Đồng Hành Việt - Đặt Trọn Niềm Tin!

Dịch trang

Người Đi Tìm Hình Của Nước

Thông Tin Du Lịch Phổ biến

Hội Quán Phúc Kiến - Hội An

Hội quán Phúc Kiến Hội An – Một trong những di tích lịch sử mang kiến trúc kiểu Trung Hoa, cũng là di tích của ba cộng đồng người Việt, Trung Hoa và Nhật Bản cùng sinh sống, là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Hội An vì những giá trị lịch sử quý giá nơi này lưu giữ. Cùng tiendatguide chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính và khám phá những điều thú vị tại Hội quán Phúc Kiến Hội An nhé.

Địa chỉ: 46 Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam, Việt Nam

Giờ mở cửa: Từ 7 giờ sáng đến 6 giờ tối 

Vé vào cửa tham khảo: 80.000 VNĐ / người (dành cho khách Việt Nam) và 150.000 VNĐ / người (dành cho khách Quốc Tế).

Chào mừng quý khách đến thăm phố cổ Hội An!

Hội An là một thành phố nhỏ bé nằm trên đất Quảng Nam, là nơi chứng kiến hai cuộc giao thoa văn hóa lớn trong lịch sử Việt. Lần thứ nhất là cách đây hơn 5 thế kỷ, khi nước Đại Việt tiến về phương nam mở mang bờ cỏi, và lần thứ hai là cách đây 2 thế kỷ, khi người Phương Tây theo các chiến thuyền và thương thuyền đặt chân lên mảnh đất này với ý đồ truyền bá và thôn tính. Cả hai sự kiện đó đều kéo theo tương tác văn hoá lớn lao và nền văn hóa việt đã vượt qua thử thách đồng hóa để tự cải biến và tồn tại cùng thời cuộc.

Bên cạnh đó Hội An còn là một cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á vào thế kỷ 15 và 16, vẫn còn được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo, là phố cổ duy nhất ở Việt Nam còn giữ được tương ứng nguyên trạng với lối kiến trúc nhà ở truyền thống có niên đại cách đây từ 2 đến 3 trăm năm, xen vào những ngôi nhà ở là những công trình kiến trúc tôn giáo cũng như đền miếu, hội quán… Là nơi có môi trường sinh thái nhân văn rất độc đáo. Bao xung quanh đó là các làng nghề và những cảch sinh hoạt trên sông nước. Đây cũng là di tích của ba cộng đồng người cùng sinh sống là người Việt, Trung Hoa và Nhật Bản.Chính những điều này mà Hội An được UNESCO công nhận di sản văn hóa vào tháng 12 năm 1999.

Kính thưa quí khách, hôm nay chúng ta sẽ tham quan Hội Quán Phúc Kiến – Một công trình kiến trúc độc đáo theo kiểu Trung Hoa tại Hội An .


Kính thưa quí khách, hiện nay chúng ta đang đứng trước cổng chính của Hội quán Phúc Kiến trên đường Trần Phú.

Sử Trung Hoa kể rằng, vào thế kỷ XVII, năm 1649, ở Trung Quốc, nhà Thanh diệt nhà Minh, lập ra triều Mãn Thanh. Các tướng lĩnh triều Minh không thuần phục, nỗi dậy phản Thanh phục Minh và đã bị thất bại. Nhiều người trong số họ đã đưa gia đình lên tàu vượt biển đến xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An. Họ đã xin Chúa Nguyễn cho phép định cư ở Hội An, và thành lập ở đây làng Minh Hương, đó là những người dến từ 5 bang chính: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Haka hay còn gọi là Hẹ. Vì người Hoa cũng như người Việt sống mang tính cộng đồng rất cao, để có thể đoàn kết cùng nhau buôn bán, tương trợ lẫn nhau khi hoạn nạn mỗi bang đã lập nên cho mình một hội quán. Hội quán Phúc Kiến nỗi tiếng bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó.

Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên và là nơi họp đồng hương và giúp dỡ lẫn nhau của người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu tại Hội An được xây dựng vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp của Hoa Kiều bang Hội Quán Phúc Kiến càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô diểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.

Trước kia nó được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ nhưng đến năm 1757 Hội Quán này được xây dựng lại bằng gạch và mái ngói như quí khách đang thấy. So với các Hội Quán khác ở Hội An như Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam ……Phúc Kiến có không gian rộng và sâu nhất, với lối kiến trúc xưa với kiểu ” Nội công ngoại quốc”, và bộ vì kèo tiền điện theo kiểu “Chồng rường giả thủ”, cùng với nhiều bức chạm lộng, chạm nổi hoa lá, điểu thú rất sinh động. Hội quán được công nhận là di tích loại 1 vào ngày 19/3/1985. Tôi sẽ giới thiệu cho quí khách được rõ hơn khi chúng ta vào bên trong để tham quan.

Bây giờ xin mời quí khách hay theo tôi vào tham quan Hội Quán.

Kính thưa quí khách bây giờ chúng ta đang đứng trước cổng tam quan, một công trình không thể thiếu trong lối kiến trúc đình , chùa truyền thống. Công trình này được trùng tu vào năm 1975, toàn bộ công trình được khảm bằng sành sứ, phía trên được lợp ngói âm dương với mái cong vút.. Lợp ngói âm dương, thực ra là kiểu lợp ngói của người xưa bao gồm ngói dương và ngói âm. Ngói dương giống như hình cái ống tách đôi, một đầu có chuôi thu nhỏ để luồn vào bên trong viên ngói khác khi lợp nên thường gọi là ngói ống, mặt hướng ra ngoài được phủ men xanh hoặc vàng. Viên dưới cùng dùng để khóa bộ mái, được đúc thêm một cái nắp hình tròn, thường được trang trí hoa văn chử thọ tròn, theo lối triện, gọi là câu đầu. Ngói âm có hình chử nhật uốn cong, trong lòng phủ men một mặt. Khi lợp tráng men hướng lên phía trên, cứ hai viên ngói âm thì có một viên ngói dương phủ lên hoặc ngược lại, cứ hai viên ngói dương thì có một viên ngói âm phủ lên. Viên ngói âm dưới cùng của bộ mái có gắn với một cái yếm, thường trang trí mắt hổ phù, gọi là trích thủy, liên kết với hai viên ngói câu đầu, cùng có chức năng trang trí diền mái và dùng để định hướng giọt nước mưa. Quí khách hãy nhìn các đầu đao, chúng được bài trí hình con rồng đang uốn lượn, đây là biểu tượng của uy quyền. Trên nóc có tích lưỡng long chầu bình hồ lô, bình này tích sinh khí của trời và đất để làm tăng sức mạnh cho con người. Nhìn lên ở giữa cổng tam quan là 4 chữ hán màu đỏ ” Hội Quán Phúc Kiến”. Còn 3 chữ trên đó là Kim Sơn Tự bởi vì trước kia Hội quán này còn có tên gọi là Kim Sơn Tự. Hai vòng tròn hai bên là thờ ông Nhật và bà Nguyệt – Tượng trưng cho trời và đất, là sự hài hòa âm dương trong vũ trụ.

Có 3 lối đi vào theo kiểu ” nam tả, nữ hữu”, 3 lối đi còn có ý nghĩa là “ Thiên, Địa, Nhân” cánh cửa ở giữa rất ít khi được mở ra, nó chỉ được mở vào những ngày lễ lớn, ma chay, cưới hỏi…Bởi vì theo quan niệm người xưa, nếu cổng chính giữa mở ra thì những sinh khí xấu sẽ đi vào bên trong.

