Đồng Hành Việt - Đặt Trọn Niềm Tin!

Dịch trang

Người Đi Tìm Hình Của Nước

Thông Tin Du Lịch Phổ biến

Lâm Đồng, Bảo Lộc: Thác Bobla

Đây là một thác nước đẹp, hùng vĩ vừa được tôn tạo thành khu du lịch sinh thái mới ở xã Liên Đầm, huyện Di Linh (Lâm Đồng). Bobla được xem như một nàng tiên tuyệt trần vừa được đánh thức bởi vì thác được phát hiện khá lâu nhưng mãi đến năm 2000 mới được giới thiệu cùng du khách và  là điểm dừng chân tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước, trên lộ trình hoặc trong những tour du lịch từ TP HCM lên Đà Lạt.
Nằm cách không xa quốc lộ 20, nên ngay từ xa đã có thể nghe tiếng thác vọng cả núi rừng. Ấn tượng đầu tiên khiến du khách phải ngỡ ngàng là dòng thác cao 50m rộng 12m, nằm giữa hai ngon đồi hình voi phục như một dải lụa trắng tinh đổ sầm sập xuống lòng hồ, tung bọt trắng xoá.
Thiên nhiên ở đây đẹp như tranh vẽ, thác nước nằm gọn trong khu rừng nguyên sinh còn lưu giữ nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi; hai bên thác là vách đá cao phủ rong rêu, rễ cây cổ thụ buông xuống; dòng suối chảy lặng lờ, len trong những tảng đá, hai bên bờ cây cỏ, hoa dại nở quanh năm chạy tít tắp về phía buôn làng, hơi sương bay khắp một vùng trời... Tất cả tạo nên vẻ đẹp vừa nguyên sơ, vừa huyền hoặc của núi rừng cao nguyên Di Linh.
Trong ngôn ngữ của người Cơ Ho, Bobla do được đọc lêch từ 2 âm ‘PốPla’, có nghĩa là ‘Đầu Ngà Voi’, ‘Pố: nghĩa là đầu và ‘Pla’ có nghĩa là ngà voi.
Đồng bào các dân tộc bản địa sinh sống trên vùng đất này đã xem thác Bobla là biểu tượng của sự bất khuất, là sức mạnh của cư dân miền sơn cước, quê hương của chàng Liang Dăm, người đã có công đánh đuổi quân Chăm từng kéo lên quấy nhiễu, giày xéo buôn làng.
Chuyện xưa kể rằng: Thuở trước, vùng đất của Thác Bobla là nơi giao tranh thường xuyên giữa quân Chăm và người Cơ Ho. Thời đó quê hương của người Cơ Ho ở Di Linh bị giặc chiếp đóng. Người Cơ Ho muốn được bình yên, phải thường xuyên cống nạp những sản vật quý giá cho giặc như: ngà voi, sừng tê giác và những loại da thú quý hiếm…
Một ngày kia , tộc trưởng của người Cơ Ho săn được một con voi có cặp ngà rất lớn và mang cặp ngà này dâng lên cho thủ lĩnh của quân giạc với lời thỉnh cầu:’Hãy để dân làng Cơ Ho được bình yên’. Họ nhận lễ vật và hứa chấp nhận lời thỉnh cầu của người Cơ Ho,  rồi đặt tên cho thác nước nơi này là ‘Pố Pla’. Tuy nhiên chẳng bao lâu, họ không thực hiện lời hứa mà còn đem quân  tiến đánh người Cơ Ho. Nhưng  những lần tấn công này họ phải đối đầu với sức mạnh phi thường của chàng dũng sĩ Liang Dăm.
Liang Dăm là một chàng thanh niên mồ côi đến đây làm thuê cho người Cơ Ho trong nhiều năm qua, nhưng không một ai biết được nguồn gốc quê hương của chàng. Khi đội quân hùng hậu của giặc tấn công các buôn làng, người d6n cơ Ho hoảng sợ bỏ chạy tán loạn, chỉ một mình chàng Liang Dăm bình tĩnh trụ lại buôn làng theo dõi tình hình quân giặc. Chàng tiến đến bẻ một nhánh của gốc cây trâm bên dòng thác rồi hướng về phía quân thù. Một điều lạ xảy ra, cành trâm trong tay chàng hướng đến đâu, quân giặc ở đấy bỏ chạy hoảng loạn. Nhân cơ hội này một người đàn ông Cơ Ho của Buôn làng tên Lăng Ler kêu gọi dân làng cầm gươm đến giết giặc. Giặc tan, Lăng Ler cùng dân làng đến tạ ơnchàng thanh niên mồ côi này đã giúp cho buôn làng thoát được giặc ngoại xâm. Nhưng chàng Liang Dăm đi về phía ngọn thác và tan biếtn vào làn khói nước từ lúc nào’  Ngọn thác ấy ngày nay chính là thác Bobla và cây trâm cổ thụ ngày xưa vẫn còn tươi tốt. Đến Bobla ngày nay  đã được xây dựng mở rộng và khôi phục lại những khu rừng già hoang vu để đưa vào phục vụ khách du lịch, du khách có thể vượt thác, thám hiểm núi, câu cá, cắm trại..
Bài đăng được thực hiện bởi CLB Hướng Dẫn Viên Đồng Hành Việt
Mr Tiến Đạt - Chủ nhiệm CLB
M: 0903976833 - 0906976833
Y: tiendatdongphuong, tourguidegroup_donghanhviet
E: tourguidegroupdonghanhviet@gmail.com
W: www.tourguidegroupdonghanhviet.blogspot.com

Lâm Đồng Tu Viện Bát Nhã


Tu Viện Bát Nhã toạ lạc trên một ngọn đồi cao có diện tích 18 hecta thuộc thôn 10 , xã Damb’ri, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Công Trình kiến trúc tôn giáo này cách Khu Du Lịch sinh thác Damb’ri khoảng 2km, gồm 2 khu: khu Tăng được gọi là Rừng Phương Bối và Khu Ni được gọi là Bếp Lửa Hồng.
Tu viện (TV) này được khởi công xây dựng từ năm 1998, do Thương Toạ Thích Đứd Nghi khai sơn. Công trình có nét kiến trúc độc đáo mang màu sắc Á Đông với mái ngói 2 tầng cong vút cổ kính được kết hợp với không gian thiên nhiên làm cho công trình càng nổi bật giữa những rừng chè bạt ngàn, tạo nên cảnh quan đẹp, thơ mộng trong khuôn viên rộng 35 hecta. Trong khuôn viên tu viện, ngoài rừng thông là loài cây phổ biến của vùng đất Tây Nguyên, còn có các loài cây kiểng quá giá như cau, thiên tuế,tùng…
Đây là nơi dành cho các vị Tăng Ni tu tập theo môn phái Tịnh độ của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Tất cả những sinh hoạt hằng ngày như đi đứng, nằm ngồi, ăn mặcv.v…đều được tập trung cao độ gọi là ‘chánh điện’. Ăn cơm trong chánh niệm: theo triết lý nhà Phật, ngoài ý nghĩa đơn giản của ăn cơm là nhai thật kỹ thức ăn nhằm giúp chuyển hoá tốt để nuôi sống cơ thể, còn hàm chứa bao điều sâu xa khác như quan niệm trong khi ăn, quán niệm về những thứ ta đang ăn là những sản  phẩm do đất trời và con người tạo tác; hiện hữu trong bát cơm thơm ngon, trắng tinh ấy có hình ảnh lam lũ, vất vả của người nông dân trên cánh đồng; hành trình của hạt gạo phải chịu ‘một nắng hai sương’ và bao công đoạn xay,giã,dần,có cơm ăn áo mặc…Quán niệm để hiểu được những điều như thế trong mỗi hành động của con người sẽ giúp ta biết sống san sẻ, yêu thương nhau, trân trọng những tạo vật của đất trời và giá trị cuộc sống của con người.
Phía bên phải chánh điện, đường dẫn lên đồi  trước rừng thông là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 350cm ngự giữa hòn giả sơn, tay cầm bình tịnh thủy nhỏ từng giọt nước trong vắt nhiệm màu cho những ai cần xoa dịu cơn bệnh và nỗi khổ đau.. Đây là một khu vườn được thiết kế, xây dừng rất đẹp, tạo cảnh quan cho ngôi tu viện càng tăng thêm nét thâm nghiêm nhưng không kém phần thơ mộng. Hòn giả sơn cao gần 10m, là nơi du khách Phật tử thường lên ngồi dưới chân Quan Thế Âm  niệm Phật hoặc chiêm ngưỡng cảnh đẹp thanh tịnh quanh đồi. Dưới chân hòn giả sơn là hồ nước rộng và những chiếc cầu được bắt quanh tạo cảnh quan và là nơi dành cho du khách nghỉ ngơi ngắm cảnh.
Đây là một điểm tham quan mới, một nét du lịch tâm linh trong những chuyến hành hương của văn hoá Việt, một điểm dừng chân lý tưởng dành cho du khách được kết hợp với điểm tham quan Thác Damb’ri tạo nên tuyến thú vị của địa danh Bảo Lộc. Khi du khách đặt chân lên miền Cao Nguyênđầy vẻ quyến rũ này, lại được nhìn ngắm ngôi tu viện từ xa sẽ khiến tâm hồn cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thoát để quên đi những gánh nặng đời thường.

