Đồng Hành Việt - Đặt Trọn Niềm Tin!

Dịch trang

Người Đi Tìm Hình Của Nước

Thông Tin Du Lịch Phổ biến

Tài liệu thuyết minh Củ Chi Tây Ninh 2024

CÂU LẠC BỘ HƯỚNG DẪN VIÊN ĐỒNG HÀNH VIỆT

TÀI LIỆU THUYẾT MINH DU LỊCH

TUYẾN ĐIỂM CỦ CHI – TÂY NINH

Năm 2024  

 

LỜI GIỚI THIỆU

Nhằm hỗ trợ cho các bạn sinh viên cũng như các ACE và các bạn hướng dẫn viên trong CLB HDV Đồng Hành Việt, Đạt biên soạn tài liệu tuyến điểm Củ Chi – Tây Ninh với các điểm thăm quan căn bản như: Ngã 3 Giồng, Địa Đạo Củ Chi, Đền Bến Dược, Toà Thánh Cao Đài – Núi Bà Đen, Căn cứ Trung Ương Cục Miền Nam…

Tài liệu tham khảo

1/ Đường Phố Nội Thành Thành Phố Hồ Chí Minh – tác giả: Nguyễn Đình Tư

2/ Các Tôn Giáo Ở Việt Nam

3/ Từ các Trang web: 

1/ http://diadaocuchi.com.vn/gioi-thieu-ve-khu-di-tich-lich-su-dia-dao-cu-chi-37.html

2/ https://dsvh.gov.vn/di-tich-lich-su-dia-dao-cu-chi-1490 

 

 TUYẾN ĐƯỜNG

v  Đường Cách Mạng Tháng 8 quận 3 thành phố Hồ Chí Minh

Từ ngã sáu Phù Đổng đến ngã tư Bảy Hiền

1. Vị trí: Đường nằm trên địa bàn quận 1, phường 5, phường 6 quận 3, quận 10, quận Tân Bình, dài khoảng 4860 mét, qua ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, ngã ba Nguyễn Thị Diệu, Hồ Xuân Hương, Ngô Thời Nhiệm, ngã tư Điện Biên Phủ (trên địa bàn quận 3)

2. Lịch sử: Thời Nguyễn gọi đường Sứ Nì là đường sứ thần Chân Lạp sang giao hảo với ta tại thành Gia Định trước khi ra Thuận Hóa. Năm 1865 người Pháp đặt tên đoạn từ ngã sáu đến ranh tỉnh Gia Định là đường Thuận Kiều. Đoạn còn lại gọi là đường Thuộc địa số 1. Năm 1916 đường Thuận Kiều đổi thành đường Verdun. Ngày 25 - 4 - 1947 đoạn từ ngã sáu đến đường Nguyễn Thị Minh Khai đổi tên là Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Đình Tư đường Nguyễn Văn Thinh) và đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến đường Điện Biên Phủ đổi tên là đường Thái Lập Thành. Ngày 31 - 10 - 1951 đoạn từ Điện Biên Phủ đến ngang Hòa Hưng đổi tên là đường Chanson. Ngày 22 - 3 - 1955 nhập cả 4 đường trên đây làm một gọi là đường Lê Văn Duyệt. Còn đường Thuộc địa số 1 thì đổi là Quốc lộ số 1, ngắt đoạn từ ranh tỉnh Gia Định đến ngã tư Bảy Hiền đặt tên đường Phạm Hồng Thái. Ngày 14 - 8 - 1975 nhập đường Lê Văn Duyệt, Phạm Hồng Thái và Quốc lộ số 1 đến ngã ba Bà Quẹo làm một đường đặt tên Cách Mạng Tháng Tám, sau đó chiều dài con đường mặc nhiên được kéo dài tới cầu Tham Lương. Năm 2000 UBND Thành phố điều chỉnh lại như trên.

3. Tiểu sử: CÁCH MẠNG THÁNG 8

Mùa thu năm 1945, chiến tranh thế giới sắp kết thúc, quân đội Nhật đại bại trên các mặt trận và nước Nhật sắp phải đầu hàng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương triệu tập đại hội Tân Trào, quyết định phát động nhân dân nổi dậy tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến

Ngày 15 - 8 - 1945 nước Nhật đầu hàng Đồng Minh. Lệnh tổng khởi nghĩa được Trung ương ban ra. Đồng bào Hà Nội nổi dậy cướp chính quyền thành công ngày 19 - 8 - 1945. Đồng thời và những ngày tiếp theo, đồng bào các tỉnh lần lượt cướp chính quyền.

Tại Sài Gòn, ngày 25 - 8 - 1945, chính quyền về tay nhân dân. Cuộc Cách mạng Tháng 8 thành công trên cả nước. Chính quyền cách mạng được thành lập và giữ vững cho đến ngày nay.

v  Đường Quốc Lộ 22:

Tại thành phố Hồ Chí Minh, quốc lộ 22 có  có vị trí rất quan trọng trong mạng lưới giao thông miền Đông Nam Bộ, phục vụ cho  việc phát triển kinh tế, xã hội nội vùng mà còn mở ra khả năng giao lưu và liên kết giữa các tỉnh miền Đông Nam bộ đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh với nước bạn Campuchia, trong đó có thủ đô Phnôm Pênh.

Quốc lộ 22 là con đường nối liền Thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh ,dài 59 km. Đây cũng là tuyến đường nằm trong dự án đường xuyên Á, nối Thành phố Hồ Chí Minh và Phnom Penh.

Quốc lộ 22 bắt đầu tại ngã tư An Sương, quận 12, nơi có cầu vượt An Sương trên quốc lộ 1A giao căt lập thể tại cuối đường Trường Chính với đầu tuyến quốc lộ 22. Cầu do công ty cầu 75 thuộc TCT XDCT giao thông 8 xây dựng sau năm 1999 và hoàn thành vào tháng 7 năm 2002 cùng với tuyến quốc lộ 22 được mở rộng để trở thành đường Xuyên Á, cũng do các đơn vị thuộc TCTXDCTGT8 thi công.

Tuyến quốc lộ 22, hay còn gọi là đường Xuyên Á, đi qua các xã: Tân Thới Nhì, Tân Phú Trung, giao với tỉnh lộ 8 tại Củ Chi

Củ Chi là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ. Nơi có sông Sài Gòn chảy qua và có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng.

Vùng đất Củ Chi có Đường Xuyên Á nối với Campuchia qua Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh nên giao thương phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Riêng khu công nghiệp Tây Bắc Củ Chi thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước với tỷ lệ thuê đất đạt 98%.

Củ Chi còn nổi tiếng với địa đạo Củ Chi. Đây là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được quân giải phóng  và nhân dân đào trong thời kỳ Chiến tranh chông Mỹ và chính quyền Sài Gòn.  Hệ thống địa đạo dài 200km dưới lòng đất có bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh.

Hiện nay địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng), Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức).

Quốc lộ 22 đi qua xã Tân An Hội, huyện Hóc Môn và thị trấn Hóc Môn.,

Huyện Hóc Môn là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây còn nổi tiếng với tên gọi Mười tám thôn vườn trầu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Vào thời chúa Nguyễn khi phá vùng đất Tân Bình, phủ Gia Định này vào thời điểm 1698, nơi đây dân cư thưa thớt, đất đai còn hoang vu, địa danh "Hóc Môn" lúc đó chưa có tên gọi,  Sau đó có một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung chạy loạn lạc, đã đến vùng đất này để sinh cơ, lập nghiệp; lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 06 thôn dần dần phát triển thành 18 thôn. Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang dã, có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên trong dân gian gọi vùng này có nhiều hẻm hóc lại có nhiều cây khoai môn vì vậy địa danh "Hóc Môn" có tên gọi từ đây.

đến thị trấn Trảng Bàng huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Trảng Bàng có 2 sông lớn chảy qua: sông Vàm Cỏ Đông và.Sông Sài Gòn chảy rất thuận lợi cho thuyền, ghe đi lại quanh năm.

Trảng Bàng còn là nơi có món ăn nổi tiếng vùng miền Đông Nam bộ với món bánh tráng. Hiện trong thị trấn có nhiều hàng bán nhưng ngon phải là là bánh của xóm Bánh Tráng, ở ấp Lộc Du, thị trấn Trảng Bàng. Bánh tráng được làm từ bột gạo, nhưng phải là bột gạo tẻ đặc biệt và phải được phơi sương. Để làm ra bánh tráng phơi sương người ta phải qua nhiều công đoạn khá công phu và cầu kỳ. từ tráng bánh, nướng, phơi sương  rồi bọc kín trong lá chuối tươi để giữ cho bánh được mềm, xốp.

Trảng Bàng đã trải qua cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ cực kì khốc liệt. Cùng với địa đạo Củ Chi tạo nên vành đai cách mạng. Ngày nay còn đó địa đạo An Thới là chiến tích. Ngoài ra Trảng Bàng còn hai lần phong tặng Anh Hùng. Anh hùng trong chống giặc và Anh hùng trong sản xuất. Ngày nay, Trảng Bàng là huyện có Khu Công nghiệp tập trung lớn nhất tỉnh. Trảng Bàng là vùng đất địa linh nhân kiệt. Nhìn từ trên cao, vùng đất này có hình dáng như con chim phụng đang cất cánh bay cao. Hy vọng Trảng Bàng sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai

Quốc lộ 22 qua xã Gia Bình đến thị trấn Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Thị trấn có vị trí khá đặc biệt, đã hình thành khá lâu đời, nằm ngay bên bờ tả dòng sông Vàm Cỏ Đông. Nơi này được xem là “ngã ba giao lưu quốc tế”, vì ở đây có giao lộ giữa đường Xuyên Á với quốc lộ 22B. Giao lộ này cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60 km, cách thị xã Tây Ninh 36 km theo quốc lộ 22B. Đặc biệt là thị trấn chỉ cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài trên 10 km, bởi vây khách quốc tế vào nước ta bằng đường Xuyên Á qua cửa khẩu Mộc Bài đến Thành phố Hồ Chí Minh và các nơi trong nước đều đi ngang qua thị trấn Gò Dầu.

Quốc lộ 22 đi qua cầu Gò Dầu bắc qua sông Vàm Cỏ Đông và kết thúc tại cửa khẩu Mộc Bài tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu (tỉnh Tây Ninh.

So với các cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ lớn nhất phía Nam, nên có lợi thế đặc biệt vì nằm trên đường xuyên Á (con đường bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Campuchia , Việt Nam, và kết thúc ở Quảng Tây -Trung Quốc .

Theo con đường này, cửa khẩu Mộc Bài chỉ cách các tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam từ  60 đến 80 km và  cách Thủ đô PnomPenh của Campuchia 170 km.  Vào thời Pháp thuộc, quốc lộ 22 có tên là quốc lộ 1 của Đông Dương, bây giờ Campuchia vẫn gọi tuyến đường này là quốc lộ 1.

Hiện nay, công trình giao thông này đã được xây dựng hoàn chỉnh giai đoạn 1 đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khi toàn tuyến đường xuyên Á hoàn thành, cửa khẩu quốc tế Mộc Bài nói riêng, tỉnh Tây Ninh nói chung đã và đang trở thành giao điểm quan trọng của hệ thống trục giao thông quốc tế và quốc gia ở phía Nam Việt Nam..

Hiện nay tổng Công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIMP Cửu Long) vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải đầu tư xây dựng dự án đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tổng số vốn gần 30.000 tỷ đồng.

Dự án có điểm đầu tại nút giao Thủ Đức (giao giữa quốc lộ 1 và đường vành đai 3, quận 9, TP HCM). Điểm cuối tại ngã tư giao quốc lộ 22 với đường tỉnh 786 (huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh). Tổng chiều dài tuyến cao tốc là 84,5 km; rộng 17 m với vận tốc thiết kế 100 km/h.

Quốc lộ 22B.

Tại thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, quốc lộ 22B tách ra từ quốc lộ 22 để đi lên cửa khẩu Xa Mát, biên giới Campuchia.Chiều dài toàn tuyến quốc lộ là 70km.

Từ Gò Dầu đến thành phố Tây Ninh, trên quốc lộ 22B khoảng 37km qua huyện Hòa Thành. Đây là một huyện trọng điểm của Tây Ninh, có. địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển nhanh, mạnh, đa dạng và phong phú các chủng loại cây rừng và các loài sinh vật khác. Rừng ở vùng này có nhiều gỗ quý, thú rừng, do đường giao thông thuận lợi nên việc khai thác rất dễ dàng.

Huyện có chợ Long Hoa là trung tâm thương mại nằm trên cửa ngỏ giao lưu giữa Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Tại thị trấn này có tòa Thánh Cao Đài, đây là một cụm công trình kiến trúc độc đáo của đạo Cao Đài, với những biểu tượng mang nhiều ý nghĩa khác nhau, Vào đây ta có dịp để hiểu biết thêm về một tôn giáo thờ vị thần một mắt, được thành lập ở Việt Nam ở năm 1926, có tính dung hợp, hướng thiện và chân thiện mỹ của con người một cách rất sâu sắc của người Tây Ninh. Đi tiếp khoảng 4km là thành phố Tây Ninh.

Vùng đất này từ thời xưa vốn là một vùng đất thuộc Thủy Chân Lạp, với tên gọi là Romdum Ray, có nghĩa là"Chuồng Voi" vì nơi đây chỉ có rừng rậm với muôn thú dữ như cọp, voi, beo, rắn,... cư ngụ. Những người thổ dân ở đây sống rất thiếu thốn, cơ cực cho đến khi người Việt đến khai hoang thì vùng đất này mới trở nên phát triển.

Bây giờ sau 4 năm đất nước thống nhất, tỉnh Tây Ninh, được xác định là vùng kinh tế trọng điểm phía nam, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và vùng lân cận.

Tại huyện này có khu du lịch núi Bà Đen, hay còn gọi là núi Điện Bà, thuộc xã Thạnh Tây, huyện Hoà Thành, cách  thị xã Tây Ninh 11km về phía đông bắc,

Núi Bà Đen là quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao  nhất Nam Bộ. Trên đỉnh núi khí hậu mát mẻ, ban đêm rất lạnh, không có dịch vụ chỉ có bán hai thứ là nước khoáng và mì tôm. Một người khỏe mạnh mất từ 2h-4h để leo tới đỉnh. Tai đây ta có thể ngắm nhìn phong cảnh của vườn quốc gia Lò Xo – Sa Mát.

Ðường lên đỉnh núi Bà Đen rất quanh co có nhiều cảnh trí do thiên nhiên tạo ra. Trong núi có rất nhiều hang động đẹp.

Quốc lộ 22B đi qua phía Tây Nam thành phố Tây Ninh. Thành phố là đô thị quan trọng nằm trong vùng kinh tế, một cực tăng trưởng chủ đạo trong hệ thống đô thị miền Đông nam bộ với Thành phố Hồ Chí Minh

Trong thành phố có nhiều di tích lịch sử văn hóa và điểm du lịch, song nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Tây Ninh vốn là thủ đô kháng chiến, nơi đóng Trung ương Cục miền Nam trong những năm chống Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn giành độc lập dân tộc. Tây Ninh còn là nơi có chung với tỉnh Bình Phước, hồ thủy lợi nhân tạo từng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đó là hồ Dầu Tiếng. Hồ rất rộng, ở trên máy bay ta vẫn có thể nhìn thấy.

Ở phía tây thành phố là huyện Châu Thành, trục quốc lộ 22B đi qua phía Đông Bắc huyện không dài, ước chừng mươi, mười lăm km để đến huyện Tân Biên.

Tân Biên là một huyện biên giới, nổi tiếng với  vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát và  Khu di tích lịch sử căn cứ Trung ương Cục Miền Nam.

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát nằm trên địa phận 3 xã Tân Lập, Tân Bình, Hoà Hiệp thuộc huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh khoảng 30 km về phía bắc tây bắc, theo đường tỉnh 781,

Vườn quốc gia (VQG) Lò Gò- Xa Mát (Tây Ninh) thú vị bởi nó mang nét đa dạng sinh học đặc trưng của vùng rừng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long - nơi duy nhất của VN có hệ sinh thái này.

Với diện tích hơn 18.803 heta, VQG Lò Gò – Xa Mát được  phân thành 3 phân khu chức năng có nhiều nét đặc trưng riêng. Trong đó, thảm thực vật rừng dạng khảm giữa rừng bán rụng lá, rừng rụng lá trên đất thấp và các dải hẹp rừng thường ven sông suối và rừng tràm. Ngoài ra, gần biên giới với Campuchia còn có dải đồng cỏ đất lầy với các thảm cói lác.

sự đa dạng và phong phú của VQG Lò Gò – Xa Mát là sự hiện diện của 694 loài thực vật có ý nghĩa khoa học và kinh tế phân bố khắp khu rừng. Trong đó có nhiều loài cây thuốc nam, cây cho gỗ, cây làm cảnh, cây thực phẩm. Đặc biệt hơn, VQG có các quần thể động vật quan trọng với 29 loài thú trong đó nhiều loại quý hiếm như voọc chà vá chân đen, voọc bạc Đông Dương…149 loài chim, 56 loài bò sát, 23 loài ếch nhái, 88 loài cá vá 128 loài côn trùng....

Trong chiến tranh chống Mỹ, Lò Gò - Xa Mát là cơ sở của Đài phát thanh Giải phóng miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng là căn cứ cách mạng của quân giải phóng. Bởi vậy, khu vực này còn có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử. Ngoài ra, rừng trong vườn quốc gia có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ đầu sông Vàm Cỏ. Nhiều hộ dân cư sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thuỷ sản của con sông này.

Cửa khẩu Xa Mát là cửa khẩu quốc tế, trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia, là cửa ngỏ của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại có vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, sau này trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế. Tuyến quốc lộ 22B là tuyến đường huyết mạch quan trọng nối khu vực du lịch Hồ TônLêSáp kéo dài đến đến Phnong Pênh ( Campuchia) đén Băngkok ( Thái Lan) bằng đường bộ hoàn toàn không phải qua phà, Quốc lộ 22B có thể kết nối với các tỉnh phía bắc Campuchia và các nước Lào, Miến Điện, Ấn Độ…. Như vậy cửa khẩu Xa Mát có khả năng thu hút xuất hàng nhập khẩu mạnh mẽ, số lượng hàng hóa xuất nhập (chủ yếu là hàng nông sản) qua lại biên giới giữa Việt Nam – campuchia. Sang bên kia biên giới là  tỉnh Kông-Pông-Chàm của Campuchia.

Như vậy quốc lộ 22B được xem là đường xương sống chạy dọc tỉnh Tây Ninh từ Bắc xuống Nam./.

Nguồn: Chu Đức Soàn ( Tổng hợp và nâng cao) 

 

II/ Các Điểm Thăm Quan

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA “ĐỊA ĐIỂM DINH QUẬN HÓC MÔN - LƯU NIỆM SỰ KIỆN NAM KỲ KHỞI NGHĨA 23/11/1940”

Năm 1861, sau khi hạ được đồn Chí Hòa thực dân Pháp cho củng cố lại hệ thống đồn binh ở các nơi hiểm yếu thuộc ngoại vi thành phố. Ở huyện Bình Long (Hóc Môn) chúng cho dựng một đồn binh bằng gỗ có 3 tầng gác, trên cùng là vọng cung. Đồn binh này được đổi tên là dinh huyện Bình Long do tên đốc phủ Trần Tử Ca trấn nhậm, khét tiếng gian ác có nhiều nợ máu với Nhân dân.

Năm 1885, cuộc khởi nghĩa Thập bát phù viên (18 Thôn Vườn Trầu) do ông Phan Công Hớn đứng đầu đã thiêu hủy dinh này. Sau đó thực dân Pháp cho xây dựng lại kiên cố bằng móng đá xanh, có một tầng lầu và một dãy nhà phụ phía sau để binh lính ở và canh gác. Đêm 22 tháng 11 năm 1940, đồng chí Đỗ Văn Dậy - Quận ủy viên lãnh đạo nghĩa quân tấn công đồn và đã anh dũng hi sinh. Sau cuộc Nam Kỳ Khởi nghĩa ngày 23 tháng 11 năm 1940, thực dân Pháp cho sửa chữa lại Dinh Quận trên cơ sở cấu trúc cũ.

Giai đoạn đế quốc Mỹ xâm lược, chúng cho xây dựng thêm tường rào chung quanh bằng dây thép gai, đồng thời xây thêm các phòng hội họp, nhà để xe, nhà bảo vệ trước cổng.

          Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nơi đây trở thành trụ sở của Ủy ban quân quản, tiếp theo là trụ sở của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn, sau đó là nhà truyền thống huyện Hóc Môn và được xếp hạng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 2015/QĐ-BT ngày 16 tháng 12 năm 1993 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Trần Hoàn ký, là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia “Địa điểm Dinh Quận Hóc Môn - Lưu niệm sự kiện Nam Kỳ Khởi nghĩa 23/11/1940”.

          Ngày 03 tháng 02 năm 1990, tượng đài Nam Kỳ Khởi nghĩa được đặt trước Di tích, ghi nhận sự kiện Ngày Nam Kỳ Khởi nghĩa 23 tháng 11 năm 1940 đi vào lịch sử, Di tích lịch sử văn hóa Dinh Quận Hóc Môn là một di tích chứng minh cho sự kiện lịch sử vô cùng trọng đại của quân và dân Hóc Môn tự hào về ý chí kiên cường bất khuất của ông cha và các thế hệ đi trước.

          Di tích lịch sử văn hóa Dinh Quận Hóc Môn là một di tích mang nhiều giá trị khác nhau về mặt lịch sử, văn hóa và quân sự. Về mặt lịch sử, di tích đã đánh dấu hai sự kiện nổi bật, đó là cuộc khởi nghĩa 18 Thôn Vườn Trầu và Nam Kỳ Khởi nghĩa (23/11/1940). Về mặt văn hóa, các cuộc khởi nghĩa đánh chiếm Dinh Quận đã để lại nhiều bài vè, những bài thơ đồng dao ca ngợi tinh thần kiên cường, ý chí bất khuất của Nhân dân 18 Thôn Vườn Trầu. Về mặt quân sự, đã thể hiện được tính khoa học trong việc lãnh đạo Nhân dân, tập hợp lực lượng, xây dựng những cơ sở hoạt động du kích. Từ đó để lại nhiều bài học kinh nghiệm rất quý báu cho các cuộc kháng chiến sau này.

 

Nguồn: https://phongvanhoathongtin.hocmon.gov.vn/gioi-thieu/di-tich-lich-su-van-hoa-cap-quoc-gia-dia-diem-dinh-quan-hoc-mon-luu-niem-su-kie-cmobile102-2853.aspx 

 

Di tích lịch sử cấp Quốc gia Ngã Ba Giồng – nơi ghi dấu lịch sử oai hùng

Có lẽ không nhiều người, nhất là thế hệ trẻ sau này biết rằng Ngã Ba Giồng là một địa danh lịch sử đặc biệt, là nơi ghi nhớ tinh thần quật cường chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. 

Nơi đây đã được được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia vào ngày 30-12-2002 và được UBND TP Hồ Chí Minh qui hoạch, xây dựng thành địa điểm du lịch truyền thống để nhớ về một thời kỳ ác liệt mà người dân Nam Bộ đã cùng Đảng ta làm nên những sự kiện anh hùng.

Huyện Hóc Môn vốn nổi tiếng, được cả nước biết đến với cuộc khởi nghĩa 18 thôn Vườn Trầu vào năm 1885 và Hóc Môn chính là nơi được Trung ương Đảng chọn làm căn cứ bí mật để mở nhiều hội nghị quan trọng chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước thời kỳ 1936-1939. Trong đó, hội nghị lần thứ VI vào tháng 9-1939 được tổ chức tại nhà ông Trần Văn Hy ở xã Bà Điểm do đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư, chủ trì đã quyết định chuyển hướng chiến lược cách mạng Việt Nam từ đấu tranh đòi ruộng đất, dân sinh, dân chủ, sang đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Đặc biệt, hội nghị tổ chức tại nhà bà Nguyễn Thị Hương, một cơ sở của Đảng tại làng Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn - từ ngày 21 đến 23-9-1940 - để chuẩn bị ban hành lệnh khởi nghĩa.

Tấm lòng của người dân Hóc Môn đối với Đảng được thể hiện rõ trong hồi ký hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Quốc Việt, khi nói về Đại hội Đảng năm 1937: “Đất vườn trầu nhà nọ thông nhà kia, không rào dậu, đồng bào tốt vô chừng, không có vận động gì hết mà đồng bào cơ sở đem cho hội nghị thừa gạo, thừa thức ăn tươi, có nhà đánh được con cá to cũng đem cho hội nghị, bà con không hiểu là họp gì, chỉ biết là một cuộc hội nghị quan trọng của Đảng”…

Lịch sử ghi nhận, cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra khắp 18/21 tỉnh thành ở Nam Kỳ, là cuộc khởi nghĩa do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo có qui mô lớn ở Việt Nam kể từ khi Đảng ra đời và trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Trong đó, Hóc Môn là nơi phát khởi đầu tiên, trận đánh chiếm dinh quận Hóc Môn đêm 22 rạng sáng 23-11-1940 là trọng tâm do đồng chí Phạm Văn Sáng, Bí thư Quận ủy lãnh đạo.

Đặc biệt, một trong những dấu ấn nổi bật trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ là sự xuất hiện của lá cờ đỏ sao vàng đã được nghĩa quân treo lên ở những nơi giành được chính quyền. 

Cuộc tấn công dinh quận Hóc Môn cùng với nhiều cuộc khởi nghĩa ở các địa phương khác trong đêm 22 rạng sáng 23-11-1940 tuy không giành được thắng lợi, nhưng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân về sự dũng cảm kiên cường của các chiến sĩ cộng sản và sức mạnh vô biên của quần chúng yêu nước, những bài học về chuẩn bị lực lượng tổ chức khởi nghĩa, khả năng lãnh đạo chỉ huy và trên hết là khả năng khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược giành chính quyền về tay nhân dân.

Sau khi khởi nghĩa thất bại, thực dân Pháp đã tiến hành những cuộc khủng bố trắng dã man tàn bạo nhất, chúng lùng sục khắp xóm làng Nam Bộ bắt các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước, hành quân bố ráp, đốt nhà, và giết chóc vô tội vạ khắp các thôn xóm.

