Đồng Hành Việt - Đặt Trọn Niềm Tin!

Dịch trang

Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng

Thông Tin Du Lịch Phổ biến

NHỮNG BĂN KHOĂN VỀ SINH VIÊN DU LỊCH HIỆN NAY CĂN BỆNH NAN Y: “ Ỷ LẠI VÀ HỌC THUỘC LÒNG”


Tôi không biết mở đầu câu chuyện như thế nào? Nhưng không thể không nói, các bạn sinh viên trường du lịch của chúng ta có nhiều điều đáng nói lắm. Tôi đã và đang tiếp xúc với các bạn sinh viên đang học di\u lịch, hầu hết các bạn đều bị ảnh hưởng thói quen học thuộc lòng đã vậy một số bạn chưa tập được thói quen tìm tài liệu từ sách báo, web và “lười” đến thư viện. Vậy thì bài thuyết minh của các bạn sinh viên như thế nào? Lớp học đào tạo hướng dẫn của tôi sắp đi vào ngỏ cụt, vì sao vậy? Bởi vì các bạn sinh viên thật sự chưa cố gắng. Ban đầu tôi cung cấp tài liệu cho các bạn, tình hình có vẻ ổn vì các bạn học thuộc rất máy móc, có thể nói đọc không sai 1 từ nào. Một thời gian sau tôi yêu cầu các bạn tự soạn bài, đề tài cũng không khó lắm: các bảo tàng, di tích lịch sử, tôn giáo và lịch sử sài gòn.
Hầu hết các điểm tham quan đều được các bạn soạn khá sơ sài, có thể nói là quá đơn điệu. Nếu cứ như vậy làm sao có thể làm hướng dẫn viên? Nếu Hướng Dẫn Viên nào cũng có 1 bài thuyết minh giống nhau thì…. Theo suy nghĩ của tôi Hướng Dẫn Viên đó tự đào thải mình, các bạn sinh viên thực tập khi soạn bài chưa tìm hiểu kỹ đề tài và các khía cạnh lien quan đến đề tài, chủ yếu soạn để nhằm có tính chất đối phó. Các bạn không có lòng say mê nghiên cứu, hầu hết có ngọn mà không có gốc. Ai cũng biết để xây dựng 1 ngôi nhà cần phải có nền móng vững chắc, làm bất cứ cái gì cũng vậy nếu bản than chúng ta không có 1 trình độ nhất định làm sao chúng ta có thể làm tốt công việc được. Mà xã hội hiện nay càng lúc càng phát triển, du khách cũng là những người có trình độ và sự hiểu biết, nếu hướng dẫn viên trình độ quá kém vậy thì làm sao có thể đối thoại với khách. Để làm một hướng dẫn viên du lịch, các bạn cần phải nắm được lịch sử, văn hóa, giao tiếp, thời sự xã hội, dù các giảng viên rất giỏi cũng thể truyền đạt hết cho các bạn sinh viên được, vậy thì chúng ta phải tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, Các Thầy Cô là người hướng dẫn cho ta những con đường để chúng ta đi, nhưng có đi được đến hết con đường hay không là ý thức – khả năng và sự cố gắng của mỗi người. Là những Hướng Dẫn Viên tương lai mà các bạn như vậy thì “hết thuốc chữa”. Chẳng biết trong trường các Thầy Cô dạy dỗ các bạn như thế nào mà từ khi Đạt mở Câu Lạc Bộ Đào Tạo Hướng Dẫn, Đạt phải hướng dẫn các bạn sinh viên từ nề nếp kỷ luật, lớp học không phải đóng tiền vậy mà các bạn đi trễ về sớm, xem lớp học như là cái chợ, muốn thì đến, có việc gì thì nghỉ mà không hề thông báo 1 tiếng, ngày nào Đạt cũng phải ra điểm hẹn chờ đợi các bạn đến (phát ngán luôn) về lời chào đoàn, nếu ai đã và đang là hướng dẫn viên, thử nghe 1 lần các bạn sinh viên chào đoàn sẽ thấy ngán ngẩm ngay, hầu hết các bạn có 1 bài chào đoàn y hệt như nhau “hân hoan chào đón……” ngày nào Đạt cũng nghe đến chán. Vừa rùi Đạt cho các bạn tự chọn đề tài và soạn bài thuyết minh, các bạn làm Đạt thất vọng và buồn rất nhiều,bài soạn của các bạn khá đơn điệu, thậm chí không đầy dủ về những cái cơ bản nhất như cấu trúc của một bài thuyết minh: tên gọi, thời gian xây dựng, người xây dựng, năm sửa chữa và mục đích xây dựng…được công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm nào…. , Đạt xin đưa ra một vài ví dụ như sau:

- Bến Nhà Rồng, do 1 công ty của Pháp… đến phần này, các bạn loay hoay mải vẫn không đọc xong tên gọi cùa Công Ty đó. Ai cũng biết Bến Nhà Rồng là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vậy mà phần nói về Bác Hồ khá sơ sài và đơn điệu. Như vậy thổi cũng đủ nói lên 1 điều: các bạn soạn bài chỉ có tính chất đối phó, làm cho xong và thiếu sự tìm tòi. Hơn nữa những gì bạn nói, Hướng Dẫn khác cũng có thể nói được, vì đó là 1 di tích lịch sử mà? Như vậy đầu là sự khác biệt trong bài thuyết minh của bạn so với người khác? Mà khách du lịch không phài là người được tới Bào Tàng 1 lần, họ sẽ nhận ra ngay và thậm chí còn phát hiện được khi bạn nói sai và chưa đầy đủ.

- Bài thuyết minh của 1 bạn khác về “Nhà Thờ Đức Bà”: chỉ nói được 1 phần về việc
xây dựng, kiến trúc, thậm chí bạn còn không biết Nhà Thờ đó thuộc Dòng Tu nào và bên trong Nhà Thờ có gì, thờ ai? Tới mức độ khi Đạt hỏi Nhà Thờ đó hiện nay như thế nào, bạn sinh viên trả lời: “đóng cửa, chỉ dành cho khách du lịch đến tham quan’ Nói về Nhà Thờ mà lại không nhắc gì đến Chúa Jesu, Đức Mẹ…. không nói được các đặc điềm nổi bật của Nhà Thờ Đức Bà nếu du khách hỏi: “tôi thấy nhà thờ này bình thường như bao nhà thờ khác vậy tại sao nhà thờ này được xem là 1 di tích lịch sử để đưa du khách đến tham quan?’ Các bạn sẽ trả lời như thế nào? Vậy theo các anh, các chị bài thuyết minh đó như thế nào?
- Mấy tuần nay Đạt khá mệt mỏi và buồn cho các bạn sinh viên du lịch bây giờ, chẳng
biết tương lai của các bạn ra sao? Đạt có khuyên các bạn, khi tìm hiểu về di tích nào thì nên thu xếp thời gian đến đó để xem qua vậy mà có bạn sinh viên nào đi đâu?
- Chưa đâu nha Đạt mà trách các bạn thì các bạn lại “nhảy dựng” và nói là: sẽ không ra sinh hoạt nữa. Nếu không vì nghĩ cho các bạn, có lẽ Đạt đã giải tán Câu Lạc Bộ này, bởi vì CLB lập ra chủ yếu để các bạn rèn luyện chính bản thân các bạn chứ đâu phải để Đạt tới đó nói từ A  Z? Nếu như vậy cuối cùng Đạt là người giỏi còn các bạn lại không biết gì. Mội lần cho các bạn lên nói, các bạn đùn đầy nhau, ngoài ra còn có bạn vì sợ phải nói nên…ở nhà luôn.
Bài viết này như 1 lời tâm sự chân tình của Đạt với các bạn sinh viên du lịch còn ngồi trên ghế nhà trường. Nếu các bạn xác định được sẽ làm những hướng dẫn viên du lịch trong tương lai thì các bạn phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, còn không Đạt nghỉ các bạn nên đổi ngành học khác nếu không các bạn sẽ tốn thời gian, tiền bạc mà chẳng được gì. Các bạn phài hiểu 1 điều: “bất cứ sự thành công nào đều phài đổ nhiều mồ hôi, công sức” chẳng có cái gì dễ dàng có được nếu không phấn đấu. Mà nghề HDV là nghề phục vụ và luôn phài đổi mới mình.
Đạt rất mong các Anh Chị có kinh nghiệm, đã và đang là hướng dẫn, điều hành du lịch có ý kiến đóng góp và xây dựng để các bạn sinh viên Hướng Dẫn Du Lịch hoàn thiện hơn.
“Học, học nữa, học mãi”