Phía trước quí khách là hòn non bộ với hình tượng cá chép hóa rồng hay còn gọi là cá chép vượt vũ môn. Người Trung hoa có truyền thuyết về cá chép hóa rồng hay cá chép vượt vũ môn như thế này: Một năm, trời hạn hán vì số Rồng quá ít, không đủ làm mưa điều hòa cho khắp mọi nơi, Trời mới đặt ra một kỳ thi kén các vật lên làm Rồng gọi là thi rồng.Khi chiếu trời ban xuống, vua Thủy Tề loan báo cho các cư dân dưới nước tham gia vào cuộc thi. Cuộc thi có ba kỳ. mỗi kỳ vượt qua một đợt sóng. Con vật nào đủ sức đủ tài vượt được cả ba đợt thì mới được hóa Rồng.

Trong một tháng trời, đại diện của bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại cả. vì không con nào vượt được cả ba đợt sóng. Sau đó cá Rô nhảy được một đợt nhưng đã bị rơi ngay. Rồi đến Tôm nhảy qua được hai đợt, ruột ,gan, vây, vẩy, râu , đuôi đã gần hóa Rồng, nhưng đến lượt thứ ba thì đuối sức ngã bổ xuống mà lưng đã còng lại. Đến lượt con cá chép vào thi thì gió thổi ào ào, mây kéo ầm trời. Cá chép vượt luôn một hồi qua ba đợt sóng và lọt vào cửa Vũ Môn. Cá Chép đã hóa thành rồng phun nước làm giá táp, mưa sa, muôn loài sung sướng, sự sống đã hồi sinh.

Vì vậy ở Trung Quốc, cá Chép thường xuất hiện ở các câu chúc tết như ” Niên niên hữu dư” nghĩa là hi vọng năm nào cũng dư thừa ấm no. Cá chép còn là biểu tượng của sự kiên trì và bền chí.

Kính thưa quí khách, ở giữa này là phiên bản Vạn Lý Trường Thành. Còn phía bên kia là hình tích của bốn con vật linh thiêng Long, Lân, Quy, Phụng, bên tay phải tôi là con Rồng, đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo có lịch sử lâu đời .Nó có hình dạng kỳ lạ, đầu giống như đầu đà, sừng giống như sừng nai, cổ giống như cổ rắn, bụng giống như bụng con giao, mắt giống như mắt thỏ, tai giống như tai bò, chân giống như chân cọp, móng giống như móng chim ưng, vảy rồng giống như vảy cá ly. Rồng là biểu tượng của uy quyền.Tiếp đến là con Lân, nó củng là sản phẩm của trí tưởng tượng, nó có hình như con hươu nhưng lại lớn hơn, mình có vảy, đuôi giống đuôi trâu, chân giống chân ngựa, miệng rộng, mũi to, đầu có 1 sừng, lông trên lưng có 5 màu, lông dưới bụng chỉ có màu vàng, tính rất hiền lành, không đạp lên cỏ tươi, không làm hại các sinh vật khác, nên được gọi là Nhân thú, nghĩa là con thú có lòng nhân từ nó biểu hiện cho sự may mắn. Đây là con rùa, nó tượng trưng cho sự tồn tại và bất diệt. Cuối cùng là hình con chim Phượng, đây là linh vật được biểu hiện cho tầng trên, Phượng thường có mỏ vẹt, chân chim, cổ ngắn.

Bốn con vật này đều rất linh thiêng, mỗi khi có 1 trong 4 con xuất hiện thì nơi ấy ắt có điều lành xảy đến, hoặc có thánh nhân ra đời.

Quí khách có thấy 2 Lân bằng tượng đá ở đây không? Chúng như là người canh giữ cho Hội Quán.
Bước qua cổng tam quan này chúng ta sẽ tham quan các công trình kiến trúc chính của Hội quán như: Tiên đình, chính điện, hậu tẩm….

