm một số kiến thức, chuyên đề.
Rất cảm ơn các ACE và các
bạn đã đọc qua tài liệu này (tài liệu đã được cập nhật năm
2023)
Tài liệu chỉ để tham khảo và
lưu hành trong nội bộ CLB HDV Đồng Hành Việt, rất mong các bạn không chia sẻ tài
liệu này cho bất kỳ ai.
Biên soạn
Dzoãn Tiến Đạt
0903 97 68 33
CITY TOUR
LỊCH SỬ
HÌNH THÀNH SÀI GÒN
Năm 1698, Nguyễn Phước Chu - tức
chúa Minh - sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính (thường đọc là Cảnh) vào Nam kinh lý
và lập phủ Gia Định. Nhưng trước đó, có lẽ hàng thế kỷ, nhiều sử liệu cho thấy
người Việt Nam đã tới buôn bán và khẩn hoang lập ấp rải rác trong đồng bằng
sông Mê Kông ở châu thổ miền Nam và sông Mê Nam bên Xiêm rồi. Biên niên sử
Khơ Me chép: Năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi. Ngài liền cho xây cung
điện nguy nga tại U Đông, rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công chúa Việt
Nam rất xinh đẹp con chúa Nguyễn (người ta phỏng đoán đó là công nữ Ngọc Vạn
con chúa Sãi, Nguyễn Phước Nguyên). Hoàng hậu Sam Đát Việt Nam cho đem nhiều
người đồng hương tới Campuchia, có người được làm quan lớn trong triều, có
người làm các nghề thu công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa.
Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới
yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prei Nokor (Sài Gòn) và
Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm
qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Campuchia và Xiêm La. Chẳng
bao lâu, hai đồn thu thuế trở thành thị tứ trên bến dưới thuyền, công nghiệp và
thương nghiệp sầm uất.
Giáo sĩ Ý tên Christoforo Boni sống tại thị trấn Nước Mặn gần Qui Nhơn từ năm
1681 đến năm 1622, viết hồi ký "Chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận
và gởi quân sang giúp vua Campuchia - cũng là chàng rể lấy con gái hoang của
chúa! Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua
Xiêm". Borri cũng tả khá tỉ mỉ về sứ bộ của chúa Nguyễn đi Campuchia hồi
1620: "Sứ thần là người sinh trưởng tại Nước Mặn, một nhân vật quan trọng
đứng sau chức tổng trấn. Trước khi lên đường, ông đã để nhiều ngày giờ bàn bạc
và nhận lệnh của chúa. Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa
nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bài trí lộng
lẫy. Khi sứ bộ tới kinh U Đông, thì dân chúng Khơ Me, thương nhân Bồ Đào Nha,
Nhật Bản và Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh. Vì sứ thần
đây là người quan thuộc, đã lui tới nhiều lần, từng làm đại diện thường trú từ
lâu, chứ không phải sứ giả mới tới lần đầu. Borri còn cho biết tòa sứ bộ khá
quan trọng và đông đúc, nào là thê thiếp, người hầu kẻ hạ của sứ thần, nào binh
sĩ giữ an ninh và phục dịch sứ bộ.
Một giáo sĩ khác người Pháp tên là Chevreuil tới thăm Colompé (tức Pnom Penh,
Nam Vang) hồi 1665 đã thấy "hai làng An Nam nằm bên kia sông, cộng số
người được độ 500 mà kẻ theo đạo Công giáo chỉ có 4 hay 5 chục người".
Ngoài Nam Vang, tại các nơi khác cũng có nhiều người Việt Nam sinh sống, ở thôn
quê thì làm ruộng, gần phố thì buôn bán, làm thủ công hay chuyên chở ghe
thuyền, kể hàng mấy ngàn người. Như ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù lao Phố, Mỹ
Tho, Hà Tiên, v.v...
Ngoài đồng bằng sông Mê Kông, người Việt Nam còn đến làm ăn và định cư rải rác
trong đồng bằng sông Mê Nam. Lịch sử cho biết: dân tộc Thái mới lập quốc từ thế
kỷ VII sau công nguyên ở giữa bán đảo Đông Dương và chủ yếu trên lưu vực sông
Mê Nam. Nước này gọi là Xiêm hay Xiêm La (Siam), đến năm 1939 mới đổi tên là
Thái Lan. Kinh đô Xiêm xưa ở Ayuthia, xây dựng thừ năm 150 trên một khúc quanh
của sông Mê Nam cách biển gần 100 km. Theo bản đồ Loubère vẽ năm 1687, thì kinh
đô Ayuthia nằm trong một hòn đảo lớn, giữa hai nhánh sông Mê Nam. Đường sá, cầu
cống, phố chợ, lâu đài... được ghi khá rõ ràng. lại có thêm chú chích minh bạch
như: A=Thành phố, B=cung điện, C=bến cảng, D=xưởng thủy hải quân, E=xưởng thủy
ghe thuyền, F=phố thị, G=chủng viện... Chung quanh hòn đảo chính có những khu
vực dành riêng cho dân Xiêm hay người nước ngoài cư trú: người Xiêm ở phía Bắc
và Tây Bắc, người Hoa ở phía Đông, người Việt Nam, Mã Lai, Nhật Bản, Hòa Lan,
Bồ Đào Nha ở phía Nam. Nơi người Việt ở cũng là một cù lao khá rộng, qua sông
là tới phố thị kinh đô, việc đi lại giao dịch rất thuận lợi. Nhìn cách bố trí
thôn trại chung quanh Ayuthia, ta có thể phỏng đoán cộng đồng người Việt ở đây
khá đông và là một trong mấy nhóm ngoại quốc tới lập nghiệp sớm nhất. Trên bản
đồ có ghi rõ chữ Cochinchinois nơi thôn trại Việt. Đương thời, địa danh này chỉ
người Đàng Trong và cũng có thể chỉ chung người VIệt Nam, vì trước đó - trong
thời gian chưa có phân ranh Trịnh Nguyễn, Tây phương dùng địa danh ấy, biến
dạng bởi Giao Chỉ - Cauchi - Cauchinchina - Cochinchine để gọi chung Việt Nam.
Đa số người Việt ở đây là người Đàng Trong, song cũng có người Đàng Ngoài. Họ
tới định cư và lập nghiệp có lẽ từ thế kỷ XVI hay đầu thế kỷ XVII tồi, nghĩa là
từ thời nhà Mạc khi trong nước rất xáo trộn là loại ly. Theo ký sự của Vachet
thì cả nam nữ già trẻ. Ngoài Ayuthia, người Việt còn tới làm ăn định cư tại
Chân Bôn (Chantaburi) và Bangkok là những thương điếm trung chuyển từ Hà Tiên
tới kinh đô Xiêm.
Sử Việt Nam và sử Khơ Me cùng nhất trí ghi sự kiện:
Năm 1674, Nặc Ong Đài đánh đuổi vua Nặc Ong Nộn. Nộn chạy sang cầu cứu chúa
Nguyễn. Chúa liền sai thống suất Nguyễn Dương Lâm đem bính đi tiến thảo, thâu
phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử ta, địa danh Sài Gòn
xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ong
Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ong Nộn làm phó vương.
Sử ta còn ghi rõ: năm 1679, chúa Nguyễn Phước Tần tức Hiền Vương cho "nhóm
người Hoa" muốn "phục Minh chống Thanh" là Dương Ngạn Địch tới
Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên tới Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn và làm ăn sinh
sống. Những nơi đó đã có người Việt tới sinh cơ lập nghiệp từ lâu. Như Trịnh Hoài
Đức đã chép: các chúa Nguyễn "chưa rảnh mưu tính việc ở xa nên phải tạm để
đất ấy cho cư dân bản địa ở, nối đời làm phiên thuộc ở miền Nam, cống hiến luôn
luôn". Nhưng năm 1658, "Nặc Ong Chân phạm biên cảnh", Hiền Vương
liền sai "phó tướng Tôn Thất Yên đem ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mô Xoài
(Bà Rịa), đánh phá kinh thành và bắt được vua nước ấy". Sau được tha tội
và được phong làm Cao Miên quốc vương "giữ đạo phiên thần, lo bề cống
hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương. Khi ấy địa đầu Gia Định là Mô
Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đên ở chung lộn với người Cao Miên
khai lhẩn ruộng đất". Như vậy là từ trước năm 1658, Mô Xoài và Đồng Nai đã
thuộc "biên cảnh" của Việt Nam.
Bốn mươi năm sau (tức 1698), chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữu Kính vào "kinh
lý" miền Nam. Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy "đất đai đã
mở rộng khắp miền đông Nam Bộ nay. Trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới
"khẩn hoang lập ấp", Nguyễn Hữu Kính đã lập phủ Gia Định và 2 huyện
Phước Long, Tân Bình (một phần nay là TPHCM). Đúng là dân làng đi trước, nhà
nước đến sau. Và miền biên cảnh Nam Bộ sáp nhập vào cương vực Việt Nam một cách
thật êm thắm và hòa hợp dân tộc vậy.
Lịch sử phát triển saigon
Hình ảnh đầu tiên tạo nên địa thế Sài Gòn chính là
vùng Bến Nghé – Sài Gòn. Vùng này xưa kia là rừng rậm đầm lầy, hoang vắng,
"mênh mông rừng tràm, bạt ngàn rừng dừa", song cũng nổi tiếng là vùng
đất màu mỡ phì nhiêu có đường giao thông thuận tiện.
Năm 1698, Chúa Nguyễn sai Thống suất
Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền biên cảnh phía Nam, lập phủ Gia Định và thời
điểm này được ghi vào lịch sử như cột mốc thời gian để tính tuổi cho thành phố
Năm 1896, thành phố đổi tên từ
"Gia Định Tỉnh" thành Sài Gòn
và từ đây tên tuổi này ngày càng rực sáng trên trường quốc tế qua những hình
ảnh và trang sử rất gợi nhớ: "Là trung tâm thương mại sầm uất, có thương
cảng thuận tiện cho giao lưu kinh tế với nước ngoài"; "Sài Gòn hòn ngọc của Viễn Đông",
"Sài Gòn có cảng Nhà Rồng, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường
cứu nước"; Sài Gòn còn là điểm
khởi đầu của Nam Bộ kháng chiến oanh liệt. Trong kháng chiến chống Mỹ, Sài Gòn
luôn đi đầu trên mọi trận tuyến, lịch sử Sài
Gòn gắn liền với những trang sử đấu tranh hào hùng của công nhân, lao động,
trí thức, học sinh, sinh viên và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã tô
thắm thêm cho bản anh hùng ca dựng nước và giữ nước của người Sài Gòn, của dân tộc Việt Nam kiên
cường. Từ đây lịch sử đã sang trang mới, "Sài Gòn" được Quốc Hội đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí
Minh" (tháng 07/1976), và một thời kỳ mới đã bắt đầu - Thời kỳ xây dựng xã
hội mới vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Địa danh: Gia Định – Sài Gòn – Thành
phố Hồ Chí Minh
- 1698 – 1802: Phủ Gia Ðịnh
- 1790 – 1802: Gia Ðịnh Kinh
- 1802 – 1808: Gia Ðịnh Trấn
- 1808 – 1832: Gia Ðịnh Thành
- 1836 – 1867: Tỉnh Gia Ðịnh
- 1889 – 1975: Tỉnh Gia Ðịnh (Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Ðịnh)
- 1976 đến nay: Thành phố Hồ Chí Minh
300 năm địa danh gia định
Địa danh Gia Định đã xuất hiện từ 300 năm qua, nhưng
khi là phủ, là tỉnh, là toàn xứ Nam bộ, lại chỉ định những địa bàn hành chính
to nhỏ rất khác nhau. Thật là phức tạp, chúng ta cần xem xét cho thấu đáo.
1- Phủ Gia Định từ 1698 đến 1802.
Năm 1698, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam,
thấy nơi đây đất đã mở mang "hàng
ngàn dặm và có dân trên 4 vạn hộ". Để chấm dứt tình trạng lưu dân tự
khẩn hoang lập ấp đó, Cảnh bèn lập phủ Gia Định để coi hai huyện: Phước Long (Biên Hòa) và Tân Bình (Sài Gòn, từ sông Sài Gòn đến
sông Vàm Cỏ Đông). Diện tích rộng khoảng 30.000 km2.
Năm 1708, Mạc Cửu xin cho trấn Hà
Tiên thuộc quyền Chúa Nguyễn. Năm 1732, chúa Nguyễn cho lập châu Định Viễn và
dựng dinh Long Hồ (sau là Vĩnh Long). Năm 1756, tổ chức cai trị đạo Trường Đồn
(sau là Định Tường).
Năm 1757, chúa Nguyễn cho lập các
đạo Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc. Từ đó toàn miền Nam thuộc về lãnh thổ và
chính quyền Việt Nam.
Từ 1779, phủ Gia Định bao gồm cả:
Dinh Phiên trấn (Sài Gòn)
Dinh trấn Biên (Biên Hòa)
Dinh Trường Đồn (Định Tường)
Dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang).
Trấn Hà Tiên.
Như vậy, diện tích phủ Gia Định là diện tích toàn Nam bộ rộng khoảng 64.743
km2.
Gia Định kinh từ 1790 đến 1802
Sau khi thâu hồi đất Gia Định, Nguyễn Ánh cho xây thành Bát Quái rộng lớn theo
cách bố phòng Vauban, theo định hướng phong thổ Aá Đông, theo mỹ thuật dân tộc
Việt Nam và mệnh danh là Gia Định kinh.
2- Gia Định trấn từ 1802 đến 1808.
Năm 1802, Nguyễn Ánh thâu phục kinh thành Phú Xuân rồi lên ngôi và lấy đế hiệu
Gia Long. Gia Long bèn hạ cấp Gia Định kinh xuống làm Gia Định trấn thành. Cải
tên phủ Gia Định làm trấn Gia Định và đặt "trấn quan" để cai quản cả
ngũ trấn là: trấn Phiên An, trấn Biên Hòa, trấn Định Tường, trấn Vĩnh Long,
trấn Hà Tiên.
3- Gia Định thành từ 1808 đến 1832
Gia Định thành thay cho Gia Định trấn. Gia Định thành là đơn vị hành chính lớn
cũng như Bắc thành cai quản cả xứ Bắc gồm nhiều trấn. Có lẽ phải đổi tên Gia
Định trấn ra Gia Định thành để khỏi lẫn với 5 trấn dưới quyền cai quản. Từ đó,
thành cai quản trấn. Để dễ phân biệt. Khi Trịnh Hoài Đức viết Gia Định thành
thông chí là có ý nghiên cứu toàn hạt 5 trấn đã kể trên.
4- Tỉnh Gia Định từ 1836 đến 1867.
Năm 1832, sau khi Tổng trấn Lê Văn
Duyệt mất, Minh Mạng liền cải ngũ trấn thành lục tỉnh là Phiên An, Biên Hòa,
Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đổi thành Gia Định - nơi trú đóng của
Tổng trấn - làm tỉnh thành Phiên An - nơi trị sở của Tổng đốc coi riêng Phiên
An thôi.
Năm 1835, sau vụ Lê Văn Khôi, Minh
Mạng cho phá thành Bát Quái và xây dựng Phụng thờ nhỏ, gọi là tỉnh thành Phiên
An.
Năm 1936, cải tỉnh Phiên An ra tỉnh
Gia Định. Tỉnh thành Phiên An cũng đổi ra tỉnh thành Gia Định. Tỉnh Gia Định
đương thời rộng khoảng 11.560 km2.
Năm 1859, Pháp tới chiếm Sài Gòn và
phá bình địa thành Gia Định (Pháp gọi là thành Sài Gòn).
Sau Hòa ước 1862 mất đi ba tỉnh miền Đông, Pháp vẫn chia tỉnh Gia Định làm 3
phủ như cũ: Tân Bình, Tân An, Tây Ninh.
5- Hạt Gia Định từ 1885 đến 1889.
Từ năm 1867, Pháp bỏ tên tỉnh Gia Định mà gọi là tỉnh Sài Gòn. Tỉnh Sài Gòn cũng là địa bàn
tỉnh Gia Định trước, song không chia ra phủ huyện, mà chia ra 7 hạt tham biện
(inspection), trong đó có hạt Sài Gòn (không kể thành phố Sài Gòn). Hạt Sài Gòn
gồm 2 huyện Bình Dương và Bình Long. Nhưng từ năm 1872, hạt Sài Gòn gồm thêm
huyện Ngãi An (Thủ Đức) nguyên thuộc tỉnh Biên Hòa.
Năm 1885, đổi tên hạt Sài Gòn thành
hạt Gia Định (có lẽ để phân biệt rõ
với thành phố Sài Gòn).
6- Tỉnh Gia Định từ 1889 đến 1975.
Năm 1889, bỏ danh xưng hạt (arrondissement),
lấy tên tỉnh cho thống nhất với toàn quốc Việt Nam. Tỉnh Gia Định là 1 trong 20
tỉnh của cả Nam Kỳ lục tỉnh cũ. Tỉnh Gia Định (thu hẹp) này chia ra 18 tổng với
200 xã thôn, rộng khoảng 1.840 km2.
Năm 1944, thiết lập tỉnh Tân Bình trên một phần đất của tỉnh Gia Định (bắc Sài Gòn như Phú Nhuận, Phú Thọ, Hạnh Thông, Tân Sơn Nhì...,
vùng Thủ Thiêm và một phần Nhà Bè). Tỉnh này chỉ tồn tại đến cuộc
Cách mạng 5-1945 rồi giải thể. Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, một
phần không nhỏ của địa phận tỉnh Gia
Định đã là căn cứ Cách mạng kháng chiến.
Năm 1956, vùng Củ Chi được trích ra để lập thêm 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương,
Hậu Nghĩa lấy phần đất phía tây vẫn
gọi là quận Củ Chi. Bình Dương lấy phần đất phía đông gọi
là quận Phú Hòa.
Sau vụ chia cắt, Củ Chi cho 2 tỉnh Hậu Nghĩa và Bình Dương, tỉnh Gia Định
(1970) còn chia ra 8 quận với 74 xã, rộng 1.499 km2. Tình hình đó tồn tại đến
ngày Giải phóng 1975.
Từ năm 1975 đến nay, địa danh Gia Định không còn dùng để chỉ bất cứ
một đơn vị hành chính nào. Song nhân dân miền Nam vẫn nhớ tên đó với nhiều ấn
tượng sâu sắc và tốt đẹp, Sử sách Thành phố và toàn Nam Bộ luôn nói đến Gia Định từ suốt 300 năm qua để ghi dấu
bao chiến công và thành tích phát triển vượt bậc của phần đất phía Nam của Tổ
quốc.
Niên biểu 300 năm sài gòn
1623: Chúa Nguyễn mở các trạm
thu thuế ở Bến Nghé và Sài Gòn (ở quận 1 và quận 5 ngày nay).
1679: Chúa Nguyễn lập đồn dinh ở Tân
Mỹ gần ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi ngày nay.
1698: Chúa Nguyễn cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, cho
lập phủ Gia Định, gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình. (Sài Gòn thuộc huyện
Tân Bình)
1731: Chúa Nguyễn cử ông Trương
Phước Vĩnh giữ chức Điều khiển để điều hành tất cả các dinh trấn, cho xây dinh
Điều Khiển tại Sài Gòn. Thống binh Trần Đại Định xây lũy Hoa Phong để bảo vệ
Sài Gòn.
1748: Lập chợ Tân Kiểng.
1772: Điều khiển Nguyễn Cửu Đàm đào
kinh Ruột Ngựa nối Sài Gòn với miền Tây. Ông Nguyễn Cửu Đàm xây lũy Bán Bích
(dài 15 dặm) để bảo vệ Sài Gòn.
1774: Xây chùa Giác Lâm.
1776 - 1801: Nhà Tây Sơn 5 lần vào
Sài Gòn. Đáng kể nhất là tháng 6-1784, Nguyễn Huệ đem binh vào và lập nên chiến
thắng Rạch Gầm - Xoài Mút lưu truyền sử xanh, đánh tan 300 chiến thuyền và
20.000 thủy quân xâm lược Xiêm và quân Nguyễn Ánh.
1778: Lập làng Minh Hương. Mở Chợ
Lớn.
1788: Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn.
1790: Xây thành Bát Quái làm trụ sở
chính quyền. Đổi Gia Định thành thành Gia Định kinh.
1802: Nguyễn Ánh lên ngôi ở
Huế, niên hiệu là Gia Long, chia đất phía Nam làm 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa,
Vĩnh Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên.
1808: Đổi Gia Định trấn thành Gia
Định thành.
1832: Lê Văn Duyệt chết; đổi Gia
Định thành và 5 trấn phía Nam thành 6 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường,
Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
1833 - 1835: Lê Văn Khôi khởi binh.
1835: Vua Minh Mạng phá thành Bát
Quái xây thành Phụng.
1859:
15-2: Pháp tấn công thành Gia Định.
17-2: Thành Gia Định thất thủ.
1860:
Thành lập thương cảng Sài Gòn và Sở Thương chính.
2-2: Le Page tuyên bố mở cửa Sài Gòn cho nước ngoài vào buôn bán.
Thống đốc Nguyễn Tri Phương cùng Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở phía
Nam. Xây đại đồn Chí Hòa (Kỳ Hòa) chống Pháp.
1861:
24-2: Pháp đánh đồn Chí Hòa - 2 ngày sau đồn thất thủ.
28-2: Pháp hoàn toàn chiếm Sài Gòn.
11-4: Thống đốc Charner ban hành Nghị định quy định giới hạn Sài Gòn.
1862: 5-6 Hòa ước Nhâm Tuất. Ký giữa Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp với Bonard.
Triều đình Huế nhường cho Pháp 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường.
1864:
Xây xong Dinh Thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Cách mạng).
Tách Sài Gòn và Chợ Lớn.
1865: Gia Định Báo - tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời.
1867:
4-4: Tổ chức thành phố Sài Gòn.
8-7: Sửa nghị định 4-4-1867 và tổ chức thành phố Sài Gòn.
1868: 23-2 Khởi công xây dinh Toàn
quyền.
1869: 27-9 Bổ nhiệm ủy viên Hội đồng
thành phố Sài Gòn (có Pétrus Trương Vĩnh Ký).
1874:
15-3: Tổng thống Cộng hòa Pháp ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Hòa ước
Giáp Tuất: nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ. Ký tại Sài Gòn giữa Lê Tuấn, Nguyễn
Văn Tường và Thống đốc Nam Kỳ Dupré.
1877: 7-10 Xây Nhà thờ Đức Bà (11-4-1880 khánh thành)
1885:
21-1: Khởi nghĩa Nguyễn Văn Bường.
4-2: Khởi nghĩa 18 Thôn Vườn Trầu do Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá lãnh đạo.
Khởi nghĩa thất bại, hai ông bị Pháp hành hình tại chợ Hóc Môn.
1886: 11-4 Xây dựng tòa Bưu chính.
1902: Xây cầu Bình Lợi.
1903: Mở đường tàu điện Sài Gòn - Gò
Vấp, Sài Gòn - Chợ Lớn, Gò Vấp - Hóc Môn.
1909: Khánh thành dinh Xã Tây (Uủy
ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày nay)
1911: Nguyễn Tất Thành (sau này là
Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Sài Gòn sang Pháp đi tìm đường cứu nước.
1913: 24-3 Nghĩa quân Phan Xích Long
ném bom và tạc đạn vào Sài Gòn Chợ Lớn.
1916:
16-2: Vụ phá Khám lớn Sài Gòn cứu Phan Xích Long và các đồng chí không thành.
22-2: Ông Phan Xích Long cùng 37 đồng chí của ông bị xử tử tại đồng Tập trận.
1920: Ông Tôn Đức Thắng thành lập Công hội đỏ đầu tiên của Sài Gòn.
1925:
Tháng 6 Cụ Phan Châu Trinh từ Pháp về Sài Gòn.
Tháng 8 Bãi công của hơn 1.000 công nhân Ba Son. Thành lập Đảng Thanh niên -
Hội kín Nguyễn An Ninh.
1926:
24-3: Cụ Phan Châu Trinh đột ngột tạ thế.
4-4: Đám tang cụ Phan Châu Trinh.
1940:
23-11: Khởi nghĩa Nam Kỳ.
Các lãnh tụ của Đảng: Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy
Tập bị giặc Pháp bắt và xử bắn ở Hóc Môn.
1945:
15-8: Thành lập ỦY ban khởi nghĩa.
Đêm 24 rạng 25 Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi.
2-9: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình
Hà Nội. Cùng ngày ở Sài Gòn, đoàn biểu tình hoan nghênh bản Tuyên ngôn Độc lập,
bị lính Pháp bắn lén.
6-9: Quân đội Anh, Ấn đến Sài Gòn để tước vũ khí quân đội Nhật.
23-9: Pháp chiếm Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Quốc gia tự vệ cuộc, Đài phát thanh
Sài Gòn... gây hấn ở Nam Bộ. Nhân dân Sài Gòn, nhân dân miền Nam lại bước vào
cuộc kháng chiến.
1948:
29-3: Phá nổ 300 quả mìn ở kho đạn Bảy Hiền.
13-9: Kho xăng Tân Sơn Nhất bị đốt cháy (18.000 lít xăng).
1949:
13-6: Cựu hoàng Bảo Đại về đến Sài Gòn sau 3 năm lưu vong.
24-12: Học sinh nhiều trường bãi khóa chống ngụy quyền Bảo Đại.
1950:
9-1: Hàng nghìn học sinh biểu tình đòi mở cửa trường, đòi tự do cho những người
bị bắt.
12-1: Đám tang anh Trần Văn Ơn.
7-2: Chính phủ Truman công nhận ngụy quyền Bảo Đại.
19-2: Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn nâng lên cấp Công sứ quán.
16-3: Tàu chở máy bay Bốc-xa và 2 tuần dương hạm đội thuộc hạm đội 7 Mỹ cập bến
Sài Gòn.
19-3: Nhân dân Sài Gòn biểu tình phản đối chiến hạm Mỹ vào cảng dưới sự lãnh
đạo của luật sư Nguyễn Hữu Thọ - "Ngày toàn quốc chống Mỹ".
24-5: Đại diện công sứ Mỹ - Ghờ ri on thông báo bắt đầu viện trợ kinh tế cho
Việt Nam, Lào, Campuchia. Đặt phái đoàn kinh tế đặc biệt ở Sài Gòn.
29-6: Tám máy bay vận tải, viện trợ quân sự đầu tiên của Mỹ cho quân đội Pháp
đến Sài Gòn.
15-7: Phái đoàn Mỹ - Men phi (Bộ trưởng Ngoại giao) và tướng A kin, Tư lệnh Sư
đoàn 1 lính thủy đánh bộ Mỹ đến Sài Gòn.
2-8: Mỹ thiết lập phái đoàn cố vấn viện trợ quân sự ở Sài Gòn (MAAG).
17-9: Tát xi nhi, Cao ủy mới, kiêm Tư lệnh quân viễn chinh Pháp, đến Sài Gòn.
1951: 18-11 Ông Ngô Đình Diệm sang
Mỹ được chính phủ Mỹ nuôi dưỡng trong trường thần học tiểu bang Niu Da Di.
1952: Tháng 7 Công sứ quán Mỹ ở Sài
Gòn nâng lên thành Đại sứ quán.
1953:
24-2: Hội đàm Pháp và chính quyền Sài Gòn ở Đà Lạt, quyết định thành lập Việt
Nam quốc quân.
20-6: Phái đoàn quân sự Mỹ đến Sài Gòn.
1954:
Nhân sĩ, trí thức Sài Gòn công bố Tuyên ngôn Hòa Bình.
31-5: Đội biệt động 205 tiến công kho bom Phú Thọ Hòa. 1 triệu lít xăng và
9.345 tấn bom đạn cháy nổ suốt hai ngày đêm.
11-6: Phái đoàn quân sự Mỹ ở Sài Gòn bắt đầu hoạt động triển khai những âm mưu
chi?n tranh tâm lý chính trị.
25-6: Mỹ đưa ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam.
6-7: Thành lập chính phủ Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn.
1-8: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ thành lập Ủy ban hòa bình khu Sài Gòn - Chợ Lớn,
kêu gọi đấu tranh để thống nhất Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do.
1955:
12-2: Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mỹ bắt đầu huấn luyện quân đội của chính
quyền Sài Gòn.
8-5: Chính quyền ông Diệm cự tuyệt đề án tổ chức hội nghị hiệp thương bàn về
tổng tuyển cử toàn quốc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
26-10: Vua Bảo Đại thoái vị, ông Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nước
"Việt Nam Cộng hòa" và lên làm Tổng thống.
1956:
28-4: Tư lệnh quân viễn chinh Pháp rút khỏi Sài Gòn.
4-6: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố "sẵn sàng dự hội nghị
hiệp thương vào ngày mà nhà đương cục miền Nam Việt Nam đã lựa chọn nửa đầu
tháng 6". Mỹ thiết lập "cơ quan huấn luyện tác chiến" (CATO) cho
quân đội của chính quyền Diệm.
6-7: Phó Tổng thống Mỹ Ních xơn đến Sài Gòn.
1957:
5-5: Ông Ngô Đình Diệm sang thăm Mỹ và tuyên bố: "Biên giới của Mỹ kéo
dài tới vĩ tuyến 17".
1-8: Chính quyền Sài Gòn thi hành chế độ bắt lính.
22-10: Ông Diệm đổi "Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn" thành "Đô thành
Sài Gòn".
1958: 7-3 Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa lại đề nghị tổ chức hội nghị hiệp thương để bàn về tổng tuyển cử thống
nhất đất nước.
1959: 29-5 Bằng việc công bố luật
"ngăn chặn hoạt động phá hoại" (luật 10/59), ông Ngô Đình Diệm thẳng
tay đàn áp nhân dân.
1960:
11-11: Đại tá lục quân của quân đội Sài Gòn ông Nguyễn Chánh Thi làm đảo chính
chống Diệm bị thất bại.
20-12: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
1961:
9-3: Thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.
19-5: Kế hoạch Xtalây Taylo "lập 17.000 ấp chiến lược" dùng chiến
lược trực thăng vận, thiết xa vận hòng bình định miền Nam Việt Nam trong vòng
18 tháng.
11-8: Mỹ quyết định cho thêm tiền để tăng quân đội của chính quyền Sài Gòn từ
17 vạn lên 20 vạn.
11-8: Mỹ đưa sang Sài Gòn một trung đội máy bay trực thăng.
14-8: Trong bức thư gửi ông Diệm, Tổng thống Kennơđi hứa sẽ tăng thêm viện trợ.
1962:
27-2: Hai phi công ông Nguyễn Văn Cử và ông Phạm Phú Quốc ném bom dinh Độc Lập.
Năm 1962, viện trợ của Mỹ lên tới
600 triệu đôla, gấp hai lần năm 1961, bốn lần năm 1960.
1963:
11-6: Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn phản đối chính sách đàn áp
tín đồ Phật giáo của chính quyền ông Diệm.
15-8: Chính quyền ông Diệm tấn công vào chùa, sinh viên biểu tình ở Sài Gòn chống
lệnh giới nghiêm, hơn 2.000 học sinh và 6.000 dân thường bị bắt.
20-8: Ông Diệm tuyên bố thiết quân luật toàn miền Nam.
22-8: Đại sứ Mỹ - Henry Cabot Lodge đến Sài Gòn.
29-8: Bộ Ngoại giao Mỹ trao quyền cho Tư lệnh Ha-kin hứa hẹn với những người
chỉ huy quân đội Sài Gòn là sẽ ủng hộ cuộc đảo chính lật Diệm, với điều kiện
không đưa quân đội Mỹ vào.
14-9: Mỹ thông báo kéo dài thời gian quyết định cấp viện trợ của kế hoạch nhập
hàng hóa cho Nam Việt Nam (18 triệu 50 vạn đôla).
24-9: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Mác Namara đến Sài Gòn.
1-10: Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ Tay-lo đến Sài Gòn.
5-10: Đại đức Thích Quảng Hương tự thiêu.
8-10: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định cử đoàn điều tra về việc đàn áp Phật
giáo (ngày 24 đến Sài Gòn).
27-10: Đại đức Thích Thiện Mỹ tự thiêu.
1-11: Đảo chính quân sự lật Diệm.
2-11: Anh em Diệm, Nhu bị giết. Thành lập chính phủ lâm thời do cựu Phó Tổng
thống Nguyễn Ngọc Thơ cầm đầu.
1964:
8-2: Thành lập chính phủ mới ở miền Nam Việt Nam do ông Nguyễn Khánh làm Thủ
tướng, tướng Dương Văn Minh làm Quốc trưởng.
2-5: Đặc công đánh chìm chiến hạm Card cùng 24 máy bay các loại.
18-5: Tổng thống Mỹ Giôn-xơn gửi thông điệp đặc biệt cho Quốc hội, yêu cầu cấp
thêm 125 triệu đôla viện trợ cho Nam Việt Nam.
16-8: Hội đồng quân lực của chính quyền Sài Gòn bầu tướng Nguyễn Khánh làm Tổng
thống, soạn thảo hiến pháp mới.
25-8: Đặc công đánh khách sạn Caravelle.
3-9: Đảo chính chống ông Nguyễn Khánh thất bại.
20.000 công nhân đình công ở Sài Gòn.
15-10: Chính quyền ông Nguyễn Khánh xử tử người thanh niên yêu nước anh Nguyễn
Văn Trỗi.
31-10: Ông Trần Văn Hương lên thay Ông Nguyễn Khánh.
19-12: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên bố đã giải phóng 8
triệu người, kiểm soát 3/4 lãnh thổ.
20-12: Phái quân sự giải tán Hội đồng quốc gia miền Nam Việt Nam. Nguyễn Cao Kỳ
nhẩy lên nắm quyền hành.
1965:
22-1: Tín đồ Phật giáo Sài Gòn biểu tình tấn công cơ quan USIS Mỹ.
28-1: Ông Phan Huy Quát lên làm Thủ tướng.
21-2: Ông Nguyễn Khánh bị cách chức Tổng tư lệnh ba quân chủng. Nguyễn Văn
Thiệu làm Chủ tịch Hội đồng quân lực.
30-3: Tòa Đại sứ Mỹ (39 Hàm Nghi) bị hai chiến sĩ biệt động đánh bom làm hư
hỏng nặng.
10-6: Ông Phan Huy Quát từ chức Thủ tướng. Sài Gòn chuyển sang quân quản.
11-6: Đảo chính của ông Nguyễn Văn Thiệu – ông Nguyễn Cao Kỳ.
29-7: 30 máy bay B52 cất cánh từ Ô-ki-na-oa sang ném bom phía Nam Sài Gòn.
2-8: Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ra tuyên bố phản đối Liên Hợp Quốc can thiệp vào
vấn đề Việt Nam.
31-10: 650 giáo sư thuộc 21 trường đại học đăng bức thư công khai phản đối
chiến tranh Việt Nam trên tờ: Thời báo New York. Lần đầu tiên bộ đội cơ giới
của quân đội nhân dân theo đường Hồ Chí Minh tiến quân vào Nam.
1966:
17-7: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước,
nêu rõ: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn
nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, nhưng
nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày
chiến thắng, nhân dân sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".
3-7: Quân Mỹ ở Nam Việt Nam tăng lên 325.000 người.
1967:
9-1967: Khánh thành Tòa Đại sứ mới của Mỹ ở Sài Gòn.
21-9: Thủ tướng Nhật Bản - Sa tô sang thăm Sài Gòn.
31-9: Khánh thành Dinh Độc Lập mới.
1968:
29-1: Tổng thống Mỹ Giôn xơn công bố bản thông điệp về dự toán ngân sách (dự
chi về Việt Nam 25 tỷ 800 triệu USD).
30-1: Mở đầu cuộc tấn công Tết Mậu Thân (đến ngày 15-4).
31-1: Quân Giải phóng đánh chiếm một phần Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn và đồng loạt
tấn công Dinh Độc Lập, Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân, sân bay Tân Sơn Nhất,
Đài phát thanh Sài Gòn...
5-5: Nhiều nơi ở Sài Gòn thành lập ủy ban Nhân dân Cách mạng.
19-6: Nguyễn Văn Thiệu công bố lệnh tổng động viên.
17-8: Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bắt đầu cuộc tổng công kích cùng với
quần chúng nổi dậy.
31-10: Mỹ buộc phải chấp thuận sự có mặt của đại diện Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong Hội nghị Paris.
12-11: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Cờ líp phớt tuyên bố sẵn sàng tham gia hội đàm
mở rộng Paris, dù chính quần Sài Gòn không tham dự.
27-11: Chính quyền Sài Gòn tuyên bố tham gia vào hội đàm mở rộng Paris.
1969:
6-6: Thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Đại
hội đại biểu nhân dân miền Nam Việt Nam bầu ra.
21-8: Vụ thảm sát tù chính trị ở nhà lao Thủ Đức của chính quyền Sài Gòn.
2-9: Chủ tịch Hồ Chí Minh mất (79 tuổi). Trong di chúc đề ngày 10-5, Người
viết: "Còn non, còn nước, còn người, thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn
mười ngày nay. Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn
thắng lợi. Đế quốc Mỹ phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống
nhất, đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".
23-9: Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu cụ Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch
nước.
1970: 17-7 Đoàn Sinh viên quốc tế
đến Sài Gòn tham dự "Năm Châu đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam".
1971: 22-6 Thượng nghị viện Mỹ thông
qua nghị án rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam trong vòng 9 tháng.
1972: Sinh viên yêu nước Nguyễn Thái
Bình từ Mỹ về, bị hạ sát trên máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất.
1973:
27-1: Sau 4 năm 9 tháng trên bàn hội nghị, Mỹ đã phải ký kết Hiệp định Paris,
cam kết "tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam...".
2-2: Uủy ban hỗn hợp 4 bên Mỹ, Việt Nam, Chính phủ Cách mạng Lâm thời, chính
quyền Sài Gòn bắt đầu hoạt động.
29-3: Bộ Tư lệnh quân Mỹ viễn chinh ở miền Nam Việt Nam làm lễ cuốn cờ về nước.
1974:
18-6: 301 linh mục của Giáo hội Sài Gòn ra tuyên bố lên án nạn tham nhũng trong
chính quyền Sài Gòn.
22-9: Thành lập Mặt trận nhân dân cứu đói ở Sài Gòn.
1975:
14-1: Cảnh sát Sài Gòn bắn chết Pôn Lê-ăng-đờ-ri, phóng viên Thông tấn xã Pháp
AFP tại trụ sở cảnh sát ở Sài Gòn.
25-1: Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam quyết định phát triển hơn
nữa kế hoạch hai năm, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa.
Quyết định thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn.
1-4: Máy bay vận tải khổng lồ C5A - Ghờ-rắc-xi tăng cường chở gấp vũ khí, đạn
dược từ Mỹ sang Sài Gòn. Chính phủ Cách mạng Lâm thời công bố chính sách 10
điểm về vùng mới giải phóng.
7-4: Phi công Nguyễn Thành Trung ném bom "Dinh Độc lập".
14-4: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.
21-4: Tại Quốc hội Mỹ, ông Kít-sinh-giơ, Uây-ăng tuyên bố "không còn khả
năng bảo vệ được Sài Gòn", ôngNguyễn Văn Thiệu từ chức, ông Trần Văn Hương
lên thay.
26-4: Ông Trần Văn Hương từ chức Tổng thống, Tướng Dương Văn Minh lên thay. Ông
Nguyễn Văn Thiệu trốn sang Đài Loan. Chính phủ Cách mạng Lâm thời đòi hỏi Mỹ
ngừng can thiệp, giải tán chính quyền Sài Gòn. Cùng ngày, 17 giờ, Chiến dịch Hồ
Chí Minh bắt đầu.
30-4: Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn. Tổng thống ngụy quyền ông Dương Văn
Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Đến ngày 1-5, miền Nam Việt Nam hoàn toàn
giải phóng.
15-5: Lễ mừng chiến thắng.
Tháng 9: Đổi tiền.
1976:
Tháng 1: Đại hội Đảng toàn quốc lần IV xác định đường lối tiến lên chủ nghĩa xã
hội.
Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần I.
21-1: Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu hoạt động.
28-3: Thành lập lực lượng Thanh niên xung phong thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 4: Bầu Quốc hội thống nhất toàn quốc đầu tiên và Hội đồng nhân dân các
cấp.
2-7: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Sài Gòn chính thức mang
tên thành phố Hồ Chí Minh.
1978: Tháng 3, cải tạo tư sản thương
nghiệp toàn miền Nam.
1979: Tháng 8, Thành ủy thành phố Hồ
Chí Minh ra Nghị quyết 9.
1980:
Nghị quyết 10 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.
Nghị quyết 17 và 19 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường quản lý thị
trường.
1986:
Tháng 10: Đại hội Đảng bộ thành phố lần IV: Xác định mục tiêu chủ yếu trong 5
năm (1986-1990).
Tháng 12 : Đại hội Đảng toàn quốc lần VI xác định đường lối đổi mới, "Nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật".
1991:
Tháng 6: Đại hội Đảng toàn quốc lần VII thông qua Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội đến năm 2000.
Đại hội Đảng bộ thành phố lần V. Cương quyết vận dụng Cương lĩnh và Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VII.
1996:
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.
Tháng 5 : Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ VI, tổng kết 10 năm đổi mới của
thành phố.
1998: Kỷ niệm 300 Sài Gòn - thành
phố Hồ Chí Minh.
2000: Đại hội đại biểu Đảng bộ thành
phố lần thứ VII.
2001: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX.
GIỚI THIỆU VỀ THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Diện tích: 2.098,7m2
Dân số (2006): 6.105.800 người
Các quận: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh, Phú
Nhuận, Gò Vấp, Bình Tân và thành phố Thủ
Đức .
Các huyện: Nhà bè, cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi và Huyện Bình Chánh.
Dân tộc :Việt (Kinh), Hoa, Chăm, Khmer…
Thành Phố Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý 10o2213 – 11o2217 vĩ độ Bắc và 106o0125
– 107o0110 kinh độ Đông. Trung tâm Thành Phố cách Thủ Đô Hà Nội 1.730km (đường
bộ) về phía Bắc và cách bờ biển Đông 50km đường chim bay. Thành Phố có 15km bờ
biển.
Thổ nhưỡng: đất của Thành Phố chủ yếu là phù sa cũ và phù sa mới tạo lập nên.
Sông ngòi: trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch
nhưng sông lớn không nhiều, lớn nhất là sông Sài Gòn mà đoạn chảy qua Thành Phố
dài 106 km. Hệ thống đường sông từ Thành Phố Hồ Chí Minh lên miền Đông và xuống
các tỉnh miền Tây, sang Cam-pu-chia đều thuận lợi.
Thành Phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả miền Nam bao gồm đường sắt,
đường bộ, đường thủy và đường không. Từ Thành Phố đi hà Nội có quốc lộ 1, đường
sắt thống nhất và quốc lộ 13 xuyên Đông dương, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
cách trung tâm Thành Phố 7km, là sân bay lớn nhất ở Việt Nam với hàng chục
đường bay quốc tế.
Kí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm
1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm
27,55oC, không có mùa đông. Hoạt động du lịch thuận lợi suốt 12 tháng.
Khu vực hành chính toàn Thành Phố có 24 quận, huyện. Nội thành có các quận
1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh,Phú Nhuận,Gò Vấp, Bình
Tân và Thành Phố Thủ Đức .Ngoại thành có các huyện Nhà bè, cần Giờ, Hóc Môn, Củ
Chi và Bình Chánh. Toàn Thành Phố có 259 phường, 58 xã, và 5 trị trấn.
Hướng
dẫn du lịch TP Hồ Chí Minh
Sơ lược
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở giữa vùng Nam Bộ trù phú, tiếp giáp với phía Nam
của miền Ðông Nam Bộ và rìa Bắc của miền Tây Nam Bộ. Là thành phố đông dân và
lớn nhất Việt Nam. Nơi đây là đầu mối giao thông lớn, nối liền với các tỉnh
trong vùng và là cửa ngõ quốc tế của khu vực.
Ngay cái nhìn đầu tiên, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh đã để lại ấn tượng sâu
sắc của một đô thị lớn nhất, náo nhiệt nhất và năng động nhất trong cả nước.
Những phố xá đèn sáng choang, sinh hoạt và vui chơi giải trí kéo dài đến tận
khuya. Những dòng xe cộ hối hả trên khắp các ngả đường như không bao giờ dứt.
Dãy dãy cửa hiệu với hàng hóa phong phú đủ màu, đủ loại góp phần làm nên danh
tiếng "Sài Gòn - thiên đường mua sắm". Nhan nhãn những quán ăn, cửa
tiệm, nhà hàng với thực đơn rất đa dạng khiến ẩm thực trở thành một cái thú
không thể thiếu đối với du khách đến nơi đây.
Nhưng
đàng sau sự sôi nổi ấy là một cuộc sống phóng khoáng mà hài hòa, với những
phong tục tập quán lâu đời của một nền văn hóa truyền thống đã thích nghi với
cuộc sống khai hoang mở đất ở một vùng đồng bằng sông nước, và sớm giao thoa
với các nền văn hóa trong khu vực và phương Tây.
Hàng trăm chùa chiền, hàng trăm ngôi đình thờ phụng các anh hùng đất nước và
các tiền hiền có công mở cõi vẫn quanh năm nhang khói. Các chứng tích của sự
nghiệp giải phóng thành phố và đất nước được trân trọng bảo tồn. Ngoài các lễ
tết chính thức, người dân thành phố tổ chức rất trọng thể nhiều lễ hội theo
truyền thống "uống nước nhớ nguồn" như Lễ hội Nghinh Ông, Ngày giỗ tổ
nghề, Ngày Thầy thuốc, Ngày Nhà giáo, Ngày Báo hiếu, Ngày Phụ nữ…
Các
kiến trúc của Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông xưa được giữ gìn và tôn tạo, trở
thành những điểm tham quan lý thú. Bên cạnh đó là những công trình hiện đại
phát huy từ cảm hứng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Ở nơi đất hẹp người
đông này, du khách sẽ bất ngờ với những đại lộ rợp bóng cổ thụ trăm năm, những
công viên rộng rực rỡ hoa lá, những khu biệt thự thanh bình. Bên cạnh những tòa
cao ốc mới ở trung tâm thành phố, khách sẽ có dịp ghé thăm Chợ Lớn của người
Hoa với những khu phố cổ nhộn nhịp, hoạt động thương mại và sản xuất luôn nhộn
nhịp ngày đêm.
Là
trung tâm du lịch và cửa ngõ du lịch lớn nhất trong cả nước, thành phố Hồ Chí
Minh có hệ thống cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch khá phát triển, từ những
điểm vui chơi giải trí cho đến khách sạn, nhà hàng.
Khí hậu thành phố dễ chịu, nắng không quá nóng và mưa không kéo dài nên mùa nào
cũng có thể là mùa du lịch.
Người dân thành phố, thân thiện và phóng khoáng, luôn mong được tiếp đón du
khách từ mọi phương trời.
Đi khi nào?
TPHCM có hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và
kết thúc vào tháng 11. Nhưng nhìn chung bạn có thể đến TPHCM bất cứ tháng nào
trong năm và đừng đi du lịch tại TPHCM vào những ngày tết nguyên đán. Khi tết
nguyên đán mọi người thường về quê hương ăn tế với gia đình.
Vào
các mùa lễ hội hoạt động mua sắm và vui chơi tại TPHCM diễn ra vô cùng sôi nỗi
trên khắp các ngả đường. Vào mùa Noel các con đường tràn ngập ánh đèn, xe cộ
tấp nập và các hoạt động vui chơi giải trí diển ra gần tàn đêm, bạn có thể đến
TPHCM vào những ngày này để tận hưởng cái không khí se se lạnh nhưng ấm áp tại
TPHCM.
Đừng lo ngại sự ồn ào của TPHCM bạn đến đây bất cứ ngày nào trong năm củng có
các khu du lịch sinh thái, khu nghĩ dưỡng… cho bạn thư giãn.
Đi đâu, chơi gì?
Để chuyến du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh trọn vẹn, có những điểm tham quan
tiêu biểu mà bạn không thể bỏ qua.
Với hệ thống 11 bảo tàng, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều
nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước. Nội dung trưng bày của các bảo tàng
khá phong phú, và không chỉ về lịch sử và văn hóa địa phương, mà của cả Nam bộ,
quốc gia và khu vực Đông Nam Á, cung cấp nhiều kiến thức lý thú.
Trên 1.000 ngôi chùa, đình, đền và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cũng là
những tài sản quý về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật. Bạn sẽ tìm thấy những
chùa Phật giáo Nam bộ tiêu biểu, những ngôi đình xưa gắn liền với lịch sử khẩn
hoang mở đất. Bên cạnh đó là những chùa "cách tân" lớn nhất và đẹp
nhất trong cả nước, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách hiện đại với kiến trúc
chùa cổ truyền. Thành phố có đến nửa triệu người Hoa sống tập trung nên số chùa
Hoa cũng nhiều nhất so trong nước, kiến trúc đa dạng và phong phú, nhiều chùa
đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa của thành phố và quốc gia.
Người Pháp đã để lại nhiều công trình đẹp và đa dạng. Có thể nói hiếm có đô thị
nào ở Đông Nam Á lại có nhiều dạng kiến trúc, nhiều trường phái, phong cách
nghệ thuật phương Tây như Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như trụ sở
Ủy ban Nhân dân Thành phố theo phong cách Đệ Tam Cộng hòa Pháp, Ngân hàng Nhà
nước chịu ảnh hưởng trào lưu Tân Nghệ thuật, Nhà Thiếu nhi với phong cách Tân
Cổ điển, Nhà Rồng phong cách Đông Dương, Bưu điện với trường phái Chiết Trung,
nhà thờ Đức Bà với nghệ thuật Rôman, nhà thờ Huyện Sĩ theo Tân Gôtic…
Mảng kiến trúc đương đại, đang bùng nổ, trăm màu trăm vẻ, tạo cho thành phố một
diện mạo vui mắt, trong đó có một số tòa nhà đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao.
Nhưng điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố vẫn là Địa đạo Củ Chi, một công
trình độc đáo trong lịch sử quân sự thế giới, biểu tượng của ý chí sắt đá và
thông minh mưu trí của quân dân thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước. Lẫy lừng không kém là rừng ngập mặn Cần Giờ với những trận chiến phá tàu
giặc trên cửa sông Sài Gòn, nay là một điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với
những cánh rừng đước xanh vô tận.
Bảo
tàng
Hệ thống bảo tàng của thành phố Hồ Chí Minh gồm 11 bảo tàng cùng nhiều nhà lưu
niệm, nhà truyền thống, phòng truyền thống ở các quận, huyện.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là bảo tàng lớn nhất, và cũng là bảo tàng đầu tiên
của thành phố, ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Nhờ không ngừng sưu tầm và
bảo quản được hiện vật qua các thời kỳ, nên Bảo tàng Lịch sử đã có một bộ sưu
tập phong phú gần 30.000 hiện vật giá trị.
Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch,
thu hút nhiều khách nội địa nhất. Trong khi đó, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
trưng bày về tội ác dã man của quân xâm lược Mỹ đối với nhân dân Việt Nam, là
địa chỉ không thể thiếu trong chương trình tham quan của du khách nước ngoài.
*
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM
2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
* Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
65 Lý Tự Trọng, quận 1
*
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
28 Võ Văn Tần, quận 3
* Bảo tàng Hồ Chí Minh – TP.HCM
1 Nguyễn Tất Thành, quận 4
* Bảo tàng Tôn Đức Thắng
5 Tôn Đức Thắng, quận 1
* Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh
2 Lê Duẩn, quận 1
* Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ
202 Võ Thị Sáu, quận 3
*
Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ
247 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình
* Bảo tàng Mỹ thuật – TP.HCM
97A Phó Đức Chính, quận 1
Chùa
chiền
Có những ngôi chùa tiêu biểu của phong cách kiến trúc chùa Phật giáo cổ truyền
ở Nam bộ với khung cảnh thanh nhàn, nội thất u nhã, và hàng chục pho tượng thờ,
cột, bao lam gỗ chạm trổ tinh vi. Lại có những chùa xây dựng theo phong cách
hiện đại nhưng lấy cảm hứng từ kiến trúc truyền thống với nội thất cao rộng và
sáng sủa, bài trí đơn giản, tôn nghiêm, kết cấu bêtông cốt thép nhưng vẫn giữ
dáng dấp cổ truyền.
Bên cạnh đó là hàng trăm ngôi đình thờ Thành Hoàng gắn liền với lịch sử khai
hoang mở đất. Hàng năm các đình tổ chức lễ kỳ yên vào mùa xuân, với các nghi
thức tế lễ và ca múa cúng thần long trọng. Đền thờ các vị anh hùng dân tộc như
đền Hùng Vương, đền Trần Hưng Đạo, Lăng Ông… không chỉ là những công trình kiến
trúc đẹp mà còn là nơi tấp nập bá tánh đi lễ cầu phước lộc an khang.
Trên 30 chùa Hoa, thực chất là miếu, gắn liền với lịch sử định cư của Sài Gòn –
Chợ Lớn xưa kia. Kiến trúc chùa Hoa với màu sắc rực rỡ, nhiều tác phẩm điêu
khắc, hội họa sinh động, thư pháp rồng bay phượng múa, mỗi chùa một sắc thái
riêng theo phong tục tập quán của năm nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Phước Kiến,
Triều Châu, Hải Nam và Hẹ.
Chùa
Phật giáo xưa:
* Chùa Giác Lâm
118 Lạc Long Quân, quận Tân Bình
* Chùa Giác Viên
161/85/20 Lạc Long Quân, quận 11
* Chùa Phụng Sơn
1408 Ba Tháng Hai, quận 11
Chùa Phật giáo mới:
* Chùa Vĩnh Nghiêm
339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3
*
Chùa Xá Lợi
89 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3
* Nam Thiên Nhất Trụ
511 Nguyễn Văn Bi, quận Thủ Đức
Đình
* Đình Phong Phú
Ấp Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9
* Đình Phú Nhuận
18 Mai Văn Ngọc, quận Phú Nhuận
Đền:
* Đền Hùng Vương
2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
* Đền Trần Hưng Đạo
36 Võ Thị Sáu, quận 1
* Lăng Ông Lê Văn Duyệt
1bis Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh
Chùa Hoa:
* Chùa Ngọc Hoàng
73 Mai Thị Lựu, quận 1
* Chùa Bà Thiên Hậu
710 Nguyễn Trải, quận 5
* Nhị Phủ Miếu
264 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5
Nhà
thờ
Các nhà thờ ở Sài Gòn chủ yếu xây dựng vào nửa sau thế kỷ 19. Nhìn chung, kiểu
cách kiến trúc theo lối Pháp của giai đoạn này vừa kết hợp phong cách Rôman,
Gôtic quen thuộc thời Trung cổ châu Âu. Có công trình xây dựng nhằm mục đích
làm chỗ dựa tinh thần cho chính quyền thực dân Pháp, có nơi là công trình tôn
giáo đáp ứng nhu cầu tâm linh của tín đồ bản xứ.
Nhà thờ có quy mô lớn nhất thành phố là nhà thờ Đức Bà xây dựng xong vào năm
1880, còn gọi là nhà thờ Nhà nước vì do chính quyền thuộc địa Pháp bỏ tiền ra xây
dựng, là nơi diễn ra các cuộc lễ lạc chính thức, sau này mới chuyển về cho giáo
phận Sài Gòn quản lý. Vào thời đó, nhà thờ Đức Bà được xem là lớn nhất trong
các thuộc địa Pháp. Ngôi nhà thờ xây bằng gạch ngói Marseille, kính màu và
khung sườn thép mang từ Pháp sang kết hợp với đá xanh Biên Hòa. Các ô cửa cuốn
tròn kiểu Rôman cùng cung vòm gãy kiểu Gôtic gợi nhớ dạng thánh đường lớn ở
Pari, Chartres, Reim.
Nhà thờ Tân Định nhỏ hơn, dành cho họ đạo người Việt, tiêu biểu của sự pha trộn
nhiều phong cách khác nhau của kiến trúc nhà thờ Pháp do được xây dựng và nới
rộng trong nhiều đợt. Nhà thờ Huyện Sĩ theo nguyên mẫu nhà thờ nhỏ ở Pháp. Nhà
thờ Cha Tam ở Chợ Lớn cũng thế, nhưng bên trong lại trang trí hoành phi liễn
đối như đền miếu người Hoa.
Kiểu nhà thờ xây dựng vào thời kỳ sau này đã có nhiều nỗ lực đi tìm phong cách
bản địa hơn. Điển hình là nhà thờ Vườn Xoài dung hòa được tính cách hiện đại và
nét cổ Việt, với cửa tam quan, mái phủ lớn.
*
Nhà thờ Đức Bà
Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1
Nhà
thờ Tân Định
289 Hai Bà Trưng, quận 3
* Nhà thờ Huyện Sĩ
1 Tôn Thất Tùng, quận 1
* Nhà thờ Cha Tam
25 Học Lạc, quận 5
* Nhà thờ Chợ Quán
120 Trần Bình Trọng, quận 5
* Nhà thờ Vườn Xoài
413 Lê Văn Sỹ, quận 3
*
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM
2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
Các
kiến trúc khác
Kiến trúc thời Pháp để lại nhiều công thự đẹp, hài hòa với cảnh quan, trở thành
một nét thanh lịch riêng của thành phố.
Các công thự này rất đa dạng, gồm từ trụ sở các cơ quan hành chính của thành
phố cho đến các bảo tàng, nhà hát, trường học,… thuộc khá nhiều trường phái và
phong cách nghệ thuật khác nhau. Không ít những chi tiết của nghệ thuật Việt,
Chăm, Khmer đã được đưa vào trang trí. Đặc biệt có những công trình kết hợp hài
hòa kiến trúc phương Tây với những yếu tố bản địa thành một phong cách riêng
gọi là kiến trúc Đông Dương, điển hình như Nhà Rồng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
hay trường Lê Hồng Phong.
Kiến trúc Sài Gòn trước năm 1975 cũng để lại một số công trình giá trị, trong
đó nổi bật trào lưu kiến trúc "nhiệt đới" nghĩa là chú ý đến yếu tố
khí hậu nhiệt đới, cùng khuynh hướng nỗ lực thể hiện văn hóa nghệ thuật dân tộc
trong kiến trúc đương đại. Những công trình nổi tiếng có Hội trường Thống Nhất,
Thư viện Khoa học Tổng hợp, Ngân hàng Thương Tín, Viện Trao đổi Văn hóa Pháp
IDECAF, một số chùa Phật giáo,…
Thời mở cửa, kiến trúc Sài Gòn bùng nổ. Công trình mới đa dạng, từ những tòa
nhà cao tầng đến biệt thự, nhà phố theo công nghệ mới và nhiều ý tưởng mới. Cao
ốc hàng chục tầng được xây dựng khá nhiều, trong đó, cao nhất là tòa nhà Trung
tâm Thương mại Sài Gòn, 33 tầng, cao 128m. Một số công trình đẹp, được đánh giá
có tính nghệ thuật cao.
Kiến
trúc thời Pháp:
* Trụ sở UBND Thành phố
86 Lê Thánh Tôn, quận 1
*
Nhà hát Thành phố
7 Công Trường Lam Sơn, quận 1
* Bưu điện Thành phố
Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1
Kiến trúc trước 1975:
* Hội trường Thống Nhất
106 Nguyễn Du, quận 1
*
Thư viện Khoa học Tổng hợp
67 Lý Tự Trọng, quận 1
Kiến trúc mới:
* Cao ốc The Metropolitan
61 Nguyễn Du, quận 1
* Trung tâm Thương mại Sài Gòn
37 Lê Duẩn, quận 1
Điểm
du ngoạn
Một chuyến du ngoạn trên sông không chỉ để ngắm cảnh, đón gió mát mà còn để có
cái nhìn bao quát về quá trình phát triển của vùng đất này: Từ những vạt dừa
nước trên vùng đất bồi chuyển sang những cao ốc đẹp của thời kỳ đổi mới; từ
những bến ghe chất đầy nông sản miền Tây đến cảng Sài Gòn lớn nhất Việt Nam đón
tàu biển khắp thế giới; từ bến Nhà Rồng là nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước
sang bến Bạch Đằng cho tàu du lịch trên sông…
Trên địa đầu tây bắc của thành phố là Địa đạo Củ Chi, căn cứ cách mạng với hệ
thống đường hầm như mạng nhện trong lòng đất, nổi danh cả trên thế giới. Quần
thể địa đạo và Đền Tưởng niệm Bến Dược bên sông Sài Gòn nay là một di tích lịch
sử - văn hóa với phong cảnh hữu tình, dòng sông thanh bình, vườn cây sum suê và
đồng lúa xanh bát ngát.
Rừng ngập mặn Cần Giờ án ngữ cửa sông Sài Gòn, nguyên là căn cứ của lực lượng
đặc công với những trận diệt tàu giặc lẫy lừng, đã trơ trụi vì bom đạn và chất
độc màu da cam. Nay những cánh rừng đước mênh mông đã được hồi sinh, trở thành Khu
Dự trữ Sinh quyển Thế giới, một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
Bạn cũng sẽ ngạc nhiên về một điểm sinh thái khác cách không xa trung tâm thành
phố là vườn cò Thủ Đức, trong một vùng quê sông nước êm ả, thanh bình, nơi
"đất lành chim đậu".
* Địa đạo Củ Chi
Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi
* Rừng ngập mặn Cần Giờ
Xã Lý Nhơn và Long Hòa, huyện Cần Giờ
- Du thuyền trên sông Sài Gòn
Xuất phát từ bến Bạch Đằng
* Vườn cò Thủ Đức
124/31, khu phố Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9
Đến,
đi lại bằng gì?
Sân bay Tân Sơn Nhất tọa lạc tại TPHCM là cảng hàng không quốc tế chính yếu của
Việt Nam củng chính là ga đi trong nước (Từ TPHCM đi các tỉnh và ngược lại ).
Từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TPHCM mất khoảng 20 phút đi xe taxi.
Từ các tỉnh miền Bắc đổ vào Nam các bạn củng có thể đi bằng đường sắt. Các
chuyến tàu liên tục trong năm phục vụ hành khách Bắc Nam, giá vé bạn có thể
tham khảo và đặt vé tại http://vetau.com.vn
Lựa chọn tiếp theo là đi xe khách từ các tuyến tỉnh đến TPHCM và ngược lại như
dịch vụ vận tải hành khách Mai Linh Express có mặt trên khắp Việt Nam và các
doanh nghiệp vận tải khác. Cuối cùng là đi bằng xe gắn máy.
Để vào TPHCM có rất nhiều lựa chọn đi lại cho bạn như: Xe taxi, xe buýt, xe ôm…
Giá vé xe búyt ở TPHCM rất rẽ, tuyến dài khoảng 5000 VNĐ và tuyến ngắn là 3000
– 4000 VNĐ. Vào các giờ cao điểm thì hơi chật vì khách đông còn giờ rỗi thì
thoải mái, ngồi suốt lộ trình trong …. Máy lạnh.
Xe taxi rong ruổi suốt ngày khắp các con đường mang bên hông là số điện thoại
của hãng taxi mà xe đó hoạt động. Các xe taxi ở TPHCM thường có giá như sau
12.000 VNĐ cho 1km đầu tiên, 10.000 cho những km tiếp theo và 8000 VNĐ cho km
thứ 10 trở lên, các hãng taxi lớn như Mai Linh Group, Taxi Future 8181818, Taxi
Vinasun, Vinataxi…
Xe ôm thì có mặt hầu như tất cả các con hẻm ở TPHCM và giá thì thỏa thuận giữa
hành khách và láy xe, thường thì 1km thì 5.000 VNĐ và 10Km thì khoảng 30.000Đ.
Mua sắm, giá cả
Hàng hóa thật phong phú, đủ màu sắc, đủ chủng loại, từ những vật dụng thông
thường hàng ngày cho đến những đặc sản nổi tiếng của mọi miền đất nước, từ hàng
sản xuất trong nước đến những nhãn hiệu quốc tế có uy tín trên thế giới. Cửa hàng
thường trang trí rất đẹp, nhất là các cửa hàng thủ công mỹ nghệ và thời trang,
mỗi cửa hàng như một tác phẩm nghệ thuật nho nhỏ.
Người Sài Gòn vẫn quan niệm "Buôn có bạn, bán có phường", nên tự phát
thành nhiều khu phố kinh doanh cùng một mặt hàng, rất dễ dàng cho khách xem và
lựa chọn. Cửa hàng kề nhau nên để giữ khách, người bán thường không nói thách
nhiều. Có cửa hàng bán giá nhất định. Tuy nhiên bạn vẫn cứ phải cảnh giác với
vấn đề giá cả và chất lượng, nhất là khi đi mua sắm trong chợ.
Bản thân thành phố là một trung tâm công nghiệp và đầu mối giao thương trong và
ngoài nước. Chợ Lớn đã nổi tiếng từ bao đời nay với tay nghề tiểu thủ công
nghiệp. Vì thế, không lạ khi hàng hóa ở đây rất dồi dào. Nhưng có lẽ bạn cũng
vẫn ngạc nhiên khi phát hiện việc tìm mua một đặc sản địa phương ở Sài Gòn có
khi còn dễ dàng hơn là tại chính nơi xuất xứ; hoặc phát hiện khá nhiều các sản
phẩm địa phương nay được sản xuất tại Sài Gòn với chất lượng cao hơn.
Ngày nay, khó có thể nói cái gì là đặc sản của thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng
chắc chắn hàng hóa phong phú và đa dạng ở đây sẽ làm hài lòng du khách gần xa.
Tại các chợ của TPHCM hầu hết các sản phẩm không được niêm yết giá bán. Đến
TPHCM bạn muốn mua sắm ở TPHCM bạn cần có ai đó rành về mua sắm đi cùng vì các
tiểu thương ở các chợ đội giá sản phẩm lên rất cao. Bạn củng có thể chọn việc
mua hàng tại các khu thương mại, siêu thị các hệ thống plaza trên khắp TPHCM vì
nó có giá chính thức và chắc chắn là khỏi sợ lầm.
Hệ thống chợ Tp.HCM
* Chợ Bến Thành, một biểu tượng của Sài Gòn, được xem là chợ bán lẻ lớn nhất
theo nghĩa bạn có thể tìm thấy tại đây đủ thứ mặt hàng, từ bình dân đến cao
cấp, đặc biệt hàng thực phẩm thuộc loại chọn lọc nhất.
* Chợ An Đông mới xây dựng, có sáu tầng, trang bị khá hiện đại, phong phú nhất
là hàng vải và hàng giả da.
* Bình Tây là chợ bán sỉ lớn nhất, không chỉ của thành phố mà cả phía Nam, là
đầu mối phân phối sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của Chợ Lớn, nông sản của đồng
bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên cùng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan…
đi khắp mọi miền đất nước. Chữ bán sỉ và bán lẻ ở đây được hiểu theo nghĩa rất
tương đối bởi vì thực tế các chợ lớn hay nhỏ đều có cả hai hình thức buôn bán
này.
*
Một đặc điểm nữa là thành phố có nhiều chợ chỉ chuyên bán một mặt hàng:
1. Chợ vải Soái Kình Lâm
2. Chợ hóa chất Kim Biên
3. Chợ gạo Trần Chánh Chiếu
4. Chợ thuốc lá Học Lạc, chợ gà Xóm Vôi
5. Chợ hoa Hồ Thị KỷChợ vật liệu xây dựng Trịnh Hoài Đức…
Bên cạnh chợ, Sài Gòn có phố chuyên doanh.
* Muốn mua đồ gỗ thông dụng, mời bạn đến phố Ngô Gia Tự. Nhưng đồ gỗ cao cấp,
thời trang hơn thì lại phải tìm đến các cửa hiệu trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Trong khi đó, phố đồ gỗ Cộng Hòa ở Tân Bình chủ yếu bán đồ nội thất chạm trỗ,
các loại tượng bằng gỗ quý.
* Trang trí nhà cửa thì có phố vật liệu trang trí đường Lý Thường Kiệt và Tô
Hiến Thành; phố hoa giả đường Ba Tháng Hai; phố màn rèm chăn gối trên đường Lê
Văn Sĩ và Lý Thái Tổ - Điện Biên Phủ; phố trang trí đám cưới ở cuối đường
Nguyễn Đình Chiểu…
* Phố thực phẩm Nguyễn Thông chuyên bán đồ hộp, nhưng rượu ngoại thì phải tìm
đến phố Hải Triều. Phố Tạ Uyên chuyên bán thịt quay đủ loại. Còn trái cây thì
nổi tiếng có Lê Thánh Tôn, Tân Định và Yết Kiêu.
* Phố quần áo kéo dài trên đường Cao Thắng và Nguyễn Đình Chiểu, trong khi phố
giày dép tập trung một đoạn đường Trần Huy Liệu cùng ở quận 3.
* Đồ cổ tập trung trên đường Lê Công Kiều, hàng lưu niệm khu Đồng Khởi, Lê Lợi
và Lê Thánh Tôn, thuốc Bắc khu Triệu Quang Phục, hàng mã đường Lương Nhữ Học,
đồ thờ đường Nguyễn Chí Thanh và Cách Mạng Tháng Tám…
Siêu thị và trung tâm thương mại
Tuy chỉ mới xuất hiện trong vòng vài năm trở lại đây, siêu thị tỏ ra có sức thu
hút lớn bởi mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng hàng ngày phong phú, chủng loại đa
dạng, mỗi mặt hàng có thể có đến hàng chục nhãn hiệu khác nhau giúp việc lựa
chọn hàng dễ dàng, chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng, nhất là bán theo
giá nhất định nên thuận lợi cho những người bận rộn, không có thời giờ đi khảo
giá thị trường. Trong lúc thời tiết nóng bức, đi mua hàng trong siêu thị máy
lạnh cũng đỡ phần mệt nhọc. Đa số các siêu thị đều có khu vực vui chơi dành
riêng cho các cháu.
Trung tâm thương mại không phổ biến bằng siêu thị, thường bán các loại hàng
tiêu dùng cao cấp, nhất là hàng ngoại nhập thuộc các nhãn hiệu nổi tiếng trên
thế giới, đồ nữ trang đắt tiền hay quà lưu niệm tinh xảo. Trái với chợ và siêu
thị là những nơi hàng hóa đầy ắp, các trung tâm thương mại thường chọn hàng
tinh hơn là theo số lượng, cách trưng bày sang trọng và hấp dẫn.
Siêu thị:
1. Hệ thống Siêu thị COOP Mart
2. Hệ thống Siêu thị Citimart
3. Hệ thống Siêu thị Maximart
4. Hệ thống Siêu thị Metro
5. Hệ thống Siêu thị Sài Gòn
6. Siêu thị Cora
7. Siêu thị Hà Nội
8. Siêu thị Super Bowl
Trung tâm Thương mại lớn:
1. TTTM Diamond Plaza
2. TTTM Saigontourist
3. TTTM Savico – Kinh Đô
4. TTTM Tax
5. TTTM Hùng Vương Plaza
6. TTTM Citi Plaza
Bảng thông tin giá cả tham khảo
* Nước Suối 5.000đ/ chai
* Internet 4.000đ/ giờ
* Cơm xuất 15000 – 40000vnđ/ đĩa
* Taxi 12.000Đ/KM
* Cafe 7000 – 60000 vnđ
* Xe buýt 3000 - 5000 vnđ/ tuyến
* Mì gói 7000 – 10000 vnđ/ tô
* Trứng gà 3000vnd/ trứng
Giá trên chỉ mang tính tham khảo có thể thay đổi.
Ăn
gì, ở đâu?
Là trung
tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất đa
dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc
với thế giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả
nước và thế giới, chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn.
Ngày
nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc
tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được
"Sài Gòn hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường
thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống. Chẳng hạn
như món canh chua Sài Gòn đã kết hợp cả cái chua- mặn của miền Bắc, cái cay
nồng ớt tươi của miền Trung và cái ngọt xởi lởi của miền Nam. Món bún bò Huế
được "cải biên" để bớt cay, thêm ngọt, thêm béo và thêm rau. Món bò
bít tết của phương Tây thì mỏng hơn, chín hơn, nhiều gia vị hơn và kèm rau
sống, đồ chua nhiều hơn…
Khuynh hướng gần đây tìm về những món dân dã chốn đồng quê, món ăn của thời
khẩn hoang mở cõi. Kể cả thực đơn của các nhà hàng sang trọng nay có cả món
chuột đồng rô ti, châu chấu chiên giòn, lươn hấp trái bầu, ếch xào lăn, cá rô
kho tộ, cá bống dừa kho tiêu… Món lẫu sành điệu phải đủ hai mươi mấy thứ rau
đồng nội như cù nèo, tai tượng, càng cua, bông so đũa, bông điên điển… Món
nướng thì nào là nướng than hồng, nướng trui, nướng mọi, nướng lu, nướng đất
sét… Và người Sài Gòn vẫn không ngừng sưu tầm để bổ sung vào thực đơn của mình
những món ăn đã một thời bị quên lãng cũng như những món mới từ khắp bốn phương
trời.
Ngoài ra ở Sài Gòn bạn cũng có thể tìm thấy đủ món ăn nhẹ của 3 miền, từ Hủ
Tiếu Nam Vang, Bún Bò Huế, đến Phở Hà Nội.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 641
khách sạn với 17.646 phòng
Hệ
thống khách sạn bao gồm từ những khách sạn cao cấp do các tập đoàn quốc tế hàng
đầu như Accor, Furama, Mariot hay Shareton quản lý, các khách sạn đã có quá
trình hoạt động cả trăm năm mà dịch vụ được ngay cả các vị nguyên thủ quốc gia,
các doanh nhân tầm cỡ khen ngợi, được các tổ chức quốc tế về du lịch trao tặng
nhiều giải thưởng và danh hiệu về chất lượng cao cho đến các khách sạn bình dân
đáp ứng nhiều nhu cầu linh động và đa dạng của khách.
Phần lớn các khách sạn đều chiếm những vị trí đẹp nhất
trong trung tâm thành phố, gần các khu thương mại, cận kề sân bay, nhà ga, bến
xe… Và đặc điểm chính là các khách sạn đều có tính chuyên nghiệp cao, từ cơ sở
vật chất và trang thiết bị cho đến các dịch vụ và phong cách phục vụ. Mỗi khách
sạn thường lựa chọn một ấn tượng riêng: Caravelle là khách sạn thương nhân
tuyệt hảo, Rex là "Ngôi nhà Việt Nam", Majestic với vẻ thanh lịch cổ
điển phương Tây, Bông Sen gây ấn tượng bằng ẩm thực "buffet gánh", Đệ
Nhất nổi tiếng với dịch vụ tiệc cưới… Ngay những khách sạn nhỏ cũng tạo phong
cách như sự phục vụ tận tâm, thân tình như trong gia đình, hay những dịch vụ
đáp ứng mọi yêu cầu nho nhỏ của khách.
Ngành khách sạn của thành phố Hồ Chí Minh có thể tự hào khi so sánh với các
nước trong khu vực.
Lưu ý khác
Khi đi du lịch tại TPHCM du khách chú ý các điểm sau:
* Không nên dạo phố quá khuya, vì bạn đi quá khuya có thể bị công an “rinh” về
phường hoặc bị “giang hồ” cướp hoặc “hỏi thăm sức khỏe”
* Không nên mua đồ ở các khu chợ “chồm hổm” và các vật dụng của các “đại ca”
bán hàng rong.
* Khi ra khỏi sân bay bạn nên chọn một chiếc taxi có uy tín như Taxi Airport
chẳng hạn. Tránh chọn các xe taxi không có logo kiểm sóat hoặc không có bộ đếm
cước. Tránh để bị lứa.
* Ở TPHCM nên hạn chế đi xe ôm vào ban đêm nếu bạn không rõ nơi mình đến là đâu
vì có thể bạn sẽ bị lừa hoặc hơn là bạn sẽ bị nguy hiểm.
Các Bảo Tàng Tại TP.HCM. Hồ Chí Minh
Bảo tàng
Phụ nữ Nam Bộ
Địa chỉ: 200 – 202 Đường Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu,
Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Email: bt.pnnb.svhtt@tphcm.gov.vn
Website: www.baotangphunu.com và www.womanmuseum.net
Tel/ (84.8) 39.327.130 – (84.8) 39.320.785
Năm thành lập: 1985
Sáng lập: Tổ nghiên cứu Lịch sử Phụ nữ Nam Bộ
Mục đích hoạt động: giữ gìn, giáo dục lòng yêu nước,
truyền thống tốt đẹp của phụ nữ miền Nam cho các thế hệ mai sau.
Nội dung chính: Lịch sử đấu tranh cách mạng và truyền
thống văn hóa của phụ nữ miền Nam
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa vàThể thao thành phố Hồ
Chí Minh
– Diện tích sàn khối nhà trưng bày: 3.699m2
– Diện tích sàn kho kiểm kê bảo quản phụ vụ nghiêm cứu:
2.933,33m2
– Diện tích khối Hành chánh: 312m2
Bộ sưu tập hiện vật hoàn chỉnh 23
Trưng bày 27 chuyên đề trưng bày cố định và nhiều trưng
bày chuyên đề và lưu động về lịch sử chống ngoại xâm và bảo vệ, phát huy di sản
văn hóa dân tộc của phụ nữ miền Nam.
Khách tham quan: 100.000 lượt khách tham quan trong và
ngoài nước, đặc biệt là ở các tỉnh thành phía Nam.
Xuất bản: 30 ấn phẩm về phụ nữ miền Nam.
Quan hệ quốc tế: Nhật Bản, Bỉ, Hà Lan, Trung Quốc, Ý, Đức,
Úc, Venezuela, Ấn độ… Ký chương trình hợp tác với trung tâm ký ức lịch sử
quốc gia Colombia.
Chương trình đặc biệt kỷ niệm 25 năm thành lập bảo tàng:
họp mặt giao lưu phụ nữ tiêu biểu miền Nam, xây dựng phim và xuất bản sách về
25 năm xây dựng và phát triển bảo tàng, trưng bày “Phụ nữ Sài Gòn – Gia Định
trong Tổng tiến công năm 1975“.
Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Của Bảo Tàng Phụ Nữ Nam Bộ
Ra đời ngày 29/4/1985, đến nay Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ –
số 200-202 đường Võ Thị Sáu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ
Chí Minh đã trở thành một địa chỉ quen thuộc với khách tham quan trong nước, nhất
là các tầng lớp phụ nữ và khách nước ngoài đến tham quan Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiền thân của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ là Nhà Truyền thống
Phụ nữ Nam Bộ được xây dựng theo tâm nguyện và ý chí của các thế hệ phụ nữ đi
trước nhằm giữ gìn, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của Phụ nữ Việt
Nam cho các thế hệ mai sau.
Được sự chấp thuận của Bộ Chính trị và Ban Bí thư
Trung ương Đảng, tháng 01 năm 1983 Tổ nghiên cứu Lịch sử Phụ nữ Nam Bộ (gọi tắt
là Tổ Sử Phụ nữ Nam Bộ) được thành lập. Tổ Sử Phụ nữ gồm 13 nữ cán bộ lão thành,
đa số đã nghỉ hưu, tự nguyện tham gia công tác Tổng kết Lịch sử phong trào phụ
nữ Nam Bộ, do bà Nguyễn Thị Thập – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng khóa 2, 3, 4;
nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (từ
năm 1956 đến năm 1974) phụ trách.
Với tinh thần làm việc khẩn trương của Tổ Sử Phụ nữ
Nam Bộ, ngày 29/4/1985, nhân kỷ niệm 10 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng,
thống nhất đất nước Nhà Truyền thống Phụ nữ Nam Bộ được khánh thành với diện tích
200m2 gồm 6 phòng trưng bày chuyên đề. Hoạt động chưa đầy một năm, Nhà
Truyền thống Phụ nữ Nam Bộ đã đón hơn 100.000 lượt khách tham quan trong và ngoài
nước, đặc biệt là ở các tỉnh thành phía Nam.
Song thực tế cho thấy với một diện tích trưng bày khiêm
tốn như trên, Nhà Truyền thống Phụ nữ Nam Bộ không thể nào chuyển tải hết nội
dung cũng như thể hiện được các mặt tiêu biểu, đặc thù của phụ nữ miền Nam
trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Do đó, ngày 8/3/1986 được
Trung ương Đảng và nhà nước cho phép, Tổ Sử Phụ nữ Nam Bộ khởi công xây dựng bảo
tàng mới có diện tích 3.000m2 với sự ủng hộ tích cực về tiền bạc, vật tư của
các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các cá nhân, kiều bào… của Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh, thành.
Trong 4 năm (1986-1990) vừa lo vận động kinh phí, vừa
thi công xây dựng, vừa tích cực sưu tầm tư liệu, hiện vật và biên soạn quyển “Truyền
thống đấu tranh cách mạng của Phụ nữ Nam Bộ thành đồng” là một nỗ lực rất lớn của
Tổ Sử Phụ nữ Nam Bộ và của lớp cán bộ trẻ đầy tâm huyết với việc cho ra đời một
bảo tàng về Phụ nữ Nam Bộ. Đây là một bảo tàng được xây dựng theo phương thức xã
hội hóa đầu tiên ở Việt Nam.
Ngày 18/5/1990, lễ khánh thành Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ được
tổ chức trọng thể trong không khí tưng bừng cả nước kỷ niệm lần thứ 100 Ngày
sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/1990). Bảo tàng có diện tích sử dụng
5.410,5m2, một hội trường có sức chứa gần 1.000 người, hệ thống kho bảo quản trên
700m2. Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí
Minh, Sở Văn hóa Thông tin (nay là Sở Văn hóa và Thể thao) và sự hỗ trợ của Cục
Di sản Văn hóa, tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, đồng bào ở các địa phương,
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã từng bước trưởng thành và khẳng định được vị trí
trong hệ thống bảo tàng cả nước. Hơn 37 năm hoạt động, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ có
nhiều nỗ lực chủ động sáng tạo trong các mặt công tác chuyên môn nhằm giáo dục
truyền thống của Phụ nữ Việt Nam cho công chúng và trở thành điểm đến – nơi họp
mặt truyền thống, giao lưu, sinh hoạt văn hóa… của các thế hệ Phụ nữ Việt Nam.
Tính đến tháng 6/2022, Bảo tàng hiện quản lý 44.108 hiện
vật và tài liệu khoa học. Trong đó hơn ½ là hiện vật loại hình chiến tranh cách
mạng và ½ là hiện vật văn hóa bao gồm nhiều chất liệu. Các hiện vật được chia
thành 24 bộ sưu tập theo chủ đề hoặc theo chất liệu, trong đó có 6 bộ sưu tập
hiện vật quí hiếm. Hầu hết hiện vật được bảo quản theo đúng hướng dẫn của Cục
Di sản Văn hóa theo từng chất liệu với ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Ngoài
ra, Thư viện của bảo tàng có trên 12.000 đầu sách chuyên đề về phụ nữ và hàng
ngàn sách báo, tạp chí.
Đối với hệ thống trưng bày, ngoài trưng bày 11 chuyên đề
cố định trước đây, gắn với dự án “Cải tạo, mở rộng Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ” phòng
trưng bày mới sau khi mở rộng diện tích trưng bày sẽ giới thiệu đến khách tham
quan 27 chuyên đề đa dạng về nội dung và hình thức phù hợp với nhu cầu của công
chúng và xu hướng phát triển của hệ thống Bảo tàng trong nước và khu vực. Từ năm
2018 cho đến nay, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ từng bước thực hiện ứng dụng công nghệ
trong trưng bày Bảo tàng tại các phòng trưng bày của Bảo tàng, là Bảo tàng đầu
tiên của Thành phố Hồ Chí Minh ứng dụng công nghệ trưng bày thực tế ảo 3D/3600.
Bên cạnh việc sưu tầm tư liệu, hiện vật về những đóng
góp của phụ nữ miền Nam trong chống ngoại xâm, Bảo tàng đã chú trọng sưu tầm tư
liệu, hiện vật về những đóng góp của Phụ nữ miền Nam trong bảo tồn phát huy di
sản văn hóa của dân tộc. Trong đó, có hiện vật văn hóa phi vật thể liên quan đến
lễ hội, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng, làng nghề truyền thống… Đến
nay, Bảo tàng đã có nhiều bộ sưu tập: áo dài, chóe, trang phục, trang sức, dụng
cụ nhà bếp, đồ dùng trong sản xuất nông nghiệp lúa nước… Đó là, chưa kể hàng trăm
giờ ghi hình phim tư liệu về văn hóa phi vật thể: dân ca, làng nghề truyền thống,
lễ hội thờ Bà (Mẫu)…
Bảo tàng đã sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, in ấn và
xuất bản 30 đầu sách về phụ nữ miền Nam, trong đó có quyển “Phụ nữ Nam Bộ thành
đồng” tổng kết phong trào đấu tranh của phụ nữ Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến
(đã tái bản lần thứ ba), “Di tích danh thắng Lịch sử Văn hoá Phụ nữ Việt Nam”, “Truyện
tích huyền thoại Phụ nữ Việt Nam” v.v… phối hợp với Đài truyền hình Thành phố Hồ
Chí Minh và xưởng phim Giải Phóng thực hiện 5 bộ phim tư liệu về Nhà truyền thống
Phụ nữ Nam Bộ, “Chân dung người mẹ miền Nam”, nữ tù chính trị và nữ thanh niên
xung phong đạt giải thưởng cao, phim tư liệu “Chân dung Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
Thành phố Hồ Chí Minh” phối hợp cùng Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu. Công tác nghiên
cứu khoa học được Bảo tàng quan tâm với hàng chục đề tài nghiên cứu liên quan đến
vai trò người phụ nữ trong kháng chiến cũng như trong gìn giữ và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc.
Trong quá trình đi sưu tầm tư liệu, hiện vật, tiếp xúc
nhân chứng lịch sử và một số hoạt động khác, Bảo tàng đã góp phần tác động tích
cực đến việc giải quyết chính sách cho những người có công với nước, chính sách
xã hội đối với cựu nữ tù chính trị nữ thanh niên xung phong,… cụ thể, là việc đề
nghị tỉnh Tiền Giang lập nhà lưu niệm Bà Nguyễn Thị Thập, đề xuất phong tặng
danh hiệu anh hùng cho liệt sĩ Bé Sáu ở Tiền Giang, vận động các nhà hảo tâm đóng
góp xây dựng 14 nhà tình thương, tình nghĩa cho các đối tượng phụ nữ nghèo ở một
số tỉnh. Năm 2010, được sự hỗ trợ của công ty Golf Long Thành, Bảo tàng Phụ nữ
Nam Bộ đã xây dựng 100 căn Nhà tình nghĩa cho phụ nữ khó khăn tại các tỉnh, thành
miền Nam với tổng giá trị là 5 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2011 Bảo tàng đã phối hợp cùng Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện dự án “Nghiên cứu, sưu tầm,
trưng bày tư liệu về Bà mẹ Việt Nam anh hùng Thành phố Hồ Chí Minh”, Bảo tàng đã
cập nhật, viết thông tin 1.902/1.971 Bà mẹ (thời điểm năm 2011) và sưu tầm
1.413 hiện vật gốc của các Mẹ. Công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế được Bảo tàng
chú trọng và đạt được nhiều kết quả. Bảo tàng đã đưa hiện vật đi trưng bày ở các
nước Bỉ, Hà Lan, phối hợp với Bảo tàng Chihiro (Nhật Bản) trưng bày chủ đề “Mẹ
vắng nhà” (sưu tập tranh của cố nữ hoạ sĩ Chihiro sáng tác từ cảm xúc đọc tác
phẩm “Người mẹ cầm súng” của nhà văn Nguyễn Thi), trưng bày búp bê truyền thống
Nhật Bản, trưng bày hàng thủ công mỹ nghệ của Colombia tại Bảo tàng. Cán bộ Bảo
tàng còn tham gia hội nhị, hội thảo quốc tế về bảo tàng khu vực Đông Nam Á do Hội
đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM) tổ chức tại Lào và Cam pu chia (năm 2006), hội nghị
quốc tế lần I về bảo tàng phụ nữ tại Italy với sự tham gia của đông đảo đại biểu
từ 23 bảo tàng phụ nữ trên thế giới (năm 2008). Thăm và trao đổi kinh nghiệm với
Trung tâm Ký ức Lịch sử Quốc gia Colombia (2018) và Ký kết Biên bản ghi nhớ Hợp
tác với Colombia 5 năm (2021- 2025). Qua sự trao đổi, hợp tác, Bảo tàng đã có dịp
giới thiệu về truyền thống của phụ nữ Việt Nam nói riêng và lịch sử văn hoá dân
tộc nói chung với bạn bè thế giới.
Từ khi thành lập đến nay, tập thể cán bộ công chức Bảo
tàng đã không ngừng học tập, phấn đấu vươn lên mọi mặt về năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ, trình độ chính trị và quản lý. Với những thành tích đạt được, năm
1998, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
do Nhà nước trao tặng và liên tục nhiều năm liền nhận bằng khen của Bộ Văn hoá
thông tin và bằng khen UBND TP.HCM; Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu của Uỷ ban Nhân dân
Thành phố (2011 – 2019); Cờ thi đua của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
(2013 – 2021). Ngày nay, đội ngũ cán bộ Bảo tàng đang cố gắng phấn đấu đáp ứng
yêu cầu của xu thế hội nhập và phát triển ngành bảo tàng nói riêng và sự nghiệp
bảo tồn di sản văn hoá nói chung.
Nguồn: https://baotangphunu.com/gioi-thieu/
Bảo tàng
Thành phố Hồ Chí Minh:
Lưu dấu một phần lịch sử Sài Gòn xưa
Nằm trong tòa nhà cổ hơn 100 năm tuổi, Bảo tàng Thành
phố Hồ Chí Minh là công trình kiến trúc tuyệt đẹp và là điểm đến thú vị cho những
ai muốn tìm hiểu về lịch sử của thành phố - thủ phủ phương Nam.
Du khách tham quan Bảo tàng
Thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình hơn trăm năm tuổi
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (65 Lý Tự Trọng, quận
1, thành phố Hồ Chí Minh) có diện tích gần 2ha, được giới hạn bởi bốn con đường
ở bốn phía. Công trình được khởi công xây dựng năm 1885 và hoàn thành năm 1890
theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux. Ban đầu, đây là Bảo
tàng Thương mại - nơi trưng bày những sản vật trong nước. Nhưng khi xây xong,
tòa nhà trở thành tư dinh của Phó Toàn quyền Đông Dương Henri Eloi Danel, sau
này là dinh của các Phó Toàn quyền Đông Dương và cuối cùng là Thống đốc Nam Kỳ.
Chỉ riêng năm 1945, tòa nhà đã nhiều lần thay đổi chủ
nhân. Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, Thống đốc người Nhật Yoshio Minoda
chiếm dinh. Tháng 7 năm đó, Khâm sai Nam Bộ Nguyễn Văn Sâm tới ở nhưng chưa
được bao lâu thì ngày 25-8-1945, lực lượng cách mạng đã vào hạ cờ quẻ ly, kéo
cờ đỏ sao vàng. Tòa nhà trở thành trụ sở Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ, rồi
Ủy ban Nhân dân Nam Bộ. Ngày 10-9-1945, Trung tá B.W. Roe (Phái bộ quân sự Anh)
chiếm dinh, buộc Ủy ban Nhân dân Nam bộ chuyển về dinh Đốc lý (nay là trụ sở Ủy
ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh).
Sau hiệp định Genève năm 1954, Ngô Đình Diệm dùng tòa
nhà này làm dinh Quốc khách. Ngày 27-2-1962, dinh Độc Lập bị ném bom, Ngô Đình
Diệm dời phủ Tổng thống sang đây. Ngày 1-11-1963, chính quyền Ngô Đình Diệm bị
lật đổ. Năm 1966, sau khi dinh Độc Lập được xây lại, tòa nhà này trở thành trụ
sở của Tối cao Pháp viện. Năm 1978, tòa nhà này trở thành Bảo tàng Cách mạng
Thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 1999 đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí
Minh.
Công trình Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh gồm tòa nhà
chính 2 tầng với diện tích 1.700m2 và tòa nhà ngang phía sau. Bố cục kiến trúc
đăng đối, mang phong cách cổ điển phục hưng với khối sảnh là điểm nhấn ở giữa,
hai cánh trải dài hai bên cùng hàng cột ionic - một dạng thức kiến trúc kinh
điển của châu Âu. Kiến trúc công trình có sự kết hợp Âu - Á: Mặt tiền mang nét
Tây phương với nhiều phù điêu mang biểu tượng thần thoại Hy Lạp nhưng phần mái
lại mang dáng dấp Á Đông. Do mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương
mại nên hai bên cửa chính có 2 cột trụ trang trí tượng nữ thần Thương nghiệp và
Công nghiệp. Năm 1943, Thống đốc Nam Kỳ Ernest Thimothée Hoeffel cho phá bỏ hai
tượng này để xây dựng mái hiên như ngày nay.
Không gian “Văn hóa Sài Gòn
- Thành phố Hồ Chí Minh” trong bảo tàng.
Niềm tự hào của thành phố mang tên
Bác
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh có 9 không gian trưng
bày chuyên đề cố định, mỗi không gian là một câu chuyện xuyên suốt tiến trình
lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Ở phòng Thiên nhiên - Khảo cổ, du khách
có thể chiêm ngưỡng những di vật cổ như: Rìu đá, cuốc đá, trang sức, đồ minh
khí... Phòng Địa lý - Hành chính tái hiện sự phát triển của thành phố từ một
vùng đất hoang sơ đến đô thị thành lũy kiểu phương Đông dưới thời Nguyễn rồi
chuyển sang hình thái đô thị phương Tây thời Pháp thuộc, và cuối cùng là diện
mạo hiện đại ngày nay. Ngoài ra, tại đây còn có các bản đồ cổ về lịch sử hơn
300 năm hình thành và phát triển thành phố...
Đặc biệt, không gian “Văn hóa Sài Gòn - Thành phố Hồ
Chí Minh” cho thấy sự phong phú, đa dạng về văn hóa - nét đặc thù của mảnh đất
phương Nam. Nơi đây trưng bày những nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc:
Việt, Chăm, Hoa, Khmer và sự hợp lưu văn hóa làm nên vùng đất Sài Gòn...
Trong cuốn sổ lưu niệm của bảo tàng còn lưu lại những
cảm xúc của du khách. Rachel - một du khách người Mỹ đã viết: “Xin cảm ơn nhân
dân Việt Nam về chuyến du lịch văn hóa - lịch sử đầy ngạc nhiên và ngưỡng mộ.
Tôi sẽ không bao giờ quên lòng tốt và sự hiếu khách của các bạn”. Chị Trần Thị
Nhẫn, quê ở Bến Tre, hiện sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ:
“Tôi sinh sống, học tập và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh gần 20 năm nhưng
đây là lần đầu tiên tôi tới bảo tàng này. Có rất nhiều điều thú vị khiến tôi
hiểu và yêu thành phố này hơn”.
Với những giá trị được gìn giữ, Bảo tàng Thành phố Hồ
Chí Minh không chỉ là một di sản kiến trúc đô thị mà còn là một phần lịch sử
đầy tự hào của đô thị Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh.
Bảo Tàng
Lịch Sử Việt Nam Chi Nhánh TP.Hồ Chí Minh
I/
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Đến khu
vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn, có một tòa nhà đồ sộ, uy nghi nằm bên trái, kiến
trúc theo lối Á Đông đó là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đây là một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở Việt Nam, đã thu hút nhiều tầng
lớp nhân dân cũng như hàng vạn khách tham quan Quốc tế .
Theo các tài liệu chúng ta được biết vào ngày 24-11-1927, thống đốc Nam Kì B.de
la Brosse đã kí quyết định xây dựng 1 bảo tàng lấy tên là “Bảo tàng Nam Kì” có
tính chất như là Bảo tàng mỹ thuật, lịch sử, khảo cổ và dân tộc đều chịu sự
kiểm soát của thống đốc Nam Kì. Ngày 1-1-1929, bảo tàng được khánh thành mang
tên Museé Blauchard de la Brosse.
Năm 1945, khi cách mạng tháng tám thành công tại Sài Gòn, chính quyền Cách mạng
đổi tên thành Bảo tàng Gia Định. Bảo tàng lại thay đổi và có tên làViện bảo
tàng quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn” từ năm 1956 – 1975. Sau ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng, theo quyết định số 235 – QĐUB của Uy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh kí ngày 23-9-1979, bảo tàng được chính thúc mang tên “Bảo tàng Lịch sử
Việt Nam – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh” cho đến ngày nay.
Căn cứ nhiệm vụ, chức năng đã được ghi trong quyết định của UBND thành phố, bảo
tàng Lịch sử Việt Nam–thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước vừa cải tạo, xây dựng
và phát triển, vừa tiếp thu, kế thừa có chọn lọc thành quả của các thời kì
trước, để đáp ứng nhu cầu phục vụ trước mắt và đầu tư nghiên cứu lâu dài, xây
dựng nên Bảo tàng Lịch sử Việt Nam–chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh quy mô và
tầm cỡ của một bảo tàng quốc gia.
Hiện nay, Bảo tàng trưng bày giới thiệu các
phần chính như sau: Lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam, các
chuyên đề về lịch sử, văn hoá của khu vực phía Nam đất nước và một số nước châu
Á … trải qua 16 phòng:
+
Phòng 1: Thời đại nguyên thủy
+ Phòng 2: Thời đại Hùng Vương
+ Phòng 3: Thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc (thế kỉ I – thế kỉ X)
+ Phòng 4: Mộ xác ướp xóm cải (TP.HCM)
+ Phòng 5: Thời Lý (thế kỉ XI – thế kỉ XIII)
+ Phòng 6: Thời Trần (thế kỉ XIII – thế kỉ XIV)
+ Phòng 7: Thời Lê (thế kỉ XV – thế kỉ XVII)
+ Phòng 8: Thời Tây Sơn (thế kỉ XVIII)
+ Phòng 9: Thời Nguyễn và phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp (thế kỉ XIX
– đầu thế kỉ XX)
+ Phòng 10: Gốm cổ Việt Nam và các nước châu Á
+ Phòng 11: Văn hóa Oc Eo (thế kỉ I – thế kỉ VI)
+ Phòng 12: Nghệ thuật DBSCL (thế ki VII – thế kỉ XIII)
+ Phòng 13: Bến Nghé – Sài Gòn
+ Phòng 14: Nghệ thuật Chămpa
+ Phòng 15: Thành phần dân tộc Việt Nam
+ Phòng 16: Tượng Phật Việt Nam và các nước châu Á
II/
KIẾNTRÚC BẢO TÀNG:
***
PHÒNG 1: THỜI ĐẠI NGUYÊN THỦY***
Nước Việt
Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, là một trong những nơi loài người xuất hiệt rất sớm.
Những chiếc răng vượn người tìm thấy ở hang Thẩm Khuyên, Hang Hùm (Yên Bái),
Thẩm Hai (Lạng Sơn) cùng vời những công cụ đá ghè đẻo thô sơ ở núi Đọ, núi Nuông
(Thanh Hóa), ở Hàng Gòn, Dầu Giây (Đông Nai), núi Đất … đã chứng thực con người
đã có mặt tại Việt Nam giai đoạn tối cổ cách đây 30 vạn năm. Di cốt người hiện
đại (homo Sapiens) ở hang Kéo Lèng (Lạng Sơn), hang Soi Nhụ (Quảng Bình) với
nền văn hoá hậu kì đá cũ Sơn Vi, cách ngày nay từ 10.000 – 40.000 năm
Bước vào thời đại đá mới cách nay 10.000 năm, chủ nhân văn hóa miền núi, văn
hóa ven biển, bên cạnh việc săn bắt và hái lượm đã biết trồng trọt câu ăn trai,
rau củ …. Bước phát triển kinh tế hái lượm sang kinh tế trồng trọt kéo theo một
loạt những thành quả văn hóa, kỹ thuật khác như công cụ đã được mài thành những
mảnh gốm thô tìm được từ các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn …
Người Việt cổ bắt đầu sống định cư ổn định với xu thế tiến dần xuống miền trung
du và đồng bằng ven biển, khi đến tham quan ở phòng 1 thì ta thấy bản đồ di
tích xưa nhất của người Nguyên Thủy. Cho đến nay các di tích đó được tìm thấy
nhiều trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất ở 3 khu vực: Đông Nam Phi, Đông
Nam Á và Tây Nam Á.
Ở châu Phi tìm thấy hóa thạch của người vượn và công cụ đá có niên đại sớm
nhất, cách nay vài triệu năm. Vùng Đông Nam Á có các di tích răng người và di
cốt dạng người đi thẳng, niên đại khoảng 500.000 – 400.000 năm cách ngày nay.
Khu vực Tây Nam Á có những di tích có niên đại muộn hơn vào khoảng 100.000 năm,
với các hóa thạch dạng người cổ Nêanđectan. Và khắp nơi trên thế giới, cách nay
khoảng 50.000 – 40.000 năm, người hiện đại được hình thành.
+ Mô hình đầu người vượn Bắc Kinh Trung Quốc (Sianthope) cách nay khoảng
400.000 năm, hiện vật được làm lại, được tìm thấy vào năm 1927 tại Chu Khẩu
Điếm. Đây là dạng người đi thẳng, sử dụng tay phải thuần thục hơn tay trái, có
thể tích não gần với người hiện đại. Ngoài ra, ta còn tìm thấy được bếp lửa và
công cụ đá.
+ Mô hình đầu người cồ Nêanđectan cách nay khoảng 100.000 – 40.000 năm, được
phát hiện vào năm 1856 tại Neandectan – Đức. Họ biết làm ra lửa, cư trú ở những
thời tiết khắc nghiệt, sẽ phát triển tiếp thành người hiện đại
+ Tranh người Nguyên Thủy dùng lửa săn thú và chế tạo công cụ: khoảng năm
150.000 – 100.000 năm cách nay, con nguời đã biết làm ra lửa bằng cách cọ xát.
Lửa là 1 thành tựu văn hóa quan trọng của loài người, vì vậy con người được
tách hẳn ra khỏi thế giới động vật
+ Tủ công cụ đá thuộc văn hóa Sơn Vi, được tìm thấy năm 1968, cho đến nay đã
được phân bố rộng rãi ở vùng trung du, thềm phù sa cổ … di tích người vượn ở Lạng
Sơn hay công cụ đá ở núi Đọ (Thanh Hóa), Đồng Nai, Sông Bé phát hiện năm 1960,
đó là núi Badan. Trên núi có hàng vạn công cụ đá, kỹ thuật ghè đẻo rất vụng về
thô sơ .
+ Ở Việt Nam, số lượng di tích thuộc thời đồ đá tập trung dày đặc ở các khu vục
miền núi phía Bắc ( Hòa Bình), ven biển Đông Bắc (Quảng Ninh), ven biển miền
Trung (Quỳnh Văn), lưu vực sông Đồng Nai … đã biết trồng lúa nước ở nhiều địa
bàn khác nhau. Cùng với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những nơi có
nền văn minh nông nghiệp sớm nhất thế giới
+ Răng của người Nguyên Thủy tìm thấy ở Hang Hùm(Yên Bái) cách nay 140.000 năm
+ Hộp hình núi Đất (Long Khánh – Đồng Nai) như rìu tay công cụ chặt nạo.
+ Tủ hiện vật văn hóa Hòa Bình ở Hang Đồng Đội, Hang Phúc Lương, cách nay
khoảng 10.000 năm, được phát hiện từ những năm 1924–1926. Các loại ốc là thức
ăn chủ yếu của người Hoà Bình vì vỏ ốc đóng thành từng lớp dày trong hang. Họ
hay dùng thổ hoàng để vẽ hay bôi lên thân mình. Nền văn hoá này được tìm thấy
khắp vùng Đông Nam Á.
+ Tủ hiện vật Bắc Sơn, cách nay khoảng 8000 năm được nảy sinh trong lòng văn
hóa Hoà Bình. Trong một số hang nơi đây có những hình vẽ mặt người, đầu thú …
có lẽ phản ánh tín ngưỡng vật tổ của người nguyên thủy
+ Tủ hiện vật cầu sắt, phát hiện năm 1976 tại Xuân Lộc – Đồng Nai, phổ biến với
rìu đá mài tam giác, cách nay 5000 năm
+ Di tích Khe Tong (Quảng Bình) và mộ Cồn Sò Điệp Đa Bút (Thanh Hoá), cách nay
từ 5000 – 4000 năm được khai quật năm 1963 cho thấy những cồn này vừa là nơi cư
trú, vừa là khu mộ táng có mộ huyệt tròn chôn người chết bó ngồi
+ Hình vẽ minh hoạ cách buộc rìu đá, được buộc vào một cán tre hay gỗ, để sử
dụng dễ dàng hơn trong đời sống hàng ngày
+ Hang Con Moong (thời đại đá mới)
+ Mô hình hang phố Bình Gia (Lạng Sơn), là nơi tìm thấy di tích đầu tiên của
người vượn Việt Nam. Vào giai đoạn cuối cùng của thời đại đồ đá, mật độ phân bố
di tích cao hơn, các di tích có diện tích rộng hơn; chứng tỏ xóm làng đông đúc,
dân số phát triển nhanh .
Như vậy, nhìn chung vào thời nguyên thủy, bằng lao động sáng tạo của mình, con
người đã từng bước cải tạo thiên nhiên và cải tạo chính mình, đã tạo nên tiền
đề cho một thời đại rực rỡ trong lịch sử loài người thế giới trong đó có dân
tộc Việt Nam.
***
Phòng 2: THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG***
Là thời kì dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Xã hội nguyên
thủy đã chuyển sang sự phân hóa giai cấp. Đây cũng là thời kì xây dựng nền văn
minh nông nghiệp, xây dựng lối sống, tính cách và truyền thống Việt Nam. Thời
đại kim khí cách nay khoảng 4000 – 2000 năm hình thành nền văn hóa sông Hồng ở
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
+
Tủ hiện vật văn hóa Phùng Nguyên (Vĩnh Phú) gồm bộ sưu tập rìu đá tứ giác từ
nhỏ đến lớn, một số vòng đeo tay bằng đá, bi gốm, bàn mài, và những cục rỉ đồng
+ Tủ hiện vật các thời kim khí các tỉnh phía Bắc: trưng bày sưu tập các mũi
gíao, lao, kiếm, mũi tên, dao găm, tấm che ngực, khuôn đúc dao găm, tượng người
cõng nhau thổi kèn …
+ Mũi tên đồng, lưỡi cày đồng tìm thấy ở Cổ Loa (Hà Nội): mũi tên đồng là loại
mũi tên có đầu 3 cạnh và chuôi dài để cắm vào tên. Lưỡi cày đồng thời kì này có
hình dáng hình cánh bướm, tam giác, trái tim … được sử dụng cùng với sức kéo
của súc vật.
+ Trưng bày những hiện vật đồng đặc trưng cho văn hoá Đông Sơn: rìu lưỡi xéo,
rìu lưỡi xòe cân, dao găm, lưỡi cày đồng, một số khuôn đúc … cho ta thấy được ở
giai đoạn này nghề đúc đồng và luyện kim đã phát triển mạnh mẽ
+ Trống đống Hoàng Hạ – Đông Sơn: là loại trống đẹp nhất, cổ xưa nhất cũng là
nguồn gốc của những loại trống khác đồng thời nó cũng tượng trưng cho thời đại
vua Hùng, được tìm thấy vào năm 1937, là một trong bốn loại trống có niên đại
sớm nhất ( trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa, Sông Đà). Trống có chiếu cao 61,5cm
đường kính mặt trống 79cm, giữa mặt trống có ngô sao nổ 16 cánh, từ trong ra
ngoài có 15 vành hoa văn, có nhiều loại hoa văn nhưng đặc trưng nhất là vành
hoa văn 14 con chim mỏ dài, chân dài bay ngược chiều kim đồng hồ, đó là chim
Lạc. Thân trống chia làm 3 phần: tang trống phình ra, thân thắt lại hình trụ,
chân choải ra hình chóp nón cụt. Miền Bắc Việt Nam được xem là trung tâm xã hội
và truyền bá sớm nhất của trống đồng Đông Sơn
+ Mô hình quan tài hình thuyền Việt Khê (Hải Phòng): được làm bằng thân cây
lớn, khoét rỗng. Khi các nhà khảo cổ học tìm thấy thì bên trong nó chứa 107
hiện vật tùy táng trong đó có 97 hiện vật đồng thau như: vũ khí, đồ dùng sinh
hoạt, trang sức , tượng người, nhạc khí …
+ Thạp đồng Đạo Thịnh Yên Bái, đây chỉ là hiện vật được làm lại, nhưng cũng thể
hiện được sự tự hào về đúc đồng của người Việt Nam Thạp cao 81cm, đường kính
thân lớn nhất 70cm, nắp thạp cao 15,5cm, đường kính 64cm đã được sử dụng làm
quan tài
+ Ta thấy thêm ảnh của tượng thú nhung Đồng Đậu: đã tìm thấy khá nhiều xương
các loại gia súc, gia cầm … nói lên được nghề chăn nuôi phát triển và gắn bó
chặt chẽ với nông nghiệp trồng trọt
+ Hiện vật dốc Chùa (Sông Bé): gồm các loại khuôn đúc, rìu, gíao đồng, rìu và
đục bằng đá, vòng tay đá, dọi se chỉ bằng gốm … đã tìm thấy một số lượng khuôn
đúc đồng nhiều nhất Đông Nam Á
+ Hiện vật rạch Núi (Long An) và cù lao Rùa (Sông Bé): gồm các mảnh gốm của đồ
đựng, rìu, cuốc đá, dao đá … một số công cụ như lưỡi mai bằng yếm rùa, công cụ
mũi nhọn bằng xương thú
+ Chum giồng cá Vồ (Cần Giờ): có diện tích lớn và mật độ phân bố dày đặc. Chiếc
chum trưng bày ở đây có kích thước khá lớn, cao 65cm, đường kính miệng chum là
40cm không có nắp đậy, còn chứa nhiều đồ trang sức bằng đá và thủy tinh
Hiện vật Phú Hòa (Đồng Nai) và văn hóa Sa Huỳnh (Quãng Ngãi): tìm thấy ở những
ngôi mộ ven biển miền Trung và Đông Nam Bộ, bên trong gồm có các công cụ bằng
sắt, đồ trang sức nhưng không thấy dấu vết của cốt người
***Phòng
3: THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(THẾ KỈ I – THẾ KỈ X)***
Sau thất bại của An dương Vương trong kháng chiến chống Triệu Đà (179 trước
Công Nguyên) đất nước Việt Nam bị các thế lực phong kiến phương Bắc kế tiếp
nhau cai trị và thực hiện âm mưu đồng hóa dân Việt.
Chúng ra sức vơ vét tất cả các báu vật lạ ở phương Nam (ngà voi, ngọc trai …),
tô thuế nặng nề, chiếm đất lập trang trại, nắm độc quyền sản xuất và mua bán
muối, sắt, đồng thời hàng trăm cuộc khởi nghĩa chống xâm lược của nhân dân ta,
khởi đầu bằng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40) đến chiến thắng Bạch
Đằng (năm 938)
Đến với phòng trưng bày này ta thấy bản đồ tái hiện các phong trào chống xâm
lược của phương Bắc :
+ Năm 40: Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Đông Hán
+ Năm 248: Triệu Thi Trinh khởi nghĩa chống quân Ngô
+ Năm 542 – 548: Lý Bí đã đánh tan bọn đô hộ nhà Lương, giảnh độc lập được 65
năm, lập nên nước Vạn Xuân, xưng Lý Nam Đế
+ Năm 550 – 602: Triệu Quang Phục kế nghiệp vua Lý Nam Đế chống Lương, xưng là
Triệu Việt Vương, giữ chủ quyền trong 52 năm
+ Năm 687: Khở nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến chống lại sự cai trị của nhà Đường
+ Năm 722: Sự đô hộ của nhà Đường sụp đổ do cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, đóng
đô ở Vạn An, xưng Mai Hắc Đế
+ Năm 766 – 791: Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng) lãnh đạo nhân dân chống quân nhà
Đường
+ Năm 906 – 930: Khúc Thừa Dụ xưng là Tiết Độ Sứ đã khởi nghĩa chống nhà Đường,
giành độc lập được 24 năm
+ Bức tranh “khởi nghĩa Hai Bà Trưng”: do 2 chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị lãnh
đạo. Tháng 3 năm 40, Hai Bà Trưng đã triệu tập tướng sĩ, phát lệnh khởi nghĩa ở
cửa sông Hát Giang với 4 câu thề :
“ Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này.”
Trước sự tiến công mạnh mẽ của dân chúng, bọn quan lại Đông Hán đã bỏ chạy,
chính quyền đô hộ sụp đổ nhanh chóng. Bà Trưng được tôn làm vua, xưng hiệu
Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh, trị vì được 3 năm.
+ Ảnh đền thờ Hai Bà Trưng (Vĩnh Phú): Năm 43 sau khi thất trận bởi đạo quân
xâm lược của Mã Viện, Hai bà Trưng đã gieo mình xuống Hát Giang tự vẫn. Nhân
dân nhớ ơn bà, lập dền thờ hại bà tại làng Hạ Lôi – Yên Lãng. Đền thờ hai Bà
vẫn còn lưu giữ đến ngày nay.
+ Một số đền thờ các anh hùng dân tộc:
Hai Bà Trưng (Vĩnh Phú)
Lăng Bà Triệu (Thanh Hóa)
Đền thờ Lý Bôn (Hà Tây)
Lăng Phùng Hưng (Hà Nội)
Đền thờ Mai Hắc Đế (Nghệ An)
+ Hộp hình chiến thắng Bạch Đằng (năm 938): chiến thắng này đã chấm dứt thời kỳ
mất nước hơn 1000 năm và đã mở ra khỉ nguyên mới, thời kì quốc gia phong kiến
trên đất nước Việt Nam, chiến thắng Bạch Đằng Giang do Ngô Quyền lãnh đạo nhân
dân chống lại quân Nam Hán
+ Trống đồng: Mặc dù bị cấm đoán, nhân dân vẫn chế tạo sản xuất trống đồng vì
nó là một vật tiêu biểu cho truyền thống dân tộc. Trống đồng thời kì Bắc thuộc
có kích thước nhỏ hơn trống đồng Đông Sơn, hoa văn cũng đơn giả hơn .
+ Trống chậu bằng Đồng: Chống lại lệnh cấm dùng trống của Thái Thú nhà Hán ban
hành, hàng ngày nhân dân sử dụng nó như dụng cụ sinh hoạt ngày thường nhưng khi
có lễ lớn nó được chuển xuống thành trống.Điều đó đã nói lên sức sống của nền
văn hóa Đông Sơn từ thời vua Hùng dựng nước.
+ Ngôi mộ cổ phía Bắc: nhiều di vật được tìm thấy ở các ngôi mộ cổ ở các tỉnh
phía Bắc. Thanh Hoá Bắc Ninhcòn lưu giữ lại các viết tích của sự giao lưu văn
hóa Việt – Hán, vết tích đa số bằng đồng: dao, kiếm, mũi giáo, đỉa, tô đều bằng
đồng …. Vòng trang sức, bát dựng trên cổ bằng đồng
Điều này chứng tỏ người Việt chúng ta đã tiếp nhận, sử dụng và tìm cách Việt
hóa các vật dụng ngoại nhập
Đến với bảo tàng ta còn thấy được “mộ xác uớp Xóm Cải”
*** Phòng 4: MỘ XÁC ƯỚP XÓM CẢI***
Tháng 11-1994 trong lúc giải tỏa mặt bằng chung cư Xóm Cải phường 8 quận 5, các
nhà khảo cổ đã phát hiện mộ xác ướp. Đây là ngôi mộ song táng có 2 huyệt mộ
(nam tả, nữ hữu), thi hài đặt xong trong quan tài gỗ dày phủ sơn đen, ngoài có quách
gỗ. Thi hài nam còn lại 1 ít xương và một số đồ tùy táng: 7 nhẫn vàng, 1 cây
quạt, 1 cây lược, 1 ống ngoáy trầu, 1 bình vôi
Thi hài nữ cao 152cm, đã teo đét, sụn mủi và nhãn cầu mắt bị hủy hoại, tóc và
móng tay chân còn chắt, các khớp chi và cỗ vẫn còn mềm mại, cổ đeo chuỗi hột bồ
đề, hai cổ tay mỗi bên đeo 1 vòng vàng, thi hài được mặc nhiều lớp quần áo lụa
và gấm. Trong túi nhỏ có 4 tờ giấy gồm: lòng phái qui y, bài chú vãng sanh tịnh
độ, bản hồng danh 5 vị phật, bài chú mật tông, trên có phủ triện còn đọc được
chữ “ Hòang Gia … “. Dưới đáy quan tài có lớp nhựa thông và Tâm Thất Tinh – tấm
ván có dục thủng hình sao Bắc Đẩu
Theo
nhiều nghiên cứu lịch sử, đó là xác ướp của bà Nguyễn Thị Hiệu, được coi là
hoàng thân quốc thích của vua Gia Long (Nguyễn Ánh 1762 - 1820). Khi mới phát
hiện, ngôi mộ cổ nằm xen trong khu 15 ngôi mộ bình thường khác. Khuôn viên bề
thế rộng hàng trăm mét vuông với kết cấu vững chắc như một ngôi đình. Khu mộ
được xây dựng như một nhà mồ có cổng ra vào bằng trụ đá và tường rào bao quanh.
Kích thước chiều dài vòng thành mộ tới 10 m, ngang 6 m, cao 1,2 m, dày 0,8 m.
Cổng tam quan có hình mặt tròn, trang trí búp sen trên đầu cột, cao 1,4 m được
xây dựng có mái vòm cong lót giả ngói ống trang trí hình rồng.
Sân
thờ trước mộ có diện tích khoảng 24 m2. Kết cấu gò mộ là khối hợp chất lớn bao
gồm 2 phần: phần trước có bia mộ nằm chìm trong khối hợp chất, các chữ trên bia
mộ đã bị mòn, chỉ còn đọc được 3 chữ "Kỷ Tỵ Niên" và phần sau có
trang trí hoa văn, mỗi bên hông đều có vẽ hình mặt tròn lớn.
Quách
gò mộ vững chắc đến mức, muốn khảo nghiệm được quách, các nhà khảo cổ phải thuê
15 thanh niên lực lưỡng dùng đục sắt đục ròng rã trong 40 ngày, hàng trăm chiếc
đục cùn vẹt mới chạm được đến phần đáy quách ở độ sâu gần 8 m cho thấy khi xây
mộ, người xưa đã dùng kỹ thuật nung vỏ sò biển thay vôi, dùng mật ong để thay
mật đường mía và thêm than gỗ tốt trong hợp chất vôi, cát, mật xây quách.
Tiếp
tục khai quật san gò mộ bằng bình địa, các nhà khảo cổ học phát hiện phía bên
dưới gồm hai huyệt mộ song táng, một huyệt mộ nam, một huyệt mộ nữ. Từ miệng
huyệt xuống đến đáy mộ được bao phủ nhiều lớp hợp chất. Huyệt mộ nam bên trên
quách gỗ có một lớp cát mỏng phủ. Quách và quan tài còn nguyên lớp sơn màu đen,
bên trong quan tài còn lại một ít xương cốt và những hiện vật, như: 7 chiếc
nhẫn vàng có mặt đá, quạt giấy, lược, ống và cây ngoáy trầu bằng đồng, hộp bạc
có dây xích hình cầu dẹt chạm dây lá, nút áo mạ vàng, bút lông.
Huyệt
mộ nữ quách và quan tài còn nguyên vẹn, tiến hành mở quách rồi mở tấm ván thiên
quan tài, giới khảo cổ thấy phía bên trong được sắp xếp rất ngăn nắp. Phía trên
là 2 chiếc chiếu cói trải rộng che phủ diện tích mặt áo quan, 2 chiếc chiếu này
còn giữ được màu sắc tươi mới. Phía dưới là một lớp giấy bản, từng tờ cuộn dày
khoảng 10 cm trải đều. Tiếp đến là một tấm lá triệu (có thể là lá phướn) bằng
lụa, trên mặt lụa có nhiều chữ Hán nhưng do bị dung dịch làm nhòe mặt chữ, nên
giới khảo cổ chỉ còn đọc được 4 chữ với nghĩa là "Hoàng gia cung
liệm".
Nhà
khảo cổ Đỗ Đình Truật kể, bọc ngoài quan tài là cái quách bằng gỗ rất dày. Toàn
bộ quách và quan tài được phủ bằng lớp sơn ta cổ, rất tốt và kín mít từa tựa
như lớp dầu hắc (hắc ín). Chính nhờ lớp sơn này, mà nước mưa thấm vào lòng đất
không thể ngấm vào áo quan và dung dịch ướp xác cũng không tràn ra bên ngoài.
Việc
dung dịch không tràn ra bên ngoài, giúp cho thi hài của người chết được bảo
quản tốt. Đó là lý do vì sao thi hài của bà Nguyễn Thị Hiệu hầu như còn vẹn
nguyên, trong khi thi hài của ngôi mộ kế bên (khả năng rất cao là chồng của bà
Hiệu) dung dịch bị tràn ra ngoài nên chỉ còn xương cốt.
Khi
tiến hành mở nắp quan, các nhà khảo cổ không khỏi kinh ngạc về trình độ, kỹ
thuật ướp xác của người xưa. Cói khô có tác dụng hút ẩm tốt, người xưa đã che
phủ áo quan bằng hai lớp chiếu cói để chống ẩm. Ngoài ra, ngay dưới chiếu còn
tiếp tục được phủ lớp giấy bản hút ẩm có độ dày lên đến hơn 5 cm.
“Bóc
gỡ dần từng lớp, tôi tìm thấy phướn minh tinh bằng lụa có ghi dòng chữ “Hoàng
gia cung liệm” và một số chữ đã mờ. Trong túi áo thi hài có một tấm phát danh
ghi dòng chữ: “Minh Trường, chùa Lâm Tế, đời thứ 23” triện 2 ấn son hé lộ chủ
nhân từng quy y cửa Phật. Mở tiếp chín lớp áo vải, lụa, gấm quý, mùi dầu thông
thơm nồng, bà nằm được bao phủ trong lớp nước dung dịch màu đỏ. Gỡ lớp mạng che
mặt, mọi người ngỡ nàng trước nét mặt bình thản giấc thiên thu của bà. Xác định
bà tên Nguyễn Thị Hiệu, ước định khoảng 60 tuổi, mái tóc đen chớm vai chỉ có ít
sợi bạc. Bà có làn da mịn màng, hơi có màu đỏ sậm, cũng dễ hiểu vì đã ngâm hằng
trăm năm trong dầu thông”, ông Truật kể lại.
Đặt
bên cạnh chân của bà là một đôi hài vàng được đục 7 lỗ theo chòm sao Đại Hùng
tinh Bắc Đẩu rất giống với những ngôi mộ cổ của bậc cung phi, hoàng thân vua
chúa từng được khai quật ở khu vực phía bắc. Theo quan niệm của đạo Lão, Đại
Hùng tinh Bắc Đẩu sẽ bảo vệ vong linh người đã chết thoát khỏi các tai ương của
“đời sống dưới cõi âm”.
Kiểm
tra kỹ lưỡng thi hài, các chuyên gia khảo cổ và giải phẫu trầm trồ trước các
khớp xương trải hàng trăm năm vẫn vận động co duỗi rất linh hoạt, cơ thể bà chỉ
bị teo lại chút ít, các bộ phận vẫn nguyên vẹn chưa có dấu hiệu bị phân hủy. Từ
đôi bàn tay, bàn chân nhỏ nhắn và cơ thể mềm mại của bà, họ nhận định lúc sinh
thời bà sống cảnh an nhàn, chứ không phải lao động vất vả. Lại căn cứ vào những
giấy tờ, đồ vật tùy táng của bà và lần ngược lịch sử triều Nguyễn, nhiều ý kiến
đồng tình cho rằng bà có xuất thân hoàng thân quốc thích với vị vua khai triều
Gia Long.
Nhà
khảo cổ nhận định, hầu hết xác ướp ở nước ta, thậm chí cả vua Lê Dụ Tông,
thường chỉ về thế giới bên kia với đồ tùy táng quần áo, vật dụng thông thường.
Xác ướp của bà là hiếm hoi trong số các xác ướp được tùy táng nhiều vàng bạc.
Điều này khiến họ càng tin rằng bà có quan hệ huyết thống hoàng tộc với nhà
Nguyễn.
Họ
cho rằng, thời đó, vua Gia Long sau nhiều biến cố lịch sử, đã thống nhất đất
nước, nắm trong tay quyền lực tối cao. Trước sự qua đời của thân tộc đã hậu
táng bà trang trọng như nâng cao danh thế nhà Nguyễn sau những năm tháng bôn ba
chinh chiến. Có lẽ đó chính là một trong những lý do để tiền nhân bảo vệ giấc
nghìn thu cho bà bằng một khu một hợp chất đặc biệt kiên cố.
Sau
quá trình khai quật, xác ướp của bà được đưa về nghiên cứu tại Đại học Y dược
TP HCM, dung dịch màu đỏ nâu ướp xác được phân tích bước đầu có chất nhựa thông
trong đó. Sau này, xác ướp của bà được coi như là một bảo vật giữ gìn cho hậu
thế được chiêm ngưỡng nên đã được đưa về viện bảo tàng lịch sử Việt Nam.
Cứ
khoảng 3 tháng một lần, chuyên gia Đại học Y dược TP HCM lại sang kiểm tra tình
trạng và lau thuốc chống nấm mốc, bảo vệ mô xác ướp. Phòng bà nằm cũng được gắn
mát hút ẩm, máy thông gió hoạt động liên tục để giữ gìn xác ướp. Hiện nay, tại
viện bảo tàng, xác của bà được đặt trong lồng kính uy nghiêm.
Thi
thể của bà không còn mềm như khi được lớp dung dịch bao bọc, thân hình của bà
đã khô cứng, trên đầu tuy còn chỏm tóc dài màu đen, phất phơ nhưng mũi và hốc
mắt của bà gần như đã phân hủy hoàn toàn.
