LỜI MỞ ĐẦU
Tài
liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn như: Văn Hóa Tây Nguyên, Du Lịch Tây Nguyên
và một số tài liệu khác tuy nhiên nếu muốn làm HDV tuyến này các bạn cần phải
trải nghiệm và tìm hiểu thêm nhiều chuyên đề chuyên sâu hơn nữa như: chuyên đề
về các dân tộc Tây Nguyên, chuyên đề về cồng chiêng tây nguyên, chuyên đề về kỹ
thuật săn voi, Người dân tộc Tây Nguyên xưa và nay
Cám
ơn sự giúp đỡ của các ACE và các bạn đã giúp cho Đạt hoàn thành tài liệu thuyết
minh này.
TUYẾN ĐỂM DU LỊCH
Mỗi một vùng đất mỗi một địa danh vốn chứa đựng trong lòng nó nhiều huyền thoại mang đậm màu sắc cổ xưa và cùng với thiêng nhiên khéo tạo và ban tặng những cảnh quan đầy chất huyền thoại ngay từ trong những giạt sương. Ngọn cỏ đến những cánh rừng đại ngàn và luôn ngay cả trong tâm hồn con người hội tụ những điều đó và muốn khám phá, tìm hiểu dù chỉ một lần. Với một nền văn hoá mẫu hệ mang đậm màu sắc dân gian của các dân ộtc bản địa và là nơi từ lâu vốn từng nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, mảnh đất đó, địa danh đó chính là buơn đôn.
Những nếp
nhà tranh, những lể hội với nền văn hoá coòng chiêng và phong tục uống rượu
cần, hoà cùng điệu múa lời ca và với những cảm xúc khi cưỡi voi, bơi thuyền độc
mộc, thưởng thức những món ăn đặc biệt cổ truyền của đồng bào bản sứ..đó chính
là bức tranh sinh động về lịch sử đấu tranh chinh phục thiêng nhiên, là ước mơ
là lý tưởng cao đẹp của người dân tộc tây nguyên nói chung và người dân buôn
đôn trên cao nguyên đắk lắk nói riêng và tất nhiên sẽ lưu lại trong bạn những
ấn tượng khó quên.
Tỉnh ĐAKLAK nằm trên cao nguyên ĐAKLAK,
một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình từ 400 – 800m
so với mặt biển. Phía bắc giáp Gia Lai, phía nam giáp lâm đồng và bình phước,
phía tây giáp campuchia, phía đông giáp phú yên và khánh hoà.
ĐAKLAK
là một trong những tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất nước Việt Nam, vùng núi
cao từ 1000 – 1200m chiếm 35% diện tích của tỉnh. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột
cao 450m, chiếm 53,5%, đất đỏ màu mỡ, khá bằng phẳng thuận lợi cho phát triển
cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc và trồng rừng. Ngoài ra còn có đất
trũng phù sa (12%) trồng lúa và đồng cỏ tự nhiên. Rừng đaklak có trữ lượng gỗ
dồi dào và nhiều động vật quý hiếm, đặc biệt là đàn voi hơn 300 con tập trung ở
các huyện : Buôn Đôn, Easup, Lăk, Đăkmil. ĐAKLAK có hàng trăm đồn điền cà phê,
cao su, ca cao, chè, hồ tiêu, mía…, có hệ thống sông chính : Sông Ba, sông
SÊRÊPÔK.
Khí hậu vùng
này tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình trong năm 24 độ C, có hai mùa mưa và
khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau, lượng mưa trung bình năm 1700 –2000mm.
Đến ĐAKLAK, du
khách có thể đi thăm hàng chục ngọn thác hùng vĩ như ĐRAYSÁP, Diệu Thanh, Gia Long…… nh hồ nước
đẹp và thơ mộng như hồ Lak, hồ buôn triết, hồ EaKao; các khu rừng nguyên sinh –
vườn quốc gia Yokđôn, khu lâm viên Eakao, thăm buôn đôn nổi tiếng với nghề săn
bắt và thuần dưỡng voi, các di tích lịch sử như tháp chàm YANG PRONG thế kỷ 13,
biệt điệt của cựu hoàng bảo đại, nhà tù
buôn ma thuột hoặc tìm hiểu đời sống văn hóa các dân tộc ít người.
ĐAKLAK có trên
36 dân tộc khác nhau, trong đó người việt chiếm 68,7%, sau đó là êđê (17,1%),
Mnông (4,4%), Nùng (3,8%), Tày (2,8%), Giarai (0,8%), và các dân tộc khác
(2,4%).