Kính thưa quí khách, chúng ta đang đứng trong tiền đình. Ở đây có một bộ bàn đá. Nó được dùng làm nơi hội họp, bàn bạc làm ăn của các thương dân Phúc Kiến xưa kia. Quí khách có để ý những vòng hương đang được treo đây không? Đây là một nét nỗi bật của hội quan Phúc Kiến, Tương truyền rằng, Hội Quán Phúc Kiến hay còn gọi là chùa Phúc Kiến rất linh thiêng nên khách hành hương thường hay đến đây và thắp những vòng hương lớn này để cầu chúc sức khoẻ, tài lộc, cho gia đình, bạn bè và cho bản thân. Những vòng hương này được bán ngay tại Hội Quán, nhưng không được phép mang ra ngoài mà phải thắp ngay tại đây. Mỗi vòng hương như vậy cháy trong khoảng 30 ngày. Nếu như có vòng hương nào tắt trước khi cháy hết thì những người trong Hội Quán sẽ thắp lại. Trên các khoanh nhang người cúng thường hay viết một tờ giấy có ghi họ tên đầy đủ của cả gia đình, địa chỉ… để mong muốn được bà phù hộ độ trì cho công ăn việc làm được thuật buồm xuôi gió. Và khi vòng hương cháy hết thì người trong Hội Quán sẽ lấy những mảnh giấy này đốt thành tro. Như vậy lời ước mới linh thiêng.

Xin mời quí khách nhìn về phía bên tay phải mình, đó là bức tranh bà Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng với người hầu của bà và một chiếc thuyền gặp nạn. Chúng ta sẽ tìm hiểu nó kỷ hơn khi chúng ta vào bên trong chính điện.

Còn phía bên bên này là bức tranh miêu tả 6 vị lục Tướng Vương Gia, 6 vị này được thờ ở trong gian hậu tẩm mà chút nữa chúng ta sẽ vào tham quan.

Bây giờ, tôi để cho quí khách một vài phút để chụp hình, sau đó chúng ta sẽ vào tham quan chính điện.



Kính thưa quí khách, hiện nay chúng ta đang đứng trước bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và bà Thiên Hậu Thánh Mẫu – Nữ thần biển ” Thiên Hậu Thánh Mẫu”. Người đã giúp họ tránh hoạn nạn, giông bão trên bước đường phiêu bạt. Bà là vị thần được đặc biệt coi trọng không những ở nơi đây mà ở tất cả các miếu của người Hoa ở Hội An và những nơi mà người Hoa sinh sống. Vì ngày xưa trên bước đường lưu lạc tứ xứ, người Hoa thường đi bằng tàu thuyền mà theo tương truyền thì bà thiên Hậu là người họ Lâm ở tỉnh Phúc Kiến, lúc nhỏ bà là một đứa bé bị câm. Năm lên tám tuổi bà được một ông tiên cho theo học đạo và đến năm 16 tuổi Bà được ông tiên ban cho phép thần thông hô mưa, gọi gió. Và ông ban cho Bà với điều kiện chỉ làm những việc thiện. Bà được gọi là nữ thần của biển cả, hay nữ thần phù hộ cữu giúp những người đi biển. Người Hoa những khi có việc cầu xin bà phù hộ thường mang lễ vật đến làm lễ dâng hương. Sau đó họ thường cúng cho bà những Khoanh Nhang Đại và họ cũng cúng cho hội quán dầu hỏa để thắp đèn trên bàn thờ của Bà. Những Khoanh Nhang này lớn lắm, có thể cháy đến một năm mới hết. Người trong coi hội quán sẽ lấy lần lượt các khoanh đốt dần, cái nào hết thì treo cái khác lên. Trên các khoanh nhang người ta thường hay viết một tờ giấy có ghi họ tên đầy đủ của cả gia đình, địa chỉ… để mong muốn được bà phù hộ độ trì cho công việc được làm ăn thuộc buồm xuôi gió. Hàng năm vào ngày 26 tháng 2 người Trung Hoa nói chung, và người phúc kiến nói riêng tổ chức lễ vía của bà. Tại đây diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.
Bên phải thờ thần Thiên Lý Nhãn tức là vị thần có tài nhìn xa vạn dặm, và bên phải thờ thần Thuận Phong Nhĩ là vị thần có tài nghe xa nghìn dặm họ là 2 vị thần phụ tá cho bà Thiên Mậu Thánh Mẫu phát hiện những người gặp nạn trên biển để bà cứu giúp.