*** Phòng 5: THỜI LÝ (thế kỉ XI –
thế kỉ XIII)***
Sau chiến thắng Bạch Đằng 938, Việt Nam chấm dứt hoàn toàn thời kì mất nước kéo
dài hơn 1000 năm
Năm 981, bằng sức mạnh của quốc gia thống nhất, Lê Hoàn lãnh đạo nhân dân Đại
Việt đánh tan cuộc xâm lược thứ nhất của quân Tống
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập ra triều Lý. Công cuộc xây dựng đất nước
được xúc tiến mạnh mẽ, quân đội được tổ chức chính quy
Năm 1077, dân tộc Đại Việt đã đánh tan cuộc xâm lược của quân Tống lần thứ hai.
Quyền bất khả xâm phạm, ý thức độc lập và chủ quyền dân tộc thể hiện qua bài
thơ bất hủ của Lý Thừơng Kiệt – bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc
Việt Nam
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phân tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẵng hành khang thủ bại hư “
Sau thắng lợi, nhà Lý khẩn trương xây dựng lại đất nước, khôi phục lại kinh tế,
phát triển văn hoá nghệ thuật. Có thể nói triều Lý là nhà nước phong kiến đầu
tiên ở Việt Nam được thành lập và phát triển về mọt mặt
+ Bảng thống kê loạn 12 sứ quân: sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), triều đình
nảy sinh biến loạn các thế lực phong kiến nổi dậy, tranh chấp lẫn nhau dẫn đến
loạn 12 sứ quân
° Kiều Phong Hãn chiếm giữ Phong Châu (Bạch Hạc – Vĩnh Phú)
° Kiều Thuận chiếm giữ Hồi Hồ (Cấm Khê – Vĩnh Phú)
° Nguyễn Khoan chiếm giữ Tam Đèn (Yên Khê – Vình Phú)
° Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm (Ba Vì – Hà Tây)
° Đô Cảnh Thạc chiếm giữ Đỗ Đông (Thanh Oai – Hà Tây)
° Nguyễn Hưu Tiệp chiếm giữ Tiên Du (Tiên Sơn – Hà Bắc)
° Lã Đường Lâm chiếm giữ Tế Giang ( Văn Lâm – Hải Hưng)
° Nguyễn Siêu chiếm giữ Tây Phú Liệt (Thanh Trì - Hà Nội)
° Phạm Bạch Hổ chiếm giữ Đằng Châu (Kim Đồng – Hải Hưng)
° Trần Lãm chiếm giữ Bố Hà Khẫu Vũ Tiên - Thái Bình)
° Vua Ngô là Ngô Xương Xí cũng rút về chiếm giữ vùng Binh Kiều (Triệu Sơn –
Thanh Hoá)
+ Đinh Tiên Hoàng đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt (năm 968): diều này nói lên tinh
thần độc lập dân tộc tự chủ phủ nhận quyền bá chủ phương Bắc đã áp đặt lên dân
tộc Việt Nam từ ngàn năm trước
+ Vua Đinh Tiên Hoàng đã chọn kinh thành Hoa Lư làm kinh đô mới. Vùng Hoa Lư
bốn phía núi non hiểm trở, chỉ cần xây lũy kiên cố nối liền, có thể chống lại
những cuộc tấn công bất ngờ. Do thành Hoa Lư được dựng trên đất lầy, dễ lún,
nên móng phải được gia cố, xử lý tốt bằng cách trải lót cành cây lẫn đất, đắp
thành nhiều lớp, đá tảng đóng sâu xuống giữa móng, chân tường thành được chắc chắn
+ Chân dung Lê Đại Hành: năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, vua nối ngôi còn
nhỏ, nội bộ triều đình xung đột. Lê Hoàn là người có uy tín nhất nên được tôn
lên làm vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành, lập nên nhà tiền Lê. Ong đã lãnh đạo nhân
dân chống quân Tống xâm lược lấn thứ nhất
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, dặt tên nước là Đại Việt, lập ra triều Lý
+ Chế độ quan chế thời Lý:
° Đứng đầu là Vua rồi đến các quan chức cao cấp văn võ. Năm 1042 bộ luât Hình
thư được ban hành cũng là bộ luật đầu tiên của Việt Nam. Năm 1075 mở khoa thi
đầu tiên tuyển lựa nhân tài. Chứng tỏ nhà nước trung ương đã tương đối ổn định.
+ Ảnh lập thương cảng Vân Đồn: thương cảng này được lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu
trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Thương cảng quan trọng và sầm uất nhất của
Đại Việt
+ Ảnh phong cấp ruộng thác đao tiền và thực ấp: Vua có quyền đem một số hộ nông
dân hoặc ruộng đất của công xã phong cấp cho quý tộc, quan lại cao cấp. Những
người nông dân phải nộp đủ tô, thuế ,lao dịch, đi lính cho người được phong. Ruộng
đất do ban thưởng, phong cấp thường được gọi là “ruộng ném đất”. Tương truyền
rằng người được thưởng đứng trên núi ném đao đi xa đến đâu thì chiếm đất đến
đấy.
+ Tủ đựng những đồng tiền thời Lý:
° Thuận Thiên thông bảo (1042 – 1028)
° Minh Đạo thông bảo (1042 – 1162)
° Đại Minh thông bảo (1140 – 1162)
Đồng tiền hình tròn, có lỗ hình vuông ở giữa, tượng trưng cho trời và đất. Bề
mặt có niên hiệu vua. Bề trái thường để trơn, có khi đề chữ chỉ năm đúc, nơi
đúc, giá trị tiền
+ Bản đồ chiến thắng quân Tống (1070 – 1077): Dưới triều vua Lý Nhân
Tông, nhằm đối phó với tham vọng xâm lược của nhà Tống, Phụ Quốc Thái úy (tể
tướng) Lý Thường Kiệt đã trực tiếp, chủ động tổ chức tiến công thẳng sang đất
Tống để tự vệ. Năm 1076, thành Ung Châu bị chiếm giữ. Lý Thừơng Kiệt cho phá
hủy kho trữ lương thực, dùng đá lấp sông, chặn đường tiếp viện của địch rồi
nhanh chóng rút về nước, chuẩn bị cuộc kháng chiến quy mô lớn “phòng tuyến sông
Cầu”. Nơi đây đã quyết định sự thảm bại của quân Tống
+ Hộp hình phòng tuyến sông Cầu ở Hà Bắc: tất cả đường bộ từ phía Đông
Bắc tiến vào Thăng Long đều phải đi qua ngã sông Cầu. Lợi dụng địa thế lòng
sông như một chiến hào thiên nhiên lợi hại, suốt từ chân núi Tam Đảo đến Lục
Đầu, Lý Thường Kiệt đã cho đắp đất cao mấy thước, đóng tre làm dậu dày mấy tầng
“sông sâu, thành cao, dậu dày” tạo thành chứơng ngại vật kiên cố làm tuyến
phóng ngự lón của quân ta. Cuối năm 1076 đầu năm 1077 địch đưa muời vạn quân
tác chiến và 20 vạn dân binh đánh Đại Việt theo hai đường thủy và bộ. Thủ binh
Tống bị quân ta đánh bật ra khỏi vùng biển Đông Bắc, còn bộ binh chia làm hai
cụm đóng bên bờ bắc sông Cầu, do những tướng giỏi của nhà Tống là Quách Quỳ,
Triệu Tiết chỉ huy chia làm 2 lần đột phá trận tuyến ở bến đò Như Nguyệt nhưng
đều bị Lý Thường Kiệt phản kích kịp thời. Địch phải chuyển từ thế tiến công
sang thế phòng ngự. Lý Thường Kiệt vượt sông bất ngờ đánh úp doanh trại chính
của quân địch ở quảng sông Tháo Túc. Lực lượng địch bị chia cắt và bị tiêu diệt
hơn một số quân. Tháng 3 năm 1077 quân Tống rút chạy về nước trong càng hoản
loạn
+ Bia Linh Xứng: Dựng năm 1126 ghi lại thân thế sự nghiệp công lao to
lớn của Lý Thường Kiệt qua các chiến công: Khâm, Liêm, Ung Châu, phòng tuyến
sông Cầu, đồng thời nói lên sự ra đời và phát triển của Phật giáo thời Lý
+ Chùa Một Cột (còn gọi là chùa Diện Hựu): xây dựng năm 1049 thời vua Lý
Thái Tông, xây dựng với nguy6en nhân vua nằm mơ thấy thấy Quan Am dẫn mình lên
toà sen, chùa được xây để thờ Quan Thế Am Bồ Tát mang ý niệm cao cả: lòng nhân
ái soi tỏ thế gian. Chùa được khôi phục năm 1954, vì chùa gốc đã bị thực dân
Pháp phá huỷ trước khi chúng rút lui. Chùa Một Cột hiện nay nằm trong quần thể
kiến trúc Lăng và bảo tàng Hồ Chí Minh – Hà Nội
+ Tượng A Di Đà (1057 – Hà Bắc): Đây là pho tượng quý có từ thời Lý, làm
bằng đá, cao 1,87m, bệ tượng hình bát giác, có nhiếu bậc cao 0,9m, bố trí hoa
văn. Tượng Phật trưng bày ở Bảo tàng được làm bằng thạch cao từ nguyên bản bằng
đá, đặt ở chùa Phật Tích (Hà Tây)
+ Tủ gốm kiến trúc:
° Gạch thời Lý : được tìm thấy ở chùa Phật Tích với bề mặt được khắc nổi
hai hàng chữ Hán theo chiều dọc:
“Lý Gia đệ tam Đế Chương
Thánh gia Khánh thất niên tạo”
Có ý nghĩa được làm năm thứ 7 (1065), đời vua Lý Thánh Tông
° Hai khối hoa sen: Trong lòng khối hoa sen co “lõi” hình ống, rỗng, lòng nhô
cao hơi loe ra, khối sen nhỏ, đường kín 0,3m, đặt trong lòng khối sen lớn đường
kín 0,5m, bằng đất nung, màu đỏ gạch, chạm nổi thành 3 lớp cánh sen
° Khối vòm tháp: Chạm nổi cầu kì, trau chuốt hoa cúc dây uốn lượn hình sin, trong
mỗi khúc uốn có hình bông cúc tròn, lá rải dều từ đầu đến cuối
° Mãnh kết tầng tháp: mặt ngoài chạm nổi hoa chanh 4 cánh và diềm cánh sen
° Hai mô hình nhà: trên thường cham hoa chanh, mái ngói hình ống, đầu ngói
trang trí những cánh hoa, cửa chính có vòm cong
° Một pho tượng phỗng: tượng bị mất đầu, quỳ gối, hai tay buông so le.
+ Khối bề sen bằng đá Sa Thạch: đường kính 45cm, có lẽ là Phật, mặt bệ phẳng,
chung quanh chạp nổi hai lớp hoa sen, mỗi lớp 16 cánh.
+ Tủ gốm gia dụng: tiêu biểu là loại gốm men ngọc, phủ ngoài cốt gồm 1 lớp men
trong, dày, màu xanh lục hay màu trắng ngà. Cốt gốm cứng, rắn và nặng, được tạo
dánh thanh mãnh
+ Chiếu dời đô: Vào thời Lý, công cuộc xây dựng đất nước được đẩy mạnh về mọi
mặt. Nền văn hóa dân tộc được mở mang và phát triển xây dựng nên một nền văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc – nền văn hoá Thăng Long hay nền văn hóa Lý-Trần.
***Phòng 6: THỜI TRẦN (Thế kỉ XIII - thế kỉ
XIV) ***
Năm 1266, triều Lý suy vong, triều Trần được thành lập, đã đáp ứng nguyện vọng
của nhân dân và quy luật phát triển của lịch sử
+ Bản đồ cuộc xâm lược của đế quốc Mông Cổ từ Á sang Âu (thế kỉ XIII - XV):
lãnh thổ đế quốc Mông Cổ Mông Cổ đã được mở rộng đến sát biên giới Đại Việt.
Chính trên bước đuờng xâm lược, chúng đã vấp phải một bức lũy thép, đó là dức
kháng chiến vô cùng anh dũng của nhân dân Đại Việt
+ Bàn đồ 3 lần chiên thắng quân Nguyên Mông:
° Lần thứ nhất (1258): với 3 vạn kị binh, bị đánh thảm bại, phải rút lui
về Vân Nam
° Lần thứ hai (1285): với lực luợng viễn chinh lớn. Cuộc kháng chiến lần
thứ hai này gay go và ác liệt, quân thù càng thất bại nhục nhã và thắng lợi của
Đại Việt càng thắng lợi vang dội.
° Lần thứ ba (1288): hủy bỏ kế hoạch xâm lược Nhật Bản để dồn lực lượng
vào xâm lược Đại Việt. Lần này ngoài bộ binh, kị binh, còn tăng cường thêm thủy
binh và một đoàn thuyền tải lương. Nhưng cuộc xâm lược lần thứ ba của quân thù
lại bị đập tan.
+ Bản liệt kê: danh nhân danh tướng thời Trần
°
Trần Thủ Độ
° Trần Quốc Tuấn
° Trần Quang Khải
° Trần Nhật Duật
° Trần Khánh Dư
+ Ba cọc gỗ Bạch Đằng: theo kế hoạch của Trần Quốc Tuấn, quân dân ta xẻ gỗ lim,
gỗ táo đẽo nhọn, cắm xuống sông tạo bãi chướng ngại vật lớn ngăn cản các chiến
thuyền địch khi thủy triều xuống. Chiến thắng này đã làm thất bại âm mưu biến
nước ta thành bàn đạp của đế quốc Mông Cổ để mở rộng xâm lược xuống các nước
Đông Nam Á
+ Gốm trang trí "thời Trần" rât đa dạnh thường được nung, một số có
phủ men, những hình tượng rồng, phượng với những nét cong tròn mềm mại tinh tế,
những viên ngói Mũi Hài phủ men dày đầy đặn, gạch lát nền lớn ở phủ Thiên
Trường, trên mặt gạch in nổi những hình hoa sen, cúc, chanh cách điệu
+ Thạp gốm hoa màu nâu: tìm thấy ở Thanh Hóa, cao khoảng 70cm đường kính khoảng
63cm, phản ánh tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam dưới thời Trần
+Mô hình tháp Bình Sơn (Vĩnh Phú), tháp Phổ Minh (Biên Hòa): Ở thời Trần, Phật
giáo giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần
° Bình Sơn (còn gọi là tháp Then hay chùa Vĩnh Khánh): Ở Tam Sơn tình Vĩnh
Phúc, có 12 tầng cả bệ, cao 16m, có hoa văn trang trí
° Tháp Phổ Minh: ở xã Tức Mặc có 14 tầng cao trên 22m, tường dưới xây bằng đá,
13 tầng trên đều xây bằng gạch, được trang trí bằng những tượ đá bằng rồng và
sóc
+ Cánh cửa chạm khắc gỗm Phổ Minh: Đây là 1 trong 4 cánh cửa bộ của chùa được
làm bằng gỗ lim, lắp ngay lối đi vào chính giữa chùa. Đề tài trang trí là những
hình rồng uốn khúc quen thuộc, những hoa văn són nước gợi cho chúng ta có cảm
gíc uy nghi trang nghiêmtrước lúc buớc vào chiêm ngưỡng phật tổ
+ Hổ đá lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình):biểu tượng của uy quyền nhà vua, vừa được
tôn thờ như người bảo vệ đền chùa, lăng tẩm.
Sau 30 năm kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thắng lợi (1258 - 1288), nhà
Trần lúc đầu ra sức phục hồi kinh tế và phát triển văn hoá, nhưng về sau lại lo
củng cố địa vị thống trị, thâu tóm những thành quả đấu tranh , xây dựng của
nhân dân. Trong tình trạng rối ren đó Hồ Quý Ly, một quý tộc có thế lực thời
Trần, lập ra vương triều mới, đó là triều Hồ.
***Phòng
7: THỜI LÊ (thế kỉ XV - thế kỉ XVII) ***
Sau khi Hồ Quý Ly lật đổ triều Trần và thất bại trong kháng chiến chống quân
Minh (1407). Nước Đại Việt rơi vào ách thống trị phong kiến của các nước, do
các cuộc khởi nghĩa mang tính tự phát nên cuối cùng đều thất bại. Cuộc kháng
chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm trải qua bao nhiêu gian khổ, mất mát hy
sinh. Năm 1427 Lê Lợi đánh đuổi quân Minh lập ra triều Lê.
+ Tủ vũ khí thời Lê: còn thô sơ gồm dao, kiếm, mũi lao, ngoài ra còn có khẩu
súng bằng đồng, đạn bằng gang hay đá, súng ở đây có 2 khoang, 1 chứa chất nổ
gắn ngòi, khoang trên chứa đạntròn bằng gang hay đá.
+ Hộp hình Ải Chi Lăng (Lạng Sơn): Địa hình hiểm trở, hướng hành quân của 10
vạn quân Minh, vì vậy nơi đây rất thích hợp làm trận đại mai phục. Tháng
10-1427 giặc đã lọt vào trận địa này. Liễu Thăng bị chém đầu, quân ta đã tiêu
diệt 1 vạn quân. Chiến thắng này góp phần quan trọng vào việc giải phóng đất
nước khỏi ách đô hộ của nhà Minh
+ Chân dung Nguyễn Trãi (bản photo dệt lụa): Ông là vị anh hùng dân tộc niềm tự
hào của nhân dân ta, ông là linh hồn của cuộc kháng chiến chống quân Minh
+ Một số đền thờ: Để tỏ lòng những người có công với đất nước, nhân dân Việt
Nam ở mọi nơi đều dựng đền thờ tưởng niệm họ
+ Đền thờ Lê Lợi (Lam Sơn - Thanh Hóa), (1385-1433): Đau lòng trước cảnh nuớc
mất nhà tan, ông nuôi chí diệt thù cứu nước, đem cả tài sản và tâm huyết của
mình để thực hiện lý tưởng đó. Dẹp xong giặc Minh, Ông lên ngôi lập ra nhà Lê
+ Anh đền thờ Nguyễn Xí ( Nghi Hợp - Nghi Lộc - Nghệ An)
° 1396 - 1465: Ở làng Thượng Xà huện Chân Phúc, gia đình bản thân ông sống bằng
nghề buôn muối, Ông gia nhập quân Lam Sơn, lập được nhiều chiến công oanh Liệt
+ Tiền thời Lê: Nền kinh tế phục hồi và phát triển công thương nghiệp nên nhà
nước mở xưởng đúc tiền và vũ khí. Tiền thời Lê sơ không thấy có những gang,
sắt, thiếc chủ yếu là bằng đồng. Có nhiều loại:
° Thiệu Binh Thông Bảo - đời vua Lê Thánh Tông (1434 - 1449)
° Đại Hoà Thông Bảo - đời vua Lê Nhân Tông (1443 - 1453)
° Thái Hoà Thông Bảo - đời vua Lê Nhân Tông (1443 - 1453)
° Diên Ninh Thông Bảo - đời vua Lê Nhân Tông (1443 - 1453)
° Quang Thuận Thông Bảo - đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497)
° Hồng Đức Thông Bảo - đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497)
+ Tủ con dấu thời Lê: Lam bằng, kim loại được khắc bằng chữ Hán, hình dáng kích
thước được quy định bởi các cấp, tổ chức khác nhau. Ở đây có một con dấu bằng
đồng tìm thấy ở Quãng Ngãi năm 1988, dấu làm vào năm 1471, lưng ghi chữ Hán:
"An của Ty Thừa Tuyên Sứ cai trị xứ Quảng Nam - Ty Thượng Bảo chế tạo. Hồng
Đức thứ hai (1471)".
+ Tổ chức chính quyền thời Lê
+ Sơ đồ tổ chức quân đội
+ Chế độ ruộng đất: Thời Lê chia theo hai chế độ: quân điền, Lộc Điền. Tất cả dân
trong xã đều chia được ruộng, không đều nhau mà theo chức tước, bậc cấp xã hội,
6 năm được cấp 1 lần. Quan được 11 phần, dân được 2 phần rưỡi
+ Tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay: được làm vào năm 1656, ý nghĩa và gía trị
của bức tượng ở chổ gợi lên hình ảnh tượng trưng cho bàn tay, khối óc, lao động
và trí tuệ, biểu hiện sức sống và sự vươn lên của người
+ Gốm thời Lê: làm từ loại men trắng hoa lam, có nhiều loại tô, chén, dĩa, chân
đèn …
Thời gian này có nhiều trung tâm sản xuất: gốm Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc
Hà), Chu Đậu, Hợp Lê (Hải Hưng), tới thời Mạc gốm thường ghi niên hiệu nơi làm
và người sản xuất
+ Ngoài ra còn có những bản sao hiện vật như: các loại vũ khí, đầu rồng (Lam
Sơn - Thanh Hoá), lân, bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
***Phòng
8: THỜI TÂY SƠN (Thế Kỉ XVIII)***
Vào giai đoạn này phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng
hoảng tòan diện do sự tranh chấp giữa các tập đoàn Phong kiến
+ Xung đột Bắc - Nam(1527 - 1592)
+ Trịnh Nguyễn (1627 - 1672)
+ Bản đồ khởi nghĩa nông dân thế kỉ XVIII
Là thời kì của phong trào nông dân chống phong kiến nổ ra ở khắp nơi cả đàng
trong lẫn đàng ngoài
Đặc biệt vào mùa xuân 1771, khởi nghĩa Tây Sơn của 3 anh em nhà Nguyễn Huệ,
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ đã lật đổ nền thống trị của chúa Trịnh
Đồng thời phong trào Tây Sơn còn chống lại cuộc kháng chiến chống xâm lược của
quân Xiêm (Thái Lan) phía Nam và quân Thanh (Trung Quốc) phía Bắc
+ Tủ đồ gốm thời Tây Sơn: Kế thừa truyền thống và tiếp tục phát triển truyền
thống "gốm Hoa Lam" thời Lê, gốm thời kì này mang tính dân tộc như
bình vôi, âu dựng nước
+ Trống đồng Cảnh Thịnh: Tuy không có những hoa văn đặc sắc nhưng đã thể hiện
tinh thần dân tộc, được đúc vào năm 1801
+ Chuông đồng đúc năm 1779
+ Ngoài ra còn có trên 68 hiện vật của thời kì này được trưng bày gồm: tiền, vũ
khí Trung Quốc, lục lạc, bình bằng đồng, lư hương, bình, nậm rượu, tô, chén
bằng gốm, tượng phật, la hán bằng gỗ
+Bản đồ chiến thắng quân Xiêm xâm lược (1784 - 1785)
+ Hộp hình Trận Gạch Rầm - Xoài Mút (Mỹ Tho - Tiền Giang)
ª Hộp hình đã tái hiện trận đánh oanh liệt này do Nguyễn Huệ lãnh đạo, Ông đã
cho bố trí một trận địa mai phục tại đây. Thuỷ binh dấu sâu trong các nhánh
sông nhỏ giữa cù lao. Bộ binh, pháo binh mai phục trên bờ. Trên cù lao giữa
sông ngày 19-01-1785 địch đã kéo toàn bộ lực lượng tiến đánh Tây Sơn ở Mỹ Tho. Ông
cho pháo binh Bất ngờ nhả đạn làm cho địch rối loạn đội hình. Kết quả toàn bộ
địch bị đánh bại, hơn 4 vạn quân xiêm bị tử trận.
Với chiến thắng lẫy lừng đó quân dân ta đã đ165p tan âm mưu xâm lược và hành
động bán nứơc của Nguyễn Anh
+ Bản đồ: Quang Trung đại phá quân Thanh
Được tin báo cấp ngày 21-12-1788 Nguyễn Huệ lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung,
lâp tức lãnh đạo tiến qu6an ra Bắc đánh quân xâm lược
ª Ngày 25-01-1789:Đạo quân chủ lực vượt sông Đáy mở cuộc tiến công đại phá quân
Thanh
ª Ngày 28-01-1789: bao vây và hạ Đồn Hạ Hồi
Ngày 30-01-1789: Dùng thương binh và cảm tử quân triệt phá đồn Ngọc Hồi trong
vòng 5 ngày đêm - đêm, đầu xuân Kỉ Dậu, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh tan 30 vạn
quân Thanh xâm lược
+ Hộp hình chiến thắng Ngọc Hồi : Mờ sáng ngày 30-01-1789 quân ta bước vào trận
quyến chiến với địch ở đồn Ngọc Hồi. Vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy trận
công đồn ác liệt, đội tượng binh gồm 100 con voi chiến của Tây Sơn xông vào tấn
công, với kị binh của quân Thanh đã xông ra nhưng nhanh chóng tan vỡ
Bọn chúng đã bắn đại pháo, cung tên để cản đường quân ta, đội xung kích của Tây
Sơn với nhiều chiến sĩ cảm tử, dùng lá chắn lớn, che mình xông vào chiến luỹ
địch và gía chiến. Đạo quân Tây Sơn ào ạt xung phong trận địa trước sức mạnh
của quân đồn Ngọc Hồi bị san phẳng
+ Tranh gò đồng, Xuân chiến thắng Đống Đa: Mô tả cảnh đoàn quân Tây Sơn chiến
thắng do vua Quang Trung lãnh đạo, trong chiên bào nhuộm đen. Quân Tây Sơn đã
tiến vào Thăng Long giữa mùa xuân rực rỡ hoa đào này mùng 5 tết Kỷ Dậu - Xuân
1789
+ Tủ vũ khí thời Tây Sơn: Kỷ thuật quân sự thời Tây Sơn có nhiều bước phát
triển hơn so với trước
ª Vũ khí mang nét hơn so với trước
ª Pa - Nô, Các lệnh chỉ về chính sách Khuyến Nông: Năm 1789, Vua Quang Trung
ban bố phục hồi quân phiêu tán, khai khẩn đất bị bỏ hoang đồng thời đề ra nhiều
chính sách kinh tế, chú ý phát triển nông nghiệp động viên nông dân sản xuất
ª Quang Trung ra lệnh bãi bỏ một số thuế công thương nặng nề, mở rộng buôn bán
vời nước ngoài, mở mang công cuộc phát triển. Những điều này mở ra hướng phát
triển mới cho xã hội Việt Nam lúc đó
+ Chiếu dịch sách Hán ra chữ Nôm của Quang Trung: việc học được mở rộng và chế
độ thi cử được chấn chỉnh. Đặc biệt Vua Quang Trung rất coi trọng chữ Nôm, muốn
đưa địa vị chữ Nôm lên đại vị chữ viết chính thức của quốc gia. Ong cho lập
viện Sùng Chính, để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm nhằm dạy cho dân. Từ đó chữ
Hán không còn chiếm địa vị độc tôn nữa. Đó là bước phát triển với nền văn hoá
dân tộc.
***Phòng 9: Thời Nguyễn Và Phong
Trào Chống Thực Dân Pháp
(Thế Kỉ XIX - Đầu Thế Kỉ XX)***
+
Bảng chế độ ruộng đấ thời Nguyễn:
ª Quảng điền: Ruộng đất 3 năm chia lại 1 lần, quan Nhất Phẩm 15 phần Cửu Phẩm 8
phần, lính Cấm Binh 9 phần, Tinh binh 8 phần, dân đinh 5 phần rưỡi, mồ côi phụ
nữ góa 3 phần
ª Chính sách khẩn hoang:
- Đồn điền
- Doanh điền
- Khẩn hoang ruộng đất bỏ hoang ở địa phương
+ Hình ảnh dân số xã hội Việt Nam (thế kỉ XIX - thế kỉ XX): Anh được chụp lại
và phóng to, song chúng ta vẫn còn thấy được sự đón tiếp long trọng của triều
Nguyễn tiếp phái đoàn nước ngoài ở kinh đô Huế
+ Hiệp ước bán nước
+ Bảng thống kê một số cuộc khởi nghĩa
ª Khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Thái Bình - Hải Dương (1821 - 1827)
ª Khởi nghĩa Nùng Vằn Vân ở Tuyên Quang - Thái Nguyên.
ª Năm 1859 - 1861, khởi nghĩa Trần Thiệu Chính, Lê Huy, Dương Đình Tân ở Gia
Định giết quan ba Barbe đánh tàu Primoget.
ª Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá (1861 - 1868) đốt tàu Espérance ở vàm
sông Nhật Tảo (Long An)
+ Tủ vũ khí của Pháp: Trong thời kì xâm lược Việt Nam, Pháp đã sử dụng nhiều
phương tiện, vũ khí hiện đại như tàu, xe, đại bác … những khẩu súng trưng bày ở
đây phần nào nói lên sự quy mô ác liệt của cuộc chiến tranh.
+ Tủ vũ khí quân Việt Nam: có nhiều loại dao, kiếm, mã tấu súng trường …..
+ Mô hình trận đánh tàu Espérance: Nguyễn Trung Trực đã chiêu mộ nghĩa quân và
lập 1 chiến công vang dội trên vàm sông Nhật Tảo ngày 10-12-1861. Trận đánh này
đã đốt cháy và đánh chìm pháo hạm Espérance, diệt 37 quân địch.
Ông đã có câu nói nổi tiếng: "Khi nào người Tây nhổ hết cỏ nuớc Nam thì
mới hết nguời Nam đánh Tây"
+ Tranh tấn phong Trưong Định là Bình Tây Đại Nguyên Soái (do hoạ sĩ Phi Hoành
thực hiện năm 1986 bằng bột màu): Trương Định quê ở Bình Sơn - Quãng Ngãi, đã
chiêu mộ nghĩa quân chống Pháp khi chúng đến Gia Định (1859). Sau trận đánh
quyết liệt ở Sài Gòn, các tỉnh xung quanh và sau trận đánh quyết liệt trên sông
Soài Rạp ngày 20-08-1864 ông đã bị thương nặng và tự sát để không bị quân địch
bắt
+ Tủ một số tác phẩm của Nguyễn Ai Quốc và đảng Cộng Sản Đông Dương: tiêu biểu
như "Le Paria", "Đuờng Cách Mệnh", đặc biệt là "Luận
cương chính trị của đảng Cộng Sản Đông Dương", năm 1930 vạch ra đường lối
đúng đắn của cách mạng Việt Nam, lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác
+ Tủ tiền thời Nguyễn: các vua thời này chú ý đến việc đúc tiền, mỗi vua có
cách đúc tiền khác nhau
ª Thời vua Tự Đức cho phép địa phương đúc tiền: Hà Nội, Bắc Ninh … nhưng mang
lên từng địa phương
ª Ở Bảo tàng có một số loại tiền thời Nguyễn:
Tự Đức Thông Bảo
Đồng Khánh Thông Bảo
Thành Thái Thông Bảo
Duy Tân Thông Bảo
Khải Định Thông Bảo
Gia Long Thông Bảo
Minh Mạng Thông Bảo
Bảo Đại Thông Bảo
+Tủ áo thời vua Nguyễn: Ở đây trưng bày áo vua, quan văn, quan võ. Áo vua có
thêu rồng 5 móng, nền vàng, mắt rồng, có con ngươi khác biệt áo quan rồng chỉ
được thêu 4 móng
+ Ngoài ra còn trưng bày đồ gỗ, khám thờ, gương gia dụng, sập gỗ cẩn ngà voi,
bình phong. Đáng lưu ý là bức bình phong tại đây cho thấy đ1o là một bức tranh
đệiu khắc hoàn hảo của Việt Nam ở thế kỉ XX
+ Bên cạnh đó đến phòng này chúng ta còn thấy tủ trưng bày đồ thủ công mỹ nghệ
với những chiếc khay, hộp được cẩn xà cừ rất đẹp
+ Song song với trình độ cao về thủ công mỹ nghệ, thì nhạc cụ cổ truyền của
Việt Nam thời Nguyễn đã góp phần đem lại niềm vui tinh thần lạc quan cho con
người thưởng thức nó. Nhạc cụ thời này nhiều loại khác nhau: đàn bầu, đàn
tranh, đàn tỳ bà, sáo tiêu, bộ gõ…
+ Tủ gốm men Lam Huế: trưng bày đa dạng: bình trà, tô, chén, dĩa … đặc trưng
loại gốm này thường ở vùng Giang Tây (Trung Quốc) Nhưng đối vời những sản phẩm
này do người Việt vẽ mẫu.
***Phòng 10: GỐM CỔ MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á***
Tại đây giới thiệu các hiện vật gốm từ đất nung tới sành sứ, thuôc các nước
châu Á như:
+ Gốm Nhật: Trưng bày 2 chiếc bình lớn men xanh trắng mỗi chiếc cao 1,67m, có
niên đại từ đầu thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XX, vớ cổ rời, vẽ hoa lá, chim, bướm,
và co phủ nhũ vàngở các cánh hoa, lá ngay giữa thân bình, men ngũ sắc thuộc các
dòng gốm Hizen, Satsuma …
+ Gốm Thái: tưong đối phong phú với các loại gốm Sawamkhalok và Bencharông hiện
có tại bảo tàng từ trước năm 1975 và nhận về từ bảo tàng Kiên Giang - do tìm
thấy trong 1 chiếc tàu đắm ở Hòn Dầm
+ Gốm Campuchia: các loại gốm đặc trưng Campuchia phát triển vào thế kỉ XII -
XII với kĩ thuật nằn gốm bằng tay và nung nhẹ lửa, chủ yếu là đồ dùng trong
sinh hoạt, thờ cúng
+Gốm Việt Nam: chiếm số lượng khá lớn có niên đại từ thế kỉ XVII - XIX đa phần
là các đồ dùng trong sinh hoạt, thờ cúng (lư hương,bát nhang) từ lò Chu Đậu
(Hải Dương), Bát Tràng (Hà Nôi), và một số loại men xanh trắng được các vua
quan nhà Nguyễn đặt Trung Quốc sản xuất
+ Gốm Trung Quốc: Gốm Trung Quốc rất tinh xảo và phát triển, nó không chỉ phục
vụ cho nhu cầu trong nước mà để xuất khẩu ra nước ngoài, có niên đại từ thế kỉ
thứ VII - XIX (thời nhà Đường đến đời nhà Thanh). Các loại gốm từ các tỉnh
Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông (Trung Quốc), một số được vớt lên từ con tàu
đắm ở Hòn Dầm (Kiên Giang).
***PHÒNG 11: VĂN HOÁ ÓC EO (Thế Kỉ I - Thế Kỉ VI)***
Đầu tiên khi bước vào phòng này chúng ta sẽ thấy một gian phòng trưng bày những
công trình nghiên cứu của ông Vương Hồng Sển.
Văn hoá Oc Eo :
- Là nên văn hóa được phát triển từ thế kỉ I - VI (trước công nguyên) ở lãnh
thổ đồng bằng Nam Bộ.
- Hiện nay ở Bảo tàng đã lưu giữ và sưu tập hiện vật Óc Eo phong phú , đa dạng:
ª Tủ đồ đá: có các công cụ rìu tứ giác, rìu có vai, khuôn đúc trang sức, bàn
nghiền và chày nghiền dùng để nghiền các loại hương liệu hoặc nghiền bột màu để
vẽ tượng
ª Tủ đồ đồng: Bao gồm các loại vật dụng như nhạc cụ, tượng Phật. Những dụng cụ
bằng đồng có nguồn gốc bản đại đã góp phần khẳng định trình độ kĩ thuật luyện
đồng đúc đồng của dân cư Óc Eo
ª Trong nghề thủ công thì đồ gốm của dân cư Óc Eo là phát triển mạnh và chia
làm 3 nhóm:
Dụng cụ làm gồm: Chày nhào đất, bàn dập hoa văn, đồ chà láng. Chúng cũng tạo
điều kiện cho việc tìm hiểu và đánh giá kĩ thuật tạo gốm thời bấy giờ
Gốm gia dụng: Chai, tô, dĩa … . Ngoài việc sử dụng chúng trong sinh hoạt hằng
ngày, cư dân Oc Eo còn dùng sản phẩm gốm trong nghề đánh cá và nghề dệt
Gốm kiến trúc: Gạch ngói, động vật hình đỉng tháp, vật trang trí hình người
ª Tủ đồ đá quý: Với kĩ thuật mài cưa dũa chạm … nguời dân Oc Eo đã tạo ra bông
tai, con dấu chuỗi hạt mã não ngọc tím .… Qua đó ta thấy được sự hiểu biết của
họ về các loại đá quý rất cao
ª Tranh di tích Oc Eo
ª Tủ kim loại: Thợ thủ công Óc Eo đã sử dụng kim loại để chế tạo ra đồ trang
sức. Đặc biệt có sự xuất hiện của đồng tiền kim loại vàng có khắc hình hoàng đế
La Mã, phù điêu Ba Tư, đồng tiền mặt trời … có nguồn gốc từ Thái Lan, hình con
ốc trên đồng tiền có nguồn gốc từ Miến Điện, chứng tỏ lúc bấy giờ cư dân Óc Eo
đã giao lưu Quốc tế rất rộng, đó cũng là một thời kì thịnh vượng.
ª Sự hiện diện tượng Phật trong di tích Óc Eo chứng tỏ phật giáo cũng chiếm một
vị trí quan trọng trong cuộc sống của họ
ª Hình thức cư trú của cư dân Óc Eo thời bấy giờ là nhà sàn, di tích còn lại mà
ta thấy ở bảo tàng đó là cột nhà sàn cách 1400 năm.
***Phòng 12: NGHỆ THUẬT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Thế Kỉ VII - Thế Kỉ XIII) ***
Nơi đây trưng bày các tác phẩm bằng đá được điêu khắc bởi chính những cư dân
bản địa của vùng ĐBSCL:
- Tượng Quan Âm: Đây là pho tượng Phật quý hiếm của Bảo tàng, cao 0.9m, được
tìm thấy ở Ngai Hoà Thượng, tỉnh Trà Vinh, niên đại từ thế kỉ VII - VIII
- Tượng Visnu: có niên đại từ thế kỉ VII - VIII, được tìm thấy ở Bến Tre, An
Giang, Long An. Mình tượng trần, không đeo trang sức, tay cầm 4 vật: vỏ ốc đĩa
tròn bông sen và gây
- Tượng Linga và Yoni: Linga là vị thần tương trưng cho tinh thần tuyệt đối
dưới hính ảnh Linga - Yoni đồng thời cũng là hình ảnh sáng tạo.
- Thần Surya: còn gọi là thần mặt trời tượng này được lảm từ TKVII tìm thấy ở
An Giang và Đồng Tháp
- Tượng Nam thần: Ở TkVII - VIII tìm thấy bắng nguyên liệu sa thạch màu xám
- Tượng Nữ thần: tìm thấy ở Hà Tiên có niên đại sớm hơn các tượng khác, tượng
không đeo trang sức, dáng người thô, mang dấu ấn điêu khắc của An Độ
- Tượng thần Ganesa: là thần của tri thức trí tuệ, tượng mình người đầu voi,
tượng là 1 vị phúc thần, người dân buôn bán luôn cầu xin để buôn bán phát đạt
- Tượng nữ thần Uma: là vợ của Siva, có 4 tay, 2 tay giơ ngang lên đầu, tay
phải cầm ốc, tay trái cầm đĩa tròn. Bên tương tạc đầu trâu dưới chân nữ thần.
Tương tìm thấy ở Tây Ninh TkVIII, cao 0.9m
- Tượng đầu thần Visnu
- Tượng bò Nandin
***Phòng
13: BẾN NGHÉ - SÀI GÒN***
+ Tủ hiện vật bến đò: Di tích tìm thấy gồm rìu đá có vai, rìu đá tứ giác, đục
đá, cuốc đá … . Di tích bến đò xuất hiện cách nay khảong 4000 năm
+ Hiện vật Gò Cát: Di tích Gò Cát thuộc ấp chùa Ong, xã Thạnh Mỹ Lợi, TPHCM,
phát hiện năm 1985, di tích Gò Cát cách nay 3000 năm
Mộ đất Giồng Phiệt theo giám định đó là xương của 1 người nam khoảng 50-60 tuổi
, xương còn gần đầy đủduy chỉ không tìm được xương bàn chân
Các tên gọi trước của Sài Gòn là:
Bến
Nghé - Sài Gòn
Huyện Tân Bình
Phủ Tân Bình
Tỉnh Phiên An
Tỉnh Sài Gòn
Sài Gòn - Chợ Lớn
Tỉnh Chợ Lớn - Tỉnh Gia Định
Sài Gòn - Gia Định - Tân Bình
Sài Gòn - Gia Định
Nay gọi là Thành Phố Hồ Chí Minh
+
Mô hình: thành Gia Định xưa
+ Theo bản đồ TPHCM thì Gia Định xưa nằm ở các đường Nguyễn Đình Chiểu, Nam Kì
Khởi Nghĩa, Lý Tự Trọng và Đinh Tiên Hoàng .
Gia
Định kinh từ năm 1790 đến năm 1802:
Sau khi thâu hồi đất Gia Định, Nguyễn Ánh cho xây thành Bát Quái* rộng lớn theo
cách bố phòng Vauban**, định hướng phong thổ Á Đông, theo mỹ thuật dân tộc Việt
Nam và mệnh danh là Gia Định kinh.
Gia Định trấn từ năm 1802 đến năm 1808:
Năm 1802 Nguyễn Ánh thâu phục kinh thành Phú Xuân, rồi lên ngôi và lấy đế hiệu
Gia Long bèn hạ cấp Gia Định kinh xuống thành Gia Định trấn thành. Cải tên phủ
Gia Định làm tên trấn Gia Định và đặt "trấn quan" để cai quản cả ngũ
trấn là: trấn Phiên An, trấn Biên Hòa, trấn Định Tường, trấn Vĩnh Long, trấn Hà
Tiên.
..............
Trong sách sử Đại Nam thực lục của triều Nguyễn có ghi:
"Ngày Kỷ sửu (Tháng 3, Canh tuất, năm thứ 11 [1790] [Thanh - Càn Long năm
thứ 55]), đắp thành đất Gia Định. Vua thấy thành cũ ở thôn Tân Khai chật hẹp, bàn
mở ộng thêm. Dụ rằng: "Vương công giữ nước, tất phải đặt nơi hiểm yếu trước.
Nay đất Gia Định mới thu phục, cần phải sửa thành trì cho bền vững để chỗ ở được
vững mạnh". Bấy giờ mới huy động quân dân để khởi đắp, hẹn trong mười ngày
đắp xong. Thành đắp theo kiểu bát quái, mở tám cửa, ở giữa là cung điện, bên tả
dựng nhà Thái miếu***, phía sau miếu là kho tàng, bên hữu đặt cục Chế tạo, chung
quanh là nhà tranh cho quân túc vệ ở. Giữa sân dựng kỳ đài ba tầng, trên là tòa
vọng đẩu bát giác, ban ngày kéo cờ, ban đêm thì kéo đèn làm hiệu cho các quân.
Thành xong, gọi tên là kinh thành Gia Định. Thưởng cho dân quân hơn 7000 quan
tiền".
Gọi tên là thành Bát Quái vì thành có 8 cửa, Đại Nam thực lục chép:
"Tám
cửa thành đều xây bằng đá ong, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Ly Minh, phía
bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiểm (Đại Nam nhất thống chí ghi là cửa Địa
Hiểm), phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấn Chỉ, phía tây là cửa Tốn Thuận và
cửa Đoài Nguyệt (Đại Nam nhất thống chí ghi Đoài Duyệt). Ngang dọc có tám
đường, đông sang tây dài 131 trượng 2 thước, nam sang bắc cũng thế, cao 13
thước, chân dày 7 trượng 5 thước. Phía ngoài thành là hào, hào rộng 10 trượng 5
thước, sâu 14 thước có cầu treo bắc ngang. Chu vi ngoài thành là 794 trượng. Ở
ngoài là đường phố chợ búa, dọc ngang la liệt đều có thứ tự, hai bên đường quan
đều trồng cây thích nghi, gọi là đường thiên lý".
Những quyển sách sử khác cũng của triều Nguyễn là Đại Nam nhất thống chí, Gia
Định thành thông chí cũng cho ta biết thêm những chi tiết của kinh thành Gia
Định. Trong thành có kho bạc, kho đồn điền, trại súng, kho thuốc súng. Ngoài
thành có xưởng Chu sư (xưởng thủy quân đóng ghe thuyền, chiến hạm) ở phìa đông,
cách một dặm theo bờ sông Tân Bình (khu vực sau này là xưởng Ba Son). Ngoài
thành cũng còn có Xưởng voi nuôi và huấn luyện voi chiến, cách thành một dặm có
Sứ quán, trường Diễn Võ cách thành 10 dặm về phía tây nam. Tuy kinh thành Gia
Định chưa phải là một kinh đô chính thức với ý nghĩa là nơi vua ở vì lúc ấy
Nguyễn Ánh chưa lên ngôi vua, nhưng với vị thế lúc bấy giờ, và với quy mô như
sách sử đã cho biết thì kinh thành Gia Định không khác gì một kinh đô.
Sau nhiều năm bị quân Tây Sơn của anh em Nguyễn Huệ đánh tan tác, có lúc phải
bôn tẩu ra những hải đảo xa xôi hoặc chạy sang tận nước Xiêm, thì thời gian này
lợi dụng tình hình đối đầu giữa anh em Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ (1787), và việc
Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt chúa Trịnh, rồi đánh tan quân Thanh (cuối 1788
đầu 1789), Nguyễn Ánh đã củng cố binh lực ở miền Nam, lập kinh thành Gia Định
để đối đầu với kinh đô Phú Xuân của Nguyễn Huệ (Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế
vào ngày 25 tháng 11 năm Mậu thân [22-12-1788], đóng đô ở Phú Xuân). Cho đến
thắng lợi cuối cùng vào năm 1802, thống nhất đất nước về một cõi.
Ghi chú:
* Thành Bát Quái: với quy mô như đã mô tả trong Đại Nam thực lục, thành Bát
Quái còn gọi là thành Qui vì hình dạng trông giống như con rùa, theo như ngày
nay nằm lọt khoảng giữa 4 con đường: đường Đinh Tiên Hoàng phía đông, Nam Kỳ
Khởi Nghĩa phía tây, Nguyễn Đình Chiểu phía bắc, nói thành đắp bằng đất thực ra
còn xây bằng đá ong Biên Hòa và gạch rất chắc chắn, vữa xây bằng mật mía, việc
xây dựng này Nguyễn Ánh đã phải huy động tới 30.000 dân quân. Năm 1833 dưới
triều vua Minh Mạng Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm thành Quy, cuộc nổi dậy kéo dài
trong 3 năm sau khi Lê Văn Khôi bị bệnh mất thì thành thất thủ. Vua Minh Mạng
lện cho phá hủy thành, xây lại thành mới với quy mô nhỏ hơn gọi là thành Phụng.
** Vauban: tên thật Sébastien Le Prestre (1633-1707), Lãnh chúa xứ Vauban, được
phong là Hầu tước xứ Vauban, là Thống chế, một kỹ sư quân sự lừng danh, nổi
tiếng nhờ những công trình phòng thủ công sự, cũng như cách đánh chọc thủng
phòng tuyến công sự.
*** Thái miếu: Thái miếu hay Thái Tổ miếu ở kinh thành Gia Định cũng như ở kinh
đô Huế sau này, là nơi thờ các vị chúa Nguyễn.
***Phòng
14: NGHỆ THUẬT CHĂMPA***
Vương quốc Chămpa có quá trình hình thành và phát triển cuối TK II sau Công
Nguyên, Nhưng tên gọi Chămpa là do 1 quốc gia thống nhất cuối TK VI, đây là
nước tiếp thu ảnh hương tôn giáo Ấn Độ từ sớm, tuy nhiên Chămpa vẫn tạo những nét
tôn giáo văn hoá riêng của mình. Chămpa là là sự kết hợp giữa vương quyền và
thần quyền đã làm chi phối mạnh ở lãnh vực văn hóa. Khi đến dây ta thấy rõ nghệ
thuật điệu khắc của Chămpa sinh động nói về cuốc sống xã hội mang nét văn minh
phương Đông. Những hiện vật tiêu biểu mà Bảo tàng còn lưu giữ:
+ Đầu tượng quỷ Asura: Tìm thấy ở Khương Mỹ - Quãng Nam Đà Nẵng TK X.
+ Tượng nữ thần Laskmi: Theo thần thoại An Độ được coi là vợ thần Visnu và được
xuất hiện trong cuộc "Quấy biển sữa" của các thần và loại quỷ để tìm
thuốc trường sinh bất tử. Nữ thần còn được gọi với tên là nữ thần sắc đẹp hay
nữ thần thịnh vương
+ Bệ thờ 9 vị thần: Bệ này còn được gọi là "Trụ Ngạch Cửu Tú" thường
phổ biến ở Campuchia nhưng hiếm ở Chămpa. Đây cũng là bệ thờ 9 vị thần duy nhất
còn được thấy ở Chămpa hiện nay .
+ Tương thần Genesa: Tượng này vào TK VIII - X, là con của thần Siva được xem
là thần hộ mệnh hay phúc thần, được nhiều nơi ở châu Á tôn thờ như Chăpa Tây
Tạng CampuchiaNepan Nhật Bản đến thế kỉ thứ X tôn thờ Ganesa như 1 vị thần tối
cao. Không chỉ những người theo An Độ mà cả người theo Phật giáo cũng tôn thờ
vị thần này vì cho rằng thần này có tài gây ra và dập tắt mọi khó khăn trở
ngại, có quyền ban hay không ban mọi sự tốt lành, có quyền đồng ý hay không bất
cứ việc gì.
+ Thần Indra: Tìm thấy ở TK X ở Quãng Nam - Đà Nẵng, được xem là vị thần tối
cao đứng đầu các vị thần, được gọi là thần sấm sét hay thần mưa.
+ Nhóm tượng múa khăn: Với bốn hiện vật được trưng bày. Hai tượng có nguồn gốc
Khương Mỹ, tượng có nguồn gốc từ Trà Kiệu Quãng Nam - Đà Nẵng. Các tượng múa
hát thể hiện những động tác nhịp nhàng uyển chuyển, khoáng đạt, có thể là điệu
múa "Bà bóng" trong sinh hoạt tôn giáo
+ Tu sĩ Bàlamôn: Tư thế ngồi thiền tay cầm chuỗi hạt. Nhưng quan sát kĩ có thể
đây là vị Phật. Ta có thể thấy được tư thế ngồn thiền và đặc biệt là đông tác
bắt ấn hiện pháp luân của Phật
+ Thần Visnu: Được coi là thần bảo vệ đền tháp và tôn giáo, tìm thấy ở Tk IX -
Tk X
+ Tượng sư tử: Hình tượng sư tử tập trung ở điêu khắc Trà Kiệu. Kinh đô đầu
tiên của Chămpa mang tên TP sư tử. Bốn trong năm tượng sư tử trưng bày ở đây
thuộc Trà Kiệu. Hầu hết hình tượng sư tử là sư tử đực. Biểu tượng sức mạnh và
quyền uy của dân tộc Chămpa
+ Tượng Maraka và Kala: tượng Maraka (thủy quái), phổ biến trong điệu khắc Trà
Kiệu thừong thể hiện ở phần đầu bao giờ cũng lộ rõ vòi và hành răng. Maraka là
đối tượng thờ có liên quan với lễ hiến tế của người và vật. Hiện tượng này có
thể thấy qua hai vật: một là Makara đang nuốt chân người, còn hiện vật kia thể
hiện Kala ( được coi là thần Hắc hay hung thần) mỗi bên hàm ngâm 1 con nai, nai
được biểu hiên ở tư thế cố nhảy ra khỏi miệng của Maraka và Kala
+ Tượng chim thần Garuda: Trong số 3 hiện vật trưng bày ở đây về loại hình chim
thần Garuda, hai hiện vật thuốc điêu khắc Trà Kiệu ở Tk X - XI. Và một điêu
khắc tháp Mẫm - niên đại Tk XII - XIV. Chim thần Garuda bắt rắn Naga ở Chămpa
mang ý nghĩa phản ánh hiện thực xã hội hơn là ý nghĩa tôn thờ của thần Visnu.
Tương truyền mẹ của rắn Naga đã hạ nhục mẹ của chim thần Garuda nên giữa chúng
có mối luôn thù. Đó là chim thần Garuda bắt và giết rắn Naga.
+ Vật hình ngon lửa: một có nguồn gốc từ Phong Lệ ( Quãng Nam - Đà Nẵng). Một
có nguồn gốc từ Trà Kiệu Tk X. Ngọn lửa khá phổ biến ở điêu khắc Chămpa liên
quan đến truyền thống thờ thần lửa (Agni). Lửa cần cho cuộc sống hàng ngày cũng
như trong các lễ tế cúng, cũng là dây liên kết giữa thần và người trần tục.
Những người An giáo với tục hoả táng thì coi chết là giải thoát, vì thế thần
lửa coi là đấng tu sĩ cao ban phúc lành cho con người. Theo tương truyền thần
lửa Agni được coi là anh em sinh đôi với Indra. Đôi khi Agni nhập thân với
Surya (thần mặt trời).
+ Bệ thờ vú phụ nữ: Đây là loại hình thờ khá phổ biến ở Chămpa, đặc biệt là
những điêu khắc ở Bình Định và nó trở thành đặc thù ở Chămpa từ sau Tk X. Bệ
thờ hình vú có nguồn gốc từ tháp Mẫm (tháp Mắm). Mô thức này có liên quan đến
tục thờ thần Uroja (vú phụ nữ)hay còn gọi là nữ thần dựng nước, gắn chặt với
tục thờ quốc mẫu và chế độ mẫu hệ ở Chămpa
Tóm lại những hiện vật về nghệ thuật ờ Chămpa được trưng bày ở phòng này tuy
không nhiều nhưng phần nào cho ta thấy được sự đa dạng về hình thức thể hiện
của nền nghệ thuật Chămpa nói chung và lĩnh vực điêu khắc nó riêng đặc biệt là
nội dung phản ánh về những nổi niềm và khát vọng của người dân Chămpa trong mối
quan hệ giữa con người và xã hội, sự ưu tư giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
***Phòng 15: THÀNH PHẦN DÂN TỘC Ở
CÁC TỈNH PHÍA NAM***
Việt Nam chúng ta gồm 54 thành phần dân tộc trải dài từ Bắc tới Nam trong đó
người Kinh chiếm đông nhất, chiếm hơn 90% tổng số dân cả nước Trong quá trình
cộng cư lâu dài ỏ bên nhau, ngoài nhữ nét văn hóa mang tính chung của cả nước,
mỗi dân tộc đều có đặc điểm sinh hoạt văn hóa, tính cách tâm lý thích hợp với
điều kiện sống và cảnh quan địa lý của từng địa phương .
Hiện nay ở phía Nam có hơn 20 dân tộc, trong đó ngoài dân tốc Kinh (Việt) thuộc
ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á) và dân tộc Hoa gồm ngôn ngữ Hán ( ngữ hệ
Hán - Tạng), còn các dân tộc khác chủ yếu 2 hệ ngôn ngữ Môn - Khơme (ngữ hệ Nam
Á) và Malayô - Pôlinêdi (ngữ hệ Nam Đảo). Về chế độ xã hội, nhiều dân tốc vẫn
bảo lưu đậm nét những tàn tích của chế độ mẫu hệ trong mọi mặt của đời sống,
nhiều dân tộc đang trong thời kì quá độ từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ và
một số dân tộc khác đã khá phát triển.
+ Phòng trưng bày chuyên đề: "thành phần dân tộc ở các tỉnh phía Nam"
được xếp theo từng bộ sưu tập
Công cụ sản xuất của các dân tốc rất phonh phú mang tính đặc trưng riêng cho từng
vùng. Đối với những dân tộc sống ở vùng đồng bằng như nguời Việt, người Chăm,
người Khơme thường sử dụng các công cụ như nọc cấy, phảng, vòng hái, cù nèo,
lưỡi hái, là nhưng công cụ thích hợp cho việc canh tác ruộng lúa nước. Đố với
những dân tộc vùng núi và cao nguyên như người Mơnông, người Mạ, người Eđê thì
sử dụng các công cụ chà gạc cuốc gậy chọc lỗ thích hợp cho việc trồng lúa, hoa
màu trên ruộng, nuơng rẫy. Nhưng cũng có những loại công cụ sản xuất có chức
năng giống nhau nhưng tên gọi khác nhau ở mỗi dân tộc
" Nọc cấy ngừơi Khơme được làm nằng tre già có một đầu vót nhọn dùng để
soi đất cấy lúa nước
" Nọc cấy người Việt có hình thức khá đẹp, cán nọc cong vuốt, đều nọc thể
hiện khá cầu kì, sử dụng ở ruộng thấp đất mềm
" Phản người Việt góp phần trong việc khai phá ĐBSCL như là để chặt, chém
hay phát cỏ, phát rạ
" Đối với các dân tộc vùng tây nguyên như người Mơnông, Eđê, Mạ thì gạc
của họ được sử dụng tương đối phổ biến cho việc phát nương trồng rẫy.
" Đối với các dân tộc vùng Tây Nguyên, trong sản xuất Nông nghiệp thì cuốc
có vai trò quan trọng. Do ở Tây Nguyên có nhiều loại đất phức tạp nên người ta
phải chế tạo nhiều loại cuốc khác nhau. Lạoi được dùng phổ biến là chông, nó
được dùng để xới cỏ cuốc sơ đất không cần độ sâu.
Công cụ săn bắt và đánh cá
" Do ở gần các sông suối nên các dụng cụ đánh bắt khá phổ biến và đa dạng
ở các dân tộc. Đối với các dân tốc ở vùng đồng bằng như người Việt, Chăm, Khơme
thì các công cụ tưong đối giống nhau (nọ, lờ, nơm, giỏ đựng cá … nhưng riêng
chiếc "xa neng" của Khơme dùng để xúc tép - hình dáng giống kỵ xúc
đất của người Việt. Đối với các dân tộc Tây Nguyên như Êđê, Xơđăng, Cơho, Stiêng
cũng có nơm rọ bắt cá gàu tát nước,và đặc biệt là chĩa răng - công cụ làm bắng
sắt có cán dài 2m dùng để đâm cá. Tât cả các công cụ của các dân tộc tương đối
giống nhau. Nghề đánh bắt cá ngoài việc phục vụ cho nhu cầu thực phẩm còn để
trao đổi hàng hóa khi dư thừa.
Dụng cụ sinh hoạt: với 54 dân tộc thì dụng cụ sinh hoạt gia đình rất phong phú
về chất liệu và loại hình.
" Đối với đồng có thau, mâm, nồi của người Việt và ngươi Khơme. Chiếc mâm
của người Khơme trang trí rất đẹpdùng trong phục vụ lễ nghi tộn giáo
" Đối với đồ dùng bằng gốm có bình đựng rược cần và bàn xoay đó là dụng cụ
của dân tộc Tây Nguyên
" Đối với đồ gỗ có khay hình vuông trang trí hoa văn hình học, khay hình
tròn được dùng trong các dẹp cưới hỏi của ĐBSCL
Đối với trang phục:
" Đối với dân tộc phía Nam y phục cũng rất đa dạng về màu sắc va kểiu dáng
và phong phú về trang trí hoa văn đã nói lên tính độc đáo của từng dân tộc, y
phục dân tộc Tây Nguyên với màu sắc truyền thống (nữ mạc váy ống, áo chui đầu
bó chặt lấy thân; nam mặc khố chủ yếu là màu chàm sọc). Đối với áo của ngưới Nam
thì Eđê áo tay dài hẹp giữa ngực mở một đoạn và có hàng phuy, khuyết được bẹn bằng
chỉ đỏ hoa văn dệ trên nền vải ở vòng nách, gấu áo, vai và cổ tay còn áo của
nam Giarai cộc tay hở nách, hoa văn ở hai bên sườn áo
" Đối ngươi Khơme ở ĐBSCL thì mặc áo dài "pàmpông" , đối vời nữ
có áo chui đầu có cổ, cành tay bó chặt, bít tà 4 mãnh. Nữ Khơme mặc váy quấn
"xàm pôt xôl", còn nam mắc áo bà ba. Màu chính của trang phục họ là
màu đen đi kèm với nó là khăn rằn "Krama" đó là yếu tố cổ truyền
trong trang phục của họ
Y phục của người chăm, đối với nữ áo dài "Ao may" may bít tà dài quá
gối tay và tà ôm sát người được may bằng tơ lụa có màu sắt không không là màu
đen của người Khơme mà là màu tím hoặc màu xanh lá cây. Váy quần dài tới gót và
nữ phải đội khăn khi đi ra ngoài (khăn đội đầu "Kaw")
Y phục của người hồi bà Ni gồm áo váy, khăn đội đầu, khăn vắt vai dây thắt
lưng.
Đối với trang sức: Đồ trang sức thường làm bắng ngà voi, bạc Thông thường thì
trang sức ở 4 bộ phận tay, cổ tay, tai và cổ chân. Đối với tai là vòng và
khuyên tai. Đồ trang sức ở cổ là là vòng và chuỗi. Đồ trang sức ở tay là vòng
và nhẫn. Đồ trang sức ở chân là vòng. Đồ trang sức ngoài chức năng làm đẹp cho
cơ thể còn mang ý nghĩa là 1 lời giao duyên thầm kín, một biểu hiện của tình
yêu đôi lứa, một tập quán riêng của dân tộc …
Nhạc cụ: khá đa dạng như người Eđê sử dụng khèn bè, người Mông gọi là
"M'boăt" đó là nhạc cụ gồm 6 ống tiêu dài ngắn khác nhau được sắp xếp
thành hai bè, bè hai ống, bè bốn ống được cắm vào bầu khô để khuếch đại âm
thanh Trên lưng mỗi ống trúc đềy được khoét lỗ ở những vi trí khác nhau để tạo
thành âm thanh, loại khèn này thích hợp với thanh niên, họ co thể tấu nhạc
trong những buổi lễ hoặc những nơi đông vui có nhiều trai gái hoặc thổi những
điệu nhac trữ tình trên nương rẫy trong những buổi chiều tà …. Một loại nhạc cụ
khác bằng tre nứa mà đồng bào Tây Nguyên thường sử dụng đó là đàn "Koh"
của người Eđê hay "đinggơ" của người Mơnông. Hình chiếc đàn này giống
như hình dáng của chiếc đàn T'rưng nhưng chỉ có 5 hoặc 6 thanh tạo nhạc và chỉ
đánh trên nương rẫy, kiêng gõ trong buôn làng. Ngoài ra còn có tù và "Kipal",
đàn gong của người Giarai, kèn môi của người Eđê nhạc cụ của người Chăm gồm Nhị
mu rùa, kèn Xaranai, trồng baranưng, trống ghinăng … được sử dụng trong các lễ nghi
cúng tế lễ "Chàpong", "chà rây" (lễ cầu phước) và đời sống
sinh hoạt của đống bào Chăm.
Tìn ngưỡng và tôn giáo: Sưu tập hiện vật liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo
của các dân tốc: những tượng gía mồ của các dân tộc Giarai, bộ dồ cúng của dân
tộc Chăm và những tượng phật cảu các dân tộc Khơme.
***Phòng 16: TƯỢNG PHẬT VIỆT NAM VÀ MỘT CÁC NƯỚC CHÂU Á***
Cho thấy tượng Phật Việt Nam và môt số nước Châu Á được giới thiệu bằng những
nhóm tượng sau: Việt Nam Trung Quốc Nhật Bản Thái Lan Khơme. Nhóm tượng của
những nước này với nhiều chất liệu và kích thước khác nhau:
Tượng Việt Nam: tượng phật Adiđà, phật Thích ca sơ sinh, phật Di Lặc, tượng
Quan Am với nhiều loại hình Quan Am Chuẩn Đề và Quan Am tống tử. Các tượng Phật
Việt Nam có niên đại từ Tk XVII - XIX.
Tượng Phật Thích Ca sơ sinh: đứng trên toà sen, có hai lớp cánh sen ngửa lên,
dưới bệ sen là là 1 bệ 3 tần hình lục giác khắc ở giữa. Một tay chỉ đất và một
tay chỉ trời, quanh tượng là vành Cưu Long, thuộc niên đại TkXIX.
Tượng Quan Âm Chuẩn Đề: đây là tượng được tạc theo phong cách Bắc có niên đại
từ Tk XIX, trong tư thế ngồi thiền định.
Tượng Phật Di Lặc: Tượng trong tư thế hơi ngả về phía sau có niên đại Tk XIX,
tạc theo phong cách Bắc. Trên thân có 5 cậu bé ngồi trên đùi, trên tay, trên
vai
Tượng Quan Âm: được làm bằng gỗ, sơn son, thiếp vàng. Tượng được tạc với đường
nét đơn giản, co tính mềm mại, nêin đại vào khoảng Tk XVII - XIX, trong tư thế
ngồi thiền định giống các tượng khác.
Tượng Phật chùa Khải Định: Tượng được tạc khá đẹp, thân thể cân đối, khuôn mặt
tròn, đầy đặn, niên đại vào khoảng Tk XIX. Vào năm Canh Hợi, Thuận Thiên Cao
hoàng Hậu đã từng ở chùa này trốn tránh sự truy bắt của quân Tây Sơn và bà đã
sanh hoàng tử Đảm tại chùa, sau lên ngôi thành vua Minh Mạng. Ông đã cho trùng
tu chùa nhiều lần và đã cho gởi từ Huế vào cúng chùa một pho tượng gỗ mít, sơn
son thếp vàng để nhờ đức Phật và phù hộ cho mẹ ông. Năm 1859 - 1861 nơi đây đã
bị Pháp chiếm làm đồn do đại úy Barbé chỉ huy va còn được gọi là đồn Barbé.
Hiện nay chùa còn tấm hoành phi do vua Minh Mạng sắc phong. Nhưng ngày nay đã
được đưa vào Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Tủ tượng Quan Âm: Nhóm tượng đều được làm bằng đồng trong tư thế giống nhau ,
đầu choàng khăn choàng mỏng. Đó là đặc trưng của 1 số nước châu Á nói chung và
của Việt Nam nói riêng, co niên đại khoảng Tk XVIII - XIX
Tủ tượng Phật Khơme: nhóm tương Khơme được làm bằng chất liệu bậc, đá mang đậm
phong cách tạc tượng của người Khơme.
Tượng Phật Khơme: dược làm bằng gỗ, trong tư thế ngồi thiền bán kiết già, khuôn
mặt mang rõ đặc trưng của người Khơme. Giữa ngực các tượng đều chạm nổi hình
thoi có hoa lá cách điệu đó là nét rất độc đáo của Phật Khơme, niên đại Tk XVII
- XIX
Tượng Phật Tích Lan: có tư thế ngồi giống như Phật Khơme, rất đẹp và rõ nét đặc
biệt là đỉnh Unisaphần ngọn lửa đó là phong cách đúc tượng của người Thái Lan.
Ngoài tương nhỏ là hình phù điêu có hình tượng Phật rất độc đáo làm với nhiều
chất liệu khác nhau như đất nung, thiếc đồng. Các phù điêu có hình phật ngồi
dưới gốc bồ đề nhập Niết Bàn, Phật ngồi đựoc sự che chở của rắn Naga, có hình
phù điêu Phật dưới dốc cây Sala được làm bằng chất liệu riêng của Thái Lan và
Campuchia, đó là hợp chất đồng, thiếc chì kẽm sắt bạc và vàng. Nghệ thuật đúc
Phật giáo của Thái Lan rất đa dạng và phong phú. Tác phẩm nghệ thuật khá độc
đáo đó là tượng Phật Thích Ca.
Tượng Phật Trung Quốc: Tượng Phật ở TQ biểu tượng cho lòng bát ái vời khuôn mặt
tròn đầy và búi tóc cao, phía trước tóc là vành vương miện trang trí cầu kì
Tượng Phật Nhật Bản: Nhềiu tay nhiều mắt, Phật Adiđà ngồi trên toà sen cao
1.27m làm bằng gỗ. Khuôn mặt hình trái xoan, tóc là những loạn nhỏ dạng nụ bèo
hoa mắt nhìn xuống, mũi miệng đươc tạc nhỏ. Áo choàng có nhiều nếp hài hoà,
choàng qua tay trái thả tới bụng, một mảnh vắt qua vai phải thả tới nửa cánh
tay, để hở bộ ngực đầy đặn của Phật
Khi tham quan phòng này ta sẽ biết đựoc khái quát về các vị Phật của Việt Nam
cũng như các nước Châu Á.
BẢO TÀNG
CHIẾN TÍCH CHIẾN TRANH
1/Sự ra đời của Bảo tàng chứng tích
chiến tranh
Bảo tàng
chứng tích chiến tranh toạ lạc tại số 28 đường Võ Văn Tần quận 3 TPHCM Bảo
tànng được xây dựng tại vị trí của một ngôi chùa rất nổi tiếng thời trước :
chùa KHẢI TƯỜNG. Theo sử cũ của triều Nguyễn thì đây là nơi chào đời của hoàng
tử Đảm (sau này là vua Minh Mệnh), con củ a vua Gia Long. Tháng 5-1959, quân Pháp
đánh chiếm thành Gia Định và san bằng thành quách.Chúng cho lập một chiến lũy
phòng thủ gồm nhiều đồn nhỏ để có thể hỗ trợ cho nhau từ Sài Gòn đến Cây Mai (Chợ
Lớn).Để khỏi tốn công xây dựng đồn bót, chúng chiếm ngay những đền chùa để đóng
quân ,trong đó có chùa Khải Tường.Chùa bị biến thành trại lính, tượng Phật và
đồ thờ cúng bị ném ra ngoài sân. Chỉ huy của nhóm lính Pháp ở đây là viên đại
úy trẻ Barbe.Tên này bị nghĩa quân Trương Định phục kích giết chết khi đang đi
tuần tra.Cái chết này lính Pháp hư cấu thành giai thoại để dựng nên 1 vở tuồng
cải lương “Nàng hai Bến Nghé” rất nổi tiếng.Cuối năm 1860,lực lượng Pháp ở Sg
dược tăng cường, chúng chiếm đóng toàn bộ ba tỉnh miền Đông Nam Bộ.Lúc này chùa
Khải Tường được thực dân Pháp dùng làm trường đào tạo sư phạm cấp tốc cho học
sinh người Việt để đưa đi dạy ở các tỉnh chúng chiếm đóng. Đến khoảng năm 1870
chùa bị bỏ hoang. Sau đó nền chùa được dùng để xây cất 1 dinh thự cho quan chức
trong bộ máy cai trị củ a thực dân Pháp ở và làm việc. Sau khi miền Nam hoàn
toàn giải phóng thống nhất đất nước 30/4/1975 thì Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt
Nam và Nhà nước chúng ta có ý tưởng thành lập “nhà trưng bày tội ác của bọn Mỹ-Ngụy”
nhằm lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh
chống quân xâm lược, đồng thời cũng tố cáo tội ác, sự tàn nhẫn của bọn đế quốc
xâm chiếm đất nước,đàn áp nhân dân ta rất dã man trong chiến tranh. Để chuẩn bị
chi việc ra đời của nhà trưng bày, công tác sưu tầm hiện vật, tư liệu hình ảnh
được tiến hành 1 cách gấp sút khẩn trương trong vòng 2tháng (tháng 6 đến tháng
8-1975). Ngày 13/08/1975 “nhà trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy” được chính thức thành
lập theo thông tri số 6/TT-75 của Ban thường vụ thành ủy. Và vào ngày
04/09/1975 Nhà trưng bày chính thức mở cửa cho nhân dân vào xem.Ngay từ những
ngày đầu thành lập nhà trưng bày như một cái gai trong mắt của các thê lực phản
cách mạng, song nhà trưng bày vẫn tồn tại, phát tirển va luôn hoàn thành mọi
nhiệm vụ chính trị đã được cấp trên giao phó. Lúc mới thành lập thì nhà trưng bày
có 6 phòng với nội dung chưa đạt yêu cầu tuyên truyền. Tuy nhiên, do cả nước
chỉ có duy nhất 1 nhà trưng bày về những tội ác của bọn xâm lược Mỹ-Ngụy cộng với
sự hiếu kì của du khách trong lẫn ngoài nước nên nhà trưng bày đã thu hút được
khá đông khách tham quan (khoảng 300.000 dến 400.000 người/năm) nhưng kết quả
thu lại về mặt giáo dục chính trị chưa sâu sắc lắm. Năm 1990 do tình hình chính
sự có nhiều thay đổi, để tạo mối quan hệ đối ngoại, Nhà trưng bày đã được dổ
tên thành “nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược” cho phù hợp với tình hình
lúc bấy giờ. Đến những năm 1992-1993, dù rằng quan hệ giữa hai nước Việt Nam và
Hoa Kì chưa chính thức bình thường hóa nhưng trên cơ sở những chuyển biến tích
cực trong lĩnh vực ngoại giao , các cấp lãnh đạo của nước ta đã quan tâm nhiều
đến những công tác chỉnh lý nội dung trưng bày. Việc tố cáo tội ác và hậu quả
của cuộc chiến tranh xâm lược do bọn thực dân, đế quốc gây ra trên dất nước
Việt Nam hết sức cần thiết và quan trọng nhưng vấn đề đặt ra là tố cáo như thế
nào, sử dụng hình thức và phương thức gì để dảm bảo tính khách quan khoa học và
chính xác mà vẫn phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài
nước nhằm thu hút sự đồng tình, ủng hộ của khách trong nước cũng như khách quốc
tế . Do vậy, công tác chỉnh lý nộ dung trưng bày đã được nghiên cứu một cách tỷ
mỹ.Công tác sưu tầm những hiện vật, hình ảnh, tư liệu vẫn được tiếp tục thực
hiện. Để khẳng định rõ chức năng ,nhiệm vụ chính trị lâu dài, ngày 4-7-1995 nhà
trưng bày tộ ác chiến tranh xâm lược đã được Uy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh quyết định chuyển thành “Bảo tàng chứng tích chiến tranh “. Hiện nay nhiệm
vụ của bảo tàng lànghiên cứu, sưu tầm, trưng bày những chứng tích về các cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam để giới thiệu cho khách tham quan những thông tin
đầy đủ, chính xác nhất.
2/Bố cục & nội dung trưng bày tại
bảo tàng
a/ Sân lớn :
Từ cổng bước vàobên trong, trên sân lớn là những hiện vật mà quân Mỹ sử dụng
trong chiến tranh Việt Nam, hiện nay được trưng bày tại đây gồm có các xe tăng
M48, M41, tăng phun lửa, chiến đấu cơ U17A, oanh tặc co kiểu A37B, trực thăng
VH14, máy bay chiến đấu phản lực, xe ủi, đại pháo.
Máy bay phản lực là loại máy bay được Mỹ chế tạo đặc biệt để sử dụng trong
chiến trường Việt Nam, mặc dù máy bay được chế tạo nhỏ gọn nhưng có khả năng
vận chuyển, hay phóng xuống mặt đất tất cả các loại bom đạn, và bay lượn với
tốc độ nhanh hơn các loại máy bay thông thường khác , khả năng này giúp nâng
cao mức độ nem bom nhanh va trúng đích hơn các loại máy bay khác.
Máy bay UH-1H: là loại máy bay lên thăng có hai cánh quạt, có nhiều tác dụng
của lục quân Mỹ, thực hiện các nhiệm vụ :
- Vận tải, tải thương
- Vũ trang hộ tống, trực thăng vận tải
- Trinh sát vũ trang
- Chi viện hoả lực cho quân đổ bộ hàng không
Trực thăng được trang bị
- Hai đại liên sáu nòng
- Hai giàn roc –két
- Hệ thống tên lửa SA-7
- Một giàn 3 trái đạn chiếu sáng
Máy bay F-5A: Đây là loại máy bay tiêm kích phản lực của Mỹ do hãng Northop
Norain’s sản xuất. Máy bay có tính cơ động tốt, kết cấu gọn nhẹ, có thiết bị
tiếp dầu trên không. Máy bay có trang bị :
- Hai súng 20MM và 560 viên đạn
- Bốn giá bom dưới cánh
- Một gía bơm dưới chân
- Hai giá phóng tên lửa ở hai đầu
Máy bay A37B: là loại máy bay chiến đấu phản lực hạng nhẹ, có hỏa lực tương đối
mạnh, vận tốc chậm, cơ động khi dùng để oanh tặc ở các mục tiêu trên mặt đất,
mặt biển và dùng để hộ tống các máy bay vận tải, các đoàn xe tiếp tế
Xe tăng phun lửa M132A: là loại xe tăng hạng nhẹ, sử dụng dây kích có thể chạy
trên nhiều địa hình như đồng ruộng, đất gồ ghề, lội nướ, chạy nhanh trên đường
nhựa, được máy bay thả dù xuống mặt đất. Xe tăng được trang bị
- Một súng phun lửa tự động M.10-8
- Gía lắp tiềm vọng kính M.104A2
- Tiềm vọng kính
- Súng đại liên M737-62 ly được gắn trên tháp pháo có thể quay ngang 360
b/ Sân nhỏ: Phía trái sân lớn là khuôn viên sân nhỏ có hàng rào bao bọc, bên
trong có 2 tủi kiếng trưng bày các loại mìn, đạn như
Lựu đạn banh, lựu đạn dơi, lưu đạn ném, trái sáng …
Bênh cạnh tủ là các loại bom lớn nhỏ mà quân đội Mỹ đã sử dụng tại Việt Nam như
bom địa chấn, địa lôi tên lửa, bom Napan,đạn hơi cai, đạn súng cối…. Ngoài ra,
nơi đây còn có trưng bày viên đá hoà bình mà người dân thành phố Hiroshima –
Nhật Bản gửi tặng
c/ Sân bên trong: Nơi đây có trưng bày mốt trái bom dặc biết được Mỹ gọi là bom
CBU-55B chế tao vào năm 1960 –1970
CBU-55B là trái bom được Mỹ sử dụng tại huyện Xuân Lộc – Đồng Nai. Vì có hình
dạng trái bom mẹ ở giữa vây quanh là 3 trái bom con (còn gọi là bom mẹ con).
Đây là trái bom tối tân nhất thời bấy giờ, khi thả xuống ba trái bom con từ bom
mẹ bung dù bay ra và nổ trong không trung, nó dốt cháy tất cả Oxy trong bán
kính 500m.Tất cả con người, cây cỏ không thể sống trong pham vi này
Bom địa chấn (phát quang) :năng 7tấn. Bom địa chấn do Mỹ chế tao và sử dung thí
nghiệm tại miền Nam Việt Nam vào những năm 1967. Ký hiệu là BLU82B, trong lượng
chất nổ 5700 kg, đường kính bom là 1.37m, chiều dài là 3.35m do máy bay vận tải
C.130 chuyên chở. Một quả bom có sức phá hủy một vùng rộng đường kính 199m.
Ngoài ra khi nổ bom con gây chấn động mạnh trong phạm vi đường kính 3.3m
Đại bác 175mm:”Vua chiến trường”nặng 28tấn. Mỹ đưa loại súng này vào miền Nam
Việt Nam năm 1965. Đại bác 175mm còn có tên gọi khác nữa là pháo cực nhanh,
được đặt trên xe kích cơ động … đầu đạn có tầm bắn xa từ 28km đến 30km. Khẩu
đại bác này đã được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến trường miền Nam Việt Nam
Đại bác không giật 106MM có ký hiệu DKZ 106MM nặng 406 cân Anh. Súng được đặt
trên một giá súng M79, sùng để gắn vào xe hay sử dụng trên mặt đất. Trên nòng
đại bác có gắn một súng chuẩn định cỡ 50 dùng để bắn xác định tầm và khoảng
cách nhắm bắn tới mục tiêu. Tầm bắn hữu hiệu là 1097m
Đại bác 105MM nặng 1200kg dến 1400kg là loại mới nhất của Mỹ trong thời kỳ
chiến tranh, đã trang bĩ cho một số sư đoàn chủ lực của quân đội Sài Gòn cũ.
Súng có thể đặt bắn trên đầm lầy, triển khai nhanh, được bắn ở gốc độ 360 (xoay
tròn trên bàn đế). Súng có thể vận chuyển trên máy bay lên thẳng như CH47,
CH53, 4N, 1M mỗi máy bay chở được mộ khẩu và 30 dến 40 viên đạn. Tầm bắn xa
nhất là 15km và tầm băn thực tế là 12km. Sau đây chúng ta sẽ đi chi tiết vào
các phòng trưng bày trong bảo tàng:
Phòng 1: SỰ THẬT LỊCH SỬ
Lịch sử 4000 năm dựng nứơc và giữ nước của dân tộc ta là một quá trình
đấu tranh kiên cường bảo vệ độc lập tư do của đất nước. Trong bản tuyên ngôn
độc lập của do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 02–09–1945 tại quảng trường Ba
Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã khẳng định rằng “ Nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.
Tòan thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và
của cải để giữ vững quyền tư do và dộc lập ấy.”
Nhưng sau đó, thực dân Pháp quay lại, họ xâm chiếm nước ta một lần nữa, nhằm
tiêu diệt nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa còn non trẻ . trước tình hình đó Bác
Hồ đã kêu gọi toàn dân kháng chiến, để hưởng ứng lời kêu gọi của Người các
chiến sĩ từ miền Bắc đến miền Nam đã tham gia cuộc kháng chiến này. Sau 9 năm
trường kì kháng chiến với nhiều cuôc khởi nghĩa lớn, nhỏ thì chúng ta đã thành
công. Cuộc đấu tranh khởi nghĩa Điện Biên Phủ thần kì (07-05-1954) đã đánh dấu
sự sụp đỗ hoàn toàn của thực dân Pháp.
Ngay những ngày độc lập nước ta đã được một số nước trên thế giới công nhận và
đến nay đã co hơn 160 nước trên thế giới đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
nứơc ta.
Trong quá trình Pháp xâm lựơc nước ta, sự viện trợ của Mỹ cho Pháp về mặt tài
chính và quân sự đã giúp Pháp tiến hành cuộc chiến tranh Đông Dương. Mỹ cho
rằng nếu thất bại và một nước chủ nghĩa xã hội chiến thắng như Việ Nam thì các
nước lân cận sẽ nổi dậy đấu tranh, sự thống trị cũng như nền an ninh của Mỹ
cũng sẽ bị đe doạ nghiêm trọng. Vì vậy phái đoàn quân sự của Mỹ dẫn đầu là phó
tổng thống lúc bấy giờ là Nickson đã đến nước ta để kiểm tra tình hình. Một số
loại phương tiện và vũ khí đã được tăng cường cho Pháp như xe tăng, đại liên 4 nòng,
máy bay và những chuyên viên cơ khí.
Khi Pháp thất bại, ngày 20-7 các bên đã ngồi vào bàn đàm phán và kí kết hiệp
định Genève với nhiều nội dung quan trong như: các bên tham gia hội nghị thừa
nhận về nguên tắc sự độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, việc hiệp
thương giữa hai miền sẽ bắt đầu vào ngày 20/07/1955 và tổng tuyển cử vào
7/1956. Nhưng sau đó, chính quyền Mỹ đã âm mưu phá hoại hiệp định Genève chia
cắt đất nước ra làm hai miền, tiêu diệt các phong trào kháng chiến ở Việt Nam
và thành lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diêm, thực hiện các biện pháp tố cộng
, diệt cộng … và chúng(chính quyền Mỹ-Diệm) lập ra những ấp chiến lược, các
trai tập trung theo quy mô lớn với chiến lược “tát nước bắt cá”,chúng đẩy 10
triệu dân vào 16.000 ấp chiến lược, đây được hiểu là kiểu cách ly Cộng sản ra
khỏi nhân dân…Một thiếu sót nữa nếu không nói tới luật 10/59 đây là một kiểu
đàn áp dã man những chiến sĩ cách mạng, những người yêu nước và dân vô tội vì
những ai mà chúng nghi ngờ là Cộng sản thì bị bắt giữ đánh đập và giết hại
không thương tiếc với nhiều hình thức khác nhau nhưng man rợ nhất là chúng chém
đầu bằng máy chém được lê trên khắp các đường phố ,khắp các tỉnh thành theo
khẩu hiệu “thà giết lầm còn hơn bỏ sót”. Từ đây cách mạng miền Nam bị dìm trong
biển máu với hơn hàng trăm chiến sĩ đã hy sinh, hàng ngàn người dân vô tội đã
chết.
Khi quốc sách ấp chiến lược bị thất bại thì Mỹ và đồng minh của chúng (như Uc,
Philippin, Thái Lan, Nam Triều Tiên, Tân Tây Lan…) quay qua đàn áp vũ trang,
ngày 8/3/1965 đơn vị viễn chinh Mỹ đầu tiên đã đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng, chúng
đóng quân ở nhiều nơi mà vào đỉnh điểm (năm 1969) của cuộc chiến thì có hơn
500.000 lính Mỹ đã có mặt tại các chiến trường miền Nam Việt Nam. Do vậy mà
tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Dickson, bộ trưởng bộ quốc phòng Mc Namara 1 lần
nữa đã trở lại miền Nam Việt Nam để đông viên tinh thần lính của chúng, và kiểm
tra mặt trận.
Ở phòng này ta còn được thấy một số bức ảnh nói lên những trang thiết bị vũ khí
hiện đại thời bấy giờ, các cuộc hành quân lớn nhỏ, các căn cứ , đơn vị của
chúng. Ngoài ra ta còn được biết các bảng tên, phù hiệu và biệt danh các sư
đoàn, lữ đoàn nổi tiếng của lính Mỹ (sư đoàn bộ binh 25 còn được gọi là”tia
chóp nhiệt đới”, sư đoàn 1 bộ binh còn được gọi”anh cả đỏ”, hoặc sư đoàn kị
binh bay số 1 được gọi “máy bay lên thẳng” ….)
Bên cạnh phá vỡ hiệp định Genève chiếm miền Nam Việt Nam (1964 – 1972)chính
quyền Mỹ còn huy động lực lượng không quân hải quân cũng như bom đạn đại bác để
tiến hành các cuộc chiên tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn, chúng dùng máy
bay B52 thả bom như rải thảm trên bầu trời và dùng các đại bác bắn vào bờ biển
miền Bắc.
Theo số liêu được được công bố trước quốc hội Mỹ(lúc bấy giờ) thì tổng chi phí
cho cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam là 325 tỉ USD. Nhưng trên thực tế con số này
lên đến khoảng 925 tỉ USD. Nhìn bảng thống kê được đặt tại phòng này ta sẽ thấy
một khối lượng bom khổng lồ đã được sử dụng của Mỹ mà Việt Nam phải hứng chịu
trong thời kì chiến tranh (khoảng 7.850.000 tấn chưa kể đạn và khoảng 6,5 triệu
lính Mỹ) thì đã gấp nhiều lần trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, cuộc Thế chiến
thứ 2 .
Nhưng bất chấp sức người, sức của vô cùng to lớn đó của chính quyền Mỹ, nhân
dân Việt Nam đã kiên cường, anh dũng đấu tranh để giành lại độc lập toàn vẹn
lãnh thổ, đ đánh dấu thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh và kết thúc vào
11h30’ngày 30 –4 –1975 khi xe tăng của quân giải phóng đã tiến thẳng vào dinh
Độc Lập sào nguyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn khiến cho quân Mỹ – Ngụy
thảm bại tệ hại và cuối cùng là phải rút quân ra khỏi Sài Gòn về nước, mở ra 1
kỉ nguyên mới cho cách mạng nước ta
*Một số hình ảnh ta và bảng thống kê sẽ được tham quan ở phòng 1:
- Hình ảnh người dân cả nước ủng hộ lời kêu gọi của Bác, tại kì họp quốc hội
đầu tiên năm 1946, đáp ứng lời kêu gọi của Bác và chính phủ, người dân cả nước
đã đồng tình ủng hộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến
này kết thúc với thăng lợ vẻ vang Điện Biên Phủ vào ngày 07 – 05 – 1954
- Bảng thống kê cho thấy các nước trên thế giới đã dồng tình ủng hộ ta ngay từ
những ngày đầu tiên mới thành lập với sự thiết lập ngoại gian họn 60 nuớc trên
thế giới
- Hình ảnh My viện trợ cho Pháp: Mỹ viện trợ cho Pháp về quân sự, tài chính để
tiến hành cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Những vật viện trợ của Mỹ gồm có :
+ Xe tăng, xe jeep, xe tăng lội nước
+ Đại liên 4 nòng 12 ly 7
+ Máy bay C47
- Một phần nội dung của hiệp định Genève
+ “Thừa nhậ sự độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Việc hợp thương
hai miền Nam Bắc bắt đầu từ ngày 20/07/1955 và tổng tuyển cử sẽ tiến hành một
năm sau đó. Quyết định lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sư tạm thời “.
+ Trong điều khoản 14c ghi rõ “Mỗi bên cam kết không tìm cách trả thù hay phân
biệt đối xử nào với cá nhân hoặc tổ chức tham chiến và cam kết đảm bảo quyền tự
do dân chủ của họ.” Nhưng sau đó, chính quyền Mỹ đã phá huỷ hiệp dịnh này nên
đưa chính quyền Ngô Đình Diệm làm bù nhìn.
- Hình ảnh lễ tuyên thề sát cộng: chính quền Mỹ – Diệm tiến hành biện pháp tố
cộng để trả thù những người Cộng Sản cũ. Chúng tổ chức buổi lễ huết thề sát
cộng. Tay sai Diệm giết 38 người và dìmxuống đậ Vĩnh Trinh ở Quãng Nam – Đà
Nẵng
- Hình ảnh luật 10/59 nhằm trả thù những người kháng chiến cũ. Đây là hình ảnh
những kháng chiến cũ bị tàn sát rất dã man.
- Hình ảnh anh Võ Đăng Nhân: anh bi đưa lên máy chém theo luật 10/59
- Dồn dân lập ấp: Mỹ-Diệm còn xây dựng hơn 16.000 ấp chiến lược để dốn hơn 10
triệu người dân miền Nam vào đây sinh sống nhằm tách khỏi nhân dân ra khỏi cách
mạng .
- Hình ảnh quân đội Mỹ đổ quân tại Đà Nẵng: sau khi chính sách dồn dân lập ấp
bị thất bại thì chính quyền Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam, trực
tiếp tham chiến trên quy mô lớn. Đây là đơn vị đầu tiên đổ bộ vào miền Nam Việt
Nam ngày 8/3/1965 tại Đà Nẵng .
- Bảng thống kê chi phí: đây là bảng thống kê chi phí mà Mỹ đã dùng ở chiến
tranh Việt Nam theo báo cáo của Quốc hội Mỹ là 352 tỉ USD,theo như con số thực
tế thì lên đến 952 tỉ USD
- Bảng so sánh số lượng bom: đây là bảng so sánh số lượng bom mà Mỹ sử dụng
trong 3 cuộc chiến tranh: chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh Việt Nam và
chiến tranh Triều Tiên. Vũ khí Mỹ sử dụng ở Việt Nam gấp 12 lần so với chiến
tranh Triều Tiên và gấp 4 lần so với chiến tranh thế giới thứ hai
- Hình ảnh tù binh Mỹ được trao trả: để thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam,
chính quyền Mỹ đã huy động hơn 5,5 triệu lính Mỹ tham chiến, nhưng với sự chiến
đấu kiên cường cùa nhân dân ta, chúng đã thất bại thảm hại và đã rút khỏi nước
ta sau ngày 30/4/1975, tiêu biểu là hình ảnh đoàn phi công Mỹ được trao trả ở
sân bay Gia Lâm
- Hình ảnh rút quân: hình ảnh đơn vị quân đội cuối cùng của Mỹ rút khỏi Sài Gòn
- Xe tăng cách mạng: hình ảnh xe tăng đầu tiên của quân đội giải phóng tiến vào
dinh Độc Lập vàolúc 11h30’ ngày 30/4/1975,mở ra một kỉ nguyên mới cho nước Việt
Nam độc lập
- Trích phát biểu của cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ: trong quyể hồi kí của mình,
ông Mc Namara đã phải thú nhận” chúng tôi sai lầm, sai lầm khủng khiếp, chúng
tôi mắc nợ thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại sai lầm như vậy,
và chính sự sai lầm đó đã gây ra hậu quả nặng nế mà mà đất nước, người dân Việt
Nam đã và đang gánh chịu”
*Có thể nói qua những hình ảnh được trưng bày tại phòng 1, khách tham quan có
được một cái nhìn tổng thể về cuộc chiến tại Việt Nam, những số liệu thống kê
đã cung cấp một thông tin khá chính xác về toàn bộ chính sách xâm lược của Mỹ
với âm mưu ”toàn cầu hoá chiên tranh”
Phòng 2: PHÒNG HỒI NIỆM
Đây là phòng trưng bày về bộ sưu tập ảnh về chiến tranh tại Việt Nam, với
các phần trưng bày như “một cuộc chiến xa xôi”,”leo thang”,”những ngay cuối
cùng”và “sa lầy”.Bộ sưu tập này được tổ chức bởi các công ty Indochano
PhotoRequiem Projec.Ltd,công ty Staring Committee, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt
Nam,Thông tấn xã Việt Nam và Bảo tàng chứng tích chiến tranh
Triển lãm ảnh hối niệm-bộ sưu tập về chiến tranh Việt Nam khởi nguồn từ một dự
án cùa hai phóng viên ảnh Tim Page và Horst Faas- những người đã từng bị thương
trong khi thi hành nghĩa vụ tại Việt Nam. Dự án của hai ông nhằm thu thập các
bức ảnh về chiến tranh Đông Dương với mục đích tưởng niệm các phóng viên ảnh đã
chết trong chiến tranh, bất kể quốc tích và chính kiến của họ. Dự án này được
thực hiện khi Thông Tấn Xã Việt Nam cho hai người tiếp cận hồ sơ ảnh về chiến
tranh Việt Nam thu thập hơn 72 tài liệu phóng viên nhiếp ảnh Việt Nam hy sinh
trong cuộc chiến. Sau 4 năm tìm kiếm và tập hợp được hàng ngàn ảnh của 135 nhà
nhiếp ảnh ở hai chiến tuyến: 72 phóng viên Việt Nam ở hai miền Nam Bắc, 16
phóng viên Mỹ,12 Pháp, 4 Nhật, 11 Nam Việt Nam, Ao, Uc, Anh…Các nhiếp ảnh gia đã
chia sẽ những gì mà họ biết được về cuộc chiến tại Việt Nam, để thế giói có mộ
cái nhìn khách quan về cuộc chiến này. Và chính nhờ bộ sưu tập này mà tính
thuyết phục của bảo tàng càng cao. Những hình ảnh về sự thật cuộc chiến được
trưng bày trước dông đảo quần chúng vừa góp phần làm phong phú thêm cho Bảo
tàng về số lượng hiện vật, hình ảnh vừa thu hút sư quan tâm của khách thamquan
vừa muốn tìm hiểu chiến tranh tại Việt Nam.
Phòng 3: PHÒNGTRƯNG BÀY TỘI ÁC CHIẾN TRANH
Đầu tiên chúng ta cùng trở lại với bản tuyên ngôn của Mỹ, trong đo có 1
đoạn rằng “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẵng, tạo hóa cho họ
những quyền không ai xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống
quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc”. Thế nhưng khi tiến hành cuộc xâm lược ở
miền Nam, quân đội Mỹ đã bất chấp toàn bộ những quyền này. Một người lính viết
trong hồi kí của anh ta rằng: “hình như mốt mới nhất lúc bấy giờ là xây dựng kỷ
lục giết người. Trung đội mình giết được 45 Việt cộng thế là các trung đội khác
sinh ghen, thế là họ giết bất cứ ai để vượt qua kỷ lục”. Đó là điều các tướng
lĩnh Mỹ muốn binh lính của họ thi thố ở Việt Nam, điều đó được chứng minh qua
các bức ảnh khi bắn chết những người dân vô tội, lính Mỹ đứng đếm xác chết Việt
cộng. Khi tận mắt chứng kiến một lính Mỹ đang xách mảnh xác cuả 1 chiến sĩ giải
phóng vừa bị trúng đạn súng lưu M79-loại đạn này có tác dụng khi đi vào cơ thể
con người sẽ nổ làm 2 lần và sẽ xé xác nạn nhân thành nhiều mảnh- phóng viên
người nhật lúc đó có mặt tại chiến trường đã thốt lên rằng: “Tôi không biết tên
lính Mỹ này là người hay là quỷ” Các bức ảnh ở đây đều là do các phóng viên
phương Tây chụp lại, họ chụp được quân Mỹ đang dồn những người dân miền núi vào
các trai tập trung ở Plâyku,có hình ảnh của người nông dân, ông ta vô cùng
khiếp sợ khi bị lính Mỹ bắt được. Những cảnh tra tấn này diễn ra hàng ngày ở
miền Nam, lúc bấy giờ lính Mỹ bắt được một người đàn ông, ông ta bị kéo lê vào
1 khu rừng và câu hỏi đầu tiên cho ông là những gót giầy liên tiếp nện vào đầu,
còn báng súng thì luôn ở tư thế sẵn sàng. Ngoài ra còn có cảnh tra tấn nước,
trong khi tên lính này trùm giẻ lên mặt một người bị chúng bắt được và đổ nước
lên thì một tên lính Mỹ khác đè mạnh lên ngực nạn nhân để ông ta không thể thở
được. Theo lời một nhà báo nước ngoài, quân viễn chinh Mỹ đã đi đến chỗ coi
người Việt Nam như một sinh vật hạ đẳng, coi việc giết họ không phải là một tội
ác cũng giống như diệt trừ sâu bọ. Sau khi đặt chân lên Đồng bằng sông Cửu
Long, Mỹ tổ chức bao vây ngay những ngườ dân mà họ tình nghi là Việt cộng, sau
đó tất cả bị dồn lên trực thănh tiếp tục bị tra hỏi nếu như một người nào đó từ
chối trả lời thì ngay lập tức ông ta sẽ bị chúng ném xuống từ trưc thăng và với
độ cao như thế nếu không chết mới là lạ. Ngoài ra lính Mỹ còn cột người sau xe
tăng rồi kéo lê ở trên đường cho đến khi họ chết – một trong những phát minh
giết người hết sức dã man của quân đội Mỹ. Có đôi lúc chúng chặt đầu các chiến
sĩ cách mạng, sau đó chúng cấm chiếc đầu lên chụp hình lưu niệm
Ở đây còn trưng bày những loại vũ khí của quân đội Mỹ đã được sử dụng trong
chiến trường miền Nam
Từ những vụ bắt bớ, bắn giết lẻ tẻ, quân độ Mỹ đã đi đến thảm sát hàng loạt
người dân vô tội Việt Nam. Tham quan phóng này ta có thể biết được một vài vụ
thảm sát của lính Mỹ với nhân dân ta như một vụ thảm sát được công bố vào tháng
4/2001 do cựu thượng nghị sĩ Bob Kerry thú nhận trước dư luận quốc tế. Đó là
vào khoảng 8-9 giờ tối ngày 25/02/1969 thì một toán biệt kích Mỹ gồm 7 người do
trung uý Bob Kerry chỉ huy đã tấn công vào làng Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre. Và trong đợt tấn công chúng đã giết 21 người bằng nhiều hình thức
dã man như cắt cổ, mổ bụng và dùng súng bắn chết họ. Tiêu biểu cho sự giết
người man rợ và không chút tình người, và nạn nhân là ông Bùi Văn Vác bị chúng
cắt cổ. Tàn nhẫn hơn khi 3 đứa cháu của ông Vác đã trốn trong 1 ống cống nhưng
chúng tìm được không tha mà còn mổ bụng 2 đứa và cắt cổ 1 đứa. Trong vụ thảm
sát trên chỉ còn một nạn nhân may mắn sống sót được đó là chị Bùi Thị Lượm, lúc
đó mới 12 tuổi và chị đã bị thương ở chân. Nếu không kể đến vụ thảm sát rất man
rợ ngày 16/03/1968 ở Sơn Mỹ tại tỉnh Quãng Ngãi thì là một thiếu sót lớn vụ
thảm sát này đã làm chấn động dư luận trong và ngoài nước lúc bấy giờ và được
báo “Đời Sống” đăng tin vào tháng 1/1970. Cuộc hành quân của lính Mỹ vào Sơn Mỹ
được chuẩn bị khá chu đáo, ba đại đội thuộc lữ đoàn 1 bộ binh là đơn vị trực
tiếp tiêu diệt mọi mục tiêu di động của trong khu vực hành quân \. Nhiệm vụ
trực tiếp bắn giết người được giao cho trung úy William Cally. Trước khi đến
Sơn Mỹ đã thực hiện sắc lệnh tiêu diệt mỗi mục tiêu di động trong khu vục hành
quân. Chỉ trong 4 tiếng đồng hồ mà quân Mỹ đã tìm và tiêu diệt 504 người, có
182 phụ nữ trong đó 17 nguời mang thai, có 173 trẻ em trong đó có 56 trẻ sơ
sinh đến 5 tháng tuổi, 60 cụ già trên 60 tuổi. Cuộc thảm sát tàn nhẫn và dã man
này đã làm chấn động dư luận trong và ngoài nước lúc bấy giờ và đã được báo
“Đời Sống” ở Mỹ đăng tin vào tháng 1/1970
Trong phòng này chúng ta sẽ được thấy các bức tranh của dân làng Sơn Mỹ sau vụ
thảm này, hình ảnh mâm cơm đang ăn dang dở của gia đình bà Đốc với 7 người đã
bị bắn chết. Hình ảnh hai cha con bị trúng đạn và chết thảm ngay ở bệ đường. Và
hình ảnh thương xót nhất và cũng là hình ảnh căm hận sự vô nhân tính của bọn
lính Mỹ, hai em bé trai bị trúng đạn nhưng đứa lớn lập tức nằm đè lên đứa nhỏ
như muốn che chở cho
em mình,thật vô lương tâm thay bọn chúng cuối cùng cũng đã giết chết cả hai đứa
bé này. Đây là 1 trong các búc ảnh mà làm xúc động nhất trong dư luận Mỹ lúc
bấy giờ
Trong chiến tranh những người mẹ bao giờ cũng chịu nhiều đau thương mất mát
nhất. Từ ý tưởng đó nên anh Nguyễn Hoàng Huy đã làm nên bức tượng bà mẹ Việt
Nam anh hùng từ những mãnh bom còn sót lại. Bức tượng độc đáo có một không hai
này cao 1,55m nặng 220kg và đã được giải khuyến khích trong cuộc triển lãm tại
Hàn Quốc, sau đó anh đã tặng bức tượng này cho bảo tàng.
Bênh cạnh tội ác gây ra cho nhân dân chúng ta, từ năm 1962 đến năm 1970 quân
đội Mỹ còn rải nhiều loại chất độc hóa học ở nước ta, chỉ tính ở miền Nam thì
đã hơn 72 triệu lít chất khai quang nhằm mục đích phá huỷ rừng, trong đó có
chất độc màu da cam đã được sử dụng nhiều nhất (hơn 44 triệu lít trong đó chứa
khoảng 170kg chất Dioxin là chất rất độc). Để phun rải các chất khai quang này
quân đội Mỹ đã sử dụng nhiều loại phương tiện khác nhau như máy bay C123, máy
phun Buffalo được đặt trên xe bọc thép M113…. Khi phun rải chất khai quang như
thế thì thiên nhiên sẽ bị tàn phá rất nặng nề ví dụ như rừng dừa ở Bình Định đã
bị trụi lá vào năm 1965, rừng đước ở Cần Giờ chỉ còn lại gốc cây trơ trụi và
còn nhiều nơi khác nữa. Chúng phun các chất độc rải chất khai quang ở nhiều vị
trí với từng loại mức độ khác nhau, có những nơi chúng phun từ 1-28lít 1 ha,
những nơi chúng phun 2-3 lần từ 28-84lít 1 ha và có những nơi chúng phun tới
trên 4 lần với số lượng là trên 84lít 1 ha. Hậu quả của những chất khai quang
cụ thể là chất Dioxin đối với cơ thể con người mới thật sự tàn khốc.
Các nhà khoa học trên thế giới đã công bố rằng chất độc màu da cam có ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ của những người tiếp xúc, tác động đến hệ thống gien gây
ung thư và con cháu của họ sẽ bi tai biến thai sản như sẽ bị sẩy thai, tai
chứng hay di tật bẩm sinh. Trong phòng này chúng ta sẽ thấy được nạn nhân của
chất độc chết người này đó là đứa bé dị dạng ở vùng mặt, một song thai dính ở
ngực và bụng được trưng bày trong 2 tủ kính.
Toàn bộ các công trình ở nước ta như các khu dân cư, trừơng học, bệnh viện, nhà
máy, ga xe lửa, nhà thờ…. đã thành mục tiêu phá hủy hoàn toàn của không quân và
hải quân Mỹ với những trận trải thảm bom B52 bằng máy bay Phố Khâm Thiên ở Hà
Nội là 1 ví dụ điển hình và còn gọi đây là chiến dịch Điên Biên Phủ trên không
– đây là 1 khu phố có mật độ đông dân nhất tại Hà Nội – đã bị máy bay B52 rải
thảm với chiều dài hàng km. Nhưng do sự thao lược, tài năng của lính giải phóng
nên chúng ta đã bắn rơi các máy bay B52 rất hiện đại và tối tân thời bấy giờ (
Việt Nam là nước đầu tiên bắn rơi máy bay B52)vào năm 1972 và buộc chúng kí
hiệp định Paris rút quân về nước, mở ra 1 kỉ nguyên mới cho nước ta kỉ nguyên
độc lập thống nhất toàn vẹn lãnh thổ vào ngày 30/04/1975
Ở phòng trưng bày này ta còn biết được nhiều loại bom như bom cam có tác dụng
khi nổ sẽ văng ra nhiều mãnh nhỏ và sắc nhọn. Bom bi cũng được sử dụng rộng rãi
trong chiến tranh
Sau khi chiến tranh kết thúc đã có 3 triệu người dân chết trong đó có 1triệu
liệt sĩ, gần 4 triệu ngườu bị thương, 2 triệu người bị nhiễm chất khai quang, hơn
50.000 trẻ em bị dị dạng, 300.000 người mất tích chưa tìm được hài cốt. Những
con số này không thể nói lên hết nỗi mất mát đau thương mà toàn dân tộc chúng
ta phải gánh chịu.
Phòng: Triễn lãm tranh thiếu nhi Việt Nam
Đây là phòng trưng bày những bức tranh do thiếu nhi Việt Nam vẽ về các chú bộ
đội theo sự tưởng tượng của các em.
Phòng 4: NẠN NHÂN CỦA CHẾ ĐỘ LAO TÙ
THỜI NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐẾN NGUYỄN VĂN THIỆU
*Chứng tích chiến tranh : Những nạn nhân trong chế độ lao tù từ thời Ngô
Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu. Dưới thời Sài Gòn cũ họ đã thiết lập ở miền Nam
Việt Nam một mạng lưới nhà tù thuộc cấp quận trở lên, trong đó có năm nhà tù
khét tiếng tàn bạo nhất: nhà tù Tân Hiệp, nhà tù Thủ Đức, nhà tù Chí Hòa ở Sài
Gòn, Nhà tù Côn Đảo, nhà tù Phú Quốc. Chỉ tính riêng ở Sài Gòn đã gần 200 nhà
tù và trại giam cùng với 150 trạm kiểm soát bắt bớ khám xét để đưa những người
dân vô tội vào tù. Một hình ảnh điển hình những nhà tù ở miền Nam Việt Nam như
nhà tù Chí Hòa xây theo mô hình bát quái đ85t ngay trung tâm Sài gòn, có bót Lê
Văn Ken tại chợ Sài Gòn –nơi thường xuyên bắt giữ sinh viên học sinh và các cán
bộ hoạt động nội thành. Nhà tù Tân Hiệp ở Biên Hòa trương tấm bảng hiệu “mị
dân” là “Trung tâm cải huấn”. Nhà tù Thủ Đức-nơi giam giữ những người phụ nữ
yêu nước. Khung cửa phòng giam biệt lập ở Thủ Đức, các nữ tù phải thay phiên
nhau ra phía trước để hít thở không khí vì trong phòng giam rất chật chội và
ngột ngạt.
*Chuồng cọp: Phòng này được phục chế lại 2 trong 20 ngăn theo tỉ lệ 1:1 ngoài
Côn Đảo Chuồng cọp là một kiểu xà lim đăc biệt dùng để giam giữ những người
Việt Nam yêu nước-chính quyền Sài Gòn xem những phần tử ngoan cố nhất Kích
thước chuồng cọp rất nhỏ bé ngang 1,5m; dài 2,7m; cao 3m. Với kích thước nhỏ bé
như vậy, vào mùa nóng, người tù sẽ bị nhốt chặt từ 5-14 người, ngược lại vào
mùa lạnh họ bị tách riêng biệt chỉ còn 1-2 người mà thôi. Người tù luôn ở trong
tư thế bị cùm chân, ăn uống, tắm giặt, tiêu biểu cũng như nằm ngủ đều trong
phạm vi nhỏ hẹp này. Phía trên nóc chuồng cọp là những song sắt và lối đi dể
bọn cai ngục kiểm soát mọi hành động của tù nhân. Từ những song sắt này, nếu
người tù có một cử động nào như một tiếng cười, một tiếng ho, thậm chí với một
tiếng thở dài của họ cũng là nguyên cớ cho bọn cai ngục sẽ trút vôi bột xuống
qua các song sắt, và người tù ở dưới này sẽ bị phồng rộp da, lỡ loét và ngộp
thở; đôi khi họ còn ói ra máu. Ngược lại vào mùa lạnh, chúng đổ nước lạnh xuống
làm cho họ rét run lên, Thỉnh thoảng bọn chúng sẽ dùng gây nhọn thọc xuống khi
chuống cọp đông người, và những tù nhân không thể cựa quậy được vì bị cùm xích
sẽ bị thương tích đầy người. Chế độ ăn uống của họ rất khổ sở. Hàng ngày, mỗi
người tù sẽ nhận được một năm cơm đầy cát sạn với vài muỗng nước mắm đầy dòi và
1 con khô mực đắng như thuốc kí ninh, và một nửa lon sữa bò nước uống. Hoàn
toàn những người tù này không được ăn rau thịt hay cá tươi. Với chế độ ăn uống
như vậy sức khỏe của tù nhân sẽ nhanh chóng suy giảm, có thể nói không một ngăn
chuồng cọp nào ở Côn Đảo là không có chiến sĩ hy sinh do ăn uống thiếu thốn và
thường xuyên bị tra tấn đánh đập dã man như vậy. Hình tượng trong ngăn cọp đầu
tiên là hình tuợng một nam tù nhân chính trị, ông là một trong những lá cờ đầu
trong phong trào chống lại chế độ lao tù khắc nghiệt đòi hỏi dân sinh, dân chủ
ở nhà tù côn đảo. Trong ngăn chuồn cọp kế bên là hình tượng nữ cựu chính trị
tên là Nguyễn Thị Chỉ-còn gọi là má sáu mù. Trong ngăn chuồng cọp này còn có
tấm ảnh của má Sáu thời còn trẻ lúc má còn sáng mắt, nhưng do hậu quả của bọn
cai ngục rải các loại vôi bột hóa học đã làm cho má Sáu hỏng cả hai mắt. Hiện
tại má Sáu mù vẫn còn sống.
Trong Thảo cầm Viên vốn là nơi vui chơi giải trí của dân Sài Gón vậy mà chính
quyền Sài Gòn cũ cũng cho xây dựng 1 nhà tù bí mật còn gọi là T42. bề ngoài
trông như một biệt thự nhưng thục chất bên trong là ột phòng tra tấn với những
hình thức tra tấn rất dã man như đặt bóng đèn 500w trên đầu người tù hoặc đổ
xăng vào các lỗ đốt sống xương sống rồi châm lửa đốt
- Nhà tù Phú Quốc: Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam với diện tích là
600km2 về hướng Tây Nam cách thị xã Rạch Giá 150km. Chính thức hoạt động từ
ngày 06/07/1967, nơi thường xuyên giam giữ từ 30.000 đến 40.000 tù binh là các
chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang. Với bộ máy này chúng đã hành hạ người tù
băng những hình thức như giam người tù vào trong các chuồng chó, rọ heo hoặc
trai biệt giam. Và dùng hình thức tra tấn hết sức dã man và tàn ác như là tra
điện, tra nước, đóng đinh vào người, bên cạnh đó bọn chúng còn dùng các hình
thức tra tấn thời trung cổ như nướng người trên lửa đỏ, chúng bỏ họ vào bao bố
sau đó bỏ họ vào nước sôi. Và dưới chế độ lao tù tại nhà tù Phú Quốc đã có
khoảng 4000 chiến sĩ đã nằm xuống, và cho đến nay đã thu lượm được 1000 hài cốt
đem về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ . Khi khai quật xác của các chiến sĩ
Cách mạng lên thì người ta thấy rằng nơi cổ họ có những sợi dây thép gai hoặc
trên sọ họ có những cây đinh dài từ 8cm-10cm. Từ đó có thể kết luận rằng bọn
cai ngục ở Phú Quốc đã dùng nhiều hình thức siết cổ người tù bằng dây kẽm gai
cho đến chết hoặc đóng những cây đinh dài vào những nơi hiểm yếu trên cơ thể
người tù như màng tang, khớp tay, khớp chân …. Từ những năm 1953 đến tháng
7-1954 thự dân Pháp đã cho xây dựng ở đây trại “Cây Dừa” để giam giữ 14.000 tù
binh, sau đó đổi tên trại là trại “huấn chính Cây Dừa”. Năm 1955-1957 đã giam
giữ 1000 tù chính trị và trại giam “huấn chính Cây Dừa” đã chính thức đi vào
hoạt động. Quản lý trại là một bộ máy cố vấn Mỹ: chỉ huy trưởng, phó, các tiểu
đoàn quân trưởng, và ban giám thị.
- Nhà tù Côn Đảo: Côn Đảo là mộ quần thể gồm 14 đảo lớn nhỏ cách Sài Gòn 225km
về hướng Đông Nam. Đầu thế kỉ XVIII thực dân Pháp đã đặt chân lên đảo này. Đến
thế kỉ XIX, sau khi chiếm xong các tỉnh ở Nam Kì , thực dân Pháp đã cho xây
dựng trại giam để giam giữ những người Việt Nam yêu nước. Dưới chế độ chính
quyền Sài Gòn cũ, sau khi đã tận dụng chuồng cọp do thực dân Pháp để lại và đã
bị dư luận trong và ngoài nước lên án mạnh mẽ, họ đã cho phá bỏ và xây dựng lại
nhiều chuồng cọp theo kiểu Mỹ. Ngoài rai giam sẵn có, chính quyền Sài Gòn còn
cho xây dựng thêm 6 trại giam khác trong đó có chuồng nuôi bò, gia súc, gia
cầm, cung cấp thịt sữ cho bọn cai ngục. Đồng thời cho xây dựng hầm phân bò để
chứa phân và nước tiểu bò. Sau khi tra tấn người tù vẫn không chịu khai báo,
bọn cai ngục tiếp tục ngâm những người tù này vào trong hầm phân suốt ngày đêm
làm cho vết thương của người tù bị nhiễm trùng đi đến chỗ chết. Ngay khi hiệp
định Paris được kí kết vào năm 1973 cá nữ tù chính trị ở Côn Đảo đã bị tra tấn,
bị đánh đập rất dã man vì họ từ chối việc lăn tay và chụp hình tráo án thành tù
thường phạm. Có thể nói Côn Đảo là một địa ngục trân gian, là nơi mỗi một viên
đá là một mạng người. Sau đây là các hình thức trấn tấn rất dã man của bọn cai
ngục :
+ Đòn đâm kim vào tay (còn gọi là châm cứu): Bọn cai ngục đã dùng những cây
thước sắt đóng mạnh vào những cây kim gút có gắn thêm những cọng lông gà vào
đầu các ngón tay của người tù, sau đó được đặt dưới quạt máy. Khi quạt quay thì
những cọng lông gà sẽ quay theo làm cho cây đinh càng xoáy sâu vào mười đầu
ngón tay người tù tạo ra luồng đau đớn xoáy thẳng vào tận tim làm cho người tù
đau tim và đau thần kinh. Tiêu biểu là anh Lê Thanh Cảnh, sau khi bị tra tấn
đến ngất xỉu, bọn cai ngục đã khớp miệng anh lại và còng tay của anh
+ Đòn đi tàu bay: Nạn nhân bị treo lơ lửng trên không dưới sức nặng của cơ thể
các khớp xương giản ra rất đau đớn đôi khi cỏn bị đánh đập đến ngất xỉu. Sau đó
bọ cai ngục sẽ thả dây ra cho mặt và ngực tù nhân đập xuống đất đến hộc máu.
Khi thực hiện đòn tra tấn bằng cách này thì bọn cai ngục đùa với nhau gọi là
“tàu đã hạ cánh”.
+ Đòn tra nước (còn gọi là “đi tàu ngầm”): Người tù bị cột chặt trên băng gỗ
đầu thấp hơn chân, miệng thì bị bịt bằng 1 miếng dẻ. Bọn cai ngục nối 1 ống cao
su dẫn nước đưa vào mũi người tù, đôi khi bọn chúng còn pha xà phòng và vôi.
Khi bụng của tù nhân đã căng chướng đầy nước thì bọn cai ngục dùng chân có mang
giày đinh đạp mạnh vào bụng của tù nhân làm cho người tù phải nôn ra cả nước
lẫn máu. Đòn tra tấn này làm cho người tù bị bệnh về đường ruột.
+ Đòn nước nhỏ giọt: Người tù bị cột chặt và đặt dưới vòi nước nhỏ giọt lên 1
chỗ cố định mà bọn chúng đã cạo bớt một mảng tóc trên đầu, ban đầu những người
tù này chưa có cảm giác gì nhưng sau 2 giờ thì họ có cảm giác mỗi giọt nước như
1 thanh sắt giáng xuống đầu họ làm cho họ bị nhức nhối khủng khiếp. Hậu quả của
đòn này làm cho người tù bị rối loạn thần kinh
+ Đòn đi tàu điện ngầm (tra điện): Bọn cai ngục dùng máy phát điện nối dây vào
cơ thể của tù nhân, nhất là ở những chỗ nhạy cảm. Đòn tra tấn này không để lại
dấu vết gì nhưng gây ra một hậu quả nghiêm trọng là sẽ bị đau thần kinh hay đau
tim
+ Đòn tra rắn (đùa với rắn): Bọ cai ngục lợi dụng vào tâm lý sợ rắn của chị em
phụ nữ nên chúng dùng phương pháp này để tra tấn các nữ tù binh chính trị.
Sau khi đã tra tấn người tù bằng nhiều hình thức nhưng vẫn không khuất phục
được thì họ đem ra pháp trường xử bắn, đã có rất nhiều các chiến sĩ Cách mạng
của ta đã bị bắn trong đó có anh Nguyễn Văn Trỗi bị bắn tại trại giam Chí Hoà
và anh Trần Văn Đang bị bắn tại pháp trường được dựng lên ở chợ Sài Gòn.
Ngoài ra còn có một số tù nhân bị đàn áp bằng các loại lưu đạn như chất lân
tinh, chất gây ói mửa và những hình thức tra tấn khác gây ra những hậu quả
không thể xoá nhoà được trên cơ thể cũng như tinh thần của họ. Anh Hồ Minh
Chánh sinh năm 1952 ở Bình Dương-Sông Bé, khi bị bắt chỉ bị thương nhẹ lại không
được chữa trị thường xuyên, bị tra tấn đánh đập dã man nên anh đã ngất xỉu. Anh
được chuyển đến bệnh viện Bình Dương ở Sông Bé. Tại đây các y vụ Philippin đã
dùng các biện pháp cưa chân anh làm 5 lần buộc anh phải khai báo. Lần đầu tiên bọn
chúng cưa cả hai bàn chân của anh, lần thứ 2 và 3 bọn chúng cưa một đoạn ống
quyển chân trái và phải, lần thứ 4 và 5 bọn chúng cưa thêm 1 đoạn đùi trái và
phải của anh. Anh Lê Văn Tiến khi ở Côn Đảo trở về chỉ còn là da bọc xương. Anh
Đào Văn Trung bị tra tấn bằng điện đến mù cả 2 mắt. Anh Lâm Văn Vững bị giam 19
năm chỉ tính riêng ở Côn Đảo đã có 16 năm ở chuồng cọp, trong 1 lần tra tấn bọn
cai ngục đã bẻ lọi cả 2 tay của anh. Do ăn uống thiếu thốn lại thường xuyên
không được vận động nên các chiến sĩ Việt Nam yêu nước khi thoát khỏi ngục tù
và trở về không thể nào đi lại bằng đôi chân của mình được nữa và cơ thể của họ
chỉ còn da bọc xương. Lợi dụng vị trí xa đất liền của Côn Đảo thực dân Pháp và
chế độ chính quyền Mỹ-Ngụy đã đối xử rất tàn bạo dối với những người tù ở đây,
mỗi năm có hàng ngàn người chết ở Côn Đảo và các công trình xây dựng ở đây được
đặt tên theo số người chết như cầu tàu 914-khi cầu tàu xây dựng xong thì có 914
người chết; cầu tàu Ma Thiên Lãnh còn gọi cầu tàu 315 – mặc dù mới hoàn thành 1
tháng đã có 315 người thiệt mạng
Máy chém : Do thực dân Pháp mang sang Việt Nam vào đầu thế kỉ XX để đàn áp
phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam. Lúc bấy giờ máy chém này được đặt ở
Khám Lớn- đường Lý Tự Trọng ngày nay. Đến khi Mỹ xâm lược chính quyền Sài Gòn
cũ đã áp dụng luật 10/59 lê máy chém này đi khắp các tỉnh miền Nam Việt Nam để
chém đầu những người Việt Nam yêu nước với khẩu hiệu ”thà giết nhầm hơn bỏ
sót”. Năm 1960, người cuối cùng bị xử tử bởi máy chém này là ông Hoàng Lê Kha –
Đảng viên Đảng lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông nguyên là
Uy viên tỉnh Tây Ninh. Máy chém cao 4.5m tính riêng lưỡ dao đã nặng tới 50kg.
Thông thường tù nhân sẽ bị cột chặt cà đặt nằm sấp trên băng gỗ, đầu dựa vào
nửa vòng tròn bán nguyệt. Bên dưới có 1 cái hộp đựng mạt cưa để khi đầu của tù
nhân rơi xuống thì máu không thấm ra ngoài. Cái hộp dài kế bên dùng để chứa xác
người. Hiện nay máy chém này đã bị vô hiệu hóa.
Phòng 5: VIỆT NAM CHIẾN TRANH VÀ HÒA
BÌNH
Phòng này chủ yếu trưng bày những hình ảnh về nhân dân Việt Nam trong
chiến tranh cũng như hình ảnh về những người lính Mỹ ở Việt Nam và một số hình
ảnh về các cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc của Mỹ. Ngoài ra còn có các
hình ảnh ghi nhận về các vết tích chiến tranh trong đó có cả hình ảnh của những
em bé chịu hậu quả gián của chất độc màu da cam. Thật ra, các em bé này không
chịu ảnh hưởng của chiến tranh nhưng cha mẹ của các em là nạn nhân trực tiếp bị
nhiễm chất độc màu da cam trong chiến tranh nên đã ảnh hưởng một phần tới các
em nhỏ. Những hình ảnh người Việt Nam kiên cường anh dũng trong chiến đấu và hăng
say trong lao động, họ phải đổ mồ hôi, nuớc mắt và hi sinh cả bản thân của mình
nhằm xây dựng lại đất nước trong thời bình cũng được trưng bày tại đây.
Phòng 6: THẾ GIỚI ỦNG HỘ VIỆT NAM KHÁNG
CHIẾN
Từ trước CMT8-1945 chủ tịch Hồ Chí Minh và Cộng sản Đông Dương đã cho rằng
cần phải thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp đối với các nước đồng minh, trong đó
có Mỹ, do đó Người đã có cuộc tiếp xúc và vận động một số quân sĩ Mỹ đối với lực
lượng Việt Minh. Ngày 29/03/1945 lãnh tụ Hồ Chí Minh gặp tướng Mỹ Claire
Channel chỉ huy đoàn không quân số 14. Vào ngày 27/04/1945 lãnh tụ Hồ Chí Minh
gặp thiếu tá Mỹ trưởng nhóm OSS ở Việt Nam trong WW11 – cơ quan chiến lược hòa
bình, tiền thân của CIA đã từng huấn luyện cho Việt Minh ở khu rừng phía Bắc
Việt Nam.Ở đây còn có lá thư của lãnh tụ Hồ Chí Minh gởi cho người Mỹ có liên
quan đến Việt Nam.Một số áp phích kêu gọi nhân dân cứu phi công Mỹ do máy bay
bị đánh rơi, một số hình ảnh về mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ. Hàng
ngàn người xuống đường biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược này. Bốn
sinh viên đại học ở bang Ohio đã bị bắn chết trong khi biểu tình, hình ảnh cô
gái biểu tình cắm bông lên họng súng như một mong muốn hòa bình cho Việt Nam,
thanh niên Mỹ đốt thẻ quân dịch từ chối tham chiến ở Việt Nam, hình ảnh 2 người
dân My đã tự thiêu nhằm phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Một số hình
ảnh củ tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức Quốc tế ủng hộ Việt Na; cờ, huy hiệu
của đảng Cộng Sản Nhật Bản trao tặng Việt Nam
* Bảo tàng chứng tích chiến tranh là một điểm du lich văn hoá quan trọng của
TPHCM chúng ta nói riêng và cả nước nói chung, nơi đây thông qua các hình ảnh
hiện vật đã phần nào cho ta thấy chi tiết về tội ác của Đế quốc Mỹ và sự chiến
đấu kiên cường, anh dũng của dân tộc, của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh.
Và nơi đây còn thể hiện mong muốn hoà bình của toàn thể nhân dân, dân tộc Việt
Nam. Nhân dân Việt Nam muốn nói với cả thế giới rằng “Việt Nam của chúng tôi
mong muốn hợp tác, hoà bình, hữu nghị, với các nước trên thế giới” ./.
Xây dựng Bảo tàng Chứng tích Chiến
tranh
Công trình được khởi công xây dựng sáng 27/7, tại số 28 Võ Văn Tần, quận 3, TP
HCM. Bảo tàng gồm 1 tầng hầm, 1 trệt và 2 lầu với diện tích sàn xây dựng khoảng
5.400 m2, tổng kinh phí xây dựng cơ bản là 12 tỷ đồng. Dự kiến công trình hoàn
thành sau một năm.