ĐAKLAK có nền
văn hóa cổ truyền đa dạng của nhiều dân tộc với nhiều truyền thống và bản sắc
riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thituyền miệng rất độc đáo như sử thi
đam san dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn , nhà rông và
tượng nhà mồ ccòn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn. Các loại nhạc cụ dân tộctừ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và
là niềm tự hào của đaklak, của tây nguyên, của văn hoá dân gian việt nam như :
bộ đàn đá của người Mnông (huyện Lak), bộ chiêng đá được phát hiện tại đăklấp
có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn Tơnưng, đàn Klongpút, đàn nước, kèn,
sáo……
Nếu đúng dịp, du khách sẽ được thưởng thức những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian, trong lễ hội cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp cồng chiêng.
BUÔN
MA THUỘT
Ngày xưa, theo phiên âm
của người Pháp là ban mê thuột, đúng ra là buôn ma thuột như ngày nay, có nghĩa
là “ ấp làng của cha thằng thuột ”. “Cha thằng Thuột” là một vị anh hùng bất
khuất, dũng cảm, một danh nhân của người êđê cuối thế kỷ 19. người êđê thường
nể trọng những người khả kính nên không gọi thẳng tên người ấy mà gọi vòng qua
tên đứa con.
LỄ LỚN KHÔN CỦA NGƯỜI ÊĐÊ
Lễ kéo dài 2 ngày đêm để
xác nhận chàng trai êđê đã trưởng thành. Lễ tổ chức ở các suối nước, trên đường
và tại nhà của chàng trai, nhiều nghi lễ dân tộc được tiến hành cùng với sinh
hoạt văn hóa và kể chuyện dân gian. Đăklak còn có các lễ hội khác như lễ đâm
trâu, lễ cúng cơm, lễ bỏ mả như các dân tộc ở các tỉnh lân cận trên vùng đất
tây nguyên.
HỘI
XUÂN
Kéo dài từ 2 – 3 tháng,
từ ngày đưa lúa vào kho đến ngày sấm ran đầu mùa. Đó là thời gian tạm dừng việc
sản xuất để tham gia hội hè, thăm bạn bè……, buôn làng được sửa sang khang
trang. Sóc (làng) nọ tiếp sóc kia, buôn nọ tiếp buôn kia mở hội đâm trâu : đâm
trâu cúng thần làng, đâ7m trâu xin thần phù hộ cho buôn làng, đâm trâu nhân lễ
bổ mả để hồn trâu theo người đã khuất về thế giới bên kia .Khách đến xem lễ hội
sẽ đượctận mắt chứng kiến những trò vui diễn lại tích xưa từ thời đông sơn,
được tham dự những điệu múa, lời ca quyện với tiếng cồng , chiêng bi hùng của
những người con núi rừng. Người dân ở đây rất hiếu khách, đón tiếp khách rất ân
cần, nồng hậu đầy tình thân ái. Hội kéo dài từ tháng 10,11 đến tháng giêng,
tháng hai âm lịch.
Nhà tù Buôn Ma Thuột
được xây dựng từ năm 1930, hoàn thành cơ bản vào năm 1934. nhà tù Buôn Ma Thuột
còn được gọi là nhà phạt hay nhà đày, là nơi giam giữ tù chính trị dưới chế độ
thực dân Pháp. Những người tù đầu tiên ở đây là các chiến sĩ tham gia phong
trào Xô Viết Nghệ Tĩnh từ đầu năm 1931. nhà tù bao gồm những dãy nhà dài, mái
lợp ngói âm dương, trong là phòng giam tập thể hay xà lim biệt giam chật hẹp,
có một hoặc hai dãy cùm bằng gỗ có khoét những lỗ tròn để cho tù nhân cho chân
vào đó và khoá chung lại, chìa khóa do cai ngục giữ.
Nhà tù Buôn Ma Thuột là nơi giam giữ nhiều nhà yêu nước nổi tiếng như : Phan Đăng Lưu, Huỳnh Thanh……những ai đã ra khỏi nhà tù Buôn Ma Thuột và còn sống, sau này đều trở thành hạt nhân của cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và đóng góp nhiều công sức trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhà tù Buôn Ma Thuột được công nhận là di tích lịch sử vào năm 1980.
DU
LỊCH BUÔN ĐÔN
Cách buôn ma thuột
khoảng 50km vế phía tây bắc là buôn đôn, địa danh thuộc xã Krông Ana, huyện
buôn đôn. Buôn đôn từ lâu đã nổi tiếng không chỉ với cảnh quan của núi rừng,
các phong tục mang đậm dấu ấn của tây nguyên mà còn bởi truyền thống săn bắt và
thuần dưỡng voi rừng.
Buôn đôn với những cánh
rừng tự nhiên trùng điệp; dòng sông Sêrêpốk hung dữ nước đổ ầm vang núi rừng.
Đến buônđôn, chúng ta có dịp được cưỡi voi, leo núi, lội suối, bơi sông…… và
được tham gia nhiều thú vui hấp dẫn chỉ có ở nơi đây : bắn nỏ, nướng cá, uống
rượu cần, sống trong những căn nhà đơn sơ, ấm cúng dựng vắt vẻo trên những cây
si cổ thụ.