Bên trái chính diện, người ta trưng bày mô hình chiếc thuyền của các thương nhân gặp nạn dùng để đi biển trước đây có niên đại từ năm 1875 với nhiều chi tiết cụ thể. Điều đáng chú ý nhất trên chiếc thuyền là đôi mắt. Người Hội An quan niệm rằng, con người, con vật đều có mắt để nhìn đời và nhìn vào lòng mình thì các đồ vật gắn với vận mạng của con người cũng phải có mắt. Chính vì thế, chiếc thuyền này được vẽ 2 con mắt hai bên, to và rõ để nhìn thấy những tai ương trên biển khơi.

Bây giờ mời quí khách chúng ta cùng tham quan Hậu tẩm. Mời quí khach nhàn bàn thờ ở giữa, đây là nơi thờ của 6 vị Lục Tánh Vương Gia, 6 vị này gồm Khâm Vương, Trương Vương, Thuấn Vương, Chu Vương, Hoàng Vương và Thập Tam Vương. 6 vị tướng người Phúc Kiến này dẫn đầu trong phong trào phản Thanh phục Minh, nhưng thất bại nên đã đưa con cháu mình theo đường biển đến Hội An. Hằng năm ở đây có tổ chức ngày giỗ tổ cho 6 vị này vào ngày 16/2 âm lịch, nhưng trước đó một ngày, nhiều người đã đến dâng hương. Hội quán cũng cúng chay , cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, người khỏe mạnh.
Bàn thờ bên phải là nơi thờ tượng lớn của Bà Chúa Sinh Thai, Bà là người nặn ra hình hài đứa trẻ. Hai Bà phái dưới là một Bà khai sinh và một Bà khai tử. Ở dưới thấp là 12 Bà Mụ, mỗi Bà có nhiệm vụ chăm sóc đứa trẻ mỗi tháng trong 12 tháng đầu đầu tiên. Vì thế khi đứa trẻ chưa đầy một năm tuổi, khi chúng cười hay nói gì đó, người ta cho là các Bà dạy, hoặc khi chúng bị té ngã nhưng không bị thương gì, người ta cho rằng có bà Mụ che chở. Chính vị vậy mà người ta thường hay tổ chức thôi nôi hay đầy tháng để tỏ lòng biết ơn các Bà Mụ. Ngày xưa, trong buổi lễ người ta thường hay chuẩn bị 12 miếng trầu, 12 miếng cau để dâng cúng 12 Bà Mụ và có riêng một lá trầu và một quả cau cho Bà Chúa Sinh Thai. Cũng chính vì sự linh thiêng này mà Hội Quán còn là nơi để cho ngững người hiếm muộn về đường con cái đến đây cầu tự.



Còn phía bàn thờ bên trái là nơi thờ Thần Tài. Vị thần bên trái là Thần Tài Trắng hay còn gọi là Phúc Thần, là vị thần ban của cải, phước lộc. Vị thần bên phải là Thần Tài Đen hay còn gọi là Pháp Thần, là vị thần trừng phạt ngững người sử dụng tiền bạc không phù hợp với đạo lý. Đã có rất nhiều người đến đây để thắp hương cầu tài, cầu lộc và rút xăm đầu năm.
Bây giờ, chúng ta sẽ dừng lại ở đây trong một vài phút để qu khách chụp hình, sau đó chúng ta sẽ rời Hội Quán theo lối của hông của dãy nhà đông tây. Đó là nơi thờ các bài vị của những người thành lập nên Hội Quán này và những người quyên góp tiền của xây và trùng tu Hội Quán.