Khối trưng bày (4.500 m2) được xây dựng gồm các phòng trưng bày chuyên đề,
phòng hội thảo, phòng chiếu phim, phòng tiếp khách, giao lưu, hệ thống thang
máy phục vụ cho người tàn tật đi lại tham quan...
Công trình mới này sẽ giải phóng mặt bằng trưng bày ngoài trời của bảo tàng,
thay vào đó xây dựng các công trình phụ khác như: tượng đài, khu tưởng niệm...
BẾN NHÀ RỒNG (BẢO TÀNG HỒ CHÍ
MINH – CHI NHÁNH TP.HCM)
Bến Nhà Rồng khởi đầu là
một thương cảng lớn của Sài Gòn. Thương cảng này nằm trên sông Sài Gòn và được
xây dựng từ 1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4. Tại nơi
đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (sau này
lây tên là Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp
để có điều kiện sang châu Âu. Do đó, từ 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà
Rồng đã được chính quyền Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh.
Kiến trúc của Nhà Rồng
Nhà Rồng được khởi công xây dựng ngày 4 tháng 3 năm 1863, do “Công ty vận
tải đường biển” Pháp Messageries Maritimes xây cất để làm nơi ở cho viên Tổng
quản lý và nơi bán vé tàu. Nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa thay vì trái châu thì
là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”. Phù hiệu “Đầu ngựa” hàm
chỉ thời trước bên Pháp, công ty này chuyên lãnh chở đường bộ với ngựa kéo xe,
còn “Mỏ neo” tượng trưng cho tàu thuyền. Trụ sở công ty được giới bình dân gọi
là nhà Rồng, có nhiều thuyết về cái tên này: có thuyết nói rằng vì có gắn đôi
rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà một thuyết khác cho rằng
khác là Nhà Rồng có nghĩa là Gia Long với Nhà là Gia, Rồng là Long, bến Nhà
Rồng được người Pháp đặt để nhớ tới quan hệ của vua Gia Long với nước Pháp.
Người lớn tuổi gọi tên là Sở Ông Năm, vì hãng tàu biển này do quan năm Pháp
Domergue đứng ra sáng lập.
Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp cho dựng cột cờ Thủ Ngữ. Từ "Thủ
ngữ" có nghĩa là sở canh tuần tàu biển. Cột cờ treo cờ hiệu để cho tàu thuyền
ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi.
Năm 1893, trụ sở công ty Nhà Rồng dùng đèn điện, dùng bóng đèn 16 nến, sáng leo
lét, kém xa mấy ngọn đèn lồng thắp dầu lửa mà tòa đô chính cho thắp thử ở đường
Catina (Đồng Khởi).
Gần cuối năm 1899, công ty được phép xây cất bến cho tàu cặp vào. Bến lót ván
dày, đặt trên trụ sắt dọc theo mé sông 42 mét (phía tàu cặp vào). Bến này cách
bến kia 18 mét. Bề ngang của moai bến vào phía trong bờ là 8 mét. Từ bờ ra bến
có cầu rộng 10 mét. Ban đầu xây hai bến rồi xây thêm bến thứ ba.
Năm 1919, công ty được phép xây bến bằng xi măng cốt sắt, nhưng không thực hiện
được, phải đến tháng 3 năm 1930 mới hoàn thành bến mới, chỉ một bến nhưng dài
430 mét.
Toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng hầu như còn nguyên
vẹn cho đến ngày nay.
Lý
Lịch Bến Nhà Rồng (tham khảo thêm)
Bến cảng
Nhà Rồng gắn liền với lịch sử đế quốc Pháp xâm lược và khai thác Việt Nam. Pháp
xâm chiếm nước ta bằng hải quân, thương thuyền của họ cũng theo chân yểm trợ và
khai thác. Cuối năm 1859, Pháp bắn phá thành Gia Ðịnh (nằm ở góc sông Sài Gòn
với rạch Thị Nghè, trên nền trường Ðại học Khoa học Xã hội Nhân văn ngày nay),
tuy vẫn bị kháng cự từ phía Chí Hòa ép xuống, nhưng đô đốc Page đã tuyên bố mở
cảng Sài Gòn cho xuất nhập buôn bán ngay từ ngày 22-2-1860. Cuối năm đó, đã có
251 tàu xuất khẩu hơn 81.500 tấn hàng, mà gần 60.000 tấn là thóc gạo. Song đại
đa số thương thuyền ra vô còn mang cờ Hồng Mao, và ngay việc bưu chính lúc đó,
chính quyền thuộc địa Pháp vẫn phải nhờ tàu thư Anh. Muốn cạnh tranh với Anh mà
lại trông cậy, lệ thuộc vào Anh thì không được, nên Pháp đã hết mình ủng hộ cho
một hãng vận chuyển đường biển những chuyến liên lạc thường kỳ. Bến cảng Nhà
Rồng ra đời từ yêu cầu đó.
Hãng chuyên chở đường biển lúc ấy còn mang tên Vận tải Ðế Quốc (Messagerie Impériales)
được chỉ định làm việc này. Hãng dự tính đem 12 tàu chạy bằng hơi nước với sức
tổng cộng 4.000 mã lực và dung khối 27.700 tôn-nô (mỗi tôn-nô là 1,44 m3). Ðây
là một quy mô đáng kể, nên cần có bến đậu, văn phòng quản lý, cơ xưởng sửa
chữa, kho hàng, vựa than... ngay ở Sài Gòn. Một phương án được gửi từ Pháp sang
ngày 14-10-1861 cho biết vài chi tiết:
Phải cần có một xưởng nguội với 16 máy tiện, mà một cỗ máy lớn phải dài 8 m với
pla-tô rộng 2,2 m đường kính, khoảng 20 máy công cụ khác, 50 vồ cặp, và một
động cơ chung mạnh 20 mã lực. Một nhà máy gò. Một xưởng rèn có nhiều lò, với
hai búa máy và một cần cẩu kéo nặng sáu tấn. Một nhà máy đúc, có thể nung cả
đồng, sắt, thép, thau, với một nồi nấu được 5 tấn kim khí. Một xưởng mộc. Một
xưởng trét thuyền. Một xưởng sơn phết. Một xưởng làm buồm, trải thảm, đóng nệm,
may quần áo, việc này để dành cho vợ con thợ hãng. Một kho chứa vật liệu, linh
kiện thay thế, thừng chão, gỗ quý, dầu mỡ, lương thực... Một giàn than phòng
cho 6 tháng tức khoảng 6.000 tấn. Một cần cẩu chuyển nặng 40 tấn có tay dài 8m.
Tất cả đòi hỏi một công trình xây dựng hơn 8.000 m2 có mái lợp với hai nhà lầu,
địa điểm phải ở cạnh bờ sông dài khoảng 300 m, rộng độ 100 m. Phí tổn phỏng
định là 1 triệu F.F (gần 200 nghìn lạng bạc ta) tức là một số tiền rất lớn thời
đó.
Tổng đại lý của hãng tại Sài Gòn là Domergue, một trung tá công binh của quân
đội viễn chinh Pháp, phụ tá là Brossard de Corbigny, cũng nguyên là thiếu tá
hải quân. Cả hai đều không xa lạ với chính quyền, điều đó nói lên sự cấu kết chặt
chẽ giữa tư bản đế quốc với chính quyền thực dân. Ngoài ra, hãng còn gửi sang
ngay hai kỹ sư trẻ là Laborde và Palicot để lo việc điều tra cơ bản và thực
hiện phương án. Vấn đề đầu tiên của nhóm là tìm ra địa điểm thuận lợi, thích
hợp nhất đồng thời chuẩn bị khẩn trương để đón những chuyến tàu khai trương sắp
cập bến. Ngày 31-12-1861, Domergue đệ đơn xin mảnh đất khá rộng (nay là góc Lê
Thánh Tôn với Nguyễn Thị Minh Khai) làm trụ sở, văn phòng và nơi tạm trú cho
công nhân viên. Ngày 5-2-1862 lại xin thêm ba địa điểm quan trọng khác nữa:
a) Một bến cảng cùng với xưởng máy nằm trên bờ sông Sài Gòn về phía bắc, gần
cửa rạch Thị Nghè. Ðịa điểm này rộng gần 13 mẫu tây và bao trùm trên nền móng cũ
của một "ngôi chùa vua". (Pháp gọi Temple hoặc Pagode Royale).
b) Một miếng đất trên bờ rạch Thị Nghè (ngay Sở Thú, lúc đó chưa lập) để xây cơ
sở hành chính
c) Và một khoảnh đất nữa làm văn phòng và nơi giao dịch tại bờ, gần ngã ba sông
Sài Gòn với vàm Bến Nghé, tức khoảng Thủ Ngữ. Những yêu cầu này đều được chấp
thuận trên nguyên tắc, tuy chưa cho hãng được hoàn toàn và vĩnh viễn sở hữu những
đất đai đó như hãng muốn, vì lúc ấy hiệp định "nhượng địa" Pháp - Nam
chưa ký kết (5-6-1862 mới ký).
Trong khi đại diện hãng tại Paris cũng như Sài Gòn đòi điều kiện tối đa với chính phủ Pháp và
soái phủ Sài Gòn, thì kỹ sư hãng vẫn gấp rút chuẩn bị việc xây cất. Hãng xin
lấy đá và mở lò vôi ở Vũng Tàu ngay chân núi đang xây tháp đèn hải đăng.
Palicot phụ trách việc đó, đồng thời thăm dò các vùng lân cận để tìm nguyên vật
liệu cần thiết cho công tác. Còn Laborde thì đo đạc, vẽ họa đồ vùng đất Chùa
Vua, mà người Pháp không biết hay không muốn biết thực sự là chùa hay miếu gì.
Hãng lại gửi thêm sang một thư ký và một họa viên trong số 83 thầy thợ người Âu
dự tính cần thiết cho công cuộc xây dựng lớn lao này... Số thông ngôn, thợ
chuyên môn và phu phen khác sẽ mượn ngay tại chỗ hoặc tuyển từ Hương Cảng tới.
Dụng cụ và vật liệu khác được chở từ Pháp qua bằng tàu Anh nếu nhẹ, bằng thuyền
nếu quá cồng kềnh.
Vì là việc trọng đại, nên hãng phái viên tổng thanh tra Firette sang điều đình
và quyết định tại chỗ. Sau khi nghiên cứu kỹ, viên này viết thư cho đô đốc
Bonard ngày 28-3-1862, xin thay đổi một địa điểm chính yếu: Trả lại khoảnh đất
Chùa Vua để lấy một địa điểm khác ở ngã ba sông Sài Gòn với vàm Bến Nghé (tức
vị trí hiện nay).
Ðịa điểm mới chỉ rộng bằng nửa Chùa Vua tức chưa quá 6 ha rưỡi, nhưng sát trung
tâm thành phố, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, vẫn xin được sử dụng gạch đá và các
vật liệu khác của Chùa Vua vì hãng đã bỏ tiền của ra để khai hoang di tích đó
(!). Chùa Vua đây chính là Văn Thánh miếu của đất Gia Ðịnh xưa.
Quá nửa năm 1862, hãng đã bắt đầu xây cất, trước hết là cư xá cho công nhân
viên, các văn phòng và chủ yếu là ngôi Nhà Rồng (Pháp mệnh danh: Biệt thự hãng,
Hotel des M.I.). Cho đến nay, chưa biết ai đã vẽ họa đồ kiến trúc Nhà Rồng và
có sáng kiến đặt hai con rồng tráng men xanh uốn khúc trên nóc cao (lưỡng long
chầu nguyệt, không hiểu sao khi sửa mái nhà, người ta cho quay đầu rồng ra hai
ngả, chẳng thành kiểu cách gì nữa). Do đấy, người mình đặt tên cho hãng và cả
bến cảng là Nhà Rồng dù hãng đã thay chủ đổi ngôi và cải tên từ Vận tải đế quốc
sang Vận tải hải dương (Messageries Impériales, Messageries Maritimes).
Ngày 15-8-1862, khánh thành ngọn hải đăng ở Vũng Tàu, lần đầu tiên ánh đèn đã
từ trên cao chỉ lối cho tàu bể từ xa thấy đường vào cửa biển Cần Giờ. Hoàn
thành một dây điện tín liên lạc từ Vũng Tàu với Sài Gòn để thông báo việc ra vô
của tàu thuyền. Thủ Ngữ được dựng cao, từ ngã ba Nhà Bè đã thấy dấu hiệu. Hai
tàu kéo đã mua từ Xiêm phụ trách việc sắp xếp bến đậu và quay mũi các thuyền
tàu lớn (sông Sài Gòn chỉ rộng từ 200 đến 300 m) ngày 25-8-1862, luật cảng Sài
Gòn ban hành với đầy đủ chi tiết.
Con tàu hơi nước đầu tiên của hãng khai trương đường biển từ Pháp tới bến cảng
Nhà Rồng ngày 23-11-1862, rồi tiếp tục đi Hương Cảng, sau đó lại trở về Sài Gòn
để bắt đầu chuyến đi Pháp ngày 11-12-1862.
Hiện nay không còn văn kiện để biết rõ lịch trình xây dựng Nhà Rồng ra sao,
nhưng báo Courrier de Saigon ngày 5-11-1865 đã tả cảnh nhộn nhịp của bến cảng
với đủ mọi loại tàu bè lớn nhỏ cạnh "ngôi biệt thự huy hoàng của hãng Vận
tải đế quốc", bên bờ sông Sài Gòn. Toàn bộ kiến trúc gồm ngôi Biệt thự Nhà
Rồng, văn phòng, cư xá, tổng khố, nhà máy, kho than, giếng nước, bến đậu...
chiếm một diện tích khá lớn. Riêng các xưởng thợ và kho đã phải lợp trên 18.000
mét vuông mái ngói. Cầu tàu bến đậu dài tới 350 m. Tổn phí mất gần 3 triệu
France, trong khi dự tính có 1 triệu. Công tác tiến hành liên miên suốt từ 1862
tới 1867 mới tạm xong. Nếu căn cứ vào chỉ thị của hãng từ Pháp, phải ưu tiên
xây dựng biệt thự Nhà Rồng để tiêu biểu cho Ðại lý ở Á Ðông, thì có thể phỏng
đoán Nhà Rồng đã thành hình từ 1863 rồi. Ðây là ngôi nhà lớn nhất, xây sớm nhất
của Sài Gòn do Pháp thống trị còn tồn tại vững vàng đến nay. Nó đã gần 140
tuổi. Nó còn ra đời trước xa đối với dinh soái phủ, tòa án, nhà thờ, chợ Bến
Thành, Nhà hát lớn, ga xe lửa, tòa Xã Tây... Ðấy là chưa kể tới tuổi thọ của
gạch, ngói, gỗ, đã lấy từ một di tích lịch sử quý báu của dân tộc Việt Nam mà
hãng đã dùng để xây dựng biệt thự đó.
Ngày 1-1-1937, 20.000 đồng bào đã biểu tình khi lao công đại sứ Pháp Godart
sang điều tra tình hình Ðông Dương trong thời kỳ Mặt trận bình dân.
Trong những ngày đầu tiên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1945,
quân và dân Việt Nam đã nhiều lần tiến công quân địch ở vùng Khánh Hội, bến Nhà
Rồng. Ðặc biệt, đêm 15-10-1945 quân khởi nghĩa đã đốt cháy chiếc tàu A-Léc của
Pháp vừa cập bến Nhà Rồng.
Danh Sách Các Bảo Tàng tại TP.Hồ
Chí Minh
Bảo tàng Tôn Đức Thắng
Địa chỉ: số 5, đường Tôn Đức Thắng, quận 1.
Bảo tàng Tôn Đức Thắng được thành lập nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ
tịch Tôn Đức Thắng (1888 - 1988) tại toà nhà vốn là tư dinh của Trần Thiệu
Khiêm, Thủ tướng của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
Bảo tàng là nơi lưu giữ, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu, về cuộc đời và sự
nghiệp của Chủ tịch Tôn Đức Thắng - nhà yêu nước lớn, một chiến sĩ kiên cường
mẫu mực. Chủ tịch Tôn Đức Thắng là người Việt Nam duy nhất đã tham gia phản
chiến trên chiến hạm France tại biển Đen vào năm 1917, ủng hộ cuộc cách mạng vô
sản đầu tiên trên thế giới thắng lợi - cách mạng tháng Mười Nga. Là người kế
tục chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, từ năm
1969 đến năm 1980.
Hiện này, Bảo tàng có 7 phòng trưng bày với diện tích trên 700 m2. Bảo tàng đã
thể hiện một cách sinh động, khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch
Tôn Đức Thắng qua hơn 600 hiện vật, tài liệu, hình ảnh.
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ
Địa chỉ: số 202, đường Võ Thị Sáu, quận 3.
Toà nhà này nguyên là dinh cơ của Nguyễn Ngọc Loan - Giám đốc Tổng nha Cảnh Sát
chế độ nguỵ quyền Sài Gòn cũ. Năm 1984 được Nhà nước giao làm Nhà truyền thống
Phụ nữ Nam Bộ. Sau đó được xây thêm toà nhà 4 tầng và đổi thành Bảo tàng Phụ nữ
Nam Bộ.
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ có diện tích trưng bày khoảng 2000 m2 gồm 10 phòng trưng
bày về truyền thống dựng nước và giữ nước của phụ nữ Nam Bộ. Có một hội trường
800 chỗ ngồi, một phòng chiếu phim, một thư viện và một kho lưu giữ hàng trục
ngàn hiện vật, tranh ảnh quý hiếm.
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ mở cửa từ năm 1985, là trung tâm sinh hoạt văn hoá giáo
dục, hội thảo khoa học, họp mặt truyền thống, giao lưu văn hoá của giới nữ nhằm
bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ.
Bảo tàng Mỹ thuật
Địa chỉ: số 97, đường Phó Đức Chính, quận 1.
Bảo tàng được thành lập theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh ngày 5 tháng 9 năm 1987. Đây vốn là ngôi nhà của một tư sản người Hoa là
Hui Bon Hoa xây dựng từ cuối thế kỷ XIX theo kiến trúc phương Tây, gồm 4 tầng.
Đây là một trong số ít ngôi nhà tư nhân bề thế nhất của Sài Gòn xưa.
Bảo tàng trưng bày các tác phẩm mỹ thuật, đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam từ cổ,
cận đến hiện đại. Ngoài ra, Bảo tàng cũng giới thiệu những tượng đá, phù điêu
thuộc văn hóa óc Eo, Chămpa.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố
Hồ Chí Minh
Địa chỉ:số 2, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1.
Nguyên trước là Bảo tàng Blanchard de la Brosse - tên của Thống đốc Nam Kỳ,
người sáng lập ra nó - được xây cất năm 1927 và hoàn thành vào ngày 1 tháng 1
năm 1929. Khi người Pháp rút đi (1954), Bảo tàng đổi tên là Viện Bảo tàng quốc
gia. Ngày 23 tháng 8 năm 1979, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra quyết
định thành lập Bảo tàng Lịch sử Viện Nam - thành phố Hồ Chí Minh.
Công trình nằm bên trái cổng vào Thảo Cầm Viên do kiến trúc sư người Pháp
Delaval thiết kế. Tòa nhà ở giữa có hình bát giác với hai tầng mái. Phần sau
tòa nhà được bố trí theo hình chữ U do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế gồm
2 dãy nhà bên và sau cùng là dãy nhà 3 tầng. Khoảng giữa là hồ nước, cây cảnh.
Bảo tàng có 15 phòng tập hợp trên 5.000 cổ vật thuộc nền văn hóa Việt Nam và
của nhiều quốc gia Đông Nam Á như Chămpa, Phù Nam, Khơme, Lào, Indonesia và cả
Nhật Bản, Trung Quốc... Đặc biệt có nhiều tượng đá, bia đá, bình lọ gốm, các
loại y phục dân tộc từ Bình Trị Thiên trở vào, phần lớn có niên đại trên 1.000
năm
Bảo tàng Hồ Chí Minh (Bến Nhà Rồng)
Địa chỉ: số 1, đường Nguyễn Tất Thành, quận 1.
Bến Nhà Rồng hay khu lưu niệm Bác Hồ nằm trên ngã ba sông Sài Gòn, đầu đường
Nguyễn Tất Thành. Nơi đây ngày 5 tháng 6 năm 1911 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuống
tàu “Đô đốc Latouche Tréville” ra đi tìm đường cứu nước. Nhà Rồng nguyên là trụ
sở của đại diện hãng chuyên chở hàng hải Pháp (thuộc Công ty vận tải đường biển
Pháp Messageries Pharitimes) xây cất năm 1862 làm nơi ở cho viên tổng quản lý
và là nơi bán vé tàu. Toà nhà có hình 2 con rồng trên nóc. Con tàu đầu tiên rời
bến Nhà Rồng vào tháng 11 năm 1862.
Ngày 3 tháng 9 năm 1979, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định lấy
Nhà rồng là “Khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh” (tức Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến
Nhà Rồng). Bên trong khu nhà lưu niệm có trưng bày nhiều hình ảnh và hiện vật
về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Từ đó đến nay, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Bến Nhà
Rồng đã đón tiếp hàng chục triệu lượt khách trong và ngoài nước vào tham quan.
Ngoài ra, tại đây thường tổ chức những cuộc vui lớn, biểu diễn nghệ thuật, nghe
kể chuyện truyền thống, tổ chức lễ kết nạp Đảng, kết nạp Đoàn viên...
Bảo tàng lực lượng vũ trang miền
Đông Nam Bộ
Địa chỉ: số 247, đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình.
Bảo tàng còn có tên gọi là Bảo tàng Quân khu 7, nằm trên khu đất rộng 2,5
hecta. Toàn bộ hiện vật, sa bàn, hình ảnh trưng bày tập trung thể hiện quá
trình hình thành và lớn mạnh của lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ. Nội dung
trưng bày chia làm 3 phần:
- Từ tổ chức vũ trang đầu tiên (xích vệ đội Phú Riềng năm 1930) đến lực lượng
vũ trang thời kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
- Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975).
- Lực lượng vũ trang Quân khu 7 trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong nghĩa
vụ quốc tế (1975 - 1995).
Bảo
tàng Địa chất
Địa chỉ: số 2, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1.
Bảo tàng địa chất tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1954, là một
trong hai bảo tàng địa chất của Việt Nam. Tại đây, hiện lưu giữ và trưng bày
hơn 20.000 mẫu đá, hàng ngàn mét lõi khoan, 50 sưu tập mẫu cổ sinh vật, nhiều
sưu tập mẫu khoáng sản của các mỏ điển hình của Việt Nam, nhiều sưu tập mẫu
khoáng vật chuẩn của các nơi trên thế giới.
Đến Bảo tàng địa chất, du khách sẽ thấy rõ sự tiến hóa địa chất của lãnh thổ
Việt Nam (từ cách đây 4.000 triệu năm tới nay); thấy rõ các quá trình địa chất
(vũ trụ, kiến tạo, magma, trầm tích, biến chất, phong hóa) đã tác động đến sự
hình thành trái đất như thế nào. Bức tranh về sự phong phú tài nguyên khoáng
sản của đất nước đã được thể hiện sinh động bởi nhiều sưu tập mẫu khoáng sản.
Bảo tàng địa chất còn có khả năng cung cấp các sưu tập mẫu đá, quặng phục vụ
cho việc học tập và nghiên cứu của học sinh, sinh viên và các nhà nghiên cứu
khoa học trong và ngoài nước. Bảo tàng cũng hướng dẫn các Tour du lịch địa chất
quanh thành phố Chí Minh và các vùng lân cận.
Bảo
tàng Chứng tích Chiến tranh
Địa chỉ: số 28, đường Võ Văn Tần, quận 3.
Xưa khu vực này là phần đất của chùa Khải Tường, nơi sinh ra vua Minh Mạng năm
1791 và được ông cho sửa sang lại năm 1832.
Khi đánh chiếm Sài Gòn (1859), quân Pháp đã biến chùa thành cứ điểm phòng thủ
chống lại quân triều Nguyễn. Khi đã đánh chiếm toàn bộ Nam Kỳ, Pháp dùng chùa
Khải Tường làm nơi đào tạo giáo viên cho học sinh người Việt, tiếp đến làm dinh
thự cho quan chức Pháp.
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, nơi đây là nơi bảo trì điện tử của Mỹ cho 4 cơ
quan: Đại sứ quán Mỹ, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, Phủ Tổng thống và Phủ thủ tướng
chính quyền Sài Gòn.
Ngày 18 tháng 10 năm 1978, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ký quyết định
thành lập Nhà trưng bày Tội ác Mỹ - Ngụy.
Ngày 10 tháng 11 năm 1990, đổi tên thành Nhà trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm
lược. Đến ngày 4 tháng 7 năm 1995, lại đổi tên là Bảo tàng Chứng tích Chiến
tranh.
Trong khuôn viên rộng 0,73 hecta, Bảo tàng trưng bày các hiện vật và chứng tích
chiến tranh gồm các vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mỹ đã sử dụng ở Việt
Nam như máy bay, xe tăng, đại bác, bom đạn... Có cả cỗ máy chém do Pháp sản
xuất đã được sử dụng trong khi áp dụng luật 10/59 dưới thời Ngô Đình Diệm.
Các hiện vật, chứng tích, các bức ảnh được trưng bày cho thấy sự khốc liệt của
chiến tranh và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Bảo tàng Cách mạng Thành
phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: số 65, đường Lý Tự Trọng, quận 1.
Tòa nhà Bảo tàng Cách mạng thành phố Hồ Chí Minh ngày nay được xây dựng từ năm
1985 đến năm 1890 thì hoàn thành, thực hiện theo đề án của kiến trúc sư người
Pháp Foulhoux.
Khởi đầu, việc xây dựng ngôi nhà này với mục đích làm nơi triển lãm thương mại.
Nhưng khi xây dựng xong thì được làm tư dinh cho viên Thống đốc Nam Kỳ. Sau
ngày Nhật đảo chính Pháp (ngày 9 tháng 3 năm 1945), nơi đây được làm dinh Thống
đốc Nhật Minôda và sau đó là dinh Khâm sai đại thần Nguyễn Văn Sâm. Sau Cách
mạng tháng Tám tòa nhà được làm trụ sở ủy ban hành chánh Lâm thời Nam Bộ.
Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp dùng làm trụ sở của Cao ủy Cộng hòa Pháp, tiếp
theo là dinh thủ hiến Nam Kỳ của Trần Văn Hữu.
Sau Hiệp định Genève 1954, nơi đây là “Dinh thủ hiến Nam phần”, đến “Dinh Gia
Long” của Ngô Đình Diệm rồi “Tối cao pháp viện” trong thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu.
Từ ngày 12 tháng 8 năm 1978 ngôi nhà này được sử dụng làm Bảo tàng Cách mạng
thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng thể hiện các nội dung chính như sau:
- Một vài nét về Sài Gòn xưa.
- Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Những cuộc vận động chống thực dân Pháp
trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1859 - 1930).
- Sự truyền bá của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời, cuộc vận động chống thực dân Pháp của nhân dân Sài Gòn - Gia định dưới
sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản trong phong trào những năm 1930 -1939, khởi nghĩa
Nam Kỳ 1940 và đặc biệt là Cách mạng tháng Tám 1945, thành lập nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa và ở thành phố là Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Lâm thời Nam
Bộ (1930 - 1945).
- Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Sài Gòn - Gia định (từ ngày 23 tháng 9 năm 1945
đến năm 1954).
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Sài Gòn - Gia định kết thúc
bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(1954 - 1975).
Điểm Cần Thuyết Minh
Ở TP. Hồ Chí Minh
Một số công trình
kiến trúc và địa danh
Dinh
Độc Lập (Hội Trường Thống Nhất)
I. Giới Thiệu Chung
Dinh Thống Nhất (tên gọi trước đây dinh Độc Lập hay dinh Norodom) là một địa
danh lịch sử quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam. Năm 1867, Pháp chiếm xong lục tỉnh Nam kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường,
Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Để củng cố bộ máy cai trị mới được thành lập ở
Nam Kỳ, 23 tháng 2 năm 1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã làm lễ đặt viên đá
đầu tiên khởi công xây dựng Dinh Thống đốc Nam Kỳ mới tại Sài Gòn thay cho dinh
cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Dinh mới được xây dựng theo đồ án do kiến
trúc sư trẻ tuổi Hermite phác thảo (người phác thảo đồ án Tòa thị sảnh
Hongkong). Viên đá lịch sử này là khối đá lấy ở Biên Hòa, hình vuông rộng mỗi
góc 50 cm, có lỗ bên trong chứa những đồng tiền hiện hành thuở ấy bằng vàng,
bạc, đồng có chạm hình Napoleon đệ tam.
Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12 ha, bao gồm một dinh thự
lớn với mặt tiền rộng 80 m2, bên trong có phòng khách chứa 800 người, và một
khuôn viên rộng với nhiều cây xanh và thảm cỏ. Phần lớn vật tư xây dựng dinh
được chở từ Pháp sang. Do chiến tranh Pháp - Đức 1870 nên công trình này kéo dài
đến 1873 mới xong. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là dinh Norodom và
đại lộ trước dinh cũng được gọi là đại lộ Norodom, lấy theo tên của Quốc vương
Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Từ 1871 đến 1887, dinh được dành
cho Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) nên gọi là dinh Thống đốc.
Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương (Gouverneur-général de l'Indochine
Française) đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh
Toàn quyền. Nơi ở và làm việc của các Thống đốc chuyển sang một dinh thự gần
đó.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương, Dinh
Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Nhưng đến tháng
9 năm 1945, Nhật thất bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Pháp trở lại chiếm
Nam bộ, Dinh Norodom trở lại thành trụ sở làm việc của bộ máy chiến tranh xâm
lược của Pháp ở Việt Nam.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp thất bại nặng nề trong chiến dịch Điện Biên Phủ,
phải ký Hiệp định Genève và rút khỏi Việt Nam. Việt Nam bị chia cắt thành 2
miền, miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, còn miền Nam là Quốc Gia Việt Nam
(sau thành Việt Nam Cộng Hòa). Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Dinh Norodom được bàn
giao giữa đại diện chính phủ Pháp, tướng 5 sao Paul Ely, và đại diện Quốc gia
Việt Nam, Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Năm 1956, Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại, lên làm Tổng thống (xem thêm cuộc
trưng cầu dân ý miền Nam Việt Nam, 1955) và quyết định đổi tên dinh này thành
Dinh Độc Lập. Từ đó Dinh Độc Lập trở thành nơi đại diện cho chính quyền cũng
như nơi ở của tổng thống và là nơi chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Thời kỳ
này, Dinh Độc Lập còn được gọi là Dinh Tổng Thống. Theo thuật phong thủy của
Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng, nên Dinh cũng còn được gọi là Phủ đầu rồng.
Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai viên phi công thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Ông
Nguyễn Văn Cử và Ông Phạm Phú Quốc, lái 2 máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ
phần chính cánh trái của dinh. (xem thêm: Vụ đánh bom Dinh tổng thống Việt Nam
Cộng Hòa năm 1962. Do không thể khôi phục lại, Ngô Đình Diệm đã cho san bằng và
xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư
Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Dinh Độc Lập mới được khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962. Trong thời
gian xây dựng, gia đình Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia
Long (nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh). Công trình đang xây dựng dở dang
thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày
khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu,
Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây trở thành
cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn
Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975.
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F5E do Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát
từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh, gây hư hại không đáng kể.
Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng mang số hiệu 843 của Quân
giải phóng miền Nam đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng
mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút
cùng ngày, Trung úy Quân Bắc Việt Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843,
đã hạ lá cờ Việt Nam Cộng Hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 30 năm cuộc chiến tranh Việt Nam.
Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một đất
nước Việt thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11 năm 1975, để kỷ
niệm, chính phủ lâm thời nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quyết định đổi tên
“Dinh Độc Lập” thành Hội trường Thống Nhất. Nơi này được đặc cách xếp hạng di
tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ Văn
hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch).
Ngày nay, Dinh Thống Nhất là một di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông
đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan và là nơi hội họp, tiếp
khách của các cấp lãnh đạo trung ương cũng như thành phố.
II. Kiến trúc độc đáo
Dinh được xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3
tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng
cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí
theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh
tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng Thống và của Phó Tổng
Thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến, v.v... chưa kể các phần khác
như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...
Dinh cao 26 m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng
rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960,
đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất
(150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa
không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được
oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các
đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa
tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác
phẩm non sông cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.
Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Thống Nhất có tên là Hội trường Thống
Nhất thuộc Cục Hành chính Quản trị II - Văn phòng Chính Phủ. Đây là di tích
lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến
tham quan.
Dinh Ðộc lập là một công trình kiến trúc độc đáo của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Dinh được khởi công xây dựng ngày 1 /7 / 1962 và khánh thành vào ngày
31/10/1966.
Khi thiết kế Dinh Ðộc lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn
hóa cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện
bên ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông
và cá tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ
thuật kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông. Toàn thể bình
diện của Dinh làm thành hình chữ CÁT, có nghĩa là tốt lành, may mắn; Tâm của
Dinh là vị trí phòng Trình quốc thư; Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ
KHẨU để đề cao giáo dục và tự do ngôn luận. Hình chữ KHẨU có cột cờ chính giữa
sổ dọc tạo thành hình chữ TRUNG như nhắc nhở muốn có dân chủ thì phải trung
kiên. Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên lầu tứ phương, bao lơn danh dự và
mái hiên lối vào tiền sảnh tạo thành hình chữ TAM. Theo quan niệm dân chủ hữu
tam Viết nhân, viết minh, viết võ, ý mong muốn một đất nước hưng thịnh thì phải
có những con người hội đủ 3 yếu tố Nhân, Minh, Võ. Ba nét gạch ngang này được
nối liền nét sổ dọc tạo thành hình chữ VƯƠNG, trên có kỳ đài làm thành nét chấm
tạo thành hình chữ CHỦ tượng trưng cho chủ quyền đất nước. Mặt trước của dinh thự
toàn bộ bao lơn lầu 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột
bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ HƯNG ý cầu chúc cho nước nhà được
hưng thịnh mãi.
Vẻ đẹp kiến trúc của Dinh còn được thể hiện bởi bức rèm hoa đá mang hình dáng
những đốt trúc thanh tao bao xung quanh lầu 2. Rèm hoa đá được biến cách từ bức
cửa bàn khoa của các cung điện Cố đô Huế không chỉ làm tăng vẻ đẹp của Dinh mà
còn có tác dụng lấy ánh sáng mặt trời.
Ði vào bên trong Dinh, tất cả các đuờng nét kiến trúc đều dùng đường ngay sổ
thẳng, các hành lang, đại sảnh, các phòng ốc đều lấy câu chính đại quang minh
làm gốc.
Sân trước của Dinh là một thảm cỏ hình oval có đường kính 102m. Màu xanh rì của
thảm cỏ tạo ra một cảm giác êm dịu, sảng khoái cho khách ngay khi bước qua
cổng.
Chạy dài theo suốt chiều ngang của đại sảnh là hồ nước hình bán nguyệt. Trong
hồ thả hoa sen và hoa súng gợi nên hình ảnh những hồ nước yên ả ở các ngôi
đình, ngôi chùa cổ kính của Việt Nam.
Dinh có diện tích 120.000m2 (300m x 400m), được giới hạn bởi 4 trục đường chính
đó là:
- Ðường Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở phía Ðông Bắc (mặt chính của Dinh)
- Ðường Huyền Trân Công Chúa ở phía Tây Nam (mặt sau của Dinh)
- Ðường Nguyễn Thị Minh Khai ở phía Tây Bắc (phía bên trái Dinh)
- Ðường Nguyễn Du ở phía Ðông Nam (phía bên phải Dinh)
Dinh có 04 khu
- Khu nhà chính hình chữ T diện tích mặt bằng là 4.500m2, cao 26m, nằm ở vị trí
trung tâm của khu đất. Ðây từng là nơi ở và làm việc Tổng thống ngụy quyền Sài
Gòn. Khu này có 03 tầng lầu, 2 gác lửng, 1 sân thượng, 1 tầng nền và 1 tầng
hầm. Tổng diện tích sử dụng là 20.000m2 chia làm 95 phòng. Mỗi phòng có 1 chức
năng riêng, kiến trúc và các trang trí phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi
phòng. Sau 1975, khu nhà chính này tiếp tục được sử dụng một số phòng, còn lại
để phục vụ du khách tham quan.
- Khu nhà 2 tầng diện tích 8m x 20m phía đường Nguyễn Du trước 1975 là trụ sở
làm việc của Ðảng Dân chủ. Sau năm 1975 là nơi làm việc của Ban giám đốc Hội
trường Thống Nhất.
- Khu 04 nhà 2 tầng phía góc đường Nguyễn Du - Huyền Trân Công Chúa trước 1975
là khu nhà ở của tiểu đoàn bảo vệ Dinh Ðộc lập. Sau 1975 là nơi ở của Ðại đội 1
trung đoàn cảnh vệ 180. Hiện nay khu này đã được cải tạo thành khu nhà khách của
Văn phòng Chính phủ.
- Khu nhà trệt phía góc đường Huyền Trân Công Chúa - Nguyễn Thị Minh Khai,
trước 1975 là khu sinh hoạt của đội cận vệ phi hành đoàn lái máy bay cho Nguyễn
Văn Thiệu, của bộ phận chăm sóc vườn cây. Hiện đã được cải tạo thành khu nhà
nghỉ trưa và bếp ăn tập thể của cán bộ công nhân viên Hội trường Thống Nhất.
Tên
gọi dinh Thống Nhất qua các thời kỳ
Năm
1868, sau khi chiếm xong Lục tỉnh Nam kỳ, thực dân Pháp đã cho xây dựng tại đây
một dinh thự. Lúc đầu Dinh là nơi ở của Thống đốc Nam kỳ. Từ năm 1887
(17/10/1887), khi Tổng thống Pháp ký sắc lệnh thành lập Liên bang Ðông dương
thì Dinh trở thành Phủ toàn quyền Pháp tại Ðông Dương với tên gọi là Dinh
Norodom.
Năm 1954, sau thất bại ở Ðiện Biên Phủ, theo hiệp định Genève quân viễn chinh
Pháp phải rút khỏi Việt nam. Ngày 7/9/1954 Ðại tướng Paul Ely, Cao ủy Tổng chỉ
huy quân đội Pháp ở Ðông dương thay mặt cho nước Pháp đã trao Dinh Norodom cho
đại diện nhà cầm quyền Sài gòn là Thủ tướng Ngô Ðình Diệm. Buổi lễ chuyển giao
này được coi như một biểu tượng của nền độc lập quốc gia, vì thế ngày 8/9/1954
Ngô Ðình Diệm đã chính thức đổi tên dinh Norodom thành Dinh Ðộc lập.
Ngày 30/4/1975, giờ phút chiếm Dinh Ðộc lập cũng là giờ phút kết thúc thắng lợi
chiến dịch Hồ Chí Minh và chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Dinh Ðộc
lập trở thành điểm hội tụ của chiến thắng. Tháng 11/1975, Hội nghị hiệp thương
chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc đã diễn ra tại đây. Với những ý nghĩa
lịch sử trọng đại đó, năm 1976 Dinh đã được Nhà nước đặc cách công nhận là Di
tích lịch sử văn hóa Dinh Ðộc lập (Quyết định số 77A/VHQÐ ngày 25/6/1976).
Ngoài những tên gọi pháp lý như trên, trong nhân dân dinh thự này còn có những
tên gọi khác tùy theo từng thời kỳ như:
Thời Pháp thuộc còn gọi là Dinh toàn quyền.
Thời Việt nam Cộng hòa còn gọi là Dinh Tổng Thống. Và theo thuật phong thủy
Dinh được đặt ở vị trí đầu rồng nên còn gọi là Phủ đầu rồng.
Sau Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc còn gọi là Hội
trường Thống Nhất hay Dinh Thống Nhất.
Cơ quan hiện được giao quản lý di tích văn hoá Dinh Ðộc lập có tên là Hội
trường Thống Nhất thuộc Cục Hành chính Quản trị II - Văn phòng Chính Phủ.
III. Hoạt động
Hoạt động ngày nay:
Di tích lịch sử văn hoá Dinh Độc Lập nằm tại trung tâm thành phố Hồ Chí
Minh.Dinh vừa là điểm tham quan du lịch lý tưởng, vừa là nơi tổ chức các cuộc
hội nghị, hội thảo, tiếp khách của các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài
nước; với các phòng họp sang trọng sức chứa từ 100 đến 500 người được trang bị
đầy đủ tiện nghi như:hệ thống điều hoà nhiệt độ, hệ thống âm thanh và ánh sáng
chuẩn, hệ thống phiên dịch điện tử, máy slide, máy overhead, máy projector...
Nằm trong khuôn viên Dinh còn có khu nhà khách 108 Nguyễn Du Q1 với 45 phòng
nghỉ tiện nghi, thoáng mát, phòng họp có sức chứa 150 người; nhà hàng phục vụ
liên hoan, sinh nhật, đám cưới từ 35 bàn trở xuống với các thực đơn đa dạng,
đội ngũ bếp và nhân viên phục vụ lịch sự, chu đáo, tận tình.
Hoạt động phục vụ du khách tham quan:
Giờ bán vé:
- Sáng từ 7h30 đến 11h00
- Chiều từ 13h00 đến 16h00
Mở cửa phục vụ tham quan hàng ngày (kể cả thứ bảy, chủ nhật và Lễ Tết).
Giá vé:
- 40.000đ/người lớn
- 20.000đ/trẻ em
Nếu là khách Việt nam đi theo đoàn trên 20 người lớn được giảm 30%.
Chương trình tham quan:
Du khách sẽ được đội ngũ hướng dẫn viên Hội trường Thống Nhất hướng dẫn tham
quan, thuyết minh về kiến trúc, trang trí và nội dung lịch sử liên quan đến 15
phòng của 3 tầng lầu, lầu tứ phương, tầng hầm và nhà bếp bằng tiếng Việt hoặc
tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nhật ( thời gian tham quan khoảng 45 phút ). Sau chương
trình tham quan, du khách được xem bộ phim tư liệu chứng nhân lịch sử tại phòng
chiếu phim máy lạnh thời gian khoảng 35 phút.
DI
TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT - TRỤ SỞ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -
PHƯỜNG BẾN NGHÉ, QUẬN 1, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
10/11/2020
02:02
Tòa nhà Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là công trình quy mô
lớn, tọa lạc ở vị trí giáp với ba mặt tiền đường: Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn,
Pasteur, là điểm nhấn kiến trúc cho khu trung tâm Thành phố.
Trải qua hơn 120 năm hình thành và phát triển, tòa nhà đã thay đổi
tên gọi qua từng thời kỳ, giai đoạn, là chứng nhân cho những chuyển biến lịch
sử, chính trị, hành chính, địa lý của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.
Tòa nhà do kiến trúc sư Paul Gardès thiết kế, khởi công xây dựng
năm 1898, trên khu đất cao, phía cuối đường Charner ([1]) (nay là
đường Nguyễn Huệ). Tòa nhà hoàn tất và khánh thành năm 1909. Tòa nhà là trụ sở
làm việc của Hội đồng thành phố Sài Gòn, mang tên Hôtel de ville (tạm dịch là
Tòa Thị chính), người dân thành phố quen gọi với tên Dinh Đốc lý hay Dinh Xã
Tây vì người đứng đầu Hội đồng thành phố là vị Đốc lý người Pháp.
Năm 1959, chính quyền Sài Gòn ban hành Sắc lệnh về việc tổ chức
quản trị Đô thành Sài Gòn, tòa nhà Dinh Xã Tây được đổi tên Tòa Đô Chánh, đứng
đầu Đô thành Sài Gòn là Đô trưởng.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tòa nhà được Ủy ban Quân quản Thành
phố Sài Gòn – Gia Định tiếp quản, sử dụng làm trụ sở làm việc. Ngày 2
tháng 7 năm 1976, Quốc hội Việt Nam quyết định đổi tên thành
phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh, tòa nhà vẫn
được sử dụng làm trụ sở làm việc của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, tòa nhà là trụ sở làm việc của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây là địa điểm thường xuyên diễn ra
các cuộc họp quan trọng và hội nghị đặc biệt của lãnh đạo thành phố, là nơi
tiếp đón các đoàn khách quốc tế đến thăm viếng và làm việc tại Việt Nam.
Trụ sở nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 7500m2. Lúc mới
xây dựng, tòa nhà chỉ gồm một khối sảnh với tháp đồng hồ nhô cao ở giữa và hai
khối nhà một tầng ở hai bên khối sảnh. Khoảng thập niên 1940, hai khối nhà một
tầng này đã được xây thêm tầng lầu. Trên đỉnh tháp treo lá quốc kỳ, phía dưới
có chiếc đồng hồ tròn. Chính giữa tháp đắp phù điêu hình một nữ thần, và hai
thiên thần nhỏ đang chế ngự các con thú. Trên mặt chính mỗi tầng tháp đắp tượng
hai nữ thần tay cầm thanh gươm, chung quanh là những sản vật địa phương. Thiết
kế mặt đứng công trình có sự pha trộn phong cách kiến trúc Baroque, trang trí
kiểu Rococo, cửa sắt kiểu art – nouveau…Hàng cột tròn theo thức cột Corinth
chống đỡ phần trung tâm của tầng lầu, được xen kẽ với các cửa vòm, tạo sự thông
thoáng, mềm mại cho tòa nhà. Trục trung tâm của tòa nhà nổi bật với cách trang
trí dày đặc những tràng hoa tròn, lá cây lan Tây (acanthus), phù điêu mặt
người, mặt sư tử trên tháp, các cột chống đỡ dưới ban công…
Cổng chính hình vòm với năm cổng rộng, liên tiếp nhau cũng được
trang trí khá cầu kỳ với những dây hoa, lá…Các cổng đều được làm bằng sắt và
được uốn lượn hoa văn đẹp mắt. Cổng phụ ở mặt tiền là lối cho xe hơi chạy thẳng
vào sân trong tòa nhà. Các mô – tip trang trí trên cổng phụ khá đơn giản với
những tràng hoa cách điệu.
Từ cổng chính dẫn vào sảnh lớn giữa tầng trệt, hướng thẳng đến cầu
thang dẫn lên lầu một. Trên mảng tường chỗ chiếu nghỉ của cầu thang là phù điêu
hai hài đồng cầm tấm huy hiệu của Thành phố Sài Gòn. Trên tường và trần nội
thất được bao phủ bởi những mẩu hình nghệ thuật thay đổi qua từng phòng và
những vòng hoa, lá acanthus, lá laurier theo phong cách Louis XV, những kết cấu
hình học, kính màu… Năm 1966, ba dãy nhà bốn tầng được xây thêm phía sau tòa
nhà cổ, hiện là nơi làm việc của các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố
và trụ sở của Sở Nội vụ.
Trong xu thế phát triển và hội nhập, tòa nhà đã nhiều lần được
trùng tu, nâng cấp, tôn tạo cảnh quan, mở rộng cơ sở vật chất. Năm 1990, một
khu nhà hai tầng được xây thêm phía bên trái tòa nhà cổ, là nơi tổ bảo vệ kiểm
tra khách ra vào, phòng làm việc. Năm 1998, xây thêm một khu nhà hai tầng dọc
theo ranh đất khuôn viên trụ sở ở phía đường Pasteur. Những năm 1990, nhiều trụ
đèn được lắp đặt để chiếu sáng bên ngoài tòa nhà. Năm 2005, các chuyên gia ánh
sáng của Thành phố Lyon (Pháp) đã thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng nghệ
thuật làm cho tòa nhà càng thêm rực rỡ.
Trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố không chỉ gìn giữ được những nét
cổ kính, thanh lịch vốn có mà nơi đây lưu giữ và phát huy truyền thống yêu
nước, nơi ghi dấu buổi lễ ra mắt nhân dân Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định của Ủy ban
Hành chánh lâm thời Nam bộ vào ngày 25 tháng 8 năm 1945, ngày nhân dân tiến
hành cuộc Cách mạng tháng Tám, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành lấy
chính quyền về tay nhân dân. Bia lưu niệm sự kiện lịch sử trọng đại này đã được
dựng tại vườn hoa trước Trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Với những giá trị hiện hữu, Trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích kiến trúc
nghệ thuật quốc gia tại Quyết định số 3244/QĐ-BVHTTDL ngày 04 tháng 11 năm
2020./.
Trụ sở Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Các cửa vòm tầng trệt khối sảnh
Đại sảnh ở tầng trệt
Khối cầu thang
[1]
Đường Charner hình thành sau khi Pháp hoàn tất việc lấp con kênh Lớn (kinh Chợ
Vải), từ sông Sài Gòn chạy lên khu vực đường Bonard vào năm 1887. Người Pháp
gọi là Boulevard Charner, người việt thường gọi là đường Kênh Lấp.
Nguồn: SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO
Nhà
Hát Thành Phố
Nằm
ở điểm cuối (kết thúc) đại lộ Lê Lợi, xem như một công trình văn hóa tiêu biểu
và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc. Xây cất từ năm 1898, kiến trúc sư
Ferret thiết kế, theo phong cách Barốc thời Đệ tam Cộng hòa Pháp, đặc biệt với
nhiều tác phẩm trang trí mặt tiền đặt làm từ bên Pháp chở sang. Khánh thành vào
ngày 1 tháng 1 năm 1900, nhằm truyền bá văn hóa Pháp.
Bố cục bắt chước theo kiểu nhà hát kịch Opéra ở Paris, vơi phòng khán giả, sân
khấu lớn, không gian phần giải lao rộng rãi. Có thêm tầng hầm, mái gãy dạng
Mansart, trước lợp tấm đồng.
Lúc đầu nhà hát hoạt động sôi nổi với các đoàn hát từ chính quốc sang, sau bị
ngành chiếu bóng, nhà hàng, vũ trường cạnh tranh nên chỉ sinh hoạt cầm chừng
với các buổi ca hát, hòa nhạc và cải lương. Từ năm 1955 đến năm 1975, lấy làm
Hạ nghị viện, nay khôi phục lại làm nhà hát thành phố, nhưng qui mô quá nhỏ so
với yêu cầu một Sài Gòn quá lớn ngày nay.
Năm 1998, nhân kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, Nhà hát được trùng
tu phục chế gần như cũ với kinh phí 25 tỉ
Học
viện hàng không Việt Nam
Ngày 17
tháng 7 năm 2006, thừa lệnh Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm
đã ký Quyết định số 168/2006/QĐ-TTg về việc thành lập học viện Hàng không Việt
Nam trên cơ sở trường Hàng không Việt Nam.
Đây là cơ sở đào tạo đại học trực thuộc Bộ Giao thông - Vận tải, có tư cách
pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng. Trụ sở của học viện Hàng không Việt Nam
đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Học viện Hàng không hoạt động theo điều lệ
trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Phó Thủ tướng giao Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và Giám đốc học viện Hàng không Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành
quyết định này.
Khu vực Văn Thánh
Có nhiều tên gọi như cầu Văn Thánh, bến xe Văn Thánh, chợ Văn Thánh,
khu du lịch Văn Thánh. Tên gọi Văn Thánh xuất phát từ năm 1824, khu vực
này có xây dựng ngôi văn miếu thờ Đức Khổng Tử nên người ta gọi la khu Văn
Thánh. Trong thời Pháp, miếu hổ đã bị phá vỡ hiện nay không còn nữa.
Bến xe Văn Thánh là một bến xe lớn và lâu đời ở khu vực này. Từ đây có
thể đi Vũng Tàu, Biên Hòa và một số tỉnh miền miền Trung. Cuối năm 1996, bến xe
đuợc dời sang bến xe miền Đông vì ở đây xây dựng hệ thống đường lớn và cao tốc,
nếu bến xe còn sẽ gây ra ách tắt giao thông.
Chợ Văn Thánh được xây dựng từ khoảng những năm 1993 - 1994 dự kiến đây
là chợ đầu mối cho các lọai hàng hóa từ miền Trung và khu vực Tân Cảng. Nhưng
chợ Văn Thánh đi vào họat động chưa bao lâu thì bến xe Văn Thánh dời đi, làm
chợ mất khách dẫn đến mất luôn vị trí chiến lược như dự tính. Hiện nay, chợ rất
ế, nhà nước đang có dự kiến bán chợ cho doanh nghiệp Đài Loan sử dụng vào việc
khác.
Khu du lịch Văn Thánh nằm trên cù lao 7 hecta nên còn gọi là cù lao 7
mẫu. Khu du lịch này tuy nhỏ nhưng được khá nhiều người biết tới vì những năm
1993 - 1994 ở đây tổ chức thi tuyển diễn viên điện ảnh. Vào ngày 5 tháng giêng
âm lịch hàng năm nơi này tưng bừng tổ chức lễ hội mừng chiến thắng Đống Đa
(ngày 5 tháng 1 năm 1789).
Sông Sài Gòn
Sông Sài Gòn dài 230 km bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quảng - Bình Phước, đoạn
sông là ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và Bình Phước, một phần nước sông đổ
vào khu vực khu vực Bến Cát đến Thủ Dầu Một vào thành phố Hồ Chí Minh và hợp
với sông Đồng Nai đổ ra cửa Cần Giờ vịnh Gành Rái, đây là con sông có giá trị
lớn vê mặt giao thông nơi tập trung nhều cảng lơn như: cảng Sài Gòn, cảng Cát
Lái, Tân Cảng.
Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn được xây dựng từ năm 1959 đến năm 1961. Do công ty C.E.C
(Capital Engeneering Corporation) và hai công ty khác của Mỹ thi công. Cầu dài
987,431 mét và rộng 19,3 mét với 32 nhịp, trọng tải 25 tấn. Hiện nay là cây cầu
dài nhất Nam Bộ. Cầu đã được đầu tư nâng cấp năm 1998 với tổng kinh phí 54
triệu France và 7 tỉ đồng Việt Nam, từ 19,3 mét nay cầu rộng đến 24 mét.
Cư xá Thanh Đa
Cư xá Thanh Đa (cư xá màu xanh) gồm 29 lô chiếm diện tích 36 hecta, được
xây dựng 1973 làmkhu nhà ở cho cán bộ công nhân viên, đây là khu cư xá lớn nhất
cả nước nhưng giờ nó đang bị xuống cấp trầm trọng, nhà nước đang có kế hoạch
đầu tư nâng cấp. Khu du lịch Bình Quới là khu du lịch dưới nước với nhiều hoạt
động vui chơi, giải trí trên đoạn sông Sài Gòn, tới đây ta có thể lướt ván trên
sông, tổ chức dã ngoại, đi tàu du lịch và câu cá thư giãn, hàng năm thường tổ
chức trại hè cho thiếu nhi toàn thành. Khu biệt thự An Phú còn gọi là khu nhà
cao cấp màu hồng được bố trí khá đẹp mắt ven sông Sài Gòn, giá thuê rất cao
dành cho người nhiều tiền.
Khu vực Tân Cảng
Trước đây là một hải cảng quân sự lớn của Mỹ - Ngụy. Sau ngày giải phóng, đây
là khu vực của Hải Quân Việt Nam. Giữa năm 1999, Tân Cảng được chia làm hai khu
vực: khu vực quân sự và khu vực kinh tế cho tàu xuất nhập hàng hóa và kho để
container. Từ cầu Sài Gòn nhìn xuống ta có thể thấy hệ thống container xếp
chồng lên nhau trong một khu vực rộng lớn.
Quận 2
Diện tích 5.020 hecta gồm: An Phú, An Khánh, Thủ Thiêm, Thành Mỹ Lợi, Bình
Trưng. Kế hoạch phát triển khu kinh tế của quận là trở thành một trung tâm
thương mại và dịch vụ, ngân hàng, tài chính, chứng khoán. Với dân số 86.027
người gồm 11 phường và 2/3 diện tích dành cho các công trình lớn như:khu An
Khánh, khu dân cư Bình Trưng - Thạnh Mỹ Lợi, khu liên hợp thể dục - thể thao
Rạch Chiếc, khu công nghiệp Rách Lái... Ngoài ra con nhiều công trình giao
thông như: cầu Thủ Thiêm, đường song hành Quốc lộ 22, xa lộ Vành Đai nối dài,
đường cao tốc Bà Rịa - Vũng Tàu, xa lộ nối đường Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh.
Quốc lộ 52 (Xa lộ Biên Hoà)
Xa lộ Biên Hòa được xây dựng từ năm 1959 đến năm 1961, do Mĩ đầu tư và
giao cho công ty CEC thiết kế, thi công. Xa lộ Biên Hòa rộng 21 mét, dài 31 km,
bắt đầu từ cầu Điện Biên Phủ và kết thúc tại ngã tư Tam Hiệp (Biên Hòa), nên có
tên gọi là Xa lộ Biên Hòa. Trước năm 1975, Mĩ và chính quyền Sài Gòn sử dụng
con đường này như một đường băng quân sự dã chiến khi sân bay Tân Sơn Nhất có
sự cố. Đến năm 1971, họ cho rằng con đường này thuận lợi cho quân cách mạng đổ
bộ tấn công Sài Gòn nên đã xây dựng vách ngăn giữa tim đường. Năm 1984, nhân dịp
kỉ niệm 30 năm ngày giải phóng Hà Nội và xa lộ này được đổi tên thành Xa lộ Hà
Nội. Năm 1998, cùng với dự án mở rộng Quốc lộ 1A, xa lộ cũng được khôi phục, mở
rộng và bàn giao cho chính phủ Việt Nam vào ngày 20 tháng 1 năm 1998. Ngày nay,
hai bên xa lộ đã mọc lên các khu dân cư sầm uất, khu vực vui chơi giải trí thể
thao, làng đại học và đặc biệt là các khu công nghiệp cao.
Quận 9
Diện tích 113,75 km2, dân số 123.059 người gồm 13 phường và các xã: Long Bình,
Long Thanh Mỹ, Tăng Nhơn Phú, Long Phú, Long Phước, Long Trường, Phú Hữu, Phước
Bình. Một phần diện tích các xã: Tân Phú, Phước Long, Hiệp Phú, Bình Trưng.
Theo quy hoạch, quận 9 là khu công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch vườn, thảm xanh
thực vật ven sông Đồng Nai nhằm bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp cho thành phố.
Ở đây có một số công trình lón như: sân golf 350 hecta, khu lâm viên rộng từ 300
hecta đến 400 hecta, khu công nghiệp kỹ thuật cao 800 hecta, khu công nghiệp
Phước Long - Tăng Nhơn Phú 100 hecta, khu dịch vụ thể dục - thể thao ven sông
Đồng Nai 510 hecta, khu quần thể di tích lịch sử văn hóa dân tộc 325 hecta và
các công trình giao thông trọng điểm khác.
Thành Phố Thủ Đức
Diện tích 47,26 km2, dân số 16.387 người gồm 12 phường: Thủ Đức, Linh
Trung, Linh Xuân, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Phú và một phần của các
xã: Hiệp Phú, Tam Phú, Phước Long. Quận gồm 8 khu quy hoạch trọng điểm: khu
công nghiệp Bắc Thủ Đức 400 hecta, khu công nghiệp Tam Bình 50 hecta, khu công
nghiệp Bình Chiểu 28 hecta, khu dân cư Hiệp Bình Chánh - Linh Đông từ 50 hecta
đến 70 hecta, khu dân cưmới 46 ha, 1 phần trường đại học quốc gia 200 hecta.
Thành phố Thủ Đức đã chính
thức được thông qua sau gần 2 năm chính quyền TPHCM xúc
tiến xin thành lập Thành phố Thủ Đức (hay Thành phố phía Đông) trực
thuộc thành phố hiện hữu. Hãy cùng theo dõi bài viết tổng hợp các thông
tin liên quan đến mục tiêu chiến lược, các bước triển khai và mô hình ý tưởng
phát triển Thành phố Thủ Đức tại bài viết dưới đây.
Chiều 9/12/2020, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP
HCM với tỷ lệ đồng ý 100%.
Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của UBTVQH có hiệu lực thi
hành từ 01/01/2021; theo đó thành lập TP Thủ Đức trên cơ sở nhập toàn bộ
diện tích tự nhiên và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức.
Sau khi thành lập, TP Thủ Đức rộng trên 211 km2 diện tích tự nhiên và quy mô
dân số hơn một triệu người; nằm giáp Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 12, quận Bình
Thạnh; tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.
Kể từ ngày 22/01/2021, tất cả các hoạt động điều hành và sử dụng con dấu sẽ do
chính quyền địa phương của Thành phố Thủ Đức thực hiện.
Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng sáng tạo là định
hướng mới của TP.HCM.
Chính quyền thành phố mong muốn hình thành một khu đô thị sáng tạo nằm trên
trục phát triển hướng đông – đông bắc về phía quận 2, quận 9, quận Thủ Đức để
hình thành 1 đơn vị hành chính mới tạm gọi là Thành phố phía Đông hay
Thành phố Thủ Đức.
Nghị quyết thành lập thành
phố Thủ Đức (1111/NQ-UBTVQH14)
Thành lập TP Thủ Đức trên
cơ sở nhập toàn bộ 49,79km2 diện tích tự nhiên, 171.311 người của quận 2; toàn
bộ 113,97km2 diện tích tự nhiên, 310.107 người của quận 9 và toàn bộ 47,80km2
diện tích tự nhiên, 532.377 người của quận Thủ Đức. Sau khi thành lập, TP Thủ
Đức có 211,56km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 1.013.795 người”
Xây dựng
Khu đô thị sáng tạo
Các bước triển khai đề
án Thành phố Thủ Đức
– Ngày
23/11/2019: UBND TP.HCM trao giải nhất cho đội Sasaki – Encity về ý tưởng
quy hoạch khu đô thị sáng tạo phía đông.
– Tháng 11/2019: Bí thư Thành uỷ TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định
quyết tâm thực hiện Khu đô thị sáng tạo TP. HCM
– Ngày 24/4/2020: UBND TP.HCM thành lập Ban chỉ đạo về xây dựng khu đô thị
sáng tạo phía đông gồm 22 thành viên, do ông Nguyễn Thành Phong, chủ tịch UBND
TP.HCM, làm trưởng ban.
– Tháng 5/2020: Sở Nội vụ đã có tờ trình UBND TP.HCM về phương án tổng thể
sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và bổ sung việc sáp nhập 3 quận: 2,
9 và Thủ Đức để hình thành đơn vị hành chính là thành phố trực thuộc TP.HCM
(tạm gọi là Thành Phố Phía Đông).
– Ngày 25/5/2020: Sở Quy hoạch – kiến trúc đề xuất điều chỉnh quy hoạch 1/2.000
khu Linh Trung, Tam Đa, Trường Thọ để sớm thực hiện các dự án trong khu đô thị.
– Ngày 25/7/2020: tại hội nghị Thành ủy, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn
Thiện Nhân cho biết tên gọi của thành phố mới ở phía Đông sẽ được thống nhất
sau khi đề án được Quốc hội thông qua. Trong thời gian chờ đợi, thành phố trong
tương lai sẽ tạm lấy tên là Thành phố Thủ Đức.
– Vào giữa tháng 8/2020, tại buổi làm việc của Ban Cán sự Đảng Chính phủ
với Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ủng hộ đề
án Đề án thành lập thành phố trực thuộc TP HCM – thành lập TP Thủ Đức
(thành phố phía đông của TP.HCM).
– Ngày 20/09/2020: Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất lộ trình, phương án sắp xếp
cán bộ, công chức, viên chức nhằm phục vụ đề án sắp xếp các đơn vị hành chính
cấp huyện, xã giai đoạn 2019-2021 và bố trí trụ sở làm việc.
Theo đó, Sở Nội vụ đề xuất chọn trụ sở UBND quận 2 (tại phường Thạnh
Mỹ Lợi) làm nơi đặt trụ sở Thành ủy TP Thủ Đức.
– Ngày 3/10/2020: Cử tri của quận 2, 9 và quận Thủ Đức (TP.HCM) bỏ phiếu
về việc sáp nhập ba quận thành một đơn vị hành chính cấp huyện.
– Ngày 12/10/2020: 100% đại biểu HĐND TP HCM thông qua Nghị quyết về việc
sáp nhập ba quận 2, 9, Thủ Đức và 19 phường vào năm 2021.
– Ngày 10/11/2020: Chính phủ công nhận kết quả rà soát, đánh giá khu vực thành
lập TP Thủ Đức là Đô thị loại 1 trực thuộc TP HCM, theo đề nghị của
Bộ Xây dựng.
– Ngày 12/11/2020: Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đề án
thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP HCM.
⭐ Ngày
9/12/2020: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết thành lập thành phố
Thủ Đức thuộc TP HCM với tỷ lệ đồng ý 100%, chiều 9/12.
Nghị quyết của UBTVQH nêu thành lập TP Thủ Đức trên cơ sở nhập toàn bộ diện
tích tự nhiên và dân số của Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. (Nghị quyết có hiệu
lực thi hành từ 1/1/2021)
Cầu Rạch Chiếc
Cầu được xây dựng cùng thời với cầu Sài Gòn và xa lộ Biên Hòa từ năm 1959 đến
năm 1961, cầu dài 148,9 mét. Đây tuy là chiếc cầu nhỏ nhưng là nhân chứng cho
nhiều sự kiện lịch sử lớn, dưới chân cầu đã xảy ra luên tục hàng trăm trận đánh
giữa quân giải phóng và quân địch bảo vệ cầu (vì đây là điểm trọng yếu của xa
lộ Biên Hòa). Cuối cùng, quân ta cũng chiếm được cầu Rạch Chiếc nhưng đáng tiếc
là 59 chiến sĩ cách mạng đã hi sinh anh dũng ở đây để bảo vệ đường lưu thông
được an toàn, cho quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.
Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí
Minh
Được xây dựng với diện tích 3 hecta, là nơi yên nghỉ của hàng ngàn chiến sĩ đã
hi sinh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ và cả cuộc
chiến trên chiến trường Campuchia. Nghĩa trang được xây dựng vào năm 1984 đến
tháng 4 năm 1987 thì hoàn thành với hình ảnh người mẹ Việt Nam cao sừng sững ôm
lấy mười ngàn đứa con thân yêu đã ngã xuống vì Tố quốc (Điêu khắc gia Nguyễn
Hải đã gửi tặng bức tượng này cho nhân dân thành phố Hồ Chí Minh năng động và
anh hùng). Hiện nay, nhà nước đang có kế hoạch xây dựng tại đây một đài tưởng
niệm các chiến sĩ đã ngã xuống nơi đây vào ngày 27 tháng 4 năm 1975.
NHÀ
MÁY NƯỚC THỦ ĐỨC
Nhà máy được xây dựng vào năm 1959, nhà máy có 8 bể lọc, lấy nước từ sông Đồng
Nai tại khu vực Hóa An với công suất 670.00 m3/ngày, cung cấp nước sinh hoạt
cho cả thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, chúng ta đang vay vốn từ Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB) khoảng 5 triệu USD để thay đổi toàn bộ các ống dẫn nước từ
1,8 mét lên 2,4 mét.
Ngã tư Thủ Đức
Được xây dưng từ năm 1961 và hơn 200 ngôi biệt thự dành cho 200 giáo sư ở và
làm việc. Dự án lớn xây làng đại học ở cây số 12, cạnh xa lộ Biên Hòa cũ do kiến
trúc sư Ngô Viết Thụ đưa ra phương án quy hoạch tổng thể. Công trình xây dựng
khu biệt thự với sự tham gia hầu hết của các kiến trúc sư nổi tiếng vào lúc bấy
giờ. Khu biệt thự được thiết kế đa dạng, đầy đủ tiện nghi nằm trên lô đất
thoáng mát.
Thảo
Cầm Viên Sài Gòn (Sở Thú, Vườn Bách
Thảo): Là
một trong những công trình mang tính lịch sử và lâu đời nhất TP. HCM, Thảo Cầm
Viên Sài Gòn không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là biểu tượng văn hóa đặc
trưng của thành phố. Được xây dựng cùng lúc với Bưu điện TP. HCM, Nhà thờ Đức
Bà và chợ Bến Thành, Thảo Cầm Viên Sài Gòn được xem như một chứng nhân của lịch
sử, đã cùng đi qua những thăng trầm của con người và vùng đất này. Sức sống bền
bỉ cùng những giá trị văn hóa đặc trưng đã mang đến cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn
một sắc thái riêng biệt và không thể nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Thảo Cầm
Viên Sài Gòn được xây dựng vào ngày 23.03.1864 với tên gọi đầu tiên là Vườn
Bách Thảo. Người có công xây dựng nên Thảo Cầm Viên Sài Gòn là Đô đốc Toàn
quyền Đông Dương Pierre-Paul De La Grandière, với tham vọng dùng nơi này để
nâng cao văn hoá và các hoạt động bảo tồn động thực vật, cũng như phục vụ công
trình nghiên cứu cho các nhà khoa học Đông Dương. Theo lệnh của Đô đốc, ông
Louis Adolphe Germain – một thú y sĩ của quân đội Pháp, được giao nhiệm vụ mở
mang 12ha vùng đất hoang ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè để làm nơi nuôi thú và
ươm cây. Năm 1865, công trình hoàn thành với nhiều loại thú và cây quý hiếm
được nhập về từ các nước lân cận như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia… và được
mở rộng đến 20ha. Người dân Sài Gòn khi ấy quen gọi Thảo Cầm Viên Sài Gòn là Sở
Thú và tên gọi phổ thông này vẫn gắn liền với Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho đến tận
hôm nay.
TẦM NHÌN
Trở thành khu vui chơi, giải trí văn hoá, giáo dục và bảo tồn thiên
nhiên hàng đầu tại Việt Nam.
SỨ MỆNH
– Nhân giống và bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm
– Giáo dục về cách bảo vệ môi trường thiên nhiên
– Nghiên cứu về động thực vật
– Tạo ra sân chơi mang tính giáo dục cao cho tất cả mọi người và là nơi nghiên
cứu cho các nhà khoa học
ĐỊNH HƯỚNG
– Là vườn thú lâu đời nhất và là biểu tượng của Sài Gòn, là niềm tự hào
của người dân Tp.HCM.
– Hướng đến những bước phát triển mang tầm vóc quốc tế với nhiều hoạt động
nghiên cứu khoa học và bảo tồn thiên nhiên.
– Tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh thông qua các hoạt động ngoại khóa bổ
ích hướng về thiên nhiên.
PHƯƠNG CHÂM
“Sự hài lòng của du khách là nhiệm vụ của công ty.”
GIÁ TRỊ
Không chỉ là một công viên giải trí lành mạnh với không khí trong lành
và hệ động thực vật phong phú, Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn giữ vai trò quan trọng
trong việc giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu về tự nhiên. Sự liên kết chặt chẽ về
mặt chuyên môn giữa Thảo Cầm Viên Sài Gòn và các tổ chức quốc tế như: Hiệp hội
các Vườn thú Đông Nam Á (SEAZA), Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN),
Hiệp hội Vườn thú và Hồ cá Thế giới (WAZA), Tổ chức Quản lý loài Quốc tế
(ISIS), Hiệp hội Vườn thú Việt Nam (VZA)… là nền tảng vững chắc để Thảo Cầm
Viên Sài Gòn tiếp tục thực hiện các dự án bảo tồn và nghiên cứu thiên nhiên của
mình.
CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ
– Là nơi vui chơi, giải trí lành mạnh của người dân thành phố và các khu
vực lân cận.
– Là lá phổi xanh giúp điều hòa không khí và giữ gìn môi trường tự nhiên trong
lành của thành phố thông qua hệ thực vật phong phú, đa dạng
– Giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục công dân và phổ biến kiến thức về
việc bảo tồn sinh vật, cũng như gìn giữ môi trường. Việc chăm sóc các loài động
thực vật đặc hữu, có nguy cơ tuyệt chủng cao tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn đóng vai
trò rất quan trọng trong việc bảo tồn những loài động, thực vật hiếm của Việt
Nam.
Nguồn: https://saigonzoo.net/about-us/
Bưu Điện
Sài Gòn (Bưu Điện Thành Phố Hồ Chí Minh
Bưu điện Trung
tâm thành phố Hồ Chí Minh - một điểm đến hấp dẫn
Là một công trình kiến trúc có
lịch sử hơn 100 năm, Bưu điện Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh là một điểm đến
hấp dẫn dành cho du khách cũng như người dân thành phố.
Gương mặt đô thị ấn tượng
Tòa nhà Bưu điện Trung tâm
thành phố Hồ Chí Minh có địa chỉ tại số 2 Công trường Công xã Paris (quận 1),
kế bên Nhà thờ Đức Bà và là một trong những công trình tiêu biểu của Sài Gòn -
thành phố Hồ Chí Minh. Đây là công trình có ý nghĩa lịch sử và ghi dấu ấn trong
quá trình phát triển Sài Gòn trước đây theo hình thái đô thị hiện đại châu Âu.
Cùng với các công trình khác như: Nhà thờ Đức Bà, trụ sở UBND thành phố Hồ Chí
Minh, bến Nhà Rồng, chợ Bến Thành..., Bưu điện Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh
là một gương mặt tiêu biểu của kiến trúc đô thị và là một điểm tham quan thu
hút khách du lịch.
Công trình Bưu điện Trung tâm
thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1886 đến năm 1891 theo đồ án thiết
kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đó là một công trình đặc
biệt về công năng và hình ảnh đô thị, gắn liền với sự phát triển của đô thị này.
Công trình mang phong cách kiến
trúc cổ điển châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. Tòa nhà có bố cục đăng
đối với hai khối bên 2 tầng, khối giữa 3 tầng, mái dốc lợp ngói. Trên mặt đứng
có nhiều ô cửa cuốn vòm trang trí khá cầu kỳ. Lối vào là một vòm cuốn lớn với
mái sảnh bằng sắt. Trên mái sảnh có một chiếc đồng hồ tròn và tấm biển ghi năm
xây dựng công trình: 1886 - 1891. Giữa các cửa sổ tầng trệt có các ô trang trí
hình chữ nhật. Màu sắc nguyên thủy của tòa nhà là màu vàng đất nhạt, kết hợp
với những đường gờ và phù điêu màu trắng cùng các ô cửa lá sách màu xanh lá.
Màu sắc và kiến trúc của công trình hòa hợp với cảnh quan xung quanh, tạo thành
một điểm nhấn trong không gian đô thị.
Nội thất không gian giao dịch
tòa Bưu điện Trung tâm gây ấn tượng với những hàng cột thép trang trí chi tiết
tinh xảo cùng hệ vòm mái khung thép. Hệ vòm mái này tạo nên những ô cửa sổ lấy
sáng ở đỉnh tường trên cao và từ mái. Đặc biệt, ở đây còn lưu giữ hai tấm bản
đồ lịch sử là Saigon et ses environs, 1892 (Sài Gòn và vùng phụ cận, 1892) và
Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge, 1936 (Bản đồ đường dây
điện tín của miền Nam Việt Nam và Campuchia, 1936).
Điểm hẹn của người yêu thành phố
Bưu điện Trung tâm thành phố Hồ
Chí Minh có một vị trí đẹp trên Công trường Công xã Paris. Phía trước công
trình là một khoảng sân rộng hướng ra vườn hoa phía Nhà thờ Đức Bà. Xung quanh
đó là những công trình văn hóa, không gian đô thị có sự kết nối với Nhà thờ Đức
Bà, Công viên 30-4, Đường sách Nguyễn Văn Bình. Nếu như Nhà thờ Đức Bà là chốn
thâm nghiêm thì Bưu điện Trung tâm lại là không gian mở, không chỉ du khách mà
người dân sở tại cũng thích tới đây.
Bên trong công trình, ngoài
không gian nội thất ấn tượng còn có một điều đặc biệt khác, đó là người viết
thư tay thuê cuối cùng ở Việt Nam - cụ Dương Văn Ngộ, 90 tuổi, người có hơn 70
năm gắn bó với ngành Bưu điện và tòa Bưu điện Trung tâm. Năm 1990, cụ nghỉ hưu
và xin lãnh đạo Bưu điện cho phép được ngồi ở một góc sảnh để viết và
dịch thư thuê. Khách hàng của cụ là những người nghèo không biết chữ, người cần
viết thư cho người nước ngoài, hay người không biết ngoại ngữ. Cụ có thể sử
dụng thành thạo tiếng Pháp và tiếng Anh, và luôn mang theo cuốn từ điển cùng
chiếc kính lúp. Hàng ngàn lá thư cụ viết đã tỏa đi khắp thế giới với nhiều câu
chuyện cảm động về tình người suốt 30 năm qua. Sự có mặt của cụ ở Bưu điện
Trung tâm gợi sự tương đồng với nét cổ kính của tòa nhà nhưng tương phản với
cuộc sống đô thị hiện đại và công nghệ bưu điện đã có bước tiến rất xa. Với nét
chữ của mình, cụ đã kết nối biết bao nhiêu con người trên thế giới.
Anh Trần Minh Thông, một người
dân ở thành phố Hồ Chí Minh đến Bưu điện để chụp ảnh cưới cho biết: “Chúng tôi
chọn Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Trung tâm để chụp ảnh cưới bởi đây là một không
gian rất đẹp. Chúng tôi đã đến nơi này nhiều lần nhưng vẫn luôn cảm thấy thú
vị”. Còn chị Nguyễn Khánh Linh, du khách từ Hà Nội tới, chia sẻ: “Là người yêu
thích sưu tầm tem, tôi đã tới đây để mua tem làm kỷ niệm. Tôi rất ấn tượng với
công trình này và đã ở đây rất lâu để nhìn ngắm, chụp ảnh. Đây quả là một điểm
đến thú vị!”.
CÁC NGÔI CHÙA TẠI SÀI GÒN
Chùa Hoằng
Pháp
Chùa Hoằng Pháp không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn đẹp về đạo hạnh của vị
Tổ khai sơn. Chùa tọa lạc trên khu đất diện tích 06 ha, tại Thành Ông Năm, xã
Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa Hoằng Pháp do cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957. Nơi đây
xưa kia là một cánh rừng chồi. Sau hai năm khai phá, năm 1959 Hòa thượng mới
bắt đầu xây dựng bằng gạch đinh, hai tầng mái ngói, mặt chùa xoay về hướng
Tây Bắc. Do đức độ cao dày của Hòa Thượng, Phật tử các nơi quy tụ về quy y ngày
một nhiều. Để có đủ chỗ lễ bái, thuyết giảng , năm 1971, Hòa thượng xây
nối thêm mặt tiền chánh điện dài 28m, tường xây bằng gạch block, mái lợp tole
cement.
Ngoài việc tu hành, tiếp Tăng độ chúng, hoằng truyền Phật pháp, xây dựng
ngôi Tam Bảo, Hòa Thượng luôn quan tâm đến người hoạn nạn. Năm 1965, trước cảnh
màn trời chiếu đất của đồng bào bị chiến tranh tàn phá tại Đồng Xoài, Thuận
Lợi, Hòa Thượng đã đón nhận 60 gia đình gồm 261 nhân khẩu về chùa nuôi dưỡng
trong 8 tháng, sau đó mua đất xây cất 55 căn nhà cho đồng bào định cư.
Năm 1968, do chiến tranh những trẻ thơ mất cha lạc mẹ không nơi nương
tựa hoặc nghèo đói thất học ngày càng nhiều, Hòa thượng lại thành lập viện Dục
Anh, tiếp nhận 365 em từ 06 đến 10 tuổi về nuôi dạy. Năm 1974, với dự định mở
làng cô nhi tiếp nhận thêm hàng ngàn trẻ thơ bất hạnh và thành lập đền thờ Quốc
Tổ Hùng Vương, Hòa Thượng đã mua 45 mẫu đất tại ấp Phú Đức, xã Tân Tạo, huyện
Bình Chánh. Công việc khai hoang đắp đường đang tiến hành thì tháng
4/1975 đất nước thống nhất, Hòa thượng đã hiến số đất đó cho Ban Quản trị
khu Kinh tế mới Lê Minh Xuân.
Sau khi đất nước thống nhất, số trẻ em được thân nhân nhận về, viện Dục
Anh giải tán, Hòa thượng lại tiếp tục hạnh nguyện từ bi cứu khổ nhận nuôi dưỡng
các cụ già neo đơn hoặc vì gia cảnh khó khăn. Năm 1988, Hòa thượng an nhiên thị
tịch lúc 13g30 ngày 16 tháng 10 năm Mậu Thìn tại chùa Hoằng Pháp, trụ thế 88
năm, 65 tuổi đạo.
Kế tục sự nghiệp tại chùa Hoằng Pháp là TT. Thích Chân Tính, đệ tử của
Hòa thượng. Quan tâm đến việc hoằng truyền chánh pháp tại bản tự, Thượng
tọa đã thành lập một Ban Hộ tự tại địa phương và mười chúng ở
các nơi với hơn 1.000 Phật tử. Hằng tháng vào những đêm sám hối 14 và
30, Thượng tọa đều thuyết giảng phật pháp cho Phật tử tại địa phương.
Riêng 10 chúng ở các nơi về chùa sinh hoạt, tu học vào lúc 08 giờ sáng những
ngày 15-1, 15-4, 15-7 âm lịch. Thượng tọa cũng cưu mang nuôi dưỡng hơn 50
cụ già neo đơn, hoặc hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt Thượng tọa rất quan tâm đến
các em GĐPT, hiện có hơn 100 em đoàn sinh tu học hàng tuần tại chùa. Ngoài việc
hướng dẫn Phật pháp cho các em GĐPT, Thượng tọa còn quan tâm đến tương lai
nghề nghiệp của các em. Thượng tọa đã trang bị 05 máy vi tính và đàn
Organ. 01 trống điện để mở lớp dạy vi tính và đàn hoàn toàn miễn phí cho các em
theo học tại chùa.
Do chánh điện bị xuống cấp nặng, được sự cho phép của chính quyền địa
phương, ngày 21-2 năm Ất Hợi (23/3/1995), Thượng tọa đã khởi công xây dựng
lại. Trong lần tái thiết này, Thượng tọa đã nới rộng chánh điện chiều ngang
18m, chiều dài 42m, tổng diện tích xây dựng là 756m2,
kiến trúc theo lối chữ “công”. Tuy hình thức có mới nhưng vẫn mang dáng vẻ cổ
kính của chùa miền Bắc với góc đao cong vút, 02 tầng mái ngói màu đỏ. Toàn bộ
nền móng, đà, cột, trần, mái đều đúc bêtông kiên cố, tường xây gạch, mặt ngoài
dán gạch men, mặt trong sơn nước. Nền lót gạch granite nhập từ Tây Ba Nha. Toàn
bộ cánh cửa, bao lam, án thờ đề làm bằng gỗ quý, chạm trổ rất tinh vi.
Hai bên bậc cấp dẫn lên thềm tiền đình chánh điện là hai con sư tử lớn
bằng cement. Hai bên cửa chánh điện là hai bức phù điêu khắc tượng thần Kim
Cang với vẻ mặt cương nghị, thân hình mang dáng đẹp khỏe mạnh của người lực sĩ.
Nội điện gồm tiền Phật hậu Tổ. Tiền điện thờ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
ngự trên tòa sen trong tư thế thiền định, chiều cao khoảng 4,50m. Phía trên
chung quanh vách tường là 07 bức phù điêu bằng cement chạm khắc hình ảnh cuộc
đời đức Phật từ lúc xuất gia cho đến khi nhập niết bàn. Phía trên và dưới bức
phù điêu đối diện với tượng Phật là hai hàng chữ “Phật Nhật Tăng Huy - Pháp
Luân Thường Chuyển”. Trước án thờ là bao lam bằng gỗ điêu khắc hình “cửu long
chầu nguyệt”. Phía trên bao lam là ba cuốn thư cũng bằng gỗ khắc chữ Hán; cuốn
ở giữa đề THIÊN NHƠN SƯ, hai cuốn hai bên đề chữ TỪ BI và TRÍ TUỆ.
Hậu Tổ thờ cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử, Tổ khai sơn chùa Hoằng Pháp. Và
trên tường là hai bức phù điêu miêu tả cuộc đời hành đạo của Ngài. Hai bên tả
hữu là bàn thờ chư hương linh.
Đối diện với chánh điện là tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tọa
thiền dưới gốc cây Bồ đề. Phía trước cây Bồ đề là cổng tam quan mới đựơc xây
dựng vào tháng 6/1999. Từ ngoài nhìn vào cổng tam quan, cổng chính đề chữ CHÙA
HOẰNG PHÁP, hai cổng phụ bên trái đề chữ TỪ BI, bên phải đề chữ TRÍ TUỆ. Dọc
theo hai cột của cổng chính có hai câu đối:
HOẰNG dương đại đạo chỉ bày nhân loại nhận ra chân thật tính
PHÁP Phật nhiệm màu khai thị chúng sinh ngộ được Bồ đề tâm
Dọc theo hai cổng phụ có hai câu đối:
TỪ BI cứu bốn loài qua bể khổ đau
TRÍ TUỆ độ ba cõi đến bờ hạnh phúc
Từ trong cổng tam quan nhìn ra, dọc theo hai cột chính có hai câu đối:
Tri ân Hòa Thượng Tôn sư gây dựng cảnh thiền từ đất Bắc
Báo đáp Cao Tăng Tổ đức vun trồng vườn giác tại miềnNam
Dọc theo hai cổng phụ có hai câu đối:
Đến cửa chùa rũ bỏ trần duyên tính xấu
Vào điện Phật giữ gìn mối đạo tâm lành
Tất cả các câu đối trên cổng tam quan đều được khắc bằng chữ Việt.
Bên trái chánh điện nhìn từ ngoài vào là tháp “Nhị Nghiêm”, nơi an trí
nhục thân cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử. Cách một khoảng là tháp các vị Ni của chùa
đã quá cố. Tiếp đến là nhà ăn rộng rãi, thoáng mát có hòn non bộ mới tạo. Song
song là dãy nhà dưỡng lão nữ, gồm 10 phòng, mỗi phòng 04 người ở với đầy đủ
tiện nghi. Sau cuối là nhà trù. Bên phải chánh điện nhìn từ ngoài vào là vườn
cây với thảm cỏ xanh tươi. Sát bờ tre là một tòa non bộ cao hơn 10m rộng 20m
nằm trên một hồ nước. Bên trong hồ ngay chính giữa tôn trí tượng đức Quan Thế
Âm Bồ Tát bằng cẩm thạch trắng cao 5m. Đây là công trình non bộ lớn và đẹp nhất
trong các chùa tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Tiếp đến là hòn non bộ nhỏ
trong hồ tròn. Sau đó là tháp Phổ Độ, nơi để cốt của thập phương bá tánh. Phía
sau chánh điện là Tăng đường, cũng dùng làm giảng đường có thể chứa khoảng trên
300 thính giả. Trước tăng đường là hai bãi cỏ xanh tươi với cây me cổ thụ lâu
đời.
Chùa Hoằng Pháp có khuôn viên rộng lớn với nhiều cây cao bóng mát quanh
năm. Là địa điểm rất lý tưởng cho các em GĐPT đến sinh hoạt dã ngoại và cắm
trại. Ban Hướng dẫn GĐPT thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều trại Hè Lục Hòa
tại đây với số lượng hơn 800 đoàn sinh.
Để tạo điều kiện cho Phật tử tại gia cắt bới trần duyên, hầu thúc liễm
thân tâm, tinh tấn tu tập,Thượng Tọa đã kết hợp với Ban Đại diện Phật giáo
huyện Hóc Môn tổ chức Khóa tu Phật thất vào tháng 3/1999 tại chùa Hoằng pháp.
Số lượng Phật tử tham dự khóa tu là 70 người, thời gian tu tập 07 ngày đêm với
pháp tu chuyên niệm Phật A Di Đà. Đây là khóa tu Phật thất đầu tiên tại thành
phố Hồ Chí Minh. Đến nay, số lượng Phật tử về tham dự mỗi khoá trên dưới 3.000
người. Ngoài ra, mỗi chủ nhật đầu tháng đều có khóa tu niệm Phật một ngày với
số lượng Phật tử tham dự ngày càng đông, có lúc lên đến trên 15.000 người.
Chùa Hoằng Pháp thuộc hệ phái Bắc tông, đã trải qua ba đời Trụ trì:
1/ 1957-1988: cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử, viên
tịch năm 1988.
2/ 1988 đến 2022: Hòa Thượng Thích Chân
Tính.
3/ 2022 đến nay: Đại đức Thích Tâm Trường
Hàng năm vào ngày 16/10 âm lịch, chùa tổ chức ngày húy kỵ cố Hòa Thượng
Ngộ Chân Tử rất trọng thể.
Nguồn: https://www.chuahoangphap.com.vn/gioi-thieu/chua-hoang-phap/
CHÙA BỬU LONG
Địa Chỉ: |
81 Đường Nguyễn Xiển |
Điện Thoại: |
08. 3732 5059 - 0913 735 376 |
Trụ Trì: |
Tỳ khưu VIÊN MINH |
Vài nét về nguồn gốc và sinh hoạt Tổ
Ðình Bửu Long Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là
một Tịnh Thất có khuôn viên rộng hơn 11 ha, tọa lạc trên ngọn đồi phía Tây
ngạn sông Đồng Nai, trong Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc, tại Khu phố Thái
Bình 1, Phường Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, do cư sĩ Võ Hà Thuật thành
lập năm 1942, sau khi đã quy y và thọ pháp với Thiền sư Hộ
Tông. Mục đích của ông là lập đạo tràng này để thỉnh Ngài về
truyền pháp cho nhóm bạn bè đồng đạo của mình cùng nhau sách tấn tu tập. Năm 1958, nhân Giáo Hội Tăng Già
Nguyên Thủy Việt Nam ra đời, ông hoan hỷ dâng cúng tịnh viên này đến Thiền sư
Hộ Tông, vị Tổ sáng lập và cũng là đức Tăng Thống đầu tiên của Phật Giáo
Nguyên Thủy Việt Nam, để thành lập thiền viện và từ đó Thiền viện Bửu Long đã
được Tổ chính thức xây dựng. Và cũng từ đó chư Tăng và Phật tử gần xa đến học
thiền với Ngài rất đông, vì Tổ không những tinh thâm pháp thiền định tuệ mà
còn biết rõ tâm của mỗi hành giả để hướng dẫn pháp hành chính xác và cụ thể
cho từng trường hợp. Năm 1961 Ngài Narada Mahàthera, một vị
Tăng Trưởng Phật giáo Tích Lan tặng thiền viện một cây Bồ-đề có nguồn gốc từ
cây Đại Bồ-đề đức Phật thành đạo tại Bồ-đề Đạo Tràng, Ấn Độ. Tổ rất quý cây
Bồ-đề này nên đã xây dựng thành một Bồ-đề Phật Cảnh để tưởng niệm nơi đức
Phật Thành Đạo. Năm 1981 Tổ Hộ Tông viên tịch, hưởng
thọ 88 tuổi, Tháp Tổ được Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam phụng lập
ngay sau Bồ-đề Phật Cảnh, để đời đời tưởng niệm ân đức cao dày của vị Tổ sáng
lập Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam, vị Thiền Sư tinh thâm định tuệ và
vị Tổ khai sơn Thiền viện Bửu Long. Dưới thời Tổ Hộ Tông làm Viện Chủ có 4
vị Trụ Trì thay phiên trợ lý: Đại Đức Lão
Tâm (1965-1969), Đại Đức Ngự Tâm (1969-1976), Đại Đức Tăng
Huệ (1976-1981). Năm 1982, theo di chúc của Tổ, Hòa
thượng Viên Minh được Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam bổ nhiệm về thừa
kế chức vụ Viện Chủ Thiền Viện Bửu Long. Trong thời gian làm Viện Chủ, Hòa
thượng Viên Minh đã cử Thượng tọa Bửu Đức làm Trụ Trì và đã liên tục trùng tu
tôn tạo chùa Tổ thành một ngôi danh lam tiêu biểu cho văn hóa Phật giáo
Nguyên Thủy Việt Nam trong Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc. Đến nay Thiền Viện Bửu Long đã xây
dựng được những hạng mục như sau: - Năm 1992 xây dựng Ni Viện để đào tạo
Ni Chúng Nam Tông. Số Ni chúng được đào tạo hiện nay đã có nhiều vị đi học
nước ngoài, có học vị tiến sĩ, phó tiến sĩ và thạc sĩ. - Năm 1993 trùng tu thiền thất của Tổ
để làm Tổ đường lưu niệm chỗ trú ngụ và sinh hoạt hàng ngày của Tổ trong
những năm tu hành cũng như hoằng dương chánh Pháp tại thiền viện Bửu Long.
Trong Tổ Đường có tượng sáp của Tổ đang ngồi tự nhiên trong tư thế hàng ngày
Ngài dạy đạo cho chư Tăng, Ni, Phật tử mỗi khi đến tham vấn. - Năm 1995 Hòa thượng Viên Minh cùng
với Hòa thượng Hộ Pháp (đệ tử của Tổ du học ở Miến Điện và Thái Lan gần 30
năm trở về) trùng tu Bồ-đề Phật cảnh để tỏ lòng tri ân cũng như thực hiện tâm
nguyện của Tổ trước khi viên tịch. - Năm 1996 xây dựng Tăng xá và trường
học Pàli do Hòa thượng Hộ Pháp vận động Phật tử Thái Lan, Miến Điện và Việt
Nam cúng dường để nói lên tinh thần đoàn kết giữa Phật giáo ba nước. - Năm 2000 xây dựng Trai Dường và nhà
trù để cung ứng nhu cầu sinh hoạt truyền thống như để bát, trai Tăng v.v…
hàng ngày cũng như trong những dịp lễ lớn hàng năm. - Năm 2002 xây dựng động Bồ-tát khổ
hạnh theo sáng kiến thiết kế của Hòa thượng Viên Minh để tưởng niệm Bồ-tát
Siddhattha tu 6 năm khổ hạnh trong một hang động trên núi Khổ Hạnh Lâm gần
Bodh Gaya, Ấn Độ. - Năm 2004 trùng tu Chánh Điện. Chánh
điện trước đây là di tích của Tổ và Đại Đức Lão Tâm để lại, vì vậy chủ yếu là
trùng tu tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn nhưng vẫn giữ lại hình dáng
như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc
Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn. - Năm 2005 xây dựng tượng đài Niết-bàn
Phật cảnh gồm một Tượng Phật nằm tạc từ đá granite dài 8m, nặng trên 50 tấn.
Chung quanh trang trí 10 trụ đèn cũng bằng đá granite điêu khắc theo mẫu trụ
đá vua Asoka tại các Phật tích Ấn độ. - Năm 2007 khởi công xây dựng Đại Bảo
Tháp Gotama Cetiya, để tôn thờ Xá-lợi Phật và chư đại Thánh Tăng. Mặt bằng
xây dựng tháp rộng trên 2000m2, cao khoảng 70m so với mặt biển. Một kiến trúc
vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh
Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á. Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long có những
đặc điểm như sau: - Sinh hoạt theo truyền thống Phật
Giáo Nguyên Thủy (Theravàda) lấy Tam Tạng Pāḷi làm gốc, đồng nhất với các
nước Phật giáo Nam Tông trong vùng Đông Nam Á. - Kiến trúc theo văn hóa Phật Giáo cổ
đại có nguồn gốc trực tiếp từ nền văn minh vùng Suvannabhumi ảnh hưởng văn
minh Phật giáo Ấn Độ thời đại vua Asoka, còn đậm nét ở Ankor Wat và các tháp
Cham Việt Nam. - Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long đã được
công nhận là môt hạng mục trong Công Viên Lịch Sử Văn Hóa Dân Tộc. Điều này
phù hợp với quyết định của Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam đặt văn phòng
Ban Phật Giáo Nam Tông tại đây làm Trung Tâm nghiên cứu và giới thiệu lịch sử
hình thành, phát triển, tổ chức, sinh hoạt, và sự cống hiến của Phật Giáo
Nguyên Thủy cho nền văn hóa, giáo dục, đạo đức, v.v... của đất nước nói
riêng, đồng thời nghiên cứu giới thiệu các nước theo Phật giáo Nguyên thủy đã
đóng góp được gì cho sự tiến bộ của văn minh nhân loại. - Ngoài sinh hoạt tôn giáo và văn hóa
giáo dục Thiền viện Tổ Đình Bửu Long còn rất tích cực trong công tác y tế và
từ thiện xã hội với các tổ chức: một Ban Từ Thiện, một Chi Hội Chữ Thập Đỏ và
một Phòng Khám Bệnh phát thuốc miễn phí hoạt động vào mỗi ngày thứ bảy hàng
tuần. Những ngày lễ lớn của Tổ đình: 1. Đêm thọ đầu đà kỷ niệm ngày Thánh
Hội - ngày rằm tháng Giêng ÂL |
Pháp Viện Minh Đăng Quang
505 Xa lộ Hà Nội, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh (ảnh: Vũ Giang)
I. VÀI NÉT TỔNG QUAN VỀ NGÔI PHÁP VIỆN
- Năm thành lập: 1968
- Người sáng lập: Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích
Giác Nhiên - Tổng Tri sự Trưởng Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam
- Hệ phái gốc: Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam
- Hiện nay: Hệ phái Khất sĩ - Thành viên sáng
lập GHPGVN (Một trong 3 tông phái Phật giáo Việt Nam)
- Đặc điểm: Trú xứ Đại diện Thường trực Giáo
phẩm Hệ phái (Trung tâm Hoằng pháp, Giáo dục, Văn hóa, Xã hội... của HPKS)
- Viện chủ: Hòa thượng Giác Phúc - Thành
viên Hội đồng Chứng Minh GHPGVN
- Chư Tôn đức trụ trì tiền nhiệm:
+ Hòa thượng Giác Phúc (từ 1968 - 1988)
+ Hòa thượng Giác Huyền (từ 1989 - 1994)
+ Hòa thượng Giác Lai (từ 1994 - 2014)
- Trụ trì hiện nay: Hòa thượng Giác Toàn (từ 2014) - Phó
Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, Giáo phẩm Thường trực Hệ phái Khất sĩ
- Chư Tăng thường trú và tạm trú dài hạn, theo học các trường Phật học
tại thành phố: khoảng 50 vị.
- Số lượng Phật tử cúng hội, nghe pháp, sám hối thường xuyên hàng tuần,
hàng tháng: từ 200 đến 500 người.
- Số lượng Phật tử vãng lai trong những ngày lễ hội lớn từ 5 đến 10 ngàn
người.
II. NHỮNG NGÀY LỄ HỘI TRONG NĂM
1. Ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch: Tết Nguyên Đán cổ truyền của
dân tộc.
2. Ngày 14 và Rằm tháng Giêng âm lịch: Lễ Thượng nguyên.
3. Ngày 30 tháng Giêng và mùng 01 tháng 02 âm lịch: Đại lễ Tưởng
niệm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng.
4. Từ ngày mùng 08 đến Rằm tháng 4 âm lịch: Đại lễ Kỷ niệm Đức
Phật đản sanh.
5. Từ ngày 16 tháng 4 đến Rằm tháng 7 âm lịch: Mùa An cư Kiết hạ
hằng năm của chư Tăng Hệ phái trong 3 tháng.
6. Từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 4 âm lịch: Tuần lễ Bồi dưỡng chư
Tôn đức Tăng Ni trụ trì các tịnh xá của Hệ phái.
7. Lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm vào các ngày: 19 tháng 02 âm lịch,
19 tháng 6 âm lịch, 19 tháng 9 âm lịch. Đặc biệt ngày 19 tháng 6 âm
lịch là ngày Húy kỵ Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên.
8. Từ ngày mùng 01 đến ngày mùng 08 tháng 7 âm lịch: Tuần lễ Bồi
dưỡng Đạo hạnh cho Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni, Tập sự trong Hệ phái.
9. Ngày 14 và Rằm tháng 7 âm lịch: Đại lễ Tự tứ Tăng và Vu lan
bồn theo truyền thống Phật giáo và Hệ phái.
10.a) Ngày Rằm và 30 âm lịch hằng tháng: Lễ cúng hội theo truyền thống
Hệ phái.
b) Hằng tuần vào 4 ngày Chủ Nhật: Tổ
chức các khóa tu dành cho cư sĩ tại gia.
- Khóa tu Một ngày An lạc, Niệm Phật, Thiền Tứ Niệm xứ
(dành cho các đối tượng Phật tử)
- Khóa tu dành cho học sinh, sinh viên Phật tử.
III. MÔ HÌNH KIẾN TRÚC VÀ Ý NGHĨA
1. Tổng thể mô hình kiến trúc
Toàn khuôn viên Pháp viện Minh Đăng Quang có diện tích 37.500m2, được
thiết kế theo mật độ xây dựng 22% trên diện tích khu đất, tức là xây dựng
khoảng 30.000m2. Từ ngoài nhìn vào, phía trước - chính giữa là bảng hiệu Pháp
viện Minh Đăng Quang rộng 9m, cao 6m; hai bên là hai cổng Tam quan rộng 14m
(cửa chính rộng 8m2, cửa phụ rộng 3m); ngay chính giữa phía sau bảng hiệu Pháp
viện là Điện thờ Bồ tát Di Lặc để khách hành hương, vãng lai có thể đảnh lễ
chiêm bái Bồ tát cầu phước lộc; sát bên cổng tay phải (từ ngoài nhìn vào) tôn
trí tượng Bồ tát Quán Thế Âm lộ thiên - hình tượng tâm đức từ bi "Mẹ
hiền" cao 9m, luôn che mát "những đứa con thơ trong đời".
1.1. Hai ngôi bảo tháp phía trước
Tiếp nối là hai ngôi bảo tháp, từ ngoài vào bên phải là "Bảo
tháp Ca Diếp – Danh hiệu Tôn giả đệ nhất hạnh đầu đà"; ngôi bảo tháp
tiêu biểu tượng trưng cho lịch sử Hệ phái, kiến trúc mô hình bát giác (Bát
chánh đạo) gồm chín tầng, cao 37m. Tầng trệt tứ giác rộng 16m2 trang trí
hình ảnh và cuộc đời hành đạo của Tổ sư khai lập Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam,
tiền thân của Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam mà ngày nay là Hệ phái Khất
sĩ, một trong chín tổ chức Giáo hội, thành viên thành lập Giáo hội Phật giáo
Việt Nam. Tòa tháp bên trên có 8 tầng bát giác, tầng 9 đến tầng 2 tôn trí thờ
bảy vị cổ Phật quá khứ và Tổ sư Minh Đăng Quang khai lập Hệ phái Khất sĩ.
- Đức Phật Tỳ Bà Thi
- Đức Phật Thi Khí
- Đức Phật Tỳ Xá
- Đức Phật Câu Lưu Tôn
- Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni
- Đức Phật Ca Diếp
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
- Tổ sư khai sơn Hệ phái: Minh Đăng Quang
Bên trái cổng Tam quan là ngôi "Bảo tháp Xá Lợi Phất – Danh
hiệu Tôn giả trí tuệ đệ nhất". Ngôi bảo tháp làm thư viện, lưu trữ tam
tạng kinh điển Phật giáo để Tăng Ni, Phật tử các giới vãng lai có thể tìm đọc,
nghiên cứu... khi có nhu cầu. Tháp có chín tầng; tầng trệt tứ giác rộng 16m2 thiết
kế 50 bàn đọc sách cá nhân (có đèn riêng từng bàn) để bạn đọc vãng lai mượn
sách ngồi đọc tại thư viện.
Các tầng 2, 3, 4 có kệ chứa gần 10.000 bản kinh sách chữ Việt gồm: kinh
luật luận, văn học, triết học, lịch sử, văn hóa, giáo dục... và các loại sách
kiến thức phổ thông.
Từ tầng 5, 6, 7 và 8 tàng trữ các bộ Đại tạng kinh, Luật và Luận bằng
các ngôn ngữ Anh, Trung Quốc, Pali, Nhật, Thái, Miến v.v...
Từ hai tháp phía trước nối liền hai dãy nhà dẫn đến 2 tháp phía sau.
Giữa hai dãy nhà dẫn có bốn tháp nhỏ tôn trí bốn vị Bồ tát: Đại trí Văn Thù,
Đại hạnh Phổ Hiền, Đại Thế Chí và Địa Tạng.
1.2. Hai ngôi bảo tháp phía sau
* Bên phải là "Tháp Hồng Ân",
gồm mười ba tầng, nền rộng 16m x 16m, cao 49m.
Tầng 13: Tôn trí Xá-lợi Phật Thích Ca Mâu
Ni và các Thánh Đại đệ tử.
Tầng 12: Tôn trí Đức Phật Thích Ca Mâu Ni,
10 vị Trưởng lão Tăng và 10 vị Trưởng lão Ni, các ngôi tịnh xá ở Ấn Độ tiêu
biểu cho ba ngôi báu Phật Pháp Tăng.
Tầng 11: Tôn trí bảo tượng Tổ sư Minh Đăng
Quang, danh hiệu 20 ngôi tịnh xá đầu tiên, các vị Trưởng lão Tăng và các vị
Trưởng lão Ni, Trưởng tử đầu tiên của Tổ sư.
Tầng 10: Tôn trí chân dung Nhị Tổ Giác
Chánh và hành trạng lập đạo, hành đạo của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn I.
Tầng 9: Tôn trí chân dung Trưởng lão Giác
Tánh, Trưởng lão Giác Tịnh và quá trình thành lập Giáo đoàn, hành đạo của chư
Tôn đức Tăng Giáo đoàn II.
Tầng 8: Tôn trí chân dung Trưởng lão Giác
An và quá trình thành lập Giáo đoàn, hành đạo của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn
III.
Tầng 7: Tôn trí chân dung Đại lão Hòa
thượng Pháp sư Giác Nhiên và quá trình hành đạo của Ngài trong nước và hải
ngoại.
Tầng 6: Tôn trí chân dung Hòa thượng Giác
Phúc và chư Tôn đức Giáo đoàn IV.
Tầng 5: Tôn trí chân dung Đức thầy Giác Lý
và quá trình thành lập Giáo đoàn, hành đạo của chư Tôn đức Tăng Giáo đoàn V.
Tầng 4: Tôn trí chân dung Hòa thượng Giác
Huệ, Hòa thượng Giác Đức và quá trình thành lập Giáo đoàn, hành đạo của chư Tôn
đức Tăng Giáo đoàn VI.
Tầng 3: Tôn trí chân dung Ni trưởng Huỳnh Liên
và chư Ni trưởng Giáo đoàn Ni giới Khất sĩ.
Tầng 2: Tôn trí chân dung Ni trưởng Ngân
Liên và Ni trưởng Trí Liên cùng các Phân đoàn, Hội chúng Ni.
Tầng 1: Giới thiệu chung về các hoạt động
Phật sự của Hệ phái.
* Bên trái là “Tháp Tứ Ân”, tương tự như ngôi bảo tháp Hồng ân,
bảo tháp Tứ Ân cũng có 13 tầng. Tầng trên cùng, tôn trí Tam tôn theo ý nghĩa
Phật – Pháp – Tăng.
Tầng 13: Lưu giữ bảo tượng Đức Phật Tổ
Thích Ca và Tổ sư khai sơn “Ánh Minh Quang – Nhật nguyệt hồng…” đã hiện hữu với
ngôi Pháp viện trên bãi rác dòng đời gần tròn 50 năm (1968 - 2017).
Tầng 12: Tôn trí chư Tổ khai sơn Phật giáo
Việt Nam từ thế kỷ thứ I đến thời Lý-Trần, Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử.
Tầng 11, 10 và tầng 9: Tôn trí tổ
tiên nòi giống Rồng Tiên: Lạc Long Quân – Âu Cơ; Mười tám đời vua Hùng Vương và
54 dân tộc anh em.
Tầng 8, 7, 6, 5, 4, 3 và tầng 2: Thờ linh
cốt ông bà cha mẹ (Cửu huyền Thất tổ).
Tầng trệt: Làm nhà tang lễ “Vãng sanh cực
lạc”, dành cho bá tánh thiện duyên quàn tại đây trước khi tiễn biệt trà tỳ:
“Sống thì ăn mặc lo toan
Chết thì một chút tịnh nhàn thiền môn
***
‘Vãng sanh cực lạc’ nguyện hồn
Phật Di Đà độ... thoát hờn thiên thu”.
2 tháp trước bát giác, 9 tầng, cao 37m
2 tháp sau tứ giác, 13 tầng, cao 49m
Trước sau 4 tháp, biểu tượng Tứ thiên vương hầu Phật là ngôi Chánh điện
ở giữa – trung tâm ngôi Pháp viện.
1.3 Ngôi Chánh điện – Đại hùng bảo điện
Trung tâm khuôn viên Pháp viện là ngôi Đại Giác điện 3 tầng lầu và 1
tầng hầm trên diện tích 5.000m2.
1.3.1. Mặt bằng tầng hầm
Tổng thể mặt bằng tầng hầm gần 5.000m2, phân nửa phía trước 44m2, phân
nửa phía sau 52m2., đáy hầm bê tông 0m50, phân nửa mặt bằng tầng hầm sử dụng
các mặt hậu cần và trai đường nội bộ.
1.3.2. Tầng trệt - Giảng đường và
Khách đường
Tầng trệt , phía trước dài 56m làm Giảng đường, mặt sau dài 24m làm
Khách đường “Linh Sơn pháp lữ”. Bên ngoài hành lang rộng 8m dọc theo suốt Giảng
đường và Khách đường.
1.3.3. Tầng 2 - Thiền đường và Niết
bàn đường
Tầng 2 làm Thiền đường, dài 30m và Niết bàn đường dài 22m, trần cao 7m;
nửa phần trên vách khắc phù điêu ảnh minh họa 33 vị thiền sư Ấn – Hoa nối pháp
trong lòng Thiền đường và Niết bàn đường để Phật tử tu tập có thể chiêm bái,
quán niệm.
Giữa Thiền đường tôn trí bảo tượng Đức Phật, cao 4m50, nặng 4 tấn 5, cầm
cành sen uy nghi chiếu diệu; phía sau Niết bàn đường thờ Đức Phật tĩnh tại Niết
bàn dài 4m9.
1.3.4. Tầng 3 - Đại hùng bảo điện
(Chánh điện)
Tầng 3 là ngôi Chánh điện – Đại hùng bảo điện, kiến trúc mô hình bát
giác, cao bảy tầng mái, biểu tượng cho Bát chánh đạo và Thất bồ đề phần lan tỏa
che mát hồng trần.
Giữa Chánh điện là ngôi Tam bảo tam cấp, tôn trí Đức Phật Thích Ca Mâu
Ni bằng đồng cao 7m2, nặng 7 tấn 2. Ngôi bảo tháp bằng gỗ cao 12m, tầng dưới tứ
giác cao 8m, có khắc chạm tứ trụ hoa sen xung quanh; trên nóc cao 4m, với 13
tầng mái , biểu tượng Lục phàm, Tứ thánh, Tam tôn. Tám vách xung quanh điêu
khắc, minh họa tám bức phù điêu về cuộc đời Đức Phật từ Đản sanh đến Xuất gia,
Thành đạo, Chuyển pháp luân và Nhập Niết bàn rất sinh động và trầm lắng thiêng
liêng.
1.3.5. Gác lững - Phòng trụ xứ và
vãng lai chư Tăng, chư Ni
Dọc theo hai bên hành lang Giảng đường và Thiền đường có 3 tầng gác
lững; mỗi tầng có từ 4 đến 8 phòng; bên trái chính tòa có 24 phòng dành cho chư
Tăng và bên phải có 24 phòng dành cho chư Ni. Thông thường có một ít phòng đặc
biệt dành cho chư Tôn đức Giáo phẩm, phần còn lại có 2 loại: Phòng Giáo phẩm
(vãng lai) từ 4 đến 6 vị; Phòng Đại chúng (vãng lai) từ 8 đến 12 vị.
1.4.Tòa Cửu phẩm "Tây phương Cực lạc" và thờ cúng Cửu huyền
Thất tổ
Mặt hậu phía sau Chánh điện, đối diện với Khách đường "Linh Sơn
pháp lữ", nối liền hai tòa tháp "Hồng Ân" và "Tứ Ân"
là tòa nhà thờ "Cửu huyền thất tổ". Nét mới ở đây là tòa nhà 5 tầng.
Tầng cao nhất có danh hiệu Tây phương Cực lạc,
gian chính giữa tòa thờ Tây phương Tam thánh: Bảo tượng Đức Phật Di Đà, nhị vị
Bồ tát hầu cận là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Từ trong nhìn ra, bên tay phải
thờ Thập đại đệ tử và 7 vị Tổ sư lâu đời của Phật giáo Việt Nam: Khương Tăng
Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường; Trần Nhân Tông (Điều ngự Giác
Hoàng), Pháp Loa và Huyền Quang.
Bên tay trái chính tòa là điện thờ Tổ sư Minh Đăng Quang, Nhị tổ Giác
Chánh và 15 vị Giáo phẩm Hệ phái: Trưởng lão Giác Tánh, Trưởng lão Giác Như,
Trưởng lão Giác Tịnh, Trưởng lão Giác An, Trưởng lão Giác Nhiên, Trưởng lão
Giác Lý, Trưởng lão Giác Trụ, Trưởng lão Giác Nhơn, Trưởng lão Giác Thần,
Trưởng lão Giác Hải, Trưởng lão Giác Hòa, Trưởng lão Giác Thanh, Trưởng lão
Giác Bửu, Trưởng lão Giác Lập, Hòa thượng Giác Đức... Cả ba tượng Tam Thánh và
các ảnh thờ đều được tạc bằng gỗ dâu và giáng hương.
Tầng 4, tôn trí thờ Cửu huyền thất tổ. Chính
tòa thờ Giác linh chư Tôn thiền đức; hai phía tay phải và tay trái thờ chư
hương linh nam và nữ.
Các tầng 3, tầng 2, tầng 1 (tầng trệt) dùng làm
phòng khách Phật tử vãng lai tu tập bát quan trai hàng tuần, hàng tháng.
2. Ý nghĩa một công trình kiến trúc: Đóa sen thiêng trên quê hương hòa
bình
Pháp viện Minh Đăng Quang tọa lạc tại số 505, Xa lộ Hà Nội, phường An
Phú, Quận 2 (ngay chân cầu vượt, ngã ba Cát Lái), ngay cửa ngõ thành phố xuôi
ngược Bắc - Nam.
Bất cứ ai đã từng ra vào Thành phố Sài Gòn - Gia Định trước năm 1975,
hay sau ngày đất nước hòa bình độc lập đều nhớ, đều biết: Từ chân cầu Sài Gòn
nay là Xa lộ Hà Nội ra đến ngã ba Cát Lái là một cánh đồng lúa bạt ngàn, từ khu
đất Pháp viện nằm sát ngã ba Cát Lái ngó về chân cầu Sài Gòn không một chùm
cây, không một mái nhà. Nhưng từ năm 1968, khu đất Pháp viện được dựng lập thì
sau đó từ năm 1970 đến năm 1975, tại nơi đây một bãi rác lớn ngay cửa ngõ thành phố ngày
càng hiện hữu, nối liền từ thời còn chiến tranh qua thời hòa bình (từ năm 1968
đến năm 1978). Năm 1978 là năm cao điểm bá tánh lao động nghèo khoảng trên dưới
10 ngàn người tụ tập lượm rác phế thải bán tái chế.
Rồi từ năm 1980 đến năm 2008, trong gần 30 năm đất nước từ ngày
chuyển mình xây dựng hòa bình, phát triển thì đất Pháp viện Minh Đăng Quang trở
thành một khu vườn bạch đàn xanh tươi, mát dịu. Và từ đầu năm 2009, dân chúng
đi qua lại trên xa lộ xuôi ngược Bắc - Nam từng ngày chứng kiến một công trình
kiến trúc Phật giáo đồ sộ hiện hữu sau gần tròn 8 năm thi công - một ngôi Chánh
điện - Đại Giác điện 3 tầng uy nghi với 4 ngôi tháp ở 4 góc chùa, biểu tượng Tứ
thiên vương hầu Phật, tọa lạc hữu tình nơi cửa ngõ ra vào thành phố.
Việt
Nam QuốcTự
Việt Nam Quốc Tự là một ngôi chùa tại Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngôi chùa có kiến trúc đậm bản sắc phong cách kiến trúc Việt Nam. Việt Nam Quốc
tự toạ lạc trên vùng đất rộng 45 nghìn mét vuông nằm trên đuờng Trần Quốc Toản,
nay là đuờng 3-2 giáp góc đuờng Lê Hồng Phong, thuộc Quận 10 thành phố Sài Gòn.
Lễ đặt đá xây dựng Việt Nam Quốc tự cử hành vào lúc 8 giờ sáng ngày 26 tháng 4
năm 1964 dưới sự chứng minh của Chư tôn Giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thống nhất với sự chứng kiến của Quốc trưởng, đồng thời cũng là Thủ tướng Việt
Nam Cộng hoà bấy giờ là tướng Nguyễn Khánh. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là người
vẽ đồ án xây dựng. Đồ án mới xây xong Tháp Việt Nam Quốc tự bảy tầng và một dãy
Tăng xá nhưng chưa hoàn thành trọn vẹn.
Nguyên thủy, sau cuộc đảo chính 1963 tại Nam Việt Nam, Giáo hội Phật Giáo Việt
Nam Thống nhất được thành lập và được chính phủ lâm thời Việt Nam Cộng hòa bấy
giờ cho giáo hội một miếng đất rộng 4 mẫu với danh nghĩa là mướn thời hạn 99
năm chỉ với một đồng bạc tượng trưng và được tiếp tục khi hết hạn . Chùa là trụ
sở của Viện Hóa Đạo thuộc GHPGVNTN đến năm 1975 với người trụ trì đầu tiên là
hòa thượng Thích Thiện Hoa. Năm 1967, hòa thượng Thích Tâm Châu đã thành lập
Viện Đại học Phương Nam trong khuôn viên chùa . Sau năm 1975, có lúc chùa bị bỏ
hoang phế 10 năm và ngày 28 tháng 02 năm 1993 được cấp lại cho hòa thượng Thích
Từ Nhơn theo đơn xin và đất của chùa bị thu hẹp còn 3.712 mét vuông
Hiện nay, trong sân chùa vào ban đêm thường bị chiếm dụng làm nơi bán sách bói
toán
Gần đây, có tin Việt Nam Quốc Tự sẽ bị phá, sau khi UBND TP.HCM ngày 23 tháng 2
năm 2008, cấp giấy phép đầu tư dự án xây dựng Trung tâm Tài chính Việt Nam
trong khu vực này (với tổng vốn đầu tư 930 triệu USD cho Công ty Berjaya Land
Bhd thuộc Tập đoàn Berjaya, Mã Lai). Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 25
tháng 6 cùng năm đã được xác nhận chính thức là chùa không thuộc vùng quy hoạch
Trung tâm tài chính Việt Nam
Thiền viện vạn hạnh
Thiền viện Vạn Hạnh, là một thiền viện và viện nghiên cứu Phật học ở thành
phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Thiền viện nằm ở số 716 đường Nguyễn Kiệm, quận Phú
Nhuận (gần quận Gò Vấp. Trước năm 1975, nơi đây là phân khoa Khoa học ứng dụng
thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh do Hòa thượng Thích Minh Châu làm Viện trưởng. Năm
1976, hòa viện trưởng đã đổi thiền viện này làm nơi tu trì và nghiên cứu Phật
học.
Cấu trúc
Thiền viện xây trên một diện tích khoảng 1 hecta. Bao gồm một ngôi chánh điện,
một nhà tổ, nhiều dãy nhà làm trụ sở trường Cao cấp Phật học Việt Nam, văn
phòng Viện nghiên cứu Phật học, văn phòng Hội đồng phiên dịch Đại Tạng Kinh
Việt Nam ; dãy nhà tăng và trai đường.
Cổng thiền viện được xây năm 1990 theo kiểu kiến trúc cổ ở Huế do Đại đức Tâm
Đoan và Đại đức Tịnh Quang đảm trách. Chánh điện gồm hai tầng. Tại tầng trệt,
gian giữa thờ tượng đức Thích Ca màu trắng ngà ngồi trên tòa sen. Hai bên là
phòng đọc sách của thư viện. Tầng lầu là phòng khách và phòng làm việc của Hòa
thượng Viện chủ.
Ngôi nhà Tổ có hai tầng. Tầng lầu thờ Phật và thờ Tổ. Trên bàn thờ Tổ có chân
dung cố Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt
Nam Thống nhất trước đây. Tầng trệt là giảng đường, nơi hay tổ chức các buổi
giảng kinh, thuyết pháp, nói chuyện chuyên đề, biểu diễn văn nghệ…
Cơ cấu của Viện
Thiền viện Vạn Hạnh giữ một vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu và hoằng
dương Phật pháp. Đây là nơi làm việc của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam do
Hòa thượng Thích Minh Châu, Tiến sĩ Triết học và Phật học, làm Viện trưởng. Cơ
cấu của Viện gồm: Ban Phật giáo Việt Nam, Ban Phật giáo quốc tế, Ban Phật giáo
chuyên môn, Ban in ấn và xuất bản. Ngoài ra, ở đây còn đặt văn phòng Hội đồng
phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hòa thượng Thích Minh Châu làm Chủ tịch.
Trong bốn năm qua, Viện đã xuất bản nhiều bộ kinh trong Tam Tạng kinh điển như
: Kinh Trường Bộ (2 tập), Kinh Trung Bộ (3 tập), Kinh Tương Ưng (5 bộ) … được
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ nguyên bản Pali ra tiếng Việt ; Kinh Trường
A Hàm (2 tập), Trung A Hàm (3 tập), Tạp A Hàm (2 tập) … được các vị Hòa thượng
Thích Trí Tịnh, Thích Trị Siêu … dịch từ bản Hán tạng ra tiếng Việt. Đây là một
sự kiện quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng như trong đời sống văn
hóa dân tộc.
Thiền viện Vạn Hạnh còn là một trung tâm đào tạo tăng tài cho các tỉnh phía
Nam. Nơi đây đặt trường Cao cấp Phật học Việt Nam. Ban Giám hiệu của Trường
hiện nay (khóa III, nhiệm kỳ III, 1993 - 1997) gồm có :
Hiệu trưởng : Hòa thượng Thích Minh Châu Phó Hiệu trưởng : Hòa thượng
Thích Thiện Siêu Phó Hiệu trưởng : Thượng tọa Thích Giác Toàn Phó Hiệu trưởng :
Cư sĩ Tống Hồ Cầm Tổng Thư ký : Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn Chánh văn phòng : Đại đức
Thích Đạt Đạo
Trường đào tạo theo phương thức tập trung thông qua một kỳ thi tuyển, mỗi khóa
học kéo dài 4 năm, với văn bằng tương đương trình độ đại học. Từ năm 1984 đến
nay, Trường đã mở được 3 khóa, đào tạo hơn 400 Tăng Ni sinh. Chương trình giảng
dạy gồm phần nội điển do chư tôn túc giảng sư của Giáo hội phụ trách và phần
ngoại điển do các giáo sư, giảng viên các trường Đại học đảm nhiệm.
Ngoài các trách vụ lãnh đạo Viện nghiên cứu Phật học và trường Cao cấp Phật
học, Hòa thượng Thích Minh Châu còn đảm đương nhiệm vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng
thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam kiêm Trưởng ban Phật giáo
quốc tế, Phó Chủ tịch Hội Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP), Chủ tịch Trung
tâm ABCP Việt Nam. Hòa thượng đã nhiều lần tham gia các diễn đàn, hội thảo, hội
nghị về văn hóa Phật giáo ở nước ngoài.
Thiền viện Vạn Hạnh thường xuyên được vinh dự đón tiếp các đoàn đại biểu các
Giáo hội Phật giáo trên thế giới và nhiều đoàn khách quốc tế đến làm việc, thăm
viếng, cùng đông đảo du khách, Phật tử đến lễ bái, sinh hoạt, nhất là vào ngày
lễ Phật đản, Vu lan …
Chùa
Xá Lợi
Địa chỉ: số 89, đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3.
Chùa mang tên là Xá Lợi vì là nơi thờ xá lợi Phật. Chùa bắt đầu xây dựng tháng
8 năm 1956 và đến tháng 5 năm 1958 thì khánh thành, chủ yếu là bằng bêtông cốt
thép. Bên trái, ngoài phía cổng tam quan có tháp chuông cao 7 tầng. Làm xong
vào năm 1961. Chùa chính có 2 tầng. Chánh điện đặt ở tầng trên có bức tượng
Phật Thích Ca Mâu Ni khá lớn bằng bột đá màu và sau đó được thếp vàng. Phía
tầng dưới là hội trường lớn nơi thường có thuyết giảng
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, chùa là trụ sở của Hội Phật học Nam Việt, cũng
là nơi diễn ra cuộc đấu tranh giữa các phật tử với quân đội và cảnh sát Ngô
Đình Diệm năm 1963. Sau ngày giải phóng có một thời gian chùa là trụ sở Giáo
hội Phật giáo Việt Nam (Văn phòng II).
Chùa
Giác Viên
Địa chỉ: số 161/35/20, đường
Lạc Long Quân, quận 11.
Lúc nguyên sơ là cái am thờ Quan Âm do ngài Hương Đăng dựng năm 1805. Khi Hương
Đăng qui tịnh, Hòa thượng Hải Tịnh đến trụ trì. Năm 1850 ngài đổi Quan Âm các
thành chùa Giác Viên. Chùa được trùng tu lớn vào các năm 1889 và 1910.
Chùa có 153 pho tượng, chủ yếu là tượng gỗ, có niên đại cuối thế kỷ XIX. Đáng
chú ý là bộ sám bài mang thần thái người Nam Bộ qua nét khắc chạm.
Nhưng giá trị đặc biệt quí giá ở chùa Giác Viên là nghệ thuật chạm lông qua gần
60 bao lam lớn nhỏ. Các đề tài chạm lông (có xen kẽ tượng) liên quan đến Phật
giáo và đời sống dân dã. Tài hoa của các hiệp thợ Sài Gòn - Gia Định khá tinh
vi và chuẩn xác như chạm khắc hai mặt giống hệt nhau. Các thế của vật khắc chạm
dù đó là người, vật, chim muôn đều sinh động, vui tươi, giàu sức sống. Bao lam
bá điểu là một công trình nghệ thuật độc đáo chạm khắc 94 con chim đủ loại
trong các tư thế bay, đậu, ngủ, rỉa lông, mớm mồi, yêu nhau...
