Địa phận Tp.HCM:
Sơ Lược Về Lịch Sử Hình Thành Của Thành Phố Hơn 300 Năm
Vào khoảng đầu thế kỷ XVII, cả vùng đất Nam Bộ ở trong tình trạng hầu hết đất đai đều hoang vu, rừng hoang bạt ngàn, dân cư thưa thớt, hệ thống sông ngòi chằng chịt. Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã hình thành một thị trấn nhỏ, hình thức cư trú tập trung ban đầu. Trong số dân cư ở đây, người Khơmer chiếm đa số, cạnh đó còn có những người Việt đầu tiên từ các tỉnh miền Trung vào đây sinh sống. Đây là nơi buôn bán trao đổi của nhân dân trong vùng .
Sự xuất hiện của con người ở vùng này khá sớm, tồn tại nhiều nền văn hoá từ thời kỳ đồ đá đến kim khí với di tích Bến Đò quận 9 .
Qua các dữ liệu trong quá khứ và hiện nay, chúng ta thấy trên vùng đất Nam Bộ từ sông Tiền trở lên vùng Tây Bắc ra phía Bà Rịa ở phía Đông đã có giống người sinh sống và tồn tại. Giống người đó ngày nay thuộc hai phần dân tộc chính là Mạ và Stiêng, người Khơme đến sau chiếm một vùng đất trên rẻo đất phía Tây Tây Ninh .
Căn cứ vào thư tịch cổ và các chứng cứ khảo cổ học cho thấy ở miền Nam có sự tồn tại của nền văn hóa sáng giá và vương quốc Phù Nam có nền văn hoá phát triển được mệnh danh là văn hoá Óc Eo. Vương quốc này hiện diện từ thế kỷ II sau Công Nguyên cho đến nửa đầu thế kỷ VIII. Có giả thiết cho rằng vào thời điểm này có một trận hồng thủy lớn đã chôn vùi hải cảng Óc Eo phồn thịnh dưới lớp phù sa .
Sau đó một thời gian, nước Chân Lạp của người Khơmer đang ở sâu trong nội địa Nam Lào mở rộng ra và chia thành hai miền :
_Lục Chân Lạp ở phía Bắc là miền núi đồi .
_Thuỷ Chân Lạp có biển và đầm lầy .
Thuỷ và Lục Chân Lạp thống nhất vào đầu thế kỷ IX, người Khơmer sống tập trung ở vùng đất cao ráo gần Biển Hồ, xây dựng Ankor huy hoàng. Đồng bằng Nam Bộ nói chung là một vùng gần như hoang dã, chỉ có vài số người Khơme sống rải rác ở vùng cao .
1 .Thời chúa Nguyễn :
Người Việt vào miền Nam lúc nào sử sách không ghi lại. Không ghi vì họ không phải là cánh quân chinh phục, cũng không có sứ mạng rao giảng gì cả, những di dân đầu tiên chỉ là những nông dân nghèo phải tha phương cầu thực. Có thể vào cuối thế kỷ XVI, vào thời Trịnh _Nguyễn phân tranh trong 9 trận đánh lớn kể từ năm 1692 đến 1672 chỉ có một trận đánh lớn là do quân Trịnh chủ động gây chiến, đi từ Thăng Long vào nhưng đều thất bại. Như vậy, qua mấy chục năm chiến tranh, sự thiệt hại nặng nề thuộc về chúa Trịnh. Điều đó cho thấy những lưu dân người Việt buổi đầu vào đất Gia Định có thể là những người này chạy loạn đến đây .
Cũng có người cho rằng những lưu dân đầu tiên của người Việt đặt chân đến vùng Mô Xoài vào thời thuộc Minh. Sử sách đã ghi chép về tính hà khắc của bọn xâm lược Minh đối với dân Việt đến nỗi người ta không sống được. Có lẽ lực lượng kháng chiến chống quân Minh của quân dân nhà Trần đã rút vào Thuận Hoá. Cuộc kháng chiến thất bại, sẵn có thuyền bè, lương thực, chắc chắn số người này sẽ căng buồm vào Nam nơi nghe nói trù phú và hoàn toàn vô chủ (giai đoạn này không thể vượt đường bộ vì vùng đất từ núi Bà Rịa vào Nam đến Hàm Tân còn là lãnh thổ của nước Chiêm Thành cho đến 1693).
Đến năm 1697, hai tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên với 3000 quân và 50 chiến thuyền trốn nhà Thanh chạy sang chúa Nguyễn cho vào Mỹ Tho và Biên Hoà làm ăn. Họ lập ra phố chợ, phát triển sở trường thương mại. Năm 1698 khi lưu dân đã khá đông, chúa Nguyễn cử Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh vào tổ chức bộ máy chính quyền ở Gia Định và lập ra đơn vị hành chính như sau :
+ Lập dinh Phiên Trấn thuộc huyện Tân Bình .
+ Lập dinh Trấn Biên thuộc huyện Phước Long. Hai dinh này thuộc phủ Gia Định .
Đến năm 1788, Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, nâng Gia Định trấn thành Gia Định thành, cho xây dựng thành Bát Quái vào năm 1790 vị trí nằm giữa bốn con đường hiện nay là Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu .
Từ năm 1802 đến năm 1808 đất Sài Gòn thuộc hai huyện Bình Dương và Tân Long, Sài Gòn vừa là trụ sở của trấn Phiên An tại chợ Thị Nghè, vừa là trụ sở của Gia Định thành .
Tháng 7 năm 1832 tả quân Lê Văn Duyệt chết, vua Minh Mạng bỏ cấp thành Gia Định và chia Nam Bộ ra thành Lục tỉnh.
Đến năm 1836 vua Minh Mạng cho xây thành Phụng sau khi phá bỏ thành Bát Quái với vị trí ngày nay thuộc bốn con đường : Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc Đỉnh Chi .
2. Sài Gòn thời Pháp thuộc:
Đầu thế kỷ XIX, tư bản Pháp phát triển cao đòi hỏi phải có một thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá sản phẩm sản xuất ở chính quốc. Hai nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ Pháp chiếm Việt Nam là giám mục Pellerin_cai quản địa phận Huế và linh mục Huc_cựu thừa sai truyền giáo .
Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 01-9-1858 Pháp huy động 3000 quân, 14 tàu chiến tấn công Đà Nẵng. Ngày 02-2-1859 Pháp rời Đà Nẵng kéo vào đánh thành Gia Định bằng đường biển rồi tiến vào sông Lòng Tàu, nhưng dọc sông Lòng Tàu có nhiều pháo đài do quân triều đình đóng giữ và đánh trả quyết liệt. Chính vì vậy, đoàn quân viễn chinh phải mất một tuần lễ mới vượt qua được. Tuy nhiên, đến chiều ngày 15-2-1859, quân Pháp vẫn đến cửa ngõ thành Gia Định và bắn đại bác vào thành để yểm trợ cho bộ binh tiến lên cổng thành .
Quân ta cầm cự đến 10g thì rút, bỏ lại hầu hết súng đạn, 200 khẩu đại bác, 8 chiến thuyền trong xưởng, 85.000kg thuốc súng và nhiều kho gạo đủ để nuôi 7000-8000 người trong một năm. Đến ngày 08-3-1859 Pháp huỷ thành Phụng và triều đình Huế ký hoà ước vào ngày 05-6-1862 giao ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp là: Biên Hoà –Gia Định –Định Tường. Sau đó là hoà ước 1867 giao ba tỉnh miền Tây : Vĩnh Long-An Giang –Hà Tiên. Như vậy trên nguyên tắc chiến tranh giữa Pháp và triều đình Huế chấm dứt. Cả Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp .
Ngày 08-1-1877 tổng thống Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố Sài Gòn được xếp vào loại thành phố cấp I
Ngày 20-10-1879, thống đốc Nam Kỳ Le Myre deVillers ban hành nghị định thành lập thành phố Chợ Lớn và xếp vào cấp II.
Ngày 17-10-1877, tổng thống Nam Kỳ ban hành sắc lệnh thành lập liên bang Đông Dương trong đó có xứ Nam Kỳ. Ngày 12-11-1887, do sắc lệnh của tổng thống Pháp, Sài Gòn được chọn làm thủ phủ Đông Dương .3. Sài Gòn vào thời Mỹ-Nguỵ:
Bị sa lầy ở chiến trường Đông Dương, đặc biệt là sau thất bại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ngồi vào bàn hội nghị Genève, đàm phán với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà về việc chấm dứt đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng bù nhìn tại miền Nam Việt Nam và nước ta bị chia cắt làm hai miền .
Với bản chất hiếu chiến độc tài, gia đình trị, Ngô Đình Diệm chẳng những không được lòng dân mà ngay cả giới sĩ quan, binh lính cũng bất mãn. Chính vì vậy, ngày 01-11-1963 cuộc đảo chính lật đổ chế độ độc tài nổ ra kết thúc cuộc đời Diệm –Nhu trên đường từ nhà thờ Cha Tam về Sài Gòn. Mỹ đưa Nguyễn Văn Thiệu, rồi Trần Văn Hương cuối cùng là Dương Văn Minh lên nắm quyền tổng thống .
4. Thời kỳ thống nhất đất nước :
Từ năm 1974, bộ chính trị đã đề ra kế hoạch và nhiệm vụ cho Cách Mạng miền Nam trong năm 1975-1976. Tuy nhiên, nếu có thời cơ thì giải phóng trong miền Nam ngay trong năm 1975. Trên tinh thần đó, sau hàng loạt chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế – Đà Nẵng, giải phóng Phước Long, ta tiếp tục mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn –Gia Định .
Ngày 14-4-1975 chiến dịch này chính thức mang tên ”chiến dịch Hồ Chí Minh“. Ngày 26-4-1975 quân giải phóng chia làm 5 mũi tiến chiếm được năm mục tiêu quan trọng nhất Sài Gòn .
5g sáng ngày 30-4-1975, sau đợt bắn pháo chuẩn bị, đội hình thọc sâu của quân đoàn 3 vượt qua ngã tư Bảy Hiền tiến đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Trên tất cả các hướng, các sư đoàn tiến nhanh về thành phố mà điểm tập hợp là Dinh Độc Lâp Đến 11g30’ ngày 30-4-1975 lá cờ Cách Mạng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập .
Sau khi chính quyền cũ Việt Nam Cộng Hoà và đế quốc Mỹ hoàn toàn sụp đổ với sự đầu hàng của tổng thống cuối cùng là Dương Văn Minh nước Việt Nam vẫn còn tồn tại hai chính phủ :
+ Ở miền Bắc đang tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa là chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng .
+ Ở miền Nam là chính phủ Cách Mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của nhân dân miền Nam đã đứng lên giải phóng đất nước bao gồm quân giải phóng và các lực lượng tiến bộ khác, quốc kỳ nửa đỏ nửa xanh, sao vàng ở giữa.
Sau khi giành được độc lập hoàn toàn vào ngày 30-4-1975, ngày 26 và 27-12-1975 tại Dinh Độc Lập lúc bấy giờ đã diễn ra hội nghị Hiệp Thương hai miền Nam –Bắc thống nhất đất nước.
Sau khi thống nhất đất nước, nước Việt Nam chỉ còn lại một chính phủ là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng .
Ngày 02-7-1976 Quốc hội khoá VI đã chính thức đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hố Chí Minh
Sơ Lược Về Lịch Sử Hình Thành Của Thành Phố Hơn 300 Năm
Vào khoảng đầu thế kỷ XVII, cả vùng đất Nam Bộ ở trong tình trạng hầu hết đất đai đều hoang vu, rừng hoang bạt ngàn, dân cư thưa thớt, hệ thống sông ngòi chằng chịt. Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã hình thành một thị trấn nhỏ, hình thức cư trú tập trung ban đầu. Trong số dân cư ở đây, người Khơmer chiếm đa số, cạnh đó còn có những người Việt đầu tiên từ các tỉnh miền Trung vào đây sinh sống. Đây là nơi buôn bán trao đổi của nhân dân trong vùng .
Sự xuất hiện của con người ở vùng này khá sớm, tồn tại nhiều nền văn hoá từ thời kỳ đồ đá đến kim khí với di tích Bến Đò quận 9 .
Qua các dữ liệu trong quá khứ và hiện nay, chúng ta thấy trên vùng đất Nam Bộ từ sông Tiền trở lên vùng Tây Bắc ra phía Bà Rịa ở phía Đông đã có giống người sinh sống và tồn tại. Giống người đó ngày nay thuộc hai phần dân tộc chính là Mạ và Stiêng, người Khơme đến sau chiếm một vùng đất trên rẻo đất phía Tây Tây Ninh .
Căn cứ vào thư tịch cổ và các chứng cứ khảo cổ học cho thấy ở miền Nam có sự tồn tại của nền văn hóa sáng giá và vương quốc Phù Nam có nền văn hoá phát triển được mệnh danh là văn hoá Óc Eo. Vương quốc này hiện diện từ thế kỷ II sau Công Nguyên cho đến nửa đầu thế kỷ VIII. Có giả thiết cho rằng vào thời điểm này có một trận hồng thủy lớn đã chôn vùi hải cảng Óc Eo phồn thịnh dưới lớp phù sa .
Sau đó một thời gian, nước Chân Lạp của người Khơmer đang ở sâu trong nội địa Nam Lào mở rộng ra và chia thành hai miền :
_Lục Chân Lạp ở phía Bắc là miền núi đồi .
_Thuỷ Chân Lạp có biển và đầm lầy .
Thuỷ và Lục Chân Lạp thống nhất vào đầu thế kỷ IX, người Khơmer sống tập trung ở vùng đất cao ráo gần Biển Hồ, xây dựng Ankor huy hoàng. Đồng bằng Nam Bộ nói chung là một vùng gần như hoang dã, chỉ có vài số người Khơme sống rải rác ở vùng cao .
1 .Thời chúa Nguyễn :
Người Việt vào miền Nam lúc nào sử sách không ghi lại. Không ghi vì họ không phải là cánh quân chinh phục, cũng không có sứ mạng rao giảng gì cả, những di dân đầu tiên chỉ là những nông dân nghèo phải tha phương cầu thực. Có thể vào cuối thế kỷ XVI, vào thời Trịnh _Nguyễn phân tranh trong 9 trận đánh lớn kể từ năm 1692 đến 1672 chỉ có một trận đánh lớn là do quân Trịnh chủ động gây chiến, đi từ Thăng Long vào nhưng đều thất bại. Như vậy, qua mấy chục năm chiến tranh, sự thiệt hại nặng nề thuộc về chúa Trịnh. Điều đó cho thấy những lưu dân người Việt buổi đầu vào đất Gia Định có thể là những người này chạy loạn đến đây .
Cũng có người cho rằng những lưu dân đầu tiên của người Việt đặt chân đến vùng Mô Xoài vào thời thuộc Minh. Sử sách đã ghi chép về tính hà khắc của bọn xâm lược Minh đối với dân Việt đến nỗi người ta không sống được. Có lẽ lực lượng kháng chiến chống quân Minh của quân dân nhà Trần đã rút vào Thuận Hoá. Cuộc kháng chiến thất bại, sẵn có thuyền bè, lương thực, chắc chắn số người này sẽ căng buồm vào Nam nơi nghe nói trù phú và hoàn toàn vô chủ (giai đoạn này không thể vượt đường bộ vì vùng đất từ núi Bà Rịa vào Nam đến Hàm Tân còn là lãnh thổ của nước Chiêm Thành cho đến 1693).
Đến năm 1697, hai tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên với 3000 quân và 50 chiến thuyền trốn nhà Thanh chạy sang chúa Nguyễn cho vào Mỹ Tho và Biên Hoà làm ăn. Họ lập ra phố chợ, phát triển sở trường thương mại. Năm 1698 khi lưu dân đã khá đông, chúa Nguyễn cử Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh vào tổ chức bộ máy chính quyền ở Gia Định và lập ra đơn vị hành chính như sau :
+ Lập dinh Phiên Trấn thuộc huyện Tân Bình .
+ Lập dinh Trấn Biên thuộc huyện Phước Long. Hai dinh này thuộc phủ Gia Định .
Đến năm 1788, Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, nâng Gia Định trấn thành Gia Định thành, cho xây dựng thành Bát Quái vào năm 1790 vị trí nằm giữa bốn con đường hiện nay là Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu .
Từ năm 1802 đến năm 1808 đất Sài Gòn thuộc hai huyện Bình Dương và Tân Long, Sài Gòn vừa là trụ sở của trấn Phiên An tại chợ Thị Nghè, vừa là trụ sở của Gia Định thành .
Tháng 7 năm 1832 tả quân Lê Văn Duyệt chết, vua Minh Mạng bỏ cấp thành Gia Định và chia Nam Bộ ra thành Lục tỉnh.
Đến năm 1836 vua Minh Mạng cho xây thành Phụng sau khi phá bỏ thành Bát Quái với vị trí ngày nay thuộc bốn con đường : Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc Đỉnh Chi .
2. Sài Gòn thời Pháp thuộc:
Đầu thế kỷ XIX, tư bản Pháp phát triển cao đòi hỏi phải có một thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá sản phẩm sản xuất ở chính quốc. Hai nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ Pháp chiếm Việt Nam là giám mục Pellerin_cai quản địa phận Huế và linh mục Huc_cựu thừa sai truyền giáo .
Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 01-9-1858 Pháp huy động 3000 quân, 14 tàu chiến tấn công Đà Nẵng. Ngày 02-2-1859 Pháp rời Đà Nẵng kéo vào đánh thành Gia Định bằng đường biển rồi tiến vào sông Lòng Tàu, nhưng dọc sông Lòng Tàu có nhiều pháo đài do quân triều đình đóng giữ và đánh trả quyết liệt. Chính vì vậy, đoàn quân viễn chinh phải mất một tuần lễ mới vượt qua được. Tuy nhiên, đến chiều ngày 15-2-1859, quân Pháp vẫn đến cửa ngõ thành Gia Định và bắn đại bác vào thành để yểm trợ cho bộ binh tiến lên cổng thành .
Quân ta cầm cự đến 10g thì rút, bỏ lại hầu hết súng đạn, 200 khẩu đại bác, 8 chiến thuyền trong xưởng, 85.000kg thuốc súng và nhiều kho gạo đủ để nuôi 7000-8000 người trong một năm. Đến ngày 08-3-1859 Pháp huỷ thành Phụng và triều đình Huế ký hoà ước vào ngày 05-6-1862 giao ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp là: Biên Hoà –Gia Định –Định Tường. Sau đó là hoà ước 1867 giao ba tỉnh miền Tây : Vĩnh Long-An Giang –Hà Tiên. Như vậy trên nguyên tắc chiến tranh giữa Pháp và triều đình Huế chấm dứt. Cả Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp .
Ngày 08-1-1877 tổng thống Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố Sài Gòn được xếp vào loại thành phố cấp I
Ngày 20-10-1879, thống đốc Nam Kỳ Le Myre deVillers ban hành nghị định thành lập thành phố Chợ Lớn và xếp vào cấp II.
Ngày 17-10-1877, tổng thống Nam Kỳ ban hành sắc lệnh thành lập liên bang Đông Dương trong đó có xứ Nam Kỳ. Ngày 12-11-1887, do sắc lệnh của tổng thống Pháp, Sài Gòn được chọn làm thủ phủ Đông Dương .3. Sài Gòn vào thời Mỹ-Nguỵ:
Bị sa lầy ở chiến trường Đông Dương, đặc biệt là sau thất bại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ngồi vào bàn hội nghị Genève, đàm phán với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà về việc chấm dứt đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng bù nhìn tại miền Nam Việt Nam và nước ta bị chia cắt làm hai miền .
Với bản chất hiếu chiến độc tài, gia đình trị, Ngô Đình Diệm chẳng những không được lòng dân mà ngay cả giới sĩ quan, binh lính cũng bất mãn. Chính vì vậy, ngày 01-11-1963 cuộc đảo chính lật đổ chế độ độc tài nổ ra kết thúc cuộc đời Diệm –Nhu trên đường từ nhà thờ Cha Tam về Sài Gòn. Mỹ đưa Nguyễn Văn Thiệu, rồi Trần Văn Hương cuối cùng là Dương Văn Minh lên nắm quyền tổng thống .
4. Thời kỳ thống nhất đất nước :
Từ năm 1974, bộ chính trị đã đề ra kế hoạch và nhiệm vụ cho Cách Mạng miền Nam trong năm 1975-1976. Tuy nhiên, nếu có thời cơ thì giải phóng trong miền Nam ngay trong năm 1975. Trên tinh thần đó, sau hàng loạt chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế – Đà Nẵng, giải phóng Phước Long, ta tiếp tục mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn –Gia Định .
Ngày 14-4-1975 chiến dịch này chính thức mang tên ”chiến dịch Hồ Chí Minh“. Ngày 26-4-1975 quân giải phóng chia làm 5 mũi tiến chiếm được năm mục tiêu quan trọng nhất Sài Gòn .
5g sáng ngày 30-4-1975, sau đợt bắn pháo chuẩn bị, đội hình thọc sâu của quân đoàn 3 vượt qua ngã tư Bảy Hiền tiến đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Trên tất cả các hướng, các sư đoàn tiến nhanh về thành phố mà điểm tập hợp là Dinh Độc Lâp Đến 11g30’ ngày 30-4-1975 lá cờ Cách Mạng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập .
Sau khi chính quyền cũ Việt Nam Cộng Hoà và đế quốc Mỹ hoàn toàn sụp đổ với sự đầu hàng của tổng thống cuối cùng là Dương Văn Minh nước Việt Nam vẫn còn tồn tại hai chính phủ :
+ Ở miền Bắc đang tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa là chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng .
+ Ở miền Nam là chính phủ Cách Mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của nhân dân miền Nam đã đứng lên giải phóng đất nước bao gồm quân giải phóng và các lực lượng tiến bộ khác, quốc kỳ nửa đỏ nửa xanh, sao vàng ở giữa.
Sau khi giành được độc lập hoàn toàn vào ngày 30-4-1975, ngày 26 và 27-12-1975 tại Dinh Độc Lập lúc bấy giờ đã diễn ra hội nghị Hiệp Thương hai miền Nam –Bắc thống nhất đất nước.
Sau khi thống nhất đất nước, nước Việt Nam chỉ còn lại một chính phủ là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam với quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng .
Ngày 02-7-1976 Quốc hội khoá VI đã chính thức đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hố Chí Minh
ĐÔI NÉT VỀ TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh trong địa giới hôm nay rộng hơn 2093,7 km2; Dân số hơn 8 triệu người (năm 2006). Là Thành Phố lớn và đông dân nhất của đất nước, có năng lực lớn về sản xuất kinh doanh và là một trong những thành phố đang phát triển khá sầm uất của khu vực Đông Nam Á. Gồm 20 quận và 4 huyện:
Nội thành có 15 quận: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.
Ngoại thành có 4 quận: quận 2, 9, 12, Thủ Đức .
5 huyện : Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ.
Sau thời gian dài trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975 đã đánh dấu bước ngoặt mới cho sự hòa bình và ấm no của dân tộc Việt Nam.
Tên thành phố Sài Gòn được đổi thành tên thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976.
Sau hơn 10 năm cùng với cả nước thực hiện đường lối đổi mới kinh tế trên địa bàn thành phố tăng trưởng khá cao và ổn định đóng góp 37,8% GDP cả nước.
Hiện nay, Tp.HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, thu hút hàng năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam .
Giao Thông
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả miền Nam bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Từ thành phố đi Hà Nội có quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 13 xuyên Đông Dương.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là sân bay lớn nhất nước với hàng chục đường bay nội địa và quốc tế. Có các đường bay nội địa từ Tp. Hồ Chí Minh tới Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn, Rạch Giá, Vinh.
Tp. Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km, cách Tây Ninh 99km, Biên Hòa (Đồng Nai) 30km, Mỹ Tho 71km, Vũng Tàu 129km, Cần Thơ 168km, Đà Lạt 308km.
Ngã Tư Hàng Xanh
Đây là một trong những giao lộ quan trọng và là cửa ngõ ra vào thành phố với lưu lượng hơn 20.000 lượt xe qua lại trong một giờ. Cho nên thường xảy ra tình trạng kẹt xe trong giờ cao điểm. Trước tình hình này UBND TP.Hồ Chí Minh đã xem xét dự án xây dựng giao lộ này với kinh phí xây dựng 15,6 tỉ đồng. Tên gọi Hàng Xanh bởi ngày xưa khu vực này có rất nhiều cây Sanh (một loại cây gỗ cùng họ với cây Si) đọc chạy nên có tên là Hàng Xanh. Người dân ở đây quen gọi là Ngã 4 Hàng Xanh.
Khu Du Lịch Văn Thánh
Cầu Văn Thánh bắt qua rạch Văn Thánh đổ ra rạch Thị Nghè rồi sau đó đổ ra sông Sài Gòn. Phía bên tay phải là khu du lịch Văn Thánh một trong những nơi du lịch, vui chơi giải trí của thành phố, được xây vào năm 1988. đây là một cù lao nhỏ (khoảng 7ha) trước những năm 1975 còn được gọi là cù lao Bảy Mẫu. Theo sáng kiến của các nhà hoạt động văn hóa quận Bình Thạnh, cù lao Bảy Mẫu đã được đầu tư xây dựng thành khu du lịch Văn Thánh. Hàng năm vào ngày 5-1 âm lịch nơi đây thường tổ chức lễ hội mừng chiến thắng của vua Quang Trung (Kỷ Dậu 1789)và cuộc thi tuyển chọn diễn viên điện ảnh, người mẫu. Tên gọi là Văn Thánh vì năm 1824(Minh Mạng đời thứ 5) ở khu vực này có xây dựng ngôi Văn-Miếu thờ đức Khổng Tử nên người dân gọi là khu Văn Tử Dụng Thánh nhưng trong thời Pháp miếu thờ này đã bị phá hủy và hiện nay không còn nữa.
Bến Xe Văn Thánh
Bến xe Văn Thánh là một trong những bến xe lớn có từ lâu đời ở khu vực này. Từ đây có thể đi Biên Hòa-Vũng Tàu và một số tỉnh miền Trung. Khoảng cuối năm 1996 bến xe được dời sang bến xe Miền Đông vì ở đây xây dựng hệ thống đường lớn và cao tốc, nếu để bến xe ở khu vực này dễ gây ách tắt giao thông.
Khu Tân Cảng
Khu Tân Cảng nằm ngay dưới chân cầu Sài Gòn phía hạ lưu quận Bình Thạnh. Cảng này được Mỹ xây dựng vào năm 1965, được xem là Hải Cảng Quân Sự lớn của Mĩ-Ngụy nhằm cung cấp vũ khí và đạn dược cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Sau giải phóng thì đây là khu vực do hải quân Việt Nam kiểm soát. Trong thời kinh tế thị trường (1990) khu Tân Cảng được chia thành 2 khu vực: khu vực kinh tế (cho tàu xuất nhập hàng hóa và kho để các Container). Từ cầu Sài Gòn nhìn xuống chúng ta có thể thấy rất nhiều Container xếp chồng lên nhau trong một khu vực lớn. Hiện cảng là trung tâm sửa chữa và tiếp tế hàng hóa chính của nền quân sự Việt Nam.
Cảng Sài Gòn trực thuộc Cục Hải Quan Việt Nam, là cảng lớn nhất của Việt Nam hiện nay, đã trải qua trên 100 năm phát triển và là thành viên của Hiệp hội cảng quốc tế từ năm 1992. Hiện nay cảng còn tiếp tục thu hút đầu tư để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế. Điều kiện tự nhiên của cảng Sài Gòn khá thuận lợi cho một cảng biển với độ dốc luồng 85 km từ Vũng Tàu với mức nước bình quân 11 m, thấp nhất là 9,7 m và cao nhất là 12,1 m. Cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 DWT, dài 230m trong khoảng thời gian 6 -> 15 giờ/ngày.
Khu Thanh Đa
Cư xá Thanh Đa gồm 29 lô chiếm diện tích 36ha được xây dựng 1973 làm khu nhà ở cho công nhân viên chức.
Đặc sản của khu vực này là: bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc, cháo vịt… ngoài ra ở đây còn nổi tiếng với Khu Du Lịch Bình Quới: gọi là khu du lịch dưới nước với nhiều hoạt động vui chơi trên đoạn sông Sài Gòn. Đến đây chúng ta có thể tổ chức các hoạt động dã ngoại như: lướt ván trên sông, câu cá giải trí, du thuyền trên sông…hàng năm ở đây thường tổ chức trại hè cho thiếu nhi toàn thành phố.
Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn được xây dựng vào năm 1960 và hoàn thành vào năm 1964, cầu dài 987,2 m, rộng 16m, dài 32 nhịp, trọng tải 25 tấn. Đây là chiếc cầu quan trọng của cửa ngõ dẫn vào thành phố. Cầu do hãng C.E.C (Captital Engineering Cooperation) thiết kế và hãng RMR (Mỹ) thi công xây dựng bắt qua sông Sài Gòn, kinh phí do chính quyền Mỹ tài trợ, sông Sài Gòn bắt nguồn từ Sông Bé(Sông Mê Kông) chảy qua Củ Chi, Thanh Đa, Nhà Bè rồi đổ ra cửa biển Cần Giờ qua sông Soài Rạp.
Năm 1998, ta liên minh với Pháp xây dựng, sửa chữa và nâng cấp lại phần chịu lực đồng thời mở rộng từ 16m thành 25m với tải trọng 45 tấn. Trong tương lai sẽ có thêm một cây cầu nữa bắc song hành với cây cầu cũ nhằm giảm bớt áp lực cho cầu Sài Gòn. Cầu Sài Gòn là ranh giới giữa đường Điện Biên Phủ và xa lộ Hà Nội.
Sông Sài Gòn dài 220 km, bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quảng. Một đoạn của con sông này là ranh giới tự nhiên của tỉnh Tây Ninh và Bình Phước. Một phần đổ vào hồ Dầu Tiếng, sau khi chảy qua Bến Cát sông lại nhập chung với sông Đồng Nai và đổ ra cửa biển Gành Rái.
Cảng Sài Gòn
Trực thuộc Cục hàng hải Việt Nam, đây là cảng lớn nhất nước ta hiện nay. Điều kiện tự nhiên của Cảng Sài Gòn được xem là khá thuận lợi cho một cảng biển, đặc biệt tại đây có sức chứa hàng hóa khá lớn và có thể chứa hàng hóa kho bãi hơn 200.000 tấn.
Quận 2
Qua khỏi cầu Sài Gòn là địa phận của Quận 2 TP.HCM với diện tích hơn 5000 ha gồm An Phú-An Khánh-Thủ Thiêm-Thạnh Mỹ Lợi-Bình Trưng. Trước năm 1997 khu vực này thuộc huyện Thủ Đức.
Quận 2 gồm khu công nghiệp Cát Lái và khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện nay là trung tâm mới của Thành Phố. Dân số hiện nay là 200.000 người và dự kiến đến năm 2010 sẽ là 800.000 người.
Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO (11/2006), những nhà đầu tư nước ngoài chọn Quận 2 là trung tâm để xây dựng các cao ốc biệt thự, nhà cho thuê, dọc theo tuyến đường chúng ta thấy cơ sở vật chất ở đây khá khang trang. Đó cũng là một bộ mặt mới của TP.Hồ Chí Minh hiện nay.
Xa lộ Hà Nội
Xa lộ Hà Nội dài 31 km, rộng 21m được xây dựng từ năm 1956->1961 do Mỹ viện trợ. Xa lộ Hà Nội nối liền từ cầu Điện Biên Phủ (trước đây là cầu Phan Thanh Giản) đến ngã ba Tam Hiệp ( Hố Nai) theo dự định ban đầu xa lộ có 4 làn xe nhưng do thất bại trong “chiến tranh đặc biệt” Hoa Kỳ đã cắt giảm kinh phí nên năm 1964 xa lộ được khánh thành chỉ với 2 làn xe. Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng con đường này như một đường bằng quân sự dã chiến phòng khi sân bay Tân Sơn Nhất gặp sự cố. Đến năm 1971 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho rằng xa lộ sẽ là 1 đường băng tuyệt vời cho quân giải phóng tấn công Sài Gòn nên đã cho xây dựng 1 con lươn chạy dọc theo xa lộ. Tuy vậy xét về mặt giao thông vận tải thì đây là một điều kiện tốt nhằm giúp cho giao thông trên xa lộ được an toàn hơn.
Ngày 10-10-1984 nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội, xa lộ Biên Hòa đổi tên là xa lộ Hà Nội. Năm 1998, cùng với dự án khôi phục QL 1A, xa lộ Hà Nội cũng được khôi phục và mở rộng, bàn giao lại cho chính phủ Việt Nam vào ngày 20/1/1998. Đây là con đường quan trọng về kinh tế, quân sự nối liền miền Bắc và Sài Gòn.
Parkland
Đây là khu nhà ở dành cho người nước ngoài thuê, được xây dựng khoảng 1995 …
Là biệt thự đẹp được xây dựng trong vườn rộng, thoáng, nằm cạnh xa lộ quan trọng Sài Gòn- Biên Hoà tạo thêm cảnh quan cho thành phố phía trên là khu nhà ở, văn phòng cho người nước ngoài thuê và tầng trệt là một siêu thị Mini bán hàng phục vụ cho những người ở quanh khu vực.
Ngã ba Cát Lái
Nằm trong xa lộ cao tốc TP.Hồ Chí Minh-Vũng Tàu với chiều dài 96,6 km và chiều rộng 23m, tổng dụ án dự kiến là 645 triệu USD dược thực hiện bởi liên doanh Anh và Việt Nam, xa lộ cao tốc này sẽ được thiết kế với 4 làn xe và bắt qua cầu Đồng Nai mới.
Nhà Máy Ciment Sao Mai
Đây là một nhà máy liên doanh giữa nhà máy Ciment Hà Tiên và tập đoàn Holder Bank của Thụy Sĩ với vốn đầu tư 346 triệu USD (35% vốn Việt Nam). Thời gian sử dụng 50 năm.
Công suất thiết kế của nhà máy 1,8 triệu tấn/năm. Được xây dựng tháng 10-1994 và hoàn thành vào đầu năm 1997. Tháng 1-1997, nhà máy Ciment Sao Mai đã cho ra những mẻ ciment đầu tiên.
Giống như nhà máy ciment Hà Tiên, nhà máy ciment Sao Mai cũng có nhà máy ciment ở Hòn Chông, Hà Tiên để cung cấp nguyên liệu Linke cho sản xuất
Thành phố Hồ Chí Minh trong địa giới hôm nay rộng hơn 2093,7 km2; Dân số hơn 8 triệu người (năm 2006). Là Thành Phố lớn và đông dân nhất của đất nước, có năng lực lớn về sản xuất kinh doanh và là một trong những thành phố đang phát triển khá sầm uất của khu vực Đông Nam Á. Gồm 20 quận và 4 huyện:
Nội thành có 15 quận: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.
Ngoại thành có 4 quận: quận 2, 9, 12, Thủ Đức .
5 huyện : Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ.
Sau thời gian dài trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975 đã đánh dấu bước ngoặt mới cho sự hòa bình và ấm no của dân tộc Việt Nam.
Tên thành phố Sài Gòn được đổi thành tên thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976.
Sau hơn 10 năm cùng với cả nước thực hiện đường lối đổi mới kinh tế trên địa bàn thành phố tăng trưởng khá cao và ổn định đóng góp 37,8% GDP cả nước.
Hiện nay, Tp.HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, thu hút hàng năm 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam .
Giao Thông
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả miền Nam bao gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Từ thành phố đi Hà Nội có quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 13 xuyên Đông Dương.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là sân bay lớn nhất nước với hàng chục đường bay nội địa và quốc tế. Có các đường bay nội địa từ Tp. Hồ Chí Minh tới Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn, Rạch Giá, Vinh.
Tp. Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km, cách Tây Ninh 99km, Biên Hòa (Đồng Nai) 30km, Mỹ Tho 71km, Vũng Tàu 129km, Cần Thơ 168km, Đà Lạt 308km.
Ngã Tư Hàng Xanh
Đây là một trong những giao lộ quan trọng và là cửa ngõ ra vào thành phố với lưu lượng hơn 20.000 lượt xe qua lại trong một giờ. Cho nên thường xảy ra tình trạng kẹt xe trong giờ cao điểm. Trước tình hình này UBND TP.Hồ Chí Minh đã xem xét dự án xây dựng giao lộ này với kinh phí xây dựng 15,6 tỉ đồng. Tên gọi Hàng Xanh bởi ngày xưa khu vực này có rất nhiều cây Sanh (một loại cây gỗ cùng họ với cây Si) đọc chạy nên có tên là Hàng Xanh. Người dân ở đây quen gọi là Ngã 4 Hàng Xanh.
Khu Du Lịch Văn Thánh
Cầu Văn Thánh bắt qua rạch Văn Thánh đổ ra rạch Thị Nghè rồi sau đó đổ ra sông Sài Gòn. Phía bên tay phải là khu du lịch Văn Thánh một trong những nơi du lịch, vui chơi giải trí của thành phố, được xây vào năm 1988. đây là một cù lao nhỏ (khoảng 7ha) trước những năm 1975 còn được gọi là cù lao Bảy Mẫu. Theo sáng kiến của các nhà hoạt động văn hóa quận Bình Thạnh, cù lao Bảy Mẫu đã được đầu tư xây dựng thành khu du lịch Văn Thánh. Hàng năm vào ngày 5-1 âm lịch nơi đây thường tổ chức lễ hội mừng chiến thắng của vua Quang Trung (Kỷ Dậu 1789)và cuộc thi tuyển chọn diễn viên điện ảnh, người mẫu. Tên gọi là Văn Thánh vì năm 1824(Minh Mạng đời thứ 5) ở khu vực này có xây dựng ngôi Văn-Miếu thờ đức Khổng Tử nên người dân gọi là khu Văn Tử Dụng Thánh nhưng trong thời Pháp miếu thờ này đã bị phá hủy và hiện nay không còn nữa.
Bến Xe Văn Thánh
Bến xe Văn Thánh là một trong những bến xe lớn có từ lâu đời ở khu vực này. Từ đây có thể đi Biên Hòa-Vũng Tàu và một số tỉnh miền Trung. Khoảng cuối năm 1996 bến xe được dời sang bến xe Miền Đông vì ở đây xây dựng hệ thống đường lớn và cao tốc, nếu để bến xe ở khu vực này dễ gây ách tắt giao thông.
Khu Tân Cảng
Khu Tân Cảng nằm ngay dưới chân cầu Sài Gòn phía hạ lưu quận Bình Thạnh. Cảng này được Mỹ xây dựng vào năm 1965, được xem là Hải Cảng Quân Sự lớn của Mĩ-Ngụy nhằm cung cấp vũ khí và đạn dược cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Sau giải phóng thì đây là khu vực do hải quân Việt Nam kiểm soát. Trong thời kinh tế thị trường (1990) khu Tân Cảng được chia thành 2 khu vực: khu vực kinh tế (cho tàu xuất nhập hàng hóa và kho để các Container). Từ cầu Sài Gòn nhìn xuống chúng ta có thể thấy rất nhiều Container xếp chồng lên nhau trong một khu vực lớn. Hiện cảng là trung tâm sửa chữa và tiếp tế hàng hóa chính của nền quân sự Việt Nam.
Cảng Sài Gòn trực thuộc Cục Hải Quan Việt Nam, là cảng lớn nhất của Việt Nam hiện nay, đã trải qua trên 100 năm phát triển và là thành viên của Hiệp hội cảng quốc tế từ năm 1992. Hiện nay cảng còn tiếp tục thu hút đầu tư để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế. Điều kiện tự nhiên của cảng Sài Gòn khá thuận lợi cho một cảng biển với độ dốc luồng 85 km từ Vũng Tàu với mức nước bình quân 11 m, thấp nhất là 9,7 m và cao nhất là 12,1 m. Cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 DWT, dài 230m trong khoảng thời gian 6 -> 15 giờ/ngày.
Khu Thanh Đa
Cư xá Thanh Đa gồm 29 lô chiếm diện tích 36ha được xây dựng 1973 làm khu nhà ở cho công nhân viên chức.
Đặc sản của khu vực này là: bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc, cháo vịt… ngoài ra ở đây còn nổi tiếng với Khu Du Lịch Bình Quới: gọi là khu du lịch dưới nước với nhiều hoạt động vui chơi trên đoạn sông Sài Gòn. Đến đây chúng ta có thể tổ chức các hoạt động dã ngoại như: lướt ván trên sông, câu cá giải trí, du thuyền trên sông…hàng năm ở đây thường tổ chức trại hè cho thiếu nhi toàn thành phố.
Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn được xây dựng vào năm 1960 và hoàn thành vào năm 1964, cầu dài 987,2 m, rộng 16m, dài 32 nhịp, trọng tải 25 tấn. Đây là chiếc cầu quan trọng của cửa ngõ dẫn vào thành phố. Cầu do hãng C.E.C (Captital Engineering Cooperation) thiết kế và hãng RMR (Mỹ) thi công xây dựng bắt qua sông Sài Gòn, kinh phí do chính quyền Mỹ tài trợ, sông Sài Gòn bắt nguồn từ Sông Bé(Sông Mê Kông) chảy qua Củ Chi, Thanh Đa, Nhà Bè rồi đổ ra cửa biển Cần Giờ qua sông Soài Rạp.
Năm 1998, ta liên minh với Pháp xây dựng, sửa chữa và nâng cấp lại phần chịu lực đồng thời mở rộng từ 16m thành 25m với tải trọng 45 tấn. Trong tương lai sẽ có thêm một cây cầu nữa bắc song hành với cây cầu cũ nhằm giảm bớt áp lực cho cầu Sài Gòn. Cầu Sài Gòn là ranh giới giữa đường Điện Biên Phủ và xa lộ Hà Nội.
Sông Sài Gòn dài 220 km, bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quảng. Một đoạn của con sông này là ranh giới tự nhiên của tỉnh Tây Ninh và Bình Phước. Một phần đổ vào hồ Dầu Tiếng, sau khi chảy qua Bến Cát sông lại nhập chung với sông Đồng Nai và đổ ra cửa biển Gành Rái.
Cảng Sài Gòn
Trực thuộc Cục hàng hải Việt Nam, đây là cảng lớn nhất nước ta hiện nay. Điều kiện tự nhiên của Cảng Sài Gòn được xem là khá thuận lợi cho một cảng biển, đặc biệt tại đây có sức chứa hàng hóa khá lớn và có thể chứa hàng hóa kho bãi hơn 200.000 tấn.
Quận 2
Qua khỏi cầu Sài Gòn là địa phận của Quận 2 TP.HCM với diện tích hơn 5000 ha gồm An Phú-An Khánh-Thủ Thiêm-Thạnh Mỹ Lợi-Bình Trưng. Trước năm 1997 khu vực này thuộc huyện Thủ Đức.
Quận 2 gồm khu công nghiệp Cát Lái và khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện nay là trung tâm mới của Thành Phố. Dân số hiện nay là 200.000 người và dự kiến đến năm 2010 sẽ là 800.000 người.
Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO (11/2006), những nhà đầu tư nước ngoài chọn Quận 2 là trung tâm để xây dựng các cao ốc biệt thự, nhà cho thuê, dọc theo tuyến đường chúng ta thấy cơ sở vật chất ở đây khá khang trang. Đó cũng là một bộ mặt mới của TP.Hồ Chí Minh hiện nay.
Xa lộ Hà Nội
Xa lộ Hà Nội dài 31 km, rộng 21m được xây dựng từ năm 1956->1961 do Mỹ viện trợ. Xa lộ Hà Nội nối liền từ cầu Điện Biên Phủ (trước đây là cầu Phan Thanh Giản) đến ngã ba Tam Hiệp ( Hố Nai) theo dự định ban đầu xa lộ có 4 làn xe nhưng do thất bại trong “chiến tranh đặc biệt” Hoa Kỳ đã cắt giảm kinh phí nên năm 1964 xa lộ được khánh thành chỉ với 2 làn xe. Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng con đường này như một đường bằng quân sự dã chiến phòng khi sân bay Tân Sơn Nhất gặp sự cố. Đến năm 1971 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho rằng xa lộ sẽ là 1 đường băng tuyệt vời cho quân giải phóng tấn công Sài Gòn nên đã cho xây dựng 1 con lươn chạy dọc theo xa lộ. Tuy vậy xét về mặt giao thông vận tải thì đây là một điều kiện tốt nhằm giúp cho giao thông trên xa lộ được an toàn hơn.
Ngày 10-10-1984 nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội, xa lộ Biên Hòa đổi tên là xa lộ Hà Nội. Năm 1998, cùng với dự án khôi phục QL 1A, xa lộ Hà Nội cũng được khôi phục và mở rộng, bàn giao lại cho chính phủ Việt Nam vào ngày 20/1/1998. Đây là con đường quan trọng về kinh tế, quân sự nối liền miền Bắc và Sài Gòn.
Parkland
Đây là khu nhà ở dành cho người nước ngoài thuê, được xây dựng khoảng 1995 …
Là biệt thự đẹp được xây dựng trong vườn rộng, thoáng, nằm cạnh xa lộ quan trọng Sài Gòn- Biên Hoà tạo thêm cảnh quan cho thành phố phía trên là khu nhà ở, văn phòng cho người nước ngoài thuê và tầng trệt là một siêu thị Mini bán hàng phục vụ cho những người ở quanh khu vực.
Ngã ba Cát Lái
Nằm trong xa lộ cao tốc TP.Hồ Chí Minh-Vũng Tàu với chiều dài 96,6 km và chiều rộng 23m, tổng dụ án dự kiến là 645 triệu USD dược thực hiện bởi liên doanh Anh và Việt Nam, xa lộ cao tốc này sẽ được thiết kế với 4 làn xe và bắt qua cầu Đồng Nai mới.
Nhà Máy Ciment Sao Mai
Đây là một nhà máy liên doanh giữa nhà máy Ciment Hà Tiên và tập đoàn Holder Bank của Thụy Sĩ với vốn đầu tư 346 triệu USD (35% vốn Việt Nam). Thời gian sử dụng 50 năm.
Công suất thiết kế của nhà máy 1,8 triệu tấn/năm. Được xây dựng tháng 10-1994 và hoàn thành vào đầu năm 1997. Tháng 1-1997, nhà máy Ciment Sao Mai đã cho ra những mẻ ciment đầu tiên.
Giống như nhà máy ciment Hà Tiên, nhà máy ciment Sao Mai cũng có nhà máy ciment ở Hòn Chông, Hà Tiên để cung cấp nguyên liệu Linke cho sản xuất
Cầu Rạch Chiếc
Đọan đường từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc là địa bàn thuộc quận 2, cầu Rạch Chiếc đến cầu Đồng Nai thuộc Quận 9 và Quận Thủ Đức. Đây là cửa ngõ quan trọng về quân sự của chính quyền Sài Gòn. Sở dĩ cầu có tên Rạch Chiếc là do khi làm cầu này ở sông có loại rau chiếc nên được gọi là cầu Rạch Chiếc.
Đựơc xây dựng cùng thời điểm với cầu Sài Gòn và xa lộ Biên Hòa(1959-1961) dài 150m. Đây tuy là chiếc cầu nhỏ nhưng chứa đựng một sự kiện lịch sử hết sức quan trọng góp phần làm rạng rỡ cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Vào ngày 27/4/1975, tại chân cầu này đã xảy ra liên tục năm trận đánh giữa quân Giải Phóng và quân lính chế độ Sài Gòn bảo vệ cầu. Cuối cùng, quân giải phóng đã chiếm được cầu Rạch Chiếc nhưng 59 chiến sỹ cách mạng đã hy sinh tại đây để giành đường lưu thông an toàn cho quân giải phóng tấn công vào Sài Gòn.
Hiện nay nhà nước đang có kế hoạch đầu tư xây dựng tại đây một đài tưởng niệm các chiến sỹ cách mạng đã hy sinh ngày 27/4/1975.
Quận Thủ Đức- Lâm Viên Thủ Đức
Trước kia Thủ Đức là một huyện ngoại thành có diện tích 20.000ha. Vào ngày 4-4-1997 để mở rộng trung tâm nội thành ra, UBND thành phố quyết định thành lập 5 quận mới. Trong đó Thủ Đức được tách ra thành 3 quận ngoại thành: quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Xét về tiềm năng kinh tế tại khu vực Thủ Đức này phát triển rất nhiều cơ sở đầu tư của nước ngoài; món ăn đặc sản ở đây là nem Thủ Đức.
Lâm viên Thủ Đức: vào ngày 22-4-1992 được phép của Uy Ban Hợp Tác Đầu Tư Nhà Nước bởi 4 công ty: Lâm Viên Thủ Đức, Du Lịch Thành Phố, Liksin và công ty Đài Loan Liên Doanh xây dựng tại đây sân Golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế và một khách sạn 120 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao và những công trình phụ như: sân quần vợt, hồ bơi, sân chơi trẻ em…với tổng kinh phí 7 triệu USD hoàn thành năm 1996. Khi bắt đầu xây dựng thì đã có nhiều nguồn dư luận nhưng sau đó có kết luận của Thủ Tướng Chính Phủ sân Golf mới đi vào xây dựng yên ổn. Hiện nay sân tập đánh Golf đã hình thành và thẻ hội viên thường trực của Golf là 5.000 USD/người.
Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên
Nhà máy xi măng Hà Tiên được người Pháp xây dựng từ năm 1969 đến 1964 nhằm cung cấp xi măng cho các tỉnh thành phố. Vị trí nhà máy rất thuận tiện cho việc chuyển nguyên liệu từ nhà máy xi măng Kiên Lương ở Hà Tiên về đây bằng đường bộ lẫn đường thủy. Do nguồn nguyên liệu chủ yếu được khai thác từ Hà Tiên nên gọi là xi măng Hà Tiên. Đến cuối năm 1994 nhà máy Hà Tiên đổi thành Công Ty xi măng Hà Tiên 1. Sản lượng hiện nay hơn 2 triệu tấn/năm.
Một trong những cánh chim đầu đàn về sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam. Nguyên liệu chính được lấy từ nhà máy xi măng Kiên Lương, sau đó chuyên chở bằng xà lan đến thành phố sản xuất ra xi măng cung cấp cho thành phố và một số tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ. Trước đây nhà máy này đã gây ra một lượng khí thải lớn ảnh hưởng đến môi trường nhưng sau đó đã được khắc phục với kinh phí là 2 tỷ đồng.
Công Ty Truyền Tải Điện 4 Trạm Thủ Đức
Để có thể nhận điện từ thủy điện Đanhim (1961-1964) và phân phối điện cho thành phố, nên ở đây xây dựng thêm một trạm biến điện (các năm 1964) do các công ty của Nhật xây dựng bằng bêtông cốt thép và mang dáng dấp nhà máy hiện đại .
Năm 1964: gọi là nhà truyền tải và phân phối điện, đến năm 1976 đổi tên thành sở truyền tải điện Thủ Đức. Hiện nay gọi là công ty truyền tải điện 4 Trạm Thủ Đức.
Hiện nay ở đây tập trung 2 nguồn điện: nhiệt điện Thủ Đức và Thủy điện Đanhim (còn thủy điện Trị An hạ thế ở trạm Hóc Môn) hạ thế cung cấp điện cho thành phố và khu vực xung quanh.
Ngã Tư Bình Thái
Rẽ phải đi vào có một số nhà máy lớn: Vietronics, thép Posvina, dệt Phước Long.
Rẽ trái vào chùa Một Cột, trường Đoàn Lý Tự Trọng và chợ Thủ Đức.
Làng Đại Học
Được xây dựng từ năm 1961 hơn 200 ngôi biệt thự dành cho 200 giáo sư ở và làm việc. Đây là một dự án lớn xây làng đại học ở cây số 12, cạnh xa lộ Biên Hòa cũ do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đưa ra phương án qui hoạch tổng thể khu làng Đại Học này .
Công trình xây dựng khu biệt thự này với sự tham gia thiết kế của hầu hết các kiến trúc sư tiếng tăm thời bấy giờ: Huỳnh Kim Mảng, Nguyễn Gia Đức, Tô Công Văn, Lê Công Lắm, Trần Văn Tải, Nguyễn Quang Nhạc, Phạm Văn Thông. Biệt thự được thiết kế đa dạng đầy đủ tiện nghi nằm trên các lô đất thoáng mát .
Ngã Tư Thủ Đức
Đi phía phải: vào chợ nhỏ, bệnh viện, quân đội 7A, trường công an Phước Sơn Học Viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh –phân viện TP.HCM, Đại học giao thông.
Đi phía trái: Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức và vào 2km đến chợ Thủ Đức, nếu đi thẳng sẽ qua Water Park và về đường cầu Bình Triệu .
Tìm Hiểu Về Thủ Đức
Vừa qua viện Khoa Học Xã Hội Thành Phố, cùng với nhà truyền thống Huyện tìm hiểu thực tế: tại tổ 3 ấp 10 thị trấn Thủ Đức còn ngôi mộ cổ kiến trúc theo hình voi phục có tấm bia đá Granit khắc chữ Hán nội dung như sau: Mộ ông Tạ Huy, hiệu Thủ Đức tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông nước Đại Nam. Ông chết ngày 19-6. Hương chức lập mộ bia vào tháng 2-1890.
Như vậy đã rõ tên hiệu của ông Tạ Huy. Tìm hiểu thêm ông Tạ Huy hay Tạ Dương Minh là thủ lãnh của người Hoa bài Thanh phục Minh sang cư ngụ tại vùng Linh Chiểu, có công trong việc khai khẩn đất hoang, lập ấp nên người ta gọi địa danh này là Thủ Đức.
Nhà Máy Nước Thủ Đức
Được xây dựng năm 1959, với công suất 4500m3 nước/ngày. Hiện nay: công suất: 650.000m3 nước/ngày.
Đây là nhà máy nước quan trọng cung cấp nước cho toàn thành phố. Nước ở đây được bơm từ trạm bơm Hoá An, lấy nước sông Đồng Nai về đây .
Nhu cầu tiêu dùng nước ở thành phố Hồ Chí Minh hiện tại là: 1.000.000m3 nước/ngày. (Nhà máy nước Thủ Đức cung cấp m3 nước/ngày + nhà máy nước Hóc Môn 200.000m3 nước/ngày, thiếu khoảng 150.000m3 nước/ngày).
Ngân hàng Á Châu cho vay khoảng 62,3 tỉ USD để nâng công suất nhà máy nước Thủ Đức đủ cho nhu cầu tiêu dùng, thay hệ thống ống chính lên 2,4m (ống cũ 1,8m).
Bên trái chúng ta có 2 ống cao nhô lên là:
Cột thủy áp lực (giống cầu Điện Biên Phủ) nhằm điều hòa các lực trong các đường ống nước. Ví dụ, vào ban đêm tất cả các van nước của các gia đình đều đóng lại thì áp lực nước trong ống rất lớn, nên 2 trụ này có nhiệm vụ giảm áp suất tránh các đường ống bị phá vỡ.
Công Ty Nước Giải Khát Coca-cola
Nhà máy nước ngọt Coca-cola: trước đây là công ty liên doanh giữa công ty nước giải khát Chương Dương và công ty Indochina chi nhánh PCB ( Paciffic Beverga Company) đặt tại Singapore. Chính thức ký hợp đồng vào tháng 7-1993 với tổng vốn đầu tư là 24 triệu USD. Nhà máy PCB nằm trên một lô đất khoảng 2ha tại Thủ Đức. Nhà máy có 3 dây chuyền sản xuất 3.5000 két/ngày và công suất tối đa là 40 triệu lít/năm. Hiện nay là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.
Trước đây thị trường nước ngọt giải khát ở TP.HCM là Tribêcô –tiếp Pepsi –hiện nay Coca-cola chiếm lĩnh thị trường nước ngọt ở TP.HCM và cả nước.
Hiện nay Coca-cola là một trong những đơn vị tài trợ cho nhiều hoạt động thể thao thành phố và cả nước.
Xa Lộ Đại Hàn
Đến ngã ba trạm 2: phía trái là xa lộ Đại Hàn.
Sau tổng tấn công vào tết nổi dậy năm Mậu Thân 1968, Mỹ hoảng sợ và cho xây dựng hệ thống đường vành đai để bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất và Sài Gòn, để ngăn cách giữa Sài Gòn và quân cách mạng ở Hóc Môn –Củ Chi.
Xa lộ Đại Hàn được xây dựng 1960-1970, do công ty Mỹ thiết kế và do công binh Đại Hàn xây dựng (nên có tên gọi là xa lộ Đại Hàn).
Xa lộ Đại Hàn dài 40km, rộng 16m bắt đầu từ ngã 3 trạm 2 đến ngã 3 An Lạc. Hiện nay đoạn đường này là quốc lộ 1A (trên đoạn này từ Trạm 2 đến ngã 2 Bình Phước gọi là đường Trường Sơn).
Xa lộ Đại Hàn là một hệ thống đường giao thông hết sức quan trọng là cầu nối 2 khu vực kinh tế: vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng Đồng Bằng Nam Bộ. Đa số những xe đi từ các tỉnh miền Tây lên miền Đông không phải vào TP.HCM mà đi qua xa lộ Đại Hàn.
Đọan đường từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc là địa bàn thuộc quận 2, cầu Rạch Chiếc đến cầu Đồng Nai thuộc Quận 9 và Quận Thủ Đức. Đây là cửa ngõ quan trọng về quân sự của chính quyền Sài Gòn. Sở dĩ cầu có tên Rạch Chiếc là do khi làm cầu này ở sông có loại rau chiếc nên được gọi là cầu Rạch Chiếc.
Đựơc xây dựng cùng thời điểm với cầu Sài Gòn và xa lộ Biên Hòa(1959-1961) dài 150m. Đây tuy là chiếc cầu nhỏ nhưng chứa đựng một sự kiện lịch sử hết sức quan trọng góp phần làm rạng rỡ cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Vào ngày 27/4/1975, tại chân cầu này đã xảy ra liên tục năm trận đánh giữa quân Giải Phóng và quân lính chế độ Sài Gòn bảo vệ cầu. Cuối cùng, quân giải phóng đã chiếm được cầu Rạch Chiếc nhưng 59 chiến sỹ cách mạng đã hy sinh tại đây để giành đường lưu thông an toàn cho quân giải phóng tấn công vào Sài Gòn.
Hiện nay nhà nước đang có kế hoạch đầu tư xây dựng tại đây một đài tưởng niệm các chiến sỹ cách mạng đã hy sinh ngày 27/4/1975.
Quận Thủ Đức- Lâm Viên Thủ Đức
Trước kia Thủ Đức là một huyện ngoại thành có diện tích 20.000ha. Vào ngày 4-4-1997 để mở rộng trung tâm nội thành ra, UBND thành phố quyết định thành lập 5 quận mới. Trong đó Thủ Đức được tách ra thành 3 quận ngoại thành: quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Xét về tiềm năng kinh tế tại khu vực Thủ Đức này phát triển rất nhiều cơ sở đầu tư của nước ngoài; món ăn đặc sản ở đây là nem Thủ Đức.
Lâm viên Thủ Đức: vào ngày 22-4-1992 được phép của Uy Ban Hợp Tác Đầu Tư Nhà Nước bởi 4 công ty: Lâm Viên Thủ Đức, Du Lịch Thành Phố, Liksin và công ty Đài Loan Liên Doanh xây dựng tại đây sân Golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế và một khách sạn 120 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao và những công trình phụ như: sân quần vợt, hồ bơi, sân chơi trẻ em…với tổng kinh phí 7 triệu USD hoàn thành năm 1996. Khi bắt đầu xây dựng thì đã có nhiều nguồn dư luận nhưng sau đó có kết luận của Thủ Tướng Chính Phủ sân Golf mới đi vào xây dựng yên ổn. Hiện nay sân tập đánh Golf đã hình thành và thẻ hội viên thường trực của Golf là 5.000 USD/người.
Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên
Nhà máy xi măng Hà Tiên được người Pháp xây dựng từ năm 1969 đến 1964 nhằm cung cấp xi măng cho các tỉnh thành phố. Vị trí nhà máy rất thuận tiện cho việc chuyển nguyên liệu từ nhà máy xi măng Kiên Lương ở Hà Tiên về đây bằng đường bộ lẫn đường thủy. Do nguồn nguyên liệu chủ yếu được khai thác từ Hà Tiên nên gọi là xi măng Hà Tiên. Đến cuối năm 1994 nhà máy Hà Tiên đổi thành Công Ty xi măng Hà Tiên 1. Sản lượng hiện nay hơn 2 triệu tấn/năm.
Một trong những cánh chim đầu đàn về sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam. Nguyên liệu chính được lấy từ nhà máy xi măng Kiên Lương, sau đó chuyên chở bằng xà lan đến thành phố sản xuất ra xi măng cung cấp cho thành phố và một số tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ. Trước đây nhà máy này đã gây ra một lượng khí thải lớn ảnh hưởng đến môi trường nhưng sau đó đã được khắc phục với kinh phí là 2 tỷ đồng.
Công Ty Truyền Tải Điện 4 Trạm Thủ Đức
Để có thể nhận điện từ thủy điện Đanhim (1961-1964) và phân phối điện cho thành phố, nên ở đây xây dựng thêm một trạm biến điện (các năm 1964) do các công ty của Nhật xây dựng bằng bêtông cốt thép và mang dáng dấp nhà máy hiện đại .
Năm 1964: gọi là nhà truyền tải và phân phối điện, đến năm 1976 đổi tên thành sở truyền tải điện Thủ Đức. Hiện nay gọi là công ty truyền tải điện 4 Trạm Thủ Đức.
Hiện nay ở đây tập trung 2 nguồn điện: nhiệt điện Thủ Đức và Thủy điện Đanhim (còn thủy điện Trị An hạ thế ở trạm Hóc Môn) hạ thế cung cấp điện cho thành phố và khu vực xung quanh.
Ngã Tư Bình Thái
Rẽ phải đi vào có một số nhà máy lớn: Vietronics, thép Posvina, dệt Phước Long.
Rẽ trái vào chùa Một Cột, trường Đoàn Lý Tự Trọng và chợ Thủ Đức.
Làng Đại Học
Được xây dựng từ năm 1961 hơn 200 ngôi biệt thự dành cho 200 giáo sư ở và làm việc. Đây là một dự án lớn xây làng đại học ở cây số 12, cạnh xa lộ Biên Hòa cũ do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đưa ra phương án qui hoạch tổng thể khu làng Đại Học này .
Công trình xây dựng khu biệt thự này với sự tham gia thiết kế của hầu hết các kiến trúc sư tiếng tăm thời bấy giờ: Huỳnh Kim Mảng, Nguyễn Gia Đức, Tô Công Văn, Lê Công Lắm, Trần Văn Tải, Nguyễn Quang Nhạc, Phạm Văn Thông. Biệt thự được thiết kế đa dạng đầy đủ tiện nghi nằm trên các lô đất thoáng mát .
Ngã Tư Thủ Đức
Đi phía phải: vào chợ nhỏ, bệnh viện, quân đội 7A, trường công an Phước Sơn Học Viện chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh –phân viện TP.HCM, Đại học giao thông.
Đi phía trái: Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức và vào 2km đến chợ Thủ Đức, nếu đi thẳng sẽ qua Water Park và về đường cầu Bình Triệu .
Tìm Hiểu Về Thủ Đức
Vừa qua viện Khoa Học Xã Hội Thành Phố, cùng với nhà truyền thống Huyện tìm hiểu thực tế: tại tổ 3 ấp 10 thị trấn Thủ Đức còn ngôi mộ cổ kiến trúc theo hình voi phục có tấm bia đá Granit khắc chữ Hán nội dung như sau: Mộ ông Tạ Huy, hiệu Thủ Đức tiền hiền thôn Linh Chiểu Đông nước Đại Nam. Ông chết ngày 19-6. Hương chức lập mộ bia vào tháng 2-1890.
Như vậy đã rõ tên hiệu của ông Tạ Huy. Tìm hiểu thêm ông Tạ Huy hay Tạ Dương Minh là thủ lãnh của người Hoa bài Thanh phục Minh sang cư ngụ tại vùng Linh Chiểu, có công trong việc khai khẩn đất hoang, lập ấp nên người ta gọi địa danh này là Thủ Đức.
Nhà Máy Nước Thủ Đức
Được xây dựng năm 1959, với công suất 4500m3 nước/ngày. Hiện nay: công suất: 650.000m3 nước/ngày.
Đây là nhà máy nước quan trọng cung cấp nước cho toàn thành phố. Nước ở đây được bơm từ trạm bơm Hoá An, lấy nước sông Đồng Nai về đây .
Nhu cầu tiêu dùng nước ở thành phố Hồ Chí Minh hiện tại là: 1.000.000m3 nước/ngày. (Nhà máy nước Thủ Đức cung cấp m3 nước/ngày + nhà máy nước Hóc Môn 200.000m3 nước/ngày, thiếu khoảng 150.000m3 nước/ngày).
Ngân hàng Á Châu cho vay khoảng 62,3 tỉ USD để nâng công suất nhà máy nước Thủ Đức đủ cho nhu cầu tiêu dùng, thay hệ thống ống chính lên 2,4m (ống cũ 1,8m).
Bên trái chúng ta có 2 ống cao nhô lên là:
Cột thủy áp lực (giống cầu Điện Biên Phủ) nhằm điều hòa các lực trong các đường ống nước. Ví dụ, vào ban đêm tất cả các van nước của các gia đình đều đóng lại thì áp lực nước trong ống rất lớn, nên 2 trụ này có nhiệm vụ giảm áp suất tránh các đường ống bị phá vỡ.
Công Ty Nước Giải Khát Coca-cola
Nhà máy nước ngọt Coca-cola: trước đây là công ty liên doanh giữa công ty nước giải khát Chương Dương và công ty Indochina chi nhánh PCB ( Paciffic Beverga Company) đặt tại Singapore. Chính thức ký hợp đồng vào tháng 7-1993 với tổng vốn đầu tư là 24 triệu USD. Nhà máy PCB nằm trên một lô đất khoảng 2ha tại Thủ Đức. Nhà máy có 3 dây chuyền sản xuất 3.5000 két/ngày và công suất tối đa là 40 triệu lít/năm. Hiện nay là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài.
Trước đây thị trường nước ngọt giải khát ở TP.HCM là Tribêcô –tiếp Pepsi –hiện nay Coca-cola chiếm lĩnh thị trường nước ngọt ở TP.HCM và cả nước.
Hiện nay Coca-cola là một trong những đơn vị tài trợ cho nhiều hoạt động thể thao thành phố và cả nước.
Xa Lộ Đại Hàn
Đến ngã ba trạm 2: phía trái là xa lộ Đại Hàn.
Sau tổng tấn công vào tết nổi dậy năm Mậu Thân 1968, Mỹ hoảng sợ và cho xây dựng hệ thống đường vành đai để bảo vệ sân bay Tân Sơn Nhất và Sài Gòn, để ngăn cách giữa Sài Gòn và quân cách mạng ở Hóc Môn –Củ Chi.
Xa lộ Đại Hàn được xây dựng 1960-1970, do công ty Mỹ thiết kế và do công binh Đại Hàn xây dựng (nên có tên gọi là xa lộ Đại Hàn).
Xa lộ Đại Hàn dài 40km, rộng 16m bắt đầu từ ngã 3 trạm 2 đến ngã 3 An Lạc. Hiện nay đoạn đường này là quốc lộ 1A (trên đoạn này từ Trạm 2 đến ngã 2 Bình Phước gọi là đường Trường Sơn).
Xa lộ Đại Hàn là một hệ thống đường giao thông hết sức quan trọng là cầu nối 2 khu vực kinh tế: vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng Đồng Bằng Nam Bộ. Đa số những xe đi từ các tỉnh miền Tây lên miền Đông không phải vào TP.HCM mà đi qua xa lộ Đại Hàn.
Đường Xuyên Á
Khoảng năm 1996 chính phủ đã có quyết định xây dựng đường Xuyên Á từ (Bangkok) Thái Lan qua Campuchia (Nôm Pênh) qua cửa khẩu Mộc Bài (Bến Cầu –Tây Ninh) qua thị trấn Gò Dầu đến quốc lộ 22A đến Ngã 4 An Sương quẹo trái qua xa lộ Đại Hàn đến ngã 3 trạm 2 và đi Vũng Tàu.
Đoạn đường từ Bangkok –Nôm Pênh –TP.HCM –Vũng Tàu là công trình đầu tiên Liên Á được “hội nghị kỹ thuật vùng” của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đầu năm 1996 ưu tiên chọn lựa. Theo tính toán các chuyên gia, cảng Bến Đình –Sao Mai –Thị Vải nối thông mạng ôtô Xuyên Á, sẽ làm cho các sức sản xuất khu vực tăng gấp 2 đến 2,5 lần (Có các tỉnh như: Tây Ninh, Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu).
Đường Xuyên Á trên địa phận Việt Nam từ cửa khẩu Mộc Bài đến Vũng Tàu dài 173km.
Kinh phí toàn tuyến Bangkok –Nông Pênh –Vũng Tàu là 306 tr USD. Trên địa phận Việt Nam là 120 tr USD.
Từ trạm 2 vào phía trái khoảng 2km (rẽ phải) vào trường Đại Học Đại Cương –Đại Học Dược, TDTT, … Nếu đi tới khoảng 500m (phía trái) là khu điện tử Nam Triều Tiên VINASAMSUNG, tiếp tục đi tới phía trái là khu chế xuất Linh Trung.
Suối Tiên Thủ Đức
Lâm trại Suối Tiên cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 19km thuộc xã Tân Phú huyện Thủ Đức cách xa lộ Hà Nội 100m, nơi đây có một dòng suối thiên nhiên lâu đời uốn lượn qua những cụm rừng nguyên sinh và đổ dòng qua 6 ngọn đồi, tạo thành 6 ngọn thác nhỏ. Suối chảy qua các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé và hạ nguồn chảy qua Lâm Trại dài 1.200m, như một dải lụa trắng. Mùa xuân hoa mai vàng nở rộ dọc theo triền suối. Trước vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ ấy người dân ở đây không ngần ngại đặt tên là Suối Tiên. Tháng 6-1993 đồ án quy hoạch được văn phòng kiến trúc sư trưởng phê duyệt và UBND thành phố cho phép thực hiện theo quy hoạch Lâm Trại Suối Tiên trên diện tích 120ha với vốn đầu tư bước đầu là 50 tỉ đồng cho các công trình vui chơi tham quan trên diện tích 20ha.
Đến với Suối Tiên quý khách sẽ tận hưởng những giây phút thoải mái không khí trong lành cùng với thiên nhiên và đặc biệt được chiêm ngưỡng hình ảnh một con rồng được xây dựng theo truyền thuyết “con rồng cháu tiên” lớn nhất Việt Nam, dài 400m được đúc bằng bêtông. Trong tương lai một phần của sở thú sẽ được chuyển ra đây.
Dự An Thảo Cầm Viên Mới
UBND TP chấp nhận cho địa điểm xây dựng Thảo Cầm Viên mới tại khu vực đồi Lâm Viên gần sân golf quận 9. Thảo Cầm Viên mới có diện tích 200ha với các khu vui chơi, giải trí, mô hình tiến hoá các loại động vật và thực vật. Dự kiến kinh phí xây dựng khoảng 50tr USD.
Khu Lâm Viên Thủ Đức được quyết định thành lập ngày 6-8-1984 cách xa lộ Hà Nội 2km phía phải với diện tích là 1200ha (trong đó phủ 350ha cây điều và 200ha cây xanh) .
Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố.
Nghĩa trang Thành Phố là nơi quy tụ mộ anh hùng liệt sĩ, đã hy sinh trong 3 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và Campuchia. Nghĩa trang này rộng 3 ha gồm hơn 12.000 ngôi mộ được sắp xếp xung quanh đài tưởng niệm “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng” . Công trình được xây dựng năm 1984 và hoàn thành vào 4-1987.
Khoảng năm 1996 chính phủ đã có quyết định xây dựng đường Xuyên Á từ (Bangkok) Thái Lan qua Campuchia (Nôm Pênh) qua cửa khẩu Mộc Bài (Bến Cầu –Tây Ninh) qua thị trấn Gò Dầu đến quốc lộ 22A đến Ngã 4 An Sương quẹo trái qua xa lộ Đại Hàn đến ngã 3 trạm 2 và đi Vũng Tàu.
Đoạn đường từ Bangkok –Nôm Pênh –TP.HCM –Vũng Tàu là công trình đầu tiên Liên Á được “hội nghị kỹ thuật vùng” của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đầu năm 1996 ưu tiên chọn lựa. Theo tính toán các chuyên gia, cảng Bến Đình –Sao Mai –Thị Vải nối thông mạng ôtô Xuyên Á, sẽ làm cho các sức sản xuất khu vực tăng gấp 2 đến 2,5 lần (Có các tỉnh như: Tây Ninh, Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu).
Đường Xuyên Á trên địa phận Việt Nam từ cửa khẩu Mộc Bài đến Vũng Tàu dài 173km.
Kinh phí toàn tuyến Bangkok –Nông Pênh –Vũng Tàu là 306 tr USD. Trên địa phận Việt Nam là 120 tr USD.
Từ trạm 2 vào phía trái khoảng 2km (rẽ phải) vào trường Đại Học Đại Cương –Đại Học Dược, TDTT, … Nếu đi tới khoảng 500m (phía trái) là khu điện tử Nam Triều Tiên VINASAMSUNG, tiếp tục đi tới phía trái là khu chế xuất Linh Trung.
Suối Tiên Thủ Đức
Lâm trại Suối Tiên cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 19km thuộc xã Tân Phú huyện Thủ Đức cách xa lộ Hà Nội 100m, nơi đây có một dòng suối thiên nhiên lâu đời uốn lượn qua những cụm rừng nguyên sinh và đổ dòng qua 6 ngọn đồi, tạo thành 6 ngọn thác nhỏ. Suối chảy qua các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé và hạ nguồn chảy qua Lâm Trại dài 1.200m, như một dải lụa trắng. Mùa xuân hoa mai vàng nở rộ dọc theo triền suối. Trước vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ ấy người dân ở đây không ngần ngại đặt tên là Suối Tiên. Tháng 6-1993 đồ án quy hoạch được văn phòng kiến trúc sư trưởng phê duyệt và UBND thành phố cho phép thực hiện theo quy hoạch Lâm Trại Suối Tiên trên diện tích 120ha với vốn đầu tư bước đầu là 50 tỉ đồng cho các công trình vui chơi tham quan trên diện tích 20ha.
Đến với Suối Tiên quý khách sẽ tận hưởng những giây phút thoải mái không khí trong lành cùng với thiên nhiên và đặc biệt được chiêm ngưỡng hình ảnh một con rồng được xây dựng theo truyền thuyết “con rồng cháu tiên” lớn nhất Việt Nam, dài 400m được đúc bằng bêtông. Trong tương lai một phần của sở thú sẽ được chuyển ra đây.
Dự An Thảo Cầm Viên Mới
UBND TP chấp nhận cho địa điểm xây dựng Thảo Cầm Viên mới tại khu vực đồi Lâm Viên gần sân golf quận 9. Thảo Cầm Viên mới có diện tích 200ha với các khu vui chơi, giải trí, mô hình tiến hoá các loại động vật và thực vật. Dự kiến kinh phí xây dựng khoảng 50tr USD.
Khu Lâm Viên Thủ Đức được quyết định thành lập ngày 6-8-1984 cách xa lộ Hà Nội 2km phía phải với diện tích là 1200ha (trong đó phủ 350ha cây điều và 200ha cây xanh) .
Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố.
Nghĩa trang Thành Phố là nơi quy tụ mộ anh hùng liệt sĩ, đã hy sinh trong 3 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và Campuchia. Nghĩa trang này rộng 3 ha gồm hơn 12.000 ngôi mộ được sắp xếp xung quanh đài tưởng niệm “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng” . Công trình được xây dựng năm 1984 và hoàn thành vào 4-1987.
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Diện tích : 2695,5 km2 .
Dân số : 883.200 người ( 2004 ).
Tỉnh lỵ: thị xã Thủ Dầu Một.
Các huyện : Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên, Phú Giáo, Thuận An, Dĩ An.
Dân tộc: Việt ( kinh ), Hoa, Khmer, Tày.
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. Phía Bắc giáp Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai ( với sông Đồng Nai làm ranh giới ), phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Củ Chi và tỉnh Tây Ninh. Thị xã Thủ Dầu Một cách Thành phố Hồ Chí Minh 30km về phía Bắc.
Địa thế trong tỉnh toàn bình nguyên và đồi thấp, chỉ có núi Ong cao 281m là đáng kể.
Sông ngòi: có 3 sông lớn là sông Đồng Nai, Sài Gòn và sông Bé, nhiều kênh rạch, sông con, ghe thuyền đi lại thuận tiện.
Khí hậu Bình Dương giống như đa số các tỉnh miền Nam, mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng 12 – 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270. lượng mưa trung bình hàng năm là 2300 mm.
Đường bộ: tuyến quốc lộ 13 xuyên suốt từ Bắc đến Nam của tỉnh, nhiều đường liên tỉnh nối liền các đường giao thông thuận tiện và an toàn.
Có những ngành nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như : gốm sứ, sơn mài, điêu khắc gỗ…
Nền kinh tế của tỉnh khá phát triển với các khu công nghiệp như Việt Nam – Singapore, Việt Hương …
Núi Châu Thới
Còn gọi là núi Châu Thái, cao 73m, trên núi có chùa Hội Sơn. Trụ trì Khánh Hưng Thiền Sư. Vào thế kỷ 18 ở đây từng là nơi đóng quân của Nguyễn Anh .
Trước đây ở núi Châu Thới là nơi khai thác đá để cung cấp cho ngành xây dựng và cầu đường.
Phía trái :khu du lịch Bình An.
Nằm cách xa lộ Hà Nội 500m phía trái là khu du lịch hồ Bình An, khu nghỉ ngơi vào cuối tuần cho dân thành phố, với khung cảnh thoáng mát hữu tình có hồ nước, nhiều khu vui chơi .
Đường vào Tân Vạn, (ngã 3 Tân Vạn): vào núi Châu Thới du lịch suối Lồ Ô.
Cầu Đồng Nai
Cầu Đồng Nai được xây dựng vào năm 1959-1961 do hãng C.E.C thiết kế và hãng Joushin Deake thi công, cầu dài 454 m, rộng 16 mét, trọng tải 25 tấn, gồm 27 nhịp được bắt qua con sông Đồng Nai, con sông quan trọng của tỉnh Đa Nhim-Đa Dung có nguồn gốc từ cao nguyên Lâm Viên (Langbian) ở độ cao 1776 m đổ về, chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai sau đó kết hợp với sông Sài Gòn và đổ ra vịnh Gành Rái.