CHUYÊN ĐỀ VỀ TRÀ

Km 136: Nông trường trồng trà
TRÀ LÂM ĐỒNG
Trà có ở Việt Nam lâu đời. Được trồng thành đồn điền 1877.
Tỉnh Lâm Đồng trồng Trà từ thời Pháp thuộc, năm 1930 một rung tâm nghiên cứu nông học được thành lập ở Bảo Lộc, nghiên cứu các giống Trà phục vụ cho việc phát triển các đồn điền. Sau năm 1954 bên cạnh những đồn điền càfê rộng lớn cùa Pháp còn có các đồn điền nhỏ của người dân di cư từ Miền Bắc. Ơ Pleiku và Kom Tum các đồn điền Trà quan trọng là Catecka và Pit.
Ở Bảo Lộc, Di Linh giống Trà Shan được trồng nhiều. Đây là giống trà lá nhỏ, thường được gọi là “ Bạch mao trà”, được chế biến thành loại trà xanh mà người Việt rất yêu thích. Ngoài ra còn có Trà Assam, chế biến thành loại Trà Đen để xuất khẩu trung bình 1 ha trà thu hoạch chế biến khoảng 800 kg trà thô, trung bình 1 tháng người ta thu hoạch khoảng 2 lần và khai thác khoảng 20-25 năm phá bỏ, trồng mới. Trong cây trà người ta phân tích là có 13 chất với 120 hoạt tính khác nhau trong đó quan trọng nhất là Tanin và Cafein, hai chất này gíup người uống trà tiêu hoá dễ dàng kích thích thần kinh.
Chế biến và phân loại Trà:
Trà đọt hay trà Móc Câu, đây là búp trà sau khi sấy có dạng như móc câu. Nếu là giống trà Shan sau khi sấy xong bên ngoài đọt trà có một lớp lông trắng mờ, mà người ta gọi là trà Bạch Mao.
Trà Lá hay Trà Buồm có giá trị thấp sử dụng đại trà
Diện tích cả nước hiện nay là 160.000 ha Lâm Đồng 16.000ha, Bảo Lộc 10.000 ha. Năng suất 18-20 tấn lá/năm/ha.
Cây trà có tên khoa học là Camelia Sinencis, thuộc họ Theacae. Ở Việt Nam, tuỳ từng địa phương gọi tên loại nông sản này là "trà" hoặc "chè". Trà có hoa trắng, lá xanh tốt quanh năm. Thân cây trà mọc hoang có chiều cao từ 5 - 10m; nhưng trong đồn điền, người ta cắt xén cho thân cây trà cao khoảng 50 - 120cm, để người nông dân dễ dàng hái lá và nụ khi thu hoạch. Người ta thường cắt ngang thân những cây già để chồi mới được phát triển; phương pháp này giúp cho cây trà đạt đến tuổi thọ 100 năm là bình thường.
Theo các tài liệu nghiên cứu cho biết, người ta đã tìm thấy dấu tích cùa lá và cây trà hoá thạch ở đất tổ Hùng vương thuộc tỉnh Phú Thọ. Người ta còn đặt vấn đề, cây trà đã có từ thời đồ đa thuộc Văn Hoá Hoà Bình. hiện nay ở vùng suối Giàng thuộc tỉnh Yên Bái, nơi có độ cao khoàng 1.000m so với mực nước biển có một rừng trà hoang với khoảng 40.000 cây trà dại, trong đó có một cây trà cổ thụ mà ba người ôm không hết. Như vậy có thể nói, Việt Nam chính là một trong những chiếc nôi cổ  nhất của cây trà trên thế giới và kết luận của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã khẳng định điều này.
Hạt trà được ươm sáu tháng có rễ chuột (rễ chính), thân dài khoảng 30cm sẽ được nhổ lên cắt lông tơ và một phần nhỏ của  của đuôi chuột. Sau đó, dùng nọc xoi vào đất và đặt cây trà vào, chèn đất thật chặt. Sau 3 năm, trà có thể được thu hoạch. Hiện nay, người ta có thể chiết cành giâm vào bầu đất, chờ đến khi phát triển thành cây thì mang đi trồng và có thể là thu hoạch sản phẩm sau 2 năm; kỹ thuật này có ưu thế là xác định được giống trà một cách rõ ràng. Thời gian khai thác cây trà dài hay ngắn tuỳ thuộc vào phương pháp chăm sóc và tưới bón của nhà nông, có thể kéo dài đến 100 năm.
Vào mùa nắng, cần phải giữ độ ẩm cho cây trà bằng cách tưới nước thường xuyên. Người ta thường dùng phương pháp tưới phun. Tuy kỹ thuật của mỗi nhà nông và vùng đất mà bón phân thích hợp cho cây trà. Thường xuyên cắt tỉa, để thân cây trà vừa tầm tay người thu hoạch. Để bảo quản tốt  vườn trà, các cây trà bị sâu cần phải được nhổ bỏ ngay, vì cây trà kỵ thuốc trừ sâu rầy. Mỗi tháng, thu hoạch trà từ 3 - 4 lần. Việc hái trà cũng rất quan trọng và được quy định rõ ràng, trà xanh được ngắt hai lá, trà Ô Long được ngắt ba lá to và búp...
Trà xanh là loại trà không ủ lên men, phân biệt với trà đen, có hương tự nhiên, không ướp hoá chất hoặc bất kỳ hương liệu nào. Trà được rang trong chảo bằng gang. Lá trà được cuộn bằng tay hoặc bằg máy rồi đem rang một lần nữa. Trà xanh được ướp hương như hoa sen, lài, cúc, sói, ngâu...được gọi là trà xanh hương lài, trà xanh hương sen...Đặc biệt trà hương sen là loại trà quý chỉ dùng để tiếp đãi khách tri ân hoặc làm quà biếu.
Trà đen là loại trà được ủ cho lên men. Chế biến trà đen phức tạp hơn trà xanh Sau khi thu hoạch từ vườn về, trà phải được xử lý ngay trong ngày, không để qua đêm bằng cách xào, luộc, hấp trong khoảng 24h. Sau đó, trà được cuộn bằng tay hoặc đưa vào máy se lại. Tiếp tục ủ men ấm trong 3 - 5h rồi đêm sấy khô. Đó là những khâu sơ chế. Sau khi tinh chế, trà được đem phân thành nhiều loại.
Có rất nhiều loại trà như trà lá, trà búp, trà xanh, trà đen, trà hạt, trà bột, trà cám, trà mộc hay trà ướp hoa...nếu không phải là người sành điệu cũng không dễ dàng phân biệt. Ngày nay, người ta thường uống trà xanh là lá trà tươi được rửa sạch rồi đem hãm trong nước sôi. Nước có màu vàng xanh, mùi thơm dịu. Loại trà này, khi uống có kèm theo phông kẹo đậu phộng là ngon tuyệt.
Loại trà xanh được sơ chế bằng phương pháp thủ công rất được người Việt Nam ưa dùng và thường được gọi là trà móc câu. Trà móc câu là trà búp non, cánh săn và nhỏ, có dáng cong như hình chiếc móc câu. Nhưng cũng có người gọi là trà "mốc cau" với lý luận là trà tròn cánh, có mốc trắng như mốc cay cau.
Trà, dù được chế biến hay uống bằng cách nào vẫn thể hiện một thứ đạo, đó là "đạo trà" và nghệ thuật thưởng trà là một trong nghệ thuật ẩm thuỷ hàng đầu của người Đông Nam Á. tục uống trà ở Việt Nam đã có từ lâu và rất phong phú, từ cách uống cầu kỳ, cổ xưa cho đến cách uống bình dân hay hiện đại.
Một bộ đồ uống trà có bốn chén quân và một chén tống để chuyển trà. Trong đạo trà Việt Nam rất trân trọng cách dâng mời trà. Dâng trà là một cách thể hiện văn hoá biểu hiện sự lễ độ hay lòng mến khách. Dâng trà đúng cách là ngón tay giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ lấy miệng chén, gọi là "Tam long giá ngọc". Người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Cầm chén trà uống phải quay lòng bàn tay vào trong, đưa chén trà lên mũi để thưởng thức hương vị của trà. Người uống trà thường mím miệng nuốt nhẹ để hương trà thoát ra đường mũi và đọng nơi cổ họng và để từ từ cảm nhận hương và vị của trà.
Ngày xưa, muốn uống trà ngũ vị phải dùng chiếc khay có năm ô trũng đựng năm loại hia, úp năm chiếc cốc sạch lên năm ô trũng của khay và đặt lên bếp lửa. Một lúc sau nhấc cốc ra, cốc sẽ đượm mùi hương thơm chả mỗi loại hoa trên khay. Khi rót trà vào cốc, mỗi cốc trà sẽ có mùi hương đặc trưng của từng loài hoa. Khách tuần tự thưởng thức được cả năm loại trà với năm mùi hương hoa khác nhau.
Dù trời mưa hay nắng, lòng vui hay buồn cũng không thể từ chối một ly trà nóng khi chủ nhà trân trọng mời bằng 2 tay. Uống trà cũng là cách ứng xử của văn hoá, uống từng ngụm nhiỏ để thưởng thức hết hương vị ngọt ngào của trà và cảm nhận hơi ấm cũa chén trà, uống để đáp lại lòng mến khách, uống để mở đầu câu chuyện gia đình, chuyện xã hội, chuyện nhân tình thế thái...và uống để cảm nhận hương vị của đất trời trong chén trà. Mời trà và cùng nhau dùng trà là một biểu hiện nét thanh cao, tình tri âm tri kỷ, thể hiện lòng mong muốn hoà hợp để xoá đi những đố kỵ, hiềm khích, hận thù trong văn hoá ứng xử. Qua cách uống trà của mỗi người cũng nói lên mức độ tình cảm và trình độ học vấn của người đối thoại, đồng thời có thề xét đoán tâm lý của người đối diện lúc dùng trà.
Phương ngôn có lưu truyền những câu về việc uống trà:"Trà dư, tửu lậu", "Rượu ngâm nga, trà liền tay, "trà tam tửu tứ...Uống trà là một triết học về sự tế nhị, thanh tao, suy ngẫm, tĩnh tâm để mưu cầu điều thiện và tránh điều ác. Do đó, cần có sự tiết độ trong việc uống trà: không uống nhiều, không uống đặc và không uống liên tục suốt ngày...để thể hiện tính giao hoà vời thiên nhiên, hợp lý về thời gian, không gian, môi trường và con người. Ca dao có câu:
"Làm trai biết đánh tổ tôm
Uốg chè Liên tử, ngâm nôm Thuý Kiều"
Trà ngon cũng như bạn hiền, may mắn mới có được chứ không phải cầu là có. Thật vậy, do thời tiết, mưa nắng mạnh yếu và trình độ sàn xuất, chế biến...là những yếu tố quyết định đến chất lượng trà thành phẩm. Vào mùa hè nóng bức, người nông dân đi làm đồng về có được bat trà xanh pha chút đường để uống là quý nhất. tuy nhiên, uống trà không đúng cách sẽ làm mất vị ngon của trà và ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Để bảo quản, trà phải được cất giữ nơi khô ráo và thoáng mát, hạn chế tối thiểu ánh sáng để không làm suy suyển hương vị của trà. Muốn uống được tách trà ngon cần phải đun đúng nước đúng lửa. Nước tinh khiết, không có bất kỳ mùi lạ nào, không có nhiều muối khoáng; thường người ta dùng nước mưa. Nước cần phải đun thật sôi trước khi đem pha trà và đổ bớt chút nước qua vòi ấm đun nước để tránh mùi khói vướng lại đầu vòi ấm lúc đu. Bình pha trà được tráng qua một lần bằng nước sôi. cho trà vào bình và rót nước sôi vào vừa ngập trà rồi đổ bỏ, gọi là rửa trà. Sau đó, cho nước sôi vào bình để hãm trà cho đến lúc vừa khẩu vị rồi đem mời khách.
Một chuyên gia nước ngoài có nhận xét về nền kinh tế nông nghiệp của nước ta rằng:"Ở Việt Nam, ngoài lúa gạo và cà phê, chẳng có sản phẩm nào có lợi thiết thực hơn trà khô. thật vậy trà Việt Nam đã thâm nhập thị trường của khoảng hơn 45 quốc gia, đưa nước ta trở thành một trong 10 nước xuất khẩu trà hàng đầu thế giới. Diện tích trồng trà cả nước có khoảng 90 hecta, với sản lượng gần 330.000 tấn mỗi năm. Ở Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng, cây trà đã được trồng từ những năm 1930 và cho đến nay có nhiều công ty chế biến trà có danh tiếng ở vùng đất này như: Tâm Châu, Trâm Anh Bảo Duy...
Nông Nghiệp chủ yếu của Bảo Lộc là cây trà. Những người nông dân nơi đây là những người di cư từ miền Trung và miền Bắc vào những năm trước và giữa thế kỷ 20. Họ lập nên những vườn trà từ bao đời nay với những loại giống trà gốc Bắc. Ngày nay, trà bảo Lộc rất đa dạng với nhiều loại giống mới
Hiện nay, tại trung tâm thành phố Bảo Lộc, có rất nhiều hiệu trà danh tiếng , trong đó danh trà Trâm Anh ở số 807 Trần Phú, cũng là quốc Lộ 20, thanh phố Bảo Lộc là một trong những hiệu trà nổi tiếng, có kinh nghiệm trồng và chế biến trà qua ba thế hệ. Trà Trâm Anh đã tạo được uy tín đối với du khách trong và ngoài nước. Sản phẩm trà của thương hiệu này là một trong những doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hàng đầu Bảo Lộc với nhiều hương vị trà phong phú. Đây là một điểm dừng chân lý tưởng của tuyến du lịch Đà Lạt, du khách đến đây sẽ được thưởng thức trà và cafe miễn phí, nhưng giá sản phẩm phục vụ không thay đổi.
Công Dụng của Trà:
Uống trà là thú vui tao nhã từ xưa đến nay. Trà không những là loại nước giải khát rất tốt, mà còn có thể chữa được một số căn bệnh và là một loại mỹ phầm tự nhiên giúp bảo vệ làn da, mái tóc cho con người.
Trà đặc có tác dụng giải độc hơi than, uống nhầm kim loại, chất kiềm độc hại, thuỷ ngân, rượu...nhờ chất cacid tanic trong trà làm lắng đọng và thải trừ kim loại, làm trì hoãn sự hấp thu chất độc của cơ thể. Khi thời tiết hanh hao, da của nhiều người hay bị nứt nẻ đến rơm máu, bị sưng đau do chấn thương  bằng cách dùng búp chè tươi giã nát rồi đắp vào chỗ vết thương băng lại; vết nứt sẽ lành nhanh chóng. Trà giúp chữa các vết thương lở loét ở trẻ em và chống ngứa bằng cách lấy nước đặc còn ấm của nước trà tươi rửa vết thương.
Trà xanh được biết đến như một loại "mỹ phẩm"  tuyệt vời dùng để làm đẹp có hiệu quả và rẻ tiền như dưỡng da, làm đẹp  tóc, chống thâm quần mắt, giảm nhăn da, chống nắng, gội đầu chống bị ngứa...Trà ủ trong nước khoáng có pha chút đường, mật ong hoặc bột gạo và lòng đỏ trứng gà dùng để thoa lên mặt sẽ giúp làn da sáng mịn. Vào mùa hè, dùng nước trà thoa đều lên phần da hở trên cơ thể trước khi ra nắng để tránh da bị gây xạm do ánh nắng mặt trời. Nước trà đặc để nguội thoa vào chổ thâm quần sẽ làm dịu bớt màu thâm đen sau một đêm mất ngủ, hoặc có thể  dùng trà túi đặp trực tiếp. Nước trà pha với rượu và dầu thực vật thoa lên da đầu giúp chân tóc khoẻ, mượt tóc, sạch gầu.
Trà có tác dụng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, kích thích thần kinh được tỉnh táo, giãn nở khí quản giúp hô hấp dễ dàng, chống ung thư, viêm gan, viêm thận, hạ cholesterol trong máu, chống béo phì, chống lão hoá, cung cấp vô số vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ ...Trà không những là thứ nước giải khát khá tốt, mà còn chống được tác dụng của Strontium 90 là chất gây phòng xạ nguy hiểm nhất trong các vụ nổ bom nguyên tử có thể làm ung thư máu và các dạng ung thư khác.
Uống trà cũng cần được quan tâm đúng cách. Không nên uống trà quá nóng, vì chén trà nóng trên 65o sẽ làm tổn thương vách trong của dạ dày dẫn đến bị đau  hoặc loét. Không uống trà hoặc các loại thuốc có nhiều thành phần trà trà khi đói bụng, do chất chát trong trà đi vào tạng phế và làm lạnh tỳ dẫn đến triệu chứng cồn cào, nôn nao trong  người, chóng mặt hay hoa mắt rất khó chịu. Không uống trà trước hoặc sau khi ăn no; trà có khả năng kích thích dạ dày tiết ra nhiều chất chua, vị chua này làm mất cảm giác ngon miệng, các chất có trong trà có thể tạo ra phản ứng kết tủa với sắt trong thực phẩm và lượng sắc quý giá này coi như bị mất. Không uống nước trà qua đêm, do các loài vi sinh vật hoặc nấm mốc xuất hiện khi trà để lâu.
DƯỢC TÍNH TRÀ XANH
Trà làm tăng cơ hội sống của người bị đau tim
Trà cũng có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhồi máu cơ tim
Nghiên cứu mới cho thấy, những người hay uống trà dễ sống sót sau cơn đau tim hơn những người không nghiền nó. Uống 19 tách trà mỗi tuần giảm được 44% nguy cơ tử vong. Tác dụng này là do chất chống ôxy hóa trong trà đem lại.
Các đệ tử của trà (dù là trà đen hay trà xanh, trà nóng hay trà đá) đều ít bị chết trong vòng 3 - 4 năm sau khi bị cơn đau tim so với những người thích dùng các đồ uống khác. Kết luận này được các nhà khoa học Mỹ đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên 1.900 bệnh nhân ở độ tuổi 60 bị một cơn đau tim. Họ được theo dõi trong vòng 4 năm, bắt đầu khoảng 4 ngày sau tai biến nói trên và được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Không uống trà.
- Nhóm 2: Uống trà vừa phải (dưới 14 cốc/tuần trong vòng 1 năm trước khi bị cơn đau tim).- Nhóm 3: Uống nhiều (hơn 14 cốc/tuần).
Thống kê cho thấy, bệnh nhân thuộc nhóm 2 thường dùng 2 tách trà/tuần, còn những người thuộc nhóm 3 thường dùng 19 tách/tuần. Sau gần 4 năm, 313 người tham gia nghiên cứu đã chết (chủ yếu là vì bệnh tim mạch). Các tác giả nhận thấy, bệnh nhân càng uống nhiều trà thì nguy cơ tử vong trong 4 năm sau khi bị đau tim càng thấp: Nguy cơ tử vong giảm 28% ở nhóm uống trà vừa phải và 44% ở nhóm uống nhiều trà.
Theo các tác giả, có thể việc sử dụng nhiều flavonoid (thành phần chính của trà) đã làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành và nguy cơ tử vong ở những người bị bệnh tim mạch.
Flavonoid là chất chống ôxy hóa tự nhiên có trong các đồ ăn có nguồn gốc thực vật như táo, hành và súp lơ xanh...

