|
Nhà văn tiền phong Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh, tên thật là Hồ Văn Trung, tự là Thứ Tiên, sinh năm 1885 (có tài liệu ghi năm 1884) tại làng Bình Thành, nay thuộc xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang |
|
Trương Định với Gò Công - Trung tâm kháng chiến chống Pháp mạnh nhất ở Nam kỳ hồi nửa sau thế kỷ XIX 21-4-2008
Trương Định sinh năm 1820 tại thôn Tư Cung, phủ Bình Sơn, trấn Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) trong một gia đình quan chức yêu nước |
|
Về một gia tộc nổi tiếng âm nhạc ở Việt Nam 18-4-2008
Giáo sư tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê vang danh cả thế giới về âm nhạc truyền thống Việt Nam và phương Đông. Giáo sư xuất thân từ một gia đình nổi tiếng về âm nhạc và cách mạng ở xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang |
|
Hoàng Tuyển - Họa sĩ đầu tiên ở Việt Nam vẽ tranh chân dung Bác Hồ bằng máu 17-4-2008
Họa sĩ Hoàng Tuyển, sinh năm 1912 tại xã Tân Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Năm 16 tuổi, ông học vẽ với ông Huỳnh Phác một thầy dạy vẽ ở địa phương. Năm 20 tuổi, ông thành nghề, đi vẽ và trang trí sân khấu cho các gánh cải lương ở Nam Bộ |
|
Làng nghề đóng Tủ thờ nổi tiếng nhất Tiền Giang 8-1-2008
Làng nghề này tọa lạc tại ấp Ông Non, xã Tân Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Theo những bậc cao niên cố cựu ở đây; người đầu tiên đóng tủ thờ là ông Nguyễn Ngọc Hải, sinh năm 1890, làm nghề thợ mộc. Sau đó, nghề đóng tủ thờ ở đây ngày càng phát triển, tạo thành một làng nghề nổi tiếng. Trên những chiếc ghe chài, tủ thờ của xóm Ông Non được chở đi bán ở khắp nơi; và được khách hàng rất ưa chuộng. Thương hiệu “tủ thờ Gò Công” xuất hiện từ khi đó |
|
Cuộc khởi nghĩa lớn nhất ở Nam kỳ trong nửa sau thế kỷ XIX
Đó là cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo |
|
Trường Trung học được thành lập sớm nhất và được phong danh hiệu Anh hùng Lao động đầu tiên ở Tiền Giang
Đó là trường trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu. Nguyên thủy trường có tên là Collège de Mitho được thành lập ngày 17 - 3 - 1879. Năm 1942, trường đổi tên thành trường Collège Le Myre de Vilers. Năm 1953 trở về sau, trường được mang tên nhà yêu nước Nguyễn Đình Chiểu |
|
Từ Dũ: Vị Thái hậu sống thọ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam
Từ Dũ (có sách chép là Từ Dụ) có tên thật là Phạm Thị Hằng, sinh năm 1810 tại giồng Sơn Quy, nay thuộc xã Long Thuận, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Thân phụ của bà là Thượng thư bộ Lễ Phạm Đăng Hưng – một đại công thần của triều Nguyễn. Bà là hoàng phi của vua Thiệu Trị và là người hạ sinh ra hoàng tử Nguyễn Phúc Hồng Nhậm; sau này là vua Tự Đức |
|
Hồ Biểu Chánh nhà văn có nhiều tác phẩm nhất Việt Nam
Hồ Biểu Chánh có tên thật là Hồ Văn Trung, tự là Thứ Tiên, sinh năm 1885 tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công cũ (nay thuộc xã Thành Công, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) |
|
Nữ soạn giả cải lương đầu tiên ở Việt Nam
Bà Lê Thị Nam có nghệ danh Bảy Nam, sinh năm 1913 ở làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho (nay là thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình công chức |
|
Nơi có nghề làm Bánh Giá ngon nhất ở Tiền Giang
Chợ Giồng (Gò Công Tây) là nơi có nghề làm bánh giá rất nổi tiếng. Theo lời truyền miệng của cư dân, nghề này xuất hiện cùng lúc với quá trình khai hoang lập ấp của người Việt ở vùng đất này vào thế kỷ XVII |
|
Vị lương y viết nhiều sách nhất Tiền Giang