Sông Đồng Nai: Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ là hệ thống sông kép vì hai con sông này chỉ gặp nhau ở ngoài cửa Soài Rạp và được kết nối với nhau bằng những con kênh nhân tạo. Đây là hệ thống sông lớn thứ ba trong nước sau hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long. Chiều dài sông chính là 635 km, diện tích toàn khu vực là 44100 km2 phát triển chủ yếu ở Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, một phần ở Tây Nam Bộ và Campuchia. Hệ thống sông Đồng Nai và Vàm Cỏ có tổng lượng nước vào khoảng 32,8 tỉ m3/năm. Thủy chế tương đối đơn giản vì chỉ có một mùa mưa và một mùa cạn. Sông Đồng Nai có giá trị cả về giao thông, sinh hoạt, nông nghiệp và thủy điện.
Từ trên cầu, ở ngã ba sông về phía thượng lưu là Cù Lao Phố. Ngược dòng lịch sử, năm 1679, khi triều Minh Mạng ở Trung Hoa bị nhà Thanh lật đổ có khoảng 3000 binh sĩ và gia đình trong nhóm bài Thanh phục Minh đã đến nước ta và xin Chúa Nguyễn cho làm dân Việt. Trong đó có một nhóm do Trần Thượng Xuyên làm thủ lĩnh đến cư trú tại đây và lập nên một cảng có hoạt động thương mại sầm uất gọi là Nông Nại Đại Phố. Năm 1698, thừa lệnh của Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, ông thấy vùng đất này trù phú và yên bình nên đã dừng chân tại đây. Ông đã chia đặt các đơn vị hành chính và thành lập chính quyền Nam Bộ, hai huyện đầu tiên là Phước Long và Tân Bình. Sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.
Cù lao phố
Qua Cầu Đồng Nai, nhìn bên trái, xa xa chúng ta thấy cù lao, đó chính là Cù Lao Phố. Có diện tích khoảng 660ha và hơn 9.000 dân sống ở đây thuộc xã Hiệp Hòa, thành Phố Biên Hòa, Đồng Nai.
Thế kỷ 17, Cù lao phố là thương cảng sầm uất, tên gọi là Nông Nại Đại Phố, trao đổi hàng hóa với nhiều nước trong khu vực: Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônexia. Năm 1679, nhóm người Hoa di dân của nhà Minh-nhóm Trần Thượng Xuyên đến Cù Lao Phố.
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đến vùng đất này, đặt tổng hành dinh tại Cù Lao Phố thuộc dinh Trấn Biên, huyện Phước Long.
Năm 1998, tp.HCM –tp.Biên Hòa kỷ niệm 300 năm, ngày đặt nền hành chính đầu tiên tại Nam Bộ
Cầu Đồng Nai được xây dựng vào năm 1959-1961 do hãng C.E.C thiết kế và hãng Joushin Deake thi công, cầu dài 454 m, rộng 16 mét, trọng tải 25 tấn, gồm 27 nhịp được bắt qua con sông Đồng Nai, con sông quan trọng của tỉnh Đa Nhim-Đa Dung có nguồn gốc từ cao nguyên Lâm Viên (Langbian) ở độ cao 1776 m đổ về, chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai sau đó kết hợp với sông Sài Gòn và đổ ra vịnh Gành Rái.
Sông Đồng Nai: Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ là hệ thống sông kép vì hai con sông này chỉ gặp nhau ở ngoài cửa Soài Rạp và được kết nối với nhau bằng những con kênh nhân tạo. Đây là hệ thống sông lớn thứ ba trong nước sau hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long. Chiều dài sông chính là 635 km, diện tích toàn khu vực là 44100 km2 phát triển chủ yếu ở Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, một phần ở Tây Nam Bộ và Campuchia. Hệ thống sông Đồng Nai và Vàm Cỏ có tổng lượng nước vào khoảng 32,8 tỉ m3/năm. Thủy chế tương đối đơn giản vì chỉ có một mùa mưa và một mùa cạn. Sông Đồng Nai có giá trị cả về giao thông, sinh hoạt, nông nghiệp và thủy điện.
Từ trên cầu, ở ngã ba sông về phía thượng lưu là Cù Lao Phố. Ngược dòng lịch sử, năm 1679, khi triều Minh Mạng ở Trung Hoa bị nhà Thanh lật đổ có khoảng 3000 binh sĩ và gia đình trong nhóm bài Thanh phục Minh đã đến nước ta và xin Chúa Nguyễn cho làm dân Việt. Trong đó có một nhóm do Trần Thượng Xuyên làm thủ lĩnh đến cư trú tại đây và lập nên một cảng có hoạt động thương mại sầm uất gọi là Nông Nại Đại Phố. Năm 1698, thừa lệnh của Chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, ông thấy vùng đất này trù phú và yên bình nên đã dừng chân tại đây. Ông đã chia đặt các đơn vị hành chính và thành lập chính quyền Nam Bộ, hai huyện đầu tiên là Phước Long và Tân Bình. Sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai.
Cù lao phố
Qua Cầu Đồng Nai, nhìn bên trái, xa xa chúng ta thấy cù lao, đó chính là Cù Lao Phố. Có diện tích khoảng 660ha và hơn 9.000 dân sống ở đây thuộc xã Hiệp Hòa, thành Phố Biên Hòa, Đồng Nai.
Thế kỷ 17, Cù lao phố là thương cảng sầm uất, tên gọi là Nông Nại Đại Phố, trao đổi hàng hóa với nhiều nước trong khu vực: Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônexia. Năm 1679, nhóm người Hoa di dân của nhà Minh-nhóm Trần Thượng Xuyên đến Cù Lao Phố.
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đến vùng đất này, đặt tổng hành dinh tại Cù Lao Phố thuộc dinh Trấn Biên, huyện Phước Long.
Năm 1998, tp.HCM –tp.Biên Hòa kỷ niệm 300 năm, ngày đặt nền hành chính đầu tiên tại Nam Bộ
TỈNH ĐỒNG NAI
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.862,73 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2003 là 2.149.030 người, mật độ dân số: 365 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2004 là 1,22%. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau:
• Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
• Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
• Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước
• Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
• Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Phần lớn diện tích của cả tỉnh là vùng đất cao, địa thế mấp mô, nối tiếp cao nguyên Nam Trung Bộ và phần đất tiếp giáp với Cao nguyên Lâm Viên và Di Linh. Tuy nhiên cũng có một số thung lũng, đồng bằng, gò, đồi thấp. Phần lớn đất ở Đồng Nai là đất badan, đất xám và đất phù sa cũ màu mỡ nằm chen lẫn nhau quanh các ngọn núi lửa cổ và vùng phù sa thấp phẳng ven sông Đồng Nai rất tốt cho việc trồng trọt. Bởi vậy, Đồng Nai trồng nhiều loại cây công nghiệp như : cao su, cà phê, chè, cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày.
Sông Đồng Nai là con sông quan trọng nhất của tỉnh do hai sông Đa Dung và Đa Nhim phát nguyên từ cao nguyên Lâm Viên hợp thành. Sông có chiều dài 480km, đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai dài 294 km. Dọc hai bên bờ là các làng đảo, vườn bưởi. Đập thủy điện Đa Nhim được xây dựng trên con sông La Ngà, sông Lá Buông chảy qua, có nhà máy thuỷ điện Trị An.
Đồng Nai có lợi thế về vị trí địa lý, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, thuộc vùng ít bão lụt thiên tai, nhiệt độ bình quân hàng năm 25-26 0C, gồm 2 mùa mưa nắng, lượng mưa tương đối cao khoảng 1.500mm - 2.700mm, địa hình chủ yếu là đất đồi cao, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt (trên 2kg/cm2) không tốn nhiều chi phí trong việc san lấp, xử lý nền móng công trình, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi phí thấp.
Do những lợi thế nêu trên, đến năm 2010, chưa kể các cụm tiểu thủ công nghiệp qui mô nhỏ, Đồng Nai đã qui hoạch và phát triển khoảng 10.000 ha đất khu công nghiệp tập trung, trong đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 15 khu công nghiệp với diện tích 4.751 ha. Các khu công nghiệp này, cơ sở hạ tầng đã và đang được xây dựng đồng bộ, đã bố trí 55% diện tích đất, và đang sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đồng Nai có nhiều tiềm năng về nông nghiệp. Đất canh tác nông nghiệp phần lớn là đất đỏ bazan thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Các cây trồng chủ yếu như cao su (41.000ha), cà phê (25.000ha), điều (42.000ha), đậu nành (7.000ha), bắp (67.000ha), cây ăn quả (20.000ha) ... Đồng Nai đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn gia súc, và có nhiều trang trại chăn nuôi qui mô công nghiệp, tổng đàn trâu bò 76.000 con, heo 970.000 con, gia cầm 11 triệu con. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến.
Kết cấu hạ tầng tại Đồng Nai khá thuận lợi so với nhiều địa phương khác trong cả nước, vì Đồng Nai chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km, các nhà đầu tư tại Đồng Nai có thể sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng và hệ thống dịch vụ hiện có của Thành phố Hồ Chí Minh như sân bay, bến cảng, hệ thống viễn thông, khách sạn và các dịch vụ khác.
VÀI DÒNG LỊCH SỬ
Cuối thế kỷ XVI, vùng đất Đồng Nai vẫn còn hoang dã, chưa được khai phá, người dân bản địa gồm các dân tộc Stiêng, Mạ, Kơ ho, M'nông, Chơ Ro và một vài sóc người Khơ me sinh sống. Dân ít, sống thưa thớt, kỹ thuật sản xuất thô sơ, trình độ xã hội còn thấp.
Cuộc chiến tranh của họ Trịnh và họ Nguyễn ở miền Trung và Bắc Việt Nam làm cho dân chúng khổ sở, điêu đứng và tạo ra một làn sóng di cư của người dân miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sống.
Bản tính cần cù, chịu khó, lưu dân người Việt đã cùng với người bản địa chung sức khai phá đất đai để sản xuất nông nghiệp. Dần dà, rừng rậm hoang vu đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu tươi tốt.
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay).
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (là cả Nam Bộ bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.
Người Hoa theo Trần Thượng Xuyên đầu tiên định cư ở Bến Gỗ, nhưng thấy Cù lao Phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, họ đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống. Từ đây, Cù lao Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay).
Trong cuộc hành trình dài giữ nước, ông cha ta đã khai phá đất đai ngàn dặm dọc suốt miền Trung và đền nơi đây là Biên Hòa-Đồng Nai, mảnh đất đai đầu ở Nam Bộ in dấu chân đoàn quân Nam tiến của dân tộc Việt.
Đồng Nai còn nổi tiếng với một số di tích lịch sử quan trọng đó là chiến khu Đ, căn cứ địa bí mật của Trung Ương cục R thời kháng chiến chống Pháp Và Mỹ. Ngày nay chiến khu Đ trở thành một điểm đến du lịch mà bất cứ du khách nào khi đến Đồng Nai đều không thể bỏ qua.
ẨM THỰC ĐỒNG NAI
Do thời tiết hai mùa mưa nắng, sản vật biển, rừng, sông nước, vườn ruộng phong phú, cách ăn uống của người Đồng Nai vừa thể hiện nét chung của văn hóa Việt Nam, vừa có sắc thái mang dấu ấn Nam Bộ
Các món ăn quen thuộc của người Biên Hòa - Đồng Nai trong thói quen ngày ăn ba bữa thông thường: cháo đậu ăn với cá lóc kho tiêu, cháo đậu nước cốt dừa, canh bầu nấu với cá trê vàng, cá lóc kho thơm, canh chua cá lóc, mắm kho ghém rau sống, mắm đồng chưng trứng, canh khổ qua dồn thịt…
Đất Đồng Nai cũng rất giàu hoa trái, gần như quanh năm đều có trái cây, trong đó bưởi là thứ trái cây nổi tiếng nhất.
Biên Hòa có bưởi Thanh Trà; Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh; Bưởi Đồng Nai nhiều nhất ở làng Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu). Bưởi Tân Triều nổi tiếng trong nước và cả một số nước trên thế giới với vị chua ngọt dễ chịu, múi nhỏ mọng nước, có tác dụng tốt cho tim mạch. Ngày nay, du khách có thể theo tour, hoặc tự đến làng Tân Triều ( tỉnh lộ 24, qua khỏi trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long 10km) để được nằm nghỉ, cắm trại hay picnic ngay trong vườn bưởi, và tự tay chọn hái những quả bưởi trĩu cành, để tận hưởng vị ngọt thanh của đường hòa tan trong múi bưởi – một vị ngọt mát nhẹ nhàng giúp cho tinh thần sảng khoái..
Không thể không nhắc đến chôm chôm, sầu riêng – hai thứ đặc sản của các vườn cây Long Khánh.
Quả chôm chôm vỏ dày, thịt trắng trong, ngọt mát. Sầu riêng là loại đắt tiền nhất trong các loại hoa quả Việt nam. Tên của loại quả này gắn liền với truyền thuyết về mối tình không thành của chàng hoàng tử láng giềng và cô gái Nam Bộ Việt Nam. Sầu riêng vỏ dày, cứng, có gai nhọn lởm chởm. Khi chín, chỉ cần dùng lưỡi dao tách nhẹ vào đường rãnh vỏ là thấy ngay những múi sầu riêng vàng ngà, óng ánh như được phết bơ. Hương sầu riêng rất đậm, quyến rũ đến lạ kỳ, bay rất xa và rất lâu tan trong không khí. Sầu riêng đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Đồng Nai là tỉnh có ngành công nghiệp phát triển, toàn tỉnh có 120 công ty nhà máy với 72000 lao động. Riêng khu công nghiệp Biên Hòa là trung tâm công nghiệp lớn nhất tỉnh được bao bọc một bên là sông Đồng Nai, một bên là xa lộ Hà Nội và một bên là tỉnh lộ 51 rất thuận tiện cho việc thông thương cả về đường thủy và đường bộ.
Khu Căn Cứ Long Bình
Khu căn cứ Long Bình nằm phía phải( góc đông bắc ngã 3 xa lộ), được xây dựng 1964 với diện tích ban đầu là 6km2, dùng làm kho chứa đạn và dụng cụ chiến tranh đầu tiên gọi là kho Long Bình .
Tháng 4-1965 sau khi kiểm tra tình hình miền Nam Việt Nam, phái đoàn quân sự do Mac Namara và Taylor cầm đầu đã quyết định xây dựng lại kho Long Bình năm 1986, mở rộng gấp 4 lần so với trước là 24km2 và gọi là tổng kho Long Bình. Tổng kho Long Bình lấy hàng từ cảng Sài Gòn, cảng Vũng Tàu, sân bay Biên Hòa và trở thành trung tâm cung cấp vũ khí cho quân đội Mỹ và chư hầu. Tổng kho Long Bình có 6 hầm ngầm đủ chứa 150.000 tấn bom, đạn. Có 7 lớp rào bao bọc 72 tháp canh.
Đại siêu thị Big C
Được khánh thành ngày 18/8/1998 do tập đoàn Boubon của Pháp đầu tư với số vồn là 54 triệu USD, diện tích 20.000 m vuông. Siêu thị có trên hơn 20.000 mặt hàng và 90% hàng hòa là sản xuất tại Việt Nam. Tập đoàn Boubon là một trong những tập đoàn lớn nhất của Pháp về lương thực thực phẩm. Các dự ánBoubon đã đầu tư vào Việt Nam như nhà máy đường Bourbon Tây Ninh-nhà máy thức ăn gia súc Boron trong quy hoạch phát triển tại Việt Nam, Bourbon đã vạch rõ sẽ thôn tính toàn bộ hệ thống siêu thị Việt Nam với khách hàng chủ yếu là tầng lớp trung lưu. Hiện nay tập đoàn Bourbon có 3 siêu thị lớn ở Việt Nam: siêu thị An Lạc, siêu thị Cora Miền Đông-siêu thị Cora Hà Nội. Trước đây có tên là Co Ra nhưng tập đoàn này đã bán lại cho một tập đoàn của Thái Lan.
Khu Công nghiệp Biên Hòa 1 và 2. Đây là khu công nghiệp được đầu tư xây dựng quy mô khá lớn. Trước năm 1975, Mỹ đã xây dựng những khu công nghiệp này lên nhằm làm cho nền kinh tế ta phát triển, hàng hóa của Mỹ chiếm độc quyền. Tại đây chuyên sản xuất về các mặt hàng như: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dày da, công nghiệp thực phẩm, điện tử……và thu hút nhiều nhà đầu tư đến từ các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc….Đặc biệt nhờ có biện pháp xử lý và đầu tư tốt cho nên mặc dù hai khu công nghiệp này nằm bên đường quốc lộ nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
Khu công nghiệp Biên Hoà 1
Khu công nghiệp Biên Hòa 1 được thành lập từ 1963 với tên gọi là khu kỹ nghệ Biên Hòa, với tổng diện tích theo quy hoạch ban đầu là 511 ha. Theo các tài liệu để lại, ý đồ của chính quyền Sài Gòn lúc đó là xây dựng một khu công nghiệp tập trung với định hướng ưu tiên bố trí các nhà máy, xí nghiệp sử dụng nông phẩm và nguyên liệu trong vùng, sản xuất hàng tiêu dùng và các cơ sở dịch vụ để giải tỏa dần các nhà máy, xí nghiệp khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn với định hướng ban đầu là thiên về công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ. Sau khi được tiếp quản, khu kỹ nghệ có 95 xí nghiệp. Cơ cấu 95 xí nghiệp phân thành các nghành như: công nghiệp nặng (điện, luyện kim, cơ khí) có 10 xí nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng có 68 xí nghiệp, công nghiệp vật liệu kiến trúc xây dựng 12 xí nghiệp.
Khu công nghiệp Biên Hoà 2
Ngành nghề thu hút đầu tư : thực phẩm và chế biến nông sản thực phẩm; may mặc và dệt sợi; hàng nữ trang, mỹ nghệ và các loại mỹ phẩm; giày dép, dụng cu thể thao, các loại bao bì cao cấp; sản phẩm công nghiệp từ cao su, gốm sứ, thuỷ tinh; lắp ráp điện tử, phụ kiện máy tính, linh kiện điện tử; sản xuất dây điện các loại , đồ điện gia dụng; dược phẩm, dụng cụ y tế và nông dược, thiết bị công nghiệp…
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.862,73 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2003 là 2.149.030 người, mật độ dân số: 365 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2004 là 1,22%. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau:
• Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
• Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
• Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước
• Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
• Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Phần lớn diện tích của cả tỉnh là vùng đất cao, địa thế mấp mô, nối tiếp cao nguyên Nam Trung Bộ và phần đất tiếp giáp với Cao nguyên Lâm Viên và Di Linh. Tuy nhiên cũng có một số thung lũng, đồng bằng, gò, đồi thấp. Phần lớn đất ở Đồng Nai là đất badan, đất xám và đất phù sa cũ màu mỡ nằm chen lẫn nhau quanh các ngọn núi lửa cổ và vùng phù sa thấp phẳng ven sông Đồng Nai rất tốt cho việc trồng trọt. Bởi vậy, Đồng Nai trồng nhiều loại cây công nghiệp như : cao su, cà phê, chè, cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày.
Sông Đồng Nai là con sông quan trọng nhất của tỉnh do hai sông Đa Dung và Đa Nhim phát nguyên từ cao nguyên Lâm Viên hợp thành. Sông có chiều dài 480km, đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai dài 294 km. Dọc hai bên bờ là các làng đảo, vườn bưởi. Đập thủy điện Đa Nhim được xây dựng trên con sông La Ngà, sông Lá Buông chảy qua, có nhà máy thuỷ điện Trị An.
Đồng Nai có lợi thế về vị trí địa lý, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, thuộc vùng ít bão lụt thiên tai, nhiệt độ bình quân hàng năm 25-26 0C, gồm 2 mùa mưa nắng, lượng mưa tương đối cao khoảng 1.500mm - 2.700mm, địa hình chủ yếu là đất đồi cao, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt (trên 2kg/cm2) không tốn nhiều chi phí trong việc san lấp, xử lý nền móng công trình, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi phí thấp.
Do những lợi thế nêu trên, đến năm 2010, chưa kể các cụm tiểu thủ công nghiệp qui mô nhỏ, Đồng Nai đã qui hoạch và phát triển khoảng 10.000 ha đất khu công nghiệp tập trung, trong đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 15 khu công nghiệp với diện tích 4.751 ha. Các khu công nghiệp này, cơ sở hạ tầng đã và đang được xây dựng đồng bộ, đã bố trí 55% diện tích đất, và đang sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đồng Nai có nhiều tiềm năng về nông nghiệp. Đất canh tác nông nghiệp phần lớn là đất đỏ bazan thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Các cây trồng chủ yếu như cao su (41.000ha), cà phê (25.000ha), điều (42.000ha), đậu nành (7.000ha), bắp (67.000ha), cây ăn quả (20.000ha) ... Đồng Nai đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn gia súc, và có nhiều trang trại chăn nuôi qui mô công nghiệp, tổng đàn trâu bò 76.000 con, heo 970.000 con, gia cầm 11 triệu con. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến.
Kết cấu hạ tầng tại Đồng Nai khá thuận lợi so với nhiều địa phương khác trong cả nước, vì Đồng Nai chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km, các nhà đầu tư tại Đồng Nai có thể sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng và hệ thống dịch vụ hiện có của Thành phố Hồ Chí Minh như sân bay, bến cảng, hệ thống viễn thông, khách sạn và các dịch vụ khác.
VÀI DÒNG LỊCH SỬ
Cuối thế kỷ XVI, vùng đất Đồng Nai vẫn còn hoang dã, chưa được khai phá, người dân bản địa gồm các dân tộc Stiêng, Mạ, Kơ ho, M'nông, Chơ Ro và một vài sóc người Khơ me sinh sống. Dân ít, sống thưa thớt, kỹ thuật sản xuất thô sơ, trình độ xã hội còn thấp.
Cuộc chiến tranh của họ Trịnh và họ Nguyễn ở miền Trung và Bắc Việt Nam làm cho dân chúng khổ sở, điêu đứng và tạo ra một làn sóng di cư của người dân miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sống.
Bản tính cần cù, chịu khó, lưu dân người Việt đã cùng với người bản địa chung sức khai phá đất đai để sản xuất nông nghiệp. Dần dà, rừng rậm hoang vu đã trở thành những cánh đồng lúa và hoa màu tươi tốt.
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay).
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (là cả Nam Bộ bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.
Người Hoa theo Trần Thượng Xuyên đầu tiên định cư ở Bến Gỗ, nhưng thấy Cù lao Phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, họ đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống. Từ đây, Cù lao Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay).
Trong cuộc hành trình dài giữ nước, ông cha ta đã khai phá đất đai ngàn dặm dọc suốt miền Trung và đền nơi đây là Biên Hòa-Đồng Nai, mảnh đất đai đầu ở Nam Bộ in dấu chân đoàn quân Nam tiến của dân tộc Việt.
Đồng Nai còn nổi tiếng với một số di tích lịch sử quan trọng đó là chiến khu Đ, căn cứ địa bí mật của Trung Ương cục R thời kháng chiến chống Pháp Và Mỹ. Ngày nay chiến khu Đ trở thành một điểm đến du lịch mà bất cứ du khách nào khi đến Đồng Nai đều không thể bỏ qua.
ẨM THỰC ĐỒNG NAI
Do thời tiết hai mùa mưa nắng, sản vật biển, rừng, sông nước, vườn ruộng phong phú, cách ăn uống của người Đồng Nai vừa thể hiện nét chung của văn hóa Việt Nam, vừa có sắc thái mang dấu ấn Nam Bộ
Các món ăn quen thuộc của người Biên Hòa - Đồng Nai trong thói quen ngày ăn ba bữa thông thường: cháo đậu ăn với cá lóc kho tiêu, cháo đậu nước cốt dừa, canh bầu nấu với cá trê vàng, cá lóc kho thơm, canh chua cá lóc, mắm kho ghém rau sống, mắm đồng chưng trứng, canh khổ qua dồn thịt…
Đất Đồng Nai cũng rất giàu hoa trái, gần như quanh năm đều có trái cây, trong đó bưởi là thứ trái cây nổi tiếng nhất.
Biên Hòa có bưởi Thanh Trà; Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh; Bưởi Đồng Nai nhiều nhất ở làng Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu). Bưởi Tân Triều nổi tiếng trong nước và cả một số nước trên thế giới với vị chua ngọt dễ chịu, múi nhỏ mọng nước, có tác dụng tốt cho tim mạch. Ngày nay, du khách có thể theo tour, hoặc tự đến làng Tân Triều ( tỉnh lộ 24, qua khỏi trung tâm Văn hóa Du lịch Bửu Long 10km) để được nằm nghỉ, cắm trại hay picnic ngay trong vườn bưởi, và tự tay chọn hái những quả bưởi trĩu cành, để tận hưởng vị ngọt thanh của đường hòa tan trong múi bưởi – một vị ngọt mát nhẹ nhàng giúp cho tinh thần sảng khoái..
Không thể không nhắc đến chôm chôm, sầu riêng – hai thứ đặc sản của các vườn cây Long Khánh.
Quả chôm chôm vỏ dày, thịt trắng trong, ngọt mát. Sầu riêng là loại đắt tiền nhất trong các loại hoa quả Việt nam. Tên của loại quả này gắn liền với truyền thuyết về mối tình không thành của chàng hoàng tử láng giềng và cô gái Nam Bộ Việt Nam. Sầu riêng vỏ dày, cứng, có gai nhọn lởm chởm. Khi chín, chỉ cần dùng lưỡi dao tách nhẹ vào đường rãnh vỏ là thấy ngay những múi sầu riêng vàng ngà, óng ánh như được phết bơ. Hương sầu riêng rất đậm, quyến rũ đến lạ kỳ, bay rất xa và rất lâu tan trong không khí. Sầu riêng đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Đồng Nai là tỉnh có ngành công nghiệp phát triển, toàn tỉnh có 120 công ty nhà máy với 72000 lao động. Riêng khu công nghiệp Biên Hòa là trung tâm công nghiệp lớn nhất tỉnh được bao bọc một bên là sông Đồng Nai, một bên là xa lộ Hà Nội và một bên là tỉnh lộ 51 rất thuận tiện cho việc thông thương cả về đường thủy và đường bộ.
Khu Căn Cứ Long Bình
Khu căn cứ Long Bình nằm phía phải( góc đông bắc ngã 3 xa lộ), được xây dựng 1964 với diện tích ban đầu là 6km2, dùng làm kho chứa đạn và dụng cụ chiến tranh đầu tiên gọi là kho Long Bình .
Tháng 4-1965 sau khi kiểm tra tình hình miền Nam Việt Nam, phái đoàn quân sự do Mac Namara và Taylor cầm đầu đã quyết định xây dựng lại kho Long Bình năm 1986, mở rộng gấp 4 lần so với trước là 24km2 và gọi là tổng kho Long Bình. Tổng kho Long Bình lấy hàng từ cảng Sài Gòn, cảng Vũng Tàu, sân bay Biên Hòa và trở thành trung tâm cung cấp vũ khí cho quân đội Mỹ và chư hầu. Tổng kho Long Bình có 6 hầm ngầm đủ chứa 150.000 tấn bom, đạn. Có 7 lớp rào bao bọc 72 tháp canh.
Đại siêu thị Big C
Được khánh thành ngày 18/8/1998 do tập đoàn Boubon của Pháp đầu tư với số vồn là 54 triệu USD, diện tích 20.000 m vuông. Siêu thị có trên hơn 20.000 mặt hàng và 90% hàng hòa là sản xuất tại Việt Nam. Tập đoàn Boubon là một trong những tập đoàn lớn nhất của Pháp về lương thực thực phẩm. Các dự ánBoubon đã đầu tư vào Việt Nam như nhà máy đường Bourbon Tây Ninh-nhà máy thức ăn gia súc Boron trong quy hoạch phát triển tại Việt Nam, Bourbon đã vạch rõ sẽ thôn tính toàn bộ hệ thống siêu thị Việt Nam với khách hàng chủ yếu là tầng lớp trung lưu. Hiện nay tập đoàn Bourbon có 3 siêu thị lớn ở Việt Nam: siêu thị An Lạc, siêu thị Cora Miền Đông-siêu thị Cora Hà Nội. Trước đây có tên là Co Ra nhưng tập đoàn này đã bán lại cho một tập đoàn của Thái Lan.
Khu Công nghiệp Biên Hòa 1 và 2. Đây là khu công nghiệp được đầu tư xây dựng quy mô khá lớn. Trước năm 1975, Mỹ đã xây dựng những khu công nghiệp này lên nhằm làm cho nền kinh tế ta phát triển, hàng hóa của Mỹ chiếm độc quyền. Tại đây chuyên sản xuất về các mặt hàng như: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, dày da, công nghiệp thực phẩm, điện tử……và thu hút nhiều nhà đầu tư đến từ các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc….Đặc biệt nhờ có biện pháp xử lý và đầu tư tốt cho nên mặc dù hai khu công nghiệp này nằm bên đường quốc lộ nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
Khu công nghiệp Biên Hoà 1
Khu công nghiệp Biên Hòa 1 được thành lập từ 1963 với tên gọi là khu kỹ nghệ Biên Hòa, với tổng diện tích theo quy hoạch ban đầu là 511 ha. Theo các tài liệu để lại, ý đồ của chính quyền Sài Gòn lúc đó là xây dựng một khu công nghiệp tập trung với định hướng ưu tiên bố trí các nhà máy, xí nghiệp sử dụng nông phẩm và nguyên liệu trong vùng, sản xuất hàng tiêu dùng và các cơ sở dịch vụ để giải tỏa dần các nhà máy, xí nghiệp khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn với định hướng ban đầu là thiên về công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ. Sau khi được tiếp quản, khu kỹ nghệ có 95 xí nghiệp. Cơ cấu 95 xí nghiệp phân thành các nghành như: công nghiệp nặng (điện, luyện kim, cơ khí) có 10 xí nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng có 68 xí nghiệp, công nghiệp vật liệu kiến trúc xây dựng 12 xí nghiệp.
Khu công nghiệp Biên Hoà 2
Ngành nghề thu hút đầu tư : thực phẩm và chế biến nông sản thực phẩm; may mặc và dệt sợi; hàng nữ trang, mỹ nghệ và các loại mỹ phẩm; giày dép, dụng cu thể thao, các loại bao bì cao cấp; sản phẩm công nghiệp từ cao su, gốm sứ, thuỷ tinh; lắp ráp điện tử, phụ kiện máy tính, linh kiện điện tử; sản xuất dây điện các loại , đồ điện gia dụng; dược phẩm, dụng cụ y tế và nông dược, thiết bị công nghiệp…
Khu công nghiệp Amata
Nằm cách tp.hcm 30km nằm cạnh khu công nghiệp Biên Hòa 2. Tổng diện tích 760 ha được xây dựng qua 5 giai đoạn trong đó giai đoạn 1 xây dựng 100 ha chưa kể diện tích xây dựng đường giao thông nối quốc lộ vào khu công nghiệp. Tại đây chuyên sản xuất về các mặt hàng như: đầu tư cơ khí l uyện kim, may mặc, da dày, hóa chất, mỹ phẩm, điện tử.
Khu Thiên Chúa Giáo Hố Nai
Khu Thiên Chúa giáo Hố Nai cách trung tâm thành phố Biên Hòa 3 km về phía Đông Bắc, nằm trên giải đất dài 12 km với nhiều nhà thờ rải rác hai bên quốc lộ 1. Trước năm 1954, khu đất còn là rừng hoang thuộc địa phận xã Bình Phước, huyện Đức Tu tỉnh Biên Hòa; năm 1954 có hơn 40.000 đồng bào theo đạo thiên chúa giáo thuộc 25 xứ đạo từ nhiều tỉnh trên miền Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Nam Ninh cũ, đã di cư vào đây, lập trại định cư theo sự bố trí của chính quyền Ngô Đình Diệm. Tháng 8-1956 Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh gọi trại định cư này là Hố Nai, xã có diện tích 2090 ha, trụ sở cách trung tâm thành phố Biên Hòa 10 km, cư dân ở đây tuyệt đại đa số là người Việt chỉ có rất ít là người Nùng. Hiện nay xã Hố Nai đã trở thành một khu dân cư đông đúc và hoạt động kinh tế phong phú với dân số lên đến 100.000 người, nhiều cơ sở tôn giáo và y tế giáo dục được xây dựng, xã có gần 30 nhà thờ, 28 trường học, 1 bệnh viện và các cơ sở từ thiện của khu vực. Sau năm 1975 xã Hố Nai được chia thành 4 khu: Hố Nai 1, 2, 3 và 4 thuộc huyện Thống Nhất-Đồng Nai. Ngày nay Hố Nai là một trong những trọng điểm sản xuất dịch vụ đang phát triển mạnh của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chế biến gỗ phát triển mạnh của miền Đông Nam Bộ.
Thủy điện Trị An
Trị An là thác nước cuối cùng trên con sông Đồng Nai trước khi chảy vào đồng bằng. Với sự giúp đỡ của Liên Xô và sự đóng góp công sức của cả nước, công trình thủy điện lớn thứ hai sau thủy điện Hòa Bình trên sông Đà đã khởi công xây dựng năm 1983. Đập chính chắn ngang sông Đồng Nai được xây dựng phía thượng nguồn của thác Trị An, tạo nên hồ rộng 232 km2 chứa 3 tỷ m3 nước. Nước từ hồ chính đưa qua hồ phụ rồi chảy qua nhà máy làm quay, 4 tổ máy có công suất tổng cộng 400 MW. Sản lượng điện hàng năm đạt 1,7 tỷ kv/h.
Ngã Ba Dầu Giây
Ngã Ba Dầu Giây là điểm giao nhau giữa quốc lộ 20 và quốc lộ 1A, cách thành phố Hồ Chí Minh 67 km. Sở dĩ có tên là Dầu Giây là vì vào năm 1954 khi người Bắc di cư vào đây họ mang một số trầu dây leo. Nhưng họ không phát âm được chữ “trầu” mà phát âm là chữ “dầu” do đó mới có tên là Dầu Giây. Có giải thích cho rằng: ngày xưa ở đây có một cây dầu thật to có nhiều dây leo bám chằng chịt. Đặc biệt quanh vùng chỉ có dây dầu này là to nhất nên địa phương mới đặt tên nơi đây thành một địa danh: Dầu Giây và do ở đây là ngã 3 nên mới gọi là Ngã 3 Dầu Giây.
Cách Tp.HCM, khoảng 67 km, quẹo trái đi 232 km đến Đà Lạt, nếu đi thẳng theo quốc lộ 1A đi các tỉnh miền Trung.
Gỉa thuyết về Dầu Giây: người ta cho rằng trước đây vùng này có nhiều cây dầu và cây giây leo. Có giả thuyết khác cho rằng Dầu Giây là đọc lại từ Trầu giây, khu vực này có trồng nhiều cao su.
Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua ngành Giao thông Vận tải đã không ngừng phấn đấu, từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông, phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của khu vực.
Dốc Mẹ Bồng Con
Dốc Mẹ Bồng Con là ngọn dốc đầu tiên trên con đường Bắc Nam, cách Ngã 3 Dầu Giây khoảng 4 km theo quốc lộ 1A, ở khu vực này gồm 1 con dốc lớn và một dốc nhỏ như hình ảnh mẹ đang bồng đứa con nhỏ và đó cũng là cách lý giải cho tên gọi của dốc. Có một câu chuyện khác; Trước đây người ta kể rằng: có một người phụ nữ mang thai, khi qua khu vực này thì chẳng may gặp tai nạn chết và đêm đêm người dân ở đây kể lại rằng thường nghe tiếng người phụ nữ bồng đứa con hay qua lại khu này than khóc oan ức, nên người ta đã đặt tên cho khu vực này là dốc Mẹ Bồng Con.
Đường Thiên Lý Bắc Nam
Đây là con đường giao thông chính của nước ta, xuyên suốt từ Bắc xuống Nam, điểm khởi đầu là Lũng Cú Đồng Văn (Hà Giang) và kết thúc là Năm Căn (Cà Mau).
Đường thiên lý dưới thời Nguyễn dùng để liên lạc ba xứ Bắc Trung Nam. Đường đựoc chia thành nhiều trạm, có phu trạm lo việc truyền công văn, khiêng cáng kệ, đồ đạc của quan. Thời Gia Long mỗi một trạm đặt một cai đội và phó cai đội. Từ Quảng Nam đến Gia Định, mỗi trạm có 50 phu trạm, từ Huế ra Quảng Bình mỗi trạm có 80 người, từ Quảng Bình đến Hà Nội mỗi trạm có 100 phu trạm. Để phục vụ cho việc liên lạc nhanh chóng, Vua Minh Mạng cấp cho mỗi trạm 3 con ngựa. Việc phát đệ được xếp hạng như sau:
Phi đệ
Tối khẩn
Thứ khẩn
Thường hành
Chuyển công văn từ Gia định đến kinh là 13 ngày. Từ Bắc vào kinh là năm ngày. Đúng hạn thì được thưởng từ 3-5 quan, nếu chậm một ngày thì không thưởng, nếu chậm từ 3-4 ngày bị phạt 30 roi.
Công văn chuyển đi được niêm phong rất kỹ. Thời Tự Đức quy định dùng ống tre khô chắc, một cái lớn, một cái nhỏ. Công văn được cuộn lại bỏ vào ống tre nhỏ, dán miệng ống lại, rồi cắt giấy niêm phong ống từ 2-3 lần, đóng dấu vào nơi miệng ống giáp nhau, buộc dây dán lại, đánh dấu rồi cuối cùng bỏ vào ống tre lớn, dán lại đóng thêm một lần nữa, trước khi buộc chặt để chuyển đi không sợ bị hư hay bị ướt.
Những chiếu chỉ sắc dụ của nhà vua đưa đến trạm nào thì trạm ấy phải có người đưa đi ngay, bất kể ngày đêm mưa nắng. Những công văn ghi chữ phi đệ các trạm phải dùng ngựa chuyển đi cho kịp. Nhờ thế mà những công văn phi đệ có thể chuyển từ Huế vào Gia Định có sáu ngày, hay ra Hà Nội chỉ có ba ngày.
Nhờ đường giao thông thông suốt, tổ chứa trạm chặt chẽ, sự lãnh đạo của triều đình Huế đã đến mọi miền đất nước được kịp thời. Đó là một yếu tố quan trọng giúp cho nhà Nguyễn tồn tại gần một thế kỷ rưỡi.
Cây Cao Su
Cây Cao Su có tên khoa học là Hevèa, nguồn gốc ở Nam Mỹ mọc theo dòng sông Amazon (chảy từ Pêru qua Braxin và đổ về Đại Tây Dương). Thổ dân Mainás dùng một thứ nhựa trắng của cây bôi lên quần áo để chống ẩm và mưa, họ còn dùng nó để tạo ra những viên bi, quả bóng vui chơi trong những dịp lễ hội và họ gọi thứ nhựa này là Caoutchouk có nghĩa là nước mắt của cây và người Pháp đã phiên dịch ra thành cao su.
Năm 1877 các nhà khoa học Pháp đã đưa giống cây cao su từ Philippines về trồng tại vườn thực vật Sài Gòn và một số nơi khác. Do không hợp cây cao su chết hết.
Năm 1905 bác sĩ Raoult nhận được một số giống cây từ Jakarta sang đây. Bác sĩ Yerin cũng nhận được một số cây và đem về trồng ở Suối Dầu và chính từ đây cây này là hạt nhân đã tạo ra các nông trường cao su ở nước ta. Tuy nhiên nơi trồng thích hợp nhất vẫn là vùng đất có thổ nhưỡng thích hợp như ở Dầu Giây. Chính phủ bảo hộ Pháp đã tìm những nơi đất thích hợp để lập đồn điền cao su. Tuổi thọ cây từ 20->30 tuổi.
Nằm cách tp.hcm 30km nằm cạnh khu công nghiệp Biên Hòa 2. Tổng diện tích 760 ha được xây dựng qua 5 giai đoạn trong đó giai đoạn 1 xây dựng 100 ha chưa kể diện tích xây dựng đường giao thông nối quốc lộ vào khu công nghiệp. Tại đây chuyên sản xuất về các mặt hàng như: đầu tư cơ khí l uyện kim, may mặc, da dày, hóa chất, mỹ phẩm, điện tử.
Khu Thiên Chúa Giáo Hố Nai
Khu Thiên Chúa giáo Hố Nai cách trung tâm thành phố Biên Hòa 3 km về phía Đông Bắc, nằm trên giải đất dài 12 km với nhiều nhà thờ rải rác hai bên quốc lộ 1. Trước năm 1954, khu đất còn là rừng hoang thuộc địa phận xã Bình Phước, huyện Đức Tu tỉnh Biên Hòa; năm 1954 có hơn 40.000 đồng bào theo đạo thiên chúa giáo thuộc 25 xứ đạo từ nhiều tỉnh trên miền Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Nam Ninh cũ, đã di cư vào đây, lập trại định cư theo sự bố trí của chính quyền Ngô Đình Diệm. Tháng 8-1956 Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh gọi trại định cư này là Hố Nai, xã có diện tích 2090 ha, trụ sở cách trung tâm thành phố Biên Hòa 10 km, cư dân ở đây tuyệt đại đa số là người Việt chỉ có rất ít là người Nùng. Hiện nay xã Hố Nai đã trở thành một khu dân cư đông đúc và hoạt động kinh tế phong phú với dân số lên đến 100.000 người, nhiều cơ sở tôn giáo và y tế giáo dục được xây dựng, xã có gần 30 nhà thờ, 28 trường học, 1 bệnh viện và các cơ sở từ thiện của khu vực. Sau năm 1975 xã Hố Nai được chia thành 4 khu: Hố Nai 1, 2, 3 và 4 thuộc huyện Thống Nhất-Đồng Nai. Ngày nay Hố Nai là một trong những trọng điểm sản xuất dịch vụ đang phát triển mạnh của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chế biến gỗ phát triển mạnh của miền Đông Nam Bộ.
Thủy điện Trị An
Trị An là thác nước cuối cùng trên con sông Đồng Nai trước khi chảy vào đồng bằng. Với sự giúp đỡ của Liên Xô và sự đóng góp công sức của cả nước, công trình thủy điện lớn thứ hai sau thủy điện Hòa Bình trên sông Đà đã khởi công xây dựng năm 1983. Đập chính chắn ngang sông Đồng Nai được xây dựng phía thượng nguồn của thác Trị An, tạo nên hồ rộng 232 km2 chứa 3 tỷ m3 nước. Nước từ hồ chính đưa qua hồ phụ rồi chảy qua nhà máy làm quay, 4 tổ máy có công suất tổng cộng 400 MW. Sản lượng điện hàng năm đạt 1,7 tỷ kv/h.
Ngã Ba Dầu Giây
Ngã Ba Dầu Giây là điểm giao nhau giữa quốc lộ 20 và quốc lộ 1A, cách thành phố Hồ Chí Minh 67 km. Sở dĩ có tên là Dầu Giây là vì vào năm 1954 khi người Bắc di cư vào đây họ mang một số trầu dây leo. Nhưng họ không phát âm được chữ “trầu” mà phát âm là chữ “dầu” do đó mới có tên là Dầu Giây. Có giải thích cho rằng: ngày xưa ở đây có một cây dầu thật to có nhiều dây leo bám chằng chịt. Đặc biệt quanh vùng chỉ có dây dầu này là to nhất nên địa phương mới đặt tên nơi đây thành một địa danh: Dầu Giây và do ở đây là ngã 3 nên mới gọi là Ngã 3 Dầu Giây.
Cách Tp.HCM, khoảng 67 km, quẹo trái đi 232 km đến Đà Lạt, nếu đi thẳng theo quốc lộ 1A đi các tỉnh miền Trung.
Gỉa thuyết về Dầu Giây: người ta cho rằng trước đây vùng này có nhiều cây dầu và cây giây leo. Có giả thuyết khác cho rằng Dầu Giây là đọc lại từ Trầu giây, khu vực này có trồng nhiều cao su.
Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua ngành Giao thông Vận tải đã không ngừng phấn đấu, từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông, phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của khu vực.
Dốc Mẹ Bồng Con
Dốc Mẹ Bồng Con là ngọn dốc đầu tiên trên con đường Bắc Nam, cách Ngã 3 Dầu Giây khoảng 4 km theo quốc lộ 1A, ở khu vực này gồm 1 con dốc lớn và một dốc nhỏ như hình ảnh mẹ đang bồng đứa con nhỏ và đó cũng là cách lý giải cho tên gọi của dốc. Có một câu chuyện khác; Trước đây người ta kể rằng: có một người phụ nữ mang thai, khi qua khu vực này thì chẳng may gặp tai nạn chết và đêm đêm người dân ở đây kể lại rằng thường nghe tiếng người phụ nữ bồng đứa con hay qua lại khu này than khóc oan ức, nên người ta đã đặt tên cho khu vực này là dốc Mẹ Bồng Con.
Đường Thiên Lý Bắc Nam
Đây là con đường giao thông chính của nước ta, xuyên suốt từ Bắc xuống Nam, điểm khởi đầu là Lũng Cú Đồng Văn (Hà Giang) và kết thúc là Năm Căn (Cà Mau).
Đường thiên lý dưới thời Nguyễn dùng để liên lạc ba xứ Bắc Trung Nam. Đường đựoc chia thành nhiều trạm, có phu trạm lo việc truyền công văn, khiêng cáng kệ, đồ đạc của quan. Thời Gia Long mỗi một trạm đặt một cai đội và phó cai đội. Từ Quảng Nam đến Gia Định, mỗi trạm có 50 phu trạm, từ Huế ra Quảng Bình mỗi trạm có 80 người, từ Quảng Bình đến Hà Nội mỗi trạm có 100 phu trạm. Để phục vụ cho việc liên lạc nhanh chóng, Vua Minh Mạng cấp cho mỗi trạm 3 con ngựa. Việc phát đệ được xếp hạng như sau:
Phi đệ
Tối khẩn
Thứ khẩn
Thường hành
Chuyển công văn từ Gia định đến kinh là 13 ngày. Từ Bắc vào kinh là năm ngày. Đúng hạn thì được thưởng từ 3-5 quan, nếu chậm một ngày thì không thưởng, nếu chậm từ 3-4 ngày bị phạt 30 roi.
Công văn chuyển đi được niêm phong rất kỹ. Thời Tự Đức quy định dùng ống tre khô chắc, một cái lớn, một cái nhỏ. Công văn được cuộn lại bỏ vào ống tre nhỏ, dán miệng ống lại, rồi cắt giấy niêm phong ống từ 2-3 lần, đóng dấu vào nơi miệng ống giáp nhau, buộc dây dán lại, đánh dấu rồi cuối cùng bỏ vào ống tre lớn, dán lại đóng thêm một lần nữa, trước khi buộc chặt để chuyển đi không sợ bị hư hay bị ướt.
Những chiếu chỉ sắc dụ của nhà vua đưa đến trạm nào thì trạm ấy phải có người đưa đi ngay, bất kể ngày đêm mưa nắng. Những công văn ghi chữ phi đệ các trạm phải dùng ngựa chuyển đi cho kịp. Nhờ thế mà những công văn phi đệ có thể chuyển từ Huế vào Gia Định có sáu ngày, hay ra Hà Nội chỉ có ba ngày.
Nhờ đường giao thông thông suốt, tổ chứa trạm chặt chẽ, sự lãnh đạo của triều đình Huế đã đến mọi miền đất nước được kịp thời. Đó là một yếu tố quan trọng giúp cho nhà Nguyễn tồn tại gần một thế kỷ rưỡi.
Cây Cao Su
Cây Cao Su có tên khoa học là Hevèa, nguồn gốc ở Nam Mỹ mọc theo dòng sông Amazon (chảy từ Pêru qua Braxin và đổ về Đại Tây Dương). Thổ dân Mainás dùng một thứ nhựa trắng của cây bôi lên quần áo để chống ẩm và mưa, họ còn dùng nó để tạo ra những viên bi, quả bóng vui chơi trong những dịp lễ hội và họ gọi thứ nhựa này là Caoutchouk có nghĩa là nước mắt của cây và người Pháp đã phiên dịch ra thành cao su.
Năm 1877 các nhà khoa học Pháp đã đưa giống cây cao su từ Philippines về trồng tại vườn thực vật Sài Gòn và một số nơi khác. Do không hợp cây cao su chết hết.
Năm 1905 bác sĩ Raoult nhận được một số giống cây từ Jakarta sang đây. Bác sĩ Yerin cũng nhận được một số cây và đem về trồng ở Suối Dầu và chính từ đây cây này là hạt nhân đã tạo ra các nông trường cao su ở nước ta. Tuy nhiên nơi trồng thích hợp nhất vẫn là vùng đất có thổ nhưỡng thích hợp như ở Dầu Giây. Chính phủ bảo hộ Pháp đã tìm những nơi đất thích hợp để lập đồn điền cao su. Tuổi thọ cây từ 20->30 tuổi.
“ Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo ”.
“ Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng ”.
Khi đi trai tráng khi về bủng beo ”.
“ Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng ”.
Vài
câu ca dao đã nói lên nỗi cực khổ của những phu đồn điền cao su ngày
xưa. Họ phải làm việc trong môi trường vô cùng khắc nghiệt, dậy từ tờ mờ
sáng và nghỉ vào lúc mặt trời khuất núi. Thêm vào đó mủ cao su khi gặp
ánh nắng mặt trời sẽ phát ra một mùi cực kỳ khó chịu và có hại cho sức
khoẻ. Trong điều kiện như thế, không biết đã có bao nhiêu người sinh
mạng vùi thây làm phân bón cho những gốc cao su xanh tươi của bọn thực
dân Pháp. Cao su là nước mắt của cây nhưng cũng là máu và nước mắt của
những người dân phu ngày xưa.
Núi Chứa Chan
Còn gọi là Núi Sót, cao 838 m, đứng thứ hai Đông Nam Bộ sau núi Bà Đen 986m. Nơi đây có nhiều mỏ đá đang được khai thác cung cấp cho ngành xây dựng. Trên đỉnh núi có sân bay trực thăng, chỉ sử dụng trong thời gian chiến tranh..
Lưng chừng núi Chứa Chan có Chùa Gia Lào, chuyện kể rằng: Vào thế kỷ 17, có một vị tướng người Việt tên là Việt Hùng đánh nhau với quân Chăm. Ông bị bắt, vợ ông đang có mang bị Vua Chăm ép làm vợ, còn ông bị quản thúc tại khu vực núi này và ông đã lập ngôi miếu ăn chay tịnh. 18 năm sau khi cô con gái của ông ta lớn lên, tên là Mai Khanh, nghe người mẹ kể về chuyện cũ và cô quyết định đi tìm cha. Sau đó ba người bỏ trốn, bị người Chăm truy đuổi và cả ba nhảy xuống vực tự vẫn. Người dân đã lập miếu thờ, hiện nay trong chùa có ba tượng ông Vàng bà Bạc, cô Chì .Người dân biết chuyện đã đặt tên núi là núi Chứa Chan để nói lên tình cảm sau này.
Ngã ba Ông Đồn
Cách tp.hcm 120 km thuộc huyện Xuân Lộc, thị trấn Gia Rây được thành lập tháng 7- 1991, tách ra từ huyện Xuân Lộc cũ thành Huyện Long Khánh và huyện Xuân Lộc. Từ đây có đường đi thẳng vào Núi Chứa Chan. Ngoài ra ở chân núi còn có viện cây giống Nam Bộ.Dọc hai bên đường chúng ta thấy có khá nhiều lá buông. Đây là loại lá người ta cắt trong rừng đem về phơi khô, thường sử dụng đan làm phên, vách, lợp nhà và làm một số đồ thủ công để làm túi xách, làm giỏ, xuất khẩu qua nước ngoài.
Trị Trấn Lạc Tánh
Bn tay tri l ng 3 căn cứ 6 nằm ở km1762. Ở đy cch thnh phố Hồ Chí Minh 120km v từ đy đi vo khoảng 40km nữa sẽ đến thị trấn Lạc Tnh của huyện Tnh Linh. Bước trong phạm vi Lạc Tnh về phía đơng bắc khoảng 13km chng ta sẽ bắt gặp một ngọn ni mang tn ni T Bao, trn ni cĩ tượng đức mẹ Maria được phu nhn của Ngơ Đình Nhu cho đặt vo năm 1960.
Còn gọi là Núi Sót, cao 838 m, đứng thứ hai Đông Nam Bộ sau núi Bà Đen 986m. Nơi đây có nhiều mỏ đá đang được khai thác cung cấp cho ngành xây dựng. Trên đỉnh núi có sân bay trực thăng, chỉ sử dụng trong thời gian chiến tranh..
Lưng chừng núi Chứa Chan có Chùa Gia Lào, chuyện kể rằng: Vào thế kỷ 17, có một vị tướng người Việt tên là Việt Hùng đánh nhau với quân Chăm. Ông bị bắt, vợ ông đang có mang bị Vua Chăm ép làm vợ, còn ông bị quản thúc tại khu vực núi này và ông đã lập ngôi miếu ăn chay tịnh. 18 năm sau khi cô con gái của ông ta lớn lên, tên là Mai Khanh, nghe người mẹ kể về chuyện cũ và cô quyết định đi tìm cha. Sau đó ba người bỏ trốn, bị người Chăm truy đuổi và cả ba nhảy xuống vực tự vẫn. Người dân đã lập miếu thờ, hiện nay trong chùa có ba tượng ông Vàng bà Bạc, cô Chì .Người dân biết chuyện đã đặt tên núi là núi Chứa Chan để nói lên tình cảm sau này.
Ngã ba Ông Đồn
Cách tp.hcm 120 km thuộc huyện Xuân Lộc, thị trấn Gia Rây được thành lập tháng 7- 1991, tách ra từ huyện Xuân Lộc cũ thành Huyện Long Khánh và huyện Xuân Lộc. Từ đây có đường đi thẳng vào Núi Chứa Chan. Ngoài ra ở chân núi còn có viện cây giống Nam Bộ.Dọc hai bên đường chúng ta thấy có khá nhiều lá buông. Đây là loại lá người ta cắt trong rừng đem về phơi khô, thường sử dụng đan làm phên, vách, lợp nhà và làm một số đồ thủ công để làm túi xách, làm giỏ, xuất khẩu qua nước ngoài.
Trị Trấn Lạc Tánh
Bn tay tri l ng 3 căn cứ 6 nằm ở km1762. Ở đy cch thnh phố Hồ Chí Minh 120km v từ đy đi vo khoảng 40km nữa sẽ đến thị trấn Lạc Tnh của huyện Tnh Linh. Bước trong phạm vi Lạc Tnh về phía đơng bắc khoảng 13km chng ta sẽ bắt gặp một ngọn ni mang tn ni T Bao, trn ni cĩ tượng đức mẹ Maria được phu nhn của Ngơ Đình Nhu cho đặt vo năm 1960.
TỈNH BÌNH THUẬN
Cách
thành phố Hồ Chí Minh 188 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Ninh Thuận, Tây
Bắc giáp Lâm Đồng, Tây Nam giáp Đồng Nai, Đông và Đông Nam giáp biển,
Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Diện tích tự nhiên: 7.854 km mét vuông.
- Dân số: 1.090.000 người. Nhiều dân tộc, đa số là dân tộc Kinh chiếm 80%, số còn lại là dân tộc, Chăm, Hoa, K'Ho...
- Đơn vị hành chính: Thành phố Phan Thiết và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và huyện đảo Phú Quý.
-Địa hình: Thuộc phần cuối dãy núi Trường Sơn cao hơn 1.000m đâm ra biển, độ dốc cao. Có sông La Ngà và 6 con sông nhỏ. Đất canh tác chiếm 1/7 tổng diện tích. Ven biển nhiều đồi cát và ngập mặn.
- Khí hậu: Thuộc khu vực khô hạn nhất cả nước, lượng mưa ít, trung bình 1.000 đến 1.600 mm/năm (bằng 1/2 lượng mưa trung bình ở Nam Bộ). Nhiệt độ trung bình 27 độ C. Độ ẩm trung bình 80%.
- Công trình lớn quốc gia: Cụm thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi công suất 476 Mw/h.
Bình Thuận - những cái nhất cả nước
1. Vùng đồi cát Mũi Né đẹp nhất và hoạt động du lịch dã ngoại sôi động nhất.
2. Bãi đá Cổ Thạch ở Tuy Phong nhiều hình hài màu sắc nhất.
3. Ngọn đèn biển Khê Gà 100 m hơn trăm tuổi bằng đá cao nhất.
4. Tượng Phật nằm lớn nhất dài 49 m nằm giữa rừng nguyên sinh trong khuôn viên chùa Linh Sơn Trường Thọ trên núi Tà kú thuộc Hàm Thuận Nam.
5.Tháp nước đẹp nhất cao 32m, 70 tuổi ở trung tâm Phan Thiết (do Hoàng thân Xuvanuvông thiết kế).
6. Đền thờ cá voi Vạn Thủy Tú lớn nhất, lưu giữ hơn 100 bộ xương cá voi ở Phan Thiết.
7. Vùng trồng thanh long nhiều và ngon nhất, sò điệp nhiều và có giá trị nhất.
8. Có nhiều cuộc thi dân gian độc đáo nhất như đua thuyền trên sông Cà Ty, leo núi Tà kú, chạy việt dã qua đồi cát. Quy mô hội thi và rước đèn Trung thu lớn nhất cho trẻ em.
Bình Thuận là địa danh chung chỉ vùng đất Nam Trung Bộ thời các đời chúa Nguyễn cho mở mang khai khẩn. Trải qua 300 năm, những thay đổi địa giới, đơn vị hành chính và dân cư theo các biến cố lịch sử đã hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay.
Vào cuối tháng 10-1995, hàng vạn nhà khoa học, khách du lịch trong nước và thế giới đổ về Mũi Né để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cả trăm năm mới có thì cũng đồng thời nhận ra nơi họ đến đón kỳ quan vũ trụ có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng kinh tế phong phú. Khắp nơi trên đất này, nơi đâu ta cũng gặp các cánh đồng lúa, vườn điều xanh tươi, những gốc thanh long trái mọng đỏ, vị nồng ấm của các sản phẩm miền biển tràn đến từ những cánh đồng muối, những vuông nuôi tôm nối nhau, những bến cá, bãi phơi hay từ những xưởng nước mắm ....
Thiên nhiên Bình Thuận có 192 km bờ biển, có huyện đảo Phú Quý và nhiều đảo nhỏ, vũng, vịnh trước ngư trường rộng lớn có nhiều dòng hải lưu, hội tụ các đàn cá, tôm, mực... Với 4.600 con tàu lớn nhỏ, ngư dân thạo nghề ở đây mỗi năm đánh bắt được 130 ngàn tấn hải sản các loại. Mực là sản phẩm giá trị nổi tiếng của tỉnh với sản lượng hơn 20.000 tấn/năm chế biến dưới dạng đông lạnh hoặc sấy khô được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Thương hiệu nước mắm Phan Thiết từ lâu có chất lượng và hương vị riêng vẫn cung cấp đều đặn hơn 20 triệu lít/năm cho thị trường nội địa. Phần diện tích hơn 52.000 ha bãi triều ngập mặn trong tỉnh thuận lợi tạo ao đầm nuôi tôm sú, đặt lồng bè nuôi cua, cá, đặc biệt sò điệp chiếm 75% sản lượng khai thác cả nước, chúng được chế biến dưới tên hiệu xuất khẩu Queen Scallop danh tiếng. Các huyện ven biển những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi thủy hải sản, đặc biệt là tôm sú, thu hút mạnh vốn đầu tư từ nhiều nguồn.
Dải đất nhiều nắng ít mưa này không thuận trồng lúa, nhưng hợp với cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, tiêu, đặc biệt cây trái thanh long xuất khẩu 25.000 tấn/năm, đang phát triển vùng bông vải 10.000 ha. Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho từng hạng mục xây dựng hồ trữ nước, mạng thủy lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
Chỉ trong vài năm, một trọng điểm du lịch cấp quốc gia thứ 10 - Du lịch Bình Thuận được đánh dấu son trên bản đồ, dành cho loại hình du lịch dã ngoại, sinh thái nghỉ dưỡng đang rất được khách ưa chuộng.
Năm 1996 Phan Thiết chỉ có vài khách sạn, nhà nghỉ nhỏ, cả năm đón vài chục ngàn khách thì đến nay đã có 202 dự án đầu tư du lịch với vốn đăng ký 1.300 tỷ VND và 7 dự án nước ngoài đăng ký vốn 30 triệu USD được cấp phép, trong đó 67 dự án trong nước và 4 của nước ngoài đang hoạt động. Mỗi dự án đều cố gắng hòa với thiên nhiên sẵn có, cống hiến nhiều sáng tạo trong thiết kế, trang bị hiện đại tiện nghi, phục vụ chu đáo, tất cả đều muốn cho du khách có những ngày nghỉ đáng nhớ.
Khu dã ngoại leo núi, tắm suối nước nóng ở Tàkóu; Khu dã ngoại mạo hiểm vùng hồ Biển Lạc, vượt thác Ch'reo, thăm rừng nguyên sinh Tánh Linh. Ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tỉnh.
Cây Thanh Long
Cây thanh long có tên tiếng Anh là Ritahaya hay còn gọi là Dragon Fruit thuộc họ xương rồng ở Việt Nam từ lâu, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây, Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, khi số lượng nụ trên cành nhiều sau khi xuất hiện từ 5->7 ngày thì nụ không phát triển vàng rồi rụng. Tỷ lệ rụng từ 10->20%, đặc biệt nhất ở cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường. Hiện nay trái thanh long còn được xuất khẩu sang các thị trường các nước như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản…. Và các nước Châu Au.
Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá. Chúng có tên gọi khoa học như sau:
Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.
Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ.
Selenicereus megalanthus thụôc chi Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.
Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.
Loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại thanh long này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất xám bạc màu, đất phèn…nhưng muốn có năng suất cao đất phải có tầng canh tác tối thiểu từ 30 – 50 cm.
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ trước khi đặt hom một tháng, chiều cao trụ khoảng 1,7 – 2,2 m, phần chôn sâu từ 0,5 – 0,7 m, đường kính trụ 15 – 20 cm ( trụ ximăng mỗi canh khoảng 12 – 15 cm ). Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.
- Diện tích tự nhiên: 7.854 km mét vuông.
- Dân số: 1.090.000 người. Nhiều dân tộc, đa số là dân tộc Kinh chiếm 80%, số còn lại là dân tộc, Chăm, Hoa, K'Ho...
- Đơn vị hành chính: Thành phố Phan Thiết và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và huyện đảo Phú Quý.
-Địa hình: Thuộc phần cuối dãy núi Trường Sơn cao hơn 1.000m đâm ra biển, độ dốc cao. Có sông La Ngà và 6 con sông nhỏ. Đất canh tác chiếm 1/7 tổng diện tích. Ven biển nhiều đồi cát và ngập mặn.
- Khí hậu: Thuộc khu vực khô hạn nhất cả nước, lượng mưa ít, trung bình 1.000 đến 1.600 mm/năm (bằng 1/2 lượng mưa trung bình ở Nam Bộ). Nhiệt độ trung bình 27 độ C. Độ ẩm trung bình 80%.
- Công trình lớn quốc gia: Cụm thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi công suất 476 Mw/h.
Bình Thuận - những cái nhất cả nước
1. Vùng đồi cát Mũi Né đẹp nhất và hoạt động du lịch dã ngoại sôi động nhất.
2. Bãi đá Cổ Thạch ở Tuy Phong nhiều hình hài màu sắc nhất.
3. Ngọn đèn biển Khê Gà 100 m hơn trăm tuổi bằng đá cao nhất.
4. Tượng Phật nằm lớn nhất dài 49 m nằm giữa rừng nguyên sinh trong khuôn viên chùa Linh Sơn Trường Thọ trên núi Tà kú thuộc Hàm Thuận Nam.
5.Tháp nước đẹp nhất cao 32m, 70 tuổi ở trung tâm Phan Thiết (do Hoàng thân Xuvanuvông thiết kế).
6. Đền thờ cá voi Vạn Thủy Tú lớn nhất, lưu giữ hơn 100 bộ xương cá voi ở Phan Thiết.
7. Vùng trồng thanh long nhiều và ngon nhất, sò điệp nhiều và có giá trị nhất.
8. Có nhiều cuộc thi dân gian độc đáo nhất như đua thuyền trên sông Cà Ty, leo núi Tà kú, chạy việt dã qua đồi cát. Quy mô hội thi và rước đèn Trung thu lớn nhất cho trẻ em.
Bình Thuận là địa danh chung chỉ vùng đất Nam Trung Bộ thời các đời chúa Nguyễn cho mở mang khai khẩn. Trải qua 300 năm, những thay đổi địa giới, đơn vị hành chính và dân cư theo các biến cố lịch sử đã hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay.
Vào cuối tháng 10-1995, hàng vạn nhà khoa học, khách du lịch trong nước và thế giới đổ về Mũi Né để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cả trăm năm mới có thì cũng đồng thời nhận ra nơi họ đến đón kỳ quan vũ trụ có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng kinh tế phong phú. Khắp nơi trên đất này, nơi đâu ta cũng gặp các cánh đồng lúa, vườn điều xanh tươi, những gốc thanh long trái mọng đỏ, vị nồng ấm của các sản phẩm miền biển tràn đến từ những cánh đồng muối, những vuông nuôi tôm nối nhau, những bến cá, bãi phơi hay từ những xưởng nước mắm ....
Thiên nhiên Bình Thuận có 192 km bờ biển, có huyện đảo Phú Quý và nhiều đảo nhỏ, vũng, vịnh trước ngư trường rộng lớn có nhiều dòng hải lưu, hội tụ các đàn cá, tôm, mực... Với 4.600 con tàu lớn nhỏ, ngư dân thạo nghề ở đây mỗi năm đánh bắt được 130 ngàn tấn hải sản các loại. Mực là sản phẩm giá trị nổi tiếng của tỉnh với sản lượng hơn 20.000 tấn/năm chế biến dưới dạng đông lạnh hoặc sấy khô được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Thương hiệu nước mắm Phan Thiết từ lâu có chất lượng và hương vị riêng vẫn cung cấp đều đặn hơn 20 triệu lít/năm cho thị trường nội địa. Phần diện tích hơn 52.000 ha bãi triều ngập mặn trong tỉnh thuận lợi tạo ao đầm nuôi tôm sú, đặt lồng bè nuôi cua, cá, đặc biệt sò điệp chiếm 75% sản lượng khai thác cả nước, chúng được chế biến dưới tên hiệu xuất khẩu Queen Scallop danh tiếng. Các huyện ven biển những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi thủy hải sản, đặc biệt là tôm sú, thu hút mạnh vốn đầu tư từ nhiều nguồn.
Dải đất nhiều nắng ít mưa này không thuận trồng lúa, nhưng hợp với cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, tiêu, đặc biệt cây trái thanh long xuất khẩu 25.000 tấn/năm, đang phát triển vùng bông vải 10.000 ha. Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho từng hạng mục xây dựng hồ trữ nước, mạng thủy lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
Chỉ trong vài năm, một trọng điểm du lịch cấp quốc gia thứ 10 - Du lịch Bình Thuận được đánh dấu son trên bản đồ, dành cho loại hình du lịch dã ngoại, sinh thái nghỉ dưỡng đang rất được khách ưa chuộng.
Năm 1996 Phan Thiết chỉ có vài khách sạn, nhà nghỉ nhỏ, cả năm đón vài chục ngàn khách thì đến nay đã có 202 dự án đầu tư du lịch với vốn đăng ký 1.300 tỷ VND và 7 dự án nước ngoài đăng ký vốn 30 triệu USD được cấp phép, trong đó 67 dự án trong nước và 4 của nước ngoài đang hoạt động. Mỗi dự án đều cố gắng hòa với thiên nhiên sẵn có, cống hiến nhiều sáng tạo trong thiết kế, trang bị hiện đại tiện nghi, phục vụ chu đáo, tất cả đều muốn cho du khách có những ngày nghỉ đáng nhớ.
Khu dã ngoại leo núi, tắm suối nước nóng ở Tàkóu; Khu dã ngoại mạo hiểm vùng hồ Biển Lạc, vượt thác Ch'reo, thăm rừng nguyên sinh Tánh Linh. Ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tỉnh.
Cây Thanh Long
Cây thanh long có tên tiếng Anh là Ritahaya hay còn gọi là Dragon Fruit thuộc họ xương rồng ở Việt Nam từ lâu, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây, Việt Nam hiện nay là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập trung trên quy mô thương mại với diện tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ, khi số lượng nụ trên cành nhiều sau khi xuất hiện từ 5->7 ngày thì nụ không phát triển vàng rồi rụng. Tỷ lệ rụng từ 10->20%, đặc biệt nhất ở cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường. Hiện nay trái thanh long còn được xuất khẩu sang các thị trường các nước như: Đài Loan, Singapore, HongKong, Nhật Bản…. Và các nước Châu Au.
Quả của nó 3 dạng, tất cả đều có vỏ giống như da và có một chút lá. Chúng có tên gọi khoa học như sau:
Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.
Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay đỏ.
Selenicereus megalanthus thụôc chi Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.
Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt trong ruột thường được ăn dưới dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải và ít cung cấp calo. Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu vang, hoa có thể ăn hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt bé tí xíu của chúng được ăn với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị tiêu hoá.
Loại này được trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất là ở Bình Thuận. Loại thanh long này sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có cường độ ánh sáng cao và toàn phần. Được trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất xám bạc màu, đất phèn…nhưng muốn có năng suất cao đất phải có tầng canh tác tối thiểu từ 30 – 50 cm.
Thanh long cần bám vào cây trụ, do đó phải chuẩn bị cây trụ trước khi đặt hom giống. Có thể dùng trụ bằng gỗ hay xi măng cốt thép. Tuy nhiên nếu dùng trụ ximăng cần chú ý vào mùa nắng trụ hấp thụ nhiệt rất mạnh, dễ làm đứt các rễ khí sinh của thanh long, nên dùng rơm rạ, lá chuối hay bao tải bao một lớp mỏng xung quanh trụ để giảm bớt hấp thụ nhiệt và tưới lên trụ vào sáng sớm hay chiều tối. Trồng trụ trước khi đặt hom một tháng, chiều cao trụ khoảng 1,7 – 2,2 m, phần chôn sâu từ 0,5 – 0,7 m, đường kính trụ 15 – 20 cm ( trụ ximăng mỗi canh khoảng 12 – 15 cm ). Trồng trụ thẳng, trên đầu trụ đóng thêm giá đỡ hình chữ (+) hoặc đóng nẹp hai bên mép trụ giúp thanh long có chỗ bám trên đầu trụ, cành thanh long sẽ rũ xuống.
Thành phố Phan Thiết
Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km, được thành lập 20/10/1998. Thành phố Phan Thiết nằm ở hai bên sông Cà Ty. Ngày 25/8/1999 Phan Thiết được nâng cấp từ thị xã lên thành phố.
Bên hữu ngạn là khu di tích trường Dục thanh và phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh với tượng đài Bác nhìn ra dòng sông. Phan Thiết gắn liền với những địa danh như Lầu Ông Hoàng, Tháp Pô Shanư, những rặng dừa xanh ngút, những đồi cát vàng óng…
Với vùng biển trải dài, Phan Thiết gắn liền với ngành kinh tế biển góp phần làm giàu cho đất nước. Vịnh Phan Thiết tương đối kín gió lại nằm trên dòng hải lưu nóng lạnh tạo nên nguồn hải sản phong phú. Ngày nay đến với Phan Thiết chúng ta sẽ thấy được những khu nghỉ mát rất đẹp, những điểm tham quan ngày càng mới mẻ… đã góp phần cho Phan Thiết trở thành điểm thu hút khách du lịch.
Nghề muối
Hiện nay sản lượng muối của Việt Nam khoảng 680.000 tấn /năm, trong đó có khoảng 350.000 tấn muối ăn và 275.000 tấn muối công nghiệp, đáp ứng được nhu cầu muối ăn, nhưng vẫn phải nhập số lượng lớn muối công nghiệp. Năm 1996 nước ta phải nhập khẩu hơn 5.000 tấn muối công nghiệp và năm 1997 nhập khẩu đến 70.000 tấn: nguyên nhân thiếu hụt muối công nghiệp là do công nghệ sản xuất thấp kém nên chất lượng muối ăn và muối công nghiệp đều thấp so với tiêu chuẩn quốc tế.
Đầu tư vào nghề muối tuy vất vả và cực nhọc, nhưng tiêu thụ muối còn khó khăn hơn. Thiếu vốn, thiếu nơi tích trữ và phương tiện vận chuyển, mạng lưới thu mua muối của quốc doanh kém hiệu quả, khiến tư thương ép giá, dìm giá muối.
Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành muối đến năm 2010, dự kiến sản xuất 6 triệu tấn muối vào năm 2009.
Nước mắm Phan Thiết
Nước mắm Phan Thiết từ lâu được xem là thứ nước chấm ngon. Đi dọc trên đường chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy những chiếc lu đựng nước mắm, thời gian càng lâu nước mắm càng ngon. Xưa kia nước mắm Phan Thiết được vận chuyển theo ghe bầu vào cung ứng cho thị trường Nam Bộ và đồng bào phía Nam.
Nghề cá Phan Thiết
Vùng biển Phan Thiết trải dài từ 10 độ 45 đến vĩ Bắc, vùng nội thuỷ kéo dài từ bờ biển ra đường cơ sở thẳng trên dưới 100km, chưa kể ranh giới lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của nước Việt Nam nằm trước vịnh Phan Thiết, còn kéo dài thêm gấp 3 lần vùng nộ thuỷ nói trên. Do đó, người ta xác định rằng chẳng những từ trước mà từ nay mãi về sau Phan Thiết luôn gắn liền với ngành kinh tế biển góp phần làm giàu cho đất nước. Vịnh Phan Thiết nông, tương đối kín gió, hằng năm cây lá mục và lượng phù sa do hai con sông Mương Mán và sông Quao đổ ra cửa biển Phan Thiết, Phú Hài cung cấp đều đặn lượng cát lẫn bùn, nhờ đó nước biển thêm chất màu thích hợp cho phù sinh vật sinh sôi phát triển làm mồi cho các loại moi ruốc… các loại tôm, cua, ốc, cá tầng đáy cũng như các loại cá nổi, cá tầng giữa luôn có nguồn thức ăn để ổn định môi trường sinh trưởng.
Vịnh Phan Thiết lại nằm trên dòng hải lưu nóng lạnh mà thiên nhiên đã ưu đãi cho bờ biển Việt Nam. Mùa đông dòng hải lưu đưa luồng nước từ đông bắc xuống tây nam vào mùa hè ngược lại. Chính dòng hải lưu mùa hè đã quyến rũ những đàn cá từ Vịnh Thái Lan đến biển Việt Nam tìm mồi. Trong quá trình di trú lần theo hướng đông bắc đến vịnh Phan Thiết gặp mồi nhiều biển êm, đàn cá tụ họp sinh sản.
Với nguồn hải sản phong phú, đi đôi với thời tiết thuận lợi ngư dân có thể bám biển quanh năm với các loại nghề thích hợp. Nếu Bình Thuận là ngư trường lớn của cả nước, thì Phan Thiết là trung tâm nghề cá của tỉnh. Sản lượng khai thác sản lượng hàng năm gần đây của riêng tàu thuyền Phan Thiết trên 30.000tấn chiếm trên 30% của tỉnh.
Phan thiết còn là trung tâm tôm giống của phía Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hiện có 61 trại tôm giống. Tôm giống của Phan Thiết trong những năm qua đã cung cấp cho 250ha nuôi tôm thương phẩm trong cả tỉnh và còn xuất bán cho khách hàng nhiều tỉnh Nam Bộ như: Tiền Giang, Bến Tre, Kiên giang, Cà Mau…năng suất tôm thương phẩm đạt loại cao so với cả nước, bình quân 1tấn/ha/vụ, mỗi năm 2-3vụ.
Nghề cá Phan Thiết đã và đang là thế mạnh của kinh tế địa phương, nay lại được chủ trương công nghiệp hoá – hiện đại hoá của đảng hỗ trợ, cùng với ý thức bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, sự hiểu biết đầu tư khoa học kỹ thuật ngày một nâng cao, nhất định sẽ nhanh chóng trở thành một trung tâm nghề cá của khu vực với cảng cá cồn chà hiện đại đang xây dựng, có sức đậu cho hàng trăm tàu công suất 1000CV, thu hút các đội tàu cả nước ta và nước ngoài đến đây làm ăn để cùng phát triển.
Trường Dục Thanh
Trường Dục Thanh nằm tại thị xã Phan Thiết
thuộc tỉnh Bình Thuận. Đây là một ngôi trường không những chỉ nổi tiếng
ở vùng Bình Thuận mà còn ở khắp cả nước với tính lịch sử mang tầm quan
trọng của nó – là nơi đã dừng chân lâu nhất và là nơi gắn bó nhiều kỷ
niệm với vị cha già kính yêu –Lãnh Tụ Hồ Chí Minh.
Vào những năm 1862 trở đi, sau khi 3 tỉnh Nam Kỳ bị đánh chiếm, một số nhà yêu nước đã bỏ ra lập nghiệp tại vùng Trung Bộ này, trong số đó có nhà thơ Nguyễn Thông. Trên đường đi tìm nơi thành lập căn cứ kháng Pháp, tình cờ ông đã dừng chân tại Phan Thiết làm việc sau đó ông lâm bệnh và mất tại đây vào năm 1884 (16/6 năm Đinh Hợi) với ý nguyện chưa thành. Vào năm 1908, nối chí ông là hai học trò của ông đã lập ra một ngôi trường lấy tên trường là Dục Thanh dưới sự bảo trợ của Hội Liên Thành. Trường nằm ẩn mình với những tán xoài cổ thụ với kiến trúc khá đơn sơ có diện tích 120m2 nối liền thảo bạc nhà thờ cụ Nguyễn Thông. Mái lợp ngói âm dương không có tường xây chỉ có những song gỗ xếp chéo hình thoi. Sân trường rộng rãi có bể non bộ, có bức bình phong, cổng trường nhìn ra con sông Cà Ty. Trước sân trường có một cây cổ thụ to, gần nó có một hồ sen nhỏ. Trường được nhân dân ủng hộ góp quỹ hiến ruộng cho trường. Lúc bấy giờ trường được xem là ngôi trường tiến bộ khắp nơi vang danh. Trường dạy chữ quốc ngữ là chính, được nhiều nhà nho yêu nước quan tâm. Và trường càng được nổi tiếng hơn là vào năm 1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên đường đi tìm con đường cứu nước đã dừng chân nơi đây. Lúc này người tròn 20 tuổi vì một phần là con của cụ phó bảng nên Người được nhiều thầy giáo quý trọng. Người được nhận vào dạy học, mặc dù điều này nằm ngoài dự định của Người. Nhưng trên chặng đường dài dừng chân dạy học ở đây Người đã biết kết hợp với việc dạy chữ và việc học làm người thông qua các hình thức như dạy thể dục, đưa học sinh đi tham quan thắng cảnh. Để từ đó đưa thanh thiếu niên thâm nhập cuộc sống của nhân dân hiểu được địa thế cũng như hoàn cảnh đất nước. Lúc bấy giờ trường có khoảng 4 lớp với 100 học sinh đa số nam đông hơn nữ. Trường có xây một ngôi nhà nhỏ còn gọi là nhà Ngư để các thầy cùng học sinh có thể nghỉ ngơi ăn uống. Nếu như ghé tham quan trường Dục Thanh thì không thể bỏ Ngọa Du Sào bởi nó cũng gắn bó với trường Dục Thanh rất mật thiết.