Trà xanh làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng

Trà xanh rất được ưa chuộng tại châu Á

Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hằng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng so với những người không dùng đồ uống nói trên.
Kết luận này được các nhà khoa học Đại học Curtin ở Perth (Australia) và các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 900 phụ nữ.
Theo chuyên gia y tế, các loại trà khác cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh có tác dụng mạnh nhất. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ số mới nhất.
Trà có thể giúp xương thêm chắc
Trà ô long là đồ uống được ưa chuộng tại châu Á
Nghiên cứu mới của Đài Loan cho thấy, những người uống trà lâu ngày thường có bộ xương khỏe hơn. Điều này đúng với những người uống trung bình 2 chén trà/ngày trong vòng ít nhất 6 năm, bất kể đó là trà xanh, đen hay trà ô long.
Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Cheng Kung (Đài Loan) đã tiến hành nghiên cứu trên hơn 1.000 nam và nữ tuổi 30 và lớn hơn. Một nửa trong số này có thói quen uống trà thường xuyên trong vòng ít nhất 1 năm. Phần lớn đều dùng trà xanh hay trà ô long không pha thêm sữa.
Kết quả cho thấy, mật độ xương hông tăng 6,2% ở những người dùng trà đều đặn trong hơn 10 năm và tăng 2,3% ở những người dùng trà trong hơn 5 năm so với những người không dùng đồ uống này. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể giữa những người uống trà 1-5 năm so với những người không uống trà. Theo các nhà nghiên cứu, tác dụng củng cố xương của trà có được là nhờ 2 thành phần fluor và flavonoid. Cả 3 loại trà (đen, xanh, ô long) đều được chế biến từ một loại cây, nhưng trải qua các công đoạn xử lý khác nhau.
Gãy xương do loãng xương và giảm nồng độ xương đang trở thành vấn đề toàn cầu do số lượng người già ngày càng tăng. Một số tính toán cho rằng gần 1/2 dân số Mỹ tuổi từ 50 trở lên bị chứng bệnh này.

Khẳng Định Thêm Tác Dụng Chống Ung Thư của Trà Xanh

08 – 07 – 2003 - ROCHESTER (Reuters) - Trích thuật tin của BBC, thông tấn xã Reuters cho hay trong thế giới thảo mộc có tác dụng ngăn ngừa ung thư, trà xanh đặc biệt có uy tín do chứa nhiều chất chống oxy hóạ Mới đây, các nhà khoa học Anh còn khám phá thêm 2 chất khác trong loại thảo dược này có thể ức chế hoạt động của một phân tử đóng vai trò kích thích sự phát triển ung thự.
Phân tử đó được gọi là cảm thụ thể aryl hydrocarbon (AH) đóng vai trò kích hoạt gene. Khi bị khói thuốc lá và các chất chứa dioxin gây rối loạn chức năng, cảm thụ thể AH sẽ buộc các gene hoạt động theo hướng có hại cho con người.
Hai chất hóa học đặc biệt mới được tìm thấy trong trà xanh có khả năng vô hiệu hóa các cảm thụ thể AH khi nó bắt đầu có những biểu hiện tiêu cực, giáo sư Thomas Gasiewicz thuộc Đại học Tổng hợp Rochester nhận định. Những chất này giống như flavonoid - hợp chất ngừa ung thư có trong một số thực phẩm như súp lơ xanh, bắp cải, quả nho, rượu vang đỏ... Trong các thử nghiệm trên chuột, 2 chất này đã ức chế hiệu quả các cảm thụ thể AH của tế bào ung thư.
Giáo sư Gasiewicz nhận định: "Tế bào người cũng có thể nhận được tác dụng tương tự", song cần tiến hành nghiên cứu thêm, do đến nay y học vẫn chưa xác định được cơ chế hoạt động của phân tử trà xanh trong cơ thể ngườị Hơn nữa, có rất nhiều giống trà xanh trong thực tế và mỗi loại lại mang đặc tính riêng.
Trà xanh có thể làm giảm nguy cơ viêm khớp
Uống trà xanh hàng ngày có lợi cho sức khoẻ
Uống trà xanh thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng viêm khớp. Đó là những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học. Trà xanh vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc 5.000 năm trước và vẫn được coi là một loại đồ uống có lợi cho sức khoẻ. Chúng có thể ngăn chặn các căn bệnh về động mạch, đột quỵ và thậm chí là một số căn bệnh ung thư khác nhau.
Các nhà khoa học thuộc ĐH Sheffield đã phát hiện thêm 2 hợp chất có trong trà xanh có thể ngăn chặn căn bệnh viêm khớp xương mãn tính. Đó là EGCG (epigallocatchin gallate) và ECG (epicatechin gallate). Chúng giúp phong toả các enzyme phá huỷ sụn trong khớp. Tiến sỹ David Buttle, thuộc ĐH Sheffield, nói rằng các thử nghiệm ban đầu đã cho thấy những lợi ích rõ ràng của trà xanh.
Trà xanh có thể được dùng như những phương pháp phòng ngừa bệnh tật. Tiến sỹ Buttle nói: ''Nếu bạn đã bị mắc chứng viêm khớp, thì trà xanh cũng chẳng giải quyêt được vấn đề gì ngay lúc đó. Tuy nhiên, nếu như bạn đã uống trà xanh trong khoảng thời gian hàng chục năm, thì cuối cùng bạn mới thấy hết được giá trị của nó''.
Thành phần EGCG cho thấy rõ ràng hơn những tác dụng chống lại căn bệnh viêm khớp. Tiến sĩ Buttle khẳng định: ''Chúng tôi đã thấy được tác dụng bảo vệ sụn của EGCG. Bên cạnh đó, EGCG cũng có thể làm giảm sự sưng tấy và đau đớn của vùng khớp bị viêm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cần thêm những nghiên cứu sâu hơn và có thêm các thử nghiệm trên con người''.
Trà xanh có thể ngăn chặn ung thư
Uống trà có lợi cho sức khoẻ
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hoá, có thể có tác dụng bảo vệ người uống chống lại ung thư. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu do các chuyên gia thuộc ĐH Rochester, Anh, tiến hành, khả năng chống ung thư của trà xanh thậm chí còn mạnh và đa dạng hơn so với người ta vẫn nghĩ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện 2 hoá chất trong trà xanh phong toả hoạt động của một phân tử then chốt mang tên thụ thể aryl hydrocarbon (AH). Thụ thể này có vai trò quan trong trong tiến trình phát triển của ung thư.
Hai hoá chất trên giống hợp chất flavonoid, tồn tại trong súp lơ xanh, cải bắp, nho, vang đỏ. Tất cả các loại rau củ này đều có tác dụng chống ung thư. Trong phòng thí nghiệm, chúng phong toả thụ thể AH ở tế bào ung thư của chuột. Thử nghiệm sơ bộ trên tế bào của người cũng cho kết quả tương tự.
Giáo sư Thomas Gasiewicz cho biết: ''Trà xanh có thể hoạt động khác hơn chúng ta vẫn nghĩ. Các hợp chất trong đó kích hoạt thông qua nhiều con đường khác nhau''. Nghiên cứu còn cho thấy trà xanh có thể giảm nguy cơ thấp khớp cũng như mức cholesterol.

Trà xanh làm giảm tác hại của thuốc lá

Trà có lợi cho xương và hệ tim mạch

Một nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, thói quen uống trà xanh thường xuyên có thể giúp giảm các nguy cơ bệnh tật mà việc hút thuốc lá mang lại.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 140 người hút thuốc lá. Những người này được chia làm 3 nhóm: uống nước, uống trà đen và uống trà xanh với liều lượng 5 ly mỗi ngày. Kết quả xét nghiệm nước tiểu sau 4 tháng cho thấy, mức 8-OHdG - một chất tàn phá tế bào, dẫn đến ung thư hoặc các bệnh hiểm nghèo khác - ở nhóm uống trà xanh thấp hơn 25% so với nhóm kia.
Một nghiên cứu của Trung tâm Beltsville (Mỹ) cũng cho thấy, việc uống trà xanh giúp giảm 10% lượng mỡ trong máu.