Đặc biệt, nếu chúng ta
có mặt vào mùa xuân (tháng 3), sẽ được tham dự Lễ hội đua voi. Bãi đua voi có
chiều dài khoảng 500m, chiều ngang rộng chừng 300 con voi xếp hàng. Trước khi
vào cuộc đua, một hồi tù và vút lên, theo lệnh điều khiển của nài voi, lần lượt
các chú voi nối đuôi nhau rồi xếp thành hàng trước mặt ban giám khảo, từ từ quỳ
phục xuống chào ban giám khảo và khán giả, sau đó từng tốp voi vào vị trí xuất
phát. Khi có hiệu lệnh, các chú voi bật lên như lò xo, phóng về phía trước
trong tiếng chiêng , trống, tiếng hò reo cổ vũ của khán giả ầm vang núi rừng.
Cuộc đua phải qua nhiều
vòng, đến khi chọn được một chú voi chiến thắng về đích đầu tiên. Voi thắng
cuộc được đeo một vòng nguyệt quế, nó giơ cao vòi chào khán giả, đôi tai phr
phẩy, nắt lim dim đón nhận những khúc mía, những trái chuối của người dự hội.
Sau cuộc đua voi trên
cạn là cuộc thi voi bơi qua sông Sêrêpôk, voi kéo co, voi ném xa, voi đá bóng……
Đến với lễ hội đua voi, du khách sẽ bị cuốn hút trong không khí tưng bừng của
ngày hội, với âm vang cồng chiêng và tận mắt chứng kiến những màn trình diễn
ngoạn mục bởi các chú voi của núi rừng Buôn Đôn.
Hội đua voi là sự kiện văn hóa lớn ở Tây Nguyên, tôn vinh tinh thần thượng võ của người M’nông, những người dũng cảm , có truyền thống trong việc săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.
KHU
DU LỊCH SINH THÁI HỒ ĐAKMIN
Hồ đắkmin cách buôn đôn khoảng 3km về phía bắc. Diện tích mặt hồ gần 200ha độ sâu khoảng 15m, là nguồn cung cấp cá tôm và nước tưới trong vùng. Núi Chư Ké và Chư Min bao bọc mặt hồ, có lẽ vì voi ở đây rất nhiều nên khu vực này còn có tên gọi là thung lũng voi. Chúng ta có thể du lịch trên hồ bằng thuyền độc mộc, ghé thăm các bản làng của đồng bào dân tộc, đi giữa các bãi chăn thả voi, vào rừng leo núi, cắm trại……
NGHỆ
THUẬT SĂN VÀ THUẦN DƯỠNG VOI
Luật lệ của những người săn voi :
Người Tây Nguyên coi voi như con người, tôn thờ voi hết mức, việc giết voi ăn
thịt là điều cấm kị. Nghề săn voi cũng có những luật lệ riêng hẳn hoi : dụng cụ
để săn bắt voi chỉ được làm từ da trâu bò, mỗi thứ dây được dùng cho mỗi công
việc khác nhau và không được dùng lẫn lộn. Vật dụng quan trọng nhất cho bất cứ
cuộc săn voi nào vẫn là chiếc sừng trâu (NG’RÔNG) Chuyên dùng cho việc cúng
bái.
Trước khi lên đường phải tổ chức lễ
cúng voi, mỗi đầu voi phải cúng 01 ché rượu, 01 con gà tại nhànài chính. Khi
cúng thắp sáng 18 ngọn nến sáp ong, cúng xong trời sáng là lên đường.
Mỗi con voi có hai người điều
khiển, người chính gọi là “Bạc sai” , người phụ gọi là “Rơmắc”. Người chính bắt
được từ 30 con voi trở lên gọi là GRU. Người đầu tiên tham gia cuộc săn chỉ
được mặc khố hay mảnh áo choàng làm áo. Khi bắt được từ 15 con voi trở lên mới
được mặc áo như những người săn voi khác.
Khi bắt voi, theo quy định, chỉ
được dùng dây thòng lọng quàng vào chân phải hoặc chân trái của hai chân sau.
Nếu không mau người đi săn quàng vào hai chân trước sẽ bị phạt hai trâu, hai
con heo, hai ché rượu cần : lễ vật này dùng để cúng xin lỗi voi. Nếu bắt được
voi lại cái tức là voi đực không có ngà hoặc voi có chửa thì cũng bị phạt như
trên. Săn được voi có một ngà bên trái cũng bị phạt, nhưng đối với những người
thợ săn nào đã săn được trên 15 con thì được miễn. Ngược lại, săn được voi có
một ngà bên phải thì được thưởng.