Chùa Giác viên còn là một trung tâm đào tạo tăng sĩ và in khắc kinh sách. Nó có
vị trí và ảnh hưởng đến sinh hoạt tín ngưỡng của bà con vùng Nam Bộ.
Ngày 7 tháng 1 năm 1993, Bộ Văn hóa xếp hạng Chùa Giác Viên là một Di tích Kiến
trúc - Nghệ thuật theo quyết định số 43-VH/QĐ.
Chùa được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích Lịch sử -
Văn hóa theo quyết định số 1288 - VH/QĐ ký ngày 16 tháng 11 năm 1988.
Bát Bửu Phật
đài (Chùa Phật cô đơn)
Địa chỉ:
xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.
Còn gọi là chùa Phật cô đơn vì trước năm 1975, nơi đây là vùng chiến sự “oanh
kích tự do”, bom Mỹ phá nát chùa Thanh Tâm cạnh đó, dân chúng bị lùa đi tứ tán,
riêng tượng Phật ngồi lại một mình. Đó là tượng Thích Ca Mâu Ni, cao 4,8 mét,
ngang 4 mét, được đúc từ chùa Xá Lợi và đưa về an vị từ năm 1957. Nguyên đây là
đất hiến của gia đình cư sĩ Ngô Chí Bình và một số phật tử Sài Gòn - Gia Định
cũ.
Trải qua mười mấy năm chiến tranh ác liệt, tượng Phật đầy những vết đạn lỗ chỗ,
trong thế ngồi thiền định trang nghiêm giữa đầm lầy, lau sậy. Tượng Phật được
đặt trên một đài cao 8 cạnh, mang 8 tên: công bình, bác ái, từ bi, đại đồng, an
cư, lạc nghiệp, thái bình và hạnh phúc nên còn được gọi là Bát bửu Phật đài.
Trước đây, chùa có một cây bồ đề do hòa thượng Thích Từ Quang chiết thỉnh từ
thành Bénarès ở Ấn Độ về trồng trước tu viện Chơn Đức, sau đó lại chiết nhánh
con trồng tại chùa từ năm 1957. Cây cao hơn 20 mét, đến năm 1991 thì tàn lụi.
Ngày nay, khu vực rộng 34 hecta này được xây dựng thành “Khu Văn hóa Du lịch
Bát bửu Phật đài” thu hút hàng ngàn du khách vào các ngày lễ, Tết..
Chùa Nam Thiên Nhất Trụ
Chùa tọa lạc ở số 511 đường Nguyễn Du, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Chùa do Hòa thượng Thích Trí Dũng dựng vào năm 1959. Kiến trúc sư Nguyễn Gia
Đức vẽ thiết kế. Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Các pho tượng Phật, hương
án, bao lam ở điện Phật do nghệ nhân Bá Nhâm thực hiện trong những năm 1970.
Trước ngôi chánh điện là đài Liên Hoa (thường gọi là chùa Một Cột), dạng kiến
trúc như đài Liên Hoa chùa Diên Hựu (Hà Nội), bên trong thờ tượng Bồ Tát Quan
Âm. Khuôn viên chùa rộng khoảng một hecta. Ở đây có nhiều pho tượng lớn lộ
thiên như: tượng đức Phật Di Đà, đức Phật Thích Ca, đức Phật Di Lặc, tượng Bồ
Tát Quan Âm, Bồ Tát Địa Tạng... Sau ngôi chánh điện là nhà lưu niệm và bảo tháp
Nam Thiên.
Chùa Huê Nghiêm
Chùa
Huê Nghiêm tọa lạc ở số 204 đường Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức,
TP.Hồ Chí Minh. Ngày nay, chùa thường được gọi là chùa Huê Nghiêm 1 để phân
biệt với chùa Huê Nghiêm 2 ở phường Bình
Khánh, quận 2 do HT Thích Trí Quảng sáng lập năm 1975.
Chùa
được Thiền Sư Thiệt Thụy – Tánh Tường (1681 - 1757) khai sơn vào thế kỷ XVIII.
Nhiều tư liệu hiện nay đã xác nhận năm thành lập chùa là 1721, là ngôi chùa cổ
nhất thành phố hiện nay.
Lúc
đầu chùa được xây dựng ở vùng đất thấp, cách ngôi chùa hiện nay khoảng 100m. Về
sau bà Nguyện Thị Hiên (1763 – 1821) pháp danh Liễu Đạo, tự Thành Tâm đã hiến
đất để xây lại ngôi chùa.
Chư
vị trụ trì tiền nhiệm của chùa là: HT Thiệt Thụy – Tánh Tường (đời 35 Lâm Tế
Chánh Tông), HT Tế Lý – Quảng Đức (đời thứ 36 Lâm Tế Chánh Tông), HT Liễu Xuân
– Tiên Minh (đời thứ 27 Lâm Tế Chánh Tông), HT Đạt Lý – Huệ Lưu (đời thứ 38 Lâm
Tế Chánh Tông), HT Từ Thông – Hồng Tín (đời thứ 40 – Lâm Tế Gia Phổ), HT Lệ
Phương – Thiện Bửu (đời thứ 42 – Lâm Tế Gia Phổ), HT Hồng Phươ`x – Trí Đức (đời thứ 40 – Lâm Tế Gia Phổ). Viện chủ là HT
Nhật Nghiêm – Trí Quảng (đời thứ 41 – Lâm Tế Gia Phổ).
Chùa
được trùng tu nhiều lần. Lần trùng tu lớn nhất vào cuối thiế kỷ XIX do thiều sư
Đạt Lý – Huệ Lưu tổ chức. Kiến trúc chùa hiện nay được thay đổi ở những lần trùng tu vào các năm 1960,
1969, 1990 và 2003 do các ngài Thiện Bửu, Trí Đức và Trí Độ tổ chức, có mái
ngói chồng diêm, các đầu đao cong vút. Bờ nóc mái trang trí những hoa sen cách
điệu.
Khuôn
viên chùa khá rộng, có nhiều tháp cổ. Tam quan chùa và đài Quan Âm ở sân trước
chùa được xây vào năm 1990.
Chánh
điện được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng. Di Đà Tam Tôn (đức Phật
A Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí). Bàn thờ kế tiếp thờ Thích Ca
Tam Tôn (đức Phật Thích Ca, Bồ Tát Văn Thù, bồ tát Phổ Hiền). Trước có tượng
Thích Ca đản sanh và bảy vị Phật Dược Sư. Bàn thờ hai bên thờ Bồ Tát Quan Thế
Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn và Bồ Tát Di Lạc. Sau điện Phật, có bàn thờ linh vị chư
Tổ và bàn thờ bà Nguyễn Thị Hiên cùng chư vị Phật tử quá cố.
Bài
Tổ đình Huê nghiêm và huyền thoại ở ngôi mộ cổ (báo Giác Ngộ ngày 01 – 01
-2001) cho biết: “Đến cuối đời, trước ngày tạ thế, bà bảo với mọi người rằng
mình sẽ lâm chung vào ngày mùng 1 tháng 6. Rồi bà nhờ người thân viết vào lòng
bàn tay bằng sơn đỏ với dòng chữ: “Nguyễn Thị Hiên, làng Linh Chiểu Đông, Gia
Định, An Nam, Hoa Nghiêm Tự. Cùng năm ấy 1821 hoàng hậu triều Mãn Thanh (Trung
Quốc) hạ sanh công chúa, ở bàn tay cũng có những chữ giống như trên tay của bà
Hiên. Vua Mãn Thanh đã gởi sứ giả qua và được Tổ Tế Lý (1763 – 1829) xác thực là đúng. Sứ giả nhà
Thanh đã xin trùng tu lại ngôi chùa và xây cất ngôi mộ bà Nguyễn Thị Hiên trong
khuôn viên chùa.
Sách
Sổ Tay Hành Hương Đất Phương Nam (NXB TP.Hồ Chí Minh năm 2002) cho biết:”Bà
Hiên là một Phật tử chí thành. Bà không chỉ hiến mảnh đất để xây dựng chùa mà
còn là một thí chủ nổi tiếng về lòng từ thiện. Tục truyền, do công đức lúc sanh
tiền nên khi tạ thế, bà được đầu thai làm công chúa triều nhà Thanh (Trung
Quốc). Truyền thuyết kể rằng: Năm 1821, Hoàng hậu nhà Thanh sanh một công chúa,
trên lòng bàn tay công chúa nổi lên một dòng chữ son đỏ: Nguyễn Thị Hiên, Linh Chiểu Đông thôn, Gia Định, Đại Nam. Chính vì vậy,
vua nhà Thanh đã sai sứ sang xứ ta để truy tìm tông tích. Tìm đến chùa Huê
Nghiêm, xác định rõ lai lịch của bà Nguyễn Thị Hiên, sứ giả đã kể lại điều hiển
linh kỳ diệu đó và dâng cúng cho chùa một pho tượng Quan Âm bằng đồng”.
Chùa
là nơi xuất phát nhiều vị cao tăng của Phật giáo miền Nam như: thiền sư Tế
Giác-Quảng Châu tức Tiên Giác – Hải Tịnh, thiền sư Đạt Lý-Huệ Lưu, hòa thượng
Thích Từ Văn, hòa thượng Thích Trí Đức, hòa thượng Thích Trí Quảng..
Thiền
sư Tế Giác – Quảng Châu được xem là vị tổ quan trọng nhất ở Miền nam vào thế kỷ
XIX. Ngài Tế Giác xuất gia với Tổ Thiệt
Thụy, sau đấy, trên đường tiến tu, ngài đã đến tham vấn học đạo với Tổ Phật Ý –
Linh Nhạc. Vâng lời chỉ dạy Tổ Phật Ý, ngài cầu pháp với Tổ Tổ Tông – Viên Quang
nên có tên Tiên Giác – Hải Tịnh (theo dòng truyền thừa của hệ Lâm Tế Gia Phổ).
Năm 1825, vua Minh Mạng sắc phong chức Tăng cang cho ngài được cử làm trụ trì
chùa Giác Hoàng. Ngài đã giáo dưỡng, đào tạo nhiều nhân tài cho Phật giáo. Ngài
đã trở thành Tổ sư cả ba tông: Lâm Tế Chánh Tông, Lâm Tế Gia Phổ và Tế Thượng
Chánh Tông.
Hàng
hậu học nối tiếp dòng Lâm Tế Chánh Tông của Tổ Tế Giác có tổ Đạt Lý – Huệ Lưu
nổi tiếng là ông vãi bán khoai. Trên đường hành đại, ngài góp phần giáo hóa dân
chúng bằng lối thơ mộc mạc
Đặt
ngôi chùa trong quan hệ thân thiết với cộng đồng làng xã, chùa còn giữ bài thơ
của Tổ Huệ Lưu gửi làng Linh Chiểu Đông (Gia Định) năm 1897. Bài thơ có đoạn:
Kính thăm
hương chức hai chữ miên trường.
Kể từ tôi
cư ngụ bổn hương
Tính đã
có chín năm đủ vậy
Thấy
trong làng những ai cùng nấy
Trên
thuận hòa, dưới cũng thuận hòa…
Chốn non
đài tôi ngụ hôm nay
Việc am
tự nhờ làng chiếu cố
Tôi cũng
muốn dốc lòng bồi bổ
Có lời
nguyền phải gắng ra đi
Ở trong
chùa cúng kiếng việc chi
Chúng
tăng thỉnh làng vô nhắc nhở…
Hải Đường
trong bài Chùa cổ Huê Nghiêm – một số linh vị và truyền thuyết (Báo Giác Ngộ
ngày 31 – 7 – 1999) cho biết: “có một mỹ nữ con ruột quan Tri huyện, thương yêu
hòa thượng tột cùng, nên đã không ngừng tới chùa dụ dỗ,cưỡng ép Hòa thượng từ
bỏ cửa thiền để là vị hôn phu của cô. Hòa Thượng Huệ Lưu đã Đạt Lý chơn tu hơn
người nên đã phần thân (xà dy – tự thiêu) về cõi Phật, giữ trọn đạo hạnh khiến
tăng chúng kính phục, tôn làm Tổ” Trên tháp và linh vị Tổ Huệ Lưu có ghi: Sùng
kiến Huê Nghiêm đường thượng, tự Lâm Tế Chánh Tông tam thập bát thế, húy Đạt
Lý, thượng Huệ hạ Lưu hòa thượng xà dy giác linh miêu tọa….”
Xuất thân
tu học từ tổ đình Huê Nghiêm, HT Thích Trí Quảng đương nhiệm Phó chủ tịch Hội
Đồng Trị Sự Giá Hội Phật Giáo Việt Nam, trưởng ban Hoằng Pháp Trung ương, trưởng
ban trị sự Phật Giáo TP.Hồ Chí Minh.
Hằng năm,
rất đông Tăng Ni, Phật tử khắp nơi về chùa dự lễ húy kỵ. Tổ khai sơn vào ngày
06 – 10 âm lịch và húy kỵ. tổ Huệ Lưu vào ngày 12 tháng giêng âm lịch.
Chùa là
ngôi cổ tự nổi tiếng ở thành phố xưa nay, đón tiếp thường xuyên Phật tử, du
khách trong nước, nước ngoài đến tham quan chiêm bái.
CHÙA
GIÁC LÂM
Chùa
tọa lạc ở số 118 đường Lạc Long Quân, phường 10, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ
Chí Minh. Mặt chính chùa hướng về phía Nam.
Chùa được ông Lý Thụy Long, người xã minh hương quyên tiền xây cất vào mùa xuân
năm giáp tý (1744). Lúc đầu, chùa có tên là Sơn Cang, còn gọi là chùa Cẩm Đệm.
Vào năm 1774, thiền sư Phật Y-Linh Nhạc, trụ trì chùa Tứ An, đã đổi tên chùa
Sơn Cang thành chùa Giác Lâm và cử thiền sư Viên Quang về trụ trì.
Chùa trải qua các đời trụ trì: thiền sư Tổ Tông-Viên Quang (Đời Thứ 36, Trụ
Trì: 1774-1827), Tiên Giác-Hải Tịnh Đời Thứ 37, Trụ Trì ; (1827-1869) Minh
Vi-Mật Hạnh (Đời 38, Trụ Trì :1869-1873), Minh Khiêm-Hoằng An(Đời Thứ 38; Trụ
Trì 1873-1903), Như Lợi (Đời Thứ 39, Trụ Trì 1903-1910) Hồng Hưng-Thạnh Đạo (Đời
40,Trụ Trì 1910-1949); Nhựt Dần-Thiện Thuận (Đời Thứ 41, Trụ Trì 1949-1974), Lệ
Sành-Huệ Sành(Đời Thứ 42, Trụ Trì 1974-1998). Quản trị chùa hiện nay là thượng
tọa Thích Huệ Trung(đời thứ 42). Kể từ thiền sư tổ Tông-Viên Quang, Dòng Thiền Lâm
Tế được truyền theo dòng kệ:
“Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên
Minh Như Hồng Nhựt Lệ Trung Thiên
Linh Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Phổ
Chiếu Thế Chon Đăng Vạn Cổ Huyền”.
Chùa đã tổ chức trùng tu nhiều lần, nhưng mang tính quy mô đại trùng tu là vào
các năm 1798-1804 dưới thời Thiền Sư Viên Quang trụ trì. Lần đại trùng tu thứ 2
vào các năm 1908-1909 do công của thiền sư như lợi. Thiền sư Như Phòng-Hoằng
Nghĩa và thiền sư Hồng Hưng-Thạnh Đạo. Kiến trúc chùa hiện nay mang rõ dấu ấn
của đợt trùng tu này. Về sau, chùa còn xây sửa thêm, như những năm 1939-1945,
xây vòng tường rào; Năm 1955, xây tam quan; Sau năm 1975, lợp lại ngói, lót
gạch ở sân trước chánh điện, xây cổng tam quan bên ngoài…
Đặt biệt, Bảo Tháp Xá Lợi Phật được khởi công xây dựng từ năm 1970 nhưng bị
ngưng trệ đến năm 1993 mới xây tiếp, hoàn thành năm 1994 với 7 tầng, hình lục
giác, cao 32,7m, diện tích hơn 600 m2 , mặt hướng phía Bắc. Tầng dưới cùng đặt
bàn thờ tượng Di Đà Tam Tôn, các tầng kế trên đặt thờ nhiều tượng phật, Bồ Tát
như : Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Dược Sư, Bồ Tát Quan Thế Am, Bồ Tát Chuẩn Đề,
Bồ Tát Di Lặc…tầng 7 trang trí chùm neon Cửu Long, giữa là Tháp Xá Lợi Phật
Thích Ca.
Tháp Xá Lợi do ngày Narada (srilanka) tặng cho giáo hội phật giáo cổ truyền,
trụ sở đặt ở chùa, vào ngày 24-6-1953. Một buổi lễ trọng thể được tổ chức tại
chùa với sự chứng kiến của ngài Narada và đông đảo chư tăng ni, phật tử.… Các
vị hoà thượng Phật An, Hồng Từ và Trường Thạnh đã cung thỉnh tháp Xá lợi phật
tôn trí tại chánh điện chùa Giác Lâm.
Chùa có 2 Tam Quan. Tam quan cũ được xây năm 1955. Tam Quan mới được xây dựng
năm 1999, Sát đường Lạc Long Quân, cách tam quan cũ khoảng 80m. Hai cổng đều
xoay mặt về hướng Nam. Hai bên cột trụ tam quan cũ có 2 câu đối bằng chữ hán:
Giác ngộ quảng khai từ thiện đông lai quy hướng tổ
Lâm truyền phổ nhuận ngô mê cộng hưởng tuệ vi đình
Thầy thích lệ chương dịch:
Giác giúp mở rộng lòng bi quay về hướng với tổ
Lâm truyền nhuần khắp hiểu mê hưởng tuệ gọi là đình
Sau tam quan cũ là miếu Linh Sơn Thánh Mẫu được xây dựng bằng xi măng, gạch
ngói, sửa năm 1969.
Có 3 khu tháp mộ ở chùa. Một khu tháp mộ trước chùa chính, gồm 3 tháp mộ. Khu
tháp mộ nằm phải đường vào chùa, gồm 33 tháp tháp mộ, được xây dựng vào đầu thế
kỷ XX. Khu tháp tổ nằm sau Miếu Linh Sơn Thánh Mẫu, gồm 8 tháp mộ các Thiền sư trụ
trì chùa và 3 tháp mộ các hòa thượng ở các chùa khác, được xây dựng vào khoảng
thế kỷ XIX và thế kỷ XX.
Kết cầu kiến trúc của chùa là hai nếp nhà tứ trụ bố trí theo kiểu trùng thềm
điệp ốc.
Khu Tam Bảo bao gồm chánh điện, trai đường và giảng đường, bố cục trên một mặt
bằng hình chữ nhật, chiều rộng 22m, chiều dài 65m, xây trên nền cao khoảng 1m
so với vườn chùa. Trước chánh điện có sân tiền hình chữ nhật, ngang 20m, rộng
10m. Trước sân tiền là sân vườn, có miếu nhỏ đặt tượng Bồ Tát Quan Thế Am bằng
đá màu.
Đặc biệt ở sân vườn có cây bồ đề cao lớn do ngài Narada (Srilanka) tặng. Ngài
Narada đã cùng hòa thượng Hồng Từ và Sư Bửu Chơn đích thân trồng cây bồ đề tại
đây vào ngày 24-6-1953.
Điện thờ phật được bài trí tôn nghiêm, gồm có 3 bàn: Bàn Di Đà, Bàn Hội Đồng,
Bàn Tam Bảo, sắp xếp trong cao ngoài thấp dần. Bàn A Di Đà Tôn Trí Tượng Di Đà
Tam Tôn (tính theo hàng ngang: Đức Phật Adiđà Lớn ở gian giữa, gian 2 bên là Bồ
Tát Quan Thế Am Và Bồ Tát Đại Thế Chí), tượng thờ tam thế phật đặt theo hàng
dọc: Phật Quá Khứ Adiđà, Phật Hiện Tại Thích Ca, Hai Bên Có Tượng Ca Diếp, A
Nan; Phật Tương Lai Di Lặc. Hai bên tòa Cửu Long và tượng Thích Ca Đản Sanh có
hai vị hộ pháp trên bàn thờ hội đồng có tượng Phạm Thiên (Ngọc Hoàng), Nam Tàu
Bắc Đẩu. Bàn thờ tam bảo đặc 5 vị: Đức Phật Thích Ca/Phật Adiđà Và Bốn Vị Bồ
Tát Là Quan Thế Am, Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi Và Phổ Hiền. Đây là sự kết hợp
giữa ha bộ tượng di đà tam tôn (Adi Đà, Quan Thế Am, Đại Thế Chí). Và Thích Ca
Tam Tôn (Thích Ca, Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hin). hai bên vách chánh điện đặt thờ
tượng Thập Bát La Hán, Thập Điện Diêm Vương, Địa Tạng, Bồ Đề Đạt Ma, Long
Vương, Quan Thánh.
Phía trước điện phật thờ Hộ Pháp, Tiêu Diện. Ơ đây có treo cặp liễn chữ hán do
thiền sư Bảo Hương, trụ trì chùa Sắc Tứ Cảnh Phước phụng cúng trong lễ lạc
thành chùa Năm Kỷ Dậu (1909):
Triêu triêu tiều, triêu triêu bái, triêu triêu triều bái
Tề tề trai, tề tề giới, tề tề trai giới.
Thầy thích lệ chương dịch là:
Sáng sớm chầu, sáng sớm bái, sáng sớm chầu bái
Nghiêm trang trai, nghiêm trang giới, nghiêm trang trai giới.
Chùa có 119 pho tượng (trong đó có 113 pho tượng cổ) với nhiều chất liệu khác
nhau (gỗ, đồng, xi măng, thạch cao). Các bộ tượng đặc biệt là pho tượng Thích
Ca bằng gỗ, tượng cổ nhất của chùa, Toà Cửu Long và tượng Thích Ca Sơ Sinh bằng
đồng; hai bộ Tượng Phậtbát La Hán, Bộ Tượng Phật Và Bốn Vị Bồ Tát.
Ngoài ra, trong chùa còn lưu giữ nhiều công trình chạm khắc: 23 bao lam chạm
lộng, 23 bức hoành phi, 86 vâu đối, 46 bàn thờ và nhiều pháp khí, đồ thờ cổ…
tất cả đều là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.
Chùa là ngôi tổ đình danh tiếng bậc nhất. Nhiều vị cao tăng ở chùa đã vân du
truyền bá đạo pháp cả miền Nam.
Chùa Đã Được Bộ Văn Hoá-Thông Tin Công Nhận Là Di Tích Lịch Sử Văn Hoá Quốc Gia
Chùa Vĩnh Nghiêm (Tổ Đình Vĩnh
Nghiêm)
Chùa tọa lạc số 339 đường
Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP.Hồ Chí Minh. .Chùa chính xây dựng kiểu chữ
“Công”, mặt hướng Đông Bắc, gồm một tầng trệt và một tầng lầu.
Tầng trệt có giảng đường,
Tổ đường, văn phòng, phòng khách, phòng chư tăng, cửa hàng pháp khí đồng, cửa
hàng phát hành kinh sách.
ở lầu chính, sân trường khá
rộng. Bái điện là một tòa vũ nguy nga dài 35m, rộng 22m. Điện Phật được bài trí
tôn nghiêm thờ Thích Ca Tam Tôn, chính giữa thờ đức Phật Thích Ca cao 7m, hai
bên thờ Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Phổ Hiền, mỗi tượng cao 5m. Ở sát vách hai bên
có đặt 4 pho tượng đồng thờ bốn vị đệ tử của đức Phật Thích Ca : Xá Lợi Phất
(trí tuệ đệ nhất); Mục Kiền Liên (thần thông đệ nhất); A Nan (đa văn đệ nhất);
La Hầu La (mật hạnh đệ nhất). Ở đây có những công trình chạm gỗ như bao lam tứ
linh, bao lam cửu long, phù điêu trên các hương án (chạm những ngôi chùa nổi
tiếng trong nước và các nước Châu Á) được các nghệ nhân Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn
Văn Du, Bá Nhâm…thực hiện vào những năm 1960.
Tại chánh điện đặt sáu bức
phù điêu La Hán: khuyến học La Hán, thuyết pháp Văn Pháp La Hán, Đạo Sơn Địa
Ngục Tiếp Hóa La Hán, Cúng, là các bản chạm khắc gỗ dựa vào bản chính của phái
Tịnh Độ Tông Nhật Bản. Ở hàng hiên, trước lối vào chánh điện, mỗi bên có một
pho tượng Kim Cương lớn.
Sau điện Phật là điện Địa
Tạng. Ở đây có đặt tượng thờ Bồ Tát Địa Tạng Vương, Bồ Tác Quan Âm, Hộ Pháp,
Tiêu Diện và các bàn thờ hình ảnh, linh vụ chư Phật tử quá cố.
Quả đại hồng chung do ngài
Yoshioka thuộc tông Tào Động của Phật giáo Nhật Bản hiến cúng chùa vào những
năm 1969 được treo ở tháp chuông bên phải lầu chính.
Tháp Quan Âm được xây bên
trái chùa, có 7 tầng mái, cao 35m, bên trong tháp, mội tầng đều có bàn thờ Bồ
tát Quan Thế Âm.
Tháp Xá Lợi cộng đồng xây
phía sau, bên phải, có 4 tầng lầu, cao
25m, xây dựng năm 1982, hoàn thành năm 1984. Trong tháp đặt linh cốt chư vị
Tăng Ni và Phật tử quá cố.
Ở bên trái chùa, còn có một
tòa nhà lớn: tầng trệt là Thanh trai đường, tầng giữa là Tăng khách đường và
tầng trên cùng là Thiền đường. Hòa thượng Thích Tâm Giác trụ trì đầu tiên.
Năm 1973, hòa thượng Thích
Tâm Giác viên tịch, Hòa thượng Thích Thanh Kiểm kế tục trụ trì đến ngày 30-12-2000,
hòa thượng thế danh Vũ Văn Khang, sanh năm 1920 tại Ý Yên, Nam Định. Ngài xuất
gia năm 1935 tại chùa Liên Đàn, Thanh Trì, Hà Đông. Năm 1942, ngài thọ Cụ túc
giới tại giới đàn chùa Linh Ứng, Phúc Yên do hòa thượng Thích Trừng Thanh làm
đàn đầu truyền giới. Năm 1951, ngài làm Thư Ký giáo hội Tăng Già Bắc Việt. Năm
1954 Giáo hội cử ngài và ngài Tâm Giác du học Nhật Bản. Ngài học tại Đại học
đường Rissho, năm 1959 tốt nghiệp Cử nhân Phật học, năm 1962, ngài về nước. Năm
1964, được cử làm Vụ trưởng Phiên dịch thuộc tổng hội Hoằng Pháp Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất kiêm Giáo sư Viện Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn. Ngài đã
cùng hòa thượng Tâm Giác và chư Tăng ni, Phật tử miền Vĩnh Nghiêm xây dựng chùa
Vĩnh Nghiêm để làm trụ sở cho Miền và môn phái. Năm 1981, Giáo hội Phật giáo
Việt Nam chính thức ra đời, ngài được cử làm Ủy Viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương.
Từ đây đến lúc viên tịch, ngài đã giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng trong Giáo hội
như: Trưởng Ban Phật Giáo chuyên môn Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam , Phó
Trưởng Ban Trị Sự Thành Hội Phật Giáo TP.Hồ Chí Minh. Trưởng Ban Kinh Tế Tài
Chính Trung Ương, Phó Trưởng Ban Giáo dục Tăng ni Trung Ương, Phó Trưởng Ban
Phật Giáo Quốc Tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học Viện Phật
giáo Việt Nam tại Hà Nội. Ngài thị tịch, trụ thế 80 năm, 58 hạ lạp.
Tháp mộ Hòa thượng Thích
Thanh Kiểm nằm trong khuôn viên chùa gồm 7 tầng, cao 14m, nặng hơn 160 tấn,
được làm từ 80m3 đá lấy từ Thanh Hóa. Tháp được chạm khắc tỉ mỉ theo mô hình
tháp Bút – Hà Nội. Tháp được chùa tổ chức khánh thành trọng thể ngày 27 – 12 –
2003.
Chùa hiện đặt Trường trung
cấp Phật học và cao đẳng chuyên khoa TP.Hồ Chí Minh.
Chùa là ngôi danh lam ở
thành phố hiện nay. Hằng ngày, chùa đã đón tiếp nhiều Phật tử, du khách trong
nước, nước ngoài đến tham quan, chiêm bái
Chùa lấy tên một tổ đình
lớn ở miền Bắc - chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh
Bắc Giang (nay là Hà Bắc) - từng là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền
phái Trúc Lâm một Thiền phái mang đậm nét dân tộc Việt Nam, đã tổng hợp những
dòng thiền trước đó, đã tổ chức Giáo hội đầu tiên trong lịch sử PGVN, là mô
hình Giáo hội đầu tiên cho các tổ chức Giáo hội sau này.
Chùa Vĩnh Nghiêm Đức La được kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ (1010- 1028), kiến
trúc thuần túy Á Ðông, và đã được trùng tu nhiều lần. Cảnh trí tôn nghiêm,
tráng lệ hiện nay là nhờ lần trùng tu cuối cùng, vào năm Thành Thái nguyên niên
(1889), do Hòa Thượng Thích Thanh Hanh đảm trách.
Hằng năm, vào ngày mùng 8-12 Âm Lịch, ngày đức Phật thành đạo, chùa Vĩnh Nghiêm
đều tổ chức trọng thể lễ húy nhật Hòa Thượng Thích Thanh Hanh (1838-1936), cố
Thiền gia pháp chủ Phật giáo Bắc Việt, được tôn xưng là tổ Vĩnh Nghiêm, vị có
công rất lớn trong công cuộc chấn hưng Phật giáo vào những năm đầu thế kỷ 20.
Di dời thành công cổng chùa Vĩnh Nghiêm
Cổng tam quan đồ sộ, sừng sững nặng hơn 100 tấn từ từ dịch chuyển trong tiếng
hò reo thích thú của người hiếu kỳ. Trên mái chùa, cặp bồ câu nhởn nhơ xây tổ
như không biết đến sự chuyển động đang diễn ra phía dưới. Và như vậy, “thần
đèn” Nguyễn Cẩm Lũy đã lập thêm một kỳ tích mới: “di dời thành công cổng chùa
Vĩnh Nghiêm” là công trình thứ 201.
Ngay từ tờ mờ sáng ngày 13/5, nhiều người dân hiếu kỳ đã chuẩn bị sẵn ô dù,
nón, bạt che nắng, kéo đến tề tựu ở sân chùa Vĩnh Nghiêm để “mục sở thị” một
“tiết mục đặc biệt” mà bấy lâu chỉ “nghe nói” nhưng chưa từng chứng thực. Càng
giữa trưa, số người hiếu kỳ kéo đến càng đông, ước tính lên đến 500 người. Lực
lượng công an, bảo vệ đã phải giăng dây xua người dân ra khỏi khu vực dễ xảy ra
nguy hiểm. Đại đa số người dân đều vui vẻ chấp hành.
Đến 10h, những người thợ tham gia vào công trình dịch chuyển cổng chùa Vĩnh
Nghiêm ngưng tiếng búa, phủi đi những đám đất cát bám vương vãi trên hệ thống
đường ray trượt. Ông Nguyễn Cẩm Lũy với vai trò của người chỉ huy phân công
nhiệm vụ cho từng người thợ.
Mặc dù đã chuẩn bị kỹ càng cho việc di dời cổng chùa nhưng “thần đèn” cũng
“đứng ngồi không yên”, liên tục rít thuốc, lấy tay quệt mồ hôi đang chảy thành
dòng trên khuôn mặt đen đúa dưới cái nắng gay gắt của thời khắc chính ngọ. “Tôi
ý thức được đây là công trình có ý nghĩa quan trọng đối với chùa Vĩnh Nghiêm.
Nhưng tôi tin tưởng vào khả năng của mình”- ông Nguyễn Cẩm Lũy nói với PV
VietNamNet trước khi tiến hành di dời.
Đúng 10h15, tất cả các công đoạn chuẩn bị hoàn thành, hai người thợ bắt đầu kéo
dây ròng rọc, cổng tam quan chùa Vĩnh Nghiêm cao 7m, rộng 12m, nặng trên 100
tấn từ từ dịch chuyển êm ái, nhẹ nhàng đến nỗi không làm khuấy động cặp chim
câu đang làm tổ. Mái chùa đụng nhẹ những nhánh lá cây bồ đề trồng bên cạnh, khẽ
rung rinh, dấu hiệu của sự chuyển dịch. Phía dưới chân, hàng chục con quay từ
từ lăn tròn. Mọi người may mắn chứng kiến cảnh tượng hiếm có há hốc miệng, mắt
tròn xoe như không thể tin vào mắt mình. Ai đó buột miệng: “Ông này giỏi
thiệt!”.
Khoảng 10h45, nhóm công nhân phát hiện ra sự cố nhỏ ở phía cổng trái: con lăn ở
phía này hoạt động không đồng bộ, công việc được ngưng lại giây lát. Một công
nhân cưa trụ gỗ phía sau vừa đủ để chêm vào miếng gỗ dài khoảng 5cm. Đến 12h,
công việc dịch chuyển cổng chùa Vĩnh Nghiêm vào sâu phía trong 4m so với vị trí
cũ kết thúc gần như hoàn hảo, không xảy ra bất cứ sự cố đáng tiếc nào. Một tốp
sinh viên trường Đại học Kiến trúc TP.HCM có mặt tại hiện trường xúc động không
thể tin đây là kỳ tích của một người nông dân không bằng cấp, trình độ văn hoá
chỉ mới hết lớp 4 trường làng. Những người thợ trước còn căng thẳng bây giờ nét
mặt dãn ra, bắt tay nhau vui sướng.
Sắp tới, công trình di dời lăng Võ Tánh (TP.HCM) đang chờ đón "thần
đèn" và nhóm công nhân của ông tiếp tục chinh phục
Chùa Ấn Quang
Địa chỉ: số 243, đường Sư Vạn Hạnh,
quận 10.
Chùa được lập năm 1948, tên thường gọi lúc đầu là Ứng Quang, do Hòa thượng
Thích Trí Hữu xây trên diện tích mặt bằng 500 m2. Năm 1950, chùa là trụ sở của
Phật học đường Nam Việt. Ngôi chánh điện được trùng tu năm 1950. Chùa được
trùng tu vào các năm 1955, 1957, 1959, 1966, 1967.
Diện tích mặt bằng hiện nay là 1.000 m2. Chánh điện ở tầng lầu, có Đông lang,
Tây lang, giảng đường, phòng phát hành kinh sách.
Đến năm 1950 hòa thượng Thích Trí Hữu đã giao quyền
quản lý ngôi chùa cho hoà thượng Thích Thiện Hoà để hoằng dương Phật pháp. Hoà
thượng Thích Thiện Hoà đã cho xây dựng ngôi chánh điện theo kiểu chùa Từ Đàm
(huế). Sau đó ngài cho xây tăng xá, giảng đường và nhà trù.
Năm 1951, hoà thượng Thích Hiện Hoà đã vận động các
trường Phật học Liên Hải, Mai Sơn, Sùng Đức và Ứng Quang hiệp nhất thành Phật
học đường Nam Việt. Chùa Ứng Quang được đổi thành Ấn Quang, được chọn làm trụ
sở của Phật học đường. Hoà thượng được bầu làm Tổng Giám Đốc.
Ngày 14 và 15 tháng 7 năm 1953 (Quý Tỵ), chùa Ấn Quang
tổ chức đại lễ khánh thành.
Năm 1955, Hoà thượng cho xây lại dãy nhà lầu nhà Tổ và
trai đường. Liên tục hai năm sau, Hoà thượng lại cho xây nhà in Sen Vàng, xưởng
nhang Bồ Đề, thư viện, nhà xuất bản, nhà phát hành Hương Đạo. Năm 1959, Ngài
cho xây lại dãy lầu giảng đường. Đến năm 1966, chánh điện được tôn tạo. Năm
sau, lầu tăng xá, nhà trai được tái thiết. Kiến trúc chùa được xây dựng lại
theo đề án của kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thiện.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa tôn trí
tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni (do Phật tử Minh Dung tạc) và Tháp Xá Lợi Phật.
Chùa có tượng Tổ sư Đạt Ma bằng gỗ và bộ tranh sơn mài Quan Âm, Văn Thù, Phổ
Hiền do nghệ nhân Trương Văn Thanh (Đại đức Minh Tịnh) thực hiện. Trong hơn một
phần tư thế kỷ, Hoà thượng Thích Thiện Hoà (1907 – 1978) đã dành trọn tâm trí
và công sức để tôn tạo ngôi chùa, mở trường Phật học đào tạo lớp tăng tài cho
giáo hội. Ngài thế danh Hữu Khắc Lợi quy y thọ giới với Tổ Bửu Sơn ở chùa Long
Triều (Chợ Lớn) năm 15 tuổi, xuất gia tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (Trà Vinh)
năm 28 tuổi. Năm 1952, Ngài hướng dẫn phái đoàn Giáo Hội Tăng Già Việt Nam tham
dự đại hội thống nhất Tăng già Việt Nam tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), được suy cử
làm Trị Sự Chưởng Giáo hội Tăng già toàn quốc. Năm 1965, Ngài được bầu làm Tổng
Vụ Trưởng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam.
CHÙA VÀ MIẾU CỦA NGƯỜI HOA
Chùa Ông
(Nghĩa An Hội Quán)
Địa chỉ: số 676 - 678, đường Nguyễn Trãi, quận 5.
Chùa khởi dựng từ năm 1840. Khởi đầu là ngôi chùa nhỏ. Là nơi thờ Quan Vân
Trường, nhân vật anh hùng trung nghĩa bậc nhất thời Tam Quốc, Trung Hoa, tượng
trưng cho đức tính người quân tử (nhân nghĩa lễ trí tín, dũng chí bền gan đều
có đủ). Đây không phải là chùa Phật mà là miếu thờ Quan Công, do người Hoa gốc
Triều Châu lập ra, vừa làm trụ sở sinh hoạt cộng đồng.
Mặt bằng bố trí theo hình chữ khẩu, với điêu khắc độc đáo, có 6 cột đá lớn,
rồng cuốn công phu và tạc thêm liễn đối. Bình phong chạm nổi cả hai mặt sống
động. Trang trí thiên về ghép mảnh sành sứ, cùng với đá khối lớn và gỗ quý. Kỳ
lạ hơn là trong chính điện còn có phù điêu tả cảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi ra
trận, Lê Lợi chiến thắng ở ải Chi Lăng.
Chùa
Phước Hải
Tên
thường gọi :Ngọc Hoàng Điện; còn gọi là Phước Hải Tự. Tên thường gọi chùa Ngọc
Hoàng .
Địa điểm:số 73 Mai Thị Lựu (tên cũ Phạm Đăng Hưng) phường Dakao, Q1
Đường đi đến :đi theo đương Điện Biên Phủ Gặp ngã 4 Đinh Tiên Hoàng độ 150m gặp
đường Mai Thị Lựu rẽ trái khoảng 100m thấy ngôi chùa nằm bên trái.
DI TÍCH LỊCH SỬ :
A-Sự Kiện : nguyên trước kia vùng đất Hộ (Dakao) có một ngôi chùa tên là Minh Sư
được dựng lên gần 1 ga xe lửa, nằm ở gàn góc đường Mai Thị Lựu và Nguyễn Văn Giai
bấy giờ. Đường Nguyễn Văn Giai trước kia là đường ray tàu hoả chạy từ Sài Gòn
xuyên ngã tư Nguyễn Huy Tự và Phạm Đăng Hưng đi qua cầu sắt vào Bà Chiểu.
Chùa Minh Sư lập vào cuối thế kỷ XIX hoặc đầu thế kỷ XX cho nên đọc trong
"Nam kỳ Phong Tục diễn ca" của ông Nguyễn Liên Phong xuất bản vào năm
1906 thấy có mấy câu thơ:
Chợ hộ phong cảnh tốt thay
Chùa Minh Sư lập tại rày ga xe
Trong chùa thanh khiết chỉnh tề
Ăn chay để tóc người mê phật đường………..
Hai chư "Minh Sư" dùng để đặt tên cho chùa không phải ngẫu nhiên mà
có, theo lời kể của các vị thâm nho hai chữ Minh Sư được phân tách trong thời
điểm này thì Minh tức là nhà Minh và Sư tức là người có quyền hành như vậy
"Minh Sư" có thể là vua nhà Minh bên Trung Quốc .
Để chứng minh phần nào về hai chữ "Minh Sư" là tên của một ngôi chùa nhỏ
thưở xưa mà lại có liên quan đế Ngọc Hoàng Điện bây giờ. Tạm trích ra một đoạn
viết về chùa chiền của ông Vương Hồng Sển viết trong Sài Gòn năm xưa do nhà
xuất bản Khai Trí xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn :
Kể về chùa Tàu tại Sài Gòn, đường Phạm Đăng Hưng có một ngôi chùa cũng lạ lắm
chùa tạo lập năm 1905 trông có vẻ cổ kính vô cùng, hoa viên và cách xếp đặt phía
trong đáng liệt kê vào hàng mỹ quan tại Sài Gòn này lắm. Ấy là chùa Ngọc Hoàng,
chữ viết "Ngọc Hoàng Điện". Một người tàu tên Lưu Minh ăn chay ròng
giữ đạo "Minh Sư" lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Than, xuất tiền tạo
lập chùa vừa để thờ phụng vừa để làm nơi hội kín . Chánh điện thờ đức Ngọc Đế,
tiền điện thờ Đức Thích Ca phiá hưũ điện; trong xa có một miếu nhỏ thờ viên đá
bản xứ thượng trưng cho "ông Tà" của người Cao Miên xưa. Đây có lẽ là
nguồn gốc có miếu này, về sau người tàu có thâm ý mang từ bên xứ họ môt viên đá
khác để gần đó, nhang đèn thờ phụng chữ đề "Thái Sơn" tức lấy từ hòn
đá trên núi Thái Sơn bên tàu về đây thay thế cho "ông Tà" bản xứ .
Gần đó nữa có bụi tre ngà dưới gốc cũng nhang đèn nghi ngút trên những nhánh
tre nào quạt nào tóc rối nào chỉ, quần nùi quạt tượng trưng cho sự mát mẻ cõ lẽ
hoạch của 2 người bạn , vừa hết giận nay làm thân, hoặc của đôi vợ chồng sum
họp sau những ngày hờn dỗ, tóc rối chỉ nùi tượng trưng cho những rối rắm dời
thường nay cởi bớt treo dây cho nhe. Trước miếu có căn phòng bày cảnh Thập Điện
và cảnh thiên đàng trạm trên cây rất đẹp, bên phải điện có treo bức tranh
"Đạt Ma Tổ Sư quá hải" tranh vẽ trên giấy nét vẽ thần tỉnh. Kế bên có
thang đưa lên từng lầu, nơi đây thờ quan đế và bài vị lộ thiên, đứng đây dòm
bao quát thấy đủ nóc bắt bông bắt chỉ bằng đồ gốm tinh xảo vô cùng, lại thấy sự
hạn chế ánh sáng làm cho bức vẽ trở lên âm u huyền bí theo ý nhà kiến trúc sư
tinh trong thuật tâm lý.
Tóm lại chùa Ngọc Hoàng là một ngôi chùa của ngưòi hoa, do ông Lưu Minh đứng ra
quyên tiền xây dựng vào năm Canh Tý (căn cứ vào miếu bia ghi trên 2 cột đá của
cửa chùa truy ra là Canh Tý 1900) năm 1906 chùa làm lễ lạc thành và đặt tên là
Ngọc Hoàng Điện.
Trước kia người pháp gọi là La Pagpde De L'emperour De Jade A Dakao và người
việt thì gọi là chùa Ngọc Hoàng. Năm 1981 chùa gia nhập vào hội phật giáo đổi
tên là Phước Hải Tự tuy nhiên người ta vẫn quen gọi là chùa Ngọc Hoàng .
Chùa có 3 đời trụ trì, vị khai sơ là thiền sư thích ca Huệ An, kế tiếp là thiền
sư thích ca Tự Quảng và hiện nay là hòa thượng Thích Vĩnh Khương tục danh Trà
Văng Siêu 90 tuổi
Ngọc Hoàng Thượng Đế
Ngọc Hoàng Thượng Đế là chúa tể của Thiên đình, có chức vị cao nhất ở trên đời,
nơi đó ông là đấng trí tôn cũng như hoàng đế đối với loài người vậy. Nhưng ảnh
hưởng của tư tưởng hiện đại đã làm cho ông mất đi phần nào uy danh chỉ còn được
gọi đơn g iản là ông Trời. Nhưng không làm mất đi hẳn cái tính chất thần linh
cả thế của ông. Giáo lý đạo Lão thừa nhận ông là đấng tối cao ngự trị trên thế
giới của những ngưới bất tử . Trong tôn giáo Trung Hoa người ta nhận thấy sự
dung độ giữa Ngọc Hoàng Thượng Đế và vị thần Indar của người Ấn Độ, điều này
giải thích bằng sự giống nhau giữa chức năng của họ. Ông là ông trời trong đạo
Nho, quảng đại bình dân xem ông như là vị thần tối thượng của tôn giáo bình dân
hiện đại.
Ông trời thấy hết nghe hết và quyết định tất cả, ông rất công bình, ông bảo hộ
và giúp đỡ những người tốt và trừng phạt những kẻ xấu, thường là cuộc sống ở
ngay thế gian này . Cái ân đức toàn trí của ông không bỏ sót một ai bởi vì ông
cố giữ sao cho "mỗi người đều được hưởng một phân ân hụê từ ông"; ông
là chúa tể của vòm trời thiên giới mà ông cai quản với sự phụ tá của các quan
chức trên trời. Ông ủy quyền cho các hoàng đế dưới trần vâng mệnh của ông để
cai quản cõi dương gian hay là thế giới của những ngưới sống và trao cho Địa
Tạng hay Diêm Vương cai quản cõi âm giới hay địa phủ .
Bất kể những điều giảng giải thông thái về lý thuyết dân chúng xem ông như là
người đạt đến cái địa vị vô cùng đó, sau khi đã trai qua trăm kiếp đầu thai tu
hành khổ hạnh. Mỗi lần đầu thai thoát kiếp thì đức hạnh của Ông càng thêm nhiều
và cuối cùng ông đã đạt lên ngôi trời .
Ông đã đặt ra một trật tự cố định cho sự vận hành của thế giới âm và dương là 2
yếu tố tạo thành sự tiếp nối của các mùa, đem lại sự lạnh và nóng, những gì cần
thiết để nuôi sống con người. Dưới quyền ông là một bộ máy cai trị phức tạp với
vô số những quan chức tuyển chọn trong vô số những oan hồn người chế, đó là
vong hồn của người cố đức độ đang nắm giữ những chức vụ trên trời, trông coi
trực tiếp các công việc ở thế gian tức là cuộc sống trên mặt đất này kể cả loài
người kể cả loài vật. Tổ chức hành chính ở trên trời cũng không khác gì tổ chức
hành chính của con người bởi vì bên cạnh những chức vụ giao cho các vị thần
điều khiển những hiện tượng tự nhiên như thần gió, thần mưa, thần sét v.v.v
cũng có những bàn giấy đăng kí sự khai sinh và khai tử, một phòng phân phát
tiền của, một phòng phụ trách về tội trộm, một phòng coi về những kẻ đầu độc,
một phòng về vịêc đọc các kinh sách v.v….Một cơ quan phụ trách về việc điều
chỉnh số mệnh đã ban cho từng người khi mới sinh cho tương xứng với công tích
và tội trạng trong mỗi cuộc đời của mọi người bằng cách thêm vào hay giảm bớt
niên kỷ của anh ta trong số năm anh ta được sống ở đời ….
Ông trời là đối tượng của một sự thờ cúng ít quan trọng. Quần chúng ưa cầu khẩn
những ông thần gần gũi với con người hơn. Đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế tọa lạc
ở Dakao 1 địa điểm lân cận trung tâm Sài Gòn đến nay là tài sản của tất cả
những người nhập cư .
Miêu Tả Di Tích
Chùa tạo lạc trên một khu đất rộng 2300m2 quang cảnh nguy nga cổ kính của
chùa hiện ra giữa một khoảng không gian khoáng đạt, đầu tiên là sân chùa hình
chữ nhật rộng 40m dài 80m nối liền từ cổng chính đến chùa là một con đường xi
măng hai bên có trong nhiều cây thuốc nam. Ở giữa dưới bóng cây cổ thụ có miếu
thờ hộ pháp. Qua khỏi miếu đến 1 cái hồ nước hình chữ nhật có nuôi rùa, trước
chùa bên phải có một hồ hình bán nguyệt nuôi cá và rùa, theo người ở chùa thì
rùa tượng trưng cho sự trường thọ. Chùa bố cục theo lối "Nội tam ngoại
quốc"(bề ngoài hình chữ quốc, bề trong hình chữ tam) ở giữa là hệ thống hạ
điện, trung điện và thượng điện, chung quanh là hành lang tạo nên 1 bầu không
khí thanh tịnh, vừa uy nghi, vừa kín đáo ..Chùa có 1 lối kiến trúc đặc biệt,
toàn bộ khung cửa chính đều được lam bằng đá lửng, 2 trụ đứng có khắc 2 câu đối
sơn son thiếp vàng :
"Tích tụ huyền phương trấn phấp than thiên địa
Thiện quả chân tâm chánh đạo chấn càn khôn".
Phía trên của có bức bao lam cham khắc nhiều hình tượng mô tả cảnh thiên đình,
ở giữa có ghi 3 chữ "Tử tiêu điên", trên bức bao lam là một mặt dựng
cao ở đỉnh có gắn rồng chầu mặt trời và các tượng nhỏ gắn sứ tráng men trông
rất ngoạn mục. Sau tấm mặt dựng có 3 tòa nhà gồm 12 mái lợp ngói rất công phu,
trên là ngói có cỡ to, ở đầu mũi có trang trí hình lá đề, lớp dưới là ngói lót
hình vuông.
Nóc chùa được xây từ thấp đến cao, cuối cùng nối lên cao nhất là bình phong
trên nóc nội điện, đánh dấu điểm chót của bố cục kiến trúc. Bước vào bên trong
phải qua 2 cánh cửa bằng gỗ rất dày và được trạm khắc tỉ mỉ , cánh bên phải trạm
cảnh "Sinh Long Bàn Thoại Khí" và cánh bên trái trậm cảnh "Hoạt Hổ
Tráng Uy Thanh". Ở 2 bên cửa phía bên phải có bàn thờ Môn quan thần và bên
trái có thờ thổ địa thần, cả 2 khám đều được trạm trổ rất công phu. Qua khỏi
cửa chính vào cửa phụ ở bên trong cũng được trạm hình nổi, cánh bên phải chạm
cảnh "Diệu Pháp" cánh bên trái chạm "thần nông". Ơ 2 bên
cửa phụ có 2 căn phòng dài và hẹp căn bên phải trước kia có bày bửu bát, căn
bên trái để các lá xăm. Nay 2 căn đều bỏ trống. Đứng ở đây nhìn vào thấy ngay
bàn thờ Phật, trên có tượng Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, hình Phật Thích Ca,
tượng phật A Di Đà với tượng Chuẩn Đề Quan Âm và Thế Chí cũng có tượng nhỏ đức
Địa Tạng. Phía trên có môt bức hoành phi lớn ghi bốn chữ "Trạch Cập Đông
Quân" và ở hai bên bàn thờ có hai câu đối
"Bình trung nhập tọa kién tiên cảnh
Môn ngoại đang đường kết thiện tâm"
Trong ánh sáng mờ ảo của gian thờ nhìn bên phải có bức Thanh Long đại tướng và
bên trái là bức Phục Hổ Đại Tướng, hai pho tượng này cao gần 3 thước được tạc
bằng giấy bồi thiếp vàng trông rất oai phong. Sâu bàn thờ phật có bốn cánh cửa:
mỗi bên hai cánh đều được chạm trổ rất công phu nói chung những cánh cửa trong
chùa đều là những công trình điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao. Ở chánh điện
: cung giữa thờ Ngọc Hoàng, cung bên phải thờ Chuẩn Đề Quan Âm, cung bên trái
thờ Bắc Đế Tức Huyền Võ hoặc Trấn Võ dọc hai bên tường . Phía trái thờ ba vị
giữa là quan phu tử (chủ về việc võ) hai bên có thiên tướng và thiên thần , bên
phải có ba vị: giữa là Văn Xương (chủ về việc văn) hai bên cũng có thiên tướng
và thiên thần. Ngoài ra, sau pho tượng ấy có nhiều pho tượng khác ở hai bên bàn
thờ Chuẩn Đề Quan Âm và hai bên bàn thờ Bắc Đế. Trước bàn thờ Ngọc Hoàng có tấm
đá quý che kín , phía tiền điện, trên mặt có khắc bốn chữ Hỏa Khai Phú Quý và
có ghi năm cung phụng: Ất Tỵ 1905. Phía trên bàn thờ có hai cửa võng được chạm
lộng rất tinh vi sắc sảo. Ở chính giữa có bức hoành phi lớn ghi 4 chữ
"Tiên Phật Giáng Lâm". Hai bên bần thờ chuẩn quan âm có hai câu đối
mang rõ triết lý phật giáo .
Khán hoa thế giới tam song thân
Xạ phá hồng trần nhập bát tỷ
Hai bên bàn thờ bắc đế có hai câu đối mang rõ triét lý Lão Giáo :
Thái cực chân vô cực
Huyền thiên cảnh hữu thiên
Từ chánh điện đi sang qua dãy phòng dài phía tay trái, ở gian ngoài cùng có bàn
thờ Kim Hoa Thánh Mẫu. Còn gọi là Mẹ sanh, ở hai bên có bày mỗi bên sáu bức
tượng các bà bằng sành, cỡ nhỏ những người hiếm hoi xưa kia thường đến đây xin
có con.
Gian thứ nhì có treo trên tường sáu bức tranh bằng gỗ chạm nổi :
Bức thứ nhất là hình hoạt vô thường
Bức thứ nhì là hình Đông Nhạc Điện
Bức thứ ba là hình Quan Âm Dường
Bức thứ tư là hình Địa Tạng Vương
Bức thứ năm là hình Ti Minh Quân
Bức thứ sáu là hình Doãn Hồn Tiên
Gian thứ ba là thập diện Diêm Vương :ở bên tường mỗi bên có treo năm bức
hình chạm nổi làm theo điều đã nối ở kinh Địa Tạng bản nguyện phô bày những
hình phạt ở âm ti để trừng giới những kẻ gian ác
Bức thứ nhất :cảnh diện của Tần Quang Vương
Bức thứ hai :cảnh điện của Sở Giang Vương
Bức thứ ba :cảnh điện của Tống Đế Vương
Bức thứ tư :cảnh điện của Ngũ Quan Vương
Bức thứ năm :cảnh điện của Diêm La Vương
Bức thứ sáu :cảnh điện của Biên Thành Vương
Bức thứ bảy :cảnh điện của Thái Sơn Vương
Bức thứ tám :cảnh điện cửa Bình Đẳng Vương
Bức thứ chín :cảnh điện của Đô Thị Vương
Bức thứ mười:cảnh điện của Chuyển Luân Vương
Gian này lúc nào cũng mờ ảo có vẻ âm u lạnh lẽo nên người xem cảm thấy thập
điện có phần ghê rợn .Ở cuối gian phòng có ba khám thờ : khám ở giữa thờ thành
hoàng, khám bên phải thờ thái thế thần và khám bên trái thờ bảo thọ thần. Rời điện
thờ đi dần theo con hẻm nhỏ ra sân sau nơi đây có một bức tường mà khi qua cửa
ngách đã nhìn thấy đó là di tích của miếu đất Hộ xưa, chỗ thờ "ông
đá" ở giữa bức tường có bốn câu hán "Quang chiếu cận viễn" và
câu đối :
Dung thụ thần linh phu lợi tế
Tướng quân oai dũng bảo khang ninh
Đi vào sân trong có bày bàn thờ hai vị thần :thần Thạch Long bên phải và thần
Bạch Hổ ở bên trái giữa hai vị thần ấy có một hòn đá lấy từ núi Thái Sơn bên
Trung Quốc sang. Theo quan niệm mê tín xưa thì hai vị thần và hòn đá kia có
phép màu chữa khỏi bệnh nên lúc trước có nhiều người vào đây cầu nguyện xin cho
hết bệnh . Từ sân sau trở ra qua phía tay phải của chùa vào căn phòng bên đó có
cầu thang rất chắc chấn dẫn lên lầu . Phía trước có sân thượng khá rộng đứng ở
đó có thể nhìn thây toàn bộ mái chùa nhô góc từ thấp đến ca, có rồng kỳ lân hoa
lá phủ theo các đầu mái, vào trong phòng là điện thờ phật, có tấm hoành phi đề
bốn chữ "Đại Hùng Bảo Điện" . Bàn thờ giữa thờ phật bà ,hai bên có
hai câu đối
Nam Hải Phi Tiêu Phiến Diện Niệm Từ Hàng Tùy Tế Độ
Tây Phương Bất Viễn Nhất Thành Cứu Khổ Tức Thông Linh
Có ba cái khám thờ ở trước mỗi khám đều có hinh tượng di đà ,khám ở giưa thờ
bài vị phật ,thánh, tiên ,khám bên phải thờ Quán Đế và khám bên trái thờ Tây
Đông Thổ Lịch Đại Tổ Sư . Chính giữa phòng phía trên có tám hoành phi ghi Tiên
Phật Nho Tông cho thấy có sự hòa hợp giữa Phật Nho Lão . Ở đây cũng có hai câu
đối
Lập phâm tầm hồn trung hiếu
Dộc thư chí tại thánh hiền
Bước xuống cầu thang nhìn lại thấy một bức hoành phi ghi "Tu thân vu
đạt" đó là tấm hoành phi cuối cùng tiễn khách ra về, chấm dứt cuộc tham
viếng chùa Ngọc Hoàng .
Giá Trị Kiến Trúc Nghệ Thuật:
Chùa Ngọc Hoàng đựoc bố cục khéo léo quy mô, mỗi bộ phận kiến trúc từ nhỏ
đến to đều cứng cáp có sức chịu đựng bền lâu mà hình dáng kích thước lại thanh
nhã phối hợp chặt chẽ tương xứng với nhau, thành thử toàn bộ ngôi chùa dưới
nhiều tầng mái nặng nề đồ sộ dựa trên hàng chục chiếc cột vạm vỡ vẵn có vẻ nhẹ
nhàng. Chùa lại được trang trí chạm trổ công phu họa tiết sử dụng ở nay nhiều
nhất là điển tích Trung Quốc , hầu hết các họa tiết đều được cách điệu hóa bằng
những đường nét tinh tế . Nét trang trí uyển chuỷên, nét chạm trổ công phu điêu
luyện làm cho ta tưởng tượng rằng những kỳ công tinh xảo đó là những tấm thêu
trên mặt gỗ, nói lên tính chất đồng nhất giữa kỹ thuật thủ công và nghệ thuật
trang trí. Về mặt tạc tượng chùa Ngọc Hoàng còn giữa được đa số tượng tạc bằng
giấy bồi, pho nào cũng được tạc rát công phu tinh xảo sinh động từ nếp quần áo
đến dáng điệu, nét mặt hay tư thế ngồi đều phản ánh nhiều tình cảm khác nhau,
có thể nói đây là cuộc họp mặt của tập đoàn "thần thánh"đang về chầu
Ngọc Hoàng .Tuy là tượng giấy nhưng tuổi thọ của các pho tượng này cũgn xấp xỉ
100 năm ngang với tuổi chùa . Chùa Ngọc Hoàng đứng về mặt kiến trúc nghệ thuật
với những phần trang trí nội thất thì phải nói tất cả các công trình đều thể
hiện được cái tinh xảo của nghệ thuật điêu khắc trên gỗ .
1:
Những hiện vật động sản của chùa Ngọc Hoàng :
1:Tượng Kim Hoa thánh mẫu bằng sành 1 tượng
2:Tượng Bà mẹ sanh bằng sành 12 tượng
3:Tượng nam bàng sành 7 tượng
4:Bình cắm hoa hình rồng bằng sành 3 cái
5:Cọp bằng sành 1 con
6:Voi bằng sành 1 con
7:Bình hoa lục bát bằng sành 1 cái
8:Hạc-Quy ngậm sen bằng sành 2 con
9:Độc bình bằnh sành 2 cái
10:Bình hoa bằng sành 2 cái
11:Lư hương lớn bằng sành 2 cái
12:Sư tử đá 2 con
13:Tượng hộ pháp bằng sành 1 tượng
14:Cửa võng chạm rồng 22 bức
15:Liễn gỗ 43 tấm
16:Hoành phi gỗ 11 bức
17:TRanh gỗ chạm thập điện (10 bức) 1 bức
18:TRanh gỗ chạm 6 bức
19:Chân đèn đồng 10 cái
20:Lư hương đồng 6 cái
21:Lục bình đồng 1 cái
22:Chuuông đồng 3 cái
23:Mâm đồng 1 cái
24:Tượng quỷ thần (giấy bồi) 57 tượng
25:Ngựa giấy bồi 1 con
Lễ hội chùa Ngọc Hoàng
Chùa
Ngọc Hoàng hay Ngọc Hoàng Điện, nay gọi là chùa Phước Hải, tọa lạc tại số 73,
đường Mai Thị Lựu, gần chợ Đa Kao thuộc phường Đa Kao, quận I, thành phố Hồ Chí
Minh.
Chùa Ngọc Hoàng được thành lập từ năm 1892 do một người Hoa tên Lưu Minh chủ
xướng. Năm 1900, công cuộc xây cất chùa hoàn thành, nhưng đến năm 1906 mới làm
lễ khánh thành. Chùa khởi nguyên tên là Ngọc Hoàng Điện, người Pháp gọi là
"chùa Đa Kao", năm 1982 chùa gia nhập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam do
hòa thượng Thích Vĩnh Khương chủ trì, mới đổi tên thành Phước
Hải Tự, nhưng dân gian vẫn quen gọi là chùa Ngọc Hoàng.
Trong sân chùa Ngọc Hoàng, ngoài hai hồ nuôi cá và rùa, có một miếu thờ Hộ Pháp
và một nhà bát giác che chiếc đỉnh lớn đúc bằng xi măng giả đồng dành cho khách
hành hương thắp nhang trước khi vào chùa cũng như ra khỏi chùa. Chùa Ngọc Hoàng
có tổng cộng trên 300 tượng thờ, được phân bố trong ba gian thờ. Gian ở giữa
liền với cổng vào, là gian thờ các bậc thiên tướng và Ngọc Hoàng, theo thứ tự
từ ngoài vào trong gồm có:
- Thổ địa (bên trái cửa vào), Môn Quan (bên phải cửa vào).
- Phật Dược Sư, tượng phật duy nhất bằng gỗ trầm đặt trong lồng kính, ở giữa
chánh điện.
- Thanh Long đại tướng (bên phải) và Phục Hổ đại tướng (bên trái), tượng to
bằng người thật.
- Cung thờ Ngọc Hoàng ở giữa, cung thờ Chuẩn Đề Quan Âm bên phải và cung thờ
Bắc Đế, tức Huyền Võ hay Trấn Võ bên trái.
Ở gian thờ Ngọc Hoàng có sáu pho tượng chính: bên phải gồm ba vị, với giữa là
Quan Phu Tử (chủ về việc võ) và hai bên là Thiên Tướng và Thiên Thần. Ngoài ra,
còn có các tượng thờ khác như: Nam Tào, Bắc Đẩu, Hoa Đà tiên sư, Tề Thiên đại
thánh, Quan Thánh đế quân, thần Nhật, thần Nguyệt, Long Mẫu nương nương, Tứ Đại
kim quang, Thái ất chân nhân, Hòa thượng Đạo Minh, Khuyến thiện đại sư, hai
quan văn, hai quan võ, hai đồng tử, Ông bà Thiên Lôi cùng bảy thiên tướng...
Hầu hết các tượng thờ ở đây đều bằng gỗ, một số ít làm bằng giấy bồi. Riêng tượng
của Ngọc Hoàng là pho tượng ngồi lớn nhất trong chùa. Đầu tượng Ngọc Hoàng đội
mão lớn có mái che trước trán. Hai tay Ngọc Hoàng cầm lịnh tiễn. Mặt Ngọc Hoàng
bình thản, không vui cũng không buồn, mắt trong tư thế mở nhưng không thấy rõ
tròng mắt, mũi dời và to. Khuôn mặt tượng Ngọc Hoàng hình chữ điền, hai má cao
và rộng, có bốn chòm râu tỏa dài xuống ngang vai. Ngọc Hoàng mặc áo choàng
rộng, hai tay áo phủ tận đến các ngón tay. Áo được chạm nối dính vào tượng với
kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo làm nổi bật đường nét trang trí trên thân
áo với một con rồng uốn lượn.
Gian bên trái từ ngoài vào, theo thứ tự từ trước ra sau có những hương án với các
tượng thờ sau:
- Gian đầu tiên thờ Kim Hoa thánh mẫu, mười hai bà mụ và các nhũ mẫu trong các
tư thế nuôi dạy cho trẻ nhỏ. Đây là gian cầu tự cho những người hiếm muộn.
- Gian tiếp theo là Thập Điện Diêm Vương, với mười bức chạm gỗ cảnh mười cửa
ngục phân bổ đều mỗi bên vách năm bức. Nối liền gian Thập Điện với gian Kim Hoa
thánh mẫu, có các tượng thờ: Quan Âm, Kim Đồng, Ngọc Nữ, Địa Tạng Vương bồ tát
(biểu tượng cho sự cứu rỗi), Hoạt Vô Thường, Tư Mạng sứ quân và Dẫn Hồn Tiền
(biểu tượng sự dẫn dắt, phân biệt linh bổ lành dữ).
- Thần Tài: Trang phục đồ tạng, biểu tượng mang hết sự rủi ro vào mình và ban
phát tài lộc cho nhân gian. Tượng đứng cuối gian Thập Điện, tay cầm một cái rổ
đựng các gói giấy đỏ bọc mảnh giấy nhỏ ghi hai chữ Hán "Tài Thần" bên
trong để khách hành hương xin lộc.
- Gian nối liền với gian Thập Điện có các tượng thờ: Nhị Vị song án, Mã tướng
quân, Thành Hoàng Lỗ Ban và Thái Tuế.
- Gian cuối cùng (hiện không còn cho khách vào chiêm bái) gồm hai hương án thờ
Thạch Cẩm Đương (tục thờ đá của người Hoa) và thờ Ông Tà (tục thờ đá của người
Khmer).
- Bên phải gian thờ Ngọc Hoàng là phòng khách của chùa, sau phòng này có cầu
thang lên lầu. Nơi đây thờ phụng: Quan Âm bồ tát, Quan Thánh Đế Quân, Hộ pháp
và Tổ Lưu Minh - người lập chùa.
Từ lâu chùa Ngọc Hoàng là một trong những cơ sở tín ngưỡng dân gian thu hút
đông đảo khách hành hương chiêm bái. Vào những ngày rằm, mùng một âm lịch, nhất
là vào các ngày rằm lớn trong năm (15/1 âm lịch, 15/7 âm lịch, 15/10 âm lịch)
khách đến lễ chùa đông đến hàng vạn người. Tuy nhiên, dịp lễ hội thu hút khách
đông nhất là dịp lễ vía Ngọc Hoàng vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch hàng
năm. Vào dịp này, tối ngày mùng 8, vị hòa thượng trụ trì chùa tổ chức tụng kinh
cầu an. Cả ngày mùng 9 dành cho hàng chục vạn khách đến chiêm bái, có cả người
Hoa lẫn người Việt. Khói hương mù mịt khắp trong ngoài...
Trong các cơ sở tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, chùa
Ngọc Hoàng có thể xem là một trong những điểm có sức thu hút khách trong và
ngoài nước đến tham quan, chiêm bái rất đông đảo.
Miếu Nhị Phủ
Ở Thành Phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện vẫn còn nhiều
ngôi miếu cổ của người Hoa như Miếu Nhị
Phủ - hội quán Nhị Phủ, miếu Thiên Hậu – hội quán Tuệ Thành; miếu Thiên Hậu –
hội quán Hà Chương; miếu Thiên Hậu – hội quán Ôn Lăng… Những ngôi miếu này là
cơ sở tín ngưỡng, nơi tổ chức lễ hội, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, nơi tổ
chức lễ hội, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Hoa tại TP.HCM, đồng thời
còn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và
ngoài nước đến tham quan. Trong số các di tích này, miếu Nhị Phủ - hội quán Nhị
Phủ là một điểm nhấn quan trọng. Miếu Nhị Phủ - hội quán Nhị Phủ còn gọi là
chùa ông Bổn, là ngôi miếu của người Hoa Phúc Kiến, nằm trên địa bàn quận 5
(tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông) TP.HCM. Theo tín ngưỡng của người Hoa, ông
Bổn là vị thần bảo hộ đất đai, con người. Người Hoa cho rằng ông chính là Châu
Đạt Quan, một viên quan của triều đình Trung Hoa đời nhà Nguyên, thế kỷ XIII.
Trong hầu hết các miếu của người Hoa đều có điện thờ chính là Thiên Hậu Thánh
Mẫu, Quan Thánh Đến Quân nhưng riêng miếu Nhị Phủ - hội quán Nhị Phủ, thần linh thờ chính là
“Phước Đức Chính Thần” hay còn gọi là “Phước Đức Bổn Đầu Công” (vì vậy mà có
tên gọi là chùa Ông Bổn). Đây chính là một trong những điểm khác biệt của ngôi
miếu này so với các ngôi miếu khác của
người Hoa ở TP.HCM.
Vào
thế kỷ XVII, khi nhiều người Hoa ở hai phủ Tiền Châu và Chương Châu thuộc tình
Phúc Kiến, Trung Quốc vào vùng đất Đề Ngạn (ngày nay là khu vực Chợ Lớn) để mưu
sinh, lập nghiệp, họ đã xây dựng ngôi miếu này để thờ cúng và làm nơi gặp gỡ
giao lưu của những người đồng hương .
Từ
khi được xây dựng đến nay, miếu Nhị Phủ đã qua 3 lần trùng tu lớn vào những năm
1875, 1901 và 1990. Dù vậy, khu miếu vẫn giữ được nét cổ kính qua phong
cách kiến trúc và trang trí truyền
thống của người Hoa Phúc Kiến.
Qua
những lần trùng tu, kiến trúc của miếu Nhị Phủ - hội quán Nhị Phủ ở phần tiền
điện là kiến trúc được xây dựng mới hoàn toàn, còn phần trung điện và hậu điện
thì được sửa sang trên nền kiến trúc cũ.
MiếuNhị
Phủ - hội quán Nhị Phủ có diện tích rộng khoảng 2,5ha, nhưng phần sân của ngôi
miếu chiếm gần ½ diện tích, phần còn lại là điện thờ và phòng làm việc của Hội quán.
Theo lối kiến trúc đặc trung của người Hoa, miếu Nhị Phủ (MNP) được xây dựng
hình chữ khẩu, gồm bốn dãy nhà liên tiếp nhau và liên kết giữa các dãy nhà là
Giếng Trời (hay còn gọi là sân “thiên tĩnh”).
Trước
của miếu còn có 2 quả thạch cầu (hay còn gọi là trống đá, bảo cổ thạch) khá to.
Phần đế của quả thạch cầu, hoa văn lá chiếm vị trí chủ đạo. Phần giữa có hoa
văn bát bửu như: quạt, kiếm… bên trái có hình con nai (tức lộc) cùng một số
hình trang trí khá, còn quả bên phải thì có hình con dơi (tức phúc). Phía trên
của bảo cổ thạch có hình xoắn ốc nổi.
Nét nổi bật trong kiến trúc của miếu Nhị Phủ là mái
nhà cong hình thuyền (khá độc đáo so với các đền, miếu, chùa ở Việt Nam cũng
như so với các mái miếu của các nhóm Hoa thuộc các phương ngữ Quảng Đông, Triều
Châu) được trang trí phù điêu rồng, cá chép bằng những mảnh sành sứ ghép lại
rất đặc sắc, công phu. Ở phần mái chính giữa phía trên mỗi đầu đao lại có hình
rồng đuôi dựng đứng, xoè ra, 2 con rồng ở giữa làm thành thế “lưỡng long tranh
châu” dưới mỗi bên có 2 dòng chữ Hán ghép lại thành câu “phong điều vũ thuận”.
Mái lợp ngói ống màu đỏ, phần diềm mái có màu xanh ngọc.
Mặt tiền miếu làm giống kiểu nhà Trung Hoa, có cửa lớn
và 2 ô cửa sổ tròn trông giống như 2 con mắt hổ đang nhìn ra phía ngoài. Hai
bên cửa chính và cửa sổ tròn được trang trí bằng tranh các sự tích Trung Hoa
như “bát tiên” hay “tam quốc chính”. Trên các bức tường của miếu đều được chạm
trổ hình hảnh về phong tục tập quán của người Hoa Phúc Kiến. Các bức tranh đều
được khảm bằng mảnh gốm, màu sắc rất phong phú và tươi sáng.
Phần bên trong miếu gây ấn tượng với khách tham quan
qua màu đỏ rực rỡ trên những cây cột, xà nhà, cùng số lượng hoành phi câu đối
khá nhiều. Phần sân thiên tĩnh được bố trí ở khoảng giữa phần tiền điện với
chính điện. Đó là một khoảng không gian không có mái che, được bố trí có chủ ý,
dùng để lưu thong không khí và ánh sáng. Ngoài ra “thiên tĩnh” còn có một chức
năng đặc biệt khác vào các dịp lễ hội lớn của miếu, phần sân “thiên tĩnh” được
dùng để thoát khói nhang. Ở khoảng trống đó, người ta gác những cây sào để treo
lên những vòng nhang cuốn. Trên mỗi vòng nhang lại có gắn giấy đỏ ghi tên người
thắp hương.
Những cây cột ở phần tiền điện và chính điện được bố
trí đối xúng để chống đỡ phần mái. Phần cột này trước đây được làm bằng gỗ,
nhưng trong lần trùng tu gần đây nhất, do các cây cột cũ bị mục hết, người ta
đã đổ cột xi măng để thay thế. Riêng ở phần hậu điện thì các cột gỗ cũ nay vẫn
còn.
Trong nghệ thuật trang trí miếu, hệ đề tài đồ vật xuất
hiện ka1 nhiều trên các loại hình chất liệu. Ngoài ra, trang trí bao lam cũng
được đặc biệt chú trọng, với hoa mẫu đơn (là chủ đạo) và hình phượng hoàng,
hình dơi (nằm chính giữa)… Tất cả đều tượng trưng cho những điều phúc lành và
may mắn.
Hệ thống thờ tự tại MNP có nhiều nét riêng biệt. Phần
tiền điện là dãy nhà 3 gian, gian giữa đặt bàn thờ Ngọc Hoàng, có 3 lư hương, 1
nhỏ 2 lớn. Bàn thờ sơn màu đỏ, trang trí khá đơn giản. Hai gian bên là nơi đặt
thờ Quan Thánh Đế Quân và Chúa Sanh Nương Nương, có tấm trướng ghi rõ hiệu của
các vị đó. Phần tường của gian thờ Quan Thánh vẽ tranh Quan Công theo Tam Quốc
Chí, còn bên gian thờ Chúa Sanh Nương Nương lại vẽ hình Quán Thế Âm đang cứu
giúp chúng sinh (người Hoa quan niệm Quán Thế Âm không chỉ chuyên cứu khổ cứu
nạn, mà còn là vị thần linh ban phát con cái). Mỗi gian đều cỏ bức hoành phi
ghi những câu tương ứng với nhân vật được thờ: chẳng hạn như bên Quan
Thánh thì có trung nghĩa thiên thu, vạn
cổ anh phong, phù thiên chính khí….
Phần chính điện bàn thờ ngọc hoàng thượng đế, với một
lư hương bằng đồng khá lớn. Bên trên bàn thờ Ngọc Hoàng có hai tấm đại tự “Phúc
toàn đức bị” và “Thích cấp lâm phong”. Những hiện vật này có ghi rõ niên đại được
chế tác trong năm Quan Tự thứ 27 (1901).
Đi qua sân thiên tĩnh, nơi đó có dãy bàn bằng xi măng
là chỗ biện bày các lễ vật cúng thần, sẽ bắt gặp một hoành hi đại tự ghi “Thân
lâm phước địa” bên dưới hoành phi là bàn thờ “nhị phủ miếu Phúc Đức chính
thần”.
Nơi đặt bàn thờ Ông Bổn, chiếm vị trí trung tâm chính
điện với trang thờ nguy nga, lộng lẫy, tráng lệ, có những cây cột chống màu
đen, trang trí hình rồng mây, hình dơi màu vàng kim nổi bật. Phía trên cao có treo
các tấm trướng ghi 4 chữ Phúc đức chính thần. Tượng ông Bổn được tạo bằng gỗ,
cao khoảng 1,5m. Đó là hình tượng một ông già khuôn mặt vừa quắc thước, vừa
khoan hoà, với chòm râu bạc trắng buông
dài, dáng ngồi thoải mái, một tay gác lên tay ngai, một tay vuốt chòm râu.
Những nếp áo tượng buông chùng xuống. Bên dưới tượng ông Bổn là hai pho tượng
nhỏ khác, như hai đồng tử đang đang đứng chờ được sai bảo.
Tại chính điện, ngài bàn thờ ông Bổng còn có bàn thờ
Quảng Trạch Tôn Vương (bên trái Ông Bổn) và Thái Tuế Gia Gia (bên phải ông
Bổn). Phần hậu điện là khu vực mới được xây dựng. So với tiền điện và chính điện (trung điện) hậu điện nằm trên
vị trí cao hơn. Hậu điện thờ Ngọc hoàng đại đế, Phật và Quan Âm Bồ Tát. Hai bên
bờ tường có trang trí bốn bức tranh vẽ 18 vị la hán…
Hàng năm Miếu Nhị Phủ - hội quán Nhị Phủ có nhiều ngày
lễ hội lớn, trong đó có những ngày lễ chính là rằm tháng Giêng (tết Nguyên Tiêu)
và rằm tháng 8 Âm Lịch.
Theo ban Trị sự, đó là ngày sinh và ngày mất của ông
Bổn. Vào những ngày này, tại miếu diễn ra nhiều hoạt động văn hoá của người Hoa
như múa lân, múa rồng, biểu diễn võ thuật… Lễ vật cúng ông Bổn thường là heo
quay, heo sống, gà luộc, hoa trái, nhang đèn v.v. Người Hoa phần lớn là người
Phúc Kiến, đem lễ vật đến miếu cúng rất đông. Họ thường mang đến vòng hương
lớn, thắp treo khắp vòm trần, toả khói thơm nghi ngút.
Vào dịp rằm tháng Giêng, bà con người Hoa đến lễ và
xin vay mượng tiền của các vị thần thánh như Ông Bổn, Quan Công để làm ăn buôn
bán. Sự vay mượn này có tính chất tượng trung, nhưng đến cuối năm, vào rằm tháng
Chạp, bà con lại đến đây trả lễ đầy đủ cả vốn lẫn lời, bằng số tiền mặt bỏ vào
các thùng phước sương.
Ngoài hai ngày lễ chính, miếu Nhị Phủ cũng có một số
bà con người Hoa đến cúng vào các dịp Tết Nguyên Đán, rằm tháng bảy, rằm tháng
Chạp .. Thường vào dịp tết Nguyên đán, các đội múa Rồng đến tổ chức biểu diễn
ngay trên sân miếu, thu hút hang ngàn người xem. Các đội võ thuật, thể dục thể
thao, cũng thường tổ chức các cuộc thi đấu tại đây.
Ngày nay, sinh hoạt lễ hội ở miếu đã được giảm tải đi
rất nhiều, nhưng lễ vía Ông Bổn vẫn được tổ chức trang nghiêm và long trọng,
thể hiện sự thành kính của cộng đồng người Hoa Phúc Kiến dành cho Ông Bổn. Và,
điều đáng lưu ý, không chỉ có người Hoa mà còn có cả người Việt.
Ngày lễ vía, không chỉ có người Hoa mà người Việt cũng
đã dần quen với việc đi dự lễ tại miếu, tham gia vào các việc cúng lễ cùng với
ban trị sự. Điều đó thể hẹn nét giao lưu văn hoá giữa các nhóm cu dân Việt –
Hoa cùng sinh sống trên địa bàn này.
Bên cạnh các giá trị về mặt tâm linh, kiến trúc, nghệ
thuật thì MNP, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc Gia, MNP là một trong
những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố - Hầu như trong các chương
trình tham quan thành phố của du khách nước ngoài đều có một trong hai điểm
tham quan kiến trúc Hoa, đó là miếu Thiên Hậu – hội quán Tuệ Thành và miếu Nhị
Phủ - hội quán Nhị Phủ.
Tuy vậy, trong những năm qua việc khai thác giá trị di
tích phục vụ phát triển du lịch tại MNP nhìn chung vẫn chưa được các cấp chính
quyền, các ban ngành quan tâm. Lễ hội tại di tích chủ yếu được tổ chức do sự
sắp xếp của ban Trị sự và phục vụ nhu cầu tín ngưỡng là chính…
Chính vì vậy, để bảo vệ và phát huy giá trị di tích
NPM, các cơ quan chức năng quan tâm khổi phục lại những hoạt động văn oá – nghệ
thuật truyền thống vốn có ở đây như: hát Quảng, nhạc xã (với nội dung khơi gợi
lạ các tuồng tích cổ xưa, giáo dục con cháu cách sống, đạo lý làm người), các loại
hình tạp kỹ như múa lân, múa rồng, biểu diễn võ thuật (nêu cao tinh thần thượng
võ, trừ gian diệt ác).. tạo sân chơi vă hoá cho cộng đồng, thể hiện sự trao
truyền văn hoá cho lớp trẻ…
Đặng
Hoàng Lan
Miếu Bà
Thiên Hậu:
Ngôi miếu trên 200 tuổi, lâu đời nhất Sài Gòn
Giữa một Sài Gòn phồn hoa, đông vui
và nhộn nhịp vẫn tồn tại một nơi luôn tĩnh lặng và an yên, có thể làm cho mọi
vướng bận được chôn vùi đi, đó chính là chùa Bà Thiên Hậu.
Giới thiệu về
chùa Bà Thiên Hậu
Tên chính xác bằng chữ Hán của ngôi miếu này là Thiên
Hậu miếu tức miếu thờ bà Thiên Hậu. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của
người miền Nam xưa cứ nơi nào linh thiêng đều được gọi là chùa nên cái tên “chùa
Bà Thiên Hậu” được sử dụng cho đến ngày nay.
Ngôi miếu tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận
5, thành phố Hồ Chí Minh. Ngay bên cạnh miếu có một Hội quán Tuệ Thành - là nơi
quy tụ của một nhóm người Hoa ở Quảng Đông Trung Quốc nên chùa còn được gọi
là Tuệ Thành Hội quán. Và chùa còn nằm trong khu trung tâm của Chợ
Lớn nên cũng được một số người gọi là chùa Bà Chợ Lớn.
Bà Thiên Hậu có tên thật là Lâm Mặc Nương, người đảo
Mi Châu, thuộc Bồ Dương (Phước Kiến). Những sự tích về Bà được truyền miệng từ
đời này sang đời khác nên ít nhiều sẽ có những dị bản, song chủ yếu vẫn là vẫn
là đề cao một phụ nữ người Hoa có lòng hiếu thảo, dám xả thân để cứu giúp mọi
người…
Chính vì vậy, vào thế kỷ 18, nhóm người Hoa gốc Tuệ
Thành khi di dân sang Việt Nam sinh sống, tin tưởng sự hiển linh của bà sẽ giúp
họ vượt qua được mọi trở ngại và được an cư lạc nghiệp, nên đã xây dựng ngôi
chùa này để tỏ lòng biết ơn bà đã phù hộ cho họ đến vùng đất mới một cách
bình yên và an toàn.
Không chỉ là một trong những nơi thờ tự cổ nhất
của người Hoa ở Sài Gòn mà ngôi miếu này còn được ví von là ngôi nhà tâm linh
có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa của những người Hoa đang sinh
sống trên địa bàn thành phố.
Sau 256 năm tồn tại cũng như trải qua rất nhiều lần
trùng tu, sửa chữa thì đến ngày nay, ngôi chùa này vẫn giữ được nét kiến trúc
độc đáo, ấn tượng. Vì vậy, vào 7/1/ 1993 nó đã được công nhận là Di tích kiến
trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Kiến trúc độc
đáo của chùa Bà Thiên Hậu
Ngôi chùa được xây theo hình ấn, có kiểu kiến trúc đặc
trưng Trung Hoa với phong cách kiến trúc Á Đông thuần khiết. Là tổ hợp 4 ngôi
nhà liên kết với nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ "khẩu" hoặc
chữ "quốc".
Tất cả các vật liệu, từ viên gạch, tấm ngói, đến những
đồ gốm gắn trên mái nóc đều do thuyền buồm chở từ Trung Quốc sang. Đến cả cách
thức phong tô cũng giữ y phong cách của họ, gạch xây liền không trát hồ mà vẫn
thẳng đường thẳng lối như vẽ, khéo léo đến mức tưởng như chẳng ai có thể làm
được sắc xảo hơn thế.
Chùa Bà Thiên Hậu được thiết kế theo
lối tam quan cách điệu ở phần cửa chính đi vào và hai bên hông có thêm hai hành
lang. Những dãy nhà ở giữa tạo thành tiền điện, trung điện và hậu điện (chính
điện).
Tiền điện có đặt bàn thờ Phúc Đức Chánh thần bên phải
và Môn Quan Vương Tả bên trái. Tại đây còn có các bia đá ghi lại truyền thuyết
về Thiên Hậu Thánh Mẫu và các bức tranh lớn vẽ cảnh bà đang hiển linh trên sóng
nước.
Trung điện thì được đặt bộ lư “Phát lan” có năm
món (ngũ sự) được điêu khắc vô cùng tỉ mỉ, tinh xảo, đúc vào năm 1886 ở thời
vua Quang Tự, hai bên là chiếc thuyền rồng cổ chạm hình nhân và chiếc kiệu cổ
sơn son thếp vàng xa hoa dùng để rước Bà vào ngày vía Bà.
Chính điện còn được gọi là Thiên hậu Cung có 3 gian,
gian giữa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, bên phải thờ Kim Hoa Nương Nương và bên trái
thờ Long Mẫu Nương Nương. Hai gian phụ đặt các tượng thờ Quan Thánh, Địa Tạng
và Thần Tài. Trong đó, nổi bật nhất là pho tượng Bà Thiên Hậu được tạc từ
một khối gỗ cổ nguyên khối, cao 1m, nó vốn được thờ ở Biên Hòa nhưng đến năm
1836 đã được di chuyển về đây. Hai pho tượng còn lại thì làm bằng cốt giấy sơn
màu. Tất cả các pho tượng đều được khoác áo thêu rất lộng lẫy.
Ngoài ra, các hình hoa lá, chim thú và hoành
phi, câu đối với màu sắc chủ đạo là màu đỏ và vàng được trang trí ở đây cũng
mang đến sự sang trọng, ấm áp và huyền bí cho ngôi chùa.
Đặc biệt, chùa Bà Thiên Hậu còn
có khoảng 400 đồ cổ, trong đó có các bức tranh đắp nổi hình các con vật
"tứ linh" là long ly quy phụng. Trên nóc chùa và mái hiên, vách tường
có gắn các tượng, phù điêu bằng gốm nung dựa theo các điển tích của Trung Quốc
và rất nhiều đỉnh trầm, lư trầm và lư hương...
Giữa
các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), giúp không
gian chùa trở nên thoáng đãng, chiếu đủ ánh sáng cho các điện và có chỗ thoát
khói hương.
Những trải
nghiệm khó quên tại chùa Bà Thiên Hậu
Bước qua cánh cổng nhỏ, chắc chắn bạn sẽ bị thu hút
bởi vẻ trầm mặc và huyền bí của ngôi chùa. Mọi thứ đều như được nhuốm màu thời
gian khiến cho không gian càng trở nên cô tịnh.
Điểm nhấn của ngôi chùa là những chiếc vòng nhang cuộn
tròn xoắn ốc treo lơ lửng trên không gian tạo thành một hình ảnh rất độc đáo và
ấn tượng. Bạn có thể ghi lại những lời chúc hay tâm nguyện của mình lên giấy,
sau đó treo lên cùng những vòng nhang để cầu xin với bà Thiên Hậu.
Ngôi miếu Bà Thiên Hậu được người dân
đồn thổi là nơi cầu tự rất linh thiêng nên với người hành hương, nơi tâm linh
này chính là địa điểm không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Sài
Gòn của mình đâu nhé.
33eNhất
là vào mỗi dịp lễ Tết như: Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Đoan ngọ hoặc
vào các ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng thì ngôi chùa lại tấp nập người đến để
cầu duyên, cầu lộc, cầu tài và cầu một đời bình yên, an nhiên cho bản thân và
gia đình. Chính vì thế, lư hương lúc nào cũng nghi ngút khói, mùi nhang
thơm thoang thoảng trong gió, tan vào hư không, mang theo những ước nguyện từ
tận đáy lòng đến những đấng linh thiêng.
Không chỉ để cầu nguyện, tĩnh tâm,
mà ngôi chùa Bà Thiên Hậu còn thu hút rất nhiều các bạn trẻ
đến đây du xuân và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của chùa.
Mỗi
góc của chùa đều có một nét đẹp riêng, từ những bảng sớ màu hồng bắt mắt, những
hàng rào xanh vững chãi cho đến những khoảng không gian giữa hai bức tường gạch
cổ kính đều cho bạn những bức ảnh cực chất không ở đâu có luôn.
Và nếu bạn đang cần tìm một nơi chụp hình cưới mang
hơi hướng “cổ đại” như phim Trung Quốc thì đây chính là một địa điểm cực kỳ
lý tưởng luôn đấy.
Thời điểm thích hợp để ghé thăm
chùa Bà Thiên Hậu
Nếu
muốn hòa mình vào không khí vui tươi của lễ hội thì bạn nên đến đây vào ngày 22
đến 24/3 âm lịch. Vì đây là ngày tổ chức Lễ vía bà Thiên Hậu - lễ hội lớn nhất
hằng năm của chùa Bà.
Vào
ngày này, từ người Hoa cho đến người Việt đều đến cúng lễ rất đông. Bạn sẽ được
chứng kiến cảnh tượng Bà Thiên Mẫu được đặt trên một chiếc kiệu và được người
dân rước đi xung quanh một vòng chùa. Cùng với đó là nhiều hoạt động như:
múa lân, múa sư tử, múa rồng, các đội nhạc dân tộc vừa múa hát vừa biểu diễn
nghệ thuật… vô cùng sôi động và náo nhiệt đấy nhé.
Còn nếu muốn tìm một chốn an nhiên, tĩnh lặng để thành
tâm thắp nén hương cầu nguyện thì trong những khoảng thời gian còn lại, bạn đến
lúc nào cũng được.
Đến
với Sài Gòn, nhất định phải một lần ghé thăm chùa Bà Thiên Hậu để
tâm hồn được an yên, tĩnh lặng trước những xô bồ, những áp lực của công việc và
cuộc sống đấy nhé.
Chùa Miếu Nổi:
ngôi chùa cầu duyên linh thiêng tại Sài Gòn
Hướng dẫn di chuyển đến chùa Miếu
Nổi
Chùa
Miếu Nổi nằm trên sông Vàm Thuật, thuộc quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí
Minh. Để đến miếu, từ chợ Gò Vấp, bạn chạy xe theo đường Nguyễn Thái Sơn. Đến
cuối đường, rẽ vào đường Trần Báo Giao, chạy thêm vài trăm mét sẽ đến bãi gửi
xe để qua đò đến miếu.
Giá
đò: 10.000VNĐ một người cho hai lần đi
Thời
gian: chờ tàu khoảng 10 phút, di chuyển chỉ mất khoảng 5 phút
Địa
chỉ: 420/2 Nguyễn Thái Sơn, Phường 5, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Tại sao có tên là chùa Miếu
Nổi?
Chùa
Miếu Nổi còn có tên gọi khác là Phù Châu Miếu. Miếu được xây từ thời vua Gia
Long cách đây hơn ba thế kỷ. Một bên miếu là bến đò, phía bên kia là An Phú
Đông, quận 12. Sự ra đời của ngôi miếu gắn với truyền thuyết về một ngư dân vớt
được pho tượng được cho là tượng của bà Thủy Tế khi đánh cá. Sau đó, người dân
lập miếu để thờ.
Trước
năm 1975, đây là điểm hành hương nổi tiếng của người dân Sài Gòn nhưng sau đó
gần như bị bỏ hoang. Đến năm 1989, một người Hoa tên Lục Câu bỏ tiền sửa sang,
khôi phục lại miếu.
Địa điểm sống ảo Sài Gòn độc
đáo
Ngôi
miếu cổ được xây dựng cách đây hơn 300 năm, kiến trúc pha lẫn giữa Trung Hoa và
Việt Nam. Nhiều hình rồng được cẩn bằng sứ tinh xảo
Kiến trúc độc đáo của chùa
Miếu Nổi
Phù
Châu Miếu được xây dựng với lối kiến trúc trộn lẫn giữa văn hóa Trung Hoa
và Việt Nam. Có rất nhiều hình rồng cẩn bằng sứ đặt khắp nơi trong miếu. Ở bên
trong chùa được chia thành 2 gian là: thờ năm mẹ và chính điện ở phía sau, ở
ngoài sân sẽ thờ bồ tát. Hàng trăm tượng rồng lớn nhỏ được chạm khắc vô
cùng tỉ mỉ. Các pho tượng rồng cũng được ốp bằng mảnh sành sứ nhiều màu sắc,
sống động và tuyệt đẹp. Miếu cũng có hàng trăm bức phù điêu trên cột, tường,
trần nhà.
Đến
với chùa Miếu Nổi, du khách sẽ phải bất ngờ trước các thiết kế vô cùng cầu
kỳ, bắt mắt. Lúc này cảm tưởng như đang được đến thăm một ngôi chùa Trung Hoa
nổi tiếng nào đó.
Ở
giữa chính điện sẽ thờ Phật Di Lặc, ở hai bên thờ Địa Mẫu và Phật Tổ Như Lai.
Bước vào không gian bên trong, du khách sẽ thấy ấn tượng trước những vòng nhang
được treo dày đặc trên trần nhà.
Từ
miếu nhìn ngược ra cổng, du khách có cảm giác như hàng trăm con rồng lấy nước
từ công sông Vàm Thuật và đang trên đường về trời.
Đầu
năm, người dân đến đây thắp nhang vòng cầu làm ăn, cầu bình an. Cuối năm, họ đến
trả lễ nên những ngày này miếu rất đông người viếng. Ngoài người dân trong
nước, nhiều du khách nước ngoài cũng đến tìm hiểu về lịch sử của ngôi miếu nổi
duy nhất ở Sài Gòn.
Các Khu Du Lịch Ở Sài Gòn
Khu Du Lịch Văn Hóa Suối
Tiên
Vào năm 1987, Suối Tiên vẫn còn là đồng ruộng, đầm lầy,
rừng rậm, và đã từng là căn cứ địa cách mạng thời kháng chiến chốngMỹ... Suối
Tiên bắt nguồn nối tiếp Suối Lồ Ô (huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương ngày nay)
chảy ngầm trong lòng đất hàng chục kilômét qua xa lộ Hà Nội và trồi lên mặt đất
này , để rồi tiếp tục xuôi dòng đổ ra sông Đồng Nai. Lúc đó, Suối Tiên còn cả
một khu rừng đặc hữu, một khung cảnh thiên nhiên hiếm hoi còn sót lại. Tại đây
còn có một miếu thờ bảy cô gái ở ven suối có cùng tuổi rồng, tình cờ đến đây
tắm và qui tiên ở đoạn suối sâu. Dân trong vùng kể lại: “Bảy cô gái rất linh
thiêng nên bà con thường xuyên nhang khói, thờ phụng”. Phải chăng bảy cô gái đã
qui tiên trở nên linh thiêng thành Tiên, độ cho đời, nên suối này có tên gọi là
“Suối Tiên” và được lưu truyền đến ngày nay.
“Lâm Trại Suối Tiên” được bắt tay xây dựng với mục đích lâu dài ẩn chứa bên
trong: lâm trại là tiền đề cho một khu du lịch tầm cỡ trong tương lai. Quá
trình sản xuất của lâm trại là quá trình tích lũy vốn liếng cũng như điều tra,
nghiên cứu thăm dò để xây dựng khu du lịch.
Diện tích ban đầu của lâm trại chỉ có 2 hecta đất hoang hóa, chỉ là một trại
nuôi trăn nhỏ. Các năm tiếp theo, lâm trại tổ chức chăn nuôi theo lối công
nghiệp xuất khẩu, đồng thời nuôi cả các loài thú quí hiếm và trồng các loại cây
ăn trái. Từ năm 1989 đến năm 1991, sản xuất gỗ xẻ xuất khẩu và sau đó sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp. Hàng của lâm trại Suối Tiên được khách hàng
trong và ngoài nước tín nhiệm. Đặc biệt tổ chức CITES thế giới chấp thuận và
bảo vệ cho lâm trại trăn nuôi và xuất khẩu các loại động vật bò sát. Có lúc
chuồng trăn ở đây lên đến 10.000 con, trong đó có những con trăn vàng đặc biệt
quí hiếm, nên có người gọi lâm trại Suối Tiên là “trại Trăn Vàng Suối Tiên”.
Năm 1992, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và
Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng, việc xây dựng một khu du lịch tầm cỡ để phục
vụ đời sống văn hóa, tinh thần của người dân đã trở thành một nhu cầu thiết
yếu, phù hợp với chủ trương của Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án xây dựng
khu Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên được phôi thai và từng bước trở thành hiện thực.
Tháng 2 năm 1993,Ông Đinh Văn Vui sáng lập công ty Trách nhiệm Hữu hạn Lâm sản
Mỹ nghệ Suối Tiên. Ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám
Đốc và khởi công xây dựng khu Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên.
Ngày 2 tháng 9 năm 1995, nhân kỷ niệm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa
Việt Nam, Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên chính thức mở cửa đón du khách từ mọi miền
đất nước đến tham quan.
Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên với chủ đề chính là trở về cội nguồn văn hóa
dân tộc, đã tạo dựng các công trình qui mô, độc đáo, giàu ý nghĩa lịch sử, khơi
gợi trong mỗi du khách đến tham quan lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tự hào
là Con Rồng Cháu Tiên.
Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên với phương châm “luôn luôn đổi mới, luôn luôn phát
triển”. Hằng năm, cho ra đời từ 2 đến 4 công trình mới để phục vụ du khách.
* Thời điểm đưa vào hoạt động của các
công trình vui chơi, giải trí:
-Năm 1993, khởi côngxây dựng.
-Ngày 2 tháng 9 năm 1995, mở cửa Tây Môn, Du lịch Văn hóaSuối Tiên chính thức
ra đời.
-Năm 1996, khánh thành Thủy Cung, Đu Quay Đứng, Máy Bay Boeing.
-Năm 1997, mở cổng Thiên Tiên Môn, khánh thành công trình Kỳ Lân Cung, Xe Đạp
Trên Không.
-Năm 1998, khánh thành Phụng Hoàng Cung.
-Năm 1999, khánh thành Tàu Lượn Siêu Tốc, Đu Quay Dây.
-Năm 2000, mở cổng Thiên Tiên Môn và quần thể Long Hoa Nhật Nguyệt.
-Năm 2001, khánh thành Thiên Đình Cung, Cung Vàng Điện Ngọc,Thiên Đăng Bảo
Tháp.
-Năm 2002, khánh thành Biển Tiên Đồng và Đền Thờ Vua Hùng.
-Năm 2003, khánh thành Tứ Linh Hội Tụ, Siêu Thị Suối Tiên và Xe Đua Tốc Độ.
-Năm 2004, Linh Cung Thập Nhị Giáp, Vương Quốc Cá Sấu vàGiang Sơn Bách Thú.
-Năm 2005, khánh thành Phúc Cung Tam Phước, Long Hoa Thiên Bảo, Bí Mật Rừng Phù
Thủy.
-Năm 2006, khánh thành Bí Mật Kho Báu Cổ, Cối Xay Của Thần Gió, Ếch Thần Ngự
Kim Sơn và Vòng Xoay Vũ Trụ.
Tính đến nay, Du lịch Văn hóa Suối Tiên đã cho ra đời hơn150 điểm tham quan,
vui chơi và giải trí để phục vụ du khách, trên diện tích rộng hơn 55 hecta, với
tổng trị giá tài sản 1.200 tỷđồng. Hiện nay công ty đang mở rộng giai đoạn 2
với diện tích 50 hecta, vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, nâng tổng diện tích của Du
lịch Văn hóa Suối Tiên lên 105 hecta, với tổng vốn đầu tư trên 2.200 tỷ đồng.
Tháng 9 năm 2005, Du lịch văn hóa Suối Tiên tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật lần
thứ 10, công tyđãtrao kỷ niệm chương và quà tặngcho hơn 50cán bộ, nhân viên
công tác tại công ty trên 10 năm (từ thời kỳ đầu xây dựng Du lịch Văn hóa Suối
Tiên). Việc trao kỷ niệm chương và quà tặng cho cán bộ, nhân viên được tổ chức
hàng năm,đã trở thành một nét văn hóa tiêu biểu của doanh nghiệp.
Du lịch Văn hóa Suối Tiên đang trên đà phát triển, luôn luôn đổi mới về mọi mặt
để vươn lên ngang tầm khu vực Asean và thế giới. Tập thể cán bộ, nhân viên công
tác tại Du lịch Văn hóa Suối Tiên đang nổ lực không ngừngđể xâydựng Suối Tiên
thành mộtđiểmđến “xanh, sạch,đẹp và thân thiện”.
Khu Du Lịch Đầm Sen
I/
CÔNG VIÊN VĂN HOÁ ĐẦM SEN
Công viên Đầm Sen với tổng
diện tích 54 ha, hiện đang giữ kỷ lục công viên lớn nhất TP. Ban đầu chỉ là một
ao rao muống, đến năm 1985, hồ được giao về Cty dịch vụ văn hóa tổng hợp Q.11,
rồi sau đó là Cty du lịch Q.11 quản lý và được đầu tư trở thành công viên vui
chơi giải trí. Từ năm 90, công viên Đầm Sen đã nổi tiếng với nhiều công trình
như Hòn non bộ cao 20m, bảo tàng sinh vật biển, vườn chim và nhiều thú quý
hiếm. Năm 96, Đầm Sen đầu tư 10 tỉ đồng xây dựng trò chơi Monoray trên không,
công trình Nhạc nước, trò chơi Vượt thác, những trò chơi hiện đại đầu tiên ở
TP. Ngoài ra, còn có Nhà Xương Rồng (với 30 loại xương rồng, trong đó có loại
giá trị lên đến 30 triệu/cây), Nhà hoa ôn đới (20 loại cây trong nhiệt độ
15-20oC), Vườn Nam Tú Thượng Uyển (tập họp những loại cây kiểng cổ quý giá).
Trong năm 98, Đầm Sen sẽ được đầu tư thêm ba khu vui chơi hiện đại nữa: Khu trò
chơi cảm giác mạnh; Khu Đầm Sen Water Park; Khu du lịch Bồng Lai... Cả ba công
trình này sẽ ra mắt vào Tết Âm lịch con Mèo (1999) sắp tới. Hiện nay, trung
bình mỗi ngày Đầm Sen đón
4.000 - 5.000 khách đến vui
chơi, ngày lễ, chủ nhật từ 15.000 - 20.000 người
1/
Lịch Sử Hình Thành
Lịch sử hình thành CVVH Đầm
Sen bắt đầu sau ngày đất nước thống nhất. Lúc bấy giờ, Đầm Sen còn là một khu
ruộng hoang đầm lầy. Nơi đó chỉ toàn những đụn rau muống, rau ngổ, cây cỏ rậm
rịt. Đồng thời đây cũng là nơi chứa các tệ nạn xã hội.
Ngày 15/2/1976, Thành ủy –
UBND TP.HCM ra lời kêu gọi “Hãy xây dựng cho thành phố 3 công viên văn hóa lớn,
một tại Bình Tiên, một tại Tân Bình và một tại Đầm Sen”. Hàng triệu công nhân
lao động đã tham gia. Công viên Đầm Sen được khởi công như thế trên diện tích
32ha. Từ một đầm lầy hôm nào, đã sớm trở thành một hồ nước sạch, với cảnh quan
thoáng mát cho người dân thành phố.
2/Các
mốc son phát triển
1977 – 1983: Đầm Sen trực
thuộc UBND TP.HCM quản lý. Sau đó, ngày 8/9/1983 Thành Phố giao về cho UBND
Quận 11 quản lý.
1984: (Ngày 25/5) UBND Quận
11 quyết định giao Đầm Sen về Ban xây dựng nhà đất và công trình quận 11; Xí
nghiệp quốc doanh nuôi trồng thủy sản và Công ty ăn uống và dịch vụ tổng hợp
quận 11 quản lý.
1985: Đầm Sen được giao cho
Công ty Dịch vụ Văn hóa Tổng hợp quận 11 và có đại diện Xí nghiệp nuôi trồng
thủy sản quản lý.
1989 – nay: Công ty du lịch
quận 11 (Công ty CP DV Du lịch Phú Thọ ngày nay) tiếp nhận và phát triển Đầm
Sen trở thành khu vui chơi giải trí hàng đầu tại TP.HCM.
3/05
loại hình dịch vụ trọng tâm
Trò chơi
Lịch sử hình thành CVVH gắn
liền với sự phát triển hơn 50 trò chơi. Từ thư giãn đến cảm giác mạnh, phân bổ
đều khắp khuôn viên Đầm Sen. Xem thêm
Sự
kiện
Là nơi tổ chức nhiều kỷ lục
Việt Nam như kỷ lục bánh tét, bánh chưng, bánh Noel… Các sự
kiện văn hóa lớn như lễ
hội: bắn pháo hoa, Cosplay, khinh khí cầu, xe cổ…
Cảnh trí
Với đủ loại cây xanh, từ
bon sai kiểng cổ đến nhiều loài kì hoa dị thảo với các khu vườn xanh mát: Vườn
Nam Tú thượng Uyển, Đảo Lan Rừng, Vườn Xương Rồng, Vườn Hoa Châu Âu…
Chim thú
Hơn 100 chủng loại, bao gồm
động vật nuôi trồng, động vật hoang dã và động vật quý hiếm: đười ươi, voi,
trăng, cá sấu, đà điểu, hưu sao, giang sen…
Ẩm thực
Được biết đến với nhà hàng
Thủy Tạ, và cà phê Vườn Đá…
II/
CÔNG VIÊN NƯỚC ĐẦM SEN
Đến
với Công Viên Nước Đầm Sen, các bạn sẽ cảm nhận ngay về một ốc đảo xanh mát tọa
lạc ngay giữa lòng
thành phố.Với 36 thiết bị trò chơi dưới nước hiện đại cùng một hồ tạo sóng mát
lạnh rộng 3000m2 hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều cảm giác thư giãn thú vị.
Công viên nước Đầm Sen với không gian hài hòa được kết hợp với những dòng sông
đầy lãng mạn làm tan đi những lo lắng buồn phiền đồng thời cũng là nguồn cung
cấp năng lượng cho một ngày mới. Hãy hít thật sâu để tận hưởng cái không khí
trong lành của một thiên nhiên thơ mộng rồi đắm mình vào sóng biển nhấp nhô hay
thả mình bồng bềnh giữa trời mây nước để Dòng Sông Lơ Đãng xoa dịu và xua tan
đi những lo lắng muộn phiền trong cuộc sống đầy lo toan.
Hãy thử thách 36 thiết bị
trò chơi để tận hưởng những cảm giác tuyệt vời của từng trò chơi. Không chỉ
mang lại niềm vui cho bạn, các trò chơi còn được xem như là những thử thách.
Vượt qua được tất cả 36 thử thách của trò chơi, bạn sẽ mạnh mẽ hơn khi đối đầu
với những thử thách trong cuộc sống.
Công Viên Nước Đầm Sen
không chỉ là một trong những trung tâm giải trí quen thuộc của người dân thành
phố mà còn là nơi mang lại cảm giác thoải mái cũng như giải trí cho các em
thiếu nhi sau những tháng ngày học tập căng thẳng. Ngày nghỉ của bé sẽ vui hơn
khi được cùng ba mẹ vui đùa bên gia đình Voi, Hà Mã,.. nơi thiên đường tuổi thơ
lung linh sắc màu với đầy đủ các máng trượt dành riêng cho bé.
Đến với Công Viên Nước Đầm
Sen bạn sẽ thật sự an tâm khi tham gia các trò chơi tại công viên vì nguồn nước
sạch thường xuyên được thay mới, không khí trong lành và luôn có một đội cứu hộ
chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ, chăm sóc bạn. Ngoài ra, công viên còn có một hệ
thống các quầy thức ăn nhanh và một nhà hàng 400 chỗ cùng các thực đơn phong
phú, được chế biến hấp dẫn luôn sẵn sàng phục vụ bạn.
Chỉ với 1 vé quý khách sẽ
được thư giãn, thử thách với 36 thiết bị trò chơi và một hồ tạo sóng rộng
3000m2.
Công Viên Văn Hoá Lịch Sử Các Vua Hùng
Công viên Lịch sử - Văn
hóa Dân tộc: Khu phố Vĩnh Thuận, phường Long Bình, Quận 9 Tp.HCM.
Điện thoại : (028) 39 322 386, (028) 37 252 078 - Fax : (028) 39 322 390
Email : bqllsvh@tphcm.gov.vn
I.
Giới thiệu bao quát về quá trình hình thành phát triển: Với truyền thống “ Uống
nước nhớ nguồn” của dân tộc, đặc biệt là của những người con phương Nam đất
Việt. Năm1992, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng
một công trình lịch sử - văn hóa, nhằm tái hiện những cột mốc lịch sử - văn hóa
của dân tộc làm điểm tựa cho công tác giáo dục lý tưởng, phát huy truyền thống
dân tộc trong thế hệ trẻ và tạo điều kiện giới thiệu giao lưu văn hóa Việt Nam
với nước ngoài. Được sự chấp thuận của Chính phủ, ngày 16 tháng 8 năm 1993, Ủy
ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 1229/QĐ-UB-NC về thành lập Ban
Nghiên cứu, Xây dựng và Quản lý quần thể công trình Lịch sử - Văn hóa dân
tộc.Trải qua nhiều hội nghị, hội thảo khoa học, nhiều đoàn đi khảo sát thực địa,
nhiều cuộc họp nghiên cứu, thẩm định đồ án quy hoạch thiết kế và thực hiện các
thủ tục pháp lý theo quy định, ngày 8 tháng 5 năm 1997 Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quyết định số 298/TTg chính thức phê duyệt Dự án tiền khả thi Công viên Lịch
sử - Văn hóa dân tộc và giao Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xác định cơ
quan tổ chức quản lý thích hợp giúp thành phố tổ chức quản lý, chỉ đạo thực
hiện dự án, thực hiện công tác bồi thường thu hồi đất và công tác chuẩn bị đầu
tư xây dựng các dự án khả thi chi tiết trong từng khu chức năng, Ủy ban nhân
dân thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000
Công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc.
Theo Quyết định số
687/QĐ-UBND ngày 21 tháng 02 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về duyệt đồ
án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Công viên Lịch sử- Văn
hóa dân tộc có tổng diện tích đất xây dựng 403,333ha, gồm 376,391 ha thuộc
phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh và 26,941 ha thuộc xã Bình
An,huyện Thuận An (nay là phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An), tỉnh Bình Dương với
các mục tiêu xây dựng là:
+ Làm điểm tựa
giáo dục lịch sử truyền thốngdân tộc cho nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ (ở
trong nước và đồng bào nước ngoài về thăm quê hương), góp phần xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc.
+ Tạo điều
kiện giao lưu văn hóa trong nước và giới thiệu về văn hóa Việt Nam với nước
ngoài; tăng cường tính phong phú đa dạng trong đời sống tinh thần của nhân dân
thành phố.
+ Tạo nên một
cảnh quan thiên nhiên thoáng rộng, góp phần cân bằng sinh thái cho môi trường
của thành phố; một mặt giới thiệu có chọn lọc những sự kiện lịch sử và công
trình văn hóa tiêu biểu của dân tộcViệt Nam; mặt khác, xây dựng một khu làng
văn hóa dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Tại đây diễn ra các
hoạt động văn hóa nhằm giới thiệu những lễ hội truyền thống, những phong tục
tập quán, những trò chơi dân tộc thích hợp với mọi lứa tuổi.
Qua việc tái hiện và giới
thiệu lịch sử - văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu giao lưu
văn hóa trong nước và ngoài nước; đồng thời, mang lại những hiệu quả về kinh
tế, văn hóa, xã hội cho thành phố và khu vực. Quy hoạch xây dựng gồm 4 phân khu
chức năng như sau:
+ Khu cổ đại (Khu I) với
diện tích gồm 84,15 ha.
+ Khu Trung đại (khu II)
với diện tích gồm 29,19 ha.
+ Khu Cận hiện đại (Khu
III) với diện tích gồm 35,92 ha.
+ Khu sinh hoạt văn hóa
(Khu IV) với diện tích gồm 245,74 ha, bao gồm Cù Lao Bà Sang (39,74 ha)
Với quy hoạch thành 4 khu
vực nhằm xây dựng các công trình giới thiệu những sự kiện lịch sử và những công
trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc từ thời các vua Hùng dựng nước đến thời đại
Hồ Chí Minh. Đồng thời xây dựng các công trình sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải
trí và cảnh quan. Kèm theo việc xây dựng mỗi khu vực là hệ thống cơ sở hạ tầng
kỹ thuật đồng bộ và các công trình có quy mô thích hợp.
Từ năm 1993 đến 1997 là giai
đoạn chuẩn bị như thành lập các bộ phận chuyên trách, nghiên cứu, hội thảo khoa
học tìm ý, tìm nội dung, hình thức thể hiện, giải quyết các thủ tục cần
thiết... kết quả của giai đoạn này là Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 298/TTg ngày 08/5/1997 chính thức phê duyệt Dự án Tiền khả thi Công viên
Lịch sử - Văn hóa dân tộc tại thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn từ 1997 đến 2002
là thời gian Công ty đã nỗ lực phấn đấu vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách.
Lúc bấy giờ, dự án được Thủ tướng phê duyệt còn là những quyết định hành chánh.
Quy mô sử dụng đất đến 408 ha nhưng 90% diện tích còn thuộc quyền sử dụng của
dân, lại trải rộng trên địa bàn của 2 địa phương. Được quan tâm chỉ đạo của
Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, các sở, ban, ngành
thành phố, quận 9 và huyện Dĩ An nhiệt tình hỗ trợ, Công ty đã khởi đầu bằng
việc thực hiện các thủ tục xin giao đất và tổ chức tuyên truyền vận động nhân
dân đồng thuận với chủ trương của Nhà nước; mạnh dạn vay vốn để xúc tiến công
tác chuẩn bị đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng như các tuyến đường giao
thông bao quanh ranh quy hoạch Công viên, xây lắp điện phục vụ thi công và
trồng cây xanh tạo cảnh quan trên diện tích đất công được giao. Trong giai đoạn
này, cột mốc đánh dấu sự ra đời chính thức của Công viên Lịch sử - Văn hóa dân
tộc tại thành phố Hồ Chí Minh là Lễ Khởi công xây dựng Công viên được Lãnh đạo
thành phố tổ chức vào ngày 20/12/1998 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, với
ý nghĩa là công trình tiếp nối hoạt động Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - thành phố Hồ
Chí Minh.
Từ năm 2002 đến năm 2007,
là giai đoạn Công ty triển khai cùng lúc các công tác đầu tư xây dựng Khu Tưởng
niệm các vua Hùng; công tác bồi thường thu hồi đất; đầu tư xây dựng hạ tầng Khu
tái định cư Long Sơn để bố trí tái định cư, ổn định chỗ ở cho dân; hoàn thành
các tuyến đường bao quanh Công viên, hệ thống đèn chiếu sáng dọc các tuyến
đường mới xây dựng; tiếp tục trồng cây xanh, cảnh quan; quản lý và bảo vệ đất
đai đã thu hồi,… Khởi đầu cho giai đoạn này là Lễ khởi công xây dựng giai đoạn
I của Khu Tưởng niệm các vua Hùng nhân Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 21 tháng 04 năm
2002 (nhằm ngày mồng 09 tháng 3 năm Nhâm Ngọ). Đây là công trình lịch sử - văn
hóa đầu tiên trong Công viên được Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo khởi công xây
dựng, biểu thị tấm lòng của những người con phương Nam thời đại Hồ Chí Minh
vọng về Quốc Tổ, tìm về cội nguồn sức mạnh của dân tộc.
Sau thời gian dài đầu tư,
thiết kế và xây dựng; vào ngày 04 tháng 4 năm 2009 (mồng 10 tháng 03 năm Kỷ
Sửu) Khu Tưởng niệm các vua Hùng (giai đoạn I) được khánh thành vào dịp Giỗ Tổ
Hùng Vương trong buổi lễ nghiêm trang, kính trọng và chào đón của nhân dân và
đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo thành phố và những người có tâm huyết với
công trình.
II.
Mục tiêu xây dựng Công viên Lịch sử - Văn hóa, Dân tộc (giai đoạn từ nay đến
năm 2030)
Công cuộc xây dựng và phát
triển Công viên Lịch sử - Văn hoá dân tộc trong 20 năm qua đã đạt được những
thành quả ban đầu hết sức cơ bản, làm nền tảng vững chắc cho các bước tiếp
theo. Chính vì vậy, để hoàn thành 03 mục tiêu chiến lược của công viên phục vụ cho
đồng bào cả nước, trong thời gian tới cấp ủy và lãnh đạo Ban quản lý Colivan
chỉ đạo tập trung thực hiện những mục tiêu từ nay đến năm 2030 cụ thể như sau:
1. Khu cổ đại (Khu
I): Tập trung dự kiến hoàn thành 05 nội dung sau:
+ Khai thác tối đa
địa hình vùng đồi, điểm cao nhất là Đền Tưởng Niệm các Vua Hùng, trải dọc theo
triền đồi là các khu tái hiện các truyền thuyết thời Cổ Đại với các công trình
kiến trúc có kiểu dáng và màu sắc phù hợp với địa hình tự nhiên. Đồng thời tận
dụng và chỉnh trang tôn tạo cảnh quan các mặt nước tự nhiên trong khu vực quyết
tâm xây dựng những công trình sau:
+ Hoàn thành Vườn hữu nghị.
+ Hoàn
thành Truyền thuyết Thánh Gióng.
+ Hoàn thành Cổng
quảng trường công viên
+ Hoàn thành Hồ Sen đồi
Viễn.
+ Hoàn thành hạ tầng
nội bộ khu I.
2. Khu Trung đại (khu
II) tập trung dự kiến hoàn thành 02 nội dung sau:
+ Hoàn thành công trình xây
dựng đền thờ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và tái hiện các chiến công và
những sự kiện lịch sử thời Trung Đại: Các chiến thắng của dân tộc ta trong
thời kỳ chống quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.
+ Hoàn thành hạ tầng
nội bộ Khu II
3. Khu Cận hiện đại (Khu
III) tập trung dự kiến hoàn thành 03 nội dung sau:
+ Xây dựng Quảng trường Độc
lập và đài Thống nhất.
+ Hoàn thành Khu tái hiện
các thời kỳ lịch sử:
- Thời kỳ nhà Nguyễn và
thời kỳ Pháp thuộc.
- Thời kỳ đấu tranh dành
độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Khu tưởng niệm Bác Hồ.
+ Hoàn thành hạ tầng
nội bộ Khu III.
4. Khu sinh hoạt văn hóa
(Khu IV) tập trung dự kiến hoàn thành 08 nội dung sau:
+ Dự án Bảo
tàng Lịch sử tự nhiên.
+ Dự án Khu
Làng Hoa - Du lịch suối khoáng.
+ Dự án Khu Giải
trí dịch vụ công cộng.
+ Dự án Khu sinh
hoạt thể dục thể thao ngoài trời.
+ Dự án công
viên mạo hiểm và quảng trường Hòa Bình.
+ Dự án Làng văn
hóa dân tộc Việt Nam.
+ Dự án Cù Lao
Bà Sang.
+ Dự án
hạ tầng nội bộ Khu IV.
Nhằm hoàn thành những mục tiêu
và các công trình trên trong thời gian từ nay đến 2030, đòi hỏi đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động Ban Quản lý Colivan phải quyết tâm hơn
nữa để nỗ lực phấn đấu xây dựng Công viên phát triển bền vững. Đồng thời Ban
Quản lý Colivan rất mong được sự quan tâm tiếp tục của Ban Thường vụ Thành
ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố và sự giúp đỡ của các sở,
ban, ngành và địa phương, sự quan tâm góp ý của nhân dân, của các nhà khoa học
trong và ngoài nước, sự tiếp sức của các nhà đầu tư nhằm góp phần xây dựng và
phát triển Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc tại thành phố Hồ Chí Minh trở
thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa, lễ hội và du lịch về nguồn của thành phố
và khu vực, xứng tầm là một công trình lịch sử - văn hóa tiêu biểu cho tình
cảm và trí tuệ của những người con phương Nam vọng về cội nguồn dân tộc./.
NHÀ THỜ Ở SÀI GÒN
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ
•
Nhà thờ Đức Bà TP HCM (còn gọi là nhà thờ lớn) đồ sộ, đẹp, luôn thu hút nhiều
người lui tới trong 124 năm qua. Nhìn từ bên ngoài, toàn bộ nhà thờ từ mái đến
tường là một màu đỏ gạch nung. Gạch và ngói giữ nguyên màu đến nay không hề
đóng rêu mốc.
Một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André
France (có lẽ là nơi sản xuất loại ngói này), mảnh ngói khác lại có hàng chữ
Wang - Tai Saigon. Có thể đây là mảnh ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng
để thay thế những mảnh ngói vỡ trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai,
thời gian mà theo linh mục Vương Sĩ Tuấn, có nhiều cửa kính của nhà thờ bị vỡ.
Dài 91 m, rộng 35,5 m và vòm mái chính cao 21 m, hai tháp chuông cao 57 m,
tường nhà thờ Đức Bà được xây bằng gạch và cột bằng đá tảng theo đồ án của kiến
trúc sư J.Bourard, một chuyên gia về các công trình kiến trúc tôn giáo.
Khởi công từ 7/10/1877 đến 11/4/1880 thì hoàn thành, nhà thờ còn là một nơi yên
nghỉ của nhiều giám mục và linh mục của giáo phận, trong đó có giám mục Isidore
Colombert - người đặt viên đá đầu tiên và làm lễ khánh thành nhà thờ, mất năm
1894.
Nhà thờ Đức Bà hoàn toàn không có chỗ cho nến (đèn cầy). Toàn bộ đèn - có mặt
ngay từ khi xây dựng xong - đều dùng điện.
Bên trong nhà thờ khá rộng, có sức chứa 1.200 người, với hai hàng cột chính
hình chữ nhật mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ. Ngay sau
hàng cột chính là một hành lang với khá nhiều khoang có những bàn thờ nhỏ (hơn
20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh nhỏ làm bằng đá trắng khá tinh xảo.
Trên tường được trang trí nổi bật 56 cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện
trong Thánh kinh, 31 hình bông hồng tròn, 25 cửa sổ mắt bò bằng kính nhiều màu
ghép lại với những hình ảnh rất đẹp. Rất tiếc trong số cửa kính này hiện chỉ
còn hai cửa là nguyên vẹn như xưa.
Đứng từ bàn thờ chính của nhà thờ nhìn về phần trên cao phía cửa chính, sẽ thấy
một bức tường gỗ lớn. Đó là nơi được gọi là “gác đàn” và bức tường gỗ ấy chính
là cây đàn organ ống, một trong hai cây đàn cổ nhất nước hiện nay, theo linh
mục Vương Sĩ Tuấn. Đàn này được các chuyên gia nước ngoài làm bằng tay, thiết
kế riêng, để khi đàn âm thanh đủ cho cả nhà thờ nghe, không nhỏ mà cũng không
ồn.
Ước lượng phần thân đàn cao 3 m, ngang chừng 4 m, dài khoảng 2 m, chứa những
ống hơi bằng nhôm đường kính khoảng một tấc. Phần điều khiển đàn nằm riêng nối
với thân đàn bằng những trục, có những phím đàn như đàn organ bình thường hiện nay
dùng tay gõ và những phím to đặt dưới sàn nhà (dài chừng 3m, ngang khoảng 1m)
để người điều khiển đàn đạp lên khi dùng nốt trầm.
Bên trong đàn được thiết kế tương tự đàn piano nhưng phức tạp hơn nhiều. Đàn
còn có những thanh gõ lớn để đập vào phần dưới các ống hơi phát ra âm thanh,
tương tự kiểu đánh đàn k’lông pút của Tây nguyên. Theo ông Nam Hải, người phụ
trách phần nhạc của nhà thờ, để đánh được cây đàn này người đánh phải học riêng
vì không có trường lớp nào dạy.
Điều đáng tiếc là cây đàn này đã hoàn toàn hỏng do thiếu bảo quản (bị mối ăn
phần gỗ bàn phím điều khiển bằng tay). Hiện nhà thờ còn có một cây đàn tương tự
nhưng nhỏ hơn rất nhiều, trị giá khoảng 70.000 USD, còn khá mới, do một cựu
lãnh sự Pháp tại TP HCM “gửi”.