TRÀ NHẬT BẢN

Đã lỡ " tản mạn" chuyện trà mà lơ là " sự cố" trà đạo của xứ Phù Tang có lẽ là thiếu sót khó được chấp nhận!
Như có nhắc sơ trong mấy mục về trà đã đăng ở trang trước, trà đã theo chân một số tu sĩ Phật giáo và du nhập vào nước Nhật kể từ đầu thế kỷ thứ Tám... nhưng mãi đến khoảng đời Lý/Trần của mình (khoảng thế kỷ thứ 11-13), trà xanh mới được dùng rộng rãi hơn trong giới tu sĩ và quan quyền của xứ Phù Tang theo bài bản của kinh trà Trung Quốc.
Đạo Phật được du nhập vào xứ Phù Tang dần dà cũng thay đổi theo phái Zen, khác với đạo Phật ở Trung Hoa hay Việt Nam... và cách uống trà cũng thế! Mãi cho đến hậu bán của thế kỷ thứ 16, một tu sĩ người Nhật mang tên Murata Shoukou mới soạn cách uống trà theo thể " Zen" mà ngày nay chúng ta thường biết đến là " Trà Đạo" của người Nhật!
Trong trà còn có các nguyên tố hoạt động như  cafein (cafein là chất có trong hạt cà phê và trà...dùng làm thuốc lá), các phenol, Vitamin các loại muối khoáng, protein, aminoacid, glucid và một số chất hữu cơ khác...Tỉ lệ cafein trong trà chiếm khoảng 2% đến 4% (trong cafe có khoảng từ 5% - 10%) Daphenol là những hoá chất có chức năng như rượu có tỉ lệ khoảng 25% Vitamin C, chỉ có trong trà xanh. Các Đa phenol lại làm cho cafein trong trà ít nghuy hiểm hơn trong cafe. Tuynhiên, với tỉ lệ nhỏ cafein làm cho trà trở thành chất kích thích thần kinh có lợi cho các hoạt động cơ bắp và trí tuệ.
Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin về tác dụng phong phú của trà được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. Du khách muốn áp dụng cần liên hệ, tư vấn từ các nhà chuyên môn như dược sĩ, bác sĩ hay các chuyên viên thẩm mỹ...để được hướng dẫn cách sử dụng thích hợp
Quý Công Ty Du Lịch và Du Khách nếu cần những Hướng Dẫn Viên "thổ địa" tại Sài Gòn và các tỉnh phía Nam (Từ Nha Trang - Đà Lạt đến Miền Tây sông nước) vui lòng liên hệ:
Tiến Đạt - Chủ Nhiệm CLB Cung Cấp - Đào Tạo Hướng Dẫn Viên Du Lịch Nội Địa Đồng Hành Việt
M: 0903976833
YM:tiendatdongphuong,tourguidegroup_donghanhviet
Email: tourguidegroupdonghanhviet@gmail.com
Web Blog: www.tourguidegroupdonghanhviet.blogspot.com

Đà Lạt: Khu Du Lịch Thung Lũng Vàng (Hồ Suối Vàng)


Đầu xuân 2005 Khu Du Lịch Thung Lũng Vàng (KDL - TLV) của Công Ty Cấp Thoát Nước Lâm Đồng nằm cách TP. Đà Lạt khoảng 20km  về phía Bắc, ngay bên cạnh hồ ĐanKia - nơi mà cách đây  112 năm đã từng làm say đắm Bác Sĩ Yersin - người khai sinh ra TP. Đà Lạt và cũng là nơi đặt nhà máy nước Đan Kia - Suối Vàng chính thức mở cửa đón khách du lịch.
Đường vào KDL - TLV láng nhựa phẳng lì, 2 bên đường là những đồi thông xanh ngút ngàn nối tiếp nhau chạy tít tắp đến tận chân trời. Cạnh đó là những thu lũng xanh mềm, mượt mà không thể tả. Vừa bước qua khỏi cổng, du khách sẽ bắt gặp  một cong thác nhân tạo nước trắng xoá chảy róc rách suốt ngày đêm. Kia là vườn hoa và bon sai với những cây đại thụ quý hiếm thuộc họ lá Kim như: Tùng, thông đỏ, thông năm lá, pơ mu...được cắt tỉa một cách công phu và mỹ thuật. Còn đá thìnhiều vô kể, được xếp đặt một cách hài hoà và đẹp mắt. Nào là hồ nước, khu vui chơi với những cái tên nghe ngồ ngộ: Khu Thái Cực, hồ Lưỡng Nghi...Những cặp uyên ương mới cưới thường thích tời đây để chụp ảnh cưới. Khó có ai nghĩ rằng ở giữa rừng thông bạt ngàn lại có Khu Du Lịch đẹp đến như vậy.
Vê tên gọi "Thung Lũng Vàng" thì kỹ sư Trần Đình Lãnh giải thích: Sở dĩ đặt tên là TLV là vì đây là những thung lũng xinh đẹp gắn liền với địa danh "Suối Vàng"  vốn nổi tiếng từ bao đời nay. Việc làm thác nước nhân tạo lả để gợi nhớ về một thời xa xưa ông bà ta đã cực khổ biết bao mới tìm được nguồn nước  mát lành để duy trì sự sống. Qua tên gọi nhằm gởi một thông điệp đến mọi người: Hãy tiết kiệm nước, vì nếu không cho đến một ngày nào đó "một phần tất yếu của cuộc sống" sẽ không còn nữa và không có nước chắc chắn cuộc sống của con người sẽ...không tồn tại. Ý tưởng của nhà thiết kế KDL - HSV là mong muốn cho mọi vật luôn hài hoà, bổ sung cho nhau để sinh tồn và phát triển theo học thuyết Phương Đông: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinhTứ Tượng giúp cho mọi vật Trường Tồn. Vì vậy mà ta thấy trong KDL - HSV có tênlà Khu Thái Cực, hồ Lưỡng Nghi. Và ngay cả những viên đá lót trên lối đi cũng được xếp theo quẻ "Thiên hả đồng nhân" trong Kinh Dịch với ước muốn biến nơi đây thành chốn gặp gỡ tốt lành của bè bạn bốn phương và nguyên ước cho Đan Kia luôn là vùng đất "thiên thời, địa lợi, nhân hoà"
Ý tưởng xây dựng KDL - HSV  hình thành từ năm 1999 với ý định ban đầu xây một công viên nhằm giúp thư giãn cho anh em chông nhân nhà máy nước sau những giờ làm việc căng thẳng. Sau đó chính quyền địa phương lại giao cho nhà máy quản lý 174 hecta rừng quanh khu vực. Thế là BGĐ quyết định cho thành lập Khu DL theo quyết định số 409/TTG ngày 27/05/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của Đà Lạt - Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020, ngày 10/12/2003 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 4147/UB: Đồng ý chủ trương lập Khu Du Lịch Sinh Thái của Công Ty Cấp Nước Lâm Đồng tại tiểu khu 112 (Khu vực quanh Nhà Máy Nước Suối Vàng).
Ngày mùng một tết ất Dậu 2005 là ngày KDL - TLV chính thức khai trương đón khách theo quyết định số 287/QĐ-UB ngày 04/02/2008 của chính quyền địa phương. Người phụ trách KDL cho biết: "Kể từ khi mở cửa KDL - HSV mỗi ngày có 1.000lượt du khách thập phương vào đây chiêm ngưỡng phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Đồ án quy hoạch cho KDL do 2 Kiến Trúc Sư  Nguyễn Hữu Thành và Lê Văn Khải của Công Ty Xây Dựng Kiến Trúc Miền Nam thiết kế.
Theo đồ án, KDL - TLV có diện tích 178,9 ha bao gồm: Khu Trung tâm chính với bãi đậu xe, nhà đón tiếp, khu bán hàng lưu niệm, khu vui chơi giải trí, thể thao, cắm trại, câu cá và các trò chơi trên nước. Bên cạnh đó là vườn hoa, hồ cảnh, thác nhân tạo, vườn tượng, vườn mai anh đào, nhà hàng. Sẽ có khu nghĩ dưỡng dành cho cá nhân và tập thể, khu canh nông với những vườn cây ăn trái đặc sản Đà Lạt. Tiếp theo là khu "Cung Tình" bao gồm khu sinh hoạt ngoài trời, nhà hoà nhạc, cafeteria...Ngoài ra còn khu rừng thông tự nhiên với những hang động mang tính điển tích như: "Lưu Nguyễn lạc thiên thai, Động Từ Thức", các bãi sinh hoạt lửa trại phục vụ du lịch...
Với những cố gắn vượt khó, sáng kiến độc đáo của những người công nhân Công Ty Cấp Nước Lâm Đồng góp phần xây dựng quê hương trong thời gian qua, Chủ Tịch Nước đã tặng thưởng Huân Chương Lao Động hạng ba. Ngoài kia nắng chiều mênh mông dát một màu vàng lấp lánh trên mặt hồ Đan Kia xanh biếc, KDL - TLV  sẽ trở thành một điểm tham quan không thể thiếu trong những chuyến đi tham quan Đà Lạt, góp phần làm cho thành phố Đà Lạt trở nên thơ mộng huyền bí hơn.
Bài đăng được thực hiện bởi: CLB Hướng Dẫn Đồng Hành Việt
ĐC: 561/23/44 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P26, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Mr. Tiến Đạt - chủ nhiệm CLB
M: 0903976833 - 0906976833
YM: tiendatdongphuong, tourguidegroup_donghanhviet
E: tourguidegroupdonghanhviet@gmail.com
W: wwww.tourguidegroupdonghanhviet.blogspot.com

Khu Du Lịch Rừng Madagui

- Km 81: Đèo Chuối. Đây là ngọn đèo đầu tiên trên đường đi từ TP. Hồ Chí Minh lên Đà Lạt. Đèo Chuối dài 4km nằm giữa thung lũng của 2 dãy núi  cao. Nơi cao nhất của đèo Chuối là 350m so với mực nước biển. Trước đây, tại khu vực đèo này có rất nhiều chuối hoang nên người ta đặt tên là đèo Chuối.
- Km 86: Khu Du Lịch Rừng Madagui - Suối Tiên.
Kết quả hình ảnh cho khu du lịch madagui

Khu Du Lịch Rừng Madagui còn được gọi là KDL Suối Tiên, là một phần của mảng rừng Bắc Cát Tiên thuộc thị trấn Madagui, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Đây là khu du lịch sinh thái rất hấp dẫn bởi địa hình phong phú, thích hợp cho du khách yêu thích không khí trong lành, khám phá thiên nhiên. Ngoài cánh rừng nguyên sinh bao la với nhiều hang động, khe suối tự nhiên còn có dòng suối Tiên chảy qua, tạo cho KDL không những lãng mạn, hữu tình mà còn có đầy đủ yếu tố phong thuỷ.
Địa danh Madagui xuất phát từ ngôn ngữ của người Mạ. Ăm "Ma" có nghĩa là người dân tộc Ma; âm "Đạ" được phát âm lệch thành "Đa", có nghĩa là sông, suối, âm "Gui" có nghĩa là chỗ dừng, chỗ đứng. Như vậy "Madagui" có nghĩa chung là vùng đất có sông suối mà người Mạ dừng lại để chọn làm nơi sinh sống. Nhưng cũng có người bào âm "Gui" là tên của dòng sông hay dòng suối và giải thích rằng "Madagui" là sông Gui của người Mạ. Đây là nơi dân cư người Mạ sống lâu đời nhất tại vùng này.
Khu Du Lịch Rừng Madagui có một mảng rừng với tổng diện tích 600 hécta, đang được khai thác gần 50 hecta để xây dựng những công trình hạng mục kết hợp với thắng cảnh thiên nhiên đa dạng để phục vụ cho du khách tham quan. Chiếc cầu treo dài 120m được bắt ngang để nối 2 bờ của dòng Suối Tiên, mở lối đi cho du khách khi vào tham quan rừng nguyên sinh.
Dòng suối Tiên là một phần của sông Đạ Huoai bắt nguồi từ Bảo Lộc chảy qua rừng Madagui với chiều dài khoảng 3km. Đây là nơi sinh sống của 2 loài cá lăng và cá leo. Mùa khô, dòng nước trong xanh với mực nước dười 1m; nhưng vào mùa mưa, nước dâng cao có thể trên 10m. Dọc bờ suối là những bãi sỏi thiên nhiên là bãi tắm rất lý tưởng cho du khách.
Truyền thuyết về suối Tiên của người Mạ: "Thuở xa xưa, trong một đợt hạn thán kéo dài làm khắp  buôn làng người Mạ lo lắng vì thiếunước. Trẻ con khóc hét suốt ngày vì khát nước. Có một người phụ nữ vừa sinh con nhưng không có sữa cho con bú, nên người chồng phải vào rừng tìm trái cây chua cho vợ con ăn. Chàng đã vượt qua ba ngọn núi và bảy cánh rừng. Một buổi sáng, khi mặt trời vừa nhô lên cao, chàng phát hiện một tổ ong liền dương cung bắn. Mũi tên vừa chạm vào tổ ong, một dòng nước  bắn thẳng vào người chàng. Chàng trai hoảng sợ bỏ chạy, tức thì dòng nước đuổi theo. Chàng chạy nhanh, dòng nước đuổi theo càng sát chân chàng. Đến khi kiệt sức, chàng gục xuống bên cánh rừng rồi thiếp đi, dòng nước cũng dừng lại và lan rộng mãi tạo thành một vũng nước sâu. Nhờ dòng nước này mà buôn làng người Mạ được cứu sống sau đợt hạn thán đó và tồn tại cho đến ngày nay"
Cách suối Tiên khoảng 2.000m là suối voi nằm sâu trong khu rừng hoang sơ, có chiều dài khoảng 1km. Bà con người dân tộc phát hiện dòng suối này là nơi đàn voi rừng thường xuyên đến uống nước và đùa giỡ với nhau, nên gọi là suối Voi. Dòng suối chảy qua nhiều ghềnh đá. Vào mùa mưa, nước chảy cuồn cuộn tạo nên dòng nước trắng xoá như mộ dải lụa trải dài giữa rừng xanh; đến mùa khô, nước chảy róc rách bên những khe đá được tạo thành bởi những tảng đá hoa cương to nằm kề sát nhau, có thể là nơi dừng chân cho khách tham quan. Nơi đây từng là bãi đào khai thác vàng của dân địa phương trước đây. Ngoài ra, trong khu rừng du lịch này còn có nhiều dòng suối ngầm chảy len lỏi trong các hang đá.
Hang động của KDL rừng Madagui gồm 2 hệ thống được tạo thành bởi những khối đá granite khổng lồ: hệ thống hang động nằm sâu dưới lòng đất, cách mặt đất từ 10 - 12m; và hệ thống hang động nằm trên cao, cách mặt đất khoảng 10m. Điểm chung đặc biệt của hang động rừng Madagui là không khí bên trong mát lạnh; vào cửa này và ra cửa khác, vi lối quay lại rất khó đi. Các hang động nơi đây đang được khai thác để giới thiệu cùng khách tham quan như: hang Tử thần, hang Thầy, hang Dơi, hang Cô, hang Thần Núi...và còn nhiều hang động khác nằm sâu trong rừng được bao phủ bởi rễ của những loài cây cổ thụ.
Hang Tử Thần là một hang đẹp tự nhiên nằm sâu trong rừng, được bao phủ bởi những rễ cây. Trong hang có những khu vực sâu thẳm tạo cho du khách cảm giác hồi hợp khi thám hiểm.
Hang Thầy được tạo thành bởi một tảng đá to, có vòm nghiêng như một mái nhà kết hợp với những phiến đá lớn, phẳng lì khác tạo nên một hang động kín đáo. Trong hang có dòng suối ngầm chảy len lỏi dưới các phiến đá. Chuyện kể rằng: "Trước đây, có một người đàn ông cao tuổi đến sống và tu tại hang động này. Không ai biếy rõ ông đến từ đâu. Lúc ông ra đi và đi về đâu cũng không người nào biết. Ông chỉ để lại dấu tích những ngày trú ngụ tại nơi đây là một chiếc bàn được ghép và kê bằng những phiến đá bằng phẳng và "bộ chuông mõ". Từ đó dân địa phương gọi nơi đây là hang Thầy.
Thạch Lâm là mộ quần thể đá giữa rừng, gồm hàng chục khối đá hoa cương khổng lồ trong một  khuôn viên rộng khoảng hai hecta. Những khối đá này xếp chồng lên nhau tạo nên những hình thù kỳ lạ, kích thích trí tưởng tượng cho du khách đến tham quan.
Động Dơi là nơi tập trung các loài dơi núi về đây trú ngụ, là hang động chính trong khu vực Thạch Lâm nằm giữa rừng bằng lăng. Hang động này có chiều dài khoảng 50m, có 3 lối đi. Lối đi trong hang khúc khuỷu, khó đi. Du khách vào hang tham quan có cảm giác như đang đi vào lòng đất, nhưng thực ra là đang đi lên đỉnh hang trên mặt đất.