Con voi săn được, được dẫn về nhà
chủ; nhà chủ giết một con gà, buộc một ché rượu cúng mừng voi. Sáng ngày hôm
sau cúng tiếp 2 con gà, 2 ché rượu nữa thì mới buộc chân xâu tai voi.
Dụng cụ săn bắt và thuần dưỡng voi
rừng : cho đến ngày hôm nay, người dân tộc ở tây nguyên đã làm ra bộ dụng cụ
săn bắt và thuần dưỡng voi rất phong phú bằng chính các vật liệu của núi rừng
gồm 17 hiện vật.
Những ngày đầu, người quản tượng
chỉ có KREO (gậy điều khiển ) có mũi sắt nhọn đâm mạnh vào da tạo cảm giác cho
voi trước khi ra lệnh, KÔC (Búa tăng tốc độ) nện mạnh vào mông để voi đi nhanh
hơn, BÔI BUNG (Cuộn dây bằng da trâu có tròng) cùng với NONG TONG GOR ( sào dài
3m) để đưa tròng vào chân voi giật. Thế nhưng, dụng cụ săn voi chưa đủ và chưa
an toàn cho người thợ săn.
Từ những năm 1930 – 1945 lại được
bổ sung một số dụng cụ nữa như cùm số 8 bằng da trâu bện, BNEY GÔR (giỏ đựng
thức ăn), KERUN (sừng min để câu nước trong khi đang rượt đuổi voi rừng) và
SINAR (cùm kẹp gỗ có gai nhọn). Khi mới bắt được voi rừng, SINAR được dùng để
kẹp vào cổ voi như người đang mang gông, lập tức hàng trăm mũi gai sắc nhọn
chích vào da thịt làm voi đau đớn, sợ hãi ngay từ đầu.
Khi bắt được voi rồi, người ta
chuyển sang thuần dưỡng voi. Vì vậy bộ dụng cụ này lại được bổ sung thêm như :
JLETUR (gậy cắm lông nhím) dùng để xâu tai, tra vòng dắt voi đi. BLAY MAT NHÔN
THU (đoạn dây da bện có con quay) để treo voi len cành mà đánh, đánh cho tứa
máu, đau đớn làm cho mất đi tính hoang dã bẩm sinh của voi rừng. Cứ như thế kéo
dài hàng tuần, vừa đánh vừa cho ăn uống, xoa bóp bằng nước vỏ cây bằng lăng,
rồi cho voi tập nghe làm quen với với xích sắt và âm thanh của tù và, cồng
chiêng, trống mõ. Dần dần voi quen, voi được thả ra và được dẫn đi tắm mát và
có thể sử dụng cho các công việc nặng của buôn làng.
Săn bắt voi rừng : Thường thì khi
bắt đầu vào mùa mưa, các đội săn voi cử các nhóm trinh sát theo dõi dấu vết đi
tìm voi rừng. Khi những trinh sát bám được bầy voi thì sẽ về báo lại tình hình.
Đội săn sẽ chuẩn bị đầy đủ lương thực như : gạo, muối, cá khô, quần áo và chăn
ấm. Người ta không làm một thủ tục gì trước khi đi, nhà nào có người tham gia
đội săn voi, trong các bữa ăn đều xới một chén cơm đặt lên mâm để nhớ người đi
săn. Trong thời gian ấy mọi việc sinh hoạt ở nhà phải cư xử với nhau cho thật tốt
đẹp, từ lời ăn tiếng nói cho đến phân công việc làm hàng ngày. Đây là điều
kiêng cữ bắt buộc đối với nhựng gia đình có người đi săn voi.
Số người đi săn voi cũng vậy, họ đi
cả tháng trời ròng rã cho đến khi gặp
được đàn voi rừng. Khi gặp đàn voi, họ phân công kỹ càng cho các quản tượng và
người sử dụng giây tròng bắt voi. Đàn voi rừng tuy hiền nhưng lại dễ nổi khùng
khi bãi ăn của mình bị kẻ khác xâm phạm. Khi phát hiện thấy voi khác đàn, con
đầu đàn rống lên một tiếng dữ dội và lao ngay vào con mạnh nhất để đánh đuổi.