Hai bên hông gác đàn là một khoảng trống, đó là gác chuông. Từ khoảng trống này
nhìn thẳng lên mái tháp chuông cao hun hút hơn 26m và chỉ có độc một chiếc cầu
thang hẹp chừng 4 tấc bề ngang.
Khoảng giữa cầu thang nhỏ ấy ở độ cao chừng 15m, có một khung cửa tò vò nhỏ
bằng lưới. Chui vào cánh cửa ấy với khá nhiều bụi bặm và phân dơi, phần chủ yếu
của chiếc đồng hồ nhà thờ Đức Bà hiện ra. Bộ máy đồng hồ to như một chiếc tủ chứa
quần áo loại lớn, cao khoảng 2,5m, dài khoảng 3m và ngang độ hơn 1m.
Để điều chỉnh đồng hồ, phía sau máy có một chiếc đồng hồ to cỡ đồng hồ reo trong
gia đình. Chỉ cần theo dõi chiếc đồng hồ con này, có thể biết đồng hồ lớn chạy
chậm, nhanh, đúng hay sai giờ. Theo anh Phan Vĩnh Du, người chịu trách nhiệm
đánh chuông và bảo trì đồng hồ, mỗi tuần phải lên giây đồng hồ một lần và chiếc
cần để lên giây đồng hồ giống như tay quay máy xe.
Trên gác chuông cao 36,6m kể từ mặt đất, rất tối và sàn được lót sơ sài bằng
những miếng gỗ nhỏ cách khoảng, nhìn xuống thấy sâu hút. Gác chuông bên phải
(phía bên Trường Hòa Bình) có hai chuông mang tên nốt nhạc la và do. Gác chuông
bên trái có bốn quả chuông sol, si, mi và re.
Ba quả chuông to nhất là sol nặng 8.745 kg, si nặng 3.150 kg và re nặng 2.194
kg. Tổng cộng sức nặng của các quả chuông, theo linh mục Vương Sĩ Tuấn, là gần
30 tấn, tất cả đều được đúc ở Pháp vào năm 1879. Đặc điểm của chuông nhà thờ là
có âm sắc riêng không thể lẫn vào đâu, vì vậy theo anh Nam Hải, không có nốt
fa.
Khi xây nhà thờ, gác chuông không có mái. Năm 1885, kiến trúc sư Gardes đã thêm
mái chóp vào để che gác chuông với tổng chiều cao tính từ đất là 57 m. Những
chiếc chuông của nhà thờ được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Song riêng ba
chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng)
cho lắc trước khi bật rơ-le điện. Khi đổ cùng lúc sáu chuông, tiếng chuông vang
xa trong phạm vi chừng 10km.
Khám
phá kiến trúc nhà thờ Tân Định
Nhà thờ Tân Định tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng thuộc
phường 8, quận 3, TP HCM, là một trong những công trình đẹp nhất thành phố,
được khởi công năm 1870 và hoàn thành vào ngày 16/12/1876.
Tổng thể công trình mang phong cách Gothic kết hợp Roman, pha chút Baroque ở
những nét trang trí. Đến năm 1929, khu nhà thờ được tôn tạo, mở rộng phần giáo
đường và xây dựng thêm một tòa tháp cao 52,6 m. Vào tháng 12/1976, nhân dịp kỷ
niệm 100 năm, nhà thờ lại được trùng tu, tôn cao hơn nền cung thánh, sơn sửa
lại tháp chuông. Màu sơn hồng và những đường nét hoa văn trang trí màu trắng
làm cho toàn bộ công trình nổi bật trên nền trời xanh, tạo một vẻ lộng lẫy và
tươi mới.
Nhìn từ phía mặt tiền, du khách có thể thấy tòa tháp chính và hai tháp phụ.
Trên đỉnh tháp là chóp hình bát giác với cây thánh giá đồng cao 3 m. Trong tháp
có 5 quả chuông, nặng tổng cộng 5,5 tấn. Hai bên tháp phụ có những tháp đèn, có
nhiều lỗ thông gió và những hoa văn tạo vẻ vững chãi nhưng rất duyên dáng. Hai
dãy hành lang có mái vòm, lợp ngói vảy cá, những ô cửa tròn với hoa lá trang trí,
tượng thiên thần rất tinh xảo.
Thánh đường bên trong khá bề thế với hai hàng cột gothic, dẫn tới bàn thờ
chính. Cùng với mặt tiền, hai hàng cột này được đánh giá là những nét đẹp nhất
trong cả công trình kiến trúc. Hàng cột biên bên trái là tượng các thánh nữ,
bên phải là các tượng thánh nam. Các bàn thờ trong thánh đường được làm từ đá
quý đưa từ Italy sang.
Nhà thờ Tân Định không chỉ là một công trình kiến trúc có giá trị, được đưa vào
danh mục những địa chỉ lịch sử, văn hóa, du lịch của thành phố, nơi thờ phụng
của bà con giáo dân, mà còn là nơi tổ chức hoạt động từ thiện của những tấm
lòng sống “tốt đời đẹp đạo”.
Nhà
thờ Ba Chuông
Nhà
thờ Thánh Đa Minh là một trong những công trình kiến trúc tồn tại đã khá lâu
đời, người dân nơi đây thường gọi nhà thờ bằng một tên khác là nhà thờ Ba
Chuông bởi trên đỉnh của nhà thờ này gắn ba quả chuông. Đầu thế kỷ 21, công
trình kiến trúc này được xây dựng lại một cách hoành tráng.
Được kết hợp độc đáo giữa lối kiến trúc với những đường nét ngang thẳng, gãy
gọn của phương Tây và sự thanh thoát của kiến trúc phương Đông, toàn thể nhà
thờ Ba Chuông là những đường cong nhẹ nhàng, uyển chuyển vươn lên giữa bầu trời
xanh ngắt. Cổng tam quan cao vút, điểm trên các góc mái là hình những chú rồng
uốn cong tạo nên một quần thể điêu khắc lồng lộng giữa bầu trời trong xanh, phả
vào hình khối kiến trúc một tinh thần Việt.
Tọa lạc trên đường Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận, Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông
được xây dựng lại từ nền cũ. Sau 22 tháng xây dựng miệt mài, nhà thờ Ba Chuông
được mang một diện mạo mới với nét kiến trúc độc đáo có một không hai ở thành
phố Hồ Chí Minh. Từ ngoài nhìn vào, toàn bộ quần thể kiến trúc của nhà thờ Ba
Chuông mang một màu xanh hoành tráng được gắn kết bởi những tảng đá xanh láng
bóng. Lòng thánh đường được mở rộng ra bốn phía, trung tâm thánh đường là hai
tầng mái cách điệu với độ cao 30m tạo nên hai tầng không gian mở, vòm mái cao vút
tạo độ thông thoáng. Giữa thánh đường là một gian cung thánh hình tròn rộng lớn
với bàn thờ bằng gỗ quý trên mặt cẩn đá cẩm thạch. Những bức tranh kính màu với
nhiều màu sắc gắn xung quanh thánh đường tạo độ sáng tối huyền ảo. Thánh đường
Đa Minh - Ba Chuông có kiểu kiến trúc hình vuông tượng trưng cho đất; khung mái
hình tròn tượng trưng cho trời; các góc mái có rồng bay diễn tả ý muốn vươn cao
hơn giữa trời đất. Kiến trúc và mỹ thuật Việt Nam, đặc biệt ba bức tranh gốm
hoành tráng đặt giữa lòng thánh đường đã được chọn như một ý tưởng chủ đạo của
thánh đường.
Ngay cửa ngõ Sài Gòn có thể nhìn thấy một quần thể kiến trúc với sắc màu men
lam làm chủ lực và cấu trúc trang trí mỹ thuật dân tộc qua hình khối, kiểu
dáng, đường nét, họa tiết, hoa văn, sắc màu, chất liệu gốm sứ, cây cảnh, non
bộ... Toàn bộ công trình được xây cất bằng ximăng cốt sắt, gắn đá quý. Chuông
và tháp chuông mang một ý nghĩa quan trọng trong kiến trúc tôn giáo, vì thế ba
quả chuông tại nhà thờ Ba Chuông luôn giữ một vị thế trang trọng.
Thánh đường Đa Minh trên nền tảng kiến trúc, mỹ thuật Việt Nam kết hợp với
những đường nét hiện đại thực sự là một công trình nghệ thuật độc đáo giữa lòng
thành phố .
Danh
xưng Giáo xứ Đa Minh - Ba Chuông
“Nhà
thờ Ba Chuông”, một tên gọi gần gũi, bình dị nơi cửa miệng dân gian, nhưng đã
gợi lên thắc mắc cho nhiều người về nguồn gốc và ý nghĩa lịch sử.
Giáo xứ Đaminh - Ba Chuông ngày nay tọa lạc tại số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú
Nhuận, do các Linh mục Dòng Đaminh sáng lập. Dòng Đaminh Việt Nam đã đến đây từ
năm 1957. Các tu sĩ xây dựng tu viện thánh Albêtô năm 1959 và mở trường trung
tiểu học Thánh Thomas.
Sau dịp long trọng mừng “bách chu niên” bốn chân phước Tử Đạo Hải Dương
(1861-1961), tu viện đã tiến hành xây dựng một Đền Thánh dâng kính các Ngài,
được khánh thành vào ngày 5-10-1962.
Ngày 24.06.1967, Đức Tổng giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình đã ký quyết định
chính thức thành lập giáo xứ mới với danh xưng Thánh Đaminh, Đấng sáng lập Dòng
của các tu sĩ phục vụ tại đây. Bổn Mạng giáo xứ : Thánh Đaminh, Lễ kính 08.08.
Nhà thờ đầu tiên của giáo xứ chính là “Đền Thánh” trên, có kiến trúc khá độc
đáo, với nhiều nét cong uyển chuyển mềm mại. Nhà thờ hình thánh giá với hành
lang rộng và hàng hiên gợn sóng. Nhà thờ dài 50 mét, rộng 18 mét, hai tay thánh
giá 25 mét, theo thiết kế của kiến trúc sư Võ Văn Tần. Mặt tiền hình quả chuông
úp, với cuốn sách mở trên có chữ Veritas, nghĩa là chân lý, thánh giá và các
nhành thiên tuế tử đạo.
Nhưng ấn tượng nhất với mọi người là tháp chuông ba khía mầu đỏ sẫm, cao 14
mét, được xây tách biệt về phía cổng nhà thờ. Dáng tháp chuông thon thả, phía
trên nở ra như một bông huệ, khoe cho mọi người thấy ba quả chuông. Phía trên
cùng có quả địa cầu cách điệu, gồm những đường kinh tuyến và vĩ tuyến, đôi khi
được thắp điện sáng ngời. Có lẽ chính vì thế mà nhà thờ được dân gian đặt cho
một tên gọi mới là “Nhà thờ Ba Chuông”.
Cho đến hôm nay đã gần nửa thế kỷ, “Nhà thờ Ba Chuông” trở thành một danh xưng
phổ biến và quen thuộc với nhiều người. Có những cuốn Agenda còn giới thiệu với
khách du lịch về nhà thờ “Three Bells” như một địa chỉ để tham quan.
Dần dà “Nhà thờ Ba Chuông” bỗng trở thành một tên riêng, dù nhiều nhà thờ khác
cũng có đủ ba quả chuông. Ghép tên gọi của giáo xứ và danh xưng dân gian trên
ta có Nhà thờ Đaminh - Ba Chuông.
Các nhân tố văn hóa trong Thánh
đường Đa Minh - Ba Chuông
1. Ngoại thất
Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông được xây dựng theo phong cách Á Đông và mang
đậm nét văn hóa Việt. Nó vừa mang dáng dấp của một ngôi đình của làng xã Việt
Nam : hình vuông, mái cong; vừa xây theo lối kiến trúc hiện đại : bê tông cốt
sắt, tường gạch ốp đá. Nhà Chúa vì thế trở nên nguy nga, tráng lệ, nhưng lại
rất thanh thoát, nhẹ nhàng.
Bình diện vuông, theo tư duy Việt cổ, họ quan niệm trái đất vuông, được bốn
phương neo giữ. Đặc tính này được tác giả khai thác triệt để khi thiết kế Thánh
đường. Do đó, Thánh đường hiện diện trong vị thế hòa điệu tự nhiên với khu biệt
kính các Thánh và các quảng trường... tạo nên một cảnh quan tổng thể có cả
chiều cao lẫn bề rộng vừa thiêng liêng vừa ấm cúng.
a. Cổng tam quan
ổng Tam quan khiến chúng ta liên tưởng đến ngôi đình làng Việt Nam, một cấu
trúc đặc biệt trong một quần thể kiến trúc Việt Nam nói riêng và Đông phương
nói chung. Cổng Tam quan thường được xây dựng phía trước các đình, làng, làm
cổng đình, cổng làng. Có ba lối đi, một cổng lớn ở chính giữa và hai cổng nhỏ
hai bên.
Nói tới cổng là nói tới một lối dẫn vào, một lối đi. Nhưng cổng Tam quan đã trở
nên ý nghĩa đặc biệt cho người dân Việt, vì nó là lối dẫn về nguồn, là đường đi
vào những nơi sinh hoạt tập thể, dấu chỉ của sự đoàn kết, gắn bó của người dân
Việt.
Tùy theo từng loại kiến trúc mà người ta đã thay đổi, cách tân nó cho phù hợp
với ý nghĩa và tính chất của công trình. Mô hình Cổng Tam quan của Thánh đường
Đa Minh- Ba Chuông được thiết kế nhằm tạo nên sự thân thiện, và gần gũi với tâm
thức của người Việt, nhưng không sao chép theo một mẫu kiến trúc cổ nào. Nó
cũng mang ý nghĩa “phân cách không gian, làm đẹp công trình như là một tiền
đường, một khoảng lặng tạo cảm giác thong dong thư thái và an nhàn, một dấu
nghỉ, một bầu khí lặng thầm trang nghiêm trước khi vào chầu lễ với cộng đoàn”.
b. Tháp chuông
Tháp
chuông là thành tố không thể thiếu được trong kiến trúc một ngôi nhà thờ Công
giáo. Tháp chuông có thể gắn liền với nhà thờ hoặc được xây dựng tách biệt tùy
theo ý tưởng và cách thiết kế của mỗi ngôi nhà thờ. Tháp chuông càng cao thì
tiếng chuông càng vang xa, nhằm kêu gọi mọi người tề tụ về Thánh Đương để dâng
Thánh Lễ.Đặc biệt ở Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông, là phải có đủ ba quả
chuông đồng : “một dấu ấn mang tính lịch sử đã trở thành biệt danh của nhà
thờ”.Tháp chuông hình trụ vuông gồm ba tầng mái với kiểu dáng mái cong truyền
thống, được cách điệu và hiện đại hóa. Mỗi góc mái là một đầu đao hình đầu rồng
quy hướng về Thánh giá, vừa thể hiện sự hội nhập văn hóa trong kiến trúc nhà
thờ.
c. Mái cong:
Dân Việt mình sống trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình có nhiều đồng
bằng với hệ thống sông ngòi dày đặc. Hình ảnh sông nước và con thuyền rất gần
gũi với cuộc sống của người dân. Tâm thức đó đã được thể hiện trong quá trình
sống, qua các công trình tác phẩm của dân tộc. Từ đó cho thấy hình ảnh ngôi
nhà, mái đình chính là phản ảnh sự thích nghi của con người trước môi trường tự
nhiên.
Hình ảnh nhà mái cong hình con thuyền trên các trống đồng Đông Sơn cho thấy nhà
mái cong đã có từ lâu đời và đã trở thành nét văn hóa truyền thống trong kiến
trúc người Việt. Nét uốn cong vút tại mỗi góc tạo thành những “tàu đao” của mái
nhà Việt Nam, làm cho các tầng mái kiến trúc dù thấp và nặng nề, được vươn cao,
thanh thoát, nhẹ nhàng, cân đối và hài hòa.
Ngoài tính mỹ thuật trang trí và công dụng che mưa nắng của khí hậu miền nhiệt
đới, mái cong còn chuyển tải một triết lý sống uyển chuyển, linh động “ở bầu
thì tròn, ở ống thì dài” và một tâm hồn mở rộng (tứ hải giai huynh đệ); một
khát vọng hướng thượng, giải thoát, sự giao hòa giữa trời cao và đất thấp, giữa
con người với thần linh
d. Tàu đao - linh vật :
Tàu đao được tạo thành do “hai mái bên gặp nhau tạo thành đường bờ giải gẫy
khúc, lượn cong nhè nhẹ. Đường diềm giọt nước ở phía dưới uốn cong tinh tế từ
điểm giữa rồi lượn vênh lên, từ hai mái ở hai phía kéo ra góc gặp nhau chuyển
hướng hất lên đột ngột, còn cuộn lại, có khi tạo thành cái đầu rồng duyên dáng,
được xem như “đóa hoa đao đình”.
Đầu đao có thể là hình đầu rồng, đầu chim phụng, chim câu hoặc các hoa văn nhằm
tạo tính chất linh liêng cho các công trình kiến trúc. Thánh đường Đa Minh - Ba
Chuông chọn hình đầu Rồng, vốn là một linh vật trong tứ linh. Trong văn hoá
Việt Nam, Rồng vốn là một linh vật mang đầy ý nghĩa : Trời đất có rồng để mưa
thuận gió hoà ; Đình miếu có rồng để cộng đồng làng xã ấm no ; Minh quân có
rồng để quốc thái dân an. Rồng xuất hiện như một điềm lành, đem lại những điều
may mắn và tốt đẹp.
Rồng nơi góc mái trang trí của Thánh Đường nhắc nhớ mọi người nhớ về thuỷ tổ
của dân Việt, nhớ mình là “con rồng cháu tiên”. Hơn thế nữa tàu đao đầu rồng
với dáng dấp rồng bay ngoài ý nghĩa nhắc nhớ cội nguồn, còn khơi gợi con đường
con đường giải thoát, và diễn tả ý muốn vươn lên cao hơn, hướng thượng và những
khát khao nội tâm trong tâm thức của mỗi người tín hữu khi đến cầu kinh, dâng
lễ.
Đặc biệt, nơi Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông có các tàu đao đầu rồng đều hướng
về tâm điểm là Thánh giá. Thay vì “long chầu nguyệt”, những con rồng ở đây chầu
Thánh giá, thể hiện ý hướng tôn thờ biểu tượng của Đạo Công Giáo.
e. Con Nghê
Con nghe là một trong hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam, nhưng lại rất
ít được biết đến và người ta cũng không biết rõ xuất xứ ngọn nguồn của nó. Chỉ
biết rằng trong kiến trúc đền đài, lăng tẩm, người Việt mình thường chạm khắc
những cặp nghê đá, đặt hai bên tam cấp, như là để bảo vệ, hộ phù.
Trong ý nghĩa trên, tượng nghe được đặt trước bốn phía tiền đường Thánh đường
Đa Minh - Ba Chuông ngang hàng với rồng chầu. Vừa gợi lên niềm tự hào về bản
sắc văn hóa của dân tộc, vừa làm cho ngôi nhà thờ tăng thêm vẻ uy nghiêm, thiêng
thánh.
“Nắng mưa dầu giãi canh thâu,
Hai con nghê đá nằm chầu thiên thu”
f. Thiên nhiên và ngoại cảnh:
Thiên
nhiên, ngoại cảnh là yếu tố căn bản trong kiến trúc Việt Nam. Cái triết lý “vạn
vật nhất thể” bàng bạc khắp nơi. Qua thiên nhiên và nhờ thiên nhiên, con người
cảm thấy gần gũi, nhẹ nhàng, một bước rất gần tới Chân, Thiện, My.
Xung quanh ngôi Thánh đường nguy nga tráng lệ là các quảng trường Thánh
Martinô, quảng trường Đức Mẹ La Vang, quảng trường Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
được trang hoàng bằng những nhân tố văn hóa rất Việt: những cây đèn đá, bờ tre,
khóm trúc, cây kiểng, hòn non bộ, hồ cá... tạo nên không gian thờ phượng rất
thiên nhiên và cũng rất gần gũi với đời sống của người dân. Những bài trí đó
vừa mang nét đẹp của văn hóa Việt, vừa góp phần làm cho ngôi Thánh đường đồ sộ
hòa mình với cảnh quan tự nhiên của đất trời, cỏ cây mây nước.
2. Nội thất:
Bước vào trong Thánh đường, ta sẽ thấy rõ chủ ý của tác giả khi thiết kế ngôi
Thánh đường này: đưa bản sắc dân tộc vào trong kiến trúc, nghệ thuật thánh.
Điều này thể hiện qua việc thiết kế gian cung thánh và các bài trí bên trong
lòng của nhà thờ. Một trong những nét văn hóa tiêu biểu đậm nét trong nội thất
ngôi Thánh đường chính là biểu tượng Vuông – Tròn : lòng nhà thờ vuông gian
cung thánh tròn, chóp đỉnh vuông - tròn, bàn thờ mặt tròn - chân vuông, Nhà Tạm
vuông - tròn, .v.v.
Ý nghĩa biểu tượng “Vuông - Tròn”
trong văn hóa Việt
Ai trong chúng ta cũng từng một lần nghe câu thành ngữ “Mẹ tròn con vuông”. Mới
nghe qua chúng ta thấy có vẻ khá vô lý và đối nghịch nhau, nhưng thành ngữ hàm
chứa một ý nghĩa hết sức tốt đẹp, nhằm diễn tả cả hai mẹ con đều khỏe mạnh sau
giờ phút mãn nguyệt khai hoa; tức là nói đến một kết quả tốt đẹp đúng như người
ta trông đợi. Trong văn hóa Việt nam, hai hình thể “vuông - tròn” trong nhiều
trường hợp đi đôi, gắn liền với nhau biểu thị cho một sự kết hợp thuận lẽ trời,
và đem đến một kết quả tốt lành, ý nghĩa ấy ta bắt gặp trong sự tích “bánh dày
bành chưng” đời vua Hùng.
Nói một cách triết lý, Vuông Tròn chính là khái niệm về Trời Đất, về Càn Khôn,
về Âm Dương. Trong kiến trúc Đông phương, hầu hết các đường nét bao giờ cũng là
những đường nét pha trộn giữa Âm và Dương. Bên cạnh những đường thẳng cần thiết
phải có, người ta không quên đưa những đường cong, những vòng tròn vào, để tạo nên
một tổng thể hài hòa giữa Âm và Dương. Cái mái ngói cong cong, cái cửa sổ tròn
tròn.
Từ khái niệm vuông tròn biểu trưng của Trời Đất, đến khái niệm vuông tròn của
Âm Dương: tròn tượng trưng cho Âm tính, vuông tiêu biểu cho Dương tính. Sự kết
hợp hài hòa giữa Âm - Dương bao giờ cũng được xem là một kết hợp thuận tự
nhiên. Một kết hợp như thế luôn luôn mang lại kết quả tốt đẹp.
Nhìn chung, Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông với bình đồ hình chữ Quốc. Hình
vuông làm nền như khung hình Tế Đàn Nam Giao : tượng trưng cho Đất; khung mái
bên trên hình tròn tượng trưng cho Trời. Các góc mái nhà thờ cong vút được
trang trí rồng bay tượng trưng con đường giải thoát, hướng thượng.
a. Phù điêu
Được trưng bày ở tiền sảnh ngôi nhà thờ, các bức phù điêu làm nổi bật sự liên
kết giữa tinh thần Kitô giáo và truyền thống văn hóa dân tộc.
Bên trái là phù điêu Đức Mẹ Mân Côi có khoảng không gian nền với hoa sen tượng
trưng cho sự thanh khiết, nguồn nước tượng trưng cho lòng Mẹ bao la. Tất cả
những biểu tượng này đều mang tâm thức Việt.
Bên phải là bức phù điêu Thánh Giuse và Chúa Giêsu trong bối cảnh nền là không
gian thuần Việt : ngọn núi, ngôi nhà, bàn mộc - biểu lộ tinh thần vững chãi của
người cha lao động; sự công chính và sự cương trực được thể hiện qua hình ảnh
khóm tre (trúc), một biểu tượng “tiết trực tâm hư” theo tinh thần Á đông.
b. Hội họa
Ba bộ tranh gốm bao bọc ba mặt tầng lửng bên trong nội thất nhà thờ, gồm 15 bức
họa sống động, với tổng chiều dài 60 mét, thể hiện sự hòa hợp giữa các gam màu
và họa tiết, kết cấu nên một bộ giáo lý bằng tranh sinh động. Qua đó chúng ta
có dịp khắc ghi những biến cố quan trọng trong toàn bộ tiến trình Lịch sử của
Đạo Công Giáo.Bên cạnh đó, bộ tranh còn diễn đạt sự hình thành và phát triển của
hạt giống Tin Mừng cứu độ trên quê hương Việt Nam từ buổi đầu cho đến nay, như
một âm vang thể hiện sự trải rộng của ơn cứu độ, vươn tới mọi thời đại và mọi
dân tộc.
Các bức tranh gốm cho thấy một sự đan quyện hài hòa
các giá trị nội dung căn bản của Kitô giáo với những giá trị văn hóa dân tộc ẩn
chứa trong các họa tiết tiêu biểu : áo dài khăn đống, áo tứ thân, nón lá, bụi
chuối, căn nhà Việt và cả con người Việt nữa. Ý nghĩa thiêng liêng của kiến
trúc thánh trong Thánh đường thấm sâu vào từng phong cách, khung cảnh và sắc
màu làng quê rất Việt.
Nhà Thờ
Cha Tam
Nhà thờ Cha Tam có tên
chính thức là Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê vì thuộc Giáo xứ Phanxicô Xaviê,
Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, là một nhà thờ cổ, hiện tọa lạc tại số 25
đường Học Lạc, phường 14, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Đầu thế kỷ XX, xét
thấy ở khu vực Chợ Lớn thuộc giáo xứ Chợ Quán, người Việt gốc Hoa theo đạo Công
giáo không có nơi cầu nguyện, đô đốc Lagrandière lúc đó đang là Thống đốc Nam
Kỳ đã ra lệnh cho Sở Công trình công cộng dùng tiền công để xây dựng một ngôi
nhà thờ.
Được
sự hỗ trợ của chính quyền, giám mục Dépierre đã cử linh mục Pierre d’ Assou có
tên Hoa là Đàm Á Tố (Tam An Su), đọc sang âm Việt là Cha Tam, đứng ra mua một
khu đất rộng 3ha ở xóm Lò Rèn, ngay trung tâm Chợ Lớn để xây dựng. Ngày 3/12/1900,
nhân ngày lễ Thánh Phanxicô Xaviê (Saint Francisco Javier), vị giám mục địa
phận Sài Gòn Mossard, đã đến làm phép đặt viên đá đầu tiên xây ngôi thánh đường
và đặt theo tên vị thánh này. Bản vẽ kiến trúc do thầy Gioan Baotixita Huỳnh
Tịnh Hướng thiết kế. Hai năm sau, vào ngày 10/1/1902, lễ cung hiến thánh đường
được tiến hành một cách trọng thể, tuy nhiên, vì linh mục Pierre d’ Assou,
người đứng ra xây dựng nhà thờ và cũng là vị cha sở đầu tiên, nên dân gian quen
gọi là nhà thờ Cha Tam.
Nhìn chung, nhà thờ có lối
kiến trúc Gothique - có cửa sổ nhiều và kích thước cửa sổ lớn, giống như các
nhà thờ ở Châu Âu, nhưng yếu tố văn hóa Hoa vẫn được coi trọng như: cổng nhà
thờ xây kiểu tam quan, tên nhà thờ ghi bằng chữ Hán, mái lợp ngói âm dương, các
đầu đao cong, hai bên cây thánh giá, có hai con cá chép. Trên nóc nhà thờ còn
gắn hoa sen, hai bức liễn ở hai bên cửa ra vào cũng viết bằng chữ Hán, bốn cây
cột nơi chính điện sơn đỏ là màu không phổ biến trong nhà thờ Công giáo. Nơi
treo hình tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh là hai bức liễn sơn son thiếp vàng,
chạm chữ màu đen:
Ảo thế phù vinh bất túc mãn nhân nguyện,
Thiên hương vĩnh phúc phương năng suy thiện tâm.
Tạm dịch:
Những vinh hoa phù phiếm hư ảo không thể làm thỏa mãn
ham muốn của con người,
Ơn đức lâu dài thơm thảo của Thiên Chúa giúp người suy gẫm về lòng thiện.
Trong khu vực nhà thờ có một trường học, nhà nuôi trẻ, một nhà nội trú và
một số nhà dành để cho thuê. Vào năm 1990, tháp chuông nhà thờ được tu sửa lại
và cung thánh được tân trang. Trong vòng một trăm năm qua, nhà thờ hiện nay đã
được tu sửa nhiều lần. Lần cuối cùng vào ngày 2/1/2000, Đức Tổng Giám Mục Gioan
Baotixita đã đến chủ sự khánh thành nhà sinh hoạt gồm tầng trệt và hai tầng
lầu, trong đó có tám lớp học, một hội trường có thể chứa được 400 người.
Nhà Thờ
Huyện Sỹ
Giáo
Hạt Sài Gòn Chợ Quán, địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Phạm Ngũ Lão, Quận
1, Hồ Chí Minh
Năm thành lập Nhà Thờ: 1859 - Linh Mục Chánh Xứ:
Ernest Nguyễn Văn Hưởng
Lược sử Giáo
xứ Chợ Đũi
Nhà thờ Chợ Đũi tọa lạc tại
số 1 Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, Saigon. Thành lập năm 1859. Nhà thờ
do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng,
thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (mười ngàn) đồng bạc Đông Dương.
Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của LM Bouttier, đến 1905 thì được
khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc
đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và đường Frère Guilleraut (nay là
đường Tôn Thất Tùng). Ông bà Đạt còn có công xây nhà thờ Chí Hòa và Hạnh Thông
Tây. Ông Đạt qua đời năm 1900 (khi nhà thờ chưa xây xong), vợ ông là bà Huỳnh
Thị Tài qua đời năm 1920.
Ban đầu nhà thờ có tên là
Nhà thờ Chợ Đũi, do thuộc họ đạo Chợ Đũi. Mặt khác, do Thánh Philípphê tông đồ
là bổn mạng của Huyện Sỹ nên còn được gọi là Nhà thờ Thánh Philípphê. Tuy vậy,
dân gian vẫn gọi là Nhà thờ Huyện Sỹ, và sau đó dần trở thành tên chính thức
của nhà thờ này. Tháp chuông chính cao 57 m kể cả chiều cao thánh giá và con gà
trống Gaulois.
LM Boutier được bổ nhiệm
làm cha sở họ đạo Phong Phú – Thủ Đức năm 1880. Ngài cũng là một kiến trúc sư
có tài, và chính ngài thiết kế nhà thờ Thủ Đức.
Nhà thờ Huyện Sỹ được đánh giá là có khuôn viên rộng
rãi khoáng đãng nhất ở Sài Gòn. Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo
Việt Nam là Mátthêu Lê văn Gẫm (bị xử giảo ngày 11-51847 dưới triều vua Thiệu
Trị, tại pháp trường “Cây Da Còm”, gần vị trí nhà thờ Huyện Sỹ ngày nay). Gần
cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse.
Bên trái khuôn viên là núi Đức
Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960. Hằng năm cứ vào ngày 11-2, các linh mục
chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc
biệt cho các bệnh nhân. Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng
chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974, thời LM Gioan Baotixita Dương Hoàng
Thanh.
Tại gian bên trái là tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng
thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch được trang trí hoa
văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá
cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà
thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực,
chân đi giày. Đối diện bên phải là tượng vợ ông là bà Huỳnh thị Tài (1845 – 1920),
tóc búi, cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm,
chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu
ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh (bên phải) và Anna Đỗ thị Thao (bên
trái).
Nhà
thờ Giáo Xứ Chợ Quán
Địa chỉ :
120 Trần Bình Trọng, P.2 Quận 5 ( Bản đồ ) Chánh xứ : Linh mục Gabriel Trịnh Công
Chánh (1/8/2018) |
|
E-mail: giusehai1971@gmail.com |
|
Năm thành lập: 1720 |
|
Lễ Bổn Mạng: ThánhTâm Chúa Giêsu (8/6) |
Lược sử Giáo
xứ Chợ Quán
NHÀ
THỜ CHỢ QUÁN, MỘT CÔNG TRÌNH CỔ
Đọc lược sử của các nhà thờ
có tuổi từ 100 năm trở lên, có lẽ lịch sử của Họ đạo Chợ Quán đem lại cho người
đọc nhiều thú vị nhất vì có nhiều điều để nói trong khoảng thời gian 286 năm
thành lập họ đạo (1723-2009)
MỘT HỌ ĐẠO CỔ
Gọi Giáo xứ Chợ Quán là một
họ đạo cổ vì lịch sử họ đạo gắn liền với quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam
của Đất nuớc và có tuổi gần đến ba thế kỷ.
Khi có nhiều di dân muốn
khởi nghiệp trên vùng đất mới phía Nam hoặc trốn cảnh bắt đạo, bắt lính, xâu
thuế, đói kém…nhiếu giáo dân xuất xứ từ khắp nơi tề tựu lại thành Họ đạo Chợ
Quán, không biết có từ thời gian nào. Chỉ biết các bô lão nói rằng: nhiều di
dân có cùng nghề, cùng lòng tin, tạo nên Xóm Bột, có chợ, có nhiều lều quán nên
hình thành cái tên Chợ Quán.
Nhiều vị mục tử nhiệt thành
đã đến đây chăn dắt con chiên, từ các vị thừa sai Dòng Phanxicô đến các giáo sĩ
người Việt. Các cha thừa sai gặp nhiều khó khăn gian khổ khi truyền giáo. Gian
nan nhất là cha José Garcia: vừa đối phó với hành động chống lại đạo Chúa, vừa
bị bão cuốn đi tất cả công trình xây dựng, lại sợ quân Chân Lạp tấn công. Chưa
hết, cha José còn bị quân của Võ Vương bắt giải ra Huế, rồi trục xuất về
Philippines. (Sau này cha chỉ hoạt động ờ Hà Tiên và qua đời tại đây. Điều đó
nói lên sự dũng cảm đáng khâm phục của các cha thừa sai khi truyền giáo trên
đất Việt).
Năm 1766, có Đức Cha Piguel
đến dâng lễ tại nhà thờ Chợ Quán theo nghi thức Giám mục dành cho cả giáo dân
và lương dân. Dịp này có 600 người được rửa tội và 7000 người được thêm sức.
Nhiều người ùn ùn kéo đến, lòng sùng mộ của giáo dân suýt nữa đưa đến một lệnh
cấm đạo khác.
Và cha Joseph Marie là vị mục tử thừa sai Phanxicô sau
cùng coi sóc họ đạo, kêt thúc 115 năm hoạt động truyền giáo mà Dòng Phanxicô
khởi đầu tại Đàng Trong.
Trong giai đoạn này, có sự
chuyển tiếp quyền quản nhiệm mục vụ giữa các thừa sai Phanxicô và linh mục bản
quốc. Sau đó, Tòa Thánh chú trọng đào tạo các giáo sĩ bản xứ, để dần dần tiến
tới thành lập Giáo Hội địa phương do người địa phương trông coi, gia tăng và
củng cố quyền hạn của Đại Diện Tông Tòa, tổ chức lại các đơn vị cơ sở là giáo
điểm và giáo xứ, đào luyện những người chuyên trách việc dạy giáo lý.
Khi nhà Nguyễn lên ngôi
(1802-1820) thì họ đạo Chợ Quán trãi qua thời gian thử thách lớn lao mà Giáo
Hội Việt Nam cũng phải gánh chịu dưới quyền bính của nhà Nguyễn.
KIÊN TRUNG
TRONG THỬ THÁCH VÀ PHỤC HỒI PHÁT TRIỂN
Trong thời gian từ
1834-1859, khi vua nhà Nguyễn tỏ rõ ý chống lại đạo Công giáo thì cuộc bách hại
đạo cũng bắt đấu. Họ đạo Chợ Quán không được sinh hoạt bình thường. Giáo dân
vừa lo cho thân mình,vừa phải bảo vệ các cha nên phải di chuyển đây đó rất cực.
Có lúc Chợ Quán không còn nhà thờ, cha phải lẫn trốn trong nhà dân,hoặc phải giả
dạng người thường trong đám cưới hay đám ma, còn thánh lễ được cử hành vào ban
đêm. Giáo lý do cha mẹ dạy cho con cái…nhưng các quới chức vẫn trợ giúp các cha
và cộng đoàn giáo dân một cách tích cực. Khi quân Pháp xâm lăng Sài Gòn thì
triếu đình nhà Nguyễn gia tăng tìm giết nguời có đạo,nhiều giáo dân Chợ Quán bị
bắt đi phân sáp vào 18 thôn vườn trầu, nhưng chính những người này tạo điều
kiện cho nhiều người biết đến Chúa và làm nòng cốt phát triển thành các họ đạo
về sau như Hóc Môn, Bà Điểm, Tân Hưng và Chợ Cầu.
Khi quyền bính chính trị lần lượt rơi vào tay người
Pháp thì người Công Giáo được truyền đạo và giữ đạo tự do. Họ đạo Chợ Quán được
phục hồi và phát triển về nhiều mặt, có sự trợ giúp đắc lực của các nữ tu Hội
Dòng Mên Thánh Giá Chợ Quán. Niềm tin của giáo dân được củng cố, các hội đoàn
được thành lập, cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, truyền giáo để tăng
trưởng số giáo dân, mở rộng để phát triển những họ đạo mới như Chánh Hưng, Bình
Xuyên, Mai Khôi…
Với chiều dài thời gian, họ
đạo đã có nhiều vị mục tử được sai đến chăm sóc và đến nay nhà thờ được xây
dựng là ngôi thánh đường thứ tám, theo thứ tự các năm
1720,1727,1733,1775,1789,1793,1862 và 1896. Như thế ngôi thánh đường còn lại
đến nay là nhà thờ thứ tám, do công của ba linh mục Nicolas Hamm (Tài)
(1883),Jules Errand (Ý) (1887-1891) và Lucien Mossard (Mão) (1891-1898),được
khánh thành vào năm Bính Thân 1896. Cha Nicolas Hamm được an táng trong nhà
thờ, bên bàn thờ Đức Mẹ.
GIÁO XỨ CHỢ
QUÁN – SỨC SỐNG TRÀN ĐẦY
Đến thăm giáo xứ có ngôi
nhà thờ cổ này, ai đó sẽ thấy một sức sống tràn đầy, qua những việc làm cụ thể
như:
- Xây dựng cơ sở vật chất : trong khuôn viên giáo xứ
có một trường Tiểu học do nhà nước quản lý, nhưng trong khuôn viên 16.922 m2,
vẫn rộng rãi để xây một nhà giáo lý 12 phòng và một hội trường, Nhà hài cốt, tu
sửa phòng thánh. Việc trồng cây cỏ chung quanh nhà thờ là việc làm cũng cần
thiết không kém, làm cho cảnh quan nhà thờ được tôn tạo đẹp, xứng hợp nơi thờ
phượng. Một hệ thống âm thanh trong ngoài nhà thờ, một nhà sách, một bàn thờ
đá…
- Tất cả những công trình đó do cha xứ khởi xướng,
giáo dân chung tay xây dựng, nhưng ý nghĩa nhất vẫn là công trình xây dựng đức
tin. Bản tin Họ đạo Chợ Quán được phát hành hàng tháng, được chuyển đến từng
gia đình qua hệ thống 9 giáo khu, tập trung vào những thông tin của Giáo Hội
Hoàn vũ và Giáo Hội Việt Nam. Rồi tĩnh tâm theo mùa, các lớp Giáo lý thiếu nhi,
Giáo lý hôn nhân, Giáo lý Dự tòng như bao nơi khác.
- Một cộng đoàn phụng vụ duy trì sức sống mạnh mẽ qua
các Thánh lễ, giờ chấu, giờ cầu nguyện Taizé, rước kiệu hàng tháng, kinh Phụng
vụ, ca đoàn, lễ sinh…
- Nhưng cái hồn của tất cả mọi việc làm trong giáo xứ
là xây dựng một cộng đoàn bác ái : lớp học tình thương, phòng khám bệnh và phát
thuốc miễn phí, lớp dạy cắt may, Hội Bác Ái Vinh Sơn, giúp các xứ nghèo xây sửa
nhà thờ.
Họ đạo Chợ Quán đã vượt qua
những thử thách để sống còn và lớn lên. Môt Giáo xứ thật đáng tiêu biểu cho
cộng đoàn tín hữu miền Nam trong quá trình làm chứng cho Tin Mừng theo dòng
lịch sử. Hôm nay, Giáo xứ Chợ Quán vẫn đang có những đổi mới mạnh mẽ trong một
Giáo Hội và Đất Nước có nhiều chuyển biến.
( Trích sách “Bài Giảng Chủ
Nhật” tháng 10/2009, trang 120-125)
* Nguồn : Trang Web Tổng Giáo Phận Sài Gòn
Vườn
trái Lái Thiêu
Vườn trái Lái Thiêu (Thủ Ðức, Sàigòn) là một cù lao
tạo thành bởi hai nhánh sông nên đất đai phì nhiêu, cây trái tươi tốt. Lái
Thiêu trở thành miệt vườn ngay từ thời khai hoang mở đất. Ðến đây, du khách sẽ
được đi trong những khu vườn rợp bóng cây, ngộp thở trước hương của hàng chục
loại cây trái hòa quyện, và được thưởng thức trái ngon trong khung cảnh đầy thơ
mộng.
Từ Sàigòn đi về phía đông chừng 20 km, du khách sẽ gặp một vùng sinh thái tuyệt
diệu, đó là miệt vườn Lái Thiêu. Nơi rợp mát hoa trái này trở nên nổi tiếng và
thu hút khách du lịch khoảng mười năm trở lại đây. Thành phố ồn ào, nóng nực,
luôn luôn ngột ngạt, con người muốn trở về với thiên nhiên. Về với miệt vườn
Lái Thiêu, ta sẽ được hít căng lồng ngực hơi thở của đồng quê. Chân ta sẽ được
bước trong những miệt vườn mà lối đi chỉ vừa một người. Cái thú vị đặc biệt của
miệt vườn Lái Thiêu là hương thơm hòa quyện của hàng chục loại cây trái. Mùi
thơm của sầu riêng, măng cụt, mít tố nữ, sa-pô-chê, mãng cầu đua nhau tỏa
hương, quyến rũ, níu bước chân du khách.
Miệt vườn Lái Thiêu được hình thành từ xưa cùng với làng quê êm ả của Nam Bộ.
Người đến khai khẩn dừng bước tại đây bởi đất màu mỡ, phong cảnh hữu tình. Miệt
vườn Lái Thiêu được tạo thành bởi một dòng sông chảy từ Sàgòn về tới huyện
Thuận An của tỉnh Bình Dương, tới đây sông rẽ thành hai nhánh, tạo thành một cù
lao. Ðất đai và cây trái quanh năm được bồi đắp và tưới mát bởi hai nhánh sông
không bao giờ vơi này.
Ðến với Lái Thiêu, bạn có thể đi bằng xe du lịch hoặc tắc-xi, bình dân hơn thì
đi xe lôi, chưa đầy một giờ sau bạn có thể đặt chân lên vùng đất hứa này. Ðể
vào miệt vườn du lịch, bạn đi qua một cây cầu khá đẹp, soi bóng mình và để lắng
lại phía sau những bụi bặm phố phường. Từ đây, bạn rảo bộ vào các lối nhỏ dẫn
vào vườn. Nếu bạn muốn du ngoạn trên thuyền để cảm nhận cái chơi vơi sông nước,
thì đã có sẵn những chiếc ghe dưới bến trong miệt vườn. Bạn sẽ gặp những vựa
trái cây thơm lừng và những chàng trai, cô gái Lái Thiêu vẫn còn mang dáng dấp
chân quê, mời bạn mua hàng. Bạn có thể mua một vài loại trái cây gì đó và trò
chuyện vui vẻ. Họ sẽ thành hướng dẫn viên du lịch cho bạn. Ði trong vườn đầy
bóng cây, bạn có cảm giác như đang sống trong môi trường của một chiếc máy điều
hòa nhiệt độ khổng lồ với ánh nắng của ban mai và ngọn gió lành phương xa thổi
qua các cánh đồng phì nhiêu và dòng sông mát lành của đồng bằng Nam Bộ. Bạn có
thể khoan khoái thả hồn trong khung cảnh thơ mộng: tiếng lá thở lao xao và
tiếng tí tách của nước sông xâm xấp mép vườn.
Ði dọc theo các vườn cây, thỉnh thoảng ta bắt gặp các rãnh dẫn nước từ sông
vào. Các nhà dân ở xen lẫn trong vườn. Cây cối xanh tốt vươn vào thềm và phủ
bóng trên mái nhà. Miệt vườn ở khu du lịch có hàng trăm ha. Mỗi gia đình có
khoảng vài ba vườn cây là yên tâm với cuộc sống của mình. Nếu bạn muốn ở lại
thưởng thức hương vị đặc biệt của trái cây vùng này, thì xin cứ việc ngả lưng
trên những chiếc ghế để sẵn dưới gốc cây. Nếu trời bất chợt mưa, thì đã có nhà
rông trong vườn. Bây giờ bạn có thể ngắm nhìn những trái mít tố nữ vàng ươm,
thơm ngọt đến nao lòng, những trái sầu riêng gai góc nặng hàng cân chứa trong
lòng ngọt bùi thơm mát. Ngoài ra dừa Xiêm, măng cụt, chôm chôm và các loại hoa
quả khác của miệt vườn này cũng có hương vị rất lạ. Ai đã từng nếm một lần,
chắc khó mà quên.
Hằng năm, miệt vườn Lái Thiêu có hàng nghìn du khách đến thăm. Những người yêu
thiên nhiên và thích du lịch tìm hiểu miệt vườn Nam Bộ chắc không thể không một
lần ghé về vùng quê đáng yêu này. Lễ hội Chùa Bà vào Rằm tháng Giêng và những
mùa hoa trái hầu như quanh năm, đang chờ đón bạn.
Phố đồ cổ tại Sài Gòn - Phố Lê Công Kiều
Nằm
sau đại lộ Hàm Nghi thuộc phường Nguyễn Thái Bình, Q.1. Một con phố nhỏ chỉ dài
hơn 200m nhưng đã nổi tiếng nổi tiếng trong và ngoài nước với nhiều du khách và
những người yêu thích sưu tầm đồ cổ - phố Lê Công Kiều.
Phố đồ cổ trưng bày đủ thứ từ những bức tượng đồng, cái điện thoại cổ, cái máy
chụp ảnh cổ, bộ bàn ghế, .... Tuy nhiên ít ai biết trong số các đồ
"cổ" đó chỉ có chừng 10-15% là đồ cổ thật còn lại la các sản phẩm giả
cổ được cung cấp bởi các lò gốm Bát Tràng, Giang Tây (Trung Quốc); các cơ sở đồ
đá ở Bình Định, Đà Nẵng; các xưởng mộc ở đường Cộng Hòa (TP.HCM), Đức Huệ (Long
An)... Cũng chính vì lý do đó mà trừ những đồ cổ chính hiệu thì giá cả tùy
thuộc vào sự quý hiếm, niên đại, sự am hiểu và yêu thích của khách hàng, còn
lại đồ giả cổ đều đã có mức giá nhất định, cho nên người đi mua không phải lo
âu về tình trạng “thách” giá.
Rất nhiều chủ các nhà hàng khách sạn đến phố này để tìm mua đồ trang trí cho
khách sạn, nhà hàng của mình.
Năm 2000 trong chuyến thăm Việt Nam, bà Hillary Clinton- phu nhân Tổng thống Mỹ
đã đến phố đồ cổ này và say sưa ngắm những chiếc độc bình Trung Quốc. Đến khi
chủ tiệm cho biết đây chỉ là ...đồ sứ Giang Tây giả cổ, bà mới “vỡ lẽ” và thích
thú mua nó làm kỷ niệm.
Kể
chuyện dời mộ ở Sài Gòn nhân Lễ Vu Lan
Nhân Rằm tháng bảy, ngày hướng tới vong linh mọi người đã khuất, xin gửi tới
bạn đọc những chuyện kể xung quanh việc di dời các nghĩa trang ở Sài Gòn trong thế
kỷ trước. Trong đó có nhiều chi tiết ít ai biết tới và ngờ tới.
Khu vực nội đô TP.HCM tại thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước có hàng trăm
nghìn ngôi mộ tại các nghĩa trang chính sau: Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi nằm ở đường
Điện Biên Phủ cắt với Hai Bà Trưng (địa danh sau giải phóng) tại quận 1, rộng
khoảng 7,5ha. Nghĩa trang quân đội Sài Gòn chạy dọc đường Quang Trung ở phường
12, quận Gò Vấp, giáp chợ Cầu.
Nghĩa trang Chí Hòa rộng khoảng 25ha, trước là nghĩa trang (Đô Thành), nằm ở
phường 15, quận 10. Nghĩa trang Bình Thới rộng khoảng 30ha nằm ở đường Lãnh
Binh Thăng, quận 11. Nghĩa trang Phú Thọ khoảng 40ha, nằm ở đường Lạc Long
Quân, phường 5, quận 1. Nghĩa trang quân đội Pháp nằm ở đường Hoàng Văn Thụ,
quận Tân Bình.
Các nghĩa trang này được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, dưới chế độ Pháp thuộc,
khi quy mô của Sài Gòn - Gia Định còn rất nhỏ. Những năm sau đó, dân cư thành
phố nhanh chóng trở nên đông đúc. Và chính quyền đã phải di dời nghĩa trang để
"lấy đất xây dựng các công trình phúc lợi, giữ vệ sinh môi trường".
Việc di dời được thông báo trước ba tháng. Trước hết là các gia đình tự lo. Nếu
gia đình quá nghèo, không thể di dời, thì chính quyền đứng ra thực hiện.
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
Du lịch sinh thái
không chỉ đơn thuần là hoạt động tổ chức du lịch dựa vào thiên nhiên nhằm vào
các mục tiêu kinh tế. Một đặc điểm rất quan trọng của du lịch sinh thái là nó
đóng góp một phần lớn vào việc bảo tồn môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị
văn hóa của các dân tộc, phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, du lich sinh thái
theo tổ chức du lịch sinh thái quốc tế là: “Loại hình du lịch sinh thái là loại
hình du lịch có trách nhiệm với giới tự nhiên trong việc giữ gìn môi trường và
cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân bản địa”. Theo đánh giá của hiệp
hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương (PATA), du lịch sinh thái đang có chiều
hướng phát triển và trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỉ
trọng trong ngành du lịch. Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh thái thì nơi
đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về du lich sinh thái và thu hút được nguồn du
khách lớn, lâu dài và ổn định. Việt nam cũng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch
sinh thái.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa với những điều kiện tự nhiên mang lại sự phong phú và đa dạng hệ động thực
vật, hệ sinh thái, cùng với đó là hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu
dự trữ sinh quyển…và rừng ngập mặn Cần Giờ là một hệ sinh thái đặc biệt khi là
hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn,
hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Với diện tích hơn 37.000 ha,
rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là lá phổi xanh của TP.HCM và là nơi lưu giữ
nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm. Năm 2001, rừng ngập mặn Cần Giờ được
UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển của thế giới”. Tuy nhiên, trong quá
trình xây dựng và phát triển khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có
nhiều vấn đề đặt ra, như: môi trường, giao thông vận tải, nhân lực Vì vậy, đề
tài “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP
MẶN CẦN GIỜ” trên cơ sở phân tích hiện trạng du lịch sinh thái tại rừng ngập
mặn Cần Giờ đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trước yêu
cầu phát triển du lịch bền vững như vấn đề bảo vệ môi trường đặc thù, xây dựng
đội ngũ cán bộ quản lý và các vấn đề về cộng đồng xã hội tại nơi xây dựng khu
du lịch sinh thái.
GIỚI THIỆU RỪNG NGẬP MẶN
CẦN GIỜ.
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn
Cần Giờ được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn nằm ở cửa ngõ
Đông Nam Thành Phố Hồ Chí Minh. Tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ vĩ Bắc và 106°46’ –
107°01’ kinh độ Đông.
Cách trung tâm Hồ Chí Minh khoảng 40 km, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ tiếp giáp :
Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
Phía Nam giáp với Bình Duơng
Phía Tây giáp tỉnh Tiền Giang và Long An.
Phía Đông giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần
Giờ là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm 41.139 ha, và vùng
chuyển tiếp 29.880 ha.
Trước đây Rừng Ngập Mặn Cần Giờ (RNM CG) che phủ một
vùng có diện tích 40.000 ha; tán rừng dày đặc với cây rừng cao trên 25m, đường
kính từ 25 - 40 cm. Trong đó Đước, Bần, Mấm, Sú là các loài cây chiếm ưu thế.
Từ năm 1962 đến năm 1971 đế quốc Mỹ đã tiến hành các
chiến dịch khai hoang bằng chất độc hóa học, thuốc diệt cỏ. Chúng rải xuống RNM
CG với gần 4 triệu lít. Vì vậy đã làm cho Hệ Sinh Thái RNM CG gần như bị phá vỡ
hoàn toàn.
Sau 1975, RNM
CG tiếp tục bị hủy diệt bởi bàn tay con người do điều kiện kinh tế quá khó khăn
của người dân địa phương. Hậu quả là diện tích đất bị thoái hóa ngày càng tăng,
nước mặn lấn sâu vào nội địa, nhiều nguồn giống, loài thủy sản, thú rừng, chim
muông mất nơi sinh sống... Điều đó đã làm cho nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước chứng kiến cảnh tượng này đã phải thốt lên rằng: "phải hàng trăm năm
sau RNM CG mới được khôi phục".
Đến năm 1978, Cần Giờ (trước đó là huyện Duyên Hải)
được tỉnh Đồng Nai giao lại cho Tp.HCM. Lúc bấy giờ diện tích RNM CG chỉ còn
lại khoảng 4.500 ha Chà Là, số diện tích còn lại là thảm thực vật sơ xác gồm
các loài cây lùm bụi tái sinh với độ cao dưới 2m với độ che phủ dưới 40%.
Trước nguy cơ mất đất, mất rừng; từ năm 1978 UBND
TP.HCM đã chủ trương phục hồi lại RNM CG nhằm mục tiêu khôi phục thảm thực vật
Rừng Sác nhiệt đới, bảo tồn các di sản thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử
cách mạng, tạo nên các vành đai xanh với hệ sinh thái môi trường đa dạng và
phong phú cho hàng triệu cư dân thành phố.
Bắt đầu từ năm 1990, trái đước Giống đã chọn để làm
giống phục vụ cho mục đích trồng lại
Rừng (lí do của sự chọn lựa này: Đước có tốc độ tăng trưởng tự nhiên nhanh nên
có khả năng trồng để phục hồi Rừng với tốc độ nhanh, đồng thời đây còn loại cây
có giá trị kinh tế cao nhất của Rừng Ngập Mặn).
Việc khôi phục RNM được tiến hành liên tục bền bỉ cho
đến ngày hôm nay.
Diện tích Cần Giờ chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn
thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn
huyện, đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có
trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đất đai
phần lớn nhiễm phèn và nhiễm mặn. Trong đó, vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện
tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu
là cây đước, cây bần, cây mắm …
Cần Giờ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo,
hướng gió chính là Tây Nam, mùa mưa bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn so với các
địa phương khác trong vùng (từ tháng 5 đến tháng 10), mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 250C - 290C. Độ ẩm trung bình từ
73% đến 85%. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm.
Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí
quan trọng về quốc phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du
lịch sinh thái. Do tính năng quan trọng này, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ
được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới”.
Cần Giờ có bờ biển dài gần 20 km, vùng biển có thể
nuôi trồng nhiều loài hải sản như: nghêu, tôm, sò, hàu, cá...Biển là nguồn lợi to
lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, ngành thủy
sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những động lực phát
triển kinh tế - xã hội.
Dân số:
Huyện Cần Giờ có 68.213 người
(năm 2009), mật độ dân số 96 người/km2. Gồm các dân tộc: Kinh chiếm 84,4%, Hoa
chiếm 11%, còn lại là dân tộc Khơmer và Chăm. Sống tập trung trên 7 xã và thị
trấn: Xã Bình Khánh, Xã Tam Thôn Hiệp, Xã An Thới Đông, Xã Lý Nhơn, Xã Long
Hòa, Thị trấn Cần Thạnh, Xã Thạnh An.
Xã hội:
Sau 30 năm kể
từ ngày được sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, mảnh đất Cần Giờ tuy vẫn
còn nghèo, nhưng đã có nhiều đổi thay đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ vào
năm 1998 là 38,47% kéo giảm xuống còn 2,22% vào cuối năm 2003. Năm 2004, theo
chuẩn mới (4 triệu/ người/năm), tỷ lệ này giảm còn 20%. Năm 2007, tỷ lệ này
giảm xuống còn 14,46% (theo chuẩn 06 triệu đồng/năm).
Năm 2003, huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.
Mặt bằng học vấn dân cư đã đạt lớp gần lớp 8 vào năm 2007. Năm học 2007-2008,
trên địa bàn huyện có 34 trường, 500 lớp với 15.469 học sinh các cấp học.
Hệ thống y tế tại huyện và cơ sở được xây dựng, nâng
cấp. Các xã đều có bác sĩ và nữ hộ sinh trung cấp, xây dựng mạng lưới nhân viên
y tế ấp và nhân viên sức khỏe cộng đồng, đến năm 2005 đạt 2000 dân có 01 bác
sĩ.
Lễ hội văn hóa - phong tục tập quán, di tích lịch sử
văn hóa:
Theo các nhà khảo cổ học cách đây 2 - 3 ngàn năm đã có
cư dân đến đây sinh sống. Vùng đất này là một nền văn hóa Cần Giờ cổ. Điều này
được thể hiện qua việc khai quật phát hiện ra các di chỉ khảo cổ học ở Giồng
chùa, Giồng Cá Vồ, Giồng phệt. (1993: khai quật mộ chum - Văn hóa Sa Huỳnh,
khuyên tai 2 đầu thú, Văn hóa Óc eo,...). Cần Giờ có khu di tích khảo cổ cấp
quốc gia Giồng Cá Vồ, Căn cứ Rừng Sác di tích lịch sử cấp Quốc Gia
(15.12.2004)....
Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, phong tục thờ thần không
đầu “Dương Văn Hạnh”... Là những phong tục nổi bật nơi đây.
Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt
thủy hải sản. Đặc Sản Cần Giờ rất đa dạng và phong phú với các món ăn thủy hải
sản đặc trưng như: Tôm, cua, ghẹ, Sò huyết, Nghêu, Hào,... Đặc biệt nhất Óc mở
khi ăn vào có vị dai dai mà giòn giòn béo béo. Cần giờ là vùng đất thích hợp
cho việc trồng các loại cây ăn trái như: Nhãn, Xoài( mùa Xoài bắt đầu từ tháng
4 đến tháng 6, xoài Cần Giờ không thua gì Xoài Cát hòa Lộc ở Huyện Cái Bè -
Tiền Giang, táo, mãng cầu (bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 10).
Bên cạnh đó còn có điều kiện về cảnh quan, tài nguyên
thiên nhiên đa dạng phong phú và nhiều di tích lịch sử văn hóa, tạo điều kiện
để hình thành và phát triển một số loại hình kinh tế mới như: kinh tế du lịch,
dịch vụ,... Đây cũng được xác định là thế mạnh của Huyện Cần Giờ trong những
năm tới.
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: chủ yếu gia công
hàn tiện, sản xuất nhỏ đạt 79 tỷ đồng, tăng 17,5% so vời cùng kỳ và tăng 20,7%
kế hoạch; khu vực kinh tế quốc doanh đạt 108 tỷ đồng đạt 49,8% kế hoạch do sản
lượng sản xuất mặt hàng cá philê, nghêu đạt thấp (51,6%). Ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm tăng 5%, công nghiệp cơ khí đạt 86%, công nghiệp xay xát lượng
thực, chế biến gỗ đạt 73% so với kế hoạch. Các sản phẩm sản xuất chủ yếu đạt
khá so với cùng kỳ gồm: muối thô 86.860 tấn (tăng 1.381 tấn), nước đá 26.550
tấn (tăng 2.450 tấn), bột cá 762 tấn (tăng 202 tấn).
Thương mại - Dịch vụ: Hoạt động dịch vụ du lịch trên
địa bàn không ngừng phát triển, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hình thành
nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ. Khu du lịch 30 tháng 4 là một trong những điểm
du lịch chủ yếu thu hút khách du lịch của huyện có số lượng ngày càng tăng,
trong năm 2004 đã đón tiếp 390 ngàn lượt khách, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng.
Doanh thu bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ 9 tháng đầu năm 2005 đạt 817,8 tỷ
đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ và đạt 63% kế hoạch.
Hệ thống giao thông:
- Đường bộ: Hiện nay Huyện Cần Giờ chỉ có một trục
đường bộ chính là tuyến đường Rừng Sác dài 36km, bắt đầu từ bến phà Bình Khánh
đến vòng 30.04 Huyện Cần Giờ. Ngoài ra còn các nhánh đường khác rẻ vào các xã
Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Xã Lý Nhơn... Đường Rừng Sác rộng từ 30m - 120m ,
có 6 làn xe, tổng vốn đầu tư 1.561 tỉ đồng, bắt đầu thi công từ năm 2002 và
hoàn thành vào ngày 22.1.2011.
- Đường thủy: Huyện Cần Giờ có
một mạng lưới sông rạch chằng chịt, diện tích sông rạch chiếm khoảng 32% tổng
diện tích tự nhiên. Vì vậy đây tuyến đường giao thông quan trọng, huyết mạch để
vận chuyển hàng hóa từ cửa Biển Cần Giờ vào cảng sài gòn.Trong đó Sông Lòng Tàu
là đường giao thông thủy chính, cho phép các tàu biển có trọng tải 20.000 tấn
ra vào cảng Sài Gòn. Ngoài ra Cần Giờ có các sông chính như: Sông Xoài Rạp,
Đồng Tranh, Lòng Tàu, Ngã Bảy, Gò Gia....
Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò rất quan trọng trong
việc bảo vệ môi trường, là "lá phổi xanh" rất quan trọng đối với các
thành phố, nhưng vai trò của RNM còn nhiều hơn, nó còn như những "bức tường
xanh" có tác dụng phòng hộ trước gió và sóng biển.Nhiều cơn bão lớn đổ bộ
vào nước ta những năm qua, nơi nào RNM được trồng và bảo vệ tốt thì các đê biển
vùng đó vẫn vững vàng trước sóng gió lớn, dù là đê biển được đắp từ đất nện,
trong khi những tuyến đê biển được xây dựng kiên cố bằng bê tông hoặc kè đá
nhưng RNM bị chặt phá để chuyển sang nuôi tôm thì bị tan vỡ. RNM có tác dụng
làm giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi
qua dải RNM, với mức biến đổi từ 75% đến 85%, từ 1,3m xuống 0,2m - 0,3m. theo
một số nghiên cứu rừng trồng 6 tuổi với chiều rộng 1,5 km đã giảm độ cao của
sóng từ 1 m ở ngoài khơi xuống còn 0,05 m khi vào tới bờ đầm cua và bờ đầm
không bị xói lở. Còn nơi không có RNM ở
gần đó, cùng một khoảng cách như thế thì độ cao của sóng cách bờ đầm 1,5 km là
1 m, khi vào đến bờ vẫn còn 0,75 m và bờ đầm bị xói lở.
Rừng
ngập mặn (RNM) có tác dụng làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước triều. Nhờ
hệ thống rễ dày đặc trên mặt đất của các loài đước, vẹt, mắm, và bần cản sóng
cát tích lũy phù sa cùng mùn bã thực vật tại chỗ nên chúng có tác dụng làm chậm
dòng chảy và thích nghi với mực nước biển dâng. Nhờ các trụ mầm (cây con) và
quả, hạt có khả năng sống dài ngày trong nước nên cây ngập mặn có thể phát tán
rộng vào đất liền khi nước biển dâng làm ngập các vùng đất đó.
RNM hạn
chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm. Nhờ có nhiều kênh rạch cùng với hệ rễ cây
chằng chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng nên hạn chế dòng chảy vào nội
địa khi triều cường.
Duy trì nguồn
dinh dưỡng cho sự phát triển của các loài sinh vật trong rừng ngập mặn: hàng
năm Rừng ngập mặn cung cấp một sản lượng rơi rụng khá lớn để làm giàu cho đất
rừng và vùng cửa sông ven biển kế cận. Lượng rơi rụng của bản thân cây rừng
khoảng 08 - 20 tấn/ha, trong đó 79,7% là lá (Hồng và cộng sự - 1998), qua quá
trình phân hủy làm nguồn thức ăn hữu cơ cho các loài sinh vật trong Rừng ngập
mặn phát triển.
Bảo đảm ổn
định và phát triển nguồn lợi thủy sản cho địa phương, gìn giữ được nguồn gien
các loài động thực vật quý hiếm như: Cóc đỏ, Rái cá, cá Sấu....
Tạo ra địa
điểm nghỉ ngơi, giải trí, du lịch sinh thái cho cư dân trong và ngoài Thành
phố. Trong những năm gần đây, Rừng ngập mặn Cần Giờ đã trở thành điểm tham
quan, du lịch sinh thái cho người dân, cho du khách trong và ngoài nước nhờ
cảnh quan tươi đẹp, môi trường trong lành. Việc phát triển du lịch tại địa
phương đã góp phần nâng cao đời sống người dân, khai thác được giá trị của Rừng
ngập mặn Cần Giờ,
Là địa điểm
nghiên cứu khoa học hiện nay, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là nơi được ví
như một phòng thí nghiệm tự nhiên to lớn, là nơi lý tưởng cho các nhà khoa học,
sinh viên, học sinh đến nghiên cứu, học tập. Trong những năm
qua, hàng năm Ban quản lý Rừng
phòng hộ đã tiếp đón hàng trăm sinh viên học sinh, các nhà khoa học trong và
ngoài nước đến nghiên cứu, học tập. Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa
học trong và ngoài nước đã góp phần phục vụ cho công tác quản lý và phát triển
Rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng bền vững.
Rừng ngập mặn Cần Giờ với diện tích 37.162,53 ha,
chiếm hơn ½ diện tích tự nhiên toàn huyện. Sau 30 năm phục hồi và phát triển,
hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ ngày càng đa dạng, phong phú về thực vật
cũng như động vật; tài nguyên thiên nhiên của rừng ngập mặn không ngừng tăng
lên, tạo nên môi trường sinh thái trong sạch “lá phổi xanh”, “bức tường xanh”
của thành phố, có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu. Rừng có chức năng
chính là phòng hộ nhưng đồng thời cũng mở ra những triển vọng to lớn về du lịch
sinh thái, năm 2000 rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là “Khu dự
trữ sinh quyển thế giới”.
Việc khôi phục RNM được tiến hành liên tục bền bỉ cho
đến ngày hôm nay. Một số loài cây đã biến mất trong và sau chiến tranh nay đã
xuất hiện trở lại như gõ Biển, Dà Vôi, Bần, Mắm trắng, Sú, vẹt, ... Theo công
bố của các nhà khoa học thì hiện nay:
Cây thực sự RNM CG có 33
loài thuộc 19 chi, 15 họ
Cây nhập cư RNM CG có 128
loài thuộc 80 chi, 47 họ.
Hệ thực vật vùng ngập mặn Cần Giờchiếm đa số là cây
đước có nguồn gốc phát tán từ Inđônêsia và Maylaysia; gồmnhiều kiểu phụ thổ
nhưỡng nước mặn, nước lợ và phụ thứ sinh nuôi trồng nhântạo. Thành phần các
loài cây này tương đối đơn giản và có kích thước các thể ởdạng trung bình.
Hệ thực vật rừng tự nhiên khoảng 12.000 ha bao gồm: Chà là, Ráng, Giá, Mấm, Dà
Vôi… tất cả đều sống trên vùng đất ít ngập nước. Trong đó, Ráng thường được hỗn
giao với Chà là, Cóc kèn mọc trên đất gò, ít ngập nước. Mấm điển hình là các
loại trắng, đen mọc ven sông đất trũng, bãi bồi cao hơn 0,2m so với mực nước
biển; Dà vôi, Mấm phân bố trên đất sét chặt, ẩm.
Hệ thực vật rừng trồng hơn 20.000 ha, bao gồm: bạch
đàn, keo lá tràm trồng trên nền đất, dừa lá trồng ở vùng đất phèn mặn và nước
lợ; đước được trồng thử nghiệm; chà là, phi lao, bạch đàn, keo lá tràm… được
trồng dọc theo đường trục chính Rừng Sác và những giồng cát ven biển.
Việc phục hồi lại RNM CG đã tạo điều kiện thuận lợi về
môi trường sinh sống cho các loài động vật Rừng: Có nhiều nguồn thức ăn Do có
nhiều thức các loại thủy sinh vật có điều kiện phát triển, thảm thực vật rộng
lớn đa dạng thích hợp cho nhiều nhóm động vật rừng có tập tính khác nhau sinh
sống.
Các cây rừng ngập mặn thường có các đặc điểm thích
nghi với môi trường ngập nước mặn như:
Nhiều loài cây thuộc các chi Bần (Sonneratia), Vẹt
(Bruguiera), Mắm (Avicennia) có rễ hô hấp mọc từ các rễ bên và đâm thẳng lên
trên mặt đất. Rễ hô hấp có mô xốp, tầng bần phát triển và rất nhiều lỗ vỏ có
tác dụng nhận và chứa không khí khi nước thủy triều xuống
Rễ cây ngập mặn rất phát triển, giúp cây đứng vững
trên lớp bùn mềm. Các cây thuộc chi đước (Rhizophora) hình thành nhiều rễ
chống.
Lá cây cứng, lớp hạ bì phát triển, đôi khi lá dày lên
do có mô chứa nước phát triển. Lớp hạ bì và mô nước có tác dụng dự trữ nước làm
giảm nồng độ muối trong lá.
Một số cây thuộc chi mắm, sú có tuyến tiết muối thừa
ra ngoài, góp phần làm giảm nồng độ muối trong mô lá.
Cây đước (Rhizophora apiculata)
Cây Đước mọc ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới trong
vùng bùn lầy của bờ biển, cây thân gỗ nhỏ. Trên thế giới có 82 giống Đước. Đất
lầy bãi biển quá nhão, thường xuyên bị thủy triều tấn công khiến cây cối khó
sinh sống. Cây Đước nhờ có bộ rễ rất phát trên, trên thân cành lại có rất nhiều
rễ trụ đan xen ngang dọc, rủ xuống bãi lầy, ngoài tác dụng chống đỡ cho cây,
Đước còn có tác dụng thoáng khí và hô hấp.
Rễ Đước chịu được mặn và hút được dinh dưỡng từ trong
nước biển. Lá rất cứng, có màng sáp và bóng loáng phản quang để giữ nước. Trong
lá có tuyến thải muối để thải muối thừa ra khỏi cơ thể. Người ta gọi Đước là cây "máy lọc nước biển thành
nước ngọt màu xanh". Các nhà khoa học đang tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm
này của cây Đước để áp dụng vào công nghệ lọc nước biển.
Rừng Đước không những bảo vệ bờ biển khỏi bị ăn lấn
vào trong đất liền, mà còn mở rộng bờ biển. Đước còn có thể giữ được chất lắng
đọng của nước biển, cùng với lá rụng và phân chim, lâu ngày sẽ thành đảo mới
hoặc đất liền. Rừng Đước còn là nơi cư trú của nhiều loại chim, tôm, cá, cua,
làm cân bằng sinh thái bờ biền.
Cây vẹt - vẹt khang (Bruguiera
cylindrica)
Cây gỗ, cao tới 20m. vỏ thân nhẵn,
có lỗ bi màu xám nhạt, cành nhỏ mảnh, màu xanh, mang vết rụng của lá; gốc có rễ
chống hình nơm cao tới 1 - 1,2m.
Loài phân bố ở Việt Nam, Thái Lan, Mianma, Malaixia và
Inđônêxia … Ở nước ta cây mọc nhiều ven biển.
Thường gặp trong rừng ngập mặn, trên những bãi cát bồi
ngập hay vẫn bị ngập nước thủy triều. Cây mọc rải rác nhưng cũng có khi mọc
thành đám lớn.
Ra hoa tháng 5 - 6, có quả tháng 10 - 11.
Gỗ màu đỏ, mịn, dùng đóng đồ thông thường, làm nhà
cửa, trụ mỏ và đốt than hầm. Chồi non có thể ăn sống.
Cây bần ổi (Sonneratia ovata Backer)
Bần ổi thuộc loài thân gổ đại mộc,
có nhiều cành. Chúng là các loài cây sống trong các cánh rừng tràm đước ven
biển.. Cây gỗ cao 10-15m, có khi cao tới 20 m. Thân ốm, có đường kính khoảng 20
cm, da bị tróc nhiều lớp mỏng như thân cây ổi.Rể gốc mọc sâu trong đất cạn và
ẩm, có ít rể thở (cạc bần/bấc) so với cây bần chua.Ở Nam Bộ cây bần ổi chủ yếu
được trồng.
Cây bần chua (Sonneratia caseolaris)
Cây gỗ cao 10 - 15m, có khi cao tới
25m. Cành non màu đỏ, nhánh non có 4 cạnh nhọn, phế căn đứng ( tên
bình dân gọi cặc bần ) 50 – 90 cm cao, đường kính 30 cm, nhiều. vỏ màu xám,
thô, phát sinh từ rể ngang, vượt lên trên mặt bùn khoảng 20 cm. Vì sống trong
môi trường bùn mềm, nhiều acide mùn nên để thích ứng với môi trường
đứng vững bám vào bùn giử phù sa và cần oxigène nên cây phát triển tạo ra hệ
thống rể nạng lan rộng với diện tích khá rộng .
Cây mắm đen (Avicennia officinalis L.)
Cây cao 20m, đường kính đến 0,7m,
thân hình trụ, tương đối suôn, có khi thẳng tốt với thân trụ cao 6 - 10m, cành
non có lông tơ trơn, vỏ mỏng không nứt màu xám đen, rễ phổi hình đũa, thường
chia đôi. Loại cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh, thuộc loại chịu đất kiềm,
thích nghi với các loại đất (bùn, cát, sét) và các độ mặn của nước (mặn, lợ, ngọt),
cho chồi gốc. Ðất bùn có nước triều lên xuống hàng ngày là đất sinh trưởng,
phát triển thích hợp của loài cây gỗ này.
Cây cóc đỏ (Lumnitzera littorea)
Cây Cóc đỏ có tên Khoa học là
Lumnitzera littorea, thuộc họ Bàng Combretaceae, bộ Sim Myrtales có
chiều cao khoảng 10- 20m, đường kính 40 - 50cm. Vỏ cây màu nâu thẫm, có
vết nứt, mặt trong vỏ màu nâu đỏ, phần giác màu nâu vàng, lõi màu nâu thẫm.
Cành nhánh cây Cóc Đỏ hình khúc khuỷu, vuông, khi non màu đỏ nhạt nhạt xám, có
nhiều mắt do những vết sẹo của lá khi rụng để lại.Cóc Đỏ mọc ở nơi rừng ngập
mặn của sông, ven biển, nơi chỉ ngập chiều cao hoặc ít ngập nước mặn, đất sét
hơi chặt, thường mọc lẫn với các loại Giá (Excoecaria agallocha), Dà (Ceriops
sp.), có khi mọc thành quần xã ưu thế hoặc gần như thuần loại với mật độ
dày.
Hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị cao về
mặt bảo tồn đa dạng sinh học với trên 200 loài động vật, trong đó có 11 loài bò
sát có tên trong danh sách đỏ của nước ta. Cụ thể như sau:
Khu hệ động vật
không xương sống, thủy sinh: có 70 loài thuộc 44 họ:Cua biển, tôm Sú, tôm Thẻ
Bạc, sò Huyết,…
Khu hệ cá: có 137 loài thuộc
39 họ: cá Ngát, cá Bông Lau, cá Dứa,…
Khu hệ lưỡng thê, bò sát: có 9
loài lưỡng thê, 31 loài bò sát: Kỳ đà nước, Hổ Mang chúa, trăn Gấm, cá Sấu Hoa
cà,…
Khu hệ chim: có 130 loài, 47
họ, 17 bộ: Bồ nông chân xám, Diệc xám, Vạc, Già Đẫy, Giang sen,…
Khu hệ thú: có 19 loài, 13 họ,
7 bộ như Mèo Rừng, Khỉ đuôi dài, Cầy vòi đốm, Nhím,…
Cần Giờ có bờ biển dài khoảng 20 km, rất đặc trưng, được
gọi là biển phù sa vì thành phần chủ yếu là đất bùn sét. Biển Cần Giờ có vị trí
chiến lược quan trọng, là cầu nối khai thác kinh tế biển, phát triển du lịch
sinh thái biển đảo và còn là nơi neo đậu tránh gió rất thuận lợi cho các tàu
thuyền. Ven biển có nhiều cửa sông lớn như sông Lòng Tàu, Soài Rạp, Hà Thanh...
Tiềm năng thủy sản vùng biển Cần Giờ là rất lớn, ngoài việc khai thác thủy sản
mang lại giá trị sản lượng đáng kể, bãi biển Cần Giờ có khả năng nuôi các loại
nhuyễn thể như nghêu, tôm, cua mang lại giá trị kinh tế cao; đồng thời góp phần
tái tạo, bảo tồn thiên nhiên và sinh vật biển.
Là cá nước lợ, cá thòi lòi
xuất hiện tại nhiều khu rừng ngập mặn tại Cần Giờ, đất mũi Cà Mau, U Minh
Thượng… Chúng lọt vào danh sách các loài động vật kỳ lạ bởi các đặc điểm có một
không hai của mình. Ngay từ hình dáng, cá thòi lòi đã tỏ ra “dị hợm” so
với các loài cá thông thường bởi đôi mắt lồi như mắt ếch, nhô hẳn trên
đỉnh đầu. Cái tên gọi “thòi lòi” bắt nguồn từ chính đôi mắt này.
Nhưng điều lạ lùng khiến cá thòi lòi chẳng giống bất
cứ loài cá nào là ở chỗ chúng có thể sống, chạy, nhảy và kiếm mồi ngay
trên cạn một cách rất điêu luyện. Điều làm nên sự “phi thường” này chính là cấu
tạo cơ thể khá đặc biệt, giúp chúng có thể trữ nước trong mang để hô hấp khi
lên cạn, trao đổi khí qua da như ếch và đôi vây trước có hệ cơ phát triển đóng
vai trò như một đôi “tay”. Cũng nhờ cấu tạo cơ thể đặc biệt mà cá thòi lòi còn
có một khả năng hi hữu khác là… leo cây. Điều này khiến chúng mang thêm một tên
gọi khác là “cá leo cây”
Vào ngày quốc tế về Trái đất vừa qua, Tổ chức Sinh vật
Thế giới đã đề cập đến một số con vật kỳ lạ mà hiểu biết của con người về chúng
còn khá sơ sài. Đáng lưu ý, trong số 6 con vật “kỳ lạ nhất hành tinh” được nêu
danh có cá thòi lòi, một loài vật khá quen thuộc ở nhiều vùng tại miền Nam
Việt Nam.
Nếu các nhà khoa học trên thế giới quan tâm đến cá
thòi lòi như một hình mẫu đặc biệt về tiến hóa thì người Việt Nam lại “mê” loài
cá này làm… món nhậu khoái khẩu.
Cá thòi lòi thường chọn nơi “hiểm” để đào hang trú ẩn như các lùm cây, kẹt rễ
um tùm. Hang của chúng có thể sâu đến 2m với nhiều ngóc ngách. Chúng cũng rất
tinh ranh và nhanh nhẹn trong việc trốn thoát khỏi sự tấn công của kẻ thù.
Nhưng cá thòi lòi vẫn không có đường thoát trước những bàn tay đầy kinh nghiệm
của người dân miền sông nước.
Là sản vật của vùng nước ngập mặn, thịt cá thòi lòi rất mềm và thơm ngon. Điềm
đặc biệt là thịt cá sau khi chế biến để nguội vẫn không có mùi tanh. Các món
được làm từ cá thòi lòi rất phong phu, khi điểm qua có thể khiến ngoài
sành ẩm thực thèm… nhỏ dãi, như cá thòi lòi nướng chấm mắm, lột da
kho tiêu, hấp cách thuỷ, cuốn bánh tráng rau sống, canh chua cá thòi lòi…
Ngày nay, cá thòi lòi đang trở thành đối tượng bị săn lùng ráo riết để phục vụ
thu cầu của thực khách tại các nhà hàng miền Nam. Theo người dân tại các vùng
có cá thòi lòi sinh sống thì những con cá thòi lòi to cỡ 300-400g càng ngày
càng hiếm gặp do tốc độ đánh bắt quá nhanh. Nếu không có những biện pháp kiểm soát,
trong tương lại không xa loài cá này có thể đối mặt nguy cơ suy giảm số lượng ở
Việt Nam.
Là một nhóm động vật có vú ăn thịt sống
dưới nước hay đại dương,
thuộc một phần của họ Chồn(Mustelidae), họ bao
gồm chồn, chồn nâu, lửng, cũng như một vài
loài khác. Với 13 loài trong 7 chi, rái cá phân bố khắp
nơi trên thế giới. Trong tiếng Anh, danh từ tập hợp romp trong tiếng
Anh được dùng để chỉ một nhóm các rái cá.
Rái các có lớp lông trong dày (1.000
lông/mm²) và mịn được bảo vệ bởi lớp lông ngoài giữ cho
chúng khô ráo dưới nước và giữ lại một lớp không khí để giữ ấm.
Tất cả các loài rái cá có thân dài, mỏng và thuôn linh
động uyển chuyển; chân ngắn và có màng chân. Phần lớn có vuốt sắc để chụp con
mồi, nhưng rái cá vuốt ngắn của
Nam Á chỉ có vuốt dấu tích còn lại và hai loại rái cá châu Phi có mối quan hệ
gần gũi không có vuốt: các loài này sống ở các con sông đầy bùn của châu Phi và
châu Á và xác định vị trí con mồi bằng xúc giác.
Phần lớn rái cá ăn cá làm thức ăn hàng
đầu trong thực đơn của chúng, ngoài ra chúng còn ăn bổ sung ếch nhái, tôm và cua;
một số còn chuyên ăn sò còn
loại khác thì lại ăn động vật có vú nhỏ hoặc chim.
Là 1 loại bò sát lớn trong các loài monitor lizard, nó
có thể đạt tới 3,21 mét chiều dài (tức 10,5 feet), chiều dài trung bình của các
cá thể trưởng thành là 1,5 mét tức 4f 11i. Về cân nặng thì mỗi con có thể nặng
tối đa là 25kg tức 55lb nhưng hầu hết tất cả đều chỉ đạt được phân số kg đó khi
đã trưởng thành. Cơ thể của chúng rắn chắc với những bắp thịt với chiếc đuôi
dài ngang nén, đầy sức mạnh. Wm là 1 trong các loài monitor lizard được tìm thấy ở khắp
Châu Á, từ Sri Lanka, Ấn Độ, Đông Dương, bán đảo Malai, và nhiều quần đảo ở
Indonesia và chúng sống nơi có nhiều nguồn nước.
Phân loại Water monitor :
Gồm có năm loại :
1. Asian Water Monitor (Kì đà nước Châu Á)
2. Andaman Islands Water Monitor (Kì đà nước Đảo
Andaman)
3. Two-Striped Water Monitor (Kì đà nước 2 Vạch)
4. Black Water Monitor (Kì đà nước Đen)
5. Southeast Asian Water Monitor (Kì đà Đông Nam Á)
Tính cách và chế độ dinh duỡng của chúng :
- Wm có thể được bảo vệ qua việc dùng đuôi hay móng
vuốt và cả chiếc hàm to khỏe của chúng khi chúng đánh nhau .Chúng cũng là những
vận động viên bơi lội rất cừ khôi , chúng bơi rất giỏi qua việc sự dụng những
cái vảy nổi ở đuôi chúng , chúng đảm nhận nhiệm vụ như bánh lái cảu tàu khi
chúng ở dưới nước.
- Wm là loài lizard ăn thịt với thực đơn thật đa dạng
như: cá , ếch , chim , cua , rắn , các loài gặm nhắm ,côn trùng và trong thực
đơn cũng có cá sấu con , trứng cá sấu hay rùa và cũng giống như rồng komondo
chúng cũng ăn cả xác chết của các loài khác như người , chim , chó , mèo ...
- Chúng có thể có đầy đủ chất dinh dư ỡng qua khẩu
phần ăn của chúng như các loài gặm nhắm và các con vật sống khác.
- Chúng luôn luôn có thể nhận được đủ calcium và
vitamin D3 qua khẩu phần ăn.
Là một loài rắn độc thuộc Họ Rắn hổ (Elapidae), bộ Có vảy (Squamata).
Rắn hổ mang có cỡ lớn, đầu liền với cổ(còn gọi là hổ
đất) không có vảy má, có khả năng bạnh cổ khi bị kích thích. Khi đó ở phía trên
cổ trông rõ một vòng tròn màu trắng (gọi là gọng kính). Lưng có màu nâu thẫm,
vàng lục hay đen, hoặc đồng màu hoặc có những dải hoa văn như những vạch ngang đơn
hoặc kép sáng màu hơn. Chiều dài cơ thể tới 2m.
Rắn trưởng thành ăn chuột, cóc, rắn... rắn non ăn ếch
nhái là chủ yếu. Rắn giao phối vào tháng 5 và đẻ trứng vào tháng 6, đẻ 9 - 22
trứng, kích thước 59-62 / 29-29mm và có hiện tượng con cái canh giữ trứng.
Trứng nở vào tháng 8. Con non mới nở dài 200-350mm và có khả năng bạnh cổ.
Rắn hổ mang chúa được cho là một món ăn có nhiều giá
trị bổ dưỡng nên hay bị săn bắt, Rắn hổ mang là loài rất quý hiếm rất cần được
bảo vệ.Dùng nhiều trong dược liệu, thực phẩm, thương mại.
Cá sấu là các loài bò sát lớn ưa thích môi trường
nước, chúng sống trên một diện tích rộng của khu vực nhiệt đới của châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ,Nam Mỹ và châu Đại
Dương. Cá sấu có xu hướng sinh sống ở những vùng sông và hồ có nước
chảy chậm, thức ăn của chúng khá đa dạng, chủ yếu là động vật có vú sống
hay đã chết cũng như cá.
Một số loài, chủ yếu là cá sấu nước lợ ở Úc và các đảo trên
Thái Bình Dương, được biết là có khả năng bơi ra xa ngoài biển.
Những loài cá sấu lớn có thể rất nguy hiểm đối với con
người. Cá sấu nước lợ và cá sấu sông
Nin là những loài nguy hiểm nhất, chúng đã giết chết hàng trăm
người mỗi năm ở các khu vực Đông Nam Á và
châu Phi. Cá sấu mõm ngắn và có
thể cả cá sấu caiman đen (là
loài đang nguy cấp trong sách đỏ của IUCN) cũng là những loài
gây nguy hiểm cho con người.
Cá sấu rất nhanh nhẹn khi khoảng cách ngắn, thậm chí
ngoài môi trường nước. Chúng có quai hàm cực khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé
thịt, nhưng chúng không thể há miệng nếu nó bị khép chặt, vì thế có một số câu
chuyện về việc người sống sót khỏi những con cá sấu sông
Nin mõm dài bằng cách khép chặt quai hàm của chúng. Tất cả
những con cá sấu lớn cũng có vuốt sắc và khỏe. Cá sấu là những kẻ đi săn kiểu
mai phục, chúng chờ đợi cho cá hay động vật sống trên đất liền đến gần, sau đó
tấn công chớp nhoáng.
Là động vật ăn thịt có máu lạnh, chúng có thể sống
nhiều ngày không có thức ăn, và hiếm khi thấy chúng cần thiết tích cực đi săn
mồi. Mặc dù có vẻ ngoài chậm chạp, nhưng cá sấu là những kẻ săn mồi thượng hạng
trong môi trường của chúng, và người ta còn thấy một số loài cá sấu dám tấn
công và giết cả sư tử, động vật móng guốc lớn
và thậm chí cả cá mập.
Cá sấu trong thiên nhiên được bảo vệ ở một số nơi trên
thế giới, nhưng chúng cũng được chăn nuôi vì mục đích thương mại,
và da của chúng được thuộc làm da cá sấu có chất lượng cao để sản xuất túi,
ủng, cặp v.v, trong khi thịt cá sấu được coi là đặc sản đối với những người
sành ăn. Các loài có giá trị thương mại chủ yếu là cá sấu nước mặn và cá sấu sông
Nin, trong khi con lai của cá sấu nước mặn và cá sấu Xiêm cũng
được chăn nuôi trong các trang trại ở châu Á.
Là một chi dơi thuộc họ cùng tên và phân bộ Dơi lớn. Chúng bao
hàm những loài dơi có kích thước lớn nhất trên quả đất. Một số tên thông dụng
khác của chúng là dơi ăn quả hay cáo bay. Chúng sống ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt của châu Á (bao
hàm cả Ấn Độ), Úc, Indonesia,
các đảo ở vùng Đông Phi (nhưng không nằm ở trên lục địa châu Phi)
và một số đảo trên Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương. Có ít nhất 60 loài dơi nằm trong chi này.
Tất cả các loài dơi quạ chỉ sống nhờ mật hoa, phấn hoa
và các loại hoa quả, vì vậy chúng chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới. Chúng không
có khả năng định vị bằng
tiếng vọng như các loài dơi trong phân bộ Dơi nhỏ nhưng
có tầm nhìn và thính giác rất tốt. Chúng có thể kiếm ăn trong khu vực bán kính
lên tới 40 dặm. Khi tìm thấy thức ăn, tỉ như trái cây, chúng lao thẳng vào
"mục tiêu" và dùng chân chụp lấy nó. Ngoài ra, dơi qua cũng có thể ăn
trong khi đang treo mình ngược trên cành cây, sử dụng một trong hai chân sau
hoặc móng tay của chân trước/cánh để kéo các hoa quả vào gần miệng.
Phần lớn các loài dơi quạ có kích thước nhỏ hơn nhiều
và cân nặng không vượt quá 600 g (21 oz). Những thành viên nhỏ con nhất,
loài Dơi quạ mang mặt nạ (P. personatus), Dơi quạ Temminck (P.
temminckii), Dơi quạ Guam (P.
tokudae) và Dơi quạ lùn (P.
woodfordi) đều có cân nặng không quá 170 g (6,0 oz).
Dơi quạ có bộ lông dài, mượt với lớp lông lót dày và không
có đuôi. Dung mạo của dơi quạ khá giống
loài cáo với
đôi tai nhỏ
và mắt lớn,
vì vậy chúng có cái tên "cáo bay". Con cái có hai vú nằm ở ngực. Hình dạng tai tương đối đơn giản
(dài và nhọn) với phần viền ngoài liền mạch chứ không đứt rời như các thành
viên thuộc phân bộ Dơi nhỏ. Móng chân
có các ngón cong và sắc.
Nhiều loài dơi quạ hiện nay đang bị đe dọa tuyệt chủng,
nhất là vùng Thái Bình Dương nơi chúng bị săn bắt quá mức để lấy thịt. Ở quần đảo Mariana, thịt dơi được xem là
một đặc sản và
có tầm quan trọng lớn về mặt kinh tế. Vào năm 1989 tất cả các loài thuộc chi
Dơi quạ đều được xếp vào phần Phụ lục II của Hiệp định Mậu
dịch Quốc tế về các loài Động vật và Thực vật bị đe dọa (CITES).
Phân loài P. hypomelanus maris tại đảo Maldives được
đánh giá là đang bị đe dọa do phân bổ bị hạn chế cũng như mức độ chọn lọc cao.
Tuy nhiên việc săn bắn và buôn bán dơi quạ vẫn tiếp tục theo con đường bất hợp
pháp hoặc bằng cách lách qua các khe hở của luật pháp - vốn được đánh giá là
chưa đủ mạnh tay trong việc hạn chế nạn săn bắn. Nông dân và các điền chủ cũng
tấn công dơi quạ vì chúng hay ăn quả trong các vườn cây của họ, và tại một số
địa phương người dân tin rằng thịt dơi có thể chữa được hen suyễn.
Các thiên địch của chúng ngoài con người còn có thể có chim săn mồi, rắn và một
số động vật khác.
Cần Giờ còn có những cánh rừng ngập mặn với những hậu
duệ của Tôn Ngộ Không tinh khôn, nghịch ngợm đủ trò… thật thú vị.
Nằm trong Khu Du lịch sinh thái Lâm Viên, xã Long Hoà
huyện Cần Giờ, đảo khỉ là 1 trong 24 tiểu khu của rừng ngập mặn Cần Giờ. Khu Du
lịch sinh thái Lâm Viên không chỉ thu hút du khách bằng không khí trong lành
chan hòa gió biển, những câu chuyện cảm động và ấn tượng về căn cứ Cách mạng
Rừng Sác, Bảo tàng Cần Giờ. Ở đó còn có những cánh rừng ngập mặn với những “hậu
duệ” của Tôn Ngộ Không tinh khôn, láu lỉnh, nghịch ngợm đủ trò…
Để gây dựng được “Vương quốc” khỉ như hôm nay là cả
câu chyện dài với nhiều công sức, thời gian và đặc biệt nhờ có lòng yêu thiên
nhiên, niềm đam mê công việc, ý thức trách nhiệm về việc giữ rừng, bảo vệ rừng
của những người trong Tổ bảo tồn động vật tại Đảo khỉ.
Bước qua cổng, du khách liền được các “cư dân” Vương
quốc khỉ chào đón, nào là khỉ đực, khỉ cái, khỉ con... Nhiều con “đón” khách
ngay giữa đường, con khác thì leo cây đánh đu chào mừng, con thì thoắt ẩn thoắt
hiện quanh các gốc đước gây sự chú ý của mọi người.
Cuộc sống, sinh hoạt của khỉ cũng có nhiều nét giống
người. Chúng làm đủ trò: tranh giành đồ ăn, cũng chụm đầu vào nhau “buôn dưa
lê”, ghẹo nhau, “bắt chí” cho nhau rất thân thiện ngay trên mặt đường,
bắt chước những hành động của con người... Chúng cũng như những kẻ hiếu chiến,
“uýnh nhau” tranh giành đồ ăn và thể hiện sức mạnh bằng sự xâm chiếm lãnh thổ
của bầy khác. Vì thế, có con mình mẩy đầy sẹo, con thì cà nhắc, con bị hỏng
mắt, con cụt đuôi, cụt tay…
Những con khỉ ở Cần Giờ rất dạn dĩ và tinh quái. Chúng
như những hầu đạo tặc nhan nhản trên đảo. Nhanh như cắt, chúng lao vào cướp
thức ăn hoặc những món đồ của du khách nếu thấy họ sơ hở. Mặc dầu đã được cảnh
báo, nhưng nhiều người vẫn bị lũ siêu trộm cướp “mượn” điện thoại di động, máy
ảnh, đồ ăn, nước uống… đang cầm trên tay. Nhất là các bà, các cô càng được
chúng “quan tâm” hơn.
Đi dạo trong rừng đước yên ả, mát mẻ, hít thở không
khí trong lành, ngắm các “trò khỉ” của khỉ, cười vang cùng bạn bè giúp mọi
người tạm quên những lo toan, ưu phiền và bộn bề của cuộc sống thường nhật quả
là điều thật thú vị.
Tiềm năng du lịch của rừng ngập mặn Cần Giờ là rất
lớn. Trước đây các hộ dân sống quanh rừng khá nghèo, họ chỉ có nguồn thu nhập
chính là các sản phẩm nông sản trồng theo hạ lưu sông Đồng Nai. Tuy nhiên khi
chính quyền nhận thấy tiềm năng du lịch đã cho phép mở các chuyến du lịch tham
quan tìm hiểu rừng Sác. Nó thu hút được rất nhiều du khách trong và ngoài nước,
không chỉ vì hệ động thực vật thiên nhiên đa dạng mà nơi đây còn là nơi lưu trữ
những di tích kỷ niệm và câu chuyện về cuộc chiến tranh lịch sử của người Việt
Nam vì vậy sẽ đem lại nguồn lợi du lịch rất lớn cho chính quyền và người dân
địa phương. Các cơ sở hạ tầng được dựng lên, nhiều chuyến du lịch thú vị được
tổ chức như tour du lịch đến khu vực của loài dơi, đi du lịch ngắm cảnh trên
sông Đồng nai…
Rừng ngập mặn Cần Giờ được Tổ chức Giáo dục - khoa học
và văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế
giới đầu tiên của Việt Nam vào năm 2000. Việc phát triển du lịch sinh thái cũng
là hình thức tận dụng lợi thế thiên nhiên để bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ
môi trường.
Theo các nhà khoa học, rừng Cần Giờ chứa đựng rất nhiều
giá trị về lịch sử, khảo cổ, văn hóa tín ngưỡng. Trong rừng Cần Giờ hiện có
nhiều khu vực bảo tồn động vật có giá trị như khu Lâm Viên - Đảo khỉ với hàng
ngàn cá thể khỉ đuôi dài; khu Vàm Sát với khu bảo tồn chim rộng hơn 600 hécta
có hơn 7 ngàn cá thể chim các loại và khu bảo tồn dơi nghệ với hàng ngàn con.
Đặc biệt, nằm sâu trong những cánh rừng ngập mặn nơi đây còn có căn cứ cách
mạng Chiến khu rừng Sác.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI
4.1 Định hướng tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
Cần Giờ là một vùng đất có nhiều tiềm năng để phát
triển du lịch sinh thái: rừng, biển, thủy hải sản, giao thông thủy, cảnh quan
thiên nhiên, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hoá, lễ hội dân gian,…, và
không quá xa trung tâm thành phố; là huyện duy nhất của thành phố có rừng ngập
mặn gắn với mạng lưới sông rạch quanh co uốn khúc, khu di tích lịch sử cách
mạng Rừng Sác, khu du lịch Lăng Cá Ông, bãi biển 30/4, khu nhà vườn cây trái và
nuôi trồng thủy hải sản, và khu Lâm viên Cần Giờ với nhiều khả
năng thu hút khách du lịch. Trong đó rừng và biển là hai yếu tố hết sức
quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái nói riêng và phát triển
kinh tế – xã hội của huyện Cần Giờ nói chung. Một lợi thế khác nữa của khu vực
này là tuyến đường Rừng Sác là tuyến đường chính xuyên suốt từ phà Bình Khánh
đến mũi Cần Giờ đã được nâng cấp đạt chất lượng cao.
Nói đến du lịch Cần Giờ, yếu tố đầu tiên hấp dẫn du
khách là cảnh quan tuyệt vời của khu rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ. Cảnh quan này
không chỉ nổi tiếng từ rất lâu mà ngày nay nó còn là niềm tự hào,
niềm vinh dự lớn lao của hàng triệu
người dân thành phố. Ngày 10/12/2000, Rừng ngập mặn Cần Giờ đã chính thức được
UNESCO công nhận đưa vào danh sách Khu dự trữ sinh quyển thế giới với diện tích
10.734,95 ha. Đây là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam và là một trong
368 khu dự trữ sinh quyển của toàn thế giới.
Từ trước đến nay, vùng
đất ngập nước ven biển Cần Giờ luôn là nơi sinh trưởng, phát triển của
nhiều loài thủy sản đa dạng và quý giá. Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng,
là nơi cung cấp thức ăn, nơi cư trú, nuôi dưỡng và sinh sản của các loài thủy
sinh và nhiều nhóm động vật có xương sống trên cạn. Với vị trí trung gian giữa
trên cạn và dưới nước, giữa nước ngọt và nước mặn, vùng ven biển trở thành nơi
hứng đọng chất dinh dưỡng và sản sinh ra lưới thức ăn đa dạng, phong phú, đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của sinh
vật trên cạn và dưới nước, duy trì nguồn tài nguyên sinh học giàu có, đặc biệt
là tài nguyên thủy sản: cá, tôm, cua, nghêu, sò, …
Về mặt môi trường, hệ sinh thái RNM vùng cửa sông Sài Gòn,
Đồng Nai vừa là “lá phổi xanh”, góp phần đáng kể vào việc thanh lọc không khí
cho khu vực và giảm thiểu ô nhiễm nước thải từ thượng nguồn, đồng thời là lá
chắn phòng chống lũ lụt và nước triều
dâng xâm nhập từ biển Đông.
Cần Giờ có bờ
biển dài 13 km từ mũi Cần Giờ đến mũi Đồng Tranh. Mũi Cần Giờ cách mũi Nghinh
Phong Vũng Tàu 10km đường biển băng qua vịnh Ghềnh Rái. Từ bờ biển nhìn ra là
một bãi triều rộng hàng cây số khi triều thấp với khoảng cách từ bờ trên 4 km ở phía mũi Cần Giờ và trên 1 km
ở phía mũi Đồng Tranh. Nhìn chung toàn bãi Cần Giờ là một bãi bồi rộng đến trên
100km2.
Mô hình dự án Khu du lịch
Biển Cần Giờ
Cũng cần phải nói thêm rằng, bãi Cần Giờ là đoạn bờ
biển phía Đông .cuối cùng của dải bờ biển Việt Nam (tính từ Bắc vào Nam) có khả năng cải tạo phục vụ du lịch, tắm biển. Đi xa
hơn xuống phía Nam, bờ biển bị sình lầy khống chế và ít có giá trị phục vụ du
lịch – nghỉ ngơi – giải trí.
Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, trong những năm qua,
huyện Cần Giờ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển một số lĩnh vực kinh tế then chốt như: nuôi trồng và
đánh bắt thủy hải sản, sản xuất muối, thu hút du lịch, nông nghiệp và một số
dịch vụ, nhằm đưa dân chúng thoát ra khỏi sự nghèo đói và từng bước đuổi kịp
các quận huyện khác của thành phố. Nhịp độ phát triển kinh tế khá cao của huyện
trong những năm qua và quá trình đô thị hóa đang từng bước được hình thành tại
một số vùng trong huyện, đã gây sức ép nặng nề lên tài nguyên rừng – biển và
xuất hiện những dấu hiệu, những nguy cơ đe dọa đối với hệ sinh thái rừng ngập
mặn và cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn.
Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ
Mặc dù tiềm năng du lịch ở Cần Giờ là rất lớn, song
nếu chúng ta chỉ biết dừng lại ở việc khai khác tiềm năng sẵn có thì ngành du
lịch khó có thể phát triển so với các điểm du lịch khác trong và ngoài nước.
Thách thức lớn cho ngành du lịch Cần Giờ là chúng ta chưa tạo ra được các dịch
vụ du lịch đi kèm, do đó chỉ giữ khách trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, sản
phẩm quà tặng du lịch của Cần Giờ không đa dạng, chất lượng chưa cao. Các sản
phẩm quà tặng, quà biếu được mua bán, trao đổi chủ yếu từ các điểm buôn bán nhỏ,
lẻ, tự phát, chưa tạo ra được một hệ thống để quản lý các mặt hàng quà tặng du
lịch đồng bộ về chất lượng cũng như giá cả.
Cơ sở hạ tầng phụ vụ du lịch không nhiều, các dịch vụ
vui chơi, giải trí còn hạn chế vì nhiều lý do như thiếu vốn đầu tư; hệ thống
các dịch vụ phục vụ du lịch còn thô sơ, chưa đảm bảo tiện nghi và an toàn cho
du khách. Chưa cải tạo được bãi tắm Cần Giờ, hiện tại, bãi tắm này chưa được
khai thác một cách triệt để. Tỷ lệ bùn trong nước quá cao làm cho nước biển khu
vực này rất đục. Hơn nữa, do cường độ khai thác và nuôi trồng thủy hải sản cao
mà công tác vệ sinh môi trường ở đây không được đảm bảo nên thường xuyên bị ô
nhiễm. Ngoài ra, công tác kết nối tour du lịch với các công ty lữ hành để đưa
khách xuống Cần Giờ bị hạn chế, khách du lịch chủ yếu đi tự túc và hầu hết là
ít nghỉ lại đêm vì không có các loại hình phục vụ giải trí về đêm, tạo cho du
khách tâm lý buồn chán và ít muốn quay lại Cần Giờ lần thứ 2.
Khai thác đúng mức lợi thế, các yếu tố tiềm năng của
rừng ngập mặn, biển, sông nước, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa lễ hội
dân gian… để phát triển khu du lịch sinh thái. Phát triển du lịch sinh thái Cần
Giờ phải đảm bảo tính bền vững và gắn chặt với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, gìn
giữ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên rừng ngập mặn; Thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư
xây dựng cơ sở hạ
tầng, vật chất kỹthuật phục vụ phát triển bền vững khu du lịch sinh thái
Cần Giờ – Đô thị du lịch sinh thái rừng – biển của Thành phố Hồ Chí Minh .Ý
tưởng biến huyện Cần Giờ trở thành đô thị du lịch sinh thái rừng – biển là ý
tưởng có bước đột phá trước hết là của lãnh đạo cấp cao của Chính phủ và sau đó
được cụ thể hóa bằng Dự án “Hệ thống công trình lấn biển kết hợp với khu đô thị
– du lịch biển Cần Giờ”.
Dự án này đã được nghiên cứu khả thi chi tiết, đã được
thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, đang trong giai đoạn xúc tiến đầu tư. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN,
TẬP 9,Môi trường và Tài nguyên – 2006.
Định hướng không gian phát triển du
lịch sinh thái Cần Giờ
Trong 5 – 10
năm tới, cần đầu tư phát triển hoàn chỉnh và tổ chức khai thác có hiệu quả
không gian du lịch trên địa bàn huyện và trên cơ sở từng bước khép kín và kết
nối với không gian du lịch trong khu vực bao gồm các tuyến, điểm, khu du lịch
sinh thái trên địa bàn huyện.
Các tuyến du lịch dự kiến phát triển như sau:
Tuyến đường bộ từ trung tâm Thành phố xuống Cần Giờ.
Tuyến đường sông từ Thành phố đi Đồng Đình, Cần Thạnh;
từ Cần Thạnh Lâm Viên đi Vũng Tàu – Cần Đước – Mỹ Tho.
Kết hợp đường bộ – đường sông.
Các điểm du lịch có thể phát triển bao gồm:
Khu du lịch bãi biển 30/4 xã Long Hòa.
Khu du lịch hoang dã Lâm viên Cần Giờ (2.200ha) với
khu căn cứ kháng chiến rừng Sác (tái hiện).
Khu du lịch đặc công thủy rừng Sác (250 ha).
Khu núi đá Giồng Chùa, xã Thạnh An (200 ha).
Khu đô thị – du lịch lấn
Biển Cần Giờ
Khu đô thị mới theo qui hoạch của huyện.
Các khu di chỉ khảo cổ: Trung tâm triển lãm, trưng
bày, nghiên cứu hệ sinh thái rừng.
ngập mặn tại các tiểu khu thuộc ban quản lý rừng phòng
hộ Cần Giờ.
Khu du lịch nhà
vườn (300ha) tại Long Hòa – Cần Thạnh.
Trung tâm sinh
hoạt dã ngoại thanh thiếu niên thành phố.
Khu di tích
lịch sử các căn cứ kháng chiến vùng rừng Sác.
Bảo tàng sinh
vật biển.
Đình, chùa,
lăng Ông Thủy Tướng.
Nhìn chung, hình ảnh chung của khu đô thị – du lịch
lấn biển Cần Giờ sẽ mang ý nghĩa đúng của khái niệm về du lịch sinh thái rừng -
biển: đó là du lịch nhằm đưa du khách hiểu biết về hệ sinh thái gốc và tăng thu
nhập của dân cư địa phương để bảo tồn hệ sinh thái gốc. Khu du lịch này không
chỉ nhằm giảm thiểu sự quá tải trong khu du lịch trung tâm thành phố và tăng
quỹ đất kết hợp du lịch.
Hiện nay, khách du lịch đến với Cần Giờ chỉ với mục
đích là nghỉ dưỡng vào cuối tuần, thưởng thức hải sản tươi sống… vì chưa có
loại hình du lịch nào hấp dẫn. Vì vậy, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu
hút du khách là một việc làm hết sức cần thiết trong 05 năm tới. Các loại hình
được ưu tiên phát triển như:
Du lịch Nhà - Vườn:
- Duy trì diện tích vườn cây ăn trái là 300ha, chủ yếu
là cây xoài và mãng cầu. Hàng năm, nông sản thu được từ 900 - 1.000 tấn, trong
đó, xoài chiếm 35% - 40%. Nông dân luôn được hỗ trợ về kiến thức và kỹ thuật
trồng trọt để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ du khách.
- Xây dựng phương án và đề xuất các chính sách khuyến
khích, hỗ trợ nông dân phát triển mô hình du lịch Nhà - Vườn. Từ đó, có thể
chọn một số hộ dân làm mô hình thí điểm và tổ chức chuyến tham quan, học kinh
nghiệm quản lý, phát triển, xây dựng mô hình du lịch nhà - Vườn ở các tỉnh miền
Tây. Sau đó có thể áp dụng, cải tạo thành một mô hình mới phù hợp với địa
phương.
- Các cơ quan ban ngành huyện phối hợp với các Sở
ngành chức năng của thành phố nghiên cứu giống xoài ra quả trái vụ kéo dài từ
tháng 01 đến tháng 4 hàng năm nhằm tăng nguồn thu cho nông dân và kéo dài mùa
du lịch Nhà - Vườn. Đồng thời, xây dựng thương hiệu sản phẩm xoài Cần Giờ, mắm
tôm chua, khô cá dứa… trở thành món đặc sản nổi tiếng ở TP.HCM và cả nước.
Du lịch đường sông:
Tận dụng thế mạnh sông rạch chiếm 31,49% diện tích cả
huyện, len lỏi trong rừng phòng hộ, thông thương giữa TP.HCM với các tỉnh lân
cận là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du lịch đường sông, là mối quan
tâm hàng đầu của các cấp chính quyền và người dân địa phương, cần phải:
- Đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành trong công tác quy
hoạch, xây dựng các dự án khả thi phát triển tour, tuyến du lịch đường sông.
Cần phải chú trọng công tác xử lý tốt việc cấp thoát nước và chất thải của các
cụm dân cư và các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu vực nuôi chim yến… nằm sát bờ
sông.
- Căn cứ quy hoạch và các dự án khả thi phát triển du
lịch đường sông ở các vùng trọng điểm du lịch, phối hợp với các ngành chức năng
đẩy mạnh công tác hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch đường sông, trước
mắt là xây dựng các bến tàu có đủ điều kiện để đón các tàu thuyền du lịch.
- Tiếp tục xây dựng các chính sách khuyến khích, tạo
môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch
sông nước đặc thù, tạo ra những sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao để phát
triển.
- Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du
lịch đường sông Cần Giờ, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, tạo thị trường
ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này.
- Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành
phố cùng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn thành phố
khảo sát tuyến du lịch đường sông nhằm xác định những tuyến khả thi nhất để các
đơn vị đưa vào khai thác trong năm 2011 và năm 2012.
Du lịch tín ngưỡng:
Phát huy đặc điểm một nền văn hóa lâu đời với kho tài
nguyên nhân văn phong phú được chia thành các nhóm: di tích văn hóa khảo cổ như
Giồng Am, Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ và nhiều di tích văn hóa tín ngưỡng như đình,
chùa, miễu, thánh thất… đặc biệt là Khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác và
Lễ hội Truyền thống Ngư dân Cần Giờ. Với đặc điểm đó, việc nghiên cứu phát
triển du lịch tín ngưỡng là một việc làm cần thiết nhằm phát huy thêm thế mạnh
cho ngành du lịch Cần Giờ, cần phải:
- Tập trung đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các đình, chùa
về tín ngưỡng, tôn giáo: Lăng ông Thủy Tướng; đầu tư nâng cấp Lễ hội Truyền
thống Ngư dân Cần Giờ, các đình, chùa được công nhận di tích văn hóa trên địa
bàn huyện.
- Sau khi hoàn thành việc nâng cấp, trùng tu, sửa chữa
các khu di tích, cần đưa các điểm trên để khai thác phục vụ du lịch bằng cách
kết nối với các công ty lữ hành xây dựng các tour, tuyến điểm tham quan các di
tích tín ngưỡng nhằm góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch.
Du lịch sinh thái nông nghiệp: được quy hoạch phát
triển tại 04 xã phía bắc, với diện tích khoảng 28.710ha đất nông - lâm - ngư
nghiệp, phát triển theo mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp, đến nay đã có 07
doanh nghiệp lập dự án quy hoạch đầu tư với tổng diện tích 565ha, trong đó có
01 doanh nghiệp đã hoàn thành dự án đưa vào khai thác (điểm Du lịch sinh thái
Cát Xanh), diện tích 2,3ha, thu hút được khoảng 6.000 lượt khách tham quan mỗi
năm.
Du lịch Mice (Hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng): được thực
hiện ở 02 khu Resort 03 sao (Resort Phương Nam và Resort Cần Giờ) đã thu hút
được 2.500 khách đến hàng năm, trong đó có đoàn khách đến từ các nước Nhật,
Anh, Hàn Quốc, Colombia. Loại hình du lịch này có chiều hướng phát triển tốt trong
các năm tới nếu cơ sở hạ tầng huyện được đầu tư tốt.
Tặng phẩm, hàng lưu niệm: ngày càng phát triển phong
phú, đa dạng về mẫu mã, được sản xuất từ các sinh vật biển của các loài nhuyễn
thể, ốc, đồi mồi… Các sản phẩm đặc trưng của huyện như thủy sản các loại, xoài,
mãng cầu, khô cá dứa, mực và các loại khô hải sản khác được bày bán nhiều nơi
đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách tham quan.
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ đang thí điểm sản
xuất một số mặt hàng mỹ nghệ phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách như bàn, ghế
được chế tác từ cây rừng ngập mặn với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau; các
hàng hóa thủ công như hàng thủ công lắp ghép kiến trúc, hình ảnh được chế tác
từ các nguyên vật liệu từ rừng như hình người, hình chim thú… nhằm giới thiệu
đến du khách về môi trường, cảnh quan thiên nhiên Rừng phòng hộ Cần Giờ. Tuy
nhiên, quy mô sản xuất còn nhỏ, chủ yếu phục vụ công tác giới thiệu, quảng bá
đối với du khách đến tham quan rừng phòng hộ, chưa thực sự trở thành sản phẩm
du lịch đặc trưng Cần Giờ để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách trên địa bàn
huyện.
Phát triển mô
hình làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống mang
tính đặc trưng tại địa phương: làng nghề cá (xã Thạnh An), nghề muối (xã Lý
Nhơn), làng nuôi chim yến (xã Tam Thôn Hiệp)… việc đưa nét đặc trưng này để khai
thác du lịch là một yếu tố quan trọng và cần thiết để đa dạng hóa sản phẩm du
lịch.
Xây dựng các tour, tuyến đưa du khách tham quan mô
hình du lịch sinh thái rừng ngập mặn kết hợp với tìm hiểu đời sống các hộ dân
giữ rừng; du lịch sinh thái nông nghiệp với mô hình vườn - ao - du lịch kết hợp
với tìm hiểu các làng nghề…
Khu du lịch sinh thái Vàm Sát ở Cần
Giờ
Tổ chức Du lịch thế giới đã công nhận Khu du lịch Vàm
Sát là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới tại
Việt Nam.
Khu bảo tồn thiên nhiên này là nơi cư trú của nhiều
loài chim nước, chim di cư và một số loài động vật lưỡng cư trên cạn. Thảm thực
vật Cần Giờ phong phú với hơn 160 loài; là môi trường sinh sống của hơn 700
loài động vật thủy sinh không xương sống, 137 loài cá, trên 40 loài động vật có
xương sống. Đặc biệt, nơi đây đang hình thành trở lại các sân chim tự nhiên với
số loài chiếm tới 34% tổng số loài chim nước ở Việt Nam, trong đó có tới 9 loài
quý hiếm được ghi trong sách Đỏ của thế giới.
Rừng Sác ở Cần Giờ là một vùng rừng đước, chà là ngập
mặn rộng đến 600 hecta, nơi tập hợp của hàng trăm sông rạch lớn nhỏ, ngang dọc
chằng chịt. Khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong rừng Sác, giữa dòng chảy của
hai con sông Vàm Sát và Lòng Tàu.
Nơi đây, rừng Sác nổi tiếng
trong thời chiến tranh chống Mỹ với những chiến sĩ đặc công gan dạ, giỏi võ
nghệ và có khả năng xuất quỷ nhập thần, dũng cảm mưu trí trong nhiều trận đánh
tàu chở hàng quân sự trên sông, phá huỷ các kho xăng, kho bom đạn của địch
.
Tháp Tang Bồng
Trong rừng Sác có tháp Tang Bồng – cao 26 mét, được
xây dựng để tri ân hơn 800 chiến sĩ đặc công đã hy sinh trong kháng chiến. Từ
tháp Tang Bồng, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh rừng Sác.
Khu du lịch Vàm Sát có một
trại nuôi cá sấu. Ngoài ra, còn có khu nuôi cá sấu tự nhiên, nuôi và nhân giống
nhiều loại cá sấu như cá sấu Xiêm, cá sấu hoa cà… Du khách đến đây để tham quan
môi trường sống, tìm hiểu tập quán và cách săn mồi của cá sấu. Hoặc cũng nhiều
người đến để tham gia… câu cá sấu
.
Du khách câu cá sấu
Có hai nơi không thể bỏ qua khi thăm Vàm Sát là Đầm
Dơi và Tràm Chim. Đầm Dơi là một nơi có nhiều cây đước, là nơi trú ngụ của lòai
dơi quạ, có cánh sải dài tới 1 mét, bay về sống hơn vạn con. Còn Tràm Chim với
diện tích 602 ha hội tụ rất
nhiều lòai chim, cò. Trước kia, trong thời bom đạn, các loại chim bỏ đi hết. Từ
khi rừng ngập mặn nguyên sinh được khôi phục, chim chóc và các loại động vật
khác cũng dần dần kéo về: heo rừng, mèo rừng, trăn, kỳ đà, sóc, cá sấu, khỉ…
Tổ cò (Tràm Chim)
Tại đây, khu bảo tồn động vật hoang dã được xây dựng
thành một khu vực an toàn để thu hút các loài động vật đến sinh sống, vừa bảo
vệ chúng, vừa khôi phục mội trường tự nhiên.
Tháng 7/2002, tổ chức Du lịch thế giới đã công nhận
Khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững
của thế giới tại Việt Nam.
Cuối năm 2003, sân chim và Đầm Dơi của khu du lịch
sinh thái Vàm Sát đã được UBND thành phố phê duyệt khoanh vùng quy hoạch chim
thú rừng tại rừng phòng hộ Cần Giờ nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền vững
hệ sinh thái rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh quyển, tạo nơi tham quan học tập,
nghiên cứu và giáo dục cho nhân dân thành phố, du khách trong và ngoài nước./.
- Kịp thời thực hiện công tác quy hoạch ngành để thuận
lợi trong công tác quản lý.
- Tăng cường cải cách hành chính theo cơ chế một cửa
để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư phát triển các
dịch vụ du lịch.
- Phổ biến, hướng dẫn pháp luật về du lịch cho các
doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch…
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát nhằm phát
hiện, xử lý những vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch như hoạt động sai
chức năng, kinh doanh trái phép… từng bước đưa hoạt động tổ chức kinh doanh của
các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch vào trật tự, tạo môi trường kinh doanh
ổn định.
- Tăng cường công tác bình ổn giá, đặc biệt trong các
dịp Lễ, Tết đối với các khu vực phục vụ du lịch như Khu du lịch 30/4. Cần phải
chú trọng công tác đảm bảo niêm yết giá bán các mặt hàng đặc sản một cách triệt
để, tạo tâm lý an tâm, tin tưởng cho du khách.
- Tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức trong
cộng đồng dân cư về gìn giữ bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao trách nhiệm
của cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch trong việc xử lý các loại
chất thải phát sinh, khắc phục tác động tiêu cực đối với môi trường
tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn, phòng chống các tệ nạn xã hội
trong cơ sở kinh doanh du lịch.
- Tăng cường công tác quản lý môi trường các
hoạt động du lịch bao gồm hành vi du khách, địa điểm lưu trú, phương
tiện vận chuyển, khu vui chơi giải trí. Đồng thời, thực hiện tốt công tác
quản lý công viên cây xanh nhằm tạo mỹ quan và đảm bảo vệ sinh môi trường
ở khu vực trung tâm, các khu dân cư.
- Khuyến khích các công ty du lịch khi thiết kế
tour có các chương trình đưa khách tham gia trồng cây và chăm sóc cây
xanh. Nâng cao sự hiểu biết về môi trường tự nhiên qua đó tạo ý thức
tham gia vào các nỗ lực bảo tồn và phát triển cây xanh.
- Phổ biến, tuyên truyền về Luật Bảo vệ môi trường,
Luật Du lịch… xây dựng chương trình phong cách nếp sống người dân văn minh,
lịch sự.
- Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa ở các khu dân cư, tổ chức ngày chủ nhật xanh, tuần lễ môi
trường tuyên truyền vận động người dân trồng cây xanh.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng về quản lý tài nguyên và
môi trường du lịch cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
- Tổ chức ngăn chặn các hành vi quấy nhiễu du khách. Xây
dựng, thành lập lực lượng bảo vệ khách du lịch để đảm bảo môi trường an toàn,
tạo sự thân thiện đối với du khách.
Vào ngày 21/01/2000 UNESCO đã công nhận rừng ngập mặn
Cần Giờ là “ Khu dự trữ Sinh quyển của thế giới” và đây là Khu dự trữ Sinh
quyển đầu tiên của Việt Nam, khu rừng trồng và phục hồi đẹp nhất Đông Nam Á,
được ví như lá phổi xanh của thành phố.
Rừng ngập mặn Cần Giờ giữ vai trò to lớn trong việc
bảo vệ môi trường, là bức tường xanh chắn sóng, cản gió; bảo vệ vùng biển cửa
sông, hạn chế xói lở; mở rộng đất liền; điều hòa khí hậu; là nơi nuôi dưỡng,
sinh trưởng, sinh sản của nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao và nhiều
loài động vật trên cạn như chim, thú, bò sát, trong đó có những loài quý hiếm
như cá sấu hoa cà, kỳ đà nước,… rừng ngập mặn còn là nơi nghiên cứu, học tập,
nghỉ dưỡng cho khách du lịch, sinh viên – học sinh, các nhà khoa học và nhân
dân trong và ngoài thành phố. Hy vọng du lịch sinh thái Cần Giờ phát triển bền vững
với sự chung sức của các nhà quản lý, các nhà đầu tư và các cư dân địa phương.
Và sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách khắp nơi trên thế giới!
Vườn cò Thủ Đức:
Không
có những trò chơi giải trí vui nhộn, những hang động kỳ bí đem đến cảm giác
mạnh cho du khách như khu du lịch Suối Tiên hay Sài Gòn Water Park...song Vườn
Cò Thủ đức (nay là quận 9) thành phố Hồ Chí Minh lại mang đến cho du khách
những cảm giác không kém phần thú vị. Đó là cảnh vật tĩnh lặng của đồng quê, là
không khí trong lành của đồng nội, có sông nước mênh mông, có những con đò
nhỏ...
Hấp dẫn nhất vẫn là hình ảnh những đàn cò trắng cứ mỗi buổi hoàng hôn lại kéo
nhau về. Ở nơi đây không phải có vài con mà hàng chục ngàn con, chúng tranh
nhau tìm chỗ ngủ, kêu táo tác, đậu trắng vườn dừa. Bỏ sau lưng xa lộ Hà Nội đầy
nắng, bụi, đường Võ Văn Ngân đông đúc người qua lại, bạn sẽ rẽ vào con đường
đất đỏ rộng thênh thang nằm xuyên qua những ruộng lúa ngút ngàn.
Và chiều đến khi mặt trời khuất dần sau rặm tre bên kia sông là lúc từng đàn cò
trắng đi kiếm ăn bay về tổ. Chúng bay thẳng hàng, con này nối con kia, đôi khi
chúng vô tình xếp hình thành con chữ A, V...trông rất ngộ nghĩnh. đây có thể là
khoảng khắc tuyệt vời đối với du khách. Những cánh cò chấp chới trên nền trời
chiều chợt làm cho bức tranh quê tĩnh lặng sống động hẳn lên. Tiếng kêu khàn
đục phát ra từ cổ họng của những chú cò cũng đủ khiến du khách nao lòng.
Khi những con cò cuối cùng bay về tổ, thì đàn cò mới ngừng hẳn tiếng kêu, chúng
bắt đầu giờ ngủ đêm sau một ngày lặn ngụp ngoài đồng. Lúc này là lúc du khách
kết thúc chuyến tham quan. Và dù cho bạn có rời Vườn Cò về với đô thị ồn ào náo
nhiệt hay ở nơi nào đó, vẫn tin chắc rằng cảnh vật nơi này, cánh cò, con sông,
mùi hương nồng nàn của đồng nội sẽ vương vấn trong tâm hồn bạn, thôi thúc bạn
một ngày nào đó lại đến Vườn Cò.
Lăng Lê Văn Duyệt
Lăng tả quân
Lê Văn Duyệt (1763 - 1832) thường được gọi là Lăng Ông hay Lăng Ông Bà Chiểu.
Lăng được xây trong khuôn viên 18.500 m2. Người xây lăng này cũng là người xây
lăng Tự Đức ở Huế.
Lăng có mộ Lê Văn Duyệt và phu nhân. Ngoài khuôn viên có hai mộ của hai nàng
hầu. Sau khi Lê Văn Khôi (con nuôi Lê Văn Duyệt) khởi binh chống lại triều
đình, vua Minh Mạng ra lệnh xiềng mộ Lê Văn Duyệt, đến đời vua Tự Đức mới được
giải oan.