Hang Cô còn có tên gọi là Hang Voi, có chiều dài khoảng 20m. Lối đi lên hang khá hẹp và vất vả vì độ dốc cao. Hang động này là nơi đàn voi rừng thường ghé vào để nghỉ ngơi trước đây. Chúng khéo léo đi vào hang qua những bậc đá có sẵn. Trong hang có nhiều tảng đá nhẵn do voi cọ lưng vào.
Hang Thần Núi là một trong những hang động hấp dẫn nhất trong hệ thống hang động của KDL rừng Madagui. Qua miệng hang trên mặt đất, du khách sẽ được đi sâu vào lòng đất để tham quan. Hang có chiểu dài khoảng 200m, sâu khoảng 5m, chiều rộng khoảng 3m. Trong hang có dòng suối ngầm đang ngày đêm tuôn chảy. Bên trong hang khá tối, địa hình lồi lõm, lối đi ngoằn ngèo như một địa đạo tự nhiên hoàn toàn bằng đá. Có những đoạn hẹp rất khó đi nên phải lách người chen qua tạo cảm giác rùng rợn. Hang thần núi có 3 tầng, mỗi tầng cách nhau khoảng 30 - 40m. Tầng thứ nhất có khoảng sân rộng chừng 100m2, làm nơi dừng chân  cho du khách tiếp tục vào khám phá tầng hai và tầng ba.
Hệ thống thực vật KDL rừng Madagui rất phong phú với hàng trăm loại cây lạ và gỗ quý như: lồ ồ, tre, mun, mekeo, cây si, tung, gõ, bằng lăng...các loại hoa kiểng quý được trồng trong KDL rừng Madagui. Những cây cổ thụ có hàng trăm tuổi, to khoảng chục người ôm với bộ rễ dài nổi cuộn trên mặt đất và một số cây mọc trên đá. Đặc biệt là loài cây kơnia đặc trưng của rừng núi Tây Nguyên, được xem là loài cây thiêng của bà con người dân tộc. Ngoài ra, khu du lịch này còn xây dựng khu rừng mưa nhiệt đới nhằm góp phần vào việc bảo tồn rừng nhiệt đới cũng như tạo môi trường tham quan, học tập, nghiên cứu thiên nhiên cho học sinh, sinh viên, đồng thời góp vai trò điều hoà khió hậu, chống xói mòn, giữ nước nuôi cây trồng tái tạo rừng.

Bên cạnh đó, KDL rừng Madagui còn có bộ sưu tập tre trong khoảng diện tích 10 hecta với hơn 40 loài tre khác nhau. Bộ sưu tập vườn cây ăn trái rộng 12 hecta với những giống cây trai phổ biến của mọi miền đất nước, cho trái quanh năm để phục vụ cho  khách du lịch như: ổi, mận, chôm chôm, nhãn, sầu riêng, táo, sơri, mãng cầu, cam, bưởi, quít...
Động vật của khu rừng này cũng đa dạng như voi, cheo, nhím, heo rừng, sóc, dúi (thú gặm nhấm sống trong hang đất, tự đào củ và rể cây để ăn) và các loài ong, bướm, côn trùng khác.
Ngoài thắng cảnh thiên nhiên, KDL sinh thái này còn có nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí như: câu cá, cưỡi ngựa, khu mê cung ắc ó, khu văn nghệ cồng chiêng Tây Nguyên, nhà Tarzan, hồ bơi, tắm suối, ảo thuật, sân tennis, bắn súng hơi,các trò chơi dân gian, xiếc thú: bồ câu, khỉ, chó...và các khu dịh vụ ẩm thực, khu nhà nghỉ dành cho khách lưu trú qua đêm được xây dựng giữa cảnh quan yên tĩnh, không khí trong lành, đầy đủ tiện nghi.
Khu vực dành riêng cho du khách cắm trại có diện tích khoảng 10 hecta gồm đồi: Gió, đồi Mai Vàng, đồi Bò Cạp, đồi Bằng Lăng, đồi Anh Đào...với thảm cỏ xanh rợp bóng mát trải dọc theo bờ suối Tiên. Hệ thống lều trại hiện đại và các dịch vụ cắm trại khác...

Hiện nay, KDL rừng Madagui là điểm tham quan, nghỉ ngơi lý tưởng thu hút rất nhiều du khách  trong và ngoài nước đến vui chơi, nghỉ dưỡng. Đây cũng là điểm tham quan lý thú cho các đoàn du khách dã ngoại, picnic, cắm trại với các dịch vụ văn nghệ, sinh hoạt múa hát cùng bà con đồng bào dân tộc Tây Nguyên bên đống lửa trại và các món ăn dân dã như: bắp nướng, khoai nướng và có cả tiệc barbecue với rượu cần. Đặc biệt, đây là môi trường  giáo dục bổ ích cho các đoàn học sinh, sinh viên đến đây tham quan thực tế về môi trường sinh thái, luyện tập kỷ năng sống hoà mình với thiên nhiên để cùng nhau bảo vệ môi trường xanh của hành tinh đang ngày càng bị ô nhiễm.

Từ năm 2006 - 2010 đánh dấu sự đổi mới của Khu Du Lịch với nhiều công trình được đầu tư mới :

Nhà hàng Trà My Vàng (Camellia Flava) với thiết kế kiểu mẫu nhà rông Tây Nguyên có sức chứa 800 khách phục vụ ăn uống, phục vụ phòng họp, hội nghị.

Hệ thống Villa mang tên gọi của các loại trái cây như Banana (chuối), Papaya (đu đủ), Guava (ổi), Carambola (khế), Sapodilla (hồng xiêm), Casava (củ sắn), Cherimoya (sơ-ri), Mango (xòai), Avocado (bơ), Pomelo (bưởi), Cainito (vú sữa) đạt tiêu chuẩn 3 sao. Những dịch vụ hỗ trợ đạt tiêu chuẩn quốc tế như hồ bơi, sân tennis, billiard... mà trong đó phải kể đến công trình hồ bơi cảnh quan với thiết kế độc đáo gồm 3 tầng thác đổ giữa núi rừng thiên nhiên với diện tích mặt nước hơn 2.000m2.

Ngoài không gian của núi rừng thiên nhiên, Khu Du Lịch Rừng Madagui cũng đáp ứng nhu cầu vui chơi thư giãn với những dịch vụ như bắn súng đạn nước sơn "Paintball", chèo thuyền hơi, thuyền độc mộc, kayak, khám phá hang động, bơi lội, ca nhạc cồng chiêng, đốt lửa trại, cưỡi ngựa, câu cá, bắn súng cự ly, đạp xe vượt địa hình, hát karaoke, xông hơi, xoa bóp... Tại đây luôn có những chương trình hấp dẫn được thiết kế riêng phù hợp với từng dịp lễ, tết trong năm.

KDL rừng Madagui hân hạnh giới thiệu một chương trình mới khám phá núi rừng Madagui với tên gọi Cảm Giác Madagui. Với hành trình khám phá này, Quý Khách sẽ khám phá Công Viên Thần Núi, được ngắm Cầu Treo bắc qua dòng sông Đạ Huoai để rồi sau đó lạc lối vào Mê Cung Ắc Ó. Hành trình tìm kiếm cảm giác Madagui sẽ bắt đầu từ Thiên Phúc Sơn Động, xuyên qua Vườn Tre Sưu Tập để đến Hang Tử Thần với độ sâu hơn 15m. Bước ra khỏi hang, Quý Khách lại đi bộ xuyên qua Rừng Mưa Nhiệt Đới để từ đây lại rong ruỗi trên lưng những chú ngựa khỏe mạnh, tận hưởng những cảm giác lắc lư theo nhịp bước của những chiến mã để rồi chợt bừng tỉnh khi một cành lá rừng khẽ vuốt qua bên mình. Bước ra khỏi những tán lá cây rừng, Quý Khách như vỡ òa bởi những cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đất trời, của sông nước, của dòng suối đang lượn lờ chảy qua trước mắt mình!

Trở về từ chuyến chinh phục, Quý Khách sẽ được tận hưởng những món ăn đặc sản miền núi chỉ có ở núi rừng Madagui. KDL rừng Madagui hân hạnh giới thiệu chương trình ẩm thực "Tuần Lễ Các Món Ăn Đặc Sản Miền Núi" với chủ đề "Cá Suối Rau Rừng". Đặc biệt Góc Nướng Madagui mang lại cảm giác cồn cào, nôn nao từ những món ăn mà chỉ nghe thôi đã thấy hương vị của nó mang lại như: Heo Sinh Thái Nướng Than Hoa, Ếch Rừng Nướng Sả Ớt, Cá Lăng Nấu Măng Chua ... Hơn thế nữa là những món ăn chế biến từ cá suối như cá Lăng, cá Leo, cá Trèn, cá Chạch ... và từ rau rừng như rau Nhíp, đọt Đủng đỉnh, hoa Chuối Rừng, Mướp Rừng, Tàu U, Măng rừng ...

Hãy đến khám phá và tận hưởng cảm giác "Vượt qua chính mình" tại Khu Du Lịch Rừng Madagui. Quý Khách sẽ hài lòng với những gì KDL rừng Madagui mang đến.

