CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN
ĐỒNG HÀNH VIỆT
LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu tuyến điểm Nha Trang Khánh Hoà được Đạt
biên soạn và chỉnh sửa nhiều lần với mục đích sử dụng để thuyết minh du lịch,
tuy nhiên chỉ có thể để tham khảo bởi còn nhiều thiếu sót và chỉ lưu hành nội bộ
trong CLB HDV Đồng Hành Việt. Nếu ACE và các bạn đã đọc qua tài liệu này, cần
góp ý hoặc muốn hỏi thêm gì vui lòng liên hệ với Đạt qua số ĐT/Zalo: 0903 97 68
33
Tài liệu này thu thập thông tin từ nhiều nguồn:
1/ Trang thông tin của sở du lịch khánh hoà
2/ Sứ sở Trầm Hương (của Quách Tấn)
3/ Một số thông tin du lịch từ các trang Web:
Vinpearl,Travel Local
4/ Sách du lịch ba miền của Bửu Ngôn
5/ Đặc san Kiến Thức Ngày Nay
Ngoài tài liệu tuyến điểm Khánh Hoà, Đạt còn biên soạn
nhiều tài liệu khác:
-
Tuyến điểm du lịch
Cần Thơ
-
Tuyến điểm du lịch
Tiền Giang
-
City tour Sài Gòn
-
Tuyến điểm du lịch
Phú Yên – Bình Định
- Tuyến điểm du lịch Miền Trung (Quảng Nam – Đà Nẵng – Huế - Quảng Trị - Quảng Bình)
Tham khảo:
NON NƯỚC KHÁNH HOÀ
Qua cầu Mỹ Thanh, chúng ta đi tới
Khánh Hoà.
Khánh
Hoà (KH) nằm ở phần cong vươn xa nhất ra biển Đông.Mũi Đại Lãnh cùng với Tp Nha
Trang và mũi Kê Gà ( BT) là 3 nơi ngắm bình minh sớm nhất VN. Tỉnh có diện tích
6.626 km2, tỉnh lỵ là Tp biển Nha Trang và các huyện thị: Tx.Cam Ranh,.Vạn
Ninh,Ninh Hoà, Khánh Vĩnh, Diên Khánh,Khánh Sơn,Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa
(1 số đảo của nó bị Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Malaisia chiếm đóng).Phía
bắc giáp Phú Yên,tây giáp Đăk Lăk,Lâm Đồng;nam giáp Ninh Thuận và phía đông
giáp biển. KH có 6 đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói,
vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh- được xem là cảng biển
có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á..
*Lịch sử:
Ở
Hòn Tre, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền
nông nghiệp dùng cuốc. Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào năm 1979
trong địa bàn cư trú của tộc người Raglai, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này
đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên.
Sang thời đại đồ sắt, các di chỉ đã
phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền
văn hóa thời đại đồ sắt ở Khánh Hòa có niên đại khoảng gần 4000 năm sớm hơn văn
hóa Sa Huỳnh.Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hòa có nhiều
di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như: Diên Sơn (huyện Diên Khánh), Bình
Tân, Hòn Tre (Nha Trang), Ninh Thân (huyện Ninh Hòa).
KH
trong thời Chăm Pa là tiểu vương quốc Kauthara nơi sinh sống của bộ tộc Cau -
một trong hai thị tộc chính của vương quốc Chăm pa xưa. Khu tháp thờ Bà mẹ xứ
sở Ponagar (Nha Trang) đến nay vẫn còn, là nơi thể hiện một phong cách kiến
trúc tháp Chàm hoàn hảo và hùng tráng nhất. Ngoài Tháp Bà (Nha Trang), ở KH còn
có nhiều di tích văn hóa Chămpa như: Bia Võ Cạnh có niên đại khoảng cuối thế kỷ
thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3, là tấm bia cổ vào bậc nhất Việt Nam và khu Đông Nam Á,
Thành Hời, miếu Ông Thạch, Am Chúa,...
Vào
đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau, đã thành lập nên một tiểu quốc
và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm, hay còn gọi là Panrãn hay Panduranga
(tiếng Chăm Cổ). Tiểu quốc này gồm hai xứ là Panduranga (ngày nay là Phan Rang,
Phan Thiết) và Kauthara (tức Khánh Hòa ngày nay). Đối địch với Tiểu quốc Nam
Chăm là Tiểu quốc Bắc Chăm ở khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
ngày nay.
Sau
đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được thành
lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Đến thế kỷ thứ 8,
dưới sự ra đời của vương triều Panduranga (Hoàn Vương Quốc), vùng Kauthara phát
triển đến mức cực thịnh chỉ sau kinh đô với những khu đền tháp to lớn và linh
thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền thánh Ponagar thờ vị nữ thần mẹ xứ sở Yang Pô Y
Na Gar.
Năm1653,
vua Chăm là Bà Tấm sai quân quấy nhiễu, giết dân Việt ở Phú Yên, xứ Đàng Trong
của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần. Chúa sai cai cơ Hùng Lộc đem quân vào chống giữ,
nhân đêm tối đốt thành và tiến đánh đến tận sông Phiên Lang (Phan Rang). Thất
bại nặng nề, vua Chăm sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ vùng
Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa chấp thuận và đặt dinh Thái Khang chia làm 2
phủ Thái Khang và Diên Ninh gồm 5 huyện là Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương,
Tân Định và Quảng Phước đều giao cho Hùng Lộc trấn giữ. Từ đó, vùng đất này đã
trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam cho đến ngày nay.
Vào
năm 1690, phủ Thái Khang được đổi thành phủ Bình Khang và vào năm 1742, phủ
Diên Ninh được đổi thành phủ Diên Khánh.Vào năm 1771, Tây Sơn dấy nghĩa binh
đánh Chúa Nguyễn. Chỉ ba năm sau, Chúa Nguyễn phải bỏ Phú Xuân chạy vào Gia
Định. Quân Tây Sơn đã kiểm soát vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận.
Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống
Phúc Hạp kéo quân ra đánh lấy lại được Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng
rồi lại bị Nguyễn Huệ đem quân đánh tan lấy lại được hai vùng trên..
Đến
tháng 7 năm 1793, Định Vương Nguyễn Phúc Ánh thân chinh thống lĩnh đại binh
thủy, bộ từ Gia Định kéo ra Nha Trang. Từ Nha Trang tấn công lên Diên Khánh.
Quân Tây Sơn không cầm cự nổi phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang.
Vào
năm 1802, Vua Gia Long lên ngôi, Dinh Bình Khang lại được đổi tên thành Trấn
Bình Hòa, phủ Bình Khang được đổi thành phủ Bình Hòa. Sau đó, phải đến năm 1831
thì trấn Bình Hòa mới được đổi tên thành Khánh Hòa như ngày nay.
Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí
kết hiệp ước Patenotre với thực dân Pháp. Ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm
Nghi ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân và sĩ phu cả nước chống thực dân
Pháp, giúp vua cứu nước.
Hưởng
ứng lời kêu gọi đó, vào ngày 14 tháng 12 năm 1885 nghĩa quân KH do Trịnh Phong
lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ của văn thân Phú Yên do Bùi Đáng chỉ huy đã tiến
công và chiếm tỉnh KH. Bộ phận quan lại ở đây nhanh chóng giao thành cho nghĩa
quân.Từ cuối tháng 3 năm 1886, nghĩa quân đã ráo riết hoàn tất các công tác
chuẩn bị phòng thủ các đường thủy bộ, chờ đợi các cuộc tấn công trên quy mô lớn
của người Pháp.
Đầu
năm 1886, quân Pháp đổ bộ lên Nha Trang, nghĩa binh do Trịnh Phong lãnh đạo
chặn đánh địch quyết liệt.Sau đó các lãnh tụ như Trịnh Phong, Trần Đường,
Nguyễn Khanh đều bị giết chết. Phong trào Cần Vương ở KH chấm dứt.Trong thời
Pháp và triều Nguyễn, tỉnh lỵ được đóng tại thành Diên Khánh, nhưng được chuyển
đến thị xã Nha Trang vào năm 1945.
Năm 1941, Nhật đem quân đến đóng
tại Nha Trang.19-8-1945, Việt Nam độc lập đồng minh hội (Việt Minh) cướp chính
quyền từ tay Nhật.Nhưng chỉ được hai tháng thì Pháp đổ bộ lên Nha Trang và đánh
lấy lại KH.
Năm
1955, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, KH cũng được tổ chức lại trên mọi phương
diện. Các phủ huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã.Tháng 5 năm 1959, hai
tổng Krang Ying và Krang Hinh thuộc tỉnh Đăk Lăk được sát nhập vào tỉnh Khánh
Hòa và lập thành quận Khánh Dương.
Tháng 4 năm 1960, 12 thôn Thượng
thuộc quận Cam Lâm được trích ra khỏi Khánh Hòa để nhập vào quận Du Long tỉnh
Ninh Thuận.Tháng 10 năm 1965, một phần đất quận Cam Lâm ở phía Nam bị cắt để
thiết lập Thị Xã Cam Ranh.
Ngày 1,2,3 tháng 4 năm 1975 Ninh
Hòa, Nha Trang và Cam Ranh lần lượt được giải phóng. Năm 1975 ,hợp nhất hai
tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh. Năm 1977, Tx. Nha Trang được
nâng cấp thành Tp.Nha Trang.Quốc hội quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh
Phú Khánh vào năm 1982. Năm 1989, chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và
KH.
Tỉnh
có nhiều danh lam thắng cảnh nhờ có bờ biển dài, khí hậu ôn hòa và nhiều di
tích lịch sử của vương quốc Champa: Tháp Bà Ponagar,. Thành Hời ,miếu Ông Thạch
,Am Chúa ,Bia Võ Cạnh ,Vịnh Nha Trang (một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế
giới); Hòn Nội (Đảo Yến) ,Hòn Miễu (Thuỷ cung Trí Nguyên) ,Hòn Tre (Vinperl
land) ,Hòn Tằm, Hòn Mun (Khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam) ,Hòn Lao (Đảo
Khỉ), Hòn Thị (Suối Hoa Lan) , biển Nha Trang ,biệt thự Bảo Đại ,chùaLong Sơn
,tượng Kim Thân Phật Tổ. Suối khoáng Tháp Bà,Viện Hải dương học Nha Trang,
Thành cổ Diên Khánh,Vịnh Vân Phong ,Vịnh Cam Ranh ,Suối nước nóng Dục Mỹ (Ninh
Hòa) ,Đầm Nha Phu ,Thác Yangbay, Dốc Lết,Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre
Yersin, Mộ Yersin (Suối Dầu) .
Khánh
Hòa có diện tích
5257 km2, dân số khoảng 1031262 người(1/4/1999). Tỉnh lỵ là Nha
Trang, cách Sài Gòn 448 km. Gồm 7 huyện: Cam Ranh, Khánh Sơn, Diên Khánh, Khánh
Vĩnh, Ninh Hòa, Vạn Ninh và 1 huyện đảo Trường Sa. Địa hình Khánh Hòa thấp dần
từ Tây sang Đông với những dạng núi đồi, đồng bằng, ven biển với hải đảo. Hai
sông lớn nhất chảy qua tỉnh lị là sông Cái và sông Dinh.
Địa
hình có dạng nghiêng từ Tây sang Đông. Đi dọc theo đường Thiên Lý Bắc Nam,
chúng ta sẽ thấy những dãy núi đồi liên tiếp, nhiều nơi tách ra và trườn dài
tận ra biển tạo nên những địa thế cao khúc khuỷu và hiểm trở như đèo Cả, Rù Rì,
Rọ Tượng, dãy Hòn Khói, Bán đảo Cam Ranh… Khánh Hòa có 2 sông chính sông Dinh
và sông Cái ( sông Nha Trang ). Bờ biển Khánh Hòa dài 200 km với trên 200 đảo
lớn nhỏ. Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa
vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung
bình là 26,50C. Lượng mưa trung bình là 1200mm. Nằm bên trục giao
thông quan trọng quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt nối Khánh Hòa với các tỉnh
miền Nam và miền Bắc, quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với Daclak và các tỉnh Tây
Nguyên.
Khánh
Hòa là tỉnh có cơ sở hạ tầng khá hơn nhiều địa phương trong vùng Nam Trung Bộ.
Trong những năm 90 kinh tế Khánh Hòa có tốc độ phát triển nhanh. Sản xuất công,
nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, trong phong trào nuôi tôm phát
triển mạnh cùng với đánh bắt cá. Có nhiều tài nguyên trong đó chủ yếu là lâm
sản ( gỗ, trầm…) và hải sản ( cá, yến sào…). Dọc bờ biển Khánh Hòa có 5 suối
nước nóng: Tu Bông, Vạn Giã, Ninh Hòa, (M’ Dung), Đảnh Thạnh, Cam Ranh. Nơi nào
cũng có thể xây dựng được trại điều dưỡng
VỊNH CAM
RANH
Đoạn
quốc lộ 1 Nha Trang – Cam Ranh dài 60 km là 1 trong những đoạn đường nhựa tốt
nhất của đường thiên lý Bắc Nam.
Vịnh
Cam Ranh là một trong những quân cảng của Khánh
Hòa. Hải cảng quân sự Cam Ranh tốt vào hàng thứ 2 trên thế giới sau hải cảng
Sidney ( Úc ). Vịnh được khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía Bắc chạy phủ kín
cả phía Đông, Tây và Nam. Vịnh là đất liền, chỉ mở ra ở cửa lớn về phía Nam –
Đông Nam có 3 km. Diện tích Vịnh ước chừng 10.000 ha. Sâu từ 10 – 25m chổ rộng
nhất ăn sâu vào đất liền khoảng 6 km, chiều dài độ 15 km.
Ngoài
giá trị quân sự, vịnh còn rất quan trọng
đối với ngành hải vận Đông Nam Á, vì nó nằm trên đường hải vận đi Singapore,
Hương Cảng, Thượng Hải, Yokohama. Trên bán đảo Cam Ranh còn có ưu thế thiên
nhiên rất lớn đó là trữ lượng nước ngọt
trong lòng đất. Mặc dù ba bên là biển bao bọc, nhưng đều có nước ngọt với lưu
lượng lớn, và rất ít khi bị nhiễm mặn. Khi đến vịnh vào mùa xuân ta sẽ nhìn
thấy những rừng mai vàng bạc ngàn, những rừng dừa Cam Thịnh với nước dừa hương
vị đậm đà.
Năm
1905 Nga Hoàng phái hạm đội Ban Tích do đô đốc Rogieti chỉ huy sang thay thế
hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga bị hải quân Nhật Hoàng đánh bại ở cửa
biển Lữ Thuận. Khi đến biển Đông thì gặp bão lớn, cả hạm đội bao gồm 45 chiếc
đã vào vịnh Cam Ranh an toàn mấy tháng trời.
Trong
thời kỳ Mỹ, đã đưa Cam Ranh thành 1 cụm quân sự khổng lồ. 1955 đơn vị đầu tiên
quân đội Mỹ đổ bộ cảng. Tại cảng Mỹ tập trung đầy đủ các loại máy bay hiện đại
nhất có sân bay phản lựa và vận tải loại lớn, nhiều kho nhiên liệu, kho đạn,
xưởng sửa chửa, hệ thống ra đa hiện đại, một hệ thống thông tin liên lạc bằng
cáp ngầm xuyên đại dương liên lạc trực tiếp với Thái Lan, Philipine và Mỹ.
Qua
khỏi vịnh Cam Ranh ta sẽ thấy xuất hiện dãy núi cát trắng xóa dài hơn 10 km,
trên diện tích khoảng 7 km2. Khu vực này có tên là Thủy Triều nên
các ở đây được gọi là cát trắng thủy triều, 1 nguồn khoáng sản có giá trị của
Khánh Hòa.
Theo
phân tích của các kỷ sư ngành thủy tinh thì cát trắng Thủy Triều tốt vào hàng
bậc nhất trên thế giới, chứa hàm lượng thủy tinh rất cao 98%. 1935, Pháp bắt
đầu cho công ty SIFA khai thác. Cuộc khai thác này kéo dài đến 1939, thế chiến
nổ ra mới dừng lại. Đến 1941, Sở Hỏa Xa Đông Dương mới tiếp tục khai thác, và
đến năm 1945, Pháp bị đánh bại ở Điện Biên Phủ việc này bị giải thể việc khai
thác ngừng lại. Mãi đến 1953 nó mới được khai thác trở lại cho đến năm 1975.
Nhưng trong thời gian ấy thường bị gián đoạn & khối lượng cao nhất cũng chỉ
có đến 100.000 tấn/ năm. Từ năm 1975 đến nay cát trắng Thủy Triều được khai
thác xuất khẩu và đưa thành phố phục vụ cho công nghiệp thủy tinh. Trước năm
1975, cát này được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật và rất được các công ty của Nhật
ưa chuộng. Có nhiều cát trắng dùng làm thủy tinh, đoạn này thấy xuất hiện dãy
núi cát trắng dài hơn 10 km trên một diện tích khoảng 7 km2, trữ
lượng hơn 100 triệu tấn. Khu vực này có tên gọi là Thủy Triều nên gọi là cát
trắng Thủy Triều, nguồn khoáng sản có giá trị của tỉnh Khánh Hòa.
Cam
Ranh-Đặc sắc văn hóa xứ biển
Cam
Ranh nay là thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hoà, cách thành phố Nha Trang 45 km
về phía Nam, toạ lạc bên bờ vịnh Cam Ranh - một vịnh biển tự nhiên nổi tiếng,
được xem là một trong 3 cảng tốt nhất thế giới có vị trí đặc biệt quan trọng cả
về kinh tế và quốc phòng. Với diện tích khoảng 690 km2 nhưng điều kiện tự nhiên
lại rất đa dạng bao gồm đồi núi, đồng bằng, biển, vịnh và đảo và bán đảo, trong
đó yếu tố biển-vịnh, đảo và bán đảo nổi trội, là cơ sở quan trọng để Cam Ranh
trở thành nơi hội tụ những đặc sắc văn hoá biển vào bậc nhất ở nước ta.
Tên
gọi Cam Ranh có thể bắt nguồn từ tiếng Chăm, Jarai hoặc Êđê là Kăm M’ran, trong
đó Kăm là dồn một chỗ, một đống, tập trung lại, hay gọi là bến; M’ran có nghĩa
là tàu, thuyền, đò; nghĩa chung là: nơi tàu thuyền tập trung hay gọi là bến
tàu, bến thuyền; sau này phiên âm sang tiếng Việt từ Kăm M’ran đọc thành Cam
Ranh. Đây cũng là vùng đất chứa đựng những dấu tích văn hoá lâu đời, di chỉ Xóm
Cồn (phường Cam Linh), Hoà Diêm (Cam Thịnh Đông), Văn Tứ Đông (Cam Hoà) là
những di chỉ khảo cổ học từ thời đại kim khí và kết quả nghiên cứu cho thấy các
di chỉ này đều gắn liền với biển. Người Việt đến nơi này vào khoảng thế kỷ
XVII. Từ đây, họ đã dệt nên một văn hoá biển cho riêng mình trong sự giao lưu,
tiếp biến văn hoá với các nhóm cư dân Nam Đảo và gần nhất, đậm nét nhất là
người Chăm.
Thành
phố Cam Ranh là dải đất liền nằm bên quốc lộ 1A trải dài bên bờ vịnh Cam Ranh
gồm 9 phường, 5 xã, trong đó hầu hết các xã, phường đều có biển. Cư dân ở đây
sinh sống bằng nhiều nghề khác nhau, trong đó nghề biển chiếm số đông, tập
trung vào các lĩnh vực: đóng tàu, khai thác hải sản, nuôi trồng hải sản, làm
muối, làm mắm, chế biến hải sản, du lịch biển đảo... Cảng Cam Ranh (tiền thân
là cảng Ba Ngòi) là một cảng lớn. Đây là cảng thương mại quốc tế nằm trong vịnh
Cam Ranh, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội hết sức thuận
lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển. Vì vậy, từ lâu cảng đã là đầu mối giao
thông đường biển quan trọng cho khu vực Nam Khánh Hoà và các tỉnh lân cận.
Với
một bề dày truyền thống biển dày dặn, con người nơi đây đang lưu giữ những giá
trị văn hoá tinh thần riêng biệt. Ngoài những sáng tác văn học - nghệ thuật dân
gian, những tín ngưỡng và cơ sở tín ngưỡng mang màu sắc chung của biển Nam
Trung Bộ, Cam Ranh còn có một ngôi chùa rất đặc biệt – chùa Từ Vân. Chùa Từ Vân
(toạ lạc tại phường Cam Linh) còn được gọi là chùa Ốc. Tên gọi chùa Ốc có từ
năm 1995 trong giai đoạn trùng hưng. Chùa bắt đầu được xây dựng từ năm 1969,
nhưng khác với tất cả các ngôi chùa khác, đúng như tên gọi của nó (chùa Ốc),
ngôi chùa này rất đặc biệt về mặt kiến trúc. Hệ thống tháp, tượng và động được
làm bằng san hô, một loại vật liệu quý giá từ biển. Hoà thượng trụ trì Thích
Thông Anh cho biết: Từ năm 1985 đến nay, chùa đã xây dựng các công trình bằng 2
vạn tấn san hô, rất nhiều vỏ ốc, sò được dùng trang trí và toàn bộ công trình
đều do các nhà sư tự thiết kế, xây dựng, trang trí hoàn toàn bằng phương pháp
thủ công trong suốt khoảng 20 năm. Đây được coi là tháp bảo tích duy nhất, độc đáo
nhất ở Việt Nam được làm bằng những vật liệu từ biển. Những vòm cửa phủ kín hoa
văn vỏ ốc, vỏ sò bất kể mưa hay nắng, buổi sáng sớm hay lúc xế chiều, ánh xà cừ
vẫn lấp lánh, tinh khôi như mặt trăng, mặt trời thấm đẫm màu xanh cô ban của
biển...
Xã
Cam Bình là một vùng đảo gồm 2 đảo: Bình Ba và Bình Hưng, cách nhau khoảng 3
hải lý, cách cầu tàu Ba Ngòi khoảng 70 hải lý. Người ta nhắc nhiều đến Bình Ba
bởi đó là một hòn đảo khá hoang sơ, tuyệt đẹp, với vị trí độc đáo, án ngữ ngay
cửa biển, vì vậy nó có tên là Bình Ba (bức bình phong che chắn gió). Người Việt
đặt chân đến hòn đảo này từ khoảng nửa đầu thế kỷ XIX. Họ chủ yếu sống bằng
nghề biển, làm mắm, làm muối, chế biển hải sản, những năm gần đây phát triển
mạnh nghề nuôi tôm hùm lồng và dịch vụ du lịch biển đảo. Mặc dù khoảng cách với
đất liền không phải là quá xa, nhưng văn hoá nơi này mang tính chất đảo rõ rệt
với những biểu hiện cụ thể cả trong đời sống vật chất và tinh thần. Bình
Ba dày đặc những cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng liên quan đến biển: Lăng Ông Nam
Hải, tịnh xá Ngọc Tràng, chùa Bình Ba, dinh Cố, miếu Ngũ Hành, điện Quan Âm,
khu Địa Tạng, Cóc Ngọc Hương... Tín ngưỡng dân gian và niềm tin mạnh mẽ về
những vị thần linh bảo trợ cho ngư dân chính là biểu hiện dễ thấy của cư dân có
cuộc sống không phải ở đất liền, gắn liền với biển, môi trường kiếm sống vô
cùng giàu có nhưng cũng không ít hiểm nguy. Việc thờ cúng, tiến hành nghi lễ
hàng năm tại đây được tổ chức rất trang trọng, tuân thủ nghiêm ngặt các thể
thức truyền thống, trong đó, tín ngưỡng thờ Ông Nam Hải và lễ hội Cầu Ngư là
tín ngưỡng – lễ hội lớn nhất. Câu chuyện về đầu cá Ông trôi dạt về đây trong
tâm thức mỗi người như một món quà thiêng liêng, quý giá mà biển cả và thần
linh trao tặng cho những ngư dân bám đảo, bám biển...
Nói
đến Cam Ranh không thể không nói đến Vịnh Cam Ranh và bán đảo Cam Ranh. Chính
bán đảo Cam Ranh với những dãy núi đã bao lại phần ăn sâu vào đất liền của
biển, tạo nên một vùng nước rộng bên trong – vịnh Cam Ranh, vịnh biển tốt nhất,
cảng biển tốt nhất, có thể đón tàu biển có trọng tải lớn và là quân cảng cơ
động nhất Việt Nam và khu vực.
Bán đảo Cam Ranh và vịnh Cam Ranh
có vị thế địa kinh tế và địa chính trị to lớn, ngày nay trở thành một trong
những căn cứ hải quân quan trọng, chủ yếu phục vụ quốc phòng và phát triển kinh
tế du lịch biển, cảng biển hiện đại. Những con người đã và đang sống, làm việc
tại đây, đặc biệt là lực lượng hải quân, lại tiếp tục tiếp nối truyền thống văn
hoá biển của dân tộc nói chung, sáng tạo nên mảng văn hoá bảo vệ chủ quyền biển
đảo thời kỳ hiện đại. Căn cứ hải quân Cam Ranh là cảng neo đậu, là nơi cho tàu hải
quân xuất phát làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư dân, bảo vệ
tài nguyên biển... Biển đảo, con tàu là tình yêu trực tiếp, lớn lao nhất, chi
phối mọi hoạt động văn hoá của người chiến sĩ hải quân. Họ sẵn sàng nhận nhiệm
vụ khi nhân dân và Tổ quốc cần, sẵn sàng hy sinh vì bình yên biển, đảo. Các
công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng phản ánh rõ nét hoạt động tâm linh
của những người lính nói riêng, của nhân dân và bộ đội ở Cam Ranh nói chung.
Ngôi chùa yên tĩnh, uy nghiêm hướng mặt về lòng vịnh, Phật Bà Quan Âm giang tay
phù hộ sự bình yên cho những người lính ra khơi làm nhiệm vụ. Tượng đài hữu
nghị Việt – Nga như một biểu tượng của tình bạn vĩ đại, nơi tri ân những anh
hùng liệt sĩ của lực lượng hải quân Liên Xô và Việt Nam tại bán đảo Cam Ranh vì
sự hoà bình và ổn định của khu vực. Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma kể về câu
chuyện bi tráng của “những người nằm lại phía chân trời”, là “vòng tròn bất tử”
trong trái tim chiến sĩ hải quân và nhân dân cả nước...
Đặc sắc văn hoá biển đảo ở Cam Ranh
vừa thể hiện ở sự đa dạng, phong phú, vừa thể hiện ở mức độ và sắc thái của nó
trong sự so sánh với các địa phương, các vùng có biển, có đảo khác trong phạm
vi cả nước. Một vùng tự nhiên núi non, đất liền, vịnh – biển, bán đảo và đảo
liên hoàn, đan xen nhau làm nên một tổng thể cảnh quan vô cùng đặc sắc và quyến
rũ hiếm có với bức tranh văn hoá biển mà con người nơi đây đã và đang sáng tạo
nên là viên ngọc quý cần nâng niu, gìn giữ, phát huy và mài giũa một cách cẩn trọng.
Một “bảo tàng” về văn hoá biển Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại đang hiện
hữu ở nơi này!
Vịnh
Cam Ranh: Cảng Nước Sâu Tuyệt Đẹp Tại Khánh Hoà
Vịnh Cam Ranh là một cảng biển sâu
nằm tại thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Cách thành phố Nha
Trang 60 km về phía Bắc, với diện tích gần 60 km2 và độ sâu trung bình từ
18-20m. Bên cạnh đó, Vịnh Cam Ranh còn được bao bọc xung quanh bởi các hòn đảo,
tạo thành một không gian khép kín.
Vịnh Cam Ranh, sở hữu đường bờ biển
vô cùng dài với nhiều bãi biển ấn tượng, gây dấu ấn mạnh mẽ với khách du lịch
bởi thiên nhiên hoang sơ nhưng vô cùng quyến rũ. Chính vì thế, Vịnh Cam Ranh
đang ngày càng nổi tiếng và được nhiều người biết đến trong những năm gần đây.
Nhắc đến Vịnh Cam Ranh, bạn chắc
chắn không thể không nhắc đến các hòa đảo gắn liền với cuộc sống của vịnh là
đảo tôm hùm Bình Ba, đảo ngọc thô Bình Hưng, đảo thiên đường Bình Lập và
Bãi Dài chạy dọc Cam Ranh ra đến sân bay, mỗi hòn đảo đều mang một vẻ đẹp riêng
tuy nhiên tất cả đều là những hòn ngọc sáng lấp lánh và ngày càng thu hút nhiều
du khách đến khám phá.
Bên
cạnh những cảnh đẹp hoang sơ đã quá quen thuộc thì bạn cũng có thể khám phá rất
nhiều nơi khác tại Cam Ranh như Dọc bờ biển có vùng đồng bằng tuyệt đẹp gồm Ba
Ngòi, Đá Bạc, Bao Giếng và vùng bán đảo bên kia vịnh gồm Mỹ Ca, Bình Ba, Vũng
Nồm và đặc biệt là cửa biển Thủy Triều nơi có sò huyết ngon nhất,...
Đặc biệt, ngày nay khi đến với Vịnh
Cam Ranh, bạn còn có cơ hội trải nghiệm vô vàn các khu nghỉ dưỡng được xây dựng
từ sân bay ra đến tận thành phố Nha Trang.
Vịnh
được đánh giá là nơi có mặt nước biển sâu nhất Đông Nam Á, là địa điểm lý tưởng
dành cho các thuyền bè trú ẩn khi biển động. Bên cạnh đó, Vịnh Cam Ranh còn là
căn cứ hải quân quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô.
Với
lợi thế vừa rộng, vừa sâu lại vừa kín (do bốn bề đều có núi đá vây quanh, suốt
năm nước lặng như tờ), Cam Ranh có thể đón tàu biển trọng tải lớn khoảng 10 vạn
tấn vào tận cảng và tàu 20 vạn tấn đậu ở ngoài cửa vịnh.
Vẻ đẹp của Vịnh Cam Ranh vốn nổi
tiếng từ lâu, núi và biển nơi đây kết hợp với nhau tạo thành bức tranh thiên
nhiên tuyệt tác. Cam Ranh thuở xưa thật ồn ào, náo nhiệt, nhưng nay thì êm ả,
bình lặng. Phố xá nơi đây đông vui là thế, nhưng về đêm lại yên tĩnh lạ thường.
Khách du lịch đến Cam Ranh được thưởng thức phong cảnh hiếm có: núi và biển kết
hợp với nhau thành một bức tranh tuyệt diệu.
Trước
đây, Cam Ranh được biết đến như một căn cứ quân sự quan trọng tại Thái Bình
Dương và vùng biển Đông, có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng. Ngày nay,
Cam Ranh là cảng hàng không và cầu nối quan trọng nối liền với huyện đảo Trường
Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Với vẻ đẹp êm đềm và không khí
trong lành, Cam Ranh là một trong những vịnh nước sâu tự nhiên tốt nhất thế
giới. Từ năm 2004, Cam Ranh đã trở thành một trung tâm phát triển vượt bậc với
sự ra đời của cảng hàng không.
Địa
thế Cam Ranh có 4 ngọn núi án ngữ ở bốn phía mang dáng dấp 04 con linh vật:
Long – Lân – Quy – Phụng. Đó là Hòn Lân (hướng tây), Hòn Rồng (hướng bắc), Hòn
Quy (hướng nam) và Hòn Phụng ở hướng đông thành phố.
Vịnh Cam Ranh được chia cắt thành
nhiều bãi tắm riêng biệt, độc lập với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau,
độ sâu không hẫng hụt, nước biển trong xanh, sóng êm, bờ cát trắng mịn, nền
cát cứng. Đó là bãi Nạn, bãi Tàu Bể, bãi Ngang, bãi Xích, bãi Ông Đụng, bãi
Lếch, bãi Cồn trên bán đảo Mũi Hời, bãi Bồ Đề, bãi Sau, bãi Nhà Ngang, các bãi
tắm Khu du lịch Ngọc Sương…
Ấn
tượng đầu tiên khi đặt chân đến Cam Ranh là nắng, đây là cái nắng nóng hổi mang
vị mặn của biển, của đất, của cát ôm trọn lấy người, làm nên sự khác biệt khó
quên mỗi khi đến đây…
Nếu
bạn có dịp ghé thăm Cam Ranh có thể đi thuyền từ cảng Ba Ngòi ra đảo Bình Ba
mất khoảng 60 phút. Bình Ba quanh năm lộng gió, sóng lớn và cảnh đẹp như tranh
vẽ, nơi có Bãi Nồm, làng chài sầm uất, quanh năm êm đềm. Món ăn ở đây phong
phú, đặc biệt là món tôm hùm Bình Ba nổi tiếng, được đánh bắt và nướng ngay tại
chỗ.
Sở dĩ Cam Ranh mang tính chiến lược
quân sự bởi lẽ đây được cho là cảng nước sâu nhất khu vực Ấn Độ - Thái Bình
Dương, nằm giữa các tuyến đường biển quan trọng hàng đầu thế giới đi qua Biển
Đông.
Vịnh
Cam Ranh nằm ở vị trí chiến lược quân sự quan trọng và đã được sử dụng làm căn
cứ chiến lược bởi các nước Pháp, Hoa Kỳ và Liên Xô trong quá khứ. Trong thời kỳ
Pháp thuộc, Vịnh Cam Ranh trở thành nơi đặt căn cứ hải quân quan trọng ở Đông
Dương.
Do đó, kể từ năm 2004, Vịnh Cam
Ranh đã được Việt Nam thu hồi và chuyển dần sang mục đích quân sự thay vì cho
người nước ngoài thuê như trước đó. Tháng 9/2014, bộ Quốc phòng phê duyệt dự án
đầu tư xây dựng khu dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển ở Cam Ranh. Và ngày
8/3/2016, tại căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân Việt Nam tổ chức lễ
khai trương cảng quốc tế Cam Ranh, là một trong những cảng biển lớn nhất tại
Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới của khu vực này với quy mô lớn và tiềm
năng phát triển kinh tế vô cùng lớn.
Sự ra
đời của căn cứ quân sự Cam Ranh năm 1948
Nằm ở vị trí chiến lược cả về quân
sự lẫn dân sự, tại khu vực vịnh nước sâu nhất Đông Nam Á, nên sau khi chiếm
được Đông Dương, Pháp nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của vịnh Cam Ranh -
nơi có đủ yếu tố thuận lợi để biến thành căn cứ quân sự lớn trong khu vực
Sự ra đời của căn cứ quân sự chiến
lược chính Cam Ranh
Khi chiến tranh Nga - Nhật kết thúc
và e ngại trước âm mưu tranh giành thuộc địa của Nhật Bản ở Viễn Đông và Thái
Bình Dương, năm 1911, chính phủ Pháp cử Đại úy hải quân Fillommeus chỉ huy xây
dựng quân cảng Cam Ranh. Giữa năm 1939, Pháp nâng cấp Cam Ranh thành căn cứ hải
quân lớn trong kế hoạch "Phòng thủ chung" ở Đông Dương, xây dựng một
số công trình quân sự khác trên bán đảo Cam Ranh hòng đối phó với Chiến tranh
thế giới thứ hai. Ngày 15/9/1940, Nhật gửi tối hậu thư đòi kiểm soát các căn cứ
hải quân, trong đó có cảng và vịnh Cam Ranh. Năm 1942, Nhật chiếm cảng Cam
Ranh, đồng thời xây dựng thêm sân bay làm bàn đạp chính để đánh
chiếm Malaysia và các thuộc địa của Anh, Mỹ ở Thái Bình Dương. Đại
chiến Thế giới thứ 2 kết thúc, bàn cờ địa chính trị châu Á có nhiều thay đổi
buộc Pháp phải xem lại chiến lược quân sự ở Đông Dương.
Ngày 22/5/1947, Hội đồng Quốc phòng
Đông Dương quyết định xếp căn cứ quân sự: Cap Varella[ii] - Ban Mê Thuột - Đà Lạt - Djiring -
Cap Padaran[iii] là các căn cứ chính[iv] của Đông Dương. Tiêu chí để xếp loại
căn cứ quân sự chính là "vị trí địa lý then chốt bao quát một trong nhiều
tuyến giao thông liên lục địa, giàu tài nguyên và sau khi cải tạo cho phép tập
trung, thu nhận, tiếp tế, phân bổ và bảo vệ các lực lượng hải quân, không quân
và lục quân trong các chiến dịch quân sự liên tiếp hoặc phát sinh với quy mô và
khoảng cách khác nhau trong điều kiện tốt nhất". Đáp ứng đầy đủ những tiêu
chí chiến lược trên, Cam Ranh đã được nghiên cứu để trở thành căn cứ quân sự
chiến lược chính của Pháp không chỉ của Đông Dương mà còn của cả vùng Viễn
Đông.
Vai trò và nhiệm vụ
Trong chỉ thị ngày 17/01/1948,
tướng Salan - khi đó là Tổng tham mưu trưởng tạm quyền lực lượng lục quân Pháp
ở Viễn Đông nhấn mạnh, Cam Ranh - căn cứ quân sự chiến lược chính của Liên hiệp
Pháp ở Viễn Đông sẽ gia nhập cụm căn cứ Á-Phi của Pháp cũng như tập hợp các căn
cứ quân sự lớn nước ngoài ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Từ ngày 31/5-3/6/1948, Ban nghiên
cứu xây dựng căn cứ Cam Ranh[v] tiến hành khảo sát khu vực dự kiến
xây dựng cơ sở hạ tầng không quân, hải quân và lục quân.
Ngày 18/9/1948, Bộ Hải ngoại Pháp
ban hành Sắc lệnh số 48/1447[vi] phê chuẩn kế hoạch tái xây dựng,
trang bị và hiện đại hóa Đông Dương đồng nghĩa với kế hoạch của Hội đồng Quốc
phòng Đông Dương về việc xây dựng căn cứ quân sự chiến lược chính Cam Ranh được
chấp nhận, dựa trên báo cáo tổng kết và kết luận của Ban nghiên cứu trước đó.
Báo cáo tổng kết của Ban Nghiên cứu
căn cứ được thành lập ở Sài Gòn, hồ sơ 10H3388, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp
Báo cáo nêu rõ vai trò trong
phòng thủ của căn cứ quân sự này là thu nhận, nuôi quân các lực lượng phối hợp
thường trực phục vụ bảo vệ Liên hiệp Đông Dương chống lại kẻ thù bên ngoài cũng
như duy trì trật tự. Về vai trò tấn công, đây sẽ là căn cứ xuất phát, tiếp tế,
bảo dưỡng cho lực lượng phối hợp Pháp và đồng minh tham gia các hoạt động quân
sự ở Đông Nam Á. Để đáp ứng những vai trò trên, hệ thống phòng thủ sẽ được bố
trí xây dựng hướng cả vào đất liền lẫn ra biển, cho phép trú ẩn trong trường hợp
bị không kích hoặc tấn công nguyên tử.
Ngoài ra, báo cáo cũng đề cập chi
tiết vai trò của căn cứ đối với từng lực lượng Pháp. Về hải quân, thứ nhất cho
phép trú ẩn, tiếp tế, bảo dưỡng và bảo vệ lực lượng hải quân thường trực: duy
trì tự do đi lại trong khu vực Đông Dương, cảnh báo và cầm cự trước tấn công
của kẻ địch có thể nhằm vào Đông Dương trong khi chờ chi viện, tiến hành độc
lập quân sự trong hải phận Biển Đông và tham gia hoạt động phối hợp với các
nước tham chiến ở Đông Nam Á. Thứ hai, Cam Ranh sẽ là nơi trung chuyển cho phép
thu nhận, tiếp tế, sửa chữa và chuẩn bị cho lượng lớn quân số hải quân thuộc Sư
đoàn Hải quân với các đơn vị đổ bộ.
Về không quân, thứ nhất cho phép
thu nhận, tiếp tế, bảo dưỡng và bảo vệ lực lượng không quân không thường trực
khi tham gia các chiến dịch trong hải phận Biển Đông và nam Biển Đông, Xiêm La
(Thái Lan) và có thể duy trì lối ra của vịnh Bắc Bộ. Thứ hai, là nơi trung
chuyển và có thể cho phép thu nhận, tiếp tế, sửa chữa và bảo vệ lượng lớn quân
số không quân.
Về lục quân, thứ nhất cho phép
chuyên chở, tiếp tế và bảo vệ lực lượng lục quân trong trường hợp có can thiệp
ở nam Biển Đông, Xiêm La (Thái Lan) và Liên hiệp Đông Dương trước đe dọa từ bên
trong cũng như bên ngoài. Thứ hai, kháng trả mọi tấn công đất liền có hoặc
không có đổ bộ.
Về pháo binh tầng bình lưu, thiết
lập bãi phóng bom hoặc tên lửa đồng thời với căn cứ thử nghiệm về máy bay phản
lực.
Sơ đồ căn cứ Cam Ranh năm 1951, hồ
sơ 4C1149, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp
Khả
năng duy trì và triển khai
Về lục quân, thứ nhất có một đơn vị
đồn trú cố định đảm bảo phòng thủ mặt đất cũng như đối không của vùng, dự kiến
khoảng 7.000 quân bao gồm cả quân đồn trú của Kontum, Pleiku và An Khê. Thứ hai
là lực lượng cơ động gồm các đơn vị động cơ - cơ khí, lính dù, công binh và
quân số ước tính chừng 6.000 quân.
Về hải quân, thứ nhất là lực lượng
thuộc Sư đoàn Hải quân Viễn Đông được đặc biệt thành lập gồm các đơn vị hạng
nhẹ bề mặt, tàu ngầm, thả mìn, vớt mìn, đoàn tàu hộ tống và tiểu hạm đội hải
không vận. Thứ hai, là bảo vệ bờ biển với các lắp đặt xác định vị trí, tàu giám
sát và đội pháo bờ biển. Tổng quân số sẽ là 5 000 quân.
Ngoài ra còn có khoảng 2.000 người
làm việc tại các bộ phận chung như quân nhu, y tế, thiết bị, xăng. Tổng cộng,
theo nghiên cứu, căn cứ chiến lược chính Cam Ranh có thể thu nhận, tiếp tế, duy
trì và bảo vệ trong thời bình số quân đồn trú là 22.000 người và khi có chiến
dịch quân sự là 100.000 quân (4 sư đoàn bộ binh và phòng không, lục quân) trong
thời gian tối đa là một tháng.
Để tránh tăng kinh phí xây dựng,
căn cứ này sẽ tận dụng những cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự đã có như cảng
biển, hàng không và hàng không - hàng hải, phòng thủ cố định, kho tàng bến bãi,
y tế… Về đường bộ, do độ an toàn của đường sắt không cao nên để đảm bảo hoạt
động của căn cứ, công binh Pháp mở thêm đường từ Krong-Pha đến Ba Ngòi (dự kiến
trở thành sân bay quân sự) và Nha Trang. Đáng chú ý, nghiên cứu xây dựng căn cứ
còn đặc biệt nhấn mạnh đến vị trí lựa chọn đặt xưởng, nhà kho, hầm trú ẩn có
thể chống chịu được bom nguyên tử. Ưu tiên chọn địa điểm ở phía bắc và đông núi
Hòn Rồng.
Đại tá Le Puloch - Chỉ huy trưởng
lực lượng Pháp ở nam Trung Kỳ và Tây Nguyên và đại diện của Ủy viên Cộng hòa về
nam Trung Kỳ làm đồng chủ tịch ban địa phương phụ trách thi công căn cứ Cam
Ranh. Những xây dựng lớn ban đầu được triển khai khi Tổng chỉ huy tối cao lực
lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông ban hành chỉ thị ngày 03/11/1948 cho phép xây
dựng các khu quân sự phục vụ cho 10.000 quân. Đó là các công trình khu số 1 bên
quốc lộ 1 trên diện tích 200 hecta (2kmx1km), lập đường băng bằng tấm thép kích
thước ban đầu là 600m x 30m sau tăng lên 1000m x 45m bên quốc lộ 1, sửa
sang doanh trại Cam Linh, xây doanh trại cho một tiểu đoàn gần sân bay Nha
Trang. Ngoài ra, Pháp dự kiến xây dựng đập Hà Koum (kéo dài 2 năm) để đảm
bảo cung cấp nước cho căn cứ này.
Năm 1949, căn cứ quân sự chiến lược
chính Cam Ranh dần đi vào hoạt động khi các hạng mục đã thi công
cuối năm 1948 được hoàn thiện, xây dựng khu nhà ở cho quân nhân, hệ thống cấp
thoát nước, xây bể chứa nhiên liệu có thể tích 5.000m3 trên Hòn
Một, san phẳng đường băng cho sân bay dã chiến Thủy Triều…
Tài liệu tham khảo:
[i]. Hồ sơ 10 H 1798, Lưu trữ Quốc
phòng Pháp.
[ii] . Mũi Đại Lãnh hay Mũi Kê Gà
ở Phú Yên
[iii] . Mũi Dinh ở Ninh Thuận
[iv] . Năm 1948, Pháp đã thiết lập
các căn cứ quân sự trung chuyển như Sài Gòn, Hải Phòng, Khe Tù và 1 căn
cứ về quân nhu quân y, hồ sơ 10 H 3388, Lưu trữ Bộ quốc phòng Pháp.
[v]. Ban nghiên cứu này được thành lập
ở Sài Gòn do chuẩn đô đốc Kraft làm chủ tịch. Theo Tổng thị số 2946/EMP của
Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp ngày 23/10/1948, Ban nghiên cứu địa phương
về căn cứ Cam Ranh được thành lập, do đại tá-đại diện cho Ủy viên Cộng hòa tại
nam Trung Kỳ và Chỉ huy các lực lượng Pháp ở nam Trung Kỳ và Cao nguyên làm
đồng chủ tịch.
[vi]. Công báo Cộng hòa Pháp (J.O.R.F)
ngày 19/9/1948, trang 9291.
Bãi Dài
- điểm đến không thể bỏ qua ở Cam Ranh
Bãi Dài ở vịnh Cam Ranh thu hút du
khách nhờ có những đồi cát trắng mịn, bờ biển phẳng, nước biển trong xanh, sóng
êm cùng nhiều trải nghiệm thú vị.
Du
lịch biển đảo là một trong những thế mạnh của Khánh Hòa bởi những lợi thế về
cảnh quan thiên nhiên, bờ biển dài 385 km, có rất nhiều đảo.
Dải
ven biển ở Khánh Hòa còn ghi điểm nhờ có 3 vịnh gồm Vân Phong, Nha Trang, Cam
Ranh và Nha Phu (đầm Nha Phu). Trong đó, vịnh Cam Ranh được thiên nhiên ưu ái
khi sở hữu tài nguyên du lịch phong phú với những vịnh biển, biển đảo đẹp. Nhờ
khí hậu ôn hòa, hầu như nắng ấm quanh năm, nơi đây rất được khách du lịch ưu
chuộng, không chỉ là nghỉ mát mùa hè mà còn du lịch tránh rét trong mùa đông.
Cam
Ranh cũng là nơi sở hữu biển bãi Dài hoang sơ cùng hệ sinh thái với rừng nguyên
sinh trùng điệp, đang trở thành một trong những địa chỉ du lịch mới đầy hấp
dẫn, mang sắc thái khác biệt với Nha Trang.
Bãi
Dài có biển trong xanh, bờ cát trắng trải dài mịn màng, sóng không quá lớn, tạo
nên vẻ đẹp yên bình thơ mộng, phù hợp với du lịch nghỉ dưỡng biển. Nơi đây còn
có đường biển tạo thành hình vòng cung, giúp tầm nhìn của du khách trở nên
thoáng đãng, bắt mắt và cuốn hút.
Biển
nơi đây khá cạn rất thích hợp cho du khách tắm biển, đắm mình du dương trong
tiếng sóng vỗ, hòa mình vào những dòng nước mát lạnh để cảm nhận được vẻ đẹp
tĩnh lặng và êm đềm của thiên nhiên.
Trong
khi đó, những du khách yêu thích mạo hiểm có thể thử các môn cảm giác mạnh như
đi cano, lướt sóng, lướt ván, đua mô tô nước...
Khách du lịch khi đến bãi Dài có
thể dễ dàng đi các địa điểm du lịch khác thuộc Khánh Hòa như đảo Điệp Sơn, đảo
Hòn Tre, Bình Tiên... Các đảo này cuốn hút bởi nước biển trong xanh có thể nhìn
thấy đáy, không sâu, thoai thoải, rất phù hợp cho các môn thể thao như lướt
ván, lặn hay ngắm san hô.
Khu
vực bãi Dài trải qua địa phận cả Cam Ranh và Cam Lâm. Ngoài ra, bãi Dài còn có
ưu thế là gần sân bay Cam Ranh, đồng thời ở đây hội tụ cả giao thông đường bộ
và đường biển nên việc di chuyển khá dễ dàng. Từ Cam Ranh, du khách có thể đến
được một vài địa điểm tham quan gần đó như: chùa Từ Vân, vườn xoài Cam Lâm...
Vì vậy, Cam Ranh, bãi Dài ngày càng được nhiều du khách biết đến, ghé thăm và
lưu trú.
Hiện ngành du lịch Khánh Hòa đã đẩy
mạnh phát triển những sản phẩm, dịch vụ bổ trợ đi kèm tại bãi Dài như các loại
hình tham quan, vui chơi, giải trí, dịch vụ thể thao biển... Để thu hút thêm
nhiều du khách, những năm gần đây, ngành du lịch Khánh Hòa đã kêu gọi các doanh
nghiệp du lịch đầu tư nhiều dự án vào bãi Dài, góp phần thay đổi hạ tầng lưu
trú, vui chơi và giải trí cho nơi đây.
Với
những điều thú vị trên, bãi Dài, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa đã được Tạp
chí National Geographic (US) bình chọn là 1 trong 10 bãi biển
đẹp nhất hành tinh. Nơi đây hứa hẹn là một trong những điềm đến mang lại cho
cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.
KHU DU
LỊCH DIAMOND BAY
Vị trí
của khu du lịch Diamond Bay
Địa
chỉ: Nguyễn Tất Thành, Phước Đồng, TP. Nha Trang,
T. Khánh Hòa
Khu du lịch Diamond
Bay toạ lạc ngay trên một đại lộ nổi tiếng hàng đầu thành phố biển Nha
Trang - Đường Nguyễn Tất Thành. Tổ hợp nghỉ dưỡng, giải trí này nổi bật với lối
kiến trúc hiện đại, sang trọng. Nằm sát con đường ven biển chạy dài tít
tắp, Diamond Bay hứa hẹn sẽ mang tới cho du khách một kỳ nghỉ tuyệt vời.
Được ví von là "thiên đường
nhiệt đới" của Nha Trang xinh đẹp, khu du lịch Diamond Bay là
tôt hợp nghỉ dưỡng 5* tốt nhất thành phố với dự đầu tư chỉnh chu, kỹ lưỡng và
chu toàn từ phong cách thiết kế sang trọng, các dịch vụ trải nghiệm đặc
sắc và đội ngũ phục vụ tinh tế, nhiệt tình.
Di
chuyển tới khu du lịch Diamond Bay Nha Trang
Việc
di chuyển đến khu du lịch Diamond Bay Nha Trang khá thuận
lợi và dễ dàng. Xuất phát từ sân bay Cam Ranh, bạn chỉ cần lái xe tầm 25 phút
là sẽ đến được resort. Nếu không muốn tự lái xe thì bạn có nhiều phương án thay
thế như:
Xe
bus sân bay
Nếu bạn đang muốn tiết kiệm chi phí
cho chuyến đi thì có thể đi xe bus của sân bay Cam Ranh. Hãng xe bus này được
đánh giá chất lượng tốt với mức phí không quá đắt đỏ. Giá vé cho mỗi chuyến đi
sẽ dao động từ 10k - 50k/tuyến phụ thuộc vào quãng đường từ sân bay Cam Ranh
tới nơi bạn muốn xuống. Xe bus sẽ hoạt động từ 5h00 - 21h50.
Taxi
Nếu đi đông người hay rủng rỉnh về
tài chính thì có thể bookn taxi để đến khu du lịch Diamond Bay bởi
chi phí cho chuyến đi khá đắt đỏ. Lưu ý là nếu chọn phương tiện này thì hãy hỏi
cước phí trước để tránh tình trạng chặt chém.
Xe
đưa đón của khu du lịch
Với một khách sạn 5* của
KDL Diamond Bay thì sẽ cung cấp dịch vụ đưa đón du khách từ sân bay đến
khách sạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải trả phí nếu sử dụng dịch vụ này. Tuy
nhiên nếu đi đúng đợt có các khuyến mãi trong combo bạn mua thì có thể được
free khoản phí di chuyển này.
Phong
cách thiết kế của khu du lịch Diamond Bay
Ngay khi tới khu du
lịch Diamond Bay, nhiều du khách sẽ phải choáng ngợp trước lối kiến
trúc hiện đại, ấn tượng kết hợp phong cách bày trí hài hoà, tinh tế, xứng tầm
là một tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5* quốc tế.
Không chỉ vậy, nơi đây còn được
thừa hưởng được vị trí rất đắc địa, sở hữu 1 bãi biển riêng, xung quanh được
cây cối xanh mát bao phủ. Từ đó mang đến một không gian hết sức thoáng đãng,
mát mẻ, trong lành nhờ những luồng gió từ đại dương thổi vào.
Tới
đây, bạn dường như sẽ xua tan và gạt bỏ đi hết mọi phiền muộn, áp lực của cuộc
sống, dành tặng cho bản thân mình khoảng thời gian thư giãn quý báu để chìm đắn
vào sự bình yên, mát mẻ.
Hệ
thống phòng nghỉ tại Diamond Bay Resort & Spa
Hiện nay, khu du
lịch Diamond Bay có tất cả là 342 phòng. Trong đó có 166 căn
bungalow và 342 phòng hotel với thiết bế ban công hướng biển hoặc
vườn. Các phòng nghỉ tại đây được trang bị những tiện nghi cao cấp với nội thất
trang trọng, chất lượng tốt.
Garden
Deluxe - Deluxe hướng vườn
Garden
Deluxe là những căn phòng có phong cách thiết kế tinh tế, nhẹ nhàng với diện
tích mỗi phòng khoảng 44m2. Trong phòng có thiết kế ban công hướng vườn mang
tới một không gian hết sức mát mẻ, xanh tươi. Bên cạnh đó, loại phòng này còn
được cung cấp đầy đủ các vật dụng tiện nghi, hiện đại như; két sắt, máy lạnh,
tủ lạnh, bàn ghế, ấm siêu tốc,..,
Garden
Superior – Superior hướng vườn
Ngay
từ tên gọi thì nhiều du khách biết được đặc điểm của loại phòng Garden
Superior. Đây là phòng có view hướng vườn, thiết kế tiêu chuẩn dành cho 2 người
với diện tích khoảng 37m2. Không gian trong phòng khá ấm cúng, gần gũi với lối
thiết kế có phần đơn giản nhưng vẫn toát lên được sự sang trọng, thanh lịch.
Mỗi một phòng đều được trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết phục vụ nhu cầu
nghỉ dưỡng cho du khách.
Junior
Suite
Junior
Suite là loại phòng cao cấp nhất với diện tích lên đến 75m2, được thiết kế
mang đậm phong cách Việt Nam sang trọng, hiện đại. Trong phòng được bố trí một
giường đôi rất lớn với ciew ban công hiowsng vườn hoặc đồi mang đến một cảm
giác hoà hợp với thiên nhiên. Tại khu du lịch Diamond Bay Nha
Trang chỉ có 8 căn phòng hạng Junior Suite. Bởi thế nếu cảm thấy
thích và phù hợp thì hãy book phòng trước chuyến đi.
Executive
Suite
Executive
Suite là loại phòng sở hữu không gian diện tích lớn nhất khu du
lịch Diamond Bay lên tới 87m2. Đây là các căn phòng được
nhiều cặp đôi săn đón làm nơi lưu trú lý tưởng khi đi du lịch Nha Trang. Ngoài
các tiện nghi cao cấp thì Executive Suite còn xây dựng một khu vực tiếp khách
riêng với view ban công nhìn ra khu vườn rất xịn sò, chắc chắn sẽ
khiến nhiều du khách hài lòng.
Garden
Bungalow – Bungalow hướng vườn
Đối
với những vị khách thích nghỉ dưỡng trong một không gian xanh tươi của cỏ cây,
hoa lá thì Garden Bungalow sẽ là một gợi ý thích hợp dành cho bạn. Loại phòng
này có tổng cộng là 36 căn với diện tích mỗi phòng là 61m2. Nội thất bên trong
được trang trí ấn tượng với đầy đủ các tiện nghi. Mặt khác, nhờ được bao phủ
bởi nhiều loại cây xanh và khu vườn mà nơi đây luôn mang tới cho du khách cảm
giác nhẹ nhàng, thư giãn và rất yên tĩnh.
Ocean
Bungalow – Bungalow hướng biển
Ocean
Bungalow là loại phòng ở các tầng trệt của resort và có diện tích mỗi phòng vào
khoảng 68m2. Các phòng được thiết kế theo lối kiến trúc tối giản, ấm cúng, tinh
tế với giường đôi cỡ lớn và kết hợp hàng loạt các tiện ích hữu ích như: dép, tủ
lạnh, máy sấy, khăn tắm,...
Chơi
gì tại khu du lịch Diamond Bay?
Khu du lịch Diamond Bay hiện lên là một
bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp của biển và rừng. Resort
nằm ở vị trí cực đắc địa với view ngắm cảnh thiên thiên thơ mộng đẹp miễn chê.
Một bên là núi cao hùng vĩ, một bên là biển xanh quyến rũ. Nhờ vị trí ấn tượng
đó mà Diamond Bay luôn được nhiều du khách lựa chọn lưu trú trong các
chuyến nghỉ dưỡng tại thành phố Nha Trang. Cây ở khu du lịch là các loại dừa,
chuối, cau, xoài, hoa lan,... Tất cả được trồng trong sân vườn. Không chỉ sở
hữu tầm view ngắm cảnh đẹp mà nơi đây còn có nhiều hoạt động sinh thái và các
trải nghiệm thư giãn tuyệt vời. Không chỉ tập trung vào cơ sở vật chất hạ tầng,
phong cách dịch vụ thì resort còn chú trọng vào việc triển khai nhiều hoạt động
vui chơi, giải trí cho khách hàng.
Sân
Golf
Khu
du lịch Diamond Bay có
riêng cho mình một sân golf hiện đại với diện tích gần 6ha. Sân golf này
được đầu tư cơ sở vật chất rất hiện đại như: sân chipping hố cát, khu vực chơi
trong nhà và cả ngoài trời, huấn luyện viên,... Sân golf của Diamond Bay
có lớp cỏ mềm, mịn, địa hình uốn cong mềm mại mang đến những trải nghiệm đánh
golf đầy thử thách cho du khách. Đến đây, không những được đánh golf mà du
khách còn có cơ hội ngắm nhìn vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ từ các ngọn đồi cao
phía xa xa.