Chúng dùng vòi quật nhau và lôi nhau ra bãi rộng quần thảo và không quên bảo vệ
voi con đang nháo nhác bám theo. Đội săn lúc này cũng đang khép dần vòng vây hỗ
trợ. Con người dúng giáo dài và khiên mây reo hò nhưng không bao giờ đâm chết
voi rừng. Cuộc chiến diễn ra ngắn ngủi, voi rừng chắc chắn là thua và có dấu
hiệu bỏ chạy. Lập tức các voi nhà lựa thế để chủ mình nhảy lên lưng và bắt đầu
cuộc rượt đuổi đầy hào hứng của kẻ chiến thắng. Lúc ấy theo mệnh lệnh của đội
trưởng, các nài có nhiệm vụ tách đàn, phối hợp lựa thế cho voi nhà ép voi lớn
phải chạy theo đường khác. Chú voi con chưa thông thạo đường rừng vì bấy lâu
nay quen bám theo bố mẹ, giờ đây chỉ biết cúi đầu chạy thục mạng không theo một
vệt đường nào cả. Người có nhiệm vụ tròng dây ngồi sau lưng nài, lựa thế lúc
voi con thấm mệt, lật tức quăng dây tròng giật một trong hai chân sau. Trong
thế bị bao vây bốn phía, voi con hoàn toàn bị bắt gọn và cuộc chiến kết thúc
nhanh chóng trong ngày. Khi bắt được voi rồi, họ thổi kèn sừng báo hiệu chiến
thắng cho lực lượng đang tách voi lớn ngưng chiến với những con không thể bắt
được.
Bắt được voi cũng phải mất một tuần
lễ để khuất phục nó ngay tại chỗ bằng cách trói hai chân vào gốc cây lơn`1 bằng
xích để cho voi nhà vào dụ. Từ chỗ bắt nhịin đói sau đó cho ăn dần nõn chuối,
cơm nắm trộn muối chjo đến khi con voi chịu thua để người đến gần, lúc đó
hngười ta mới buộc tròng cổ cho voi nhà dẫn về.
Cũng từ lúc này người nhà của đội
săn voi được báo tin, chuẩn bị lễ đón đoàn quân chiến thắng trở về, mời già
làng đặt tên cho voi, ghi thêm thớt voi cho làng.
Bắt được voi rừng là một chiến công tập thể của đoàn săn voi mà phần lớn là việc truy tìm theo dấu vế chân voi. Cũng phải kể đến những công sức ở nhà, từ việc chuẩn bị lương thực trang bị cho chuyến đi cho đến các thủ tục nghi lễ chào đón đoàn quân chiến thắng trở về. Cả buôn làng trong tiếng cồng chiêng của lể đặt tên voi, thịt khô, các nướng trong men say rượu cần. Đàn voi nhà từ đây đón nhận thêm một thành viên mới, hội kéo dài từ đêm tới sáng.
MỘ
VUA SĂN VOI
Vua săn bắt voi tên thật là N’THU
KNUL – Một vị tù trưởng được coi là ông tổ nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng
ở Buôn Đôn. Ong đã săn bắt được hàng trăm con voi. Năm 1861, ông bắt được một
con voi trắng và tặng cho Hoàng gia Thái Lan. Vua thái lan cảm phục và phong
tặng ông tước hiệu Khunjunnốp ( vua săn bắt voi ). Ong mất năm 1938, một năm
sau ngày mất người cháu gọi ông bằng cậu, R’LEO KNUL đứng ra làm lễ bỏ mả và
xây mộ – ngôi mộ được xây theo lối kiến trúc M’nông – lào.
Bên cạnh phần mộ của vua là phần mộ của R’LEO. Ong sinh năm 1871, người đã kế tục lãnh đạo buôn làng sau khi vua voi mas6t1. ông phát huy nghề săn bắt vqà thuần dưỡng voi rừng tại Buôn Đôn, ông đã thuần dưỡng cho Cựu Hoàng Bảo Đại 01 con voi trắng và có công giúp vua thành lập đội tương binh mang tên Hoàng Gia Bảo Đại. Ông mất 1941, thọ 70 tuổi, năm 1950 Vua Bảo Đại đứng ra làm lễ bỏ mả cho ông và cho xây lăng mộ.
DI TÍCH NHÀ SÀN CỔ LÀO.
Ngôi nhà sàn có phong cách kiến
trúc Lào, hai đầu mái nhọn cong vút, 3 gian có thể tháo rời ra từng chi tiết.
Nét độc đáo của ngôi nhà là được làm hoàn toàn bằng gỗ : từ mái, vách, cột ,
kèo đến đinh vít, chốt …… Nhà được xây dựng từ năm 1883 do nghệ nhân độc mộc
nổi tiếng người lào có tên KHA VI VONG SAO thiết kế và xây dựng. Giúp việc cho
ông có 14 thợ chính, 10 thợ phụ và 18 con voi tham gia khai thác gỗ, vận chuyển
, dựng nhà.
Thời gian thi công 1 năm bốn tháng
12 ngày. Nhà được khánh thành ngày 9/12/1885. hồi đó ngôi nhà trị giá 12 con
voi có ngà dài. Năm 1929, để tránh một đợt hoả hoạn, nhà được tháo dỡ và di
chuyển đến địa điểm hiện nay. Vị trí cũ cách đó hơn 01 km.