Riêng tại Hóc Môn, thực dân Pháp dựng lên ba trường bắn để xử tử những người yêu nước cách mạng. Hai trường bắn đầu là ở cạnh rạp hát cũ tại thị trấn Hóc Môn và bên cạnh Nhà thương Giếng Nước, nay là Bệnh viện Đa khoa huyện Hóc Môn. Nơi đây, chúng đã sát hại đồng chí Hà Huy Tập, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương; đồng chí Võ Văn Tần, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ; đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, Bí thư Thành ủy Sài Gòn Chợ Lớn; đồng chí Phạm Văn Sáng, Bí thư Quận ủy Hóc Môn; đồng chí Đặng Công Bỉnh, Quận ủy viên; đồng chí Nguyễn Hữu Tiến…

Sau đó, thực dân Pháp tiếp tục lập ra trường bắn thứ ba - chính là trường bắn Ngã Ba Giồng. Đây là trường bắn Pháp dùng để xử kín, xử lén các chiến sĩ cách mạng. Tại trường bắn này, chúng đã sát hại đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương; đồng chí Phan Đăng Lưu, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương cùng rất nhiều đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh tại mảnh đất Ngã Ba Giồng...

Ngã Ba Giồng – Di tích lịch sử cấp quốc gia, mang ý nghĩa lớn về mặt văn hóa lịch sử, với các công trình trang trọng như: Đền tưởng niệm, Nhà trưng bày, Quảng trường với ba tượng đài, vườn Trầu cau, bằng lăng, ao sen, hệ thống cây xanh, thảm cỏ và con đường tre, trúc ôm trọn đền thiêng.

Nguồn:https://cand.com.vn/Tieu-diem-van-hoa/Nga-Ba-Giong-noi-ghi-dau-lich-su-oai-hung-i509576/ 

 

ĐỊA ĐẠO CỦ CHI – MỘT KỲ TÍCH ANH HÙNG

Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa và sáng tạo của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài, ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Đây là một kỳ quan đánh giặc độc đáo có một không hai với khoảng 250 km đường hầm tỏa rộng như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo như: Chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, kho cất dấu lương thực, giếng nước, bếp Hoàng Cầm …

Những sự tích có thật từ địa đạo đã vượt quá sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần chui xuống một đoạn đường hầm, bạn sẽ hiểu vì sao nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng kẻ thù là một nước lớn và giàu có bậc nhất thế giới. Vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân đông hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Trong cuộc đọ sức này, quân và dân Củ Chi đã chiến thắng oanh liệt.

Dựa vào hệ thống đường ngầm, công sự, chiến hào, chiến sĩ và nhân dân Củ Chi đã chiến đấu vô cùng anh dũng, lập nên những chiến công thần kỳ. Quân đội Mỹ lần đầu vào đất Củ Chi gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ các địa đạo trong vùng căn cứ hiểm yếu, đã phải thốt lên: “Làng ngầm”, “Mật khu nguy hiểm”…


LÀNG NGẦM TRONG LÒNG ĐẤT CỦ CHI

Xuất xứ của địa đạo

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Các chiến sĩ cách mạng ẩn náo dưới những căn hầm bí mật trong vùng địch hậu, được nhân dân che chở, bảo vệ. Hầm bí mật cấu tạo theo nhiều cách, nhưng chủ yếu là trong lòng đất, chỉ có một miệng lên xuống vừa lọt vai người và có lỗ thông hơi để thở. Khi đóng nắp miệng hầm lại, kẻ thù đi trên mặt đất khó phát hiện được căn hầm.

Người cán bộ sống trong vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm bí mật, ban đêm mới lên khỏi mặt đất, đi hoạt động.

Nhưng hầm bí mật có nhược điểm là khi bị phát hiện, dễ bị địch khống chế vây bắt hoặc tiêu diệt, bởi địch đông và lợi thế hơn nhiều. Từ đó người ta nghĩ rằng cần phải kéo dài căn hầm bí mật thành những đường hầm và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật để vừa trú ẩn vừa đánh lại quân địch, và khi cần, sẽ thoát khỏi chỗ nguy hiểm đến một nơi khác.

Từ đó, địa đạo ra đời mang một ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong hoạt động chiến đấu, công tác đối với cán bộ, chiến sĩ và đồng bào vùng ven Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.

 

Hầm nghỉ, làm việc của Tư lệnh

Ở Củ Chi, địa đạo có sớm nhất vào năm 1948 ở hai xã: Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Lúc đầu chỉ có những đoạn ngắn cấu trúc đơn giản dùng để cất giấu tài liệu, vũ khí, trú ém cán bộ hoạt động trong vùng địch hậu. Về sau lan rộng ra nhiều xã. Từ năm 1961 đến năm 1965 cuộc chiến tranh du kích của dân nhân ở Củ Chi đã phát triển mạnh, gây cho địch những tổn thất lớn, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Sáu xã phía bắc huyện Củ Chi đã hoàn chỉnh đường địa đạo “xương sống”. Sau đó, các cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với đường “xương sống”, thành hệ thống địa đạo liên hoàn.

Lối xuống tầng hai địa đạo

Bước sang thời kì chống đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, địa đạo Củ Chi phát triển mạnh, nhất là đầu năm 1966, khi Mỹ dùng Sư đoàn đoàn bộ binh Số 1 “Anh cả đỏ” thực hiện cuộc hành quân lớn mang tên Crimp, càn quét, đánh phá vùng căn cứ, và tiếp theo, đưa Sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” đến lập căn cứ Đồng Dù, liên tiếp mở các cuộc càn quét, đánh phá ác liệt lực lượng cách mạng nơi đây.

Trước sức tấn công ác liệt của Mỹ - ngụy bằng cuộc chiến tranh hủy diệt dã man, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định và Huyện ủy Củ Chi đã lãnh đạo nhân dân và lực lượng võ trang quyết tâm bám trụ chiến đấu, tiêu diệt quân địch bảo vệ quê hương, bảo vệ vùng căn cứ cách mạng mang tính chiến lược quan trọng, là hướng tiếp cận và tiến công hiểm yếu đối với thủ đô ngụy Sài Gòn. Với khẩu hiệu “một tấc không đi, một ly không rời”, bộ đội, dân quân du kích, cơ quan dân chính đảng cùng với nhân dân ra sức thi đua đào địa đạo, chiến hào, công sự suốt ngày đêm, bất chấp đạn bom, mưa nắng, tích cực xây dựng “xã ấp chiến đấu” thiết lập “vành đai diệt Mỹ” thành thế trận vững chắc bao vây, tiến công tiêu hao, tiêu diệt kẻ thù.

 

 Hầm giải phẩu

Phong trào đào địa đạo ngày càng phát triển rầm rộ, mạnh mẽ khắp nơi, trẻ già, trai gái nô nức tham gia kiến tạo đường hầm đánh giặc. Sức mạnh ý chí của con người đã chiến thắng khó khăn. Chỉ bằng phương tiện dụng cụ hết sức thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc ki xúc đất bằng tre, quân và dân Củ Chi đã tạo nên công trình đồ sộ với hàng trăm km đường ngầm dọc ngang trong lòng đất, nối liền các xã ấp với nhau như một “làng ngầm” kỳ diệu. Chỉ riêng việc chuyển tải hàng vạn mét khối đất đem đi phi tang ở một nơi khác để giữ bí mật địa đạo, đã là chuyện vô cùng gian khổ, công phu. Có người hỏi khối lượng đất lớn đó giấu vào đâu cho hết? Xin thưa, có nhiều cách: đổ xuống vô số những hố bom ngập nước, đắp thành ụ mối, đổ ra đồng ruộng cày bừa, trồng hoa màu lên trên…chỉ một thời gian là mất dấu vết. Các gia đình ở khu vực “vành đai”, nhà nào cũng đào hầm, hào nối liền vào địa đạo, tạo thế liên hoàn để vừa bám trụ sản xuất, vừa đánh giặc giữ làng. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi địa đạo là một pháo đài đánh giặc.

Đúng một năm sau cuộc càn Crimp, ngày 08/01/1967, quân Mỹ mở cuộc hành quân Cedar Falls vào vùng “Tam giác sắt”, nhằm triệt phá căn cứ và tiêu diệt lực lượng cách mạng. Thời gian này hệ thống địa đạo đã đạt đến độ dài với tổng số khoảng 250 km. Địa đạo Củ Chi không mang tính thụ động mà mang tính chủ động chiến đấu kết hợp với trận địa mìn trái dày đặt trên mặt đất, đã trở thành mối nguy hiểm thường nhật đối với địch trong suốt cuộc chiến tranh.

 Cấu trúc địa đạo

Hệ thống địa đạo chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô số nhánh dài ngắn, ăn thông với nhau, hoặc độc lập chấm dứt tùy theo địa hình. Có nhiều nhánh trổ ra sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương).

Đường hầm không sâu lắm nhưng chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, những đoạn nằm sâu chống được bom cỡ nhỏ. Có những đoạn được cấu trúc từ hai đến ba tầng (tầng trên gọi là “thượng”, tầng dưới gọi là “trầm”). Chỗ lên xuống giữa các tầng, có nắp hầm bí mật. Trong địa đạo có những nút chặn những điểm cần thiết để ngăn chặn địch hoặc chất độc hóa học do địch phun vào. Có những đoạn hẹp, phải thật gọn nhẹ mới chui qua được. Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên được ngụy trang kín đáo và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Vô số cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ súng bắn tỉa rất linh hoạt. Đây chính là chỗ bất ngờ với quân địch. Dưới những khúc địa đạo ở khu vực hiểm yếu, có đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy…

Chung quanh cửa hầm lên xuống được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng bom bi chống máy bay trực thăng đổ chụp, nhằm tiêu diệt ngăn chặn quân địch tới gần.

 Hầm nghỉ ngơi

 Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi sau khi chiến đấu, mắc võng được. Có các nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, nước uống, có giếng nước, bếp Hoàng Cầm (bếp giấu khói trong đất), hầm làm việc của các vị lãnh đạo, chỉ huy, hầm giải phẫu, nuôi dưỡng thương binh, hầm chữ A vững chắc cho phụ nữ, người già, trẻ em trú ẩn. Có những hầm lớn, mái lợp thoáng mát, bên trên ngụy trang khéo léo để hội họp, chiếu phim, biểu diễn văn nghệ…

Vào thời kỳ đánh phá ác liệt, mọi hoạt động của lực lượng chiến đấu và sinh hoạt của nhân dân đều “âm” xuống lòng đất. Trong điều kiện gian khổ vẫn cố gắng tạo ra cuộc sống bình thường, mặc cho trên mặt đất không ngớt bom đạn cày xới, lửa khói mịt mù…nhưng thực tế ở trong địa đạo hết sức gian khổ, là chuyện vạn bất đắc dĩ.

Do cần bảo tồn lực lượng để chiến đấu lâu dài nên phải chấp nhận mọi sự khắc nghiệt vượt quá sự chịu đựng của con người. Bởi trong lòng đất đen tối, chật hẹp đi lại rất khó khăn, phần lớn đi khom hoặc bò. Đường hầm có nơi ẩm ướt và ngột ngạt do thiếu dưỡng khí, ánh sáng (ánh sáng chủ yếu là đèn cầy hoặc đèn pin). Mỗi khi có người ngất xỉu, phải đưa ra cửa hầm để hô hấp nhân tạo mới tỉnh lại. Vào mùa mưa, lòng đất phát sinh nhiều thứ côn trùng độc hại, nhiều nơi có cả rắn rết…Đối với phụ nữ, sinh hoạt càng khó khăn hơn. Có chị sinh con và nuôi con trong hầm địa đạo phải chịu biết bao cực khổ.

Đã thế, hàng trăm người lên xuống hằng ngày qua miệng hầm mà vẫn giữ bí mật cho địa đạo là chuyện hết sức phức tạp. Một cọng cỏ bị gãy, bị dính đất, một chiếc lá bị rách khác thường cũng phải sửa sang lại nếu không muốn bị địch phát hiện, tấn công.


CUỘC CHIẾN TỪ TRONG LÒNG ĐẤT

Ngay từ những ngày đầu, khi quân xâm lược Mỹ đổ vào đất Củ Chi, đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của chiến sĩ và đồng bào nơi đây. Địch bị thiệt hại về người và phương tiện chiến tranh trong các cuộc càn quét vùng giải phóng. Sau những bất ngờ, chúng nhận ra được các lực lượng chiến đấu đều xuất phát từ dưới đường hầm, các công sự và quyết tâm phá hủy hệ thống địa đạo lợi hại này. Kết hợp với hủy diệt đường hầm, triệt hạ căn cứ nhằm tiêu diệt và đánh bật lực lượng cách mạng ra xa, tạo vành đai an toàn để bảo vệ Sài Gòn, trung tâm đầu não guồng máy chiến tranh Mỹ - ngụy, đồng thời là thủ đô của chính phủ tay sai “Việt Nam Cộng hòa”.
Suốt trong một thời gian dài, địch liên tục tấn công đánh phá vùng căn cứ và hệ thống địa đạo hết sức khốc kiệt. Chủ yếu là năm thủ đoạn sau đây:

 

1.    Dùng nước phá địa đạo: Trong một cuộc hành quân mang tên Crimp (Cái bẫy), từ ngày 08 tháng 01 đến ngày 19 tháng 01 năm 1966, Mỹ huy động tới 12.000 quân bộ kết hợp với không quân, xe tăng, báo binh tấn công vùng giải phóng phía bắc Củ Chi. Địch dùng máy bơm nước vào lòng địa đạo, tưởng rằng đối phương sẽ bị ngợp nước phải trồi lên mặt đất. Khi phát hiện được miệng hầm ở những nơi xa sông Sài Gòn, chúng dùng trực thăng cẩu từng sitẹt nước đến dội vào địa đạo. Với thủ đoạn ấu trĩ này, địch không đạt được ý đồ do không đủ khả năng làm ngập địa đạo với lượng nước quá ít chỉ đủ thấm vào lòng đất. Theo tài liệu của địch, chúng chỉ phá hủy được 70m địa đạo, một số quá ít ỏi so với hệ thống đường hầm hàng trăm km. Ngược lại, trong suốt cuộc càn, quân Mỹ bị bộ đội, du kích đánh từ mọi phía cả ngày lẫn đêm, khiến cho 1.600 tên bị thương vong, 77 xe tăng và thiết giáp bị phá hủy, 84 máy bay bị bắn rơi. Đây là tổn thất lớn đối với quân Mỹ trong cuộc hành quân “Cái bẫy”. Nó chứng tỏ chiến tranh du kích nhân dân có khả năng đánh bại chiến tranh hiện đại của Mỹ.

Mặc dù bị thất bại, địch vẫn tiếp tục ý đồ phá hủy địa đạo. Chúng cho một số chuyên gia quân sự trực tiếp điều tra nghiên cứu hệ thống địa đạo Củ Chi, nhưng không đảm bảo điều kiện để điều tra kĩ lưỡng, cộng với đầu óc chủ quan, ỷ vào vũ khí hiện đại, nên không đem lại kết quả; các thủ đoạn tiếp theo, lần lược bị phá sản và chúng càng chuốc lấy thất bại nặng nề hơn.


2. Dùng đội quân “chuột cống” đánh địa đạo: Trong cuộc hành quân Cedar Falls mệnh danh là “Bóc vỏ trái đất” mở màn từ 08/01/1967, địch huy động 30.000 quân được yểm trợ tối đa xe tăng, thiếp giáp, pháo binh, không quân, đánh phá khốc liệt vào vùng “Tam giác sắt”, trong đó chúng đã san bằng thị tứ Bến Súc (Bến Cát) và triệt hạ nặng nề 6 xã phía bắc huyện Củ Chi nằm trên hệ thống địa đạo dày đặc.

Thực hiện cuộc hành quân lớn này, địch có tham vọng tiêu diệt Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, cơ quan lãnh đạo của Khu ủy, tiêu diệt các đơn vị chủ lực của Quân khu, phá hủy vùng căn cứ và hệ thống địa đạo, xúc dân đi nơi khác, biến vùng này thành “Khu tự do hủy diệt”. Trên thực tế, Mỹ - ngụy đã làm thương vong 1000 người dân, gom 15.000 người dân khác vào các “ấp chiến lược”, đốt cháy, ủi phá 6000 căn nhà, cướp đi 5700 tấn lúa gạo…
Trong cuộc càn, địch sử dụng đội quân “chuột cống” gồm 600 tên lính công binh được tuyển chọn những tên “nhỏ người” đặc trách phá hủy địa đạo.

Trước lúc mở cuộc càn quét, địch dùng “pháo đài bay” B.52 và máy bay phản lực dội bom kết hợp với pháo binh đánh phá liên tục cả tháng, nhằm “dọn bãi” cho trực thăng đổ quân và xe tăng, bộ binh tiến công vào vùng căn cứ. Chúng dùng cả bom Napalm đốt cháy hàng trăm ha rừng, vườn tược. Xe ủi sạch các khu rừng rồi dồn cây lại, tưới xăng đặc đốt cháy.

Bọn “chuột cống” mỗi tốp 4 tên, 2 tên ở trên, 2 tên chui xuống địa đạo (nơi chúng phát hiện được do đối phương đã chuyển sang vị trí khác) trang bị mặt nạ phòng độc, súng tiểu liên cực nhanh, dao găm, cây thuốn sắt, máy thổi lùa chất độc, đèn pin....Gặp các ngã ba đường hầm, chúng đặt mìn vào đấy, đưa dây điện lên trên mặt đất rồi “điểm hỏa” cho mìn nổ phá tung địa đạo.
Bằng phương pháp này, địch phá sập một số đoạn ngắn địa đạo, nhưng không thấm vào đâu so với hàng trăm km đường hầm chằng chịt nhiều tầng, nhiều ngõ ngách liên hoàn với nhau.
Thủ đoạn dùng công binh đánh phá địa đạo bị thất bại.

Trong cuộc phá càn này, các lực lượng chiến đấu và nhân dân đã bám trụ kiên cường, đánh trả quyết liệt, bảo vệ được Bộ Chỉ huy, các đồng chí lãnh đạo Khu ủy và phần lớn vùng căn cứ. Địch đi tới đâu cũng bị các chiến sĩ từ các ụ chiến đấu và giao thông hào đánh tới tấp bằng mọi hình thức, mọi thứ vũ khí. Tại khu ngã ba Bến Dược (khu di tích hiện nay), chỉ một đội du kích với 9 chiến sĩ, trong đó có 1 nữ y tá, đã bám địa đạo liên tục nhiều ngày, diệt 107 tên địch, bắn cháy xe tăng của chúng.

Cuộc hành quân Cedar Falls bị tổn thất nặng hơn gấp đôi cuộc càn Crimp và phải chấm dứt sớm hơn dự tính (chỉ diễn ra có 19 ngày). Những quả “mìn gạt” do anh hùng Tô Văn Đực sáng chế được sử dụng khắp các trận địa, đã góp phần tiêu diệt hàng trăm xe cơ giới và nhiều trực thăng, bộ binh Mỹ, đẩy lùi bước chân tội ác của quân thù.


Tính chung toàn bộ cuộc càng Cedar Falls, địch tổn thất 3500 tên, 130 xe tăng, xe bọc thép, 28 máy bay. Mục tiêu của Mỹ không đạt được, như Tướng A. Nasen thú nhận một phần: “Cuộc điều tra cho biết ngay sau khi quân của chúng ta chưa rút khỏi vùng “Tam giác sắt” thì Việt Cộng đã đột nhập vào từ trước rồi”. Rốt cuộc Mỹ phải chua chát thú nhận: “…không thể phá hủy được địa đạo vì nó không những quá sâu mà còn vô cùng ngoắt ngoéo, ít chỗ nào thẳng…Đánh bằng công binh không hiệu quả…và rất khó tìm cửa hầm để xuống địa đạo…”.


3. Dùng chó Bẹcgiê đánh phá địa đạo: Trong các cuộc càn quét, lính Mỹ sử dụng chó Bẹcgiê dẫn đường săn lùng phát hiện địa đạo. Khoảng 3000 con được huy động vào chiến trường Củ Chi, Bến Cát. Giống chó này của Tây Đức, đánh hơi người rất giỏi và được huấn luyện “nghiệp vụ” trước khi sang Việt Nam.

Thủ đoạn dùng quân khuyển gây khó khăn nguy hiểm cho bộ đội và du kích, vì hơi người bốc lên các lỗ thông hơi và miệng hầm khiến chó rất dễ tìm ra. Thời gian đầu, du kích bắn chết chó, làm địch phát hiện, tập trung đánh phá. Về sau, các chiến sĩ tán nhuyễn ớt khô trộn với bột tiêu rắc vào các lỗ thông hơi, nhưng không ổn vì chó hít phải tiêu ớt ho sặc sụa khiến địch phát hiện được địa đạo. Công việc chóng chó trở nên phức tạp. Các đơn vị phát động nhân dân hiến kế trừ chó, cuối cùng đã tìm ra cách vô hiệu hóa đội quân khuyển đông đảo, lợi hại này. Theo tài liệu công bố, trong các chiến dịch dùng chó đánh địa đạo Củ Chi, 300 con chó bị chết bệnh và bị du kích bắn chết. Như vậy thủ đoạn dùng chó Bẹcgiê để phát hiện đánh địa đạo của quân Mỹ bị thất bại.


4. Dùng xe cơ giới ủi phá địa đạo: Đây là thủ đoạn hết sức ác liệt, chúng huy động hàng trăm xe tăng và xe cơ giới có mã lực lớn xúc đứt từng khúc địa đạo. Xe ủi tới đâu quân Mỹ thổi chất độc hóa học vào lòng hầm, đồng thời dùng loa phóng thanh kêu gọi đối phương ra hàng. Có trường hợp hi hữu, chúng xúc nguyên cả căn hầm bí mật hất lên mặt đất mà không biết bên trong có người trú ẩn. Đến tối, người chiến sĩ trong hầm bí mật thoát ra…

Trong những ngày này, mặc cho quân Mỹ phối hợp với các binh chủng tấn công dữ dội, các lực lượng cách mạng vẫn trụ trong đường hầm, sinh hoạt chiến đấu, tiêu hao nhiều binh hỏa lực của chúng.
Không đạt được kết quả như mong muốn, địch phải bỏ chiến thuật này, bởi vì không thể nào đủ khả năng ủi phá hết địa đạo trong điều kiện bị bộ đội và du kích đánh trả cả ngày lẫn đêm.


5. Gieo cỏ phá địa hình: Địch còn dùng nhiều thủ đoạn phá đường hầm và căn cứ, nhưng đáng kể nhất là thủ đoạn gieo cỏ phá địa hình.

Chúng dùng máy bay rải xuống một giống cỏ kỳ lạ, nhân dân Củ Chi quen gọi là “cỏ Mỹ”. Loại cỏ này gieo xuống, gặp mưa phát triển nhanh không tưởng, chỉ một tháng sau đã cao tới 2 - 3 mét, thân to bằng chiếc đũa và sắc. Các cây cỏ khác bị chúng lấn át không lên nổi. Cỏ Mỹ mọc thành rừng gây khó khăn cho việc đi lại, cơ động chiến đấu, nhưng lại rất dễ cho địch phát hiện mục tiêu từ trên máy bay, để bắn phá.

Đến mùa khô, cỏ Mỹ úa vàng rồi khô hết như rơm. Máy bay phóng hỏa tiễn hoặc ném bom, bắn pháo khiến rừng cỏ khô rừng rực bốc cháy, đất trơ ra, các bãi mìn của du kích bị phát nổ, hầm chông bị cháy…Các đơn vị, cơ quan không còn địa hình để ẩn náu, lúc đi để lại dấu chân trên lớp tro than. Địch theo dấu vết vào tận cửa hầm để đánh phá. Tuy nhiên, thủ đoạn gieo cỏ phá địa hình cùng chịu chung số phận với các thủ đoạn nêu trên. Bởi vì màu xanh bất tử của ruộng vườn Việt Nam vẫn vượt lên bao trùm các vùng căn cứ. Các lực lượng cách mạng vẫn bám vào lòng đất Củ Chi. Và từ hệ thống địa đạo, lại xông lên hợp lực với nhân dân đồng loạt tấn công vào hang ổ kẻ thù tại Sài Gòn trong mùa Xuân năm 1968, đánh chiếm hầu hết các mục tiêu trọng yếu của Mỹ - ngụy như Dinh Độc Lập, Đại Sứ quán Mỹ, Đài phát thanh, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy, sân bay Tân Sơn Nhất…

Từ sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, hình thái chiến trường có nhiều thay đổi. Địch thực hiện chiến thuật “quét và giữ”, liên tục mở các cuộc hành quân phản kích ác liệt càn quét đánh phá vùng giải phóng Củ Chi, hòng đánh bật lực lượng cách mạng ra xa, tạo vành đai an toàn bảo vệ Sài Gòn. Địa đạo được cũng cố và phát triển tạo thế bám trụ vững vàng cho các lực lượng áp sát vùng ven đô, giữ vững địa bàn, lập thế trận mới chuẩn bị cho thời cơ giải phóng Sài Gòn sau này.

Cho tới mùa Xuân 1975, nhiều cánh quân lớn của Quân đoàn 3 và nhiều đơn vị chủ lực, địa phương tập kết từ đây tiến vào giải phóng thị trấn Củ Chi và dinh lũy cuối cùng của địch tại Sài Gòn, kết thúc toàn thắng cuộc kháng chiến chống Mỹ, vào lúc 11 giờ ngày 30/4/1975.


CUỘC CHIẾN VÀ TỔN THẤT

Bằng cuộc chiến tranh dân nhân vô cùng phong phú và sáng tạo, qua hai mươi mốt năm chiến đấu kiên cường, quân và dân Củ Chi đánh 4.269 trận lớn nhỏ, thu 8.581 súng các loại, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 22.582 tên địch (có hơn 10.000 tên Mỹ, 710 tên bị bắt), phá hủy trên 5.168 xe quân sự (phần lớn là xe tăng và xe bọc thép); bắn rơi và đánh hỏng 256 máy bay (chủ yếu là trực thăng), bắn chìm và cháy 22 tàu xuồng chiến đấu, phá hủy và bức rút 270 lượt đồn bót.
Được Mặt Trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu: CỦ CHI ĐẤT THÉP THÀNH ĐỒNG.