Bể
bơi và bãi biển riêng biệt
Tại Diamond
Bay hiện đang có một hồ bơi ngoài trời lớn nhất thành phố Nha Trang với diện
tích lên tới 2400 m2, có view nhìn thẳng ra quầy bar và nhà hàng. Tới đây du
khách sẽ có được những giây phút bơi lội rất "đã". Ngoài ra resort
còn đầu tư riền một khu vui chơi dành riêng cho trẻ em.
Nếu
bạn là người thích tự do vùng vẫy trong làn nước biển trong vắt của vùng biển
Nha Trang thì ở khu du lịch Diamond Bay cũng có một bãi
biển riêng là bãi Nhũ Tiên. Là một bãi tắm riêng nên vùng biển này rất nguyên
sơ, du khách không lo gặp phải tình trạng đông người. Đi dạo trên dải cát trắng
mịn ở Nhũ Tiên là một hoạt động rất thư giãn và lãng mạn. Hơn nữa, bạn có thể
thuê thuyền kayak để trải nghiệm chèo thuyền.
Ăn
gì tại khu du lịch Diamond Bay?
Bên
cạnh nghỉ ngơi, thư giãn thì hầu hết du khách đều có sự quan tâm đến việc ăn
uống ra sao tại Diamond Bay. Đừng lo lắng! Ở đây có hệ thống quầy bar, nhà
hàng mang tới những trải nghiệm ẩm thực đặc sắc.
Rosy
Restaurant
Nhà
hàng Rosy là một trong những nhà hàng tại resort, được xây dựng bằng nguyên
liệu chính là tre, mây. Bởi thế không gian ở đây mang vẻ đẹp hết sức mộc mạc,
giản dị giống như một làng quên Việt. Đến Roóy, bạn sẽ được thưởng thức nhiều
món ăn phương Đông, phương Tây. Vào buổi tối, nhà hàng phục vụ buffet phục vụ
du khách.
Seafood
Hut
Nếu
đã đến nghỉ dưỡng tại Nha Trang thì hải sản là món ăn không thể bỏ qua. Và
Seafood Hut ở Diamond Bay sẽ là nơi lý tưởng để bạn ăn thoả thích các món
hải sản tươi ngon. Nhà hàng này nằm sát nhà hàng Rosy và bãi biển thơ mộng. Bởi
thế du khách sẽ được trải nghiệm vừa ăn hải sản vừa ngắm cảnh đại dương bao
la.
Sandy
Bottom Bar
Sandy
Bottom là một quán bar nằm trên bờ biển thuộc khu du
lịch Diamond Bay. Tuy chỉ là quầy bar lớp lá xinh xắn, mộc mạc
nhưng lại mang đến cảm giác ấm cúng. Không chỉ phục vụ nhiều loại nước uống, ở
đây còn có thêm các món ăn nhẹ.
Thư
giãn tại sông Lô Spa
Đến Diamond
Bay du khách sẽ được trải nghiệm thư giãn, relax cơ thể tại sông Lô Spa. Không
gian spa tại đây được thiết kế giống như một ốc đảo nhiệt đới với hoa lá, cây
cối xung quanh. Sông Lô Spa với dự đầu tư kỹ lưỡng sẽ mang đến dịch vụ phục vụ
chuyên nghiệp như: skin care, massage chân, body, xông hơi đá nóng, tắm bồn sục
Jacuzzi,..
CHÙA TỪ
VÂN (CHÙA ỐC)
Qua khỏi cầu Mỹ Thanh hiện xe chúng
ta đang thuộc tỉnh Khánh Hoà,xã đầu tiên là xã Cam Thịnh Đông. Khi đến thị trấn
Ba Ngòi ,huyện Cam Ranh ngay ngã ba bưu điện
chúng ta sẽ rẽ phải rồi rẽ trái theo đường ¾ là đến nơi .Chùa Từ Vân
là một công trình kiến trúc nghệ thuật
độc đáo ,toàn bộ ngôi chùa được trang trí bằng vỏ hải sản như ốc ,sò,san hô ….
Khi vào chùa quý khách có thể tận mắt trông thấy công trình độc đáo đó .Ngoài
ra bên cạnh chùa còn có vườn địa đàng
một hệ thống tầng hầm địa ngục sâu dưới lòng đất theo hình xoắn ốc .
Đây là một công trình mà theo
triết lý nhà Phật –thuyết nhân quả, muốn dạy người đời sống lương thiện không
gây điều ác. Khi sống trên trần gian làm nhiều điều không phải sẽ bị đoạ vào 1
trong 18 tầng địa ngục, vào đây quý khách có cảm giác bị mất phương hướng và sợ
sệt vì trong này rất tối, ẩm thấp chỉ vừa một người đi. Bên trong mỗi tầng địa
ngục được mô tả những hình phạt bằng hình vẽ.
CHUYÊN ĐỀ VỀ CÁT
Cát
là vật
liệu dạng hạt nguồn gốc tự nhiên bao gồm các hạt đá
và khoáng vật nhỏ
và mịn.
Khi được dùng như là một
thuật ngữ trong lĩnh vực địa
chất học, kích thước cát hạt cát theo đường kính trung bình nằm trong
khoảng từ 0,0625 mm tới 2 mm (thang Wentworth sử dụng tại Hoa Kỳ) hay từ 0,05 mm tới 1
mm (thang Kachinskii sử dụng tại Nga
và Việt Nam hiện nay).
Một hạt vật liệu tự nhiên nếu có kích thước nằm trong các khoảng này được gọi
là hạt cát. Lớp kích
thước hạt nhỏ hơn kế tiếp trong địa chất học gọi là đất bùn (Mỹ) với
các hạt có đường kính nhỏ hơn 0,0625 mm cho tới 0,004 mm hoặc bụi (Nga) với các
hạt có đường kính nhỏ hơn 0,05 mm cho tới 0,001 mm. Lớp kích thước hạt lớn hơn
kế tiếp là sỏi/cuội với đường
kính hạt nằm trong khoảng từ 2 mm tới 64 mm (Mỹ) hay từ 1 tới 3 mm (Nga). Xem
thêm bài kích
thước hạt để biết thêm về các tiêu chuẩn được sử dụng. Khi cọ xát giữa các
ngón tay thì cát tạo ra cảm giác sàn sạn (chứ không như đất bùn tạo cảm giác
trơn như bột).
1. Phân
loại theo kích thước
Dựa trên kích thước hạt,
cát được phân chia tiếp thành các lớp phụ.
Kích
thước (*) 0,0625 - 0,125 0,125 - 0,25 0,25 - 0,5 0,5 - 1 1 - 2 Thang đo
Wentworth cát rất mịn cát mịn cát trung bình cát thô cát rất thô Thang đo
Kachinskii 0,05 ≤ cát mịn ≤ 0,25 cát trung bình cát thô -
(*): đơn vị tính mm
Các kích thước này dựa trên
thang đo kích thước trầm tích Φ, trong đó kích thước tính theo Φ = -log cơ số 2
của kích thước tính bằng mm. Trong thang đo Wentworth, giá trị của Φ cho cát
nằm trong khoảng từ -1 tới +4, với sự phân chia các lớp phụ nằm tại các số
nguyên.
2. Thành
phần
Thành phần phổ biến nhất của cát
tại các môi trường đất liền trong lục địa và các môi trường không phải duyên
hải khu vực nhiệt
đới là silica (điôxít silic hay
SiO2), thường ở dạng thạch anh, là chất với độ
trơ về mặt hóa học cũng như do có độ cứng đáng kể, nên có khả năng chống phong hóa khá tốt.
Tuy nhiên, thành phần hợp
thành của cát có sự biến động lớn, phụ thuộc vào các nguồn đá và các điều kiện
khác tại khu vực. Các loại cát
trắng tìm thấy ở các vùng duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt đới là đá vôi bị xói mòn và có
thể chứa các mảnh vụn từ san hô
hay mai (vỏ) của động vật cùng các vật liệu hữu cơ hay có nguồn gốc hữu cơ
khác.[1] Các đụn cát thạch cao ở Di tích
quốc gia White Sands tại bang New
Mexico (Hoa Kỳ) nổi tiếng vì màu trắng chói của nó. Acco (arkose) là cát hay sa thạch với hàm lượng fenspat đáng kể, có nguồn gốc từ quá
trình phong hóa và xói mòn của đá granit (thường là cận kề). Một vài
loại cát còn chứa manhêtit, chlorit, glauconit hay thạch cao. Cát giàu
manhêtit có màu từ sẫm tới đen, giống như cát có nguồn gốc từ đá bazan núi lửa
và opxidian (obsidian). Cát chứa
chlorit-glauconit thông thường có màu xanh lục (còn được gọi là cát lục), như
cát có nguồn gốc từ bazan (dung nham)
với hàm lượng olivin lớn . Nhiều
loại cát, đặc biệt cát ở Nam Âu,
chứa các tạp chất sắt trong
các tinh thể thạch anh
của cát, tạo ra cát có màu vàng sẫm. Cát trầm lắng tại một số khu vực chứa ngọc hồng lựu và một số khoáng vật có
sức kháng phong hóa tốt, bao gồm một lượng nhỏ các loại đá quý.
Cát được gió và nước vận
chuyển đi và trầm lắng thành các dạng bãi biển, bãi sông, cồn cát, đụn cát, bãi cát ngầm
v.v.
3.
Nghiên cứu cát
Nghiên cứu các hạt cát
riêng lẻ có thể giúp phát hiện nhiều thông tin lịch sử như nguồn gốc và hình
thức vận chuyển hạt cát. Cát thạch anh mới bị phong hóa gần đây từ các tinh thể
thạch anh trong đá granit hay gơnai thường sắc nhọn và góc cạnh.
Nó thường được sử dụng trong vật liệu xây dựng để sản xuất bê tông hay trong làm vườn
với vai trò của vật liệu bổ sung vào đất để làm xốp các lớp đất sét. Cát bị vận
chuyển đi xa nhờ gió và/hoặc nước sẽ thuôn hơn, với các kiểu mài mòn đặc trưng
trên bề mặt hạt cát. Cát sa mạc thường là thuôn tròn.
Những người thích sưu tập
cát như một thú tiêu khiển có thể có nhiều thông tin bổ ích từ trang web http://www.arenophile.com.
4. Sử
dụng
Khu
vực sàng lọc cát sỏi.
·
Cát
được sử dụng trong xây dựng và làm đường giao thông như là vật liệu tạo nền
móng và vật liệu xây dựng trong dạng vữa (cùng vôi tôi hay xi măng).
·
Một
vài loại cát (như cát vàng) là một trong các thành phần chủ yếu trong sản xuất bê tông.
·
Cát tạo khuôn
là cát được làm ẩm bằng nước hay dầu và sau đó tạo hình thành khuôn để đúc khuôn cát.
Loại cát này phải chịu được nhiệt độ và áp suất cao, đủ xốp để thoát khí và có
kích thước hạt nhỏ, mịn, đồng nhất, không phản ứng với kim loại nóng chảy.
·
Là
một trong các thành phần chủ yếu để sản xuất thủy tinh.
·
Cát
đã phân loại bằng sàng lọc cũng được dùng như là một vật liệu mài mòn trong
đánh bóng bề mặt bằng phun cát áp lực cao hay trong các thiết
bị lọc nước.
·
Các
xí nghiệp sản xuất gạch ngói có thể dùng cát làm phụ gia để trộn lẫn với đất sét và các vật
liệu khác trong sản xuất gạch.
·
Cát
đôi khi dược trộn lẫn với sơn để
tạo ra bề mặt ráp cho tường và trần cũng như sàn chống trượt trong xây dựng.
·
Các
loại đất cát thích hợp cho một số loại cây trồng như dưa hấu, đào, lạc cũng như là vật liệu được ưa
thích trong việc tạo nền móng cho các trang trại chăn nuôi bò sữa vì khả năng
thoát nước tốt của nó.
·
Cát
được sử dụng trong việc tạo cảnh quan như tạo ra các ngọn đồi và núi nhỏ, chẳng
hạn trong xây dựng các sân golf.
·
Cát
được dùng để cải tạo các bãi tắm.[2]
·
Các
bao cát được dùng để phòng
chống lũ lụt và chống đạn.
·
Xây
dựng lâu đài
cát cũng là một hoạt động khá phổ biến. Có nhiều cuộc thi về nghệ thuật xây
dựng các lâu đài cát.
·
Hoạt hình cát
là một kiểu nghệ
thuật biểu diễn và là công cụ kỹ thuật để sản xuất phim hoạt hình.
·
Các
bể nuôi sinh vật cảnh đôi khi cũng dùng cát và sỏi.
·
Trong
giao thông đường bộ và đường sắt người ta đôi khi sử dụng cát để cải thiện khả
năng bám đường của bánh xe trong một số điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
5. Nguy
hiểm
Bão
cát tại Iraq.
Cát nói chung là không gây
độc cho sức khỏe, nhưng người ta vẫn phải cẩn thận trong một số hoạt động có sử
dụng cát, chẳng hạn như trong việc đánh bóng bề mặt bằng phun cát áp lực cao.
Những người làm việc với cát trong hoạt động như vậy cần đeo kính bảo hộ và
khẩu trang để tránh cát bắn vào mắt hay hít thở phải bụi cát. Những người bị
phơi nhiễm dài hạn trước bụi silica có thể bị mắc bệnh bụi
phổi, một loại bệnh phổi do hít thở phải các hạt silica mịn. Các MSDS
cho silica đều thông báo rằng "hít thở quá mức silica kết tinh gây ra các
e ngại nghiêm trọng về sức khỏe".[1]
Cát thể tạo thành cát lún trong các khu vực
dư thừa nước với áp suất căng lớn, do nó bị chảy nhão ra. Khi khô đi nó tạo
thành các vật cản đối với các sinh vật bị nhốt trong đó, thường làm cho chúng
bị chết.
Xá sùng: Món ngon mà lạ ở Cam Ranh
Đặc
sản này được chế biến khá cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. là có tiếng
hơn cả. Con xá sùng chính là con giun biển, lớn hơn giun đất, đẹp đẽ hơn. Nó
sống ở các đụn cát ven biển (nơi giao lưu giữa sông và biển). Xá sùng ngày càng
có giá do được dân nhậu yêu thích.
Việc
phát hiện ra con xá sùng và đưa vào làm món ăn, lúc đầu chỉ với mục đích để
nhậu chơi cho vui. Không ngờ sau đó, món ăn này được dân nhậu đồn xa, các nhà
hàng đi tìm tới nơi đặt mua. Thế là đến nay, giá mỗi ký xá sùng đã lên tới
70.000 đồng, còn một đĩa xá sùng lèo tèo cũng đã 30.000 đồng.
Xá sùng loe
ngoe không có gì hấp dẫn. Người đầu bếp cắt khúc, lộn lại cho sạch ruột như lộn
ruột heo non, chẻ ra rồi xát muối cho khỏi tanh. Thế là con xá sùng trở nên
trắng nõn, dễ thương. Người nhậu nếu thấy con xá sùng lúc còn sống, trườn trong
đất chắc không dám ăn. Nhưng xá sùng nướng lên thì thơm và ăn rất ngọt.
Nước mắm Cửa Bé: Đặc sản của thành phố biển
Nha Trang
Khách
du lịch mỗi khi có dịp đến thành phố biển Nha Trang đều cố gắng tìm cho được
vài chai nước mắm Cửa Bé, niềm tự hào của người dân nơi đây, để dùng dần hoặc
làm quà cho bạn bè, người thân.
Cửa Bé là
làng chài ven biển (nay thuộc phường Vĩnh Trường), cả trăm năm nay bà con sinh
sống chủ yếu nhờ nghề chế biến nước mắm. Đi qua đường Võ Thị Sáu đến bến cá
Vĩnh Trường, lúc nào cũng thấy người mua kẻ bán, nhất là khi tàu cá trở về sau
chuyến đi biển thắng lợi. Tại đây, mùi nước mắm trộn trong không gian, thậm chí
còn thấm vào quần áo. Người ta gọi đây là con đường nước mắm quả không sai.
Nước
mắm Cửa Bé trở thành tên gọi quen thuộc từ khi người dân làng chài đựng mắm
trong những thùng gỗ, chở xe đạp đến từng ngõ, từng nhà rao bán. Hiện thứ nước
chấm này đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, được người tiêu dùng khắp nơi ưa
chuộng. Cả làng có hơn 200 hộ chuyên làm nước mắm, nhiều hộ đã đăng ký nhãn
hiệu hàng hóa như Nha Trang, Hải Việt, Ngọc Hoài, Ngọc Hải...
Để làm được
loại nước mắm này thì ta phải chọn loại cá cơm ngoài khơi, biển Nha Trang có
một bãi cát mênh mông, là nơi sinh sống của loài cá cơm, nguyên liệu tốt nhất
để làm nước mắm. Cũng là cá cơm nhưng cá ở đây có mùi thơm kỳ lạ, tạo nên vị
đặc trưng cho nước mắm Cửa Bé.
Cá
cơm sau khi đánh bắt ở biển về thường để cho ươn rồi mới chế biến nước mắm bằng
cách trộn với muối theo tỉ lệ 1/1. Ngày xưa, các nhà làm nước mắm (còn gọi là
nhà thùng) ướp cá trong các thùng bằng gỗ, mỗi thùng chứa vài trăm kg rồi dùng
vỉ tre nén chặt, đậy nắp cho cá ngấu (chín rục cùng với muối).
Từ
lúc chèn cá đến khi cho ra loại nước mắm đầu tiên (gọi là nước mắm sống) phải
mất khoảng 6 tháng. Sau khi lấy nước mắm sống, người ta cho muối vào thùng cho
đến khi mắm có màu trong vàng, lúc này gọi là nước mắm nhĩ. Nước mắm nhĩ có độ
đạm cao (trung bình 36%) dành để ăn sống, nghĩa là không pha chế. Sau giai đoạn
lấy mắm nhĩ, người ta tiếp tục đổ muối vào để làm nước mắm loại hai. Khâu cuối
cùng là dùng xác cá nấu với muối, pha thêm nước màu đường để làm loại nước mắm
dùng chế biến món ăn.
Hiện
kỹ thuật chế biến nước mắm đã thay đổi khá nhiều. Nhà sản xuất thay thùng gỗ
bằng thùng hoặc hồ xi măng, thời gian ủ cũng rút xuống còn bốn tháng nhưng
hương vị nước mắm Cửa Bé vẫn không thay đổi. Hình ảnh các nhà thùng chở nước
mắm đến từng gia đình rao bán đã trở thành quá khứ, thay vào đó là máy bơm, ống
hút đổ vào bình nhựa hoặc dùng máy móc đóng chai, dán nhãn. Nghề làm nước mắm
phát triển góp phần giúp cuộc sống của người dân làng chài no ấm, đủ đầy hơn.
Chuyên đề:
XOÀI CAM RANH:
Cam Ranh là vùng đất được hưởng
nhiều ưu đãi của thiên nhiên ở tỉnh Khánh Hòa: Nhiều trại tôm giống, diện tích
mía đường nhiều nhất tỉnh, có mỏ cát trắng làm thủy tinh tự nhiên và đặc biệt
là xoài với hơn 4.000 ha cho sản lượng hàng năm lên tới gần 200.000 tấn.
Tôm
và mía đường chỉ mới có mặt ở Cam Ranh từ hơn chục năm trở lại đây, còn cây
xoài thì đã có mặt ở Cam Ranh từ lâu lắm rồi, giống như một thứ đặc sản trời
cho. Ở các xã Cam Hải, Cam Đức… có những vườn xoài cổ thụ, gốc cây hai người ôm
mới trọn.
Ngày trước, người dân trồng xoài
nơi đây cứ đợi mưa trời nuôi cây, tới mùa ra trái, năng suất cây vì thế không
cao, chất lượng trái kém dẫn đến giống xoài bán không được giá. Năm năm trở lại
đây, trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, các hộ làm vườn nơi đây đã
thay giống xoài mủ địa phương sang xoài cát Hòa Lộc, xoài Thanh Ca, xoài Thái
Lan... Năng suất cây trồng nhờ đó tăng lên, giảm sâu bệnh, lại cho quả có vị
ngọt, thơm hơn. Xoài Cam Ranh dần được trồng đại trà, trở thành cây công nghiệp
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất miền biển này. Có hai lý do khiến
xoài Cam Ranh nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng: xoài có vị vừa chua vừa
ngọt trộn lẫn đậm đà, giá xoài lại không cao so với xoài phương Nam. Vì thế,
người trong Nam mỗi khi ra Bắc đều không quên mua cho mình những túi xoài Cam
Ranh làm quà...
Mùa xoài ở Cam Ranh kéo dài từ
tháng 4 cho đến tháng 7 hàng năm. Đó cũng là thời điểm chợ xoài xuất hiện. Gọi
là chợ xoài bởi vì dọc theo con đường dài 4 km từ Cam Đức đến Cam Hải Tây trên
Quốc lộ 1A (đoạn qua Cam Ranh), hàng bày bán ven đường chỉ có xoài và xoài.
Những vựa xoài thành hình với từng "núi" xoài vun lên là địa chỉ cho
các xe tải Nam - Bắc ghé vào chở xoài ra Bắc. Cả một lực lượng lao động chịu
trách nhiệm đóng xoài vào thùng để vận chuyển đường dài... Cuộc hành trình của
trái xoài bắt đầu từ Cam Ranh đi Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà
Nội…
Đóng xoài là một nghệ thuật. Người
ta xếp xoài "có đầu có đuôi” vào thùng, lót giấy báo cũ quanh từng lớp
xoài. Giấy báo cũ ngoài tác dụng chống va chạm, còn ủ nhiệt để xoài kịp chín
khi tới nơi tiêu thụ. Chọn xoài đóng hàng cũng đòi hỏi phải lựa chọn thật kỹ
càng: trái xoài già, không non quá và cũng chưa bắt đầu chín.
Đó là chợ xoài đóng hàng đi. Một
loại chợ xoài khác là chợ xoài du lịch. Người bán xoài phân loại giống xoài lớn
nhỏ khác nhau, xoài chín, xoài xanh để riêng. Những chiếc lều che tạm, những
"núi" xoài cứ trải dài... Giống như ở hầu hết các chợ du lịch khác,
người bán hàng cũng nói "giá trên trời" cho khách mặc cả, có khi gấp
đôi, gấp ba. Chợ xoài bán 24/24 giờ. Buổi tối, cả dãy đèn néon thắp sáng đợi
khách. Khách dừng chân mua mỗi người vài cân. Xoài Cam Ranh cứ thế mà đi ra tận
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng…
ĐẢO BÌNH BA
Nằm cách bờ khoảng 8 hải lý về phía
Đông, cái tên Bình Ba đúng nghĩa với vị trí nơi hòn đảo tọa lạc, “thủ phủ”
nguyên sơ này được ví như bức tường chắn sóng, gió cho toàn khu vực eo vịnh Cam
Ranh.
Từ
thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, ôm theo con đường hoa đang mùa khoe sắc dọc
đại lộ Nguyễn Tất Thành, sau điểm dừng chân ở cầu cảng Ba Ngòi (Cam Ranh) và
trải qua hơn một giờ ngồi tàu thủy, du khách đã có mặt trên vùng đất được mệnh
danh là “hòn đảo tôm hùm” - Bình Ba.
Đất lành chim đậu
Theo
các cụ hào lão trên đảo Bình Ba kể lại: “Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã giao
cho Trần Quang Diệu trấn nhiệm hải cảng Cam Ranh, vì đây là địa yếu, nhằm ngăn
cản quân Nguyễn Ánh mượn sức gió nồm căng buồm thẳng ra kinh thành Phú
Xuân...”. Có thông tin khác cho rằng: Khoảng năm 1723, đảo Bình Ba đã có người
ở và câu chuyện ly kỳ kể về ba người làm nghề chài lưới ở tỉnh Bình Định, trong
lúc đánh cá trên biển đã bị sóng to, gió lớn đẩy dạt vào đảo. Khi lên bờ, ba
ngư dân thấy đảo tuy nhỏ nhưng có nhiều lợi thế cho việc làm ăn, sinh sống nên
quyết định đưa anh em, bà con cùng quê hương ra đảo, rồi từ đó dần dần dựng
làng, lập ấp...
Làng
đảo Bình Ba nằm yên ả ở phía Nam, dưới chân ba ngọn núi Ma Du, Hòn Cò và Mũi
Nam chụm lại. Đây là những dãy núi che chắn phong ba, bão táp cho vịnh Cam
Ranh.
Hiện nay, làng đảo Bình Ba đang lưu
giữ nhiều giai thoại khó quên như: Nguồn gốc của ba vị Tiền Hiền có tên là
Nguyễn Phụng, Nguyễn Hơn và Nguyễn Tùng, tên gọi đầy bí ẩn của các ngọn núi cho
đến ý nghĩa chính cái tên làng đảo Bình Ba.
Truyền thuyết được ngư dân kể lại:
Tên gọi Bình Ba, chữ " Bình" có thể là "bình yên", cũng có
thể là "Bình Định" vì họ cho rằng cha ông của họ được di cư từ đất
Bình Định vào đây sinh sống, lập nghiệp từ khoảng cuối thế kỷ XVII và đầu thế
kỷ XVIII. Tuy nhiên, từ xưa đến nay, tên gọi và sự tôn trọng giá trị lịch sử
của nó vẫn không hề thay đổi.
Kiến trúc di tích
nghệ thuật
Đảo Bình Ba hiện nay có nhiều công
trình kiến trúc được xếp vào loại hình di tích nghệ thuật, đặc biệt kể đến là
lăng Nam Hải Bình Ba và đình Bình Ba. Đây là những di tích có lối kiến trúc
phong nhã, mang đậm nét văn hóa thuần Việt, có những họa tiết hoa văn sinh động
với "Lưỡng Long", "Rồng chầu- Phượng múa"... Đặc biệt, trên
các bờ nóc, bờ dải có những hoa văn đặc thù của lăng Ông - nơi thờ cúng Cá Voi
của ngư dân ven biển Miền Trung.
Lễ hội cầu ngư được diễn ra tại
Bình Ba với các nghi lễ: hò Bả trạo, cúng mở cửa lăng, cúng Ông nhỏ, cúng Cô
nhập... Lễ hội tổ chức trong không khí trang nghiêm, đậm đà bản sắc văn hóa
vùng, miền. Đặc biệt hơn, cứ 3 năm lại đáo lễ Hát Bội một lần để phục vụ bà con
nhân dân thưởng thức sau những ngày lao động vất vả. Đây cũng là dịp để dân
làng gặp gỡ những người con xa quê hương trở về tụ họp, chung vui trong ngày
hội làng và để mọi người thắp nén nhang tỏ lòng thành kính "Uống nước nhớ
nguồn" đối với Thần Nam Hải, Thành hoàng, Tiền hiền và Hậu hiền - những vị
thần hay người có công trạng bảo vệ dân làng, phù hộ ngư dân làm ăn sinh sống.
Bình
Ba- xứ đảo tôm hùm
Với diện tích toàn đảo hơn 300ha và
trên 700 hộ dân sinh sống, những bãi cát trắng trải dài và làn nước luôn trong
xanh, thơ mộng, Bình Ba là hòn đảo tập trung chủ yếu vào ngành nghề đánh bắt và
nuôi trồng thủy, hải sản đa dạng như: Sò điệp, trai, ốc hương, cua, ghẹ và các
loại cá...đặc biệt là tôm hùm. Một thú vui không thể thiếu trong chuyến đi thăm
đảo Bình Ba là lên ngắm lồng bè nuôi tôm hùm. Có thể nói nghề này là nguồn thu
nhập chính của những ngư dân nơi đây.
TIỂU SỬ
ALEXANDER JOHN EMILE YERSIN
Alexandre
Émile Jean Yersin (22 tháng 9 năm 1863 tại Lavaux, bang Vaud, Thụy
Sĩ - 1
tháng 3, 1943
tại Nha
Trang, Việt Nam) là một bác sĩ và nhà vi khuẩn học người Pháp.
Ông sinh ra ở Thụy Sĩ trong một gia đình người Pháp gốc Cevennes-Languedoc, lúc
trước đã di cư sang Vaud trong thời vua Henri IV của Pháp. Lúc ấy bang Vaud còn thuộc
lãnh thổ Savoie, sau giành được độc lập ngày 24 tháng 1 năm 1798 và gia nhập
Thụy Sĩ ngày 14 tháng 4 năm 1803.
Ông Yersin đã khám phá ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo
tên ông (Yersinia pestis).
Từ năm 1883 đến 1884, ông Yersin theo
học y khoa tại Lausanne,
Thụy Sĩ; sau đó tại Marburg, Đức và Paris, Pháp (1884-1886). Năm 1886, ông
gia nhập viện nghiên cứu của Louis
Pasteur tại Trường Sư phạm Paris (École
Normale Supérieure) do lời mời của Émile Roux, và đã tham gia việc
phát triển huyết thanh ngừa bệnh
dại. Năm 1888
ông nhận bằng tiến sĩ với luận án Étude sur le Développement du Tubercule
Expérimental (Nghiên cứu về sự phát triển của bệnh lao bằng thực nghiệm)
và cộng tác với Robert Koch trong hai tháng tại Đức. Ông gia nhập Viện Pasteur ở Paris mới được
thành lập vào năm 1889
làm người cộng tác với Roux và hai người đã cùng khám phá ra độc tố bạch
hầu (do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae tạo
ra).
Để hành nghề y tại
Pháp, ông Yersin đã xin lại và nhận được quốc tịch Pháp vào năm 1888. Sau đó (1890), ông rời Pháp đến
Đông Dương (lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp) để làm
bác sĩ trong công ty Messageries Maritimes (Vận tải Hàng hải) trên tuyến đường Sài Gòn-Manila và sau đó
tuyến đường Sài Gòn-Hải
Phòng. Năm 1894
Yersin được chính phủ Pháp và Viện Pasteur mời đến Hồng
Kông để điều tra đợt bùng phát của bệnh dịch hạch. Tại đây ông đã khám phá
ra nguyên nhân của bệnh này. Ông cũng là người lần đầu tiên chứng minh rằng
trực khuẩn hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh là một, vì thế đưa ra cách giải thích
phương thức truyền bệnh. Cùng năm đó, khám phá này được cộng tác viên Émile Duclaux gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học
Pháp trong bài báo nhan đề La Peste Bubonique de Hong-Kong (Bệnh
dịch hạch ở Hồng Kông).
Từ năm 1895 đến 1897, ông Yersin đã
nghiên cứu thêm về bệnh dịch hạch. Năm 1895 ông trở về Viện Pasteur tại Paris
và cùng với Émile Roux, Albert Calmette và Armand Borrel đã điều chế ra
huyết thanh chống bệnh dịch hạch đầu tiên. Cùng năm đó, ông trở về Đông Dương
và lập một phòng thí nghiệm nhỏ tại Nha Trang để sản xuất huyết thanh (năm 1905 viện này trở thành
một chi nhánh của Viện Pasteur). Yersin đã thử nghiệm huyết thanh nhận được từ
Paris tại Quảng Châu và Áo Môn
vào năm 1896 và tại Bombay (Mumbai), Ấn
Độ vào năm 1897
nhưng huyết thanh không có hiệu quả. Ông quyết định sống tại Việt Nam, và đã
hoạt động tích cực để thành lập trường Đại học Y Hà Nội vào năm 1902 và là hiệu trưởng
đầu tiên cho đến 1904.
Yersin cũng tham gia lĩnh vực nông
nghiệp, là một người mở đầu trong việc nhập cây cao su từ Brasil vào trồng
tại Việt Nam. Vì lý do này ông đã xin phép Toàn quyền thành lập một nông trại ở Suối Dầu. Ông cũng mở một trại ở Hòn Bà
năm 1915, nơi ông đã
gây dựng những đồn điền canh ki na đầu tiên ở Việt Nam (nhập từ Nam Mỹ)
để sản xuất ký ninh chữa bệnh sốt
rét.
Nhà riêng của Yersin
tại Nha Trang, nay là vị trí Nhà nghỉ Bộ Công An.
Năm 1934 ông được đề cử làm
giám đốc danh dự của Viện Pasteur, Paris và là ủy viên Ban quản trị. Ông qua
đời trong thời gian diễn ra Đệ nhị thế chiến tại nhà ở Nha Trang năm 1943. Trong di chúc ông
muốn được chôn tại Suối Dầu, đám tang giản dị, không điếu văn. Mặc dù vậy, rất
đông người đã đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ông để lại nhiều ký
ức sâu đậm tại Việt Nam, nơi những người gần gũi ông gọi ông là Ông Năm. Ông là người đề nghị xây dựng
một thành phố tại Tây Nguyên, nay là Đà
Lạt. Sau hai lần đổi chế độ, tên của các con đường được đặt theo tên ông
vẫn không thay đổi. Cạnh mộ ông tại Suối Dầu (cách Nha Trang 20 km) có một miếu
thờ được nhiều người viếng. Nhà ông tại Nha Trang tuy không còn nhưng vẫn có
một viện bảo tàng của riêng ông đặt tại Viện Pasteur Nha Trang; ở Hà Nội và một
số nơi khác có trường học mang tên ông. Gần đây, tại thành phố cao nguyên nơi
ông đã đã có công trong việc xây dựng nên, thành phố Đà Lạt, đã hình thành một
trường Đại Học mang tên ông, Trường Đại học Dân lập Yersin - Đà Lạt.
Tham khảo thêm
Khái Quát về Nha Trang xưa
Quận Ninh Hòa nằm trong tỉnh Khánh
Hòa, có tỉnh lỵ đặt tại thị xã Nha Trang. Tổng số diện tích quận Ninh Hòa
khoảng chừng 1.196 cây số vuông (km2); phía Bắc giáp Vạn Giã (thuộc
quận Vạn Ninh), phía Nam giáp Nha Trang, phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc, và phía
Đông giáp biển Đông Hải. Dãy Trường Sơn có núi non hiểm trở ở về phía Tây quận
Ninh Hòa, còn phía Đông có quốc lộ số 1 chạy dọc bờ biển.
Từ quận Ninh Hòa ra Vạn Giã đường bộ
độ 27 cây số (ra Huế 594 cây số), vô Nha Trang độ 32 cây số (vô Sài Gòn 475 cây
số), lên Buôn Mê Thuột độ 162 cây số. Ðường sắt song song với quốc lộ số 1 là
hai trục lộ giao thông chính nối liền Nam-Bắc xuyên qua Sài Gòn, Nha Trang,
Ninh Hòa, Huế ... Còn quốc lộ số 21 (nay đổi là 26) bắt đầu từ ngã ba Ninh Hòa
(có cái bùng binh tại đây xây trước năm 1975) gần sân vận động cũ, cũng không
kém phần quan trọng nối liền Ninh Hòa với các tỉnh cao nguyên đất đỏ xuyên qua
Dục Mỹ, Khánh Dương và Buôn Mê Thuột.
Dân số Ninh Hòa ước
lượng khoảng trên 200 ngàn người với mật độ trung bình gần 200 người trên mỗi
cây số vuông. Dân cư Ninh Hòa đa số làm nghề nông ở các miền đồng bằng, làm
nghề đánh cá ở ven biển; riêng nghề làm gạch gói ở Ninh Xuân (Giếng Bọng) và
làm muối thì ở Hòn Khói.
Trước năm 1975, một số tiểu
công nghệ đặc thù "cha truyền con nối" như làm nghề bánh tráng, bún,
bánh nậm, bánh ít, bánh xèo, bánh căn, bánh dây, bánh hỏi, chả, nem, thợ rèn,
làm vôi v.v.. hầu hết tập trung ở Xóm Rượu. Đặc biệt, chả và nem ở đây rất nổi
tiếng cả nước không đâu bằng. Một thiểu số sống ở những triền núi như Phong
Thạnh, Phú Hữu, hòn Hèo, hòn Sầm v.v… làm nghề trồng trọt và đốn cây bán làm
củi. Một số ít người Thượng sắc tộc Rhadé (quen gọi là Đê) từ vùng cao nguyên
xuống chợ sinh hoạt hàng ngày trong việc đổi chác thịt thú rừng, vải vóc, hoa
quả như đậu xanh, dưa hấu, bí đỏ…
Người Hoa tập trung sinh sống
dọc hai bên đường Trần Quý Cáp từ đường lên ga cho đến cầu Dinh, nhưng nhiều
nhất phải kể khu vực quanh chợ Dinh (xem bài viết của Dương Tấn Long "Sông Dinh Qua Thi Ca - Phần
8"). Hầu hết, họ sống bằng nghề thương mại và đã cùng một thiểu số
người Việt làm chủ những tiệm buôn đồ sộ làm tăng thêm phần sầm uất cho phố chợ
Ninh Hòa, chẳng hạn như:
Tiệm tạp hóa: Nam Thuận Lợi, Ba Ta, Tân
Sanh, Phú Càn Ích, Lý Du Hòa, A A, Hương Giang, Hưng Ký, Thuận Lợi...
Tiệm thuốc Bắc: Lợi Phát, Gia Phát, Hàng
Vạn Tường, Nguyên Phát, Khâu Thiên Bồi, Phổ Tế Ðường, Ninh Hòa, Vĩnh An Hòa,
Phước Vũ, Hàn Phương Viên..
Tiệm thuốc Tây: Bình Minh, Ninh Hòa, Ngọc
Việt, Tấn Đắc...
Tiệm xây dựng kiến thiết: Cẩm Sanh, Liên
Thành, La Lợi...
Tiệm phụ tùng xe: Ðông Thành, Tiến Mỹ,
Hòa Lợi...
Tiệm sách: Trung Thành, Vừng Ðông, Khai
Trí, Văn Hóa, Khai Ðức...
Tiệm vải: Ðồng Thái, Ðỗ Trân Ký, Ích
Thành, Hiệp Thành, ...
Tiệm chụp hình: Ánh Hưng, Vừng Ðông, Mỹ
Quang, ...
Tiệm bánh kẹo: Lợi Hanh, Dân Dân, ....
Tiệm vàng: Hoa Phát, Kim Thành, Liên
Kim...
Tiệm may: Trường Ðôn, Thời Trang, Mỹ
Trang ...
Tiệm giày: Trúc Thọ, ...
Tiệm bán và sửa đồng hồ: Kim Quang,...
Tiệm nhang: Vạn Lợi, ...
Tiệm nem: Thái Thị Trực, ...
Tiệm hủ tiếu, mì, bánh bao: Ðại A, Tự
Nhiên (ông Tù)
Tiệm bán guốc: cô Hường (trong lòng chợ),
chị Diệp...
Tiệm gạo: Châu Nam Hòa, bà Tám ...
Ðại lý thuốc lá: Cẩm Hưng, ...
Một số tiệm đáng được ghi nhận
nằm trước sân vận động cũ , phục vụ các phương tiện chuyển vận và giải khát
như:
Tiệm hàn, điện, sửa xe vá các loại lốp xe
hơi: Hòa Hưng, Nguyễn Ánh, Nguyễn Quang, Ðức Lượng,...
Tiệm kem: Thiên Hương,...
Ninh
Hòa có tất cả 3 đèo:
Đèo Cạnh (hay đèo núi Đeo) tại cây số 10
(Ninh Xuân) trên Quốc lộ 21
Đèo Rọ Tượng nằm ở phía nam và đèo
Bánh Ít ở phía bắc và một con sông, sông Dinh. Sông Dinh rộng lớn và dài khoảng
10 cây số, do 3 sông con bên dưới đây xuôi về gặp nhau tại cuối làng Ðiềm Tịnh,
có địa danh là: "Họng Ngã Ba".
(1) Sông Lốt bắt nguồn từ Ðá Bàn.
Thượng nguồn có lòng hồ Ðá Bàn rộng mênh mông, nước trong vắt, chảy xuống các
xã Ninh Phụng, Ninh Ðông.
(2) Sông Ðục (còn gọi là sông Ðá) hẹp hơn có
nước đục quanh năm, chảy qua các xã Ninh Thượng, Ninh Thân, Ninh Phụng.
(3) Sông Cái chảy qua các xã Ninh Sim, Dục
Mỹ, Ninh Xuân, Ninh Bình, Bình Thành xuyên dưới cầu Bến Gành ở cây số 2 (quốc
lộ số 21). Thượng nguồn có lòng hồ Suối Trầu, rộng mênh mông. Về
mùa mưa, nước sông Cái thường đỏ ngầu.
Từ "Họng Ngã Ba", sông Dinh
tiếp tục chảy qua cầu Sắt ở Vĩnh Phú, và cầu Dinh (trên có quốc lộ số 1 cũ) rồi
chảy thẳng đến Tiên Du ra cửa biển Hà Liên, có làng Lệ Cam và Tân Tế quanh chân
Hòn Hèo.
Dân Ninh Hòa hồi ấy, hầu hết ai cũng
biết rõ những nơi rất quen thuộc dọc dài theo sông Dinh như bến ông Đùm, bến bà
Lép, lỗ lỡ gần nhà Thờ, đập Chợ Nhỏ thuộc xã Ninh Giang, đập Bờ Trang thuộc xã
Ninh Phú v.v…
Vì nước lơ lớ mặn
mà dân bản xứ thường gọi là nước "xả hai, sà hai" gần cửa biển, nên
tại đây sông Dinh có đầy dẫy các loài cá như cá đỏ mang, cá trèn, cá trạch, cá
hồng,.. nhưng đáng kể hơn hết là chình, một đặc sản “độc nhất vô nhị" của Ninh
Hòa. Một chi nhánh rẽ ra từ sông Dinh phía trên đầu chợ chảy qua xóm lò heo,
cầu Gỗ rồi cầu Trạm tạo ra nhiều mương, ao và bầu có rất nhiều lươn, cá rô, cá
sặc, cá lòng tong, cá trê, cá trầu (lóc) và đặc biệt giúp ích cho nghề nông tát
nước vào ruộng lúa.
Biển Hòn
Khói và Hà Liên có nhiều loại cá ngon như cá thu, cá bò, cá cờ, cá lạc, cá cơm,
cá lá, cá đối, cá măng, cá bóng mú, cá đuối, cá ngân, cá bạc má, cá chù, cá
liệt, cá nhồng, cá trích, cá nục....và nhiều hải sản đặc biệt khác như tôm hùm,
tôm tích, tôm thẻ, hải sâm, sò huyết, ốc gạo, ốc xúc, rau câu, v..v...
Trước năm 1975, Ninh Hòa có tất
cả 3 trường trung học nổi tiếng: Trung học Công lập Trần Bình Trọng, Trung học
Bán công Ninh Hòa và Trung học Công giáo Đức Linh. Ngoài ra cũng có một số
trường trung học khác nhưng ít được giới học trò nhắc nhở tới chẵng hạn như
Trung học Đức Quang gần kho thuốc lá, Trung học Bồ Đề trong khuôn viên chùa
Phật Học và trường Tàu. Các trường tiểu học ở Ninh Hòa đào tạo những học sinh
xuất sắc trong thời gian ấy phải kể đến trường Tiểu học Tư thục Đức Trí ở dốc
Quán Xóm Rượu, trường Tiểu học Công lập Ninh Hòa (hay gọi Pháp Việt) đối diện
bến xe Ninh Hòa (còn gọi bến xe ngoài), trường Tiểu học Công lập Mỹ Hiệp tọa
lạc ở Xóm Mới v.v…
Dân Ninh Hòa đa số theo đạo
Phật và đạo thờ cúng ông bà, một số khác theo đạo Thiên Chúa và Tin Lành và một
số nhỏ theo đạo Cao Đài.
Đình Mỹ Hiệp
ở Thị trấn Ninh Hòa, tiêu biểu kiến trúc truyền thống cổ với nghệ thuật chạm
trổ, điêu khắc mỹ thuật, lớn và linh thiêng tọa lạc sát Quốc lộ 1 gần kho thuốc
lá (quen gọi là Bataillon – deuxième bureau từ thời Pháp). Có rất nhiều chùa
như chùa Cát (còn gọi là Trường Thọ) ở gần Gò Muồng, chùa Bửu Long trên cổng xe
lửa ở Bình Thành, chùa Minh Hương ở cầu Gỗ; miễu như miễu ấp trong (miễu ấp
Đông Thành) gần gò Lăng, miễu ấp ngoài (miễu ấp Bắc Hiệp), miễu Tây Tụ ở cầu Gỗ
v.v… Riêng người Hoa có hai chùa chánh: chùa Hải Nam (chùa Tàu ở Vĩnh Phú) và
chùa Hội Quán (chùa Quảng Ðông) ở thành Chùa sát đường Nguyễn Trường Tộ, ngõ
lên chợ từ Gò Muồng, Xóm Rượu và chùa Tiều sát bên cầu Dinh.
Chùa lớn
nhất là chùa Phật Học ở Vĩnh Phú, nhà thờ công giáo cổ nhất được người Pháp xây
cất và tọa lạc một nơi vắng vẻ ở gò Muồng, còn nhà thờ hiện đại xây trên đường
Nguyễn Huệ đối diện trường Trung học Bán công Ninh Hòa, và sau cùng là nhà thờ
đạo Tin Lành nằm trước mặt kho thuốc lá. Riêng nhà thờ đạo Cao Ðài tọa lạc tại
Dục Mỹ, cách Ninh Hòa khoảng 14 cây số.
Thắng cảnh
đẹp nhất Ninh Hòa trong đó phải nói đến bãi tắm Dốc Lết, động cát Bá Hà, lâu
đài tình ái Hòn Khói, suối Ba Hồ, hồ chứa nước Ðá Bàn, Trường Bơi, suối nước
nóng Dục Mỹ, v.v…Có rừng núi xung quanh suối tạo nên phong cảnh hùng vĩ và thơ
mộng. Nổi tiếng nhất là núi Hòn Vọng Phu cao 2051m nằm về hướng Tây Bắc và tháp
Bửu Dương có 7 tầng tọa lạc tại thôn Ðiềm Tịnh, xã Ninh Phụng. Lăng Bà Vú
là một di tích lịch sử do vua Gia Long xây, để nhớ ơn công nuôi của bà khi nhà
vua tìm đường ẩn náu tại địa phận Ninh Hòa.
Vì cận biển nên độ ẩm tương đối cao,
thường nóng nực và hạn hán về mùa hè, và vì lụt lội luôn xảy ra vào tháng
10 đến tháng 11 nên rét mướt kéo về những ngày cuối năm.
Sau Tết, các loại
cây ăn trái như đào, mận, lựu, thanh long, xoài …, các loại hột như hột đác,
hột xay, hột đười ươi vô số được bày bán ở chợ. Có nem lùi, nem nướng, nem chua
của Thái Thị Trực và chả ram của bà Lột ngon tuyệt vời, đặc biệt có bánh xèo bà
Chói, bà Lượng, bánh căn bà Ðức, mắm ruột cá bò kho với mỡ ăn với bánh ướt,
trái quít dẻo hòn Sầm nấu xôi, bông nghễ hái tận hòn Hèo chấm mắm ốc suốt (xúc)
Hà Liên là những đặc sản trứ danh của riêng Ninh Hòa mà đã ăn rồi thì không khi
nào quên được!
THÀNH PHỐ NHA TRANG
Nằm gọn trong lòng 1 thung lũng
trước núi và ven biển. Thành phố có diện tích 238 km2, dân số khoảng
263.000 người ( 4 – 1989 ), với 19 hòn đảo lớn nhỏ nằm xa gần, trong đó có đảo
Hòn Tre diện tích 36 km2 đứng sừng sững – một yếu tố góp phần tạo
điều kiện khí hậu tuyệt vời cho Nha Trang.
Nha Trang có điển tích lạ và hay,
người xưa gọi là “ Tứ thủy triều quy, tứ thú tụ”. Đó là
4 quả núi hội tụ lại đã giữ gìn sinh khí cảnh sắc tạo nên một vùng khí hậu
tuyệt vời cho thành phố. Bốn quả núi đó là núi Cảnh Long còn có tên là:
“ Thanh Long Hý Thủy ” (Rồng xanh giỡn nước), Hòn Sanh Trung ở
HàRa “ Bạch Tượng quyện hồ ”, voi trắng cuốn hồ . Núi con dơi hay còn
gọi là hòn Trại Thủy; hòn Một (núi Con Rùa hay hòn Hòa Sơn).
Nước biển Nha Trang quanh
năm trong xanh và đáy biển Nha Trang là nơi hội tụ những tập đoàn san hô
nhiều màu sắc và tạo điều kiện cho việc sinh sôi nẩy nở hàng ngàn loại thực vật
và động vật biển một nguồn hải sản vô tận cho Nha Trang.
Ý NGHĨA TÊN NHA TRANG
Tên Nha Trang là do tiếng
thổ âm của người Chàm là Eatrang hay Jatrang đọc chệch ra mà
thành. Ea hay Ja là con sông, Trang là lau sậy. Vì ngày xưa dọc theo bờ sông
Nha Trang lau sậy mọc um tùm, hoa bông lau nở trắng 1 vùng. Tên Nha Trang được
chính thức sử dụng từ khi người Việt đặt chủ quyền của mình trên mảnh đất này
1653.
Còn 1 giả thuyết nữa về tên gọi là Nha
Trang là: gần Hải Dương Học có ngôi nhà trắng nằm trên đồi cao sát
biển. Tàu đánh cá theo đó có thể định hướng. Có lần tàu nước ngoài ngang qua
đây, hỏi người phiên dịch đây là vùng nào, anh ta không biết thấy ngôi nhà màu
trắng nên anh ta gọi đại là Nhà Trắng. Vì tiếng nước ngoài không có dấu
nên đọc thành Nha Trang. Nhưng giả thuyết này không phù hợp cho lắm bởi
vì tên Nha Trang chính thức được sử dụng vào 1653. Khi người Việt đặt
chủ quyền trên vùng đất này. Ban đầu chỉ là xóm chài ven biển, khi ấy bác sĩ
Yersin đến thì dân mới đông hơn. Chúng ta không thể không nhắc đến nhà bác học ALEXANDER
JOHN EMILE YERSIN người đã gắn liền cuộc đời mình và cống hiến cho khoa học
tại thành phố này.
Nha Trang - Những mốc lịch sử
So với lịch sử mở đất hơn 350 năm của Khánh Hòa, Nha Trang vẫn là vùng
đất non trẻ. Từ năm 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang là khu vực hoang vu
nhiều thú dữ thuộc phủ Diên Khánh. Nhưng từ đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã
thay đổi nhanh chóng.
Tới năm 1924, Nha Trang trở thành
một thị trấn được nâng lên từ các làng cổ Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh,
Phương Sài, Phước Hải. Thời Pháp thuộc, các cơ quan chuyên môn của chính quyền
thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Bưu điện… đều được đặt tại Nha Trang, tuy
nhiên, các cơ quan Nam triều vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km
về phía Tây Nam và nằm trên đường Thiên lý Bắc - Nam).
Năm 1937 Nha Trang được nâng lên thị xã.
Ngày 27/1/1958,
chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia
Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.
Năm 1970, thị
xã Nha Trang được tái lập, đóng vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa, gồm 2 quận:
quận 1 và quận 2.
Năm 1971, thị xã Nha Trang được chia thành 11 khu phố, trong đó, quận 1
có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; quận 2 có
các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước
Hải. Đến tháng 8/1972, các khu phố này được đổi thành phường.
Ngày 2/4/1975, Nha
Trang hoàn toàn giải phóng.
Tháng 9/1975, quận
1 và quận 2 được hợp nhất thành thị xã Nha Trang.
Ngày 30/3/1977, thị
xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú
Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện
Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh
Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào
Nha Trang. Năm 1978, thành lập xã Phước Đồng thuộc Nha Trang.
Ngày 1/7/1989, tái
lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 22/4/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận Nha
Trang là đô thị loại 2.
Ngày 22/4/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định
công nhận thành phố Nha Trang là đô thị loại 1.
Các điểm tham quan ở Khánh Hoà –
Nha Trang:
Khu du lịch Dốc Lết-Ninh Hòa
Vị
trí: Khu du lịch Dốc Lết nằm ở địa phận bờ biển Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách
thành phố Nha Trang chừng 50km về phía bắc.
Ðặc điểm:
Dốc Lết có những cồn cát trắng tinh chạy dài, cao hàng chục mét phía trên hàng
dương, ngăn cách đất liền với biển.
Đi
từ thành phố Nha Trang theo quốc lộ 1A, đến ngã ba rẽ phải chừng 14km thì vào
đến khu du lịch Dốc Lết. Từ đất liền, muốn ra được biển phải vượt qua cồn cát.
Khi vượt khỏi cồn cát, du khách sẽ được đặt chân lên một bãi biển tuyệt vời với
bờ cát trắng mịn, phẳng lì chạy dài ven biển dài gần 10km với nước biển trong
xanh, tinh khiết với muôn ngàn lớp sóng nhẹ vỗ bờ chào đón.
Từ
bờ đi ra khoảng 100-110m, mực nước cũng chỉ tới ngực, thoai thoải ra xa dần,
không sâu như các bãi biển khác, mặt nước chỉ lăn tăn gợn sóng thật êm ả. Nước
biển trong xanh và thật sạch bởi khu vực này không có con sông nào đổ vào.
Sau những
giờ nô đùa, vẫy vùng ngoài biển, du khách có thể nghỉ giải lao ở những căn chòi
lộng gió, thưởng thức những món hải sản tươi như: tôm, ghẹ, cua biển, ốc nhảy,
tôm tích biển, ốc gai, sò lông biển, sò dương...
Ban đêm ở
đây thật yên tĩnh, du khách có thể tản bộ một vòng trên bờ biển cát trắng lung
linh, xem ngư dân đánh cá, thẻ mực, câu ghẹ, bắt nghêu và thử tài làm ngư phủ.
Cảnh
quan thiên nhiên trên bờ, vùng biển trước mặt của Dốc Lết đều hấp dẫn du khách.
Nơi đây cũng rất gần vịnh Văn Phong nổi tiếng, một trong những điểm du lịch
quốc tế đã tiến hành khảo sát và đánh giá rất cao về tương lai phát triển du
lịch của vùng này.
Đến
Dốc Lết, ngoài khu du lịch bờ biển, du khách có thể đi thăm làng chài, đồng
muối Hòn Khói, vùng Hòn Hèo. Dốc Lết - Cách trung tâm thành phố biển Nha Trang
49km dọc theo Quốc lộ Bắc, Dốc Lết như được đánh thức một tiềm năng thiên nhiên
sẵn có và đang trở thành một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng và du lịch biển kỳ thú.
Khu nghỉ mát tuyệt vời bên bãi biển mang đậm phong cách Việt Nam.
THÀNH CỔ DIÊN KHÁNH
Nằm cách Nha Trang 10 km. Năm 1663
chúa Nguyễn Phúc Tần đem quân đi đánh Chiêm Thành chiếm đất Kathana lập nên
dinh Thái Khang, nhận thấy vùng này liền núi, cạnh sông nên chúa Nguyễn cho
thiết lập đồn lũy để tăng cường phòng thủ. 1690 dinh Thái Khang được đổi thành
dinh Bình Khang. 1742 đổi thành phủ Diên Ninh. 1775 quân Tây Sơn đánh bại chúa
Nguyễn chiếm thành Diên Khánh. 1793 Nguyễn Huệ mất nhà Tây Sơn yếu dần. Nguyễn
Anh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh, thấy nơi
đây là địa Bàn chiến lược quan trọng lâu dài. Nguyễn Anh quyết xây dựng Diên
Khánh thành căn cứ vững chắc, một vành đai phòng ngự từ xa.
Thành Diên Khánh là quần
thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, 1 hình mẫu thành quân sự phổ
biểnvào thế 17, 18 ở Tây Au. Thành chiếm diện tích khoảng 36.000 m2.
Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau dài 2.693 đắp bằng đất. Trên mỗi
cạnh tường thành chia thành nhiều cạnh nhỏ, uốn lượn, nên các góc thành không
nhô ra mà vẫn đảm bảo quan sát được 2 bên. Tường thành cao khoảng 3,5 m. mặt
ngoài tường thành gần như dựng đứng, mặt trong có độ thoải và được đắp thành 2
bậc tạc đường vận chuyển thuận lợi ven thành. Bên thành có hào nước sâu từ 3 –
5 m bao quanh. Khi xây dựng thành xong, thành Diên Khánh có 6 cửa ở 6 cạnh
tường thành, nay chỉ còn lại 4 cửa: Đông – Tây – Tiền – Hậu. Năm 1823 cửa Hữu
và Tả đã bị lấp tới nay không còn dấu vết gì. Nay chỉ còn 2 cổng Đông – Tây gần
như nguyên vẹn. Theo tư liệu cũ trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như
hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh án sát, nhà kho. Khi xây dựng xong thành
Diên Khánh do hoàng tử Cảnh và Bà Đa Lộc chỉ huy trấn giữ. Vào năm
1885 – 1886 thành Diên Khánh từng là tổng hành dinh của nghĩa quân Cần
Vương do Thịnh Phong chỉ huy và là cơ sở cách mạng 1945.
Hiện nay thành Diên Khánh được nhà
nước công nhận là di tích lịch sử.
VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC
Chúng ta đang
đi trên con đường Trần Phú đây là con đường duy nhất của thành phố giáp biển để
đến điểm tham quan đầu tiên của chúng ta. Viện nghiên cứu biển nằm ngay trong
khu vực cảng Cầu Đá, đây là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được
thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Được Bác Sĩ Yersin thành lập năm 1992 đến năm
1927, Bảo tàng sinh vật biển chính thức hoạt động và có nhiều lần ngưng hoạt
động để sưu tập các loại động thực vật ở vùng Đông Nam Á lúc mới thành lập tên
là Viện Nghiên Cứu Biển và được đổi tên là Viện Hải Dương Học (HDH) năm 1993
cho đến nay. Tại Viện HDH trưng bày nhiều mẫu sinh vật biển, trong đó có nhiều
mẫu vật có từ năm 1922.. Đến 1975 bảo tàng quản lý và gìn giữ 8.000 và có nhiều
lần ngưng hoạt động. 1986 bảo tàng mở cửa đón khách vài tháng và đến 1992 mới
chính thức mở cửa hoạt động cho đến nay. Khi đến đây tham quan quý khách sẽ
được thăm hai nơi : thứ nhất là nơi có các bể sinh vật sống với các loại như :
hải sản, hải quỳ, sam, huệ biển, cầu gai, cá ngựa, san hô, sao biển, tôm, cá,
mao tiêm, cá mặt quỷ, cá nóc, sứa, bạch tuộc... Các bể luôn luôn được bổ sung
nhiều loại quý hiếm; thứ hai là bảo tàng sinh vật biển nơi đây có một bộ về các
sinh vật biển từ loài ruột khoang giáp sáng, lớp cá có xương, bò sát và cho đến
các động vật có vú. Tầng trệt của tòa nhà chính, nơi có thủy cung nuôi sinh vật
biển và những tủ đựng tiêu bản, sắp xếp theo hệ thống tiến hóa của sinh vật.