Bài viết được thực hiện bởi: CLB Hướng Dẫn Viên Đồng Hành Việt - Chủ Nhiệm: Dzoãn Tiến Đạt
M: 0903976833 - 0906.976833 - E: tiendatdongphuong@yahoo.com - YM: tiendatdongphuong
W: www.tourguidegroupdonghanhviet.blogspot.com

Đà Lạt: Cách thiết kế một số chương trình tham quan hợp lý

Đà Lạt có 2 mùa nắng và mùa mưa. Vào mùa mưa  trời hay mưa vào buổi chiều nên đi tham quan dã ngoại thì phải sắp xếp vào buổi sáng; buổi chiều có thể thăm các dinh thự (biệt điện) hoặc các chùa chiền, nhà thờ hay có thể ngủ tại khách sạn.
Trên đường đi từ TP.Hồ Chí Minh lên có một số điểm tham quan ở gần hoặc sát quốc lộ 20, ở Bảo Lộc hoặc Đức Trọng nên cũng phải được sắp xếp, có thể ghé lúc lên hay lúc về sao cho thuận tiện. Gặp vào mùa mưa, khi đi tham quan các thác, phụ nữ không nên đi giày cao gót dễ trợt té mà nên mang giày thường.
Việc thiết kế một chương trình tham quan còn phụ thuôc vào thời gian của chương trình du lịch (số ngày lưu lại ít hay nhiều để phân bố kế hoạch hợp lý)
- Các điểm tham quan ở trên tuyến Quốc Lộ 20 gồm có: Thác Bảy Tầng, Thác Dambri (cách Bảo Lộc 18km), Thác Gogal, thác Pongour, thác Liên Khương, Thác Bopla, Làng Gà (Đức Trọng), thác Prenn, thác thác Đatanla, hồ Tuyền Lâm (có rẻ vào1,7 km). Tuyến QL27 có thác Voi  (Lâm Hà) và kết hợp thác Cổng Trời (Tà Nung - Đà lạt)
-Tại TP. Đà Lạt có các tuyến chính như sau Tuyến Frenn - Datanla - Tuyền Lâm (đường frenn vào ra thành phố và là đường từ Sài Gòn lên). Tùy theo nhu cầu, có thể ghép 2 điểm  Datanla và Tuyền Lâm  trong một buổi hoặc một ngày. Tuyền Lâm cũng có thể chiếm trọn một ngày tham quan nếu có thời gian.
Tuyến Thác Cam Ly - dinh Bảo Đại  - biệt thự Hằng Nga - nhà thờ Con Gà - Dinh 2 - Vườn Hoa Minh Tâm - chùa Tàu - Bảo Tàng Lâm Đồng - chùa Linh Phong - Dinh 1. Trong tuyến này tùy theo sở thích có thể thiết kế chương trình tham quan phù hợp sở thích nhưng tuyến này có đặc điểm là đều nằm trên một trục đường chính phía Đông - Tây của Đà Lạt gồm Hoàng Văn Thụ (quẹo lên Lê Hồng Phong) - Trần Phú - Trần Hưng Đạo - Hùng Vương.
Tuyến Thác hang Cọp - chùa Linh Phước. Theo trục đường Trần Hưng Đạo - Hùng Vương đi thẳng về Trại Mát (đường Quốc Lộ 27 cũ đi Đơn Dương - Phan Rang). Tuyến này có loại hình tham quan bằng xe lửa, nếu chỉ tham quan chùa Linh Phước thì nên đi tàu lửa cả đi và về. Ne61uke61t hợp tham quan Thác Hang Cọp thì phải kết hợp cả xe ô tô để đi tiếp từ Trại Mát đến thác.
Tuyến Thung Lũng Tình Yêu - Tranh Thêu tay XQ - Vườn Hoa Thành Phố - hồ Than Thở và vườn rau, vườn hoa sinh thái hoặc Phân Viện Sinh Học nhiệt đời - Thung Lũng Tình Yêu  XQ Sử Quán - Vườn Hoa Thành Phố - Hồ Than Thở. Cũng có thể tách ra cứ 2 điểm một (Phan viện Sinh Học - Thung Lũng Tình Yêu/ Vườn Hoa Thành Phố - Hồ Than Thở ) cho một buổi tham quan.
Tuyến nhà thờ Doumain - Phân Viện Sinh Học - Lang Bian. Tuyến Vườn Hoa Thanh Phố - Hồ Xuân Hương - Đồi Cù (Sân Golf) nên đi vài buổi chiều nếu trời không mưa. Có thể tham quan Vườn Hoa Thành Phố và Đồi Cù (kết hợp làm quen mên đánh Golf) trong một buổi. Vào ngày trời mưa , có thể thiết kế một chương trình tham quan như sau: Dinh 3 (Bảo Đại) - biệt thự Hằng Nga - Dinh 2 và Dinh 1 hoặc Dinh 3 - Dinh 2 - Bảo Tàng Lâm Đồng.

Dinh 1 (Dinh Tổng Thống Chế Độ Sài Gòn):

Theo con đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rẽ phải đi trên con dường rợp bóng thông mát rượi nay là đường Hùng Vương, du khách sẽ đặt chân đến Dinh 1. Nơi đây trước kia từng là “Tổng Hành Dinh” của Cựu Hoàng Bảo Đại. Nam 1950, sau khi ký Dụ số 06 và Sắc Lệnh 03 QT/TD thiết lập “Hoàng Triều Cương Thổ”, Bảo Đại (BĐ) quyết định bỏ ra 500.000đ tiền Đông Dương để mua lại ngôi biệt thự này của Paul Dary và cho sửa sang lại toàn bộ nhằm bố trí nơi làm việc cho các quan trong triều Nguyễn ở Đà Lạt.
Trước đó, Nhật đảo chính Pháp năm 1945, một đường hầm bí mật đã được lính Nhật đào từ phía Dinh 1 thông ra đến tận Dinh 2 (Dinh Toàn quyền) dài gần 3,4km, băng qua Sở điện, tẻ nhánh vào các biệt thự 11, 16, 18, 26…nằm trên đường Paul Doummer (nay là đường Trần Hưng Đạo)  nhằm bắt sống các quan Tây trong dinh và các villa. Không biết lính Nhật đào tự bao giờ và đưa đất đá đi đâu, nên khi biến cố “đảo chính” xảy ra thì các quan chức người Pháp ở đây đã hoàn toàn bất ngờ và phải đầu hàng vô điểu kiện!
Ông Nguyễn Đức Hòa – một hầu cận thân tín của cựu hoàng Bảo Đại và mấy đời nguyên thủ quốc gia chế độ sài gòn hiện còn sống ở Đà Lạt cho biết, khi về Dinh này, ông và mộ số phục vụ bên cạnh cựu hoàng Bảo Đại mới phát hiện ra đường hầm bí mật nói trên. Song, Bảo Đại căn dặn “Tuyệt đối không được hé răng”
Năm 1956, Ngô Đình Diệm “hất cẳng” Bảo Đại để lên làm tổng thống đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa. Ngay lập tức việc tịch thu tài sản của Bảo Đại vả các Hoàng thân, quốc thích được  tiến hành khẩn trương. Đến cuối năm 1958, việc “thay ngôi đổi chủ” mới xong về cơ bản. Dinh dành riêng cho Tổng thống là Dinh 1, Dinh 2 trước đây toàn quyền Decoux dùng làm “Dinh thự mùa hè” được giao cho vợ chồng “cố vấn” Ngô Đình Nhu, còn Dinh 3 – Biệt Điện Bảo Đại thì dành cho các cơ quan khách cấp cao của Ngô Đình Diệm mỗi khi có dịp đến thăm và làm việc tại Đà Lạt.
Khi ấy ông Nguyễn Đức Hòa được Ngô Đình Diệm điểu về phục vụ tại Dinh 1 nên đã có điểu kiện biết rõ từng ngóc ngách trong đường hầm bí mật này.
Sau khi Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc Lập, Ngô Đình Diệm hoảng quá và cũng để phòng xa liền cho gọi nhà thầu Phan Xứng đến ra lệnh đổ bê tông xây dựng lại đường hầm bí mật thật kiên cố để ông có thể thoát thân khi chẳng may xảy ra bất trắc. Đường hầm bí mật được xây dựng từ tầng hai của Dinh, có tam cấp đi xuống phòng làm việc, phòng khách rồi đi ra đến tận sân sau, để đến bãi đáp trực thăng. Đường hầm nằm sâu dưới lòng đất gần 10m nên xem ra khá an toàn. Để xây dựng đường hầm này người ta đã huy động trên 20 thợ sắt, thợ hồ lành nghề đến ăn ở và làm việc tại chỗ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” và công việc kéo dài ròng rã gần 2 năm mới xong. Năm 1960, chẳng may một số nơi trong đường hẩm rạn nứt nên phải đào lên làm lại.
Nhằm đảm bảo “tuyệt mật” Ngô Đình Diệm đã cho xây cửa vào đường hầm ngay cạnh đầu giường trong phòng ngủ của ông ta. Phía trước ngụy trang bằng một giá sách, chỉ cần đây nhẹ sang một bên là có thể bước vào cửa sắt dẫn xuống đường hầm. Nếu đi từ phía toilette thì chỉ cần đây êm bức vách là có thể bước ngay vào miệng đường hầm bí mật.
Ngô Đình Diệm thường xuyên dặn dò cụ Nguyễn Đức Hòa, người biết rõ nhất rằng:”Muốn còn chỗ đội nón thì phải 3 không: không nghe, không thấy, không biết!”. Cứ mỗi lần nhận điện:”Sắp lên” thì cụ Hòa phải hì hục lau dọn đường hầm suốt mấy ngày đêm. Khi nào cũng vậy, vừa đặt chân đến Dinh thì công việc đầu tiên của NĐD là xuống kiểm tra an toàn đường hầm hầm bí mật. Phía dưới đường hầm được chia làm 2 phòng: phòng nghỉ ngơi và làm việc cho tổng thống, phòng điện đài cơ yếu và phòng bào vệ. Có máy phát điện liên tục 24/24 và toàn bộ được điều khiển tự động.
Sau khi xây dựng xong đường hầm bí mật nói trên, những người thợ lành nghề không còn thấy trở về với gia đình nữa! nhiều người cho rằng họ bị “thủ tiêu bí mật” để đảm bảo an toàn cho Tổng thống (?!)
Sau năm 1975, một số đoạn của đường hầm kéo dài từ Dinh 1 đến các biệt thự và Dinh 2 (Dinh Toàn Quyền Decoux) bị sập.
Những năm gần đây Dinh 1 được đưa vào liên doanh với nước ngoài do công ty DRI quản lý. Vừa qua đơn vị này đã cho mở cửa Dinh 1 để đón du khách trong và ngoài nước vào tham quan nhằm có thể hiểu biết thêm về quá khứ đã lùi sâu vào dĩ vãng.