Được Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hai lần tuyên dương danh hiệu: ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN.

Tính đến nay, toàn huyện Củ Chi được tuyên dương: 19 xã Anh hùng, 39 Anh hùng LLVT nhân dân, 1277 bà mẹ Việt nam Anh hùng, 1800 người được phong dũng sĩ. Được tặng thưởng hai Huân chương Thành đồng Tổ quốc và trên 500 Huân chương Quân công, Chiến công các hạng cho các tập thể và cá nhân.

Lập nên những chiến tích vinh quang, Củ Chi đã chịu nhiều hy sinh to lớn: Sơ bộ thống kê trong toàn huyện đã phải chịu: 50.454 trận càn quét; có 10.101 dân thường bị chết; trên 10.000 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp giải phóng quê hương; có 28.421 nóc nhà bị cháy; 20.000 ha ruộng rẫy và rừng bị phá…

Chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề đối với Củ Chi, nhất là những mất mát đau thương về người và tình trạng đói nghèo trong nhiều năm sau ngày giải phóng.

Ngày nay, những “Vùng Trắng” đã hồi sinh mãnh liệt. Trên sống lưng Địa đạo năm xưa là ruộng đồng xanh tươi và những xóm làng sầm uất đông vui. Những công trình phục vụ đời sống dân sinh đang mọc lên khỏa lấp những thương tích chiến tranh.

Củ Chi đang đổi mới, đi lên Chủ nghĩa xã hội, với cơ cấu nông nghiệp vững chắc, là một trong những vùng lúa, thực phẩm trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là pháo đài quân sự bảo vệ vững chắc Thành phố ở vùng cửa ngõ phía Tây bắc.


ĐỊA ĐẠO CỦ CHI: ĐIỂM HẸN TRUYỀN THỐNG CỦA MỌI THẾ HỆ VÀ NIỀM KÍNH PHỤC CỦA BẠN BÈ THẾ GIỚI

Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ Chi đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia.

Địa đạo Củ Chi nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người. Khách trong nước, ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu ngày càng đông. Địa đạo Củ Chi trở thành điểm hẹn truyền thống của các thế hệ Việt Nam và niềm kính phục của bạn bè thế giới.

Từ ngày hòa bình trở lại, đã có hàng chục ngàn đoàn du khách với hàng triệu người đủ màu da, sắc tộc trên thế giới đến viếng thăm địa đạo Củ Chi. Từ các vị Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản, Nguyên thủ Quốc gia, đến các chính khách, tướng lĩnh, nhà khoa học, triết học, nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh Mỹ...đã đặt chân xuống địa đạo với tất cả niềm xúc động và kính phục đối với vùng đất anh hùng. Một chính khách ở Cộng hòa Liên Bang Đức đã phát biểu: “Đã nhiều năm tôi nghi ngờ về cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Làm sao một nước nhỏ và nghèo lại có thể đánh thắng một nước lớn và giàu có như nước Mỹ. Nhưng khi tới đây, chui qua 70m đường hầm, tôi đã tự trả lời được câu hỏi đó”.

  Hiện nay, Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai địa điểm:

- Địa đạo Bến Dược (căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định) tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia theo Quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979.
- Địa đạo Bến Đình (căn cứ Huyện ủy Củ Chi) tại ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004.

Nguồn: http://diadaocuchi.com.vn/gioi-thieu-ve-khu-di-tich-lich-su-dia-dao-cu-chi-37.html


  

ĐỀN TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ BẾN DƯỢC – CỦ CHI

Trên vùng đất nổi tiếng của Địa đạo Củ Chi năm xưa đánh Mỹ và ngay giữa lòng “Tam giác sắt” một thời rền vang bom đạn, ngày nay, Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo dựng nên công trình: ĐỀN TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ BẾN DƯỢC. Đền xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ. Là một công trình dành cho những thế hệ mai sau nhớ mãi, tri ân và tự hào.

Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Củ Chi là một công trình tập hợp những đóng góp vật chất và trí tuệ của đồng bào, của lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các bậc lão thành, trí thức, văn nghệ sĩ, nghệ nhân mỗi người đóng góp bằng sự nhiệt tình của trái tim cháy bỏng, của đạo lý và trí tuệ trong sáng nhất để làm nên một quần thể kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc.

Đền được xây dựng trên một vùng đất 7ha, khởi công vào ngày 19/5/1993 nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 103 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 19/12/1995, Đền tưởng niệm khánh thành giai đoạn I và bắt đầu đón lớp lớp những đoàn người trong nước và nước ngoài đến tưởng niệm, dâng hương và trầm ngâm về một lẽ sống còn đã làm nên hồn thiêng dân tộc.

Đền tưởng niệm được những nhà kiến trúc, những nhà xây dựng và những người tâm huyết tạo thành một quần thể kiến trúc hài hòa, thoáng đãng mang bản sắc văn hóa Việt một cách tinh tế, dịu dàng như tâm hồn dân tộc Việt.

Đền Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược gồm có các hạng mục:

1.      Cổng tam quan

Cổng tam quan được kiến trúc theo phong cách cổ truyền của dân tộc với các hàng cột tròn, trên lợp ngói âm dương. Cổng có hoa văn, họa tiết, mái cong của những cổng đình làng nhưng được cách tân bởi những vật liệu mới. Chính giữa cổng tam quan là biển đề “Đền Bến Dược” và trên các thân cột là những câu đối của nhà thơ Bảo Định Giang:

“Trải tấm lòng son vì đất nước
Đem dòng máu đỏ giữ quê hương”.
“Lòng biết công ơn nhang thơm một nén,
Đời còn bóng dáng sao sáng ngàn năm”

2. Nhà văn bia

Nhà văn bia là một nhà vuông có hai mái, lợp ngói, ở giữa đặt một tấm bia đá cao 3m, ngang 1,7m, dày 0,25m, nặng 3,7 tấn. Tấm bia đá này được lấy từ khối đá nặng 18 tấn ở Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng và được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc.

Bài văn được khắc vào bia đá với tựa đề “Đời đời ghi nhớ” của nhà thơ Viễn Phương, được chọn trong một cuộc thi có 217 bài ở 29 tỉnh, thành phố. Bài văn bia thật sự là một áng hùng văn bất hủ, vừa thể hiện hào khí ngất trời của dân tộc ta, vừa nói lên cái tâm nhân hậu của dân tộc, cái hùng “bạt núi, san đèo” của nhân dân, cái nghĩa tình cao cả, đằm thắm của biết bao đồng chí, đồng bào đã không quản ngại gian khổ, hy sinh để làm nên những trang sử Việt Nam vẻ vang, chói lọi.

 BÀI VĂN BIA

" Đời đời ghi nhớ

Vùng đất sáng ở Miền Nam Tổ quốc, nửa tiếp Trường Sơn, nửa nối đồng bằng. Chống xăm lăng từ Trương Định, Trương Quyền, máu dũng sĩ chảy tràn sông suối.

Thuở đất nước đắm chìm trong tăm tối, Nguyễn Tất Thành tím ruột xót non sông, tìm hướng tương lai, khói phủ Bến Nhà Rồng.

Tiếng máy chém đầu văng trong ánh thép, nhân dân quằn quại dưới xiềng gông, đạn bom rơi xác ngã chất chồng, người chết không yên, tan mồ nát mả. Giặt quyết đẩy dân ta lùi về thời đồ đá. Tiếng Bác Hồ: "Dù đốt chảy dãy Trường Sơn..." Muôn triệu trái tim sôi sục căm hờn. Đôi tay yếu mẹ đẩy lùi máy chém, tấm thân gầy mẹ cản xích xe tăng. Nước mắt chảy vào tim mẹ tiễn con ra trận. "Không có gì quý hơn độc lập tự do" lớp lớp lên đường.

Tuổi trẻ ! Tuổi anh hùng như đại bàng vỗ cánh "Đâu có giặc là ta cứ đi!" Thành phố Sài Gòn, vì sao lấp lánh: Thề chết đứng chẳng sống quỳ. Những đoàn quân đẹp tợ thiên thần, đạp đỉnh Trường Sơn, vượt sông Cửu Long tiến về Thành phố.

Đêm lảnh lót tiếng ca quan họ, nghe ngọt ngào điệu hát cải lương, họ mái đẩy ngân nga dìu dặt, giọng bài chòi tha thiết nhớ thương. Mừng họp mặt bốn phương dũng sĩ, quê hương ta ra ngõ gặp anh hùng.

Lính chủ lực về quê mình làm du kích. Cả nước vì Sài Gòn vì cả nước quyết hy sinh.

Moi ruột đất ẩn sâu vào lòng đất, trái tim thành chiến hào, ánh mắt hóa vì sao, bàn tay thành lưỡi kiếm.

Vũ khí thô sơ ngựa trời, mìn gạt, địa đạo dài theo thế trận lòng dân, du kích lập vành đai diệt Mỹ, bắn tỉa ngày đêm xuất quỷ nhập thần. Biệt động Thành đánh giữa Sài Gòn, tàu chiến sân bay, kho xăng bốc nổ - lòng dân lửa dậy, ngày xuống đường, đêm không ngủ, đạp rào gai, che họng súng, liều thân mình cho Tổ quốc tồn sinh. Lũ giặc nước kinh tâm, bom tấn, pháo bầy, thần sấm, con ma, B52 rãi thảm.

Thần, người căm giận. Ầm, Ầm chiến dịch Hồ Chí Minh. Như bão gầm, như thác lũ, dũng tướng, tinh binh, bạt núi, san đèo, tiến về Thành phố.

Rợp trời cờ đỏ

Trúc chẻ ngói tan

Quét sạch hung tàn

Quê hương giải phóng

Chiến thắng lớn từ hy sinh to lớn. Ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? Con của mẹ ra đi không bao giờ trở lại, mẹ khóc mỗi hoàng hôn...chim bay về núi tối rồi.

Máu hồng toả hương chính khí

Nhân kiệt làm nên địa linh.

Đấy nước lớn vì nhân dân anh hùng,

Nhân dân lớn vì tấm lòng yêu nước.

Người đang sống nhớ thương người đã khuất,

Khắc đá làm bia dựng giữa đất trời.

Những anh liệt như ngàn sao tỏa sáng,

Đời đời sau chiếu mãi giữa tim người "

 

3. Đền chính

Kiến trúc mang dáng dấp đền đài cổ của Việt Nam, vừa tôn nghiêm, vừa tĩnh mịch.

Điện thờ bố trí theo hình chữ U: Trung tâm là bàn thờ Tổ quốc, chính giữa có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, phía trên ghi: Vì nước quên mình. Tổ quốc ghi công. Đời đời ghi nhớ. Tả, hữu là hai hương án thờ các bậc tiền hiền tiên liệt và đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh, chưa tìm được tên. Dọc theo các bậc tường bên trái là tên liệt sĩ khối Dân Chính Đảng, các bậc tường bên phải là tên liệt sĩ lực lượng võ trang.

Tên liệt sĩ được khắc vào tấm bia đá hoa cương, chữ mạ vàng. Có 45.666 liệt sĩ được ghi tên trong đền, gồm có Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng, liệt sĩ, trong đó có 14.077 liệt sĩ là con em của 40 tỉnh, thành phố khác và 800 liệt sĩ không rõ quê quán.

Hằng ngày, có nhiều lượt người đến tìm tên của thân nhân và đồng đội, đã nghẹn ngào, xúc động khi thấy được tên của liệt sĩ do Ban Quản lý đền cung cấp.

Chúng ta vừa tự hào về những người con ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền. Từ nay, hương hồn của các liệt sĩ sẽ được ấm áp, thanh thản, bởi hằng ngày có biết bao đoàn người đến dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ đến những người đã hy sinh vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc!

 

4. Nội dung trưng bày 9 không gian Đền Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược

Thể hiện lại sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định với chủ đề: “Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định kiên cường, bất khuất” gồm có 9 không gian với các chủ đề:

Không gian I: Giặc Pháp xâm lăng, toàn dân Việt Nam quên mình giữ nước.

Không gian II: Những nhân vật tiêu biểu từ năm 1920-1945.

Không gian III: Nổ phát súng đầu tiên chống Pháp xâm lược lần thứ hai.

Không gian IV: Đấu tranh chính trị, võ trang binh vận ba mũi giáp công ở Sài Gòn.
Không gian V: Đây là vành đai đỏ với thế trận lòng dân ngay trung tâm đầu não Mỹ - ngụy như đặc công Rừng Sác, Củ Chi đất thép thành đồng, An Phú Đông, Bàu Cò, Láng Le.
Không gian VI: Tiến công địch trong mùa xuân 1968.

Không gian VII: Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng miền Nam mùa Xuân 1975.
Không gian VIII: Xả thân vì nghĩa lớn.

Không gian IX: Thành phố vinh dự được mang tên Bác Hồ.

5.Tháp
Tháp thể hiện cho sự vươn lên đỉnh cao trong tương lai. Tháp có 9 tầng cao 39 m. Trên vách Tháp có nhiều hoa văn, phù điêu thể hiện cuộc sống và chiến đấu của nhân dân Củ Chi “Đất thép thành đồng”. Lên tầng cao nhất của Tháp, chúng ta có thể ngắm nhìn một phần căn cứ cách mạng mà địa danh đã đi vào lịch sử: vùng “Tam giác sắt”

6. Bức tranh ghép gốm lớn nhất Việt Nam

Thể hiện cuộc sống, chiến đấu của nhân dân Việt Nam từ khi khai hoang lập địa, chiến đấu chống giặc ngoại xâm giải phóng dân tộc giành độc lập tự do, với ba chủ đề chính:

Phần thứ nhất, có chủ đề “ Dân khai hoang – Thần lập xứ”.

Phần thứ hai, có chủ đề “ Nhân dân ta bị đô hộ, áp bức – đoàn kết đấu tranh giành thắng lợi”.
Phần thứ ba, có chủ đề “ Sức tiếp sức chống xâm lăng”.

7. Biểu tượng “ Hồn thiêng đất nước”

Cao 16 mét, chất liệu bằng đá, được điêu khắc những hoa văn vô cùng tinh tế. Với hình dáng giọt nước mắt nhỏ xuống tiếc thương cho những anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Nhìn toàn cảnh biểu tượng như một tháp bút viết lên trời xanh trang sử vàng chói lọi và anh dũng của dân tộc Việt Nam.

 8. Hoa viên

Từ khu đất đầy hố bom, cằn cỗi do chiến tranh tàn phá, nay đền đã có một mảng hoa viên mượt mà, tươi đẹp, hoa nở quanh năm với nhiều loại cây kiểng quý do nhiều nghệ nhân và các ban, ngành gởi tặng. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo Trung ương, Thành phố và các tỉnh đã trồng lưu niệm nhiều loại cây quý ở hoa viên trước Đền.

Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Củ Chi làm cho chúng ta nhớ mãi về lịch sử hào hùng của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến gian khổ vừa qua, nhớ đến những Mẹ Việt Nam anh hùng, những anh hùng, liệt sĩ và biết bao đồng bào đã ngã xuống để cho đất nở hoa hôm nay! Đền Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược đời đời cho con cháu mai sau.

Nguồn: http://diadaocuchi.com.vn/den-tuong-niem-liet-si-ben-duoc-23.html

 

 

 

TỔNG QUAN VỀ TÂY NINH

1.      Lịch sử hình thành

Kể từ khi địa danh Tây Ninh chính thức trở thành đơn vị hành chính cấp phủ vào năm 1836, đến nay Tây Ninh đã được 184 tuổi.

1.1  Khai khẩn vùng đất hoang

Theo các sử liệu vừa được Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Tây Ninh công bố trong sách Tây Ninh 180 năm hình thành và phát triển (1836 - 2016) thì vùng đất Tây Ninh vốn được người Việt đến khai khẩn từ 300 năm trước. Trước thế kỷ 16, Tây Ninh vẫn còn là một vùng hoang sơ. Đến thế kỷ 17, những lớp lưu dân người Việt từ vùng Ngũ Quảng - Đàng Trong vào vùng Đồng Nai - Gia Định khai khẩn ruộng vườn, lập làng dựng ấp. Những lớp cư dân người Việt đã tụ cư tại Xóm Ràng (thuộc H. Củ Chi, TP.HCM ngày nay), sau đó tỏa dần lên, dừng chân ở các vùng đất ven sông Vàm Cỏ. Họ sống rải rác ở Lò Mo, Trà Vơn, Tha La, Trường Đà (các địa danh thuộc tổng Hàm Ninh cũ, nay là H. Trảng Bàng) rồi dần phát triển thành những xóm rộng lớn hơn như: xóm Vàm Cỏ, xóm Rừng, xóm Gàu, xóm Tôn, xóm Giồng Nổi. Qua quá trình khai phá đất đai, phát triển sản xuất của những nhóm lưu dân người Việt ấy, năm 1809, làng Bình Tịnh (nay là xã An Tịnh, H. Trảng Bàng) được thành lập.

Một lực lượng người Việt quan trọng khác trong buổi đầu khai phá vùng đất Tây Ninh là 720 lính biên cảnh, 5 đội thuyền với 15 chiếc do chúa Nguyễn bố trí dọc theo sông Vàm Cỏ vào giữa thế kỷ 18. Theo gót lực lượng lính biên cảnh này, những cụm dân cư dần mọc lên dọc theo sông Vàm Cỏ, ven sông Khe Lăng (rạch Tây Ninh) và bến Tầm Long (H. Châu Thành ngày nay)... Bắt đầu từ những điểm tụ cư ven sông rạch, cư dân người Việt đã mở rộng khai khẩn những vùng đất thấp, tạo nên vùng đất trù phú, ruộng vườn phì nhiêu. Theo đó, cư dân người Việt đến Tây Ninh ngày một đông hơn, hình thành các ấp. Đến những năm đầu thế kỷ XIX, có nhiều đợt nhập cư và hàng loạt cuộc khai thác quy mô lớn trên nhiều địa bàn thuộc vùng đất Tây Ninh.

Công cuộc khai khẩn vùng đất Tây Ninh chỉ thực sự diễn ra mạnh mẽ từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Đặc biệt là khi vùng Đồng Nai - Gia Định mạnh lên, Tây Ninh lại trở thành một vị trí cực kỳ quan trọng. Triều đình nhà Nguyễn đã cho thi hành những chính sách tích cực nhằm khai khẩn và bảo vệ vùng đất này. Theo đó, vào năm 1749 (Kỷ Tỵ), ba anh em họ Huỳnh: Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Nghệ và Huỳnh Công Thắng ở vùng Nhật Tảo - Đàng Ngoài đến vùng đất Tây Ninh. Ba ông cùng với đội binh mã của mình thực hiện cuộc Nam tiến, di dân khai hoang lập ấp và giữ gìn an ninh vùng đất biên cương. 1.2 Lập phủ Tây Ninh.

Tháng 2.1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược xứ Đàng Trong, chính thức xác lập đơn vị hành chính của Việt Nam tại vùng đất mới. Năm 1832, vua Minh Mạng chia toàn Nam kỳ làm sáu tỉnh, với tổng cộng 18 phủ, 43 huyện, vùng đất Tây Ninh thuộc trấn Phiên An. Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) vua Minh Mạng cho đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định lập thêm phủ mới tên Tây Ninh. Như vậy, năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836), phủ Tây Ninh chính thức được thành lập, gồm hai huyện Tân Ninh và Quang Hóa trực thuộc tỉnh Gia Định. Địa danh Tây Ninh với tư cách là một đơn vị hành chính cấp phủ lần đầu tiên có tên trên bản đồ hành chính Việt Nam.

Năm 1859, quân Pháp tiến đánh Gia Định và sau đó chiếm lấy 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ năm 1862. Ngày 20.12.1899, chính quyền thực dân Pháp ban hành nghị định đối tiểu khu Tây Ninh thành tỉnh Tây Ninh.

Trải qua những cuộc kháng chiến kéo dài gần 2 thế kỷ, đến nay, Tây Ninh có 6 huyện, 02 thị xã và 1 thành phố thuộc tỉnh, gồm: Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu, Hòa Thành, Châu Thành, Dương Minh Châu, Tân Biên, Tân Châu và TP. Tây Ninh với 7 phường, 8 thị trấn và 80 xã. Cơ cấu kinh tế hiện nay của Tây Ninh vẫn là nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ.

 

2.      Địa lí, điều kiện tự nhiên

2.1  Vị trí địa lý

Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ, tọa độ từ 10°57′08” đến 11°46′36” vĩ độ Bắc và từ 105°48'43” đến 106°22′48′′ kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, Vương quốc Campuchia và là một trong những tinh năm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam

2.2 Khí hậu

Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa (từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40°C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng.

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 – 2.200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7 m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô.

2.3 Đặc điểm địa hình

Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986 m). Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho phát triển toàn diện nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.

2.4 Dân số

Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.035,45 km, dân số trung bình: 1.058.526 người (năm 2008), mật độ dân số: 262,31 người/km, mật độ dân số tập trung ở Thị xã Tây Ninh và các huyện phía Nam của tỉnh như: Thị xã Hoà Thành, huyện Gò Dầu, Thị xã Trảng Bàng, Thành phố Tây Ninh có 26 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc tuy có những phong tục, tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều có truyền thống chung là sống đoàn kết với cộng đồng, lao động cần cù, chiến đấu chống địch họa, thiên tại dũng cảm, tất cả đã tạo nên cho Tây Ninh một nền văn hoá đa dạng, phong phú và đầy bản sắc. Về tôn giáo, ở Tây Ninh có đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Công giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi và một số tôn giáo khác..

2.5 Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Tây Ninh có 05 loại đất chính với tổng diện tích 402.817 ha; trong đó: - Nhóm đất xám có khoảng 344.928 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 85,63% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở địa hình cao; đặc điểm chung là thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, phù hợp với nhiều loại cây trồng.

- Nhóm đất phèn: Tổng diện tích đất phèn có khoảng: 25.359 ha, chiếm 6,3% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ven sông Vàm Cỏ Đông.

- Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất này chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 6.850 ha, chiếm 1,7% tổng diện tích tự nhiên được phân bô vùng đồi núi ở huyện Tân Biên, Tân Châu, Loại đất này thích hợp cho việc trồng rừng, cây công nghiệp.

- Nhóm đất phù sa: Đất phù sa ở Tây Ninh có khoảng 1.775 ha, chiếm 0.44% diện tích đất tự nhiên.

Nhóm đất than bùn chôn vùi: Đất này có diện tích 1.072 ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên nằm xen các vùng đất phèn men theo hạ lưu trũng của sông Vàm Cỏ.

Cùng với điều kiện khí hậu ôn hòa, đất đai ở Tây Ninh có nhiều thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp kết hợp, có thể phù hợp cho việc canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau, cây công nghiệp ngắn và dài ngày như mía, mì, đậu phọng, cao su .... các loại cây ăn quả và rau màu khác.

b. Tài nguyên rừng

Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh trước đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ. Diện tích rừng còn khoảng 40.025 ha (kiểm kê rừng năm 1990). Theo qui hoạch tổng quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng khoảng 70.000 ha/ diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.

c. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của Tây Ninh chủ yếu thuộc khoáng sản phi kim loại như: đá vôi, than bùn, cuội sỏi, cát, sét.

Sóc Con Trăn và Chà Và (huyện Tân Châu). - Đá vôi có trữ lượng khoảng 76 triệu tấn, phân bố ở đồi Tống Lê Chân,

- Than bùn ước tính trữ lượng khoảng 6 triệu tấn với các mỏ lớn như Thôn Bền, Trí Bình, Thanh Hàm, Ninh Điền (huyện Châu Thành), Long Chữ Tiên Thuận (huyện Bến Cầu) và Bà Nhã (Thị xã Trảng Bàng).

- Cuội, sỏi, và cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m tập trung ở huyện Tân Châu, huyện Châu Thành, thị xã Hòa Thành và thị xã Trảng Bàng.

Những năm qua, thị xã Tây Ninh nhận được sự quan tâm rất lớn của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, đồng thời phát huy sức mạnh nội tại để xây dựng và phát triển. Dấu ấn đặc biệt là sự ra đời của Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 12.7.2012 của Tỉnh uỷ Tây Ninh về xây dựng và phát triển Thị xã giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020 để hiện thực Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, phấn đấu đến năm 2015 đưa thị xã Tây Ninh trở thành đô thị loại 3 và đến năm 2020 tỉnh Tây Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

Ngày 12.12.2012, Bộ Xây dựng ra Quyết định số 1112 công nhận thị xã Tây Ninh là đô thị loại III và ngày 29.12.2013 được Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết thành lập 2 phường Ninh Thạnh, phường Ninh Sơn và công nhận thị xã là Thành phố Tây Ninh- sớm hơn một năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015 đề ra và cũng sớm hơn so với Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015.

Đến nay, thành phố Tây Ninh có 7 phường, 3 xã với diện tích 1.400km2 và dân số 130.899 người. Sau gần 4 năm được công nhận đô thị, Thành phố có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và ngày càng mang dáng dấp của một đô thị văn minh, hiện đại. Kinh tế Thành phố không ngừng tăng trưởng, từng bước khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế; giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 9,48%.

Những năm qua, Thành phố cùng các sở, ngành của tỉnh tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong và ngoài tinh, đông thời quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động. Đến năm 2015, trên địa bàn Thành phố có gần 700 doanh nghiệp, 171 tổ hợp tác liên kết sản xuất, 11 hợp tác xã và 4 quỹ tín dụng nhân dân; tạo việc làm cho hàng ngàn lao động và đóng góp quan trọng vào nguồn thu ngân sách của địa phương. Trong 5 năm (2010-2015), có 41 nhà đầu tư đến thành phố Tây Ninh tìm hiểu và đăng ký đầu tư vào các dự án trên địa bàn, trong đó có 21 nhà đầu tư được tỉnh đồng ý chủ trương, cấp giấy chứng nhận đầu tư và đã có 10 dự án triển khai, đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 2.700.000 USD và 456,73 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hằng năm 14,28%. Công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, mía, mì, cao su, hạt điều. Các nghề truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển. Năm 2014, UBND tỉnh công nhận 3 nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Tây Ninh gồm nghề gò nhôm ở phường Hiệp Ninh, nghề mộc gia dụng ở phường IV và nghề chằm nón lá ở phường Ninh Sơn. Nghề truyền thống không

chỉ tạo việc làm cho người dân, mà còn là nét đẹp văn hoá truyền thống của địa phương.

Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, nhiều trung tâm mua sắm, siêu thị được hình thành như Trung tâm Thương mại Vincom, Siêu thị Co.opMart, Siêu thị điện máy Chợ Lớn... góp phần cung ứng đầy đủ hàng hoá cho người tiêu dùng, bình ổn giá cả thị trường và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, bưu chính - viễn thông phát triển nhanh về số lượng và chất lượng.

Bên cạnh đó, công tác quản lý đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị được Thành phố chú trọng. Các ngành và địa phương trên địa bàn chủ động xây dựng chương trình hành động, đề án thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TXU ngày 15.11.2012 của Thị uỷ (nay là Thành uỷ) về xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị trên địa bàn. Nhiều mô hình, cách làm hay được triển khai đã huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân hưởng ứng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng, công sở và khu dân cư. Xã Bình Minh được công nhận xã nông thôn mới, xã Thạnh Tân đạt 9/19 tiêu chí, xã Tân Bình đạt 10/19 tiêu chí.

Công tác quy hoạch, phát triển đô thị cũng được quan tâm gắn với Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh uỷ về xây dựng và phát triển thị xã Tây Ninh giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, Thành phố đã lập và tổ chức thực hiện 13 quy hoạch và 1 quy hoạch chung, trong đó có 5 quy hoạch xây dựng nông thôn mới, 4 quy hoạch chi tiết, 2 quy hoạch lĩnh vực tài nguyên - môi trường... Thành phố cũng rà soát, kiến nghị tỉnh giảm diện tích quy hoạch Cụm công nghiệp Tân Bình, xoá quy hoạch Cụm công nghiệp Bình Minh và Thạnh Tân; điều chỉnh cục bộ 45 nội dung của quy hoạch chi tiết; loại khỏi danh mục mời gọi đầu tư của tỉnh 6 quy hoạch dự án khu nhà ở và khu tái định cư. Bên cạnh đó, Thành phố tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông; thực hiện tốt các chính sách an sinh- xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, từ đó số hộ nghèo được kéo giảm từ 1.399 hộ năm 2010 xuống còn 313 hộ năm 2015. Thành phố còn tự hào là đơn vị đi đầu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Tây Ninh, tính đến năm 2015, có 27/52 trường đạt chuẩn quốc gia, có 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 đầu tiên của tỉnh.

Hiện nay, thành phố Tây Ninh tiếp tục nỗ lực, phấn đấu vượt qua những khó khăn, thách thức để hướng tới đô thị loại II trong tương lai.

Về phía chính quyền cách mạng, đầu năm 1955, một phần đất phía Bắc huyện Trảng Bàng được tách ra thành lập huyện Gò Dầu. Năm 1960, Gò Dầu lại nhập vào huyện Trảng Bàng nhưng đến cuối năm 1961 lại tách ra. Năm 1967, huyện Trảng Bàng thuộc đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Đến 1972, Trảng Bàng lại được trả về Tây Ninh.

Sau năm 1975, huyện Trảng Bàng có thị trấn Trảng Bàng và 9 xã: An Hòa, An Tịnh, Bình Thạnh, Đôn Thuận, Gia Bình, Gia Lộc, Lộc Hưng, Phước Chi, Phước Lưu.

12 tháng 1 năm 2004, thành lập xã Hưng Thuận trên cơ sở 1.681 ha diện tích tự nhiên và 2.636 nhân khẩu của xã Lộc Hưng, 2.606 ha diện tích tự nhiên và 6.281 nhân khẩu của xã Đôn Thuận.

Ngày 17 tháng 5 năm 2016, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Trảng Bàng là đô thị loại IV.

Ngày 28 tháng 12 năm 2018, Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định số 1709/QĐ-BXD về việc công nhận huyện Trảng Bàng là đô thị loại IV. 4.3. Bến Cầu: Là một huyện thuộc tỉnh Tây Ninh, huyện lỵ là thị trấn Bến Cầu nằm trên tỉnh lộ 786, cách Thành phố Tây Ninh khoảng 30 km về hướng nam, và cửa khẩu quốc tế Mộc Bài khoảng 6 km về hướng bắc.

- Vị trí địa lý:

Huyện Bến Cầu nằm ở phía nam tỉnh Tây Ninh, phía bắc giáp huyện Châu Thành, phía đông là huyện Gò Dầu, phía nam là huyện Trảng Bàng, phía tây và tây nam giáp tỉnh Svay Rieng (Campuchia).
Sông Vàm Cỏ Đông chảy vào địa phận Bến Cầu tại xã Long Chữ, chảy theo rìa phía đông của xã Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh rồi chảy qua huyện Trảng Bàng về Long An. Các chi lưu sông Vàm Cỏ Đông trên địa bàn huyện như rạch Gò Suối, rạch Xóm Khách, Rạch Bảo... vừa là dòng chảy dẫn nước trong vùng, vừa làm ranh giới tự nhiên của một số xã trong huyện.
- Các đơn vị hành chính:

Toàn huyện có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Bến Cầu (huyện ly) và 8 xã: An Thạnh, Lợi Thuận, Long Chữ, Long Giang, Long Khánh, Long Phước, Long Thuận, Tiên Thuận.

- Lịch sử

Đầu thế kỷ XIX, người Việt đã đến khai khẩn tại Bến Cầu. Năm 1844 đã lập được 4 làng là Long Giang, Long Chữ, Long Khánh, Long Thuận. Lúc đó Bến Cầu thuộc huyện Châu Thành. Năm 1949, chính quyền cách mạng thành lập huyện Khăn Xuyên, trong đó có các xã Long Giang, Long Khánh, Long Chữ. Năm 1953 lại nhập huyện Khăn Xuyên vào huyện Châu Thành.

khó khăn vì đất nhiễm phèn và dễ sụp lở. Ngày nay, hệ thống giao thông này phục vụ cho sự đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân trong huyện với các địa phương khác. Hệ thống kênh tưới, kênh tiêu của huyện đang được hoàn thiện.

- Hành chính

Thị xã Trảng Bàng có có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường (An Hòa, An Tịnh, Gia Bình, Gia Lộc, Lộc Hưng, Trảng Bàng) và 04 xã (Đôn Thuận, Hưng Thuận, Phước Bình, Phước Chỉ).

- Nguồn gốc tên gọi

Nếu theo từ nguyên thì "trảng" là vùng đất thưa cây cối thân gỗ, chỉ có cây thân cỏ mới mọc được vì nó là vùng trũng lại ngập nước và bàng (một loại cây gần giống cói) là loài cây thân cỏ dùng trong việc đan đệm có nhiều ở cái trăng này cho nên người dân trong vùng quen gọi là Trảng Bàng, người Việt khi đến vùng này thấy như vậy mà đặt tên.

- Lịch sử

Dưới triều Nguyễn, phủ Tây Ninh thuộc tỉnh Gia Định, có 2 huyện Tân Ninh và Quang Hóa. Đất Trảng Bàng ngày nay thuộc huyện Quang Hoá, cùng với đất các tổng Mộc Hóa (giáp bờ đông sông Vàm Cỏ Tây), Giải Hóa (giáp bờ tây sông Vàm Cỏ Đông), tổng Hàm Ninh Hạ, tổng Mỹ Ninh.

Năm 1867, Nam Kỳ Lục tỉnh chia thành 24 khu thanh tra (sau gọi là tham biện). Khu thanh tra Quang Hoá có châu thành (tức thủ phủ) đặt tại Trảng Bàng, thuộc tổng Hàm Ninh Hạ (nay là thị trấn Trảng Bàng), nên còn được gọi là khu thanh tra Trảng Bàng (inspection de Trảng Bàng). Từ đây Trảng Bàng là tên gọi đơn vị hành chính cho đến ngày nay.

Từ tháng 6 năm 1869 đến tháng 7 năm 1870, các thống đốc Nam Kỳ và quốc vương Campuchia Norodom I, tiến hành thương lượng đi đến hiệp định điều chỉnh biên giới giữa Nam Kỳ thuộc Pháp và Cao Miên (Pháp bảo hộ). Một vùng rộng lớn gọi là Svay Teap (Xoài Tiếp) nằm giữa hai sông Vàm Cỏ, vốn là đất thuộc Hạt thanh tra Trảng Bàng, thời đó là vùng rừng Quang Hóa xen lẫn các làng người Khmer, được cắt trả về cho Campuchia (vùng này ngày nay gọi là "Mỏ vịt" thuộc tỉnh Svay Rieng).

Năm 1872, hạt Tây Ninh chia thành 2 quận: Thái Bình (huyện Tân Ninh cũ) và Trảng Bàng (Quang Hóa cũ).

Năm 1957, quận Trảng Bàng có 1 tổng Hàm Ninh Hạ, quận lỵ đặt tại xã Gia Lộc.
Năm 1961, chính quyền Sài Gòn đổi tên quận Trảng Bàng thành quận Phú Đức. Năm 1963, quận Phú Đức được giao về tỉnh Hậu Nghĩa và đổi lại tên cũ là Trảng Bàng.

bắc xuống tây nam, thấp tuyệt đối (5m - 10m) tại dọc bờ sông Vàm Cỏ Đông. Đất xám chiếm đến 93% diện tích toàn huyện, phù hợp trồng cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, mía, khoai mì) và lâu năm (cao su, điều, hồ tiêu), khí hậu Hoà Thành rất thuận lợi cho việc phát sinh, phát triển nhanh, mạnh, đa dạng và phong phú các chủng loại cây rừng và các loài sinh vật khác. Rừng tại Hoà Thành có nhiều gỗ quý, thú rừng, do đường giao thông thuận lợi nên việc khai thác rất dễ dàng.

- Dân cư

Thị xã Hòa Thành là huyện có diện tích nhỏ nhất tỉnh (gần 83 km), mật độ dân số cao nhất tỉnh với hơn 1.700 người/km, mật độ đô thị hóa cao với trên 50% diện tích toàn huyện và có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất tỉnh. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hằng năm là 1,15%.

Diện tích: 82,924 km.

Dân số: 149.124 người (đã bao gồm dân cư quy đổi 3.149 người). Mật độ: 1.798 người/ km2

Hành chính

Thị xã Hòa Thành gồm 04 phường: Long Hoa (trên cơ sở thị trấn Hoà Thành), Hiệp Tân, Long Thành Bắc, Long Thành Trung và 04 xã: Long Thành Nam, Trường Đông, Trường Hòa, Trường Tây.

- Lịch sử

Năm 1698, Hòa Thành là phần đất nằm trong đạo Quang Phong thuộc phủ Gia Định. Vào thời kỳ này, đất đai Hòa Thành phân lớn là rừng rậm hoang vu. Hạt Tây Ninh lúc bấy giờ mới có 2 quận: Trảng Bàng và Thái Bình. Năm 1942, Nam quận. quận Thái Bình đổi tên là quận Châu Thành thì Hòa Thành chỉ là phần đất Đông

Năm 1959, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia quận Châu Thành thành 2 quận: Phước Ninh và Phú Khương. Quận Phú Khương gồm 11 xã; quận lỵ đặt tại Suối Đá, sau dời đến chợ Long Hoa (nay thuộc thị trấn Hòa Thành). Địa bàn quận Phú Khương tương ứng với thành phố Tây Ninh, các huyện Hòa Thành, Tân Châu và một phân các huyện Tân Biên, Dương Minh Châu ngày Khương xưa. nay; huyện Hòa Thành ngày nay chỉ gồm phần nhỏ diện tích đất của quận Phú

Về phía chính quyền cách mạng, thời kỳ 1955-1956, thành lập huyện Tòa Thánh gồm 4 xã: Hiệp Ninh, Ninh Thạnh, Long Thành, Trường Hoà. Cuối năm 1960, giải thể huyện Tòa Thánh, sáp nhập với huyện Dương Minh Châu, lấy tên là huyện Phú Khương. Nhưng sau đó huyện Dương Minh Châu lại tách ra. Thạnh, Suối Vàng Cạn, Thạnh Tân, Trường Hòa. Sau năm 1975, huyện Phú Khương có 6 xã: Hiệp Ninh, Long Thành, Ninh

Ngày 14 tháng 3 năm 1979, huyện Phú Khương đổi tên thành huyện Hòa Thành, trên cơ sở chữ cuối của các xã Trường Hòa và Long Thành ghép lại, cho đến ngày nay, mặc dù số lượng xã có thay đổi.

Ngày 4 tháng 4 năm 1979, địa giới huyện Hòa Thành có sự điều chỉnh như sau: Chia xã Long Thành thành các xã Long Thành Bắc, Long Thành Trung, Long Thành Nam và thị trấn Hòa Thành.
Chia xã Hiệp Ninh thành xã Hiệp Ninh và xã Hiệp Tân.

Chia xã Ninh Thạnh thành xã Ninh Thạnh và xã Ninh Sơn.

Chia xã Trường Hòa thành xã Trường Hòa, xã Trường Đông và xã Trường Tây.

Xã Suối Vàng Cạn đổi tên thành xã Tân Bình.

Cuối năm 2000, huyện Hòa Thành có 1 thị trấn Hòa Thành và 12 xã: Hiệp Ninh, Hiệp Tân, Long Thành Bắc, Long Thành Nam, Long Thành Trung, Ninh Sơn, Ninh Thạnh, Tân Bình, Thạnh Tân, Trường Đông, Trường Hòa, Trường Tây. Ngày 10 tháng 8 năm 2001, các xã Tân Bình, Ninh Sơn, Ninh Thạnh, Thạnh Tân, Hiệp Ninh và 139 ha diện tích tự nhiên với 7.815 nhân khẩu của xã Hiệp Tân được sáp nhập vào thị xã Tây Ninh.

Từ đó, huyện Hòa Thành còn lại 8.816 ha diện tích tự nhiên và 129.040 nhân khẩu, có 8 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Long Thành Nam, Long Thành Trung, Long Thành Bắc, Trường Tây, Trường Đông, Trường Hòa, Hiệp Tân và thị trấn Hòa Thành.

Ngày 21 tháng 04 năm 2016, khu vực thị trấn Hòa Thành mở rộng được công nhận là đô thị loại IV.

Ngày 27 tháng 12 năm 2018, toàn bộ huyện Hòa Thành (gồm thị trấn Hòa Thành và 7 xã) được công nhận là đô thị loại IV.

- Kinh tế, xã hội

Chợ Long Hoa, Hòa Thành là một huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh, sau thành phố Tây Ninh. Chợ Long Hoa là trung tâm thương mại nằm trên cửa ngõ giao lưu giữa Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Tòa Thánh Cao Đài thuộc Thị xã Hòa Thành là một địa điểm du lịch, hành hương khá nổi tiếng với lễ tết Trung thu hằng năm thu hút hơn 150.000 lượt khách tham quan mỗi năm . Năm 2017, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 574 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 63 triệu đồng/người/năm, bằng 1,17 lần thu nhập bình quân đầu người cả nước.
Trên địa bàn huyện hiện đang thi công dự án bệnh viện khách sạn đầu tiên tại Tây Ninh dự kiến đến năm 2020 sẽ khánh thành.

Một số địa điểm tại Hòa Thành:

• Trung tâm thương mại Long Hoa

Tòa Thánh Tây Ninh

Báo Ân Từ

Ao Thất Bửu

Trí Huệ Cung

Bảo Quốc Từ

Chùa Thiền Làm Gò Kén

Khu làng du lịch sinh thái Long Trung Khu sinh thái Bàu Sen

Trung Tâm Hội nghị CANA

Trung Tâm Hội nghị Sunrise Hòa Thành

- Giao thông

Hoà Thành có mạng lưới giao thông thuỷ bộ khá dày đặc. Phía nam Thị xã có sông Vàm Cỏ Đông chảy qua, dài 11 km với cảng Bến Kéo. Trong thời gian chiến tranh, quân lực Việt Nam Cộng hòa sử dụng Bên Kéo như một quân cảng với "giang thuyền" hoạt động tuần tra liên tục. Ngoài ra, có rạch Tây Ninh, suối Rạch Rễ phân bố đều trong huyện phục vụ tốt cho nông nghiệp, giao thông, công nghiệp và nhu cầu dân sinh. Đường bộ, ngoài các trục lộ chính như quốc lộ 22B đoạn qua huyện dài 12,8 km, đường tỉnh 781, 785, 790, 793, 797, 798, 799, còn có mạng lưới đường nông thôn chẳng chịt từ thị trấn toả đi các xã trong và ngoài huyện. Hệ thống giao thông này, rất thuận lợi phục vụ cho nhu cầu đi lại giữa các vùng và các khu vực sản xuất, góp phần mở rộng giao lưu về kinh tế - văn hoá giữa huyện với các huyện khác trong tỉnh, với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác.

4.6. Châu Thành: Là một huyện năm ở phía Tây của tỉnh Tây Ninh, có đường biên giới với Campuchia dài 48 km và có cửa khẩu Phước Tân.

- Vị trí địa lý:

Phía Đông giáp huyện Hòa Thành và Thành phố Tây Ninh

Phía Tây giáp tỉnh Svay Rieng, Campuchia

Phía Nam giáp huyện Bến Cầu

Phía Đông Nam giáp huyện Gò Dầu

Phía Bắc giáp huyện Tân Biên

Sông Vàm Cỏ Đông chảy dọc huyện chia huyện thành hai vùng có diện tích xấp xỉ nhau. Rạch Sóc Om và Rạch Vàm Dinh là 2 thượng nguồn của sông Vàm Cỏ Đông. Diện tích của huyện là 571,25 km. Tổng số dân toàn huyện là 141.875 người, Người Kinh chiếm đa số. Có một phần nhỏ là người Khmer sống phân tán chung với người Việt, không còn chia thành xóm, làng riêng nữa; họ sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng và buôn bán, tập trung đông ở vùng biên giới

ở các xã Thành Long, xã Biên Giới...

Phía Đông giáp huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Phía Tây giáp thành phố Tây Ninh và huyện Hòa Thành. Phía Nam giáp các huyện Gò Dầu và Trảng Bàng.

Phía Bắc giáp huyện Tân Châu.

Diện tích của huyện là 434,51 km.

Năm 2009, dân số khoảng 104.302 người, đa phần là dân tộc Kinh, trong đó có 52.467 nam và 51.835 nữ. Dân số thành thị có 5.635 người và nông thôn có 98.667 người. Đến năm 2015, tổng dân số là 128.061 người.

Một phần hồ Dầu Tiếng nằm trên địa bàn huyện, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện.

- Lịch sử

Giữa tháng 5 năm 1951, theo yêu cầu của cuộc kháng chiến, huyện căn cứ Dương Minh Châu được thành lập, huyện lấy tên đồng chí Dương Minh Châu. Về mặt hành chính huyện căn cứ gồm 5 xã: Ninh Thạnh, Thạnh Bình, Chơn Bà Đen, Phước Ninh, Định Thành. Tỉnh uỷ Gia Định Ninh chỉ đạo tách một phần xã Ninh Thạnh nhập vào một phân xã Thái Bình, thành lập xã mới là xã Thạnh Bình. Các xóm quanh núi Bà cùng các xóm dân cư trong khu căn cứ hình thành xã Chơn Bà Đen. Hai xã Lộc Ninh và Phước Hội nhập lại thành xã Phước Ninh; tách ấp Bến Buôn của xã Phước Ninh nhập vào một số xóm dân cư ven sông sài Gòn thành lập xã Định Thành. Dân số khoảng 10.000 người.

Sau năm 1975, huyện Dương Minh Châu có 10 xã: Bàu Năng, Bến Củi, Cầu Khởi, Chà Là, Lộc Ninh, Phan, Phước Minh, Phước Ninh, Suối Đá, Truông Mít. Ngày 13 tháng 5 năm 1989, tách 2 vùng kinh tế mới Tân Thành và Suối Dây để hợp với 8 xã thuộc huyện Tân Biên thành lập huyện Tân Châu.

Ngày 13 tháng 1 năm 1999, thành lập thị trấn Dương Minh Châu - thị trấn huyện lỵ huyện Dương Minh Châu trên cơ sở điều chỉnh 465 ha diện tích tự nhiên và 7.985 nhân khẩu của xã Suối Đá

Ngày 12 tháng 1 năm 2004, một phần diện tích và dân số của xã Suối Đá được điều chỉnh về huyện Tân Châu quản lý”. Cụ thể: 7.433 ha diện tích tự nhiên và 1.104 nhân khẩu (các ấp Tà Dơ, Đồng Kèn) của xã Suối Đá được chuyển về xã Tân Thành, huyện Tân Châu quản lý. 7.930 ha diện tích tự nhiên và 1.775 nhân khẩu (ấp Suối Bà Chiêm) của xã Suối Đá được chuyển về xã Tân Hòa, huyện Tân Châu quản lý.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Dương Minh Châu còn lại 43.451 ha diện tích tự nhiên và 100.047 nhân khẩu, gồm 1 thị trấn và 10 xã.

Hành chính

Huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 1 thị trấn Dương Minh Châu và 10 xã: Bàu Năng, Bến Củi, Cầu Khởi, Chà Là, Lộc Ninh, Phan, Phước Minh, Phước Ninh, Suối Đá, Truông Mit

- Kinh tế - xã hội

Hệ thống đường giao thông của huyện tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo được yêu cầu giao thông trong huyện. Phía Bắc huyện có đường tỉnh 781 trải nhựa, từ thành phố Tây Ninh đến đập chính Hồ nước Dầu Tiếng dài 30 km. Dọc theo phía Tây huyện có đường tỉnh 784 từ Bàu Năng qua ngã ba Đất Sét xuống Bàu Đồn (Gò Dầu) dài 20,7 km. Phía Đông huyện có đường tỉnh 789 dài 18 km từ Bến Sắn đến Củ Chi (TP. HCM). Ngoài ra, còn có các đường trải sỏi đỏ, đường đất nối huyện lỵ với tất cả các xã. Hệ thống đường giao thông được nâng cấp thuận tiên cho việc chuyên chở hàng hoá và đi lại thường ngày. Về tín ngưỡng tôn giáo, cư dân trong huyện chủ yếu theo đạo Cao Đài và đạo Phật.

Dương Minh Châu là một vùng căn cứ cách mạng. Trước đó, là căn cứ Trà Vong, sau này, được lấy tên đồng chí Dương Minh Châu đặt tên cho căn cứ. Chiến khu Dương Minh Châu còn là nơi các đơn vị võ trang, lập kế hoạch lập trận làm bàn đạp tấn công quân xâm lược ở các chiến trường xung quanh. Trước Cách mạng tháng Tám, phần lớn, đất huyện Dương Minh Châu là rừng và đồn điền cao su. Thêm vào đó, là công trình thuỷ lợi Lòng hồ Dầu Tiếng được khởi công từ cuối năm 1979. Diện tích mặt hồ khoảng 27000 ha, có sức chứa 1,45 tỉ m3 nước. Đây là nguồn nước cung cấp cho việc sản xuất nông nghiệp và dân sinh của toàn tỉnh. Bên cạnh đó, đất đai huyện gồm hai loại đặt chính là đất xám và đất phù sa, với hệ thống thuỷ lợi Hồ Dầu Tiếng, huyện rất có tiềm năng cho việc phát triển nông nghiệp thuỷ sản và kinh tế du lịch. Chính vì thế mà ngày nay, những địa danh như: Nông trường cao su Dầu Tiếng, Nông trường cao su Bến Củi, Cầu Khởi, Hồ Dầu Tiếng, cầu Kênh Tây, cầu Tân Hưng, ...là niềm tự hào một thời của người dân Dương Minh Châu.

Hệ thống thuỷ lợi tưới, tiêu ngày càng hoàn chỉnh và phát huy hiệu quả. Hệ thống lưới điện quốc gia đã toả về khắp 10 xã trong huyện. Các công trình phục vụ dân sinh như bệnh viện, trạm xá, trường học, chợ huyện, bãi hát... đã được xây dựng.

4.8. Tân Biên: Là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Tây Ninh. Huyện có đường biên giới giáp với vương quốc Campuchia dài gần 90 km. Huyện có Suối Mây bắt nguồn từ Campuchia chảy xuống phía nam thành sông Vàm Cố Đông và sông Sanh Đôi chảy ở phía đông nhập vào sông Sài Gòn.

- Vị trí địa lý

* Phía đông giáp huyện Tân Châu Phía nam giáp thành phố Tây Ninh và huyện Châu Thanh Phía tây giáp tỉnh Svay Rieng và Prey Veng, Campuchia Phía bắc giáp tỉnh Tbong Khmum, Campuchia

- Lịch sử

Năm Kỷ Tỵ (1749), chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Khoát) ở Đàng Trong cử 3 anh em là quan đại thần họ Huỳnh: Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng, và Huỳnh Công nghệ vào trấn giữ và khai mở vùng đất tỉnh Tây Ninh ngày nay. Ba viên quan họ Huỳnh, điều quân di dân đi khai hoang lập ấp, mở mang vùng đất biên cương với Cao Miên này. Đến đầu triều nhà Nguyễn, những năm Gia Long vùng đất huyện Tân Biên ngày nay thuộc đạo Quang Phong trấn Phiên An (sau là tỉnh Gia Định). Đến năm Minh Mạng thứ 17 (1836) đổi đạo Quang Phong tỉnh Gia Định thành phủ Tây Ninh, vùng đất là huyện Tân Biên hiện nay nằm trong huyện Tân Ninh phủ Tây Ninh (phủ này chỉ gồm 2 huyện là huyện Tân Ninh ở phía bắc (nay khoảng các huyện thị Tây Ninh, Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu,...), và huyện Quang Hóa ở phía nam (Quang Hóa nay khoảng các huyện Gò Dầu, Bến Cầu, Trảng Bàng...).

Sau năm 1975, huyện Tân Biên có 11 xã: Hòa Hiệp, Tân Bình, Tân Đông, Tân Hội, Tân Hưng, Tân Lập, Tân Phú, Thạnh Bình, Thạnh Đông, Thạnh Tây, Trà Vong.