Lăng được trùng tu nhiều lần. Đáng chú ý là bốn cây cột gỗ chạm rồng khá đẹp ở
chánh điện. Cổng tam quan, cây thốt nốt tạo cho lăng một vẻ trang nghiêm u nhã,
mặc dầu bên ngoài khuôn viên là đường phố và chợ búa.
Trong nhà bia có tấm bia đá cẩm thạch lớn dựng năm Thành Thái thứ 6 (1896). Ngôi
lăng cao và rộng, chiều dài 80 mét, gồm nhà hương, trung điện - nơi đặt bàn
thờ, đồ lỗ bộ, chiêng trống - phía trong là chánh điện. Gian giữa là bàn thờ Tả
quân (có bức họa truyền thần của ông từ thời làm Tổng trấn Gia Định). Bên phải
là bàn thờ Phan Thanh Giản (có ảnh mặc triều phục), bên trái là bàn thờ Lê Chất
(nguyên là Tổng trấn Bắc Thành), mất năm 1826, về sau đã bị Minh Mạng ra lệnh
san bằng mộ, đến thờ Tự Đức mới được truy phục chức cũ.
Hàng năm, tại Lăng Ông có hai lễ hội lớn: ngày giỗ Tả quân 1 tháng 8 âm lịch và
ngày hội đầu Xuân mùng 1 và mùng 2 tết. Số người đến dự hội hàng năm lên đến
hàng chục vạn. Đáng chú ý số khách người Hoa đi lễ rất lớn, chiếm khoảng 50%.
Lý do, người Hoa coi ông như một vị phúc thần mà lúc sinh thời làm Tổng trấn,
đã có nhiều chủ trương, chính sách nâng đỡ họ, tạo điều kiện cho họ an cư lạc
nghiệp.
Ngày 16 tháng 11 năm 1988 lăng được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích
Kiến trúc - Nghệ thuật theo quyết định số 1288-VH/QĐ.
Đền thờ Hùng Vương
Nằm cạnh cổng chính trong khu vực Thảo Cầm Viên. Đền do Pháp xây dựng vào năm
1926, mang tên đền Kỷ niệm (Temple de Souvenir) để tưởng nhớ những binh sĩ Pháp
tử trận. Sau năm 1954, đền đổi tên là đền Quốc tổ Hùng Vương. Năm 1975, đổi
thành đền Hùng Vương và giao cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí
Minh quản lý.
Nóc đền có dáng mái cong, chia làm ba bậc. Nóc trên trang trí hình rồng và
phượng, thuộc phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Hai bên bậc đá lên cửa chính
có đôi rồng chầu. Trên các bao lơn xung quanh phía trong đền chạm khắc hình
hạc, lân, qui, phượng sơn màu đỏ. Đền được chống đỡ bằng 12 cây gỗ mật màu đen.
Chánh điện có ngai thờ các vua Hùng, bài vị thờ tổ tiên bách tính và lương
thần, danh tướng. Trước bàn thờ có bộ bát bửu, chiêng trống. Xung quanh chánh
điện có các hộp hình, tranh ảnh chuyên đề giới thiệu sơ lược về thời đại nguyên
thủy và thời đại Hùng Vương trên các mặt nông nghiệp, săn bắn, đánh cá, nghề
sản xuất gốm, nghề đúc đồng, nghề dệt vải, các loại vũ khí, văn hóa nghệ
thuật...
Nơi Bác đã
từng sinh sống tại TP Hồ Chí Minh trước khi ra đi tìm đường cứu nước
Những
ngày giữa tháng 5, chúng tôi lại về thăm căn nhà - nơi Nguyễn Tất Thành đã ở
khoảng 9 tháng, trước khi xuống tàu ở Cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu
nước.
Căn
nhà số 5 đường Châu Văn Liêm được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia và
là 1 trong 2 địa điểm Bác Hồ đã từng ở trước khi ra đi tìm đường cứu
nước.
Chị
Nguyễn Thị Thu Thủy, nhân viên Trung tâm Văn hóa Quận 5 - người được giao trông
nom và là hướng dẫn viên cho khách tham quan di tích, cho biết: Sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở tại căn nhà số 5 đường Châu Văn Liêm (tên thời Pháp
là Quai Testard - khu Chợ Lớn) từ 9/1910 tới 4/6/1911. Đây là cơ sở của phân
cuộc Liên Thành thương quán - một tổ chức kinh doanh do sĩ phu Bình Thuận thành
lập năm 1906. Những người trong tổ chức này cũng đã giúp đỡ
Nguyễn Tất Thành trong quá trình từ Phan Thiết vào Sài Gòn, hỗ trợ tài chính
cho Người trước khi lên tàu sang Pháp.
Ngày
ấy, phân cuộc Liên Thành thương quán có ba căn nhà mang số
1-2-3 Quai Testard (bến Testard) - Chợ Lớn. Đến năm 1915, tên đường
Quai Testard được đổi thành đường Tổng đốc Phương, sau giải
phóng thì đổi thành tên đường Châu Văn Liêm. Các căn nhà của phân cuộc
Liên Thành thương quán cũng được đánh số lại là 1-3-5. Trong ba căn nhà
khi đó, chỉ có một căn được giữ lại để biến thành di tích lưu niệm về
Bác Hồ, đó là căn nhà số 5. Căn nhà này cũng được công nhận là Di tích
lịch sử cấp Quốc gia năm 1988.
Toàn cảnh đường Tống đốc Phương
(nay là đường Châu Văn Liêm) nhìn từ Bưu điện Chợ Lớn, khu vực khoanh tròn là
vị trí căn nhà số 5.
Bàn thờ Bác tại tầng 1 của căn nhà
số 5 Châu Văn Liêm.
Liên
Thành thương quán cũng là chủ sở hữu và sáng lập ra trường Dục Thanh -
Phan Thiết, nơi Nguyễn Tất Thành đã dạy học ở đây. Năm 1910, Nguyễn Tất Thành
(lúc này là thầy giáo) từ trường Dục Thanh – Phan Thiết vào Sài Gòn. Được sự
giúp đỡ của ông Trương Gia Mô, ông Hồ Tá Bang và ông Trần Lệ Chất, Người được
bố trí sống tại nhà ông Lê Văn Đạt – một người con bên mẹ của ông Trương Gia
Mô.
Ông
Trương Gia Mô là bạn đồng liêu của ông Nguyễn Sinh Huy (thân phụ Chủ tịch Hồ
Chí Minh), là Hàn lâm đãi chiếu tại Bộ công ở Huế cùng thời với ông Nguyễn Sinh
Huy. Bằng uy tín và sự khôn khéo, các ông đã vận động viên Công sứ Pháp đồng ý
cấp giấy thông hành cho Nguyễn Tất Thành với tên mới là Văn Ba. Sau hai ngày,
Người được đưa đến ở tại cơ sở Liên Thành phân cuộc.
Khu vực bên phải tại tầng
1 là không gian trưng bày thông tin về các cơ sở của Liên Thành thương quán,
bản đồ Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1911, hình ảnh Sài Gòn những năm 1910 - 1911, hình
con tàu Đô đốc Latouche Treville…
Khu
vực bên trái trưng bày những hình ảnh gợi nhớ làng quê của Người, các lãnh tụ
của các phong trào yêu nước.
Chị
Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, trong thời gian ở tại nhà số 5 Châu Văn
Liêm, Người vừa dạy học vừa đi làm ở Trường Thọ Máy (Escole des Mécaniciens),
vừa đi bán báo ở khu vực thương cảng để kiếm sống và tìm hiểu đời sống công
nhân, nhân dân lao động cũng như các tàu ra vào cảng Sài Gòn.
Đây
là thời gian rất quan trọng để Người có bước chuẩn bị trực tiếp về vật chất,
tinh thần, phương tiện và có quyết định cuối cùng cho việc ra đi tìm đường cứu
nước. Đến ngày 4/6/1911, Người lấy tên Văn Ba, rời phân cuộc Liên Thành thương
quán và ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Treville, Người rời bến
cảng Nhà Rồng, ra đi tìm con đường giành độc lập tự do cho dân tộc.
Khu vực tầng 2 của căn nhà số 5 là
không gian trưng bày các tài liệu, hình ảnh, tranh vẽ minh họa về Chủ tịch Hồ
Chí Minh, tấm gương đạo đức của Người...
Có
mặt tại căn nhà số 5 Châu Văn Liêm, anh Huỳnh Hoàng Anh Tuấn, Trưởng phòng Văn
hóa - Văn nghệ Trung tâm Văn hóa Quận 5, cho biết: Di tích lưu niệm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh tại Quận 5 luôn mở cửa để đón du khách tham quan hàng ngày. Di
tích này là căn nhà phố khoảng 35m2, rộng 4m, dài 8,8m, có một tầng lầu, nền
lót gạch bông, mái lợp ngói âm dương. Tất cả không gian trong nhà đều được sử
dụng để trưng bày các hình ảnh, hoạt động của Bác Hồ.
Những đồ dùng cá nhân của Bác
thường dùng cũng được trưng bày tại ngôi nhà số 5 Châu Văn Liêm.
“Căn
nhà số 5 Châu Văn Liêm có những bước chuyển đổi rất thăng trầm. Sau khi Bác ra
đi, căn nhà được chuyển thành nhà ở của dân, sau đó Quận 5 đã thu nhận và
chuyển thành di tích lịch sử. Trước đây, căn nhà này khá cũ kỹ, đến năm 2019,
được sự quan tâm của UBND Quận 5, căn nhà được trùng tu dưới sự cấp phép của Bộ
Văn hóa, Sở Văn hóa và thể thao TP Hồ Chí Minh. Hiện nay, di tích này được tích
hợp công nghệ trong việc hỗ trợ giới thiệu về di tích cũng như lịch sử của
Bác", anh Huỳnh Hoàng Anh Tuấn cho biết.
Mỗi
năm có hàng trăm đoàn đến tham quan và dâng hương, hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại Di tích lịch sử này. Ảnh: Trung tâm Văn hóa Quận 5 cung cấp
Theo
đó, ở tầng 1 là khu vực có bàn thờ Bác ở giữa nhà, hai bên vách tường là khu
vực trưng bày những hình ảnh gợi nhớ làng quê của Người, lãnh tụ của các phong
trào yêu nước, các cơ sở của Liên Thành thương quán, bản đồ Sài Gòn - Chợ Lớn
năm 1911, hình ảnh Sài Gòn những năm 1910 - 1911, hình con tàu Đô đốc Latouche
Treville…
Sau
khi tham quan tầng 1, du khách đi lên tầng 2 qua chiếc cầu thang gỗ. Đây là nơi
trưng bày các tài liệu, hình ảnh, tranh vẽ minh họa về Chủ tịch Hồ Chí Minh;
tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các hoạt động tiếp nối truyền
thống, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Chị
Nguyễn Thị Thu Thủy hướng dẫn cho du khách tham quan nhân dịp Kỷ niệm 130 năm
ngày sinh nhật của Bác (19/5/1890 - 19/5/2020).
“Hiện
nay, biết bao thế hệ người Việt Nam đang cố gắng, ra sức học tập, làm theo tấm
gương của Bác và di tích ngôi nhà số 5 đường Châu Văn Liêm mãi là niềm tự hào
của TP Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước nói chung. Các bạn trẻ khi đến đây
cũng luôn cảm thấy ấm cúng, trang trọng, trang nghiêm khi được tận mắt tham
quan tìm hiểu về nơi nghỉ ngơi, hoạt động của Bác Hồ kính yêu khi xưa tại TP Hồ
Chí Minh”, anh Huỳnh Hoàng Anh Tuấn nói.
Anh Huỳnh Hoàng Anh Tuấn giới thiệu
phần mềm ứng dụng được sử dụng tại di tích số 5 Châu Văn Liêm.
Các
em học sinh đến tham quan di tích để tìm hiểu thêm về Bác Hồ kính yêu. Ảnh:
Trung tâm Văn hóa Quận 5 cung cấp
Ðịa đạo Củ Chi
Vị
trí: Ðịa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, thuộc xã Phú Mỹ
Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh 70km về phía tây bắc.
Ðặc điểm: Ðịa đạo quả là kỳ quan độc nhất vô nhị: dài 250km chạy ngoắt ngoéo
trong lòng đất, được làm nên từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc
đất.
Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom.
Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh
hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Giếng sâu 15m, trong vắt. Hệ thống địa đạo gồm 3
tầng, từ đường "xương sống" toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn
thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống
được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có
thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m hết sức an
toàn. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật.
Bên trên nguỵ trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ
thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ
khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải
phẫu... Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, nguỵ trang khéo léo để xem phim,
văn nghệ.
Hãy một lần chui vào địa đạo, ta sẽ thấy rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm
thù, ý chí bất khuất của "vùng đất thép" và sẽ hiểu vì sao một nước
Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ? Ta cũng sẽ
hiểu vì sao Củ Chi - mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với
một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi. Cũng từ địa
đạo này, cuộc hành quân Crimp (cái bẫy) của Mỹ với 3.000 quân bộ, cuộc hành
quân Sedarfall gồm 12.000 lính, có xe tăng, máy bay yểm trợ tối đa, nhằm biến
Củ Chi thành "khu tự do hủy diệt" đã bị đập tan. Củ Chi thật xứng
danh "đất thép thành đồng" qua 20 năm bền bỉ chiến đấu.
Ðiều thú vị nữa khi về thăm mảnh đất anh hùng này là các hướng dẫn viên đều ăn
mặc như hồi chiến tranh: nam mặc đồ giải phóng, mũ tai bèo; nữ mặc bà ba đen,
quàng khăn rằn và đi dép lốp. Sự có mặt của họ bên trong những búi cây, ở mỗi
khúc quanh khiến du khách có cảm giác đang được sống trong sự thật của Củ Chi
thời đánh giặc. Cảm giác thời chiến rõ nét hơn khi đĩa sắn luộc, bát muối vừng
được đưa mời khách du lịch. Những ly rượu bé xíu, trong vắt và nồng nàn được
gọi đùa là nước mắt quê hương bên đĩa rau mốp muối chua, giòn và ngon đến lạ.
Bạn đừng quên nếm thử món rau mốp. Rau mốp là lương thực chính của quân dân Củ
Chi ngày trước, còn giờ đây đang là đặc sản.
Di
tích địa đạo Củ Chi ở xã Phú Mỹ Hưng nằm phía Bắc Củ Chi là một hệ thống gồm
hầm, địa đạo, giao thông hào, ụ chiến đấu, chủ yếu tập trung ở ấp Phú Hiệp
thuộc xã Phú Mỹ Hưng với diện tích gần 100 mẫu: Tây Bắc giáp sông Sài Gòn, Đông
Bắc giáp ấp Phú Lợi, Tây Nam giáp ấp Lộc Thuận, Lộc Hưng (Trảng Bàng) và Đông
Nam giáp ấp Phú Hòa. Chọn Phú Hiệp lập hệ thống địa đạo là bởi vùng đất cao,
lòng đất lẫn đá sỏi rắn chắc, có thể chịu sức ép bom 500kg và xe cơ giới của
địch. Đây là khu rừng chồi, tre và cao su lẫn lộn rất th
ích hợp cho địa hình du kích chiến.
Năm 1961, địa đạo ở xã Phú Mỹ Hưng chỉ là những đường hầm ngầm sâu trong lòng
đất, kéo dài vài chục thước, đôi khi giao nhau, chồng chéo... cốt tránh địch
hơn là đối phó. Năm 1962, khi cuộc chiến chống đế quốc Mỹ bước sang giai đoạn
quyết liệt, đồng chí Võ Văn Kiệt, lúc này là bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định chỉ
thị thành lập Ban chỉ đạo xây căn cứ có tên gọi là căn cứ Phú Hiệp do đồng chí
Mười Phước - chỉ huy trưởng, các đồng chí: Tư Đạt, Năm Long, Ba Lùn, Tư Hùng -
ủy viên và đồng chí Tám Trương - trưởng văn phòng cùng một số chiến sĩ thuộc
tiểu đoàn Vinh Quang.
Công trình lấy ngày kỷ niệm thành lập Đảng (3 tháng 2) khởi công. Theo bản
thiết kế, địa đạo được xây dựng dựa theo kinh nghiệm từ trước, bằng cách cứ
khoảng 16m tạo một giếng, đường kính 0,6m, sâu 3m, khi giáp mí thì lấp miệng.
Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu tạo địa đạo có chiều ngang 50cm, cao
80cm. Địa đạo gồm các ngóc ngách theo thế vừa chiến đấu, vừa tiếp nối từ hầm
này đến hầm khác thành một thế liên hoàn được tính toán hết sức khoa học. Bởi
vậy có những đoạn cắt ngắn, có đoạn song song, đoạn giao nhau, đoạn trên đoạn
dưới, vòng vèo, quanh co, kéo dài đến trên 100 cây số.
Những nơi giao nhau hoặc sắp vào miệng hầm, địa đạo hẹp dần, có khi phải trườn
hoặc chui vào miệng hầm. Những giao điểm đặc biệt của địa đạo có chốt an toàn.
Chốt là một khúc gỗ, đầu nhọn dài hoặc khối mủ cao su đường kính 40cm có dây
dài. Để bịt kín địa đạo chỉ cần kéo mạnh dây, nút thắt cao su, hoặc khúc gỗ sẽ
bịt kín đường hẹp địa đạo. Chốt an toàn nhằm ngừa địch sử dụng hơi cay hoặc bơm
nước độc xuống địa đạo.
Miệng địa đạo là một trong những cấu trúc đặc biệt, rất tinh vi thường lẫn lộn
trong bụi rậm, gò mối, kích thước vừa vặn một người chui vào 30cm x 40cm. Nắp
hầm là mảnh gỗ dày 10cm, mặt khỏa cỏ tươi, chụp vừa miệng hầm. Những lỗ thông
hơi được tạo theo đường xiên 45o, núp trong các bụi rậm khó phát hiện. Tại các
miệng xuống địa đạo, thỉnh thoảng có bẫy chông, là mảnh ván bắc ngang, dưới đặt
bàn chông. Kẻ lạ bước lên, lập tức rơi xuống bẫy.
Địa đạo ở xã Phú Mỹ Hưng chia làm 3 khu: Khu trung tâm dành cho các cán bộ lãnh
đạo cao cấp. Khu bên phải gồm hầm văn phòng và hầm hội họp. Khu bên trái nơi
đóng quân của tiểu đoàn Vinh Quang (đội phòng vệ). Điểm nổi bật của khu địa đạo
ở xã Phú Mỹ Hưng là các hầm âm trong lòng đất. Những căn hầm xây dựng cho văn
phòng, y tế, hậu cần, cơ yếu, văn nghệ... cả bếp Hoàng Cầm (bếp ém khói) tập
trung khu vực mạn Đông con suối Thai Thai gọi là vườn quít. Mỗi hầm cách nhau
50 đến 70m, có kích thước như một hình vuông từ 3m đến 3,5m. Địa đạo nối các
hầm thường vòng vèo và qua một chốt bảo vệ.
Hầm tại khu trung tâm được mô tả như là một trong những kỳ công của khu địa đạo
Phú Mỹ Hưng. Tại đây có hầm làm việc của Chính ủy, Tư lệnh và Phó tư lệnh, các
khu ủy và hầm họp. Mỗi hầm cách nhau khoảng 400 đến 500m, thông nhau qua địa
đạo. Tất cả những hầm này đều xây dựng trong khu vực đất rắn pha đá sỏi, nằm
sát mí vườn nhà của hai ông: Hai Bao và Tám Cắt. Trước tiên hầm hình thành như
một hố sâu, ngang 2m, rộng 3,5m, sâu 3,5m (kể cả nóc hầm cách mặt đất 1,8m).
Nóc hầm được làm bằng các đà bê tông thả ngang, sau đó lấp kín hoàn toàn bên
trên. Trong hầm, hai bên vách có giàn cây chịu lực hình chữ A có thể mắc võng
nằm. Một số hầm có trét xi-măng chống thấm. Miệng hầm nối địa đạo thường qua
một chốt gác. Từ đây, địa đạo có ngã rẽ chia hai. Một địa đạo đặc biệt dẫn dài
đến mé sông Sài Gòn và trổ lên trong bụi ô rô. Khi có mật hiệu, ghe bên kia
sông sẽ sang rước khách đặc biệt vào căn cứ Thanh Tuyền (bên kia sông Sài Gòn
thuộc Bình Dương).
Các hầm trong khu trung tâm đều có dạng cấu trúc tương tự và đều có địa đạo
riêng thông với địa đạo đặc biệt nhằm đối phó khi có tình huống nguy hiểm.
Trong thời gian tạm lánh tại địa đạo Phú Mỹ Hưng, các đồng chí cán bộ lãnh đạo
cấp cao thường lên khỏi địa đạo đến thăm, đàm đạo với người dân trong ấp cũng
như gia đình ông Hai Bao và Tám Cắt. Khu bên trái tức khu bố phòng của tiểu
đoàn Vinh Quang với số lượng hầm ít hơn, cấu trúc thông thường như hầm hành
chánh, kích thước 3m x 3,5m. Một chiến tuyến vững chắc hình thành một vòng cung
bảo vệ khu trung tâm là một hệ thống giao thông hào xen kẽ ụ chiến đấu.
Giao thông hào sâu từ 1,2m đến 1,4m, ngang 0,5m, chạy vòng vèo theo địa hình và
kỹ thuật chiến đấu, cắt quãng hoặc tiếp nối các ụ chiến đấu. Uụ chiến đấu sử
dụng bắn máy bay gồm rãnh tròn đường kính 3m bao quanh mô đất cao quá đầu
người, ở giữa. Xạ thủ dùng mô đất vừa đặt súng, vừa làm vật cản, chạy quanh mô
đất núp bắn máy bay địch. Có ụ chiến đấu là hố sâu chứa từ 3 đến 5 người. Xạ
thủ bố trí nhiều mặt chiến đấu. Trong khu địa đạo Củ Chi có một giao thông hào
song song con lộ 6 bố trí nhiều ụ chiến đấu, trang bị hỏa lực mạnh nhằm lừa
địch, nhử địch, chặn địch và tiêu diệt địch. Ngoài ra bốn mặt khu địa đạo Phú
Mỹ Hưng (căn cứ Phú Hiệp) còn có 4 trạm thông tin, báo động, trang bị máy móc
hiện đại.
Những đồng chí lãnh đạo cấp cao thường đến làm việc và ở tại căn cứ Phú Hiệp
đôi lần trong thời gian vài ngày đến vài tháng như:
• Đ/c Nguyễn Văn Linh (bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định từ 1965 - 1975);
• Đ/c Võ Văn Kiệt (bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định từ 1960 - 1965);
• Đ/c Trần Bạch Đằng - Uủy viên thường vụ Khu ủy (1960 - 1965), bí thư Phân khu
6 (tháng 10 - 1967);
• Đ/c Mai Chí Thọ - phụ trách An ninh (1965 - 1975);
• Đ/c Uút Một - Khu ủy viên phụ trách Tuyên huấn;
• Đ/c Nguyễn Văn Tứ - Khu ủy viên phụ trách Tổ chức công an;
• Đ/c Năm Đang - Khu ủy viên phụ trách Tổ chức phụ nữ;
• Đ/c Hai Mơ - Khu ủy viên phụ trách Quân sự;
• Đ/c Tám Lê Thanh, Trần Hải Phụng...
Tháng 1/1966, Mỹ huy động hàng ngàn tăng, pháo binh, không quân, hải quân và
trên 3.000 quân đổ xuống vùng tam giác sắt (bao trùm cả địa đạo Phú Mỹ Hưng).
Đây là trận càn mang tên Crimp (cái bẫy) với đầy đủ vũ khí, kỹ thuật tối tân,
cốt phá hệ thống địa đạo. Các du kích luồn trong địa đạo, lúc ẩn lúc hiện, đánh
phủ đầu rồi lại biến mất. Cuộc hành quân tốn kém nhưng không thực hiện được ý
đồ, nên một năm sau, ngày 8/1/1967, địch tiếp tục mở cuộc càn lớn mang tên
Cedarfall với trên 12.000 quân lính đủ các binh chủng, được yểm trợ tối đa của
phi cơ, pháo binh, thiết giáp đánh phá ác liệt khu địa đạo Phú Mỹ Hưng và phụ
cận.
Chúng đưa pháo đài bay B52 rải thảm bom, dội pháo từng đợt, sau đó đưa trực
thăng đổ quân ào ạt. Một đại đội chuyên phá hầm và địa đạo, được huấn luyện tại
Đồng Dù, sử dụng chó, súng phun lửa, hóa chất, xe ủi hạng nặng và hàng chục
trực thăng chở nước bơm xuống địa đạo. Chúng dùng xe ủi đất 60 tấn, có móc thọc
sâu xuống địa đạo đoạn đưa mìn vào đánh. Chúng chia mỗi tốp 4 tên, hai tên
xuống địa đạo, trang bị mặt nạ, đặt mìn, chuyền dây phá địa đạo. Dùng bom xăng
đặc, đốt cháy cả khu rừng, biến xóm làng thành bình địa. Nhiều đoạn địa đạo
sụp, xóa mất các chốt, các miệng hầm. Mỹ thú nhận: "tìm thấy miệng địa
đạo, nhưng thiếu kinh nghiệm, không thu được gì!".
Giữa tháng 3/1967, Mỹ lại tiếp tục mở trận càn Manhattan, sử dụng tăng kèm bộ binh
từ Đồng Dù càn lên căn cứ Phú Hiệp (địa đạo Phú Mỹ Hưng). Du kích sử dụng B40
và B41. Trận chiến diễn ra ác liệt. Địch gọi B52 rải bom. Vài đoạn địa đạo bị
sụp so với hàng chục cây số địa đạo. Lại thất bại trong mưu đồ "xóa
sổ" khu địa đạo Phú Mỹ Hưng, địch sử dụng cỏ Mỹ (loại cỏ gặp mưa phát
triển rất nhanh) cao từ 2 đến 3m, thân to và sắc, lấn át các thứ cỏ khác, gây
khó khăn đi lại và rất dễ phát hiện dấu vết. Mùa khô chúng đốt cỏ nhằm phát
hiện miệng địa đạo, rải máy đếm tiếng động của người để gọi pháo dập, hoặc gài mìn
râu, mìn cóc và tiếp tục mở hàng trăm cuộc càn phá lẻ tẻ nhưng tất cả đều phá
sản. Các chiến sĩ vẫn tiếp tục tập kích, lúc ẩn lúc hiện, chặn đầu, khóa đuôi,
gây tổn thất nặng nề cho sư đoàn "Tia chớp nhiệt đới", "Anh cả
đỏ" và sư đoàn 25 ngụy, làm cho địch bàng hoàng, sửng sốt.
Ngày nay, để tưởng nhớ công lao bao chiến sĩ anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc và đất nước, một khu đền tưởng niệm được xây dựng hết sức trang
trọng và uy nghi tại Bến Dược. Trên văn bia đặt trước đền có đoạn ghi "...Chiến
thắng lớn đến từ hy sinh to lớn. Ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường?
Con của mẹ ra đi không bao giờ trở lại, mẹ khóc mỗi hoàng hôn... chim bay về
núi tối rồi...". Địa đạo Phú Mỹ Hưng được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận di
tích theo quyết định số 54/VHQĐ ký ngày 29/4/1979.
NGHĨA TRANG CHÍNH SÁCH CỦ CHI
Nghĩa
trang chính sách dành cho đối tượng chính sách TP sẽ được xây dựng tại ấp Cây
Trắc, xã Phú Hòa Đông, Củ Chi. Chủ trương qui hoạch này vừa được UBND TP.HCM
thống nhất. Khu đất từ ranh cây cao su, nằm bên phải đường Cây Bài (từ tỉnh lộ
8 vào), diện tích khoảng 100ha, theo hướng nghĩa trang - công viên.
Dự
kiến cuối năm 2005 nghĩa trang sẽ đưa vào sử dụng. Dự án có các công trình phụ
như trung tâm
hỏa
táng, nhà lưu giữ tro cốt và các phòng nghỉ..
Nghĩa
trang chính sách Củ Chi sẽ được dành riêng cho những người quá cố thuộc diện
chính sách như thương binh, liệt sĩ, những người có công với cách mạng… Dự
kiến, nghĩa trang Củ Chi có diện tích rộng khoảng 100 ha và trên phần đất ở ấp
Cây Trắc, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi.
Theo
UBND TP HCM, do tính chất đặc biệt của mục đích sử dụng, Nghĩa trang
chính sách Củ Chi được chú trọng tới 2 yêu cầu là xây dựng theo dạng
nghĩa trang – công viên và phân kỳ đầu tư theo 3 giai đoan. Dự kiến, diện tích
giai đoạn đầu của nghĩa trang là 30 ha, tiếp theo là 30 ha và 40 ha. Khu nghĩa
trang Củ Chi sẽ được cách ly với bên ngoài bằng dãy cây cao su để cải thiện môi
trường và cảnh quan.
Những
trường hợp được chôn cất tại Nghĩa trang
Chính sách Củ Chi TP.HCM ( tại huyện Củ Chi): Bà mẹ Việt Nam anh
hùng, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, anh hùng lực lượng vũ
trang, anh hùng lao động, cán bộ tham gia trong hai cuộc kháng chiến nay đã hưu
trí hoặc còn đang đương chức kể cả cán bộ có thời gian công tác sau ngày
30-4-1975 (đối với nam có hệ số lương 4,65, nữ là 4,32 trở lên).
DI
TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO BẾN DƯỢC:
Di tích địa đạo Bến Dược còn gọi là Khu di tích lịch
sử văn hóa địa đạo Củ Chi, thuộc địa bàn ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Khu di tích nằm ở tận cùng về phía Bắc của huyện Củ
Chi, Tây Bắc giáp với sông Sài Gòn, Đông Bắc giáp ấp Phú Lợi, Tây Nam giáp ấp
Lộc Thuận, Lộc Hưng (Trảng Bàng) và Đông Nam giáp ấp Phú Hòa, cách Trung tâm
thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc.
Năm 1961, địa đạo chỉ là những đường hầm ngầm sâu
trong lòng đất, kéo dài vài chục thước… cốt tránh địch hơn là đối phó. Năm 1962,
khi cuộc chiến chống đế quốc Mỹ bước sang giai đoạn quyết liệt, đồng chí Võ Văn
Kiệt, lúc này là bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định chỉ thị thành lập Ban chỉ đạo
xây căn cứ và công trình lấy ngày thành lập Đảng (3 tháng 2) khởi công. Địa đạo
được xây dựng theo kinh nghiệm từ trước, cứ khoảng 16m tạo một giếng đường kính
0,6m, sâu 3m khi giáp mí thì lấp miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu
tạo địa đạo có chiều ngang 50cm, cao 80cm. Địa đạo gồm các ngóc ngách theo thế
vừa chiến đấu, vừa tiếp nối từ hầm này sang hầm khác thành một thế liên hoàn
được tính toán hết sức khoa học. Do có nhiều ngỏ ngách, nhiều đoạn giao nhau
hoặc song song nên địa đạo kéo dài trên 100 cây số, có đoạn hẹp, rộng có khi
phải trườn vào và có chốt an toàn phòng khi địch sử dụng hợi cay hoặc bơm nước
độc xuống địa đạo…. Miệng địa đạo là một cấu trúc đặc biệt, rất tinh vi thường
lẫn lộn trong bụi rậm, gò mối, nấp hầm vừa vặn một người chui, lỗ thông hơi tạo
đường xiên núp trong các bụi rậm khó phát hiện. Điểm nổi bật của khu địa đạo là
các hầm đều âm trong lòng đất. Những căn hầm cho văn phòng, y tế, cơ yếu, hậu
cần, văn nghệ, bếp hoàng cầm….
Ngày 29/4/1979 địa đạo Phú Hiệp, Phú Mỹ Hưng được Bộ
Văn hóa – Thông tin đặc cách cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp
quốc gia theo Quyết định số 54/VH-QĐ.
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng
đất ở huyện Củ Chi,
cách Thành phố Hồ
Chí Minh 70
km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Việt Minh và Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào
trong thời kỳ Chiến tranh
Đông Dương và Chiến tranh
Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp,
kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo
dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ
Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở
điểm cuối Đường mòn
Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch
Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã
sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn.
Năm
2015, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao
động do có thành
tích
đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo. Trong 20 năm hoạt động, khu di tích
đón hơn 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu.
Ngày
12 tháng 2 năm 2016, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc
gia đặc biệt
DI
TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA ĐẠO BẾN ĐÌNH:
Khu
di tích lịch sử địa đạo Bến Đình thuộc ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi,
nằm về phía Bắc thị trấn Củ Chi, giáp với sông Sài Gòn và tỉnh lộ 15, cách
Trung tâm thành phố 55km. Phía Bắc giáp với xã An Nhơn Tây, phía Nam giáp xã
Phú Hòa Đông, phía Tây giáp xã Phạm Văn Cội và phía Đông giáp sông Sài Gòn.
Trong
cuộc kháng chiến, do địch tập trung đánh phá càn quét địa bàn Củ Chi rất gay
gắt nên căn cứ Huyện ủy không cố định, phải di chuyển nhiều nơi. Từ năm 1964 -
1967, Nhuận Đức là một trong 6 xã giải phóng phía bắc có hệ thống địa đạo hoàn
chỉnh liên hoàn giữa các ấp, Bến Đình – xã Nhuận Đức có địa thế rất thuận lợi
với khu rừng trích trải dài trên hàng trăm hecta, lại là vùng đồi cao rắn chắc
tiếp giáp sông Sài Gòn, khi có địch càn quét có thể di chuyển lực lượng về phía
sông trú lui an toàn. Từ đó địa đạo Bến Đình chính thức trở thành khu căn cứ ổn
định, vững chắc và an toàn của huyện ủy.
Khu
địa đạo căn cứ huyện ủy bao gồm các hạng mục công trình : Hầm bảo vệ, Hầm C25,
Hầm văn công, Hầm y tế, Hầm lương thực, Hầm bí thư huyện ủy, hầm bếp Hoàng Cầm…
Ngày
15/2/2004 Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đã ký Quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT
xếp hạng Di tích quốc gia cho căn cứ địa đạo Bến Đình.
Sau
Đồng khởi, đến năm 1967 phong trào đào địa đạo ở Củ Chi từng bước được cải tiến
và phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn huyện, đặc biệt là ở 6 xã phía Bắc.
Riêng xã Nhuận Đức có hệ thống địa đạo
liên hoàn 4
ấp: Ấp Bàu
Trăn, ấp Xóm
Bưng, ấp Bà
Thiên, ấp Bến
Đình. Do Bến Đình có địa thế
rất thuận lợi, có khu rừng trích trải dài trên 100 ha, dáng đất cao ráo, rắn
chắc, khó bị sụp lỡ lại nằm cặp sông Sài Gòn, trường hợp địch hành quân càn
quét, ta có thể cơ động về phía sông rút lui an toàn. Vì vậy, Huyện ủy Củ Chi
chọn Bến Đình làm căn cứ cơ bản để lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân Củ Chi trong
cuộc chiến khốc liệt với quân Mỹ từ 1968 đến 1975.
Cũng
giống như địa đạo Bến Dược, khi đến tham quan địa đạo Bến Đình du khách sẽ được
xem phim tư liệu tại hội trường và nghe giới thiệu về lịch sử hình thành, phát
triển của hệ thống địa đạo chiến Củ Chi. Ngoài việc tham quan hệ thống đường
hầm, nơi ăn ở, sinh hoạt, hội họp của các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy Củ Chi,
hầm chế tạo vũ khí, nhà trưng bày vũ khí tự tạo…nơi đây còn có hệ thống chiến
hào chằng chịt, có đường địa đạo ra hướng căn cứ Đồng Dù, nơi Sư đoàn 25 của Mỹ
có biệt hiệu là “Tia chớp nhiệt đới” đóng quân. Và càng thú vị hơn, du khách sẽ
nhìn thấy xác chiếc xe tăng M41 của quân đội Mỹ bị vướng mìn gài của du kích
năm 1970 nằm giữa khu rừng. Đây là minh chứng cho sự thất bại của quân đội Mỹ
trên chiến trường Củ Chi khi phải đối mặt với một đội quân vô hình dưới lòng
đất.
Trên
đường tham quan du khách càng thêm phấn khích khi nghe tiếng súng vọng lại từ xa
và sẽ không bao giờ bỏ qua cơ hội thử cảm giác mạnh và tài bắn súng của mình
tại Trường bắn thể thao quốc phòng. Kết thúc chuyến tham quan, du khách sẽ ghé
thăm khu vực bán hàng lưu niệm để thỏa thích
lựa
chọn cho mình, người thân và bạn bè những mặt hàng lưu niệm chiến tranh được
làm từ vỏ đạn như: Đèn dầu, bật lửa, bút bi, dây đeo, hay đôi dép râu làm từ
lốp xe cũ và những mặt hàng sơn mài, mỹ nghệ cao cấp, những mặt hàng mây, tre,
lá đặc trưng của các làng nghề ở Củ Chi.
KHU NÔNG
NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TP. HỒ CHÍ MINH
Khu
Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh được xây dựng theo Quyết định số
3534/QĐ- UB ngày 14 tháng 07 năm 2004 của Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh. Địa
điểm tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, nằm trên tuyến đường đi địa đạo Củ Chi
và cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 44 km về phía Tây Bắc, thuận tiện giao
thông đi các tỉnh.
Khu
Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh có diện tích 88,17 ha với tổng kinh
phí đầu tư 152 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, đang xây dựng cơ sở hạ tầng thiết
yếu, các công trình phục vụ quản lý hoạt động, bao gồm các công trình như giao
thông, thoát nước, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, văn phòng làm việc, nhà
thí nghiệm, hệ thống nhà kính, nhà lưới, nhà kho, nhà học tập và chuyển giao
cộng nghệ, hệ thống viễn thông, …. Trải qua 5 năm hình thành và phát triển, Khu
Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã phát triển thành một Khu kinh tế
kỹ thuật, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, huy động các nguồn lực khoa học
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Đây
sẽ là cái nôi tập trung lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp sản xuất kinh
doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển Nông nghiệp Công nghệ
cao, gây dựng tiềm lực về công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp cho vùng
Đông Nam bộ và Nam Bộ, cũng như cả nước, thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại
hóa nông nghiệp – nông thôn, là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Khu
Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là nơi thu hút và quy tụ các nguồn
lực, năng lực công nghệ cao trong nông nghiệp, theo hướng nền nông nghiệp đô
thị, khu du lịch tri thức nông nghiệp, là nơi ươm tạo công nghệ mới, ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ, thương mại hoá công nghệ, hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế
trang trại.
Khu
Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là mô hình mẫu về phát triển các Khu
Nông nghiệp Công nghệ cao khác với các tiêu chí cụ thể bằng định lượng (hàm
lượng chất xám, hiệu ích kinh tế và hiệu ích xã hội – sinh thái).
Khu
Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là nơi tiếp thu và từng bước làm chủ
tri thức, công nghệ mới trong các ngành chủ lực của sản xuất nông nghiệp, là
nơi nghiên cứu, ứng dụng các tri thức công nghệ đã làm chủ vào thực tế tại Khu
Nông nghiệp Công nghệ cao; đồng thời khuyết tán công nghệ cao tới các nông hộ,
trang trại,… ở các tỉnh Nam Bộ.
Khu
Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh là nơi ươm tạo công nghệ, hỗ trợ cho
ra đời và đi vào hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp có ý tưởng sáng tạo
dựa trên công nghệ cao, là nơi cung cấp các dịch vụ cho các đối tượng tham gia
nghiên cứu, sản xuất trong Khu Nông nghiệp Công nghệ cao và tham gia đào tạo
ngắn hạn nguồn nhân lực, tổ chức hoạt động du lịch tri thức nông nghiệp.
KHU TRỒNG RAU
SẠCH VIN ECO - VINGROUP
Sau
bước khởi đầu thành công tại nông trường Tam Đảo (Vĩnh Phúc) , Công ty TNHH Đầu
Tư sản xuất Phát triển nông nghiệp VinEco tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng
nông trường thứ hai tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Nông trường Củ Chi đã
chính thức được đưa vào hoạt động từ tháng 7 năm 2015, cung cấp các loại rau,
củ, quả với nhiều chủng loại đa dạng, phong phú như mồng tơi, rau muống, dền,
bí ngọn hay các loại quả như khổ qua, bầu bí, đậu bắp, dưa leo…
Với
diện tích tương đối lớn: 136 ha, nằm gần khu nông nghiệp công nghệ cao của TP
Hồ Chí Minh, nông trường Củ Chi có thế mạnh thuận lợi cho việc áp dụng công
nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới. Hơn nữa, nông trường được đầu tư ứng dụng các
phương pháp sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường, đồng thời tuân thủ
nghiêm ngặt các yêu cầu chất lượng về tất cả các yếu tố đầu vào như đất, giống,
nước tưới cũng như quy trình chăm sóc, thu hoạch, đóng gói, bảo quản, và phân
phối…. Vì vậy, sản phẩm của công ty VinEco sẽ luôn đạt chất lương theo tiêu
chuẩn VietGap và Global Gap, đáp ứng tối đa kì vọng của người tiêu dùng Việt.
Một số quán ăn ngon tại tp.HCM
- Bún bò :
+ Bún bò chợ chiều, đường Ngô Tất Tố (gần nhà Loan Anh và Yến đấy nhé, 12.000/
tô
+ 115 Bùi Thị Xuân Q1 ( ngay góc ngã ba Bùi Thị Xuân - Cống Quỳnh ) 10 nghìn/tô
chất lượng
+ 19bis Trần Cao Vân Q1 ( ngay gần ngã tư Hai Bà Trưng - Trần Cao Vân ) 8
nghìn/tô nhỏ , 9 nghìn/tô lớn chất lượng
+ 110a Nguyễn Du ( chính giữa báo công an và nhạc viện thành phố ) 10 nghìn/tô
+ 1241 Mùng 3 Tháng 2 Q10, 10 nghìn/tô chất lượng như vàng
+ Bùi Viện - Đỗ Quang Đẩu (cách đây 3 năm 11000) chổ này ngon hơn ở chỗ BTX
+ Bún bò đường Nguyễn Thị Minh Khai (gần quán món huế Hồng Hạnh), 13.000 và
15.000/ tô. Rất lạ, tô bằng inox, nhỏ xíu hà
+ Trên đường Bạch Đằng gần chợ Bà
Chiểu có 2 quán cũng rất ngon, lề đường thui
- Xôi gà 111 Bùi Thị Xuân Q1 ( gần bún bò ) giá dao động từ 6 nghìn -
12 nghìn
- Bánh mì 122c Bùi Thị Xuân Q1 . Ngon cực . Giá chỉ 4 nghìn/ổ
- Cơm tấm Ba Ghiền trên đường Đặng Văn Ngữ ( đối diện trường Phú Nhuận ), miếng
sườn to như cái dĩa , ăn phê mún chít
Thêm1 quán ở Lê Văn Sỹ, miếng sườn cũng to lắm, nhưng LA ko thích lắm vì cơm ít
quá. Thích nhất là quán cơm tấm Mai ở Nơ Trang Long (Đinh Tiên Hoàng cũ), món
kim chi ngon tuyệt.
Trên đường XVNT (khúc đường 2 chiều) có khá nhiều quán cơm tấm, nhưng ngon nhất
chỉ có quán gần ngã 4 Hàng Xanh là ngon nhất, cơm hơi ít nên bắt buộc phải kêu
cơm thêm. Món canh củ ngon tuyệt có cả xương, 5000/ chén
- Mì gõbên cạnh trường Đồng Khởi . Giá ( chưa cập nhật )
Ở gần trường GTVT Tp. HCM cũng có 1 chỗ, ăn được lắm, giá 3000 đ. Đủ loại, hủ
tiếu, hoành thánh, mì... Ngay gần quán cafe V.V phía đường Ung Văn Khiêm, gần
ngã tư với đường D2.
Đường Nguyễn Công Trứ ( Ngô Tất Tố quẹo vô, chạy đến ngã 4 nhìn bên trái, ngon
cực kỳ. ĐẶC BIỆT: bỏ ớt rất nhìu, món hoành thánh thật tuyệt, chỉ 3000/ tô
- Mì dzịt tiềm
+Dìn chón mì gia trên đường Phan Đình Phùng ( gần chợ Phú Nhuận ) . 26 nghìn 1
tô chất lượng
+1 tiệm trong hẻm ở đường Nguyễn Tri Phương gần ngay ngoài đường . Giá rất sinh
viên 11 nghìn 1 tô ( hồi đầu chỉ 10 nghìn )
- Bánh bèo
Thanh Nga ( đúng gốc Huế ) nằm trong hẻm 45b Kỳ Đồng ( đối diện hồ bơi Kỳ Đồng
) ngon nhất trong những tiệm bánh bèo đã ăn . 8 nghìn/dĩa.
Thêm 1 địa chỉ nữa, đường Rạch Bùng Binh (nằm giữa đường Nguyễn Thông và Trương
Định đóa)
Trên đường 3/2 cũng có 1 quán, ngay gần đối diện làng nướng (chưa đến Kỳ Hòa).
Ngồi dạng quán cóc. Ngay đầu hẻm có treo biển bánh bèo, ngồi dọc theo con hẻm
đó. Hẻm kế bên 1 tiệm bán giày Bata. 7000 / dĩa- Phá lấu
+ Bờ kè , chạy từ ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Hai Bà Trưng tới cầu Thị Nghè
thì rẽ trái vào bờ kè đi 1 xíu sẽ thấy ngã 3 . Rẽ trái vào sẽ thấy toàn bán phá
lấu . Ăn ở tiệm trong cùng là ngon nhất . 5 nghìn/chén (hồi trước thì ngon, bi
giờ dở òm)
+ Cô Oanh 200/20 Xóm chiếu, P.14, Q.4, TP. Hồ Chí Minh . Điện thoại 9000384 .
Vào Q.4 hỏi đường xóm chiếu, chợ 200, tới chợ hỏi quán phèo hoặc phá lấu cô
Oanh
- Khu ăn uống tổng hợp nằm trong 1 cái hẻm trên đường Võ Văn Tần ( gần ngã tư
Võ Văn Tần - CMT8 ) có rất nhiều món để lựa chọn
- Hủ tíu Nam Vang (món khoái khẩu) :
Hoàng nằm ở ngay ngã tư Vĩnh Viễn - Nguyễn Tri Phương . Giá 8 nghìn/tô , ăn ngon
lém
Ở đường Điện Biên Phủ (hướng về cầu Sài Gòn thì nó nằm bên trái, qua ngã 4 Hàng
Xanh 1 tí
Tuyệt nhất là ở Chú Há, Võ Văn Tần, nhưng đến 25000/ tô, hix
Ở đường Võ Văn Tần, kế Bảo tàng chứng tích chiến tranh cũng rất ngon đó
Một tiệm nữa trên đường Bạch Đằng - Bình Thạnh. Đi theo hướng từ đường Đinh
Tiên Hoàng đến Vòng xoay, wa chợ Bà Chiểu một chút, bỏ 1 cái ngã ba, ngã ba
tiếp theo, ngay đầu đường có 1 quán. 14.000/tô, ăn cực kỳ, đủ cả tôm, mực. hehe
Phở
-Phở gà hẻm 14 Kỳ Đồng , đi vào trong sẽ gặp 1 tiệm phở rất đông , ăn ngon vãi
. 8 nghìn/tô. Hoặc là Phở 24, Phở Lệ...
- Bún riêu cua ốc-Trong hẻm 14 Kỳ Đồng đi sâu vô hơn nữa là gặp . 8 nghìn 1 tô
ăn phê lắm. Kế đó là quán kế sân vận động Hoa Lư, đường Đinh Tiên Hoàng đó
- Bánh canh cua ngay góc Trần Đình Xu - Cao Bá Nhạ . Cách đây 1 năm mấy 8000/1
tô
1 tiệm chỉ bán buổi sáng ngay khu Ngân hàng, đi đường Hàm Nghi, đến gần ngã tư
có Như Lan thì quẹo về phía quận 4. Ngon cực. 12.000 / 1 tô, quá trời cua luôn.
Tại quán Hồng Hạnh, đường NTMK cũng tuyệt lắm đó. Tại đó cũng có khá nhiều món
ăn Huế, ngon nhất là món bánh cuốn nóng và bánh hỏi- Súp cua : đối diện chợ bà
chiểu buổi chiều , 3000 1 tô, nếu thích mua thêm 2000 cua , ăn một chén thoải
mái
- Súp óc heo : đâu đó gần khu đại học ktế NG TRI PHUƠNG , 3000 chén súp , 7000
bộ óc heo - Gà nướng Dziệt Nam , nằm dọc theo đường Vĩnh Viễn từ Ngô Gia Tự -
Vĩnh Viễn tới Nguyễn Tri Phương - Vĩnh Viễn có 3,4 tiệm bán gà nướng phết mật
ong ăn rất phê . 40 nghìn/con (cái này anh em để nhậu thì hết ý ) . Còn thèm
chân gà nướng thì mời đến đường Trường Sơn, gấn sân bay, 6000/chân, nhưng coi
chừng chạy công an nha
- Cháo mực Thanh Sơn 144 Nguyễn Đình Chiểu f6 q3 . 5 nghìn/tô
- Bít tết
+Hoả Diệm Sơn 41 Võ Văn Tần và 102 Cao Thắng 28 nghìn/phần
+Nam Sơn ( 2 chi nhánh ) 200Bis Nguyễn Thị Minh Khai và 188 Nam Kỳ Khởi Nghĩa
24 nghìn/phần
+1 tiệm đối diện hồ bơi Kỳ Đồng trên đường Kỳ Đồng , ngon mà rẻ lắm . Chỉ 13
ngàn 1 phần ( gần bánh bèo Thanh Nga )
+1 tiệm mà họp lớp A4 được 3-4 lần đều ăn ở đó (thật nhiều kỉ niệm) . Nằm trên
đường An Dương Vương thì phải . 15 ngàn 1 phần
+1 tiệm ở Lý Chính Thắng, gần tới Hai Bà Trưng, quẹo vào hẻm bên trái. Quán nì
có món mì ý là tuyệt nhất
- Bánh khọt Cô Ba Vũng Tàu 59b Cao Thắng
- Bánh xèo Đinh Công Tráng ( ngay ngã ba Hai Bà Trưng-Đinh Công Tráng quẹo vào
) . Giá mắc . Quán "Ăn là ghiền" nghe quảng cáo và khen quá trời mà
LA chưa đc ăn, hix
- Sủi cào , há cảo , cảo chạp nằm trên đường Hà Tôn Quyền, ngay góc ngã 3 Hà
Tôn Quyền - mùng 3 tháng 2. Có 1 tiệm bán mì người Hoa ở đường Camette, Q.1, ăn
thứ món há cảo ở đó 9ko ăn ko ghiền)
- Đồ chay : cuối đường Trần Đình Xu . 5000 1 tô phở chay, mì chay , hủ tiếu
chay . Đừng khinh thường nhá , hơi bị nổi tiếng đó . Có lúc ngày rằm , ca sĩ
Thu Minh đi chiếc xe hơi lại đó ăn luôn đó , ngon lắm (theo bé P nói )
- Đồ tàu cơm gà Đông Nguyên ở góc Nguyễn Trãi với Châu Văn Liêm , bán đủ từ mấy
món bình thường tới mấy món đặc biệt . Trước khi đi có ăn óc heo tiềm thuốc bắc
ở đó, ngon lắm. Giá thì tùy món , từ 8000->60000
Sành điệu 1 tí
- Nhà hàng Cổ Ngư nằm trên đường Pastuer ( gần ngã tư Pastuer - Điện Biên Phủ )
, không gian đẹp cực kì , riêng tư cho 2 người , đốt nến , vô cùng lãng mạn ,
bàn riêng , có người đánh Violon , có bồi bàn riêng , thích hợp cho các bro
thích làm bạn gái choáng miss . Có thể lên đặt bàn trước và chọn món , chọn
rượu trước . Nếu đặt 3 món : ví dụ 1 món hải sản khai vị , 1 món tôm lăn bột và
1 món lẩu cá hồi ALASKA , 2 ly rượu Bordeaux ( 45 ngàn 1 ly ) . Tất cả chỉ
khoảng trên dưới 500 ngàn . Lưu ý : nên lên đặt bàn , chọn món , chọn rượu
trước để kiểm soát được giá và khi đón nàng nhớ tặng nàng 1 bó hồng 5 trắng , 5
đỏ chỉ 30 nghìn để cầm tới cho sang và lãng mạn nhé
- Nhà hàng Dìn Kí 48-50 Lê Thị Hồng Gấm Q1 . Chắc Dìn Kí đã quá nổi tiếng nên
mình kô cần quảng cáo thêm . Nơi đây hội đủ 3 yếu tố : ngon , bổ , rẻ . Có đầy
đủ loại hình phục vụ : ăn riêng gọi món , buffet , ... Ngoài cổng có cái bảng
tổ bố ghi giá cả cho bà con đỡ sợ khi vào . Mình kô nhớ chính xác là bao nhiu
nhưng nhớ là rất rẻ so với những nơi khác . Mọi người đi đảm bảo sẽ kô hối hận
- Làng nướng Nam Bộnằm trên đường CMT8 ( gần ngã ba CMT8-Tô Hiến Thành ) không
gian đẹp , phục vụ rất tốt , các món nướng ăn rất ngon , cũng là 1 chỗ ăn lí
tưởng . Nếu đi 2 người thì khoảng 100 ngàn tất cả .
- Gà nướng Pháp Letoire 354 Võ Văn Tần và Hai Ba Trưng (gần ngã tư Điện Biên
Phủ), nằm giữa Kinh Đô và Đức Phát, thực đơn gồm 30 món đặc biệt là món Gà
Nướng Pháp, Bò, Cừu, Bò nấu rượu vang, Cơm gà và Kem chuối
. Lần đầu tiên ăn 1 chỗ có thuế GTGT 10% . Khoảng 25-35 nghìn/phần
- Quán nướng Chiều nay kiểu Nga 30B Võ Văn Tần Quận 3 , rất nhiều món ngon và
độc đáo như : kangaroo nướng , đà điểu nướng , cà ri dê , xúc xích nướng , heo
nướng kiểu Nga , ... , giá rất hợp lí 30-55 ngàn/món hehe
- Lẩu dê Điện Biên Phủ( gần đường CMT8) ăn ngon cực , 50 nghìn/vú nướng béo
ngậy , 50 nghìn/lẩu ( lẩu dê Trương Định hả , vứt , tớ đã ăn 2 tiệm roài ). Còn
muốn thưởng thức thịch dê "chính gốc", mời đến quán Mái Lá ở Hồ Xuân
Hương, ở đây có món bò luộc Củ Chi rất tuyệt vời
- Quán Tri Kỷ , ngay góc ngã tư Lê Văn Sỷ - Phạm Văn Hai , đầy đủ tất cả các
món ăn 3 miền , từ heo , bò , gà , dê cho tới chuột , dơi ,nhím cho tới cá hồi
, cá mập , cá Nhật , cá đuối cho tới nai , cheo , hoẵn , kangoroo ... Nếu các
bạn thích các món lạ thì nên ghé wán này . Giá phải chăng : 30-60 ngàn/món hoặc
lẩu
- Lẩu bò Minh ngay gốc ngã tư Ngô Thời Nhiệm - Trương Định . Giá cả 40k/lẩu nhỏ
, 60k/lẩu lớn , 3 người ăn cái lẩu lớn thôi là quá ngon và no muốn banh
xác luôn , cái này đi họp mặt, nhậu nhẹt hoặc kiếm bữa ăn gia đình
là ok lắm
-Lẩu dê , bò , cá kèo , ... 1 loạt dọc theo đường Bạch Đằng gần sân bay Tân Sơn
Nhất . Giá cả phải chăng
- Vú dê nướng , lẩu cá : quán 77 ở DHQG Linh Trung Thủ Đức 15000 , ngon ( cái
nì hồi đi học quân sự trốn ra nhậu hoài à
Trái cây tươi , sinh tố , nước ép trái cây , ...
- Nước cam , bưởi 122b Bùi Thị Xuân Q1 . 4 nghìn/ly ( bịch ) wá chời cam còn
hơn vào cafe 8 nghìn - 18 nghìn/ly cam có tí tẹo
-Trái cây tươi , sinh tố :
+Cuối đường Nguyễn Cảnh Chân Q1 , ngay góc ngã 3 Nguyễn Cảnh Chân - Trần
Hưng Đạo , ngay chỗ Công An TP quẹo vào đi đến gần cuối đường . 4
nghìn/dĩa trái cây ăn phê lòi
+Ngay ngã tư Trần Quốc Thảo - Võ Thị Sáu có tiệm bán sinh tố trái cây ngon cực
. Giá dao động 3-5 nghìn/ly
+ Sinh tố ở Võ Văn Tần hay Lê Văn Sỹ, An Dương Vương cũng tuyệt cả
-Kem Pinky ( 3 chi nhánh )
+20bis Trương Định Q3
+55Bis Sương Nguyệt Ánh Q1
+Bà Huyện Thanh Quan ( gần trường Minh Khai , ngay ngã tư Bà Huyện Thanh Quan -
Tú Xuơng )
-Chè
+Yên Đỗ 79 Lý Chính Thắng F8 Q3 . 3-4 nghìn/ly
+75 Trần Huy Liệu .3-8nghìn/ly
+Thái 380 Nguyễn Tri Phương ( từ ngã tư 3/2 - Nguyễn Tri Phương tới ngã tư
Nguyễn Tri Phương - Vĩnh Viễn ) có rất nhiều chè Thái ( sầu riêng ), giá 7k/ly
ăn phê lòi
+Chè nóng : ngay ngã 3 Ng Cư Trinh với Cống Quỳnh 1000 1 chén nhưng ngon
CÁC
QUÁN CAFÉ NỔI TIẾNG Ở SÀI GÒN
- Quán Cõi
riêng :Địa
chỉ của quán là : 334A, Nguyễn Trọng Tuyển. Q.Tân Bình, TP.HCM
- Quán Lối
Về :Địa
chỉ quán : 438 Nguyễn Kiệm, P.9, Q. Phú Nhuận, Tp.HCM
- Cà phê
Nhỏ và Xinh,
91 Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận, TP HCM
- Cà phê
Dạ Khúc:
39/2 Phạm Ngọc Thạch, quận 1.
- Tìm về
Chốn Xưa 63/14/4
Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, TP HCM
- Cà phê
Sỏi Đá: 6B
Ngô Thời Nhiệm, quận 3, TP HCM
- Quán
Nắng Xanh:
58 Phan Xích Long, phường 1, quận Phú Nhuận, TP HCM
- Era: Địa chỉ là 58C Trần
Quốc Thảo, góc Trần Quốc Thảo - Tú Xương
- Tưởng
Niệm:
55A Trần Bình Trọng, Bình Thạnh.
- Miền Đồng Thảo - 221A Nguyễn Trọng Tuyển,
Phường 8, Quận Phú Nhuận
- Country House Café: 18C
Phan Văn Trị, P. 10, Quận Gò Vấp
- Cafe Du Miên: 7 Phan Văn Trị, Gò
Vấp
- Heritage
Concept Chill Hub: 190
– 192 Võ Văn Kiệt, Quận 1.
- Nu Bistro: Tầng 2, 25 Hồ
Tùng Mậu, Quận 1
- Thinker&Dreamer
Coffee:Lầu
4, chung cư 42 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1
- The Open
Space: 232/13
Võ Thị Sáu, Quận 3.
- Chanchamayo
Coffee:
6A Ngô Thời Nhiệm, Quận 3
- CI5: 243 Lê
Văn Sỹ, quận 3, Tp HCM
- The Dome
Kaffe: 10/16
Đoàn Thị Điểm, Quận Phú Nhuận
- Nhã Nam
Book N’ Coffee:
015, Chung Cư 43 Hồ Văn Huê, Phường 9, Phú Nhuận
- Almacen
Café: SA-14
Garden Plaza 1 Tôn Dật Tiên, P.Tân Phong, Quận 7.
- Master’s
Cup Coffee House: Panorama,
206 Trần Văn Trà, Tân Phong, Quận 7
- Tròn
Bistro: 139/23
Đinh Bộ Lĩnh, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
- Bosgaurus
Coffee: Saigon
Pearl, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Starbuck: Chung cư Lakai,
98-126 Nguyễn Tri Phương, Phường 7, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Xúc xắc
xoay Coffee: 157/1
Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Cà Phê
LUP & Trà Sữa: 97L1
Nguyễn Duy Dương p9 Q5, Phường 9, Quận 5, Hồ Chí Minh
- Sapphire
Cafe:
Số 1 Kênh Tân Hóa, P. Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, TP. HCM
- Ice
Coffee: 747
Trường Chinh .P Tây Thạnh .Q Tân Phú . Tp HCM
- Xì Gòn
Phố: 796/19
Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh
- Boong
Café: hẻm
số 525/33Bis Tô Hiến Thành, P. 14, quận 10
- Stone
Castle Café: 110
Tô Hiệu, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
- Zest
Cafe: 19
Hòa Bình, Bình Thọ, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
- Quán
Sweet Berry Cafe: 22
Tô Ngọc Vân, Quận Thủ Đức, TP. HCM
Các Nông Trại Ở Sài Gòn
NÔNG TRẠI HOA LÚA
GIỚI THIỆU
Nông
trại Hoa Lúa được xây dựng từ năm 2016 trên diện tích 3 hecta tại xã
An
Phú, huyện Củ Chi, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 40km
Đến
với Hoa Lúa, quý khách sẽ được trải nghiệm một không gian tươi mát an
lành
với chim muông, cây trái.
Những
hoạt động tại Hoa Lúa vừa vui thú,
vừa
ý nghĩa chắc chắn sẽ tạo nên những khoảnh khắc tuyệt dịu trong lòng mỗi du
khách
MỤC TIÊU CỦA NÔNG TRẠI HOA LÚA:
“Tạo ra môi trường tốt nhất
để trẻ em trải nghiệm và học hỏi, để từ đó phát triển bản thân một cách tự
nhiên, hiệu quả nhất”
TÍNH GIÁO DỤC – ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU
TẠI HOA LÚA
Hoa Lúa tập trung phát triển những giá trị và ý nghĩa
giáo dục thực tiễn. Nghĩa là không nặng lý thuyết, hàn lâm mà là:
o Khơi dậy sự tò mò, thích
thú khám phá. “Thích được học” chứ không phải “bị đi
học”
CHƯƠNG
1 Truyền tải sự hiểu biết
thực sự, mang tính thấu hiểu, cảm thụ và tự biểu đạt lại cho người khác hiểu
-
Có
sự trải nghiệm hoạt động để thông qua đó cảm thụ toàn bộ kiến thức o Có
sự vận
dụng, thực hành & sáng tạo để biến kiến thức thành sản phẩm.
o Có sự hợp
tác, trao đổi để thông qua đó rèn luyện kĩ năng hợp tác, và tạo ra
những thứ lớn hơn
o
Có mục tiêu
xác định, và làm việc theo dự án để thích nghi với môi trường
thực tế.
ĐƯỜNG ĐI NÔNG TRẠI HOA LÚA
ĐC: 16 Đường 775 (Nguyễn Văn Tiệp),
Ấp Xóm Chùa, Xã An Phú, Huyện Củ Chi
Đường đi 1: QL22 – Hương lộ 2 – Cây Bài (Nghĩa Trang Chính Sách Củ Chi – Khu NN Công Nghệ Cao – Khu Rau Sạch VinECO) – Ba Thiên
– TL15 – Cây Gõ
Đường đi 2: QL22 – TL15 (Địa đạo Bến Đình) –
Cây Gõ
NỘI DUNG SINH
HOẠT TRƯỚC & SAU KHI THAM GIA TRẠI 1. QUY ĐỊNH & NỘI QUY
o
Tuân
theo chỉ dẫn của hướng dẫn viên & nhân viên trại o
Không tự ý
bỏ nhóm/đoàn
o Không đến gần các khu vực
nguy hiểm: hồ cá, ao nước, …
o Không đến gần/chọc phá các
con vật nguy hiểm: cá sấu, chó, heo rừng, …
o Không chạy
nhảy khi trời mưa, nền trơn trợt
o Không tự ý
hái trái cây ở trại
o Không phá hại cây cối, đồ
đạc, cơ
sở vật
chất tại trại o Chỉ được bơi khi có sự cho phép và
có người trông coi
2. KIẾN
THỨC SINH HOẠT TRƯỚC & SAU KHI TRẢI NGHIỆM.
Mục tiêu:
▪
Khai mở sự tò mò, thắc mắc.
Tạo sự háo hức khám phá, …
▪
Ôn tập lại những điều đã
trải nghiệm, học hỏi
▪
Sáng tạo, vận dụng vào thực
tiễn
a.
Lúa
– Gạo – Cơm là gì ? Làm sao ta có cơm ăn? Làm sao trồng được cây lúa? …
b.
Thạch
cao là gì? Làm sao tạo ra bức tượng thạch cao? Thạch cao có ích gì trong cuộc
sống quanh ta? …
c.
Nấm
bào ngư là gì? Làm sao trồng được nấm bào ngư?
d.
Điện
là gì? Điện có lợi ích gì? Làm sao điện khiến cho máy móc hoạt
động? …
e.
Hoa
Lúa ở đâu? Hoa Lúa có gì hay?
Và những kiến thức khác có liên quan đến những hoạt
động mà các em trải nghiệm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TẠI NÔNG TRẠI HOA LÚA
Hướng
dẫn viên cần bảo đảm thực hiện đúng các tiêu chuẩn hoạt động, và truyền tải đầy
đủ nội dung trong hoạt động
NGUYÊN
TẮC CƠ BẢN TRONG MỌI HOẠT ĐỘNG
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ
-
Chuẩn bị khu vực hoạt động,
vệ sinh không gian
-
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
cần thiết cho hoạt động
-
Chuẩn bị nội dung hoạt
động, thuyết minh, trò chơi, thi đua
BƯỚC 2: DIỄN RA HOẠT ĐỘNG
-
Tuân theo những nguyên tắc
chính của hoạt động
-
Đảm bảo truyền tải đúng-đủ
nội dung thuyết minh, và ít nhất 5 phút/hoạt động
-
Cho học sinh trải nghiệm
nhiều nhất có thể
-
Cho học sinh tương tác, hỏi
đáp, thi đua để hiểu rõ hoạt động. Và tổng kết những gì rút ra được sau hoạt
động.
BƯỚC 3: KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
-
Dọn vệ sinh khu vực hoạt
động
-
Thu gôm, cất lại chỗ cũ
những dụng cụ sử dụng
1. HOẠT ĐỘNG
CẤY LÚA
a. Kiểm
tra : Kiểm
tra trạm có sẳn sàng, ruộng lúa có vấn đề
gì không, Đã mở cổng hay chưa
b. Thuyết
minh về Cây Lúa, quá trình phát triển của cây lúa
Giới thiệu về cây lúa, về gạo. Lợi ích của lúa gạo
trong đời sống. Các loại gạo, nếp, …
-
Cách
làm ra gạo, xây lúa như thế nào, bảo quản, nấu ăn như thế nào
-
Cách
làm cho hạt lúa nẩy mầm
-
Quá
trình phát triển của cây lúa ,…
c. Hướng dẫn cách cấy lúa
Hướng dẫn viên trực tiếp đi xuống ruộng
-
Hướng
dẫn cách bước đi trên ruộng, chân thẳng vuông gốc, dậm thẳng xuống
-
Hướng
dẫn cách nhổ mạ, bảo vệ gốc rễ. Tách các chùm lúa ra, không để nguyên chùm cấy
xuống
-
Hướng
dẫn cách cầm cây mạ cắm xuống, ngón tay cái giữ gốc mạ, cắm sâu xuống cho cây
đứng vững
-
Hướng
dẫn cấy mạ thẳng hàng, cách đều nhau 20cm
d. Tổ
chức trò chơi, thi đua, tương tác trong hoạt động cấy lúa
-
Phân
chia đội, thi đội nào cấy nhiều hơn, đẹp hơn trong thời gian giới hạn
LƯU Ý:
•
Hướng
dẫn viên trực tiếp xuống ruộng lúa để hướng dẫn học sinh
•
HDV
sâu sát, hỗ trợ học sinh lên - xuống ruộng, đề phòng trơn trượt
•
Thuyết
minh đầy đủ những nội dung cốt lõi Cách cấy mạ là nội dung bắt buộc phải có
•
Chuẩn
bị mạ cho học sinh cấy Chia mạ thành chùm nhỏ
•
Hướng
dẫn học sinh cấy thành hàng thẳng,
•
Hướng
dẫn học sinh xếp hàng đi theo nhóm lần lượt, 1 hàng xuống, 1 hàng lên
•
Không
đi lũ lượt lộn xộn, gây tắt nghẽn đường đi giữa các xe cùng tham gia
ĐC:
16 Nguyễn Văn Tiệp, Xã An Phú, H. Củ Chi, Tp HCM |
Email: info@dulichhoalua.com |
ĐT:
0899.770.880 * Ý kiến góp ý: gopy.dulichhoalua.com |
* Website: www.dulichhoalua.com |
2. HOẠT ĐỘNG
BẮT CÁ
LƯU Ý:
•
Kiểm
tra khu vực bắt cá của xe mình
•
Kiểm
tra mực nước khu vực bắt, phải phù hợp với cấp lớp: Mẫu giáo, cấp 1, 2, 3.
Không quá cao, không quá thấp
•
Kiểm
tra số lượng cá chuẩn bị thả xuống, có đủ bắt hay không
•
Sau
khi xe trước bắt xong, thả cá xuống lại để xe sau tiếp tục bắt
•
Giữ
lại 3 con cá/1 xe để nướng cho học sinh ăn tại chỗ
•
Kiểm
tra người trực khu vực bắt cá. Ai thả cá? Ai nướng cá? Lò nướng có sẳn sàng hay
không? Dĩa, muối?
•
Chuẩn
bị rổ nhựa để cho học sinh sử dụng bắt cá
•
Chuẩn
bị loa, âm nhạc để hoạt náo trong hoạt động
•
Ước
lượng số xe sẽ tham gia tại khu vực để
+ Canh thời gian vào ra
+ Canh lượng cá
+ Điều phối các khu vực bắt
cho phù hợp
3.
HOẠT ĐỘNG TẮM MƯA NHÂN TẠO
-
Thực
hiện cuối cùng sau những hoạt động dơ bẩn, lắm bùn
-
LUÔN LUÔN CÓ TẮM MƯA ngay cả khi trong lịch chạy trạm không ghi. Chỉ cần có một trong những
hoạt động lắm bẩn như: Cấy lúa, bắt cá, dân gian thì sẽ có TẮM MƯA
-
Lưu
ý xác định khu vực cầu dao máy bơm để bật/tắt khi cần
-
Lưu
ý xác định các van dẫn nước để mở/khóa khi cần, tránh tắt nghẽn, không có nước
-
Cho
học sinh tắm mưa kĩ/sạch tùy theo thời gian cho phép. NHƯNG LUÔN LUÔN TẮM
LẠI TRONG NHÀ
TẮM THẬT KĨ MỚI CHO LÊN HỒ BƠI
a. Kiểm tra
Kiểm
tra trạm sẳn sàng. Kiểm tra nền đất chơi có sạch sẽ không. Có vật nhọn nguy
hiểm hay không?
-
Chuẩn
bị dụng cụ, nguyên liệu sẳn sàng cho các trò chơi
-
Chuẩn
bị âm thanh, âm nhạc để hoạt náo
b. Tổ
chức trò chơi, hoạt náo, chia đội thi đua
- Trò chơi bịt
mắt bắt vịt
- Trò chơi đi cầu khỉ - ném banh - Trò chơi bịt mắt
đập niêu
- Bịt mắt đá banh vào khung thành - Trò chơi ném lon
…..
c. Lưu
ý:
-
Người
đứng tại trạm này có nhiệm vụ hoạt náo chính và điều phối. Nhưng khi đoàn đông,
nhiều xe cùng vào 1 lúc thì HD dẫn xe cần phải nắm trò chơi và trực tiếp tổ
chức, chứ không đợi chờ người đứng trạm tổ chức. Đồng thời chủ động dẫn xe mình
đi ra khu vực trống để hoạt động
5. LÀM NẤM
a.
Kiểm
tra, chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu cần thiết: bịch, nấp, mạt cưa để thực hành
đóng bịch phôi
b.
Giới
thiệu về nấm bào ngư, đặc tính – công dụng
c.
Quá
trình phát triển của nấm bào ngư
d.
Trải
nghiệm hoạt động đóng bịch phôi nấm
e. Phát những bịch phôi đang
ra nấm để học sinh quan sát tận mắt thực
f. HOẠT ĐỘNG ĐÚC
TƯỢNG
a.
Kiểm
tra trước: - Khuôn thạch cao
- Thạch cao – nước – ca rót - Vệ
sinh khu vực đầu buổi
b.
Giới
thiệu về thạch cao, ứng dụng trong cuộc sống
*** Lưu ý: Nguồn gốc thạch cao tồn tại trong lớp bùn trầm tích sau khi nước biển bay hơi.
Vậy, thạch
cao không phải là Đá Voi, không phải là CaCO3 nên không phải ở trên núi đá voi
c.
Tính
chất thạch cao và cách đúc tượng thạch cao
d.
Trải
nghiệm hoạt động đúc tượng thạch cao
e.
Vệ
sinh khu vực sau khi kết thúc hoạt động, ngâm khuôn silicon vào nước để nhả
thạch cao. Dọn vệ sinh mặt bàn đúc tượng.
7. TÔ TƯỢNG
THẠCH CAO
a. Khâu
chuẩn bị:
-
Vệ
sinh khu vực tô, Bàn ghế
-
Chuẩn
bị Cọ vẽ, Màu vẽ, Chén pha, Chia tượng đủ số lượng
b.
Giới
thiệu về màu sắc, cách pha màu nước
c.
Cách
tô màu đúng. Cách rửa sạch & bảo quản cọ vẽ
d.
Trải
nghiệm hoạt động tô tượng
•
LƯU Ý:
1.
THUYẾT
MINH/HƯỚNG DẪN VỀ MÀU SẮC, KĨ NĂNG TÔ MÀU
2.
PHA
LOÃNG MÀU (NẾU CHƯA) THEO TỶ LỆ 1/3 MÀU : 2/3 NƯỚC SAU ĐÓ MỚI CHO TÔ MÀU
3.
CHUẨN
BỊ ĐẦY ĐỦ CHÉN TÔ MÀU, LY NƯỚC RỬA LẠI CỌ
4.
NGÂM
CỌ SAU KHI SỬ DỤNG
5.
VỆ
SINH SẠCH SẼ CHÉN TÔ MÀU & BÀN GHẾ SAU KHI SỬ DỤNG
6.
CHO
HỌC SINH MANG VỀ SẢN PHẨM ĐÃ TÔ
8.
HOẠT ĐỘNG TRÁNG
BÁNH
-
Chuẩn
bị: khu vực thuyết minh, dụng cụ minh họa, vệ sinh khu vực
-
Nhắc
nhở quy định trong quá trình trải nghiệm tráng bánh: không đưa tay vào lò,
không đứng sát lò, sát ống khói. Không tự ý tráng khi chưa được phép. Xếp hàng
trật tự để trải nghiệm tráng bánh và thưởng thức món bánh ướt.
-
Không
vội vàng ăn khi chưa được phép, khi bánh
ướt còn nóng-sôi, sẽ gây bỏng
•
Nội dung thuyết minh
-
Thuyết
minh giới thiệu về quy trình sản xuất, từ trồng lúa cho đến khi tráng bánh
thành phẩm. Thuyết minh về nghề tráng bánh truyền thống.
-
Giới
thiệu về cối xây gạo và cách thức tạo ra bột gạo
-
Giới
thiệu về lò tráng bánh. Cách hoạt động của lò
9. HOẠT ĐỘNG
BƠI LỘI
-
Luôn
luôn cho học sinh tắm thật sạch, thật kĩ trước khi lên hồ bơi
-
Luôn
luôn cho học sinh dặm chân vào ô nước rửa chân trước khi lên hồ bơi
-
HDV
bắt buộc cho học sinh khởi động kĩ trước khi lên hồ bơi
-
HDV
bắt buộc học sinh nhỏ/chưa biết bơi mặc áo phao trước khi xuống hồ bơi
-
HDV
quan sát hồ bơi có nhân viên cứu hộ hay chưa. Bắt buộc có ít nhất 1 nhân viên
cứu hộ mới cho học sinh xuống hồ bơi
-
Học
sinh nhỏ, chưa biết bơi chỉ được phép bơi trong khu vực cạn (70cm) của hồ bơi.
Tuyệt đối không qua khu vực sâu.
-
Không
cho học sinh đùa giỡn trên bờ xung quanh hồ bơi
-
Không
cho học sinh nhảy thẳng từ trên bờ xuống hồ
-
Không
cho học sinh đi lại nhiều khu vực nước sâu
-
100%
HDV tập trung quan sát học sinh trong thời gian bơi.
o
Không
được phép ngồi phía trong, tán gẫu, nghỉ ngơi o
Không được
sử dụng điện
thoại
o
Không được
phép lơ là, phân tán chú ý o Sẳn sàng cất
điện thoại, ví
tiền để ngay
lập tức nhảy xuống cứu hộ
-
Sau
khi học sinh bơi xong, HDV nhắc nhở học sinh tắm lại nước ngọt trong nhà tắm
trước khi thay đồ
-
KHU
VỰC HỒ BƠI LÀ ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG. MỌI HÀNH ĐỘNG SƠ SÓT SẼ BỊ XỬ LÝ NGHIÊM KHẮC
10. KHU
VỰC THAY ĐỒ
-
Đầu
Tour, HDV chuẩn bị đúng/đủ đồ bà ba cần thiết cho xe mình dẫn o Màu đen: nhỏ nhất,
cho học sinh mẫu giáo
o Màu
nâu & xanh rêu: cỡ nhỏ, học sinh cấp 1
o Màu
xanh dương: cỡ lớn, học sinh cấp 2-3
-
HDV
xác định rõ khu vực thay đồ của xe mình và mang gói đồ bà ba đã soạn về khu vực
của mình.
-
Tuyệt
đối không để nhầm chỗ, và không dẫn xe vào nhầm chỗ của người khác
-
Tuyệt
đối không lấy đồ bà ba của xe khác khi chưa xin phép
-
HDV
nhận từ điều hành túi nilong để học sinh bỏ đồ ướt
-
Ngay
sau khi học sinh thay đồ, nếu còn đồ bà ba dư, HDV trả lại gói đồ dư về khu cất
đồ
-
Sau
khi vui chơi, học sinh vào thay đồ, HDV luôn
luôn nhắc nhở học sinh tắm/thay
xong phải mang đồ bà ba tập trung lại 1 chỗ
để cuối buổi thu gôm. Học sinh không
được để đồ bà ba trong nhà vệ
sinh/phòng thay đồ. Học sinh càng để bừa bãi, HDV càng phải đi thu gôm nhiều
-
Cuối
buổi sau Tour, HDV đi khảo sát, và hỗ trợ thu gôm đồ bà ba lại nơi tập trung.
-
HDV
nhắc nhở học sinh tập trung giày/dép vào 1 chỗ. Tránh thất lạc, mất mát.
CÁC HOẠT ĐỘNG
KHÁC TÙY CHƯƠNG TRÌNH
1.
TRỒNG
HÀNH
2.
LÀM
HOA GIẤY
3.
LÀM
ĐÈN GIẤY
4.
XÂU
CHUỖI HẠT NGỌC
5.
ẨM
THỰC NẤU ĂN, KHOAI MÌ, ĐỔ RAU CAU
6.
LÀM
BÁNH
7.
ROBOT
ĐÁ BANH
8.
THAM
QUAN VƯỜN THÚ, VƯỜN RAU,
VƯỜN CHIM, HỒ CÁ, KHU VƯỜN SINH THÁI. THUYẾT MINH VỀ
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP, TRỒNG TRỌT.
9.
CHO
CÁ ĂN (lấy thức ăn ở quầy trung tâm)
10. ĐI XE ĐIỆN
11. THAM QUAN LÀNG NGHỀ. THUYẾT
MINH VỀ CÁC NGHỀ TRUYỀN THỐNG:ĐAN LÁT, LÀM HOA GIẤY, NẤU ĂN, …
12. CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN &
VẬN ĐỘNG
TRƯỜNG
QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HƯỚNG DẪN
VIÊN HOA LÚA
1. Những
hành vi bị cấm và sẽ bị xử phạt nghiêm khắc:
a.
Hút
thuốc
b.
Chửi
thề, nói tục
c.
Cư
xử không đúng mực với khách hàng
d.
Quát
tháo học sinh
e.
Đánh
học sinh
f.
Lơ
là trên khu vực hồ bơi
g.
Thái
độ bất hợp tác, chống đối.
h.
Không
tuân thủ kế hoạch Tour, quy định Tour.
2.
Các
Hướng Dẫn theo xe cần phải nhắn tin số
lượng (Trẻ Em/Người Lớn) cho điều hành (hoặc quản lý) trước khi xe đi đến Trại để
chủ động tổ chức công việc. Nếu
đoàn nhận tại trại, Khi xe đến, Hướng
dẫn kiểm tra và đối chiếu số lượng với HDV theo xe, sau đó báo lại số lượng chính xác cho
điều hành tại
trại.
Nếu HDV không
báo số lượng, hoặc báo chậm trễ sẽ phải chịu trách nhiệm
3.
Chủ
động Kiểm tra với điều hành, người phụ trách về các nguyên liệu, đồ dùng:
Áo bà ba, Chỗ thay đồ, Loa trạm, Dụng cụ trong hoạt
động, Quà cho khách mang về,
4.
Trại
đang có những khu vực thay quần áo bà ba và Toilet,
a.
Khu
vực Trung Tâm 1 tại Căn Tin; Trung Tâm 2 phía đối diện, ngay khu tráng bánh
b.
Lúa:
tại Sảnh Lúa, bên cạnh Toilet
c.
Chồi
1: bên trái đường đi xuống khu bắt cá, dân gian
d.
Chồi
2: bên trái Nhà tắm nữ, đối diện mương bắt cá
e.
Chồi
3,4: bên cạnh khu tắm mưa
f.
Đúc
Tượng: tại Khu Làng Nghề, bên cạnh Đúc Tượng, có phòng thay đồ
g.
Nấm:
bên cạnh khu nấm, có phòng thay đồ
h.
Kho:
Trong khu vực Khách sạn, đối diện khu Nấm
i.
Công
viên: khu phòng nghỉ công viên, karaoke, có Toilet
Hướng dẫn cần chủ động phân tán
các nhóm ra, tránh tập trung ở khu vực trung tâm. Khi đoàn
đông-nhiều xe, HDV chỉ nên cho xe mình thay đồ khi đến hoạt động cần thiết
(cấy lúa, bắt cá), nếu chưa thì dẫn đoàn đi trải nghiệm để tránh tắt nghẽn khu
thay đồ
Chủ động điều khiển các em nhanh chóng vào khu vực
thay đồ phù hợp, không đề tắt nghẽn, không để chờ đợi, rong chơi. Khu vực thay
đồ phía sân sau (nhà tắm nam-nữ) thường
rất trống mà học sinh không được hướng dẫn vào thay. Nếu xe nào thay đồ quá
lâu, hướng dẫn sẽ chịu trách nhiệm.
Có nhiều khu thay đồ và vòi nước để
tắm khác nhau, vì vậy các em không nhất thiết phải tắm và thay đồ cùng 1 chỗ,
đặc biệt là các bạn nam, có thể ra vòi nước tắm sạch sẽ sau đó vào phòng khác
để thay đồ
Sau khi thay xong, HDV chỉ đạo các em xếp balo ngay ngắn vào tất cả ngăn kệ. Không để bừa bãi tràn lan trên bàn
làm lãng phí không gian. Bàn ăn dùng cho việc khác.
5.
HDV
chỉ dẫn các em cất đồ đúng nơi quy định. Đồ bà ba ướt sau khi thay xong phải bỏ vào
giỏ đã được cung cấp, không được
vứt bừa bãi, không vứt ở trong nhà tắm. Nếu để học sinh vứt bừa bãi, sau Tour HDV sẽ phải đi thu gôm.
6. Chủ
động đi trước kiểm tra trạm tiếp theo – chuẩn bị tại mỗi trạm trước khi dẫn
đoàn vào:
o
Trạm
có trống, có sẳn sàng đón đoàn. Nếu kẹt
trạm, hướng dẫn phải chủ động dẫn qua điểm
kéo dài thời gian, hoặc hoạt náo, tổ chức hoạt động phụ kéo dài thời gian
o
Dụng
cụ - Nguyên liệu có đầy đủ chưa
o
Khi
thiếu dụng cụ, người hỗ trợ, hướng dẫn chính-phụ cần chủ động sắp xếp, bổ sung
ngay lập tức. Còn lỗi do phía bên nào sau đó sẽ làm việc lại.
7.
Dẫn
khách đến các trạm đi bằng đường vòng, hạn chế đi qua khu vực trung tâm
8.
Chủ
động canh thời gian diễn ra tại mỗi trạm theo lịch chạy còn dài hay ngắn để
điều tiết hoạt động cho phù hợp
a.
Thời
gian ngắn: Thuyết minh ít, chơi trò chơi dân gian tập thể, bắt cá nhanh, …
b.
Thời
gian dài: cho trải nghiệm lâu, thi đua nhiều, dẫn qua trạm phụ, …
9.
Hoạt
động Dân Gian - Cấy Lúa –- Tát Cá – Tắm Mưa là những hoạt động bị lắm bẩn
nhiều, cần triển khai kết hợp nhau chứ không nên bị ngắt quảng bởi hoạt động
khác.
10. Thường xuyên hoạt náo: khi
tập trung, tại trạm, khi di chuyển, …. Và bất cứ khi nào có thể
11. Thời gian ăn trưa được
thông báo từ trước bởi điều hành. Các đội cần thống nhất và điều phối sao cho các đội chung 1 đoàn ăn cùng một thời điểm,
như vậy thì việc bố trí khách vào
bàn mới chính xác 10 người/bàn,
không bị hỏng khách, thiếu bàn, thiếu phần ăn. Nếu bàn của hướng dẫn nào bị hỏng
(dư), hướng dẫn đó sẽ chịu trách nhiệm
12. Hướng dẫn theo xe, Hướng
dẫn phụ, và Hướng dẫn đứng trạm cần chủ động phân chia thời gian ăn trưa luân
phiên, để khi khách ăn cũng có hướng dẫn hỗ trợ, và khách ăn xong cũng có hướng
dẫn điều phối. Tránh trường hợp Hướng dẫn không sắp xếp khi khách ăn, và khi
khách ăn xong, trẻ em đi lung tung mà không được quản lý.
13. Các Hướng dẫn có nhiệm vụ
bảo quản và chịu trách nhiệm với những dụng cụ được giao (loa, micro, quần áo,
túi đeo y tế, nón, còi, …) và để ý đến những tài sản khác trong Nông trại. Kết
thúc tour bàn giao lại cho điều hành đúng
số lượng đã nhận.
14. Kết thúc Tour, (nếu không
đi theo xe) Hướng dẫn lưu ý hỗ trợ dọn
dẹp vận dụng, quần áo bà ba, dụng cụ
trò chơi, … hỗ trợ công việc với nhân viên trại.
15. Khu vực văn phòng là khu
vực tập trung và cất đồ của HDV. HDV cần ý thức để đồ gọn gàng. Không thay đồ
và vứt đồ bừa bãi trong văn phòng
16. NHỮNG
LỖI CỦA HƯỚNG DẪN SẼ BỊ PHẠT (Trừ
công tác phí, …)
Lơ là không quan sát học sinh trên hồ bơi; Không chuẩn bị trước túi đồ bà
ba, khu thay đồ lộnxộn – thay đồ chậm; Đi
sai trạm trong lịch trình;Đi trễ giờ;Thuyết minh không đúng hoặc bỏ qua; Không chủ động mà ỷ lại vào người
đứng trạm; Làm mất dụng cụ - thiết bị
được giao;Để lạc – rớt học sinh; Học sinh bị tai nạn do hướng dẫn lơ là;Học
sinh tắm không sạch sẽ, xuống làm dơ hồ bơi; HD
đứng trạm không dọn dẹp, vệ sinh dụng cụ khi kết thúc Tour;
NÔNG TRẠI DARGON FRAM
Địa chỉ: 873 Đường Long Phước, Khu phố Trường Khánh, Phường
Long Phước, Quận 9, Tp HCM
Điện thoại: 028 38220230 –
Website: www.dragonfarm.vn – Email: info.dragonfarm@gmail.com
I/Giới Thiệu:
Đến với Khu Du Lịch Sinh Thái Giáo
Dục Dragon Farm quý khách được trải nghiệm mô hình du lịch dã ngoại mang âm
hưởng Miền Tây Nam Bộ, ngay chính tại Sài Gòn, mang cho mình diện tích hơn
15.000m2 chúng tôi xây dựng các mô hình trò chơi rất đặc sắc, cùng
với khuôn viên trồng nhiều cây xanh giúp quý khách và gia đình được hòa mình
cùng thiên nhiên sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Bạn không những được đắm mình trong
khung cảnh yên bình của vùng quê Nam Bộ mà còn
được cùng bạn bè, gia đình, trải
nghiệm những dịch vụ mới lạ và độc nhất như là đi cầu khỉ, tát mương bắt
cá, gieo mạ, cấy lúa, trồng khoai,v..v…
Là nơi trau dồi kỹ năng sống thông
qua các hoạt động thiết thực giúp cho các em nhỏ vừa vui
chơi vừa rèn luyện bản thân để học
tập tốt.
Là địa điểm lý tưởng để tổ chức các
sự kiện họp mặt, hội trại, sinh nhật…với không gian thoáng mát, đầy đủ
tiện nghi, giá cả hợp lý và phục vụ tận tình.
Ngoài
ra đây là nơi rất thích hợp để các em đang trong độ tuổi hình thành phát triển.
Khu Du Lịch Sinh Thái Giáo Dục Dragon Farm không chỉ là khu vui chơi giải trí
mà tại đây cũng như là ngôi trường thứ 2 dành cho các bé. Các bé được hóa thân
vào các bác nông dân, cùng nhau trồng rau, trồng lúa, bắt cá, làm bánh, làm
gốm…, giúp các bé phát triển kỹ năng và hình thành tính đoàn kết giúp đỡ mọi
người xung quanh và phát huy tính sáng tạo tiềm năng của trẻ.
ĐIỂM NỔI BẬT
NHẤT
Dragon Farm – Nông Trại Rồng trong khung cảnh quê hương miền tây, với các thửa lúa, thửa rau,
ao cá, cầu khỉ, xuồng ba lá,…cùng thưởng thức các món dân dã, bình dị…
KHÔNG GIANKhông khí luôn trong lành từ những hàng
cây xanh rợp bóng. Một không gian tuyệt vời tránh xa khói bụi thành thị.
TỤ HỌPTrải nghiệm các cuộc dã ngoại, party của gia đình, bàn bè và đồng
nghiệp gần gũi với thiên nhiên.
Trải nghiệm lý thú với những trò chơi dân gian đặc trưng của Việt
Nam. Trở về thời ấu thơ, tránh xa những cám dỗ thiết bị điện tử
ẨMNhững món ăn được chế biến ở Dragon
Farm lấy từ chính nông trại. Luôn đảm bảo tươi ngon, không phân thuốc hóa
học.
NÔNG TRẠI RỒNG
– NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ
Về miền Tây sao gần đến
thế!
Khu vui chơi nằm ở quận 9, cách trung tâm thành phố Hồ
Chí Minh chưa đến 10km. Nhưng bạn vẫn tận hưởng được cuộc sống dân dã, không
khí trong lành ngay trong chính thành phố của mình.
“Gắn kết cộng đồng”
Những trò chơi ở Nông trại Rồng luôn là những trò chơi
đòi hỏi tính đoàn kết cao. Điều này sẽ giúp giáo dục trẻ hòa nhập cùng cộng
đồng để vui chơi và phát triển. Ngoài ra, đây cũng là nơi thích hợp những buổi
dã ngoại dành cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Nơi dạy “trẻ thành phố” vui chơi ?
Những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên ở thành thị tấp
nập. Các em được tiếp xúc với các trò vui chơ giải trí hiện đại. Hiếm có cơ hội
tham gia được những trò chơi dân gian. Giúp tăng cường vận động, tăng tính sáng
tạo và cơ hội được giao lưu với xã hội.
“Tự cung – Tự cấp” ?
Còn gì tuyệt vời bằng việc thưởng thức những loại rau
củ quả tươi ngon nhất ngay chính nông trại mình vừa thu hoạch. Những hoạt động
này giúp trẻ hứng thú hơn với môi trường tự nhiên, hòa nhập cộng đồng.
II/ Các Dịch Vụ Trong Nông Trại
Chèo xuồng ba lá:
Bạn có thể thử sức khi tự tay mình chèo và đưa con
xuồng lướt trên mặt nước dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của những người cầm lái.
Bên cạnh chèo thuyền, chụp hình, bạn đừng bỏ qua việc
lắng nghe tiếng chim hót, tiếng cá quẫy nước.
Tại đây, bạn có thể khám phá những vườn cây trái sum
suê và hít thở không khí trong lành của miệt vườn sông nước.
Trồng rau cấy lúa:
Đến Khu nông trại sinh thái giáo dục Dragon Fram các
em được trải nghiệm một cách chân thực và gần gũi nhất, một môi trường học tập
toàn diện nhất
Hệ thống nông trại đa chức năng để các bạn có thể trải
nghiệm một không gian đầy thú vị với mô hình thu nhỏ, tiếp xúc với việc làm
nông qua các hoạt động thú vị như tát mương bắt cá, trồng rau – thu hoạch rau,
chăm sóc vật nuôi…
Tập làm nhà nông: Cấy lúa, tát nước,
bắt cá đồng, xới đất rồng rau, trồng nấm.. thu hoạch rau củ quả, thăm bộ sưu
tập các loài cây, chèo thuyền, bắt cá… mang lại những trải nghiệm tuyệt
vời.
Làm gốm:
Dragon Farm thoả sức vui chơi, hướng dẫn tận tình về
cách tạo ra một món đồ hữu dụng mà đầy khác biệt, đậm tinh thần phóng khoáng và
sáng tạo chứ không gò bó chỉn chu như thường thấy.
Dragon Farm hướng dẫn tận tình về cách tạo ra một món
đồ hữu dụng mà đầy khác biệt, đậm tinh thần phóng khoáng và sáng tạo chứ không
gò bó chỉn chu như thường thấy.
Bạn sẽ biết được cách làm ra một đồ gốm hoàn chỉnh,
người thợ gốm phải qua rất nhiều công đoạn, từ chọn đất, xử lý và pha chế đất
cho đến tạo dáng, vẽ hoa văn, sau đó là tạo lớp men phủ và cuối cùng là kỹ
thuật nung sản phẩm.
Làm bánh dân gian:
Bạn có thẻ thoả sức trổ tài làm bánh của mình, các loại
bánh dân gian được chế biến và trình bày hấp dẫn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm
Đặc biệt, với mong muốn làm sống lại những món bánh
truyền thống đang có nguy cơ biến mất, khơi gợi tình yêu ẩm thực dân gian cho
thế hệ trẻ
Nguyên liệu làm bánh phải là những thực phẩm, ngũ cốc,
rau, củ, quả… đảm bảo có nguồn gốc và an toàn vệ sinh thực phẩm, với phương
châm tiết kiệm và sáng tạo trong sử dụng nguyên liệu
Dargon Fram không chỉ là địa điểm sinh hoạt thư giãn
cuối tuần dành cho các gia đình mà còn là nơi ươm mầm trí tuệ, giúp trẻ em phát
triển , trải nghiệm và hình thành ý thức nhận biết về thiên nhiên. Hãy thử một lần đến Dargon Fram
để thưởng thức không khí trong lành giữa thiên nhiên tươi đẹp.
MỤC TIÊU CỦA CHÚNG TÔI
Tầm nhìn
Trở thành nhà khu vui chơi dã ngoại với chất lượng và
dịch vụ hàng đầu Việt Nam
Sứ mệnh
Nghiên cứu phát triển các trải nghiệm và tạo dựng giá
trị bền vững cho trẻ em
Giá trị cốt lõi
Nền tảng văn hóa dựa trên các giá trị cốt lõi ” Sẵn
sàng – Sáng tạo, đổi mới – Tận tâm”
CAM KẾT CHẤT LƯỢNG
DRAGON FARM luôn cam kết mang đến Quý khách hàng
sự hài lòng tuyệt đối về những sản phẩm với chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt
nhất với giá cả hợp lý nhất.
NÔNG TRẠI VỀ QUYÊ
Giới thiệu
CÔNG
TY TNHH SX TM DV DU LỊCH NHẬT MINH T.H.V
Quá
trình thành lập và phát triển
Trải
qua nhiều khó khăn thách thức trong kinh doanh, NHẬT MINH T.H.V Travel đã có
những trải nghiệm để xây nên một nền tảng vững chắc cho hệ thống dịch vụ
trên thị trường Việt Nam & Quốc Tế, tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp trong ký ức
của Du Khách. Sau gần nhiều năm hoạt động, NHẬT MINH T.H.V đã khẳng
định được thương hiệu của mình khi đưa ra các sản phẩm có tiêu chí cao, các
Khách hàng thực sự hài lòng khi sử dụng mọi dịch vụ của NHẬT MINH T.H.V
Mục
tiêu chính của NHẬT
MINH T.H.V là xây dựng được thương hiệu của người Việt đồng thời quảng
bá được hình ảnh, Văn Hoá Việt Nam đến với toàn thể Du Khách trên Thế Giới.
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Nhật MInh T.H.V hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực Du
lịch và cung cấp các Dịch vụ liên quan đến du lịch:
Tổ chức các Tour du lịch trong nước và nước ngoài
Dịch vụ tư vấn thủ tục xuất nhập cảnh (VISA – Hộ chiếu)
Tổ chức các sự kiện : Games Show, Teambuilding, Camping, Gala
Dinner…….
Đặt phòng Khách sạn tại các thành phố trên toàn cõi Việt Nam &
ở Nước ngoài.
Phiên dịch và cho thuê Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp theo
các tuyến.
Dịch vụ cho thuê Xe ôtô du lịch .
Vị trí thuận lợi - dễ dàng kết nối
Khu sinh thái giáo dục Về Quê, tọa lạc tại
đường Bàu Trâm - Xã Trung An - Huyện Củ Chi - TPHCM. Chỉ cách trung tâm thành
phố 35 km. Là nơi có thiên nhiên trong lành, với vẻ mộc mạc bình dị mà thân
quen. Đây là điểm đến mang tính trải nghiệm về giáo dục, về văn hóa. Được xây
dựng theo 03 tiêu chuẩn: An Toàn - Sạch Sẽ - Khoa Học. Được học tập trải
nghiệm thực tế kết hợp vui chơi, rèn luyện kỹ năng sống, thể chất, sự sáng tạo
cũng như tinh thần tập thể.
Lưu
lại kỉ niệm tại Về Quê
Đến
với Khu sinh thái giáo dục Về Quê các em sẽ được hoạt động thực tế các trò chơi
bổ ích dành cho các em học trải nghiệm- khám phá.Một không gian thoáng mát-an
toàn- sạch sẽ .Hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn dành cho các em
Khu sinh thái giáo dục Về
Quê
Với diện tích 30.000 mét vuông ( 3
hecta ) được xây dựng theo 03 tiêu chuẩn: An Toàn - Sạch Sẽ - Khoa Học. Với các
loại hình học tập kết hợp vui chơi như: Hệ thống sân khấu với sức chứa 3,000
học sinh vui chơi, tham gia các hoạt động kĩ năng sống.Khu vận động trường -
Teambuilding với các trò chơi phong phú mang tính rèn luyện sức khỏe, tinh thần
tập thể, phát triển sáng tạo. Khu trồng rau sạch theo công nghệ tiên tiến giúp
các em học sinh thực hành. Khu trồng rau áp dụng theo hình thức thủy canh. Khu
vườn ươm cây với đa dạng các loại rau mà các em tiếp xúc hằng ngày. Khu
thực hành dành cho học sinh như: ươm cây, trồng cấy nấm, nấu ăn, làm bánh...
với sức chứa ...300 học sinh. Hệ thống đường đi che mát được trồng các loại cây
ăn quả như: bầu, bí, mướp, khổ qua, đậu rồng, đu đủ, chanh dây, dưa Tây, đậu
cove, đậu đũa.... sẽ được trồng quanh năm... nhằm giúp các em hiểu được chu kỳ
phát triển của từng loại cây mà các em thường ăn hằng ngày giờ mới thấy bằng
mắt hái bằng tay...Khu nuôi các con vật đáng yêu gần gũi với các em như: Thỏ, gà,
vịt, dê.... đặc biệt là cá, các em thỏa thích cho cá ăn rất hấp dẫn…Khu bắt cá:
với sức chứa khoảng 300 học sinh, thật thú vị khi trải nghiệm thực tế bắt cá từ
bờ ao....Khu cấy lúa gieo mạ. Khu cắm trại. Khu HỒ BƠI được thiết kế theo tiêu
chuẩn 3 sao ( giống các Resort) với diện tích lên đến 1000 mét vuông chia làm 3
khu vực phù hợp 3 cấp bậc: Mầm non sâu 50cm, Tiểu học sâu 80cm và THCS
&THPT sâu 1,2m, đảm bảo an toàn theo quy chuẩn quốc tế. Khu nhà hàng ẩm
thực với sức chứa hơn 1200 học sinh ...sẽ mang đến không gian mát mẻ, rộng rãi
thoáng mát của miền quê - VỀ QUÊ.
Trẻ
vui khám phá- học nhiều điều hay
Vui
chơi mỗi ngày các bé học được nhiều đều hay
Khu sinh thái giáo dục Về Quê là địa điểm lý tưởng thú vị cho các bạn học sinh
vừa học vừa chơi
Các em sẽ học được các kỹ năng
như làm việc nhóm
Kỹ năng trải nghiệm cấy lúa, bắt
cá....
Kỹ năng khéo léo, sáng tạo , làm
gốm...
Kỹ năng trật tự ,nề nếp, tự xếp
hàng
Thoả sức bơi lội
Ngoài ra các em sẽ biết thêm được nhiều đều mới lạ hệ sinh thái động và thực
vật, các quy trình cấy nấm, trồng rau mầm.....
Địa chỉ: số 37, đường Bầu Trâm, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi
Số điện thoại liên hệ: 0938854599 (Ms Vân)
Email: khusinhthaigiaoducveque@gmail.com
Chào
mừng năm học mới
Với
mục tiêu rèn luyện kỹ năng cho các bạn học sinh: kỹ năng học hỏi những đều mới
lạ, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng trải nghiệm thực tế, kỹ năng xếp hàng, kỹ năng
đoàn kết cùng đồng đội.....
Khu sinh thái giáo dục Về Quê , xã Trung An, huyện Củ Chi sẽ là địa điểm lý
tưởng cho các bạn
Tại đây, các em sẽ được tìm hiểu:
Chương trình
cắm trại đêm tại Khu sinh thái giáo dục Về Quê
CHƯƠNG
TRÌNH CẮM TRẠI ĐÊM
Mỗi lần tham gia cắm trại sẽ mang đến cho các bạn học sinh nhiều đều trải
nghiệm thật thú vị, giúp cho các bạn học sinh yêu cảnh vật thiên nhiên với vẻ
mộc mạc bình dị mà thân quen, một sân chơi bổ ích , hiểu được nhiều đều mới lạ
, hóa thân thành những chú nông dân bắt cá, trồng lúa, hái rau và trải nghiệm
nhiều trò chơi....Đồng thời góp phần giáo dục văn hóa,tính tự quản, tinh thần
đoàn kết của các bạn .....
Địa điểm : Khu sinh thái giáo dục Về Quê
Là điểm đến mang tính trải nghiệm về giáo dục, về văn hóa, xây dựng trên 3 tiêu
chuẩn :
AN TOÀN-SẠCH SẼ-KHOA HỌC
+ Môi trường thoáng mát, sạch sẽ, có nhiều cảnh đẹp chụp hình, vui chơi
+ Lều bánh ú
+ Nguồn điện đầy đủ để phục vụ các hoạt động sinh hoạt
+ Thuận lợi trong đi lại, tránh giao thông đông đúc ( Khu sinh thái giáo dục Về
Quê với diện tích rộng rãi gần 3 hecta, cách trung tâm thành phố 35 km )
+ Hướng dẫn viên sẽ theo sát các bé từ khi đến và khi lên xe trở về
Khu sinh thái giáo dục Về Quê rất mong thời gian sắp tới được sự ủng hộ
của quý nhà Trường, Quý Thầy Cô và các đơn vị đối tác
Địa chỉ : số 37, đường Bầu Trâm,ấp Thạnh An, Xã Trung An, huyện Củ Chi
Chính
thức áp dụng chương trình cắm trại tại Khu sinh thái giáo dục Về Quê 01.08.2019
Lần
đầu tiên Khu sinh thái giáo dục Về Quê hoạt động chương trình Cắm Trại cho các
em học sinh học tập - khám phá-rèn luyện kỹ năng sống cho các bé qua tham gia
các chương trình chơi bổ ích
-Cấy lúa, trồng rau mầm, hái rau tại vườn
-Bắt cá, nướng cá
-Tự tay trang trí và làm quạt
-Tắm hồ bơi
-Đốt lửa trại
Một buổi tiệc thật ấm áp cùng các bạn của mình, Khu sinh thái giáo dục Về Quê
sẽ ngày càng phát triển hơn nữa mang lại niềm vui và tạo một sân chơi thật bổ
ích cho các bạn
chương trình
học tập - nâng cao kỹ năng sống
Buổi sáng
08h00: Quý Thầy Cô và các em đến Khu
Sinh Thái Giáo Dục Về Quê. Đoàn tập trung tại Khu vực sân khấu sinh
hoạt và nghe giới thiệu tổng quát về Khu Sinh Thái Giáo Dục Về Quê.
Đoàn di chuyển về khu vực chòi dành riêng
cho đoàn và được trang bị đồ bà ba và nón lá cho
mình. Sau đó hướng dẫn viên đưa đoàn đi tham quan và thuyết minh tại các điểm
như: hồ cá, vườn lan, vườn cây ăn trái: ổi, chanh, cam, xoài…, khu vực
nuôi các loài động vật như: cá sấu, nhím, đà điểu, kỳ đà, ngỗng, gà, vịt,…các
loại rau, củ, quả, vườn rau mầm, thủy canh, nấm …và mô hình ruộng
bậc thang mới lạ, độc đáo nhất miền Nam ... Đoàn tham quan và nghe thuyết
minh tại khu trưng bày dụng cụ nông, ngư nghiệp Việt Nam
09h00: Các em di chuyển tới khu
vực Thực hành, cùng nhau tham gia học gói bánh chưng – Sản
phẩm được mang về - một loại bánh truyền
thống của dân tộc Việt Nam nhằm
thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh
chưng do các em gói sẽ được nấu và mang về làm quà tặng cho bố mẹ hoặc người
thân về thành quả do chính các em học được.
Sau đó đoàn di chuyển qua khu vực làm gốm Bát
Tràng – Sản phẩm được mang về - một
trong những phát minh quan trọng của tổ tiên ta từ ngàn đời nay, đồ gốm đã gắn
bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân ta, với trí sáng tạo và đôi bàn tay
khéo léo của người thợ gốm, gốm đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang tính
dân gian sâu sắc.Tại đây các em sẽ được chiêm ngưỡng cách làm gốm của các nghệ
nhân và sẽ được hướng dẫn về cách trang trí, tô màu cho sản phẩm nhằm phát huy
khả năng sáng tạo của mình.
12h30: Đoàn dùng cơm
trưa theo hình thức buffet 6 món tự chọn tại nhà hàng nhằm
giúp các em hiểu hơn về văn hóa xếp hàng cũng như tự lấy thức ăn vừa đủ.
Buổi
chiều
13h30: Các em tự do tắm
tại hồ bơi của Khu Sinh Thái (quý khách vui lòng thay đồ
bơi trước khi xuống hồ) - Với thiết kế Hồ Bơi hiện đại với hệ
thống mái che lần đầu tiên được kết hợp cùng với mô hình khu sinh thái
nông trại tại Tp.Hồ Chí Minh - được thiết kế theo tiêu chuẩn 3 sao (giống các
Resort) với diện tích lên đến 1000 mét vuông chia làm 3 khu vực phù hợp 3 cấp
bậc: Mầm non sâu 50cm, Tiểu học sâu 80cm và THCS – THPT – Người lớn sâu 1,2m
đảm bảo an toàn theo quy chuẩn quốc tế. Đội cứu hộ túc trực tại hồ
bơi 24/24.
15h00: Đoàn tập trung tại khu vực
nhà hàng cùng nhau tham gia thực hành làm đá chanh và thưởng thức khoai
mì miễn phí (đặc sản của vùng “Đất thép thành đồng”).
15h30: Kết thúc chương trình, hướng
dẫn viên gửi lời chào tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách trong các chương trình
tiếp theo. Đoàn khởi hành về điểm đón ban đầu.
Lưu Ý : Quý khách mang theo đồ bơi
và đồ thay sau khi tắm.
Chương
trình “tiết học ngoài nhà trường 2019-2020”
Sở Giáo dục & Đào tạo TP
Hồ Chí Minh vừa có văn bản chỉ đạo mới theo Số: 3464 /GDĐT-TrH "Về hướng
dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động trải nghiệm
trong trường trung học năm học 2019 - 2020".
Khu sinh thái giáo dục Về Quê tự hào là điểm học tập ngoại khoá, trải nghiệm
sáng tạo độc đáo được Sở Giáo Dục & Đạo Tạo TPHCM giới thiệu trong năm học
mới 2019-2020.
https://f1.hcm.edu.vn/…/3464-cong_van_hdhdgdngll_2019_71020…
Khu
ẩm thực & Mua sắm
Album
ảnh
Lưu
lại những khoảnh khắc tuyệt vời của các bạn để làm những món quà lưu niệm nhỏ
dành cho đoàn khách, đảm bảo quý khách sẽ rất hài lòng với dịch vụ ở đây
CÔNG
TY TNHH SX TM DV DU LỊCH NHẬT MINH T.H.V
Trụ
sở chính : 143/21 Liên khu 4-5, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.HCM
Địa
chỉ Khu Sinh Thái Về Quê: đường Bầu Trâm , Xã Trung An, Huyện Củ Chi,TP.HCM
Điện
thoại: 028 6293 6565 - 0913 871 733 - 0938 854 599
Email: khusinhthaigiaoducveque@gmail.com
Website: khusinhthaigiaoducveque.com
MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ VỀ SÀI GÒN
1/ Giãi
nghĩa câu nói “Ăn Quận 5, nằm Quận 3, la cà Quận 1’
-
Ăn quận 5:
Theo dòng lịch sử, kể từ khi nhà Tây Sơn tàn
sát người Hoa ở Nông Nại Đại Phố (1776), những người Hoa còn sống sót đã ‘di cư’
về Sài Gòn và lập nên khu vực Chợ Lớn và họ đã biến chợ Lớn thành một China
Twon nổi tiếng
Trong Gia Định thành thông chí soạn khoảng năm
1820, tác giả Trịnh Hoài Đức đã mô tả phố chợ Sài Gòn
như sau:
Phố chợ Sài Gòn: Cách trấn về phía nam 12
dặm ở hai bên tả hữu đường cái quan, là đường
phố lớn, thẳng suốt 3 đường, giáp đến bến sông, một đường ngang ở giữa, một
đường đi dọc theo sông. Các đường ấy đan xuyên nhau như chữ điền, phố xá liền
mái nhau, người Việt và người Tàu ở chung lộn dài độ 3 dặm. Hàng hóa trong phố
bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu báu trang sức, hàng sách vở, tiệm
thuốc, tiệm trà, tiệm hủ tíu. Hai đầu nam bắc bến sông không gì là không có.
Đầu phía bắc đường lớn của bổn phố có miếu Quan Đế và 3 hội quán: Phúc Châu,
Quảng Đông, và Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu; phía tây ở giữa đường lớn
có miếu Thiên Hậu, gần phía tây có hội quán Ôn Lăng, đầu phía nam đường phố lớn
về phía tây có hội quán Chương Châu. Gặp ngày tốt, đêm trăng, như Tam nguyên,
rằm, mùng một thì treo đèn đặt án, tranh đua kỳ xảo trông như là cây lửa, cầu
sao, thành gấm, hội quỳnh, kèn trống huyên náo, nam nữ dập dìu, thật là một phố
lớn nơi đô hội náo nhiệt. Trong đường phố lớn có cái giếng xưa, nước ngọt tràn
trề, bốn mùa không cạn. Sông nhỏ chảy ngang phố có bắc cầu ván lớn, trên có hai
dãy hành lang mái ngói, treo màn che nắng, đường đi râm mát như đi dưới mái nhà
cao. Giữa phố về phía đông đường lớn có chợ Bình An bán đủ sản vật quý ở núi
biển và thổ sản các nơi, ban đêm còn thắp đèn mua bán.
Thành phố Chợ Lớn thành lập ngày 6 tháng 6
năm 1865 theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, trên địa bàn một số thôn của ba
tổng: Tân Phong Thượng (tổng này mặc nhiên giải thế), Tân Phong Trung và Tân
Phong Hạ thuộc huyện Tân Long, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Đến ngày 3 tháng 10 năm 1865, địa
giới thành phố được xác định cụ thể với diện tích gần 1 km², chỉ là một
phần quận 5 hiện nay. Đến ngày 20 tháng 10 năm 1879, Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ra Nghị định công
nhận thành phố Chợ Lớn (Ville de Cholon) là đô thị loại 2 (municipalité de 2e
classe) ngang cấp tỉnh, cùng với các thành phố Tourane và Phnôm Pênh được
thành lập sau này của Liên bang Đông Dương. Đứng đầu thành phố là Thị trưởng (Maire), do Thống đốc Nam Kỳ đề cử và Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Thành phố
Chợ Lớn là đơn vị hành chính tách biệt hẳn với tỉnh Chợ Lớn. Tuy nhiên, trụ sở các cơ quan
chính quyền của tỉnh Chợ Lớn đều đặt tại thành phố Chợ Lớn.
Ngày 1 tháng 7 năm 1882, tuyến đường xe
điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 kilômét,
rộng 1 mét,
nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động. Theo sách Bến Nghé xưa của Sơn Nam thì Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn
phía đất thấp, chưa có dự kiến nên nối liền, còn ruộng lúa với người cày, ao
nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong... (Đó
là đường Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo).
Đến năm 1930, hai thành phố Sài Gòn và Chợ
Lớn đã giáp nhau ở chỗ nay là đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thiện Thuật. Ngày
27 tháng 4 năm 1931, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất thành phố Sài Gòn và
thành phố Chợ Lớn thành một đơn vị hành chính mới gọi là Khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đứng đầu khu là một Khu trưởng, do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Khu trưởng
là Chủ tịch Hội đồng quản lý khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Chức Thị trưởng vẫn còn tồn
tại đến năm 1934, nhưng một số quyền hạn của chức này chuyển sang cho Khu trưởng.
Năm 1951, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn đổi thành
Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn và đến năm 1956 đổi thành Đô thành Sài Gòn.
Kể từ đây, địa danh "Chợ Lớn" chỉ
còn được dùng để chỉ toàn bộ khu vực quận 5 và quận 6 của
Đô thành Sài Gòn.
Chợ Lớn (cụ thể là khu quận 5, Quận 6, Quận
11) là khu ẩm thực nổi tiếng của Sài Gòn, các món ăn của người Hoa rất nổi tiếng,
ngon, bắt mắt tuy dầu mỡ hơi nhiều từ trước năm 1975 hàng loạt quán ăn đã được
xây dựng tại đây theo mô hình “nhất dạ đế vương” (được làm vua trong 1 đêm): Người Hoa vốn thích ăn trên lầu. .
Cao lầu ở Chợ Lớn không phải chỉ một lầu mà đến 5-7 lầu như Đồng Khánh, Ái Huê,
Soái Kình Lâm, Bát Đạt, Á Đông, Triều Châu, Kim Thành, Ngọc Lan Đình… buổi tối
lúc nào cũng "nghìn nghịt" khách ghé qua.
Nơi đây tập trung rất
nhiều hàng quán rong như phá lấu, "ngầu dìn" hay ngưu viên (người
Việt vẫn thường gọi là bò viên), hủ tíu, mì vịt tiềm,... Mì người Hoa đặc trưng
ở chỗ họ hay bán trên các xe gỗ rất to, đẩy đi bán rong hoặc dừng một góc đường
nào đó. Loại xe mì này đang vắng bóng dần, rải rác còn vài tiệm có tiếng lâu
năm như Tam Ký ở Cao Văn Lầu, Thiệu Ký hẻm 66 Lê Đại Hành…
Không chỉ riêng nổi
tiếng với những gánh hàng rong nằm nép mình trong con hẻm, quận 5 cũng tràn
ngập những con phố "thương hiệu" với những quán chuyên bán món độc
như Hà Tôn Quyền (nổi tiếng với sủi cảo, hoành thánh), phố bán những món ăn san
sát nhau đủ hết món và mùi vị từ gà ác tiềm thuốc Bắc cho đến đậu hũ Tứ Xuyên,
lẩu hải sản, cơm gà, lưỡi heo dưa cải, cháo Tiều, hủ tíu sa tế, bánh bao, xíu
mại, há cảo…
Trước năm 1975, hầu
như dân Sài Gòn từ giới trung lưu trở lên, mỗi khi tổ chức đám cưới hay mở đại
tiệc đều vào các nhà hàng nầy trong Chợ Lớn. Thành phố lên đèn. Phố xá nhộn
nhịp. Người qua lại dập dìu. Đêm về cũng là lúc các nhà hàng nầy nườm nượp
khách ra vào. Những cô gái mặc áo sườn xám, miệng tươi cười ân cần phục vụ món
ăn. Các nhà hàng ở đây được trang hoàng rực rỡ với những ánh đèn nhiều màu sắc.
Lễ tiệc long trọng dưới bầu không khí mang đậm phong cách của người Hoa.
2/Nằm
quận 3
Từ thời Pháp, khu vực
Quận 3 là nơi tập trung rất nhiều biệt thự là nơi ở của sĩ quan Pháp cũng như các
công chức làm cho Pháp, những nghệ sĩ nổi tiếng cũng chọn Quận 3 làm nơi ở. Những
căn biệt thự nơi đây thường "nép mình" trong các con hẻm với nhiều
cây xanh cao vút với những tán lá dày toả rộng trên đường như Tú Xương, Ngô
Thời Nhiệm, Hồ Xuân Hương…Thêm vào đó, trên những cung đường quận 3 cũng rất ít
những hàng quán, cửa hàng, chợ búa ồn ào, cũng như xe cộ qua lại thưa thớt nên
đất quận 3 "đắt" bởi sự tĩnh lặng và êm ái của nó.
Điển hình là đường Duy Tân, nổi tiếng với
những con hẻm cụt biệt thự, đâ cũng là nơi trú ngụ của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng
như: Trịnh Công Sơn, Bạch Tuyết, Thẩm Thuý Hằng
Sài Gòn "vun vút", biệt thự
quận 3 cũng thế mà thay đổi. Một số biệt thự được tu sửa, nhiều biệt sự mất đi
cái vẻ "cổ" ban xưa, thậm chí có nơi bị phá bỏ hoàn toàn thay vào đó
là những cao ốc "chọc trời". Tuy nhiên dù như thế nào đi chăng nữa,
đi dọc những con đường quận 3 vẫn còn đâu đó hơi thở của Sài Gòn xưa, của những căn biệt
thự cổ "yên ả".
3/ La Cà Quận 1:
Sài Gòn xưa người dân giải trí chủ yếu
là phi anh, ca nhạc, sân khấu. Số lượng nhà hát, sân khấu kịch nói, cải lương,
vũ trường, phòng trà, quán bar mọc lên như nấm. Đặc biệt là rạp phim, rạp hát có
thể nói là “quá tải”. Trước năm 1975, toàn Sài Gòm có 68 rạp, chỉ riêng quận 1 đã
có 41 rạp.
Các phòng trà - một hình thức giải trí dành cho giới
trung lưu và thượng lưu rất "nổi" thời xưa. Một số phòng trà nổi
tiếng xưa có thể kể đến như Queen Bee, Tự Do, Ritz, Maxim's, Đêm Màu Hồng với
các ban nhạc, ngôi sao "có tiếng" đều được đặt tại quận Nhất. Không
những vậy, nơi đây còn là nơi "thiên thời địa lợi nhân hoà để tổ chức lễ
hội, sự kiện hay chương trình âm nhạc của các ngôi sao nổi tiếng. Dù là ban
ngày hay ban đêm, nơi đây vẫn luôn nhộn nhịp và rộn ràng, đúng chất
Ngày nay khu vực Quận 1 vẫn là nơi tập trung rất nhiều
vũ trường, quán 3, phố đi bộ Nguyễn Huệ,
khu phố Tây (các con đường Phạm Ngũ Lão, Đông Du, Đề Thám), khu dành
cho người Nhật (hẻm 15, 15B Lê Thánh Tôn, Thái Văn Lung) hằng đêm đều dập dìu người qua lại hay khu vực chợ đêm Bến Thành….
Dù
đã hơn 40 năm nhưng câu nói “ăn quận 5, nằm quận 3, la cà quận 1” vẫn còn lưu giữ trong ký ức của người dân Sài Gòn
và là nét văn hoá đặc trưng khi nói về Sài Gòn từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc
Viễn Đông”
2/ Tượng Đài Saigon Xưa
Sài Gòn ngày xưa có rất nhiều tượng đài được dựng lên.
Trải qua nhiều biến cố của thời gian, những tượng đài ở Saigon xưa có tượng còn
tồn tại, có tượng đã mất đi. SGNX lập nên album này để giúp các bạn dễ dàng tra
cứu, tìm thông tin.
Saigon - Tượng Léon
Gambetta.
Léon Gambetta sinh ngày 2/4/1838 tại Cahors và mất
ngày 31/12/1882 tại Sèvres ("thọ" 44 tuổi). Ông là một danh nhân
chính trị gia Cộng hoà Pháp, làm Thủ Tướng (kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) từ
1881-1882, vào khoảng thời gian Pháp sắp bắt đầu đặt nền đô hộ trên đất nuớc
VN. Ông cũng thuộc phái các chính trị gia ủng hộ việc xâm chiếm mở rộng thuộc
địa cho Pháp quốc, do công trạng này mà Gambetta đã được dựng tượng tại Sài Gòn
là thủ phủ của Nam kỳ là nơi đã bị Pháp chiếm sớm nhất.
Tượng Gambetta tại Sài Gòn ban đầu nằm giữa đường
Norodom và Pellerin (ngày nay là giao lộ Lê Duẩn - Pasteur). Sau đó khi kinh
đào Charner bị lấp để trở thành Đại lộ Charner, và Chợ cũ ở ĐL Charner bị dỡ
bỏ, thì khu đất Chợ cũ được cải tạo thành Quảng trường Gambetta, với tượng đài
Gambetta được dời về đây, đặt ở gần phía cuối Quảng trường như trong bức hình ở
trên.
Quảng trường Gambetta (còn được gọi là Quảng trường
Chợ cũ) nằm giữa 4 con đường: mặt trước là Boulevard CHARNER (Nguyễn Huệ ngày
nay), mặt sau là Rue GEORGES GUYNEMER (sau này là Võ Di Nguy, rồi Hồ Tùng Mậu),
phía bên phải là Rue VANNIER (sau này là Ngô Đức Kế) và bên trái là Rue Phủ
Kiệt (sau 1975 là đường Hải Triều), nơi sau này có trụ sở Ngân Khố và Học viện
Ngân hàng TPHCM. Vị trí tượng Gambetta trong hình này chính là vị trí hiện nay
của tòa nhà Financial Tower 68 tầng.
Khi trụ sở Kho Bạc được xây dựng trên khu đất này thì
tượng Gambetta được dời về Công viên Tao đàn (khi đó mang tên Parc de Maurice Long
hay Jardin De Ville, và người Việt hồi đó quen gọi là "Vườn Ông
Thượng" hay "Vườn Bờ-rô"). Các bản đồ Saigon năm 1928 và 1947
cho biết rõ vị trí của bức tượng này tại ĐL Charner (Place de Gambetta) và
trong công viên Tao Đàn.
Theo ông Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn Năm Xưa thì
năm 1945 khi Nhật đến VN, "chánh phủ Pháp muốn thâu dụng số đồng dùng vào
chiến tranh, sai thợ nấu lão Gambetta, thì hỡi ôi! Thân lão là ersatz, đồ đồng
giả, không dùng được..."
Gambetta sinh ngày 2/4/1838 tại Cahors và mất ngày
31/12/1882 tại Sèvres ("thọ" 44 tuổi). Ông là một danh nhân chính trị
gia Cộng hoà Pháp, làm Thủ Tướng (kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao) từ 1881-1882,
vào khoảng thời gian Pháp sắp bắt đầu đặt nền đô hộ trên đất nuớc VN. Ông cũng
thuộc phái các chính trị gia ủng hộ việc xâm chiếm mở rộng thuộc địa cho Pháp
quốc, do công trạng này mà Gambetta đã được dựng tượng tại Sài Gòn là thủ phủ
của Nam kỳ là nơi đã bị Pháp chiếm sớm nhất.
Theo ông Vương Hồng Sển trong cuốn Sài Gòn Năm Xưa thì
năm 1945 khi Nhật đến VN, "chánh phủ Pháp muốn thâu dụng số đồng dùng vào
chiến tranh, sai thợ nấu lão Gambetta, thì hỡi ôi! Thân lão là ersatz, đồ đồng
giả, không dùng được..."
Saigon - Tượng đô đốc thủy quân De Genouilly nơi Quảng
trường Rigault de Genouilly (sau này là QT Mê Linh cuối đường Hai Bà Trưng, nơi
ngày nay là tượng đài Trần Hưng Đạo).
Phó đô đốc Charles Rigault de Genouilly (1807-1873),
là Thống đốc Nam Kỳ từ tháng 2, 1859 đến tháng 10, 1859, ông cũng là Tư lệnh
quân viễn chinh Pháp.