Đà Lạt: Dinh Toàn Quyền Dexoux (Dinh II),

Dinh Toàn Quyền Dexoux (Dinh II), được xây dựng vào năm 1937 - là một trong những công trình độc đáo của kiến trúc sư người Pháp tên là He1brand. Cũng có người cho rằng đây là công trình do các kiến trúc sư A. Le1onard, P. Veyssere và A.T.Kruze thiết kế năm 1937. Tòa dinh thự đc kiến trúc theo lối cổ điển kết hợp với hiện đại, năm trên quả đồi cao 1.539m so với mặt biển, có đường hầm bí mật để các: chính khách" có thể thoát thân ra ngoài khi chẳng may xảy ra sự cố. Chính nơi đây là nơi trú ngụ  trong mỗi dịp xuân, hè và là  nơi ẩn nấp trong những giờ phát nguy nan của không chỉ 3 đời Toàn Quyền Đông Dương: Brérie, Catroux và Jean Decoux, mà còn cho cả vợ chồng "cố vấn" tổng thống Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân  và thủ tướng Nguyễn Khánh của chế độ Sài Gòn
Năm 1940, nước Pháp bị phát xít Đức tấn công, chiếm đóng và chính phủ bù nhìn Pétain  thân Đức ra đời. Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Catroux phải bỏ trốn lên Đà Lạt và nương thân tại Dinh này trong một thời gian dài trước khi lánh nạn qua Thái Lan, Miến Điện vì Catroux thuộc phe De Goulle chống Đức nên bị cách chức. Sau đó Catroux trở về Pháp để gia nhập  vào phe chống Phát xít.
Cũng vào năm ấy, J. Decoux được Pe1tain cử sang thay cho Cattroux (1940 - 1945) lai gặp lúc  Nhật đảo chính Pháp nên cũng không  thoát khỏi số phận cay đắng của một viên Toàn quyền bù nhìn. Để  lần tránh nỗi tủi hờn  trong những ngày chua xót ấy,. Decoux đã đưa vợ và 2 đứa con gái nhỏ lên Đà Lạt cư trú tại tòa lâu đài này, lấy cảnh thiên nhiên thơ mộng để làm bạn tri âm, nhưng cuối cùng rồi cũng bị bắt sau ngày Pháp bị sụp đổ. Có lẽ chính vì vậy, tòa dinh thự được gắn liền với tên tuổi của viên Toàn quyền Đông Dương cuối cùng: Dinh Toàn Quyền Decoux.
Bước vào tòa lâu đài, điều khiến mọi người chú ý đầu tiền là tấm bình phong có từ thời Tự Đức, bên trên có khắc 22 bài thờ bằng chữ Hán. Một số người am hiểu cho rằng: sau khi xây dựng xong Dinh, Bảo Đại đã cho chuyển tấm bình phong từ thành nội vào đây làm quà tặng nhằm làm đẹp lòng Toàn quyền Decoux nhân ngày khánh thành. Nhưng một số khác thì lại bảo: Trong thời gian nắm quyền và lưu trú tại đây Ngô Đình Nhu đã cho lấy tấm bình phong từ triều đình Huế  đèm vào làm vật trang trí cho ra vẻ vua chúa! Song, điều đáng quan tâm hơn vẫn là nội dung và nghệ thuật tuyệt vời của những bài thơ Đường Luật được viết  trên tấm bình phong ấy. Trong đó có 18 bài thơ của Tự Đức và 4 bài thơ của các tác giả nổi tiếng khác như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương. Bên cạnh đó là bức họa "Tráng sĩ mài gươm" gợi nhớ một sự kiện bi hùng của tráng sỹ Đặng Dung thời nhà Trần làm cho tướng giặc phải kính cẩn nghiêng mình.
Bức phù điêu "Nàng Chinh Phu" khắc họa hình ảnh người thiếu phụ, nổi bật phía trước là con chiến mã xa mờ thể hie65nca1i thần của nữ sĩ Hồng Hà - Đoàn Thị Điểm trong "Chinh Phụ Ngâm" - tiếng kêu ai oán của người phụ nữ , của tình yêu  đôi lứa  trong thời buổi chiến tranh, ly loạn. Tấm phù điêu cha con Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Trãi: kẻ bất khuất chịu gông cùm nhìn thẳng vào mặt kẻ thù; người ung dung ngồi viết "Bình Ngô Đại Cáo", một lòng, một dạ sắt son, xả thân cứu nước khỏi ách xâm lược.
Thế nhưng, điều nghịch lý là cũng chính tại nơi đây đã chứng kiến bao nhân vật: chính nghĩa và gian tà, anh hùng và phản tặc, quân tử và tiểu nhân phải ngồi đàm đạo quanh chiếc bàn ô cảm! Đó là sự kiện liên quan đến vận mệnh đất nước Việt Nam: Hội nghị tù bị Đà Lạt chuẩn bị cho Hội Nghị Fontainebleau (Paris) diễn ra từ ngày 19 đến ngày 20/4/1964. Lúc ấy, phái đoàn ta do Nguyễn Tường Tam dẫn đầu. Phái đoàn Pháp do Cao Ủy Đông Dương D'Argenlieu lãnh đạo. Chiều ngày 18/4/1964 hai bên đã có cuộc gặp đầu tiên tại Dinh Toàn Quyền Decoux trước khi bước sang vòng đàm phán chính thức.
Hội nghị bất thành, song cũng từ đá đã đưa dân tộc vào cuộc kháng chiến trường kỳ và chiến thắng lẫy lừng làm vang dội địa cầu: Điện Biên Phủ. Phòng làm việc của Toàn Quyền Đông Dương lần đầu tiên được mở ra sau mấy chục nam im ỉm khóa. Con dấu đồng - vật chứng gần 100 năm thống trị của chính quyền thực dân Pháp hãy còn đó, song tên tuổi của những tay sai người Pháp đã chìm sâu vào trong quá khứ.
Năm 1957, lâu đài tráng lệ này lại rơi vào tay vợ chồng cố vấn Ngô Đình Nhu - Trần Lệ Xuân. Nơi đây đã diễn ra những cuộc bày mưu định kế để thanh trừng các tướng lĩnh không 'ăn cánh' trong quân đội sài gòn, nhất là hoạch định các kế hoạch chống phá Cách Mạng và những cuộc trăng hoa đẫm máu. Nhiều người hãy còn nhớ: trước khi xảy ra biến cố đảo chính 1/11/1963 họ Ngô đã tiến hành một kế hoạch những tướng lĩnh không chịu phục tùng và phụng sự cho chính sách "Gia đình trị" của họ. Sau đó, Nguyễn Chánh Thi, Dương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng, Nguyễn Văn Lộc...bất mãn  đã kéo quân về vây hãm Dinh Độc Lập lần thứ nhất. Trong những giờ phút "ngàn cân treo sợi tóc" đó, Ngô Đình Diệm đã gọi điện hỏi ý kiến quân sư  Ngô Đình Nhu. Từ Dinh II, Nhu đã phác thảo ra một kế hoạch hoãn binh theo kiểu Hồ Tôn Hiến:"tạm thời đầu hàng" để rồi 35 tiếng đồng hồ sau trở tay "tắm máu" khiến cho 3 viên tướng và 10 viên sĩ quan của chế độ Sài Gòn kẻ thì chết đứng giữa trời trơ trơ, người thì bỏ của chạy lấy người, bay sang Campuchia tạm thời lánh nạn!
Căn phòng của phu nhân toàn quyền Đông Dương ngày xưa, sau đó trởi thành phòng riêng của Trần Lệ Xuân. Năm 1962, biết chồng phải lo tập trung đối phó với các tướng tá nhằm bảo vệ quyền bính cho dòng họ, sau khi gọi điện cho người tình là Trung tướng Trần Văn Đôn, Lệ Xuân đã bí mật bay lên Đà Lạt, tướng Đôn cấp tốc phóng xe lên theo. Những ngày ấy, một cuộc trăng hoa ngây ngất đã xảy ra chính tại nơi này. Trong lúc cả hai đang quấn chặt lấy nhau và chìm đằm trong lạc thú ái ân, thì bỗng cửa phòng bị đạp tung. Một người đàn bà đẫy đà bước vào. Tiếng súng nổ, Lệ Xuân gục xuống. Máu loang thấm đỏ cả drap giường. May mà viên đạn chi mới ghim vào bả vai trái. Tướng Đôn vội vùng dậy can ngăn, người đàn bà nọ mới chịu quay ra xe hơi cùng với một trung đội lính rằn ri chạy một mạch về Sài Gòn.
Sau vụ xì căng đan đó, để tránh lời đàm tiếu độc mồm độc miệng trong thiên hạ, Ngô Đình Nhu đã phải cắn răng thu xếp cho Lệ Xuân đáp máy bay sang Manila (Philippines) để mổ vết thương, gắp đạn ra, điều trị và coi như không có chuyện gì. Có lẽ chính vì sự vị tha ấy của Nhu và kỷ niệm của những cuộc mây mưa mặn nồng với Lệ Xuân nên khi xảy ra đảo chính thực sự vào năm 1963, mấy đứa con nhỏ của Lệ Xuân là: Ngô Đình Trác, Ngô Đình Quỳnh, Ngô Thị Lệ Quyên sau mấy ngày chạy trốn ở Đà Lạt bị bắt và áp giải về Sài Gòn, tường Đôn đã đứng ra bảo lãnh cho 3 đứa trẻ và tìm cách đưa sang La Mã cho Ngô Đình Thục. Ba ngày sau, Lệ Xuân cùng với con gái lớn Lệ Thủy bay từ Mỹ sang Ý, cả gia đình họ gặp nhau trong nước mắt nơi đất khách quê người.
Năm 1964, tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa đã độc chiếm Dinh II làm "Tổng hành dinh". Từ ngày về đây, Nguyễn Khánh đã ra sức tu bổ, cho xây thêm các đường hầm bí mật đến tận sườn đồi theo hướng Đông Nam và Tây Bắc để "dĩ đào vi thượng sách" khi chẳng may xảy ra "đảo chính".
Xuống cầu thang, qua khỏi khu nhà bếp nằm dưới lòng đất, băng qua hầm chứa rượu, du khách có thể bước chân vào miệng đường hầm bí mật rộng chừng 1,5m cao 1m, tất cả đều được xây bằng bê tông cốt thép và có nhiều ngóc ngách. Năm 1968 cũng chính tại Dinh II, đã xảy ra sự kiện quân Giải Phóng bất thần tấn công vào "Tổng hành dinh" này, đánh dập dãy nhà liên binh phòng vệ phía trước và làm chủ Dinh 2 ngày 1 đêm rồi mới rút lui. Sau năm 1975, nhiều đường hầm bí mật ở Dinh II bị sập, nhân viên ở đây phải dùng đất đá lấp lại. Ngày nay, nếu chịu khó đi dạo và quan sát triền đồi ở phía Đông Nam, Tây Bắc, du khách có thể nhìn thấy nhiều dấu vết của đường hầm bí mật.
Dinh toàn quyền quả là một công trình kiến trúc uy nghi và trang nhã, ghi dấu ấn một giai đoạn lịch sử khó quên của thành phố xinh đẹp này

DINH 3 (DINH BẢO ĐẠI, BIỆT ĐIỆN BẢO ĐẠI)