Ngày 26 tháng 9 năm 1981, thành lập 3 xã: Tân Hiệp, Thạnh Nghĩa, Tân Thạnh; chia xã Trà Vong thành 3 xã: Trà Vong, Mỏ Công, Tân Phong.

Từ ngày 13 tháng 5 năm 1989, tách 8 xã: Tân Phú, Thạnh Đông, Thạnh Nghĩa, Tân Thạnh, Tân Hội, Tân Đông, Tân Hưng, Tân Hiệp để thành lập huyện Tân Châu.

Ngày 22 tháng 9 năm 1992, thành lập thị trấn Tân Biên - thị trấn huyện lị huyện Tân Biên - trên cơ sở tách ra từ xã Thạnh Tây.

Ngày 10 tháng 8 năm 2001, thành lập xã Thạnh Bắc trên cơ sở 9.164 ha diện tích tự nhiên và 2.960 nhân khẩu của xã Thạnh Bình.

- Du lịch

Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát; Khu di tích lịch sử căn cứ Trung ương Cục Miền Nam đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng, thuộc huyện Tân Biên và một phần huyện Tân Châu, với diện tích trên 70.000 m2.

- Hành chính

Gồm 1 thị trấn Tân Biên và 9 xã: Hòa Hiệp, Mỏ Công, Tân Bình, Tân Lập, Tân Phong, Thạnh Bắc, Thạnh Bình, Thạnh Tây, Trà Vong.

4.9. Tân Châu: Là một huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Tây Ninh.

- Địa lý

• Phía đông giáp các huyện Hớn Quản và Lộc Ninh, tỉnh Bình Phía tây giáp huyện Tân Biên.

Phía nam giáp thành phố Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu. Phía bắc giáp tỉnh Tbong Khmum, vương quốc Campuchia.

Đây là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh, với tổng diện tích là 1111,12 km2 (chiếm 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Tuy diện tích lớn nhưng dân số của huyện lại thấp nhất tỉnh: 107.600 người (2008), mật độ dân số thấp (bình quân 97 người/km2).

Thổ nhưỡng trong huyện chủ yếu là đất xám. Đặc điểm của loại đất này là thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, mức độ giữ nước và chất dinh dưỡng kém, dễ xói mòn, rửa trôi. Tuy nhiên, đây lại là loại đất phù hợp với cây cao su, cây mía, cây khoai mì nên được trồng phổ biến ở Tân Châu.

Tân Châu có khí hậu đặc trưng của khí hậu vùng Nam Bộ: không có mùa đông lạnh, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Nền nhiệt độ ở đây nói riêng và toàn tỉnh khá cao, nhiệt độ trung bình khoảng 27 °C, biên độ dao động nhiệt thấp (3,9 °C), lượng bức xạ dồi dào.

Sông Sài Gòn chảy dọc ở phía Đông huyện. Đây cũng là ranh giới tự nhiên của tỉnh Tây Ninh với tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Ngoài ra còn có suối Ngô, suối Dây là phụ lưu, cung cấp nước cho sông Sài Gòn.

Tân Châu có nhiều loại đá có thể làm vật liệu xây dựng: đá vôi tập trung ở phía Bắc Sóc Con Trăn, Suối Ben xã Tân Hòa; letarit phân bố tại Xatarao, suối Ngô; cao lanh có ở Suối Ngô...
- Phần thưởng của Nhà nước

Chính quyền, quân và dân Tân Châu được trao Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch Nước trao tặng.

- Hành chính

Tân Châu có 12 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Tân Châu và 11 xã: Suối Ngô, Suối Dây, Tân Đông, Tân Hà, Tân Hiệp, Tân Hòa, Tân Hội, Tân Hưng, Tân Phú, Tân Thành, Thạnh Đông.
- Lịch sử

Huyện Tân Châu được thành lập vào ngày 13 tháng 5 năm 1989", trên cơ sở tách 8 xã: Tân Đông, Tân Hiệp, Tân Hội, Tân Hưng, Tân Phú, Tân Thạnh, Thạnh Đông, Thạnh Nghĩa của huyện Tân Biên và 2 vùng kinh tế mới Tân Thành, Suối Dây của huyện Dương Minh Châu. Đồng thời, chia xã Tân Đông thành 2 xã Tân Đông và Suối Ngô, thành lập 2 xã Tân Thành và Suối Dây.

Khi mới thành lập, huyện Tân Châu có 95.118 ha diện tích tự nhiên và 46.131 nhân khẩu, gồm 11 xã: Suối Dây, Suối Ngô, Tân Đông, Tân Hiệp, Tân Hội, Tân Hưng, Tân Phú, Tân Thành, Tân Thạnh, Thạnh Đông, Thạnh Nghĩa.

Năm 1991, chuyển xã Tân Thạnh thành thị trấn Tân Châu - thị trấn huyện lị huyện Tân Châu và sáp nhập xã Thạnh Nghĩa vào xã Thạnh Đông. Ngày 28 tháng 5 năm 1994, chia xã Tân Đông thành 2 xã: Tân Đông và Tân Hà; chia xã Suối Ngô thành 2 xã: Suối Ngô và Tân Hòa.

Ngày 12 tháng 1 năm 2004, huyện tiếp nhận thêm một phần diện tích và dân số của xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu chuyển sang

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Tân Châu có 111.112 ha diện tích tự nhiên và 101.915 nhân khẩu, gồm 1 thị trấn và 11 xã.

- Tên gọi

Một số ý kiến cho rằng: Chữ Tân Châu được ghép từ Tân (của Tân Biên) và Châu (của Dương Minh Châu)

- Kinh tế

Trồng chủ yếu là cây cao su, ngoài ra còn có mía, khoai mì. Nhà máy đường Nước Trong thuộc loại lớn của tỉnh, sản xuất đường từ khoảng 1000 tấn mía cây. Huyện Tân Châu có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển rừng và sản phẩm lâm nghiệp.

  

 

CÁC ĐIỂM THAM QUAN TIÊU BIỂU

Di tích quốc gia đặc biệt Trung ương Cục miền Nam

1.1.  Di tích lịch sử Căn cứ mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta kéo dài 21 năm. Đó là trang sử vẻ vang, oanh liệt trong lịch sử chống quân xâm lược của dân tộc.Việc thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMNVN) vào cuối năm 1960 là một sự kiện đặc biệt, một sự kiện trung tâm trong lịch sử kháng chiến chống đế quốc Mỹ vẻ vang, oanh liệt nhưng cũng vô cùng gian khổ, khóc liệt, sự ra đời của MTDTGPMNVN, đánh dấu bước ngoặc lịch sử quan trọng, báo trước cao trào cách mạng nhất định sẽ bùng lên và dẫn đến ngày toàn thắng của nhân dân ta.

Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai, toàn dân ta đã chiến đấu anh dũng trong chín năm, đưa cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc thắng lợi bằng chiến dịch Điện Biên Phủ, đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ. Ngày 20-7-1954, Hiệp định dung quan trọng chủ yếu tập trung ở hai điểm: Giơ-ne-vơ và bản tuyên bố về lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết.

Nội dung

1-Các nước dự hội nghị công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quy định sẽ tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956 để thống nhất đất nước.

2-Trong khi chờ đợi tiến hành tổng tuyển cử hòa bình thống nhất đất nước, hai bên ngừng bắn chuyển quân tập kết về hai miền Bắc-Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời.
Trong lời kêu gọi ngày 22/7/1954 Bác Hồ đã xác định: “...Đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân tộc cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ”.
Quân và dân ta nghiêm chỉnh chấp hành lệnh ngừng bắn, thực hiện tập kết xuống tàu ra miền Bắc. Các cán bộ được phân công bám trụ ở lại miền Nam chôn dấu vũ khí, trở về làm dân thường, chuẩn bị một cuộc đấu tranh mới, trong điều kiện không có chính quyền, không có vũ khí để tự vệ. Người đi, kẻ ở lưu luyến tiễn đưa, bà Má gói nắm đất miền Nam, Bác nông dân bứng cây vú sữa giao tận tay bộ đội đưa ra Bắc biếu Bác Hồ và đồng bào miền Bắc, ai cũng giơ hai ngón tay như lời thề hai năm sau (1956) sẽ có tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, Bắc-Nam sum họp một nhà.

Thế nhưng, Hiệp định Giơ-ne-vơ ký chưa ráo mực Mỹ-Diệm đã nổ súng đàn áp các cuộc biểu tình mừng hòa bình của nhân dân, và máu chảy khắp miền Nam. Trước khí thế thắng lợi của nhân dân ta sau trận Điện Biên Phủ “ chấn động địa cầu”, Mỹ-Diệm lộ rõ dã tâm dùng những thủ đoạn tàn độc nhất, cụ thể bằng những vụ thấm sát kinh khủng nhất với mục đích kềm hãm ý chí đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, xóa nhòa thành quả chín năm kháng chiến của cách mạng.

Ở miền Trung-Đông-Tây Nam Bộ chúng trả thù dã man những người kháng chiến. Các đợt “tố cộng”, “diệt cộng” nối tiếp nhau với các hình thức trấn áp, “sám hối”, ly khai Đảng, ly khai chồng tập kết, ép vợ cán bộ tập kết lấy bọn tai sai hoặc binh lính ngụy ác ôn...những chiến dịch tuyên truyền, tác động tâm lý chiến bằng đủ mọi luận điệu và thủ đoạn nham hiểm để ly gián từng xóm, từng ấp, từng gia đình ...

Tuy nhiên, các thủ đoạn ấy, dù tàn bạo điên cuồng hay điêu ngoa xảo quyệt, vẫn không khuất phục con người miền Nam. Mỹ-Diệm phải dùng đến phương sách của bọn phát xít: ra luật 10/59 “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật” và lê máy chém đi khắp miền Nam giết những người yêu nước. Việc hành quyết người yêu nước Hoàng Lê Kha là ví dụ điển hình, Ngô Đình Diệm tuyên bố công khai “không bị Hiệp định Giơ-ne-vơ ràng buộc” và nói thẳng “tận diệt cộng sản không run tay”, “giết oan một trăm người còn hơn bỏ sót một tên cộng sản.

Ngày 13/1/1959 Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) đã ra Nghị quyết: “tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà”.Nghị quyết chỉ rõ: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”.

Ngày 14/11/1959, Ban Bí thư Trung ương Đảng điện toàn văn Nghị quyết Nam Bộ triệu tập Hội nghị Xứ ủy lần thứ tư nhằm quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 cho Xứ ủy Nam Bộ. Giữa tháng 11/1959 Xứ ủy trung ương và ra Nghị quyết cụ thể về sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ đối với cách mạng miền Nam,

Sau khi nhận được nội dung Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng Khu ủy khu VIII, Ban Quân sự liên tỉnh Đông Nam Bộ tổ chức Hội nghị quán triệt và tổ chức thực hiện, chọn Bến Tre làm nơi phát động nhân dân nổi dậy Đông khởi (Khu VIII), tổ chức Đồng khởi vũ trang đánh thành Tua Hai Tây Ninh (miền Đông). Phong trào Đồng khởi ở hai nơi đã giành thắng lợi. Được thắng lợi vang dội của Bến Tre và Tây Ninh cổ vũ, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam bùng lên mạnh mẽ, mở màn cho thời kỳ đấu tranh mới, đấu tranh chính trị kết hợp với quân sự.

Giữa lúc cao trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam đang dâng lên mạnh mẽ, làm sụp đổ từng mảng lớn hệ thống chính quyền cơ sở địch ở nông thôn miền Nam. Ngày 5 tháng 9 năm 1960, tại thủ đô Hà Nội Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng được chính thức khai mạc. Nghị quyết của Đại hội vạch rõ “Để đảm bảo cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam giành được toàn thắng, đồng bào ta ở miền Nam cần ra sức xây dựng khối công nông binh liên hợp và thực hiện một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống Mỹ – Diệm, lấy liên minh công nông làm cơ sở”.

Trong quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam từ sau ngày hòa bình được lập lại, một mặt trận chống Mỹ – Diệm đã hình thành trong thực tế. Từ cuối năm 1959, cách mạng miền Nam đã chuyển sang giai đoạn mới phong trào đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang đã bùng lên mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự ra đời của một tổ chức mặt trận toàn miền Nam, có tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với nhân dân ta. danh nghĩa công khai để hiệu triệu quần chúng đứng lên đánh đổ Mỹ – Diệm và là

Ngày 20 tháng 12 năm 1960, tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành ( nay huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh ), thuộc vùng giải phóng miền Đông Nam Bộ, Đại hội đại biểu các giai cấp, các Đảng phái, các tôn giáo, các dân tộc, các giới toàn miền Nam tuyên bố thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Đại hội đã thông qua Tuyên ngôn và chương trình hành động của Mặt trận.

Bản Tuyên ngôn của Mặt trận nêu rõ: “Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam chủ trương đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và thân sĩ yêu nước, không phân biệt xu hướng chính trị để đấu tranh đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm, tại sai của đế quốc Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ,hòa bình trung lập, tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc”.

Nội dung chương trình hành động - 10 điểm - của Mặt trận:

1.Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc dân chů;

2.Thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi, tiến bộ;

3.Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, cải thiện dân sinh;

4.Thực hiện giảm tô, tiến tới giải quyết vấn đề ruộng dất cho nông dân, làm cho người cày có ruộng.

5.Xây dựng nền văn hóa giáo dục dân tộc, dân chủ;

6.Xây dựng một quân đội bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân;

7.Thực hiện quyền dân tộc bình đẳng, nam nữ bình quyền, bảo vệ quyền lợi thích đáng của ngoại kiều và kiều bào;

8.Thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình trung lập;

9.Lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc;

10.Chống chiến tranh xâm lược, tích cực bảo vệ hòa bình thế giới

Tuyên ngôn và chương trình của Mặt trận khẳng định nhiệm vụ và mục tiêu của cách mạng dân tộc – dân chủ nhân dân ở miền Nam và nêu rõ đường lối đoàn kết toàn dân cô lập cao độ đế quốc Mỹ và tay sai.

Sự ra đời của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam là một thắng lợi lớn trong thời kỳ cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn mới.

Đại hội bầu ra Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng MNVN: I-Đoàn Chủ tịch:

1.Chủ tịch: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ ( lúc này Luật sư đang bị chính quyền Diệm quản thúc tại thị xã Tuy Hòa (Phú Yên), ngày 31/10/1961 được Tỉnh uỷ Phú Yên tổ chức giải thoát đưa ra căn cứ, sau đó đưa về Tây Ninh ).

2.Phó Chủ tịch:- Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, Tổng thư ký Đảng Dân chủ miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban MTDTGP khu Sài Gòn – Gia Định.

- Bác sĩ Phùng Văn Cung

- Ông Võ Chí Công, đại diện Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam.

- Ông Y Bih Alêô, dân tộc Ê đê, Chủ tịch Uỷ ban phong trào tự trị các dân tộc Tây Nguyên.
- Đại đức Thôm Mê Thê Nhem, dân tộc Khơmer.

- Ông Trần Nam miền Nam Việt Nam.

3-Uỷ viên: Trung, đại diện các lượng vũ trang nhân dân giải phóng

- Ông Phan Xuân Thái ( Phan Văn Đáng ), Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn

- Ông Trần Bạch Đằng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng

Giải phóng miền Nam Việt Nam.

- Bà Nguyễn Thị Định, Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam VN.
- Ông Trần Bửu Kiếm, Chủ tịch Hội Sinh viên Giải phóng miền Nam VN. - Hòa thượng Thích Thiện Hòa, đại diện những người Phật giáo yêu nước MNVN.

- Ngọc Đầu sư Nguyễn Văn Ngợi, đại diện những người yêu nước Cao đài MNVN.

- Ông Đặng Trần Thi ( Bùi Sơn ), Phó Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn GPMNVN.
II-Ban thư ký:

1-Tổng thư ký: Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát

2-Phó Tổng thư ký:

- Giáo sư Lê Văn Huấn, Chủ tịch Hội nhà giáo yêu nước miền Nam Việt Nam

- Dược sĩ Hồ Thu.

3-Uỷ viên:

- Ông Ung Ngọc Ky, Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ miền Nam Việt Nam

- Ông Hồ Xuân Sơn (Hồ Văn Lộc ) nhà báo.

III-Uỷ viên:

yêu nước miền Nam VN. - Thầy giảng Joseph Mari Hô Huệ Bá, đại diện những người kính chúa
Giải phóng MNVN. Bà Nguyễn Thị Bình tự Yến Sa, Phó Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ tự trị các dân tộc Tây Nguyên. - Ông Rơ Chôm Briu, dân tộc Gia Rai, Phó Chủ tịch Uỷ Ban phong trào.

- Dược sĩ Vũ Thị Chu. - Ông Lê Quang Chánh, đại diện MTDTGP tại Cộng Hòa In đônêsia.

- Ông Huỳnh Chương trí thức Khơmer.

- Nữ Bác sĩ Nguyễn Thùy Dương ( Dương Huỳnh Hoa ).

- Giáo sư Nguyễn Văn Hiếu, Tổng thư ký Đảng Xã hội cấp tiến MNVN. Kỹ sư Lâm Việt Khánh (Trần Văn Được ), đại diện việt kiều yêu nước Campuchia.

- Trung tá Võ Văn Môn nhân sĩ Bình Xuyên.

 

 

Toà Thánh Tây Ninh - Đạo Cao Đài:

   Tòa thánh Tây Ninh là một công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo của đạo Cao Đài, kết hợp giữa quan điểm triết học Đông-Tây và nhiều yếu tố tâm linh một cách dung hòa. Tòa thánh là nơi diễn ra những hoạt động tôn giáo quan trọng, nơi các tín đồ của đạo Cao Đài đến hành hương, thực hiện các nghi lễ trang trọng. Những ai từng có dịp thăm Tòa thánh đều sẽ ấn tượng đặc biệt với kiến trúc độc đáo lạ mắt của nơi này.

Tòa thánh Tây Ninh có gần 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ xây dựng trong vòng 14 năm. Tòa thánh Tây Ninh rộng hơn 1 km2 với những con đường thênh thang liên kết với các kiến trúc với nhau. Tòa thánh được coi là tổ đình - cơ sở thờ tự cấp Trung ương của đạo Cao Đài. Công trình khởi công năm 1933, hoàn thành năm 1947 nhưng đến năm 1955 mới khánh thành. Lối vào Tòa thánh gồm 12 cổng được chạm khắc hình Tứ linh (long, lân, quy, phụng) và hoa sen. Trong đó, chánh môn là cửa lớn nhất với cách trang trí khác biệt mang hình lưỡng long tranh châu.   
           Biểu tượng của đạo Cao Đài là hình một con mắt nằm trong hình tam giác, tượng trưng cho Thượng đế. Ngoài ra, đạo còn thờ các vị như Phật Thích Ca, chúa Jesus, Khổng Tử, Lão Tử, Phật Bà Quan Âm... Những hình ảnh này được khắc họa nhiều nơi quanh Tòa thánh, nhất là cửa chính. Bên trong tòa thánh có hai hàng cột rồng, sơn xanh, đỏ, trắng. Trên trần nhà là 9 khoảng trời mây và sao. Khu chính điện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn khôn có 3.027 ngôi sao (tượng trưng cho 3.072 quả địa cầu).

           Mỗi năm sau Tết, vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch, tại đây sẽ tổ chức Đại lễ vía Đức Chí Tôn nhằm ôn lại truyền thống, nhắc nhở mọi người về công ơn của đấng sinh thành, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Đại lễ Vía Đức Chí Tôn là một trong hai ngày lễ lớn nhất của đạo Cao Đài tại Tây Ninh. Đây là lễ hội thu hút sự chú ý, quan tâm của các tín đồ văn hóa, yêu thích du lịch và các bạn trẻ từ phương xa đến với vùng đất Thánh. Đại lễ Vía Đức Chí Tôn là lễ hội tín ngưỡng tôn giáo của người Cao Đài. Theo quan niệm của đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn (tức là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế) chính là đấng tạo hóa, sinh ra vạn vật trong vũ trụ, vì thế người theo đạo tôn kính gọi là Đấng cha hiền. Bên cạnh đó, nhân loại còn có Đấng mẹ hiền (tức là Đức Diêu Trì Kim Mẫu). Hàng năm, theo ngưỡng đạo Cao Đài có hai ngày lễ quan trọng nhất là Đại lễ Vía Đức Chí Tôn và Vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Nét đẹp tín ngưỡng trong ngày Đại lễ Vía Đức Chí Tôn đã gắn bó từ lâu trong đời sống tinh thần của người theo đạo Cao Đài ở vùng đất Tây Ninh. Cũng từ đó, hình ảnh ngày lễ này càng in sâu vào lòng bao thế hệ mỗi khi đến dịp. Mỗi năm, toàn thể đồng đạo luôn đến các tòa thánh để tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Đại lễ Vía Đức Chí Tôn là một đại lễ vô cùng trọng đại đối với người theo đạo Cao Đài, với số lượng hơn 30.000 người tham dự là tín đồ giáo phái Cao Đài trong và ngoài tỉnh, đây được xem là một trong những đại lễ quan trọng luôn được mọi người trông chờ trong năm tại vùng đất Tây Ninh thiêng liêng. Đại lễ Vía Đức Chí Tôn được tổ chức hàng năm nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, chúng sanh an lạc sớm, nhà nhà hạnh phúc, no đủ, đây cũng là dịp các đạo hữu tạo phước cho bản thân và con cháu mai sau. Ngoài ra, đây cũng là truyền thống ôn lại, nhắc nhở các tín đồ luôn nhớ về công ơn của đấng sinh thành. Luôn luôn gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của Đạo. Đại lễ như là dịp để người dân Cao Đài nghiêm chỉnh sinh hoạt tôn giáo thuần túy, đúng theo tôn chỉ. Mục đích đường hướng hành đạo, tu dưỡng đạo đức bản thân, thực hiện việc nhân nghĩa, đoàn kết, thương yêu. 

  Khuôn viên Toà thánh rộng gần 100 ha, không khí ấm áp bởi rừng thiên nhiên rậm rạp. Theo Ban quản lý, trong vườn có những cây dầu, cao su, ... cổ thụ trồng từ trước khi công trình này được xây dựng; hai khu rừng thiên nhiên được rào kín để bảo đảm an toàn cho những động vật trong đó. Đây cũng là nơi đông vui nhất vào những ngày xuân. Trên bãi cỏ thênh thang giữa sân, chiều nào các bậc phụ huynh cũng dẫn con em mình ra chơi vì lồng lộng gió trời, mặt cỏ biếc xanh êm mịn và luôn sạch sẽ. Các trẻ nhỏ thích đến đây còn vì một lẽ, bên trong cánh rừng có hàng rào đẹp đẽ kia là bầy khỉ luôn nhảy nhót vô tư như đùa giỡn cùng các em và khách qua đường.

Nguồn: https://hoathanh.tayninh.gov.vn/vi/news/ubnd-phuong-long-hoa/toa-thanh-tay-ninh-diem-den-du-lich-van-hoa-tam-linh-9329.html

Tòa Thánh Tây Ninh và những "bí mật" thú vị

Trong rất nhiều địa danh nổi tiếng ở Tây Ninh, Tòa Thánh là một trong những điểm mà mọi du khách đều muốn ghé thăm khi đến với vùng đất cực Tây của vùng Đông Nam Bộ.

Tòa Thánh Tây Ninh còn được người dân địa phương gọi với cái tên thân thuộc là Đền Thánh. Công trình tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp, thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Tây Ninh khoảng 5km về phía Đông Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía Tây.

Cái tên Tòa Thánh Tây Ninh do người dân quen gọi mà ra. Trong đạo Cao Đài, tên gọi đầy đủ của Đền Thánh là “Tòa thánh Đại đạo Tam Kỳ Phổ độ” hay “Tòa thánh Cao Đài”. Cụm công trình với hơn 100 công trình kiến trúc lớn nhỏ nằm trong khuôn viên rộng hơn 1,2km2, xung quanh có 12 cổng. Các cổng đều được chạm khắc hình Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) và hoa sen.

Trung tâm của cụm công trình này là Tòa Thánh dài 135m, rộng 27m. Cửa chính hướng về phía Tây với tam đài cao 36m, hiệp thiên đài (hai lầu chuông và trống) cao 27m, nghinh phong đài, cửu trùng đài và bát quái đài cao 36m. Như vậy, có rất nhiều phần công trình trong Tòa Thánh được xây theo kích thước là những bội số căn bản của 9.

Ngoài những con số kể trên, còn phải nói đến Bát Quái Đài cao 9m, xây trên bệ hình vuông, mỗi cạnh 27m. Tiếp đó là Cửu Trùng đài (Chính điện) rộng 27m, dài 81m. Hiệp Thiên đài được xây nối theo trên một hình vuông, mỗi cạnh dài 27m.

Công trình đồ sộ này được xây trong hơn 20 năm (từ năm 1926 đến năm 1947), qua 5 kỳ tạo dựng. Đáng chú ý, trong suốt thời gian này, những người tham gia xây dựng công trình phải lập Hồng thệ (không lấy vợ, lấy chồng), nhằm giữ “tinh khiết” để tạo tác Tòa Thánh, một công trình được người theo đạo Cao Đài coi là Thiên ý (ý trời) hợp cùng Nhân lực (sức người) tác tạo nên.

Đây là nơi thờ tự cấp trung ương của đạo Cao Đài, được gọi là Tổ Đình, bởi Tây Ninh được coi là vùng đất tổ của đạo. Theo giáo lý, đạo Cao Đài có tôn chỉ: Quy nguyên Tam giáo (hòa chung Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo) và Phục nhất Ngũ chi (thống nhất 5 nhánh Nhân đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo).

Cửu trùng đài (Chính điện) là nơi thu hút du khách nhất trong Tòa Thánh. Khoảng không gian dài 81m, rộng 27m, được phân chia với các không gian khác trong Chính điện bằng 18 cột trụ chia làm hai bên, được chạm khắc, trang trí hình rồng tinh xảo.

Các hàng cột trụ này phân khu vực Cửu trùng đài thành 9 gian, mỗi gian chênh nhau 18cm. Đây chính là khu vực hành lễ của mỗi phẩm cấp tín đồ. Khi buổi lễ cúng diễn ra, các chức sắc và tín đồ mỗi người sẽ có một vị trí riêng tương ứng với hàng phẩm của mình trong đạo Cao Đài. Bên trên trần là tạo hình sơn vẽ hình ngôi sao, hình mây tượng trưng cho các tầng trời.