Tại đây có
trưng bày mô hình hai con hải cẩu nhồi bông, nguyên trôi từ Bắc Cực xuống được
nuôi ở Viện cả năm trời rồi bệnh chết. Trước cổng Viện chúng ta sẽ bắt gặp ngay
mô hình cá Mao Tiêm được mệnh danh là nữ hoàng của biển cả là giống cá quý hiếm
– cho nên được chọn làm biểu tượng của Viện. Chính cái vẻ đẹp bên ngoài của nó
đã quyến rũ những con vật khi đến gần nó phóng ra nọc độc làm tê liệt con mồi.
Xin giới thiệu một vài động vật biển tiêu biểu :
Hồ Lớn:
+ Cá Mao Tiên: hay được
gọi là Công Chúa Biển vì có màu sắc rực rỡ, nó có thể thay đổi màu sắc tùy theo
môi trường, tuy nhỏ nhưng mang nhiều độc tố, độc tố của cá Mao Tiên name ở mang
và vây cá. Loài cá này thường sinh sống ở vùng biển có san hô.
+ Cá thù lù: có hình dáng
giống như cá dĩa sọc vàng đen.
+ Cá chẽm bông
+ Sam biển: Là sinh vật
thuộc họ giáp xác, thường khi di chuyển con đực và con cái dính liền với nhau,
vì vậy mà người ta mới nói là “dính như sam”. Con So, có hình dạng giống như
con Sam nhưng đi một mình, con So có nhiều chất độc vì vậy các bạn nên cẩn
thận.
+ Cá Đuối Điện: Thuộc bộ
cá Sụt , có thể phóng ra tia lửa điện để tự vệ
+ Sao Biển: có 5 cánh,
trên cánh có những xúc tua.
Hồ Nhỏ: cá
Kia, san hô, cá mú, hải quì.
Hồ cá mập: Cá Mập
Vây Đen là loại cá rất hung dữ thường hay tấn công các loại cá khác, vì nó phải
luôn hoạt động nên rất mau đói. Nó có đôi hàm bén nhọn nhất trong các loại cá.
Hồ Cá Nhám Da Beo: Dài khoảng 1m
da có đốm giống như da của con beo. Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu huyết
thanh của nó trong việc điều trị bệnh ung thư:
Dọc hành lang: là hồ nuôi các
loại cá như: cá bò Picasso, cá bò đuôi én, cá bò da, cá mó vệ sinh, hải quỳ, cá
khoang cổ, tôm bác sĩ, cá chình bông, cá sơn đá, hải quì ống và cá ngựa.
+ Cá ngựa : bơi đứng, đôi
mắt có thể nhìn mọi phía, phát hiện con mồi và kẻ địch mọi góc độ, đặc biệt con
cái có nhiệm vụ đẻ trứng vào túi phía trước con đực, còn con đực có nhiệm vụ
mang buồng trứng 7 tuần chờ ngày sinh nở. Tại Việt Nam có 8 loài cá ngựa sống
chủ yếu ở các rạng San Hô, các thảm cỏ biển và các cửa sông dọc theo bờ biển
Việt Nam. Sách đỏ Việt Nam (xuất bản 1992) đã nêu tới 4 loài cá ngựa
+ Cá tầm : là loại cá quý
hiếm chủ yếu sống tập trung ở vùng biển Catxpi nước Nga, cá dài 2m nặng 500kg.
+ Cá hồi : cho ra loại
trứng Carian hảo hạng, nếu được chế biến giá trị có thể lên đến 400USD/kg.
+ Đồi mồi : làm đồ trang
sức.
+ Chim yến : làm tổ vào mùa xuân, đến
tháng tư âm lịch thì xong, tổ yến hình bầu dục được làm từ nước bọt của chim
yến. Tổ yến sẽ bám chặt vào vách đá, lúc này những người khai thác sẽ gỡ tổ yến
lần thứ nhất, để có tổ đẻ trứng chim yến phải làm tổ lại lần thứ hai, sau khi
chim con trưởng thành người ta thu hoạch lần thứ hai, yến là loài chim có thể
bay từ 300 – 400km mỗi ngày để kiếm mồi. Một kg tổ yến từ 1.500 – 2.000USD tùy
loại. Hằng năm tỉnh Khánh Hòa thu từ 1.500 – 1.700kg yến.
+ Bộ xương cá voi lưng gù
: được phát hiệntại tỉnh Nam Hà vào 8-12- 1994 trong lúc làm mương đào kinh
thủy lợi nằm dưới mặt ruộng sâu 1,2m và tỉnh Nam Hà đã giao cho Viện Hải Dương
Học vào 10/1995. Bộ xương cao 3m, dài 18m, khoang bụng rộng 2m, 48 đốt sống,
loại cá này tuổi thọ 40 – 50 năm (thường chỉ dài từ 15 – 16m), nặng trung bình
80 – 100 tấn. Cá sinh trong vùng nước ấm mỗi lần sinh một con, cá con trung
bình dài 4 – 5m, nặng 1.200kg. Qua phân tích các nhà khoa học cho rằng chú cá
voi trưng bày trong Viện đã có trên 200 năm.
Vào ngày
14/09/2002 Viện HDH kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Sở Nghề Cá Đông Dương ngày
14/09/1922 (tiền thân của Viện HDH ngày nay). Trong 80 năm qua Viện HDH đã
nghiên cứu, chinh phục và bảo vệ biển Đông của Việt Nam. Viện đã thực sự trở
thánh trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ về biển của cả nước,
của khu vực và quốc tế…Mấy năm gần nay Viện được sự quan tâm của nhà nước nên
được nâng cấp cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.
Hiện nay Viện
có trên 300 cán bộ, công chức đang nghiên cứu triển khai khoa học , trong số đó
có nhiều người được đào tạo trên đại học ở nhiều nước trên thế giới. Trong
khoảng 4 năm gần nay, đội ngũ nghiên cứu đã có thêm 17 thạc sĩ, tiến sĩ ……Cuối
năm 2001 Viện đã được Đại Sứ Quán Đan Mạch đầu tư 1,4 tỉ đồng để cải thiện và
nâng cấp một cách cơ bản “Cơ sở thí nghiệm và thuần hóa sinh vật biển”. Đây là
một công trình độc nhất vô nhị về đều kiện triển khai các thực nghiệm cơ bản.
Nơi đây lưu giữ bảo quản 20 ngàn mẫu sinh vật biển trên 100 ngàn loài sinh vật biển.
Viện nghiên cứu về các vấn đề về
biển và khí hậu nhằm phục vụ, bào vệ các hệ sinh thái, phòng chống thiên tai,
bào vệ môi trường, có cơ sở khoa học phục vụ, quản lý phát triển bền vững vùng
ven bờ. Viện HDH còn nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ cho
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế các vùng ven biển (nuôi Vẹn, nuôi Hàu, nuôi Tôm
trên cát, vùng đất nhiểm mặn, phục hồi các hệ sinh thái san hô, cỏ biển) xử lý nâng cao chất lượng
môi trường nuôi trồng hải sản. Nghiên cứu đánh giá các tác động của môi trường
cho các dự án trọng điểm quốc gia. Cung cấp tư liệu, thông tin khoa học và công
nghệ biển. Viện đã in và xuất bản hơn 1000 công trình ấn phẩm trong và ngoài
nước.
Viện đã tham gia nghiên cứu phát
triển và triển khai các dự án hớp tác khu vực và quốc tế. Tăng cường công tác
bảo tàng, giáo dục cộng đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Nhân kỷ
niệm 80 năm ngày thành lập Viện HDH đã khánh thành khu nhà nghiên cứu thí
nghiệm hải dương học và môi trường biển gấp 3 lần so với trước nay với 100 tỷ
đồng và noun nhận Huân Chương Lao Động hạng 3. Cũng vào dịp này, Viện đã đón
tiếp chủ tịch nước CHXHCN VN Trần Đức Lương đến thăm.
Khi vào tham
quan quý khách vui lòng chúng ta đi theo đoàn để nghe hướng dẫn của Viện thuyết
minh, sau đó quý khách có thể đi dạo xung quanh để mua các quà lưu niệm. Chúng
ta tham quan viện trong vòng một tiếng sau đó tiếp tục tham quan điểm kế tiếp
là Hòn Tằm, chúng ta sẽ ra cảng Cầu Đá bên cạnh xuống thuyền tham quan, vãng
cảnh.
Ngắm
cá voi trong bảo tàng Hải Dương học
Bảo
tàng Hải dương học Nha Trang (thuộc Viện Hải dương học) thường được du khách
chọn là điểm đến đầu tiên khi du lịch Nha Trang. Đây là thế giới với nhiều loài
cá biển đa dạng, nhiều mẫu vật biển và các công trình nghiên cứu khoa học về
biển. Thành lập từ năm 1923, đến nay, Bảo tàng của Viện Hải dương Học Nha Trang
đã có một bộ sưu tập phong phú với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh
vật biển và nước ngọt.
Trong
khuôn viên Bảo tàng, khu vực trưng bày các mẫu vật rộng 250m2, phần lớn diện
tích trưng bày những hình ảnh về cá voi. Đối với ngư dân Việt, những câu chuyện
về cá voi đã trở thành huyền thoại, đến mức cá voi còn được gọi tên là cá Ông
(ông Nam Hải). Tại khu vực này, ấn tượng đầu tiên của du khách chính là bộ
xương cá voi lưng gù khổng lồ với chiều dài 19m và nặng gần 1 tấn. Trong quá
trình đào mương làm thủy lợi, ngày 5-13-1994, người dân xã Hải Hậu, tỉnh Nam Hà
đã phát hiện bộ xương cá voi nằm ở dưới lớp đất sâu 1,2m. Địa điểm phát hiện
cách biển 4km theo đường chim bay. Việc di chuyển bộ xương cá voi và khôi phục
toàn vẹn mẫu vật để trưng bày như hiện nay là quá trình công phu của các cán bộ
Viện Hải dương học Nha Trang. Tại Bảo tàng còn có bộ xương bò biển Dugong.
Dugong bị chết ngày 22-1-1997 tại Lò Vôi, vườn Quốc gia Côn Đảo, Vũng Tàu và
được nơi đây tặng lại cho Viện Hải dương học Nha Trang vào tháng 11-1997. Bộ
xương dài 273cm và nặng gần 300km.
Ngoài bộ xương cá voi nói trên, Bảo tàng Hải dương học còn trưng bày
nhiều hình ảnh giới thiệu về những bộ xương cá voi khác. Đó là bộ xương cá voi
chết năm 1995 tại đảo Thổ Chu của Bảo tàng Quảng Ninh, hiện đã được phục chế;
bộ xương cá voi chết và dạt vào huyện Tiền Hải tháng 5-1995 của Bảo tàng tỉnh
Thái Bình. Bộ xương dài 13,5m, gồm 13 đôi xương sườn. Ở Bảo tàng biển Đồ Sơn -
Hải Phòng còn có bộ xương cá voi Bắc Cực dài 15m. Một bộ xương cá voi khác
thuộc loại “tên tuổi” hiện đang được lưu giữ tại Vạn Thủy Tú (Phan Thiết) có
chiều dài 20m, được phát hiện từ năm 1850, thuộc loại cá voi vây.
Bên cạnh việc giới thiệu các bộ xương cá voi đang được lưu giữ tại nhiều
nơi trên đất nước, khu trưng bày còn sử dụng máy chiếu để giới thiệu về đời
sống của các loài cá voi trên thế giới. Như con cá voi lưng gù đang là loài quý
hiếm, hiện chỉ còn 2.500 con. Cá voi lưng gù là loài cá voi răng lược có kích
thước đạt đến 19m, con mới sinh có thể nặng 1,4 tấn. Chúng có thể di chuyển một
hành trình dài 8.000 km. Cá voi đầu bò phương Bắc cũng nằm trong “sách đỏ”.
Chúng có chiều dài 18 - 20m, nặng từ 30 - 80 tấn và hiện cũng chỉ còn chưa tới
300 con trên toàn thế giới.
Khu trưng bày còn giới thiệu nhiều loài cá voi khác như: cá voi Đê Ni,
thường sống tập trung ở vịnh California, cá voi vây, cá nhà táng, cá voi đầu bò
phương Nam, cá voi nhỏ… Hấp dẫn nhất chính là hình ảnh giới thiệu về con bò
biển huyền thoại, được coi là Mỹ nhân ngư trong các câu chuyện thần thoại của
người Hy Lạp. Bò biển khi hú lên giữa đại dương giống như tiếng hát của người
phụ nữ.
Khu
trưng bày cá voi tại Bảo tàng Viện Hải dương học Nha Trang ngoài việc cho người
xem một cái nhìn khá tổng quát về loại cá khổng lồ của đại dương còn giúp nâng
cao ý thức bảo vệ loài sinh vật biển đang có nguy cơ diệt chủng này.
Tổng
quan về Vinpearl Nha Trang
Nằm tọa lạc trên đảo Hòn Tre - một
hòn đảo lớn nhất tại Nha Trang,
Vinpear Nha Trang là một khu du lịch chuẩn 5 sao quốc tế, với tổng diện tích
gần 200.000m2, là nơi nghỉ dưỡng đẳng cấp, quy tụ nhiều khu vui chơi ngoài trời
lẫn trong nhà, nhiều hoạt động văn hóa thú vị, nhiều cửa hàng ăn uống và khu
mua sắm sầm uất,...
Đến với Vinpearl bạn đang ngỡ như
lạc vào khu trời Tây thu nhỏ vậy,
nơi này hằng năm nhiều du khách đổ về để nghỉ dưỡng, vui chơi,..Chẳng
cần phải chi một khoảng tiền đắt đỏ để sang nước ngoài du lịch, đến với
Vinpearl Nha Trang sẽ cho bạn có những cảm giác sang trọng, đẳng cấp để bạn cứ
ngỡ mình đang lạc giữa trời Tây.
Vì bản thân Vinpearl Nha Trang nằm
ở trên hòn đảo, cách xa đất liền nên việc di chuyển sang Vinpearl có
hai hình thức là đi thuyền và cáp treo. Nhưng đa số du khách đến đây đều sẽ
chọn đi cáp treo, vì họ thích cảm giác lơ lửng giữa không trung, khám phá những
lớp mây xuyên qua lồng cáp, ngắm nhìn toàn vẹn cảnh đẹp thiên nhiên mà tạo hóa
ban tặng cho Nha Trang.
Sang đến Vinpearl Nha Trang, phương
tiện di chuyển chủ yếu ở đây là xe điện, xe đạp hay đi bộ, bạn nên thuê xe
đạp hoặc xe điện để đi vì Vinpearl Nha Trang rất rộng lớn, đi bộ sẽ dễ mất sức
chơi đùa và đi không hết các điểm chơi.
Vé vào Vinpearl Nha Trang:
Với
người từ 1.4m trở lên:
- Vé
2 chiều + ăn trưa: Khoảng 750.000 đồng/ vé
- Vé
2 chiều sau 16h00: Khoảng 550.000 đồng/ vé
- Vé
người địa phương: Khoảng 450.000 đồng/ vé
Với
người từ 1m - 1.39m:
- Vé
2 chiều + ăn trưa: Khoảng 560.000
- Vé
2 chiều sau 16h00: Khoảng 420.000
- Vé
người địa phương: Khoảng 330.000
Với
người trên 60 tuổi:
- Vé
2 chiều + ăn trưa: Khoảng 560.000 đồng/ vé
- Vé
2 chiều sau 16h00: Khoảng 420.000 đồng/ vé
- Vé
người địa phương: Khoảng 330.000 đồng/ vé
2.Những hoạt động vui chơi giải trí ở Vinpearl Nha Trang
Công viên nước Vinpearl Nha Trang
Là công
viên nước ngọt trên bãi biển đầu tiên tại Việt Nam với quy mô rộng lớn
tầm 50.000m2. Nơi này có nhiều trò chơi dưới nước độc đáo và có hệ thống núi
nhân tạo rộng lớn, công viên được chia thành 3 khu trò chơi như: trò chơi mạo
hiểm, trò chơi cho gia đình và trẻ em.
Nếu
chưa thỏa mãn bạn có thể chơi các bộ môn thể thao dưới nước như thuyền
kayak, môtô dưới nước, dù bay, thuyền buồm, tuy nhiên bạn phải trả phí
riêng cho từng hình thức chơi này nhé!
Khu vui chơi trong nhà Vinpearl Land Nha Trang
Được
xây dựng, thiết kế nằm trong lòng núi nhân tạo, nơi này có rất nhiều trò chơi
phong phú và đặc sắc, không thua kém gì ngoài trời như: xe điện đụng, phim 4D,
cưỡi bò tót, boxing, nhà banh... “Siêu thị game” với hàng trăm trò chơi điện tử
khác nhau tha hồ cho bạn lựa chọn.
Khu vui chơi ngoài trời Vinpearl Land Nha Trang
Ở
khu vui chơi ngoài trời sẽ có nhiều trò chơi phong phú từ trò chơi nhẹ
nhàng đến mạo hiểm. Trò chơi dành cho những người thích mạo hiểm như:
Tàu lượn siêu tốc, đu quay văng dây, đu quay 3 chiều, tháp rơi tự do, Alpine
Coaster (làn trượt trên đảo),.. Ngoài ra có nhiều khu vui chơi nhẹ nhàng dành
cho gia đình và trẻ em như: Nhảy Bungee, Teacup ride, Merry-go-round, Bumper
car, Elephant Merry-go-round,...
3. Lưu ý khi đi du lịch Vinpearl Nha Trang
Đến
Vinpearl Nha Trang bạn nên mặc đồ mỏng nhẹ, mát mẻ để tham gia nhiều
hoạt động trò chơi không bị đổ mồ hôi nhiều, dễ dàng di chuyển thuận
lợi.
Bạn
nên mang theo ít đồ để khi tham gia các trò chơi đỡ phải vướng víu và chuẩn
bị thật nhiều đồ tắm để chơi các trò chơi dưới nước nhé!
Bạn không
được mang thức ăn từ bên ngoài vào trong Vinpearl Nha Trang, nếu muốn ăn thì
bạn phải mua đồ ăn trực tiếp trong Vinpearl hoặc đồ ăn fastfood ở gần khu cáp
treo đấy nhé!
Nhớ
mang theo giấy tờ tùy thân để xuất trình khi mua vé, mang theo những loại
thuốc thông dụng như nhức đầu, hạ sốt, đau bụng và say sóng.
4.Các câu hỏi thường gặp
Đi
Vinpearl Nha Trang mùa nào đẹp nhất?
Vinpearl
Nha Trang nằm tọa lạc trên đảo nên có khí hậu ôn hòa, tuy nhiên mùa cao điểm để
du lịch tại đây thì tầm tháng 1 đến tháng 9 hằng năm. Thời tiết lúc này mát mẻ,
nắng không quá gắt để bạn có thể thỏa thích chơi đùa “tẹt ga” tại đây. Nếu đi
vào các tháng 10 đến 12 thì sẽ có mưa giông, gió mạnh sẽ làm ảnh hưởng chuyến
du lịch không trọn vẹn của mình đấy!
Đến
Vinpearl Nha Trang ăn gì? Nghỉ ngơi ở đâu?
Nếu
bạn dự tính ở Vinpearl trong vài ngày thì nên thuê những resort, khách sạn
chuẩn 5 sao quốc tế tại Vinpearl luôn, những khu nghỉ dưỡng tại đây rất sang
trọng và đẳng cấp bậc nhất.
Vinpearl
Resort & Spa Nha Trang Bay
Là
khu nghỉ dưỡng của tập đoàn Vingroup xây dựng, nơi này có view nhìn bao
quát toàn cảnh vịnh Nha Trang, là nơi có thể nói đẹp nhất tại
Vinpearl. Ngoài ra khu resort còn có hồ bơi riêng và thiết kế hình cánh
cung như đang ngỡ ôm trọn vịnh Nha Trang trong lòng.
Vinpearl
Discovery 1 Nha Trang
Thiết
kế sang trọng và đẳng cấp, nơi này tạo nên điều đặc biệt
là có cả sân golf trên đảo. Tất cả các phòng đều có view hướng
ra hồ bơi và biển sang trọng, có hồ bơi riêng dành cho khách nghỉ dưỡng gồm có
hồ bơi cho người lớn và trẻ em.
Vinpearl
Discovery 2 Nha Trang
Khác
với Discovery 1, nơi này được thiết kế một cách độc đáo, nhìn như một
ngôi làng sang trọng, đầy đủ tiện nghi mọc giữa hòn đảo. Là nơi thích
hợp cho bạn muốn nghỉ dưỡng thư giãn, nhẹ nhàng.
Vinpearl
Luxury Nha Trang
Toàn
bộ các căn phòng đều là biệt thự thu nhỏ, nằm trải dài giữa những khu
rừng nhiệt đới, có các bể bơi và những chòi spa nằm trên mặt biển. Bạn đến
đây sẽ được trải nghiệm như đang ở Maldives phiên bản thu nhỏ, những căn biệt
thự tại nơi đây có nhiều view khác nhau tùy theo nhu cầu bạn lựa chọn như: Biệt
thự hướng biển, biệt thự hướng vườn, biệt thự hướng ra bể bơi,..mỗi căn biệt
thự thu nhỏ tại đây đều có 2 phòng tắm là phòng tắm đứng và phòng tắm nằm.
Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí bạn
cũng có thể thuê các khách sạn, nhà nghỉ hay resort ở trung tâm thành phố bạn
nhé!
Địa điểm
ăn uống, giải trí tại Vinpearl Nha Trang:
Nhà hàng Yummy Land
Đồ
ăn được chế biến từ những nguyên liệu tươi sống, đồ ăn ngon và phục vụ bạn
nhanh chóng trong những cơn đói bụng và mệt mỏi khi tham gia trò chơi về. Đồ ăn
nhiều và chi phí không quá mắc, dao động khoảng 120.000 - 200.000 đồng/người,
tùy theo từng thời điểm.
Ăn buffet ở trong các nhà hàng
Trong
khu du lịch có các nhà hàng, bạn có thể mua vé để ăn buffet tại đây. Trên bản
đồ có đánh dấu địa điểm các nhà hàng Á, Âu tha hồ cho bạn lựa chọn, đồ ăn
tại nơi này chuẩn châu Á hoặc châu Âu để bạn có thể thưởng thức một cách ngon
miệng. Giá dao động khoảng 230.000 đồng/vé dành cho người lớn
và khoảng 170.000 đồng/vé dành cho trẻ em, tùy theo từng thời
điểm.
Lotteria
Cửa
hàng fast food bán gà rán và những món đồ ăn nhanh ở dưới chân ga cáp treo đi
xuống. Những món
đồ ăn giá cả không quá mắc, tha hồ cho bạn lựa chọn để nạp năng lượng sau một
ngày rong chơi thỏa thích.
Mua gì làm quà khi đi Vinpearl Nha Trang?
Có
phố mua sắm nằm trong khuôn viên rộng khoảng 6000m2, tại đây bạn có thể tha hồ
mua những đồ thủ công mỹ nghệ, các món đặc sản ở các vùng miền khác
nhau, đồ lưu niệm, đồ biển,... nơi này có khung cảnh thanh bình, thơ
mộng tựa như Hội An thu nhỏ. Đến đây bạn có thể lựa chọn thoải mái các đồ mình
muốn mua về làm quà biếu cho những người thân yêu.
Bí kíp
“phá đảo” VinWonders Nha Trang vui bất tận 2025
1.
Giờ hoạt động VinWonders Nha Trang
- Địa
chỉ: Hòn
Tre, Vĩnh Nguyên, Nha Trang
- Giờ
hoạt động VinWonders Nha Trang: 09:00 - 20:00 hàng ngày
- Cách
di chuyển đến VinWonders Nha Trang: cáp treo theo khung giờ 09:00:
22:00.
2. VinWonders Nha Trang có gì hấp dẫn du khách?
Bước qua cánh cổng của VinWonders Nha
Trang là hành trình dấn thân vào một cuộc chu du kỳ thú vòng quanh thế giới của
niềm vui, sự sôi động và cảm xúc thăng hoa bất tận ở 6 phân khu trò chơi đặc
sắc! Công viên giải trí VinWonders Nha Trang có 6 phân khu là: King's
Garden, Sea World, Fairy Land, Tropical Paradise, World Garden, Adventure Land.
2.1.
Lạc vào thế giới cổ tích tại Fairy Land
Fairy
Land mở ra một thế giới cổ tích lung linh như giấc mơ, ẩn chứa những trò chơi
mạo hiểm không thể bỏ lỡ:
- Zipline
3 kỉ lục: Trải nghiệm cảm giác “bay giữa không trung” và hòa mình vào sắc
xanh ngát của biển, của trời tại Zipline 03 kỷ lục.
- Đường
lượn nhớ đời: Thưởng ngoạn hành trình khám phá bức tranh tráng lệ vòng
quanh đảo Hòn Tre trên hệ thống đường trượt núi trên đảo đầu tiên tại châu
Á.
- Tata
World River Adventure: trở thành một trong những người đầu tiên CHINH PHỤC
trò chơi thuyền nước bóng tối đầu tiên tại Việt Nam.
- Tata
ở Xứ sở thần tiên: LẠC BƯỚC vào thế giới cổ tích thần tiên diệu kỳ – nơi
tái hiện những câu chuyện cổ tích châu Âu kinh điển...
2.2.
Chinh phục Công viên nước có số lượng trò chơi nhiều nhất Đông Nam Á - Tropical
Paradise
Cùng
tận hưởng thiên đường nhiệt đới nóng bỏng với công viên nước ngọt trên
biển đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam, Vịnh phao nổi 4.200m2 lớn nhất thế giới
và hàng loạt trò chơi kỳ thú:
- 39
đường trượt đầy thử thách
- Đại
chiến Thế giới nước sôi động bên bờ biển riêng với DJ, âm nhạc EDM và các
hoạt động đặc sắc như: kéo co, ném bóng nước, bắn súng nước…
- Hàng
chục đường trượt sắc màu dành riêng cho bé
- Hồ
tạo sóng 1.500m2 với hàng loạt cấp độ sóng từ dịu dàng đến dữ dội...
2.3.
Khám phá “Điểm đến của những trái tim dũng cảm” - Adventure Land
Không
cần tới Lancashire tại Anh để trải nghiệm những trò chơi cảm giác mạnh, đến với
VinWonders Nha Trang, hãy thỏa sức chinh phục 8 trò chơi cảm giác mạnh đẳng cấp
thế giới với độ thử thách không dành cho những người yếu tim:
- Tháp
rơi tự do: Bắt đầu từ vị trí tại mặt đất, người chơi được nâng lên
đến độ cao của một tòa nhà 7 tầng. Tại đây bạn được phóng tầm mắt ngắm
nhìn vịnh biển Nha Trang hùng vĩ và bất ngờ tuột dốc tự do đầy kịch tính.
- Đu
quay lộn đầu: Thử thách bản lĩnh với điểm cao nhất lên đến 18 mét, di
chuyển liên tục 360 độ trong vòng hơn 140 giây.
- Đua
xe trên không: Đua xe trên không là trò chơi có sự kết hợp giữa độ cao và
tốc độ. Người chơi sẽ là chủ nhân của những chiếc xe màu sắc và trải
nghiệm cảm giác đua xe tốc độ cao trên không, cách mặt đất trên 10m.
- Cuộc
phiêu lưu hầm mỏ: Ở hầm mỏ bí ẩn, nơi có hàng chục khúc cua ngoạn mục, bạn
sẽ được trải nghiệm cuộc phiêu lưu qua lòng núi trên con tàu lao vun vút ở
vận tốc lên đến 12,7m/s...
2.4.
Chu du đến xứ vạn hoa rực rỡ - World Garden
Bạn
sẽ được mục sở thị các bộ sưu tập “kỳ hoa dị thảo” khổng lồ đến từ 5 châu được
tái hiện trong những “tiểu vũ trụ” thực vật tràn đầy nhựa sống
tại World Garden:
- Xứ
sở sương rồng: Chiêm ngưỡng bộ sưu tập hơn 8.000 cây xương rồng đạt 03 kỷ
lục Việt Nam với vô vàn điều kỳ thú
- Vườn
Nhật: Đắm mình trong không gian văn hóa Nhật Bản truyền thống với các biểu
tượng cầu đỏ, cổng Tori, hồ cá Koi, trà đạo
- Bánh
xe bầu trời: Phấn khích xen lẫn choáng ngợp khi thu trọn toàn bộ cảnh quan
kỳ vĩ vào tầm mắt ở độ cao 120m.
- Sky
Garden: là khu vườn sở hữu hàng ngàn cá thể cây nhiệt đới có nguồn gốc
khác nhau trên thế giới, tái hiện khu rừng Nam Mỹ huyền bí và sâu thẳm.
2.5
"Dấn thân" vào thế giới đại dương huyền bí - Sea World
Sea
World đưa du khách vào hành trình khám phá hệ sinh thái biển lung linh, kỳ bí
với hơn 30.000 sinh vật biển cư ngụ. Tại phân khu này, bạn có thể ghé thăm:
- Quảng
trường Đại Dương: Mãn nhãn với các show biểu diễn nhạc nước, hóa thân
thành các dũng sĩ bảo vệ đảo san hô hạnh phúc qua công nghệ trình chiếu 4D
hiện đại bậc nhất!
- Thủy
cung Vinpearl Nha Trang -
Cung điện Hải Vương: Bước đi giữa lòng đại dương sâu thẳm - nơi cư ngụ của
30.000 sinh vật biển đặc sắc tại hệ thống đường hầm mái vòm đầu tiên ở
Việt Nam.
- Rạp
phim bay “Chú thỏ Harry và ảo thuật gia bị mất tích”: trải nghiệm trạng
thái “lơ lửng” giữa không trung thông qua hiệu ứng "Flying
Simulation" tối tân nhất thế giới, chạm vào khí trời đặc biệt của
châu Âu trong từng phân cảnh nhờ hiệu ứng gió, sương, muối, nước, mùi
hương…
2.6.
Tham quan vườn thú thu nhỏ King’s Garden
King's
Garden có hàng chục loài thú quý hiếm bậc nhất thế giới như Hổ Bengal trắng,
hồng hạc Mỹ, Hà mã châu Phi, vượn cáo đuôi khoang và gần 30 loài chim sặc sỡ.
Bạn sẽ ngỡ như mình vừa lạc vào một thế giới thiên nhiên hùng vĩ nơi xa xôi.
Chu du đến vườn thú thu nhỏ này, bạn sẽ được khám phá:
- Hồ
Hồng Hạc: Checkin cùng hàng trăm chú Hồng hạc Mỹ
- Thế
giới chim: Lạc bước vào đại bản doanh của gần 30 loài chim thuộc 15 họ nhà
lông vũ.
- Chiêm
ngưỡng 10 tiết mục đến từ 10 loài chim quý hiếm biểu diễn những vũ điệu
độc đáo dưới sự chỉ đạo tài tình của người huấn luyện...
2.7.
Mãn nhãn với những show biểu diễn đỉnh cao
Những
show diễn đỉnh cao tại VinWonders Nha Trang mang đậm tính nghệ
thuật đặc sắc sẽ là điểm nhấn ấn tượng cho hầu hết du khách đến đây. Hàng loạt
các tiết mục được đầu tư công phu chắc chắn sẽ không làm du khách thất vọng:
- Tata
show: Vở
diễn là hành trình khám phá, phiêu lưu kỳ thú của công chúa Tata và những
người bạn thân thiết trong thế giới cổ tích diệu kỳ.
- M.O.N.T.A: Màn
biểu diễn sôi động của chú khỉ Monta và những người bạn đáng yêu chào mừng
bạn đến với xứ sở thần tiên.
- Biểu
diễn nhạc nước Vinpearl Nha Trang:
Bữa tiệc âm thanh, ánh sáng thịnh soạn mang đến trải nghiệm tuyệt vời của
tổng hòa cảm xúc và giác quan.
- Show
Nàng tiên cá: Chương trình biểu diễn nghệ thuật độc đáo với những nàng
tiên cá xinh đẹp...
Lịch
trình minishow tại VinWonders Nha Trang năm 2025 hứa hẹn mang đến không gian
giải trí đặc sắc với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn đa dạng
tại các khu vực chính của công viên.
2.8.
Làm dịu “chiếc bụng đói” với không gian ẩm thực đa dạng, ấn tượng
Với
không gian rộng rãi, tiện nghi cùng sự phục vụ tận tâm, chu đáo, hệ
thống nhà hàng tại VinWonders Nha Trang sẽ đem đến cho du khách những giây phút
nghỉ ngơi và thưởng thức ẩm thực tuyệt vời!
Bạn
có thể lưu ngay danh sách các nhà hàng ngon ngất ngây tại VinWonders Nha Trang
như:
- Yummy
World Garden (World Garden)
- Nhà
hàng MONTA EXPRESS (Sea World)
- Nhà
hàng Wind & Sea (Fairy Land)
- Happy
Snack (12 quầy khắp công viên)
- Nhà
hàng Coral (Fairy Land)
Nhà thờ
Đá Nha Trang - công trình mang đậm hơi thở kiến trúc Gothic
Nếu Quý Khách là một tín đồ của
thành phố biển Nha Trang, chắc chắn bạn sẽ chẳng còn xa lạ với địa danh Nhà
thờ Đá Nha Trang. Trong suốt hàng chục năm qua, ngôi nhà thờ có lịch sử hơn
80 năm tuổi nằm tại trung tâm thành phố này vẫn là một trong những địa điểm
tham quan nổi tiếng và thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Đến đây, du khách có cơ hội khám
phá được một công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn thời gian. Ngoài ra, khi ghé
thăm Nhà thờ Đá Nha Trang, du khách còn được thả mình trong không gian
đầy yên bình và tĩnh lặng, lắng đọng, giúp bạn tạm gác lại những âu lo và mệt
mỏi của cuộc sống xô bồ và nhộn nhịp bên ngoài. Chắc chắn nơi đây sẽ là một
điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá vùng đất Nha Trang đầy nắng
và gió của bạn.
1.
Nhà thờ Đá Nha Trang ở đâu?
Tên gọi Nhà thờ Đá Nha Trang được
bắt nguồn từ việc nhà thờ được xây hoàn toàn bằng đá. Nơi đây còn được gọi là
Nhà thờ Núi Nha Trang do nằm trên đỉnh đồi Hoàng Lân, nhà thờ Ngã Sáu do nằm
tại ngã 6 đường Thái Nguyên. Tên chính thức của Nhà thờ là Nhà thờ chính tòa
Kitô Vua.
Đây
là một địa điểm du lịch ở Nha Trang nổi tiếng. Và đây cũng chính là niềm
tự hào của những người theo Công giáo, được nằm trong danh sách di tích và
thắng cảnh của tỉnh Khánh Hòa. Địa chỉ nhà thờ Đá Nha Trang nằm tại số 01 đường
Thái Nguyên, phường Phước Tân, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Thời
gian mở cửa nhà thờ là từ 5h30 cho đến 17h các ngày trong tuần và từ 5h00 -
7h00 và 11h00 - 16h30 với hai ngày cuối tuần. Thứ 7 và chủ nhật cũng là ngày
Nhà thờ diễn ra các buổi lễ đầy trang nghiêm.
2.
Lịch sử xây dựng và hình thành Nhà thờ Đá
Vào những năm 1885, tại Nha Trang
rất ít giáo dân do dân cư lúc này còn thưa thớt, chỉ có vài xóm chài sống rải
rác ven biển. Các giáo dân thường sinh hoạt tôn giáo nhỏ lẻ tại Giáo Xứ Chợ
Mới.
Sau
đó, vào năm 1886, chính quyền thực dân Pháp xâm lược Nha Trang đã cho xây dựng
nên Viện Pasteur và Viện Hải dương học Nha Trang. Trong lúc đó, chính quyền do
thực dân Pháp thành lập nhận thấy nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho người Pháp
đang sinh sống tại đây cũng như cho các giáo dân Nha Trang nên đã xây dựng nên
một nhà nguyện nhỏ bên bờ biển.
Sau
này, giáo sĩ Louis Vallet (1869 – 1945) vì muốn truyền bá lối sống cao đẹp của
Công giáo cùng việc truyền lửa đức tin cho giáo dân nên đã cố gắng để lên ý
tưởng và xây dựng Nhà thờ Đá Nha Trang. Vào năm 1928, ngày 3/9 Nhà thờ Đá bắt
đầu được khởi công xây dựng với lối kiến trúc giống với các Nhà thờ Công giáo
phương Tây. Nhà thờ được xây dựng trên độ cao 12m, có chiều dài 36m, chiều rộng
20m.
Cũng
chính vì công lao và tâm huyết của giáo sĩ Louis Vallet nên sau khi ông mất đi,
người dân đã đặt mộ của ông ngay dưới chân núi của Nhà thờ như một sự tưởng
niệm và cảm tạ những cống hiến của ông.
3.
Những nét độc đáo của Nhà thờ Đá Nha Trang
Khi
sự trang nghiêm kết hợp cùng vẻ đẹp kiến trúc
Đến tham quan Nhà thờ Đá Nha Trang,
du khách sẽ được chiêm ngưỡng không gian mang đậm kiểu kiến trúc Gothic phương
Tây, mang sự khỏe khoắn của những khối đá lập thể.
Bên
ngoài Nhà thờ là các vòm cuốn hình múi rộng, được uốn cong và hướng lên bầu
trời. Kiến trúc bên ngoài còn thu hút du khách bởi các đoạn thẳng được bố trí
hài hòa, tạo thành hoa văn trang trí giản dị nhưng vẫn không thiếu phần cổ kính
và trang nghiêm.
Trong thiết kế của Nhà thờ, bạn sẽ
bất ngờ khi biết được rằng các hộc nhỏ được ghép trên tường đá cũng chính là
các hộc đựng di cốt của những người quá cố. Nhìn từ xa, Nhà thờ nổi bật và uy
nghiêm, không thể lẫn vào đâu được.
Không
gian bên trong Nhà thờ Đá Nha Trang được chia thành khu vực cung Thánh và khu
vực phía sau cung Thánh. Cả hai khu vực đều thanh tịnh và yên bình, cách xa
khỏi sự nhộn nhịp và hối hả của cuộc sống bên ngoài.
Khu
thánh đường uy nghi, huyền bí
Điểm đặc biệt thu hút du khách đến
với Nhà thờ Đá Nha Trang chính là khu thánh đường uy nghi và tráng lệ. Trên
tường có các bức họa cuộc sống khổ nạn của Chúa, giúp du khách hiểu thêm về
cuộc sống của Chúa khi đến trần gian.
Du
khách sẽ được bước qua cửa Tiền Đàn để đến với khu Thánh Đường rộng mênh mông
và tràn ngập ánh sáng. Bên trong Thánh Đường được bố trí 2 hàng ghế xếp thẳng
tắp, ở giữa là lối lên chính điện hướng thẳng đến Chúa Giê-su.
Nếu ghé Nhà thờ Núi vào buổi sáng
đến trưa, bạn còn có thể bắt gặp hình ảnh những tia nắng mặt trời rực rỡ len
lỏi qua cửa kính màu xanh, đỏ. Từ đó, các tia nắng chiếu qua hai hướng Đông và
Tây vào các cửa vò, cửa hoa hồng mang đến khung cảnh đầy nguy nga và lộng lẫy,
như một tòa lâu đài Châu Âu cổ kính. Khu cung thánh được trang trí với những
bức tranh Thánh bằng kính màu đầy nguy nga và huyền bí.
Nhà thờ Đá Nha Trang gây ấn tượng
với sự độc đáo trong kiến trúc
Tháp
chuông có gắn 4 mặt đồng hồ
Một điểm ấn tượng của Nhà thờ Đá
Nha Trang chính là khu vực tháp chuông. Trên tháp chuông có hai quả chuông bằng
đồng được chế tác bởi Bourdon Carillond - hãng chuông nổi tiếng của Pháp. Âm
thanh của hai quả chuông này cũng có sự khác biệt khi một quả có âm đô và la
còn một quả thì có âm mi giáng nên khi gióng chuông, sự hoà thanh giữa hai quả
chuông sẽ vang vọng hơn và có phần hào hùng, khí thế hơn.
Nhìn lên trên tháp chuông, bạn sẽ
thấy một 4 mặt của tháp được gắn 4 mặt đồng hồ lớn. Như vậy, đi từ xa bạn cũng
có thể xem được thời gian từ những chiếc đồng hồ này.
Nhà hát
Đó Nha Trang
1.
Đôi nét về Nhà hát Đó Nha Trang
- Địa
chỉ: Vega
City, Bãi Tiên, đại lộ Phạm Văn Đồng, P.Vĩnh Hải, Nha Trang
- Số
điện thoại liên hệ: 0348.660.823
Nhà
hát Đó Nha Trang nằm trong quần thể phức hợp nghỉ dưỡng, nghệ thuật, giải trí
Vega City, thành phố Nha Trang. Nhà hát tọa lạc tại vị trí khá đắc
địa, gần nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng như nhà hát Vinpearl Nha
Trang, Hòn Chồng, Bến du thuyền Nha Trang… Nơi đây rất gần trung tâm thành
phố, cực thuận tiện nếu du khách muốn đến tham quan, check-in.
Nhà hát Đó Nha Trang nằm trong quần
thể phức hợp nghỉ dưỡng, nghệ thuật, giải trí Vega City
2.
Cách di chuyển đến Nhà hát Đó
Sau
khi đã biết địa chỉ Nhà hát Đó Nha Trang, chắc hẳn rất nhiều bạn đang băn khoăn
nên di chuyển đến nhà hát bằng cách nào đúng không? Từ trung tâm thành phố, bạn
có thể thuê xe máy Nha Trang, đi theo đường Trần Phú về
hướng Bắc vào đường Phạm Văn Đồng. Chạy dọc theo đường Phạm Văn Đồng, qua bến
du thuyền Ana Marina, bạn sẽ thấy resort Amiana. Thay vì rẽ trái để lên đèo
Lương Sơn, bạn tiếp tục đi thẳng khoảng 200m nữa là đến Nhà hát Đó.
3.
Tìm hiểu kiến trúc đặc biệt của Nhà hát Đó Nha Trang
Ngay
khi nghe cái tên Nhà hát Đó Nha Trang chắc hẳn ai cũng thấy tò mò về nhà hát
này. Tên của nhà hát được đặt dựa trên chính lối kiến trúc độc đáo được lấy cảm
hứng từ chiếc "đó" - một ngư cụ phổ biến tại Việt Nam, sử dụng để
đánh bắt cá.
Nhà
hát Đó ở TP Nha Trang có tổng diện tích lên đến 2.500m2 và được xây dựng với
những tiêu chuẩn cực kỳ nghiêm ngặt về kiến trúc cũng như trình diễn nghệ thuật
quốc tế. Nhà hát được xây dựng bằng những vật liệu cao cấp, đảm bảo chất lượng,
độ bền cao, được thực hiện bởi hàng chục đơn vị thi công hàng đầu trong nước và
cả quốc tế.
3.1.
Kiến trúc bên ngoài thu hút tín đồ sống ảo
Không
gian bên ngoài Nhà hát Đó Nha Trang là điểm dừng chân và check in Nha
Trang cực kỳ hấp dẫn và ấn tượng. Công trình này bao gồm một bộ khung
bên ngoài được mô phỏng theo hình chiếc đó, bọc lấy khối nhà bên trong.
Màu
sơn của khung khá giống với màu của tre khô. Trên phần thân người ta dùng các
tấm vật liệu mỏng màu sáng để tạo ra những nhánh san hô, bên dưới san hô còn
lấp ló những viên ngọc trai, đẹp vô cùng.
3.2.
Kiến trúc bên trong vô cùng ấn tượng, hiện đại
Không
chỉ bên ngoài, không gian bên trong Nhà hát Đó cũng ấn tượng không kém. Bước
vào đây, bạn sẽ phải choáng ngợp trước sự đầu tư quy mô với trang thiết bị sân
khấu và hệ thống cơ khí chuẩn quốc tế. Có thể nói, đây là một không gian biểu
diễn đa năng cả trên cạn và dưới nước với bể biểu diễn rộng đến 240m2, khán đài
536 chỗ ngồi.
Hệ
thống âm thanh tại Nhà hát Đó Nha Trang được thiết kế rất tinh tế. Toàn bộ
thiết bị đến từ thương hiệu L-Acoustic (1984) nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, đèn
sợi đốt chất lượng hàng đầu từ Robert Juliat. Đặc biệt, đây còn là một trong
những công trình nhà hát hiếm hoi tại Việt Nam được trang bị tới 20 sào điện
bán tự động, thể hiện sự đa dạng và chất lượng trong các buổi biểu diễn.
4.1.
Show diễn độc đáo, được đầu tư công phu
Khác
biệt với trình diễn rối nước truyền thống qua màn che, tại Nhà hát Đó, khán giả
sẽ được thưởng thức những tiết mục rối rất mới lạ. Nghệ sĩ và các con rối tre
cùng xuất hiện với tư cách nhân vật trình diễn, biểu diễn trực tiếp bằng phương
pháp thủ công.
Màn
biểu diễn sẽ mang tới cho khán giả những cảm xúc tinh tế và chân thực nhất. Ở
đây, du khách còn được tận hưởng một loại hình rối hoạt hình hoàn toàn mới, kết
hợp giữa công nghệ cảm biến chuyển động và múa đương đại.
"Rối
Mơ - Life Puppets" là một tổng hòa của nhiều loại hình biểu diễn như rối
nước, rối dây, rối bóng, rối hoạt hình và múa đương đại, kết hợp cùng sự dẫn
dắt của dàn khí nhạc đến từ các dân tộc bản địa Đông Nam Á (SEASOUL). Tất cả
tạo nên một sân khấu hoành tráng, đồng điệu đa không gian, đa ngôn ngữ, lột tả
được những câu chuyện rất đời, rất tinh tế, cảm xúc.
4.2.
Giá vé xem show Rối Mơ ở Nhà hát Đó Nha Trang
Show
Rối Mơ Nhà hát Đó Nha Trang giá vé bao gồm 3 hạng:
- Dragon
(hàng ghế có màu hồng): 630.000
VNĐ/người lớn, 441.000 VNĐ/trẻ em và người cao tuổi
- Tiger
(hàng ghế có màu vàng): 490.000
VNĐ/người lớn, 343.000 VNĐ/trẻ em và người cao tuổi
- Zodiac
(hàng ghế có màu xanh): 420.000
VNĐ/người lớn, 294.000 VNĐ/trẻ em và người cao tuổi
5.
Cách mua vé Nhà hát Đó Nha Trang nhanh, tiện lợi
Để
đặt mua vé tại Nhà hát Đó, bạn có thể tham khảo các cách sau:
·
Đặt
trực tuyến trên trang web chính thức của Nhà hát Đó:
·
https://nhahatdo.com/index.php/book-ve/
·
Đặt
qua các ứng dụng book vé uy tín như: Klook, Traveloka...
·
Gọi
tổng đài 0348.660.823 để được tư vấn và hỗ trợ đặt vé nhanh chóng
·
Đến
trực tiếp Nhà hát Đó mua vé vào xem biểu diễn, lưu ý nên đến sớm để tránh hết
chỗ và chọn ghế ngồi ưng ý…
Miễn
phí vui chơi tại Vinpearl Harbour, di chuyển bằng cáp treo hoặc tàu thuỷ cao
tốc (tuỳ theo tình trạng vận hành).
Giảm
30% dịch vụ Spa, Giảm 20% dịch vụ ăn uống tại khách sạn (không gồm đồ uống có
cồn), Giảm 33% Golf
Giá
công bố2.940.000 VND
Giá
thành viên2.646.000 VND
6.
Những trải nghiệm hấp dẫn quanh Nhà hát Đó Nha Trang
Ngoài
Nhà hát Đó TP Nha Trang, Vega City còn có rất nhiều nhà hàng, quán cafe, các
công trình nghệ thuật, khu trưng bày, vui chơi giải trí…
THÁP PONAGAR
Và điểm tham
quan buổi chiều của chúng ta đó là Tháp Bà Ponagar. Tháp Po Yan Ino Nagar
Kauthara – Tháp Nữ thần xứ sở Kauthara (bà mẹ của thị tộc Kau) hay tháp bà,
tháp chàm Nha Trang, tọa lạc trên một độ cao 10 – 12m so với mặt nước biển,
trên một khoảng đất bằng phẳng rộng rãi của đình Cù Lao, một núi đá hoa cương
nhỏ từ phía Bắc dòng sông Cái, ngay đầu cầu Xóm Bóng, bên phải quốc lộ 1 Bắc –
Nam. Cửa biển này xưa kia gọi là cửa biển Cù Huân của sông Cù, bên trái có một
xóm dân chài gọi là Xóm Bóng, bởi ngày xưa nơi đây là nơi đào tạo các trinh nữ
múa bóng vào những ngày lễ tế trên tháp bà, nay thuộc địa phận phường Vĩnh
Phước, thành phố Nha Trang.
Đứng trên quần
thể của kiến trúc này phóng tầm mặt bao quanh bốn bề, du khách không khỏi ngạc
nhiên đến sững sờ và tấm tắc khen ngợi sự lựa chọn vị trí xây dựng tháp của cổ
nhân ngày trước. Giữa một vùng rừng rú âm u, lau sậy um tùm, hoang thú xuất
hiện nhởn nhơ đây đó, các tác giả của công trình đã lựa chọn một vị trí “độc nhất vô nhị” để xây dựng.
Cho đến nay dù đã trải qua trên
ngàn năm quần thể Tháp bà vẫn phù hợp và hài hòa với những yêu cầu của kiến
trúc nghệ thuật hiện đại, sự cân đối của nó với
môi trường xung quanh, một sự ăn ý tuyệt vời của công trình với núi non,
sông biển và với các công trình kiến trúc mới được xây dựng từ đầu thế kỷ XX.
Trong tín
ngưỡng dân gian Việt Nam, vị trí các “bà” quan trọng hơn hẳn vị trí các ông. Ngoài Bắc có Mẫu Liễu Hạnh, bà
Chúa Thượng Ngàn, bà Thủy, bà Chúa Kho, các Phật Bà Tứ Pháp ... Miền Trung có
bà Thiên Y A Na mà điện thờ chính là tháp bà Ponagar của người Chăm. Bà có
nhiều dị bản : Thượng thư Phan Thanh Giản (1796 – 1867) đã ghi lại một bản khắc
trên tấm bia dựng 1858 phía sau tháp: Từ ngàn xưa, một ngày xa xôi lắm, vì lịch
sử không có ghi chép rõ là ngày nào, tại làng Đại An, thuộc tỉnh Phú Khánh ngày
nay, Thiên Y Thánh Mẫu giáng trần tại núi Chúa. Núi nằm kế cận núi Cù Huynh,
phía Đông giáp biển cả. Vùng này hoa nở bốn mùa, trái ngọt quanh năm, đúng là
một cảnh thiên tiên nơi hạ giới.
Giữa cảnh thanh bình an lạc ấy,
có cặp vợ chồng không con, sống hiu quạnh trong một mái tranh tại ven rừng. Vợ
chồng ông lão chuyên trồng dưa để sống độ nhật. Một việc hai ông bà rất để ý,
khi dưa chín, thường hay bị mất trộm, vợ chồng ông lão quyết tâm rình bắt cho
bằng được đứa trộm dưa. Một đêm, dưới ánh trăng thanh sau nhiều ngày rình rập,
vợ chồng ông lão bắt quả tang một cô bé đã hái cầm trên tay một quả dưa. Bị cật
vấn, cô bé cho biết mình sống côi cút lạc loài tại vùng này. Thấy diện mạo dễ
thương, thay vì phải trừng phạt, vợ chồng ông lão đem về nuôi dưỡng, nâng niu
như con ruội. Cô bé ấy chính là "Thiên Y
tiên nữ hóa thân."
Một ngày, làng
Đại An bị nước lụt. Cảnh vật quanh vùng bao phủ mầu nước trắng xóa. Thiên Y buồn bã
ngồi nhìn cảnh rừng núi ảm đạm, ngậm ngùi nhớ cảnh cũ người xưa trên tiên giới.
Để khuây khỏa sự nhớ nhung, Thiên Y đã hái hoa quả và lượm đá làm một cảnh giả
sơn (non bộ) để ngắm. Bực mình vì nạn hồng thủy, ông lão sinh ra cau có, lại
thấy Thiên Y cứ
suốt ngày đùa nghịch hồn nhiên, nên quở mắng nặng lời. Hối hận vì đã làm buồn
lòng dưỡng phụ và một phút thiếu suy nghĩ, Thiên Y biến mình vào một khúc trầm đang bị nước cuốn để trôi
giạt đến một nơi vô định. Sau nhiều ngày lênh đênh trên mặt biển, khúc trầm
trôi táp vào bờ Bắc Hải thuộc địa phận Trung Quốc. Dân chúng tại bờ biển thấy
khúc gỗ trầm, mới xúm nhau lại khiêng về dùng, nhưng có đông đảo mấy không tài
nào xê dịch nổi khúc gỗ đừng nói đến chuyện khiêng đi. Cho là một chuyện kỳ lạ,
dân chúng trong làng xôn xao bàn tán và tin này thấp đến tận Kinh Đô. Thời kỳ
ấy, Hoàng đế Trung Quốc chỉ sinh có một Đông Cung Thái Tử diện mạo khôi ngô,
tuổi đã hai mươi vẫn chưa chọn được người bạn trăm năm vừa ý. Chàng chu du khắp
nước, nhưng không có một thiếu nữ nào có diễm phúc được chàng để mắt đến. Tin
về khúc gỗ lạ lùng đến tai thái tử, cho là một sự lạ, chàng xin phép mẹ cha đến
tận nơi quan sát và khi đến nơi, chàng đã chứng kiến trước mắt cảnh người đông
nghẹt quanh khúc gỗ nhưng dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không thể lay chuyển
nổi.
Tức giận, Thái Tử ra lệnh cho mọi
người đứng ra xa để chàng xem khúc gỗ thế nào mà có sức nặng dị thường như thế.
Kỳ diệu và lạ lùng thay, khi chàng luồn hai tay qua khúc trầm để nhấc lên, thì
chàng lại đưa được bổng lên cao một cách rất nhẹ nhàng. Thái Tử cho rằng khúc
trầm có nhiều phép lạ nên chàng ra lệnh chở về Kinh rồi chọn một nơi thanh
khiết trong Hoàng Cung để cất giữ tử tế. Có một đêm, trằn trọc mãi không ngủ
được, Thái Tử định đến thư phòng để xem sách. Bước nhẹ qua vườn Thượng Uyển,
chàng rất kinh ngạc thấy một bóng giai nhân cực kỳ diễm lệ đang rảo bước giữa
muôn hoa dưới ánh trăng khi mờ khi tỏ. Nghe tiếng động, bóng ấy vội vàng chạy
thoát về phía Hoàng Cung rồi biến mất. Việc xảy ra quá đột ngột và mau lẹ, Thái
Tử rất đỗi ngạc nhiên vì nơi đây không có cung tần sao có bóng giai nhân thấp
thoáng?
Sau nhiều đêm
cố tâm rình rập, một đêm nọ Thái Tử chụp được giai nhân trước khi nàng sắp thu
hình biến vào khúc trầm.
Thiên Y kể lại tiểu sử của mình cho Thái Tử nghe và yêu cầu
được sự che chở của chàng. Khi gặp Thiên Y
cho là duyên tiền định, chàng say nhan sắc yêu kiều của Thiên Y nên đánh
bạo xin yết kiến vua cha tâu lại sự tình, xin vua cha chấp thuận cuộc hôn nhân
với Thiên Y
Tiên Nữ. Vì thương con, nhà vua cho một thầy tướng số giỏi nhất Trung Quốc để
xem thuận lợi hay bất thuận về cuộc hôn nhân của con mình và Thiên Y. Sau khi
đoán số, thầy tướng tiết lộ cho vua biết Thiện Y vốn là tiên nữ giáng trần và
Thái Tử được kết hôn với nàng là một điềm lành cho Trung Quốc.
Thế là hôn lễ
được cử hành theo nghi lễ của hoàng gia. Toàn thể dân chúng Trung Quốc hân hoan
ăn mừng khi tiếp nhận được tin lành này. Sau mấy năm phối hợp với Thái Tử,
Thiên Y sinh hạ được một con trai tên là Tri và một gái tên là Quý.
Đang sống
trong cuộc đời nhung lụa trong cung vàng điện ngọc, nhưng một ngày, Thiên Y
chạnh lòng nhớ đến cố hương, làng Đại An nơi dưỡng phụ và dưỡng mẫu đang sống
khô héo trong những ngày tàn. Vì quá nhớ thương, Thiên Y quyết trở về quê cũ
nên cùng hai con biến mình vào khúc trầm vượt ra biển và nương theo đường cũ
trở về làng Đại An.
Về đến nơi thì than ôi! cha mẹ
già đã khuất bóng. Lòng hiếu thảo dâng trào, Thiên Y sửa sang lại mái tranh đã
sụp đổ và dựng một ngôi chùa, để ngày ngày hương khói dưỡng phụ và dưỡng mẫu.
Từ khi trở lại
làng cũ Đại An, Thiên Y giúp ích rất nhiều dân chúng trong vùng được mọi người
quý mến. Thiên Y tự tay tạc lấy tượng của mình rồi đem đặt lên chót núi và
trong một buổi sang tinh sương, Thiên Y lặng lẽ rời bỏ dân chúng thân yêu làng
Đại An cùng hai con trở về Tiên Giới. Từ ngày vợ cùng hai con bỗng nhiên bỏ đi
bặt vô âm tín. Thái Tử vô cùng buồn bã. Ít lâu sau, vua cha băng hà, Thái tử
phải lên ngôi trị vì Trung Quốc. Sắp đặt xong việc triều chính. Tân Quân mới
nghĩ đến việc đi tìm vợ con. Nhớ lại những giờ phút hạnh phúc sống bên nhau,
Thiên Y thường nhắc nhở đến quê hương của nàng, làng Đại An thuộc nước thiên
Thành, nơi phong cảnh xinh tươi, hoa trái bốn mùa nở rộ, ông ra lệnh chuẩn bị
một đội chiến thuyền hùng hậu hộ tống, vượt trùng dương, nhắm hướng Chiêm
Thành. Khi chiến thuyền của Trung Quốc đến hải phận Chiêm Thành nhà vua sai sứ
giả vào gặp vua Chiêm Thành bày ý định đi tìm vợ con của mình hiện cư ngụ tại
làng Đại An. Nhưng vô ích vì Thiên Y và hai con không còn ở tại làng Đại An nữa.