Ngọa Du Sào là nới ở làm việc của Bác. Mà trước đây vào năm 1878, cụ Nguyễn Thông đã cáo quan về đây và lập ra nhà học Ngọa Du Sào. Ngọa Du Sào không rộng lớn lắm chỉ khoảng 6,5m, rộng 4m và cao hơn 2m. Bên trong trên bàn làm việc của Bác có một chiếc hộp trên trong hộp có đựng một chiếc khay khảm xà cừ và ba chén nhỏ đó là bộ chén trà “Lục ẩm” mà Bác thường dùng với các thầy hay gặp gỡ bình văn thơ và bàn chuyện quốc sự cùng các chiến sĩ yêu nước, Ở đây còn có một góc gác xếp – trước đây là kho sách của cụ Nguyễn Thông và còn có một cái yên thư trên gác là loại giá sách của các cụ nhà Nho ngày trước và một chiếc đi-văng bằng gỗ. Bác đã dành nhiều thời gian ở đây để đọc sách. Ngoài ra ở phía sau Ngọa Du Sào có một cây khế do cụ Nguyễn Thông trồng mà từ khi đến đây bác ngày ngày vẫn chăm sóc cho cây tươi tốt, luôn đơm hoa kết quả và hiện nay đã được 130 tuổi.
Kế đến du khách sẽ nhìn thấy một giếng nước mà Bác thường dùng để sinh hoạt và tưới hoa. Có thể nói rằng chỉ trong vòng một thời gian ngắn 9 tháng ở đây nhưng bác đã dành hết tình thương yêu, đoàn kết gắn bó, đùm bọc những học trò của mình như những người thân thương. Bác như một vì sao sáng soi đường dìu dắt dân tộc Việt Nam đến với niềm hạnh phúc vinh quang.
Có thể nói đây là nơi mà Bác dùng để liên hệ giao dịch với các thương quán Liên Thành, với các chuyến tàu biển. Bác thường chú ý nghe ngóng để tìm cơ hội đi ra nước ngoài tìm chân lý dẫn giải phóng dân tộc mình thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Và ở đây bác cũng tìm thấy một niềm vui là được đón tến Trung Thu và tết Nguyên Đán cùng gia đình cụ Nguyễn Thông.
Hiện nay ngôi nhà đó được tu bổ và trở thành nơi trừng bày đồ lưu niệm Bác. Và trong những ngày đầu năm 1990 trường lại hân hạnh đón tiếp đoàn làm phim “Nguyễn Tất Thành- Hồ Chí Minh” để chào mừng 100 năm sinh nhật Bác.
Khi rời thành phố Phan Thiết, du khách luôn nhớ đến trường Dục Thanh mà nhớ tới trường Dục Thanh là du khách đã nhớ tới Bác Hồ. Có thể nói rằng ở bất kì đâu du khách cũng bắt gặp hình ảnh của Bác từ chiếc cầu bắt qua sông Cà Ty, từ động Thiền Đức phía sau bến đò hình ảnh của Bác- người thầy giáo luôn hết lòng vì đàn em thân yêu, một người dân tộc anh hùng của nhân dân Việt Nam.
Mặc dù dạy học ở đây một thời gian ngắn nhưng bác đã để lại những ấn tượng đẹp cho nhân dân Phan Thiết nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Bác luôn là niềm tự hào, hãnh diện của con cháu nước Việt Nam.
Vào những năm 1862 trở đi, sau khi 3 tỉnh Nam Kỳ bị đánh chiếm, một số nhà yêu nước đã bỏ ra lập nghiệp tại vùng Trung Bộ này, trong số đó có nhà thơ Nguyễn Thông. Trên đường đi tìm nơi thành lập căn cứ kháng Pháp, tình cờ ông đã dừng chân tại Phan Thiết làm việc sau đó ông lâm bệnh và mất tại đây vào năm 1884 (16/6 năm Đinh Hợi) với ý nguyện chưa thành. Vào năm 1908, nối chí ông là hai học trò của ông đã lập ra một ngôi trường lấy tên trường là Dục Thanh dưới sự bảo trợ của Hội Liên Thành. Trường nằm ẩn mình với những tán xoài cổ thụ với kiến trúc khá đơn sơ có diện tích 120m2 nối liền thảo bạc nhà thờ cụ Nguyễn Thông. Mái lợp ngói âm dương không có tường xây chỉ có những song gỗ xếp chéo hình thoi. Sân trường rộng rãi có bể non bộ, có bức bình phong, cổng trường nhìn ra con sông Cà Ty. Trước sân trường có một cây cổ thụ to, gần nó có một hồ sen nhỏ. Trường được nhân dân ủng hộ góp quỹ hiến ruộng cho trường. Lúc bấy giờ trường được xem là ngôi trường tiến bộ khắp nơi vang danh. Trường dạy chữ quốc ngữ là chính, được nhiều nhà nho yêu nước quan tâm. Và trường càng được nổi tiếng hơn là vào năm 1911 người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trên đường đi tìm con đường cứu nước đã dừng chân nơi đây. Lúc này người tròn 20 tuổi vì một phần là con của cụ phó bảng nên Người được nhiều thầy giáo quý trọng. Người được nhận vào dạy học, mặc dù điều này nằm ngoài dự định của Người. Nhưng trên chặng đường dài dừng chân dạy học ở đây Người đã biết kết hợp với việc dạy chữ và việc học làm người thông qua các hình thức như dạy thể dục, đưa học sinh đi tham quan thắng cảnh. Để từ đó đưa thanh thiếu niên thâm nhập cuộc sống của nhân dân hiểu được địa thế cũng như hoàn cảnh đất nước. Lúc bấy giờ trường có khoảng 4 lớp với 100 học sinh đa số nam đông hơn nữ. Trường có xây một ngôi nhà nhỏ còn gọi là nhà Ngư để các thầy cùng học sinh có thể nghỉ ngơi ăn uống. Nếu như ghé tham quan trường Dục Thanh thì không thể bỏ Ngọa Du Sào bởi nó cũng gắn bó với trường Dục Thanh rất mật thiết.
Ngọa Du Sào là nới ở làm việc của Bác. Mà trước đây vào năm 1878, cụ Nguyễn Thông đã cáo quan về đây và lập ra nhà học Ngọa Du Sào. Ngọa Du Sào không rộng lớn lắm chỉ khoảng 6,5m, rộng 4m và cao hơn 2m. Bên trong trên bàn làm việc của Bác có một chiếc hộp trên trong hộp có đựng một chiếc khay khảm xà cừ và ba chén nhỏ đó là bộ chén trà “Lục ẩm” mà Bác thường dùng với các thầy hay gặp gỡ bình văn thơ và bàn chuyện quốc sự cùng các chiến sĩ yêu nước, Ở đây còn có một góc gác xếp – trước đây là kho sách của cụ Nguyễn Thông và còn có một cái yên thư trên gác là loại giá sách của các cụ nhà Nho ngày trước và một chiếc đi-văng bằng gỗ. Bác đã dành nhiều thời gian ở đây để đọc sách. Ngoài ra ở phía sau Ngọa Du Sào có một cây khế do cụ Nguyễn Thông trồng mà từ khi đến đây bác ngày ngày vẫn chăm sóc cho cây tươi tốt, luôn đơm hoa kết quả và hiện nay đã được 130 tuổi.
Kế đến du khách sẽ nhìn thấy một giếng nước mà Bác thường dùng để sinh hoạt và tưới hoa. Có thể nói rằng chỉ trong vòng một thời gian ngắn 9 tháng ở đây nhưng bác đã dành hết tình thương yêu, đoàn kết gắn bó, đùm bọc những học trò của mình như những người thân thương. Bác như một vì sao sáng soi đường dìu dắt dân tộc Việt Nam đến với niềm hạnh phúc vinh quang.
Có thể nói đây là nơi mà Bác dùng để liên hệ giao dịch với các thương quán Liên Thành, với các chuyến tàu biển. Bác thường chú ý nghe ngóng để tìm cơ hội đi ra nước ngoài tìm chân lý dẫn giải phóng dân tộc mình thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Và ở đây bác cũng tìm thấy một niềm vui là được đón tến Trung Thu và tết Nguyên Đán cùng gia đình cụ Nguyễn Thông.
Hiện nay ngôi nhà đó được tu bổ và trở thành nơi trừng bày đồ lưu niệm Bác. Và trong những ngày đầu năm 1990 trường lại hân hạnh đón tiếp đoàn làm phim “Nguyễn Tất Thành- Hồ Chí Minh” để chào mừng 100 năm sinh nhật Bác.
Khi rời thành phố Phan Thiết, du khách luôn nhớ đến trường Dục Thanh mà nhớ tới trường Dục Thanh là du khách đã nhớ tới Bác Hồ. Có thể nói rằng ở bất kì đâu du khách cũng bắt gặp hình ảnh của Bác từ chiếc cầu bắt qua sông Cà Ty, từ động Thiền Đức phía sau bến đò hình ảnh của Bác- người thầy giáo luôn hết lòng vì đàn em thân yêu, một người dân tộc anh hùng của nhân dân Việt Nam.
Mặc dù dạy học ở đây một thời gian ngắn nhưng bác đã để lại những ấn tượng đẹp cho nhân dân Phan Thiết nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Bác luôn là niềm tự hào, hãnh diện của con cháu nước Việt Nam.
Bảo Tàng Hồ Chí Minh
Bên cạnh khu di tích, nhà trưng bày về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ cũng được xây dựng và khánh thành năm 1986 Phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh: được khởi công xây dựng năm 1983, nâng cấp năm 1986 và mở cửa đón khách vào ngày 01/06/1998.
Bảo tàng gồm có:
Tầng trệt: phòng trưng bày hình ảnh, tư liệu nói về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ khi ra đời đến năm 1930. Phòng trưng bày những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Thuận. Chân dung những nhân vật đã xây dựng ngôi trường Dục Thanh.
Tầng lầu: Đề cập hoạt động của Bác Hồ sau khi từ nước ngoài trở về Việt Nam cho đến lúc mất.
Bên cạnh khu di tích, nhà trưng bày về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ cũng được xây dựng và khánh thành năm 1986 Phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh: được khởi công xây dựng năm 1983, nâng cấp năm 1986 và mở cửa đón khách vào ngày 01/06/1998.
Bảo tàng gồm có:
Tầng trệt: phòng trưng bày hình ảnh, tư liệu nói về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ khi ra đời đến năm 1930. Phòng trưng bày những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Thuận. Chân dung những nhân vật đã xây dựng ngôi trường Dục Thanh.
Tầng lầu: Đề cập hoạt động của Bác Hồ sau khi từ nước ngoài trở về Việt Nam cho đến lúc mất.
Dinh Vạn Thủy Tú
(Bộ cốt ông Nam Hải- bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á)
ĐC: góc đường Phan Chu Trinh – Ngư Ông
ĐT: 062820362 DĐ: 0918490612
(Bộ cốt ông Nam Hải- bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam và cả Đông Nam Á)
ĐC: góc đường Phan Chu Trinh – Ngư Ông
ĐT: 062820362 DĐ: 0918490612
Cuối thế kỷ XVII những ngư dân lao động của các tỉnh miền Trung lần lượt đổ bộ về khai phá vùng đất mới còn lắm hoang vu Phan Thiết
– Bình thuận. Họ mong tránh cảnh loạn lạc, khốn cùng ở quê cũ, tìm được
một chốn an cư lạc nghiệp lâu dài. Sử sách và dân gian thường gọi là
“Ngũ Quảng lưu dân” ( Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Thuận, Quảng Nam,
Quảng Nghĩa). Theo truyền thống ở miền quê cũ họ lập ra ven biển các Vạn
nghề đánh cá (Vạn Chài) theo từng nhóm dân cư tập trung trước khi có
chính quyền làng xã. Một trong những Vạn Chài ấy có tên là Thuỷ Tú bởi
nằm bên cửa biển Phan Thiết trù phú, đẹp giàu (Thuỷ là nước, Tú là màu mỡ nhiều sản vật, Thuỷ Tú nói lên vùng biển giàu đẹp).
Cùng với việc lập Vạn ổn định dân cư ăn ở, Vạn nào cũng xây Dinh để thờ thần Nam Hải. Từ xưa theo tín ngưỡng của cư dân cá Voi được tôn làm ông Nam Hải hay Nam Hải đại tướng quận, về sau vua Gia Long sắc phong là Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần. Bởi khi trời giông bão sóng to gió lớn, ông đã tựa vào thuyền, che chắn cho thuyền không bị sóng gió nhấn chìm. Khi ông luỵ (chết) Làng Vạn làm tang lễ, thờ tự ở Dinh. Như câu hát bả trạo truyền từ đời này sang đời khác:
Cùng với việc lập Vạn ổn định dân cư ăn ở, Vạn nào cũng xây Dinh để thờ thần Nam Hải. Từ xưa theo tín ngưỡng của cư dân cá Voi được tôn làm ông Nam Hải hay Nam Hải đại tướng quận, về sau vua Gia Long sắc phong là Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Tôn Thần. Bởi khi trời giông bão sóng to gió lớn, ông đã tựa vào thuyền, che chắn cho thuyền không bị sóng gió nhấn chìm. Khi ông luỵ (chết) Làng Vạn làm tang lễ, thờ tự ở Dinh. Như câu hát bả trạo truyền từ đời này sang đời khác:
Xưa biển Thánh, Ngài quảng sai tiết độ
Nay siêu Thần, Ngài về chốn miếu môn
Hoặc: Khôn phò nghĩa khí ai bì
Sống chơi biển Thánh, chết quy non Thần
Nay siêu Thần, Ngài về chốn miếu môn
Hoặc: Khôn phò nghĩa khí ai bì
Sống chơi biển Thánh, chết quy non Thần
Về
khoa học, ông tên là cá voi lưng xám, không có răng. Hằng ngày ông phải
lọc nước biển để lấy thức ăn, mỗi ngày khoảng 1-1,5 tấn cá, những loài
cá thơm như: cơm, mòi, nục, sinh vật nổi như: tôm, cua. Mỗi lần ông chỉ
sinh một con, con mới sinh có chiều dài bằng 1/3 con mẹ, nặng 2-3 tấn,
tuổi thọ trung bình 80 năm.
Dinh Vạn Thuỷ Tú toạ lạc trên đường Ngư Ông, thuộc phường Đức Thắng thành phố Phan Thiết. Con đường ngày nay và biển cả trước đây mang tên ngư ông thể hiện ý nghĩa lịch sử gắn bó giữa ông Nam Hải với ngư nghiệp địa phương. Niềm tôn kính của ngư ông cũng như niềm tin vào sự phò trợ của ông Nam Hải, lịch sử hình thành Vạn Thuỷ Tú gắn liền với lịch sử hình thành thành phố Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận của lớp ngư dân đầu tiên vào khai phá xây dựng nên vùng biển” trên bến, dưới thuyền” với nghề đánh bắt thuỷ sản và chế biến nước mắm truyền thống nổi tiếng xưa nay.
Dinh Vạn Thuỷ Tú là một trong những dinh Vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình thuận. Dinh được thiết lập từ năm Nhâm Ngọ 1762 với chính điện, nhà Tiền Vãng và phía trước là Võ Ca. Trung tâm chính điện khám thờ thần Nam Hải. Bên tả là khám thờ ông thuỷ (ông tổ nghề biển), bên hữu thờ bà thuỷ. Phía sau chính điện là nhà Tiền Vãng thờ các bậc tiền hiền hậu hiền – những người có công khai phá dựng làng, lập Vạn. Phía trước là nhà Võ Ca là nơi để hát bội và diễn chèo Bả Trạo trong những kỳ tết lễ. Trong năm Vạn có 05 kỳ cúng: Lệ Tế Xuân (20-2 Âl), Lệ hạ nghệ (xuống nghề, cầu ngư đầu mùa 20-4 Âl) Lệ cầ ngư (cấu ngư chính mùa 20-6 Âl), Lệ tế Thu (còn gọi là lệ cúng của các chèo dọc 20-7 Âl) và Lệ mãn mùa (25-8 Âl). Ở mỗi kỳ lệ cúng, bà con tổ chức lễ với nghi thức cúng Tế trang trọng và Hội với hát bội, diễn chèo Bả Trạo, giao lưu trao đổi công việc làm ăn; ngoài ra còn tổ chức đua ghe giữa các Vạn, như câu ca xưa còn truyền lại:
Dinh Vạn Thuỷ Tú toạ lạc trên đường Ngư Ông, thuộc phường Đức Thắng thành phố Phan Thiết. Con đường ngày nay và biển cả trước đây mang tên ngư ông thể hiện ý nghĩa lịch sử gắn bó giữa ông Nam Hải với ngư nghiệp địa phương. Niềm tôn kính của ngư ông cũng như niềm tin vào sự phò trợ của ông Nam Hải, lịch sử hình thành Vạn Thuỷ Tú gắn liền với lịch sử hình thành thành phố Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận của lớp ngư dân đầu tiên vào khai phá xây dựng nên vùng biển” trên bến, dưới thuyền” với nghề đánh bắt thuỷ sản và chế biến nước mắm truyền thống nổi tiếng xưa nay.
Dinh Vạn Thuỷ Tú là một trong những dinh Vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình thuận. Dinh được thiết lập từ năm Nhâm Ngọ 1762 với chính điện, nhà Tiền Vãng và phía trước là Võ Ca. Trung tâm chính điện khám thờ thần Nam Hải. Bên tả là khám thờ ông thuỷ (ông tổ nghề biển), bên hữu thờ bà thuỷ. Phía sau chính điện là nhà Tiền Vãng thờ các bậc tiền hiền hậu hiền – những người có công khai phá dựng làng, lập Vạn. Phía trước là nhà Võ Ca là nơi để hát bội và diễn chèo Bả Trạo trong những kỳ tết lễ. Trong năm Vạn có 05 kỳ cúng: Lệ Tế Xuân (20-2 Âl), Lệ hạ nghệ (xuống nghề, cầu ngư đầu mùa 20-4 Âl) Lệ cầ ngư (cấu ngư chính mùa 20-6 Âl), Lệ tế Thu (còn gọi là lệ cúng của các chèo dọc 20-7 Âl) và Lệ mãn mùa (25-8 Âl). Ở mỗi kỳ lệ cúng, bà con tổ chức lễ với nghi thức cúng Tế trang trọng và Hội với hát bội, diễn chèo Bả Trạo, giao lưu trao đổi công việc làm ăn; ngoài ra còn tổ chức đua ghe giữa các Vạn, như câu ca xưa còn truyền lại:
Dưới sông lắp đặt ghe đua
Trên bờ sửa soạn Miếu Chùa Trạo ca
(hát chèo Bả Trạo)
Trên bờ sửa soạn Miếu Chùa Trạo ca
(hát chèo Bả Trạo)
Việc thờ tự cúng tế, lễ hội ở Vạn hướng con người về cội nguồn, với tổ nghề và thắt chặt tình ái hữu tương tế.
Về giá trị kiến trúc, Dinh Vạn Thuỷ Tú sử dụng lối kiến trúc “tứ trụ”, toàn bộ các vì kèo, rường cột, các gian đều xuất phát từ các đỉnh của tứ trụ; các chi tiết được lắp ghép trau chuốt, chạm khắc tỉ mỉ. Đến nay so với hàng chục Vạn thờ Hải thần dọc theo biển Bình Thuận thì Dinh Vạn Thuỷ Tú có kiến trúc còn giữ nguyên trạng.
Trong Dinh Vạn Thuỷ Tú còn lưu giữ 24 sắc phong của các đời vua triều nguyễn, lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán – Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liện đối, trên văn chuông của Đại Hồng Chung…
Với những giá trị lịch sử văn hoá, Dinh Vạn Thuỷ Tú đã được bộ văn hoá thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia 1996.
Đến tham quan Dinh Vạn Thuỷ Tú, qua cổng tham quan về phía tả là Ngọc Lân Thánh Địa, về phía hữu là nhà trưng bày hài cốt ông Nam Hải, trước khi vào viếng dinh chính.
Theo phong tục tập quán khi phát hiện Ông luỵ làng Vạn phải tổ chức đưa ông lên bờ và tiến hành nghi thức tang lễ long trọng. Người đầu tiên phát hiện ông luỵ được hưởng nghi thức tang chế như con trưởng của ông. Mặc đồ trắng, bịt khăn trắng và để tang ông trong 3 năm, không được hớt tóc cạo râu phải an chay nằm đất. Làng Vạn làm lễ thỉnh linh hồn ông nhập Vạn, chọn ngày giờ tốt để mai táng. Trước Dinh Vạn Thuỷ Tú có một khu đất rộng để mai táng ông, gọi là Ngọc Lân Thánh Địa.
Sau ba năm mai táng thỉnh cốt ông nhập thờ trong Dinh Vạn. Khi hốt cốt thì dùng nước lã rửa sạch, sau đó dùng rượu mạnh rửa, phơi thật khô, sau khi phơi xong thì mang về thờ ở Dinh Vạn. Qua 200 năm Dinh Vạn Thuỷ Tú đã có 3 tẩm với trên 100 bộ cốt ông được lưu thờ trong đó có hàng chục bộ cốt lớn, đặt biệt có một bộ rất lớn.
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng: sau khi xây xong Dinh Vạn Thuỷ Tú có một ông rất lớn trôi dạt vào bờ phía trước Din h lúc này biển chỉ cách dinh không đầy 50 m). Ngư dân trong bổn Vạn và huy động các Vạn khác cùng nhau đưa ông vào táng trong khuôn viên của Dinh Vạn Thuỷ Tú. Vì ông lớn quá (dài 22 m, nặng 65 tấn) nên mãi 2 ngày sau mới đưa vào an táng được.
Năm 2003 theo nguyện vọng của bà con ngư dân và nhu cầu của khách tham quan, cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu văn hoá – khoa học, UBND thành phố Phan Thiết đã đầu tư xây dựng nhà trưng bày và phục chế lắp ráp bộ cốt ông lớn nhằm giữ gìn và bảo quản tốt hơn, tạo điều kiện cho bà con ngư dân đến viếng và khách đến tham quan, các nhà khoa học đến nghiên cứu.
Được sự trợ giúp của phòng bảo tồn Viện Hải Dương Học Nha Trang công trình đã được khánh thành vào đúng dịp lễ hội cầu ngư đầu mùa ngày 20 tháng 4 năm Quý Mùi 2003. Qua lưu thờ bảo quản của nhân dân, bộ cốt ông hầu như nguyên vẹn và được xác định là bộ cốt ông lớn nhất Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á. (tại Thái Lan dài 16m, Viện Hải Dương Học Nha Trang là 15m, Kiên Giang 7m).
Về giá trị kiến trúc, Dinh Vạn Thuỷ Tú sử dụng lối kiến trúc “tứ trụ”, toàn bộ các vì kèo, rường cột, các gian đều xuất phát từ các đỉnh của tứ trụ; các chi tiết được lắp ghép trau chuốt, chạm khắc tỉ mỉ. Đến nay so với hàng chục Vạn thờ Hải thần dọc theo biển Bình Thuận thì Dinh Vạn Thuỷ Tú có kiến trúc còn giữ nguyên trạng.
Trong Dinh Vạn Thuỷ Tú còn lưu giữ 24 sắc phong của các đời vua triều nguyễn, lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán – Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liện đối, trên văn chuông của Đại Hồng Chung…
Với những giá trị lịch sử văn hoá, Dinh Vạn Thuỷ Tú đã được bộ văn hoá thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá quốc gia 1996.
Đến tham quan Dinh Vạn Thuỷ Tú, qua cổng tham quan về phía tả là Ngọc Lân Thánh Địa, về phía hữu là nhà trưng bày hài cốt ông Nam Hải, trước khi vào viếng dinh chính.
Theo phong tục tập quán khi phát hiện Ông luỵ làng Vạn phải tổ chức đưa ông lên bờ và tiến hành nghi thức tang lễ long trọng. Người đầu tiên phát hiện ông luỵ được hưởng nghi thức tang chế như con trưởng của ông. Mặc đồ trắng, bịt khăn trắng và để tang ông trong 3 năm, không được hớt tóc cạo râu phải an chay nằm đất. Làng Vạn làm lễ thỉnh linh hồn ông nhập Vạn, chọn ngày giờ tốt để mai táng. Trước Dinh Vạn Thuỷ Tú có một khu đất rộng để mai táng ông, gọi là Ngọc Lân Thánh Địa.
Sau ba năm mai táng thỉnh cốt ông nhập thờ trong Dinh Vạn. Khi hốt cốt thì dùng nước lã rửa sạch, sau đó dùng rượu mạnh rửa, phơi thật khô, sau khi phơi xong thì mang về thờ ở Dinh Vạn. Qua 200 năm Dinh Vạn Thuỷ Tú đã có 3 tẩm với trên 100 bộ cốt ông được lưu thờ trong đó có hàng chục bộ cốt lớn, đặt biệt có một bộ rất lớn.
Truyền thuyết dân gian kể lại rằng: sau khi xây xong Dinh Vạn Thuỷ Tú có một ông rất lớn trôi dạt vào bờ phía trước Din h lúc này biển chỉ cách dinh không đầy 50 m). Ngư dân trong bổn Vạn và huy động các Vạn khác cùng nhau đưa ông vào táng trong khuôn viên của Dinh Vạn Thuỷ Tú. Vì ông lớn quá (dài 22 m, nặng 65 tấn) nên mãi 2 ngày sau mới đưa vào an táng được.
Năm 2003 theo nguyện vọng của bà con ngư dân và nhu cầu của khách tham quan, cũng như phục vụ cho công tác nghiên cứu văn hoá – khoa học, UBND thành phố Phan Thiết đã đầu tư xây dựng nhà trưng bày và phục chế lắp ráp bộ cốt ông lớn nhằm giữ gìn và bảo quản tốt hơn, tạo điều kiện cho bà con ngư dân đến viếng và khách đến tham quan, các nhà khoa học đến nghiên cứu.
Được sự trợ giúp của phòng bảo tồn Viện Hải Dương Học Nha Trang công trình đã được khánh thành vào đúng dịp lễ hội cầu ngư đầu mùa ngày 20 tháng 4 năm Quý Mùi 2003. Qua lưu thờ bảo quản của nhân dân, bộ cốt ông hầu như nguyên vẹn và được xác định là bộ cốt ông lớn nhất Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á. (tại Thái Lan dài 16m, Viện Hải Dương Học Nha Trang là 15m, Kiên Giang 7m).
Sông Cà Ty
Mỗi con sông như mỗi con người đều có ngọn nguồn cội rễ. Rừng là nơi phát tích, phát nguyên, là nơi quyết định của những con sông. Có nước mới có khe, có khe mới có suối nhiều con suối hợp lại thành sông và mọi con sông đều đổ về biển. Cấu trúc hình thể tộc của con sông ngược lại với cấu trúc hình thể tộc của cây cỏ, của con người. Ngọn nguồn, cội rễ của cây cỏ và con người nằm trong lòng đất, còn nguồn gốc cội rễ của con sông nằm tận trên cao.
Như con người mỗi con sông đều có riêng những nét đặc thù về dáng dấp, phong cách, tánh nết… bên cạnh những nét chung khi đục khi trong, bên bồi bên khuyết, khi hiền lành khi thơ mộng, khi phẫn nộ điên cuồng. Con người gọi nó là Con vì nó đã được nhân cách hóa, phải chăng về hình thể, nó lượn quanh uốn khúc như một con sinh vật và nó cũng tồn tại theo quy luật sanh, lão, bệnh, tử như con người.
Như con người mỗi con sông đều có họ tên, cũng có bí danh, cũng thường thay đổi tên họ, chỉ điều khác nhau là con người tự đặt tên cho mình và đặt tên cho những con sông.
Sông Phan Thiết xuất hiện từ năm 1697 – năm Đinh Sửu, thứ 6 đời Hiển Tông, Hiếu Minh Hoàng đế Nguyễn Phúc Chu (1691-1725).
Lúc bấy giờ do xếp đặt lại việc cai trị một vùng đất mới, triều Nguyễn đặt phủ Bình Thuận (cơ quan hành chánh), trực tiếp quản lý 4 đạo (tương ứng cấp tỉnh): Phan Rang, Phố Hài, Phan Thiết, Ma Ly. Mỗi đạo đều có quan văn, quan võ. Trên bản đồ nó được ghi là sông Cà Ty. Trên con sông có bến Cà Ty là nơi qua lại, nơi lấy nước, nơi tắm giặt của bà con Phú Hội và Phú Mỹ. Lên miệt trên, nó được ghi là sông Mường Mán. Đến thượng nguồn nó là con Sông Cái – con sông mẹ, vì nó là nơi hội tụ, hợp lưu các con Sông Mán, Sông Rao Ết, Sông Linh… và các con Suối Vàng, Suối Lin, Suối Thi, Suối Ngư, Suối Y-A-U, Suối Lô Tô, Suối Cẩm Hang…, nằm trong địa phận các thôn 1, 2, 3 của xã Hàm Cần, thuộc vùng đồng bào dân tộc Rai và một số ít đồng bào Cà Ho mà xưa kia gọi là xã Đăng Gia thuộc Tổng Cà Dòn.
Không ít người dân bản địa phân vân về cái tên của con sông quê hương: Mương Mán hay Mường Mán? Phan Thiết hay Mang Thít? Mà Mang Thít và Cà Ty có phải là tiếng nói của người Chàm không? Ông Thiên Sanh Cảnh, nhà nguyên cứu dân tộc học người Chàm (ở Hữu Đức, Ninh Phước, Ninh Thuận). Ông cho biết xưa kia, ngoài này gọi trong đó là MULA THÍCH, tức Ruộng Thích. Ông còn cho biết thêm, theo tiếng Chàm, PRONG là lớn, Nhe là nhỏ, Mũi Né có thể là Mũi Nhỏ.
Trên tạp san văn hóa tháng 4, 5/1969 xuất bản tại Sài Gòn, tác giả bài viết tách con sông ra làm đôi: Sông Cái (sông Phan Thiết) dài 76 km, sông Cà Ty dài 5km. Ai cũng hiểu sông Mương Mán, sông Cà Ty, sông Phan Thiết cũng chỉ la một con sông. Con sông đi qua địa phương nào, đem lại hạnh phúc ấm no cho bà con, nên bà con lấy tên quê hương mình đặt tên cho nó để nói lên sự gắn bó tình cảm giữa con người với dòng sông.
Đọc Đại Nam Nhất Thống Chí, phần tỉnh Bình Thuận có đoạn ghi rất rõ: “Sông Phan Thiết ở phía tây huyện Tuy Lý (tên Tuy Lý có từ năm 1854, Tự Đức năm thứ 7, đông giáp Hòa Đa, tây giáp Biên Hòa), nguồn ra từ Động Man (tức nơi ở của đồng bào dân tộc miền núi), chảy về phía đông qua xã Phú Hội, tục gọi là sông Bao Lân, chảy về phái nam 9 dặm đến thôn Phú Tài, có một nhánh từ bến Bình Tân đến cầu Minh Lâm chừng 6 dặm mà hợp vào (tức cầu 40, cầu Ông Rao, cầu Ông Nhiều, nhánh này từ Bưng Cò Ke, Bưng Kỳ Hào, Bưng Bà Tùng, Suối Sung… chảy ra). Lại chảy về phía nam chừng 3 dặm đến thôn Đức Thắng, rồi 2 dặm đổ ra cửa Phan Thiết (mỗi dặm là: 444,44m)”.
Con sông Bao Lân đã đi vào quên lãng. Bây giờ, có lẽ ta thống nhất gọi tên con sông quê hương là Sông Cà Ty như trên bản đồ và dù sao nó cũng cần có một tên riêng. Sông Cà Ty không dài, không rộng, nhưng hiền lành, chân chất, ấm áp nghĩa tình, đã đem dòng sữa của mình nuôi sống cả một vùng châu thổ, từ thượng nguồn xuống đến hạ lưu. Những vườn cây sai trái, những cánh đồng nặng hạt, những cô gái trắng da dài tóc… đều hưởng ân huệ của con sông quê hương.
Càng về với biển, sông càng mở rộng, thủy triều lên xuống, tàu thuyền tấp nập đông vui. Hạnh phúc làm sao khi ta được sống ở một quê hương có con sông uốn khúc lượn qua với ba cây cầu đầy vẻ thơ mộng, với bóng thầy giáo Nguyễn Tất Thành hiện lên trên khúc sông lúc ngã về chiều, với dáng Lầu nước – biểu tượng cho phố biển rực rỡ ánh đèn màu lúc về đêm.
Con sông không biết tự mình trang điểm. Trên gương mặt dịu hiền đôi khi vẫn hiện lên những nét cau có vì những nỗi bất bình ôm ấp trong lòng sông.
Đảo Phú Quý
Quần đảo gồm 8 đảo lớn, nhỏ ở ngoài khơi cách thành phố Phan Thiết 120 km về phía đông, diện tích tự nhiên của quần đảo là 32km2. Đẹp, giu sang, ph quí nghĩa l vừa cĩ quyền lực vừa giu cĩ v đẹp.
Đảo lớn nhất trong quần đảo có cùng tên là Phú Quý, dài 6,5km, rộng 3,5km. Trên đảo có 3 ngọn núi: núi Cấm (108ha), cao cát (85m) và Ông Đụn (41,9m). Đây là một ngư trường lớn có nhiều hải sản hiếm như: đồi mồi, hải sâm, cá bóng sao. Đời sống nhân dân khá cao nhờ có nghề chế biến hải sản, câu cá mập và bán vay cá. Hiện nay, đảo là một căn cứ tiền tiêu bảo vệ đất liền, một căn cứ hậu cần tiếp viện cho quần đảo trường sa.
Cảnh quan Phan Thiết
Cảnh quan Phan Thiết thơ mộng, hiền hoà và hấp dẫn. Giữa thành phố, 3 chiếc cầu nằm vắt ngang sông. Bên tả ngạn có chiếc Tháp nước được xây dựng xong khoảng năm 1934, 1935, cấu trúc đẹp, cao trên 30m, đường nét hài hoà, gần gũi với tháp chùa đình dân tộc, nhìn xuống dòng sông hiền hoà thơ mộng. Bên hữu ngạn có khu di tích trường Dục Thanh và phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh, với tượng Bác nhìn ra dòng sông cửa biển như ngày nào Bác đứng lặng bên sông này suy nghĩ chuyện nước non. Về phía đông bắc, từ tượng đài Chiến Thắng, đại lộ Nguyễn Tất Thành thẳng tấp ra Đồi Dương, hai bên đường các công sở được xây dựng bề thế, khang trang. Cạnh đó sân golf Phan Thiết trải dài với bãi cỏ đồi cây, hàng dừa một màu xanh đẹp mắt, được biết sân golf này được xếp loại tầm cỡ lớn ở Đông Nam Á.
Nhưng đáng thưởng ngoạn nhất là phong cảnh dọc theo bờ biển Mũi Kê Gà giáp Hàm Thuận Nam đến Hòn Rơm – Mũi Né, bãi cát viền lấy rừng. Giữa hai màu xanh nước biển và lá cây xen kẽ những động cát trắng phau, vách đồi đỏ rực thay đổi độ đậm, nhạt theo ánh nắng từng giờ. Khi nước triều lên, sóng vỗ rì rầm vờn trên ghềnh đá mấp mô những rặng dừa như trườn ra bãi biển.
Nói đến cảnh quan Phan Thiết là mọi người nhớ đến đỉnh đồi Lầu Ông Hoàng lộng gió, đến rặng dừa xanh xứ Rạng và những đồi cát nổi tiếng của Mũi Né. Lầu Ông Hoàng là một ngôi biệt thự được xây dựng từ năm 1910, do một công tước người Pháp tên De Montpensier đến Phan Thiết để săn bắn voi, trước bức tranh tuyệt tác thiên nhiên giành cho vùng biển Phan Thiết gọi là “Lầu Ông Hoàng”. Biệt thự ấy đã đổ nát trong chiến tranh vừa qua, nhưng ngày nay cũng còn được nhắc tới là một nơi từng thu hút đông đảo du khách xa gần.
Không phải khi người Pháp đến đây mới phát hiện đây là một vùng phong cảnh hữu tình, một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng mà trước đó, nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông cũng đã thả hồn mình lâng lâng theo mây trời, nước biển. Chúng ta hãy đọc một đoạn bài ký ”Ký ở Ngọc Sơn” khắc trên bia mộ, nơi an nghỉ của nhà thơ: “Năm Đinh Sửu 1877, tôi làm Bố Chánh Bình Thuận, thường xuống các Huyện, nhân đi qua thôn Ngọc Lâm, phía đông phủ Hàm Thuận lên cao nhìn quanh, thấy sông núi có tình tôi lấy làm thích, đứng nhìn lâu không chán. Sau lúc tôi trăm tuổi, không biết hồn phách có nhớ đến núi này nữa không? Điều ấy không thể biết được. Nhưng mà hoa rừng, trăng bể, buồm ngư phủ cùng những cuộn khói mây thay đổi, hình giao thần chập chờn thì sau này vẫn có thể cống hiến một cách thích mắt cho những nhà thơ đến đây viếng cảnh”.
Ngẫm lại lời nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông thì chúng ta đủ rõ cảnh trí từ núi Cố Ngọc Sơn đến các ngọn Lầu Ông Hoàng đẹp xinh đến thế. Lầu Ông Hoàng đã đổ nát theo chiến tranh (ngày nay trong phát triển du lịch đã có nhiều ngôi lầu, biệt thự thay thế) nhưng điều may mắn cho Phan Thiết, cho vùng đất sơn thuỷ hữu tình này là trên đỉnh đồi cao vẫn còn bảo tồn được hai ngôi tháp Chăm được xây dựng thế kỷ VIII, đã được xếp hạng di tích quốc gia, là tài sản văn hoá quý báu của nhân dân Bình Thuận và cả nước. Cạnh đó là ngôi chùa tên gọi Bửu Sơn Tự, theo tích kể lại rằng lúc Nguyễn Ánh lánh nạn Tây Sơn có ghé ẩn thân ở đó, cho nên chùa sau này được Gia Long ban hiệu là “Ngự Tứ Bửu Sơn Tự”. Du khách đến Phan Thiết không thể không lên đồi nhìn về hướng nam với cửa biển Phú Hài, bãi biển Đồi Dương, Thương Chánh, với trung tâm thành phố nhà cửa hiện ẩn dưới những rặng dừa xanh, quốc lộ vắt qua và dòng sông Quao uốn lượn giữa cánh đồng muối trắng. Còn nhìn về hướng Bắc với ngọn núi Tà Zôn nhú lên giữa ruộng đồng xanh tươi. Xa tít giữa rặng dừa ông của cuối dãy Trường Sơn, gợi lên biết bao điều mến yêu quê hương, đất nước.
Xuống đồi, du khách tiếp tục cuộc hành trình về Mũi Né – Hòn Rơm. Con đường mới mở rộng tráng nhựa phẳng lì ẩn mình dưới những ngọn dừa xanh đưa chúng đến một vùng du lịch sinh thái biển với bãi tắm sạch sẽ, trong lành, đồi cát trắng phau, nơi những nhà nhiếp ảnh cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trong nước và cả trên thế giới.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch việt nam thời kỳ 1995 – 2010 được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 307/TTG ngày 24/5/1995 đã xác định tỉnh Bình Thuận nằm ở vị trí giao thoa gắn liền với hoạt động du lịch của 3 trong 7 trung tâm quan trọng của cả nước ở vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong đó cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né giữ vị trí là cụm trung tâm, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch chung của vùng và của địa phương.
Cảnh quan Phan Thiết thơ mộng, hiền hoà và hấp dẫn. Giữa thành phố, 3 chiếc cầu nằm vắt ngang sông. Bên tả ngạn có chiếc Tháp nước được xây dựng xong khoảng năm 1934, 1935, cấu trúc đẹp, cao trên 30m, đường nét hài hoà, gần gũi với tháp chùa đình dân tộc, nhìn xuống dòng sông hiền hoà thơ mộng. Bên hữu ngạn có khu di tích trường Dục Thanh và phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh, với tượng Bác nhìn ra dòng sông cửa biển như ngày nào Bác đứng lặng bên sông này suy nghĩ chuyện nước non. Về phía đông bắc, từ tượng đài Chiến Thắng, đại lộ Nguyễn Tất Thành thẳng tấp ra Đồi Dương, hai bên đường các công sở được xây dựng bề thế, khang trang. Cạnh đó sân golf Phan Thiết trải dài với bãi cỏ đồi cây, hàng dừa một màu xanh đẹp mắt, được biết sân golf này được xếp loại tầm cỡ lớn ở Đông Nam Á.
Nhưng đáng thưởng ngoạn nhất là phong cảnh dọc theo bờ biển Mũi Kê Gà giáp Hàm Thuận Nam đến Hòn Rơm – Mũi Né, bãi cát viền lấy rừng. Giữa hai màu xanh nước biển và lá cây xen kẽ những động cát trắng phau, vách đồi đỏ rực thay đổi độ đậm, nhạt theo ánh nắng từng giờ. Khi nước triều lên, sóng vỗ rì rầm vờn trên ghềnh đá mấp mô những rặng dừa như trườn ra bãi biển.
Nói đến cảnh quan Phan Thiết là mọi người nhớ đến đỉnh đồi Lầu Ông Hoàng lộng gió, đến rặng dừa xanh xứ Rạng và những đồi cát nổi tiếng của Mũi Né. Lầu Ông Hoàng là một ngôi biệt thự được xây dựng từ năm 1910, do một công tước người Pháp tên De Montpensier đến Phan Thiết để săn bắn voi, trước bức tranh tuyệt tác thiên nhiên giành cho vùng biển Phan Thiết gọi là “Lầu Ông Hoàng”. Biệt thự ấy đã đổ nát trong chiến tranh vừa qua, nhưng ngày nay cũng còn được nhắc tới là một nơi từng thu hút đông đảo du khách xa gần.
Không phải khi người Pháp đến đây mới phát hiện đây là một vùng phong cảnh hữu tình, một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng mà trước đó, nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông cũng đã thả hồn mình lâng lâng theo mây trời, nước biển. Chúng ta hãy đọc một đoạn bài ký ”Ký ở Ngọc Sơn” khắc trên bia mộ, nơi an nghỉ của nhà thơ: “Năm Đinh Sửu 1877, tôi làm Bố Chánh Bình Thuận, thường xuống các Huyện, nhân đi qua thôn Ngọc Lâm, phía đông phủ Hàm Thuận lên cao nhìn quanh, thấy sông núi có tình tôi lấy làm thích, đứng nhìn lâu không chán. Sau lúc tôi trăm tuổi, không biết hồn phách có nhớ đến núi này nữa không? Điều ấy không thể biết được. Nhưng mà hoa rừng, trăng bể, buồm ngư phủ cùng những cuộn khói mây thay đổi, hình giao thần chập chờn thì sau này vẫn có thể cống hiến một cách thích mắt cho những nhà thơ đến đây viếng cảnh”.
Ngẫm lại lời nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông thì chúng ta đủ rõ cảnh trí từ núi Cố Ngọc Sơn đến các ngọn Lầu Ông Hoàng đẹp xinh đến thế. Lầu Ông Hoàng đã đổ nát theo chiến tranh (ngày nay trong phát triển du lịch đã có nhiều ngôi lầu, biệt thự thay thế) nhưng điều may mắn cho Phan Thiết, cho vùng đất sơn thuỷ hữu tình này là trên đỉnh đồi cao vẫn còn bảo tồn được hai ngôi tháp Chăm được xây dựng thế kỷ VIII, đã được xếp hạng di tích quốc gia, là tài sản văn hoá quý báu của nhân dân Bình Thuận và cả nước. Cạnh đó là ngôi chùa tên gọi Bửu Sơn Tự, theo tích kể lại rằng lúc Nguyễn Ánh lánh nạn Tây Sơn có ghé ẩn thân ở đó, cho nên chùa sau này được Gia Long ban hiệu là “Ngự Tứ Bửu Sơn Tự”. Du khách đến Phan Thiết không thể không lên đồi nhìn về hướng nam với cửa biển Phú Hài, bãi biển Đồi Dương, Thương Chánh, với trung tâm thành phố nhà cửa hiện ẩn dưới những rặng dừa xanh, quốc lộ vắt qua và dòng sông Quao uốn lượn giữa cánh đồng muối trắng. Còn nhìn về hướng Bắc với ngọn núi Tà Zôn nhú lên giữa ruộng đồng xanh tươi. Xa tít giữa rặng dừa ông của cuối dãy Trường Sơn, gợi lên biết bao điều mến yêu quê hương, đất nước.
Xuống đồi, du khách tiếp tục cuộc hành trình về Mũi Né – Hòn Rơm. Con đường mới mở rộng tráng nhựa phẳng lì ẩn mình dưới những ngọn dừa xanh đưa chúng đến một vùng du lịch sinh thái biển với bãi tắm sạch sẽ, trong lành, đồi cát trắng phau, nơi những nhà nhiếp ảnh cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trong nước và cả trên thế giới.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch việt nam thời kỳ 1995 – 2010 được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 307/TTG ngày 24/5/1995 đã xác định tỉnh Bình Thuận nằm ở vị trí giao thoa gắn liền với hoạt động du lịch của 3 trong 7 trung tâm quan trọng của cả nước ở vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong đó cụm du lịch Phan Thiết – Mũi Né giữ vị trí là cụm trung tâm, có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch chung của vùng và của địa phương.
Khu Lăng Mộ Nguyễn Thông
Toạ lạc trên đồi Ngọc Lâm, ở sát chân núi Ngọc Sơn, đây là ngọn núi đẹp nhất trong số 5 ngọn núi trong khu vực. Cảnh vật nơi đây vừa yên tĩnh nhưng cũng hết sức sôi động nên thơ, rất lí tưởng cho mọi tâm hồn thi sĩ và khách lãng du. Một bức tranh thiên nhiên kỳ thú bởi nó hội tụ đầy đủ các yếu tố của tự nhiên từ trời mây, đất nước, núi rừng và biển cả.
Từ khi còn làm Bố Chánh Bình Thuận vào năm 1877, Nguyễn Thông thường công du đến núi Ngọc Sơn và ông rất say mê cảnh non nước, trời biển, trăng sao…ở chốn này. Vì thế ông quyết định chọn nơi đây làm chốn yên nghỉ ngàn thu của mình sau khi từ giã cõi đời. Đọc lại một đoạn ký khắc ở bia mộ Nguyễn Thông do chính ông thốt lên chúng ta mới thấu hiểu hết vẻ đẹp tiềm ẩn của cảnh vật nơi đây: “Sau khi ta trăm tuổi rồi, hồn phách còn nhớ đến núi này chăng? Hoặc cũng về chốn không còn gì chăng? Điều đó không thể biết được. Còn như hoa rừng, trăng biển, buồm ngư phủ, chòi tiều phu, vẻ lạ của khói mây thay đổi, hình thù của thuồng luồng chập chờn, sau này cảnh ấy có thể giúp vào cuộc thưởng thức của tạo nhân du khách vậy”. Đã hơn một thế kỷ trôi qua, cảnh đẹp nơi đây vẫn còn nguyên giá trị và những điều ước ao, trăn trở của Nguyễn Thông đã trở thành hiện thực vì hàng năm có đến hàng vạn lượt khách lãng du đến đây viếng mộ ông, ngoạn cảnh và thưởng thức cảnh khói mây, hoa rừng, trăng biển…
Khu lăng mộ Nguyễn Thông là một thắng tích quan trọng trong tuyến du lịch dọc bờ biển Đông Bắc thị xã Phan Thiết từ trung tâm thị xã dọc bờ biển đến Mũi Né dài 22km, du khách sẽ say mê và liên tục ngỡ ngàng trước những tiên cảnh sống động của tạo hoá sinh ra được bàn tay và trí tuệ con người vun vén hoàn hảo thêm. Trước mắt và hai bên đường là cảnh sông suối, biển cả và núi đồi như quyện chặt vào nhau tạo nên một bức tranh sơn thuỷ thạch ấm áp hương quê vùng duyên hải. Qua một đoạn hành trình khoảng 6km là đến đồi Ngọc Lâm, Lầu Ông Hoàng hiện ra sừng sững khiến ta bồi hồi liên tưởng lại đường lên dốc đá trong câu chuyện tình của thi nhân Hàn Mặc Tử với nàng Mộng Cầm xinh đẹp thuở trước. Qua khỏi dốc đá Lầu Ông Hoàng là một quần thể di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng liên hoàn nối tiếp từ cổ đến kim. Cổ nhất là nhóm đền tháp Chăm Poshanư của vương quốc Champa một thời vang bóng, đến Bửu Sơn Tự – ngôi chùa cổ gắn với sự tích Nguyễn Ánh từng đến đây trú ẩn bị quân Tây Sơn vây hãm. Tiếp đến là Lầu Ông Hoàng, nhà hàng Ngọc Lâm, tháp nước do người Pháp xây dựng hồi đầu thế kỷ XX, rồi hệ thống lôcốt, đồn bót của Mỹ – Ngụy là chứng tích lịch sử hùng hồn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Qua khỏi khu vực Lầu Ông Hoàng 1km là đến thắng cảnh núi Cố – nơi có khu lăng mộ Nguyễn Thông. Tiếp tục cuộc hành trình dọc bờ biển là một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với những dãy đồi núi nhấp nhô gợn sóng trải dài nối tiếp đến những địa danh quen thuộc như: bãi đá Ông Địa, Suối Tiên và những rừng dừa xanh ngát hai bên đường như che bóng đưa du khách đến bãi biển Mũi Né. Biết bao địa danh du lịch nổi tiếng, hấp dẫn mà ai đã từng đến đây dù chỉ một lần hẳn khi xa rồi sẽ không tránh khỏi sự luyến tiếc, nhớ nhung.
Đến viếng mộ Nguyễn Thông, chúng ta có dịp hồi tưởng về một danh nhân nổi tiếng đã từng có nhiều đóng góp lớn lao cho xã hội nửa cuối thế kỷ XIX. Đã hơn 100 năm Nguyễn Thông yên nghỉ ở chốn này, nhưng chắc chắn ông không hề đơn độc vì mỗi năm có đến hàng vạn lượt du khách về đây thăm viếng và kính cẩn nghiêng mình với một tình cảm nhớ thương và kính trọng. Đó là biểu hiện của sự đền ơn đáp nghĩa, một đạo lý cao đẹp của người Việt Nam.
Cụ Nguyễn Thông.
Danh sĩ đại thần Tự Hi Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu Độn Am. Thuở nhỏ có tên là Thiệu, con ông Nguyễn Hành và bà Trịnh Thị Mầu.
Quê ông ở tỉnh Gia Định nay thuộc tỉnh Long An.
Năm 1849, ông đỗ cử nhân đồng khoa với Phan Văn Trị. Năm 1851, đi thi lại trượt. Vì nhà nghèo ông phải nhậm chức huấn đạo tại An Giang.
Năm 1856, nội cát đề cử ông thăng hàn lâm viện tu soạn về kinh làm việc ở nội các. Tại đây ông tham gia biên soạn bộ khâm định nhân sự Kiên Giang (1857).
Năm 1859, giặc Pháp chiếm Gia Định, ông về Nam tòng quân đánh giặc dưới sự chỉ huy của thống đốc quân vụ Tôn Thất Hiệp.
Năm 1861, ông lui về Tân An liên lạc với Phan Văn Đạt, Trịnh Quan Nghi tham gia chống Pháp ở địa phương. Năm 1862, sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền đông nam bộ, ông ra ở Bình Thuận, rồi nhậm chức đốc học Vĩnh Long. Thời gian này ông tích cực lo việc giúp nhân dân đồng bằng sông Cửu Long trong việc giáo dục. Năm 1866, khi xây xong Văn Miếu, ông viết bài kí tại Vân Xương Các. Năm sau, ông cùng Phan Thanh Giản cải táng Xứ sỉ Võ Trường Toản về Ba Tri vì cho rằng đất Hoà Hưng đã là đất của Pháp.
Sau đó, ông ra Ty địa ở Bình Thuận lần thứ hai rồi lãnh chức Án sát Khánh Hoà. Năm sau 1868, lại được điều về kinh giữ chức biện lý bộ hình. Đến cuối năm được cử làm bố chính tỉnh Quãng Ngãi.
Năm 1871, ông bị triều đình kết tội xử án sơ suất, lại thêm bị Lê Doãn vu cáo nên bị cách chức, bắt giam và xử trượng. Nhờ thượng thư bộ công là Nguyễn Bính và bạn bè, nhất là nhân dân Quảng Ngãi hết sức minh oan, ông mới được giảm tội và lưu dụng làm việc ở sở kiểm biên lầu Tàng Thư Huế.
Năm 1873, ông cáo quan về nghỉ ở tại núi Cố tỉnh Bình Thuận lập thị xã, mở trường học
Năm 1876, ông được thăng làm Hàn Lâm Viện trứ tác, lãnh chức tư nghiệp Quốc Tử Giám. Tại đây ông cùng Bùi Ước, Hoàng Dụng Tân kiểm lại bộ Khâm định việt sử thông giám cương mục. Năm sau được thực thụ chức tư nghiệp, rồi đổi làm trị giảng học sĩ ở Viện Hàn Lâm. Sung chức doanh điền xứ ở Bình Thuận. Cuối năm này, lãnh chức bố chính tỉnh Bình Thuận.
Bấy giờ ông bệnh nhiều, bệnh thường tái phát, nhiều lúc thổ huyết, nhưng ông vẫn tận tụy phục vụ dân nước. Năm 1878, ông xin nghỉ dài hạn ở trại nuôi cố. Tuy đã nghỉ việc công, nhưng trong thời gian này ông vẫn cùng với các quan địa phương giải quyết một số vấn đề tranh chấp giữa người kinh và người thượng ở Bình Thuận, đồng thời sắp đặt cho đồng bào trong Nam ra Ty địa ở Phan Thiết, lập Đồng Châu xã. Tại đây, ông lập một nhà học có tên Ngoạ Du Sào.
Năm 1881, ông được triều đình sung chức Điền nông phó sứ, kiêm lãnh chức đốc học Bình Thuận. Đến năm 1884 ông mất hưởng dương 57 tuổi.
Các tác phẩm của ông: khám định nhân sự kim giám, dưỡng chính lục, việc sử thông giám cương mục khảo lược, kì xuyên công đặc, độn am thi tập, độn am văn tập….
Lầu Ông Hoàng
Lầu Ông Hoàng bao gồm một quần thể sông, núi, biển chùa tháp tạo thành khu danh lam thắng cảnh nổi lên với ngọn núi Cố tương đối cao và bốn ngọn đồi thấp nhô sát biển cùng những làng chài xưa cách Phan Thiết 7km.
Năm 1911 một ông hoàng người Pháp là công tước De Montpensier từ Pháp sang du lịch săn bắn ở những ngọn đồi lân cận thấy phong cảnh sơn thuỷ đẹp ở đây đã khiến ông nảy ra ý định mua đất và xây dựng biệt thự cũng để có nơi nghỉ ngơi cho các kỳ du lịch và săn bắn sau này. Nguyện vọng của ông đã được các nhà cầm quyền Pháp ở Bình Thuận (công sứ garnier) đồng ý bán quả đồi Bài Nài.
Ngày 21/2/1911 biệt thự được khởi công xây dựng và gần một năm sau đó được hoàn chỉnh, với diện tích 536 m2 chia thành 13 phòng. Khu biệt thự xây dựng cách nhóm đền tháp Chăm Pôshanư gần 100m về phía Nam. Trong quá trình vận chuyển vật liệu lên xây biệt thự, người Pháp đã làm hỏng tường thành phía trước cửa chính của Tháp. Đây là biệt thự đẹp đầy đủ tiện nghi ban đêm có máy phát điện, dưới biệt thự có nhiều hầm ngầm chứa nước mưa đủ cho những người trong biệt thự dùng trong 1 năm. Được coi là hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ. Từ đó trở đi nhân dân Phan Thiết quen gọi khu vực này là đồi “lầu Ông Hoàng” để chỉ ngọn đồi có khu biệt thự to đẹp do công tước De Montpensier xây dựng.
Tháng 7/1917 công tước De Montpensier bán lại cho chủ khách sạn người Pháp Prasetts. Sau khi có lầu Ông Hoàng một người Pháp có tên là Bell đã xây dựng hotel Ngọc Cẩm ở quả đồi bên cạnh để phục vụ người Pháp. Vài chục năm sau thi sĩ Hàn Mạc Tử đã đến địa danh này và đã để lại nhiều kỷ niệm khiến địa danh lầu Ông Hoàng càng có ý nghĩa. Trong kháng chiến chống Pháp đã bị thiêu huỷ ngày nay chỉ còn lại nền móng, hầm ngầm chứa nước và những ký ức trong người dân Phan Thiết.
Cũng tại lầu Ông Hoàng, quân Pháp đã xây dựng một hệ thống đồn bốt với nhiều lô cốt bêtông cốt thép chắc chắn để khống chế khu vực thị xã Phan Thiết. 14/6/1947 nơi đây đã diễn ra một trận đánh tuyệt vời của tiểu đội Hoàng Hoa Thám do đồng chí Nguyễn Minh Châu chỉ huy diệt nhiều địch, thu nhiều súng đạn các loại, trong đó có một khẩu đại liên vitke, một súng trung liên Bren và nhiều chiến lợi phẩm khác từ đó nhân dân quen gọi là chiến thắng lầu Ông Hoàng. Hiện nay lầu Ông Hoàng là một quần thể du lịch hấp dẫn bao gồm. Nhóm tháp chàm cổ bên cạnh tháp có chùa Bửu Sơn cổ kính, dưới chân đồi là bờ biển, cửa sông Phú Hài, núi Cố có một nhà thơ Nguyễn Thông… tất cả hợp thành một quần thể di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ở Phan Thiết.
Tháp chàm Pôshanư
Cách trung tâm tp.Phan Thiết khoảng 5km về hướng Đông Bắc trên đường xuống khu du lịch Mũi Né bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cụm Tháp đứng sừng sững trầm mặc trên đỉnh đồi, cạnh lầu Ông Hoàng. Đó là Tháp Pôshanư.
Đây là cụm tháp qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm của lịch sử vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn vẻ nguyên sơ của nó so với một số cụm tháp khác ở Bình Thuận, như nhóm Tháp Pôdam (Phú Lạc – Tuy Phong); nhóm tháp Bà Châu Rế (Hàm Phú – Hàm Thuận Bắc) …Hiện nay, đang có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian xây dựng tháp, có ý kiến cho rằng tháp được xây dựng giữa thế kỷ VIII đến giữa thế kỷ IX, có ý kiến thì cho rằng vào khoảng thế kỷ XV, ý kiến khác lại cho rằng vào khoảng thế kỷ XVI đến XVIII.
Đây là tuyệt tác của dân tộc Chăm để lại cho nhân loại. Nhóm tháp này gồm 3 tháp và nhiều tháp bị đổ khác nay chỉ còn lại phế tích và nền móng. Ba ngôi tháp hiện còn phân bổ trên 2 tầng đất, quay mặt về hướng đông. Cả ba ngôi tháp đều là tháp vuông nhiều tầng, có niên đại thế kỷ 8, ở phong cách Mỹ Sơn E1 (phong cách kiến trúc Chăm cổ). Có một số yếu tố kiến trúc như cột trụ tròn ở các cửa giả, mi cửa...tương tự như ở các đền tháp Khmer. Nhóm tháp Chàm Pô-Sha-Nư toạ lạc trên một ngọn đồi có tên "Lầu Ông Hoàng", cách thành phố Phan Thiết 6km về phía đông bắc.
Hàng năm vào tháng giêng âm lịch, các lễ hội Rija Nưga, Poh Mbăng Yang được tổ chức dưới chân tháp. Nhân dân làm lễ cầu mưa, cầu xin những điều tốt lành. Bên cạnh khu tháp Pô-Sha-Nư là các di tích "Lầu Ông Hoàng", chùa Bửu Sơn, núi Cố nơi có mộ nhà thơ yêu nước Nguyễn Thông. Tiếp tục cuộc hành trình dọc bãi biển đến đá Ông Địa, biển Mũi Né... du khách sẽ bị lôi cuốn vào bức tranh giàu hương vị biển mặn mà, độc đáo.
Nhưng dù được xây dựng vào thời gian nào thì tháp cũng là bằng chứng về sự tài hoa trí tuệ và bàn tay khéo léo của ông cha thuở trước trong nghệ thuật kiến trúc. Cũng như nhiều cụm tháp khác rải rác trên dải đất miền Trung, tháp Pôshanư được xây dựng từ gạch đỏ với một loại chất được kết dính đặc biệt mà nhiều giả thiết hiện nay cho rằng đó là nhựa thực vật. Tháp hình vuông, ba tầng, càng lên phía trên càng nhỏ lại, gồm mặt chính và ba mặt phụ, cửa tháp hình vòm cuốn với nhiều kiểu hoa văn tinh tế và phong phú thuộc phong cách nghệ thuật cùng với nhóm tháp Hoà Lai. Cụm tháp gồm 3 cái, 1 tháp lớn và 2 tháp nhỏ đều quay về hướng Đông, mà theo quan niệm của người Chăm là hướng của các thần linh. Phía trong, chính giữa tháp người ta đặt bệ thờ Linga – Yoni bằng đá trơn, biểu tượng của cơ quan sinh dục nam - nữ, vật linh thiêng nhất trong các đền thờ của những người theo đạo Hinđu.
Tháp thờ bà Pôshanư con gái của vua Po Parachanh trị vì vương quốc cổ Champa khoảng vào thế kỷ XIV. Pôshanư là một công chúa có công lớn trong việc tổ chức hướng dẫn nhân dân vùng Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc ngày nay sản xuất nông nghiệp, khai phá đất rừng làm rẫy, trồng lúa nước, trồng bông dệt vải, xây dựng các công trình thuỷ lợi. Bà cũng là người đã định ra nhiều quy tắc trong quan hệ giao tiếp, đối xử tiến bộ trong gia đình và xã hội của triều đình trong thời kỳ đó. Vì thế, ngày nay, đồng bào mỗi khi đến tháp đều cầu xin bà cho sản xuất được mùa, đời sống ấm no, gia đình yên ổn, hạnh phúc.
Trong truyền thuyết dân tộc Chăm, lịch sử ra đời của Tháp gắn liền với chuyện tình đầy hạnh phúc nhưng cũng rất thương đau của công chúa Pôshanư và lãnh chúa Po Sahaniempar.
Chuyện kể rằng: Vượt qua bao cấm đoán hà khắc của luật tục tôn giáo Chăm thời bấy giờ. Công chúa Pôshanư đã đem lòng yêu thương và quyết định kết tóc se duyên với lãnh chúa Po Sahaniempar một người theo đạo Hồi giáo ở vùng Ma Lâm. Trong những ngày sống hạnh phúc và đã cùng nhau xuống vùng Phú Hài (Phan Thiết) vận động nhân dân xây tháp trên đồi Bianneh (Mũi Né).
Thái tử Podam, em ruột của Pôshanư từ lâu đã không muốn chị mình lấy một người chồng ngoại đạo. Nhân một chuyến hành hương về Ấn Độ của Po Sahaniempar theo luật Hồi giáo, Podam đã bày mưu chia rẻ hai người. Chàng Po Sahaniempar sau thời gian hành hương trở về không thấy vợ ra đón theo lời hẹn ước, cho rằng bà đã phản bội nên từ bỏ ra đi về phía nam, mang theo trong lòng một mối hận. Khi Pôshanư tìm đến để nói lời thanh minh, thì ông đã trao gởi trái tim tình yêu cho nàng Chargo người dân tộc Raglây ở vùng Núi Ông – Tánh Linh.
Những năm tháng cuối đời bà Pôshanư đã sống một mình thanh thản tại Bianneh.
Người Chăm đời sau tạc tượng Bà và thờ Bà trong tháp. Ngày xưa, hàng năm cứ đến mùa Katê, đồng bào lại tụ về bên tháp thắp hương tưởng niệm và vui chơi, múa hát bên Bà, đón mừng năm mới.
Sau năm 1975 đến nay, tháp bà Pôshanư được nhiều lần trùng tu bảo tồn với sự đóng góp công sức và trí tuệ của các chuyên gia trong và ngoài nước và đã được Nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hoá.
Hiện nay hàng ngày tháp vẫn mở cửa đón du khách thập phương đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá mà những nghệ nhân và những người thợ xây dựng Chămpa đã mang theo vào cõi vĩnh hằng. Họ cũng đến để tưởng nhớ đến bậc tiền bối đã có công vận động xây dựng tháp, đóng góp vào kho tàng văn hoá Việt Nam một tác phẩm kiến trúc như một bông hoa đẹp: Bà Pôshanư.
Thành phố Phan Thiết đang biến đổi từng ngày, những toà nhà cao tầng, những công trình kiến trúc hiện đại đã đang và sẽ mọc lên. Những cũng như bao công trình kiến trúc lịch sử khác, tháp bà Pôshanư sẽ vẫn mãi mãi tồn tại, được nâng niu, tôn trọng như tình đoàn kết của các dân tộc anh em qua bao thế hệ đã đóng góp công sức góp phần làm nên một thành phố đầy hương sắc văn hoá của hôm nay và của cả mai sau.
Núi Tà Cú
Núi Tà Cú là tên gọi của người Chăm. Núi thuộc huyện Hàm Tân có độ cao khoảng 480 m so với mặt nước biển. Trên lưng núi có chùa Linh Sơn Trường Thọ. Chùa có từ thời vua Tự Đức. Tên chùa do nhà vua ban tặng khi vị thiền sư tại chùa chữa khỏi bệnh cho Từ Dũ- mẹ vua. Chùa có tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49 m, được dựng năm 1962.
KIẾN TRÚC:
Mặt chùa nhìn thẳng ra cửa Bể Hàm Tân,hai bên với hai dòng suối uốn quanh suốt năm, nước lúc nào cũng đầy ắp. Khi leo được đến chùa, được dội một gáo nước suối mát lạnh, bạn sẽ cảm thấy rất sảng khoái. Sau lưng chùa là một rừng cây cổ thụ chen với những tảng đá to. Ngôi chùa tuy xây đã lâu đến nay chẳng những không bị rêu phong đổ nát mà còn được trùng tu và kiến tạo thêm nhiều vẻ đẹp tân kỳ vĩ đại như: cảnh Song Lâm Thị Tịch; cảnh Tịnh Độ Nhân Gian với những pho tượng khổng lồ xưa nay nước ta chưa từng có. Cứ mỗi độ xuân về hay vào ngày kỵ tổ khai sơn (5/10 ÂL) là hàng trăm tăng ni, hàng ngàn phật tử khắp nơi về chiêm lễ.
Trụ trì Thiện Thắng là người có công nhất trong việc trùng tu Tổ Đình lần thứ nhất. Ông dùng đá chẻ xây tường Chánh Điện, nhà Đông, nhà Tây, lợp toàn ngói, khai thông con đường từ chùa xuống giáp cây số 28 quốc lộ 1 (Phan Thiết – Sài Gòn), sắm thêm Pháp khí trong chùa cho thêm phần trang nghiêm.
Cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam đã làm cho chùa bị tàn phá. Khi hiệp định Genève được ký kết. Trụ trì Vĩnh Thọ triệu tập tín đồ với mục đích trùng hưng chùa:
• Sưu tầm văn khế của chùa bị thất lạc từ lâu.
• Gạch bản đồ điền thổ của chùa.
• Xây lại ngôi Tháp Tổ.
• Xây dựng và tu bổ ngôi Tổ Đình.
Năm 1958, ông phát nguyện kiến tạo một cảnh Tịnh Độ Nhân Gian để làm chỗ quy hướng cho chúng sinh.
Về chánh đạo: gồm một pho tượng Đức Di Đà cao 7 mét, Quan Âm và Thế Chí cao 6m50 (luôn cả tòa sen).
Về y báo :sẽ tiếp tục làm như trong kinh Di Đà:
Bảy lớp lang can
Bảy lớp lưới báu
Bảy hàng cây báu
Có ao thất bảo và bảy loài chim nói pháp…
Năm 1962, ông phát nguyện tạo một pho tượng đức Thích Ca Niết Bàn dài 49m và cảnh Sông Lâm Thị Tịch có chu vi 832m sẽ tượng trưng đủ hình tứ thánh lục phàm và bảy chúng Phật tử.
Các vị trụ trì của chùa từ trước tới nay:
Tâm Tố – hiệu Viên Minh.
Nguyên Tiền –§hiệu Minh Tước.
Đỗ Quảng Thành – hiệu Thiện Thắng.
Đào Bạch Cẩn – hiệu Vĩnh Thọ.
Núi Tà Cú – chùa Linh Sơn Trường Thọ ngày nay trở thành một chốn đạo tràng trang nghiêm hướng dẫn bởi một lòng thương chân thật bao la, không phân biệt màu sắc, tôn giáo, không nhận đây là của riêng mình mà là của chúng sinh ở thời Mạt pháp.
NGƯỜI SÁNG LẬP CHÙA
Nguyên quán của ông tại thôn Cần Lương, xã An Dân, quạn Tuy An, tỉnh Phú Yên. Sinh ra trong gia đình quí tộc, cha là Trần Thái Công, mẹ là Nguyễn Thị Từ, sinh giờ Tý, ngày 8 –2 năm Nhâm Thìn.
Thời thơ ấu, ông không ăn đồ cá thịt, ông chỉ ăn chay, luôn mạnh khỏe không đau ốm. Lên 10 tuổi ông theo thầy học tập, do được chỉ dạy tận tường công với sự thông minh sẵn có, ông đã sớm tinh tường thi lễ. Năm 17 tuổi, cha mẹ ông lần lượt qua đời, ông đau sau đó thì xuất gia. Ông rời quê đi tìm thầy học đạo. Suốt 3 ngày liền trên thuyền nan, đến ngày thứ tư thuyền cập vào bến Phan Thành (Phan Thành ngày nay), ông đến chùa Phước Hưng, cầu Trí Chất Đại Sư – trụ trì thụ giáo. Ông có pháp danh là Thông Ân. Sau khi thầy mất, ông rời chùa đến xứ Bàu Trâm dựng ngôi Thảo Am, ngày đêm kiêm tu thiền định. Qua 3 năm tụ tập, tại đây Ngài đã cứu dân làng thoát khỏi nhiều bệnh tật nên dân vô vùng mến phục. Họ dựng lên một ngôi chùa hiệu là Kim Quang Tự. ông ở lại đây 30 năm hành đạo. Sau đó được hòa thượng Bửu Tạng truyền trao Đại giới (250 giới) và phú pháp cho Ngài hiệu Hữu Đức. Không bao lâu Ngài đến xứ Bàu Siêu rồi lên tận đỉnh núi Tà Cú
Vườn quốc gia Phước Bình (Bình Thuận)
Vườn
quốc gia Phước Bình thuộc xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Bình Thuận.
Thành lập theo Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 8 tháng 6 năm 2006 do phó
thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên
Phước Bình thành Vườn quốc gia Phước Bình trong hệ thống các khu rừng
đặc dụng của Việt Nam. Vị tríTọa độ: Từ 11°58′32″ tới 12°10′00″ vĩ bắc
và 108°41′00″ tới 108°49′05″ kinh đông.Vườn có tổng diện tích 19.814 ha,
góp phần bảo tồn sinh cảnh rừng tự nhiên của hệ sinh thái rừng vùng núi
cao, đồng thời cùng với Vườn quốc gia BiDoup - Núi Bà ở Lâm Đồng để tạo
thành một vùng bảo tồn thiên nhiên rộng lớn, góp phần cho việc bảo tồn
đa dạng sinh học ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Bảo tồn sinh cảnh
rừng tự nhiên tiêu biểu, độc đáo của hệ sinh thái rừng vùng núi cao với
các kiểu rừng: rừng kín thường xanh, rừng mưa ẩm nhiệt đới; rừng hỗn hợp
cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới; rừng lá kim; rừng thưa cây họ
dầu tiêu biểu cho kiểu rừng khô hạn của tỉnh Ninh Thuận.Ngoài ra, vườn
còn có nhiệm vụ góp phần nâng cao năng lực phòng hộ đầu nguồn nước cho
hệ thống sông Cái của tỉnh Ninh Thuận nhằm phục vụ các hoạt động sản
xuất và đời sống, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Nam Trung Bộ.Vườn
có 3 phân khu chức năng:Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt Khu phục hồi sinh
thái Phân khu hành chính - dịch vụ Động thực vậtVườn quốc gia Phước Bình
có 513 loài thực vật và 170 loài động vật quý hiếm.
Mũi Né
là tên một mũi biển, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết. Ngày nay, Mũi Né là một phường của thành phố Phan Thiết và đang hình thành đề án nâng cấp thành thị xã của tỉnh Bình Thuận.
Từ một dải bờ biển hoang vu với các đồi cát đỏ như sa mạc nằm rất xa đường giao thông, chỉ có lác đác vài xóm chài nghèo, Mũi Né đã mọc lên hàng trăm khu resort.
Cách
trung tâm thành phố Phan Thiết 22 km về hướng Đông Bắc, Mũi Né được nối
liền với thành phố biển này bởi con đường Nguyễn Đình Chiểu - được coi là tuyến trọng yếu cho ngành du lịch của Bình Thuận.
Khi
đến Mũi Né, du khách sẽ có thể được tham quan làng chài Mũi Né, có cơ
hội chứng kiến được hoạt động của một làng chài xứ biển thuần chất Việt
Nam.
Nguồn gốc tên gọi
- Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển; "Né" có nghĩa là để né tránh. Nơi đây có sự hài hòa giữa màu vàng của cát, màu óng của nắng và màu xanh thẳm của biển tạo cảm giác ấm áp và trong lành, thu hút rất nhiều du khách.
- Tên gọi xuất phát từ công chúa Út của vua Chăm là công chúa Chuột - tương truyền vùng đất này của người Chăm , xưa kia lau sậy mọc um tùm . Công chúa Chăm năm 16 tuổi mắc bệnh nan y , về sau xây dựng miếu Am để tu tại Hòn Rơm . Từ đó lấy biệt danh là bà Nà Né - lâu dần người dân đọc trại chữ Nà Né thành Mũi Né . Né là tên của công chúa Út - Mũi là mũi đất đưa ra biển .
Đường ra Mũi Né
Từ nội thành Phan Thiết
ra Mũi Né khoảng 20 km, có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh, nơi tham
quan nằm rải rác trên đường. Việc tập trung như thế này khiến cho đường
ra Mũi Né thêm phần hấp dẫn. Thứ tự từ hướng TP.HCM đi vào như sau:
- Sông Cà Ty với Tháp nước Phan Thiết.
- Vạn Thủy Tú.
- Trường Dục Thanh.
- Chợ Phan Thiết.
- Tháp Chăm Phố Hài- Tháp Pôshanư.
- .Hòn Rơm
- Lầu Ông Hoàng.
- Núi Cốvới mộ Nguyễn Thông.
- Bãi đá Ông Địa.
- Rặng Dừa Hàm Tiến(Rạng).
- Khu resort cao cấp.
- Suối Tiên.
- Đồi Cát Mũi Né
Một thắng cảnh đẹp của Bình Thuận
Nằm
trên hệ thống núi đá thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, cách thị trấn
Liên Hương khoảng 12 km về hướng bắc, chùa Pháp Võ (thường gọi chùa Đá
Mẹp) là danh lam thắng cảnh của huyện Tuy Phong.
Đây còn được xem là nơi linh thiêng của các tín đồ Phật giáo và họ thường xuyên đến cúng lễ, cầu nguyện vào các ngày lễ, rằm và mồng một. Ngày Tết và các ngày rằm lớn, rất đông khách hành hương đến từ Phan Thiết, Phan Rang và cả TP.HCM... Điều thuận lợi xe vào tận chân núi, chỉ cần đi bộ leo núi đá khoảng 10 phút tới hang Tổ. Tuy vậy nhưng chưa có sử sách hoặc báo chí viết về chùa này, có lẽ vì nơi đây vẫn còn là vùng sâu, vùng xa, ít ai biết đến.
Vào đến Khu du lịch Tắm khoáng - tắm bùn của Công ty cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo, nhìn xa xa về hướng tây trên đường vào chùa, chúng ta thấy rõ hệ thống núi đá trùng điệp như trong tranh vẽ và phim Tây Du Ký vậy. Cảnh vật nơi đây thật là “sơn thủy hữu tình”. Hai bên đường vào chùa là khu rừng thưa, cây nhỏ, nhưng có các loài hoa rừng tuyệt đẹp.
Chùa Pháp Võ không lớn, nhưng cảnh vật xung quanh thật thơ mộng và hùng vĩ, các tảng đá lớn, nhỏ chồng lên nhau tạo thành các hang đá tuyệt mỹ. Hang đá lớn nhất dùng để thờ Phật Tổ Như Lai, kế bên hang Tổ có phòng khách và phòng ngủ rộng thênh thang, tha hồ mắc võng. Bên chánh điện thờ Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm và Tam Tạng, có miếu thờ Quan Công và các hang đá nhỏ hơn thờ các vị thần khác nhau. Trước và bên hông chùa có tượng Phật Bà Quan Âm đứng lớn. Đi bộ qua hang đá hẹp, leo lên độ cao trên 100m có tượng Phật Bà Quan Âm đứng sừng sững giữa lưng chừng núi, trên một tảng đá lớn, cao gần 10 m.
Đứng trên chánh điện và hang Tổ nhìn ra biển Cà Ná, đảo Cù Lao Câu một màu xanh biếc thật tuyệt vời. Nếu chúng ta có dịp nghỉ lại qua đêm thú vị hơn nữa. Màn đêm buông xuống giữa khu rừng già có ánh điện lung linh của máy nổ như một hòn ngọc lạc giữa chốn sơn lâm. Ngồi bên hang Tổ nhìn ra biển, vị sư già trụ trì chùa sẽ cho chúng ta thưởng thức món trà xanh tuyệt hảo, ai có bệnh thì sẽ được bốc thuốc nam biếu không lấy tiền. 21 giờ tất cả cùng ngồi thiền với vị sư già để chiêm ngưỡng và hòa quyện tâm hồn vào núi rừng thiêng âm u, tĩnh mịch…
Vị sư này cho biết: có truyền thuyết rằng, ngày xưa có lúc bị hạn hán nặng, người dân đã tụ họp về đây rất đông để làm lễ cầu mưa. Đang lúc làm lễ thì bất ngờ mây đen kéo đến rợp trời, một cơn mưa như trút nước làm nức lòng dân, vì vậy xa xưa chùa này có tên là Pháp Vũ, sau đổi thành Pháp Võ.
Nơi đây thời chiến tranh thật ác liệt, các chiến sĩ cách mạng đóng quân thường trực ở đây để bảo vệ đường vào căn cứ chiến khu Phan Dũng. Đêm đêm, các pháo binh của giặc bắn hàng loạt đạn đại bác vào hang Tổ này, nhưng điều kỳ lạ là chẳng bao giờ trúng đích cả. Vì vậy có thể nói nơi đây là vùng căn cứ địa vững chắc cho các chiến sĩ cách mạng hoạt động.