Việt Cúc có tên thật là Nguyễn Văn Tám, sinh năm 1906 tại Tân Tây, Gò Công Đông, Tiền Giang. Năm 1921, ông bắt đầu theo học nghề thuốc Đông y; và sau đó, nổi tiếng khắp nơi về tài chữa bệnh và y đức. Ông còn nghiên cứu bào chế các vị thuốc từ những loài dược thảo ở nước ta để thay dần các loại thuốc Bắc nhập từ Trung Quốc và cổ súy việc người nước Nam dùng thuốc của nước Nam. Song song đó, ông còn mở lớp, thu nhận học trò từ nhiều nơi để đào tạo thầy thuốc y dược học dân tộc |
|
Anh hùng LLVT trẻ tuổi nhất Tiền Giang, người thiếu niên gỡ mìn nổi tiếng nhất Việt Nam
Hồ Văn Nhánh sinh năm 1955 tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình nông dân.Năm 1968, ông giác ngộ cách mạng, tham gia Đội du kích mật của xã nhà. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) của ta, địch tiến hành phản kích quyết liệt; cho nên chiến trường bị chia cắt và hầu như địa phương nào, trong đó có xã Long Hưng, cũng gặp khó khăn về vũ khí và đạn dược |
|
Cuộc đua xe đạp được tổ chức sớm nhất ở Tiền Giang
Năm 1863, ở Gò Công, chính quyền thực dân Pháp cho thành lập Nhà Bưu điện và điện tín có trụ sở đặt tại tỉnh lỵ và sáu Trạm bưu điện ở các xã Bình Xuân, Đồng Sơn, Long Hựu, Tăng Hòa, Tân Niên Tây, Vĩnh Lợi |
|
Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang đầu tiên ở Tiền Giang được dựng thành phim truyện
Đoàn Thị Nghiệp sinh năm 1925 tại xã Hội Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho cũ (nay là Tiền Giang) |
|
Ngôi chợ được thành lập sớm nhất ở Tiền Giang
Đó là Mỹ Tho đại phố (chợ phố lớn Mỹ Tho) được thành lập năm 1679, tọa lạc tại thôn Mỹ Chánh. Vị trí của ngôi chợ này nằm ở bờ tả ngạn của vàm bên trái rạch Mỹ Tho, lọt khung giữa các con đường Nguyễn An Ninh, Nguyễn Huỳnh Đức, Trịnh Hoài Đức và Đinh Bộ Lĩnh, thuộc các phường 2, 3, 8 ngày nay (vàm này bị lấp khoảng năm 1934 – 1935) |
|
Ban "Ca ra bộ" xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam
Từ loại hình ca nhạc tài tử, vào năm 1910, ở Mỹ Tho, ông Nguyễn Tống Triều (Tư Triều) đã cho thành lập ban “ca ra bộ” mang tên của chính ông: Ban “ca ra bộ” Tư Triều. Đây là một loại hình âm nhạc – nghệ thuật lần đầu tiên được xuất hiện ở Việt Nam. “Ca ra bộ” là vừa ca, vừa ra điệu bộ phù hợp với lời ca |
|
Độc đáo ngôi nhà trăm cột, 150 tuổi 20-5-2006
Theo nhận xét của các chuyên gia Nhật thì ngôi nhà nầy tồn tại khoảng 150 năm và đã qua nhiều lần sửa chữa. Nhà có kết cấu kèo cột kiểu chồng rường, bằng loại gỗ căm xe. Các hoa văn chạm khắc, trang trí trên các bộ kèo, xiên, trính và trên các vách cửa, các bao lam bên trong rất đặc sắc theo phong cách đặc trưng Nam bộ |
|
Đồng nữ ban - gánh cải lương toàn phụ nữ đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam
Năm 1927 được sự chỉ đạo của Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên Nam kỳ và Tỉnh bộ Hội Việt Nam Thanh niên tỉnh Mỹ tho; những hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên xã Vĩnh Kim mà chủ chốt là Trần Văn Hoè, Trần Ngọc Viện và Nguyễn Thị Dành (cô và mẹ ruột của GSTS Âm nhạc Trần Văn Khê) đã sáng lập cải lương Đồng Nữ Ban |
|
Con kênh được đào đầu tiên ở Nam Bộ
Đó là kênh Bảo Định. Trước khi có con kênh này, tại đây đã đó rạch Vũng Gù ở về phía đông bắc, chảy từ sông Vàm Cỏ Tây đến quán Thị Cai; và rạch Mỹ Tho ở về phía nam, chảy từ chợ Lương Phú (nay thuộc xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) ra sông Tiền. Khoảng giữa bắc – nam, tức là từ quán Thị Cai đến chợ Lương Phú là ruộng vườn liên tiếp |
|
Việt Ánh – nhà thơ viết trường ca và diễn ca đầu tiên ở Tiền Giang