Vua Trung Quốc bị thất vọng và tình nghi dân chúng Chiêm Thành cố tình dấu
Thiên Y nên mới gửi một tối hậu thư đại ý nói trong ba ngày dân chúng Chiêm
Thành phải đem nộp Thiên Y và hai con của nàng. Quá hạn, ông sẽ ra lệnh cho
quân Trung Quốc đổ bộ tàn sát khắp vùng Đại An. Phẫn
uất vì thái độ đe dọa của Trung Quốc, toàn thể dân Chiêm ráo riết chuẩn bị một
cuộc chống xâm lăng, quyết liều chết, không cho quân Tàu đổ bộ. Ngày thứ ba đã
đến. Bầu trời ảm đạm thê lương bao phủ quang cảnh vùng Đại An như báo hiệu một
cuộc tàn sát rùng rợn sắp khai diễn. Ngự trên thuyền rồng, vua Trung Quốc vì
nóng lòng muống gặp mặt vợ con và căm giận quan quân Chiêm ngạo mạn, ông ra
lệnh cho toàn quân đổ bộ. Thế là, giữa tiếng trống giục quân và tiếng hò hét
vang dậy náo động một vùng biển cả, đoàn chiến thuyền Trung Quốc tua tủa khí
giới, hùng hổ lướt vào bờ. Vừa lúc quân đội hai bên sắp lâm chiến thình lình
Thiên Y cùng hai con hiện xuống, đứng trên đỉnh núi Chúa, cố gắng ngăn cản cuộc
binh đao. Nhưng một khi ba quân đã say máu chiến đấu thì những lời kêu gọi hòa
bình của Thiên Y dù có tha thiết đến mấy, cũng chẳng ai quan tâm đến. Để tránh
một cuộc chiến tranh tàn khốc. Bằng phép màu, Thiên Y làm sóng gió nổi ba đào,
cố tình gây trở ngại cho đoàn chiến thuyền Trung Quốc không đổ bộ được. Không
ngờ sức mạnh của sóng to gió lớn làm chiến thuyền va chạm phải nhau nên đã có
một số lớn vỡ tan, chìm sâu dưới đáy biển. Buồn vì nỗi vợ con thất lạc chưa tìm
ra được, lại dồn dập thâm cảnh thiên tai gây thất bại, vua Trung Quốc gieo mình
xuống giòng nước, mang theo mối hận tình không bao giờ tan xuống tuyền đài.
Bàng hoàng vì
đã trót lỡ tay gây thảm họa cho chồng, Thiên Y chỉ còn đứng trơ như hòn đá,
nghẹn ngào nhìn theo đoàn chiến thuyền xô xát còn xót lại đang hoảng hốt tìm
đường tẩu thoát. Trước cái chết của vua cha, đứa con trai duy nhất của Thiên Y
buồn rầu lặng lẽ ra đi đến một vùng rừng núi âm u rồi sau quy tịch tại đó. Phần
Thiên Y và người con gái lưu lại Đại An và mỗi buổi chiều tà, dân chúng làng
Đại An thường thấy bóng nàng và con đứng trên chót núi cao, ngó ra biển để mong
tìm lại hình bóng người xưa. Nhưng mặt bề phẳng lặng chỉ còn lưu lại những cột
buồm và mảnh thuyền bị đắm. Một thời gian sau, Thiên Y và con gái đều quy thiên
tại nơi ấy. Hiện nay, du khách có dịp đi ngang qua cầu Xóm Bóng để viếng Tháp
Bà, sẽ thấy giữa giòng sông lô nhô nhiều khối đá tưởng tượng như những đỉnh cột
buồm và mũi thuyền. Trên những khối đá, có khắc nhiều chữ Chàm, và gần đấy, có
một ngôi Chùa nhỏ, hương khói quanh năm. Đó là Hòn Chữ, nơi vị Thiên Tử Trung
Quốc và ba quân bị trận cuồng phong của Thiên Y, đã vùi mình dưới bể sâu. Những
cột buồm và mũi thuyền còn nhô trên mặt biển lâu ngày biến thành đá lưu lại di
tích đến ngày nay.
Từ ngày Thiên
Y và con quy thiên thì ngoài Hòn Yến thường xảy ra nhiều phép lạ. Dân chúng
trong vùng thành tâm cầu khẩn đều được ứng nghiệm. Để tỏ lòng sùng bái Thiên Y
đã có công cứu nước (nhưng có biết đâu Nàng ôm hận suốt đời vì đã vô tình giết
hại chồng nàng), Chiêm Vương cho xây cất đền thờ và cử người phụng sự khói
hương. Tương truyền rằng ngày xưa, vào dịp ngày vía của Thiên Y mỗi năm, cây
cối trong vườn quanh Tháp Bà đều sinh trái ngọt. Dân chúng khắp nơi đổ về hành
hương rất đông đảo. Cả đến cầm thú trong vùng cũng qui tụ xung quanh Tháp dường
như triều bái vị linh thần. Việt sử chép: Khi vua Gia Long (1802-1820) bắt đều
lên ngôi đã phong tặng Thiên Y tước hiệu: "Hồng Nhơn Phổ Tế Linh Ứng Thượng Đẳng
Thần" (nghĩa là một vị thần cao cả, xá tội, ban ơn huyền bí linh diệu và
được mọi người tôn trọng). Nhà vua chiêu mộ 3
người trong dân vùng Cù Lao để làm thủ từ, ngày đến quét dọn, thắp hương trong đền. Làng Cù Lao nay vẫn còn, dân cư trú phú, càng ngày
càng phát đạt ở cửa biển sông Cái trước mặt điện Poh Nagar. Huyền thoại trên
chỉ là việc sưu tập những kỷ niệm tưởng tượng về thần thoại đạo Bà La Môn,
chung quanh nữ thần UMA, thêm vào đó, việc xâm nhập của chiến thuyền Mã Lai năm
774. Đến khi người Việt Nam đến, thiện nam tín nữ mộ đạo, với óc tưởng tượng
của người phương Bắc, tạo những mẫu
chuyện tiên cách thấm nhuần của đạo Lão.
Tháp Bà được
xây trên một ngọn đồi phía tây bắc thành phố Nha Trang, cách thị xã 2 kilomét
sát quốc lộ 1 ngày xưa là đền thờ của người Chàm, nơi thành kính tôn nghiêm mà
dân Chàm trong vùng Phú Khánh phải quy tụ về đông đủ trong những ngày lễ ngày
nay là nơi sùng bái, luôn luôn phảng phất một vẻ huyền bí linh thiêng, thiện
nam tín nữ (không phân biệt người Việt hay người Chàm) các nơi trong ngày rằm
và mùng một, tuôn đến hành hương, mang theo lễ vật đèn nhang để cúng vái Thiên
Y Thánh Mẫu cũng gọi là "Đức bà Thiên Y A Na."
Kiến Trúc của Tháp Ponagar:
Tháp Bà gồm 4 Tháp khác nhau và
xây dựng tại Thế kỷ VII đến Thế kỷ XII.
Cũng như tất cả các Tháp Chàm
khác còn tồn tại trên đất nước ta, Tháp Bà Nha Trang được xây cất theo lối kiến
trúc cổ xưa của nền văn minh Chàm. Bốn tháp đều được xây bằng gạch nung, không
có vôi ở giữa, người Chàm chỉ phết một lớp "dầu rái" tức là "dầu
lồng" (Diptérocarpus Chrispulaus L.) do một loại cây thân to và rất cao,
hiện nay, những loại cây này vẫn còn trước mặt Phối Dầu, cách thị xã Nha Trang
20 kilomét. Khi xếp gạch nền, dầu rái được phết lên, (có khi họ dùng cả mật
đường thay dầu rái), người Chàm chất củi thật nhiều trong và ngoài tháp và đốt
lửa cho đến khi gạch dính liền với nhau mới thôi, thế mà qua hơn nghìn năm, cái
Tháp ấy vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.
Tháp chính tức là Đền Poh Nagar
tiếng Chàm "Poh Nagar có nghĩa là Bà Chúa một xứ" xứ này là xứ
Kaulhara, xưa kia của người Chàm, nằm về phương Bắc, cao 23 mét và lớn nhất
được xây cất vào thế kỷ IX (năm 817 sau công nguyên), do ông Pangha một vị
thượng thư của vua Harivarman I: Nơi đây ngày xưa là chánh điện của Thánh Trị
Malada, Jenagrâti Pangro lại cho dựng một bức tượng Bhagavati, nữ thần của xứ
Kauthara (Phú Khánh) toàn bằng đá.
Trên cửa vào
Tháp, có bức tường chạm thần Civa (1) rất tinh vi, thần có bốn tay chân, chân
phải đạp lên đầu con thú Nandin vừa nhảy múa ginta hai nhạc công đang thổi sáo
"sanarai."
Trong tháp là
một phòng lớn hình chuông úp, thành tường cao chót vót đến tận nóc, chỉ có một
lối cửa vào duy nhất. Ở ba phía, du khách chú ý đến 3 vòm tiếp nhận phẩm vật
của người hành hương. Chính giữa điện thời, không khí lờ mờ đục vì thiếu ánh
sáng hoặc do những làn khói luôn luôn tỏa từ các đỉnh trầm, du khách sẽ thấy
bàn thờ bằng đá cẩm thạch, trên đó có tượng nữ thần Kauthara. Qua dáng vẻ của
Poh Nagar Thánh Mẫu, chúng ta có thể hình dung được thần Bhagavati (Thần ban
phước), một trong những biến dạng của thần Uma tức là Cakti của thần Siva hoặc nói cách khác "biến thể nữ dạng" của
thần Siva.
Giữa khói
hương nghi ngút, với vẻ mỹ lệ của đồ nữ trang lộng lẫy, tượng đá. Thiên Y Thánh
Mẫu Kauthara, đội mũ hình hoa sen đang xòe nở, óng ánh những hạt trân châu,
xung quanh có gắn lông công rực rỡ như xà cừ. Nhìn tổng quát, du khách phải
nhận rằng tất cả những vẻ đẹp ấy là cuộc thi thố tài năng và lòng tin tưởng
mãnh liệt của dân tộc Chàm.
Thánh mẫu ngồi xếp bằng tròn, có
tất cả 10 cánh tay. Hai cánh tay trên duỗi thẳng, bàn tay đặt trên đầu gối.
Lòng bàn tay ngửa lên trời như đang ban bố một vật gì, dáng điệu từ bi và thanh
thản.
Tám tay phụ
cầm những vật tượng trưng như: đoản đao, dĩa có cán, mũi tên, ngà voi, cái dùi
trống, vỏ mũi giáo và cái ná.
Thánh nữ mặc
"xà rông," đội mũ "mukata," tựa lưng trên một cái dựa khắc
hồi văn tua tủa, giống miệng con quái vật.
Sử chép rằng năm 917, Thiên Hoàng
Indravaraman III sai đúc một "kim tượng" (mukhalinga) cho Bhagavati.
Năm 965, Java Indravarman I cho dựng một tượng Umâ, nữ dạng của thần Siva mà ngày
nay du khách còn thấy để thay cho Kim tượng.
Tháp Trung
Ương cũng gọi là Điện chánh được xây hồi thế kỷ XII, nơi Tháp đã bị hủy hoại do
sự xâm lăng của người Mã Lai năm 774 và đã được trùng tu năm 784 do vua Satya
Varman.
Tháp phía Nam
xây dưới thời Vua Hari Varman I (thế kỷ IX) cũng như Tháp Tẩy Bảo và Tháp phía
Tây (nay chỉ còn vết tích).
Ngày nay, phía
sau tháp, du khách thấy nhiều đống gạch còn lại của những tháp cũ đã điêu tàn
và một tấm bia lớn bằng chữ Hán do
Thượng thư bộ lệ triều vua Tự Đức phụng soạn, ngày 20 tháng 5, Tự Đức
năm thứ 9 (1856) bia dô ông Nguyễn Quýnh, Thông chánh phi sứ điều lãnh Khánh
hòa bố chánh dựng.
Tháp Ponagar được xây dựng từ cuối
thế kỷ 8 dưới vương triều Panduranga và
được tu bổ vào thế kỷ 12, gồm 6 tháp (2 tháp thờ ông và bà Thiên Y A Na; 2 tháp
thờ ông Tiều cha mẹ nuôi của Thiên Y A Na, 2 tháp thờ 2 người con của Thiên Y A
Na) nhưng hiện nay còn 4 tháp, lớn nhất là tháp bà Ponagar cao 22,48m, nền cao
1m, có khám thờ cao 10,8m bên trong có bàn thờ có một Yoni và tượng nữ thần.
Tượng bà Ponagar đầu tiên làm bằng vàng nhưng bị người Campuchia lấy mất, sau
đó tạc tượng bằng đá, nhưng đến năm 1954 đầu tượng bị mất cắp phải tái tạo bằng
đất nung. Tới đây chúng ta có 2 lối vào thăm tháp, lối đi thẳng con đường du
khách thường đi nhưng đó không phải là con đường chính thức mà các giáo sĩ Bà
La Môn ngày xưa vẫn đi. Ngày xưa người ta vào bằng lối qua “Nhà Dài” đi lên
những bậc cấp rất dốc để vào tháp. Bậc cấp rất dốc vì có dụng ý. Tháp là nơi
thần linh ngự trị. Đi bậc cấp dốc nguy hiểm như vậy con người khi đi lên phải
cúi mặt nhìn vào chân, khi đi xuống không thể xoay bàn tọa vào các thần, lên hay
xuống gì cũng khỏi phạm tội bất kính. Hơn nữa, dân tộc Chăm dưới ảnh hưởng văn
hóa Ấn Độ đặt nặng sự phân biệt giai cấp. Những khu vực đền tháp không mở rộng
cửa như chùa, miếu người Việt mà có thể chỉ dành cho các tăng lữ, quý tộc.
+ Nhà Dài
(hay Mandapa) là một kiến trúc gồm nhiều cột gạch hình tám cạnh rất lớn, đường
kính 1m, cao 3m, đứng chơi vơi... tất cả có 10 cột lớn và 14 cột nhỏ, chữ
Mandapa do các nhà khảo cổ đọc trên các tấm bia Chăm được giải thích là một
ngôi nhà nơi các tín đồ chuẩn bị lễ vật trước khi vào tháp hành lễ, trên đầu
các cột gạch có những lỗ mộng và cũng được giải thích là dấu vết của một mái
ngói nay đã sụp đổ. Ông Quách Tấn (trong xứ trầm hương) thì nói là thời Chiêm
Thành, người kê ván vào những lỗ mộng này làm một sân khấu lộ thiên để vũ nữ ca
múa “Thần trong tháp trông ra, nhân dân đứng dưới trông lên, đôi bên trông đều
rõ”
+ Tháp chính : tháp lớn nhất đẹp
và điển hình nhất của quần thể kiến trúc này, cao 23m, niên đại khoảng thế kỷ
11, kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ điển, cửa quay về hướng Đông, với các tầng mái
giống nhau, thu nhỏ dần như một búp thông khổng lồ. Qua bao nhiêu thế kỷ bị
thời gian bào mòn, tinh mắt vẫn còn nhận ra trên mái có vài hình thiên thần
Apsara, hình ngỗng, hình voi... Trên trán cửa có bức phù điêu tạc một nữ thần
có bốn tay, chỉ mặc một chiếc váy nhỏ, ngực rất lớn, một chân đạp lên bò thần,
thân hình uốn éo theo điệu vũ Tandava. Điệu vũ này lấy nhịp từ sự vận hành của
vũ trụ, 2 bên 2 nhạc công, người thổi sáo, người thổi kèn Saranai cũng lắc lư
không kém. Bức phù điêu này mô tả sống động điệu múa Chiêm Thành hằng bao năm
trước vẫn diễn ra ở khu tháp này. Khi người Việt đến tiếp thu luôn điệu múa hấp
dẫn này gọi là múa bóng – múa vào ngày vía bà. Ngày nay không còn bóng chỉ còn
lại cây cầu Xóm Bóng làm dấu vết dưới chân Tháp Bà. Trong tháp thờ tượng Bà
được tạo bằng đá đen bóng khoảng năm 965,1 tuyệt phẩm của nghệ thuật Chiêm
Thành... Tượng Nữ thần có 12 tay, 2 tay để trên đùi bình thường còn các tay kia
nhỏ hơn cầm những linh vật như kiếm, cung tên... riêng cái đầu bị mất. Bệ tượng
là cái Yoni có đường rãnh để thoát nước khi làm lễ tắm tượng, 2 pho tượng đặt 2
bên vách là tượng cô Trí, cậu Quý 2 người con của bà (những tượng này mới làm
thêm sau này).
+ Tháp giữa : có niên đại sớm hơn
khoảng thế kỷ X và cũng bị hư hại nhiều hơn, bên trong tháp thờ Linga được tạo
hình khá thành công mọc lên từ giữa Yoni, phần đế là một vòng những “bầu vú”, mô típ trang trí rất
thông dụng của điêu khắc Chiêm Thành, rồi Linga tròn trĩnh ló ra từ 1 vòng
những “cánh hoa sen”, hình rất đời thường, cũng rất thanh cao.
+ Tháp Nam : nhỏ và hư hại nặng,
mái nằm ngang kiểu hình yên ngựa, trong tháp thờ bộ Linga và Yoni.
+ Tháp Tây Bắc : nằm khuất phía
sau, nhỏ bé nhưng đáng chú ý là khá nguyên vẹn và 2 tầng. Tầngtrên đỉnh không
phải hình tháp mà dạng một ngôi nhà mái dài, phảng phất giống ngôi nhà sàn Tây
Nguyên hay ngôi nhà sàn chạm trên trống đồng Đông Sơn. Kiểu mái dài, cong gọi
là mái hình thuyền, rất quen thuộc với các dân tộc hải đảo Đông Nam Á. Ở tầng
dưới có hình chạm trên gạch, còn thấy rõ hình chạm sư tử ở mặt Bắc còn ở mặt
Tây là tấm phù điêu người đàn bà ngồi trên mình voi. Vào đầu thế kỷ XX, khi tu
bổ người Pháp đã đào được ở đây một kho những đồ thờ cúng bằng vàng, bạc.
+ Biểu tượng Linga – Vị thần tối
cao
Linga là cái mà trong nền văn hóa
Khổng Mạnh người ta gọi một cách kín đáo “sinh thực khí”. Trong 3 vị thần tối
cao quyền năng vô biên Brahma (thần sáng tạo), Vishnu (thần bảo tồn) và Siva
(thần hủy diệt) thì Siva là vị thần được tôn kính nhất trong tín ngưỡng Chăm
Siva là thần của hủy diệt, của cái chết để rồi mở đường cho sáng tạo cho sự
sống. Siva xuất hiện ở cõi trần dưới dạng cái Linga đầy sức sống, Linga là cái
nguyên dương có nguồn gốc rất cổ xưa từ thời nông nghiệp sơ khai, thời của tín
ngưỡng phồn thực thời con người vô cùng sung sướng thấy mọi sinh sôi nảy nở. Ở
tháp bà cũng như ở tháp Chăm khác, Linga mọc lên từ 1 cái Yoni hình vuông có
một đường rãnh thoát nước, tượng trưng cho cái nguyên âm.
Người ta kể rằng : Bộ Linga –
Yoni này xưa kia rất linh thiêng. Nếu đôi vợ chồng nào muốn có con hay muốn
sinh con theo ý mình thì đến đây cầu tự. Họ mang theo hương hoa và các đồ tế lễ
đến bày biện trên bệ thờ của tháp trung tâm, lấy nước chuyên dùng trong giếng
được đào ngay trong khuôn viên quần thể tháp, rửa sạch bộ Linga – Yoni. Sau đó
lấy chứng 1 lít nước đổ đều lên bộ Linga – Yoni, nước chảy vào các khe rãnh, vào các
ngóc ngách của 2 vật âm – dương này rồi chảy ra một rãnh dẫn, người ta lấy toàn
bộ nước đó. Sau khi cúng và cầu nguyện thật thành tâm xin ân huệ của Siva, đôi
vợ chồng sẻ chia nhau uống hết lượng nước này, ra về họ sẽ được toại nguyện.
+ Brahmar là đấng sáng tạo, tạo
dựng vũ trụ ở trên hết muôn loài “là đại tổ cha chung của muôn vật” (kinh Yatur
– Veda) về hình tượng Brahmar có bốn đầu nhìn về bốn phương biểu hiện ý nghĩa
quán triệt khắp vũ trụ, có bốn tay thường cầm 4 pho kinh Veda, hoặc có khi nắm
kinh Veda trong tay thứ nhất, tay thứ hai cây trượng, tay thứ ba cầm cây cung
và bình nước tay còn lại. Brahmar thường cỡi con thiên nga (Hamsa), tượng trưng
cho trí thức. Da đỏ hồng tượng trưng cho nguyên lý sáng tạo trong thiên nhiên.
+ Siva được
mệnh danh là thần hủy diệt, hiện thân như một người có nước da trắng tượng
trưng cho sự thuần túy của tất cả các màu sắc, ba mặt tượng trưng cho mặt trời
mặt trăng và ngọn lửa thế gian : “nhìn thấu quá khứ, hiện tại và tương lai”.
“Sông Hoàng Hà trên đầu” có tất cả các phương tiện để giải thoát thế gian,
miếng da hổ tượng trưng cho sự chết ngự hoàn toàn thiên hiên. Bốn cánh tay
tượng trưng cho 4 phương biểu hiện quyền năng thống trị : một tay cầm chĩa ba –
sự sáng tạo, bảo tồn và hủy diệt, một tay cầm rìu – sức mạnh tuyệt đối, một tay
ra hiệu xua đuổi sự sợ hãi và tay còn lại ban phước lành, bởi vì Siva còn đồng
nghĩa với sự tốt lành không thể hiểu đơn giản là vị thần chỉ có nhiệm vụ hủy
diệt. Môn phái thờ thần Siva thường tôn thờ Siva lưỡng tính – Hình tượng Linga
(dương vật) đặt trên Yoni (âm vật) đó chính là hình ảnh của đấng sáng tạo, Ngài
tự phân làm hai nửa, một âm và một
dương, âm dương giao hòa tạo thành vũ trụ. Siva là vị thần cổ nhất và có uy tín
nhất trong Ấn Độ giáo. Người Chăm ở Việt Nam theo trường phái thờ thần Siva.
+ Vishnu vị thần đứng giữa thần
sáng tạo Brahmar và vị thần hủy diệt Siva – Thần bảo hộ Vishnu luôn sẵn sàng
giáng trần để che chở và cứu giúp chúng sinh với sứ mạng cao cả, Vishnu được
tôn thờ với tất cả tấm lòng yêu mến, thần được mệnh danh là “Thánh của các
Thánh”, “đạo”, “chân lý”. Hình ảnh hóa thân của Vishnu rất nhiều và hoàn toàn
biệt dị, hình ảnh thông thường nhất là Vishnu nằm nghỉ mình trên mình xà thần
Shesha (di tích), bồng bềnh trên Anata (vô biên) hoặc Vishnu đứng thẳng, bốn
tay nắm bốn vật tượng trưng : vỏ ốc – tượng trưng cho ngũ hành, đĩa sáng như
mặt trời – tượng trưng cho thần trí, cây
cung – vũ trụ vận hành và cây chùy – trí thức nguyên thủy.
Quần thể tháp Bà Ponagar Nha
Trang là thánh đường quốc gia của vương quốc Chămpa, được tu bổ và xây dựng rải
rác qua nhiều thời kỳ, suốt từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII. Hiện nay các tháp
được trùng tu, tôn tạo lớn, tái hiện lại khu tháp bằng những vật liệu chuyên
dùng, nhưng phần nào đó mất đi vẻ thẩm mỹ mang tính lịch sử của một công trình
kiến trúc cổ xưa. Khu tháp Bà là khu di tích lịch sử đầu tiên ở Khánh Hòa được
Nhà nước xếp hạng cấp bằng “di tích lịch sử quốc gia” và được bảo vệ bằng pháp
luật hiện hành.
HÒN CHỒNG
Điểm tham quan
kế tiếp của chúng ta là Hòn Chồng. Thắng cảnh Hòn Chồng rất độc đáo nằm ngay
trên địa phận của Thành phố Nha Trang. Xe chúng ta sẽ
theo con đường vào trường Đại Học Thủy Sản qua nhà nghỉ của Liên Đoàn Lao Động
Khánh Hòa.
Hòn Chồng là một bán đảo xinh xắn tròn trịa, hơi trần trụi, song rất nổi
tiếng, bởi đó là một quần thể các khối đá hoa cương lớn nhỏ, đa hình, đa dạng
xếp chồng lên nhau hoặc chen chúc, hoặc chênh vênh tưởng chừng như được bàn tay
tạo hóa xếp đặt. Chúng chia làm 2 nhóm: nhóm đá phía Bắc nửa chìm nửa nổi
thường được gọi là Hòn Chồng, nhóm nhỏ hơn nằm ở chân đồi phía đông gọi là Hòn
Vợ.
Về cấu trúc địa chất, đó chỉ là
phần xuất lộ đá hoa cương gốc, phần rìa của một phức hệ đá xâm nhập có tên là
Đèo Cả, tạo thành cuối Cainozoi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các tác nhân, quá
trình phong hóa và bào mòn của biển (ánh nắng mặt trời, nhiệt độ, độ ẩm, không
khí, nước mưa, sóng và gió biển...) đã bị nứt ra và vỡ thành khối theo các khe
nứt nguyên sinh và thứ sinh, biến chất và vỡ vụn phần mềm vữa bị vữa trôi.
Những khối đá tảng với độ bền cao hơn thì trơ ra được sóng biển bào mòn thành
tròn trịa đứng vững trước thiên nhiên và biển cả bao la dữ dội mà đối với chúng
ta “lành ít, dữ nhiều” với đủ mọi hình dạng và kích thước, cũng như thế đứng,
thế nằm. Đây không phải là loại đá lăn từ trên núi như truyền thuyết.
Đến với Hòn Chồng quý khách sẽ
nhận thấy thật thích thú vì như đang đứng trước một trò chơi thiên nhiên kỳ lạ.
Khối đá vuông vức này cứ như được ném xuống từ trên trời, bị kẹp chặt giữa 2
khối đá khác, vô hình tạo nên một chiếc cổng đá tự như một cổng thành cổ xưa
làm thành một lối đi rộng rãi cho du khách lên xuống nhóm đá Hòn Chồng. Những
tảng đá to lớn cồng kềnh kia trớ trêu thay lại được xếp một cách chênh vênh và
mạo hiểm trên những phiến đá nhỏ hơn nhiều lần, khiến cho quý khách nếu ai yếu
bóng vía sẽ không dám lại gần. Và kia nữa trên đỉnh núi cao nhất của Hòn Chồng
đứng chênh vênh một mình là khối đá khổng lồ, bạn sẽ thấy in lồ lộ một dấu ấn
bàn tay khổng lồ, có đủ cả 5 ngón, in rất sâu vào mặt đông của khối đá. Bàn tay
này làm ta liên tưởng đến một quá khứ xa xăm của Trái đất, khi mà trái đất này
còn tồn tại những sinh vật khổng lồ.
Một giải thích
dân gian kể về bàn tay khổng lồ này. Vào một thời vì thấy trần gian đầy hoa
thơm cỏ lạ, phong cảnh hữu tình, các Tiên của trời cũng thường kéo xuống để
kiếm thú vui tiêu khiển và thường tắm mát ở Suối Tiên. Các Tiên Ông thì giỡ cờ
tiên, xếp những bàn cờ vẽ sẵn trên những phiến đá vuông vức phẳng lì. Các Tiên
Bà, Tiên Cô vứt bỏ xiêm áo trên bờ nhào xuống suối tiên thích thú vùng vẫy, đùa
cợt làm âm vang cả một vùng. Một chàng khổng lồ cũng từ xa đến trên đường tìm
thú vui, điều lạ thì vô tình lọt vào động tiên trần này. Kinh ngạc trước cảnh
“ngàn năm chỉ thấy một lần” này, chàng khổng lồ say sưa ngắm nhìn, vô tình bị
trượt chân vấp ngã, vội vàng bám vào những mô đá bên sườn núi. Sườn đá không
chịu nổi sức mạnh của chàng khổng lồ, lở và đổ ào ào xuống, văng xa tận cửa
biển tạo nên Hòn Chồng ngày nay. Khối đá lúc chàng bíu vào còn in hằng cả bàn
tay, đá tung lên trời, hòn sau đứng kẹt giữa 2 hòn trước mới tạo nên “cổng
thành cổ” ấy và cũng chính vì vậy mà có những tảng đá xếp lớp nằm chênh vênh trên
những tảng đá nhỏ, hay được đặt nghiêng như cái bẫy đá chẳng biết lúc nào mà
sụp xuống.
Còn có một truyền thuyết nữa : một chiếc thuyền của đôi vợ chồng ngư dân
trẻ bị sóng to, gió lớn đánh trôi dạt vào cửa biển này. Vốn trước kia còn là
những vách đá, vỡ tan tành, sóng cuốn trôi người vợ ra xa, người chồng vội lao
theo kéo vào. Song cứ mỗi lần kéo vào gần được bờ, sóng lại tung bọt trắng xóa,
nổi cao hàng chục mét đánh bật người vợ trở lại như quyết chí cướp đi một sinh
linh cho biển cả. Lần cuối cùng, người chồng một tay dìu được vợ, một tay bám
vào vách đá.
Nhưng đáng thương thay, vách đá
vốn chênh vênh muốn đổ nay thêm sức nặng từ bàn tay người chồng nên đổ ào xuống
biển, nhấn chìm luôn cả đôi vợ chồng bất hạnh nọ. Người chết song vẫn in đậm
dấu ấn thủy chung của bàn tay người chồng còn hằn trên đá giữ mãi với thời
gian. Nhìn ra xa một chút du khách sẽ thấy những hòn đảo nhỏ nhấp nhô, nửa chìm
nửa nổi, người ta bảo đó là cánh buồm của đôi vợ chồng thương tâm nọ.
Đứng trên Hòn
Chồng, nhìn về phía Bắc, du khách sẽ thấy ngay trước mặt là một dãy núi chạy dọc theo hướng Đông – Tây,
với nhiều đỉnh khác nhau, đó là núi Cô Tiên. Gọi như vậy vì đường viền của các
đỉnh núi tạo nên một hình tượng người con gái nằm ngửa mặt lên trời, tóc xỏa
dài tới chấm nước biển Đông, một chân co cao, một chân duỗi dài về hướng Tây.
Mái tóc, vầng trán, khuôn mặt bầu bĩnh, lồng ngực thanh xuân nhô cao đầy sức
sống, đầu gối co cao, tròn lẵng, một tư thế nằm bất động trầm tư... thật là một
kiệt tác của tạo hóa khiến cho du khách cảm thấy thú vị, cảm xúc trìu mến, lưu
luyến.
CHÙA LONG SƠN
Ai về viếng cảnh Khánh Hoà
Long Sơn nên ghé tháp Bà đừng quên
Kim than Phật tổ nhớ lên
Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời
Long Sơn Tự (LST) toạo lạc tại làng Phước Hải nay thuộc phường Phương
Sơn thành phố Nha Trang. Lúc xe của chúng ta đi vào thành phố Nha Trang ngày
hôm qua , hướng dẫn đã chỉ cho du khách thấy nơi tọa lạc Loang Sơn Tự và tượng
Kim Thân Phật Tổ màu trắngta5i đường 23 tháng 10 dưới chân hòn Trại Thủy . ở
Nha Trang có trên dưới 20 chùa nhưng LST là chùa có quy mô lớn nhất và nằm ở vị
trí thuận tiện cho du khách và phật tử đến chime bái. mời quý khách xuống xe
tập trung trong sân chùa để hướng dẫn đưa quý khách vào tham quan.
Chùa được khai sơn năm 1889 với tên gọi ban đầu là
“Đằng Long Tự”, vị sổ khai sơn chùa là đức hòa thượng Ngộ Trí , tên thật là
Nguyễn Văn Tám Nghi người ở Phú Yên. Ban đầu chùa chỉ là một ngôi nhà tranh
vách đất dựng trên Hòn Trại Thủy địa
điểm như quý khách thấy hiện nay.
Hòa Thượng Ngộ Trí đi tu từ nhỏ , đại bi đại đức
được các tín đồ sung kính và đi theo rất đông. Ông còn là một thầy lang chuyên
bốc thuốc chữa bệnh cho dân, có nghề mộc và nghề chạm trổ. Cùng với các tín đồ
ông dựng lên một ngôi chùa một căn hai
trái (tức Đông Liêu và Tây Liêu) đủ rộng
cho 20 – 50 phật tử làm lễ cùng lúc, lợp ngói âm dương và đổi tên chùa từ Đằng
Long Tự thành LST, chính tay hòa thượng làm một cái mõ hình cá chép, bảng hiệu
LST – Duy Tân giáp dần cho chùa và tạc ba pho tượng (Tam Thánh): Thích Ca, Phổ
Hiền, Đại Thê Trí (Văn thù). Hoa thượng viên tịch cách đây hơn sáu mươi năm tín đồ cho xây tháp
thờ tạc long vị khai sơn chùa tại hậu tổ chùa
ở phía Tây Nam cách chùa 1000m, chùa được nhận sắc phong “Sắc Tứ
Long Sơn Tự”.
Năm 1940
Nha Trang bắt đầu được mở rộng với quy mô một thị xã, vẻ hoang dã, u tịch của
Hòn Trại Thủy dần dần bị biến mất dưới ánh đèn của những dãy phố mới đươc xây
cất. Dân di cư vào Nha Trang ngày càng đông chủ yếu là các tín đồ đạo Phật .
Chính vì vậy LST được xây dựng lại bằng kiến trúc và vật liệu mới như: xi măng,
cốt thép và gạch. vẫn lợp ngói âm dương và mang đầy đủ dáng dấp vẻ đẹp điển
hình của một ngôi chùa kiể Á Đông. Chính
điện được mở nhiều lần đủ cho hàng trăm
tín đồ làm lễ cùng lúc. Chùa có đủ tiền đường, hậu sảnh, nhà tăng, phòng khách,
nhà bếp…
Trong quá
trình xây dựng chùa không thể không kể đến công sức đóng góp của các cụ Trần
Đăng Khoa, Tôn Thất Quyền, lúc đó cụ Quyền và cụ Khoa là Hội Trưởng và Hội Phó
Hội Phật Giáo Thống Nhất tỉnh Khánh Hoà. Cũng như hoàng thân Xuphanuvong là kỷ
sư công chánh lúc bấy giờ nguyên là chủ tịch nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân
Lào, cụ Khoa về sau là phó chủ tịch quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Cùng lúc
với việc đại trùng tu, một tượng Phật Thích Ca
Mâu Ni bằng đồng nặng 700kg cao 1m6
đã được đúc, cho đến nay đó là bức tượng chính và quý nhất LST được đặt tại vị trí quan trọng nhất
điện thờ, sau bức tượng là chiếc gương điện luôn tỏa sáng ngày đêm tượng trưng
cho hào quang của Phật.
Năm 1963
Thích Ca Phật Đài (TCPĐ) với tượng Phật Thích Ca được xây dựng trên đỉnh Hòn
Trại Thủy cao 39m so với mực nước biển, bằng xi măng cốt thép, do kỹ sư Phúc
Điền phụ trách cùng với sự đóng góp của trường Bồ Đè và hang nước mắm Liên
Thành cùng với các tín đồ Phật Tử xa gần. đây thực sự là tượng đài đánh dấu sự
đấu tranh thắng lợi chống sự đàn áp Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm của
Hội Phật Giáo Miền Trung, dưới chân đế của TCPĐ là hình ảnh các vị tăng, ni đã
tự thiêu như là một hình tượng cuối cùng để chống lại chế độ đàn áp Phật giáo
của chính quyền ngô, một triệu bao xi măng đã được sử dụng để xây dựng công
trình kiến trúc này.
Tượng
quay mặt về hướng Đông cao 18,5m, tòa sen hình bát giác cao 7m, than tượng cao
11,5m, rộng 6m, từ đỉnh tượng đến sân trước của chùa độ cao chênh lệch đến 50m,
du khách sẽ leo lên lên 150 bậc thang để lên thăm khu Kim Thân Phật Tổ. ngôi
chùa hiện nay là kết quả của đợt trùng tu năm 1971, nhìn chung chùa vẫn tọa lạc
tại vị trí củ, kiến trúc cơ bản của chùa vẫn không thay đổi song tiền sảnh được
mở rộng gấp nhiều lần đủ chổ cho 500 người làm lễ. Phối cảnh trước chùa và xung
quanh hầu như bị thay đổi hoàn toàn, hiện nay LST là trụ sở của Hội Phật Giáo Miền Trung, Hội
Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa, là nơi tuyên truyền, cổ động và truyền bá Phật Giáo,
đào tạo các tăng lữ. Sau mỗi kỳ đại trùng tu, sinh hoạt và truyền bá đạo Phật ở
Khánh Hòa lại càng phồn thịnh thêm, đạo Phật ăn sâu vào gốc rễ của mỗi gia đình
người dân Nha Trang, có đến 70% dân số Nha Trang là tín đồ Đạo Phật.
Quý
khách đến Nha Trang không thễ không viếng thăm LST bởi lẽ đây không chỉ là chùa
trung tâm mà còn là chính đường đạo Phật ở Khánh Hòa mà vì đây còn là điểm cao
nhất, một thắng cảnh của thành phố biển. tuy nằm ngay bên cạnh QL1A nhưng trước
chùa vẫn giữ được vẻ huyền bí cao siêu
bởi những hang bồ đề cổ thụ tỏa bóng mát sum suê, những vườn hoa cây
cảnh, những vườn cây ăn trái được tạo dáng sơn thủy hữu tình.
CHỢ ĐẦM
Chợ Đầm nằm
ngay trung tâm thành phố Nha Trang là một công trình kiến trúc đẹp, lớn và độc
đáo. Đây là trung tâm thương mại ngày đêm sầm uất, chợ nằm trên một cái đầm cũ
rộng 7 mẫu Tây, ăn thông ra với cửa sông Cái (sông Nha Trang) dưới cầu Hà Ra.
Vì vậy chợ mới có tên là chợ Đầm.
Năm 1961, Ty Kiến Thiết Khánh Hòa
thiết lập đồ án đại cương về quy hoạch và xây dựng chợ Đầm mới do kiến trúc sư
Lê Kim Anh thiết kế, trong đó có dự án lấp nửa đầm, xây trên đó một khu chợ
tròn, kinh phí dự tính lúc đó là 22 triệu đồng. Đến 1964 kiến trúc sư Lê Quý
Phong lại lập một đề án khác, trong đó thiết kế một ngôi chợ tròn mái xếp có
nhánh hình vòng cung. Đồ án này là cơ sở căn bản cho ngôi chợ ngày nay. Hai đồ
án chưa kịp thực hiện thì đêm 16/08/1968, một trận hỏa hoạn lớn khủng khiếp xảy
ra, thiêu hủy 126 ngôi nhà ở đường Nguyễn Thái Học nên việc xây dựng khu chung
cư và khu chợ hết sức bức thiết với tổng kinh phí cho dự án lên đến 621.800.000
đồng.
22/12/1969
được coi là ngày đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng khu Đầm trên cơ sở đồ
án của kiến trúc sư Lê Quý Phong và các kiến trúc sư Hồ Thăng, Võ Đình Diệp,
Nguyễn Xuân Phương đã thiết kế khu chợ Đầm ngày nay với một số đặc điểm : chợ
tròn, mái xếp tròn hình chữ V, tầng lầu hình vành khăn có 3 cầu thang rộng, nền
cao bảo đảm trong mùa mưa lũ.
Đoàn thiết kế
2 chung cư “A” và “B” do kiến trúc sư Trần Tiêu Chuẩn thực hiện, gồm những hạng
mục sau : mỗi cao ốc bao gồm : 1 tầng
trệt và 3 tầng lầu. Tầng trệt cao 1,6m dành cho buôn bán và cửa hàng, tầng lầu
cao 2,8m làm các căn hộ chung cư, 2 cao ốc xoay mặt cong về phía đường, 2 phía
sau cao ốc đối diện nhau, ở giữa có một khoảng trống rộng 6m để đón gió. Công
trình được khởi công xây dựng vào 21/11/1969 và hoàn tất ngày 14/10/1972. Toàn
bộ khu chợ Đầm hoàn tất và đưa vào sử dụng 1974. Năm 1975 do chiến tranh một số
lính chế độ cũ chạy từ Tây Nguyên về làm hư hại rất lớn. Sau giải phóng Viện
Thiết Kế của Sở Xây dựng sửa chữa toàn bộ khu chợ và 1978 chính thức khai
trương cửa hàng bách hóa cho đến nay.
Giới
thiệu về các hòn đảo trong Vịnh Nha Trang
Hòn Tre
Giới
thiệu chung về Hòn Tre
Đảo Hòn
Tre nằm ở vịnh Nha Trang, cách thành phố Nha Trang tầm 5km, cách cảng cầu
Đá Nha Trang 3,5km. Đây là hòn đảo lớn nhất trong vịnh Nha Trang có diện tích
lên đến 32,5km2. Với vị trí tương đôi biệt lập, Hòn Tre có các bãi tắm thiên
nhiên đẹp bậc nhất thế giới.
Đảo
Hòn Tre được mệnh danh là Hòn Ngọc Việt, được khai thác và xây dựng rất nhiều
khu du lịch nghỉ dưỡng từ lâu. Đây là hòn đảo còn nguyên sơ, mang khí hậu nhiệt
đới ôn hòa, ít gió bão nên thu hút nhiều dự án xây dựng như khu vực sân golf,
Hệ thống resort Vinpearl Nha Trang, khu vui chơi giải trí bậc nhất
VinWonders, khu du lịch con Sẻ Tre, khu du lịch sinh thái Đầm Bấy,...
Thăm
quan chơi gì ở Hòn Tre
Đảo
Hòn Tre Nha Trang là địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với thành phố
biển. Đến với Hòn Tre bạn có thể khám phá một số địa điểm vui chơi nổi tiếng
như:
-
VinWonders Nha Trang: Là
điểm đến không thể bỏ qua của giới trẻ, nơi đây tựa như xứ sở thần thiên, thiên
đường giải trí bậc nhất. Với nhiều trò chơi vô cùng hấp dẫn và những điểm tham
quan thú vị như Thủy cung hay chiêm ngưỡng những buổi nhạc nước hoành tráng,
vui chơi ở VinWonders Nha Trang sẽ là trải nghiệm mà bất cứ du khách nào cũng
không thể bỏ qua khi tới đây.
-
Bãi Trũ: Đến
với bãi Trũ bạn có thể cảm nhận được bờ biển dài với cát trắng mịn màng cùng
làn nước trong xanh như ngọc bích. Được che chắn bởi hòn núi Tre nên biển ở đây
rất thanh bình êm ả, phù hợp cho những ngày nghỉ dưỡng của bạn. Ngoài ra, trên
Bãi Trũ có một làng chài nhỏ, bạn có thể đến tham quan và trải nghiệm cuộc sống
dân dã của người dân trên đảo Hòn Tre Nha Trang.
-
Khu Du lịch con Sẻ Tre: Cũng
là một địa điểm vô cùng tuyệt vời khi bạn với hòn đảo xinh đẹp này. Nơi đây có
một điều rất thú vị là tất cả thiết kế, kiến trúc xây dựng cho đến những vật
dụng đều làm từ tre kết hợp với cảnh khung cảnh làng quê mộc mạc. Đến đây bạn
có thể cảm nhận được không gian yên tĩnh thanh bình như một làng quê thực thụ.
Ngoài ra, ở đây bạn có thể tắm biển, câu cá, lái cano, lặn ngắm san hô.
-
Đầm Bấy: Là
điểm du lịch còn khá hoang sơ nên còn ít khách du lịch biết đến. Đầm Bấy nằm
trong vùng vịnh khép kín nên rất ít sóng gió và an toàn. Nơi đây phát triển du
lịch sinh thái biển và lặn ngắm san hô nên bạn tha hồ lặn ngắm khám phá lòng
đại dương nhé.
Cách
di chuyển đến Hòn Tre
Nếu
bạn đang ở Nha Trang bạn có thể di chuyển ra Hòn Tre bằng cáp treo, cano hoặc
tàu cao tốc tại cảng cầu Đá. Để tiết kiệm thời gian thì đa số khách du lịch
chọn cáp treo là phương tiện vận chuyển ra đảo Hòn Tre Nha Trang.
-
Cáp treo: Đây
là tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới với tổng chiều dài 3.320m, nối
liền giữa đất liền và Hòn Tre. Mỗi cabin chứa được 8 người với thời gian di
chuyển khoảng 10 phút. Di chuyển bằng cáp treo bạn có thể ngắm toàn cảnh thành
phố biển Nha Trang từ trên cao thật tuyệt vời.
Loại vé |
Trên
1.4m |
1m
- 1.4m |
Dưới
1m |
Vé vào khu vui chơi (sử dụng mọi trò
chơi, thủy cung, công viên nước và cáp treo 2 lượt đi và về) |
800.000 |
700.000 |
Miễn
phí |
Vé vào khu vui chơi bằng phương tiện
khác (sử dụng mọi trò chơi, thủy cung, công viên nước và cáp treo 2 lượt đi
hoặc về) |
730.000 |
650.000 |
Miễn
phí |
-
Tàu thủy cao tốc: Di
chuyển mất từ 12-15 phút, hoạt động 24/24h (30 phút/chuyến). Giá vé 1.000.000
vnđ/tàu (30 người).
-
Cano: Di
chuyển mất 7-10 phút, hoạt động từ 8:00-22:00. Giá vé: 1.000.000 vnđ/5 khách.
HÒN MUN
Khi đi thuyền
quý khách cứ việc phóng tầm mắt của mình nhìn về các phía và quý khách sẽ bắt
gặp 3 hòn đảo đứng giăng hàng, đó là Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Miễu và Hòn Mun.
Trong ba đảo này thì đảo Hòn Mun
được nhiều du khách khi đến đây đều ưa thích hơn cả. Người ta gọi là “đảo Hòn
Mun” vì phía Đông Nam của đảo có những mỏm đá nhô cao vách đá dựng đứng, hiểm
trở với nhiều hang động và đặc biệt có màu đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy
ở những nơi khác. Hòn Mun là một trong 7 hòn đảo trên biển Nha Trang có chim
yến làm tổ, hàng năm tại đây thu hái được hàng ngàn tai yến.
Bãi Tắm Hòn Mun không có cát
trắng mịn màng như ở Bãi Trũ mà được cấu thành từ những lớp sỏi lớn nhỏ được
mài dũa đan xen kẽ nhau lô nhô ở ngoài bãi và khi đến với đảo Hòn Mun quý khách
cũng đừng quên bỏ qua cơ hội lặn biển ngắm rừng san hô trùng điệp đủ mọi hình
dạng dưới đáy đại dương kéo theo sự quần tụ sinh sống của hàng loạt các loài cá
biển, cá cảnh và nhiều động thực vật khác dưới đáy biển. Trên đảo Hòn Mun có
rất nhiều các dịch vụ như thuê đồ lặn biển, ngắm san hô, lướt ván, đi canô...
Quý khách có thể thuê mướn tại đây, vì vậy quý khách có thể tắm biển quan sát
chốn thủy cung và tự tay tìm chọn cho mình những vật kỷ niệm của đáy đại dương.
Sự tích về hòn đảo màu đen (Hòn Mun)
Ấn tượng đầu
tiên về Hòn Mun là sự tương phản sắc màu giữa biển và đảo. Nổi bật giữa màu
xanh rất lạ của nước biển là màu đen của hòn đảo, trông chẳng giống đảo chút
nào. Có gì mà ở đây lại thu hút nhiều du khách thế nhỉ?!
Hòn Mun cách thành phố Nha Trang
1giờ 30 phút đi bằng canô
Đây từng là ngọn núi lửa phun
phún thạch. Theo thời gian, bề mặt đổi màu, tạo thành hòn đảo với chiếc áo đen.
Địa danh này càng trở nên đặc biệt khi được thổi vào hơi thở của những câu
chuyện cổ xưa.
Tương truyền, có ông tiên nhìn trộm các nàng tiên tắm. Không may, ông bị
phát hiện. Tức giận, các tiên nữ về tâu ngọc hoàng. Ông tiên nọ bị đày xuống
trần, chỗ Hòn Mun bây giờ, làm công việc đẽo đá. Ông bắt đầu đẽo từ hướng Đông
và Đông Nam, bổ rìu từ trên đỉnh xuống, lấy rẻo đá quẳng sang phía Tây, tạo nên
hình dáng đảo bây giờ: hướng Đông là vách đá dựng đứng, còn phía Tây toàn là đá
tảng.
Sau một
thời gian, thấy ông tiên làm việc chăm chỉ, các tiên nữ động lòng, xin ngọc
hoàng xóa lệnh phạt, cho "người trót dại" về nhà trời.
Ngày nay Hòn
Mun là khu bảo tồn biển quốc gia, nơi bạn có thể lặn ngắm hàng nghìn sinh vật
biển cả ngày không chán
HÒN MIỄU
Hòn Miễu chỉ
cách bờ 7km hay còn gọi là Hồ Cá Trí Nguyên (đảo Bồng Nguyên) với diện tích
khoảng 1,3km² được xây dựng năm 1971, do sáng kiến độc đáo của ông Lê Cẩn một
dân cư Nha Trang. Ông đã ngăn biển xây đập dựng nên một hồ dài 160m, rộng 130m,
chia làm 3 ô với hơn 40 loại cá : ô cá dữ, ô cá cảnh và ô cá ăn thịt. Ông đã
đặt mua thêm cá, tôm, đồi mồi và nhiều loại sinh vật biển khác tạo nên một thế
giới có hàng trăm loài. Hiện nay ở Hồ Cá Trí Nguyên được xây dựng thêm thủy
cung dưới dạng chiếc tàu Titanic. Sau 1975 ông Lê Cẩn giao lại cho Công ty du
lịch Khánh Hòa quản lý Hồ Cá Trí Nguyên. Trên đảo này có khá nhiều người dân
sinh sống, nhiều bãi tắm đẹp thay vì bãi biển là cát thì đây chỉ toàn là sỏi.
Hòn Tằm
Hòn Tằm nằm ở
phía Nam vịnh Nha Trang thuộc thành pho Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Hòn Tằm là
một điểm du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn, nơi đây vẫn còn lưu lại vẻ hoang
sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt, bờ cát dài lãng mạn.
Hòn Tằm là một trong những điểm
đến hấp dẫn nhất của tỉnh Khánh Hòa. Bàn tay con người đã làm cho vẻ đẹp hoang
sơ ấy càng trở nên hấp dẫn hơn.
Có một con đường nhỏ bao quanh
đảo, giúp cho du khách thích đi dạo sẽ có dịp ngắm nhìn trời mây non nước...
Những chòi lá e lệ nằm dọc bờ cát trắng mịn cùng những tòa nhà thấp thoáng
trong rặng cây khiến du khách vô cùng thích thú, và mong muốn được ngả mình
nghỉ ngơi dưới bóng mát của những chòi lá ấy. Và trong làn nước biển trong
xanh, khách có thể ngắm nhìn đàn cá bơi lội tung tăng, gần đến nỗi tưởng như
chỉ đưa tay xuống nước là có thể bắt được.
Đến hòn Tằm,
du khách được lặn thám hiểm biển, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hòn Tằm từ trên cao
trên những chiếc dù bay hoặc có thể đua tốc độ cùng với những con sóng trên
chiếc Jestki...có thể chơi bóng chuyền bãi biển, đua xuồng Kayak, leo
núi...hoặc nằm dài trên những chiếc ghế ngắm mây trời và sóng biển. Sẽ chẳng có
gì thú vị hơn khi được ngả người trên bãi cát ngắm hoàng hôn đỏ rực ráng chiều
trên đảo mãi đến khi chúng chìm vào bóng tối.
Hơn thế nữa,
hòn Tằm đã có những dịch vụ chuyên nghiệp và cao cấp, những phòng ngủ sang
trọng có truyền hình vệ tinh, điện thoại. Phòng hội nghị có thể tổ chức được
các cuộc họp khoảng 100 khách. Những trò chơi mới lạ, hấp dẫn luôn được khám
phá, tìm tòi để đổi mới và đổi mới liên tục, đáp ứng yêu cầu của du khách.
Ở hòn Tằm có
dịch vụ lửa trại dành cho du khách muốn nghỉ đêm trên đảo. Khu dã ngoại này có
200 chiếc lều rực rỡ xinh xắn. Tham gia đêm lửa trại, du khách sẽ được uống
rượu cần, ăn đồ nướng, và hát hò suốt đêm.
Vịnh Nha Phu
Ngoài Hòn Lao đảo Khỉ Nha
Trang, vịnh Nha Phu còn bao gồm nhiều đảo khác như: hòn Đá
Bạc, hòn Lèo, hòn Sầm, suối Hoa Lan... Vịnh Nha Phu là vùng vịnh lớn có sự đa
dạng về thiên nhiên, địa hình như: núi, đảo, suối, biển, hồ,… Nơi đây có khung
cảnh nên thơ, thiên nhiên hoang sơ với những bãi cát trắng trải dài, nước biển
trong xanh, thảm thực vật đa dạng. Đến đây, ngoài khám phá đảo Khỉ, du khách có
thể ghé thăm hòn Lèo, suối Sầm với nhiều hoạt động lặn biển, vui chơi, tắm
biển, chụp hình thú vị.
HÒN HÈO
1. Đôi nét về đảo Hòn Hèo Nha Trang
Hòn Hèo
Nha Trang còn có tên gọi là Phước Hà Sơn, một bán đảo hoang sơ với cảnh quan tự
nhiên đẹp mắt và bãi tắm lớn thơ mộng, được nhiều du khách trong và ngoài nước
biết đến.
1.1. Hòn Hèo Nha Trang ở đâu?
Cách
Nha Trang tầm 50km, phía Nam đầm Nha Phu, bán đảo Hòn Hèo thuộc xã Ninh
Hòa, tỉnh Khánh Hòa là điểm đến lý tưởng của những đôi chân yêu vẻ đẹp thơ
mộng của biển cả.
1.2. Sự tích về tên
gọi “Hòn Hèo”
Theo lời người dân kể lại, tên gọi Hòn Hèo đã xuất
hiện từ rất lâu. Sở dĩ cái tên này ra đời là do trước đây hoạt động khai thác
và kinh doanh gỗ trên đỉnh Phước Hà Sơn, đặc biệt là chế tác gỗ mây thành gậy
chống (hay còn gọi là cây hèo) rất nổi tiếng.
Tương truyền, đỉnh Phước Hà Sơn khi ấy có rất nhiều
gỗ quý, đặc biệt là gỗ mây. Gỗ mây trên núi này dài và to, dẻo dai, chắc chắn
vô cùng. Chính vì vậy, rất nhiều thương lái, thợ thầy đến đảo khai thác gỗ mây
về làm rương tủ, giường kệ… Một vài nghệ nhân bắt đầu chế tác gỗ này thành gậy
chống (còn gọi là cây hèo). Về sau, gậy chống (cây hèo) từ gỗ Phước Hà Sơn ngày
càng nổi tiếng bởi chất lượng và giá trị sử dụng. Lâu dần người ta đổi tên
Phước Hà Sơn thành Hòn Hèo cho dễ nhớ lại tiện đọc.
Núi Hòn Hèo Ninh Hòa là ngọn núi cao nhất trong dãy
10 ngọn núi bao bọc quanh vịnh Nha Phu và Vân Phong. Dãy núi hùng vĩ tựa như
một bức tường thành vững chãi, bảo vệ và che chắn, giữ bình yên cho ngư dân nơi
này.
Nằm giữa
một cụm các đảo lớn bé khác nhau như hòn Lao, hòn Rớ, hòn Lăng, hòn Thị, hòn
Sầm... Hòn Hèo được bao bọc như một viên ngọc quý. Mặt biển phẳng
lặng, trong xanh với bờ cát trắng trải dài, phía sau lưng là những dãy nhà lợp
lá bình dị, vẫn vẹn nguyên nét mộc mạc hoang sơ. Nhiều du khách đến với Hòn Hèo
nhận định rằng nơi này sở hữu một bãi biển vô cùng quyến rũ.
Đã nhắc
đến du lịch Nha Trang, không thể không kể đến chuyến tham quan xã Ninh Vân, nằm
trên bán đảo Hòn Hèo. Một làng quê tươi đẹp được bao bọc bởi sau lưng là núi,
phía trước là biển, ở giữa là những mái nhà bình dị san sát nhau cùng các cánh
đồng tỏi vuông vức đẹp hút hồn.
Hầu hết người dân xã Ninh Vân làm nghề đánh bắt,
nuôi trồng hải sản. Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng thưởng thức những loại hải
sản tươi sống, ngon ngọt được chế biến kỳ công hấp dẫn vô cùng.
Trên đảo
Hòn Hèo, các dịch vụ cho thuê lều ven biển rất phổ biến. Bạn có thể lựa chọn
một nơi nghỉ ngơi phù hợp, tận hưởng cuộc sống bình dị một ngày tại đây. Các
phiên chợ sáng buôn bán rất nhiều hải sản tươi ngon với mức giá khá rẻ, du
khách có thể đến đây tham quan và lựa chọn.
Vì là một
đảo còn hoang sơ, nên bạn đừng quá bất ngờ nếu gặp phải những đàn khỉ đang lang
thang kiếm ăn, những con heo rừng, voọc đầu trắng bỗng dưng xuất hiện. Tuy tinh
nghịch và hơi phá phách, nhưng hầu hết các loài động vật trên đảo đều không gây
ảnh hưởng đến du khách tham quan.
Các hoạt động giải trí trên đảo rất đa dạng. Bạn có
thể chèo thuyền kayak, ca nô kéo, lặn biển ngắm san hô, dù lượn… Những hoạt
động này khá phù hợp với các bạn đam mê cảm giác mạnh và thích chinh phục thử
thách.
Ẩm thực
trên đảo Hòn Hèo quả đúng là tuyệt phẩm. Hải sản tươi ngon được chế biến kỳ
công, mang đến hương vị rất đặc biệt, rất riêng. Một vài đặc sản như thịt đà
điểu, thịt cá sấu… cũng khiến menu của hòn đảo này trở nên phong phú và làm say
lòng du khách ghé thăm.
Di chuyển sâu vào bên trong đảo, du khách sẽ đến với
khu du lịch sinh thái Suối Hoa Lan. Đây là địa điểm tham quan rất nổi tiếng tại
Nha Trang, được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến.
Bạn có thể đến dùng bữa tại các nhà hàng trên đảo,
nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn thử trải nghiệm ẩm thực dân dã tại một số quán
ăn địa phương.
Suối Hoa Lan - Khu du lịch sinh thái hấp dẫn
Cùng
với Hòn Thị và Hòn Lao, suối Hoa Lan là một trong những khu du lịch (KDL) nổi
tiếng của Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú. Hàng năm, suối Hoa Lan đã thu hút
hàng trăm ngàn lượt khách đến thưởng ngoạn và vui chơi.
Suối
Hoa Lan nằm trong dãy núi Hòn Hèo, cách Nha Trang khoảng 18km về phía Bắc. Suối
dài khoảng 6km, được hình thành từ nhiều suối nhỏ của những ngọn núi trong dãy
Hòn Hèo. Dọc suối có đủ loại cây rừng mọc quấn quýt bên nhau thành tầng thành
lớp. Đặc biệt, suối có rất nhiều hoa phong lan. Sau khi chảy qua những ghềnh
thác cheo leo, suối Hoa Lan đổ nước trực tiếp vào đầm Nha Phu. Nối đầm Nha Phu
với dãy Hòn Hèo là một khoảng đất bằng, diện tích khoảng 20 ha, nghĩa là chỉ
trong một khoảng không gian không rộng lắm nhưng KDL suối Hoa Lan đã trải mình
qua cả 3 hình thế: núi cao, đồng bằng và biển cả.