Nhà Cổ Phùng Hưng - Hội An

Nhà cổ Phùng Hưng “nằm gọn” trong “vòng tay” của Hội An, đã qua 240 năm tuổi. Không chỉ là điểm đến du lịch đặc sắc, nhà cổ Phùng Hưng còn là chứng nhân lịch sử, di tích quốc gia được nhà nước công nhận.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà cổ Phùng Hưng ở Hội An lại thu hút đến hàng trăm ngàn lượt du khách đến tham quan mỗi năm. Lý do nào khiến địa điểm này trở nên nổi tiếng đến vậy? Hãy cùng vén bức màn bí mật để giải mã sức hút bí ẩn về ngôi nhà cổ này nhé!

1.    Địa chỉ nhà cổ Phùng Hưng

Du lịch đến Hội An, hỏi bất cứ người dân bản địa nào về nhà cổ Phùng Hưng, không ai là không biết. Ngôi nhà nằm ở số 4, đường Nguyễn Minh Khai, phường Minh An, Hội An, Quảng Nam. Nhà nằm kế bên chùa Cầu nổi tiếng - ngôi chùa nằm vắt mình qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn, trên đoạn tiếp giáp giữa đường Minh Khai và đường Trần Phú. Du khách đi qua cầu, cách một căn nhà là đến.

 

Nhà-cổ-Phùng-HưngĐịa chỉ nhà cổ Phùng Hưng (Ảnh: Sưu tầm)

Xưa kia, đây chính là một trong những vị trí đắc địa, sầm uất nhất nhì thương cảng Hội An. Thương nhân trong và ngoài nước sẽ đến đây để gặp gỡ, giao thương hàng hóa với nhau.

2. Nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa tên gọi của nhà cổ Phùng Hưng

2.1. Thời gian, thời điểm nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng

nhà-cổ-Phùng-HưngKiến trúc của ngôi nhà chịu ảnh hưởng của 3 nền văn hóa Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam (Ảnh: VnExpress)

Nhà cổ Phùng Hưng đã được Hội An “ôm ấp” suốt hơn 240 năm qua, được xây dựng vào năm 1780. Thời điểm đó cũng là lúc đô thị cảng Hội An đang trong thời kỳ thịnh vượng và phát triển. Chính vì thế, du lịch Hội An, ghé thăm ngôi nhà, ta thấy một thời sầm uất, nhộn nhịp của phố cổ xưa tưởng chừng như đang sống lại.

Ngược dòng lịch sử, ta bắt gặp chủ nhân của ngôi nhà là một thương nhân người Việt. Ông xây dựng với mục đích trở thành nơi kinh doanh lâu dài với các mặt hàng như quế, tiêu, muối, đồ sứ, thủy tinh,... Mong muốn gia đình sẽ làm ăn ngày càng phát đạt, vị thương nhân đã đặt tên cho ngôi nhà là “Phùng Hưng” - cũng là tên hiệu buôn của ông, mang nghĩa là “hưng thịnh”.

 

2.2  Thiết kế nhà cổ Phùng Hưng là sự tổng hòa của 3 trường phái kiến trúc Việt - Nhật – Trung

Với kinh tế dư dả cùng sự kết giao và vốn hiểu biết rộng, vị thương gia đã thiết kế ngôi nhà của mình theo một kiến trúc rất độc đáo và đặc biệt. Đó là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái văn hóa Việt Nam, Nhật Bản và Trung Hoa.

nhà-cổ-Phùng-HưngBộ mái trên khoảng thông tầng có kiến trúc mái Tứ hải xòe ra 4 phía (Ảnh: VnExpress) 

Cụ thể: Hơi hướng Trung Hoa được thể hiện qua hệ thống ban công, cửa sổ và cửa chính. Mái lớn của gian nhà giữa là kiểu mái “tứ hải” (bốn biển) - kiểu kiến trúc quen thuộc của Nhật Bản thời Edo. Mái gian trước và gian sau cùng hệ thống rường cột, sườn gỗ, xà dọc, xà ngang thì mang đậm nét kiến trúc Việt Nam truyền thống. Do được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu từ các loại gỗ quý hiếm nên trải qua hơn hai thế kỷ, ngôi nhà dường như vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp của những ngày đầu.