Saigon - Tượng đài Francis
Garnier cuối thế kỷ 19. Khu vực xung quanh tượng đài này cũng mang tên Francis
Garnier, và đây chính là công viên trước Nhà hát thành phố ngày nay.
Marie Joseph François (Francis) Garnier (25/7/1835? -
21/12/1873) là một sĩ quan người Pháp và đồng thời là một nhà thám hiểm, được
biết đến vì cuộc thám hiểm sông Mê Kông tại khu vực Đông Nam Á cũng như vì
chiến dịch quân sự do ông chỉ huy ở Bắc Kỳ năm 1873.
Saigon -
Tượng đài Francis Garnier.
Marie Joseph François (Francis) Garnier (25/7/1835? -
21/12/1873) là một sĩ quan người Pháp và đồng thời là một nhà thám hiểm, được
biết đến vì cuộc thám hiểm sông Mê Kông tại khu vực Đông Nam Á cũng như vì
chiến dịch quân sự do ông chỉ huy ở Bắc Kỳ năm 1873.
Francis Garnier bị giết tại Ô Cầu Giấy ngày 21 tháng
12, 1873 bởi quân của tướng Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc.
Saigon
- Tượng đài Chiến sĩ Trận vong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất (1914-1918).
Tượng đài ba binh sỹ Pháp
bị giật sập năm 1956. Vị trí của Công trường chiến sỹ trong hình chính là vị
trí Hồ con Rùa ngày nay.
Saigon - Công trường chiến sĩ trận vong với tượng đài
ba binh sỹ Pháp bằng đồng và một hồ nước nhỏ được xây dựng năm 1927 để tưởng
niệm lính Pháp và lính Đông Dương chết trong thế chiến thứ nhất. Tượng đài ba
binh sỹ Pháp bị giật sập năm 1956. Vị trí của Công trường chiến sỹ trong hình
chính là vị trí Hồ con Rùa ngày nay.
.
Saigon 1972 - Hồ con rùa và
hình con rùa thuở còn nguyên vẹn.
Con rùa trong hình là lời giải đáp cho câu hỏi của
nhiều bạn "Tại sao hồ Con Rùa hổng có con rùa nào hết?!"
Công trình xây dựng tại vòng xoay hồ con rùa là Đài kỷ
niệm Viện trợ Quốc tế cho Việt Nam Cộng Hòa tức miền Nam VN trước năm 1975.
Tháp cao nhất ở giữa nhìn như một bông hoa chính là hình ảnh cách điệu của
những bàn tay đón nhận viện trợ. Bia trên lưng rùa một mặt thì khắc câu tri ân
các quốc gia đã viện trợ, một mặt khắc tên tất cả các nước đó.
Con rùa được làm bằng lá đồng mỏng, ốp trên khung sườn
bằng thép góc và thép lá. Vì vậy không tốn kém mấy về vật liệu và dễ thực hiện
(giống như tượng Nữ thần Tự do bên Mỹ).
.
Saigon - Tượng linh mục Bá
Đa Lộc và Hoàng tử Cảnh phía trước Nhà thờ Đức Bà.
Năm 1903, người Pháp cho dựng tượng đồng Pigneau de
Béhaine (còn gọi là Giám mục Bá Đa Lộc hoặc Giám mục Adran vì vị này làm Giám
mục hiệu tòa Adran) dẫn hoàng tử Cảnh (con vua Gia Long) để ca ngợi công lao
của nước Pháp "bảo hộ", "khai hóa" cho Việt Nam. Tượng đài
này bao gồm một bệ bằng đá hoa cương đỏ hình trụ tròn và bên trên là bức tượng
tạc hình Giám mục Adran với phẩm phục giám mục, tay trái dẫn hoàng tử Cảnh, tay
phải cầm Hiệp ước Versailles năm 1787.
Saigon - Tượng Đức Mẹ Hòa
Bình.
Năm 1958, Linh mục Phạm Văn Thiên, người cai quản giáo
xứ Saigon lúc bấy giờ, sau 1 chuyến đi sang Ý, đã đặt 1 đức tượng Đức Mẹ Hoà
Bình bằng đá cẩm thạch Carrara của Ý. Nơi tạc bức tượng là Pietrasanta, cách
Rome 500km.
Tượng hoàn tất và được đưa xuống tàu ngày 8.01.1959,
tới Saigon vào ngày 15.02.1959.
Saigon 1969 - Tượng nhà bác học Trương Vĩnh Ký phía
sau Nhà thờ Đức Bà Saigon. Hiện nay, tượng này đã được di dời về trong khuôn
viên của Bảo tàng Mỹ thuật thành phố trên đường Phó Đức Chính.
Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898) vốn có tên khai sanh là
Jean Baptiste Trương Chánh Ký, sau mới đổi là Trương Vĩnh Ký, thường gọi là
Pétrus Ký, hiệu là Sĩ Tải. Ông có tri thức uyên bác, am tường và có cống hiến
lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên đương thời ông được giới
học thuật Châu Âu liệt vào 18 nhà bác học trên thế giới. Ngoài ra, vì biết và
sử dụng thông thạo 27 ngoại ngữ, nên ông trở thành nhà bác học biết nhiều thứ
tiếng nhất ở Việt Nam, và đứng vào hàng những người biết nhiều ngoại ngữ bậc
nhất trên thế giới. Ông là người khai sanh ra tờ "Gia Định báo" - tờ
báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.
Hiện Sài Gòn Năm Xưa vẫn chưa rõ bực tượng Trương Vĩnh
Ký được xây dựng vào thời gian nào, mong quý bạn đóng góp thêm thông tin để bài
này được đầy đủ hơn.
Tái bút: Nhằm giúp quý bạn dễ dàng trong việc theo dõi
bài và tra cứu thông tin từ fanpage, SGNX sẽ tiến hành đăng và tổng hợp lại các
thông tin thành những chủ đề nhỏ, và các bài đó trong cùng chủ đề sẽ được tập
hợp trong một album. Album hình sẽ được SGNX tổng hợp và cho đăng lên vào một
trong hai ngày cuối tuần: thứ 7 và chủ nhật. Chủ đề của tuần này là "Tượng
đài ở Saigon xưa". Mong quý bạn của trang nhà đón theo dõi!
Saigon 1968 - Tượng đài
"Chiến sĩ Vô danh" giữa ngã tư Hồng Bàng-Tổng Đốc Phương.
Saigon 1971 - Tượng đài
Thủy quân lục chiến trên đường Lê Lợi xưa.
Saigon 1969 - Tượng Phù Đổng Thiên Vương, Thánh tổ
Binh chủng Thiết giáp, Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
Sở dĩ Pù Đổng Thiên Vương được suy tôn là thánh tổ
Thiết giáp vì truyền thuyết ông mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt ra trận đánh tan
giặc Ân.
Tượng đài An Dương Vương
trong lúc đang thi công.
An Dương Vương được suy tôn là Thánh tổ của lực lượng
Pháo binh, quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Sở dĩ người ta suy tôn An Dương Vương là Thánh tổ Pháo
binh là dựa vào truyền thuyết Nỏ thần. Trên thực tế, kỹ thuật bắn ra nhiều mũi
tên cùng lúc là thật chứ không phải là hư cấu. Thời An Dương Vương, xuất hiện
nỏ liên châu do tướng quân Cao Lỗ chế tạo. Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu
Lạc, chúng đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và
phải lui binh.
Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần
dũng vô địch của nước Âu Lạc.
Saigon 1970 - Khu vực ngã sáu Nguyễn Tri Phương với
tượng đài An Dương Vương phía trên cột đá. Công trình này được xây dựng dựa
trên cảm hứng từ Quảng trường Trafgalar (Trafgalar Square) ở London. (Hình ảnh
Quảng trường Trafgalar sẽ được cung cấp phía dưới comment.)
Tái bút: Hôm nay cũng là tròn 2 năm ngày Sài Gòn Năm
Xưa được thành lập. Ban Quản trị SGNX xin cảm ơn tất cả các thành viên đã theo
dõi và ủng hộ cho SGNX trong suốt thời gian vừa qua.
Tượng tướng Trần Nguyên Hãn
tại vòng xoay Quách Thị Trang.
Trần Nguyễn Hãn được coi như là thánh tổ của Binh
chủng Truyền Tin Quân Đội VNCH. Bức tượng này cũng là do Binh chủng Truyền Tin
đắp nên.
Trần Nguyên Hãn là con cháu nhà Trần, cháu ruột của
Trần Nguyên Đán, dòng dõi Thượng tướng Trần Quang Khải, anh em (con cô, con
cậu) với Nguyễn Trãi. Ông quê ở xã Sơn Đông (nay thuộc huyện Lập Thạnh, Vĩnh
Phúc), lập nhiều công nên khi xét công lao ông được đứng hàng đầu với chức Tả
tướng quốc. Trong thời gian kháng chiến, Trần Nguyên Hãn đã dùng những chú chim
bồ câu mà ông nuôi dưỡng, huấn luyện để chuyển thư qua lại với chủ tướng Lê Lợi
và các đầu mối quân sự khác. Có lần khi đang đóng quân trấn giữ thành Võ Ninh
thì bị quân Minh kéo đến vây chặt, tình thế rất nguy khốn, Trần Nguyên Hãn đã
viết thư cầu cứu rồi buộc vào chân chim. Nhờ thư do chim câu mang đến, Bình
Định Vương Lê Lợi biết được tình hình liền lập tức cho quân tiếp viện đến Võ
Ninh phá vỡ vòng vây giải cứu. - Trích vtc.vn
Saigon 1971 - Tượng An
DươngVương trước Hội trường Diên Hồng, Bến Chương Dương.
Tượng này ngày nay được đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật
thành phố - nhà chú Hỏa. Chỉ cần đi dọc đường Phó Đức Chính là bạn có thể thấy
bức tượng này.
Tượng ông Quách Diệm trong
khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật thành phố - đường Phó Đức Chính.
Thực ra, ông Quách Đàm - người có công xây dựng chợ
Bình Tây - lại không phải tên là Đàm. Tên thật của ông chính xác là Diễm (hay cũng
gọi là Diệm).
Về sự lầm lẫn này có thể từ một trong hai nguyên nhân:
một là nhìn lầm mặt chữ, có thể là do người Việt đầu tiên đã sơ ý nhìn chữ Diệm
ra chữ Đàm rồi phiên âm sai, vì chữ Diệm dễ lầm với mấy chữ Đàm như sau: (đàm,
viết lối hành thư), (đàm), (đàm), (đàm); hai là nghe lầm âm, việc này có thể do
người Pháp ký âm và viết tên Quách Diệm là Quach Dam (Quach-dam) bởi nghe người
Triều Châu phát âm Diệm là “iam”, gần như âm Đàm.
Trên những văn bản chữ Hán do các học giả Hoa kiều ở
Chợ Lớn như Lý Văn Hùng, Thi Đạt Chí... viết trong khoảng 1950-1960 đều viết
Quách Diệm, trong Hoa kiều chí - Việt Nam (Đài Bắc, 1958) và Quảng Đông tỉnh
chí - Hoa kiều chí (1996) đều viết tên là Diệm, tiểu sử nhân vật này trong các
sách kể trên đều không nói Quách Diệm còn có tên khác là Đàm.
Tượng Quách Diệm xưa được đặt ngay giữa chợ Bình Tây,
sau năm 75 tượng bị cất trong một nhà kho của Phòng văn hoá thông tin quận 6,
tới năm 2003 thì được đem trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật cho tới nay.
Saigon 1953-1954 - Thánh lễ
diễn ra tại một nhà thờ ở vùng đất Gia Định những năm 1953-1954.
Bức tượng trong hình là tượng của Tổng lãnh thiên thần
Micae - thánh tổ của Binh chủng nhảy dù xưa.
Sài Gòn 1960s - Bưu điện
Chợ Lớn.
Trong hình là Bưu điện trung tâm của Chợ Lớn. Ngôi nhà
nơi toạ lạc bưu điện trước đây là vị trí của Chợ Lớn cũ, sau này do chợ cũ quá
chật hẹp nên người Pháp cho xây chợ mới - chợ Bình Tây ngày nay.
Ngoài ra, trong hình ta còn thấy có 1 tượng đài. Đó là
tượng của Phan Đình Phùng - lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)
trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
Phan Đình Phùng còn được coi là Thánh tổ Quân cụ vì
vào năm 1887, Cao Thắng - người tùy tướng tài ba lỗi lạc của Phan Đình Phùng -
sau mấy tháng trời lao động, đã chế tạo được súng đạn đánh Pháp, đặc biệt là
súng trường kiểu “1874”.
Saigon 1963 - Tượng Hai Bà Trưng ở Công trường Mê Linh
bị người dân giật sập sau sự kiện đảo chính.
Saigon 1966 - Cột đá tại
công trường Mê Linh.
Trước khi xảy ra sự kiện đảo chính vào năm 1963, trên
cột đá này có đặt tượng Hai Bà Trưng, được đúc bởi lệnh của Đệ nhất phu nhân
Trần Lệ Xuân.
Sau khi đảo chính, tượng Hai Bà Trưng bị giật đổ vì
người ta cho rằng đây chính bà Xuân lấy hình mẫu hai mẹ con mình để đúc nên
tượng Hai Bà Trưng.
Năm 1967, Binh chủng Hải quân Việt Nam Cộng hòa cho
dựng tượng Trần Hưng Đạo tại vị trí này.
Saigon - Các đoàn viên của tổ chức Thanh nữ Cộng hòa
diễu hành ngang qua tượng Hai Bà Trưng tại Công trường Mê Linh.
Tượng Hai Bà Trưng được xây dựng dưới sự chỉ đạo của
bà Trần Lệ Xuân, người ta đồn đại rằng bức tượng này được tạc dựa trên hình mẫu
của hai mẹ con bà Xuân. Sau sự kiện đảo chính 1963, người ta đã cho giật sập
bức tượng này. Sau đó, tại vị trí này, vào năm 1967, binh chủng Hải quân Việt
Nam Cộng hòa cho xây dựng tượng tướng quân Trần Hưng Đạo như ngày nay.
Saigon - Tượng Đức thánh
Trần Hưng Đạo tại Công trường Mê Linh.
Trần Hưng Đạo (1228 - 1300), còn được gọi là Hưng Đạo
Vương, tên thật là Trần Quốc Tuấn; là nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, và
là nhà văn Việt Nam thời Trần. Ngài được suy tôn là Thánh tổ của Hải quân Việt
Nam Cộng hòa.
Vấn đề tại sao người xưa chọn Trần Hưng Đạo là Thánh
tổ Hải quân vẫn là một dấu hỏi lớn, tuy nhiên chiến thắng Bạch Đằng Giang
(1288) đã cho thấy tài cầm quân kiệt xuất của ngài Quốc công Tiết chế Trần Hưng
Đạo, đặc biệt là trong thủy chiến.
Năm 1984, Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh đã đưa ông
vào danh sách 10 vị tướng xuất sắc nhất của thế giới.
Tượng Trần Hưng Đạo tại Công trường Mê Linh là hình
ảnh vị Đại tướng trong y phục võ tướng, một tay tỳ lên độc kiếm, một tay chỉ
xuống lòng sông và nói : "Phen này nếu ta không phá xong giặc Nguyên, thề
không trở lại khúc sông này nữa".R
Saigon xưa - Tượng voi đồng
trong Sở thú Saigon.
Tượng con voi bằng đồng trong Sở thú do vua Xiêm-La
(Thái Lan) Paramindr Mah Prajahhipok tặng nhân dịp ngài đến thăm Sài Gòn. Tượng
đặt tại đây ngày 14-4-1930. Hiện nay, tượng này vẫn còn nằm trong khuôn viên Sở
thú nhưng vị trí thì hơi khác một chút so với ban đầu.
Saigon 1967-1968 - Tượng
đài "Tổ quốc - Không gian" phía trước Tòa Đô chánh.
Năm 1967, trong đợt xây dựng các tượng đài biểu trưng
của các binh chủng thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, binh chủng Không quân đã
cho dựng nên một tác phẩm điêu khắc kỷ hà để nói lên tinh thần bảo vệ vùng trời
và Tổ quốc. Tượng đài bị dỡ đi sau 1975 nhưng không rõ tung tích.
3/ Khám
phá tên gọi của những nút giao thông nổi tiếng ở Sài Gòn
Những tên gọi như ngã tư Hàng Xanh, ngã năm Chuồng
Chó... được đặt cho các nút giao thông nổi tiếng ở Sài Gòn vốn dĩ xuất phát từ
những biểu tượng một thời ngày xưa.
Vòng xoay Cây Gõ (cầu vượt thép chữ Y)
Vòng xoay Cây Gõ là một trong những nút giao thông
quan trọng thuộc quận 6 (TP. HCM) và thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc khi
chưa xây dựng cầu vượt thép. Đây là điểm giao giữa các tuyến đường, Hồng Bàng,
Phú Thọ, 3/2.
Vòng xoay Cây Gõ trước khi
xây dựng cầu vượt thép chữ Y - Ảnh Internet.
Vòng xoay Cây Gõ hiện tại
được xây dựng cầu vượt thép dài nhất TP. HCM.
Lý giải về tên gọi Cây Gõ được đặt tại vòng xoay này,
cũng không có nhiều tài liệu ghi chép lại, tuy nhiên nhiều người dân sống lâu
năm ở đây cho biết trước đây ở khu vực này khi chưa được khai hoang, cây cối
vẫn mọc um tùm, điển hình nhất là loài cây gõ. Về sau khu vực này được khai
hoang, hàng loạt cây gõ cũng được chặt bỏ để xây dựng đô thị. Vòng xoay cũng được
hình thành và người dân đặt tên vòng xoay Cây Gõ để tạo sự thân quen.
Năm 2013, cầu vượt chữ Y được xem là cầu vượt thép dài
nhất thành phố chính thức khánh thành, đã giảm tải được áp lực giao thông tại
khu vực này.
Ngã năm
Chuồng Chó (ngã 6 Gò Vấp)
Đây là điểm giao thông cũng thường xuyên xảy ra ùn tắc
thuộc phường 3 (quận Gò Vấp) với các tuyến đường giao nhau gồm Nguyễn
Kiệm, Nguyễn Oanh, Quang Trung, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Văn Nghi, Trần Thị
Nghĩ.
Nói về sự tích ngã năm Chuồng Chó, sở dĩ có tên gọi
hơi lạ như vậy vì trước năm 1975 khu vực này từng tồn tại một trường huấn
luyện chó. Người dân khi đi qua giao lộ này cũng quen miệng gọi với cái tên ngã
năm Chuồng Chó từ đó, thậm chí cho đến ngày nay vẫn gọi mặc dù đã đổi tên mới.
Ngã năm Chuồng Chó trước
đây - Ảnh tư liệu.
Ngã năm Chuồng Chó được mở
rộng thành ngã sáu Gò Vấp hiện tại.
Sau năm 1975, trường huấn luyện chó này được xây dựng
lại để làm nhà ở. Ngã năm Chuồng Chó cũng được nâng cấp mở rộng thành ngã 6 Gò
Vấp.
Cũng theo một tài liệu cũ khác, nút giao thông này vào
thời Pháp được gọi là ngã năm Hàng Điệp vì dọc theo 5 tuyến đường lúc bấy giờ
có trồng những cây điệp to cao trông rất đẹp mắt. Đến khi xây dựng trường huấn
luyện chó người dân mới dần chuyển sang gọi ngã năm Chuồng Chó.
Ngã tư Hàng
Xanh
Điểm nút giao thông nổi tiếng để các tỉnh miền Đông
Nam Bộ và miền Trung đi vào trung tâm TP. HCM. Giao lộ này thuộc quận Bình
Thạnh giữa các tuyến đường Điện Biên Phủ (một phần của Xa lộ Hà Nội) và đường
Xô Viết Nghệ Tĩnh (nối với Quốc lộ 13). Do lượng xe ngày càng đông, vào
đầu năm 2013, một cầu vượt bằng thép được khánh thành để hạn chế ùn tắc tại
đây.
Ngã tư Hàng Sanh là tên gọi
trước đây - Ảnh tư liệu.
Ngã tư Hàng Xanh hiện tại
được xây dựng cầu vượt để giảm ùn tắc giao thông.
Tên gọi Hàng Xanh như hiện tại, nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng thực chất là Hàng Sanh mới chuẩn xác. Trước năm 1945, vùng này
trồng rất nhiều cây sanh (một cây thuộc họ Dâu tằm) và có chung gốc gác với
loại cây si, đa và đề. Cây sanh được trồng nhiều nhất ở đường Bạch Đằng và kéo
dài đến ngã tư này, cũng vì thế lúc đó người ta vẫn hay gọi đường Bạch Đằng là
đường Hàng Sanh.
Vào những năm 60 của thế kỉ trước, đường Bạch Đằng và
ngã tư sát đó được đặt tên chính thức là Hàng Sanh. Về sau theo tiếng địa
phương người dân gọi quen thành Hàng Xanh và tồn tại đến bây giờ.
Ngã tư Bảy
Hiền
Nút giao thông với tên gọi thân quen thuộc phường 4
(quận Tân Bình, TP. HCM). Đây là điểm giao thông nối các tuyến đường Cách Mạng
Tháng Tám, Trường Chinh, Lý Thường Kiệt và Hoàng Văn Thụ.
Tên gọi Bảy Hiền được đặt cho ngã tư này từ một nhân
vật sống lâu năm ở đây. Theo sách "Người Quảng Nam" tại khu vực
ngã tư này có ông già chuyên bán cà phê "cóc" tên là Hiền, là con thứ
Bảy trong gia đình, nên người ta hay gọi xã giao thường ngày là Bảy Hiền. Được
biết, người này từng cai quản các đồn điền cao su của Nam Phương hoàng hậu
(hoàng hậu của vua Bảo Đại).
Ngã tư Bảy Hiền trước năm
1975 - Ảnh tư liệu.
Ngã tư Bảy Hiền hiện tại
với hạ tầng giao thông được cải tạo lại, dân cư đông đúc hơn, nhưng vẫn giữ tên
gọi cũ.
Theo tư liệu cũ, vào khoảng năm 1940 người Sài
Gòn xưa vẫn hay gọi "ngã tư ông Bảy Hiền" để cho dễ nhớ mỗi khi muốn
đi qua đây. Về sau, cái tên quá dài nên dần dần từ "ông" mất chỉ còn
"ngã tư Bảy Hiền". Sau này, nguyên khu vực quanh ngã tư được gọi
thành "Bảy Hiền".
Trước năm 1954, khu vực này vẫn còn là vùng ngoại ô
của Sài Gòn, bao gồm một đồn điền cao su và những cánh đồng lúa chạy kéo dài
lên tận Tây Ninh. Sau năm 1954, người dân Quảng Nam vào đây lập nghiệp ngày
càng nhiều hơn với nghề dệt và từ đó phát triển đến bây giờ.
Vòng xoay
Lăng Cha Cả (ngã 6 Cộng Hòa)
Vòng xoay này nằm gần Ngã tư Bảy Hiền cũng thuộc
phường 4 (quận Tân Bình), một trong những nút giao thông quan trọng của TP.
HCM. Đây là điểm giao cắt của một số trục đường lớn như Cộng Hòa, Hoàng
Văn Thụ, Trần Quốc Hoàn, Lê Văn Sỹ, Bùi Thị Xuân. Vòng xoay được xây dựng khá nổi
bật với quả địa cầu hai màu xanh, đỏ, đường kính khoảng 2 mét.
Theo tư liệu được ghi chép lại, nơi đây vốn là khu vực
lăng mộ 2.000 m2 của giám mục người Pháp có tên Bá Đa Lộc.
Vòng xoay Lăng Cha Cả năm
1970 nhìn từ máy bay - Ảnh tư liệu.
Ông Bá Đa Lộc tên thật là Pierre Pigneaux (sinh
năm 1741, quốc tịch Pháp). Năm 1765, sau khi ông được sắc phong linh mục thì
sang Việt Nam truyền giáo và phò tá Nguyễn Ánh đánh nhà Tây
Sơn. Trong trận vây thành Quy Nhơn – Thị Nại năm 1799, Bá Đa Lộc qua đời,
ông được đưa về an táng ở gần nhà cũ thuộc thành Gia Định, nằm khu Vườn Xoài -
Tân Sơn Nhất, phía Tây Bắc Sài Gòn. Được trọng vọng, coi như bậc công thần có
công lớn nên Nguyễn Ánh cho xây khu lăng mộ Bá Đa Lộc bề thế.
Sang thế kỉ 20, nơi này được sáp nhập vào vùng ngoại ô
Sài Gòn, sau đó được phát triển với việc xây dựng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
(phía bắc Lăng Cha Cả), bến xe lớn (phía tây). Với những thay đổi
này, ngôi lăng bị thu hẹp lại làm điểm tròn nằm lọt giữa đường Võ Tánh,
tuy vậy khu mộ vẫn được giữ gìn đến năm 1980.
Vòng xoay Lăng Cha Cả hiện
tại chỉ còn vòng tròn với quả địa cầu ở giữa.
Từ năm 1980 - 1983, khu lăng mộ này được giải tỏa và
di hài của Giám mục Bá Đa Lộc được giao lại cho tổng lãnh sự Pháp đưa về nước.
Còn lại là điểm tròn làm vòng xoay (bùng binh) lưu thông trên đường Hoàng Văn
Thụ - Lê Văn Sỹ ngày nay và người dân vẫn quen gọi với tên vòng xoay Lăng Cha
Cả. Về sau nơi này được gọi với tên ngã 6 Cộng Hòa khi được xây dựng cầu vượt
vào năm 2013 để giảm ùn tắc giao thông.
Ngã ba Chú Ía
(Vòng xoay Nguyễn Thái Sơn)
Đến hiện tại, người dân vẫn hay gọi khu vực này là ngã
6 Chú Ía. Giao lộ này được xem là nỗi kinh hoàng về tình trạng ùn tắc giao
thông vào giờ tan tầm ở TP. HCM hiện tại. Đây là điểm nối giữa các tuyến đường
Nguyễn Kiệm, Nguyễn Thái Sơn, Hoàng Minh Giám, Phạm Văn Đồng thuộc phường 3
(quận Gò Vấp).
Vòng xoay Nguyễn Thái Sơn ở
hiện tại là ngã ba Chú Ía trước đây.
Một nhà nghiên cứu lịch sử cho hay, trước 1975,
Hía là tên của một người Hoa làm nghề thủ công và có cửa hàng Bách hoá lớn ở khu
vự ngã 3 này nên người Sài Gòn gọi khu vực này thành ngã ba Chú Hía. Trải qua
thời gian, người dân nhập cư vào đây rồi phát âm này dần biến mất chỉ còn
"Chú Ía" cho đến nay.
Hiện tại, ngã ba Chú Ía mở rộng thành ngã 6 với
tên gọi mới là Ngã Sáu Nguyễn Thái Sơn, khi xuất hiện vòng tròn ở giữa thì gọi
vòng xoay Nguyễn Thái Sơn. Tuy nhiên với nhiều người Sài Gòn, họ vẫn quen với
tên gọi ngã ba Chú Ía, một số người thì gọi ngã 6 Chú Ía khi qua khu vực này.
Saigon 1966 - Tượng đài An
Dương Vương.
Tượng này lúc xưa đặt tại Bến Chương Dương, trước Hội
trường Diên Hồng. Ngày nay, người ta đã dời tượng này về trong khuôn viên của
Bảo tàng Mỹ thuật.
4/ Nguồn gốc Một Số Địa
Danh Tại Sài Gòn
Tên
Gọi Bà Điểm:
Xã
xưa có 18 th. Vườn Trầu, huyện Bình Long, phường Tân Bình, tỉnh Gia Định xưa,
nay là xã Tân Thới Nhất thuộc huyện Hóc Môn, ở phía Tây-Tây Bắc Thuận Kiều, TP.
Hồ Chí Minh. Hội nghị TW lần 6 họp tại Bà Điểm tháng 11-1939 do các đồng chí
Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu và Lê Duẩn chủ trì. Nơi nuôi giấu các đồng chí
Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Duẩn, Võ Văn
Tần. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra ngày 23/11/1940 tại đây và lan ra cách tỉnh
Nam Kỳ, sau khi thất bại, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị
Minh Khai đã bị giặc Pháp xử bắn ở Hóc Môn ngày 25/4/1941.
Tên
gọi Bà Chiểu:
địa
điểm ở làng Hòa Bình, huyện Bình Dương, phường Tân Bình, tỉnh Gia Định nay
thuộc huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, có lăng Lê Văn Duyệt ở phía Bắc rạch cầu
Bông, nhánh sông Thị Nghè. Chợ trên đường Bùi Hữu Nghĩa ở quận Bình Thạnh.
Địa
Danh Ba Son:
Xưởng đóng tàu thủy của chúa Nguyễn xưa và xưởng sửa
chữa, đóng tàu thủy và sà-lan của quân đội Pháp, thành lập năm 1864 ở vòm sông
Thị Nghè ở Tp. Sài Gòn nay là Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh có trường Bách Nghệ đào
tạo công nhân cho xưởng này. Năm 1912 cụ Tôn Đức Thắng tham gia cuộc bãi công
của trường Bách Nghệ. Tháng 8/1925, công nhân Ba Son đã tham gia cuộc bãi công
lần thứ 2 của trường Bách Nghệ ngăn cản tàu Michelet chở quân Pháp sang Thượng
Hải can thiệp vào cách mạng Trung Quốc.
18 thôn vườn
trầu
Vị trí: Mười tám Thôn vườn trầu thuộc xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, ngoại vi Tp.
Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố chưa đầy 10km.
Ðặc điểm: Bà con sinh sống lâu đời ở đây coi trồng trầu là một nghề ăn nên làm
ra. Do vậy mà, vườn nhà nọ nối với vườn nhà kia bằng một màu xanh bất tận của
cây trầu.
Thời ấy Mười tám Thôn vườn trầu lắm thú dữ, cảnh trí hoang sơn, cỏ cây rậm rạp.
Nhắc tới địa danh này, nhiều cụ cao niên cho biết ngày xưa ở đây nhiều hổ lắm,
"ông ba mươi" đi trên đường làng giữa ban ngày, còn ban đêm thì thả
sức tung hoành quấy phá, bởi vậy mới có câu truyền miệng "dữ như hổ Mười
tám Thôn vườn trầu". Bà con sinh sống lâu đời ở đây coi trồng trầu là một
nghề ăn nên làm ra. Do vậy mà, vườn nhà nọ nối với vườn nhà kia bằng một màu
xanh bất tận của cây trầu. Nghề nuôi ngựa, nuôi gà chọi cũng là một trong những
nghề nổi tiếng ở đây. Buổi đầu Pháp xâm chiếm Nam Bộ, giữa tết năm Ất Dậu
(1885), nhân dân Mười tám Thôn vườn trầu đã nổi dậy, khởi nghĩa giết đốc phủ
Ca, một tên tay sai gian ác, rồi kéo quân vào Sài Gòn....
Năm 1930 khi Ðảng Cộng Sản Ðông Dương ra đời thì Mười tám Thôn vườn trầu được
chọn làm hậu cứ, nơi nuôi dưỡng các cán bộ lãnh đạo của Ðảng, nơi cất dấu tài
liệu bí mật của Ðảng. Trong khoảng thời gian năm 1930 đến 1940, bà con Mười tám
Thôn vườn trầu đã bảo vệ, che dấu, nuôi nấng nhiều chiến sĩ cộng sản, nhiều người
con ưu tú của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam: Nguyễn Văn Cừ, Phan
Ðăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn...Tin
vào dân, dựa vào dân, Trung ương Ðảng đã tổ chức ở đây ba cuộc họp quan trọng.
Tháng 3 năm 1937 Trung ương Ðảng họp hội nghị mở rộng kiểm điểm tình hình, bàn
chủ trương biện pháp cụ thể, nhất là công tác mặt trận và công tác đấu tranh
hợp pháp để đẩy mạnh phong trào cách mạng tại ấp Tiến Lâm. Cũng tại ấp này,
tháng 3 năm 1938, Trung ương Ðảng họp hội nghị toàn thể kiểm điểm ưu khuyết
điểm về các mặt công tác: xây dựng Ðảng, tổ chức quần chúng, xây dựng mặt trận.
Và đề ra những chủ trương cụ thể nhằm phát huy thắng lợi đã giành được, đưa phong
trào đấu tranh dân chủ lên một bước nữa. Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm
1939, hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ 6 khai mạc tại ấp Tây Bắc Lân - Mười tám
Thôn vườn trầu với sự tham gia của các đồng chí Nguyễn Văn Cừ (Tổng bí thư), Lê
Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Võ Văn Tần... Hội nghị đã bàn toàn diện các chủ trương của
Ðảng trong tình hình mới. Ðêm 23 tháng 11 năm 1940, khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ.
Cả một vùng rộng lớn nông thôn Nam Bộ rung chuyển trước sức nổi dậy, tiến công
của quần chúng cách mạng. Ngày đó, bà con Mười tám Thôn vườn trầu tự vũ trang
bằng gậy gộc, giáo mác đánh vào các cơ quan hành chính của thực dân Pháp. Do
điều kiện chưa chín muồi, cuộc khởi nghĩa này đã thất bại. Thực dân Pháp dựng
trường bắn ngay tại thị trấn Hóc Môn - chỗ ngã ba Giồng. Tại đây, những người
con ưu tú của dân tộc, những cán bộ xuất sắc của Ðảng: Nguyễn văn Cừ, Võ Văn
Tần, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai... đã ngã xuống.
Ngày nay Hóc Môn vẫn còn những di tích lịch sử ghi dấu những giai đoạn lịch sử
anh hùng của nhân dân Hóc Môn cùng nhân dân Nam Bộ đấu tranh anh dũng kiên
cường với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ dành độc lập. Như: "Bia căm thù"
ở Cầu Xáng, khu di tích.
Địa Danh 18 Thôn Vườn Trầu
Nhiều
tài liệu nói, Hóc Môn là xứ trầu cau, người ta thường thu hoạch đem đi bán chợ
Kinh (chợ Bến Thành) và các tỉnh.
Những thực khách sành sỏi ở Sài Gòn, Chợ Lớn và các nơi có dịp đến Hóc Môn ăn
nem, thưởng thức rượu đế, không ai quên được hương vị đặc biệt của món ăn này;
rượu nấu bằng gạo nếp, men ngọt, nước trong nên vị ngọt, mùi thơm, nhiều
bọt.Hóc Môn không phải chỉ có nem và rượu nếp ngon mà thôi. Đặc biệt, trầu và
cau Bà Điểm nổi tiếng trong cả nước.
Trước kia, Hóc Môn có 18 thôn, thôn nào cũng có trồng trầu và cau, vì thế nên
có biệt danh “Thập Bát phù viên” (tức là 18 thôn vườn trầu) cho đến nay.
Đa số phụ nữ Việt Nam thường hay ăn trầu, nhất là trầu và cau Bà Điểm, trầu Bà
Điểm lá nhỏ, mỏng, vàng tươi, cau cơm dầy, trắng, ruột lớn, vỏ mỏng mềm, mùi
thơm ngọt. Đặc biệt, ít khi bị thối ruột, không chát, ăn không bị say.
Phong tục nuớc ta trong những ngày tết Nguyên đán, mọi nhà đều cúng ông bà, cha
mẹ quá cố thì đặt một dĩa trầu cau. Trong việc giao tế nhất là việc hôn nhân,
trầu cau đóng vai trò hết sức quan trọng “Miếng trầu là đầu câu chuyện” hay là
“Trầu cau dùng lễ, nghĩa nhân mới nồng”.
Trầu cau giữ một vai trò rất quan trọng trong việc dâng cúng ông bà trong 3
ngày tết; trong việc hôn nhân, giao tế nên dân gian kết cấu ra sự tích Cao Lang
và Cao Nương để nói lên mối tình đầy thương tâm của hai người anh em giống nhau
đến nỗi chị dâu phải nhầm.
Trầu cau được thể hiện rất nhiều qua các câu phong giao, đồng giao hoặc các câu
hò, câu hát…
Trồng trầu thì phải khai mương
Làm trai hai vợ phải thương cho đồng.
***
Con chim chìa vôi bay ngang đám thuốc
Con cá bãi trầu lội tuốt mương cau.
***
Cau không trồng cau đực
Trai không vơ,ï cực lắm anh ơi !
*******
Trái cau nho nhỏ – cái vỏ xanh xanh
Anh gặp em giữa chợ Bến Thành
Đến nay bầy con đông đúc, anh phải đành vậy thôi.
5/Một số tên đường ở TP.
Hồ Chí Minh
Sương Nguyệt Anh (1864 - 1921)
Tên thật là Nguyễn Xuân Khuê, con gái của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Bà học giỏi, thường làm thơ bằng chữ Hán hay quốc ngữ, bày tỏ tâm sự trước cảnh
nước mất nhà tan, nhân dân lầm than đau khổ.
Năm 1918 bà làm chủ bút tuần báo Nữ Giới Chung (xuất bản ở Sài Gòn), trở thành
người phụ nữ Việt Nam đầu tiên là chủ bút tờ báo của giới phụ nữ nước ta.
Nguyễn Thái Bình
Sinh
14-1-1948 tại Cần Giuộc, Long An. Mười giờ sáng ngày 2-7-1972 khi chiếc Boeing
747 mang số hiệu 841 của hãng hàng không Liên Mỹ PAN AM vừa đáp xuống sân bay
Tân Sơn Nhất, Nguyễn Thái Bình đã bị William H. Mills, nhân viên cơ quan tình
báo Mỹ CIA, cùng đi trên máy bay bắn 4 phát đạn vào ngực rồi ném xác anh xuống
đường băng.
Hai tháng trước đó, Nguyễn Thái Bình tốt nghiệp kỹ sư công nghiệp thực phẩm và
ngư nghiệp với hạng danh dự tại Viện đại học Washington. Được cấp học bổng
Leadership đi du học tại Mỹ từ năm 1968, anh luôn nghĩ về đất nước mình, dân
tộc mình. Anh tham gia các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh xâm lược của Mỹ
tại Việt Nam, viết nhiều bài báo (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) tố cáo những
tội ác mà quân viễn chinh Mỹ gây ra cho đồng bào mình, làm thơ, vẽ tranh, sáng
tác nhạc bày tỏ khát vọng độc lập và hòa bình của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt
trong lễ phát bằng tốt nghiệp đại học (5-1972) anh công bố tài liệu Nợ máu
(Blood Debt), lên án Chính phủ Mỹ đã gây ra bao đau thương, chết chóc và tàn
phá trên quê hương anh. Trong thư ngỏ gửi Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon đề
ngày 1-7-1972 tức một ngày trước khi hy sinh, Nguyễn Thái Bình viết:
"[Tôi] trở về Việt Nam để đứng trong hàng ngũ nhân dân Việt Nam trong cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc... Không một vũ khí nào, không một đe dọa nào có
thể khiến tôi chùn bước... Nếu tôi có bị giết thì cả triệu người Việt Nam sẽ
thay thế tôi chiến đấu cho tới ngày nào chúng tôi chấm dứt được cuộc chiến vô
luân, vô nhân đạo này".
Nguyễn Hữu Cảnh (tức Nguyễn Hữu Kính, 1650 - 1700)
Quê gốc ở Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Năm 1692 ông làm Tổng binh, lập trấn Thuận Thành (Ninh Thuận và Bình Thuận ngày
nay), sau làm Trấn thủ dinh Bình Khang (Khánh Hòa ngày nay). Năm 1698, ông được
cử làm Thống suất vào Nam Kinh lược thành lập các đơn vị hành chính, xây dựng
bộ máy chính quyền các phủ, dinh, huyện, chiêu tập dân khai khẩn đất hoang, lập
làng, xóm. Ông được phong tước Lễ Thành Hầu và Vĩnh An Hầu. Sau khi qua đời, ông
được nhiều địa phương ở Nam Bộ thờ làm Thành hoàng.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888)
Quê làng
Tân Khánh, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Đỗ tú tài trường thi Gia Định lúc
21 tuổi. Ra Huế học thêm để chờ khoa thi Kỷ Dậu 1849. Bỗng được tin mẹ mất, ông
trở về chịu tang, dọc đường bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Ông về Gia Định dạy học.
Pháp chiếm Gia Định ông lui về Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm
thuốc. Liên hệ mật thiết với nghĩa binh Trương Định. Tích cực dùng văn chương
khơi dậy lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.
Nguyễn Văn Cừ
Nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, sinh ngày 9-7-1912. Quê Từ Sơn
tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1930, ông làm Bí thư đầu tiên đặc khu Hòn Gai - Uông Bí, năm 1937 dự Hội
nghị Trung ương tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định và được cử vào Ban Thường vụ
Trung ương Đảng.
Năm 1938, ông được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương.
Mùa thu năm 1939, ông vào Sài Gòn cùng các ông Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu... mở Hội
nghị Trung ương lần thứ 6. Tháng 6-1940, ông bị bắt tại đường Nguyễn Tấn
Nghiệm, Sài Gòn. Ngày 28-8-1941, ông bị thực dân Pháp xử bắn tại Bà Điểm - Hóc
Môn.
Lê Văn Duyệt (1763 - 1832)
Quê Quảng Ngãi. Từ 1780 theo Nguyễn Ánh chống Tây Sơn. Tổng trấn Gia Định năm
1813, năm 1816 triều đình triệu về kinh, năm 1820 trở lại làm Tổng trấn Gia
Định, năm 1832 mất tại chức. Là người có công lớn trong việc khai hoang lập ấp
ở đất Gia Định. Tại xã Bình Hòa nay là quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
còn phần mộ ông - Lăng đức Tả quân, Lăng Thượng Công hay Lăng Ông Bà Chiểu.
Nguyễn Cửu Đàm
Giữ chức Điều khiển. Năm 1772, ông cầm quân đánh đuổi đạo quân Xiêm (do chính
Vua Xiêm Trịnh Quốc Anh chỉ huy) ra khỏi lãnh thổ Cao Miên, giải phóng các thành
Nam Vang, La Bích. Về lại Gia Định, ông cho xây lũy Bán Bích dài 15 dặm để bảo
vệ Sài Gòn.
Lê Quang Định (1759 - 1813)
Hiệu Cấn Trai, quê huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Học với Võ Trường Toản, kết
bạn với Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, được người đương thời xưng tặng là Gia
Định Tam gia, lập Thi xã Bình Dương, được sĩ phu đường thời khen ngợi. Năm
1788, Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, mở khoa thi, ông và Trịnh Hoài Đức trúng
tuyển, được cử làm Hàn Lâm viện chế cáo, rồi thăng đến Thượng thư bộ Binh, Thượng
thư bộ Hộ. Biên soạn Hoàng Việt nhất thống địa dư chí. Ông mất năm Quý Dậu
1813.
Nguyễn Huỳnh Đức (? - 1819)
Danh tướng đời Gia Long, tên thật Huỳnh Tường Đức, vì lập công lớn nên được
mang họ vua. Quê Thủ Thừa, Long An, làm Hiệp Tổng trấn Gia Định cùng với Trịnh
Hoài Đức
Thích Quảng Đức (1897 - 1963)
Tên thật là Lâm Văn Tuất còn có tên là Nguyễn Văn Khiết, quê Vạn Ninh, tỉnh
Khánh Hòa. Sinh năm 1897. Ngôi chùa cuối cùng ông trụ trì là chùa Quan Thế Âm
(nay ở 90 đường Thích Quảng Đức, thành phố Hồ Chí Minh). 11-6-1963, trong cuộc
tuần hành của trên 1.000 vị tăng sĩ và giới lãnh đạo Giáo hội Phật giáo miền
Nam chống đế chế độc tài Ngô Đình Diệm, tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê
Văn Duyệt (nay là góc đường Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám), ông tự
thiêu đòi bình đẳng tôn giáo, chống đàn áp Phật giáo và đòi dân sinh dân chủ.
Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825)
Vốn gốc người tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, đến đời ông nội là Trịnh Hội sang
nước ta ngụ ở Phú Xuân (Huế), sau vào Biên Hòa lập nghiệp. Làm quan với chúa
Nguyễn Ánh, làm đến Thượng thư bộ Lại kiêm bộ Hình và Phó tổng tài Quốc sử
quán. Ông nổi tiếng văn chương một thời, cùng Lê Quang Định và Ngô Nhân Tịnh
được người đời xưng tặng là Gia Định Tam gia trong nhóm Bình Dương Thi xã. Ông
là tác giả tác phẩm Gia Định thành thông chí.
Phạm Thế Hiển (1803 - 1861)
Quê Đông Quan, Nam Định. Năm 1829, đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ. Khi giặc Pháp xâm
lược miền Nam, ông cùng vào Nam với Tổng đốc quân vụ Nguyễn Tri Phương, chống
giữ đại đồn Chí Hòa. Năm 1861, giặc Pháp tấn công ác liệt, đánh chiếm được Gia
Định. Nguyễn Tri Phương lui binh về giữ Biên Hòa. Ông bị thương và mất sau đó.
Hồ Hảo Hớn (1926 - 1967)
Bí danh Hai Nghị, sinh tại Bến Tre. Năm 1962 là Bí thư Ban cán sự sinh viên học
sinh Sài Gòn, 1965 là Phó Bí thư Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định, rồi Bí thư Thành
đoàn Thanh niên Lao động (1967). Tháng 10-1967, bị giặc bắt ở gần bót Bà Hòa và
hy sinh tại đây
Phan Văn Hớn
Quê ở Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Đêm 8 rạng ngày
9-2-1885, ông cùng Nguyễn Văn Quá lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở vùng 18 Thôn Vườn
Trầu, đánh chiếm quận Hóc Môn, giết tay sai đầu sỏ Đốc phủ Trần Tử Ca, sau đó
kéo xuống đánh Sài Gòn, nhưng giữa đường bị quân Pháp chặn lại. Cuộc khởi nghĩa
tan vỡ. Ông bị bắt và xử tử hình cùng với Nguyễn Văn Quá và một số người khác
vào sáng ngày 30-3-1886.
Nguyễn Văn Hưởng
Ông Nguyễn
Văn Hưởng (tức Nguyễn Thành Tâm), sinh ngày 24-12-1906, quê xã Mỹ Long Xuyên
(nay là tỉnh An Giang), ông tốt nghiệp tiến sĩ y khoa tại Pháp năm 1932, ông tham
gia hoạt động cách mạng năm 1945, vào Đảng CS ngày 3-7-1953. Năm 1945, Thành
viên Hội đồng Cố vấn ủy ban Nhân dân Nam Bộ; tháng 9-1945, là Trưởng ban Y tế
và bào chế của sở Y tế Nam Bộ. Tháng 3-1946, làm công tác vận động trí thức,
tiếp tế thuốc cho khu 7 để săn sóc cán bộ hoạt động nội thành và ở khu về.
Tháng 6-1947, là ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ; kiêm Giám đốc Sở
Y tế quân dân Nam Bộ. Tháng 3-1955, là Trưởng đoàn đại biểu nhân dân Nam Bộ đi
dự Hội nghị châu Á tại Niu Đê-li (Ấn Độ). Tháng 7-1955, là Giám đốc Bệnh viện
303. Tháng 1956, là Giám đốc Viện Vi trùng học. Năm 1958, được phân công kiêm
Giám đốc Viện nghiên cứu Đông y. Năm 1959, là Giám đốc Viện nghiên cứu Đông y.
Tháng 4-1969, được bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Y tế. Tháng 5-1970, ông được
Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định là Bí thư Đảng Đoàn Bộ Y tế. Năm 1956, ông
là ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Năm 1960, ông là Phó Chủ tịch Ủy ban
Thường vụ Quốc hội. Năm 1964- 1971, ông là Phó Chủ tịch ủy ban Thường vụ Quốc
hội, là Đại biểu Quốc hội khóa I, II, III.
Ông là ủy viên Chủ tịch Đoàn UBT.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Do công lao và thành tích đối với cách mạng, ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng
Anh hùng Lao động, Huân chương Độc Lập hạng nhất và nhiều Huân chương, Huy
chương cao quý khác. (Theo báo Tuổi Trẻ số 92/98 ngày 8/8/1998)
Nguyễn Thị Minh Khai (1910 - 1941)
Quê Vĩnh Yên, Nghệ An. Năm 1927, gia nhập Đảng Tân Việt. Năm 1930, sang Trung
Quốc làm việc ở Văn Phòng Đông Dương Bộ Quốc tế Cộng sản.
Năm 1936, tham gia Xứ ủy Nam Kỳ, làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn.
30-7-1940 bà bị địch bắt. Ngày 28-8-1941, bà bị xử bắn cùng các đồng chí Võ Văn
Tần, Nguyễn Văn Cừ tại Hóc Môn.
Trần Tuấn Khải (1895 - 1983)
Nhà thơ, bút hiệu Đông Minh Đông Á Thị, Á Nam, quê làng Quán Xán, huyện Mi Lộc,
tỉnh Nam Định.
Sau năm 1954, ông sống ở Sài Gòn và làm việc tại Thư viện quốc gia, Viện khảo
cổ, chuyên viên Hán học tại Nhà văn hóa. Ông góp mặt trong các phong trào chống
văn hóa đồi trụy, tranh đấu đòi hòa bình, dân sinh, dân chủ. Năm 1966, ông cùng
một số trí thức tiến bộ ký tên yêu cầu chính quyền Sài Gòn hiệp thương với Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, nên bị buộc nghỉ việc. Sau đó ông làm Chủ tịch
danh dự Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc.
Lê Văn Khôi (? - 1835)
Dũng tướng đời Minh Mạng, con nuôi Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn thành Phiên
An; làm Phó Vệ úy. Lê Văn Duyệt mất (năm 1832), Nguyễn Văn Quế thay làm Tổng
đốc cùng Bố chánh Bạch Xuân Nguyên vu nhiều tội cho Tả quân, ông cũng bị ngồi
tù. Ông phá ngục dấy binh chiếm thành Gia Định, bắt giết Nguyễn Văn Quế và Bạch
Xuân Nguyên, tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái. Tháng 7-1935, cuộc nổi loạn
bị dẹp tan. Hơn 1.830 người bị giết gom chung vào một huyệt, gọi là mả ngụy
(nay còn dấu vết ở phía Tây thành phố Hồ Chí Minh).
Trương Minh Ký (1855 - 1900)
Quê làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc quận 5, thành phố
Hồ Chí Minh). Một trong những người Việt Nam đầu tiên được đi du học ở Lycée de
Anger thuộc Pháp. Dạy tại các trường Chasseloup Laubat, trường Thông ngôn tại
Sài Gòn. Là cộng tác viên thường trực của Trương Vĩnh Ký cho tờ Gia Định báo.
Sau đó, ông làm chủ bút tờ này. Trương Minh Ký là một trong những người Việt
Nam sử dụng chữ quốc ngữ sớm nhất trong việc trước tác, nghiên cứu.
Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898)
Tự là Sĩ Tải, tên thánh Petrus Jean-Baptiste, quê ở Cái Mơn, xã Vĩnh Thành,
tỉnh Vĩnh Long. Thông thạo 15 sinh ngữ. Là Hội viên Hội nhân chủng học và khoa
học miền Tây nước Pháp, Hội chuyên học nói tiếng phương Đông, Hội chuyên khảo
văn hóa Á châu... Chủ bút tờ Gia Định báo (1868). Ông trước tác nhiều thể loại
và có nhiều công trình nghiên cứu đồ sộ về học thuật. Năm 1898, ông mất, để lại
cho đời hơn 100 bộ sách giá trị. Đặc biệt là bộ Từ điển danh nhân An Nam, bộ
Thông loại khóa trình do ông chủ biên xuất bản được 18 tập có giá trị về văn
học cổ Việt Nam.
Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984)
Quê Quảng Oai, Sơn Tây. Sau Cách mạng Tháng Tám dạy học ở Long Xuyên, năm 1952
lên Sài Gòn mở nhà xuất bản, sống bằng ngòi bút. Trong đời cầm bút của mình, ông
đã xuất bản được đúng 100 bộ sách về nhiều lĩnh vực văn học, ngôn ngữ học,
triết học, giáo dục. Những năm 1960, chính quyền Sài Gòn đã tặng ông "Giải
thưởng văn chương toàn quốc" với một ngân phiếu lớn (tương đương mấy chục
lượng vàng), ông đã công khai từ chối với lý do "dùng tiền ấy để giúp nạn
nhân chiến tranh" và bản thân tác giả không hề tranh giải.
Châu Văn Liêm
Sinh ngày 29-6-1902, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Tốt nghiệp Sư phạm Sài Gòn. Tham
gia cải tổ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội để thành lập Đảng Cộng
sản. Ngày 4-5-1930, ông lãnh đạo cuộc biểu tình hàng nghìn quần chúng từ Đức
Hòa lên Chợ Lớn, hô hào đòi giải phóng dân tộc, giảm sưu thuế..., bị Pháp bắn
chết lúc 28 tuổi.
Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 - 27.4.1998)
Ông Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1915
trong một gia đình công chức tại xã Gia Phạm, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Ông
tham gia hoạt động Cách mạng từ năm 14 tuổi trong phong trào học sinh và công
nhân, được kết nạp vào Đảng CS Đông Dương năm 1936.
Ông đã hai lần bị thực dân Pháp bắt và đày ra Côn Đảo (lần I: 1930-1936, lần
II: 1941-1945).
Gần 70 năm liên tục hoạt động Cách mạng, ông đã đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan
trọng, trong đó có những chức vụ Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Bí thư
Trung ương Cục, Bí thư Thành ủy TP. HCM. Từ tháng 12-1986 đến tháng 6-1991, ông
được bầu làm Tổng Bí thư BCH T.Ư Đảng CS Việt Nam. Sau đó được cử làm Cố vấn
BCH T.Ư Đảng.
Ông từ trần vào hồi 8 giờ 12 phút ngày 27 tháng 4 năm 1998 tại TP. Hồ Chí Minh,
thọ 83 tuổi. Tên tuổi và sự nghiệp Cách mạng của ông đã gắn liền với sự nghiệp
Cách mạng Giải phóng Dân tộc, sự nghiệp xây dựng XHCN, sự nghiệp đổi mới của
Đảng và nhân dân ta.
Phan Xích Long (1898 - 1916)
Tên thật là Phan Phát Sanh, sinh tại Chợ Lớn. Từ 1911, cùng Nguyễn Hữu Trí và
Nguyễn Văn Hiệp, tổ chức một hội kín. Tự tôn là Phan Xích Long Hoàng đế, lập
căn cứ ở núi Thất Sơn. Đêm 23 rạng ngày 24-3-1913, họ ném bom và tạc đạn ở Sài
Gòn và Chợ Lớn, nhưng bom không nổ và kế hoạch đã bị lộ trước đó. Phan Xích Long
trước đó 2 ngày đã bị bắt ở Phan Thiết. Ông bị giam ở Khám lớn Sài Gòn. Đêm
16-2-1916, khoảng 300 hội viên kín ở Gia Định, Chợ Lớn, Biên Hòa, Thủ Dầu Một
tay cầm gươm mác xông vào phá ngục. Pháp thẳng tay khủng bố giết chết tại trận
nhiều chiến sĩ. Sau đó đưa 38 người, trong đó đứng đầu là ông, xử bắn tại đồng
Tập Trận.
Thái Văn Lung (1916 - 1946)
Sinh tại huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh) trong
một gia đình trí thức theo đạo Thiên Chúa. Tốt nghiệp cử nhân luật khoa tại Đại
học Paris (Pháp), ông về nước làm luật sư tại Tòa thượng thẩm Sài Gòn. Trong
giai đoạn tiền khởi nghĩa, ông tham gia thành lập Thanh niên Tiền phong, phụ
trách trưởng ban huấn luyện quân sự của tổ chức này. Sau Cách mạng Tháng Tám,
ông được nhân dân bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I.
Pháp trở lại xâm lược nước ta, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến
huyện Thủ Đức, chỉ huy Lực lượng vũ trang của huyện (mà nhân dân quen gọi là bộ
đội Thái Văn Lung). Trong một trận đánh, ông bị giặc bắt. Chúng tìm mọi cách dụ
dỗ mua chuộc nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết của nhà trí thức yêu nước. Ông bị
tra tấn đến chết khi mới tròn 30 tuổi
Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
Tức Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ cách mạng Việt Nam, người sáng lập Đảng Cộng
sản Đông Dương, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lúc còn nhỏ có tên là
Nguyễn Sinh Cung. Trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc
và nhiều tên khác (Lý Thụy, Anh Ba, Vương Sơn Nhi, Chàng Vương, Tống Văn Sơ, Hồ
Quang, Thầu Chín). Con cụ phó bảng Nguyễn Sinh Huy (Nguyễn Sinh Sắc) và bà
Hoàng Thị Loan, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An.
Ông xuất thân trong một gia đình Nho học yêu nước, thuở nhỏ thông minh, hiếu
học. Đến tuổi thiếu niên theo thân phụ vào Huế học tại Trường tiểu học Đông Ba,
Trường Trung học Quốc học. Đầu năm 1911 ông bỏ học với ý định ra nước ngoài tìm
đường cứu nước. Trên đường vào Sài Gòn ông ghé Phan Thiết (thủ phủ tỉnh Bình
Thuận, nay thuộc tỉnh Bình Thuận), dạy học một thời gian ngắn tại Trường Dục
Thanh do các nhà yêu nước lập ra. Sau ông vào Sài Gòn lấy tên là anh Ba làm phụ
bếp cho tàu buôn Amiral Latouche Tréville, rồi sang Pháp tìm hiểu tình hình thế
giới. Tại đây ông liên hệ mật thiết với nhà yêu nước Phan Châu Trinh, Phan Văn
Trường... và đến các nước Anh, Đức, Mỹ một thời gian.
Năm 1917, ông tham gia Đảng Xã hội Pháp, lập Hội những người Việt Nam yêu nước
để tuyên truyền và giác ngộ Việt kiều Pháp. Năm 1918 ông cùng các nhà yêu nước
khác gửi đến Hội nghị Versailles một yêu sách gồm 8 điểm đòi tự do, dân chủ và
quyền bình đẳng của người Việt Nam với tên là Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1921, ông tham gia Đảng Cộng sản Pháp. Tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng Cộng
sản Pháp (1923) ông được cử tham gia Chủ tịch đoàn Đại hội. Ở đây ông và các
đồng chí khác xuất bản tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) làm chủ nhiệm kiêm chủ
bút. Cuối năm 1923 ông sang Liên Xô với tư cách là đại biểu của nông dân các
nước thuộc địa. Tại hội nghị Quốc tế nông dân ông được bầu vào Ban chấp hành
Quốc tế nông dân. Trong thời gian này ông làm việc ở Quốc tế Cộng sản và viết
bài cho các báo Sự Thật, Thư tín Quốc tế.
Cuối năm 1924, ông về Quảng Châu (Trung Quốc) với tên là Lý Thụy công tác trong
phái đoàn Brodine (cố vấn Liên Xô bên cạnh chính phủ Quốc dân đảng Trung Quốc).
Tại đây ông sáng lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội tập hợp các nhà
yêu nước ở nước ngoài và tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức
ở Á Đông. Năm 1927 sau vụ khởi nghĩa Quảng Châu ông đi Liên Xô, Bỉ, Đức, Thụy
Sĩ... Giữa năm 1928 về hoạt động ở Thái Lan và xuất bản báo Thân ái. Các năm
1930 - 1931, tuy ở nước ngoài ông vẫn chỉ đạo thực hiện phong trào Xô Viết ở
Nghệ Tĩnh và các tỉnh khác. Tháng 6 - 1932 ông bị mật thám Anh bắt tại Hương
Cảng, đến đầu năm 1933 mới được trả tự do, sau đó ông trở lại Liên Xô học tại
Trường Đại học Lénine. Năm 1938 ông về hoạt động ở Quảng Tây (Trung Quốc) trong
đơn vị Bát lộ quân Trung Quốc, đầu năm 1939 ông liên lạc được với Ban chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương qua xứ ủy Bắc Kỳ.
Cuối năm 1940 ông về nước, lập căn cứ ở Pác Bó (nay thuộc tỉnh Cao Bằng) đào
tạo cán bộ và trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng các hội Cứu quốc ở các địa
phương để chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.
Tháng 8 năm 1942 ông lấy tên là Hồ Chí Minh rồi trở sang Trung Quốc liên lạc
với các tổ chức cách mạng của người Việt Nam ở đó. Vừa đến biên giới thì bị
chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam một năm. Trong thời gian
ngồi tù ông viết tập thơ Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù). Tháng 9 năm
1943, sau khi được trả tự do, ông tiếp xúc với các tổ chức chống Pháp - Nhật
của người Việt Nam ở Liễu Châu, bắt liên lạc được với Đảng rồi trở về nước lãnh
đạo cách mạng. Cuối năm 1944 ông thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân và lập Khu giải phóng Việt Bắc chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945.
Ông chủ tọa Hội nghị Quốc dân toàn quốc (Quốc dân đại hội). Tại Đại hội ông
được bầu làm Chủ tịch. Ngày 25-8-1945 ông về Hà Nội chủ tọa phiên họp của Tổng
bộ Việt Minh thành lập chính phủ lâm thời.
Ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ
đọc bản Tuyên ngôn độc lập do ông viết, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa chấm dứt chính quyền phong kiến, thực dân ngự trị lâu dài trên đất
nước Việt Nam. Đến ngày 19-12-1946 do sự khiêu khích của thực dân Pháp, Chủ
tịch ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Cuộc kháng chiến kéo dài
đến năm 1954 - với chiến thắng ở Điện Biên Phủ - quân Pháp bị bắt buộc ký hiệp
định Genève rút quân ra khỏi Việt Nam. Đầu năm 1955 Chủ tịch từ chiến khu Việt
Bắc trở về Hà Nội trước sự đón tiếp tưng bừng của nhân dân Thủ đô. Các năm 1957
- 1960 Chủ tịch đi thăm các nước Xã hội Chủ nghĩa nhằm thắt chặt tình hữu nghị
và tổng kết vấn đề chiến lược của cách mạng thế giới.
Sau khi Mỹ can thiệp vào miền Nam và chiến tranh xảy ra ác liệt, ở cả hai miền,
Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt (27-3-1964) nhằm
tăng cường khối đoàn kết toàn dân thực hiện thắng lợi cho cách mạng.
Trong những năm cuối đời, sức khỏe sút giảm, Chủ tịch vẫn sáng suốt lãnh đạo
nhân dân xây dựng và kháng chiến.
Ngày 2-9-1969 (lúc 9 giờ 47 phút) Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần tại Hà Nội hưởng
thọ 79 tuổi để lại sự thương tiếc khôn nguôi trong lòng nhân dân Việt Nam.
Trước khi về thế giới bên kia Chủ tịch có lời "Di chúc" về việc riêng
"Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là "hỏa táng"(...) Tro
thì chia làm 3 phần, bỏ vào cái hộp sành. Một cho miền Bắc. Một hộp cho miền
Trung. Một hộp cho miền Nam.
Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên
có bia đá, tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi, chắc chắn,
mát mẻ, để cho những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi".
Trong lễ Quốc tang Chủ tịch, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng Lao
động Việt Nam đọc bài "Điếu văn" trong đó có đoạn:
"Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch,
người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân
dân ta và non sông đất nước ta".
Một tác giả khuyết danh - trước đây ở Sài Gòn - trân trọng điếu Chủ tịch:
"Thế
giới đạo tiền trình, âu á kim vô hậu bối;
Vĩ nhân tân xã hội, Mã liệt chi hận hữu tiên sinh".
Nghĩa
:
Vạch ra con đường lên thế giới mới, xưa nay âu á chưa từng có như người;
Vĩ nhân của xã hội mới, sau Các Mác, Lê Nin chỉ có người mà thôi.Ngoài một
nhà cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một nhà văn, một nhà lý luận sáng
giá. Ông còn để lại đời các tác phẩm nổi tiếng:
- Đường Kách mệnh
- Bản án chế độ thực dân
Pháp
- Con rồng tre
- Nhật ký trong tù
- Tuyên ngôn độc lập
- Sửa đổi lề lối làm
việc
- ....
Và
một số lớn tác phẩm thơ văn khác...
Chủ tịch Hồ Chí Minh: một lãnh tụ vĩ đại, một anh hùng dân tộc, một danh
nhân văn hóa thế giới - Người mãi mãi là Bác Hồ kính yêu của nhân dân Việt Nam.
(Từ điển nhân vật lịch sử VN - NXB Văn hóa
Hồ Huấn Nghiệp (1828 - 1864)
Tự Thiệu Tiên, người làng An Định, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc
thành phố Hồ Chí Minh). Ông học giỏi, nhưng vì cha mất, phải nuôi mẹ già, ông
không đi thi, mở trường dạy học. Nhưng khi Pháp chiếm Gia Định, ông tham gia
cuộc kháng chiến do Trương Định lãnh đạo, được cử làm Tri phủ Tân Bình (chính
quyền bí mật trong vùng địch chiếm), thường điều động binh sĩ và lương thực
tiếp tế cho Trương Định.
Nguyễn Văn Nguyễn (1910 - 1953)
Sinh tại xã Điều Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang),
học Trường Sư phạm Sài Gòn.
Sớm giác ngộ cách mạng, ông được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng
chí Hội và trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng. Ông tham gia
nhiều hoạt động do Đảng lãnh đạo như phong trào Đông Dương đại hội, làm thư ký
báo L'Avant-garde (Tiền Phong) của Đảng, tham gia lãnh đạo cuộc giành chính
quyền ở Sài Gòn ngày 25-8-1945. Cách mạng Tháng Tám thành công, ông đắc cử làm
đại biểu Quốc hội khóa I.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông là ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam
Bộ, Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, Giám đốc Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ, chủ
bút tờ báo Cứu quốc Nam Bộ. Trên đường ra miền Bắc nhận công tác, ông qua đời
vì bệnh ngày 25-3-1953.
Nguyễn An Ninh (1900 - 1943)
Quê quán Hóc Môn, Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 1920, ông đỗ cử nhân luật tại Pháp. Về nước, ông diễn thuyết, viết sách, ra
báo Cloche Fêlée (Chuông Rè). Ông được dân chúng ở Nam Bộ mến mộ, tôn làm thần
tượng một thời. Thực dân Pháp rất sợ, nhiều lần bắt giam ông. Trong những năm
1930, ông sát cánh với các chiến sĩ cộng sản (Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn
Nguyễn, Dương Bạch Mai...) đấu tranh chống chế độ thuộc địa phản động, đòi các
quyền tự do, dân chủ. 4-10-1939, ông bị Pháp bắt, lần này là lần thứ 5, kết án
5 năm tù lưu đày Côn Đảo. Trên đảo ông bị kiệt sức vì bị hành hạ, mất trong tù
ngày 14-8-1943.
Huỳnh Khương Ninh (1890 - 1950)
Quê ở xã Thắng Tam, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tốt nghiệp bằng Thành Chung nhưng
không hợp tác với thực dân Pháp, mở trường tư. Trường Huỳnh Khương Ninh là một
trường trung học tư thục nổi tiếng ở Sài Gòn, là nơi đào tạo nhiều thanh niên
ưu tú, là một trung tâm của giáo chức yêu nước Sài Gòn trước đây.
Huỳnh Tấn Phát (1913 - 1989)
Sinh tại xã Tân Hưng, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Lên Sài Gòn học trường
Pétrus Ký (nay là trường trung học Lê Hồng Phong). Sau khi tốt nghiệp kiến trúc
sư tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội (1938), ông về Sài Gòn mở văn phòng kiến
trúc sư tại số 68-70 đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu). Ông được kết nạp
vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 5-3-1945.
Trong giai đoạn tiền khởi nghĩa, ông là chủ nhiệm báo Thanh Niên, hoạt động
trong phong trào Thanh Niên, hoạt động trong phong trào Thanh niên Tiền Phong,
truyền bá quốc ngữ, cứu tế nạn đói ở Nam Bộ. Tháng 8-1945, ông tham gia khởi
nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn. Ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông cộng tác bí mật ở Sài Gòn, bị địch bắt giam
ở Khám lớn Sài Gòn. Năm 1949, ông ra chiến khu, giữ chức ủy viên Ủy ban Kháng
chiến Hành chính Nam Bộ, Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, trực tiếp phụ trách Đài
phát thanh Tiếng nói Sài Gòn - Chợ Lớn tự do. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông
làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu
Sài Gòn - Gia Định. Tháng 6-1969, ông được Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam
bầu làm Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau
ngày đất nước thống nhất, ông đảm trách các chức vụ: Phó Thủ tướng, Phó Chủ
tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.
Lê Hồng Phong
Tên thật là Lê Duy Doãn, sinh năm 1902, quê thôn Đông Thông, Hưng Nguyên, Nghệ
An, một chiến sĩ xuất sắc trung kiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến cuối năm
1937 hoạt động ở Sài Gòn - Chợ Lớn, tham gia lãnh đạo phong trào trong toàn
quốc. Giữa năm 1938, ông bị Pháp bắt ở Chợ Lớn, kết án 10 tháng tù. Ngày 29-9,
ông bị bắt lần thứ hai đưa vào giam ở Khám lớn Sài Gòn, rồi kết án 5 năm tù đày
đi Côn Đảo. Ông mất ngày 6-9-1942, ở Côn Đảo vì bị tra tấn dã man, bệnh nặng và
sức yếu.
Trần Phú
Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, sinh 1-5-1903, Đức Phổ,
Quảng Ngãi. Năm 1925, tham gia lập Hội Phục Việt, rồi gia nhập Việt Nam Thanh
niên Cách mạng đồng chí hội. Năm 1927 học Đại học Phương Đông Mátxcơva. 1930
vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Tổng Bí thư trong Hội nghị lần
thứ nhất của Đảng. Sau Hội nghị ông từ Hồng Kông về Sài Gòn hoạt động ở tại 66
đường Champagne (nay là đường Lý Chính Thắng). Ông đã soạn thảo Luận cương
chính trị của Đảng. Giữa lúc đang hoạt động tích cực, ông bị địch bắt
18-4-1931. Biết ông là người lãnh đạo Đảng, địch đã tra tấn ông rất dã man cho
tới khi ông kiệt sức, chúng đưa ông vào Bệnh viện Chợ Quán, một trại giam trá
hình. Và ông đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 6-9-1931. Trước khi chết, ông
còn dặn lại các đồng chí: "Hãy giữ vững ý chí chiến đấu".
Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873)
Quê Phong Điền - Thừa Thiên. Năm 1935, ông nhận lệnh vua Minh Mạng vào Gia Định
cùng Trương Minh Giảng bình định các vùng mới khai hoang. Năm 1860, được sung
chức Gia Định quân thứ, Thống đốc quân vụ cùng Tham tán đại thần Phạm Thế Hiển
trông coi việc quân sự ở miền Nam. Là người cho xây dựng đại đồn Chí Hòa chống
giặc Pháp. Năm Nhâm Thân 1872, ông giữ chức Tuyên sát đồng sức đại thần thay
mặt triều đình xem xét việc quân sự ở Bắc Kỳ. Ngày 19-11-1873, Garnier đánh úp
thành Hà Nội, ông bị trọng thương, tuyệt thực đúng 1 tháng sau thì mất vào ngày
20-12-1873.
Nguyễn Thị Rành (1900 - 1979)
Quê ở xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí
Minh).
Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, má đào hầm bí
mật ngay trong vườn nhà mình để nuôi giấu cán bộ, bộ đội, cứu chữa thương binh.
Má còn tham gia dân quân du kích xã, bám đất giữ làng. Tám người con và hai
cháu của má đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Má được
Đảng và Nhà nước tuyên dương Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân, được
truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Sau ngày má qua đời, tượng của má
được dựng trước Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (đường Võ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí
Minh).
Lê Thị Riêng (1925 - 1968)
Quê Bạc Liêu, nguyên ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam, Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam. Bị địch bắt vào
tháng 5-1967, giam tại nhà lao Biên Hòa. Dù địch tra tấn vô cùng dã man, chị
vẫn không khuất phục. Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, chị bị địch giết
chết trên đường Hồng Bàng - Sài Gòn (nay thuộc đường Hùng Vương).
Lê Văn Sĩ (1910 - 1948)
Tên thật là Võ Sĩ, quê ở thôn Minh Tân, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội năm 1927. Nguyên trong Xứ
ủy Nam Bộ, Chính ủy Quân khu 8, rồi năm 1947 được chỉ định làm Bí thư Thành ủy
Sài Gòn. Tháng 10-1948, ông hy sinh trong một cuộc càn quét lớn của địch vào
vùng Láng Le, Vườn Thơm - Long An.
Nguyễn Văn Tạo (1908 - 1970)
Sinh tại làng Phước Lợi, tỉnh Chợ Lớn. Sau khi tốt nghiệp trường trung học
Chasseloup Laubat (Sài Gòn), ông sang Pháp du học. Ông được kết nạp vào Đảng
Cộng sản Pháp, trở thành ủy viên Ban Chấp hành Trung ương của Đảng. Năm 1930,
ông bị Pháp trục xuất về nước. Tại Sài Gòn, ông viết báo chống thực dân. Trong
những năm 1933 và 1935, ông đắc cử vào Hội đồng thành phố Sài Gòn. Năm 1936,
ông là một trong những người tổ chức phong trào Đông Dương Đại hội. Thực dân
nhiều lần bắt giam ông, đày ra Côn Đảo, quản thúc ở Mỹ Tho và Rạch Giá. Cách
mạng Tháng Tám thành công, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I, ủy viên
Ủy ban Nhân dân lâm thời Nam Bộ, Bộ trưởng Bộ Lao động. Sau Hiệp định Genève,
ông làm Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Hà Huy Tập
Sinh 1902, quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.
Năm 1927 vào dạy học tại Trường Phan Xích Hồng, Sài Gòn. Và tham gia phát triển
tổ chức đảng Tân Việt. Từ 1934 cùng Lê Hồng Phong lãnh đạo công tác Hải ngoại
của Đảng. Về nước, ông hoạt động tại Sài Gòn. Hà Huy Tập là Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Đông Dương (1935 - 1938). Ông bị địch bắt 5-1938, đưa về quản thúc tại
quê. Sau đó đưa về Sài Gòn với mức án tù 5 năm. Hoảng sợ trước khí thế cách
mạng của Nam Kỳ khởi nghĩa, chúng lại tuyên án tử hình và đưa ông cùng một loạt
các cán bộ ưu tú của Đảng là Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn
Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến xử bắn tại Bà Điểm, Hóc Môn.
Phạm Ngọc Thạch (1909 - 1968)
Sinh tại Phan Thiết (nay thuộc tỉnh Bình Thuận). Sau khi tốt nghiệp bác sĩ y
khoa (chuyên khoa lao) trường Đại học Paris năm 1935, ông về nước, mở phòng
mạch tư ở số 202 đường Chasseloup Laubat (đường Nguyễn Thị Minh Khai), Sài Gòn.
Tháng 5-1945, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thời kỳ tiền
khởi nghĩa, ông tham gia thành lập và lãnh đạo tổ chức Thanh niên Tiền phong.
Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính
phủ lâm thời. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến
Hành chính Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau Hiệp định Genève, ông làm Bộ trưởng
Bộ Y tế, Viện trưởng Viện chống lao, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt
Nam. Ông còn là Chủ tịch ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Ông được tuyên dương là Anh hùng Lao động. Ngày 7-11-1968, ông hy sinh trong
lúc đang công tác trên chiến trường miền Nam.
Phạm Ngọc Thảo (1922 - 1965)
Sinh tại xã Mỹ Phước, tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang).
Lên Sài Gòn học trường trung học Taberd, rồi ra Hà Nội học đại học, tốt nghiệp
kỹ sư công chánh.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông được cử làm Trưởng phòng Mật vụ Nam Bộ
(1947), Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 410 (Quân khu 9).
Sau Hiệp định Genève 1954, ông được phân công hoạt động tình báo trong lòng
địch (được phong đại tá ngụy quân, làm việc trong cơ quan mật vụ và Phủ Tổng
thống ngụy quyền...), được cử sang học tại Mỹ. Nhờ vậy, ông chuyển ra vùng giải
phóng nhiều tin tức và tài liệu quan trọng của địch.
Ông bị địch bắt và tra tấn dã man đến chết. Ông được Nhà nước truy phong quân
hàm đại tá.
Tôn Đức Thắng (20.8.1888 - 30.3.1980)
Ông sinh ngày 20.8.1888 tại quê Cù Lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, tổng Bình Thành,
tỉnh Long Xuyên nay là tỉnh An Giang, trong một gia đình nông dân.
Học xong tiểu học, ông lên Sài Gòn học trường Kỹ thuật Khoa Cơ điện - Tốt
nghiệp, vào làm việc ở xưởng sửa chữa tàu biển Ba Son, rồi bị điều sang làm
việc ở xưởng Toulon bên Pháp - Cuối năm 1917, Cách mạng Tháng 10 Nga thành
công, các cường quốc đế quốc bao vây và tấn công Cách mạng Nga. Ngày 1/4/1919,
ông cùng các sĩ quan và binh lính trên chiến hạm France nổi dậy làm binh biến,
ông là người kéo cờ đỏ Cách mạng trên chiến hạm và cùng những người nổi dậy kéo
lên bờ cùng nhân dân Nga làm mít-tinh chào mừng Cách mạng Nga.
Năm 1920, ông bị trả về Sài Gòn. Năm 1925 ông gia nhập Thanh niên Cách mạng
Đồng Chí hội, năm 1927 được bầu vào Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn và Kỳ bộ Nam
Kỳ.
Ông bị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo (1930 - 1945).
Cách mạng Tháng 8 thành công, ông tham gia Xứ ủy và Ủy ban Hành chính Nam Bộ -
Năm 1946, Trung ương điều ra Bắc phụ trách công tác mặt trận, Chủ tịch Hội liên
Việt - Từ 1951 là ủy viên Trung ương Đảng cho tới lúc qua đời.
Năm 1954, ông là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước. Sau khi
Hồ Chủ tịch qua đời, Quốc hội cử ông làm Chủ tịch nước. Ông từ trần ngày
30.3.1980, hưởng thọ 92 tuổi.
Trần Quốc Thảo (1914 - 1957)
Tên thật là Hồ Xuân Lưu. Quê làng Cổ Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Năm 1950, làm Thường vụ Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, kiêm Phó Tổng thư ký Công
đoàn Việt Nam. Đến năm 1957, làm Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Ông bị địch
bắt tại Phú Nhuận và bị đánh tới chết ngày 16-10-1957.
Trịnh Đình Thảo (1901 - 1986)
Quê Từ Liêm, Hà Nội. Du học ở Pháp, tốt nghiệp cử nhân văn chương, cao học kinh
tế và thương mại, tiến sĩ luật khoa. Làm luật sư tại Tòa Thượng thẩm Sài Gòn
nhiều năm. Sau Nhật đảo chính Pháp ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong nội
các Trần Trọng Kim, đã ra lệnh thả hàng ngàn tù chính trị bị Pháp giam giữ. Năm
1968, ông ra chiến khu tham gia thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc, dân
chủ, hòa bình Việt Nam. Từng giữ các chức vụ: Chủ tịch Liên minh các lực lượng
dân tộc dân chủ hòa bình Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, ông là ủy viên Đoàn
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngày 31-3-1986, ông mất
tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm
Thiều (1904 - 1986)
Quê xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Sau Cách mạng Tháng Tám, từng
giữ các chức vụ: Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, Chủ tịch Ủy ban hành chánh Sài
Gòn - Chợ Lớn, Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chánh liên khu miền Đông,
Vụ trưởng Vụ Sư phạm Bộ Giáo dục, Đại sứ tại Tiệp Khắc và Hungary, Giám đốc Thư
viện Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
Ngô Nhân Tịnh (? - 1816)
Gốc người Quảng Đông sang ngụ ở đất Gia Định. Học trò Võ Trường Toản, cùng
Trịnh Hoài Đức và Lê Quang Định được đương thời xưng tụng là nhà thơ lớn đất
Gia Định xưa (Gia Định tam gia). Năm 1802, từng được làm Giáp phó xứ sang nhà
Thanh rồi Chánh xứ sang Chân Lạp đem ấn sắc phong Nặc Ông Chân làm vua Chân
Lạp. Năm 1812 làm Hiệp tổng trấn Gia Định phụ tá Tổng trấn Lê Văn Duyệt.
Nguyễn Hữu Thọ (1910 - 1996)
Sinh tại xã Long Phú, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An). 11
tuổi, ông được sang Pháp du học. Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật khoa (tháng
9-1932), ông về nước, mở văn phòng luật sư tại Mỹ Tho, Cần Thơ, làm Chánh Tòa
án dân sự tỉnh Vĩnh Long. Từ 1947, ông lên Sài Gòn tham gia các hoạt động cách
mạng. Ngày 16-10-1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1950,
ông được cử làm Trưởng Phái đoàn đại biểu các giới Sài Gòn - Chợ Lớn, tổ chức
các phong trào đấu tranh chống xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ của nhân dân thành
phố. Hiệp định Genève 1954 ký kết, ông cùng một số tri thức Sài Gòn - Chợ Lớn
thành lập Phong trào bảo vệ hòa bình và giữ chức Phó Chủ tịch của tổ chức này.
Ông được bầu làm Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1962 -
1976) và Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam (1969 - 1976). Đất nước thống nhất, ông giữ nhiều trọng trách như
Phó Chủ tịch nước, quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Đoàn Chủ
tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Võ Trường Toản (? - 1792)
Quê huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Ở ẩn dạy
học, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước như Ngô Tùng Châu, Trịnh Hoài Đức, Lê
Quang Định, Ngô Nhân Tịnh... Nguyễn Phúc Ánh mời ông đến giảng sách, bàn luận
chính trị, muốn trọng dụng ông, nhưng ông một mực từ chối. Ngày 9-9 năm Nhâm Tý
(27-7-1792) ông mất. Nguyễn Ánh ban hiệu cho ông là Gia Định xủ sĩ Sùng Đức Võ
tiên sinh.
Trần Văn Trà (1919 - 1996)
Quê xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Hai mươi tuổi, ông vào Sài
Gòn hoạt động cách mạng. Mùa Thu năm 1945, ông tham gia khởi nghĩa giành chính
quyền ở Sài Gòn. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông đảm nhận nhiều nhiệm vụ
quan trọng: Khu trưởng khu 8, Xứ ủy viên Nam Bộ, Phó Tư lệnh Nam Bộ, Tư lệnh
kiêm Chính ủy Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tư lệnh Phân liên khu miền Đông Nam Bộ.
Tập kết ra Bắc, ông làm Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam,
Giám đốc Học viện quân chính, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương. Năm 1963, ông
về Nam, đảm nhiệm các chức vụ: Tư lệnh quân giải phóng miền Nam, ủy viên Trung
ương cục miền Nam, Phó Bí thư Quân ủy miền. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy mùa Xuân năm 1975, ông là Phó tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh. Miền
Nam được giải phóng, ông làm Chủ tịch ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia
Định, Tư lệnh kiêm Chính ủy quân khu 7, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông được
phong quân hàm Trung tướng năm 1959, Thượng tướng năm 1974 và được tặng thưởng
hai Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương khác.
Nguyễn
Văn Trỗi (1940 - 1964)
Quê ở Điện Bàn, Quảng Nam. Theo gia đình vào Sài Gòn, làm nghề thợ điện ở nhà
máy đèn Chợ Quán, tham gia biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết tử 65, cánh
Tây Nam Sài Gòn. Anh bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 9-5-1964, giữa lúc đang gài mìn
tại cầu Công Lý nhằm tiêu diệt phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ do Bộ trưởng
Quốc phòng Robert Mac Namara dẫn đầu, sang Sài Gòn vạch kế hoạch tăng cường và
mở rộng chiến tranh xâm lược ở cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Anh bị xử bắn tại
vườn rau nhà lao Chí Hòa - Sài Gòn lúc 9 giờ 45 phút ngày 15-10-1964. Anh được
tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.
Lý Tự Trọng (1915 - 1931)
Tên thật là Lê Hữu Trọng quê xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, sinh
tại bản May, tỉnh Na Khôn, Thái Lan. Năm 1926, anh sang Quảng Châu học trung
học, rồi làm việc tại cơ quan Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí
Hội. Ba năm sau, anh được phái về Sài Gòn công tác ở cơ quan Trung ương An Nam
Cộng sản Đảng. Ngày 9-2-1931, trong cuộc mít-tinh tổ chức tại cổng sân banh Mayer
để kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái, anh bắn chết viên thanh tra cảnh sát Legrand,
bảo vệ diễn giả Phan Bôi. Anh bị bắt, bị tra tấn chết đi sống lại, nhưng luôn
luôn giữ khí tiết cách mạng khiến những cai ngục cũng phải kính nể, gọi anh là
"Ông Nhỏ". Trước khi bị thực dân xử bắn, anh còn hát vang bài Quốc tế
ca.
Phan Văn Trường (1878 - 1993)
Quê làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội, những năm hoạt động của ông chủ yếu
diễn ra ở Paris và Sài Gòn. Đỗ tiến sĩ luật khoa ở Pháp (là một trong những tiến
sĩ luật khoa đầu tiên của nước ta), làm luật sư tại Tòa thượng thẩm Paris. Hoạt
động trong phong trào yêu nước của Việt kiều tại Pháp, cùng với Phan Châu Trinh
và Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội đồng bào thân ái và Nhóm những người Việt Nam
yêu nước. Viết nhiều bài cho tờ Le Paria (do Nguyễn Ái Quốc chủ trương). Cuối
năm 1923, ông về nước, làm chủ bút hai tờ báo La Cloche Fêlée (Chuông Rè) và
L'Annam (Nước Nam), đả kích mạnh mẽ chế độ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương và
góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác vào Việt Nam.
Hai lần ông bị thực dân Pháp bắt giam: lần đầu ở Paris (cùng một lúc với Phan
Châu Trinh), lần sau ở Sài Gòn (nhưng bị tạm giam ở Paris).
Mai Thọ Truyền (1905 - 1973) Là một Đốc phủ xứ ngoại hạng, một trong những
người sáng lập chùa Xá Lợi (Sài Gòn) và Hội Phật học Nam Việt, Quốc vụ khanh
đặc trách văn hóa (Sài Gòn). Ông mất ngày 17-4-1973 tại Sài Gòn.
Ngô Gia Tự
Sinh ngày 3-12-1908, ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Năm 1926, gia nhập Việt Nam Thanh niên
Cách mạng đồng chí hội. Cuối năm 1928 vào Sài Gòn hoạt động cách mạng.
Cuối năm 1930, bị địch bắt tại Sài Gòn. Tháng 5-1933, thì bị đày ra Côn Đảo.
Cuối tháng 1-1935, chi bộ nhà tù tổ chức cho ông và một nhóm anh em vượt ngục,
nhưng ông và các đồng chí đã mất tích giữa biển.
Hoàng Việt (1928 - 1967)
Sinh tại Chợ Lớn, tên thật là Lê Chí Trực. Từ 16 tuổi, ông đã bắt đầu sáng tác,
được nhiều người biết đến với những bài Chí cả, Biệt đô thành, Tiếng còi trong
sương đêm (Ký tên Lê Trực). Ông tham gia cách mạng, công tác trong Tổ quân nhạc
của Quân khu 8. Ông nổi tiếng với những ca khúc phục vụ kháng chiến như Lá xanh
(1950), Lên ngàn (1952), Nhạc rừng (1953), Mùa lúa chín (1953-1954)...
Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc, tiếp tục sáng tác. Bản Tình ca (1957)
được những người yêu nhạc đánh giá là một trong những tình khúc hay nhất của
nền âm nhạc nước ta. Sau đó, ông xin về Nam phục vụ kháng chiến. Ông tiếp tục
sáng tác nhiều ca khúc, bản giao hưởng Cửu Long, nhạc kịch Bông Sen... Ngày
31-12-1967, ông hy sinh khi chưa tròn 40 tuổi.
Trương
Phước Vĩnh
Ông là người đầu tiên giữ chức Điều khiển, Thống suất toàn bộ quan binh các
dinh, các trấn ở miền Nam. Ông có công dẹp tan giặc Sà Tốt (làng Prea Sot) năm
1731 và cho đắp lũy Hoa Phong (dấu vết còn ở gần chùa Cây Mai) để ngăn giặc.
6/ Những tên đường Sài Gòn Xưa trước 1975
Từ lâu, người Sài Gòn đã rất khâm phục
cách đặt tên cho đường phố ở Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn.
Câu chuyện lịch sử người đặt tên đường
Mọi người vẫn đinh ninh rằng đó là tập
hợp của một công trình có sự đóng góp trí tuệ của nhiều người, một Hội đồng gồm
nhiều: học giả, sử gia, nhà văn uy tín…
Nhưng thật sự bất ngờ khi được biết kiệt
tác lịch sử này đã được hoàn thành bởi một công chức…!
Người đó là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc
Tòa Đô Chánh-Sài Gòn.
Ông Ngô Văn Phát, Nhà văn – bút hiệu
Thuần Phong, sinh ngày 16-10-1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu….!
Sau hiệp định Genève tháng 7 năm 1954
Pháp bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Bảo Đại, với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.
Để đánh dấu việc giành độc lập từ tay
người Pháp, Toà Đô Chánh Sài Gòn được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường
từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất. Nhiệm vụ này được
giao cho Phòng Hoạ Đồ.
Sau hơn ba tháng nghiên cứu, ông Ngô Văn
Phát đã đệ trình lên Hội Đồng Đô Thành toàn bộ danh sách tên các con đường và
đã được chấp thuận trong sự nể phục…!
Các con đường được đặt tên với sự suy
nghĩ rất lớp lang, mạch lạc với sự cân nhắc, đánh giá, bao gồm cả công trạng
từng anh hùng, phù hợp với địa thế và các dinh thự đã có sẵn từ trước… Tác giả
đã cố gắng đem cái nhìn vừa tổng quát lại vừa chi tiết, những khía cạnh vừa có
tình vừa có lý, đôi khi chen lẫn tính hài hước, vào việc đặt tên hiếm có này.
Phải là một con người có tâm, có tầm mới nghĩ ra và đặt tên cho hay, ý nghĩa,
phù hợp với lòng người…!
-Đầu tiên là những con đường mang những
lý tưởng cao đẹp mà toàn dân hằng mơ ước: Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà,
Thống Nhất. Những con đường hoặc công trường này đã nằm ở những vị trí thích
hợp nhất.
-Đường đi ngang qua Bộ Y Tế (xưa) thì có
tên nào xứng hơn là Hồng Thập Tự. Nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai.
-Đường De Lattre De Tassigny chạy từ phi
trường Tân Sơn Nhất đến bến Chương Dương đã được đổi tên là Công Lý, vì đi
ngang qua Pháp Đình. (Toà án xưa). Nay là đường Nguyễn Văn Trỗi.
-Đại Lộ Nguyễn Huệ nằm giữa trung tâm
Sài Gòn nối từ Toà Đô Chánh (Ủy ban Nhân dân Thành phố nay) đến bến Bạch Đằng
rất xứng đáng cho vị Anh hùng đã dùng chiến thuật thần tốc phá tan hơn 20 vạn
quân Thanh. Đại Lộ này cũng ngắn tương xứng với cuộc đời ngắn ngủi của Ngài-Nguyễn
Huệ (con đường ngày nay vẫn giữ nguyên là đường Nguyễn Huệ)
-Những danh nhân có liên hệ với nhau
thường được xếp gần nhau như Đại Lộ Nguyễn Thái Học với đường Cô Giang và đường
Cô Bắc, cả ba là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Bái (sau năm 1975 một phần của
đường NTH đổi tên là Nguyễn Thị Nghĩa)
-Đường Phan Thanh Giản nằm gần đường
Phan Liêm, Phan Ngữ là hai người con Ông, đã tiếp tục sự nghiệp chống Pháp sau
khi Phan Thanh Giản tuẩn tiết…! (Nay là đường Điện Biên Phủ)
-Ông Cao Thắng một chuyên gia làm súng chống
Tây thì “được” ở gần 2 Nhà kháng chiến: Nguyễn Thiện Thuật và Phan Đình Phùng
(sau 1975 đường NTT được giữ nguyên còn Phan Đình Phùng đổi thành Nguyễn Đình
Chiểu)
-Những đại lộ dài nhất được đặt tên cho
các anh hùng Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi và Hai Bà Trưng. Mỗi đường
rộng và dài tương xứng với công trạng dựng nước, giữ nước của các Ngài.
-Đường mang tên Lê Lai, người chịu chết
thay cho vua Lê Lợi thì nhỏ và ngắn hơn, được nằm cận kề với đại lộ Lê Lợi. Như
Quân và Thần xưa kia…!
-Đường Khổng Tử và Trang Tử trong Chợ
Lớn với đa số người dân là người Hoa cư ngụ nên gắn liền với họ.
Vào năm 1962 tờ báo Đuốc Nhà Nam ở Sài
Gòn đăng tin mừng ngày sinh của cụ Huỳnh Thúc Kháng. Các tờ báo thân với chính
quyền Sài Gòn có chất vấn chủ bút tờ báo Đuốc Nhà Nam (ông Trần Tấn Quốc) trong
một cuộc họp các tờ báo Tin Sáng, Đuốc Nhà Nam,Tiếng Dội, Thần Chung,Trắng
Đen... : vì sao lại ca ngợi một lãnh tụ của VN DCCH? Người chủ bút trả lời: thế
các ngài có biết con đường Huỳnh Thúc Kháng không? (con đường phía sau bệnh
viện Sài Gòn, đi tới trường kỷ thuật Cao Thắng). Nếu chính quyền còn lấy tên cụ
để đặt tên đường thì cớ gì không cho tôi đăng mừng sinh nhật của cụ trên báo
của tôi? Với câu trả lời sắc bén ấy làm cho các tờ báo phe đối lập phải câm
họng, tức giận nhưng chẳng nói được gì.
-Bờ sông Sài Gòn được chia ra ba đoạn,
đặt cho các tên Bến Bạch Đằng, Bến Chương Dương, và Bến Hàm Tử, để ghi nhớ
những chiến công, các trận thuỷ chiến lẫy lừng trong lịch sử chống quân Mông
Cổ, chống Nhà Nguyên của Hưng Đạo Đại Vương vào thế kỷ 13.
-Thẳng góc với hai đường Bà Huyện Thanh
Quan và Đoàn Thị Điểm là đường Hồ Xuân Hương. Đó là Ba nữ sĩ nằm bên cạnh nhau,
thật là có lý vì cả ba đều là văn thi sĩ nổi danh… (ba con đường này sau năm
1975 được giữ nguyên tên đường).
Năm 1957, ông Ngô Văn Phát có bài đăng
trên bộ Tự điển Encyclopedia – Britannica ở Luân Đôn (Anh Quốc). Đó là chuyên
đề Khảo cứu về thành phố Sài Gòn. •Năm 1964 với chuyên đề Ca dao giảng luận in
trên tạp chí Trường Viễn đông Bác cổ ở Paris (sau in thành sách ở Sài Gòn).
Cùng năm này ở Trường Cao học Sorbonne
(Paris), ông cũng có chuyên đề “Nguyễn Du et La Métrique Populaire” (Nguyễn Du
với thể dân ca) trong bộ sách nhan đề: Mélanges sur Nguyên Du (Tạp luận về
Nguyễn Du).
Những năm 1970, ông được mời thỉnh giảng
môn Văn học dân gian tại Đại học Văn khoa, Sư phạm Huế và Cần Thơ.
Ngoài ra, hầu hết những con đường khác ở
Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn đều do Ông và đồng sự đặt ra…
Ông mất vào năm 1983 tại Sài Gòn hưởng
thọ 73 tuổi…!
Tên cũ và tên mới những con đường Sài Gòn
– TPHCM
Bùi Chu > Tôn Thất Tùng.
Chi Lăng > Phan Đăng Lưu.
Công Lý > Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn
Văn Trỗi
Cộng Hòa > Nguyễn Văn Cừ.
Cường Để > Tôn Đức Thắng.
Duy Tân > Phạm Ngọc Thạch.
Đoàn Thị Điểm > Trương Định (cả Đoàn
thị Điểm và Trương Công Định đều đổi thành Trương Định).
Đỗ Thành Nhân > Đoàn Văn Bơ.
Đồn Đất > Thái Văn Lung.
Đồng Khánh > Trần Hưng Đạo B.
Gia Long > Lý Tự Trọng.
Hiền Vương > Võ Thị Sáu.
Hồng Thập Tự > trước là Xô Viết Nghệ
Tĩnh. Nay là Nguyễn Thị Minh Khai. Qua khỏi cầu Thị Nghè (đoạn hướng về Hàng
Xanh) được đặt là đường Xô Viết Nghệ Tĩnh
Huỳnh Quang Tiên > Hồ Hảo Hớn.
Lê Văn Duyệt (Gia Định) > Đinh Tiên
Hoàng. Nay đoạn từ cầu Bông cho đến chợ Bà Chiểu) được trả lại tên đường Lê Văn
Duyệt (Bình Thạnh)
Lê Văn Duyệt (Sài Gòn) > Cách Mạng
Tháng 8.
Minh Mạng > Ngô Gia Tự.
Ngô Tùng Châu > Nguyễn Văn Đậu.
Ngô Tùng Châu (Sài Gòn)> Lê thị
Riêng.
Nguyễn Đình Chiểu > Trần Quốc Toản.
Nguyễn Hoàng > Trần Phú.
Nguyễn Huệ (Phú Nhuận) > Thích Quảng
Đức.
Nguyễn Huỳnh Đức > Huỳnh Văn Bánh.
Nguyễn Minh Chiếu > Nguyễn Trọng
Tuyển.
Nguyễn Phi > Lê Anh Xuân.
Nguyễn Văn Học > Nơ Trang Long.
Nguyễn Văn Thinh > Mạc Thị Bưởi
Nguyễn Văn Thoại > Lý Thường Kiệt.
Pétrus Ký > Lê Hồng Phong.
Phạm Đăng Hưng > Mai Thị Lựu.
Phan Đình Phùng > Nguyễn Đình Chiểu.
Phan Thanh Giản > Điện Biên Phủ.
Phan Văn Hùm > Nguyễn thị Nghĩa
Phát Diệm > Trần Đình Xu.
Sương Nguyệt Ánh > Sương Nguyệt Anh.
Tạ Thu Thâu > Lưu Văn Lang.
Thái Lập Thành (Phú Nhuận) > Phan
Xích Long.
Thái Lập Thành (Q1) > Đông Du.
Thành Thái > An Dương Vương.
Thiệu Trị > Nguyễn Văn Luông.
Thoại Ngọc Hầu > Phạm Văn Hai.
Thống Nhất > Lê Duẩn.
Tổng Đốc Phương > Châu Văn Liêm.
Trần Hoàng Quân > Nguyễn Chí Thanh.
Trần Quốc Toản > 3 Tháng 2.
Trần Quý Cáp > Võ Văn Tần
Triệu Đà > Ngô Quyền.
Trịnh Minh Thế > Nguyễn Tất Thành.
Trương Công Định > Trương Định (cả
Đoàn Thị Điểm và Trương Công Định đều đổi thành Trương Định).
Trương Tấn Bửu > Trần Huy Liệu
Trương Minh Ký > Lê Văn Sĩ.
Trương Minh Giảng > Trần Quốc Thảo.
Tự Đức > Nguyễn Văn Thủ.
Tự Do > Đồng Khởi.
Võ Di Nguy (Phú Nhuận) > Phân thành 2
đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Kiệm.
Võ Di Nguy (Sài Gòn) > Hồ Tùng Mậu.
Võ Tánh (Phú Nhuận) > Hoàng Văn Thụ.
Võ Tánh (Sài Gòn) > 1 phần của Nguyễn
Trãi, khúc giao với Cống Quỳnh.
Yên Đổ > Lý Chính Thắng
7/ Lăng Cha Cả - Bá Đa Lộc - Thực và hư
Bá
Đa Lộc - Thực và hư
Trước khi di dời nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, vào năm
1980, Lăng Cha Cả ở khu vực ngã tư Lê Văn Sỹ - Hoàng Văn Thụ được cải. Chính
quyền giải thích: cải để chỉnh trang đường phố, giảm ùn tắc giao thông. Cha Cả
được dùng để chỉ vị tu sĩ Công giáo đứng đầu địa phận. Lăng Cha Cả là khu đất
rộng khoảng 2 ngàn thước, gồm một nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở
trước có bia đá lớn. Người ta nói đó là mộ phần của Giám mục Bá Đa Lộc, một
Giám mục người Pháp đã sang giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn Nguyễn Huệ và của một
số thừa giám. Bá Đa Lộc là tên tiếng Việt được phiên âm từ tiếng Pháp (Pigneau
de Behain).
Tuy nhiên, chuyện Lăng Cha Cả còn nhiều điều đáng lưu ý. Những hài cốt tại khu
mộ này đã được đại diện từ nước Pháp sang nhận và mang về chôn. Nhưng riêng mộ
của Giám mục Bá Đa Lộc, khi khai quật, chỉ thấy cây Thánh giá bằng vàng Tây lớn
mà ông đeo khi xưa, chiếc gậy vàng của chức Giám mục, những mề đay của nhà nước
Pháp và Việt trao tặng.
Nhà nghiên cứu Lý Nhân Phan Thứ Lang, người Công giáo, lật ngược vấn đề: "Nhiều
người nghĩ đó là mộ thật của Đức Giám mục, nhưng tờ Nam Phong Tạp Chí của Phạm
Quỳnh, quyển XVI, 92, phát hành tháng 2 năm 1925, có bài: "Bá Đa Lộc: mộ
ông... hiện nay ở đâu?" của Vương Gia Bật, chỉ rõ: Lăng Ngọc Hội cách thành
phố Nha Trang 8 cây số. Phía trước mộ có một cái miếu nhỏ ở giữa đề chữ Hán:
"Bá Đa Lộc chi mộ". Phía sau miếu có khắc cây Thánh giá.
Ngày 13/3/1925, quan Công sứ và Linh mục nhà thờ Bình Can (Nha Trang) ra lệnh
cải táng. Bên trong, xương cốt đã mục, hàm còn dính 3 cái răng, có 2 - 3 cái
rơi ra ngoài...".
"Như vậy đích là mộ Đức Cha Bá Đa Lộc chôn ở Nha Trang" - Ông Lý Nhân
Phan Thứ Lang thành kính - "Theo tôi, ngay sau khi cải táng, hài cốt của
Đức Cha đã được đưa về Pháp, ngôi mộ ở khu Lăng Cha Cả tại Sài Gòn chỉ là tượng
trưng. Tôi nghĩ, khi Gia Long mới lên ngôi, sợ Tây Sơn có ngày lật ngược thế
cờ, nên phải cho dựng lăng ở Gia Định để đánh lạc hướng. Còn việc di dời lăng
phục vụ dân sinh là đúng".
8/ Saigon-những
kỷ lục
Continental: Khách sạn cổ nhất TP.
HCM
Là một trong năm địa điểm của TP. HCM được công nhận di tích lịch sử, Khách sạn
Continental tọa lạc ở góc ngã tư Công trường Quốc tế - Đồng Khởi. Cổng chính
hướng ra đường Đồng Khởi gồm hai số 132 - 134. Khách sạn được xây dựng vào năm
1880, do kiến trúc sư người Pháp thiết kế, và mang tên Continental ngay từ
những ngày đầu. Sau ngày giải phóng miền Nam, có thời gian khách sạn đổi tên
thành Hải Âu. Đến 1989, khi được chỉnh trang, nâng cấp khách sạn đã lấy lại tên
cũ. Continental có diện tích tổng thể 3.430m2, cao 3 tầng. Tuy số phòng không
lớn, song diện tích mỗi phòng ở đây cũng thuộc vào loại "kỷ lục", có
phòng rộng 80m2 với chiều cao 4m. Nơi đây từng đón tiếp Tổng thống Pháp J.
Chirac, Thống đốc bang California, người mẫu Kate Mode và nhà văn Mỹ nổi tiếng
Gramham Green. Chính tại phòng 214 của khách sạn là nơi cho ra đời tác phẩm
"Quiet American".
Thảo Cầm
Viên, công viên lâu đời nhất TP
Tính đến tháng 3 năm 1998, Thảo Cầm Viên (TCV) đã có 134 năm tuổi. Khởi công xây
dựng vào tháng 3/1864, TCV lúc ban đầu là một công viên rộng 12 ha, do Nhà thực
vật học nổi tiếng người Pháp J.B.Louis Pierre sáng lập và làm Giám đốc đầu
tiên. Đến năm 1865, nơi đây được mở rộng thêm 8 ha nữa, và là vườn ươm nhiều
giống cây du nhập có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê, ca cao, măng cụt,
vú sữa, sầu riêng, xà cừ, dầu rái..., đồng thời người Pháp cũng phát triển ở đây
một số vườn thú, vì vậy công viên này được đặt tên là Sở Thú. Đến năm 1924, Sở
Thú được mở rộng thêm 13 ha. Năm 1956, chính quyền Sài Gòn cho tu sửa, tái
thiết lại và năm 1966 đổi tên thành Thảo Cầm Viên. Từ năm 1989, TCV lại được
cải tạo, mở rộng và du nhập thêm nhiều giống mới, trồng thêm một số loài cây
quý. Bộ sưu tập thú của TCV hiện có đến 600 đầu thú thuộc 120 loài với tổng diện
tích chuồng trại lên đến 21.352m2, ngoài ra còn có 1823 cây gỗ thuộc 260 loài
và nhiều loại hoa cây kiểng quý. Năm 1990, TCV là thành viên chính thức của
Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á, và đây cũng là một trong những công viên khoa
học lớn nhất Đông dương.
Đầm Sen,
công viên lớn nhất TP
Công viên Đầm Sen với tổng diện tích 54 ha, hiện đang giữ kỷ lục công viên lớn
nhất TP. Ban đầu chỉ là một ao rao muống, đến năm 1985, hồ được giao về Cty
dịch vụ văn hóa tổng hợp Q.11, rồi sau đó là Cty du lịch Q.11 quản lý và được
đầu tư trở thành công viên vui chơi giải trí. Từ năm 90, công viên Đầm Sen đã
nổi tiếng với nhiều công trình như Hòn non bộ cao 20m, bảo tàng sinh vật biển,
vườn chim và nhiều thú quý hiếm. Năm 96, Đầm Sen đầu tư 10 tỉ đồng xây dựng trò
chơi Monoray trên không, công trình Nhạc nước, trò chơi Vượt thác, những trò
chơi hiện đại đầu tiên ở TP. Ngoài ra, còn có Nhà Xương Rồng (với 30 loại xương
rồng, trong đó có loại giá trị lên đến 30 triệu/cây), Nhà hoa ôn đới (20 loại
cây trong nhiệt độ 15-20oC), Vườn Nam Tú Thượng Uyển (tập họp những loại cây
kiểng cổ quý giá). Trong năm 98, Đầm Sen sẽ được đầu tư thêm ba khu vui chơi
hiện đại nữa: Khu trò chơi cảm giác mạnh; Khu Đầm Sen Water Park; Khu du lịch
Bồng Lai... Cả ba công trình này sẽ ra mắt vào Tết Âm lịch con Mèo (1999) sắp
tới. Hiện nay, trung bình mỗi ngày Đầm Sen đón 4.000 - 5.000 khách đến vui
chơi, ngày lễ, chủ nhật từ 15.000 - 20.000 người.
Nhà máy
điện xưa nhất TP. HCM
Nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Sài Gòn là nhà máy điện Chợ Quán vào năm
1896, địa chỉ tại số 8 Bến Hàm Tử, quận 5. Khởi đầu, nhà máy cung cấp điện công
cộng bằng dòng điện ba pha, với công suất chưa tới 120 MW. Máy phát điện chạy
bằng hơi nước, có năm lò hơi với 150m2 chứa nước luân lưu. Một máy phát chính
công suất 1000 ampères/giờ chuyển động bằng vòng quay để phân phối điện bảo vệ
an toàn và kiểm soát dòng điện. Hiện nay nhà máy đã được trang bị hiện đại với
bảy máy phát điện, cung ứng phần quan trọng cho lưới điện TP và lưới điện quốc
gia.
New
World Saigon - Khách sạn lớn nhất TP. HCM
Tọa lạc tại số 76 Lê Lai, Q.1, toàn bộ khuôn viên Khách sạn New World Saigon
nằm trên phần đất hình tam giác, tiếp giáp giữa ba con đường: Lê Lai, Phạm Hồng
Thái và Nguyễn Thái Học. Chính thức hoạt động từ năm 1995, Khách sạn New World
Saigon hiện giữ kỷ lục là khách sạn lớn nhất TP với 14 tầng, 543 phòng, trong
đó có 27 suite (phòng gia đình) và 32 văn phòng kinh doanh, đầy đủ những tiện
nghi hoàn hảo nhất: phục vụ thức ăn suốt ngày tại phòng, hệ thống an toàn, tivi
màu, bàn làm việc, mini bar, điện thoại quốc tế trực tiếp... Ngoài ra, còn có
Câu lạc bộ thể thao với hồ bơi, sân tennis, sân luyện golf. Tầng trên cùng là
những phòng nghỉ cao cấp mang tên Câu lạc bộ Hoàng gia. Tại đây, ngoài những
dịch vụ đặc biệt, khách có thể ngắm toàn bộ cảnh quan TP từ độ cao hơn 70m.
Ngôi
đình lâu đời nhất TP
Đó là Đình Thần Chí Hòa tại 475 Đường Cách Mạng Tháng 8, P.13, quận 10. Đây là
ngôi Đình dù chưa xác định được chính xác năm xây dựng, nhưng không ít người
đều khẳng định Đình phải có gần 300 năm tuổi. Ngôi Đình cổ kính và lâu đời này
từng được Vua Tự Đức đời thứ 5 ban sắc phong ngày 29.11 năm Nhân Tý 1852.
Nơi đây, Cụ Võ Trường Toản đã từng dạy học, ông đã đào tạo ra nhiều nhân tài
cho đất nước, đến nay di bút của ông còn in sâu trên cặp Liễn treo trước chính
điện Đình. Phan Xích Long cũng từng mượn Võ ca của Đình để làm nơi dạy võ chống
thực dân. Đình Thần Chí Hòa trong thời kỳ chiến tranh cũng là nơi che giấu cán
bộ Cách mạng hoạt động bí mật. Ngày 16.2.1997 (Âm lịch) Đình Thần Chí Hòa được
Nhà nước CHXHCN Việt Nam công nhận là di tích lịch sử Quốc gia.
Khi mới ra đời Đình Chí Hòa được làm bằng đá và trước khi được vua Tự Đức ban
sắc phong đã được xây dựng lại như ngày nay. Tại Thành phố Hồ Chí Minh Đình
Thần Chí Hòa được xếp hạng nhất trong tất cả các Đình hiện có và cũng đứng đầu
danh sách 10 Đình Chùa cổ và lâu đời nhất của Thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Quý
Đôn: Ngôi trường cổ nhất
Trường Lê Quý Đôn được xây dựng vào năm 1874 và hoàn tất vào năm 1877. Lúc đầu
trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ) rồi đổi tên thành Collège
Chasseloup Laubat. Sau năm 1954, trường mang tên là Jean Jacques Roussean nhưng
vẫn do người Pháp quản lý. Đến 1967, trường được trả lại cho người Việt Nam và
trở thành Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ 1975, khi đất nước hoàn toàn thống
nhất, trường mang tên PTTH Lê Quý Đôn. Trải qua hơn một thế kỷ (123 năm), kiến
trúc ban đầu vẫn được giữ như xưa, gồm bốn dãy nhà cao hai tầng ghép lại có
hình chữ "khẩu". Khuôn viên nguyên thủy của trường gồm cả diện tích
của hai trường PTCS Lê Quý Đôn và PTTH Lê Quý Đôn, có hai cổng chính: một quay
ra đường Nguyễn Thị Minh Khai và một hướng về Võ Văn Tần.
Rất nhiều cựu học sinh của trường đã trở thành những nhân vật nổi tiếng như nhà
trí thức yêu nước Cao Triều Phát, học giả Nguyễn An Ninh, giáo sư sử học Trần Văn
Giàu, nhà nghiên cứu dân tộc học Vương Hồng Sển và nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công
Sơn.
Nhà hát
cổ nhất thành phố
Đó là Nhà hát (NH) Lớn (70 Đồng Khởi, Q.1).
Bắt đầu khởi công xây dựng năm 1989, với nguyên vật liệu chủ yếu từ Pháp đưa
sang, phần trang trí bên trong có hoa văn gần giống như các NH lớn ở Pháp cuối
TK 19. Ngày 17.1.1990: công diễn buổi đầu tiên và được gọi là Nhà hát Tây. Tại
đây đã từng diễn ra buổi diễn thuyết của đại thi hào người Ấn Độ Rabindranath
Tagore vào 1929. Năm 1956 được phục hồi làm trụ sở Hạ nghị viện chế độ cũ. Đến
5.1975 trở thành Nhà hát Lớn TP với 750 chỗ ngồi. Là một trong 8 công trình văn
hóa chào mừng 300 năm Sài Gòn - TP. HCM, 12.1997 NH được đầu tư trùng tu sửa
chữa với kinh phí 25 tỷ 150 triệu. Toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài của NH sẽ
được phục chế y như cũ, bao gồm các phù điêu, tượng thần âm nhạc, hai người đàn
bà đỡ cột bằng đá cẩm thạch cao 4m, mái của NH sẽ được lợp bằng thạch bản pha
kẽm. Tuy nhiên để bảo đảm yêu cầu là một NH có chất lượng, NH sẽ chỉ còn hơn
600 ghế với một hệ thống âm thanh, ánh sáng được xử lý bằng máy vi tính. Dự
kiến việc trùng tu sửa chữa sẽ hoàn thành cuối 1998.
Chợ Rẫy,
Bệnh viện lớn nhất TP
Xây dựng năm 1890, khởi đầu bệnh viện có tên là "Nhà thương thành phố Chợ
Lớn", đến năm 1919 đổi thành "Nhà thương bản xứ Nam Kỳ". Năm
1938 BV lại đổi tên là "Nhà thương Lalung - Bonnaire". Năm 1957 sau
khi sát nhập hai phòng khám Hàm Nghi và Nam Việt, BV đổi tên là Nhà thương Chợ
Rẫy. Năm 1971, Nhật xây dựng nơi đây thành một BV mới hiện đại, trên diện tích
53.000m2, đến tháng 6/1974 thì hoàn thành với tên gọi và cấu trúc như hiện nay.
Thời Pháp thuộc đây là BV đa khoa có số giường bệnh lớn nhất lúc đó: 647
giường. Hiện nay, đây là BV tuyến TW, cao 11 tầng, 1155 giường với 35 khoa chẩn
đoán, điều trị khác nhau. Từ nay đến năm 2000, BV Chợ Rẫy còn được chọn là một
trong những trọng điểm đầu tư phát triển thành Trung tâm y tế chuyên sâu phía
Nam.
Thư viện
lớn nhất
Đó là Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM (trước 1975 có tên là Thư viện Quốc
gia). Thư viện khánh thành ngày 23.12.1971 và bắt đầu phục vụ người đọc vào đầu
năm 72. Tổng diện tích khuôn viên 7.070m2, tiếp giáp bốn đường: Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực, cổng chính số 69 đường Lý Tự Trọng. Thư
viện cao 16 tầng, chia làm hai khối gần như phân biệt: Khối thứ nhất là một dãy
nhà dài 71m, ngang 23m gồm tầng hầm, tầng trệt, hai lầu và một sân thượng; Khối
thứ nhì nằm giữa, vuông vức và vọt lên như một ngọn tháp, có 14 tầng với chiều
cao 43m dành làm kho chứa sách báo. Thư viện hiện có 500.000 đầu sách và
300.000 báo, tạp chí các loại. Năm 1997 đã có 294.248 lượt người đến tham khảo
917.834 lượt tài liệu. Ngoài việc phục vụ nhu cầu đọc sách, báo, tham khảo tài
liệu... hiện nay, thư viện mở thêm dịch vụ sao chép tư liệu, tài liệu cổ và
những sách báo quý hiếm theo yêu cầu độc giả.
Nhà Bảo
tàng lâu năm nhất TP
Đó chính là Nhà Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên
ngày nay. Ngày 24/11/1927, người Pháp cho xây dựng Viện Bảo tàng Blanchard De
La Brosse trong khuôn viên Sở Thú theo thiết kế của kiến trúc sư Delaval, với
kiểu kiến trúc độc đáo hơi giống tháp cung điện mùa hè Bắc Kinh. Đến năm 1956,
chính quyền Sài Gòn đổi tên thành Viện Bảo tàng quốc gia Sài Gòn, trưng bày mỹ
thuật của Việt Nam, Chàm, Khmer, Trung Quốc, Nhật Bản và các sắc tộc thiểu số.
Năm 1970, bảo tàng được xây dựng mở rộng thêm phần phía sau một dãy nhà hình
chữ U do Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Năm 1979, Viện bảo tàng lại được
đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và tồn tại đến ngày nay, với 15 phòng
trưng bày nhiều hiện vật cổ, phản ánh nền văn hóa của đại gia đình dân tộc VN
suốt 4.000 năm dựng nước và giữ nước. Ngoài ra, còn có 6 phòng trưng bày chuyên
đề giới thiệu các giai đoạn lịch sử văn hóa ở miền Nam.
Bức
tranh đắt giá nhất
Bức tranh đắt giá nhất từ xưa tới nay của TP. HCM (và cũng là của cả nước VN)
là tác phẩm sơn mài "Vườn xuân Trung Nam Bắc" của cố họa sĩ Nguyễn
Gia Trí (1908-1993). HS Nguyễn Gia Trí là bậc thầy lớn nhất về sơn mài, đã có
công đưa "sơn ta" (sơn Phú Thọ) từ một chất liệu làm đồ mỹ nghệ cổ
truyền phương Đông trở thành chất liệu hội họa nghệ thuật độc đáo của riêng VN
từ những năm 30, gọi là "sơn rửa" hay "sơn mài". "Vườn
xuân Trung Nam Bắc" gồm 9 tấm kích thước 2mx5,4m được sáng tác kéo dài từ
đầu những năm 1970 đến năm 1990, là tác phẩm lớn cuối cùng của cụ Trí. Năm
1990, UBND TP. HCM đã quyết định mua tác phẩm này với giá 600 triệu đồng, tương
đương 100.000 USD vào lúc ấy. Tác phẩm thể hiện sự thống nhất đất nước qua cảnh
các phụ nữ 3 miền múa hát vui chơi trong thiên nhiên tươi đẹp đầy hoa lá, được
lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố.
Cầu lâu
năm nhất TP. Hồ Chí Minh
Cũng có người cho rằng chiếc cầu lâu năm nhất tại TP. HCM phải là cầu Móng (nằm
ở quận 1). Tuy nhiên cây cầu này lại không có hồ sơ lưu trữ ở ngành GTCC, nên
cũng thật khó xác định độ tuổi. Hiện tại TP. HCM có nhiều người nhất trí khi
cho rằng có một cây cầu lâu năm nhất hiện nay, đó là Cầu Sơn.
Cầu Sơn được xây dựng từ cuối thế kỷ 18 dưới thời Nhà Nguyễn. Trước đây vùng
này chuyên sống bằng nghề trồng Sơn lấy nhựa cung cấp cho nhu cầu của nhà nước
phong kiến đương thời, nên cầu khi được xây dựng cũng mang luôn tên cầu Sơn.
Cầu Sơn dài 19m, rộng 11m và mỗi bên lề rộng 0,5m.
Hiện cầu Sơn thuộc ranh giới hai phường 25 và 26 quận Bình Thạnh nằm trên đường
Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Nhà sách
lớn nhất Thành phố
Nhà sách
lớn nhất TP hiện nay không nằm ở các quận trung tâm mà lại ở một quận vùng ven
- Nhà sách Cây Gõ, 146 Minh Phụng, Q.6. Tiền thân nơi này là rạp hát Cây Gõ,
được UBNDTP ra quyết định chuyển giao cho Cty FAHASA đầu tư 1 tỷ đồng sửa chữa
và xây dựng lắp đặt các trang thiết bị làm thành Nhà sách Cây Gõ, khai trương
vào ngày 5.6.1998 vừa qua. Nhà sách Cây Gõ hiện là nhà sách lớn nhất TP và có
thể lớn nhất nước với diện tích gần 1.000m2. Nhà sách có tổng giá trị hàng hóa
6 tỷ đồng gồm 15.000 tên sách quốc văn, 5.000 tên sách ngoại văn và gian hàng
sách thiếu nhi, dụng cụ học sinh, đồ chơi trẻ em, quầy văn hóa phẩm (vidéo,
cassette, CD, CD-ROM, VCD...), văn phòng phẩm, dịch vụ in tráng ảnh, khu đọc
sách và xem vidéo miễn phí... Ngay ngày khai trương, nhà sách đã đạt doanh số
kỷ lục - gần 80 triệu đồng. Từ tháng 6 - 8.1998, nhà sách giảm 10% giá đối với
các học sinh giỏi khi mua sách giáo khoa, sách tham khảo và 5% khi mua dụng cụ
và tập học sinh của FAHASA. Đối với các khách hàng khác, nhà sách giảm 5% giá
bằng hiện vật.
An Bình:
Bệnh viện cổ nhất
Bệnh viện miễn phí An Bình tọa lạc trên một khu đất rộng 17.361m2 ở đường An
Bình, quận 5. Khởi thủy, nơi đây là một ngôi chùa của người Trung Hoa, được xây
cất từ năm 1829. Tại đây đã có những hoạt động y tế nhân đạo, khám và điều trị
miễn phí cho nhân dân dựa vào nền tảng y học cổ truyền. Do nhu cầu về dịch vụ y
tế của nhân dân ngày càng tăng, vào năm 1916 Bệnh viện được chính thức xây
dựng. Đến 1945 Bệnh viện đưa vào sử dụng và có tên là Bệnh viện Triều Châu. Sau
nhiều lần sửa chữa, nâng cấp, Bệnh viện đã có bộ mặt như ngày nay. Năm 1978,
Bệnh viện được công lập hóa trở thành bệnh viện đa khoa với tên gọi An Bình.
Ngày 19.5.1994, Bệnh viện An Bình lại nhận một trách nhiệm mới "chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân lao động nghèo của Thành phố". Và từ đó đến nay bệnh
viện mang tên "Bệnh viện miễn phí An Bình".
Nữ quân
nhân cao tuổi nhất
Đó là nữ kiệt miền Đông, bà đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Thị
Bi, tên thật là Hồ Thị Hoa. Bà sinh ngày 25.4.1916 tại xã Tân Hiệp, quận Hóc
Môn. Tham gia Cách mạng ở tuổi hai mươi, khởi đầu là hoạt động trong Hội Ái Hữu
(1936). Cũng năm này, được kết nạp vào Đảng. Cách mạng Tháng Tám 1945, là Đoàn
trưởng Ban tiếp tế của quận, thành lập "Ban trừ tà" thuộc Chi đội 12.
Năm 1948 là trưởng Ban công tác số 12, đại đội trưởng Đại đội 2804, kiêm tiểu
đoàn phó Tiểu đoàn 935 trực thuộc E 312 Gia Định Hóc Môn với nhiệm vụ chính là
trừ gian diệt tề, binh vận, bảo vệ nhân dân. Do có nhiều công lao trong việc
xây dựng lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế tự túc nuôi quân, 1950 được Bác Hồ
tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng I, Huân chương Quân công hạng III. Sau
khi tập kết ra miền Bắc 1954, công tác tại Ban đón tiếp đồng bào miền Nam, Cục
Cán bộ, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng. Trước khi nghỉ hưu 1976, là Phó Chủ
nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh. Bà là một trong những người thành
lập Hội Cựu chiến binh TP, Tổ ghi sử - Bảo tàng phụ nữ Nam bộ, nghĩa trang Tân
Xuân. Được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng II, Lao động hạng I, Huy hiệu
60 năm tuổi Đảng.
NS ưu tú
Phùng Há - Nữ nghệ sĩ cao tuổi nhất
Nữ nghệ sĩ Phùng Há sinh năm 1911, hiện là bậc cao niên trong làng nghệ sĩ (87
tuổi). Tên thật là Trương Phụng Hảo, sinh quán tại xã Điều Hòa, huyện Châu
Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang). Năm 23 tuổi (1924), Phụng Hảo trở thành
cô đào của Tái Đồng Ban với cái tên Phùng Há. Kể từ thời điểm đó, cô theo các
gánh hát thầy Nam Tú, gánh Huỳnh Kỳ, Trần Đắc. Năm 1935, nữ nghệ sĩ hợp tác với
nghệ sĩ Năm Phỉ lập đoàn Phi Phụng, rồi một năm sau lại lập tiếp Đoàn Phụng
Hảo. Bà từng cộng tác với các nghệ sĩ như Năm Giao, Ba Vân... lập ra nhiều đoàn
cải lương khác. Nổi tiếng với nhiều vai diễn trong các vở: "Đêm không
ngày", "Đời cô Lựu", "Mộng Hoa Vương", "Mạnh Lệ
Quân thoát hài" , "Tô Ánh Nguyệt", "Phụng Nghi Đình",
"Giọt máu chung tình".
Không chỉ là một nghệ sĩ ưu tú, bà còn là một nhà hoạt động xã hội (Hội trưởng
Hội Ái Hữu). Trước giải phóng, bà từng tham gia lãnh đạo anh em văn nghệ sĩ
biểu tình buộc địch phải trả tự do cho nghệ sĩ Năm Châu (1954), hay cùng soạn
giả Trần Hữu Trang đấu tranh chống sa thải công nhân Ba Son (1951). Hiện nay,
nữ nghệ sĩ tuy cao tuổi nhưng vẫn thuộc Ban Quản Trị chùa Nghệ Sĩ, là nơi lo về
đời sống vật chất, tinh thần cho những nghệ sĩ già không nơi nương tựa.
Người có
nhiều thơ được phổ nhạc nhất ở TP. HCM
Đó là nhà thơ Dương Xuân Định, sinh năm 1955, hiện đang công tác tại LĐLĐ TP.