Đây còn được xem là nơi linh thiêng của các tín đồ Phật giáo và họ thường xuyên đến cúng lễ, cầu nguyện vào các ngày lễ, rằm và mồng một. Ngày Tết và các ngày rằm lớn, rất đông khách hành hương đến từ Phan Thiết, Phan Rang và cả TP.HCM... Điều thuận lợi xe vào tận chân núi, chỉ cần đi bộ leo núi đá khoảng 10 phút tới hang Tổ. Tuy vậy nhưng chưa có sử sách hoặc báo chí viết về chùa này, có lẽ vì nơi đây vẫn còn là vùng sâu, vùng xa, ít ai biết đến.
Vào đến Khu du lịch Tắm khoáng - tắm bùn của Công ty cổ phần Nước khoáng Vĩnh Hảo, nhìn xa xa về hướng tây trên đường vào chùa, chúng ta thấy rõ hệ thống núi đá trùng điệp như trong tranh vẽ và phim Tây Du Ký vậy. Cảnh vật nơi đây thật là “sơn thủy hữu tình”. Hai bên đường vào chùa là khu rừng thưa, cây nhỏ, nhưng có các loài hoa rừng tuyệt đẹp.
Chùa Pháp Võ không lớn, nhưng cảnh vật xung quanh thật thơ mộng và hùng vĩ, các tảng đá lớn, nhỏ chồng lên nhau tạo thành các hang đá tuyệt mỹ. Hang đá lớn nhất dùng để thờ Phật Tổ Như Lai, kế bên hang Tổ có phòng khách và phòng ngủ rộng thênh thang, tha hồ mắc võng. Bên chánh điện thờ Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm và Tam Tạng, có miếu thờ Quan Công và các hang đá nhỏ hơn thờ các vị thần khác nhau. Trước và bên hông chùa có tượng Phật Bà Quan Âm đứng lớn. Đi bộ qua hang đá hẹp, leo lên độ cao trên 100m có tượng Phật Bà Quan Âm đứng sừng sững giữa lưng chừng núi, trên một tảng đá lớn, cao gần 10 m.
Đứng trên chánh điện và hang Tổ nhìn ra biển Cà Ná, đảo Cù Lao Câu một màu xanh biếc thật tuyệt vời. Nếu chúng ta có dịp nghỉ lại qua đêm thú vị hơn nữa. Màn đêm buông xuống giữa khu rừng già có ánh điện lung linh của máy nổ như một hòn ngọc lạc giữa chốn sơn lâm. Ngồi bên hang Tổ nhìn ra biển, vị sư già trụ trì chùa sẽ cho chúng ta thưởng thức món trà xanh tuyệt hảo, ai có bệnh thì sẽ được bốc thuốc nam biếu không lấy tiền. 21 giờ tất cả cùng ngồi thiền với vị sư già để chiêm ngưỡng và hòa quyện tâm hồn vào núi rừng thiêng âm u, tĩnh mịch…
Vị sư này cho biết: có truyền thuyết rằng, ngày xưa có lúc bị hạn hán nặng, người dân đã tụ họp về đây rất đông để làm lễ cầu mưa. Đang lúc làm lễ thì bất ngờ mây đen kéo đến rợp trời, một cơn mưa như trút nước làm nức lòng dân, vì vậy xa xưa chùa này có tên là Pháp Vũ, sau đổi thành Pháp Võ.
Nơi đây thời chiến tranh thật ác liệt, các chiến sĩ cách mạng đóng quân thường trực ở đây để bảo vệ đường vào căn cứ chiến khu Phan Dũng. Đêm đêm, các pháo binh của giặc bắn hàng loạt đạn đại bác vào hang Tổ này, nhưng điều kỳ lạ là chẳng bao giờ trúng đích cả. Vì vậy có thể nói nơi đây là vùng căn cứ địa vững chắc cho các chiến sĩ cách mạng hoạt động.
Thuyết minh tỉnh Bình Thuận
TỈNH BÌNH THUẬN
Cách thành phố Hồ Chí Minh 188 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Ninh Thuận, Tây Bắc giáp Lâm Đồng, Tây Nam giáp Đồng Nai, Đông và Đông Nam giáp biển, Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Diện tích tự nhiên: 7.854 km mét vuông.
- Dân số: 1.090.000 người. Nhiều dân tộc, đa số là dân tộc Kinh chiếm 80%, số còn lại là dân tộc, Chăm, Hoa, K'Ho...
- Đơn vị hành chính: Thành phố Phan Thiết và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và huyện đảo Phú Quý.
- Địa hình: Thuộc phần cuối dãy núi Trường Sơn cao hơn 1.000m đâm ra biển, độ dốc cao. Có sông La Ngà và 6 con sông nhỏ. Đất canh tác chiếm 1/7 tổng diện tích. Ven biển nhiều đồi cát và ngập mặn.
- Khí hậu: Thuộc khu vực khô hạn nhất cả nước, lượng mưa ít, trung bình 1.000 đến 1.600 mm/năm (bằng 1/2 lượng mưa trung bình ở Nam Bộ). Nhiệt độ trung bình 27 độ C. Độ ẩm trung bình 80%.
- Công trình lớn quốc gia: Cụm thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi công suất 476 Mw/h.
Bình Thuận - những cái nhất cả nước
1. Vùng đồi cát Mũi Né đẹp nhất và hoạt động du lịch dã ngoại sôi động nhất.
2. Bãi đá Cổ Thạch ở Tuy Phong nhiều hình hài màu sắc nhất.
3. Ngọn đèn biển Khê Gà 100 m hơn trăm tuổi bằng đá cao nhất.
4.Tháp nước đẹp nhất cao 32m, 70 tuổi ở trung tâm Phan Thiết (do Hoàng thân Xuvanuvông thiết kế).
5. Đền thờ cá voi Vạn Thủy Tú lớn nhất, lưu giữ hơn 100 bộ xương cá voi ở Phan Thiết.
6. Vùng trồng thanh long nhiều và ngon nhất, sò điệp nhiều và có giá trị nhất.
7. Có nhiều cuộc thi dân gian độc đáo nhất như đua thuyền trên sông Cà Ty, leo núi Tà kú, chạy việt dã qua đồi cát. Quy mô hội thi và rước đèn Trung thu lớn nhất cho trẻ em.
Bình Thuận là địa danh chung chỉ vùng đất Nam Trung Bộ thời các đời chúa Nguyễn cho mở mang khai khẩn. Trải qua 300 năm, những thay đổi địa giới, đơn vị hành chính và dân cư theo các biến cố lịch sử đã hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay.
Vào cuối tháng 10-1995, hàng vạn nhà khoa học, khách du lịch trong nước và thế giới đổ về Mũi Né để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cả trăm năm mới có thì cũng đồng thời nhận ra nơi họ đến đón kỳ quan vũ trụ có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng kinh tế phong phú. Khắp nơi trên đất này, nơi đâu ta cũng gặp các cánh đồng lúa, vườn điều xanh tươi, những gốc thanh long trái mọng đỏ, vị nồng ấm của các sản phẩm miền biển tràn đến từ những cánh đồng muối, những vuông nuôi tôm nối nhau, những bến cá, bãi phơi hay từ những xưởng nước mắm ....
Thiên nhiên Bình Thuận có 192 km bờ biển, có huyện đảo Phú Quý và nhiều đảo nhỏ, vũng, vịnh trước ngư trường rộng lớn có nhiều dòng hải lưu, hội tụ các đàn cá, tôm, mực... Với 4.600 con tàu lớn nhỏ, ngư dân thạo nghề ở đây mỗi năm đánh bắt được 130 ngàn tấn hải sản các loại. Mực là sản phẩm giá trị nổi tiếng của tỉnh với sản lượng hơn 20.000 tấn/năm chế biến dưới dạng đông lạnh hoặc sấy khô được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Thương hiệu nước mắm Phan Thiết từ lâu có chất lượng và hương vị riêng vẫn cung cấp đều đặn hơn 20 triệu lít/năm cho thị trường nội địa. Phần diện tích hơn 52.000 ha bãi triều ngập mặn trong tỉnh thuận lợi tạo ao đầm nuôi tôm sú, đặt lồng bè nuôi cua, cá, đặc biệt sò điệp chiếm 75% sản lượng khai thác cả nước, chúng được chế biến dưới tên hiệu xuất khẩu Queen Scallop danh tiếng. Các huyện ven biển những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi thủy hải sản, đặc biệt là tôm sú, thu hút mạnh vốn đầu tư từ nhiều nguồn.
Dải đất nhiều nắng ít mưa này không thuận trồng lúa, nhưng hợp với cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, tiêu, đặc biệt cây trái thanh long xuất khẩu 25.000 tấn/năm, đang phát triển vùng bông vải 10.000 ha. Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho từng hạng mục xây dựng hồ trữ nước, mạng thủy lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
Chỉ trong vài năm, một trọng điểm du lịch cấp quốc gia thứ 10 - Du lịch Bình Thuận được đánh dấu son trên bản đồ, dành cho loại hình du lịch dã ngoại, sinh thái nghỉ dưỡng đang rất được khách ưa chuộng.
Năm 1996 Phan Thiết chỉ có vài khách sạn, nhà nghỉ nhỏ, cả năm đón vài chục ngàn khách thì đến nay đã có 202 dự án đầu tư du lịch với vốn đăng ký 1.300 tỷ VND và 7 dự án nước ngoài đăng ký vốn 30 triệu USD được cấp phép, trong đó 67 dự án trong nước và 4 của nước ngoài đang hoạt động. Mỗi dự án đều cố gắng hòa với thiên nhiên sẵn có, cống hiến nhiều sáng tạo trong thiết kế, trang bị hiện đại tiện nghi, phục vụ chu đáo, tất cả đều muốn cho du khách có những ngày nghỉ đáng nhớ.
Khu dã ngoại leo núi, tắm suối nước nóng ở Tàkóu; Khu dã ngoại mạo hiểm vùng hồ Biển Lạc, vượt thác Ch'reo, thăm rừng nguyên sinh Tánh Linh. Ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tỉnh.
Cách thành phố Hồ Chí Minh 188 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Ninh Thuận, Tây Bắc giáp Lâm Đồng, Tây Nam giáp Đồng Nai, Đông và Đông Nam giáp biển, Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Diện tích tự nhiên: 7.854 km mét vuông.
- Dân số: 1.090.000 người. Nhiều dân tộc, đa số là dân tộc Kinh chiếm 80%, số còn lại là dân tộc, Chăm, Hoa, K'Ho...
- Đơn vị hành chính: Thành phố Phan Thiết và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Đức Linh, Tánh Linh và huyện đảo Phú Quý.
- Địa hình: Thuộc phần cuối dãy núi Trường Sơn cao hơn 1.000m đâm ra biển, độ dốc cao. Có sông La Ngà và 6 con sông nhỏ. Đất canh tác chiếm 1/7 tổng diện tích. Ven biển nhiều đồi cát và ngập mặn.
- Khí hậu: Thuộc khu vực khô hạn nhất cả nước, lượng mưa ít, trung bình 1.000 đến 1.600 mm/năm (bằng 1/2 lượng mưa trung bình ở Nam Bộ). Nhiệt độ trung bình 27 độ C. Độ ẩm trung bình 80%.
- Công trình lớn quốc gia: Cụm thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi công suất 476 Mw/h.
Bình Thuận - những cái nhất cả nước
1. Vùng đồi cát Mũi Né đẹp nhất và hoạt động du lịch dã ngoại sôi động nhất.
2. Bãi đá Cổ Thạch ở Tuy Phong nhiều hình hài màu sắc nhất.
3. Ngọn đèn biển Khê Gà 100 m hơn trăm tuổi bằng đá cao nhất.
4.Tháp nước đẹp nhất cao 32m, 70 tuổi ở trung tâm Phan Thiết (do Hoàng thân Xuvanuvông thiết kế).
5. Đền thờ cá voi Vạn Thủy Tú lớn nhất, lưu giữ hơn 100 bộ xương cá voi ở Phan Thiết.
6. Vùng trồng thanh long nhiều và ngon nhất, sò điệp nhiều và có giá trị nhất.
7. Có nhiều cuộc thi dân gian độc đáo nhất như đua thuyền trên sông Cà Ty, leo núi Tà kú, chạy việt dã qua đồi cát. Quy mô hội thi và rước đèn Trung thu lớn nhất cho trẻ em.
Bình Thuận là địa danh chung chỉ vùng đất Nam Trung Bộ thời các đời chúa Nguyễn cho mở mang khai khẩn. Trải qua 300 năm, những thay đổi địa giới, đơn vị hành chính và dân cư theo các biến cố lịch sử đã hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay.
Vào cuối tháng 10-1995, hàng vạn nhà khoa học, khách du lịch trong nước và thế giới đổ về Mũi Né để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cả trăm năm mới có thì cũng đồng thời nhận ra nơi họ đến đón kỳ quan vũ trụ có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng kinh tế phong phú. Khắp nơi trên đất này, nơi đâu ta cũng gặp các cánh đồng lúa, vườn điều xanh tươi, những gốc thanh long trái mọng đỏ, vị nồng ấm của các sản phẩm miền biển tràn đến từ những cánh đồng muối, những vuông nuôi tôm nối nhau, những bến cá, bãi phơi hay từ những xưởng nước mắm ....
Thiên nhiên Bình Thuận có 192 km bờ biển, có huyện đảo Phú Quý và nhiều đảo nhỏ, vũng, vịnh trước ngư trường rộng lớn có nhiều dòng hải lưu, hội tụ các đàn cá, tôm, mực... Với 4.600 con tàu lớn nhỏ, ngư dân thạo nghề ở đây mỗi năm đánh bắt được 130 ngàn tấn hải sản các loại. Mực là sản phẩm giá trị nổi tiếng của tỉnh với sản lượng hơn 20.000 tấn/năm chế biến dưới dạng đông lạnh hoặc sấy khô được ưa chuộng ở thị trường trong và ngoài nước. Thương hiệu nước mắm Phan Thiết từ lâu có chất lượng và hương vị riêng vẫn cung cấp đều đặn hơn 20 triệu lít/năm cho thị trường nội địa. Phần diện tích hơn 52.000 ha bãi triều ngập mặn trong tỉnh thuận lợi tạo ao đầm nuôi tôm sú, đặt lồng bè nuôi cua, cá, đặc biệt sò điệp chiếm 75% sản lượng khai thác cả nước, chúng được chế biến dưới tên hiệu xuất khẩu Queen Scallop danh tiếng. Các huyện ven biển những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi thủy hải sản, đặc biệt là tôm sú, thu hút mạnh vốn đầu tư từ nhiều nguồn.
Dải đất nhiều nắng ít mưa này không thuận trồng lúa, nhưng hợp với cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều, tiêu, đặc biệt cây trái thanh long xuất khẩu 25.000 tấn/năm, đang phát triển vùng bông vải 10.000 ha. Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho từng hạng mục xây dựng hồ trữ nước, mạng thủy lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
Chỉ trong vài năm, một trọng điểm du lịch cấp quốc gia thứ 10 - Du lịch Bình Thuận được đánh dấu son trên bản đồ, dành cho loại hình du lịch dã ngoại, sinh thái nghỉ dưỡng đang rất được khách ưa chuộng.
Năm 1996 Phan Thiết chỉ có vài khách sạn, nhà nghỉ nhỏ, cả năm đón vài chục ngàn khách thì đến nay đã có 202 dự án đầu tư du lịch với vốn đăng ký 1.300 tỷ VND và 7 dự án nước ngoài đăng ký vốn 30 triệu USD được cấp phép, trong đó 67 dự án trong nước và 4 của nước ngoài đang hoạt động. Mỗi dự án đều cố gắng hòa với thiên nhiên sẵn có, cống hiến nhiều sáng tạo trong thiết kế, trang bị hiện đại tiện nghi, phục vụ chu đáo, tất cả đều muốn cho du khách có những ngày nghỉ đáng nhớ.
Khu dã ngoại leo núi, tắm suối nước nóng ở Tàkóu; Khu dã ngoại mạo hiểm vùng hồ Biển Lạc, vượt thác Ch'reo, thăm rừng nguyên sinh Tánh Linh. Ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tỉnh.
Truyền thuyết về Thầy Thím
Dinh Thầy Thiếm thuộc làng Tam Tân cũ, xã Tân Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Nằm giữa vùng rừng hẻo lánh, trên một bãi cát trắng cách biển 2km. Dinh thầy Thiếm được xây dựng 1879 vào đời Tự Đức và được tôn tạo nhiều lần 1915 – 1924 –1988. Hàng năm ngày 15/9 âm lịch là ngày lễ lớn Dinh Thầy Thiếm. Dinh Thầy Thiếm được công nhận Di tích lịch sử văn hóa vào năm 1994.
Tương truyền thầy tên là Tánh, người làng Qua La, phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Thầy sinh năm 1803 – năm thứ 2 Gia Long – nhà nghèo lận đận trong thi cử nên tầm sư học đạo. Thầy có pháp thuật cao cường. Vào một năm quê hương Thầy nắng hạn đồng khô cỏ cháy, Thầy đã đăng đàn cầu mưa, trời mưa đã làm xóm làng hồi sinh. Theo truyền thuyết làng của Thầy rất nghèo, dân làng ước mơ có một ngôi đình làng. Vào một đêm mưa to gió lớn, sáng ra mọi người thấy cái đình Bát Nhị đã thay thế vị trí ngôi làng Qua La. Quan làng hay tin bắt Thầy giải lên công đường. Thầy bị xử án tử, trước khi bị án tử Thầy xin một tấm vải điều, Thầy niệm chú vẽ hình con rồng trên vải, Thầy bảo Thiếm cùng ngồi trên tấm vải cùng Thầy. Thầy chấm thêm một đôi mắt vào rồng thì tự nhiên rồng bay lên chở Thầy Thiếm về phương Nam trước sự kinh hoàng của dân làng. Khi đến Tam Tần, Thiếm trọ nhà ông Hộ Hai. Thầy dùng bùa phép, Thiếm hái thuốc chữa bệnh cho dân làng. Thầy Thiếm qua đời lúc 77 tuổi. Theo truyền thuyết dinh Thầy quay về hướng Đông nhưng qua một đêm thì quay về hướng Nam, người làng cho là ý Thầy.
Tháp nước Phan Thiết
Đài nước được xây dựng từ cuối năm 1928 đến năm 1934 mới hoàn thành. Thiết kế tháp nước do Hoàng thân của Vương Quốc Lào, nguyên chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Lào Suphanouvong là kỹ sư trưởng khu công chánh Nha Trang. Tháp nước có chiều cao từ nền sân lên đến đỉnh là 32m. Tháp nước có 2 phần: phần trên là bầu dài (bồn nước) hình bát giác, phần dưới là thân đài. Tuy tháp nước được xây dựng đã 70 năm, với sự tàn phá của khí hậu miền biển Phan Thiết và qua các trận bão lũ lịch sử nhưng tháp nước đến nay chất lượng vẫn còn tốt.
Nhà máy nước suối Vĩnh Hảo
Thuộc xã Vĩnh Hảo huyện Tuy Phong, cách QL 1A 1 km. Trước 1975, nước suối Vĩnh Hảo là một trong những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường Đông Nam Á. Dòng suối Vĩnh Hảo được xem là linh thiêng đối với người Chăm xưa.
Năm 1301, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông cùng đoàn Chiêm Quốc du ngoạn, ông đã từng hứa gả con gái là Huyền Trân Công Chúa cho vua Chế Mân. Tháng 6/1306, Chế Mân dâng 2 Châu Ô và Lý để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân. Trong thời gian sống ở Chiêm Quốc, Huyền Trân và Chế Mân thường đi thưởng ngoạn ở dòng suối này. Do thấy phong cảnh hữu tình và dòng suối đẹp nên Huyền Trân đặt tên là Vĩnh Hảo để nói lên sự giao hảo bền chặt giữa hai nước Việt-Chăm.
Năm 1928 được người Pháp khai thác gọi là Vichy giống như loại nước khoáng nổi tiếng bấy giờ của Pháp. Nước suối Vĩnh Hảo được chính thức nghiên cứu năm 1945. Nước suối Vĩnh Hảo thực sự lớn mạnh khi trở thành một công ty cổ phần tài chính Sài Gòn hợp tác với công ty nước giải khát Tribeco với vốn ban đầu là 10 tỉ đồng.
Bãi biển Cà Ná
Bãi biển Cà Ná nằm sát bờ biển. Cà Ná có vị trí thuận lợi cho việc tham quan, chúng ta có thể dừng chân tại Cà Ná thưởng thức cảnh đẹp và nghỉ ngơi để tiếp tục cho cuộc du ngoạn. Cà Ná có không khí trong lành và cả những hoạt động rất phong phú.
Hành trình trên quốc lộ 1A, khi đến đoạn giáp ranh Bình Thuận- Ninh Thuận, biển Cà Nà hiện ra bát ngát, bao la được mệnh danh là “nàng công chúa ngủ quên”. Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non... cộng với các tuyến đường giao thông uốn lượn qua các eo biển, tạo cho Cà Ná một cảnh quan đầy ngoạn mục với khí hậu nắng ấm quanh năm. Cà Ná có đủ loại hình du lịch leo núi, khám phá những danh lam, di tích còn giữ nguyên nét hoang sơ, du lịch biển, hải đảo... Nước biển Cà Ná xanh thẳm, có độ mặn cao hơn các vùng khác từ 3-40, chỉ cần từ bờ lội ra khơi chừng 20 mét, với độ sâu chỉ khoảng 1-1,5 mét, du khách có thể thỏa sức ngắm các rạn san hô rất đẹp ẩn sau tầng nước. Bãi tắm trải dài xa hút, cát trắng tinh anh, sạch sẽ. Những ghềnh đá hoa cương điểm xuyến thêm nét đẹp đặc trưng của Cà Ná. Chính những ghềnh đá này tạo nên nhiều hang động kỳ bí như: hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, giếng Đục...
Đến đây, du khách sẽ được đắm mình trong dòng nước xanh mát, chiêm ngưỡng những mỏm đá đủ loại hình thù nằm sát mép bờ, chụp ảnh lưu niệm hoặc tổ chức leo núi, thưởng thức các món ăn đặc sản, thăm các danh thắng, các công trình văn hóa đặc sắc, các làng nghề truyền thống của dân tộc Chăm thuộc huyện Ninh Phước, đi thuyền ra đảo Cù Lao Câu, tắm nước khoáng Vĩnh Hảo…
Trong tiếng Chăm có nghĩa là tiên sa. Đây là nơi mà gia đình các vua Chăm Pa thường đến nghỉ ngơi và săn bắt. Hiện nay Cà Ná là một bãi biển đẹp, cát trắng, biển trong xanh. Cà Ná thuộc Bình Thuận và cũng là ranh giới giữa Bình Thuận và Ninh Thuận. Phóng tầm mắt về hướng biển khoảng 6 km chúng ta thấy một hòn đảo nổi lên giữa biển như một chiếc hàng không mẫu hạm: đó chính là Cù Lao Câu một trong những nơi hiện nay có môi trường sinh thái biển tốt nhất Việt Nam hiện nay. Năm 1998 đã được Unessco tài trợ 2 triệu USD để bảo vệ rặng san hô ngầm từ Cù Lao Câu đến Hòn Mun (Khánh Hòa).
Dinh Thầy Thiếm thuộc làng Tam Tân cũ, xã Tân Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Nằm giữa vùng rừng hẻo lánh, trên một bãi cát trắng cách biển 2km. Dinh thầy Thiếm được xây dựng 1879 vào đời Tự Đức và được tôn tạo nhiều lần 1915 – 1924 –1988. Hàng năm ngày 15/9 âm lịch là ngày lễ lớn Dinh Thầy Thiếm. Dinh Thầy Thiếm được công nhận Di tích lịch sử văn hóa vào năm 1994.
Tương truyền thầy tên là Tánh, người làng Qua La, phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Thầy sinh năm 1803 – năm thứ 2 Gia Long – nhà nghèo lận đận trong thi cử nên tầm sư học đạo. Thầy có pháp thuật cao cường. Vào một năm quê hương Thầy nắng hạn đồng khô cỏ cháy, Thầy đã đăng đàn cầu mưa, trời mưa đã làm xóm làng hồi sinh. Theo truyền thuyết làng của Thầy rất nghèo, dân làng ước mơ có một ngôi đình làng. Vào một đêm mưa to gió lớn, sáng ra mọi người thấy cái đình Bát Nhị đã thay thế vị trí ngôi làng Qua La. Quan làng hay tin bắt Thầy giải lên công đường. Thầy bị xử án tử, trước khi bị án tử Thầy xin một tấm vải điều, Thầy niệm chú vẽ hình con rồng trên vải, Thầy bảo Thiếm cùng ngồi trên tấm vải cùng Thầy. Thầy chấm thêm một đôi mắt vào rồng thì tự nhiên rồng bay lên chở Thầy Thiếm về phương Nam trước sự kinh hoàng của dân làng. Khi đến Tam Tần, Thiếm trọ nhà ông Hộ Hai. Thầy dùng bùa phép, Thiếm hái thuốc chữa bệnh cho dân làng. Thầy Thiếm qua đời lúc 77 tuổi. Theo truyền thuyết dinh Thầy quay về hướng Đông nhưng qua một đêm thì quay về hướng Nam, người làng cho là ý Thầy.
Tháp nước Phan Thiết
Đài nước được xây dựng từ cuối năm 1928 đến năm 1934 mới hoàn thành. Thiết kế tháp nước do Hoàng thân của Vương Quốc Lào, nguyên chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Lào Suphanouvong là kỹ sư trưởng khu công chánh Nha Trang. Tháp nước có chiều cao từ nền sân lên đến đỉnh là 32m. Tháp nước có 2 phần: phần trên là bầu dài (bồn nước) hình bát giác, phần dưới là thân đài. Tuy tháp nước được xây dựng đã 70 năm, với sự tàn phá của khí hậu miền biển Phan Thiết và qua các trận bão lũ lịch sử nhưng tháp nước đến nay chất lượng vẫn còn tốt.
Nhà máy nước suối Vĩnh Hảo
Thuộc xã Vĩnh Hảo huyện Tuy Phong, cách QL 1A 1 km. Trước 1975, nước suối Vĩnh Hảo là một trong những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường Đông Nam Á. Dòng suối Vĩnh Hảo được xem là linh thiêng đối với người Chăm xưa.
Năm 1301, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông cùng đoàn Chiêm Quốc du ngoạn, ông đã từng hứa gả con gái là Huyền Trân Công Chúa cho vua Chế Mân. Tháng 6/1306, Chế Mân dâng 2 Châu Ô và Lý để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân. Trong thời gian sống ở Chiêm Quốc, Huyền Trân và Chế Mân thường đi thưởng ngoạn ở dòng suối này. Do thấy phong cảnh hữu tình và dòng suối đẹp nên Huyền Trân đặt tên là Vĩnh Hảo để nói lên sự giao hảo bền chặt giữa hai nước Việt-Chăm.
Năm 1928 được người Pháp khai thác gọi là Vichy giống như loại nước khoáng nổi tiếng bấy giờ của Pháp. Nước suối Vĩnh Hảo được chính thức nghiên cứu năm 1945. Nước suối Vĩnh Hảo thực sự lớn mạnh khi trở thành một công ty cổ phần tài chính Sài Gòn hợp tác với công ty nước giải khát Tribeco với vốn ban đầu là 10 tỉ đồng.
Bãi biển Cà Ná
Bãi biển Cà Ná nằm sát bờ biển. Cà Ná có vị trí thuận lợi cho việc tham quan, chúng ta có thể dừng chân tại Cà Ná thưởng thức cảnh đẹp và nghỉ ngơi để tiếp tục cho cuộc du ngoạn. Cà Ná có không khí trong lành và cả những hoạt động rất phong phú.
Hành trình trên quốc lộ 1A, khi đến đoạn giáp ranh Bình Thuận- Ninh Thuận, biển Cà Nà hiện ra bát ngát, bao la được mệnh danh là “nàng công chúa ngủ quên”. Biển xanh, cát trắng, ghềnh đá, núi non... cộng với các tuyến đường giao thông uốn lượn qua các eo biển, tạo cho Cà Ná một cảnh quan đầy ngoạn mục với khí hậu nắng ấm quanh năm. Cà Ná có đủ loại hình du lịch leo núi, khám phá những danh lam, di tích còn giữ nguyên nét hoang sơ, du lịch biển, hải đảo... Nước biển Cà Ná xanh thẳm, có độ mặn cao hơn các vùng khác từ 3-40, chỉ cần từ bờ lội ra khơi chừng 20 mét, với độ sâu chỉ khoảng 1-1,5 mét, du khách có thể thỏa sức ngắm các rạn san hô rất đẹp ẩn sau tầng nước. Bãi tắm trải dài xa hút, cát trắng tinh anh, sạch sẽ. Những ghềnh đá hoa cương điểm xuyến thêm nét đẹp đặc trưng của Cà Ná. Chính những ghềnh đá này tạo nên nhiều hang động kỳ bí như: hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, giếng Đục...
Đến đây, du khách sẽ được đắm mình trong dòng nước xanh mát, chiêm ngưỡng những mỏm đá đủ loại hình thù nằm sát mép bờ, chụp ảnh lưu niệm hoặc tổ chức leo núi, thưởng thức các món ăn đặc sản, thăm các danh thắng, các công trình văn hóa đặc sắc, các làng nghề truyền thống của dân tộc Chăm thuộc huyện Ninh Phước, đi thuyền ra đảo Cù Lao Câu, tắm nước khoáng Vĩnh Hảo…
Trong tiếng Chăm có nghĩa là tiên sa. Đây là nơi mà gia đình các vua Chăm Pa thường đến nghỉ ngơi và săn bắt. Hiện nay Cà Ná là một bãi biển đẹp, cát trắng, biển trong xanh. Cà Ná thuộc Bình Thuận và cũng là ranh giới giữa Bình Thuận và Ninh Thuận. Phóng tầm mắt về hướng biển khoảng 6 km chúng ta thấy một hòn đảo nổi lên giữa biển như một chiếc hàng không mẫu hạm: đó chính là Cù Lao Câu một trong những nơi hiện nay có môi trường sinh thái biển tốt nhất Việt Nam hiện nay. Năm 1998 đã được Unessco tài trợ 2 triệu USD để bảo vệ rặng san hô ngầm từ Cù Lao Câu đến Hòn Mun (Khánh Hòa).
Bảo Tàng Hồ Chí Minh
Bên cạnh khu di tích, nhà trưng bày về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ cũng được xây dựng và khánh thành năm 1986 Phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh: được khởi công xây dựng năm 1983, nâng cấp năm 1986 và mở cửa đón khách vào ngày 01/06/1998.
Bảo tàng gồm có:
Tầng trệt: phòng trưng bày hình ảnh, tư liệu nói về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ khi ra đời đến năm 1930. Phòng trưng bày những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Thuận. Chân dung những nhân vật đã xây dựng ngôi trường Dục Thanh.
Tầng lầu: Đề cập hoạt động của Bác Hồ sau khi từ nước ngoài trở về Việt Nam cho đến lúc mất.
Bên cạnh khu di tích, nhà trưng bày về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ cũng được xây dựng và khánh thành năm 1986 Phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh: được khởi công xây dựng năm 1983, nâng cấp năm 1986 và mở cửa đón khách vào ngày 01/06/1998.
Bảo tàng gồm có:
Tầng trệt: phòng trưng bày hình ảnh, tư liệu nói về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh từ khi ra đời đến năm 1930. Phòng trưng bày những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Thuận. Chân dung những nhân vật đã xây dựng ngôi trường Dục Thanh.
Tầng lầu: Đề cập hoạt động của Bác Hồ sau khi từ nước ngoài trở về Việt Nam cho đến lúc mất.
Biển Mũi Né
Xét về đường bờ biển giống như số 3 ngược, tạo thành bãi trước và bãi sau, khu vục Hòn Rơm là bãi sau. Hai bãi này tạo ra hai vịnh. Mỗi khi tàu bè ra biển sóng gió thất thường họ thường tìm nơi để tránh gió. Những nơi này là nơi cập bến lý tưởng nên người ta gọi là bãi tránh né tàu, gọi tắt thành Mũi Né. Thứ hai đây là nơi vào lúc cuối đời Bà Nà sống để tránh bon chen của cuộc đời và nơi này được gọi là Né (Nà). Nơi đây tập trung rất nhiều tàu bè, mùa gió Đông bắc neo ở bãi sau, gió Tây Nam neo ở bãi trước.
Biển Mũi Né không lạnh bởi hai dòng hải lưu nóng lạnh. Thời điểm tắm biển thích hợp nhất là vào khoảng tháng 11 vì nếu đi vào tháng 7-8 thì đúng vào mùa sứa đẻ nước biển tanh, nhiều bọt và có màu đen.
Trước đây người dân Phan Thiết không khá lên nổi nhưng kể từ ngày 24/10/1995 khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra (tại Mũi Né và thác Đamry ở Lâm Đồng) thì có rất nhiều người (nhà báo, nhà khoa học, khách du lịch) đến Mũi né vì nơi đây nhật thực toàn phần xảy ra 100%. Những người đến đây phát hiện ra rằng bãi biển Mũi Né giống như một nàng công chúa ngủ trong rừng.
Đồi cát bay
Hoàn toàn do thiên nhiên tạo ra với những hốc cát mênh mông kỳ diệu. Những năm gần đây, trượt cát ở Mũi Né là một thú vui thật sự hấp dẫn mọi người, nhất là với trẻ em và thanh niên. Bạn sẽ được hưởng niềm thú vị bất ngờ cùng những giây phút bay bổng kỳ diệu khi trượt từ đỉnh đồi cát xuống. Wow! Thật tuyệt vời! Khi khách leo lên tới đỉnh đồi cát, đội quân cho thuê ván trượt đã có mặt, mỗi người cầm vài miếng nhựa dẻo và nhanh chóng tiếp thị bằng cách chạy lên những đồi, dốc cao nhất biểu diễn mọi thế ngồi, nằm, bò chúi đầu… không khác gì cảnh trượt tuyết ở châu âu vào mùa đông!
Thời gian tham quan cát thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều (5-6giờ) bởi vì cát giữ nhiệt rất lâu nên nếu leo đồi cát vào buổi trưa thì rất dễ bỏng chân.
Xét về đường bờ biển giống như số 3 ngược, tạo thành bãi trước và bãi sau, khu vục Hòn Rơm là bãi sau. Hai bãi này tạo ra hai vịnh. Mỗi khi tàu bè ra biển sóng gió thất thường họ thường tìm nơi để tránh gió. Những nơi này là nơi cập bến lý tưởng nên người ta gọi là bãi tránh né tàu, gọi tắt thành Mũi Né. Thứ hai đây là nơi vào lúc cuối đời Bà Nà sống để tránh bon chen của cuộc đời và nơi này được gọi là Né (Nà). Nơi đây tập trung rất nhiều tàu bè, mùa gió Đông bắc neo ở bãi sau, gió Tây Nam neo ở bãi trước.
Biển Mũi Né không lạnh bởi hai dòng hải lưu nóng lạnh. Thời điểm tắm biển thích hợp nhất là vào khoảng tháng 11 vì nếu đi vào tháng 7-8 thì đúng vào mùa sứa đẻ nước biển tanh, nhiều bọt và có màu đen.
Trước đây người dân Phan Thiết không khá lên nổi nhưng kể từ ngày 24/10/1995 khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra (tại Mũi Né và thác Đamry ở Lâm Đồng) thì có rất nhiều người (nhà báo, nhà khoa học, khách du lịch) đến Mũi né vì nơi đây nhật thực toàn phần xảy ra 100%. Những người đến đây phát hiện ra rằng bãi biển Mũi Né giống như một nàng công chúa ngủ trong rừng.
Đồi cát bay
Hoàn toàn do thiên nhiên tạo ra với những hốc cát mênh mông kỳ diệu. Những năm gần đây, trượt cát ở Mũi Né là một thú vui thật sự hấp dẫn mọi người, nhất là với trẻ em và thanh niên. Bạn sẽ được hưởng niềm thú vị bất ngờ cùng những giây phút bay bổng kỳ diệu khi trượt từ đỉnh đồi cát xuống. Wow! Thật tuyệt vời! Khi khách leo lên tới đỉnh đồi cát, đội quân cho thuê ván trượt đã có mặt, mỗi người cầm vài miếng nhựa dẻo và nhanh chóng tiếp thị bằng cách chạy lên những đồi, dốc cao nhất biểu diễn mọi thế ngồi, nằm, bò chúi đầu… không khác gì cảnh trượt tuyết ở châu âu vào mùa đông!
Thời gian tham quan cát thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều (5-6giờ) bởi vì cát giữ nhiệt rất lâu nên nếu leo đồi cát vào buổi trưa thì rất dễ bỏng chân.
Bãi đá Ông Địa
Hoàn toàn do thiên nhiên tạo ra nên ở đây có hòn đá nhô ra có hình dáng giống như ông Địa. Trước đây người ta chỉ để thờ sau này mới sơn phết và xây miếu thờ cho ông Địa. Ngày xưa những thương nhân, mặc khách đến đây làm thơ:
Lãng tử rong chơi ngoài biển đá
Giữa ngày xuân quên cả lối về
Biển và em bao giờ cũng thế
Cứ ồn ào xao động mãi lòng anh.
Rừng dừa Hàm Tiến
Dọc theo đường Thủ Khoa Huân ta sẽ bắt gặp rừng dừa xanh mát chạy dọc ôm lấy bãi biển Mũi Né thật đẹp. Những cây dừa ở đây không đứng thẳng như ở đồng bằng mà nghiêng nghiêng dáng như tô điểm cho Mũi Né thêm quyến rũ lòng người. Cũng như những cây dừa nơi khác, dừa Hàm Tiến cũng mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân nơi đây. Ngoài trái dừa với dòng nước mát ngọt thì những bộ phận trên cây dừa đều được sử dụng một cách triệt để. Lá dừa ngoài việc dùng để làm bánh, làm chất đốt, làm hàng rào, còn dùng để dụ cá, làm chổi quét sân. Gáo dừa được sơn phết làm hàng lưu niệm hay chỉ đơn giản là chơi đồ hàng.
Làng gốm Bắc Bình: Hay còn gọi là làng gốm Tam Hiệp thuộc huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Người ta để đất sét đã nhào ướt lên một mặt bàn cố định và đi xung quanh nắn bằng tay. Sau khi dùng tay nắn thành đồ vật, người ta dùng một miếng vải nhúng nước và đi xung quanh nắn miệng vành, nắn kiểu. Sau đó dùng một thanh tre mỏng uốn lại để cạo lớp ngoài tạo hình hoa văn. Cuối cùng người ta đem phơi nắng và đem vào lò nung khoảng 2 tiếng. Làng gốm Bắc Bình cách trung tâm Phan Rí không xa.
Hoàn toàn do thiên nhiên tạo ra nên ở đây có hòn đá nhô ra có hình dáng giống như ông Địa. Trước đây người ta chỉ để thờ sau này mới sơn phết và xây miếu thờ cho ông Địa. Ngày xưa những thương nhân, mặc khách đến đây làm thơ:
Lãng tử rong chơi ngoài biển đá
Giữa ngày xuân quên cả lối về
Biển và em bao giờ cũng thế
Cứ ồn ào xao động mãi lòng anh.
Rừng dừa Hàm Tiến
Dọc theo đường Thủ Khoa Huân ta sẽ bắt gặp rừng dừa xanh mát chạy dọc ôm lấy bãi biển Mũi Né thật đẹp. Những cây dừa ở đây không đứng thẳng như ở đồng bằng mà nghiêng nghiêng dáng như tô điểm cho Mũi Né thêm quyến rũ lòng người. Cũng như những cây dừa nơi khác, dừa Hàm Tiến cũng mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân nơi đây. Ngoài trái dừa với dòng nước mát ngọt thì những bộ phận trên cây dừa đều được sử dụng một cách triệt để. Lá dừa ngoài việc dùng để làm bánh, làm chất đốt, làm hàng rào, còn dùng để dụ cá, làm chổi quét sân. Gáo dừa được sơn phết làm hàng lưu niệm hay chỉ đơn giản là chơi đồ hàng.
Làng gốm Bắc Bình: Hay còn gọi là làng gốm Tam Hiệp thuộc huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Người ta để đất sét đã nhào ướt lên một mặt bàn cố định và đi xung quanh nắn bằng tay. Sau khi dùng tay nắn thành đồ vật, người ta dùng một miếng vải nhúng nước và đi xung quanh nắn miệng vành, nắn kiểu. Sau đó dùng một thanh tre mỏng uốn lại để cạo lớp ngoài tạo hình hoa văn. Cuối cùng người ta đem phơi nắng và đem vào lò nung khoảng 2 tiếng. Làng gốm Bắc Bình cách trung tâm Phan Rí không xa.
Cây Điều
Cây Điều có tên khoa học là: Anacardium occidentale L. Thuộc họ thực vật: Anacardiaceae. Bộ: Rutales. Ở nhiều tỉnh miền Trung, miền Bắc nước ta cây điều còn được gọi là cây đào lộn hột. Sở dĩ có cái tên hơi kỳ quặc như vậy vì nhìn vẻ ngoài trái điều trông giống trái đào và (miền Bắc gọi là quả roi, Nam Bộ gọi là trái mận) có hột nằm phía ngoài. Nhưng thực ra cái mà ta thường gọi là trái chỉ là phần cuống của trái phình to ra còn trái thực lại chính là hạt điều.
Khoảng vài thế kỷ trước đây cây điều vốn dĩ chỉ là một loài cây mọc tự nhiên hoang dại ở miền Đông Bắc Braxin thuộc Nam Mỹ. Cùng nằm trong chi thực vật Anacardium với điều còn có 20 loài cây khác nữa; song chỉ độc nhât có cây điều là cây được sử dụng trong trồng trọt với ý nghĩa là một loài cây ăn trái. Đa số các loài cây trong chi thực vật này, có tới 17 loài gồm cả điều, đều có chung quê hương là Braxin; 3 loài khác thấy mọc ở vùng sông Amazôn thuộc Trung Mỹ. Riêng loài Anacardium encardium là loài độc nhất trong chi thực vật này không phân bố ở Trung và Nam Mỹ mà lại tìm thấy ở bán đảo Malaixia của Châu Á.
Từ lâu người dân địa phương miền Đông Bắc Braxin đã biết thu lượm trái và hạt điều để ăn và nó đã trở thành một khẩu phần quan trọng trong bữa ăn của họ. Tuy nhiên, nguồn thực phẩm này chỉ được thu hoạch bằng cách hái lượm hạt và trái điều từ những cây mọc hoang dã, vì cho tới thời kỳ này điều vẫn chưa phải là một loài cây trồng trọt cung cấp lương thực. Vào thế kỷ thứ 16 khi Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha xâm lược chiế Nam Mỹ các thủy thủ của họ đã mang hạt điều ra khỏi quê hương lãnh thổ của nó đem đến trồng thử tại một số nước thuộc địa ở Trung Mỹ, Đông Phi và Ấn Độ. Vì vậy, có thể thời điểm này là mốc thời gian chuyển cây điều từ trạng thái hoang dã sang dạng cây trồng trọt. Tại các nước Đông Phi, chủ là Môdămbic, Tandania và một phần Kênia người Bồ Đào Nha đã tìm thấy ở những nơi đó các điều kiện sinh thái rất thích hợp cho cây điều phát triển. Còn ở Châu Á, cũng vào thời điểm giữa những năm của thế kỷ 16, người Tây Ban Nha đã đưa những hạt giống điều đầu tiên vào trồng ở vùng bờ biển Malaba của Ấn Độ. Từ vùng trồng khởi đầu này ở Châu Á cây điều đã được di giống lan rộng tới Inđônêxia và các nước Đông Nam Á khác cả do bàn tay con người cũng như do chim, thú tha mang đi.
Suốt mấy trăm năm sau kể từ thời điểm khởi đầu đó cho mãi tới đầu thế kỷ thứ 20 cây điều tuy đã được trồng nhiều ở Đông Phi, Ấn Độ và các nước châu Á khác nhưng mục đích chủ yếu vẫn là nhằm để che phủ đất, chống xói mòn, còn việc sử dụng trái và hạt làm đồ ăn, thức uống chỉ là mục tiêu kết hợp. Đầu thế kỷ 20 những lô hàng nhân hạt điều đầu tiên được đóng gói, bảo quản trong thùng thiếc gắn kín nhập khẩu vào Hoa Kỳ, được thị trường nước này ưa chuộng và bán với giá cao thì các sản phẩm chế biến từ nhân hạt điều mới bắt đầu trở thành hàng hóa buôn bán trên thị trường thế giới. Nhờ đó cây điều đã thực sự trở thành một cây thực phẩm có giá trị và được đầu tư nghiên cứu nhầm cải thiện kỷ thuật gây trồng, cải thiện giống để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Hiện nay đã có hơn 50 nước thuộc vùng nhiệt đới trên thế giới có gây trồng điều với diện tích lớn hoặc nhỏ, phân bố trong giới hạn địa lý từ chí tuyến Bắc xuống đến chí tuyến Nam (khoảng 400) và thường tập trung ở các vùng đất ven biển.
Trong khoảng 15 năm trở lại đây sản lượng bình quân hạt điều trên thế giới ước chừng 400 – 500.000 tấn / năm. Từ giữa những năm 70 trở về trước thì vùng trồng điều đó diện tích lớn nhất và sản lượng hạt điều thô xuất khẩu lớn nhất trên thế giới là thuộc các nước Đông Phi như Môdămbic, Tandania, Kênia, Nigiêria chiếm tới 60% thị phần. Sau đó là tới Ấn Độ ở Châu Á và Braxin ở Châu Mỹ La Tinh. Song, bước vào thập niên 80 do những biến động lớn về điều kiện tự nhiên cũng như xã hội, do vốn đầu tư hạn hẹp nên tình hình sản xuất điều ở các nước Đông Phi bị sút giảm nghiêm trọng. Sản lượng hạt điều của họ hiện nay so với những năm đạt cao nhất vào giữa thập kỷ 70 thì chỉ còn khoảng 15%. Trong khi đó ở Châu Mỹ La Tinh, Braxin nhờ thị trường Bắc Mỹ tiêu thụ mạnh sản phẩm điều của họ nên đang ra sức mở rộng diện tích cũng như đầu tư thâm canh nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Dự kiến cuối thế kỷ này họ sẽ tăng diện tích trồng điều hiện nay đang khoảng 150.000 ha lên xấp xỉ 400.000 ha để đạt sản lượng ước khoảng trên 300.000 tấn / năm. Ở Châu Á, Ấn Độ cũng đang trên đà mở rộng diện tích trồng điều để bù đắp sự sút giảm lượng hạt thô nhập khẩu từ các nước Đông Phi cho các cơ sở chế biến đã ở thế ổn định của họ. Đến cuối thế kỷ này diện tích trồng điều của Ấn Độ có thể đạt tới trên 500.000 ha và sẽ đạt sản lượng hạt thô ước khoảng 300.000 tấn / năm. Việt Nam cũng là một nuớc sản xuất điều phát triển mạnh, hiện đã vượt qua Inđônêxia vươn lên vị trí thứ ba trong số các nước vừa có diện tích trồng điều lớn, vừa có sản lượng cao. Nếu được nhà nước quan tâm thích đáng, đề ra các chính sách kinh tế – kỹ thuật hợp lý nhằm ổn định và mở rộng vùng nguyên liệu củng cố và nâng cao năng lực của các cơ sở chế biến trong nước đồng thời giải quyết tốt khâu xuất khẩu thì ngành hàng điều còn vươn lên mạnh hơn nữa góp phần đáng kể trong hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo và cải thiện môi trường.
Nguồn tiêu thụ sản phầm nhân hạt điều chủ yếu là các nước phát triển, giàu có. Riêng thị trường nước Mỹ hàng năm tiêu thụ khoảng 44.000 – 45.000 tấn nhân hạt điều, chiếm tới trên dưới 65% tổng lượng nhập khẩu toàn thế giới. Số còn lại là các nước Tây Âu khác và Úc, Nhật Bản.
Tuy thị trường nước Mỹ tiêu thụ sản phẩm nhân hạt điều lớn như vậy song họ đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rất nghiêm khắc và chặt chẽ. Có thể nói sản phẩm nhân hạt điều của nước nào được thị trường Mỹ chấp nhật và ưa chuộng sẽ tạo cơ hội cho nước đó phát triển mạnh ngành hàng này và thu được một nguồn lợi kinh tế đáng kể. Mấy năm vừa qua, kể từ khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, sản phẩm nhân hạt điều của nước ta đã có mặt ở thị trường nước này với lượng nhập khẩu ngày càng gia tăng đáng kể. Hiện nay thị trường Mỹ, Canada, Nhật, Úc, Anh, Italia và một số nước Đông Nam Á hàng năm tiêu thụ hơn 60% tổng sản phẩm nhân hạt điều của nước ta. Số còn lại được thị trường Trung Quốc, Đài Loan và HồngKông tiêu thụ. Nhờ vậy chúng ta không còn buộc phải bán hạt điều thô giá rẻ cho Ấn Độ để họ chế biến nhân tái xuất và từ đó chúng ta cũng tăng thêm nguồn thu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Đồng thời tạo ra công ăn việc làm ổn định cho hơn 50.000 người lao động trong nước, góp phần đáng kể cho việc cải thiện đời sống các hộ nông dân nghèo trồng điều.
Chưa tìm thấy tài liệu nào nói đích xác cây điều được di giống đến nước ta từ bao giờ. Có giả thiết cho rằng các giáo sĩ Âu châu khi tiới Việt Nam truyền giáo đã mang theo hạt điều vào nước ta; điều đó có nghĩa là cây điều đã có mặt ở nước ta từ mấy trăm năm nay vào thời kỳ các nước Tây Âu bành trướng thuộc địa ở châu Á và châu Phi. Nhưng cũng có tài liệu lại cho rằng một số chủ đồn điền người Pháp mang hạt điều từ Ấn Độ sang trồng thử tại nước ta chỉ mới hơn một trăm năm nay. Có thể tin được rằng vào thời kỳ đầu đó cây điều đã được trồng thử ở nhiều vùng cả nước ta, miền Bắc cũng như miền Trung và miền Nam. Song do năng lực thích nghi về sinh thái khí hậu nên giống điều chỉ thấy tồn tại ở Nam bộ và cực Nam Trung bộ dưới dạng cây vườn phân tán ở các đồn điền cũ của người Pháp và xung quanh nhà dân.
Suốt trong một thời gian dài do không có thị trường tiêu thụ và do sản lượng không đáng kể nên cây điều chẳng được mấy ai chú ý tối. Đến khi lực lượng quân sự Mỹ ồ ạt xâm chiếm miền Nam vào những năm 60 và đầu thập kỷ 70 vừa qua, một số doanh nhân Hoa Kiều ở Chợ Lớn đã tìm thấy nguồn lợi trong việc chế biến nhân hạt điều cho các tiệm ăn phục vụ binh sĩ Mỹ mới bắt đầu tổ chức thu mua hạt điều của các hộ nông dân và đầu tư chút ít cho việc trồng điều qui mô nhỏ. Tính tới đầu những năm 80 cây điều từ dạng phân tán lẻ tẻ đã được trồng thành vườn nhỏ với tổng diện tích ở Đông Nam bộ và duyên hải Nam Trung bộ lên tới xấp xỉ 1.000 ha, đạt sản lượng khoảng 200 – 300 tấn / năm.
Vào năm 1977 – 1978, do tìm hiểu được thị trường tiêu thụ nên Sở Ngoại thương TpHCM đã xuất được những lô hàng hạt điều thô đầu tiên ra nước ngoài bán với giá cao và tìm thấy ở ngành hàng nông sản này một thế mạnh trên thị trường quốc tế nên đã mạnh dạn đầu tư xây dựng một nông trường trồng điều 300ha ở huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương. Từ đó đã dấy lên một phong trào trồng điều mạnh mẽ ở nhiều địa phương. Đến nay tổng diện tích trồng điều ở nước ta, tính từ phía Nam đèo Hải Vân trở vào mà tập trung chủ yếu là các tỉnh Nam Trung bộ và Đông Nam bộ đã lên tới xấp xỉ 250.000 ha gồm đủ loại cũ có mới có, già có non có, vườn có năng suất cao cũng như vườn thoái hóa. Sản lượng hạt điều thô thu mua được trong hai năm 1996 – 1997, bình quân mỗi năm là 130.000 tấn; dự kiến năm 2.000 có thể đạt 200.000 tấn.
Vào những năm 80 phần lớn sản lượng hạt điều của nước ta đều được xuất bán ra thị trường nước ngoài. Bước qua thập kỷ 90 và đặc biệt là từ 1995 trở lại đây ta đã có hơn 50 cơ sở kinh doanh, chế biến hạt điều với tổng công suất thiết kế để chế biến đạt tới 150.000 tấn nguyên liệu hạt thô / năm. Nhờ đó đã thu hút hầu như toàn bộ sản lượng hạt điều thô cho chế biến trong nước, tỷ lệ xuất nguyên liệu thô hầu như không đáng kể. Chỉ cần duy trì mức phát triển như hiện nay thì tới năm 2000 một số vườn điều mới trồng sẽ bắt đầu cho sản lượng đưa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này lên tới gần 200 triệu đô la Mỹ, tương đương với nửa triệu tấn gạo ngon xuất khẩu.
Như vậy, có thể nói rằng trong một thời gian hết sức ngắn, chưa đầy 20 năm, cây điều ở nước ta từ chỗ chưa được mấy người quan tâm đến nay đã trở thành một loại cây được gây trồng mạnh mẽ, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động cả trong khâu gây trồng cũng như chế biến sản phẩm và cho giá trị kim ngạch xuất khẩu đáng kể. Đồng thời, cũng cần chú ý rằng hiện thời mặt hàng điều của nước ta đã chiếm vị trí cao cả về tổng lượng sản phẩm cũng như phẩm cũng như phẩm chất mặt hàng trên thương trường Quốc tế. Song, cũng trong thời gian ngắn đó đã có biết bao vấn đề khó khăn, trở ngại cả về phương diện khoa học kỹ thuật trong gây trồng và chế biến cũng như về các chính sách kinh tế về mối quan hệ giữa người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa các đơn vị xuất khẩu với bạn hàng nước ngoài đã từng lúc, từng nơi kìm hãm sự phát triển của mặt hàng này; thậm chí đã có địa phương người nông dân chặt bỏ vườn điều của mình vì sản phẩm thu hoạch được bị ép bán giá rẻ không đủ bù chi phí sản xuất. Để cây điều phát triển ổn định, mặt hàng xuất khẩu tăng, sản phẩm có phẩm chất cao thì đã tới lúc nhà nước có sự quan tâm thích đáng cả về phương diện khoa học – kỹ thuật, chính sách kinh tế, điều chỉnh các mối quan hệ trong nội – ngoại thương, cùng với lúa và cao su xem cây điều như một cây nông – công nghiệp chiến lược của nước ta.
Cây Điều có tên khoa học là: Anacardium occidentale L. Thuộc họ thực vật: Anacardiaceae. Bộ: Rutales. Ở nhiều tỉnh miền Trung, miền Bắc nước ta cây điều còn được gọi là cây đào lộn hột. Sở dĩ có cái tên hơi kỳ quặc như vậy vì nhìn vẻ ngoài trái điều trông giống trái đào và (miền Bắc gọi là quả roi, Nam Bộ gọi là trái mận) có hột nằm phía ngoài. Nhưng thực ra cái mà ta thường gọi là trái chỉ là phần cuống của trái phình to ra còn trái thực lại chính là hạt điều.
Khoảng vài thế kỷ trước đây cây điều vốn dĩ chỉ là một loài cây mọc tự nhiên hoang dại ở miền Đông Bắc Braxin thuộc Nam Mỹ. Cùng nằm trong chi thực vật Anacardium với điều còn có 20 loài cây khác nữa; song chỉ độc nhât có cây điều là cây được sử dụng trong trồng trọt với ý nghĩa là một loài cây ăn trái. Đa số các loài cây trong chi thực vật này, có tới 17 loài gồm cả điều, đều có chung quê hương là Braxin; 3 loài khác thấy mọc ở vùng sông Amazôn thuộc Trung Mỹ. Riêng loài Anacardium encardium là loài độc nhất trong chi thực vật này không phân bố ở Trung và Nam Mỹ mà lại tìm thấy ở bán đảo Malaixia của Châu Á.
Từ lâu người dân địa phương miền Đông Bắc Braxin đã biết thu lượm trái và hạt điều để ăn và nó đã trở thành một khẩu phần quan trọng trong bữa ăn của họ. Tuy nhiên, nguồn thực phẩm này chỉ được thu hoạch bằng cách hái lượm hạt và trái điều từ những cây mọc hoang dã, vì cho tới thời kỳ này điều vẫn chưa phải là một loài cây trồng trọt cung cấp lương thực. Vào thế kỷ thứ 16 khi Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha xâm lược chiế Nam Mỹ các thủy thủ của họ đã mang hạt điều ra khỏi quê hương lãnh thổ của nó đem đến trồng thử tại một số nước thuộc địa ở Trung Mỹ, Đông Phi và Ấn Độ. Vì vậy, có thể thời điểm này là mốc thời gian chuyển cây điều từ trạng thái hoang dã sang dạng cây trồng trọt. Tại các nước Đông Phi, chủ là Môdămbic, Tandania và một phần Kênia người Bồ Đào Nha đã tìm thấy ở những nơi đó các điều kiện sinh thái rất thích hợp cho cây điều phát triển. Còn ở Châu Á, cũng vào thời điểm giữa những năm của thế kỷ 16, người Tây Ban Nha đã đưa những hạt giống điều đầu tiên vào trồng ở vùng bờ biển Malaba của Ấn Độ. Từ vùng trồng khởi đầu này ở Châu Á cây điều đã được di giống lan rộng tới Inđônêxia và các nước Đông Nam Á khác cả do bàn tay con người cũng như do chim, thú tha mang đi.
Suốt mấy trăm năm sau kể từ thời điểm khởi đầu đó cho mãi tới đầu thế kỷ thứ 20 cây điều tuy đã được trồng nhiều ở Đông Phi, Ấn Độ và các nước châu Á khác nhưng mục đích chủ yếu vẫn là nhằm để che phủ đất, chống xói mòn, còn việc sử dụng trái và hạt làm đồ ăn, thức uống chỉ là mục tiêu kết hợp. Đầu thế kỷ 20 những lô hàng nhân hạt điều đầu tiên được đóng gói, bảo quản trong thùng thiếc gắn kín nhập khẩu vào Hoa Kỳ, được thị trường nước này ưa chuộng và bán với giá cao thì các sản phẩm chế biến từ nhân hạt điều mới bắt đầu trở thành hàng hóa buôn bán trên thị trường thế giới. Nhờ đó cây điều đã thực sự trở thành một cây thực phẩm có giá trị và được đầu tư nghiên cứu nhầm cải thiện kỷ thuật gây trồng, cải thiện giống để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Hiện nay đã có hơn 50 nước thuộc vùng nhiệt đới trên thế giới có gây trồng điều với diện tích lớn hoặc nhỏ, phân bố trong giới hạn địa lý từ chí tuyến Bắc xuống đến chí tuyến Nam (khoảng 400) và thường tập trung ở các vùng đất ven biển.
Trong khoảng 15 năm trở lại đây sản lượng bình quân hạt điều trên thế giới ước chừng 400 – 500.000 tấn / năm. Từ giữa những năm 70 trở về trước thì vùng trồng điều đó diện tích lớn nhất và sản lượng hạt điều thô xuất khẩu lớn nhất trên thế giới là thuộc các nước Đông Phi như Môdămbic, Tandania, Kênia, Nigiêria chiếm tới 60% thị phần. Sau đó là tới Ấn Độ ở Châu Á và Braxin ở Châu Mỹ La Tinh. Song, bước vào thập niên 80 do những biến động lớn về điều kiện tự nhiên cũng như xã hội, do vốn đầu tư hạn hẹp nên tình hình sản xuất điều ở các nước Đông Phi bị sút giảm nghiêm trọng. Sản lượng hạt điều của họ hiện nay so với những năm đạt cao nhất vào giữa thập kỷ 70 thì chỉ còn khoảng 15%. Trong khi đó ở Châu Mỹ La Tinh, Braxin nhờ thị trường Bắc Mỹ tiêu thụ mạnh sản phẩm điều của họ nên đang ra sức mở rộng diện tích cũng như đầu tư thâm canh nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Dự kiến cuối thế kỷ này họ sẽ tăng diện tích trồng điều hiện nay đang khoảng 150.000 ha lên xấp xỉ 400.000 ha để đạt sản lượng ước khoảng trên 300.000 tấn / năm. Ở Châu Á, Ấn Độ cũng đang trên đà mở rộng diện tích trồng điều để bù đắp sự sút giảm lượng hạt thô nhập khẩu từ các nước Đông Phi cho các cơ sở chế biến đã ở thế ổn định của họ. Đến cuối thế kỷ này diện tích trồng điều của Ấn Độ có thể đạt tới trên 500.000 ha và sẽ đạt sản lượng hạt thô ước khoảng 300.000 tấn / năm. Việt Nam cũng là một nuớc sản xuất điều phát triển mạnh, hiện đã vượt qua Inđônêxia vươn lên vị trí thứ ba trong số các nước vừa có diện tích trồng điều lớn, vừa có sản lượng cao. Nếu được nhà nước quan tâm thích đáng, đề ra các chính sách kinh tế – kỹ thuật hợp lý nhằm ổn định và mở rộng vùng nguyên liệu củng cố và nâng cao năng lực của các cơ sở chế biến trong nước đồng thời giải quyết tốt khâu xuất khẩu thì ngành hàng điều còn vươn lên mạnh hơn nữa góp phần đáng kể trong hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo và cải thiện môi trường.
Nguồn tiêu thụ sản phầm nhân hạt điều chủ yếu là các nước phát triển, giàu có. Riêng thị trường nước Mỹ hàng năm tiêu thụ khoảng 44.000 – 45.000 tấn nhân hạt điều, chiếm tới trên dưới 65% tổng lượng nhập khẩu toàn thế giới. Số còn lại là các nước Tây Âu khác và Úc, Nhật Bản.
Tuy thị trường nước Mỹ tiêu thụ sản phẩm nhân hạt điều lớn như vậy song họ đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rất nghiêm khắc và chặt chẽ. Có thể nói sản phẩm nhân hạt điều của nước nào được thị trường Mỹ chấp nhật và ưa chuộng sẽ tạo cơ hội cho nước đó phát triển mạnh ngành hàng này và thu được một nguồn lợi kinh tế đáng kể. Mấy năm vừa qua, kể từ khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, sản phẩm nhân hạt điều của nước ta đã có mặt ở thị trường nước này với lượng nhập khẩu ngày càng gia tăng đáng kể. Hiện nay thị trường Mỹ, Canada, Nhật, Úc, Anh, Italia và một số nước Đông Nam Á hàng năm tiêu thụ hơn 60% tổng sản phẩm nhân hạt điều của nước ta. Số còn lại được thị trường Trung Quốc, Đài Loan và HồngKông tiêu thụ. Nhờ vậy chúng ta không còn buộc phải bán hạt điều thô giá rẻ cho Ấn Độ để họ chế biến nhân tái xuất và từ đó chúng ta cũng tăng thêm nguồn thu kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Đồng thời tạo ra công ăn việc làm ổn định cho hơn 50.000 người lao động trong nước, góp phần đáng kể cho việc cải thiện đời sống các hộ nông dân nghèo trồng điều.
Chưa tìm thấy tài liệu nào nói đích xác cây điều được di giống đến nước ta từ bao giờ. Có giả thiết cho rằng các giáo sĩ Âu châu khi tiới Việt Nam truyền giáo đã mang theo hạt điều vào nước ta; điều đó có nghĩa là cây điều đã có mặt ở nước ta từ mấy trăm năm nay vào thời kỳ các nước Tây Âu bành trướng thuộc địa ở châu Á và châu Phi. Nhưng cũng có tài liệu lại cho rằng một số chủ đồn điền người Pháp mang hạt điều từ Ấn Độ sang trồng thử tại nước ta chỉ mới hơn một trăm năm nay. Có thể tin được rằng vào thời kỳ đầu đó cây điều đã được trồng thử ở nhiều vùng cả nước ta, miền Bắc cũng như miền Trung và miền Nam. Song do năng lực thích nghi về sinh thái khí hậu nên giống điều chỉ thấy tồn tại ở Nam bộ và cực Nam Trung bộ dưới dạng cây vườn phân tán ở các đồn điền cũ của người Pháp và xung quanh nhà dân.
Suốt trong một thời gian dài do không có thị trường tiêu thụ và do sản lượng không đáng kể nên cây điều chẳng được mấy ai chú ý tối. Đến khi lực lượng quân sự Mỹ ồ ạt xâm chiếm miền Nam vào những năm 60 và đầu thập kỷ 70 vừa qua, một số doanh nhân Hoa Kiều ở Chợ Lớn đã tìm thấy nguồn lợi trong việc chế biến nhân hạt điều cho các tiệm ăn phục vụ binh sĩ Mỹ mới bắt đầu tổ chức thu mua hạt điều của các hộ nông dân và đầu tư chút ít cho việc trồng điều qui mô nhỏ. Tính tới đầu những năm 80 cây điều từ dạng phân tán lẻ tẻ đã được trồng thành vườn nhỏ với tổng diện tích ở Đông Nam bộ và duyên hải Nam Trung bộ lên tới xấp xỉ 1.000 ha, đạt sản lượng khoảng 200 – 300 tấn / năm.
Vào năm 1977 – 1978, do tìm hiểu được thị trường tiêu thụ nên Sở Ngoại thương TpHCM đã xuất được những lô hàng hạt điều thô đầu tiên ra nước ngoài bán với giá cao và tìm thấy ở ngành hàng nông sản này một thế mạnh trên thị trường quốc tế nên đã mạnh dạn đầu tư xây dựng một nông trường trồng điều 300ha ở huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương. Từ đó đã dấy lên một phong trào trồng điều mạnh mẽ ở nhiều địa phương. Đến nay tổng diện tích trồng điều ở nước ta, tính từ phía Nam đèo Hải Vân trở vào mà tập trung chủ yếu là các tỉnh Nam Trung bộ và Đông Nam bộ đã lên tới xấp xỉ 250.000 ha gồm đủ loại cũ có mới có, già có non có, vườn có năng suất cao cũng như vườn thoái hóa. Sản lượng hạt điều thô thu mua được trong hai năm 1996 – 1997, bình quân mỗi năm là 130.000 tấn; dự kiến năm 2.000 có thể đạt 200.000 tấn.
Vào những năm 80 phần lớn sản lượng hạt điều của nước ta đều được xuất bán ra thị trường nước ngoài. Bước qua thập kỷ 90 và đặc biệt là từ 1995 trở lại đây ta đã có hơn 50 cơ sở kinh doanh, chế biến hạt điều với tổng công suất thiết kế để chế biến đạt tới 150.000 tấn nguyên liệu hạt thô / năm. Nhờ đó đã thu hút hầu như toàn bộ sản lượng hạt điều thô cho chế biến trong nước, tỷ lệ xuất nguyên liệu thô hầu như không đáng kể. Chỉ cần duy trì mức phát triển như hiện nay thì tới năm 2000 một số vườn điều mới trồng sẽ bắt đầu cho sản lượng đưa tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này lên tới gần 200 triệu đô la Mỹ, tương đương với nửa triệu tấn gạo ngon xuất khẩu.
Như vậy, có thể nói rằng trong một thời gian hết sức ngắn, chưa đầy 20 năm, cây điều ở nước ta từ chỗ chưa được mấy người quan tâm đến nay đã trở thành một loại cây được gây trồng mạnh mẽ, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động cả trong khâu gây trồng cũng như chế biến sản phẩm và cho giá trị kim ngạch xuất khẩu đáng kể. Đồng thời, cũng cần chú ý rằng hiện thời mặt hàng điều của nước ta đã chiếm vị trí cao cả về tổng lượng sản phẩm cũng như phẩm cũng như phẩm chất mặt hàng trên thương trường Quốc tế. Song, cũng trong thời gian ngắn đó đã có biết bao vấn đề khó khăn, trở ngại cả về phương diện khoa học kỹ thuật trong gây trồng và chế biến cũng như về các chính sách kinh tế về mối quan hệ giữa người sản xuất nguyên liệu với cơ sở chế biến, giữa các đơn vị xuất khẩu với bạn hàng nước ngoài đã từng lúc, từng nơi kìm hãm sự phát triển của mặt hàng này; thậm chí đã có địa phương người nông dân chặt bỏ vườn điều của mình vì sản phẩm thu hoạch được bị ép bán giá rẻ không đủ bù chi phí sản xuất. Để cây điều phát triển ổn định, mặt hàng xuất khẩu tăng, sản phẩm có phẩm chất cao thì đã tới lúc nhà nước có sự quan tâm thích đáng cả về phương diện khoa học – kỹ thuật, chính sách kinh tế, điều chỉnh các mối quan hệ trong nội – ngoại thương, cùng với lúa và cao su xem cây điều như một cây nông – công nghiệp chiến lược của nước ta.
Chùa Hang (Cổ Thạch Tự)
Đầu thế kỷ 19 một vị sư tên Hải Bình từ Phú Yên vào lập Chùa ở đây. Cổ Thạch tự được xây dựng năm 1835 – 1836. Đầu tiên chỉ là một thảo am nhỏ vách ván, lợp lá. Đến thời Vua Thiệu Trị (1841 –1847) cho xây dựng lại và được giữ gìn cho đến nay.
Chùa được xây dựng trên khu đồi núi thấp, nằm ở độ cao 64m so với mặt nước biển, lợi dụng những hang đá để xây dựng chùa. Chùa có diện tích 1.299 m2. Đầu năm 1997 chùa xây dựng thêm nhiều tượng Phật Bà Quan Âm rải rác ven biển tạo phong cảnh đẹp khi đứng nhìn từ chùa Hang.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, chùa Cổ Thạch là nơi dừng chân của các chiến sĩ cách mạng. Trong chùa có tháp thờ những anh hùng liệt sĩ. Ngày 24/12/1993, chùa Hang được bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử Quốc gia.
Suối Vĩnh Hảo:Suối Vĩnh Hảo thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, cách quốc lộ 1A 1 km. Nước suốiVĩnh Hảo trước năm 1975 là một sản phẩm nước khoáng nổi tiếng trên thị trường Đông Nam Á. Dòng suối Vĩnh Hảo được xem là linh thiêng đối với người Chămpa xưa. Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả em gái mình là Trần Huyền Trân cho vua Chămpa là Chế Mân. Chế Mân thường đưa nàng đến đây ngắm cảnh và Huyền Trân đã đặt tên cho dòng suối là Vĩnh Hảo, ý muốn mối giao hảo giữa Đại Việt và Chămpa được bền vững muôn đời. Suối Vĩnh Hảo có nhiệt độ 360C, có các chất khoáng: Natri, Kali, Magie rất có ích cho cơ thể. Năm 1923 người Pháp đem nước thử tại viện Pasteur. Năm 1930 người Pháp chính thức khai thác. Năm 1992 công ty Tribico đầu tư khai thác với công suất 5 triệu lít/năm.
Đầu thế kỷ 19 một vị sư tên Hải Bình từ Phú Yên vào lập Chùa ở đây. Cổ Thạch tự được xây dựng năm 1835 – 1836. Đầu tiên chỉ là một thảo am nhỏ vách ván, lợp lá. Đến thời Vua Thiệu Trị (1841 –1847) cho xây dựng lại và được giữ gìn cho đến nay.
Chùa được xây dựng trên khu đồi núi thấp, nằm ở độ cao 64m so với mặt nước biển, lợi dụng những hang đá để xây dựng chùa. Chùa có diện tích 1.299 m2. Đầu năm 1997 chùa xây dựng thêm nhiều tượng Phật Bà Quan Âm rải rác ven biển tạo phong cảnh đẹp khi đứng nhìn từ chùa Hang.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, chùa Cổ Thạch là nơi dừng chân của các chiến sĩ cách mạng. Trong chùa có tháp thờ những anh hùng liệt sĩ. Ngày 24/12/1993, chùa Hang được bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử Quốc gia.
Suối Vĩnh Hảo:Suối Vĩnh Hảo thuộc xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, cách quốc lộ 1A 1 km. Nước suốiVĩnh Hảo trước năm 1975 là một sản phẩm nước khoáng nổi tiếng trên thị trường Đông Nam Á. Dòng suối Vĩnh Hảo được xem là linh thiêng đối với người Chămpa xưa. Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả em gái mình là Trần Huyền Trân cho vua Chămpa là Chế Mân. Chế Mân thường đưa nàng đến đây ngắm cảnh và Huyền Trân đã đặt tên cho dòng suối là Vĩnh Hảo, ý muốn mối giao hảo giữa Đại Việt và Chămpa được bền vững muôn đời. Suối Vĩnh Hảo có nhiệt độ 360C, có các chất khoáng: Natri, Kali, Magie rất có ích cho cơ thể. Năm 1923 người Pháp đem nước thử tại viện Pasteur. Năm 1930 người Pháp chính thức khai thác. Năm 1992 công ty Tribico đầu tư khai thác với công suất 5 triệu lít/năm.
Hấp dẫn đảo Kê Gà
Ngọn hải đăng trăm tuổi trên đảo Kê Gà sừng sững giữa biển khơi đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến với Bình Thuận. Đứng trên ban-công ở đỉnh hải đăng, phong cảnh một vùng biển mở ra trước mắt du khách đẹp đến sững sờ, hiếm có...
Từ thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đi xe máy hoặc xe buýt dọc theo bờ biển phía Nam khoảng 25 km là đến địa điểm có ngọn hải đăng trăm tuổi này. Hải đăng Kê Gà (có người gọi Khe Gà) nằm trên hòn đảo nhỏ, cách bờ biển khoảng 500 mét. Lúc nước thủy triều xuống, người ta có thể đi bộ ra đảo.
Vùng biển này thường xuyên có tàu thuyền đi ngang, nhất là tàu buôn nước ngoài. Cũng bởi là vùng biển có vị trí hiểm trở, nhiều bãi đá ngầm, người Pháp đã cho xây dựng ngọn hải đăng tại đây để dẫn đường tàu thuyền đánh cá, cảnh báo nguy hiểm đối với tàu buôn. Kỹ sư người Pháp Chnavat là người thiết kế công trình này và được khởi công xây dựng vào tháng 02/1897, đến cuối năm 1898 hải đăng mới hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 1900-đến nay đã 108 năm.
Tháp hải đăng hình bát giác được xây trên đỉnh cao nhất của đảo. Tại tháp đèn có những ô cửa kính dày bao bọc 2 bóng đèn có công suất 2.000w, xoay được 360 độ. Vào lúc trời trong, nhìn từ xa 10km du khách đã có thể thấy ngọn hải đăng sừng sững giữa trời cao. Ban đêm, ánh đèn chiếu sáng đến 22 hải lý.
Lối dẫn vào hải đăng là những bậc thang bằng bê tông, hai bên trồng hàng hoa sứ cổ. Người dân ở đây cho rằng, những cây sứ được trồng ngay sau khi ngọn hải đăng được dựng lên nên gốc cây nào cũng to lớn. Vào bên trong hải đăng, du khách phải bước lên 184 bậc thang xoắn trôn ốc để lên đỉnh. Tại đây, một ban-công rộng rãi mở ra để du khách đứng ngắm biển xanh bao la. Những khu nghỉ dưỡng, bãi đá, bờ biển... trải dài hàng chục cây số đều thu gọn vào tầm mắt. Những mệt mỏi sau khi đi bộ lên các bậc thang cao 54 mét sẽ được xua tan bởi cảnh đẹp của thiên nhiên và làn gió biển mát rượi khiến du khách cảm thấy phấn chấn. Thời điểm lý tưởng nhất trong ngày để lên đỉnh Kê Gà là lúc hoàng hôn. Những người mê biển thường ở lại đảo qua đêm để câu cá, ngắm ánh trăng vằng vặc vào ban đêm bên ngọn lửa hồng và ngắm cảnh bình minh hùng vĩ hiện dần trên mặt biển...
Dù đã có từ rất lâu nhưng hải đăng Kê Gà chưa được nhiều người biết đến. Phần lớn du khách đến Phan Thiết đi thẳng ra Mũi Né nhưng từ khi Mũi Né bị “bao vây” bởi hệ thống các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn thì những người yêu thiên nhiên miền biển có ý thích đi tìm những điểm dừng chân mới. Cuộc đổ bộ của du khách và các nhà đầu tư vào phía Nam Phan Thiết bắt đầu từ đó. Nhiều khu nghỉ dưỡng đã mọc lên nhưng đều có phong cách kiến trúc tôn trọng thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa giữa người và biển.
Việc đưa người ra ngọn hải đăng tham quan hiện nay chưa nằm trong tua, tuyến của hãng lữ hành lớn nào mà chủ yếu do người dân địa phương làm theo kiểu tự phát. Lên xuống tàu để ra hải đăng và trở lại đất liền không được thuận tiện, nhất là với người lớn tuổi. Hai đầu bến vẫn chưa có cầu tàu. Du khách phải xắn quần lội nước để leo lên tàu... Nhưng chắc chắn trong thời gian không xa nữa, Kê Gà sẽ có tên trong danh sách các tour du lịch và đây sẽ là điểm đến hấp dẫn với mỗi du khách khi đến Bình Thuận.
Ngọn hải đăng trăm tuổi trên đảo Kê Gà sừng sững giữa biển khơi đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến với Bình Thuận. Đứng trên ban-công ở đỉnh hải đăng, phong cảnh một vùng biển mở ra trước mắt du khách đẹp đến sững sờ, hiếm có...
Từ thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) đi xe máy hoặc xe buýt dọc theo bờ biển phía Nam khoảng 25 km là đến địa điểm có ngọn hải đăng trăm tuổi này. Hải đăng Kê Gà (có người gọi Khe Gà) nằm trên hòn đảo nhỏ, cách bờ biển khoảng 500 mét. Lúc nước thủy triều xuống, người ta có thể đi bộ ra đảo.
Vùng biển này thường xuyên có tàu thuyền đi ngang, nhất là tàu buôn nước ngoài. Cũng bởi là vùng biển có vị trí hiểm trở, nhiều bãi đá ngầm, người Pháp đã cho xây dựng ngọn hải đăng tại đây để dẫn đường tàu thuyền đánh cá, cảnh báo nguy hiểm đối với tàu buôn. Kỹ sư người Pháp Chnavat là người thiết kế công trình này và được khởi công xây dựng vào tháng 02/1897, đến cuối năm 1898 hải đăng mới hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 1900-đến nay đã 108 năm.
Tháp hải đăng hình bát giác được xây trên đỉnh cao nhất của đảo. Tại tháp đèn có những ô cửa kính dày bao bọc 2 bóng đèn có công suất 2.000w, xoay được 360 độ. Vào lúc trời trong, nhìn từ xa 10km du khách đã có thể thấy ngọn hải đăng sừng sững giữa trời cao. Ban đêm, ánh đèn chiếu sáng đến 22 hải lý.