Suối
Hoa Lan không chỉ là nơi có cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là nơi ghi
lại dấu tích của người Chăm từ thuở xa xưa. Trên tảng đá dưới chân suối còn
nguyên dòng chữ Chăm cổ được khắc sâu rất đẹp, ghi dấu sự kiện một vị vua người
Chăm ngày trước đã từng hành hương đến suối Hoa Lan. Nơi đây cũng là căn cứ
cách mạng của 2 cuộc kháng chiến. Lần theo những dấu tích thuở xưa, chúng ta sẽ
bắt gặp những ghềnh đá kỳ vĩ và nhiều ngọn thác. Núi Hòn Hèo cao trên 700m,
ngọn thác cao nhất ở đây là 350m, mỗi thác có một dáng hình, một vẻ đẹp. Nhờ
những ưu thế về địa hình, KDL suối Hoa Lan đã thu hút được rất nhiều du khách,
nhất là các bạn trẻ và khách du lịch nước ngoài. Họ đặc biệt yêu thích không
khí trong lành của rừng, của thác nước nơi đây.
Những năm qua, Công ty Cổ phần Du
lịch Long Phú đã đầu tư vào KDL suối Hoa Lan nhiều công trình và các dịch vụ du
lịch để phục vụ du khách. Đó là vườn hoa phong lan với nhiều giống lan quý hiếm
được sưu tập trong và ngoài nước; Mê Cung trận đồ với những đường đi lắt léo
giữa rừng dương xanh ngắt; khu vui chơi giải trí thể thao dưới nước; nhà hàng
400 chỗ ngồi; khu vui chơi giải trí dành cho thiếu nhi, khu vực xiếc thú, nhà
nghỉ… Đặc biệt, Công ty vừa hoàn thành một khu vực cắm trại với sức chứa hơn
800 người dành cho những du khách yêu thích dã ngoại… Bên cạnh đó, KDL còn có
những dịch vụ khác khá hấp dẫn như tham quan suối Hoa Lan bằng thuyền Kayak. Du
khách sẽ tự chèo thuyền từ suối Hoa Lan qua suối Mộng Mơ rồi ra cửa biển, tham
quan phong cảnh đặc trưng của đảo Hoa Lan với những nét đẹp nguyên sơ của nó.
Để đến KDL suối Hoa Lan, bạn có
thể mua tour của Công ty Cổ phần Du lịch Long Phú. Nếu bạn đi tour du ngoạn
trên đầm Nha Phu, bạn sẽ được tham quan cả Hòn Thị, Hòn Lao và suối Hoa Lan với
chương trình tour được bố trí hài hòa rất lý thú. Giá trọn gói của tour này là
170.000đ/người lớn và 85.000đ/trẻ em. Đặc biệt, chương trình tour này được thực
hiện trong mọi điều kiện thời tiết. Còn nếu chỉ muốn đến suối Hoa Lan, bạn chỉ
cần bỏ ra 55.000đ/người lớn và 25.000đ/trẻ em là đã có được một ngày nghỉ tuyệt
vời tại KDL suối Hoa Lan.
truyền thuyết suối hoa lan
Nói đến suối Hoa Lan là người ta nói đến chiến khu Hòn Hèo - căn cứ địa
cách mạng ở chiến trường Nam Trung bộ trong hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ mà
ngày 16-7-1930 đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân
Khánh Hòa một cách oai hùng và âm hưởng của nó vẫn còn vọng mãi đến mai sau…
Suối Hoa Lan
nằm trong dãy núi Hòn Hèo, cách Nha Trang khoảng 18km về phía Bắc. Suối dài
khoảng 6km, được hình thành từ nhiều suối nhỏ của những ngọn núi trong dãy Hòn
Hèo. Dọc suối có đủ loại cây rừng mọc quấn quýt bên nhau thành tầng thành lớp.
Đặc biệt, suối có rất nhiều hoa phong lan. Sau khi chảy qua những ghềnh thác
cheo leo, suối Hoa Lan đổ nước trực tiếp vào đầm Nha Phu. Nối đầm Nha Phu với
dãy Hòn Hèo là một khoảng đất bằng, diện tích khoảng 20 ha, nghĩa là chỉ trong
một khoảng không gian không rộng lắm nhưng KDL suối Hoa Lan đã trải mình qua cả
3 hình thế: núi cao, đồng bằng và biển cả.
Chuyện kể rằng cách đây rất lâu, lâu lắm rồi bên đầm Nha Phu có một đôi
trai gái yêu nhau say đắm, nhưng không thể nào tiến tới hôn nhân được chỉ vì lý
do duy nhất là chàng trai quá nghèo. Cha mẹ cô gái ra điều kiện bất cứ ai muốn
cưới con mình về làm vợ thì trước hết phải có năm chục ký yến sào và một trăm
ký trầm hương để làm vật sính lễ. Không còn sự lựa chọn nào khác, cô - cậu đều
hạ quyết tâm bí mật dắt nhau lên núi Hòn Hèo tìm trầm hương rồi sau đó tiến ra
biển để hái yến sào. Như bị lạc vào nơi ốc đảo “không một dấu chân người”, họ
cứ đi đi mãi mà vẫn không thấy trầm hương đâu - cho đến khi màn đêm buông xuống
lúc nào không hay. Vừa mệt, vừa đói lại vừa khát nước, cả hai thiếp đi trong
giấc ngủ. Khi tỉnh dậy thì không còn thấy người yêu đâu cả, cô gái đau đớn lần
theo dấu vết từng giọt máu, nhưng bóng dáng người bạn trai thân yêu của mình
vẫn “biệt vô âm tín”. Và tiếng khóc của người con gái cũng lịm dần đi trong sự
tuyệt vọng, chỉ có nước mắt là vẫn chảy, chảy mãi theo các khe đá như dòng nước
trong lành - hễ nước mắt thấm vào đâu là chỗ có vết máu của chàng trai lại hiện
lên những chùm phong lan rực rỡ sắc màu, đung đưa trong gió…
Không biết cái tên “suối Hoa Lan” ra đời có giống như câu chuyện tình đầy
nước mắt vậy không? Nhưng dù sao cũng “khen ai đã khéo đặt tên” - vừa thực, vừa
mộng, vừa có ấn tượng về một vùng đất huyền thoại. Nó góp thêm vào bộ sưu tập
“suối” của tỉnh Khánh Hòa càng thêm phong phú. Đó là suối Đổ, suối Ngỗ, suối Ồ
Ồ, suối Ba Hồ, suối Đá Xẻ, suối Cát và suối… Hoa Lan. Có thể nói, ở duyên hải
miền Trung chưa có một hòn đảo hay bán đảo nào có dòng nước ngọt tuyệt vời hơn
suối Hoa Lan. Có lẽ bán đảo Hòn Hèo (suối Hoa Lan) giống như một con khủng long
rúc đầu vào núi và duỗi cái đuôi ra biển. Nhờ vậy mà hệ thống mạch ngầm từ dãy
Trường Sơn dồn về tắm mát quanh năm, tạo độ ẩm cho các loài thực vật phát
triển.
Nơi đây là thế giới của lan rừng. Ngày trước lan rừng nhiều lắm - là nơi
hội tụ của nhiều giống phong lan như: từ vũ nữ, phượng hoàng, tai trâu, đuôi
sóc, đuôi chồn, đuôi gà, tiên nữ, quế hương…. Nó mọc ra từ thân cây cổ thụ hoặc
bám vào vách đá, đến đây lúc nào cũng gặp hoa nở, cùng với tiếng chim rừng vang
hót líu lo. Người ta còn tận dụng nguồn nước ngọt trời cho này để xây bể nuôi
hàng nghìn con cá sấu. Những chú voi con từ bản Đôn đưa về đây còn tinh nghịch
thập thò cái vòi bé bỏng ra câu nhử cá sấu làm trò vui cho du khách.
HÒN LAO (ĐẢO KHỈ)
Đảo Khỉ hay còn gọi là Hòn Lao nằm gần đảo Hoa Lan (Hòn Hèo) thuộc xã
Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Cách trung tâm thành phố Nha Trang
khoảng 18km về phía Bắc, đảo Khỉ là khu du lịch sinh thái xinh đẹp thuộc vịnh
Nha Phu.
Đảo có diện tích 25ha với cảnh quan thiên nhiên trong lành, khí hậu mát
mẻ, khung cảnh bình yên với muôn vàn cây cối, chim, thú và rất nhiều khỉ. Nơi
đây hằng năm thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch về tham quan, khám phá, vui
chơi.
Đảo Khỉ
Nha Trang vốn có tên gọi là Hòn Lao. Vào năm 1975, các chuyên gia Liên Xô
mang khỉ đến Hòn Lao để nuôi và nghiên cứu khoa học. Sau đó, chúng tự sản sinh
và phát triển. Từ đó, đảo có nhiều khỉ sinh sống nên người địa phương gọi là
đảo Khỉ.
Hiện nay,
khu du lịch đảo Khỉ Nha Trang có hơn 1.200 con khỉ sống theo bầy đàn. Đảo Khỉ
có nhiều loài khỉ khác nhau như khỉ mặt đỏ, khỉ lông xám,... được nuôi thả
trong các cánh rừng nguyên sinh. Đảo Khỉ Nha Trang Khánh Hòa là nơi nuôi dưỡng
và chăm sóc khỉ với mục đích bảo tồn và phục vụ nhu cầu tìm hiểu, tham quan của
du khách.
Từ trung
tâm thành phố di chuyển đến Hòn Lao đảo Khỉ Nha Trang, du khách di chuyển đến
bến tàu Long Phú, sau đó mua vé ra đảo theo cách sau:
·
Di
chuyển từ trung tâm thành phố đến bến tàu Long Phú: Bạn có
thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân, thuê xe máy hoặc taxi. Giá taxi dao
động khoảng 200.000 VNĐ/chiều đối với xe 4 chỗ. Giá thuê xe máy dao động từ
130.000 – 150.000 VNĐ/ngày.
·
Từ
bến tàu Long Phú ra đảo Khỉ Nha Trang: Tại bến tàu, du khách mua vé tàu để di chuyển
ra đảo Khỉ.
·
Giá
vé tàu ra đảo tham khảo: Người lớn: 180.000 VNĐ/người; Trẻ em dưới 1,3 mét:
90.000 VNĐ/người.
Trên đảo
Khỉ Nha Trang hiện tại đang nuôi giữ số khỉ khá lớn với số lượng lên đến 1.200
con. Số khỉ này được nuôi với mục đích bảo tồn cũng như phục vụ du khách tham
quan.
Khi đến
đây, bạn tha hồ được xem, tìm hiểu và vui đùa cùng những chú khỉ tinh nghịch,
đáng yêu. Khỉ được nuôi thả trong trong rừng nguyên sinh tự nhiên nên khá
nghịch ngợm nhưng cũng rất thân thiện với con người. Hòn đảo rất thích hợp để
những người yêu thiên nhiên, động vật, các gia đình có con nhỏ đến tìm hiểu,
khám phá, vui chơi.
Xiếc khỉ
là hoạt động khiến nhiều du khách thích thú, nhất là các bạn nhỏ. Mỗi ngày, nơi
đây có 3 suất diễn xiếc vào các khung giờ: 9:30, 10:30, 15:15. Chương trình với
nhiều tiết mục hấp dẫn như xiếc gấu, xiếc chó, xiếc voi và đặc biệt là các tiết
mục xiếc khỉ hấp dẫn. Bạn sẽ không khỏi bất ngờ trước các động tác điêu luyện
của các chú khỉ khi biểu diễn. Mỗi trò đều có nét thú vị, hấp dẫn riêng khiến
ai cũng phải trầm trồ. Đến đảo Khỉ Nha Trang Khánh Hòa, xiếc khỉ là hoạt động
thú vị mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ.
Đi đảo
Khỉ Nha Trang, nhớ phải thử cảm giác lạ đầy thú vị tại công viên phao nổi. Công
viên phao nổi là điểm vui chơi hấp dẫn thu hút đông đảo du khách khám phá, đặc
biệt là các bạn trẻ. Công viên rộng 2.000m2, bao gồm 48 game vận động liên
hoàn: leo vách núi, cầu thăng bằng, cầu trượt, đu xà… hấp dẫn, thú vị. Với
những ai thích vận động thì nơi đây chính là thiên đường vui chơi lý tưởng
không thể bỏ lỡ.
Đến với
đảo Khỉ Nha Trang Khánh Hòa, ngoài việc tham quan, vui chơi với những chú khỉ
vui nhộn thì bạn đừng bỏ qua cơ hội được trải nghiệm các trò chơi thể thao hấp
dẫn. Nơi đây có vô số các trò chơi, từ những thử thách đơn giản đến trò chơi
cảm giác mạnh như: bắn súng sơn, đua xe Prokat, cưỡi đà điểu,... Đặc biệt, lặn
biển khám phá thế giới đại dương bao la đầy bí ẩn là trải nghiệm thú vị đáng
thử khi đến với Hòn Lao đảo Khỉ Nha Trang.
Tắm bùn Nha Trang - những điều cần biết
Được
mệnh danh là "Địa trung hải của Việt Nam", "Thành phố Rio de
Janeiro của miền Trung Việt Nam", thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa)
giống như một "chiếc boong tàu đầy nắng" với các điểm và cụm du lịch
hấp dẫn: Tháp Bà, Hòn Tằm, Hòn Lao, Hòn Mun, Hòn Hèo, suối Hoa Lan, Vịnh Nha
Trang (mới được công nhận là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới)..
Đặc
biệt, ngoài các ngọn núi, bãi biển, cầu cảng..., du khách còn được thưởng thức
một "đặc sản" mới lạ: tắm bùn. Tắm bùn được chia thành 8 giai đoạn,
chủ yếu gồm những công đoạn chính sau đây:
* Sau khi
thay đồ tắm, du khách được hướng dẫn làm sạch cơ thể bằng nước khoáng nóng
trong một cái sân với nhiều vòi nước phun lên từ mặt đất.
* Sau đó là
công đoạn chính: tắm bùn, thoa bùn lên mặt, lên tóc và dội khắp thân thể.
* Sau 15
phút ngâm bùn, bạn được hướng dẫn công đoạn thứ ba là phơi nắng, để da có thời
gian hấp thụ những khoáng chất trong bùn.
* Phơi nắng
xong, nhân viên hướng dẫn lại yêu cầu mọi người tắm cho sạch bùn, sau đó ngâm
người trong hồ chứa nước khoáng nóng, hồ bơi, thác nước, cuối cùng là khâu
"ôn tuyền thuỷ liệu pháp". Điều đặc biệt là cứ hết một công đoạn nước
lạnh lại đến một công đoạn nước nóng, xen kẽ nhau như vậy đúng 4 lần.
Thác
nước khoáng ấm và "ôn tuyền thuỷ liệu pháp" là hai dịch vụ mới của
Trung tâm Du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà. Đây thực chất là hình thức massage,
xoa bóp, nhưng là massage, xoa bóp bằng nước. Ở thác nước khoáng ấm, nước từ
trên thác chảy xuống mạnh và "nặng" như những động tác đấm bóp bằng
tay khiến bạn quên đi mệt mỏi. Còn với "ôn tuyền thuỷ liệu pháp", bạn
sẽ được xoa bóp toàn thân với hàng ngàn tia nước ấm phun rất mạnh từ hai bức
tường đá xây song song và cách nhau khoảng 1m. Ngoài hai công đoạn bị giới hạn
thời gian: ngâm bùn (15 phút) và ngâm nước khoáng nóng (40 phút), du khách có
thể thỏa sức ngâm, tắm mà không thấy chán.
Có một điều
chú ý nhỏ dành cho du khách khi đến tắm bùn để chữa trị những bệnh lý hay chỉ
để thư giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc, để tác dụng của việc tắm bùn thật
hiệu quả bạn không nên tắm lại bằng nước lạnh, và nhất là tắm lại bằng xà phòng
(bao gồm các lọai xà phòng có chất tầy rửa cao hay thấp đều không nên), vì khi
tắm lại bằng xà phòng bạn sẽ làm trôi đi lớp khoáng chất của bùn còn lại trên
da làm giảm bớt tính hiệu quả của bùn.
Lưu ý khi
đi tắm bùn khoáng nóng ở những người suy tim cấp, khi ngâm tắm toàn thân có thể
gây nên các phản ứng như mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, choáng váng. Cần chú ý
nhiệt độ, thời gian tắm khác nhau của mỗi người. Sau mỗi lần tắm ngâm toàn thân
phải lau khô người và nằm nghỉ 10-20 phút.
Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại)
Biệt
thự Cầu Đá là một công trình kiến trúc đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa phong
cách kiến trúc Pháp với nghệ thuật hoa viên Phương Đông. Đây từng là nơi nghỉ
mát của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.
Biệt
thự Cầu Đá (hiện nay thuộc Khu du lịch Bảo Đại) được xây dựng trên ba ngọn đồi
nhô ra sát biển của ngọn núi Chụt (núi Cảnh Long), thuộc khóm Cầu Đá, phường
Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang. Biệt thự được xây dựng ở một vị trí đẹp;
không gian thoáng, thơ mộng. Nhìn từ xa, núi Chụt chạy dài theo bờ biển giống
như con rồng xanh khổng lồ ôm lấy Nha Trang, ba ngọn đồi trên mỏm núi giống như
đầu rồng đang giỡn nước. Đến đây, du khách không chỉ được tận hưởng không khí
trong lành mà còn có cơ hội nhìn ngắm vẻ đẹp của thành phố biển Nha Trang.
Lịch
sử hình thành của biệt thự Cầu Đá gắn liền với sự ra đời của Viện Hải dương học
Đông Dương (nay là Viện Hải dương học Nha Trang). Vùng biển Nha Trang nằm gần
trung tâm điểm của biển Đông, nơi hội tụ các quần thể sinh vật biển đa dạng, vì
vậy người Pháp đã chọn Nha Trang làm nơi đặt cơ sở nghiên cứu khoa học biển.
Người Pháp khai phá ngọn núi Chụt hoang vu để xây dựng nên năm ngôi biệt thự
làm nơi ở cho các nhà khoa học Pháp đến làm việc tại Viện Hải dương học Đông
Dương. Năm 1923, ông A.Crem - nhà khoa học người Pháp (gốc Đức) đã chỉ huy thực
hiện đồ án thiết kế năm ngôi biệt thự trên đỉnh đồi và ba ngôi nhà làm việc,
nghiên cứu thực nghiệm khoa học ở dưới chân đồi sát biển. Người Pháp đặt tên
(bằng tiếng Pháp) cho các ngôi biệt thự theo tên các loài cây, hoa trồng quanh
vườn: biệt thự thứ nhất ở ngọn đồi cuối cùng của mỏm núi Chụt nhô ra biển xa
nhất là “Les Agaves” - Xương Rồng, biệt thự thứ hai ở ngọn đồi tiếp theo là
“Les Frangipaniers” - Bông Sứ; ba biệt thự còn lại nằm trên ngọn đồi thứ ba là:
Les Bouguinvillés” - Bông Giấy, “Les Flamboyants” - Phượng Vĩ, “Les Badamniers”
- Cây Bàng.
Người
đầu tiên ở biệt thự Xương Rồng là Tiến sĩ A.Crem - Giám đốc Viện Hải dương học
Đông Dương. Đến năm 1926 khi Bảo Đại lên ngôi hoàng đế, vì yêu cầu chính trị có
lợi cho thực dân Pháp, người Pháp đã chuyển giao hai biệt thự Xương Rồng và
Bông Sứ cho vua Bảo Đại. Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã dùng hai ngôi
biệt thự này làm nơi nghỉ mát cho ông và hoàng hậu Nam Phương (vì thế biệt thự
Cầu Đá còn được gọi là lầu Bảo Đại). Trước đây, người dân Nha Trang thường gọi
biệt thự của vua Bảo Đại là lầu Thừa Lương. Sau năm 1954, biệt thự Xương Rồng
được đổi tên thành Nghinh Phong, Bông Sứ đổi thành Vọng Nguyệt. Các tên gọi đó
được giữ đến ngày nay.
Năm
ngôi biệt thự ở Cầu Đá có kiểu dáng kiến trúc khác nhau nhưng đều hài hòa với
cảnh sắc thiên nhiên xung quanh. Trong đó, hai ngôi biệt thự Nghinh Phong và
Vọng Nguyệt đẹp nhất nên mới được chọn làm nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại và
hoàng hậu Nam Phương. Cả hai ngôi biệt thự này đều được xây dựng theo nghệ
thuật kiến trúc cổ điển Pháp có sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hoa viên và
nghệ thuật xây dựng cung điện.
Biệt
thự Nginh Phong có dáng hình hộp chữ nhật, cao hai tầng, cửa chính của biệt thự
quay về hướng Đông. Từ sân trước của biệt thự có hai đường vòng theo hai hướng
xuống chân đồi. Đường vòng hướng Tây trải nhựa men theo sườn đồi đi xuống.
Đường vòng hướng Nam là đường bậc thang dẫn đến bãi tắm “Hoàng hậu”, giữa đường
này nơi gành biển có hòn đá tảng to là nơi vua Bảo Đại thường ngồi tận hưởng
thú vui câu cá.
Biệt
thự Vọng Nguyệt nằm ở đồi thứ hai cũng cao hai tầng và có dáng hình hộp chữ
nhật. Khi vua Bảo Đại còn ở đây, tầng trệt được dùng làm phòng họp, chiêu đãi
quan khách; tầng trên là nơi nghỉ ngơi của vua và hoàng hậu. Phía trên sân
thượng là nơi vua và hoàng hậu đón gió, ngắm trăng lên. Mặt tiền biệt thự quay
về hướng Bắc, nên đứng ở đây có thể nhìn rõ toàn cảnh Nha Trang. Cửa hướng Đông
của Vọng Nguyệt có đường đi sang Nginh Phong được tạo dáng thành hoa viên.
Bao
quanh hai ngôi biệt thự có nhiều cây cổ thụ như me, bàng, phượng, sứ...xòe tán
rộng phủ mát một vùng. Cây cảnh, hoa, cỏ xanh đều được bố trí thành từng mảng
lớn, bố cục chặt chẽ, tính thẩm mỹ cao.
Hiện
nay, biệt thự Cầu Đá đã trở thành Khu du lịch Bảo Đại, một điểm du lịch thu hút
nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Thắng cảnh
du lịch Vân Phong - Đại Lãnh - Vũng Rô
Cách Nha
Trang khoảng 80km về hướng bắc là cụm du lịch liên hoàn Vân Phong - Đại Lãnh -
Vũng Rô, một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất khu vực châu Á, vượt hẳn
biển Phuket ở Thái Lan và có thể sánh với những thắng cảnh tuyệt vời trên thế
giới. Đó là niềm tự hào và vinh hạnh cho du lịch nước ta được tổ chức du lịch
thế giới đánh giá cao như thế.
Hấp dẫn
danh thắng Đại Lãnh
Phong cảnh
Đại Lãnh được liệt vào hàng danh thắng của đất nước từ thời vua Minh Mạng được
chạm vào một trong cửu đỉnh ở Huế. Biển Đại Lãnh là bãi biển đẹp vào bậc nhất ở
nước ta, trong số 3.000km bờ biển Việt Nam chỉ có bãi tắm Đại Lãnh là sạch và
xanh nhất nước, do nơi đây còn nguyên sơ không bị ô nhiễm của công nghiệp, vì
xa nơi dân cư. Bãi tắm Đại Lãnh cát trắng mịn màng, nước biển trong xanh, độ
thoai thoải ra xa, có nhiều nguồn suối từ núi đổ xuống quanh năm, mát lạnh nằm
ẩn mình trong rừng thùy dương, tạo khung cảnh thơ mộng mê hồn.
Từ hừng
đông sáng, không khí Đại Lãnh tĩnh mịch, yên ả chỉ nghe tiếng hàng dương tấu
nhạc, vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào. Buổi trưa, biển đậm nét xanh rì, nắng chói
chan, bầu trời như trải rộng. Buổi chiều, chuyển sang màu xanh nhạt, gió từ đại
dương thổi vào mát dịu. Hoàng hôn buông xuống cảnh núi non, biển cả như hút hồn
người khiến lữ khách phải xao xuyến. Đây là điểm tắm biển rất quyến rũ.
Làng cổ Nha Trang
Trong
quá trình hình thành Khánh Hòa, trước khi Nha Trang chính thức trở thành thành
phố thì miền đất này đã tồn tại hơn 300 năm. Chính vì thế mà trải qua bao nhiêu
thăng trầm thời cuộc, trong lòng thành phố biển xinh đẹp này vẫn còn giữ lại
một làng cổ với những gì rất riêng của một làng quê Trung Bộ.
Làng
cổ nằm ở xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang. Đây được đánh giá là vùng quê lý tưởng nằm
cách Nha Trang chừng 4 cây số, có một con đường chính ôm bọc lấy làng quê là
Hương lộ 45. Ưu thế thứ hai là làng quê dựa sát dòng sông Cái xinh đẹp cho
khách sau khi tham gia chuyến du lịch đường sông ghé qua.
Trong
khu vực làng cổ còn tồn tại rất nhiều ngôi nhà cổ theo kiến trúc miền Trung.
Người dân ở đây quen gọi đó là cách xây dựng Bát căn dần (ba gian có 36 cột ).
Đa phần các nhà đều xây dựng cách đây hơn 100 năm, cửa gỗ và rường cột có chạm
khắc. Những nhà cổ ở Nha Trang đều còn đậm nét nhà quê với sân vườn. Cửa nhà là
những tấm gỗ khá cầu kỳ.
Để thực
hiện chuyến du hành làng cổ, thường du khách đi từ bến đò dưới chân Tháp Bà hay
ngay bãi thuyền bên chân cầu Hà Ra. Từ đây thuyền sẽ chở khách dạo quanh sông
Cái để ngắm cồn Dê, vườn dừa Ngọc Thảo, cầu gỗ Vĩnh Phương cũng như nhìn những
đàn vịt bơi trên sông và thuyền bè xuôi ngược đi về. Sau đó thuyền sẽ dừng lại
ở bến sông là nhà của ông Nguyễn Xuân Hải. Từ bến sông khách sẽ thưởng thức cảm
giác đi bộ trong vườn quê, hoàn toàn không có sự ồn ào thường thấy của tỉnh
thành.
Để đi thăm
nhà cổ, xe sẽ đón khách đi thăm một số ngôi nhà cũng nằm trong vòng ôm của xã
Vĩnh Thạnh. Thường thì tất cả những ngôi nhà ở đây đều có vườn trước nhà với
nhiều cây trái khác nhau. Nhà nằm lọt giữa vườn và thường có sân phơi trước
nhà. Điểm độc đáo ở chỗ là hàng rào ngăn cách làm bằng cây hoa râm bụt hoặc cây
duối. Con đường từ cổng vào nhà thường trồng hai loại cây chủ lực là hoa mai và
cây cau.
Sau
khi đi thăm các nhà cổ, khách sẽ trở lại nhà ông Nguyễn Xuân Hải để cảm nhận
được một ngôi nhà cổ gần như còn nguyên sau 200 năm xây dựng. Đây cũng là một
ngôi nhà khá độc đáo nằm trong một khu vườn khá lớn với nhiều chủng loại cây ăn
trái. Trong vườn nhà ông Hải, khách được mời uống trà trong những chiếc tách gỗ
xinh xinh, ngồi trên bộ bàn ghế làm bằng rễ cây. Khách cũng có thể ngắm nhìn
đàn gà đang dắt con đi kiếm ăn hay thăm vườn cây trong ánh nắng chen trên cành
lá.
Kiến trúc
nhà cổ của ông Hải khá đẹp. Nơi đây còn là một “bảo tàng tư nhân với rất nhiều
"đồ cổ như chén bát, tủ thờ, liễn, câu đối". Cái thú của khách còn
chính là nhìn thấy cách sinh hoạt của một gia đình làng quê như nấu cơm bằng
bếp "kiềng ba chân” và củi đun chính là những nhánh cây khô trong vườn.
Gáo múc nước bằng gáo dừa làm trong vườn nhà. Khách cũng có thể tò mò mua vài
chiếc gáo dừa hoặc bộ bình nước pha trà bằng trái dừa khô tạo nên.
Dạo chơi
trên đường quê bằng xe ngựa là cái thú rất lạ, nếu không nói đó là một cảm giác
hoàn toàn mới. Cứ hai khách leo lên một chiếc xe ngựa. Người lái xe ngựa đã có
hơn 30 năm điều khiển chiếc xe “thế kỷ” sẽ đưa bạn đến thăm làng nghề dệt chiếu
và làng nghề se nhang.
Sự hấp dẫn
của chuyến đi dạo làng cổ Nha Trang chính là sự ẩn hiện đến lạ kỳ của một miền
quê với "hàng cau phía trước, bụi chuối phía sau”, còn là bắt gặp cổng
làng chơ vơ trên con đường mòn băng qua những bờ ruộng theo cách nhà văn Lỗ Tấn
nói "Người ta đi mãi mà thành đó thôi".
Chuyên đề:
SAN HÔ
San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng
các thể polip nhỏ
giống hải quỳ, thường sống
thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.
Một "đầu" san hô
thực tế được tạo từ hàng ngàn cá thể polip có cấu tạo gen giống hệt nhau, mỗi
polip chỉ có dường kính vài milimet. Sau hàng ngàn thế hệ, các polip này để lại
một khung xương là đặc trưng về loài của chúng. Mỗi đầu san hô phát triển nhờ
sự sinh sản vô tính của các polip. San hô còn sinh sản hữu tính bằng các giao
tử, được giải phóng đồng thời trong một thời kì từ một đến vài đêm liên tiếp
trong kì trăng tròn.
Tuy san hô có thể dùng các
tế bào châm (nematocyst) tiết chất độc tại các xúc tu để bắt phù du, loại
động vật này thu nhận phần lớn dưỡng chất từ loại tảo đơn bào cộng sinh có tên tảo
vàng đơn bào (zooxanthella).
Do đó, hầu hết san hô phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời và phát triển ở các vùng
nước trong và nông, thường ở độ sâu không tới 60 m (200 ft).
San hô có thể đóng góp lớn cho cấu trúc vật lý của các rạn san hô phát triển ở những vùng biển nhiệt đới
hoặc cận nhiệt đới, chẳng hạn như rạn san hô
Great Barrier ở ngoài khơi
bang Queensland, Úc. Các loại san hô khác không cần
đến tảo và có thể sống ở vùng nước sâu hơn, chẳng hạn các loài trong chiLophelia nước-lạnh sống được tới độ sâu 3.000 m
ở Đại Tây
Dương.[1] Một ví
dụ khác là Darwin Mounds ở phía tây nam Cape Wrath, Scotland. San hô còn được tìm thấy ở
ngoài khơi bang Washington và quần đảo
Aleutian ở Alaska,
Mỹ.
1. Phát Sinh loài
redirect Tiêu
bản:Chính
San hô nấm ở Papua New
Guinea
San hô nằm trong lớp Anthozoa và được chi thành hai phân lớp, tùy theo số
xúc tu (tua cảm) hoặc những đường đối xứng, và một loạt các bộ tương ứng với
kiểu xương ngoài, loại tế bào châm và phân tích di truyền ti thể[2][3][4]. Phân lớp san hô với 8 xúc tu được gọi làsan hô tám ngăn (Octocorallia) hay san hô mềm (Alcyonaria) và bao gồm các bộ san hô mềm (Alcyonacea), san hô sừng(Gorgonacea) và san hô lông chim (Pennatulacea). Những loài có
nhiều số xúc tu lớn hơn 8 và là bội của 6 được gọi là san hô sáu ngăn (Hexacorallia) hay san hô tổ ong (Zoantharia).
Nhóm này bao gồm các loài san hô đá (san
hô tạo rạn) (Scleractinia), san hô tổ ong (Zoanthidea)
và hải quỳ.
2. Cấu tạo
Cấu tạo của một polip san
hô
Tuy một đầu san hô trông như một cơ thể sống, nhưng nó thực ra là đầu
của nhiều cá thể giống nhau hoàn toàn về di truyền, đó là
cácpolip. Các polip là các sinh vật đa bào với nguồn thức ăn
là nhiều loại sinh vật nhỏ hơn, từ sinh vật phù du tới các loài cá nhỏ.
Polip thường có đường kính một vài milimet, cấu tạo bởi một lớp biểu mô bên
ngoài và một lớp mô bên trong giống như sứa được gọi làngoại chất. Polip có hình dạng đối xứng trục với các xúc tu
mọc quanh một cái miệng ở giữa - cửa duy nhất tới xoang
vị (hay dạ dày), cả thức ăn và bã thải đều đi qua cái miệng này.
Dạ dài đóng kín tại đáy polip, nơi biểu mô tạo một bộ xương ngoài được
gọi là đĩa nền. Bộ xương này được hình thành bởi một vành hình khuyên chứa
canxi ngày càng dầy thêm (xem ở dưới). Các cấu trúc này phát triển theo chiều thẳng đứng
và thành một dạng ống từ đáy polip, cho phép nó co vào trong bộ xương ngoài khi
cần trú ẩn.
Polip mọc bằng cách phát triển khoang hình cốc (calices) theo chiều dọc,
đôi khi chia thành vách ngăn để tạo một đĩa nền mới cao hơn. Qua nhiều thế hệ,
kiểu phát triển này tạo nên các cấu trúc san hô lớn chứa canxi, và lâu dài tạo
thành các rạn san hô.
Sự hình thành bộ xương ngoài chứa canxi là kết quả của việc polip kết
lắng aragonit khoáng từ các ion canxi thu được từ trong nước biển. Tuy
khác nhau tùy theo loài và điều kiện môi trường, tốc độ kết lắng có thể đạt mức
10 g/m² polip/ngày (0,3 aoxơ/ yard vuông/day). Điều này phụ thuộc mức độ ánh
sáng, sản lượng ban đêm thấp hơn 90% so với giữa trưa.[5]
Nematocyst phóng độc: Một nematocyst phản ứng với một con mồi gần đó đang
chạm phải gai châm ngứa, nắp mở, tua châm cắm vào con mồi tiêm chất độc làm tê
liệt con mồi, sau đó các xúc tu kéo con mồi vào miệng.
Các xúc tu của polip bẫy mồi bằng cách sử dụng các tế bào châm được gọi
là nematocyst. Đây là
các tế bào chuyên bắt và làm tê liệt các con mồi như sinh vật phù du, khi có tiếp xúc, nó phản
ứng rất nhanh bằng cách tiêm chất độc vào con mồi. Các chất độc này thường yếu,
nhưng ở san hô lửa, nó đủ mạnh để gây tổn thương cho con người. Các
loài sứa và hải quỳ cũng
có nematocyst. Chất độc mà nematocyst tiêm vào con mồi có tác dụng làm tê liệt
hoặc giết chết con mồi, sau đó các xúc tu kéo con mồi vào trong dạ dày của
polip bằng một dải biểu mô co dãn được được gọi là hầu.
Cận cảnh các polip Montastrea cavernosa.
Có thể thấy rõ các xúc tu.
Các polip kết nối với
nhau qua một hệ thống phức tạp gồm các kênh hô
hấp tiêu hóa cho
phép chúng chia sẻ đáng kể các chất dinh dưỡng và các sinh
vật cộng sinh.
Đối với các loài san hô mềm, các kênh này có đường kính khoảng 50-500 μm
và cho phép vận chuyển cả các chất của quá trình trao
đổi chất và
các thành phần tế bào.[6]
Ngoài việc dùng sinh
vật phù du làm thức ăn, nhiều loài san hô, cũng như các nhóm Thích ti (Cnidaria)
khác như hải quỳ (ví dụ chiAiptasia), hình thành một quan hệ cộng sinh với
nhóm tảo
vàng đơn bào thuộc
chi Symbiodinium. Thông thường, một polip sẽ sống
cùng một loại tảo cụ thể. Thông qua quang hợp, tảo cung cấp năng lượng cho san
hô và giúp san hô trong quá trình canxi hóa[7]. Tảo hưởng lợi từ một
môi trường an toàn, và sử dụng điôxít cacbon và các chất chứa nitơ mà polip
thải ra.
3. Sinh Sản
3.1
Hữu Tính
San
hô chủ yếu sinh
sản hữu tính,
với 25% san
hô phụ thuộc tảo (san
hô đá) tạo thành các quần thể đơn tính trong
khi phần còn lại làlưỡng
tính.[8] Khoảng 75% san hô phụ thuộc tảo
"phát tán con giống" bằng cách phóng các giao tử (trứng và tinh trùng) vào trong nước để phát tán các
quần thể san hô ra xa. Các giao tử kết hợp với nhau khi thụ tinh để hình thành
một ấu trùng rất nhỏ gọi là planula, thường có mầu hồng và hình ôvan;
một quần thể san hô cỡ trung bình mỗi năm có thể tạo vài nghìn ấu trùng này để
vượt qua xác suất rất nhỏ của việc ấu trùng tạo được một quần thể mới.[9]
Ấu trùng planula bơi về
phía ánh sáng, thể hiện quang
xu hướng tính dương,
lên đến vùng nước bề mặt nơi chúng trôi dạt và phát triển một thời gian trước
khi bơi trở lại xuống phía đáy biển để tìm một bề mặt mà nó có thể bám vào đó
và xây dựng một quần thể mới. Nhiều giai đoạn của quá trình này có tỷ lệ thất
bại lớn, và mặc dù mỗi quần thể san hô phát tán hàng triệu giao tử, chỉ có rất
ít quần thể mới được hình thành. Thời gian từ khi phóng giao tử cho đến khi ấu
trùng định cư thường là 2 hoặc 3 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 2 tháng[10].
Ấu trùng san hô phát triển thành một polip san hô và cuối cùng trở thành một
đầu san hô bằng cách sinh sản vô tính tạo các polip mới.
Hầu hết các loài san
hô, mà không phải san
hô đá,
đều không phát tán giao tử. Các loài này phóng tinh trùng nhưng giữ trứng, cho
phép phát triển các ấu trùng planula lớn hơn để sau này khi thả ra sẽ đủ sẵn
sàng để lắng xuống[7]. Ấu trùng phát triển thành polip san hô và
cuối cùng trở thành đầu san hô bằng mọc chồi vô tính và phát triển để tạo ra
các polip mới.
Chuyên
đề:
LẶN BIỂN
Pilot.vn
- Scuba diving – môn lặn biển với bình dưỡng khí – đã xuất hiện và phát triển
tại nhiều vùng biển nổi tiếng trên thế giới như: Australia, Hoa Kỳ, Tahiti…
Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam, hoạt động này đã bắt đầu phát triển rầm rộ
và không thể thiếu khi du khách đến tham quan tại Nha Trang.
Một
bãi lặn với địa hình đa dạng
Như
một món quà quý giá của mẹ thiên nhiên, vùng đáy biển của vịnh Nha Trang có một
địa thế rất đẹp và phù hợp với bộ môn lặn dưới nước. Đến Nha Trang, từ cảng Cầu
Đá, du khách sẽ mất khoảng một giờ ngồi tàu để đi đến bãi lặn tham gia thú tiêu
khiển này.
Đảo
Hòn Mun – một trong những nơi có bãi san hô đẹp nhất Việt Nam.
Bãi
lặn là một khu vực chủ yếu tập trung xung quanh các đảo như: đảo Hòn Mun, đảo
Yến… Bãi lặn bao gồm những vùng lặn nông có độ sâu từ 10 đến 20 m nhằm phục vụ
cho tất cả các du khách đến tham gia, ngay cả những người chưa từng chơi môn
thể thao này bao giờ.
Lặn biển
Nha Trang là một trải nghiệm mới đầy thú vị.
Nếu
bạn thuộc những du khách này, một số điểm lặn bạn có thể tham khảo trong nhóm
này là: Fisher man bay, South rock, Moray beach, Lobster beach, Mamahanh beach…
Tuy có độ sâu khá nông, nhưng tại những điểm lặn trên, bạn vẫn có thể ngắm được
những rừng san hô mềm với đủ loại màu sắc và kích cỡ khác nhau. Thông thường,
với những người lần đầu được lặn, họ sẽ có cảm giác như lạc vào một chốn thủy
cung đầy huyền bí. Trong quá trình lặn ở những điểm này, nếu may mắn, bạn có
thể gặp một số sinh vật biển quý hiếm của nước ta như: cá Cóc, cá Ma, Mao Tiên,
Thỏ biển, tôm Hùm...
Bên
cạnh những điểm lặn dành cho du khách mới tham gia lần đầu, vịnh Nha
Trang cũng không thiếu chỗ cho các thợ lặn chuyên nghiệp trên thế giới
đến để trổ tài. Tại đây có hàng loạt những điểm lặn với độ sâu tương đối lớn
mang địa hình dốc đá, hang động hiểm trở như: Small hill, Small wall, South
reef, Madona rock, Hard rock, Small rock, Big wall… Người ta ước tính, độ sâu
của những điểm lặn này có thể lên đến 45m và hệ thống dốc, hốc đá khá là nguy
hiểm. Nhưng bù lại sự nguy hiểm đó, bạn có thể bắt gặp một số loài sinh vật độc
đáo như: San hô bàn (rộng 10m2), cá Mú, cá Hoàng Đế, Bạch tuột…
Dịch vụ lặn dành cho du
khách
Nếu tham gia môn thể thao này tại
Nha Trang, bạn sẽ được đội ngũ thợ lặn chuyên nghiệp hướng dẫn và đảm bảo an
toàn cho bạn trong suốt buổi lặn.
Được
biết, hoạt động này đã được hình thành từ năm 1997 điều hành bởi Câu lạc bộ
Vinadive - câu lạc bộ hoạt động hoàn toàn theo hệ thống của Hội lặn thế giới
PADI và trực thuộc Công ty du lịch Viettravel.
Vì
vậy, đến Nha Trang, bạn có thể đăng ký tham gia vào chuyến lặn biển dưới nhiều
hình thức. Nếu muốn kết hợp việc lặn với tham quan toàn bộ Nha Trang, bạn có
thể đăng ký tour trọn gói tại các công ty du lịch. Còn nếu chủ yếu chỉ muốn lặn
biển, bạn có thể đi các xe chất lượng cao ra Nha Trang rồi đến đăng ký lặn trực
tiếp tại Câu lạc bộ Vinadive. Khi đến ngày đã hẹn, xe của công ty sẽ đến đón
bạn ra cảng Cầu Đá. Nơi đó, bạn sẽ bắt đầu hành trình khám phá đại dương của
mình.
Trên đường ra bãi san hô, thợ lặn
sẽ hướng dẫn bạn các thao tác cơ bản để sử dụng những dụng cụ lặn bao gồm: mắt
kính, bình dưỡng khí, các loại đồng hồ đo áp suất, vòi thở, dây chì… .Ngoài ra,
bạn cũng sẽ được hướng dẫn một số ký hiệu bằng tay để ra hiệu dưới nước.
Trước
khi bắt đầu lặn xuống sâu, thợ lặn sẽ cùng bạn làm quen với môi trường nước
khoảng 15 phút. Sau khi hơi thở bạn đã ổn định, thợ lặn sẽ giúp bạn lặn sâu
xuống đáy dại dương. Lúc này, mọi cảm xúc trong bạn sẽ trở nên lâng lâng trước
hằng hà sa số các loại san hô với màu sắc rực rỡ. Người thợ lặn cũng sẽ
theo bạn suốt chuyến thám hiểm để đảm bảo an toàn cho bạn.
Các
khóa học lấy Chứng chỉ lặn quốc tế
Đối với những người đam mê bộ môn
lặn và muốn có những kỹ năng chuyên nghiệp được công nhận bởi Hiệp hội lặn quốc
tế, đây chính là địa chỉ đào tạo đáng tin cậy của họ. Bởi hàng năm, Câu
lạc bộ Vinadive thường xuyên mở những lớp đào tạo cấp bằng lặn chuyên nghiệp
tương ứng có 2 trình độ là: Open Water và Advanced Open Water.
Với khóa học Open Water dành cho
người mới bắt đầu, lớp học sẽ kéo dài từ 2-3 ngày. Đầu tiên, học viên sẽ được
học lý thuyết qua băng hình tại trụ sở câu lạc bộ và làm một số bài trắc
nghiệm. Sau đó, các học viên cũng sẽ có một buổi huấn luyện trong môi trường hồ
bơi. Khi đã thành thạo các thao tác, học viên sẽ được ra thực hành tại bãi san
hô thật. Kết thúc khóa học, học viên sẽ được Hiệp hội lặn quốc tế cấp bằng.
Đồng thời, họ cũng sẽ được phát một quyển sổ để ghi lại các thành tích lặn của
mình từ đó về sau.
Khi
đã qua khóa Open Water, nếu học viên nào muốn được học những kỹ năng lặn khó
hơn thì họ sẽ tiếp tục theo học lớp Advanced Open Water. Ngoài việc ôn lại các
kỹ năng trong lớp căn bản, các học viên sẽ học phần lý thuyết và thực hành
những kỹ thuật lặn khó như: lặn sâu, lặn hang, lặn dò tìm, lặn định hướng, lặn
chụp hình, lặn tìm hiểu sinh vật… Cũng như lớp căn bản, sau khóa học này Hiệp
hội lặn quốc tế cũng sẽ cấp bằng cho học viên.
Ngoài cung cấp các dịch vụ lặn biển
du lịch cũng như đào tạo thợ lặn, Câu lạc bộ Vinadive cũng cung cấp dịch vụ tổ
chức lễ cưới dưới đáy biển. Cô dâu chú rể sẽ không mặc những bộ lễ phục sang
trọng mà thay vào đó họ sẽ mặc những bộ đồ lặn. Sau khi chuẩn bị sẵn sàng, họ
sẽ cùng vị chủ hôn từ từ chìm xuống đáy biển. Dưới sự chủ trì của vị chủ hôn,
họ sẽ làm các nghi thức cưới hoàn toàn ở dưới đáy biển. Từ việc trao nhẫn cho
nhau cho đến việc cả hai sẽ cùng nhau gỡ vòi thở ra và …hôn nhau thật nồng nàn.
Thật còn gì có thể lãng mạn hơn một lễ cưới như thế phải không các bạn!
Chuyên đề:
YẾN XÀO
Yến sào
|
Yến
sào là tổ của một loài chim yến (salanganes) có tên khoa học là Collocalia
Fuciphaga Germania, lông màu đen, thân nhỏ, nặng khoảng 14-16g. Chúng sống
thành bầy đàn, làm tổ nuôi con trong các hang động trên các hải đảo không có
người sinh sống.
Tờ
mờ sáng, chúng bay vào đất liền kiếm mồi, tối mới bay về đảo. Loại chim yến
phân bố đều tại các nước Trung Quốc (phía Nam đảo Hải Nam), Việt Nam,
Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Myanmar.
Các
hải đảo ven biển nước ta trước đây đều có chim yến cư trú nhưng do không được
bảo vệ, chăm sóc nên chim yến đã bỏ đi. Chim yến nếu được bảo vệ và chăm sóc sẽ
tăng đàn rất mạnh. Hiện nay ở một số địa phương vẫn còn những đàn chim yến lớn
như Nha Trang, Quy Nhơn, Hội An…
Chim
yến tiết nước bọt thành từng sợi tơ gắn vào vách đá dệt thành tổ, có hình dạng
như vỏ sò, màu trắng đục. Tùy thuộc vào các chất khoáng đa vi lượng từ các vách
đá nơi chim làm tổ hòa tan vào chất dịch tương, tổ yến sẽ có màu sắc khác nhau
như màu đỏ (yến huyết), màu hồng (yến hồng), màu trắng sáng (yến quang), màu
trắng xám (yến thiên), màu đen (yến địa).
Tại
Indonesia, Malaysia hay Thái Lan, người ta nuôi chim yến trong nhà. Tổ yến được
kết gắn trên tường nhà hoặc bản gỗ, có màu trắng đục. Mùa làm tổ của chim yến
vào tháng Giêng, tháng 3 đẻ trứng, nên đến tháng 4 là người ta có thể đi thu
tổ, đổ trứng. Chim yến làm tổ lần thứ hai vào tháng 6 và lại đẻ trứng, dưỡng
chim non.
Mỗi
cặp chim yến cùng làm một tổ, thông thường đẻ hai, ba trứng rồi cùng nhau ấp để
21 ngày sau trứng nở thành chim non. Phải mất 45 ngày nữa chim non mới rời tổ
theo đàn với bố mẹ được. Đến cuối tháng 8, sau khi chim non trưởng thành, rời
tổ, người ta lại thu lứa tổ thứ hai. Nhờ phương pháp thu hoạch này mà nghề khai
thác yến sào của Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang đã tồn tại và phát triển khoảng
600-700 năm nay.
Chim
yến ăn côn trùng nhỏ bay trên không, không uống nước sông suối mà uống nước hơi
sương. Đã rời tổ là chim bay suốt ngày, chỉ bám đậu vào vách đá nơi nó sinh ra.
Chim yến ăn uống ở trong những vùng điều kiện thật tinh khiết nên chất dịch
tương (nước bọt) mà chúng tiết ra dệt nên tổ yến là kết tinh của “tinh hoa trời
đất”, được hòa tan cùng các chất khoáng đa vi lượng ở vách đá nơi chim làm tổ
bổ dưỡng vô cùng.
Tổ
yến có đến 16 loại nguyên tố vi lượng, có tác dụng hoạt hóa cho nhiều enzim làm
tăng quá trình trao đổi chất, có chất kích thích tổng hợp DNA trong tế bào sinh
vật. Tổ yến có vị ngọt tính bình, tác động vào hai kinh phế và vị để nuôi phế
âm, tiêu đờm, chữa hư yếu, ho sốt, hen suyễn, thổ huyết, đau dạ dày, tăng khả
năng sinh lý, làm đẹp da mặt, duy trì tuổi xuân. Đối với người mới ốm dậy hoặc
phụ nữ sau khi sinh, trẻ em gầy yếu, người già thì tổ yến được coi là vị thuốc
tiên.
Yến
sào là thứ sản vật dùng để cống vua chúa trước đây, là thứ quà tặng đặc biệt
ngày nay. Trong một buổi chiêu đãi khách mà có món yến sào đó là buổi tiệc
chiêu đãi trọng thể. Muốn bồi dưỡng cơ thể và chữa bệnh thì nên ăn món chè yến,
cách tốt nhất là ăn nóng trước khi đi ngủ. Lượng yến sào đủ để phát huy tác
dụng là khoảng 100g, chia làm 20 lần ăn liên tục.
Yến sào, hay tổ chim yến, là tên một loại
thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng được làm bằng tổ chim yến.
Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật
Bản, Triều
Tiên, Trung
Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác.Ở Việt Nam được
xếp vào hàng Bát Trân. Món súp yến sào được mệnh
danh là "món trứng cá caviar của phương Đông". Món yến sào đã
được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm. Món súp yến sào trông giống
như chất keo a dao được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột, đường.
Có lẽ món yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ nhất.
Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus
fuciphagus và tổ chim yến đen Aerodramus maximus. Tổ trắng và
tổ màu hồng máu được cho là giàu dinh dưỡng hơn và quý hơn. Yến sào được cho là
thần dược chữa được nhiều bệnh như tăng cường tình dục, cải thiện giọng nói,
tăng cường miễn dịch, tăng cường tập trung. Giáo sư sinh dược học Kong Yun
Cheng tại trường Đại học Hồng Kông đã tiến hành phân tích thành phần hóa
học của tổ yến và cho biết trong thành phần hóa học của tổ yến có một số chất
glyco-protein hòa tan trong nước có khả năng tăng cường quá trình phân chia tế
bào trong hệ miễn dịch [1].
Sự bổ dưỡng của Yến Sào:
Yến sào - tổ của loài chim yến, là
nguồn tài nguyên quí hiếm, là loại thực phẩm cao cấp có nhiều chất bổ dưỡng,
từng được dùng trong bữa yến tiệc của vua chúa thời phong
kiến. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu
tố chính: glyco và protein. Phần glyco bao gồm 7 loại, cơ thể dễ hấp thụ. Phần
protein có chứa nhiều acid amin không thay thế, mà cơ thể không tổng hợp được.
Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ
Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học
Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin,
một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine,
Valine, Arginine, Leucine... Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và
Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị
nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Ngoài ra, yến sào
có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố
đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng
phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết
cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu,
Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng
rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống
lão hóa, chống chất phóng xạ như Se. Qua đó chúng ta càng không ngạc nhiên về
giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của yến sào. Yến sào có tác dụng làm sạch
phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm
tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường
khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm
tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các
kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống
lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ. Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào
trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn
chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học.
Người ta cũng đang nghiên cứu dùng yến sào điều trị các bệnh ung thư và
HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế
bào bạch cầu ngoại biên trong yến sào.
Chim Yến làm tổ
Tổ chim yến được xây trong mùa sinh
sản và do con trống xây trong 35 ngày. Tổ được xây hình dạng như cái bát được
dính vào thành hang đá. Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi
tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau. Tổ chim yến có hàm lượng canxi (Ca), sắt (Fe), kali (K) và magiê (Mg) cao. Tổ yến cũng chứa chất dầu
argan.
Khai Thác Yến Sào ở Việt Nam:
Giàn
giáo để khai thác tổ yến
Ở Việt Nam, các địa
phương có yến sào tự nhiên là một số hòn đảo của một số tỉnh Nam
Trung Bộ như tỉnh Quảng
Nam, Phú Yên, Khánh
Hòa... Các tổ chim yến thường được làm ở các đảo trên các vách đá và việc
khai thác yến sào thường rất nguy hiểm do những giàn giáo cao bằng tre, công cụ
thô sơ, vách đá hiểm trở. Gần đây, một số nơi đã nuôi yến trong nhà trong thành
phố để thu hoạch yến sào mà đặc biệt là tại thành phố Nha Trang, Đà
Nẵng. Những căn nhà nuôi yến được cải tạo để gần giống với điều kiện tự
nhiên nơi yến thường hay làm tổ. Nha Trang cũng là nơi du khách có thể thưởng
thức món yến sào thường xuyên tại các nhà hàng sang trọng.
Phân loại Yến Sào:
1 PHÂN LOẠI THEO NGUỒN GỐC
Tổ Yến Hoang/Trong Ðộng (Wild/Cave Nest)
Hai loài yến thường sống trong các
hang động là loài yến Fuciphaga (Dân gian gọi là yến hàng) và yến Maxima (yến
tổ đen). Nhưng chỉ có loại tổ yến của yến hàng là được biết dưới tên Wild/Cave
Nest (Yến Hoang/Trong Ðộng) trên thị trường. Có thể vì do tính chất nguy hiểm
của việc lấy tổ yến trong hang động nên loại tổ yến này thường có giá cao nhất
so với các loại tổ yến khác trên thị trường. Tổ yến trong động, với những điều
kiện tự nhiên trong động, thường có hình dạng giống như 1 cái chén, thân dầy và
chân cứng. Hình dạng tổ giống như chén sẽ giúp bảo vệ trứng hoặc yến non không
bị các loài vật khác ăn mất và thời tiết. Chân tổ yến cần cứng để có thể gắn
chặt vào tường vì các hang động thường có độ ẩm cao. Tổ yến loại này được tìm
thấy ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.
Tổ Yến Trong Nhà (House Nest)
Tổ Yến Rêu của loài yến Esculanta là
loại tổ yến thường thấy ở các nhà nuôi yến trong nhà. Việc nuôi Yến đòi hỏi vốn
đầu tư rất lớn, thời gian dụ yến lâu dài và đặc biệt là không thể cho Yến ăn
bằng thức ăn nhân tạo do bản chất chim Yến đã teo biến chân và chỉ có thể bắt
công trùng khi đang bay. Tùy theo màu sắc tổ yến, thời tiết và số lượng côn
trùng (thức ăn của chim), tổ yến có thể được thu hoạch từ 1-4 lần một năm.
2 PHÂN LOẠI THEO MÀU SẮC
Lý do tại sao tổ yến có màu khác nhau
vẫn còn là một đề tài tranh luận. Theo dân gian Việt Nam người ta tin rằng
những con chim yến già hoặc chim Yến trong mùa thức ăn thiếu phải dùng máu của
mình hòa cùng nước bọt để xây tổ. Điều này lý giải cho mầu sắc đỏ hoặc hồng
cũng như độ nở kém của Yến huyết so với Bạch yến. Tuy nhiên nhiều giả thuyết về
điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc thức ăn của Yến tạo ra Yến huyết vẫn đang được
nghiên cứu. Ngoài ra khi tổ Bạch yến được làm trên các vách đá có màu đỏ và
thấm nước rỉ ra từ các khe đá cũng tạo ra màu đỏ của tổ Yến. Tuy nhiên loại Yến
huyết do vách đá này có độ nở khi ngâm nước tương đương với Bạch yến (tức 7 – 9
lần)
Huyết Yến (Blood Nest)
Ðây là loại tổ yến có màu đỏ tươi và
là loại có giá cao nhất trong số các màu vì hiếm hoi và có nhu cầu tiêu thụ
cao. Không phải cơ sở sản xuất nào cũng có loại tổ yến này. Và nếu có đi chăng
nữa thì loại huyết yến cũng chỉ có thể thu hoạch 1-2 lần trong năm với tỉ lệ
rất nhỏ mà thôi. Số lượng Huyết Yến và Hồng Yến chiếm chưa đầy 10% tổng sản
lượng tổ yến trên thị trường thế giới.
Hồng Yến (Pink Nest)
Giống như Huyết Yến về giá cả và sự
hiếm hoi, Hồng yến có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến
màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá càng cao.
Bạch Yến (White Nest)
Bạch Yến là loại tổ yến thông dụng
nhất trên thị trường. Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần. Số lượng Bạch Yến (bao
gồm cả 3 loài yến kể trên) bán trên thị trường thế giới chiếm khoảng 90% tổng
số lượng tổ yến trên thị trường..
3 PHÂN LOẠI THEO QUAN NIỆM DÂN GIAN Nghề khai thác Yến tại Việt Nam đã có
hàng trăm năm tuổi và đóng góp không nhỏ vào nguồn thu của các địa phương được
thiên nhiên ban tặng sản vật này. Những người thợ Yến và buôn bán Yến chuyên
nghiệp thường phân biệt theo đẳng cấp như:
§
Huyết (Đỏ, do máu con chim)
§
Hồng (Màu hồng, ít huyết tương hơn yến huyết)
§ Quan (To, khoảng 10g trở lên)
§ Thiên (Ở trên cao, tổ trắng, từ 8 –
10g)
§ Bài (Yến nhỏ hơn 6- 7g)
§ Địa (Nằm dưới cùng của vách núi,
đen, bẩn)
§ Vụn (Tổ yến bị vỡ do khai thác hoặc
vận chuyển)
Cách Phân biệt Yến Sào thật giả
Theo kết quả phân tích của viện Hải
dương học Nha Trang, yến sào giả có mùi hôi, khi nấu sôi sẽ tan và có mùi của
chất carbonate natri (Na2CO3). Để qua đêm có mùi khó chịu. Yến sào giả thường
được làm từ agar tinh bột (rau câu), lòng trắng trứng, Na2CO3 và một số hợp
chất chưa rõ nguồn gốc. Độ pH trong yến sào giả chỉ bằng 5, trong khi yến sào
thật lên đến 7.