2.3  Đã 8 thế hệ sinh sống ở nhà cổ Phùng Hưng

 

nhà-cổ-Phùng-HưngNgôi nhà vẫn được giữ gìn và bảo quản tốt nhất (Ảnh: VnExpress) 

Chủ nhân hiện tại của ngôi nhà là con cháu đời thứ 8 của vị thương nhân nọ. Họ vẫn sống ở đây và cố gắng giữ gìn, bảo quản cho ngôi nhà thật tốt. Một xưởng may, thêu thủ công gia đình được mở, tạo ra những món đồ lưu niệm đẹp mắt để khách du lịch ghé thăm có thể mua về làm kỷ niệm. Chủ nhà cũng chính là những vị hướng dẫn viên du lịch am hiểu nhất về ngôi nhà. Họ say sưa và tự hào thuyết minh về nhà cổ Phùng Hưng cho du khách, về các đường nét độc đáo trong kiến trúc, nội thất cổ xưa. 

2.4. Nhà cổ Phùng Hưng - Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.

Nhà cổ Phùng Hưng đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 29/6/1993. Như một đứa con của Hội An, hơn 240 năm qua đi, ngôi nhà cũng đã chứng kiến biết bao thăng trầm tại nơi đất mẹ. 

Nhà-cổ-Phùng-HưngNhà cổ Phùng Hưng đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia (Ảnh: VnExpress)

 

Người dân Hội An hẳn sẽ không bao giờ quên trận lũ lụt lịch sử vào năm 1964. Khi ấy, nước dâng cao đến 2.5m, ngập lên cả sàn gỗ gác. Ngôi nhà thời điểm đó chính là chỗ cư trú an toàn cho 160 người dân trong suốt 3 ngày 3 đêm.

Đến năm 1999, thiên nhiên nổi giận, kéo hai cơn đại hồng thủy đến nhấn chìm cả khu phố cổ, để lại thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất và cũng khiến ngôi nhà bị ảnh hưởng. Nhờ có cửa sập thông giữa hai tầng, chủ nhân của ngôi nhà khi ấy đã khắc phục bằng cách vận chuyển hàng hóa lên tầng trên để giảm bớt thiệt hại. 

1.    Tham quan nhà cổ Phùng Hưng Hội An

Giờ thì hãy cùng mình tham quan chi tiết ngôi nhà nổi tiếng nhất nhì phố cổ Hội An này nhé!

nhà-cổ-Phùng-Hưng Cách bài trí và đồ đạc nội thất vẫn được giữ nguyên (Ảnh: VnExpress)

 

Từ bên ngoài nhìn vào, nhà có dạng hình ống, mặt tiền rộng, thể hiện rõ mong muốn và khát vọng “phát tài phát lộc” của chủ nhân. Nhà cao 2 tầng với 2 nếp nối nhau theo hướng Tây Bắc, có 4 mái.

Thiết kế này cũng rất phù hợp và thuận lợi cho việc kinh doanh, buôn bán thời xưa. Vật liệu chính trong xây dựng là gỗ lim và các loại gỗ quý hiếm khác, khoác cho ngôi nhà một chiếc áo nâu trầm ấm áp và sung túc. Ngay cửa chính của ngôi nhà là hai mắt cửa vô cùng uy nghiêm. Mắt cửa này vừa là vật trang trí, vừa như một linh vật bảo vệ cho căn nhà. Theo quan niệm tâm linh, nó có vai trò canh giữ cho ngôi nhà, xua đuổi những điều xấu. 