Bát quái đài là khu vực nằm ở phía cuối của Đền Thánh, là phần đuôi của Long Mã hướng thẳng về phía Đông. Bát quái đài có phần mái được sơn màu vàng. Khu vực này có 8 cột trụ rồng xếp thành hình Bát Quái. Ở giữa là quả Càn Khôn với đường kính 3,3m. Đây cũng chính là phần đặc biệt của Tòa Thánh so với các thánh thất khác của Đạo Cao Đài.

Mỗi thánh thất của đạo Cao Đài chỉ được phép thờ Thánh tượng Thiên Nhãn (bức tranh vẽ hình Thiên Nhãn). Còn riêng ở Tòa Thánh, Thiên Nhãn sẽ được vẽ trên khối cầu lớn, gọi là quả Càn Khôn, biểu trưng cho vũ trụ quan của đạo. Tâm của Càn Khôn đặt một ngọn đèn tên là Thái Cực, được giữ sáng suốt ngày đêm. Xung quanh hình vẽ Thiên Nhãn trên Càn Khôn, còn có 3.072 vì sao thể hiện cho 72 quả địa cầu cùng với 3.000 thế giới. 

Một trong những nét độc đáo nữa tại Tòa Thánh là bức tranh Tam Thánh ký Thiên Nhân Hòa ước. Tam Thánh là 3 vị thánh đứng đầu Bạch Vân Động (cõi thiêng của đạo Cao Đài). Các vị thánh gồm: Thanh Sơn Đạo sĩ, hiện thân trên trần gian là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm của Việt Nam; Nguyệt Tâm Chân nhân, hiện thân là Đại văn hào người Pháp Victor Hugo và Trung Sơn Chân nhân, hiện thân là Nhà cách mạng Trung Quốc Tôn Dật Tiên.

Bức họa vẽ Đức Thanh Sơn Đạo sĩ mặc triều phục Việt Nam, cầm bút lông viết dòng chữ Thiên thượng Thiên hạ - Bác ái Công bình. Cạnh đó là Đức Nguyệt Tâm Chân nhân mặc triều phục Pháp, cầm bút lông ngỗng viết dòng chữ Pháp: DIEU et HUMANITÉ - AMOUR et JUSTICE (ý nghĩa như trên). Còn Đức Trung Sơn Chân nhân đứng cạnh, cầm nghiên mực đỏ cho 2 vị viết.

Thiên Nhân Hòa ước là bản giao ước giữa Trời và Người. Trong đó, con người đứng đầu muôn loài trên trái đất, nên được thay mặt vạn vật để giao ước cùng sống hòa mình với thiên nhiên, trời đất… Theo đạo Cao Đài, bản hòa ước này được ký năm 1926, khi tôn giáo này hình thành.

Đến Tòa Thánh vào 12 giờ trưa, du khách sẽ được tham gia chính lễ của những người theo đạo Cao Đài. Trong các khung giờ khác, du khách có thể tham quan toàn bộ cụm công trình tinh xảo này. Một số lưu ý với du khách khi tham quan: Không mang giầy dép vào bên trong. Mặc trang phục lịch sự. Không gây ồn ào. Giữ vệ sinh chung. Khi đi vào Đại điện, nam giới đi vào bằng cửa phải, nữ giới đi bằng cửa trái.

Không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo quan trọng của các giáo dân đạo Cao Đài, với lối kiến trúc vô cùng độc đáo cùng lịch sử lâu đời được chính bàn tay những người nông dân chưa từng được đào tạo xây dựng nên, Tòa Thánh Tây Ninh còn được xem là một trong những địa điểm tham quan du lịch hút khách bậc nhất miền Đông Nam Bộ.

Nguồn: https://hanoimoi.vn/toa-thanh-tay-ninh-va-nhung-bi-mat-thu-vi-637112.html 

 

  

Khám phá núi Bà Đen - nóc nhà Nam Bộ

Núi Bà Đen tại Tây Ninh cao 986m so với mặt nước biển. Nơi đây được mệnh danh là Đệ nhất Thiên sơn.

Núi Bà Đen lâu nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách. Núi nằm tại xã Thạnh Tân, cách thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) khoảng 11km. Với độ cao lên đến 986m, ngọn núi này được mệnh danh là “nóc nhà Nam Bộ”.

Khu vực núi Bà Đen có tổng diện tích khoảng 24km2 và được cấu thành bởi 3 ngọn núi nhỏ là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen. Nơi đây nổi tiếng với hệ thống chùa linh thiêng, thu hút khách thập phương đến chiêm bái như chùa Trung, chùa Bà và chùa Hang.

-          Truyền thuyết về Bà Đen

Tương truyền thời nhà chúa Nguyễn cai quản vùng đất này, quan trấn nhậm vùng Trảng Bàng là Lý Thiên có người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương. Trong một lần lên núi vãng cảnh chùa, nàng chẳng may bị côn đồ ức hiếp. May mắn, nàng được tráng sĩ Lê Sĩ Triệt cứu giúp.

Khâm phục tài đức hơn người của tráng sĩ, cha mẹ Thiên Hương đã hứa gả nàng cho chàng. Tuy nhiên, trong lúc Sĩ Triệt xa nhà trận mạc, Thiên Hương lại bị kẻ xấu vây bắt toan hãm hiếp. Để giữ đức hạnh và nghĩa tình với vị hôn phu, Thiên Hương đã nhảy xuống khe núi tiết tử. Hương hồn Thiên Hương trở về báo mộng cho vị sư trụ trì của ngôi chùa trên núi trong diện mạo màu đen sẫm. Từ đó, người đời gọi nàng là Bà Đen và lập miếu thờ trên núi.

Ngày nay, núi Bà Đen là một trong những tụ điểm và là biểu tượng tâm linh của người dân Nam Bộ. Trong vùng có 6 chùa với ngôi cổ tự hơn 300 năm tuổi. Tỉnh Tây Ninh đã kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, biến vùng núi Bà Đen trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với nhiều công trình kỳ vĩ.

Điển hình là bức tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn được đúc bằng 170 tấn đồng đỏ với chiều cao 72m cũng là một điểm nhấn nổi bật của khu du lịch núi Bà Đen. Đây là tượng Phật Bà cao nhất châu Á. Bên trong khối đế chân tượng có các phòng trưng bày và triển lãm nghệ thuật Phật giáo cho du khách tham quan.

Tại núi Bà Đen, Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - được tổ chức thường niên từ mùng 4 đến mùng 6 tháng Năm âm lịch. Ngoài ra, núi Bà Đen còn sở hữu một hệ sinh thái phong phú và cảnh quang tuyệt đẹp. Chính vì thế mà từ lâu, nơi đây đã được nhiều phượt thủ lựa chọn cho chuyến trekking leo núi, chinh phục thiên nhiên.

Trong chiến tranh chống Mỹ, núi Bà Đen đã từng là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt của quân và dân ta. Để ghi nhớ khoảnh khắc lịch sử oai hùng đó, Khu di tích đã trùng tu và xây dựng 2 địa điểm trưng bày một số hiện vật và hình ảnh về các cán bộ, chiến sĩ quân giải phóng, đó là động Kim Quang và bảo tàng dưới chân núi.

Mùa khô Tây Ninh luôn là mùa đẹp nhất và thuận tiện nhất cho những chuyến du lịch. Vì vậy thời điểm lý tưởng nhất để bạn đến với khu du lịch núi Bà Đen là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Lúc này trời nắng nhẹ, ít khi mưa, thích hợp với các hoạt động tham quan, khám phá ngoài trời. Vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), du khách vẫn có thể tham quan danh thắng núi Bà Đen bằng hệ thống cáp treo hiện đại, công suất lớn.

Ngày 21-1-1989, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận núi Bà Đen là Di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia. Nơi đây mang trong mình một nét đẹp hòa quyện giữa nét đẹp thiên phú và nét đẹp nhân tạo. Mỗi người đến đây đều sẽ được hòa với thiên nhiên và cảm giác nhẹ nhõm lòng mình.

Nguồn: https://hanoimoi.vn/kham-pha-nui-ba-den-noc-nha-nam-bo-636871.html

 

SUN WORLD BA DEN MOUNTAIN

Cách thành phố Tây Ninh 11km về phía Đông Bắc, Núi Bà Đen nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và quần thể kiến trúc tâm linh lâu đời. Với chiều cao 986m, ngọn núi này được mệnh danh là “nóc nhà” của khu vực Nam Bộ.  

Ảnh 1

 

Hệ thống cáp treo hiện đại

Sun World Ba Den Mountain cung cấp 3 tuyến cáp treo phục vụ thuận tiện cho nhu cầu tham quan của du khách. Thay vì hành trình khó khăn như trước đây, du khách từ người già đến trẻ nhỏ…đều sẽ có thể di chuyển nhanh chóng và nhẹ nhàng khi đến thăm núi Bà Đen.

Tuyến cáp treo Vân Sơn: đưa du khách từ chân núi lên đỉnh núi Bà Đen, có chiều dài 2,055.36m, độ chênh lệch giữa ga đi và ga đến là 886m, gồm 113 cabin, mỗi cabin có sức chứa 10 người, công suất vận chuyển 4.400 khách/giờ. Với vận tốc 6m/s, tuyến cáp số 1 rút ngắn thời gian di chuyển của du khách lên đỉnh cao 986m của núi Bà Đen, từ 2 giờ theo đường núi hiểm trở xuống còn 8 phút đi cáp treo, thỏa khát khao đặt chân tới “nóc nhà Nam Bộ” của du khách mọi lứa tuổi. 

Tuyến cáp treo Chùa Hang: từ chân núi lên Chùa Bà Đen có chiều dài 1,246.83m, độ chênh giữa ga đi và ga đến là 259m, bao gồm 78 cabin, mỗi cabin có sức chứa 10 người. Với vận tốc 6m/s, thời gian di chuyển chỉ 5 phút và công suất vận chuyển 4.400 khách/giờ, gấp đôi tuyến cáp cũ dẫn lên Chùa Bà Đen vẫn đang vận hành, tuyến cáp Chùa Hang có khả năng đáp ứng lượng lớn du khách đến chiêm bái cầu an mỗi dịp lễ, tết.

Tuyến cáo treo Tâm An: đưa du khách di chuyển từ quần thể chùa Bà lên đỉnh núi. Với độ dài 1.208m, độ chênh giữa hai nhà ga là 639,70 m và 76 cabin hiện đại, đây còn là một trong những hệ thống cáp treo có độ dốc lớn nhất thế giới, sở hữu độ dốc trung bình 63,53% (khoảng 32,43 độ) và độ dốc tối đa 104% (khoảng 45 độ). Với độ dốc đặc biệt này và tốc độ di chuyển 6m/s, tuyến cáp sẽ đưa du khách từ Chùa Bà vượt qua các vách núi dựng đứng để đến với “nóc nhà Nam Bộ” chỉ trong khoảng thời gian hơn 5 phút.


Tuyến cáp treo lên đỉnh núi Bà Đen


Công trình cáp treo tại Sun World Ba Den Mountain được cung cấp bởi nhà sản xuất hàng đầu thế giới Doppelmayr, vượt qua những chu trình kiểm duyệt an toàn khắt khe nhất, sẵn sàng đem đến cho du khách trải nghiệm du lịch tuyệt vời.

 

Hệ thống nhà ga cáp treo

Điểm nhấn đặc biệt của hệ thống cáp treo tại Sun World Ba Den Mountain là 3 nhà ga có thiết kế hết sức độc đáo. Ga Bà Đen (ga đi) với tổng diện tích sàn lên đến 10.959m2, đã được Tổ chức Kỷ lục Guinness công nhận là “Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới”. Nằm ở cao độ 42m, Ga Bà Đen có thiết kế mái được tạo hình 3 cột sóng. Từ trên nhìn xuống, 3 cụm mái nhô lên tượng trương cho 3 ngọn núi là núi Bà, núi Phụng và núi Heo. Sảnh trung tâm nhà ga gồm 5 cây cột lớn cách điệu như 5 cây cổ thụ được che chở bởi Núi Mẹ, khiến du khách cảm giác như đang đứng trong khu rừng hơn là trong một nhà ga cáp treo đơn thuần.


Nhà ga Bà Đen – Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới được Tổ chức Guinness công nhận.


Ga Chùa Hang lại mang dáng dấp một ngôi chùa, với mái đao có kích thước khác nhau và kiến trúc được khơi nguồn cảm hứng từ Chùa Bà Đen và Chùa Hang.


Nhà ga Chùa Hang với kiến trúc thiết kế từ Chùa Bà Đen và Chùa Hang.


Ấn tượng nhất là Ga Vân SơnLấy cảm hứng từ kiến trúc Tòa Thánh đạo Cao Đài, không gian nhà ga được kiến tạo bởi vật liệu chủ đạo là đá sandstone, tô điểm thêm những mảnh kính màu, tạo thành những bức tranh lập thể đa sắc. Sảnh chính được trang trí với đèn chùm lớn, gờ phào uốn lượn. Vừa mang phong cách châu Âu cổ điển, lại vừa ẩn giấu những bí mật của một câu chuyện cổ tích, Ga Vân Sơn khiến trí tưởng tượng của du khách được khơi gợi, bay bổng.


Nhà ga Vân Sơn với thiết kế đầy ấn tượng, độc đáo.


Ga Hòa Đồng với kiến trúc khá tương đồng với ga Chùa Hang do cùng nằm ở quần thể chùa Bà ở lưng chừng núi


Cáp Treo Hoà Đồng Tâm An (4)

Ga Tâm An với mái vòm sóng cong, từa tựa kiến trúc ga Vân Sơn do cùng nằm trên đỉnh núi


Cáp Treo Hoà Đồng Tâm An (11)

Không gian văn hóa tâm linh


Đại hồng chung thuộc quần thế Chùa Bà Đen.


Hệ thống chùa Bà hay còn gọi là Linh Sơn Tiên Thạch Tự tọa lạc giữa lưng chừng núi ở độ cao 350m, gồm những ngôi chùa cổ xưa nhất ở Tây Ninh và di tích chùa Bà, chùa Hang, chùa Trung, chùa Quan Âm… Đây là công trình tâm linh gắn liền với đời sống tín ngưỡng của người dân địa phương, thu hút hàng triệu du khách đổ về chiêm bái, cầu an mỗi năm. Phật tử khắp chốn cũng tìm đến đây để bái Phật nằm hay còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn – công trình không thể bỏ qua trong chuyến hành hương về miền đất địa linh.

Các công trình nơi đây đều mang dấu vết của lịch sử và hứng chịu sự tàn phá của chiến tranh. Tuy nhiên, cụm di tích này hiện nay đã được tôn tạo khang trang, thu hút đông đảo du khách về hành hương và thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ.

Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn.

 

Miền đất của di sản và lễ hội

Ngày 14/08/2019, “Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu – núi Bà Đen” chính thức trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể cấp Quốc gia. Đây được xem là một trong những lễ hội dân gian lớn ở Tây Ninh nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung. Hội được kéo dài từ mùng 4 đến ngày mùng 6/5 Âm lịch, kết hợp giữa nghi thức trang nghiêm của Phật giáo và các hoạt động văn hóa dân gian vui tươi đặc sắc. 

Đặc biệt, đầu tháng Giêng hàng năm đều diễn ra lễ Hội Xuân với thu hút đông đảo du khách viếng thăm. Những chương trình nghệ thuật, pháo hoa đặc sắc cùng các tiết mục thi đấu thể thao, trò chơi dân gian độc đáo hấp dẫn không chỉ du khách hành hương vì tín ngưỡng mà cả những người có nhu cầu tham quan, giải trí. Trong tiết trời tháng Giêng, ai cũng mong được hòa mình trong niềm hân hoan của trời đất, cầu an đón năm mới bình yên và tưng bừng, rộn rã với những hoạt động vui xuân ý nghĩa.

Những công trình Phật giáo ấn tượng

Ngự tọa trên đỉnh Núi Bà tươi đẹp, Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn là công trình tâm linh tượng trưng cho trí tuệ, đức hạnh và lòng từ bi phổ độ chúng sinh. Với tổng chiều cao 72m, được tạo tác từ 170 tấn đồng đỏ. Vào lúc 02:02:02 ngày 22/02/2022 tổ chức kỷ lục Guinness Châu Á đã chính thức trao bằng xác lập kỷ lục Châu Á đối với công trình “Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn” trên đỉnh Núi Bà Đen.

Tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới, với miệng cười hỉ hả, cao khoảng 36m, an tọa trên thác nước, tựa lưng vào vách núi, hướng mắt nhìn về phía Hồ Dầu Tiếng. Tôn tượng được ghép từ 6688 viên đá sa thạch, nặng hơn 5000 tấn, nằm ở độ cao hơn 900m, là điểm đến không thể bỏ qua khi ghé thăm núi Bà Đen.

𝐒𝐔𝐍 𝐖𝐎𝐑𝐋𝐃 𝐁𝐀 𝐃𝐄𝐍 𝐌𝐎𝐔𝐍𝐓𝐀𝐈𝐍

🏠 Khu phố Ninh Phú, phường Ninh Sơn, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

☎️ Hotline: 0276.353.6666 – 0327.222.227 | Đối với doanh nghiệp/ lữ hành: 0889735735

📧 Email: badenmountain@sunworld.vn

🌐 Website: badenmountain.sunworld.vn 

 

 

TƯỢNG PHẬT TÂY BỔ ĐÀ SƠN – TƯỢNG PHẬT BÀ BẰNG ĐỒNG CAO NHẤT CHÂU Á

Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn tại núi Bà Đen được thiết kế dựa trên nguyên mẫu của tượng Phật thời Lê, chạm khắc tinh xảo với khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, giữa trán có tuệ nhãn, đầu đội vương miện chạm khắc hình ảnh Đức Phật A Di Đà, tôn vinh trí tuệ mẫn tiệp và lòng từ bi phổ độ chúng sinh của Đức Phật với thế gian.

Tượng Phật Bà đứng uy nghiêm trên đài sen bằng đồng. Hoa văn, họa tiết của đài sen được phỏng theo cánh sen tượng Phật thời Lê, với tạo hình đám mây và ba giọt nước, tượng trưng cho lời cầu nguyện mưa thuận gió hòa. Trong Phật giáo, hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết, chí công vô tự, sự phát triển của hoa sen được ví với quá trình tu tập tâm thức của con người. Khi đài sen nở rộ trên mặt nước cũng là lúc cái tâm được thức tỉnh và giác ngộ.

Xung quanh Tượng Phật Bà là bốn bức tượng Tứ Đại Thiên Vương bằng đồng với phong thái uy vũ, trang nghiêm. Các ngài đại diện cho bốn phương trời, là những vị tướng bảo hộ Phật pháp, trông nom bốn phương để hộ trì thế giới, giữ cho thế gian an lạc, mưa thuận gió hòa.

Với tổng chiều cao 72m, được đúc bởi hơn 170 tấn đồng đỏ theo kỹ thuật công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của Châu Âu, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn tại Tây Ninh đã xác lập kỷ lục “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Châu Á tọa lạc trên đỉnh núi” do tổ chức Kỷ lục Châu Á trao tặng đúng dịp đầu xuân năm mới. Công trình cũng đồng thời được tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng kỷ lục “Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi”.

Nguồn: https://badenmountain.sunworld.vn/trai-nghiem/tuong-phat-tay-bo-da-son-tuong-phat-ba-bang-dong-cao-nhat-chau-a/ 

   

TƯỢNG PHẬT DI LẶC TRÊN NÚI BÀ ĐEN

Tọa lạc trên đỉnh “Đệ Nhất Thiên Sơn” và hướng mắt về vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái từ đầu xuân năm 2024. Đứng trước bức tượng đá sa thạch khổng lồ, bạn có thể thành tâm khấn nguyện những điều may mắn, tốt lành và tìm được bến đỗ an yên trong tâm hồn.

1. Kích thước & trọng lượng của tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen 

Bằng sức sáng tạo vượt bậc cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ, đội ngũ thiết kế của Sun World Ba Den Mountain đã khéo léo tôn tạo kỳ quan tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen với kích thước và trọng lượng ấn tượng thể hiện qua những con số sau:

Chiều cao từ chân tượng tới đỉnh: 36m.

Chiều cao của tượng so với mực nước biển: 900m.

Chiều rộng lớn nhất: 45m.

Diện tích bề mặt tượng: 4.651m2.

Trọng lượng của tượng: 5.112 tấn.

2. Thời điểm tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen được an vị 

Lễ an vị tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen diễn ra long trọng vào ngày 28/01/2024 (nhằm ngày 18 tháng Chạp) với sự tham gia của các lãnh đạo từ trung ương đến địa phương, hơn 500 quý tăng ni, hàng ngàn Phật tử và du khách. Dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Niệm Thới, nhiều nghi thức Phật giáo thiêng liêng đã được cử hành như tụng kinh chúc phúc, niệm Phật cầu gia hộ, sát tịnh khai quang an vị… Qua đó, buổi lễ không chỉ mang ý nghĩa tôn trí tượng Phật trên đỉnh núi Bà Đen mà còn nguyện cầu quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, nhà nhà ấm no nhân dịp năm mới Giáp Thìn.

Trong khuôn khổ lễ an vị Phật Di Lặc, nhiều hoạt động văn hóa – nghệ thuật được tổ chức tại núi Bà Đen. Nổi bật là show nhạc nước huyền ảo và lễ dâng 20.000 ngọn hoa đăng thắp sáng lung linh. Ngoài ra, du khách cũng có cơ hội thưởng thức triển lãm “Đại an – Đại lạc” với hơn 50 tượng cổ, 6 bảo khám, 3 bức tranh tôn vinh các hình tướng của Phật Di Lặc và Dược sư Như Lai được tổ chức đến hết tháng 3/2024. Các tác phẩm vừa thể hiện bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, vừa đem đến nguồn năng lượng tích cực, khơi gợi không khí mùa xuân vui tươi, an lạc.

3. Quá trình xây dựng tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen 

Công cuộc xây dựng tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen hoàn thành trong vẻn vẹn 9 tháng với khoảng 120 kỹ sư và nhân công thay phiên làm việc thâu đêm suốt sáng. Tôn tượng được tạo hình bằng cách ghép 6.688 viên đá sa thạch theo cảm hứng ruộng bậc thang Tây Bắc. Mỗi viên đá phải trải qua sự sàng lọc kỹ lưỡng về màu sắc, vân đá, kích thước, sau đó xếp chồng lên nhau thành 54 lớp. Đá sa thạch là loại vật liệu phổ biến nhưng không dễ nắm bắt, đòi hỏi người thợ phải chạm khắc tỉ mỉ để tạo nên những đường nét hài hòa, ăn khớp và không sai lệch dù chỉ 1cm.

Quá trình thi công tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen dưới thời tiết khắc nghiệt là một thách thức to lớn của thiên nhiên dành cho con người. Bằng cách ứng dụng công nghệ thiết kế hiện đại BIM (Building Information Modeling), từng hạng mục kết cấu và phiến đá đều được mô hình hóa 3D, đánh dấu thứ tự rõ ràng và tạo tác chuẩn xác trước khi ghép lại thành một khối hoàn chỉnh. Các chi tiết phức tạp nhất như chuỗi hạt, mũi, cằm, miệng, bàn tay, bàn chân phải được chế tác cầu kỳ để đảm bảo tính kỹ thuật lẫn tính thẩm mỹ của công trình.

Hiện nay, kiệt tác kiến trúc tôn giáo trên núi Bà Đen đang nắm giữ danh hiệu tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới. Tôn tượng có dáng ngồi uy nghi trên thác nước chảy tràn, tướng mạo tròn trịa, khuôn mặt phúc hậu, nụ cười hoan hỷ như ban phát hồng ân và niềm hạnh phúc vĩnh cửu đến thế gian. Ánh mắt tượng Phật hướng về phía mặt trời mọc, bao quát toàn cảnh mảnh đất Tây Ninh trù phú và hồ Dầu Tiếng thơ mộng.

4. 4 hoạt động & trải nghiệm tại khu vực tượng Di Lặc núi Bà Đen

Nếu có dịp ghé thăm tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen, du khách không nên bỏ lỡ những hoạt động, tận hưởng không khí náo nhiệt trong mùa lễ hội núi Bà Đen và trải nghiệm đặc trưng như khấn xin phước lành, dâng hoa đăng, ngắm cảnh trên Cầu Ước hay thưởng thức show nhạc nước hoành tráng.

4.1. Khấn xin Phật ban phước lành

Theo kinh điển Phật giáo, Phật Di Lặc là vị Phật sẽ xuất hiện trong tương lai sau khoảng ba vạn năm, kế vị Phật Thích Ca để truyền thừa chánh pháp, giáo hóa chúng sanh. Với tấm lòng từ bi hỷ xả, Ngài biến mọi buồn lo, muộn phiền, giận dữ của con người thành niềm vui vô tư lự. Bên cạnh đó, Phật Di Lặc cũng đại diện cho sự thịnh vượng, giàu sang, mang đến tài lộc, vận may, sức khỏe đến những nơi đặt tượng Ngài.

4.3. Ngắm toàn cảnh Tây Ninh trên cây Cầu Ước

Trên hành trình chiêm bái tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen, du khách có thể tản bộ trên Cầu Ước bao quanh hai bên tôn tượng và phóng tầm mắt về toàn cảnh Tây Ninh từ độ cao khoảng 900m so với mực nước biển. Đây là công trình tâm linh mang tính biểu tượng có hình bán nguyệt, dài 90m, rộng 15m và được lát gạch men ánh vàng tạo hình vân mây uốn lượn. Dáng dấp cong cong của cây cầu gợi nhắc đến nụ cười hỉ hả của Phật Di Lặc hay một dải lụa mềm mại vươn ra bầu trời mênh mông.