Để thử yến giả, có thể dùng thuốc thử
tinh bột nhỏ lên, nếu yến giả sẽ có màu xanh, còn yến thật vẫn giữ nguyên màu.
Cũng có thể ngâm thử một ít yến vào nước. Tổ yến giả gặp nước sẽ nhão, còn tổ
yến thật thì không, từng sợi yến vẫn nguyên vẹn. Một cách nữa là lấy tổ yến cho
vào dung dịch iốt, nếu giả sẽ chuyển sang màu xanh. Yến sào thật cầm lên thấy
dẻo, bẻ không gãy. Đáy tai yến thường có màu đen sậm. Tổ yến thật có mùi tanh,
mùi ẩm mốc. Tổ yến giả có mùi hăng hắc hoặc mùi khác yến thật. Đối với yến huyết,
khi nhúng một ít vào nước trà (chè xanh), yến giả sẽ đen sẫm lại. Hoặc khi ngâm
trong nước, tổ yến giả nhuộm phẩm màu sẽ bị mất màu, tan trong nước. Còn tổ yến
thật dù có đem nấu chín trong nước sôi 100oC vẫn còn nguyên màu sắc.
Cách sơ chế Yến Sào
Chuẩn bị : - Một thau sạch - Một
nhíp gắp (kẹp gắp) - Một cái ray sạch - Một cái muỗng - Một dĩa hay chén để
đựng yến sạch Cách làm: Bước 1: Ngâm tổ yến trong khoảng 1, 2 tiếng đồng hồ tùy
theo loại yến và độ dày mỏng của tổ yến (xem thêm bảng hướng dẫn thời gian ngâm
tổ yến bên dưới) ngâm cho đến khi tổ yến tơi ra. Bước 2: Dùng nhíp gắp (kẹp
gắp) nhúng rửa từng ít một cho thật sạch tạp chất và lông. Bước 3: Tách tổ yến
ra thành từng sợi sau đó cho yến vào rây, đặt rây vào thau nước, dùng muỗng khuấy
nhẹ, nhấc rây lên xuống. Lông tơ yến sẽ theo nước ra ngoài, thay nước nhiều lần
ta sẽ có yến sạch. Bạn có thể ngâm 2 đến 3 tổ yến một lúc sau đó làm sạch, để
ráo nước và bỏ vào ngăn mát của tủ lạnh. Thời gian tối đa có thể giữ trong tủ
lạnh là 1 tuần. Lưu ý: Phải để khô sợi yến trước khi để vào tủ lạnh, tuyệt đối
không để yến còn nước.
Những lưu ý khi dùng Yến
Sào
LƯU Ý CÁCH LÀM SẠCH TỔ YẾN
Khi làm sạch lông yến, không nên ngâm
tổ yến vào nước nóng, vì nước nóng sẽ làm tan yến và làm mất một số chất.
Không
nên dùng bất cứ chất gì để tẩy rửa tổ yến, ngoài nước sạch. Nhiều người dùng
rượu, dầu ăn…để tẩy rửa. Điều này không cần thiết, và cũng làm yến mất chất,
hoặc mất mùi vị. Chỉ cần nước là có thể làm sạch yến. Thời gian ngâm tổ yến
không nên quá lâu, ( chừng dưới 4 tiếng). Khi thấy yến tơi ra là được
LƯU Ý KHI BẢO QUẢN TỔ YẾN
Nếu
không nấu yến ngay sau khi làm sạch, nên vắt khô yến rồi cho vào tủ lạnh, ngăn
mát. Thời gian lưu tổ yến khoảng 1 tuần, nếu muốn lưu lâu hơn, nên bật quạt
thổi cho yến thật khô,( tránh phơi nắng) rồi cất vào hộp kín, nơi khô ráo.
Yến
là thực phẩm bổ dưỡng, không phải là vị thuốc thần kỳ, nên nếu có yến, chúng ta
hãy đem dùng, không nên đem cất giữ từ năm này qua năm khác. Tuy tổ yến có thể
lưu giữ rất nhiều năm nếu giữ khô ráo, nhưng nếu để quá lâu, có thể gây mất
chất, biến chất. Không nên ăn yến bị nấm mốc…
LƯU Ý KHI DÙNG YẾN SÀO
Khi
nào ăn yến cũng rất quan trọng, dù chưa có nghiên cứu, nhưng người ta vẫn cho
rằng, lúc ăn yến tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ
được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu
có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để
phát triển.
Ăn
yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên ăn hàng ngày hoặc cách
ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn.
Cách
nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có
chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các
món là tốt nhất.
LƯU Ý ĐỐI TƯỢNG DÙNG YẾN SÀO
Ai
nên thận trọng khi dùng yến : Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh
không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị
ứng cho bé. Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét,
tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh
bụng… không nên dùng yến sào
Yến
sào Bình Định
Ở
các hang động vùng hải đảo ven biển khu vực miền Trung từ Bình Định đến Khánh
Hòa, chim yến thường rủ nhau bay về làm tổ và đẻ trứng. Hình dạng của chim yến
cũng giống như con chim én, nhưng yến có đuôi bằng và lông màu xám tuyền. Còn
én lại có lông màu xám sẫm, đuôi xẻ thành 2 nhánh và trước ngực có đốm trắng.
Chỉ nói riêng ở bán đảo Phương Mai thuộc thành phố Quy Nhơn đã có gần 30 hang
yến khai thác từ lâu đời. Trong đó hang Cả là nơi qui tụ đàn yến lên đến vài
trăm ngàn con. Hiện nay loài chim này đang mở rộng dần địa bàn cư trú. Chúng
làm tổ khắp hang đá thuộc các xã đảo Nhơn Hải, Nhơn Lý, Nhơn Châu (Quy Nhơn).
Chim thường chọn các hang động có địa hình cheo leo hiểm trở, cửa động hướng về
phía mặt trời mọc. Trong lòng hang vừa đủ ánh sáng vừa có độ ẩm cao. Động yến
cư ngụ luôn có nước ngọt chảy ra từ các khe đá chênh vênh, ngoài cửa hang là
biển khơi mênh mông ngày đêm sóng vỗ rì rào, như cố mời gọi loài chim quí bay
đến cư trú và làm tổ.
Tổ
chim yến hay còn gọi là yến sào, có kích cỡ như một chiếc tổ của loài chim sâu
bé nhỏ. Trên vành tổ yến có hai mấu nhỏ gọi là “chân”, tác dụng gắn tổ chim vào
vách đá. Tổ yến khi mới bóc từ vách đá ra có mùi vị tanh nồng. Yến sào được
chia thành các loại có mức độ dinh dưỡng khác nhau và đương nhiên giá trị trên
thị trường cũng khác nhau. Loại tốt nhất là yến huyết, tai yến có màu đỏ hồng
như máu, đường nét cấu trúc sắc sảo. Yến hồng có màu da cam. Yến quang lại có
màu trắng ngà. Yến thiện màu trắng đục, tổ yến bé nhỏ, chỉ nặng từ 6
- 7 gam. Kế đến là yến bài, có hình dạng như quân bài, nặng từ 3 - 5 gam. Ngoài
ra còn có loại yến địa và yến vụn được công nhân thu gom từ các mảnh vỡ của tổ
yến trong quá trình khai thác. Yến địa là loại có giá trị thấp nhất vì tổ yến
dính đất cát, phân chim trộn lẫn với rong rêu từ vách đá. Yến muối là loại tổ
yến bị mềm nhũn do ngấm phải nước mặn. Yến chảy là tổ yến đã phân hủy vì do bị
ngấm nước biển lâu ngày ... Nhìn chung tất cả các loại tổ yến đều có giá trị.
Ngày xưa người ta gộp chung thành 2 loại tổ yến cơ bản. Tổ yến có màu trắng đục
thường là tổ khai thác lần đầu. Yến huyết, yến hồng là tổ khai thác lần 2. Lúc
này tổ yến được làm bằng nước dãi trộn lẫn máu từ cơ thể chim tạo nên. Mỗi
kilôgam yến sào (tổ yến) có từ 80 - 100 chiếc tổ yến. Giá cả yến sào trên thị
trường thế giới hiện nay khoảng từ 14 - 50 triệu đồng Việt Nam một kilôgam. Giá
1kg tổ yến dao động từ 2.000 - 3.300 đôla Mỹ. Một số nhà hàng cao cấp hiện nay
ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các địa phương có sản phẩm
yến sào như TP Quy Nhơn, Nha Trang đang có bán món súp yến với giá từ 160.000đ
- 500.000đ/1 chén nhỏ.
Thời
gian chim yến làm tổ lần đầu kéo dài khoảng 70 ngày, từ giáp tết cho đến giữa
tháng ba âm lịch. Sau khi chim mẹ, chim bố vừa xây xong tổ, những người thợ
khai thác bắt đầu đến thu hoạch ngay, không kịp cho chim mẹ đẻ trứng. Vợ chồng
chim yến lại phải tiếp tục xây tổ lần thứ hai. Đến cuối tháng tư âm lịch, tức
sau khoảng 45 ngày làm tổ lần hai, con chim mẹ cũng vừa kịp sinh nở, bảo tồn
nòi giống của mình. Sau khi chim con đủ lông đủ cánh, những người thợ khai thác
lại leo lên vách đá dựng đứng để khai thác lần hai. Giữa các lần xây tổ và đẻ
trứng, chim yến có lúc phải tự treo mình trên vách đá cheo leo để ngủ. Hiện nay
các nhà bảo tồn loại chim quý nầy đã khuyến cáo các công ty yến sào ở miền
Trung, phải bảo đảm sự duy trì đàn chim yến. Trước mắt cần nâng thời gian giữa
hai chu kỳ khai thác cách nhau từ 110 - 115 ngày, để đàn chim non có điều kiện
phát triển. Tại Bình Định, công ty yến sào có đợt thu hoạch tổ yến lần 3 vào
khoảng giữa tháng sáu âm lịch. Sau khi thu hoạch lần 2, chim yến tiếp tục làm tổ
lần 3. Thời gian này tổ yến cũng được hoàn tất trong vòng 45 - 50 ngày. Sau đó
thợ khai thác lại đến thu hoạch lần cuối cùng trong năm. Ngoài kinh nghiệm tìm
tổ yến, người thợ khai thác phải nắm bắt được quy luật mùa vụ làm tổ của chim.
Theo
đánh giá của các nhà nghiên cứu, thì sản lượng yến sào trên thế giới đang mỗi
ngày một ít đi. Loài chim yến hầu như chỉ còn sống quần tụ ở một số quốc gia
thuộc khu vực Đông Nam Á. Sản lượng tổ yến ở miền Trung Việt Nam được thu hoạch
hàng năm trên dưới 2.500 kg. Các tỉnh duyên hải miền Trung như : Bình Định,
Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam và Đà Nẵng, Phú Quốc... là những địa phương có
đặc sản yến sào. Tổ yến là loại thực phẩm quý hiếm, chủ yếu dùng để xuất khẩu
tăng thu ngoại tệ cho ngân sách địa phương. Hiện nay ở nước ta hằng năm xuất
khẩu một số lượng khá lớn tổ yến sang thị trường Hồng Kông, Bắc Mỹ ... Để khai
thác bền vững nguồn tài nguyên độc đáo này ở Việt Nam, chúng ta cần biết cách
duy trì và phát triển sự sinh sản của đàn chim yến.
CÔNG DỤNG CỦA YẾN SÀO
Yến
sào - tổ của loài chim yến, là nguồn tài nguyên quí hiếm, là loại thực phẩm cao
cấp có nhiều chất bổ dưỡng, từng được dùng trong bữa yến tiệc của vua chúa thời
phong kiến.
Họ
tin là yến sào củng cố lưu thông, nuôi dưỡng huyết tương, làm ẩm bộ máy hô hấp
cũng như da thịt, tiếp tế năng lực đời sống, bồi dưỡng sức khỏe, giúp ích
chuyển hóa, hấp thu thức ăn của cơ thể. Tụ kết khí âm dương trong vũ trụ mà
thành, được gọi là tâm dịch, huyền tương, ngọc dịch, nó có tác dụng điều hòa
khí huyết, bồi bổ lục phủ ngũ tạng, tăng dinh dưỡng toàn diện cơ thể, làm cho
trí não minh mẫn, thân thể cường tráng, mặt sáng, tai thông,…thật là một vị
thuốc cải lão hoàn đồng, hồi xuân cường lực (18). Thật vậy, trong Bản thảo
cương mục thập di (1765) đã có ghi tính chất của yến sào là vị ngọt, tính bình,
vào hai kinh phế và vị. Tác dụng của nó là nuôi phế âm, tiêu đờm, hết ho, nên
thường dùng chữa hư hao, ho lao, hen suyển, thổ huyết, sốt từng cơn (ĐTL). Sách
Đạt nguyên giải thích tổ yến là hải phẩn từ khí trong và gió mát mà ra•: như
vậy nó tăng cường kim tương ứng với phế và thủy liên hệ với thận. Những sách
Hứa cẩn trai, Tùng tân, Việt lục đều có nêu lên những đức tính ấy của tổ yến.
Những sách Hương tổ bút, Hoàn du bút ký nhấn mạnh về những tổ chim đỏ, yến
huyết sào, vì có máu của chim, rất hiếm. Ngày nay còn lại nhiều thang thuốc bổ
duỡng như Truyền thi lao trái hoàn•: yến huyết sào (5 lượng), tử hà xa (tức là
nhau người, 2 cái), ngưu hoàng (sỏi mật bò, 1 lượng) và cáp giới (thằn lằn bay,
2 con) nghiền thành bột rồi trộn với mật ong, nhồi thành viên lớn cỡ hạt sen,
ăn mỗi tối 20 viên trong luông 10 ngày (1). Người ta còn bảo yến sào có tính
chất chống già, gia hạn đời sống. Những nhà hàng Hồng Kông quảng cáo nó có khả
năng chữa bệnh lao phổi, ung thư, SIDA và giúp bệnh nhân đã được chữa bằng bức
xạ mau phục hồi (16).
Bên
nước ta, yến sào thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, 6-12g mỗi ngày•: cho vào
túi vải, thêm nước đun sôi, để lắng mà uống (ĐTL). Nhưng chim yến không chỉ có
thành phần cấu tạo tổ là quý. Bên cạnh còn có những tạp chất cũng được dùng làm
thuốc. Yến nhục thảo là mốc meo mọc trong tổ bị ẩm ướt. Lương y Tàng Khí trong
sách Trung Việt dược kê nó có khả năng ngừa đái ban đêm. Lương y Lý Thời Trân
dùng nó trong thang thuốc Thiên kim phương để chữa chứng đái đường. Yến phẩn,
tức• là cứt chim, có tính chất giải độc. Người ta nghiền nó với hành thành viên
to bằng hột bắp, uống mỗi ngày 3 viên, gây ra bài tiết nước tiểu đưa luôn chất
độc ra ngoài. Sào yến nội tử là chim yến chết trong tổ, có đặc tính chữa ho
lao, phổi kiệt. Xác chim sạch lông được đốt với tổ rồi nghiền thành viên để
dùng (1).
Tuy
được dùng làm thuốc, độc đáo của tổ yến vẫn là món ăn. Điều cần thiết trước
tiên là phải thanh lọc tổ. Như trên đã thấy, dùng kim, móc đãi rác, phẩn lông
chưa đủ; ở nhà bếp thường phải ngâm nó trong một thể tích nước lớn gấp mười thể
tích tổ, khoảng một, hai tiếng đồng hồ cho đến khi sợi yến tơi ra. Thời gian
nầy phụ thuộc độ keo dính của sợi, từ đấy chỉ định luôn chất lượng của tổ. Sau
đấy phải nhào trộn sợi yến với dầu phụng để tách những lông tơ cuối cùng, rồi
dùng nước rửa nhiều lần dầu ấy. Nếu cần, phải lặp lại nhiều lần cách rửa nầy.
Khi đã sạch hết lông, yến sào mới được đem đi nấu ăn. Có nhiều cách ăn yến sào,
phần lớn món nào cũng nấu chưng cách thủy. Người ta thường nấu cháo yến với
thịt gà hay thịt bò. Có thể nấu bồ câu non với yến sào gọi là bì câu tân yến
sào: bồ câu phải hầm chín rồi mới cho thêm tiêu, muối, gia vị và yến sào, mỗi
con chim một tô. Ai thích ăn ngọt thì nấu chè yến: cứ 750 ml nước bỏ vào hai tổ
yến, nếu có nên dùng đường phèn. Cũng có thể nấu chè yến với hột sen: cứ một tổ
dùng khoảng 30 hột sen, đường cân bằng nửa hột sen, nước thể tích bằng 7-8 lần
hột sen.
Một
chất thuốc độc đáo, một món ăn ngon bổ như vậy, tất nhiên yến sào là một món
hàng quý báu, đắt tiền. Từ xưa, trong sách vở Trung Quốc, người ta đã xếp yến
sào tùy theo màu của tổ: đen, trắng và đỏ. Cả ba đều ăn được nhưng tổ trắng quý
hơn tổ đen, tổ đỏ còn quý hơn thì dành để làm thuốc. Cả một thời, yến sào Hội
An đã nổi tiếng không những ở nước ta mà còn qua cả Trung Quốc là nơi tiêu thụ
nhiều. Nó được xếp làm ba hạng: quan yến sào, hay quan tự yến sào tức là tổ yến
quan, màu trắng ngà, dày, lớn, hạng nhất; thiên tự yến sào tức là tổ yến trời,
màu xanh da trời, ít dày hơn, hạng nhì; địa tự yến sào tức là tổ yến đất, màu
vàng hay đen, mỏng và nhỏ hơn, hạng ba. Thường người ta cho tổ gỡ lúc chim còn
ở, quý hơn tổ trống vì các tổ nầy đã nhuốm màu vàng lại thêm chứa đựng đủ thứ
tạp chất như rác, lông, phẩn,… Ngoài ra còn có các loại bài tự yến sào hay yến
bài là tổ chưa làm xong, mao yến là tổ vừa mới làm xong và yến huyết sào là tổ
có tẩm máu vì, như đã thấy, được chim làm vào lúc vô cùng mệt mỏi, phải nổ lực
đến quỵ sức. Loại tổ sau nầy hiếm nên được cho là có giá trị, nhất là người ta
tin chúng có những đức tính y học như chữa bệnh lao phổi và những chứng suy sút
tinh thần (1).
Trên
thế giới ngày nay, nhiều nước tiêu thụ và nhập cảng yến sào; năm 1991: (kg),
Canada (395), Đài Loan (2.095), Nhật Bản (2.811) và chiếm kỷ lục là Hồng Kông
(124.093). Nơi vừa nhập cảng vừa xuất cảng, Hồng Kông là ngã ba thị trường.
Trong khoảng 30 năm, số nhập cảng đã tăng 30 lần và năm 1988 đạt mức tối cao
161.000 kg. Tính số tổ thì Hồng Kông nhập cảng 19,9 triệu cái năm 1989, sụt
xuống 18,7 triệu năm 1990 và chỉ còn 17,5 triệu năm 1991. Những con số nầy xem
gần như là số hàng lưu động toàn thế giới, ngoại trừ số tiêu thụ nội địa. Giá
tiền mua thay đổi tùy xứ, lẽ tất nhiên phụ thuộc chất lượng tố yến, chẳng hạn
như giá yến của các nước tại Hồng Kông năm 1991: (USD/kg) Mã Lai (216,77), Tân
Gia Ba (224,14), Thái Lan (472,39), Nam Dương (573,88), Miến Điện (A1.010,18)
và đắt nhất là Việt Nam (1.333,04) vì yến nước ta được xem thuộc loại
"trắng", hảo hạng. Giá yến ngày càng tăng vì ở nhiều nước sản xuất,
chim dần dần bị tiệt nòi: tăng gấp 20 lần từ 1975 đến 1991 và trong những năm
gần đây ước lượng tăng gấp 10 lần chỉ số lạm phát (16). Vào đầu thế kỷ 21, giá
mỗi kilô đã đạt đến 5000 USD.
Vài
con số, tuy tương đối cũ, cũng nói lên phần nào thị trường quan trọng của yến
sào và đánh một tiếng chuông báo động cho nòi giống chim yến. Liệu rồi những
"trại nuôi chim yến bán thuần dưỡng" đặc biệt ở Pak Phanang bên Thái
Lan, có bù đắp được gì không? Và Quy ước Thương mãi về những loài Động vật và
Thực vật Hoang dã (Convention on International Trade in Endangered Species of
Wild Fauna and Flora CITES) sẽ bảo vệ được phần nào chim yến? Nhu cầu tăng
nhiều, tổ chim ít lại, giá cả mặc sức leo thang. Chính những nhà buôn bán yến
sào cũng muốn có một cuộc hợp tác quốc tế để bảo đảm một mức độ thương mãi vừa
phải hòng tồn tại lâu dài một nguồn lợi thiên nhiên quý báu. Đằng khác, những
người sinh sống nhờ yến sào, những người vui thú thưởng thức hương vị tô cháo,
chén chè tổ yến, có nghĩ đến chăng khi người "hái yến" lại gỡ tổ,
cướp bóc tàn phá hang yến là gây khổ đau cho những sinh vật sống chung thủy
hiếm có với nhau trong tình nghĩa vợ chồng giữa thiên nhiên, suốt đời tận tụy
làm tổ nuôi con, không hề lại gây phiền hà, phá phách, tuyên chiến với con
người? "… nếu một trong hai vợ chồng chết trước thì con chim còn lại không
bao giờ đi tìm một bạn tình khác, nó cứ sống vậy cho đến khi lìa bỏ cõi đời
hoặc lao đầu vào vách đá chết cùng nhau. Trong bầy đàn yến không bao giờ bay
vượt lên đầu những con khác và yến chỉ có duy nhất một quê hương. Dù có đưa yến
đi bất cứ đâu xa ngàn trùng cuối cùng nó cũng quay về nơi cũ. Đấy mới là điều
làm chúng ta cảm phục và trân trọng" (17). Cuốn phim tài liệu "Yến và
người" của nhà đạo diễn Văn Lê đã đề cao những đức tính của chim yến cần
phải được phổ biến, xem như là góp phần vào việc giáo dục con người.
Các sản phẩm từ yến
Yến
sào, hay tổ chim yến, là tên một loại thực phẩm - dược phẩm nổi tiếng được làm
bằng tổ chim yến. Đây là món cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Á như Nhật
Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Món xúp yến sào
được mệnh danh là "món trứng cá caviar của phương Đông". Món yến sào
đã được người Trung Hoa tiêu thụ từ cách đây 400 năm. Món xúp yến sào trông
giống như chất keo a dao được nấu với gia vị có bổ sung thêm một ít tinh bột,
đường. Có lẽ món yến sào là một trong những món ăn được làm từ động vật đắt đỏ
nhất. Tổ yến được thu hoạch là tổ chim trắng Aerodramus fuciphagus và tổ chim
yến đen Aerodramus maximus. Tổ trắng và tổ màu hồng máu được cho là giàu dinh
dưỡng hơn và quý hơn. Yến sào được cho là thần dược chữa được nhiều bệnh như
tăng cường tình dục, cải thiện giọng nói, tăng cường miễn dịch, tăng cường tập
trung. Tuy nhiên, nhà sinh dược học Kong Yun Cheng tại trường Đại học Hồng Kông
đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của một tô xúp yến và cho thấy rằng
mặc dù tổ yến có một số chất glyco-protein hòa tan trong nước có khả năng tăng
cường quá trình phân chia tế bào trong hệ miễn dịch nhưng lại bị phá hủy trong
quá trình làm sạch, do đó thực tế xúp yến có giá trị dinh dưỡng thấp[1]. Ngày
nay, giá trị của yến sào chỉ mang ý nghĩa biểu tượng đối với người phương Tây.
Sự bổ dưỡng của yến sào
Yến
sào - tổ của loài chim yến, là nguồn tài nguyên quí hiếm, là loại thực phẩm cao
cấp có nhiều chất bổ dưỡng, từng được dùng trong bữa yến tiệc của vua chúa thời
phong kiến. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu
tố chính: glyco và protein. Phần glyco bao gồm 7 loại, cơ thể dễ hấp thụ. Phần
protein có chứa nhiều acid amin không thay thế, mà cơ thể không tổng hợp được.
Theo
số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ
sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành
phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic
acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine, ... Đặc biệt,
acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi
nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh
trưởng hồng cầu. Ngoài ra, yến sào có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao,
cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có
đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và
Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định
thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố
hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa
hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se. Qua đó
chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của yến
sào. Yến sào có tác dụng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm
và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi
chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh,
bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời
gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi
các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ. Gần đây, khi
nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại,
người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn
định các chỉ tiêu huyết học. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng yến sào điều
trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích
thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong yến sào.
Chim yến làm tổ
Tổ
chim yến được xây trong mùa sinh sản và do con trống xây trong 35 ngày. Tổ được
xây hình dạng như cái bát được dính vào thành hang đá. Tổ yến bao gồm nhiều
phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau. Tổ
chim yến có hàm lượng canxi (Ca), sắt (Fe), kali (K)
và magiê (Mg) cao. Tổ yến cũng chứa chất dầu argan.
Khai thác yến sào ở Việt Nam
Giàn giáo để khai thác tổ yến
Ở Việt Nam, các địa phương có yến
sào tự nhiên là một số hòn đảo của một số tỉnh Nam Trung Bộ như
tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa...
Các tổ chim yến thường được làm ở các đảo trên các vách đá và việc khai thác
yến sào thường rất nguy hiểm do những giàn giáo cao bằng tre, công cụ thô sơ,
vách đá hiểm trở. Gần đây, một số nơi đã nuôi yến trong nhà trong thành phố để
thu hoạch yến sào mà đặc biệt là tại thành phố Nha Trang, Đà Nẵng. Những căn nhà nuôi yến được cải tạo để gần
giống với điều kiện tự nhiên nơi yến thường hay làm tổ. Nha Trang cũng là nơi
du khách có thể thưởng thức món yến sào thường xuyên tại các nhà hàng sang
trọng.
Bí
ẩn của loài chim yến
Yến sào là một thứ đặc sản của tự nhiên được con
ngưọi khai thác từ khoảng thế kỷ 16. Tổ yến là sản vật quý hiếm, đồng thọi lại
là vị thuốc được các danh y phương Ðông tôn vinh như một loại thần dược đầy bí
ẩn mà con ngưọi đến nay vẫn chưa hiểu được vì sao...
Yến
sào là một thứ đặc sản của tự nhiên được con ngưọi khai thác từ khoảng thế kỷ
16. Tổ yến là sản vật quý hiếm, đồng thọi lại là vị thuốc được các danh y
phương Ðông tôn vinh như một loại thần dược đầy bí ẩn mà con ngưọi đến nay vẫn
chưa hiểu được vì sao...
Gian nan thợ yến
Loài
chim yến nào có "yến sào"
Theo
các nhà nghiên cứu, "chim yến" cho tổ "yến sào" là loài
chim rất độc đáo, chúng không đi bộ hoặc đậu lại bất kỳ ở đâu ngoài tổ của
mình. Chúng kiếm mồi trên không trung và phải là mồi đang sống. Hiện nay trên
thế giới đang có khoảng 96 đến 100 loài chim yến. Riêng chim yến cho tổ
"yến sào" ăn được khoảng 16 loài, chúng có khả năng phát ra âm thanh
dò đưọng để bay lượn trong hang tối như loài dơi. Tổ của chim yến làm
bằng nước bọt trộn lẫn với các sợi cọ và lông chim. Ðây là loại tổ yến
còn gọi là "yến sào" có thể ăn được bằng cách nấu thành súp yến. Tổ
yến màu sẫm có đến 90% nước bọt và khoảng 10% tạp chất khác. Khi làm yến sào
ngưọi ta phải cẩn thận nhặt những sợi lông và tạp chất ra khọi tổ, sau
đó sấy khô tạo thành những tổ yến màu trắng rất sạch sẽ để đưa ra thị
trưọng. Chim yến cho tổ yến sào màu trắng có 8 loại được phân bổ theo
vùng địa lý. Ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Ấn Ðộ - chim yến Ấn Ðộ có trọng
lượng khoảng 11gr; Malaysia thưọng có trọng lượng từ 17 - 22gr. Yến Việt Nam và
Indonesia nặng từ 12 - 20gr... Chim yến hàng hiện nay chỉ có ở vùng Ðông Nam Í.
Khoảng đầu thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu ngưọi Châu Âu đã đến thám hiểm
khu vực này và phát hiện loài ch
im
yến nhọ có tổ "yến sào". Họ đặt tên là "loài chim kiếm mồi
trên không". Hoặc một số ngưọi gọi là "chim yến tổ trắng". Chim
yến có tổ ăn được chỉ tập trung ở Sri Lanka, tây nam Ấn Ðộ hoặc Indonesia,
Malaysia, Brunei, Philippines, Campuchia và Việt Nam. Ở nước ta, chim yến làm
tổ ở các đảo trong vịnh Hạ Long, Quảng Bình, Ðà Nẵng (cù lao Chàm), Quảng Ngãi
(Sa Huỳnh), Bình Ðịnh (bán đảo Phương Mai), Khánh Hoà, Phan Rang, Kiên
Giang và Vũng Tàu, Côn Ðảo... ước tính số lượng chim yến hiện nay lên đến hàng
triệu con.
Yến mẹ ấp
trứng
Ðời
sống chim yến
Như
chúng ta đã biết, trọng lượng một con chim yến ở Việt Nam nặng từ 15 đến
20gr. Không quá chênh lệch giữa chim bố và chim mẹ. Do được sống ở trong
vùng nhiệt đới luôn có thức ăn là côn trùng bay trong không khí nên chim
yến ít thay đổi trọng lượng cơ thể giữa các mùa. Qua nhiọu đọ tài nghiên cứu
vào những năm cuối thế kỷ 20 cho thấy tất cả loài chim yến nhọ, "yến
sào" đọu ăn côn trùng sống đang bay trong không khí như ong, kiến,
mối, ruồi, muỗi, bọ rầy, bọ rùa, chuồn chuồn, bướm và những loài côn trùng tí
hon khác. Chim yến rọi hang đi kiếm ăn từ 5 giọ sáng đến 20 giọ tối mới vọ hang
động của mình. Như vậy chúng có thể bay liên tục không nghỉ từ 12 - 15
giọ và bay với quãng đưọng xa 300 - 400km. Chim non được bố mẹ cho ăn ngày 3
lần, mỗi cục mồi sống nặng từ 0,6 - 1gr, trong đó chứa khoảng 250 - 350 con côn
trùng nhọ đang sống hoặc còn tươi nguyên để mớm cho lũ con của mình. Bởi vì nếu
tính toán số lượng bọ rầy và các loại côn trùng hại lúa khác mà chim yến tiêu
diệt là rất lớn. Ở miọn Trung từ Khánh Hoà đến Bình Ðịnh, và Quảng Nam Ðà
Nẵng.
Yến sào
huyết
Tổ
yến "yến sào"
"Yến
sào" chính là "tổ yến", có nơi còn gọi là "tai yến" vì
tổ yến giống như một vành tai. Khi vào mùa làm tổ, yến bố mẹ chọn được vị trí
ưng ý cho mình, sau đó làm dấu và tiến hành xây tổ. Khi tuyến nước bọt của chim
tiết ra chất sợi trong suốt, chúng dùng lưỡi của mình để xây tổ lên vách đá.
Nước bọt vừa ra khọi miệng, gặp gió sẽ khô cứng ngay. Chim làm tổ trong một
thọi gian nhất định. Vào khoảng tháng ba, tháng tư âm lịch tuyến nước bọt của
chim yến bố mẹ phát triển mạnh, lượng nước bọt tiết dịch nhiọu, do đó kích
thước tổ yến lớn lên nhanh chóng. Khi chiếc tổ đã hoàn thành, chim bố mẹ nằm
vào lòng tổ để quẹt nước bọt lên mép tổ, sau đó là lòng tổ tạo ra một lớp xốp
mịn để đẻ trứng. Tổ chim yến làm lần đầu kéo dài trong 4 tháng, bị thợ yến khai
thác, chim lại làm tổ lần 2, 3 khoảng 1 tháng. Tổ yến thưọng có màu trắng hoặc
hồng, đọ. Theo các nhà khoa học thì màu sắc của tổ không liên quan đến
bản thân con chim bố mẹ mà chủ yếu là do môi trưọng. Tổ yến Khánh Hoà có khối
lượng nhọ hơn tổ yến Bình Ðịnh và Ðà Nẵng. Ở Bình Ðịnh, Xí nghiệp khai thác yến
sào Quy Nhơn khai thác lần đầu vào tháng 4. Mỗi năm bình quân thu hoạch 3 lần.
Thông thưọng ở mỗi hang yến có khoảng 2.000 - 3.000 tổ. Hang càng ít tổ thì mật
độ tổ yến cách nhau càng thưa cũng như loài ong, khoảng cách của tổ yến trong
mỗi hang cho thấy loài chim yến cũng khá kỷ luật trong việc xây dựng quy hoạch
nơi ăn chốn ở của mình.
Tổ yến thật
và giả
Trên
thế giới có 3 loại chim yến có tổ có thể ăn được. Tổ yến màu trắng hoàn toàn
được kết bằng nước bọt của chim yến hàng. Tổ yến đen gồm 10% lông cơ thể và 90%
còn lại là nước bọt của chim bố mẹ. Loại thứ 3 là tổ yến rêu, rác lẫn nước bọt
chim yến cùng trộn lẫn và gắn kết với nhau. Ngoài ra ở Trung Quốc có một loại
yến có tên khoa học là "yến hông trắng" tổ rất lớn, gồm 90% là tạp
chất và chỉ có 10% là yến sào. Tại các hang yến ở Vân Nam (Trung Quốc) ngưọi ta
vẫn thu hoạch tổ loại chim yến này. Cứ một tổ yến họ thu được 10gr sợi bọt yến
sào. Hiện nay ngưọi ta cũng chưa biết giá trị thực của loại yến này như thế
nào, vì vậy rất dễ bị nhầm lẫn khi chọn mua tổ yến trên thị trưọng. Ðối với yến
sào tổ nhọ, loại yến 100% là nước bọt của chim yến được phân loại theo kích
thước, màu sắc, phẩm chất khác nhau và tất nhiên giá trị cũng khác nhau. Yến
loại 1 gọi là "yến quan", nặng từ 6
-7gr,
giá thị trưọng khoảng 35-40 triệu đồng 1kg; tổ "yến thiên" nặng
từ 6-7gr, giá cả tại thị trưọng Hồng Kông từ 30-35 triệu đồng cho 1kg; tổ
"yến bài" nặng từ 3-5gr, giá 25-30 triệu 1kg; "yến vụn" là
các mảnh vỡ của tổ yến lẫn tạp chất giá khoảng 10-15 triệu/kg. "Yến
địa" là loại tổ yến dính nhiọu tạp chất và lẫn phân chim cũng có giá từ
8-10 triệu đồng/kg. Loại tổ yến đã qua tinh chế, ngưọi ta chế biến thành sợi và
ép lại thành bánh nhọ, có giá từ 15-20 triệu đồng/kg. Ðặc biệt, tổ yến màu
hồng, yến huyết, chất dinh dưỡng cực lớn, do đó giá trị tại thị trưọng từ 40-50
triệu đồng/kg.
Làm
sao phân biệt.
Ðể
tránh "tiọn mất tật mang", các chuyên gia đã có một số kinh nghiệm
như sau: Cần quan sát tổ yến thật bằng mắt một lần trong đọi. Thông thưọng yến
sào vẫn được bán trong các siêu thị lớn, hoặc nhà hàng, khách sạn và cơ sở sản
xuất, chế biến yến sào. Vọ màu sắc, yến thật, loại yến trắng màu đục ngà, có
lúc hơi ngả màu vàng vì ngấm nước biển. Loại tổ yến thật thưọng có màu vàng da
cam, màu đọ, hoặc đọ da cam. Tổ yến giả thưọng có màu sắc trắng, trong đó được
làm bằng chất aga (rau câu) hoặc bằng keo agenat trộn lẫn với tinh bột mì
(sắn). Vọ mùi vị, tổ yến thật có mùi vị tanh, mùi ẩm mốc. Tổ yến giả rất khó
đạt được thứ mùi vị đặc trưng này, chúng thưọng có mùi lạ, hăng hắc hoặc mùi
khác với yến thật. Khách hàng khi mua yến cần thử bằng cách ngâm một ít yến vào
nước. Nếu tổ yến giả các loại tinh bột, khi gặp nước sẽ nhão ra. Tổ yến thật
khi ngâm hoặc nấu đọu không tan nhão, mà từng sợi yến vẫn nguyên vẹn. Một cách
nữa là lấy tổ yến cho vào dung dịch iốt, nếu là giả sẽ chuyển sang màu xanh, do
tinh bột tác dụng với iốt biến thành màu xanh. Ðối với yến huyết - yến sào có
màu đọ, hồng thì khi nhúng một ít vào nước trà (chè xanh) nếu gặp yến giả nhuộm
oxyt sắt thì chúng sẽ phản ứng hoá học và đen sẫm lại. Hoặc khi ngâm trong
nước, tổ yến giả nhuộm phẩm màu sẽ bị mất màu, tan trong nước, còn tổ yến thật
dù có đem nấu chín trong nước sôi 1000C vẫn còn nguyên màu sắc.
chuyên đề: TRẦM HƯƠNG
I.Mở
đầu
-
Cây dó trầm hay còn gọi cây dó bầu, trầm hương hay trà hương có tên khoa học là
Aquilaria Crassna Pirre. - Dó trầm là loài gỗ lớn thông xanh, tán thưa, thân
thẳng, cao trung bình 15 đến 18 mét, đường kính trung bình ngang ngực 35 – 40
cm.
-
Dó trầm thường phân bổ trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh ở các nước: Việt
Nam, Lào, Campuchia và phía nam Trung Quốc.
-
Ở nước ta dó trầm phân bố tương đối rộng từ các tỉnh phía Bắc: Quảng Ninh, Bắc
Giang , Hòa Bình, cho đến tận Kiên Giang, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh
Duyên hải miền Trung và Tây nguyên.
- Giá trị quan trọng nhất của cây dó trầm là để khai thác trầm hương. Trầm
hương được hình thành trên thân cây dó trầm, do hàng loạt tế bào thóai hóa,
trong vách và các mạch tế bào tích tụ bởi các hợp chất hũư cơ, chúng liên kết
với nhau tạo ra khối trầm với hình dạng và kích thước khác nhau. Trầm hương
thường có màu đen bóng và màu vàng cánh dán, khi đốt lên lửa keo nhựa chảy ra
và hương thơm tỏa ra ngào ngạt.
-
Trầm hương là mặt hàng kinh tế cao. Trên thế giới trầm hương được sử dụng để
chưng cất tinh dầu trầm, một chất định hướng quan trọng trong ngành công nghiệp
để sản xuất các loại mỹ phẩm cao cấp. Mặt khác việc đổt trầm hương là một tập
quán không thể thiếu được trong các nhà thờ, cung điện hay các gia đình quý tộc
ở các nước Hồi giáo. Ngoài ra trong y học trầm hương còn được sử dụng để chữa
một số bệnh hiểm nghèo.
-Tuy
trầm hương là mặt hàng có giá trị kinh tế cao, nhưng đến nay các công trình
nghiên cứu khoa học về sự hình thành trầm hương còn hạn chế. Ở Việt Nam theo
đơn đặt hàng của Bộ Lâm Nghiệp nay là Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn từ
năm 1991 – 2000 Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản (Viện Khoa Học và Lâm nghiệp
Việt Nam) đã triển khai đề tài “ Nghiên cứu kỹ thuật gây tạo trầm hương trên
thân cây dó trầm”. Qua một thời gian nghiên cứu bước đầu đề tài cũng đạt được
một số kết quả nhất định.
II.
Phương pháp và vật liệu nghiên cứu.
1.Sưu
tầm, đánh giá và tổng kết các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến các nội dung mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
2.
Điều tra, nghiên cứu sự phân bố trầm hương trên thân cây dó trầm tự nhiên:
Phương pháp là thống kê sản lượng, chất lượng trầm hương khai thác được của mỗi
cây ở các vị trí khác nhau: gốc, rễ, thân , cành,…Thông qua kết quả đạt được để
đánh giá sự phân bổ của trầm hương trên thân cây trong tự nhiên.
3.
Tìm hiểu, nghiên cứu mối quan hệ giữa sự hình thành trầm hương với các nhân tố:
Cỡ đường kính của cây, loại đất, đá mẹ, tỷ lệ đá lẫn, độ dốc… Phương pháp là
thống kê sản lượng, chất lượng trầm hương khai thác được của các cây dó trầm
khác nhau liên quan đến các nội dung nghiên cứu trên. Từ đó đánh giá mối liên
quan giữa sự hình thành trầm hương với cỡ kính của cây và các nhân tố lập địa
khác.
4.
Bố trí một số thí nghiệm tìm hiểu, nghiên cứu quá trình hình thành trầm hương
bằng các phương pháp:
o
Gây chấn thương cơ giới (Vật lý).
o
Tác động bằng một số kích thích tố hóa học (hóa học).
o
Tác động bằng một số chế phẩm sinh vật (sinh học).
Mỗi
một công thức thí nghiệm tiến hành cả ba phương pháp trên được thực hiện trên
một dung lượng mẫu (số cây) cần thiết. Đồng thời các thí nghiệm thăm dò nghiên
cứu cũng được triễn khai theo các nội dung sau đây:
o
Thí nghiệm nghiên cứu trên các độ tuổi của cây dó trầm khác nhau.
o
Thí nghiệm trên các cây dó trầm có hoàn cảnh sống khác nhau (rừng trồng tập
trung và cây trồng phân tán).
o
Các loại hóa chất, chế phẩm sinh học được thí nghiệm thăm dò trên các nồng độ
và liệu lượng khác nhau
o
Thí nghiệm thăm dò trên các vị trí của thân cây (gốc, thân, cành...).
o
Thông qua các thí nghiệm đã thực hiện để đánh giá kết quả về sự hình thành trầm
hương.
Còn gọi là kỳ nam, trà hương, gió bầu,
Tên khoa học Aquilaria agallocha Roxb. (A. crassna Pierre).
Thuộc họ Trầm Thymelacaceae.
Trầm hương (Lignum Aquilariae) là gỗ
có nhiều điểm nhựa của cây trầm hương. Vì vị thuốc có mùi thơm, thả xuống nước
chìm xuống, do đó có tên gọi như vậy (trầm là chìm).
Tên kỳ nam (còn có tên kỳ nam hương)
thường dành cho loại trầm quý nhất. Giá đắt gấp 10-20 lần trầm hương.
Mô tả cây
Trầm hương là loại cây to cao tới
30-40m, vỏ xám, xơ. Lá mọc so le, phiến mỏng, hình thuôn, dài 8-10cm, rộng
3,5-5,5cm, nhọn ở phía cuống, đầu lá cũng nhọn, mặt trên màu xanh bóng, mặt
dưới màu xanh nhạt hơn, có lông. Cuống dài 4-5mm cũng có lông, mặt trên thành
rãnh. Cụm hoa hình tán hay chùm, mọc ở kẽ lá. Hoa màu trắng tro. Quả khô, nang,
hình lê, có lông, dài 4cm, rộng 3cm, phía dưới có chu tính (perigone) đồng
trưởng. Vỏ quả mở làm hai mảnh, xốp. Một hạt gồm một phần trên hình nón, phía
dưới dài cùng một kích thước, vỏ ngoài cứng, phía trong mềm.
Phân bố và quá trình tạo thành trầm
hương
Trầm hương mọc hoang ở những vùng núi
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi và
Hội An, miền Nam Bộ Việt Nam. Mọc nhiều ở Campuchia.
Việc tạo thành trầm hương chưa rõ. Có
người nói trầm hương được tạo thành do một bệnh gây nên bởi sự biến chất của
những cứt chim ở kẽ cành. Hiện nay người ta mới chỉ biết rằng cây càng già,
10-20 năm hoặc lâu hơn, gỗ cây sẽ biến thành một chất bóng như đá sỏi, có những
vết nhăn, gồ ghề trông giống như cánh con chim ưng, do đó có tên là gỗ chim ưng
(bois d?aigle). Tuy nhiên, cũng có những mẩu gỗ không có các điểm trên mà chỉ
có một màu nâu đỏ đều. Có những miếng gỗ chỉ có những điểm màu lam nhạt.
Tại những vùng có
cây trầm hương bị bệnh (tức là bắt đầu có những điểm nâu đỏ), người ta thường
làm nhà ở gần để canh, vì loại trầm thu được như vậy giá rất đắt, có khi gấp
20-30 lần. Một cây gió bầu có trầm cho từ 2-30kg trầm hương.
Trầm hương có hình dáng, kích thước
không nhất định: Có khi là miếng gỗ, có khi là những cục hình trụ, thường dài
khoảng 10cm, rộng 2-4cm, hai đầu có vết như dao cắt, có khi lại như miếng gỗ
mục, mặt ngoài màu vàng nâu, có khi có những vết dọc sẫm màu, chất cứng nặng,
nơi cắt ngang có thể thấy những đám nhựa màu đen hay đen nâu. Mùi thơm đặc
biệt, khi đốt lên mùi thơm lại càng rõ rệt.
Trung Quốc thường
nhập trầm hương của ta hay Ấn Ðộ, nhưng tại một số tỉnh miền Nam như Quảng
Ðông, Hải Nam cũng có trầm hương, nhưng do cách lấy khác nhau, phẩm chất có
khác, thường người ta quý loại trầm hương của Việt Nam hơn.
Công dụng
và liều dùng
Trầm hương là một vị thuốc hiếm và đắt
trong Ðông y, vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh tỳ, vị và thận, có tác dụng giáng
khí nạp thận, bình can tráng nguyên dương, chủ yếu chữa các bệnh đau ngực bụng,
nôn mửa, bổ dạ dày, hen suyễn, bí tiểu tiện. Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau,
trấn tĩnh.
Ngày dùng 3-4g dưới dạng bột hay ngâm
rượu. Ít khi sắc, thường chỉ mài với nước mà uống.
Ðứng về mặt công dụng làm thuốc, chúng
ta không thể giải thích tại sao giá trầm và kỳ nam trên thị trường lại đắt như
vậy. Ngay từ thế kỷ 16, theo lời một du khách Bồ Ðào Nha còn ghi lưu lại tại
chợ Hội An, giá một gối bằng gỗ trầm nặng gần 500g lên tới gần 8kg vàng. Năm
1956, tại Nha Trang giá 1kg trầm hương cũng xấp xỉ 20 lạng vàng. Từ năm 1977
đến nay, ở các tỉnh phía Nam nước ta cũng có phong trào tìm khai thác trầm
hương xuất khẩu, dẫn tới sự khai thác bừa bãi, phá hoại một nguồn đặc sản có
giá trị. Chỉ một số rất ít các nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) mới có
trầm hương, do đó chúng ta cần có kế hoạch bảo vệ và phát triển. Từ xưa tới
nay, ngoài công dụng làm thuốc, trước hết trầm hương là một chất thơm và chất
định hương cao cấp. Xưa kia trầm hương được đốt trong những ngày lễ Tết. Hiện
nay, người ta trích từ trầm hương những tinh dầu để làm chất định hương và chất
thơm cao cấp.
Ðơn thuốc có trầm hương
Chữa nôn mửa, đau bụng, đau dạ dày
Trầm hương 10g, nhục quế 10g, bạch đậu
khấu 8g, hoàng liên 8g, đinh hương 10g. Tất cả tán nhỏ. Ngày uống 3 hay 4 lần,
mỗi lần 1g bột này. Dùng nước nóng chiêu thuốc.
Ngoài cây Aquilaria agallocha, người
ta còn khai thác gỗ của nhiều loài Aquilaria khác như Aquilaria malaccensis
Lamk., Aloexylon agallochum Lour. và Excoecari agallocha L.
Ở các tỉnh phía nam, nhân dân còn dùng
vị kiến kỳ nam hoàn toàn không lấy từ trầm hương mà là một cây mọc phụ sinh.
Ngậm Ngải tìm Trầm:
Ngải là một loại thảo dược, hầu hết đều thuộc
họ gừng (Zingibecaceae), dân gian truyền tụng ngải dùng làm "bùa yêu,
thuốc lú", làm thuốc mê tín... có câu: "Không sơn mà gắn với hèo,
không bùa, không ngải mà theo mới tình".
Ngải mà dân đi rừng ở miền Trung
nước ta thường dùng, có tên gọi nôm na là ngải mọi (hoặc ngải rừng), tên khoa
học là Curuma Aromatica Salisb, loại thân thảo, cao khoảng một mét, có mùi thơm
như long não. Người ta mài lấy tinh bột ngâm rượu xoa, trị đau nhức, tê thấp,
nhất là sốt rét rừng...
Trầm, hay trầm hương là loại dược
liệu quý. Chúng thuộc loại cây gió, họ trầm (Thymealeacea) với khoảng 50 chi và
650 loài khác nhau. Trầm hương có tên khoa học là Lignum Aquilariar, loại gỗ có
nhiều nhựa của cây trầm Aquilaria Agallocha Roxb (hoặc A. Crassna Pierre), nó
có mùi thơm nồng, chìm trong nước, nên có tên gọi là trầm hương, tên tiếng Pháp
là Bois d’ Aloès, vì nó đắng như cây Nha đam (Lô hội - Aloès). Tinh dầu chủ yếu
trong trầm hương là Benzylacetone, Metoxybenzy - lacetone và tecpen alcool cùng
acid cinamique.
Từ xa xưa, người Arab, người Ấn Độ
đã biết dùng trầm hương làm thuốc trợ tim, thuốc kích thích thần kinh, khử
trùng, tẩy uế, ướp xác...
Ở nước ta trầm hương ngoài dùng làm
thuốc: "Trầm hương cay ấm mà thơm/ Giáng khí nạp thận, tráng dương kiện
toàn/ Ngực, bụng, đau nhức đa đoan/ Hen suyễn, thông tiểu, lại còn bình
can".
Những người thợ rừng đi tìm trầm, hợp
lại từng nhóm gọi là "đi điệu". Trước khi khởi hành, họ phải chọn
ngày giờ kỹ lưỡng, trước khi nhập rừng phải lập bàn thờ với 3 lần tế lễ, khấn
vái bà Thánh Mẫu (Thiên y Ana) phù hộ, vật tế thường là: hương, hoa, trà rượu,
chè, xôi và trầu cau. Vì phải tìm trầm nơi sơn cùng thủy tận, sương lam chướng
khí trong thời gian dài, thường xuyên đối mặt với hiểm nguy, nên người đi điệu
thường ngậm ngải để phòng ngừa các bệnh hiểm nghèo: chói nước, sốt rét, v.v... Thành
ngữ "ngậm ngải tìm trầm" để chỉ một công việc vất vả "ăn của
rừng rưng rưng nước mắt", lại đầy rẫy rủi ro.
Ngậm
Ngải Tìm Trầm
Trích từ: Truyện Kể Dân Gian Đất
Quảng
Cây dó sống trong rừng của Đàng
Trong (từ đèo Hải Vân thành phố Đà Nẵng trở vào) rất nhiều. Loài cây này chứa
một loại nhựa dầu trong thân và sản sinh ra dó trầm, tức là trầm hương. Loại
trầm hương quý nhất gọi là kỳ nam. Trầm hương và kỳ nam rất thơm, được các vua
chúa phương Đông rất quý và người Ấn Độ mua rất nhiều để ướp xác người chết. Vì
vậy giá trầm hương rất đắt.
Ngày
xưa, nhiều người đi lên rừng để tìm trầm hương, họ phải lặn lội lên núi nhiều
tháng mới mong gặp được cây dó trầm, thường gặp phải thú dữ rắn độc và biết bao
điều nguy hiểm khác. Người muốn có may mắn tìm thấy được trầm phải sống thật
trong sạch về tinh thần lẫn thể xác. Họ không được suy nghĩ bậy bạ, ăn nói đàng
hoàng, thật thà, không rượu chè, không cờ bạc, phải kiêng cứ chuyện chăn gối
với đàn bà, im lặng khi đi rừng, không được chuyện trò ầm ĩ, cãi vả lẫn nhau.
Để tránh thú dữ như cọp, beo họ cầm roi dây vừa đi vừa quất trên cành lá cây ở
hai bên lối đi. Để chống ma quỷ, yêu quái, họ phải ngậm ngải để làm bùa hộ thân.
Ngải là một loại cây có củ trên núi ở vùng Trường Sơn mà người dân tộc ở đây đã
luyện rất công phu để thành ngải có sức huyền bí kỳ lạ. Họ đi đào ngải về, rửa
thật sạch, đem ngâm trong vò mật ong trong một tháng và đặt vò này trong một
dòng suối chảy cho đủ một trăm ngày. Tiếp đó lấy ngải ra đặt vào tay của năm
người chết, sau đó treo ngải trước ngực năm bà già trong đời giữ vẹn được trinh
tiết. Vẫn chưa hết, sau đó, người ta nhét ngải vào giò heo để làm sao cho hổ ăn
nó. Một khi ngải đả lọt trong bụng hổ phải tìm cách bẫy cho được con hổ đó,
giết nó để lấy ngải ra.
Từ
đó, ngải trở thành một bùa thiêng, có sức mạnh huyền bí. Người nào ngậm nó mà
đi vào rừng dù không ăn uống cũng sống được, dù thú dữ đi sát bên cạnh cũng
không thấy được. Nhưng hạn trong ba tháng mười ngày, người ngậm ngải phải quay
trở về nhà và nhả ngải ra. Nếu người đó không kịp trở về nhà thì người bỗng mọc
lông, móng tay trở thành vuốt, răng biến thành nanh và hóa thành hổ…
Chuyên
đề: DU LỊCH NHA TRANG BẰNG THƠ
Thơ khuyết danh
Ai về có nhớ Nha Trang
Nước xanh trong vắt người xinh mặn
mà
Nào là núi, nào là hoa
Có tôm, có mực, có cua, có hào
Ôi nhắc mà thèm làm sao
Chẳng như Thủ Đức sánh sao mà bằng
Ở nơi đó có chị Hằng
Mà sao chú Cuội cách hằng trăm cây.
Ca
dao:
Ai về viếng cảnh Khánh Hòa
Long Sơn nên ghé tháp Bà đừng quên
Kim Thân Phật tổ nhớ lên
Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời
ĐẶC SẢN NHA TRANG
Yến sào Hòn Nội
Vịt lội Ninh Hòa
Tôm hùm Bình Ba
Nai khô Diên Khánh
Trầm Hương Võ Cạnh
Sò huyết Thùy Triều
Rừng dừa xanh ngát Cam Ranh
Trái sai nước ngọt nên anh quên về
“Lưỡng ngạn vi lô trường đáo hải
Tứ biên hoàng dịp giục vi thu
Dịch
“Trắng lợp đôi bờ lau tới biển
Vàng bay bốn phía lá gieo thu”
Ca
Dao
Ai đứng hòn Chồng
Trông sang Hòn Yến
Lên thăm Tháp Bà
Về viếng Sinh Trung
Non xanh nước biếc chập chùng
Biết bao liệt nữ anh hung em ơi
Em hãy nhận lời
Cùng anh kềt ngãi
Đầu nguồn cuối bãi
Ta hãy nương nhau
Biển Cù nước mãi còn sâu
Công linh chẳng trước thời sau cũng
thành
Đất nắn trời nung khéo định đôi
Hòn Chồng đực cái phối hai ngôi
Ông xây nên đống cây chồi mục
Mây nủi rủ giăng màn tinh túc
Nước khe hầu rót chén giao bôi
Non thề giai lão trơ trơ đó
Gió chẳng lung lay song chẳng bồi
Trần
Cao Vân
Cắc cớ cho rồi đấng hóa công
Sinh non Bà lại có non Ông
Xem qua những tưởng hai hòn núi
Hỏi lại thì ra cặp vợ chồng
Nước rẽ khối tình trơ tráo mặt
Sóng trêu gan đá dững dưng long
Tháng ngày đối diện cùng nhau đó
Gang tấc mà ra cách mấy trùng
Bà
Tùng Trang
Sóng lặng tâm cù non gởi bong
Thu lồng hương quế nước in châu
Trường
Xuyên
Hòn Yến lâu nay ngỏ ý mời
Dong thuyền lướt song đến xem chơi
Quanh co đường nước xuyên gành đá
Thăm thẳm long hang khuất dạng hơi
Chim trỗi tiếng vàng hoà nhạc biển
Tổ treo giá ngọc rựng sao trời
Cho hay Cù hải giàu sang thật
Ngọc chứa vàng chon khắp mọi nơi
Bạch
Vân
CÙ
HUÂN VÃN BẠC
Dương
phàm nhất lộ quá kỳ xuyên
Trực
sử Cù Huân(1) tiểu hạm thuyền
Trấn
lãng hải trung tam đảo thạch
Kết
mao sơn hạ kỷ thôn yên
Doanh
sinh tác nghiệp kiêm tiều điếu
Hạo
thuỷ y sa liệt thị yêm
Mãi
đắc tân phôi hô chúng ẩm
Khai
nhiên cộng tuý tịch dương tiền.
Dịch
thơ:
CHIỀU ĐẬU THUYỀN BẾN CÙ HUÂN
Buồm
căng phơi phới nẻo kỳ xuyên
Thẳng
tới Cù Huân một mảnh thuyền
Đè
lớp sóng xô hòn núi dựng
Mờ
chân non thẳm khói thôn lên
Đốn
củi giăng câu nghề đổi vặt
Cát
bồi sóng táp chợ xoay phiên
Rượu
mới vừa mua kêu bạn uống
Hoàng
hôn đang xuống hãy say mèm.
(1)Cù
Huân: cửa biển Nha Trang
NGUYỄN
TƯ GIẢN (1823 - 1890)
Tự Tuân
Thúc, hiệu Vân Lộc và Thạch Nông. Đỗ tiến sĩ, làm quan ở Nội các, có đi sứ
Trung Quốc. Ông nổi tiếng hay thơ.
TỐNG TỶ BỘ
NGUYỄN HY PHẦN(1) DỰ CÁO QUY KHÁNH HOÀ
Thư kiếm
quy triều mấn vị ban
Bệnh
trung hương tĩnh vạn trùng san
Tâm
đồng Thân Tử y tường khốc
Thân
tự Tương Như bổng bích hoàn
Đại
Lĩnh văn viên cô nguyệt hạ
Nha
Trang xạ hổ loạn vân gian
Khả
kham cực mục nam phi nhạn
Chính
thị Hoàng hoa bắc xuất quan.