Từ trung tâm Tp Buôn Ma Thuột đi
theo quốc lộ 27, chúng ta sẽ vào vùng huyện hồ nằm về phía đông nam Tp Buôn Ma
Thuột. Quý khách sẽ lần lượt đi qua vùng cây giá tỵ ( trồng 80 năm mới có thể
khai thác : thân cây làm báng súng và đóng thuyền; lá, bông và hạt thì được sử
dụng để chế biến dược phẩm) được trồng cách đây khoảng 50 năm, sân bay Buôn Ma
Thuột, các vườn cây ăn trái trồng nhiều cây sầu riêng, bơ và cà phê, vượt qua
dòng Krông Ana ( tiếng dân tộc là sông Cái)
Giang Sơn là một vùng núi rừng thơ
mộng, hai bên đường có loài trúc cảnh xinh đẹp. Giang Sơn là tên phiên âm do
người Kinh (gốc bắc) cách đây khoảng 45 năm định cư tại đây đặt tên do đọc trại
từ tên Yang Sin của người Êđê – M’nông. Nơi này có một đèo dốc cao được người
dân tộc gọi là Yang Sin, có nghĩa là cổng trời ( một trong hai cổng trời nổi
tiếng ở Tây Nguyên, cổng trời thứ hai mang tên Mang Yang ở gần vùng An Khê,
Đông Bắc tỉnh Gia Lai). Về phía xa ở hướng đông có một dãy núi cao mang tên chư
yang sin ( Chư tiếng Êđê là núi, Chư Yang Sin có nghĩa là núi cổng trời). Phía
bên kia núi là Đà Lạt – Lâm Đồng.
Tại Giang Sơn , quý khách hãy chú ý
về phía bên tay trái có một tảng đá cực lớn đen sậm, dài với hình dáng y hệt
như một con voi nằm phục giữ cổng trời – núi chư yang sin cao ngất thường có
mây mù quyện quanh đỉnh. Qua một truông đèo nhỏ, có khúc ngoặt gắt hình chữ S,
chúng ta sẽ đến với huyện lị Lak. Một con đường được mở rộng xuyên qua hai cánh
đồng lúa nước. Nông dân trồng lúa ở đây không phải là người kinh mà là người
M’nông. Ở đây cao hơn mực nước biển khoảng 600 nhưng vẫn có đủ nước để làm
ruộng là do dòng sông Sêrêpôk từ hạ lào đổ sang. Vào thập niên 1960, vùng ruộng
này hãy còn là rừng rậm, dưới bàn tay lao động của những người M’nông, ngày nay
vùng đất này đã trở nên rộng bát ngát như miền tây hậu giang luôn có những
người lom khom chân lấm tay bùn, có những con cò trắng bay tới bay lui chao
liệng hoặc đứng trên mặt ruộng. Người M’nông Lak sống quanh hồ lớn, chuyên
trồng lúa nước hơn lúa rẫy, chứng tỏ họ đã tiến bộ hơn trong “ văn minh lúa
nước “ có cách đây hơn 2000 năm.
Hồ Lak nằm trên tuyến đường giao
thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt cách Tp Buôn Ma Thuột khoảng 50km về phía
nam theo quốc lộ 27 , qua đèo Lạc Thiện khoảng 10km đến thị trấn lạc thiện rẽ
tay phải vài trăm mét đã thấy ngôi nhà nghỉ mát của Cựu Hoàng Bảo Đại ngày xưa.
Đây là nơi ông thường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên
Thành Phố Buôn Ma Thuột. Ngôi nhà nằm trên đỉnh đồi cao nhìn ra mặt nước của hồ
lak.
Hồ Lak dài uốn khúc hệt như dải lụa
thiên thanh bao bọc lấy thị trấn Lạc Thiện. Hồ rộng trên 500 ha được thông với
con sông Krông Ana, mặt hồ luôn xanh thẳm in bóng rừng thông trên các ngọn đồi
ven hồ, xung quanh hồ là các cánh rừng
nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú.
Về mùa mưa, hàng trăm con suối,
ngọn thác đổ nước về làm cho mặt hồ rộng thêm, sóng cồn lên như biển và dâng
ngập hết cảc các cánh đồng cỏ xung quanh. Ra xa nước sâu hơn, là nơi ngự trị
của các loài sen, súng. Sen ở Hồ Lak đẹp che kín một dải dài trên mặt nước làm
cho cảnh hồ thêm thơ mộng.
Hồ Lak là thắng cảnh đẹp của vùng
Tây Nguyên, là hồ chứa nước ngọt khổng lồ cung cấp cho hàng trăm ha ruộng
nương, đồng thời còn lảm cho khí hậu ở đây thêm phần mát mẻ. Hồ là một vựa các
quan trọng nuôi sống người dân M’nông ngày xưa sống ở quanh hồ và cũng là nơi
cung cấp nhiều cá cho tp. Buôn Ma Thuột.