Cầu Ước dẫn lối khách hành hương đến gần hơn với tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen và ngắm nhìn bức tranh phong cảnh mãn nhãn được vẽ nên bởi vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ và hồ Dầu Tiếng đẹp mơ màng. Nếu đi trên cây cầu vào những buổi sớm nắng đẹp, bạn còn có cơ hội bước lên biển mây bồng bềnh phiêu lãng và chiêm ngưỡng những tia nắng ban mai ấm áp len lỏi qua màn sương giăng trắng xóa. Tất cả tạo nên một trải nghiệm độc đáo và để lại trong lòng du khách những kỷ niệm khó quên.

4.4. Chiêm ngưỡng show nhạc nước tại thác nước hỷ lạc

Khi tham quan tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen vào những khung giờ nhất định, bạn sẽ được thưởng thức show nhạc nước tráng lệ tại thác nước hỷ lạc. Với chiều cao khoảng 35m, đây là công trình thác nước nhân tạo lớn hàng đầu châu Á kết hợp cùng hệ thống đài phun nước sử dụng công nghệ tiên tiến mới nhất như máy vẽ laser, máy laser tạo khối, máy chiếu 3D hay đèn moving head. Nhờ vậy, những dải ánh sáng nhiều màu sắc pha trộn với các tia laser rực rỡ, cột nước dâng trào hay âm nhạc bắt tai đã thành công đem đến những màn trình diễn đặc sắc và lôi cuốn.

how nhạc nước kỷ ảo được biểu diễn trên phông nền tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen, mang sắc thái thiền định giữa thực cảnh linh thiêng, dẫn dắt du khách lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh giữa trời đêm núi Bà. Hiệu ứng nhạc nước chuyển đổi linh hoạt giữa nhiều nhịp độ khác nhau, lúc thì nhẹ nhàng khoan thai như bản giao hưởng du dương, lúc lại bùng nổ dữ dội như khúc hùng ca đại ngàn. Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nước, ánh sáng, màu sắc, âm thanh khiến người xem không khỏi trầm trồ, thán phục.

Lịch biểu diễn show nhạc nước hằng tuần tại thác nước hỷ lạc (có thể thay đổi theo cập nhật mới nhất):

·         Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu: 18h00 – 20h00.

·         Thứ Bảy và Chủ Nhật: 18h00 – 21h00.

Dù chỉ vừa được hoàn thiện và ra mắt từ đầu năm 2024, tượng Phật Di Lặc núi Bà Đen đã và đang khẳng định giá trị văn hóa tâm linh đối với người dân địa phương và du khách gần xa. Công trình ngự tọa trên đỉnh “nóc nhà Nam Bộ” như bảo hộ cho sự hưng thịnh, an lành của vùng đất “Thánh”. Đừng bỏ qua tượng Phật Di Lặc nói riêng và Sun World Ba Den Mountain nói chung trên hành trình du lịch Tây Ninh của mình bạn nhé!

Nguồn: https://badenmountain.sunworld.vn/tuong-phat-di-lac-nui-ba-den/

  

 

ĐẶC SẢN TÂY NINH

1/ BÁNH TRÁNG PHƠI SƯƠNG

Bánh tráng phơi sương là đặc sản dân dã của tỉnh Tây Ninh. Tuy bình dị nhưng lại mang hương vị đặc trưng không thể trộn lẫn, khiến ai đã một lần thưởng thức thì sẽ khó mà quên được.

Nếu là người đam mê du lịch, ưa khám phá ẩm thực miền Đông Nam Bộ, chắc hẳn bạn đã nghe tới bánh tráng phơi sương - đặc sản nổi tiếng Tây Ninh. Để chuẩn bị cho hành trang du lịch Tây Ninh, hãy tìm hiểu kỹ thuật làm bánh độc đáo và những địa chỉ bán bánh tráng siêu ngon qua bài viết sau nhé!

Bánh tráng phơi sương (tiếng Anh: Dew-soaked Rice Crepe) là loại bánh tráng đặc sản của huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Bánh được làm từ bột gạo (có thể pha thêm bột mì hoặc bột năng), nước và muối. Bánh khá dẻo, dai, vị mặn, hình tròn, màu trắng đục và trên bề mặt có các hạt bong bóng nhỏ nổi lên, có thể sử dụng trực tiếp mà không cần nhúng nước hoặc nướng giòn. Bánh thường được dùng để cuốn với thịt luộc, bò tơ Tây Ninh và các loại rau rừng.

Về nguồn gốc của món ngon này, tương truyền rằng khi xưa có một gia đình mưu sinh bằng nghề làm bánh tráng đã di cư từ miền Trung vào Trảng Bàng.

Thuở ấy, bánh tráng làm từ bột gạo vẫn dày và cứng, dùng để nướng ăn. Một buổi chiều, cô con dâu khi thu gom bánh tráng đã sơ ý bỏ quên 2 vỉ bánh ở góc rào. Buổi sáng, mẹ chồng định rầy la thì anh con trai thương vợ đã ra gỡ những chiếc bánh mềm vì phơi sương đó vào nhà, cuốn ăn kèm với các loại rau có sẵn trong vườn. Không ngờ mọi người nếm thử đều tấm tắc khen ngon. Và món bánh tráng phơi sương đã được “khai sinh”.

Hiện trên thị trường có nhiều loại bánh tráng Tây Ninh, trong đó có 2 loại nổi tiếng là:

·         Bánh tráng nướng phơi sương Trảng Bàng: Có màu trắng đục, hình bầu dục, kích thước bằng tờ giấy A4, mềm dẻo, bề mặt bánh lấm tấm hạt hoặc lỗ nhỏ bong bóng;

·         Bánh tráng phơi sương huyện Gò Dầu: Có màu trắng trong, hình bầu dục, kích thước bằng tờ giấy A4, mỏng hơn bánh tráng Trảng Bàng, bề mặt bánh nổi lên vết đan của tre nứa.

Sự chu đáo, tỉ mỉ của người thợ làm bánh tráng phơi sương

·         Bánh tráng phơi sương muốn ngon phải chú trọng ngay từ khâu chọn gạo. Gạo bánh phải là gạo mới, ngon và không được pha trộn. Không giống như các bánh tráng khác thường thêm đường, bánh tráng Tây Ninh chỉ cần một lượng muối vừa để tạo vị mặn. Bánh được tráng 2 lớp, được đem phơi ngoài nắng khi còn ướt.

Bánh tráng phơi sương mua ở đâu, hiệu nào ngon?

-          Bánh tráng phơi sương Quốc Thắng

Địa chỉ: số 39, đường số 14A Điện Biên Phủ, Ninh Thạnh, Tây Ninh

Cơ sở Quốc Thắng đã có 15 năm sản xuất và phân phối các sản phẩm bánh tráng trắng, bánh tráng muối ớt,... Sản phẩm bánh tráng của công ty được chế biến và gia công trên dây chuyền công nghệ hiện đại và sử dụng nguyên liệu sạch, tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không chỉ phân phối sản phẩm trong khu vực nội tỉnh, cơ sở Quốc Thắng còn cung ứng bánh tráng tới các tỉnh thành khách như Sài Gòn, các tỉnh miền Tây, miền Bắc. Vì vậy, nếu muốn mua bánh tráng phơi sương ở TP HCM hay mua bánh tráng phơi sương ở Hà Nội, khách hàng hoàn toàn có thể tìm đến các đại lý của công ty Quốc Thắng.

-          Bánh tráng phơi sương Như Bình

Địa chỉ: tổ 8, ấp Phước Dân, xã Phước Chỉ, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

 

2/ Bánh Canh Trảng Bàng

Bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh từ lâu đã trở thành món ăn đặc trưng nức tiếng, khó có thể bỏ lỡ trong chuyến hành trình khám phá thiên nhiên, con người tại vùng đất Thánh đầy kì bí. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn những địa điểm thưởng thức món bánh canh Trảng Bàng chuẩn vị được người dân địa phương cũng như nhiều tín đồ ẩm thực tin tưởng lựa chọn. Mời bạn cùng theo dõi!

2.1. Câu chuyện về nguồn gốc ra đời bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh 

Có rất nhiều truyền thuyết lý giải nguồn gốc của bánh canh Tây Ninh, tuy nhiên, câu chuyện được người dân địa phương truyền tai nhau phổ biến nhất kể về một người phụ nữ mặc áo dài gặp mỗi sáng tại chợ nhỏ vùng Gia Huỳnh (nay là khu phố Gia Huỳnh, Phường Trảng Bàng, Thị xã Trảng Bàng). Bánh canh của người phụ nữ ấy có hương vị thơm ngon, hấp dẫn nên được nhiều người yêu thích. Theo thời gian, bánh canh Trảng Bàng phổ biến khắp vùng nhờ sự đặc trưng vốn có.

Dưới thời nhà Nguyễn, bánh canh Trảng Bàng được tiến cống vào cung và trở thành món ăn ưa thích của vua chúa. Từ đó, bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh ngày một nổi tiếng, dần dà là một trong những món ăn đặc sản của Tây Ninh.

Bánh canh Trảng Bàng không chỉ là món ăn yêu thích của người dân Tây Ninh mà còn là nguồn sinh kế nuôi sống của bao thế hệ gia đình. Ngày nay, bánh canh Trảng Bàng còn được xem là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, được nhiều người yêu thích và tìm đến thưởng thức.

 

2.1 Đặc trưng của bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh

Bánh canh thành phố Tây Ninh sở hữu những đặc trưng riêng, hương vị khó có thể trộn lẫn với bất kỳ món bánh canh ở những nơi khác. Sự khác biệt nằm ở sợi bánh, nước dùng, nước chấm, … tất cả hòa quyện và tạo nên thức quà dân dã, là linh hồn của “vùng đất thánh”.

 

2.3. Sợi bánh canh trắng muốt – thon dài – dẻo dai  

Sợi bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh được làm từ bột gạo nên có độ dai tự nhiên và mềm vừa phải, không bị bở nát khi ăn tạo cảm giác ngon miệng đặc trưng. Trong khi đó, sợi bánh canh từ bột gạo hoặc bột lọc thường có cấu trúc mềm hơn, mịn hơn, ít đàn hồi hơn và có thể dễ vỡ khi nấu.

Để tạo nên sợi bánh canh Tây Ninh ngon, trắng muốt, thon dài, dẻo dai, không chỉ đòi hỏi người thợ làm nghề thực hiện đúng quy trình mà quan trọng hơn cả là sự khéo léo và tỉ mẩn của đôi tay. Đầu tiên, người thợ sẽ chọn gạo và ngâm cho gạo nở ra vừa đủ, xay gạo thành bột bằng cối xay chuyên dụng. Cho hỗn hợp bột sệt vào vải xô buộc thật chặt và đem phơi cho đến khi bột khô hoàn toàn. Chia nhỏ khối bột thành 3 hoặc 4 phần, dùng dây thừng đỡ xung quanh và cây gỗ để cố định, tránh để bột rơi xuống đáy nồi làm dính và cháy bột.

Sau thời gian luộc gần 1 tiếng, người thợ sẽ vớt bột ra để nguội và cho vào máy đánh nhuyễn bột, sau đó thêm một lượng bột năng vừa đủ để tăng độ dẻo và độ kết dính. Từng khối bột nhỏ được cho vào khuôn ép xuống, luộc trong nồi nước thật sôi, vớt ra đem rửa khoảng 3 lần nước thật sạch. Sợi bánh canh Tây Ninh ngon được ép theo khuôn vô cùng đều đẹp, độ dẻo dai và mềm mịn chuẩn nguồn gốc từ xưa vẫn được lưu truyền đến nay.

 

2.3. Nước dùng có vị thanh ngọt tựa nước dừa tươi

Nước dùng bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh có vị thanh, trong vắt và ngọt như nước dừa tươi nhờ được nấu từ nước giếng khoan sạch, không mùi clo như nước máy. Nồi nước dùng bánh canh Trảng Bàng không chỉ có thịt heo mà còn hòa thêm vị ngọt của đầu gà hầm. Đây cũng là bí quyết để bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh lay động “vị giác” của thực khách ngay từ lần đầu thưởng thức.

 

2.4. Ăn kèm với rau sống và nhiều loại rau rừng đặc trưng 

Không chỉ dừng lại ở nước dùng, để mang lại hương vị trọn vẹn, bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh sẽ đi kèm với một dĩa rau sống với hơn 10 loại rau khác nhau như giá đỗ, rau trâu ổi, húng lủi, kinh giới, rau thơm… Ngoài ra, Tây Ninh còn nổi tiếng với những loại rau rừng đặc trưng được nhiều người ưa thích như rau nhái, tía tô và quế vị,… mỗi loại rau sẽ mang đến hương vị và mùi thơm riêng làm món ăn dân dã này trở thành tinh túy ẩm thực Việt Nam.

 

2.5 Cách thưởng thức bánh canh Trảng Bàng ngon đúng điệu 

Theo chia sẻ của người dân bản địa tại Tây Ninh, bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh ngon nhất khi nước dùng thật nóng, thêm chút sa tế the the và kèm với dĩa rau rừng tươi. Khi tô bánh canh nóng hổi được mang ra, hãy trải nghiệm hương thơm hòa quyện của rau củ tạo nên thứ nước dùng ngọt thanh, nhìn sợi bánh canh trong vắt để thấm trọn tinh hoa vùng đất Tây Thành. Sau đó thử một muỗng nước dùng nguyên vị trước rồi hãy nêm nếm thêm chút sa tế the the, chút hành phi thơm giòn và chút rau rừng tăng hương vị.

Đặc biệt, nước chấm mắm me chua ngọt là một phần không thể thiếu của bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh. Nước chấm hòa quyện với vị ngọt thanh của nước dùng cùng với giò heo luộc giòn dai mới tăng thêm phần kích thích vị giác.

TOP 4 địa chỉ thưởng thức bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh ngon – chuẩn vị

Bánh canh Trảng Bàng là một món ăn đặc sản nổi tiếng cho dù là người dân địa phương hay du khách cũng không thể bỏ qua. Sau đây là gợi ý những quán bánh canh ngon ở Tây Ninh, nếu có dịp ghé thăm Tây Ninh bạn đừng quên thưởng thức món ăn đặc sản này nhé!

(*) Lưu ý: Các thông tin bên dưới được cập nhật vào tháng 12 năm 2023.

2.6. Quán bánh canh Năm Dung Hoàng Mười

·         Địa chỉ:  91 Nguyễn Văn Rốp, TX. Trảng Bàng, Tây Ninh.

·         Thông tin liên hệ: 093 304 91 68

Quán bánh canh Năm Dung Hoàng Mười là một trong những quán bánh canh ngon nổi tiếng nhất nhì ở Trảng Bàng, Tây Ninh được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đến ủng hộ. Với hương vị thơm ngon, đậm đà, giá cả hợp lý, phục vụ nhanh chóng. Đây là một địa chỉ ăn uống lý tưởng cho các gia đình, nhóm bạn đông khi đến Tây Ninh.

Bánh canh Năm Dung được nhiều thực khách đánh giá cao trong số các quán bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh vì sợi bánh canh của quán được làm từ gạo, có độ lớn gấp 2 lần sợi bún. Sợi bánh canh được làm thủ công, theo công thức gia truyền của quán nên cho ra sợi bánh trắng, không quá dai nhưng lại có vị bùi béo.

Nước dùng có vị ngọt thanh, đậm đà hấp dẫn tại Năm Dung là điểm đặc biệt giữ chân thực khách gần xa. Với sự hòa quyện từ công thức nấu nước dùng gia truyền và được nấu từ nước giếng mạch ở Miếu Bà tạo nên nồi nước dùng có một không hai tại Tây Ninh này.

Quán bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh này có không gian thoải mái, sạch sẽ và thông thoáng với tone màu trắng, bài trí bàn ghế gọn gàng là một trong những điểm cộng lớn, thu hút đông đảo thực khách đến thưởng thức. Hệ thống quạt trần và đứng giúp duy trì không gian mát mẻ, quán có sức chứa lên đến cho nhiều đoàn 20 đến 30 người.

Quán thường đông khách vào dịp cuối tuần hoặc các ngày lễ Tết, bạn nên đi sớm hoặc ghé vào các khung giờ khác để thưởng thức. Những ngày đông khách có thể thời gian đợi sẽ hơi lâu (khoảng tầm 10 – 15 phút)

 

2.7 Quán bánh canh Út Thiên 

·         Địa chỉ: 88 Nguyễn Đình Chiểu, P. 2, TP. Tây Ninh.

·         Thông tin liên hệ:  0335 235 350

Quán bánh canh Út Thiên chiêu đãi thực khách với món ăn làm từ những nguyên liệu tươi ngon, chất lượng, là một trong những địa chỉ thưởng thức bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh ngon nhất.

Sợi bánh canh dai ngon, được làm thủ công từ bột gạo pha bột sắn, nước dùng ngọt thanh, đậm đà, được nấu từ xương ống heo, thịt heo, tôm khô… Giò heo luộc chín tới, giữ được độ dai ngon, thơm mềm. Điểm cộng lớn là quán phục vụ đa dạng món ăn kèm hấp dẫn như thịt bằm, xí quách, da heo, đuôi heo, xương sườn, bò viên…

Quán có không gian thoải mái, sạch sẽ, mỗi bàn có khoảng cách rộng rãi, với sức chứa gần 60 người thích hợp cho các nhóm bạn, gia đình đông người. Bánh canh Út Thiên là quán bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh được người dân địa phương và du khách gần xa yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giá cả phải chăng hợp lý.

Quán Út Thiên nằm tại đường Nguyễn Đình Chiểu, trung tâm thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh, chỉ cách khu nhà nghỉ, khách sạn khoảng 5 phút di chuyển nên rất dễ tìm. Quán mở bán từ 11 giờ trưa tới 10 giờ tối nhưng thường hết rất nhanh, bạn nên tranh thủ thời gian để ghé nơi đây sớm nếu muốn thưởng thức món ăn.

2.8. Quán bánh canh Hoàng Minh

·         Địa chỉ: Khu phố An Bình, P. An Tịnh, TX. Trảng Bàng, Tây Ninh.

·         Thông tin liên hệ: 0276 3882 191

Quán bánh canh Hoàng Minh là nơi có nguồn gốc bán bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh với châm ngôn “lưu giữ vị ngon truyền thống khởi nguồn từ năm 1950”. Tô bánh canh thịt, giò, móng của quán Hoàng Minh đã chinh phục được cả người dân bản địa lẫn du khách nhiều nơi bởi hương vị thơm ngon, đậm đà và chuẩn vị Tây Ninh.

Bí quyết để hương vị thơm ngon, khó cưỡng của món bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh tại quán Hoàng Minh nằm ở khâu chuẩn bị nguyên liệu. Bột gạo làm sợi bánh được lựa chọn kỹ lưỡng, xương ống ninh nước lèo được hầm trong nhiều giờ, thịt, giò, móng được chọn lọc kỹ. Cùng với tay nghề nhiều năm kinh nghiệm nấu bánh canh, bạn sẽ cảm nhận được từng sợi bánh canh mềm dai, nước dùng thanh ngọt, thịt giò thơm ngon, đậm đà. Tất cả hòa quyện tạo nên một bữa tiệc vị giác đầy ấn tượng.

Quán Hoàng Minh sở hữu không gian phục vụ rộng rãi, thoáng mát, có thể đón tiếp hơn 1.000 thực khách. Quán có nhiều bàn ghế được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ. Ngoài ra, quán còn có khu vực để xe rộng rãi, giúp du khách thoải mái khi đến thưởng thức món ăn. Quán bánh canh Hoàng Minh được đánh giá rất tốt về chất lượng món ăn và phục vụ.

Quán bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh Hoàng Minh có nhiều chi nhánh nằm trên các tuyến đường chính của thành phố, thuận tiện cho du khách tìm đến. Quán có bãi giữ xe rộng rãi, giờ cao điểm quán khá đông, phục vụ sẽ hơi chậm nên thời gian đợi món khoảng 15 phút.

 

2.9. Quán bánh canh Út Huệ

·         Địa chỉ: Số 88 Nguyễn Văn Rốp, Thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh.

·         Thông tin liên hệ: 0276 3880 227

Sợi bánh canh của quán Út Huệ được làm từ bột gạo có màu trắng đục, dai ngon, không quá dày cũng không quá mỏng, có độ dai vừa phải, ăn rất ngon. Nước dùng của quán được nấu từ xương ống heo và nước giếng khoan tạo nên vị ngọt thanh, đậm đà, thơm ngon.

Quán bánh canh Út Huệ nằm ở vị trí trung tâm thị xã Trảng Bàng, gần các điểm tham quan du lịch nổi tiếng như núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng… Với mức giá phải chăng, quán bánh canh Út Huệ còn có không gian sạch sẽ, mát mẻ, phục vụ nhanh chóng và là một địa chỉ lý tưởng để thưởng thức món bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh trứ danh.

Ngoài ra, quán Út Huệ còn phục vụ các món ăn khác như bánh tráng thịt luộc, hủ tiếu, mì, súp móng giò, giò thủ… cũng rất ngon. Quán thường đông khách vào buổi sáng, bạn nên đi sớm hoặc ghé vào các khung giờ chiều tối để thưởng thức.

Bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh là món ăn đặc sản không chỉ nổi tiếng với những người dân Việt Nam khi ghé thăm vùng đất này mà còn lấy lòng được cả những du khách nước ngoài. Đừng quên lưu lại những địa điểm nổi tiếng để khi có dịp đến Tây Ninh được khám phá và thưởng thức hương vị đích thực của bánh canh Trảng Bàng tại nơi đây.

 

3/ Bò Tơ Tây Ninh

Bò tơ Tây Ninh hương vị thơm ngọt tự nhiên, đem chế biến thành bất kỳ món ăn nào cũng ngon tuyệt hảo. Ghé thăm Tây Ninh bạn đừng quên một lần nếm thử món bò tơ đặc trưng của vùng đất này.

3.1. Thế nào được gọi là bò tơ?

Đi du lịch Tây Ninh, du khách sẽ không khó để tìm được một quán bò tơ vì đây chính là đặc sản nổi tiếng ở miền đất này. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại gọi là bò tơ hay không? 

Bò tơ là bò non chưa thuần thục sinh sản hoặc chưa trưởng thành. Đặc biệt, bò tơ không phải là bê như nhiều người vẫn lầm tưởng mà là những con bò đã phát triển tới khoảng 5-6 tháng với trọng lượng trung bình từ 50-60 kg/con. Như vậy, bò tơ không quá non như bê nhưng cũng không quá già như bò trưởng thành.

Bò tơ có thịt mềm, ngọt, ngon và thơm hơn so với thịt bò thông thường. Quan sát bằng mắt thì thấy thịt bò tơ có màu trắng gần giống như thịt lợn, không phải màu hồng hay đỏ như thịt bò lâu năm. Lớp da của thịt bò tơ cũng rất mỏng, khoảng 0,2 - 0,5 cm, trong khi đó thịt bò già thì lớp da dày hơn nhiều. Ngoài ra, chân lông của bò tơ thường nhỏ và có màu trắng, còn thịt bò già có lông chân to và đen hơn.

3.2. Bò tơ Tây Ninh nổi tiếng thơm ngon khó cưỡng

Bạn có thể ăn món bò tơ ở nhiều địa phương khác nhau nhưng chuẩn vị và ngon nhất phải kể đến bò tơ Tây Ninh. Do đó, nếu bạn chưa biết ăn gì ở Tây Ninh thì hãy thưởng thức ngay món đặc sản này.

Bò tơ có thịt mềm nhưng không bở như thịt bê, thoảng mùi sữa, ngọt tự nhiên nên được rất nhiều thực khách ưa chuộng. Bò tơ ở giai đoạn từ 5-6 tháng chủ yếu bú sữa mẹ, chưa ăn nhiều các loại thức ăn khác nên thịt rất thơm và đậm đà, khi nấu không cần phải cho quá nhiều gia vị. Bạn có thể chế biến được nhiều món ăn ngon từ bò tơ như: nướng, xào, nhúng giấm, nấu lẩu hay luộc cuốn bánh tráng. 

3.3 Bò tơ Tây Ninh ở đâu ngon?

Có thể nói, đến với Tây Ninh mà bỏ lỡ món bò tơ thì xem như bạn bỏ lỡ một phần trong tinh hoa ẩm thực của nơi này. Mặc dù vậy, ăn bò tơ ngon ở đâu Tây Ninh thì không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là 12 địa điểm thưởng thức món bò tơ Tây Ninh chuẩn vị, thơm ngon hấp dẫn.

3.3.1. Quán bò tơ Năm Sánh Tây Ninh

·         Địa chỉ: đường 30/4 nối dài (QL2B), Phường 2, thành phố Tây Ninh

·         Giá tham khảo: 130.000 - 150.000 VNĐ/đĩa

Muốn ăn bò tơ đặc sản Tây Ninh ngon phải ghé đến quán bò tơ Tây Ninh Năm Sánh. Các món bò tơ ở đây được nướng trực tiếp tại bàn. Chỉ với một nguyên liệu chính mà các đầu bếp ở đây có thể biến tấu ra nhiều món ngon khác nhau như: bò tơ nướng chấm tương, bắp bò cuốn bánh tráng, đùi bò nướng chấm muối ớt xanh, bò bóp thấu, bò nhúng mắm ruốc, bò sốt chanh dây… Món ăn nào cũng mang hương vị đặc biệt không thể nào quên.

3.3.2. Bò tơ ngon ở Tây Ninh - Home Beer Garden

·         Địa chỉ: số 179 đường Nguyễn Văn Rốp, Phường 4, thành phố Tây Ninh

·         Giờ mở cửa: 10h00 – 23h00

·         Giá tham khảo: 30.000 – 100.000 VNĐ/món

Home Beer Garden là địa điểm ăn uống ngon ở Tây Ninh được giới sành ăn thường xuyên lui tới. Thịt bò tơ ở đây có hương vị đậm đà, hấp dẫn, chinh phục những khẩu vị khó tính nhất. Không gian quán rộng rãi, thiết kế bắt mắt cũng là điểm cộng của Home Beer Garden.

3.3.2. Nhà hàngMelia Vinpearl Tay Ninh

·         Địa chỉ: số 90, đường Lê Duẩn, khu phố 5, Phường 3, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Nhà hàng 986 Bar & Bistro có thực đơn Steakhouse sử dụng nguyên liệu bò tơ Tây Ninh tươi ngon. Món ăn được kết hợp với rượu vang được lựa chọn khéo léo để tăng thêm phần thơm ngon và đẳng cấp. Tới đây, thực khách vừa được thưởng thức món ăn hấp dẫn vừa có thể ngắm nhìn toàn cảnh núi Bà Đen hùng vĩ.