Lối dẫn vào hải đăng là những bậc thang bằng bê tông, hai bên trồng hàng hoa sứ cổ. Người dân ở đây cho rằng, những cây sứ được trồng ngay sau khi ngọn hải đăng được dựng lên nên gốc cây nào cũng to lớn. Vào bên trong hải đăng, du khách phải bước lên 184 bậc thang xoắn trôn ốc để lên đỉnh. Tại đây, một ban-công rộng rãi mở ra để du khách đứng ngắm biển xanh bao la. Những khu nghỉ dưỡng, bãi đá, bờ biển... trải dài hàng chục cây số đều thu gọn vào tầm mắt. Những mệt mỏi sau khi đi bộ lên các bậc thang cao 54 mét sẽ được xua tan bởi cảnh đẹp của thiên nhiên và làn gió biển mát rượi khiến du khách cảm thấy phấn chấn. Thời điểm lý tưởng nhất trong ngày để lên đỉnh Kê Gà là lúc hoàng hôn. Những người mê biển thường ở lại đảo qua đêm để câu cá, ngắm ánh trăng vằng vặc vào ban đêm bên ngọn lửa hồng và ngắm cảnh bình minh hùng vĩ hiện dần trên mặt biển...
Dù đã có từ rất lâu nhưng hải đăng Kê Gà chưa được nhiều người biết đến. Phần lớn du khách đến Phan Thiết đi thẳng ra Mũi Né nhưng từ khi Mũi Né bị “bao vây” bởi hệ thống các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn thì những người yêu thiên nhiên miền biển có ý thích đi tìm những điểm dừng chân mới. Cuộc đổ bộ của du khách và các nhà đầu tư vào phía Nam Phan Thiết bắt đầu từ đó. Nhiều khu nghỉ dưỡng đã mọc lên nhưng đều có phong cách kiến trúc tôn trọng thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa giữa người và biển.
Việc đưa người ra ngọn hải đăng tham quan hiện nay chưa nằm trong tua, tuyến của hãng lữ hành lớn nào mà chủ yếu do người dân địa phương làm theo kiểu tự phát. Lên xuống tàu để ra hải đăng và trở lại đất liền không được thuận tiện, nhất là với người lớn tuổi. Hai đầu bến vẫn chưa có cầu tàu. Du khách phải xắn quần lội nước để leo lên tàu... Nhưng chắc chắn trong thời gian không xa nữa, Kê Gà sẽ có tên trong danh sách các tour du lịch và đây sẽ là điểm đến hấp dẫn với mỗi du khách khi đến Bình Thuận.
Nước khoáng Vĩnh Hảo với truyền thuyết Huyền Trân Công Chúa
Có
lẽ ít ai biết rằng, cái tên Vĩnh Hảo đầy ấn tượng ấy lại do chính Huyền
Trân Công Chúa đặt cho dòng suối nóng Eamu đầy thơ mộng từ đầu thế kỷ
14, nhân chuyến “ngao du sơn thủy” cùng chồng là vua Chiêm Chế Mân bên
dòng suối (chính dòng suối Eamu huyền thoại ngày xưa, nay là dòng nước
khoáng Vĩnh Hảo). Và khi nhắc đến Huyền Trân Công Chúa đã gợi cho chúng
ta những hình ảnh đẹp của một vị công chúa “sắc nước hương trời” nhưng
cũng rất “hồng nhan bạc mệnh” này… Huyền thoại một truyền thuyết bắt đầu
từ đây…
Nếu ai đã từng đặt chân đến Vĩnh hảo, tỉnh Bình Thuận có lẽ sẽ không bao giờ quên phong cảnh thiên nhiên đặc sắc với núi non hùng vĩ, trùng điệp, nhiều hang động, chùa tháp… hòa quyện cùng với biển cả mênh mông. Vĩnh Hảo, nơi “giao hòa” giữa dãy Trường Sơn với biển Đông, đã tạo nên một hình tượng thật độc đáo “sơn thủy hữu tình” như một bức tranh đầy quyến rũ và huyền thoại…
Có lẽ ít ai biết rằng, cái tên Vĩnh Hảo đầy ấn tượng ấy lại do chính Huyền Trân Công Chúa đặt cho dòng suối nóng Eamu đầy thơ mộng từ đầu thế kỷ 14, nhân chuyến “ngao du sơn thủy” cùng chồng là vua Chiêm Chế Mân bên dòng suối (chính dòng suối Eamu huyền thoại ngày xưa, nay là dòng nước khoáng Vĩnh Hảo). Và khi nhắc đến Huyền Trân Công Chúa đã gợi cho chúng ta những hình ảnh đẹp của một vị công chúa “sắc nước hương trời” nhưng cũng rất “hồng nhan bạc mệnh” này… Huyền thoại một truyền thuyết bắt đầu từ đây…
Tuân lệnh vua cha, Công Chúa Huyền Trân đã thực hiện một sứ mệnh cao cả cho tổ quốc, chấp nhận “rẽ thúy chia duyên”, từ giã người yêu lý tưởng trong nước mắt, đó là võ tướng Trần Khắc Chung, để lên đường sánh duyên cùng vua Chiêm Chế Mân. Dù được tôn vinh là Hoàng hậu, rất được vua Chiêm sủng ái, nhưng lòng dạ Huyền Trân Công Chúa luôn bồn chồn hướng về tổ quốc, nơi có quê hương đất tổ và đặc biệt là người yêu cũng đang ngày đêm ngóng trông.
Hiểu được nỗi lòng của Công chúa nên Nhà vua đã truyền lệnh cho xây dựng một cung cấm với hồ tắm bên dòng suối Eamu huyền thoại. Nhờ tắm và uống dòng suối Eamu huyền thoại đã làm cho công chúa vơi đi nỗi nhớ quê nhà và càng lúc càng trở nên xinh đẹp.
Năm 1928, người Pháp sau khi nghiên cứu, đã phát hiện ra chất lượng tuyệt vời của nước khoáng Vĩnh Hảo, ngang tầm với nước khoáng Vichy của Pháp. Và từ đó, họ đã bắt tay vào khai thác thương mại, Vichy Vĩnh Hảo Việt Nam ra đời từ đó.
Trải qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm, nước khoáng Vĩnh Hảo luôn tự khẳng định mình để đi lên và thương hiệu Vĩnh Hảo đã không những đứng vững trên thị trường trong nước mà còn vươn ra cả thị trường thế giới. Nước khoáng Vĩnh Hảo luôn tự hào là nước khoáng duy nhất Việt Nam đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Úc, Đài Loan, Hồng Kông do chất lượng tuyệt hảo và đạt tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế.
Từ một nhà máy lạc hậu do người Pháp để lại, Công ty đã mạnh dạn đưa vào đầu tư một dây chuyền sản xuất hiện đại của Mỹ. Vĩnh Hảo là nước khoáng đầu tiên đạt các tiêu chuẩn ISO 9002-2000 và đang phấn đấu đạt các tiêu chuẩn của HAACP-2005, sản lượng luôn phấn đấu đạt và vượt công suất thiết kế.
Nước khoáng Vĩnh Hảo là nước khoáng duy nhất của Việt Nam có gas tự nhiên, hàm lượng Bicarbonat (HCO3) cao. Ngoài ra, còn có một số nguyên tố vi lượng có ích khác, có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt, giúp tiêu hóa và lợi tiểu, làm đẹp làn da và hỗ trợ trị bệnh đau dạ dày. Theo kết quả nghiên cứu, nước khoáng Vĩnh Hảo có chất lượng ổn định từ năm 1928 đến nay. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hiện nay, Vĩnh Hảo có 20 sản phẩm các loại, đáp ứng tốt nhất các thị hiếu của người tiêu dùng.
Nếu ai đã từng đặt chân đến Vĩnh hảo, tỉnh Bình Thuận có lẽ sẽ không bao giờ quên phong cảnh thiên nhiên đặc sắc với núi non hùng vĩ, trùng điệp, nhiều hang động, chùa tháp… hòa quyện cùng với biển cả mênh mông. Vĩnh Hảo, nơi “giao hòa” giữa dãy Trường Sơn với biển Đông, đã tạo nên một hình tượng thật độc đáo “sơn thủy hữu tình” như một bức tranh đầy quyến rũ và huyền thoại…
Có lẽ ít ai biết rằng, cái tên Vĩnh Hảo đầy ấn tượng ấy lại do chính Huyền Trân Công Chúa đặt cho dòng suối nóng Eamu đầy thơ mộng từ đầu thế kỷ 14, nhân chuyến “ngao du sơn thủy” cùng chồng là vua Chiêm Chế Mân bên dòng suối (chính dòng suối Eamu huyền thoại ngày xưa, nay là dòng nước khoáng Vĩnh Hảo). Và khi nhắc đến Huyền Trân Công Chúa đã gợi cho chúng ta những hình ảnh đẹp của một vị công chúa “sắc nước hương trời” nhưng cũng rất “hồng nhan bạc mệnh” này… Huyền thoại một truyền thuyết bắt đầu từ đây…
Tuân lệnh vua cha, Công Chúa Huyền Trân đã thực hiện một sứ mệnh cao cả cho tổ quốc, chấp nhận “rẽ thúy chia duyên”, từ giã người yêu lý tưởng trong nước mắt, đó là võ tướng Trần Khắc Chung, để lên đường sánh duyên cùng vua Chiêm Chế Mân. Dù được tôn vinh là Hoàng hậu, rất được vua Chiêm sủng ái, nhưng lòng dạ Huyền Trân Công Chúa luôn bồn chồn hướng về tổ quốc, nơi có quê hương đất tổ và đặc biệt là người yêu cũng đang ngày đêm ngóng trông.
Hiểu được nỗi lòng của Công chúa nên Nhà vua đã truyền lệnh cho xây dựng một cung cấm với hồ tắm bên dòng suối Eamu huyền thoại. Nhờ tắm và uống dòng suối Eamu huyền thoại đã làm cho công chúa vơi đi nỗi nhớ quê nhà và càng lúc càng trở nên xinh đẹp.
Năm 1928, người Pháp sau khi nghiên cứu, đã phát hiện ra chất lượng tuyệt vời của nước khoáng Vĩnh Hảo, ngang tầm với nước khoáng Vichy của Pháp. Và từ đó, họ đã bắt tay vào khai thác thương mại, Vichy Vĩnh Hảo Việt Nam ra đời từ đó.
Trải qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm, nước khoáng Vĩnh Hảo luôn tự khẳng định mình để đi lên và thương hiệu Vĩnh Hảo đã không những đứng vững trên thị trường trong nước mà còn vươn ra cả thị trường thế giới. Nước khoáng Vĩnh Hảo luôn tự hào là nước khoáng duy nhất Việt Nam đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Úc, Đài Loan, Hồng Kông do chất lượng tuyệt hảo và đạt tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế.
Từ một nhà máy lạc hậu do người Pháp để lại, Công ty đã mạnh dạn đưa vào đầu tư một dây chuyền sản xuất hiện đại của Mỹ. Vĩnh Hảo là nước khoáng đầu tiên đạt các tiêu chuẩn ISO 9002-2000 và đang phấn đấu đạt các tiêu chuẩn của HAACP-2005, sản lượng luôn phấn đấu đạt và vượt công suất thiết kế.
Nước khoáng Vĩnh Hảo là nước khoáng duy nhất của Việt Nam có gas tự nhiên, hàm lượng Bicarbonat (HCO3) cao. Ngoài ra, còn có một số nguyên tố vi lượng có ích khác, có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt, giúp tiêu hóa và lợi tiểu, làm đẹp làn da và hỗ trợ trị bệnh đau dạ dày. Theo kết quả nghiên cứu, nước khoáng Vĩnh Hảo có chất lượng ổn định từ năm 1928 đến nay. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hiện nay, Vĩnh Hảo có 20 sản phẩm các loại, đáp ứng tốt nhất các thị hiếu của người tiêu dùng.
Dinh Thầy Thím - huyền thoại giữa đời thường
Nếp
nhà ấy bình dị như một mái nhà quê luôn trông ngóng người ở xa trở về.
Dinh Thầy - Thím (xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận) vẫn như một mái
ấm của cả dân làng Tam Tân từ hàng trăm năm qua, và rồi để những ai trở
về đây như tìm về một chốn bình yên cho tâm hồn... Đặt chân đến cổng
tam quan dinh trời đã về chiều của một ngày hè giữa tháng 7, những tia
nắng le lói cuối ngày tỏa sáng rạng rỡ mái rồng cổng dinh trước khi sụp
tắt. Thế mà từng đoàn du khách vẫn nối nhau lũ lượt qua cổng dinh, mang
lễ vật về thăm nếp nhà xưa. So với một ngày hè của 15 năm trước, khi lần
đầu cùng người bạn địa phương ngồi xe máy tìm đường đến thăm dinh, giờ
đây khu vực quần thể dinh đã khang trang hơn rất nhiều.
Trong ký ức của tôi vẫn còn lưu giữ hình ảnh con đường đất bụi mù dẫn vào cổng dinh, hai bên là hàng dài những người buôn bán đồ cúng và hàng quà vặt khi về thăm dinh năm ấy. Con đường đỏ bụi ngày xưa giờ đã thay bằng đường đổ nhựa đen bóng. Không còn những hàng quà rong ngồi hai bên lối vào tam quan, song vẫn còn nạn chèo kéo du khách mua vé số và giả dạng ăn xin lê lết ngoài cổng dinh, làm mất đi phần nào nét đẹp thâm trầm của vùng đất huyền thoại trong mắt du khách.
Bỏ qua hết mọi tục lụy cõi trần bước vào tam quan, băng qua khoảng sân gạch tàu đỏ lóa nắng chiều, đoàn du khách gồm cả người già, trẻ con, người trung niên, thanh niên, thiếu nữ trang nghiêm bước vào sau bức án phong, kính cẩn nghiêng mình trước những lư hương nghi ngút khói hương lòng thành tưởng nhớ người xưa.
Phía trước miếu thờ thành hoàng nằm chếch mé trái chánh điện, vài cụ già đang ngồi nhắc chuyện xóm làng xưa. Dưới gốc cây bồ đề cổ thụ râm mát cả một khoảng sân sau miếu thờ thành hoàng, vài du khách trung niên đang say sưa nghiền ngẫm tích truyện kể về huyền thoại thầy - thím giữa đời thường viết trên tấm bảng treo trang trọng trên thân cổ thụ.
Người dân truyền tai nhau truyền thuyết, rằng ngày xưa, ở Quảng Nam có một đạo sĩ giàu lòng nhân ái, võ thuật hơn người, thường có những nghĩa cử cao đẹp rất được dân làng mến mộ. Vì bị nhà vua xử oan ức, đạo sĩ cùng vợ phiêu dạt vào phương Nam lánh nạn. Làng Tam Tân trù phú trở thành nơi dừng chân của nhà đạo sĩ có tài và chuyên cứu giúp dân lành.
Cũng vì giúp dân làng dời ngôi đình khang trang thờ thần hoàng ở làng kế bên về mà thầy bị vua xử phạt "tam ban triều điển" (chém chết, uống thuốc độc hoặc treo cổ), phải rời làng quê cũ lưu lạc vào làng Tam Tân, thuộc xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận ngày nay. Dân gian còn lưu truyền rằng, thầy - thím rời làng quê cũ bằng dải lụa vua ban để khép tội chết mà khi đến tay thầy bỗng hóa thành rồng. Thầy - thím cưỡi lên dải lụa - rồng ấy mà bay vào phương Nam.
Những ngày đến lập nghiệp ở làng Tam Tân, thầy ở trọ nhà ông Hộ Hai làm nghề đốn củi, đóng ghe, bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Điều lạ lùng là lúc nào thầy cũng mang theo bên mình quả bầu khô. Một lần thầy vội vã vào rừng không mang theo quả bầu, chủ nhà bèn lén lấy mở ra xem, bỗng lửa phụt ra thiêu rụi cả căn nhà.
Từ đó thầy - thím dời hẳn vào rừng sâu, dùng phép thuật để chữa bệnh, đóng ghe thuyền cho ngư dân, trấn áp bọn gian thương và nhà giàu cứu giúp dân nghèo. Quanh khu rừng cả ngày vang lên tiếng đục đẽo gỗ như có cả một đội quân cùng đóng ghe thuyền, nhưng chưa bao giờ dân làng thấy một người giúp việc nào của thầy.Có một mạch nước nhỏ dài hơn 3 km chảy từ cánh rừng thầy đóng ghe ra đến biển mà dân làng truyền tụng do thầy tạo ra bằng cây gậy phù phép của đạo sĩ để đưa ghe ra biển. Lạch nước ấy ngày nay vẫn còn, dân gian gọi là "đường lướt ván". Còn nhiều câu chuyện về lòng nhân ái của thầy như trừng phạt bọn buôn gạo lợi dụng năm mất mùa bóp chẹt dân nghèo, cứu giúp dân chài trong cơn sóng to, gió dữ... Thầy còn cảm hóa cả thú rừng vốn là nỗi lo sợ của những người khai phá thiên nhiên hoang dã thời ấy.
Một ngày mùa thu, được tin thầy - thím qua đời, dân làng vội vã tìm đến thì đã thấy hai ngôi mộ bằng cát trắng tinh do thú dữ vun đắp thành ở khu rừng Bàu Thông. Hàng năm cứ đến mùng 5 tháng giêng âm lịch, người ta thường thấy có đôi bạch hổ - hắc hổ thường về nằm phủ phục canh gác mộ. Khi đôi hổ qua đời, dân làng cũng an táng ngay sau mộ thầy - thím để tưởng nhớ hai con vật tận trung với người.
Nhớ công đức thầy - thím, những người đã có công khai phá vùng đất mới, người dân địa phương lập đền thờ ở khu rừng Bàu Cái gần nơi hai người tạ thế. Ngày 15-9 âm lịch hàng năm là ngày lễ Tế Thu thầy - thím. Đến đời Thành Thái năm thứ 18, nhà vua đã xem lại án xử trước đây và ban sắc phong cho thầy - thím là "Chí đức tiên sinh, chí đức nương nương tôn thần".
Trong ký ức của tôi vẫn còn lưu giữ hình ảnh con đường đất bụi mù dẫn vào cổng dinh, hai bên là hàng dài những người buôn bán đồ cúng và hàng quà vặt khi về thăm dinh năm ấy. Con đường đỏ bụi ngày xưa giờ đã thay bằng đường đổ nhựa đen bóng. Không còn những hàng quà rong ngồi hai bên lối vào tam quan, song vẫn còn nạn chèo kéo du khách mua vé số và giả dạng ăn xin lê lết ngoài cổng dinh, làm mất đi phần nào nét đẹp thâm trầm của vùng đất huyền thoại trong mắt du khách.
Bỏ qua hết mọi tục lụy cõi trần bước vào tam quan, băng qua khoảng sân gạch tàu đỏ lóa nắng chiều, đoàn du khách gồm cả người già, trẻ con, người trung niên, thanh niên, thiếu nữ trang nghiêm bước vào sau bức án phong, kính cẩn nghiêng mình trước những lư hương nghi ngút khói hương lòng thành tưởng nhớ người xưa.
Phía trước miếu thờ thành hoàng nằm chếch mé trái chánh điện, vài cụ già đang ngồi nhắc chuyện xóm làng xưa. Dưới gốc cây bồ đề cổ thụ râm mát cả một khoảng sân sau miếu thờ thành hoàng, vài du khách trung niên đang say sưa nghiền ngẫm tích truyện kể về huyền thoại thầy - thím giữa đời thường viết trên tấm bảng treo trang trọng trên thân cổ thụ.
Người dân truyền tai nhau truyền thuyết, rằng ngày xưa, ở Quảng Nam có một đạo sĩ giàu lòng nhân ái, võ thuật hơn người, thường có những nghĩa cử cao đẹp rất được dân làng mến mộ. Vì bị nhà vua xử oan ức, đạo sĩ cùng vợ phiêu dạt vào phương Nam lánh nạn. Làng Tam Tân trù phú trở thành nơi dừng chân của nhà đạo sĩ có tài và chuyên cứu giúp dân lành.
Cũng vì giúp dân làng dời ngôi đình khang trang thờ thần hoàng ở làng kế bên về mà thầy bị vua xử phạt "tam ban triều điển" (chém chết, uống thuốc độc hoặc treo cổ), phải rời làng quê cũ lưu lạc vào làng Tam Tân, thuộc xã Tân Tiến, thị xã La Gi, Bình Thuận ngày nay. Dân gian còn lưu truyền rằng, thầy - thím rời làng quê cũ bằng dải lụa vua ban để khép tội chết mà khi đến tay thầy bỗng hóa thành rồng. Thầy - thím cưỡi lên dải lụa - rồng ấy mà bay vào phương Nam.
Những ngày đến lập nghiệp ở làng Tam Tân, thầy ở trọ nhà ông Hộ Hai làm nghề đốn củi, đóng ghe, bốc thuốc chữa bệnh cứu người. Điều lạ lùng là lúc nào thầy cũng mang theo bên mình quả bầu khô. Một lần thầy vội vã vào rừng không mang theo quả bầu, chủ nhà bèn lén lấy mở ra xem, bỗng lửa phụt ra thiêu rụi cả căn nhà.
Từ đó thầy - thím dời hẳn vào rừng sâu, dùng phép thuật để chữa bệnh, đóng ghe thuyền cho ngư dân, trấn áp bọn gian thương và nhà giàu cứu giúp dân nghèo. Quanh khu rừng cả ngày vang lên tiếng đục đẽo gỗ như có cả một đội quân cùng đóng ghe thuyền, nhưng chưa bao giờ dân làng thấy một người giúp việc nào của thầy.Có một mạch nước nhỏ dài hơn 3 km chảy từ cánh rừng thầy đóng ghe ra đến biển mà dân làng truyền tụng do thầy tạo ra bằng cây gậy phù phép của đạo sĩ để đưa ghe ra biển. Lạch nước ấy ngày nay vẫn còn, dân gian gọi là "đường lướt ván". Còn nhiều câu chuyện về lòng nhân ái của thầy như trừng phạt bọn buôn gạo lợi dụng năm mất mùa bóp chẹt dân nghèo, cứu giúp dân chài trong cơn sóng to, gió dữ... Thầy còn cảm hóa cả thú rừng vốn là nỗi lo sợ của những người khai phá thiên nhiên hoang dã thời ấy.
Một ngày mùa thu, được tin thầy - thím qua đời, dân làng vội vã tìm đến thì đã thấy hai ngôi mộ bằng cát trắng tinh do thú dữ vun đắp thành ở khu rừng Bàu Thông. Hàng năm cứ đến mùng 5 tháng giêng âm lịch, người ta thường thấy có đôi bạch hổ - hắc hổ thường về nằm phủ phục canh gác mộ. Khi đôi hổ qua đời, dân làng cũng an táng ngay sau mộ thầy - thím để tưởng nhớ hai con vật tận trung với người.
Nhớ công đức thầy - thím, những người đã có công khai phá vùng đất mới, người dân địa phương lập đền thờ ở khu rừng Bàu Cái gần nơi hai người tạ thế. Ngày 15-9 âm lịch hàng năm là ngày lễ Tế Thu thầy - thím. Đến đời Thành Thái năm thứ 18, nhà vua đã xem lại án xử trước đây và ban sắc phong cho thầy - thím là "Chí đức tiên sinh, chí đức nương nương tôn thần".
Huyền
thoại về thầy - thím còn lưu truyền mãi giữa dân gian ý nghĩa và giá
trị của lẽ phải, đạo lý, sự công bằng và chuẩn mực xã hội, lưu lại cho
mọi thế hệ nét đẹp nhân cách, tuần phong mỹ tục của nếp làng xưa. Ngày
nay khi đến tham quan quần thể thắng tích này, người ta vẫn còn tìm gặp
được nhiều di tích gắn với những truyền thuyết về vợ chồng đạo sĩ như
gốc cây thầy ngồi đẽo thuyền, đường lướt ván, bốn ngôi mộ bằng cát trắng
phau của thầy - thím và đôi bạch hổ - hắc hổ nằm không xa dinh, tượng
đôi hổ ngồi chầu...
Dinh Thầy - Thím ban đầu được làm bằng tranh lá đơn sơ vào đầu thế kỷ thứ 19, về sau dân làng mới xây dựng lại khang trang hơn. Những dòng Hán văn cổ chạm khắc trên xà cò chính điện cho thấy dinh được xây dựng vào ngày 25-12-1879 (nhằm năm Tự Đức thứ 32). Từ ngày ấy đến nay, dinh đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.
Các công trình kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ các đường nét trang trí nội - ngoại thất thể hiện rõ nét kiểu cách kiến trúc cung đình. Đôi tượng đá bạch hổ - hắc hổ, các phù điêu tứ linh, bát tiên... được bố trí hài hòa mang lại cảm giác trang nghiêm và gần gũi. Giá trị văn hóa, lịch sử của Dinh Thầy - Thím đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 27-9-1997.
Vào hai ngày lễ lớn hàng năm ở Dinh Thầy - Thím (lễ tảo mộ mùng 5 tháng giêng âm lịch và lễ Tế Thu vào ngày 14 và 15 tháng 9 âm lịch, nhiều sinh hoạt văn hóa sôi nổi thu hút khách thập phương đổ về: chèo bả trạo, diễn xướng tích thầy, biểu diễn võ thuật, lân múa thi tài, phóng sinh thả chim về rừng, rước xe hoa trang trí theo những truyền thuyết về cuộc đời thầy - thím quanh đường làng Tam Tân, nơi xưa kia hai người sinh sống, lao động và cứu giúp dân làng...
Những ngày lễ tế hàng năm ở ngôi dinh cổ kính ấy đã thực sự trở thành ngày hội văn hóa lớn của La Gi, thu hút vài trăm ngàn khách du lịch bốn phương dự hội trong dịp lễ.Tiếng thơm đồn xa, du khách khắp nơi đổ về Dinh Thầy Thím ngày càng đông và hầu khắp các tháng trong năm. Không chỉ cuốn hút bởi giá trị văn hóa - lịch sử, đây còn là điểm đến hấp dẫn bởi khu di tích nằm gối đầu vào núi rừng xanh thẳm, duỗi dài về phía biển xanh cát trắng xa xa.
Bãi biển Tam Tân cách dinh chỉ vài cây số gọi mời khách đường xa đến vẫy vùng giữa làn nước trong xanh và tận hưởng không khí trong lành của làng quê ven biển an lành.
Dinh Thầy - Thím ban đầu được làm bằng tranh lá đơn sơ vào đầu thế kỷ thứ 19, về sau dân làng mới xây dựng lại khang trang hơn. Những dòng Hán văn cổ chạm khắc trên xà cò chính điện cho thấy dinh được xây dựng vào ngày 25-12-1879 (nhằm năm Tự Đức thứ 32). Từ ngày ấy đến nay, dinh đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.
Các công trình kiến trúc với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ các đường nét trang trí nội - ngoại thất thể hiện rõ nét kiểu cách kiến trúc cung đình. Đôi tượng đá bạch hổ - hắc hổ, các phù điêu tứ linh, bát tiên... được bố trí hài hòa mang lại cảm giác trang nghiêm và gần gũi. Giá trị văn hóa, lịch sử của Dinh Thầy - Thím đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào ngày 27-9-1997.
Vào hai ngày lễ lớn hàng năm ở Dinh Thầy - Thím (lễ tảo mộ mùng 5 tháng giêng âm lịch và lễ Tế Thu vào ngày 14 và 15 tháng 9 âm lịch, nhiều sinh hoạt văn hóa sôi nổi thu hút khách thập phương đổ về: chèo bả trạo, diễn xướng tích thầy, biểu diễn võ thuật, lân múa thi tài, phóng sinh thả chim về rừng, rước xe hoa trang trí theo những truyền thuyết về cuộc đời thầy - thím quanh đường làng Tam Tân, nơi xưa kia hai người sinh sống, lao động và cứu giúp dân làng...
Những ngày lễ tế hàng năm ở ngôi dinh cổ kính ấy đã thực sự trở thành ngày hội văn hóa lớn của La Gi, thu hút vài trăm ngàn khách du lịch bốn phương dự hội trong dịp lễ.Tiếng thơm đồn xa, du khách khắp nơi đổ về Dinh Thầy Thím ngày càng đông và hầu khắp các tháng trong năm. Không chỉ cuốn hút bởi giá trị văn hóa - lịch sử, đây còn là điểm đến hấp dẫn bởi khu di tích nằm gối đầu vào núi rừng xanh thẳm, duỗi dài về phía biển xanh cát trắng xa xa.
Bãi biển Tam Tân cách dinh chỉ vài cây số gọi mời khách đường xa đến vẫy vùng giữa làn nước trong xanh và tận hưởng không khí trong lành của làng quê ven biển an lành.
Công chúa Bàn Tranh và đền thờ trên đảo
Chuyện
xưa kể lại rằng: “Lâu lắm rồi khi trên đảo chưa có người ở. Một hôm
cuối năm, hàng chục chiếc hạm thuyền lớn treo những chiếc cờ nhiều màu
và nhiều chiếc thuyền nhỏ dẫn giải một người con gái xinh đẹp cùng đoàn
tùy tùng hơn 100 người cả nam lẫn nữ ngược sóng ra khơi và cập vào đảo.
Trên các hạm thuyền còn có lều, bạt, dụng cụ lao động, một số hạt giống và lương thực đủ cho đoàn người ở lại trên đảo ăn trong một năm. Khi chiều xuống, giờ chia tay cũng đã đến, người con gái hướng về phía đất liền khóc lóc vái lạy, đoàn tùy tùng cũng làm theo chủ của mình. Phút chốc đoàn hạm thuyền lui nhanh như khi nó đến và mất hút về phía đất liền. Việc này rất bí mật, mãi hàng trăm năm sau người ta mới biết…”.
Đoàn người ở lại trên đảo hoang vu, bốn bề là biển, không một bóng người. Họ phân công nhau cắm lều trại, canh gác và khai hoang làm rẫy. Điều đáng quan tâm hàng đầu lúc này là làm đất gieo hạt giống, bởi lương thực được mang đi theo chỉ đủ ăn trong vòng chưa đầy một năm.
Hàng chục năm bám đảo chăm chú làm ăn, dần dần trên đảo đã có các loại cây bắp, khoai lang, củ mì, lúa cạn và những thứ hoa màu khác. Những làng mạc hình thành dần với hàng chục ngôi nhà trong mỗi làng, dù rất nhỏ.
Về sau người ta mới biết đoàn hạm thuyền năm xưa dẫn giải người con gái ra đảo cùng đoàn người tùy tùng, chính là hạm thuyền của Hoàng tộc Chăm. Còn người con gái trẻ đẹp xưa kia chính là công chúa Bàn Tranh, con gái út của nhà vua Chăm, vì không vâng lời vua cha nên bị đày ra đảo.
Hàng trăm năm sau, ở trên đảo đã hình thành nhiều làng mạc rộng lớn nối liền từ bờ Đông sang bờ Tây của đảo. Đó là những làng Chăm xưa do công chúa Bàn Tranh và đoàn tùy tùng lập nên.
Dù cho nhà vua, cha của nàng đã băng hà từ lâu, nhưng theo lệnh của triều đình, công chúa Bàn Tranh bị đày vĩnh viễn không cho về đất liền dù chỉ là một lần cuối đời để tiễn đưa cha.
Về sau khi nàng chết, người Chăm trên đảo đã xây đền thờ để thờ nàng tại đây. Trong ngôi đền có cả mộ của công chúa Bàn Tranh.
Vào khoảng cuối thế kỷ XV thì người Chăm lần lượt rời khỏi đảo. Họ để lại trên đảo ruộng vườn của mình cùng những công trình thủy lợi xây bằng đá, những giếng cổ để lấy nước ngọt cùng ngôi đền thờ công chúa Bàn Tranh. Ngày nay trên đảo người ta còn thấy nhiều giếng cổ được làm một cách công phu và đầy kinh nghiệm. Không ít giếng vẫn cho đầy nước ngọt phục vụ cho đời sống người dân trên đảo, và cũng không ít giếng đã bị lấp dần.
Riêng đền thờ công chúa Bàn Tranh, cùng những giấy tờ liên quan đến tâm linh và việc thờ phụng, trước khi rời đảo, người Chăm bàn giao cẩn thận cho những người Việt thuộc thế hệ đến đảo đầu tiên để tiện cho việc chăm sóc.
Đền thờ được người Việt tiếp thu và phụng thờ theo truyền thống của người Việt. Người Việt ở đảo xưa cũng như nay gọi đền thờ là Miếu và tôn vinh nàng công chúa Bàn Tranh là Bà chúa đảo hoặc Bà chúa Xứ. Ngày ngay ai đến đảo Phú Quý, trên đường đi từ xã Ngũ Phụng đến xã Long Hải sẽ nhìn thấy ngôi đền thờ hiu quạnh bên đường. Được nghe những câu chuyện về công chúa Bàn Tranh đều bùi ngùi cho thân phận của nàng. Những thửa ruộng trồng hoa màu của người dân bao quanh đền thờ được gọi là ruộng vua. Gần đó có một số giếng Chăm cổ, phía dưới phần tiếp nước lát gỗ và phần trên xây đá, đó là những đặc trưng trong kỹ thuật xây giếng của người Chăm xưa.
Đền thờ đã bị sụp đổ nhiều lần, mỗi lần sụp đổ là một lần nhân dân trong các làng trên đảo đóng góp công sức và vật liệu để sửa sang lại. Tuy nhiên sau nhiều lần tu sửa chắp vá và không đồng bộ, trong tình trạng “tam sao thất bản” ngôi đền không còn như xưa nữa. Nguyện vọng của nhân dân là muốn Nhà nước có chủ trương quan tâm khôi phục lại ngôi đền xưa để trả ơn cho người có công khai phá đảo đầu tiên đã được các thế hệ cư dân ở đây tôn vinh là Chúa đảo.
Trên đảo hiện nay có chính thức 34 di tích lịch sử-văn hóa nhưng trong đó chỉ có đền thờ công chúa Bàn Tranh là đền thờ chung cho các làng xưa trên đảo, nay thuộc 3 xã: Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải. Những di tích còn lại được thờ riêng cho từng làng, từng xã.
Những công lao to lớn của công chúa Bàn Tranh về tạo lập làng mạc, bảo vệ vùng hải đảo phía Nam của đất nước đã được các vua triều Nguyễn ghi nhận và ban tặng sắc phong, giao cho các làng thờ phụng. Trong đền thờ hiện nay còn một số di vật linh thiêng như bài vị, bệ thờ, liên đối, hoành phi ca ngợi công chúa Bàn Tranh. Một đôi liên cổ ở khám thờ khắc bằng chữ Hán, tài liệu lưu ở Bảo tàng Bình Thuận với nội dung:
Trên các hạm thuyền còn có lều, bạt, dụng cụ lao động, một số hạt giống và lương thực đủ cho đoàn người ở lại trên đảo ăn trong một năm. Khi chiều xuống, giờ chia tay cũng đã đến, người con gái hướng về phía đất liền khóc lóc vái lạy, đoàn tùy tùng cũng làm theo chủ của mình. Phút chốc đoàn hạm thuyền lui nhanh như khi nó đến và mất hút về phía đất liền. Việc này rất bí mật, mãi hàng trăm năm sau người ta mới biết…”.
Đoàn người ở lại trên đảo hoang vu, bốn bề là biển, không một bóng người. Họ phân công nhau cắm lều trại, canh gác và khai hoang làm rẫy. Điều đáng quan tâm hàng đầu lúc này là làm đất gieo hạt giống, bởi lương thực được mang đi theo chỉ đủ ăn trong vòng chưa đầy một năm.
Hàng chục năm bám đảo chăm chú làm ăn, dần dần trên đảo đã có các loại cây bắp, khoai lang, củ mì, lúa cạn và những thứ hoa màu khác. Những làng mạc hình thành dần với hàng chục ngôi nhà trong mỗi làng, dù rất nhỏ.
Về sau người ta mới biết đoàn hạm thuyền năm xưa dẫn giải người con gái ra đảo cùng đoàn người tùy tùng, chính là hạm thuyền của Hoàng tộc Chăm. Còn người con gái trẻ đẹp xưa kia chính là công chúa Bàn Tranh, con gái út của nhà vua Chăm, vì không vâng lời vua cha nên bị đày ra đảo.
Hàng trăm năm sau, ở trên đảo đã hình thành nhiều làng mạc rộng lớn nối liền từ bờ Đông sang bờ Tây của đảo. Đó là những làng Chăm xưa do công chúa Bàn Tranh và đoàn tùy tùng lập nên.
Dù cho nhà vua, cha của nàng đã băng hà từ lâu, nhưng theo lệnh của triều đình, công chúa Bàn Tranh bị đày vĩnh viễn không cho về đất liền dù chỉ là một lần cuối đời để tiễn đưa cha.
Về sau khi nàng chết, người Chăm trên đảo đã xây đền thờ để thờ nàng tại đây. Trong ngôi đền có cả mộ của công chúa Bàn Tranh.
Vào khoảng cuối thế kỷ XV thì người Chăm lần lượt rời khỏi đảo. Họ để lại trên đảo ruộng vườn của mình cùng những công trình thủy lợi xây bằng đá, những giếng cổ để lấy nước ngọt cùng ngôi đền thờ công chúa Bàn Tranh. Ngày nay trên đảo người ta còn thấy nhiều giếng cổ được làm một cách công phu và đầy kinh nghiệm. Không ít giếng vẫn cho đầy nước ngọt phục vụ cho đời sống người dân trên đảo, và cũng không ít giếng đã bị lấp dần.
Riêng đền thờ công chúa Bàn Tranh, cùng những giấy tờ liên quan đến tâm linh và việc thờ phụng, trước khi rời đảo, người Chăm bàn giao cẩn thận cho những người Việt thuộc thế hệ đến đảo đầu tiên để tiện cho việc chăm sóc.
Đền thờ được người Việt tiếp thu và phụng thờ theo truyền thống của người Việt. Người Việt ở đảo xưa cũng như nay gọi đền thờ là Miếu và tôn vinh nàng công chúa Bàn Tranh là Bà chúa đảo hoặc Bà chúa Xứ. Ngày ngay ai đến đảo Phú Quý, trên đường đi từ xã Ngũ Phụng đến xã Long Hải sẽ nhìn thấy ngôi đền thờ hiu quạnh bên đường. Được nghe những câu chuyện về công chúa Bàn Tranh đều bùi ngùi cho thân phận của nàng. Những thửa ruộng trồng hoa màu của người dân bao quanh đền thờ được gọi là ruộng vua. Gần đó có một số giếng Chăm cổ, phía dưới phần tiếp nước lát gỗ và phần trên xây đá, đó là những đặc trưng trong kỹ thuật xây giếng của người Chăm xưa.
Đền thờ đã bị sụp đổ nhiều lần, mỗi lần sụp đổ là một lần nhân dân trong các làng trên đảo đóng góp công sức và vật liệu để sửa sang lại. Tuy nhiên sau nhiều lần tu sửa chắp vá và không đồng bộ, trong tình trạng “tam sao thất bản” ngôi đền không còn như xưa nữa. Nguyện vọng của nhân dân là muốn Nhà nước có chủ trương quan tâm khôi phục lại ngôi đền xưa để trả ơn cho người có công khai phá đảo đầu tiên đã được các thế hệ cư dân ở đây tôn vinh là Chúa đảo.
Trên đảo hiện nay có chính thức 34 di tích lịch sử-văn hóa nhưng trong đó chỉ có đền thờ công chúa Bàn Tranh là đền thờ chung cho các làng xưa trên đảo, nay thuộc 3 xã: Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải. Những di tích còn lại được thờ riêng cho từng làng, từng xã.
Những công lao to lớn của công chúa Bàn Tranh về tạo lập làng mạc, bảo vệ vùng hải đảo phía Nam của đất nước đã được các vua triều Nguyễn ghi nhận và ban tặng sắc phong, giao cho các làng thờ phụng. Trong đền thờ hiện nay còn một số di vật linh thiêng như bài vị, bệ thờ, liên đối, hoành phi ca ngợi công chúa Bàn Tranh. Một đôi liên cổ ở khám thờ khắc bằng chữ Hán, tài liệu lưu ở Bảo tàng Bình Thuận với nội dung:
“Hiển hách miếu thần ngàn năm còn đó
Linh thiêng cung thánh vạn thuở chẳng dời”
Câu đối khắc bằng chữ Hán gắn ở cột đền thờ với nội dung”
“Linh thần hiển hách phù trong đảo
Giúp nước thay trời cứu vạn dân”
Linh thiêng cung thánh vạn thuở chẳng dời”
Câu đối khắc bằng chữ Hán gắn ở cột đền thờ với nội dung”
“Linh thần hiển hách phù trong đảo
Giúp nước thay trời cứu vạn dân”
Để tưởng nhớ công ơn bà Chúa đảo, nhân dân trên đảo cử một cụ già trông giữ đền và thường xuyên nhang khói.
Hàng năm cứ đến ngày mùng ba tháng giêng (âm lịch) nhân dân trên đảo Phú Quý lại tổ chức lễ hội rước sắc bà Chúa đảo từ nơi lưu giữ về đền thờ và làm lễ tại đó. Sau lễ nghi tại đền thờ, sắc phong lại được chuyển giao cho một làng khác cất giữ, đến ngày mùng ba tháng giêng (AL) năm sau lại tổ chức lễ hội rước sắc bà Chúa đảo. Đây là một phong tục lạ ở Bình Thuận và nhiều nơi khác. Mục đích chính là để các làng phải có trách nhiệm với bà Chúa đảo cũng như việc cất giữ sắc phong của vua ban như một phong tục tốt đẹp với hậu thế.
Đây là một điểm thuộc loại hình du lịch khám phá lịch sử lý thú trên đảo. Hiện nay Bảo tàng tỉnh đang nghiên cứu khôi phục lại ngôi đền xưa theo yêu cầu của chính quyền địa phương và nhân dân trên đảo. Góp phần hướng cho du lịch phát triển ra phía đảo và kết nối hệ thống di tích trên đất liền với hệ thống di tích trên đảo thành một tuyến trong hành trình khám phá những điều mới lạ của du khách
Hàng năm cứ đến ngày mùng ba tháng giêng (âm lịch) nhân dân trên đảo Phú Quý lại tổ chức lễ hội rước sắc bà Chúa đảo từ nơi lưu giữ về đền thờ và làm lễ tại đó. Sau lễ nghi tại đền thờ, sắc phong lại được chuyển giao cho một làng khác cất giữ, đến ngày mùng ba tháng giêng (AL) năm sau lại tổ chức lễ hội rước sắc bà Chúa đảo. Đây là một phong tục lạ ở Bình Thuận và nhiều nơi khác. Mục đích chính là để các làng phải có trách nhiệm với bà Chúa đảo cũng như việc cất giữ sắc phong của vua ban như một phong tục tốt đẹp với hậu thế.
Đây là một điểm thuộc loại hình du lịch khám phá lịch sử lý thú trên đảo. Hiện nay Bảo tàng tỉnh đang nghiên cứu khôi phục lại ngôi đền xưa theo yêu cầu của chính quyền địa phương và nhân dân trên đảo. Góp phần hướng cho du lịch phát triển ra phía đảo và kết nối hệ thống di tích trên đất liền với hệ thống di tích trên đảo thành một tuyến trong hành trình khám phá những điều mới lạ của du khách
La Gi địa danh cũ của thị xã mới
Với
người dân bản xứ, sinh sống ở đây lâu năm mới đọc rõ từ La Gi (la-di)
nhưng lại rất nhiều người mới đến phát âm theo chữ vần thì cứ đọc là
La-ghi và không thôi thắc mắc cái nghĩa đen của địa danh La Gi là gì? Là
cách phát âm của dân tộc miền núi hay Chăm? Chưa có ai trả lời một cách
đầy đủ!
Dựa vào bản "Nghĩ thĩnh thượng du đồn khẩn sự nghi sớ" (sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng thượng du) của Nguyễn Thông khi nhận chức Doanh điền sứ tỉnh Bình Thuận năm 1877 đã ghi địa danh này là La Di, kể cả sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán nhà Nguyễn (1802 - 1845) và soạn xong năm 1882 cũng nhắc đến địa danh sông La Di, cửa tấn La Di thuộc huyện
Dựa vào bản "Nghĩ thĩnh thượng du đồn khẩn sự nghi sớ" (sớ xin lập đồn điền khai khẩn vùng thượng du) của Nguyễn Thông khi nhận chức Doanh điền sứ tỉnh Bình Thuận năm 1877 đã ghi địa danh này là La Di, kể cả sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán nhà Nguyễn (1802 - 1845) và soạn xong năm 1882 cũng nhắc đến địa danh sông La Di, cửa tấn La Di thuộc huyện
Tuy
Lý, tỉnh Bình Thuận. Rõ ràng từ La Di cũng không thể là từ Hán Việt
hóa, nếu liên hệ scác địa danh trong tỉnh như La Gàn, La Dạ, La Giang,
La Ngà… và ở tỉnh Ninh Thuận cũng có con sông La Gi tức sông Pha ( Krông
Pha) thì nghĩ đến những địa danh này có nguồn gốc của dân tộc miền núi
hoặc Chăm, có lẽ đúng hơn. Nhưng vì sao từ Di lại trở thành Gi, ở Phù
Cát (Bình Định) có một làng biển cũng có tên Đề Gi, xưa thuộc huyện Phù
Li… Có người giải thích do cách viết của người Pháp nhưng được đưa vào
các văn bản hành chính rồi trở thành quen thuộc. Thật đúng vậy, đọc lại
các báo cáo dưới thời Pháp thuộc như Rapports Politiques de la province
de Phanthiet (1921 - 1934) đều ghi là La Gi. Trước năm 1975, có một cuốn
sách với tựa "Nguồn gốc Mã Lai" - trang 574, của nhà văn Bình Nguyên
Lộc đề cập đến địa danh La Gi và đã suy luận "Có lẽ là Sagi đánh nhau
với Sanla, tức lại còn đánh nhau với Chân Lạp" và ông viết: "từ câu
Camay Lagi lì - cáy từ riêng của Chăm (có nghĩa đàn bà mà còn là đàn
ông) - Lagi có nghĩa "lại còn" mà vùng đất này xưa là đất của Phù Nam,
rồi của Chăm, cả hai dân tộc đều nói tiếng Mã Lai đợt nhì" và càng phân
vân không biết địa danh này là của ai?. Với sự quan tâm tìm tòi của mỗi
người thì cần thông cảm cách lý giải của Bình Nguyên Lộc ở góc nhìn của
một nhà văn hơn là một nhà nghiên cứu. Còn có ý tưởng lãng mạn hơn, lấy
chuyện tình ly tan của sự tích Hòn Bà bằng cách đọc trại ra (gia đình ly
tan) thành La Gi !...
Rất nhiều địa danh không thể nào xác định được nguồn gốc dân tộc, ý nghĩa thực vì không theo một nguyên tắc nào cả mà đây là trường hợp thuộc qui luật biến đổi qua nhiều hình thức ngữ âm từ một tên gọi địa phương rồi được chuyển hóa thành địa danh hành chính. Do đó rất dễ nhầm lẫn nếu chỉ căn cứ vào hình thức ngữ âm và chính tả hiện tại để diễn giải, suy luận. Trong khi đó địa danh La Gi không nằm trong nguyên tắc phân loại thông thường, cũng không theo tiêu chí tự nhiên…
Tuy nhiên với địa danh La Gi thấm đậm quá trình lập làng mở cõi, còn có bề dày truyền thống lịch sử của một vùng đất qua các thời kỳ thì không có gì phải bận tâm về ý nghĩa. Nhưng hiện nay trong cách viết vẫn còn bất cập, cần được thống nhất trên văn bản hành chính một cách nghiêm túc, tránh tùy tiện khi sử dụng địa danh mà không nắm vững các đặc điểm về nguồn gốc lịch sử ra đời. Trên cơ sở chưa có gì để rõ hơn về nguồn gốc thì hãy coi đây là địa danh có nguồn từ âm ngữ biến đổi vốn vay mượn của một dân tộc. Do đó La Gi phải được viết rời không gạch nối và viết hoa cả hai từ theo qui cách viết địa danh.
Rất nhiều địa danh không thể nào xác định được nguồn gốc dân tộc, ý nghĩa thực vì không theo một nguyên tắc nào cả mà đây là trường hợp thuộc qui luật biến đổi qua nhiều hình thức ngữ âm từ một tên gọi địa phương rồi được chuyển hóa thành địa danh hành chính. Do đó rất dễ nhầm lẫn nếu chỉ căn cứ vào hình thức ngữ âm và chính tả hiện tại để diễn giải, suy luận. Trong khi đó địa danh La Gi không nằm trong nguyên tắc phân loại thông thường, cũng không theo tiêu chí tự nhiên…
Tuy nhiên với địa danh La Gi thấm đậm quá trình lập làng mở cõi, còn có bề dày truyền thống lịch sử của một vùng đất qua các thời kỳ thì không có gì phải bận tâm về ý nghĩa. Nhưng hiện nay trong cách viết vẫn còn bất cập, cần được thống nhất trên văn bản hành chính một cách nghiêm túc, tránh tùy tiện khi sử dụng địa danh mà không nắm vững các đặc điểm về nguồn gốc lịch sử ra đời. Trên cơ sở chưa có gì để rõ hơn về nguồn gốc thì hãy coi đây là địa danh có nguồn từ âm ngữ biến đổi vốn vay mượn của một dân tộc. Do đó La Gi phải được viết rời không gạch nối và viết hoa cả hai từ theo qui cách viết địa danh.
Thuyết minh về núi Tà Dôn ( Bình Thuận)
1) Vị trí:
Ngọn núi nằm trên địa phận huyện Hàm Thuận Bắc thuộc tỉnh Bình Thuận, có độ cao tuyệt đối 386 mét (so với mực nước biển trung bình tại Hà Tiên). Cách Phan Thiết khoảng 17km về hướng Hà Nội.
2) Về tên gọi :
Tên là Tà Dôn, nhưng cũng có người đọc là Đôn (hay Đon), có lẽ vì sợ sai lạc chăng mà sau 1975 người ta đổi là Tà Zôn.
Nghĩa của tên này chưa rõ, nhưng có thể khẳng định đây là một địa danh được hình thành qua quá trình tiếp xúc giữa các dân tộc trên vùng đất này và được Việt hóa. Nếu theo "thói quen", tạm thời giải nghĩa là "ông thần Don".
Theo nhiều người kể thì đất Bình Thuận có bốn ngọn núi thiêng và nhà nghiên cứu hải ngoại Nguyễn Đức Hiệp có kể ra là "Tà Cú, Tà Ban, Tà Lễ và Tà Đôn"; nhưng cũng có người nói là Bình Thuận có "ngũ tà". Có sự khác nhau về tên của các "ông Tà" trong "tứ tà" hay "ngũ tà" của Bình Thuận, có thể kể ra các tên được nhắc đến :
- Tà Cú (Tà Kú, Tà Kou) : tên ngọn núi nổi tiếng nhất tại huyện Hàm Thuận Nam.
- Tà Zôn (Tà Don, Tà Dôn) : tên ngọn núi nổi tiếng nhất tại huyện Hàm Thuận Bắc.
- Tà Pao (hay Tà Bao ?) : Năm 1999 có tin Đức Mẹ hiện thân tại vùng núi Phương Lâm thuộc huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai; theo giải thích của chính quyền thì sau đợt lũ lớn vào tháng 7/1999 đã tạo ra một rãnh đá cao vài trăm mét trong khe núi, khi ánh nắng chiếu vào, cùng với hơi nước bốc lên đã tạo nên hiện tượng cầu vồng quang học, nhìn xa người ta tưởng tượng là Đức Mẹ (vùng này có rất đông các giáo xứ và giáo dân Thiên Chúa). Sau hiện tượng này, các vị Linh mục xác nhận trong khu rừng Tà Pao thuộc xã Đồng Kho huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận giáp ranh, có tượng Đức Mẹ cao khoảng 4 mét, được dựng lên từ năm 1959 rồi do chiến sự nên bỏ hoang. Thế là người ta đổ xô đến Tà Pao để mong nhìn thấy hiện thân của Mẹ và để cầu xin. Ngày nay nơi đây trở thành trung tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao khá nổi tiếng của Thiên Chúa giáo. Tượng được đặt trên một ngọn núi nhỏ, nhiều người gọi đó là núi Tà Pao.
Thực tế, Tà Pao là tên của cả vùng. Vùng này có trạm thủy văn Tà Pao trên sông La Ngà. Có dự án công trình thủy lợi Tà Pao lấy nước từ sông La Ngà và từ nguồn nước xả của nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi để phục vụ nước tưới cho khoảng 25.000ha đất canh tác thuộc huyện Tánh Linh cùng huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận và huyện Tân Phú cùng Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai (tổng số vốn đầu tư ước tính hơn 2.500 tỉ đồng, dự kiến khởi công năm 2008). Nhưng không tìm thấy ngọn núi vô danh nào "đủ lớn" để xứng tầm là một "ông Tà" cả ngoài một núi khá lớn bên tả ngạn sông La Ngà, phía đông trung tâm Tánh Linh có tên là núi Ông với đỉnh cao nhất là Dang S'Ruin cao 1302 mét. Còn ngọn núi có tượng Đức Mẹ chỉ là một ngọn đồi trong số nhiều ngọn đồi khác ở vùng trung du này.
Ngoài ra có một thông tin nhỏ nhắc về chuyện kho báu của vua Chế Bồng Nga chôn trong núi Tà Pao. Ái chà, cả vùng này có vô số ngọn đồi (núi nhỏ) không biết là ngọn nào đây ?
- Tà Pứa : tên một thôn của xã Đức Phú, huyện Tánh Linh; thôn có nhiều đồng bào dân tộc K'Ho sinh sống. Nơi có người nông dân đầu tiên đã mang nghề trồng dó tạo trầm về cho Tánh Linh và tỉnh Bình Thuận. Địa bàn thôn có tuyến Tỉnh lộ ĐT713 nối Đức Linh với Quốc lộ 20 (Lâm Đồng), có đèo Tà Pứa và cạnh đèo là một hệ thống nhiều thác nước đẹp như thác Đầu Trâu, thác Trượt; trong đó hùng vĩ nhất là thác Mưa Bay với độ cao 40 mét. Nhưng không tìm thấy tài liệu tin cậy nào nhắc về núi Tà Pứa !
- Tà Đôn : chưa tìm thấy tài liệu đáng tin cậy nói về ngọn núi hay địa danh này. Có lẽ là do chữ Tà Don đọc ra chăng ?
- Tà Ban : chưa tìm thấy tài liệu đáng tin cậy nói về ngọn núi hay địa danh này.
- Tà Mon : tên một thôn được hình thành sau năm 1975 thuộc xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam. Có cổng xe lửa tên Tà Môn; có cầu Tà Mon trên quốc lộ 1A (km1746+299); có hồ thủy lợi Tà Mon giúp nước tưới cho nông dân trong vùng trồng thanh long; có rừng Tà Mon thuộc rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét nhưng đã bị lâm tặc tàn phá cộng thêm cư dân quanh vùng khai hoang làm "trang trại". Nhưng không thấy có ngọn núi nào mang tên này. Quanh Tà Mon, hướng Nam có đỉnh Núi Nhọn cao 569 mét, hướng Bắc có đỉnh núi Giang Co cao 342 mét và xa hơn nữa (băng qua đường sắt, về hướng Tây Bắc) có đỉnh núi Nhan cao 386 mét.
- Tà Lể : không rõ, có thể có thôn tại huyện Tánh Linh mang tên này nhưng không tìm thấy ngọn núi Tà Lể.
Do chưa tìm thấy nguồn tư liệu đáng tin cậy nào nói về “ngũ tà” hay “tứ tà”, ta chỉ nên nói có “hai ông tà” nổi bật nhất, gắn liền với thành phố Phan Thiết mà thôi : “Quê em ở giữa hai tà, …”
3) Cảnh quan :
Ngày nay thấy rõ đây là một núi toàn đá với cỏ khô, cằn cỗi nhô lên giữa những cánh đồng lúa của huyện Hàm Thuận Bắc. Tuy nhiên, cách đây khoảng 30 năm người ta vẫn còn thấy những vạt rừng xanh mát. Nạn khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, đốt rừng lấy than và khí hậu khô cằn đã nhanh chóng làm “khô” đi quả núi này. Ngày nay, núi Tà Zôn có khoảng 6 công trường khai thác đá xây dựng, nhiều nhất là đá gra-nít có chất lượng tốt.
Năm 1997, tỉnh Bình Thuận đã xây dựng một tháp tín hiệu cao 93 mét ngay trên đỉnh núi có chức năng truyền hình và bưu điện, tháp còn có nhiệm vụ truyền tải thông tin từ đất liền ra hải đảo Phú Quý.
4) Lịch sử :
Trước năm 1975, Tà Dôn là một vị trí chiến lược quan trọng của quân đội Hoa Kỳ và VNCH. Trên đỉnh núi được bố trí pháo binh, đài vô tuyến và sân bay trực thăng dã chiến, nhằm yểm trợ cho các lực lượng quân sự trong vùng và khống chế chiến khu Lê Hồng Phong. Chiến khu Lê Hồng Phong là nơi bị nhiều bom đạn thảm khốc nhất trong chiến tranh và trở thành khu oanh tác tự do từ năm 1966 – 1975.
“...Tướng giỏi cầm quân trăm trận thắng
Còn ngại hành quân động Thái An
Cát lún bãi mìn rừng lưới nhện
Mùa khô thiếu nước lính hoang mang…”
Chính tại chiến khu này vào năm 1949, nhạc sĩ Minh Quốc đã sáng tác bài hát nổi tiếng “Tình Đồng Chí” từ lời thơ của Chính Hữu.
5) Khảo cổ :
Vùng chung quanh núi Tà Dôn đã có dấu tích con người sinh sống thuộc thời kỳ Văn hóa Đá Mới, nổi bật là di chỉ khảo cổ học Động Bà Què được phát hiện từ năm 1945.
6) Khí tượng :
Vào những ngày tháng Bảy âm lịch, khi thời tiết trở nên thuận lợi. Buổi sáng gió nồm từ núi Tà Cú, buổi chiều gió sớm ngoài khơi lồng lộng thổi vào bờ, thì thế nào cũng có một “cơn dông nạn” (dông từ núi Tà Zôn thổi ra biển) và ắt là ngày mai ruốc đầy biển.
Tháng bảy ruốc nhảy lên bờ
Sao em lại nỡ hững hờ cùng anh.
7) Thơ ca :
“… Đôi khi ta lên núi Tà Dôn uống rượu
Trời đất bao la ta chỉ một mình
Nhưng ta quên sao được cuộc đời dưới đó
Quên những con người bôi bẩn kiếp nhân sinh …”
8) Truyền thuyết :
Tờ báo địa phương là Bình Thuận ngày nay có kể “Tà Zôn là tên một chàng trai và Sa Ra là tên cô gái. Sự tích Tà Zôn – Sa Ra là chuyện tình thủy chung nhưng đầy nước mắt, ngăn cách bởi hai dòng đạo Bà ni và Bà la môn. Tà Zôn – Sa Ra là chuyện tình Romeo và Juliet của người Chăm hay chuyện tình Langbian của người K’ho”. Tuy nhiên chưa tìm ra được nội dung về câu chuyện tình này.
9) Chủ đề nổi bật :
Sự kiện nhật thật toàn phần ngày 24 tháng 10 năm 1995, núi Tà Zôn và Mũi Né là hai nơi thuận tiện nhất để quan sát.
10) Chuyện kể thêm :
Kể về người nông dân sống ở chân núi Tà Zôn, với trình độ lớp 8, đã chế biến máy lặt hạt bắp (công suất 5 tấn/giờ so với thủ công là 5kg/giờ) và nhiều máy móc nông nghiệp khác.
11) Các chủ đề mở rộng :
Các chủ đề này cũng được dùng thuyết minh cho đoạn đường Phan Thiết – Mũi Né – Hòn Rơm – Lương Sơn, QL1A : chiến khu Lê Hồng Phong, đời sống vùng khô hạn (kiểu “tắm lửa” và kiểu “tắm khỉ”), cát, con dông, dừa, nước mắm, mắm ruốt, Bàu Trắng (Bàu Sen), Hòa Thắng (lịch sử, nhân văn, ẩm thực), nghề trồng dưa lấy hạt, nhà máy điện hạt nhân …
Ngọn núi nằm trên địa phận huyện Hàm Thuận Bắc thuộc tỉnh Bình Thuận, có độ cao tuyệt đối 386 mét (so với mực nước biển trung bình tại Hà Tiên). Cách Phan Thiết khoảng 17km về hướng Hà Nội.
2) Về tên gọi :
Tên là Tà Dôn, nhưng cũng có người đọc là Đôn (hay Đon), có lẽ vì sợ sai lạc chăng mà sau 1975 người ta đổi là Tà Zôn.
Nghĩa của tên này chưa rõ, nhưng có thể khẳng định đây là một địa danh được hình thành qua quá trình tiếp xúc giữa các dân tộc trên vùng đất này và được Việt hóa. Nếu theo "thói quen", tạm thời giải nghĩa là "ông thần Don".
Theo nhiều người kể thì đất Bình Thuận có bốn ngọn núi thiêng và nhà nghiên cứu hải ngoại Nguyễn Đức Hiệp có kể ra là "Tà Cú, Tà Ban, Tà Lễ và Tà Đôn"; nhưng cũng có người nói là Bình Thuận có "ngũ tà". Có sự khác nhau về tên của các "ông Tà" trong "tứ tà" hay "ngũ tà" của Bình Thuận, có thể kể ra các tên được nhắc đến :
- Tà Cú (Tà Kú, Tà Kou) : tên ngọn núi nổi tiếng nhất tại huyện Hàm Thuận Nam.
- Tà Zôn (Tà Don, Tà Dôn) : tên ngọn núi nổi tiếng nhất tại huyện Hàm Thuận Bắc.
- Tà Pao (hay Tà Bao ?) : Năm 1999 có tin Đức Mẹ hiện thân tại vùng núi Phương Lâm thuộc huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai; theo giải thích của chính quyền thì sau đợt lũ lớn vào tháng 7/1999 đã tạo ra một rãnh đá cao vài trăm mét trong khe núi, khi ánh nắng chiếu vào, cùng với hơi nước bốc lên đã tạo nên hiện tượng cầu vồng quang học, nhìn xa người ta tưởng tượng là Đức Mẹ (vùng này có rất đông các giáo xứ và giáo dân Thiên Chúa). Sau hiện tượng này, các vị Linh mục xác nhận trong khu rừng Tà Pao thuộc xã Đồng Kho huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận giáp ranh, có tượng Đức Mẹ cao khoảng 4 mét, được dựng lên từ năm 1959 rồi do chiến sự nên bỏ hoang. Thế là người ta đổ xô đến Tà Pao để mong nhìn thấy hiện thân của Mẹ và để cầu xin. Ngày nay nơi đây trở thành trung tâm hành hương Đức Mẹ Tà Pao khá nổi tiếng của Thiên Chúa giáo. Tượng được đặt trên một ngọn núi nhỏ, nhiều người gọi đó là núi Tà Pao.
Thực tế, Tà Pao là tên của cả vùng. Vùng này có trạm thủy văn Tà Pao trên sông La Ngà. Có dự án công trình thủy lợi Tà Pao lấy nước từ sông La Ngà và từ nguồn nước xả của nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi để phục vụ nước tưới cho khoảng 25.000ha đất canh tác thuộc huyện Tánh Linh cùng huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận và huyện Tân Phú cùng Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai (tổng số vốn đầu tư ước tính hơn 2.500 tỉ đồng, dự kiến khởi công năm 2008). Nhưng không tìm thấy ngọn núi vô danh nào "đủ lớn" để xứng tầm là một "ông Tà" cả ngoài một núi khá lớn bên tả ngạn sông La Ngà, phía đông trung tâm Tánh Linh có tên là núi Ông với đỉnh cao nhất là Dang S'Ruin cao 1302 mét. Còn ngọn núi có tượng Đức Mẹ chỉ là một ngọn đồi trong số nhiều ngọn đồi khác ở vùng trung du này.
Ngoài ra có một thông tin nhỏ nhắc về chuyện kho báu của vua Chế Bồng Nga chôn trong núi Tà Pao. Ái chà, cả vùng này có vô số ngọn đồi (núi nhỏ) không biết là ngọn nào đây ?
- Tà Pứa : tên một thôn của xã Đức Phú, huyện Tánh Linh; thôn có nhiều đồng bào dân tộc K'Ho sinh sống. Nơi có người nông dân đầu tiên đã mang nghề trồng dó tạo trầm về cho Tánh Linh và tỉnh Bình Thuận. Địa bàn thôn có tuyến Tỉnh lộ ĐT713 nối Đức Linh với Quốc lộ 20 (Lâm Đồng), có đèo Tà Pứa và cạnh đèo là một hệ thống nhiều thác nước đẹp như thác Đầu Trâu, thác Trượt; trong đó hùng vĩ nhất là thác Mưa Bay với độ cao 40 mét. Nhưng không tìm thấy tài liệu tin cậy nào nhắc về núi Tà Pứa !
- Tà Đôn : chưa tìm thấy tài liệu đáng tin cậy nói về ngọn núi hay địa danh này. Có lẽ là do chữ Tà Don đọc ra chăng ?
- Tà Ban : chưa tìm thấy tài liệu đáng tin cậy nói về ngọn núi hay địa danh này.
- Tà Mon : tên một thôn được hình thành sau năm 1975 thuộc xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam. Có cổng xe lửa tên Tà Môn; có cầu Tà Mon trên quốc lộ 1A (km1746+299); có hồ thủy lợi Tà Mon giúp nước tưới cho nông dân trong vùng trồng thanh long; có rừng Tà Mon thuộc rừng phòng hộ Sông Móng - Ka Pét nhưng đã bị lâm tặc tàn phá cộng thêm cư dân quanh vùng khai hoang làm "trang trại". Nhưng không thấy có ngọn núi nào mang tên này. Quanh Tà Mon, hướng Nam có đỉnh Núi Nhọn cao 569 mét, hướng Bắc có đỉnh núi Giang Co cao 342 mét và xa hơn nữa (băng qua đường sắt, về hướng Tây Bắc) có đỉnh núi Nhan cao 386 mét.
- Tà Lể : không rõ, có thể có thôn tại huyện Tánh Linh mang tên này nhưng không tìm thấy ngọn núi Tà Lể.
Do chưa tìm thấy nguồn tư liệu đáng tin cậy nào nói về “ngũ tà” hay “tứ tà”, ta chỉ nên nói có “hai ông tà” nổi bật nhất, gắn liền với thành phố Phan Thiết mà thôi : “Quê em ở giữa hai tà, …”
3) Cảnh quan :
Ngày nay thấy rõ đây là một núi toàn đá với cỏ khô, cằn cỗi nhô lên giữa những cánh đồng lúa của huyện Hàm Thuận Bắc. Tuy nhiên, cách đây khoảng 30 năm người ta vẫn còn thấy những vạt rừng xanh mát. Nạn khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, đốt rừng lấy than và khí hậu khô cằn đã nhanh chóng làm “khô” đi quả núi này. Ngày nay, núi Tà Zôn có khoảng 6 công trường khai thác đá xây dựng, nhiều nhất là đá gra-nít có chất lượng tốt.
Năm 1997, tỉnh Bình Thuận đã xây dựng một tháp tín hiệu cao 93 mét ngay trên đỉnh núi có chức năng truyền hình và bưu điện, tháp còn có nhiệm vụ truyền tải thông tin từ đất liền ra hải đảo Phú Quý.
4) Lịch sử :
Trước năm 1975, Tà Dôn là một vị trí chiến lược quan trọng của quân đội Hoa Kỳ và VNCH. Trên đỉnh núi được bố trí pháo binh, đài vô tuyến và sân bay trực thăng dã chiến, nhằm yểm trợ cho các lực lượng quân sự trong vùng và khống chế chiến khu Lê Hồng Phong. Chiến khu Lê Hồng Phong là nơi bị nhiều bom đạn thảm khốc nhất trong chiến tranh và trở thành khu oanh tác tự do từ năm 1966 – 1975.
“...Tướng giỏi cầm quân trăm trận thắng
Còn ngại hành quân động Thái An
Cát lún bãi mìn rừng lưới nhện
Mùa khô thiếu nước lính hoang mang…”
Chính tại chiến khu này vào năm 1949, nhạc sĩ Minh Quốc đã sáng tác bài hát nổi tiếng “Tình Đồng Chí” từ lời thơ của Chính Hữu.
5) Khảo cổ :
Vùng chung quanh núi Tà Dôn đã có dấu tích con người sinh sống thuộc thời kỳ Văn hóa Đá Mới, nổi bật là di chỉ khảo cổ học Động Bà Què được phát hiện từ năm 1945.
6) Khí tượng :
Vào những ngày tháng Bảy âm lịch, khi thời tiết trở nên thuận lợi. Buổi sáng gió nồm từ núi Tà Cú, buổi chiều gió sớm ngoài khơi lồng lộng thổi vào bờ, thì thế nào cũng có một “cơn dông nạn” (dông từ núi Tà Zôn thổi ra biển) và ắt là ngày mai ruốc đầy biển.
Tháng bảy ruốc nhảy lên bờ
Sao em lại nỡ hững hờ cùng anh.
7) Thơ ca :
“… Đôi khi ta lên núi Tà Dôn uống rượu
Trời đất bao la ta chỉ một mình
Nhưng ta quên sao được cuộc đời dưới đó
Quên những con người bôi bẩn kiếp nhân sinh …”
8) Truyền thuyết :
Tờ báo địa phương là Bình Thuận ngày nay có kể “Tà Zôn là tên một chàng trai và Sa Ra là tên cô gái. Sự tích Tà Zôn – Sa Ra là chuyện tình thủy chung nhưng đầy nước mắt, ngăn cách bởi hai dòng đạo Bà ni và Bà la môn. Tà Zôn – Sa Ra là chuyện tình Romeo và Juliet của người Chăm hay chuyện tình Langbian của người K’ho”. Tuy nhiên chưa tìm ra được nội dung về câu chuyện tình này.
9) Chủ đề nổi bật :
Sự kiện nhật thật toàn phần ngày 24 tháng 10 năm 1995, núi Tà Zôn và Mũi Né là hai nơi thuận tiện nhất để quan sát.
10) Chuyện kể thêm :
Kể về người nông dân sống ở chân núi Tà Zôn, với trình độ lớp 8, đã chế biến máy lặt hạt bắp (công suất 5 tấn/giờ so với thủ công là 5kg/giờ) và nhiều máy móc nông nghiệp khác.
11) Các chủ đề mở rộng :
Các chủ đề này cũng được dùng thuyết minh cho đoạn đường Phan Thiết – Mũi Né – Hòn Rơm – Lương Sơn, QL1A : chiến khu Lê Hồng Phong, đời sống vùng khô hạn (kiểu “tắm lửa” và kiểu “tắm khỉ”), cát, con dông, dừa, nước mắm, mắm ruốt, Bàu Trắng (Bàu Sen), Hòa Thắng (lịch sử, nhân văn, ẩm thực), nghề trồng dưa lấy hạt, nhà máy điện hạt nhân …
Mũi Né
Nằm cách Thành phố Phan Thiết
22 km về hướng Đông Bắc. Mũi Né là tên của một làng chài và cũng là một
điểm du lịch quen thuộc của Bình Thuận. Dọc theo quốc lộ 706 từ thành
phố Phan Thiết
đến Mũi Né là một dãy đồi cát thoai thoải và bãi cát ven biển rộng,
thoáng mát với những rặng dừa tuyệt đẹp. Bãi biển nông, thoải, nước sạnh
và trong, nắng ấm quanh năm, không có bão là nơi tắm biển, nghỉ ngơi lý
tưởng dành cho du khách.
Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ, nguyên thủy, chưa có sự khai thác của con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành như bãi Ông Địa, Bãi Trước và Bãi Sau. Đến Mũi Né, các bạn có thể tắm biển, nghỉ dưỡng, chơi thể thao, du thuyền trên biển, dã ngoạn kết hợp săn bắt, câu cá, chơi golf... Tại Mũi Né, còn có Đồi Cát, nơi mà bao năm qua trở thành đề tài sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ngoài các bãi biển, cồn cát, khu vực này còn có nhiều cảnh đẹp như Suối Tiên, Lầu Ông Hoàng, Tháp Chăm Pôshanư. Dọc bãi các ven biển là các làng du lịch, khách sạn, biệt thự và nhiều công trình thể thao giải trí.
Hầu hết các du khách đến Mũi Né đều bị lôi cuốn bởi mùi thơm của đặc sản rất riêng của Phan Thiết đó là mùi hương của nước mắm trong quá trình chế biến. Đây là qui trình chế biến rất công phu qua nhiều giai đoại khép kín từ việc đánh bắt cá, được rửa sạch cá và muối cá trong những thùng lều cao lớn.Toàn bộ qui trình chế biến nước mắm qua việc muối cá trong thùng lều với thời hạn từ 8 tháng đến một năm trước khi thành phẩm khi xuất hiện nước trong màu hơi đỏ chảy ra từ thùng lều, người ta gọi đó là nước mắm nhỉ, nước mắm nhỉ rất ngon và thơm. Sau đó người ta làm loãng đi rồi đóng chai.
Nước mắm chế biến từ Phan Thiết xuất hiện trên khắp miền đất nước. Ngày nay, sản xuất hàng năm của nước mắm Phan Thiết từ 16 triệu lít đến 17 triệu lít. Muối được dùng để làm nước mắm cũng là một trong những sản phẩm của Bình Thuận.
Mặc dầu ngư trường là ngành công nghiệp lớn tại Phan Thiết, xong nó vẫn là một nghề kinh tế gia đình của nhiều ngư dân ở vùng biển Mũi Né. Khi những người đàn ông ra biển đánh cá ngoài khơi thì ở nhà những người phụ nữ lại quán xuyến việc nhà, bán buôn, đan lưới, là trụ cột cho gia đình.
Hầu hết địa hình của Mũi Né bao gồm đồi núi và cát nên ngành nông nghiệp rất ít phát triển chỉ một vài vụ mùa của một số cây trồng chịu sống được trên đất khô.
Chỉ đi theo hướng Đông của Phan Thiết độ một vào kilômét là các bạn sẽ gặp một dãi bãi tắm chạy dọc theo bờ biển và có rất nhiều cảnh đẹp thuộc trong số những bãi biển đẹp nhất Việt Nam đó chính là Đồi Cát - Mũi Né.
Một hàng hàng dừa thẳng tấp dọc hai bên đường như nghiên mình chào đón những du khách đến đây, và còn có những đồi cát rộng mênh mông với màu vàng, trắng hay đỏ tạo nên khung cảnh rất hùng vĩ và đẹp mắt mà tạo hóa đã ban cho mảnh đất Mũi Né.
Vào khoảng giữa tháng 7 đến tháng 10 là mùa cá, đây cũng là giai đoạn đỉnh điểm của những ngư dân vùng biển Phan Thiết ra biển khơi đánh bắt cá.Vào đêm tối, ánh sáng phát ra từ những chuyếc thuyền của nhưng ngư dân đang đánh bắt xa bờ hiện lên phía chân trời ngoài biển khơi một màu lấp lánh trông rất đẹp và quyến rũ. Từ đất liền nhìn những ánh đèn đó tập trung với nhau trông giống như một thành phố nỗi đang lênh đênh trên biển.
Mũi Né có nhiều bãi biển hoang sơ, nguyên thủy, chưa có sự khai thác của con người, cảnh quan hùng vĩ, môi trường thiên nhiên trong lành như bãi Ông Địa, Bãi Trước và Bãi Sau. Đến Mũi Né, các bạn có thể tắm biển, nghỉ dưỡng, chơi thể thao, du thuyền trên biển, dã ngoạn kết hợp săn bắt, câu cá, chơi golf... Tại Mũi Né, còn có Đồi Cát, nơi mà bao năm qua trở thành đề tài sáng tác của nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh. Ngoài các bãi biển, cồn cát, khu vực này còn có nhiều cảnh đẹp như Suối Tiên, Lầu Ông Hoàng, Tháp Chăm Pôshanư. Dọc bãi các ven biển là các làng du lịch, khách sạn, biệt thự và nhiều công trình thể thao giải trí.
Hầu hết các du khách đến Mũi Né đều bị lôi cuốn bởi mùi thơm của đặc sản rất riêng của Phan Thiết đó là mùi hương của nước mắm trong quá trình chế biến. Đây là qui trình chế biến rất công phu qua nhiều giai đoại khép kín từ việc đánh bắt cá, được rửa sạch cá và muối cá trong những thùng lều cao lớn.Toàn bộ qui trình chế biến nước mắm qua việc muối cá trong thùng lều với thời hạn từ 8 tháng đến một năm trước khi thành phẩm khi xuất hiện nước trong màu hơi đỏ chảy ra từ thùng lều, người ta gọi đó là nước mắm nhỉ, nước mắm nhỉ rất ngon và thơm. Sau đó người ta làm loãng đi rồi đóng chai.
Nước mắm chế biến từ Phan Thiết xuất hiện trên khắp miền đất nước. Ngày nay, sản xuất hàng năm của nước mắm Phan Thiết từ 16 triệu lít đến 17 triệu lít. Muối được dùng để làm nước mắm cũng là một trong những sản phẩm của Bình Thuận.
Mặc dầu ngư trường là ngành công nghiệp lớn tại Phan Thiết, xong nó vẫn là một nghề kinh tế gia đình của nhiều ngư dân ở vùng biển Mũi Né. Khi những người đàn ông ra biển đánh cá ngoài khơi thì ở nhà những người phụ nữ lại quán xuyến việc nhà, bán buôn, đan lưới, là trụ cột cho gia đình.
Hầu hết địa hình của Mũi Né bao gồm đồi núi và cát nên ngành nông nghiệp rất ít phát triển chỉ một vài vụ mùa của một số cây trồng chịu sống được trên đất khô.
Chỉ đi theo hướng Đông của Phan Thiết độ một vào kilômét là các bạn sẽ gặp một dãi bãi tắm chạy dọc theo bờ biển và có rất nhiều cảnh đẹp thuộc trong số những bãi biển đẹp nhất Việt Nam đó chính là Đồi Cát - Mũi Né.
Một hàng hàng dừa thẳng tấp dọc hai bên đường như nghiên mình chào đón những du khách đến đây, và còn có những đồi cát rộng mênh mông với màu vàng, trắng hay đỏ tạo nên khung cảnh rất hùng vĩ và đẹp mắt mà tạo hóa đã ban cho mảnh đất Mũi Né.
Vào khoảng giữa tháng 7 đến tháng 10 là mùa cá, đây cũng là giai đoạn đỉnh điểm của những ngư dân vùng biển Phan Thiết ra biển khơi đánh bắt cá.Vào đêm tối, ánh sáng phát ra từ những chuyếc thuyền của nhưng ngư dân đang đánh bắt xa bờ hiện lên phía chân trời ngoài biển khơi một màu lấp lánh trông rất đẹp và quyến rũ. Từ đất liền nhìn những ánh đèn đó tập trung với nhau trông giống như một thành phố nỗi đang lênh đênh trên biển.