Cá lăng, cá lóc có nhiều ở hồ lak
do dòng sông sêrêpok dẫn từ biển hồ ở campu chia chảy qua tích tụ tại hồ Lak.
Hàng ngày người dân địa phương kinh và M’nông đánh bắt tại hồ được rất nhiều
cá. Tuy nhiên, cá lăng thì lại được xem là loại đặc sãn của hồ, thịt ngon , mềm
vàa ngọt hơn cá lăng sống lâu năm ở suối rừng ( thịt cứng có sớ to như thịt
bò).
Lak theo tiếng dân tộc vùng cao có
nghĩa là hồ, trùng nghĩa với tiếng pháp là Lac. Theo lời kể lại của những người
sống quanh hồ, tại đay có một huyền thoại như là một điển tích :
Ngày xưa thần núi và thần nước đánh
nhau , thần nước thua bỏ chạy mất dạng , cho nên cả một vùng bị khô cạn ,hạn
hán nhân dân chết khát . Việc tìm kiếm nguồn nước để mang lại sự sống cho dân
làng trở nên cấp bách . Một chàng trai tên Lak đã không chịu nỗi cảnh phải nhìn
buôn làng phải chết dần chết mòn vì thiếu nước nên đã khăn gói lên đường đi tìm
thần nước , chàng đi hết một con trăng nhưng vẫn chưa tìm thấy thần nước . Một
hôm trên đường đi chàng thấy một con lươn
nhỏ , chàng liền bắt bỏ vào rọ .sau đêm ngủ dậy , chàng phát hiện con lươn đã
bò khỏi rọ và bò đi mất . chàng liền men theo vết bò của con lươn để tiếp tục
đi , qua bảy ngày ,bảy đêm con lươn đã dẫn chàng đến một nơi thật xa và chàng
đã khám phá ra một cái hồ thật lớn và đầy nước . Quá vui mừng chàng vội chạy về
báo tin với dân làng , mọi người cùng nhau kéo đến hồ này cùng nhau lập làng
lập ấp vây quanh hồ sinh sống .Tất cả mọi người đều cho rằng là con lươn chính
là thần nước .Để nhớ ơn người đã không ngại gian khổ đi tìm nguồn nước cho mọi
người dân làng bèn lấy tên chàng Lak để đặt tên cho hồ mới tìm ra
Bên hồ lak có bản Jun ,một buôn
làng tiêu biểu của dân tộc M’nông , vẫn
còn duy trì nếp sinh hoạt truyền thống đặt thù . Đến đây du khách có dịp du
ngoạn trên lưng voi để ngắm buôn làng, tham quan núi rừng Tây Nguyên , đi
thuyền độc mộc tham quan hồ Lăk . Nếu nghỉ qua đêm sẽ được thưởng thúc chương
trinh văn nghệ cồng chiêng của người M’nông , thưởng thức rượu cần và thịt
nướng – những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc M’nông .
Buôn Jun có nhà dệt thổ cẩm riêng ,
trưng bày các vật dụng gia dụng , kỷ vật làm bằng thổ cẩm hay thủ công của
người M’nông . Quý kkhách có thể mua tại chỗ , giá cả sẽ thấp hơn so với ở chợ
Buôn Ma Thuột.
Buôn có nghĩa là làng ,ấp ,thôn
,xóm ,nơi quy tụ của một cộng đồng gồm nhiều gia đình . Jun theo tiếng M,nông
có nghĩa là thừa hưởng .Người M’nông ở
Buôn Jun giải thích : cái có sẵn trời cho cứ lấy mà ăn , điều này hàm ý : người
M’nông ở Lak nhờ sống xung quanh hồ có nhiều cá bắt lấy ăn mãi mãi không hết.
THUYỀN ĐỘC MỘC
Được làm bằng một thân cây đại thụ
. ngày xưa người M’nông vào rừng tìm những cây đại thụ thân thẳng dài từ 5-8m
đường kính hơn một mét hạ xuống , đẽo hai đầu , vạt bằng mặt thân cây , dùng lá
khô ,cành khô đặt lên mặt bằng đó để đốt . sau đó họ gọt móc lấy than do cây đã
cháy trong lõi ruột ra , khoét thành 01 lỗ dài vừa đủ chỗ cho vài người ngồi
vào.
Họ khiêng hoặc dẫn voi kéo thân cây
ấy từ rừng về buôn làng , tiếp tục đẽo gọt , trang trí thêm thành thuyền độc
mộc . Ngày nay người dân Tây Nguyên đã biết dùng những kỹ thuật đục , bào bằng
các dụng cụ sắc bén để làm chiếc thuyền độc mộc
mỹ thuật và xinh xắn hơn .