Dinh Bảo Đại còn gọi là Dinh 3 là một điểm tham quan không thể thiếu khi du khách đến với thành phố Hoa Đà Lạt, Dinh Bảo Đại ko chỉ là một công trinh kiến trúc tiêu biểu của người Pháp tại Đà Lạt mà còn là một dấu ấn lịch sử của chế độ phong kiến tại Việt Nam, đặc biệt Dinh 3 gắn liền với tên tuổi của vua Bảo Đại, là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.
Nằm trên ngọn đồi cao, ẩn hiện giữa rừng thông xanh biếc, ngút ngàn mặc dù được xây dựng cách đây hơn nửa thế kỷ (1933 - 1938)  song Biệt Điện Bào Đại (BĐBĐ) vẫn còn đó những nét độc đáo, gợi cho ta nhớ lại hình ảnh của một Vương triều nhung gấm, vàng son thuở nào.
- Kiến Trúc của Dinh: Biệt Điện (BĐ) có 2 tầng
1/Tầng trệt: Dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng Triều Cương Thổ.
- Gồm có các phòng:
+ Phòng làm việc: gồm một bàn làm việc, trên bàn có 2 chiếc điện thoại (bên phải của vua BĐ, bên trái của Nguyễn Văn Thiệu), dãy cờ tượng trưng cho mối ban giao với các nước trên thế giới, tượng vua BĐ và vua Khải Định, 4 thanh kiếm của thị vệ đại thần.
+ Phòng tiếp khách thân mật: dùng để tiếp những người thân trong hoàng tộc. Có trưng bày cặp sừng nai do BĐ săn được tại núi Lang Bian.
+ Phòng Khánh Tiết: Dùng để hội họp. Chiêu đãi yến tiệc. Trưng bày bức tranh đền Ăngcovat do hoàng thân Xi Ha Núc tặng nhân ngày sinh nhật của BĐ  năm 1951, bản đồ danh lam thắng cảnh tượng trưng cho 3 miền Bắc Trung Nam...ngoài ra còn có phòng Bí Thư  riêng ngay cửa ra vào, phòng vui chơi của công chúa và hoàng tử...
2/ Tầng lầu:
Gồm phòng ngủ của BĐ, hoàng hậu Nam Phương cùng thái tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng. Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng Nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ năm 1939) nên trong phòng trang hoàng toàn màu vàng.
Vua BĐ có một bà vợ chính thức là Hoàng Hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan), con nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Từ năm 1949, khi hoàng hậu Nam Phương đưa các con sang sống và học tập bên Pháp thì BĐ chung vui với 3 thứ phi là Bùi Mộng Điệp, Phi Ánh và bà Jenny Woong (người Hương Cảng). Ba thứ phi ở 3 dinh riêng tại Đà Lạt, mỗi khi cựu hoàng cần thì đưa xe đến đón dùng cơm chiều với ông rồi ở lại luôn trong Dinh. Sáng hôm sau xe đưa các bà trở về dinh của mình. theo nhiều người đã từng phục vụ BĐ kể lại thì cựu hoàng BĐ mê bà Mộng Điệp hơn do bà vừa có sắc đẹp lại trẻ trung. BĐ đã có với bà này 3 người con là hoàng nữ Phương Thảo, 2 hoàng nam Bảo Hoàng và Bảo Sơn.
Sau khi Toàn Quyền Đông Dương có nghị định thành lập tỉnh Lang Bian (06/01/1916), ngày 20/04/1916 Hội Đồng Nhiếp Chính Vua Duy Tân đã cho ban hành dụ thành lập Thị tứ Đà Lạt. năm 1917, Đoàn Đình Duyệt - Thượng thư Bộ Công của triều đình Huế đã vào Đà Lạt nghiên cứu việc  vây dựng hành cung. Thế nhưng phải mất 16 năm sau, năm 1933 đến khi Bảo Đại lên ngôi và chấp nhận làm ông vua bù nhìn cho Pháp thì Biệt Điện mới chính thức được khởi công xây dựng, sau khi BĐBĐ khánh thành, Hoàng Đế Bảo Đại  gần như chuyển  "hộ khẩu thường trú" từ Huế vào Đà Lạt. Thỉnh thoảng, có lễ nghi trọng đại "Đức Kim Thượng" mới chịu rời BĐBĐ về kinh đô Huế  cho có mặt rồi lại "bay" vào thành phố mộng mơ. Rượu ngon, gái đẹp, nhà vua hầu như quên hết chuyện "sơn hà xã tắc" và cũng chẳng thiết tha gì đến "bầu đoàn thê tử"
Mặc dù trong DBĐ có xây phòng riêng cho Nam Phương Hoàng Hậu, hoàng tử Bảo Long và các công chúa : Phương Mai, Phương Dung, Phương Liên khá lộng lẫy,nhưng phải vào dịp hè, dịp tết các hoàng tử, công chúa mới được vào đây nghỉ  mát độ vài tuần lễ và thăm sức khỏe của Đức Kim thượng.
Xa vợ con, Đức Kim Thượng đâm ra trữ tình và mê săn bắn. Ngày ngày Hoàng đế thức dậy vào lúc 8h sáng và đi ngủ vào lúc 9h đêm. Tất cả mọi việc triều chính hầu như đã có các quan người Pháp coi sóc, nhà vua chỉ việc ăn chơi và tiếp khách. Đức kim thượng thích mặc đồ Tây, ăn cơm Tây hơn là mặc Quốc phục ăn cơm ta. Ngài ít uống rượu nhưng hợp khẩu vị nhất vẫn là Cognac và sau đó là...giai nhân. Mỗi lần đi thưởng ngoạn chẳng may gặp người đẹp thì Hoàng đế "cầm lòng không đậu", chỉ  còn cách mật lệnh cho các quan hầu cận bằng mọi giá phải "điệu" cho bằng được "người ngọc" về Dinh cho thỏa chí mây mưa. Những cuộc tình hối hả, vụng trộm của Đức Kim Thượng thì không sao kể xiết, nhưng da diết nhất vẫn là với những người tình: Mộng Điệp, Phi Ánh, Génie và trước đó là cô vũ nữ Lý Lệ Hà...Song để tránh sự nhòm ngó của quần thần và bàn dân thiên hạ cũng như đối phó với những cơn ghen của Hoàng Hậu Nam Phương, nhà vua phải mua sắm riêng cho mỗi cô tình nhân một căn nhà ở ngoại ô nhằm tiện việc vui vầy duyên cá nước.
Năm 1949, Bảo Đại (BĐ) tặng cho người đẹp Mộng Điệp một ngôi biệt thự khá sang trọng ở đường Paul Doumer (nay là khu tập thể 14 Hùng Vương), sắm cho người tình Génie một căn biệt thự khác ở số 03 Nguyễn Du, mua cho giai nhân Phi Ánh  một căn nhà xinh xắn ở gần Ga Đà Lạt.
Đêm đêm khi màn sương buông trùm xuống thành phố, Đức Kim Thượng lại bí mật  tìm về tổ uyên ương để đắm chìm trong "bể ái nguồn ân". Có những ngày đẹp trời, men tình dậy sóng, nhà vua còn đánh liều cho vời từng nàng vào DBĐ dùng cơm, cùng dạo vườn Thượng Uyển và ở lại chăn gối qua đêm. Nhằm bồi dưỡng cho cơ thể và tăng cường sinh lực sau mỗi đêm "chiến đấu" liên tục, ngoài những món sơn trân, hải vị nhà vua thường phải dùng đến sâm nhung, hổ cốt. Kết quả của những cuộc tình vụng trộm và bỏng cháy. Đức Kim thượng đã để lại cho mỗi người tình một...bầu tâm sự. Mộng Điệp đã có con ngoại hôn với BĐ. Hoàng Hậu Nam Phương và Bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại) biết khá rõ  việc ăn chơi trác táng của nhà vua, nhưng không thể nào can ngăn được, chỉ còn biết trách móc và đau khổ.
Tháng 04/1994, con gái cùa bà Mộng Điệp là Mộng Hiền - một "giọt máu rơi" của BĐ sau bao năm bôn ba nơi đất khách quê người đã tìm về BĐBĐ ở Đà Lạt và xin nghỉ lại qua đêm trong phòng của Cựu hoàng nhằm hồi tưởng lại những giờ phút hồng hoang đầy hạnh phúc và đau đớn của mẹ mình với thiên tử ở chốn tôn nghiêm này.
Trong những ngày tha phương cầu thực  trên Thành Phố Hoa vào những năm 1950, khi  chưa trở thành bà cố vấn, Trần Lệ Xuân cũng đã từng đem nhan sắc của mình vào "yết kiến" BĐ bằng cách dạy đàn Piano nhằm kiếm chác chút đỉnh vàng bạc châu báu về nuôi chồng trong lúc khó khăn, túng thiếu. Ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên, với thân hình căng đầy nhựa sống, lẳng lơ và rạo rực của Lệ Xuân cũng đã khiến một đấng quân vương đa tình như BĐ phải ngây ngất. Còn Lệ Xuận sau những lần được BĐ trọng hành và sủng ái, nàng cũng thường xuyên lui tới để vui hưởng lạc thú ái ân, vì chồng nàng - Ngô Đình Nhu - một tay "bạch diện thư sinh" ốm o, gầy guộc, vốn nghiện thuốc Basto và ngày đêm chỉ biết xào nấu một số học thuyết phương Tây để cố sản sinh ra cái gọi là "Học huyết Cần Lao Nhân Vị" hơn là vui chuyện gối chăn. Sự việc rồi cũng đến tai Ngô Đình Nhu. Bức bối, đau đớn, nhưng Nhu không còn cách nào khác hơn là ngoảnh mặt làm ngơ để cho cô vợ trẻ mặc tình dâng hiến tấm thân vàng ngọc cho BĐ nhằm đổi lấy sự nghiệp và cuộc sống cho họ Ngô trong lúc "vận bỉ thời quan".
Những ngày sống ở BĐ Đà Lạt, ngoài cái thú rượu ngon, gái đẹp, BĐ còn có một đam mê khác nữa là những cuộc đi săn đẫm máu. Hồi ấy, tại đây  luôn có một trung đoàn Ngự Lâm và một tiểu đoàn Danh Dự thường xuyên túc trực để bảo vệ thiên tử. Ngài thường thích tổ chức những cuộc săn với quy mô  lớn và đi thật xa tận Đam Rông, Đắc Tô, Đắc Sút, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Bảo Lộc vì ở những nơi đó có nhiều thú rừng quý hiếm như Min, Hổ, Voi, Tây U (Tê Giác)...
Để chuẩn bị cho một cuộc đi săn cho nhà vua, hầu như các quần thần đều phải vã mồ hôi trán: Nào là đội kinh tượng, nào là phải lo phục dịch ăn uống, an toàn tính mạng cho Đức Kim Thượng. Mỗi lần được lệnh đi săn của Hoàng Đế là phải lo đủ 10 voi, 15 con ngựa Bách Thảo, hơn 10 tay súng thiện xạ để đi theo bảo vệ và ít nhất  cũng phải có 3 đầu bếp giỏi cùng đi để lo việc ẩm thực cho ngài. Trọng trách chỉ huy việc này được giao về cho Lãnh Binh Song và cụ Nguyển Đức Hòa. Chính cụ Hòa đã từng chứng kiến tận mắt nhiều cảnh tượng hãi hùng khi nhà vua và đoàn tùy tùng cùng săn đuổi, tàn sát những con Min (trâu rừng) vô tội một cách không thương tiếc. Cả đàn Min, con nào con ấy tròn trịa nhưng những quả sim rừng đang ung dung gặm cỏ, nghe thấy tiếng vó ngựa của đoàn thiên tử đi săn vội vàng tháo chạy, Nhưng không còn kịp nữa, những họng súng đen ngòm bủa vây từ tứ phía, thi nhau nhả đạn. Chỉ trong phút chốc, Min mẹ, Min con ngả gục, quằn quại trên vũng máu!
Để có thể săn được cọp - loài chúa sơn lâm háu ăn và liều lĩnh, BĐ đã khôn khéo học cách người Pháp đã áp dụng với ngài: lấy thịt Nai ra nhử. Những con Hổ đẹp mã lập tức vồ lấy con mồi, nào ngờ ngay sau đó đã ngã quỵ trước mũi súng của ngài và đoàn tùy tùng. Da của nó được đưa về làm thảm trong Biệt Điện và biếu tặng. Thịt được chia cho mọi người, riêng phần xương được thu vén cẩn thận để nấu cao nhằm bồi dưỡng cho Đức Kim Thượng sau những đêm ái ân mệt mỏi.
Một ngày nọ tại Băng Đung, Hoàng Đế BĐ vừa đưa ống nhòm lên đã phát hiện một đàn voi mẹ, voi con, mới xuống suối uống nước lên đứng phơi nắng, nhẩn nha trên đồng cỏ xanh. Ngay tức khắc, nhà vua ra lệnh cho đoàn tùy tùng dùng dây thòng lọng bủa vây khắp nẻo để chuẩn bị bắt voi con khi chúng tháo chạy. Sau đó, ngài quyết định chọn những con voi bố, mẹ to nhất đồng lọat nổ súng. Những tấm thân bồ tượng ngã xuống! Bầy voi ngơ ngác, hoảng loạn bỏ chạy. Thật không may cho những chú voi con xinh xắn rơi vào bẫy  thòng lọng giăng sẵn. Nhà vua chỉ cần ra lệnh cho các nài voi đưa voi lớn đã thuần dưỡng đến kẹp cổ, xiềng 2 chân trước dắt đi. Trong suốt hàng chục năm trị vì thiên hạ ở BĐĐL, theo cụ Nguyễn Đức Hòa cho biết: BĐ đã bắt sống và giết hại ít nhất 20 con voi theo kiểu như vậy.
Từ sau ngày Hoàng Hậu Nam Phương đưa con sang Pháp định cư (1950 - 1954), BĐ hầu như cấm cung tại BĐĐL để vui hưởng lạc thú. Sau đó, những căn phòng của Hoàng Hậu và các Hoàng tử, Công chúa được dùng làm nơi ngủ nhờ cho một số Hoàng Thân Quốc Thích như: Bửu Lộc, Vĩnh Cẩn và có lúc còn là nơi ngủ qua đêm của Ngô Đình Diệm. Sau năm 1963, BĐBĐ trở thành nơi nghỉ mát của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu với vợ con, người tình trong mỗi dịp xuân hè.
Năm 1988, người ta đã phát hiện ra một số bảo vật gồm 122 món ngọc ngà, châu báu của triều Nguyễn do bà Từ Cung (mẹ vua BĐ) đem từ Huế vào. Theo một tài liệu đáng tin cậy thì số bảo vật này là của cải riêng của thái hậu Từ Cung và Cựu hoàng BĐ, được Chính phủ Cách Mạng lâm thời (tháng 9/1945) cho phép tự do sử dụng. Đáng chú ý có nhiều đồ dùng bằng ngọc như thau rửa mặt bằng vàng nạm 16 viên ngọc, các loại bát ngọc, dĩa ngọc, một số đồ dùng bằng vàng. Số bảo vật này đang được lưu giữ tại kho bạc tỉnh Lâm Đồng và chưa dám khui ra vì địa phương rất lo lắng đến phương án bảo vệ. Qua các tài liệu còn lưu giữ được thì có lẽ đây là bộ sưu tập về ngọc đầy đủ nhất, quý giá nhất của các triều đại phong kiến Việt Nam còn lưu giữ được cho đến ngày nay.
Phía ngoài dinh (từ ngoài vào mé bên trái) vẫn còn hầm rượu của BĐ nằm chìm dưới đất, cửa vào trông ra mé đồi thông. Theo nhiều người kể lại thì ngày trước  BĐ có rất nhiều loại rượu ngoại, chủ yếu là ảnh hưởng của lối sống Pháp. Thường bữa trưa ông thích ăn cơm ta và chiều ăn cơm tây, một điều lạ là ông không thích nhậu nhẹt mà chỉ để tiếp khách. Nếu ăn cơm ta thì dọn các món lên một lần, còn cơm tây thì dọn từng món một.
Dinh BĐ là một Dinh Thự vô cùng trang nhã, nằm trong khung cảnh thơ mộng tuyệt vời có một điều gì đó khó hiểu hơn là một đời sống hưởng thụ của 1 hoàng gia có một ông vua chỉ thích nghi lễ, hình thức bề ngoài lại ham săn bắn, ăn chơi, không có tinh thần trách nhiệm đối với sứ mạng lãnh đạo của ông.