Hồ Chí Minh. Dương Xuân Định đến với thơ ca từ năm 1967, nhưng phải nói từ năm
1987 đến nay, anh mới thật sự khẳng định mình trong làng thơ của TP. HCM. Khiêm
tốn, không ồn ào, những bài thơ của Dương Xuân Định mang đậm chất lãng mạn, hồn
nhiên của thời hoa niên. Với anh, một chút nắng hồng, đôi tà áo xanh thiếu nữ,
một vầng mây bạc trôi cuối trời xa... cũng trở thành những kỷ niệm ngọt ngào,
để rồi một ngày nào đó, tất cả bỗng rạt rào thành những vần thơ thật dễ thương.
Cho nên, cũng thật dễ hiểu tại sao có nhiều nhạc sĩ đã phổ nhạc vào thơ anh.
Dương Xuân Định đã xuất bản được 3 tập thơ. Và, 52 bài thơ của anh đã được các
nhạc sĩ phổ nhạc. Trong đó, có những bài rất nổi tiếng như: Một chút gì để nhớ
(nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, ca sĩ Thủy Tiên), Chiều vàng (nhạc sĩ Lê Châu, ca sĩ
Quỳnh Lan), Giông bão riêng anh (nhạc sĩ Lý Dũng Liêm, ca sĩ Tuấn Phong), Chia
xa (nhạc sĩ Lý Dũng Liêm, ca sĩ Tuấn Phong)... Sắp tới, Dương Xuân Định sẽ xuất
bản một tập gồm 30 ca khúc được phổ nhạc từ thơ anh.
Đền
tưởng niệm liệt sĩ lớn nhất
Đó là Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược nằm trong khu di tích lịch sử địa đạo Củ
Chi ở xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 70 cây số về
phía Bắc. Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược khởi công xây dựng ngày 19.5.1993
trên một khu đất rộng 7 ha ven sông Sài Gòn, khánh thành ngày 19.12.1995. Kinh
phí xây dựng 21 tỷ đồng, một phần do nhân dân TP. HCM và các tỉnh bạn đóng góp.
Đền gồm có 5 hạng mục: cổng tam quan, nhà văn bia, tháp 9 tầng, hoa viên và đền
chính. Hơn 47.000 liệt sĩ hy sinh trên đất Sài Gòn - Gia Định trong hai cuộc
kháng chiến được khắc tên chữ mạ vàng lên bia đá hoa cương đặt trong đền. Các
ngày lễ, cán bộ, nhân dân TP đến đền thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ. TP. HCM
cũng đã lấy ngày 19.12 hàng năm làm ngày lễ hội tưởng nhớ và tri ân các liệt sĩ
SG-GĐ tại Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược - Củ Chi.
Nhà giáo
cao niên nhất
Giáo sư Ngô Gia Hy sinh ngày 16.6.1916, tại Tam Sơn, Bắc Ninh. Ông tốt nghiệp
trường Đại học Y khoa năm 1948, đã làm việc và giảng dạy tại nhiều trường đại
học y dược ở Hà Nội, Sài Gòn. Ông đã từng đảm trách nhiều chức vụ quan trọng
như UVBCH Tổng hội Y Dược học Việt nam, Chủ tịch Hội Niệu thận học TP. HCM, Chủ
tịch Chi hội Y học dân tộc Việt Nam... Ngoài ra ông còn là thành viên của Hội
Niệu học quốc tế. Ông được phong danh hiệu giáo sư năm 1984. Năm nay, ở tuổi
ngoài 80, GS, BS Ngô Gia Hy vẫn còn khỏe mạnh và tiếp tục giảng dạy ở Trung tâm
bồi dưỡng cán bộ Y tế TP. HCM, là hiệu trưởng trường ĐH dân lập Hùng Vương và
là Tổng biên tập của tập san: Thời sự y dược học TP. HCM, phụ bản Y học cho mọi
người.
GS, BS Ngô Gia Hy được Nhà nước phong danh hiệu cao quý: Nhà giáo Ưu tú, vì sự
nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Sắp tới giáo sư sẽ cho xuất bản nhiều tác phẩm
nghiên cứu khoa học có giá trị như: "Kết hợp y học cổ truyền với y học
hiện đại trên cơ sở dịch lý", "Y đức và sinh học", "Toàn
tập niệu học".
Trần Tuấn Anh - Cây vợt bóng bàn cao niên nhất Nữ võ sư cao niên nhất Sắc Thần Cổ Nhất Ở
mỗi ngôi đình làng đều lưu giữ nhiều bản sắc phong thần bằng giấy, kích thước
1,2m x 0,6m, màu vàng nghệ, có vẽ hình chìm hình rồng cuộn màu bạc, trên viết
nội dung sắc phong bằng chữ nho thành nhiều hàng dọc từ phải qua trái, hàng
cuối cùng là thời điểm cấp sắc phong cũng viết bằng chữ nho và có dấu vuông
màu đỏ đóng chồng lên. Hiện
nay, 285 ngôi đình ở TP.Hồ Chí Minh chỉ còn lưu giữ khoảng hơn 50 sắc phong
thần. Trong số sắc phong thần hiện còn lưu giữ được, sắc phong của đình Lý
Nhơn (số 170 đường Vân Đồn, phường 6, quận 4) là sắc phong có niên đại xưa
nhất: 1825. (Bản sắc phong này hiện đã bị mối mọt làm mất đi 18 chữ nho). Tuy
nhiên dựa vào các bản sắc phong cùng loại, nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường
đã đọc được nội dung bản sắc phong này. Đó là sắc phong của vua Minh Mạng
phong cho cá voi làm Nam Hải cự tộc ngọc lân vì đã có công giúp nước giúp
dân, đồng thời giao cho đội Trường Đà (một loại thủy quân) nhiệm vụ thờ cúng
thần. Ngôi miếu đá duy nhất TP.Hồ
Chí Minh có trên 1.000 ngôi miếu. Hầu hết được xây dựng bằng các chất liệu
thông thường như: gỗ, ván gạch và mái lợp lá, ngói, tôn. Có một ngôi miếu
được xem là “độc nhất vô nhị” là Miếu
Thổ Địa ở trước sân đình Long Trường
(ấp Phước Hiệp , phường Long Trường, Quận 9). Đây là ngôi miếu duy nhất được
xây dựng toàn bằng đá tổ ong, từ vách đến bộ mái. Miếu hình vuông, mỗi cạnh
khoảng 1,5m, cao khoảng 1,5m. Niên đại của ngôi miếu khoảng 150 năm. Nội thất
của ngôi miếu đã bị mối đùn lên che mất từ lâu. Năm 1994 ban hội hương đình
Long Trường đã phải xây thêm một bệ gạch tô ximăng phía trước miếu để làm nơi
đặt lễ vật, nhang đèn, đồng thời khắc hai chữ thổ địa bằng hán tự ở mặt trước
bệ. Chiếc
Mõ đình làng lớn nhất Tại
TP.Hồ Chí Minh, trong số khoảng 285 chiếc mõ hiện đang lưu giữ ở các ngôi
đình thì chiếc mõ của đình Trường Thọ (ấp Trường Thọ, phường Trường Thọ, quận
Thủ Đức) là chiếc mõ lớn nhất và chạm khắc đẹp nhất. Mõ này được làm bằng gỗ
mít nài khoét rỗng ruột, dài 2m, đường kính 0,4m đặt trên một giá gỗ cao
1,8m. Trên hai đầu mõ chạm nổi hai đầu rồng. Giá của chiếc mõ có 2 đầu đỡ
chạm rồng và 2 chân chạm cặp kỳ lân với kỹ thuật chạm sắc sảo. Dọc theo hai
chân giá là cặp câu đối chạm chìm bằng
chữ nho, đề cao tiếng mõ vang lên mang lại điều phú quý, tiếng triện đóng
mang lại sự khang ninh. Ngày
nay, mõ chỉ còn lại chỗ đứng trong dịp lễ hội kỳ yên của những ngôi đình
làng. Đại
lộ Võ Văn Kiệt – Đại lộ dài nhất TP.Hồ Chí Minh Tên
gọi đầu tiên là đại lộ Đông Tây. Trong kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh vào tháng 7 nă 2010 các đại biểu đã biểu quyết thông qua tờ trình đề
xuất lấy tên cố thủ tướng Võ Văn Kiệt đặt cho Đại lộ Đông Tây. Ngày 29 tháng
4 năm 2011, đại lộ chính thức gắn tên biển đại lộ Võ Văn Kiệt. Vị
trí: Bắt đầu từ ngã ba Cát Lái giao cắt với xa lộ Hà Nội thuộc quận 2, lần lượt xe đi qua hầm Thủ
Thiêm , Quận 1, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân và kết thúc
ngay nút giao cắt với Quốc Lộ 1A thuộc huyện Bình Chánh. Tổng chiều dài toàn
tuyến là 21,89 km. Tổng kinh phí trên 13.000
tỷ đồng. Nguồn vốn ODA và nhà thầu từ Nhật Bản. Hiện nay, riêng đoạn từ hầm vượt
sông Sài Gòn đến Cát Lái có tên là Mai Chí Thọ. Giá
trị con đường: -
Con
đường chiến lược của TP.Hồ Chí Minh. Trong tương lai nút giao Cát Lái của đại
lộ này sẽ kết nối với cao tốc TP.HCM – Long Thành. Bên cạnh đó hiện nay nút
giao thông Bình Chánh của đại lộ Võ Văn Kiệt
đã kết nối với cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Như vậy, đại lộ Đông Tây sẽ giúp giao thông từ các tỉnh
các tỉnh ĐBSCL, Đông Nam Bộ và các tỉnh Miền Trung, Miền Bắc thông suốt khi đi
qua khu vực này, góp phần cho việc phát triển kinh tế của TP.HCM nói riêng và
cả vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ nói chung. -
Cửa
ngõ chính ra vào khu đô thị mới Thủ Thiêm -
Góp
phần làm giãn dân cư đô thị về phía bờ Đông sông Sài Gòn và phía Nam thành phố. -
Góp
phần đẩy mạnh sự phát triển khu trung tâm thương mai Thủ Thiêm và giúp nơi này
trở thành trung tâm của thành phố Hồ
Chí Minh trong tương lai. -
Cải
tạo môi trường ven kênh Tàu Hủ vốn rất
ô nhiễm trở thành những công viên cây xanh, công trình công cộng góp phần tạo
mỹ quan cho thành phố. -
Xoá
bỏ hơn 10.000 hộ dân khu nhà ổ chuột dọc hai bên con kênh ô nhiễm dể di dời
người dân đến nơi ở tốt hơn, môi trườntg sống văn minh hơn. -
Đập
bỏ đi cầu Chà Và và cầu chữ Y để xây dựng mới nhằm nâng cao độ tĩnh không cho
đại lộ Võ Văn Kiệt chạy qua dưới cầu và khai thác giao thông đường thuỷ của
con kênh Tàu Hủ. -
Báo
chí gọi đây là “con đường di sản của THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, dài “300 năm” thời
gian, bởi nó chạy theo suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của
TP.HCM. Theo Sở Kiến Trúc TP.HCM, con đường kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm
hiện đại, trung tâm hành chính văn phòng lâu đời ở Quận 1, tiếp theo là trung
tâm buôn bán, kinh doanh mang sắc thái người Hoa ở quận 5 và cuối cùng là vùng
cảnh quan sông nước mang đậm dấu ấn ‘trên bến dưới thuyền’ một thời nhộn nhịp
kinh doanh sầm uất ở quận 6 và quận 8. -
Theo
kế hoạch của UBND TP.HCM thì những công trình kiến trúc cổ dọc tuyến đường sẽ
được trùng tu để bảo tồn. Bên cạnh đó, tương lai sẽ phát triển thêm các công
trình hiện đại dọc tuyến đại lộ này. Kênh Bến Nghé – Tàu Hủ ‘dòng kênh
lịch sử” Vị trí: Đây là tuyến kênh liên hoàn kết nối giữa kênh
Bến Nghé (từ cầu Khánh Hội đến cầu Chữ Y) và kênh Tàu Hủ (từ cầu Chữ Y đến cầu
Lò Gốm) nên gọi là kênh Bến Nghé – Tàu Hủ. Tuyến kênh này là ranh giới giữa các
Quận 1, 5, 6 với các quận 4, 8. Tên gọi Bến Nghé, theo tiếng Kh’mer là Kas Krabei, có
nguồn gốc từ thời chúa Nguyễn vào đây kinh lược vùng đất này vào khoảng thế kỷ
17. Vào thời này, địa danh đã được biết như là một vùng đất, tên sông, rạch (đoạn
sông Sài Gòn chảy qua trung tâm có tên là Bến Nghé). Về quy mô thì thời chúa
Nguyễn hai địa danh Sài Gòn (Prey Nokor) và Bến Nghé (Kas Krabei) có quy mô tương
đương nhau, đề là hai nơi được Chúa Nguyễn cho lập đồn thu thuế. Cả Bến Nghé
và Sài Gòn đều thuộc Dinh Phiên Trấn, Phủ Gia Định. Có khi nói Đồng Nai – Bến
Nghé là chỉ cả vùng Nam Bộ. Trong bài thơ “Chạy Tây” nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
có câu: “ Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây’.
Tuy nhên càng về sau này và hiện nay thì địa danh Sài Gòn có quy mô rộng lớn
hơn địa danh Bến Nghé và cách gọi Sài Gòn ám chỉ luôn cả Bến Nghé trong đó. Về ý nghĩa: có 2 giả thuyết về tên gọi này. Một là ý
nghĩa tương ứng với tên gọi, tức khu vực bến sông người ta thường cho trâu bò
ra tắm, Kas = Kompong là Bến, Krabei là con trâu (theo Bác học Trương Vĩnh Ký).
Hai là bến sông có nhiều cá sấu. Người ta nói rằng mũi cá sấu dưới nước nhô lên
và từng đàn cá sấu đuổi kêu rống lê giống trâu nghé nên gọi là Bến Nghé (theo
sách Phương Đình Dư Địa Chí của cụ Phó Bảng Nguyễn Văn Siêu, hiện nay Ban đường
sắt Bắc Nam cũng giới thiệu cho du khách giả thuyết này). Tên gọi kênh Tàu Hủ theo Gia Định Thành Thống Chí
con kênh này vốn là rạch Chợ Lớn bị cạn
nên năm 1819 vua Gia Long cho đào rộng thành kênh và đặt là An Thông Hà. Tên
gọi Tàu Hủ đã có lâu đời, Tàu Hủ xưa vốn có tên gọi Cổ Hủ hay Củ Hủ vì địa hình
uốn cong, lúc phình ra lúc thắt hẹp như củ hủ dừa (các vật có hình dáng phình ra rồi thắt lại đềuu gọi là cổ hũ). Lâu nay, người ta viết cổ
hủ là chưa chính xác vì theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, từ ghép này vốn chỉ có cái
cổ của cái hũ. Từ cổ hũ hay củ hũ gọi không quen thuộc như tàu hủ nên lâu dần
nó có tên là Tàu Hủ. Kênh Tàu Hủ nằm trong vị trí kinh tế đường thuỷ tiện
lợi với các tỉnh miền Tây khi chúa Nguyễn Ánh cho xây dựng Thành Bát Quái năm
1790. Chính vì vậy sau này trên con kênh Tàu Hủ, ngày xưa từng là nơi đô hội,
nhộn nhịp bậc nhất khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn với những chiếc thuyền đậu kín cả
dòng kênh. Những năm đầu 1800, hai bên bến Bình Đông và Bình Tây
thuộc kênh Tàu Hủ là nơi neo đậu tàu ghe từ Đồng Bằng Sông Cửu Long lên. Lúc
bấy giờ đã xuất hiện nhiều nhà máy xay xát dọc hai bên kênh. Năm 1934, phong
trào tổng bãi công sôi nổi ở Nam Bộ đã mở đầu bằng cuộc tổng bãi công cả 12
nhà máy xay, xát dọc theo kênh Tàu Hủ. Đầu năm 1938 lại nổ ra cuộc bãi công của 4.000 thợ trên 350 chiếc
thuyền chở gạo, hàng ngàn công nhân ở các nhà máy xay và các công nhân hưởng ứng.
Trong hai thời kỳ kháng chiến, quân nhân đã nhiều lần vượt qua kênh Tàu Hủ để
tấn công địch ở nhiều vị trí trung tâm thành phố, nhất là vào dịp Tết Mậu Thân
(1968). Bến Bình Đông xưa Vị trí bến Bình Đông nằm dọc theo kênh Tàu Hủ thuộc
phía quận 8. Hiện nay , có đường tên Bình Đông kéo dài từ chỗ gần cầu Nguyễn
Tri Phương đến cầu Vĩnh Mậu quận 8. Ngày xưa Bến Bình Đông là địa danh gắn liền với kênh
Tàu Hủ là tuyến đường thuỷ sôi động ‘trên bến dưới thuyền” bậc nhất của Sài Gòn
– Chợ Lớn từ thờ Nguyễn cách đây 300 năm. Bến Bình Đông xưa là đoạn từ Trần Văn
Kiểu Quận 6 đến Bình Đông thuộc Quận 8 ngày nay. Giá trị lịch sử kinh tế: Bến Bình Đông là một bộ phận
quan trọng của Chợ Lớn được hình thành từ nhóm người Hoa Cù Lao Phố (Biên Hoà)
về đây từ năm 1778 trước sự truy sát của nghĩa quân Tây Sơn. Người Hoa vốn giỏi
buôn bán kèm theo chính sách phát triển kinh tế của các Chúa Nguyễn, Vua Nguyễn.
Nơi đây đã thành trung tâm quan trọng của vựa lúa Nam Kỳ, nơi chứng kiến những
giai thoại giao thương thịnh vượng nhất của việc mua bán và xuất khẩu lúa gạo
Nam Kỳ. Bởi có sự kết hợp liên hoàn giữa các hệ thống các điểm xay lúa, chành,
kho gạo và bến bãi dọc theo hai bờ kênh Tàu Hủ. Những ghe thuyền nông sản từ
vùng ĐBSCL tấp nập đổ về đây mua bán trao đổi, trong đó lại nổi tiếng lúa gạo
thời Pháp đó là tỉnh Bạc Liêu, có liên quan đến đại gia đình của Công Tử Bạc
Liêu. Giá trị kiến trúc: mang kiến trúc giao thoa Đông Tây,
khu vực này do người Hoa làm chủ nhưng thực hiện xây dựng là những nhà thầu
Singapore. Kiến trúc theo dạng nhà phố với bề ngang hẹp nhằm tăng số lượng nhà
mặt tiền và nhờ đó mau chóng thu hồi vốn xây dựng (nhà ống). Tầng trệt là cơ
sở kinh doanh, chành, tầng trên là nhà ở. Tuy nhiên, trang trí lại mang ảnh hưởng
phương Tây, các cây cột xây dựng bằng gạch, lan can bằng sắt, giờ chỉ làm bằng
thạch cao hoặc vôi. Hiện nay UBND TP.HCM có kế hoạch trùng tu lại một số kiến
trúc cổ này. Giá trị văn hoá trên bến dưới thuyền: Chỉnh khung cảnh
giao thương tấp nập nơi đây cũng đã góp
phần tạo nên nét văn hoá riêng biệt của
nó . Trong ‘Lịch sử khẩn hoang Miền Nam’, nhà văn Sơn Nam cho biết nơi đây đã
ra đời và phát triển các kiểu hò đối đáp trên sông và cải lương. Ghe thuyền
không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là nhà ở, là nơi sinh sống của người
dân. Cuộc sống trên sông, ghe thuyền là nhà, bến bãi là nơi mua bán, những đặc
tính này đã tạo ra một nét văn hoá đặc trưng của người miền Nam và miền Tây Nam Bộ chứ không phải chỉ là cảnh
quan trên bến dưới thuyền đơn thuần. Kênh Ruột Ngựa – ‘thế phòng
ngự vững chắc cho Sài Gòn’ Vị trí: rạch Ruột Ngựa có đoạn song song với đai lộ Võ
Văn Kiệt từ cầu Lò Gốm đến cầu Rạch Cây. Toàn tuyến rạch là từ cầu Lò Gốm (giao kênh Tàu
Hủ) đến qua cầu Mỹ Thuận gần đường Hồ Học Làm ranh giới Quận 8 và Quận Bình Tân. Tên gọi rạch Ruột Ngựa này có từ năm 1772 , do Nguyễn
Cửu Đàm, danh tướng thời chúa Nguyễn đào. Ông vừa là nhà quân sự, vừa là nhà
quy hoạch có tầm nhìn chiến lược. Chính ông đã xây Luỹ Bán Bích và đào rạch
Ruột Ngựa để tạo thế phòng ngự vững chắc cho Sài Gòn , chính vì vậy không lần
nào quân Xiêm xâm phạm được. Theo sách Gia Định Thành Thống Chí của Trịnh Hoài
Đức viết:’Nguyên xưa từ rạch Cát ra phía Bắc đến Lò Gốm có một đường nước đọng
móng trâu, ghe thuyền đi lại không được… Nguyễn Cửu Đàm cho đào con kênh thẳng
như ruột ngựa nên mới đặt tên ấy’. 9/ Chợ
Ở Sài Gòn Chợ Bến Thành Nguồn gốc và xuất xứ tên gọi Nguyên
thủy, chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm [[Gia Định]]. Ban
đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần [[thành
Gia Định]] (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là [[thành Bát Quái]]). Bến này
dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi
là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành ==Chợ
Cũ== Chợ
Bến Thành thời kỳ đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được mô tả như
là "phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ
đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang
chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu
ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa,
dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền"<ref> "[[Gia
Định thành thông chí]]" - Trịnh Hoài Đức</ref>. Tuy nhiên, sau
[[Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi|cuộc nổi loạn]] của [[Lê Văn Khôi]] (1833-1835),
thành Quy bị triệt hạ, phố chợ Bến Thành cũng không còn sầm uất như trước. Trước
khi Pháp đánh chiếm Gia Định, khu vực xung quanh thành Gia Định (bấy giờ là
[[Thành Gia Định (1836-1859)|thành Phụng]]) mới chỉ có 100 ngàn dân và chợ
Bến Thành là nơi đông đúc nhất. Cạnh khu chợ, dọc theo bờ sông Bến Nghé, các
ghe thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên
mặt nước. Tuy nhiên, khi ấy khu họp chợ trên bến mới chỉ là một dãy nhà trống
lợp ngói. Tháng 2 năm 1859, [[Trận thành Gia Định, 1859|Pháp chiếm thành Gia
Định]] và hai ngày sau, các binh lính người Việt đã tổ chức [[hỏa công]]
thiêu rụi cả thành phố, tất nhiên chợ Bến Thành cũng bị thiêu hủy. Sau khi đã
vững chân trên mảnh đất [[Nam Kỳ]], năm 1860, người Pháp đã cho cho xây cất
lại chợ Bến Thành ở địa điểm cũ (thời [[Việt Nam Cộng hòa]] là địa điểm Tổng
Ngân khố, nay là Trường đào tạo cán bộ ngân hàng trên đường Nguyễn Huệ). Ngôi
chợ được xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá. Đến tháng 7 năm 1870, chợ
bị cháy mất một gian, phải xây cất lại bằng cột gạch, sườn sắt, lợp bằng
ngói, tất cả có năm gian: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian
hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Trong năm gian hàng này, chỉ có gian hàng
thịt được lợp bằng tôn, nền lót đá xanh. Thời
đó, khu chợ được xây dựng bên bờ phía nam một con kênh, được gọi là Kinh Lớn.
Phía trước chợ, dọc bờ kênh là một con đường được người Pháp đặt tên là đường
Charner, hay một tên gọi khác là đường Quảng Đông (''Rue de Canton''), bởi đa
số người Hoa làm nghề buôn bán ở đây đều là người [[Quảng Đông]]. Phía đối
diện bờ kênh là đường Rigault de Genouilly. Do vị trí nằm giao điểm của khu
đô thị và hợp lưu của hai tuyến đường thủy là kênh Lớn và rạch Cầu Sấu (nay
là đường Hàm Nghi), ghe thuyền có thể cập bến và đổ người lên chợ bất cứ ở
phía bên này hay bên kia. Còn người bên đất liền muốn qua chợ thì có thể đi
qua những chiếc cầu gỗ xinh xắn, do đó chợ Bến Thành luôn luôn nhộn nhịp. Vào
năm 1887, người Pháp cho lấp con kênh và sát nhập hai con đường lại làm một
thành đại lộ Charner. Dân bản xứ gọi nôm là đường Kinh Lấp (nay là Đại lộ
Nguyễn Huệ). Khu chợ càng trở nên đông đúc với các cửa hiệu phần nhiều là của
[[người Hoa]], người [[Ấn Độ]] và người Pháp. Tuy nhiên, khoảng giữa năm 1911,
ngôi chợ trở nên cũ kỹ và lâm vào tình trạng có thể bị sụp đổ. Để tránh tai
họa, người ta phải phá chợ, chỉ còn gian hàng thịt, vì mái tôn nhẹ, nên chưa
bị phá. Đồng thời, người Pháp cũng lựa chọn một địa điểm để xây cất một khu chợ
mới lớn hơn để phục vụ nhu cầu buôn bán sầm uất ngày càng phát triển. Địa điểm
được lựa chọn nằm gần ga xe lửa [[Mỹ Tho]] (nay là Bến xe Sài Gòn), tức là
địa điểm chợ Bến Thành ngày nay. ==Chợ
Mới== Khu
vực xây chợ, vốn là một cái ao sình lầy cũ, gọi là ao Bồ Rệt (''Marais Boresse''),
được người Pháp cho lấp đi. Khuôn viên chợ quy hoạch bốn mặt bởi bốn con
đường. Mặt tiền là Place Cuniac, tên đặt theo viên Xã Tây (Ủy viên Hội đồng)
Cuniac, người đã đề ra công việc lấp ao. Người Việt thì quen gọi đó là ''Bùng
binh Chợ Bến Thành'' cho dù tên chính thức đã từng đổi là "Công trường
Cộng Hòa", "Công trường Diên Hồng", rồi "Quảng trường
Quách Thị Trang". Mặt bắc chợ là Rue d'Espagne, phía đông là rue Viénot,
và phía tây là rue Schroeder. Năm 1955 thời [[Đệ nhất Cộng hòa Việt Nam]],
bốn con đường này đổi tên thành đường Lê Thánh Tôn, đường Phan Bội Châu và
đường Phan Châu Trinh. Ngôi
chợ mới do hãng thầu Brossard et Maupin<ref>Phụng Nghi. ''Sài-gòn trong
mắt tôi''. Westminster, CA: Văn-nghệ. trang 114.</ref> khởi công xây
dựng từ năm 1912 đến cuối tháng 3 năm 1914 thì hoàn tất. Lễ ăn mừng chợ khánh
thành được báo chí thời đó gọi là "Tân Vương Hội", do được diễn ra
trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914, với [[pháo bông]], xe hoa và hơn
100.000 người tham dự, kể cả từ các tỉnh đổ về. Khu
chợ mới này vẫn mang tên gọi Bến Thành, ngoài ra người dân còn gọi là chợ
Mới, để phân biệt chợ Cũ tại điểm cũ, vốn chỉ còn lại gian hàng thịt. Phần
còn lại bị phá đi và được người Pháp xây dựng thành cơ quan Ngân khố. Hai con
đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây.
Về sau, bến xe này mới được dời đi chỗ khác. Chợ
Bến Thành hoạt động liên tục trong 70 năm. Từ ngày 1 tháng 7 đến 15 tháng 8
năm 1985, chợ Bến Thành được cải tạo và sữa chữa lớn. *
Địa chỉ: Cửa Nam (nằm giữa các đường Phan Bội Châu - Phan Chu Trinh - Lê
Thánh Tôn - Công trường Quách Thị Trang) - Phường Bến Thành - Quận 1 *
Điện thoại: +84.8.8292096 *
Diện tích: 13.056 m² *
Ngành hàng kinh doanh chủ yếu: Quần áo, vải sợi, giầy dép, thời trang, hàng
thủ công mỹ nghệ, thực phẩm tươi sống, trái cây, hoa tươi. Chợ kim Biên Chợ
Bình Tây – chợ Lớn Chợ
Bà Chiểu nét xưa Sài Thành Chợ
Bà Chiểu là một trong những ngôi chợ bán lẻ lớn và lâu đời nhất TP.HCM. Địa
danh có tiếng này còn lưu lại trong ký ức nhiều người đã gắn bó với khu vực
quận Bình Thạnh từ xưa. Chợ nằm kề bên Lăng tả quân Lê Văn Duyệt nên người
dân vẫn gọi chung khu vực này là Lăng Ông Bà Chiểu. Chợ Bà Chiểu hàng ngày
thu hút khá đông lượng người đến mua sắm cũng như tham quan. Chợ
Tân Bình Chợ
Tân Bình thuộc địa phận phường 8, quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh. Chợ có 9 cửa, 4 cửa lớn và 5 cửa nhỏ. Cửa
chính nằm trên đường Lý Thường Kiệt, với tổng diện tích 22.800 m²,
chia làm 4 khu vực với gần 3.000 hộ kinh doanh. Mặt hàng chính ở chợ là quần
áo may sẵn và trang phục cưới hỏi. Lịch
sử hình thành & phát triển Chợ
được thành lập vào những năm 1960, vốn là chợ nhỏ trên giữa bốn trục
đường Lý Thường Kiệt, Lê Minh Xuân, Tân Tiến và
đường Phú Hoà. Chợ trước kia là nơi tập trung hai
khu chợ trời ở vùng sân bay Tân Sơn Nhất và
Ngã tư Bảy Hiền vào những năm 1977. Lúc đầu, chợ có tên là Nguyễn Văn Thoại. Sau
năm 1975,
chợ được nâng cấp và mở rộng để đáp ứng nhu cầu giao lưu buôn bán của người
dân địa phương. Giai đoạn từ năm 1982 đến năm 1985, chợ được xây dựng
kiên cố, trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn của thành phố.
Năm 1991,
chợ Tân Bình được giao cho ủy ban nhân dân quận Tân
Bình trực tiếp quản lý. Thời
gian hoạt động Chợ
mở cửa buôn bán từ 6h00 đến 18h00 mỗi ngày. Các mặt hàng kinh doanh rất đa
dạng như vàng bạc đá quý, kim khí điện máy đến lương thực, thực phẩm tươi
sống... Nhưng
chủ yếu ở đây là quần áo may sẵn, quần áo cưới các phụ kiện phục vụ cưới hỏi
và vải ký. Đặc biệt, chợ nổi tiếng là nơi kinh doanh đồ cưới giá rẻ nhất trên
địa bàn thành phố. Chợ
Dân Sinh Chợ
Dân Sinh hay còn gọi là Khu Dân Sinh nằm ngay trung tâm Quận
1, TP.HCM với bốn con đường bao quanh
là đường Yersin, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Công Trứ và Ký Con với diện tích đất rộng hơn
5.000m². Lịch sử hình thành và phát triển Tiền
thân của chợ Dân Sinh là khu ăn chơi cờ bạc khét tiếng Kim Chung.
Đến cuối năm 1954,
khu Kim Chung đổi
tên thành chợ Dân Sinh, chuyên bán đồ quân trang, quân dụng cũ và mới
của quân đội Mỹ. Từ
năm 1978 đến
năm 1989 là
giai đoạn đất nước chưa mở cửa, kinh tế khó
khăn, hàng hóa khan hiếm nhưng lại là giai đoạn cực thịnh của chợ Dân Sinh
với các loại từ quần áo, vật dụng đồ nghề cũ như phụ tùng xe hơi, xe gắn máy,... Năm 1990 đến năm 1992, chợ Dân Sinh bắt
đầu xuất hiện hàng mới, đến khoảng năm 1997 thì lượng hàng
mới hầu như chiếm lĩnh, hàng cũ trở thành hàng souvenir, dành cho khách du lịch, Việt kiều và người ưa hoài niệm sưu tầm
hoặc làm quà tặng nhau. Từ 1992 đến năm 2000, luật doanh nghiệp
ra đời tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, xuất nhập khẩu dễ dàng hơn,
nhiều cửa hàng kim khí điện máy, trung tâm mua bán, siêu thị xuất
hiện..., chợ Dân Sinh từ đó bước vào giai đoạn "thoái trào".Tuy
nhiên, một số khách hàng quen thuộc của chợ Dân Sinh, vì ưa cái cảm giác cà
kê trả giá nên vẫn thường xuyên lui tới chợ, nói: Đi chợ Dân Sinh bây giờ hơi
chạnh lòng bởi cảm giác trống trải. Vào một số thời điểm trong ngày, quả thật
người bán đông hơn người mua. Chợ
Cũ: Tôi
biết đến Chợ cũ từ một quán ăn vào năm 1969. Đó là quán ăn của người Hoa mang
tên Chí Tài trên đường Võ Di Nguy (nay là Hồ Tùng Mậu). Sở dĩ tôi nhớ đời cái
tên quán Chí Tài - không phải vì giống tên một danh hài đâu - mà vì hôm đó
tôi cũng thấy thần tượng của mình là kịch sĩ kiêm diễn viên điện ảnh La Thoại
Tân đang ngồi ăn trong quán cùng một người bạn. Lớn lên, tôi mới vỡ lẽ rằng
đây là quán ăn được nhiều người nổi tiếng trong giới văn nghệ và quan quyền
đến thưởng thức món cơm tay cầm còn được gọi là cơm thố. Chợ cũ của tôi chỉ
là đường Võ Di Nguy có quán ăn Chí Tài này.Khi lớn lên chút nữa, tôi biết Chợ
cũ có thêm ngôi chợ ở đường Tôn Thất Đạm, từ đầu đường Hàm Nghi và đụng ngay
góc đường Huỳnh Thúc Kháng. Đây là một ngôi chợ dành cho nhà khá giả, khác
với chợ Bến Thành, có những mặt hàng chuyên biệt theo “gu” Pháp hay Mỹ - và
nhiều nhất là Mỹ. Ngoài những gian hàng bán thịt bò, thịt heo, hải sản cao
cấp, cũng có những gian hàng bán đồ Mỹ như xúc xích, đồ hộp, gạo sấy dành
riêng cho lính Mỹ, những gói thuốc Salem, Pall Mall, LucKy… nho nhỏ chỉ có
bốn điếu một hộp, những gói cà phê bột uống chua lét. Ngôi chợ thành lập lúc
nào cũng chẳng ai xác định được, chỉ biết là có từ lâu lắm. Một lão làng “đại
ca” đã giải thích hồi xưa nơi đây là khu vực chợ của người Hoa. Khi Tổng
thống Ngô Đình Diệm lên chấp chánh liền giải tán chợ này, di chuyển người Hoa
vào Chợ Lớn thành lập Chợ Lớn Mới nên khu chợ Tôn Thất Đạm được gọi là Chợ
cũ. |
Đầu thế kỷ 17,
khi người Việt đến lập nghiệp ở phương nam, chợ Bến Thành đầu tiên nằm ven kênh
Chợ Vải là một trong vài bến ghe tàu của thành Gia Định, tụ tập hàng trăm thứ
hàng hóa, dọc bến sông thuyền buôn lớn nhỏ nối liền nhau. Theo tư liệu người
xưa để lại thì sau khi Pháp chiếm Nam kỳ năm 1859, ngôi chợ này được xây dựng
dãy nhà lồng, gọi là Marché de Saigon với năm gian cột gỗ, lợp mái lá nằm sâu
trong kênh Chợ Vải, trên đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ) nằm giữa 4 con
đường là: Nguyễn Huệ - Hải Triều - Hồ Tùng Mậu - Ngô Đức Kế.
Chợ Bến Thành đầu
tiên bên kênh Chợ Vải đi vào lịch sử với tên Chợ cũ khi kênh Chợ Vải bị lấp trở
thành đường Charner vào năm 1877. Khu Chợ cũ cũng bị phá đi để xây tòa nhà ngân
khố mới thay thế tòa ngân khố cũ trên đường Catinat (nay là đường Đồng Khởi) và
tiếp đến chợ Bến Thành Mới “tân khai thị” vào tháng 3.1914. Những người Hoa dù
không còn dựa vào kênh Chợ Vải nhưng đã buôn bán lâu năm nên vẫn quyết chí bám
trụ, dời xuống phía dưới để mở một khu vực chợ của họ mang tên Chợ cũ. Không
nhà lồng chợ, không bảng tên, chỉ buôn bán trên vỉa hè vậy mà Chợ cũ vẫn sống
rất khỏe, hùng cứ cả hai con đường nhỏ Tôn Thất Đạm, Võ Di Nguy (Hồ Tùng Mậu).
Những người bán hàng tại đường Hàm Nghi gọi khu này là “chợ chạy” vì thường
xuyên bị cảnh sát rượt chạy vô đường Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp, Huỳnh Thúc
Kháng… do buôn bán trên vỉa hè, lòng đường như kiểu chợ trời.
10/ 4 đại thương gia 'nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa' giàu thế
nào?
Nhiều
người nhận định các đại gia này không chỉ giàu nhất Sài Gòn mà còn thuộc vào
hàng giàu nhất Đông Dương trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Vào cuối thế kỷ
19, đất Sài Gòn – Chợ Lớn nổi lên bốn vị đại thương gia, trọc phú có gia sản
kếch xù, được mệnh danh là “Tứ đại phú hộ”. Tiếng tăm của những đại
gia này còn truyền lại đến bây giờ qua câu nói dân gian “Nhất Sỹ, Nhì Phương,
Tam Xường, Tứ Hoả”.
Nhất Sỹ - giàu
hơn vua Bảo Đại
Nhất Sỹ (sau này
được gọi Huyện Sỹ, tên thật Lê Phát Đạt) là người đúng đầu trong tứ đại phú hào
giàu nhất Sài Gòn xưa và cũng là ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu - vợ của
vua Bảo Đại.
Dù xuất thân
trong một gia đình không quá giàu có nhưng nhờ năng lực bản thân, Lê Phát Đạt
đã nhanh chóng trở thành người giàu có bậc nhất đất Sài Gòn.
Ông được các tu
sỹ người Pháp đưa sang Malaysia để học tập. Sau khi ông Sỹ về nước cũng là lúc
dân cư bỏ ruộng đất đi tản mát khắp nơi tránh thực dân Pháp nên nhà cửa, đất
đai bỏ không. Ông Sỹ chớp cơ hội dùng tiền để dành khi đi du học để mua một số
thửa đất có địa thế tốt và thuê người gieo trồng lúa.
Không ngờ năm đó
mưa thuận gió hòa, lúa lên xanh tốt nên vụ mùa bội thu, ông Sỹ thu về lượng lớn
thóc gạo. Nhận thấy lợi ích từ đầu tư vào ruộng lúa rất lớn, ông Sỹ lập tức đi
vay mượn tiền của bạn bè để mua đất khắp khu vực Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ. Liên
tiếp mấy vụ mùa bội thu giúp ông Sỹ thu về đầy ắp của cải. Nhờ đó, ông trở nên
giàu có.
Trong thời kì
giàu có bậc nhất, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò
Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia để thuê người
canh tác. Ở miền Tây, ruộng đất của Lê Phát Đạt được ví như "cò bay mỏi
cánh không hết".
Một điều đáng ca
ngợi của gia đình Huyện Sỹ là dù vô cùng giàu có nhưng họ lại không có lối sống
xa hoa, tiêu xài hoang phí.
Ông Huyện Sỹ cũng
tự nguyện hiến đất và 1/7 tài sản của mình để xây dựng nên nhà thờ Huyện Sỹ
(đường Tôn Thất Tùng, Q.1, TP. HCM).
Mức độ giàu có
của ông Huyện Sỹ còn được cho là lớn hơn rất nhiều lần so với vua Bảo Đại.
Nhì Phương
Nhì Phương là tên
gọi của Đỗ Hữu Phương (1841 - 1914), người gốc Hoa, là con trai đại địa chủ Nam
Kỳ thời bấy giờ là Bá Hộ Khiêm. Ngậm thìa vàng ngay từ khi sinh ra, ông Hữu
Phương nghiễm nhiên có trong tay cả một cơ ngơi và cùng gia đình cai quản cai
quản BĐS của cả một vùng rộng lớn về phía bắc thành phố Sài Gòn.
Nhà ông không
những sở hữu đất đai mà còn có cả hàng trăm căи nhà mặt tiền cho thuê. Người ta
đồn rằng tiền của ông Phương nhiều đến nỗi mấy đời ăи cũng không hết.
Có lợi thế của
một gia đình con buôn nhưng Đỗ Hữu Phương không làm giàu bằng con đường kinh
doanh. Ông lựa chọn con đường làm quan.
Năm 1859, khi
quân Pháp tiến đánh Gia Định, Đỗ Hữu Phương lui về Bà Điểm, Hóc Môn lánh thân
và chờ thời. Năm 1861, ông được nhận làm cộng sự của người Pháp với sự giới
thiệu của cai tổng Đỗ Kiến Phước. Sài Gòn Chợ Lớn thời đó chia làm 20 hộ. Đỗ
Hữu Phương được chính quyền cho làm hộ trưởng, từ đó lần lượt leo lên nhiều
chức vụ khác nhau.
Ông Phương giàu
không chỉ được thừa hưởng khối gia sản kếch xù, những cánh đồng bạt ngàn, cửa
hàng kinh doanh của bố, mà ông còn có tài tính toán như thần. Mỗi mùa vụ ông
đều thu lợi lớn, kết nối với các tiểu thương, xây dựng hệ thống bán buôn riêng
biệt.
Thóc lúa trong
nhà ông chất thành núi trong nhà. Ngoài ra, người vợ của ông giỏi giang, tháo
vát, bán sang tay với giá cao nên ông đã giàu lại càng giàu hơn.
Người ta đồn
rằng, nếu 1 người ngồi đếm tiền của nhà ông Phương thì có đến cả đời cũng không
hết tiền. Độ giàu có của vợ chồng ông Phương còn được sử cũ kể rằng, gia đình
có riêng một đội đếm tiền, hơn chục người được sắp xếp bí mật trong căn phòng
phía sau nhà.
Tam Xường
Ông Lý Tường Quan
(1842 – 1896), tên thật là Phước Trai, được người đời gọi bởi danh xưng bá hộ
Xường - doanh nhân người Hoa được xếp thứ ba trong Tứ đại Phú hộ Sài
Gòn.
Theo sử tích ghi
lại, cậu bé Tường Quan sớm bộc lộ tài năng hơn người từ khi còn nhỏ. Vốn là
người hiếu học, ông nhanh chóng am hiểu nhiều ngôn ngữ; tinh thông cầm kỳ thi
hoạ và được đề bạt, đảm nhận nhiều chức vụ trong chính quyền Pháp. Tuy nhiên,
sau đó ông nổi chí muốn làm ăn, buôn bán kinh doanh.
Rời bỏ vai công
chức, Bá hộ Xường dốc tâm sức vào việc kinh doanh thịt cá xuất khẩu, lương
thực, thực phẩm, sau đó mua đất xây cất biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê
và bán. Ngoài ra cũng nhờ biết cách đi cửa sau, lấy lòng quan Tây, quan ta, ông
giàu lên rất nhanh, nổi tiếng khắp vùng.
Bằng tài năng và
sự khôn khéo, chẳng mấy chốc Bá hộ Xường phất lên “như diều gặp gió”. Khi đã có
chỗ đứng trên thị trường, ông mở rộng thị phần ở nhiều địa phương khác. Những
năm kinh doanh phát đạt, thương hiệu của ông phổ biến đến mức, đôi khi người ta
thường nói với nhau: “1 nửa người dân miền Tây mua nhu yếu phẩm có nguồn gốc từ
Tường Quan”.
Với lợi nhận từ
việc kinh doanh thịt cá, Bá hộ Xường bắt đầu mua đất xây cất biệt thự tại vùng
Chợ Lớn để cho thuê và bán, gia sản lại càng kếch xù. Bất động sản của ông
chiếm gần như 1 nửa vùng Chợ Lớn, lan rộng sang cả khu vực Gia Định. Hiện tại,
khắp Sài Gòn vẫn tồn nhiều kiến trúc khang trang, đồ sộ mang dấu ấn ngài bá hộ
Xường.
Tứ Hoả
Tứ Hoả (hay chú
Hoả) là danh xưng của ông Hứa Bổn Hỏa (1845 – 1901), người gốc Hoa.
Tuy xếp thứ 4 nhưng ông lại là người sở hữu nhiều giai thoại, để lại nhiều dấu
ấn nhất so với 3 người người còn lại. Trong đó, phải kể đến cái tâm sáng, luôn
hướng đến cộng đồng của ông.
Theo một số ghi
chép, chú Hỏa từng có thời gian kiếm sống bằng nghề nhặt phế liệu. Tuy nhiên,
nhiều người đồng ý rằng, việc chú Hỏa phất lên không phải như lời đồn do ông
mua bán ve chai lượm được chuông đồng hay nhặt được túi vàng trong chiếc ghế
cũ,... mà chính nhờ có óc nhìn xa, nhạy bén với thương trường và quyết đoán
trong công việc.
Nhận thấy tiềm
năng của một khu vực đất đai hoang phế, ông lên kế hoạch san lấp đống ao hồ
xung quanh để dựng lên chợ Bến Thành mới. Khi chợ được hoàn thành, ông nghiễm
nhiên có trong tay đến 20.000 nền nhà trong khu đất vàng, sau đó biến chúng
thành 20.000 ngôi nhà mặt phố rồi cho thuê.
Nhờ thế, ông
thành công trong lĩnh vực bất động sản. Chú Hỏa nắm giữ hơn 40% bất động sản
Sài Gòn thời đó và sở hữu hơn 30.000 căn nhà ở các vị trí đắc địa nhất Sài
Thành, nhiều trong số những căn nhà đó đến nay vẫn còn tồn tại.
Không chỉ làm
giàu cho mình, Chú Hỏa còn luôn biết chia sẻ với cộng đồng cũng như giới cầm
quyền đương thời qua việc góp phần xây dựng và sau này là hiến tặng hàng loạt
công trình phúc lợi xã hội mà chức năng vẫn tồn tại đến tận ngày nay, như: Bệnh
viện Đa khoa Sài Gòn, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, Trường THCS Minh Đức (quận 1),
Bệnh viện Nguyễn Trãi (quận 5)…
(Theo Tri Thức và Cuộc Sống)
Chuyên
đề về Người Hoa:
Người
Trung Quốc bắt đầu di cư vào Việt Nam kể từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên.
Trong 2 thiên nhiên kỷ kể từ đó, nhiều làn sóng người Trung Quốc, gồm lính,
quan, dân, tội phạm… đã đến định cư tại Việt Nam. Nhiều người kết hôn với người
Việt và con cháu họ trở thành người Việt Nam.
Vào thế kỷ 17 tại Trung Quốc, sự sụp đổ của nhà Minh dẫn đến làn sóng người Hoa trung thành với nhà Minh
và không thần phục nhà Thanh bỏ quê hương di dân sang vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Năm 1671, Mạc Cửu và gia đình đến vùng đất Mang Khảm (nay
là Hà Tiên), khi đó vẫn thuộc quyền kiểm soát của vương quốc
Khmer. Mạc Cửu đã biến vùng đất này thành một khu vực buôn bán giàu có, mở rộng
quyền kiểm soát ra các vùng lân cận, và quy thuận chúa Nguyễn.
Năm Kỷ Mùi 1679 Tổng binh
thành Long Môn tỉnh Quảng Tây tên là Dương Ngạn Địch, Phó tướng
Huỳnh Tấn
(Hoàng Tiến) và Tổng binh châu Cao, châu Lôi và châu Liêm tỉnh Quảng Đông là Trần Thượng Xuyên, Phó
tướng Trần An Bình cử binh chống đánh nhà Thanh nhằm khôi phục nhà Minh (bị nhà Thanh tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1766) không
địch nổi, hai Tổng binh đem tướng sỹ xuống thuyền chạy sang hải phận nước Nam,
ban đầu cầu cứu Chúa Trịnh, sau đó dẫn tuỳ tùng quân lính theo đường thuỷ đến Đà Nẵng đầu hàng Chúa Nguyễn và xin Chúa Nguyễn nhận làm dân Việt. Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần cho họ vào
miền Nam khai khẩn đất hoang Dương Ngạn Địch và Huỳnh Tấn theo dòng sông Cửu
Long cắm trại ở Định Tường (Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang), Trần Thượng Xuyên vào cửa Cần Giờ ngược dòng sông Đồng Nai cắm trại ở
đất Ban Lân Cù Lao Phố (Biên Hòa), và Đông Phố (Gia Định) chuyên lo việc thương mãi và
canh nông. Những cộng đồng người Hoa này được gọi là người Minh Hương. Chữ
“hương” ban đầu dùng chữ 香 có nghĩa là “thơm”, đến năm 1827 đổi sang chữ 鄉 nghĩa là “làng”. Như vậy Minh Hương có thể hiểu là “làng của người Minh” và cũng có thể
hiểu là “làng sáng sủa”.
Năm 1698, ở vùng
Phiên Trấn – Bến Nghé – Sài Gòn đã hình thành nên làng Minh Hương ở Gia Thạnh,
Chợ Lớn cũ. Từng có câu ca dao nói về phong hóa làng Minh Hương:
Gỏi chi ngon bằng
gỏi tôm càng
Đố ai lịch sự
bằng làng Minh Hương.
Đình Minh Hương Gia Thạnh, quận 5, TP. HCM
Đến thế kỷ 19, người Pháp tạo
điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Thời kì này người Hoa sang Việt Nam theo các đợt
tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp. Năm 1949, một số người Hoa chạy sang Việt Nam
khi Trung Quốc Quốc dân Đảng
thua ở lục địa.
Tuy thu lợi từ những người Hoa định
cư tại Việt Nam, nhưng các vị vua chúa Việt Nam chưa bao giờ cảm thấy yên tâm
về lòng trung thành của họ. Tại thời điểm xấu nhất của quan hệ giữa hai bên, 10
ngàn người Hoa vùng cù lao Phố đã bị quân Tây Sơn tàn sát vào thế kỷ 18. Những khi khác, người Hoa hưởng tự do và sự giầu
có. Nhưng họ luôn bị phân biệt với người Việt.
Thế kỉ 20: Từ
trước năm 1949, người Hoa ở Việt Nam vẫn giữ quốc tịch Trung Quốc, chính phủ Trung Hoa Dân quốc tuyên
bố rằng tất cả người Hoa ở nước ngoài đều là công dân Trung Quốc, rằng Trung
Quốc có quyền ngoài-lãnh thổ: quyền can thiệp vào các quốc gia khác để bảo vệ
công dân của mình. Đến thập kỉ 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức thu
hồi lời tuyên bố trên.
Ở miền Bắc, năm 1955, hai chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thống nhất rằng người
Hoa ở Việt Nam do chính quyền Việt Nam quản lý và được hưởng đầy đủ quyền lợi
của công dân Việt Nam, quá trình bỏ dần quốc tịch Trung Quốc để thành công dân
chính thức của Việt Nam sẽ kéo dài nhiều năm. Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam,
người Hoa ở miền Bắc được hưởng tất cả các quyền của công dân Việt Nam, kể cả
quyền bầu cử, nhưng lại không phải chịu nghĩa vụ
quân sự. Thập kỉ 1960, do ảnh hưởng của Cách mạng Văn hóa ở Trung
Quốc khi một số người Hoa bắt đầu các hoạt động “Hồng Vệ binh” của mình và tố
cáo Đảng Cộng sản Việt Nam theo “chủ nghĩa xét lại”, áp lực của chính quyền
tăng lên đối với việc chuyển đổi quốc tịch của người Hoa sang quốc tịch Việt
Nam. Năm 1970, để giảm khả năng
thao túng tiềm tàng của Trung Quốc đối với người Hoa, chính phủ bắt đầu giảm
các bài học lịch sử và ngôn ngữ tại các trường học của người Hoa. Từ vài năm
trước đó, các biển hiệu bằng tiếng Trung bắt đầu biến mất tại các thành phố Hà Nội và Hải Phòng.
Ở miền Nam, từ năm 1956, chính phủ Ngô Đình Diệm đã buộc tất
cả người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam hoặc bị trục xuất. Tháng 5 năm 1957,
Bắc Kinh phản đối rằng đây là “sự xâm phạm tàn nhẫn các quyền hợp pháp của
người Hoa”. Trong
khi ở miền Bắc, Hoa kiều không đóng vai trò đặc biệt trong nền kinh tế nhà nước
quản lý tập trung, thì ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị
trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất,
phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản
xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện…và
gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90%
xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị
trường.
Sau năm 1975: Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm
1975, vấn đề về người Hoa càng thêm phần trầm trọng khi họ treo quốc kì
Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn, làm chính phủ Việt Nam nghi ngờ lòng trung thành của
họ. Tháng 1 năm 1976, chính phủ lệnh cho người Hoa ở miền Nam đăng ký quốc
tịch. Đa số đăng ký là quốc tịch Trung Quốc mặc dù họ đã chuyển sang quốc tịch
Việt Nam từ những năm 1956-1957. Tháng 2 năm đó, người Hoa được lệnh đăng kí
lại theo quốc tịch đã nhận thời Việt Nam Cộng hòa. Những người vẫn tiếp tục
đăng kí là quốc tịch Trung Quốc sau đó bị mất việc và giảm tiêu chuẩn lương
thực. Cuối năm đó, tất cả các tờ báo tiếng Trung bị đóng cửa, tiếp theo là các trường
học của người Hoa. Với những hành động này, chính phủ Việt Nam đã lờ đi thỏa
thuận rằng sau khi thống nhất sẽ tham khảo ý kiến của Trung Quốc về vấn đề
người Hoa ở Việt Nam. Chính sách của Việt Nam năm 1976 đã bị ảnh hưởng bởi thay
đổi nhanh chóng của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, với nỗi e ngại
rằng Trung Quốc có thể sử dụng Hoa kiều để ép Việt Nam theo các chính sách của
mình. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam xem là một thử thách đối với chủ
quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn giản.
Năm 1977, lạm phát 80% cùng với vấn
đề tiếp diễn của sự thiếu thốn và nạn đầu cơ lương thực, Chính phủ Việt Nam sợ
rằng Hoa kiều có thể bị lôi kéo theo các mục tiêu của Trung Quốc. Kèm theo đó
là sự ngừng trệ nghiêm trọng của các vùng kinh tế phía Tây Nam do các xung đột
tại biên giới với Campuchia. Người Hoa ở Chợ Lớn tổ chức biểu tình đòi giữ quốc
tịch Trung Quốc. Những điều này làm cho chính phủ Việt Nam lo sợ về nguy cơ đất
nước bị rối loạn cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài bởi các nguyên nhân xuất phát
từ Trung Quốc. Trong các tháng 3, 4 năm 1978, khoảng 30.000 doanh nghiệp lớn
nhỏ của Hoa kiều bị quốc hữu hóa. Vị thế kinh tế của đa số tư sản Hoa kiều bị
hủy bỏ, nhà nước thắt chặt kiểm soát nền kinh tế. Quan hệ ngày càng xấu đi giữa
Việt Nam và Trung Quốc cũng làm tăng thêm số người Hoa rời Việt Nam. Kết quả là
số người di tản từ Việt Nam
tăng gấp đôi trong 6 tháng đầu năm 1979, trong những người di tản trong những
năm 1978-1979, Hoa kiều chiếm số lượng rất lớn. Cộng thêm vào đó là khoảng
250.000 Hoa kiều sang Trung Quốc qua biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến
mùa hè năm 1979. Trung Quốc đã gọi đây là vấn đề “nạn kiều“.
Dân số, nơi cư
trú và ngôn ngữ
Theo thống kê của cuộc điều tra dân
số năm 1999, tổng số người Hoa ở Việt Nam là 862.371 (1,13% dân số ở Việt Nam),
được xếp hạng thứ tư, trong đó có khoảng 50% người Hoa sinh sống tại vùng Chợ Lớn của Thành phố Hồ Chí Minh. Họ
tập trung đông nhất ở các khu thương mại trong Quận 5, 11 (khoảng 45%
dân số mỗi quận), 6, 8, 10 với 5 nhóm
ngôn ngữ chính: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến,
Hải Nam và tiếng Khách Gia (Hakka,
đôi khi còn gọi là tiếng Hẹ). Số người Hoa còn lại sinh sống ở các tỉnh toàn
quốc, mà hầu hết là ở nhiều tỉnh miền Tây Việt Nam. Năm
2003 ước tính có khoảng 913.250 người Hoa.
Tên gọi
Hội quán Triều
Châu, Hội An.
Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn,
sinh sống và chung đụng với người Việt đã từ lâu đời,
tùy theo từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di cư mà
người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau, cũng như người
Việt đã gọi họ theo các tên khác nhau. Thường người Trung quốc tự gọi mình là
dân các triều đại mà họ cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho rằng nó phổ biến và
được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết từ lâu như “người Đường” (Thoòng dành),
“người Thanh”, “người Bắc” (quốc). Người Hoa còn tự gọi họ theo quê quán:
“người Quảng” (Quảng Đông), “người Tiều”
(Tiều Châu/Triều Châu), “người Hẹ″,
“người Khách”, “người Hải Nam”… Người Việt còn có lệ gọi người Hoa là “người
Ngô”. Lệ này bắt nguồn từ lịch sử thời Xuân Thu có “nước Ngô” và “nước Việt”. Điển hình là bản Bình
Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỷ 15
sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đuổi được giặc nhà Minh.
Từ phổ thông người Việt hay dùng là
“người Tàu”; từ “chệt” hàm ý miệt thị; từ “các chú” nay không thông dụng nữa
nhưng là đọc trại từ chữ “khách trú” vì người Hoa không được nhìn nhận là cư
dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Bản báo sau đây đưa ra nguồn gốc khác cho “các
chú” nhưng không có cơ sở.
Theo Gia Định báo, đăng trong số 5,
năm thứ 6, phát hành ngày 16 tháng 2 năm 1870: phần tạp vụ (một bài thuộc vào
loại phiếm luận ngày nay)
Người bên Tàu
thường gọi là người Trung-Quốc nghĩa là nước ở giữa vì thuở xưa bên ấy có 18
nước chư hầu; chỗ Kinh thành Hoàng-đế ở lại vô ở giữa các nước chư hầu nên gọi
là Trung Quốc. Người bên Tàu thường kêu mình là Đường-nhơn hay Thanh-nhơn,
nghĩa là người nhà Đường nhà Thanh. An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì
khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên
kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v…
Người Bắc thì kêu
là Ngô, nghĩa là nước Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì bởi nó hay xưng mình là
Ngô nghĩa là tôi.
Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương
mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là
người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha
mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy.
Còn kêu là Chệc
là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép,
cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là
chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc …
Nếu xếp theo phân
loại của Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa thì họ là dân tộc Hán nhưng có lẽ do nhà Hán đô hộ
nước Việt lâu đời nên để tránh ác cảm của người Việt bản xứ nên dù rất tự hào
nền văn hóa Hán rực rỡ nhưng người Việt gốc Hoa không tự xưng là người Hán.
Một
số chuyên đề về đạo Phật
Lịch sử Đức Phật
,Thích Ca Mâu Ni
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước
từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát. Và cũng
với đại tâm đại nguyện ấy, sau khi chứng được đạo quả Vô thượng Bồ đề, Ngài đã
dâng hiến thời gian cho công cuộc hằng hóa độ sanh. Đức Thế Tôn đã chu du khắp
đất nước Ấn Độ thời xa xưa ấy, từ cực Bắc dưới chân núi Hymalaya, đến cực Nam
bên ven sông Gange (sông Hằng).
Đức Thế Tôn đã dành những tuần lễ đầu tiên để chiêm nghiệm đến giáo pháp thậm
thâm vi diệu mà Ngài đã chứng đắc, và thọ hưởng pháp lạc mà quả phúc mang đến.
Pháp Cú kinh, kệ số 153-154, đã ghi lại một trong những Phật ngôn đầu tiên Ngài
đã thốt lên trong thời gian này:
Lang thang bao
kiếp sống
Ta tìm nhưng không gặp
Người xây dựng nhà này
Khổ thay, phải tái sanh
Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi
Ngươi không làm nhà nữa
Đòn tay ngươi bị gẫy
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta được tịch diệt
Tham ái thảy tiêu phong(Bản dịch của HT Thích Minh Châu
Câu kinh như một lời ca khải hoàn, mô tả sự chiến thắng vẻ vang rực rỡ sau cuộc
chiến đấu nội tâm thầm lặng gian nan. Ông thợ tượng trưng cho ái dục, vô minh,
phiền não luôn ẩn sâu kín trong mỗi con người, nay đã bị phát hiện.
Đức Phật cũng đã để lại cho thế gian một bài học luân lý đẹp đẽ, đó là sự tỏ
lòng tri ân sâu sa đối với cây bồ đề che nắng che mưa cho Ngài trong suốt thời
gian tầm đạo. Đức Thế Tôn đã đứng cách một khoảng xa để chiêm bái đại thọ suốt
trong một tuần. Sau này, nơi đây vua Asoka (A Dục) dựng lên một tháp kỷ niệm
gọi là Animisalocana Cetiya, nay vẫn còn.
Đức Thế Tôn đã suy nghĩ đến giáo lý giải thoát sâu kín, khó thấy, khó chứng,
tịch tịnh cao thượng, siêu lý luận, ly dục, vô ngã mà Ngài đã chứng đắc; còn
chúng sanh thì luôn chìm sâu vào ái dục, định kiến, chấp ngã với nhiều thủ trước...
Làm thế nào để con người dễ dàng chấp nhận giáo lý ấy? Và rồi, với trí tuệ của
bậc giác ngộ, Đức Thế Tôn đã quan sát thế gian và thấy rằng: "Có hạng
chúng sinh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng độn căn, lợi căn; có
hạng thiện tánh, ác tánh; có hạng dễ giáo hóa, khó giáo hóa... Như trong hồ sen
xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không
vươn lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước; có loại sanh ra dưới nước,
lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước thấm ướt..."
(Trung Bộ I). Và như vậy, với hình ảnh những cành sen vươn ra khỏi mặt nước,
những cành ở lưng chừng, những cành ở sâu trong lòng nước v.v... đã gợi lên
trong Thế Tôn về căn cơ bất đồng của mọi người. Có những căn cơ thấp như cánh
sen ở đáy hồ, có những căn cơ trung bình như những cánh sen ở lưng chừng nước,
cũng có những căn cơ cao có thể tiếp thu trọn vẹn giáo pháp của Ngài như những
cành sen đã nhô ra khỏi mặt nước. Dù sống trong nghiệp quả bất đồng, nmỗi chúng
sanh đều có hạt giống giác ngộ, như hoa sen dù sống trong bùn tanh hôi, vẫn tỏa
hương thơm ngát.
Với ba lần thỉnh cầu và phát khởi thiện nguyện hộ trì giáo pháp của Phạm Thiên,
Đức Thế Tôn quyết định gióng lên tiếng trống Pháp và bắt đầu thực hiện sứ mạng
của mình. Ngài tuyên bố với thế gian, với loài người, với cõi trời và với tất
cả, con đường đạo cứu khổ và diệt khổ, con đường dẫn đến cõi bất sanh bất diệt,
cõi Niết bàn đã được khai mở: "Cửa bất tử rộng mở, cho những ai chịu nghe..."
(Trung Bộ I). Và bánh xe Pháp bắt đầu chuyển vận.
I. Bài pháp đầu tiên - Ngôi Tam Bảo được hình thành - Khởi đầu Giáo hội Phật
giáo
Sau khi quyết định truyền bá đạo lý cứu khổ cho muôn loài, Đức Phật dùng tuệ
nhãn quan sát thế gian xem ai là người có cơ duyên để hóa độ trước, và Ngài
nghĩ ngay đến hai vị thầy cũ của mình là Alara Kàlama và Uddaka Ramaputta,
nhưng cả hai đã qua đời cách đó không lâu. Đức Thế Tôn nghĩ đến năm người bạn
đồng tu khổ hạnh đã rời bỏ Ngài trước kia, đang ở tại vườn Nai (Lộc Uyển) -
Benares (Baranàsi) và lên đường đi đến đó.
Bài Pháp đầu tiên
Tại đây, bài Pháp đầu tiên, bài giảng về Tứ diệu đế (Tứ Thánh đế) được Đức Thế
Tôn chỉ bày rõ ràng. Nghe xong, tôn giả Kodanna (Kiều Trần Như) chứng quả Tu Đà
Hoàn. Đức Thế Tôn thu nhận năm tôn giả làm các đệ tử xuất gia đầu tiên - và thế
là ngôi Tam bảo đã được hình thành.
Để đánh dấu sự kiện đáng ghi nhớ này, về sau người ta đã biểu trưng nó với hình
ảnh bánh xe với hai con nai hai bên. Hai con nai biểu tượng cho địa điểm thuyết
pháp (Lộc Uyển) và bánh xe Dhamma Cakka tức là bánh xe pháp - "pháp
luân". Cả đầu đề bài khi được giảng là: Dhamma Cakkappavattana, có nghĩa
là Chuyển Pháp Luân (chuyển bánh xe pháp).
Nội dung kinh Chuyển Pháp Luân
Đức Thế Tôn mở đầu bằng lời khuyên các tu sĩ không nên mắc vào hai cực đoan:
một là đam mê thú vui dục lạc thế gian, vì nó giả tạm, nhất thời, tầm thường,
ngăn cản mọi tiến bộ tâm linh; cực đoan thứ hai là khổ hạnh ép sát, nó làm mỏi
mệt tinh thần, mê mờ trí tuệ. Và Ngài khuyến tấn họ nên theo con đường trung
đạo dẫn tới một cuộc sống thanh tịnh, trí tuệ, sáng suốt, giải thoát tối hậu.
Đó là con đuờng đạo 8 chánh - Bát chánh đạo: 1. Chánh tri kiến: thấy biết chân
chánh, 2. Chánh tư duy: suy nghĩ chân chánh, 3. Chánh ngữ: nói năng chân chánh,
4. Chánh nghiệp: hành động chân chánh, 5. Chánh mạng: sinh sống chân chánh, 6.
Chánh tinh tấn: siêng năng chân chánh, 7. Chánh niệm: nhớ nghĩ chân chánh, 8.
Chánh định: tập trung tư tưởng chân chánh.
Và bốn Thánh đế được Đức Phật giảng tiếp theo, dó là chân lý về sự Khổ (Khổ
đế), chân lý về nguyên nhân của sự Khổ (Tập đế), chân lý về sự diệt Khổ (Diệt
đế) và chân lý về con đường diệt Khổ (Đạo đế).
Sau khi nghe Đức Thế Tôn giảng bài pháp thứ hai có đầu đề Anttalakkhana Sutta
(kinh Vô ngã tướng), bàn về thuyết Vô ngã (không có cái ta), rằng năm uẩn là vô
thường, nếu ai thoát khỏi tham ái thì ra khỏi tái sanh, được giải thoát, năm
tôn giả Kodanna, Vappa, Bhaddhiya, Mahànàma và Assaji lần lượt chứng quả A La
Hán. Bấy giờ là tháng Vesàkha (giữa tháng 4 và 5 dương lịch), đầu mùa kiết hạ.
Giáo hội của Đức Thế Tôn an cư mùa mưa đầu tiên tại đây.
Giáo hóa ôngYasa (Ya Xá)
Gần Benarès, có con trai của một người triệu phú tên là Yasa. Chán cuộc đời xa
hoa phú quí tầm thường vô vị của thế gian, chàng tìm đến đức Phật; sau khi nghe
pháp đã xin xuất gia và chẳng bao lâu chứng quả vị A La Hán. Cha của Yasa trên
đường đi tìm con cũng đến vườn Nai thính pháp và xin quy y. Ông trở thành đệ tử
tại gia đầu tiên của Đức Phật. Tại nhà của Yasa, mẹ và vợ của chàng cũng quy y
Tam bảo. Bốn người bạn thân của Yasa là Vimala, Subhàhu, Punnaji và Gavampati
cũng như hơn 50 bạn khác từ các gia đình và địa phương gần xa nghe tin Yasa
xuất gia, cũng lạy cha mẹ, từ giã gia đình xin theo chân Đức Phật, và sau một
thời gian đều đắc Thánh quả.
Đoàn tăng sĩ thuyết pháp đầu tiên
Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn đã có 60 người đệ tử đều là A La Hán. Ngài quyết định
đưa họ đi khắp nơi để truyền bá chánh pháp. Trước khi họ lên đường, Ngài đã
động viên, kêu gọi các đệ tử rằng:
"Này các Tỳ kheo! Như Lai đã được giải thoát hết mọi ràng buộc thế gian và
xuất thế gian (các cõi trời). Các ông cũng vậy... Này các Tỳ kheo, hãy đi vì
lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế
gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. các ông hãy đi, nhưng đừng đi
hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngã, hãy truyền bá chánh pháp.
Này các Tỳ kheo, chánh pháp toàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần
cuối, cả trong ý tứ và lời văn. Hãy tuyên bố về cuộc sống toàn thiện và thanh
tịnh... Chính Như Lai cũng đi, Như Lai sẽ đi về hướng Uruve là ở Sanànigàma để
hoằng dương giáo pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy
giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các
ông đã hoàn tất nhiệm vụ" (Mahavagga, 19-20).
Đức Phật không khuyên tất cả mọi người nên rời bỏ đời sống gia đình để xuất
gia, trở thành người sống không nhà cửa, không tài sản, sự nghiệp. Một người cư
sĩ cũng có thể sống đời cao đẹp thích ứng với giáo pháp và đắc quả Thánh. Cha
mẹ và vợ của Yasa là những người tu tại gia đầu tiên bước theo dấu chân của Đức
Phật, tất cả đều tiến triển đầy đủ về tinh thần và thành tựu đạo quả Tu Đà
Hoàn.
Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, Đức Phật và 60 người học trò chứng quả A
La Hán tổ chức thành một tăng đoàn những tu sĩ khất thực không có trú xứ nhất
định, không có của cải vật chất nào khác ngoài tấm áo vàng che thân và một bình
bát để khất thực nuôi thân. Trong mưa nắng, trong sương gió, làng mạc hay phố
thị, rừng núi hay đồng hoang đều có dấu chân của những con người thuyết giảng
về đạo lý cứu khổ và đời sống thanh hạnh và tự mình nêu gương sáng về cuộc sống
thanh tịnh và giải thoát. Đó là sự nghiệp, là nội dung chủ yếu của Tăng đoàn
đầu tiên do Đức thế Tôn đích thân thành lập và chỉ đạo.
Có thể nói, đây là sự khởi đầu của Giáo hội Phật giáo.
II. Hóa độ rộng lớn và cùng khắp
Sứ mạng hóa độ - con đường giáo hóa của Đức Thế Tôn thật vô cùng nặng nề và khó
khăn, nhưng với lòng bi mẫn rộng sâu, tinh thần bình đẳng triệt để và một ý chí
dũng mãnh vô song, Đức Thế Tôn đã tùy theo căn cơ của mọi người mà dùng nhiều
phương tiện thiện xảo giáo hóa, như một bậc y vương đã tùy bệnh mà cho thuốc,
đã hoàn thành sứ mạng thiêng liêng một cách viên mãn và đã đề ra một con đường
giáo dục thật mới lạ trong lịch sử nhân loại.
Cảm hóa ba anh em ông Kassapa (Ca Diếp) - Giáo chủ thần lửa.
Sau khi sáu mươi vị Tỳ kheo mỗi người đi về một hướng, Đức Thế Tôn cũng đi về
hướng Uruvela. Dọc đường, trong một khu rừng nhỏ, Đức Phật đã hóa độ cho 30
thanh niên đang vui đùa cùng vợ của họ và một kỹ nữ ở trong rừng.
Gần Uruvela (Ưu Lâu Tần Loa) có ba anh em Kassapa: Uruvela Kassapa, Nadi
Kassapa và Gaya Kassapa. Ba anh em ông là những người có danh vọng lớn ở
Magadha, đặc biệt là người anh cả Uruvela Kassapa; ông này thờ thần lửa và tự
cho mình đã chứng quả A La Hán trọ qua đêm và bị cố ý thu xếp cho ở căn phòng
thờ thần lửa có một con rắn chúa rất độc và dữ tợn, Đức Phật đã hàng phục con
rắn thiêng này, ngoài suy nghĩ của ông Uruvela Kassapa. Tin rằng chính Đức Phật
là người đã chứng quả Thánh, chứ không phải là mình, ba anh em ông Kassapa và
1.000 đệ tử đều xin xuất gia theo Phật.
Sau đó, Đức Phật đã đến Gàya Sirà, cách Uruvela không xa lắm. Chính nơi đây Đức
Thế Tôn đã thuyết giảng kinh Aditthapariyàya Sutta (bài kinh Lửa Cháy, với chủ
đề: thế gian là tòa nhà cháy rực bằng ngọn lửa tham, sân, si, sanh, già, bệnh,
chết, sầu bi, khổ não và thất vọng). Các Tỳ kheo có mặt đều đắc quả A La Hán.
Khi vừa thoát ly gia đình đi tầm đạo, Đức Phật có lúc đã ngụ tại
Pàndavapabbata. Vua Bimbisàra (Tần Bà Sa La - Bình Sa Vương) lấy làm cảm kích
trước tướng mạo oai nghi và tư cách trang nghiêm, sang trọng, khiêm tốn, đã cho
người dò hỏi lai lịch. Sau khi biết được chí nguyện của vị Thái tử đầy hùng tâm
này, đức vua xin Ngài hãy trở lại viếng thăm vương quốc Magadha (Ma kiệt đà) do
vua cai trị, khi chứng đạo quả.
Nhớ lời hứa xưa, Đức Thế Tôn cùng trên 1.000 đệ tử A La Hán từ Gàya đến Ràiagaha
(Vương xá), thủ phủ của vương quốc Magadha giàu mạnh. Và tại đây, vua Bimbisàra
hiểu được giáo pháp cao diệu liền chứng Sơ quả và xin quy y Tâm bảo cùng dân
chúng tinh xá rộng lớn có tên là Veluvanaràma (Trúc Lâm tinh xá) gần thành
Ràjagaha. Có thể coi đây là tự viện đầu tiên ra đời, và vua Bimbisàra là vị thí
chủ đầu tiên trong hàng vua chúa. tại tinh xá yên tĩnh những ày, Đức Phật và
đại chúng đã nhập hạ một lần 3 năm liên tiếp và ba hạ khác, xa cách nhau.
Thâu nhận Sàriputta (Xá Lợi Phất) và Moggallàna (Mục Kiền Liên)
Gần Ràjagaha có một làng tên Upatissa, còn có tên là Nàlaka, Sàriputta - một
chàng trai thông minh - là người ở làng này. Vì xuất thân ở một gia đình quyền
quý nhất làng, nên chàng còn được gọi là Upatissa.
Cùng với người bạn thân ở làng Kolita tên gọi Moggallàna, có chung một nhận
thức rằng tất cả những thú vui vật chất đều tạm bợ, trống rỗng và vô vị. Hai
chàng trai quyết định từ bỏ gia đình, lang thang đi tìm chân lý và thọ giáo với
đạo sĩ Sànjaya, người có rất nhiều đồ đệ. Nhưng do không thỏa mãn với giáo lý
của vị thầy hữu danh này và sau đó là nhiều đạo sĩ khác, cả hai chia tay nhau
và thề hẹn rằng: Nếu ai tìm ra con đường đạo giải thoát trước, sẽ cho người kia
hay.
Trong một dịp bất ngờ, Ngài Sàriputta đã xúc động mạnh trước phong thái giải
thoát, trầm tĩnh, siêu phàm đang đi trì bình một cách thong dong để giáo hóa
mọi người ở thành Ràjagaha của Ngài Assaji (Mã Thắng, Thuyết Thị). Cho rằng đây
hẳn là bậc A La Hán, hay cũng là người đang trên con đường dẫn đến đạo giác
ngộ, Sàriputta đã - đợi cơ hội và liền đảnh lễ, thưa hỏi: "Kính bạch Tôn
giả! Các căn của Ngài thật bình thản, an tịnh. màu da của Ngài thật trong sáng.
Vì sao Ngài thoát ly thế tục? Ai là đạo sư của Ngài? Giáo lý của Ngài là
gì?".
Trước những câu hỏi chân thật, khiêm tốn và sự khẩn khoản yêu cầu của Sàriputta,
ngài Assaji đã đọc tóm tắt giáo lý mà Ngài đã học ở Đức Thế Tôn bằng bài kệ:
"Các pháp do nhân duyên sanh.
Duyên ấy Như Lai đã chỉ rõ,
và dạy phương pháp để chấm dứt,
đó là giáo pháp của bậc Đại Sa môn".
Là người thông tuệ và trí óc đã thuần thục để thấu triệt chân lý sâu xa, dù nó
chỉ được gợi ra một cách vắn tắt, Sàriputta đã chứng Sơ quả (Sotàpatti, Tu đà
hoàn, Dự Lưu) khi vừa nghe hai câu đầu.
Theo lời giao hẹn, Sàriputta liền thông tin cho bạn thân. Moggallàna cũng đã
chứng Sơ quả. Do lời tha thiết yêu cầu của cả hai, Đức Phật đã nhận hai ông vào
Tăng đoàn tại tinh xá Veluvana với câu nói đơn giản: "Etha,
Bhikkhave!" (Hãy đến đây, các Tỳ kheo!). Nửa tháng sau, Sàriputta chứng
quả A La Hán, nhân nghe bài kinh Vedanà Pariggha mà Đức Phật giảng cho đạo sĩ
Dighnakha. Ngài Moggalàna đã chứng quả ấy trước đó một tuần. Với cơ duyên lớn,
Đức Phật đã triệu tập Tăng chúng và tuyên bố hai vị là Thượng thủ trong Tăng
đoàn.
Từ đấy, hai Ngài thường thay mặt Thế Tôn để hướng dẫn Tăng chúng. Đây là thời
điểm đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của Giáo hội Phật giáo, dưới sự lãnh đạo
của Đức Thế Tôn.
III. Đức Phật và thân quyến
Hay tin người con yêu dấu trí tuệ đã thành đạo và đang thuyết pháp giáo hóa nổi
danh tại Ràjagaha, đức vua Suddhodana nóng lòng gặp mặt, liền tức tốc sai nhiều
sứ giả đến thỉnh Đức Phật về Kapilavatthu. Nhưng chín lần ra đi là chín lần sứ
giả đều ở xin xuất gia với Đức Phật. Vị sứ giả thứ mười là Kàludàyi, vốn là bạn
thân của Đức Phật khi còn là Thái tử, đến nơi nghe pháp cũng xin xuất gia và
cũng chứng Thánh quả như những vị sứ giả trước, nhưng ông Kàludàyi đã chuyển
đến Đức Phật lời yêu cầu được gặp mặt của vị vua già yếu.
Sau 2 tháng, Đức Thế Tôn và đại chúng đã về đến Kapilavatthu. Trước đạo phong
của Đức Phật, vua Suddhodana đã cúi đầu kính lễ lần thứ ba. Và sau khi Đức Thế
Tôn thuyết pháp lần thứ nhất, đức vua đã chứng Sơ quả, và đạt quả thứ hai (Sakkadagami,
Tư đà hàm, Nhất Lai) khi nghe bài pháp kế tiếp. Lần thứ ba khi nghe bài pháp có
tên Dhammapala Jàtaka (Trì Pháp Túc Sanh truyện, số 447), đức vua đắc quả
Anagami (A na hàm, Bất Lai). Với bài pháp này, di mẫu Pajapati Gotami đã chứng
quả Sotapana (sơ quả).
Sau này trên giường bệnh, vua Suddhodana lại được Đức Phật về thăm và giảng
pháp cho nghe. Đức vua sau 7 ngày tận hưởng pháp lạc và đắc quả A La Hán, đã
băng hà trong định tĩnh. Năm ấy, Đức Phật ở tuổi 40 và đang an cư lần thứ năm.
Cũng trong hạ thứ năm này, Giáo hội Ni được thành lập. Và ở hạ thứ bảy, Đức
Phật đã lên cung trời Tusita (Đao Lợi) thuyết pháp độ chư Thiên và hoàng hậu
Maya.
Công chúa Yasodhara (Da Giu Đà La)
Sau khi Thái tử rời bỏ cung vàng, công chúa Yasodhara cũng bỏ hết đồ trang sức,
mặc y vàng của người tu sĩ, và trong khoảng 6 năm trường đã thủy chung, tận
tình nuôi dạy đứa con độc nhất Ràhula đến tuổi lớn khôn.
Nghe vua cha tán dương đức hạnh của nàng dâu, Đức Thế Tôn đã giảng kinh
Candakinnara Jàtaka và nói thêm rằng: "Không phải chỉ kiếp cuối cùng này,
mà trong những tiền kiếp, công chúa cũng đã từng bảo vệ, kính mộ và thủy chung
với Như Lai".
Sau khi vua Suddhodana qua đời, di mẫu Pajàpati xuất gia làm Tỳ kheo ni, công
chúa cũng được xuất gia và đắc quả A La Hán sau đó. Trong hàng Ni chúng, công
chúa là người có thần thông bậc nhất. bà nhập Niết bàn năm 78 tuổi. Trong kinh
Apadana còn ghi lại những câu kệ do bà giảng thuyết.
Cậu bé Ràhula (La Hầu La)
Ràhula sinh ra đúng ngày mà Thái tử quyết định thoát ly thế tục. Cậu bé trưởng
thành trong cảnh không cha, được ông nội và bà mẹ nuôi dưỡng. Khi lên bảy tuổi,
cũng đúng vào ngày thứ 7 Đức Thế Tôn lưu lại quê nhà, Ràhula luôn quấn quýt bên
chân Đức Phật, nũng nịu đòi gia tài như lời mẹ dặn. Đức Phật quyết định giao
"Thất thánh tài" [1] cho cậu bé bằng cách nhận cậu vào Tăng đoàn và
trao cho ngài Sàriputta dạy dỗ.
Thật khó tưởng tượng một cậu bé lên bảy có thể sống đời sống cao thượng của bậc
xuất trần thượng sĩ. Nhưng Sa di Ràhula vừa thông minh đặc biệt, vừa biết vâng
lời chuyên cần tu học. Kinh ghi rằng mỗi sáng vị Sa Di trẻ này dạy thật sớm,
bóc một nắm cát tung lên và nguyện: "Mong rằng ngày hôm nay ta học được
nhiều như bao nhiêu cát đây... ".
Một trong những bài kinh nổi tiếng mà Đức Phật đích thân dạy cho Ràhula là bài
Ambalatthika Rahulovada Sutta, nhấn mạnh về tầm quan trọng của sự chân thật,
phương pháp phản tĩnh để diệt trừ mọi ý niệm, lời nói, hành động bất thiện.
Năm lên 18 tuổi, một lần cùng Đức Phật đi khất thực, phong độ và oai nghi quí
phái của hai vị tu sĩ xem tựa như thớt ngự tượng dõng dạc cùng đi với tượng con
ngoan hiền, như thiên nga của vua dắt con lội trên mặt hồ trong ngự uyển, như
hổ chúa oai phong cùng hùm con lẫm liệt. Cả hai Ngài đều có thân hình đẹp đẽ,
cả hai đều thuộc dòng dõi quí tộc từ khước ngai vàng cất bước ra đi. Trong lúc
chiêm ngưỡng Thế Tôn, Ràhula nảy lên ý niệm nghĩ về thân hình đẹp đẽ của mình
và Đức Phật. Biết được ý tưởng đó, Đức Thế Tôn đã nói bài kệ bất hủ
"N'etam mama (cái này không phải của ta); N'eso'ham'asmi (cái này không
phải là ta); Na me so attatà (cái này không phải tự ngã của ta)" ( Xem
Anattalakkhana Sutta, bài II.)
Và sau khi nghe kinh Cùla Ràhulovàda Sutta, Ràhula chứng quả A La Hán. Ngài
nhập diệt trước cả Đức Phật và Ngài Sàriputta. Ngài nổi tiếng là người tôn
trọng kỹ luật. Bạn bè thân gọi Ngài "Ràhula may mắn", vì đời Ngài có
được hai diễm phúc: là con của Đức Phật và chứng ngộ được chơn lý; như trong kệ
Theragàthà (Trưởng Lão kệ), Ngài đã đề cập đến điều ấy.
Ngài Ananda (A Nan)
Con của hoàng thân Amitodana, em trai vua Suddhodana, Ananda là anh em chú bác
với Đức Phật. Ông sanh ra mang lại niềm hoan hỉ cho hoàng tộc, nên được đặt tên
là Ananda (Khánh Hỷ). Hai năm sau khi Phật thành đạo, ông xuất gia cùng với các
thanh niên của dòng họ Sakya là Anurudha, Bhaddiya, Bhagu, Kimbala và
Devadatta. Không bao lâu, ông chứng Sơ quả khi nghe bài pháp của Đại đức Puna
Mantàniputta.
Năm Đức Thế Tôn 55 tuổi, với 8 điều thỉnh cầu mà ông đưa ra là: 1. Đức Phật
không ban cho Ngài những bộ y mà thiện tín dâng cho Đức Phật; 2. Không ban cho
Ngài những vật thực mà thiện tín dâng cho Đức Phật; 3. Cho phép không ở chung
tinh thất với Đức Phật; 4. Không cho phép Ngài đi theo đến nơi thí chủ chỉ
thỉnh Đức Phật; 5. Đức Phật hoan hỷ đến nơi mà thí chủ chỉ thỉnh Ngài đến; 6. Hoan
hỷ cho phép Ngài tiếp dẫn những người từ phương xa đến ra mắt Phật; 7. Hoan hỷ
cho Ngài thưa hỏi mỗi khi có điều hoài nghi; 8. Hoan hỷ giảng lại bài pháp mà
Đức Phật giảng khi Ngài không có mặt.
Được Đức Phật chấp thuận vói ý nghĩa của nó, và giữa đại chúng, ông được cử làm
thị giả Đức Thế Tôn suốt 25 năm trường sau đó. Ông làm công việc của mình thật
tận tụy. Kinh ghi rằng, đêm đêm Đại đức Ananda tay cầm gậy, tay cầm đuốc đi
chung quanh tịnh thất của Đức Phật 9 lần, để Ngài khỏi bị quấy rầy.
Tôn giả Ananda có một trí nhớ tốt lạ lùng; ông ghi nhớ không bỏ sót tất cả các
bài pháp của Đức Phật, cũng như của một số các đệ tử lớn của Ngài, mà ông được
nghe qua. Khi có một Bà la môn hỏi Tôn giả nhớ được bao nhiêu bài kinh, Tôn giả
trả lời là được 82.000 bài của Đức Phật và 2.000 của các Tôn giả khác thuyết.
Đức Phật đã tán thán 5 đức hạnh của Tôn giả Ananda là học uyên bác, trí nhớ
tuyệt hảo, kiên định, săn sóc chu đáo và ứng xử tốt.
Mãi sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt, Tôn giả Ananda mới chứng quả A La Hán, trước
một ngày Đại hội kết tập kinh điển lần thứ nhất xảy ra, trong khi nghiêng mình
nằm xuống. Kinh sách ghi rằng, Ngài là vị A La Hán độc nhất đắc quả ngoài lúc
đi, đứng, nằm, ngồi. Tôn giả mất năm 120 tuổi.
IV. Dì mẫu Maha Pajapati Gotami xuất gia – Giáo hội Ni giới ra đời
Được gọi là Maha Pajàpati bởi vì các nhà tiên tri thời bấy giờ cho rằng về sau
bà sẽ cầm đầu một đám đông người. Con trai bà là Nandà, em một cha khác mẹ với
Thái tử Siddhattha, cũng được Đức Thế Tôn độ cho xuất gia khi chàng trai này đang
tổ chức 3 đại lễ quan trọng: kết hôn, phong tước và khánh thành cung điện mới.
Tuy công bố rằng nữ giới cũng có thể chứng 4 Thánh quả (bà Maha Pajàpati đã
chứng Sơ quả, như đã nói ở trước), nhưng con đường tu hành sống không gia đình,
khép mình vào khuôn khổ của giáo pháp và giới luật cũng như sứ mạng hoằng hóa
độ sanh thật lắm gian nan, khó nhọc, với bản tánh mềm yếu và dễ cảm xúc, phụ nữ
khó đảm đương nỗi trách nhiệm thiêng liêng, cao cả lẫn nặng nề của một sứ giả
Như Lai. Vì thế mà sau khi vua Suddhodana băng hà, di mẫu dù 3 lần bạch xin
xuất gia, Đức Thế Tôn vẫn từ chối không nêu lý do.
Mãi đến khi bà cùng nhiều mệnh phụ phu nhân của dòng Sakya xuống tóc, đắp y
vàng, đi bộ từ Kapilavatthu đến Vesàli, đoạn đường gian khổ dài khoảng 200 cây
số, đôi chân sưng phồng, thân thế lấm lem cát bụi, đến bên tinh xá Đức Phật
khóc than. Và chính nhờ Tôn giả Ananda thay mặt họ vào cầu thỉnh Đức Thế Tôn
đến lần thứ tư, Ngài mới chấp thuận cho di mẫu cùng các bà được sống đời sống
xuất gia, với điều kiện phải chấp hành 8 điều qui định cho một người nữ trong
Tăng đoàn. Khi nghe Ananda thuật lại 8 điều ấy, bà Maha Pajàpati cùng các vị
trong đoàn đều hoan hỷ đồng ý, và thế là Giáo hội Ni giới được thành lập.
Khi ưng thuận cho Ni giới được gia nhập vào Giáo hội. Đức Phật cũng đã lưu ý
đại chúng nhiều vấn đề. Ngài dạy rằng: "Này Ananda, trong ngôi nhà nào
nhiều nữ giới và ít đàn ông thì ăn trộm dễ lọt vào. Cũng dường như thế, nếu
hàng phụ nữ sống trong pháp và luật của Như Lai thì giáo pháp thiêng liêng khó
duy trì lâu. Cũng như người đắp đê bên một hồ nước rộng lớn cho nước không tràn
qua, ta cũng vậy, chế ra Bát kỉnh pháp cho các Tỳ kheo ni để họ tuân thủ trọn
đời".
Trong một tổ chức xã hội quy mô nào, ta cũng thấy vì tôn trọng và bảo vệ quyền
lợi của một giới, một đối tượng cá biệt nào đó mà ở trong những nguyên tắc
sống, làm việc luôn có những khoản ưu tiên dành riêng cho họ. Đức Phật đã không
làm giảm suy giá trị của hàng phụ nữ, mà còn là vị giáo chủ đầu tiên trong lịch
sử nhân loại đã thành lập một đoàn thể, một tổ chức, một giáo hội cho nữ giới
với đầy đủ pháp và giới luật. Ấn Độ đương thời với nhiều tôn giáo, nhưng không
có một đoàn thể nữ giới nào được sinh hoạt như vậy.
Ít lâu sau, bà Tỳ kheo ni Maha Pajàpati đắc A La Hán. Kinh Therigàthà (Trưởng
lão Ni kệ) còn ghi rất nhiều tên và các bài kệ do các Tỳ kheo ni chứng thánh
quả sáng tác.
V. Ông Devadatta (Đề bà đạt ta) và những người chống đối
Mặc dầu gia công kiến tạo hạnh phúc giải thoát cho mọi người với một chủ ý
tuyệt đối tinh khiết và hoàn toàn bất vụ lợi, cũng như không có một sự phân
biệt nào giữa già ngheo, quyền quý, mạt hạng, trí thức hay u mê, Đức Phật luôn
phải đương đầu với nhiều sự đối nghịch mãnh liệt trên con đường chu du hoằng
hóa. Ngài bị chỉ trích nghiêm khắc, bị đối xử tàn tệ, chửi mắng và tấn công một
cách tàn bạo. Kẻ đối nghịch là những người theo các hệ thống tôn giáo chủ
trương những nghi thức dị đoan, tạo ra phong tục vô ích, có hại đến xã hội và
ngăn chặn sự tiến bộ của tinh thần, hoặc là những kẻ có tham vọng thấp hèn, vị kỉ.
Trong ấy, Devadatta là một điển hình lớn nhất.
Ông là con vua Suppabuddha và hoàng hậu Pamità, một người cô của Đức Phật: công
chúa Yasodharà là chị ông. Ông xuất gia cùng một lượt với Đại đức Ananda và các
thanh niên hoàng tộc Sakya, tuy không chứng quả Thánh nào, nhưng lại giỏi thần
thông và được vua Ajàtasattu (A Xà Thế) ủng hộ tối đa về mọi mặt. Thời gian đầu
xuất gia, ông có nếp sống gương mẫu, cao thượng đến độ ngài Sàriputta đã ca
ngợi tài đức của ông khắp Pajàgaha. Về sau, danh lợi trần thế đã làm ông thối
chuyển, trở nên người sống đồi trụy, tà hạnh, tà kiến; dù vậy, ông có rất đông
người ủng hộ. Khi niên thọ Đức Phật đã cao, ông yêu cầu Ngài giao quyền lãnh
đạo tăng già, nhưng Đức Phật đã từ chối.
Ông tìm cách xúi giục Thái tử Ajàtasattu (A xà thế) giết vua cha là Bimbisàra
để nắm toàn quyền bính và cùng âm mưu hãm hại Đức Phật. Sau đó, các xạ thủ được
thuê để giết Đức Phật đều được cảm hóa thành đệ tử. Devadatta tự thân ra tay,
bằng cách đẩy một tảng đá lớn từ trên sườn núi Gijihakuta (Linh Thứu) xuống
ngay Đức Phật khi Ngài đi ngang qua. May thay, tảng đá ấy va vào một tảng đá
khác, vỡ ra nhiều mảnh và chỉ một mảnh vụn làm chân Ngài rỉ máu, và lương y
Jìvaka (nhà giải phẫu đại tài của thành Rajàgaha, người chăm sóc sức khỏe cho
Đức Phật và đại chúng) đã có mặt liền sau đó. Mưu đồ bất thành, Devadatta lại
chuốc rượu mạnh cho voi dữ Nàlàgin và xua nó chạy thẳng đến ngay Đức Phật,
nhưng voi cũng bị đức từ bi của Thế Tôn cảm hoá.
Dần dần mất hết uy tín, dư luận lên tiếng mạnh mẽ, vua Ajàtasattu bỏ rơi,
Devadatta chuyển qua một mưu toan có vẻ hòa bình hơn. Ông nêu ra 5 yêu cầu đối
với sự sinh hoạt của Tăng đoàn, với nội dung rằng: Tỳ kheo phải sống trọn đời
trong rừng, phải sống dưới gốc cây, mặc vải vụn lượm ở nghĩa địa, sống bằng
khất thực và ăn chay trọn đời. Đức Phật đã đưa ra câu trả lời rất tự do dân
chủ, không bắt buộc một cá nhân nào phải tuân theo điều ấy.
Cuối đời không còn một ai ủng hộ, Devadatta rơi vào những ngày đen tối. Lâm bệnh
trầm kha, với lòng ăn năn vô hạn, ông mong muốn được gặp Đức Thế Tôn lần cuối cùng,
nhưng không còn kịp nữa, chỉ thốt ra câu quy y Phật và trút hơi thở sau cùng.
VI. Những đại hộ pháp
Ngài Anathapindika (Cấp cô độc)
Vị thí chủ quan trọng nhất thời Đức Phật tại tiền phải kể đến là ông Sudatta,
người Savatthi. Chuyên làm từ thiện xã hội, nuôi dưỡng chu cấp cho những người
quan quả cô đơn, nên ông lại được mọi người tặng cho danh hiệu Trưởng giả
Anathapindika (Cấp Cô Độc - giúp đỡ, trợ cấp cho những người cô đơn, hiu
quạnh). Một lần có việc, ông đến thành Ràjagaha, nghe anh rể đang chuẩn bị hôm
sau đón Đức Phật quang lâm. Danh từ Phật - Buddha (người tỉnh giác) khiến ông
cảm thấy một sự thay đổi lạ lùng trong lòng. "Văn kỳ thinh" đã lâu,
nay lại sắp được "kiến kỳ hình", nhưng không thể chờ đợi đến ngày
mai; như có một chuyện gì thôi thúc, ngay đêm khuya, ông băng rừng đến nơi
Sitavara ra mắt Đức Phật và được cảm độ từ ấy.
Với lời thách thức nữa đùa nữa thiệt của Thái tử Jeta (Kỳ Đà), ông đã đem những
đồng tiền vàng lót đầy mặt đất trong khu vườn của Jeta. Lòng tín thành của ông
đã gây được lòng ngưỡng mộ của Thái tử Jeta đối với Đức Phật. Sau đó, hiệp với
những tàng cây do Jeta cúng, ông xây dựng tinh xá Jetavana (Kỳ Viên) dâng lên
Đức Phật. Chính nơi đây, Đức Thế Tôn trải qua 19 lần an cư kiết hạ. Phần lớn
những bài pháp cũng được hình thành ở ngôi tinh xá nằm ở Savatthi này, và nó được
nhận biết nhờ qua câu kinh "Xá Vệ, Kỳ Thọ, Cấp Cô Độc Viên..." (nước
Savatthi, cây của Jeta và vườn ông Anathapindika). Các bài pháp liên quan đến
hàng cư sĩ đều do công của ông thưa hỏi. Trong một bài pháp nói về hạnh bố thí,
Đức Phật đã dạy rằng, cúng dường chỗ ăn, chỗ ở cho chư Tăng là tạo nhiều công
đức; nhưng quy y Tam bảo có công đức hơn, và cao hơn là nghiêm trì ngũ giới.
Công đức cao hơn giữ giới là thiền quán và từ bi tâm. Nhưng công đức tối thượng
phải là phát triển tuệ giác, thể nhập chơn như, thấy được thật tướng của các
pháp - Vipassanà (Minh sát tuệ) - (Tăng Chi IV).
Cũng từ gia đình ông trưởng giả này, Đức Phật đã giảng dạy pháp phân chia 7
loại vợ trong cuộc sống kiến tạo hạnh phúc gia đình lứa đôi. Một bài pháp rất
tinh tế, thiết thực; một bài học giáo dục đầy tâm lý cho cả xã hội ngày nay và
mai sau.
Bà Visàkhà
Vị nữ thí chủ lớn nhất phải đề cập đến đầu tiên là bà Visàkhà, con gái triệu
phú Dhananjaya và bà Summanà Devi; ông nội bà cũng là triệu phú tên Mendaka. Bà
xây cúng tinh xá Pubbasama, cũng ở Sàvathi (6 mùa an cư đã diễn ra ở đây). Là
người phụ nữ được 5 điều diễm phúc: tóc, da, xương, vóc dáng và sức khoẻ tuyệt
hảo, bà còn là người công, dung, ngôn, hạnh vẹn toàn, sáng suốt trong công việc
thế gian cũng như trong phạm vi tinh thần đạo đức. Bà Visàkhà đóng một phần
quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến sinh hoạt Tăng đoàn. Có
lần Phật dạy bà đi hòa giải những mối bất đồng giữa các Tỳ kheo ni. Đôi lúc bà
thỉnh cầu Đức Phật khai chế một vài giới cấm cho Tăng Ni.
Cha chồng bà là triệu phú Migàra, vốn là tín đồ thuần thành của Nigantha
Nataputta, giáo chủ đạo Jain - đạo lõa thể. Bà đã khuyến dụ cả gia đình bên
chồng quy y Tam bảo và nhiều người đã chứng quả. Bà qua đời khi đã thọ 120
tuổi.
Vua Pasenadi (Ba Tư Nặc)
Ngài đại vương Bimbisàra như đã nói đến ở phần trước, và người con kế vị là vua
Ajàtasattu, sau khi cải ác tùng thiện đã trở nên một vị đại hộ pháp, một thiện
tín lỗi lạc, có công hỗ trợ mọi mặt cho cuộc kết tập Tam tạng lần I. Một đại
thí chủ nữa trong hàng vua chúa phải kể đến là vua Pasenadi, trị vì xứ Kosala,
có thủ phủ là Savatthi (Xá Vệ). Tu viện Rajakamara là do vua cho xây cúng lên
Đức Phật và đại tăng. Hoàng hậu Malika, vợ của vua, là người khéo hướng dẫn phu
quân của mình trên con đường đạo đức, quy y Tam bảo. Bà đã khuyên vua nên tham
vấn với Đức Phật để hiểu ý nghĩa 16 cơn mộng hơn là giết hại nhiều sinh mạng để
tế lễ cầu an theo lời các đạo sĩ Bà La Môn.
Samyutta Nikaya (kinh Tương Ưng) có trọn một chương mang tựa là Kosala Samyutta,
là chương Đức Phật giảng cho vua nghe. Trong những bài pháp ấy có những ý được
nhấn mạnh như: 1. Đánh giá một người không phải là chuyện đơn giản; 2. Nên coi
trọng phụ nữ như coi trọng nam giới: "Itthì hi'pi ekacciyà seyyà" (Trong
hàng phụ nữ có người còn tốt hơn nam giới). Với xã hội Ấn Độ thời ấy, phụ nữ
không bao giờ được kính nể xứng đáng, lời nói cao quý của Đức Phật thật là một
khích lệ lớn lao cho nữ giới; 3. Không nên coi thường giới trẻ (như Thái tử còn
trẻ, con rắn còn bé, ngọn lửa nhỏ và Tỳ kheo trẻ); tất cả đều có thể trở thành
quan trọng, ý nghĩa sau này; 4. Chiến thắng nuôi dưỡng hận thù:
Thắng trận sanh thù oán
Bại trận niệm khổ đau
Ai bỏ thắng bỏ bại
Tịch tĩnh hưởng an lạc
(Tương Ưng VII)
VII. Những người cùng đinh mạt hạng
Đạo từ bi giải thoát mở rộng cho tất cả mọi người, không phân biệt giàu sang và
đẳng cấp xã hội. Một sát nhân như Angulimàla, một dâm nữ như Ambapali, nếu quay
về với con đường đạo cũng có thể chứng Than1h quả, như kinh đã ghi lại như sau.
Ông Angulimàla
Có tên là Ahimsaka (người vô tội), con của một quốc sư xứ Kosala, và là một đệ
tử lỗi lạc, thân tín của một danh sư ở Trung tâm Giáo dục Taxila nổi tiếng,
nhưng do vì lòng ganh tỵ của đồng môn khiến thầy dạy đã hiểu lầm ông và buộc
ông phải dâng lên 1.000 ngón tay út để làm lễ cầu pháp.
Ông trở nên là một hiểm họa, một bóng đen thần chết bao trùm lên đất nước
Kosala. Sợ quạ ăn những ngón tay kiếm được, ông đành đeo vào cổ nên có hỗn danh
là Angulimàla (vòng hoa bằng ngón tay). Đức Phật là người thứ 1.000 ông định
sát hại để tròn đủ vòng hoa mà thầy ông yêu cầu. Ông như bừng cơn mơ sát nhân
hãi hùng khi nghe người ông đang cố sức rượt đuổi mà không sao đến gần được, thốt
lên rằng: "Này Angulimàla, chính ngươi mới phải dừng lại, còn Như Lai đã
dừng lại lâu rồi". Ông quăng dao tội lỗi và được xuất gia bởi nhân duyên
đó. Bởi tội ác gây ra, ông trở thành một Tỳ kheo luôn bị chửi bới, đánh đập,
ném đá ở mọi nơi. Với ông, chuyện đầu cổ tay chân mang nhiều thương tích, máu
chảy đầy mình là chuyện cơm bữa. Với tâm ăn năn sám hối cùng với sự nỗ lực tinh
tấn thiền định, ông đắc quả A La Hán sau đó.
Bà Ambapàli
Trường hợp kỹ nữ Ambapàli nổi danh tài sắc của thành Vesali là một điển hình
khác của sự hóa độ vô phân biệt mà Đức Thế Tôn đang làm.
Trên đường đi Kusinara để nhập Niết Bàn, Đức Phật dừng chân ở vườn xoài của cô
gái giang hồ này. Nghe tin, cô liền đến thỉnh Đức Phật và đại chúng về nhà để
được cúng dường, dù các nhà quý tộc Licchavi đề nghị đền bù cho cô một số tiền
rất lớn để họ có đặc ân làm điều này. Cô phát tâm cúng vườn xoài cho đại tăng,
xin xuất gia, và sau sự gia công chuyên cần, cô đạt Thánh quả.
"Như cơn gió lốc thổi dồn tất cả các thứ lá lại một chỗ, Đức Cù Đàm giáo
hóa tất cả. Trí thức ngu si, vương giả - bần cùng, nghèo hèn - giàu sang, già
cả - niên thiếu, đàn bà - đàn ông, kẻ ác - người thiện, tất cả và hết thảy, Đức
Cù Đàm đều mang vào giáo pháp và xem như nhau. Đạo của Đức Cù Đàm là đạo bình
đẳng, không phân biệt vậy" (Kinh Đại Báo Ân).
Thật không có lời tán dương nào nói hết được sự vô biên của lòng từ bi, sự bình
đẳng trong con đường giáo hóa của Đức Bổn sư.
VIII. Đức Phật tuyên bố nhập Niết Bàn
Đức Phật là một nhân vật phi thường, tuy nhiên còn mang thân ngũ uẩn là còn
chịu sự hoại diệt của định luật vô thường. Khi 80 tuổi, thấy niên cao sức yếu,
con đường giáo hóa đã viên mãn, Đức Thế Tôn quyết định nhập Niết Bàn tại một
làng mạc xa xôi, hẻo lánh là Kusinàrà (cách Patna, thủ phủ tiểu bang Bihar ngày
nay 180 dặm - khoảng 300 cây số - về hướng Bắc), mà không phải ở những đô thị
lớn như Sàvatthi hay Ràjagaha.
Trong thời gian cuối cùng còn lưu lại Magadha, Đức Phật đã giảng cho đại thần
của Ajàtavattu nghe 7 điều kiện thịnh suy của một quóc gia, khi ông này tham
vấn Thế Tôn về việc chinh phục nước Cộng hòa Vajjian. Nhân đó, Đức Phật cũng
giảng 7 yếu tố thịnh suy của Giáo hội.
Rời Ràjagaha, Đức Phật đi về Ambalatthika, và đến Nàlandà, rồi qua Pàtaligàma;
nhân Đức Phật đến viếng nơi này, dân chúng đặt tên cổng thành là Gotama. Từ đó,
Đức Phật vượt sông Hằng và hướng về Kotigàma đến làng Nàdika và sau đó đi về
Vesàli, nhập Niết bàn cuối cùng tại đây. Mỗi nơi chốn Ngài đi qua đều có dấu ấn
của sự tế độ mọi người.
Trong năm này, Đức Phật đã tuyên bố giữa đại tăng: "Này Ananda, Giáo hội
các đệ tử còn mong mỏi gì nữa ở Như Lai? Như Lai đã truyền dạy giáo pháp không
có sự phân biệt nào giữa giáo lý bí truyền và giáo lý công truyền. Về chơn lý,
Như Lai không bao giờ có bàn tay nắm lại của một ông thầy..." Và Ngài đã
dạy rằng không nên nghĩ là có một ai phải lãnh đạo Giáo hội và Giáo hội phải
tùy thuộc một ai, mà mỗi cá nhân phải là một giáo hội, một hiện thân của giáo
pháp chân chánh.
Ngài tiếp lời: ".... Như Lai đã già yếu, gần đến ngày lìa trần. Như Lan đã
80 tuổi, không khác nào cỗ xe quá cũ kỹ phải cần có những sợi dây để cột lại các
bộ phận, giữ nó khỏi rời ra...". Và Ngài lại kêu gọi sự nỗ lực tinh tấn,
giác tỉnh chánh niệm, khước từ mọi tham ái thế gian, quán niệm Bốn niệm xứ ....
của các Tỳ kheo. Ngài nói thêm rằng: "Các ông hãy xem chính mình là hải
đảo của mình, chính mình là nơi nương tựa của mình, không nên nương tựa bên
ngoài. Hãy xem giáo pháp là hải đảo của các ông, giáo pháp như chỗ nương tựa,
không nên nương tựa bên ngoài". Ngài lại đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng
của nỗ lực cá nhân.
Mặc dầu tuổi cao sức yếu, Đức Phật luôn vận dụng mọi cơ hội để khuyên dạy các
Tỳ kheo bằng nhiều phương thức khác nhau.
Ở Càpalà, Đức Thế Tôn tuyên bố 3 tháng sau nhập Niết Bàn.
Trước đây, Đức Thế Tôn đã tạo cơ hội cho Ananda thỉnh cầu sự trụ thế lâu dài
hơn nữa của Ngài, nhưng Ananda đã vô tình bỏ qua; giờ nghe Đức Phật tuyên bố
như vậy, Ngài liền khẩn cầu nhưng bị từ chối.
Trước khi cùng Ananda đi về Mahàvana, Đức Phật đã giảng cho đại chúng nghe về
tính cách vô thường của cuộc sống khi thấy họ quá u sầu não.
Triệu tập Tăng chúng quanh thành Vesàli, Đức Phật nói lời cuối cùng và đưa mắt
nhìn thành phố này lần chót và đi về Kusinara. Trên đường đi, Ngài dừng lại
nhiều nơi để hóa độ kẻ hữu duyên. Ở Pava, người thợ rèn Cunda (Thuần Đà) cúng
dường cho Đức Phật món sùkasamaddhara (nấm rừng). Ngài hoan hỷ nhận lãnh và dặn
kỹ nên chôn phần còn lại. Sau bữa cơm này, Đức Phật bị kiết lỵ rất nặng. Với
tinh thần bình thản, Ngài nói những lời chúc phúc để trấn an và thanh minh cho
Cunda và từ giã đi về Kusinara cách Pava 6 dặm (khoảng 9 cây số), nơi có dòng
tiểu vương của bộ tộc Malla ở.
Đến nơi, giữa hai tàng cây sala, Ngài nằm tĩnh lặng, nghiêng mình về hông mặt,
chân trái để trên chân phải duỗi thẳng, đầu quay về hướng Bắc. Cây sala trổ
bông trái mùa như để cúng dường cho ngài đại tang. Mọi người mọi cách biểu hiện
sự kính lễ. Đức Phật lại dạy cách tỏ lòng kính ngưỡng và tôn sùng Đức Thế Tôn
là hãy tuân thủ giáo pháp, tinh tấn tu hành, phẩm hạnh trang nghiêm.
Kế đó, Ngài đề cập đến 4 thánh tích (nơi Đản sanh, Thành đạo, Chuyển pháp luân
lần đầu tiên và nơi Nhập diệt) liên quan đến đời sống của một Đức Phật, nếu với
lòng thành kính chiêm bái sẽ được nhiều lợi lạc.
Sau khi độ cho tu sĩ ngoại đạo Subhadda và đây là người đệ tử sau cùng, Đức Thế
Tôn bảo Ananda báo cho dân chúng người Malla biết rằng Ngài sẽ nhập Niết bàn
vào canh cuối đêm nay, cũng như căn dặn Ananda không nên bận tâm với việc phải
làm vẻ vang long trọng đối với nhục thể của Như Lai, mà hãy tận lực tinh tấn để
chu toàn hạnh phúc cho chính mình.
Được tin qua hàng nước mắt ràn rụa của Tôn giả Ananda, dân chúng Malla thành
Kusinara tấp nập kéo về quây quần quỳ bên Đức Phật, cùng rừng cây sala chứng
kiến giây phút thiêng liêng duy nhất trong đời và nghe những lời dạy sau rốt
của Đức Bổn sư: "Này Ananda, đừng nghĩ rằng chỉ còn lại giáo pháp cao cả
mà không còn bậc Đạo sư nữa. Pháp và luật mà ta đã dạy bảo, đó là Đạo sư của
các ông. Này Ananda, Tăng chúng nếu muốn có thể bỏ các giới luật phụ và nhỏ,
sau khi Như Lai nhập diệt. Có một nghi ngờ, thắc mắc, phân vân gì liên quan đến
Phật Pháp Tăng, đến đạo, đến phương pháp, hãy hỏi đi, đừng để sau này hối
tiếc". Đức Thế Tôn nói như vậy ba lần, nhưng cả đại chúng đều im lặng.
Và Đức Đạo Sư đã khuyến tấn các đệ tử câu cuối cùng:
"Hỡi các đệ tử, Như Lai khuyên các con, các pháp hữu vi đều vô thường, hãy
tận lực, liên tục chuyên cần".
Đó là di huấn tối hậu của Đức Thế Tôn.
Thế rồi Đức Bổn sư yên lặng nhập và xuất sơ thiền. Lần lượt nhị thiền v.v...
đến nhập và xuất Diệt thọ tưởng định. Ngài lại nhập và xuất Phi tưởng phi phi
tưởng xứ định và lần lượt ngược trở lại đến nhập và xuất sơ thiền. Và khi nhập
và xuất lần thứ hai ra khỏi tứ thiền, Đức Thế Tôn nhập Vô dư Niết bàn.
Kim thân của Đức Phật được đưa đến Makutabandhana để cho mọi người chiêm bái,
và sau 7 ngày được cử hành lễ trà tỳ dưới sự tổ chức của ngài Maha Kassapa. Xá
lợi được chia làm 8 phần theo thỏa thuận của cuộc họp do ngài Maha Kassapa, đại
vương Ajàtasattu và ông Dona đứng chủ trì và phân phối cho 8 quốc gia lớn nhỏ
cùng dân tộc Malla, xây tháp tôn thờ. Ông Dona xin được thờ phụng cái bình đựng
xá lợi khi vừa thiêu xong. Những người Maurya ở Pipphalirana vì đến chậm, xin
được lấy tro tàn của giàn hỏa để dựng tháp mà lễ bái.
Hình dáng của Như Lai khuất dạng từ đây. Con đường hoằng pháp lợi sanh của Đức
Phật kéo dài hơn 45 năm. Từ lúc thành đạo cho đến lúc nhập Niết Bàn, Ngài không
ngừng phục vụ chúng sanh bằng hai lối đời sống của chính bản thân và những lời
dạy. Suốt cả con đường, đôi lúc đi một mình, lắm khi cùng đại chúng, từ làng
mạc, rừng núi đến thung lũng đồi cao, ở xã thôn nghèo khổ đến phố tứ phồn hoa.
Ngài đều có mặt và đưa tất cả trở về với giáo pháp chơn như, giáo pháp của từ
bi, tự do, dân chủ, bình đẳng, giải thoát.
Với sự hy sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn và một ý chí độ sanh dũng mãnh của
Đức Phật, ta có thể tán dương hay quan niệm Ngài là vĩ nhân trên tất cả những
vĩ nhân, siêu nhân đứng trên mọi siêu nhân. Nhưng lời tán dương, việc làm tôn
vinh, kính ngưỡng Đức Phật đúng đắn nhất, ý nghĩa nhất phải là như lời dặn dò
của Bổn Sư trước lúc Ngài ly trần:
"Này Ananda, không nên tôn trọng, đảnh lễ, tán thán, quý mến Như Lai theo
cách như vậy. Bất cứ Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di nào sống đúng với
chánh pháp, tự mình ứng xử hợp với đạo, có hành động chân chánh, thì chính
người đó, tôn trọng, đảnh lễ, tán thán, quý mến Như Lai một cách tốt đẹp
nhất".
Ý Nghĩa Phật
Đản
Hoà Thượng Thích Trí Quảng
Cách đây 2600 năm, Đức Phật đã xuất hiện trên cuộc đời với tư cách một người
hoàn hảo có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, sức khoẻ phi thường, thông minh tuyệt
đỉnh và tâm từ bi bao la. Mặc dù sống trong nhung lụa đầy đủ hạnh phúc của bậc
đế vương, Ngài vẫn không màng đến nếp sống xa hoa vật chất . Ngài đã xuất gia,
dấn thân đi tìm đời sống vĩnh hằng . Trải qua 5 năm tìm đạo, 6 năm khổ hạnh sau
đó thiền định dưới cội cây Bồ đề, Ngài đã đạt đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng giác
.
Trên bước đường độ sanh , Đức Phật đã giáo hoá 5 anh em Kiều Trần Như, trưởng
lão Xá Lợi Phất , 3 anh em Ca Diếp v.v…tạo thành một Tăng đoàn thánh thiện cùng
tùy tùng với Ngài là 1250 vị Thánh . Ngoài ra còn có các vua chúa kính nể quy y
với Đức Phật , các Thầy Ba la môn hay ngoại đạo dù người nghe danh theo Ngài hay
chống báng cũng phải kính phục Đức Phật.
Có thể khẳng định cuộc đời của Đức Phật toàn thiện, toàn mỹ và Ngài giáo hoá độ
sanh, xây dựng nên một giáo đoàn thánh thiện nhất thời bấy giờ . Và mãi cho đến
ngày nay, trải qua hàng ngàn năm, sức sống ấy vẫn còn phát triển mạnh . Thử
nghĩ nguyên nhân nào giúp cho Đức Phật thành tựu và làm cho tư tưởng của Ngài
vượt thời gian dài hơn 25 thế kỷ, phổ biến đến ngày nay, tỏa ra sức sống thật
mãnh liệt.
Theo tinh thần Đại thừa, sanh thân của Đức Phật là kết tinh của 3 thân mà người
bình thường không thể có được : Ứng hoá thân, Báo thân và Pháp thân . Ứng hoá
thân Phật là sanh thân bề ngoài của Ngài mà mọi người thấy được bằng mắt và cảm
kích được .
Tuy nhiên, mọi người cảm phục Đức Phật là cảm phục trí tuệ, tài năng và đức
hạnh của Ngài, chính những tinh ba này nằm trọn vẹn trong Báo thân Phật . Và
Đức Phật vượt trội hơn mọi người, trở thành bậc toàn giác cũng chính là vì Ngài
đã thể hiện trí tuệ, tài năng và đức hạnh một cách hoàn hảo trong cuộc sống đời
thường . Thật vậy, chúng sanh cấu tạo thân bằng tội lỗi, nghiệp ác nên họ không
muốn mà vẫn phải mang thân xấu xí, bệnh hoạn, ngu dốt, tài hèn sức mọn, không
đạo đức không được người kính phục v.v…Trong khi thân Phật kết hợp bằng phước
đức và trí tuệ do công phu tu hành Bồ tát đạo trải qua nhiều đời, nên Ngài có
thân tướng hảo, được mọi người kính quý, thành công những việc tốt lành nhất,
giải quyết những vấn đề khó nhất, kết hợp mọi người cùng sống trong tình thân
ái bao la.
Thân phước đức trí tuệ hay Báo thân đã ảnh hưởng qua sanh thân Ngài, khiến cho
chúng nhìn thấy sanh thân Phật, họ liền phát tâm Bồ đề và lập hạnh giống Phật,
sống theo Phật , tạo thành Pháp thân.
Sanh thân Phật là thân hữu hạn, tất nhiên có hoại diệt nhưng hai thân :Báo thân
và Pháp thân của Ngài sẽ tồn tại mãi mãi . Quả thật, Báo thân hay những việc
làm thánh thiện của Đức Phật vẫn là bài học ngàn vàng cho chúng ta noi theo,
trí tuệ siêu tuyệt của Đức Phật vẫn là kim chỉ nam soi đường dẫn bước cho nhân
loại được giải thoát an vui, đức độ của Phật vẫn là nơi nương tựa an lành nhất
cho những người đang nối gót theo Ngài.
Pháp thân Phật vẫn hằng hữu qua sự hiện diện của những người đã tin Phật, đã
thể nghiệm lời nói hành động, việc làm giống như Phật ; khiến cho người khác trông
thấy phải liên tưởng đến Phật . Kinh Pháp Hoa gọi đó là thế gian tướng thường
trụ .
Nhận thức sâu sắc tinh thần này, muốn duy trì Phật Pháp dài lâu, Tăng Ni Phật
tử phải suy nghĩ nói năng , hành động và làm giống Phật . Có như vậy, Pháp thân
Phật chắc chắn tồn tại và tiếp tục hướng dẫn được cho người đi theo chánh pháp
. Thực tế cho thấy nơi nào có người thực hiện được điều này trong cuộc sống,
thì Phật Pháp hưng thạnh . Nếu chỉ giống về hình thức, nhưng việc làm và lời
nói trái với Phật, rõ ràng làm cho Phật Pháp suy đồi .
Trong niềm vui của ngày Khánh đản, Tăng Ni Phật tử cần nỗ lực tu học, thể hiện
lời Phật dạy trong cuộc sống, mang lợi ích an vui cho mình và người . Đó là
thành qủa mà chúng ta dâng lên cúng dường Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni trong muà
Phật đản.
MỤC
LỤC
- Lời nói đầu Trang 2
- Lịch sử hình thành Sài
Gòn Trang 3 – 12
- Hướng
dẫn du lịch TP.HCM Trang 13 – 19
- Các bảo
tàng tại TP.HCM. Trang 19 – 56
-
Bảo Tàng Phụ Nữ Nam Bộ Trang 20 – 23
-
Bảo Tàng TP.HCM Trang 23 – 24
-
Bảo
tàng lịch sử Việt Nam chi nhánh TP.HCM Trang 24 – 44
-
Bảo
Tàng Chứng Tích Chiến Tranh Trang 44 – 53
-
Bến
Nhà Rồng (Bảo Tàng Hồ Chí Minh, chi nhánh
TP.HCM) Trang 54
- 56
- Danh sách các bảo tàng ở TP.HCM Trang 56 -
58
- Điểm Cần Thuyết Minh-Thành Phố
Hồ Chí Minh Trang 58 –
72
-
Dinh Độc Lập (Hội Trường Thống Nhất) Trang 59 – 62
-
Toà nhà Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM Trang 62 – 66
-
Học
viện hàng không Việt Nam Trang 66
-
Bưu Điện TP.HCM Trang 70 – 72
- Các ngôi chùa ở TP.HCM Trang 72 – 88
-
Chùa Hoằng Pháp Trang 72 – 74
-
Chùa Bửu Long Trang 74 – 76
-
Pháp Viện Minh Đăng Quang Trang 76 – 80
-
Việt Nam Quốc Tự Trang 80
-
Thiền Viện Vạn Hạnh Trang 80 – 81
-
Chùa Xá Lợi Trang 81
-
Chùa Giác Lâm (chùa Cẩm Đệm) Trang 81 – 82
-
Chùa Bát Bửu Phật Đài (Phật Cô Đơn), Chùa Nam Thiên Nhất
Trụ (Một Cột) Trang 82
-
Chùa Huê Nghiêm Trang 82 – 84
-
Chùa Giác Viên Trang 84 – 85
-
Chùa Vĩnh Nghiêm (Tổ Đình Vĩnh Nghiêm) Trang 85 – 87
-
Chùa Ấn Quang Trang 88
- Chùa và Miếu của Người
Hoa Trang 88 – 101
-
Chùa Ông Trang 88
-
Chùa Phước Hải (Miếu Ngọc Hoàng) Trang 88 - 94
-
Miếu Nhị Phủ Trang 94
-
Miếu Bà Thiên Hậu Trang 94 – 98
-
Chùa Miếu Nổi (Phù Châu Miếu) Trang 98 – 101
- Các Khu Du Lịch Ở Sài Gòn Trang 101 – 106
-
Khu du lịch Văn Hoá Suối Tiên (Suối Tiên Fram) Trang 101 – 102
-
Khu du lịch Đầm Sen Trang 102 – 104
-
Công Viên Văn Hoá Lịch Sử Các Vua Hùng Trang 104 – 106
- Nhà Thờ Ở Sài Gòn Trang 106 – 114
-
Nhà Thờ Đức Bà Trang 106 – 107
-
Nhà thờ Tân Định Trang 108 – 108
-
Nhà Thờ Ba Chuông Trang 108 – 112
-
Nhà thờ Huyện Sỹ Trang 112 – 113
-
Nhà thờ Chợ Quán Trang 113 – 114
- Vườn cây ăn trái Lái Thiêu Trang 114 – 115
- Phố Cổ Tại Sài Gòn Trang 115 – 116
- Khu dự trữ sinh quyển Cần
Giờ Trang 116 – 134
- Vườn Cò Thủ Đức trang 134 – 135
- Lăng Lê Văn Duyệt Trang 135
- Đền Thờ Hùng Vương Trang 135 – 136
- Nơi Bác Hồ đã từng sinh sống
trước khi ra đi tìm đường cứu nước tại TP.HCM. Trang 136 – 141
- Di tích địa đạo Củ Chi Trang 141 – 144
- Di tích lịch sử địa đạo Bến
Dược Trang 144 – 145
- Di tích lịch sử địa đạo Bến
Đình Trang 145
- Khu nông nghiệp công nghệ
cao TP.HCM Trang 145 – 146
- Một số quán ăn ngon tại TP.HCM Trang 146 – 149
- Các quán café nổi tiếng ở
TP.HCM. Trang 149
- Các nông trại ở TP.HCM Trang 150 – 179
-
Nông trại Hoa Lúa Trang 150 – 170
-
Nông trại Rồng (Dargon) Trang 170 – 174
-
Nông trại Về Quê Trang 174 – 179
- Một số chuyên đề về Sài Gòn Trang 179 – 232
-
Giải nghĩa câu nói ‘ăn quận 5, nằm quận 3, la cà quận
1’ Trang 179 – 181
-
Tượng đài Sài Gòn xưa Trang 181 – 199
-
Khám phá tên gọi của những nút giao thông nổi tiếng ở
Sài Gòn Trang 199 – 206
-
Nguồn gốc một số địa danh ở Sài Gòn Trang 206 – 208
-
Một số tên đường ở TP.HCM Trang 208 – 219
-
Những tên đường Sài Gòn xưa trước 1975 Trang 219 – 222
-
Lăng Cha Cả (Bá Đa Lộc) Trang 222 – 223
-
Sài Gòn những kỷ lục Trang 223 – 232
- Chợ ở Sài Gòn Trang 232 – 236
-
Chợ Bến Thành Trang 231 – 232
-
Chợ Bình Tây – chợ Lớn Trang 232 – 233
-
Chợ Bà Chiểu Trang 233
-
Chợ Tân Bình Trang 233 – 234
-
Chợ Dân Sinh Trang 234
-
Chợ Cũ Trang 234 – 235
- Bốn đại thương gia Nhất Sỹ,
Nhì Phương, Tam Sườn, Tứ Hoả Trang 236 – 238
- Chuyên đề về người Hoa Trang 238 – 241
- Chuyên đề về đạo Phật Trang 241 - 251