Hòn Bà
Hòn Bà là một hòn đảo nhô cao lên giữa biển, cách bờ biển Lagi, huyện Hàm Tân gần 2 km hướng về phía Đông. Cách Phan Thiết
khoảng 70 km về phía Đông Nam. Hòn bà là ngọn núi trẻ, trên núi có
nhiều cây cổ thụ lớn. Nữa đầu thế kỷ XVII người Chăm đã dựng lên một
ngôi đền thờ nữ Thần Thiên Ya Ana - vị thần thiêng liêng của Vương Quốc
Chămpa cổ. Cũng từ đây hòn đảo có tên gọi là Hòn Bà.
Ngôi đền thờ có kết cấu kiến trúc và trang trí nghệ thuật giống như ngôi miếu của người Việt cùng thời. Trong ngôi đền thờ, tượng nữ Thần Thiên Y Ana bằng đá, được các nghệ nhân Chăm tạc từ một khối đá nguyên tại chỗ. Việc thờ tượng Bà ở trên đỉnh Hòn Bà thể hiện sự tôn vinh của người Chăm với Nữ Thần. Mặt khác ở những thế kỷ trước đây, nghề biển là nghề chính thu hút đông đảo ngư dân Chăm ven bờ mà dấu vết của những làng ngư cổ vẫn còn. Do vậy, việc thờ tượng nữ Thần ở đây là sự cầu mong cho nữ thần phù hộ, cứu nạn cho họ trên biển. Hàng năm người Chăm ở các nơi thường đến đây làm lễ cầu mưa và các nghi lễ tôn giáo khác.
Hòn Bà người ta biết đến và ngưỡng mộ không phải chỉ bằng chính ngôi đền cổ mà bởi ở đây là hòn đảo cheo leo giữa biển hấp dẫn mọi người bằng chính cảnh đẹp của nó cộng với sự hùng vĩ mênh mông của biển cả và đồi dương bên trong bờ càng làm cho phong cảnh ở đây đẹp thêm
Ngôi đền thờ có kết cấu kiến trúc và trang trí nghệ thuật giống như ngôi miếu của người Việt cùng thời. Trong ngôi đền thờ, tượng nữ Thần Thiên Y Ana bằng đá, được các nghệ nhân Chăm tạc từ một khối đá nguyên tại chỗ. Việc thờ tượng Bà ở trên đỉnh Hòn Bà thể hiện sự tôn vinh của người Chăm với Nữ Thần. Mặt khác ở những thế kỷ trước đây, nghề biển là nghề chính thu hút đông đảo ngư dân Chăm ven bờ mà dấu vết của những làng ngư cổ vẫn còn. Do vậy, việc thờ tượng nữ Thần ở đây là sự cầu mong cho nữ thần phù hộ, cứu nạn cho họ trên biển. Hàng năm người Chăm ở các nơi thường đến đây làm lễ cầu mưa và các nghi lễ tôn giáo khác.
Hòn Bà người ta biết đến và ngưỡng mộ không phải chỉ bằng chính ngôi đền cổ mà bởi ở đây là hòn đảo cheo leo giữa biển hấp dẫn mọi người bằng chính cảnh đẹp của nó cộng với sự hùng vĩ mênh mông của biển cả và đồi dương bên trong bờ càng làm cho phong cảnh ở đây đẹp thêm
Hồ sông Quao
Trên đường đi Phan Thiết có một dãy núi cao trập trùng, vây lấy ba phía hồ Sông Quao. Thắng cảnh còn ít người biết đến này là biểu trưng của “Phan Thiết hồ”, mang hơi thở mơ màng của Đà Lạt, và đôi nét mênh mông thoáng đãng của Đồng Nai.
Rẽ trái từ quốc lộ 1 theo hướng núi trước mặt (đường vào ga Ma Lâm), khoảng vài chục phút là tới nơi. Xe ôtô có thể chạy trên con đường uốn lượn vào tận ven hồ. Với xe máy, bạn có thể vào sâu theo lối mòn trong rừng, lên cao ngắm hồ nước mênh mông trải dưới chân dốc.
Sáng sớm, khi sương còn chưa tan, bạn có thể ngắm được trọn vẹn vẻ đẹp của thắng cảnh này trong thời điểm đẹp nhất. Hồ trên núi ướt mờ sương sớm nửa thực nửa hư. Trong sự tĩnh lặng bạn có thể nghe rõ tiếng chim lảnh lót, tiếng róc rách từ những khe suối xa xa.
Mặt trời lên rạng rỡ chiếu tia nắng vàng rực xuyên qua màn sương xám, rọi những đường thẳng tắp xuống mặt nước. Từ trên đỉnh đồi cao, tầm nhìn của bạn có thể trải dài đến thị xã Phan Thiết ẩn trong làn mây trắng
Rẽ trái từ quốc lộ 1 theo hướng núi trước mặt (đường vào ga Ma Lâm), khoảng vài chục phút là tới nơi. Xe ôtô có thể chạy trên con đường uốn lượn vào tận ven hồ. Với xe máy, bạn có thể vào sâu theo lối mòn trong rừng, lên cao ngắm hồ nước mênh mông trải dưới chân dốc.
Sáng sớm, khi sương còn chưa tan, bạn có thể ngắm được trọn vẹn vẻ đẹp của thắng cảnh này trong thời điểm đẹp nhất. Hồ trên núi ướt mờ sương sớm nửa thực nửa hư. Trong sự tĩnh lặng bạn có thể nghe rõ tiếng chim lảnh lót, tiếng róc rách từ những khe suối xa xa.
Mặt trời lên rạng rỡ chiếu tia nắng vàng rực xuyên qua màn sương xám, rọi những đường thẳng tắp xuống mặt nước. Từ trên đỉnh đồi cao, tầm nhìn của bạn có thể trải dài đến thị xã Phan Thiết ẩn trong làn mây trắng
Đồi cát Lương Sơn
Lương
Sơn - Hòa Thắng - Bình Thuận là điểm tham quan và sáng tác ảnh hấp dẫn
tương đối còn mới đang thu hút khách du lịch. Đồi cát ở đây không cao
như ở Mũi Né - Phan Thiết, nhưng cũng là cát điệp điệp trùng trùng - mặt
cát vòng cong, lõm, uốn lượn - vũng xuống, nhồi lên - nhiều dáng vẻ,
sắc nét lạ thường, mây vần phủ - trời xanh biếc - gió lộng - bóng đổ
dài...
Đặc biệt ở đây cái lạ là có các ao sen, súng, rau muống được bao quanh chạy dài bởi các đồi cát có tên Bàu Ông, Bàu Bà. Bàu nước lớn dài trên 4 km rộng 400 mét chia làm hai phía: phía ngoài Bàu Ông nhỏ dài, phía trong Bàu Bà rộng, sâu... Hoa sen, hoa súng nở quanh năm, có rất nhiều cá: cá rô, cá lóc, cá trê...
Điểm “huyền thoại” nơi đây được ghi nhận: theo truyền thuyết, có đập cát ngăn giữa bàu nước rộng lớn, chia thành Bàu Ông, Bàu Bà là do trước kia thời Lê Lợi, người dân đắp đập để quân đi qua, dễ cho việc bảo vệ bờ cõi. Người viễn du lên các đồi cát còn bắt gặp các bàu nhỏ được xem là Bàu Con, Bàu Cháu. Mỗi cơn gió đi qua hay làn mưa bủa xuống càng tạo thêm cho mặt cát những đường nét, những mảng khối diệu kỳ.
Tổng thể cảnh quan đồi cát Lương Sơn đẹp, hữu tình, mát mắt, thiên nhiên ưu đãi tầm nhìn, nét đẹp, bối cảnh đắc ý cho xây dựng tác phẩm ảnh nghệ thuật. Khách tham quan thấy lòng lâng lâng diệu vợi, sảng khoái, thanh thản, an lành. Trò chơi kéo co, chạy rượt đuổi vui chơi, trượt cát sống động và đầy hấp dẫn, thú vị, lôi cuốn mọi lứa tuổi nhập cuộc.
Hàng trăm các tác phẩm nhiếp ảnh nhờ đồi cát Lương Sơn đã liên tục đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Từ đồi cát Lương Sơn đi tới vài cây số nữa là ra biển, đi vòng theo bờ biển 37 km sẽ tới Hòn Rơm - Mũi Né - Phan Thiết gặp Suối Hồng và đồi cát quen thuộc. Đường giao thông ở đây đã trải đá, láng nhựa theo tiêu chuẩn đường cao tốc thênh thang, đẹp, càng thuận tiện và thu hút khách thập phương.
Đặc biệt ở đây cái lạ là có các ao sen, súng, rau muống được bao quanh chạy dài bởi các đồi cát có tên Bàu Ông, Bàu Bà. Bàu nước lớn dài trên 4 km rộng 400 mét chia làm hai phía: phía ngoài Bàu Ông nhỏ dài, phía trong Bàu Bà rộng, sâu... Hoa sen, hoa súng nở quanh năm, có rất nhiều cá: cá rô, cá lóc, cá trê...
Điểm “huyền thoại” nơi đây được ghi nhận: theo truyền thuyết, có đập cát ngăn giữa bàu nước rộng lớn, chia thành Bàu Ông, Bàu Bà là do trước kia thời Lê Lợi, người dân đắp đập để quân đi qua, dễ cho việc bảo vệ bờ cõi. Người viễn du lên các đồi cát còn bắt gặp các bàu nhỏ được xem là Bàu Con, Bàu Cháu. Mỗi cơn gió đi qua hay làn mưa bủa xuống càng tạo thêm cho mặt cát những đường nét, những mảng khối diệu kỳ.
Tổng thể cảnh quan đồi cát Lương Sơn đẹp, hữu tình, mát mắt, thiên nhiên ưu đãi tầm nhìn, nét đẹp, bối cảnh đắc ý cho xây dựng tác phẩm ảnh nghệ thuật. Khách tham quan thấy lòng lâng lâng diệu vợi, sảng khoái, thanh thản, an lành. Trò chơi kéo co, chạy rượt đuổi vui chơi, trượt cát sống động và đầy hấp dẫn, thú vị, lôi cuốn mọi lứa tuổi nhập cuộc.
Hàng trăm các tác phẩm nhiếp ảnh nhờ đồi cát Lương Sơn đã liên tục đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Từ đồi cát Lương Sơn đi tới vài cây số nữa là ra biển, đi vòng theo bờ biển 37 km sẽ tới Hòn Rơm - Mũi Né - Phan Thiết gặp Suối Hồng và đồi cát quen thuộc. Đường giao thông ở đây đã trải đá, láng nhựa theo tiêu chuẩn đường cao tốc thênh thang, đẹp, càng thuận tiện và thu hút khách thập phương.
Có
lẽ Phú Quý là đảo duy nhất hiện nay còn lại những cánh buồm. Phương
tiện chuyên chở khách du lịch đi tham quan là loại xe đặc chủng GMV, đón
khách tại bến tàu và đưa đi len lỏi trong con đường cái hẹp có những
ngôi nhà tập trung đông đúc trong những ngõ xóm nhỏ bé với những giếng
nước có đông người địa phương. Khu dân cư ở phía Bắc đảo, ẩn mình sau
các hàng cây dày đặc là những dãy phố cát trắng xóa, trải dài. Trên đảo
không có khách sạn, nhà trọ, các dịch vụ du lịch cũng không. Mọi hoạt
động kinh tế sôi nổi đều do những cơn gió mùa mang đến từ phía Nam, tạo
điều kiện cho tàu thuyền ghé đảo.
1. Vạn Tam Thanh.
Vạn Tam Thanh là nơi còn lưu giữ lại bộ xương cá Ông khổng lồ cùng với tập tục thờ thần Nam Hải. Cuộc sống ở xóm đảo càng nhộn nhịp thì ngoài vùng ven thị trấn lại càng vắng lặng, suốt con đường dẫn lên núi Cao Cát là một vùng đất đỏ bazan màu xanh của dứa, loại cây vốn một thời từng là loại cây xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao, giờ đã mất thị trường, người dân chuyển qua trồng các loại cây có giá trị kinh tế khác nhằm tăng thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, trao đổi hàng hóa để lấy lương thực và một số hàng thực phẩm xa xỉ khác ở các tàu thuyền từ đất liền ra, ngoài việc kiếm thu nhập từ việc đánh cá, mò ngọc trai.... trên biển thì đây chính là một trong những nguồn sống của dân đảo.
2. Núi Cao Cát.
Núi Cao Cát được dân đảo xem như ngọn núi thiêng, tọa lạc ở phía Bắc thị trấn, nơi được chọn để đặt tượng Phật Bà Quan Âm rất uy nghi. Từ trên đỉnh Cao Cát, du khách có thể phóng tầm mắt suốt cả vùng không gian rộng lớn quanh đảo, những vôi cát trắng trải dài nằm phơi mình bên làn nước xanh màu ngọc bích, xa xa những cánh buồn màu trắng hình tam giác đang căng mình đón gió ra sức đưa thuyền của người dân chài ra khơi cùng với đoàn thuyền đang thả neo nằm im lìm ở kè đá, tạo nên một bức tranh rất hoàn mỹ cho hòn đảo của hai nền văn hóa Sa Huỳnh và Chămpa này. Những tảng đá khổng lồ, công cụ hữu hiệu chắn gió của thị trấn, giờ đây dưới sự xâm thực của thiên nhiên đã tạo thành kì quan đá rất kì bí với những đường nét tạo hình vô cùng sắc sảo, hấp dẫn.
Chuyến đi thật sự chưa kết thúc nếu bạn chưa đến được Hòn Tranh, một đảo nhỏ hình chữ S nằm phía Đông Nam, cách đảo khoảng 600 mét, nơi lý tưởng cho sự dừng chân trong suốt thời gian hành trình, một bờ cát dài trắng phau được núi bao bọc thành một thế chắn sóng tuyệt vời mặc cho bạn tung mình bơi lặn duới làn nước xanh trong vắt, soi rõ từng rặng san hô và phản chiếu lấp lánh màu sắc các loại tảo biển. Không gian hoàn toàn vắng lặng, chỉ có tiếng sóng biển vỗ ì oạp vào bờ đá hòa với tiếng gió thổi vi vu trên những tán dừa cao tạo thành dạng âm thanh dễ trung động lòng người.
Hoàng hôn trên biển mang màu tím thẫm, chuyến trở về từ Hòn Tranh sau buổi du hành đầy lý thú trên biển cả với những đàn chim lướt sóng hai bên mạn thuyền và những cánh hải âu bay lượn trước mũi thuyền sẽ khiến bạn quên hết mệt mỏi để chuẩn bị làm chuyến ra khơi cùng với ngư dân tham gia câu mực đêm đầy thú vị trên biển.
1. Vạn Tam Thanh.
Vạn Tam Thanh là nơi còn lưu giữ lại bộ xương cá Ông khổng lồ cùng với tập tục thờ thần Nam Hải. Cuộc sống ở xóm đảo càng nhộn nhịp thì ngoài vùng ven thị trấn lại càng vắng lặng, suốt con đường dẫn lên núi Cao Cát là một vùng đất đỏ bazan màu xanh của dứa, loại cây vốn một thời từng là loại cây xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao, giờ đã mất thị trường, người dân chuyển qua trồng các loại cây có giá trị kinh tế khác nhằm tăng thêm thu nhập để trang trải cuộc sống, trao đổi hàng hóa để lấy lương thực và một số hàng thực phẩm xa xỉ khác ở các tàu thuyền từ đất liền ra, ngoài việc kiếm thu nhập từ việc đánh cá, mò ngọc trai.... trên biển thì đây chính là một trong những nguồn sống của dân đảo.
2. Núi Cao Cát.
Núi Cao Cát được dân đảo xem như ngọn núi thiêng, tọa lạc ở phía Bắc thị trấn, nơi được chọn để đặt tượng Phật Bà Quan Âm rất uy nghi. Từ trên đỉnh Cao Cát, du khách có thể phóng tầm mắt suốt cả vùng không gian rộng lớn quanh đảo, những vôi cát trắng trải dài nằm phơi mình bên làn nước xanh màu ngọc bích, xa xa những cánh buồn màu trắng hình tam giác đang căng mình đón gió ra sức đưa thuyền của người dân chài ra khơi cùng với đoàn thuyền đang thả neo nằm im lìm ở kè đá, tạo nên một bức tranh rất hoàn mỹ cho hòn đảo của hai nền văn hóa Sa Huỳnh và Chămpa này. Những tảng đá khổng lồ, công cụ hữu hiệu chắn gió của thị trấn, giờ đây dưới sự xâm thực của thiên nhiên đã tạo thành kì quan đá rất kì bí với những đường nét tạo hình vô cùng sắc sảo, hấp dẫn.
Chuyến đi thật sự chưa kết thúc nếu bạn chưa đến được Hòn Tranh, một đảo nhỏ hình chữ S nằm phía Đông Nam, cách đảo khoảng 600 mét, nơi lý tưởng cho sự dừng chân trong suốt thời gian hành trình, một bờ cát dài trắng phau được núi bao bọc thành một thế chắn sóng tuyệt vời mặc cho bạn tung mình bơi lặn duới làn nước xanh trong vắt, soi rõ từng rặng san hô và phản chiếu lấp lánh màu sắc các loại tảo biển. Không gian hoàn toàn vắng lặng, chỉ có tiếng sóng biển vỗ ì oạp vào bờ đá hòa với tiếng gió thổi vi vu trên những tán dừa cao tạo thành dạng âm thanh dễ trung động lòng người.
Hoàng hôn trên biển mang màu tím thẫm, chuyến trở về từ Hòn Tranh sau buổi du hành đầy lý thú trên biển cả với những đàn chim lướt sóng hai bên mạn thuyền và những cánh hải âu bay lượn trước mũi thuyền sẽ khiến bạn quên hết mệt mỏi để chuẩn bị làm chuyến ra khơi cùng với ngư dân tham gia câu mực đêm đầy thú vị trên biển.
Cù lao Câu
Cù
Lao Câu là một hòn đảo trẻ nổi lên giữa biển, cách bờ chừng 9 km có thể
đến đảo từ nhiều điểm khác nhau như xã Phước Thể, xã Vĩnh Hảo, xã Bình
Thạnh hoặc từ Cà Ná. Tùy theo từng bến đi nhưng trung bình đi ghe máy độ
40 phút sẽ đến đảo.
Cù Lao Câu cách thành phố Phan Thiết khoảng 110 km về hướng Đông Bắc. Cù Lao Câu có chiều dài 1.500 mét và nơi rộng nhất gần 700 mét, nơi cao nhất hơn 7 mét, từ đất liền nhìn ra như một chiến hạm lớn. Toàn đảo bao quanh bởi hàng vạn khối đá có nhiều màu sắc và hình thì khác nhau, trông như những đàn thú với nhiều loại lớn nhỏ, thật là kỳ thú khi có điều kiện quan sát kỹ hết đảo. Xung quanh Cù Lao Câu nước trong xanh, khi thủy triều xuống, bờ biển làm lộ ra vô vàn vỏ sò, vỏ ốc đẹp làm say mê nhiều du khách.
Quanh đảo có nhiều loại hải sản sinh sống, mà người giỏi nghề biển với công cụ đơn giản cũng có thể kiếm được thức ăn tươi. Trên đảo có giếng cạn để lấy nước, tuy ít nhưng đó là nước nhỉ nên có thường xuyên - sách xưa gọi là giếng Tiên. Hiện nay Cù Lao Câu được quy hoạch làm khu bảo tồn sinh vật biển, trong tương lai hứa hẹn nhiều triển vọng về du lịch sinh thái.
Cù Lao Câu cách thành phố Phan Thiết khoảng 110 km về hướng Đông Bắc. Cù Lao Câu có chiều dài 1.500 mét và nơi rộng nhất gần 700 mét, nơi cao nhất hơn 7 mét, từ đất liền nhìn ra như một chiến hạm lớn. Toàn đảo bao quanh bởi hàng vạn khối đá có nhiều màu sắc và hình thì khác nhau, trông như những đàn thú với nhiều loại lớn nhỏ, thật là kỳ thú khi có điều kiện quan sát kỹ hết đảo. Xung quanh Cù Lao Câu nước trong xanh, khi thủy triều xuống, bờ biển làm lộ ra vô vàn vỏ sò, vỏ ốc đẹp làm say mê nhiều du khách.
Quanh đảo có nhiều loại hải sản sinh sống, mà người giỏi nghề biển với công cụ đơn giản cũng có thể kiếm được thức ăn tươi. Trên đảo có giếng cạn để lấy nước, tuy ít nhưng đó là nước nhỉ nên có thường xuyên - sách xưa gọi là giếng Tiên. Hiện nay Cù Lao Câu được quy hoạch làm khu bảo tồn sinh vật biển, trong tương lai hứa hẹn nhiều triển vọng về du lịch sinh thái.
Hồ Biển Lạc
Người
dân truyền miệng nhau rằng: hồ này trước kia là một vùng biển đã lạc
vào rừng và không biết lối ra. Đất nước ta luôn có những điều kì thú ở
khắp đó đây do những tưởng tượng của người dân. Hồ rộng lớn nằm trong
địa phận của hai huyện Đức Linh và Tánh Linh, thuộc tỉnh Quảng Bình giáp
với tỉnh Đồng Nai. Nó nằm ở giữa rừng già, rộng đến 1.000 hecta thuộc
loại lớn nhất Việt Nam. Về mùa mưa, hồ này rộng gấp ba lần, diện tích
lên tới 3.000 hecta.
Chung quanh hồ là núi và rừng. Phía Đông có núi Cao Tông cao 506 mét. Rừng già có nhiều loại gỗ quý như: Trắc, Giáng Lai, Sến và nhiều loại Phong Lan, là nơi lưu trú của nhiều loại chim quý. Bên cạnh những tài nguyên dồi dào của núi rừng, Biển Lạc còn mang trong mình thật nhiều hải sản. Hồ Biển Lạc là một địa chỉ rất lý thú, du khách có thể bơi thuyền dạo chơi giữa bốn bề, sông nước hữu tình và núi rừng bát ngát.
Chung quanh hồ là núi và rừng. Phía Đông có núi Cao Tông cao 506 mét. Rừng già có nhiều loại gỗ quý như: Trắc, Giáng Lai, Sến và nhiều loại Phong Lan, là nơi lưu trú của nhiều loại chim quý. Bên cạnh những tài nguyên dồi dào của núi rừng, Biển Lạc còn mang trong mình thật nhiều hải sản. Hồ Biển Lạc là một địa chỉ rất lý thú, du khách có thể bơi thuyền dạo chơi giữa bốn bề, sông nước hữu tình và núi rừng bát ngát.
Bãi Rạng
Bãi Rạng hay còn gọi là Biển Rạng, có lẽ đây là bãi tắm đẹp nhất của Phan Thiết. Bãi Rạng cách Phan Thiết
khoảng 15 km và nằm về phía Bắc của thành phố Phan Thiết được tạo nên
với nét hòa lẫn giữa biển và hàng dừa vì bãi Rạng nằm dưới những rặng
dừa dày đặc trông giống khu rừng dừa rất đẹp.
Bên cạnh đó còn có những địa danh nỗi tiếng khác nằm trên đường đến Bãi Rạng là Đá Ông Địa với một tảng đá lớn nằm sát bờ biển, ngày ngày sóng biển vỗ lên đá mà tạo ra 1 hình dáng mà dân địa phương gọi là đá Ông Địa, hàng ngày có rất nhiều du khách đến đây tham quan và cúng bái.
Và nếu đến Mũi Né các du khách sẽ bị thu hút vào nét đẹp huyền bí của Suối Tiên với những hình thù được tạo ra của cát và nước. Nơi đây còn có những quả "đào tiên" rất đẹp và có rất nhiều du khách đã hái, mang về.
Bên cạnh đó còn có những địa danh nỗi tiếng khác nằm trên đường đến Bãi Rạng là Đá Ông Địa với một tảng đá lớn nằm sát bờ biển, ngày ngày sóng biển vỗ lên đá mà tạo ra 1 hình dáng mà dân địa phương gọi là đá Ông Địa, hàng ngày có rất nhiều du khách đến đây tham quan và cúng bái.
Và nếu đến Mũi Né các du khách sẽ bị thu hút vào nét đẹp huyền bí của Suối Tiên với những hình thù được tạo ra của cát và nước. Nơi đây còn có những quả "đào tiên" rất đẹp và có rất nhiều du khách đã hái, mang về.
den Phan Thiet ko the ko mua...den Binh Thuan ko the ko thu
Thanh Long
Ai đã một lần đến với Bình Thuận, chắc không quên mua vài ký Thanh Long, vài chục bành rế, và chai nước mắm Phan Thiết làm quà. Quê tôi có những vườn Thanh long ngút ngàn, trĩu qủa. Bạn chưa đến hãy bớt chút thời gian thăm quê tôi.Quả Thanh Long khá to, nặng từ 200 - 500 gam màu hồng hoặc đỏ sẫm, hình thuôn dài.
Mặt quả có những vảy dài, phân bố đều khắp. Khi quả chín vỏ có thể bóc đi dễ dàng như vỏ chuối. Thịt là một khối trắng giống như thạch, có rất nhiều hạt đen li ti rải rác rất nhiều không thể loại bỏ và phải ăn cùng với thịt. Trái Thanh Long có vị ngọt và hơi chua.
Bình Thuận được mệnh danh là vùng đất của cây thanh long, chiếm hơn 70% sản lượng của cả nước.
Đây là loại cây có giá trị xuất khẩu cao, giá thành rẻ. Ngày nay nhờ áp đụng các thành tựu mới, cây thanh long có thêm mùa trái vụ .
Nước mắm
Phan Thiết Màu vàng nhạt, hương vị đậm đà, hậu vị ngòn ngọt của chất đạm _ nước mắm Phan Thiết không chỉ "Tam kỳ lục tỉnh ai dùng cũng khen" mà vang danh toàn cõi Đông Dương, sang tận trời Tây với sự kiện nước mắm Phan Thiết được Công ty Liên Thành mang nhãn hiệu Con Voi tham gia cuộc đấu xảo quốc tế tại Marseille (Pháp) vào năm 1922. Kể từ đó, nước mắm Phan Thiết đã vượt Đại Tây Dương, có mặt ở nhiều nước châu Âu.
Bình Thuận có nhiều loại hải sản thu hút khách du lịch. Đã đến đây rồi thì không thể không mua về cho gia đình và bạn bè những món quà mang đậm hương vị biển như: sò điệp phơi khô, mực phơi héo và đặc biệt là nước mắm. Nước mắm Phan Thiết có hương vị thơm ngon với độ đạm cao và là món nước chấm không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt Nam. Những thương hiệu nước mắm như Mũi Né, Liên Hương, Con Cá Vàng.. ngày càng tạo được tín nhiệm cho người tiêu dùng.
Sau chuyến đi, trước khi về , bạn có thể ghé quầy bán hàng đặc sản để mua quà về cho người thân. Một chai nước mắm cá cơm loại ngon, mấy trái thanh long hoặc vài gói bánh rế, bánh cốm là đã đủ để người thân của bạn cảm nhận và thưởng thức hương vị biển Bình Thuận được trọn vẹn... .
Ai đã một lần đến với Bình Thuận, chắc không quên mua vài ký Thanh Long, vài chục bành rế, và chai nước mắm Phan Thiết làm quà. Quê tôi có những vườn Thanh long ngút ngàn, trĩu qủa. Bạn chưa đến hãy bớt chút thời gian thăm quê tôi.Quả Thanh Long khá to, nặng từ 200 - 500 gam màu hồng hoặc đỏ sẫm, hình thuôn dài.
Mặt quả có những vảy dài, phân bố đều khắp. Khi quả chín vỏ có thể bóc đi dễ dàng như vỏ chuối. Thịt là một khối trắng giống như thạch, có rất nhiều hạt đen li ti rải rác rất nhiều không thể loại bỏ và phải ăn cùng với thịt. Trái Thanh Long có vị ngọt và hơi chua.
Bình Thuận được mệnh danh là vùng đất của cây thanh long, chiếm hơn 70% sản lượng của cả nước.
Đây là loại cây có giá trị xuất khẩu cao, giá thành rẻ. Ngày nay nhờ áp đụng các thành tựu mới, cây thanh long có thêm mùa trái vụ .
Nước mắm
Phan Thiết Màu vàng nhạt, hương vị đậm đà, hậu vị ngòn ngọt của chất đạm _ nước mắm Phan Thiết không chỉ "Tam kỳ lục tỉnh ai dùng cũng khen" mà vang danh toàn cõi Đông Dương, sang tận trời Tây với sự kiện nước mắm Phan Thiết được Công ty Liên Thành mang nhãn hiệu Con Voi tham gia cuộc đấu xảo quốc tế tại Marseille (Pháp) vào năm 1922. Kể từ đó, nước mắm Phan Thiết đã vượt Đại Tây Dương, có mặt ở nhiều nước châu Âu.
Bình Thuận có nhiều loại hải sản thu hút khách du lịch. Đã đến đây rồi thì không thể không mua về cho gia đình và bạn bè những món quà mang đậm hương vị biển như: sò điệp phơi khô, mực phơi héo và đặc biệt là nước mắm. Nước mắm Phan Thiết có hương vị thơm ngon với độ đạm cao và là món nước chấm không thể thiếu trong bữa cơm của người Việt Nam. Những thương hiệu nước mắm như Mũi Né, Liên Hương, Con Cá Vàng.. ngày càng tạo được tín nhiệm cho người tiêu dùng.
Sau chuyến đi, trước khi về , bạn có thể ghé quầy bán hàng đặc sản để mua quà về cho người thân. Một chai nước mắm cá cơm loại ngon, mấy trái thanh long hoặc vài gói bánh rế, bánh cốm là đã đủ để người thân của bạn cảm nhận và thưởng thức hương vị biển Bình Thuận được trọn vẹn... .
Những món ăn đặc sản ở Bình Thuận
Nói đặc sản là muốn nói món ăn riêng của Bình Thuận không thấy ở nơi khác, hoặc có nơi làm được nhưng không thể ngon bằng. Món ăn đặc sản của Bình Thuận không phải là món ăn sang trọng, chỉ là món thông thường nhưng nhờ chế biến khéo léo theo kỹ thuật truyền lại nhiều đời mà trở thành ngon miệng đối với mọi người.
Kể ra Bình Thuận có nhiều món ăn đặc sản. Nhưng nhắc đến, người ta nhớ ngay món bánh tráng nướng quệt mắm ruốc ở khu vực Ngã ba Phan Rí Cửa (Tuy Phong) hay món bánh hỏi lòng heo ở chân cầu Xóm Lụa (thị trấn Phú Long)… Và nếu nói không ngoa, có lẽ cả nước, nhất là dân Sài Gòn sành ăn ngày trước, khi nói tới Phan Thiết là nhắc nhớ ngay tiệm cơm Hai Mọi nổi tiếng ở phường Đức Nghĩa. Chủ tiệm có cái tên gọi bình dân ấy trạc tuổi trung niên, đầu búi tó, thường chơi môn đá gà. Ông không trực tiếp đứng bếp mà chỉ theo dõi chỉ đạo kỹ thuật nấu nướng. Tiệm ăn bày biện rất bình thường nhưng hai món ăn khắp nơi đều nghe tiếng, đó là canh chua và sườn xào chua ngọt. Tiệm ăn nào lại chẳng có mấy món này, nhưng hơn nhau ở chỗ món canh chua Hai Mọi cũng nấu cá dứa hoặc cá sữa, cá bóp với bạc hà, giá, me mà húp nghe thơm ngọt lạ thường; còn món sườn xào thì với nước sốt chua ngọt tuyệt vời đổ thấm lên thịt ăn không biết chán, đặc biệt sườn lại mềm có thể nhai rụm cả xương. Ngoài ra, còn mấy món ăn khác được nhiều người ưa thích như thịt bò bóp dấm, cá bao bột và cơm cháy tẩm mỡ…
Đến đất Bình Thuận, ai cũng muốn thưởng thức món ăn đặc biệt có tên bánh căng thường thấy có mặt chỉ ở 3 vùng Tam Phan cũ (Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết). Chưa có thứ bánh bình dân nào được mọi người già trẻ, trai gái ưa thích như bánh này, rất giản dị mà độc đáo. Trước tiên hãy nói về cách làm bánh. Chất liệu là gạo ngâm có bỏ thêm ít cơm nguội (để bánh được xốp) và xay thành bột lỏng. Lò bánh là một mặt tròn bằng đất nung; tùy lò nhỏ, lớn, trên mặt khuôn có 8 đến 12 lỗ đặt các chén đất nung rất dẹt; bên dưới đỏ hồng than hừng. Mỗi lò do một phụ nữ lo việc đổ bánh, cạy bánh với đôi tay thuần thục, khéo léo. Bột múc đổ vào từng khuôn nhỏ rồi đậy nắp lại. Vài phút sau, mở nắp thử xem bánh chín, dùng miếng sắt nậy lấy bánh ra. Mặt bánh úp mặt vào nhau thành cặp đem bày lên dĩa. Ăn bằng cách dầm bánh vào nước chấm làm bằng nước mắm ngon pha loãng với tỏi ớt giã nát có trộn xoài sống hay khế chua xắt nhỏ, và không quên đổ thêm vài muỗng mỡ nước cùng tốp mỡ. Cũng có người thích ăn bánh cùng với nước cá kho; còn bày vẽ thêm có trứng vịt luộc hay xíu mại. Lò bánh căng thường đông khách vào lúc sáng là khi được kéo ghế ngồi bên lò, vừa chờ cạy bánh nóng vừa gợi chuyện vui với ai yêu thích món bánh quê hương đó.
Một món ăn đặc sản khác của Bình Thuận được gần xa nhắc tới mỗi khi về tỉnh này, đó là món gỏi cá. Có nhiều kiểu ăn gỏi: khô, trộn và cá chan nước… Nhưng đã nói gỏi cá phải là món ăn làm bằng cá sống của các loại mai, trích, rựa, bóp, đối.
Người ta thường thưởng thức món gỏi sanh cầm với loại cá nhỏ có vảy còn tươi nhai với muối, cộng hành, trái ớt và thêm hớp rượu nồng; nhưng thứ gỏi này không phải ai cũng dễ ăn và thấy ngon.
Gỏi cá Bình Thuận ăn thích hơn ở chỗ cũng là cá sống nhưng được tái chín mà không phải qua lửa. Làm gỏi ngon hay không còn do biết chọn cá, bóp cá và pha chế nước chấm hoặc nấu nước lèo. Cá đồng có thể làm gỏi nhưng không bằng cá biển thuộc loại mình nhỏ trắng thịt, ngon nhất là cá mai. Cá làm gỏi được lọc bỏ xương, thịt cá đem rửa nhiều lần bằng nước ấm khoảng 40 – 50 độ hoặc ngâm bằng nước chua của phèn, dấm, chanh, me; sau đó đem rửa và để ráo nước, bóp thành vắt. Gỏi cá có loại nước chấm đặc biệt của nó gồm nước mắm thật ngon với ớt, tỏi đâm nhuyễn bỏ vào cay thơm, chất chua thì bằng me chín, lại có vị béo ngọt nhờ vào kẹo đậu phộng cộng với chuối sứ chín giã nhỏ. Tất cả pha trộn trở thành thứ nước chấm không chê được khi bết thấm vào cá gỏi. Thêm nữa, hương vị của gỏi cá sẽ giảm mất nếu không có các loại rau thơm như diếp cá, húng lũi, đọt xoài, ngò tàu… Tất nhiên, muốn bữa gỏi cá được dậm đà, nhớ lâu, không thể thiếu chút rượu kèm theo; nhưng không nên mãi quá chén mà làm loãng mất hương vị gỏi cá.
Lại thêm món đặc sản thịt dông, một loại bò sát ở hang sinh sản tại vùng đồi cát trải dài dọc biển hàng trăm cây số. Con dông mình dài tính từ đầu đến mút đuôi khoảng 5 tấc, thân rộng cỡ bốn ngón tay; loại lớn gọi là dông thềm nặng trên nửa ký. Bắt dông không dễ, phải có kinh nghiệm, kỹ thuật lành nghề; bằng nhiều cách như bẫy, dò, câu, đào… Người đào bắt giỏi từ sớm đến tối mới được chừng 20 con. Mùa dông bắt đầu từ tháng 5 âm lịch trở đi khi đã sa mưa, đến tháng 8, tháng 9 là cao điểm. Hình thù con dông trông có vẻ kỳ dị với các vằn đen đỏ dọc dài hai bên sống trắng ngon chẳng kém thịt gà, xương nhỏ lại giòn, rất dễ chế biến. Đơn giản nhất là đốt lửa nướng dông rồi xé từng mảnh thịt chấm muối ớt ăn tại chỗ là đủ ngon. Các món dông chế biến quen thuộc của người Bình Thuận gồm thịt dông bằm làm chả hoặc làm gỏi với lá lành ngạnh, lá cốc chua; thịt dông kho gừng ớt, dông nấu canh chua với lá me non hay bằm vo viên nấu với dưa hồng… Và không gì ngon hơn vào những ngày mưa dầm được thưởng thức món bánh xèo thịt dông đổ chảo.
Ở Bình Thuận, món ăn đặc sản từng vùng cũng được nhắc đến là vịt “thả dầm” ở Bắc Bình, ếch òn xào ở Hàm Thuận lúc bắt đầu mưa, ghẹ luộc chấm muối ớt ở các làng biển…
Hấp dẫn ẩm thực biển Phan Thiết
Thành phố du lịch Phan Thiết ngoài nổi tiếng với “Biển xanh, cát trắng, nắng vàng”, còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi nét văn hoá ẩm thực biển phong phú.
Không chỉ là hương vị đậm đà đặc trưng mà chính những loài hải đặc sản kỳ lạ của xứ biển đã tạo nên những món ăn độc đáo.
Đối với quốc gia có bờ biển trãi dài và một nguồn lợi hải sản đa dạng như Việt Nam, mực là loài hải sản vừa quen thuộc, vừa bổ dưỡng và rất dễ chế biển món ăn. Thế nhưng, với món ăn rất… bình thường “Mực một nắng”, ngon và nổi tiếng nhất chỉ gắn liền với địa danh Phan Thiết.Cho đến nay, cả những đầu bếp nổi tiếng lẫn giới sành ăn vẫn không lý giải tại sao cũng là con mực lá quen thuộc đem phơi…nắng cho ráo rồi nướng trên than hồng nhưng chỉ rất ngon và đậm đà vị ngọt khi thưởng thức tại xứ biển Phan Thiết?! Nhất là, thay vì chấm với tương ớt, mực một nắng nếu đem chấm với loại nước mắm…nhỉ Phan Thiết cùng ít ớt xắt và vài giọt chanh mới thực sự cảm nhận đầy đủ hương và vị mà biển dâng tặng!
Được đánh giá là vùng biển quanh năm ấm áp, nhiều loại thức ăn hấp dẫn và phù hợp sự phát triển của các loài hải đặc sản, nên ngoài con mực lá dày thịt và thơm ngọt, Phan Thiết còn nổi tiếng với con cá bò…hòm. Mặc dù được ngư dân đặt cho biệt danh là “Thiết giáp biển” do hình dạng…vuông vức và rằn ri dễ sợ, nhưng thịt cá bò hòm lại rất hấp dẫn và bổ dưỡng. Do thịt có vị ngọt, béo, màu trắng…nên khi ăn kèm cùng những vị cay nồng của các loài rau thơm, mùi đặc trưng của thứ mắm nêm Phan Thiết, và nhất là vị bùi của bánh tráng Phú Long đã tạo nên món ăn “Cá bò hòm hấp cuốn bánh tráng” bổ dưõng và hấp dẫn vị giác!
Cũng món cá hấp kết hợp với nhiều hương vị của các loại rau thơm, cách chế biến nước chấm độc đáo từ các loại nước mắm khác nhau, món “Cá mú hấp” Phan Thiết luôn được xem là món ăn cao cấp và bổ dưỡng. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao do đặc tính của loài cá mú nổi tiếng, mà “Cá mú hấp” còn là món ăn rất hài hoà giữa hương và vị từ cách chọn lựa…khoa học các thứ nguyên liệu ăn kèm. Bên cạnh các loại hải sản ngon và dễ chế biến, có thể nói ẩm thực biển Phan Thiết còn nổi tiếng nhờ bí quyết pha chế nước mắm ăn kèm. Mỗi món sẽ có một loại nước chấm phù hợp khác nhau, trong đó có thứ nước chấm rất lạ dành cho món “Cá lồi xối mỡ”. Chính thứ mắm nêm sền sệt, bên cạnh những gia vị quen thuộc như ớt, chanh…them một xíu vị chua ngọt của trái thơm đã tạo nên món ăn rất hấp dẫn chế biến từ loài cá lồi (hay cá ghim) rất bình thường!
Nói đến ẩm thực Phan Thiết, ngoài hải đặc sản, du khách không thể không nhắc đến các món ăn chế biến từ con Giông! Rất thích sinh sống tại những đồi cát quanh năm nắng nóng, gió mạnh, nhưng loài bò sát kỳ lạ này lại cho một thứ thịt vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng.
Hơn nữa thịt Giông rất dễ chế biến, từ các món đơn giản như nướng, nấu cháo cho đến cầu kỳ như làm gỏi, xào lăn, bằm xào xả ớt. Tuy nhiên, ngon, hấp dẫn và cũng rất…ấn tượng nhất lại là món “Giông nướng” . Với vẻ ngoài rất dữ dằn nhưng thịt giông nướng đậm đà vị ngọt béo, miếng thịt mềm và kích thích khẩu vị khi chấm với muối ớt, món “Giông nướng” cũng là một nét lạ tạo nên nét hấp dẫn của ẩm thực biển Phan Thiết!
Nói đặc sản là muốn nói món ăn riêng của Bình Thuận không thấy ở nơi khác, hoặc có nơi làm được nhưng không thể ngon bằng. Món ăn đặc sản của Bình Thuận không phải là món ăn sang trọng, chỉ là món thông thường nhưng nhờ chế biến khéo léo theo kỹ thuật truyền lại nhiều đời mà trở thành ngon miệng đối với mọi người.
Kể ra Bình Thuận có nhiều món ăn đặc sản. Nhưng nhắc đến, người ta nhớ ngay món bánh tráng nướng quệt mắm ruốc ở khu vực Ngã ba Phan Rí Cửa (Tuy Phong) hay món bánh hỏi lòng heo ở chân cầu Xóm Lụa (thị trấn Phú Long)… Và nếu nói không ngoa, có lẽ cả nước, nhất là dân Sài Gòn sành ăn ngày trước, khi nói tới Phan Thiết là nhắc nhớ ngay tiệm cơm Hai Mọi nổi tiếng ở phường Đức Nghĩa. Chủ tiệm có cái tên gọi bình dân ấy trạc tuổi trung niên, đầu búi tó, thường chơi môn đá gà. Ông không trực tiếp đứng bếp mà chỉ theo dõi chỉ đạo kỹ thuật nấu nướng. Tiệm ăn bày biện rất bình thường nhưng hai món ăn khắp nơi đều nghe tiếng, đó là canh chua và sườn xào chua ngọt. Tiệm ăn nào lại chẳng có mấy món này, nhưng hơn nhau ở chỗ món canh chua Hai Mọi cũng nấu cá dứa hoặc cá sữa, cá bóp với bạc hà, giá, me mà húp nghe thơm ngọt lạ thường; còn món sườn xào thì với nước sốt chua ngọt tuyệt vời đổ thấm lên thịt ăn không biết chán, đặc biệt sườn lại mềm có thể nhai rụm cả xương. Ngoài ra, còn mấy món ăn khác được nhiều người ưa thích như thịt bò bóp dấm, cá bao bột và cơm cháy tẩm mỡ…
Đến đất Bình Thuận, ai cũng muốn thưởng thức món ăn đặc biệt có tên bánh căng thường thấy có mặt chỉ ở 3 vùng Tam Phan cũ (Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết). Chưa có thứ bánh bình dân nào được mọi người già trẻ, trai gái ưa thích như bánh này, rất giản dị mà độc đáo. Trước tiên hãy nói về cách làm bánh. Chất liệu là gạo ngâm có bỏ thêm ít cơm nguội (để bánh được xốp) và xay thành bột lỏng. Lò bánh là một mặt tròn bằng đất nung; tùy lò nhỏ, lớn, trên mặt khuôn có 8 đến 12 lỗ đặt các chén đất nung rất dẹt; bên dưới đỏ hồng than hừng. Mỗi lò do một phụ nữ lo việc đổ bánh, cạy bánh với đôi tay thuần thục, khéo léo. Bột múc đổ vào từng khuôn nhỏ rồi đậy nắp lại. Vài phút sau, mở nắp thử xem bánh chín, dùng miếng sắt nậy lấy bánh ra. Mặt bánh úp mặt vào nhau thành cặp đem bày lên dĩa. Ăn bằng cách dầm bánh vào nước chấm làm bằng nước mắm ngon pha loãng với tỏi ớt giã nát có trộn xoài sống hay khế chua xắt nhỏ, và không quên đổ thêm vài muỗng mỡ nước cùng tốp mỡ. Cũng có người thích ăn bánh cùng với nước cá kho; còn bày vẽ thêm có trứng vịt luộc hay xíu mại. Lò bánh căng thường đông khách vào lúc sáng là khi được kéo ghế ngồi bên lò, vừa chờ cạy bánh nóng vừa gợi chuyện vui với ai yêu thích món bánh quê hương đó.
Một món ăn đặc sản khác của Bình Thuận được gần xa nhắc tới mỗi khi về tỉnh này, đó là món gỏi cá. Có nhiều kiểu ăn gỏi: khô, trộn và cá chan nước… Nhưng đã nói gỏi cá phải là món ăn làm bằng cá sống của các loại mai, trích, rựa, bóp, đối.
Người ta thường thưởng thức món gỏi sanh cầm với loại cá nhỏ có vảy còn tươi nhai với muối, cộng hành, trái ớt và thêm hớp rượu nồng; nhưng thứ gỏi này không phải ai cũng dễ ăn và thấy ngon.
Gỏi cá Bình Thuận ăn thích hơn ở chỗ cũng là cá sống nhưng được tái chín mà không phải qua lửa. Làm gỏi ngon hay không còn do biết chọn cá, bóp cá và pha chế nước chấm hoặc nấu nước lèo. Cá đồng có thể làm gỏi nhưng không bằng cá biển thuộc loại mình nhỏ trắng thịt, ngon nhất là cá mai. Cá làm gỏi được lọc bỏ xương, thịt cá đem rửa nhiều lần bằng nước ấm khoảng 40 – 50 độ hoặc ngâm bằng nước chua của phèn, dấm, chanh, me; sau đó đem rửa và để ráo nước, bóp thành vắt. Gỏi cá có loại nước chấm đặc biệt của nó gồm nước mắm thật ngon với ớt, tỏi đâm nhuyễn bỏ vào cay thơm, chất chua thì bằng me chín, lại có vị béo ngọt nhờ vào kẹo đậu phộng cộng với chuối sứ chín giã nhỏ. Tất cả pha trộn trở thành thứ nước chấm không chê được khi bết thấm vào cá gỏi. Thêm nữa, hương vị của gỏi cá sẽ giảm mất nếu không có các loại rau thơm như diếp cá, húng lũi, đọt xoài, ngò tàu… Tất nhiên, muốn bữa gỏi cá được dậm đà, nhớ lâu, không thể thiếu chút rượu kèm theo; nhưng không nên mãi quá chén mà làm loãng mất hương vị gỏi cá.
Lại thêm món đặc sản thịt dông, một loại bò sát ở hang sinh sản tại vùng đồi cát trải dài dọc biển hàng trăm cây số. Con dông mình dài tính từ đầu đến mút đuôi khoảng 5 tấc, thân rộng cỡ bốn ngón tay; loại lớn gọi là dông thềm nặng trên nửa ký. Bắt dông không dễ, phải có kinh nghiệm, kỹ thuật lành nghề; bằng nhiều cách như bẫy, dò, câu, đào… Người đào bắt giỏi từ sớm đến tối mới được chừng 20 con. Mùa dông bắt đầu từ tháng 5 âm lịch trở đi khi đã sa mưa, đến tháng 8, tháng 9 là cao điểm. Hình thù con dông trông có vẻ kỳ dị với các vằn đen đỏ dọc dài hai bên sống trắng ngon chẳng kém thịt gà, xương nhỏ lại giòn, rất dễ chế biến. Đơn giản nhất là đốt lửa nướng dông rồi xé từng mảnh thịt chấm muối ớt ăn tại chỗ là đủ ngon. Các món dông chế biến quen thuộc của người Bình Thuận gồm thịt dông bằm làm chả hoặc làm gỏi với lá lành ngạnh, lá cốc chua; thịt dông kho gừng ớt, dông nấu canh chua với lá me non hay bằm vo viên nấu với dưa hồng… Và không gì ngon hơn vào những ngày mưa dầm được thưởng thức món bánh xèo thịt dông đổ chảo.
Ở Bình Thuận, món ăn đặc sản từng vùng cũng được nhắc đến là vịt “thả dầm” ở Bắc Bình, ếch òn xào ở Hàm Thuận lúc bắt đầu mưa, ghẹ luộc chấm muối ớt ở các làng biển…
Hấp dẫn ẩm thực biển Phan Thiết
Thành phố du lịch Phan Thiết ngoài nổi tiếng với “Biển xanh, cát trắng, nắng vàng”, còn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bởi nét văn hoá ẩm thực biển phong phú.
Không chỉ là hương vị đậm đà đặc trưng mà chính những loài hải đặc sản kỳ lạ của xứ biển đã tạo nên những món ăn độc đáo.
Đối với quốc gia có bờ biển trãi dài và một nguồn lợi hải sản đa dạng như Việt Nam, mực là loài hải sản vừa quen thuộc, vừa bổ dưỡng và rất dễ chế biển món ăn. Thế nhưng, với món ăn rất… bình thường “Mực một nắng”, ngon và nổi tiếng nhất chỉ gắn liền với địa danh Phan Thiết.Cho đến nay, cả những đầu bếp nổi tiếng lẫn giới sành ăn vẫn không lý giải tại sao cũng là con mực lá quen thuộc đem phơi…nắng cho ráo rồi nướng trên than hồng nhưng chỉ rất ngon và đậm đà vị ngọt khi thưởng thức tại xứ biển Phan Thiết?! Nhất là, thay vì chấm với tương ớt, mực một nắng nếu đem chấm với loại nước mắm…nhỉ Phan Thiết cùng ít ớt xắt và vài giọt chanh mới thực sự cảm nhận đầy đủ hương và vị mà biển dâng tặng!
Được đánh giá là vùng biển quanh năm ấm áp, nhiều loại thức ăn hấp dẫn và phù hợp sự phát triển của các loài hải đặc sản, nên ngoài con mực lá dày thịt và thơm ngọt, Phan Thiết còn nổi tiếng với con cá bò…hòm. Mặc dù được ngư dân đặt cho biệt danh là “Thiết giáp biển” do hình dạng…vuông vức và rằn ri dễ sợ, nhưng thịt cá bò hòm lại rất hấp dẫn và bổ dưỡng. Do thịt có vị ngọt, béo, màu trắng…nên khi ăn kèm cùng những vị cay nồng của các loài rau thơm, mùi đặc trưng của thứ mắm nêm Phan Thiết, và nhất là vị bùi của bánh tráng Phú Long đã tạo nên món ăn “Cá bò hòm hấp cuốn bánh tráng” bổ dưõng và hấp dẫn vị giác!
Cũng món cá hấp kết hợp với nhiều hương vị của các loại rau thơm, cách chế biến nước chấm độc đáo từ các loại nước mắm khác nhau, món “Cá mú hấp” Phan Thiết luôn được xem là món ăn cao cấp và bổ dưỡng. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao do đặc tính của loài cá mú nổi tiếng, mà “Cá mú hấp” còn là món ăn rất hài hoà giữa hương và vị từ cách chọn lựa…khoa học các thứ nguyên liệu ăn kèm. Bên cạnh các loại hải sản ngon và dễ chế biến, có thể nói ẩm thực biển Phan Thiết còn nổi tiếng nhờ bí quyết pha chế nước mắm ăn kèm. Mỗi món sẽ có một loại nước chấm phù hợp khác nhau, trong đó có thứ nước chấm rất lạ dành cho món “Cá lồi xối mỡ”. Chính thứ mắm nêm sền sệt, bên cạnh những gia vị quen thuộc như ớt, chanh…them một xíu vị chua ngọt của trái thơm đã tạo nên món ăn rất hấp dẫn chế biến từ loài cá lồi (hay cá ghim) rất bình thường!
Nói đến ẩm thực Phan Thiết, ngoài hải đặc sản, du khách không thể không nhắc đến các món ăn chế biến từ con Giông! Rất thích sinh sống tại những đồi cát quanh năm nắng nóng, gió mạnh, nhưng loài bò sát kỳ lạ này lại cho một thứ thịt vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng.
Hơn nữa thịt Giông rất dễ chế biến, từ các món đơn giản như nướng, nấu cháo cho đến cầu kỳ như làm gỏi, xào lăn, bằm xào xả ớt. Tuy nhiên, ngon, hấp dẫn và cũng rất…ấn tượng nhất lại là món “Giông nướng” . Với vẻ ngoài rất dữ dằn nhưng thịt giông nướng đậm đà vị ngọt béo, miếng thịt mềm và kích thích khẩu vị khi chấm với muối ớt, món “Giông nướng” cũng là một nét lạ tạo nên nét hấp dẫn của ẩm thực biển Phan Thiết!
ĐẶC SẢN
Món cá nục nướng lá mướp Món cá nục nướng lá mướp chỉ ở Bình Thuận mới ngon. Cá nục nướng lá mướp ăn kèm bánh tráng, rau sống thì chẳng gì bằng.
Cá nục ở vùng duyên hải nước ta không hiếm, nơi nào cũng có. Thường là tháng bảy âm lịch hằng năm trở lên, cá nục mới thịt nhiều, nhất là cá nục sồ. Ngoài các món ăn phổ biến như kho, nấu canh chua, hấp cuốn bánh tráng... thì món cá nục nướng lá mướp chỉ ở Bình Thuận mới có. Ngư dân cho biết mùa mưa cá nục sồ to con, béo thịt, thơm ngon. Cũng có nhiều người khác biết quy trình cách nướng cá nục bằng lá mướp, nhưng khi kết thành món lại không ngon bằng dân bản địa.
Cá nục tươi sống rửa sạch, cắt bỏ đầu, lọc lấy thịt rút xương. Ướp với một ít đường, muối, bột ngọt, tỏi, ớt giã nhỏ, cho thật thấm. Chuẩn bị sẵn lá mướp (lá mướp nào cũng được) nhưng được lá mướp hương thì tốt hơn. Chọn lá mướp lành lặn không bị sâu đục lỗ chỗ, rửa sạch để ráo nước và lau khô. Trải chồng liền ba lớp lá, rồi đặt thịt cá đã ướp lên gói lại. Cột chặt bằng dây lạt hoặc dây chuối xé nhỏ. Sau đó xếp lên vỉ đem đặt trên bếp than. Lò nướng đừng để nơi gió lùa nhiều quá, đủ để lửa hừng là được. Không nên nướng bằng than đá, sẽ hỏng cá. Có người đã nướng cá bằng cồn hoặc hiện đại hơn nướng trên bếp gas, nướng trong lò vi sóng nhưng không ngon bằng thứ than củi dân dã. Khi nướng nên để lửa riu riu và trở cá đều tay, cá mới chín đẹp. Nếu sơ ý một tí, cá cháy ngay. Hễ nhìn thấy lá mướp vàng là cá đã chín một bên. Lúc đó hãy trở bên kia, nướng cho cá chín hết.
Đem xuống gỡ lá mướp ra, ăn cùng với cơm nóng hoặc bánh tráng nướng kèm rau sống, còn gì bằng! Nếu gặp "tay nhậu", thì đây là món lai rai tuyệt chiêu, còn rủi mà gặp dân phá mồi, nhiều lúc nướng không kịp!
Khách du lịch đến Bình Thuận đều quen món đặc sản này, khi đã được thưởng thức, thì không thể nào quên được.
Món cá nục nướng lá mướp Món cá nục nướng lá mướp chỉ ở Bình Thuận mới ngon. Cá nục nướng lá mướp ăn kèm bánh tráng, rau sống thì chẳng gì bằng.
Cá nục ở vùng duyên hải nước ta không hiếm, nơi nào cũng có. Thường là tháng bảy âm lịch hằng năm trở lên, cá nục mới thịt nhiều, nhất là cá nục sồ. Ngoài các món ăn phổ biến như kho, nấu canh chua, hấp cuốn bánh tráng... thì món cá nục nướng lá mướp chỉ ở Bình Thuận mới có. Ngư dân cho biết mùa mưa cá nục sồ to con, béo thịt, thơm ngon. Cũng có nhiều người khác biết quy trình cách nướng cá nục bằng lá mướp, nhưng khi kết thành món lại không ngon bằng dân bản địa.
Cá nục tươi sống rửa sạch, cắt bỏ đầu, lọc lấy thịt rút xương. Ướp với một ít đường, muối, bột ngọt, tỏi, ớt giã nhỏ, cho thật thấm. Chuẩn bị sẵn lá mướp (lá mướp nào cũng được) nhưng được lá mướp hương thì tốt hơn. Chọn lá mướp lành lặn không bị sâu đục lỗ chỗ, rửa sạch để ráo nước và lau khô. Trải chồng liền ba lớp lá, rồi đặt thịt cá đã ướp lên gói lại. Cột chặt bằng dây lạt hoặc dây chuối xé nhỏ. Sau đó xếp lên vỉ đem đặt trên bếp than. Lò nướng đừng để nơi gió lùa nhiều quá, đủ để lửa hừng là được. Không nên nướng bằng than đá, sẽ hỏng cá. Có người đã nướng cá bằng cồn hoặc hiện đại hơn nướng trên bếp gas, nướng trong lò vi sóng nhưng không ngon bằng thứ than củi dân dã. Khi nướng nên để lửa riu riu và trở cá đều tay, cá mới chín đẹp. Nếu sơ ý một tí, cá cháy ngay. Hễ nhìn thấy lá mướp vàng là cá đã chín một bên. Lúc đó hãy trở bên kia, nướng cho cá chín hết.
Đem xuống gỡ lá mướp ra, ăn cùng với cơm nóng hoặc bánh tráng nướng kèm rau sống, còn gì bằng! Nếu gặp "tay nhậu", thì đây là món lai rai tuyệt chiêu, còn rủi mà gặp dân phá mồi, nhiều lúc nướng không kịp!
Khách du lịch đến Bình Thuận đều quen món đặc sản này, khi đã được thưởng thức, thì không thể nào quên được.
Cá
mòi dầu Người dân ở miền Nam đã từng thưởng thức vị thơm, ngon, béo của
những món ăn chế biến từ con cá mòi, loại cá sống nhiều vùng biển Bình
Thuận. Cá mòi có hai chủng loại: trũng đất, trũng cờ, trũng là mít gọi
chung cá mòi "trũng" - Cá "ranh" (cá con lớn lên) "xanh bầu" giữa cá
ranh và cá lớn có nhiều dầu gọi là cá dầu (Nematolosa Nasus).
Cá mòi dầu ở Bình Thuận được chế biến thành những món ăn vô cùng độc đáo qua món canh nấu với dưa hồng (dưa hấu trái nhỏ), bầu, mướp. Muối sương (lạt) đem nướng ăn với cơm nguội. Rán (không cần mỡ) còn lấy ra được dầu cá để chan cơm ăn. Hấp ăn với bánh tráng nhúng nước cuốn rau sống chấm mắm nêm hay nước mắm giã. Cá mòi đem hầm măng khô là món ăn thuần túy ở mọi nhà trong những ngày lễ Tết.
Người ta còn thi vị hoá cá mòi qua món mắm. Cá đem muối, khi chín lấy ra ăn sống hay chưng (cách thủy). Thông thường cá được muối trong thời gian 60 ngày thì vớt ra lấy nước muối để rửa cá, đánh vẩy xong đem thính (bắp rang trộn muối giã nhuyển) xấp trong lu nhỏ mỗi lớp cá là một lớp lá cây vông (lá gói nem). Mắm mòi ăn với bánh hỏi, cuốn bánh tráng rau sống, khế chua, cà tím...
Do có nhiều chất béo nên ngòai việc chế biến thành những món ăn tính độc đáo, người ta còn lấy ra được trong c'a mòi một lượng dầu đáng kể qua cách muối, kho hoặc hấp. Dầu cá mòi có công dụng để ngâm thịt cá, làm mỡ ăn và thắp đèn thay nến. Trong xuất khẩu, người ta lấy dầu cá mòi làm nhiên liệu thuộc da, pha sơn, chế biến xà phòng.
Nước mắm cá mòi ngon thơm và béo hơn cả các loại cá khác như cá tạp, cá nục dùng trong sản xuất nước mắm. Thường người ta để hơi ươn rồi mới ướp muối, xác cá mòi muối và hấp sau khi lấy hết dầu đem bán ở vùng cao và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ đều có giá trị kinh tế cao.
Dông 7 món
Dông là loài động vật bò sát, sống ở những vùng đất cát, nhất là ven biển. Khi gặp nguy, nó chạy rất nhanh, nên người ta gọi là con dông.
Con dông xuất hiện quanh năm, rộ nhất vào mùa mưa (khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch). Dông cái (còn gọi là dông mắm) khiêm tốn với bộ da độc một mầu, còn dông đực (dông thềm) có bộ da nhiều mầu sặc sỡ. Bắt dông có nhiều cách: đào, bẫy, chặn ngách, giăng lưới, dò, thổi... Chỉ riêng cách đánh bẫy cũng phong phú: nào là bẫy ống, bẫy đạp, bẫy cạm, bẫy vòng...
Dông được chia làm nhiều loại: nhỏ nhất có que chò, rồi đến nhông que và lớn nữa là dông thềm. Còn loại dông lão thì tương đối hiếm, nếu bắt được có con nặng gần một kg. Cho dù loại nào, con dông bắt vào tháng chạp cũng được thịt ngon, béo thơm, đúng là "tháng mười dông rạp (ngủ), tháng chạp dông lên".
Gỏi dông là một món được nhiều người ưa thích. Thịt dông trộn với rau sống, nước mắm me là thành món "đặc sản" vùng biển. Nhưng chỉ cần chế biến thêm chút nữa, nó trở thành một món ẩm thực sang trọng. Dông để nguyên con, chế nước sôi vào khoảng vài phút, rồi cạo nhẹ cho bong sạch lớp da đất, làm sạch ruột. Làm xong, rửa sạch lớp đất đen ở bụng, sau đó vắt ráo nước, rồi đem luộc chín xé lấy thịt và loại bỏ phần xương.
Thịt dông luộc xé nhỏ, đem ướp gia vị: muối, đường, bột ngọt, tỏi (giã nhỏ) cho ngấm, rồi trộn với hành tây, cà rốt, hành khô và rau răm..., thái mấy lát ớt thành những miếng mỏng xéo trang trí lên cho đẹp mắt.
Gỏi dông ăn kèm với bánh tráng nướng rất ngon miệng. Tùy khẩu vị từng người mà có thể thêm vào nước tương cho đậm đà. Miếng bánh tráng vàng rụm, nhai giòn tan quyện cùng chất thịt ngọt mát và vị thơm đặc trưng của loài dông, tạo nên hương vị đậm đà. Nếu có dịp thưởng thức món gỏi dông, bạn sẽ cảm thấy nó không thua kém gì các loại thịt gà.
Trên miền duyên hải cả nước, Bình Thuận là nơi có điều kiện môi trường thuận lợi cho con dông sinh sản và phát triển. Vì vậy, ngoài các món dông nướng, dông luộc, dông xào lăn, dông làm chả, dông nấu canh dưa hồng... quen thuộc, thì gỏi dông chính là một món ăn đặc sản cao cấp của vùng biển Bình Thuận.
Đặc sản của đồi cát là dông. Dông sống trong hang, sáng tinh mơ ra đồi cát tìm ăn chồi non và uống sương đêm, vì thế mà thịt thơm, săn và ngọt, được xem là một vị thuốc bổ. Thịt dông trắng như thịt gà, mà lại ngọt, bùi và mềm hơn. Xương rất mềm, gần như là sụn. Còn da thì dòn sừn sựt. Tuy nhiên khi chế biến người ta thường lột vứt bỏ vì trông không bắt mắt.
Người Bình Thuận chế biến 7 món thịt dông: Dông nướng, dông rô ti, dông hấp, chả dông, gỏi dông, cháo dông và dông nấu dưa hồng. Món nào cũng ngon. Tuy nhiên, quý bà quý cô có phần ngần ngại khi nhìn những con dông nướng, rô ti hay hấp còn nguyên cả đầu, bốn chân và cái đuôi dài dài. Nhưng đến món gỏi hay chả, khi dông được bằm nhuyễn thì dầu có nhát gan cũng chẳng mấy ai từ chối.
Thật vậy, như với món gỏi dông để nguyên xương được bằm nhỏ, xào chín và trộn với cóc hoặc xoài xắt chỉ, rau thơm, đậu phụng rang dòn, nước mắm pha và đặc biệt phải có lá xào dông, một thứ lá trông giống lá chùm ruột non, sống trên vách đá vùng khô hạn, mùi thơm thoảng vị chát. Gỏi dông ăn với bánh tráng nướng, thứ bánh tráng dày, nhiều mè, nướng vàng rụm, xúc mãi không chán.
Nhưng theo dân sành điệu thì thức ngon nhất trong con dông là mật và trứng. Mật dông có vị béo nhân nhẫn và để lại cái hậu thật ngọt. Trứng dông rất béo, rất bùi mà không ngậy, được xem là một loại sơn hào hải vị.Hầu hết các nhà hàng, quán đặc sản ở Phan Thiết đều có món dông, giá bình dân thì 15.000đ, giá cao cấp 30.000đ một dĩa. Cũng nên biết rằng một số quán nhậu ở Sài Gòn cũng có những món này, nhưng khi mang về đây dông ốm đi, không thể sánh với dông tại chỗ.
Bánh rế
Bánh có có mầu nâu đỏ, hơi giống mầu cánh gián, hình dáng giống thứ đồ mà người ta dùng để đặt xoong, nồi nhưng nhỏ nhắn hơn rất nhiều, với vô số những sợi rất mảnh xoắn xuýt, đan bện vào nhau. Bánh rế xuất xứ từ vùng Phan Thiết, Phan Rang.
Để làm bánh rế việc đầu tiên là lột củ mì (sắn), gọt vỏ củ khoai lang. Rồi sò (bào) thành sợi. Do quá mỏng và dài nên những sợi củ ấy quấn lấy nhau. Cái độc đáo của bánh nằm ở chỗ đó.
Khuôn để đổ bánh tựa như là cái vá (môi) múc canh. Dầu phải đổ cả chảo cho ngập bánh và phải để cho sôi mới bỏ sợi củ lang, củ mì vào khuôn. Bỏ thật nhanh tay và cũng phải rất nhanh tay để ép từng búi sợi xuống khuôn và dàn cho thật mỏng. Rưới đường đã sên sẵn, ngay khi vừa vớt ra.
Những chiếc bánh được xếp chồng lên nhau, khi đã nguội, y hệt như đồ chơi con nít. Nhìn, rất thích mà ăn lại càng thích hơn. Bánh cho ta một hương vị rất là đặc biệt. Đó là sự hòa lẫn, quyện chặt của một hỗn hợp những hương vị: cái bùi bùi của tinh bột, cái beo béo của dầu, cái ngon ngọt của đường mật và không thể thiếu độ giòn tan
Cá mòi dầu ở Bình Thuận được chế biến thành những món ăn vô cùng độc đáo qua món canh nấu với dưa hồng (dưa hấu trái nhỏ), bầu, mướp. Muối sương (lạt) đem nướng ăn với cơm nguội. Rán (không cần mỡ) còn lấy ra được dầu cá để chan cơm ăn. Hấp ăn với bánh tráng nhúng nước cuốn rau sống chấm mắm nêm hay nước mắm giã. Cá mòi đem hầm măng khô là món ăn thuần túy ở mọi nhà trong những ngày lễ Tết.
Người ta còn thi vị hoá cá mòi qua món mắm. Cá đem muối, khi chín lấy ra ăn sống hay chưng (cách thủy). Thông thường cá được muối trong thời gian 60 ngày thì vớt ra lấy nước muối để rửa cá, đánh vẩy xong đem thính (bắp rang trộn muối giã nhuyển) xấp trong lu nhỏ mỗi lớp cá là một lớp lá cây vông (lá gói nem). Mắm mòi ăn với bánh hỏi, cuốn bánh tráng rau sống, khế chua, cà tím...
Do có nhiều chất béo nên ngòai việc chế biến thành những món ăn tính độc đáo, người ta còn lấy ra được trong c'a mòi một lượng dầu đáng kể qua cách muối, kho hoặc hấp. Dầu cá mòi có công dụng để ngâm thịt cá, làm mỡ ăn và thắp đèn thay nến. Trong xuất khẩu, người ta lấy dầu cá mòi làm nhiên liệu thuộc da, pha sơn, chế biến xà phòng.
Nước mắm cá mòi ngon thơm và béo hơn cả các loại cá khác như cá tạp, cá nục dùng trong sản xuất nước mắm. Thường người ta để hơi ươn rồi mới ướp muối, xác cá mòi muối và hấp sau khi lấy hết dầu đem bán ở vùng cao và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ đều có giá trị kinh tế cao.
Dông 7 món
Dông là loài động vật bò sát, sống ở những vùng đất cát, nhất là ven biển. Khi gặp nguy, nó chạy rất nhanh, nên người ta gọi là con dông.
Con dông xuất hiện quanh năm, rộ nhất vào mùa mưa (khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch). Dông cái (còn gọi là dông mắm) khiêm tốn với bộ da độc một mầu, còn dông đực (dông thềm) có bộ da nhiều mầu sặc sỡ. Bắt dông có nhiều cách: đào, bẫy, chặn ngách, giăng lưới, dò, thổi... Chỉ riêng cách đánh bẫy cũng phong phú: nào là bẫy ống, bẫy đạp, bẫy cạm, bẫy vòng...
Dông được chia làm nhiều loại: nhỏ nhất có que chò, rồi đến nhông que và lớn nữa là dông thềm. Còn loại dông lão thì tương đối hiếm, nếu bắt được có con nặng gần một kg. Cho dù loại nào, con dông bắt vào tháng chạp cũng được thịt ngon, béo thơm, đúng là "tháng mười dông rạp (ngủ), tháng chạp dông lên".
Gỏi dông là một món được nhiều người ưa thích. Thịt dông trộn với rau sống, nước mắm me là thành món "đặc sản" vùng biển. Nhưng chỉ cần chế biến thêm chút nữa, nó trở thành một món ẩm thực sang trọng. Dông để nguyên con, chế nước sôi vào khoảng vài phút, rồi cạo nhẹ cho bong sạch lớp da đất, làm sạch ruột. Làm xong, rửa sạch lớp đất đen ở bụng, sau đó vắt ráo nước, rồi đem luộc chín xé lấy thịt và loại bỏ phần xương.
Thịt dông luộc xé nhỏ, đem ướp gia vị: muối, đường, bột ngọt, tỏi (giã nhỏ) cho ngấm, rồi trộn với hành tây, cà rốt, hành khô và rau răm..., thái mấy lát ớt thành những miếng mỏng xéo trang trí lên cho đẹp mắt.
Gỏi dông ăn kèm với bánh tráng nướng rất ngon miệng. Tùy khẩu vị từng người mà có thể thêm vào nước tương cho đậm đà. Miếng bánh tráng vàng rụm, nhai giòn tan quyện cùng chất thịt ngọt mát và vị thơm đặc trưng của loài dông, tạo nên hương vị đậm đà. Nếu có dịp thưởng thức món gỏi dông, bạn sẽ cảm thấy nó không thua kém gì các loại thịt gà.
Trên miền duyên hải cả nước, Bình Thuận là nơi có điều kiện môi trường thuận lợi cho con dông sinh sản và phát triển. Vì vậy, ngoài các món dông nướng, dông luộc, dông xào lăn, dông làm chả, dông nấu canh dưa hồng... quen thuộc, thì gỏi dông chính là một món ăn đặc sản cao cấp của vùng biển Bình Thuận.
Đặc sản của đồi cát là dông. Dông sống trong hang, sáng tinh mơ ra đồi cát tìm ăn chồi non và uống sương đêm, vì thế mà thịt thơm, săn và ngọt, được xem là một vị thuốc bổ. Thịt dông trắng như thịt gà, mà lại ngọt, bùi và mềm hơn. Xương rất mềm, gần như là sụn. Còn da thì dòn sừn sựt. Tuy nhiên khi chế biến người ta thường lột vứt bỏ vì trông không bắt mắt.
Người Bình Thuận chế biến 7 món thịt dông: Dông nướng, dông rô ti, dông hấp, chả dông, gỏi dông, cháo dông và dông nấu dưa hồng. Món nào cũng ngon. Tuy nhiên, quý bà quý cô có phần ngần ngại khi nhìn những con dông nướng, rô ti hay hấp còn nguyên cả đầu, bốn chân và cái đuôi dài dài. Nhưng đến món gỏi hay chả, khi dông được bằm nhuyễn thì dầu có nhát gan cũng chẳng mấy ai từ chối.
Thật vậy, như với món gỏi dông để nguyên xương được bằm nhỏ, xào chín và trộn với cóc hoặc xoài xắt chỉ, rau thơm, đậu phụng rang dòn, nước mắm pha và đặc biệt phải có lá xào dông, một thứ lá trông giống lá chùm ruột non, sống trên vách đá vùng khô hạn, mùi thơm thoảng vị chát. Gỏi dông ăn với bánh tráng nướng, thứ bánh tráng dày, nhiều mè, nướng vàng rụm, xúc mãi không chán.
Nhưng theo dân sành điệu thì thức ngon nhất trong con dông là mật và trứng. Mật dông có vị béo nhân nhẫn và để lại cái hậu thật ngọt. Trứng dông rất béo, rất bùi mà không ngậy, được xem là một loại sơn hào hải vị.Hầu hết các nhà hàng, quán đặc sản ở Phan Thiết đều có món dông, giá bình dân thì 15.000đ, giá cao cấp 30.000đ một dĩa. Cũng nên biết rằng một số quán nhậu ở Sài Gòn cũng có những món này, nhưng khi mang về đây dông ốm đi, không thể sánh với dông tại chỗ.
Bánh rế
Bánh có có mầu nâu đỏ, hơi giống mầu cánh gián, hình dáng giống thứ đồ mà người ta dùng để đặt xoong, nồi nhưng nhỏ nhắn hơn rất nhiều, với vô số những sợi rất mảnh xoắn xuýt, đan bện vào nhau. Bánh rế xuất xứ từ vùng Phan Thiết, Phan Rang.
Để làm bánh rế việc đầu tiên là lột củ mì (sắn), gọt vỏ củ khoai lang. Rồi sò (bào) thành sợi. Do quá mỏng và dài nên những sợi củ ấy quấn lấy nhau. Cái độc đáo của bánh nằm ở chỗ đó.
Khuôn để đổ bánh tựa như là cái vá (môi) múc canh. Dầu phải đổ cả chảo cho ngập bánh và phải để cho sôi mới bỏ sợi củ lang, củ mì vào khuôn. Bỏ thật nhanh tay và cũng phải rất nhanh tay để ép từng búi sợi xuống khuôn và dàn cho thật mỏng. Rưới đường đã sên sẵn, ngay khi vừa vớt ra.
Những chiếc bánh được xếp chồng lên nhau, khi đã nguội, y hệt như đồ chơi con nít. Nhìn, rất thích mà ăn lại càng thích hơn. Bánh cho ta một hương vị rất là đặc biệt. Đó là sự hòa lẫn, quyện chặt của một hỗn hợp những hương vị: cái bùi bùi của tinh bột, cái beo béo của dầu, cái ngon ngọt của đường mật và không thể thiếu độ giòn tan
Thành phố Phan Thiết
Thành phố Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết
nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), cách Thành
phố Hồ Chí Minh 198 km về hướng Đông. Phan Thiết là đô thị của miền
Trung, thuộc miền Nam Trung Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ
biển trải dài 57,40 km.
Vị trí địa lý
Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ bắc.
* Phía đông giáp biển Đông.
* Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
* Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
* Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận.
Giữa trung tâm thành phố có con sông Cà Ty chảy ngang chia Phan Thiết thành 2 ngạn:
* Phía nam sông: khu thương mại.
* Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự.
Địa hình
Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính:
* Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty.
* Vùng cồn cát, bãi cát ven biển. Có địa hình tương đối cao.
* Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm .
Nguồn gốc địa danh
Khi chưa có người Việt định cư, tên vùng đất này có nguồn gốc từ tiếng Chăm gọi là "Hamu Lithít" - "Hamu" là xóm ruộng bằng, "Lithít" là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Vậy mà không biết tự bao giờ, âm cuối "Lithit" lại được gắn liền với âm "Phan" tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Thiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết .
Lịch sử Hình thành
* Vùng đất này có tên gọi lâu đời của người Chăm là Ha-mu Li-thit (nghĩa là “xóm Lithit”).
* Sau khi vương quốc Chămpa sáp nhập vào Đại Việt, chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối “Li-thit” được gắn liền với âm "Phan" mà thành Phan Thiết.
* Vùng hành chính này xác lập cùng thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi ấy nó chưa được xác định địa giới và cấp hành chính gì.
* Năm 1697, Bình Thuận lần lượt được đổi từ một trấn lên thành phủ, rồi lên thành dinh, thì Phan Thiết chính thức được công nhận là một đạo (cùng một lượt với các đạo Phan Rang, Phố Hài, Ma Ly vùng Tam Tân). Tuy nhiên, đạo Phan Thiết lập ra nhưng chẳng có văn bản nào chỉ rõ phạm vi lãnh thổ.
* Từ năm 1773 đến năm 1801, nơi đây thường diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa các lực lượng quân nhà Nguyễn và quân nhà Tây Sơn.
* Năm 1825, thời Minh Mạng, khi Bình Thuận chính thức trở thành tỉnh, đạo Phan Thiết bị cắt một phần đất nhập vào một huyện thuộc Hàm Thuận (năm 1854, thời Tự Đức, huyện này được đặt tên là huyện Tuy Lý).
* 1835, tuần vũ Dương Văn Phong thỉnh cầu vua Minh Mạng chuyển tỉnh lỵ của Bình Thuận ở gần Phan Rí (huyện Hoà Đa) lập từ thời Gia Long về đóng ở vùng Phú Tài - Đại Nẫm, huyện Hàm Thuận nhưng vua chưa đồng ý.
* Năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17), Thị Lang Bộ Hộ là Đào Tri Phủ được cử làm việc đo đạc, lập địa bạ trong số trên 307 xã, thôn thuộc hai phủ, bốn huyện và mười lăm tổng của tỉnh Bình Thuận để chuẩn định và tiến hành đánh thuế. Đo đạc xong ước định vùng Phan Thiết (thuộc tổng Đức Thắng) có chín địa danh trực thuộc. Bên hữu ngạn sông (sông Cà Ty ngày nay) là các xã Đức Thắng, Nhuận Đức, Lạc Đạo và các thôn Thành Đức, Tú Long. Bên tả ngạn là xã Trinh Tường và các thôn Long Khê, Long Bình, Minh Long.
* Qua nhiều lần thay đổi các đơn vị hành chính, một số thôn nhỏ sáp nhập thành làng lớn, một số địa danh cũ biến mất như Minh Long, Long Bình (thuộc phường Bình Hưng ngày nay), Long Khê (thuộc phường Phú Trinh ngày nay). Một số thôn, xã khác của tổng Đức Thắng như Phú Tài, Phú Hội, Xuân Phong, Đại Nẫm được xem là ngoại vi của Phan Thiết. Một số địa danh thuộc khu vực Phố Hài (phường Phú Hài ngày nay) như Tân Phú, An Hải, An Hoà, Tú Lâm, Sơn Thủy, Thiện Chính, Ngọc Lâm... thuộc về tổng Hoa An (sau đổi lại là tổng Lại An) của huyện Tuy Định. Một số thôn, xã dọc bờ biển như Khánh Thiện, Thạch Long, Long Sơn (thuộc khu vực Rạng - Mũi Né ngày nay) thuộc tổng Vĩnh An của huyện Hòa Đa.
* Gần cuối thế kỷ 19, Phan Thiết vẫn chưa được công nhận chính thức là một đơn vị hành chính (cấp dưới) trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
* Năm 1898 (năm Thành Thái thứ muời), tỉnh lỵ Bình Thuận được dời về đặt tại làng Phú Tài ở ngoại vi Phan Thiết. Ngày 20 tháng 10 cùng năm, vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập thị xã (centre urban) Phan Thiết, tỉnh lỵ của Bình Thuận (cùng ngày thành lập các thị xã[Huế], Hội An, Quy Nhơn, Thanh Hoá, Vinh).
* Năm 1905, thị xã Phan Thiết cũng vẫn chưa xác định rõ ranh giới. Tòa sứ Bình Thuận (bộ máy thống trị của Pháp) do một công sứ (résident) đứng đầu đặt thường trực tại Phan Thiết.
* Ngày 4 tháng 11 năm 1910, viên toàn quyền Đông Dương A.Klobukowski ra quyết định về Phan Thiết. Lúc này Phan Thiết chính thức bao gồm 16 làng xã. Bên hữu ngạn sông: Đức Thắng, Thành Đức, Nhuận Đức, Nam Nghĩa, Lạc Đạo, Tú Long; bên tả ngạn sông: Long Khê, Phú Trinh, Trinh Tường, Đảng Bình, Quảng Bình, Thiện Mỹ, Thiện Chánh, Xuân Hoà, An Hải, Sơn Thuỷ (năm làng sau trước đây là thuộc khu vực Phố Hài). Có thêm địa danh mới như Nam Nghĩa, Quảng Bình (dân Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quảng Bình di cư vào Phan Thiết).
* Ngày 6 tháng 1 năm 1918, Khâm Sứ Trung Kỳ Charles quyết định Phú Hài (tên gọi mới của Phố Hài) tách ra khỏi Phan Thiết để nhập về lại tổng Lại An của huyện Hàm Thuận. Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở Phan Thiết. Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó.
Phát triển
* Sau khi Việt Nam thống nhất hai miền nam bắc (1975), thị xã Phan Thiết tiếp tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải.
* Sau đợt chia tách tỉnh Thuận Hải năm 1992, thị xã Phan Thiết vẫn là tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận ngày nay.
* Năm 1999, chính phủ Việt Nam quyết định nâng cấp thị xã Phan Thiết thành thành phố Phan Thiết trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Tuy là một thành phố trẻ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì "phố cổ" Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang.
Vị trí địa lý
Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ bắc.
* Phía đông giáp biển Đông.
* Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
* Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
* Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận.
Giữa trung tâm thành phố có con sông Cà Ty chảy ngang chia Phan Thiết thành 2 ngạn:
* Phía nam sông: khu thương mại.
* Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự.
Địa hình
Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính:
* Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty.
* Vùng cồn cát, bãi cát ven biển. Có địa hình tương đối cao.
* Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm .
Nguồn gốc địa danh
Khi chưa có người Việt định cư, tên vùng đất này có nguồn gốc từ tiếng Chăm gọi là "Hamu Lithít" - "Hamu" là xóm ruộng bằng, "Lithít" là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Vậy mà không biết tự bao giờ, âm cuối "Lithit" lại được gắn liền với âm "Phan" tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Thiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết .
Lịch sử Hình thành
* Vùng đất này có tên gọi lâu đời của người Chăm là Ha-mu Li-thit (nghĩa là “xóm Lithit”).
* Sau khi vương quốc Chămpa sáp nhập vào Đại Việt, chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối “Li-thit” được gắn liền với âm "Phan" mà thành Phan Thiết.
* Vùng hành chính này xác lập cùng thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi ấy nó chưa được xác định địa giới và cấp hành chính gì.
* Năm 1697, Bình Thuận lần lượt được đổi từ một trấn lên thành phủ, rồi lên thành dinh, thì Phan Thiết chính thức được công nhận là một đạo (cùng một lượt với các đạo Phan Rang, Phố Hài, Ma Ly vùng Tam Tân). Tuy nhiên, đạo Phan Thiết lập ra nhưng chẳng có văn bản nào chỉ rõ phạm vi lãnh thổ.
* Từ năm 1773 đến năm 1801, nơi đây thường diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa các lực lượng quân nhà Nguyễn và quân nhà Tây Sơn.
* Năm 1825, thời Minh Mạng, khi Bình Thuận chính thức trở thành tỉnh, đạo Phan Thiết bị cắt một phần đất nhập vào một huyện thuộc Hàm Thuận (năm 1854, thời Tự Đức, huyện này được đặt tên là huyện Tuy Lý).
* 1835, tuần vũ Dương Văn Phong thỉnh cầu vua Minh Mạng chuyển tỉnh lỵ của Bình Thuận ở gần Phan Rí (huyện Hoà Đa) lập từ thời Gia Long về đóng ở vùng Phú Tài - Đại Nẫm, huyện Hàm Thuận nhưng vua chưa đồng ý.
* Năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17), Thị Lang Bộ Hộ là Đào Tri Phủ được cử làm việc đo đạc, lập địa bạ trong số trên 307 xã, thôn thuộc hai phủ, bốn huyện và mười lăm tổng của tỉnh Bình Thuận để chuẩn định và tiến hành đánh thuế. Đo đạc xong ước định vùng Phan Thiết (thuộc tổng Đức Thắng) có chín địa danh trực thuộc. Bên hữu ngạn sông (sông Cà Ty ngày nay) là các xã Đức Thắng, Nhuận Đức, Lạc Đạo và các thôn Thành Đức, Tú Long. Bên tả ngạn là xã Trinh Tường và các thôn Long Khê, Long Bình, Minh Long.
* Qua nhiều lần thay đổi các đơn vị hành chính, một số thôn nhỏ sáp nhập thành làng lớn, một số địa danh cũ biến mất như Minh Long, Long Bình (thuộc phường Bình Hưng ngày nay), Long Khê (thuộc phường Phú Trinh ngày nay). Một số thôn, xã khác của tổng Đức Thắng như Phú Tài, Phú Hội, Xuân Phong, Đại Nẫm được xem là ngoại vi của Phan Thiết. Một số địa danh thuộc khu vực Phố Hài (phường Phú Hài ngày nay) như Tân Phú, An Hải, An Hoà, Tú Lâm, Sơn Thủy, Thiện Chính, Ngọc Lâm... thuộc về tổng Hoa An (sau đổi lại là tổng Lại An) của huyện Tuy Định. Một số thôn, xã dọc bờ biển như Khánh Thiện, Thạch Long, Long Sơn (thuộc khu vực Rạng - Mũi Né ngày nay) thuộc tổng Vĩnh An của huyện Hòa Đa.
* Gần cuối thế kỷ 19, Phan Thiết vẫn chưa được công nhận chính thức là một đơn vị hành chính (cấp dưới) trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
* Năm 1898 (năm Thành Thái thứ muời), tỉnh lỵ Bình Thuận được dời về đặt tại làng Phú Tài ở ngoại vi Phan Thiết. Ngày 20 tháng 10 cùng năm, vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập thị xã (centre urban) Phan Thiết, tỉnh lỵ của Bình Thuận (cùng ngày thành lập các thị xã[Huế], Hội An, Quy Nhơn, Thanh Hoá, Vinh).
* Năm 1905, thị xã Phan Thiết cũng vẫn chưa xác định rõ ranh giới. Tòa sứ Bình Thuận (bộ máy thống trị của Pháp) do một công sứ (résident) đứng đầu đặt thường trực tại Phan Thiết.
* Ngày 4 tháng 11 năm 1910, viên toàn quyền Đông Dương A.Klobukowski ra quyết định về Phan Thiết. Lúc này Phan Thiết chính thức bao gồm 16 làng xã. Bên hữu ngạn sông: Đức Thắng, Thành Đức, Nhuận Đức, Nam Nghĩa, Lạc Đạo, Tú Long; bên tả ngạn sông: Long Khê, Phú Trinh, Trinh Tường, Đảng Bình, Quảng Bình, Thiện Mỹ, Thiện Chánh, Xuân Hoà, An Hải, Sơn Thuỷ (năm làng sau trước đây là thuộc khu vực Phố Hài). Có thêm địa danh mới như Nam Nghĩa, Quảng Bình (dân Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quảng Bình di cư vào Phan Thiết).
* Ngày 6 tháng 1 năm 1918, Khâm Sứ Trung Kỳ Charles quyết định Phú Hài (tên gọi mới của Phố Hài) tách ra khỏi Phan Thiết để nhập về lại tổng Lại An của huyện Hàm Thuận. Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở Phan Thiết. Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó.
Phát triển
* Sau khi Việt Nam thống nhất hai miền nam bắc (1975), thị xã Phan Thiết tiếp tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải.
* Sau đợt chia tách tỉnh Thuận Hải năm 1992, thị xã Phan Thiết vẫn là tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận ngày nay.
* Năm 1999, chính phủ Việt Nam quyết định nâng cấp thị xã Phan Thiết thành thành phố Phan Thiết trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Tuy là một thành phố trẻ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì "phố cổ" Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang.
Khí tượng-Thủy văn
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến 27°C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5°C) mát hơn so với các tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29°C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78 đến 80,7%.
Tài nguyên-Khoáng sản
Phan Thiết với 57,4 km bờ biển có nhiều tiềm năng để phát triển nghề làm muối, du lịch. Tài nguyên sinh vật biển rất phong phú và đa dạng có khả năng khai thác 60 nghìn tấn/năm; ngoài ra còn có nguồn lợi thủy sản có giá trị hàng năm có thể khai thác 600-700 tấn tôm các loại, 3.200-3.500 tấn mực, 10.000-12.000 tấn sò điệp, sò lông và các loại hải sản khác.
Phan Thiết có 260 ha mặt nước triều có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối, trong đó diện tích có khả năng nuôi tôm là 140 ha.
Ven biển Phan Thiết có các bãi biển bờ thoải, cát trắng mịn, môi trường trong sạch, bãi tắm tốt như Vĩnh Thủy, Rạng, Mũi Né... cùng với các phong cảnh đẹp: tháp Pôshanư, Lầu Ông Hoàng, Suối Tiên (Hàm Tiến), rừng dừa Rạng-Mũi Né, Đồi Dương Phan Thiết-Tiến Thành và khu di tích Dục Thanh có điều kiện thu hút khách du lịch.
Với diện tích 19.180 ha, Phan Thiết có 4 loại đất chính:
* Cồn cát và đất cát biển, diện tích 15.300 ha (79,7% diện tích tự nhiên). Cồn cát trắng 990 ha; cồn cát xám vàng 1450 ha; đất cồn cát đỏ 8.920 ha; đất cát biển 3940 ha. Trên loại đất này có thể khai thác để trồng dưa, đậu, điều, dừa.
* Đất phù sa, diện tích 2.840 ha (14,8% diện tích tự nhiên). Gồm đất phù sa được bồi 1.140 ha; đất phù sa không được bồi 1.400 ha; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 300 ha. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác trồng lúa nước, hoa màu, cây ăn quả...
* Đất vàng trên đá Mácmaxít-granít, diện tích 540 ha (2,82% diện tích tự nhiên). Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 350 ha (1,82% diện tích tự nhiên). Trên các loại đất này có thể sử dụng xây dựng cơ bản và các mục đích nông, lâm nghiệp.
Khoáng sản: có mỏ Imenít-Zircon ven biển Hàm Tiến-Mũi Né có trữ lượng 523,5 ngàn tấn. Mỏ đá Mico-granít ở Lầu Ông Hoàng với trữ lượng 200.000 tấn có thể sản xuất men sứ. Mỏ cát thủy tinh dọc theo các đồi cát ven biển Nam Phan Thiết có trữ lượng khoảng 18 triệu tấn. Tại vùng biển ngoài khơi thành phố Phan Thiết đã phát hiện ra mỏ dầu và đang được tiến hành khai thác thử nghiệm.
Dân cư
Dân số của Phan Thiết theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2004 là 205.333 người. Mật độ dân số là 997 người/km².
Dự đoán đến năm 2020, dân số sẽ tăng lên đến 500.000 người.
Thành phố cũng đang xây dựng khu đô thị - trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết, phục vụ sự phát triển dân số.
Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26°C đến 27°C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5°C) mát hơn so với các tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29°C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78 đến 80,7%.
Tài nguyên-Khoáng sản
Phan Thiết với 57,4 km bờ biển có nhiều tiềm năng để phát triển nghề làm muối, du lịch. Tài nguyên sinh vật biển rất phong phú và đa dạng có khả năng khai thác 60 nghìn tấn/năm; ngoài ra còn có nguồn lợi thủy sản có giá trị hàng năm có thể khai thác 600-700 tấn tôm các loại, 3.200-3.500 tấn mực, 10.000-12.000 tấn sò điệp, sò lông và các loại hải sản khác.
Phan Thiết có 260 ha mặt nước triều có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối, trong đó diện tích có khả năng nuôi tôm là 140 ha.
Ven biển Phan Thiết có các bãi biển bờ thoải, cát trắng mịn, môi trường trong sạch, bãi tắm tốt như Vĩnh Thủy, Rạng, Mũi Né... cùng với các phong cảnh đẹp: tháp Pôshanư, Lầu Ông Hoàng, Suối Tiên (Hàm Tiến), rừng dừa Rạng-Mũi Né, Đồi Dương Phan Thiết-Tiến Thành và khu di tích Dục Thanh có điều kiện thu hút khách du lịch.
Với diện tích 19.180 ha, Phan Thiết có 4 loại đất chính:
* Cồn cát và đất cát biển, diện tích 15.300 ha (79,7% diện tích tự nhiên). Cồn cát trắng 990 ha; cồn cát xám vàng 1450 ha; đất cồn cát đỏ 8.920 ha; đất cát biển 3940 ha. Trên loại đất này có thể khai thác để trồng dưa, đậu, điều, dừa.
* Đất phù sa, diện tích 2.840 ha (14,8% diện tích tự nhiên). Gồm đất phù sa được bồi 1.140 ha; đất phù sa không được bồi 1.400 ha; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 300 ha. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác trồng lúa nước, hoa màu, cây ăn quả...
* Đất vàng trên đá Mácmaxít-granít, diện tích 540 ha (2,82% diện tích tự nhiên). Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 350 ha (1,82% diện tích tự nhiên). Trên các loại đất này có thể sử dụng xây dựng cơ bản và các mục đích nông, lâm nghiệp.
Khoáng sản: có mỏ Imenít-Zircon ven biển Hàm Tiến-Mũi Né có trữ lượng 523,5 ngàn tấn. Mỏ đá Mico-granít ở Lầu Ông Hoàng với trữ lượng 200.000 tấn có thể sản xuất men sứ. Mỏ cát thủy tinh dọc theo các đồi cát ven biển Nam Phan Thiết có trữ lượng khoảng 18 triệu tấn. Tại vùng biển ngoài khơi thành phố Phan Thiết đã phát hiện ra mỏ dầu và đang được tiến hành khai thác thử nghiệm.
Dân cư
Dân số của Phan Thiết theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2004 là 205.333 người. Mật độ dân số là 997 người/km².
Dự đoán đến năm 2020, dân số sẽ tăng lên đến 500.000 người.
Thành phố cũng đang xây dựng khu đô thị - trung tâm thương mại Bắc Phan Thiết, phục vụ sự phát triển dân số.
Kinh tế
Trong những năm đầu thế kỷ 21, nền kinh tế thành phố Phan Thiết tăng trưởng với nhịp độ khá (tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 14.04%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch, ngư, nông lâm nghiệp, tiềm năng kinh tế từng bước khai thác có hiệu quả, các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, Phan Thiết là một trong những thành phố du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Công nghiệp
Khu công nghiệp phát triển nằm kề ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, trên giao lộ Quốc lộ 1A (xuyên Việt) và Quốc lộ 28 (Phan Thiết - Lâm Đồng), cách Thành phố Hồ Chí Minh 200km, cách Nha Trang 250 km, cách Vũng Tàu 150 km và Đà Lạt 165 km. Với tổng diện tích tự nhiên 68 ha, khu công nghiệp Phan Thiết có các cụm chức năng:
* Cụm các xí nghiệp công nghiệp
* Cụm kho bãi
* Khu trung tâm và dịch vụ
* Khu vực trồng cây xanh.
* Hồ điều hòa
Các ngành Công nghiệp ưu tiên đầu tư trong khu công nghiệp:
* Chế biến nông lâm sản
* Chế biến lương thực, thực phẩm hoa quả, nước giải khát
* Sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, giày da, đồ dùng gia đình, đồ điện cơ, kim khí...
* Văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em
* Sản xuất liệu xây dựng, trang trí nội thất
* Lắp ráp và chế tạo cơ khí, điện, điện tử
* Các ngành Công nghiệp phục vụ phát triển công - nông nghiệp, hải sản
* Kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp
Du lịch
Người dân thành phố Phan Thiết ai cũng thừa nhận vùng biển giàu tiềm năng du lịch này được đánh thức ngày 25 tháng 10 năm 1995 [2] - ngày nhật thực toàn phần đi qua Phan Thiết, một món quà bất ngờ và vô cùng quý giá thiên nhiên ban tặng.
Ngay sau đó, những dự án táo bạo kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương được trình từ trước đó, đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt. Vùng biển Phan Thiết - Mũi Né từ đó thay đổi đến mức làm ngỡ ngàng cả nhân dân địa phương. Chỉ mất không đầy 30 phút ngồi xe từ trung tâm thành phố Phan Thiết sẽ đến được khu du lịch Mũi Né. Ngày nay, chính quyền thành phố có chủ trương mở rộng và phát triển thêm các khu du lịch nằm ở phía nam thành phố, điển hình là khu vực xã Tiến Thành.
Đặc sản
Trong những năm đầu thế kỷ 21, nền kinh tế thành phố Phan Thiết tăng trưởng với nhịp độ khá (tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 14.04%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch, ngư, nông lâm nghiệp, tiềm năng kinh tế từng bước khai thác có hiệu quả, các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, Phan Thiết là một trong những thành phố du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Công nghiệp
Khu công nghiệp phát triển nằm kề ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, trên giao lộ Quốc lộ 1A (xuyên Việt) và Quốc lộ 28 (Phan Thiết - Lâm Đồng), cách Thành phố Hồ Chí Minh 200km, cách Nha Trang 250 km, cách Vũng Tàu 150 km và Đà Lạt 165 km. Với tổng diện tích tự nhiên 68 ha, khu công nghiệp Phan Thiết có các cụm chức năng:
* Cụm các xí nghiệp công nghiệp
* Cụm kho bãi
* Khu trung tâm và dịch vụ
* Khu vực trồng cây xanh.
* Hồ điều hòa
Các ngành Công nghiệp ưu tiên đầu tư trong khu công nghiệp:
* Chế biến nông lâm sản
* Chế biến lương thực, thực phẩm hoa quả, nước giải khát
* Sản xuất hàng tiêu dùng, may mặc, giày da, đồ dùng gia đình, đồ điện cơ, kim khí...
* Văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em
* Sản xuất liệu xây dựng, trang trí nội thất
* Lắp ráp và chế tạo cơ khí, điện, điện tử
* Các ngành Công nghiệp phục vụ phát triển công - nông nghiệp, hải sản
* Kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp
Du lịch
Người dân thành phố Phan Thiết ai cũng thừa nhận vùng biển giàu tiềm năng du lịch này được đánh thức ngày 25 tháng 10 năm 1995 [2] - ngày nhật thực toàn phần đi qua Phan Thiết, một món quà bất ngờ và vô cùng quý giá thiên nhiên ban tặng.
Ngay sau đó, những dự án táo bạo kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương được trình từ trước đó, đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt. Vùng biển Phan Thiết - Mũi Né từ đó thay đổi đến mức làm ngỡ ngàng cả nhân dân địa phương. Chỉ mất không đầy 30 phút ngồi xe từ trung tâm thành phố Phan Thiết sẽ đến được khu du lịch Mũi Né. Ngày nay, chính quyền thành phố có chủ trương mở rộng và phát triển thêm các khu du lịch nằm ở phía nam thành phố, điển hình là khu vực xã Tiến Thành.
Đặc sản
4. Gỏi cá (cá Suốt, cá Mai, cá Đục)
5. Mỳ Quảng Phan Thiết
6. Bánh rế
7. Cốm hộc
8. Bánh xèo Phan Thiết
5. Mỳ Quảng Phan Thiết
6. Bánh rế
7. Cốm hộc
8. Bánh xèo Phan Thiết
9. Trái thanh long
10. Dông cát nướng sa tế
11. Dừa ba nhát
12. Bánh canh cá
13. Cá Bò Hòm hấp, nướng
14. Cá Mú um bún
10. Dông cát nướng sa tế
11. Dừa ba nhát
12. Bánh canh cá
13. Cá Bò Hòm hấp, nướng
14. Cá Mú um bún
Danh lam thắng cảnh - Di tích lịch sử
1. Tháp nước Phan Thiết 2. Mũi Né
3. Hòn Rơm
4. Bãi tắm Đồi Dương
5. Đồi Cát Mũi Né
6. Suối Tiên
7. Tháp Chăm Pôshanư
8. Trường Dục Thanh
9. Lầu Ông Hoàng
10. Vạn Thủy Tú
11. Chùa cổ Liên Trì
12. Mộ Nguyễn Thông
13. Hải đăng Khe Gà
14. Chùa Ông (Quan Đế Miếu)
15. Đình làng Đức Thắng
16. Đình làng Đức Nghĩa
17. Chùa Bà Thiên Hậu
18. Chùa Phật Quang
19. Chùa núi Tà Cú
3. Hòn Rơm
4. Bãi tắm Đồi Dương
5. Đồi Cát Mũi Né
6. Suối Tiên
7. Tháp Chăm Pôshanư
8. Trường Dục Thanh
9. Lầu Ông Hoàng
10. Vạn Thủy Tú
11. Chùa cổ Liên Trì
12. Mộ Nguyễn Thông
13. Hải đăng Khe Gà
14. Chùa Ông (Quan Đế Miếu)
15. Đình làng Đức Thắng
16. Đình làng Đức Nghĩa
17. Chùa Bà Thiên Hậu
18. Chùa Phật Quang
19. Chùa núi Tà Cú
Lễ hội văn hóaĐua thuyền mừng xuân
Cứ vào mùng 2 tết Nguyên Đán hằng năm, trên sông Cà Ty lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống mừng xuân. Những thuyền đua được trang trí bằng cờ, hoa và biểu ngữ rực rỡ sắc màu hòa lẫn trong tiếng trống, tiếng nhạc cùng tiếng reo hò cổ vũ của người dân và du khách tạo nên một không khí rộn ràng, sôi động mang đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương.
Rước đèn trung thu-Đặc trưng
Phố Tây ở Phan Thiết
Cũng giống như khu vực đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám... ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Nguyễn Thiện Thuật, Trần Phú ở Nha Trang, con đường Nguyễn Đình Chiểu - khu Hàm Tiến, Phan Thiết đang dần hình thành một mô hình "phố Tây". Con đường tuy nhỏ, nhưng bên phải là bờ biển trong vắt với hệ thống resort, nhà nghỉ, khách sạn cao cấp nằm san sát nhau, còn bên trái thì có khoảng vài chục cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, Internet, giặt ủi, cho thuê xe đạp đôi, xe máy để giải trí với những bảng hiệu được viết bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh.
Nhiều nhất ở con phố này là các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, hải sản kiểu Việt Nam, Ý, Mỹ, các quán bar thiết kế phong cách châu Âu và do chính người nước ngoài phục vụ.
Tuy không sầm uất bằng các khu phố Tây ở Tp. HCM hay Nha Trang, nhưng hầu hết du khách nước ngoài đều thích thú với không khí ở đây. Những resort hiện đại ở Mũi Né, không gian yên tĩnh, cung cấp đầy đủ các trò chơi, giải trí cho du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài như xuồng cao su, ván lướt sóng, phao bơi với đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp.
Xích lô du lịch
Khi đến muốn thong thả dạo chơi và tham quan vòng quanh thành phố, du khách có thể thuê xe xích lô, trông thật giản dị, đơn sơ mà ấn tượng, gợi lên nét đẹp thân thương và đặc trưng của Phan Thiết.
Cứ vào mùng 2 tết Nguyên Đán hằng năm, trên sông Cà Ty lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống mừng xuân. Những thuyền đua được trang trí bằng cờ, hoa và biểu ngữ rực rỡ sắc màu hòa lẫn trong tiếng trống, tiếng nhạc cùng tiếng reo hò cổ vũ của người dân và du khách tạo nên một không khí rộn ràng, sôi động mang đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương.
Rước đèn trung thu-Đặc trưng
Phố Tây ở Phan Thiết
Cũng giống như khu vực đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám... ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Nguyễn Thiện Thuật, Trần Phú ở Nha Trang, con đường Nguyễn Đình Chiểu - khu Hàm Tiến, Phan Thiết đang dần hình thành một mô hình "phố Tây". Con đường tuy nhỏ, nhưng bên phải là bờ biển trong vắt với hệ thống resort, nhà nghỉ, khách sạn cao cấp nằm san sát nhau, còn bên trái thì có khoảng vài chục cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, Internet, giặt ủi, cho thuê xe đạp đôi, xe máy để giải trí với những bảng hiệu được viết bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh.
Nhiều nhất ở con phố này là các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, hải sản kiểu Việt Nam, Ý, Mỹ, các quán bar thiết kế phong cách châu Âu và do chính người nước ngoài phục vụ.
Tuy không sầm uất bằng các khu phố Tây ở Tp. HCM hay Nha Trang, nhưng hầu hết du khách nước ngoài đều thích thú với không khí ở đây. Những resort hiện đại ở Mũi Né, không gian yên tĩnh, cung cấp đầy đủ các trò chơi, giải trí cho du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài như xuồng cao su, ván lướt sóng, phao bơi với đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp.
Xích lô du lịch
Khi đến muốn thong thả dạo chơi và tham quan vòng quanh thành phố, du khách có thể thuê xe xích lô, trông thật giản dị, đơn sơ mà ấn tượng, gợi lên nét đẹp thân thương và đặc trưng của Phan Thiết.
Vạn Thủy Tú
Vạn
Thủy Tú được ngư dân Thủy Tú thiết lập bắt đầu vào năm Nhâm Ngọ (1762)
để thờ Ông (cá voi) với Chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca bố trí theo
hình chữ Tam mặt chính quay ra hướng Đông. Lúc mới xây dựng xong cửa
Vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100 mét.
Hiện nay Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành
phố Phan Thiết.
Chức năng của đình làng thường xây dựng để thờ Thành Hoàng làng và đình làng thường đi liền với các làng mạc nông nghiệp còn Vạn, Dinh lại thờ cá Ông (cá voi) và thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng Ngư. Thờ cá Ông, mà theo họ đó là vị Thần thường cứu giúp ngư dân mỗi khi gặp nạn trên biển, là vị Thần thủy chung với ngư dân nên được ngư dân kính yêu và tôn trọng. Xuất phát từ những lễ nghi tín ngưỡng xưa của người Chăm, nên tín ngưỡng dân gian gắn với tín ngưỡng nghề nghiệp từ đời này qua đời khác theo phong tục và truyền thống của ngư dân.
Vạn Thủy Tú từ ngày xưa dựng xong đến nay đã chứa gần 100 bộ xương cá voi và nhiều loài khác cùng họ. Quá nửa có niên đại trên 100 năm đến 150 năm, trong đó có những bộ xương to lớn được thờ phụng tôn nghiêm.
Trong khuôn viên của Vạn có một doi đất rộng, dùng để mai táng cá Ông mỗi khi ông “lụy” và dạt từ biển vào. Mỗi lần mai táng xong, sau 3 năm mới được thương cốt, nhập tẩm theo phong tục. Trong số ngư dân hễ người nào trông thấy “Ông” trước là người đó được làm “con trưởng” của Ngài, và người này phải lo làm đám tang chu đáo, để tang sau 3 năm mới hết hạn ... Điều đó cho thấy những phong tục, cử chỉ của ngư dân đối với cá Ông theo tín ngưỡng gần như quan hệ giữa người với người.
Vạn Thủy Tú là một trong những Dinh, Vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận, được ngư dân làm nghề biển coi như Thủy tổ nghề biển. Trong Vạn chứa nhiều di sản văn hóa Hán - Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của Đại Hồng Chung. Vạn Thủy Tú là một trong những di tích cổ có số lượng lớn, sắc phong của các vị Vua Triều Nguyễn ban tặng để thờ cá Ông và các vị Hải Thần, vì trước đây trong chiến tranh phong kiến với nghĩa quân Tây Sơn, các tướng lĩnh nhà Nguyễn đã nhiều lần được cá Voi cứu nạn trên biển. Có 24 sắc phong của các đời vua: Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định, riêng Vua Thiệu Trị (1841 - 1847) đã ban tặng 10 sắc Thần là điều hiếm thấy so với các di tích khác.
Vạn Thủy Tú đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia năm 1996. Do nhu cầu nghiên cứu, tham quan của các nhà nghiên cứu, của du khách và để bảo tồn bộ xương cá voi xưa nhất, lớn nhất ở Vạn Thủy Tú, hiện nay ở đây đang xúc tiến việc xây dựng một dãy nhà trưng bày và bảo quản, gắn với việc trùng tu tôn tạo lại các hạng mục của di tích.
Chức năng của đình làng thường xây dựng để thờ Thành Hoàng làng và đình làng thường đi liền với các làng mạc nông nghiệp còn Vạn, Dinh lại thờ cá Ông (cá voi) và thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng Ngư. Thờ cá Ông, mà theo họ đó là vị Thần thường cứu giúp ngư dân mỗi khi gặp nạn trên biển, là vị Thần thủy chung với ngư dân nên được ngư dân kính yêu và tôn trọng. Xuất phát từ những lễ nghi tín ngưỡng xưa của người Chăm, nên tín ngưỡng dân gian gắn với tín ngưỡng nghề nghiệp từ đời này qua đời khác theo phong tục và truyền thống của ngư dân.
Vạn Thủy Tú từ ngày xưa dựng xong đến nay đã chứa gần 100 bộ xương cá voi và nhiều loài khác cùng họ. Quá nửa có niên đại trên 100 năm đến 150 năm, trong đó có những bộ xương to lớn được thờ phụng tôn nghiêm.
Trong khuôn viên của Vạn có một doi đất rộng, dùng để mai táng cá Ông mỗi khi ông “lụy” và dạt từ biển vào. Mỗi lần mai táng xong, sau 3 năm mới được thương cốt, nhập tẩm theo phong tục. Trong số ngư dân hễ người nào trông thấy “Ông” trước là người đó được làm “con trưởng” của Ngài, và người này phải lo làm đám tang chu đáo, để tang sau 3 năm mới hết hạn ... Điều đó cho thấy những phong tục, cử chỉ của ngư dân đối với cá Ông theo tín ngưỡng gần như quan hệ giữa người với người.
Vạn Thủy Tú là một trong những Dinh, Vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận, được ngư dân làm nghề biển coi như Thủy tổ nghề biển. Trong Vạn chứa nhiều di sản văn hóa Hán - Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của Đại Hồng Chung. Vạn Thủy Tú là một trong những di tích cổ có số lượng lớn, sắc phong của các vị Vua Triều Nguyễn ban tặng để thờ cá Ông và các vị Hải Thần, vì trước đây trong chiến tranh phong kiến với nghĩa quân Tây Sơn, các tướng lĩnh nhà Nguyễn đã nhiều lần được cá Voi cứu nạn trên biển. Có 24 sắc phong của các đời vua: Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định, riêng Vua Thiệu Trị (1841 - 1847) đã ban tặng 10 sắc Thần là điều hiếm thấy so với các di tích khác.
Vạn Thủy Tú đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia năm 1996. Do nhu cầu nghiên cứu, tham quan của các nhà nghiên cứu, của du khách và để bảo tồn bộ xương cá voi xưa nhất, lớn nhất ở Vạn Thủy Tú, hiện nay ở đây đang xúc tiến việc xây dựng một dãy nhà trưng bày và bảo quản, gắn với việc trùng tu tôn tạo lại các hạng mục của di tích.
Vạn An Thạch
Từ
thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII người Việt đã di cư đến đảo Phú Quý ngày
càng đông, cộng với một số ngư dân đi biển bị bão tố trôi dạt vào và ở
lại định cư làm ăn. Khi cuộc sống ổn định ngư dân các làng trên đảo bắt
đầu xây dựng dinh, vạn để thờ Thần Nam Hải (cá voi) vị thần phù hộ về
mặt tinh thần cho những người đi biển. Đó cũng là phong tục truyền thống
tín ngưỡng của người Việt đối xử với cá voi vị thần biển cả, ân nhân
cứu mạng che chở cho họ khi đi biển và làm ăn trên biển.
Vạn An Thạnh được kiến tạo hoàn chỉnh năm Tân Sửu (1781) tại bờ biển làng Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 hải lý về hướng Đông.
Vạn An Thạnh xây dựng theo lối kiến trúc dân gian của người Việt như dạng đình làng trong đất liền các kiến trúc chính gồm Chính điện, nhà Tiền Hiền, Võ Ca. Bên trong vạn còn có chỗ chứa xương cốt cá voi gọi là Tẩm.
Theo tài liệu lưu trữ tại vạn, năm Tân Sửu (1841) một con cá voi khổng lồ dạt vào biển trước vạn An Thạnh. Ngư dân trên Đảo đã tổ chức mai táng “ông” với nghi thức long trọng và tôn nghiêm. Đây là “ông” lớn nhất và cũng là vị đầu tiên được mai táng ở vạn nên được ngư dân gọi là “vị cố” và lấy ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm (ngày ông lụy) làm ngày giỗ chính thức của vạn An thạnh và cũng là ngày Tế Thu. Năm 1960 có một “cá ông” lớn trôi vào, chiều dài trên 25 mét, mai táng xong ba năm sau đó ngư dân được mùa liên tiếp.
Gắn với việc mai táng thờ cúng cá voi là một lễ hội của ngư dân. Trong nếp sống, phong tục và sinh hoạt của ngư dân ở đây, lễ cúng cá voi rất được chú trọng và là lễ to nhất so với các lễ khác như ngày hội làng thời trước. Mở đầu lễ hội, nhân dân chuẩn bị ghe thuyền, cờ, quạt, trống chiêng ra khơi nghinh đón cá ông. Đội chèo Bả Trạo trong trang phục chỉnh tề biểu diễn những tiết mục dân gian chào mừng.
Vạn An Thạnh đến nay còn lưu giữ gần 70 bộ xương cốt các loài cá voi. Có thể coi đây là một bảo tàng Hải dương học với những bộ sưu tập phong phú về cá voi. Nhờ có vạn An Thạnh, nơi thờ cúng thần Nam Hải nên ngư dân rất an tâm khi ra khơi đánh bắt hải sản vì đã có “Ông Nam Hải” phù trợ tránh mọi nguy hiểm trên biển.
Đối với triều Nguyễn tất cả những lăng vạn thờ cá ông đều được tôn trọng, vì theo sự tin sùng của nhân dân, cá ông đã nhiều lần giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên biển. Vạn An Thạnh được các vua triều Nguyễn ban tặng 10 sắc phong. Nội dung các sắc thần chủ yếu ban tặng “Nam Hải cự tộc Ngọc Lân” và những “tướng lĩnh” giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên đảo khi bị quân Tây Sơn đánh đuổi. Vạn An Thạnh tồn tại trên 200 năm từ ngày thành lập, gắn liền với lịch sử hình thành đảo Phú Quý như một chứng nhân bao đời của lịch sử vùng đảo, ở đó chứa đựng nhiều giá trị vật chất, tinh thần và cả về tín ngưỡng nghề nghiệp của ngư dân đảo Phú Quý.
Vạn An Thạnh đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa tại quyết định số 51-QĐ/BT ngày 12 tháng 1 năm 1996.
Vạn An Thạnh được kiến tạo hoàn chỉnh năm Tân Sửu (1781) tại bờ biển làng Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 hải lý về hướng Đông.
Vạn An Thạnh xây dựng theo lối kiến trúc dân gian của người Việt như dạng đình làng trong đất liền các kiến trúc chính gồm Chính điện, nhà Tiền Hiền, Võ Ca. Bên trong vạn còn có chỗ chứa xương cốt cá voi gọi là Tẩm.
Theo tài liệu lưu trữ tại vạn, năm Tân Sửu (1841) một con cá voi khổng lồ dạt vào biển trước vạn An Thạnh. Ngư dân trên Đảo đã tổ chức mai táng “ông” với nghi thức long trọng và tôn nghiêm. Đây là “ông” lớn nhất và cũng là vị đầu tiên được mai táng ở vạn nên được ngư dân gọi là “vị cố” và lấy ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm (ngày ông lụy) làm ngày giỗ chính thức của vạn An thạnh và cũng là ngày Tế Thu. Năm 1960 có một “cá ông” lớn trôi vào, chiều dài trên 25 mét, mai táng xong ba năm sau đó ngư dân được mùa liên tiếp.
Gắn với việc mai táng thờ cúng cá voi là một lễ hội của ngư dân. Trong nếp sống, phong tục và sinh hoạt của ngư dân ở đây, lễ cúng cá voi rất được chú trọng và là lễ to nhất so với các lễ khác như ngày hội làng thời trước. Mở đầu lễ hội, nhân dân chuẩn bị ghe thuyền, cờ, quạt, trống chiêng ra khơi nghinh đón cá ông. Đội chèo Bả Trạo trong trang phục chỉnh tề biểu diễn những tiết mục dân gian chào mừng.
Vạn An Thạnh đến nay còn lưu giữ gần 70 bộ xương cốt các loài cá voi. Có thể coi đây là một bảo tàng Hải dương học với những bộ sưu tập phong phú về cá voi. Nhờ có vạn An Thạnh, nơi thờ cúng thần Nam Hải nên ngư dân rất an tâm khi ra khơi đánh bắt hải sản vì đã có “Ông Nam Hải” phù trợ tránh mọi nguy hiểm trên biển.
Đối với triều Nguyễn tất cả những lăng vạn thờ cá ông đều được tôn trọng, vì theo sự tin sùng của nhân dân, cá ông đã nhiều lần giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên biển. Vạn An Thạnh được các vua triều Nguyễn ban tặng 10 sắc phong. Nội dung các sắc thần chủ yếu ban tặng “Nam Hải cự tộc Ngọc Lân” và những “tướng lĩnh” giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên đảo khi bị quân Tây Sơn đánh đuổi. Vạn An Thạnh tồn tại trên 200 năm từ ngày thành lập, gắn liền với lịch sử hình thành đảo Phú Quý như một chứng nhân bao đời của lịch sử vùng đảo, ở đó chứa đựng nhiều giá trị vật chất, tinh thần và cả về tín ngưỡng nghề nghiệp của ngư dân đảo Phú Quý.
Vạn An Thạnh đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa tại quyết định số 51-QĐ/BT ngày 12 tháng 1 năm 1996.
Bảo tàng Hồ Chí Minh
Chi nhánh Bình Thuận
Chi nhánh Bình Thuận
Bảo
tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Bình Thuận là một trong những chi nhánh
của hệ thống bảo tàng về Bác Hồ kính yêu trên khắp mọi miền đất nước.
Đây là công trình kiến trúc đẹp có khuôn viên rộng, chia làm hai phần:
tượng đài và vườn hoa cùng với một khu nhà hai tầng. Khu nhà có diện
tích 748 m2 được xây dựng từ năm 1986, bên trong là những gian phòng
dùng làm nơi trưng bày các hiện vật quí về cuộc đời và sự nghiệp hoạt
động cách mạng của Bác, đặc biệt là những hiện vật gắn liền với thầy
giáo Thành trong những ngày tháng lưu lại dạy học ở Phan Thiết đều được
trưng bày tại đây. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu và biệt thêm
về cuộc đời hoạt động của Bác, thấy được công lao to lớn của vị lãnh tụ
kính yêu đối với dân tộc, với đất nước.
Tháp Pôshanư
Quần
thể tháp Chăm Pôshanư nằm trên đồi Bà Nài, thuộc xã Phú Hải, cách thành
phố Phan Thiết khoảng 7 km, được xây dựng từ cuối thế kỷ VIII đầu thế
kỷ IX, là một trong những đi tích văn hoá quý giá còn sót lại của vương
quốc Chămpa.
Quần thể gồm 3 tháp, 1 tháp chính và 2 tháp phụ được người Chăm xây dựng để thờ thần Shiva và công chúa Poshanư.
Tháp cao khoảng 15 mét, mỗi cạnh đáy dài gần 10 mét, có một cửa chính lớn. Bên trong, nhiều hình ảnh chạm trổ công phu với đường nét kỳ ảo mang đậm phong cách nghệ thuật Chăm.
Pôshanư là nhóm đền tháp Chăm có vai trò quan trọng trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Thuận, từ hình dạng kiến trúc đến kỹ thuật xây dựng và trang trí nghệ thuật trên thân tháp, các vòm cuốn, các cửa chính, cửa giả, trong lòng và lên đến đỉnh tháp. Riêng kỹ thuật xây dựng và trang trí nghệ thuật còn lại ở thân tháp đủ gợi lên yếu tố thẩm mỹ khá riêng biệt của phong cách Hòa Lai.
So với những tháp Chăm khác, đến nay hàng năm vẫn có đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến làm lễ cầu mưa và những nghi lễ khác liên quan đến phong tục tập quán của họ. Một điều khá lý thú nữa là đối với ngư dân những vùng lân cận trước khi đi biển cũng đến đây cầu xin cho những chuyến đi biển được bình yên. Hàng năm đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến đây để cầu nguyện theo các nghi lễ và tập quán của họ.
Nhóm đền tháp Chăm Pôshanư được Nhà nước xếp hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật Quốc gia năm 1991
Quần thể gồm 3 tháp, 1 tháp chính và 2 tháp phụ được người Chăm xây dựng để thờ thần Shiva và công chúa Poshanư.
Tháp cao khoảng 15 mét, mỗi cạnh đáy dài gần 10 mét, có một cửa chính lớn. Bên trong, nhiều hình ảnh chạm trổ công phu với đường nét kỳ ảo mang đậm phong cách nghệ thuật Chăm.
Pôshanư là nhóm đền tháp Chăm có vai trò quan trọng trong các di tích kiến trúc Chăm ở Bình Thuận, từ hình dạng kiến trúc đến kỹ thuật xây dựng và trang trí nghệ thuật trên thân tháp, các vòm cuốn, các cửa chính, cửa giả, trong lòng và lên đến đỉnh tháp. Riêng kỹ thuật xây dựng và trang trí nghệ thuật còn lại ở thân tháp đủ gợi lên yếu tố thẩm mỹ khá riêng biệt của phong cách Hòa Lai.
So với những tháp Chăm khác, đến nay hàng năm vẫn có đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến làm lễ cầu mưa và những nghi lễ khác liên quan đến phong tục tập quán của họ. Một điều khá lý thú nữa là đối với ngư dân những vùng lân cận trước khi đi biển cũng đến đây cầu xin cho những chuyến đi biển được bình yên. Hàng năm đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến đây để cầu nguyện theo các nghi lễ và tập quán của họ.
Nhóm đền tháp Chăm Pôshanư được Nhà nước xếp hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật Quốc gia năm 1991
Tháp PôDam
Nhóm
đền tháp Chãm PôDam (Pô Tằm) tọa lạc dưới chân núi có tên là ông Xiêm
thuộc địa phận xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận nằm về hướng
Tây Bắc cách thành phố Phan Thiết khoảng 110 km. Tương tự như nhóm tháp
Pôshanư cả về kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc, và có niên đại
nữa cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX thuộc phong cách kiến trúc nghệ
thuật Hòa Lai.
Tháp PôDam là nơi thực hiện nghi lễ, thờ cúng Vua Chăm hàng năm của người Chăm Phú Lạc và các vùng lân cận. Hiện những dòng tộc là hậu duệ của Vua còn lưu giữ 8 sắc phong do các vua triều Nguyễn từ Minh Mạng đến Khải Định phong tặng Vua PôĐam, chúng được cất giữ đặc biệt như báu vật của dòng tộc và trách nhiệm của hậu duệ vua. Di tích nhóm tháp Chăm PôDam được Nhà nước xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1996.
Tháp PôDam là nơi thực hiện nghi lễ, thờ cúng Vua Chăm hàng năm của người Chăm Phú Lạc và các vùng lân cận. Hiện những dòng tộc là hậu duệ của Vua còn lưu giữ 8 sắc phong do các vua triều Nguyễn từ Minh Mạng đến Khải Định phong tặng Vua PôĐam, chúng được cất giữ đặc biệt như báu vật của dòng tộc và trách nhiệm của hậu duệ vua. Di tích nhóm tháp Chăm PôDam được Nhà nước xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1996.
Hải đăng Khe Gà
Hải
Đăng Khe Gà được xây dựng trên đỉnh đảo Khe Gà, đảo có diện tích 5
hecta ở vùng biển xã Tân Thành, trước thuộc huyện Hàm Tân, nay thuộc
huyện Hàm Thuận Nam, cách thành phố Phan Thiết 30 km về phía Đông Nam.
Hải Đăng Khe Gà do một người Pháp tên là Chnavat thiết kế, xây dựng để hướng dẫn tàu thuyền qua lại, khởi công từ tháng 2 năm 1897, đến cuối năm 1898 mới khánh thành, đến nay vẫn còn một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước của vào Hải Đăng khắc số 1899.
Hải Đăng Khe Gà chính thức hoạt động năm 1900. Nhân viên điều hành gồm có một người Pháp (trạm trưởng) và 8 người Việt canh giữ đèn. Đảo Khe Gà cách bờ biển 500 mét, những ngày nước ròng, từ bờ biển có thể lội ra đảo được. Lúc triều cường và có gió đi lại rất vất vả.
Trên đảo ngọn Hải đăng được xây dựng tương đối đồ sộ, có lẽ đây là ngọn Hải đăng cao nhất trong nước, xây bằng đá hoa cương, hình bát giác. Đá hoa cương xây ở Hải Đăng Khe Gà chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực này không có loại đá này.
Và không phải chỉ những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải đăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình cụ thể, khớp với nhau.
Tháp đèn xây bằng đá cao 35 mét, độ cao toàn bộ từ mặt đất đến chóp đèn là 41,5 mét, độ cao từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65 mét, kích thước cạnh của tháp (chân tháp) là 2,6 mét. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2000 W làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại.
Ngoài ngọn Hải đăng, còn có một căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40 mét, dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3 mét, trước nhà có một cái giếng gọi là giếng Tiên. Từ dưới mép nước biển đến Hải đăng hàng chục bậc tam cấp.
Hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi và xung quanh chân Hải đăng do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ 19 đến nay vẫn còn nguyên, tỏa bóng mát quanh năm.
Lên ngọn Hải đăng có 184 bậc thang xoáy ốc bằng thép dẫn đến đỉnh Hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp lên đến đỉnh đèn, tất cả đều được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh, máy phát điện.
Hiện nay, hòn Đảo Khe Gà và ngọn Hải Đăng đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Bởi Hải Đăng Khe Gà vừa là thắng cảnh vừa là di tích kiến trúc độc đáo.
Hải Đăng Khe Gà do một người Pháp tên là Chnavat thiết kế, xây dựng để hướng dẫn tàu thuyền qua lại, khởi công từ tháng 2 năm 1897, đến cuối năm 1898 mới khánh thành, đến nay vẫn còn một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay trước của vào Hải Đăng khắc số 1899.
Hải Đăng Khe Gà chính thức hoạt động năm 1900. Nhân viên điều hành gồm có một người Pháp (trạm trưởng) và 8 người Việt canh giữ đèn. Đảo Khe Gà cách bờ biển 500 mét, những ngày nước ròng, từ bờ biển có thể lội ra đảo được. Lúc triều cường và có gió đi lại rất vất vả.
Trên đảo ngọn Hải đăng được xây dựng tương đối đồ sộ, có lẽ đây là ngọn Hải đăng cao nhất trong nước, xây bằng đá hoa cương, hình bát giác. Đá hoa cương xây ở Hải Đăng Khe Gà chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực này không có loại đá này.
Và không phải chỉ những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những khối đá hoa cương dùng xây Hải đăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng hình cụ thể, khớp với nhau.
Tháp đèn xây bằng đá cao 35 mét, độ cao toàn bộ từ mặt đất đến chóp đèn là 41,5 mét, độ cao từ tầm ngọn đèn đến mặt biển là 65 mét, kích thước cạnh của tháp (chân tháp) là 2,6 mét. Trên ngọn tháp có bóng đèn lớn 2000 W làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại.
Ngoài ngọn Hải đăng, còn có một căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40 mét, dưới nhà là một hầm chứa nước sâu 3 mét, trước nhà có một cái giếng gọi là giếng Tiên. Từ dưới mép nước biển đến Hải đăng hàng chục bậc tam cấp.
Hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi và xung quanh chân Hải đăng do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ 19 đến nay vẫn còn nguyên, tỏa bóng mát quanh năm.
Lên ngọn Hải đăng có 184 bậc thang xoáy ốc bằng thép dẫn đến đỉnh Hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp lên đến đỉnh đèn, tất cả đều được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh, máy phát điện.
Hiện nay, hòn Đảo Khe Gà và ngọn Hải Đăng đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách. Bởi Hải Đăng Khe Gà vừa là thắng cảnh vừa là di tích kiến trúc độc đáo.
Dinh Thầy Thím
Dinh
Thầy Thím tọa lạc giữa khu rừng già, có tên là rừng dầu Bàu Cát thuộc
xã Tân Hải, huyện Hàm Tân cách thành phố Phan Thiết khoảng 70 km về phía
Đông Nam.
Tương truyền trong dân gian, dưới triều vua Tự Đức, có hai vợ chồng đạo sĩ quê ở làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đạo sĩ là người giàu tài đức, hay giúp đỡ người nghèo khó, căm ghét bọn quan lại hay ức hiếp dân làng, chống lại chế độ đương thời, ông bị triều đình Tự Đức kết tội gây rối, mưu toan bạo loạn và chịu hình phạt “Tam Ban Triều Diễn”. Trước lúc bị hình phạt này, Đạo sĩ đã biến dải lụa điều thành rồng bay về phương Nam. hai vợ chồng dừng chân ở làng Tam Tân ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho dân và đốn củi kiếm sống qua ngày. Tài đức của đạo sĩ nổi tiếng khắp vùng, từ đó dân làng gọi hay vợ chồng Đạo sĩ bằng cái tên thân mật “Thầy, Thím”. Có nhiều truyền thuyết khác trong dân gian nói về tài đức và phép thuật của Thầy Thím. Cho đến lúc hai vợ chồng đạo sĩ chết, dân làng đã mai táng ở khu vực gần đó. Hằng năm vào ngày 5 tháng giêng âm lịch, người ta thường thấy một đôi hổ về viếng mộ Thầy.
Đến đời Thành Thái thứ 18 năm Bính Ngọ (1906) nhà vua đã xem xét lại công đức của Thầy Thím nên quyết định xóa án và ban sắc phong “Chí Đức Tiên Sinh, Chí Đức Nương Nương Tôn Thần”.
Để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao Thầy Thím, dân làng đã lập dinh tại địa điểm ngaỳ nay để tôn thờ. Nhân dân quanh vùng coi Thầy Thím như vị Thành Hoàng biểu hiện cho nhiều tính cách đáng quý đó là tài đức, tính cần cù, miệt mài lao động, lòng nhân ái với người nghèo khổ.
Dinh Thầy Thím được kiến tạo lại quy mô từ năm Kỷ Mão (1879). Hiện nay trên thanh xà cò của Dinh còn dòng chữ Hán khắc chìm “Kỷ Mão niên thập nhị quạt nhị thập ngũ nhật kiến tạo” (kiến tạo ngày 25 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879)). Dinh Thầy Thím có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình : Chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, nhà Võ Ca. Trong khám thờ chính ở Chính điện còn hai bài vị thờ Thầy Thím và nhiều bức hoành ca ngợi công đức Thầy Thím.
Cách Dinh Thầy Thím chừng 5 km là khu vực mộ Thầy Thím. Ở đây 4 ngôi mộ đắp bằng cát trắng rất lớn, theo dân gian hai ngôi mộ của Thầy Thím và 2 ngôi mộ của đệ tử Thầy. Ngày nào cũng có du khách đến viếng mộ với lòng thành kính.
Hơn 100 năm qua Dinh Thầy Thím trở thành nơi để nhân dân chiêm bái, những năm gần đây là khu danh lam thắng cảnh và du lịch kết hợp với núi rừng xung quanh, bãi biển, đồi dương. Hàng năm nhân dân khắp nơi đến viếng mộ, thăm Dinh nhưng đông nhất vẫn là dịp giỗ Thầy ngày 5 tháng giêng âm lịch và tế Thu của Dinh từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch.
Dinh Thầy Thím được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận công nhận và ra quyết định bảo vệ khu danh lam thắng cảnh số 1377-QĐ/UB-BT ngày 6 tháng 12 năm 1993 và Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật Quốc gia năm 1997.
Tương truyền trong dân gian, dưới triều vua Tự Đức, có hai vợ chồng đạo sĩ quê ở làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đạo sĩ là người giàu tài đức, hay giúp đỡ người nghèo khó, căm ghét bọn quan lại hay ức hiếp dân làng, chống lại chế độ đương thời, ông bị triều đình Tự Đức kết tội gây rối, mưu toan bạo loạn và chịu hình phạt “Tam Ban Triều Diễn”. Trước lúc bị hình phạt này, Đạo sĩ đã biến dải lụa điều thành rồng bay về phương Nam. hai vợ chồng dừng chân ở làng Tam Tân ngày ngày bốc thuốc chữa bệnh cho dân và đốn củi kiếm sống qua ngày. Tài đức của đạo sĩ nổi tiếng khắp vùng, từ đó dân làng gọi hay vợ chồng Đạo sĩ bằng cái tên thân mật “Thầy, Thím”. Có nhiều truyền thuyết khác trong dân gian nói về tài đức và phép thuật của Thầy Thím. Cho đến lúc hai vợ chồng đạo sĩ chết, dân làng đã mai táng ở khu vực gần đó. Hằng năm vào ngày 5 tháng giêng âm lịch, người ta thường thấy một đôi hổ về viếng mộ Thầy.
Đến đời Thành Thái thứ 18 năm Bính Ngọ (1906) nhà vua đã xem xét lại công đức của Thầy Thím nên quyết định xóa án và ban sắc phong “Chí Đức Tiên Sinh, Chí Đức Nương Nương Tôn Thần”.
Để tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao Thầy Thím, dân làng đã lập dinh tại địa điểm ngaỳ nay để tôn thờ. Nhân dân quanh vùng coi Thầy Thím như vị Thành Hoàng biểu hiện cho nhiều tính cách đáng quý đó là tài đức, tính cần cù, miệt mài lao động, lòng nhân ái với người nghèo khổ.
Dinh Thầy Thím được kiến tạo lại quy mô từ năm Kỷ Mão (1879). Hiện nay trên thanh xà cò của Dinh còn dòng chữ Hán khắc chìm “Kỷ Mão niên thập nhị quạt nhị thập ngũ nhật kiến tạo” (kiến tạo ngày 25 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879)). Dinh Thầy Thím có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình : Chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, nhà Võ Ca. Trong khám thờ chính ở Chính điện còn hai bài vị thờ Thầy Thím và nhiều bức hoành ca ngợi công đức Thầy Thím.
Cách Dinh Thầy Thím chừng 5 km là khu vực mộ Thầy Thím. Ở đây 4 ngôi mộ đắp bằng cát trắng rất lớn, theo dân gian hai ngôi mộ của Thầy Thím và 2 ngôi mộ của đệ tử Thầy. Ngày nào cũng có du khách đến viếng mộ với lòng thành kính.
Hơn 100 năm qua Dinh Thầy Thím trở thành nơi để nhân dân chiêm bái, những năm gần đây là khu danh lam thắng cảnh và du lịch kết hợp với núi rừng xung quanh, bãi biển, đồi dương. Hàng năm nhân dân khắp nơi đến viếng mộ, thăm Dinh nhưng đông nhất vẫn là dịp giỗ Thầy ngày 5 tháng giêng âm lịch và tế Thu của Dinh từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch.
Dinh Thầy Thím được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận công nhận và ra quyết định bảo vệ khu danh lam thắng cảnh số 1377-QĐ/UB-BT ngày 6 tháng 12 năm 1993 và Bộ Văn hóa - Thông tin đã xếp hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật Quốc gia năm 1997.
Đình làng Đức Thắng
Được
xây dựng từ đầu thế kỉ XIX. Mới đầu chỉ là nhà tranh vách đất để thờ
thành Hoàng làng và là nơi họp của hội đồng kỳ mục, nằm ở trung tâm làng
Đức Thắng thuộc phủ Hàm Thuận nay là phuường Đức Thắng, thành phố Phan
Thiết. Vào năm 1841, đình được xây dựng lại kiên cố và bề thế, đến năm
1847 mới hoàn tất, trở thành một ngôi đình quy mô nhất lúc bấy giờ ở
vùng Phan Thiết.
Đình được xây dựng theo lối kiến trúc “tứ trụ” nghĩa là dùng bốn cây cột đình lớn làm cột chính. Đình bao gồm Đình Chính, nhà Võ Ca, nhà thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền. Bên ngoài trang trí bằng kỹ thuật đắp nổi và ghép những mảnh sành tạo nhiều tạo nên nhiều tác phẩm rất đặc sắc. Trên cổ lầu ở đình chính, tâp trung các tác phẩm những tranh đắp nổi các tranh dân gian, cảnh thiên nhiên, muông thú và các điển tích xưa. Bên trong đình bài trí nhiều khám thờ hai bên trang trí nhiều các câu đối liễn, phía trên là những tấm hoành. Dọc theo khám thờ nhiều bao lam cổ chạm lộng một số hình tượng phong cảnh thiên nhiên.
Phần lớn những tác phẩm gỗ điêu khắc này được thực hiện từ thời các vua triều Nguyễn, nhiều cái được làm ra từ thời vua Tự Đức. Nhà thờ Tiền Hiền bài trí nhiều hoành phi lớn, những câu đối liễn, những bài thơ ghép mảnh xà cừ. Tất cả các bàn thờ đều chạm trổ hình “tứ linh”.
Có nhiều người được thờ ở nhà thờ Tiền Hiền, nhưng tiêu biểu là ông Trần Chất được nhân dân ghi lại sự tích về lòng can đảm của ông đối với quyền lợi của người dân làng Đức Thắng. Ông đã chặn xe ngựa của Tả quân Lê Văn Duyệt trên đường đi kinh lý phía Nam để xin xây cầu, lập chợ. Vì bị chặn đường nên Tả quân Lẻ Văn Duyệt ra lệnh bắt chém ông tại chỗ. Khi về tới kinh đô Huế, khi xem lại tờ sớ của ông Trần Chất, Tả quân Lê Văn Duyệt thấy hối hận, liền xin vua ban cho ông là Tiền Hiền của làng Đức Thắng và ra lệnh thờ phụng.
Về tổng thể kiến trúc, đình có quy mô đồ sộ vào hạng bậc nhất ở phủ Hàm Thuận vào lúc bấy giờ và cả thành phố Phan Thiết ngày nay. Đình còn lưu giữ nhiều sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng.
Từ xưa đến nay, đình làng Đức Thắng vẫn tổ chức đều đặn các nghi lễ tế Xuân vào hai ngày 15 và 16 âm lịch và tế Thu vào ngày 16 tháng 9 âm lịch.
Nhà nước đã xếp đình vào hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1991.
Đình được xây dựng theo lối kiến trúc “tứ trụ” nghĩa là dùng bốn cây cột đình lớn làm cột chính. Đình bao gồm Đình Chính, nhà Võ Ca, nhà thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền. Bên ngoài trang trí bằng kỹ thuật đắp nổi và ghép những mảnh sành tạo nhiều tạo nên nhiều tác phẩm rất đặc sắc. Trên cổ lầu ở đình chính, tâp trung các tác phẩm những tranh đắp nổi các tranh dân gian, cảnh thiên nhiên, muông thú và các điển tích xưa. Bên trong đình bài trí nhiều khám thờ hai bên trang trí nhiều các câu đối liễn, phía trên là những tấm hoành. Dọc theo khám thờ nhiều bao lam cổ chạm lộng một số hình tượng phong cảnh thiên nhiên.
Phần lớn những tác phẩm gỗ điêu khắc này được thực hiện từ thời các vua triều Nguyễn, nhiều cái được làm ra từ thời vua Tự Đức. Nhà thờ Tiền Hiền bài trí nhiều hoành phi lớn, những câu đối liễn, những bài thơ ghép mảnh xà cừ. Tất cả các bàn thờ đều chạm trổ hình “tứ linh”.
Có nhiều người được thờ ở nhà thờ Tiền Hiền, nhưng tiêu biểu là ông Trần Chất được nhân dân ghi lại sự tích về lòng can đảm của ông đối với quyền lợi của người dân làng Đức Thắng. Ông đã chặn xe ngựa của Tả quân Lê Văn Duyệt trên đường đi kinh lý phía Nam để xin xây cầu, lập chợ. Vì bị chặn đường nên Tả quân Lẻ Văn Duyệt ra lệnh bắt chém ông tại chỗ. Khi về tới kinh đô Huế, khi xem lại tờ sớ của ông Trần Chất, Tả quân Lê Văn Duyệt thấy hối hận, liền xin vua ban cho ông là Tiền Hiền của làng Đức Thắng và ra lệnh thờ phụng.
Về tổng thể kiến trúc, đình có quy mô đồ sộ vào hạng bậc nhất ở phủ Hàm Thuận vào lúc bấy giờ và cả thành phố Phan Thiết ngày nay. Đình còn lưu giữ nhiều sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng.
Từ xưa đến nay, đình làng Đức Thắng vẫn tổ chức đều đặn các nghi lễ tế Xuân vào hai ngày 15 và 16 âm lịch và tế Thu vào ngày 16 tháng 9 âm lịch.
Nhà nước đã xếp đình vào hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1991.
Đình làng Đức Nghĩa
Đình
Đức Nghĩa ở làng Đức Nghĩa, thuộc phường Đức Nghĩa, thành phố Phan
Thiết, tỉnh Bình Thuận (xưa thuộc thôn Thiên Đức, phủ Hàm Thuận), cách
trung tâm thành phố Phan Thiết 500 mét về phía Tây.
Đình được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846). Ngôi đình đầu tiên bằng vách đất lợp tranh, do ông Nguyễn Văn Bang khởi dựng. Năm Giáp Tý, niên hiệu Tự Đức thứ 17 (1864), ông Trần Văn Kim dời đình lên làng Thiên Đức. Từ đó đến nay, đã qua nhiều lần trùng tu. Đình gồm nhà giảng, nhà tiền hiền, nhà tổ, nhà thờ thần, nhà võ ca.
Nhà giảng gồm ba gian hai chái, dài 15 mét, rộng 10 mét, mái lợp ngói âm dương, cột vuông, vách tường xây bằng gạch. Kèo đỡ mái ngói, có ba hàng cột vuông, mỗi hàng bốn cột, trong đó có tám cột lớn, có khám thờ bằng gỗ có chạm hoa, lá, rồng, phượng.
Nhà Tiền Hiền gồm một gian hai chái, dài 10 mét, rộng 8 mét, có bốn hàng cột, mỗi hàng bốn cột. Bốn cột lớn có đường kính 0,3 mét. Trong nhà đặt ba hương án có chạm trổ hoa, lá, rồng, phượng.
Nhà thờ thần chếch về phía hữu nhà Tiền Hiền khoảng 20 mét, có dạng hình tháp đáy vuông, mỗi cạnh 10 mét, gồm một gian hai chái, sáu mái lợp ngói âm dương, bờ nóc gắn đôi rồng chầu cao 1 mét. Bốn đầu đao có bốn rồng làm bằng xi măng ghép mảnh sứ, hai mái giữa cao tạo nên đỉnh có bốn hàng cột, mỗi hàng bốn cột; hai bên mép các cây cột lớn là các bao làm bằng gỗ chạm trổ hoa văn hoa lá, chim, trúc, cỏ cây, rồng phượng sơn son thiếp vàng. Có ba hương án và ba khám thờ, có chạm trổ hoa lá, mây rồng, kỳ lân, sóng nước, rùa...đều được sơn son thiếp vàng.
Nhà Võ Ca nằm sát phía trước đình thần, gồm một gian hai chái, dài 15 mét, rộng 10 mét, có bốn mái. Vách tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương; có bốn hàng cột, mỗi hàng bốn cột, cột chính cao 5 mét, đường kính 0,3 mét.
Đình được xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846). Ngôi đình đầu tiên bằng vách đất lợp tranh, do ông Nguyễn Văn Bang khởi dựng. Năm Giáp Tý, niên hiệu Tự Đức thứ 17 (1864), ông Trần Văn Kim dời đình lên làng Thiên Đức. Từ đó đến nay, đã qua nhiều lần trùng tu. Đình gồm nhà giảng, nhà tiền hiền, nhà tổ, nhà thờ thần, nhà võ ca.
Nhà giảng gồm ba gian hai chái, dài 15 mét, rộng 10 mét, mái lợp ngói âm dương, cột vuông, vách tường xây bằng gạch. Kèo đỡ mái ngói, có ba hàng cột vuông, mỗi hàng bốn cột, trong đó có tám cột lớn, có khám thờ bằng gỗ có chạm hoa, lá, rồng, phượng.
Nhà Tiền Hiền gồm một gian hai chái, dài 10 mét, rộng 8 mét, có bốn hàng cột, mỗi hàng bốn cột. Bốn cột lớn có đường kính 0,3 mét. Trong nhà đặt ba hương án có chạm trổ hoa, lá, rồng, phượng.
Nhà thờ thần chếch về phía hữu nhà Tiền Hiền khoảng 20 mét, có dạng hình tháp đáy vuông, mỗi cạnh 10 mét, gồm một gian hai chái, sáu mái lợp ngói âm dương, bờ nóc gắn đôi rồng chầu cao 1 mét. Bốn đầu đao có bốn rồng làm bằng xi măng ghép mảnh sứ, hai mái giữa cao tạo nên đỉnh có bốn hàng cột, mỗi hàng bốn cột; hai bên mép các cây cột lớn là các bao làm bằng gỗ chạm trổ hoa văn hoa lá, chim, trúc, cỏ cây, rồng phượng sơn son thiếp vàng. Có ba hương án và ba khám thờ, có chạm trổ hoa lá, mây rồng, kỳ lân, sóng nước, rùa...đều được sơn son thiếp vàng.
Nhà Võ Ca nằm sát phía trước đình thần, gồm một gian hai chái, dài 15 mét, rộng 10 mét, có bốn mái. Vách tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương; có bốn hàng cột, mỗi hàng bốn cột, cột chính cao 5 mét, đường kính 0,3 mét.
Đình làng Xuân Hội
Kiến
tạo vào năm Quý Hợi (1803), niên hiệu Gia Long thứ hai, được xây dựng
trên một khu đất cao ráo, thuận lợi và đảm bảo các yếu tố về phong thủy,
địa lý. Đình quay mặt về hướng Nam, phía trước là khúc quanh của sông
Lũy. Vào thời đầu Nguyễn, đình Xuân Hội thuôc huyện Hòa Đa, phủ Hàm
Thuận, nay là thôn Xuân Hội thuộc thị trấn Chợ Lầu, huyện Bắc Bình, cách
thành phố Phan Thiết 65 km về phía Bắc.
Đình bao gồm 9 nóc: đình thờ thần, đình thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền, nhà thanh minh, nhà nhóm, nhà khách, nhà ống, nhà âm công, nhà trù, và cổng tam quan. Còn có những kiến trúc phụ: cổng tiền, án phong, vòng thành, cổng hậu, cột cờ. Đình có kiểu kiến trúc nhà kép, gọi là “Trùng thiềm điệp ốc” là lối kiến trúc cổ truyền được xây dựng để thờ phụng thần thánh.
Trên nóc đình có hai con rồng đắp nổi bằng mảnh sứ ghép. Trên bờ nóc, bờ quyết cũng có hình tưỡng giao long làm tăng thêm vẻ uy nghiêm. Trong nội thất, tất cả mọi vật đều dung gỗ quý chạm trổ rất đẹp. Đình chính nối với Tiền Đường là nóc nhà trước bằng hệ thống trần thừa lưu.
Nhờ cách kiến trúc này, ngôi đình xem ra được rộng rãi, cao hơn giảm được sứ nặng từ phần mái. Bên trong bài trí 10 khám thờ cũng làm bằng gỗ, phần trang trí được sơn son thiếp vàng, nổi lên hình tượng của tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Trên khám thờ có trang trí nhiều loại hoành phi, liễn đối gỗ khắc bằng chữ Hán với nội dung ca ngợi công đức của các vị tiền bối trong làng, phần lớn có niên đại từ ngày khởi dựng đình.
Nhà thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền có diện tích rộng với 36 cột chia thành 5 gian thờ. Tiền Hiền của làng là ông Lê Thái người có công lớn trong công cuộc khai khẩn làng và lập đình. Trong đình, ngoài nhiều di sản văn hóa và tư liệu quý của nhiều thế hệ trước còn có một số hiện vật của người Chăm gởi nhờ thờ phụng, 12 sắc thần của vua triều Nguyễn ban tặng cho các vị thần nơi đây. Tổng thể đình làng Xuân Hội như là một bảo tàng truyền thống của làng cổ người Việt.
Nhà nước đã xếp hạng là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1995.
Đình bao gồm 9 nóc: đình thờ thần, đình thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền, nhà thanh minh, nhà nhóm, nhà khách, nhà ống, nhà âm công, nhà trù, và cổng tam quan. Còn có những kiến trúc phụ: cổng tiền, án phong, vòng thành, cổng hậu, cột cờ. Đình có kiểu kiến trúc nhà kép, gọi là “Trùng thiềm điệp ốc” là lối kiến trúc cổ truyền được xây dựng để thờ phụng thần thánh.
Trên nóc đình có hai con rồng đắp nổi bằng mảnh sứ ghép. Trên bờ nóc, bờ quyết cũng có hình tưỡng giao long làm tăng thêm vẻ uy nghiêm. Trong nội thất, tất cả mọi vật đều dung gỗ quý chạm trổ rất đẹp. Đình chính nối với Tiền Đường là nóc nhà trước bằng hệ thống trần thừa lưu.
Nhờ cách kiến trúc này, ngôi đình xem ra được rộng rãi, cao hơn giảm được sứ nặng từ phần mái. Bên trong bài trí 10 khám thờ cũng làm bằng gỗ, phần trang trí được sơn son thiếp vàng, nổi lên hình tượng của tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Trên khám thờ có trang trí nhiều loại hoành phi, liễn đối gỗ khắc bằng chữ Hán với nội dung ca ngợi công đức của các vị tiền bối trong làng, phần lớn có niên đại từ ngày khởi dựng đình.
Nhà thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền có diện tích rộng với 36 cột chia thành 5 gian thờ. Tiền Hiền của làng là ông Lê Thái người có công lớn trong công cuộc khai khẩn làng và lập đình. Trong đình, ngoài nhiều di sản văn hóa và tư liệu quý của nhiều thế hệ trước còn có một số hiện vật của người Chăm gởi nhờ thờ phụng, 12 sắc thần của vua triều Nguyễn ban tặng cho các vị thần nơi đây. Tổng thể đình làng Xuân Hội như là một bảo tàng truyền thống của làng cổ người Việt.
Nhà nước đã xếp hạng là Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1995.
Đình làng Phú Hội
Đình
thuộc xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, được xây dựng vào những năm đầu
của thế kỉ XIX. Vài chục năm sau, hoàn chỉnh thêm các công trình kiến
trúc khác đến năm thiệu trị thứ 7 (Đinh Mùi - 1847) thì hoàn tất. Hiện
nay đình thuộc làng Hàm Hiệp, cách thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Tây.
Đình chính thờ thần Hoàng làng, tiếp đến là Tiền Hiền, Hậu Hiền, Võ Ca, nhà nhóm, Tiền Đường, Hậu Cát, nhà bếp, cổng tam quan , nhà khách. Phía trước đình có ao sen, cầu gỗ dẫn vào đình với một diện tích rộng nhất trong các đình làng của phủ Hàm Thuận vào lúc bấy giờ. Trong chiến tranh, nơi đây là khu vực tranh chấp ác liệt. Đình bị địch phá một số công trình kiến trúc để làm đồn bót.
Sau ngày giải phóng, đình chỉ còn lại các phần chính: nhà thờ Tiền Hiền, nhà nhóm. Đình chính hiện giờ còn giữ được cơ bản những nét kiến trúc xưa. Điểm nổi bật về kiến trúc ở đình Phú Hội là các vì kèo đượ cà lên nhau và nố dài ra. Dân gian gọi là hệ thống kèo nối, vừa uyển chuyẻn vừa chắc chắn. Những nóc nhà trong tổng thể không theo một khuôn khổ nhất định, mỗi nóc mang một vẻ khác nhau.
Đình Phú Hội còn giữ năm sắc phong do các vua triều Nguyễn phong tặng cho các vị thần được thờ ở đình làng.
Nhà nước đã xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1995
Đình chính thờ thần Hoàng làng, tiếp đến là Tiền Hiền, Hậu Hiền, Võ Ca, nhà nhóm, Tiền Đường, Hậu Cát, nhà bếp, cổng tam quan , nhà khách. Phía trước đình có ao sen, cầu gỗ dẫn vào đình với một diện tích rộng nhất trong các đình làng của phủ Hàm Thuận vào lúc bấy giờ. Trong chiến tranh, nơi đây là khu vực tranh chấp ác liệt. Đình bị địch phá một số công trình kiến trúc để làm đồn bót.
Sau ngày giải phóng, đình chỉ còn lại các phần chính: nhà thờ Tiền Hiền, nhà nhóm. Đình chính hiện giờ còn giữ được cơ bản những nét kiến trúc xưa. Điểm nổi bật về kiến trúc ở đình Phú Hội là các vì kèo đượ cà lên nhau và nố dài ra. Dân gian gọi là hệ thống kèo nối, vừa uyển chuyẻn vừa chắc chắn. Những nóc nhà trong tổng thể không theo một khuôn khổ nhất định, mỗi nóc mang một vẻ khác nhau.
Đình Phú Hội còn giữ năm sắc phong do các vua triều Nguyễn phong tặng cho các vị thần được thờ ở đình làng.
Nhà nước đã xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1995
Đình làng Xuân An
Đình
làng Xuân An được kiến tạo vào năm Giáp Dần (1794) và hoàn thành vào
những năm sau đó. Đình toạ lạc ở thôn Xuân An, thị trấn Chợ Lầu, huyện
Bắc Bình cách thành phố Phan Thiết 65 km về hướng Bắc.
Đình làng Xuân An là một tổng thể bao gồm nhiều kiến trúc: đình chính thờ thần, đình thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền, nhà tiền vãng, nhà nhóm và cổng tam quan. Hơn 300 năm trước, trong trào lưu di dân từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào phương Nam dưới sự điều hành của các chúa Nguyễn, một bộ phận dân cư dừng lại lấy vùng đất này định cư lâu dài. Sau khi công cuộc khẩn hoang đã hoàn tất và cuộc sống của nhân dân đã ổn định, đình làng được xây dựng theo truyền thống của người Việt để thờ Thần Thành Hoàng làng, các bậc tiền bối có công xây dựng xóm làng, góp công của dựng đình làng.
Các nhà địa lý xưa đã xem đất và dựa vào thuyết phong thủy của phương Đông xưa để chọn thế đứng của đình vì đây là điều hệ trọng, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của dân làng về sau. Đình được xây dựng ở vị trí trung tâm làng Xuân An, mặt chính quay về hướng Nam, cách đình không xa về phía Nam là con sông Lũy, trước mặt đình có nhiều động cát cao dùng là án phong.
Đình làng Xuân An là một trong những ngôi đình cổ có quy mô rộng lớn và có lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Đình thờ thần bao gồm 48 cột lớn bằng những loại gỗ đặc biệt, chia ngôi đình thành bảy gian hai chái, đình có kiểu kiến trúc “nhà kép”, trên một nền nhà có hai bộ khung nhà, nhà trước và nhà sau liền nhau và nối với nhau bằng hệ thống trần thừa lưu làm cho ngôi đình rộng hơn.
Mái đình lợp ngói âm dương, hai đầu hơi cao lên, ở giữa trũng xuống. Mái nhà chia làm hai mảng mái thượng và mái hạ. Tất cả các bộ phận kết cấu kiến trúc ở đình như đầu kèo đầu cột, trính, con đội (cột trốn)... đều được chạm trổ tinh xảo, tạo nên những tác phẩm trang trí nghệ thuật phức tạp. Ở đây có sự kết hợp hài hoà giữa kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật, vừa có công năng chịu lực, vừa có tác dụng thẩm mỹ rất cao. Đó là giá trịchính của những người thợ xây dựng đình để lại đến ngày nay.
Nội thất đình chia thành nhiều khu vực, trung tâm thờ Thành Hoàng làng, hai bên thờ tả ban, hữu ban và những bậc tiền bối có công xây dựng xóm làng. Điều đặc biệt ở trong ngôi đình làng Xuân An là bên cạnh khám thờ thần còn có khám thờ nữ thần Thiên YaNa Diễn Ngọc Phi là nữ thần người Chăm. Trong mỗi khám thờ đều trang trí nghệ thuật điêu khắc, hệ thống hoành phi, bao lam, liễn đối sơn son thiếp vàng và thành vọng viền xung quanh do kỹ thuật chạm lọng tạo nên. Ở đình làng Xuân An còn có nhiều câu đối, hoành phi khắc bằng chữ triện, đến nay nội dung của những câu đối này chưa biết được.