Người M’nông rất hiếu khách , khi
đến đây tham quan và nghỉ đêm tại đây thông thường sẽ nghỉ đêm trên nhà dài của
người dân tộc M’nông . Nhưng khi có quá đông du khách , nhiều gia đình người
M’nông sẵn sàng nhường tạm ngôi nhà của họ cho khách tạm trú . Cũng như nhiều
dân tộc Tây Nguyên khác , nhà sàn dài của người M’nông là tổ ấm của một gia tộc
gồm nhiều gia đình nhỏ . Mỗi gia đình nhỏ chiếm một góc vuông cạnh cửa sổ có
bếp nấu ăn và vợ chồng con cái cùng ăn ngủ tại đó .
Nhà sàn được cất rất công phu ,
trên những cọc chống đỡ bằng những thân cây lớn chắc . Người Mnông theo chế độ
mẫu hệ , con gái đi cưới chồng , đàn bà làm chủ gia đình . Nhà sàn có hai thang
riêng biệt , mỗi thang là một thân cây được đục đẽo công phu.
Một thang phía đầu nhà dành cho người đàn bà ,
một thang phía sau nhà dành cho người đàn ông . Hoặc là hai thang cùng ở phía
trước nhà . Thang dành cho người đàn bà có tạc hình hai bầu vú săn tròn tượng
trưng cho vẻ đẹp đầy sinh lục nuôi dưỡng con người.
Người dân tộc Tây Nguyên quan niệm
ngực của người phụ nữ son trẻ là vẻ đẹp quý báu trời cho : tốt khoe xấu che cho
nên thời con gái và xuân sắc phụ nữ mnông êđê, giarai… đều để ngực trần chỉ mặc
váy . Đàn ông bận khố đưa mông , ngày nay truyền thống này chỉ còn ở trong vùng
sâu vùng xa. Những buôn làng tiến bộ , tất cả người dân tộc đều mặc kín đáo
bằng trang phục thổ cẩm truyền thống ,hay phục sức theo người Kinh .
Thác cao 20m ,nhưng chảy rộng 100m
, cách thành phố BMT 30km . Theo tiếng Eđê, ĐRAYSÁP nghĩa là thác khói , bởi lẽ
dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng ào ạt tạo thành bụi nước bay là là
như khói , quanh năm suốt tháng cả một vùng vang vọng tiếng thác và ngập trong
khói nước . Thác ĐRAYSÁP là một thắng cảnh đẹp nhờ sự kết hợp giưa hai dòng
sông. Krông Nô – Krông Ana mà người Êđê và người M’nông gọi là sông chồng -sông
vợ gặp nhau mà thành . Tình yêu của họ mạnh mẽ như dòng thác , đẹp đẽ như sắc
cầu vồng ẩn hiện trong làn sương khói nước . ĐRAY SÁP như một bức tranh khổng
lồ hoành tráng giữa một vùng nước long lanh. Thác ĐRAYSAP được bộ văn hoá công
nhận là di sản tự nhiên là một vùng cảnh quan tuyệt đẹp , được chăm sóc bảo vệ
tốt đây là thác đẹp nhất vùng tây nguyên và duy nhất có thu lệ phí để chi dụng
mở lộ dẫn vào và bảo vệ cảnh quan khác.
Thác ĐRAYSÁP có một huyền thoại về mối tình
thuỷ chung , đau thương .
Ngày
xửa ngày xưa có một nàg thiếu nữ Êđê xinh đẹp tên la H’mi ,con của một tù
trưởng giàu có nhất trong vùng. Khi đến tuổi cập kê có rất nhiều chàng trai
giàu có từ khắp các buôn Eđê, M’nông , đến cầu hôn , thế nhưng nàg đều không
màng đến họ bởi vì nàng đã có người yêu , là một chàng trai ở cùng buôn nhà
nghèo nhưng hiền lành chịu khó làm ăn.
Một hôm nàng H’mi cùng ngườiyêu đi thăm rẫy , trong lúc hai người đang ngồi nghỉ mệt bên một tảng đá lớn thì đột nhiên một con quái vật lớn xuất hiện , con quái vật này đầu to như quả núi , mắt đỏ như lửa , toàn thân sáng loáng những vảy vàng , vảy bạc . Từ trên cao quái vật lao xuống nhúng mỏ vào dòng nước quật mạnh lên một cột nuớc khổng lồ dâng cao quét đi về phía hai người, chàng trai bị cột nước hất tung văng ra xa và chàng bị ngất đi , con quái vật hoá thành một luồng hào quang chói loá bắt mất nàng H’mi khi tỉnh dậy chàng trai nghèo mới hay người yêu của mình đã bị quái vật bắt đi , chàng vì quá đau khổ nên đã hoá thành một cây to rễ đâm sâu vào tảng đá , toàn thân cây toát ra những tiếng cây than vãn nhung nhớ đau thương . Chỗ chàng trai đứng bây giờ là rừng cây bên bờ đá của dòng thác , còn chỗ con quái vật lao xuống đá lở thành thác như ngày nay.