Dịch
nghĩa:
THƠ TIỄN ÔNG HY PHẦN Ở BỘ HÌNH
CÁO QUAN TRỞ VỀ KHÁNH HOÀ
Ôm
sách cắp gươm về triều khi mái tóc chưa bạc
Trong
lúc ốm nhớ cảnh quê hương cách xa muôn dãy núi
Lòng
không khác Thân Bao Tư dựa tường mà khóc
Thân
cũng giống Lạn Tương Như mang ngọc trở về
Đi
qua núi Đại Lãnh nghe vượn kêu dưới ánh trăng lạnh
Ở
đất Nha Trang bắn cọp trong đám mây lồng
Khốn
nỗi đương khi con nhạn bay về phương Nam xa tít
Thì
cũng chính đó là lúc ta hát thiên Hoàng Hoa đi ra ải Bắc.
(1)Hy
Phần: tên chữ của Nguyễn Thông, bạn thân của tác giả.
NGUYỄN
XUÂN ÔN (1825 – 1889)
Hiệu
là Ngọc Đường. Tuổi trẻ đã có chí, tư chất thông minh nhưng lận đận vòng trường
ốc, mãi 45 tuổi mới đỗ tiến sĩ. Làm Tri phủ Quảng Ninh (Quảng Bình), đốc học
Bình Định rồi Án sát Bình Thuận. Vốn người cương trực, yêu nước, có tinh thần
chủ chiến, phản đối chính sách hoà nghị của triều đình, nên sau bị cách chức.
Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông mộ quân chống Pháp tại quê nhà. Bị
giặc bắt, đưa về giam lỏng ở Huế, sau lâm bệnh nặng rồi chết ở đó.
QUÁ
KHÁNH HOÀ ĐIỂN NÔNG DINH CHI TÁC
Trượng
nguyên đồn thượng trước luân cân
Khả
thị Long Trung bỉnh trĩ nhân
Cố
lý cúc tùng tam kính cổ
Tan
dư hoà mạch nhất lê xuân
Tu
tri ngưu độc năng thành ấp
Hưu
tín sài lang khả tác lân
Tích
nhật chẩm qua nhân dĩ lão
Thử
gian không hữu bách khuân trần.
Dịch
thơ:
LÀM KHI QUA DINH ĐIỂN NÔNG Ở KHÁNH HOÀ
Ngưòi
quấn khăn xanh trên Ngũ Trượng
Phải
người cày ruộng đất Long Trung
Cúc
tùng quê cũ rày trơ luống
Ngô
lúa đồi hoang đã rợp đồng
Trâu
nghé góp nên thôn ấp đẹp
Sói
lang đừng để láng giềng chung
Xưa
người gối giáo nay già hết
Chỉ
thấy còn đây trăm đụn không.
NGUYỄN
THÔNG (1827 - 1884)
Tự
là Hy Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am. Đỗ cử nhân, làm việc ở Nội các.
Khi Pháp đánh Gia Định, ông tình nguyên tòng quân về Namchiến đấu. Sau khi
6 tỉnh Nam Kỳ bị mất, ông lánh ra Bình Thuận, rồi làm Án sát Khánh Hòa, về Kinh
làm Biện lý bộ Hình, sau làm Bố chánh Quảng Ngãi. Trong thời gian làm quan, ông
có nhiều đóng góp về kinh tế (khai hoang, thuỷ lợi, trồng trọt). Sự nghiệp
trước tác của ông rất phong phú, bao gồm nhiều tác phẩm văn học và học thuật.
KHÁNH
HOÀ ĐẠO TRUNG
Đồng
trụ tồi tàn thập lục triều
Thiên
Y(1) cổ tháp ỷ tằng tiêu
Sơn
bàn hương thụ chung kỳ khí
Hải
phách huyền nham tiết nộ triều
Nhất
lộ tùng hoàng kiêu hổ báo
Sổ
gia yên hoả tập ngư tiều
Chiêm
Hoàn di tích không hồi thủ
Vân
lý thê điền trạc thử miêu.
Dịch
thơ:
GIỮA ĐƯỜNG QUA TỈNH KHÁNH HOÀ
Cột
đồng đổ nát chuyện xưa rồi
Tháp
cổ Thiên Y đứng chọc trời
Rải
khắp kỳ nam hương lạ đọng
Chém
phang vách đá nước triều xuôi
Tung
hoành hổ báo tre đầy nẻo
Xen
kẽ ngư tiều khói mấy hơi
Dấu
cũ vua Hời nhìn ngoảnh lại
Ruộng
thang mạ nếp cắm nơi nơi.
(1)Thiên
Y: tức Thiên Y A Na Thánh mẫu, cách người Việt gọi nữ thần Pô Na-ga của người
Chăm, từ bao đời nay được cả người Chăm lẫn người Việt thờ tại Tháp Bà trên núi
Cù Lao bên cửa sông Cái Nha Trang
TRƯƠNG
GIA MÔ (1866 - 1929)
Tự
Sư Thánh, hiệu Cúc Nông, biệt hiệu là Hoài Huyền Tử, quê ở Bình Dương, Gia
Định. Ông trải qua thời niên thiếu ở Bình Thuận khi thân phụ nhậm chức Tuần phủ
Thuận Khánh. Năm 1892 ông được bổ dụng làm Thừa phái bộ Công. Sau đó ít lâu ông
từ quan, cùng bạn là Nguyễn Lộ Trạch về Nam tính chuyện xuất dương
nhưng việc không thành. Những chí sĩ yêu nước như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc
Kháng, Trần Quý Cáp từng vào Bình Thuận tiếp xúc với ông. Năm 1908 ông bị giặc
bắt giam một thời gian ngắn ở ngục Khánh Hoà vì tham gia phong trào kháng thuế
ở Trung kỳ. Từ năm 1910, ông vào Nam ở luôn cho đến cuối đời, liên
lạc hoạt động với nhiều nhân sĩ yêu nước. Cuối năm 1929, do những bế tắc cùng
cực trong tư tưởng, ông đã lên núi Sam (Châu Đốc) gieo mình tự vẫn.
TOẠ
HỆ KHÁNH HOÀ THU DẠ LỮ
LƯƠNG
THÚC KỲ TIỂU ẨM KHẨU CHIẾM
Cô
thành sơn sắc tứ chu vi
Cổ
thác thanh thanh cánh lậu trì
Kỷ
nguyệt câu tù dư hạnh phúc
Bán
sinh tư tưởng khởi hy kỳ
Nhiệt
trường giới tưủ kim nhưng tuý
Đoản
mấn phùng thu mộng diệc bi
Mạn
hướng giai tiền chiêu tố nguyệt
Viễn
thiên nan vấn lập đa thì.
Dịch
thơ:
ĐÊM THU NGỒI TÙ KHÁNH HOÀ, NHẮM RƯỢU CÙNG
LƯƠNG THÚC KỲ, NHÂN ĐÓ LÀM NHẨM BÀI THƠ NÀY
Thành
côi sắc núi tứ chu vi
Tiếng
trống sang canh phút kéo trì
Mấy
tháng ngồi tù dư hạnh phúc
Nửa
đời nghĩ lại cũng là kỳ
Nóng
lòng kiêng rượu nay còn uống
Mai
ngắn gặp thu mộng lại bi
Ngó
khắp sân thềm vời bóng nguyệt
Trời cao
khó hỏi ngó như si.
HUỲNH THÚC
KHÁNG (1857-1947)
Hiệu Minh
Viên, người tỉnh Quảng Nam. Là một trong những nhân vật chủ đạo của phong
trào Duy Tân ở Trung Kỳ, bị Pháp bắt đày đi Côn Đảo 13 năm. Cách Mạng tháng Tám
(1945) thành công, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội Vụ rồi quyền Chủ tịch Chính
phủ trong thời gian Hồ Chủ tịch sang Pháp. Ngoài thơ văn đăng trên báo Tiếng
Dân do ông chủ trương, ông còn tác phẩm “Thi tù tùng thoại”.
ĐIẾU TRẦN
QUÝ CÁP
Thư kiếm
tiêu nhiên độc xuất môn
Nhất quan
thác lại vị thân tồn
Trực tương
tân học khai nô luỹ
Thuỳ tín
dân quyền chủng hoạ côn
Bồng Đảo
xuân phong huyền viễn mộng
Nha
Trang thu thảo khấp anh hồn
Khả
liên nhất biệt thành thiên cổ
Đà
Nẵng phân khâm tửu thượng ôn.
Dịch
thơ:
VIẾNG TRẦN QUÝ CÁP
Gươm
sách xăm xăm tách dặm miền
Làm quan vì
mẹ há vì tiền
Quyết đem
học mới thay nô lệ
Ai biết
quyền dân nảy hoạ nguyên
Bồng đảo
gió chưa đưa giấc mộng
Nha Trang
cỏ đã khóc hồn thiêng
Chia
tay chén rượu còn đang nóng
Đà
Nẵng đưa nhau lúc xuống thuyền.
TUYẾN ĐƯỜNG
TỪ NGÃ BA THÀNH -NGÃ BA NHÀ MÁY SỢI -
ĐÈO RÙ RÌ - SUỐI BA HỒ
Nằm ngay cây số 24 trên đường Nha
Trang - Ninh Hòa rẽ vào Phú Hữu. Suối phát nguyên trên đỉnh Hòn Sơn cao 660m
chảy giữa 2 triền núi đá xuống thôn Phú Hữu ở phía Bắc rồi vượt qua một cánh
đồng rộng để xuống vùng Nha Phu. Gọi là Ba Hồ vì trên thượng lưu có 3 cái hồ
lúc nào cũng đầy ắp nước. Hồ thứ nhất rộng chừng trên 100m2, lòng hồ rải
rác vài hòn đá vừa chìm vừa nổi, chung quanh ngổn ngang những tảng đá thật to
lớn. Hồ thứ nhì đi lên cách đó chừng 1km do đá ngăn nước đọng lại thành hồ nước
rộng gần 100m2, lòng hồ cạn khoảng vài tấc. Đi lên cao khoảng 0,5km là
hồ thứ ba. Hồ nằm ngay dưới chân một ngọn thác chảy và do thác đổ xuống thành
lòng chảo, lòng hồ có nhiều cát và đá. Hồ nhỏ và cạn hơn hồ thứ hai.
Ba
Hồ là một khu du lịch lý tưởng vào mùa hạ. Vượt đường xa vài chục cây số dưới
trời nắng gắt, khách tham quan sẽ được tận hưởng không khí trong lành và chiêm
ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng hoang dã. Lòng người và thiên nhiên xung
quanh sẽ hài hòa nhau trong bản giao hưởng du dương ngọt ngào của tiếng suối
chảy, tiếng chim hót, tiếng lao xao của gió núi mây ngàn và hương sắc ngọt ngào
của các loại cây rừng.
TUYẾN ĐƯỜNG TỪ NHA TRANG ĐI DỐC LẾT, VỊNH VĂN PHONG
Là một kỳ quan thiên nhiên tuyệt
đẹp trong môi trường lý tưởng hiếm có với khí hậu ôn hòa, bãi biển đẹp, cát
mịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh cùng với những cánh rừng nhiệt đới hầu như còn
nguyên vẹn, những rạn san hô đa sắc, đẹp sững sờ, có dấu tích sinh tồn của một
khu rừng ngập mặn, hàng trăm sinh cảnh, muông thú đặc chủng và hàng chục ngàn
loài thuỷ, hải sản quý. Đây là những ưu thế giúp Văn Phong có thế mạnh phát
triển du lịch sinh thái rõ nét. Tổng cục Du lịch Việt Nam đã xếp Vân Phong vào “vùng
du lịch trọng điểm phát triển”, trong kế hoạch dài hạn của ngành đến năm
2010. Vân Phong cũng được Hiệp hội Biển thế giới xếp vào danh sách 4 vị trí du
lịch biển lý tưởng nhất hiện nay.
Đến
nay, hệ thống điện lưới quốc gia đã được kéo đến tận mũi bán đảo Khải Lương.
Đầu năm 2002, tuyến đường quan trọng Cổ mã - Đầm Môn với tổng vốn đầu tư 61 tỷ
đồng do Sở Du lịch-Thương mại Khánh Hoà là đơn vị chủ đầu tư, đã chính thức
được khởi công. Các dự án khác đã được phê duyệt như: Cảng du lịch Đầm Môn, Dự
án Cầu tàu du lịch Dốc Lết, đường lớn nối Ninh Phụng với Dốc Lết sắp được nâng
cấp, trải thảm nhựa, Dự án khai thác, xử lý nước, công suất 5000m3/ngày... sẽ
tiếp tục được triển khai nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho vùng du
lịch quan trọng này.
ĐÈO CẢ:
Đèo
Cả là đèo hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất tại miền Trung - ranh giới giữa tỉnh Phú
Yên (huyện Đông Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh) trên Quốc lộ 1A. Đỉnh đèo có
cao độ 333 m vượt dãy núi Đại Lãnh có chiều dài tổng cộng 12 km trong đó 9 km
thuộc địa phận Phú Yên và 3 km thuộc địa phận Khánh Hòa. Đèo nằm giữa hai sườn
núi Hảo Sơn (Hốc Ao) và núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn).Hiện đang có kế hoạch xây
dựng hầm đường bộ Đèo Cả để việc đi lại trên quốc lộ 1A không còn phải vượt qua
đường đèo hiểm trở này
Đây
là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành từ năm 1471 đến 1653. Trong cuộc nam
tiến của Đại Việt, địa thế hiểm trở của khu vực đã khiến vua Lê Thánh Tông dừng
chân tại đây năm 1471. Lê Thánh Tông đã tạo một tiểu vương quốc tại Phú Yên làm
vùng đệm tên là Hoa Anh. Vì là vị trí ranh giới, nhiều cuộc xung đột giữa Đại
Việt và Chiêm Thành đã xảy ra tại đây.
Nhiều
cuộc giao chiến giữa chúa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn đã xảy ra tại đây
giữa những năm 1771-1802. Trong tháng 1 năm 1947, Đèo Cả trở thành chiến trường
giữa quân Pháp và Việt Minh.Tên "Đèo Cả" có khi Pháp đang xây Quốc lộ
1A. Trước đó đường Thiên Lý nằm phía tây của đường Đèo Cả.
ĐẠI
LÃNH
Nếu đi ô tô trên quốc lộ 1A từ
Bắc vào Nam, lúc vượt đèo Cả ngoằn ngoèo trên 10 km, một bên là núi rừng trùng
điệp và một bên là Vũng Rô sâu thẳm nước lặng như tờ. Khi xe đổ dốc đến gần
chân đèo, du khách sẽ thấy ''một vùng non xanh nước biếc như tranh họa đồ''
hiện ra trước mắt, đó là Đại Lãnh, một thắng cảnh đẹp tuyệt vời nằm cách thành
phố Nha Trang về phía Nam chừng 80 km. Đại Lãnh nằm lọt thỏm giữa một bên là
đèo Cả ở phía Bắc và một bên là đèo Cổ Ngựa ở phía Nam, ba mặt là núi vây quanh,
chỉ có mặt đông trông ra biển Cả mênh mông sóng nước. Bãi biển Đại Lãnh dài đến
ba, bốn km, cong cong hình lưỡi liềm, cát trắng phau và mịn màng được viền kín
bằng những hàng dương rủ bóng thướt tha. Phong cảnh ở đây thật thơ mộng và hữu
tình, khí hậu mát mẻ. Trong những tháng hè oi bức, khách bốn phương có thể về
đây nghỉ ngơi, cắm trại vui chơi và nô đùa với sóng nước hoặc leo núi, ngâm
mình trong làn nước trong xanh, mát lạnh.
Bãi
biển Đại Lãnh được xếp vào loại lý tưởng và đẹp nhất ở nước ta. Không phải ngẫu
nhiên mà Tổ chức du lịch thế giới (OWT) đã đánh giá Đại Lãnh là một trong những
thắng cảnh đẹp nhất ở Đông Nam Á. Phong cảnh Đại Lãnh từ xưa đã được liệt vào
hàng danh thắng của nước nhà. Năm 1830, Đại Lãnh được vua Minh Mạng cho thợ
chạm vào cửu đỉnh đặt trước sân thế miếu ở Kinh đô Phú Xuân (Huế). Đến thời Tự
Đức, Đại Lãnh được ghi vào điển thờ. Thuở xa xưa, đường thiên lý Bắc Nam qua
đây còn gập ghềnh, bốn bề hoang vắng, từng nổi tiếng với câu ''Cọp Khánh Hòa,
ma Bình Thuận” và bọn thảo khấu lục lâm luôn luôn rình rập những người lỡ
đường. Vì vậy, khách bộ hành thuở ấy từ Phú Yên đi vào Khánh Hòa hay ngược lại
đều phải chờ nhau để đi thành từng đoàn đông người và thường nghỉ chân ở bãi
Đại Lãnh. Chẳng bao lâu Đại Lãnh trở thành cái trạm mọc lên vài ba quán tranh
nho nhỏ nghèo nàn để khách tạm nghỉ ngơi sau khi vượt qua đoạn đường đèo vất
vả, gian truân.
Theo
truyền khẩu dân gian, thời vua Thành Thái, có một người quê ở Thừa Thiên tên là
Phạm Ngũ Lão vào đây thấy phong cảnh hữu tình bèn lưu lại lập gia viên để vui
thú cùng cỏ cây non nước. Ông ta vừa đi săn, bủa lưới kiếm sống vừa chiêu tập
đuợc một số dân xiêu tán đang tha hương cầu thực về đây lập nghiệp, dựng lên
làng Đại Lãnh. Kể từ ngày quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt được xây dựng và
chạy ngang qua đây thì làng Đại Lãnh trở nên đông vui và trù phú. Ngày nay, Đại
Lãnh trở thành một điểm du lịch, hàng ngày đón tiếp biết bao lượt khách ra Bắc,
vào Nam dừng chân nghỉ ngơi, ăn uống. Còn xóm chài Đại Lãnh thì chạy dài theo
bờ biển, đắm chìm duới bóng dừa và rừng dương mát mẻ, thơ mộng đến quyến rũ. Ga
nhỏ Đại Lãnh nồng vị mặn của biển và gió cát. Ngoài khơi, xa xa nhấp nhô hòn
Nưa, một cù lao có những vách đá dựng đứng trông như một pháo đài tiền tiêu
canh giữ mặt biển suốt đêm ngày.
Tài liệu tham khảo thêm:
XỨ SỞ TRẦM HƯƠNG
Quách Tấn
Phần 1:
Xứ Ninh, tức Ninh Hòa xưa có
tên là phủ Thái Khang chạy dài từ Ðèo Cả đến Ngọc Diêm, rộng khoảng 2.051km2
gần bằng phân nửa diện tích tỉnh Khánh Hòa.
Tỉnh Khánh Hòa thuộc miền Nam
Trung Phần nằm giữa vĩ tuyến 12 và 13, chạy dọc bờ biển từ Ðèo Cả đến mũi Cà
Tiên dài khoảng 120km, phía Ðông giáp biển, phía Tây giáp Ðắc Lắc, Tuyên Ðức,
núi rừng chiếm 15/16 diện tích, hình dạng giống như cái bầu rượu, dưới chân núi
Ðại Lãnh rộng chưa tới 1km, vùng Ninh Hòa, Diên Khánh, Vĩnh Xương có chỗ rộng
tới 5, 6 chục km, vùng Cam Lâm còn chừng 15km.
Theo sách Non Nước Khánh Hòa viết năm
1968, diện tích toàn tỉnh là 5.997 km2, bằng 1/60 diện tích toàn
quốc, chia ra như sau:
Vạn Ninh: 618 km2
Ninh Hòa: 1049 km2
Khánh Dương: 1384 km2
Vĩnh Xương: 296 km2
Diên Khánh: 1364 km2
Cam Lâm: 948 km2
Cam Ranh: 338 km2
Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa có huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, Diên Khánh,
Khánh Sơn, quần đảo Trường Sa, thành phố Nha Trang, và thị xã Cam Ranh. Hải
cảng Cam Ranh là một quân, thương cảng nổi tiếng trên thế giới.
Diện tích xứ Ninh là 2.051 km2
(đã trừ đi 1000 km2 của tỉnh Ðắc Lắc sáp nhập vào quận Khánh Dương,
cộng thêm 290 km2 bị cắt giao cho tỉnh Ninh Thuận).
Núi Non xứ Ninh trùng điệp có nhiều
hoành sơn ăn ra tận biển làm cho xứ Ninh đẹp như một bức tranh sơn thủy:
Ðường vô xứ Vạn xứ Ninh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Khi đến địa đầu tỉnh Khánh Hòa,
du khách lọt vào một vùng núi non hiểm trở nối tiếp nhau chạy đến sát biển có
ngọn cao gần 2.000 m quanh năm mây phủ, là bức thành thiên nhiên vĩ đại, ranh
giới của 2 tỉnh Phú, Khánh, thời vua Lê Thánh Tôn (1470) có tên là núi Thạch
Bi, núi Ðá Bia, nay là núi Tam Phong, núi Ðại Lãnh, núi Ðèo Cả.
Chiều chiều mây phủ Ðá Bia
Ðá Bia mây phủ cô kia mất chồng
NÚI ÐÈO CẢ: cao 407 m nằm sát biển.
Ðèo Cả băng qua núi này dài khoảng 10
km chạy ngoằn nghoèo giữa một bên là vách núi cheo leo, một bên là Vũng Rô sâu
thăm thẳm. Ðường hầm xe lửa ăn thông qua lòng núi. Trên đỉnh đèo xưa kia có
trạm Phú Hòa, nơi dừng chân của khách bộ hành trên đường thiên lý, có quán nước
nhà trạm bằng tranh, có những người phu trạm lực lưỡng. Ðứng trên đèo nhìn về
phía Nam, thấy xa xa là Ðại Lãnh, Tu Bông.
Phong cảnh Ðại Lãnh nổi tiếng từ lâu.
Năm 1836 Vua Minh Mạng sai chạm hình Ðại Lãnh vào Tuyên đỉnh, là 1 trong 9 đỉnh
bằng đồng để trước sân Thế Miếu ở Cố Ðô. Năm 1853 thời vua Tự Ðức, Ðại Lãnh
được liệt vào Tự Ðiển.
Qua khỏi Ðèo Cả du khách vào đến núi
Ðại Lãnh.
NÚI ÐẠI LÃNH: cao 626 m nhiều đá, cây
cối dày đặc nằm thu mình vào trong nhường chỗ cho ga Ðại Lãnh. Núi chạy dọc
theo bờ biển nối liền đèo Cả với đèo Cổ Mã.
Ðèo Cổ Mã băng qua núi Cổ Mã, thấp,
ngắn, chạy sát biển, cách đèo Cả độ 4 km, phong cảnh nên thơ.
NÚI CỔ MÃ từ ngoài biển nhìn vào có
hình thể giống như cổ ngựa. Sát liền với núi Ðại Lãnh và núi Cổ Mã là núi Ðồng
Cọ (Phú Mỹ).
NÚI ÐỒNG CỌ: cao chót vót thường có
mây mù bao phủ, buổi chiều hay mưa, nên có câu "Mưa Ðồng Cọ".
Nối liền với núi Ðồng Cọ có núi Xá.
NÚI XÁ: cao 680 m, tên chữ là Tô Hà,
dưới chân núi xưa kia có trạm Hòa Mã nay là Quốc lộ 1. Ði xe lửa vào khi chui
khỏi hầm Cổ Mã du khách sẽ thấy núi Xá nằm bên tay phải, tiếp theo núi Xá là
núi Hoa Sơn.
NÚI HOA SƠN: cao 728 m ở phía Tây Tu
Bông (Vạn Khánh) xưa gọi là Hoa Sơn hay Tô Sơn, sau đọc trại thành Tu Hoa, Tu
Bông, chạy dài từ Tu Bông đến Gành Bà. Dưới chân núi là đường Gia Long, có
truông Hụt, nay gọi là truông Tân Dân vì truông chạy qua thôn này. Nơi này xưa
kia nổi tiếng nguy hiểm vì có nhiều cọp thường ra rình bắt khách bộ hành, nên
ai qua truông được bình an thì cũng giống như người chết hụt vậy, đặt truông
Hụt là có ý nghĩa như thế. Giữa núi Xá và núi Hoa Sơn có nguồn sông Tu Bông,
trên nguồn có Ðập Sổ, nguồn này ăn sâu vào núi Ðồng Cọ.
Gành Bà ở dưới chân núi cách biển gần
3km, gọi Gành Bà là vì xưa kia biển ăn sát chân núi, những tảng đá to bị sóng
gió đánh mòn lẳn hiện vẫn còn, có 1 cái hồ rất lớn chảy theo mương Vĩnh Huề vào
cánh đồng Tứ Chánh, Mỹ Cang.
Tu Hoa hay Tu Bông nổi tiếng nhiều gió
do ở phía Tây Bắc địa hình đang cao như một bức trường thành bỗng nhiên có một
chỗ hạ thấp xuống thành thung lũng, nên gió Lào, gió Bấc tha hồ thổi. Gió Lào
(vào mùa Hạ) thổi qua Tu Hoa nên có câu "Gió Tu Hoa". Gió Bấc (vào
mùa Ðông) thổi qua thung lũng phía Tây Bắc nơi đó gọi là Eo Gió. Gió Lào gió
Bấc đều thổi tới Tu Bông nên Tu Bông có tên là Tụ Phong Xứ, nghĩa là nơi tụ
gió, gió thổi ào ào suốt ngày suốt tháng. Ðến Tu Bông du khách nghe 2 câu hát
ru em phổ biến:
Gió đâu bằng gió Tu Bông
Thương ai bằng thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương con
Bước lên Ðèo Cả
Trông vào Vạn Giã, Tu Bông
Biết rằng cha mẹ đành không?
Anh chờ em đợi uổng công hai đàng
Qua khỏi Gành Bà đi lên là núi Dốc Mỏ.
NÚI DỐC MỎ cao 1.015 m, tại núi này có
con đường mòn xuyên sơn đi qua Phú Yên, những năm kháng chiến
1945-1954 giặc Pháp bỏ thây tại đây
rất nhiều. Năm 1947, cụ Mai Phong có làm một bài thơ trên đường tản cư chạy
giặc như sau:
Dặm đường Dốc Mỏ nghĩ mà ghê
Chồng chất non cao đá tứ bề
Chim thú vắng tanh cây rậm rạp
Gió mưa ròng rã nước lê thê
Lên đèo vượt suối bao nguy hiểm
Gối gió nằm sương đã chán chề
Trăm đắng ngàn cay ta chẳng nệ
Quyết dành độc lập sớm đem về.
Từ Dốc Mỏ đi vào là núi Hóc Chim.
NÚI HÓC CHIM: cao 903 m ở phía Tây Vạn
Giã chỗ ga xe lửa đi lên. Qua khỏi núi sẽ đến thôn Xuân Sơn chẳng khác gì một
Trùng Khánh hay một Ðiện Biên Phủ vì tứ bề núi non bao bọc chỉ có 1 con đường
độc đạo đi ra.
NÚI BỒ ÐÀ: còn gọi là Phổ Ðà cao 292 m
thuộc thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, trông giống như con voi, sườn núi lồi lõm,
phía Ðông có một ngọn núi nhỏ hơn tên Dốc Thị. Năm 1956, Thượng Tọa Viên Giác
xây dựng ngôi chùa Giác Hải và Điện Nam Hải Quan Âm trên núi Phổ Đà:
Ai ngang qua núi Phổ Đà
Thăm chùa Giác Hải viếng tòa Quan
Âm
(Thanh Trúc)
NÚI DỐC THỊ: tên chữ là Phiên Lê, Quốc
lộ 1 băng qua núi này tại đèo Dốc Thị.
Ðèo Dốc Thị, tức đèo Xuân Tự chỉ như
một con dốc.
Núi Bồ Ðà và núi Dốc Thị trông giống
như hai chị em. Thời Pháp, nghĩa quân Cần Vương do Trần Ðường chỉ huy đóng tại
núi Bồ Ðà khống chế đèo Dốc Thị để chống giặc Pháp còn ghi những chiến công
oanh liệt.
NÚI CHÙA: thấp, cùng một sơn mạch với
Bồ Ðà, Dốc Thị còn lưu ít dấu tích thành lũy Chiêm Thành, trên núi xưa kia có
một ngôi chùa.
NÚI QUÁN: còn gọi là núi Mỹ Ngọc, núi
Dàn, cao 473m, mặt Tây núi trùng điệp chạy tới Hòa Quỳnh. Xưa có một vị Thiền
sư tu trên núi đã giúp khách bộ hành có chỗ nghĩ chân, ngài che một quán tranh
dưới chân núi cạnh đường thiên lý. Những gò đống dưới chân núi có 9 nổng đất
cao gọi là Chín Cụm.
NÚI ÐÁ ÐEN: cao 617 m thuộc xã Vạn
Hưng, nằm ở phía Tây núi Quán giáp huyện Ninh Hòa. Màu đá đen cháy, có nhiều
chướng khí từ trong khe núi bốc ra. Trên núi hiện còn những dấu tích thành lũy
Chiêm Thành gọi là Thành Hời. Dưới chân núi là láng Chu và cánh đồng của thôn
Xuân Sơn, vùng này xưa kia là bãi chiến trường oan khí tích tụ lâu ngày sinh ra
quỷ quái.
Giáp với núi Hoa Sơn và núi Ðồng Cọ về
phía Tây là núi Ba Non, sách Ðại Nam Nhất Thống Chí ghi là núi Tam Phong.
NÚI TAM PHONG: nằm giữa 2 tỉnh Phú,
Khánh gồm có 3 ngọn cao chót vót nên dân địa phương gọi là núi Ba Non:
Ngó lên đỉnh núi Ba Non
Công cha nghĩa mẹ làm con phải đền
(Ca dao)
Ba ngọn đó là:
HÒN GIỮ còn gọi là Trấn Sơn, cao 1.264
m.
HÒN NGANG còn gọi là Hoành Sơn, cao
1.128 m.
HÒN GIÚP còn gọi là Hòn Giút, hay Hộ
Sơn, cao 1.127 m.
Chung quanh, nhiều núi non
triều quy có hùng khí ngất trời nằm giáp tỉnh Phú Yên, thuộc hệ thống dãy núi
Vọng Phu. Núi Ba Non giáp với núi Hòn Ðá Chồng, Hòn Ông, Hòn Chúa ở Phú Yên, ở
giữa có đèo Cục Kịch là con đường mòn xuyên sơn qua lại giữa hai tỉnh trước khi
có đường đi qua đèo Cả, mà người ta thường gọi là đường Gia Long. Thế núi hùng
vỹ, ngày xưa triều đình nhà Nguyễn có đặt điển lệ, hàng năm quan đầu tỉnh phải
đích thân đến tận nơi cúng tế rất trọng thể.
Phần 2:
Ngược về hướng Tây Nam,
núi Ba Non giáp với các núi:
HÒN CHẢO cao 1.564 m ở về hướng Tây
Bắc của Vạn Giã thuộc xã Vạn Hưng có hình thù cao lớn địa thế hiểm trở,
đỉnh núi lõm xuống thành lòng chảo, có lẽ khi xưa là miệng núi lửa.
HÒN CHÁT cao 1.519 m.
HÒN ÐA ÐA cao 1709 m.
Nối liền với 3 ngọn núi trên là núi
Vọng Phu nổi tiếng khắp nước.
NÚI VỌNG PHU: cao 2.051m, là ngọn núi
chúa, cao nhất tỉnh Khánh Hòa.
Người Pháp gọi là "La Mère et l' Enfant" (núi Mẫu Tử, hay núi Mẹ Bồng
Con), người Thượng gọi là "T. Ý Angmtèn". (Ảnh Núi
Vọng Phu)
Núi Vọng Phu nổi bật trên hàng trăm
ngọn nằm về hướng Tây Bắc của Thị Trấn Ninh Hòa, nằm về hướng Tây của Vạn Giã
và nằm về hướng Ðông của huyện lỵ Khánh Dương. Chóp núi là một khối đá hoa
cương khổng lồ cao vút dựng đứng giữa trời. Khối đá thứ hai thấp hơn đứng sát
bên cạnh. Hai khối đá này trông giống như hai mẹ con nàng Vọng Phu đứng trên
đỉnh núi. Từ Thị trấn Ninh Hòa cách xa trên 30 km nhưng vào những ngày đẹp trời
vẫn nhìn thấy núi Vọng Phu rất rõ.
Núi tọa lạc tại 12° 41' 40'' Bắc vĩ
tuyến và 106° 36' 03'' kinh tuyến Ðông, cách bờ biển khoảng 30 km, cách quận lỵ
Khánh Dương khoảng 18 km. Ði ô tô theo con đường liên tỉnh số 9 mất độ nửa giờ,
rồi đi bộ chừng 5 km đường rừng là đến chân núi, và leo núi tiếp độ nửa ngày
nữa là đến chỗ "Mẹ Bồng Con".
Quách Tấn gọi hòn Mẫu Tử là "Cảnh
lạ trong đời như ngọn Khuông Lư của Thánh Thán".
Tương truyền có 2 vợ chồng trẻ
sanh được 1 đứa con gái 4 tuổi, một hôm người chồng bàn với vợ rằng ở trên núi
cao có cây dó là đất đai của Bà Thiên Y A Na rất linh thiêng, chàng muốn lên đó
để tìm của kỳ nam mang về bán làm chút vốn làm ăn hầu thay đổi cuộc sống lam lũ
hiện tại. Ðược vợ đồng ý chàng sửa soạn hành lý, trên lưng địu một gùi lương
khô, tay cầm rìu, rựa, miệng ngậm ngãi từ biệt vợ con ra đi. Nhưng ngày qua
tháng lại... chẳng thấy chàng trở về, hai mẹ con chiều chiều dắt nhau lên đầu
núi ngóng trông rồi hóa đá thành núi Mẫu Tử.
Một tương truyền khác nói rằng
ngày xưa có 2 vợ chồng tiều phu hiếm muộn đã đi cầu tự khắp các đền chùa, cuối
cùng sinh được 1 cô gái dễ thương và qua năm sau sinh tiếp 1 cậu trai kháu
khỉnh.
Một ngày nọ 2 chị em róc mía ăn và
tranh giành với nhau sao đó, đứa em lỡ tay làm trúng 1 dao lên đầu chị máu ra
lai láng... vì sợ quá nên bỏ nhà trốn biệt. Cha mẹ tìm mãi vẫn không thấy con
đâu, buồn khổ rồi qua đời, bỏ lại cô con gái chỉ có 1 mình bơ vơ nên cũng bỏ xứ
ra đi. Ðứa em trai từ lúc bỏ chạy tới mé biển gặp một chiếc thuyền buôn, xin
theo và sống rày đây mai đó... về sau trở thành một thương nhân khá giả. Một
hôm chạnh lòng nhớ cố hương mới tìm đường trở về quê cũ, nhưng chẳng còn ai nên
cũng bỏ ra đi. Ði đến một thung lũng chàng gặp một cô gái, 2 người thương nhau
rồi kết thành vợ chồng sanh được 1 bé gái xinh đẹp gia đình sống rất đầm ấm
hạnh phúc. Một hôm người vợ ngồi gội đầu... người chồng nhìn thấy 1 vết sẹo
trên đầu vợ mới hỏi nguyên do, nàng thành thật kể lại đầu đuôi câu chuyện...
Chàng chết điếng khi biết người đầu ấp tay gối bấy lâu nay chính là chị ruột
của mình nên đau khổ bỏ đi. Nàng chẳng hiểu vì sao... mới nhờ người tìm kiếm
khắp nơi nhưng chẳng thấy tăm hơi, cuối cùng bồng con lên núi ngóng trông rồi
hóa thạch thành núi Mẹ Bồng Con.
Một huyền thoại khác kể rằng ngày
xưa có một "chàng tuồi trẻ vốn dòng hào kiệt " yêu một cô gái nết na,
xinh đẹp nhất vùng. Họ kết duyên với nhau và sống quấn quít bên nhau rất hạnh
phúc, nàng dệt cửi quay tơ, chàng dùi mài kinh sử chờ ngày ra Kinh Ðô ứng thí.
Khi nàng sanh được 1 đứa con gái xinh xắn thì quân giặc tràn đến xâm lấn cõi
bờ:
"Trống trường thành lung lay bóng nguyệt,
khói cam tuyền mờ mịt thức mây,
chín tầng gươm báu trao tay,
nửa đêm truyền hịch định ngày xuất quân".
Chàng tuổi trẻ đành xếp bút nghiên, từ
tạ người vợ trẻ lên đường ra biên ải rồi hy sinh ngoài chiến địa. Ở quê nhà
nàng chinh phụ ôm con đợi chờ rồi hóa đá thành núi Vọng Phu, những giọt lệ của
nàng rơi xuống hóa thành sông, có tên là sông Cái chảy vào sông Dinh để ra
biển.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
(Lưu Trọng Lư, Tiếng Thu)
Người cô phụ là tảng đá cao, và đứa
con gái là tảng đá thấp, nhưng ở quê tôi người ta nói rằng vì đợi chờ quá lâu
nên cô gái nay đã cao hơn mẹ, còn người mẹ thì nay đã già lưng khòm tóc bạc:
"Người mẹ chính là tảng đá to và thấp còn cô gái là tảng đá nhỏ và
cao."
Quả là:
Nắng chiều soi đá ra vàng
Trên non còn một mình nàng chơ vơ
ẵm con nhìn cõi mịt mờ
Mong chồng biết đến bao giờ mới
thôi
(Phạm Ðình Tân)
Thời học sinh, tôi có nghe các thầy cô
giáo nói rằng núi Vọng Phu là "một biểu tượng của lòng chung thủy mà Trời
đã ban cho xứ Ninh ".
Trước khi đi xa, vào những chiều mùa
Hạ tôi thường ra bờ sông Ðá quê tôi nhìn lên hướng Tây Bắc, nàng Vọng Phu hiện
ra rất rõ sừng sững giữa mây trời, lòng tôi hòa với bao nỗi ngậm ngùi trước
những câu chuyện kể thật vô cùng ảo não thương tâm, tôi có làm một bài thơ
Ðường luật mang tên: "Núi Vọng Phu 1, 2, 3".
Xin trích đoạn đầu:
Sừng sững đầu non mỏi mắt trông
Ngóng chồng xa thẳm bể mênh mông
Chiến trường chẳng tiếc đời xuân
trẻ
Quê kiểng nào đau phận má hồng?
Chờ đợi mỏi mòn tình hóa đá
Nhớ thương chung thủy lệ thành sông
Nghìn năm đứng đó mây in bóng
Thung lũng quê Ninh động cõi lòng
Núi Vọng Phu đã đi vào âm nhạc với
nhạc phẩm bất hủ "Hòn Vọng Phu 1, 2, 3" của Lê Thương. Bản nhạc
"Ơi Con Sông Dinh" rất nổi tiếng của Hình Phước Liên cũng có nhắc đến
địa danh này.
Trong bài: "Dục Mỹ - Quê Xưa Yêu
Dấu" của Hà Thị Thu Thủy có một đoạn viết về Núi Vọng Phu như sau:
" Xa hơn nữa, một dãy núi cao vời vợi với hai chóp núi cao và thấp, nằm
kế cận bên nhau mà người dân Dục Mỹ gọi là núi Vọng Phu. Ðây là một ngọn núi
lịch sử làm tôi rất hãnh diện cho quê nhỏ của tôi bởi lẽ theo truyền thuyết xa
xưa truyền tụng về một sự tích nói lên sự chung thủy của người phụ nữ chính
chuyên bồng con chờ chồng biền biệt ngoài quan san biên ải, và đặc biệt nhắc
tôi nhớ lại 3 bài hát bất hủ "Hòn Vọng Phu 1,2, 3" do cố nhạc sĩ Lê
Thương sáng tác."
Núi Vọng Phu đã trở
thành nguồn xúc cảm sâu xa của những vần thơ:
Bao năm đâu quản nắng mưa
Bồng con đứng đợi vẫn chưa thấy về
Thời gian bôi xóa lời thề
Mẹ con hóa đá bên lề tháng năm
(Ca dao)
Lạy Bà cho nổi gió đông
Cho thuyền tôi chạy cho chồng Bà
lên
(Ca dao)
Lạy Bà cho thổi gió nồm
Chồng Bà ở Quảng giong buồm theo vô
(Ca dao)
Hình đá ai đem đặt biển Ðông
Giống hình nhi nữ dạng ngồi trông
Da nhồi phấn tuyết phơi màu trắng
Tóc gội dầu mưa giũ bụi hồng
(Tôn Thọ Tường)
Nhìn con chạnh tủi lệ sầu đông
Hóa đá trơ hình dạng ngóng trông
Ðêm hứng sương chan đầu điểm bạc
Ngày phơi nắng rán má phai hồng
Gió lay những đợi thuyền ai ghé
Trăng dọi nào dè bến nước không
Sương tuyết chi sờn gan sắt đá
Khư khư một dạ chẳng hai chồng
(Song Thanh)
Ðứng đó bao giờ đến bây giờ
Trông chồng thành đá khối trơ trơ
Xuân tàn thu đến trông muôn dặm
Gió tạt mưa tuôn quyết một thờ...
(Ngọc Xích)
1.
Chồng đi biệt tích tự bao giờ
Một góc trời riêng một dạ chờ
Lụy nhớ mưa ngàn tuôn nượp nượp
Tóc thề mây núi bạc phơ phơ
Non chồng nghĩa nặng cao vòi vọi
Nước vướng tình sâu chảy lững lờ
Dâu bể đã bao đời kiếp trải
Lòng son một tấm mãi trơ vơ
2.
Người đã không về tin cũng không
Ðầu non dắt trẻ đứng trông chồng
Nước mây quạnh vắng dòng khô lệ
Mưa nắng phôi pha má lợt hồng
Lời thệ vững ghi lòng sắt đá
Khối tình riêng nặng gánh non sông
Nỗi niềm ai biết ai không biết
Gương nguyệt nghìn thu rạng biển
Ðông
(Quách Tấn, Ðá Vọng Phu)
Thầm thỉ duyên xưa khôn mở miệng
Nước non còn đó nước non hay.
(Vô Danh Thị)
Ôm trẻ dầm sương ai biết có?
Trông chồng thành đá kẻ rằng không!
Trơ trơ một khối từ sơ tạo
Thêu dệt ra chi chuyện ngóng chồng.
(Thường Tiên)
Ôm khối tình thâm thi với đá
Ðem nguồn lệ thảm đọ cùng sông
Ngàn năm đá tạc gương cô phụ
Ấp ủ quê Ninh một tấm lòng.
(Ðiềm Ca)
Phần 3:
Khi qua khỏi núi Ðá Ðen của Vạn
Ninh bước vào địa phận Ninh Hòa, du khách sẽ nhìn thấy một ngọn núi có hình thù
rất dễ thương, đó là Hòn Vung.
HÒN VUNG cao 326 m, thuộc xã Ninh An,
huyện Ninh Hòa, đứng thẳng, dáng thanh tú, đỉnh nhọn vút lên trời xanh, trông
giống như một Nhũ Sơn nhưng lại đặt tên là Hòn Vung, có lẽ vì người đặt tên cho
núi muốn có một mối quan hệ tình cảm lứa đôi tốt đẹp nào đó giữa Hòn Vung của
Ninh Hòa và Hòn Chảo của Vạn Ninh cách 10 km về hướng Bắc.
NÚI PHƯỚC HÀ còn gọi là Hòn Hèo,
ở phía Ðông Thị Trấn Ninh Hòa rộng hàng trăm cây số vuông chạy ra biển theo
hướng Ðông Nam, là một bán đảo dài trên vài chục km, rộng cả chục km, nằm trên
địa phận 3 xã Ninh Phú, Ninh Diêm, Ninh Phước. Biển bao quanh 3 mặt, gồm vịnh
Vân Phong, vịnh Nha Phu. Phước Hà Sơn là 1 quần sơn có hình dạng giống như cái
đuôi rồng giỡn nước "vĩ long hí thủy", gồm cả chục ngọn liên sơn, cao
nhất là Hòn Hèo 819 m, Hòn Tiên Du 777 m, hòn Phủ Mái Nhà 725 m. Phía Ðông có
Hòn Nhọn, Hòn Răng Cưa cao dưới 500 m. Vì Hòn Hèo cao nhất nên quần sơn Phước
Hà còn có tên là Hòn Hèo, nơi có nhiều mây bông (hoa đằng) vừa to vừa thẳng
dùng làm gậy, hèo rất đẹp: "mây Hòn Hèo".
Sau lưng Hòn Hèo là nhà máy xi măng
Hòn Khói thuộc xã Ninh Thủy và nhà máy đóng tàu Huyndai thuộc xã Ninh Phước.
Hòn Hèo có suối Hoa Lan, còn
gọi là suối Tử Sĩ, thuộc xã Ninh Phú, huyện Ninh Hòa, muốn lên đó phải mất 2
ngày leo núi. Nơi đó, cả một rừng cây mọc trên đá với vô số loài hoa có tên lẫn
không tên, nhiều nhất là phong lan. Suối Hoa Lan dài khoảng 6 km, được hình
thành từ nhiều suối nhỏ, nước trong vắt chảy rầm rì hòa với tiếng chim kêu,
phảng phất mùi hương rừng dịu nhẹ, mang một vẻ đẹp hoang sơ nguyên thủy. Chảy
qua nhiều ghềnh thác cheo leo, trước khi đổ vào vịnh Nha Phu suối băng qua một
vùng đất bằng có diện tích khoảng 20 ha.
Từ bến Ðá Chồng sát Quốc lộ 1, thuộc
Cát Lợi, huyện Vĩnh Xương, sau 30 phút tàu thủy sẽ cập bến Hòn Hèo, du khách
đến suối Hoa Lan. Có 1 tảng đá nằm dưới chân suối khắc chữ Chàm ghi sự kiện
ngày xưa vua Chàm thường đến đây hành hương. Theo bước chân người xưa du khách
sẽ gặp những ghềnh đá cheo leo hùng vĩ, và các ngọn thác số 1, số 2... mỗi thác
có một dáng vẻ khác nhau. Thác số 4 cao nhất khoảng 350 m.
Công ty Khatoco đầu tư xây dựng
suối Hoa Lan thành khu du lịch: tắm suối, tắm biển, bơi thuyền, câu cá, thả
lưới, soi tôm cua ban đêm. Ở lại đêm có nhà sàn kiểu Tây Nguyên thơ mộng.
Dọc theo vịnh Nha Phu bờ đá ngổn ngang
chồng chất, vách đá dựng đứng cao ngất dài đến 3, 4 km. Mặt trong của núi càng
kỳ dị, hiểm trở, tại Hòn Tiên Du có 1 cái hang rất lớn chứa cả 3, 4 trăm người
nằm ở lưng chừng núi, vì trước kia có 1 vị Thiền sư đến ẩn tu nên hang có tên
là Chùa Hang. Gần Chùa Hang có một địa danh khá nổi tiếng tên là Ðá Trải, hình
chữ nhật dài khoảng 70 m rộng khoảng 50 m nằm lài lài trên triền núi.
NÚI HÒN KHÓI: Tại phía Bắc dãy núi
Phước Hà trên 1 doi đất chạy dài xuống vịnh Vân Phong nổi lên 1 ngọn núi nhỏ
chỉ cao độ 155 mét, nhưng lại rất nổi tiếng, đó là núi Hòn Khói, tên chữ là Yên
Cang.
Dưới chân núi Hòn Khói có đầm Ðông
Hải, quanh đầm về phía Ðông và phía Tây rải rác 1 số gò đống. Cả vùng này
mang tên là Hòn Khói, người Pháp gọi là Hone Cohé.
Truyền rằng quân Nguyễn Ánh
thường đóng ở đây, trên núi có đặt trại canh, hễ thấy thuyền chiến của quân Tây
Sơn xuất hiện thì phải đốt khói lên để làm hiệu nên núi này được gọi là Hòn
Khói.
Theo sách Non Nước Khánh Hòa, Hòn Khói tên
chữ là Yên Cang tuy không cao nhưng đủ sức ngăn gió, nên vùng này trở thành hải
cảng đón tiếp những chiếc tàu buôn vào lấy muối. "Sở dĩ gọi là Hòn
Khói, vì xưa kia tại đây là cửa biển quan trọng, triều đình cho đặt quan trấn
phòng ngự, trên đỉnh núi có chất củi khô, khi nào có giặc bể vào cướp bóc, thì
quan trấn ra lệnh đốt lửa un khói làm hiệu để gọi quân tiếp viện."
Cũng có thuyết cho rằng vùng núi này
xưa kia là núi lửa đã nguội, thỉnh thoảng động đất núi bị rạn nứt, khói trong
lòng đất theo kẻ hở bay ra, do đó người ta mới đặt tên cho núi là Hòn Khói.
Năm 1825, Yên Cang đổi thành Vân
Phong.
NÚI Ổ GÀ thuộc xã Ninh Ðông, cách
huyện lỵ Ninh Hòa khoảng 3 km nằm dọc theo đường hỏa xa, xưa núi nổi tiếng
nhiều cọp: "Cọp Ổ Gà"
Ðèo Bánh Ít tức là Ðèo Hà Thanh
gần núi Ổ Gà, xưa cọp thường ra rình bắt người, dân địa phương có lập một miếu
nhỏ gọi là miếu Ông Hổ.
Tại địa phận xã Ninh An có các ngọn
như:
HÒN HẤU
HÒA SƠN
HÒN THƯỢNG
GIỒNG CÔ BỐN
GIỒNG CỐC
Tại làng Phú Sơn có:
NÚI ÔNG TÂY, hiện còn 1 lô cốt, dấu
tích của đồn bốt thời Tây.
Tại làng Phú Văn có 1 cái gò
cát rộng tên:
GÒ DINH, trước đây người ta nhặt được một sợi
dây neo của thuyền biển nằm trong lòng đất khi đào giếng, nên người trong làng
cho rằng vùng này xưa kia là biển, hiện có 1 bàu sen rất lớn nằm bên cạnh.
Tại vùng Lòng Hồ Ðá Bàn có:
NÚI ÐÁ BÀN THƯỢNG và NÚI ÐÁ BÀN HẠ:
mạch núi tiếp giáp với vùng rừng núi Ba Non, Vọng Phu, thế núi vô cùng hiểm
trở. Có một con đường đôc đạo chạy ngoằn ngoèo ăn thông với mật khu Ðá Bàn, một
bên là vách núi cao chót vót, một bên là dòng sông Ðá Bàn (sông Lốt) sâu như
vực thẳm. Con đường này là mồ chôn nhiều giặc Pháp trong những năm kháng chiến
chống thực dân xăm lược.
NÚI ÐẤT ÐỎ ở phía Tây núi Ổ Gà, núi
thấp có nhiều heo rừng: "Heo Ðất Ðỏ"
NÚI ÐEO nằm chắn ngang Quốc lộ 21.
Ðèo Núi Ðeo thấp, ngắn, còn gọi là đèo
Cạnh băng qua núi này.
Từ đèo Núi Ðeo đi dọc theo con mương từ đập
Suối Trầu chảy xuống các xã Ninh Hưng, Ninh Lộc... sẽ nhìn thấy những ngọn núi:
HÒN LÁCH
GIỒNG ÐỀN
HÒN LỚN còn gọi là Hòn Bà cao 1356 m,
nằm tại phía Tây Nam Thị Trấn Ninh Hòa, thuộc xã Ninh Hưng đứng song song với
Hòn Long theo hướng Tây Bắc - Ðông Nam. Cây cối rậm rạp, có nhiều cây dó cho kỳ
nam trầm hương. Dân Ninh Hòa cho núi này là núi của Bà Thiên Y A Na, trên núi
có lập miếu thờ, dân đi địu tìm trầm trước khi lên đường thường mang lễ vật đến
tận Miếu Bà cầu khẩn.
Tiếp giáp với Hòn Lớn là những hòn:
HÒN LONG hay Hòn Ông, cao 1339 m
HÒN DUNG cao 1290 m
HÒN DÙ (886 m)
HÒN GIỮ hay hòn Dữ cao 674 m
HÒN SẦM nằm cạnh Quốc lộ 1, thuộc xã Ninh
Giang
HÒN HOÀI thuộc xã Ninh Hà.
Tại xã Ninh Bình có một cái gò mọc
toàn cây quít, nên gò được đặt tên là
GÒ QUÍT: Theo Nguyễn Văn Thành, tác
giả bài "Trái
Quít Ninh Hòa", xôi quít ăn rất ngon và thơm là món ăn đặc sản của
người Ninh Hòa. Ðến mùa quít dân Ninh Hòa thường lên Gò Quít hay vô Hòn Sầm để
hái trái quít về hấp xôi.
HÒN NÚI ÐẤT nằm cạnh Quốc lộ 1, thuộc
xã Ninh Hà, Ninh Quang
HÒN XANG nằm cạnh Quốc lộ 1 thuộc xã
Ninh Lộc
Truyền rằng thuở tạo Thiên lập Ðịa có
một ông Khổng Lồ đào đất vịnh Nha Phu gánh đổ núi Hòn Bà. Một hôm vì gánh 1
gánh đất quá nặng, 1 chân đứng dưới vịnh Nha Phu, 1 chân đặt lên một tảng đá
lớn tại Trảng Trung, xã Ninh Lộc, ông cố vận dụng hết sức mạnh để bước lên
không ngờ tảng đá bị lún sâu xuống in nguyên bàn chân khổng lồ của ông và làm
đổ cả 2 thúng đất xuống cánh đồng tạo thành 2 hòn núi, mà ngày nay có tên là
Hòn Sầm và Hòn Núi Ðất nằm cạnh Quốc lộ 1, còn dấu chân bị lún sâu xuống đá tại
Trảng Trung có tên là Bàn Chân Ông Khổng Lồ.
HÒN GIỐC THƠ cao 423 m, có tên là núi
Ðá Vách hay gò Thạch Lũy vì nơi đây xưa kia quân Chiêm lợi dụng thế núi hiểm
trở ăn sát bờ biển mới đắp thành xây lũy rất kiên cố để phòng vệ, hiện nay dấu
tích vẫn còn. Thành toàn bằng đá xếp có thứ lớp, dưới chân thành có 1 hồ nước
trong vắt sâu thăm thẳm, được xếp đá thành bờ trông rất đẹp. Ngày nay trên núi
còn đồn bót do quân Pháp xây.
Tại núi này có đèo Rọ Tượng dài khoảng
40m, chạy sát biển, 2 bên đèo có miếu cô hồn.
Qua khỏi Lương Sơn thuộc huyện Vĩnh
Xương trước khi vào thành phố biển Nha Trang sẽ gặp đèo Rù Rì. Ðèo cao khoảng
84 m dài độ 1 km uốn hình chữ chi rất gấp thật là nguy hiểm có lập miếu cô hồn
tại đây. Ðây là đèo cuối cùng của tỉnh Khánh Hòa và cũng là đèo cuối cùng của
miền Nam Trung phần.
Nhìn chung, núi non xứ Ninh hoành
tráng hiểm trở án ngữ bốn mặt chiếm phần lớn diện tích, có nhiều hoành sơn ăn
ra tận biển như những con rồng xanh giỡn nước tạo nhiều cảnh đẹp cho xứ Ninh.
Ngoài ra, nhờ lòng hồ, ao nước, khe suối nằm trên núi theo thế "long ngọa
yểm sơn" nên núi non xứ Ninh tươi tốt quanh năm, nước sông nhờ thế cũng ít
cạn vào mùa nắng.
Núi rừng xứ Ninh nổi tiếng với các
loại gỗ quý Cẩm Lai, Giáng Hương, nhất là Trầm Kỳ lấy từ cây Dó. Theo sách Xứ
Trầm Hương thì Trầm Kỳ xứ Ninh được liệt vào loại Trầm Kỳ tốt nhất nhì trên thế
giới.
Vì thế người xứ Ninh luôn yêu quý và
tự hào về quê hương của mình:
Xứ Ninh non nước hiền
hòa
Người quê Ninh sống thật thà dễ
thương
Xứ Ninh quê của trầm hương
Bức tranh thủy mạc vấn vương tình
người
Dù cho bão dập sóng dồi
Người quê Ninh vẫn giữ lời nước non
Dù cho đá lỡ non mòn
Tình quê Ninh vẫn sắt son một lòng
Sông Dinh còn chảy còn trong
Vọng Phu còn đứng còn mong người về
Dù cho cách trở sơn khê
Người quê Ninh chẳng
quên quê hương mình.
Ẩm Thực Nha trang - Khánh Hòa
Gà
"chỉ" Cam Ranh-nét đặc trưng ẩm thực mới cho dân sành ăn
Cũng
giống như cái tên quán " chè hé" ở đường 3/2 Đà Lạt- nghĩa là cái
quán này bán chè cánh cửa lúc nào cũng mở he hé, không đưa bảng hiệu thành ra 1
cái tên chết của quán luôn.
Gà
"chỉ" Cam Ranh, nghĩa là khách đến quán bước ra vườn tự tay chọn lựa
gà. Khách chỉ con nào, chủ quán bắt con ấy. Muốn chế biến món gì, chủ quán sẽ
làm. Nếu không phải dân "sành ăn", có thể nhờ chủ quán “tham mưu”:Làm
món gì- gà hấp, nướng, nấu lá giang, luộc, bóp gỏi, chiên mắm, nấu cháo… Thích
gà mái hay gà trống?..........
Chú ý: Gà
mái luộc mau mềm, còn gà trống nặng cân, xương cứng nên thường được ăn nướng.
Nhà bếp mau chóng cắt tiết, làm lông tại chỗ.
Điều
khác biệt làm nên tiếng ngon đồn xa cho món gà chỉ Cam Ranh là nhờ chủ quán lấy
gà của người dân tộc vùng núi, lông đen, chân nhỏ, được thả rong nên thịt săn
chắc, không mỡ, không bệu, chân vàng...
Chỉ trỏ
chọn lựa xong, rửa tay rửa mặt, ngồi thư giản dưới bóng cây, chờ món ăn dọn lên
Bánh
tráng chấm mắm ruốc
Cách
đây vài năm dọc đường Trần Phú bán đầy rẫy, nhưng vì văn minh cho Nha Trang
trong mắt du khách, nên các hàng quán "bánh tráng chấm mắm ruốc" di
dời vào Công viên Yến Phi, đường Nguyễn Chánh xung quanh trường CĐSP...
Đã là người
Nha Trang sống ở NT hay đi đâu xa cũng không bao giờ quênnỗi hương vị món ăn
đơn sơ, giản dị " bánh tráng chấm mắm ruốc" này.
Bún
sứa Nha Trang
Buổi
sáng, điểm tâm món bún sứa với chả cá (hoặc cá dầm) nóng hổi, kèm theo giá sống
và bắp chuối non xắt mỏng, trong cái gió biển hây hây thì còn gì bằng. Món bún
sứa Nha Trang phong phú sắc màu và đậm đà hương vị.
Món sứa là
nguyên liệu chính trong tô bún nóng hổi gồm có sứa, tôm, cua, thịt ba chỉ, chả
cá hấp hoặc chả cá viên có điểm thêm mùi thơm của đậu phụng rang, vài lát ớt
cay và không thể thiếu vị mặn nồng nàn của mắm ruốc. Thịt sứa mát và giòn, nhất
là chân sứa, mùi vị đặc biệt khó quên dù trộn chung với thịt, cua, tôm...