3.1. Khám phá kiến trúc độc đáo tại tầng trệt

Trước đây, người chủ đầu tiên đã sử dụng tầng trệt của ngôi nhà để trưng bày, bán hàng. Hiện nay, tầng trệt là nơi lưu trữ cổ vật của gia chủ lúc sinh thời, cũng là nơi tiếp khách. Du khách đến “thăm nhà” có thể ngồi nghỉ ngơi trên bộ bàn ghế được làm từ gỗ quý, sang trọng đặt ở giữa nhà. Các bức tường xung quanh tầng trệt được trang trí bằng những bức chạm trổ đầy tinh tế và nghệ thuật. Những chi tiết chạm khắc tuyệt vời này do chính tay các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng tạo tạc.

nhà-cổ-Phùng-HưngTừ gian ngoài vào gian trong đi qua một cửa giữa. Trên cửa có treo bức hoành phi với 4 chữ “Thế Đức Lưu Quang” (Ảnh: Sưu tầm) 

Hệ thống cột nhà là 80 cây gỗ lim cực kỳ vững chắc. Để làm giảm độ lún cho ngồi nhà, đồng thời tránh cho mọt mối làm hư hại, tất cả cột nhà đều được đặt trên chân đá. Chân đá này giúp ngăn cách tiếp xúc giữa chân cột với đất, hạn chế hư hại. 

3.2. Tham quan lầu 2 nhà cổ Phùng Hưng

Bước lên tầng 2 của căn nhà, du khách sẽ thấy cảm giác linh thiêng và cổ kính bao trùm lên cả căn phòng. Đây là nơi chủ nhà đặt bàn thờ tổ tiên và bà Thiên Hậu Thánh Mẫu. Một chiếc bàn được đặt trước các bệ thờ. Chủ nhà luôn đặt vào đó bảy quân xúc xắc bằng đá cẩm thạch trong chén. Mỗi khi đi xa, họ gieo xúc xắc để quyết định thời gian khởi hành.

 

Nhà-cổ-Phùng-HưngGian thờ tại nhà cổ Phùng Hưng (Ảnh: Sưu tầm)

Do nằm ở vị trí gần sông, xưa kia dễ xảy ra lụt lội nên sàn gác có các ô trống hình vuông, được gọi là các “cửa sập”. Cửa này có thể dễ dàng tháo dỡ để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa từ tầng trệt lên gác mỗi khi lụt lội.

 

Nhà-cổ-Phùng-HưngÔ cửa sập có thể tháo rời trên sàn gác giúp dễ dàng vận chuyển hàng hóa lên gác khi lũ lụt (Ảnh: VnExpress) 

Nhìn lên, bộ phận mái nhà được lợp ngói âm dương. Loại ngói này:

·    Giúp cho căn nhà được thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè, đồng thời, giữ nhiệt tốt vào mùa đông.

·      Trên ngói được chạm khắc hình cá chép. Cá chép là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng, quyền lực trong văn hóa Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc xưa kia.

Nhà-cổ-Phùng-HưngHọa tiết cá chép được chạm khắc trên các phần mái của nhà cổ Phùng Hưng (Ảnh: Sưu tầm) 

Một hành lang hẹp ở gian trong cùng là lối để đi lên lầu 2. Bao quanh lầu 2 là hệ thống hành lang rộng, đều được làm bằng gỗ. Cách sắp xếp cầu thang khoa học khiến cho căn nhà trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn.

 

Nhà-cổ-Phùng-HưngHành lang bao quanh lầu 2 của căn nhà (Ảnh: Sưu tầm) 

Tham quan nhà cổ Phùng Hưng, một cảnh quay chậm về cuộc sống của gia đình thương nhân xưa như được tái hiện lại trước mặt. Điều ấy khiến cho du khách thập phương vừa tò mò, thích thú, vừa thấy mê mẩn, xiêu lòng.