3.3.3. Quán bò tơ Tây Ninh Út Khương

·         Địa chỉ: số 24 đường 3/2, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

·         Giờ mở cửa: 10h00 - 22h00

Tuy thời gian mở bán chưa lâu nhưng quán Út Khương được rất nhiều du khách yêu thích. Quán có không gian thoáng đãng, rộng rãi rất thích hợp để đi nhóm đông người, gia đình. Từ nguyên liệu bò tơ, quán Út Khương mang đến cho thực khách menu đa dạng như: lẩu bò, lẩu xí quách, lẩu riêu cua bắp bò… Đồ nhúng đi kèm tươi ngon, mang lại sự trọn vẹn cho món ăn.

3.3.4. Quán bò tơ Tây Ninh Tấn Lộc

·         Địa chỉ: đường tỉnh 784, xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh

Quán Tấn Lộc khiến du khách thương nhớ bởi vẻ mộc mạc của những chòi lá rộng, không gian ăn uống thoải mái. Thực đơn của quán bao gồm: bò nướng, lẩu bò, bò luộc bánh tráng, lòng bò… Ngoài ra, quán Tấn Lộc còn phục vụ thêm các món hải sản như: hàu, mực, ghẹ, tôm, sò… để du khách thoải mái lựa chọn.

3.3.5. Bò tơ Tây Ninh - Quán Nhật Trường

·         Địa chỉ: số 180 Trưng Nữ Vương, khu phố 5, Phường 1, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

·         Giờ mở cửa: 09h30 - 22h00

Quán bò tơ Nhật Trường có mặt ở thành phố Tây Ninh đã hơn 10 năm nên trở thành địa điểm ăn uống quen thuộc của nhiều gia đình. Không gian quán rộng rãi, sạch sẽ, bài trí bắt mắt. Mỗi bàn sẽ có một bếp nướng trực tiếp khiến thực khách rất thích thú. Thịt bò tơ ở đây mềm, hương vị ngon ngọt tự nhiên. Đặc biệt, món lẩu bò ở đây khiến nhiều người mê mẩn bởi nước dùng khác biệt và cuốn hút.

3.5.6. Bò tơ Tây Ninh Ba Bằng

·         Địa chỉ: ấp Ninh Trung, phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Món bò tơ ở quán Ba Bằng có hương vị thơm ngon và bài trí đẹp mắt, níu chân thực khách bốn phương. Menu của quán phong phú, nhân viên phục vụ thân thiện giúp du khách thực sự thoải mái. Ngoài món bò tơ, quán Ba Bằng còn phục vụ các món như: hàu nướng mỡ hành, mì xào hải sản, cá lóc nướng… Do đó, đến đây du khách thoải mái lựa chọn bất kỳ món ngon theo sở thích.

3.6.7. Bò tơ Tây Ninh Trần Hiền

·         Địa chỉ: tỉnh lộ 6, xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

Quán bò tơ Trần Hiền có phong cách trang trí dân dã, mộc mạc và thanh bình. Thịt bò sẽ được mang ra để khách tự ướp, tự nướng hoặc ăn lẩu tùy thích. Giá cả ở quán Trần Hiền được du khách đánh giá là khá bình dân, hợp túi tiền của đa số người dùng.

3.6.8. Nhà hàng Nam Sanh nổi tiếng thịt bò Tây Ninh

·         Địa chỉ: đường 30 tháng 4, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Thịt bò tơ Tây Ninh ở quán Nam Sanh tươi ngon nên giữ được vị ngọt tự nhiên. Menu của quán chủ yếu là các món về bò như lẩu bò, thịt bò nướng… Chất lượng thịt bò đảm bảo, không gian thoáng đãng, giá cả phải chăng là những ưu điểm vượt trội mà quán Nam Sanh sở hữu. Do đó, dù không ở ngoài mặt tiền nhưng quán vẫn luôn tấp nập khách ghé tới.

3.6.9. Nhà hàng bò tơ Tây Ninh Trường Lạc

·         Địa chỉ: Trung Lập, xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

Quán bò tơ Trường Lạc có thực đơn đa dạng, từ các món nướng, luộc đến các món xào, nấu… Mỗi món ăn đều có hương vị khác biệt và hấp dẫn rất riêng. Bò tơ ở đây ngọt thịt, mềm vừa phải, tẩm ướp đậm đà. Du khách gọi món chỉ cần chờ khoảng 15-20 phút và nhân viên phục vụ đều tận tình, hiếu khách.

3.6.10. Quán Tiền Tài nổi tiếng là quán bò tơ Tây Ninh ngon

·         Địa chỉ: số 12 ấp Bến Đình, xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Thêm một địa chỉ ăn bò tơ ngon phải kể đến là quán Tiền Tài. Những món ăn ở đây đều mang hương vị hấp dẫn, được chế biến đặc biệt. Thực khách có thể chọn thịt bò xào khoai tây, thịt bò nướng, thịt bò xào củ hành hay tất tần tật các món từ bò đều được đáp ứng. Ngoài ra, quán Tiền Tài còn phục vụ các món về hải sản thơm ngon vô cùng.

3.6.11. Bò tơ Tây Ninh Minh Tân

·         Địa chỉ: 148 Thượng Thâu Thanh, Long Thành Trung, Long Trung, Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh

Đa số các thực khách mê mẩn quán Minh Tân vì hương vị hấp dẫn của các món ăn như: lẩu xí quách, bò nướng, lẩu óc tủy… Lẩu xí quách siêu to khổng lồ, nạc thịt, nhiều gân và sụn xung quanh. Món bò nướng được thực hiện ngay tại bàn của du khách. Món lẩu óc tủy béo ngậy, không bị tanh. Điểm chung của các món ăn là thịt bò đều mềm, thơm và ăn mãi không chán.

4/ Nem Bưởi Tây Ninh

Nem chua là một trong những đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, trong khi nem chua rán là món ăn đường phố quen thuộc tại Hà Nội. Đặc biệt, khi ghé thăm Tây Ninh, bạn không thể bỏ qua cơ hội thử nếm nem bưởi Tây Ninh – một món ăn độc đáo với hương vị lạ miệng, phù hợp cho cả người ăn chay lẫn người ăn mặn.

Nem bưởi không chỉ là niềm tự hào của người dân Tây Ninh mà còn là một trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ cho bất kỳ ai muốn khám phá đặc sản của vùng đất này.

Nem bưởi Tây Ninh sở hữu hương vị đặc trưng và cách chế biến độc đáo, tạo nên thương hiệu riêng biệt so với các món nem khác.

Nguyên liệu chính tạo nên sự khác biệt của nem bưởi đó chính là vỏ bưởi. Tuy nhiên, không phải vỏ bưởi nào cũng có thể sử dụng làm nem chua.

Vỏ bưởi được chọn phải là phần vỏ của những trái bưởi xanh, to và đang trong giai đoạn chính dần. Ngoài ra, để tạo sự độc đáo nhưng vẫn hài hòa nhất, món ăn còn được sử dụng kèm với các nguyên liệu khác như: Đu đủ xanh, thính gạo, muối, ớt, tỏi,… đã tạo nên một hương vị hài hòa và độc đáo, khó có thể lẫn vào đâu được.

Khám phá nét độc đáo của nem bưởi Tây Ninh

Nem bưởi Tây Ninh sở hữu hương vị đặc trưng và cách chế biến độc đáo, tạo nên thương hiệu riêng biệt so với các món nem khác.

Nguyên liệu chính tạo nên sự khác biệt của nem bưởi đó chính là vỏ bưởi. Tuy nhiên, không phải

Hương vị khó quên của nem bưởi Tây Ninh

Nem bưởi Tây Ninh không chỉ độc đáo về nguyên liệu mà còn tạo ấn tượng với hương vị đặc trưng – Một sự kết hợp hài hòa giữa vị chua thanh của vỏ bưởi, vị ngọt của đu đủ, vị cay nồng của ớt và vị mặn hài hòa của gia vị. Tất cả hòa quyện tạo nên một bản giao hưởng vị giác đầy tinh tế, kích thích mọi giác quan của thực khách.

Với hương vị độc đáo và cách chế biến cầu kỳ, nem bưởi Tây Ninh đã trở thành món ăn đặc sản không thể bỏ qua khi đến với mảnh đất này. Không chỉ là một món ăn ngon, nem bưởi còn là món quà tinh túy mang đậm hương vị quê hương Tây Ninh, thể hiện sự tinh tế trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.

5/Thằn lằn núi Bà Đen

Ở vùng núi Bà Đen có một loài tắc kè rất đặc biệt được biết đến với tên gọi thằn lằn núi Tây Ninh. Loài vật này có hình thù khác lạ và là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn vừa bổ dưỡng lại ngon khó cưỡng.

5.1. Công dụng của món thằn lằn núi Tây Ninh

Đặc sản Tây Ninh được biết đến với sự độc đáo và độ đa dạng cao. Trong số hàng chục món đặc sản của vùng đất này, thằn lằn núi là một trong những cái tên được nhắc đến nhiều nhất bởi tính chất độc lạ của nó. 

Thằn lằn núi Bà Đen - Tây Ninh thuộc họ tắc kè, đuôi màu nâu nhạt, lưng có vạch trắng. Loài thằn lằn này chỉ sống duy nhất tại vùng núi Bà Đen và chưa thể nhân giống sang các vùng miền khác bởi nơi đây có địa hình, khí hậu thuận lợi để chúng sinh sôi và phát triển.

Thằn lằn đen có độc không? Câu trả lời là không. Khác với những anh em trong cùng họ hàng, thằn lằn núi của khu vực Bà Đen chỉ ăn chuối, sung hoặc thảo dược, cây cỏ tự nhiên và hoàn toàn không ăn côn trùng, động vật. Vì vậy, thịt của nó thơm, ngon, dai và rất bổ dưỡng. Thằn lằn núi được xem như bài thuốc quý, tốt cho sức khỏe, chữa chứng mệt mỏi, chán ăn, đau nhức xương khớp. 

5.2. Công phu nghề săn thằn lằn núi Bà Đen 

Thằn lằn núi Bà Đen Tây Ninh không những khó nuôi mà quá trình bắt chúng cũng vất vả không kém. Thằn lằn sống trong các hốc núi cheo leo với độ cao 100 - 500m và người bắt phải khéo léo để trèo lên những mỏm núi cao. Sau đó, người ta dùng mối hoặc trái sung, kiên nhẫn chờ để nhử thằn lằn ra khỏi hang rồi dùng những dụng cụ chuyên biệt để bắt chúng. 

5.3. Giá thằn lằn núi Tây Ninh

Để tìm mua thằn lằn núi Tây Ninh, du khách có thể đến chợ địa phương hoặc lượn lờ trên các trang mạng. Giá thằn lằn Tây Ninh phơi khô có thể lên đến 1.400.000 VNĐ/kg. Ngoài ra, loài vật này còn được chế biến thành nhiều món ăn như chiên giòn, xào,... với giá khoảng 120.000 - 150.000 VNĐ/đĩa.

5.4. Thưởng thức món thằn lằn núi Tây Ninh thế nào?

5.4.1. Cách chế biến thằn lằn núi Tây Ninh

Thằn lằn núi Bà Đen có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau với hương vị độc đáo mang đậm nét đặc trưng của vùng đất này. 

Đầu tiên là món thằn lằn xào lá lốt ăn cùng bánh tráng Tây Ninh. Đầu bếp sẽ mổ bụng, lấy sạch ruột rồi mang băm nhuyễn, tẩm thêm chút tiêu, nước mắm, muối rồi xào chung với lá lốt đến khi dậy mùi. 

Khi thưởng thức, thực khách dùng miếng bánh tráng thơm phức mùi gạo xúc từng miếng thịt thằn lằn để cảm nhận vị ngọt thịt quyện cùng độ giòn tan của bánh tráng. Tất cả tạo nên một cảm giác rất kích thích. 

Một món đặc sản thằn lằn núi Tây Ninh tiếp theo đó là thằn lằn chiên xù làm món nhậu cùng ốc núi Tây Ninh. Cách chế biến thằn lằn núi chiên xù khá đơn giản, thằn lằn sẽ được để nguyên con, tẩm bột rồi chiên trên chảo dầu nóng. Từng miếng thịt giòn tan cứ thế tan trong miệng khiến thực khách nhớ mãi không quên. 

Cháo đậu xanh thằn lằn cũng là một món ăn bổ dưỡng không thể bỏ qua. Món đặc sản Tây Ninh này vừa thơm ngon, bổ dưỡng có thể khiến bao tử của nhiều người “biểu tình”. Vừa húp miếng cháo nóng hổi, vừa nhâm nhi vài cốc bia thì thật ấm bụng biết bao.

5.4.2. Các quán thằn lằn núi Tây Ninh ngon sạch

Quán thằn lằn núi Tây Ninh Phú Quý

Địa chỉ: đường số 39, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, Tây Ninh

Giờ mở cửa tham khảo: 09:00 - 23:00

Đây là quán thằn lằn núi Tây Ninh khá nổi tiếng mà nhiều du khách thường truyền tai nhau. Quán rộng rãi, phục vụ nhanh và giá các món ăn khá bình dân. Thực đơn quán khá đa dạng ngoài món thằn lằn núi còn có các món như nướng, lẩu, sườn bò,...

Thằn lằn núi Tây Ninh Đồng Quê

Địa chỉ: hẻm 15 đường 30 Tháng 4, Phường 3, Tây Ninh

Giờ mở cửa tham khảo: 08:00 - 21:00

Quán có thiết kế đơn giản mang phong vị truyền thống. Dù không gây ấn tượng với khách hàng về mặt cảnh quan nhưng các món ăn được đánh giá cao. Ngoài thằn lằn núi được chế biến thành nhiều món chiên, xào, nấu cháo,… thực khách sẽ được trải nghiệm bữa tiệc lẩu nấm ngon, đậm đà với nhiều loại nấm khác nhau.

Đến Tây Ninh ngoài thưởng thức những món đặc sản đa dạng, thơm ngon, du khách đừng quên dành thời gian khám phá những nét văn hóa đặc sắc và con người chất phác, dễ mến của vùng đất này.

Nếu đã đến với Tây Ninh đầy nắng và gió mà chưa thưởng thức món đặc sản thằn lằn núi Tây Ninh thì quả là một thiếu sót lớn. Các thực khách một khi đã thử qua món ăn này chắc chắn khó có thể quên được hương vị độc đáo và mang đậm chất núi rừng mà những chú thằn lằn vừa hiếm lại siêu bổ dưỡng này mang lại.

6/Ốc núi Tây Ninh - đặc sản nơi đất thiêng

Ốc núi Tây Ninh là gì? Ốc núi là món ăn đặc sản Tây Ninh vô cùng nổi tiếng. Điều đặc biệt của loài ốc này là chúng sinh sống ở trên núi ăn những cây thuốc, rễ cây, lá non...nên rất bổ dưỡng và lành tính. Thậm chí mọi người còn truyền tai nhau xem ốc núi như một vị thuốc. 

Tuy nhiên loài ốc này chỉ sinh sống trong các hang hốc đá, mùa mưa mới bò ra sinh sản và kiếm ăn nên rất khó phát hiện. Do đặc điểm trên nên hiện nay giá ốc núi Tây Ninh dao động trong khoảng 200.000 - 250.000 đồng/kg (khoảng 100 con) nhưng không phải dễ mua, thường chỉ những nhà hàng lớn ở Tây Ninh mới có. 

6.1. Địa điểm ăn ốc núi Tây Ninh ngon nức tiếng

Khám phá ẩm thực Tây Ninh mà bỏ qua món ốc núi Tây Ninh thì quả thực là một thiếu sót vô cùng lớn. Hãy cùng điểm danh các địa điểm ăn uống Tây Ninh chế biến ốc núi chuẩn vị và hấp dẫn nhất nhé.

Bàu Sen Quán 

Địa chỉ: số 16, hẻm 37, Nguyễn Văn Linh, Trường Tây, Hòa Thành, Tây Ninh.

Bàu Sen Quán nổi tiếng là quán ăn ngon tại Tây Ninh, thu hút không chỉ khách du lịch mà cả những người dân địa phương sành ăn. Nếu có dịp ghé Bàu Sen Quán nhất định bạn phải thưởng thức món ốc núi Tây Ninh được chế biến theo đúng kiểu truyền thống.

Thực đơn nhà hàng cũng rất đa dạng cho thực khách tha hồ lựa chọn. Ốc núi được lấy từ chính ngọn núi Bà Đen nên độ tươi ngon không phải bàn. Đặc biệt, nhờ được chế biến dưới bàn tay điệu nghệ của các đầu bếp mà thịt ốc ở đây không những vẫn giữ được độ giòn, dai mà khi ăn bạn còn có thể cảm nhận được hương thơm thoang thoảng đặc trưng của thuốc Nam.

Quán Đồng Quê 

Địa chỉ: hẻm 15 - đường 30 Tháng 4, Phường 3,Tây Ninh.

Quán Đồng Quê phục vụ thực đơn rất đa dạng, nhiều món đặc sản như: lẩu mắm, cá lóc kho tộ, cá lóc nướng trui, rắn, lươn...và đặc biệt không thể thiếu món ốc núi Tây Ninh đặc sản trứ danh. 

Điểm cộng của quán là các món ăn đều được chế biến rất vừa miệng, dễ ăn, khiến cho mọi thực khách cảm thấy vô cùng hài lòng. Không gian quán khá rộng rãi nhưng nếu bạn đi vào buổi tối sẽ thấy quán hơi đông một chút.

Quán Cây Phượng

Địa chỉ: đường Bời Lời, xã Ninh Sơn, Tây Ninh.

Lại một quán ăn ngon ở Tây Ninh cho bạn thưởng thức, đó chính là quán Cây Phượng. Mặc dù chỉ là một quán ăn bình dân, không quá sang trọng thế nhưng nơi đây vẫn luôn thu hút nhiều thực khách sành ăn tìm tới. 

Do có lợi thế nằm ngay gần núi Bà Đen nên hương vị của ốc núi ở quán Cây Phượng được nhiều người đánh giá là ngon, “chuẩn vị” nhất. Bên cạnh món ốc luộc truyền thống thì quán còn có thêm nhiều cách chế biến ốc khác nhau như ốc xào me, ốc núi xào ớt cay hay ốc núi nướng. 

6.1 Cách chế biến ốc núi Tây Ninh thơm ngon, bổ dưỡng

Có nhiều cách làm ốc núi ngon nhưng dưới đây là 4 cách chế biến ốc núi Tây Ninh độc đáo và được thực khách ưa chuộng nhất. 

3.1. Món ốc núi Tây Ninh xào dừa 

Ốc núi Tây Ninh xào dừa có hương vị nước dừa đậm đà hòa quyện với vị ngọt của thịt ốc khiến thực khách khó có thể cưỡng lại. Để thưởng thức món này “đúng điệu” bạn cần nếm trước phần nước sốt béo ngậy bao ngoài vỏ ốc, sau đó hút nhẹ thịt ốc ra ngoài và nhai thật chậm, từ từ cảm nhận hương vị thơm ngon tuyệt vời.

6.2. Món ốc núi hấp gừng sả

Món ốc hấp gừng sả là một món ăn cơ bản, cực kỳ dễ ăn mà chắc chắn ai ai cũng từng thử qua. Ốc núi sau khi được rửa sạch, đợi ốc tự nhả hết đất cát rồi thì đem hấp cách thủy cùng với gừng, sả, lá chanh. Khi hoàn thành, món này có mùi sả rất thơm xen lẫn chút cay nồng của gừng, đánh tan vị tanh của ốc nhưng không hề làm mất đi vị ngọt và đậm đà của nó.

Điểm đặc biệt nhất của món ốc núi hấp gừng sả còn nằm ở phần nước chấm sền sệt hòa quyện giữa các vị ngọt, chua, cay của gừng, sả, lá chanh, ớt đỏ và muối Tây Ninh. 

6.3. Món ốc núi nướng nước mắm

Mặc dù không phải là một món ăn quá phổ biến của Tây Ninh thế nhưng ốc nướng nước mắm lại là một món được nhiều người yêu thích, nhất là với những người mê nhậu. Ốc núi sau khi tách bỏ mày sẽ được đổ vào bên trong nước mắm được pha từ tỏi, ớt, sả, gừng và giấm sau đó đem nướng đều trên bếp than cho vàng ruộm và dậy mùi.

6.4. Món ốc núi xào sa tế 

Người dân Tây Ninh có vị giác “chuộng cay” nên dĩ nhiên không thể nào bỏ qua món ốc núi xào sa tế. Đặc biệt, nếu như được thưởng thức món này vào những ngày mưa mát mẻ thì quả thực không còn gì tuyệt vời hơn.

Ốc núi sau khi rửa sạch được đem đảo đều cùng với sả ớt và một số nguyên liệu riêng trong vài phút để ốc ngấm gia vị. Khi ăn, thực khách sẽ cảm thấy vị cay bên ngoài vỏ ốc nhưng phần thịt ốc lại có vị thanh mát của những loại thảo dược. 

7/Đặc sản muối tôm Tây Ninh có gì đặc biệt?

Muối tôm là món đặc sản Tây Ninh mang trong mình hương vị từ những nguyên liệu đơn giản, có đủ chua, cay, mặn, ngọt khiến bao du khách không thể nào quên. 

Tôm khô, muối hột, bột ớt là ba thành phần chính làm nên linh hồn của món đặc sản trứ danh này. Các nguyên liệu làm muối tôm sẽ được xay nhuyễn, trộn với muối, thêm sả và tỏi theo tỉ lệ nhất định, sau đó đem rang trên chảo nóng, đến khi hạt muối vàng rụm, có mùi thơm đặc trưng là hoàn thành.

Không chỉ được sử dụng để chấm trái cây, ướp gia vị cho món ăn, muối tôm Tây Ninh còn được ăn kèm với bánh tráng, lớp phủ bên ngoài cho các loại thịt nướng,... Ở miền Nam nước ta, loại muối này khá phổ biến, có thể nói là gắn liền với cuộc sống thường nhật, trong bữa ăn hàng ngày của người dân nơi đây. 

7.1. Các loại đặc sản muối tôm Tây Ninh ngon

Muối tôm - món ngon Tây Ninh được khá nhiều người yêu thích. Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, nhu cầu của thị trường muối tôm đặc sản Tây Ninh hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, mang tới cho bạn nhiều sự lựa chọn hơn trước.

Muối tôm ớt xanh Tây Ninh

Thay vì sử dụng loại ớt hiểm, ớt đỏ truyền thống, muối tôm ớt xanh Tây Ninh được làm từ những hạt muối tinh khiết, loại tôm khô nổi tiếng và những quả ớt xanh căng mọng. Muối tôm ớt xanh Tây Ninh là loại gia vị phù hợp cho những người không ăn cay được nhiều nhưng muốn thưởng thức món đặc sản nổi tiếng Tây Ninh này. 

Muối tôm Tây Ninh đặc biệt

Có thể nói muối tôm Tây Ninh đặc biệt là loại gia vị ngon nhất, dẫn đầu trong các loại muối tôm trên thị trường hiện nay. Bên cạnh những nguyên liệu được tuyển chọn kỹ càng, chế biến công phu, tỉ mỉ theo từng công đoạn, loại muối này còn chứa khá nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: vitamin A, đạm, canxi,...

Muối tôm hành phi Tây Ninh

Muối tôm hành phi Tây Ninh được sử dụng để ăn cùng bánh tráng trộn, bánh tráng cuốn, chấm hoa quả, bánh dẻo tôm. Thức chấm này vô cùng ngon, có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt khiến cho món bánh tráng ăn kèm càng thêm đậm đà, nhớ mãi không quên. 

7.2. Muối tôm Tây Ninh giá bao nhiêu? Mua muối tôm Tây Ninh hiệu nào ngon?

Để mua được những loại muối tôm được gợi ý trên đây, bạn có thể đến trực tiếp cơ sở sản xuất muối tôm Tây Ninh trên cả nước hoặc ghé các siêu thị, cửa hàng tiện lợi mua của các hãng nổi tiếng như: muối tôm Tây Ninh Dh Foods, muối tôm Như Ý Tây Ninh, muối tôm Như Bình…

“Muối tôm Tây Ninh bao nhiêu tiền?” là thắc mắc của rất nhiều khách hàng cũng như khách du lịch khi muốn chọn mua loại đặc sản này. Giá muối tôm Tây Ninh khá rẻ, chỉ dao động trong khoảng 15.000 - 20.000 VNĐ cho một hũ muối tôm từ 150 - 200g. 

Bên cạnh đặc sản muối tôm, nền ẩm thực Tây Ninh còn rất nhiều món ăn hấp dẫn như: ốc núi Tây Ninh, bò tơ Tây Ninh, bánh tráng Tây Ninh, ốc xu, bánh canh Tây Ninh,... Đến ngay Tây Ninh để có một chuyến khám phá ẩm thực, thưởng thức hết các món ngon ở đây bạn nhé!

 

MỤC LỤC

TUYẾN ĐƯỜNG

Đường Cách Mạng Tháng 8                                                                               

Đường Quốc Lộ 22                                                                                             

CÁC ĐIỂM THĂM QUAN                                                                                         

-          Di tích lịch sử Dinh Quận Hóc Môn                                                             Trang 7

-          Di tích lịch sử Ngã Ba Giồng                                                                                    Trang 8 - 9

-          Địa Đạo Củ Chi                                                                                             Trang 10 - 15

-          Đền Tưởng Niệm Bến Dược                                                                         Trang 16 - 18

TỔNG QUAN TÂY NINH                                                                                Trang 19 - 28

Các điểm thăm quan tại Tây Ninh                                                                      

-          Căn Cứ Trung Ương Cục Miền Nam                                                                        Trang 29 - 31

-          Toà Thánh Tây Ninh – Đạo Cao Đài                                                             Trang 32 - 34

-          Khám phá Núi Bà Đen                                                                                  Trang 35 - 41

-          Tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn                                                                          Trang 41- 42

-          Tượng Phật Di Lặc                                                                                        Trang 43 – 44

-          Đặc Sản Tây Ninh                                                                                         Trang 45 - 54