Đình thờ Tiền Hiền cũng có kết cấu 48 cột nhưng chỉ có một nóc nhà, ở đây có nhiều khám thờ để thờ các thế hệ Tiền Hiền, Hậu Hiền.
Đình làng Xuân An hiện còn lưu giữ hàng trăm hoành phi, câu đối với nhiều giá trị mang tính nhân văn, khuyên dạy mọi người hãy luôn nhớ về cội nguồn, gốc rễ. Trong đình còn giữ chiếc Đại Hồng Chung cổ có niên đại từ thời vua Tự Đức năm thứ hai (Kỷ Dậu - 1849) và 8 sắc phong do các triều vua Nguyễn ban tặng cho các vị thần được thờ ở đình và giao cho chính quyền địa phương phải bảo quản và thờ phụng.
Theo truyền thống và phong tục tập quán của người Việt ở đây hàng năm nhân dân thực hiện nghi lễ Tế Xuân vào ngày 16, ngày 17 tháng 2 âm lịch và Tế Thu vào ngày 16, ngày 17 tháng 8 âm lịch.
Đình làng Xuân An đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật Quốc gia năm 1993.
Đình làng Xuân An là một tổng thể bao gồm nhiều kiến trúc: đình chính thờ thần, đình thờ Tiền Hiền, Hậu Hiền, nhà tiền vãng, nhà nhóm và cổng tam quan. Hơn 300 năm trước, trong trào lưu di dân từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào phương Nam dưới sự điều hành của các chúa Nguyễn, một bộ phận dân cư dừng lại lấy vùng đất này định cư lâu dài. Sau khi công cuộc khẩn hoang đã hoàn tất và cuộc sống của nhân dân đã ổn định, đình làng được xây dựng theo truyền thống của người Việt để thờ Thần Thành Hoàng làng, các bậc tiền bối có công xây dựng xóm làng, góp công của dựng đình làng.
Các nhà địa lý xưa đã xem đất và dựa vào thuyết phong thủy của phương Đông xưa để chọn thế đứng của đình vì đây là điều hệ trọng, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của dân làng về sau. Đình được xây dựng ở vị trí trung tâm làng Xuân An, mặt chính quay về hướng Nam, cách đình không xa về phía Nam là con sông Lũy, trước mặt đình có nhiều động cát cao dùng là án phong.
Đình làng Xuân An là một trong những ngôi đình cổ có quy mô rộng lớn và có lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Đình thờ thần bao gồm 48 cột lớn bằng những loại gỗ đặc biệt, chia ngôi đình thành bảy gian hai chái, đình có kiểu kiến trúc “nhà kép”, trên một nền nhà có hai bộ khung nhà, nhà trước và nhà sau liền nhau và nối với nhau bằng hệ thống trần thừa lưu làm cho ngôi đình rộng hơn.
Mái đình lợp ngói âm dương, hai đầu hơi cao lên, ở giữa trũng xuống. Mái nhà chia làm hai mảng mái thượng và mái hạ. Tất cả các bộ phận kết cấu kiến trúc ở đình như đầu kèo đầu cột, trính, con đội (cột trốn)... đều được chạm trổ tinh xảo, tạo nên những tác phẩm trang trí nghệ thuật phức tạp. Ở đây có sự kết hợp hài hoà giữa kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật, vừa có công năng chịu lực, vừa có tác dụng thẩm mỹ rất cao. Đó là giá trịchính của những người thợ xây dựng đình để lại đến ngày nay.
Nội thất đình chia thành nhiều khu vực, trung tâm thờ Thành Hoàng làng, hai bên thờ tả ban, hữu ban và những bậc tiền bối có công xây dựng xóm làng. Điều đặc biệt ở trong ngôi đình làng Xuân An là bên cạnh khám thờ thần còn có khám thờ nữ thần Thiên YaNa Diễn Ngọc Phi là nữ thần người Chăm. Trong mỗi khám thờ đều trang trí nghệ thuật điêu khắc, hệ thống hoành phi, bao lam, liễn đối sơn son thiếp vàng và thành vọng viền xung quanh do kỹ thuật chạm lọng tạo nên. Ở đình làng Xuân An còn có nhiều câu đối, hoành phi khắc bằng chữ triện, đến nay nội dung của những câu đối này chưa biết được.
Đình thờ Tiền Hiền cũng có kết cấu 48 cột nhưng chỉ có một nóc nhà, ở đây có nhiều khám thờ để thờ các thế hệ Tiền Hiền, Hậu Hiền.
Đình làng Xuân An hiện còn lưu giữ hàng trăm hoành phi, câu đối với nhiều giá trị mang tính nhân văn, khuyên dạy mọi người hãy luôn nhớ về cội nguồn, gốc rễ. Trong đình còn giữ chiếc Đại Hồng Chung cổ có niên đại từ thời vua Tự Đức năm thứ hai (Kỷ Dậu - 1849) và 8 sắc phong do các triều vua Nguyễn ban tặng cho các vị thần được thờ ở đình và giao cho chính quyền địa phương phải bảo quản và thờ phụng.
Theo truyền thống và phong tục tập quán của người Việt ở đây hàng năm nhân dân thực hiện nghi lễ Tế Xuân vào ngày 16, ngày 17 tháng 2 âm lịch và Tế Thu vào ngày 16, ngày 17 tháng 8 âm lịch.
Đình làng Xuân An đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật Quốc gia năm 1993.
Đình làng Bình An
Đây
là ngôi đền cổ ở tỉnh Bình Thuận, do dân làng xây dựng vào cuối thế kỉ
XVIII đến năm Tự Đức thứ 13 (Nhâm Thìn - 1832). Mới đầu đình này có tên
là Miếu Bình Thạnh. Nó thuộc địa phận của xã Bình Thạnh, huyện Tuy
Phong, cách thành phố Phan Thiết chừng 110 km.
Đình làng cổ này nằm ở vị trí phong thủy khá tốt, có hình dáng “Phượng hoàng ẩm thủy” (chim Phượng Hoàng uống nước), lưng dựa vào động cát, mặt tiền hướng ra biển, cách biển độ 60 mét. Đình có 11 nóc liên kết, nằm trên một diện tích 1.400 m2, được bao bọc bằng một tường đá dày.
Trung tâm gồm đền chính, tiếp đến là trung đền, tọa đại bái, tả hữu mạc, cổng tam quan, nhà thờ tiền hiền, miếu thờ binh sĩ, hàm tụy môn và hằng thái môn. Đình chính thờ Thành Hoàng làng và các bậc tiền bối có công khẩn hoang xây dựng làng. Cư dân ngày nay của làng Bình An và một số làng khác ở Bình Thạnh là hậu duệ của những tiền nhân di dân lập làng ấp xưa thuộc bốn họ lớn: Lê, Nguyễn, Huỳnh, Phan. Họ từ các miền Bắc, Trung di cư đến từ thế kỉ XVII. Đình Bình An đã trải qua mấy lần trùng tu vẫn giữ nguyên cấu trúc và nghệ thuật trang trí từ thời khởi dựng. Hệ thống cột, chèo, trính, cột trốn, trần thừa lưu đều đuợc trạm trổ rất công phu.
Nhiều di sản Hán Nôm gồm hoàng phi, liễn đối được lưu giữ cẩn thận. Tấm bia đá lớn bằng cẩm thạch cao 1,4 mét, rộng 0,6 mét, trên nó khắc ghi những sự kiện quan trọng liên quan đến đình như: việc chọn đất, thời gian xây dựng, sự đóng góp công và của tạo dựng đình do mọi người đóng góp, lễ lạc, lịch sử của làng Bình An. Nó là tẩm bia lâu đời nhất còn tồn tại ở Bình Thuận.
Dân gian kể lại rằng vào cuối thế kỉ XVIII, có lần Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh, ông ta đã đưa vợ cùng một số binh lính chạy qua vùng biển này. Khi họ đến eo biển phía trước khu vực xây dựng đình, thì vợ của Nguyễn Ánh chuyển dạ, nhờ bà mụ trong làng mát tay nên mẹ tròn con vuông. Sau hai ngày lên ngôi vua, Gia Long ban tặng cho làng Bình An hai quạt lông chim lớn màu trắng, hai tán lợp vải vàng thêu kim tuyến, hai đại hồng chung nặng 200 cân, để tạ ơn người dân đã giúp vua trong những ngày hoạn nạn lúc xưa.
Đình Bình An là một ngôi đền cổ đẹp vào hàng bậc nhất tiêu biểu cho lối kiến trúc dân gian ở Bình Thuận, được Nhà nước xếp vào hạng Di tích Nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1996.
Đình làng cổ này nằm ở vị trí phong thủy khá tốt, có hình dáng “Phượng hoàng ẩm thủy” (chim Phượng Hoàng uống nước), lưng dựa vào động cát, mặt tiền hướng ra biển, cách biển độ 60 mét. Đình có 11 nóc liên kết, nằm trên một diện tích 1.400 m2, được bao bọc bằng một tường đá dày.
Trung tâm gồm đền chính, tiếp đến là trung đền, tọa đại bái, tả hữu mạc, cổng tam quan, nhà thờ tiền hiền, miếu thờ binh sĩ, hàm tụy môn và hằng thái môn. Đình chính thờ Thành Hoàng làng và các bậc tiền bối có công khẩn hoang xây dựng làng. Cư dân ngày nay của làng Bình An và một số làng khác ở Bình Thạnh là hậu duệ của những tiền nhân di dân lập làng ấp xưa thuộc bốn họ lớn: Lê, Nguyễn, Huỳnh, Phan. Họ từ các miền Bắc, Trung di cư đến từ thế kỉ XVII. Đình Bình An đã trải qua mấy lần trùng tu vẫn giữ nguyên cấu trúc và nghệ thuật trang trí từ thời khởi dựng. Hệ thống cột, chèo, trính, cột trốn, trần thừa lưu đều đuợc trạm trổ rất công phu.
Nhiều di sản Hán Nôm gồm hoàng phi, liễn đối được lưu giữ cẩn thận. Tấm bia đá lớn bằng cẩm thạch cao 1,4 mét, rộng 0,6 mét, trên nó khắc ghi những sự kiện quan trọng liên quan đến đình như: việc chọn đất, thời gian xây dựng, sự đóng góp công và của tạo dựng đình do mọi người đóng góp, lễ lạc, lịch sử của làng Bình An. Nó là tẩm bia lâu đời nhất còn tồn tại ở Bình Thuận.
Dân gian kể lại rằng vào cuối thế kỉ XVIII, có lần Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đuổi đánh, ông ta đã đưa vợ cùng một số binh lính chạy qua vùng biển này. Khi họ đến eo biển phía trước khu vực xây dựng đình, thì vợ của Nguyễn Ánh chuyển dạ, nhờ bà mụ trong làng mát tay nên mẹ tròn con vuông. Sau hai ngày lên ngôi vua, Gia Long ban tặng cho làng Bình An hai quạt lông chim lớn màu trắng, hai tán lợp vải vàng thêu kim tuyến, hai đại hồng chung nặng 200 cân, để tạ ơn người dân đã giúp vua trong những ngày hoạn nạn lúc xưa.
Đình Bình An là một ngôi đền cổ đẹp vào hàng bậc nhất tiêu biểu cho lối kiến trúc dân gian ở Bình Thuận, được Nhà nước xếp vào hạng Di tích Nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 1996.
Đền thờ vua Chăm Pô Nit
Vua
Pô Nit có nhiều công lao cống hiến cho đất nước Chăm ngày xưa, được
người Chăm nhớ ơn và kính trọng, lập đền thờ phụng. Ông làm vua từ năm
1603 đến năm 1613, sau đó nhường ngôi cho em trai là Pô Chai Pran. Đền
này được xây dựng vào giữa thế kỉ XVII, trên ngọn đồi sát cạnh dòng sông
Cái (là đoạn nối dài của sông Lũy), có dạng thờ như đền vua Pơ Klong
Mơh Nai.
Trong chiến tranh ác liệt trước đây, đền thờ được dời về vị trí hiện nay (thuộc làng Thanh Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, cách thành phố Phan Thiếtt 68 km về phía Bắc), để tiện việc thờ cúng. Đền thờ tượng vua Pô Nit và hai bà hoàng hậu Việt - Chăm, có một gian thờ một vị tướng. Bên ngoài thờ hai dãy tượng Kút lớn ở hai bên phía trái và phải đền thờ.
Tổng thể ngôi đền giống như ngôi chùa người Việt. Gian giữa thờ tượng vua Pô Nit. Xuất thân là một tướng lãnh, vua Pô Nit được tạc tượng với dáng vẻ oai dũng. Pho tượng lớn như tượng vua Pô Klong Mơh Nai, ngồi trên một bệ đá có rãnh và phễu, lưng tựa vào một tảng đá được chạm trổ tỉ mỉ. Đường nét của pho tượng và bệ đá thể hiện một tác phẩm điêu khắc có giá trị về nghệ thuật thẩm mĩ. Thực ra bệ thờ là Yô-ni và bệ đá tượng vua Pô Nit tựa lưng vào là Linh-ga. Đây là lối bố trí cách điệu của sự hòa hợp âm dương (Yô-ni là âm, Linh-ga là dương).
Gian bên cạnh có cửa thông qua gian thờ nhà vua là nơi đặt tượng thờ hoàng hậu người Chăm tên là Pô Mưk Chà và tượng bà hoàng hậu người Việt (con gái của một vị Chúa Nguyễn) cùng một số tượng Kút tượng trưng cho những người đã khuất thuộc Hoàng tộc.
Có một gian thờ tách biệt để thờ một phiến đá tượng trưng cho vị tướng tài Pô Kay Nách, người Hồi giáo. Bên cạnh có nhiều tượng Kút lớn bằng đá tượng trưng cho những người trong Hoàng tộc với hình dạng chi tiết khác nhau của những người được thờ phụng. Tất cả đều là những tác phẩm điêu khắc có giá trị về mặt lịch sử nghệ thuật.
Hàng năm, có những lễ hội được tổ chức tại đền liên tục. Lễ bao gồm rước tượng và sắc phong của các vua triều Nguyễn, tắm tượng, ca múa hát dân ca truyền thống. Hàng vạn người tham gia mặc trang phục rực rỡ, nhất là các thiếu nữ phục sức rất duyên dáng.
Đền thờ vua Pô Nít được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 2000.
Trong chiến tranh ác liệt trước đây, đền thờ được dời về vị trí hiện nay (thuộc làng Thanh Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, cách thành phố Phan Thiếtt 68 km về phía Bắc), để tiện việc thờ cúng. Đền thờ tượng vua Pô Nit và hai bà hoàng hậu Việt - Chăm, có một gian thờ một vị tướng. Bên ngoài thờ hai dãy tượng Kút lớn ở hai bên phía trái và phải đền thờ.
Tổng thể ngôi đền giống như ngôi chùa người Việt. Gian giữa thờ tượng vua Pô Nit. Xuất thân là một tướng lãnh, vua Pô Nit được tạc tượng với dáng vẻ oai dũng. Pho tượng lớn như tượng vua Pô Klong Mơh Nai, ngồi trên một bệ đá có rãnh và phễu, lưng tựa vào một tảng đá được chạm trổ tỉ mỉ. Đường nét của pho tượng và bệ đá thể hiện một tác phẩm điêu khắc có giá trị về nghệ thuật thẩm mĩ. Thực ra bệ thờ là Yô-ni và bệ đá tượng vua Pô Nit tựa lưng vào là Linh-ga. Đây là lối bố trí cách điệu của sự hòa hợp âm dương (Yô-ni là âm, Linh-ga là dương).
Gian bên cạnh có cửa thông qua gian thờ nhà vua là nơi đặt tượng thờ hoàng hậu người Chăm tên là Pô Mưk Chà và tượng bà hoàng hậu người Việt (con gái của một vị Chúa Nguyễn) cùng một số tượng Kút tượng trưng cho những người đã khuất thuộc Hoàng tộc.
Có một gian thờ tách biệt để thờ một phiến đá tượng trưng cho vị tướng tài Pô Kay Nách, người Hồi giáo. Bên cạnh có nhiều tượng Kút lớn bằng đá tượng trưng cho những người trong Hoàng tộc với hình dạng chi tiết khác nhau của những người được thờ phụng. Tất cả đều là những tác phẩm điêu khắc có giá trị về mặt lịch sử nghệ thuật.
Hàng năm, có những lễ hội được tổ chức tại đền liên tục. Lễ bao gồm rước tượng và sắc phong của các vua triều Nguyễn, tắm tượng, ca múa hát dân ca truyền thống. Hàng vạn người tham gia mặc trang phục rực rỡ, nhất là các thiếu nữ phục sức rất duyên dáng.
Đền thờ vua Pô Nít được Nhà nước xếp hạng Di tích Lịch sử - Nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 2000.
Đập đá dựng
Được
xây dựng từ năm 1958, chắn ngang dòng sông Dinh nối với hai bờ Tân An
và Tân Bình. Lúc đầu đập xây dài 80 mét nhưng vài năm sau bị lũ rừng
tràn về phá sâu vào bờ tả ngạn nên đập phải kéo dài thêm. Đập Đá Dựng
nằm ở vị trí có nhiều khối đá thiên nhiên sừng sững nằm ngổn ngang giữa
dòng sông. Đập xây để dẫn nước vào đồng ruộng và chứa nguồn nước sinh
hoạt cho cả khu vực Lagi, nhưng với vẽ hoang sơ đã tạo nên cảnh đẹp khá
lãng mạn. Lúc mới xây đập có một nhà thủy tạ được xây theo dáng dấp Chùa
Một Cột ở Hà Nội nằm trên lòng hồ của đập, nhưng sau đó bị lũ cuốn sập -
có nhiều năm Đập Đá Dựng bị hoang phế nay được cải tạo, nâng cấp vẫn
còn một quần thể đá lô nhô dưới làn nước đập đổ xuống tạo ra những đám
mù sương huyền ảo.
Chùa Phật Quang
Chùa
Phật Quang nằm trên đường Trần Quang Khải, phường Hưng Long, thành phố
Phan Thiết. Đây là công trình kiến trúc độc đáo đậm nét văn hóa đông
phương, điểm thêm vài nét kiến trúc Tây phương. Với 15 vườn Phật tích,
18 vị La Hán và những nét hoa văn, thần chú được chạm trổ tinh vi tạo
nên bộ mặt mới của chùa Phật Quang ngày nay.
Đặc biệt bộ kinh Pháp Hoa bằng gỗ thị đỏ, 118 tấm, khắc chữ 2 mặt ngược, nét chữ sắc sảo có một không hai, là Pháp Bảo của Phật giáo Việt Nam còn lưu trữ tại chùa. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập ngày 2 tháng 1 năm 2006 với nội dung: chùa Phật Quang - Bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ đầy đủ và xưa nhất Việt Nam. Ngoài bộ kinh ra, chùa còn có quả chuông Gia Trì lớn nhất Việt Nam.
Phật Quang tự là hậu thân của chùa Bồ Đề, tại ấp An Hòa, xã Đắc Nhơn, tổng Vạn Phước, huyện An Phước, phủ Ninh Thuận cách đây trên 300 năm. Theo đà Nam tiến nên tổ Đạo Chơn, hiệu Thường Trung dời vào đây đổi là Phật Quang Tự. Chùa Phật Quang hiện nay được trụ trì bởi thầy Thích Huệ Tánh. Sau khi được trùng tu, chùa Phật Quang là một trong những điểm du lịch khách tham quan thường ghé thăm.
Đặc biệt bộ kinh Pháp Hoa bằng gỗ thị đỏ, 118 tấm, khắc chữ 2 mặt ngược, nét chữ sắc sảo có một không hai, là Pháp Bảo của Phật giáo Việt Nam còn lưu trữ tại chùa. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập ngày 2 tháng 1 năm 2006 với nội dung: chùa Phật Quang - Bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ đầy đủ và xưa nhất Việt Nam. Ngoài bộ kinh ra, chùa còn có quả chuông Gia Trì lớn nhất Việt Nam.
Phật Quang tự là hậu thân của chùa Bồ Đề, tại ấp An Hòa, xã Đắc Nhơn, tổng Vạn Phước, huyện An Phước, phủ Ninh Thuận cách đây trên 300 năm. Theo đà Nam tiến nên tổ Đạo Chơn, hiệu Thường Trung dời vào đây đổi là Phật Quang Tự. Chùa Phật Quang hiện nay được trụ trì bởi thầy Thích Huệ Tánh. Sau khi được trùng tu, chùa Phật Quang là một trong những điểm du lịch khách tham quan thường ghé thăm.
Chùa Ông
Chùa
Ông là ngôi chùa cổ và có quy mô lớn nhất của người Hoa ở Bình Thuận,
tọa lạc tại phường Đức Nghĩa, thành phố Phan Thiết. Theo tài liệu trong
Thần phả của chùa và niên đại khác ghi bằng dòng chữ Hán trên thanh xà
có nóc chính điện: “Thiên Kiến Canh Dần niên trọng đông kiến tạo” (chùa
được thiết lập vào tháng 11 năm Canh Dần - 1770). Nội dung thờ phụng bên
trong chỉ thờ tượng Quan Thánh Đế Quân, cùng những tượng khác, chứ
không thờ Phật, vả lại không có nhà sư trụ trì. Thế nhưng trong dân gian
từ xưa đến nay cả người Việt và người Hoa đều quen gọi la “Chùa Ông”.
Về lễ hội, trước năm 1975 ở Phan Thiết có lễ hội dân gian lớn nhất là lễ hội “Nghinh Ông” ở chùa Ông. Năm 1996 lễ hội này được tổ chức lại, đã thu hút hàng chục ngàn người từ khắp nơi. Lễ hội Nghinh Ông được coi là di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia, do quy mô và các giá trị lịch sử văn hóa của nó và do sự ngưỡng mộ rộng lớn của cả người Hoa và người Việt. Từ bao đời nay, chùa Ông là nơi mà những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhân dân lại tụ tập ở đây để cầu cho một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, làm ăn may mắn của mọi người, mọi nhà.
Về lễ hội, trước năm 1975 ở Phan Thiết có lễ hội dân gian lớn nhất là lễ hội “Nghinh Ông” ở chùa Ông. Năm 1996 lễ hội này được tổ chức lại, đã thu hút hàng chục ngàn người từ khắp nơi. Lễ hội Nghinh Ông được coi là di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia, do quy mô và các giá trị lịch sử văn hóa của nó và do sự ngưỡng mộ rộng lớn của cả người Hoa và người Việt. Từ bao đời nay, chùa Ông là nơi mà những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhân dân lại tụ tập ở đây để cầu cho một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, làm ăn may mắn của mọi người, mọi nhà.
Chùa núi Tà Cú
Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Tà Cú ở độ cao 475 mét thuộc xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, cách thành phố Phan Thiết
khoảng 30 km về phía Đông Nam. Chùa Núi được xây dựng từ thế kỷ XIX,
năm 1879 nhưng trước đó nhiều năm đã có chùa thờ Phật bằng mái tranh
vách đất. Chùa Núi do nhà sư Trần Hữu Đức trụ trì, nơi xây dựng chùa do
nhà sư chọn, ở đó quanh năm có cây xanh, suối chảy, chim vượn ở ngay
cạnh chùa. Về sau có nhiều lý do khác nhau, chùa tách thành hai, chùa cũ
gọi là chùa Trên với tên gọi là Linh Sơn Trường Thọ và chùa Dưới có tên
là Linh Sơn Long Đoàn, gọi chung là Chùa Núi.
Chùa Núi Tà Cú kết hợp, xen kẽ với núi rừng làm nên khu danh lam thắng cảnh từ xưa. Toàn thể cảnh chùa là một tổng thể kiến trúc bao gồm: cổng Tam Quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang Tổ...ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi bốn mùa. Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm bậc tam cấp theo những con đường ngoằn ngoèo giũa rừng già mới đến chùa. Ở đây không khí trong lành, mát lạnh, hơi nước toát ra từ núi đá với không khí lạnh mát hấp dẫn trong mùa hè. Chùa Núi nổi tiếng cũng nhờ vào phong cảnh hùng vĩ nên thơ của núi rừng. Mặt khác, Chùa Núi còn có pho tượng Phật nằm khổng lồ: “Thích Ca nhập niết bàn” nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng 100 mét. Tượng Phật này thuộc vào pho tượng Phật hiếm có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Tác phẩm do kiến trúc sư Trương Đình Ý chủ trì vào năm 1962.
Cách Pho Tượng Phật nằm chừng 50 mét là nhóm tượng Tam Thế Phật: A Di Dà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí. Cả 3 pho tượng có chiều cao khoảng 7 mét, với nét mặt hiền hòa đang nhìn bao quát thế gian như để sẵn sàng cứu nhân độ thế.Vào các mùa trong năm lúc nào cũng có khách thập phương đến viếng Phật, ngắm cảnh chùa và rừng núi, nhất là dịp Xuân về Tết đến có hàng vạn người kéo đến chùa.
Chùa Núi Tà Cú kết hợp, xen kẽ với núi rừng làm nên khu danh lam thắng cảnh từ xưa. Toàn thể cảnh chùa là một tổng thể kiến trúc bao gồm: cổng Tam Quan, điện thờ, tượng Phật, tháp mộ, hang Tổ...ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi bốn mùa. Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm bậc tam cấp theo những con đường ngoằn ngoèo giũa rừng già mới đến chùa. Ở đây không khí trong lành, mát lạnh, hơi nước toát ra từ núi đá với không khí lạnh mát hấp dẫn trong mùa hè. Chùa Núi nổi tiếng cũng nhờ vào phong cảnh hùng vĩ nên thơ của núi rừng. Mặt khác, Chùa Núi còn có pho tượng Phật nằm khổng lồ: “Thích Ca nhập niết bàn” nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng 100 mét. Tượng Phật này thuộc vào pho tượng Phật hiếm có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Tác phẩm do kiến trúc sư Trương Đình Ý chủ trì vào năm 1962.
Cách Pho Tượng Phật nằm chừng 50 mét là nhóm tượng Tam Thế Phật: A Di Dà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí. Cả 3 pho tượng có chiều cao khoảng 7 mét, với nét mặt hiền hòa đang nhìn bao quát thế gian như để sẵn sàng cứu nhân độ thế.Vào các mùa trong năm lúc nào cũng có khách thập phương đến viếng Phật, ngắm cảnh chùa và rừng núi, nhất là dịp Xuân về Tết đến có hàng vạn người kéo đến chùa.
Chùa Linh Quang
Nằm
trên một ngon đồi thoai thoải, Chùa Linh Quang là một trung tâm phật
giáo của Phú Quý. Theo gia phả được lưu truyền từ thuở khai lập đến nay
thì chùa Linh Quang được tạo dựng vào năm 1747 (Cảnh Hưng năm thứ 8).
Thuở sơ khai nơi đây chỉ là một tiểu am tranh lá đơn sơ đứng trầm mặt
trên ngọn đồi hoang vắng.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, chùa Linh Quang gắn liền với sự suy thịnh của xã hội đương thời nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử liên quan đến chùa mãi mãi được khắc ghi. Đặc biệt là vua Gia Long, khi còn là Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đã bôn tẩu ra ngoài Phú Quý và lưu gót tại Linh Quang Tự. Chùa đã được trùng tu lớn vào năm 1992.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, chùa Linh Quang gắn liền với sự suy thịnh của xã hội đương thời nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử liên quan đến chùa mãi mãi được khắc ghi. Đặc biệt là vua Gia Long, khi còn là Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi đã bôn tẩu ra ngoài Phú Quý và lưu gót tại Linh Quang Tự. Chùa đã được trùng tu lớn vào năm 1992.
Chùa Hang
Chùa Hang còn gọi là Chùa Cổ Thạch, tọa lạc tại bờ biển xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, cách thành phố Phan Thiết
105 km về hướng Bắc. Chùa được xây dựng trong hang đá lớn do thiền sư
Bảo Tạng lập vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Đường lên chùa Hang có xây bậc,
lan can hai bên chùa đắp rồng.
Trên núi đá nhỏ sát bờ biển có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong chùa có tượng Đức Phật Thích Ca. Cạnh chùa là bãi đá Cà Được nhiều màu sắc chạy dọc bờ biển gần 1 km. Xung quanh chùa Hang cảnh quan tuyệt đẹp, một làng du lịch Cổ Thạch mới mọc lên với nhiều ngôi nhà xinh xắn được xây theo kiểu nhà sàn để đón khách phương xa về viếng chùa và thưởng ngoạn thắng cảnh.
Cổ Thạch là một vùng núi đá rộng, gồm hàng ngàn, hàng vạn tảng đá lớn nhỏ, có tảng đá nguyên khối to như những ngôi nhà, có tảng giống như bàn Thạch, có những tảng chồng lên nhau, úp vào nhau, như có bàn tay con người sắp đặt, bố trí, có những tảng đá có hình thù kỳ lạ đầy tính cách huyền bí và chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo với nhiều hang động nguyên sinh luồn sâu vào trong núi.
Chùa Cổ Thạch ngoài vẻ đẹp tự nhiên của hang động kết hợp với sự sáng tạo của con người, ở đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa lịch sử quý hiếm: nhiều di sản văn hóa Hán Nôm liên, đối, hoành phi và những tài liệu có từ ngày lập chùa. Một số cổ vật có giá trị lịch sử văn hóa khác như Đại Hồng chung, trống sấm đều có niên đại từ nửa đầu thế kỷ XIX.
Chùa Hang hàng chục năm nay do Hòa Thượng Thích Minh Đức trụ trì là điểm du lịch chính ở Bình Thuận, hàng chục vạn du khách từ mọi miền đất nước và du khách nước ngoài đến đây hàng năm để chiêm bái, lễ Phật và tham quan danh lam thắng cảnh độc đáo hiếm có ở đây.
Những giá trị về thắng cảnh thiên nhiên và về lịch sử văn hóa, Cổ Thạch Tự đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Thắng cảnh cấp Quốc gia năm 1993.
Trên núi đá nhỏ sát bờ biển có tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong chùa có tượng Đức Phật Thích Ca. Cạnh chùa là bãi đá Cà Được nhiều màu sắc chạy dọc bờ biển gần 1 km. Xung quanh chùa Hang cảnh quan tuyệt đẹp, một làng du lịch Cổ Thạch mới mọc lên với nhiều ngôi nhà xinh xắn được xây theo kiểu nhà sàn để đón khách phương xa về viếng chùa và thưởng ngoạn thắng cảnh.
Cổ Thạch là một vùng núi đá rộng, gồm hàng ngàn, hàng vạn tảng đá lớn nhỏ, có tảng đá nguyên khối to như những ngôi nhà, có tảng giống như bàn Thạch, có những tảng chồng lên nhau, úp vào nhau, như có bàn tay con người sắp đặt, bố trí, có những tảng đá có hình thù kỳ lạ đầy tính cách huyền bí và chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo với nhiều hang động nguyên sinh luồn sâu vào trong núi.
Chùa Cổ Thạch ngoài vẻ đẹp tự nhiên của hang động kết hợp với sự sáng tạo của con người, ở đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa lịch sử quý hiếm: nhiều di sản văn hóa Hán Nôm liên, đối, hoành phi và những tài liệu có từ ngày lập chùa. Một số cổ vật có giá trị lịch sử văn hóa khác như Đại Hồng chung, trống sấm đều có niên đại từ nửa đầu thế kỷ XIX.
Chùa Hang hàng chục năm nay do Hòa Thượng Thích Minh Đức trụ trì là điểm du lịch chính ở Bình Thuận, hàng chục vạn du khách từ mọi miền đất nước và du khách nước ngoài đến đây hàng năm để chiêm bái, lễ Phật và tham quan danh lam thắng cảnh độc đáo hiếm có ở đây.
Những giá trị về thắng cảnh thiên nhiên và về lịch sử văn hóa, Cổ Thạch Tự đã được Nhà nước xếp hạng Di tích Thắng cảnh cấp Quốc gia năm 1993.
Chùa Bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu xây dựng năm 1725 toạ lạc tại xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết
trên 70 km về phiá Bắc. Chùa Bà Thiên Hậu thực ra là một ngôi đền thờ
do người Hoa xây dựng để thờ một nhân vật theo truyền thuyết của người
Trung Hoa. Không rõ từ lúc nào kể cả người Hoa và người Việt ở đây lại
gọi đền thờ bằng tên Chùa Bà Thiên Hậu và cũng từ đó đền thờ này có tên
gọi như hiện nay.
Sách xưa gọi là Đền Thiên Hậu đúng như tên và nội dung của ngôi đền thư ở mới xây dựng. Nội dung có đoạn “Đền được xây dựng ở ngoài quách tỉnh thành cũ, trước đền gần sông phía Bắc sông có gò cát đỏ làm tiền án cho đền. Tương truyền thần thờ trong đền là người huyện Tiêu Điền, tỉnh Phúc Kiến bên Tàu, họ Lâm là con gái thứ hai của Ôn Công, 8 tuổi học đạo tiên, 12 tuổi luyện đơn đã thành, kêu gió, gọi mưa được ứng nghiệm. Đời Tống có người đi biển gặp nạn gió, thuyền gần bị lật úp, thốt nhiên giữa không trung hiện ra một người tự nói: “Ta là con gái Ôn Công, giáng xuống để bảo hộ các người đây”. Rồi trong khoảnh khắc, gió lặng, thuyền được vô sự. Sau đó nhà Tống phong làm phu nhân, triều nhà Minh phong làm Thiên Phi, triều nhà Thanh phong làm Thiên Hậu Thánh Mẫu”. Khi dựng đền thờ ở đây, những người khách buôn thường lui tới phụng cúng, đền thờ rất tráng lệ.
Một truyền thuyết khác tương tự như trên, nhưng có đoạn khác “Bà Thiên Hậu biến thành khúc gỗ gió (cây lấy trầm” trôi từ ngoài biển vào, đến đoạn sông này (sông Cái, đoạn cuối sông Lũy trước lúc đổ ra biển) khúc gỗ không trôi được nữa. Thấy điều kỳ lạ người Hoa xưa đã xây đền tại nơi khúc gỗ dừng để thờ Bà.
Chùa Bà Thiên Hậu xây dựng theo kiểu cách kiến trúc của người Hoa, kể cả trang trí nghệ thuật, màu sắc bên trong, bên ngoài đều mang đặc trưng văn hoá của người Hoa. Di tích này nằm trên vị trí rất lý tưởng, ở về hữu ngạn sông Cái, mùa nước cạn có thể lội qua bên kia sông, quanh năm gió mát, quanh chùa có nhiều cây cổ thụ lớn.
Chùa Bà Thiên Hậu còn lưu nhiều di sản văn hóa Hán Nôm, trong số đó có 5 sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng cho Bà Thiên Hậu vì Bà đã có công giúp đỡ cho nhân dân trong vùng và phù hộ cho họ về mặt tinh thần. Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Bình Thuận. Chùa đã được tu bổ một số lần nhưng vẫn giữ được kiến trúc và trang trí nghệ thuật xưa.
Hiện nay Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những nơi du ngoạn và viếng thăm không phải chỉ có người Hoa mà còn rất đông đảo người Việt đến vì sự tín ngưỡng và tâm linh của họ, một phần khác vì ở đây có nhiều cảnh trí thoáng mát, kết hợp với chùa tạo nên nơi nghỉ dưỡng, thoải mái và có lòng tin Thần sẽ phù hộ.
Sách xưa gọi là Đền Thiên Hậu đúng như tên và nội dung của ngôi đền thư ở mới xây dựng. Nội dung có đoạn “Đền được xây dựng ở ngoài quách tỉnh thành cũ, trước đền gần sông phía Bắc sông có gò cát đỏ làm tiền án cho đền. Tương truyền thần thờ trong đền là người huyện Tiêu Điền, tỉnh Phúc Kiến bên Tàu, họ Lâm là con gái thứ hai của Ôn Công, 8 tuổi học đạo tiên, 12 tuổi luyện đơn đã thành, kêu gió, gọi mưa được ứng nghiệm. Đời Tống có người đi biển gặp nạn gió, thuyền gần bị lật úp, thốt nhiên giữa không trung hiện ra một người tự nói: “Ta là con gái Ôn Công, giáng xuống để bảo hộ các người đây”. Rồi trong khoảnh khắc, gió lặng, thuyền được vô sự. Sau đó nhà Tống phong làm phu nhân, triều nhà Minh phong làm Thiên Phi, triều nhà Thanh phong làm Thiên Hậu Thánh Mẫu”. Khi dựng đền thờ ở đây, những người khách buôn thường lui tới phụng cúng, đền thờ rất tráng lệ.
Một truyền thuyết khác tương tự như trên, nhưng có đoạn khác “Bà Thiên Hậu biến thành khúc gỗ gió (cây lấy trầm” trôi từ ngoài biển vào, đến đoạn sông này (sông Cái, đoạn cuối sông Lũy trước lúc đổ ra biển) khúc gỗ không trôi được nữa. Thấy điều kỳ lạ người Hoa xưa đã xây đền tại nơi khúc gỗ dừng để thờ Bà.
Chùa Bà Thiên Hậu xây dựng theo kiểu cách kiến trúc của người Hoa, kể cả trang trí nghệ thuật, màu sắc bên trong, bên ngoài đều mang đặc trưng văn hoá của người Hoa. Di tích này nằm trên vị trí rất lý tưởng, ở về hữu ngạn sông Cái, mùa nước cạn có thể lội qua bên kia sông, quanh năm gió mát, quanh chùa có nhiều cây cổ thụ lớn.
Chùa Bà Thiên Hậu còn lưu nhiều di sản văn hóa Hán Nôm, trong số đó có 5 sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng cho Bà Thiên Hậu vì Bà đã có công giúp đỡ cho nhân dân trong vùng và phù hộ cho họ về mặt tinh thần. Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Bình Thuận. Chùa đã được tu bổ một số lần nhưng vẫn giữ được kiến trúc và trang trí nghệ thuật xưa.
Hiện nay Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những nơi du ngoạn và viếng thăm không phải chỉ có người Hoa mà còn rất đông đảo người Việt đến vì sự tín ngưỡng và tâm linh của họ, một phần khác vì ở đây có nhiều cảnh trí thoáng mát, kết hợp với chùa tạo nên nơi nghỉ dưỡng, thoải mái và có lòng tin Thần sẽ phù hộ.
Khu tiểu đồi cát sa mạc
Những
đồi cát luôn thay đổi hình dáng, màu sắc ở Hòn Rơm, Mũi Né, được nhiều
người gọi với những cái tên khác nhau, tuỳ theo cảm nghĩ của từng người.
Nhiều nghệ nhân nhiếp ảnh chụp được những bức ảnh tuyệt tác với sự kiên
nhẫn chờ đợi ánh sáng, sắc màu thay đổi của thiên nhiên trong ngày.
Thanh niên nam nữ và các em nhi đồng thích chạy nhảy, trượt cát trên sườn đồi, vui chơi và chụp ảnh vào những buổi sáng sớm khi mặt trời hừng Đông và lúc chiều tà. Bên dưới, phía xa là dãy bờ biển, bãi tắm bao giờ cũng có nước trong xanh ngát, gió thổi lồng lộng. Suối Hồng, Suối Tre cũng là đặc điểm của khu vực này. Tuy khô cạn hay nước khá ít, cảnh vật cũng lý thú, chụp ảnh ghi được những bức hình khá ấn tượng. Suối Tre có lối mòn, dốc đứng, du khách phải leo trèo, vịn nắm rễ cây lớn để đu mình lên.
Vất vả nhưng bên trên là một khung cảnh hoang dã tuyệt mĩ đầy màu sắc. Từ một độ cao từ 60 mét đến 80 mét hay ở đỉnh đồi cao như núi đứng dựng chớn chở, gió thổi lồng lộng, du khách hướng mắt nhìn ra bờ biển phía dưới hơi xa rất thú. Cảnh quan ở đây như vùng núi đất đỏ vùng viễn Tây Hợp nước Mĩ thu nhỏ. Leo trèo tại vùng đồi đất màu huyết dụ suối Tre là một khám phá vui thù dành cho các bạn trẻ. Khu núi đồi màu huyết dụ bên trên suối Tre, cạnh “Tiểu sa mạc cát vàng” và đồi hồng có quang cảnh thật kỳ vĩ. Khu vực này có núi đồi đứng dựng, cheo leo và hiểm trở, màu sắc toàn hồng và đỏ sậm. Một số bạn trẻ có óc thám hiểm, leo trèo lên tận những hốc trên các đỉnh cao chừng hơn 100 mét rất thích thú.
Người khám phá ra khu vực đồi núi này là một phụ nữ. Bà bác sĩ nha khoa Phạm Thị Năm, sau khi về hưu đã tiên phong tạo lập ra hai khu du lịch Hòn Rơm và Đồi Hồng sau năm 1995. Trong những khi nhàn rỗi bà thơ thẩn một mình đi khám phá những khu vực hoang sơ ở Hòm Rơm và men theo suối Tre khô cạn, bà một mình leo trèo lên khu núi đồi kì diệu này.
Thanh niên nam nữ và các em nhi đồng thích chạy nhảy, trượt cát trên sườn đồi, vui chơi và chụp ảnh vào những buổi sáng sớm khi mặt trời hừng Đông và lúc chiều tà. Bên dưới, phía xa là dãy bờ biển, bãi tắm bao giờ cũng có nước trong xanh ngát, gió thổi lồng lộng. Suối Hồng, Suối Tre cũng là đặc điểm của khu vực này. Tuy khô cạn hay nước khá ít, cảnh vật cũng lý thú, chụp ảnh ghi được những bức hình khá ấn tượng. Suối Tre có lối mòn, dốc đứng, du khách phải leo trèo, vịn nắm rễ cây lớn để đu mình lên.
Vất vả nhưng bên trên là một khung cảnh hoang dã tuyệt mĩ đầy màu sắc. Từ một độ cao từ 60 mét đến 80 mét hay ở đỉnh đồi cao như núi đứng dựng chớn chở, gió thổi lồng lộng, du khách hướng mắt nhìn ra bờ biển phía dưới hơi xa rất thú. Cảnh quan ở đây như vùng núi đất đỏ vùng viễn Tây Hợp nước Mĩ thu nhỏ. Leo trèo tại vùng đồi đất màu huyết dụ suối Tre là một khám phá vui thù dành cho các bạn trẻ. Khu núi đồi màu huyết dụ bên trên suối Tre, cạnh “Tiểu sa mạc cát vàng” và đồi hồng có quang cảnh thật kỳ vĩ. Khu vực này có núi đồi đứng dựng, cheo leo và hiểm trở, màu sắc toàn hồng và đỏ sậm. Một số bạn trẻ có óc thám hiểm, leo trèo lên tận những hốc trên các đỉnh cao chừng hơn 100 mét rất thích thú.
Người khám phá ra khu vực đồi núi này là một phụ nữ. Bà bác sĩ nha khoa Phạm Thị Năm, sau khi về hưu đã tiên phong tạo lập ra hai khu du lịch Hòn Rơm và Đồi Hồng sau năm 1995. Trong những khi nhàn rỗi bà thơ thẩn một mình đi khám phá những khu vực hoang sơ ở Hòm Rơm và men theo suối Tre khô cạn, bà một mình leo trèo lên khu núi đồi kì diệu này.
Suối Tiên
Suối
Tiên Hàm Tiến là nơi giao thoa của màu sắc thiên nhiên. Phía bên này
chạy ra biển bạc sóng là màu xanh ngút mắt của dừa, của cỏ. Chạy theo
dòng nước ra tới biển là bạt ngàn thảm muống biển nở hoa tím. Chen trong
dừa xanh có hàng anh đào, mùa xuân nở hoa phơn phớt hồng, cứ ngỡ như
buổi sáng mùa xuân Đà Lạt. Có lần chạy ra Mũi Né, đi qua Suối Tiên thấy
ngào ngạt hoa bưởi, hoa chanh, ghé vào thấy cả vườn chanh ra hoa trắng
như tuyết thơm lừng. Còn phía bên kia suối là đồi cát trải dài, biến đổi
theo đường đi của gió lộng, có lúc như bình nguyên, lắm khi là dốc
thẳm. Từ đây vệt lửa cháy trên cát chạy băng băng tới tận Hàm Thuận Bắc,
Tuy Phong, có khi nhào ra biển như những hàm răng của rồng lửa. Và trên
tất cả là bầu trời xanh ngát bình yên.
Đặc sản Suối Tiên lại là con dông, sinh vật ngoan cường của vùng cát. Chính con dông đã dựng lên một phong tục nơi đây có thể gọi hội dông. Hội giông thường diễn ra trước tết Đoan Ngọ (5 tháng 5 âm lịch) một thời gian. Chính xác là khi giông nước mưa đầu mùa rơi xuống làm bừng tỉnh thiên nhiên. Những chú dông bao ngày nằm im trong hang nhấm đuôi mình, giờ lao lên mặt cát nhấm nháp những con kiến cánh, mối cánh béo ngọt. Chỉ vài ngày sau, các chú dông choai béo lẳn.
Dân Hàm Tiến, Mũi Né có thể chế biến đủ món ăn từ con dông: bánh xèo, cà ri, nướng, rán, ram, kho dừa. Và ngay cả đám cưới, nếu thiếu món dông này thì coi như chưa đủ vị. Được biết nhiểu cánh bắt dông bằng bẫy hay đào, nhưng tôi thích nhất cách làm của một cậu bé vê lá cỏ tranh làm thành tiếng vi vi, ri ri như tiếng dế vừa lãng mạn vừa lung linh. Suối Tiên vẫn chảy kỳ ảo và nên thơ dưới mỗi bước chân người tới đây.
Đặc sản Suối Tiên lại là con dông, sinh vật ngoan cường của vùng cát. Chính con dông đã dựng lên một phong tục nơi đây có thể gọi hội dông. Hội giông thường diễn ra trước tết Đoan Ngọ (5 tháng 5 âm lịch) một thời gian. Chính xác là khi giông nước mưa đầu mùa rơi xuống làm bừng tỉnh thiên nhiên. Những chú dông bao ngày nằm im trong hang nhấm đuôi mình, giờ lao lên mặt cát nhấm nháp những con kiến cánh, mối cánh béo ngọt. Chỉ vài ngày sau, các chú dông choai béo lẳn.
Dân Hàm Tiến, Mũi Né có thể chế biến đủ món ăn từ con dông: bánh xèo, cà ri, nướng, rán, ram, kho dừa. Và ngay cả đám cưới, nếu thiếu món dông này thì coi như chưa đủ vị. Được biết nhiểu cánh bắt dông bằng bẫy hay đào, nhưng tôi thích nhất cách làm của một cậu bé vê lá cỏ tranh làm thành tiếng vi vi, ri ri như tiếng dế vừa lãng mạn vừa lung linh. Suối Tiên vẫn chảy kỳ ảo và nên thơ dưới mỗi bước chân người tới đây.
Bàu Trắng
Nằm
tại thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình (nằm trong tuyến dã
ngoại Hòn Rơm kéo dài). Bàu Trắng là khu nước ngọt cách Phan Thiết
khoảng 65 km về hướng Đông Bắc. Hình thành khá lâu đời, bàu này nằm giữa
vùng đồi cát mênh mông xen lẫn nhiều khóm cây rừng thấp. Bàu có nhiều
hoa sen nên được nhiều người gọi là Bàu Sen. Dân gian xưa gọi là Bàu
Ông, Bàu Bàvì bàu chia làm hai phần được cắt ngăn bằng một ngọn đồi (và
con đường đất đá đỏ mới mở rộng băng ngang qua). Nước trong hồ ngọt và
trong, từ xa nhìn thấy một màu xinh mát dịu phủ lên những đồi cát trắng.
Dù là một bàu nước do thiên nhiên tạo thành, nhưng vì ở vùng khô và
nước biển mặn, dân gian vẫn tỏ lòng biết ơn do bàu cung cấp nguồn nước
quí nuôi sống con người và những loài vật ở đây trong những ngày nắng
hạn.
Bàu này có nhiều loài cá lớn, hấp dẫn, cư dân trong vùng thả câu và kể cả những người thích đi câu từ những nơi khác cũng tìm đến. Sách xưa viết “Hồ Trắng có hai hồ, hồ trên và hồ dưới, ở phía Tây Nam huyện Hòa Đa, phía Tây Ba Động. Hồ trên chu vi 8 dặm lịch, hồ dưới chu vi 22 dặm lịch, nước trong, ngọt, bốn mùa không tăng, không giảm. Phía Tây Bắc là động cát, phía Tây nam là chân rừng, trên bờ phía Nam có đền chúa Động.”. Nơi sâu nhất của Bàu Trắng là 19 mét, cạn dần vào phía bờ. Quanh bờ có nhiều bông sen, vào mùa hè sen nở rộ, tô điểm thêm cho vùng cát trắng những màu sắc rực rỡ. Bàu Trắng là nơi có nguồn nước ngọt tự nhiên duy nhất ở xã Hòa Thắng, như một bầu sữa lớn nuôi nhân dân ở vùng này.
Từ xa xưa, chung quanh Bàu Trắng có nhiều làng thôn của người Chăm sinh sống, đã sử dụng nước trong hồ. Người Chăm đã dựng đền thờ nữ thần Pô Nagar về phía Nam Bàu Trắng. Về sau, ngôi đền bị sụp đổ nhưng dấu tích vẫn còn. Vào năm 1867, cụ Nguyễn Thông đi ngang qua thấy cảnh đẹp kì lạ, đã gọi là Hồ Trắng và làm nhiều bài thơ vịnh để ca ngợi, trong đó có bài “Quá Bình Nhơn Sa Mạc” (qua bãi cát Bình Nhơn) và “Bạch Hồ Nhàn Hành” (dạo chơi Hồ Trắng). Với nguồn nước mát quanh năm, Bàu Trắng làm dịu không khí nóng bỏng của đồi cát mênh mông và làm cho cát ẩm ướt, đi không lún chân, cát ít tung bay như nhiều đồi cát khác, vì thế đồi cát ở đây được coi là kì diệu, một thắng cảnh tuyệt vời hiếm có, vừa hùng vĩ vừa dịu dàng.
Bàu này có nhiều loài cá lớn, hấp dẫn, cư dân trong vùng thả câu và kể cả những người thích đi câu từ những nơi khác cũng tìm đến. Sách xưa viết “Hồ Trắng có hai hồ, hồ trên và hồ dưới, ở phía Tây Nam huyện Hòa Đa, phía Tây Ba Động. Hồ trên chu vi 8 dặm lịch, hồ dưới chu vi 22 dặm lịch, nước trong, ngọt, bốn mùa không tăng, không giảm. Phía Tây Bắc là động cát, phía Tây nam là chân rừng, trên bờ phía Nam có đền chúa Động.”. Nơi sâu nhất của Bàu Trắng là 19 mét, cạn dần vào phía bờ. Quanh bờ có nhiều bông sen, vào mùa hè sen nở rộ, tô điểm thêm cho vùng cát trắng những màu sắc rực rỡ. Bàu Trắng là nơi có nguồn nước ngọt tự nhiên duy nhất ở xã Hòa Thắng, như một bầu sữa lớn nuôi nhân dân ở vùng này.
Từ xa xưa, chung quanh Bàu Trắng có nhiều làng thôn của người Chăm sinh sống, đã sử dụng nước trong hồ. Người Chăm đã dựng đền thờ nữ thần Pô Nagar về phía Nam Bàu Trắng. Về sau, ngôi đền bị sụp đổ nhưng dấu tích vẫn còn. Vào năm 1867, cụ Nguyễn Thông đi ngang qua thấy cảnh đẹp kì lạ, đã gọi là Hồ Trắng và làm nhiều bài thơ vịnh để ca ngợi, trong đó có bài “Quá Bình Nhơn Sa Mạc” (qua bãi cát Bình Nhơn) và “Bạch Hồ Nhàn Hành” (dạo chơi Hồ Trắng). Với nguồn nước mát quanh năm, Bàu Trắng làm dịu không khí nóng bỏng của đồi cát mênh mông và làm cho cát ẩm ướt, đi không lún chân, cát ít tung bay như nhiều đồi cát khác, vì thế đồi cát ở đây được coi là kì diệu, một thắng cảnh tuyệt vời hiếm có, vừa hùng vĩ vừa dịu dàng.
Mũi Né - Đường đi và chỗ trọ
Đường đi:
- Đi xe đến Phan Thiết, rồi đi xe ôm hay xe buýt ra ngoài Mũi Né. Ngoài ra cũng có thể gọi xe taxi để ra được Mũi Né
- Honda ôm ở Mũi Né rất nhiều, 1 xe có thể chở cả 2 khách.
- Open tour của Sinh Café, TNK Travel ... ở Đề Thám, Q1. Các xe này chạy tuyến Bắc - Nam, đến Phan Thiết có xe nhỏ đưa vào Mũi Né.
- Xe Sài Gòn - Mũi Né: có 1 bến xe khách với loại xe 15 chỗ, ở con hẻm 258 Lê Hồng Phong (gần ngã tư Trần Phú). Những xe này bến gốc ở Mũi Né, khởi hành lúc nữa đêm, đến Sài Gòn buổi sáng sớm và từ 11h sáng bắt đầu khởi hành về Mũi Né. Giờ giấc như thế chỉ thích hợp với dân địa phương, không thích hợp với du khách.
Chỗ trọ:
Ở Mũi Né có những khu du lịch có bãi tắm riêng, nhà hàng, chổ ở..., giá bình dân, đông du khách Việt. Các resort gồm những nhà trọ độc lập, hồ bơi, nhà hàng, bar rượu..., tiền được tính bằng usd.
Giá ở đây cũng được thay đổi tùy theo ngày, thứ 7 thì thường cao hơn các ngày khác trong tuần. Mùa cao điểm cao hơn mùa vắng khách.
Ở Mũi Né có những khu du lịch có bãi tắm riêng, nhà hàng, chổ ở..., giá bình dân, đông du khách Việt. Các resort gồm những nhà trọ độc lập, hồ bơi, nhà hàng, bar rượu..., tiền được tính bằng usd.
Giá ở đây cũng được thay đổi tùy theo ngày, thứ 7 thì thường cao hơn các ngày khác trong tuần. Mùa cao điểm cao hơn mùa vắng khách.
- Khu du lịch Gành, Kp 14, Mũi Né. Khu du lịch này nằm cuối con đường đi thẳng vào Mũi Né. Bãi biển gần khu dân cư nên không sạch lắm.
- Khu du lịch Thùy Dương. Nơi đây thường rất đông khách, diên tích rộng, giá bình dân. Có phòng tập thể. Nếu gặp ngày đông khách, hết phòng, các khu du lịch cho thuê liều vải ngay trên bãi cát, 1 liều ngủ dc 2 người giá vào khoảng 50.000đ/ngày
- Khu du lịch Năm Châu, gần khu du lịch Thùy Dương. Một không gian lãng mạn với những nhà sàn, nhà tranh rất đẹp và tiện nghi. Giá ở đây thường thì hơi cao so với những nơi khác.
- Khu du lịch dã ngoại đồi Hồng, email: Saosaigon@hcm.vnn.vn. Ngoài nhà rông, nhà xây ... ở đây còn có kiểu lán dài, chỉ khoảng 10.000đ/người
- Khu du lịch dã ngoại Hòn Rơm II, email: Dangoaihonrom@hcm.vnn.vn
- Khu du lịch Suối Nước, Khu du lịch Hòn Rơm đông, Khu du lịch Song Hiền. Từ thị trấn Mũi Né đến đây cũng trên 2km. Các khu du lịch ở khu vực này nằm ở cuối đường nên còn hoang sơ, vắng vẻ, cảnh quan rất đẹp.
lễ hội _Bình Thuận
Bình
Thuận là một vùng đất có rất nhiều phong tục của các dân tộc và các lễ
hội đa dạng rất đặc sắc. Đây cũng chính là điểm mạnh để các du khách
trong và ngoài nước đến với Bình Thuận và tìm hiểu. Ở đây, tôi xin đưa
ra một vài Lễ Hội Văn Hoá của Tỉnh Bình Thuận.
Lễ hội Dinh Thầy
Là một trong số ít những lễ hội phía Nam được đưa vào từ điển Lễ hội Việt Nam, Lễ hội Dinh Thầy Thím với khung cảnh thiên nhiên hữu tình và nét đặc sắc của riêng mình, đã mỗi ngày thêm thu hút đông đảo du khách gần xa.
Hàng năm, vào ngày 15-16 tháng 9 âm lịch, tại đền Dinh Thày, Hàm Tân, Bình Thuận diễn ra lễ hội lớn nhân dịp giỗ Thầy Thím. Tích xưa kể rằng, vào thế kỷ XIX có hai vợ chồng quê ở Quảng Nam thường chữa bệnh giúp dân lành bằng pháp thuật. Sau khi qua đời, nhớ công hai vị: nhân dân trong vùng bèn lập đền thờ.
Ngày nay, trong lễ hội, người dân địa phương thường đến Dinh để câu nguyện, xin xăm, xin lá số rất đông, thành một nét văn hoá đặc sắc thu hút nhiều người ở những nơi khác tham gia.
MBăng Katê
Đây được Xem là lễ hội quan trọng và có quy mô lớn nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn, tổ chức vào tháng 8- 9 âm lịch tại các lăng tẩm, đền miếu và các gia đình đồng bào Chăm ở Bình Thuận.
MBăng Katê là lễ tết tưởng nhớ thần linh, các anh hùng, tổ tiên, các vị vua có công với nước đã được thần thánh hoá như: PoKlong, Ga rai, Pôrômê.... Đây cũng là dịp ác nhân dân hành hương, tổ chức gặp mặt, thăm viếng và thờ phụng tổ tiên. Trong lễ hội thường có các nghi thức như lễ dâng cúng và rước thần, đội mũ, mặc áo và tắm cho tượng. Cuối buổi lễ là lúc mọi người ngâm thơ, chơi nhạc hưởng lộc và tham gia nhiều trò chơi giải trí khác.
lễ hội MBăng Katê
Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm:
Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm tỉnh Bình Thuận diễn ra từ 25 - 28/9 tại huyện Bắc Bình. Ngày hội đã thu hút sự tham gia của các nghệ nhân làng nghề truyền thống, những hạt nhân trong phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng ở huyện Bắc Bình, Tuy Phong và Hàm Thuận Bắc. Thông qua những hoạt động trưng bày triển lãm văn hóa truyền thống và sưu tập cổ vật, liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc... góp phần gìn giữ nét văn hóa nghệ thuật của đồng bào Chăm ở Bình Thuận.
Giới thiệu các sản phẩm từ thổ cẩm Chăm.
lễ Cầu Yên
Là lễ hội truyền thống của người Chăm diễn ra tại các làng xóm vùng dân tộc Chăm Bà Nị .
Lúc trời vừa tối thì cũng là lúc dân làng làm lễ cầu yên, tống tiễn những điều không may của năm cũ, nguyện cầu những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Sau phần nghi lễ là các tiết mục văn nghệ và các trò chơi dân gian của người Chăm. Bên cạnh lễ Cầu Yên, lễ Cầu Đảo, lễ Rija-nu-ga, lễ Đắp Đập, lễ Cấm Phòng... cũng là những lễ hội của người Chăm thường được tổ chức hàng năm.
LỄ HỘI NGHINH ÔNG:
Về lễ hội, trước năm 1975 ở Phan Thiết có lễ hội dân gian lớn nhất là lễ hội "Nghinh Ông" ở chùa Ông. Năm 1996 lễ hội này được tổ chức lại, đã thu hút hàng chục ngàn người từ khắp nơi. Lễ hội Nghinh Ông được coi là di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia, do quy mô và các giá trị lịch sử văn hóa của nó và do sự ngưỡng mộ rộng lớn của cả người Hoa và người Việt. Từ bao đời nay, chùa Ông là nơi mà những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhân dân lại tụ tập ở đây để cầu cho một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, làm ăn may mắn của mọi người, mọi nhà.chèo bá Trạo
Dưới sông sắp đặt ghe đua
Trên bờ sửa soạn miếu chùa Trạo ca
Chèo Đưa Linh hay Chèo Bá(Bả) Trạo ra đời từ việc tín ngưỡng thờ cá Ông( cá Voi ) của người Chăm. Đây là hình thức nghi lễ được tổ chức ở trên bờ với đội hình xếp thành hình chiếc ghe, vừa chèo, vừa hát xướng những lời cầu nguyện mong cá Ông ban cho quốc thái dân an, thuận buồm xuôi gió, mùa màng làng vạn no đầy. Càng về cuối, lễ hội càng trở nên sôi động và cuốn hút với nhiều tích trò diễn tả cảnh lao động và sinh hoạt của ngư dân trên biển. Hơn 3 thế kỷ qua, Chèo Bá Trạo đã trở thành một hoạt động văn hoá truyền thống không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Bình Thuận
LE HOI DUA THUYEN
Hàng năm cứ vào mùng 2 tết Nguyên Đáng, trên sông Cà Ty thành phố Phan Thiết lại diễn ra hội đua thuyền. Cùng với chèo bá Trạo, hội đua thuyền trở thành một nét văn hóa đặc sắc của người dân khi xuân về trên mảnh đất này.
Từ trên bờ sông nhìn xuống, những đội thuyền đua được trang trí bằng cớ hoa và biểu ngữ rực rỡ muôn sắc màu hòa lẫn trong tiếng trống, tiếng nhạc cùng tiếng reo hò cổ vũ của người xem tạo nên một không khí rộn ràng sôi động mang đậm nét văn hoá truyền thống của địa phương.
lễ hội Cầu Ngư_Phước Lộc
Phước Lộc là vạn chài được hình thành khá sớm ở Hàm Tân. Nơi đây quy tụ hơn 500 chủ thuyền và hàng ngàn lao động biển. Người dân Phước Lộc rất thông thạo nghề đánh bắt hải sản. Họ xuôi ngược gần như không sót ngư trường rộng lớn , xa xôi nào trong cả nước. Nhưng dù đi đâu, làm gì, vẫn không bao giờ họ bỏ qua ngày hội của mình-lễ hội Cầu Ngư. Tạ ơn biển cả, cầu xin thần Nam Hải cho vụ mùa này may mắn, vui chơi và chúc nhau những điều tốt lành. Lễ hội Cầu Ngư vào Trung tuần tháng âm lịch, là lễ hội tưng bừng nhất của Ngư dân và những người có cuộc sống gắn liền với biển.
Trung tâm lễ hội là vạn chài Phước Lộc, nằm hữu ngạn nơi con sông Dinh đỗ ra biển, giúp cho các hoạt động trên biển, bờ, sông nước đều thuận lợi. Lễ hội kéo dài từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 06(âm lịch), nhưng nhiều ngày trước đó, không khí đã nhộn nhịp hẳn lên. Những đội thuyền đua được sơn, sửa, tập dợt.Làng Phước Lộc sau nhiều đời tạo dựng di cốt Thần Nam Hải đã chất đầy một gian của chánh điện và được xem là tài sản thiêng liêng nhất của ngư dân. Tập tục chịu tang, thờ cúng lưu giữ hài cốt cá Voi (Thần Nam Hải) là tín ngưỡng dân gian thể hiện nghĩa cử của ngư dân. Bởi vì cá Voi là vật có nghĩa, cứu người gặp nạn trong những lúc sóng to gió dữ, được tôn thờ và là biểu hiện của sự may mắn.
Lễ hội Hòn Bà
Lễ hội Hòn Bà kéo dài từ 22 đến 23.3 (âm lịch). Nhưng nhiều ngày trước đó, khách hành hương đã kéo về chuẩn bị cho ngày hội chính. Mặc dù thờ nhiều vị thần, nhưng hoạt động chủ yếu vẫn diễn ra ở Điện thờ Bà với những nghi thức chính của lễ hội. Lễ hội gồm có hát múa Bá trạo tế Bà,
thả thuyền giấy, đua thuyền và một vài sinh hoạt múa hát của các bóng cô như nhiều nơi thờ Bà trong ca nước. Ngoài ra, còn có nghi thức tế lễ chùa Chàng Râu do người Chăm thực hiện. Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi : “Đảo ấy (chỉ Hòn Bà) chu vi 200trượng, cao 30 trượng , cây cổ thụ xum xuê, trên đỉnh núi cổ ngôi đền có thờ tượng đá A Diễn Ba người Việt ngày nay vẫn thờ A Diễn Ba (Po-Ino-Nogar) và gọi là bà Chúa Ngọc “
Lễ hội Hòn Bà đi vào lòng du khách theo cách riêng của mình. Một tính cácg biển, một cuộc sống làm thăng hoa và lung linh huyền thoại, một không khí trong lành, một bữa ăn dân dã và những nụ cười sẽ để lại những ấn tượng ngọt ngào khó quên.Lễ hội Ramưwan :
Lễ hội Ramưwan có những nét riêng biệt, mang đậm tín ngưỡng riêng của người chăm Hồi giáo, không hề theo “nguyên” bản của người Hồi giáo ở các nước Ảrập. Do vậy, quan niệm về lễ hội Ramưwan như một truyền thống văn hóa lâu đời của người Chăm là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển chung của nền văn hóa Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”, như Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8) đã nêu. Cứ vào dịp giữa tháng 8, về các làng Chăm ở Phan Hòa, huyện Bắc Bình (xã thuần Chăm Hồi giáo) hoặc các thôn Cảnh Diễn, Thanh Kiết, Châu Hanh ta gặp một không khí lễ hội Ramưwan tràn ngập khắp Plây Chăm. Bắt đầu thôn Bình Hòa – xã Phan Hòa cuối cùng là diễn ra ở Plây Chăm Châu Hanh, nơi có thánh đường do Tổng sư cả Thanh Tàu làm tổng lễ. Tất cả diễn ra lần lượt vào các ngày thứ sáu trong suốt 6 tuần ở 6 thánh đường. Lễ hội này còn gọi “Kinh hội xoay vòng” tiếng Chăm gọi là “Sút Yâng”. Đây là một trong 5 lễ hội có ý nghĩa quan trọng nhất của chuỗi lễ hội Ramưwan. Lễ hội Sút Yâng có ý nghĩa quan trọng bởi nó là dịp để đồng bào Chăm Hồi giáo thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc tổ tiên, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Lễ hội diễn ra ở thánh đường nào thì tất cả các tu sĩ trong vùng đều tập trung ở đó. Bà con dòng họ các nơi cũng nhân dịp này mà thăm viếng, chúc nhau. Sau đợt lễ Sút Yâng, có hai vị tu sĩ được thụ phong là ông Char được lên chức Khotíp, còn một ông Khotíp khác thì lên chức Mưm. Chính hai vị mới được tấu chức này sẽ chủ trì tất cả các buổi lễ cho đến mùa lễ hội Ramưwan
Trong thánh đường là vậy, nhưng khắp các đường làng không khí vui tươi nhộn nhịp hơn ngày thường. Các bà, các chị, các em gái nhỏ xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu. Nhà nhà vui vẻ tiếp khách từ các làng xóm lân cận đến thăm viếng, buổi tối thứ sáu, bất kể ở thánh đường nào có lễ hội, đều có một đêm văn nghệ của các trai thanh gái tú Plây Chăm tự biên tự diễn. Sau mùa lễ hội xoay vòng, nhiều đôi uyên ương trở thành chồng vợ. Không khí lễ hội ở làng Chăm nhộn nhịp vui tươi nhưng yên bình và ấm cúng. Với mỗi người chăm Hồi giáo, lễ hội Ramưwan là một phần máu thịt đã thấm sâu vào trong tiềm thức của đồng bào.
Lễ hội Dinh Thầy
Là một trong số ít những lễ hội phía Nam được đưa vào từ điển Lễ hội Việt Nam, Lễ hội Dinh Thầy Thím với khung cảnh thiên nhiên hữu tình và nét đặc sắc của riêng mình, đã mỗi ngày thêm thu hút đông đảo du khách gần xa.
Hàng năm, vào ngày 15-16 tháng 9 âm lịch, tại đền Dinh Thày, Hàm Tân, Bình Thuận diễn ra lễ hội lớn nhân dịp giỗ Thầy Thím. Tích xưa kể rằng, vào thế kỷ XIX có hai vợ chồng quê ở Quảng Nam thường chữa bệnh giúp dân lành bằng pháp thuật. Sau khi qua đời, nhớ công hai vị: nhân dân trong vùng bèn lập đền thờ.
Ngày nay, trong lễ hội, người dân địa phương thường đến Dinh để câu nguyện, xin xăm, xin lá số rất đông, thành một nét văn hoá đặc sắc thu hút nhiều người ở những nơi khác tham gia.
MBăng Katê
Đây được Xem là lễ hội quan trọng và có quy mô lớn nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn, tổ chức vào tháng 8- 9 âm lịch tại các lăng tẩm, đền miếu và các gia đình đồng bào Chăm ở Bình Thuận.
MBăng Katê là lễ tết tưởng nhớ thần linh, các anh hùng, tổ tiên, các vị vua có công với nước đã được thần thánh hoá như: PoKlong, Ga rai, Pôrômê.... Đây cũng là dịp ác nhân dân hành hương, tổ chức gặp mặt, thăm viếng và thờ phụng tổ tiên. Trong lễ hội thường có các nghi thức như lễ dâng cúng và rước thần, đội mũ, mặc áo và tắm cho tượng. Cuối buổi lễ là lúc mọi người ngâm thơ, chơi nhạc hưởng lộc và tham gia nhiều trò chơi giải trí khác.
lễ hội MBăng Katê
Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm:
Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm tỉnh Bình Thuận diễn ra từ 25 - 28/9 tại huyện Bắc Bình. Ngày hội đã thu hút sự tham gia của các nghệ nhân làng nghề truyền thống, những hạt nhân trong phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng ở huyện Bắc Bình, Tuy Phong và Hàm Thuận Bắc. Thông qua những hoạt động trưng bày triển lãm văn hóa truyền thống và sưu tập cổ vật, liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc... góp phần gìn giữ nét văn hóa nghệ thuật của đồng bào Chăm ở Bình Thuận.
Giới thiệu các sản phẩm từ thổ cẩm Chăm.
lễ Cầu Yên
Là lễ hội truyền thống của người Chăm diễn ra tại các làng xóm vùng dân tộc Chăm Bà Nị .
Lúc trời vừa tối thì cũng là lúc dân làng làm lễ cầu yên, tống tiễn những điều không may của năm cũ, nguyện cầu những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Sau phần nghi lễ là các tiết mục văn nghệ và các trò chơi dân gian của người Chăm. Bên cạnh lễ Cầu Yên, lễ Cầu Đảo, lễ Rija-nu-ga, lễ Đắp Đập, lễ Cấm Phòng... cũng là những lễ hội của người Chăm thường được tổ chức hàng năm.
LỄ HỘI NGHINH ÔNG:
Về lễ hội, trước năm 1975 ở Phan Thiết có lễ hội dân gian lớn nhất là lễ hội "Nghinh Ông" ở chùa Ông. Năm 1996 lễ hội này được tổ chức lại, đã thu hút hàng chục ngàn người từ khắp nơi. Lễ hội Nghinh Ông được coi là di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia, do quy mô và các giá trị lịch sử văn hóa của nó và do sự ngưỡng mộ rộng lớn của cả người Hoa và người Việt. Từ bao đời nay, chùa Ông là nơi mà những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhân dân lại tụ tập ở đây để cầu cho một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, làm ăn may mắn của mọi người, mọi nhà.chèo bá Trạo
Dưới sông sắp đặt ghe đua
Trên bờ sửa soạn miếu chùa Trạo ca
Chèo Đưa Linh hay Chèo Bá(Bả) Trạo ra đời từ việc tín ngưỡng thờ cá Ông( cá Voi ) của người Chăm. Đây là hình thức nghi lễ được tổ chức ở trên bờ với đội hình xếp thành hình chiếc ghe, vừa chèo, vừa hát xướng những lời cầu nguyện mong cá Ông ban cho quốc thái dân an, thuận buồm xuôi gió, mùa màng làng vạn no đầy. Càng về cuối, lễ hội càng trở nên sôi động và cuốn hút với nhiều tích trò diễn tả cảnh lao động và sinh hoạt của ngư dân trên biển. Hơn 3 thế kỷ qua, Chèo Bá Trạo đã trở thành một hoạt động văn hoá truyền thống không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Bình Thuận
LE HOI DUA THUYEN
Hàng năm cứ vào mùng 2 tết Nguyên Đáng, trên sông Cà Ty thành phố Phan Thiết lại diễn ra hội đua thuyền. Cùng với chèo bá Trạo, hội đua thuyền trở thành một nét văn hóa đặc sắc của người dân khi xuân về trên mảnh đất này.
Từ trên bờ sông nhìn xuống, những đội thuyền đua được trang trí bằng cớ hoa và biểu ngữ rực rỡ muôn sắc màu hòa lẫn trong tiếng trống, tiếng nhạc cùng tiếng reo hò cổ vũ của người xem tạo nên một không khí rộn ràng sôi động mang đậm nét văn hoá truyền thống của địa phương.
lễ hội Cầu Ngư_Phước Lộc
Phước Lộc là vạn chài được hình thành khá sớm ở Hàm Tân. Nơi đây quy tụ hơn 500 chủ thuyền và hàng ngàn lao động biển. Người dân Phước Lộc rất thông thạo nghề đánh bắt hải sản. Họ xuôi ngược gần như không sót ngư trường rộng lớn , xa xôi nào trong cả nước. Nhưng dù đi đâu, làm gì, vẫn không bao giờ họ bỏ qua ngày hội của mình-lễ hội Cầu Ngư. Tạ ơn biển cả, cầu xin thần Nam Hải cho vụ mùa này may mắn, vui chơi và chúc nhau những điều tốt lành. Lễ hội Cầu Ngư vào Trung tuần tháng âm lịch, là lễ hội tưng bừng nhất của Ngư dân và những người có cuộc sống gắn liền với biển.
Trung tâm lễ hội là vạn chài Phước Lộc, nằm hữu ngạn nơi con sông Dinh đỗ ra biển, giúp cho các hoạt động trên biển, bờ, sông nước đều thuận lợi. Lễ hội kéo dài từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 06(âm lịch), nhưng nhiều ngày trước đó, không khí đã nhộn nhịp hẳn lên. Những đội thuyền đua được sơn, sửa, tập dợt.Làng Phước Lộc sau nhiều đời tạo dựng di cốt Thần Nam Hải đã chất đầy một gian của chánh điện và được xem là tài sản thiêng liêng nhất của ngư dân. Tập tục chịu tang, thờ cúng lưu giữ hài cốt cá Voi (Thần Nam Hải) là tín ngưỡng dân gian thể hiện nghĩa cử của ngư dân. Bởi vì cá Voi là vật có nghĩa, cứu người gặp nạn trong những lúc sóng to gió dữ, được tôn thờ và là biểu hiện của sự may mắn.
Lễ hội Hòn Bà
Lễ hội Hòn Bà kéo dài từ 22 đến 23.3 (âm lịch). Nhưng nhiều ngày trước đó, khách hành hương đã kéo về chuẩn bị cho ngày hội chính. Mặc dù thờ nhiều vị thần, nhưng hoạt động chủ yếu vẫn diễn ra ở Điện thờ Bà với những nghi thức chính của lễ hội. Lễ hội gồm có hát múa Bá trạo tế Bà,
thả thuyền giấy, đua thuyền và một vài sinh hoạt múa hát của các bóng cô như nhiều nơi thờ Bà trong ca nước. Ngoài ra, còn có nghi thức tế lễ chùa Chàng Râu do người Chăm thực hiện. Đại Nam Nhất Thống Chí có ghi : “Đảo ấy (chỉ Hòn Bà) chu vi 200trượng, cao 30 trượng , cây cổ thụ xum xuê, trên đỉnh núi cổ ngôi đền có thờ tượng đá A Diễn Ba người Việt ngày nay vẫn thờ A Diễn Ba (Po-Ino-Nogar) và gọi là bà Chúa Ngọc “
Lễ hội Hòn Bà đi vào lòng du khách theo cách riêng của mình. Một tính cácg biển, một cuộc sống làm thăng hoa và lung linh huyền thoại, một không khí trong lành, một bữa ăn dân dã và những nụ cười sẽ để lại những ấn tượng ngọt ngào khó quên.Lễ hội Ramưwan :
Lễ hội Ramưwan có những nét riêng biệt, mang đậm tín ngưỡng riêng của người chăm Hồi giáo, không hề theo “nguyên” bản của người Hồi giáo ở các nước Ảrập. Do vậy, quan niệm về lễ hội Ramưwan như một truyền thống văn hóa lâu đời của người Chăm là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển chung của nền văn hóa Việt Nam “thống nhất trong đa dạng”, như Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8) đã nêu. Cứ vào dịp giữa tháng 8, về các làng Chăm ở Phan Hòa, huyện Bắc Bình (xã thuần Chăm Hồi giáo) hoặc các thôn Cảnh Diễn, Thanh Kiết, Châu Hanh ta gặp một không khí lễ hội Ramưwan tràn ngập khắp Plây Chăm. Bắt đầu thôn Bình Hòa – xã Phan Hòa cuối cùng là diễn ra ở Plây Chăm Châu Hanh, nơi có thánh đường do Tổng sư cả Thanh Tàu làm tổng lễ. Tất cả diễn ra lần lượt vào các ngày thứ sáu trong suốt 6 tuần ở 6 thánh đường. Lễ hội này còn gọi “Kinh hội xoay vòng” tiếng Chăm gọi là “Sút Yâng”. Đây là một trong 5 lễ hội có ý nghĩa quan trọng nhất của chuỗi lễ hội Ramưwan. Lễ hội Sút Yâng có ý nghĩa quan trọng bởi nó là dịp để đồng bào Chăm Hồi giáo thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc tổ tiên, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Lễ hội diễn ra ở thánh đường nào thì tất cả các tu sĩ trong vùng đều tập trung ở đó. Bà con dòng họ các nơi cũng nhân dịp này mà thăm viếng, chúc nhau. Sau đợt lễ Sút Yâng, có hai vị tu sĩ được thụ phong là ông Char được lên chức Khotíp, còn một ông Khotíp khác thì lên chức Mưm. Chính hai vị mới được tấu chức này sẽ chủ trì tất cả các buổi lễ cho đến mùa lễ hội Ramưwan
Trong thánh đường là vậy, nhưng khắp các đường làng không khí vui tươi nhộn nhịp hơn ngày thường. Các bà, các chị, các em gái nhỏ xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu. Nhà nhà vui vẻ tiếp khách từ các làng xóm lân cận đến thăm viếng, buổi tối thứ sáu, bất kể ở thánh đường nào có lễ hội, đều có một đêm văn nghệ của các trai thanh gái tú Plây Chăm tự biên tự diễn. Sau mùa lễ hội xoay vòng, nhiều đôi uyên ương trở thành chồng vợ. Không khí lễ hội ở làng Chăm nhộn nhịp vui tươi nhưng yên bình và ấm cúng. Với mỗi người chăm Hồi giáo, lễ hội Ramưwan là một phần máu thịt đã thấm sâu vào trong tiềm thức của đồng bào.