Đến thành
phố biển Nha Trang, bạn đừng quên thưởng thức món bún sứa. Những người xa Nha
Trang, khi trở về thăm thành phố cũ, thường không quên ghé lại quán bún sứa bên
đường để thêm một lần thưởng thức món ăn đượm đầy mùi vị quê hương.
Bánh
canh chả cá Nha Trang
Bánh
canh chả cá Nha Trang là món ăn đặc sản mà khách đến vùng biển này phải tìm ăn
bằng được. Có hai loại chả cá: Chả hấp và chả chiên, đều có vị ngọt thơm, hấp
dẫn như nhau.
Chả cá Nha
Trang nổi tiếng ngon do làm từ cá tươi, từng đĩa chả cá chiên vàng, được bày
trên bàn các hàng bánh canh, bún cá buổi chiều rất hấp dẫn. Cá để làm chả
thường là các loại cá ngon: cá mối, cá thu, cá thửng, cá rựa, cá nhồng, cá
chuồn, cá cờ v.v... nhưng ngon nhất để làm chả là cá thu, cá mối, cá rựa. Chả
cá có hai loại chả hấp và chả chiên, có người thích ăn chả chiên vì nó thơm, có
người thích ăn chả hấp vì nó ngọt. Dù là chiên hay hấp, chả cá luôn có một vị
đặc trưng giống nhau: dai, mềm, ngọt vị cá, đậm đà hơn nếu chấm một chút xíu
nước mắm tỏi ớt đậm đặc.
Làm chả cá
rất đơn giản, tuy có hơi nhọc công bởi khâu giã cá: cá tươi, rửa sạch, nạo lấy
thịt. Hành, tỏi tiêu, gia vị giã nhuyễn, bỏ cá đã nạo vào cối quết thật nhuyễn,
món chả cá càng quết nhuyễn thịt càng dai, quết đến khi thật nặng tay thì thôi.
Chả được vê lại thành vê để chiên. Nếu là chả cá hấp thì cho thêm ít mỡ khổ xắt
hột lựu, một ít nấm mèo xắt nhỏ trộn đều, hấp đến khi gần chín đập vào một cái
trứng cho bề mặt có mầu vàng.
Chả
cá là nguyên liệu chính của món bánh canh hay bún cá. Cá sau khi đã lóc hết
thịt, lấy xương, xương ninh lấy nước, nồi nước ngọt bởi xương cá, nêm gia vị
tùy theo bánh canh hay bún cá. Nếu bún cá thì khi ăn cho vào ít hành tây, cà
chua và ăn kèm với rau sống. Bánh canh thường có ba loại: bánh canh bột gạo,
bánh canh bún và bánh canh bột lọc. Bột lọc được làm bằng bột mì hay bột năng
và bánh canh bột lọc thường phải nấu với cua. Bánh canh bột gạo làm như làm
bánh phở; bánh canh bún là một loại bún cọng to.
Buổi xế chiều từng hàng bánh
canh, bún cá được dọn ra, trên bàn là đĩa chả cá chiên vàng, một khay chả cá
hấp mầu vàng óng, một thau nhỏ vừa hành lá xắt nhỏ, vừa hành củ được chẻ thành
sợi, một hủ hành khô phi vàng, cạnh đấy là đĩa chanh được cắt thành từng miếng
nhỏ và tô nước mắm ớt tỏi đậm đặc. Bà bán hàng múc tô bánh canh nghi ngút khói,
bỏ vào một nhúm chả cá chiên đã xắt thành từng miếng nhỏ, cho vào một ít hành
lá, một ít hành củ, rưới thêm tí tiêu, bỏ thêm ít hành phi...
Thực khách
vắt vào tô bánh canh một miếng chanh, cho thêm chút mắm ớt, tỏi, xì xà, xì xụp
húp, kêu thêm một đĩa chả cá hấp, bên trên phủ một lớp hành tây thái mỏng, chấm
với nước mắm ớt tỏi đậm đặc. Chỉ có năm ngàn đồng một tô bánh canh, đĩa chả cá
hấp một ngàn đồng. Ăn xong thực khách hài lòng với món ăn dân dã mà đầy hương
vị.
các địa
điểm bánh canh ngon ở Nha Trang :
- Bánh Canh
bà Thừa trên đường Yersin.
- Bánh canh
ở sát bên tòa án Thành Phố, đường Nguyễn Trãi.
- Bánh canh
Đầu cá thu đầu đường Vân Đồn.
- Bánh canh
cửa bé...... và còn rất nhiều địa điểm khác nữa.
Bánh
ướt Ninh Hòa - Món ăn dân dã và nổi tiếng.
Ninh Hòa
không chỉ nổi tiếng vì phong cảnh non nước hữu tình, mà còn nổi tiếng với các
món ăn như:
Nem chua,
bún lá cá dằm (Ninh Quang), đặc biệt là món bánh ướt ở Ninh Bình…Có thể nói,
bánh ướt Ninh Hòa là một món ăn dân dã nhưng rất ngon miệng. Nó không chỉ được
người trong tỉnh biết đến mà còn thu hút đông đảo khách ở các địa phương khác.
Nem nướng Ninh Hòa
Mọi
người biết đến Ninh Hòa, Khánh Hòa bởi món nem chua. Nhưng có một món nem khác
chẳng chua tí nào nhưng đã thuộc vào hàng danh thực, trở hành món ăn không thể
thiếu đối với người dân Khánh Hòa cũng như khách du lịch đến với thành phố
biển.
Ăn
nem nướng Ninh Hòa tại Nha Trang sẽ thấy không có gì khác biệt từ quê gốc của
nó cách Nha Trang 34 cây số. Cách chế biến, pha chế nước mắm, cũng đều theo
cách của cả gần mấy chục năm nay. Trước khi giới thiệu "đặc sản nem
nướng", xin dẫn dắt đôi dòng về cách chế biến nem.
Nem
chua chủ yếu làm bằng thịt đùi còn nóng ở những con heo lớn dùng chày hoặc máy
xay giã (hoặc xay) nhuyễn rồi giã sơ lại, sau đó trộn gia vị tỏi, tiêu, da heo
thái nhỏ. Để cho nem lên chua chỉ có hai loại lá là chùm ruột và vông nem. Lá
chùm ruột làm nem ngon hơn, lại có rất nhiều ở Khánh Hòa. Vị chua
của nem nhờ
lá chùm ruột rất lạ khác xa với nem chợ Huyện (Bình Định) làm bằng lá ổi hoặc
nem Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) làm bằng lá vông nem.
Thường
khi khách vào quán nem, ngoài phần nem nướng đã gọi, trên bàn luôn có sẵn
một đĩa nem chua và chả lụa để cho khách ăn chơi. Nem chua ăn kèm với tỏi và
nước chấm gồm ớt, tỏi, đường, nước mắm pha sệt. Vị nước mắm ngọt cay ăn với
nem rất hấp dẫn.
Hiện nay,
tại địa bàn Nha Trang có khoảng hai chục tiệm bán nem phục vụ vào buổi chiều
đến tối như các quán nem nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Lợi, Hoàng
Văn Thụ, Lê Thành Phương, Trần Đường...,nhưng đông khách hơn cả là quán Đặng
Văn Quyên và Ngọc Tiên.
Làm
nem nướng thì gồm có thịt xay nhuyễn hoặc bằm nhỏ nướng lụi, bánh tráng chiên
giòn (bánh tráng cuốn nhỏ, bỏ vào chảo dầu cho phồng lên).Một phần nem nướng
khá cầu kỳ gồm khoảng 6-8 miếng thịt băm lụi, cũng số lượng đó miếng bánh
tráng chiên giòn. Ăn kèm với món nem chính là các loại rau. Rau ăn nem nướng
không phức tạp, nhưng cũng có cả chục loại đủ mùi cay, chua, chát... Tùy theo
mùa rau có thể được bày ra gồm: dấp cá, hẹ, húng quế, tần ô, xà lách, dưa leo,
chuối chát, khế (hoặc xoài sống)... , có nơi có thêm dưa chua và hành chua.
Sự thành
công hay thất bại của quán lại rơi vào món nước chấm. Nước chấm là loại nuớc
lèo pha chế với công thức riêng của nơi bán. Khi ăn, dùng bánh tráng nem (sản
xuất tại làng Diên Thủy, Diên Khánh, Khánh Hòa). Bánh tráng không nhúng nước,
bỏ rau vào, bỏ thịt lụi, bánh tráng chiên giòn vào, cuốn lại, chấm nước lèo mà
ăn. Rất ngon!
Bánh mì Nha Trang
Thật
là thiếu sót khi bạn đã từng đến Nha Trang (Khánh Hòa) mà chưa ăn thử một ổ
bánh mì ở đây. Ăn rồi mới thấy, bánh mì Nha Trang không giống với bánh mì ở bất
cứ nơi nào!
Cái khác
trước nhất là độ giòn và đặc ruột. So với bánh mì Sài Gòn xốp và thơm mùi bơ,
bánh mì Nha Trang hoàn toàn khác hẳn. Độ giòn của bánh mì Nha Trang có lẽ khiến
người ta ăn một lần nhớ mãi, mùi thơm đặc trưng của bột nướng, không bơ khiến ổ
bánh mì ăn không thấy ngán. Cái khác thứ hai nữa là về hình thức, bánh mì Nha
Trang đặc biệt có hai đầu nhọn, nhiều người bị “ghiền” phần này, cầm đến ổ bánh
mì là bẻ hai cái chóp “thanh toán” trước tiên!
Có người
cho rằng, người Pháp đã đem vào Việt Nam món bánh mì, nhưng khi người Việt tiếp
thu cái công nghệ bánh mì này, họ đã làm cho nó hoàn thiện hơn, Việt Nam hơn
và… ngon hơn cả bánh mì của Pháp. Nhiều người còn cho rằng, bánh mì Nha Trang
hơi giống với bánh mì baguette của Pháp. Tuy nhiên, nói không quá, đã “kết”
bánh mì Nha Trang rồi, chắc có lẽ bánh mì baguette cũng không “xi-nhê”! Bánh mì
Nha Trang ngon nhất là khi vừa mới ra lò. Bánh giòn mềm, nóng hổi; ngồi nói
chuyện chơi, có khi ăn hết một ổ hồi nào không hay. Chính vì không có mùi bơ mà
bánh mì Nha Trang ăn với gì cũng ngon: chấm với sữa đặc có đường, chấm với
đường, quết bơ, ăn với trứng ốp-la… Thậm chí, nhiều người còn khoái ăn bánh mì
chấm với… xì dầu hoặc nước mắm ớt tỏi!
Nếu
chỉ tính bánh mì ổ, không tính những tiệm bánh lớn như Thiên Hòa, Đức Phát bán
chủ yếu bánh mì mềm sandwich thì, 2 “tập đoàn” bánh mì có tiếng ở Nha Trang
chính là “Ba Lẹ” và “Nguyên Hương”.
Bánh mì Ba
Lẹ nổi tiếng với nhân thịt nguội (chả lụa, pâte, jambon…) và đặc biệt là nhân
cá. Cá ở đây là cá bò hay cá ngừ, nhưng được chế biến ngon không thua gì cá
hộp. Bí quyết riêng của Ba Lẹ không chỉ chế biến từ cá mới đánh bắt tươi xanh
mà còn là những gia vị mà có lẽ khó có nơi nào bắt chước được. Một ổ bánh mì
6.000 đồng, kèm với ly cà phê sữa cho buổi sáng là vừa túi tiền của giới công
chức hay người lao động.
Bánh
mì Nguyên Hương không cầu kỳ với đủ thứ nhân như Ba Lẹ nhưng có cái ngon kiểu
khác, thanh tao hơn, thích hợp cho những người không thích nhiều gia vị. Một
gắp hành lá chẻ sợi, miếng dưa leo xắt mỏng, dài đặt dọc theo ổ bánh rồi sau đó
hàng loạt miếng chả lụa, chả quế sắp theo, xịt chút xì dầu, rưới tí muối tiêu,
thêm vài lát ớt là xong. Cái ngon của bánh mì Nguyên Hương là không quá béo, ăn
vừa miệng, không ngán, rất thích hợp cho những chuyến đi chơi xa, dã ngoại.
Nhiều người thích bánh mì Nguyên Hương bởi ở đây chỉ bán bánh mì mới ra lò,
không qua hơ lửa. 5.000 đồng một ổ đáp ứng nhu cầu cho đa phần dân chúng ở đây
và cho cả khách du lịch muốn thưởng thức món ẩm thực đạm bạc, bình dân!
Bánh mì Nha Trang hiện diện trong bữa ăn sáng, ăn trưa hay trên cả bàn tiệc
sang trọng tùy theo món chấm đi kèm với nó. La-gu, cà-ri, bò sốt vang, bò kho,
bao tử nấu tiêu… ăn với bánh mì đều ngon. Bình dân nhất ở các hàng bánh canh,
bún cá đều kèm theo bánh mì (hàng bún cá mà không có bánh mì quả là điều thiếu
sót lớn!). Bánh mì có thể chấm với nước lèo bánh canh, bún cá. Đặc biệt hơn,
bánh mì bỏ nhân chả cá, chế thêm chút nước mắm ớt ngọt đặc sệt vào mới ngon.
Đặc biệt nữa, ở các hàng bún cá thường có thêm món bánh mì xíu mại. Viên xíu
mại mềm, đậm đà, vừa miệng, ăn với bánh mì mới ra lò ngon hết ý!
Mấy năm sau
này, khi phố Tây Nha Trang bắt đầu hiện diện trong các cuốn guidebook thì ở
đường Hùng Vương xuất hiện hàng loạt hàng bánh mì bò né. Làm nên thương hiệu
cho một con phố hẳn hoi, đúng kiểu bò né Nha Trang với giá cả khá mềm và đảm
bảo ngon. Không chỉ khách du lịch trong nước ưa thích mà đa phần khách Tây cũng
ưa chuộng.
Chính trạng
thái giòn giòn rất riêng của bánh mì Nha Trang mà có cửa tiệm chỉ bán bánh mì
với khoảng 18 món, lấy tên là GIÒN (đường Lê Thành Phương). Với cách bài trí
trẻ trung, sinh động, GIÒN đã làm tăng thêm sự ngon miệng cho thực khách khi
thưởng thức món bánh mì!
Bánh
mì Nha Trang vừa rẻ mà ngon, được nhiều người ưa chuộng. Ở Nha Trang, lúc nào
bạn cũng có thể kiếm được ổ bánh mì mới ra lò bất kể sáng, trưa, chiều, tối. Có
thể là ổ bánh mì mua ở xe dọc đường hay ở các quán bún cá, bánh canh và ngay cả
trong các nhà hàng sang trọng. Bánh mì Nha Trang đã thành thương hiệu của người
Nha Trang, ai đi xa cũng thấy nhớ...
DANH SÁCH KHÁCH SẠN
TÊN KHÁCH SẠN |
ĐỊA CHỈ |
TIÊU CHUẨN |
SỐ TEL/FAX |
SỐ LƯỢNG PHÒNG |
CƯỜNG LONG |
62
Nguyễn Thiện Thuận-NT Email:thaongoc2377@yahoo.com.vn |
** |
525370-522450-
F:521439 DĐ:0913471577 |
29p
2 – 7p 3 – 2p4 |
k/s Bien Phòng |
102
Quang Trung |
** |
810896-810895 Fax:827723 |
24
phòng |
Nhị Hằng |
64B/7
Trần Phú |
mini |
827657 |
|
k/s Tài Lộc |
96A/10
Trần Phú |
|
524819-
Fax:524068 |
|
k/s Vân Nam |
12B
Hùng Vương |
* |
523592
Fax:
522434 |
|
k/s Kim Tước |
27C
Hùng Vương kimtuochotel@dng.vnn.vn |
|
813617-828679 |
15phong,5p2,10p4 |
k/s Hoa Sim |
10B
Tuệ Tĩnh |
|
523481 |
|
k/s Đăng Quang |
12
Phan Chu Trinh |
* |
814445-
815585 Fax:562121 |
|
k/s Hương Bình |
98A/5
Trần phú |
** |
527188
Fax:522309 |
|
k/s kim Ngân |
52
Hoang Hoa Thám |
* |
824424-824562 Fax:821158 |
|
k/s Đức Tài |
114
Nguyễn Thị Minh Khai |
** |
513027 |
|
k/s Bằng khương |
1
Ô Quân NT |
** |
813516 |
|
k/s Chí Thành |
17/13
Hoàng Hoa Thám |
** |
822092 |
|
k/s Dạ Hương |
34D
Nguyễn Thiện Thuật |
** |
524662 |
|
k/sHà Hương |
26
Nguyễn Trung Trực |
** |
512069
Fax
:513483 |
|
k/s Hoa Cúc |
2A
Phan Bội Châu |
** |
823516 |
|
k/s Hải Ân |
11B
Biệt Thự |
* |
814125
Fax
: 823218 |
|
k/s Hồng Bàng |
124
Hồng Bàng |
* |
512006 Fax:524335 |
|
k/s Hòa Mỹ |
17/4
Nguyễn Thị Minh Khai |
* |
524556 Fax
:524666 |
|
k/s kim |
22
Hoàng HoaThám |
* |
827008 |
|
k/s Mặt Trời |
1
Trần Quang Khải |
* |
522889-524276 Fax:522779 |
|
k/s Mỹ Long |
26
Nguyễn Thiện Thuật |
* |
814451 Fax:814451 |
|
k/s Linh Giang |
98A
Trần Phú |
* |
816454 Fax:815182 |
|
k/s Mỹ Hoa |
7
Hàng Cá |
* |
810111 Fax:827554 |
|
k/s Nữ Hoàng |
62
Hồng Bàng |
* |
510031 |
|
k/s Sao Mai 2 |
96B/1/4
Trần Phú |
* |
524055 Fax
:827412 |
|
k/s Thanh Sang |
10
Tuệ Tĩnh |
* |
815591 Fax:
813628 |
|
k/s Tiến Định |
50
Quang Trung |
* |
815115 |
|
k/s Văn |
19
Hai Bà Trưng |
* |
821846 Fax
:821846 |
|
k/s Việt Thao |
90
Bạch Đằng |
* |
510005 Fax
:515226 |
|
k/s Yến Mai |
98A
Trần Phú |
* |
815589 Fax:825796 |
|
HỒNG TRÂN |
7
Phan Chu Trinh |
* |
820069-820070 Fax:810441 |
3p2
– 4p6 – 16p4 |
KHATOCO 1 |
|
* |
823723-823724-F:821925 |
Dang
xây dựng lại 4* |
ĐÔNG PHƯƠNG 1 |
101-103
Nguyễn Thiẹn Thuật Email:
dongphuongnt@dng.vnn.vn k/s
2 =96A4Trần Phú |
** |
K/s1:526986-
526247-F:526986 K/s2:522580-521137-F:521138 |
k/s1=46p(17p
quạt,29p lạnh-5p2,5p3,19p4) k/s2=90
phòng |
TRÚC LINH |
27B
Hùng Vương |
* |
815201-
813623 Fax:815482 |
|
TUẤN THỦY (GẦN HÒN CHỒNG – ĐƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG |
5
Bi Dương,Hịn Chồng –NT (Trần
Ph B) |
Tương
đương ** |
832926
- Fax:251666 A.Tuấn:0905.437.707 0905437717 |
12phòng
đôi 17
phòng 4 |
k/s Nhà Sáng Tác |
48
Pham Văn Đồng |
|
831605 |
|
k/s khánh Ngọc |
354
Sơn Thủy Vĩnh Phước |
|
540354 |
|
QUANG VINH 2 |
1A
Pham Văn Đồng – NT (Trần
Ph B) |
** |
837750 Mobil;
0975759683-0982151779-0987047143 |
20
Phong o tu 2 – 4 nguoi |
NHị THANH |
44
Pham Văn Đồng-Vĩnh Hải –NT (Trần
Ph B) |
Tương đương ** |
ĐT/Fax
:830164 Mobil:
0983007840 |
6p2
– 3p4 – 7p4 |
NAM HồNG |
24
Phạm Văn Đồng-NT (Trần
Ph B) |
*TĐ |
ĐT/Fax:
830399 |
14
phong |
K/S VịNH
NHA TRANG |
Thửa
2 KhuQHCL- Phạm Văn Đồng (Trần Ph
B) |
*
TĐ |
551200
-202979 Fax:551799 Mobil:
0914938777 |
25phong
- Tính theo đầu người |
K/S TTPHụC HồI SứC KHOẻ |
6
Phạm Văn Đồng – NT (Trần
Ph B) |
* |
832530-832531-Fax:834852 |
Phòng
quat + my lạnh |
BLUE- SEA |
24B
Pham Văn Đồng -NT (Trần
Ph B) |
** |
540226
-540227 Fax:542166 Mobil:0914016936 |
24
phòng – 12p2 – 12p4 – 1p8 |
MINH HỒNG |
2A
Củ Chi –NT (Trần
Ph B) Email:minhhoang@dng.vnn.vn |
* |
832050-832220 Fax:832058 Mobil:0914016936 |
|
MINH THANH |
33
Củ Chi- Vĩnh Hải- NT (Trần
Ph B) |
** |
542388-
Fax: 542389 Mobil:0982831400 0913461768 |
20
phong |
ÁNH DƯƠNG |
23A
Củ Chi-Vĩnh Hải –NT (Trần
Ph B) |
* |
ĐT/Fax:
832242 |
21
phong |
K/SạN NHA TRANG MEMORY |
28A
Băc Sơn –Vĩnh Hải –NT (Trần
Ph B) |
** |
|
Đang
xay dưng
năm sau xong |
THANH HảI HOTEL |
20B
Củ Chi- Vĩnh Hải –NT (Trần
Ph B) |
mini |
ĐT/Fax:831826 |
|
ANBÌNHHOTEL |
Lo
7 NguyễnĐình Chiểu- NT (Trần
Ph B) |
mini |
ĐT/Fax:8326921 |
|
HỒNG GIANG |
34
Nguyễn Biểu – Vĩnh Hải –NT (Trần
Ph B) |
mini |
ĐT/Fax:542049 |
|
BảO TRC HOTEL |
28KA
Thp B,Vĩnh Thọ -NT |
mini |
832887
-541606 Fax:
832887 Mobil: 0914058425 |
11phong |
CTY TNHH KIM ANH(NH HNG+ K/S) |
34Sơn HảiVĩnh Thọ- NT (Trần
Ph B) |
* |
837500-830993 Fax:541525 Mobil
:0983837500 0982837500 |
|
K/S CÔNG ĐOAN HỊN CHồNG |
22
Nguyễn Đình Chiủ-đồng Đế NT (Trần
Ph B) |
* |
8311110-831776 Fax:837485 |
24Quạt 40Lanh |
NINH HằNG |
51
Bắc Sơn- Vĩnh Hải –NT (Trần
Ph B) |
**(
tuong đdương |
ĐT/Fax:838570 Mobil:
0945505849 |
8p2
– 4p3 – 8p4 |
HOÀNG HẢI |
96 A Trần
Phú Email:hoanhai96tp@dng.vnn.vn |
|
523262-523263-F:523223 |
|
THIÊN THANH |
|
* |
|
|
K/S C30 |
30
D Nguyễn Thiện Thuật |
* |
5242811 -
F:524283 -524438-
0905033979-0989079199 |
50
phòng 4p
nội bộ 35
p4 2p2 9p3 |
CÁT TRẮNG |
9
Yersin-NT Email:cattrang@dng.vnn.vn http://whitesand.netfirms.com |
* |
823732-
822896- F:810449 |
50
phong |
HOANG ANH |
34A
Nguyễn Thiện Thuận-NT www.haonganhhotel.com |
* |
524459
Fax:524458 Mobile:0903506698 |
12p2,
8p3 |
AP HOTEL |
34
Nguyễn Thiện Thuận |
* |
527544
-527545 Fax:527268 |
25phòng,7p2
vip,12p2,6p3 |
HOA PHƯợNG Đỏ |
34B
Nguyễn Thiện Thuận |
* |
524336
Fax:523179 Mobil:0903503246 |
16
phong |
NGAN PHố |
34/1
Nguyễn Thiện Thuận |
* |
524303
– Fax:524503 Mobil:
0913410834 |
16
phong |
62 TRẦN PHÚ |
62
Trần Phú |
*
( tương đương) |
525095-511393-F:528801 |
Đã
đặt 9p2 8p3-3p4 |
NHA KHACH HAI QUAN |
58
Trần Phú |
*
( tuong đuong) |
523997
-523278 Fax:523852 |
|
ÁĐÔNG HOTEL |
100/10B
Trần Ph – NT www.adonghotel.com |
* |
527768
–Fax:527824 Mobil:0914148390 |
|
86 TRầN PH(NGN HNG NƠNG NGHIệP) |
|
* |
511400-513282-F:521924 |
|
K/S 86ATRầN PH |
Đang
Xây Dựng
thm = nng cp |
**
(tương đương) |
526526-521785 Fax:521482 |
85
phòng mới(81P4 + 4p2 + 100 phòng củ |
QUảNG AN |
17
Ngo sĩ lin - NT |
* |
ĐT/Fax:827039
|
15
phòng |
MỸ LONG |
|
* |
|
|
HOTEL HÀ NộI |
31C
Biệt Thự -NT Email:hanoihotel-nt@yahoo.com www.vngold.com/nt/hanoihotel |
* |
525127-
Fax:522629 |
12
phong |
PHƯỢNG HOÀNG |
5-
7 Lê Thánh Tôn |
* |
827424-827714-F:824991 |
26
phòng 4p2-
9p3 13p4 |
MINH THI |
95
Hồng Diệu –NT(phia sn Bay) |
** |
ĐT/Fax
:058881290 Mobil:0983507276 |
|
HOTEL KIM SANG |
80Hồng
Diệu-NT (phia san Bay) |
mini |
ĐT
/Fax: 884264 Mobil:
0906443639 |
|
HOTEL TIếN NGA |
40/1
Trần Ph –Vinh Nguyn -NT |
mini |
ĐT/Fax
:590238 Mobil
:0905298687 |
11phong |
VIỆT SEA HOTEL |
124
Hơng Bng- NT |
* |
513086 -
513087 - F: 513088 |
21
phong (2P4 + 19P3) |
LAN ANH |
29
Phan Chu Trinh-NT Email:lananhhotel@dng.vnn.vn lananhhotel_nhatrng@yahoo.com.vn |
*
* (Tương đương ) |
813623-814427-815640 Fax:815483 |
32phong 2p2 6p3 24p4 |
VALENTINE |
21
Lê Thành Phương |
* |
815607-815608-825037-F:823818 |
20
phòng |
|
|
|
|
|
THIÊN KIM |
9
Nguyễn Chánh |
* |
ĐT/F:
810515 |
|
NGỌC TIÊN |
|
* |
|
|
HOÀNG LONG |
30/12
Hoàng Hoa Thám Email:
Hoanglong- hotel@dng.vnn.vn |
* |
527055
-525316 Fax:527009 |
16
Phòng |
K/S KHANH TR |
5
Hồng Diệu |
mini |
ĐT/Fax:883109 Mobil:
0914355386 |
12
phong |
LUCKY |
16
Lý Thường Kiệt Email:
luckyhotel-nt@vnn,vn |
**
|
563505-
Fax :826231 |
40
phòng – 24p2 và 16p4 |
SUN NY BEACH |
28A
Hồng Hoa Thm – NT Email:sunnybeachnhatrnghotel@yahoo.com www.sunnybeachnhatranghotel.com
|
** |
522511
-527866 –Fax: 522512 |
67
phong |
LAN NGọC HOTEL |
10
Nguyễn Chnh –NT Email:lanngocnt@dng.vnn.vn |
* |
521619
–Fax :524805 Mobil:0905270575-0913461995-0986049799 |
|
LOSA. HOTEL |
1A/2
Han Thuyen -NT |
*
(tương đương) |
561768
–Fax:561767 Mobil:0914187220 |
|
HƯớNG DƯƠNG |
23C
Phan Chu Trinh-NT |
** |
829467
-560345 Fax:560345 Mobil:0983138581 |
26
phong |
ABC HOTEL |
47A6
Nguyễn Thiện Thuận _NT |
** |
525392
Fax:525383 Mobil
:0905353450 |
22phong,8p2,10p4 4p6 |
THIEN LY |
24
Đào Duy Từ-NT |
* |
818202-
826785; Fax:826785 |
25
phong,10p2,15p4 |
HELLO HOTEL |
2A
Phan Boi Chau www.hello-hotel.com |
** |
561484
Fax:561464 Mobil
:0905096688 |
32phong
(14P2,12P4,3P6) |
THIÊN TÂN |
Hùng
Vương |
** |
816455-527003-F:825445 |
70
phỏng |
THÁI DƯƠNG |
95A5
Trần Phú www:
thaiduonghotel.com Email:thaiduonghotel@vnn.vn |
** |
524772
-524773 – Fax: 524778 |
38
Phòng (
9p2,5p3,24p4) |
THIEN PHUC |
17-19
Nguyễn Chnh -NT |
**
|
522641-527259
-0905.203.936 Ms Yến Fax:527260 |
35
phong (23P2,12P4) |
THANH THANH |
98A
Trần Phú |
** |
824657-
Fax: 823031 |
|
SEA SIDE |
96B
Trần Phú |
**
mini |
821178
– Fax:828028 |
10P
(2P4,3P6,2P2) |
MINH CAT |
3B
Lý Tự Trọng
-NT |
** |
521478-522479 Fax:525830 Mobil:0903576575 |
26
phong |
MINH THNH 2 |
Đường
Nguyễn Chánh |
** |
ĐT/Fax;
521529 |
41
phòng ( 9p2,32p4) |
PHƯƠNG NHUNG |
75
Vo Tru –NT Email
; info@phuongnhunghotel.com www.phuongnhunghotel.com |
** |
510827-516253 Fax:515945 Mobil:0987789978 |
35phòng(10p2,15p3,10p4) |
NAM TRUNG |
98C/1
Trần Ph –NT |
** |
521126
– Fax:521867 0975558882 0913433747 |
27phòng
(10p2,6p3,10p4) |
THANH BÌNH |
84Trần
Ph- NT Email:tbforgetmenot@yahoo.com |
** |
526203
-241595 Fax:524404 Mobil:0979778467 |
40
phòng (
6p2,25p4,9p6) |
THI BÌNH |
12
Đinh Tiên Hoàng- NT |
** |
527999-Fax:527777 0988855588 |
6p=2kh 11p=3kh 6p=4kh 6p=8kh (30phong) |
QUốC NAM |
22
Hoàng Văn Thụ-NT |
**(tương
đương) |
560388-560389 Fax825322 0913461744 |
32P
(10P2,2P3,20P4)) |
QUANG VINH 1 |
84A
Trần Ph –NT Email:quangvinhhotel@gmail.com |
** |
524258-Fax:527833 0983837750 0905615044 |
32
phong 10p4 20p2 2p3 |
KHNH NHUNG |
15
Tuệ Tĩnh -NT |
**(
tuong đđduongđ) |
522648
-Fax;526761 :0914007781 0905166007 |
24
phong 4p2 4p3 16p4 |
HOA LM |
14B
Biệt Thự-NT |
** |
527064-
Fax:527063 :0903570565 |
22
phòng (
7p2, còn lại từ 3,4 khách) |
NHị PHI HOTEL |
Biệt Thự -NT |
** |
|
Đang
xây Dựng xang năm xong |
HỒ AN |
75B
Nguyễn Thị Minh Khai-NT |
**(tương
đương) |
513020-
Fax:515091 |
|
HồNG Hà |
28-30
Thi Nguyn _NT |
**
(tương đương) |
822484
-816616 -821618 |
32
phong 19p2 10p4 3p5 |
Hà VN |
3/2
Trần Quang Khải –NT Email:
havanhotel@vnn.vn |
** |
525454
-521678 Fax:521700 |
36phòng |
Hà QUỳNH |
98
Trần Ph - NT |
** |
521527
-523572 Fax:521527 Mobil;
0913461332 0905453616 |
31phòng(8p2, 16p4,còn
lại là p5&p6) |
THẾ GIỚI |
11
Lê Lợi _ NT |
** |
816816-560445-F:828612 |
48phong |
GOLDEN DRAGON (RồNG VÀNG) CÓ Hồ BƠI |
78/36 Tuệ
Tĩnh-NT Email:slaes@
goldenragonhotel.com.vn |
** |
ĐT
:Fax: 522677- 527117 |
|
QUỐC TẾ |
09
Nguyễn thiện Thuật –NT Email:quoctehotel@dng.vnn.vn |
** |
815777-815444
-F:816841 |
30
phòng Đã
đặt t5p – 4p3 -7p4 |
ISE |
02Nguyễn Thiện Thuật _NT Email:
isecompany@dng.vnn.vn |
** |
822462-822105-F:821911 |
60
Phòng |
THẮNG LỢI (TẠM NGƯNG XÂY 4 SAO) |
4
Paster |
|
822523-820084-822565-F:821905 |
|
BLUE OCEAN |
64A
NguyễnThiện thuật Email:blueoceanhotel@vnn.vn www.blueoceanhotel.vnn.vn |
** |
524277-527074-F:524279 |
44phong Đã
đặt 9p4 – 6p2 |
BAN MÊ |
3/3 Trần Quang Khải |
** |
526500-826499-F:521035 |
46
phòng |
THIÊN BÌNH |
4
Bui Thi Xuan Email:
thienbinhhotel@gmail.com |
** |
512512
– 513030 Fax:
512512 Mobil:0903501502 |
30
Phong |
THANH VY |
18
Lê quý Đôn-NT |
** |
514514-513022-513024-F:513399 |
50
Phòng Đã
đặt 4p2 -20p4 |
RAINBOW |
10A
Biệt Thự -NT Email:
raibowhotel@dngvnn.vn |
** |
525458-525480
-525482 Fax:525484 |
50
phong |
SEAVIEW |
4B
Biệt thự -NT Email:
seaviewhotel@dng.vnn.vn |
** |
524333-524334
Fax:524335 Mobile:0903503820 |
59
phòng ( 20p2,5p3) |
TRẦM HƯƠNG |
74
Trần Phú |
** |
511548-515596-515597
F:515598 |
65
phòng |
THIÊN THANH |
|
** |
|
|
THÁI DƯƠNG |
95 A5
Trần Phú Email:thaiduonghotel@vnn.vn Web:
thaiduonghotel.com |
** |
524772
-524773 Fax:524778 |
|
HOÀNG SƠN |
11Tuệ
Tĩnh |
**
tương đương |
527029-Fax:527065 DĐ:
0904493039 |
25phòng
(5P2,20P4) |
SONG LINH |
64B/15
Trần Phú |
** |
Tel:058.522163
Fax:058521632 |
22phong,3p2,3p4+5,1p8 16p4 |
DUY TÂN |
24
Trần Phú |
** |
522671-521225-F:525034-516497 |
86
Phòng |
ĐẠI DƯƠNG |
8
Tụ Tĩnh – NT www.oceanhotel.com.vn |
** |
525616
–Fax:525619 Mobil:0983821421 |
42phòng(12p2,14p3,16p4) |
K/SAN ở GầN Số 78 EGF |
Tụ
Tĩnh – NT |
** |
|
Xp
xong |
ĐÔNG DƯƠNG |
14
Hùng Vương Email:indochinehotel@yahoo.com |
** |
525333-F:525515 |
47
phòng 5p
=vip 12p
= sea view 30p
=standard |
DREAM |
96/7
Trần Phú |
** |
524247
–524248-F:524245 |
50
Phòng 7p3-28P4 14P2 |
HƯƠNG BÌNH |
98A/5
Trần Ph –NT www.huongbinhhotel.com |
** |
527188
Fax:522309 Mobil:0905214899 |
33
phòng |
TÂY HỒ |
98
B Trần Phú Email:tayhokt@dng.vnn.vn www.vngold.com/nt/tayho |
** |
524242-524244
–F:524241 |
20
phòng |
LASUISSE |
¾
Trần Quang Khải |
** |
524353
– 524363 Fax:
524564 |
22
phòng |
HÀNG HẢI |
Trần
Phú |
** |
581135-581137-
F:581134 |
|
NHA TRANG |
129
Thống Nhất-NT Email:ksnhatrang@dng.vnn.vn |
** |
826645-822347-823764
-F:823594 |
26
phòng,14p2,10p4,2p3 |
NHA TRANG BEACH HOTEL |
Add : 04 Tran Quang Khai Street, Nha Trang, Viet
Nam |
** |
Tel : 84 58 524468 / 524469 * Fax : 84 58
521159 |
64phòng Loại
1(12pA 3nguoi-16pB 3 nguoi ) Loại 2(
18pA 2nguoi – 18 pB 2 nguoi) |
BLUE BAY |
98 ATrần
Phú www.bluebaynhatrang.com |
** |
524735
– F:527140 |
20
Phòng |
KHCH SẠN KIM NGN |
52 Hồng Hoa Thm, Nha Trang |
** |
Đ/T: 058 524411 Fax: 058 |
22phòng |
HOÀNG KIM |
1k-2k
Hùng Vương-NT Email:hoankimhotel@dng.vnn.vn Website:goldnhotel.com.vn |
** |
524496-524497-F:524498 |
31
phòng (P2:8P,P3:13P,P PAMILI(3 GIƯỜNG):2P PHÒNG SEAVIEW (1 GƯỜNG ĐÔI):3P |
ĐƯƠNG ĐẠI ( CONTEMPO) |
67
Nguyễn Thị Minh Khai – NT Email:contempohotels@yahoo.com.vn www.contempohotel.com |
** |
513079
Fax:515994 Mobil:0905103756 |
29
phong (13p4,6p3,10p2) |
K/S SÀI GÒN |
34
Nguyễn thiện thuật-NT Email
:ctyphucminh@vnn.vn |
** |
523579-526464
Fax:521072 |
57
phong |
K/S ÁNH HẰNG |
05 Phạm Văn Đồng, Trần Phú B |
** |
838999
– 838989 0905.989.840
Mr Tuấn |
28phòng |
LONG THÀNH |
03
Ngô Sỹ Liên |
** |
563507
– Fax: 563509 |
40phong 10p2 30p4 |
PHÚ THỊNH |
25
Nguyễn Thái Học ( NGAY CHỢ) |
** |
562940
- Fax: 829706 |
20phong 5p2 1p3,14p4 |
GREEN |
6
Hùng vương |
*** |
525404-525405-F:525865 |
60
phòng |
ANGELLA(HỮU NGHỊ CỦ) |
3 Trần Hưng Đạo |
*** |
521246 Fax:
523416 Trân-
phòng kinh doanh |
60
phòng |
VIOLET |
12
Biệt Thự NT Email: ks_violet@vnn.vn Email:violethotelnhatrang@yahoo.com |
*** |
522314-522301-522421-Fax:523396-
0903516456 |
72
phòng (25P Senius deluxe, deluxe: 17P, supperiot:10P- 20p suite seaview) |
52 TRẦN PHÚ |
52 Trần Phú |
*** |
524228-524229-F:524230 |
46
phòng |
VIỄN ĐÔNG |
|
*** |
521344-
522601 F:521912 |
101
phòng |
HẢI YẾN |
Trần
Phú |
*** |
522828-525934
- 522974-F:521902 |
103
phòng |
QUÊ HƯƠNG |
60
Trần Phú |
*** |
525047-527365-F:523344 |
56
phòng |
THE LIGH |
86B
Trần Ph |
*** |
252333
-252444 Fax:527581 |
74
phòng+ 24 vilaở 86trần phú |
HẢI ÂU |
03
Nguyễn Chánh Email:haiauhotelnt@vnn.vn |
*** |
526028-522644-522862-521333-Fax:527921 |
78
phòng |
OLIMPICH |
06-08
Phan Bội Chu –NT Email:nhatrang@olympichotelvn.com www.olypichotelvn.com |
*** |
561964
-561979 Fax:562301 |
|
HOÀNG ĐĂNG |
34C-D
Nguyễn Thiện Thuật Email
:reservation@hoangdanghotel.com www.hoangdanghotel.com |
*** |
522186
-523873 -523876-523879 Fax:524662 |
|
BIỆT THỰ BẢO ĐẠI |
Trần
Phú |
*** |
590147-590148-F:590146 |
44
phòng |
PHÚ QÚY 2 |
1
Tuệ Tĩnh |
*** |
525050-526060-F:525722 |
|
ASIA PARADISE |
Hùng
Vương |
**** |
524686-524696 |
|
NOVOTEL - NT |
50-48-46
Trần Ph |
**** |
523331-2
-3 |
|
LOLGE |
Trần
Phú |
**** |
521500-521900-F:521800-522922 |
|
YASAKA |
Trần
Phú |
**** |
520090-F:520000 |
|
k/s Phương Đông |
26-28
Trần Phú |
**** |
527888
Fax:522666 |
31
tầng |
DANH SÁCH
NHÀ HÀNG – TÀU DU LỊCH
STT |
TÊN NHÀ HÀNG |
ĐỊA CHỈ |
ĐT (0583) |
FAX: (0583) |
NGƯỜI LIÊN HỆ |
||||
01 |
KS HẢI YẾN (3*) |
40
Trần Phú |
822.828 |
821.902 |
Ms Vy |
||||
02 |
KS THẮNG LỢI |
04
Pasteur |
822.523 |
821.905 |
Mr TRỌNG |
||||
03 |
HẢI ÂU 1 |
03
Nguyễn Chánh |
826.028 |
827.921 |
Mr THÁI |
||||
04 |
ĐÈN LỒNG ĐỎ |
137
Hoàng Văn Thụ |
815.006 |
|
Mr TRUNG |
||||
05 |
HTC |
52
Trần Phú |
524.228 – 0903.544.354 |
524.320 |
TRẦN QUỐC VƯỢNG |
||||
06 |
ÂU LẠC VIỆT |
96
Trần Phú |
528.345 – 0905.140.007 |
528.346 |
Mrs THỤY VY |
||||
07 |
THIÊN HƯƠNG |
60
Hoàng Văn Thụ |
821.806 – 0983.983.918 |
821.806 |
Mrs HƯƠNG |
||||
08 |
DỪA XANH |
23
Lê Lợi |
823.687
– 0903.586..958 |
821.880 |
Mr HẢI |
||||
09 |
XA KHƠI |
|
|
|
|
||||
10 |
LĂNG KÝ |
40
Thái Nguyên |
827.726 |
|
|
||||
11 |
BẢO ĐẠI |
Cầu
Đá – Vĩnh Nguyên |
590.147 – 0905.111.662 |
590.146 |
|
||||
12 |
CÁT TRẮNG |
09
Yersin |
823.732 – 0905.012.179 |
810.449 |
Mrs HÀ |
||||
13 |
THÁI NGUYÊN |
22
Thái Nguyên |
827.394 – 823.036 |
|
Mr HẢI, Ms HAI
|
||||
14 |
HÀNG HẢI |
34
Trần Phú, Vĩnh Nguyên |
881153 – 0914.199.733 |
881.134 |
|
||||
15 |
NGỌC SƯƠNG |
QL1 Cam
Ranh, Khánh Hòa |
854.603 |
854.432 |
Mr MƯỜI |
||||
16 |
HẢI SẢN BIỂN TIÊN |
Núi
Một – Vĩnh Hải |
050.046 – 550.065 |
|
|
||||
17 |
NHA TRANG SEA FOODS |
46
Nguyễn Thị Minh Khai |
822.664 |
831.034 |
|
||||
18 |
HÒN TẰM |
Đảo
Hòn Tằm |
829.100 – 0903.500.434 |
|
VÕ THANH MINH |
||||
19 |
SẺ TRE |
|
811.163 |
508.876 |
Mr CƯỜNG |
||||
20 |
ISE |
02
Nguyễn Thiện Thuật |
822.462 – 0913.492.463 |
821.911 |
TẠ VĂN ĐOÀN - QL |
||||
21 |
ĐẦM BẤY |
Vịnh
Đầm Bấy – Hòn Tre |
524.281 – 0913.145.604 |
524.283 |
HUỲNH VĂN PHÚ |
||||
22 |
NHÀ TRẮNG |
30B
Nguyễn Thiện Thuật |
524.487 |
524.438 |
NG ANH TUẤN – QL |
||||
23 |
BAN MÊ |
3/3
Trần Quang Khải |
526..500 0914.009.240 |
521.035 |
HỒ VIẾT HÒA – GĐ |
||||
24 |
VIỄN ĐÔNG |
01
Trần Hưng Đạo |
821.606 |
821.912 |
|
||||
25 |
HỮU NGHỊ |
3
Trần Hưng Đạo |
826.703 |
827.416 |
|
||||
26 |
DUY TÂN |
24
Trần Phú |
822.671 – 0913.460.195 |
825.034 |
NG PHI CÔNG – GĐ |
||||
27 |
NEM NINH HOÀ |
16A
Lãn Ông |
826.737 |
|
Mrr Quyên |
||||
28 |
NEM NGỌC TIÊN |
59
Lê Thành Phương |
810.482 |
821.535 |
Mr LỘC, Ms TIÊN |
||||
29 |
NHÃ TRANG |
39
Nguyễn Thị Minh Khai |
815.446 – 0905.102.819 |
|
Mrs MẬN |
||||
30 |
HỒNG TRÂN |
07
Phan Chu Trinh |
826.737 |
|
Mr QUYÊN |
||||
31 |
NEM HẠNH ĐÀO |
08
Hùng Vương |
814.371 – 0905102.819 |
|
Mrs ĐÀO |
||||
32
|
DỐC LẾT |
|
849.068 |
849.506 |
Mr QUỐC |
||||
33 |
RESORT WHITE HOUSE |
Dốc
Lết |
|
|
|
||||
34 |
NINH THỦY RESORT |
Ninh
Thủy, Ninh Hoà |
670.097 |
670.376 |
|
||||
35 |
QUÁN GIÓ PHÚ HỮU |
QL1
Ninh Hoà |
624.025 |
|
Ms THÚY |
||||
36 |
QUÁN GIÓ MGỌC PHƯƠNG |
QL1,
Chân đèo Rọ Tượng |
624.023 – 0903.515.283 |
|
Ms PHƯƠNG |
||||
37 |
ĐẠI LÃNH |
|
842.117 |
842.101 |
|
||||
38 |
VÂN PHONG |
VP:
07 Hùng Vương |
527.535
– 0983.898.355 |
527.489 |
NG CAO SƠN – ĐH |
||||
39 |
TIỆM CƠM ĐẠI LÃNH |
|
842.128 |
|
|
||||
40 |
CỔ MÃ |
|
842.101 |
842.101 |
|
||||
TÀU DU LỊCH |
|||||||||
01 |
TÀU TRƯỜNG HẢI |
|
590.141 – 0913.461.264 |
|
Mr TUẤN |
||||
02 |
TÀU HẢI PHONG – ĐẠI HẢI |
37
Trần Nhật Duật |
0905.456.894 |
|
Mr TIẾN |
||||
03 |
TÀU ĐÔNG ANH |
122/8
Đồng Nai |
0913.476.314 |
|
NG MINH ĐỒNG |
||||
04 |
XUÂN DUNG |
30A
Trần Phú, Cầu Đá |
590.121 – 0903.517.188 |
|
|
||||
05 |
CTY CƯNG ỨNG TÀU BIỂN |
88A
Trần Phú |
822.853 |
811.548 |
|
||||
06 |
CTY 18/4 (đi HÒN LAO) |
Đá
Chồng Vĩnh Lương |
839.446 – 839.433 |
|
|
||||
07 |
TÀU KS KHATACO |
9
Biệt thự |
823.724 |
|
đi HÒN HÈO |
||||
08 |
TÀU KS BẢO ĐẠI |
Cầu
Đá – Vĩnh Nguyên |
590.147 0914.103.584 |
|
Mr PHÚC |
||||
09 |
TÀU DU LỊCH |
|
NR: 590.076 – 0903.585.426 |
|
Mr TÂM |
||||
10 |
TÀU DU LỊCH |
30
Trần Phú, Cầu Đá |
0908.588.758 |
|
|
||||
11 |
TÀU BIỂN ĐÔNG |
4
Dã Tượng |
861.202 |
|
|
||||
12 |
TÀU M.LINH (đi 4 đảo) |
02A
Hùng Vương |
826.693 |
815.365 |
|
||||
13 |
TÀU DU LỊCH |
|
0905.140.007 |
|
|
||||
14 |
TÀU DU LỊCH |
|
590..231 – 0913.492.491 |
|
Mr TƯ |
||||
15 |
TÀU Á ĐÔNG |
|
590.301 |
|
|
||||
16 |
TÀU AMALING |
Hòn
Mun, hòn Một,hòn Miễu |
522.845 |
|
Mrs CHI |
||||
17 |
DV LẶN VN EXPLORER |
|
524.490 |
524.491 |
|
||||
18 |
KDL HÒN MUN – SẺ TRE |
|
822.620 |
825.174 |
Mrs GIAO |
||||
19 |
KDL HÒN TẰM |
72
Trần Phú |
829.100 – 821.419 |
814.587 |
Mr THU |
||||
Các dịch vụ cần thiết hướng dẫn khách
1/GA
NHA TRANG
Địa chỉ: 17
Thái Nguyên, Phường Phước Tân, Thành phố Nha Trang
Điện thọai: (84-58)
3822113
–
3822113 FaxL84-58) 3811117
Website: http://www.vr.com.vn
2/ TAXI NHA
TRANG:
- Vina Sun Tel: 0258.8.27.27.27
-
Sun Taxi Tel: 025.83.89.89.89
-
Taxi Asia Tel: 0258.6256.888
- Taxi Mai Linh Tel: 0258.38.38.38.38
- Hotline: 0905. 817 817 Fax:
(84.58) 254 999
3/ Cho Thuê
Xe
- Nhà Xe Gia
Huy: 0935.373.577 ( Đặt Xe Nhanh )
- Nhà Xe
An Khang: 089 8388
456
-
Nhà Xe Phương Nhi: 0949047418
4/ Massage
- Luxury Anna Spa – ĐC: 172/8A Bạch Đằng
-
Mandarin Spa – ĐC:
01A Nguyễn Thiện Thuật
-
Clove Spa – ĐC: 28C Nguyễn Trung Trực
Nha Trang: các địa điểm ăn, uống, chơi, tham quan và
giá cả
Ăn uống:
Nhà hàng Âu Lạc Thịnh
Địa
chỉ: 99 Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Nha Trang, Khánh Hòa
Điện
thoại: 02583516060
Email: salesaulacthinh@gmail.com
Nha Trang Xưa
Địa
chỉ: Thái Thông, Vĩnh Thái, Nha Trang
Hotline:
093 5810808
- Quán
cơm Việt Nam, Hải Hà hoặc Đèn Lồng Đỏ ( đường Hoàng Văn Thụ), bình dân hơn
thì có quán cơm Hiền Nhi nằm trên góc đường Hoàng Hoa Thám – Yersin.
- Nem
Ninh Hoà( đến NT phải ăn món ni...kg ăn coi như chưa đến tỉnh Khánh Hòa)
tại nhà hàng Ngọc Tiên đường Lê Thành Phương hoặc Đặng Văn Quyên đường Lê
Lợi.
- Bún
bò: góc Hai bà Trưng – Phan Chu Trinh (nhà cầu thủ Hữu Đang - tuyển thủ
quốc gia cùng lứa với Công Minh, Hoàng Bửu, Hồng Sơn)
- Cháo
Lươn - 11 Hòang Diệu thì phải ( Ngon lắm - nhưng NTV ghét lươn...nói chung
các con vật tròn tròn dài dài..mềm mềm)
- Bún
cá: Loan đường Ngô Gia tự, Cô Lộc đường Phan Chu Trinh( Cũng phải ăn bún
cá..kg ăn chết nữa cuộc đời)
- Bồ
bịch ăn tối thì có thể tới Trúc Linh - 11 Biệt Thự or Menu à la carde(hải
sản rất ngon)
- Kg
ăn uống ở Vinpearl...ngoại trừ pà kon có tiền..mắc lắm ạ
- Lúc
đi ngang Cam Ranh pà kon có thể ghé ăn uống ở Nhà Hàng Ngọc Sương....giả
cả hợp lí.
Quán Nhậu:
- Quán
Gió, Hải Vân, Quán 36 (đường Trần Phú)
- Hải
vi (góc đường Trần phú và Lê thánh tôn thì phải)
- Bò
Lạc Cảnh ở Nguyễn Thái Học
- Bình
dân 1 tí có nhà hàng Thiên Nhiên, Biển Ngọc, Biển Tiên, Vườn Dừa (đường
Phạm Văn Đồng)
- Bình
dân hơn nữa: Hòn Đỏ, Chị Hằng, …. trên đường Phạm Văn Đồng luôn.
- Bằng
Hữu, đường BẠCH ĐẰNG (là ở gần khu chợ Xóm Mới)
- Quán nướng Ba Lợi
ĐC: 93 Bạch Đằng,Phường Tân Lập, Nha Trang, Vietnam
M: 090
243 40 24
·
Hải sản Nhà Tôi
ĐC: 24
ngô quyền nha trang, Nha Trang, Vietnam
M: 090
460 96 39
Quán Cà phê:
- Phú
Sĩ, Queen đường Yesin,
- Bốn
Mùa đối diện ks Hải Yến
- 1
dãy quán trên đường Hùng Vương
Sàn Nhảy :
- Vũ
trường New Century
- Logde(
Nha Trang Lodge)
- Yasaka
Saigon Nha Trang đường Trần Phú (Logde, Yasaka Saigon Nha Trang nằm ở tầng
hầm khách sạn cùng tên)
- Hải
Yến
Quán Bar:
- Sailling
Club(Đường Trần Phú) mang phong cách Tây và rất nhìu …Tây
- Number
1 đầu đường Hùng Vương
Quán Karaoke:
Các
quán nằm trên đường Hoàng Hoa Thám, Trúc Xinh ( Hoàng Văn Thụ), Nice.....
Bài hát: NHA TRANG NGÀY VỀ
Phạm Duy
Nha Trang
ngày về, mình tôi trên bãi khuya Tôi đi vào thương nhớ, Tôi đi
tìm cơn gió Tôi xây lại mộng mơ năm nào
Bờ biển
sâu, hai đứa tôi gần nhau Đêm xưa biển này, người yêu trong cánh
tay Đêm nay còn cát trắng, đêm nay còn tiếng sóng
Đêm nay còn
trăng soi, nhưng rồi chỉ còn tôi Trên bãi đêm khóc người tình. Cát
trắng thơm tho, lùa vào trong nắm tay
Nào ngờ cát
úa tuôn ra dần dà chẳng có hay Ân tình trong lúc đôi mươi Bao giờ
cũng vẫn mau phai
Cho ngàn
thông réo tên ai, từ đó Lớp sóng mơn man thịt mềm, da ngát hương Nào
ngờ sóng cuốn trôi
đi lầu vàng
trên bãi hoang Khi tình tôi chít khăn tang Ai gào ai giữa đêm
trăng Cho từng lớp sóng kêu than
Nha Trang
ngày về, ngồi đây tôi lắng nghe Đê mê lòng tôi khóc, như oan hồn trách
móc Ôi trăng vàng lẻ loi Ôi đời!
Trời biển
ơi! Không cố nuôi tình tôi Nha Trang biển đầy, tình yêu không có
đây Tôi như là con ốc, bơ vơ nằm trên cát
Chui sâu
vào thân xác lưu đầy Dã tràng ơi! Sao lấp cho vơi sầu này?
MỤC LỤC
STT |
DANH MỤC |
SỐ TRANG |
01 |
Lời nói dầu |
02 |
02 |
Non Nước Khánh Hoà |
03 – 05 |
03 |
Vịnh Cam Ranh – Cam Ranh Đặc Sắc Văn Hoá Xứ Biển,
Sự Ra Đời của căn cứ quân sự Cam Ranh |
05- 11 |
04 |
Bãi Dài điểm đến không thể bỏ qua ở Cam Rah |
11 – 12 |
05 |
Khu Du Lịch Diamond Bay |
12 – 14 |
06 |
Chùa Từ Vân (chùa Ốc) |
15 – 16 |
07 |
Chuyên đề về Cát |
16 |
08 |
Xá Xùng món ngon và lạ ở Cam Ranh, nước mắm Cửa
Bé, xoài Cam Ranh |
16 – 18 |
09 |
Đảo Bình Ba |
18 – 19 |
10 |
Tiểu sử Ông Alexander John Emile Yersin |
19 – 20 |
11 |
Tham khảo thêm “Khái quát về Nha Trang Xưa” |
20 – 22 |
12 |
TP Nha Trang – Ý nghĩa tên Nha Trang – Nha Trang
những mốc lịch sử |
22 – 23 |
13 |
Các điểm tham quan ở khánh Hoà – Nha Trang: KDL
Dốc Lết |
23 – 24 |
14 |
Thành cổ Diên Khánh |
24 – 25 |
15 |
Hải Dương Học (Hải Học Viện) |
25 – 27 |
16 |
Tổng quan về Vinpearl Nha Trang |
27 – 29 |
17 |
Bí kíp phá đảo Vin Wonders Nha Trang |
29 – 31 |
18 |
Nhà Thờ Đá (Nhà Thờ Núi) |
31 – 33 |
19 |
Nhà hát Đó |
33 – 35 |
20 |
Tháp Ponagar (tháp Bà) |
35 – 40 |
21 |
Hòn Chồng |
41 – 42 |
22 |
Chùa Long Sơn |
42 – 43 |
23 |
Chợ Đầm |
42 – 43 |
24 |
Hòn Tre |
43 – 44 |
25 |
Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Lớn, Hòn Tằm |
44 – 45 |
26 |
Vịnh Nha Phu: hòn Hèo, suối Hoa Lan, hòn Lao (đảo
Khỉ) |
45 – 49 |
27 |
Tắm bùn Nha Trang |
49 |
28 |
Biệt thự Cầu Đá (lầu Bảo Đại) |
49 – 50 |
29 |
Vịnh Văn Phong – biển Đại Lãnh |
50 |
30 |
Làng cổ Nha Trang |
51 |
31 |
Chuyên để về San Hô |
51 – 54 |
32 |
Lặn biển |
54 – 56 |
33 |
Yến Sào |
56 – 65 |
34 |
Chuyên đề về Trầm Hương |
66 – 68 |
35 |
Chuyên đề: Du lịch Nha Trang bằng thơ |
69 – 73 |
36 |
Tuyến đường từ Nha Trang đi Dốc Lết – vịnh Văn
Phong |
74 – 75 |
37 |
Tham khảo thêm: “Xứ Trầm Hương” – Quách Tấn |
75 – 83 |
38 |
Ẩm thực Nha Trang – Khánh Hoà: Gà chỉ Cam Ranh,
bánh tráng chấm mắm ruốc, , bún sứa, bánh canh chả cá, bánh ướt Ninh Hoà, nem
nướng Ninh Hoà, bánh mì Nha Trang |
86 – 96 |
39 |
Danh sách khách sạn Nha Trang |
96 – 98 |
40 |
Ccác dịch vụ cần thiết hướng dẫn khách |
98 - 100 |