Việt Ánh sinh năm 1914 tại An Hữu, Cái Bè, Tiền Giang. Năm 1936, ông giác ngộ cách mạng và hoạt động ở xã nhà. Tháng 8-1945, ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Cái Bè. Đầu năm 1946, ông thoát ly gia đình, tham gia kháng chiến chống Pháp. Lúc bấy giờ, ông là cán bộ sáng tác văn học thuộc Phòng Chính trị Quân khu 8 rồi Quân khu 9 |
|
Huỳnh Đình Điển - người kinh doanh khách sạn đầu tiên ở Tiền Giang
Huỳnh Đình Điển chưa rõ năm sinh, năm mất, người làng thành phố, tỉnh Gò Công (nay thuộc Thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Đầu thế kỷ XX, ông là người đầu tiên xuất vốn xây dựng và kinh doanh khách sạn ở Mỹ Tho. Khách sạn có tên là Nam Kỳ, toạ lạc tại khu vực ga xe lửa và bến tàu lục tỉnh (nay là khu vực công viên Thủ Khoa Huân, phường 1, TP.Mỹ Tho) |
|
Nguyễn Văn Chì - vị Giám đốc đầu tiên của Sở Giáo dục Nam bộ
Nguyễn Văn Chì sinh năm 1903 tại Lương Hoà Lạc, Chợ Gạo, Tiền Giang. Nguyên là giáo viên tiểu học, nhưng sau đó, bằng con đường tự học, ông thi đổ trường Cao Đẳng sư phạm Đông Dương.Năm 1928, ông tốt nghiệp chuyên ngành việt văn, đi dạy học ở các trường trung học Cần Thơ,Mỹ Tho, Pétrus Ký Sài Gòn |
|
Người phụ nữ đầu tiên lập nhà in và nhà xuất bản
Đó là bà Phạm Thị Bạch Vân, người làng Thành Phố, tỉnh Gò Công (này là thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang) |
|
Phùng Há nữ nghệ sĩ cải lương sống thọ nhất
Nữ nghệ sĩ Nhân dân Phùng Há. tên thật là Trương Phụng Hảo, sinh năm 1911, tại làng Điều Hoà, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tp.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Năm 13 tuổi, bà chính thức đi hát cho gánh hát Tái Đồng Ban ở Mỹ Tho. Do có năng khiếu công với sự trao dồi, rèn luyện không ngừng vì nghệ thuật, nên chẳng mấy chốc, tên tuổi của bà đã được nhiều nơi biết đến và là đào chánh của nhiều gánh hát lớn lúc bấy giờ |
|
Nguyễn Sáng họa sĩ đầu tiên ở Tiền Giang được ghi tên trong “Từ điển bách khoa Larousse” (Pháp)
Nguyễn Sáng Sinh năm 1923 tại Làng Điều Hoà, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc phường 1, TP Mỹ Tho , tỉnh Tiền Giang). Năm 1938, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương |
|
Chiếc xáng múc (tàu cuốc) đầu tiên được xuất hiện ở Tiền Giang
Kênh Bảo Định được đào vào đầu thế kỷ XVIII và được cải tạo vào đầu thế kỷ XIX thường hay bị cạn lấp. Trong khi đó, thực dân Pháp lại rất muốn tăng cường khả năng khai thác con kênh này nhằm mục đích an ninh, quân sự, kinh tế, thông tin liên lạc và vận tải, để phục vụ cho việc ổn định và củng cố nền thống trị của bọn chúng ở Tiền Giang nói riêng và Nam bộ nói chung |
|
Bảo tàng rắn đầu tiên ở Việt Nam
Đây là Trung tâm được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ bảo tồn các loại động vật quý hiếm, nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc y học cổ truyền dân tộc và cấp cứu điều trị rắn độc cắn ở đồng bằng sông Cửu Long |
|
Vĩnh Tràng – Ngôi chùa đẹp nhất và có nhiều du khách đến tham quan nhiều nhất Tiền Giang
Năm 1849, hòa thượng Huệ Đăng đã vận động tín đồ góp công, góp của xây dựng chùa theo lối kiến trúc của chùa Giác Lâm ở Gia Định, nhưng to lớn hơn với 178 cây cột, 2 sân thiên tỉnh, 5 lớp nhà (chùa Giác Lâm có 98 cột, 1 sân thiên tỉnh, 3 lớp nhà) |
|
Rạp Thầy Năm Tú - Rạp hát cải lương đầu tiên ở Việt Nam
Châu Văn Tú còn gọi là thầy Năm Tú hay Pierre Tú, người xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Vốn sinh ra ở vùng đất có truyền thống âm nhạc, nên ông rất say mê nghệ thuật cải lương. |
|